PDA

View Full Version : Phi Thuyền Vũ Trụ và Không Gian



ngutrienmien
13-05-2009, 13:44
Mới hôm qua, tàu con thoi Atlantis được phóng lên vũ trụ để làm nhiệm vụ sửa chữa kính thiên văn Hubble (http://vi.wikipedia.org/wiki/K%C3%ADnh_vi%E1%BB%85n_v%E1%BB%8Dng_kh%C3%B4ng_gia n_Hubble).

Chuyện phóng tàu vũ trụ thì không có gì lạ, nhưng có lẽ đây là một trong những lần hiếm hoi tàu vũ trụ mang sứ mệnh đặc biệt này. Thông thường thì tàu con thoi được phóng lên vũ trụ để chuyên chở các máy móc link kiện lên trạm không gian quốc tế ISS. Lần này tàu Atlantis sẽ không ghé lại ISS, mà chỉ bay đuổi theo Hubble, sửa xong rồi về.

Sứ mạng này khá nguy hiểm, vì quỹ đạo của Hubble khá cao (gần 500km), nên nếu có gì hư hỏng thì không ghé lại được ISS để lánh nạn. Vậy nên mới phóng Atlantis lên, NASA đã chuẩn bị sẵn một chiếc tàu khác để phóng liền nếu cần cứu.

http://media.komonews.com/images/090512_shuttle_Atlantis.jpg

Tối hôm nay thứ 3, Atlantis đã rút ngắn khoảng cách đến Hubble chừng 12000km. Dự tính đến thứ tư sẽ đuổi kịp.

(Theo nasa.gov).

Hình chụp được từ space shuttle khi bay ngang biển Địa Trung Hải:
http://www.nasa.gov/images/content/346037main_s125e005173.jpg

Sau đây là một số hình ảnh cảnh phóng tàu Atlantis, hình lụm được từ komonews.com.


Phi hành gia huấn luyện trong bể nước để quen với trạng thái "lơ lửng"
http://i40.tinypic.com/w9xlxs.jpg

Toàn cảnh bệ phóng, hai chiếc máy bay huấn luyện tốc độ T-38 bay ngang
http://i42.tinypic.com/53mjps.jpg

Greg Johnson, người Seattle, phi công của tàu Atlantis, đang được phụ tá mặc đồ phi hành ở Johnson Space Center.
http://i44.tinypic.com/2eydqc6.jpg


Tàu Atlantis đang chờ trên bệ phóng ở bãi biển Cape Canaveral, Florida
http://i42.tinypic.com/2ecev6t.jpg

http://i43.tinypic.com/eo66a.jpg

Trước khi lên xe bus để đi đến địa điểm phóng
http://i43.tinypic.com/21ozcz9.jpg

Đoàn phi hành gia chụp hình lưu niệm trước khi lên phi thuyền. Bên phải cùng là thuyền trưởng Scott Altman, kế đến là phi công Greg Johnson
http://i44.tinypic.com/2saff6d.jpg

Giờ đã điểm
http://i40.tinypic.com/2uo1mk9.jpg

http://i41.tinypic.com/1248o0h.jpg

http://i43.tinypic.com/15q9fg6.jpg

http://i39.tinypic.com/egkex.jpg


Để ý tàu phóng lên một đoạn thì không bay thẳng đứng lên, mà nghiêng về một phía để nhập vào quỹ đạo quanh trái đất. Đó là vì con tàu con thoi nằm một bên của động cơ đẩy. Khi bay như vậy, các phi hành gia sẽ chúc đầu xuống đất. Khi nào động cơ đẩy hoàn thành nhiệm vụ và tách ra khỏi tàu chính để rơi xuống biển Đại Tây Dương, tàu con thoi sẽ tự bay một mình.
http://i42.tinypic.com/30m3c43.jpg

Dân mê tàu con thoi tụ tập chụp hình. Kính thưa các loại ... nòng :emlaugh:
http://i43.tinypic.com/2akhi88.jpg

Cô Sophie Taylor, người London, đang đi nghỉ hè ở Florida, đến thưởng thức cảnh phóng tàu Atlantis.
http://i42.tinypic.com/1zcfol4.jpg

dly
13-05-2009, 14:15
http://i42.tinypic.com/1zcfol4.jpg

Tay nào bấm được tấm chân dung này khéo quá, phải tay tớ thì... lệch ống kính rồi :D

Arkain
13-05-2009, 15:35
Hình đẹp lắm, thanks bác ngutrienmien!

Ai muốn xem video clip của cuộc shuttle launch từ đầu đến cuối thì có thể ghé qua topic "Những video clips hay" trong Làng :)

acaxomcui
13-05-2009, 18:20
Cãm ơn bác Ngutrienmien cho xem những hình ảnh tuyệt!

Đúng là ăn cơm dưới đất làm chuyện trên trời!

i like
13-05-2009, 20:42
Cãm ơn bác Ngutrienmien cho xem những hình ảnh tuyệt!

Đúng là ăn cơm dưới đất làm chuyện trên trời!

---
Pác hay thật

em cũng thik khoa học kĩ thuật lém

nghiên cứu sao và thiên hà nữa

cứ hôm nào 'nằm vắt tay lên trán'

ta đếm mấy vị sao trời

là thấy có hồn thơ ngay

The Old Man
16-05-2009, 13:23
Hình chụp miền Nam VN với radar color-code từ vệ tinh Envisat của Âu Châu.
Thấy hình củng lạ nên đang lên cho anh em coi.

http://www.vanviet.com/THOISU/VN.jpg

Bạch Linh
16-05-2009, 13:44
@The Old Man: Hình đó chụp từ tỉnh nào trở vô chú biết không? Sao nhìn rối quá không thấy gì hết trơn.

The Old Man
16-05-2009, 13:51
@The Old Man: Hình đó chụp từ tỉnh nào trở vô chú biết không? Sao nhìn rối quá không thấy gì hết trơn.

Đây là bản đồ miền Nam VN mà bạn nhìn không ra thì tôi không có ý kiến gì hết.
Cái vùng màu trắng ở phía trên góc tay phải đó là Saigon.
Xem và đối chiếu với cái nầy:
http://www.vanviet.com/THOISU/VN2.jpg

acaxomcui
16-05-2009, 16:52
Trên bản đồ nổi bậc vùng đồng bằng sông cửu long và bán đảo Cà Mau.
Tớ ở Cần Thơ nằm chính giữa.

ngumairoicungdan
16-05-2009, 16:58
ờ vậy là khu vực đb sông cửu long. lúc đi học nói VN là hình chử S giờ nhìn nó nhọn nhọn kì kì :D hóa ra là vậy

Markov
16-05-2009, 17:18
Để ý lúc nào cột khói cũng cong 1 đường,không phải nó bay cong mà đó là vì trong lúc bay lên Trái đất của chúng ta đã kip xoay thêm một chút, vì tàu vũ trụ được tính toán bay thẳng để tiết kiệm nhiên liệu và kết hợp với lực ly tâm của trái đất khi nó quay, nó sẽ "ném" tàu con thoi với một lực đáng kể.

acaxomcui
16-05-2009, 17:58
Chu choa ! nhìn con tàu mà thèm..chắc phải sắm một chiếc để đi coi giá đất ở cung trăng mắc hay rẽ!

The Old Man
16-05-2009, 22:21
Để ý lúc nào cột khói cũng cong 1 đường,không phải nó bay cong mà đó là vì trong lúc bay lên Trái đất của chúng ta đã kip xoay thêm một chút, vì tàu vũ trụ được tính toán bay thẳng để tiết kiệm nhiên liệu và kết hợp với lực ly tâm của trái đất khi nó quay, nó sẽ "ném" tàu con thoi với một lực đáng kể.


Cái này nghe hơi kỳ nha!! Bạn suy luận như thế hay bạn đọc từ nguồn nào vậy?

non-stop
16-05-2009, 23:50
Theo ngu ý của mình thì cái khói vẫn là ... khói ... và vì vậy nó có thể bị gió thổi cong ...

Không biết trả lời như vậy có đúng không nữa, mong mọi người chỉ giáo.

acaxomcui
17-05-2009, 07:10
Theo ngu ý của mình thì cái khói vẫn là ... khói ... và vì vậy nó có thể bị gió thổi cong ...

Không biết trả lời như vậy có đúng không nữa, mong mọi người chỉ giáo.

Không có gì ngoài gió!Mình cũng khẳng định thế!

Markov
17-05-2009, 09:28
Mình cũng chỉ xem một chương trình khoa học có tên là Didavision, tất nhiên cũng có ảnh hưởng của gió, nhưng có một điều này, đó là tại thời khắc phóng, Nasa đã tính toán kỹ thời tiết trong đó có cả gió để không ảnh hưởng đến tên lửa, vì vậy mà chỉ cần thấy gió to to một chút là hoãn phóng ngay, dù hoãn một ngày tốn khá nhiều tiền bảo trì tên lửa trên mặt đất, và vị trí xây dựng bãi phóng cũng rất đặc biệt, nó phải nằm gần đường xích đạo để tận dụng lực ly tâm của trái đất khi quay, và phải có khí hậu ôn hòa, ít gió, ít bão...Nên các bạn thấy Nasa đã cố gắng xây dựng tại Cape Canaveral nơi gần nhất đường xích đạo và vẫn trên đất Mỹ, nơi này đặc biệt sẽ thấy hiệu ứng quả đất quay rõ nhất. Hãy mở tất cả những hình ảnh cũa những lần phóng trước đây sẽ thấy cột khói có chung một hình dạng như thế hết! Nhưng gió thì không bao giờ ổn định như thế!

non-stop
17-05-2009, 09:36
Mình nghĩ bạn nói đúng vì thời điểm đó ít gió nên nó mới cong (ảnh hưởng không đáng kể) chứ gió to thì nó sẽ tan luôn. Thân.

The Old Man
18-05-2009, 12:46
Mình cũng chỉ xem một chương trình khoa học có tên là Didavision, tất nhiên cũng có ảnh hưởng của gió, nhưng có một điều này, đó là tại thời khắc phóng, Nasa đã tính toán kỹ thời tiết trong đó có cả gió để không ảnh hưởng đến tên lửa, vì vậy mà chỉ cần thấy gió to to một chút là hoãn phóng ngay, dù hoãn một ngày tốn khá nhiều tiền bảo trì tên lửa trên mặt đất, và vị trí xây dựng bãi phóng cũng rất đặc biệt, nó phải nằm gần đường xích đạo để tận dụng lực ly tâm của trái đất khi quay, và phải có khí hậu ôn hòa, ít gió, ít bão...Nên các bạn thấy Nasa đã cố gắng xây dựng tại Cape Canaveral nơi gần nhất đường xích đạo và vẫn trên đất Mỹ, nơi này đặc biệt sẽ thấy hiệu ứng quả đất quay rõ nhất. Hãy mở tất cả những hình ảnh cũa những lần phóng trước đây sẽ thấy cột khói có chung một hình dạng như thế hết! Nhưng gió thì không bao giờ ổn định như thế!

Bạn có óc tưởng tượng phong phú nhưng thật tế không như thế.
Coi hình :
http://www.vanviet.com/HOTAIR/Hotair7.jpg
Nếu bạn tưởng tượng trong lúc chiếc máy bay bay như hình trên, mà tự nhiên trái đất bị xoay qua xoay lại hoặc nhảy cà tưng và rồi đứng yên . Thì bạn nghỉ cái lẳn khói hình trên có biến thành hình zigzag lăng quăng không?

Phi thuyển luôn luôn được lái lệch đi qua tay phải và xoay nghiêng lưng của space shuttle xuống đất. Bầu chứa nhiên liệu được hướng lên trời là có cái lý do của nó.
Không phải là bị gió bạt, mà củng không phải bị trái đất xoay.:no::no::no:

Markov
18-05-2009, 14:16
Thế bác có biết là gió chỉ mạnh ở mặt đất, cụ thể hơn là tầng đối lưu, các máy bay phản lực (Như trong hình của bác đang ở cao độ rất cao), là nó đang bay ở tiếp giáp tầng bình lưu với tầng đối lưu, nơi gần như(repeat: gần như) không có gió! Và cũng là nơi nhiệt độ dưới 0. Nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A7ng_%C4%91%E1%BB%91i_l%C6%B0u . Bác đọc kỹ sẽ thấy máy bay phản lực sẽ bay trên cùng của tầng đối lưu. Chính là lý do vì sao bác chỉ thấy khói với những máy bay đang bay rất cao, còn đang cất cánh hay hạ cánh hoặc đang lấy độ cao thì không thể thấy khói!
Một điều nữa là, phương của 2 loại bay này khác hoàn toàn nhau, máy bay theo phương ngang, tên lửa bay theo phương thẳng đứng, vì vậy với tên lửa, mắt chúng ta có "điểm tựa" là gốc cột khói so với đỉnh cột khói để nhận ra sự "quay" của trái đất, còn với máy bay, cả máy bay, người dưới đất nhìn lên và đống khói nó thải ra đều sẽ chuyển động theo quán tính của trái đất, như vậy vị trí tương đối của cả 3 sẽ là đứng yên.
Còn về độ nghiêng của tên lửa không hề cho việc tiện bề tách tàu con thoi, đó chính là vì nhằm để chống lại một phần chính cái lực ly tâm của trái đất!
Nói có vẻ mâu thuẫn ư?
Nếu nhỏ một giọt nước lên bề mặt quả địa cầu trong thư viện, rồi dùng tay quay thật mạnh, giọt nước sẽ văng đi, nếu vẽ lại được quỹ đạo của giọt nước, ta sẽ có một đường tiếp tuyến với trái đất, gần giống như đường tiệm cận trong biểu đồ hình sin, tiếc là nơi đặt trạm không gian hoặc kính Hubble không nằm trên đường tiếp tuyến nên phải nghiêng một chút để điều chỉnh đường bay vừa tận dụng lực ly tâm vừa có thể bay thẳng đến nơi, phươgn trình giải bài toán cho quỹ đạo lúc này rất phức tạp...

The Old Man
18-05-2009, 23:17
Bạn hảy vào website của NASA đọc kỷ các câu hỏi thắc mắc về góc độ phóng của phi thuyền, và tại sao phi thuyền nằm ở một góc độ lật úp như thế v.v.

Có nhiều câu hỏi của các SVHS thắc mắc từ vấn đề kỷ thuật cao học tới những câu hỏi thắc mắc tẩm thường của các hoc sinh tiểu học. Và trong đó có cả câu hỏi mà chúng ta đang bàn về là "tại sao phi thuyễn phóng lên đi cong và có góc độ không thẳng đứng".

Cách bạn suy luận giống như là cái đuôi khói phi thuyền được buộc chặc vào giàn phóng vậy. Giàn phóng quay theo chiều quay của trái đất nên kéo theo cái đuôi khói phi thuyển.

Có Internet là có tất cả.
Key word cho bạn tìm là chữ tilt

Trích một đoạn nhỏ ngắn trong câu trả lời của NASA:

"Then, the tilt maneuver (roll program) orients the vehicle to a heads down attitude required to generate a negative q-alpha, which in turn alleviates structural loading. Other advantages with this attitude are performance gain, decreased abort maneuver complexity, improved S-band look angles, and crew view of the horizon. The tilt maneuver is also required to start gaining downrange velocity to achieve the main engine cutoff (MECO) target in second stage."

Và còn nhiều lý do khác và tuyệt nhiên là không phải vì trái đất xoay mà bạn thấy khói cong.

ngutrienmien
24-05-2009, 22:09
Mấy bác nói chuyện vật lý nghe khớp quá. Em thì chỉ biết so sánh cái vật với cái lý với vợ thôi: Vật thì mình hơn, lý thì mình thua ... :emlaugh:



Tiếp cái chủ đề hình ảnh tàu con thoi Atlantis làm nhiệm vụ sửa chữa Hubble:

Ảnh chụp xuống khi tàu Atlantis bay ngang biển Địa Trung Hải và Hồng Hải
http://i40.tinypic.com/2wf8wph.jpg

Kính viễn vọng Hubble đang được "bắt giữ" trong khoang hàng của Atlantis
http://i42.tinypic.com/e19qhj.jpg


http://i43.tinypic.com/15hxzix.jpg


http://i44.tinypic.com/jk7qkn.jpg

Chụp từ trái đất bởi một tay chụp hình thiên văn bán chuyên nghiệp, khi tàu Atlantis bay qua trước mặt trời - Dạ phải cái "cục" tròn vàng vàng đó là mặt trời đấy ạ.
http://i43.tinypic.com/fz9snr.jpg


Các chuyên gia đang thao tác sửa chửa kính Hubble
http://i44.tinypic.com/2iqll7d.jpg


http://i44.tinypic.com/30256yp.jpg


http://i44.tinypic.com/3088lzm.jpg

Những đám mây hình xoắn (vortex) ngộ nghĩnh chụp được khi phi thuyền bay trên địa phận châu Phi
http://i43.tinypic.com/4llg1z.jpg

Phi hành gia John Grunsfeld đang chuẩn bị thắt một sợi dây an toàn trước khi thực hiện "space walk"
http://i43.tinypic.com/2yuil4n.jpg


http://i44.tinypic.com/2i87y40.jpg



http://i43.tinypic.com/2edwe85.jpg


Phi hành gia Mike Massimino đang nhìn vào cửa sổ từ bên ngoài tàu Atlantis trong khi Megan McArthur đang ở trong. Mike là chuyên gia trưởng của nhóm sửa chửa VVK Hubble, còn Megan là chuyên viên vận hành cánh tay robot để "tóm" lấy Hubble
http://i44.tinypic.com/2h6hyec.jpg

Mike Massimino đang được chụp hình qua cửa sổ tàu Atlantis
http://i41.tinypic.com/214wh7p.jpg


http://i40.tinypic.com/2hdwrbb.jpg


http://i43.tinypic.com/195k4m.jpg


VVK Hubble đang được thả ra từ Atlantis và tiếp tục hành trình vòng quanh trái đất của nó.
http://i41.tinypic.com/2q8bjh0.jpg


http://i44.tinypic.com/w87zbc.jpg


http://i39.tinypic.com/291cjlt.jpg


Tàu Atlantis chụp với trái đất. Để ý viền xanh của trái đất là độ dày của bầu khí quyển.
http://i43.tinypic.com/zt6xk9.jpg


http://i39.tinypic.com/r1ec02.jpg


http://i41.tinypic.com/1z5tf5z.jpg

Phía trên nhìn xuống trung tâm không gian Kennedy ở Florida
http://i39.tinypic.com/ct735.jpg

dly
24-05-2009, 22:27
Xem sướng quá! Cám ơn bác Ngủ nhé

sideduck
25-05-2009, 00:39
Bác TOM giải thích rõ hơn dc k :(? Năn nỉ bác!

The Old Man
25-05-2009, 02:06
Bác TOM giải thích rõ hơn dc k :(? Năn nỉ bác!

Bác củng mù tịt như cháu. Thấy sao đăng vậy.
Thật ra không biết dịch ra như thế nào vì toàn là chử kỹ thuật về không gian và chuyễn động học.
Bác không đủ từ mà dịch.

Chỉ có thể tóm tắt là phi thuyền phải soay ngữa lên chuẫn bị tách ống nhiên liệu ra, Phi hành gia có thể thấy trái đất và chuẫn bi góc thoát vào quỷ đạo nhanh an toàn và ít tốn kém nhiên liệu nhất.


Đầu hàng!! Có ai cứu bồ không?

Arkain
26-05-2009, 15:35
Video clip của phi thuyền Atlantis rời giàn phóng được các đài TV quốc tế truyền tải trực tiếp khắp thế giới cũng như là được post lại trên Youtube cho những ai không có cơ hội xem, chỉ cần coi qua là thấy ngay cái quá trình Roll Maneuver (http://www.aerospaceweb.org/question/spacecraft/q0127a.shtml) này rõ ràng chứ chẳng cần phải suy diễn lôi thôi về "tại sao cột khói cong". Chẳng cần phải là chuyên gia về Vật Lý để thấy rằng nếu phi thuyền bay cong thì dĩ nhiên làn khói phía sau cũng bay cong, đơn giản thế thôi!


http://www.youtube.com/watch?v=xIoRWIgzvbM

Tuy phi thuyền bay thẳng đứng lên lúc mới rời giàn phóng, nhưng sau khi đạt được Max-Q (http://www.aerospaceweb.org/question/aerodynamics/q0025.shtml) (giải thích nôm na là lúc mà sức ép của bầu khí quyển trở nên tột đỉnh khi các rockets phụ đẩy phi thuyền đi với vận tốc tối đa) thì phi thuyền con thoi Space Shuttle bắt đầu quá trình roll maneuver, chầm chậm xoay vòng và bắt đầu pitch nghiêng qua hướng Đông. Bay nghiêng là để đi vào quỹ đạo vòng quanh trái đất, đồng thời xoay vòng để lưng đưa xuống đất, bụng đưa lên trời là vì lý do aerodynamics (tiếng Việt hình như gọi là "khí động lực học"?), dùng cái External Tank và hai cái SRB's đỡ giùm sức ép của bầu khí quyển tác động trên phi thuyền trong khi tiếp tục thăng thiên, cho đến khi cặp rocket phụ kia hết xăng thì phi hành đoàn bấm nút để chúng rời ra khỏi phi thuyền và tự thả dù rơi xuống biển, còn phi thuyền thì tiếp tục bay nghiêng vào quỹ đạo đã được tính trước.

Khi vào tới quỹ đạo vòng quanh trái đất thì phi thuyền tắt máy và giữ nguyên vị trí nằm "ngửa", lý do thứ nhất là vấn đề kỹ thuật: các máy móc trên tàu (như là hệ thống communication) có thể phát tín hiệu thẳng xuống mặt đất (phần bụng tàu con thoi rất dày để bảo vệ phi hành đoàn không bị nướng giòn khi bay trở về Trái Đất, nên sóng radio sẽ bị cản trở), lý do thứ hai là vấn đề tâm lý: các phi hành gia nhìn qua cửa sổ thì lúc nào cũng có thể thấy Trái Đất thân yêu đẹp như tranh, chứ không phải là màu đen tối tăm lạnh lẽo ghê rợn của không gian suốt ngày này qua ngày khác.

Xem hình minh họa này cho dễ hình dung:


http://www.infovisual.info/05/img_en/102%20Space%20shuttle%20flight%20sequence.jpg


Để ý lúc nào cột khói cũng cong 1 đường,không phải nó bay cong mà đó là vì trong lúc bay lên Trái đất của chúng ta đã kip xoay thêm một chút, vì tàu vũ trụ được tính toán bay thẳng để tiết kiệm nhiên liệu và kết hợp với lực ly tâm của trái đất khi nó quay, nó sẽ "ném" tàu con thoi với một lực đáng kể.

Còn cái này gọi là tự mình suy diễn ra rồi phán như là thiệt, và sai lầm lớn nhất là bạn research thông tin về phóng tên lửa từ Wikipedia chứ không phải là thông tin về quá trình phóng phi thuyền Space Shuttle của NASA, sai lầm thứ hai là bạn quên mất rằng DDTH chẳng thiếu gì các thành viên ở Mỹ như là già TOM, lão Ngũ, và tớ đây, những thứ mà bạn đang đoán già đoán non thì ở bên đây lại là kiến thức rất ư là phổ thông được dạy từ các năm Tiểu Học, bây giờ muốn confirm thì cũng chẳng khó gì, nếu bạn cần hỏi gì thì mọi người sẽ trả lời cho.

Tuy nhiên cũng phải khen là trí tưởng tượng của bạn rất phong phú, khả năng suy diễn trong những bài kế tiếp cũng rất tốt, nếu như mà là ở một diễn đàn khác thì những ai không có khả năng đối chiếu lại thông tin tiếng Anh rất có thể sẽ tin ngay là thật không chừng!

ngutrienmien
27-05-2009, 13:54
Thanks Arkain for explaining

Atlantis đã đáp xuống hôm 24/5. Vì thời tiết ở Florida xấu, nên đành phải đáp xuống Edwards Air Force Base ở California.

http://www.nasa.gov/images/content/351223main_ED09-0127-01c_428-321.jpg

http://www.nasa.gov/images/content/351235main_ED09-0127-02c_428-321.jpg


http://www.nasa.gov/images/content/351273main_ED09-0127-04c_428-321.jpg


http://www.nasa.gov/images/content/351407main_crewland-m_428-321.jpg


Mỗi lần đáp xuống California thì NASA phải tốn thêm chừng 1-2 triệu USD để chuyên chở phi thuyền từ Cali qua Florida. Máy bay 747 đặc chế chuyên dụng chở phi thuyền:

Trong hình này, phi thuyền Discovery được chở về Florida ngày 21/8/05
http://www.nasa.gov/images/content/127068main_sca-discovery.jpg

Nguồn: nasa.gov

dinhlocphp
27-05-2009, 15:05
Bác ngủ triền miên thỉnh thoảng tỉnh giấc đưa cho anh em những bức ảnh tuyệt vời quá

Markov
28-05-2009, 14:26
Có thể tôi bị hố khi phát biểu vụ "trái đất xoay thêm một chút", nhưng các thông tin còn lại đều đúng nhưng giọng điệu của Ảkain cứ như là toàn bộ thông tin tôi đưa ra là sai.
Ngay cả vụ "trái đất xoay thêm một chút", trong các tài liệu của NASA chưa bao giờ phủ định điều tôi nói, mà họ không đề cập không có nghĩa là nó không có, mà chỉ là họ đưa ra những kiến thức phổ thông, dễ hiểu cho số đông, Ảkain nói cứ như tôi là một kẻ rảnh hơi giả dối phô diễn kiến thức vậy.
Trên thực tế nhiều định lý khi nhìn bằng mắt thường nó lại nghịch lý, ví dụ như 2 chiếc xe đi ngược chiều nhau sẽ thấy tốc độ nhanh hơn, nhưng khi ta chạy xe ngược chiều một chiếc máy bay đang bay lại cảm thấy nó bay chậm hơn là khi ta chạy xe cùng chiều với nó.
Về vụ trích wiki, xin thưa không phải tôi tra cứu Wiki mà là tôi dẫn chứng cho cái gọi là "nói có sách...", chứ không phải tìm hiểu wiki rồi đưa ra, những kiến thức vật lý này ở trung học Vn đều đã học.
Tôi không biết chuyên môn của bác là gì, bản lĩnh bác ra sao, bác bao nhiêu tuổi nhưng giọng điệu thì luôn như người bề trên. Cần gì phải là người ở nước ngoài mới có thể tra cứu thông tin, google cũng có ở VN cơ mà?
Thế bác ở nước ngoài bác tra luôn vì sao tên lửa khi ở trong tầm hút của trái đất nó nghiêng như vậy mà không ngã như ta nghiêng một chai coke, hay máy bay khi bay trên không dùng la bàn như thế nào...giúp tôi với.
Khoa học vũ trụ là môn khoa học tôi yêu thích, topic này như gãi đúng chỗ ngứa, nhưng mà bác Ảkain cứ như là cuốn bách khoa toàn thư cái gì cũng biết, lĩnh vực nào cũng tinh thông, tra NASA website rồi bảo tôi sai, có thể tôi nói thiếu, nói những cái NASA thấy không cần nói, thế bác tra luôn giúp tôi nhiệm vụ của con quay hồi chuyển trong các tên lửa và vệ tinh thám hiểm tầm xa đi, lúc đó tôi mới tâm phục khẩu phục bác!

Arkain
29-05-2009, 03:33
Câu trên đập câu dưới chan chát, nếu bản thân cậu đã biết xài Google, tự tra cứu thông tin rồi thì tại sao lười lĩnh đến mức phải nhờ người khác tra giùm? :no:

Đáng lý ra ngay từ khi bác TOM đã kiên nhẫn ngồi giải thích cặn kẽ (với những thông tin rất cụ thể ngay từ NASA) mà cậu tỏ ra có tinh thần học hỏi và biết tiếp thu ngay những thông tin bổ ích này như các anh em khác (thay vì gân cổ lên lý sự cùn với người đang giúp mình) thì cho dù tớ bỏ ra chút thời gian để giúp research giùm cũng chẳng nề hà gì, nhưng tiếc là tớ tuyệt không có bất cứ một lý do gì để hoang phí thời gian để giúp một cá nhân thiếu tinh thần học hỏi như cậu cả.

Cũng xin nói rõ là bài viết về roll maneuver trên kia của tớ là để chia sẻ với các anh em khác, chứ không phải viết cho cậu đọc, bởi lẽ loại người như cậu cho dù biết rõ là mình sai nhưng cũng vẫn sẽ phồng mang trợn mắt lên cãi, và cho dù học được thêm điều mới thì cũng chẳng biết mở miệng nói câu cám ơn.

Bởi vậy cho nên dù cậu có tâm phục khẩu phục hay không cũng chẳng ăn nhằm gì, khỏi cần bày trò thách đố chi cho mệt, bỏ thời gian ra để google thông tin thì tốt hơn, vì sẽ chẳng có ai bỏ công ra giúp tra giùm cậu đâu :yes:

dinhlocphp
29-05-2009, 05:31
Mình đọc đâu đó thấy nói bình thường khi máy bay cất cánh không thấy khói. Vệt khói khí thải sau máy bay trên bầu trời là do khí thoát của động cơ máy bay bị đông lại do nhiệt độ bên ngoài xuống tới âm 40 - 42oC.Con số âm 40 đến 42oC là do tôi quan sát từ những lần đi máy bay ghi trên bảng điện tử khi bay ở độ cao 10000 đến 11000 m. Không biết có đúng không nhỉ? Nếu đúng thế thì không biết khói tạo thành khi tên lửa đẩy phóng phi thuyền lên là do đâu - Chắc là do nhiên liệu khác nhau giữa động cơ xăng và động cơ tên lửa quá. Bạn nào biết giải thích hộ với.

Có những chuyện cứ tưởng như mặc nhiên, đọc xong mới thấy mình hiểu sai. Ví dụ vụ phi thuyền con thoi khi vào quỹ đạo sẽ bay ngửa bụng lên phía trên. Trước đây mình cứ nghĩ là nó ở vị trí bụng sẽ đưa xuống trái đất. Cũng như tôi rất thú vị khi thông qua giải thích của bác ngutrienmien mà tôi có được hình dung về độ dày của tầng khi quyển trái đất



Tàu Atlantis chụp với trái đất. Để ý viền xanh của trái đất là độ dày của bầu khí quyển.
http://i43.tinypic.com/zt6xk9.jpg


Cũng bổ sung thêm được chút kiến thức có ích đấy chứ

Osama Binladen
29-05-2009, 06:49
Oài, các bác cãi nhau ác quá. Bác nào học kỹ về cơ tí sẽ biết chả cần giải thích loằng ngoằng gì nhiều các bác vẽ quả tên lửa được phóng lên nó sẽ chịu ba lực chính (và giả thiết là tên lửa được phóng thẳng đứng)
1. Lực đẩy thẳng đứng
2. Lực quán tính do chiều quay của trái đất
3. Trọng lực(Khi tên lửa chưa bị nghiêng đi thì trọng lực bị triệt tiêu với lực đẩy và không gây ảnh hưởng đến quỹ đạo của tên lửa)

Các bác chỉ cần vẽ sơ đồ ra, một cái cục có 3 lực này, một lực hướng về tâm trái đất (trọng lực) một lực hướng từ đuôi tên lửa lên đỉnh tên lửa (trong thời gian phóng thì nó hướng từ tâm trái đất ra ngoài) và một lực vuông góc với trọng lực (đây là lực quán tính gây ra bởi trái đất quay) và đương nhiên, nếu lực đẩy của tên lửa không có một thành phần triệt tiêu với lực quán tính thì quỹ đạo tên lửa sau một thời gian sẽ bị bẻ cong, quáy trình bẻ cong nó sẽ từ từ nên ta thấy tên lửa bay cong. Theo các tài liệu về tên lửa phóng vệ tinh thì bao giờ để nâng cao hiệu suất của tên lửa (tức là không phải tốn thêm nhiên liệu sinh ra lực đẩy để triệt tiêu với lực quán tính) thì người ta cố tình cho tên lửa bay cùng với chiều quay của trái đất.(các bác cứ tưởng tượng cầm cục đá ném lên trời kiểu gì nó cũng thấy đi hình vòng cung) quá trình bị cong đi chỉ hết bị ảnh hưởng khi nó vượt ra khỏi trọng trường của trái đất, tức là lúc đó nó ko chịu trọng lực cũng như quán tính quay của trái đất do bầu khí quyển tác dụng lên nó.

Do vậy, quỹ đạo của tên lửa vệ tinh chỉ thẳng lúc mới phóng và sau đó nó có dạng hình xoáy trôn ốc tính từ tâm trái đất ra ngoài và tăng dần khoảng cách với trái đất theo mặt phẳng xích đạo. Cũng vì thế, tùy vào vị trí quan sát, nếu hướng nhìn cắt với mặt phẳng quỹ đạo sẽ thấy tên lửa bay cong, còn nếu nằm trong mặt phẳng quỹ đạo sẽ thấy tên lửa bay thẳng. Giống như nhìn vệt khói máy bay của Già TOM ấy, thực ra là nó bay cong vòng quanh trái đất, nếu thẳng thì nó phi vào vũ trụ chứ không về được đâu:D chỉ là do hướng nhìn của ta nằm trong mặt phẳng chuyển động của nó nên mới thấy nó... thẳng vậy thôi còn bản chất "cong" là không đổi:lick:

Còn bác nào thích chuyên môn tí cứ tìm phương trình chuyển động và vẽ quỹ đạo của tên lửa ra là biết ngay thôi:D Nghe đâu đây là phương trình phức tạp nhất trên thế giới bởi nó bao gồm cả khí động lực học, mà những ai đã có dịp chiến đấu với cơ học chất lỏng thì biết nó khó gặm đến mức nào rồi nhất là khi một vật thể di chuyển trong lòng khối lỏng (khí) không đồng nhất và luôn có các luồng chuyển động hổn độn... Việc lập trình tính toán điều khiển cho tên lửa hiện nay vẫn dùng ngôn ngữ Fortran là chính bởi độ chính xác của ngôn ngữ này.

Hoặc đơn giản tìm lại quyển vật lý lớp 7 có bài toán về quỹ đạo của viên đạn pháo khi bị bắn ra khỏi nòng, nó cũng là một dạng đơn giản như phóng tên lửa:D

Cảm ơn bác Ngủ triền miên post hình đẹp quá:D
(Bin trước đây cũng có cơ hội được học với một giảng viên của đại học Liège Bỉ cũng là một chuyên gia của NASA nên cái này cũng được nghe kể chút ít)

Markov
29-05-2009, 08:55
Khi bay thẳng đứng với tốc độ trên âm thanh thì vấn đề trở nên phức tạp vô cùng, trong khuôn khổ những bài viết trao đổi thế này đúng thật là không thể ngồi trình bày chi tiết mà chỉ là trao đổi cho vui vẻ.
Còn ai cùn hay không thì ngồi mà nghĩ lại kỹ xem ai vừa mở miệng câu đầu tiên ra là phủ định hết tất cả những gì người khác nói, ngừoi ta phản bác lại thì bảo cùn, bó tay! Còn việc thách đố Arkain là muốn kiểm chứng trình của bác ý trong lĩnh vực này đến đâu mà nói như đúng rồi ý, có cùn hay không thì bác trả lời những câu hỏi của tôi đi tôi chấp nhận mình cùn, chứ không hề cố ý kiểu trẻ con thách đố nhau, bực một cái là tra này tra nọ thấy không có bảo mình sai.
Đây là lần cuối tôi trao đổi với Arkain, tôi còn tôn trọng nên mới trao đổi với Arkain, chứ cái thái độ "viết cho người khác chứ ko phải cho tôi đọc", đó là thái độ không tôn trọng người khác. Chứ thái độ ôn tồn như bác Bin và bác TOM mấy bác ấy có nói sai tôi cũng xin im lặng mà lắng nghe.

Dennis Bergkamp
29-05-2009, 09:32
Chúng ta lên đây vui chơi và học hỏi thôi, cái gì mình biết đến đâu thì phát biểu đến đó và nên bảo vệ ý kiến của mình. Mọi người tránh tấn công cá nhân ở đây vì ko phải là các nhà khoa học vũ trụ nên chẳng ai biết rõ đâu.

ngutrienmien
03-06-2009, 07:32
Tàu Atlantis sau khi đáp xuống được kéo vào trong garage:
http://www.nasa.gov/images/content/351756main_ED09-0127-11-m_800-600.jpg


Mũi tàu, nơi chịu nhiệt nhiều nhất khi re-entry:
http://www.nasa.gov/images/content/351768main_ED09-0127-10-m_800-600.jpg


Đang kéo ngang trước mặt chiếc 747 sẽ được dùng để vận tải về Florida
http://www.nasa.gov/images/content/351792main_ED09-0127-13-m_800-600.jpg

http://www.nasa.gov/images/content/351780main_ED09-0127-12-m_800-600.jpg

Vào xưởng, kéo lên để "khám sức khỏe"
http://www.nasa.gov/images/content/352411main_ED09-0127-14-m_800-600.jpg


Xăm soi từng ly xem thử có miếng chịu nhiệt nào bị bể không
http://www.nasa.gov/images/content/352394main_ED09-0127-15-m_800-600.jpg

Cất cánh về Florida:
http://www.nasa.gov/images/content/354089main_ED09-0127-89c_800-600.jpg

http://www.nasa.gov/images/content/354102main_ED09-0127-91c_800-600.jpg

http://www.nasa.gov/images/content/354277main_ED09-0127-099c_800-600.jpg


Hình chụp từ trên không
http://www.nasa.gov/images/content/354289main_ED09-0127-101c_800-600.jpg

Markov
09-06-2009, 13:07
Đố các bác mấy cái lỗ trên đầu tàu là gì vậy?

BeHanh
09-06-2009, 14:29
đó là cái cửa trời để mấy em gái lòi đầu lên vẫy tay chào mấy anh đại gia

thaychuastudio
09-06-2009, 14:52
đó là cái cửa trời để mấy em gái lòi đầu lên vẫy tay chào mấy anh đại gia

Hay !!! :D

i like
09-06-2009, 15:39
Cái này nghe hơi kỳ nha!! Bạn suy luận như thế hay bạn đọc từ nguồn nào vậy?

---
điều này dể hỉu mà pác là 'trái đất bao giờ cũng xoay'
cho nên khi tính toán một vật thể xuất phát từ quả đất đến một địa điểm ngoài bầu khí quyển hay ra vũ trụ thì yêu cầu đầu tiên là:

Tính lực xoay của qủa đất

Vì thế cho nên:
Không bao giờ là đường thẳng mà phải là đường cong

Markov
09-06-2009, 15:58
đó là cái cửa trời để mấy em gái lòi đầu lên vẫy tay chào mấy anh đại gia
Mấy bé gái mà thòi đầu ra chỗ đó được thì thành thịt nướng rồi vì nó là các tên lửa dùng để "xoay trở" trong không gian đấy mà.

kiettt
09-06-2009, 16:45
Để ý thấy trong cả phim tài liệu chính thống lẫn phim holywood, mỗi lần sửa soạn phóng tàu con thoi hay hoả tiễn, trên không phận giàn phóng mấy chiếc phản lực chiến đấu quần đảo ngang dọc không biết để làm gì ? Điển hình như trong hình của Ngutrienmien cảnh chiếc 747 cõng phi thuyền đang take off có một chiếc phản lực bay phía trên. Làm bia đỡ đạn cho phi thuyền trong trường hợp bị tấn công ? Hay giúp đỡ trong trường hợp bị trục trặc ? Cả hai trường hợp đều không hợp lý (theo mình nghĩ) vì dàn radar của sân bay chắc là dư sức phát hiện ra nếu có vật thể lạ xuất hiện, mấy anh pilot chỉ việc leo sẵn vô máy bay ngồi, có chuyện thì bay lên còn không thì thôi. Còn việc phóng / đáp bị trục trặc ? Với vận tốc cao như vậy và là phản lực chiến đấu thì cũng chả giúp được gì nhiều.

Mình nghĩ việc này chắc chỉ để ra oai thôi, nhưng việc đó đâu cần thiết nữa, vì chuyện phóng phi thuyền diễn ra đã nhiều lần rồi. Dù là với người đứng xem thì mấy chiếc F gầm rú xẹt qua lại cũng ấn tượng lắm, nhưng chi phí ắt là không nhỏ, NASA sao không tiết kiệm mấy khoản này nhỉ.

Bác TOM hay Arkain có rảnh vui lòng search dùm chuyện này, tiếng Anh về khoa học của mình nói chung và ngành không gian nói riêng coi như là số không, thêm nữa cũng chả biết vấn đề mình thắc mắc diễn tả ra sao để tìm đúng thông tin nữa. Xin cám ơn trước

yahooo
09-06-2009, 16:49
Hình từ Wikipedia:
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/13/Sts_mprof.jpg

Arkain
09-06-2009, 19:29
Để ý thấy trong cả phim tài liệu chính thống lẫn phim holywood, mỗi lần sửa soạn phóng tàu con thoi hay hoả tiễn, trên không phận giàn phóng mấy chiếc phản lực chiến đấu quần đảo ngang dọc không biết để làm gì ? Điển hình như trong hình của Ngutrienmien cảnh chiếc 747 cõng phi thuyền đang take off có một chiếc phản lực bay phía trên. Làm bia đỡ đạn cho phi thuyền trong trường hợp bị tấn công ? Hay giúp đỡ trong trường hợp bị trục trặc ? Cả hai trường hợp đều không hợp lý (theo mình nghĩ) vì dàn radar của sân bay chắc là dư sức phát hiện ra nếu có vật thể lạ xuất hiện, mấy anh pilot chỉ việc leo sẵn vô máy bay ngồi, có chuyện thì bay lên còn không thì thôi. Còn việc phóng / đáp bị trục trặc ? Với vận tốc cao như vậy và là phản lực chiến đấu thì cũng chả giúp được gì nhiều.

Câu trả lời rất đơn giản: việc phóng phi thuyền vũ trụ không phải là chuyện đùa, và chiếc phi thuyền là tài sản quý báu của quốc gia, vậy cho nên vấn đề an ninh trên mặt đất, mặt biển, và bầu trời đều phải có chuẩn bị kỹ càng từng ly từng tí một.

Chúng ta đều biết là khi các sự kiện quan trọng xảy ra trên mặt đất (chẳng hạn như là xe tổng thống ghé thăm một nơi nào đó) thì lúc nào cũng có đoàn xe của Cảnh Sát và Mật Vụ bao xung quanh để hộ tống. Khi Phi Hành Đoàn được vận chuyển đến khu vực giàn phóng thì cũng được lực lượng cảnh sát tháp tùng như vậy.

Thế còn trên không trung thì sao?

Trên trời thì cũng cần giữ an ninh y chang như dưới mặt đất, nhất là tại một quốc gia có rất nhiều thường dân có bằng lái máy bay dân sự. Có điều là cảnh sát không tiện trong việc giữ an ninh bầu trời, vậy cho nên, từ thủa sơ khai của chương trình thám hiểm không gian, việc tuần tiễu khu vực cấm bay tại Kennedy Space Station được giao phó cho U.S. Air Force, vốn có một căn cứ không quân cách đó không xa (Patrick Air Force Base).


http://www.chiefdelphi.com/media/img/7ed/7ed265fe8bf7b5de0183667f47a18684_m.jpg
F-22 Raptor giữ an ninh trong khu vực cấm bay trong khi Atlantis rời gian phóng


Trong suốt quá trình phi thuyền vũ trụ được phóng lên, hễ có chiếc máy bay không có phận sự nào léng phéng vào không phận bị cấm (nhất là mấy lão mê nhiếp ảnh, lái máy bay tư nhân lòng vòng để chụp hình từ không trung) thì các máy bay chiến đấu của Không Quân đang tuần tiễu trên không trung sẽ áp sát lại và ra lệnh lui ra ngoài ngay, nếu không nghe lời thì trên bầu trời sẽ có thêm một loạt pháo bông cực đẹp cho khán giả xem. Cũng với lý do an ninh này, lúc phi thuyền Space Shuttle khi được máy bay Boeing 747 đặc chế cõng trên lưng vận chuyển từ nơi này đi nơi khác thì lúc nào cũng có máy bay chiến đâu trang bị đến tận răng bay hộ tống (gọi là "escort") ngay bên cạnh, tức là được ưu đãi không kém máy bay Air Force One của Tổng Thống!

Thế còn trên mặt biển thì sao? Khu vực biển xung quanh Kennedy Space Center cũng cấm tàu bè không có phận sự lảng vảng vào, công việc giữ an ninh dĩ nhiên được giao cho U.S. Navy đảm trách. Một số bác có lẽ cũng còn nhớ là lúc NASA chuẩn bị mang Mars Rover lên hành tinh Mars vào năm 2003 thì có một chiếc thuyền say sưa trong giải thi đua đánh cá nên xông vào vào khu vực cấm lúc nào không hay, khi tàu hải quân hộ tống anh chàng dở hơi này ra ngoài thì cuộc phóng cũng phải hoãn lại vào ngày khác (http://tvnz.co.nz/content/201664) vì bỏ lỡ mất thời điểm đã định :buck:

kiettt
09-06-2009, 22:24
Cám ơn giải thích của Arkain. Mình cũng nghĩ vậy, nhưng không diễn giải mạch lạc được như thế.

Suy ra NASA và chính phủ HK làm việc chu đáo, cẩn thận nhỉ. Tự nhiên nhớ lại câu chuyện cũ (đọc trên các lá cải ở quê nhà) cách đây chừng chục năm, một vệ tinh của NASA rớt, sau khi quét dọn các mảnh vụn lại, người ta tìm ra nguyên nhân là có một số spare parts NASA đặt làm bên châu Âu, nhà sản xuất làm theo đơn vị mm, trong khi bản vẽ của NASA ghi theo đơn vị là inch (!) Thế nên khi ráp lại nó không chính xác được như thiết kế. Anh nào đã học qua về cơ khí thì biết ngay nó là chuyện tiếu lâm, nhưng nó đã từng là đề tài cà phê sáng của công ty tớ cả tuần lễ.

The Old Man
13-06-2009, 11:03
Một ảnh đẹp về Shuttle:

http://www.vanviet.com/THOISU/ShuttleX.jpg

ngutrienmien
10-09-2009, 11:10
Hổm lên sửa kính thiên văn Hubble giờ có đồ chơi để chơi rồi nhé. Tha hồ mà vọc cho đã...

Mời mấy bác xem sản phẩm ... đầu tay của Hubble, kể từ ngày mới được sửa lại...

Hình giữ nguyên size nên có hơi lớn chút, mấy bác chịu khó xem nhé.

Những đám mây hình cánh bướm này là do nổ khí vũ trụ, với độ nóng lên cả 20000 độ C. Đám khí bụi này bị đẩy nhanh tới vận tốc gần 1 triệu km/giờ.
http://media.komonews.com/images/090909_hubble_big_1.jpg


Đám bụi này có tên là "Carina Nebula", được đặt tên vậy vì nó nằm gần chòm sao Carina
http://media.komonews.com/images/090909_hubble_big_2.jpg

Nhiều chòm thiên hà nhìn nằm gần nhau, nhưng thật ra chúng ở rất xa nhau
http://media.komonews.com/images/090909_hubble_big_3.jpg


Thiên hà này có tên là NGC 6217, là bức hình đầu tiên được chụp với nòng mới lắp của Hubble
http://media.komonews.com/images/090909_hubble_big_4.jpg


Mở rộng khẩu độ ra một chút. Giữa hình là chòm thiên hà Abell 370, là chòm thiên hà đầu tiên mà các nhà khoa học tìm ra hiện tượng ánh sáng và thời gian bị uốn cong bởi trọng trường.
http://media.komonews.com/images/090909_hubble_big_5.jpg


Mở rộng panaroma view cái coi. Trong khung hình này là cả 100 ngàn ngôi sao trong một chòm sao khổng lồ. Chòm sao này nằm trong một siêu chòm sao khổng lồ khác có tên là "Omega Centauri". Chú ý, một thiên hà chứa hàng tỉ chòm sao khổng lồ như vậy.
http://media.komonews.com/images/090909_hubble_big_6.jpg


những vòng xoáy chứa những chòm sao với đầy sao màu xanh trong một thiên hà xoáy mang tên "Markarian 817". Ngay chính giữa thiên hà này là một lỗ đen khổng lồ. Chú ý, lỗ đen không thể thấy được, các nhà khoa học chỉ biết được ở đó có lỗ đen bằng cách nhìn thấy những vật thể / đo tia phóng xạ phóng ra từ lỗ đen. Các vật thể bắn ra từ lỗ đen có thể đạt vận tốc 15 triệu km / giờ.
http://media.komonews.com/images/090909_hubble_big_7.jpg

hình lụm được từ NASA & komonews.com

dly
11-09-2009, 13:25
Cảm ơn anh Ngủ đã cho xem những hình ảnh và thông tin hay quá

huongct
11-09-2009, 21:51
Đẹp quá bác Ngủ ơi !. Tự nhiên mình nảy ra ý tưởng, nếu cái trần nhà làm lại bằng kính rồi đem những tấm ảnh này đi in bằng nhựa trong, sau đó cho đèn vào. Thử tưởng tượng xem, ngồi ở dưới mà nhìn lên chắc đẹp lắm nhỉ ! :D

Arkain
10-06-2011, 10:49
Tháng 5 vừa qua, phi hành gia Paolo Nespoli của Ý đã chụp được vài tấm ảnh tuyệt đẹp của phi thuyền Endeavour khi nó kết nối với Trạm Không Gian Quốc Tế (International Space Station, viết tắt là ISS).

Lúc ấy Paolo Nespoli đang trên đường trở về Trái Đất cùng với hai phi hành gia khác trong nhóm Expedition 27 (Dmitry Kondratyev, Nga, và Catherine "Cady" Coleman, Hoa Kỳ) trên phi thuyền Soyuz TMA-20 thì thấy quang cảnh tuyệt đẹp này.


http://msnbcmedia.msn.com/j/MSNBC/Components/Photo/_new/110607-coslog-profile-1p.photoblog900.jpg
The space shuttle Endeavour is docked to the International Space Station in this unprecedented view, captured on May 23 from a departing Russian Soyuz spacecraft.

http://msnbcmedia.msn.com/j/MSNBC/Components/Photo/_new/110607-spacestation1-vmed-1130a.photoblog900.jpg
The International Space Station and the docked space shuttle Endeavour are seen at an angle in this picture, captured May 23. Endeavour is visible at the top of the station's central stack, with the shuttle's robotic arm snaking around it.

http://msnbcmedia.msn.com/j/MSNBC/Components/Photo/_new/110607-spacestation3-vmed-1130a.photoblog900.jpg
The International Space Station and the shuttle Endeavour sail over Earth's oceans and clouds in this image, captured May 23 from a departing Soyuz craft.

http://www.polls.newsvine.com/_vine/images/users/900/boyle/6805997.jpg
The space shuttle Endeavour is visible at the top of the International Space Station's line of modules, with its robotic arm extended and kinked. Endeavour is connected to the Harmony node, with Japan's Kibo lab extending to the right and Europe's Columbus lab at left. Below Harmony is the U.S. Destiny lab, the Unity node, the Leonardo storage module and the Tranquility module, with its Cupola observation deck visible toward the lower right corner of the image.


Bản tin:
http://photoblog.msnbc.msn.com/_news/2011/06/07/6805662-ultimate-space-portrait-unveiled

Xem toàn bộ 38 tấm ảnh full resolution trên trang web của NASA:
http://www.nasa.gov/mission_pages/station/multimedia/e27depart.html

ngutrienmien
10-06-2011, 11:06
Thanks arkain đã tiếp nối topic này. Hổm rồi có xem qua trang tin này, rồi làm gì quên béng mất. :)

dauhalan88
10-06-2011, 16:06
những bức ảnh này chụp trên vũ trụ có vẻ đẹp nhỉ các bác bác nhỉ

Arkain
30-09-2011, 02:34
http://www.youtube.com/watch?v=Hm4F6SOvNi8

http://i.space.com/images/i/9464/i02/china-space-station-infographic-110505d-02.jpg?1304659748



China launches its first space laboratory module

http://msnbcmedia1.msn.com/j/MSNBC/Components/Photo/_new/110929-china-rocket-hmed-715a.grid-8x2.jpg
A Long March 2F rocket carrying the country's first space laboratory module, Tiangong 1, lifts off from the Jiuquan Satellite Launch Center on Thursday.


China successfully launched its first space lab module into orbit in an impressive nighttime display on Thursday.

The unmanned Tiangong 1 module lifted off on a Chinese Long March 2F rocket at 9:16 p.m. local time (9:16 a.m. ET) from the Jiuquan Satellite Launch Center in northwest China. The spacecraft launched just two days before China's Oct. 1 National Day holiday.

"It’s absolutely an accomplishment," said Victoria Samson, director of the Secure World Foundation's Washington office. But she also pointed out that the launch of Tiangong 1 represents an achievement that other countries, including the United States, managed decades ago.

"They're doing their version of Spacelab, but that's something we did back in the '70s," she said.

The Tiangong 1 module, which is expected to remain in orbit for two years, is considered an important steppingstone in the country's effort to construct its own crewed space station. The prototype space lab measures 34 feet (10.4 meters) long and 11 feet (3.35 meters) wide and has a mass of 8.5 metric tons.

"The main tasks of [the] Tiangong 1 spaceflight include: to provide a target vehicle for space rendezvous and docking experiment; to primarily establish a manned space test platform capable of long-term unmanned operation in space with temporary human attendance, and thus accumulate experiences for the development of the space station; to carry out space science experiments, space medical experiments and space technology experiments," Wu Ping, a spokeswoman for China's Manned Space Engineering office, told reporters before the launch.

Tiangong 1, which translates to "Heavenly Palace," will test docking technology in conjunction with three spacecraft — Shenzhou 8, Shenzhou 9 and Shenzhou 10 — that will be launched at a later date, according to state media reports. These planned robotic maneuvers will be China's first dockings in orbit.

The Shenzhou 8 spacecraft will launch in early November, with Shenzhou 9 to follow in 2012. Both flights will be unmanned docking trials. Chinese space officials said the Shenzhou 10 mission, also set for 2012, may carry a crew to Tiangong 1, including China's first female astronaut.

Tiangong 1 is carrying medical and engineering experiments into space, according to state media. It is also packed with 300 flags from the International Astronautical Federation to commemorate the mission.

While Chinese space officials have indicated that the launch of Shenzhou 8 could occur in early November, it's possible the unmanned mission could lift off even sooner, said Dean Cheng, a research fellow on Chinese political and security affairs at the Heritage Foundation.

"The Chinese have put up launches within days of each other," Cheng told Space.com. "But we don’t have a good indication as to exactly when it will go up."

The launch of Tiangong 1 is considered a milestone for China and its burgeoning space program. It is particularly important for China's space program after last month's failure of a Long March 2C rocket, which malfunctioned shortly after liftoff and did not reach orbit.

"It’s probably going to be a big deal in China, with lots of news coverage," Cheng said. "You’d probably have to make an effort to avoid it. Once this is launched, you are going to have just a huge amount of hoopla from the state-run media to remind the people of what is going on."

Thursday's launch marks an important step toward fulfilling the country's goal of building a 60-ton manned space station by the year 2020. [Infographic: How China's First Space Station Will Work]

China is only the third nation, after the United States and Russia, to launch humans into orbit independently. China's first manned mission, Shenzhou 5, was piloted by Yang Liwei on Oct. 15, 2003. Two more manned missions followed, in 2005 and 2008.

http://www.msnbc.msn.com/id/44715461/ns/technology_and_science-space/#.ToTDwVnrJk0

Arkain
19-12-2012, 11:47
Scientists unveiled today an unprecedented new look at our planet at night. A global composite image, constructed using cloud-free night images from a new NASA and National Oceanic and Atmospheric Administration (NOAA) satellite, shows the glow of natural and human-built phenomena across the planet in greater detail than ever before.

Many satellites are equipped to look at Earth during the day, when they can observe our planet fully illuminated by the sun. With a new sensor aboard the NASA-NOAA Suomi National Polar-orbiting Partnership (NPP) satellite launched last year, scientists now can observe Earth's atmosphere and surface during nighttime hours.

The new sensor, the day-night band of the Visible Infrared Imaging Radiometer Suite (VIIRS), is sensitive enough to detect the nocturnal glow produced by Earth's atmosphere and the light from a single ship in the sea. Satellites in the U.S. Defense Meteorological Satellite Program have been making observations with low-light sensors for 40 years. But the VIIRS day-night band can better detect and resolve Earth's night lights.

The new, higher resolution composite image of Earth at night was released at a news conference at the American Geophysical Union meeting in San Francisco. This and other VIIRS day-night band images are providing researchers with valuable data for a wide variety of previously unseen or poorly seen events.



http://farm9.staticflickr.com/8490/8246931247_d7405f1923_b.jpg
Thế giới về đêm.


http://farm9.staticflickr.com/8063/8246896289_6ec6575ff4_b.jpg
Bắc Mỹ và Nam Mỹ


http://farm9.staticflickr.com/8062/8247975848_6dee620360_b.jpg
Hoa Kỳ


http://farm9.staticflickr.com/8210/8247962102_186e99db39_b.jpg
Âu Châu, Phi Châu, và Trung Đông.


http://farm9.staticflickr.com/8200/8246893143_81675bd5e3_b.jpg
Á Châu và Úc Châu


http://farm9.staticflickr.com/8345/8249377151_59ac4b51d2_b.jpg
Nam Hàn và Bắc Hàn


City lights at night are a fairly reliable indicator of where people live. But this isn’t always the case, and the Korean Peninsula shows why. As of July 2012, South Korea’s population was estimated at roughly 49 million people, and North Korea’s population was estimated at about half that number. But where South Korea is gleaming with city lights, North Korea has hardly any lights at all—just a faint glimmer around Pyongyang.


Source: NASA (http://www.earthobservatory.nasa.gov/Features/NightLights/?src=features-hp)

quanghaith2
21-12-2012, 15:40
Bắc Hàn tối om thế :D
lên gmap cũng thấy trắng bốc, tụi nó cầm đưa lên bản đồ. Kể cả ảnh vệ tinh

trung__123
21-12-2012, 16:54
Bắc Hàn tối om thế :D
lên gmap cũng thấy trắng bốc, tụi nó cầm đưa lên bản đồ. Kể cả ảnh vệ tinh

Cấm hay là cầm @@~

ngutrienmien
22-12-2012, 11:18
Mấy cái hình trái đất khuyết nhìn thiệt đã.

ngutrienmien
15-01-2013, 21:14
Xem chơi cho biết :eek:.
Xem chơi thêm cho biết, phút 18, kiến tha các loại Nikon lens ... :w00t:.


http://www.youtube.com/watch?v=doN4t5NKW-k

trung__123
15-01-2013, 22:00
^
Quá trời ống kính :eek:

ngutrienmien
15-05-2013, 06:13
Xem phi hành gia người Canada Chris Hadfield chụp hình trái đất từ tàu vũ trụ ISS:


http://www.youtube.com/watch?v=yFp9pndbSKM

nino
15-05-2013, 10:25
Ui Nikon kìa :punk::punk::punk:

kiettt
15-05-2013, 13:42
Môi trường không trọng lực, ổng múa body với lens đã dễ sợ.

Hảo Cầm Đồ
16-12-2013, 06:39
Không liên quan nhưng 14/12/20013 vừa qua, Hằng Nga 3 đã nhẹ nhàng đáp xuống Mặt Trăng. Đây là 1 trong nhiều bước để thiết lập trạm nghiên cứu của Trung Quốc trên Mặt Trăng.

Ở Trái Đất, Trung Quốc cũng đang tập luyện con người sống trong môi trường Mặt Trăng giả lập.

Đó là chưa kể đến 2020 Trung Quốc sẽ cơ bản hoàn tất 1 trạm vũ trụ không gian và sẵn sàng đón nhận thêm các module khác.

Arkain
18-12-2013, 17:51
Hằng Nga đáp xuống Cung Trăng:


http://www.youtube.com/watch?v=PK1PDfZWU3E&feature=player_embedded


Thỏ Ngọc tung tăng rời chuồng:


http://www.youtube.com/watch?v=cFb1E63AxNI&feature=player_embedded

wapgame2k
18-12-2013, 19:09
Bay vào không gian không còn là trở ngại đối với các nước lớn nữa rồi!
p/s: đợi đến khi nào Việt Nam có con tàu đầu tiên nhỷ?

acaxomcui
18-12-2013, 20:24
Việt Nam thì không biết tới chừng nào.Mỹ thì đã có phi cơ cất cánh từ lòng đại dương.Khiếp !