PDA

View Full Version : Món ngon Việt Nam và hơn thế



em_cua_hoply
18-11-2008, 21:43
Cảm nghĩ của vài người bạn nước ngoài về chúng ta:

Việt Nam là xứ sở của những chiếc xe môtô và món phở với hương vị rất riêng biệt, Rie Nakanishi viết trên tờ nhật báo Spartan.

Ở Mỹ, món ăn Việt Nam nổi tiếng nhất, được mọi người biết đến nhiều nhất là phở. Có rất nhiều nhà hàng phở đặc biệt ở San Jose.

“Phở là món ăn có giá cả hợp lý”, giáo sư H cho biết. “Mùa đông mà được ăn một bát phở thì rất tuyệt. Đây là món dễ ăn, hầu như người nào cũng ăn được”.

“Có rất nhiều món ăn ngon ở Việt Nam. Tôi rất thích phở và món lê dầm sữa”, F bộc bạch. Lê dầm sữa là một món được làm từ hỗn hợp lê tươi, sữa, đá bào và sữa đặc có đường.

“Có một điều thú vị về ẩm thực Việt Nam là hầu hết các món ăn đều là sự kết hợp giữa phong cách Trung Quốc và Pháp, nhưng ít chất béo hơn”

Với dân số xấp xỉ 86,5 triệu người, Việt Nam có nền văn hóa lịch sử lâu đời nhưng vẫn còn khá xa lạ với rất nhiều bạn bè trên TG.

Nguồn: Sưu tầm

nino
18-11-2008, 21:52
Việt Nam có nền văn hóa lịch sử lâu đời nhưng vẫn còn khá xa lạ với rất nhiều bạn bè trên TG.


Tại sao vậy? tại quá ít người đến VN hay họ có tới mà tìm hiểu không được?

em_cua_hoply
18-11-2008, 21:53
cả 2, vừa ít và khó hiểu với họ,hoặc là ta làm cho họ khó hiểu hoặc họ ngu nên không hiểu

traicocxanh
18-11-2008, 22:43
Chắc tại
họ ngu nên không hiểu :D :D :D

Phở công nhận ngon thiệt! Mà cũng không rẻ để ăn thay cơm! :D

gon87
18-11-2008, 22:45
Chắc tại :D :D :D

Phở công nhận ngon thiệt! Mà cũng không rẻ để ăn thay cơm! :D

Ăn riết thì cũng chán, đúng là không có gì bằng cơm. Ông bà ta nói cấm có sai

telecomsolution
18-11-2008, 22:54
Sáng chở cơm đi ăn phở
Trưa chở phở đi ăn cơm
Chiều, cơm về nhà cơm, phở về nhà phở
Mình thì đi nhậu, haaa...

em_cua_hoply
19-11-2008, 08:49
Sáng chở cơm đi ăn phở
Trưa chở cơm đi ăn cơm
chiều về lại ăn cơm
tối lại ăn cơm.
Ngày nào cũng ăn cơm, chẳng biết mùi` Phở

lqkhoi
19-11-2008, 08:53
cả 2, vừa ít và khó hiểu với họ,hoặc là ta làm cho họ khó hiểu hoặc họ ngu nên không hiểu
Đừng chê người khác quá chứ chú hoply.
Theo thiển nghĩ có một đặc trưng lớn nhất của món ăn Việt Nam khi phổ biến ra nước ngoài đem theo vừa cái hại vừa cái lợi.
Đó chính là món ăn Việt Nam rất nhiều "rau". "Rau" ở đây không chỉ bao gồm khái niệm "Vegi" (Vegetable) mà còn cả ở khái niệm Hương vị (Spicy - Herb).

Chính cái hay ấy của Việt Nam lại chính là cái giết món ăn Việt Nam khi đem ra quốc tế. Làm sao anh tìm được 1 cành rau "quế", 1 lá "ngò gai" (xin lỗi đây là tiếng Nam, tôi nhớ không lầm người Bắc dùng từ khác) cho một tô Phở ở 1 xứ người xa xôi?
Anh lại không thể sử dụng spicy đóng hộp như đồ Ý hay đồ Pháp hay cả đồ Nhật mà bắt buộc phải là 1 cành rau tươi. Làm sao vận chuyển làm sao chuyên chở?

Và nếu 1 tô phở chỉ sử dụng instant spicy, không có 1 cành rau nào hết nó có còn là 1 tô phở hay không?

Chợt nhớ đến 1 lần dừng bước ở Cần Thơ, thưởng thức 1 nồi lẩu mắm mà được serve free đến 2 mâm rau to tướng. Trong đó có đến cả chục loại hoa mà đến có gần 70 80% tôi chưa ăn bao giờ. Tôi kể với người nước ngoài về bữa ăn đó và họ không bao giờ tin là Hoa có thể ăn được. Họ rất muốn thử nhưng làm sao làm được ở xứ người khi đặc trưng của nó không phải ở cái lẩu mắm mà là chính ở 2 cái mâm rau kia?

Kết luận: Ẩm thực Việt Nam cực kỳ tuyệt vời và rất bổ dưỡng. Tuy nhiên rất khó biến nó thành 1 dạng franchise như ẩm thực Nhật, Thái, Hoa, Pháp, Ý. Bỏ cái đặc trưng nhất là "RAU" ra, ẩm thực Việt Nam trở thành một sự lai tạp không hơn không kém giữa Thái và Hoa.
( Giờ thì bạn biết tại sao "Chả Giò" (spring rolls) là món ăn nổi tiếng nhất của Việt Nam trên thế giới (không phải PHỞ) vì đơn giản nó có thể sử dụng mọi nguyên liệu ở xứ sở tại)

do.nguyen
19-11-2008, 09:01
Ăn ít thì ngon, nhưng mà ăn nhiều thì chóng ngán, thử hỏi bọn tây dám ăn phở 7/7 ngày không? Mình cũng vậy thôi:D.

MichaelTuanAnh
19-11-2008, 09:06
Sáng thì chở cơm đi ăn phở
Trưa thì chở phở đi ăn cơm
Tối về nằm bên cơm thì lại thèm phở.


Sáng chở cơm đi ăn phở
Trưa chở cơm đi ăn cơm
chiều về lại ăn cơm
tối lại ăn cơm.
Ngày nào cũng ăn cơm, chẳng biết mùi` Phở

chinhngon
19-11-2008, 09:24
Bồ là phở vợ là cơm. Ta chán cơm thèm phở, nhưng không thể dùng phở bỏ cơm được

xelnaga
19-11-2008, 09:40
Đừng chê người khác quá chứ chú hoply.
Theo thiển nghĩ có một đặc trưng lớn nhất của món ăn Việt Nam khi phổ biến ra nước ngoài đem theo vừa cái hại vừa cái lợi.
Đó chính là món ăn Việt Nam rất nhiều "rau". "Rau" ở đây không chỉ bao gồm khái niệm "Vegi" (Vegetable) mà còn cả ở khái niệm Hương vị (Spicy - Herb).

Chính cái hay ấy của Việt Nam lại chính là cái giết món ăn Việt Nam khi đem ra quốc tế. Làm sao anh tìm được 1 cành rau "quế", 1 lá "ngò gai" (xin lỗi đây là tiếng Nam, tôi nhớ không lầm người Bắc dùng từ khác) cho một tô Phở ở 1 xứ người xa xôi?
Anh lại không thể sử dụng spicy đóng hộp như đồ Ý hay đồ Pháp hay cả đồ Nhật mà bắt buộc phải là 1 cành rau tươi. Làm sao vận chuyển làm sao chuyên chở?

Và nếu 1 tô phở chỉ sử dụng instant spicy, không có 1 cành rau nào hết nó có còn là 1 tô phở hay không?

Chợt nhớ đến 1 lần dừng bước ở Cần Thơ, thưởng thức 1 nồi lẩu mắm mà được serve free đến 2 mâm rau to tướng. Trong đó có đến cả chục loại hoa mà đến có gần 70 80% tôi chưa ăn bao giờ. Tôi kể với người nước ngoài về bữa ăn đó và họ không bao giờ tin là Hoa có thể ăn được. Họ rất muốn thử nhưng làm sao làm được ở xứ người khi đặc trưng của nó không phải ở cái lẩu mắm mà là chính ở 2 cái mâm rau kia?

Kết luận: Ẩm thực Việt Nam cực kỳ tuyệt vời và rất bổ dưỡng. Tuy nhiên rất khó biến nó thành 1 dạng franchise như ẩm thực Nhật, Thái, Hoa, Pháp, Ý. Bỏ cái đặc trưng nhất là "RAU" ra, ẩm thực Việt Nam trở thành một sự lai tạp không hơn không kém giữa Thái và Hoa.
( Giờ thì bạn biết tại sao "Chả Giò" (spring rolls) là món ăn nổi tiếng nhất của Việt Nam trên thế giới (không phải PHỞ) vì đơn giản nó có thể sử dụng mọi nguyên liệu ở xứ sở tại)
Bác nói quá đúng. Ở với bọn Mỹ 1 năm mà em phát sợ cái đồ ăn của chúng nó luôn, lúc nào cũng chỉ thịt, thịt, thịt :(. Rau thì quanh đi quẩn lại chỉ có cà chua, hành củ, khoai tây, xà lách, cải xanh :|

dly
19-11-2008, 11:14
Bồ là phở vợ là cơm. Ta chán cơm thèm phở, nhưng không thể dùng phở bỏ cơm được

Tớ thì cả đời ăn cơm.
Khi nào chán cơm nhà thì ăn cơm ngoài :w00t:

voke
19-11-2008, 11:27
Tớ thì cả đời ăn cơm.
Khi nào chán cơm nhà thì ăn cơm ngoài :w00t:

Chắc thường xuyên ăn cơm ngoài hả bác Dê nhỉ ?

Dennis Bergkamp
19-11-2008, 11:51
Bác lqkhoi viết bài hay quá nhưng mà nếu trồng rau trong nhà lồng thì được chứ? Trồng cái này cần kỹ thuật cao và dĩ nhiên giá cả sẽ ko rẻ chút nào, nhưng dù sao đó cũng là cách để thưởng thức món ăn VN trọn vẹn chứ ko phải ko có cách.

Nhớ hồi trước xem Disco thấy nó còn chuyên chở cá tươi bằng máy bay, cá còn sống đàng hoàng, nếu cá còn sống được thì cớ gì rau ko thể còn tươi? Chủ yếu là áp dụng khoa học kỹ thuật vô thì làm được thôi, mà cái này thì VN vô cùng tệ hại.

lqkhoi
19-11-2008, 12:53
Bác lqkhoi viết bài hay quá nhưng mà nếu trồng rau trong nhà lồng thì được chứ? Trồng cái này cần kỹ thuật cao và dĩ nhiên giá cả sẽ ko rẻ chút nào, nhưng dù sao đó cũng là cách để thưởng thức món ăn VN trọn vẹn chứ ko phải ko có cách.

Nhớ hồi trước xem Disco thấy nó còn chuyên chở cá tươi bằng máy bay, cá còn sống đàng hoàng, nếu cá còn sống được thì cớ gì rau ko thể còn tươi? Chủ yếu là áp dụng khoa học kỹ thuật vô thì làm được thôi, mà cái này thì VN vô cùng tệ hại.

Khi đó thì bao nhiêu tiền 1 tô phở vậy chú Dennis? :p Làm được hết chứ không phải là không được nhưng khi đó giá thành nó sẽ khác mà như vậy thì làm sao mà thành franchise được.

Chứ hễ cái Dễ mà làm được thì tụi nó làm sạch rồi chẳng cần đến phải là người Việt Nam.

Không biết các bạn có biết chain THAI EXPRESS (mới mở 1 cái trên đường Lê Thánh Tôn Q1) là hoàn toàn 100% từ mấy thằng Singapore. Chain Sakae Sushi (chưa đến Việt Nam) nhưng cũng đang hăm he nhảy vào bán đồ Nhật nhưng thằng chủ cũng là 1 thằng Sing chính gốc. Và mấy thằng đó lại khuếch trương rất tốt trên thế giới.

Không có gì nhanh trong việc phổ biến ẩm thực khắp thế giới bằng mấy cái chain và frainchise. Cho dù nhiều khi nó chẳng còn giữ cái quái hương vị gì của chính gốc cả. Nhưng như những dẫn chứng vừa nói trên, ẩm thực Việt Nam rất khó làm thành 1 franchise hay chain đúng nghĩa. Mà nếu anh không phổ biến ẩm thực của anh ra khắp nơi trên thế giới thì người ta không bao giờ biết đến anh cũng không có gì là lạ.

babylearnit
19-11-2008, 13:37
Đừng chê người khác quá chứ chú hoply.
Theo thiển nghĩ có một đặc trưng lớn nhất của món ăn Việt Nam khi phổ biến ra nước ngoài đem theo vừa cái hại vừa cái lợi.
Đó chính là món ăn Việt Nam rất nhiều "rau". "Rau" ở đây không chỉ bao gồm khái niệm "Vegi" (Vegetable) mà còn cả ở khái niệm Hương vị (Spicy - Herb).

Chính cái hay ấy của Việt Nam lại chính là cái giết món ăn Việt Nam khi đem ra quốc tế. Làm sao anh tìm được 1 cành rau "quế", 1 lá "ngò gai" (xin lỗi đây là tiếng Nam, tôi nhớ không lầm người Bắc dùng từ khác) cho một tô Phở ở 1 xứ người xa xôi?
Anh lại không thể sử dụng spicy đóng hộp như đồ Ý hay đồ Pháp hay cả đồ Nhật mà bắt buộc phải là 1 cành rau tươi. Làm sao vận chuyển làm sao chuyên chở?

Và nếu 1 tô phở chỉ sử dụng instant spicy, không có 1 cành rau nào hết nó có còn là 1 tô phở hay không?

Chợt nhớ đến 1 lần dừng bước ở Cần Thơ, thưởng thức 1 nồi lẩu mắm mà được serve free đến 2 mâm rau to tướng. Trong đó có đến cả chục loại hoa mà đến có gần 70 80% tôi chưa ăn bao giờ. Tôi kể với người nước ngoài về bữa ăn đó và họ không bao giờ tin là Hoa có thể ăn được. Họ rất muốn thử nhưng làm sao làm được ở xứ người khi đặc trưng của nó không phải ở cái lẩu mắm mà là chính ở 2 cái mâm rau kia?

Kết luận: Ẩm thực Việt Nam cực kỳ tuyệt vời và rất bổ dưỡng. Tuy nhiên rất khó biến nó thành 1 dạng franchise như ẩm thực Nhật, Thái, Hoa, Pháp, Ý. Bỏ cái đặc trưng nhất là "RAU" ra, ẩm thực Việt Nam trở thành một sự lai tạp không hơn không kém giữa Thái và Hoa.
( Giờ thì bạn biết tại sao "Chả Giò" (spring rolls) là món ăn nổi tiếng nhất của Việt Nam trên thế giới (không phải PHỞ) vì đơn giản nó có thể sử dụng mọi nguyên liệu ở xứ sở tại)

Nghe bác nói sơ tưởng là đúng, ai dè chỉ toàn áp đặt lối suy nghĩ của mình, nếu đã nghĩ ra việc bán Phở ở xứ người thì nguyên vật liệu hầu như đã có sẵn, chỉ order người ta đem tới. Dù vậy, giá rau ở nước ngoài khá cao nên 1 tô phở có không nhiều rau, và giá là có nhiều nhất vì trồng đc ở nhiều nơi. Cái làm cho phở ở Vn khác với phở ở nước ngoài có rất nhiều lý do, thịt khác, xương khác. Bác nên nhớ là phở điểm chính là ở cái nồi nước, chứ không phải vài cộng rau vặt như bác nói, ở VN đặc biệt là HN, người ta ăn phở cũng chả cần đến rau mà chỉ cần giá.
Bây giờ ngay cả rau muống, người ta cũng đem đi tứ xứ trồng. Nếu bác đã ăn phở ở úc hay mỹ(những nơi có cộng đồng người Việt, và nếu bác là người biết nấu phở, chắc bác đã không nói thế...


Khi đó thì bao nhiêu tiền 1 tô phở vậy chú Dennis? :p Làm được hết chứ không phải là không được nhưng khi đó giá thành nó sẽ khác mà như vậy thì làm sao mà thành franchise được.
Giá tô phở ở Mỹ và Úc, có cả rau như bác nói (hơi ít, đc khoảng 6,7 lá) khoảng 8, 9, 10 đồng. babyty tui nghĩ là bên Sin cũng có phở, có điều chưa ăn qua nên chưa biết, có lẽ ở Sin rau như bác nói không có.

em_cua_hoply
19-11-2008, 14:07
Khi đó thì bao nhiêu tiền 1 tô phở vậy chú Dennis? :p Làm được hết chứ không phải là không được nhưng khi đó giá thành nó sẽ khác mà như vậy thì làm sao mà thành franchise được.

Chứ hễ cái Dễ mà làm được thì tụi nó làm sạch rồi chẳng cần đến phải là người Việt Nam.

Không biết các bạn có biết chain THAI EXPRESS (mới mở 1 cái trên đường Lê Thánh Tôn Q1) là hoàn toàn 100% từ mấy thằng Singapore. Chain Sakae Sushi (chưa đến Việt Nam) nhưng cũng đang hăm he nhảy vào bán đồ Nhật nhưng thằng chủ cũng là 1 thằng Sing chính gốc. Và mấy thằng đó lại khuếch trương rất tốt trên thế giới.

Không có gì nhanh trong việc phổ biến ẩm thực khắp thế giới bằng mấy cái chain và frainchise. Cho dù nhiều khi nó chẳng còn giữ cái quái hương vị gì của chính gốc cả. Nhưng như những dẫn chứng vừa nói trên, ẩm thực Việt Nam rất khó làm thành 1 franchise hay chain đúng nghĩa. Mà nếu anh không phổ biến ẩm thực của anh ra khắp nơi trên thế giới thì người ta không bao giờ biết đến anh cũng không có gì là lạ.

HN hôm nay thời tiết se lạnh. Sáng dậy sớm, hoặc đêm khuya ăn bát phở nóng thì rất ngon.
Gần nhà tôi có nhiêug hàng phở lắm từ 10K-20K. Cả Bò lẫn Gà. nói chung tầm 13-14k là ok.

Tuy nhiên thời gian gần đây Phở Nam Định tràn vào HN, nó đang đánh bật thương hiệu phở HN ngay trên đất HN. Tôi không thích ăn phở Nam Định lắm vì hay cho nước mắm cốt vào nước dùng, và phở không quện lại với nhau như phở HN.
Tôi khoái Sốt Vang ăn với bò tái hoặc chín, chả biết bác thích ăn loại phở nào?

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Nghe bác nói sơ tưởng là đúng, ai dè chỉ toàn áp đặt lối suy nghĩ của mình, nếu đã nghĩ ra việc bán Phở ở xứ người thì nguyên vật liệu hầu như đã có sẵn, chỉ order người ta đem tới. Dù vậy, giá rau ở nước ngoài khá cao nên 1 tô phở có không nhiều rau, và giá là có nhiều nhất vì trồng đc ở nhiều nơi. Cái làm cho phở ở Vn khác với phở ở nước ngoài có rất nhiều lý do, thịt khác, xương khác. Bác nên nhớ là phở điểm chính là ở cái nồi nước, chứ không phải vài cộng rau vặt như bác nói, ở VN đặc biệt là HN, người ta ăn phở cũng chả cần đến rau mà chỉ cần giá.
Bây giờ ngay cả rau muống, người ta cũng đem đi tứ xứ trồng. Nếu bác đã ăn phở ở úc hay mỹ(những nơi có cộng đồng người Việt, và nếu bác là người biết nấu phở, chắc bác đã không nói thế...


Giá tô phở ở Mỹ và Úc, có cả rau như bác nói (hơi ít, đc khoảng 6,7 lá) khoảng 8, 9, 10 đồng. babyty tui nghĩ là bên Sin cũng có phở, có điều chưa ăn qua nên chưa biết, có lẽ ở Sin rau như bác nói không có.

Đúng rồi tôi đồng ý quan điểm này, thịt bò trong nước mình rất hợp với vị phở.Dùng bò nhập khẩu chưa chắc đã ngon =. Thỉnh thoảng 2 vợ chồng đi ăn đồ Tây thấy thịt bò Úc,Brazin,Mỹ khác hẳn mùi vị thịt bò mình mà.

cu em
19-11-2008, 14:14
Chắc thường xuyên ăn cơm ngoài hả bác Dê nhỉ ?

Chỉ khi có bạn bè đông đông cụ Lý mới phá lệ ăn cơm ngoài cùng bạn bè thôi. Đông người dùng cơm chung mới vui. Còn khi không gặp bạn bè thì cụ Lý lại về ăn cơm nhà.

dly
19-11-2008, 14:56
Tuy nhiên thời gian gần đây Phở Nam Định tràn vào HN, nó đang đánh bật thương hiệu phở HN ngay trên đất HN. Tôi không thích ăn phở Nam Định lắm vì hay cho nước mắm cốt vào nước dùng, và phở không quện lại với nhau như phở HN.


Đọc đoạn này là biết tô phở chỉ đáng vứt đi.

Một tô phở ngon, thơm cách mấy, nếu bạn cảm thấy nhạt so với khẩu vị thì hẫy ráng mà dùng, cùng lắm thì nêm thêm chút tương. tra vào dù chỉ 1 giọt nước mắm thì tô phở đã gọi là hỏng. mùi nước mắm sẽ làm mất đi hương thơm rất đặc trưng của phở.

Ghét nhì là các tô phở sực nức mùi thảo quả, cánh hồi, ngang qua hàng phở mà chỉ thấy mùi này chẳng bao giờ tôi bước vô

cu con
19-11-2008, 15:21
Đọc đoạn này là biết tô phở chỉ đáng vứt đi.

Một tô phở ngon, thơm cách mấy, nếu bạn cảm thấy nhạt so với khẩu vị thì hẫy ráng mà dùng, cùng lắm thì nêm thêm chút tương. tra vào dù chỉ 1 giọt nước mắm thì tô phở đã gọi là hỏng. mùi nước mắm sẽ làm mất đi hương thơm rất đặc trưng của phở.

Ghét nhì là các tô phở sực nức mùi thảo quả, cánh hồi, ngang qua hàng phở mà chỉ thấy mùi này chẳng bao giờ tôi bước vô

Sáng sớm ở miền tây ngồi ăn tô phở, thấy cô chủ bận áo bà ba mà lòng ngây ngất ...:D :D

dly
19-11-2008, 15:22
Cái đó gọi là: Bánh thì ít mà thịt không! :D

cu con
19-11-2008, 15:35
Cái đó gọi là: Bánh thì ít mà thịt không! :D

he he... hôm nớ thấy bác nhìn cô chủ quán mà em lấy làm lạ... Sì Gòn giờ làm sao thấy tà áo bà ba ... :D

ngondensang2007
19-11-2008, 15:55
Các pác ngồi đó mà kêu ca đi phở xì gòn ăn có ra gì đâu.Ai đời ăn phở cho giá vào cơ chứ.Mất đi cả hương vị của phở truyền thống.

lqkhoi
19-11-2008, 16:45
Nghe bác nói sơ tưởng là đúng, ai dè chỉ toàn áp đặt lối suy nghĩ của mình, nếu đã nghĩ ra việc bán Phở ở xứ người thì nguyên vật liệu hầu như đã có sẵn, chỉ order người ta đem tới. Dù vậy, giá rau ở nước ngoài khá cao nên 1 tô phở có không nhiều rau, và giá là có nhiều nhất vì trồng đc ở nhiều nơi. Cái làm cho phở ở Vn khác với phở ở nước ngoài có rất nhiều lý do, thịt khác, xương khác. Bác nên nhớ là phở điểm chính là ở cái nồi nước, chứ không phải vài cộng rau vặt như bác nói, ở VN đặc biệt là HN, người ta ăn phở cũng chả cần đến rau mà chỉ cần giá.
Bây giờ ngay cả rau muống, người ta cũng đem đi tứ xứ trồng. Nếu bác đã ăn phở ở úc hay mỹ(những nơi có cộng đồng người Việt, và nếu bác là người biết nấu phở, chắc bác đã không nói thế...


Giá tô phở ở Mỹ và Úc, có cả rau như bác nói (hơi ít, đc khoảng 6,7 lá) khoảng 8, 9, 10 đồng. babyty tui nghĩ là bên Sin cũng có phở, có điều chưa ăn qua nên chưa biết, có lẽ ở Sin rau như bác nói không có.
Hi bồ,
Tui đang nói về chuyện biến ẩm thực Việt Nam thành 1 franchise và chain. Xin đọc lại những gì tôi viết. Bây giờ các bồ đang lái nó về chuyện phở :).

Tại đang suy nghĩ về 1 biz liên quan đến chuyện ăn uống ở nước ngoài nên có tham khảo đôi chút, có phỏng vấn và lắng nghe khá nhiều những người nước ngoài về những đặc trưng của món ăn các nước.

Tôi đã từng "tự nấu" Bún Bò Huế, Phở, Bún Mắm ngay trên xứ Sing cho vài người ăn: Việt Nam có, nước ngoài có và dò hỏi cảm nhận của họ. Tôi cũng từng dẫn nhiều người đi các nhà hàng Việt Nam ở Sing để hỏi cảm nhận về món ăn Việt Nam. Cũng từng lê la ngồi ăn một tô Phở Tàu Bay ở Little Saigon, một tô Phở nhưng do người Hoa nấu ở Châu Âu, một tô Phở Hòa ở Sài Gòn, một tô Phở Bát Đàn ở Hà Nội để so sánh.

Nếu bạn chú ý điểm đặc biệt nhất của 1 food chain hay 1 franchise đó là bạn không bao giờ có thể đem khẩu vị để làm tuyệt chiêu/đặc trưng (key point) cho franchise được. "Khẩu vị" thay đổi theo từng vùng và 1 franchise luôn phải làm cho nó thích hợp với vùng đó. Một tô phở Lý Quốc Sư nếu muốn bán được ở Sài Gòn, bạn phải có giá, có dọc hành, phải có 1 dĩa rau đằng trước (thử quan sát xem?) và phải NGỌT.

Có bao giờ bạn tự hỏi đặc trưng của KFC là gì không? MacDonald? hay nói về ẩm thực thì đặc trưng của Japanese cuisine là gì? của Thái là gì không? của Ý là gì không? bây giờ còn có cả Korean Cuisine nữa (mà bảo đảm bạn đi ăn ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới nó đều phải có cái đó. Nếu không nó sẽ trở thành ẩm thực của quốc gia X Y Z không?)

Khi bạn trả lời xong câu hỏi đó, bạn sẽ thấy key selling point của Vietnam cuisine là RAU RAU và RAU. Mà đó chính là nhược điểm trí mạng khi muốn cho ẩm thực Việt Nam có một chỗ đứng trên thế giới, tiếp cận với đủ mọi thành phần chứ không phải chỉ có những restaurant sang trọng.

yeucine
19-11-2008, 17:35
Ăn Phở có bỏ thêm giá là bình thường không thấy gì là mất hương vị. Phở Hà Nội vào Sài Gòn bây giờ lông lá đầy đủ, ý lộn :rau giá đầy đủ.:)

Đây là nhu cầu thị trường . Khỏi bàn thêm.


Vậy thì bình chọn quán phở nào ngon nhất đi.



Loại trừ:

-Phở Hà Nội ( Bỏ quá nhiều bột ngọt -> Đau bụng :crying:

-Phở 24, Phở Hòa, Phở Lệ -> Mắc quá. :crying:

Tui chọn: bắn Tàu Bay.:banana:

@ LqKhoi: Hiện nay thế giới họ còn chưa biết đến Việt Nam là gì thì làm gì biết đến ẩm thực Việt Nam. Thương hiệu quốc gia chưa có thì đừng hòng có những cái ăn theo.

dly
19-11-2008, 17:49
Sẵn lan man về phở. Theo các bạn quán nào ngon, địa điểm cúa quán để tiện cho việc la cà chở "cơm" đi ăn phở

Quán phở Hòa (Pasteur) từng là điểm ăn sáng của vợ chồng tớ, Năm 78-79 chủ quán rời VN chúng tôi cũng thôi không ghé lại nữa.

Quán phở yêu thích hiện nay là 1 gánh phở bán dọc đường hẻm nằm trên đường Ng thiện Thuật Q3 giáp giao lộ Ng Đình chiểu thời gian bán từ khoảng 6g đến 10 giờ sáng. Sau khi dùng 1 tô phở tại quán trên có lẽ bạn sẽ chẳng muốn ăn phở tại quán nào khác :D

babylearnit
19-11-2008, 17:54
@lqkhoi: Những điều bác nói như franchise hay khẩu vị hay vùng miền, gia vị em đã nghĩ tới trước khi bác nói!


Khi đó thì bao nhiêu tiền 1 tô phở vậy chú Dennis? :p Làm được hết chứ không phải là không được nhưng khi đó giá thành nó sẽ khác mà như vậy thì làm sao mà thành franchise được.

Chứ hễ cái Dễ mà làm được thì tụi nó làm sạch rồi chẳng cần đến phải là người Việt Nam.


Bác có lẽ khá khinh thường người Việt, cái nơi mà bác gọi là quê hương là cái nơi bác còn đó họ hàng quyến thuộc, em không lý luận thêm với bác...Thật nhục nếu người VN nào cũng nói như vậy!!!

Nếu bác vẫn đang ở Sin, ghé qua đây vào dịp rãnh để xem mô hình franchise của Phở Việt Nam:
9 Raffles Boulevard
#01-26 Millenia Walk
Singapore 039596
Tel : +65 63374475

(Opening: 28/08/2007)

Em chỉ đưa 1 link và không cần nói gì thêm:
http://chiakhoathanhcong.mquiz.net/Vie/news/?function=NEF&file=28617




@ LqKhoi: Hiện nay thế giới họ còn chưa biết đến Việt Nam là gì thì làm gì biết đến ẩm thực Việt Nam. Thương hiệu quốc gia chưa có thì đừng hòng có những cái ăn theo.
Hehe, vừa post bài xong, thấy bác yeucine vào lý luận 1 câu té ghế...Bác đã bao giờ nói chuyện với tụi hàn, indo, thái chưa!? Khi nào gặp hỏi tụi nó kể cho nghe vì sao nó thích Pho...

yeucine
19-11-2008, 18:06
Hehe, vừa post bài xong, thấy bác yeucine vào lý luận 1 câu té ghế...Bác đã bao giờ nói chuyện với tụi hàn, indo, thái chưa!? Khi nào gặp hỏi tụi nó kể cho nghe vì sao nó thích Pho...

He he. Đa phần thế giới biết đến VN là do chiến tranh. Cái này hiện nay vẫn còn đúng chứ bác?

Giống như bác hiểu gì về các nước châu Phi nào? Họ có món ăn truyền thống gì ?

Câu của tui là nói chung chung không phải dành cho Hàn hay Nam Dương. Và không dành cho những người đã đến VN ( Nhìn xa 1 tí vì số lượng này là rất ít so với TG :))

kenny_chicken
19-11-2008, 19:07
Nói gì thì nói, em chả thích ăn phở. Bún mắm thì được.

dly
19-11-2008, 19:10
Ở SG kiếm được quán bún mắm đặc sắc còn khó hơn kiếm vợ hai :D

yeucine
19-11-2008, 19:29
Ai chê cơm nè :lick:
------------------------


Vợ là cơm nguội của ta

Nhưng là đặc sản thằng cha láng giềng

em_cua_hoply
19-11-2008, 21:41
Phở Thìn, Phở Tư lùn, Phở Lý Quốc Sư, Phở Hàng Gà, Phở Bát Đàn...toàn phang dân tình 20k-25k/bát, nhưng bây giờ không còn giữ được hương vị như xưa nữa(hay ngày xưa đói nên ăn gì cũng ngon kể cả bát phở Mậu Dịch?). Các loại Phở này bây giờ tôi ăn thấy thua xa phở ở chỗ nhà tôi ở Khâm Thiên ( bao gồm giá tiền, hợp khẩu vị,thái độ phục vụ... túm lại : ngon ,bổ, rẻ cứ 12k-14k/bát tái ,chín ,sốt vang đúng vị phở HN luôn).
Lại còn có cả Phở Đà Điểu nữa chứ, hồi hàng thịt đà điểu mới khai trương ở Núi Trúc cách đây vài năm. 2 vợ chồng vào ăn hình như 30 hay 40k/bát có cả tái chín...ăn như Dở hơi biết bơi.

Nói về phở HN đừng quên phở Cuốn làng Ngũ Xã cũng là 1 lọai phở đặc trưng của người HN. Giờ các bạn đến HN có thể ăn ở 1 con phố rất nhỏ gọi là Mạc Đĩnh Chi gần chợ Châu Long,thuộc làng Ngũ Xã xưa(làng này có nghề truyền thống khác là đúc Đồng)

Phở Nam Định thì có đặc trưng là không có món sốt vang, nhưng gầu & nạm thì OK.
Như ông Dly nói về nước mắm cho trong Phở là chưa chính xác. Nước mắm họ cho vào lúc bắt đầu đun nước dùng, sau khoảng 30' là hết mùi người ăn không thể phát hiện ra, có đợt tôi hay ăn sớm tầm 4h30 sáng nên mới biết(ăn nhiều hàng phở Nam Định khác nhau).

Ăn phở bò tái buổi sáng quá tuyệt vời, thịt bò còn ấm, hơi dinh dính, thái mỏng đập bèn bẹt, rắc tý gừng. Ôi quá ngon mê ly!

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Đi ăn hàng phở nào mà thấy bán cả bún, cả gà lẫn bò là không nên vào .Vị của mỗi món khác nhau, hổ lốn nước dùng lung tung là chán lắm.

À quên,còn món Phở xào HN nữa chứ, nhiều chỗ ăn ngon lắm. Người ta xào với tim gan bầu dục, hoặc thịt bò. Có 2 loại xào giòn và mềm, ăn cũng rất ngon và rất đặc trưng.Gần chợ Đồng Xuân có nhiều hàng lắm nhưng làm kiểu hàng chợ bán đắt lòi mắt toàn oshin làm ,ăn không ngon bán lại đắt.
1 hàng ở Nguyễn Du, 1 hàng ở Khâm Thiên ăn rất OK.

Ngoài ra còn có Phở Tiếu, chắc món này lai trong SG. Bán ở chợ Ngô Sỹ Liên và Ngõ Hàng Chiếu, ăn lởm lởm nói chung không ngon hoặc không hợp khẩu vị

nino
19-11-2008, 21:52
Ai chê cơm nè :lick:
------------------------

he he.... ông ba cũng thường nói cũ người mới ta :D

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Ở SG kiếm được quán bún mắm đặc sắc còn khó hơn kiếm vợ hai :D

khi nào về Cần Thơ em dẫn đi ăn bún mắm nhá :)

chuyenly
19-11-2008, 22:01
Nghe bác nói sơ tưởng là đúng, ai dè chỉ toàn áp đặt lối suy nghĩ của mình, nếu đã nghĩ ra việc bán Phở ở xứ người thì nguyên vật liệu hầu như đã có sẵn, chỉ order người ta đem tới. Dù vậy, giá rau ở nước ngoài khá cao nên 1 tô phở có không nhiều rau, và giá là có nhiều nhất vì trồng đc ở nhiều nơi. Cái làm cho phở ở Vn khác với phở ở nước ngoài có rất nhiều lý do, thịt khác, xương khác. Bác nên nhớ là phở điểm chính là ở cái nồi nước, chứ không phải vài cộng rau vặt như bác nói, ở VN đặc biệt là HN, người ta ăn phở cũng chả cần đến rau mà chỉ cần giá.
Bây giờ ngay cả rau muống, người ta cũng đem đi tứ xứ trồng. Nếu bác đã ăn phở ở úc hay mỹ(những nơi có cộng đồng người Việt, và nếu bác là người biết nấu phở, chắc bác đã không nói thế...


Giá tô phở ở Mỹ và Úc, có cả rau như bác nói (hơi ít, đc khoảng 6,7 lá) khoảng 8, 9, 10 đồng. babyty tui nghĩ là bên Sin cũng có phở, có điều chưa ăn qua nên chưa biết, có lẽ ở Sin rau như bác nói không có.

Nếu tớ không nhầm thì phở bỏ gía là của người Sài Gòn chứ :no:
Bản thân tớ chả bao giờ ăn phở bỏ giá cả .


Phở
Nguyễn Tuân

Trong muôn vàn thực tế phong phú của nhân dân Việt-Nam, có một cái thực tế mà hàng ngày ít ai nỡ tách rời nó, tức là cái thực tế phở. Cái thực tế phở ấy lồng vào trong những cái thực tế vĩ đại của dân tộc.

Xứ Phần Lan rừng thông trùng trùng xanh ngắt, nước hồ biếc biếc, phụ nữ da trắng một màu tượng tuyết, gái trai quần áo len ngũ sắc người nào cũng như nai nịt sắp biểu diễn điền kinh. Mình thành ra lạc lõng vào một thế giới vật chất nó sạch sẽ quá, sạch đến cái mức tạo cho tôi một thứ nghi ngờ nơi đây là một ấn tượng giả tạọ Cảnh và người Hen-xanh-ky, ví phỏng đây đó lem nhem đi ít chút, có lẽ tôi dễ thân gần hơn. Chúng tôi ở đây mười ngày, mỗi ngày họp trả tiền ăn mỗi người là sáu đồng đô la, nó là cái tiêu chuẩn đã khá cao của đoàn đại biểu ta đi hoạt động quốc tế. Mỗi ngày ăn ba bữa, khẩu phần thừa thãi bổ béo; nghi thức lúc ăn thật là trang trọng: đồ sứ, pha lê, khăn bàn trắng muốt, quanh bàn ăn chốc chốc lại cử nhạc, những chị đưa món ăn trông đẹp như rượu rót trong các truyện thần thoại phương Bắc này. Tôi hào hứng làm việc liền liền ở Đại hội Hòa bình thế giới, cơ thể nhịp đều, tâm trí có nhiều sáng kiến. Nhưng ăn uống sao không thấy ngon. Người ta thường nói rằng những bậc vĩ nhân hoặc hiền giả có chí lớn chỉ biết có sự nghiệp mà rất coi nhẹ miếng ăn. Nhưng trường hợp tôi kể ra đây chỉ là cái trường hợp thông thường của một con người bình thường thôi.

Chúng tôi là mấy anh em trong đoàn đi, mỗi người một công tác chuyên môn, nhưng đều cùng đã gian khổ với nhau trong kháng chiến và cũng là người Hà nội cả. Quanh hồ khu Ô-ta-ni-ê-mi, chúng tôi ngồi dưới rừng thông xanh phân tích với nhau xem tại sao lòng dạ mấy người đang thấy nhớ thương một cái gì xa xôi lắm. Từ hôm xách va ly ra tàu qua nước này nước khác, thế là mấy tháng rồi; ở nhà đã hoàn thành tiếp quản Hải phòng rồi, đất đai miền Bắc giải phóng toàn bộ rồi... Nhưng mà chúng tôi đã kéo cuộc nhàn đàm xoáy vào chuyện ẩm thực và muốn giúp đở nhau tìm hiểu vì đâu mà lâu nay ăn uống kém ngon. Có người bèn chỉ tay thẳng xuống nền cỏ bờ hồ Phần Lan, buông thõng một câu: "Bây giờ có ngay một gánh phở đỗ bên bờ hồ này, thì tớ đả luôn sáu bát!". Tất cả đều reo lên. Thì ra gần đây chúng tôi héo hắt đi, vì xa đất nước, khẩu vị lạc điệu, thấy nhớ nhà nhớ nước, trong cái nhớ nhà nhớ đất nước, có cả một sự nhớ ăn phở nữa. Hình ảnh bát phở quê hương đưa ra lúc ấy giải quyết đúng vào thắc mắc chung của mấy người. Tất cả đều thi nhau đề cao những đức tính của phở dân tộc. Dưới đây liên tiếp những mẩu chuyện góp về một bát phở, về một miếng ăn kỳ diệu của tất cả những người Việt-nam chân chính.

- Này, các cậu có thấy món ăn ở Phần lan có nhiều cái rất kỳ quặc không. Thịt bò rán, lại phiết mứt công-phi chua ngọt sắt lên trên. Cam chanh lại ăn kèm với cá gỏi. Cơm lại ướp vào tủ nước đá, mình thấy đĩa cơm có khói, lúc ăn buốt đến chân răng. Nghệ thuật ẩm thực tôi gọi tên là lối nấu nướng của trường phái lập thể. Cho nên tôi càng thấy cần phải trở về với món quà cổ điển rất tính chất dân tộc của ta, tức là phở.

-Phở còn là một món ăn rất nhiều quần chúng tính. Ông muốn ăn phở ngồi hay đứng lù lù ra giữa hiệu mà ăn cũng không ai nói, ăn ngồi ăn đứng tùy thích. Phở là món ăn bình dân. Công nông binh trí, các tầng lớp nhân dân lao động, thành thị, nông thôn, không mấy ai là không biết ăn phở. Người công dân Việt-nam khi còn ẵm ngửa, cũng nhiều vị đã nếm phở rồi; chỉ có khác người lớn là cái bát phở của tuổi ấu trĩ chưa biết đau khổ ấy chưa cần phức tạp, không cần hành hăng, chanh chua, ớt cay. Con nhà nghèo, nhiều khi lại không cần cả thịt nữa, mà căn bản phở nhi đồng vẫn là bánh và nước dùng thôi.

- Phở ăn bất cứ vào giờ nào cũng đều thấy trôi cả. Sớm, trưa, chiều, tối, khuya, lúc nào cũng ăn được. Trong một ngày ăn thêm một bát phở, cũng như lúc trò chuyện ăn giọng nhau mà pha thêm một ấm trà, cùng thưởng thức với bạn bè. Hình như không ai nỡ từ chối một người quen rủ đi ăn phở. Phở giúp cho người thanh bạch đủ điều kiện biểu hiện lòng thành theo với bầu bạn nó hợp với cái túi nhỏ của mình. Phở còn tài tình ở cái chỗ là mùa nào ăn cũng thấy có nghĩa thâm thúy. Mùa nắng, ăn một bát, ra mồ hôi, gặp cơn gió nhẹ chạy qua mặt qua lưng, thấy như giời quạt cho mình. Mùa đông lạnh, ăn bát phở nóng, đôi môi tái nhợt chợt thắm tươi lại. Trong một ngày mùa đông của người nghèo, bát phở có giá trị như một tấm áo kép mặc thêm lên người. Đêm đông, có người ăn phở xong, tự coi như vừa nuốt được cả một cái chăn bông và tin rằng có thể ngủ yên đến sáng, để mai đi làm khoẻ. Dùng những hình ảnh bình dị để nói lên mùa đông ở Việt-nam, tôi cho không gì nên thơ bằng cái hình ảnh một bếp lửa hàng phở bến ô tô nhiều hành khách quây quanh chờ đợi bát mình, vai rụt xuống một tí, người nhún nhẩy như trẻ em đang thú đời. Tết, nhà ai cũng bánh chưng, cá kho, thịt đông, nhưng vẫn rất đông người tình cờ mừng tuổi nhau ở những hiệu phở khai trương từ mùng hai Tết.

- Vì hay la cà với phở, mà tiếng nói của tôi được chính xác va giầu có thêm lên. Trước kia tôi cứ tưởng chữ "xương xẩu" là một tiếng đôi, và chử xẩu chỉ là một tiếng đệm. Ông hàng phở đã làm cho từ ngữ tôi hôm ấy thêm lên một danh từ. Xẩu khác với xương, dùng để chỉ những cái đầu xương phở có dính thịt và gân róc chưa hết. Tôi đã thấy những người phu xe kéo vào hiệu phở gọi một chén rượu với một bát xẩu. Tôi còn được nghe một ông phở khác nói đến mỡ gầu, cái tảng thịt dắt mỡ quí giá nó không béo quá, mà lại quánh như sáp, ròn và mềm ấy mà gọi là một cánh gầu; và lúc cầm vào cân thịt tái, thịt tươi còn nhảy lên dưới làn dao, mà gọi là một quả thăn. Trong tiểu thuyết Việt-nam trước đây, nhớ người ta có viết cái truyện "Anh hàng phở lấy vợ cô đầu" . Tôi còn được nghe một cô điếm ngày xưa ví von than đời tàn "đời hồi này như một gánh phở bánh trương mỡ nguội đóng váng". Phở nguội tanh thật là buồn hơn cả cái sự đời cô gái thập thành bị ma cô lừa bỏ. Chữ nghĩa của ta hay thật! Người ta bảo chữ phở là xuất xứ từ chữ "ngưu nhục phấn", và ta đã Việt-nam hóa chữ phấn thành ra chữ phở. Chữ phở nguyên là một danh từ, còn chuyển thành một hình dung từ: cái mũ phở. Chữ nghĩa của ta hay thật !

- Đố biết thế nào là mũ phở? Lại cứ phải dựng chân dung những người bán phở gánh chân chính ngày xưa thì mới tầm nguyên ra được. Những người bán phở gánh xưa kia có người đỗ ở đầu phố này, hoặc giữa phố nọ, hoặc ở tít trong cùng một cái ngõ cụt, mỗi người một "giang sơn nào, anh hùng ấy", người mua quen mặt người bán, và người bán thuộc cả thói quen và sở thích người ăn trong phố. Những anh hàng phở" hùng cứ một phương" này lại còn thuộc cả nhân số từng bộ khẩu và ngày giỗ tết trong từng gia đình khách hàng quen của mình. Họ thường là những người làm ăn chân thật, hay mặc một cái áo vành tô vải vàng hoặc dạ màu cứt ngựa của ông binh khố đỏ thải ra, trên đầu là một cái mũ cát mất cả núm chỏm, và nhất là hay đội những cái mũ dạ méo mó đã mất cả băng hoặc rách cả bo. Những cái mũ này đặt lên đầu người nào cũng không chỉnh, mà hình như chỉ đặt lên đầu những bác phở gánh là có một ý nghĩa. Không những thế, cái mũ phở ấy, còn là một dấu hiệu tập hợp, một cái hình thức gây tín nhiệm nữa. Những con người đội mũ rách ấy thường là người làm phở ngon, nếu không ngon thì chỉ ít cũng phải là ăn được. Phở gánh với ông đội mũ phở nay thấy hiếm, chỉ còn phở xe, phở hình tàu thủy có ống khói phở, phở quán, phở hiệu. Đồ chơi trẻ con ngày xưa làm bằng sắt tây sơn màu, ở phố Hàng-Thiếc, có ghi lại cái dáng ông phở gánh, bánh xe đồ chơi càng chuyển càng cử động cái cánh tay cầm dao nhấc lên thái xuống.

- Phở cũng có những quy luật của nó. Như tên các hàng phở, hiệu phở. Tên người bán phở thường chỉ dùng một tiếng, lấy ngay cái tên cúng cơm người chủ hoặc tên con mà đặt làm tên gánh, tên hiệu, ví dụ phở Phúc, phở Lộc, phở Thọ, phở Trưởng ca, phở Tư ... Có khi một cái tên tật nguyền trên thân thể người bán phở được cảm tình quần chúng thân mật nhắc lại thành một cái tên hiệu: phở Gù, phở Lắp, phở Sứt... Cái khuyết điểm trên hình thù ấy đã chuyển thành một cái uy tín trong nghề bán miếng chín mà lưu danh một thời trên cửa miệng những người sành. Quần chúng nhân dân, nhất là nhân dân Hà-nội có nhiều sáng kiến để đặt tên cho những người họ yêu tin. Anh hàng phở ấy hãy đứng ở đâu bán hàng, họ lấy luôn cái địa điểm ấy mà gọi thành tên ngườị Bác phở Nhà thương, ông phở Đầu ghi, anh phở Bến tầu điện, anh phở Gầm cầu... Có khi lấy một vài nét đặc thù trong cách phục sức mà gọi. Cái mũ tàu bay trên đầu ông bán phở thời Tây xưa, đã thành cái tên một người bán phở trứ danh của thủ đô sau này. Có lẽ vì gần với quần chúng trung lưu và người nghèo, nên cũng như "ông chủ" hiệu hớt tóc, hiệu cà phê, tên anh hàng phở cũng chỉ có một tiếng gọn gàng. Tôi chưa hề thấy ông bà hàng phở nào nổi tiếng trong nghề mà tên lại dài lê thê, chẳng hạn như phở Tôn thất Khoa gì gì, hoặc phở Trần thị Kim Anh gì gì đó. Cái tên càng độc âm ngắn cộc, càng đáng cho người mua tin cậy; cái tên một chữ, gọn như một nhát dao thái xuống miếng thịt chín. Vả lại những biển hàng hiệu phở dù là giữa đất Hà-nội văn hoa mỹ tự, cũng chỉ đặt tên một cách nôm na, không kẻ những chữ huyênh hoang. Tôi chưa thấy biển hiệu phở nào mà lại đề tên một cách quá trầm bổng du dương cả. Ví phỏng có ai mở phở mà nổi máu hay chữ lên mà đề biển thì tôi không bao giờ chọn những hiệu phở có tên như "Thu Phong" "Bạch Tuyết" "Nhất chi Mai" mà vào ăn. Trong nghề phở, nó cũng có những cái nền nếp của nó.

- Nhưng khoa phở đã có những việc nó đòi phá cả những khuôn phép của nó. Theo tôi nghĩ, cái nguyên tắc cơ bản của phở là làm bằng thịt bò. Có thể có nhiều thứ thịt loài bốn chân, loài ở nước, loài bay trên trời, nó ngon hơn thịt bò, nhưng đã phở thì phải là bò. Có phải là vì muốn chống công thức mà người ta đã làm phở vịt, phở xá xíu, phở chuột? Cứ cái đà tìm tòi ấy, thì rồi sẽ có những hàng phở ốc, phở ếch, phở dê, chó, khỉ, ngựa, tôm, cá chép, bồ câu, cắc kè... nghĩa là loạn, phở nổi loạn. Có nhẽ ngày ấy thiên hạ sẽ gọi là đi ăn một thứ phở Mỹ miếc gì đó. Trong năm đói 1945, ở đáy nồi nước phở của thời đại, ở Hải phòng và Hà nội, đã có thùng phở có cả những bàn tay trẻ con: nhưng đó lại là chuyện khác.

- Lại còn phở ngẩu pín. Chắc thứ phở này chỉ những người năm bảy vợ hoặc thích léng phéng mới hay ăn. Tên thứ thịt phở này, còn gợi lại một thứ roi của bọn Tây độc ác hay đánh cu li đến thối thịt tím xương.

- Lại còn phở gà. Muốn đổi cái hương vị chính thống của phở bò, ăn một vài lần phở gà trong đời mình cũng không sao. Nhưng có một hàng bán phở gà ở Hà nội mà nhiều người thủ đô không bằng lòng chút nào. Y bán vào buổi sớm, người xúm lại kêu ăn gạt đi không hết. Cái người bán hàng khinh khỉnh như một quý tộc đó, cũng đã khéo chọn một góc phố mang tên một bà chúa mà dọn hàng! Nói của đáng tội, gà ở đấy trông ngon mắt thật. Đã có những bạn lưu dung khen ông ông hàng là nhất nghệ tinh nhất thân vinh, và khen tay ông lách vào con gà béo vàng như tay một bác sĩ khoa mổ sẻ thuộc lầu từng khớp xương thớ thịt. Cái đầu gà, cái cẳng giò gầy, cái cổ, xương mỏ ác, ông hàng thản nhiên vứt nó xuống một cái thùng, không phải để vứt đi, nhưng chắc là đã có những bợm rượu khu phố ăn giá sẵn từ trước rồi để chốc nữa đem ra nhấm nháp. Thực ra, khi mà có người ăn bát phở gà không tiếc tiền dám gọi đến cái thứ phở từ một ngàn năm trăm đồng một bát, thì bát phở ấy cũng khó mà không ngon được. Hãy đứng ở đây một buổi sớm mà xem người ta ăn phở gà. Sốt ruột đáo để. Người ăn mề gà, người ăn đùi, ăn thịt đen chứ không ăn thịt trắng nó chua, ăn lá mỡ, phao câu, ăn đầu cánh. Miếng ăn ở đây đích thị là một miếng nhục, nhục theo cái nghĩa một miếng thịt ngon hợp khẩu vị, và cũng đi theo cái nghĩa nhục nhằn túi bụi. Ở vỉa hè đường ấy, cứ nhao nhao cả lên quanh một ông hàng mặt phớt tỉnh như đế quốc Ăng lê và bán hàng rất cửa quyền, khách phải đi lấy lấy bát. Có người đã dắt sẳn từ nhà đi một củ hành tây, có người quả trứng gà... đập trứng bỏ hành tây vào cái bát mình đã thủ sẵn và đánh dấu vào bát, dúi dúi bát trước mặt ông hàng, cười cười, nhắc nhắc, xuýt xoa nói to nói nhỏ, cứ như là sợ cuộc đời nó quên mình, nó nhầm mình... Bên cạnh tiếng thái thịt chặt của gánh phở gà, chốc chốc có tiếng nổ xe bình bịch lái xuống tận đây ăn quà sớm, khói phở phảng phất đây lát ít mùi ét săng. Có người vừa húp vừa kể lại cái thời oanh liệt của cửa hàng này, khi còn đế quốc và bù nhìn, ô tô cứ nối đít xuống đây mà điểm tâm, nhiều bà Hà Nội tứ chiếng cầm vào bát phở gà, mười ngón tay lóng lánh nhẫn vàng tắm, vàng, trắng, cà rá kim cương, miếng phao câu lúc ấy còn mọng lên biết mấy nữa kia.
Trong kháng chiến có những tay phở nổi tiếng ở vùng tự do như phở Giơi, phở Đất, phở Cống, (tên vẫn một tiếng thôi) nhưng cũng có những bát phở, chưa được đúng cách thức lắm mà ăn vào vẫn cứ thấy cảm động. Ví dụ, phở ở căn cứ địa, làm ngay trong cơ quan. Một vài cơ quan ở quanh Trung ương, chung nhau giết bò để bồi dưỡng theo kế hoạch hàng tháng. Thịt sẵn, xương sẵn, nhưng thiếu nước mắm, thơm, hành mùi, bánh lại là bánh đa khô. Nhưng cứ làm. Những chầu phở ngày chủ nhật ở bên bờ suối cơ quan, thật là đầu đề phong phú cho báo liếp.

- Hình như Thạch Lam trước đâ cũng có bàn về phở, nhưng vẫn còn phiến diện. Thạch Lam có nhắc đến vấn đề cải lương ở Hà nội văn vật. Đầu năm 1928, ở Phố Mới, cái phố trước đây mang tên thực dân Đồ phổ Nghĩa, có một hàng phở cho cả húng lìu, cả đầu vừng, đậu phụ. Nhưng những cái lối tìm tòi ấy không thọ, vì trình độ nhận thức của quần chúng phở không sa đọa như người chế tạo. Quần chúng vẫn đòi hỏi những cái cố hữu của phở. Ngày nay cũng còn có người cho cả tương tầu lạp chíu chương vào phở, nhưng đây là cái quyền của người có tiền, ai muốn bày vẽ ra thế nào, nhà hàng cũng chiều trong phạm vi có thể của phở. Nhiều người bảo nên ăn phở tái thì bổ hơn phở thịt chín. Có thể là như thế đấy . Nếu cần bổ thì cũng có thể uống Pan-tô-cờ-rin Liên sô hoặc làm tễ thuốc Bắc, còn kết quả trông thấy rõ hơn là ăn phở tái. Thật ra, ăn phở cho đúng, đúng cái "gu" của phở, phải ăn thịt chín. Thịt chín thơm hơn thịt tái, mùi thơm miếng thịt chín mới biểu hiện đúng cái tâm hồn của phở. Thêm nữa, về mặt mhỡn thức tạo hình, người thẩm mỹ bao giờ cũng thấy miếng thịt chín đẹp hơn miếng thịt tái. Thường những hiệu phở không tự trọng, hay thái sẵn thịt chín, thái cứ vụn ra không thành hình thù gì cả, ai đến gọi là rắc vào bát. Có thể việc ấy không hề gì với khách hàng không cần ăn no vội. Nhưng cũng trong một cái hiệu vẫn thái thịt vụn ra ấy, ông chủ phở rất là phân biệt đối xử và không san bằng các thứ khách: đối với những khách quen, với những người có thể ông chưa biết quí danh nhưng ông đã thuộc tính ăn, những người cầu kỳ ấy mà bước vào hiệu, là ông đã đặt ngay tay dao vào những khối thịt chín đặc biệt như khối nạm ròn, nạm dắt hoặc khối mỡ gầu, thái ra những miếng mỏng nhưng to bản, với cái sung sướng bình tĩnh của một người được tỏ bày cái sở trường của mình trong nghề. Ông nào ăn phở mà có chất họa thì thấy muốn vẽ tranh tĩnh vật ngay. Có những lúc ông phở ấy gắt, gắt với vợ ông, vì ông thái không đẹp. Một ông làm đầu bếp hiệu chim quay trong hồi Hà Nội chiếm đóng, nay cũng ra mở phở và thích múa dao nói chuyện với khách về cái khoa thái. "Chặt thái loài có cánh đã khó, mà thái miếng thịt bò không xương còn khó hơn. Tôi dạy mãi mà đàn bà nhà tôi vẫn không làm được, đàn bà thường chỉ thái bánh thôi".

- Trong số những thắc mắc của một số ông Hà nội trí thức dở người ta có nhắc đến một ông lo sau này ta tiến lên kinh tế hoàn toàn xã hội chủ nghĩa, kinh tế phân tán không còn nữa, thì mất hết phở dân tộc, và rồi sẽ phải ăn phở đóng hộp, mỗi lúc ăn bỏ cái hộp phở ấy vào nồi nước sôi trước khi đục ra ăn, và như thế thì nó trương hết bánh lên. Cũng ngay trong hiệu phở, có người đã đập ngay lại: "Thôi đốt ông đi . Ông đừng có làm cái chuyện lo giời sập ấy đi. Hiện nay phở đang phát triển mạnh ở thủ đô Hà nội, lớn nhỏ, gánh rong, bán trong nhà, bán ngoài hè, có đến trên dưới hai ngàn chủ phở. Người Việt-nam còn thì còn phở bát, bát phở trong tương lai vẫn nóng sốt như bây giờ. Phở bát của ta không thể thành một thứ đồ hộp đâu, người công dân Hà nội này xin trả lời ông là một nghìn lần không, không, không thể có sự thô bạo ấy".

- Cái thế giới phở Hà nội trước đây hình như cũng có những thứ nhân vật nghiệp dĩ của nó. Làng chơi, học trò, ông binh, thày ký sở buôn, ông phán sở tòa, con bạc, chủ hiệu nhỏ, những người lao động vận tải, những người làm nghề tự do... Có những lính lê dương chạy đến hàng phở, ăn xong tính tiền, lật ngay cái mũ đỏ ra trong cái mũ có cái quần lĩnh vừa cướp ở nhà chứa ra; người khách hàng lính đánh thuê đó đã vắt quần lĩnh đó xuống quầy hàng thay một thứ trả tiền, rồi ù té chạy... Có những tay giầu sụ nhưng tính nết hấp lìm, mua bánh mì thả vào nước phở béo mà cứ gọi là ăn cơm Tây bình dân. Có những người đàn bà trái duyên trộn cơm nguội vào bát phở nóng, mà ăn một cách ngon lành, nhưng người ngoài trông vào thì thấy nó thê lương thế nào ấy. Có những kẻ sống không nhà cửa, chuyên môn đứng đường, chạy hàng sách chợ đen đủ các thứ, lúc tính tiền hoa hồng, lấy bát phở tái năm xu làm đơn vị giá cả,"việc này mà trôi chảy, ông bà chị cứ cho em một trăm bát tái năm, vân vân...".

Hương vị phở vẫn như xa xưa, nhưng cái tâm hồn người ăn phở ngày nay, đã sáng sủa và lành mạnh hơn nhiều... Ngày trước, anh hàng phở có tiếng rao, có người rao nghe quạnh hiu như tiếng bánh dày giò đêm đông tội lỗi trong ngõ khuất; có người rao lên nghe vui rền. Tại sao, bây giờ Hà nội vẫn có phở, mà tiếng rao lại vắng hẳn đi? Có những lúc, tôi muốn thu thanh vào đĩa, tất cả những cái tiếng rao hàng quà rong của tất cả những thứ quà rong, của tất cả những thư quà miếng chín trên toàn cõi quê hương chúng ta. Những tiếng rao ấy, một phần nào vang hưởng lên cái nhạc điệu sinh hoạt chung của chúng ta đấy.

Chúng tôi ngồi trên bờ một cái hồ xứ Bắc ở ngoại thành Hen xanh ky tưởng nhớ đến một bát phở quê hương, và đối với món ăn đó của dân tộc đáng yêu chúng ta ở Đông Nam Châu Á, chúng tôi đã phát hiện những đức tính dồi dào của phở, tự mình cho đó là những cơ sở vững chắc để dựng lên một nền lý luận cho món phở. Sau đó mấy tháng trở về nước, đặt chân lên đất Hà nội, bữa cơm đầu tiên của tôi là một bữa phở. Về sau này, hay rủ nhau đi ăn phở, tôi được đi sâu vào ý nghĩ của một anh bạn nó đã trở thành một ám ảnh: "Mình khen phở mình là một món ăn ngon, nhưng trước khi khẳng định giá trị dân tộc của phở, có nên tranh thủ thêm ý kiến của bạn bè, quốc tế của ta không? Bạn Liên xô, bạn Ba lan, Hung, Tiệp, Đức sẽ có cảm xúc gì về món phở Việt-nam? Họ đã có dịp nếm phở chưa?" Bài dân ca của mình họ nghe rồi, đất nước mình, các bạn thấy rồi. Nhưng còn phải cho bạn mình "thấy" phở nữa, bởi vì phở cũng là một thứ tiếng hát yêu đời của tất cả những tấm lòng con người Việt-nam chân chính và bình dị. Thế rồi một hôm khác, cũng trong một quán phở nổi tiếng Hà nội, tôi đã nghe được mẩu chuyện giữa hai nữ sinh một trường phổ thông cấp 3 gần đây: " Phở hiệu này, ăn mê quá. Thế đố chị biết Hồ chủ tịch và các lãnh tụ Đảng có thích phở không? - Làm thế nào mà biết được - Này, nói đùa chứ các cụ mà đến ăn cho hiệu nào, thì chủ hàng thật là sung sướng vô bờ đấy chị nhỉ!". Hai cô rút lấy túi gương con chiếu lẫn vào hàm răng nhau xem có vướng tí hành tí rau mùi nào không, cười ríu rít như chim đàn nhảy quanh bàn phở. Mẩu chuyện hai cô học trò như giúp tôi hiểu thêm nữa về phở, và giúp tôi nhận thức đến những cái nó quan trọng hơn cả phở nữa.

Ít lâu nay, chúng ta hay nói đến thực tế Việt-nam, đến vấn đề thực tiễn Việt-nam, đến những đặc tính của Việt-nam trong mọi điều kiện chuyển mình tiến lên. Tôi thấy rằng trong muôn vàn thực tế phong phú của nhân dân Việt-nam, có một cái thực tế mà hàng ngày ít ai nỡ tách rời nó, tức là cái thực tế phở. Cái thực tế phở ấy lồng vào trong những cái thực tế vĩ đại của dân tộc. Trong một giọt nước rơi lóng lánh có cả câu chuyện của vầng thái dương; trong một miếng ăn, cũng thấy rộng được ra những điều cao cả yên vui trên đất nước bao la giầu có tươi đẹp. Tôi thấy tổ quốc chúng ta có núi cao vòi vọi điệp điệp, có sông dài dằng dặc, có biển bờ thăm thẳm, có những con người Việt-nam dũng cảm xây đắp lịch sử quang vinh, có những công trình lao động thần thánh như chiến thắng Điện Biên, nhưng bên cạnh những cái đó, tôi biết rằng Tổ quốc tôi còn có phở nữa. Trong những năm chiến tranh giải phóng, kẻ thù bay trên bát phở, có những bát phở phải húp vội trong đêm tối tăm, quệt ngang ống tay áo mà nhẩy xuống lỗ lầm; có những bát phở bị bom, bánh trương lên mà người ăn không còn thấy trở lại một lần nào nữa. Nhớ lại cái hồi tôi về công tác ở vùng sau lưng địch, tôi không thể quên được mấy cái quán phở khuya trên con đê miết lấy vùng căn cứ du kích; những bát phở nóng ăn sau những đêm vượt vành đai trắng và xuyên qua vị trí địch, ăn có một hương vị thật là đặc biệt; sau này nó tổng càn, nó hất hết các quán trên đê, không biết người bán phở đêm đó, có còn sống hay đã chết trong chuyến ấy rồi? Lại còn cái lần đi chiến dịch với tiểu đoàn Lũng vài, tôi không quên được những cuộc hành quân với đồng chí cấp dưỡng ban chỉ huy; đồng chí ấy gánh rất nhiều nồi niêu ga-men và thực phẩm cồng kềnh, các chiến sĩ đều đùa gọi là "ông hàng phở của tiểu đoàn". Trước kháng chiến đồng chí ấy vốn mở hiệu phở; nay hòa bình rồi, đồng chí có còn sống mà mở phở lại? Nhiều hình ảnh phở trong những năm gian khổ đã hiện về. Giờ mà ngồi an tâm ăn bát phở nóng sốt giữa ban ngày bất giác cần nhớ ơn nhiều người. Rồi mối cảm xúc phở vụt chốc bay xa rộng mênh mông. Bỗng nghĩ đến những vùng chăn nuôi xanh rờn áng cỏ sữa khu tự trị Thái-Mèo, những đàn bò Lạng Sơn, Thanh hóa đang cúi xuống ngốn cỏ ngon trên đất nước. Gạo mấy vụ liền lại được mùa, bột bánh mịn và dẻo. Rau cỏ vùng ngoại thành Hà nội: mở rộng mãi những diện tích xanh ngon vô tận, rau thơm hành hoa phưng phức cái hương vị thổ ngơi.

Đêm Hà nội, nay thức khuya nhất vẫn là những hiệu phở. Xưa kia phở ông Trưởng Ca bán đến bốn giờ sáng ở đình Hàng Bạc - cái nơi tập trung nhân dân Hà nội năm đầu kháng chiến để rút ta khỏi vòng vây địch. Đình cũ không còn ông Trưởng Ca nữa, nhưng nay đã có ông phở Sửa sai thay ông mà thức khuya. Người Hà nội đặt tên đến là hay.

Trước đây ông nấu bếp hiệu cao lâu Tàu; rồi ông ra mở phở. Rồi ở quê ông quy nhầm ông, ông phải về quê, giao lại quán phở cho bạn. Nay ông được sửa sai, lại trở lại thủ đô, chính quyền khu phố miển thuế cho ông một thời hạn và tìm một chổ lợi địa thế cho ông mở hiệu. Món quà của ông phở "Sửa sai" càng thơm ngon một cách chất phác hơn bao giờ. Có thể là cảm tình của khách hàng, đối với một người phở quen nay được khôi phục càng làm cho bát phở giải oan có thêm nhiều dư vị nữa. Những bát phở hồn hậu ấy cũng chỉ là một sự đền bù công bằng đối với những người làm ăn lương thiện khu phố đi xem hát về hoặc họp hành bình bầu học tập xây dựng vừa xong.

The Old Man
19-11-2008, 23:03
Các pác ngồi đó mà kêu ca đi phở xì gòn ăn có ra gì đâu.Ai đời ăn phở cho giá vào cơ chứ.Mất đi cả hương vị của phở truyền thống.

Không cho giá thì chắc phải cho rau muống vào hay sao?

Phở, giá trụn, hành trần đi chung với nhau, bạn không ăn giá được thì người để khác thưởng thức.

Đầu năm rồi tôi đi ra bắc ăn tô phở chỉ gắp một đủa và húp một muổng nước lèo rồi là bỏ nguyên tô phở đó bạn.

chuyenly
19-11-2008, 23:10
Không cho giá thì chắc phải cho rau muống vào hay sao?

Phở, giá trụn, hành trần đi chung với nhau, bạn không ăn giá được thì người để khác thưởng thức.

Đầu năm rồi tôi đi ra bắc ăn tô phở chỉ gắp một đủa và húp một muổng nước lèo rồi là bỏ nguyên tô phở đó bạn.

:emlaugh: Mỗi vùng có 1 kiểu ăn , phở cho giá vào thì cháu chịu già Tôm ơi :emlaugh:

em_cua_hoply
19-11-2008, 23:12
Không cho giá thì chắc phải cho rau muống vào hay sao?

Phở, giá trụn, hành trần đi chung với nhau, bạn không ăn giá được thì người để khác thưởng thức.

Đầu năm rồi tôi đi ra bắc ăn tô phở chỉ gắp một đủa và húp một muổng nước lèo rồi là bỏ nguyên tô phở đó bạn.

Mỗi nơi mỗi khẩu vị, tôi chẳng bao giờ ăn Phở ở các tỉnh khác, chỉ ăn các món ăn đặc trưng của vùng đó thôi.Món ăn ở chỗ này ra chỗ khác nó cũng "khác" rồi tùy vào người ăn. Phở cho giá sống vào chắc tôi cũng bỏ bát luôn à, trừ khi đói & ăn miễn phí

langtult_ndk
19-11-2008, 23:49
Mỗi nơi mỗi khẩu vị, tôi chẳng bao giờ ăn Phở ở các tỉnh khác, chỉ ăn các món ăn đặc trưng của vùng đó thôi.Món ăn ở chỗ này ra chỗ khác nó cũng "khác" rồi tùy vào người ăn. Phở cho giá sống vào chắc tôi cũng bỏ bát luôn à, trừ khi đói & ăn miễn phí

Ở Sài Gòn ăn phở ko có giá người ta chửi cho, nhiều người còn kêu thêm một đĩa giá trụng. Lên Buôn Ma Thuột ăn phở còn kèm thêm xà lách, phở bò viên, ăn cũng ngon phết.

sailemoon
20-11-2008, 01:37
Sẵn lan man về phở. Theo các bạn quán nào ngon, địa điểm cúa quán để tiện cho việc la cà chở "cơm" đi ăn phở

Quán phở Hòa (Pasteur) từng là điểm ăn sáng của vợ chồng tớ, Năm 78-79 chủ quán rời VN chúng tôi cũng thôi không ghé lại nữa.

Quán phở yêu thích hiện nay là 1 gánh phở bán dọc đường hẻm nằm trên đường Ng thiện Thuật Q3 giáp giao lộ Ng Đình chiểu thời gian bán từ khoảng 6g đến 10 giờ sáng. Sau khi dùng 1 tô phở tại quán trên có lẽ bạn sẽ chẳng muốn ăn phở tại quán nào khác :D

nhà em cũng gần đường NTThuật nè bác, quán phở bác nói chính xác là nằm ở khúc nào vậy ? sẵn tiện di ngang qua em vào thưởng thức luôn.

dly
20-11-2008, 01:52
Ng T Thuật từ Ng Thi Minh Khai hướng về Đ B Phủ vừa qua tiêm bánh mì Hà Nội (bên trái đường) vài căn có con hẻm, qua hẻm này là giao lộ Ng T Thuật + Nguyễn Đình Chiểu. Quán phỏ bán trong hẻm đó, cô chủ quán luôn cạo trọc đầu, nhờ vậy khi ăn phở sẽ không bị vướng tóc lẫn trong bánh phở, nếu bị vướng thì .... trạng thái sợi của cái gì khác :D

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Miền Bắc thường không chuộng giá vì giá miền bắc có vị tanh (có lẽ do thổ nhưỡng, nguồn nước ...vv....)

Arkain
20-11-2008, 03:20
Báo cáo với bác lqkhoi, ở bên Cali khi ra tiệm phở thì dĩa rau & giá tươi là thứ không thể thiếu, cũng như là hai chai tương đen & đỏ vậy. Tây bước vào quán phở thì cũng nhập gia tùy tục như là bước vào tiệm sushi vậy :)

Bên này khi nhắc đến "Việt Nam" thì thông thường thì dân bản xứ nghĩ đến những thứ sau đây: con cái ngoan & học giỏi, phở ngon, áo dài đẹp. Thế hệ trẻ hơn nữa thì cho rằng hễ thanh niên nào mà là gốc Việt thì đều rành rọt về độ xe hơi và computer, chứ chẳng còn mấy ai còn nghĩ đến chiến tranh khi nghe nhắc đến cái tên "Vietnam".

Cái đó là tớ trích lại từ một bài báo của tờ O.C Register.

nino
20-11-2008, 08:34
Nhớ lần ra Hà Nội ăn tô phở, thấy có tô rau chẻ giống như rau muống chẻ ở trong nam (không thấy có giá) gắp nguyên đũa cho vào tô... húp 1 phát mới biết đó thân của cây hành chẻ nhỏ :(

sailemoon
20-11-2008, 15:38
Ng T Thuật từ Ng Thi Minh Khai hướng về Đ B Phủ vừa qua tiêm bánh mì Hà Nội (bên trái đường) vài căn có con hẻm, qua hẻm này là giao lộ Ng T Thuật + Nguyễn Đình Chiểu. Quán phỏ bán trong hẻm đó, cô chủ quán luôn cạo trọc đầu, nhờ vậy khi ăn phở sẽ không bị vướng tóc lẫn trong bánh phở, nếu bị vướng thì .... trạng thái sợi của cái gì khác :D


cám ơn bác dê, cô chủ quán thật là đặc biệt, hihihi, chắc là sẽ dễ tìm đây :D

kenny_chicken
20-11-2008, 16:55
Bún mắm đây, mời các bác.
http://i40.photobucket.com/albums/e206/tuhongan/IMG_0861.jpg

dly
20-11-2008, 17:02
Nhìn tươm nước miếng nhưng chắc không ngon :D
Lai tạp nhiều quá, rau sống phài là những rau đặc trưng của miền sông nước nam bộ như súng, rau rút, rau đắng đất, lõi của cây chuối hột trong khi trên hình lại thấy rau chuối, rau muống .... còn có vụ chả cá nữa chứ :lick:

thongpc
20-11-2008, 19:03
Đừng chê người khác quá chứ chú hoply.
Theo thiển nghĩ có một đặc trưng lớn nhất của món ăn Việt Nam khi phổ biến ra nước ngoài đem theo vừa cái hại vừa cái lợi.
Đó chính là món ăn Việt Nam rất nhiều "rau". "Rau" ở đây không chỉ bao gồm khái niệm "Vegi" (Vegetable) mà còn cả ở khái niệm Hương vị (Spicy - Herb).
..............

Chợt nhớ đến 1 lần dừng bước ở Cần Thơ, thưởng thức 1 nồi lẩu mắm mà được serve free đến 2 mâm rau to tướng. Trong đó có đến cả chục loại hoa mà đến có gần 70 80% tôi chưa ăn bao giờ. Tôi kể với người nước ngoài về bữa ăn đó và họ không bao giờ tin là Hoa có thể ăn được. Họ rất muốn thử nhưng làm sao làm được ở xứ người khi đặc trưng của nó không phải ở cái lẩu mắm mà là chính ở 2 cái mâm rau kia?
.........................
)

bác nói mới nhớ, nói về đặc sản chính gốc thì tôi có 2 lần đáng nhớ, 1 lần đi công tác và ở nhà dân chỗ Hậu Giang, nghe nói nhiều đến bánh xèo hậu giang mà chưa có dịp thưởng thức, ngày cuối cùng xong công việc, bà chủ nhà tiễn khách bằng 1 chầu bánh xèo. bánh thì hơi khác 1 chút vì tráng từ chảo to chứ không tráng từ những cái lò chiên như lần tôi đi ăn với mấy đứa em gái ở SG, nhưng điều khác biệt đó chính là cái "rổ rau". 1 cái rổ thật to để giữa chiếu trải dưới nền nhà, trong đó chứa những thứ rau mà chưa khi nào tôi nhìn thấy, mà họ đã chuẩn bị từ hồi chiều đi ra vườn hái, Ấn tượng nhất là lá "cách", cái vị thơm thơm, bùi bùi của nó cuốn ngoài (không cuốn bằng bánh tránh) cộng với bao nhiêu mùi vị của các loại rau "cây nhà lá vườn" tạo ra 1 bữa ăn không quên được. Lần 2 là 1 chủ nhà dưới bạc liêu làm 1 bữa tiễn khách trong đó có món bún mắm tự tay họ làm cộng với các loại rau họ ra đồng hái, trong đó có cây "kèo nèo" là món rau chủ đạo, thế là thêm 1 món không thể quên.


Nhìn tươm nước miếng nhưng chắc không ngon :D
Lai tạp nhiều quá, rau sống phài là những rau đặc trưng của miền sông nước nam bộ như súng, rau rút, rau đắng đất, lõi của cây chuối hột trong khi trên hình lại thấy rau chuối, rau muống .... còn có vụ chả cá nữa chứ :lick:



bổ sung vào như em nói đó chính là cây "kèo nèo", món rau chính trong bún mắm

lqkhoi
20-11-2008, 23:01
@babylearnIT: hy vọng tôi viết đúng tên bạn :). Bạn không cần phải chỉ thì tôi đã mòn gót ở các tiệm Phở ở Sing do chính người Việt Nam nấu. và nhận xét của tôi là tôi nấu có khi còn ngon hơn. Đồ ăn Việt Nam ở Sing duy nhất 1 chỗ bán ăn tạm được là ở 1 cái quán nhỏ nằm ở Geylang st 25 nếu tôi không lầm. Tuy nhiên funny là đa số người đến ăn là dân Việt Nam hoặc là phải do dân Vn dẫn tới. Công tác PR quá kém? Kể cả tiệm Sông Trăng vang bóng 1 thời cũng đóng cửa vì giá quá cao. Còn Phỏ 24 thì với giá 13 SGD/ tô chỉ phục vụ cho nhà giàu. Tôi không bao giờ đánh giá thấp người Việt Nam và tôi trân trọng những nỗ lực của Phở24 hay cafe Trung Nguyên khi đang cố gắng đem quảng bá nền ẩm thực Việt Nam ra nước ngoài. Nhưng đó chỉ là những cố gắng đơn lẻ và không phản ánh được toàn bộ nền ẩm thực Việt Nam. Hãy nhìn vào cái title của cái thread này để suy nghĩ cho chữ "Hơn Thế"

BTW, nếu bạn biết franchise duy nhất bán món ăn VN có mặt ở gần 20 30 cái food court ở Sing là Lotus ThaiViet. Nếu không lầm thì owner cũng là một người Sing. Giá thành 1 tô phở là 4 SGD nhưng mùi thì chẳng gọi là Phở được.

@Arkain: Bạn đang nói ở US nơi có gần triệu mạng Việt Nam. Chứ tôi qua Belgium, họ hỏi tôi có phải Việt Nam mới hết chiến tranh không? Thậm chí đến sát nách Việt Nam như Malaysia hay Indonesia mà còn hỏi Ủa Việt Nam hình như là cộng sản phải không mày? nữa kìa :). Chính vì quá đông dân Việt Nam nên đầy rau cũng là chuyện đương nhiên. Và không biết Arkain có chú ý không cái phát minh cho Lá Sách của Phở Little Saigon đã chạy ngựoc lại về chính Sài Gòn đấy. 1 năm nay bác phở Hòa (toàn nuôi dân Việt Kiều) cũng có thêm món Lá Sách :).

@all: Ngay trên cái thread này rõ ràng đã có 5 người 10 ý về chuyện khẩu vị. Đó là lý do tôi nói muốn làm franchise tuyệt đối không thể dùng khẩu vị như là key selling point.Nhớ có lần ăn đồ Ấn ngay trên xứ Ấn, tôi cực kỳ khoái ăn đồ Ấn ở Sing, nhưng nuốt không nổi đồ bản xứ. Lý do đơn giản đồ Ấn ở ngay Ấn hương vị cực kỳ nhiều cực kỳ phong phú nhưng họ nêm nếm bằng đúng một thứ MUỐI. Quá sức chịu đựng với một thằng dân miền Nam ăn NGỌT từ nhỏ rồi lại ăn đồ ăn Tàu cũng ngọt ngay như tôi. Nhưng ăn được 2 tuần rồi ghiền. Đến bây giờ vẫn còn ăn một thứ mà bảo đảm ai chưa ở Bangalore ăn cơm bình dân sẽ chưa ăn bao giờ. Họ lấy yaourt nguyên chất ( không đường nhé), nêm với muối đổ thêm nước sôi vào và lấy đó làm súp ăn với cơm, cũng ngon không kém :).

Tôi ước gì tôi có thể hô biến mấy cái mâm rau ở vườn cây quê nhà sang xứ Sing. Tôi sẽ mở một cái restaurant bán BÁNH XÈO, bán BÚN MẮM, bán GỎI (NỘM) free-flow rau nhá với slogan VEGGIE - HEALTHY FOR YR LIFE. Bảo đảm hổng đông như kiến hổng lấy tiền. Ba cái đồ Tàu đầy dầu mở nhìn thấy mà bắt chán.

nino
21-11-2008, 07:21
@babylearnIT: hy vọng tôi viết đúng tên bạn :). Bạn không cần phải chỉ thì tôi đã mòn gót ở các tiệm Phở ở Sing do chính người Việt Nam nấu. và nhận xét của tôi là tôi nấu có khi còn ngon hơn. Đồ ăn Việt Nam ở Sing duy nhất 1 chỗ bán ăn tạm được là ở 1 cái quán nhỏ nằm ở Geylang st 25 nếu tôi không lầm. Tuy nhiên funny là đa số người đến ăn là dân Việt Nam hoặc là phải do dân Vn dẫn tới. Công tác PR quá kém? Kể cả tiệm Sông Trăng vang bóng 1 thời cũng đóng cửa vì giá quá cao. Còn Phỏ 24 thì với giá 13 SGD/ tô chỉ phục vụ cho nhà giàu. Tôi không bao giờ đánh giá thấp người Việt Nam và tôi trân trọng những nỗ lực của Phở24 hay cafe Trung Nguyên khi đang cố gắng đem quảng bá nền ẩm thực Việt Nam ra nước ngoài. Nhưng đó chỉ là những cố gắng đơn lẻ và không phản ánh được toàn bộ nền ẩm thực Việt Nam. Hãy nhìn vào cái title của cái thread này để suy nghĩ cho chữ "Hơn Thế"

BTW, nếu bạn biết franchise duy nhất bán món ăn VN có mặt ở gần 20 30 cái food court ở Sing là Lotus ThaiViet. Nếu không lầm thì owner cũng là một người Sing. Giá thành 1 tô phở là 4 SGD nhưng mùi thì chẳng gọi là Phở được.

@Arkain: Bạn đang nói ở US nơi có gần triệu mạng Việt Nam. Chứ tôi qua Belgium, họ hỏi tôi có phải Việt Nam mới hết chiến tranh không? Thậm chí đến sát nách Việt Nam như Malaysia hay Indonesia mà còn hỏi Ủa Việt Nam hình như là cộng sản phải không mày? nữa kìa :). Chính vì quá đông dân Việt Nam nên đầy rau cũng là chuyện đương nhiên. Và không biết Arkain có chú ý không cái phát minh cho Lá Sách của Phở Little Saigon đã chạy ngựoc lại về chính Sài Gòn đấy. 1 năm nay bác phở Hòa (toàn nuôi dân Việt Kiều) cũng có thêm món Lá Sách :).

@all: Ngay trên cái thread này rõ ràng đã có 5 người 10 ý về chuyện khẩu vị. Đó là lý do tôi nói muốn làm franchise tuyệt đối không thể dùng khẩu vị như là key selling point.Nhớ có lần ăn đồ Ấn ngay trên xứ Ấn, tôi cực kỳ khoái ăn đồ Ấn ở Sing, nhưng nuốt không nổi đồ bản xứ. Lý do đơn giản đồ Ấn ở ngay Ấn hương vị cực kỳ nhiều cực kỳ phong phú nhưng họ nêm nếm bằng đúng một thứ MUỐI. Quá sức chịu đựng với một thằng dân miền Nam ăn NGỌT từ nhỏ rồi lại ăn đồ ăn Tàu cũng ngọt ngay như tôi. Nhưng ăn được 2 tuần rồi ghiền. Đến bây giờ vẫn còn ăn một thứ mà bảo đảm ai chưa ở Bangalore ăn cơm bình dân sẽ chưa ăn bao giờ. Họ lấy yaourt nguyên chất ( không đường nhé), nêm với muối đổ thêm nước sôi vào và lấy đó làm súp ăn với cơm, cũng ngon không kém :).

Tôi ước gì tôi có thể hô biến mấy cái mâm rau ở vườn cây quê nhà sang xứ Sing. Tôi sẽ mở một cái restaurant bán BÁNH XÈO, bán BÚN MẮM, bán GỎI (NỘM) free-flow rau nhá với slogan VEGGIE - HEALTHY FOR YR LIFE. Bảo đảm hổng đông như kiến hổng lấy tiền. Ba cái đồ Tàu đầy dầu mở nhìn thấy mà bắt chán.
Hic, sáng giờ chưa ăn gì... đọc bài của bác em cồn cào cả ruột gan :D :D

em_cua_hoply
21-11-2008, 08:14
Tôi đã hiểu ý bài viết của bác lqkhoi. Đúng là đưa văn hóa ẩm thực của VN ra nước ngoài và cho nó nổi tiếng được nhiều người biết đến thì còn quá nhiều việc phải làm. Không chỉ của các cá nhân ,doanh nghiệp đơn lẻ, mà phải là chiến dịch và nỗ lực của tầm quốc gia.
Nằm trong thương hiệu Việt nói chung

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Phở HN,Nam Định,SG hay ở Mỹ dù ăn kèm rau gì,vị khác biệt đi thế nào chung quy vẫn là phở Việt.
Mà bác lqkhoi làm du lịch hay sao mà đi nhiều vậy ta?

[=========> Bổ sung bài viết <=========]



Miền Bắc thường không chuộng giá vì giá miền bắc có vị tanh (có lẽ do thổ nhưỡng, nguồn nước ...vv....)

Cũng không phải là giá có vị tanh đâu. Giá có nhiều cách làm khác nhau, giá ngon phải làm từ lá cây Tre,đúng ngày ,đúng quy trình thì ăn rất ngon, có điều ngoài Bắc món giá không ăn với Phở, giá hay ăn trong món Miến, như Miến-Ngan,Miến-Lươn, Bún bò Huế, làm Nem rán,làm 1 số loại nộm,ăn bún chả....Bây giờ làm giá họ hay cho thuốc kích thích tăng trưởng,ăn rất kinh

Nói chung mỗi món ăn ngoài Bắc thường đi kèm với 1 món rau sống,nước chấm ,nước dùng đặc trưng mang tính địa phương cao. Có lẽ do vậy nên khi đưa ra các vùng miền khác thì các phụ gia đó bị thiếu làm món ăn khác đi nhiều.

lqkhoi
21-11-2008, 18:25
@hoply: Cám ơn bác hỏi thăm, chẳng làm trong du lịch nhưng 2 3 năm trước thì đi khá nhiều, sửa cái bug cũng lê thân đi. 2 năm trở lại đây kinh tế khó khăn nên cắt giảm chỉ còn ngồi trong phòng suốt ngày gọi phone.
Bị cái tật là khoái đi ăn món đặc trưng và khoái ăn cái quái dị nên toàn lấy bản thân ra test. Đi đến đâu là há miệng ra hỏi ở đây món nào là nổi tiếng nhất và lê thân đi thử. Nhưng toàn thử ở mấy cái hàng quán lề đường nó mới thú vị.
Hôm bữa bắt chước cha Việt Thảo ở chương trình Vân Sơn ăn thử con Chấu Chấu Nướng ở Thái Lan, cắn 1 cái xịt cái gì ra tùm lum làm vợ hổng cho hun luôn :).

Nhắc đến Phở tự nhiên nhớ đến lần ăn tô phở Bát Đàn. Lúc đi đến chuẩn bị tinh thần là sẽ bị hành xác dữ lắm vì nghe bà con quảng cáo là phải xếp hàng mua rồi sau đó vừa bưng tô vừa kiếm chỗ ngồi, bữa đó trời còn mưa rả rít nữa. Làm vừa đi vừa suy nghĩ coi có đáng không nhưng rồi tặc lưỡi thử một lần cho biết. Vừa đi bộ đến đứng xớ rớ thì 2 chú bưng bê lôi ngay "qua cái quán cafe đối diện".
Ngạc nhiên hỏi tôi muốn ăn phở chứ đâu có muốn uống nước. Một chú trả lời thì 2 bác ăn gì nói rồi vô ngồi em bưng qua. Mà thiệt, thế là ta ngồi bên quán cafe mát mẻ nhìn 2 em bưng bê đội mưa qua đó xếp hàng để mua giùm. Tiền công bưng bê đúng 5 ngàn cộng thêm tiền nước bằng giá quán bình thường. Dễ thương ghê... Nhưng ăn xong thì thấy nó cũng giông giống như Phở Hòa, chắc là do lúc đó vừa ăn vừa suy nghĩ coi 2 chú bưng bê charge mình bao nhiêu nên quên mất ngon.

Cũng ở Hà Nội, đi ăn ốc xào ở lề đường quên mất tên, lần đầu chị bán ốc nhìn xong tính 60 ngàn. Đứng dậy trả rồi 3 ngày sau quay lại ăn thì chị bán ốc vừa nhìn mình liền nói. Ôi em xin lỗi, lần trước em tính sai tiền lấy thêm của anh chị 10 nghìn. Giờ ăn gì rồi em trừ. Tự nhiên có thiện cảm tốt.

Nhắc đến ốc lại thấy ra một đặc trưng của ẩm thực Việt Nam. Chắc trên thế giới này hổng có xứ nào ăn sò ốc đa dạng bằng người Việt Nam. Sơ sơ mấy quán lề đường đã hơn chục thứ ốc, sò với vô số kiểu chế biến khác nhau. Cái nào ăn nhậu cũng bá cháy, nhắc lại thèm. Weekend đi mua vài ba con sò huyết dìa làm "sò huyết tứ xuyên" nhậu lai rai chơi :)

sailemoon
21-11-2008, 19:06
bác lqkhoi nói về ốc làm em thèm quá, ở Sài Gòn có quán ốc nào ngon, rẻ và hợp vệ sinh không bác lqkhoi ơi !!! :)

yeucine
21-11-2008, 19:11
bác lqkhoi nói về ốc làm em thèm quá, ở Sài Gòn có quán ốc nào ngon, rẻ và hợp vệ sinh không bác lqkhoi ơi !!! :)

Ông này có ở VN đâu mà hỏi ổng.

Ở SG hả:

Ngon, rẻ, hợp vệ sinh:....... Mua vể nhà nấu đi.:)




Ở Hồ Kỳ Hòa có 1 quán tui hay ăn nhưng tui chỉ ăn cháo hào thôi.

Nghe nói món này ăn vô tăng cường sinh lực nên khoái: 10K 1 chén.

thongpc
21-11-2008, 19:25
bác lqkhoi nói về ốc làm em thèm quá, ở Sài Gòn có quán ốc nào ngon, rẻ và hợp vệ sinh không bác lqkhoi ơi !!! :)

có đó, nhưng không phải ở SG , xuống nhà tui cách SG 70Km, trên đường xuống VT, con bé thuê phòng trọ nhà tui nhìn "ngọt nước" ra sao thì em xào ốc " ngọt nước" như vậy. Về khoản vệ sinh thì khỏi lo, tớ thấy em ngâm ốc với ớt (cho ra hết chất dơ), rồi dùng bàn chà chuyên cọ ốc chà sạch. Mà cũng rẻ, 3 anh em tôi lâu lâu về thăm nhà, ra làm 2 đĩa ốc hết tất cả có 50k mà phủ phê luôn (ai cũng thế chứ không phải chủ nhà ra ăn mà tính rẻ đâu nha)

dly
21-11-2008, 19:28
Nước ốc mà ngọt :emlaugh:

Hóa ra ông bà mình xưa nói sai à?!!??

" Lạt như nước ốc " :rolleyes:

Osama Binladen
21-11-2008, 19:30
Mấy ông nhắc chuyện ăn uống Bin tôi thèm quá:hungry:

dly
21-11-2008, 19:42
Mấy ông nhắc chuyện ăn uống Bin tôi thèm quá:hungry:

KHông có sẵn ốc, mới chú con sò :D


http://img167.imageshack.us/img167/2336/5771968mdwg9.jpg

Osama Binladen
21-11-2008, 19:49
Trông con sò này thịt ngon quá. Chắc đây là sò lông vì thấy có chỏm lông đen thui ở mép phải, còn loại sò huyết trông nó thế nào ông dly?

:banana:

chinhngon
21-11-2008, 19:57
KHông có sẵn ốc, mới chú con sò :D


http://img167.imageshack.us/img167/2336/5771968mdwg9.jpg

Sò này mà ngâm với ngọc dương tiềm thuốc bắc là ngon hết xảy

leevhien
21-11-2008, 21:56
Tui khoái ăn hủ tíu hơn phở! Phở ăn ngán thí mồ!

em_cua_hoply
21-11-2008, 22:06
@lqkhoi: vẫn nói chuyện phở Bát Đàn, cẩn thận bác ăn phở B Đàn dởm,phố đó nhiều hàng phở lắm,hàng đó đối diện với 1 hàng bò bít-tết ngon nổi tiếng Hà Thành, giá hiện giờ của phở Bát Đàn là 25k,thế này không rẻ đâu chỉ rẻ hơn phở 24 thôi.Mà bác ăn bún ốc mấy người mà nó thịt bác 60k? chắc 2 người à.Lần sau nhìn thấy bác nó mừng như gặp Bác Hồ sống lại rồi.

Lại quay sang nói chuyện Bún ốc Hà Nội. Bác nào muốn ăn bún Ốc HN ngon thì vào hàng đó chỉ bán riêng bún ốc mà thôi, không được bán kèm bất kể món nào nữa kể cả bún Riêu Cua làm lạc mất mùi vị. Giá từ 10k-15k/ 1bát là ngon lắm rồi.Tôi biết 1 hàng bún ốc nằm trong "ngõ nhỏ,phố nhỏ" ở Giang văn Minh rất ngon và giữ được hương vị truyền thống của bún Ốc HN.

Ngoài ra HN còn 1 lọai bún ốc truyền thống nũa mà bản thân người HN cũng ít người biết đến là bún ốc xào của làng Khương Thượng, nay còn lại rất ít.Thỉnh thoảng trước tôi ăn ở phố Tây Sơn cạnh gò Đống Đa, nằm trong 1 ngõ hẻo lánh.Có mùi vị rất rất khác lạ với bún ốc thông thường.

Nói chung Bún ốc HN vị chính của nó là ốc con.Ốc nhồi to chỉ là thêm vào mà thôi.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Nước ốc mà ngọt :emlaugh:

Hóa ra ông bà mình xưa nói sai à?!!??

" Lạt như nước ốc " :rolleyes:

Thế thì bác Dly chưa ăn bún ốc HN rồi, bác ăn rồi bác sẽ không nói là nhạt đâu.
Nhạt nước ốc là Ốc luộc để ăn với uống rượu thôi

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Tui khoái ăn hủ tíu hơn phở! Phở ăn ngán thí mồ!

Tôi thì không khoái Tíu lắm, ăn chẳng ngon hoặc là Tíu ngoài HN không ngon = SG

hoang93
21-11-2008, 22:14
Em thì lâu lâu cũng ăn phở, tại ăn cơm nhiều cũng chán thật.
Nhưng nói chung mì gói, bún bò, bún mắm,...làm tút...

dly
21-11-2008, 22:27
Ốc luộc đăy !

http://noodlepie.typepad.com/photos/uncategorized/ntmkboaisnails.jpg

Có ai mà không biết đến con ốc nhỏ nhoi trên ao, hồ, sông, suối quen thuộc của quê hương, từ con ốc vặn, ốc hương, ốc đá, đến ốc bươu, ốc nhồi? Đêm Trung Thu có nồi ốc luộc, cả nhà quây quần nhể ốc trong ánh trăng ngần hoặc nồi ốc nấu với chuối xanh, đậu nướng, thơm lừng vị tía tô...


Nhưng về đến Hà Nội, con ốc thành 'đặc sản'. Ốc được chế biến thành nhiều món, nhưng có lẽ đặc biệt nhất, con ốc thành món ngon kỳ lạ, hấp dẫn mọi lớp người, đó là món bún ốc, một món riêng rất Hà Nội. Bún ốc là món nước, ăn nóng, nóng đến bỏng lưỡi, phải xuýt xoa mới ngon.

http://khmerkromrecipes.com/photo_recipes/numpachokchon.JPG

Ốc để làm bún ốc thường là ốc nhồi thật béo, được ngâm nước vo gạo kỹ trước đó mấy ngày cho hết chất bẩn, đem luộc vừa chín tới, lúc ăn mới khêu, thả ngay vào bát, nó giòn mà không dai, béo mà không ngấy, thanh thanh mà không bứ, cùng với sợi bún nhỏ trắng phau man mát, có thể ăn kèm với đĩa rau ghém gồm rau muống chẻ nhỏ, tía tô, kinh giới.

Nước lèo của bún ốc không hề giống bất cứ một thứ nước dùng nào như của phở, của bún thang, của xáo vịt, của riêu cua. Nó nhạt (thành ngữ có câu nhạt như nước ốc) nhưng được pha chua bằng dấm bỗng, lấy từ chất nấu rượu xong, thêm ít bột ngọt, cà chua, nước mắm ngon cùng ớt khô chưng màu sền sệt. Không thể là ớt tươi, càng không bao giờ là tương ớt, mà chỉ là ớt khô chưng mỡ, nó cay nồng béo bùi, nó tan trong nước lèo thành những vòng tròn xao động vàng chóe.

Vị đặc biệt của bún ốc chính là độ chua của dấm bỗng, không thô như mẻ, không gắt như khế, như dọc, một vị chua không một món nước nào được phép có. Có thể vị chua và vị cay ấy làm người ăn sặc sụa, dàn dụa nước mắt nước mũi, phải hắt hơi vài cái rồi mới ăn được tiếp, nhưng nếu không cay chua như thế không còn là bún ốc.

http://img.photobucket.com/albums/v650/hinhttt/Bunoc.jpg
Gia vị của bún ốc, linh hồn của món ăn này, là thứ rau quen thuộc, có mầu tím, răng cưa, ăn với món khác thì hơi hắc, nhưng đi với bún ốc thì lại gây được cảm giác ấm lạnh cân bằng. Đó là tía tô. Vì vậy mà nhiều người nhìn thấy tía tô là nhớ ngay đến bún ốc. Hiện nay, Hà Nội có nhiều hàng bún ốc khá ngon, như ở Mai Hắc Đế, phố Phùng Khắc Khoan, phố Hàm Long (buổi sáng), phố Hàng Chiếu (buổi chiều). Người bán phần đông là quê Pháp Vân, Thanh Trì, dùng ốc vùng đầm hồ ven nội... không đi bán rong mà ngồi cố định.


Bún ốc không xuất hiện trên bàn tiệc, cũng ít khi gia đình làm mà ngon bằng đi ăn ở cửa hàng bún ốc. Nó bình dân, nó phổ thông và nó cần một tay nghề chuyên môn với nghệ thuật gia giảm từ dấm bỗng đến ớt khô, từ cách chọn ốc đến bún được thửa riêng, từ rau ghém ăn kèm...

Hà Nội đầy của ngon vật lạ, nhưng không thể đánh đổ được món bún ốc, xuất phát từ làng quê những về đến kinh thành, nó thành đặc sản ......


Vài hàng về món bún ốc:
Các bạn biết không ? Ngày xưa ở Saigon, khu passage Eden có một hàng bún ốc nổi tiếng vô cùng, mỗi tuần là H fải ghé đó ít ra là vài ngày.
Đầu tiên là bà bán ở gần đường Lê thánh Tôn, trong 1 cái đường hẻm nhỏ, sau đó có lẽ bị đuổi bà phải dời vào passage Eden. H ăn nhiều đến độ biết cả nhà của bà, phía sân sau nhà có cất 1 gian nhà nhỏ chứa ốc, như vậy chứng tỏ là bà bán rất nhiều ốc mổi ngày.

Bà buôn bán khấm khá đến độ mà có tiền cho con xuất ngoại du học ở Mỹ. Dạo ấy mà được đi du học là ai cũng phải khâm phục vì phải hoặc là có tiền hoặc là có thế lực thì mới được đi du học. Tôi cònh nhớ tên anh ấy là anh Minh và anh cận thị.

Ở VN thì nấu bún ốc không khó bằng ở Mỹ là vì thế này, ốc buơu mình chỉ luộc với lá chanh thôi và khi nào truớc khi múc nước dùng thì mình lễ ốc để lên mặt bún, thế là chan nước đang sôi bùng vào tô thế là xọng.

Ấy thế ở đây bạn làm như thế là hỏng to, vì ốc nhập sang Mỹ là ốc đông lạnh, quá trình làm ốc là nguời ta chỉ cậy ốc ra khỏi vỏ rửa sơ rồi đông lạnh xuất cảng, thê thôi. Dĩ nhiên là đâu có vụ rửa sạch sẽ cho nó khỏi tanh tuởi hôi hám. Đã vậy ở đây làm sao mà có bã hèm mà nấu bún ốc cho ngon.

Như các bạn đã biết món bún ốc là món tủ của H mà, mê lắm, thèm lắm, ấy mà ở hải ngoại nào có ai bán bún ốc như ở VN đâu, thật là một sư tra tấn vì thèm mà nào có được ăn.

Khổ quá đi, thế là bắt đầu nghiên cứu, vì không biết làm con ốc vừa giai vừa hôi tanh. H sẽ chỉ bí quyêt cho các bạn, nếu mà ăn không ngon thì không lấy tiền nghe hì hì

(Sưu tầm )

Riêng tớ thì chỉ kết có món ốc nấu chuối. Chao ôi là thèm!

Hôm rồi có dịp ra Hà Nội, của đáng tội tạt ngang như thằng ăn cắp, xuống sân bay, có người đón về khách sạn đã hơn 10 giờ tối, vệ sinh qua loa, uống vài chai bia bàn truyện tới 1giờ sáng, ngủ, tầm 5 giờ dậy uống ly cà phê rồi ra sân bay. Về. Hà Nội vẫn muôn vàn xa lạ :D

em_cua_hoply
21-11-2008, 22:37
@Dly: đây là bún Ốc HN mà bác đọc qua báo chứ hơi thiếu thực tế,tôi xin khẳng định như vậy, tôi ăn bún ốc hầu hết các hàng nổi tiếng khắp HN nhưng hàng ngon nhất chưa phải là những hàng nổi tiếng mà báo viết. Những hàng ăn họ viết trên đây là những hàng tương đối thuận tiện cho việc đi lại, và ăn mang tính sành điệu nhiều hơn. Bún ốc HN có thể không có ốc nhồi to ăn vẫn ngon nhưng tuyệt đối không có ốc nhỏ sẽ không thể ngon bằng, mặc dù ốc nhồi đắt hơn nhiều.Ốc con nhiều trứng không có con nhỏ trong ruột ăn béo ngậy ăn rất hợp(cái này mới là khó để chọn ốc).

Tía tô có thể thiếu trong bún ốc cũng chấp nhận được nhưng rau không thể thiếu là hoa và lõi của thân cây Chuối thái mỏng, ăn rau kèm bún Ốc mà thiếu vị của rau này sẽ rất rất thiếu. Lõi cây chuối có vị ngọt, hồi nhỏ khi đi bơi hồ trong khu Hoàng Cầu tôi hay lấy cây chuối làm phao, xong rồi tước hết vỏ ăn lõi của nó, vị ngọt thanh,rất mát, hơi chát 1 tý

dly
21-11-2008, 22:45
Ừ, thực ra thì mình chưa được ăn bún ốc do người Hà Nội nấu. Chỉ biết và nhớ mỗi món ốc bung ngày xưa mẹ vẫn cho ăn. Giờ thì thỉnh thoảng cũng thèm nhưng nhà vắng ngừoi, con cái đi làm cả, nấu một nồi chỉ có hai vợ chồng già ngồi ăn với nhau thì chán chết nên có thèm cũng đành thôi.

Có đôi lúc đưa bà xã đi khám bệnh, tiên đường ghé ngang 1 quán bún ốc nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Tô Hiến Thành, thực chất quán này bán bún riêu cua có cho thêm vài con ốc xào nên cũng chẳng biết bún ốc đúng nghĩa được nấu ra sao.

em_cua_hoply
21-11-2008, 22:55
Ừ, thực ra thì mình chưa được ăn bún ốc do người Hà Nội nấu. Chỉ biết và nhớ mỗi món ốc bung ngày xưa mẹ vẫn cho ăn. Giờ thì thỉnh thoảng cũng thèm nhưng nhà vắng ngừoi, con cái đi làm cả, nấu một nồi chỉ có hai vợ chồng già ngồi ăn với nhau thì chán chết nên có thèm cũng đành thôi.

Có đôi lúc đưa bà xã đi khám bệnh, tiên đường ghé ngang 1 quán bún ốc nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Tô Hiến Thành, thực chất quán này bán bún riêu cua có cho thêm vài con ốc xào nên cũng chẳng biết bún ốc đúng nghĩa được nấu ra sao.

Nếu có dịp bác ghé qua HN em sẽ mời bác ăn bún ốc tẹt ga, nhìn thấy sợ luôn, giống bà xã em, em cho ăn 2 tuần giờ ngửi thấy mùi ốc là sợ.
Để em hỏi vợ cách nấu rồi Post lên đây, vợ em nấu ăn khéo lắm.

nino
22-11-2008, 06:26
lạc đề rồi, lạc đề rồi... đang nói cơm, phở sao quay ra ốc vậy nè :D
@hoply: Có dịp ra HN nhờ bác hoply dẫn đi ăn món ốc mới được

dly
22-11-2008, 08:12
lạc đề rồi, lạc đề rồi... đang nói cơm, phở sao quay ra ốc vậy nè :D
@hoply: Có dịp ra HN nhờ bác hoply dẫn đi ăn món ốc mới được

Sò, ốc ngon mà! Lão Bin đang húp lấy húp để kìa :lick:

gon87
22-11-2008, 10:57
Nếu có dịp bác ghé qua HN em sẽ mời bác ăn bún ốc tẹt ga, nhìn thấy sợ luôn, giống bà xã em, em cho ăn 2 tuần giờ ngửi thấy mùi ốc là sợ.
Để em hỏi vợ cách nấu rồi Post lên đây, vợ em nấu ăn khéo lắm.

Bác sành về bún ốc quá, cho em vài địa chỉ đi, Theo bác là ngon nhất ấy, em ăn thử cho biết. Từ trước đến giờ, ăn toàn hàng bún riêu chẳng ra gì cả.
:banana:

lqkhoi
22-11-2008, 11:09
Bác hoply ui, tớ ăn ốc xào hổng phải bún ốc đâu. Em nó bán 1 lần một nồi to đùng, 2 vợ chồng ăn trối chết 3 nồi, vì cái tội ham của lạ nên mỗi thứ ăn có một chút. Giá đó là hơn 2 năm trước chứ không phải bây giờ đâu. Và theo tớ là chấp nhận được.

Lần đi ăn ốc ÔNG GIÀ ở Hà Nội thì như bồ hoply nói chẳng biết thằng nào là thiệt thằng nào giả vì thằng nào cũng ÔNG GIÀ CHÍNH HIỆU, ÔNG GIÀ GỐC :)), đành nhắm mắt đưa chân vô một quán đông người nhất. Đánh giá ốc luộc khá ngon và rẻ (hình như 7 nghìn / nồi (2 năm trước)) nhưng chẳng lẽ cứ ăn ốc không nên gọi đại 1 món khác (món khác thì chẳng ngon) rồi về.

Còn phở Bát Đàn thì bồ nói chắc thiệt vì tớ chẳng biết cái nào thiệt cái nào giả cả. Hình như thấy cái nhà đó hơi cũ kỹ gỗ nhiều, nghĩ hàng cổ chắc là hàng thiệt :)

@yeucine: ai nói tớ hổng ở Sài Gòn hỉ? Tớ là chuyên gia ăn ốc nhé nên ốc ở Sài Gòn tớ biết khá nhiều. Như khu gần Mobifone ở quận 10 ( not recommend ăn 1 lần 3 dĩa 100 ngàn lề đường mắc), sang trọng thì ốc Gái (Hùng Vương) hoặc Phụng Vỹ (nhớ chuẩn bị tiền cho nhiều). Nghèo hèn tí thì có khu Trần Hưng Đạo đối diện công an TP trong đường hẻm. Hay một chỗ tớ thường ăn là một con hẻm quẹo từ đường Nguyễn Thiện Thuật (nằm song song với đường Nguyễn Thị Minh Khai), đường vào hẻm đối diện bánh mì Sài Gòn.

Nhưng nói thật ăn ốc ở Sài Gòn bây giờ không rẻ chút nào nếu không nói là khá mắc. 2 người ngồi ăn một tí chưa đủ dính răng, 50 60 ngàn là chuyện thường. Lần quay lại cái con hẻm ở Nguyễn Thiện Thuật cũng ngồi lề đường vì cái nhà em bán đã được upgrade lên 6 lầu (đang xây chẳng biết có phải nhờ tiền ốc chúng ta không?). Ngày xưa (4 năm trước) 10 ngàn / dĩa bây giờ thành 35 ngàn có điều vẫn còn khá ngon. Nhớ có lần tớ và 4 con em bà con bên US mới dĩa chơi 20 dĩa (gọi tất cả các món trên menu), báo hại 4 đứa em đi "te' re" đến lúc dìa US lại luôn.

BTW, topic này hình như sửa thành ĂN UỐNG VIỆT NAM được rồi :)

chinhngon
22-11-2008, 11:50
Mà bún mắm là gì thế các pác. Tui chưa bao giờ ăn, có phải là lấy bún rồi chế mắm vô làm bún mắm ko.

dly
22-11-2008, 11:59
http://i59.photobucket.com/albums/g286/concotrang/bunmam2pe0-2.jpg


Bún mắm hay lẩu mắm là một món ăn rất đặc trưng cho miền đồng bằng Nam bộ VN. Đó món ăn nước, gồm bún tươi chan một loại nước dùng nấu từ nhiều loại cá nước ngọt khác nhau đã làm thành mắm, kèm hoặc không có nhiều loại thực phẩm phụ và khá nhiều các loại rau. Nếu múc thành từng tô thì gọi là bún mắm, còn dọn ra trong một nồi lẩu lớn để ăn chung nhiều người thì gọi là lẩu mắm. Nói chung cho tất cả địa phương thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Nam bộ…chứ không riêng gì Sóc Trăng, món bún mắm đều được nấu với một nguyên tắc giống nhau dù ở Hà Tiên, Vĩnh Long hay Sa Đéc, Cần Thơ… Có khác chăng là tùy người dùng loại mắm cá lóc, cá sặc… khác nhau hoặc dùng những loại rau, phụ gia kèm khác nhau.

VẬT LIỆU

- 250 - 300g cá mắm nguyên con hoặc miếng như mắm cá linh, cá sặc, cá lóc… tuỳ ý.
- ½kg xương heo.
- 1 muỗng canh sả băm + 15g giềng xắt lát mỏng. 50g hành tây. 150g thơm chín ngọt.
- Tùy mùa và khẩu vị để chuẩn bị các phụ gia: cá lóc, cá bông lau, lươn, ốc bưu, thịt ba chỉ, thịt quay, sò huyết, sò lông, filet bò thật mềm, cật heo, mực, tôm… Với 2,5 lít nước lèo, dùng khoảng: cá bông lau, cá lóc, cá hú, lươn… mỗi thứ ½ kg; 100g ba chỉ heo xắt mỏng; ốc, sò lông… mỗi thứ 100g không tính vỏ; 100g thịt heo quay; 100g filet bò mềm; 100g tôm xú; 100g cật heo; 100g mực tươi… Những thực phẩm phụ này, trừ cá ra, những loại khác không nhất thiết phải có đủ và phân lượng ít nhiều tùy ý.
- Rau ăn kèm gồm: 10 trái đậu bắp; 2 trái cà tím; ½ trái thơm chín; kèo nèo, rau rút, rau đắng, cải cay, bông điên điển, bông hẹ, cọng súng, rau sâm, bắp chuối bào, thân chuối non, rau muống chẻ… Và nói thêm cho rõ là bà con ở miền sông nước Nam bộ, hễ thứ rau ven kênh bờ rạch nào mà ăn được, kể cả lá xoài non, đọt non cây lá lụa… họ đều dùng ăn kèm với bún mắm chứ không thể nào nói phải có thứ này, không có thứ kia mới là đúng.
- Gia vị, bún tươi.

THỰC HÀNH

- Hầm xương heo với già 3 lít nước + 50g hành tây còn lại khoảng 2,5 lít nước dùng. Lược qua rây bỏ xác hành, xương.
- Cho con mắm vào nồi nước dùng, nấu rã mắm, lược qua rây bỏ xương.
- Sả bào phi thơm với chút dầu cho vào nồi nước dùng + giềng + thơm chín ngọt cắt miếng nhỏ. Tùy khẩu vị nêm lại cho nước dùng mắm đậm đà chứ không mặn - có thể thêm ít nước sôi nếu mắm quá mặn. Giữ nóng nước lèo mắm trên bếp.
- Đậu bắp rửa sạch, cắt khúc chéo. Cà tím, thơm cắt miếng nhỏ, các loại rau rửa sạch ngắt khúc. Thân chuối non lấy lõi, xắt mỏng - không nhất thiết phải có.
- Các loại phụ gia thịt bò xắt mỏng, cật heo cắt mỏng, mực xắt miếng tỉa hoa, tôm sú tươi để nguyên con… Tất cả để riêng.

TRÌNH BÀY MÓN ĂN

1. Múc tô:
Theo cách ăn bình dân thì bún mắm rất đơn giản, bà con miền sông nước hay dùng thêm các loại cá nước ngọt tươi như cá lóc, cá hú, cá bông lau… cắt lát mỏng rồi thả vào nồi nước lèo… Khi ăn, chia bún vào mỗi tô, cho vào ít cà tím, đậu bắp… cắt mỏng rồi chan nước lèo sôi vào, thêm vài lát cá, ăn kèm các loại rau, nêm nước mắm nguyên chất, chanh ớt tươi là xong. Cách ăn này cho bún mắm có hương vị rất đặc trưng của mắm và cá tươi.

2. Dọn lẩu:

Khi lên đến thành phố, bún mắm “biến tấu” với đủ thứ thực phẩm phụ trên đời như sò, thịt bò, thịt heo quay v.v... và được dọn ra bằng nồi lẩu. Cho nước dùng mắm vào lẩu, thả các phụ gia cá lươn làm sạch cắt khúc vào lẩu trước cho chín. Các phụ gia khác như sò ốc cạy lấy thịt sống, thịt bò, cật, tôm, mực… dọn dĩa riêng, khi ăn tùy ý trụng vào nước lẩu sôi. Dọn kèm dĩa rau trình bày đủ loại, bún tươi, nước mắm nguyên chất, ớt tươi. Nếu dọn lẩu thì phải chuẩn bị thêm ít nhiều nước dùng mắm để châm thêm vào lẩu khi cạn. Cách ăn này làm cho nước dùng trong lẩu bị… biến thái thành một mùi vị khác mà nhiều người cho rằng đó mới là… lẩu mắm!
Nước lèo theo cách gọi chung được nấu chuyên nghiệp cho là đúng "gu" là không xài bột ngọt và đường, chỉ cốt lấy chất ngọt từ con cá lóc, xương heo cùng chất "tinh tuý" ở loại mắm sặc đồng, miệt Cà Mau, thường là loại "mắm trở" có mùi nặng đặc biệt. Mắm nấu sôi cho cá rã ra, lọc mắm qua rây lấy nước, bỏ xương. Cá lóc làm sạch cắt ra nhiều khúc, cùng xương heo thả trong nước lèọ Cá chín vớt ra, xắt thành từng miếng nhỏ dài lối ngón taỵ Còn đầu cá no tròn, đùm ruột gan mỡ béo ngậy được xấp chồng lên trong đĩa bàn lớn, chưng cho "bắt mắt". Những cặp trứng cá vàng rượm bỏ trở lại nồi, dùng "dá" khoả đều cho trứng nổi lên trên mặt, cùng sả băm nhuyễn, nấm rơm búp, tép mỡ óng ánh lềnh bềnh càng tăng thêm chất lượng nồi nước lèo.

Khi ăn nước lèo sôi ngùn ngụt được chan vào tô bún cho ngập nước, dùng "dá" chặn bún lại cho nước đổ trở lại nồi, đó là cách làm cho cọng bún mềm và nóng. Sau đó xếp từng miếng cá, lát thịt ba rọi, vài con tép bạc bên trên, kèm theo rau thơm, giá sống, bắp chuối, nước mắm ớt nguyên chất, nếu thích vắt thêm tí chanh. Công đoạn cuối là chan nước lèo lại lần thứ hai. Tô bún mắm đã đầy đủ sẵn sàng mời khách. Cũng chưa hết, khách yêu cầu thêm cái đầu cá đùm ruột béo ngậy, người bán cũng không từ chối, chỉ cần tính thêm tiền.

yeucine
22-11-2008, 12:10
Nhắc tới bún thì kể không thể hết các món ăn:

Bún Riêu, Bún Măng, Bún thịt nướng, Bún Ốc, Bún Mọc, Bún Mắm, Bún xào....

Lại còn sinh ra thêm người anh em bún khô với bún tàu, chế ra thêm nhiều món nữa.

Món ăn VN thật là phong phú.

Thấy chiều nào bà con cũng chen chúc ở cái quán lề đường trước cửa công viên Văn Lang Q5 ăn bún riêu. Nhưng món này tớ không hảo nên chưa có dịp kiểm chứng chất lượng. Ai thích thì ghé thử xem.

thongpc
22-11-2008, 12:47
http://i59.photobucket.com/albums/g286/concotrang/bunmam2pe0-2.jpg

.

chẹp chẹp, đúng 1 giờ trưa, đang đói cồn cào

em_cua_hoply
22-11-2008, 13:49
Bác sành về bún ốc quá, cho em vài địa chỉ đi, Theo bác là ngon nhất ấy, em ăn thử cho biết. Từ trước đến giờ, ăn toàn hàng bún riêu chẳng ra gì cả.
:banana:

Tớ cho bạn địa chỉ này nhé bạn ăn thử, đúng hượng vị Bún ốc truyền thống, Phố Giang Văn MInh nối dài Cát Linh, đến ngõ thứ 2 rẽ vào đi đến cuối ngõ nằm bên trái, ngay vỉa hè ngõ thôi, bán đến 9h sáng là hết hàng.
Ăn bún ốc Khương Thượng thì đến gò Đống Đa, ngõ ngay bên cạnh, vào đó khoảng 50m có 1 hàng bán cũng ngay vỉa hè ngõ thôi, bán từ 2h đến 5h chiều là hết hàng

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

@lqkhoi: bác với vợ ăn tham thế(hic), người ta chỉ ăn làm sao vẫn thòm thèm lần sau còn muốn ăn tiếp, bác ăn thế thì ...

dly
22-11-2008, 14:42
@lqkhoi: bác với vợ ăn tham thế(hic), người ta chỉ ăn làm sao vẫn thòm thèm lần sau còn muốn ăn tiếp, bác ăn thế thì ...

Cái vụ này thì hình như là đặc điểm, tính cách của hai miền:

Miền Bắc "ăn lấy cái thanh", người miền Nam "ăn cho đã"

tớ là người bắc sinh ra và lớn lên trong nam nên cũng thích cái vụ "ăn cho đã" :punk:

lqkhoi
22-11-2008, 15:59
@lqkhoi: bác với vợ ăn tham thế(hic), người ta chỉ ăn làm sao vẫn thòm thèm lần sau còn muốn ăn tiếp, bác ăn thế thì ...
Biết sao giờ bệnh ham ăn hahaha. Mà hổng phải một người mà cả 2 vợ chồng chỉ có điều gout hơi khác nhau 1 xí. Đi đến đâu vùng nào cái search đầu tiên hổng phải là đi đâu chơi, mà là ăn cái gì trước :)

em_cua_hoply
22-11-2008, 22:07
Có bác nào xơi món này chưa ạ, tôi thì "hổng dám đâu em còn phải học bài"
http://giadinh.net.vn/UserFiles/mo-chuot-4.jpg
Hai lồng thép chứa những con chuột to như lon bia béo múp nhưng xấu xí. người ta tóm đuôi, lôi chúng ra ngoài và đập chết rồi nhúng vào nồi nước sôi để cạo lông như lợn.
http://giadinh.net.vn/UserFiles/mo-chuot-5.jpg
Khoe bàn tay đầy sẹo vì chuột cắn, H nói rằng chuột này các anh bắt đêm qua dưới Hà Nội. Mười giờ đêm đạp xe đi, đến các chợ Châu Long, Nghĩa Tân, Láng Hạ hoặc Thanh Xuân Bắc. Lấy lưới nilon bịt miệng cống, cầm que thọc vào miệng cống bên kia. Chuột chạy ra, mắc lưới, thế là tóm,lấy đồng xu bẻ răng, nhốt vào lồng.
http://giadinh.net.vn/UserFiles/mo-chuot-1.jpg
Mọi người xúm đông xúm đỏ vào mua Chuột Cống
http://giadinh.net.vn/UserFiles/mo-chuot-3.jpg

Nhưng thay vì săn chuột đồng, người ta bắt rất nhiều chuột cống để bán, mà không để tâm món thịt nhiều mầm bệnh này sẽ gây ra những hậu quả gì cho sức khoẻ.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Thịt chuột được chế biến thành nhiều món khác nhau như luộc ép lá chanh, giả cầy, rang, nấu đông, ăn lậu… Trong đó món nấu giả cầy ăn kèm với bánh mỳ được người dân lựa chọn là món ăn ngon nhất của thịt chuột.
“Chúng tôi chỉ lấy bốn cái chân với người của nó. Tất cả đều phải vứt hết. Có ba cái hạch cần phải lấy sạch sẽ đó là ở cổ, và hai bên ngực của nó. Cả mấy đời nhà tôi làm chuột rồi nhưng chưa có ai bảo là ăn chuột bị thế này, thế nọ” 1 cụ có 50 năm kinh nghiệm thịt chuột san sẻ kinh nghiệm.

“Thà chịu cắn chứ không để chuột chết”, đó là câu cửa miệng của những thợ săn chuột .“chuột chết thịt không bao giờ săn, chắc và có vị thơm được. Nên dù bất cứ giá nào cũng phải bắt sống bằng được”.

yeucine
22-11-2008, 22:14
Thường thì tới mùa, Ở SG người ta làm thịt lột da ngay trước mắt mình. Sẽ dễ dàng nhận biết chuột đồng và chuột .....cống.

Nhưng dạo này không thấy bán ở chợ nữa, chắc không đủ cung cấp cho nhà hàng.

em_cua_hoply
22-11-2008, 22:16
Thường thì tới mùa, Ở SG người ta làm thịt lột da ngay trước mắt mình. Sẽ dễ dàng nhận biết chuột đồng và chuột .....cống.

Nhưng dạo này không thấy bán ở chợ nữa, chắc không đủ cung cấp cho nhà hàng.

Mời bác xơi:
http://www.amthuc365.vn/forums/imagehosting/1487affc0cc00b.jpg

trông cũng ngon đó nhỉ?
http://img178.imageshack.us/img178/4382/songmq0.jpg

Lê đĩa này mời các bác xơi:
http://img447.imageshack.us/img447/9104/ranam3.jpg

dly
22-11-2008, 22:19
Thèm! thèm quá đi thôi nino ơi! Chỉ thích chuột nướng chao thôi. Tuyệt!

yeucine
22-11-2008, 22:19
Dĩa cuối chắc được mấy xị.


Hôm kia ở nhà còn mua bò cạp về ăn.



Dở ẹt.

dly
22-11-2008, 22:23
Dĩa cuối chắc được mấy xị.
Hôm kia ở nhà còn mua bò cạp về ăn.
Dở ẹt.

Bị dụ rồi :D có lần cũng được quán mời ăn món này nhưng từ chối, chọn món thằn lằn núi. Ngon! :D

yeucine
22-11-2008, 22:25
Bị dụ rồi :D có lần cũng được quán mời ăn món này nhưng từ chối, chọn món thằn lằn núi. Ngon! :D

Thằn lằn núi, đen xì, nhỏ hơn con thằn lằn nhà.Hổng dám ăn.


Nhìn mấy con chuột nhớ mấy con cống nhum quá.

em_cua_hoply
22-11-2008, 22:25
ặc 1 lần e ăn thử bọ cạp ăn chán quá, thua xa châu chấu mới cào cào, mà cái món thịt chuột này nhìn thấy sợ quá à, có lẽ do mình sợ chuột, nhìn thấy là ghê ghê

yeucine
22-11-2008, 22:29
Thôi đói rồi, ghé Ngô Quyền làm đĩa cơm gà xối mỡ Lão Hương Thân.


Ở Q5 ăn gà ngon nhất là Gà hấp muối của Lão Mã. Có ai biết hôn.

dly
22-11-2008, 22:29
Đặc Sản Thằn Lằn Núi

Phạm Thiên Chương

http://www.offtherails.com/lizard.jpg

Cùng với dơi ,ốc núi, bò cạp núi thằn lằn núi cũng nằm trong bộ sậu khoái khẩu của dân nhậu "từ Dân hạ đến dân thượng" Giống như thằn lằn nhà, thằn lằn núi có kích cỡ to hơn gấp hai lần thằn lằn nhà.
Về màu sắc thì thằn lằn núi có màu trắng đục, xám trọ.Đầu nó to cỡ ngón tay cái của bàn tay người dân làm vườn;mắt to, chân to ,da bụng mỏng đuôi to nhiều mỡ. Thịt thằn lằn núi có thể làm được nhiều món:Rô ti, xaò lăn, nướng, chaó hành,chả đùm ...Thịt thơm hơn thịt gà;đuôi beó nhiều mỡ.Giá một điã được chế biến trong các quán nhậu có thể từ 35.000vnd đến 50.000vnd một điã vưà có từ 4-5 con vưà,và 6-8 con nhỏ. Trong khi đó giá 1 kg thịt tươi sống của người trực tiếp săn bắt chỉ với giá 25.000vnd 1 kg có từ 18-24 con. Tuy nhiên nghề săn bắt thằn lằn nuí không phải là không hấp dẫn.


Từ Ăn Nhậu Đến Săn Bắt


Nghề săn câu thằn lằn đã có từ nhiều năm trước. nhưng trong vòng bốn năm trở lại đây nghề này đã trở thành "chiến dịch" ta,o thu nhập cho những người dân điạ phương. Ở các xã Ninh Sơn, Ninh Thạnh- huyện Hoà Thành, xã suối Phan -huyện Dương Minh Châu -Tỉnh Tây Ninh, nơi có những người theo nghề câu thằn lằn nhiều nhất.

Tìm đến nhà anh Đức đầu chuà ở ấp Ninh Hoà xã Ninh Thạnh -Hoà Thành Tây Ninh,Qua sự giới thiệu của ông Ba Võ chủ vưạ các "đặc sản rừng" vào sớm tinh mơ , trong lúc anh đang chuẩn bị mọi thứ để vaò núi câu thằn lằn, tôi được anh dẫn nhập:"tháng 2 và tháng ba, thằn lằn mới nhiềụCòn từ tháng tư đến tháng 9-10 thì chỉ có lai rai. dân câu tuị tui chỉ câu cầm chừng."

Theo anh trên chiếc xe HonDa "miên" 67, tôi được anh bàn giao naò là các thứ vật dụng trong nghề câu như: Cần câu trúc, giây gân, vỏ quýt, trái trầu bà, cơm, nước v.v..tấ cả được thồ vaò một giỏ đệm.Bánh xe cứ lăn đều đều trên con lộnhưạ phẳng tắp dẫn vaò núi Bà Đen. Hai bên đường, những căn nhà ngói khang trang vẫn còn đang đắm chìm vaò trong giấc ngủ yên ả, bình lặng trong chiếc mùng sương mù của vùng núịXe chạy gần chục cây số, con đường tẻ nhánh phải, nuí Bà sừng sững ,uy nghi xanh rì cỏ cây như trở mình nhè nhẹ trong làn sương mỏng.Điểm dừng của dân câu là một quán càphê dân dã.Ở đây-vùng núi,có rất nhiều quán xá mọc lên như nấm giữa muà mưạVì tất cả chỉ để phục vụ buôn bán cho tất cả các dân hành hương từ khắp nơi đổ về trong những dịp lễ. còn những ngày thường, họ chỉ buôn bán cầm chừng và chủ yếu là họ phục vụ cho những người dân điạ phươngđân câu thằn lằn núịTại đây, có gần trăm tay câu,có cả những cặp vợ chồng trẻ họ đang ngồi bàn tán những điểm câu mới bên tách càphê nóng hổi thoảng khói nhẹ.Xe được gửi đằng sau nhà chủ quán, anh Đức dẫn tôi vaò trong quán và giới thiệu tôi với dân trong nghề.Một người mặt vui cười đến bóp vai tôi làm quen:"mới đi câu lần đầu hả ?"anh nói tiếp:" tui tên Sơn,theo nghềnày đã gần 10 năm rồị"Tôi cười và gật đầu lia liạ tỏ vẻ thán phục, đút tay vaò túi aó lấy vội gói thuốc HERO,bóc vỏ mời vội và nói:"Dạ còn em tên Chương,từ Sài Gòn lên đây để theo học nghề câu, mong mấy anh chỉ giúp ạ."Thấy tôi có vẻ thành khẩn, nên anh Sơn đáp gọn:"được rồi!để tui nói thằng Đức cho anh theo tuị tuị" Tôi cảm ơn liên tục và khuấy đều ly càphê cùng uống.Kim đồng hồ đã chỉ đúng 7 giờ sáng.Tiếng vượn hú gọi đàn, tiếng chim hót chaò buổi sáng, ánh nắng di,u xoá tan những tán sương cộm lững thững trên sườn núi cao ngút tận cửa trờị Khi nắng cao hẳn ,cả đoàn câu xuất phát. Người mang gậy, kẻ mang ro ....tất cả họ đã quen với cuộc sống bình dị của nghề câu nàỵ Họ xông xaó leo núi, trong thâm tâm họ luôn cầu nguyện Bà phù hộ cho họ câu được nhiều thằn lằn.Còn tôi, đây là lần đầu tiên leo núi nên duy nhất chỉ cầu Bà cho tôi được "thượng lộ bình an" là được.Tôi bám theo đoàn anh Đức và anh Sơn, có nhiệm vụ là phải đeo cả hai túi đệm to tướng nặng đến oằn lưng.Đường leo dốc hơi soải,tôi cố bám những mỏm đá to và cạnh góc để leo lên. Mặc dù chỉ lần đầu nhưng tôi cũng không làm cho dân nhà nghề thất vọng.Càng lên cao, dốc đá càng đứng, nhìn xa xa tả hữu những bóng câu lố nhố đang ẩn hiện sau những rặng cây to nhỏ. Lúc này có thể chúng tôi đã leo được 200 mét. Đứng ở đây có thể nhìn thấy ca? vùng trũng rộng lớn.Điểm câu của chúng tôi là một hang đá lớn. Gió thổi rít vaò hang sâu taọ nên thứ âm thanh kì quái rợn ngườịCũng may cho tôi ,điểm dừng cũng là lúc tôi thở dốc vì quá mệt. Mắt hoa,tay run chân riú lại vì sợ độ cao khi nhìn xuống,nên tôi chỉ được dịp là chui tót ngay vaò hang để thở và sung sướng. Anh Đức vưà lấy trong giỏ ra trái Trầu Bà, vừa giải thích:"Thằn lằn núi thích ăn lọai trái này lắm!đây là món tuyệt cú meò của chúng!" cả bọn cười tọAnh Sơn thì lấy dây thòng lọng để cột vaò đầu cần câu trúc, và lấy hột trầu chà xát vaò gờ đá cạnh những kẽ hang nhỏ ;ra hiệu cho cả nhóm nấp vaò một góc đá chìa bên cạnh.Cả hai anh bắt đầu để dây thòng lọng cạnh những kẽ đá, mắt đứng nín thơ hồi hộp chờ đợi.

Chét, chét một con thằn lằn núi đang lò đầu bò ra chậm chạp , cái đầu nó to,có thể nó nặng cỡ 200gram;lúc này đầu nó đã vaò giữa sợi thòng lọng vô hình;chờ thế anh Sơn giật vội, thật mạnh con thằn lằn bị treo tòn teng và nó được nhanh chóng thaó ra và bị bỏ vaò rọ.Do bị bất ngờ,nên con thằn lằn bị ngất đi một hồi ,tỉnh dậy nó chạy hốt hoảng tứ tung trong rọ,Khoảng 3 phút sau ,một con nữa lại thò đầu ra và kêu chét chét gọi bầỵ Mũi nó hướng về muì trầu bà tại gờ đá. Lúc này nó đã chui vaò thòng lọng ,anh Đức giật mạnh và con thằn lằn bị treo tòn teng nó được thaó ra và bị bỏ vaò rọ. liên tục trong một khe đá có khoảng 4-5 con to có, nhỏ có hết khe này sang khe khác các con thằn lằn tội nghiệp cứ nối tiếp nhau chui vaò rọ.Lúc này mặt trời đã đứng bóng.đồng hồ chỉ 12 giờ trưạcái nắng gắt nên gió thổi vaò trong hang đưa cả hơi nóng hừng hực. Nhưng càng vaò sâu trong hang thì càng mát lạnh.Thấy rọ nhiều,cả hai anh Đức Sơn nghỉ câu để ăn cơm. Họ chia cho tôi nửa nắm cơm vón trong đó có cả cá và thịt heo khô .Cả bọn cùng ăn.Anh Sơn vưà ăn vưà kể, với vẻ tự haò:"cả họ hàng nhà tui đều theo nghềcâu này cả .và thằng Đức ông Sáu Mận ở Ninh Thạnh ,Ninh Sơn là dân cựa đó!"Cả bọn cười ngất. Anh Đức nói tiếp:"ở lâu thì ra laõ làng,sinh nghề tử nghiệp!" thấy tôi trợn mắt sợ hãi ,anh Đức cười khoái chi và giải thích:"sống nghề câu nhưng chết thì vì nhậu nhiềụnông dân tuị tui có nghễ ngỗng gì đâu , nên Bà thương bà cho tuị tui mấy con thằn lằn này để sống qua ngày"Tôi hỏi thông cảm:"mấy anh không sợ nó bị tuyệt chủng sao ?"anh Sơn nói vội:"trời sanh voi thì sinh cỏ . hết thằn lằn thì tuị tui chuyển sang nghề bắt ốc núi, hết ốc núi thì sang nghềbắt dơi!" Anh Đức bồi thêm:"một ngày một người có thể câu được từ3-4 kg .một kg bán cho chủ vưạ 25.000vnd vaò muà này, còn vaò tháng 2-3 thì tui tui câu được vài trăm ngàn đó. vì lúc đó giá tăng" Anh thở dài nói tiếp:"tuy nghề này là ngon, nhưng lúc xui xeỏ gặp kiểm lâm thì công cả ngày trời đi toi!còn xui nưã thì bị té trượt chân, trầy truạ. mũi ăn trầu là chuyện thường! rồi cũng quen, riết mũi tụi tui nhạy lắm!"Sợ tốn nhiều thời giờ của các anh, nên tôi không hỏi nữa và im lặng cho tới khi các anhn tiếp tục câu những con thằn lằn xấu số.

Lúc này chúng tôi chuyển sang hang khác và mặt trời cũng đã ngã nắng vàng, kim đồng hồ chỉ đúng 15g25 phút. Anh Đức đề nghi. cả nhóm nghỉ và vềvì sợ tốịĐu_+ờng xuống dốc thoai thoaỉ tôi cũng đã dần quen, những lối rẽ, những rặng cây ôi sao thân thuộc lắm. mặc dù tôi phải đeo cả hai rọ đựng thằn lằn nhưng sao tôi không thấy mệt. Có lẽ do tiếng chuông chuà vọng từ trên cao làm dậy cả vùng nuí thiêng liêng nàỵXuống tới chân núi,cũng là lúc các dân câu hội nhau mở rọ trút những con thằn lằn mà họ câu được vaò bao vải để cân cho chủ vựạ Anh Đức và Anh Sơn cũng làm như lệ thường.và tất cả ra điểm lấy xe để về.Trời chiều hẳn, xe chạy chậm; bóng núi từ từ khuất sau tầm nhìn của tôi vì những căn nhà san sát nằm gần nhau che mất.

Tạm biệt núi Bà,tạm biệt vùng đất linh thiêng nhiều huyền thọai trong đó có cả những con thằn tội nghiệp ,mà sự tồn tại của chúng chỉ để bổ sung cho những sinh hoạt của đời sống con người;trong đó có cả miếng cơm manh aó cuả dân ngheò với những khó khăn thường nhật. Và đến một ngày naò đó nòi giống của chúng sẽ đi về đâu ...?
Phạm Thiên Chương

lqkhoi
22-11-2008, 23:20
Nói chứ phải công nhận xét về ăn tạp thì mấy chú Tàu và các bé Việt Nam chắc là vô địch. Hầu như con nào kêu mà không "dạ" là ăn tuốt. Các bạn bè năm châu vừa nghe tớ kể danh sách động vật tớ đã từng ăn là chạy trối chết.

Nghĩ cũng xót thương cho cái gọi là môi trường. Cứ bắt đến cạn kiệt vậy thì còn lại cái gì? Anh Dê là chúa phá hoại môi trường đấy :)

Gần đây, một số con hoang dã đã được nuôi và bán thịt. Cái này thì tớ ăn vì hổng phá môi trường quá. Metro bán liên tục cá sấu và đà điểu. Riết tớ trở thành khách quen mua thịt cá sấu cứ mỗi lần ghé Metro. Mấy chị em cô bác thấy một thằng đàn ông ngồi nhìn và rờ để coi miếng thịt nào ngon thì cảm thấy quái lạ lắm, bu vào hỏi ăn làm sao, nấu như thế nào. Thế tự nhiên mình thấy YAN CAN COOK bất đắc dĩ ha ha ha.

Highly recommend 2 em này. Thế giới ngày nay cũng đang có xu hướng tìm những nguồn dinh dưỡng mới. Họ sợ các gia súc gia cầm truyền thống bị biến đổi gen rồi nuôi quá công nghiệp. Thịt cá sấu rất ngon làm cũng được khá nhiều món giá không mắc. Còn thịt đà điểu ngon như bò úc mà giá rẻ hơn nhiều. Mại dô, mại dô.... Ai cần món ăn của 2 chú này thì liên hệ nhá :)

Dennis Bergkamp
23-11-2008, 00:17
Ai biết nấu Phở ngon lên chỉ mọi người đi.

The Old Man
23-11-2008, 01:06
Cái tô bún mắm của bác DLY là biến thái quá xá cở.
Tô bún mắm tôi ăn tại Bạc Liêu bán cho người bình dân chánh gốc (original) chỉ có một miếng bún với rau, dưới đáy tô chỉ là một chút vụn cá nhiển như cám, hìnhh như phải có ngải mắm gì nữa mới đúng điệu.
Hình tô bún mắm bác post lên là cho Đại-Gia ở Sàigòn ăn chớ dân nghèo bình dân ở Bạc Liêu làm gì ăn được như thế..

ngutrienmien
23-11-2008, 02:40
Có ai mê bún bò huế không?

http://bp2.blogger.com/_JyI4qhRxqKs/Rf4gHFJOAJI/AAAAAAAAAH0/HD07IImtm3U/s400/Tay+Ho+Bun+Bo+Hue.jpg


http://www.youtube.com/watch?v=LMYnAOLmWSc

Mỗi tuần phải kêu bà xã nấu bbh một bữa... (uh, hổng phải người nào trong cái utube video cả, đừng nhầm tội nghiệp :lick: )

The Old Man
23-11-2008, 04:00
Có ai mê bún bò huế không?

Mỗi tuần phải kêu bà xã nấu bbh một bữa... (uh, hổng phải người nào trong cái utube video cả, đừng nhầm tội nghiệp :lick: )

Phở và bún bò Huế là hai món khoái khẩu cũa già TOM. Ăn hoài không chán.

ngutrienmien
23-11-2008, 04:17
Tôi có một ông bạn chỗ làm người Mỹ da trắng, bà vợ người Thái lan. Ổng bả chỉ thích đồ ăn Thái. Nhưng năm ngoái vô tình tôi giới thiệu hai người đó đi ăn mấy tiệm Việt Nam, bây giờ mỗi lần gặp lại thì chỉ nghe hai người đó bàn luận đồ ăn Việt Nam: bánh xèo, gà xào xả ớt, gỏi cuốn, và đặt biệt là "bân bo hue". Ổng không nói được chữ "bún", chỉ phát âm là "bân" thôi.

Giờ mỗi tuần cặp đó đều dắt nhau đi kiếm một tiệm VN trong vùng để thử món mới. Kinh thật.

yeuITVN
23-11-2008, 07:35
Khi đó thì bao nhiêu tiền 1 tô phở vậy chú Dennis? :p Làm được hết chứ không phải là không được nhưng khi đó giá thành nó sẽ khác mà như vậy thì làm sao mà thành franchise được.

Chứ hễ cái Dễ mà làm được thì tụi nó làm sạch rồi chẳng cần đến phải là người Việt Nam.

Không biết các bạn có biết chain THAI EXPRESS (mới mở 1 cái trên đường Lê Thánh Tôn Q1) là hoàn toàn 100% từ mấy thằng Singapore. Chain Sakae Sushi (chưa đến Việt Nam) nhưng cũng đang hăm he nhảy vào bán đồ Nhật nhưng thằng chủ cũng là 1 thằng Sing chính gốc. Và mấy thằng đó lại khuếch trương rất tốt trên thế giới.

Không có gì nhanh trong việc phổ biến ẩm thực khắp thế giới bằng mấy cái chain và frainchise. Cho dù nhiều khi nó chẳng còn giữ cái quái hương vị gì của chính gốc cả. Nhưng như những dẫn chứng vừa nói trên, ẩm thực Việt Nam rất khó làm thành 1 franchise hay chain đúng nghĩa. Mà nếu anh không phổ biến ẩm thực của anh ra khắp nơi trên thế giới thì người ta không bao giờ biết đến anh cũng không có gì là lạ.

Cách đây mấy năm đọc trên một tờ báo giấy nào đó không nhớ tên. Một đoàn các văn nghệ sỹ Việt Nam sang thăm xứ Hoa Cầy. Họ kể là món phở bên đó vô cùng tệ hại. Boston phở có khá hơn nhưng tô phở thì lại quá to. Phở 24 của Việt Nam đang đi đúng hướng, có điều hương vị có vẻ như không giống phở truyền thống.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Nói chứ phải công nhận xét về ăn tạp thì mấy chú Tàu và các bé Việt Nam chắc là vô địch. Hầu như con nào kêu mà không "dạ" là ăn tuốt. Các bạn bè năm châu vừa nghe tớ kể danh sách động vật tớ đã từng ăn là chạy trối chết.

Nghĩ cũng xót thương cho cái gọi là môi trường. Cứ bắt đến cạn kiệt vậy thì còn lại cái gì? Anh Dê là chúa phá hoại môi trường đấy :)

Gần đây, một số con hoang dã đã được nuôi và bán thịt. Cái này thì tớ ăn vì hổng phá môi trường quá. Metro bán liên tục cá sấu và đà điểu. Riết tớ trở thành khách quen mua thịt cá sấu cứ mỗi lần ghé Metro. Mấy chị em cô bác thấy một thằng đàn ông ngồi nhìn và rờ để coi miếng thịt nào ngon thì cảm thấy quái lạ lắm, bu vào hỏi ăn làm sao, nấu như thế nào. Thế tự nhiên mình thấy YAN CAN COOK bất đắc dĩ ha ha ha.

Highly recommend 2 em này. Thế giới ngày nay cũng đang có xu hướng tìm những nguồn dinh dưỡng mới. Họ sợ các gia súc gia cầm truyền thống bị biến đổi gen rồi nuôi quá công nghiệp. Thịt cá sấu rất ngon làm cũng được khá nhiều món giá không mắc. Còn thịt đà điểu ngon như bò úc mà giá rẻ hơn nhiều. Mại dô, mại dô.... Ai cần món ăn của 2 chú này thì liên hệ nhá :)

Em ăn thịt đà điểu rồi, ngon và chắc như thịt bò chứ không bở và mỡ như thịt gà công nghiệp:D.

dly
23-11-2008, 08:04
Cái tô bún mắm của bác DLY là biến thái quá xá cở.
Tô bún mắm tôi ăn tại Bạc Liêu bán cho người bình dân chánh gốc (original) chỉ có một miếng bún với rau, dưới đáy tô chỉ là một chút vụn cá nhiển như cám, hìnhh như phải có ngải mắm gì nữa mới đúng điệu.
Hình tô bún mắm bác post lên là cho Đại-Gia ở Sàigòn ăn chớ dân nghèo bình dân ở Bạc Liêu làm gì ăn được như thế..

Ngải mắm mà anh nói nó là mắm lóc, mắm cá chèn nói chung dã chín đủ tuồi được nấu trong nước lèo (nước dùng) đó anh, các quán bún măm tại SG thường nấu lọai mắm chưa tới tuổi chín (chín ép) nên không ngon nước lắm.


Tôi có một ông bạn chỗ làm người Mỹ da trắng, bà vợ người Thái lan. Ổng bả chỉ thích đồ ăn Thái. Nhưng năm ngoái vô tình tôi giới thiệu hai người đó đi ăn mấy tiệm Việt Nam, bây giờ mỗi lần gặp lại thì chỉ nghe hai người đó bàn luận đồ ăn Việt Nam: bánh xèo, gà xào xả ớt, gỏi cuốn, và đặt biệt là "bân bo hue". Ổng không nói được chữ "bún", chỉ phát âm là "bân" thôi.

Giờ mỗi tuần cặp đó đều dắt nhau đi kiếm một tiệm VN trong vùng để thử món mới. Kinh thật.

Người nước ngoài mê món ăn VN này thì mình đã găp, có dạo đi ăn thịt chó với mấy tay Korea kéo họ về vùng Thanh Đa, ngồi ăn một lúc mấy anh chàng Korea mới hỏi mình bàn bên chấm thịt cho vô chén gì thế, chả là bàn mình xơi thịt chó cùng muối ớt+tiêu+chanh thế là bầy cho họ cách pha chế mắm tôm và để họ ăn thử. họ trách "Ngon thế sao giờ mày mới nói với tao" Kinh! và sau lân này mình học được cách luôc chó rất ngon của người Korea :D

Lần khác dẫn thằng chồng của cô bạn gái về VN thăm nhà đị ăn món lươn chiên dòn trên đường Trần Hưng Đạo về nhà nó kể lại cho vợ nó nghe, cô bạn mình tròn xoe mắt ếch, ngạc nhiên và hỏi mình có chắc là chồng cô ăn tất cả các loại" cỏ thơm" được don lên không? nó có biết cách nhằn xương không? và những ngày còn ở VN chú theo mình ta bà tứ xứ để được ăn thử thức ăn Việt, món nào chú cũng ăn ngấu nghiến và tới khi cho chú xơi thịt chó thì chỉ một miếng "duy nhất" phải vội kêu xe đưa chú về, mặt mũi xanh lét, mồ hôi rịn khắp người :crying:

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Ai biết nấu Phở ngon lên chỉ mọi người đi.


Nguyên liệu: Nấu trong nước
Thời gian thực hiện : 4 giờ
Chuẩn bị cho : 15 người ăn

I.- NGUYÊN LIỆU:
1 kg xương bò
400 gam thịt nạm
250 gam thịt filet
2 củ hành tây + 1 củ gừng + 3 tai cánh hồi + 1 thanh quế nhỏ
3 quả chanh + hành lá + ớt + rau quế + rau ngò gai + 2 thìa ớt xay nhuyễn.
50 g tương nâu - 50 g tương ớt .

II.- THỰC HIỆN

Giai đoạn chuẩn bị:
Xương bò + thịt nạm rửa sạch để ráo
Thịt filet rửa sạch, dùng khăn thấm khô cho vào tủ lạnh (nếu có)
Củ gừng - nướng cháy xém vỏ cạo sạch lớp cháy vỏ + hành Tây nướng
Ớt, chanh : xắt lát .

Giai đoạn nấu phở:
Lường khoảng 10 tô nước lạnh, đổ vào nồi nấu sôi, cho xương bò + thịt nam vào nấu lửa lớn, khi sôi bùng lên, hạ bớt lửa, hớt bọt thường xuyên cho nước trong, không đậy nắm. Nêm 1 chút muối vào nối nước phở để củ gừng nướng đập dập + củ hành nướng + cánh hồi + quế vào cho thơm mùi phở.

Thịt nam chín vớt ra để ráo nước, xắt lát mỏng, to bản trông đẹp mắt
Nếm nước phở lại cho vừa ăn và cho thêm mì chính vào.
Thịt filet thái mỏng đập cho dập thớ thịt .

Giai đoạn trình bày tô phở:
Bánh phở (nếu người miền Nam thì có 1 nhúm giá sống) trụng sơ qua nước sôi, cho ra tô, sắp thịt bò nạm, filet, củ hành tây xắt khoanh + hành lá, ngò gai xắt nhỏ + củ hành lá cắt dài 6cm lên trên. rắc tiêu lên mặt tô và múc nước phở đang sôi dội lên thịt bò filet cho tái chín nhưng vẫn giữ được màu tươi của bò.

Lưu ý: Phở phải dùng nóng với tương ớt, ớt xay, tương đậu, rau ngò rau húng quế.

Ghi chú:Tránh không nêm nước mắm trong nước phở sẽ bị chua, chỉ cho nước mắm vào tô phở nếu thấy còn thiếu đậm đà.
Cánh hồi + quê không nên cho nhiều vì như thế nước phở sẽ hăng.Khi nấu nên lấy vải bọc túm cánh hồi và quế lại, khi khi dậy mùi rồi thì vớt ra bỏ.

sailemoon
23-11-2008, 09:36
hic, mình thì thích ăn bún thịt nướng nhưng hình như dân Việt mình nướng thịt hơi bị kĩ quá nên ăn vào nhiều lúc cứ tưởng như ăn than, sợ bị ung thư quá !!!

em_cua_hoply
23-11-2008, 11:34
Tôi có một ông bạn chỗ làm người Mỹ da trắng, bà vợ người Thái lan. Ổng bả chỉ thích đồ ăn Thái. Nhưng năm ngoái vô tình tôi giới thiệu hai người đó đi ăn mấy tiệm Việt Nam, bây giờ mỗi lần gặp lại thì chỉ nghe hai người đó bàn luận đồ ăn Việt Nam: bánh xèo, gà xào xả ớt, gỏi cuốn, và đặt biệt là "bân bo hue". Ổng không nói được chữ "bún", chỉ phát âm là "bân" thôi.

Giờ mỗi tuần cặp đó đều dắt nhau đi kiếm một tiệm VN trong vùng để thử món mới. Kinh thật.

Bún bò huế tớ cũng thích ăn,nhưng không ăn được triền miên như Phở hay Bún Dọc Mùng thôi

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

@yeuIT: tớ ăn thịt đà điểu rồi thấy cũng chẳng ngon,bình thường. Thịt cá sấu ăn 1 lần thấy cũng chẳng ấn tượng gì.

Mà có bác nào ăn Rươi chưa vậy? Món này nhắm rượu là "Tuyệt đỉnh công phu" đấy

need_update
23-11-2008, 12:01
hay đó ......... Hãy bình luận tiếp tục về món ăn VN

dly
23-11-2008, 12:13
Đã cùng gia đình đi ăn thịt đà điểu. Ngon! cả nhà cùng công nhận :D

bác Hợp Lý chắc ăn nhằm chỗ rồi :lick: đùa thôi. Có lẽ tại nơi đó không khéo trong việc chế biến chăng?

Rươi! có nghe mẹ nhắc đến nhưng chưa được ăn

Osama Binladen
23-11-2008, 12:16
Rươi! có nghe mẹ nhắc đến nhưng chưa được ăn

Về Thanh Hoá đi bác, rươi vốn là đặc sản của xứ Thanh:w00t:

dly
23-11-2008, 12:20
Bác cho em cái hình con Rươi cái, chưa biết mặt ngang, mũi dọc nó thế nào? Có phải nó là một dạng trùng (giun) không?

À! có rồi. Trên mạng đầy! tha về đây luôn để tiện xem




Tháng chín mưa rươi...
Con gì bé tỉ bé ti
Người đi dưới đất, bóng đi trên trời.
Một năm mấy bận đi chơi,
Đi thì lở đất long trời mới yên?

http://i212.photobucket.com/albums/cc269/mummap7/images1085565_1.jpg

Â'y chính là con rươi. Hàng năm, vào cữ thu già, những đám mây ngang trời đã tai tái sắc chì, từ các chân ruộng vùng cửa sông nước lợ của đồng bằng Bắc bộ đêm đêm săm sắp nước mưa, con rươi nứt lỗ chui lên bước vào mùa sinh sản mới.



Cái mưa rươi nó lạ lùng lắm. Thoạt đầu không ai nhận ra. Chợt đến chợt đi. Chẳng ra mưa rào mà cũng chẳng phải mưa dầm. Nhưng mà trời đất lúc thì oi oi nồng, lúc lại gai gai lạnh. Ðang vừa hanh hảnh chút nắng vàng, lại xầm xì lắc rắc mấy hạt mưa xám. Nhưng mà các cụ già thì hầu như là nhớ ngay, vừa tự đấm lưng thùm thụp vừa kêu: Lại "kẻ ăn rươi người chịu bão" rồi đây .

" Tháng chín đôi mươi, tháng mười mồng năm", đến hẹn lại lên, người dân các vùng Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Ðịnh đêm đêm dùng các vuông lưới gọi là "xăm" để vớt rươi, rồi đem lên Hà Nội bán vào các buổi sáng trên các phố chợ, với những tiếng rao ra rả: "Ai mua rươi ra mua! Ai mua rươi ra mua!". Âm chữ " Rươi" được kéo dài và cao vỏng vót, nghe na ná như có dấu sắc, dễ suy diễn, khiến nhiều người bật cười mà nhớ mãi.

Hàng rươi gánh rong trên phố khác với rất nhiều các hàng rong. Vì mỗi năm những gánh rươi chỉ xuất hiện đôi ba ngày trong cữ này. Và các cô hàng rươi bao giờ cũng đi hai người. Một cô lặng lẽ gánh hàng, một cô cất tiếng rao. Hễ có người gọi, cô gánh rươi bắt đầu gỡ ngay chiếc nón ngồi phệt xuống bên quang gánh mở thúng rươi cho khách xem. Ðôi tay cô lúc nào cũng dính dấp mấy đốt rươi xanh xanh đỏ đỏ, trông dễ sợ. Bởi thế, bên quang gánh bao giờ cũng có một xô nước nhỏ để mỗi lần cân rươi xong, thì cô rửa tay . Còn cô rao hàng thì vừa luôn miệng chào mời khách, tranh thủ quảng cáo những là rươi "tẻ", "rươi nếp", vừa thoăn thoắt đếm tiền .

Mua rươi, các bà nội trợ sành sỏi thường thích lựa những con rươi còn tươi sống. Những con rươi tươi sống thì thường ngoi lên mặt trên thúng, có lẽ để hít thở khí trời chăng? Bởi vậy, lớp rươi trên, gọi là "rươi mặt" ấy rất quý. Song không cô hàng rươi nào lại dại dột xúc toàn rươi mặt mà bán cho khách. Dẫu khách có trả hơn tiền đi chăng nữa. Thế còn rươi đáy thúng, bán cho ai?.

Có những gánh hàng rươi quen năm này qua năm khác, thì cô hàng còn dúi thêm cho bà khách sành miệng mấy miếng vỏ quýt tươi mà cô đã gom ở chợ hồi sáng sớm. Thế thì bà khách thích lắm. Bởi vì rươi thì có đến dăm bẩy món ăn. Nhưng không món nào có thể thiếu được được thứ gia vị quan trọng nhất, ấy là vỏ quýt. Rươi là thức ăn rất giàu đạm, nên người ăn dễ bị đầy bụng, khó tiêu. Vỏ quýt có tên thuốc là trần bì, lại có tác dụng tiêu thực, chống đầy bụng. Nhưng mà cũng không chỉ là vỏ quýt. Còn là hành hoa, thìa là, lá gấc non.

Thông dụng nhất là món chả rươi. Phụ nữ các gia đình Hà Nội cũ, không ai là không biết làm. Nửa cân rươi đem nhặt bỏ hết cỏ rạ lẫn vào. Ðun nước nóng già chần qua, gọi là " làm lông rươi", sau lấy ba chiếc đũa đánh cho nhuyễn. Ba lạng thịt nạc vai mỡ giắt băm nhỏ, hai quả trứng vịt, ba thìa nước mắm, một dúm hạt tiêu, một nắm hành hoa, thìa là, vỏ quýt, lá gấc non thái nhỏ biến. Tất cả cho vào đánh lẫn với rươi. Mỡ lợn đun sôi già, dùng chiếc muôi nhỏ, xúc từng thìa rươi đổ vào cho. Rươi rán cần để nhỏ lửa, cho chín kỹ, kẻo dễ tanh. Rươi ăn nóng, chấm nước mắm chanh, tỏi, ớt, hạt tiêu thật là một món đưa cay khoái khẩu. Rươi xào với củ niễng hay không có, thì thay bằng củ cải thái nhỏ. Nhớ xào riêng từng thứ, cho rươi được săn mình, đĩa rươi khô ráo, không chảy nước, thì mới thật là ngon. Duy chỉ có bây giờ, muốn mua được bó củ niễng thì hơi khó, phải nhờ đặt ở các bà hàng rau mấy chợ cũ như chợ Hàng Ba, Cửa Nam hay Hàng Bè, chợ Hôm may ra mới chuốc được. Bó củ niễng thì nom hơi giông giống như bó củ sả, nhưng bụ bẫm hơn, thái củ niễng ra, bên trong có mấy chấm xám nho nhỏ thưa thoáng. Thì đích đấy! không phải là củ bị hỏng đâu.

Nhưng như bà mẹ tôi thuở sinh thời, không chỉ làm có hai món là rươi rán và rươi xào như thế. Bà nấu riêu rươi. Cha tôi rất mê món riêu rươi do mẹ tôi nấu. Cứ vào cữ trời đất vần vụ đổi màu tháng 9, là ông lại thỉnh thoảng gióng giả: "Xương cốt độ này làm sao ấy nhỉ, đau như giần. Giá có bát canh rươi mà húp nóng, thì vô sự ngay", khiến mẹ tôi lại cười cười ngóng ra phố, ngóng tiếng rao của chị em cô hàng rươi năm ngoái. Không biết cô em mùa cưới này đã có người đặt trầu cau chưa?

Rươi đem về nhặt bỏ cỏ rạ, đánh nhuyễn với thìa muối nhỏ, hoà trong nước lã như ta lọc cua đã giã vậy. Sau đó, đem bắc trên bếp đun sôi to lửa. Rươi sẽ đóng bánh gạch chắc nịch như gạch cua. Sau đó lọc mẻ chua cho vào. Muốn có cái để vớt cho vui đũa thì cho thêm mấy miếng khế, nhưng nhớ thái dọc quả khế, bỏ hột, không thì hột khế sẽ làm xám đen nước riêu. Ðoạn rồi phi hành mỡ, thả cà chua xào thơm, rồi đổ lên trên bánh gạch rươi. Cuối cùng thả hành, thìa là, vỏ quýt thái nhỏ, nhắc ra ăn nóng. Người ta hiếm ăn riêu rươi với rau ghém, sợ nguội canh thì tanh miệng. Khi ăn, nhớ thêm vào mấy bụi hạt tiêu bắc cho thật thơm.

Cũng có khi bà mẹ tôi lại nấu một nồi canh rươi lẫn với củ măng non thái chỉ. Nấu như thế thì con rươi để nguyên không đánh nhuyễn. Canh rươi nấu măng thì phải bớt chua đi và nhớ thêm chút lá mùi tàu thái chỉ, thế mới hợp vị, ăn hay ra phết. Mỗi tội dẫu có muốn chọn rươi mà "ăn mảnh" cũng khó đấy, tục ngữ có câu " Chẳng ra măng ra rươi gì cả" là như thế.

Lâu nay tôi cứ nghĩ, mẹ tôi chính là pho từ điển vể rươi rồi. Vậy mà khi được thực mục sở thị cách làm món nem rươi của bà Trang, một phụ nữ Hà Nội gốc nhà ở số 5 ngõ Bà Triệu, tôi mới thật bái phục sự tài hoa của bàn tay các bà nội trợ Hà Nội. Nhân nem rươi đại ý cũng như nguyên liệu làm món chả rươi. Nhưng có thêm vài sợi miến cắt khúc và chút nấm hương mộc nhĩ thái nhỏ với mấy sợi củ đậu thái chỉ. Miếng nem rươi chấm nước mắm dấm đường tỏi ớt hạt tiêu với vài thức rau ghém thì lạ miệng lắm. Nhưng cũng cần ăn lúc chúng đang thật nóng. Nóng đến sút lưỡi, như các cụ nói mới thật thích.

Chừng sang chập đầu tháng mười âm lịch, ngang trời mây xám trôi nặng nề. Ðêm đêm, những cơn gió bấc đầu mùa đã thổi sàn sạt trên mái nhà . Ðâu đó, trên các đường phố, đã trĩu trịt những gánh gạo quê mới. Mẹ tôi không quên làm thêm món rươi kho. Rươi kho trong chiếc niêu đất nhỏ, đặt trên chiếc bếp mùn cưa đóng hờ cửa gió, cho lửa nhỏ đều liu riu suốt cả buổi. Một dúm sợi củ cải khô cùng vỏ quýt, hạt tiêu mấy khẩu mỡ phần và loáng thoáng dăm ba lát gừng non thái chỉ trộn lẫn. Kho đến khi sem sém nồi là được. Trước khi ăn, cũng chớ quên gia thêm hành thìa là và chút hạt tiêu bắc. Con rươi kho săn chắc, ăn vừa bùi vừa béo, rất đưa cm. Nhưng nhiều người trông thấy con rươi kho có vẻ giống như con rết hay con cuốn chiếu, thì sợ mà không dám ăn. Bởi thế cho nên, nhiều nhà duy chỉ biết có mỗi món chả rươi là chấm hết.

Cũng vào tháng mười âm lịch, mẹ tôi hẹn chờ gánh rươi tốt nhất để làm mắm. Thỉnh thoảng bà lại sốt ruột kêu chị em tôi lên gác thượng đảo mẹt vỏ quýt, vỏ quýt Thái kia đấy, chứ không phải là thứ vỏ quýt hôi xì xì đầy rẫy ngoài chợ kia đâu. Không có cái tang quýt này, thì coi như hết mắm rươi - bà thi thoảng lại thốt lên như thế. Nhưng mà mắm rươi thì chưa có thể ăn ngay trong dịp này. Ðợi phải trở qua hàng tháng nắng hanh kia. Ðến những ngày đầu giêng năm mới, khi cải cúc, rau cần, hành củ bén mưa xuân, xanh tốt nõn nà, sẽ chưng bát mắm rươi đem ra đãi khách, là hợp cách nhất.

Nguồn:Tuyết Nhung-muivi.com


Tháng 10 nhớ những mùa rươi

Nếm một lần ăn món rươi nóng ăn kèm với hành, tiêu, tỏi, ớt, rau thơm, đặc biệt là kinh giới và húng quế quê tôi, khó ai có thể quên được mùi thơm quyến rũ của nó.

Món quê giữa thị thành

Làng Quang Dụ (Đức Thọ, Hà Tĩnh) quê tôi vốn là vùng đất lụt, nằm ở hữu ngạn con sông Lam, bãi bờ phù sa như một dải lụa xanh ngăn ngắt, cây trái ngọt lành. Ngày chưa vào bộ đội, mỗi năm vào cữ tháng tháng 9 âm, tháng 10 dương lịch, tôi và lũ bạn cùng trang lứa thường háo hức đón đợi những trận mưa mở màn cho mùa rươi. Thứ mưa ấy, bà con quen gọi là “mưa rươi”.

http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thunga/20081008/Ruoi.bmp
Rươi tươi và các gia vị đi kèm.

Tục ngữ có câu: “Tháng 9 mưa rươi/Tháng 10 mưa cữ” nghe cứ ngỡ như rươi từ trên trời đổ xuống vậy. Mưa rươi thường không lớn, những cơn cứ chập chờn ẩn hiện, thoắt rơi, thoắt ngừng, không biết đâu mà lần. Mưa cứ như mời gọi, đánh thức loài rươi ngủ quên suốt cả năm ròng trong bùn đất ngoi lên. Bấy giờ, từ những chân ruộng ngoài đê cho đến các con hói, rươi lên ngầu ngã. Chúng bơi loạn xạ, rối rít, lăng xăng, nom thật vui mắt. Khi ấy, nếu trời đương nắng cũng tự nhiên râm hẳn lại. Người già bảo đó là rươi đi, bóng che rợp trời!

Trong làng nhộn nhịp như có hội. Người lớn và trẻ con đội mưa, nườm nượp đổ ra mặt ruộng. Người ta dùng vợt, dùng rớ bằng vải mùng, thậm chí huy động cả rổ, rá, dần, sàng… để vớt rươi. Cách vớt này thô sơ, cốt lấy vui làm chính. Còn nếu muốn lấy số nhiều thì phải tốn công hơn một chút. Thông thường người ta khơi bờ ruộng cho nước chảy, giăng mành mành rộng ra theo hình phễu rồi đơm đó vào. Rươi cứ việc theo dòng chảy, ào ạt trôi vô miệng đó. Đứng trên bờ, người ta chỉ việc nâng đó, trút rươi vào thuyền, chở lên mạn ngược gánh đi, cho kịp buổi chợ.

Rươi thuộc họ côn trùng, cư ngụ trong bùn đất nước ngọt, mỗi năm chỉ xuất hiện có một lần. Con rươi nhỉnh bằng đầu đũa, dài chừng 3 – 4 cm, mình dẹt, thân mềm, chân tua tủa kiểu như con cuốn chiếu. Có lẽ nhờ vậy mà khi ở dưới nước, chúng bơi lội khá nhanh. Ngược lại, lúc được vớt lên, rươi rất chóng chết nên phải bảo quản cẩn thận, “nâng như nâng trứng”, tránh làm dập vỡ gạch rươi, mất ngon. Vì thế chê ai đó luộm thuộm, dân gian thường ví von: “Trông như rươi xổ ruột”.

Rươi phải chế biến ngay, ăn tươi mới ngon. Trước tiên phải kể đến món rươi xáo măng. Tốt nhất là loại măng tre vườn, thứ măng mụp vừa nhú lên khỏi mặt đất. Người ta đào nguyên củ măng, đem thái mỏng, luộc qua, vắt bỏ nước, rồi đem xào với rươi. Gạch rươi vàng quyện sánh với măng béo ngậy, tỏa mùi thơm nức. Kế đến là các món rươi đúc trứng, rồi chả rươi, nem rươi… và lâu hơn một chút là mắm rươi nữa. Tất cả đều ăn nóng với hành, tiêu, tỏi, ớt, rau thơm, đặc biệt là rau kinh giới và húng quế. Món ăn dân dã này chỉ cần được nếm qua một lần, khó ai có thể quên được mùi thơm quyến rũ của nó.

Tuy nhiên, sẽ là thiếu sót nếu nói đến món rươi mà lại bỏ qua một thứ gia vị truyền thống không thể thiếu, ấy là vỏ quýt. Bà con thường quan niệm, nếu thiếu vỏ quýt thì coi như chưa thành món rươi. Phải có vỏ quýt thái chỉ đi kèm, rươi mới dậy mùi thơm ngào ngạt. Đó là thứ mùi vị rất riêng, rất độc đáo không dễ gì trộn lẫn. Do vậy, khi đưa lên miệng, món rươi vừa thơm tê đầu lưỡi, lại vừa đậm đà nồng ấm trong cổ.

Người dân quê tôi khi ăn quýt thường hay lột vỏ phơi khô cắc củm để dành. Vỏ quýt được xâu thành từng chuỗi treo lên gác bếp, trữ quanh năm chỉ chờ một vụ rươi mà thôi. Những lúc thèm rươi, bà con hay làm món “giả rươi”, thêm vỏ quýt vào ăn cho đỡ nhớ bởi mùa rươi thường quá ư ngắn ngủi.

Giờ đây, sau hơn ba mươi năm quân ngũ, thi thoảng tôi mới có dịp về thăm lại nơi chôn nhau, cắt rốn. Cái làng quê năm xưa của tôi chỉ còn lại rẻo đất bé tẹo buộc hờ cạnh dòng Lam. Nhiều năm rồi, vùng đất lụt bị đói lụt, phù sa bồi lấp tất cả. Ba phần tư đất làng Dụ đã nằm gọn dưới đáy sông. Con rươi ngầu ngã năm nào giờ chỉ còn bơi trong ký ức, trong hoài niệm của những người con xa quê.

Theo Quân Đội Nhân Dân



Rươi - Đông Triều

“Tháng chín đôi mươi, tháng mười mồng năm”. Câu ca này dành để cho con vật người Việt ta hay làm những món ăn lạ miệng, ngon, không phải lúc nào cũng có. Đó là con Rươi. Mà theo Từ điển tiếng Việt, nó là con “giun đất, thân có nhiều tơ nhỏ, sinh theo mùa, ở vùng nước lợ, ăn được”. 20 tháng chín và mồng 5 tháng mười âm là mùa Rươi xuất hiện nhiều.


small_2204.jpgLại nói, tôi là người vùng núi, nghe câu ca này, xem sự giải thích về con Rươi, song tuyệt không thấy nó, biết nó. Ngay cả thế nào là nước lợ, nước mặn cũng chưa biết thì sao biết được giống vật sống ở vùng nước ấy. Từ khi biết, khi nhớ câu ca ấy, dễ có đến ngót 30 năm sau, khi về công tác ở báo Quảng Ninh, có một anh đồng nghiệp, người thị trấn Đông Triều nghe thấy tôi đọc câu ca ấy và rất muốn biết Rươi và ăn thử, thì anh ấy cười và bảo “quê tớ có nhiều. Thích thì lúc nào đến mùa về nhà tớ”. Tôi thích lắm. Vậy mà hẹn hò chín dòng sông, phải tới lần thứ ba, tức là hẹn mất 3 năm, tôi với anh mới thực hiện được lời hứa.
Hôm ấy buổi chiều, trời mưa lâm thâm song cảm giác không khí vẫn oi nồng, ngột ngạt, bất chợt anh bảo: “Tháng mười, đang mùa rộ Rươi, Nam có về ăn Rươi không?”. Lúc ấy tôi mới à lên một tiếng. Đến cầu Cầm, anh chỉ mấy cái phao trắng nổi lên trên dòng nước đục giữa sông gần cây cầu ấy, bảo dưới có cái săm, người ta săm Rươi ở đó. Lại chỉ tay bảo những ruộng rạ ven hai bờ sông kia mùa này khi nước ngập, trời lại có mưa như hôm nay, người ta cũng vớt được Rươi. “Thế đây là nước lợ?”. “Phải. Rươi Đông Triều vớt được ở đây nhiều lắm. Hàng tạ”.
Vậy mà khi đến cái chợ nhỏ ở gần nhà anh, tìm đến hàng Rươi, chỉ còn một hàng, toen hoẻn trong cái thúng để nghiêng, tôi trông thấy có một đống rất khiếp, nát vấy, lầy nhầy, sền sệt, thâm sì. Người bán hàng bảo: “Hôm nay nước kém, Rươi ít, bán chỉ còn chỗ này. Các bác mua nốt”. Tôi hỏi: “Rươi đây á? Trông khiếp quá nhỉ”. Bà hàng: “Cuối thúng, nó hơi nát. Nhưng không sao đâu. Bán rẻ cho các bác”. Anh mua 2 cân. Qua hàng bán lá lốt, mua một bó (lá lốt người ta chặt cả cành, bó thành bó), mua thêm 2 quả trứng vịt rồi qua hàng thịt anh mua một khúc mỡ phần, bảo “về rán lấy mỡ, nhà không có sẵn mỡ”.
Thấy anh mua những thứ đó, tôi đã thấy lạ. Vì đọc cuốn sách hướng dẫn nấu ăn của Văn Châu biên soạn mà nhà tôi có thì gia vị cho Rươi không phải vậy.
Về nhà, anh cho Rươi vào cái xoong nhỏ, nó đã gần đầy. Đập 2 quả trứng vào đó. Nhặt lá lốt, rửa sạch, thái nhỏ, bỏ tiếp vào. Anh lấy đũa đánh, nhưng mới được tí thì xoong Rươi đã bồng lên, đầy phè, chực tràn ra. Thế là không đánh được nữa. Mỡ rán xong chắt vào cái bát con để cạnh bếp. Chuẩn bị đặt chảo lên rán thì vợ anh đi làm về. Thấy hai anh em đang lúi húi dưới bếp, chị xuống, biết đang làm Rươi, chị bảo cứ để đấy chị làm cho, mời hai anh em lên nhà.
Lúc gọi hai anh em xuống ăn cơm, quanh mâm đã đầy đủ cả: chị và 3 đứa con chật 12-13 tuổi. Giữa mâm là một cái đĩa to, trên đó là một cái bánh rán lớn màu thâm đen chờm rộng không thấy viền đĩa đâu. Cạnh đó là một bát nước mắm, chắc là đã ăn dở, trong có một quả ớt cà đã cắn nham nhở để lỏng chỏng, còn cả cuống. “Rươi rán đây ư?”. “Vâng! Cái bát mỡ bị mèo nó đạp đổ. Phải lấy lá chuối lót để rán”. “Thế là thành Rươi nướng rồi còn gì!”. “... !”.
Miếng Rươi cắt ra, ở chỗ dày nhất giữa chảo dễ phải đến 4cm. Và hỡi ôi! Lúc ở thúng thì thấy Rươi nát vấy, vậy mà giờ nướng xong thì hình thù con Rươi dài như con rết thấy nó loằng ngoằng trong đó.
Lần đầu tiên biết Rươi, ăn Rươi thì như thế. Tôi sợ, đành phải khẽ ăn, vừa ăn vừa nghe xem bụng mình có làm sao không. Mãi sáng ra ngủ dậy, không thấy bị sao mới hết lo.
Sáng, tôi bảo anh phải về. Rất muốn mua ít Rươi mang về nhà để tự làm theo sách xem sao, vì ăn ở đây vừa ăn vừa lo nên không thấy nó ngon gì cả như người ta đã hết lời ca ngợi.
Anh đưa tôi ra chợ Cột, chợ to và là chợ trung tâm của thị trấn. Đến hàng Rươi, mới thấy nó nhiều. Hàng dãy thúng, mà thúng nào cũng dễ đến 30-40 cân. Rươi tươi, chúng quấn quện lấy nhau, bò lúc nhúc, màu phớt hồng và ánh xanh. Chúng tôi mua 5 lạng. Tôi ra xe và trở về Hòn Gai ngay.
Về đến nhà lúc 9 rưỡi. Đổ Rươi ra chậu nước. Bây giờ tôi mới thấy rõ con Rươi. Chúng bơi loạn xạ. Trông giống con rết hơn con giun, có con dài, có con ngắn, rất dày chân, khi bơi tưởng như có hai lớp sóng uyển chuyển nối tiếp nhau hai bên mình nó. Có con phớt hồng, có con phớt xanh, tất cả đều ánh xanh. Mẹ tôi lấy tay khẽ vớt chúng lên rá “làm thế để loại bỏ sạn, rác rưởi” - mẹ bảo. Tôi lấy sách của Văn Châu ra, bảo vợ ghi những thứ cần, chạy nhanh ra chợ mua: trứng vịt, thịt nạc và vỏ quýt khô.
Rươi đã để thật ráo nước, mẹ tôi cho vào cái xoong to, dùng nắm đũa 4-5 cái và bắt đầu đánh. Một thứ nước trắng như sữa trong mình con Rươi ứa ra. Đánh mãi thì nó nát vấy, chuyển qua màu phớt hồng. Mẹ cho nửa quả trứng, một ít thịt băm nhỏ và vỏ quýt khô băm nhỏ vào rồi tiếp tục đánh. “Trứng, thịt, vỏ quýt chỉ nên coi là gia vị. Vì nếu cho nhiều thì không còn là chả Rươi nữa, mà là chả trứng thịt” - mẹ dạy tôi. Cuối cùng thì mẹ cho thêm vào xoong Rươi chút nước mắm, mì chính, chút hạt tiêu, chút hành khô thái mỏng, đánh kỹ lại một lượt.
Bếp đun than tổ o­ng được kéo ra giữa nhà. Mẹ đặt lên đó chảo, cho mỡ vào đun nóng già. Mẹ múc một muôi Rươi đổ vào chảo láng đều. Chẳng mấy chốc, một mùi thơm ngon lạ kỳ toả ra, thật khó diễn tả, mùi đặc trưng của món Rươi rán.
Miếng Rươi màu vàng nâu, nóng hổi, cả nhà xúm xít bên mâm, quanh cái chảo Rươi đang rán ấy, vừa ăn vừa thổi, ai cũng tấm tắc, bởi nó ngon tuyệt, tôi bất lực chẳng diễn tả được nó ngon như thế nào. Tôi nhắm rượu đã đành, mẹ, vợ, cả đứa con còn nhỏ cũng nhấp chút rượu. Không phải bữa Rươi nhà anh bạn đồng nghiệp không hiện về. Nhưng bạn đọc phải đọc thêm phần dưới đây.
Mùa Rươi năm nay lại đến. Viết bài này, tìm không thấy cuốn sách Văn Châu đâu, tôi giở đại cuốn 555 món ăn Việt Nam ra. Trang 171 có nói món chả Rươi. Không ngờ gia vị của nó lại là trứng và lá chanh. Mà trứng thì chỉ lấy lòng trắng. Rươi cho vào cối giã nát, cho lòng trắng trứng, lá chanh thái sợi, hành khô thái mỏng, chút nước mắm, mì chính, hạt tiêu thúc nhuyễn. Khi ăn ngoài mùi đặc trưng của Rươi có hương vị lá chanh. (Cách của tôi làm theo Văn Châu thì chúng có hương vị của vỏ quýt khô).
Thì ra, chả Rươi các gia vị đã là khác nhau, hoặc là vỏ quýt khô, mà không có vỏ khô người ta còn dùng vỏ quýt tươi; là lá chanh hay lá lốt, có thịt hay không có thịt. Mà cứ gì phải là rán. Món ăn ở nhà anh bạn tôi thực ra là chả Rươi nướng. Lại còn có món Rươi xào củ niễng. Vùng có nhiều Rươi nghe nói người ta còn nấu canh Rươi. Tôi chưa được ăn nên không biết món canh Rươi thế nào, nấu với cái gì, có nhiều món canh khác nhau không. Đấy là còn không kể tới mắm Rươi. Bảo mắm Rươi rất ngon, dùng để chấm thịt ba chỉ thì tuyệt. Hay chẳng cần, thứ mắm ấy chỉ cần chưng nó lên lẫn với hành hoa, ăn với cơm nóng không biết chán. Hôm ở nhà anh bạn, lúc tôi đang ngồi rụt rè ăn thì có anh hàng xóm sang chơi. Thấy nhà đang dùng bữa với Rươi, anh ta khoe hôm rồi đầu mùa hai anh em anh ta mua 2 cân về rán lên mà đánh chén sạch bách. Thế tức là Rươi có thể ăn đến kỳ no?
Mùa Rươi, vùng Quảng Ninh, có dịp đi qua thị trấn Đông Triều không ít người đã dừng xe lại dùng bữa ở đó. Chỉ là để thưởng thức chả Rươi ở nhà hàng. Tôi đã có dịp thưởng thức vài bận. Nhưng không thấy ngon bằng cái bữa mình tự làm lấy ở nhà, vì thấy cứ thiêu thiếu một cái gì đó về gia vị, hoặc là vỏ quýt hay lá lốt gì đó. Nhưng chuyện này thì lại thật là ấn tượng. Tôi không còn nhớ rõ lúc ấy là tháng tư hay tháng năm âm lịch gì đó. Đến Đông Triều công tác, lúc chủ nhà đãi ăn ở nhà hàng, tôi buột miệng “Đông Triều đất Rươi. Bây giờ mà có Rươi thì hết ý”. Ai dè chủ nhà hàng bảo có Rươi. “Có Rươi? Mùa này mà có Rươi?”. “Có. Rươi chiêm. Không có nhiều. Tháng mười Rươi mùa mới có nhiều. Các Bác có ăn em san cho một đĩa. Của một nhóm khác họ dặn trước. Làm được 2 đĩa”. Hôm ấy chúng tôi chia nhau mỗi người được một miếng nhỏ. Ăn thì lại thấy ngon kỳ lạ. Đặc trưng thì có lẽ không hơn, chắc do lạ miệng.
Bật cười khi trong Từ điển tiếng Việt, sau khi giải thích Rươi là gì, họ lấy hai ví dụ “Mắm Rươi” và “Trộm cắp như Rươi” (rất nhiều)”. Tức là rất nhiều, như Rươi. Vậy mà mùa Rươi năm ngoái vợ tôi bảo ở chợ Loong Toòng TP. Hạ Long, người ta bán 7 ngàn một lạng.

ngondensang2007
23-11-2008, 15:29
Sợ nhất ăn rươi.......

kiettt
23-11-2008, 16:41
Nói thêm tí về công thức nấu phở của bác Dê,
Hồi bé, con trai của nhà Phở Quyền hay vô nhà em chơi, hồi đó ông em rất thích nấu phở cho cả nhà ăn, một hôm đang nấu thì anh kia ghé qua (lâu quá quên mất tên anh này rồi, năm nay chắc cũng phải gần 60 tuổi), anh nhìn vô mấy thứ đồ nấu rồi cầm túi vải bọc mấy cánh hồi và quế chạy ra chợ, lúc về anh bỏ túi vải đó vào nồi, rồi ngồi đó canh chừng. đến lúc dọn ra ăn, anh cầm cái túi, rửa sạch rồi nhét luôn vào túi quần. Hôm đó quả thật là nồi nước có mùi khác hẳn, ngon hơn nhiều.

Ông em hẹn tuần sau nhà nấu phở nữa, bắt bà chị em rủ anh kia vào chơi. Hôm đó lại tái diễn cảnh cũ, tranh thủ lúc anh kia đang ngửa cổ bắn điếu cày, ông em tráo ngay cái túi. Mở ra coi thì anh ấy bỏ thêm hạt mè vào. Từ hồi ông mất ở nhà chả ai nấu nữa nên em không nhớ mè đen hay mè vàng, để sống hay rang chín nữa. Bác Dê bữa nào thí nghiệm thử xem.

em_cua_hoply
23-11-2008, 16:42
http://img150.imageshack.us/img150/4539/sinhnhatni2.jpg
Cái món Rươi này tôi ăn nhiều rồi, nhà tôi ngoài tôi ra chẳng ai ăn cả, nhưng có bà mẹ vợ làm rươi rất ngon.
-Mua Rươi về, mua Quít hôi ,rồi bóc vỏ, mua rau thìa là,và mấy quả trứng Gà ta.
trộn lẫn với nhau, cho thêm ít thịt băm cũng được, đánh nhuyễn rồi cho vào chảo rán(chiên) như rán trứng thôi.Xong ra chấm nước mắm, hoặc chanh ớt tiêu muối, thêm tý rượu nếp ta.Ặc ặc.!!!

Rươi này hình như sống ở cửa sông cửa biển, đến tháng 9 tháng 10 âm là mùa rươi,có khi dài hàng mét có lông, nhìn như giòi như Rết.

"Ai mua rươi rà mùa(ra mua)" là các câu rao quen thuộc của các chị các cô trên đường phố HN vào mùa này.

"Trẻ ăn Rươi, tháng 10 đón bão" các Cụ nhà ta có câu này rồi mà, hình như rươi còn là vị thuốc nữa.

"Bổ thận tráng Dương,tăng cường sinh lý"

Mấy hôm trước vừa mua xong,quên không chụp ảnh cho các bác xem, trông như con giòi ấy mà, tháng này Rươi sẽ có lông ăn hơi độc, ăn đầu mùa ngon hơn.

250.000 đ/ kg
http://www.phuot.com/forums/imagehosting/423471c313f85ab8.jpg

Đây là hình con Rươi cuối mùa đó ạ ,loại này ăn hơi độc và không ngon nữa.Ngon thì nhỏ thôi và trông như giòi.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Đã cùng gia đình đi ăn thịt đà điểu. Ngon! cả nhà cùng công nhận :D

bác Hợp Lý chắc ăn nhằm chỗ rồi :lick: đùa thôi. Có lẽ tại nơi đó không khéo trong việc chế biến chăng?

Rươi! có nghe mẹ nhắc đến nhưng chưa được ăn

Em ăn hàng đà điểu cũng khá là nổi đấy ạ, 1 hàng trên Giảng võ, 1 hàng ở Núi trúc, chắc do mình không thích thôi.

dly
23-11-2008, 18:34
Cảm ơn Hợp Lý, giờ mới được nhì rõ ràng hình dáng con rươi. Mong rằng có ngày ghé Thanh Hóa dụ ăn lão Éo bữa chả rươi :D


Nói thêm tí về công thức nấu phở của bác Dê,....
Mở ra coi thì anh ấy bỏ thêm hạt mè vào. Từ hồi ông mất ở nhà chả ai nấu nữa nên em không nhớ mè đen hay mè vàng, để sống hay rang chín nữa. Bác Dê bữa nào thí nghiệm thử xem.

Bác Kiệt nè! có thể cụ nhìn nhầm với hột rau húng còn gọi là hạt húng lìu không? hạt này có hình dáng tựa như hạt mè, or là hạt é (thường pha nước uống, ngâm trong nước hạt nở ra với lớp màng trong bao quanh) hạt é là hạt của cây rau quế thường ăn chung với phở. Hột é (rang) và hột húng thì thường làm tăng hương vị át bớt mùi ngấy của bò.

Để hôm nào thử xem. À trong cách nấu phỏ có nơi còn kèm thêm trong nồi nước vài khúc mía nướng.

Một ít vỏ trứng gà với mục đích giúp nồi nước được trong

thongpc
23-11-2008, 19:29
Thèm! thèm quá đi thôi nino ơi! Chỉ thích chuột nướng chao thôi. Tuyệt!

nếu bác không chê, em và thằng bạn mời bác về Đồng Tháp ăn thịt chuột, ngồi mé ruộng nhà bà con dưới đó hun khói mịt mù, mỡ chuột cháy xèo xèo bốc vào mũi không biết có phải mình mắc chứng "hóa mù ra mưa" không nhỉ?

dly
23-11-2008, 19:41
Ngu sao chê, có điều chưa đi được. Chuột mùa này chắc béo. Hay là thế này nhá, bắt làm khô đi rời gửi cho anh em Làng Mùi chung hưởng :D

lqkhoi
23-11-2008, 19:46
250 ngàn/kg Ặc Ặc đủ tiền mua được 2kg fillet đà điểu :)

yeucine
23-11-2008, 19:51
Ai biết món cháo cối giả cầy làm bằng thịt gà nòi hay vịt xiêm hôn. Bảo đảm hỏng có chổ nào bán.

dly
23-11-2008, 19:54
Ai biết món cháo cối giả cầy làm bằng thịt gà nòi hay vịt xiêm hôn. Bảo đảm hỏng có chổ nào bán.

Lạ à nghen.

yeucine
23-11-2008, 19:56
Lạ à nghen.

Chơi chiêu hả bác Dê.

Dân nhậu ai không biết món này.

Chỉ là không biết có xếp vào cái danh dách món ăn Việt Nam của bác được không nên mới hỏi.

dly
23-11-2008, 20:00
250 ngàn/kg Ặc Ặc đủ tiền mua được 2kg fillet đà điểu :)

Quái cái là dần các món ăn bình dân trở thành đặc sản và có những khung giá trên trời, những món thường là món ăn vặt, ăn chơi khi mình còn trẻ nhỏ giờ lại có các khung giá ngất ngưởng không ngờ :emlaugh:
chơi chiêu chi đâu, giả cấy nấu bằng thịt heo thì thường rồi, món bac noí là nấu bằng gà or vịt xiêm thì chưa từng biết

yeucine
23-11-2008, 20:05
Quái cái là dần các món ăn bình dân trở thành đặc sản và có những khung giá trên trời, những món thường là món ăn vặt, ăn chơi khi mình còn trẻ nhỏ giờ lại có các khung giá ngất ngưởng không ngờ :emlaugh:

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Yêu xi nhê: chơi chiêu chi đâu, giả cấy nấu bằng thịt heo thì thường rồi, món bacnoi1 là nấu bằng gà or vịt xiêm thì chưa từng biết

Gà nòi đem thui sơ bằng rơm, chặt khúc nhỏ nấu với cháo đậu xanh. Biết sơ vậy thôi vì không biết nấu. "Bắt" hơn thịt heo

dly
23-11-2008, 20:29
Cách nấu giả cầy của thằng tớ

Về nấu giả cầy thường được chuộng đó là nấu rựa mân hoặc xào lăn, phần mình thường thích món xào lăn hơn nên sẽ nói về món này.

Nguyên liệu:

1 cái giò heo or nhiều hơn :D
200gr tương hột
2ngàn đồng tương bắc, xả,
1 cù riềng cỡ nắm tay
1kg dừa khô nạo vắt lấy nước cốt thành 1 tô nước dão và chừng nửa tô nước cốt
200gr đậu phông rang, muối đường tùy miệng nếm

Cách làm:

Giò heo nướng lên cho vàng da, sắt miếng mỏng vừa ăn
tương hột đâm nhuyễn, tương bắc, hành tỏi đập dập, củ riềng, xả bằm nhỏ ướp với thịt heo khoàng 1 giờ trước khi nấu.

Xào thịt lên bạn có thể cho vào 1 muỗng mắm tôm , nửa chén mẻ nếu có, chờ thịt săn lại lúc này bạn có thể châm tô nước dừa dão, tiếp tục xào cho đên khi gần cạn, lúc này bạn châm nước cốt dừa vào, xào tiếp cho đên khi chảo thịt quánh lại, nước dừa trở nên trong và kẹo tưởng chừng như nước mỡ đang tan ra là bạn biết chắc thịt đã chín mềm, dọn ra đĩa rắc lên trên đậu phộng rang ỏ chút mè rang và :drunk: :food_smil :drunk:

tanky
23-11-2008, 22:00
Hic pác d quả là sành sỏi em thì :D

langtult_ndk
23-11-2008, 22:07
chơi chiêu chi đâu, giả cấy nấu bằng thịt heo thì thường rồi, món bac noí là nấu bằng gà or vịt xiêm thì chưa từng biết

Giả cầy nấu bằng Vịt Xiêm ngon lắm chú Lý à. Đã từng ăn món này của người Bắc nấu, vịt Xiêm vặt lông thui rơm vàng ươm, chặt miếng to, ướp riềng, mẻ, nước mắm ngon... chừng một buổi, nấu thêm ấm chè xanh nũa dùng làm nước nấu giả cầy luôn. Ăn ngon lắm.

em_cua_hoply
23-11-2008, 22:32
Món giả cầy thì ngoài Hn có nhiều lắm: Lợn(heo) nấu giả cầy ,Papa tôi ở nhà nấu thì cực ngon luôn, có nhiều dạng Lợn-giả cầy, nấu hơi khô,nước sền sệt,ăn với cơm hình như gọi là gỉa cầy kho,còn giả cầy nấu nước lõm bõm ăn với bún, lại có kiểu giả cầy nấu nước với măng.Có hàng giả cầy ở ngay phố Hàng Bút ngã 3 Bát Sứ bán vào buổi tối khoảng từ 7h-11h -OK Sifo-nê đó.A em nào ở HN thì đừng quên ghé qua đây,còn hàng giả cầy rất đông khách ở Hàng Điếu thì được cái đông khách thôi, ăn như dở hơi xơi cám hấp,1 hàng giả cầy lâu năm dân nhậu hay ghé qua là ở phố Tây Sơn, nằm trong ngõ, nhưng giờ làm cũng chán rồi,trước bà mẹ làm giờ đứa con gái làm ăn không ngon mà có vẻ bẩn nữa.
Vịt giả cầy, gà giả cầy, ngan giả cầy thì mẹ vợ tôi nấu ăn rất là ngon(hình như món gì bà cũng biết nấu thì phải).Mèo nấu giả cầy tôi chưa ăn bao giờ, nhưng mấy thằng bạn ăn nó bảo là ngon lắm.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


250 ngàn/kg Ặc Ặc đủ tiền mua được 2kg fillet đà điểu :)

Bác Khôi à, không đắt đâu. 1kg này 10 người ăn đó.

kiettt
23-11-2008, 22:45
Húng lìu, vài cánh hồi, đinh hương rang lên rồi túm vải bỏ vào nồi phở là hương liệu mà ai cũng biết rồi. Còn món hạt mè thì ông em có nhấm thử mới biết mà. Hơn nữa ở nhà em thì mỗi lần có giỗ đám là các bà ngồi nhà trên uống trà, ăn trầu, kể chuyện (hay tội ?) chồng con, còn các ông thì ở dưới bếp, mỗi ông một món. Khi nào xong tiệc mới tới phần các bà dọn dẹp. kinh nghiệm như vậy thì em không nghĩ là ông phân biệt lộn đâu.

Giả cầy giả cầy giả cầy. Hừ, trời xe xe vầy đi chén cầy thiệt mới thú chứ lỵ. Chắc bác Lý hay đi Hai Mơ cho gần nhà nhỉ, nhưng theo em thì Hai Mơ không ngon, cả ở Thị Nghè lẫn trong sân bay. Không so với Cây Xoài được, nhưng Cây Xoài mùa này phải đi sớm không thì hết chỗ.

Chậc chậc chậc, bữa nào đi đi bác.

em_cua_hoply
23-11-2008, 22:45
Cách nấu giả cầy của thằng tớ

Về nấu giả cầy thường được chuộng đó là nấu rựa mân hoặc xào lăn, phần mình thường thích món xào lăn hơn nên sẽ nói về món này.

Nguyên liệu:

1 cái giò heo or nhiều hơn :D
200gr tương hột
2ngàn đồng tương bắc, xả,
1 cù riềng cỡ nắm tay
1kg dừa khô nạo vắt lấy nước cốt thành 1 tô nước dão và chừng nửa tô nước cốt
200gr đậu phông rang, muối đường tùy miệng nếm

Cách làm:

Giò heo nướng lên cho vàng da, sắt miếng mỏng vừa ăn
tương hột đâm nhuyễn, tương bắc, hành tỏi đập dập, củ riềng, xả bằm nhỏ ướp với thịt heo khoàng 1 giờ trước khi nấu.

Xào thịt lên bạn có thể cho vào 1 muỗng mắm tôm , nửa chén mẻ nếu có, chờ thịt săn lại lúc này bạn có thể châm tô nước dừa dão, tiếp tục xào cho đên khi gần cạn, lúc này bạn châm nước cốt dừa vào, xào tiếp cho đên khi chảo thịt quánh lại, nước dừa trở nên trong và kẹo tưởng chừng như nước mỡ đang tan ra là bạn biết chắc thịt đã chín mềm, dọn ra đĩa rắc lên trên đậu phộng rang ỏ chút mè rang và :drunk: :food_smil :drunk:

bác ơi hình như Giả Cầy Heo trong Nam làm khác Bắc : Mẻ+mắm tôm.Ngoài Bắc trộn 2 cái này lúc chưa nấu, để nó ngấm vào móng heo,thịt heo hình như ướp lâu lắm đó. Mà chân giò heo thui = giấy báo cũ mới ngon thì phải,thấy các bà bán chân giò bảo thế

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Húng lìu, vài cánh hồi, đinh hương rang lên rồi túm vải bỏ vào nồi phở là hương liệu mà ai cũng biết rồi. Còn món hạt mè thì ông em có nhấm thử mới biết mà. Hơn nữa ở nhà em thì mỗi lần có giỗ đám là các bà ngồi nhà trên uống trà, ăn trầu, kể chuyện (hay tội ?) chồng con, còn các ông thì ở dưới bếp, mỗi ông một món. Khi nào xong tiệc mới tới phần các bà dọn dẹp. kinh nghiệm như vậy thì em không nghĩ là ông phân biệt lộn đâu.

Giả cầy giả cầy giả cầy. Hừ, trời xe xe vầy đi chén cầy thiệt mới thú chứ lỵ. Chắc bác Lý hay đi Hai Mơ cho gần nhà nhỉ, nhưng theo em thì Hai Mơ không ngon, cả ở Thị Nghè lẫn trong sân bay. Không so với Cây Xoài được, nhưng Cây Xoài mùa này phải đi sớm không thì hết chỗ.

Chậc chậc chậc, bữa nào đi đi bác.

Hôm nọ nhà tớ thịt con chó tớ nuôi, tớ chẳng dám ăn, buồn mất mấy ngày

dly
23-11-2008, 22:53
Mèo nấu giả cầy thì hơi uổng nhỉ? Món mèo thì mình mê nhất phàn thịt, ướp tí giềng, hành, tỏi, muối đường cuộn lại cho vài hạt tiêu, luộc bằng nước dừa tươi sâm xấp, khi thây nước sôi già, vớt ra dội chút nước lạnh rồi bỏ vào luộc tiếp, châm đũa thấy xuyên qua cuốn thịt dễ dàng thì là mêm ngon, x8t1 mỏng ăn kèm với rau má, nhạt thì chấm thêm muối tiêu chanh. Trong khi đang luộc lấy bộ lòng mèo trụng vô luôn, vừa tái lấy ra nhậu trong khi chờ thịt chín tới :D Lòng mèo ăn rất tuyệt chẳng có lòng nào dòn bằng. ngon nhất là chấm với mắm thắm

Đầu xương nấu măng, ăn với bún

em_cua_hoply
23-11-2008, 22:55
Tự nhiên mình ngốc quá, bây giờ đang đói đi nói chuyện ăn uống, dãi rỏ tong tỏng.Ngại ra đường quá,HN đang trở gió.

dly
23-11-2008, 22:58
hehe! mình lại không mê Hai mơ lắm, có lẽ quen vị nấu của người miến Nam rồi. chỉ thích ăn trong Thanh Đa thôi. Nhưng ngon nhất vẫn là tự nấu :D Hôm nào có dịp sẽ nấu đãi lão K 1 bữa, bảo đảm ăn món tớ nấu 1 lần Bác K nhìn thấy con chó chạy qua là chẩy nước miếng

tanky
23-11-2008, 23:01
Xem bộ con gì cũng đã phải vào bụng bác bác dly, hèn gì sức ấy mà không d+ly mới lạ :D

thongpc
24-11-2008, 10:11
Vịt giả cầy, gà giả cầy, ngan giả cầy thì mẹ vợ tôi nấu ăn rất là ngon(hình như món gì bà cũng biết nấu thì phải).Mèo nấu giả cầy tôi chưa ăn bao giờ, nhưng mấy thằng bạn ăn nó bảo là ngon lắm.



Bác Khôi à, không đắt đâu. 1kg này 10 người ăn đó.

bà xã của bác còn em gái không? có bà mẹ vợ như thế chắc con gái cũng được thừa hưởng những nét đảm đang, khéo léo đó nhỉ, con gái bây giờ thì.........haizzzaaaaa.........buồn hết chỗ nói

em_cua_hoply
24-11-2008, 10:56
bà xã của bác còn em gái không? có bà mẹ vợ như thế chắc con gái cũng được thừa hưởng những nét đảm đang, khéo léo đó nhỉ, con gái bây giờ thì.........haizzzaaaaa.........buồn hết chỗ nói

Nấu ngon nhưng mà không có thời gian để làm, 2 vợ chồng cũng phải làm việc mà, nói chung việc cơm nước thì người giúp việc họ làm.Mình không thích ăn cũng phải ăn thôi.Em họ thì có,em XH thì vài đứa cũng đang "vườn không nhà trống", cậu thích U bao nhiêu tớ xắp xếp là OK.8x thôi nhé, 7x tớ không có đâu(của hiếm đấy).
Nhà mẹ vợ tớ là người HN mà, còn nhà tớ thì HN từ năm 1945 thôi.

yeuITVN
24-11-2008, 10:59
Mèo nấu giả cầy thì hơi uổng nhỉ? Món mèo thì mình mê nhất phàn thịt, ướp tí giềng, hành, tỏi, muối đường cuộn lại cho vài hạt tiêu, luộc bằng nước dừa tươi sâm xấp, khi thây nước sôi già, vớt ra dội chút nước lạnh rồi bỏ vào luộc tiếp, châm đũa thấy xuyên qua cuốn thịt dễ dàng thì là mêm ngon, x8t1 mỏng ăn kèm với rau má, nhạt thì chấm thêm muối tiêu chanh. Trong khi đang luộc lấy bộ lòng mèo trụng vô luôn, vừa tái lấy ra nhậu trong khi chờ thịt chín tới :D Lòng mèo ăn rất tuyệt chẳng có lòng nào dòn bằng. ngon nhất là chấm với mắm thắm

Đầu xương nấu măng, ăn với bún

Ặc, em quý mèo nên không bao giờ ăn.

em_cua_hoply
24-11-2008, 11:00
Ặc, em quý mèo nên không bao giờ ăn.

Xem phim Tây, thấy Phù Thủy nào cũng nuôi Mèo

yeuITVN
24-11-2008, 11:02
Nấu ngon nhưng mà không có thời gian để làm, 2 vợ chồng cũng phải làm việc mà, nói chung việc cơm nước thì người giúp việc họ làm.Mình không thích ăn cũng phải ăn thôi.Bà xã tớ thì không có chị em ruột,em họ thì có,em XH thì vài đứa cũng đang "vườn không nhà trống", cậu thích U bao nhiêu tớ xắp xếp là OK.8x thôi nhé, 7x tớ không có đâu(của hiếm đấy).
Nhà mẹ vợ tớ là người HN mà, còn nhà tớ thì HN từ năm 1945 thôi.

Híc, nhà bác thật giống nhà em, nhớ hồi bà giúp việc mới đến làm thật kinh khủng, giờ thì có khá hơn nhưng vẫn chẳng gì bằng tự tay mình đi chợ rồi tự tay mình xắn tay vào bếp.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


hehe! mình lại không mê Hai mơ lắm, có lẽ quen vị nấu của người miến Nam rồi. chỉ thích ăn trong Thanh Đa thôi. Nhưng ngon nhất vẫn là tự nấu :D Hôm nào có dịp sẽ nấu đãi lão K 1 bữa, bảo đảm ăn món tớ nấu 1 lần Bác K nhìn thấy con chó chạy qua là chẩy nước miếng

Mộc tồn ở đường Nguyễn Khang ăn cũng bình thường mà chém đắt vãi lúa. Chẳng gì bằng tự mua thịt chó sống về nấu nhựa mận.

dinhlocphp
24-11-2008, 11:57
Thấy các bác bàn chuyện món ăn vui quá mình góp phần tý - Cái này mình đọc lóm của cụ Nguyễn Tuân nhớ được chút nào kể thế đó:

Ốc Bươu Luộc

Ốc bươu ta (không phải là ốc bươu vàng đâu nhé) bắt vào cuối mùa gặt - Chọn con vừa phải - To quá ăn cũng không ngon. Sau khi bắt về cho ăn nước vo gạo từ 3-5 ngày. Do đặc điểm nước vo gạo vừa có chất dinh dưỡng nên ốc sẽ ăn đồng thời bài tiết ra những chất cặn bẩn. Ốc sẽ sạch

Sau khi ốc sạch rồi bắt cho vào giỏ tre với ít lá tre treo lên gác bếp (bếp ngày xưa đun củi hoặc rơm ) bây giờ cũng có thể treo trên giàn bếp ga hihi - Cho ốc nhịn đói khoảng 12-15 ngày - Với khả năng chịu đói của mình thì thời gian này không ảnh hưởng gì đến ốc cả

Chuẩn bị thưởng thức ốc - mời bạn bè đến với rượu quốc lủi - Các rau thơm và nước chấm pha tùy khẩu vị. Lấy một mâm gỗ to mặt mâm phẳng - Chuẩn bị vài chục trứng gà - Lấy riêng lòng đỏ trứng gà đánh và trải lên mặt mâm gỗ thành lớp lòng đỏ trứng gà tươi - Bắt ốc trong giỏ thả lên mặt mâm - Do bị bỏ đói hai tuần lại sẵn thức ăn nên ốc sẽ nhanh chóng ăn lớp lòng đỏ trứng ở mâm. Đợi ốc ăn hết bắt và hấp cách thủy - Ăn nóng uống rượu rất ngon

Trong khi ăn lại chuẩn bị đợt khác để luôn có ốc nóng để ăn

Chế biến thế này thì ngon là phải rồi.

@lqkhoi : Tôi thích cách lý luận của bác về đưa ẩm thực VN ra thế giới

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Nói thêm tí về công thức nấu phở của bác Dê,
Hồi bé, con trai của nhà Phở Quyền hay vô nhà em chơi, hồi đó ông em rất thích nấu phở cho cả nhà ăn, một hôm đang nấu thì anh kia ghé qua (lâu quá quên mất tên anh này rồi, năm nay chắc cũng phải gần 60 tuổi), anh nhìn vô mấy thứ đồ nấu rồi cầm túi vải bọc mấy cánh hồi và quế chạy ra chợ, lúc về anh bỏ túi vải đó vào nồi, rồi ngồi đó canh chừng. đến lúc dọn ra ăn, anh cầm cái túi, rửa sạch rồi nhét luôn vào túi quần. Hôm đó quả thật là nồi nước có mùi khác hẳn, ngon hơn nhiều.

Ông em hẹn tuần sau nhà nấu phở nữa, bắt bà chị em rủ anh kia vào chơi. Hôm đó lại tái diễn cảnh cũ, tranh thủ lúc anh kia đang ngửa cổ bắn điếu cày, ông em tráo ngay cái túi. Mở ra coi thì anh ấy bỏ thêm hạt mè vào. Từ hồi ông mất ở nhà chả ai nấu nữa nên em không nhớ mè đen hay mè vàng, để sống hay rang chín nữa. Bác Dê bữa nào thí nghiệm thử xem.

Mình nghe rất nhiều người nói rồi - Để nồi nước phở ngon rất nhiều quán cho thêm một túi SáSùng (Bản chất là giun ở vùng nước lợ) Sá Sùng tươi thì ngon hơn nhưng bây giờ chủ yếu là SáSùng khô

Nhờ Sá Sùng mà nồi nước phở có vị ngọt riêng

Osama Binladen
24-11-2008, 12:08
Món ăn của ông Đinh Lộc Pờ hát Pờ nghe đến là thấy ngon rồi, nếu thay lòng đỏ trứng gà bằng mắm tôm nữa thì lại càng ngon tuyệt, ta sẽ có món ốc bươu nhồi mắm tôm:lick:

PS: Nói vậy thôi chứ thay trứng bằng các loại khác chắc cũng tuyệt lắm:)

br0™
24-11-2008, 12:09
Mộc tồn ở đường Nguyễn Khang ăn cũng bình thường mà chém đắt vãi lúa. Chẳng gì bằng tự mua thịt chó sống về nấu nhựa mận.
Cái này là rượu mận chứ không phải nhựa mận đâu đại ca. Bác mà mua nguyên con chó còn sống về, thịt nổi nó không. Hồi trước ở nhà hay thấy mấy ông chú thịt chó, toàn nhét vào bao tải, buộc kín rồi lôi ra góc vườn đập chết

dly
24-11-2008, 12:16
Cái này là rượu mận chứ không phải nhựa mận đâu đại ca. Bác mà mua nguyên con chó còn sống về, thịt nổi nó không. Hồi trước ở nhà hay thấy mấy ông chú thịt chó, toàn nhét vào bao tải, buộc kín rồi lôi ra góc vườn đập chết

Về tên gọi thì là nhựa mận hay rựa mận đúng hơn (phát âm vùng miền) do đặc tính của món ăn là nấu kỹ, nước sệt lại do chất keo tiết ra từ da khiến nước nhừa nhựa, sền sệt

yeuITVN
24-11-2008, 13:08
Cái này là rượu mận chứ không phải nhựa mận đâu đại ca. Bác mà mua nguyên con chó còn sống về, thịt nổi nó không. Hồi trước ở nhà hay thấy mấy ông chú thịt chó, toàn nhét vào bao tải, buộc kín rồi lôi ra góc vườn đập chết

Em không thịt được nhưng mấy thằng bạn em nó thịt được lắm:D.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Cái này là rượu mận chứ không phải nhựa mận đâu đại ca. Bác mà mua nguyên con chó còn sống về, thịt nổi nó không. Hồi trước ở nhà hay thấy mấy ông chú thịt chó, toàn nhét vào bao tải, buộc kín rồi lôi ra góc vườn đập chết

Buộc vào bao tải cơ à. Em thấy ông ở làng thịt chó, ổng vào chỗ nhốt chó, vụt ba vụt, ba con về chầu ông vải.

br0™
24-11-2008, 13:12
Em không thịt được nhưng mấy thằng bạn em nó thịt được lắm:D.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]



Buộc vào bao tải cơ à. Em thấy ông ở làng thịt chó, ổng vào chỗ nhốt chó, vụt ba vụt, ba con về chầu ông vải.

Ông ấy là cao thủ rồi, còn ở nhà chỉ a-ma-tơ thôi. Cho vào bao tải rồi thi nhau vụt...cũng "vui" lắm.

dly
24-11-2008, 13:15
Ông ấy là cao thủ rồi, còn ở nhà chỉ a-ma-tơ thôi. Cho vào bao tải rồi thi nhau vụt...cũng "vui" lắm.

Ác thế! tớ thì cứ trói quặt chân lên lưng, cắt tiết đánh tiết canh. Gặp con dữ quá thì cột mồm nó lại. Êm thắm, người đứng kế bên cũng chẳng biết đã thịt xong :D

br0™
24-11-2008, 13:28
Hồi trước xem thịt trâu. Một ông cầm búa tạ, đứng trước đầu nó, cứ thế là phang...hic. Còn bây giờ trích điện nên cũng đỡ

Osama Binladen
24-11-2008, 13:30
Xứ tôi thịt con gì cứ dắt ra, vạch cổ dùng dao to bản hoặc rìu chém phứt đầu đi rồi ghé thau vào hứng tiết là xong:mad:

em_cua_hoply
25-11-2008, 08:28
Món ngon Việt Nam đâu chỉ có các món ăn lạ, mà sự tinh tế của nó có khi nằm ngay trong bữa ăn hàng ngày.
Tôi vẫn nhớ bát canh thịt thăn lợn băm nhỏ với quả Sấu mẹ tôi nấu trong ngày hè nóng nực.Bữa nào tôi cũng ăn 3 bát cơm...
Rau muống ngon, chấm nước mắm,chanh,ớt,tỏi giã nát,cũng là đặc sản đó.Có điều chúng ta ăn hàng ngày nên cảm thấy nó bình thường...

ngutrienmien
26-11-2008, 11:33
Xứ tôi thịt con gì cứ dắt ra, vạch cổ dùng dao to bản hoặc rìu chém phứt đầu đi rồi ghé thau vào hứng tiết là xong:mad:

Including con vợ của Bin.

dly
26-11-2008, 11:38
Vợ Bin có hơi khác


http://img114.imageshack.us/img114/9139/31241889xh4.jpg

br0™
26-11-2008, 16:09
Including con vợ của Bin.
Vợ bin thì cũng chém, nhưng mà bằng cái gì ấy, sau đó cũng lấy thau ra hứng "tiết"...

thuongshoo
26-11-2008, 17:23
anh lqkhoi nói cũng đúng! nhưng thiết nghĩ cũng 0 có gì khó!
đầu tiên, trồng rau sạch, đủ chuẩn xuất khẩu. thời buổi này có máy bay đi đâu chả được. Bán 1 tô 1000 đô. Do đặc sản cộng với mua rau khó :D

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

í quên! nhưng do ngon thì vẫn ăn mặc dù mắc :D

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


người ta ăn phở cũng chả cần đến rau mà chỉ cần giá.
bạn làm mình tò mò! theo mình biết thì miền ngoài rất ít ăn giá. Thường chỉ ăn rau muống! tuy nhiên, chưa thấy ai ăn phở với rau muống. Thường thì người ta ăn với ngò gai, "quế",

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Nói gì thì nói, em chả thích ăn phở. Bún mắm thì được.
cái nào tui cũng khoái:w00t:

ngocquang19877
26-11-2008, 18:30
Hãi thật, mems ddth cái gì cũng ăn được.

Mình thì chỉ thích ăn đồ biển, đồ chay, rau quả vưng vưng. Rất ít đụng đến thịt động vật. Ăn thịt thì mình cảm thấy lòng không thanh thản :).

lqkhoi
26-11-2008, 20:12
Hãi thật, mems ddth cái gì cũng ăn được.

Mình thì chỉ thích ăn đồ biển, đồ chay, rau quả vưng vưng. Rất ít đụng đến thịt động vật. Ăn thịt thì mình cảm thấy lòng không thanh thản :).

Ai nói con cá con cua con tôm không gọi là động vật :) Anyway, rất thích hợp sang sống ở Bangalore. Dọn nhà sang đó đi, ăn chay thoải mái :)

yeuITVN
26-11-2008, 22:34
Hãi thật, mems ddth cái gì cũng ăn được.

Mình thì chỉ thích ăn đồ biển, đồ chay, rau quả vưng vưng. Rất ít đụng đến thịt động vật. Ăn thịt thì mình cảm thấy lòng không thanh thản :).

Ồ món chay thì ngon rồi, chậc chậc, không biết họ làm cách nào mà giống thịt cá thật thế không biết, ăn phải nhai kỹ mới phát hiện ra được:D.
Nhớ không nhầm thì ăn chay chia thành mấy cấp độ:
- Tuyệt đối không ăn thức ăn có nguồn gốc động vật (trường chay?).
- Có sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Có ăn thịt nhưng không ăn thịt có màu đỏ (hải sản...).
Nghe nói có nhiều tay lực sĩ ăn chay trường mà vẫn đi thi thể hình, không biết thật không.

'OR''='
26-11-2008, 22:50
Nghe các bác tả em thấy thương mấy con chó con mèo quá.:no:

Dennis Bergkamp
26-11-2008, 23:05
Thịt chó, thịt mèo em ko bao giờ ăn vì thấy tụi nó dễ thương, tình cảm.

ngocquang19877
26-11-2008, 23:08
Ồ món chay thì ngon rồi, chậc chậc, không biết họ làm cách nào mà giống thịt cá thật thế không biết, ăn phải nhai kỹ mới phát hiện ra được:D.
Nhớ không nhầm thì ăn chay chia thành mấy cấp độ:
- Tuyệt đối không ăn thức ăn có nguồn gốc động vật (trường chay?).
- Có sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Có ăn thịt nhưng không ăn thịt có màu đỏ (hải sản...).
Nghe nói có nhiều tay lực sĩ ăn chay trường mà vẫn đi thi thể hình, không biết thật không.

Em thuộc loại ăn chay có chọn lọc lol
- Em không ăn thịt những loại động vật gần gũi con người và thịt thú rừng (chó, mèo, rùa, rắn rít vưng vưng).
- Rất hạn chế việc ăn thịt nuôi (heo, bò, gà, dê vưng vưng).
- Theo em việc ăn hải sản là bình thường.

1 tuần 7 ngày thì ít nhất em ăn chay từ 3-5 ngày. Có tuần toàn ăn chay với đậu hủ, rau cải và soup chấm hết.

Bác đừng coi thường mấy món đồ chay, toàn chất dinh dưỡng không đấy. Bác để ý mấy ông thầy chùa, toàn ăn rau quả, đậu hủ mà ông nào ông nấy to khoẻ và rắn lắm đấy nhé!

yeuITVN
26-11-2008, 23:49
Em thuộc loại ăn chay có chọn lọc lol
- Em không ăn thịt những loại động vật gần gũi con người và thịt thú rừng (chó, mèo, rùa, rắn rít vưng vưng).
- Rất hạn chế việc ăn thịt nuôi (heo, bò, gà, dê vưng vưng).
- Theo em việc ăn hải sản là bình thường.

1 tuần 7 ngày thì ít nhất em ăn chay từ 3-5 ngày. Có tuần toàn ăn chay với đậu hủ, rau cải và soup chấm hết.

Bác đừng coi thường mấy món đồ chay, toàn chất dinh dưỡng không đấy. Bác để ý mấy ông thầy chùa, toàn ăn rau quả, đậu hủ mà ông nào ông nấy to khoẻ và rắn lắm đấy nhé!

Em không rõ là nhà chùa ăn trường kỳ thì sẽ thế nào vì em mới ăn đồ chay (kiểu nhà chùa) có một lần. Công nhận là ngon, rất giống thịt cá thật. Có điều ăn lần đó gắn liền với kỷ niệm buồn. Lần sau có điều kiện mình sẽ mò mấy quán chay ở Hà nội. Híc, nghĩ đến cái hầu bao eo hẹp mà oải:(.

dly
27-11-2008, 07:04
Ăn chay theo các dạng chế biến như ở quán là cao cấp rồi, trong những dịp đến chùa công tác nào dám đòi hỏi gì cao xa, các thầy dùng gì xin được cùng dùng nấy, ngày 2 bữa cơm rau đạm bạc, những ngày đầu lạ với lá trùm bao, rau cỏ dại, những ngày sau đêm đên dằn bụng bởi các gói mì, sang ngày thứ tư lấy cớ mượn xe mua đồ về sửa, tấp vào chợ ve đường cách khoảng 7km ăn được tô cháo lỏng chõng mấy miếng xương. Ngon! ngon như chưa bao giờ được ăn ngon như thế

Thông thường các bữa ăn chì gồm vài loại rau nào đó hoăc các cây cỏ ăn được luộc lên chấm tương cà, cu cải sắt sơi xào cùng đậu hũ, chen canh mướp nấu với đậu phộng và 1 chén kiểm (sao không gọi là chè nhỉ? )


http://img355.imageshack.us/img355/7500/image9tm7.jpg
Hình chụp một bữa ăn khá thịnh soạn trong chuyến đi

lqkhoi
27-11-2008, 08:43
Nếu nói ăn chay mà không mạnh khỏe thì xin mời dừng bước sang South India cỡ như Bangalore được rồi.

Ở Sing đa số các bạn Ấn cũng toàn ăn chay. Nghe họ nói ở South India 6 đến 7/10 người là ăn chay. Lý do chính là vì tôn giáo. Bọn họ phải ăn chay đến 18 tuổi và sau đó có quyền ăn thêm trứng, các loại cá nhỏ, hải sản và thịt Gà.

Tuy nhiên có rất nhiều người do ăn chay quá lâu khi còn trẻ nên đến khi lớn họ không ăn được bất cứ thứ thịt gì vì "tanh" kể cả trứng. Nhưng mà chú nào chú nấy như con trâu, nhiều chú cái bụng còn phệ xuống nữa chứ (coi thử phim Ấn sẽ thấy). Kêu ra đánh lộn thì chắc tớ chạy trước.

Lúc ở canteen công ty ở Ấn Độ, 4 canteen thì hết 3 là 100% chay, 1 cái còn lại thì có chút xíu cừu, dê và gà. Cũng bắt chước ăn chay như họ vào mỗi buổi trưa và sống 3 tuần ngon lành. Có điều tối thì dzot vô nhà hàng Tàu ăn trả thù hahaha. Học được khá nhiều món chay từ những lần ăn canteen.

bethichhoahong
27-11-2008, 09:13
Thực ra nếu ăn chay ko chuyên (tức ăn linh tinh miễn ko có cá, thịt ..) thì rẽ có cảm giác rất nhanh đói do hấp thụ ít protein và mỡ động vật nên hay có cảm giác ăn vặt. Đôi khi còn có cảm giác uể oải, tập trung kém. Còn những người ăn chay chuyên nghiệp, họ có một thực đơn ăn uống hợp lí, cân bằng các chất cần thiết cho cơ thể nên chả bao giờ bị những triệu chứng trên.

Chỉ cần ăn chay 1 tuần thôi, rồi thử ăn mặn lại sẽ cảm thấy thức ăn mặn rất tanh và khó chịu. Việt Nam cũng có nhiều người ăn chay trường từ bé.

em_cua_hoply
27-11-2008, 10:53
Thực ra nếu ăn chay ko chuyên (tức ăn linh tinh miễn ko có cá, thịt ..) thì rẽ có cảm giác rất nhanh đói do hấp thụ ít protein và mỡ động vật nên hay có cảm giác ăn vặt. Đôi khi còn có cảm giác uể oải, tập trung kém. Còn những người ăn chay chuyên nghiệp, họ có một thực đơn ăn uống hợp lí, cân bằng các chất cần thiết cho cơ thể nên chả bao giờ bị những triệu chứng trên.

Chỉ cần ăn chay 1 tuần thôi, rồi thử ăn mặn lại sẽ cảm thấy thức ăn mặn rất tanh và khó chịu. Việt Nam cũng có nhiều người ăn chay trường từ bé.

"Đã lâu không gặp,anh rất nhớ em Hoa Hồng ạ"

Lại nói chuyện cơm Chay, ai không thích ăn thì thôi, chứ đã thích tháng nào cũng xơi 1 lần.
HN có rất nhiều quán cơm chay, nhưng ai mà đã ăn Cơm Chay do Sư Cụ trụ trì của Chùa Phụng Thánh nấu thì thôi rồi.
Trước ông Ngoại tôi rất hay đặt cỗ chay ở đó, nên từ nhỏ có nhiều lần ăn của Cụ.
Sư Cụ có thời gian đi Pháp, và 1 loạt nước châu ÂU để dạy và phổ biến cơm chay VN. Đệ tử của Cụ bây giờ cũng là Trụ trì của nhiều chùa lớn tại HN.

Đủ các thể loại nem công chả phượng,gà lợn bò,hải sản... đều làm từ thực vật hết. Nhìn mắt thường không thể biết được đâu là thật đâu là cỗ Chay

thongpc
27-11-2008, 17:37
Nấu ngon nhưng mà không có thời gian để làm, 2 vợ chồng cũng phải làm việc mà, nói chung việc cơm nước thì người giúp việc họ làm.Mình không thích ăn cũng phải ăn thôi.Em họ thì có,em XH thì vài đứa cũng đang "vườn không nhà trống", cậu thích U bao nhiêu tớ xắp xếp là OK.8x thôi nhé, 7x tớ không có đâu(của hiếm đấy).
Nhà mẹ vợ tớ là người HN mà, còn nhà tớ thì HN từ năm 1945 thôi.

cô bé mà nhân dịp topic "15 năm yêu đơn phương" tôi cũng là người đồng cảnh ngộ có nhắc đến đó bác, cũng chỉ vì có 1 phần cái nết mà bác nói về mẹ vợ của bác đó, cũng chỉ có 1 chút đó thôi mà tôi yêu như thế đấy. Từ hồi mới lớn tới nay cũng chỉ có 1 suy nghĩ mong sao có được người vợ như thế là hạnh phúc lắm rồi. U30 trở lại là tốt lắm rồi bác ạ,hình như tuổi như tôi trở đi ai cũng nghĩ nhiều về cái "ruột" nhiều hơn là cái "vỏ" hay sao ấy bác nhỉ. biết đâu 2 anh em lại thành gần gũi qua 1 trang web thì lý thú lắm nhỉ

ngocquang19877
27-11-2008, 18:15
Ăn chay theo các dạng chế biến như ở quán là cao cấp rồi, trong những dịp đến chùa công tác nào dám đòi hỏi gì cao xa, các thầy dùng gì xin được cùng dùng nấy, ngày 2 bữa cơm rau đạm bạc, những ngày đầu lạ với lá trùm bao, rau cỏ dại, những ngày sau đêm đên dằn bụng bởi các gói mì, sang ngày thứ tư lấy cớ mượn xe mua đồ về sửa, tấp vào chợ ve đường cách khoảng 7km ăn được tô cháo lỏng chõng mấy miếng xương. Ngon! ngon như chưa bao giờ được ăn ngon như thế

Thông thường các bữa ăn chì gồm vài loại rau nào đó hoăc các cây cỏ ăn được luộc lên chấm tương cà, cu cải sắt sơi xào cùng đậu hũ, chen canh mướp nấu với đậu phộng và 1 chén kiểm (sao không gọi là chè nhỉ? )


http://img355.imageshack.us/img355/7500/image9tm7.jpg
Hình chụp một bữa ăn khá thịnh soạn trong chuyến đi

Cái dĩa ở top-right có phải là dĩa thịt không cụ dly? sao nhìn nó giống giống thịt...heo :ohmy:.

bethichhoahong
27-11-2008, 18:43
"Đã lâu không gặp,anh rất nhớ em Hoa Hồng ạ"

Lại nói chuyện cơm Chay, ai không thích ăn thì thôi, chứ đã thích tháng nào cũng xơi 1 lần.
HN có rất nhiều quán cơm chay, nhưng ai mà đã ăn Cơm Chay do Sư Cụ trụ trì của Chùa Phụng Thánh nấu thì thôi rồi.
Trước ông Ngoại tôi rất hay đặt cỗ chay ở đó, nên từ nhỏ có nhiều lần ăn của Cụ.
Sư Cụ có thời gian đi Pháp, và 1 loạt nước châu ÂU để dạy và phổ biến cơm chay VN. Đệ tử của Cụ bây giờ cũng là Trụ trì của nhiều chùa lớn tại HN.

Đủ các thể loại nem công chả phượng,gà lợn bò,hải sản... đều làm từ thực vật hết. Nhìn mắt thường không thể biết được đâu là thật đâu là cỗ Chay

Hic, bác nói nhớ em làm em xúc động ... đậy quá.
Lâu lâu ăn chay sẽ thấy rất ngon, vì thức ăn ít dầu mở, dễ tiêu. Còn bethichhoahong thì tháng nào cũng ăn 4 ngày (đầu tháng và rằm),
Nhưng mà nói thật, ăn chay mà nhìn thấy họ làm y như cái đùi gà, thịt bò hay ... cũng ko thấy thik lắm. Vì ăn chay theo quan niệm hạn chế sát sinh trong mấy ngày đó nên nếu ngoạm cái đùi giả gà vô vẫn thấy kì kì :(

@ngocquang: cái đĩa đó ko phải thịt heo đâu mà là giả thịt heo đó. Trong siêu thị hay bán mấy thực phẩm chay (hình như làm từ bột, đậu hũ ki ...) ghi là bò viên, gà viên, thịt heo lát... Trước khi chế biến mang về ngâm cho mền, vắt ráo nước, nhìn miếng bột sẽ y như cục thịt gà, lát thịt heo...

Osama Binladen
27-11-2008, 19:00
Nhưng mà nói thật, ăn chay mà nhìn thấy họ làm y như cái đùi gà, thịt bò hay ... cũng ko thấy thik lắm. Vì ăn chay theo quan niệm hạn chế sát sinh trong mấy ngày đó nên nếu ngoạm cái đùi giả gà vô vẫn thấy kì kì :(


Đúng rồi, giống kiểu nhà sư đi tu kiêng gần nữ sắc nhưng vẫn mua cái ma-nơ-canh bằng chất dẻo hình phụ nữ tối đến ôm ấp thì có mà tu hú:lick:

dly
27-11-2008, 19:49
@ngoc Quang:

Món đó là món ngon nhất trong bữa ăn đấy, khi chưa chế biến là một khối trắng đục, xé ra có xớ từa tựa như xớ thịt, sau khi chiên với dầu thì cứng, dòn ăn tựa như khô có điều không mang mùi của cá nên mình gọi vui là cá khô, có vẻ như bé thích hoa hồng nói đúng đấy. :D

Đọc được bài này


Thương sao bánh đúc nhà quê

Thật may sao, trong cuộc phi nước đại của công nghệ ẩm thực mới vốn không chừa cả đến những làng xa xóm vắng, một số những món ăn đẫm mùi đồng đất quê nhà vẫn còn giữ lại được. Và bánh đúc, món tận cùng của thô mộc nhưng lại đầy phong vị đồng quê cũng thế, vẫn còn tìm được chỗ nơi quán làng và cả chợ phố, chợ quê...

Nhắc đến bánh đúc có lẽ sẽ là một hoài niệm làm đói lòng nhiều người xa xứ, cả đến kẻ sang giàu, quyền quý vốn ra đi từ đồng ruộng. Cái món ăn giờ được cho là bình dân trên tất cả các món bình dân đó, chỉ cách đây chừng ba chục năm thôi, vẫn còn là món mà không phải lúc nào người dân quê cũng có ăn cho thoả nỗi thèm. Bánh đúc rẻ, rẻ nhất trong tất cả các loại bánh trái được làm từ hạt gạo, nhưng cuộc sống nông thôn ngày đó khó khổ trăm bề, dễ gì ai cũng sẵn tiền sẵn gạo để có bánh đúc ăn. Chỉ những lúc xong mùa màng, để ăn mừng mùa gặt, những bà mẹ siêng năng, nhà lại khá giả hơn mới làm được “bữa cỗ” bánh đúc cho gia đình. Không có cối xay bột, các mẹ phải ngâm gạo rồi đem phơi khô để giã, rây lấy bột làm bánh. Bởi vậy, thật sung sướng, hạnh phúc khi nhà ai kia rơm mới đã chất vào cây lại được xôn xao với bữa bánh đúc tự làm.

Bao lâu rồi tôi vẫn nhớ mình đã nhảy cẫng và reo lên như thế nào mỗi khi “được tin” mẹ sẽ làm bánh đúc mừng lúa mới. Dù những giỏ bánh to bằng chiếc thau nhỏ được bày đầy bàn tôi vẫn cứ trách mẹ sao không làm nhiều thêm nữa - nỗi thòm thèm khi ăn miếng bánh đúc nhỏ mẹ mua từ chợ về vẫn cứ ám ảnh tôi. Mẹ tôi khéo tay bánh trái nên bánh đúc mẹ làm vẫn không thua bánh đúc chợ. Mặt bánh bóng láng, bánh không cứng và không mềm nhão bởi bột làm bánh được pha vừa độ lỏng. Nhưng đẹp nhất là “nước da” sẫm hồng của bánh nhờ được làm bằng gạo đỏ, lại được pha vào loại vôi ăn trầu có màu hồng. Sung sướng với tôi là được thưởng thức trước cái mùi thơm quyến rũ của dầu phộng khử sôi với củ nén, của mớ đậu phộng rang giòn khi tôi được mẹ cho phết dầu và rắc đậu lên mặt bánh. Với chén mắm cơm hay mắm cái trộn ớt tỏi, từng giỏ bánh được rạch cắt thành những lát nhỏ, với chiếc “siêu” tre bén nhọn, mỗi người một giỏ, thật thoả thuê bữa cỗ bánh đúc tại nhà. Cái mùi thơm của đậu phộng rang và dầu phộng khử nén cộng với mùi thơm của lát bánh phảng phất mùi lá chuối hấp và mùi vôi trầu, tất cả đã tổng hoà thành một hương vị chung tạo nên cái ngon riêng của bánh đúc mà ai đã ngồi lại ăn là phải ăn... đến bến. Bánh đúc là bánh thơm bánh thảo. Mẹ tôi nói thế nên mỗi lần làm bánh đúc mẹ thường dành phần để biếu hàng xóm. Và tôi cũng đã bao lần vui sướng khi được ăn bánh đúc của xóm giềng.

Bánh đúc chỉ ngon với phần nhưn đậu phộng rang rắc lên trên lớp dầu phộng khử nén. Cũng như nhiều người, mẹ tôi đã có lần đã thử thay nhưn cho bánh đúc bằng tôm, thịt nhưng rốt cuộc vẫn thấy không hợp gu nên lại phải quay về với món nhưn mà người xưa đã chọn. Nhưng thay màu cho bánh đúc thì nhiều người vẫn thường làm. Như mẹ tôi, thỉnh thoảng lại làm bánh đúc vang - loại bánh đúc đặc biệt mà không phải lúc nào các hàng quán cũng có bán. Được tạo màu bằng nước sắc từ gỗ cây vang đỏ pha vào bột, bánh đúc vang có màu đỏ tươi, đã thơm lại có vị ngọt nhẹ, rất ngon và bổ. Có người còn vắt nước củ nghệ hay lấy ruột quả gấc chín để tạo màu vàng và làm thơm, bổ cho bánh đúc.

Không thấy có chuyện tích nào về bánh đúc. Nhưng chắc chắn loại bánh được làm từ hạt gạo với cung cách hết sức giản đơn này có từ rất sớm. Bao đời qua vẫn không ai cách tân hình dáng, cách làm, cách ăn bánh đúc, vẫn cứ như ngàn xưa, thô mộc, giản dị. Bánh đúc không ngon như bún mì miến phở, vậy mà ai cũng thích ăn và ăn hoài vẫn không ngán. Mươi năm lại đây khi hạt gạo bớt đi nỗi dằn vặt kẻ ruộng đồng, cuộc sống nông thôn có chút thư nhàn hơn, làng quê nào cũng có máy xay bột gạo thay cho chiếc chày giã bột nhọc nhằn, bánh đúc được làm nhiều hơn ở mỗi gia dình. Rồi bánh đúc bán ở quán làng, quán chợ, cả đến người bán rong mang đến tận nhà, chỉ vài ba ngàn đồng là có thể no bụng với miếng bánh đầy phong vị. Như củ khoai trái đậu gợi thèm kẻ sang giàu, bánh đúc thô mộc được bày bán nơi hàng quán ở phố phường nay vẫn đắt người ăn. Có lẽ cái phong vị đồng quê trong giỏ bánh đúc chân phương, gần gũi với tự nhiên, với cuộc sống là căn cốt hương vị của các loại vật thực đến từ đồng đất đã khiến bánh đúc có sức sống ngàn năm như chính đồng đất và quê làng đất Việt!

Huỳnh Văn Mỹ

Chao ôi thèm miếng bánh đúc ngô :D

lqkhoi
28-11-2008, 08:33
Bánh Đúc phải chấm mắm tôm phải không bác Dê nhỉ?

Nhớ ngày xưa ở nhà có 1 chị hay đạp xe sang bán thứ này. Bữa nào mua chị ấy pha cho 1 chén mắm tôm, cho vào 1 tí chanh đánh lên là thơm nức mũi.

Bánh Đúc vô tay các bé bánh bèo Sài Gòn thì được baddin vào nước dừa vào bột và tôm cháy ở trên. Ăn với nước mắm chanh ớt.

em_cua_hoply
28-11-2008, 20:37
Bánh Đúc phải chấm mắm tôm phải không bác Dê nhỉ?

Nhớ ngày xưa ở nhà có 1 chị hay đạp xe sang bán thứ này. Bữa nào mua chị ấy pha cho 1 chén mắm tôm, cho vào 1 tí chanh đánh lên là thơm nức mũi.

Bánh Đúc vô tay các bé bánh bèo Sài Gòn thì được baddin vào nước dừa vào bột và tôm cháy ở trên. Ăn với nước mắm chanh ớt.

Ối! tôi chưa ăn bánh đúc chấm mắm tôm bao giờ cả,bây giờ lần đầu tiên nghe đến.
Nhưng ở HN có bánh đúc chấm tương(tương bần càng OK) rất ngon.

Ngoài ra có món nộm Bánh đúc,ăn mùa hè rất mát, mùa đông nên ăn Bánh đúc nóng, nấu trong nồi, múc ra = vỏ con Trai biển.

Trong làng Xã đàn có 1 hàng bán bánh đúc ngon lắm, trước buổi chiều tôi hay ra ăn. Giờ làm đường Kim Liên-Ô chợ dừa nên chẳng biết nó chuyển đi đâu rồi

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


cô bé mà nhân dịp topic "15 năm yêu đơn phương" tôi cũng là người đồng cảnh ngộ có nhắc đến đó bác, cũng chỉ vì có 1 phần cái nết mà bác nói về mẹ vợ của bác đó, cũng chỉ có 1 chút đó thôi mà tôi yêu như thế đấy. Từ hồi mới lớn tới nay cũng chỉ có 1 suy nghĩ mong sao có được người vợ như thế là hạnh phúc lắm rồi. U30 trở lại là tốt lắm rồi bác ạ,hình như tuổi như tôi trở đi ai cũng nghĩ nhiều về cái "ruột" nhiều hơn là cái "vỏ" hay sao ấy bác nhỉ. biết đâu 2 anh em lại thành gần gũi qua 1 trang web thì lý thú lắm nhỉ

Nếu không chê gái ngõ chợ Khâm Thiên thì tớ giới thiệu con bạn 8x đít cuối. đi chơi nhé, cafe bình dân thôi,chắc tốn <50k là cùng,giản dị mà. Đi thì PM cho tớ.
Đang làm quen 1 cô nữa cũng 8.6 trông được phết vừa bỏ người yêu, nhưng phải mất thời gian cưa cẩm đó, đi được bố trí buổi tối.OK?

phan_nguyen
28-11-2008, 23:36
việt nam có món bánh tráng trộn ăn ngon vãi lúa

Vĩnh Thắng
29-11-2008, 03:14
Công nghệ làm đồ chay bây giờ thì bó tay luôn, không thua gì đồ mặn, hình như là món gì làm cũng được, thịt heo thịt gà thịt quay, đồ biển có mực có tôm, rồi cho tới bún bò bún riêu hủ tiếu bò viên.

Bác nào biết đường Trần Đình Xu Q1, đi đến cuối đường gặp cái khu bán đồ chay, ngày nào cũng bán, 10k/tô. Vào đó kêu thử bò kho hay bún riêu ăn cho... hết hồn chơi.

Em cũng hay ăn ở đó, tại nhờ mấy cái lô cốt chắn cuối đường nên đường này vô tình vắng xe cộ hẳn, nên rất mát và thoáng, rộng rãi, giữ xe miễn phí, rẻ và ngon!

br0™
29-11-2008, 23:45
Có tiết canh chay không nhỉ?

lqkhoi
30-11-2008, 07:01
Công nghệ làm đồ chay bây giờ thì bó tay luôn, không thua gì đồ mặn, hình như là món gì làm cũng được, thịt heo thịt gà thịt quay, đồ biển có mực có tôm, rồi cho tới bún bò bún riêu hủ tiếu bò viên.

Bác nào biết đường Trần Đình Xu Q1, đi đến cuối đường gặp cái khu bán đồ chay, ngày nào cũng bán, 10k/tô. Vào đó kêu thử bò kho hay bún riêu ăn cho... hết hồn chơi.

Em cũng hay ăn ở đó, tại nhờ mấy cái lô cốt chắn cuối đường nên đường này vô tình vắng xe cộ hẳn, nên rất mát và thoáng, rộng rãi, giữ xe miễn phí, rẻ và ngon!

Careful với mấy món đó. Đa số các đồ giả thịt giả hải sản đều phải làm cho giòn và ban đầu xuất phát từ Hồng Kông và Đài Loan nhưng giờ thì hầu như là TQ và có cả Đài Loan. Và nếu bạn biết rằng để bột cho giòn và dai thì cách dễ nhất là cho thêm HÀN THE vào trong đó thì suy nghĩ lại xí.

HÀN THE là một chất không bị đào thải khi hấp thu vào cơ thể, nó tích tụ cho đến đủ 1 lượng nhất định thì BÙM .... Bạn Tiểu Dân ui có đọc cái thread này thì kể tác hại HÀN THE cho bà con sợ chơi.

tiểu dân
30-11-2008, 08:38
TD vẫn đọc topic này thường, nhưng vì không ăn mặn nên cũng không có gì nhiều để chia sẻ. Không giống như Bethichhoahong nói, lúc đầu mới ăn chay thì dù ăn uống hợp lý thế nào TD cũng rất mau đói và thèm ăn, mỗi khi nghe mùi đồ mặn thì cũng muốn ăn lắm. Bây giờ thì cái bụng không chịu ăn đồ mặn nữa rồi. Hôm bữa thanksgiving nhà có làm cơm đãi khách, TD buộc phải ăn để khách không cảm thấy ngại, ăn có 1 ít thôi nhưng bụng nặng quá trời, từ sớm tới tối không chịu tiêu, no đến ngày hôm sau luôn.

Cậu Khôi nói đúng về cái mà TD tạm gọi là "tồn tại" của thực phẩm chay. Nếu chỉ là rau củ quả, đậu hũ, nấm, rong các loại thì đồ chay rất tốt cho sức khỏe và có đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Song đồ chay tồn tại 2 vấn nạn:

1. Bảo Quản:
Nhân cậu Khôi nói về hàn the, TD xin bàn về vấn đề bảo quản trước. Khả năng phải dùng các thứ chế biến sẵn để nấu các món chay giả mặn là rất cao. Các món đồ chế biến sẵn có ngồn gốc Đài Loan hay Trung Quốc được bày bán thường qua mắt người mua về bảo quản bằng 2 ngả: 1. sấy khô và 2. đông lạnh. Song, kết quả kiểm nghiệm noodles nói chung (mì, phở, hủ tiếu ..v.v..) cho thấy cái thực sự giữ cho những món đồ này không hư là hàn the chứ không phải sấy khô hay đông lạnh.

Hàn the có tên khoa học là borax hay sodium boric, muối của boric acid. Hợp chất này tất nhiên không được hấp thụ và bị loại thải ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Song 1 lượng lớn hành the (đúng như cậu Khôi nói) tích tụ lại trong cơ thể ở tủy xương, răng, và móng.
Boron là lewis acid có khả năng phản ứng rất mạnh, bất cứ chất gì có khả năng phản ứng mạnh đều rất độc hại với cơ thể con người vì nó có khả năng gây ra những rối loạn mang tính dây chuyền (làm hỏng 1 thứ dẫn đến hỏng nhiều thứ khác). Cho tới bây giờ không ai biết chính xác hàn the làm thế nào để gây tác hại cho con người chỉ biết là nó gây tiêu chảy (triệu chứng thấy liền), hư thận (do phải hoạt động cật lực để giải độc), vì hư thận nên dẫn đến cardiovascular collapse (trụy hệ tim mạch?!) và nhiều triệu chứng khác. 1 điều khá may mắn là hàn the có half-life khá ngắn, chỉ khoảng 13, 14 tiếng đồng hồ (so với chất béo xấu - transfat - thủ phạm chính gây xơ cứng động mạch, tai biến mạch máu não có half-life lên đến 70 năm) tức là trong vòng 13, 14h đồng hồ, lượng hàn the bị thủy phân xuống còn 1 nửa. Đó là điều may mắn, còn điều không may là ... cơ thể con người chỉ chịu được 1 lượng hàn the rất nhỏ, 1mg/ngày trong khi mẫu phở được dùng hiện nay trên thị trường chứa lượng hàn the trong bánh phở/tô vượt quá con số này đến ... vài chục lần.

2. Vị:
Phần lớn nguyên liệu để chế biến đồ chay thường rất ... vô vị. Vậy nên, để tạo vị cho đồ ăn chay, một lượng bột ngọt lớn hơn so với lượng bột ngọt dùng để chế biến đồ mặn cần phải được sử dụng để đảm bảo vẫn giữ được mùi vị thơm ngon của đồ ăn. TD không muốn nói nhiều về bột ngọt vì ai biết thì đã biết rồi (gây khó chịu, bực bội, cáu gắt, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, giảm trí nhớ ..v.v..) người chưa biết thì sẽ ném cho TD 1 câu "tui ăn hoài, có sao đâu!" thôi thì hồn ai nấy giữ. Chỉ xin nói sơ qua là bột ngọt là sodium glutamate, muối của glutamic acid. Muối này vì mang điện âm nên không thể lưu thông trong máu. Do vậy, để có thể lưu thông trong máu đến thận và thải ra ngoài, glutamate phải được thận chuyển hóa thành glutamine, 1 amino acid neutral về điện tích. Song nếu thức ăn có quá nhiều bột ngọt, thận không chuyển hóa kịp thì lượng glutamate chưa qua xử lý cứ thản nhiên bơi vòng vòng trong máu. Hệ thần kinh được regulate bởi những ion channels nhạy cảm với hiệu điện thế bên ngoài và bên trong tế bào thần kinh, việc có các glutamate này khiến cho các channels này đóng mở ... không bình thường dẫn đến việc hệ thần kinh làm việc ... không giống ai. Thậm chí, bột ngọt còn tham gia giết các tế bào thần kinh, mà ai cũng biết là sau 2 tuổi, các tế bào thần kinh chỉ có thể chết đi chứ không bao giờ sản sinh ra nữa. Vì lý đo này, bột ngọt góp phần vào việc làm đãng trí sau này khi về già.

Nói chung ăn chay là điều nên làm, nhưng tốt nhất vẫn là rau luộc với tàu hũ, nếu lạt miệng ăn thêm nước mắm chay, thanh tịnh trong tâm hồn và không hại sức khỏe. Ăn đồ chay giả mặn ngon thì ngon thật đấy nhưng hại là 1, 2 là ... ăn thế thì ăn chay làm wái gề! Khác gề ăn mặn đâu!

Đôi dòng.

TD

em_cua_hoply
30-11-2008, 12:16
Có tiết canh chay không nhỉ?

Có chứ, quá ngon ôi mê ly.
Nhưng nhìn nó làm tiết canh bán ngoài hàng thì sợ đến già."Khuất mắt trông coi". Tôi vào xem lò mổ lợn, cho tiết vào xô nhựa bẩn lắm, tay vừa mổ lợn dọn cứt đái quét sân xong nó nắm mấy nắm muối cho vào xô tiết khoắng, nhìn tởm lợm. Thế quái nào mà ra bát tiết ngon thế

Trong các loại tiết canh tôi thấy ngon nhất tiết canh Vịt,1 con đánh được khoảng 4-6 bát, pha 10 bát thì hơi loãng.
Sau đó là tiết canh Ngan.
Sau nữa là tiết canh Dê.
Cuối là tiết canh Lợn(Heo).

Tiết canh cần nhất là gan,vài miếng sụn,cổ họng... rồi thêm tý lạc giã nhỏ rắc lên trên, 1 miếng Chanh vắt lên bát , 1 vài cọng hành củ, ít rau húng Láng....

Thêm chén rượu nếp ta(nhẹ nhẹ thôi), thích lắm.

Ăn ngon nhất tầm 6h-7h sáng lúc hàng cháo lòng-tiết canh mới dọn ra. Đồ mới ngon

br0™
30-11-2008, 12:20
Có chứ, quá ngon ôi mê ly.
Nhưng nhìn nó làm tiết canh bán ngoài hàng thì sợ đến già."Khuất mắt trông coi". Tôi vào xem lò mổ lợn, cho tiết vào xô nhựa bẩn lắm, tay vừa mổ lợn dọn cứt đái quét sân xong nó nắm mấy nắm muối cho vào xô tiết khoắng, nhìn tởm lợm. Thế quái nào mà ra bát tiết ngon thế

Trong các loại tiết canh tôi thấy ngon nhất tiết canh Vịt,1 con đánh được khoảng 4-6 bát, pha 10 bát thì hơi loãng.
Sau đó là tiết canh Ngan.
Sau nữa là tiết canh Dê.
Cuối là tiết canh Lợn(Heo).

Tiết canh cần nhất là gan,vài miếng sụn,cổ họng... rồi thêm tý lạc giã nhỏ rắc lên trên, 1 miếng Chanh vắt lên bát , 1 vài cọng hành củ, ít rau húng Láng....

Thêm chén rượu nếp ta(nhẹ nhẹ thôi), thích lắm.

Ăn ngon nhất tầm 6h-7h sáng lúc hàng cháo lòng-tiết canh mới dọn ra. Đồ mới ngon

Cái này thì nói làm gì. Cái món này cứ tự làm mới dám ăn. Hồi trước thỉnh thoảng thịt vịt, tiện thì làm 1 phát thui. Chứ em chẳng ăn cái đấy ở ngoài bao giờ cả.
---
Mà em hỏi món chay mà !!!

em_cua_hoply
30-11-2008, 12:22
Cái này thì nói làm gì. Cái món này cứ tự làm mới dám ăn. Hồi trước thỉnh thoảng thịt vịt, tiện thì làm 1 phát thui. Chứ em chẳng ăn cái đấy ở ngoài bao giờ cả.
---
Mà em hỏi món chay mà !!!

Ối a!
Chưa nhìn thấy Tiết Canh Chay bao giờ! Có thì phải ăn thử cho biết chứ.

Mà Bro này:
"ăn bẩn , sống lâu
Thằng Tầu bảo thế"

br0™
30-11-2008, 12:25
Bẩn cũng phải có mức độ thôi chứ. Cứ giống như bác tả thì em chịu

Nhưng nhìn nó làm tiết canh bán ngoài hàng thì sợ đến già."Khuất mắt trông coi". Tôi vào xem lò mổ lợn, cho tiết vào xô nhựa bẩn lắm, tay vừa mổ lợn dọn cứt đái quét sân xong nó nắm mấy nắm muối cho vào xô tiết khoắng, nhìn tởm lợm. Thế quái nào mà ra bát tiết ngon thế

thongpc
30-11-2008, 16:38
Có chứ, quá ngon ôi mê ly.
Nhưng nhìn nó làm tiết canh bán ngoài hàng thì sợ đến già."Khuất mắt trông coi". Tôi vào xem lò mổ lợn, cho tiết vào xô nhựa bẩn lắm, tay vừa mổ lợn dọn cứt đái quét sân xong nó nắm mấy nắm muối cho vào xô tiết khoắng, nhìn tởm lợm. Thế quái nào mà ra bát tiết ngon thế


cái này khá chuẩn, ngày trước tôi làm xe ô tô, có thuê thêm 1 số thằng cu nhỏ nhỏ làm thợ phụ, có 1 thằng bé đã từng làm phụ mổ lợn cho chú nó, nó không bao giờ ăn tiết hay tiết canh hoặc cháo lòng. Nó kể là dơ lắm, có khi đang giữ để chọc tiết nó ị ra cả tay, khi đó làm gì có thời gian rửa tay chân, tiện tay bốc nguyên nắm muối quẳng vào chậu tiết, thò tay vào khoắng nhiệt tình....ọe ,,ọe....thế mà lâu lâu tớ cũng làm 1 đĩa như ai, đúng là khuất mặt thì ai mà chả thấy ngon

về khoản em đời cuối 80 nghe bác kể mà thèm quá, tiếc là tôi đang ở.........Sài Gòn bác ạ. Cũng thích con gái ngoài đó lắm mà không có điều kiện, chẳng hiểu sao tâm tư chỉ khoái gái ngoài đó thôi, trong đây đôi khi nhìn các em mới ngoài bắc vào mặc quần tây, áo sơmi, tóc dài chấm..........mà thích. Tôi cũng quê miền bắc nhưng vào gần 30 năm rồi

em_cua_hoply
30-11-2008, 17:22
về khoản em đời cuối 80 nghe bác kể mà thèm quá, tiếc là tôi đang ở.........Sài Gòn bác ạ. Cũng thích con gái ngoài đó lắm mà không có điều kiện, chẳng hiểu sao tâm tư chỉ khoái gái ngoài đó thôi, trong đây đôi khi nhìn các em mới ngoài bắc vào mặc quần tây, áo sơmi, tóc dài chấm..........mà thích. Tôi cũng quê miền bắc nhưng vào gần 30 năm rồi

Tưởng bác người HN, hôm nay thứ 7 vợ về nhà ngoại chơi, thèm đi chơi quá mà chưa tìm được lý do gì để đi .

Nói thêm về món ăn chứ: món Rựa mận của thịt chó ấy mà, tôi chứng kiến nhiều hàng thịt chó mua đi thịt lợn về để làm rồi đó(cho thêm vào thôi). Nấu lên cho vào bát, cứ đen đen bố thằng tây cũng chẳng nhận ra

yeuITVN
30-11-2008, 18:43
Có chứ, quá ngon ôi mê ly.
Nhưng nhìn nó làm tiết canh bán ngoài hàng thì sợ đến già."Khuất mắt trông coi". Tôi vào xem lò mổ lợn, cho tiết vào xô nhựa bẩn lắm, tay vừa mổ lợn dọn cứt đái quét sân xong nó nắm mấy nắm muối cho vào xô tiết khoắng, nhìn tởm lợm. Thế quái nào mà ra bát tiết ngon thế

Trong các loại tiết canh tôi thấy ngon nhất tiết canh Vịt,1 con đánh được khoảng 4-6 bát, pha 10 bát thì hơi loãng.
Sau đó là tiết canh Ngan.
Sau nữa là tiết canh Dê.
Cuối là tiết canh Lợn(Heo).

Tiết canh cần nhất là gan,vài miếng sụn,cổ họng... rồi thêm tý lạc giã nhỏ rắc lên trên, 1 miếng Chanh vắt lên bát , 1 vài cọng hành củ, ít rau húng Láng....

Thêm chén rượu nếp ta(nhẹ nhẹ thôi), thích lắm.

Ăn ngon nhất tầm 6h-7h sáng lúc hàng cháo lòng-tiết canh mới dọn ra. Đồ mới ngon

Em chưa bao giờ ăn tiết canh (bụng dạ yếu:(), cũng chưa bao giờ thấy cảnh mổ lợn nhưng đã từng thấy cảnh người ta rửa lòng, eo ơi, rửa bằng nước ao tù (nghe nói có người còn rửa bằng nước cống cơ nhưng chưa được nhìn tận mắt). Nói chung là lòng lợn thì chịu khó mua lòng sống về tự mình rửa lại thật kỹ, tự mình nấu nướng thì mới đảm bảo vệ sinh.
PS: Rượu tiết dê uống hay lắm.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Tưởng bác người HN, hôm nay thứ 7 vợ về nhà ngoại chơi, thèm đi chơi quá mà chưa tìm được lý do gì để đi .

Nói thêm về món ăn chứ: món Rựa mận của thịt chó ấy mà, tôi chứng kiến nhiều hàng thịt chó mua đi thịt lợn về để làm rồi đó(cho thêm vào thôi). Nấu lên cho vào bát, cứ đen đen bố thằng tây cũng chẳng nhận ra

Muốn ăn rựa mận thì nên mua thịt chó sống về tự nấu.
PS: Nó dùng thịt lợn còn tốt chán, có thằng còn dùng thịt chuột cống cơ.

em_cua_hoply
30-11-2008, 21:53
Em chưa bao giờ ăn tiết canh (bụng dạ yếu:(), cũng chưa bao giờ thấy cảnh mổ lợn nhưng đã từng thấy cảnh người ta rửa lòng, eo ơi, rửa bằng nước ao tù (nghe nói có người còn rửa bằng nước cống cơ nhưng chưa được nhìn tận mắt). Nói chung là lòng lợn thì chịu khó mua lòng sống về tự mình rửa lại thật kỹ, tự mình nấu nướng thì mới đảm bảo vệ sinh.
PS: Rượu tiết dê uống hay lắm.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]



Muốn ăn rựa mận thì nên mua thịt chó sống về tự nấu.
PS: Nó dùng thịt lợn còn tốt chán, có thằng còn dùng thịt chuột cống cơ.

Mật dê,tiết dê,tiết rắn,mật rắn,mật vịt ...tôi uống thử rồi thấy...chẳng ra gì.
Rượu tiết dê hay bán ở hàng Lẩu dê. Ăn ở Nhất Ly hay Dũng râu nó có nhiều lắm, chả biết tiết dê hay lợn, có khi nó còn cho cả phẩm mầu vào thì mình cũng chịu thôi.

Mà này:
Ăn bẩn sống lâu
Thằng Tầu bảo thế

kiettt
30-11-2008, 22:10
Đối diện nhà thờ Tân Định có một con hẻm nhỏ, đầu hẻm có xe nước, trước 75 do một ông Tàu già bán. Đặc sản của ông này là xi rô đá nhận, nước đá cục bào vụn ra, nhồi vô trong cái ly hoặc bịch nylon, xịt lên đó miếng xi rô dâu, thế là xong. Buổi trưa nắng không gì thú bằng mua một bịch rồi vừa đi vừa mút, chao ôi là đã khát.

Hôm qua chở vợ đi mua đồ, chạy ngang đó thấy có mấy hàng bán quần áo thời trang loại nhí nhố, bà xã vào tìm mua đồ cho con gái, mình chợt nhớ ra chốn cũ bèn chạy tới đó coi. Xe nước bây giờ do một cô trẻ bán, nhìn mặt thấy không còn nét Tầu nữa, nhưng món kỷ niệm thì vẫn vậy, bây giờ có thêm vài loại xi rô nữa chứ không chỉ một mùi dâu như hồi xưa. Đang ôm cái bịch mút lấy mút để thì vợ đi ngang qua cùng với vài cô bé đồng nghiệp của bả trong công ty. Mình cười toe toét tính hỏi coi có ai muốn uống không mà vợ thì không hề liếc lấy mình một cái, lại còn líu lo với mấy cô bé con kia về cái đồng hồ mới bên nhà thờ. Quê quá tớ chả thèm kêu nữa, lẽo đẽo dắt xe theo một quãng xa. Đến lúc thiên hạ chia tay nhau xong, bả leo taxi đi về luôn. Mình hoảng vía, không biết đã gây nên tội gì, về tới nhà bả làm cho một trận "Úi giời ơi, may mà mấy con nhỏ đó nó không thấy ông, không thì tôi chỉ có nước chui xuống đất vì xấu hổ chết mất thôi..."

Quái nhỉ, bả ngồi lề đường công viên Lê Văn Tám ăn gỏi đu đủ ầm ầm mà đâu có sao ! Ai hiểu thì giải thích cho tớ cái.

em_cua_hoply
30-11-2008, 22:17
Đối diện nhà thờ Tân Định có một con hẻm nhỏ, đầu hẻm có xe nước, trước 75 do một ông Tàu già bán. Đặc sản của ông này là xi rô đá nhận, nước đá cục bào vụn ra, nhồi vô trong cái ly hoặc bịch nylon, xịt lên đó miếng xi rô dâu, thế là xong. Buổi trưa nắng không gì thú bằng mua một bịch rồi vừa đi vừa mút, chao ôi là đã khát.

Hôm qua chở vợ đi mua đồ, chạy ngang đó thấy có mấy hàng bán quần áo thời trang loại nhí nhố, bà xã vào tìm mua đồ cho con gái, mình chợt nhớ ra chốn cũ bèn chạy tới đó coi. Xe nước bây giờ do một cô trẻ bán, nhìn mặt thấy không còn nét Tầu nữa, nhưng món kỷ niệm thì vẫn vậy, bây giờ có thêm vài loại xi rô nữa chứ không chỉ một mùi dâu như hồi xưa. Đang ôm cái bịch mút lấy mút để thì vợ đi ngang qua cùng với vài cô bé đồng nghiệp của bả trong công ty. Mình cười toe toét tính hỏi coi có ai muốn uống không mà vợ thì không hề liếc lấy mình một cái, lại còn líu lo với mấy cô bé con kia về cái đồng hồ mới bên nhà thờ. Quê quá tớ chả thèm kêu nữa, lẽo đẽo dắt xe theo một quãng xa. Đến lúc thiên hạ chia tay nhau xong, bả leo taxi đi về luôn. Mình hoảng vía, không biết đã gây nên tội gì, về tới nhà bả làm cho một trận "Úi giời ơi, may mà mấy con nhỏ đó nó không thấy ông, không thì tôi chỉ có nước chui xuống đất vì xấu hổ chết mất thôi..."

Quái nhỉ, bả ngồi lề đường công viên Lê Văn Tám ăn gỏi đu đủ ầm ầm mà đâu có sao ! Ai hiểu thì giải thích cho tớ cái.

Ai biểu bác vô quán có Girl trẻ đẹp, chắc vào đó uống xong lại đong đưa chứ gì. Vợ nó ghét mặt là phải.
Bỏ Taxi về là nhẹ đó. Bỏ về nhà ngoại mới phải

dly
30-11-2008, 22:43
Chắc do bả thấy nhà bác chu miệng mút mút thấy ghét. Cái bả mong lão mút lão lại không mút, đi mút cái bọc. :lick:

The Old Man
01-12-2008, 01:46
Đối diện nhà thờ Tân Định có một con hẻm nhỏ, đầu hẻm có xe nước, trước 75 do một ông Tàu già bán. Đặc sản của ông này là xi rô đá nhận, nước đá cục bào vụn ra, nhồi vô trong cái ly hoặc bịch nylon, xịt lên đó miếng xi rô dâu, thế là xong. Buổi trưa nắng không gì thú bằng mua một bịch rồi vừa đi vừa mút, chao ôi là đã khát.

Hôm qua chở vợ đi mua đồ, chạy ngang đó thấy có mấy hàng bán quần áo thời trang loại nhí nhố, bà xã vào tìm mua đồ cho con gái, mình chợt nhớ ra chốn cũ bèn chạy tới đó coi. Xe nước bây giờ do một cô trẻ bán, nhìn mặt thấy không còn nét Tầu nữa, nhưng món kỷ niệm thì vẫn vậy, bây giờ có thêm vài loại xi rô nữa chứ không chỉ một mùi dâu như hồi xưa. Đang ôm cái bịch mút lấy mút để thì vợ đi ngang qua cùng với vài cô bé đồng nghiệp của bả trong công ty. Mình cười toe toét tính hỏi coi có ai muốn uống không mà vợ thì không hề liếc lấy mình một cái, lại còn líu lo với mấy cô bé con kia về cái đồng hồ mới bên nhà thờ. Quê quá tớ chả thèm kêu nữa, lẽo đẽo dắt xe theo một quãng xa. Đến lúc thiên hạ chia tay nhau xong, bả leo taxi đi về luôn. Mình hoảng vía, không biết đã gây nên tội gì, về tới nhà bả làm cho một trận "Úi giời ơi, may mà mấy con nhỏ đó nó không thấy ông, không thì tôi chỉ có nước chui xuống đất vì xấu hổ chết mất thôi..."

Quái nhỉ, bả ngồi lề đường công viên Lê Văn Tám ăn gỏi đu đủ ầm ầm mà đâu có sao ! Ai hiểu thì giải thích cho tớ cái.

Nếu có con vợ loại như vậy khi ra đường nên đội nón.

ufovn
01-12-2008, 08:24
Ôi mấy món thịt lợn ngày xưa (hồi còn nhỏ) sao ăn ngon thế, chỉ có thịt luộc, kho, cháo lòng ... mà thèm, bây giờ người ta nuôi lợn vài tháng đã xuất chuồng, thịt ăn như bột, chán, hay là do hồi đó khổ nên ăn thấy ngon không biết.

lqkhoi
01-12-2008, 09:06
Các bác lái cái thread này cứ như là lái xe lúc xỉn. Đang chơi ẩm thực Việt Nam biến qua thịt chó, vòng xuống bánh đúc, cào cào, lạng lên đồ chay rồi lại trở về tiết canh thịt chó.

Tội nghiệp cô tiểu dân viết cái bài hay thế mà không ai khen 1 câu. Cám ơn cô nhé. Giờ mới biết cô ăn chay. Nhưng nói thật ăn chay như thế thì cũng hơi bị chán. Cô thử làm 1 chuyến qua South India coi biết đâu tìm được vài món tuyệt chiêu của các em ấy. Tiểu Dân thử cái món mà tớ quảng cáo ở trên chưa? Yogurt (ko đường) pha vô nước ấm cho thêm muối và hương vị Ấn (đại hồi, tiểu hồi rồi cái gì đó tà lưa) rồi làm canh, ngon lắm đấy.

ngondensang2007
01-12-2008, 09:27
Các bác lái cái thread này cứ như là lái xe lúc xỉn. Đang chơi ẩm thực Việt Nam biến qua thịt chó, vòng xuống bánh đúc, cào cào, lạng lên đồ chay rồi lại trở về tiết canh thịt chó.

Tội nghiệp cô tiểu dân viết cái bài hay thế mà không ai khen 1 câu. Cám ơn cô nhé. Giờ mới biết cô ăn chay. Nhưng nói thật ăn chay như thế thì cũng hơi bị chán. Cô thử làm 1 chuyến qua South India coi biết đâu tìm được vài món tuyệt chiêu của các em ấy. Tiểu Dân thử cái món mà tớ quảng cáo ở trên chưa? Yogurt (ko đường) pha vô nước ấm cho thêm muối và hương vị Ấn (đại hồi, tiểu hồi rồi cái gì đó tà lưa) rồi làm canh, ngon lắm đấy.

Vâng 1 ngày ăn chay còn cả tháng chén thịt chó liên tùng tục lun ý chứ

Arkain
01-12-2008, 09:34
Trên đời có nhiều món ngon thế này mà lại ăn chay trường kỳ thì hơi phí, nhỉ? :D

dly
01-12-2008, 09:36
Ăn chay ngủ mặn có phí không lão Kền? :D

em_cua_hoply
01-12-2008, 09:39
@lqkhoi: công nhận ổng ta cũng hiểu biết về các món chay, nhưng mà tính ổng hơi ngang ngang- gàn dở đại hiệp với lại ăn đồ chay nhiều thể nào người chả còi cọc vàng vọt xanh xao.

Tôi thì khoái ăn đồ mặn thôi, thảo nào vợ cứ kêu Toilet khai nồng

ngondensang2007
01-12-2008, 09:43
@lqkhoi: công nhận ổng ta cũng hiểu biết về các món chay, nhưng mà tính ổng hơi ngang ngang- gàn dở đại hiệp với lại ăn đồ chay nhiều thể nào người chả còi cọc vàng vọt xanh xao.

Tôi thì khoái ăn đồ mặn thôi, thảo nào vợ cứ kêu Toilet khai nồng

Lên mạng kiếm món ăn chay rùi post lên đơn giản mà pác
Chủ yếu là nói có đi đôi với làm hay không thôi.
Nói thì hay nhưng có bít chế biến món ăn chay hay không mới là cả một vấn đề nghệ thuật cần pải học hỏi lâu dài

dly
01-12-2008, 09:52
Món chay á, dễ ợt. Này nhé

Vài bìa đậu ủ trắng
Mấy cọng xả, vài trái ớt, gói cà ry, nước tương, muỗng đường, muối

Cách làm: đậu ủ ướp cà ry, xả bằm,muối, ớt đem chiên vàng

Nước tương hòa chút đường cho dịu, dọn ra và mời bạn dùng, nếu thấy món ăn khô quá bạn có thể dùng chung với vài ly bia hoặc rượu đế :rolleyes:

Arkain
01-12-2008, 11:11
Ăn chay ngủ mặn có phí không lão Kền? :D

Hmmm...suy đi tính lại thì chắc ít ra cũng còn hơn ăn mặn ngủ chay :shifty:

dly
01-12-2008, 11:53
Neo chiếc ghe lại, Chong ngọn đèn lên, chúng tôi dùng bữa tối, thức ăn chỉ là vài con tép rang mặn, vài búp lục bình, điên điển, ô rô, trái bần làm món canh, mà dân sông nước thì hầu như không thể thiếu rượu, ngặt nỗi 3 thằng, rượu còn non xị tôi liền vào xóm để hỏi mua thêm trong khi anh bạn chủ nhà vẫn loay hoay phía lái với rổ cơm nguội còn lại trong ngày.

Cơm nước xong, rượu vẫn đầy mà đồ nhắm hết, bấy giờ anh bạn mới cười cười lôi lại phía chúng tôi rổ cơm ngưội ban nẫy, mớ cơm đó giờ đây đã trở thành những miếng bột có dáng tròn tròn, dẹp dẹp, thì ra anh đã tranh thủ bóp những hột cơm trên sau khi ngâm với chút nước, trôn vào đó ít muối, mấy hột đường và nắn lại thành miếng bánh mỏng, ngồi trên ghe giữa gió sông lồng lộng chúng tôi nướng miếng bột kia trên chiếc lò còn chút hơi nóng của than từ những nhánh dừa, bình bác của những thứ còn đốt được làm món nhậu trong đêm, tiếng đàn phím lõm vang vang của chú Sáu giọng ca mượt mà của cô em gái người bạn khiến tôi mênh mang quên hết 1 lối về.

The Old Man
01-12-2008, 13:39
TOFU POKE - Món Chay

Đậu hủ mềm lọai ăn sống. 300 gram
1 Củ hành tây, xắt vuông bằng cở móng tay.
2 cây hành lá xắt khúc khỏang 1 cm
Nửa muổng cà phê muối biển hạt to.
1 muổng ớt khô cà nhỏ.
3 muổng xì dầu.
1 hay 2 muổng cà phê dầu mè.
1 chén rong biễn loại ogo. Không có củng OK (coi hình)

Đậu hủ xắt vuông cở lóng tay cái (1cm x 2cm)
Trộn với tất các các gia vị trên. Để trong tủ lạnh hay ướp nước đá cho thật lạnh (15/30 phút). Lấy ra ăn không khi trời thật nóng, hay ăn với cơm.

Món này có tên là Tofu Poke (đọc là Pốc Ki)
Món này xuất xứ từ món Tuna Poke của Nhật. Chỉ thay thế tàu hủ (tofu) với cá Tuna hay Salmon (cá hồi) sống là thành món Tuna Poke nổi tiếng của Nhật ở Hawai.

Dùng tàu hủ sống làm món Tofu Poke rất ngon và lành mạnh.
Các bà các cô ở Cali hay kiên cử (diet) rất hoan nghênh cái món Tofu Poke của Già TOM.

Già TOM rất ghiền món Poke. Nếu làm sẳn mà bán tại tiệm Nhật là $12 cho 1 pound (1/2 kg) Tuna Poke. còn Tofu Poke thì $4-6 cho 1 pound.

Ai ăn chay mà ăn món ToFu Poke thì được lên cỏi niết bàn ngay lập tức .

Rong biển Ogo:
http://www.geocities.com/haolecrab/ogo3t.jpg

Tofu Poke:
http://www.tastyandmeatless.com/media/poke.jpg

Tuna Poke:
http://madehealthier.com/images/2008/yamas_shoyu_poke.jpg

dinhlocphp
01-12-2008, 14:02
Nối tiếp bác TOM chút

Mì Quảng Miền Quê

Bây giờ ăn mỳ Quảng ở SG vẫn nhớ một thời được ăn mỳ Quảng ở vùng quê Quảng Nam ( Vùng Nam Phước - Trà kiệu )

Khâu chuẩn bị : Mì Quảng có Mì gà, mỳ tôm và mì cá -

Nguyên liệu đầy nguyên chất và được chuẩn bị thế này :

Gà nuôi ở vườn nhà thì dễ rồi - Tôm đồng cất vó được hoặc ra chợ mua còn tươi nguyên đang nhảy lách tách - Cá lóc đi câu được cho vào lu nước nuôi trước 4-5 ngày không cho ăn để sạch ruột

Rau thì ngoài rau thơm, rau muống, rau diếp cá ... còn chuẩn bị thêm bắp hoa chuối lấy trong vườn chuối nhà. Chặt một cây chuối non xắt thêm làm rau trộn với mì. Rang thêm đậu phụng giã dập để rắc lên mì Quảng

Về chế biến bánh : Buổi tối ngâm gạo để sáng dậy xay bột tráng bánh - Ở làng thường có một hai lò tráng bánh đặt trước để mang nước bột gạo đến tráng bánh mì Quảng. Bán tráng khô cũng mua ở những lò bánh trong làng - Đảm bảo không bao giờ có hàn the

Về dầu phụng để xào nấu : Được lấy từ dầu phụng ép thủ công cuối mỗi mùa thu hoạch đậu phụng

Chế biến nước dùng cho mì Quảng được chuẩn bị với Tôm, cá, gà nêm gia vị tùy theo từng nhà - Nướng bánh tráng cũng phải kỹ thuật sao cho bánh tráng hơi rám vàng (Lửa than phải thật đượm )Lúc này bánh vừa có mùi thơm và rất giòn

Khi ăn : Lấy tô cho một lớp rau sống vừa phải phía dưới - Một lớp mỳ Quảng rồi chan nước dùng sao cho không quá nhiều nước - Khi ăn bóp vụn bánh tráng , dùng chanh vườn tùy khẩu vị - Bánh tráng giòn thơm quyện với nước dùng, rau sống ăn thiệt ngon. Gần hết tô mì Quảng lúc này bánh tráng hút nước dùng cuối tô bùi, béo. Bóp thêm ít bánh tráng còn giòn bổ sung - Ăn vừa giòn, vừa béo, vừa bùi - Ngon tuyệt

Vừa post bài vừa chảy nước miếng và nhớ về miền quê Quảng Nam hihi

lqkhoi
01-12-2008, 16:49
Mì Quảng vô miền Nam Trung Bộ như ở Phan Thiết hay lan vô Sài Gòn đã được cải biên lại khá nhiều.

Không còn tôm, cá, hay gà nữa mà thay bằng giò heo. Nhưng nhiều cái thuần túy như nước vàng óng và cọng mì đặc trưng thì vẫn còn đó.

Mẹ tôi nấu mì quảng kiểu Phan Thiết (sorry bạn dinhlocphp) và bún bò huế ngon không chê vào đâu được. Cũng giống được tính bà ở chỗ toàn khoái tự nấu để ăn cho sướng :)

thongpc
02-12-2008, 09:35
...........ngồi trên ghe giữa gió sông lồng lộng chúng tôi nướng miếng bột kia trên chiếc lò còn chút hơi nóng của than từ những nhánh dừa, bình bác của những thứ còn đốt được làm món nhậu trong đêm, tiếng đàn phím lõm vang vang của chú Sáu giọng ca mượt mà của cô em gái người bạn khiến tôi mênh mang quên hết 1 lối về.
Nhìn thấy dòng...."ngồi trên chiếc ghe gió sông lồng lộng" mà lại nhớ 1 thời miền Tây năm nào. Hồi đó cty mướn chiếc xà lan được kéo bởi 1 chíêc đầu kéo cực khỏe, chở con quái vật bánh xích chuyên dụng khổng lồ đi công trình khác. Trước khi đi ngừoi dân cũng gởi biếu "cây nhà lá vườn" gồm vài ký tôm, vài ký lịch (giống giống con lươn, hay đào hang ở trong vuông nuôi tôm của bà con miền tây nam bộ). Anh em cũng không quên mua thêm 1 cái lẩu trâu, ít "khăn lông" bò, dồi trường.........làm đồ nhắm. Rượu thì lúc nào cũng đầy bình nước tinh khiết 20L, sơ cua thêm chừng đó bằng can, nhưng rượu ở miền tây thì rất nhạt, chúng tôi toàn nhờ anh em mua giùm ở Long An xuống. Khi nhổ neo khoảng 3h chiều, anh em chúng tôi khoảng 7,8 ngừoi, mời thêm anh tài công xà lan (lúc này giao đầu kéo lại cho lái phụ), leo lên nóc chiếc đầu kéo rộng rãi bắt đầu tiến hành làm mồi nhậu, tôm thì 1 phần nướng, 1 phần hấp với nước dừa mua của các ghe bán hàng trên sông, các món mồi được bày ra vào khoảng 5giờ chiều, sau khi được vài ly mới nhận ra rằng những tua du lịch không thể nào có cảm giác “thiên đàng” như lúc này. Ngồi trên chiếc đầu kéo, sóng dập dềnh nhè nhẹ, gió mơn man mát lạnh, nắng chiều vàng nhẹ bao trùm dòng sông và những cây dừa nước 2 bên bờ, thỉnh thoảng đầu kéo phải khéo léo tránh những cọc chăng lưới, lú của các lão ngư đang mải mê kiếp mưu sinh, giăng ngang lô nhô trên sông, và những chiếc ghe chạy ngược chiều. Trên những chíêc ghe đó là cả 1 gia đình sống cuộc sống sông nước, chạy ngang nhìn họ cũng thật là lý thú, có những cô gái thay cha mẹ, hoặc thay chồng, cầm bánh lái, tay lái đuôi tôm, vừa có vẻ dịu dàng đằm thắm lại vừa mang dáng dấp mạnh mẽ mà các cô gái đô thành nằm mơ cũng không có. Dưới các bến nước ven sông, các cô gái chiều chiều ra sông tắm, nghịch nước tung tóe như các tiên nữ trong truyện cổ tích, đặc biệt con gái miền tây không như các vùng khác, có lẽ do ăn tôm cá nhiều canxi nên cô nào cũng cao ráo, dáng thanh mảnh rất đẹp. Và nhất là nước da, trắng trẻo, mịn màng không đen thui như nhiều ngừoi lầm tưởng, phải chăng nhờ điều kiện sống sông nước, lúc nào cũng trong 1 bầu không khí hơi nước mát mẻ, trong lành mà họ có làn da nhìn muốn……hôn ???. Trời đã dần tối, chíêc xà lan lặng lẽ, cần mẫn, đi vào bóng đêm, như bồng bềnh đưa chúng tôi vào nơi huyền bí, đó là những kỷ niệm 1 trong những chuyến đi mà tôi vẫn mong có ngày trở lại.

anh2_cua_hoply
05-12-2008, 10:36
Bánh tráng thịt heo - Đặc sản Đà Nẵng(copy&paste)
http://www26.24h.com.vn/upload/news/2008-11-27/vuidtbanhtrang1.jpg

khách từ Nam ra hay từ Bắc vào khi được mời ăn đều xuýt xoa khen ngon. Ngay cả những thực khách khó tính nhất cũng phải công nhận đây là một trong những món ăn ngon dù đó không phải là loại đặc sản nào mà chỉ là thịt heo, một thực phẩm bình thường vốn hay có mặt trong các bữa ăn hằng ngày của gia đình.

Đĩa rau chỉ một gam màu xanh lá nhưng có nhiều sắc độ khác nhau từ nhạt đến đậm như màu xanh ngọc của dưa leo, màu xanh tím của lá tía tô, màu xanh nõn của xà lách, màu xanh lục của nhiều loại rau thơm khác và điểm xuyết vào đó là những lát chuối chát trắng ngà.

Người ăn lại cảm nhận được mùi thơm không thể lẫn vào đâu được của chén mắm nêm xứ Quảng. Mắm được pha chế với vị cay đặc biệt từ ớt, tỏi, cộng thêm vị chua chua ngọt ngọt của ít lát thơm (dứa) băm nhuyễn. Rồi lại thêm dĩa mì lá nóng hổi với những lá mì dẻo mà thực khách khó có thể bóc ra được nếu không biết cách đặt nhẹ chiếc bánh tráng vào lá mì. Tất cả đã sẵn sàng cho một bữa ăn ngon miệng.

dinhlocphp
05-12-2008, 12:24
Bánh tráng thịt heo - Đặc sản Đà Nẵng(copy&paste)
http://www26.24h.com.vn/upload/news/2008-11-27/vuidtbanhtrang1.jpg

khách từ Nam ra hay từ Bắc vào khi được mời ăn đều xuýt xoa khen ngon. Ngay cả những thực khách khó tính nhất cũng phải công nhận đây là một trong những món ăn ngon dù đó không phải là loại đặc sản nào mà chỉ là thịt heo, một thực phẩm bình thường vốn hay có mặt trong các bữa ăn hằng ngày của gia đình.

Đĩa rau chỉ một gam màu xanh lá nhưng có nhiều sắc độ khác nhau từ nhạt đến đậm như màu xanh ngọc của dưa leo, màu xanh tím của lá tía tô, màu xanh nõn của xà lách, màu xanh lục của nhiều loại rau thơm khác và điểm xuyết vào đó là những lát chuối chát trắng ngà.

Người ăn lại cảm nhận được mùi thơm không thể lẫn vào đâu được của chén mắm nêm xứ Quảng. Mắm được pha chế với vị cay đặc biệt từ ớt, tỏi, cộng thêm vị chua chua ngọt ngọt của ít lát thơm (dứa) băm nhuyễn. Rồi lại thêm dĩa mì lá nóng hổi với những lá mì dẻo mà thực khách khó có thể bóc ra được nếu không biết cách đặt nhẹ chiếc bánh tráng vào lá mì. Tất cả đã sẵn sàng cho một bữa ăn ngon miệng.

Ngon vì một lý do nữa là thịt heo là heo ta hoặc lai thế hệ F3,4 gì đó nghiên về phía Việt Nam - Chứ bây giờ ăn thịt heo nuôi công nghiệp chẳng thấy ngon nữa

dly
05-12-2008, 13:13
Tối đến, vài thằng tụ tập lại với nhau dưới ngọn lửa đèn dầu bập bùng dưới mái chòi lá tạm bợ trên vuông đất ven rừng mới phá, ráng thêm thời gian nữa sau khi đánh bật hết mấy gốc cây, diệt xong mớ cỏ ba cạnh, đây sẽ là nơi định cư và canh tác lâu dài.

Ban chiều vừa xong một con mưa nhẹ, những ngọn gió hiu hiu mang theo chút hơi nước len vào khiến anh em đều thấy se lạnh. lại lôi rượu ra uống, cây guitar trên vách lại được dịp hòa chùng cung những tiếng nghêu nghao.

Vài chú kiến cánh đâu đó ngoài trời thấy có đèn sáng cũng bay vào:

"Có mồi rồi"

Thế là chúng tôi đã thoát được một bữa uống rượu chay :D


http://img354.imageshack.us/img354/2807/kiencanhkp1.jpg

Một thau nước nhỏ được mang lên, đặt ngọn đèn dầu vào giữa thau nước, những chú kiến cánh lao tới với ánh đèn sáng, phần thì đụng vào bóng đèn đang nóng rơi xưống, phần thì thấy ánh đèn phản chiếu dưới nước các chú tự lao xuống và kết quả là chú nào cũng ướt nhẹp, cứ thế chúng tôi nhón cánh từng chú một, hơ luôn trên ngọn lửa đèn dầu, mùi kiến thơm thơm và "Ực" với hớp rượu cay cay, vị kiến cay cay, chua chua béo béo cùng mùi thơm nhè nhẹ công chút hơi khói cũng là một món không dễ gì quên

thongpc
05-12-2008, 14:26
Bánh tráng thịt heo - Đặc sản Đà Nẵng(copy&paste)
http://www26.24h.com.vn/upload/news/2008-11-27/vuidtbanhtrang1.jpg

khách từ Nam ra hay từ Bắc vào khi được mời ăn đều xuýt xoa khen ngon. Ngay cả những thực khách khó tính nhất cũng phải công nhận đây là một trong những món ăn ngon dù đó không phải là loại đặc sản nào mà chỉ là thịt heo, một thực phẩm bình thường vốn hay có mặt trong các bữa ăn hằng ngày của gia đình.

Đĩa rau chỉ một gam màu xanh lá nhưng có nhiều sắc độ khác nhau từ nhạt đến đậm như màu xanh ngọc của dưa leo, màu xanh tím của lá tía tô, màu xanh nõn của xà lách, màu xanh lục của nhiều loại rau thơm khác và điểm xuyết vào đó là những lát chuối chát trắng ngà.

Người ăn lại cảm nhận được mùi thơm không thể lẫn vào đâu được của chén mắm nêm xứ Quảng. Mắm được pha chế với vị cay đặc biệt từ ớt, tỏi, cộng thêm vị chua chua ngọt ngọt của ít lát thơm (dứa) băm nhuyễn. Rồi lại thêm dĩa mì lá nóng hổi với những lá mì dẻo mà thực khách khó có thể bóc ra được nếu không biết cách đặt nhẹ chiếc bánh tráng vào lá mì. Tất cả đã sẵn sàng cho một bữa ăn ngon miệng.

hôm trước mấy em trọ chung phòng người Quảng cũng làm món này, nhưng rất tiếc là không có lá mì, nhưng cũng làm 1 bữa no nê, rất ngon

anh2_cua_hoply
05-12-2008, 16:24
hôm trước mấy em trọ chung phòng người Quảng cũng làm món này, nhưng rất tiếc là không có lá mì, nhưng cũng làm 1 bữa no nê, rất ngon

thích nhất là các em nấu cho xong, lại khuyến mại thêm bữa ngủ thân mật nữa thì trên cả tuyệt vời phải không thongpc

thongpc
09-12-2008, 11:00
thích nhất là các em nấu cho xong, lại khuyến mại thêm bữa ngủ thân mật nữa thì trên cả tuyệt vời phải không thongpc

cũng ngủ thân mật đó chứ bác, đó là em ngủ phòng em,anh ngủ phòng anh trong 1 căn nhà. công nhận tuy mình là ngừoi "đứng đ... đàng hoàng" nhưng nhìn các em thì thật là "xúc động" con gái sinh năm 1990 thì hỏi bố ai mà chịu được, cũng may là ở với nhau lâu nhưng không xảy ra vấn đề gì do mình "giữ mình" khá tốt :D

ngocquang19877
09-12-2008, 12:48
Tối đến, vài thằng tụ tập lại với nhau dưới ngọn lửa đèn dầu bập bùng dưới mái chòi lá tạm bợ trên vuông đất ven rừng mới phá, ráng thêm thời gian nữa sau khi đánh bật hết mấy gốc cây, diệt xong mớ cỏ ba cạnh, đây sẽ là nơi định cư và canh tác lâu dài.

Ban chiều vừa xong một con mưa nhẹ, những ngọn gió hiu hiu mang theo chút hơi nước len vào khiến anh em đều thấy se lạnh. lại lôi rượu ra uống, cây guitar trên vách lại được dịp hòa chùng cung những tiếng nghêu nghao.

Vài chú kiến cánh đâu đó ngoài trời thấy có đèn sáng cũng bay vào:

"Có mồi rồi"

Thế là chúng tôi đã thoát được một bữa uống rượu chay :D


http://img354.imageshack.us/img354/2807/kiencanhkp1.jpg

Một thau nước nhỏ được mang lên, đặt ngọn đèn dầu vào giữa thau nước, những chú kiến cánh lao tới với ánh đèn sáng, phần thì đụng vào bóng đèn đang nóng rơi xưống, phần thì thấy ánh đèn phản chiếu dưới nước các chú tự lao xuống và kết quả là chú nào cũng ướt nhẹp, cứ thế chúng tôi nhón cánh từng chú một, hơ luôn trên ngọn lửa đèn dầu, mùi kiến thơm thơm và "Ực" với hớp rượu cay cay, vị kiến cay cay, chua chua béo béo cùng mùi thơm nhè nhẹ công chút hơi khói cũng là một món không dễ gì quên

Cái này lạ hè, kiến mà cũng làm mồi nhậu được :w00t:.

Kiến có mùi rất khó ngửi mà lão Dly cũng nhắm được thì quả là tuyệt đỉnh cao thủ trên bàn nhậu :punk::punk::punk:.

dly
09-12-2008, 15:06
Chẳng qua là nhờ có dịp lang thang nên la cà trong việc ăn uống này đó thôi, cho xin hai chữ "cao thủ" kẻo Quý Phi nó cười :yes:

lybinh
17-03-2009, 21:17
đánh dấu xem sau........lày thì ngắn ...

Arkain
08-04-2009, 16:56
Kiến cánh có mùi vị thế nào lão Dê nhỉ?

dly
08-04-2009, 17:51
Thơm thơm tựa cào cào nướng, hơi hơi béo, so với dế thì thua xa

nino
08-04-2009, 23:08
hic, nghe nhắc dế thấy nhớ món dế cơm lăng bột quá

Arkain
06-02-2013, 19:12
Nếu nói ăn chay mà không mạnh khỏe thì xin mời dừng bước sang South India cỡ như Bangalore được rồi.

Ở Sing đa số các bạn Ấn cũng toàn ăn chay. Nghe họ nói ở South India 6 đến 7/10 người là ăn chay. Lý do chính là vì tôn giáo. Bọn họ phải ăn chay đến 18 tuổi và sau đó có quyền ăn thêm trứng, các loại cá nhỏ, hải sản và thịt Gà.

Cái này thì Thả Gà đã được nếm mùi cả tuần lễ, kakaka :D

Dê Lỳ
07-02-2013, 06:41
Cái này thì Thả Gà đã được nếm mùi cả tuần lễ, kakaka :D

Hôm nay chú nó mò đi ăn thịt Chó nè. :punk:

edavn
15-05-2013, 17:10
Hôm nay chú nó mò đi ăn thịt Chó nè. :punk:

Mồi ngon đây bác:
https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-snc6/183116_568479243185330_1877417576_n.jpg

:w00t:

nino
16-05-2013, 22:57
hớt được... bộ này trần ai :)

jampolun
29-07-2013, 15:22
Mình vote không ăn thịt chó. Nhìn"em" chó này thương quá! :(

mh.lehoa
09-09-2013, 08:34
Chở cơm đi ăn phở. Ợ :-<

heoxinh86
02-10-2013, 10:13
Sáng thì chở cơm đi ăn phở
Trưa thì chở phở đi ăn cơm
Tối về nằm bên cơm thì lại thèm phở.
ha ha kiểu này chắc bác ngán cơm lắm rồi nên thèm phở

laptopthienphuoc
23-10-2013, 15:02
Ẩm thực VN rất đa dạng, ăn đều thấy ngon.

yeugames03
10-12-2013, 11:29
Đa dạng từ hương vị, màu sắc và mang đậm nét văn hóa của người Việt Nam

mymy9191
17-02-2014, 10:05
Nguời ta viết về thức ăn, mấy đại ca cứ liên tuởng vợ với gái :))

thienthan3107
11-07-2015, 17:26
Miến lòng gà

Nguyên liệu:

- Lòng mề gà (có thể thêm buồng trứng non nếu có)

- Nước dùng xương ninh từ xương gà hoặc xương lợn (lượng nước đủ dùng)

- Miến

- Mộc nhĩ, nấm hương

- Hành khô, hành tươi, rau mùi rau răm…

- Gia vị muối, mỳ chính.

hoctienganh234
06-08-2015, 15:17
mih rất thích người viết nam

lanthuong261089
14-11-2015, 08:53
bánh mỳ VN giờ cũng nổi tiếng lắm, chả kém phở. :X

lanthuong261089
16-11-2015, 16:09
Phở VN là nhất rồi :X

kyoshiro
10-12-2015, 00:50
Nói đến món ngon thì cũng rất nhiều, muốn nếm thử nhiều món lắm

ngoc.nancy
16-12-2015, 17:08
phở VN thì ngon nhất rồi, hihi, nhưng lê dầm sữa thì e chưa đc nghe bh. :D