PDA

View Full Version : Mobile Labs 2008-"VIẾT ỨNG DỤNG TRÊN DI ĐỘNG ĐÃ THỰC SỰ THU HÚT?"



what_up
15-11-2008, 07:05
Còn 1 tuần nữa (23h ngày 20/11) là đến hạn nộp sản phẩm để tham dự vòng sơ khảo Mobile Labs 2008

Thế nhưng số lượng sản phẩm có nhiều không?


Khởi nguồn của xu hướng "Viết ứng dụng trên thiết bị di động" là cuộc thi Mobile Games do Samsung tổ chức năm 2004 với sự tham dự của 46 sản phẩm trên toàn quốc. Đây cũng chính là tiền thân của cuộc thi “Viết trò chơi và ứng dụng trên thiết bị di động” (Mobile Labs) từ năm 2007. Tính tới thời điểm này, có 2 cuộc thi thể hiện xu hướng này là “Mùa hè sáng tạo cùng ứng dụng di động” do Hội tin học Việt Nam tổ chức và “Mobile Labs 2008” do FPT đăng cai.

http://www.itgatevn.com.vn/pictures/web/news/2008_005/10/itGatevn_2008053014.jpg

Yêu cầu của các cuộc thi năm nay chủ yếu hướng đến tính “kết nối không dây” và tính “ứng dụng thực tiễn” trong kinh doanh, đời sống hằng ngày. Bên cạnh đó, tạo cơ hội phát huy năng lực của những ứng viên yêu thích lập trình.


Điểm khác biệt của 2 cuộc thi này là công nghệ nền lập trình. “Mùa hè sáng tạo cùng ứng dụng di động” chấp nhận các ứng dụng viết trên nền BREW (được thiết kế đặc biệt để phát triển những ứng dụng trên các thiết bị di động 3G), còn Mobile Labs thì “cởi mở” hơn với các nền thông dụng như J2ME, Symbian, Windows Mobile và các công nghệ mới như Flash Lite/WAP Push…


http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A0/4B/BC/top1.jpg

Và cũng không hẹn mà gặp, khi gần đến thời hạn khóa sổ, cả hai cuộc thi đều thông báo lùi thời hạn nhận sản phẩm. Theo Ban tổ chức (BTC) cuộc thi Mobile Labs, tính đến ngày 15/10, số sản phẩm gửi về chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Còn tại diễn đàn trao đổi chính thức của cuộc thi “Mùa hè sáng tạo cùng ứng dụng di động” (www.didongcdma.com/forum), các chủ đề về cuộc thi cũng không thu hút lượt người tham gia và trả lời.

Vấn đề đặt ra là, phải chăng những cuộc thi thuần công nghệ này lại không hấp dẫn chính dân trong nghề? Hay vì những lý do nào khác?


Trên thực tế, ví dụ từ 2 cuộc thi trên cho thấy, BTC đã dành khoảng thời gian dài (3-4 tháng) cho thí sinh viết và hoàn thiện sản phẩm của mình. Sau đó tiếp tục gia hạn thời hạn nộp sản phẩm để có nhiều sản phẩm hơn. Ngoài ra, giải thưởng cũng hết sức hấp dẫn khi ngoài giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng, còn là những giải thưởng bằng hiện vật của những “đại gia” công nghệ trong vai trò là nhà tài trợ hay bảo trợ công nghệ.

Trên thế giới, những cuộc thi viết ứng dụng trên di động không nhiều nhưng hàng năm vẫn được duy trì. Bản thân Nokia là nhà bảo trợ công nghệ cho cuộc thi Mobile Labs nhưng cũng vừa phát động toàn cầu cuộc thi “Calling All Innovators” (www.callingallinnovators.com) nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người qua những thiết bị di động. “Những thiết bị di động đang ngày càng chứng tỏ quyền năng của mình như một loại máy tính cá nhân và có mặt ở khắp mọi nơi. Điều này là thách thức đối với những lập trình viên trẻ tuổi trên phương diện viết ra những thiết bị có hệ điều hành đơn giản và hữu dụng phục vụ cộng đồng” (thông cáo báo chí của cuộc thi). Cuộc thi là một đòn bẩy tích cực kích thích sự phát triển ứng dụng di động trên toàn thế giới.

Về hình thức, các cuộc thi này, sau thời gian thi tổ chức với hình thức thi cá nhân, đã và đang có chuyển biến thành thi đồng đội theo đơn vị trường học (hoặc công ty). Như cuộc thi The National Mobile Phone Application –được tổ chức hàng năm tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) - thì phần đông các sản phẩm đều đến từ các trường/học viện tại Ả rập hay Ấn Độ.

Hình thức thi này hoàn toàn có thể áp dụng tại Việt Nam. Thực tế tại các khoa Công nghệ Thông tin (CNTT) của các trường Đại học/Cao đẳng/Học viện đều có những luận văn tốt nghiệp/đồ án môn học về ứng dụng di động. Đôi khi chính những bài thi này chính là những sản phẩm hoàn chỉnh để tham dự cuộc thi.

Thực tế cho thấy, cuộc thi Mobile Labs 2008 đã dành thêm giải thưởng cho khối CNTT của các trường Đại học/Cao đẳng và cuộc thi “Mùa Hè Sáng Tạo cùng Ứng Dụng Di Động 2008” đã liên tục tổ chức những buổi hội thảo với nội dung đa dạng tại những trường Đại học/Cao đẳng trên toàn quốc.

Viết ứng dụng trên thiết bị di động là xu hướng chung của thế giới. Theo báo cáo của TS Lê Trường Tùng tại Hội thảo Toàn cảnh Công Nghệ Thông Tin - Truyền thông Việt Nam (tháng 07/2008), mặc dù trong năm 2008 công nghiệp nội dung số ở Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, nhưng trên bản đồ CNTT - TT thế giới, Việt Nam đang đứng ở vị trí cực kỳ khiêm tốn. Về kinh tế tri thức CNTT, Việt Nam đứng thứ 96/140 nước (theo tổ chức World Bank). Rõ ràng, với vị trí này, việc tiếp cận đến xu hướng viết ứng dụng di động tại Việt Nam còn là một chặng đường dài.

Và những cuộc thi phục vụ cho lĩnh vực này, vì thế, vẫn còn trong giai đoạn khởi động?

(w_u)