PDA

View Full Version : 100% hộ nghèo ở Móng Cái có điện thoại



landao
16-02-2009, 11:53
ICTnews – Được hỗ trợ trực tiếp bởi Viettel, 324 hộ nghèo trên địa bàn, Móng Cái (Quảng Ninh) đã trở thành địa phương đầu tiên của cả nước có 100% hộ nghèo có điện thoại cố định.

Ông Phan Trường Sơn, Giám đốc Chi nhánh Viettel Quảng Ninh cho biết, mỗi hộ nghèo ở Móng Cái sẽ được hỗ trợ một máy điện thoại HomePhone, được miễn cước thuê bao đồng thời sẽ được tặng 15.000 đồng mỗi tháng. Tổng số tiền đầu tư cho chương trình này của Viettel khoảng 500 triệu đồng. Đây là hoạt động của Chi nhánh Viettel Quảng Ninh nhằm thực hiện mục tiêu của chương trình đưa điện thoại cố định đến 100% hộ gia đình Việt Nam. Chi nhánh Viettel Quảng Ninh khẳng định sẽ sớm đưa điện thoại cố định đến 100% hộ gia đình ở Quảng Ninh.

Ông Nguyễn Minh Hồng, Giám đốc Sở TT &TT Quảng Ninh cho biết, hiện Quảng Ninh có khoảng 10.000 hộ gia đình nghèo, trong đó phần lớn chưa có điện thoại cố định. Chương trình đưa HomePhone đến tất cả các hộ gia đình nghèo của Viettel sẽ giúp cho các hộ nghèo này có cơ hội trao đổi thông tin để phát triển kinh tế và thoát nghèo.

Thái Khang

Theo ICTnews
http://www.ictnews.vn/Home/vien-thong/100-ho-ngheo-o-Mong-Cai-co-dien-thoai/2009/02/1SVCM516321/View.htm

vikhoa
16-02-2009, 14:39
Đưa ĐT cho họ trong khi họ còn không đủ ăn. Rồi mỗi tháng nếu gọi thì sẽ phải trả cước cho Viettel.


Chương trình đưa HomePhone đến tất cả các hộ gia đình nghèo của Viettel sẽ giúp cho các hộ nghèo này có cơ hội trao đổi thông tin để phát triển kinh tế và thoát nghèo.

Mình thật sự không hiểu họ sẽ phát triển kinh tế và thoát nghèo thế nào với cái HomePhone của Viettel?

thanhsoros
16-02-2009, 14:45
Đấy là báo chí nói cho " văn vẻ " 1 chút, chứ nói nhiều mà làm ít, e rằng quá dễ lol

landao
16-02-2009, 14:53
Đưa ĐT cho họ trong khi họ còn không đủ ăn. Rồi mỗi tháng nếu gọi thì sẽ phải trả cước cho Viettel.



Mình thật sự không hiểu họ sẽ phát triển kinh tế và thoát nghèo thế nào với cái HomePhone của Viettel?

Ấy bác em là em đăng tin 2 chiều cho mọi người tham khảo còn việc bình chọn là của các bác

Dân bản "sướng" vì có cái "A-lô"

ICTnews - Dù cuộc sống còn khó khăn, nhưng cứ chỗ nào có “sóng” là bà con vùng Tây Bắc có ngay phong trào đua nhau dùng điện thoại.

"Thông tin vận động" đang dần được thay thế

Đồn biên phòng 473, đóng trên xã biên giới Xuân Nha, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (là xã cách xa thị trấn huyện tới 60km). Đồn trưởng Phùng Văn Vinh cho biết, thời kỳ trước, phương tiện thông tin của đồn chỉ là liên lạc vi ba theo phiên (bằng hệ thống thông tin liên lạc riêng của lực lượng biên phòng). Ngoài ra, có thể đi 5km đến Điểm BĐVH xã (nằm ngay cạnh trụ sở Ủy ban xã) nhưng đường xá đi lại khó khăn, nhiều hôm tới nơi rồi không gọi được lại phải quay về vì tại đó chưa có điện lưới, phải sử dụng pin mặt trời mà cứ hai ngày mưa là không có điện để gọi. Nay có mạng lưới viễn thông của Viettel, dù đôi lúc còn hay bị nghẽn mạng, nhưng thông tin liên lạc đã thuận lợi hơn rất nhiều, không còn phải sử dụng phương thức "thông tin vận động", "thông tin chạy bộ" nữa.

Chủ tịch xã Xuân Nha, ông Hà Công Quý cũng khẳng định, trước đây thông tin từ xã lên huyện gần như không có. Từ khi có sóng của Viettel, 98% trong tổng số gần 740 hộ gia đình của xã đã sử dụng điện thoại của Viettel, trong đó nhiều hộ dùng tới 2-3 máy (cả di động và HomePhone). Hiện dịch vụ điện thoại của Viettel là phương tiện thông tin phổ cập duy nhất tại xã. "Chúng tôi còn nhớ, trước đây bà con xem phim Hàn Quốc thấy người ta cứ "bấm" điện thoại, "gọi" di động mà ước ao. Nay thì "thoải mái" mà vẫn cứ nghĩ như một giấc mơ", Chủ tịch Quý nói.

Còn anh Đinh Công Mảy - một người dân tộc Mường của xã, cho biết gia đình anh đã lắp đặt HomePhone (dịch vụ trả trước) được hơn 2 tháng, mỗi tháng gọi hết khoảng 200.000 đồng. Ngoài ra, anh còn dùng một máy di động Viettel với mức sử dụng khoảng 300.000 đồng/tháng. Theo anh thì giá cước các dịch vụ là hợp lý nên chưa có ý định giảm mức sử dụng (dù có vẻ mức sử dụng thực tế của anh và gia đình khá cao). Ở xã Chiềng Sàng, theo Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Duy Trường, chính quyền địa phương đã rất ủng hộ chủ trương phủ sóng điện thoại cho xã của Viettel. Sau khi trạm phát sóng xây dựng xong, thông tin liên lạc đã thuận tiện hơn rất nhiều. Nhiều bà con ở Sơn La khẳng định, hầu như chỗ nào có sóng của Viettel là người dân chuyển sang sử dụng hoặc sử dụng mới dịch vụ điện thoại của Viettel.

Giống như ở Sơn La, bà con dân bản của tỉnh miền núi Điện Biên cũng đang nồng nhiệt đón sóng điện thoại của Viettel. Tại xã biên giới Pa Thơm, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, anh Nguyễn Văn Diện - Đồn trưởng Đồn biên phòng 425 kể: "Những năm trước, ở đây cũng đã có một máy điện thoại nhưng không đủ phục vụ nhu cầu. Khi Viettel đặt vấn đề xây dựng một trạm phát sóng tại khu vực Đồn biên phòng thì chúng tôi rất mừng nên tạo mọi điều kiện để hỗ trợ. Thời gian anh em chiến sỹ và CBCNV Viettel vào thi công lắp đặt trạm đã cùng ăn ở với chiến sỹ của Đồn. Kể từ hôm trạm phát sóng ngày 17/12 vừa rồi, chúng tôi đã lắp thêm 16 máy HomePhone để dùng vì giá rẻ. Bà con dân tộc trong xã thì đua nhau dùng điện thoại. Đợt đầu, chị em Viettel mang 14 máy HomePhone vào bán hết ngay."

"Có điện thoại, con người thông minh hơn"

Anh Quàng Văn Pâng (xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) sau khi dùng HomePhone được gần một tháng phát biểu: "Được Đảng và Nhà nước quan tâm, bà con rất phấn khởi".

Còn anh Đinh Công Mảy (xã Xuân Nha, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) thì phản ánh, dịch vụ HomePhone hiện đang dùng rất tốt, chỉ có điều khi gọi hết tiền trong tài khoản, nếu không nạp tiền ngay thì chỉ 2-3 ngày là bị cắt liên lạc cả hai chiều. Anh Mảy kết luận: "Nên chăng Viettel cũng đưa ra thời hạn nghe cho dịch vụ điện thoại bàn trả trước, giống như di động".

Phó Trưởng Đại diện Viettel tại Vùng 2 Đỗ Văn Lai (Vùng 2 là vùng Tây Bắc, gồm 7 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái) cho biết, Sơn La và Điện Biên là hai tỉnh đại diện cho những nỗ lực đưa các dịch vụ viễn thông của Viettel lên các tỉnh vùng núi Tây Bắc, là hai tỉnh khó khăn nhiều (địa hình toàn núi hiểm trở, rất khó xây dựng các tuyến truyền dẫn, khó phủ sóng) nhưng cũng đạt nhiều thành tích về phổ cập dịch vụ viễn thông.

Với Sơn La, chỉ trừ TP Sơn La và thị trấn Mai Sơn, còn lại đều là vùng công ích. Còn với Điện Biên là trừ TP Điện Biên Phủ và huyện Mường Lay. Hiện Viettel đã phổ cập dịch vụ điện thoại tới 66/tổng số 106 xã của Điện Biên và 60/tổng số 203 xã của Sơn La. Thực hiện chương trình phổ cập các dịch vụ viễn thông, Viettel Sơn La cũng đã phát triển được 13 máy điện thoại công cộng tại 13 đồn biên phòng. Các máy điện thoại công cộng này vừa dùng để phục vụ bà con (cước cuộc gọi tính theo cước liên lạc tại các điểm điện thoại công cộng) vừa mang tính chất hỗ trợ thông tin cho các đồn biên phòng thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng với mức hỗ trợ cước gọi 500.000 đồng/tháng và tặng máy điện thoại HomePhone.

GĐ Chi nhánh Kinh doanh Viettel tại Điện Biên Trần Lê Phong cho biết thêm: "Năm 2007, khi huyện Mường Ẳng được tách ra từ huyện Tuần Giáo, một mặt chúng tôi kiến nghị lên Tổng công ty và sau đó Tổng công ty đã có văn bản gửi lên Bộ TT&TT đề nghị xem xét đưa huyện Mường Ẳng vào danh sách vùng công ích để bà con được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước, mặt khác chúng tôi vẫn thực hiện các chế độ hỗ trợ viễn thông công ích cho bà con trong huyện. Như vậy, ngoài TP Điện Biên Phủ và huyện Mường Lay thì toàn bộ các huyện, xã còn lại đều thuộc diện công ích".

Kinh doanh: Bài toán dễ mà khó!

Theo lời kể của Chủ tịch xã Xuân Nha Hà Công Quý, bữa Viettel phát sóng thử nghiệm trạm BTS đặt tại xã Tân Xuân, cũng thuộc huyện Mộc Châu, thấy liên lạc tốt bà con mừng quá vội đổ xô đi mua HomePhone, nhưng rồi đến nay vẫn tạm thời chưa sử dụng được do dự án kéo điện lưới về xã chưa hoàn thành nên trạm BTS chưa có điện để phát sóng. Điều này chứng tỏ một thị trường khá lớn đang còn rất nhiều tiềm năng. Song, chuyện kinh doanh điện thoại nơi vùng núi cao này (không kể tới việc xây dựng các trạm phát sóng) tưởng như đơn giản mà cũng lắm cái khó. Anh Cầm Nguyễn Trung- Cửa hàng trưởng Cửa hàng giao dịch Viettel tại huyện Điện Biên nói: "Khi cung cấp dịch vụ, chúng em phải tính toán, cân nhắc tới khả năng chi trả của bà con người dân tộc, bởi hầu hết bà con đều khó khăn”.

Dù Viettel đã cố gắng đưa ra nhiều gói cước để mỗi người dùng có thể lựa chọn cho mình một loại dịch vụ phù hợp tương đối, song khổ nỗi nhiều bà con chẳng hiểu dịch vụ nào với dịch vụ nào cả. Ngay từ việc sử dụng chiếc điện thoại đã hôm trước hướng dẫn, ngay hôm sau "tao quên rồi".

Xem ra, công tác truyền thông, bán hàng nơi đây cũng lắm nhọc nhằn!

Thế Tùng

http://www.ictnews.vn/Home/vien-thong/Dan-ban-suong-vi-co-cai-Alo/2009/02/1SVCM516028/View.htm

thế nên cứ để dân bản sung sướng mỗi tháng đóng 300k di động,thêm 200k homephone cho Viettel,tổng cộng 1 tháng đóng 500k tiền điện thoại,cứ để họ mang ơn Viettel làm đẹp thêm hình ảnh quân đội trong mắt người dân đó mới là mục tiêu của báo chí,còn các bác cứ việc xem xét bình luận mỗi tháng bác dùng di động hết bao nhiêu,dùng điện thoại cố định hết bao nhiêu tiền,dân thành phố mình thì cũng ít người chơi 500k tiền điện thoại 1 tháng lắm!

maithangbs
16-02-2009, 15:49
Ông Phan Trường Sơn, Giám đốc Chi nhánh Viettel Quảng Ninh cho biết, mỗi hộ nghèo ở Móng Cái sẽ được hỗ trợ một máy điện thoại HomePhone, được miễn cước thuê bao đồng thời sẽ được tặng 15.000 đồng mỗi tháng
Các bác chú ý cái dòng này nhé, chỉ chưa rõ thời hạn "khuyến mại" đến bao giờ thôi.

Firebug
16-02-2009, 15:59
Dù thế nào cũng ủng hộ Viettel. Luôn nhớ rằng nếu ko có Viettel nhảy vào cuộc chiến mobile thì liệu giờ chúng ta có dùng cước rẻ như bây giờ không ?

khidot_2006
16-02-2009, 16:09
Đưa ĐT cho họ trong khi họ còn không đủ ăn. Rồi mỗi tháng nếu gọi thì sẽ phải trả cước cho Viettel.



Mình thật sự không hiểu họ sẽ phát triển kinh tế và thoát nghèo thế nào với cái HomePhone của Viettel?

...buôn lậu đồ TQ ... :D

namln
16-02-2009, 17:22
...buôn lậu đồ TQ ... :D
ha ha, bác nói chí phải ^_^ :D lol

landao
16-02-2009, 19:33
Dù thế nào cũng ủng hộ Viettel. Luôn nhớ rằng nếu ko có Viettel nhảy vào cuộc chiến mobile thì liệu giờ chúng ta có dùng cước rẻ như bây giờ không ?

Nói như bạn thì cứ doanh nghiệp nào có công thì bạn lại ủng hộ họ ư,vậy thì ban đầu Vnpt nói rằng nhờ có họ đã tốn công sức xây dựng cơ sở hạ tầng bưu chính viễn thông nên những năm 80-90 người dân mới có dịch vụ điện thoại cố định để dùng,có dịch vụ bưu chính để gửi thư,chuyển phát quà,người dân nên ủng hộ nó và đến giai đoạn những năm 2001-2004,thì công ty FPT lúc đó chiếm khoảng 30-40% thị phần internet thì phải cạnh tranh trực tiếp với Vnpt,FPT lại bảo nhờ có họ trong giai đoạn này khuyến mại rầm rộ CSKH tốt nên người dân mới có dịch vụ internet giá rẻ để dùng,người dân cũng nên ủng hộ nó vậy mà trên diễn đàn này sao nhiều người than phiền về dịch vụ FPT thế hả,FPT bị mất dần thị phần mặc dù trong quá khứ họ có công rất lớn,Với tôi thì quan niệm cạnh tranh,anh cung cấp dịch vụ tốt,gía cả hợp lý thì khách hàng dùng dịch vụ của công ty anh,còn nếu anh không tốt thì khách hàng tẩy chay,và nên nhớ nền kinh tế thị trường thì sẻ chẳng có chuyện độc quyền Viettel không làm thì có Sfone,EVN,Vnpt thì bị trói tay chân đủ đường rồi(không cho giảm cước) khi ấy thì Sfone,EVN họ lại bảo công lao ấy về họ,Viettel đừng nên cứ nhai đi nhai lại những gì đã thuộc về quá khứ nữa chả khác nào AQ hết(Hồi trước nhà tao giàu bây giờ nhà tao nghèo)

tềthiên
16-02-2009, 19:58
Cái này là do mọi người không biết rồi.
Đây chẳng qua là chiêu móc túi quỹ Viễn thông công ích của Viettel thôi.

Hiện nay có 01 cái gọi là quỹ viễn thông công ích. Tham khảo website của nó tại đây http://www.vtf.gov.vn/vi/

Bộ TTTT có ban hành một danh sách các xã, huyện được đưa vào một cái gọi là "vùng công ích". Vùng công ích được chia làm 3 loại khu vuẹc 1,2,3 tùy theo mức độ khó khăn.
Kinh doanh trên vùng công ích thì các doanh nghiệp được :
+Hỗ trợ tiền thiết bị đầu cuối đã lắp đặt cho khách hàng.
+Hỗ trợ tiền duy trì máy điện thoại.
-Cố định : 15000, 30000, 70000 đ tương ứng cho 3 vùng 1,2,3
-Điện thoại cố định không dây CDMA : KV1:12000, KV2:24000, KV3:56000 đ
-HomePhone : 18000 cho KV2 và 42000 cho KV3.
Tham khảo http://www.vtf.gov.vn/vi/vanban/download/5F1B6E85/

Doanh nghiệp kinh doanh chỉ cần duy trì được thuê bao (có gọi đi) là được nhận tiền.
Như vậy có thể thấy là với các chương trình này Viettel không tốn 01 xu. Thạm chí còn có lời nữa là đằng khác.

Osama Binladen
16-02-2009, 19:59
Ở tỉnh tớ thấy cũng đã có vài lần thực hiện chương trình tặng máy cho người nghèo ở các địa phương xa xôi hẻo lánh (cái này do tỉnh tài trợ, kể cả Viettel, EVN, VNPT đều tham gia mức tài trợ tương tự chương trình trên của Viettel tại Quảng Ninh). Thông thường các hộ nghèo ở địa phương đó họ trả cước phí rất đúng hẹn, có nhà gọi rất nhiều lên đến vài triệu/tháng sau vài lần trả cước rồi không chịu nổi vứt máy xuống ao xuống suối chứ ko xù cước:D Còn máy nào sóng kém gọi không được cũng bị vứt xuống ao và ko trả cước. Đến hạn thu cước nhân viên thu cước không tìm được nhà để đến thu cước (ở miền núi, trong một thôn bản nhà này cách nhà kia cả... chục km trèo đèo lội suối nên hiếm có nhân viên nào mà tháng đầu tiên tìm ra địa chỉ thuê bao cả) để bị chặn gọi vì nợ cước thì máy cũng bị... vứt xuống ao nốt:w00t:

AnhTuanKB
16-02-2009, 20:19
Còn anh Đinh Công Mảy (xã Xuân Nha, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) thì phản ánh, dịch vụ HomePhone hiện đang dùng rất tốt, chỉ có điều khi gọi hết tiền trong tài khoản, nếu không nạp tiền ngay thì chỉ 2-3 ngày là bị cắt liên lạc cả hai chiều. Anh Mảy kết luận: "Nên chăng Viettel cũng đưa ra thời hạn nghe cho dịch vụ điện thoại bàn trả trước, giống như di động"
Không tin được 1 ông miền núi lại có thể phát biểu văn vẻ như vậy.