PDA

View Full Version : Đã đến thời của quảng cáo In-text?



budda_adt
20-10-2008, 19:54
Khi các quảng cáo banner tạo nên hiệu ứng giấy dán tường quá tải và lộn xộn, khi quảng cáo bằng email gây cảm giác bị làm phiền cho người nhận, thì người làm Marketing trực tuyến phải đau đầu tìm ra giải pháp khác tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn.

Dù ra đời khá muộn nhưng quảng cáo In-text cũng đã nhanh chóng gây được tiếng vang trên thị trường. Từ một loại hình quảng cáo được ra đời và ứng dụng trên đất Mỹ, sau 4 năm, hiện tại quảng cáo In-text đang được phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Quảng cáo In-text là gì?

Quảng cáo In-text là hình thức mà bên mua quảng cáo (QC) có thể đưa thông điệp QC vào các từ khóa được lựa chọn trong các bài viết trên các website. Khi độc giả di chuột vào các từ khóa đã được đánh dấu, thông điệp QC sẽ tự động hiện ra và dẫn người đọc đến địa chỉ được QC chỉ sau một cú click chuột. Các thông điệp quảng cáo này có thể ở dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh hay video clip.

Hai đại gia trong lĩnh vực này là Vibrant Media và Kontera. Năm 2004, chính Vibrant Media là công ty đầu tiên đã đưa sản phẩm In-text ra thị trường Mỹ. Một năm sau đó, Kontera cũng tung ra sản phẩm của mình với tên gọi ContentLink. Cả hai công ty này đều chỉ tập trung phát triển mạnh theo hướng cung cấp dịch vụ quảng cáo tùy theo ngữ cảnh, và họ đã thành công. Hai năm trở lại đây chứng kiến sự bùng nổ của hình thức quảng cáo In-text. Rất nhiều công ty lớn trong lĩnh vực QC trực tuyến đã nghiên cứu và đưa thêm hình thức QC này vào khai thác, như Adbrite, Amazon, Clicksor, … Ở Việt Nam, quảng cáo In-text cũng xuất hiện lần đầu tiên thông qua hệ thống www.VietAd.vn vào tháng 8/2008.

Tuy được gọi với những cái tên khác nhau, như ContentLink (Kontera), Chitika Linx (Chitika), Content Links (Amazon) hay Magicwords (VietAd), nhưng các website này thường cung cấp dịch vụ theo một nguyên tắc chung. Để tham gia mua QC, doanh nghiệp cần đăng ký mở một tài khoản trên website. Bước tiếp theo là lựa chọn nơi đăng QC (trên website, forum hay blog được cung cấp trong hệ thống) và chuyển thông điệp QC của mình cho bên cung cấp dịch vụ. Sau khi tiến hành chọn từ khóa phù hợp, doanh nghiệp sẽ nạp tiền vào tài khoản của mình và chiến dịch QC có thể bắt đầu chạy bất cứ lúc nào.

Quy trình quảng cáo In-text

Đặc điểm nổi bật của quảng cáo In-text

Quảng cáo In-text gồm có 3 bên tham gia trong quá trình QC, gồm có : bên cung cấp dịch vụ, bên bán QC và bên mua QC. Doanh thu có được từ việc bán QC sẽ được bên cung cấp dịch vụ chia sẻ với bên bán QC theo một tỉ lệ đã thỏa thuận từ trước.

Với quảng cáo In-text, thông điệp QC được hiển thị trên nội dung bằng chữ của website, tiếp cận với người đọc một cách tự nhiên. Quảng cáo chỉ hiện ra khi người đọc di chuột qua, và người đọc có thể kéo thả quảng cáo ra vùng khác của website hoặc đóng quảng cáo lại nếu muốn. Chính vì vậy, họ sẽ không có cảm giác bị “bắt” xem quảng cáo.

Các công ty cung cấp dịch vụ QC In-text thường áp dụng hình thức tính chi phí cho mỗi lần nhấp chuột (CPC - Cost Per Click), chi phí cho một lượt xem (CPV - Cost Per View) hay chi phí cho mỗi thao tác của người truy cập trên website sau khi click vào QC (CPA - Cost Per Action). Đây là các cách tính chi phí kiểu mới, giúp cho chiến dịch QC của doanh nghiệp hiệu quả hơn rất nhiều so với cách tính chi phí cố định.

Một ưu điểm khác là tính chủ động trong việc quản lí chiến dịch QC cho doanh nghiệp. Do có một tài khoản riêng nên doanh nghiệp có thể điều chỉnh để chiến dịch theo sát hơn với tình hình thực tế như: thay đổi từ khóa phù hợp hơn, dừng chạy quảng cáo trên các website kém hiệu quả và lựa chọn những website mới,… Ngoài ra, bên mua QC có thể ấn định một mức QC tối đa trong ngày để kiểm soát chi phí tối ưu hơn.

Doanh nghiệp còn được cung cấp các bản kê chi tiết ngay trên tài khoản của mình về số lần QC được hiển thị hay click, cùng với các chi phí liên quan. Tiết kiệm thời gian và công sức nhờ các báo cáo này, người làm Marketing có thể “rảnh tay” để sáng tạo những chiến dịch quảng cáo mới.

Xu hướng phát triển của quảng cáo In-text

Thời gian đầu, khi loại hình QC này mới xuất hiện, người ta đã đặt nghi ngờ về khả năng phát triển của nó. Những lo ngại về phản ứng của các nhà báo khi đặt thông điệp QC lên trên bài báo của họ, hay thái độ của độc giả trước thông điệp QC xuất hiện ngay trên mục tin đang đọc đều được đem ra bình luận. Tuy nhiên sau khoảng 1 năm xuất hiện, khi đã thăm dò phản ứng của thị trường, cùng những hiệu quả thực tế của loại hình QC này đem lại cho các bên tham gia, quảng cáo In-text đã phát triển rầm rộ tại Mỹ và tiến quân ra thị trường thế giới.

Theo thống kê về hiệu quả của một số loại hình QC, chỉ có khoảng 0,1 đến 0,2% người lướt web click vào các banner. Do nạn spam nên tỉ lệ này đối với email QC còn thấp hơn, chỉ đạt khoảng 0,01 đến 0,03%. Trong khi đó tỷ lệ độc giả trỏ chuột và nhấp vào các thông điệp quảng cáo In-text có thể lên tới 10% tùy vào loại sản phẩm. Đây là con số rất ấn tượng, phản ánh mức độ quan tâm của độc giả với thông điệp QC. Tỉ lệ này có được một phần nhờ vào khả năng nhắm tới khách hàng tiềm năng tốt hơn do quảng cáo In-text mang lại.

Đối với thị trường QC trực tuyến của Việt Nam, đây chưa phải là thời điểm có thể khẳng định về khả năng phát triển của loại hình QC này. Việc Cổng thông tin QC trực tuyến Vietad.vn, sau một thời gian chạy thử nghiệm, đã chính thức tung ra sản phẩm MagicWords vào đầu tháng 8 vừa qua là một tín hiệu vui mừng cho thị trường QC trực tuyến trong nước. Phải khẳng định rằng đây là thời điểm thuận lợi cho việc ra mắt các dịch vụ QC trực tuyến mới, khi mà cung trong nước đang thiếu hụt so với nhu cầu, và các loại hình QC cũ đang bộc lộ nhiều khuyết điểm. Hơn nữa, trong giai đoạn kinh tế đang gặp khó khăn thì việc chuyển hướng sang các dịch vụ QC với chi phí hợp lí hơn và đem lại hiệu quả tốt luôn là một xu thế đúng đắn. Tuy nhiên, việc Vietad.vn có thể phát triển mạnh công nghệ QC mới này ở Việt Nam hay không còn phải phụ thuộc vào chính khả năng nắm bắt cơ hội này của Vietad. Nhìn chung, khi có thêm một loại hình QC nữa xuất hiện, người có lợi nhất chính là doanh nghiệp mua QC, vì họ có thêm một lựa chọn để sản phẩm của họ tiến gần hơn tới khách hàng mục tiêu.

vuacuagai
20-10-2008, 20:16
em cũng mê loại in-text này lắm.

traffic.vn
20-10-2008, 20:26
oai roài, tôi đặt mà 1 ngày không đủ tiền uống 1 ly cafe cóc, quảng cáo chỉ hiện vào buổi sáng. Nói chung làm cho vui. Làm qc trực tuyến với vietnam chán quá, mấy ông nhà cung cấp mạng vn bao giờ mới chịu bỏ tiền ra mua ip đây hix

noomrm
20-10-2008, 21:54
chỉ hiện là tốt rồi ạ, đặt, có key mà ko hiện mới bùn :(
ít advertiser quá =.=

Athaygiao
20-10-2008, 22:14
Hi vọng vào một tương lai sáng lạng cho Vietads cho anh em đựoc nhờ

becks_dn
22-10-2008, 11:15
ý kiến ca' nhân in-text hiệu quả hơn banner nhiều

pub18
24-10-2008, 10:16
Bọn Vietad này làm ăn cũng chuyên nghiệp. Bên đó có đội ngũ sales bán quảng cáo nói chung là năng động. Thấy càng ngày càng có nhiều quảng cáo của Vietad lên web. Nhưng so với banner thì còn khập khiễng quá. Chẳng hiểu sao các bác nhà mình cứ khoái xài banner, trong khi hiệu quả của nó so với In-text hay GA rõ ràng không bằng

iamvietnam
24-10-2008, 10:50
VN thì chẳng có gì phải chờ cả, ko chơi với VN