PDA

View Full Version : Có phải đây là do người Việt ta "tự sướng" ?



live4ever
09-11-2008, 17:30
Người Việt đã phát minh ra giấy viết cho nhân loại



Quế Dương là đất Việt, bị nhà Hán chiếm và chia cắt, nhiều lần thay đổi, sát nhập cốt để người đời sau lần tìm về cội nguồn không biết đâu mà cãn cứ.
Thái Luân là người Việt, sinh ra trên đất Việt, làm quan trong triều của nhà Hán. Và công trình phát minh ra giấy của ông bị người Tầu nhận là do người Tầu làm ra!

http://farm2.static.flickr.com/1051/938208194_8c4169d772_o.jpg

Nhà Hán chiếm đất Việt bao gồm toàn vùng châu thổ sông Dương Tử (Trường Giang), chia cắt, thay đổi địa danh, vẽ lại bản ðồ... cốt để xóa hết dấu vết của dân tộc bị chiếm.

Trong tập bản đồ lịch sử ấn hành nãm 1991, tạp National Geographic cung cấp đầy đủ các chi tiết lịch sử Trung Hoa từ thời sơ khai hơn 5.000 về trước. Tài liệu giá trị này ghi rõ địa bàn gốc của dân tộc Tầu là vùng châu thổ sông Hoàng Hà ở về phía bắc.

Trong khi tổ tiên của dân tộc Tầu còn sống đời du mục trên lưng ngựa rày đây mai đó thì tổ tiên của người Việt đã định cư ở châu thổ sông Trường Giang ở phương Nam.

Ðiều này Khổng Tử đã viết rành mạch trong sách Trung Dung "Ðộ lượng bao dung, ôn hòa giáo hóa, không báo thù kẻ vô đạo, đó là sức mạnh của phương Nam. Người quân tử ở đấy. Mặc giáp cưỡi ngựa, xông pha giáo mác, đến chết không chán, đó là sức mạnh của phưõng Bắc. Kẻ cường bạo ở đấy." (Ðây là lời giảng về sức mạnh của Khổng Tử cho đệ tử tên Tử Lộ).

Cũng Khổng Tử, trong Kinh Thi, đã trân trọng ghi lại ca dao Việt (trong cả hai thiên Chu Nam và Thiệu Nam) phản ảnh nền văn hiến rực rỡ của giống Việt, biết coi trọng luân thường đạo lý, trong khi người du mục hung bạo phương Bắc, sống đời lang chạ.

Kinh Thi, xếp Nhị Nam là Chu Nam và Thiệu Nam làm "Chính Phong" để ứng dụng những ca dao ấy vào gia đình, làng xóm và nhà nứớc mà giáo hóa cả thiên hạ.

Chu Nam là các nước ở phương Nam của Việt tộc bị nhà Chu chiếm, cai trị và đồng hóa. Còn Thiệu Nam là lãnh thổ phương Nam của Việt tộc bị nhà Chu chiếm ðược, cắt phong cho Thiệu Công Thích để làm thái ấp .

Tìm trong kho tàng lưu giữ các loại sách lớn nhất của người Hoa, cuối cùng do nhà Thanh bổ túc, sắp xếp, là bộ "Tứ Khố Toàn Thư", một số sử liệu ðược phát giác, làm sáng tỏ nhân thân của các công trình ðóng góp quan trọng vào vãn minh, vãn hóa Trung Hoa. Phần lớn những ðóng góp này ðến từ gốc tộc Việt.

ÐÓNG GÓP QUAN TRỌNG

Thuật làm giấy do tiên hiền Bách Việt Thái Luân sáng chế, ðược truyền sang Ấn Ðộ và từ ðấy lan rộng sang khắp vùng Trung Á. Vào nãm 751, xảy ra cuộc chiến giữa nhà Ðường (Trung Hoa) và các Vương Quốc Ả Rập. Trong trận chiến này, do tướng Cao Tiên Tri thống lãnh, Tầu thua. Trong số tù binh bị Ả Rập (người Tầu gọi là Ðại Thực Quốc) bắt, có thợ làm giấy. Nãm 793 Iraq có xưởng làm giấy và từ ðó lan ra khắp các nước láng giềng. Nãm 900 ðến Ai Cập. Sang nãm 1100 truyền ðến Marocco và các xứ Phi Châu. Vào nãm 1150, người Ả Rập vựợt biển qua Tây Ban Nha và xây xưởng làm giấy ðầu tiên trên lục ðịa Âu châu.

Ðến năm 1189, xưởng làm giấy đầu tiên ðược dựng lên tại Pháp và từ cửa ngõ này, kỹ thuật làm giấy bở rộ khắp các châu lục."

Không chỉ Thái Luân truyện mà trong 105 tiên hiền Việt tộc khác, dịch giả Trần Lam Giang ðã tra cứu và chú thích rành rẽ, dẫn chứng sử sách, truy nguyên chữ cổ, ðiển tích ðể làm sáng tỏ thêm những gì mà người yêu lịch sử và vãn hóa Việt muốn "nói có sách, mách có chứng".

Sau bộ Cổ Tích Việt Nam dày 1,100 trang, Trung Tâm Nghiên Cứu Vãn Hóa Việt Nam và Thư Viện Việt Nam ðã ðóng góp thêm một công trình giá trị khác nữa. Ðó là bộ Bách Việt Tiên Hiền Chí - Lĩnh Nam Di Thư.

Ðây là một kỳ công của các nhà nghiên cứu lịch sử, vãn hóa Việt tộc ở hải ngoại, làm giàu thêm kho tàng tài liệu lịch sử và vãn hóa Việt Nam.

Ngừời viết trân trọng giới thiệu các công trình ý nghĩa này ðến với ðộc giả bốn phương.

LÊ THANH HOA

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1) Bách Việt Tiên Hiền Chí - Lĩnh Nam Di Thư, nguyên tác Âu Ðại Nhậm, bản dịch và chú thích của giáo sư Trần Lam Giang, Thư Viện Việt Nam ấn hành tháng 8 nãm 2006, tại Hoa Kỳ.

2) National Geographic Magazine, July 1991, Washington D.C, USA.

3) “The Cambridge History of China”, Volume 7, Cambridge University press, Feb. 1988.

4) Kinh Thi.

5)Thi Kinh Tập Truyện, 1969.

6) Vân Ðài Loại Ngữ, Lê Quý Ðôn, Phạm Vũ và Lê Hiền dịch và chú giải, VNCH 1972.

7) Sự Hình Thành và Phát Triển Nền Vãn Hóa Trung Hoa, nhà xuất bản Nhân Dân Sơn Ðông 1993.




**************


1 Kiến Trúc Sư Người Việt đã chỉ huy xây thành Bắc Kinh !

Trong cuốn "Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông" cũa tác giả Du Miên Lê Thanh Hoa soạn và Trung tâm nghiên cứu văn hóa Việt Nam & Thư Viện Việt Nam ấn hành năm 2008.
Có một đoạn như sau:



Chương 3 : Đoạn III

- Nguyễn An là ai?

Minh sử có ghi rằng vào những năm cuối của Minh Thái Tổ và mấy năm đầu của Minh Thành Tổ, Trương Phụ thường đi sứ sang An Nam. Phụ bắt triều đình nhà Hồ phải cống nạp những người tài và nam nhân tuấn tú. Phụ đem những người này về Tàu, cho thiến bộ phận sinh dục, để sung vào lực lượng hoạn quan. Những hoạn qua gốc Việt Nam do Trương Phụ bắt về nổi tiếng có Phạm Hoằng, Vương Cẩn, Nguyễn An, Nguyễn Lăng....

.... Trong sách "Thủy Động Nhật Ký" của Diệp Thịnh thời Minh có viết: "Nguyễn An còn được gọi là A Lưu, người Giao Chỉ, thanh khiết, giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc. Trong các công trình xây dựng kinh thành Bắc Kinh và 9 cửa lầu, 2 cung 3 điện, 3 phủ 6 bộ đều có công lao to lớn."

Sách "Chính Thống Thực Lục" đời Anh Tông ghi: "Ngày 10 tháng 2 năm Chính Thống thứ 6 (1441), 2 cung 3 điện hoàn thành, vua ban thưởng cho Nguyễn An 50 lạng vàng, 100 lạng bạc, 8 tấm lụa, một vạn quan tiền."

Minh sử cũng ghi: "Nguyễn An người Giao Chỉ, đầu óc minh mẫn, kỹ thuật tài giỏi hơn người, vâng mệnh vua Thành Tổ xây dựng thành trì, cung điện và các dinh thự của các phủ, bộ, mắt đo bụng nhẩm tính toán đâu vào đó, kết quả đều đúng kệ hoạch dự trù, Cô bộ chỉ biết tuân theo đó mà chấp hành."

Sách Kinh Kỳ Ký Thắng (tác giả Dương Sỹ Kỳ) đời Minh có ghi thuật công trình kiến trúc quần thể cung điện hoàng để ở thủ đô Bắc Kinh, đặc biệt ca ngợi biệt tài của Nguyễn An trong công trình tu tạo Cố cung.

Tuần san Sử Địa Cái Thế xuất bản ở Thiên Tân, số đề ngày 11/11/1947, sử gia lừng danh của Tàu là Trương Tú Dân đã đặc biệt viết nhiều bài ghi ơn công lao của Nguyễn An, trong đó chủ yếu nhắc nhở: "Dân thành Bắc Kinh ngày nay nên kỷ niệm Nguyễn An, vị công sư đời nhà Minh, người An Nam."

Trong bộ sử The Cambridge History of China phần sử nhà Minh, quyển số 7, từ trang 237 đến trang 242 có ghi lại nhiều chi tiết về việc kiến trúc thành Bắc Kinh, trong đó có chú thích Nguyễn An (The chief architect was an Annamese eunuch named Juan An (d. 1453), who also played a mayor role in the rebuilding of Peking during the Cheng-t'ung regn.)

Vai trò cũa kiến trúc sư Nguyễn An như sau: "... Công trình xây dựng thành đô Bắc Kinh đòi hỏi sự huy động một lực lượng đông đảo thợ giỏi về thủ công và lao động, thường được lấy từ quân binh hoặc những tội phạm khó trị bị kết án khổ sai, cũng như việc trưng dụng vật liệu xây cấy từ khắp nơi trong nước, kể caảnhững nơi xa xôi như An Nam vừa mới được sát nhập. Số lượng nhân công không biết đích xác, nhưng ước lượng phải lên đến hàng trăm nghìn người. Kiến trúc sư trưởng là một thái giám người An Nam tên Nguyễn An (mất năm 1943), ông này cũng đóng vai trò quan trọng trong công trình tái thiết Bắc Kinh sau đó dưới thời vua Anh Tông."

Theo tài liệu biên khảo của các nhà nghiên cứu lịch sử Đài Loan, tổng kiến trúc sư Nguyễn An đã chỉ huy cả triệu nhân công thực hiện công trình xấy cất suốt 17 năm. Phí tổn về nhân lực và vật liệu thật lớn lao. Trong số những nhân công này có cả 7 ngàn người Việt Nam.

...



Nguyễn An

Quỳnh Cư

Nguyễn An (1456), kiến trúc sư tài ba chỉ huy xây dựng cổ thành Bắc Kinh, công trình trị thủy sông Hoàng Hà
Nguyễn An quê vùng Hà Đông, từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng và có biệt tài về kiến trúc. Ông không những có công thiết kế, chỉ huy xây dựng cổ thành Bắc Kinh mà còn có tài trong các công trình trị thủy sông Hoàng Hà (Trung Quốc).

Chưa đầy 16 tuổi, ông đã tham gia các hiệp thợ xây dựng các công trình kiến trúc tuyệt tác" cung vua Trần. Khối óc thông minh và bàn tay tài hoa tuyệt vời của Nguyễn An đã lọt vào mắt Trương Phụ khi hắn chọn bắt những người Việt Nam có tài khéo nghệ tinh đem về dâng vua Minh (Trung Quốc). Minh Thành Tổ thấy Nguyễn An giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc lại cương trực, liêm khiết hiếm thấy nên đã giao cho ông chức thái giám.

Thành Bắc Kinh xây dựng từ thời nhà Nguyên. Vua Minh thấy quá nhỏ hẹp lại chưa vừa ý. Năm 1437 vua Minh giao cho bộ công xây dựng lại. Viên công bộ thị lang là Thái Tin xin 18 vạn dân phu biết nghề "và tốn phí về vật liệu không biết bao nhiêu mà kể". Vua thấy vậy ủy cho quan thái giám Nguyễn An làm tổng đốc công (tổng công trình sư) xây dựng lại thành Bắc Kinh.

Sách Kinh thành ký thắng của Dương Sĩ Kỳ viết về việc xây dựng thành Bắc Kinh hồi ấy nói rõ: "Nguyễn An tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng". Điều đó có nghĩa là từ vẽ đồ án, thiết kế, đào luyện thợ cho các hạng mục công trình đến chỉ đạo thi công đều do Nguyễn An phụ trách. Việc xây dựng lại thành Bắc Kinh gồm các công trình sau: "Nội thành xây dựng hai cung, ba điện, năm phủ, sáu bộ và các công thự các ty. Ngoại thành có cửa Chính Dương có một chính lâu, ba gian nguyệt thanh lâu: cửa Sùng Văn, cửa Tuyên Vũ, cửa Triệu Dương, cửa Phụ Thành, cửa Đồng Trực, Tây Trực và cửa Đức Thắng, mỗi cửa có một chính lâu và một nguyệt thanh lâu. Ngoài các cửa đều dựng một cái bi lâu. Góc thành phía tây dựng một giác lâu. Cùng với các công trình xây dựng ấy còn phải đào một hệ thống hào xây gạch thoát nước, làm chín chiếc cầu đá qua hào dẫn vào thành. Khối lượng công việc cực lớn và phức tạp ấy đòi hỏi người tổng công trình sư chẳng những phải có tài về chuyên môn mà phải có tài tổ chức chỉ đạo. Bộ công xin 18 vạn thợ là dễ hiểu. Vậy mà, bằng sự tính toán của mình, Nguyễn An chỉ xin một vạn binh đang có mặt ở kinh sư lúc đó và chỉ làm trong ba năm chứ không năm năm như bộ công yêu cầu. Điều đó khiến cho triều đình nhà Minh sửng sốt, không ít người tỏ ra nghi ngờ. Song, bằng việc chỉ đạo chính xác, khoa học, toàn bộ công trình kiến trúc đồ sộ ấy đã được hoàn thành trong hơn hai năm. Vua Minh xem Nguyễn An như một "kỳ nhân", thưởng cho 50 lạng vàng và nhiều vóc nhiễu quý.

Nguyễn An không chỉ là nhà kiến trúc đại tài, có công thiết kế, chỉ huy xây dựng cổ thành Bắc Kinh mà còn là người có tài đóng góp trong các công trình trị thủy sông Hoàng Hà. Những trận lụt lớn vào các năm 1444, 1445, vua Minh đều đặc phái Nguyễn An đến những nơi xung yếu nhất chỉ huy việc hàn khẩu, để lại tấm gương lao động quên mình trong lòng hàng triệu người dân Trung Quốc. Trận lụt lớn năm 1456, đê sông Hoàng Hà ở vùng Trương Thụ (Sơn Đông) bị vỡ, hàn khẩu mãi không được, vua Minh lại phái Nguyễn An đi, chẳng may ông bị bệnh và mất dọc đường. Trước khi mất, Nguyễn An trăng trối: Đem toàn bộ của cải của ông không phải để xây lăng như những người có công thời ấy thường làm, mà là đem phát chẩn cho dân bị lụt ở những nơi Nguyễn An đang đi mà chưa tới.

Tiến sĩ sử học Quỳnh Cư

-----------------------------------

Trong một số sách lịch sử kiến trúc , sách nghiên cứu lịch sử của Việt Nam và nhiều trang mạng nói về điều này.

Nguyễn An 15 tuổi đã nổi tiếng thần đồng, bị bắt về TQ khi còn nhỏ theo chính sách của nhà Minh lúc diệt Hồ, bị thiến và đưa vào cung làm thái giám . ông không chỉ là chuyên gia về kiến trúc, xây dựng cung điện mà còn là chuyên gia xây dựng đê điều,thủy lợi và trị thuỷ nữa.

( Nguồn : Lượm lặt đó đây )
-----------------------------

Các bác tám chút!

voke
09-11-2008, 17:34
Phải lên Wiki sửa ngay để thế giới hiểu đúng vấn đề ...

br0™
09-11-2008, 18:11
Thế nào chả có mấy phu đi xây thành Vạn Lý

live4ever
09-11-2008, 18:15
Sao sách giáo khoa môn lịch sử VN không làm rõ những vấn đề này nhỉ ?

Chắc họ cho rằng đây là spam chăng ?

Dicky_Ng
09-11-2008, 18:26
Đừng nói người Việt Nam thích "tự sướng", dân Trung Quốc còn "tự sướng" hơn nữa.
live4ever có biết một người được tôn xưng là Thi tiên - Trích tiên - Lý Bạch không? Y không phải là người Hán, mà là người dân tộc thiểu số của Trung Quốc. Khi Trung Quốc còn là quốc gia phong kiến (có thể là tới bây giờ), họ luôn có cái tư tưởng Đại Hán trong tâm tưởng. Đó là "Người Hán là dân tộc thượng đẳng, các dân tộc còn lại đều là Man di". Lý Bạch là người Man di, nhưng sau này khi y nổi danh, triều đình nhà Đường liền cho y là người Hán.
Mình là dân Việt, những chiến tích, quá khứ hào hùng như thế phải biết tìm hiểu cho kỹ rồi hãy phát ngôn. Cứ đem cái tư tưởng thích tự sướng bây giờ mà gán cho thời xưa thì đúng là tào lao.
May mà live4ever vẫn còn tốt bụng, chưa cho việc Quang Trung Nguyễn Huệ đại phá 27 vạn quân Thanh năm xưa là tự sướng. Tôi từng đọc 1 tài liệu, nói Tôn Sĩ Nghị sau khi thảm bại, đã mang vàng bạc đút lót cho Hòa Thân (sủng thần của Thanh Cao tông Càn Long) và Phúc Khang An (đại soái trong Thanh triều, tương truyền là con riêng của Cao tông và chị dâu). Nhờ hai kẻ này xin tội trước Càn Long. Sau cùng, Càn Long tự mình hạ bút vẽ một bức tranh, phê dụ lên đó, đại loại hình như là khen Tôn Sĩ Nghị có mưu trí, biết rút lui sớm.
Còn một ví dụ nữa. Thời Nguyên, quân Nguyên được lệnh của Hốt Tất Liệt xâm lược Đông Doanh (Nhật Bản ngày nay). Quân Nguyên một là không thạo thủy chiến, hai là trong lúc hành quân trên biển lại gặp thời tiết xấu, chưa đánh đã bại. Sau này trong sử sách Trung Quốc chỉ ghi nhận quân Nguyên thất bại một lần ở Đông Doanh, thất bại này là thất bại trước ông Trời. Dạ thưa anh live4ever, anh có biết quân Nguyên còn một thất bại nhục nhã khác, thất bại ngay trên chiến trận đất liền, vốn là sở trường của họ, không ạ?

live4ever
09-11-2008, 18:47
Đừng nói người Việt Nam thích "tự sướng", dân Trung Quốc còn "tự sướng" hơn nữa.
live4ever có biết một người được tôn xưng là Thi tiên - Trích tiên - Lý Bạch không? Y không phải là người Hán, mà là người dân tộc thiểu số của Trung Quốc. Khi Trung Quốc còn là quốc gia phong kiến (có thể là tới bây giờ), họ luôn có cái tư tưởng Đại Hán trong tâm tưởng. Đó là "Người Hán là dân tộc thượng đẳng, các dân tộc còn lại đều là Man di". Lý Bạch là người Man di, nhưng sau này khi y nổi danh, triều đình nhà Đường liền cho y là người Hán.
Mình là dân Việt, những chiến tích, quá khứ hào hùng như thế phải biết tìm hiểu cho kỹ rồi hãy phát ngôn. Cứ đem cái tư tưởng thích tự sướng bây giờ mà gán cho thời xưa thì đúng là tào lao.
May mà live4ever vẫn còn tốt bụng, chưa cho việc Quang Trung Nguyễn Huệ đại phá 27 vạn quân Thanh năm xưa là tự sướng. Tôi từng đọc 1 tài liệu, nói Tôn Sĩ Nghị sau khi thảm bại, đã mang vàng bạc đút lót cho Hòa Thân (sủng thần của Thanh Cao tông Càn Long) và Phúc Khang An (đại soái trong Thanh triều, tương truyền là con riêng của Cao tông và chị dâu). Nhờ hai kẻ này xin tội trước Càn Long. Sau cùng, Càn Long tự mình hạ bút vẽ một bức tranh, phê dụ lên đó, đại loại hình như là khen Tôn Sĩ Nghị có mưu trí, biết rút lui sớm.
Còn một ví dụ nữa. Thời Nguyên, quân Nguyên được lệnh của Hốt Tất Liệt xâm lược Đông Doanh (Nhật Bản ngày nay). Quân Nguyên một là không thạo thủy chiến, hai là trong lúc hành quân trên biển lại gặp thời tiết xấu, chưa đánh đã bại. Sau này trong sử sách Trung Quốc chỉ ghi nhận quân Nguyên thất bại một lần ở Đông Doanh, thất bại này là thất bại trước ông Trời. Dạ thưa anh live4ever, anh có biết quân Nguyên còn một thất bại nhục nhã khác, thất bại ngay trên chiến trận đất liền, vốn là sở trường của họ, không ạ?
Như vậy nguồn gốc của cái sự "tự sướng" này cũng là bắt nguồn từ TQ à...
Sao tụi nó cái gì cũng giỏi hết vậy, không dành cho VN ta tí nào hết hả ????

Kha_kha
09-11-2008, 19:19
Đừng nói người Việt Nam thích "tự sướng", dân Trung Quốc còn "tự sướng" hơn nữa.
live4ever có biết một người được tôn xưng là Thi tiên - Trích tiên - Lý Bạch không? Y không phải là người Hán, mà là người dân tộc thiểu số của Trung Quốc. Khi Trung Quốc còn là quốc gia phong kiến (có thể là tới bây giờ), họ luôn có cái tư tưởng Đại Hán trong tâm tưởng. Đó là "Người Hán là dân tộc thượng đẳng, các dân tộc còn lại đều là Man di". Lý Bạch là người Man di, nhưng sau này khi y nổi danh, triều đình nhà Đường liền cho y là người Hán.
Mình là dân Việt, những chiến tích, quá khứ hào hùng như thế phải biết tìm hiểu cho kỹ rồi hãy phát ngôn. Cứ đem cái tư tưởng thích tự sướng bây giờ mà gán cho thời xưa thì đúng là tào lao.
May mà live4ever vẫn còn tốt bụng, chưa cho việc Quang Trung Nguyễn Huệ đại phá 27 vạn quân Thanh năm xưa là tự sướng. Tôi từng đọc 1 tài liệu, nói Tôn Sĩ Nghị sau khi thảm bại, đã mang vàng bạc đút lót cho Hòa Thân (sủng thần của Thanh Cao tông Càn Long) và Phúc Khang An (đại soái trong Thanh triều, tương truyền là con riêng của Cao tông và chị dâu). Nhờ hai kẻ này xin tội trước Càn Long. Sau cùng, Càn Long tự mình hạ bút vẽ một bức tranh, phê dụ lên đó, đại loại hình như là khen Tôn Sĩ Nghị có mưu trí, biết rút lui sớm.
Còn một ví dụ nữa. Thời Nguyên, quân Nguyên được lệnh của Hốt Tất Liệt xâm lược Đông Doanh (Nhật Bản ngày nay). Quân Nguyên một là không thạo thủy chiến, hai là trong lúc hành quân trên biển lại gặp thời tiết xấu, chưa đánh đã bại. Sau này trong sử sách Trung Quốc chỉ ghi nhận quân Nguyên thất bại một lần ở Đông Doanh, thất bại này là thất bại trước ông Trời. Dạ thưa anh live4ever, anh có biết quân Nguyên còn một thất bại nhục nhã khác, thất bại ngay trên chiến trận đất liền, vốn là sở trường của họ, không ạ?
Một bài viết thú vị :)

live4ever
09-11-2008, 19:27
May mà live4ever vẫn còn tốt bụng, chưa cho việc Quang Trung Nguyễn Huệ đại phá 27 vạn quân Thanh năm xưa là tự sướng.

Cũng có 1 cái thớt ngay trong ddth này (này đã bị del mất rồi vì phạm húy sau vài page tám chuyện ) có mem post thông tin là :
Quân Thanh dạo đó làm gì qua VN ta tới 27 vạn...chỉ có non chục vạn thôi nên mới bị thua to; rồi cho rằng đó là do ta lại "tự sướng"...
(Còn trong sách sử, sách giáo khoa thì lúc nào cũng đúng như trên rồi)

Dicky_Ng
09-11-2008, 19:40
Vậy coi bộ tôi phải xem xét lại, thử coi có đúng như sách sử Trung Hoa, là quân Nguyên chỉ thất bại một lần duy nhất trước Thiên ý trong trận Đông Doanh không nhỉ?
Chà, như vậy thì không lẽ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn cũng là "tự sướng" ư? Không được, không được... Phạm húy, phạm húy...

edavn
09-11-2008, 20:15
Các bác tranh luận làm chi cho mệt, đã là loài người, bất cứ ai khi trưởng thành mà chả... tự sướng chứ:lick:

live4ever
09-11-2008, 20:25
Vấn đề ở đây là "tự sướng" hay "phải sướng"

Dennis Bergkamp
09-11-2008, 20:27
Thread đang hay nhá lão eda, lão vô phá hả?

edavn
09-11-2008, 20:36
Đâu có phá lão Bergie, chẳng qua thấy lão Lai Phò Ế Vợ cứ nhắc đi nhắc lại chữ tự sướng thôi mà:w00t:

yeuITVN
09-11-2008, 23:24
Đọc bài này: http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=78&CategoryID=32&News=2259.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Vậy coi bộ tôi phải xem xét lại, thử coi có đúng như sách sử Trung Hoa, là quân Nguyên chỉ thất bại một lần duy nhất trước Thiên ý trong trận Đông Doanh không nhỉ?
Chà, như vậy thì không lẽ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn cũng là "tự sướng" ư? Không được, không được... Phạm húy, phạm húy...

Nghe nói các vua Trần vốn gốc dân tộc Mân bên bờ biển Phúc Kiến.