PDA

View Full Version : Thông tin về H1N1



vikhoa
03-06-2009, 10:36
http://igame.vn/bn/who_logo_en.gif


Những thông tin ở đây được Tổ chức Y tế Thế Giới WHO cung cấp.


NẾU H1N1 CHỈ LÀ TÌNH TRẠNG BỆNH NHẸ, TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI LO LẮNG?

Vi rút cúm là không thể dự đoán trước được và có thể thay đổi nhanh chóng. Theo định nghĩa,các căn bệnh mới là chúng ta biết về chúng rất ít khi chúng xuất hiện. H1N1 là một loại vi rút mới và không ai có thể dự báo nó biến đổi như thế nào hoặc tình hình sẽ tiến triển ra sao. Ví dụ như, vi rút có thể biến đổi để trở nên nguy hiểm hơn và gây ra một căn bệnh lây lan trên phạm vi rộng hơn và gây tử vong nhiều hơn.

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA H1N1 LÀ GÌ VÀ NÓ ĐƯỢC LÂY LAN NHƯ THẾ NÀO?

Các triệu chứng của cúm H1N1 cũng tương tự như các triệu chứng của cúm thông thường theo mùa: đột nhiên sốt cao, đau khắp người, đau đầu, mệt mỏi, ho khan, chảy nước mũi, và đau họng.

Một số người mắc loại vi rút này cũng được báo cáo là cảm thấy buồn nôn, bị nôn và tiêu chảy, đó không phải là những triệu chứng đặc trưng.

Vi rút đã và đang lây lan từ người sang người cùng theo cách giống như cách cúm mùa thông thường lây truyền: qua tiếp xúc gần (thường là trong vòng một cánh tay) khi người đó nói chuyện, ho, hay hắt hơi. Hay qua việc tiếp xúc với đồ vật mà những đồ vật này bị các giọt nhỏ của người bị nhiễm bắn vào, ví dụ như qua việc bắt tay sau khi người đó vừa hắt hơi mà dùng tay của mình để che miệng.

Một người có thể lan truyền cúm của mình sang người khác nếu họ tiếp xúc gần với nhau, nên cúm có thể dễ dàng lan truyền ở những nơi có nhiều người tiếp xúc gần gũi với nhau, ví dụ như ở các đám đông.

NẾU TÔI (HAY MỘT THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH) CÓ CÁC TRIỆU CHỨNG NHƯ VẬY, CÓ PHẢI TÔI ĐÃ MẮC H1N1?

Ngay bây giờ, bạn có thể cho rằng bạn KHÔNG MẮC vi rút H1N1 TRỪ KHI:

o Các ca H1N1 được báo cáo là có trong khu vực nơi bạn đang sống, làm việc, hay vừa mới đến Việt Nam
o Bạn vừa đến một quốc gia có các ca được báo cáo
o Vừa mới tiếp xúc với một người mà người đó vừa đến một quốc gia có các ca H1N1 về

Nếu bạn có các triệu chứng cúm và phù hợp với bất cứ tiêu chuẩn trong những tiêu chuẩn trên, bạn phải tìm đến y tế. Bạn phải báo cáo cho người phụ trách và không đi làm.

Trên đường đi tới phòng khám/bệnh viện, bạn phải đeo khẩu trang. Bạn cũng phải thông báo cho nhân viên của phòng khám/bệnh viện trước khi hay ngay khi bạn đến rằng bạn nghĩ là bạn có thể bị nhiễm cúm H1N1.

Và, trong trường hợp bạn đang tính tới việc bạn sẽ đi công tác khi bị ốm – đề nghị bạn hãy đừng làm vậy.

ĐEO KHẨU TRANG CÓ BẢO VỆ ĐƯỢC MÌNH KHÔNG?

Khẩu trang được thiết kế để giảm vi trùng mà một người sẽ thở ra.

Nếu bạn không ốm, bạn không cần phải đeo khẩu trang.
Nếu bạn đang chăm sóc người ốm, và họ cảm thấy quá bất tiện không thể đeo khẩu trang được, thì khi đó bạn có thể đeo khẩu trang cho mình khi tiếp xúc gần với người ốm đó. Nhưng bạn cần phải hủy bỏ khẩu trang đó ngay sau khi tiếp xúc, và sau đó rửa tay thật kỹ lưỡng.

Khi nào thì sử dụng và sử dụng khẩu trang như thế nào?

Sử dụng khẩu trang đúng cách trong tất cả các tình huống là thiết yếu. Sử dụng không đúng cách thực tế sẽ làm tăng cơ hội lây lan nhiễm trùng.

BẰNG CÁCH NÀO TÔI CÓ THỂ BẢO VỆ ĐƯỢC BẢN THÂN VÀ GIA ĐÌNH?

Các biện pháp bảo vệ tốt nhất đối với H1N1 cũng GIỐNG NHƯ đối với bất cứ vi rút cúm nào.
o Rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên và kỹ càng.
o Che miệng và mũi khi bạn ho và hắt hơi bằng tay áo, một khăn giấy, hay một khẩu trang.
o Tránh tiếp xúc gần với những người có vẻ như không khỏe và những người bị sốt và ho. (Nếu bạn là người bị ốm, hãy cố tránh xa những người khác.)
o Giảm thời gian ở những nơi đông người nếu có thể.
o Tăng cường thông khí tại nơi bạn ở bằng cách mở các cửa sổ.
o Thực hành các thói quen sức khỏe tốt bao gồm cả việc ngủ đủ, ăn thức ăn giầu dinh dưỡng, và tích cực hoạt động thể chất.

TÔI SẼ LÀM GÌ KHI BỊ ỐM GIỐNG NHƯ CÚM?

o Nghỉ ở nhà không đến nơi làm việc để tránh lan truyền bệnh, và làm giảm tiếp xúc gần với những thành viên trong gia đình bạn.
o Không quay trở lại nơi làm việc sau 7 ngày từ khi các triệu chứng của bạn bắt đầu, nhưng nếu bạn vẫn còn những triệu chứng đó sau cả một tuần, thì tiếp tục ở nhà cho đến khi các triệu chứng của bạn đã biến mất hoàn toàn.
o Nghỉ ngơi và uống nhiều chất lỏng và cố gắng làm giảm sốt bằng cách uống thuốc như paracetamol. (Ghi chú: Nếu con bạn bị ốm, không được cho cháu uống aspirin.)
o Che miệng và mũi bằng khăn giấy hay tay áo khi bạn ho hay hắt hơi.
o Rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên và kỹ càng, đặc biệt là sau khi ho hay hắt hơi.

TÔI PHẢI LÀM GÌ NẾU MỘT NGƯỜI SỐNG CÙNG VỚI TÔI BỊ CÚM?

Cố gắng cách ly người ốm trong một khu riêng biệt ở trong nhà bạn.
Nếu việc này là không thể, thì hãy cố và giữ cho người ốm cách với người khác tối thiểu là 2 mét.

Nếu bạn đang chăm sóc người bệnh
o Nếu người bệnh không đeo khẩu trang, thì bạn nên dùng khẩu trang hay khăn quàng che miệng và mũi của mình khi chăm sóc người bệnh.
o Rửa tay với xà phòng và nước sạch một cách kỹ lưỡng sau mỗi lần tiếp xúc với người bệnh.
o Giữ sạch môi trường với những chất tẩy rửa nhà cửa sẵn có

KHI NÀO THÌ MỘT NGƯỜI ỐM ĐANG NẰM NHÀ PHẢI ĐƯỢC ĐƯA ĐẾN BỆNH VIỆN

Hầu hết mọi người có thể được chăm sóc tại nhà.

Có một số người cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức nếu họ bị ốm và có bất kỳ một trong các điều kiện sau:
• Người có bệnh mãn tính
• Phụ nữ có thai
• Người thở nông trong khi nghỉ, khó thở, đau khi thở hoặc thở khò khè,
• Người ho ra máu,
• Người còn sốt sau 5 ngày,
• Người cảm thấy khá hơn nhưng sau đó bị sốt mới hoặc ho tồi tệ hơn, hoặc
• Người cực kỳ uể oải, mơ hồ, hoặc bị đau đầu nặng.

Phải đưa trẻ em đến bệnh viện ngay lập tức nếu chúng:
• Có bệnh mãn tính
• Thở nông trong khi nghỉ, khó thở, đau khi thở hoặc thở khò khè
• Có thân nhiệt trên 39°C,
• Bị nôn hơn bốn giờ, hoặc
• Rất khó đánh thức, im lặng bất thường, hoặc không phản ứng gì.

NẾU CÁC CA H1N1 ĐƯỢC XÁC ĐỊNH TẠI VIỆT NAM, CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ CÔNG CỘNG NÀO SẼ ĐƯỢC THỰC HIỆN?

Khi số người bị ảnh hưởng vẫn còn duy trì được ở mức độ giới hạn, chúng ta sẽ khuyến cáo các biện pháp liệt kê ở trên.

Nếu có nhiều người bị ảnh hưởng và/hoặc vi rút này dường như là nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh năng hơn, thì một số biện pháp cách ly xã hội có thể sẽ được khuyến cáo. Những nỗ lực này đã được thiết kế để làm giảm tiếp xúc giữa người với người, và có thể bao gồm cả việc đóng cửa các lớp học trong nhà trường và hạn chế các đám đông, như bằng biện pháp đóng cửa nhà hát, hủy bỏ các sự kiện thể thao, v.v… để không khuyến khích tụ tập đông người.

Nó cũng có nghĩa là thời gian họp chợ có thể cần được sắp xếp so le nhau để làm giảm số người có mặt trong cùng một thời điểm.

ĂN THỊT LỢN CÓ AN TOÀN KHÔNG?

Người ta KHÔNG bị nhiễm vi rút cúm H1N1 2009 vì ăn thịt lợn hay các sản phẩm từ thịt lợn. KHÔNG hề có bằng chứng cho thấy loại vi rút này bắt nguồn từ những con lợn.

Luôn luôn đảm bảo rằng thịt lợn và các loại thịt khác sẽ được nấu chín kỹ ở nhiệt độ 160°F/70°C.

THUỐC KHÁNG VI RÚT CÓ TÁC DỤNG KHÔNG?

Có một loại thuốc (một loại kháng vi rút) được gọi là oseltamivir với tên hiệu nhãn mác là Tamiflu đã được đưa ra cho một số ít các ca nhiễm H1N1.

Loại thuốc này có thể làm giảm các triệu chứng và giảm thời gian ốm, và có thể phòng ngừa được các biến chứng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, Tamiflu KHÔNG phải là cần thiết cho phần lớn số người mắc H1N1. Hầu hết các ca sẽ khỏi hoàn toàn tại nhà mà không cần phải điều trị bằng thuốc kháng vi rút hoặc nhập viện.

Tamiflu CHỈ được sử dụng theo đơn của bác sĩ vì giống như tất cả các loại thuốc khác, Tamiflu có thể có một số tác dụng phụ.

Thuốc kháng vi rút là hiệu quả nhất khi chúng được sử dụng ngay trong hai ngày đầu mới bị mắc bệnh.

Khi cần, WHO có tiếp cận tới kho dự trữ thuốc kháng vi rút.

ĐÃ CÓ VẮC XIN CHO H1N1 CHƯA?

Các nhà khoa học đã bắt đầu có gắng tìm ra một loại vắc xin phòng ngừa được loại vi rút đang lưu hành. Tuy nhiên, vẫn chưa có một quyết định nào cho việc sản xuất vắc xin này.

Một khi quyết định đã được đưa ra cho việc sản xuất loại vắc xin này, sẽ mất ít nhất là 6 tháng để làm cho vắc xin này có sẵn rộng khắp. Ngay cả khi đó, sẽ không có đủ vắc xin cho tất cả mọi người và vắc xin này có thể không có hiệu quả nữa vì lúc đó vi rút này cũng đã biết đổi rất nhiều.

Không có khả năng là các loại vắc xin cúm theo mùa hiện tại có thể giúp phòng ngừa vi rút cúm H1N1 hiện nay.

TÔI CÓ CẦN PHẢI DỰ TRỮ THỰC PHẨM HAY NƯỚC UỐNG KHÔNG?

Vào giai đoạn này WHO không khuyến cáo việc dự trữ thực phẩm và nước uống vì H1N1.

Tuy nhiên, luôn luôn là một ý kiến hay có dự trữ sẵn một lượng thực phẩm, nước, và các vật dụng gia đình quan trọng khác cho trường hợp khẩn cấp.

VIỆT NAM ĐANG LÀM GÌ ĐỂ KIỂM SOÁT H1N1?

Bộ Y tế, Việt Nam đã nhanh chóng ứng phó để chuẩn bị cho một đại dịch và bất cứ các ca H1N1 nào có thể xảy ra.

Bộ Y tế đã chỉ đạo các Sở Y tế, các Trung tâm Y tế dự phòng, các Viện Vệ sinh Dịch tễ khu vực, các cơ sở y tế và các trung tâm kiểm dịch y tế tăng cường công tác giám sát và các biện pháp phát hiện sớm và chuẩn bị để ứng phó với bất cứ ca mắc nào được xác định.

Với kinh nghiệm trước đây trong việc xử lý với cả dịch cúm gia cầm và SARS, Việt Nam hiện đã và đang có nhiều cơ chế giám sát và phát hiện sớm tại chỗ.

WHO tại Việt Nam và Bộ Y tế đang cùng nhau làm việc chặt chẽ để triển khai thực hiện tốt nhất và những quy trình chẩn đoán tại phòng xét nghiệm, kiểm dịch và quản lý các ca lâm sàng, kiểm soát nhiễm khuẩn và mặt hậu cần cụ thể đối với tình hình hiện nay.

TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI (WHO) CÓ KHUYẾN CÁO HẠN CHẾ VIỆC ĐI LẠI KHÔNG?

WHO không khuyến cáo việc hạn chế đi lại hay đóng cửa các biên giới.

Ngày nay, đi lại toàn cầu là một thông lệ và một số lượng lớn người đi lại khắp thế giới để làm ăn cũng như nghỉ ngơi. Hạn chế việc đi lại và áp dụng hạn chế đi lại là không có lý. Hạn chế việc đi lại sẽ không ngăn được sự lây lan của H1N1, mà nó sẽ phá vỡ cộng đồng toàn cầu.


WHO CÓ KHUYẾN CÁO SÀNG LỌC BIÊN GIỚI KHÔNG?

Mặc dù việc xác định được các dấu hiệu và triệu chứng của cúm trong số các hành khách có thể giúp cho việc truy tìm kiếm dấu vết của việc bùng phát dịch, nhưng việc sàng lọc tại biên giới sẽ không làm giảm việc lây lan của cúm này. Loại vi rút này có thể được lây truyền từ một người sang người khác trước khi người bị nhiễm có các dấu hiệu bị ốm.

Tuy nhiên, WHO tôn trọng các quyết định của các nhà chức trách quốc gia trong việc thực hiện các biện pháp ở cấp quốc gia, như sàng lọc, để ứng phó với một nguy cơ y tế công cộng.


TÔI CÓ THỂ TÌM ĐƯỢC THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ TÌNH HÌNH TRÊN TOÀN CẦU Ở ĐÂU?

WHO cung cấp thông tin cập nhật trên trang mạng điện tử của mình không chỉ về tình hình toàn cầu mà còn cả các hướng dẫn và các câu hỏi thường gặp. Những thông tin này có sẵn tại trang mạng điện tử sau: http://www.who.int/csr/disease/swineflu/en/index.html

Bạn cũng có thể liên hệ với Bà Shelaye Boothey, Cán bộ Truyền thông của WHO, với các câu hỏi và những mối quan tâm của mình qua thư điện tử tại địa chỉ bootheys@wpro.who.int) hay điện thoại di động số 0915 413 814.

vnnguyendung
03-06-2009, 17:17
Thời tiết đang thay đổi, kiểu này dễ lây lan cảm cúm lắm.

dphi_long60
03-06-2009, 19:41
H1N1 đã có mặt tại Việt Nam.
Chúng ta hãy cùng nhau giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bằng những kiến thức bổ ích trên đây.

nino
03-06-2009, 20:10
Xem đài thấy Sì Gòn cũng có... đang theo dõi người bệnh ở Tân Bình, nhưng như âm tính với H1N1... không biết chừng nào nó bò xuống Cần Thơ :(

y5cafe
04-06-2009, 02:00
SG đã có,và có 47 chú cùng chuyến với bệnh nhân ở SG chưa tìm ra địa chỉ

Mai danh ẩn tích mất rồi.
Hôm nay ra chợ nghe giang hồ đồn Đà Lạt cũng có rồi :(

Cày cho cố, code cho cố một sáng mai thức dậy ho một cái con H1N1 văng ra mắt còn ngái ngủ thì bao nhiêu công của dượng nó sài hết :(

megafun.vn
04-06-2009, 08:23
Hà Nội có người bị nghi nhiễm H1N1 do đi cùng chuyến bay với cậu sinh viên từ Mỹ. Hiện đang bị cách ly. Bệnh phẩm đang được gửi đi xét nghiệm!
Sợ nhất là người đó đi loanh quanh để chào hỏi người thân, bạn bè ở Hà Nội :(

namhoang
04-06-2009, 08:26
Chúng ta có thể sử dụng một cách đơn giản để giảm nhiễm cúm cho trẻ nhỏ và người già trong gia đình đó là: Đốt 5 -> 7 quả bồ kết khô (đốt khói không phải đốt cháy) một ngày 2 lần vào sáng và chiều tối. Cách này các cụ ta sử dụng từ xa xưa.

honata
05-06-2009, 10:18
Việt Nam đã có người mắc rùi. Hic Hic. Trốn đâu cho thoát bi giờ :(


Bác này chắc lại liên tưởng đến H5N1. Hình như vụ đó mấy chục triệu gà bị chết oan.

Lần này thì không lây từ gà, mà là từ người các bác nhỉ!

quang121
05-06-2009, 10:46
Hjx... Tui bịnh cả tuần lễ rồi... Hôm nay đỡ lắm mới dám online :D

gon87
06-06-2009, 22:11
Lúc tối thời sự nói mới có 5 ca. Thấy trên http://vietnamnet.vn/xahoi/2009/06/851673/
nói có 10 ca rồi. Nhanh thật. Mà chẳng biết nên tin anh nào nữa.

hiensieu
08-06-2009, 16:37
Hu hu không khéo mình "dính" rồi. hu hu H1N1 ấy

unlimited
08-06-2009, 22:46
Em bị cúm cả tuần nay rồi,mới đầu cúm nhẹ,tưởng nó tự khỏi.Hôm qua nặng hơn làm vài viên tiffi từ hôm qua đến hôm nay->hết cúm.Nhưng giờ lại chuyển sang bị ho :(.Chết em rồi :(.

green_apples002
09-06-2009, 20:44
ho là gần hết bệnh rồi đó, sẽ ho khoảng 2,3 ngày là hết :D, yên tâm đi, nhớ uống nước nhiều vào nếu có thể ^^

huysun
10-06-2009, 09:55
Chúng ta có thể sử dụng một cách đơn giản để giảm nhiễm cúm cho trẻ nhỏ và người già trong gia đình đó là: Đốt 5 -> 7 quả bồ kết khô (đốt khói không phải đốt cháy) một ngày 2 lần vào sáng và chiều tối. Cách này các cụ ta sử dụng từ xa xưa.

cách này hay, thêm 1 cách nữa là ăn thật nhiều tỏi và các món có tỏi.

khzaof
11-06-2009, 00:24
hix Hà Nội có người bị nhiễm rồi , lại ở Mỹ Đình cách nơi em sống 5 km :((

chắc vài ngày nữa chỗ mính sẽ bị khoanh vùng :(

Châu Bá Thông
11-06-2009, 03:06
Xem tình hình thống kê ở đây.
http://www.who.int/feeds/entity/csr/disease/swineflu/en/rss.xml

Tính ra ngay bài post này thì có 46 lần update và con số hiện tại là : 27,737 ca nhiễm.
Trong khi lần update thứ 40 chỉ có 13,398 . như vậy 7 lần gần đây nhất đã cao hơn so với tất cả 39 lần trước cộng lại.

Anh em nhớ tự bảo trọng. Hẹn ngày còn gặp lại trên Thớt này.

ngocthanh72
12-06-2009, 16:30
Thông tin rất bổ ích cám ơn admin nhiều.

quangtrung0802
16-06-2009, 22:03
khốn rùi!! em bị cúm mấy ngày nay rùi!chả hiểu sao hôm nay lại không sao. không biết là có phải H1N1 không nhỉ?
ddth vui thiệt ! cúm lợn mà cũng có người quan tâm

thenhantinh
16-06-2009, 23:13
Theo lần update mới nhất update 49 thì số ca bệnh đã lên tới 35928 người, tức là sau 3 lần update đã tăng lên khoảng gần 9000 người, nhanh khiếp! Dẫn đầu vẫn là thằng Mỹ ,nhưng thằng Úc và Anh cũng đang phát triển rất nhanh. :D An tâm VN trâu bò lắm, mẹ tớ bảo tao bị cúm hắt hơi 2 cái là khỏi

doremon2007
19-06-2009, 08:28
sao không cập nhật tình hình trong nước nhỉ ?

gon87
19-06-2009, 23:03
Hic, chả biết báo đài tuyên truyền kiểu gì, mấy hôm nay thấy bà con thi nhau đi mua Tamiflu 1 cách vô tội vạ. Kiểu này chả mấy hôm kháng thuốc mất, mà Tamiflu cũng đâu đặc hiệu với H1N1 cơ chứ.

buinguyenvan83
22-06-2009, 14:23
Nghe đâu ở tòa nhà Etown (TPHCM - Etown 3) có ca nhiễm H1N1 nhưng chưa thấy báo nào đưa tin

LanNP
26-06-2009, 09:39
Hiện nay, Tại công ty FPT SOFTWARE co 1 chú bị nhiem H1N1.

htitpy
27-06-2009, 18:53
rất bổ ích ...
đọc song mà rợn rợn người ... hjc
nguy hiểm quá

langtu1991
01-07-2009, 07:46
Bệnh của người giàu! không cần lo!!!!! Tránh tiếp xúc với người giàu là đảm bảo 100% không bị lây!!!!!! hahahaha. Giỡn thui, cũng cần phải phòng. thank admin.

duongnvm
06-07-2009, 11:05
ở Huế đã có trường hợp nào bị chưa các bác. Bệnh lây qua đường hô hấp phiêu quá hè.

LanNP
07-07-2009, 15:40
Thông tin thêm ve H1N1 o toa nha Etown
http://blog.360.yahoo.com/blog-zuRph6Q6cqsP0AvzCqwc3z0cgBPC?tag=etown

pvc01
27-07-2009, 11:54
Cảm ơn thông tin, đây là thông tin đã được tổng hợp từ nhiều nguồn, vì thường thường thông tin đọc trên các báo chỉ có một đoạn ngắn không đc đầy đủ chi tiết như thế này,



http://igame.vn/bn/who_logo_en.gif


Những thông tin ở đây được Tổ chức Y tế Thế Giới WHO cung cấp.


NẾU H1N1 CHỈ LÀ TÌNH TRẠNG BỆNH NHẸ, TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI LO LẮNG?

Vi rút cúm là không thể dự đoán trước được và có thể thay đổi nhanh chóng. Theo định nghĩa,các căn bệnh mới là chúng ta biết về chúng rất ít khi chúng xuất hiện. H1N1 là một loại vi rút mới và không ai có thể dự báo nó biến đổi như thế nào hoặc tình hình sẽ tiến triển ra sao. Ví dụ như, vi rút có thể biến đổi để trở nên nguy hiểm hơn và gây ra một căn bệnh lây lan trên phạm vi rộng hơn và gây tử vong nhiều hơn.

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA H1N1 LÀ GÌ VÀ NÓ ĐƯỢC LÂY LAN NHƯ THẾ NÀO?

Các triệu chứng của cúm H1N1 cũng tương tự như các triệu chứng của cúm thông thường theo mùa: đột nhiên sốt cao, đau khắp người, đau đầu, mệt mỏi, ho khan, chảy nước mũi, và đau họng.

Một số người mắc loại vi rút này cũng được báo cáo là cảm thấy buồn nôn, bị nôn và tiêu chảy, đó không phải là những triệu chứng đặc trưng.

Vi rút đã và đang lây lan từ người sang người cùng theo cách giống như cách cúm mùa thông thường lây truyền: qua tiếp xúc gần (thường là trong vòng một cánh tay) khi người đó nói chuyện, ho, hay hắt hơi. Hay qua việc tiếp xúc với đồ vật mà những đồ vật này bị các giọt nhỏ của người bị nhiễm bắn vào, ví dụ như qua việc bắt tay sau khi người đó vừa hắt hơi mà dùng tay của mình để che miệng.

Một người có thể lan truyền cúm của mình sang người khác nếu họ tiếp xúc gần với nhau, nên cúm có thể dễ dàng lan truyền ở những nơi có nhiều người tiếp xúc gần gũi với nhau, ví dụ như ở các đám đông.

NẾU TÔI (HAY MỘT THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH) CÓ CÁC TRIỆU CHỨNG NHƯ VẬY, CÓ PHẢI TÔI ĐÃ MẮC H1N1?

Ngay bây giờ, bạn có thể cho rằng bạn KHÔNG MẮC vi rút H1N1 TRỪ KHI:

o Các ca H1N1 được báo cáo là có trong khu vực nơi bạn đang sống, làm việc, hay vừa mới đến Việt Nam
o Bạn vừa đến một quốc gia có các ca được báo cáo
o Vừa mới tiếp xúc với một người mà người đó vừa đến một quốc gia có các ca H1N1 về

Nếu bạn có các triệu chứng cúm và phù hợp với bất cứ tiêu chuẩn trong những tiêu chuẩn trên, bạn phải tìm đến y tế. Bạn phải báo cáo cho người phụ trách và không đi làm.

Trên đường đi tới phòng khám/bệnh viện, bạn phải đeo khẩu trang. Bạn cũng phải thông báo cho nhân viên của phòng khám/bệnh viện trước khi hay ngay khi bạn đến rằng bạn nghĩ là bạn có thể bị nhiễm cúm H1N1.

Và, trong trường hợp bạn đang tính tới việc bạn sẽ đi công tác khi bị ốm – đề nghị bạn hãy đừng làm vậy.

ĐEO KHẨU TRANG CÓ BẢO VỆ ĐƯỢC MÌNH KHÔNG?

Khẩu trang được thiết kế để giảm vi trùng mà một người sẽ thở ra.

Nếu bạn không ốm, bạn không cần phải đeo khẩu trang.
Nếu bạn đang chăm sóc người ốm, và họ cảm thấy quá bất tiện không thể đeo khẩu trang được, thì khi đó bạn có thể đeo khẩu trang cho mình khi tiếp xúc gần với người ốm đó. Nhưng bạn cần phải hủy bỏ khẩu trang đó ngay sau khi tiếp xúc, và sau đó rửa tay thật kỹ lưỡng.

Khi nào thì sử dụng và sử dụng khẩu trang như thế nào?

Sử dụng khẩu trang đúng cách trong tất cả các tình huống là thiết yếu. Sử dụng không đúng cách thực tế sẽ làm tăng cơ hội lây lan nhiễm trùng.

BẰNG CÁCH NÀO TÔI CÓ THỂ BẢO VỆ ĐƯỢC BẢN THÂN VÀ GIA ĐÌNH?

Các biện pháp bảo vệ tốt nhất đối với H1N1 cũng GIỐNG NHƯ đối với bất cứ vi rút cúm nào.
o Rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên và kỹ càng.
o Che miệng và mũi khi bạn ho và hắt hơi bằng tay áo, một khăn giấy, hay một khẩu trang.
o Tránh tiếp xúc gần với những người có vẻ như không khỏe và những người bị sốt và ho. (Nếu bạn là người bị ốm, hãy cố tránh xa những người khác.)
o Giảm thời gian ở những nơi đông người nếu có thể.
o Tăng cường thông khí tại nơi bạn ở bằng cách mở các cửa sổ.
o Thực hành các thói quen sức khỏe tốt bao gồm cả việc ngủ đủ, ăn thức ăn giầu dinh dưỡng, và tích cực hoạt động thể chất.

TÔI SẼ LÀM GÌ KHI BỊ ỐM GIỐNG NHƯ CÚM?

o Nghỉ ở nhà không đến nơi làm việc để tránh lan truyền bệnh, và làm giảm tiếp xúc gần với những thành viên trong gia đình bạn.
o Không quay trở lại nơi làm việc sau 7 ngày từ khi các triệu chứng của bạn bắt đầu, nhưng nếu bạn vẫn còn những triệu chứng đó sau cả một tuần, thì tiếp tục ở nhà cho đến khi các triệu chứng của bạn đã biến mất hoàn toàn.
o Nghỉ ngơi và uống nhiều chất lỏng và cố gắng làm giảm sốt bằng cách uống thuốc như paracetamol. (Ghi chú: Nếu con bạn bị ốm, không được cho cháu uống aspirin.)
o Che miệng và mũi bằng khăn giấy hay tay áo khi bạn ho hay hắt hơi.
o Rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên và kỹ càng, đặc biệt là sau khi ho hay hắt hơi.

TÔI PHẢI LÀM GÌ NẾU MỘT NGƯỜI SỐNG CÙNG VỚI TÔI BỊ CÚM?

Cố gắng cách ly người ốm trong một khu riêng biệt ở trong nhà bạn.
Nếu việc này là không thể, thì hãy cố và giữ cho người ốm cách với người khác tối thiểu là 2 mét.

Nếu bạn đang chăm sóc người bệnh
o Nếu người bệnh không đeo khẩu trang, thì bạn nên dùng khẩu trang hay khăn quàng che miệng và mũi của mình khi chăm sóc người bệnh.
o Rửa tay với xà phòng và nước sạch một cách kỹ lưỡng sau mỗi lần tiếp xúc với người bệnh.
o Giữ sạch môi trường với những chất tẩy rửa nhà cửa sẵn có

KHI NÀO THÌ MỘT NGƯỜI ỐM ĐANG NẰM NHÀ PHẢI ĐƯỢC ĐƯA ĐẾN BỆNH VIỆN

Hầu hết mọi người có thể được chăm sóc tại nhà.

Có một số người cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức nếu họ bị ốm và có bất kỳ một trong các điều kiện sau:
• Người có bệnh mãn tính
• Phụ nữ có thai
• Người thở nông trong khi nghỉ, khó thở, đau khi thở hoặc thở khò khè,
• Người ho ra máu,
• Người còn sốt sau 5 ngày,
• Người cảm thấy khá hơn nhưng sau đó bị sốt mới hoặc ho tồi tệ hơn, hoặc
• Người cực kỳ uể oải, mơ hồ, hoặc bị đau đầu nặng.

Phải đưa trẻ em đến bệnh viện ngay lập tức nếu chúng:
• Có bệnh mãn tính
• Thở nông trong khi nghỉ, khó thở, đau khi thở hoặc thở khò khè
• Có thân nhiệt trên 39°C,
• Bị nôn hơn bốn giờ, hoặc
• Rất khó đánh thức, im lặng bất thường, hoặc không phản ứng gì.

NẾU CÁC CA H1N1 ĐƯỢC XÁC ĐỊNH TẠI VIỆT NAM, CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ CÔNG CỘNG NÀO SẼ ĐƯỢC THỰC HIỆN?

Khi số người bị ảnh hưởng vẫn còn duy trì được ở mức độ giới hạn, chúng ta sẽ khuyến cáo các biện pháp liệt kê ở trên.

Nếu có nhiều người bị ảnh hưởng và/hoặc vi rút này dường như là nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh năng hơn, thì một số biện pháp cách ly xã hội có thể sẽ được khuyến cáo. Những nỗ lực này đã được thiết kế để làm giảm tiếp xúc giữa người với người, và có thể bao gồm cả việc đóng cửa các lớp học trong nhà trường và hạn chế các đám đông, như bằng biện pháp đóng cửa nhà hát, hủy bỏ các sự kiện thể thao, v.v… để không khuyến khích tụ tập đông người.

Nó cũng có nghĩa là thời gian họp chợ có thể cần được sắp xếp so le nhau để làm giảm số người có mặt trong cùng một thời điểm.

ĂN THỊT LỢN CÓ AN TOÀN KHÔNG?

Người ta KHÔNG bị nhiễm vi rút cúm H1N1 2009 vì ăn thịt lợn hay các sản phẩm từ thịt lợn. KHÔNG hề có bằng chứng cho thấy loại vi rút này bắt nguồn từ những con lợn.

Luôn luôn đảm bảo rằng thịt lợn và các loại thịt khác sẽ được nấu chín kỹ ở nhiệt độ 160°F/70°C.

THUỐC KHÁNG VI RÚT CÓ TÁC DỤNG KHÔNG?

Có một loại thuốc (một loại kháng vi rút) được gọi là oseltamivir với tên hiệu nhãn mác là Tamiflu đã được đưa ra cho một số ít các ca nhiễm H1N1.

Loại thuốc này có thể làm giảm các triệu chứng và giảm thời gian ốm, và có thể phòng ngừa được các biến chứng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, Tamiflu KHÔNG phải là cần thiết cho phần lớn số người mắc H1N1. Hầu hết các ca sẽ khỏi hoàn toàn tại nhà mà không cần phải điều trị bằng thuốc kháng vi rút hoặc nhập viện.

Tamiflu CHỈ được sử dụng theo đơn của bác sĩ vì giống như tất cả các loại thuốc khác, Tamiflu có thể có một số tác dụng phụ.

Thuốc kháng vi rút là hiệu quả nhất khi chúng được sử dụng ngay trong hai ngày đầu mới bị mắc bệnh.

Khi cần, WHO có tiếp cận tới kho dự trữ thuốc kháng vi rút.

ĐÃ CÓ VẮC XIN CHO H1N1 CHƯA?

Các nhà khoa học đã bắt đầu có gắng tìm ra một loại vắc xin phòng ngừa được loại vi rút đang lưu hành. Tuy nhiên, vẫn chưa có một quyết định nào cho việc sản xuất vắc xin này.

Một khi quyết định đã được đưa ra cho việc sản xuất loại vắc xin này, sẽ mất ít nhất là 6 tháng để làm cho vắc xin này có sẵn rộng khắp. Ngay cả khi đó, sẽ không có đủ vắc xin cho tất cả mọi người và vắc xin này có thể không có hiệu quả nữa vì lúc đó vi rút này cũng đã biết đổi rất nhiều.

Không có khả năng là các loại vắc xin cúm theo mùa hiện tại có thể giúp phòng ngừa vi rút cúm H1N1 hiện nay.

TÔI CÓ CẦN PHẢI DỰ TRỮ THỰC PHẨM HAY NƯỚC UỐNG KHÔNG?

Vào giai đoạn này WHO không khuyến cáo việc dự trữ thực phẩm và nước uống vì H1N1.

Tuy nhiên, luôn luôn là một ý kiến hay có dự trữ sẵn một lượng thực phẩm, nước, và các vật dụng gia đình quan trọng khác cho trường hợp khẩn cấp.

VIỆT NAM ĐANG LÀM GÌ ĐỂ KIỂM SOÁT H1N1?

Bộ Y tế, Việt Nam đã nhanh chóng ứng phó để chuẩn bị cho một đại dịch và bất cứ các ca H1N1 nào có thể xảy ra.

Bộ Y tế đã chỉ đạo các Sở Y tế, các Trung tâm Y tế dự phòng, các Viện Vệ sinh Dịch tễ khu vực, các cơ sở y tế và các trung tâm kiểm dịch y tế tăng cường công tác giám sát và các biện pháp phát hiện sớm và chuẩn bị để ứng phó với bất cứ ca mắc nào được xác định.

Với kinh nghiệm trước đây trong việc xử lý với cả dịch cúm gia cầm và SARS, Việt Nam hiện đã và đang có nhiều cơ chế giám sát và phát hiện sớm tại chỗ.

WHO tại Việt Nam và Bộ Y tế đang cùng nhau làm việc chặt chẽ để triển khai thực hiện tốt nhất và những quy trình chẩn đoán tại phòng xét nghiệm, kiểm dịch và quản lý các ca lâm sàng, kiểm soát nhiễm khuẩn và mặt hậu cần cụ thể đối với tình hình hiện nay.

TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI (WHO) CÓ KHUYẾN CÁO HẠN CHẾ VIỆC ĐI LẠI KHÔNG?

WHO không khuyến cáo việc hạn chế đi lại hay đóng cửa các biên giới.

Ngày nay, đi lại toàn cầu là một thông lệ và một số lượng lớn người đi lại khắp thế giới để làm ăn cũng như nghỉ ngơi. Hạn chế việc đi lại và áp dụng hạn chế đi lại là không có lý. Hạn chế việc đi lại sẽ không ngăn được sự lây lan của H1N1, mà nó sẽ phá vỡ cộng đồng toàn cầu.


WHO CÓ KHUYẾN CÁO SÀNG LỌC BIÊN GIỚI KHÔNG?

Mặc dù việc xác định được các dấu hiệu và triệu chứng của cúm trong số các hành khách có thể giúp cho việc truy tìm kiếm dấu vết của việc bùng phát dịch, nhưng việc sàng lọc tại biên giới sẽ không làm giảm việc lây lan của cúm này. Loại vi rút này có thể được lây truyền từ một người sang người khác trước khi người bị nhiễm có các dấu hiệu bị ốm.

Tuy nhiên, WHO tôn trọng các quyết định của các nhà chức trách quốc gia trong việc thực hiện các biện pháp ở cấp quốc gia, như sàng lọc, để ứng phó với một nguy cơ y tế công cộng.


TÔI CÓ THỂ TÌM ĐƯỢC THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ TÌNH HÌNH TRÊN TOÀN CẦU Ở ĐÂU?

WHO cung cấp thông tin cập nhật trên trang mạng điện tử của mình không chỉ về tình hình toàn cầu mà còn cả các hướng dẫn và các câu hỏi thường gặp. Những thông tin này có sẵn tại trang mạng điện tử sau: http://www.who.int/csr/disease/swineflu/en/index.html

Bạn cũng có thể liên hệ với Bà Shelaye Boothey, Cán bộ Truyền thông của WHO, với các câu hỏi và những mối quan tâm của mình qua thư điện tử tại địa chỉ bootheys@wpro.who.int) hay điện thoại di động số 0915 413 814.


Hà Nội đến đoạn nào rùi? tới Ô Chợ Dừa chưa?

keloithoi
27-07-2009, 16:57
Sáng nay vào lớp, có vài bạn sinh viên thông báo là nghỉ học vì phụ huynh không cho đi học do sợ bị lây nhiễm cúm H1N1.
Tui dự đoán là H1N1 sẽ lan tràn ở VN mình, vì thói quen sống thiếu vệ sinh của dân chúng.
Tốt nhất là theo lời khuyên của WHO ở trên:"Thực hành các thói quen sức khỏe tốt bao gồm cả việc ngủ đủ, ăn thức ăn giầu dinh dưỡng, và tích cực hoạt động thể chất".

megafun.vn
27-07-2009, 18:10
Hôm nay, một nhân viên ở Tòa nhà Viettel số 1 Giang Văn Minh được xác định dương tính với cúm H1N1. Một số nhân viên tiếp xúc với anh này đã có biểu hiện sốt, ho, sổ mũi, đang được cách ly và chờ kết quả xét nghiệm.

Ngày 24/7, nam nhân viên này nhập viện và một ngày sau đó có kết quả dương tính. Hiện người này đã được đưa vào điều trị tại Viện Y học lâm sàng Các bệnh nhiệt đới quốc gia.

http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/1B/4A/h1.jpg
Đeo khẩu trang khi ra vào tòa nhà. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Sở Y tế Hà Nội đã tẩy trùng khu vực xung quanh, khuyến cáo tất cả nhân viên công ty đeo khẩu trang 3 lớp, rửa tay bằng xà phòng và súc miệng bằng nước diệt khuẩn, sát khuẩn phòng làm việc.

Hôm nay, khoảng 500 nhân viên của Viettel làm việc tại tòa nhà số 1 Giang Văn Minh đã phải đeo khẩu trang khi làm việc. Lãnh đạo của Viettel đã có cuộc họp khẩn để bàn biện pháp chống dịch.

Theo ghi nhận của VnExpress.net chiều 27/7, những người ra vào tòa nhà đều phải đeo khẩu trang 3 lớp. Tuy nhiên, cách tòa nhà vài chục mét, mọi sinh hoạt đều diễn ra bình thường. Thậm chí, nhiều nhân viên trong tòa nhà sau giờ làm còn tập trung tại quán nước ngay trước cổng nói chuyện khá rôm rả.

Những hộ dân buôn bán gần đó cho biết, họ có nghe thông tin một nhân viên tại đây nhiễm cúm và tòa nhà đã được tẩy trùng. "Hôm qua tôi thấy mấy người bên Sở Y tế đến phun thuốc tẩy trùng, như vậy chắc không nguy hiểm gì nữa", một chủ hộ bán thiết bị vệ sinh đối diện tòa nhà nói.

Tòa nhà số 1 Giang Văn Minh cao 17 tầng, nằm ngay tại ngã tư Giang Văn Minh - Giảng Võ và chỉ cách Bộ Y tế khoảng 200 mét.

http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/1B/4A/h5.jpg
Tòa nhà Viettel nằm giữa ngã tư đông đúc. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Đây là ổ dịch cúm H1N1 đầu tiên tại Hà Nội. Các trường hợp trước đây nhiễm H1N1 tại Hà Nội đều từng đi đến các vùng dịch hoặc có tiếp xúc với người nước ngoài.

Trước đó, tại TP HCM đã phát hiện một số ổ dịch tại 3 trường học và một cao ốc trên đường Phạm Ngũ Lão, quận 1.



Cách nhận biết và xử trí cúm H1N1:

Triệu chứng:

-Sốt cao trên 38 độ
- Viêm long đờm hô hấp, đau họng, ho khan hoặc có đờm
- Có thể đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, nôn, tiêu chảy.
- Viêm phổi nặng, thậm chí suy hô hấp cấp và suy đa tạng.

Cách phòng:

- Đeo khẩu trang
- Tăng cường rửa tay, vệ sinh cá nhân, súc miệng - họng bằng các thuốc sát khuẩn
- Tránh tập trung đông người.


Nam Phương - Nguyễn Hưng



http://www.vnexpress.net/GL/Doi-song/2009/07/3BA11B4A/

TheHeTre
28-07-2009, 13:19
Ở công ty các bạn có hành động gì chống virut H1N1 chưa? Thấy @donamkhanh và @hoangnova nói được phát và mang khẩu trang khi làm việc rồi.

Bên mình mọi người vẫn thờ ơ lắm, chỉ sợ chết vì thiếu hiểu biết thôi.

sirminhtuan
28-07-2009, 15:32
Cúm lan đến tận bộ y tế rồi. nguy hiểm quá!!!

Bạch Linh
28-07-2009, 16:45
Ổ dịch ngay trường Nguyễn Khuyến ở cạnh nhà em. Trời ơi em sống gần ổ dịch nhất...hu hu hu hu!

vanchungus
28-07-2009, 20:09
Hôm nay đọc bài báo thấy có một nữ bệnh nhân (đã tiếp xúc nhiều với chồng bị nhiễm cúm H1N1) mà xét nghiệm lại âm tính và không có hiện tượng gì mới. Mình mà là giám đốc sở Y tế thì sẽ túm ngay bà này lại và xin ít huyết thanh của bà ấy để đem đi nghiên cứu và khẩn trương truyền vào những người đang có bệnh, hy vọng trong huyết thanh của người này có chất ức chế vius H1N1. :D


Một gia đình lây cúm cho 20 người

Sau khi về thăm quê ở Đồng Nai, vợ chồng một Việt kiều Mỹ đã làm lây cúm A/H1N1 cho 20 người khác qua tiếp xúc. Hôm qua, kết quả xét nghiệm PCR chính thức từ Viện Pasteur TPHCM cho biết, 20 người ở ấp Việt Kiều, xã Xuân Hiệp, huyện Xuân Lộc đang được cách ly điều trị, theo dõi tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh và Bệnh viện Đa khoa huyện Xuân Lộc, đều dương tính với virus cúm A/H1N1.

Những bệnh nhân này đã tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với gia đình ông Vũ Đức Yên (49 tuổi) cùng vợ là Chu Thị Sen và ba con là Vũ Tuấn Minh (12 tuổi), Vũ Minh Tuấn (12 tuổi) và Vũ Thanh Tuyền.

Trước đó, ngày 10/7, gia đình Việt kiều Mỹ này về Việt Nam qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất. Tại cửa khẩu, cháu Minh và Tuyền bị phát hiện có thân nhiệt cao, buộc cách ly kiểm dịch tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Kết quả xét nghiệm cả hai cháu dương tính với cúm A /H1N1. Riêng vợ chồng ông Yên và người con còn lại có kết quả âm tính.

Ngày 14/7, vợ chồng ông Yên về thăm người thân là ông Vũ Văn Bút ở khu 3, ấp Việt Kiều, xã Xuân Hiệp. Sau đó những người tiếp xúc với vợ chồng ông Yên tại đây có biểu hiện ho, sốt cao.

Nghi cúm A/H1N1, 20 người tiếp xúc với vợ chồng ông Yên tự nguyện đến xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Xuân Lộc và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM.

http://tintucvina.com/?news=112654

0988338837
28-07-2009, 21:30
Ngày ngày ra đường gặp bao nhiêu người, làm sao mà bít ai bị ta? khó quá, có lẽ nằm nhà ko làm gì thì cũng chết, đành liều sống chung với H1N1 vậy?

gon87
28-07-2009, 21:38
Chịu khó phòng bệnh không ốm thì khổ. Cuối cùng sau nhiều nỗ lực chú Virus H1N1 đã mò đến Hà Nội rồi.lol Hi vọng được phát khẩu trang lol

VietnamUSA
29-07-2009, 09:49
Xin phép ViKhoa để mình đưa bài viết này về trang

http://www.h1n1.vn/

thienka_cntt
29-07-2009, 11:41
chết chuyến gì vậy bạn tui cũng đi xe buýt đi học và xuống bến xe MD khoảng đc 4 - 5 ngày. Tui cũng đang bị cảm mới đầu tui chắc là cảm xoàng do trúng mưa 2 hôm đi học về n tới nay đã gần 1 tuần mà chưa có khỏi hok bt tui có phải nằm trong số đó hok bt. Mà gần đây tui cảm hơi lạ ho nhiều nhưng lại ít sổ mũi đôi khi có hắc hơi... Có khi nào tui ???

diemtin
30-07-2009, 01:02
HN có nhiều quá, hết vietel rùi đến Viglacera

http://diemtin.com/Thoi-cuoc_4/Toa-nha-Viglacera-co-nguoi-nhiem-H1N1_4_56328/

chesterben
30-07-2009, 12:25
Hạn chế đến các nơi đông người trong thời điểm này. HCM có nhiều điểm đã bị nhiễm. Một trong số đó cách nhà mình 1km. Hết dám ra đường.

New_zone_^
30-07-2009, 21:00
nói vậy chứ dính bệnh chưa chắc đã die các bác nhỉ,mà thôi phòng bênh hơn chữa bệnh, mới mua 4 cái mặt nạ phòng độc =)

BoTayConGaQuay
30-07-2009, 21:18
Đọc đi bà con:


Trăm triệu chứng đều... quy về cúm A/H1N1!

Đó là lời nói vui nhưng cũng rất thật của một bác sĩ tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia trước tình trạng nhiều người lo lắng tới mức thái quá, hễ nhức đầu, đau họng, sốt... đều nghĩ mình đã “dính” cúm A/H1N1.

Mắng bác sĩ xơi xơi vì không được nhập viện

Đó là tình cảnh mà thời gian gần đây, các bác sĩ Viện Các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia rất hay gặp phải.

Có mặt tại khoa khám bệnh viện sáng 29/7, chúng tôi gặp trường hợp của hai vợ chồng chị Huy - Hoàn ở Trung Hòa, Nhân Chính tới khám. Anh Huy bị sốt cao đột ngột 39,5 độ C, lại kèm theo ho, đau họng. Hoảng vì nghĩ chồng dính cúm, hai vợ chồng chị trùm khẩu trang kín mít vào viện khám.

http://tintuconline.vietnamnet.vn/Library/images/3/2009/07/ngay30/cum1.jpg
Khoa Khám bệnh Viện Các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia mấy ngày gần đây luôn đông nghịt bệnh nhân. Người bệnh tới khám đều tự trang bị cho mình khẩu trang y tế để phòng nhiễm cúm (Ảnh: H.Hải)

Tại khoa khám bệnh, vì bệnh nhân sốt quá cao nên bác sĩ cho truyền dịch. Đang nằm truyền dịch thì y tá chuyển tiếp một bệnh nhân cũng có biểu hiện tương tự như anh Huy tới ngay giường bên cạnh. Quá hốt hoảng vì “nhỡ” chồng mình chưa bị cúm, lại nằm cạnh bệnh nhân có vẻ là cúm như thế nên chị Hoàn phản ánh ngay với y tá nhưng không được đáp ứng.

Rồi đến khi bác sĩ chẩn vào sổ khám bệnh là sốt, có triệu chứng cúm, cho về nhà theo dõi thì chị Hoàn càng giãy nảy, nằng nặng đòi cho chồng nhập viện, chi phí bao nhiêu cũng chịu. Bác sĩ đã phải giải thích rất nhiều, rằng anh Huy tuy có dấu hiệu cúm, nhưng không có yếu tố dịch tễ nào liên quan đến cúm A/H1N1 nên không thể cho nhập viện mà cần về nhà theo dõi thêm. Tuy vậy, chị Hoàn vẫn rất ấm ức, cho rằng bác sĩ lơ là, vô trách nhiệm với bệnh nhân cúm.

BS Nguyễn Trung Cấp, phó trưởng khoa Cấp cứu cho biết, các bác sĩ không chỉ chịu áp lực vì lượng bệnh nhân quá tải mà còn áp lực rất lớn với những người bệnh luôn lo lắng thái quá. “Nếu ai bị sốt, ho, cúm cũng nhập viện thì chúng tôi có dành trăm giường cho bệnh nhân cũng không thể đủ, chưa kể, khi họ nằm theo dõi tại viện, rất dễ bị lây chéo từ những người thực sự nhiễm bệnh”.

Theo BS Cấp, người ho, ốm sốt tới viện khám đã đành, có rất nhiều trường hợp khỏe mạnh, nhưng vẫn tới Viện đề nghị cho xét nghiệm cúm A/H1N1 cho cả gia đình, chỉ với mục đích duy nhất là "yên tâm gia đình mình chưa bị cúm hỏi thăm". Bác sĩ giải thích đủ đường, người bệnh vẫn cho bác sĩ hách dịch, cửa quyền... không chịu khám, xét nghiệm cho người bệnh.

Bác sĩ Trần Thị Phương Thúy - Trưởng khoa Khám bệnh, cho biết, mấy ngày gần đây, số người đến khám bệnh tăng vọt. Bình thường, mỗi ngày phòng khám tiếp nhận khoảng 100-120 người nhưng riêng hôm qua có tới 200 người đến khám. Nhiều người bị cúm được bác sĩ giải thích vui vẻ về cách ly, theo dõi tại nhà, nhưng không ít trong số đó vì lo lắng quá nên “sửng cồ” với bác sĩ.

“Triệu chứng cúm là do nhiều vi rút gây ra, trong đó vi rút cúm mùa H3N2 là chủ yếu, ngoài ra các vi rút gây cảm lạnh, vi rút gây đau mắt đỏ… cũng có thể biểu hiện như triệu chứng cúm. Vì thế, không phải trường hợp có biểu hiện cúm nào cũng nghi ngờ là cúm A/H1N1”, BS Cấp khẳng định.

Có ý thức, sẽ phòng tránh được cúm

“Số lượng bệnh nhân đến khám tăng vọt, chúng tôi khám bệnh cũng quá tải. Ngoài những rắc rối như trên do người bệnh quá lo lắng thì đó cũng có thể coi là một tín hiệu sáng: Đó là mọi người đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Dù vậy, trước khi đi khám bệnh vì triệu chứng cúm, mỗi người nên tự cân nhắc. Nếu thấy mình chưa có yếu tố dịch tễ nào liên quan đến bệnh nhân cúm A/H1N1, bệnh nhân nên tự cách ly, theo dõi tại nhà, biểu hiện bệnh nặng hơn mới đến viện. Vì nếu cứ động sổ mũi, ho... lại chạy đến Viện cũng rất nguy hiểm, có thể bị lây chéo bệnh từ người khác. Hơn nữa, điều này có thể khiến những người có nhu cầu chăm sóc, khám chữa bệnh thực sự phải chờ đợi do số bệnh nhân quá đông”, BS Cấp nói.

Những trường hợp còn lại, tốt nhất, trong thời điểm này, nên tự theo dõi, hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng. BS cũng đưa ra lời khuyên mọi người không nên quá lo lắng, vì cúm A/H1N1 biểu hiện bệnh rất nhẹ nhàng, như cúm mùa, chưa có trường hợp nào biến chứng nặng. Viện Các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia đã điều trị cho trên 50 trường hợp cúm A/H1N1, trong đó, 36 người đã được xuất viện, hoàn toàn khỏe mạnh, số bệnh nhân còn lại bệnh tình cũng rất nhẹ, không có biến chứng nguy hiểm.

Cùng quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ cho rằng, cúm A/H1N1 gần như cúm mùa, thường là nhẹ, có thể được điều trị, cách ly tại nhà, nhiều trường hợp không cần uống thuốc. Với các trường hợp nhiễm cúm, các bác sĩ đều khuyên cần uống nhiều nước, nâng cao sức khỏe bằng chế độ dinh dưỡng tốt, nghỉ ngơi bệnh sẽ nhanh lui.

Bệnh cúm lây qua đường hô hấp, vì vậy, bảo vệ tốt đường hô hấp sẽ phòng được cúm. Mọi người có thể bảo vệ mình bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc, lau chùi bề mặt, đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng các hóa chất sát khuẩn thông thường, che miệng khi bị ho, không khạc nhổ bừa bãi…


Khẩu trang vải vẫn ngăn ngừa được cúm A/H1N1

Trong khi khẩu trang y tế lên cơn “sốt”, bác sĩ Phan Văn Nghiệm - Trưởng phòng Nghiệp vụ Y - Sở Y tế TPHCM, cho biết, khẩu trang vải vẫn dùng được để ngăn ngừa lây lan cúm A/H1N1.

Theo bác sĩ Nghiệm, mỗi người dân chỉ cần 2 khẩu trang vải thì cũng đủ để phòng vệ cho mình khi đi ra đường hoặc ở những nơi đông người. Chỉ có bác sĩ, những người làm nhiệm vụ trong khu vực cách ly về cúm A/H1N1 mới cần đến khẩu trang y tế loại N95.

Khẩu trang vải sau khi dùng xong, về nhà chỉ cần giặt lại bằng xà phòng, phơi nắng. Sau đó, đem khẩu trang vải này ủi bằng bàn là ở nhiệt độ khoảng 70oC thì chết hết vi trùng rồi. Khẩu trang vải hiện được bán rộng rãi trên thị trường với giá chỉ từ 2.000-5.000 đồng/cái. Trong khi đó, khẩu trang y tế có giá đang “leo thang” mà chỉ dùng được một lần rồi bỏ.

Người dân cũng phòng ngừa cúm A/H1N1 bằng cách uống nhiều nước, nước cam, chanh… Nền nhà, bồn cầu nên lau chùi sạch sẽ bằng thuốc tẩy. Tay cầm của những cửa nhà vệ sinh cũng nên lau chùi bằng thuốc sát trùng… Người dân cũng nên vệ sinh thân thể thường xuyên, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn…


http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/thuongnhat/399936/index.html

Tình hình là nghe nói giá khẩu trang y tế đã tăng lên đến 200 ngàn/1 hộp??? Nghe lời bác sĩ, thôi ta dùng khẩu trang vải cho đỡ hao vậy :D

kienlua270
30-07-2009, 23:46
Bác này chắc lại liên tưởng đến H5N1. Hình như vụ đó mấy chục triệu gà bị chết oan.

Lần này thì không lây từ gà, mà là từ người các bác nhỉ!

Khi nào sẽ có lệnh đốt tác nhân gây bệnh nữa đây? j/k

Mà không hiểu các bác có trách nhiệm ở ngành y tế tại Tp HCM khi nào thì chịu từ chức? Tại sao lại cho học sinh trường Nguyễn Khuyến về quê khi đã biết có em đã nhiễm H1N1? Nhà chức trách mà không có trách nhiệm gì hết.

vanvq
31-07-2009, 03:06
bà con quê em cứ gọi H1N1 là HN1, nghĩa là chỉ Hà Nội "một" mới có...cúm, còn Hà Nội "hai" (Hà Tây cũ) thì chắc... chỉ có cúm HN2 (H2N2) thôi, thế có chết ko cơ chứ.

em đùa vậy thôi, nhưng đúng thật, ra xa nội thành tý em cảm thấy ai cũng chủ quan, đi đến đâu hầu như cũng cảm nhận được sự thờ ơ của người dân với cúm...chết người này.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

(xin phép các bác, vui một tý)
các bác ạ!

em nằm mãi kô ngủ được vì lo cúm đến sân nhà rồi. chẳng là thế này :

cách đây 4 năm, trước khi lấy dzợ, em có chia tay một người, tên M, hiện M lấy chồng là H làm viễn thông tại trụ sở Viettel Giang Văn Minh - HN, còn M làm ở tòa nhà Virglacera, gần BigC.

oái oăm thay, M không những không giận em, ko bái bai em mà trái lại còn coi vanvq như là anh trai. Sau khi M cưới, gia đình em và gia đình M đi lại với nhau còn hơn anh em trong nhà.

Hôm vừa rồi (ngay tối hôm trước hôm phát hiện tòa nhà Viettel có H1N1), sinh nhật bé Vivi nhà em tròn 3 tuổi, Hai vợ chồng M&H sang nhà em, M thì mua bánh có gắn nến, H thì mua ... bóng bay.

Ối trời ơi, các bác có biết ko , Sinh nhật vui thì ai nghĩ gì, M thì thổi nến, H thì thổi bóng bay, bóng bay rơi vào nến nổ cái bụp phát. hôm đó nhiều người còn vỗ tay cho là... may nữa chứ. Thế là, chị ơi, rụng rời em rồi, cả 2 "hơi thở" của vợ chồng nó "tặng" cho vợ chồng con em "ăn đủ" rồi.

Thôi rồi Lượm ơi! hôm qua đọc báo mới biết tòa nhà VG bị "dính" mà ko tin vào mắt mình nữa, em nghĩ chắc tại H, vì Viettel bị H1N1 nên hắn được về sớm, đến đón M và tranh thủ Kiss M nên cả tòa VG bị dính rùi.

hu hu

các bác ơi, em phải làm sao bây giờ, hay "trời có mắt"???, và "quả báo" tình yêu bội bạc của em và M trước đây nên "hại" em? em thề với các bác ngày xưa em chỉ "ăn cơm trước... hàng xóm " thôi, em và M đi ngủ sớm, thế mà bây giờ em lại bị "trả giá" thế này à? chẳng lẽ đôi lứa yêu nhau lành mạnh, sinh hoạt đúng giờ giấc lại bị phạt sao?

và cũng tại H cơ, vợ chồng yêu nhau thì về đeo khẩu trang mà "hun", mà "yêu" nhau, ai dè cứ cởi hết ra thế, thể nào lây cho cả vợ dính, cả tòa dính.

nếu qua được đợt cúm này, từ lần cúm lần sau, em thề kô bao giờ để cho em bồ nào nhận mình là "anh trai" nữa. Nhục quá, 2 TÒA nhà lớn ở HN bị dính rồi, vợ em biết M lây virus cho em qua đường... thổi nến rồi, đang đòi em ra TÒA kia kìa, hu hu....


Lời của Tòa:
Đừng yêu nhau khi đôi lứa ở hai tòa nhà, hoặc có "chót" yêu thì nhớ đeo khẩu trang trong khi "yêu" nhé.


--------------------------

tiencuongn73
31-07-2009, 11:50
eo ôi ghê quá, mình nghi chắc cả nước bị đại dịch này quá nếu không có vacxin thì nguy rồi

cokhiviet
31-07-2009, 17:52
Cám ơn mọi người về thông tin.
------------------------------------------
http://www.cokhiviet.com.vn
http://www.kethep.com
http://www.kekhohang.com

hoangnamquan
31-07-2009, 21:10
thống kê chính thức là 764 em bị H1N1 cắn rùi. Vũng Tàu đang hồi hộp đây, Bà Rịa 9dã chính thức có ca nhiễm bệnh này

ĐỖ SƠN HẢI
01-08-2009, 14:29
Mình đang làm ngành du lịch mới khổ chứ

sutubien98
01-08-2009, 15:38
các bác có thông tin báo cáo ngay đi, hiện tại Hà Nội đã có tất cả bao nhiêu người nhiễm rồi, già trẻ gái trai phân loại rõ luôn nha :D

h4y_v4i_tru0ng
01-08-2009, 20:05
Hôm nay,ngày 1/8 tổng số ca nhiễm cúm H1N1 là 875 người.Hôm nay,cơ quan mình phát mỗi người 1 hộp khẩu trang 10 cái vải 3 lớp và khoanh vùng,eo ơi kinh không làm việc được.Mặc dù cơ quan mình chưa ai bị nhiêm cả.nhưng nhìu khách hàng quá nên.Trường Học ở HN cũng có rùi.Không biết trường của con mình có bị không,mình lo quá :(

cucai
01-08-2009, 20:08
Cúm này nó lây ghê quá nhưng đỡ là nó ít gây chết người nên cũng đỡ sợ. Không biết mai mốt nó có biến thể nào tăng khả năng gây chết người chắc có nước trốn trong nhà luôn.

DVE_nc1402
02-08-2009, 03:33
Cúm này nó lây ghê quá nhưng đỡ là nó ít gây chết người nên cũng đỡ sợ. Không biết mai mốt nó có biến thể nào tăng khả năng gây chết người chắc có nước trốn trong nhà luôn.

Ac ac. ai cũng nghĩ vì nó không gây chết người mà không sợ và không đề phòng thì potay. Mình vi dụ nhé! Bây giờ chỉ là vài trăm người hoặc thậm chí vài ngàn người nhiễm thì ok Bác sĩ có, bệnh viện có, thuốc có + cúm H1N1 không quá nguy hiểm => trị được. Nhưng với cái kiểu lây lan với cấp số nhân và dễ nh7 hiện nay và ai cũng không cảnh giác (vi nó không gây chết người mà) => đại dịch vài trăm ngàn người thậm chí vài triệu người thì lúc đó dù bạn có tiền cũng không có bệnh viện, bác sỉ, thuốc cho bạn điều trị H1N1 không gây chết người => không được điều trị => chết hàng loạt. Đó là chưa kể đến việc tranh giành bệnh viện, thuốc,.... nữa

0988338837
02-08-2009, 04:24
H1N1 làm nơi sản xuất khẩu trang bội thu trong thời kỳ khủng hoảng...phục thật

hecman8
02-08-2009, 12:45
Mấy người nói vậy thôi chứ tui thấy ở Việt Nam mình, bệnh gì cũng qua hết thôi. Dân việt chống bệnh như chỗng giặc vậy, vui lắm. Cần chi phải đè nặng làm gì, cứ cùng nhau chống thì con H1N1 có trốn đằng trời. Dân việt muôn năm.

TĂNG 1 KHẨU TRANG + GIẢM 1 CUỘC CHUYỆN + RỬA TAY BẰNG XP = Die vius H1N1

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

1 khẩu trang + 1 bánh xà phòng- giao tiếp không cần thiết= die virus H1N1

airstrike
03-08-2009, 22:25
ê thế cái khẩu trang y tế gì đó phòng chống h1n1 tốt ko các bạn mình đi lại nhiều nên thấy lo lo th hcm nay đa phần nghỉ học và lam nhiều lắm rồi
nhưng mình được biết sức đề khán của người VIỆT NAM chúng ta là vô địch mà hiii

ktvnguyenchien
04-08-2009, 13:40
Ca tử vong đầu tiên nghi cúm A/H1N1 tại Việt Nam
Cập nhật lúc 12h08, ngày 04/08/2009 -

Sáng 4/8, BS Lê Tấn Phùng, Trưởng phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế Khánh Hòa, xác nhận trường hợp bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 đầu tiên vừa tử vong do suy hô hấp lúc 23h45 ngày 3/8, tại khu cách ly, khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa.


Bệnh nhân tên là T.T.KL. (29 tuổi, trú tại 51/6 khu Thánh Gia, phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang, làm nghề bán phở) nhập Viện quân y 87 (Nha Trang) ngày 30/7.



Ngày 31/7, Viện Pasteur Nha Trang kết luận bệnh nhân dương tính với virus cúm A/H1N1. Quân y viện 87 và Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa đã điều trị bệnh nhân L theo đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, tình trạng bệnh diễn tiến xấu.



4h sáng ngày 3/8, chị L được chuyển viện sang Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa trong tình trạng viêm phổi, suy hô hấp, phải thở máy.



Bác sĩ Phùng cho biết, bệnh viện tỉnh đã lấy mẫu máu của bệnh nhân L sau khi bệnh nhân tử vong gửi xét nghiệm xem có dương tính với virus H5N1 hay không, để kết luận chính thức nguyên nhân tử vong do H1N1 hay do cả 2 loại virus. Hiện bệnh viện đang chờ kết quả.



Đầu giờ làm việc sáng 4/8, Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa đã báo cáo khẩn (qua điện thoại) lên Bộ Y tế và UBND Tỉnh về trường hợp nhiễm virus H1N1 tử vong này và đang soạn văn bản báo cáo chính thức.



Được biết, cháu Trần Ngọc H, 9 tuổi, con trai của chị L cũng nhiễm cúm A/H1N1, đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa từ 1/8. Từ khi có dịch, Khánh Hòa đã phát hiện và điều trị cho 23 ca nhiễm H1N1, trong đó có 1 ca bệnh nhi 13 tháng tuổi. Hiện còn 5 ca đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa và 1 ca bị cách ly, chờ kết quả xét nghiệm.

( Theo báo NLD)

huongct
04-08-2009, 16:53
Tại sao bên Y tế không thành lập lực lượng phản ứng nhanh cho từng địa bàn nhỉ ?. VD nếu có ai bị nghi cúm thì hãy ở yên một chổ trong nhà, gọi lực lượng đến để xử lý, như vậy sẽ ngăn ngừa được nguy cơ lây lan. Cứ nghĩ tới việc một người bệnh đi ra ngoài tiếp xúc biết bao người là nhức đầu rồi.
Tôi nghĩ lực lượng phản ứng nhanh nếu được trang bị xe chuyên dụng, có thiết bị khử trùng cho nhân viên, thì hiệu quả làm việc sẽ rất cao. Ở đâu có người nghi cúm sẽ đến xử lý ngay, cũng là cách để mọi ngừoi bớt lo lắng khi lỡ bị cúm.

cucai
04-08-2009, 18:39
Nghe đồn ở nước ngoài giờ không cách ly nữa do nhiều người nhiễm qua rồi.

Alien
04-08-2009, 18:50
Con số 800 mấy chỉ là con số thống kê được thôi, chứ thực tế số người bị nhiễm đã hàng ngàn rồi. Nhiều khi thấy hơi nóng sốt cũng chả buồn đi khám :D.

phuongvu
06-08-2009, 13:08
Ca tử vong đầu tiên do nhiễm cúm A/H1N1 tại VN

Ngày 4.8, Sở Y tế Khánh Hòa cho biết, trường hợp nữ bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 là T.T.K.L, 29 tuổi, trú tại phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa đã tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa vào 21 giờ 45 phút ngày 3.8, do suy hô hấp nặng.

Đây là bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 đầu tiên tử vong trong cả nước. Tuy nhiên, Sở Y tế Khánh Hòa cho biết: các cơ quan chuyên môn đang tiến hành các bước điều tra dịch tễ học để xác định chính xác nguyên nhân gây tử vong của bệnh nhân này.

Bệnh nhân T.T.K.L nhập viện ngày 30.7 tại Bệnh viện quân đội 87 và ngày 31.7 Viện Pasteur Nha Trang kết luận kết quả xét nghiệm dương tính với cúm A/H1N1. Đến sáng 3.8, do diễn biến bệnh có chiều hướng xấu hơn, bệnh nhân này được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa tiếp tục điều trị trong tình trạng suy hô hấp nặng, phải trợ thở bằng máy.

Hiện, thi thể của bệnh nhân T.T.K.L được xử lý vệ sinh theo đúng quy trình xử lý dịch trước khi mai táng.

Được biết, con ruột của bệnh nhân T.T.K.L tên là T.N.H, 9 tuổi, cũng bị nhiễm cúm A/H1N1 và đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, trong tình trạng sức khỏe ổn định dần.

Theo Sở Y tế Khánh Hòa, đến ngày 4.8, tỉnh Khánh Hòa đã có 23 trường hợp nhiễm cúm A/H1N1, trong đó 17 ca đã khỏi bệnh và xuất viện, 5 ca đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa.

TuanVipPro86
07-08-2009, 13:23
Câc bạn nên xem thông tin thêm về dịch cúm H1N1 tại đây để biết cách phòng tránh dịch cúm: http://ngoinhachungnet.com/forum/thoi-su-xa-hoi/5516-cum-h1n1.html

chuotnhocodon
12-08-2009, 09:38
Đã có ca thứ hai chết vì cúm rùi http://dantri.com.vn/c7/s7-343256/them-mot-ca-tu-vong-lien-quan-den-cum-ah1n1.htm.
Công ty tôi cũng có một thằng nghi ngờ bị nhiễm.Đang chờ xét nghiệm,nếu nó bị thì cũng hơi mệt đấy .

vthtrang
13-08-2009, 08:18
Hiện nay đã có khẩu trang nano bạc phòng tránh cúm, có tác dụng diệt khuẩn rất tốt :D
Để đặt mua mọi người có thể gửi mail đến địa chỉ hopv@vnu.edu.vn hoặc đến trực tiếp tại Phòng Thí nghiệm vật lý ứng dụng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), địa chỉ 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội.
Họ sẵn sàng cung cấp dù chỉ một vài chiếc với giá phi lợi nhuận là 35k/chiếc :D
Mọi người cứ yên tâm vì đây là phòng thí nghiệm vật lý ứng dụng trường ĐH KHTN trực tiếp cung cấp cơ mà ^^

tkviet
24-08-2009, 14:14
Buồn lắm VN ta ơi
-> Nguồn http://tintuc.timnhanh.com/xa-hoi/20090814/35A97781/Toi-di-dieu-tri-cum-AH1N1.htm

Tôi đi điều trị cúm A/H1N1

Tôi bị sốt cao và nhức mỏi toàn thân, đau rát họng. Trưa 3.8, tôi đến viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia (viện Nhiệt đới – Hà Nội). Sau khi thử máu hai lần, một bác sĩ người dỏng cao, trắng trẻo và nhiệt tình, dẫn tôi lên lầu 4, đi vào phía sau một tấm bảng ghi chữ đỏ: phòng cách ly.

Trưa 3.8, tại viện Nhiệt đới, hàng trăm bệnh nhân ngồi la liệt ở phòng chờ khám, người nhà và người nghi nhiễm ngồi lẫn lộn nhau tràn ra cả hành lang, ghế đá. Những người chờ đợi ở đây được các nhân viên y tế gọi là đối tượng nghi nhiễm. Trông họ mệt mỏi, đi đứng lờ vờ, nói năng lờ vờ, và như bản thân tôi, ruồi đậu trên mép mà cũng khó buồn đuổi.

2103918582_01

Người mặc áo trắng và đen là bệnh nhân cúm A/H1N1, người áo vàng là bạn vào bệnh viện thăm. Cả ba người này ra đi qua cầu vượt, sang đường Lê Thanh Nghị ăn cơm trưa. Ảnh: P.H

Ở phòng cách ly

Phòng cách ly nơi tôi “sinh sống” kể cũng kỳ lạ. Đó là bốn phòng đối diện nhau, chia làm hai dãy với khoảng gần 10 giường bệnh. Giường bệnh được làm bằng inox, chiếu nhựa, một toilet cáu bẩn. Từ phòng, nhìn qua tấm bảng “phòng cách ly” trông có vẻ chết người kia là hành lang. Chao ôi, la liệt bệnh nhân và người nhà nằm ngổn ngang. Mọi thứ có thể được tận dụng làm giường bệnh. Chăn, chiếu cói, chiếu nhựa, ghế xếp. Ai nấy mồ hôi nhớp nháp, ánh mắt đờ đẫn, cử chỉ mỏi mệt. Người ngồi kẻ nằm, người lấy máu, người truyền dịch. Và “phòng cách ly” của bệnh nhân H1N1 được “cách ly” với các bệnh nhân thường bằng một tấm bảng vô hồn trắng toát với thông báo chữ đỏ như vậy. Không một bảo vệ nào giám sát.

Đêm, trong viện Nhiệt đới, tôi nằm một phòng với ba giường trống, người mỏi nhừ, giấc ngủ chập chờn. Sáng ngày 4.8 khoảng 8h, đang ngủ, tiếng đập cửa thình thình. Một nhân viên mặc áo blouse dẫn vào thêm bốn “bệnh nhân dương tính” từ lầu trên xuống. Anh ta bảo: “Anh kia sang đây. Ba cô vào phòng này”.

Phòng cách ly tôi dọn sang ở đối diện, khoảng 6m2, có một giường, quạt và tủ lạnh, tivi. Phòng này vốn là phòng dịch vụ, bình thường nếu bệnh nhân ở đó mỗi bệnh nhân phải trả 150 ngàn/ngày. Cả tôi và một bệnh nhân khác, chỉ có một giường nhưng ở hai người. Tôi xin thêm một ghế xếp, chứ phòng bé, nóng nực thế này mà hai người đàn ông “thượng” trên một giường khổ 1 x 1,8m thì cực quá. Lát sau, nhân viên mặc blouse mang đến một giường xếp. Tôi nhìn kỹ, chất vải nilông trên ghế xếp loang lổ các vết máu đã khô, chất dịch và một thứ hổ lốn khác. Tôi phản ánh chuyện này lên một điều dưỡng viên và nhận được trả lời: “Ở đây chỉ có 21 ghế xếp như thế này. Chúng tôi đã sát trùng nó. Nếu anh không nằm thì tôi cũng chịu thôi. Bệnh viện không có cách nào khác”. Tôi xin một ghế xếp khác. Đúng như nhân viên này nói, vẫn những vết máu loang lổ... Hãi quá, tôi xin một cái chăn, trải xuống rồi nằm lên đó.

Điều trị

Nói cách ly nhưng chúng tôi được phát thuốc để uống ngày hai lần, trong đó một loại thuốc được coi là đặc trị virút H1N1 là Tamiflu.

Ngày 5.8, học sinh và giáo viên trường Lômônôxốp, nơi phát hiện ổ dịch trong trường học đầu tiên tại Hà Nội là một trong những bệnh nhân dương tính với cúm A/H1N1 được bệnh viện bố trí vào khu vực cách ly thuộc phòng 412. Gọi là phòng cách ly, nhưng người nhà bệnh nhân vẫn có thể ngủ lại mà không gặp bất kỳ sự kiểm tra nào của người có trách nhiệm.

Trên hành lang các phòng cách ly 411, 412, 413..., người ta dựng lên tấm biển với dòng chữ “khu vực cách ly”, màu đỏ. Nhưng ngay trước mặt tấm biển đó, nhiều bệnh nhân bị các bệnh khác đang được bác sĩ truyền dịch, khám, tiêm. Trưa 7.8, những bệnh nhân nhiễm H1N1 chưa được xuất viện vì kết quả kiểm tra vẫn dương tính. Cửa sổ những phòng cách ly này mở toang hoác, nhìn xuống đường và bệnh viện Bạch Mai ngay trước mắt. Một số bệnh nhân cúm A/H1N1 không đeo khẩu trang, thay vì mặc quần áo bệnh viện, họ lại mặc đồ bình thường, có thể đi ra khỏi khu vực cách ly và tiếp cận với nhiều bệnh nhân đang điều trị ở phòng bệnh khác, thậm chí có thể xuống đường như bất kỳ ai.

Theo ghi nhận của phóng viên, có khá nhiều người ra vào những khu vực điều trị bệnh nhân cúm A/H1N1 mà không đeo khẩu trang, đặc biệt nhiều bệnh nhân bị các bệnh khác điều trị gần khu cách ly vài bước chân, nhưng hoàn toàn không đeo khẩu trang y tế phòng cúm.

1437534605_02

Sau đó cả ba người hoà vào dòng người trên đường Giải Phóng, trở về bệnh viện (ảnh chụp qua video clip). Ảnh: P.H

Ra phố ăn cơm bụi, lướt net

Một bệnh nhân ở đây khẳng định, khi biết tin bị nhiễm H1N1, họ luôn nhận được điện thoại của y tế phường, y tế quận hỏi địa chỉ để đến sát trùng, cách ly... Ở ngoài, nghe rất nghiêm túc và quyết liệt, nhưng tại nơi điều trị, những bệnh nhân được kiểm soát quá lỏng lẻo, không gặp sự nhắc nhở hay cảnh báo gì. Một bệnh nhân nữ ở đây khẳng định, mặc dù đang dương tính với cúm A/H1N1, nhưng nhiều đêm họ vẫn rủ nhau đi chơi, ra phố uống cà phê! Nói xong câu này, bệnh nhân nữ lấy điện thoại ra gọi nhóm bạn đang điều trị bệnh, hỏi đang chơi ở đâu, và hứa hẹn sẽ cho tôi đi cùng vào lần khác.

Trưa 5.8, có ba thanh niên lên phòng 412, qua trao đổi, biết họ rủ bệnh nhân nữ ở phòng này ra quán cơm để ăn trưa nên chúng tôi quyết tâm đi theo để mục sở thị. Trút bỏ bộ quần áo bệnh nhân, những người này mặc đồ thường phục bước ra từ phòng 412 ra khu vực bệnh nhân sốt xuất huyết đang điều trị để vào thang máy. Với bộ quần áo thường phục, những người này dễ dàng ra khỏi nơi cách ly, thoát ra toà nhà bệnh viện rồi hướng qua đoạn đường bệnh viện Bạch Mai để ra cầu vượt trước mắt. Mới ra khỏi bệnh viện một đoạn, cả ba người đã tháo khẩu trang khỏi miệng, đi lại bình thường như người nhà bệnh nhân.

Khoảng 12h trưa 5.8, từ quán cơm bên kia đường Giải Phóng, ba người này hướng lên cầu vượt để trở vào bệnh viện. Cả ba hoàn toàn không đeo khẩu trang. Họ đi giữa đám người đông đúc trên cầu vượt cho người đi bộ, thản nhiên đi qua vị trí máy quay mà chúng tôi đặt trước để hoà vào dòng người nườm nượp trên đường Giải Phóng. Trong cầu thang máy của viện Nhiệt đới, trả lời phóng viên, người mặc áo phông trắng cho biết đang học tại trường Lômônôxốp, nơi mà trước đó phát hiện ổ dịch đầu tiên tại trường học ở miền Bắc.

Trò chuyện với chúng tôi, một bệnh nhân cúm thành thật: Nếu muốn mua thức ăn bên ngoài bệnh viện thì cứ mặc quần áo bình thường đi ra. Mấy hôm trước bọn em đi chơi, nhưng bây giờ bạn “cầm đầu” về mất rồi. Tối qua, mấy bạn đó ra ngoài kia thuê đĩa về xem trên laptop. Những bạn này còn dẫn em đi uống cà phê. Buồn cười nhất là cách đây mấy hôm, có năm người bạn của em bị dương tính với H1N1 nhưng vẫn trốn viện vào quán net rồi đóng kín cửa lại. Chủ quán nói “có ai bị cúm đâu mà các cậu phải bịt thế này”, thế là các bạn ấy tháo hết khẩu trang ra. Sau này em hỏi vì sao làm thế, các bạn ấy nói ai “đen” thì phải chịu!

Mỗi lần bác sĩ vào hỏi nhiệt độ, các bạn ấy cứ sờ tay lên trán rồi nói: “Bảo hộ bác sĩ là tao 36 độ nhé, tao 35 độ nhé”. Có bạn vào đây từ hôm thứ năm nhưng vẫn chưa xét nghiệm được, vì bác sĩ không tìm được bạn ấy, tới hôm qua mới lấy được máu để xét nghiệm.

Long_Phung
06-09-2009, 14:19
Bệnh nhân thứ ba tử vong vì H1N1
(Dân trí) - Bệnh nhân được chuyển đến viện trong tình trạng sốt cao 40 độ C, chẩn đoán ban đầu là viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp, có dấu hiệu rối loạn tâm thần. Sau khi tử vong, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với virus H1N1.
Đây là ca tử vong thứ hai tại TPHCM và là ca thứ ba trên toàn quốc liên quan đến cúm A/H1N1.

Theo nguồn tin từ Sở Y tế TPHCM, bệnh nhân tên Nguyễn Thị X., 56 tuổi, ngụ tại Q. Bình Thạnh, có tiền sử với bệnh tâm thần. Ngày 3/9, bà X bị sốt cao đến 40 độ C, được người nhà đưa vào bệnh viện tâm thần thành phố cấp cứu.


Đến tối ngày 3/9, bà X được chuyển đến BV Nhân dân Gia Định



Tại đây, bệnh nhân đã được xét nghiệm cúm A/H1N1 và điều trị bằng Tamiflu.



Theo chẩn đoán ban đầu của BV Nhân dân Gia Định, bệnh nhân bị viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp, có dấu hiệu rối loạn tâm thần.



Đến chiều ngày hôm sau (4/9), bệnh nhân N.T.X đã tử vong. Kết quả xét nghiệm PCR sau đó cho thấy, bệnh nhân X. dương tính với virus cúm A/H1N1.

Nguồn:
http://dantri.com.vn/c20/s20-348369/benh-nhan-thu-ba-tu-vong-vi-h1n1.htm

anhblog.net
09-09-2009, 11:02
Bệnh nhân H1N1 thứ tư tại VN tử vong

Sau ba ngày mệt, khó thở, sốt, ho khạc đàm vàng, 20h30 ngày 7/9, nam bệnh nhân 51 tuổi, ngụ tại huyện Bình Chánh, TP HCM đã tử vong. Kết quả xét nghiệm sau đó cho thấy, người này dương tính với H1N1.

Đại diện Sở Y tế TP HCM cho biết, bệnh nhân nhập viện Nguyễn Tri Phương trong tình trạng thở nhanh, phù chân, phổi ran. Ngoài kết quả dính H1N1, người bệnh còn bị cao huyết áp, tiểu đường, bệnh cơ tim, suy thận mãn và viêm phổi.

Bệnh viện đã điều trị cấp cứu bằng hỗ trợ ôxy, cho uống Tamiflu, trợ tim, truyền hồng cầu lắng nhưng tình hình không cải thiện. Bệnh nhân yếu dần, khó thở do suy hô hấp và tử vong.

Nguồn lây bệnh đang được Trung tâm y tế dự phòng thành phố xác định, tuy nhiên trước mắt, những người tiếp xúc với bệnh nhân đã được giám sát cách ly.

Đây là ca tử vong thứ ba tại TP HCM và là ca thứ tư tại VN chết có liên quan đến cúm H1N1.

Ông Phan Văn Nghiệm, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế, cho biết, tất cả trường hợp tử vong dương tính với cúm tại TP HCM đều là người mắc bệnh mãn tính như: hội chứng Down, bệnh tâm thần và suy thận mãn.

Từ ngày 31/5 đến nay, VN phát hiện gần 3.800 trường hợp nhiễm H1N1. Riêng ngày 8/9, TP HCM có thêm 93 ca dương tính.

Nguồn : http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2009/09/3BA133FF/

heroic
09-09-2009, 13:16
Hãy tự bảo vệ mình trước dịch cúm H1N1!
Chúng tôi cung cấp gel tay diệt khuẩn Cliness với 2 loại Cliness Kids dành cho trẻ em và Cliness Pro Nano Silver dùng cho cả gia đình. Hiện có các loại tuýp 70ml, chai 200ml, 500ml và 1000ml
- Giúp bảo vệ và phòng tránh các bệnh dễ lây nhiễm như cúm H1N1, tiêu chảy cấp, đau mắt đỏ...
- Tay sạch và khô chỉ trong vòng 1 phút
- Vô cùng thuận tiện do không cần nước và khăn lau
- Dễ dàng mang theo đến nơi làm việc, trường học, đi công tác, du lịch...
- Có chất dưỡng da giúp da mềm mại, hương thơm dịu rất dễ chịu.
Các cơ quan, trường học, tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu xin liên hệ:



CTY TNHH TM&DV DƯỢC PHẨM KIM KHÁNH

Địa chỉ: 340C/22 Hoàng Văn Thụ, F4, Q.Tân Bình, TP.HCM

Điện thoại: 08.6293043 - 22439197 fax:08.62966033

Long_Phung
10-09-2009, 13:37
Ca thứ 5 tử vong do H1N1!
Chiều 9-9, Bộ Y tế đã chính thức xác nhận đến nay cả nước có 5 ca tử vong do nhiễm cúm A/H1N1. Trong đó 3 ca ở TP.HCM, 1 ca ở Khánh Hòa và 1 ca ở Đồng Nai.

Ông Cao Trọng Ngưỡng - giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai cho biết:-ca tử vong đầu tiên do nhiễm cúm A/H1N1 ở tỉnh này là bệnh nhi người dân tộc thiểu số tên T.L. (nam), 9 tuổi, trú tại ấp Đồi Rìu, xã Xuân Tân, thị xã Long Khánh, tử vong tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.

Theo bác sĩ Nguyễn Lê Đa Hà, giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, bệnh nhi T.L. theo cha mẹ làm rẫy tại ấp Gia Huynh, Tánh Linh và bị bệnh từ ngày 29-8. Ngày 2-9 gia đình đưa T.L. đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh.

Ngày 3-9, bệnh nhi được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai trong tình trạng sức khỏe yếu, viêm phổi nặng, bệnh diễn tiến nhanh, tổn thương đa chức năng. Bệnh nhi được bác sĩ điều trị theo phác đồ đối với bệnh nhân cúm A/H1N1. Ngày 5-9, mẫu bệnh phẩm của cháu bé được xác định dương tính với virus cúm A/H1N1.

Do bệnh nhi được phát hiện, điều trị quá trễ dẫn đến suy hô hấp nặng, suy tim; lại trong tình trạng suy dinh dưỡng nên dù các bác sĩ đã rất cố gắng điều trị nhưng bệnh nhi đã qua đời vào sáng 6-9.

Theo ông Ngưỡng, đến nay Đồng Nai đã có 125 trường hợp nhiễm cúm A/H1N1, trong đó có 8 trường học có học sinh nhiễm và 4 công ty có công nhân nhiễm.

Nguồn: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=336000&ChannelID=12

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Tin thêm:
Bé trai 9 tuổi dương tính với H1N1 tử vong
(Dân trí) - Lúc 10h45 phút sáng nay, tại Bệnh viện Nhi đồng tỉnh Đồng Nai, một bé trai 9 tuổi sống tại Bình Thuận đã tử vong. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với cúm A/H1N1. Đây là trường hợp tử vong thứ 5 có liên quan với H1N1.
6 ngày, 3 ca tử vong do cúm A

Tại cuộc họp Giao ban phòng chống đại dịch cúm ở người chiều 9/9, ông Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) cho biết: Khi em có biểu hiện sốt (ngày 29/8), gia đình đã tự mua thuốc, điều trị cho em tại nhà. Đến ngày 2/9, em vẫn chưa dứt sốt, gia đình mới đưa vào điều trị tại bệnh viện Khánh Linh, Bình Thuận. Sau đó, bệnh nhân tiếp tục được chuyển tới bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh.

Tuy nhiên, sau một ngày điều trị, bệnh nhi không biến chuyển tốt nên ngày 3/9 em đã được chuyển tới Viện Nhi đồng Đồng Nai trong tình trạng sốt li bì, chụp X-quang thấy viêm phổi, bệnh tiến triển nhanh. Nghi ngờ nhiễm cúm A/H1N1 và viêm màng não nên bệnh nhân được điều trị bằng thuốc Tamiflu và kháng sinh, đồng thời lấy máu xét nghiệm. Đến ngày 5/9 Viện Paster Hồ Chí Minh trả lời kết quả dương tính cúm A/H1N1.

Dù được tiếp tục điều trị tích cực, cho thở máy nhưng đến máy nhưng đến 10h45 phút ngày 9/9, bệnh nhi đã tử vong.

Về ca tử vong này, ông Lương Ngọc Khuê, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết, theo chẩn đoán ban đầu rất có thể bệnh nhi tử vong do nhiễm cúm A/H1N1 trên nền viêm não.

Về 2 trường hợp tử vong trước đó, cả 2 bệnh nhân đều có bệnh mãn tính phối hợp với cúm A/H1N1. Cụ thể trường hợp Nguyễn Thị X. (56 tuổi, ngụ tại Q. Bình Thạnh, TPHCM) tử vong ngày 4/9 có tiền sử với bệnh tâm thần; Dương Văn T. (51 tuổi) tử vong ngày 7/9 có tiền sử mắc rất nhiều bệnh mãn tính là suy thận mãn giai đoạn cuối, thiếu máu cơ tim, đái tháo đường, cao huyết áp….

Như vậy, tính đến nay, Việt Nam đã có 5 ca tử vong trên tổng số 4.060 ca nhiễm cúm A/H1N1 được ghi nhận. Trong đó, chỉ riêng từ ngày mùng 4-9/9 đã có liên tiếp 3 ca tử vong liên quan đến cúm A/H1N1.

Vì thế, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn đề nghị Cục Quản lý Khám chữa bệnh cần xem xét kỹ lại 5 ca tử vong này, đặc biệt ca bệnh tại Đồng Nai, vì cúm A/H1N1 thường không biểu hiện sốt cao li bì. Dù đã khẳng định bệnh nhân dương tính cúm A/H1N1, nhưng có thể tử vong do bệnh lý viêm não chứ không phải là do cúm. Cục Quản lý Khám chữa bệnh cần cử một đoàn chuyên gia vào Đồng Nai, TPHCM phối hợp tìm hiểu thực tế chi tiết các ca bệnh để làm bài học cho tất cả các bệnh viện trong cả nước về điều trị bệnh nhân cúm A/H1N1, kể cả các bệnh nhân cúm đồng thời mắc các bệnh mãn tính, nếu điều kiện điều trị tốt thì cũng không nguy hiểm.

Nhiều ca bệnh cảnh nặng như cúm A/H5N1

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Kính, Viện trưởng Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia cho biết: "Hiện tại Viện không còn tình trạng quá tải bệnh nhân cúm do phối hợp tốt với các bệnh viện vệ tinh, điều trị bệnh nhân cúm A/H1N1 ngay tại tuyến cơ sở".

Tuy nhiên ở Viện hiện đang điều trị cho hai ca cúm A/H1N1 có biểu hiện viêm phổi nặng tới mức lúc đầu các bác sĩ nghi ngờ cúm A/H5N1. Hai trường hợp này đều là người lớn, một 19 tuổi, một 26 tuổi; không có bệnh mãn tính và khi mới nhập viện tuyến dưới biểu hiện bệnh cảnh giống cúm nên đã chuyển lên tuyến trên trong tình trạng khó thở, đau ngực. Tại đây, hai bệnh nhân được chụp X-quang thấy viêm phổi lan tỏa cả hai bên, diễn biến viêm phổi rất nhanh, bệnh cảnh nặng giống cúm A/H5N1. Nhưng kết quả xét nghiệm PCR đã khẳng định bệnh nhân dương tính cúm A/H1N1. Sau khi được cấp cứu, thở máy, điều trị Tamiflu kết hợp kháng sinh chống bội nhiễm, nâng cao thể trạng, hiện tình trạng bệnh đã khá hơn và tiên lượng cứu sống được hai ca bệnh này.

Trước lo ngại của nhiều người về khả năng biến đổi của virus cúm A/H1N1, gây diễn tiến bệnh nhanh, nặng ở bệnh nhân, ông Kính cho rằng chưa có cơ sở cho thấy sự biến đổi gen của virus. Bình thường, cúm A/H1N1 vẫn biểu hiện nặng ở những người khỏe mạnh và có thể dẫn đến tử vong. Nhưng điều này hoàn toàn bình thường, giống với một số bệnh truyền nhiễm nói chung, điển hình như cúm mùa. Hơn nữa, các ca bệnh cảnh nặng tại Viện đều đã được xét nghiệm PCR và chỉ tìm thấy virus cúm A/H1N1. Kết quả phân lập gen của Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ thì cúm A/H1N1 vẫn ổn định kháng nguyên, chưa có sự biến đổi.

“So với tỷ lệ tử vong cúm A/H1N1 trên thế giới và tỷ lệ tử vong do cúm mùa thì số ca tử vong 5/4.060 ca nhiễm cúm A/H1N1 tại Việt Nam còn rất thấp. Tuy vậy, diễn biến, bệnh cảnh lâm sàng loại cúm này còn đa dạng, phong phú nên chúng ta không thể chủ quan. Nhất là hiện nay, thời tiết vẫn nóng bức nên virus không có điều kiện phát triển mạnh; thời tiết lạnh dần, số bệnh nhân mắc nhiều hơn, sẽ xuất hiện nhiều bệnh nhân nặng vì thế càng không được chủ quan. Mọi người cần nhớ, cúm A/H1N1 biểu hiện nhẹ, nhưng vẫn cần theo dõi, phát hiện, điều trị sớm. Khi thấy khó thở, đặc biệt là ở trẻ em, người già cần đưa ngay tới bệnh viện để được điều trị tốt nhất, hạn chế nguy cơ tử vong do biến chứng”, TS Kính cảnh báo.
Nguồn: http://dantri.com.vn/c7/s7-349163/be-trai-9-tuoi-duong-tinh-voi-h1n1-tu-vong.htm

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Tin thêm:
Bé trai 9 tuổi dương tính với H1N1 tử vong
(Dân trí) - Lúc 10h45 phút sáng nay, tại Bệnh viện Nhi đồng tỉnh Đồng Nai, một bé trai 9 tuổi sống tại Bình Thuận đã tử vong. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với cúm A/H1N1. Đây là trường hợp tử vong thứ 5 có liên quan với H1N1.
6 ngày, 3 ca tử vong do cúm A

Tại cuộc họp Giao ban phòng chống đại dịch cúm ở người chiều 9/9, ông Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) cho biết: Khi em có biểu hiện sốt (ngày 29/8), gia đình đã tự mua thuốc, điều trị cho em tại nhà. Đến ngày 2/9, em vẫn chưa dứt sốt, gia đình mới đưa vào điều trị tại bệnh viện Khánh Linh, Bình Thuận. Sau đó, bệnh nhân tiếp tục được chuyển tới bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh.

Tuy nhiên, sau một ngày điều trị, bệnh nhi không biến chuyển tốt nên ngày 3/9 em đã được chuyển tới Viện Nhi đồng Đồng Nai trong tình trạng sốt li bì, chụp X-quang thấy viêm phổi, bệnh tiến triển nhanh. Nghi ngờ nhiễm cúm A/H1N1 và viêm màng não nên bệnh nhân được điều trị bằng thuốc Tamiflu và kháng sinh, đồng thời lấy máu xét nghiệm. Đến ngày 5/9 Viện Paster Hồ Chí Minh trả lời kết quả dương tính cúm A/H1N1.

Dù được tiếp tục điều trị tích cực, cho thở máy nhưng đến máy nhưng đến 10h45 phút ngày 9/9, bệnh nhi đã tử vong.

Về ca tử vong này, ông Lương Ngọc Khuê, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết, theo chẩn đoán ban đầu rất có thể bệnh nhi tử vong do nhiễm cúm A/H1N1 trên nền viêm não.

Về 2 trường hợp tử vong trước đó, cả 2 bệnh nhân đều có bệnh mãn tính phối hợp với cúm A/H1N1. Cụ thể trường hợp Nguyễn Thị X. (56 tuổi, ngụ tại Q. Bình Thạnh, TPHCM) tử vong ngày 4/9 có tiền sử với bệnh tâm thần; Dương Văn T. (51 tuổi) tử vong ngày 7/9 có tiền sử mắc rất nhiều bệnh mãn tính là suy thận mãn giai đoạn cuối, thiếu máu cơ tim, đái tháo đường, cao huyết áp….

Như vậy, tính đến nay, Việt Nam đã có 5 ca tử vong trên tổng số 4.060 ca nhiễm cúm A/H1N1 được ghi nhận. Trong đó, chỉ riêng từ ngày mùng 4-9/9 đã có liên tiếp 3 ca tử vong liên quan đến cúm A/H1N1.

Vì thế, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn đề nghị Cục Quản lý Khám chữa bệnh cần xem xét kỹ lại 5 ca tử vong này, đặc biệt ca bệnh tại Đồng Nai, vì cúm A/H1N1 thường không biểu hiện sốt cao li bì. Dù đã khẳng định bệnh nhân dương tính cúm A/H1N1, nhưng có thể tử vong do bệnh lý viêm não chứ không phải là do cúm. Cục Quản lý Khám chữa bệnh cần cử một đoàn chuyên gia vào Đồng Nai, TPHCM phối hợp tìm hiểu thực tế chi tiết các ca bệnh để làm bài học cho tất cả các bệnh viện trong cả nước về điều trị bệnh nhân cúm A/H1N1, kể cả các bệnh nhân cúm đồng thời mắc các bệnh mãn tính, nếu điều kiện điều trị tốt thì cũng không nguy hiểm.

Nhiều ca bệnh cảnh nặng như cúm A/H5N1

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Kính, Viện trưởng Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia cho biết: "Hiện tại Viện không còn tình trạng quá tải bệnh nhân cúm do phối hợp tốt với các bệnh viện vệ tinh, điều trị bệnh nhân cúm A/H1N1 ngay tại tuyến cơ sở".

Tuy nhiên ở Viện hiện đang điều trị cho hai ca cúm A/H1N1 có biểu hiện viêm phổi nặng tới mức lúc đầu các bác sĩ nghi ngờ cúm A/H5N1. Hai trường hợp này đều là người lớn, một 19 tuổi, một 26 tuổi; không có bệnh mãn tính và khi mới nhập viện tuyến dưới biểu hiện bệnh cảnh giống cúm nên đã chuyển lên tuyến trên trong tình trạng khó thở, đau ngực. Tại đây, hai bệnh nhân được chụp X-quang thấy viêm phổi lan tỏa cả hai bên, diễn biến viêm phổi rất nhanh, bệnh cảnh nặng giống cúm A/H5N1. Nhưng kết quả xét nghiệm PCR đã khẳng định bệnh nhân dương tính cúm A/H1N1. Sau khi được cấp cứu, thở máy, điều trị Tamiflu kết hợp kháng sinh chống bội nhiễm, nâng cao thể trạng, hiện tình trạng bệnh đã khá hơn và tiên lượng cứu sống được hai ca bệnh này.

Trước lo ngại của nhiều người về khả năng biến đổi của virus cúm A/H1N1, gây diễn tiến bệnh nhanh, nặng ở bệnh nhân, ông Kính cho rằng chưa có cơ sở cho thấy sự biến đổi gen của virus. Bình thường, cúm A/H1N1 vẫn biểu hiện nặng ở những người khỏe mạnh và có thể dẫn đến tử vong. Nhưng điều này hoàn toàn bình thường, giống với một số bệnh truyền nhiễm nói chung, điển hình như cúm mùa. Hơn nữa, các ca bệnh cảnh nặng tại Viện đều đã được xét nghiệm PCR và chỉ tìm thấy virus cúm A/H1N1. Kết quả phân lập gen của Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ thì cúm A/H1N1 vẫn ổn định kháng nguyên, chưa có sự biến đổi.

“So với tỷ lệ tử vong cúm A/H1N1 trên thế giới và tỷ lệ tử vong do cúm mùa thì số ca tử vong 5/4.060 ca nhiễm cúm A/H1N1 tại Việt Nam còn rất thấp. Tuy vậy, diễn biến, bệnh cảnh lâm sàng loại cúm này còn đa dạng, phong phú nên chúng ta không thể chủ quan. Nhất là hiện nay, thời tiết vẫn nóng bức nên virus không có điều kiện phát triển mạnh; thời tiết lạnh dần, số bệnh nhân mắc nhiều hơn, sẽ xuất hiện nhiều bệnh nhân nặng vì thế càng không được chủ quan. Mọi người cần nhớ, cúm A/H1N1 biểu hiện nhẹ, nhưng vẫn cần theo dõi, phát hiện, điều trị sớm. Khi thấy khó thở, đặc biệt là ở trẻ em, người già cần đưa ngay tới bệnh viện để được điều trị tốt nhất, hạn chế nguy cơ tử vong do biến chứng”, TS Kính cảnh báo.
Nguồn: http://dantri.com.vn/c7/s7-349163/be-trai-9-tuoi-duong-tinh-voi-h1n1-tu-vong.htm

mr.annt
11-09-2009, 12:23
Nghe nói khám chữa cúm H1N1 là free

mà sao lại nghe thông tin là nộp trước 2mil

sau khi khám xong nếu có bệnh H1N1 thì sẽ được hoàn trả, còn ko thì mất luôn..

thông tin nào là chính xác vậy các bạn ?

nino
16-09-2009, 13:07
Giờ nó đã tới Cần Thơ, đám nhỏ ở Trường Võ Trường Toản lãnh đầu tiên, hôm nay trường đã phải nghỉ học... trong mấy đứa lớp 2 bị thì có 1 con bé ở gần nhà..., chán thiệt.

ktvnguyenchien
23-09-2009, 20:22
Ca tử vong thứ 10 liên quan với cúm A/H1N1 tại Việt Nam
Chiều 23/9, ông Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế), xác nhận ca tử vong thứ 10 do cúm A/H1N1 tại Việt Nam.Đây là trường hợp tử vong thứ 2 tại tỉnh bến tre trong vòng hơn 10 ngày trở lại đây.
Bệnh nhân là T.T.V (nữ, 59 tuổi) khởi bệnh ngày 16/9 với triệu chứng ho, khó thở. Bệnh nhân đến khám tại bệnh viện huyện với biểu hiện co kéo cơ hô hấp và được chuyển lên bệnh viện tỉnh ngày 17/9 với biểu hiện khó thở, môi tím, sốt.

Tại đây, bệnh nhân V. được chẩn đoán suy hô hấp, viêm phổi nặng. Bệnh nhân này đồng thời mắc hai bệnh mãn tính là suy thận giai đoạn cuối và đái tháo đường giai đoạn 2. Ngay lập tức, bệnh nhân được điều trị kháng sinh và lợi tiểu. Thấy tiên lượng bệnh nhân nặng, nên bệnh viện tỉnh đã chuyển bệnh nhân này lên bệnh viện Chợ Rẫy.

Tại bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân được chạy thận nhân tạo từ ngày 17-19 và tiếp tục được điều trị tình trạng viêm phổi và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm cúm A/H1N1. Tuy nhiên, tình trạng bệnh không đỡ hơn mà ngày càng có biểu hiện mệt, khó thở. Đến ngày 21/9, bệnh nhân khó thở, xử lý bóp bóng cũng không đỡ nên gia đình xin về và tử vong lúc 19h45 phút ngày 21/9.

Đến ngày 21/9, Viện Paster Hồ Chí Minh trả lời dương tính cúm A/H1N1. Kết luận bệnh nhân tử vong do suy hô hấp, suy thận giai đoạn cuối, đái tháo đường giai đoạn 2.

Như vậy, tính đến nay, Việt Nam đã có 10 ca tử vong có liên quan đến cúm A/H1N1, trong đó, 9 trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính nặng kèm theo.

Nguồn: Dân trí (http://dantri.com.vn/c7/s7-352093/ca-tu-vong-thu-10-lien-quan-voi-cum-ah1n1-tai-viet-nam.htm)

nino
23-09-2009, 20:37
Thường thì các ca tử vong do nhập viện quá trễ, bệnh tình đã quá nặng, vì vậy khi các bác cần cẩn thận chữa trị sớm, đừng chủ quan với bệnh này :(

Bạch Linh
24-09-2009, 11:53
Thường thì các ca tử vong do nhập viện quá trễ, bệnh tình đã quá nặng, vì vậy khi các bác cần cẩn thận chữa trị sớm, đừng chủ quan với bệnh này :(

Chú Ninh nói đúng, bây giờ nếu thấy trong người có triệu chứng nóng sốt thì nên đi khám ngay. Nếu để kéo dài sẽ dẫn đến suy hô hấp là dễ mất mạng lắm.

Bạch Linh mới có người bạn bị và được cách ly, sau hai ngày cho kết quả âm tính vì bị cúm thông thường. Mừng ghê luôn.

boyxda
24-09-2009, 22:46
hic hic bây giờ coi thường thằng h1n1 này rồi,trường xây dựng hơn chục chú bị h1n1 mà cuộc sống vẫn không hề thay đổi như mọi ngày.mỗi cái phát khẩu trang lẻ tẻ vài cái,đứa đeo đứa không đeo.đeo xong về nhà gặp đứa không đeo thế là hòa cả làng.báo chí đợt này cũng chán chả thèm nói về h1n1 nữa

hopthuthoai8890
30-09-2009, 11:39
Cúm H1N1 đã dần được coi là một bệnh bình thường rùi mà các bạn. Bên Sing thậm chí còn k để bệnh nhân nhập viên nữa mà chỉ phát thuốc và cho về nhà tự điều trị thôi.

shuto_uke
04-10-2009, 16:11
Nghe nói ở khu trường ĐHQG Hà Nội đã có H1N1 rồi.

litrungsu
04-10-2009, 20:15
trong trường ĐH Thủy lợi cũng dính chưởng.

nino
05-10-2009, 13:43
Cúm H1N1 đã dần được coi là một bệnh bình thường rùi mà các bạn. Bên Sing thậm chí còn k để bệnh nhân nhập viên nữa mà chỉ phát thuốc và cho về nhà tự điều trị thôi.

Việt Nam cũng tính điều trị ngoại trú... bệnh nhiều quá bệnh viện chứa đâu cho hết đây... lo lắng quá :no:

gon87
05-10-2009, 13:46
Hum nay nghe mấy phòng trong KTX phải sơ tán do có mấy tên có dấu hiệu H1N1. Đang chờ xét nghiệm, Kiểu này nó lây qua cả mình quá. Lỡ tiếp xúc với nhiều mạng KTX. :no: :no: :no:

nino
05-10-2009, 13:46
Hum nay nghe mấy phòng trong KTX phải sơ tán do có mấy tên có dấu hiệu H1N1. Đang chờ xét nghiệm, Kiểu này nó lây qua cả mình quá. Lỡ tiếp xúc với nhiều mạng KTX. :no: :no: :no:

ặc , chít bác Gòn rồi!

ngô đại nguyên
07-10-2009, 17:19
H1N1 cũng chẳng có gì là ghê gớm lắm đâu moi người ạ, chỉ cần chúng ta chủ động phòng tránh thì sẽ không mắc phải thôi mà

namln
12-10-2009, 09:27
Hôm kia bị sốt liệt giường, chóng mặt nhức đầu buồn nôn, cứ tưởng bị dính rồi chứ. May mà đã được 1 viên Panadol cứu sống :d

thinhpd
12-10-2009, 17:25
co gang giu sk bang choi the thao dieu dieu

justdied
12-10-2009, 22:42
- Hic, mới sốt xong, hên mà uống thuốc lại khỏe.. Làm mình cứ lo mãi..Dạo này đi học còn bị bấm thân nhiệt, thằng bạn nó thức khuya, mần cafe .. sáng ra bấm 40 độ C. Giáo viên hết hồn :)

mt37
14-10-2009, 08:14
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cách đơn giản nhất để phòng H1N1 là dùng khẩu trang y tế. Các bác có nhu cầu mua khẩu trang y tế số lượng lớn xin mời liên hệ với em: Tuấn 0983.99.88.63 hoặc Hằng 0983.813.863. Giá chỉ từ 1.500 đồng / chiếc. Còn có giá tốt hơn cho đại lý. Chi tiết http://muare.vn/raovat/2349656.ttvn

tieuyeuz
15-10-2009, 16:01
http://codeprovn.com/forums/index.php

stml
15-10-2009, 16:06
Hì, k biết chỗ các bác thế nào chứ chỗ em, trường THPT miền núi hẳn hoi nhá, cúm đầy ra. Như lớp em, 46 hs thì 100% đều phải vào viện. Nhẹ thì mang thuốc về uống, nặng thì cách li hê hê

nqbinh123456789
29-10-2009, 15:44
Thông điệp về A(H1N1) là : Hẫy vệ sinh cá nhân sạch sẽ và uống nhiều rượu vào thì không sợ cúm nữa!

cokhiviet
31-10-2009, 12:21
Cái vụ này làm cho mấy công ty sản xuất khẩu trang bội thu. Năm rồi mình bán hàng cho 1 công ty may khẩu trang diện tích có 1000 m2. Tháng 11 này nó khởi công xây cái nhà máy 18000 m2. ghê thật.

luathai
05-11-2009, 22:52
Tuy bênh có lây lan nhanh xong lại dễ điều trị thôi nên cũng không lo ngại lắm. tuy nhiên chúng ta cũng phải thạtcẩn thận và đề phòng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh.

tritueviet
11-11-2009, 01:48
Đại dịch, Cái này phải tự bảo vệ mình thôi !!!

thuhong_sv_th
12-11-2009, 20:21
cac ban oi o cho minh hoc da co nguoi bi nhiem H1N1 rui minh so qua di thui

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

cac ban khi di ra ngoai nen deo khau trang vao na!

ducrom123456
13-11-2009, 20:02
mình thấy cái này hok dễ chết bằng sốt suất huyết nữa..chỉ có cái hơi bị dễ lây...hehe

skywalkers
16-11-2009, 14:59
Cúm Ah1n1 là một loại cúm dỏm
Y nhu thang ky nam

x.men_boy
12-01-2010, 09:58
cac ban oi minh muon dang ky win xp sp3 thi pai lam sao? mong cac ban chi dùm. xin chan thanh cam on nhieu!

minnie_88
12-01-2010, 14:59
h1n1 ghe wa ca nha oi , mong moi nguoi co the phong tranh duoc tot

Long Thuy Hung
15-01-2010, 10:17
xin chao toi la thanh vien moi
Rat muon lam quen voi tat ca cac TV

vothevung2012
21-01-2010, 19:57
Hãy tránh xa căn bệnh sax ( H1N1 )Để có thể bão vệ cho mình , người thân và tất cã mọi người xung quanh ta . nguy hiễm .......nguy hiễm quá trời oi !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!cúm ơi là cúm accccccccccccccccccccccc

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Phòng bệnh hơn chữa bệnh đó là phương châm sống đấy cã nhà ơi !!!! Hãy tránh xa thằng CÚM H1N1 nó ghê lắm đấy ! lúc trước thì con mệ H5N1 bây giờ lại có thêm thằng H1N1 . Nguy hiễm !!!!!!!nguy hiễm quá !!!!!!!!!!!!!!

dlmore
14-04-2011, 14:46
Thế là hết chơi chym :(

nino
11-11-2011, 23:18
Quá nguy hiểm luôn, từ giờ không dám chơi chim nữa rùi
éc, chơi chim mà lo gì H1N1 hở bác?

thegioibaochi1
15-11-2011, 22:13
Chết chết nhà mình nuôi chiim:-ss

baogio
16-11-2011, 17:41
Gì vậy nè, giờ H1N1 xuất hiện lại hả các bác

aquagreen.vn
18-11-2011, 09:07
Đại dịch này chỉ sảy ra lúc gần tết lại không có gà để ăn rồi

aquagreen.vn
18-11-2011, 09:08
Mà vẫn chưa có biện phấp phòng tránh triêt để hả các bác

taminhthu
24-11-2011, 11:16
Thích nhất ăn gà mà lại thế này

thanhdanh04
26-11-2011, 01:38
Hic. Chắc chuyển sang ăn cá luôn quá