PDA

View Full Version : huynh hoang anh



huynhhoanganh
15-11-2008, 14:15
Các mạng di động muốn trúng tuyển 3G phải cam kết đầu tư với số tiền lớn để chứng minh năng lực tài chính và quyết tâm thực hiện của mình.

Phải chẳng cuộc chơi này chỉ dành cho các “đại gia” và điều đó có nghĩa là mạng nhỏ, tiền ít sẽ không có cơ hội giành giấy phép 3G?

Tiêu chí nào quan trọng nhất?

Ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông, Bộ TT &TT cho biết, ngày 5/11/2008 Bộ đã phát hồ sơ thi tuyển 3G. 7 mạng di động sẽ có hơn hai tháng để xây dựng hồ sơ thi tuyển và đến đầu tháng 1/2009 sẽ phải nộp hồ sơ lên Bộ TT &TT. Việc thi tuyển 3G sẽ trải qua hai vòng thi. Vòng đầu tiên là sơ tuyển. Vòng sơ tuyển này sẽ có 11 tiêu chí để xem xét. Vòng hai là xét tuyển với 5 tiêu chí cơ bản, trong đó có những tiêu chí quan trọng như vùng phủ sóng, thời gian triển khai nhanh; tiền đặt cọc và cam kết sử dụng chung hạ tầng của mạng 2G... Trong vòng xét tuyển này, Hội đồng thi tuyển 3G sẽ tiến hành chấm điểm và chọn ra 4 mạng di động có số điểm cao nhất từ cao xuống thấp.

Ông Phạm Hồng Hải khẳng định, trong hồ sơ thi tuyển 3G có các tiêu chí rõ ràng và cụ thể. Sau khi đã chọn ra 4 mạng trúng tuyển 3G, các mạng này sẽ có 3 tháng chuẩn bị tiền đặt cọc bảo lãnh để làm thủ tục cấp phép 3G. Số tiền mà các mạng di động đặt cọc nhằm mục đích bảo lãnh thực hiện triển khai giấy phép theo cam kết trong hồ sơ thi tuyển 3G. Số tiền đặt cọc bảo lãnh này sẽ không thấp hơn 5% tổng đầu tư mạng trong 3 năm đầu tiên. Số tiền đặt cọc cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để xét tuyển, bởi doanh nghiệp nào nộp nhiều tiền, cũng thể hiện quyết tâm triển khai mạng 3G và năng lực tài chính của mình. Nếu các mạng di động trúng tuyển 3G, nhưng không thực hiện đúng các tiêu chí sẽ phải nộp phạt. Mức phạt cao nhất sẽ là toàn bộ tiền đặt cọc.

Các tiêu chí này cho thấy, 3 mạng lớn là VinaPhone, MobiFone và Viettel đang có tiềm lực tài chính và mạng lưới mạnh đang có ưu thế hơn trong việc thi tuyển 3G. Vì vậy, những mạng nhỏ và mạng chưa cung cấp dịch vụ như GTel và Hanoi Telecom sẽ phải cam kết bỏ ra số tiền lớn để có thể đủ bù đắp được cho cả những điểm thua thiệt về mạng lưới nếu muốn trúng tuyển 3G. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mạng nhỏ, tiền ít thì việc có được giấy phép 3G sẽ khó có thể trở thành hiện thực.

Không trúng tuyển 3G vẫn còn cơ hội

Theo Thứ trưởng Bộ TT &TT Lê Nam Thắng, hiện công nghệ 3G IMT 2000 có 6 chuẩn như WiMAX, CDMA 2000 1x, EVDO, WCDMA... Lần thi tuyển này, Bộ TT &TT chỉ thi tuyển cấp phép 3G ở băng tần 1900-2200MHz theo chuẩn WCDMA. "Trên thế giới, người ta đang tìm ra nhiều băng tần khác để triển khai cho các mạng khác nhau. Thậm chí châu âu đang phát triển 3G trên chính băng tần 2G hiện nay, nên vẫn còn nhiều cơ hội cho các mạng di động khác không trúng tuyển 3G theo chuẩn WCDMA", Thứ trưởng Lê Nam Thắng nói. ông Phạm Hồng Hải cho biết thêm, Bộ TT &TT khuyến khích các mạng di động liên danh với nhau để làm hồ sơ thi tuyển 3G. Các doanh nghiệp liên danh với nhau theo thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu toàn bộ hồ sơ của các liên danh đảm bảo trúng tuyển thì Bộ sẽ cấp phép. Như vậy, các mạng nhỏ nếu lo ngại không đủ sức thi tuyển 3G vẫn còn con đường làm cho mình mạnh lên bằng cách liên danh với các mạng di động khác. Hiện có nhiều nguồn tin cho rằng, SPT và Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đang bắt tay với nhau để làm hồ sơ thi tuyển 3G. Tuy nhiên, cả SPT và EVN đều không xác nhận, nhưng cũng không phủ nhận thông tin này.

Đã đến thời điểm thích hợp để triển khai 3G

Theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng, kinh nghiệm trên thế giới cho thấy nếu cấp phép 3G cho 4 nhà khai thác, mỗi nhà khai thác sẽ được 15 MHz vừa đủ cho họ triển khai đầy đủ các dịch vụ, nếu ít hơn số đó các mạng di động không thể triển khai các dịch vụ, vì vậy, Bộ TT &TT thi tuyển để chọn từ 7 mạng di động ra 4 mạng di động có đủ điều kiện triển khai 3G tốt nhất để khai thác tối ưu về băng tần, vừa đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường viễn thông.
Theo ICTnews