PDA

View Full Version : Nghiêm túc: Thế nào là "tranh luận về lịch sử", thế nào là "nói chuyện chính trị"?



Arkain
25-05-2009, 16:34
Trước hết, yêu cầu mọi người nếu tham gia tranh luận (http://www.ddth.com/showpost.php?p=1592618&postcount=126) trong topic này thì hãy tập trung vào chủ đề được đưa ra, nếu không đồng ý với ý kiến của người khác thì cứ phản biện lại, chứ đừng giở trò chửi bới lẫn nhau khi tự thấy mình không có đủ khả năng tranh luận như một con người trưởng thành có học thức :)

---

Trong các diễn đàn VN thì thường rất hay có các chú choai choai mang cái nón cối Chính Trị khắp nơi để úp lên đầu bất cứ một đề tài nào và có thể lăn ra ăn vạ bất cứ lúc nào khi cho rằng "không được bàn chuyện chính trị!", kể cả những đề tài chuyên về lịch sử hoặc xã hội chứ chẳng ăn nhập gì đến chuyện làm chính trị chính em gì ráo!

Vậy cho tớ hỏi, theo cách giải nghĩa của thanh niên ngày nay, thế nào là tranh luận về Lịch Sử, thế nào là nói chuyện Chính Trị?

Bàn về các sự kiện trong Chiến Tranh Việt Nam thì là "tranh luận lịch sử" hay là "nói chuyện chính trị"?
Bàn về các sự kiện trong Chiến tranh biên giới Việt-Trung thì là "tranh luận lịch sử" hay là "nói chuyện chính trị"?
Bàn về các sự kiện trong cuộc chiến giữa VN và Khmer Đỏ thì là chuyện "tranh luận lịch sử" hay là "nói chuyện chính trị"?
Bàn về các sự kiện trong cuộc chiến giữa VN và Chămpa thì là chuyện "tranh luận lịch sử" hay là "nói chuyện chính trị"?
Bàn về các sự kiện trong những cuộc chiến giữa VN và nhà Thanh, nhà Nguyên thì là chuyện "tranh luận lịch sử" hay là "nói chuyện chính trị"?

Đi xa hơn ra ngoài quốc tế, bàn về Đệ Nhất Thế Chiến, Đệ Nhị Thế Chiến, hoặc Chiến tranh Triều Tiên thì là chuyện "lịch sử" hay là "chính trị"?

Hay là hễ bất cứ sự kiện nào xảy ra trong quá khứ mà mình nghe bùi tai thì là "lịch sử", cứ bàn thoải mái, còn sự kiện nào mà mình không thích thì a lê hấp biến thành "chính trị"?

Phải chăng chuyện hàng trăm dân lành Mỹ Lai bị thảm sát thì là "sự kiện lịch sử", còn chuyện hàng ngàn dân Huế bị thảm sát dịp Tết Mậu Thân thì là "chính trị"?

Phải chăng vụ Da Cam thì là "sự kiện lịch sử", còn chuyện con cái đấu tố cha mẹ, cháu đấu tố ông bà thì là "chuyện chính trị"?

Nếu như hai khái niệm "bàn luận lịch sử" và "nói chuyện chính trị" đánh đồng vào với nhau một cách lạ lùng như thế, vậy thì có phân biệt gì giữa các Sử Gia chuyên nghiên cứu lịch sử và các Chính Trị Gia chuyên làm chính trị hay không?

Môn Lịch Sử có phải được tính là một lớp Chính Trị luôn hay không?

Ngược lại, nếu như bàn tán về chuyện chính trị theo đúng nghĩa (ví dụ như là Tổng Thống/Thủ Tướng nào đó cũng như là các chính sách mà họ ủng hộ & phản đối, như là cuộc so tài giữa John McCain và Barack Obama cách đây không lâu) phải chăng lại được tính là...sự kiện lịch sử và có thể tranh luận thỏa thuê mà không bị ai chụp mũ?

Quái lạ thiệt!

tranvu007
25-05-2009, 17:10
lịch sử trong sách GK VN mang nặng tính chính trị.

colection
25-05-2009, 17:11
Hình như còn có các thuật ngữ chuyên môn cao nhưng rất dễ dùng là : "Thế lực thù địch", "phản động" .v.v. nữa thì phải!
Mấy thuật ngữ "đỉnh cao trí tuệ" đó thì nó thuộc về phạm trù "lịch sử" hay "chính trị" vậy nhỉ ? Sao mông lung quá!

tam_bb2003
25-05-2009, 19:39
Theo mình nghỉ : Lịch sử là một phần diễn tả "đúng" tình hình, diễn biến và có điểm nhấn về chính trị cuả một quốc gia" . Chính trị luôn đi đôi với lịch sử vì phải có những biến cố chính trị thì mới có dòng lịch sử. Vài hàng thiển ý mong anh em đóng góp.

Arkain
25-05-2009, 20:21
Nếu vậy theo bác nghĩ thì các cuộc tranh luận nảy lửa trong diễn đàn về các sự kiện và nhân vật lịch sử bao lâu nay được giảng dạy trong lớp Sử, nhưng rốt cuộc lại không phải như thế thì được xem là bàn luận về lịch sử, hay là nói chuyện chính trị?

Bàn về sự thực hư của chú bé Lê Văn Tám được tính là bàn luận về lịch sử hay là nói chuyện chính trị?

Trong quán nước Chit Chat này từng có những cuộc tranh luận về cách sách giáo khoa diễn tả Nguyễn Ánh để xem liệu các chi tiết ấy nó có thực sự công bằng và đúng sự thật hay không. Vậy đây là bàn luận về lịch sử hay là nói chuyện chính trị?

thuongshoo
25-05-2009, 21:03
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%ADnh_tr%E1%BB%8B

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Lịch sử là môn học về nghiên cứu và phân tích những sự kiện đã xảy ra. Trong thực tế, chỉ có một số sự kiện lịch sử được xem là "thật". Đa số các nhà nghiên cứu các sự kiện lịch sử này (thường được gọi là sử gia) tin rằng quan điểm hiện tại của chúng ta có thể đổi cách hiểu những sự kiện xưa. Vì thế cách giải thích những sự kiện xưa thay đổi thường xuyên qua các thời kỳ. Những giải thích dựa theo các nguồn gốc "căn bản" – những văn kiện được viết ra vào lúc đó hay gần sau lúc đó – thường được xem là có giá trị nhất.

Cuối thế kỷ 20, đặc biệt sau sự tan rã của hệ thống cộng sản và kết thúc Cuộc chiến tranh lạnh, nhiều triết gia nổi bật là Francis Fukuyama ra tuyên bố lịch sử đã chấm dứt. Đây cũng là xuất phát điểm cho nhiều lý luận cơ sở hình thành nên các nhánh của môn lịch sử sau thời hậu hiện đại (after post-modernism).

cuongvp2910
25-05-2009, 23:24
[QUOTE=thuongshoo;
Lịch sử là môn học về nghiên cứu và phân tích những sự kiện đã xảy ra. Trong thực tế, chỉ có một số sự kiện lịch sử được xem là "thật". Đa số các nhà nghiên cứu các sự kiện lịch sử này (thường được gọi là sử gia) tin rằng quan điểm hiện tại của chúng ta có thể đổi cách hiểu những sự kiện xưa. Vì thế cách giải thích những sự kiện xưa thay đổi thường xuyên qua các thời kỳ. Những giải thích dựa theo các nguồn gốc "căn bản" – những văn kiện được viết ra vào lúc đó hay gần sau lúc đó – thường được xem là có giá trị nhất ...
EM XIN BỔ SUNG :Chính trị hay Chánh trị là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm đó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước.
EM XIN KẾT LUẬN Ạ :Theo em tiền nhân đã dạy :Ở bầu thì tròn ,ở ống thì dài ...Vì vậy việc chấp hành " Chủ trương ...,chính sách,pháp luật của... " Là cần thiết bởi mô hình ,thiết chế xã hội nào cũng có đặc thù và có tính hai mặt của nó , mình sống ở XH nào cũng cần phải có tính phù hợp tránh bị đào thải . Còn đâu đó những tư tưởng rập khuôn , thái quá , cực đoan thể hiện một thứ tư duy méo mó ...chả XH nào chấp nhận phải không các Bác ?
Em năm nay không gọi là già chẳng gọi là trẻ nữa (2 vợ 4 con) cuộc sống chẳng nghèo chẳng giàu , chẳng nhiều ham muốn, cảm thấy mình vẫn còn chưa " Đủ tuổi " để phán xét lịch sử hay ETC này nọ bởi lẽ giá trị đạo đức và etc không phải là vĩnh hằng mà
VÀI LỜI QUÊ CÓP NHẶT DÔNG DÀI CÁC BÁC ĐỪNG CHẤP ,ĐA TẠ !

nino
25-05-2009, 23:42
tớ, chả có ý kiến, vậy có phải chăng là ngu dốt, phải chăng là mình hèn?

lqkhoi
26-05-2009, 09:27
Hi Arkain,
Thực sự suy nghĩ mục đích bài viết của bồ. Để hả giận vì khi viết bài luôn bị ai đó chụp mũ "chính trị" hay để giáo dục thế hệ "trẻ"? Nhưng dù có làm gì đi nữa cái này nó giải quyết được gì?

Quay trở lại chuyện "lịch sử" và "chính trị". Đây là ý kiến và quan niệm của riêng cá nhân tôi.

1. "Lịch sử" là một sự việc thông thường là có thật xảy ra trong quá khứ và đủ lớn/quan trọng để gây tác động đến một số đông người. Lưu ý chữ "có thật" bởi vì nếu không và mập mờ nó sẽ trở thành huyền thoại mất. Đi kèm theo lịch sử là vô số những dẫn chứng: hình, nhân chứng sống, di tích, đền đài thành quách .... Khi "tranh luận về lịch sử" người ta thông thường tranh luận về:
a. Đó có phải là lịch sử (ie có thật hay không?)
b. Các dẫn chứng đi kèm với lịch sử đó.
c. Suy luận về tác động của lịch sử đó đối với:
i. Ở thời điểm ấy
ii. Đến thời điểm ngày nay v.v

2. Chính Trị là những hoạt động của Chính Phủ của Nhà Nước của Giai Cấp Cầm Quyền ở một thời điểm Lịch Sử. Như đã viết ở trên Chính Trị về nguyên tắc chỉ mô tả Hoạt Động. Lưu ý các Hoạt Động này có thể công khai (và đôi khi trở thành một Lịch Sử) hoặc không công khai ( vì các lý do bảo mật, che giấu thông tin có hại có giai cấp cầm quyền). Rõ ràng khái niệm Giai Cấp Cầm Quyền ứng với thời điểm và địa lý nên khi bạn dùng từ Chính Trị bạn phải đi kèm với CHính Trị của ai và vào thời điểm nào.
Việc "nói chuyện chính trị" thông thường làm rõ những chuyện sau:
a. Cung cấp các dẫn chứng chứng minh 1 hoạt động chính trị đang không công khai.
b. Lợi ích, tác hại của Chính Trị đó ở một thời điểm: ngay sau khi xảy ra, ở thời điểm thảo luận, trong tương lai.

Và đây là các ví dụ:

1. "Newton phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn" là một lịch sử nhưng không phải là "chính trị" vì NewTon không phải là giai cấp cầm quyền.

2. "Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm đem quân vào VN" là một lịch sử và cũng là một chính trị xét riêng cho triều đình nhà Nguyễn.

3. "Sự kiện thảm sát Mỹ Lai" là một sự kiện lịch sử. Cách thức "tại sao Mỹ tiến hành sự kiện này" lại là một vấn đề chính trị đối với Mỹ,chính quyền VNC_H ở vào thời điểm đó.

Quay trở lại các câu hỏi của Arkain vì bạn nêu nhiều câu hỏi quá nên tôi mạn phép chỉ trả lời vài câu. Các câu sau là tương đương

1. Bàn về các sự kiện trong Chiến Tranh Việt Nam thì là "tranh luận lịch sử" hay là "nói chuyện chính trị"?
1. Nếu bạn nêu những sự kiện với những dẫn chứng đầy đủ mà không ai có thể phủ nhận được thì đây là lịch sử. Nếu bạn phân tích/suy diễn những hành động của các phe phái liên quan thì bạn đang nói về Chính Trị ở thời điểm của cuộc chiến tranh VN và cho các bên liên quan. Như vậy nếu bạn thuộc các bên liên quan, phân tích sự kiện lịch sử có thể xem là "Chính Trị" nhưng nếu bạn ở 1 phe không liên quan bạn có thể xem nó là một "phân tích lịch sử".


2. Cuộc so găng của Mc Cain và Obama
2. Trong trường hợp này, đây là Chính Trị đối với US ở thời điểm 2008. Như vậy rõ ràng đối với dân VN có thể họ sẽ không xem đó là Chính Trị do Mc Cain và Obama không là giai cấp cầm quyền của họ.

Và tương tự cho các câu trả lời còn lại.

Arkain
26-05-2009, 11:16
2. Cuộc so găng của Mc Cain và Obama
2. Trong trường hợp này, đây là Chính Trị đối với US ở thời điểm 2008. Như vậy rõ ràng đối với dân VN có thể họ sẽ không xem đó là Chính Trị do Mc Cain và Obama không là giai cấp cầm quyền của họ.

Thanks bác lqkhoi, tớ chỉ cảm thấy lạ lùng là có nhiều người tuy khăng khăng phản đối "nói chuyện chính trị", nhưng đồng thời chính họ lại hăng say tranh luận về chính trị thế giới một cách rất tự nhiên nên muốn xem họ định nghĩa nó ra sao thôi. Nhìn ra xa thì có các chính sách đối ngoại của Obama, tầm trung thì có chí phèo Bắc Hàn, tầm gần thì có tranh chấp lãnh hải và lãnh thổ với chính quyền Trung Quốc. Bất cứ cái nào cũng là trò chơi chính trị 100% theo đúng nghĩa, và bất cứ cái nào cũng có ảnh hưởng đến VN không ít thì nhiều trên bàn cờ chính trị Châu Á.

Chính trị thường chia ra hai loại, ở tầm quốc gia và quốc tế (National Politics & World Politics), nếu như nhận định của bác lqkhoi là đúng thì điều chắc chắn duy nhất có thể kết luận là xem ra dân VN ngày nay không hề tính World Politics là...politics :emlaugh:

malefly
26-05-2009, 11:35
Ở nơi nào có nhân quyền,tự do, dân chủ thì sẽ có sự rạch ròi giữa Lịch sử và Chính trị. Còn không thì cả 2 là 1. Các bác chưa từng nghe "Khúc ruột ngàn dặm" và "Bọn phản động" tuy 2 mà là 1 sao.

thuongshoo
26-05-2009, 14:14
thiệt tình tui cũng chả rõ ràng rành mạch giữa 2 cái này!
lịch sử thì toàn nói về chính quyền! ít nói về khoa học, văn hóa, nghệ thuật.

còn chính trị thì toàn chính quyền, giành giật quyền lực về phe nào....

Bởi vậy, có lẽ, đừng bàn bạc những vấn đề gần đây! bàn hồi phong kiến thì OK!

huongct
26-05-2009, 16:21
Lịch sử có thể không đúng 100%, nhưng nó tiến về 100%. Lịch sử dù tốt hay xấu con người cũng nên tôn trọng nó. Nếu bác nào có đọc nhiều tài liệu sẽ rõ, mấy nhà viết sử tiền bối thời phong kiến của chúng ta hay TQ, dù biết mất đầu như chơi nhưng những chuyện thâm cung bí sử vẫn ghi lại đường hoàng. Thời phong kiến đã vậy, lý nào thời nay lại thích bóp méo lịch sử ?. Biến lịch sử thành thứ rẻ tiền, trẻ con không thèm học hay sao ?. Chán vô cùng !:(

tin_truc22
26-05-2009, 18:03
Hồi cấp 3 đám bạn khoái được nghe cô sử kể chuyện chính trị lịch sử lắm. Có thể vì đói thông tin tại sao abc lại đánh xyz, người nào đúng người nào sai trong cả 2 phe đấy. Chứ mấy cái trong sách giáo khoa thì cứ như truyện cổ tích thôi. Còn chán nhất là vô tiết được gọi là Giáo dục công dân mà cứ ngồi nghe phán phải làm def, phải nghĩ the ghi mà tụi nó cũng ko hiểu nghĩ và làm theo để làm gì đâm ra chán và chẳng thèm để ý đến mấy vấn đề đó nữa vì nó nghĩ nó không bàn đến thì cũng có chết thằng tây nào đâu, bàn mới dễ chết :P.
Mà thôi ở Việt Nam miệng ăn mỳ tôm mà mồm bàn chính trị sao được =)) Triều Tiên nó quậy lên nữa rồi nếu có đánh nhau thì không thoát được đâu :))

mrlight
27-05-2009, 13:51
theo tôi hiểu, chính trị là nghệ thuật của những thủ đoạn, trong đó có thủ đoạn bóp méo lịch sử

mình nghĩ gần giống bạn lịch sử là sự thật , còn chính trị có thể bóp méo sự thật