PDA

View Full Version : Xin hoi ve OLAP trong SQL Server 2000



tiger2003
08-11-2003, 08:14
Xin chào anh chi,

Ở đây có anh chị nào đã làm với OLAP database của SQL Server 2000 chưa (Thường gọi là : SQL Server 2000 - Analysis Services)

Hiện tôi cũng đang làm về cái đó , cũng có sách tiếng anh nhưng mà đọc vẫn chưa thấu hiểu hết vì trình độ tiếng anh mà, nếu anh chị nào đã làm rồi, và có tài liệu overview bằng tiếng việt về OLAP, MDX, ADOMD thì cho tôi xin với nhé.

Chân thành cảm ơn các anh/ chị nhiều, chúc cuối tuần vui vẻ

dungnt2k3
19-12-2003, 12:17
Tui xin chi ban vai buoc can ban khi dung OLAP (ngáp...đang giờ buồn ngủ mà)

B1: Bạn phải chuẩn bị Fact Table (tức bảng chứa dữ liệu tổng quát - bao gồm đầy đủ các khoá của các Table liên quan - cần OLAP )
B2: Tạo các Dimension (tạm gọi là các chiều dữ liệu)
B3: Từ các Dimension đã tạo bạn xây dựng các Cube theo yêu cầu
B4: ....Để ngủ 1 giấc cái đã rồi tiếp tục nhé ....!

tamtaonline
19-09-2006, 12:31
Gần 3 năm trôi qua rồi không biết võ công bạn tiger2003 đã đến mức thượng thừa chưa, nếu có thì chia sẻ với mọi người nhé :)
Cũng lạ là chủ đề này gần như vắng bóng trên DDTH....

kientt
05-01-2009, 10:11
Minh cung dang nghien cuu OLAP va tim dc tai lieu nay. POST len cho moi nguoi!

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Minh cung dang nghien cuu OLAP va tim dc tai lieu nay. POST len cho moi nguoi!
www.uit.edu.vn/forum/index.php?act=Attach&type=post&id=18459

khanhduong345
12-03-2009, 15:00
Bạn đã gởi link tài liệu rất hay.
Rất cảm ơn bạn. Mình cũng đang tìm hiểu OLAP.

dq_ninh
20-03-2009, 06:39
Hay thì luôn luôn là hay. Chỉ nguyên cái việc dịch thuật được những danh từ kỹ thuật của OLAP qua tiếng Việt cũng là quá hay rồi.

Nhưng dù sao, bài viết này cũng chỉ dịch thuật ra những khái niệm rất căn bản của OLAP thôi, và nếu chỉ đọc không mà không thực hành được thì những điều đọc được trên bài viết này, dẫu có học thuộc lòng đi nữa, cũng sẽ trở thành những khái niệm rất mơ hồ, không thực tế.

Điều quan trọng nhất trong việc học và trau dồi khả năng trong ngành IT là phải "học bằng thí dụ" (Learn by Example). Tức là tìm những bài viết có thí dụ, có biểu mẫu, rồi lập tức thực hành bằng cách cấu tạo những bảng, viết (hoặc copy and paste) lại những source đã được đưa ra trong thí dụ, rồi chạy thử xem kết quả ra sao. Tức là học và thực hành ngay một lúc.

Tài liệu của Microsoft MSDN có nhiều thí dụ về OLAP, chẳng hạn như những links dưới đây:

http://msdn.microsoft.com/en-us/library/aa140038(office.10).aspx#odc_da_whatrcubes_topic5
http://msdn.microsoft.com/en-us/library/aa155448(office.10).aspx
http://msdn.microsoft.com/en-us/magazine/cc164070.aspx
http://msdn.microsoft.com/en-us/library/ms175609(SQL.90).aspx

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thực tiễn của tôi, OLAP là một chiếc xe buýt đã lỗi thời và chạy hì hà hì hục. OLAP được sáng tác bởi một nhóm lập trình viên tại Do Thái, được viết bởi VB và ODBC cho nên rất chậm và có nhiều giới hạn. Khi CSDL lên khoảng 100 GB, hoặc Pivot table có hơn 64,000s record thì lập trình gia bắt đầu khủng hoảng vì những cú gọi khủng bố triền miên của khách hàng vì lập trình không còn chạy được nữa.

Tôi đã viết hai lập trình: AppAnalyzer (http://www.sirana.com/products/appanalyzer/) và Analysis Center (http://www.netiq.com/products/nac/default.asp), và không thể nào quên được những "hãi hùng" của nó khi khách hàng gọi điện thoại tới tấp vì lập trình không thể trường trình được nữa khi CSDL lớn trên 100GB. Lúc bắt đầu, khi CSDL còn nhỏ thì OLAP chạy tốt, khách hàng khoái chí vì những bảng tường trình đẹp đẽ đầy đủ chi tiết. Nhưng hỡi ơi....

Sau này, version 3.0 của AppAnalyzer đã được loại bỏ OLAP và chỉ dùng SQL store procedures.

Lời khuyên của tôi cho bất cứ một công ty nào muốn áp dụng OLAP: KHÔNG! KHÔNG! KHÔNG!

Thay vào đó, nên dùng những món ăn chơi khác như Crystal Report, SQL Reporting Service, v.v...

Tuy nhiên, đó là kinh nghiệm của tôi về OLAP với SQL 2000. Micrsoft đã cải thiện nhiều (theo lời của mấy chàng tiếp thị) cho OLAP cho SQL 2005, SQL-2008. Cái khủng hoảng của 64,000 records giới hạn không còn nữa (cũng theo lời tiếp thị). Tuy nhiên, tôi là một con chim bị tên, thấy cành cong thì hãi hùng không tưởng. Hơn nữa, tại sao tôi phải tốn thời gian thiết kế OLAP, khi tôi có thể dùng stored procedures để lấy một bảng kết quả như mong muốn với một tốc độ xử lý mau chóng hơn?