PDA

View Full Version : Dung Quất - Gánh Nặng Của Việt Nam Trong Tương Lai



ngocquang19877
19-10-2006, 17:31
Nhà máy lọc dần Dung Quất theo my opinion sẽ là 1 gánh nặng của vietnam trong tương lai :D.

Giá như nhà máy lọc dầu được lên kế hoạch đặt ngay tại vietnam ngay từ đầu thì bây giờ (năm 2006) chúng ta đã có nhà máy lọc dầu để xài, tiết kiệm được biết bao nhiêu là tiền của, mồ hôi của nhân dân, thậm chí còn đủ tiền để xây thêm 1 nhà máy lọc dầu tại Dung Quất.

Các bác chính là người sẽ lãnh hậu quả này, con cháu của các bác sẽ phải lãnh hậu quả này, các bác nghe rõ không ?

Chỉ còn biết ngửa mặt than trời !

ngocquang19877
19-10-2006, 21:14
Dung quất được đầu tư rất nhiều,Quảng Ngãi đang thay da đổi thịt từng ngày.
anh em QN trong ddth nếu muốn bàn về Dung quất thì ghé thử


Một đoạn phân tích khá hay cho các bạn nào còn nuôi giấc mơ hão về "một vùng đất hứa Dung Quất".



Các công ty nước ngoài đều kết luận rằng địa điểm Dung Quất không kinh tế. Dầu thô phải chuyên chở gần 1000 km, từ miền Nam để lọc ở Dung Quất. Sau đó phải chuyên chở 1000 km trở lại miền Nam hay miền Bắc vì đấy là nơi khách hàng tiêu thụ. Sự vận chuyển này sẽ tăng giá thành cho sản phẩm, làm giảm hiệu năng kinh tế. Hãng Pháp Total muốn xây ở Bà Rịa mà không được nên xin rút lui. Họ viện rằng lý do địa lý sẽ làm tăng giá thành của nhà máy hơn 500 triệu USD. Sau đó một tập đoàn ngoại quốc khác gồm Mã Lai, Mỹ và Trung Quốc cũng nhảy vào. Không bao lâu họ cũng xin kiếu. Năm 1999, Việt Nam quyết định hợp tác với Zaruberznheft (công ty liên doanh trong Vietxo Petro). Đến năm 2002 thì liên doanh này cũng không thành. Nhì nhằng mãi, đến tháng năm 2005 thì Việt Nam mới quyết định làm một mình và ký giao kèo 1.56 tỷ USD với hãng Pháp Technips. Dự tính thời gian xây cất sẽ là 44 tháng. Như vậy là đến năm 2009 nhà máy sẽ đi vào sản xuất. Công suất của nhà máy sẽ là 145,000 thùng mỗi ngày. Tổng công kinh phí của dự án sẽ lên đến 2.5 tỷ USD. Đến nay 250 triệu USD đã được dùng trong các công trình cơ bản phục vụ khu công nghiêp. Vì vốn gốc (capital expenditure) cao hơn dự tính nên tỷ lệ thu hồi vốn nội tại (IRR – Internal Rate of Return – một chỉ số thường được các công ty Mỹ dùng để đo hiệu quả kinh tế của dự án trước khi quyết định thi hành) của dự án Dung Quất chỉ còn 6%. Thông thường ở Mỹ, một dự án sẽ khó được hội đồng quản trị chấp thuận nếu IRR dưới 15%. Trong nhiều lĩnh vực kỹ nghệ, con số đòi hỏi có khi lên tới 20-25%. Ở mức 6%, vốn gốc sẽ không bao giờ được trang trải. Như thế, càng làm thì càng nợ. Chỉ số IRR luôn được so sánh với chỉ số S&P và luôn luôn phải cao hơn S&P gấp bội. Một vấn đề nữa là sau khi Dung Quất bắt đầu vào hoạt động, sản lượng dầu của Việt Nam sẽ là bao nhiêu và sẽ tiếp tục cung cấp dầu thô trong bao nhiêu năm nữa. Một dự án chi tiêu lớn như Dung Quất phải dựa trên một tuổi thọ hoạt động (operating life) ít nhất là 20 năm. Nếu phải nhập dầu thô từ Indonesia hay Middle East thì hiệu năng kinh tế sẽ là ra sao?

duyanhnt
27-01-2007, 00:41
Hãy tìm rồi sẽ thấy, hãy gõ cửa rồi sẽ gặp!
Thân tặng các bạn hai vần thơ của 2 nhà lãnh đạo nước ta hiện nay:
"Chúng mình nặng nợ quốc gia
Quyết làm rạng rỡ nước nhà Việt Nam" -CT Nguyễn Minh Triết
và:
"Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn
Khuôn xanh biết có vuông tròn hay không"- CTQH Phạm Phú Trọng
Đang trong thời điểm chuyển mình của khu vực kinh tế Miền Trung,những người có tài đức nếu có điều kiện thì hãy đem tài sức về mà giúp ích cho sự phát triển của tỉnh nhà, cứ nghĩ như thế hoài thì người Nhật Bản họ cười chúng ta hết răng đó.
..Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhơn.. mà.

security_plus
27-01-2007, 09:30
Nhà máy lọc dần Dung Quất theo my opinion sẽ là 1 gánh nặng của vietnam trong tương lai :D.

Giá như nhà máy lọc dầu được lên kế hoạch đặt ngay tại vietnam ngay từ đầu thì bây giờ (năm 2006) chúng ta đã có nhà máy lọc dầu để xài, tiết kiệm được biết bao nhiêu là tiền của, mồ hôi của nhân dân, thậm chí còn đủ tiền để xây thêm 1 nhà máy lọc dầu tại Dung Quất.

Các bác chính là người sẽ lãnh hậu quả này, con cháu của các bác sẽ phải lãnh hậu quả này, các bác nghe rõ không ?

Chỉ còn biết ngửa mặt than trời !

Thực ra nhà máy lọc dầu này có thể đi vào hoạt động từ năm 2000 rồi kìa, nhưng ...
Theo mình thì cái việc đặt nhà máy ở đấy là sai ngay từ đầu rồi (giống như các dự án mía đường, nhà máy xử lý rác ... thôi). Hồi học đại học BK, mình có đưa ý kiến này ra hỏi ông thầy CNXHKH thì ông nói việc đặt nhà máy tại đấy là "đúng đắn", sẽ là "đòn bẩy" vực nền kinh tế miền Trung lên ... và quay sang làm một tràng "cho" đất nước, dân tộc, đưa CNXH lên tầm cao mới ... ối giời ... làm mình không thể nào tiếp tục...
Bây giờ vẫn còn quá sớm, nhưng vẫn theo ý kiến chủ quan thì tôi cho rằng còn theo đuổi cái dự án lọc dầu này thì còn "chết".

Có 102
05-02-2009, 20:52
Mẻ xăng dầu made in Việt Nam đầu tiên chuẩn bị ra lò

Sáng 4/1/2009 tàu PVT-Athena Saigon sau khi vượt hơn 600km đường biển, đã vận chuyển an toàn 80.000 tấn dầu thô từ mỏ Bạch Hổ về cập cảng phao rót dầu không, bến SPM ở vịnh Việt Thanh thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Đây là lần thứ 2 nhà máy lọc dầu Dung Quất tiếp nhận nguyên liệu cho vào các bồn chứa nhằm chuẩn bị cho việc vận hành sắp tới.

Hiện nhà máy đã có tổng số lượng 160.000 tấn dầu thô và 50.000 tấn dầu DO. Dự kiến nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ chính thức vận hành và cho ra sản phẩm đầu tiên trước ngày 25/2.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã cơ bản hoàn thành công tác xây dựng và vận hành thử đạt trên 63%.

Phạm Khang

http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2009/02/3BA0AEFE/

----------------
Được biết nếu sau khi đã lọc dầu xong thì lại phải vận chuyển khoảng hơn ngần ấy cây số để đưa dầu, xăng lại đến các nơi trọng điểm tiêu thụ xăng dầu nhiều của cả nước...

ngocquang19877
05-02-2009, 21:56
Mẻ xăng dầu made in Việt Nam đầu tiên chuẩn bị ra lò

Sáng 4/1/2009 tàu PVT-Athena Saigon sau khi vượt hơn 600km đường biển, đã vận chuyển an toàn 80.000 tấn dầu thô từ mỏ Bạch Hổ về cập cảng phao rót dầu không, bến SPM ở vịnh Việt Thanh thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Đây là lần thứ 2 nhà máy lọc dầu Dung Quất tiếp nhận nguyên liệu cho vào các bồn chứa nhằm chuẩn bị cho việc vận hành sắp tới.

Hiện nhà máy đã có tổng số lượng 160.000 tấn dầu thô và 50.000 tấn dầu DO. Dự kiến nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ chính thức vận hành và cho ra sản phẩm đầu tiên trước ngày 25/2.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã cơ bản hoàn thành công tác xây dựng và vận hành thử đạt trên 63%.

Phạm Khang

http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2009/02/3BA0AEFE/

----------------
Được biết nếu sau khi đã lọc dầu xong thì lại phải vận chuyển khoảng hơn ngần ấy cây số để đưa dầu, xăng lại đến các nơi trọng điểm tiêu thụ xăng dầu nhiều của cả nước...

dân tộc VN đúng là số mạt vận, lọc được dầu thì giá dầu đang ở mức thấp nhất trong vòng gần 15 năm. Chẳng đem xuất cảng cũng như bán cho dân trong nước được.

huongct
05-02-2009, 22:18
Lọc dầu ở miền trung xong, chở vô miền nam tiêu thụ = Không hiểu nổi !

BabyOneMoreTime
05-02-2009, 23:52
Lọc dầu ở miền trung xong, chở vô miền nam tiêu thụ = Không hiểu nổi !

Chứ ko lẽ xây mỗi nơi 1 cái nhà máy lọc dầu hả pác ^^ .Có nhiều chuyện xoay quanh cái nhà máy này vui lắm ,nhưng ko tiện kể ra ở nơi công cộng :D

tiểu dân
06-02-2009, 03:25
Có nhiều chuyện xoay quanh cái nhà máy này vui lắm ,nhưng ko tiện kể ra ở nơi công cộng :DMấy chú này không biết gà nhà hay gà rừng. Nhiều khi mấy cái chuyện "không tiện nói ra" thiên hạ biết hết trơn rồi cũng nên :lick: TD nói vậy để BabyOneMoreTime đừng bị "chúng" đá đểu kiểu "chuyện gì hay vậy? Kể nghe coi!" Tưởng thật lại hăm hở hì hục gõ.

acaxomcui
06-02-2009, 08:33
Lọc dầu ở miền trung xong, chở vô miền nam tiêu thụ = Không hiểu nổi !

--------------
Biết đâu giá thành cao,dân chúng lại phải chịu hy sinh !

tin_truc22
06-02-2009, 13:07
Chứ ko lẽ xây mỗi nơi 1 cái nhà máy lọc dầu hả pác ^^ .Có nhiều chuyện xoay quanh cái nhà máy này vui lắm ,nhưng ko tiện kể ra ở nơi công cộng :D
Kể ra đi mà không biết thật. Đáng lẽ phải xây ở nơi tiêu thụ chứ. Chứ tàu chở vòng vòng ít bửa cướp biển Somali nó chặn cướp thì ...

tulinu
06-02-2009, 15:20
Có nhiều lý do mà bây giờ khó mà căng thưòc đo hết. Chở đi 2 đầu vậy, là ở giữa đòn gánh mà, nhưng chắc chắn là sẽ làm ở MN thêm 1, nhưng cũng không chừng Nam và Bắc 1 lượt.
"giá dầu đang ở mức thấp " là giá dầu thô, giá đầu vào. Các sản phẩm sau khi lọc phụ thuộc vào giá đầu vào, nên dầu Dung Quất ra cũng không "đúng là số mạt vận".

acaxomcui
07-02-2009, 20:44
Vẩn có đề nghị tăng giá xăng trong thời gian này ?. Thật khó hiểu.

http://vietnamnet.vn/kinhte/2009/02/827432/

minhtuan_8x
08-02-2009, 13:49
Mấy chú này không biết gà nhà hay gà rừng. Nhiều khi mấy cái chuyện "không tiện nói ra" thiên hạ biết hết trơn rồi cũng nên :lick: TD nói vậy để BabyOneMoreTime đừng bị "chúng" đá đểu kiểu "chuyện gì hay vậy? Kể nghe coi!" Tưởng thật lại hăm hở hì hục gõ.

Chắc không phải "gà" đâu bà chị. "Gà" nhà thì Cúm, mà "gà" rừng thì giờ chắc chẳng còn mấy mống, nếu có chắc nằm hết trong "Thảo Cầm Viên" hết rồi. Cũng không biết bà chị "Gà" thiệt hay là "Gà" giả khi phản hồi với nội dung trên nữa. Còn chuyện không tiện nói ra chắc là thuộc hàng... Cấm!. Sờ vô chi cho nhọc thân!. (Mà phải là chuyện chôm vật liệu xây dựng để đi bán... phế liệu hông ta?)

book-soft.com
22-02-2009, 14:50
Ngày 22/2/2009, từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất, dòng sản phẩm xăng dầu thương mại đầu tiên của Việt Nam chính thức được đưa ra thị trường. Đây là dấu mốc lịch sử của ngành công nghiệp lọc dầu Việt Nam cũng như chiến lược an ninh năng lượng quốc gia.

Theo Ban quản lý dự án Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất, đến nay, các sản phẩm xăng dầu đã ra lò và chuyển về các bề chứa sản phẩm. Các loại sản phẩm xăng dầu Việt Nam khi ra lò đều đã được kiểm định rất kỹ và đảm bảo mọi tiêu chuẩn kỹ thuật.
Vào 20g tối 22/2/2009, một nghi lễ xuất kho sản phẩm xăng dầu thương mại Việt Nam sẽ được tiến hành. Từ kho chứa sản phẩm của nhà máy, chuyến hàng đầu tiên được xuất tại Trạm xuất sản phẩm bằng xe bồn, trong mặt bằng khu Bể chứa sản phẩm của NMLD Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, xăng dầu sẽ được rót vào xe bồn và chuyển thẳng tới các đơn vị phân phối cho người tiều dùng.
Đến nay, nhà máy lọc dầu đã vận hành gần như toàn bộ, xăng dầu thành phẩm đã chảy đều ra kho chứa. Mọi sự chuẩn bị cho thời khắc xăng dầu Việt Nam chính thức ra thị trường đã xong và tất cả đang chờ chứng kiến sự kiện được mong đợi này.

Thực tế, từ 2 tuần trước, nhà máy đã bắt đầu thực hiện chứng cất dầu thô, hơn một tuần trước đã cho những sản phẩm đầu tiên và đến ngày 22/2 xăng dầu do Việt Nam sản xuất sẽ đi ra thị trường.

Ông Đinh Văn Ngọc - Phó giám đốc Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn - đơn vị trược tiếp quản lý và vận hành NMLD Dung Quất cho biết, theo kế hoạch trong năm 2009, Nhà máy sẽ được vận hành nâng dần công suất để đến tháng 8/2009, đạt 100% công suất thiết kế và sẽ được bàn giao trong tháng 10/2009.

Với 100% công suất thiết kế, trong một tháng, Nhà máy sẽ sản xuất gần 150.000 tấn xăng, 240.000 tấn dầu Diesel, khoảng 23.000 tấn LPG và các sản phẩm khác như Propylene (trên 8.000 tấn), xăng máy bay Jet-A1(khoảng 30.000 tấn) và dầu F.O. (khoảng 25.000 tấn).

Dự kiến, trong năm 2009, NMLD Dung Quất sẽ sản xuất khoảng 2,6 triệu tấn sản phẩm các loại. Việt Nam đã có thể tự túc được một phần trong hơn 12,6 triệu tấn xăng dầu tiêu thụ phải nhập khẩu 100% hiện nay.

Lịch sử nhà máy bắt đầu từ cách đây hơn 10 năm. Từ 7/1997 đến 12/1998, dự án được triển khai theo hình thức Việt Nam tự đầu tư. Giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2003, dự án chuyển sang hình thức liên doanh với đối tác Nga để xây dựng và vận hành nhà máy theo tỷ lệ góp vốn 50/50. Đến tháng 2/2003, dự án trở lại hình thức Việt Nam tự đầu tư.

Đến tháng tháng 5/2005, Hợp đồng chính xây dựng NMLD đã được ký kết giữa chủ đầu tư PetroVietNam với Tổ hợp nhà thầu Technip với tiến độ đến 25/2/2009 Nhà máy có sản phẩm. Và đến nay đã hoàn thành đúng tiến độ, có sản phẩm ra thị trường sớm hơn 3 ngày.
(http://vietnamnet.vn/kinhte/2009/02/831253/)

Giá xăng sẽ thế nào nhỉ?

dinhanhency
22-02-2009, 15:14
Chắc giá xăng sẽ giảm chứ vì sản xuất ở VN mà. Ở KCN Dung quất nhờ nhà máy lọc dầu mà các ngành nghề khác cũng phát triển mạnh. Tín hiệu mừng cho mảnh đất này nói riêng và VN nói chung.

lee_huynh306
22-02-2009, 15:51
Giá xăng không hề giảm mà sẽ lấy tiền đó nộp ngân sách. Nói từ trước rồi mà.

kooltech
22-02-2009, 15:55
Giá xăng không hề giảm mà sẽ lấy tiền đó nộp ngân sách. Nói từ trước rồi mà.

Ngân sách hay... !? :D

hodovang
22-02-2009, 16:11
BẠch Hổ hết dầu đến nơi rồi giờ mới xây Dung Quất làm gì?

i like
22-02-2009, 16:16
Dù giá xăng dầu có giảm hay không
Hay ngân sách có thêm nguồn thu ... vân vân và vân vân

Thì mức sống của người dân sẽ phải nâng lên được một level

Chắc chắn là như vậy

---

gaugo58
22-02-2009, 16:53
Tin này thật đáng mừng, tuy nhiên nếu các cụ nhà ta năng động hơn thì có lẽ Việt Nam đã có dầu xăng của mình sớm hơn nhiều. Mất bao nhiêu năm tranh cãi kể từ khi cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đặt vấn đề xây đựng nhà máy lọc dầu của VN mới quyết định được !!! Tuy nhiên chậm mà có vẫn còn hơn không, còn chuyện sử dụng $ từ nhà máy tính sau, trước mắt là bớt lệ thuộc vào nguồn nhiên liệu của nước ngoài đã là tốt rồi. Hy vọng rồi sẽ có thêm vài nhà máy nữa để VN bớt xuất khẩu dầu thô mà chỉ bán hàng đã qua chế biến, mong lắm thay !!!

hung3rd
22-02-2009, 17:01
Lọc được mẻ dầu đầu tiên mà cũng tốn tiền truyền hình trực tiếp sao? Làm sao để người dân được hưởng những gì từ tài nguyên - thiên nhiên của đất nước mình với giá hợp lý thì tốt hơn là tô vẽ như thế này...
Nghe đâu đang kiến nghị tăng giá xăng nữa kìa ,bó tay thiệt!

mrlight
22-02-2009, 17:10
lọc dc dầu mà giá xăng ko giảm thì cũng như vậy ah

zoejoe
22-02-2009, 17:14
Hic, tiền đổ vào HN hết rồi, đời sống người ta vẫn khốn khổ thôi à :D

silkroadpro
22-02-2009, 17:18
giá xăng còn nghe nói sẽ được "điều chỉnh" cơ ! mà ở Vn điều chỉnh == tăng giá.

MichaelTuanAnh
22-02-2009, 18:27
nghe đâu giảm thuế nhập khẩu xăng để xăng khỏi lên giá hỉ?

Tôi iu VN
23-02-2009, 05:39
Lúc chiều nghe đài tiếng nói VN VOV1 có bác nông dân bảo: nhà máy hiện đại nhất thế giới, hì

Dù hiện đại nhất hay không nhưng cứ có việc cho bà con là ok rồi

tenkuu
23-02-2009, 07:19
Giảm giá xăng thì chắc chắn không thể, các bác còn phải cho con cái đi du học nữa chứ hehe
Chỉ mong sao đừng tăng nhiều thôi

bibimeo
23-02-2009, 11:09
Mỏ dầu VN sắp hết mà thằng khựa nó không cho tìm kiếm thêm thì đến 1 ngày ta phải nhập dầu thô về để chạy nhà máy Dung Quất mất thôi.

tranmauhanh
23-02-2009, 11:24
trầy trật mãi cuối cùng cũng xong.Thay vì 5-6 năm, ta lại làm mười mấy năm.Lãng phí thật khủng khiếp.
Mừng thì thật là mừng nhưng mà một cái dự án quan trọng như vậy, để chay ì thế kia thì phải xem lại cái cách điều hành của các cơ quan chúng ta.

ngocquang19877
23-02-2009, 11:33
Mấy bác trong bích lày đúng kiểu dân IT :).

Hanaziki
23-02-2009, 11:35
Mấy bác trong bích lày đúng kiểu dân IT :).

em cũng là dân IT nè ... :eat:

tin_truc22
23-02-2009, 15:42
Vậy không để ý gì sao. Ông lớn lớn nào đó vừa cắt băng khánh thành thì bị chết đuối ngoài biển ấy. Không hiểu làm do ăn ở thất đứt bị hà bá kéo hay do bị ai đấy kéo vì lý do gì đấy ^^

_River_
23-02-2009, 16:08
Nhà máy lọc dầu Dung Quốc với cái cầu Rạch Miễu có nhiều nét giống nhau, cả tích cực lẫn tiêu cực!

Tôi iu VN
24-02-2009, 00:01
Mỏ dầu VN sắp hết mà thằng khựa nó không cho tìm kiếm thêm thì đến 1 ngày ta phải nhập dầu thô về để chạy nhà máy Dung Quất mất thôi.

Sao lại không cho tìm kiếm thêm?

Trên Trường Sa, cái nào thằng nào chiếm giữ thì thằng đó cứ việc mà tìm chứ,

Mịa chúng nó, cướp cả Hoàng Sa rồi thành lập cả cơ quan hành chính thì được,

Mong cho bọn cẩu lánh đạo tàu khựa chít hết đi cho thế giới nhờ

sao mà ghét thế không biết !

tanky
24-02-2009, 00:19
Một phân tích nhỏ về vấn đề Dung Quất:

+ Vị trí nhà máy: không có mỏ dầu nào gần khu vực, việc này đồng nghĩa phải chuyên chở dầu từ 2 đầu tổ quốc về cho DQ, lọc xong lại chở ngược ra để phân phối, chi phí để có 1 lít xăng sẽ tăng lên (đây là lý do chắc chắn xăng trong nước vẫn không thể rẻ hơn). Lại cộng thêm ô nhiễm môi trường trên dọc suốt vùng biển nước ta do các con tàu chở dầu gây nên => hậu quả là không kể xiết. Nơi đặt DQ thường xuyên hứng chịu những cơn bão lớn xem ra việc vận hành khó đảm bảo và vận chuyển sẽ không ít khó khăn.

+ Thời gian xây DQ: quá lâu, sự lãng phí là rất lớn, không biết đến bao giờ thì mới có thể bù lại được khoản thâm hụt ngân sách trầm trọng này.

+ Việc tổ chức điều hành DQ: để điều hành DQ cần phải có một đội ngũ chuyên viên giỏi, và NN lại định thành lập một hku công nghiệp ăn theo, một ban lãnh đạo DQ theo kiểu PVN nên nhận thấy đây là nơi béo bở + cơ chế quản lý như hiện nay, tiêu cực là điều tất yếu và chắc chắn bộ máy lãnh đạo DQ cũng lại như bộ máy lãnh đạo EVN (thích thì bọn tôi lọc dầu cho mấy người, không thích thì tụi tôi cắt)...

Xin các bác hiểu biết góp ý thêm.

lee_huynh306
24-02-2009, 00:36
Một phân tích nhỏ về vấn đề Dung Quất:

+ Vị trí nhà máy: không có mỏ dầu nào gần khu vực, việc này đồng nghĩa phải chuyên chở dầu từ 2 đầu tổ quốc về cho DQ, lọc xong lại chở ngược ra để phân phối, chi phí để có 1 lít xăng sẽ tăng lên (đây là lý do chắc chắn xăng trong nước vẫn không thể rẻ hơn). Lại cộng thêm ô nhiễm môi trường trên dọc suốt vùng biển nước ta do các con tàu chở dầu gây nên => hậu quả là không kể xiết. Nơi đặt DQ thường xuyên hứng chịu những cơn bão lớn xem ra việc vận hành khó đảm bảo và vận chuyển sẽ không ít khó khăn.



Khi xây mấy ông đã tính tới chuyện không sử dụng dầu thô trong nước rồi bro ạ.
Vả lại muốn xây nhà máy lọc dầu không phải muốn đặt đâu là đặt. Khi thi công nhà máy sẽ có những thiết bị siêu trường siêu trọng đòi hỏi phải có cảng nước sâu mới chuyên chở được.
Thêm nữa, khi có nhà máy lọc dầu sẽ mọc theo hàng loạt nhà máy ăn theo, như vậy cái nhà máy lọc dầu sẽ trở thành đầu tàu kéo cho toàn bộ khu kinh tế Dung Quất, cho phát triển đúng theo quy hoạch quốc gia.

ngocquang19877
25-02-2009, 07:33
Khi xây mấy ông đã tính tới chuyện không sử dụng dầu thô trong nước rồi bro ạ.
Vả lại muốn xây nhà máy lọc dầu không phải muốn đặt đâu là đặt. Khi thi công nhà máy sẽ có những thiết bị siêu trường siêu trọng đòi hỏi phải có cảng nước sâu mới chuyên chở được.
Thêm nữa, khi có nhà máy lọc dầu sẽ mọc theo hàng loạt nhà máy ăn theo, như vậy cái nhà máy lọc dầu sẽ trở thành đầu tàu kéo cho toàn bộ khu kinh tế Dung Quất, cho phát triển đúng theo quy hoạch quốc gia.

Man, vậy sao không đặt ở Vũng Tàu hay Nha Trang đấy :blink:. Chẳng lẽ 2 cái cảng lớn nhất nước ấy không neo nỏi tàu dầu mấy chục ngàn tấn man.

Xây nhà máy dầu để nhập khẩu dầu thô để sản xuất trong khi có cái mỏ to chà bá ở Vung Tau thì lại không xài đến à, ní nuận gì quái chiêu vậy man.

Giá xăng dầu DQ cao đơn giản là do:

1-Nguyên liệu có giá thành cao;

2-Vận chuyển xa, chưa kể khi phân phối chở trên đường bộ như ở VN rất nguy hiểm;

3-Công nghệ lọc dầu DQ cũng không thể nào địch nổi các công ty ở các quốc gia phát triển như Mỹ (năng suất & chất lượng xăng cao, tiết kiệm nguyên liệu)... túm lại là xăng dầu & ngay cả sản phẩm phụ thu từ công nghệ lọc dầu DQ giá thành mắc hơn nhập khẩu.

Đơn giản vậy thôi man, có quái gì cao siêu đâu.Lee_huynh chắc tưởng mấy thằng liên doanh xây cái nhà máy này năm 9x bỏ chạy mất dép là do nó khùng sảng hả man. Đơn giản là nó là dân làm kinh tế, not politic, ROI = 0 thì nó đầu tư vào ăn cám hả man.

Lại nữa, cái ní nuận xây nhà máy lọc dầu để kéo cả nền kinh tế ở đó thì đúng là không đỡ nỗi. Chẳng lẽ tui lại bảo bác Arkain vào train lại cho bác môn kinh tế học cơ bản hả man.

security_plus
25-02-2009, 10:10
Tại sao người ta lại nhập khẩu dầu thô của mình (vận chuyển xa, nhiều thứ thuế) mà vẫn làm được tốt (cụ thể là bán ngược xăng dầu vào mình (tính thêm một khúc vận chuyển, thuế nhiều thứ)?

Mình cũng xa nhưng cái đó là tiền chảy trong nước (vận chuyển và nhiều thứ khác). Lo ngại gì? (Tuy nhiên, nếu làm ở VT thì tớ ủng hộ hơn, he he).

Arkain
25-02-2009, 10:44
Tớ thì không hề có một chút hứng thú để bàn bạc về cái dự án vô lý này. Các bác nghe báo chí quốc doanh ca ngợi Dung Quất suốt mấy năm rồi, bây giờ thử đọc bài phân tích của "tàn dư Mĩ Ngụy" được viết từ bốn năm về trước để so sánh xem nào:




Chuyện Nhà Máy Lọc Dầu Dung Quất
Date: 2005-08-26, 16:11:29
KS Trần Văn Khởi.

http://www.vietnamreview.com/modules/News/pic/1124761839_PetroBasinLease_Map.jpg
Bản đồ thềm lục địa Việt-Nam với những vùng khai thách dầu khí.
Dung Quất thuộc tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam của Đà Nẵng.

Lời giới thiệu: Ông Trần Văn Khởi trước đây là Tổng Cục Trưởng Dầu Hỏa của Việt Nam Cộng Hòa và đã làm việc trong kỹ nghệ dầu hỏa trong 30 năm qua.


Trong khoảng mười năm gần đây, ai theo dõi tin tức kinh tế Việt Nam thỉnh thoảng cũng có nghe tới dự án nhà máy lọc dầu đầu tiên ở Dung Quất. Thoạt đầu, vào giữa thập niên 90, nhiều người cũng ngạc nhiên như tôi, không biết Dung Quất đích thực là ở đâu ngoài Trung, và sao lại dự định xây nhà máy lọc dầu ở đây.

Lâu lâu lại có tin về dự án nhà máy lọc dầu ở Việt Nam, mà toàn là tin không hay: khi thì công ty Total của Pháp bỏ không tham gia tổ hợp, khi thì không kiếm ra nguồn tài trợ, khi thì công trình đê chắn cát cảng Dung Quất thiết kế sai, khi thì cả Tổng Giám Đốc lẫn Phó Tổng Giám Đốc PetroVietNam bị cách chức vì tội tham nhũng trong vụ đấu thầu công tác xây cất nhà máy, và khi thì công ty Zarubezhneft của Nga rút khỏi liên doanh để rồi chính phủ Việt Nam một lần nữa lại quyết định đầu tư xây cất nhà máy một mình.

Gần đây, thấy công tác càng ngày càng trễ nãi, từ 3 năm tới 5 năm rồi 7 năm, phí tổn đầu tư gia tăng từ 1.5 tỉ lên tới 2.5 tỉ Mỹ kim, trong khi chi phí xăng nhớt nhập cảng mỗi ngày một lên cao, Chính Phủ quyết định thành lập hồi cuối năm 2003 một Ban Chỉ Đạo Nhà Nước do Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Trưởng Ban để tìm mọi cách đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án lọc dầu.

Nhưng tiến triển cũng không khả quan hơn. Rồi Quốc Hội cũng bắt đầu cảm thấy khó chịu trước công luận, và từ cuối năm ngoái đã liên tiếp chất vấn Chính Phủ về dự án lọc dầu Dung Quất. Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội đã cho thành lập một đoàn giám sát để điều tra nội vụ.

Kết quả là một chuỗi những hành động ngoạn mục chưa từng thấy trong các chính phủ Việt Nam từ trước tới nay: Khi điều trần, Chính Phủ đã nhận lỗi trước Quốc Hội, vàø Quốc Hội cũng nhận phần trách nhiệm của mình và đã xin lỗi cử tri, nhân dân cả nước. Thêm vào đó, Nguyên Thủ Tướng Võ Văn Kiệt cũng gửi thư cho Quốc Hội, trình bày nội vụ trước công luận, và xác nhận rằng nếu Quốc Hội kết luận việc lựa chọn nhà máy Dung Quất là sai thì người nhận lãnh hoàn toàn trách nhiệm “phải chính là tôi, Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ Tướng Chính Phủ” khi đó.

Trong các cuộc thảo luận này, nhiều đại biểu đã than phiền vai trò quá thụ động của Quốc Hội trong quá khứ. Mới đây, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An đã xác định một thái độ mới, tích cực hơn của Quốc Hội, và khẳng định từ nay “sẽ không để lập lại tình trạng tương tự Dung Quất.”.

Xem như vậy, chuyện nhà máy lọc dầu Dung Quất là một chuyện rất thích thú, đáng được theo dõi, tìm hiểu để biết, và nếu được thì để suy ngẫm và may ra đóng góp một vài điều trên đường phát triển kinh tế Việt Nam.

Từ Hai Giấc Mơ Tới Một Ác Mộng

Chuyện nhà máy lọc dầu Dung Quất có thể nói là chuyện của hai giấc mơ không may trớ trêu giao thoa nghịch lý để trở thành một dự án đầy ác mộng.

Giấc mơ nhà máy lọc dầu

Quốc gia nào trên đường phát triển kinh tế cũng ước mong có nhà máy lọc dầu. Nhà máy lọc dầu là hạt nhân, là nền tảng của ngành hóa dầu (petrochemical), một hoạt động căn bản trong tiến trình phát triển công kỹ nghệ, vì đó là một kỹ nghệ sinh-ra-những-kỹ-nghệ-khác.

Trong lịch sử phát triển kinh tế, hầu như không có quốc gia nào tiến bộ nhanh chóng mà không có một kỹ nghệ hóa dầu lớn mạnh. Ơ ÛÁ châu, từ những thập niên 1950-1960, Nhật Bản đã dành những nỗ lực đặc biệt để xây dựng một kỹ nghệ hóa dầu quy mô, mặc dù trong nước không có một giọt dầu thô. Trong những năm kế tiếp, Đại Hàn, Đài Loan và Tân Gia Ba cũng không có dầu thô và cũng theo gương Nhật Bản, không những chỉ sản xuất cho nội địa mà thật sự nhắm mạnh về xuất cảng. Rồi sau này Mã Lai Á, Thái Lan, và đặc biệt là Trung Quốc cũng đặt ưu tiên cao nhất cho ngành hóa dầu. Bên trời Tây cũng không khác gì, với những kinh nghiệm phát triển ở Anh, Pháp, Đức và Ý. Ở Hoa Kỳ, kỹ nghệ hóa dầu cũng thuộc loại quan trọng hàng đầu; phần lớn các nhà máy nằm trải dài theo bờ Vịnh Mễ Tây Cơ, liên tiếp từ Freeport qua Houston, Baytown, Beaumont, Lake Charles, Baton Rouge tới New Orleans.

Ở Việt Nam, ngay từ thời Cộng Hòa, nhà máy lọc dầu cũng là một dự án ưu tiên được nhắc nhở nhiều lần, cùng với một khách sạn quốc tế 5 sao. Nhưng hồi đó, lúc đầu thì các công ty bán dầu Shell, Stanvac (Exxon+Mobil), và Caltex (Chevron+Texaco) có quá thừa khả năng lọc dầu ở Tân Gia Ba và Ras Tanura ở Saudi Arabia, rồi về sau vì rủi ro chiến tranh quá lớn, nên cứ dậm chân không chịu đầu tư. Dự án lọc dầu vẫn chỉ có trên giấy tờ. Đến cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, khi Việt Nam xúc tiến khảo sát địa vật lý ở thềm lục địa miền Nam và thấy triển vọng tìm thấy dầu rất sáng sủa thì chương trình nhà máy lọc dầu và kỹ nghệ hóa dầu lại tái xuất trong giấc mơ phát triển. Trong cuốn “Dầu Hỏa Việt Nam 1970-1975: Những Ngày Còn Nhớ”, tôi có ghi lại vài ước mơ một ngày nào Việt Nam sẽ có được sinh hoạt phần nào như ở Houston khi tôi đi thăm khu kỹ nghệ hóa dầu dọc theo Ship Channel vào mùa Thu năm 1973.

Hiện nay, mặc dù có chậm trễ sau khi đã sản xuất cả tỉ thùng dầu thô hai chục năm qua nhưng chương trình nhà máy lọc dầu và kỹ nghệ hóa dầu vẫn tiếp tục là một dự án ưu tiên rất cao cho PetroVietNam, trong các kế hoạch đầu tư của quốc gia.

Giấc mơ phát triển miền Trung

Việt Nam vốn nghèo, mà miền Trung thì lại nghèo hơn – có lẽ lợi tức bình quân ở miền Trung từ xưa tới nay không hề bằng được phân nửa lợi tức bình quân cả nước. Thành thử phát triển miền Trung cũng là một ước mơ trong nhiều kế hoạch, chương trình của quốc gia qua bao thời kỳ.

Ngay từ thời Cộng Hòa, một số chương trình đã được thực hiện hồi đầu, như nhà máy vôi Long Thọ, nhà máy đường Quảng Ngãi, và Khu Kỹ Nghệ An Hòa Nông Sơn. Nhưng vì tầm vóc hạn hẹp và vì tình trạng thiếu an ninh nên những hoạt động này cũng không đóng góp được bao nhiêu. Rồi cũng vì hoàn cảnh chiến tranh, những chính phủ kế tiếp không làm được gì quy mô và hữu hiệu để phát triển kinh tế, và cũng không giúp được gì nhiều cho miền Trung.

Là người Huế, khi xúc tiến chương trình tìm dầu ngoài khơi Việt Nam, tôi cũng có để ý về triển vọng dầu khí ngoài Trung. Nhưng dựa trên các điều nghiên sơ khởi của Liên Hiệp Quốc và nói chuyện với các công ty dầu lúc đó, tôi không có gì lạc quan về triển vọng dầu khí ngoài khơi miền Trung; may ra thì có thể có khí thiên nhiên, còn dầu thô thì coi như là chuyện hi hữu.

Sau khi Trung Cộng cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa hồi đầu năm 1974, một công ty dầu nói với tôi là hành động này có thể liên hệ tới một mỏ khí thiên nhiên khổng lồ mà công ty Arco (nay đã sáp nhập vào công ty BP) mới tìm ra ở gần đảo Hải Nam. Mỏ khí đó về sau đã phát triển rất lớn, và cung cấp khí cho tận Hồng Kông. Trong những năm đầu thập niên 1980, sau khi các công ty Tây phương trở lại tìm dầu ở Việt Nam, tôi cũng có để ý tìm xem kết quả khoan giếng ở ngoài khơi miền Trung. Và tuy không ngạc nhiên nhưng tôi đã thất vọng khi hay tin các loạt giếng mang tên Anh Vũ, Hoàng Oanh, Kim Tước (của Shell), Sư Tử Biển, Bạch Tuộc, Cá Voi Xanh, Cá Heo (của BP), và Cá Sấu, Cá Mập (của BHP), khoan từ ngoài khơi Quảng Trị tới ngoài khơi Qui Nhơn, đều khô, không có dầu mà cũng không có khí thiên nhiên gì cả.

Dự án đầy ác mộng

Theo dõi tin tức trong kỹ nghệ dầu hỏa, tôi được biết dự án nhà máy lọc dầu đầu tiên đã được PetroVietNam làm việc và đúc kết với công ty Total của Pháp từ năm 1992; địa điểm chọn lựa là khu Vũng Tàu. Nhưng trước khi chung quyết chính thức và khởi sự xúc tiến dự án thì không hiểu sao Chính Phủ lại quyết định thay đổi địa điểm, dời ra Dung Quất thuộc tỉnh Quảng Ngãi ở ngoài Trung.

Sau một thời gian thẩm lượng, công ty Total kết luận rằng với địa điểm cách xa nguồn dầu thô ở ngoài khơi miền Nam cả ngàn cây số, đồng thời cách xa thị trường tiêu thụ cũng cả ngàn cây số (thị trường tiêu thụ phỏng định khoảng 60% trong Nam, 30% ngoài Bắc, và 10% ở miền Trung), thì phí tổn chuyên chở cả đi (dầu thô) lẫn về (sản phẩm) trở thành quá lớn, giá thành sản xuất lên cao ít nhất là 5%, nghĩa là ít nhất cũng 10-15 Mỹ kim mỗi tấn sản phẩm, dựa trên giá dầu ước lượng khi đó. Nền kinh tế Việt Nam sẽ thất thoát tối thiểu từ 70 tới 100 triệu Mỹ kim mỗi năm trong tương lai. Năm 1995, công ty Total rút lui khỏi dự án.

Các công ty khác cũng được tiếp xúc để tìm thỏa hiệp hợp tác xây cất nhà máy lọc dầu ở Dung Quất. Tin tức cho thấy một tổ hợp của Conoco (bây giờ là Conoco-Phillips) thẩm định dự án ở Dung Quất là bất-khả-thi, và đã rút lui. Một công ty khác là Petronas, công ty quốc doanh của Mã Lai Á, cũng thấy dự án sẽ không mang lại lợi nhuận, và yêu cầu được thêm quyền bán xăng nhớt ở Việt Nam (do PetroVietNam độc quyền) để kiếm thêm lời. Yêu cầu này không được chấp thuận và Petronas cũng bỏ dự án.

Mãi tới năm 1997, dự án Nhà Máy Lọc Dầu Dung Quất mới được nhà cầm quyền Việt Nam chính thức chấp thuận, do Quốc Hội Khóa X thông qua về chủ trương xây dựng tại Nghị Quyết số 07/1997 ngày 5 tháng 7 năm 1997. Tổng số vốn pháp định dự kiến ban đầu là 1.3 tỉ Mỹ kim (sau điều chỉnh thành 1.5 tỉ Mỹ kim), với khả năng lọc dầu ước lượng khoảng 130 ngàn thùng một ngày ( 6.5 triệu tấn một năm) dầu thô. Nhà máy Dung Quất dự trù sẽ hoàn tất vào năm 2001, và sẽ bắt đầu sản xuất đầu năm 2002. Nhưng sau khi có quyết định chính thức, dự án Dung Quất đã gặp từ rắc rối này đến trở ngại khác như trong một cơn ác mộng:

• không tìm ra nguồn tài trợ;
• vốn đầu tư tăng lên tới 2.5 tỉ Mỹ kim, một phần vì phí tổn xây cất gia tăng và một phần vì thay đổi thiết kế kỹ thuật (thí dụ như để sản xuất thêm xăng “super 92”);
• vùng biển ở Dung Quất xét ra thấy bị cát bồi từ sông Thu Bồn, phải làm kè chắn cát, một công tác trong nước chưa có tiêu chuẩn thực tế hay kinh nghiệm thực hành;
• Tổng Giám Đốc Nguyễn Xuân Nhậm và Phó Tổng Giám Đốc Đinh Văn Ngà bị cách chức ở PetroVietNam (và trong đảng Cộng Sản) vì tham nhũng trong việc đấu thầu dự án xây cất nhà máy;
• liên doanh với công ty quốc doanh Zarubezhneft của Nga quá lủng củng, rồi Zarubezhneft cũng rút ra khỏi liên doanh, đặt lại vấn đề tài trợ dự án.

Nhìn lại tiến trình thiết lập nhà máy lọc dầu, có người đã nhận định đúng đắn rằng trong mấy năm qua, “sự lãng phí lớn nhất, gây nhiều thiệt hại về vật chất, là lãng phí thời gian”.

Các Kết Quả Điều Tra

Nhiều cuộc thẩm lượng và điều tra đã được thực hiện để nêu rõ trách nhiệm ở đâu và về ai trong chuyện nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Phía Chính Phủ

Phía Chính Phủ thì không thấy có phúc trình chính thức nào, nhưng qua các lời điều trần ở Quốc Hội thì các nhận định có thể tóm tắt như sau:

• Theo Bộ Trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư Võ Hồng Phúc thì ‘khi phê duyệt dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất, theo tôi là thiếu cơ sở khoa học và thiếu kiến thức thực tiễn, những ‘chủ đầu tư’ đã tự tạo ra tính khả thi cao để trình Chính Phủ và Quốc Hội”;

• Bộ Trưởng Công Nghiệp Hoàng Trung Hải đưa ra nhiều chi tiết hơn:

- khi dự án được Quốc Hội chính thức chấp thuận thì cũng là lúc có khủng hoảng tài chính khu vực trong năm 1997 nên không thu xếp được nguồn vốn dự kiến;
- việc thực thi chậm trễ là do “ quá trình triển khai gặp một số khó khăn từ phương thức liên doanh (với Zarubezhneft)... có nhiều mâu thuẫn trong quyền được cung cấp vật tư , thiết bị, và lựa chọn đối tác nước ngoài ”. (Có dạo tôi (TVK) nghe tin đồn Zarubezhneft muốn đem qua bán một số máy móc cũ nhưng không được Việt Nam chấp thuận);
- đây là lần đầu tiên Việt Nam triển khai một dự án lọc dầu quy mô trong khi PetroVietNam còn thiếu kinh nghiệm điều hành và quản lý dự án;

• Theo Chủ Tịch Phạm Quang Dự của Hội Đồng Quản Trị của PetroVietNam thì dự án Dung Quất “đã bị động” ngay từ đầu: từ chủ trương phải liên doanh, đến không có đối tác liên doanh phải tự đầu tư, rồi lại liên doanh, cuối cùng lại tự đầu tư ... làm chúng ta bị động, bởi cứ mỗi lần thay đổi chủ trương thì kéo theo nhiều thay đổi không chỉ về hình thức đầu tư mà còn về vốn liếng, công nghệ..., do đó mất nhiều thời gian.

Phía Quốc Hội

Đoàn giám sát việc triển khai thực hiện Nghị Quyết Quốc Hội về dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất do Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội thành lập, sau mấy tháng làm việc, mới đây đã nhận định rằng phải tới cuối năm 2008 nhà máy mới có thể hoàn thành, và qua 2009 mới có thể đi vào sản xuất, tính ra là chậm tới 7 năm so với Nghị Quyết trước đây. Ủy Ban đã đưa ra 5 nguyên nhân chính:

• Dự án chưa được chuẩn bị chu đáo, điều tra căn bản còn sơ sài, thẩm định chưa kỹ, chủ quan trong dự báo khả năng thu xếp tài chính;
• Chỉ đạo và tổ chức thực hiện dự án thiếu tập trung, không quyết liệt trong giải quyết những khó khăn, vướng mắc;
• Quản lý nhà nước về dầu khí nói chung, và về dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất nói riêng, còn có sự chồng chéo, thiếu nhất quán;
• Khi triển khai dự án cũng là lúc có khủng hoảng tài chính và tiền tệ trong khu vực, khó gọi vốn cho dự án;
• Đây là nhà máy lọc dầu đầu tiên nên còn thiếu kinh nghiệm khi lập hồ sơ cũng như khi thi công.

Địa Điểm Dung Quất

Điều đáng chú ý nhất trong tất cả các thẩm lượng, điều tra và nhận định nói trên là không thấy ai bàn đến việc ai và tại sao lại chọn lựa địa điểm Dung Quất. Hầu như tất cả các trở ngại và chậm trễ của dự án đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến địa điểm Dung Quất. Như một con voi nặng cả mấy ngàn kí ngồi chình ình trong phòng họp, ai cũng phải thấy đó là vấn đề cội nguồn căn bản, vậy mà không thấy ai nhắc nhở tới.

Tin đồn về Ông Phạm Văn Đồng

Khi công ty Total rút khỏi dự án lọc dầu vì Chính Phủ dời địa điểm ra Dung Quất, có đồng nghiệp trong kỹ nghệ dầu hỏa nói với tôi ông nghe dường như chính phủ Việt Nam chọn Dung Quất vì đó là sinh quán của Nguyên Thủ Tướng Phạm Văn Đồng. Lúc đó, Ông Đồng đã về hưu nhưng vẫn còn là cố vấn lão thành và là đàn anh uy tín (Anh Tô) của các cấp lãnh đạo Cộng Sản đương thời .

Ông sinh tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, cũng gần khu Dung Quất. Ông có lẽ là một trong những vị Thủ Tướng tại vị lâu năm nhất trên thế giới, 32 năm từ năm 1955 đến năm 1987, và còn là Bộ Trưởng trong nội các mấy năm trước đó. Tuy làø một lãnh tụ cao cấp nhưng ông thường ở ngoài các tranh chấp và các phe nhóm quyền lực nên nói chung ông có vẻ được kính nể. Ông mất năm 2000.

Tôi không hề biết tin đồn đó có đúng sự thực hay không. Tôi nói với đồng nghiệp rằng tuy tôi cũng sinh trưởng ở miền Trung, nhưng Dung Quất là “dự án sai ở chỗ nhầm” (wrong project in the wrong place). Khỏi cần phải làm các con tính phức tạp, tôi nói ngay là dân miền Trung nghèo, cần nhiều công ăn việc làm, nhưng lọc dầu và hóa dầu là những kỹ nghệ có cường độ tư bản cao nhất; đầu tư 1 – 2 tỉ đô la mà chỉ tạo ra được 1 – 2 ngàn công ăn việc làm, gần tới cả triệu đô la mới được một việc, trong khi đó thì phần lớn kỹ nghệ khác chỉ cần một vài chục ngàn đô la là tạo được một việc làm. Ngoài ra, một phần chủ yếu trong nhà máy lọc dầu là chi phí chuyên chở; vậy mà nếu tổng hợp cả nguồn dầu thô ở thềm lục địa miền Nam với hai thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn ở trong Nam và ngoài Bắc thì khó có địa điểm nào tệ hại hơn Dung Quất.

“Mình trình cho mấy ông một lần...”

Trong hai năm 1994-1995, khi làm việc với công ty Pennzoil, tôi có đi công tác ở Việt Nam hai lần. Trong các lần tiếp xúc, tôi có dịp nói chuyện xã giao với các cấp lãnh đạo của PetroVietNam hồi đó. Khi nói chuyện qua về dự án nhà máy lọc dầu, có người đã thẳng thắn thổ lộ với tôi: “Mình trình cho mấy ông một lần, mấy ông không nghe; mình trình lần nữa, mấy ông cũng không nghe. Sau cùng, mình thu thập ý kiến của chuyên viên ngoại quốc và cố vấn tài chính, trình lại thêm một lần nữa. Mấy ông cũng không nghe, làm sao bây giờ?”

Vị thế của PetroVietNam

Mới đây, báo Tuổi Trẻ đã hỏi Ông Phạm Quang Dự, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị của PetroVietNam: “Một số đại biểu Quốc Hội cho rằng chúng ta đã chọn sai vị trí ngay từ đầu khi quyết định xây dựng nhà máy lọc dầu ở Dung Quất, ông nghĩ sao?”.

Ông đã trả lời như sau: “Việc chọn vị trí, địa điểm ban đầu có một sự cân nhắc rất lớn. Đã có hẳn một bộ phận được Chính Phủ giao nghiên cứu về các địa điểm từ Bắc đến Nam và sau khi báo cáo cho Chính Phủ về kết quả của việc đi nghiên cứu, xem xét thì địa điểm phía Nam là địa điểm có lợi thế nhất về kinh tế, vì gần nguồn nguyên liệu, gần vùng tiêu thụ sản phẩm dầu nhiều nhất (tiêu thụ 60%-70%). Do đó, nếu nói địa điểm và lợi thế thì đương nhiên là phía Nam; các nhà đầu tư nước ngoài đều quan tâm tới địa điểm ở phía Nam.

Nhưng khi chính phủ xem xét ở cấp vĩ mô, lại chọn địa điểm ở miền Trung với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội miền Trung...muốn dùng dự án đầu tư này để làm động lực thu hút các nhà đầu tư, cũng như động lực phát triển kinh tế xã hội miền Trung.

Quyết định này nếu nhìn ở góc độ thuần túy kinh tế thì cũng có người băn khoăn, nhưng nếu nhìn tổng thể kinh tế xã hội ở tầm nhìn chiến lược thì khác.”

Lời thuật của Nguyên Thủ Tướng Võ Văn Kiệt

Tôi rất ngạc nhiên khi đọc thấy nội dung thư ngỏ của Nguyên Thủ Tướng Võ Văn Kiệt gửi cho Quốc Hội ngày 10 tháng 6 vừa qua về dự án Dung Quất đăng ngay trên VietNamNet. Tôi cảm kích hành động của Ông Kiệt.

Ông cũng xác nhận đối tác thương thảo đầu tiên là công ty Total, muốn đặt địa điểm nhà máy lọc dầu ở Long Sơn, Vũng Tàu. Sau khi cứu xét, Chính Phủ nhận thấy không nên tập trung quá lớn những công trình trọng điểm quốc gia vào một khu vực Bà Rịa/Vũng Tàu/Phú Mỹ; ngoài ra, Long Sơn không có cảng nước sâu sẵn sàng thuận lợi. Do đó, Chính Phủ đã trình Bộ Chính Trị xin chuyển nhà máy lọc dầu ra miền Trung, tìm nơi có cảng nước sâu cho tàu chở dầu.

Ông nói có 3 địa điểm được gợi ra: Ba Ngòi gần Cam Ranh, Vân Phong ở Khánh Hòa, và Liên Chiểu ở Đà Nẵng. Lúc đầu không thấy Ông nói đến Dung Quất.

Theo trong thư, cả ba địa điểm đều đã bị loại bỏ vì những lý do tương đối mơ hồ: Ba Ngòi lúc ấy “có nhiều lý do chưa thể thu xếp được”; Vân Phong thì công ty Total từ chối “vì lý do cũng tương tự như trên”; Liên Chiểu thì cũng như Long Sơn vì “đã có nhiều kế hoạch đầu tư đang được triển khai”.

Theo như Ông Kiệt kể thì Dung Quất xuất hiện gần như là một sự tình cờ: “Sau buổi khảo sát Vân Phong, khi về làm việc tại Đà Nãng, được giới thiệu về vịnh Dung Quất, lại được nghe là đã có một nhóm chuyên gia khoa học về cảng nước sâu của ta đến đây khảo sát và đưa ra những kết luận khả quan”. Rồi Dung Quất được chọn lựa.

Và Ông xác nhận “Dung Quất có nhiều lợi thế để đặt nhà máy lọc dầu: nằm ở khu vực giữa Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, vùng lãnh thổ đặc biệt quan trọng của đất nước.”

Với kết luận đó, địa điểm nhà máy lọc dầu đã được chọn lựa mà không thấy nhắc nhở đến nguồn dầu thô, thị trường tiêu thụ sản phẩm, và nghiên cứu kỹ lưỡng gì về hạ tầng cơ sở.

Ở cuối thư, Ông Kiệt xác nhận rằng nếu được xem xét lại, “tôi vẫn chọn Dung Quất”, và sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm nếu Quốc Hội phân tích và kết luận việc lựa chọn Dung Quất là sai.

Quyết Định Đi Tới

Việc Nguyên Thủ Tướng Kiệt công khai nhận lãnh trách nhiệm là một điều rất đáng khen. Nhưng dù gì thì đó cũng là chuyện quá khứ. Điều quan hệ cho Việt Nam lúc này là quyết định đi tới, trong một tương lai đầy năng động và thử thách của sinh hoạt hội nhập kinh tế toàn cầu.

Bỏ thì thương

Quốc Hội quyết định tiếp tục xúc tiến dự án lọc dầu ở Dung Quất.
Trong tháng 6 vừa qua, Quốc Hội đã ra Nghị Quyết về tập trung chỉ đạo xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất, và yêu cầu Chính Phủ “chỉ đạo kiên quyết để hoàn thành xây dựng nhà máy trong năm 2008 và đi vào sản xuất trong năm 2009”.

Tuy có một số đại biểu vẫn còn nghi ngờ và hoang mang, nhưng bỏ Dung Quất là một quyết định quá lớn lao, quá khó khăn: chọn địa điểm mới, đấu thầu lại sẽ mất thêm thời gian, trong khi đó thì đã lỡ đầu tư quá nhiều vào Dung Quất, không những về một số hạ tầng cơ sở, mà còn về tình cảm, hứa hẹn và uy tín.
Tuy biết rằng ước tính dự án sẽ có mức lời thấp, Quốc Hội cũng đã thông qua Nghị Quyết Dung Quất với đại đa số 88.5%.

Vương thì mang họa

Nhưng quyết định đi tới ở Dung Quất là quyết định có quá nhiều mầm mống sẽ là một quyết định sai lầm. Nhà máy lọc dầu Dung Quất có rất nhiều rủi ro sẽ là một gánh nặng cho nền kinh tế trong tương lai.

• Ước tính mới nhất của Chính Phủ là nhà máy lãi 6.7%, trả nợ 11%, thu hồi vốn 12%. Báo cáo của Ủy Ban Khoa Học Công Nghệ Môi Trường của Quốc Hội cho rằng tỉ lệ lợi nhuận như vậy là thấp, nhưng có thể phù hợp với các dự án chiến lược – một dự án bình thường là phải tới 15% - 20%;

• Trong một dự án kỹ thuật phức tạp như nhà máy lọc dầu, các ước tính sơ khởi như vậy thường có tính cách lạc quan. Chuyên viên làm trong ngành engineering có câu châm ngôn nằm lòng là “rút cục, cái gì cũng tốn kém nhiều hơn, và làm lâu hơn”. Một dự án mà mức lời thuộc loại thấp (tiềm biên tế, submarginal) như vậy rất nhạy cảm, chỉ cần một vài trắc trở kỹ thuật là dễ dàng chuyển từ lời qua lỗ. Mà như đã thấy trong mấy năm qua, vướng mắc, trắc trở có thể còn tiềm ẩn rất nhiều trong mọi khía cạnh của dự án;

• Một yếu tố thành công quan trọng của nhà máy lọc dầu là cảng nước sâu để thích ứng với tàu dầu lớn. Ông Đỗ Trọng Ngoạn, một đại biểu Quốc Hội, đã tự hỏi và tự trả lời: “Năm 2009 nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ hoạt động? Tôi tin là khó.” Theo ông Ngoạn, lý do là cảng biển ở đây nông quá, cứ vét cát thì sông Thu Bồn lại bồi thêm. Chính Phủ đã quyết định làm con đê ngăn. Nhưng mấu chốt là cảng biển đó chỉ có thể cho tàu nhỏ vào thôi, mà dầu khí thì nhất định phải cần cảng lớn.

Trong tương lai, nếu cảng chỉ có thể dùng cho tàu nhỏ ra vào mà thôi, thì càng làm gia tăng phí tổn chuyên chở dầu thô và sản phẩm.

• Điều oái ăm là ngay cả sau khi thi hành Nghị Quyết của Quốc Hội, kiên quyết gia công hoàn thành nhà máy, một khi bắt đầu sản xuất thì cứ mỗi năm nền kinh tế quốc gia coi như bị thất thoát từ 70 tới 100 triệu Mỹ kim. Dân chúng khắp nước sẽ phải trả giá xăng nhớt sản phẩm dầu hỏa cao hơn. Rồi khi giá dầu thô lên cao, như trong mấy tháng gần đây, thì chi phí chuyên chở tàu dầu lại càng là gánh nặng lớn hơn, chỉ vì chọn lựa địa điểm nghịch lý.

Dù chuyện tin đồn về ông Phạm Văn Đồng có thực hay không, giả thử nếu Ông Đồng biết là xây nhà máy ở Dung Quất sẽ làm đồng bào khắp nước phải trả giá xăng nhớt sản phẩm tiêu thụ cao hơn gấp bội, thì một người vốn là công bộc gương mẫu bao nhiêu năm như Ông chắc cũng khuyến cáo nên đưa nhà máy vào trong Nam cho hợp lý hơn.

Viễn Tượng Hội Nhập Toàn Cầu

Trong bài “Dự án Dung Quất: Bài học đắt giá cho công nghiệp hóa” đăng trên VietNamNet mới đây, Tiến Sĩ Vũ Minh Khương của Đại Học Harvard đã có nhiều nhận định xác đáng về kỹ nghệ hóa dầu, và đã thẩm lượng dự án Dung Quất trong viễn tượng rất thực tế của sinh hoạt kinh tế hội nhập toàn cầu.

Về dự án Dung Quất, ông đưa ra mấy điều cân nhắc như sau:

• Khả năng cạnh tranh toàn cầu phải là tiêu chí tối cao. Hai điều kiện quan trọng nhất đối với sản phẩm lọc dầu là giá thành hạ và độ ô nhiễm môi trường thấp.

- Để hạ giá thành, nhà đầu tư chú ý đến 3 điều kiện: gần nguồn nguyên liệu, gần thị trường, và quy mô sản xuất. Các nước thành công đặc sắc trong phát triển ngành dầu khí đều hết sức coi trọng các điều kiện cạnh tranh này.
- Dung Quất nằm xa nguồn nguyên liệu, xa thị trường tiêu thụ, và công suất (6.5 triệu tấn một năm) cũng thuộc loại trung bình. Ông nhắc lại tính toán của công ty Total cho thấy nền kinh tế nước ta sẽ mất đi tối thiểu 60 – 100 triệu Mỹ kim mỗi năm. Ông đưa thêm ra một cách tính khác, dựa trên mức lời tối đa của Dung Quất là 5 – 6%, và cho một dự án trung bình là 12 – 15%. Với mức đầu tư 1.3 tỉ Mỹ kim thì Dung Quất cũng làm mất đi tối thiểu 75 – 100 triệu Mỹ kim.

• Chiến lược phát triển kinh tế xã hội chỉ có thể được thực hiện vững chắc trên cơ sở tôn trọng quy luật thị trường và quyết tâm hội nhập quốc tế.
- Dự án Dung Quất không thể mang lại cho các tỉnh miền Trung lợi ích dài hạn. Nếu dự án đầu tư không có sức sống kinh tế thực sự thì không thể đem lại lợi ích thực sự cho địa phương;
- Chúng ta sẽ vào WTO (Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới), chúng ta không thể bảo hộ giá xăng dầu để dự án Dung Quất có thể tiêu thụ được sản phẩm;
- Nên chăng, ta nên chọn vị trí cho nhà máy lọc dầu đầu tiên có điều kiện cạnh tranh cao nhất. Khoản tiền lãi có thêm được từ cách lựa chọn mới này (có thể tới hàng trăm triệu Mỹ kim) sẽ được dành cho quĩ phát triển miền Trung.

Vai Trò Của Quốc Hội

Trong tiến trình duyệt xét dự án lọc dầu Dung Quất, Quốc Hội đã đóng một vai trò tích cực, xây dựng, rất đáng khích lệ. Quốc Hội đã nhận lãnh phần trách nhiệm của mình, nhận lỗi trước nhân dân cả nước, và sẵn sàng rút tỉa các bài học sâu sắc để không lặp lại tình trạng tương tự.
Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An đã nhấn mạnh 3 điểm xác đáng:

• các dự án phải bảo đảm chất lượng tốt, thẩm định chặt chẽ;
• Chính Phủ phải phân công rõ ràng và đúng tầm, đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện phải tập trung; đồng thời phải lắng nghe và khắc phục kịp thời khuyến nghị của Quốc Hội;
• Riêng về Quốc Hội, việc thẩm tra chủ trương đầu tư cần đề cao trách nhiệm, cần cẩn trọng xem xét tính khả thi của dự án trước khi quyết định, và phải coi trọng cơ sở khoa học vững chắc, tránh nông không sâu, nặng về cảm tính.

Một điểm không kém quan trọng khác là Quốc Hội cần lắng nghe tiếng nói của thị trường – qua chuyên viên, qua cố vấn, qua chuyên gia và học giả quốc tế, và qua chính các công ty hoạt động trong ngành.

Ông An cho rằng giám sát là khâu yếu nhất của Quốc Hội, cần được cải tổ để việc giám sát được hữu hiệu trong tương lai: thường xuyên, liên tục, tập trung, quyết liệt, không buông lỏng, không nể nang, không né tránh.

Tin tức thường xuyên, đầy đủ, minh bạch và công khai

Cũng trong bài viết trên, Ông Vũ Minh Khương nhận định rằng đổi mới của Quốc Hội trong thời gian gần đây thực sự mang lại niềm động viên và hy vọng cho nhiều người dân. Ông nhận thấy rằng Quốc Hội cần nhiều thông tin hơn, và đề nghị nên có trang web tổng hợp thông tin toàn cầu, đặc biệt về kinh nghiệm phát triển các ngành chiến lược.

Ông tin rằng “ tình thế và cơ hội phát triển của nước ta đang đòi hỏi cấp bách sự đột phá về tư duy và cách tiếp cận mới về chất trong chỉ đạo của Chính Phủ cũng như giám sát của Quốc Hội”.

Đây là những nhận xét sắc bén và đề nghị xây dựng

Thêm vào đó, Chính Phủ cần phải cung cấp thông tin cho Quốc Hội trên căn bản thường xuyên, đầy đủ, minh bạch, và ngoại trừ vài ngoại lệ, phải công khai. Quốc Hội cũng cần tiếp tục cải tiến sự hữu hiệu của tiến trình điều trần/chất vấn và của chu kỳ chuẩn chi ngân sách để thẩm lượng kỹ càng các dự án, các chương trình trước khi chung quyết, song song với trách nhiệm giám sát việc thi hành.

Chuyện nhà máy lọc dầu Dung Quất rút cục có thể lại là một chuyện hay, chuyện một khúc quanh lịch sử đưa Quốc Hội Việt Nam tới một vị thế năng động, một vai trò tích cực, giúp đẩy mạnh việc hợp-lý-hóa và hữu-hiệu-hóa hoạt động kinh tế và đầu tư của quốc gia trên đường hội nhập toàn cầu.


Dung Quất - gánh nặng của tương lai
http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=652

Osama Binladen
25-02-2009, 11:02
Òai, mấy ông bàn chi nhiều, đợi kết quả xem thế nào. Như cái vụ VINASAT-01 ấy, khối vị có những bài phản biện rất thuyết phục và hoành tráng về sự kém hiệu qủa kinh tế của nó nhưng sau khi triển khai thì ngược lại. Tới thời điểm bây giờ VINASAT-01 đã được khai thác gần hết công suất, VN còn bán được cả dịch vụ truyền dẫn vệ tinh ngược lại cho Thailand hoặc các nước lân cận và chuẩn bị phóng tiếp VINASAT-02 đó sao:D

Đôi khi có những thứ nếu xét tức thời ngay về lợi ích kinh tế thì thấy sai, nhưng xét tổng thể thì đúng đấy:yes:

Arkain
25-02-2009, 11:14
Mới bài đầu tiên mà đã lạc đề rồi! Chắc hẳn có nhiều anh em cũng đang muốn ghe xem cái "tổng thể" ấy lợi nhiều hơn hại so với đặt nhà máy "đúng nơi, đúng chỗ" như thế nào!

olivervuong
25-02-2009, 11:31
Làm gì có khái niệm giảm giá xăng. K tăng thì thôi chứ! Xăng do DQ làm ra chắc chắn mắc hơn trên thị trường do phải cộng thêm chi phí vận chuyển, khấu hao nhà xưởng vân vân và vân vân. Thế nên ai hy vọng giá xăng rẻ đi là đang nằm mơ rùi!

thanhlong_1910
28-02-2009, 15:07
hay quá , chờ lâu thế rùi cũng có dầu dể tiêu rùi

cuongVTV
10-06-2009, 16:58
Các bác cho em hỏi Việt Nam mình đã có nhà máy lọc dầu rồi còn bán dầu thô ra nước ngoài làm gì để phải bù lỗ.

Osama Binladen
10-06-2009, 17:06
Các bác cho em hỏi Việt Nam mình đã có nhà máy lọc dầu rồi còn bán dầu thô ra nước ngoài làm gì để phải bù lỗ.

Việc bán dầu thô ra nước ngoài là nhằm thu ngân sách về cho quốc gia, ngoài ra các tổ hợp khai thác dầu đều là liên doanh là chủ yếu nên chắc chắn trong hợp đồng sẽ có quy định về bán sản phẩm, điều đó có nghĩa ta không thể tự quyết định chỉ dành nguồn dầu thô đó cho cung cấp nội địa được. Đồng thời, giá dầu phải theo quy luật chung của thị trường quốc tế chúng ta là nước nhập khẩu dầu lửa là chủ yếu nên không thể tự định đoạt về giá.

Các nhà máy lọc dầu của ta phần lớn sẽ lấy lại dầu thô của VN với giá quốc tế tuy nhiên công suất và năng lực của các nhà máy này chưa đủ để cung cấp hết cho thị trường nội địa được mà phần lớn vẫn phải nhập xăng dầu thành phẩm từ nước ngoài.

Đăng Nhập
13-06-2009, 00:21
Việc bán dầu thô ra nước ngoài là nhằm thu ngân sách về cho quốc gia, ngoài ra các tổ hợp khai thác dầu đều là liên doanh là chủ yếu nên chắc chắn trong hợp đồng sẽ có quy định về bán sản phẩm, điều đó có nghĩa ta không thể tự quyết định chỉ dành nguồn dầu thô đó cho cung cấp nội địa được. Đồng thời, giá dầu phải theo quy luật chung của thị trường quốc tế chúng ta là nước nhập khẩu dầu lửa là chủ yếu nên không thể tự định đoạt về giá.

Các nhà máy lọc dầu của ta phần lớn sẽ lấy lại dầu thô của VN với giá quốc tế tuy nhiên công suất và năng lực của các nhà máy này chưa đủ để cung cấp hết cho thị trường nội địa được mà phần lớn vẫn phải nhập xăng dầu thành phẩm từ nước ngoài.
Thêm vào đó là dầu của VN là dầu ngọt, có giá trị hơn dầu thô của Trung Đông.
Xuất khẩu dầu thô xịn, nhập dầu thô lởm về lọc sẽ kinh tế hơn :)

kyra2008
30-06-2009, 12:30
nhà máy lọc dầu Dung Quất tháo ra bán sắt vụn đi cho rồi.....

live4ever
30-06-2009, 12:42
nhà máy lọc dầu Dung Quất tháo ra bán sắt vụn đi cho rồi.....

Ý bác muốn nói là "Kiệt mất,Quất cũng băng hà" ?!?

kenny_chicken
30-06-2009, 13:28
Hoan hô nhà máy lọc dầu Dung Quất, ra mẻ xăng đầu tiên thì tăng 1000VNĐ. Vừa rồi ra thêm mẻ thứ 2 đòi 1/7 lại thêm 1000VNĐ nữa. Như vậy mỗi lần nhà máy ra mẻ nào thì giá cứ tỉ lệ thuận thêm 1000VNĐ. Đất nước ta sắp thành "cường quất" đến nơi rồi. hahaha. =))

tranvu007
30-06-2009, 18:11
haha, hay thật, Dung Quất khỉ gì, chỉ thấy "quất" cho dân nghèo thêm mà thôi

kyra2008
01-07-2009, 09:31
tại sao chúng ta lại tốn hàng tỷ tỷ đồng để xây nhà máy lọc dầu Dung Quất?
nước VN ta cũng có mỏ dầu, và giờ cũng có nhà máy lọc dầu nhưng sao chúng ta lại cứ than lỗ? là sao?

những tưởng khi nhà máy lọc dầu hoạt động giá xăng trong nước sẽ rẻ hơn 5000-6000VND/1 lít
nhưng cớ sao những người lãnh đạo cứ than lỗ?

phải chăng có sự gia đình trị thông đồng để tăng giá ăn lời, tăng giá để làm giàu hơn cho những người lãnh đạo....và các pác lãnh đạo lòng tham không đáy không bao giờ thấy lời như thế nào cho đủ nên lâu lâu cứ đòi tăng giá...

giá xăng hiện tại bảo đảm đã rất rất lời rồi.

lợi nhuận từ nhà máy lọc dầu Dung Quốc đi đâu?
dầu thô từ các mỏ dầu khai khác đi đâu?
sao các pác lãnh đạo cứ than lỗ?
PHẢI CHĂNG ĐI VÀO TÚI RIÊNG, GIA ĐÌNH CỦA CÁC PÁC LÃNH ĐẠO

nếu lỗ thì hãy bãi chức, tịch thu tài sản về quê làm ruộng đi.
đóng cửa nhà máy lọc dầu Dung Quất đi, đóng cửa các giàn khoan khai khác dầu ngoài biển đi.
Để làm gì? tốn biết bao nhiêu tiền của, duy trì mà không sinh lời?

TẤT CẢ CHỈ LÀ NGỤY BIỆN, NGỤY BIÊN THAN LỖ
HÚT MÁU NHÂN DÂN....

bibimeo
01-07-2009, 21:25
Phải tăng giá để thu hồi vốn xây hơn chục năm mới xong Dung Quất vậy nên đừng mong sẽ giảm giá xăng dầu trong hơn chục năm nữa.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]




lợi nhuận từ nhà máy lọc dầu Dung Quốc đi đâu?
dầu thô từ các mỏ dầu khai khác đi đâu?
sao các pác lãnh đạo cứ than lỗ?
PHẢI CHĂNG ĐI VÀO TÚI RIÊNG, GIA ĐÌNH CỦA CÁC PÁC LÃNH ĐẠO



Cẩn thận bác ơi, coi chừng bị khép tội nói "trúng" lãnh đạo bây giờ

kiettt
10-11-2010, 10:43
Sáng nay đọc báo mạng, thấy có chi tiết này thắc mắc nên đào mồ thread này lên cái.


Điều khiến không chỉ riêng Petrolimex mà của cả các đơn vị khác quan tâm hiện nay đó là vấn đề giá cả, khâu vận chuyển, tỷ giá khi mua xăng dầu ở Dung Quất. Bên cạnh đó, thời tiết tại khu vực Quảng Ngãi bất lợi, thường xuyên có mưa lớn, cảng biển lại nhỏ rất khó khăn vào lấy hàng, thời gian chờ đợi lâu. Điều này khiến các mặt hàng xăng dầu mua tại Dung Quất về đến kho bãi và bán ra thị trường bị đội giá lên cao hơn so với nhập khẩu.(nguồn (http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/11/3BA22BEC/))

Nhà máy lọc dầu ngay tại nhà mình, nó lọc xong đem xe lên chở về bỏ vào lu, mà bảo là chi phí vận chuyển cao hơn hàng nhập. Thắc mắc phần 1.

Lúc xây cái nhà máy ngay bờ biển, bộ không ai nghĩ ra cái chuyện là xăng dầu chủ yếu sẽ được chuyên chở bằng đường biển hay sao ? Mà để giờ này kêu là cảng bé quá tàu to quá không vào được. Thắc mắc phần 2.

nino
10-11-2010, 22:21
đúng rồi, bây giờ kinh doanh gì chả lỗ...








lỗ mà tụi nó xây nhà lầu... đất thì xe mô tô chạy đến hết xăng mà vẫn chưa giáp.

megaownage
11-11-2010, 13:16
Nhà máy lọc dầu ngay tại nhà mình, nó lọc xong đem xe lên chở về bỏ vào lu, mà bảo là chi phí vận chuyển cao hơn hàng nhập. Thắc mắc phần 1.

Lúc xây cái nhà máy ngay bờ biển, bộ không ai nghĩ ra cái chuyện là xăng dầu chủ yếu sẽ được chuyên chở bằng đường biển hay sao ? Mà để giờ này kêu là cảng bé quá tàu to quá không vào được. Thắc mắc phần 2.


1. Nhà náy lọc dầu tại cảng có hai đầu, đầu đường bộ và đầu đường thủy. Đầu đường bộ cần hệ thống đường ống và hệ thống xa lộ. Cái này nằm ngoài khả năng của 'bộ' xăng dầu.

2. Coi vậy chứ xây một cái cảng khổ lắm cụ ơi. Ngoài vấn đề bãi đậu (độ sâu), cảng còn cần đường vào (sâu, rộng) và bãi đợi ngoài khơi (thời tiết, số đảo nhỏ, cồn cát). Đó là chưa kể khu vực gần mấy hòn đảo 'Anh Hai' chiếm (vd Trường Sa) đi ngang qua phải được 'Anh Hai' cho phép nữa!

1+2. Đương nhiên có một số vấn đề thuộc về lỗi quy hoạch. Mấy cha nội hồi quy hoạch không biết tới mấy điều khó kể trên, cứ nghĩ là mình biết hết rồi. Hồi mười lăm năm trứoc, khi dự án Dung Quất khởi đầu, nhiều tay đầu tư ngoại quốc đã có viết báo cáo cho biết tầm đầu tư khai triển thấp quá. Đáng lẽ phải chia ra nhiều giai đoạn khai triển, mỗi giai đoạn quây vốn một lần. Lỗi chính là cơ quan quy hoạch không có chút kiến thức nào về quây vốn đầu tư.


Than đá của VN là mỏ lộ thiên, tức là anh chỉ cần mua 1 cái cẩu về đào lên xúc đổ vào xe , chở ra cảng và ...bán xuất khẩu : Nhưng mà lỗ

Khai thác than lộ thiên: Than của VN là than an-th-ra-xít (anthracite). Đây là loại than đen 'cao cấp' có độ cứng tương đối cao. Sử dụng cần xúc (shovel) chịu phí hao mòn răng và phí năng lượng cũng nhiều. Hầu hết các nơi khai thác cũng cần phải khoan và đặt chất nổ. Các thiết bị hiệu năng cao như máy xúc bánh xe liên tục (bucket wheel excavator) thường chỉ xúc được loại than nâu (lignite)

Mang tiếng là than cao cấp nhưng an-th-ra-xít không coke được nên không thể dùng luyện thép.

nino
11-11-2010, 22:25
oải



vậy cúi cùng là sao?

thaychuastudio
11-11-2010, 23:09
Cúi cùng là xăng cứ tăng, giá cứ leo thang và các dự án của Chính Phủ cứ ... báo lỗ!!!

Đíu mịa, dzị mà hỗng biết

megaownage
12-11-2010, 08:42
oải

vậy cúi cùng là sao?

Theo gưong A Kiêu, chứ nhìn người ta khổ hơn mình sẽ thấy bớt khổ. Chúng ta cứ nhìn anh Y Răng, xứ sở xăng dầu mà mua xăng mắc muốn chết.

gio_huy_hoang
12-11-2010, 16:31
http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/11/3BA22D36/

Khi dự án này bắt đầu tôi đã nghĩ rằng nó không hiệu quả bởi vì Quảng Ngãi là một vùng không có ưu thế về thiên nhiên (hay bão) và không có ưu thế về địa lý (Không có cảng, giao thông quốc tế không thuận lợi). Vậy mà chúng ta vẫn làm đơn giản chỉ vì nơi đó nghèo quá!

Tôi hiểu rằng các bác lãnh đạo muốn san sẻ, muốn làm cho cả nước cùng đi lên, cân bằng thu nhập giữa các vùng, miền; nhưng thực sự là việc xây dựng nhà máy ở Dung Quất là một dự án quá lãng phí và không hiệu quả.

Giờ đây, xăng dầu lọc ra mà không có người mua, mà có mua thì cũng đắt như xăng dầu nhập khẩu, rồi lại không mua số lượng lớn được vì tàu lớn không vào cảng của nhà máy được.

Giả dụ ta xây nhà máy này ở Vũng Tàu, Nha Trang hoặc Cần Giờ thì tốt biết bao....

Chỉ là vài ý kiến cá nhân, mời các bạn tranh luận nhé.

ngocquang19877
12-11-2010, 19:25
http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/11/3BA22D36/

Khi dự án này bắt đầu tôi đã nghĩ rằng nó không hiệu quả bởi vì Quảng Ngãi là một vùng không có ưu thế về thiên nhiên (hay bão) và không có ưu thế về địa lý (Không có cảng, giao thông quốc tế không thuận lợi). Vậy mà chúng ta vẫn làm đơn giản chỉ vì nơi đó nghèo quá!

Tôi hiểu rằng các bác lãnh đạo muốn san sẻ, muốn làm cho cả nước cùng đi lên, cân bằng thu nhập giữa các vùng, miền; nhưng thực sự là việc xây dựng nhà máy ở Dung Quất là một dự án quá lãng phí và không hiệu quả.

Giờ đây, xăng dầu lọc ra mà không có người mua, mà có mua thì cũng đắt như xăng dầu nhập khẩu, rồi lại không mua số lượng lớn được vì tàu lớn không vào cảng của nhà máy được.

Giả dụ ta xây nhà máy này ở Vũng Tàu, Nha Trang hoặc Cần Giờ thì tốt biết bao....

Chỉ là vài ý kiến cá nhân, mời các bạn tranh luận nhé.

Xây ở Dung Quất là tốt quá rồi, cãi cái gì???? Mới đọc ê a được vài chữ mà cãi lãnh đạo à?

nino
12-11-2010, 22:57
Cúi cùng là xăng cứ tăng, giá cứ leo thang và các dự án của Chính Phủ cứ ... báo lỗ!!!

Đíu mịa, dzị mà hỗng biết

hơ hơ, chưa cúi mờ... còn dài dài :lick:

Dennis Bergkamp
13-11-2010, 07:04
Ừ, ta phải nhân rộng mô hình ở Dung Quất ra thêm vài cái nữa...vậy nó mới nhanh...

onggia9999
13-11-2010, 09:21
Có gì khó khăn đâu nhỉ, Q.Ng thiếu gì biển, cứ chọn đại một chổ, khoanh 1 vòng, vay một mớ Đôla về nạo vét luồng lạch, xây đê chắn bão, làm cầu tàu... cho tàu bự vào load hàng, thế là thêm một công trình trọng điểm nửa. Khuyến khích nên làm to hơn cả cảng Chân Mây ở Huế hay vịnh Vân Phong tại KH cho nó hoành tráng, thiệt là hoành tráng mới được!

nino
13-11-2010, 22:07
cứ làm nhiều vào... tạo điều kiện cho "nhân dân" có công việc mần ăn

Adolf Hitler
13-12-2010, 18:22
Trong suốt hơn 2 tuần qua đã xẩy ra tình trạng xăng dầu khan hiếm, nhiều nhà phân phối cạn kho (nhất là PVOil) khiến hàng loạt đại lý bán lẻ của họ phải treo biển hết hàng, và cho đến bây giờ có vẻ tình trạng cũng chưa được cải thiện. Giá chiết khấu cho đại lý bán lẻ đã xuống thấp kỷ lục, chỉ còn từ 50-100đ/lít và vẫn rất khó đặt hàng... Một số đại lý còn tưởng sắp tăng giá nên nhập trữ hàng khá lớn nhưng chờ dài cổ vẫn không thấy tăng:D

Cũng từ cuối tháng 11 đến nay, giá thế giới đã chạm ngưỡng $90/barel và ổn định quanh mức này cho đến tận bây giờ, và trong thời gian này Dung Quất chính thức hoạt động trở lại, các doanh nghiệp đầu mối được mời đến nhận chỉ tiêu tiêu thụ sản phẩm từ Dung Quất, tuỳ theo từng doang nghiệp sẽ có hạn mức khác nhau, trong đó PVOil nhiều nhất, tiếp đến là Petro, Petec và Xăng dầu Quân Đội...

Hiện nay, hệ thống của Petec và Quân đội vẫn còn hàng cung ứng cho hệ thống của mình, tuy nhiên, nếu từ 15-20 đầu vào (các đơn hàng từ nước ngoài) vẫn không được giải quyết thì họ cũng "háng hệt" như PVOil và Petro.

Và liệu rằng giá xăng dầu sẽ tăng giật cục như lãi suất NH vừa qua hay không? điều này vẫn đang chờ sự điều tiết của các ban ngành liên quan...

Chờ xem:D

kenny_chicken 2
31-03-2011, 12:51
Eeeemmmm... thắc mắc, tại sao VN có mỏ dầu, có nhà máy lọc dầu mà xăng cứ đòi 'sánh vai với các cường quốc' là sao nhỉ ?

thaychuastudio
31-03-2011, 13:18
Eeeemmmm... thắc mắc, tại sao VN có mỏ dầu, có nhà máy lọc dầu mà xăng cứ đòi 'sánh vai với các cường quốc' là sao nhỉ ?

Vì giá thành sản xuất của ta còn cao hơn giá xăng nhập. Trong khi chất lượng thì kém hơn

Arkain
10-03-2012, 08:16
Chuẩn bị bán 49% cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất cho nước ngoài

http://vneconomy2.vcmedia.vn/zoom/450_291/cG9BhzqggAYvp7UxcnTcotBaHKbQ/Image/2012/02/0_1edcf.jpg
Dung Quất hiện là nhà máy lọc dầu duy nhất của Việt Nam, đáp ứng 1/3 nhu cầu toàn quốc đối với các sản phẩm dầu.



Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) đang trong quá trình đàm phán để bán lại 49% cổ phần của nhà máy lọc dầu Dung Quất cho 3 đối tác nước ngoài. Thông tin này vừa được ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị quản lý nhà máy, xác nhận với hãng tin Dow Jones Newswires.

Theo ông Giang, các bên liên quan hiện chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng trong vấn đề quan trọng nhất - giá trị của nhà máy.

Trong khi đó, một nguồn tin thân cận tiết lộ cho Dow Jones Newswire biết, 3 công ty tham gia đàm phán mua cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất bao gồm Petróleos de Venezuela SA của Venezuela, một công ty đến từ Nhật và một công ty của Hàn Quốc. Nhiều khả năng, 3 công ty này sẽ cùng nhau mua lại 49% cổ phần nhà máy, nguồn tin cho biết.

Petro Vietnam cho biết sẽ dùng số tiền thu về từ vụ bán cổ phần này để mở rộng công suất hàng ngày của nhà máy lọc dầu Dung Quất lên 10 triệu tấn dầu, tương đương 200.000 thùng dầu, từ mức 6,5 triệu tấn hiện nay.

Dung Quất hiện là nhà máy lọc dầu duy nhất của Việt Nam, đáp ứng 1/3 nhu cầu toàn quốc đối với các sản phẩm dầu.

Nguồn tin thân cận cũng cho biết, kế hoạch khả thi về mở rộng nhà máy sẽ được hoàn tất vào cuối tháng này, và vụ bán cổ phần có thể sẽ diễn ra sau đó.

Hồi tháng trước, lãnh đạo BSR đã cho biết việc mở rộng dự án lọc dầu này có thể tiêu tốn từ 1,5-2 tỷ USD và kéo dài trong thời gian từ 5-6 năm.

http://vneconomy.vn/20120309090739760P0C9920/chuan-bi-ban-49-co-phan-nha-may-loc-dau-dung-quat.htm

kiettt
10-03-2012, 09:43
Theo ông Giang, các bên liên quan hiện chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng trong vấn đề quan trọng nhất - giá trị của nhà máy.

Link: http://www.ddth.com/showthread.php/248246-Dung-Qu%E1%BA%A5t-G%C3%A1nh-N%E1%BA%B7ng-C%E1%BB%A7a-Vi%E1%BB%87t-Nam-Trong-T%C6%B0%C6%A1ng-Lai/page7#ixzz1og5h2xGj


Chắc tới tết Công gô mới thỏa thuận xong, nhà dân kế bên xây nhà mua bao xi măng hết 100 ngàn, nhà máy mua sỉ cả tàu, mỗi bao giá 1 triệu, có mà bố thằng Tây cũng chả thông nổi :no:

ngocquang19877
10-03-2012, 14:07
Chắc tới tết Công gô mới thỏa thuận xong, nhà dân kế bên xây nhà mua bao xi măng hết 100 ngàn, nhà máy mua sỉ cả tàu, mỗi bao giá 1 triệu, có mà bố thằng Tây cũng chả thông nổi :no:

Lão Kiệt nói vậy là sai rồi. Cái mà quyết định bọn Tây có mua cổ phần hay không không phải là NAV của nhà máy mà là khả năng sinh lời, khả năng chia dividend của anh là bao nhiêu.

Nếu những điều kiện ấy mà đáp ứng được các điều kiện mua bán của bọn Tây thì chúng nó sẽ mua thôi.

thaychuastudio
10-03-2012, 17:01
vậy là dự đoán cách đây 6 năm của cu Quang thành hiện thực. Cái điều mà thằng sinh viên năm 1 biết, còn các chuyên gia ngành tài chính không biết (hay không dám biết).

Có một thời, người ta đã định hướng ca ngợi cái DUng Quất như Dung... Hà. Một nữ nhi hào kiệt nổ bật giữa đám quần hùng đông đảo mày râu. Một chiến lược mang tầm ... đất đối không (ngồi dưới đất ngó lên trời) rầm rộ.

Giờ thì sao? Chuẩn bị cầu hàng quốc tế. Âu cũng đáng mừng cho bà con ngư dân Quãng Ngãi. Có bọn Phớt Xít Nhật, Hàn. Chúng nó lại là anh em thân tình của bọn Đế Quốc Mẽo. Thấy bọn gian ác đó ghê chưa? lại nhào vào hút dầu , cướp bóc tài nguyên của ta ( hay ta năn nỉ cũng nên :D ). Hy vọng có vài chiếc tầu chiến bảo kê đường vận chuyển. Để dân ta ...núp vào đó mà đánh cá. Haizzzz!! rõ khổ cái phận nghèo.

Mà cũng hay nhở. Sao cái bọn cướp ấy đụng vô đâu là ra tiền đó . Còn ta thì có tiền cũng thành ... phân cả!! Tại sao vậy nhỉ??

onggia9999
10-03-2012, 18:29
Mà cũng hay nhở. Sao cái bọn cướp ấy đụng vô đâu là ra tiền đó . Còn ta thì có tiền cũng thành ... phân cả!! Tại sao vậy nhỉ??
Chắc tại tụi kia bóc lột giỏi hơn. :P

kiettt
10-03-2012, 20:37
Lão Kiệt nói vậy là sai rồi. Cái mà quyết định bọn Tây có mua cổ phần hay không không phải là NAV của nhà máy mà là khả năng sinh lời, khả năng chia dividend của anh là bao nhiêu.

Nếu những điều kiện ấy mà đáp ứng được các điều kiện mua bán của bọn Tây thì chúng nó sẽ mua thôi.

Gì kỳ vậy ta ? Bộ không phải trị giá cổ phần là đại diện cho trị giá của nhà máy hả ? Mắc gì tui phải bỏ tiền ra mua thứ mà tui biết là mua hớ ? Cái này thì thiệt là không hiểu nè.

Mà giả sử như bọn tư bản ăn cướp thối nát đó nó mua cái nhà máy xây dựng tốn kém hơn cái nhà máy bình thường, mà nó vẫn làm cho nhà máy đó ra lợi nhuận, lúc đó chắc là nhục lắm nhở :mad:


Hồi tháng trước, lãnh đạo BSR đã cho biết việc mở rộng dự án lọc dầu này có thể tiêu tốn từ 1,5-2 tỷ USD và kéo dài trong thời gian từ 5-6 năm.

Link: http://www.ddth.com/showthread.php/248246-Dung-Qu%E1%BA%A5t-G%C3%A1nh-N%E1%BA%B7ng-C%E1%BB%A7a-Vi%E1%BB%87t-Nam-Trong-T%C6%B0%C6%A1ng-Lai/page7#ixzz1oilBhoLY


Có ai còn nhớ cái vina xìn nó đốt hết bao nhiêu tiền không nhỉ ? Quy ra u ếch đi cho nó ... cùng đơn vị để dễ nhẩm cái nhé.

ngocquang19877
11-03-2012, 02:20
Gì kỳ vậy ta ? Bộ không phải trị giá cổ phần là đại diện cho trị giá của nhà máy hả ? Mắc gì tui phải bỏ tiền ra mua thứ mà tui biết là mua hớ ? Cái này thì thiệt là không hiểu nè.

Mà giả sử như bọn tư bản ăn cướp thối nát đó nó mua cái nhà máy xây dựng tốn kém hơn cái nhà máy bình thường, mà nó vẫn làm cho nhà máy đó ra lợi nhuận, lúc đó chắc là nhục lắm nhở :mad:



Có ai còn nhớ cái vina xìn nó đốt hết bao nhiêu tiền không nhỉ ? Quy ra u ếch đi cho nó ... cùng đơn vị để dễ nhẩm cái nhé.

Trong tài chính thì khi phân tích 1 cổ phần ta phải phan tích đây đủ 3 yếu tố: NAV (Net Value Asset) Risk and dividend. Nói cho thật dễ hiểu Kiệt ca đi làm ở khách sạn Caravel, xung quanh đó chỉ có duy nhất 1 xe bánh mì và Kiet ca thì đang trễ giờ làm. Kiệt ka bắt buộc phải mua bánh mì ở đó cho dù nó bán 30k/ổ vì Kiet ca biết rằng nếu không ăn sáng thì Kiệt ca sẽ đói và có thể không đạt chỉ tiêu ngày và có nguy cơ bị đuổi việc.

Vì nhà nước nắm 51% cổ phần nên se không có chuyện nhà nước giao toàn quyền cho bọn tây quản lí và cu Quang nghĩ nhà nước cũng đừng bao giờ làm như vậy. Nói ngắn gọn là không phải bọn tư bản mua cổ phần 1 công ty lúc nào cũng muốn nó trở nên tốt hơn mà bọn chúng chỉ quan tâm 1 điều duy nhất là khả năng sinh lời cua dự án.

xyboy
22-03-2012, 12:36
dự đoán của bác chủ đã dần sáng tỏ,bây giờ hãy đặt vấn đề những dự án siêu bự đã và chuẩn bị triển khai đó là bauxit và điện hạt nhân xem thử vài năm sau sẽ thế nào

kenny_chicken 2
22-03-2012, 12:43
Lo chi đâu xa vậy ? Bomb nguyên tử sông tranh 2 đang cháy chậm kìa.

nino
22-03-2012, 13:51
bác nhắc mới nhớ, hồi sáng anh em ở Cần Thơ bảo: mày có rảnh đi chụp hình thủy điện không?
mình hởi: ở đâu vậy?
tụi nó nói: Sông Tranh, thu xếp đi nhanh đi kẻo mai mốt hông còn đâu mà chụp
:hang:

seaurchin
22-03-2012, 13:57
Cứ để Tàu nó nhảy vô là khổ cho dân mình, thôi em ko bàn thêm nữa, mắc công động chạm lung tung, hơi mệt! :emlaugh: