PDA

View Full Version : Những định hướng đầu tiên



tinhha
31-10-2003, 08:26
Bài viết này tôi dự định gởi cho tờ báo của Trường, tôi post lên đây để mọi người xem thử. Tôi xin tiếp nhận mọi ý kiến của các bạn.

Ngày nay, công nghệ thông tin đã xâm nhập vào nhiều ngành khác nhau và gây ra những biến đổi to lớn trong những ngành này, cụ thể như: quản lý, kế toán, tài chính, thương mại, khoa học, kỹ thuật, quân sự, quốc phòng, dự báo khí tượng, giáo dục,…. Công nghệ thông tin được sử dụng trong Giáo dục ở nhiều chuyên ngành, nhiều hình thức, nhiều mức độ như giảng dạy trên lớp, giảng dạy từ xa, đánh giá, quản lý, đổi mới phương pháp,….Từ đây ra đời ngành Công nghệ dạy học (Instructional Technology hay Educational Technology). Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta chỉ xem xét về việc Ứng dụng Tin học vào giảng dạy ở mức độ khái quát nhất, về những chuẩn bị, những kỹ năng tối thiểu nhất để có thể thực hiện tốt công việc trên. Mời các bạn theo dõi cuộc đối thoại sau:

Hỏi: Vì sao tôi cần ứng dụng tin học vào việc giảng dạy?
Đáp: Với sự giúp sức của Tin học bạn có thể:
1. Để lại một ấn tượng lâu dài nơi người học bằng việc khai thác hiệu quả nhiều giác quan của họ.
2. Làm cho công việc của bạn đơn giản và hiệu quả hơn.
3. Bạn sẽ không tụt hậu so với đồng nghiệp của bạn.
Hỏi: Nhưng việc ứng dụng tin học cũng có những khó khăn nhất định phải không?
Đáp: Đúng. Việc ứng dụng tin học vào giảng dạy đòi hỏi bạn những kỹ năng mới, một số điều kiện vật chất nhất định và cả sự đam mê nghề nghiệp. Nhưng những gì bạn đầu tư sẽ được tưởng thưởng xứng đáng. Hãy tin tôi !Ứng dụng tin học vào giảng dạy là một xu thế tất yếu.
Hỏi: Tôi là một tên lính mới tò te trong lĩnh vực này, vậy tôi phải bắt đầu từ đâu?
Đáp: Bạn cần nghiêm túc học hỏi, học hỏi bằng tất cả sự say mê của chính bạn. Có 2 lĩnh vực chính bạn cần học hỏi:
1.Lý thuyết công nghệ dạy học: bạn cần học tập những nguyên tắc để ứng dụng Tin học vào giảng dạy có hiệu quả, cần lắng nghe những lời khuyên của chuyên gia, cần học tập kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp. Bạn có thể tham khảo một số tài liệu sau:
- “Ứng dụng Tin học trong giảng dạy Hóa học”, Nguyễn Trọng Thọ, Nhà xuất bản Giáo Dục. Đây là một cuốn sách công phu của thầy Nguyễn Trọng Thọ- trưởng bộ môn hóa học trường Lê Hồng Phong TP.Hồ Chí Minh. Trong cuốn sách này, bạn sẽ được dẫn dắt qua nhiều chủ đề khác nhau, từ lý thuyết công nghệ giáo dục đến các chương trình để tạo bài giảng điện tử, từ việc ứng dụng tin học trong kiểm tra đánh giá đến khả năng phát triển của công nghệ dạy học ở Việt nam cũng như trên thế giới.
- “Getting started with e-learning”, Hãng Macromedia. Macromedia (www.macromedia.com) là một công ty lớn chuyên về các phần mềm thực hiện web, bài giảng điện tử, hoạt hình,… Công ty này tung ra rất nhiều phần mềm phù hợp với các đối tượng và nhu cầu khác nhau trong lĩnh vực e-learning. Hiện tại có hàng triệu người trên thế giới đang sử dụng những thành phẩm được tạo ra từ những công cụ của Macromedia. Cuốn sách “Getting started with e-learning” được viết bởi 3 chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực e-learning của Macromedia. Cuốn sách nhằm mục đích giúp đỡ người đọc tạo ra những ứng dụng trong lĩnh vực dạy học hiệu quả nhất, bắt đầu từ việc lựa chọn công cụ phần mềm đến việc nghiên cứu quy trình thực hiện, từ việc phân tích người học đến những chú ý khi phát triển ứng dụng dạy học trên môi trường mạng có băng thông thấp . Bạn có thể tải quyển sách này tại địa chỉ: www.macromedia.com (vào mục Search)
- Internet
2.Kỹ năng sử dụng phần mềm: không có một phần mềm nào có thể đáp ứng mọi nhu cầu của bạn, do đó hãy liên kết và sử dụng phối hợp các phần mềm khác nhau. Điều đầu tiên bạn cần biết là sử dụng hệ điều hành ( ở Việt nam thường dùng Windows), sau đó biết sử dụng những công cụ lướt web, truy cập mạng, bên cạnh đó bạn cũng cần sử dụng thành thạo Microsoft Word và Microsoft PowerPoint. Để tiến xa hơn, bạn cần chú ý tới một số phần mềm vẽ hình như Paint (trong Windows), CorelDraw, Photoshop. Nếu nhu cầu của bạn đi xa hơn những bản trình diễn của PowerPoint và những hình ảnh tĩnh tạo từ các chương trình vẽ hình trên, bạn hãy đến với Microsoft FrontPage, Macromedia Dreaweaver (nhóm chương trình tạo web), Macromedia Flash, Macromedia Director, Macromedia Authorware (nhóm chương trình tạo bài giảng điện tử, hình động, các ứng dụng dạy học),… Nếu nhu cầu của bạn nghiên nhiều về lập trình hãy đến với C, Java,…. Nếu bạn chú ý nhiều về phần Toán hãy đến với Matlab, Maple, Mathematica,…

Hỏi: Sao mà rắc rối thế, liệu tôi chỉ cần biết một lĩnh vực thôi thì có được không?
Đáp: Được, nếu bạn chỉ muốn đem công nghệ để hù dọa người khác. Việc thiếu một trong 2 lĩnh vực trên giống như một người bị thiếu mất một chân. Chính lý thuyết sẽ là nền tảng để bạn thi thố các kỹ năng phần mềm của mình theo những định hướng hiệu quả nhất. Người nào không nắm lý thuyết thì những sản phẩm họ làm ra sẽ rối rắm, loè lẹt, hiệu quả thấp (thậm chí phản tác dụng).Ngược lại, với kinh nghiệm thực hành trên phần mềm sẽ giúp bạn hiểu rõ và bổ sung thêm cho lý thuyết. Người nào chỉ biết lý thuyết mà không có kỹ năng phần mềm thì hoặc phải nhờ người khác thực hiện hoặc không bao giờ biến ý tưởng trở thành hiện thực.

tinhha
31-10-2003, 08:45
Để tải quyển sách "Getting started with e-learning" bạn có thể tải vào: http://download.macromedia.com/pub/authorware/documentation/e-learning.zip

tranngocthu
31-10-2003, 11:22
là một người m,ới bát dầu làm quen với máy tính thì phải bắt dầu từ dâu

tinhha
01-11-2003, 13:12
Như tôi đã nói bên trên, bạn hãy bắt đầu từ hệ điều hành và bộ Ofice.

tnonline
21-11-2003, 02:43
tinhha dọa người ta như thế thì ai còn muốn ứng dụng công nghệ thông tin nữa chứ.
Phải làm thế nào để user nghĩ là "không khó như vẫn tưởng" chứ.

tinhha
21-11-2003, 10:44
Ha ha... Tôi không nói là khó. Tôi nói là muốn ứng dụng "hiệu quả" thì phải học. Tôi đã thấy nhiều thầy cô giáo, tiến sĩ khi dùng PowerPoint giảng bài cho học sinh thì... tệ không chỗ nào nói. Bài giảng thì rườm rà, hoa lá cành, làm lõang sự chú ý của học sinh, không tạo được điểm nhấn. Khi lên giảng thì không nắm vững các quy tắc, cứ lượn qua lượn lại trước máy chiếu. Còn có cô giáo hỏi tôi: " Chị dùng PowerPoint có chèn một đọan phim video khá lớn, khi dùng để giảng trong một phòng lab trang bị mạng, mỗi học sinh một máy thì máy chạy cà giựt, chị không hiểu vì sao? Mặc dù chạy trên máy đơn rất OK". Câu trả lời hết sức đơn giản: khi phát triển ứng dụng, cô giáo này đã không chú ý đến phương tiện phân phối, chạy trên băng thông thấp ( như ở nước ta) thì phải được xử lý khác khi chạy trên máy đơn.
Đối với dân rành computer thì những kiến thức về vi tính thật là đơn giản, nhưng đối với đối tượng khác thì không như vậy. :)
Tôi sẽ đưa thêm một ví dụ: khi dùng PowerPoint (PP) tạo bài giảng điện tử trên máy vi tính, màu sắc trông rất đẹp, đỏ ra đỏ, xanh ra xanh... nhưng khi đưa vào máy chiếu ( multimedia projector) thì ...hỡi ôi, do độ phân giải của máy chiếu khác monitor nên màu đỏ tươi thì ra đỏ bầm, nền màu nâu trở thành màu đen, v.v... Điều này xảy ra do người làm đã không chú ý đến việc chọn màu nền, màu chữ cho phù hợp, không kiểm tra bài giảng trên máy chiếu trước khi lên giảng.
Ngòai ra, hiện nay khi nói về ứng dụng tin học trong dạy học, ta nghĩ ngay đến PP, nhưng thật ra PP chỉ phù hợp với lối giảng dạy nặng về thông báo, có nghĩa là cũng chẳng "thay đổi phương pháp giảng dạy" gì cả, thay vì giáo viên viết trên bảng đen, bây giờ làm sẵn trên computer.PP có ưu điểm là nhanh gọn, phù hợp với đa số giáo viên mới chập chững vào con đường công nghệ dạy học (CNDH) nhưng nó cũng có những khuyết điểm "chết người".
Ví dụ: trong một buổi thao giảng, khi sử dụng giáo án điện tử để trình chiếu (làm bằng PP), một giáo viên có đưa lên những câu hỏi trắc nghiệm cho HS, khi câu hỏi hiện ra cùng với 4 lựa chọn, GV đợi HS trả lời xong sẽ cho hiện ra đáp án nhưng do luống cuống cũng có thể nhấn nhầm nút nào đấy mà HS chưa kịp trả lời thì trên bảng đã hiện ra câu trả lời cùng với một cái hình mặt người cười toe tét bên cạnh câu lựa chọn đúng. Thật là một tình huống "cứng người" cả GV lẫn người dự (kể cả ông hiệu trưởng trường) chỉ có HS là được một phen cười bể bụng. Ngòai ra chưa kể nếu làm câu hỏi trắc nghiệm trong PP còn có thể gặp trường hợp như sau: trong khi đang cho HS trả lời các câu hỏi thì máy tính bị trục trặc ( đứng máy, GV nhấn nhấp nút Esc...) GV phải quay về phần chỉnh sửa trong PP ( có nghĩa là thóat khỏi chế độ trình diễn, quay về chế độ chỉnh sửa) lúc này tất cả câu hỏi và câu trả lời đều được... nhìn thấy trên bảng, HS nhao nhao lên "Thấy rồi, thấy rồi, câu C là đúng tụi bây ơi". Cô giáo có nước dẹp luôn phần trắc nghiệm trên. Đúng không? Ngòai ra trong PP, khi học sinh trả lời sai câu hỏi trắc nghiệm, GV chỉ có một lực chọn duy nhất là bấm tiếp ra câu trả lời mà không có cách nào chọn câu trả lời của HS trên bảng rồi nhấn nút kiểm tra để máy thông báo trước lớp là em A đã trả lời sai hay đúng!
Tóm lại khi phát triển các bài giảng cần chú ý nhiều yếu tố (công cụ thích hợp,phương thức phân phối, trình độ người học, ..). Bạn thấy những ý kiến của tôi có đúng không? Tôi không nói khó chỉ nói là phải học thì mới biết cách áp dụng.
Hiện tại , ở VN chưa có trường lớp chính quy nào đào tạo về CNDH, do đó bạn có thể tìm thông tin trên mạng để học hỏi về lý thuyết.
Ngòai ra, trong số eChip tuần rồi ý kiến của thầy Nguyễn Trọng Thọ ( trường Lê Hồng Phong-TP.HCM) về các phần mềm hiện nay chỉ do những người không có kiến thức chuyên môn về môn học đó làm ra, hoặc các GV chỉ nặng về trình diễn trong giờ dạy, về chương trình của Bộ GD-ĐT... là hết sức đáng lưu ý và xác đáng!
Tôi rất vui được trao đổi với bạn. Nếu bạn muốn tôi sẽ gởi cho bạn xem một chương trình trắc nghiệm làm trên Flash phục vụ cho giảng dạy bài : Khối lượng lớp 6 (dùng thay thế phần trắc nghiệm trên PP trong giờ dạy). Đây là một phần trong đề tài nghiên cứu hợp tác giữa Khoa Vật lý ĐHSP TP.HCM với Viện nghiên cứu giáo dục TP.HCM 115 Hai Bà Trưng TP.HCM.
Bạn có thể gởi email về ttinhha@yahoo.com để yêu cầu tôi gởi cho bạn.
Thân chào. Chúc bạn sức khỏe và gởi nhiều ý kiến khác lên diễn đàn.

tnonline
22-11-2003, 03:49
Thực sự thì mình đồng tình với bạn là ứng dụng CNTT vào việc dạy và học là rất khó, cả về khách quan lẫn chủ quan của user. Để ứng dụng một cách hiệu quả lại khó hơn gấp bội.

Bản thân mình vừa là user "ứng dụng CNTT" vừa là technician "giúp đỡ, hỗ trợ người khác ứng dụng CNTT" nên mình cũng hiểu được một ít sự khác biệt tương đối lớn giữa IT savvy và newbie user (tạm gọi là như vậy), cũng như tâm lý của newbie khi phải thao tác trên các phương tiện hiện đại.

Kỹ năng của newbie thì thôi, không nói làm gì rồi. Mình muốn bàn về tâm lý của newbie: vẫn còn rất e ngại.
Lý do là bởi vì kém hiểu biết. Cũng đúng thôi, không học hoặc học ít thì làm gì chẳng ngại. Nhưng ví dụ ngộ nghĩnh mà bạn đưa ra ở message trước lại khiến người ta càng e ngại và né tránh CNTT hơn.

Mình có ông thầy khăng khăng không chịu áp dụng CNTT (chỉ là một phần nhỏ thôi) vì ông chẳng có kiến thức gì cả. Ông ấy sợ một máy tính mà nối internet (mới chỉ một thôi nhé) thì hacker có thể đột nhập vào phòng lab để ăn cắp thông tin quan trọng lưu trong các máy khác. Không ai dám giải thích cho ông ấy vì ghế của ông ấy to quá. Thế là chịu đấy.

Vì thế muốn phổ cập tin học mà lại khiến người ta nghĩ là khó khăn thì làm sao khuyến khích được.
Phải làm thế nào để người ta nghĩ là: học thì tất nhiên là phải học, nhưng cũng không khó lắm (cho dù nó có khó thật) để newbie vượt qua được tâm lý sợ sệt ban đầu đã.

Đó cũng chính là nhiệm vụ của ngành IT và những người làm IT. Không phải tự nhiên mà echip lại lấy khẩu hiệu "Tin học như cơm bình dân". Nếu bạn hoặc những người khác làm về việc Phổ cập tin học và ứng dụng công nghệ thông tin thì phải Biến cái khó thành cái dễ để người ta học chứ không phải nói là Khó lắm đấy học nhiều vào.

Các bạn nên biết rằng truyền thụ kiến thức và nghiên cứu là công việc chính của người thầy. Họ không có đủ thời gian để học CNTT để thao tác như một IT savvy. Đó là matter of course, cũng như một IT savvy thì làm sao có thể chấm điểm một luận văn kinh tế được.

Nhìn trên quan điểm một người làm IT thì "Ứng dụng công nghệ thông tin" thực chất không phải là "ỨNG DỤNG" mà thực chất là "HỖ TRỢ" (aid).
Vẫn thường nghe thấy rằng có CNTT hỗ trợ công việc của bạn thì sẽ làm mọi thứ trở nên dễ dàng và hiệu quả. Nếu hỗ trợ mà lại chơi khó nhau thế thì ai mà cần chứ.

Tóm lại là nếu mình là user thì mình yêu cầu sự đơn giản và dễ hiểu từ người làm kỹ thuật.

tnonline
22-11-2003, 04:26
Về bài viết đầu của bạn, mình xin có một số ý kiến, quan điểm cá nhân thôi, có gì thì bỏ qua nhé.



Hỏi: Vì sao tôi cần ứng dụng tin học vào việc giảng dạy?
Đáp: Với sự giúp sức của Tin học bạn có thể:
1. Để lại một ấn tượng lâu dài nơi người học bằng việc khai thác hiệu quả nhiều giác quan của họ.
2. Làm cho công việc của bạn đơn giản và hiệu quả hơn.
3. Bạn sẽ không tụt hậu so với đồng nghiệp của bạn.


1. Giáo viên không nhất thiết và không cần thiết phải "để lại ấn tượng lâu dài" mà mục tiêu là truyền tải kiến thức một cách hiểu quả bằng bất cứ cái gì.
2. Có nhiều người sẽ nói: Thực sự không đơn giản tí gì. Mất toi mất cả tuần làm PP mà vẫn chưa đâu vào đâu.
3. Ứng dụng CNTT mà chỉ để "không tụt hậu" thì kém tắm quá. Đã là nhà giáo thì đâu lại chỉ nhìn quanh xem mình có tụt hậu hay không. Nên chăng sửa "không tụt hậu" thành khai thác thế mạnh của IT. Còn nếu bạn vẫn thích "không tụt hậu" để nhấn mạnh vấn đề thì nên sửa thành "không tụt hậu so với sự phát triển của công nghệ mới", or so.



Việc ứng dụng tin học vào giảng dạy đòi hỏi bạn những kỹ năng mới, một số điều kiện vật chất nhất định và cả sự đam mê nghề nghiệp. Nhưng những gì bạn đầu tư sẽ được tưởng thưởng xứng đáng. Hãy tin tôi !Ứng dụng tin học vào giảng dạy là một xu thế tất yếu.

Maybe bạn nhầm lẫn giữa sự đam mê tin học của người làm tin học với sự đam mê nghề nghiệp của người giảng dạy nói chung. Người ta dạy kinh tế đam mê kinh tế, dạy ngoại ngữ đam mê ngoại ngữ,... những cái đam mê ấy chẳng giúp mấy trong việc học tin học. Phải chăng bạn muốn nói đến sự say mê học tập, tính nghiêm túc trong học tập.



Được, nếu bạn chỉ muốn đem công nghệ để hù dọa người khác.
"Hù dọa" thì không đúng mà phải là "làm trò cười" thì đúng hơn.

Thực ra Lý thuyết Công nghệ dạy học mới chỉ là "cần thiết" thôi chứ không phải là "bắt buộc" như bạn nói. Một người nắm vững cách sử dụng phần mềm mà lại có đầu óc tổ chức và con mắt nghệ thuật thì có thể tự tạo ra cho bản thân cái lý thuyết công nghệ dạy học. (Nếu có ý kiến khác, xin được trao đổi thêm).
Vì vậy không phải có 2 lĩnh vực cần học mà theo tôi thì là có 2 bước cần tiến hành. Một là Getting started with e-learning principles, Tiếp theo là Developing skill needed (both soft + hard).

Làm theo trình tự thì tốt hơn, còn không thì nhảy bổ vào cả hai cùng một lúc cũng được. Thậm trí trên thực tế thì làm bước 2 rồi đến bước một cũng ok.

Mình cũng chưa đọc 2 tác phẩm mà bạn nói nên góp ý mang tính phiến diện cá nhân, không tránh khỏi sai sót. mong bỏ qua.
:-)

tinhha
22-11-2003, 12:44
Cám ơn tnonline.:):) Những ý kiến của bạn thật là sâu sắc, thể hiện một người có trăn trở, nghiền ngẫm về CNDH.:)

Tôi xin đưa ra quan điểm cá nhân tôi!
Về sự đam mê nghề nghiệp, tôi vẫn bảo lưu ý kiến. Chính vì đam mê nghề, người thầy mới đi tìm những đường hướng, phương thức đưa kiến thức đến cho học trò. Nếu dạy Vật lý mà chán Vật lý thì người thầy cũng chẳng cần nhọc công đi tìm cách ứng dụng công nghệ dạy học, ứng dụng thông tin vào trong giảng dạy vật lý. Đúng không bạn? Còn nếu họ không đam mê về tin học nhưng vẫn muốn ứng dụng tin học thì họ chỉ cần nhờ các chuyên gia, những đồng nghiệp có kinh nghiệm giúp đỡ.
Khi làm trong lĩnh vực giáo dục, công tác trong một trường học, v.v..bạn sẽ nhanh chóng hiểu tâm lý giáo viên. Họ không muốn mình tụt hậu so với đồng nghiệp ! Còn về truyền thụ kiến thức hiệu quả thì tất nhiên rồi, tôi nghĩ người GV nào cũng mong muốn điều đó.
Cuối cùng, đúng như bạn nói, tôi sẽ sửa lại:
"Hù dọa người không biết" và "làm trò cười cho những người hiểu biết".
Thân chào. Mong sẽ có nhiều trao đổi với bạn.

tinhha
24-11-2003, 08:54
Quote: Một người nắm vững cách sử dụng phần mềm mà lại có đầu óc tổ chức và con mắt nghệ thuật thì có thể tự tạo ra cho bản thân cái lý thuyết công nghệ dạy học.

Tôi nghĩ là ý kiến này hơi bị...lố. (đối với một số người thì được nhưng đa số còn lại thì...không )
Bạn muốn đi ngoài đường thì:

Cần biết sử dụng phương tiện (xe đạp, xe gắn máy,..) + cần biết luật lệ giao thông.

Bạn có thể tự tạo ra luật lệ được không?

Bạn muốn học Vật lý thì bạn có thể tự tạo ra các định luật được không? (trừ vái cái đầu như Newton, Einstein, Pythagore, Fermi...).

:) :)

yuna_admirer
24-11-2003, 18:19
Thread hay quá.

Phải chi ai cũng có nổi trăn trỡ như các thầy cô (thầy cô).

tnonline
05-12-2003, 02:53
Hi tinhha,
Chúng ta discuss tiếp nhé.


Quote: Một người nắm vững cách sử dụng phần mềm mà lại có đầu óc tổ chức và con mắt nghệ thuật thì có thể tự tạo ra cho bản thân cái lý thuyết công nghệ dạy học.

Tôi nghĩ là ý kiến này hơi bị...lố. (đối với một số người thì được nhưng đa số còn lại thì...không )
Bạn muốn đi ngoài đường thì:

Cần biết sử dụng phương tiện (xe đạp, xe gắn máy,..) + cần biết luật lệ giao thông.

Bạn có thể tự tạo ra luật lệ được không?

Bạn muốn học Vật lý thì bạn có thể tự tạo ra các định luật được không? (trừ vái cái đầu như Newton, Einstein, Pythagore, Fermi...).


Mình muốn nhấn mạnh vào tính bắt buộc và sự cần thiết. Đã là bắt buộc thì "không học không biết làm". Còn nếu chỉ là cần thiết thì "có học có hơn".
Ví dụ một gv muốn giảng bài bằng PowerPoint (PP), chắc chắn phải học cách sử dụng PP. Không học thì chịu chết, không làm được. Khi đã học xong rồi thì chắc chắn là làm được slide show(chưa đề cập đến việc sử dụng thiết bị). Còn muốn tối ưu hóa công việc đó thì phải học tiếp đến CNDH. Như vậy trong case này, CNDH chỉ mang tính hỗ trợ thôi.

Lấy ví dụ về việc "đi ngoài đường" của bạn, phải biết cách sử dụng phương tiện giao thông là chắc chắn. Còn không biết luật, thì... vẫn đi được. Nếu người nào cẩn thận, có con mắt quan sát thì thấy người đi cùng chiều với mình đi bên phải đường, người đi ngược chiều đi bên trái đường. Đến ngã tư thấy người khác đi ngang qua thì dừng lại chờ người ta đi hết rồi hẵng đi...v.v. Cứ thế mà làm thì không biết luật cũng thành có luật.

Nói về Vật lý (I like it), định luật tạo ra được chứ sao không (thực ra là khám phá cái có sẵn). Newton khám phá định luật vạn vật hấp dẫn đấy thôi. Pythagore đưa ra định luật Pitago đấy thôi. Lý thuyết là do ai đó đi trước tạo ra hoặc tích lũy, nếu không tự tạo được cho mình thì phải dùng cái của người khác thôi.

Tóm lại ý của mình là ứng dụng công nghệ phải linh hoạt, sáng tạo. Vừa dựa vào nền tảng công nghệ hoặc lý thuyết có sẵn, vừa phải adapt theo nhu cầu của mình.
Không thể nói: bạn chưa học công nghệ dạy học thì bạn không thể dùng CNTT để dạy học được. Right?


Về sự đam mê nghề nghiệp, tôi vẫn bảo lưu ý kiến. Chính vì đam mê nghề, người thầy mới đi tìm những đường hướng, phương thức đưa kiến thức đến cho học trò. Nếu dạy Vật lý mà chán Vật lý thì người thầy cũng chẳng cần nhọc công đi tìm cách ứng dụng công nghệ dạy học, ứng dụng thông tin vào trong giảng dạy vật lý. Đúng không bạn? Còn nếu họ không đam mê về tin học nhưng vẫn muốn ứng dụng tin học thì họ chỉ cần nhờ các chuyên gia, những đồng nghiệp có kinh nghiệm giúp đỡ.

Ý kiến của bạn hoàn toàn đúng, mình cũng ủng hộ.
Vấn đề là ở chỗ những người gv đam mê nghề nghiệp đến mức phải trăn trở để ứng dụng công nghệ mới vào giảng dạy cũng chỉ nhiều bằng, thậm trí còn ít hơn số lượng gv không đủ đam mê đến mức ấy. Song để nền giáo dục được phát triển thì việc phổ cập CN mới không chỉ dừng lại ở những người có lòng đam mê. Ngược lại, những người không đam mê lại cần được "để mắt" nhiều hơn vì đây chính là khối ì của xã hội.
Nhiệm vụ của bên kỹ thuật là phải làm CN dễ hiểu để ai cũng học được, không cần phải tốn nhiều công sức và tâm trí.


Khi làm trong lĩnh vực giáo dục, công tác trong một trường học, v.v... bạn sẽ nhanh chóng hiểu tâm lý giáo viên. Họ không muốn mình tụt hậu so với đồng nghiệp !

Đúng. Cái này là thực tế đương nhiên. Mình chỉ góp ý cho bạn về cách đặt vấn đề thôi chứ không phủ nhận sự thật này.
Ý của mình là: đây là vấn đề "không muốn nói ra". Ví dụ bạn đưa ra poll trong đó có câu hỏi: "Thầy/Cô học tin học để không bị tụt hậu so với người khác phải không?" Sẽ có bao nhiêu người đủ lì để trả lời Yes cho câu hỏi này của bạn.
Nếu bạn coi đây là một lợi ích của việc học CN mới thì không ai bảo là sai, nhưng không phải ai cũng thừa nhận đó là một official benefit.


Sao mà rắc rối thế, liệu tôi chỉ cần biết một lĩnh vực thôi thì có được không?
...Việc thiếu một trong 2 lĩnh vực trên giống như một người bị thiếu mất một chân...

Bạn nói như vậy thì bạn rơi đúng vào cái mà bạn gọi là "hù dọa những người không biết" rồi.

codetipper
07-12-2003, 19:49
Tôi thì thấy nếu để cho thầy cô tự soạn bài bằng cách sử dụng các phầm mềm thì chỉ có một chiều dạy mà quên đến việc học của học sinh ,nếu ta có thể kết hợp giữa một giáo viên dạy môn A nào đó với lập trình viên thì ta có thể tạo ra những phần mềm tốt cho môn nào đó.

Vd ta có thể kết hợp một chuyên gia vật lý và một nhóm chuyên gia tin học,chúng ta sẽ bắt tay xây dựng các giáo trình điện tử thống nhất ,vừa giúp được các thầy cô vừa giúp các em đỡ vất vả ghi chép ,việc soạn bài của các thầy cô sẽ không quá khó ,không cần phải học tin học nhiều mà có thể tham khảo giáo án điện tử ,cách dạy trở nên linh động hơn ,khi thầy cô lấy các em hs làm trọng tâm ,giúp các em hs bớt thụ động và học vẹt như hiện nay ,chính vì vậy mỗi trường điều phải có những đầu tư nhất định về cơ sở vật chất và cũng như phải mua những phần mềm giảng dạy có chất lượng ,ngành CNPM lúc đó cũng có thể chia ra phần đội ngũ chuyên viết về phần mềm hỗ trợ giảng dạy (tất nhiên họ-lập trình viên- phải kết hợp với các chuyên gia về các môn chuyên nghành như Lý Hóa,Sinh... )

Nhưng giài pháp trên tôi nghĩ cũng không khả thi đ/v tình hình nước ta hiện nay!

Mong nhận ý kiến của các bạn

tinhha
08-12-2003, 12:39
Theo tôi, ý kiến của bạn codetipper chính xác!!! :)
Cám ơn mọi người đã tham gia và cho ý kiến ở diễn đàn này, tôi thấy đã có nhiều người "để ý" đến diễn đàn này làm cho nó không còn hiu quạnh như ban đầu:). Tín hiệu đáng mừng! :)
Riêng về thread này, tôi nghĩ nó đã cung cấp cho mọi người gần xa những ý kiến khác nhau nhưng tựu trung đều vì mong muốn phát triển công nghệ dạy học, vì giáo dục nước nhà. Tôi thiết nghĩ thread này kéo dài như vậy cũng khá dài rồi, nếu bạn đọc cứ phải vào net để toàn đọc mấy cái tranh luận thì trước sau họ cũng mất hứng thú, cái họ cần theo tôi nghĩ là những cái sát sườn hơn với công việc của họ. Do đó, tôi đề nghị chúng ta nên đi vào những vấn đề cụ thể hơn giúp ích cho giáo viên các bộ môn như giới thiệu những trang web dùng cho dạy học, các phần mềm để giảng dạy,...
Ý kiến các bạn như thế nào?

ceeplusplus
11-12-2003, 07:14
Là một sinh viên đang học tại một đại học công lập ở Mỹ, tôi có ý kiến sau:
Tôi thấy các thầy cô nào cũng biết cách viết hay dùng máy viết một trang html và ai cũng có webpage dưới chuyên ngành department. Trang chủ đó có nhiều links dẫn đến sách học, thời khóa biểu, tài liệu giảng dạy, bài tập, diểm số, v.v. rất tiện cho học sinh theo dõi. Nếu vietnam mà làm được như vậy cũng là đáng khích lệ lắm rồi, và là bước đầu tất yếu phải có . Xong rồi tùy thầy biết làm slides hay hay dở không thành vấn đề, cái hay nhất là giáo trình được soạn ra điện tử và đưa lên mạng, học sinh chỉ cần tải về rồi nghiền ngẫm. THí dụ tôi luôn luôn in trước các slidé, rồi khi vào lớp thì take notes, rất hiệu quả . Vấn đề là mình phải phát triển cái ưu thế của thầy là nắm chắc giáo trình và soạn bài hay, và chỉ cho thầy cô cách biến giáo trình thành trang mạng, hay dùng Adobe Acrobat Writer để chuyển từ MS Word qua PDF , v.v.

ceeplusplus

glorybloodyhell
13-12-2003, 16:19
C++ nói đúng đó...
đồng thời, có những chương trình đơn giãn rất hiệu quả để làm quizzes (thuật ngữ tiếng Việt gọi là trắc nghiệm thì phải) mà thầy cô có thể dùng để làm những e-quizzes...

thiendang
09-02-2004, 01:12
Hay qua, xin cho toi co the lam quen cung 2 ban TinhHa, va TNOnline duoc khong? goi mail cho minh hoac lien lac so dien thoai 0913712937, chung ta cung gap va tham khao cac y kien lan nhau.
Mong gap mat
ThienDang (TpHCM)

tinhha
09-02-2004, 13:57
Email của tôi:
ttinhha@yahoo.com
Nếu bạn muốn liên lạc xin vui lòng gởi email tới địa chỉ trên. Cám ơn.

tnonline
10-02-2004, 23:40
Hi,
email của mình là support@tnonline.org
Rất mong được làm quen vaf trao đổi với các bạn có quan tâm đến việc phát triển CNTT nói chung.
Mình ở HN.
Cellphone bị người yêu cấm.

nvk2908
10-05-2004, 04:40
Cac bac cho em biet. Khi em da co bang DH CNTT chinh quy roi Thi co nen hoc o APtech hay sisco khong.Nhu the co thua va lang phi qua khong ! Vi thuc su la minh rat muon lam viec trong moi truong PRO voi CNTT hon

neverdie126
14-05-2004, 21:38
các bạn có con cháu học tại trường THCS bán công Ngô Quyền, Tân Bình thì có thể hỏi thăm vì trường đó mới được trang bị demo 1 phòng học multimedia, sử dụng 1 pc với vga có out tv để dạy học bằng TV 29", xem ra thì ý đồ cũng tốt nhưng chưa biết có hiệu quả không. Tôi là người trực tiếp lắp đặt hệ thống đó nhưng tôi cảm thấy có lẽ là lãng phí lắm ah.....

knam77
17-05-2004, 21:45
To tinhha,
Tôi mới vào box này và được xem bài viết của bạn. Rất trân trọng quan điểm của bạn và các bài tranh luận ở đây. Tôi cũng quan tâm đến các phần mềm trình diễn hoặc multimedia authoring để tạo bài giảng điện tử. Tôi muốn box này được tiếp tục vì chúng ta rất cần những ý kiến phản biện nhiều mặt cho một vấn đề rất thời sự hiện nay là "Đưa công nghệ vào nhà trường".
Riêng ý kiến của tôi là : chúng ta không nên câu nệ về mặt công nghệ. Thấy giáo có thể nhờ học sinh hoặc các NV kỹ thuật giúp thể hiện các tư liệu multimedia trong bài giảng (bước đầu dùng PPT hay WORD hay HTML cũng tạm ổn). Điều quan trọng là nội dung phải thực sự sâu sắc về chuyên môn , thể hiện được ý đồ và bản lĩnh sư phạm của người thầy . Giống như ý kiến của ceeplusplus , tôi thấy việc đưa tài liệu lên mạng là "cực kỳ cần thiết" . Đó mới chính là e-learning.
Tôi có một người bạn , mới làm quen với Tin học thôi, bằng nhiệt tình và với sự hỗ trợ đơn giản nhưng hiệu quả của CNTT (open source elearning), đã tạo s9ược một website khá thú vị về vật lý cho HS phổ thông (www.ephysicsvn.com). Đó là một bằng chứng cho ta thấy để đưa hầy giáo đến với công nghệ không phải là cái gì khó lắm.
Mong được trao đổi thêm với tất cả.

hatmoi
18-05-2004, 15:24
Rất tán thành ý kiến của bạn knam77, tôi cũng là một giáo sinh dạy Toán, đang rất quan tâm về vấn đề này. Thực ra theo tôi thì việc có công nghệ đó nhưng không biết vận dụng cụ thể như thế nào thì công nghệ cũng chỉ là chút hoa lá cành mà thôi. Cái quan trọng nhất của người thầy giáo là phải biết khai thác sức mạnh của công nghệ một cách triệt để. Có thể người thầy giáo còn hơi bỡ ngỡ trước các tính năng các công dụng của các PMDH nhưng nếu có một chuyên gia về công nghệ cố vấn giúp thì nhất định sẽ tạo nên các bài giảng hấp dẫn. Tôi biết có rất nhiều người là thầy giáo rất dị ứng với CNTT và cho việc ứng dụng PMDH là làm mất đi tính sáng tạo của hs. Thật ra chỉ đơn giản là họ cảm thấy khó khăn khi sử dụng máy tính. Điều đó thật buồn cười nhưng rất thật. Thiết nghĩ bằng cách nào đó như là tạo ra các PM thân thiện hơn hay là có những tài liệu cụ thể hướng dẫn cách khai thác các PMDH đã có áp dụng cho từng bộ môn cụ thể thì chắc rằng đó sẽ không là trở ngại quá lớn đối với các giáo viên nữa. Mong được trao đổi thêm. Thân

NGUYEN HOC TRIET
07-08-2004, 07:11
tui muon hoi mot van de gi cho tat ca cac nguoi trong 1 chuyen muc thi tui phai ghi nhu the nao trong phan text nguoi nhan.

cam on

thinking
18-12-2004, 16:27
Làm thế nào để đảm bảo với học viên khi ra trường bạn sẽ tự tin với công việc ?
Bằng lời nói chăng ?
Các bạn ơi hãy giúp tôi giải bài toán này nhé !!!!!!
Cám ơn nhiều nhiều.

mapleleaf
08-01-2005, 18:56
Tôi thích việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy từ hồi lớp 9. Hồi đó đọc báo, xem TV thấy nước ngoài áp dụng mà cứ thèm suốt. Lên cấp 3 thì có được 1 chút cơ hội nhưng cũng chẳng làm đựoc gì nhiều. Đọc bài của tinhha tôi đồng ý lắm. Tôi muốn góp 1 chút suy nghĩ bản thân.

Để ứng dụng được CNTT vào giảng dạy ở VN tôi nghĩ vẫn còn hơi khó. Theo tôi, có 3 lý do chính khiến việc ứng dụng CNTT còn bị hạn chế.

1. Thiếu cơ sở vật chất (máy tính, phòng lab).
Không phải sinh viên nào cũng có điều kiện tiếp xúc với máy tính. Các trừơng ĐH cũng không có nhiều phòng lab để phục vụ việc giảng dạy, phần lớn là dành cho khoa CNTT. Việc trang bị thêm có lẽ là ngoài khả năng của nhiều trường và SV (Giả sử các software + HĐH không phải mua bản quyền). Để giải quyết khó khăn này chắc chỉ cách thực hiện thí điểm việc áp dụng CNTT với 1 nhóm nhỏ SV (được chọn lựa trước + được hỗ trợ về kinh phí nếu cần thiết).

2. Lý do con người.
Nhiều thầy cô giáo chưa thành thạo hoặc không thíc sử dụng máy tính. Nhiều SV cũng không quen với việc sử dung máy tính để học bài (ngoại trừ SV CNTT). Lý do này khá rõ ràng, tôi cũng không muốn nói nhiều. Nếu áp dụng giải pháp như tôi nói ở trên (1), tôi tin tưởng những thầy cô giáo được phân công có khả năng và nhiệt tình để đưa CNTT vào giảng dạy.

3. Lý do thành tích, chính sách... (Lý do này tôi không cảm thấy chắc chắn lắm vì chỉ là suy ra từ kinh nghiệm bản thân năm cấp 3. Vì vậy đừng bắt bẻ vì sao tôi chỉ nói về học sinh).
Nếu có 1 nhóm học sinh được chọn ra thì đảm bảo phải là lớp chuyên. Mà lớp chuyên thì phải lo giải bài tập để luyện thi HS giỏi, thời gian đâu mà giảng bài = tin học. Học sinh luyện thi càng nhiều, khả năng đoạt giải càng cao, thành tích của trường và địa phương càng tốt. Vậy là thời gian luyện thi thì tăng lên còn cơ hội ứng dụng CNTT thì giảm đi.
Một số trường THPT có lẽ cũng muốn đem CNTT vào dạy học, cũng trang bị phòng Hóa tin, lý tin. Nhiều thầy cô cũng tâm huyết, muốn dùng CNTT vào dạy học. Nhưng có lẽ học sinh lớp chuyên Hóa, chuyên Lý cũng không được sử dụng máy tính nhiều. Có chăng cũng chỉ 1 vài lần, không khác nào cưỡi ngựa xem hoa, tác dung chẳng bao nhiêu.
Hiệu quả của CNTT trong dạy học ở VN chưa rõ ràng, thêm vào đó là áp lực thành tích, thi cử nên nhiều nơi còn ngại áp dụng.

Có chút suy nghĩ như vậy, mong mọi người cho ý kiến. Ai đó sau này thành lãnh đạo của ngành GD, mong chú ý đến ý kiến của tôi.

hailua19
22-01-2005, 10:35
To tinhha,
Tôi mới vào box này và được xem bài viết của bạn. Rất trân trọng quan điểm của bạn và các bài tranh luận ở đây. Tôi cũng quan tâm đến các phần mềm trình diễn hoặc multimedia authoring để tạo bài giảng điện tử. Tôi muốn box này được tiếp tục vì chúng ta rất cần những ý kiến phản biện nhiều mặt cho một vấn đề rất thời sự hiện nay là "Đưa công nghệ vào nhà trường".
Riêng ý kiến của tôi là : chúng ta không nên câu nệ về mặt công nghệ. Thấy giáo có thể nhờ học sinh hoặc các NV kỹ thuật giúp thể hiện các tư liệu multimedia trong bài giảng (bước đầu dùng PPT hay WORD hay HTML cũng tạm ổn). Điều quan trọng là nội dung phải thực sự sâu sắc về chuyên môn , thể hiện được ý đồ và bản lĩnh sư phạm của người thầy . Giống như ý kiến của ceeplusplus , tôi thấy việc đưa tài liệu lên mạng là "cực kỳ cần thiết" . Đó mới chính là e-learning.



Đưa bài giảng lên mạng tưởng dễ mà lại khó. Bạn có đặt copyright cho bài giảng không? Nếu các giáo viên khác "chôm" bài giảng (là công sức thời gian và tiền bạc) của bạn thì sao? Nếu đặt copyright, bạn có dám chắc bạn không copy của ai?

alababi
01-02-2005, 13:58
Ứng dụng và ứng dụng như thế nào??
Đầu tiên là vấn đề hạ tầng, cơ sở. Lấy ví dụ, nếu thay bảng đen phấn trắng bằng máy chiếu và màn chiếu thì mỗi phòng học của trường đều phải được trang bị máy chiếu và một PC, mà cái này thì hơi bị khó đây.
Rồi coi như ko có điều thứ nhất thì điều thứ 2 là, Cách dạy và học, phải đựơc thay đổi, học sinh vần quen với các học đọc và chép, giáo viên vẫn quen với các dạy, ghi và đọc, thế thì.......ai sẽ quen với việc xem và giải thích - hiểu và tiếp thu?
Và còn vấn đề kĩ thuật, tức là chuyên môn, ai sẽ đủ khả năng đào tạo một đội ngũ giáo viên lớn có đủ khả năng thay đổi cả cách dạy và học như thế, tất nhiên là có thể có lúc được nhưng cái quan trọng là bao giờ và như thế nào./