PDA

View Full Version : học hành



HUYNHCONGNGOC
11-09-2003, 12:17
mình tên là Ngọc năm nay la sinh viên năm thư hai ngành công nghệ thông tin (đại học sư phạm kỹ thuật thủ đức) hiện giở mình rất là bân khuân và không biêt phải đi theo ngành nào để sau này ra trường cho dể co việc lảm do đó mình nhờ các bạn và các anh có thể cho minh một lời khuyên có được không. mình thì thích đi theo công nghệ phần mềm lắm nhưng không biết ngành này như thế nào nữa.

:innocent: học đã khó nhưng học được càng khó hơn.

huynhductuan
11-09-2003, 13:07
Làm chuyên gia sử dụng phần mềm và phụ tá phần cứng . Xin vào Đài Truyền Hình làm .
Phần mềm, phối hợp đa phần mềm công thêm ý tưởng .
Chúc bạn may mắn !

Hoang NGuyen
19-05-2005, 17:19
học cái gì cũng phải có lòng đam mê mới thành công , có nhiều cách cho bạn lựa chọn , nhưg có hai hướng chủ yếu là :
- Phần mềm : kiên trì , chịu khó , nhức óc lắm
- mạng : dễ thở hơn một chút , tuy nhiên đòi hỏi ban phải làm trong một môi trường có áp lực cao . Nói chung cái gì cũng có cái khó của nó , đòi hỏi bạn phải có lòng đam mê thực sự.
Good luck!

công nghệ phần mềm
mốt thời thượng đó , cố gắng theo đuổi đi

Hermex
20-05-2005, 16:45
Làm chuyên gia sử dụng phần mềm và phụ tá phần cứng . Xin vào Đài Truyền Hình làm .

Dai truyen hinh dau ma nhieu the ??? :D

deicide_vn
21-05-2005, 12:33
Tui nghĩ bạn nên học ngành phần mềm!Vì học cái này sẽ được biết thêm nhiều cái khác....he,he...Thế thôi

7604
10-06-2005, 00:37
Học cho lắm tắm không có quần thay (nói chơi đó nghe).
Nhà đầu phố không bằng bố bí thư.

Muốn có việc làm ngon thì bỏ học về nhà cố gắng làm được con nuôi của ông bí thư hay chủ tịch nào đó.

Thôi đi mấy anh trai. Em gái nó hỏi thiệt tình mà mấy anh nỡ nào làm em lo lắng.

Thật ra học ngành nào đến nơi đến chốn thì cũng có thể kiếm được việc lo cho bản thân. Tuy nhiên muốn lo cho gia đình hay mua nhà thì đúng là phải theo hướng của mấy anh trai trong thời buổi hiện tại.

Công nghệ phần mềm trên thế giới đang gặp nhiều khó khăn nhưng tại VN chắc còn lâu lắm mới đi vào hồi bế mạc. Tùy theo ý thích của mình mà chọn ngành để học nhưng đụng đến phần nào em cũng nên học thêm ngoại ngữ. Nếu em khỏe và thể chất mạnh mẻ thì có thể học mạng. Nếu muốn giữ ngoại hình thì tránh viết phần mềm vì năm tháng sẽ làm tàn phai nhan sắc, không đáng. Tất nhiên học 4 năm, là người đẹp, có duyên ăn nói thì học quản lý phần nào cũng xong. Cộng thêm ngoại ngữ thì bảo đảm với em con đường tương lai không lo bé tắt. À quên nếu nhẫn nại thì vào database cũng sướng tấm thân.
================

7604
10-06-2005, 21:43
Cho cháu hỏi ngoại ngữ quan trọng ở chỗ nào vậy chú ?

Việt nam đang thời mở cửa và yếu tố đầu tiên để tiếp xúc với bên ngoài là phải thông thạo ngoại ngữ, nói đúng hơn là tiếng Anh/Mỹ. Gần như tất cả mọi ngành nghề kỷ thuật và kinh doanh đều sử dụng Anh ngữ làm ngôn ngữ ưu tiên trong liên lạc. Đặc biệt trong ngành CNTT Anh ngữ càng quan trọng vì nó không những giúp cho cá nhân có thể làm được việc mà còn giúp cá nhân tiếp cận và phát triển vì những thông tin, dữ liệu và kiến thức đa số chuyển sang ngôn ngữ Việt đều lệch lạc đi không ít thì nhiều và thường không theo kịp sự phát triển của kỷ thuật.

Liên lạc là yếu tố quan trong nhất trong mọi ngành nghề. Khả năng liên lạc được cao hơn và rộng hơn cho phép cá nhân có thể đặc chân vào nhiều mảnh đất khác nhau. Ngược lại khả năng liên lạc kém sẽ tự nhốt mình trong một cánh cửa cố định. Nói một cách vui vẻ thì sử dụng tốt ngoại ngữ đi ăn mày cũng có cơ hội hơn.
================

tinman
10-06-2005, 23:34
Cho cháu hỏi ngoại ngữ quan trọng ở chỗ nào vậy chú ?

Cho trả lời ké với ông MOD 7604 1 chút:

Theo 1 bài giảng trong 1 lớp tôi theo học gần đây thì lích sữ tiến bộ của con người đã trải qua 3 thời kỳ quan trọng. Tui không nhớ chí tiết cặn kẻ từng lời nhưng đại khái có thể tóm tắt 3 giai đoạn đó như sau:

+ Thời kỳ thứ nhất là con người từ nguyên thủy đã biết sử dụng công cụ để tăng gia sản xuất làm thay đổi nhanh chóng cuộc sống của họ từ hoang dã thành 1 xả hội văn minh hơn. Giai đoạn này ở khoảng chục ngàn năm trước. Điều đòi hỏi ở giai đoạn này là kinh nghiệm tích lủy + sự khéo léo của từng cá nhân.

+ Thời kỳ thứ hai là thời kỳ công nghiệp hóa khởi đầu từ thế kỷ 15, 16 khi con người biết tận dụng máy móc để nâng cao công suất của lao động. Ở giai đoạn này đòi hỏi teamwork + kỷ luật lao động...

+ Thời kỳ thứ ba chính là thời kỳ cách mạng thông tin mà chúng ta đang sống trong hiện tại. Trong giai đoạn này đòi hỏi tính tự động hóa rất cao, sư thúc đẩy của toàn cầu hóa và sự sáng tạo của con người. Thông tin là 1 yếu tố vô cùng quan trọng. Tài sản, giá trị lao động, trí tuệ đều được số hóa và lưu trữ trên các hệ thống máy tính có mặt mọi nơi trên thế giới.

Chính vì chúng ta đang sống trong thời kỳ cách mạng thông tin này, thông tin trở thành vô cùng quan trọng. Biết thêm ngoại ngữ là mở rộng thêm cánh cửa cho chúng ta tiếp nhận thông tin. Với những thông tin này, chúng sẻ làm chúng ta có thêm hiểu biết và góp phẩn đưa tới những thành công trong công việc của chúng ta sau này.

yuna_admirer
05-07-2005, 09:12
HI Tinman,

Điều anh trích dẩn là nằm trong định nghỉa "làn sóng" - wave của nhà tương lai học Alvin Toffler Hoa Kỳ viết năm 1976, trong đó đưa ra định nghỉa về 3 làn sóng cũ và 1 làn sóng mới trong văn minh loài người. Tất cả những gì con người diển ra trong lịch sử nhân loại được đánh là trong hình ảnh làn sóng - đến rồi lại đi...

Làn sóng thứ là là làn sóng săn bắt hái lượm (forage and hunting) của người Nguyên Thủy, nó sinh ra 1 nền văn minh bộ lạc / bộ tộc (tribal civilization). Hiện tại làn sóng này gần như biến mất, và chỉ còn tồn tại ở 1 số bộ tộc vùng Amazon Brazil

Làn sóng thứ 2 là làn sóng nông nghiệp, văn minh lúa nước / lúa mì, sinh ra các nên văn minh nông nghiệp trải dài từ quá khứ đến tận hiện tại, trong đó có những nên văn minh rực rở nhất của xã hội loài người. Làn sóng nông nghiệp là cái nôi lý tưởng cho chỉ nghỉa phong kiến xã hội củ

Làn sóng thứ 3 là làn sóng công nghiệp từ những thế kỉ 17, 18 sau CN. Những vượt bật của khoa học kỷ thuật / kỷ thuật sản xuất của thời điểm này đã giải quyết / thay đổi các quan hệ sản xuất củ của làn sóng nông nghiệp. Làn sóng công nghiệp mang đến những mâu thuẩn mới (contradiction), những tư tưởng mới (ideology like marx, hegel), và giai đoạn này là giai đoạn quan hệ sản xuất mâu thuẩn dử dội với quan hệ xã hội -> đầu tranh giai cấp giửa vô sản (protelan) và tư sản (capitalism) diển ra vô cùng mạnh mẻ. Ở mổi nên văn minh khác nhau đã có 1 cách thích nghi / điều chỉnh khác nhau với mâu thuẩn này. Nga với truyền thống giàu bạo lực chọn thực hiện nổi loạn tháng 10, Đức chọn mô hình quốc xã, Pháp từng 1 lúc chọn Chủ Nghỉa Xã Hội, trong khi các nước Bắc Âu vẩn duy trì hệ thống phong kiến với những nhượng bộ nhất định cho tầng lớp Tư Sản, Anh theo con đường Quân Chủ Lập Hiến. Hoa Kỳ chọn lựa dùng cuộc nội chiến để giải quyết 1 lần các mâu thuẩn của quá khứ. Tất cả các nền 1 phương cách khác nhau, thế giới nhìn có vẻ như đang hổn loạn, với những đế quốc, thực dân, tư sản, vô sản, cộng sản .v.v. cũng như sự xuất hiện của các nước thuộc địa trong bản đồ chính trị thế giới

Cuối cùng, làn sóng thứ 4 - không phải thứ 3, làn sóng tri thức ra đời. Như tinman đã nói : Thời kỳ thứ ba chính là thời kỳ cách mạng thông tin mà chúng ta đang sống trong hiện tại. Trong giai đoạn này đòi hỏi tính tự động hóa rất cao, sư thúc đẩy của toàn cầu hóa và sự sáng tạo của con người. Thông tin là 1 yếu tố vô cùng quan trọng. Tài sản, giá trị lao động, trí tuệ đều được số hóa và lưu trữ trên các hệ thống máy tính có mặt mọi nơi trên thế giới.

Trong cuốn "Future Shock (cú sốc tương lai), một cuốn sách tiền đề cho cuốn "Làn sóng thứ 3", Alvin Toffler đã dự đoán về sự bùng nổ của thông tin và thông tin đã mang đến cho thế giới những thay đổi như thế nào. Thông tin là quyền lực, nhìn những người như Bill Gates, John Chamber, Linus Tolvald sẽ thấy vận mệnh của toàn nhân loại đôi khi lại nằm trong tay của một số lượng ít người có khả năng nắm giử chiếc chìa khóa thông tin. Internet đã làm thay đổi bộ mặt của thế giới một cách đáng kể, vá đang xóa nhòa đi các biên giới của quốc gia, văn hóa, dân tộc .v.v., sự xuất hiện của các cty Đa Quốc gia lại càng chứng tỏ thêm điều này, sự thật thì bạn khó có thể nhận ra 1 công ty ở Mỷ hay 1 cty ở Châu Âu khác nhau điểm nào. Bản sắc dân tộc mổi quốc gia vẩn cố gắng giử gìn, nhưng nhìn chung trong tương lai, chúng sẽ chỉ đơn giản trở thành những giá trị tin thần trong chốn riêng tư - cục bộ mà thôi. Nghe nhạc Rock ở Teheran, Rangoon, nghe Bethoven trong 1 nhà Hàng Nhật, nông dân Trung Quốc xem BBC :), những sự kiện nhỏ nhất xung quanh chúng ta đang dần thay đổi mà chính chúng ta không biết. Đó chính là làn sóng thông tin, làn sóng thay đổi cuộc sống con người trong thế kỉ 21. Muốn "cởi" nó, bạn phải giỏi ngoại ngử.

Định nghỉa 1 cách Hàn Lâm như thế, còn nói bình dân, muốn có việc làm, phải biết tiếng Anh

tqvdang
26-08-2005, 18:04
Thôi đi mấy anh trai. Em gái nó hỏi thiệt tình mà mấy anh nỡ nào làm em lo lắng.

Thật ra học ngành nào đến nơi đến chốn thì cũng có thể kiếm được việc lo cho bản thân. Tuy nhiên muốn lo cho gia đình hay mua nhà thì đúng là phải theo hướng của mấy anh trai trong thời buổi hiện tại.

Công nghệ phần mềm trên thế giới đang gặp nhiều khó khăn nhưng tại VN chắc còn lâu lắm mới đi vào hồi bế mạc. Tùy theo ý thích của mình mà chọn ngành để học nhưng đụng đến phần nào em cũng nên học thêm ngoại ngữ. Nếu em khỏe và thể chất mạnh mẻ thì có thể học mạng. Nếu muốn giữ ngoại hình thì tránh viết phần mềm vì năm tháng sẽ làm tàn phai nhan sắc, không đáng. Tất nhiên học 4 năm, là người đẹp, có duyên ăn nói thì học quản lý phần nào cũng xong. Cộng thêm ngoại ngữ thì bảo đảm với em con đường tương lai không lo bé tắt. À quên nếu nhẫn nại thì vào database cũng sướng tấm thân.
================
Giỡn cha. Dụ em nó, nó chẳng biết mà chọn ngay cái data warehousing thì .. nhan sắc cũng tàn phai luôn á.

mangtintuc
26-08-2005, 22:47
làm ... phim hoạt hình được không?

teppi1985
26-08-2005, 22:55
hoc gi thi hoc nhung phai co long quyet tam

SLNAFAN
27-08-2005, 20:17
Thấy mọi người ai cũng nói phải giỏi tiếng Anh thì xin việc rất dễ. Mình vui lắm! Không phải giỏi nhưng một năm nữa là mình tốt nghiệp khoa Tiếng Anh chuyên nghành của BK Hà nội, và 4 tháng nữa là mình có cái CCNA. Thế mà mình đang lo sốt vó đây! Không biết có xin được việc không? Ở Sài gòn thì mình không biết chứ ở Hà nội thì hình như người ta ít tuyển quản trị mạng lắm! Mình thấy người ta toàn tuyển lập trình viên thôi.

À, nhân tiện đây cho mình hỏi cái! Mình đang học quản trị mạng (CCNA), và đang tự học một số lập trình Web như HTML, SQL, JavaScript....Theo mọi người mình có nên học hết tất cả lập trình Web hay không? Hay chỉ học một số lập trình nào đó để ứng dụng cho việc quản trị mạng hay bảo mật?

Nếu ai có tài liệu IT nào từ 5 pages trở xuống muốn dịch thì hãy gửi mail cho mình! t_toan_bk@yahoo.com or SLNAFAN2000@yahoo.com.

Chúc các bạn thành công trong học tập cũng như sự nghiệp!
Chào thân ái!