PDA

View Full Version : "Cách phòng virus khi lướt net và dùng USB"



thtu76
26-02-2009, 20:21
Để giúp các bạn, tôi post bài: "Cách phòng virus khi lướt net và dùng USB".
Đầu tiên máy luôn tắt System restore để khỏi lây nhiễm tùm lum virus vào sâu trong hệ thống (chỉ bật System restore để hồi phục hệ thống khi máy đã quét sạch virus, sau đó lại tắt luôn), luôn bật hiển thị files và folders ẩn.
Tiếp đó xóa sạch file trong các thư mục Temporary Internet Files, History nằm trong thư mục ẩn Local settings --> User name (thư mục mang tên TK logon vào win) sau khi lướt net (trước khi tắt máy dùng cho lần sau hoặc khởi động lại). Dùng bao nhiêu TK thì bấy nhiêu lần xóa file trong Temporary Internet Files (trừ 2 thư mục All Users, Default User).
Khi xóa file, ấn và giữ phím F5 vài giây để refresh hệ thống và xóa tiếp cho đến khi hết file trong Temporary Internet Files (nếu xóa file khi chưa đóng IE). Một số file vừa xóa xong nhưng khi ấn F5 chúng sẽ lại sinh ra nên chỉ xóa được chúng khi đã đóng IE. Một số file khác (có thể là xác virus) nằm trong Temporary Internet Files không thể xóa ngay được, kể cả khi đóng IE; lúc đó các bạn hãy vào một vài web sạch để file mới từ internet download về máy ghi đè lên chúng, sau một vài lần bị ghi đè các file đó sẽ xóa được.
Xóa thư mục UserData (nếu có) trong C:\Documents and Settings\User name
Thực ra thì cũng cần xóa cả Cookies nhưng khi xóa Temporary Internet Files thì nó cũng tự xóa Cookies rồi, vì 2 thư mục này liên kết với nhau bằng file Index.dat trong Cookies, nếu xóa Cookies thì Temporary Internet Files vẫn còn đó, quan trọng là xóa Temporary Internet Files cơ.
File liên kết này không xóa được.
Cũng có thể xóa file trong IE (bằng tay hoặc tự động), nhưng trong IE có nhiều liên kết phức tạp, nếu xóa file có lẫn file virus sẽ dễ gây lỗi IE, vì thế xóa trong IE thì chỉ xóa History thôi.
Có thể xóa file trong C:\WINDOWS\Temp; C:\WINDOWS\Prefetch nữa nhưng chỉ khi nào máy bị trục trặc mới cần xóa.
Khi đăng nhập vào mail, chat không nên chọn chế độ lưu user, password để đăng nhập tự động, lúc nào không gõ được tiếng Việt trong Y!M thì cài lại Y!M vì nó bị lỗi. Lỗi Y!M phần nhiều do mình chat với máy nhiễm virus đó.
Xóa Cache (virus lây nhiễm qua chat phần nhiều nằm ở đó), Profiles trong Yahoo nhé (nếu không muốn bị lộ bí mật khi chẳng may vì một lí do gì đó mà máy nhiễm virus).
Các bạn nhớ chỉ xóa file thôi, đừng xóa thư mục (trừ các thư mục trong Profiles).
Ở mục Advance trong System properties (ấn phím cờ Windows và phím Pause/Break) --> Startup and recovery --> Settings --> Bỏ chọn 3 mục trong System failure.
Trong mục Write debugging information chọn None, mục đích loại bỏ bệnh màn hình xanh (có thời gian đếm ngược rồi khởi động lại).
Bấm Error reporting, chọn Disable error reporting, bỏ chọn But notify me when critical errors occur để loại bỏ bệnh Don't send.
Tắt Automatic Updates là tính năng gây phiền toái, nếu Windows không có bản quyền.
Bỏ chọn mục Remote desktop trong System properties --> Remote để loại bỏ khả năng điều khiển máy từ xa của hacker.
Trong trình duyệt IE chọn Tools --> Internet Options --> Privacy --> Advanced, chọn Override automatic cookie handling, ở cột bên trái chọn accept, cột bên phải chọn block để khóa một số chương trình adware.
Trong mục Pop-up chọn Block pop-ups, bấm Settings chọn High trong Filter level, để khóa các cửa sổ Pop-up, nếu cái nào cảm thấy yên tâm thì mình mới cho phép mở.
Start --> Run (hoặc ấn phím cờ Windows và phím R) --> gpedit.msc, bấm vào User Configuration --> Administrative Templates --> System --> Turn off Autoplay, chọn Setting --> Enabled, trong mục Turn off Autoplay on chọn All drivers để tắt chế độ chạy file tự động trên các ổ đĩa nhằm tránh lây nhiễm virus autorun hay có trên các ổ đĩa. Làm tương tự với thư mục Computer Configuration.
Ngoài ra tôi còn dùng isyscleaner để dọn rác trong hệ thống, download tại http://www.snapfiles.com/get/isyscleaner.html
Nên quét isyscleaner 2 lần: lần đầu tiên để làm sạch hệ thống, lần thứ hai để kiểm tra xem có file nào lạ không xóa được ngoài các file không xóa được (thường là file temp của AV), nếu có thì có thể chúng là virus, mình lại xóa bằng tay vậy.
Với isyscleaner dùng thường xuyên sau khi lướt net, tôi rất ít khi phải quét bằng AV, AV lúc này chỉ giữ vai trò như tường lửa ngăn chặn virus xâm nhập máy ngay khi đang lướt net.
Chỉ nên dùng isyscleaner để hỗ trợ xóa file nằm sâu nhất trong hệ thống mà không thể xóa bằng tay, sau khi đã xóa file trong Temporary Internet Files, bởi vì nếu file Temp chứa virus chưa bị xóa thì khi dùng isyscleaner cũng có thể nhiễm virus vào isyscleaner và gây lỗi. Khi lỗi nó sẽ báo một bảng thông báo là không thể xóa được file với 3 tùy chọn: bỏ qua lỗi - Ignore, thử xóa lại - Retry, trở về trạng thái trước đó - Abort, các bạn nên chọn mục Abort (vì 2 tùy chọn kia thường không có tác dụng khi chương trình bị lỗi), chương trình sẽ đóng, sau đó mở ra quét lại một hoặc vài lần sẽ hết lỗi.
Nhớ dùng isyscleaner đồng thời với việc xóa file ngay sau khi lướt net, trước khi tắt hoặc khởi động lại máy, để virus (nếu có trong các file ở thư mục Temporary Internet Files được download về máy khi lướt net) không kịp kích hoạt, vấn đề mấu chốt ở chỗ đó.
Nếu bất ngờ bị mất điện, không kịp xóa file thì khi có điện, bật lại máy vào Safe mode xóa.
Với cách cấu hình như trên, bây giờ chỉ còn 2 khả năng gây lỗi là lỗi màn hình xanh (không có thời gian đếm ngược rồi khởi động lại) và lỗi tự nhiên thoát khỏi IE khi đang lướt net (có hoặc không có bảng thông báo lỗi). Với lỗi đầu tiên, các bạn ấn nút Reset (máy desktop) để khởi động lại máy, ấn hoặc ấn và giữ nút Power (máy laptop) để tắt rồi bật lại máy; sau đó vào Safe mode xóa các file như tôi đã nói ở trên; với lỗi thứ hai, sau khi xóa file, các bạn mở lại IE, reset IE về dạng defaults trong Tools --> Internet Options..., sau đó chạy isyscleaner rồi khởi động lại máy (nếu không có bảng thông báo lỗi IE), thêm bước gỡ bỏ rồi cài lại IE trong Control Panel --> Add or Remove Programs --> Add/Remove Windows Components (nếu có bảng thông báo lỗi IE).
Tôi gửi cho các bạn link để download phần mềm diệt virus autorun hay nhiễm vào USB:
http://www.mediafire.com/?nnmmmjrnwty
Quét USB trước khi mở file trong USB, nếu trong quá trình quét mà chương trình bị ngắt thì chương trình có thể bị virus khống chế (vô hiệu hóa), thường xảy ra với isyscleaner, lúc đó dùng AV mạnh hơn (KIS, KAV, NOD32, v.v...) để quét, theo kinh nghiệm của tôi thì nên dùng AV mạnh như KIS, KAV, NOD32, v.v... quét lần đầu rồi sau đó mới quét bằng isyscleaner. Mở USB thì click đơn phím chuột trái vào dấu + trên folders cây thư mục bên trái cửa sổ My Computer (hoặc click đơn phím chuột phải trên ổ USB bên phải cửa sổ My Computer rồi chọn Open trong menu mở ra sau đó); trước khi thoát USB, ấn và giữ phím F5 vài giây để refresh hệ thống.
Nếu đã quét virus mà khi thoát USB bị lỗi, không thoát an toàn được thì USB đã nhiễm virus và đã lây sang máy, mặc dù có thể không nhìn thấy file virus trong My Computer (kể cả kiểu file ẩn) hay trong kết quả quét của AV. Lúc đó chọn Tools --> Unlock trong chương trình Autorun Virus Remover để thoát USB được an toàn hoặc rút USB ra (thoát dạng nóng nếu không thể thoát an toàn được), sau đó quét ngay máy bằng isyscleaner, muốn diệt virus loại này trong USB cần vào Safe mode xóa hết file rồi format lại ổ USB. Ngoài ra trong ổ USB các bạn nên tạo một file autorun.inf với nội dung tùy ý hoặc không cần nội dung (đặt các thuộc tính ẩn, chỉ đọc cho file này) để nếu cắm vào một máy bị nhiễm virus autorun thì sẽ hiện thông báo USB có sẵn file autorun.inf, có ghi đè lên file đã tồn tại không --> Chọn No để không bị virus autorun nhiễm vào USB.
Khi update cho AV nên update trong chế độ Normal mode vì hầu hết các AV nước ngoài chỉ update được ở chế độ này, quét virus thì quét trong chế độ Safe mode (nếu máy bị nhiễm virus nặng), vì ở chế độ này virus chưa kích hoạt nên dễ diệt chúng hơn. Vì có thể gặp trục trặc nào đó mà AV không thể update tự động được nên các bạn cần kiểm tra xem AV có update thường xuyên không (tối đa một lần mỗi tháng) hoặc trực tiếp update bằng tay cho chắc, vào mỗi lần sử dụng máy (nếu không dùng máy thường xuyên) hay một lần mỗi tháng (nếu dùng máy thường xuyên).
AV hay mắc lỗi do virus gây ra như sau: lỗi quét đi quét lại vẫn xuất hiện tên một hoặc một số virus, không update được. Cách khắc phục là cài sửa (chạy file setup rồi chọn tùy chọn repair) hoặc cài lại (chạy file setup rồi chọn tùy chọn remove, sau đó chạy lại file setup) tùy theo mức độ hư hỏng của AV. Cũng có thể remove AV trong Control panel nhưng khi AV lỗi, việc này thường không thể làm được, do tính năng remove đã bị virus vô hiệu hóa.
Bình thường máy dùng win XP không bao giờ tự động scan disk khi bật máy, nếu tự nhiên bị thì tắt đi vào Safe mode quét virus ngay vì khi đó virus bắt đầu kích hoạt trong hệ thống để khởi động khi vào win.
Nhiều khi quét virus không thấy virus đâu, nhưng thực ra AV vừa quét virus vừa reset Registry Editor đó.
Ngay khi máy đang sạch, các bạn nên kiểm tra các xử lý chính của win trong Windows Task Manager (ấn đồng thời tổ hợp 3 phím Ctrl, Alt, Delete) để nhớ nó là gì (nhớ tắt tất cả các chương trình ứng dụng đang chạy). Việc kiểm tra này các bạn nên làm ngay khi máy vừa logon vào win (vừa qua màn hình welcome) vì có một số xử lý của virus chỉ xuất hiện một lúc trong Windows Task Manager --> Processes rồi biến mất.
Vì vậy khi có xử lý lạ thì có thể nó là virus, tắt nó đi (End task) rồi xóa. Nếu không xóa được xử lý lạ đó thì vào Start --> Run --> cmd --> Gõ đường dẫn đến thư mục có xử lý lạ đó; gõ lệnh del_Tên file xử lý lạ; bật Windows Task Manager; tắt xử lý explorer.exe, xử lý lạ; quay lại cửa sổ cmd thực hiện lệnh del file xử lý lạ; nếu xóa được thì vào Windows Task Manager --> File --> New Task (Run...) --> Open, gõ explorer để mở lại giao diện chuẩn của win. Nếu không tắt được xử lý lạ trong Windows Task Manager, không xóa được xử lý lạ thì vào Safe mode xóa.
Dùng Hijackthis để kiểm tra các xử lý nếu nghi ngờ máy nhiễm virus. Download tại http://free.antivirus.com/hijackthis/
Xử lý lạ thì đánh dấu rồi fix. Tương tự như khi dùng isyscleaner, các bạn cũng nên quét 2 lần: lần đầu tiên để fix xử lý lạ, lần thứ hai để kiểm tra kết quả fix có tốt không (có xử lý lạ nào không fix được do mất file, lỗi file hoặc xử lý lạ đó tự hồi phục được). Nếu xử lý lạ nào không fix được, mình lại xóa bằng tay.
Dùng Hijackthis để diệt những virus mới ra lò chưa được các AV cập nhật kịp. Sau khi dùng Hijackthis xong, nên gỡ bỏ khỏi Control panel, để nó luôn ở dạng nén, tránh bị lây nhiễm virus, vì nó là cứu cánh khi các AV chưa biết được loại virus mới xuất hiện trong máy.
Khi nghi ngờ máy nhiễm virus cũng có thể kiểm tra trong Start --> Run --> Msconfig --> Startup. Nếu thấy xử lý lạ cũng xóa trong Safe mode, cẩn thận hơn nữa thì xóa trong Regedit đề phòng nhiễm lại lần sau.
Ngoài ra cũng có thể dùng Start --> Run -->cmd, trong cửa sổ lệnh dos dùng cho win gõ lệnh netstat -no để kiểm tra có tồn tại trojan, spyware, keylogger trong máy không (nhớ trước đó phải đóng tất cả các chương trình liên quan đến mạng như trình duyệt, Y!M,... nhưng máy vẫn phải kết nối mạng). Nếu ở cột State có dòng thông báo listening, time_wait thì máy sạch; nếu có dòng established thì máy có thể nhiễm trojan, spyware, keylogger; kiểm tra số thứ tự cổng đang mở ở cột PID; bật Windows Task Manager --> View --> Select columns..., đánh dấu chọn dòng PID (Process Identifier) để hiển thị tên xử lý tương ứng đang mở cổng kết nối của máy trong Windows Task Manager --> Processes, nếu là xử lý lạ các bạn cũng tắt đi và xóa file như trên tôi đã nói.
Khi máy có nối mạng bị virus, sẽ làm mất mạng, mạng chập chờn (lúc có lúc mất) hoặc chậm.
Để tránh lây nhiễm virus ở mức tuyệt đối thì không chạy bất kỳ ứng dụng nào như word, excel, v.v...khi đang lướt net và chưa xóa file, có lẽ trừ chat ra, hì hì, cái này e hơi khó nhưng biết làm sao khác được.
Khi cần kiểm tra virus trong một file nào đó trước khi sử dụng như file download từ email thì upload lên http://www.virustotal.com. Khi download software về nên test trên Virus Total trước, các chương trình ứng dụng như game mới cần test thôi, các chương trình can thiệp vào hệ thống như isyscleaner hay chương trình diệt virus autorun trong USB tôi vừa cho các bạn link download ở trên, thường bị báo là virus (có dòng chữ đỏ trong cột result) nhưng không lo đâu vì chúng ở một góc độ nào đó có thể coi là chương trình virus lành tính thực hiện những nhiệm vụ có ích => upload cũng bằng thừa, quan trọng là tìm link download ở những trang uy tín như các link do báo điện tử đề xuất, gợi ý. Ngoài ra, có thể gửi mail file đó (cho chính mình cũng được) qua Yahoo (nếu gửi file thường hoặc file nén đuôi .rar, .zip), Google (nếu gửi file thường hoặc file nén đuôi .rar) để dùng công cụ quét virus trên mạng của Yahoo, Google kiểm tra. Cẩn thận hơn nữa trước khi mở file, dùng AV trên máy quét lần nữa.
Một số link scan virus online:
http://www.bitdefender.com/scanner/online/free.html
http://home.mcafee.com/Downloads/FreeScan.aspx
http://security.symantec.com/sscv6/home.asp?langid=ie&venid=sym&plfid=23&pkj=LFZFVYZZALEWNSWLWKA&bhcp=1
http://www.eset.com/onlinescan/
GHI CHÚ:
* Update AV có tác dụng diệt các virus đã kích hoạt, quét virus bằng AV có tác dụng diệt các virus chưa và đã kích hoạt.
* Khi xóa file bằng tay hoặc chạy isyscleaner, các bạn nhớ đóng tất cả các cửa sổ ứng dụng lại (tất nhiên trừ cửa sổ My Computer hoặc cửa sổ chương trình isyscleaner). Sau một thời gian sử dụng các bạn có thể update cho isyscleaner ở mục Check for updates trong menu có hình mũi tên chỉ xuống (nằm cạnh biểu tượng dấu hỏi).
* Quét các AV trong chế độ Safe mode (nếu máy bị nhiễm virus nặng); quét chương trình isyscleaner trong chế độ Safe mode hoặc trong chế độ Normal tùy vào tình trạng máy bị hay không bị lỗi; quét các chương trình AV (nếu máy bị nhiễm virus nhẹ), Autorun Virus Remover, Hijackthis trong chế độ Normal. Ấn và giữ phím F8 (nếu máy có bộ nhớ Card video lớn và bộ nhớ Ram nhỏ) hoặc ấn phím F8 nhiều lần (nếu máy có bộ nhớ Card video nhỏ và bộ nhớ Ram lớn) khi vừa bật hoặc khởi động lại máy để vào chế độ Safe mode của Windows.
* Nếu các bạn dùng trình duyệt FF (Firefox) thì cấu hình tương tự IE và xóa thư mục trong C:\Documents and Settings\User name\Local Settings\Application Data\Mozilla\Firefox\Profiles bằng tay hoặc đặt chế độ tự động xóa file mỗi khi đóng trình duyệt (Tools --> Options --> Privacy --> Chọn mục Clear history when Firefox closes với FF mới nhất download tại http://www.mozilla.com/en-US/firefox/all-beta.html) hoặc tương tự, tìm xóa Cache nếu các bạn dùng các phiên bản FF cũ. Các bạn nên đóng trình duyệt FF (nếu các bạn chọn tùy chọn mở ra lại ngay sau khi vừa bị lỗi) rồi mới xóa file để tránh bị lỗi trình duyệt. Dù dùng IE hay FF thì sau khi xóa file vẫn nên dùng thêm isyscleaner để tăng hiệu quả bảo vệ hệ thống.
* Nên dùng FF để duyệt web sạch (như báo điện tử) và check mail, dùng IE để duyệt mọi loại web, bởi vì nếu FF lỗi thì cách xử lý lâu hơn với IE lỗi do phải thêm bước fix hệ thống (dùng công cụ FixSystem trong Autorun Virus Remover) sau khi đã xóa file như tôi đã nói ở trên bằng tay và bằng isyscleaner. Nếu đã xử lý xóa file bằng tay và bằng isyscleaner mà lỗi IE, FF không hết thì các bạn nên gỡ ra rồi cài lại IE, FF.
* Nếu các bạn dùng win Vista, win 7; trình duyệt IE 7, 8 thì cũng tìm xóa file và cấu hình hệ thống tương tự như tôi hướng dẫn ở trên. Nếu các bạn cài KIS 2009 trở lên thì không cần xóa file bằng tay và bằng isyscleaner thường xuyên nữa, chỉ khi nào lỗi IE hoặc FF mới cần làm việc đó thôi.
* Các bạn nên tạo một TK admin (có quyền không bị giới hạn) để cài đặt, gỡ bỏ phần mềm; thiết lập cấu hình hệ thống (Windows, trình duyệt, AV); thực hiện một số việc khác yêu cầu phải có quyền admin và một hoặc nhiều TK user (có quyền bị giới hạn) để sử dụng (lướt net, chat, làm việc, học tập, giải trí, v.v...).
* Các bạn nên sử dụng các phân vùng ổ đĩa với định dạng NTFS, vì định dạng này có tính bảo mật cao hơn các định dạng FAT, FAT32. Đổi định dạng ổ đĩa từ FAT, FAT32 sang NTFS: vào Start --> Run rồi gõ lệnh convert_Tên ổ đĩa cần đổi định dạng:_/fs:ntfs (VD: convert f: /fs:ntfs). Phân vùng hệ thống cài win (thường là C), chỉ có hiệu lực của lệnh convert khi restart máy. Nếu phân vùng ổ đĩa nào đó không thể convert, thì chuyển (cut, paste) dữ liệu sang phân vùng khác, rồi format lại phân vùng bị lỗi với định dạng NTFS.
* Phương pháp phòng virus trong bài viết này chỉ thực sự phát huy tác dụng nếu các bạn đem áp dụng với máy đảm bảo đã sạch virus (máy được quét virus bằng các chương trình AV trong chế độ Safe mode hoặc máy vừa cài xong hệ điều hành trên phân vùng hệ thống, các phân vùng khác còn trống chưa có dữ liệu hoặc có dữ liệu thì cũng được quét virus trong chế độ Safe mode).

cute1
26-02-2009, 22:01
như thế có phức tạp quá không.
mình thì phòng chống virus cũng như sự cố bằng cách sau.
tạo 1 bản ghost đa cấu hình sạch. trong bản ghost cài sẵn 2 PM Sandboxed và USB Disk Security.
*Sandboxie Control Chạy ứng dụng trong môi trường ảo
Trong lĩnh vực bảo mật máy tính, thuật ngữ chiếc “hộp cát” (sandbox) sẽ được dùng để chỉ một loại vật chứa vô hình, có thể cho phép chạy (từ bên trong nó) mọi ứng dụng không đáng tin cậy hoặc chứa đựng những nguy cơ tiềm ẩn đối với PC. Với sự trợ giúp của SB, mọi sự thay đổi bất lợi cho máy tính (chẳng hạn như bị nhiễm virus, sâu hoặc spyware, v.v...) đều được tháo gỡ hoàn toàn ngay sau khi bạn ngưng chạy ứng dụng và đóng lại chiếc hộp này. Nói cách khác, SB sẽ giúp máy tính của bạn miễn nhiễm trước mọi đại họa trên Internet ngay cả khi nó không được trang bị bất kỳ một giải pháp bảo hộ nào (chẳng hạn như phải cài đặt tường lửa, phần mềm diệt virus, trình tháo gỡ spyware, v.v...).
*USB Disk Security dùng để kill autorun cực hiệu quả.


bất kỳ máy nào có sự cố thì chỉ ghost 5-10 phút là xong.
khi ghost mình thường dùng usb để boot và Acronis True Image để ghost.
sử dụng 3 cái usb rồi tạo boot cho chúng bằng 3 cách.
2 cánh thì dùng hiren 9.7 cánh còn lại dùng Extra_Small_Windows_XP_USB_Flash_Edition_2009.
vậy là với tất cả các máy có chipset từ 845 trở lên là boot được.(nếu không boot bằng cái này thì cắm cái usb khác vào )
ghost xong máy nào thì cài Acronis True Image để tích hợp luôn nó vào ổ cứng.khi có sự cố thì bấm phím F11 là ok.

thtu76
27-02-2009, 08:14
Cách của bồ chủ yếu là xử lý sự cố chứ không phải là phòng ngừa sự cố, hơn nữa nó lại yêu cầu người xử lý sự cố phải tương đối am hiểu kỹ thuật, như ghost chẳng hạn.

cute1
27-02-2009, 11:49
thực ra cách của mình rất lúa .
dùng Sandboxie để chạy những file mà mình nghi có virus như những file tạo keygen và lướt web ***.
USB Disk Security để cấm autorun từ các ổ cd cũng như usb và kill nó.
như vậy mọi vấn đề lây nhiễm từ internet cũng như usb đã được ngăn chặn.
còn ghost là để mọi tham khảo và thấy được sự tiện lợi của nó.rồi tìm hiểu và sử dụng.
Task Manager,Safe mode,mscofig,regedit,gpedit.msc,Hijackthis,
netstat -n .đều là những cái để kiểm tra xem có virus và kill = tay.
vậy cách của bạn mới cần tương đối am hiểu kỹ thuật.

thtu76
27-02-2009, 12:17
To cute1: Ai làm theo hướng dẫn của tôi cũng đều có thể làm được mà, có khó khăn gì đâu nào!

nguoitotbung78
09-03-2009, 23:09
Theo toi, ban nen cai dat them phan mem diet virus cua USB va mot phan mem diet virus nao do (may tinh ma toc do nhanh thi nen co them ca phan mem diet spyware). Toi gui cho ban duong link de download cac phan mem diet virus nay nhe.
http://www.mediafire.com/file/5lzgowmizzn/USB Disk Security 5.1.0.15 Full.rar
http://www.mediafire.com/file/zdtbkt1wrw2/AVIRA.rar

Chuc thanh cong

thtu76
10-03-2009, 09:23
To nguoitotbung78: Trước đây tôi cũng cài thêm rất nhiều phần mềm như Autorun eater, USB firewall, BKAV nhưng do chúng xung đột với nhau trong phần startup nên khởi động máy rất chậm, còn khi tắt máy thường bị lỗi màn hình xanh. Từ đó tôi gỡ bỏ hết và chỉ cài các phần mềm đã cho các bạn link download ở trên thì mấy tháng nay máy khởi động nhanh và không còn xảy ra lỗi nữa. Hiện tại, máy tôi cài KIS 2009 + Autorun Virus Remover v2.3 + iSysCleaner Pro và hijackthis copy vào C:\Program Files dưới dạng file nén, chỉ khi máy có sự cố tôi mới quét iSysCleaner Pro và bung nén hijackthis để hỗ trợ xử lý. Nếu bồ muốn cài thêm phần mềm thì tùy, còn với tôi, tôi cho như thế là đủ.

OKid
10-03-2009, 23:48
bác viết bài dài quá cố đọc mà cũng nhức mắt quá

tranmauhanh
18-03-2009, 09:12
Các bác co ÚB Security free nào ko? Mình có down 1 số bản trial, nó báo có víu nhưng ko diệt.muốn diệt phài mua.chán.
cảm ơn bác thtu76, bài viết của bác rât có ích.

dinhanhency
30-04-2009, 10:02
USB biết cách sử dụng cũng đã hạn chế được virus lây sang máy rồi nhất là bây giờ đang thịnh hành virus file được kích hoạt bởi autorun.inf.

superthin
30-04-2009, 10:16
Tớ chả phải rắc rối gì: khi duyệt web tớ luôn khởi động máy với đĩa CD Live Ubuntu, virus chỉ có khả năng nhiễm vào bộ nhớ mà thôi. Bình thường tớ xài Ubuntu cài đặt trên đĩa cứng và không bao giờ nghịch những phần mềm ngoài các repository được Ubuntu.com khuyên nên dùng. 6 tháng sử dụng Ubuntu không tìm thấy một con virus nào gọi là làm thuốc.

flying242
25-09-2009, 10:19
bài hướng dẫn khá đầy đủ, nhưng bạn viết mà chẳng cách dòng ra mình khó đọc quá:(

ichuot
29-09-2009, 01:38
Cách dùng hiệu khá hiệu quả cho đến giờ của tôi là tạo 1 folder tên autorun.inf và bên trong có chứa vài thư mục. Các ngày tránh virus lây vào USB khá tốt. Nhưng để triệt để an toàn hơn thì format USB sang NTFS cấp quyền cho folder khong dc Xóa thì cứ vô tư