PDA

View Full Version : Thông tin bên lề cái chết MJ tại VN



live4ever
27-06-2009, 18:39
Chiều 26/6,cùng ngày với cái chết bất tử của ông hoàng nhạc pop Michael Jackson thì tại UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phải tổ chức 1 cuộc họp khẩn để bàn giải pháp cứu các tàu cá và ngư dân Lý Sơn đang bị Trung Quốc giam giữ...


Trung Quốc bắt giữ, phạt tiền ngư dân Việt Nam vô lý

12:38' 27/06/2009 (GMT+7)

Chiều 26/6, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức cuộc họp khẩn để bàn giải pháp cứu các tàu cá và ngư dân Lý Sơn đang bị Trung Quốc giam giữ. Trong khi đó, các gia đình ngư dân đang lo lắng về mức tiền phạt hết sức vô lý của Trung Quốc lên tới hàng trăm triệu đồng.

TIN LIÊN QUAN

* Yêu cầu Trung Quốc thả ngư dân và tàu cá Việt Nam

Theo Báo Thanh Niên, mấy ngày qua, nhiều gia đình ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) như ngồi trên lửa, hết sức lo lắng cho số phận người thân của mình gồm 12 ngư dân và 2 tàu cá đang bị Hải quân Trung Quốc giam giữ tại đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa) của VN với thời hạn trong 10 ngày phải nộp đủ tiền phạt mới được trả tự do.

Ngư dân kêu cứu

Ông Dương Văn Thọ (chủ tàu QNg 6597-TS) và quyết định xử phạt của Trung Quốc. Ảnh: Tuổi trẻ
25 ngư dân được thả về trên chiếc tàu QNg - 6597 TS đã đến đảo Lý Sơn, nhưng vẫn chưa hết lo sợ vì “án phạt” còn đang treo lơ lửng trên đầu, là 3 tờ biên bản nộp phạt với tổng số tiền lên đến 210.000 nhân dân tệ (khoảng 540 triệu đồng) kèm theo điều kiện sau 10 ngày phải nộp đủ tiền phạt, 12 ngư dân và 2 chiếc tàu trên mới được thả, còn nếu không thì chưa biết đến bao giờ.
Trong những ngày qua, dù chạy đôn, chạy đáo vay mượn tiền khắp nơi nhưng nhiều gia đình ngư dân vẫn không tài nào xoay đủ số tiền quá lớn như vậy, kể cả các chủ tàu, nên chỉ biết làm đơn kêu cứu.
Chị Phạm Thị Bé, vợ của thuyền trưởng Nguyễn Chí Thạnh nước mắt ngắn dài: “Hai vợ chồng trẻ mấy năm nay làm biển tích cóp được chút ít, rồi vay mượn đóng được chiếc tàu mừng hết hơi. Nào ngờ bây giờ chồng bị bắt, tàu bị giam giữ ngoài đảo, biết làm sao đây? Nợ nần còn chưa trả xong, lấy đâu ra tiền chuộc chồng, chuộc tàu...”.
Cũng như chị Bé, nhiều gia đình ngư dân ở Lý Sơn đang nơm nớp lo âu cho số phận người thân, tài sản của mình đang bị giam giữ trong khi thời hạn nộp phạt cứ trôi qua từng ngày.
Nghề biển ở Lý Sơn mấy năm qua mất mùa, nhiều chuyến biển trở về vừa đủ chi phí nên nhiều ngư dân đi bạn chỉ mong kiếm đủ tiền lo trang trải chi tiêu gia đình, con cái học hành. Chính vì thế, khả năng lo đủ tiền nộp phạt là điều quá khó, ngoài tầm tay của họ.
Ông Nguyễn Dự - Chủ tịch UBND xã An Hải (Lý Sơn), nói với PV Thanh Niên vào sáng 26.6 rằng, hầu hết các gia đình có người đang bị Hải quân Trung Quốc giam giữ, cuộc sống còn bao khó khăn, bây giờ bảo họ nộp phạt với số tiền quá lớn thì lấy tiền ở đâu
Trước tình cảnh bi đát ấy, UBND xã An Hải đã có văn bản số 123/BC-UBND gửi các cơ quan chức năng của tỉnh và Trung ương kiến nghị cần có biện pháp can thiệp để sớm đưa các phương tiện và ngư dân của huyện đảo Lý Sơn trở về đoàn tụ với gia đình.

Bị bắt trên đường đi tránh bão...!

Theo ông Nguyễn Dự, lúc bị bắt, cả 3 chiếc tàu nói trên đều nằm trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, hơn nữa chưa nói đó là lúc họ đang trên đường tìm nơi trú ẩn để tránh bão số 2. Do vậy việc bắt giữ và phạt tiền là hết sức vô lý.
“Chả lẽ cứ bị bắt rồi phải nộp phạt mới được thả, thì làm sao ngư dân dám ra khơi xa, đánh bắt dài ngày trên biển? Mà nếu nộp phạt hoài thì cũng chẳng có tiền đâu để nộp”, ông Dự nói.
Trong 3 chiếc tàu bị bắt nói trên, có tàu QNg - 6364 TS (do ông Bùi Văn Thuế làm thuyền trưởng) và tàu QNg - 6597 TS (do ông Dương Văn Hưởng làm thuyền trưởng), mỗi tàu đều có 12 ngư dân, cùng bị bắt vào lúc 10 giờ ngày 16.6 tại tọa độ 16040 vĩ Bắc – 112058’ kinh Đông; tàu QNg - 6517 TS do anh Nguyễn Chí Thạnh làm thuyền trưởng, trên tàu có 13 ngư dân bị bắt vào lúc 13 giờ ngày 17.6 tại tọa độ 16040 vĩ Bắc – 112045’ kinh Đông thuộc vùng biển quần đảo Hoàng Sa.
Anh Dương Tân (37 tuổi, ở xã An Hải), một trong những ngư dân đi trên tàu QNg - 6364 TS, kể lại, lúc đó trời bắt đầu gió mạnh nên thuyền trưởng Bùi Văn Thuế cho tàu chạy tìm nơi tránh bão, khi cách đảo Linh Côn chừng 15 hải lý thì thấy tàu Trung Quốc có số hiệu 309 ập đến.
Ngư dân Dương Văn Thọ lo lắng : "Bây giờ ra biển xa, chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân ai cũng lo. Lỡ bị bắt, bị nộp phạt thì coi như tán gia bại sản. Như vậy đóng tàu công suất lớn để làm gì, chả lẽ chỉ để quẩn quanh ven bờ thôi sao?”. Ảnh: Thanh Niên
Biết có chuyện chẳng lành, thuyền trưởng Thuê cho tàu tăng tốc, bỏ chạy nhưng chỉ được chừng 2-3 giờ đồng hồ thì bị bắt. Mọi người đều sợ hãi, mặt mày tái xanh và cũng chẳng biết làm gì hơn đành giơ hai tay lên đầu và bị buộc qua tàu Trung Quốc về đảo Phú Lâm.
Anh Tân cho biết, họ nói toàn tiếng Trung Quốc nên chẳng ai hiểu gì cả. Đến khi có một phiên dịch tiếng Việt mới hiểu rằng, lý do bị bắt là do vi phạm Luật Ngư nghiệp nước CHND Trung Hoa (!).
Về đến nhà ở thôn Tây, xã An Hải (Lý Sơn), anh Nguyễn Tâm (46 tuổi, đi tàu QNg - 6517 TS) vẫn chưa hết bàng hoàng. Trong đơn thỉnh cầu gửi các cơ quan chức năng, anh Tâm trình bày trên tàu QNg - 6517 TS có 13 thuyền viên, thường đánh bắt hải sản ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Vào lúc 13 giờ ngày 17.6, tàu QNg - 6517 TS đang trên đường chạy tránh bão số 2, khi đến tọa độ 16040 vĩ Bắc – 112045 kinh Đông, cách đảo Linh Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 12 hải lý về phía đông nam, thì bất ngờ có tàu Trung Quốc số hiệu 309 đến vây bắt. Sau đó, tàu kiểm ngư của Trung Quốc đến kéo tàu QNg - 6517 TS về đảo Phú Lâm. Trên đường bị áp giải về đảo với vận tốc cao, tàu QNg - 6517 TS bị vỡ ván, nước tràn vào làm chết máy nên không có khả năng quay về được.
“Họ đưa phương tiện về đảo nhưng không cử người trông coi, tất cả 13 thuyền viên tàu chúng tôi bị dồn vào một phòng, ăn ở ngủ đều tại đây. Sau đó, họ gọi thuyền trưởng Nguyễn Chí Thạnh lên làm việc và buộc ký vào biên bản vi phạm, mỗi phương tiện nộp 70.000 nhân dân tệ. Biên bản họ đọc sơ sài, vả lại cũng sợ bị đánh, bị bỏ đói nên phải miễn cưỡng ký vào. Sau 4 ngày bị giam giữ, lúc này cơn bão số 2 cũng vừa tan, họ cho phương tiện mang số hiệu QNg - 6597 TS được về Lý Sơn vào 23 giờ ngày 22.6. Hiện 2 phương tiện mà Trung Quốc đang giữ lại đã bị hỏng máy, ngập nước, và buộc nộp phạt nhanh nếu muốn về Việt Nam”, anh Tâm kể lại.
“Để có phương tiện đi đánh cá mưu sinh, chúng tôi vay vốn Nhà nước và của bà con họ hàng, nay bị bắt nợ nần càng chồng chất; nhiều người sức khỏe không đảm bảo, đặc biệt là trường hợp anh Nguyễn Chí Thạnh, thuyền trưởng tàu QNg - 6517 TS hiện đang bị bệnh nặng, nếu bị giam giữ lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến tính mạng...”, anh Tâm bày tỏ.
“Bây giờ ra biển xa, chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân ai cũng lo. Lỡ bị bắt, bị nộp phạt thì coi như tán gia bại sản. Như vậy đóng tàu công suất lớn để làm gì, chả lẽ chỉ để quẩn quanh ven bờ thôi sao?”, ngư dân Dương Văn Thọ, vừa may mắn được trở về, bộc bạch.

Không tạo tiền lệ xấu

Báo Tuổi trẻ chiều 26-6 dẫn lời ông Nguyễn Xuân Hước, phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, nêu rõ quan điểm: “Huyện chúng tôi đang kiến nghị Đại sứ quán VN tại Trung Quốc, Bộ Ngoại giao can thiệp để phía Trung Quốc sớm thả ngư dân cùng phương tiện trở về. Ngư dân Lý Sơn chúng tôi đánh bắt ngay trên tọa độ vùng biển của VN, cớ sao phía Trung Quốc bắt ngư dân và ép ngư dân lăn tay, chịu mức phạt cao như vậy. Huyện kiên quyết không để ngư dân Lý Sơn phải nộp khoản tiền vô lý đó”.
Theo ông Hước, huyện không muốn ngư dân lại tiếp tục nộp phạt tạo thành tiền lệ xấu mà cần có sự can thiệp từ các cấp cao hơn để giải cứu ngư dân.
Ông Võ Xuân Danh - chủ tịch UBND xã An Vĩnh (Lý Sơn), huyện đảo Lý Sơn - cũng cho biết tháng 2-2009 tại xã có ba tàu của ông Lê Vinh, ông Đặng Thu và ông Trần Tùng đang đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa bị phía Trung Quốc bắt giữ ở khu vực gần đảo Linh Côn. Phía Trung Quốc đã tạm giữ hàng chục ngư dân của ba tàu này bảy ngày và quyết định xử phạt ba tàu với tổng số tiền 190.000 nhân dân tệ (487 triệu đồng), khiến nhiều gia đình phải chạy đôn chạy đáo để nộp khoản tiền phạt này.
Đến thời điểm này, huyện đảo Lý Sơn có khoảng 100 tàu đánh bắt xa bờ với hơn 1.200 lao động nghề cá đang hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo Thanh Niên, Tuổi trẻ

http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/06/855111/


Tàu chiến Việt Nam thăm Trung Quốc

Cập nhật: 11:45 GMT - thứ năm, 25 tháng 6, 2009

Lần đầu tiên chiến hạm của Việt Nam cập cảng Trung Quốc trong chuyến thăm “hữu nghị.”

Hai tàu phá mìn của hải quân Việt Nam vừa tới quân cảng thành phố Trạm Giang tỉnh Quảng Đông trong chuyến thăm bốn ngày.
Lễ đón trọng thể, do Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc thực hiện, đã được tổ chức tại cảng Trạm Giang.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho hay trước đó tàu chiến Việt Nam đã tham dự cuộc tuần tra hỗn hợp lần thứ bảy giữa hải quân hai nước tại Vịnh Bắc Bộ.
Hai chiến hạm Việt Nam, số ký hiệu HQ 863 và HQ 864 chở theo 105 sĩ quan và binh lính.
Bên cạnh việc lên tàu Việt Nam thăm hỏi, hải quân Trung Quốc đã tham dự trận đá bóng giao hữu và buổi liên hoan văn nghệ với hải quân Việt Nam.
Trong thời gian ở thăm Trung Quốc, hai tàu phá mìn của Việt Nam sẽ diễn tập quân sự với tàu khu trục, hạng 752, loại trang bị hỏa tiễn tuần dương, của hải quân Trung Quốc tại cửa biển Trạm Giang.
Truyền hình Trung Quốc chiếu đoạn phim đại diện hai nước ký hiệp định tuần tra chung tại Vịnh Bắc Bộ hồi tháng 10 năm 2005. Sau đó trong thời gian từ tháng Tư 2006 đến tháng Sáu 2009, truyền thông Trung quốc nói thêm, hải quân hai nước đã thực hiện bảy chuyến tuần tra tại vịnh Bắc Bộ.

Tuần tra

Hồi tháng Năm Trung Quốc điều tám tàu tuần tra nghề cá khu vực vịnh Bắc Bộ trong thời gian ba tháng cho tới 01/08.
Tờ China Daily cho hay đây là cuộc tuần tra nghề cá hàng năm mà Trung Quốc thực hiện kể từ 2004.
Mục tiêu là để bảo vệ ngư dân Trung Quốc và ngăn chặn nạn đánh bắt cá trộm tại vịnh Bắc Bộ, mà Trung Quốc gọi là Beibu.
Vùng vịnh rộng 128.000 cây số vuông được chia giữa Trung Quốc và Việt Nam theo một hiệp định ký từ năm 2000.
Báo Trung Quốc cho hay tám tàu tuần tra này được cử từ ba tỉnh Trung Quốc giáp vịnh Bắc Bộ là Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Đông và Hải Nam.
China Daily viết: "Cuộc tuần tra còn có mục tiêu theo dõi và củng cố việc thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá trong ba tháng trên phạm vi toàn quốc".

Mỗi năm Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt thương mại trong ba tháng để bảo toàn trữ lượng cá biển. Năm nay, lệnh này áp dụng từ 16/05.
Việt Nam đã lên tiếng phản đối lệnh này, mà Trung Quốc cũng áp dụng cho các vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Ông Trịnh Huy Quang, chỉ huy khu vực vịnh Bắc Bộ của cảnh sát tuần duyên, được trích lời nói rằng từ năm 2004, các cơ quan tuần tra của Trung Quốc đã bắt và thả hơn 1.200 tàu thuyền nước ngoài 'vi phạm lãnh hải của Trung Quốc'.
"15 tàu thuyền bị giữ một thời gian vì vi phạm quy định đánh bắt cá."
Ông Trịnh cũng cho hay tàu Trung Quốc đã giúp cứu vớt hơn 800 thuyền viên nước ngoài bị nạn trong những năm qua.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/090625_vietships_visit_china.shtml

vngreetings
27-06-2009, 18:47
phải công nhận Vn đối xử quá tệ với Mai cồ zắc sơn.

BoTayConGaQuay
27-06-2009, 18:50
Bó tay với cái tiêu đề của bác :D

br0™
28-06-2009, 00:19
ax, bó tay bác Liv thật. Chuyện nọ lọ chuyện kia thấy ớn :D

live4ever
28-06-2009, 09:38
Ừ, thì cũng tại mọi sự việc xảy ra dồn dập trùng hợp quá chỉ trong 1 ngày nên thấy ớn...chắc có điềm gì đây rồi chăng!

Vài tấm ảnh mà bọn khựa TQ khoe trên khắp các website của bọn nó về việc tàu tuần tra TQ bắt các ngư dân của VN thuộc tỉnh Quảng Ngãi ngay trên vùng biển Đông thuộc chủ quyền của VN:



http://img205.imageshack.us/img205/3840/033yuj.jpg

http://img37.imageshack.us/img37/3619/004fmqvte.jpg

http://img140.imageshack.us/img140/7008/036k.jpg

http://img150.imageshack.us/img150/8946/009wdm.jpg

http://img39.imageshack.us/img39/900/024zod.jpg

http://img197.imageshack.us/img197/8792/025ccm.jpg

http://img140.imageshack.us/img140/4634/026v.jpg

http://img134.imageshack.us/img134/5524/027lvm.jpg

http://img33.imageshack.us/img33/3205/028q.jpg

http://img33.imageshack.us/img33/3954/029yux.jpg


Mẹ kiếp, cái bọn này đã có ý đố ức hiếp, đè đầu cởi cổ dân tộc Việt trước đó rồi nên mới sắm cái máy ảnh để chụp sao mà nó nét đến thế!