PDA

View Full Version : Không change password của user account!!!!!



thuylinh1203
30-10-2008, 17:09
Máy của bạn mình có cài password(xài win XP SP2) user addmin luôn, khi khởi động máy login vào đc nhưng khi mình muốn change pass thì lại báo Windows cannot change password??? Mình đã thử Remove pass nhưng cũng ko đc. Sư huynh nào biết xin chỉ giáo giùm, mình xin cảm ơn trước.

mavabi
30-10-2008, 17:40
Click chuột phải vào My Computer ngoài Desktop, chọn Manage
Click chọn Local Users and Groups, chọn User
Khung bên phải click đúp tên user cần chuyển password
Bỏ chọn User cannot change password, OK

Giờ thì vào User accounts đổi lại password thui :beer:

ngochung_2491989
30-10-2008, 17:48
Bạn remove như thế nào? có phải là vào control panel >> user account không ? Bạn thử cách khác xem. Bạn dùng đĩa hiren boot dùng tiện ích mà xóa cái pass của account xóa được cả Administrator đó bạn .Mình nghĩ cái này thì chắc được. thử đi
Cách làm như sau :
bạn cho đĩa hiren boot vào (mình dùng 9.0) khởi động lại máy nhớ chọn chế độ ưu tiên cho ổ CD nha .

Tiếp theo chọn Password tools >>Active pasword changer 3.0 >>choose local driver>>chọn phân vùng chứ hệ điều hành (partition) thường là C>>chọn Account cần reset password >>chọn Y >>crlt + Alt + DEL( thoát)

tanphuong85
31-10-2008, 08:13
User cao nhất của máy là Administrator , như bạn xài Admin vẫn là user thấp hơn nên ko cho đổi mật khẩu.Trước khi dùng đĩa hiren boot , thử khởi động máy bấm f8 vào safe mode , sẽ hiện ra user administrator , bấm vào , nếu hên thì nó ko hỏi pass (do khi cài ko đặt) sau đó computer-manage, đổi pass hết mấy em kia

ngondensang2007
01-11-2008, 07:56
User cao nhất của máy là Administrator , như bạn xài Admin vẫn là user thấp hơn nên ko cho đổi mật khẩu.Trước khi dùng đĩa hiren boot , thử khởi động máy bấm f8 vào safe mode , sẽ hiện ra user administrator , bấm vào , nếu hên thì nó ko hỏi pass (do khi cài ko đặt) sau đó computer-manage, đổi pass hết mấy em kia

Lần đâu tiên tôi nghe thấy bảo là user do mình tạo ra add quyền administrator vào mà không có đủ trình như administrator đó.
Nên nhớ từ admin chỉ là viết tắt của administrator thôi.

The Old Man
01-11-2008, 12:07
Muốn đổi password của administrator phải login bằng Administrator.
Muốn log in bằng Administrator thì ở khung log-in nhấn Crtl+Alt+Del cho tới khi được prompt.
Không cần phải vào Safe Mode

lklaptop
01-11-2008, 14:35
Click chuột phải vào My Computer ngoài Desktop, chọn Manage
Click chọn Local Users and Groups, chọn User
Khung bên phải click đúp tên user cần chuyển password
Bỏ chọn User cannot change password, OK

Giờ thì vào User accounts đổi lại password thui :beer:
mình đồng với cách của bạn

lamthinh
09-01-2010, 08:30
minh tao nhieu user admin va lemit, minh muon khoi dong vao mat dinh se vao mot user nao do (khong can phai lis chuot chon), ban nao biet chi minh voi

thanhtamntp
11-01-2010, 13:59
link http://www.computing.net/answers/windows-xp/boot-xp-with-default-user/64385.html
bạn tham khảo :)

hungvv_30
11-01-2010, 14:11
Bỗng một ngày bạn bật máy tính "iu quý" của bạn lên thì ôi thôi thằng ranh con nào nó quậy khoá pass mất rồi. ức chế, nhưng biết làm sao hơn, cài lại máy ư? mất công. sau đây là phương pháp cực kỳ đơn giản để phá bỏ password cho windows của bạn một cách nhanh gọn nhẹ.
1. Đầu tiên chuẩn bị cho mình một đĩa CD Hiren's Boot phiên bản mởi nhất, bạn có thể mua đĩa này ở bất cứ cửa hàng tin học nào, hoặc có thể liên hệ với mình, mình sẽ ghi ra cho bạn (tất nhiên là free không 1 xu nhưng bạn phải chuẩn bị đĩa trắng) có lòng thì mời ly cafe là ok rồi.
2. Bạn vào BIOS thiết lập ổ đĩa khởi động đầu tiên (Firt Boot Device) là CD ROOM.
3. Cho đĩa Hiren's Boot vào khởi động lại máy tính khi đó sẽ xuất hiện Menu khởi động -> bạn chọn dòng số 2 (Boot From CD ROOM)
4. Tiếp đó nó sẽ xuất hiện các chương trình của Hiren's Boot từ 1 - 9 ---> Bạn chọn dòng số 9 (Next....) Enter rồi chuyển sang các trình đơn tiếp theo rồi chọn dòng số 4. Password & Registry Tool.....)--> Enter.
5. Chọn “1. Active Password Changer 3.0 (NT/2000/XP/2003)” -> Enter. Chương trình Active Password Changer 3.0 sẽ được giải nén và khởi động để bắt vô hiệu hóa password của Windows.
6. Đầu tiên ta chọn ổ đĩa đã cài đặt Windows bằng phím số “1” (Choose Logical Drive), chương trình sẽ dò tìm các đĩa cứng có trong máy tính và trình bày dưới dạng danh sách.

Chọn đĩa cứng đã cài đặt Windows bằng phím số từ “0” đến “9” (hầu hết HĐH windows của chúng ta được cài đặt trên ổ đĩa 0 )tương ứng với danh sách hiển trị trên màn hình, chương trình sẽ dò tìm tập tin SAM chứa các thông tin về account người dùng của Windows trong đĩa cứng và màn hình sẽ hiện lên đường dẫn nơi tìm thấy tập tin này.

Tiếp tục Enter với file SAM tương ứng, Active Password Changer 3.0 sẽ giải mã tập tin này và hiển thị lên tất cả các account tìm thấy với số thứ tự đại diện màu vàng trong cột “No” đầu dòng.

Bạn có thể vô hiệu hóa password của bất kỳ account nào để đăng nhập hệ thống nhưng tốt nhất nên chọn administrator ở vị trí số “0” vì đây là account có quyền cao nhất. Nếu không tìm thấy administrator thì bạn cũng đừng lo lắng vì account này có thể được đổi sang một cái tên khác để tránh sự xâm nhập của Hacker, lúc này bạn nên tìm sang các account khác để sử dụng, chú ý các tên Admin, Root. Ở đây ta nhập số “0” Enter để chọn administrator, các thông tin về account đã chọn sẽ hiện ra.

Bây giờ tìm đến dòng “Clear this User’s Password” được in màu vàng và chắc chắn rằng dòng này đã được đánh dấu “X” để chương trình xóa password của account này, sau đó nhấn phím “Y”. Sau khi password đã được xóa, bạn sẽ nhìn thấy dòng chữ thông báo “User’s attributes has been successfully changed. (Press any key…)” thông báo thành công. Nhấn phím “Esc” 4 lần để thoát khỏi chương trình và khởi động lại máy tính vào Windows.

Bây giờ bạn đã có thể đăng nhập máy tính bằng Administrator và để trống ô password với quyền quản trị cao nhất. Nếu bạn không thể thực hiện các tác vụ hệ thống do account administrator không được cấp quyền thì cứ bình tĩnh, đơn giản vì đây là một account quản trị hệ thống giả mạo (Fake account) để đánh lừa Hacker mà thôi, tiếp tục vô hiệu hóa mật khẩu của các account khác đến khi nào bạn không bị giới hạn quyền hệ thống nữa thì thôi. Chúc bạn thành công để không bị đáng mất toàn bộ dữ liệu quan trọng bởi tính hay quên password của chính mình.
link:www.tinhocminhnhat.com.vn