PDA

View Full Version : Đọc sách tốt là trau dồi tâm tính



pizza@
06-09-2008, 19:02
Bởi Zheng Nianxing

[Chanhkien.org] Một giáo viên trường tư đang đi dạo một mình vào lúc giữa đêm. Đột nhiên ông ta gặp lại một người bạn cũ đã mất. Nhưng ông ta là một người dũng cảm nên không hề sợ hãi. Ông ta hỏi người bạn: “Anh đi đâu thế?”

Người bạn của ông ta trả lời: “Tôi đang làm Minh Lại (một nhân viên dưới âm phủ). Tôi phải trông coi khu làng phía Nam. Tôi đang trên đường đi và cùng đường với ông.”

Người giáo viên trường tư đi cùng với ông ta. Khi đi qua một ngôi nhà cũ, Minh Lại nói: “Ở đây có một vị học giả đức hạnh và cao thượng.”

Người giáo viên trường tư hỏi ông ta: “Tại sao anh biết người đàn ông sống trong ngôi nhà này là một vị học giả đức hạnh và cao thượng?”

Minh Lại đáp: “Hàng ngày, người ta rất bận rộn với công việc mưu sinh và tâm hồn của họ bị chôn vùi trong đó. Đêm đến, khi mọi người đi ngủ , họ không còn nghĩ về điều gì nữa. Vào lúc đó, nguyên thần của họ sẽ xuất ra ngoài. Nếu như một người thường đọc những quyển sách tốt ví dụ như “Luận Ngữ” của Khổng Tử, “Ly Tao” của “Khuất Nguyên” và “Sử Ký” của Tư Mã Thiên, một trường ánh sáng nhiều màu sắc và chói sáng sẽ phát ra từ trăm khiếu của người đó. Những ánh sáng rực rỡ nhất có thể cao đến tận trời và tỏa sáng như mặt trăng và các vì tinh tú. Những ánh sáng tiếp theo có thể xa tới vài trượng. Những ánh sáng tiếp nữa có thể xa đến vài thước. Và những ánh sáng yếu nhất sáng như một ngọn đèn chiếu ra ngoài cửa sổ. Người thường ko thể thấy điều này. Chỉ có hồn ma và những vị thần mới có thể thấy điều như thế.”

Người giáo viên trường tư hỏi ông ta: “Tôi dành nhiều thời gian trong cuộc sống để đọc sách, trường ánh sáng của tôi thế nào khi tôi ngủ?”

Minh Lại ngập ngừng một lúc rồi trả lời: “Tôi đi qua nhà ông ngày hôm qua lúc ông đang ngủ trưa. Tôi lưu ý rằng ông đọc rất nhiều sách, nhưng ông ít đọc sách của thánh hiền. Hầu hết các sách ông đọc đều vì mục đích cá nhân, giải trí và thiếu chân thực. Mỗi chữ đều biến thành khói đen và bao trùm ngôi nhà của ông. Ngôi nhà của ông giống như được che phủ bởi bóng tối và suơng mù dày đặc đến nỗi ánh sáng không thể nào chiếu vào được.”

Người giáo viên trường tư đã không bình tĩnh xem xét lại lỗi lầm của mình. Thay vào đó, ông ta tức giận phản đối vị Minh Lại. Minh Lại không tranh cãi với ông ta. Ông ta chỉ mỉm cười và đột nhiên biến mất.

Bộ não của con người giống như một cái thùng chứa. Bất cứ cái gì bạn bỏ vào trong đó nó đều trở thành đặc tính của cái thùng chứa. Do đó việc đọc những quyển sách tốt là rất quan trọng. Đừng đọc sách và xem phim ảnh có nội dung xấu. Chúng ta cần giữ một trái tim và một linh hồn trong sáng.

Một người sẽ trở nên cao thượng sau khi đọc những quyển sách tốt, đó là quá trình phát triển nhân cách và trau dồi bản thân. Nhìn vào không gian khác, người này thực sự có thể tỏa ra ánh sáng xa đến mười ngàn trượng. Nhưng nếu anh ta đọc nhiều những sách không tốt, anh ta sẽ mang nhiều thứ xấu và trở nên tệ đi. Từ không gian khác, người này sẽ phát ra rất nhiều khí đen và xấu. Bởi vậy bạn cần phải rất cẩn thận trong việc trau dồi tâm hồn mình.

http://chanhkien.org/?p=716

VNH_Return
06-09-2008, 20:00
Đáng để suy nghĩ. Để nhìn lại mình.
Cảm ơn.

pizza@
06-09-2008, 23:43
Bài của một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc
Ghi chú của biên tập viên: Tác giả của bài viết này bắt đầu học các bài tập và các bài giảng Pháp Luân Công trực tiếp từ Sư Phụ Lý Hồng Chí trong những ngày đầu Sư Phụ đi giảng Pháp. Tuy nhiên, vì anh ấy đã không học Pháp cho tốt trong một thời gian dài, nên tác giả của bài viết này đã đi trệch một cách đáng kể khỏi con đường tu luyện của mình sau khi cuộc đàn áp bắt đầu. Gần đây, anh ấy đã nhận ra lỗi lầm của mình và viết bài này. Chúng tôi xuất bản bài viết này để có nhiều đệ tử hơn nữa thu được lợi ích từ các câu chuyện về Sư Phụ, kính trọng Sư Phụ hơn, và trân quý khoảng thời gian quý báu này khi Đại Pháp đang được hồng truyền trên thế giới. Chúng ta hãy cố gắng để xứng đáng với sự từ bi khổ độ của Sư Phụ và xác định cho mình một vị trí tốt trong tương lai.

Tôi sinh ra ở Bắc Kinh, và quan tâm đến khí công từ khi còn trẻ. Một hôm vào năm 1990 tôi gặp một số người đang tập một môn khí công nào đó ở công viên. Tôi bị lôi cuốn bởi một sức hút rất đặc biệt không thể cưỡng lại được. Vì vậy tôi đi lại gần để xem, nhưng tôi ngần ngại không dám hỏi là họ đang làm gì bởi vì lúc đó tôi còn trẻ quá.
Buổi tối hôm đó, Sư Phụ giải thích về môn Pháp Luân Công cho các học viên của mình, và tôi cũng tham dự buổi nói chuyện. Mặc dù Sư Phụ giải thích bằng một ngôn ngữ rất giản dị, nhưng ông đã trình bày một cách sống động căn bản của tu luyện. Tôi chưa bao giờ được nghe một Pháp lớn như vậy, và ngay lúc đó tôi đã quyết định tập Pháp Luân Công. Khi tôi ngại ngùng đề nghị Sư Phụ dạy cho tôi, ông nhìn tôi và nói rằng ông không thể bởi vì ông sẽ không lưu lại lâu ở Bắc Kinh. Nhưng tôi không từ bỏ hy vọng, và đi theo các đệ tử để xem họ tập ở công viên cạnh Nhà bảo tàng Quân đội. Bốn năm ngày sau đó, tôi thấy rằng Sư Phụ vẫn ở đó, nên một lần nữa tôi lại đề nghị là được học từ ông. Lần này, Sư Phụ hỏi tôi là tại sao tôi lại muốn học. Tôi hơi lúng túng và nói rằng tôi muốn tu luyện. Sư Phụ nói rằng có 3 điều kiện mà tôi cần biết trước khi ông dạy cho tôi. Ông nói, “Thứ nhất, tôi dạy cho cậu một môn đưa cậu lên cao tầng, tôi không dạy cậu bất cứ thứ gì như bói toán, phong thủy, hay trị bệnh, và tôi không cho phép cậu học bất cứ cái gì trong những thứ này. Nếu cậu quan tâm đến những thứ này, thì cậu có thể đi tìm những người khác để học những điều đó [thay vì tập Pháp Luân Đại Pháp]. Thứ hai, chúng ta hãy cùng thử trong một thời gian, tôi sẽ thử dạy cậu, và cậu cũng có thể quyết định xem là tôi có phải là người Sư Phụ mà cậu muốn tìm hay không (Sư Phụ rất lịch sự khi nói điều này). Thứ ba, cậu không được nói với bất kỳ ai về những điều tôi dạy cho cậu, ngay cả với thân nhân của cậu.” [Ghi chú của Biên tập viên: Đây là trước khi Sư Phụ Lý Hồng Chí truyền Pháp Luân Công ra công chúng.]
Tôi đồng ý với ba điều kiện này và bắt đầu học Pháp Luân Công từ Sư Phụ.


1. Vạch trần những lời dối trá bôi nhọ Pháp Luân Đại Pháp

Vào năm 1991, Sư Phụ và mẹ của ông đến Thái Lan để thăm họ hàng, và ông dừng chân ở Bắc Kinh trên đường trở lại Trường Xuân, thành phố quê hương ông. Trong thời gian Sư Phụ ở Bắc Kinh, người anh trai của Li Jingchao là Li Jingfeng đã giới thiệu anh ta với Sư Phụ và anh ta bắt đầu học từ Sư Phụ. Vào thời gian đó, vài đệ tử khác và tôi đã theo Sư Phụ được hơn 1 năm. Bắt đầu từ ngày 23/7/1999, Đài truyền hình Trung ương Trung quốc CCTV bắt đầu phát một chương trình phỉ báng và bôi nhọ Sư Phụ. Trong chương trình, Li Jingchao tự nhận rằng anh ta đã tạo ra các bài tập cùng với Sư Phụ. Li Jingchao đã bóp méo các thực tế lịch sử và phản bội lại chính lương tâm của mình.
Thực tế là, vào đầu năm 1992, trước khi Sư Phụ truyền Pháp Luân Công ra ngoài công chúng, Sư Phụ đã phê bình Li Jingchao bởi vì anh ta đã cố gắng chữa bệnh bằng thiên mục của mình, và anh ta đã thu tiền khi làm việc đó. Hồi đó, Li Jingchao có các tâm chấp trước vào thiên mục của mình và vào việc kiếm tiền bằng cách đi chữa bệnh cho những người khác. Anh ta đã phớt lờ sự khiển trách của Sư Phụ và ngày càng rời xa khỏi Đại Pháp, và cuối cùng là chống lại Đại Pháp. Đây là một bài học nghiêm túc cho chúng ta.
Gần đây có một người ở Bắc Kinh có họ là Liu tự nhận là anh ta đã theo Sư Phụ từ khi anh ta mới lên 9 tuổi, và rằng anh ta có thể nhìn bằng thiên mục của mình. Liu đã truyền bá các quan điểm của mình trong các đệ tử và đã làm một số đệ tử lú lẫn. Liu thậm chí còn đòi tiền từ các đệ tử. Sự thật của vấn đề là, trước năm 1990, Sư Phụ chưa bao giờ dạy pháp môn này cho bất kỳ ai, và ngay cả người nhà ông cũng không biết về pháp môn này. Tôi đã theo Sư Phụ từ năm 1990 cho đến khi ông đi ra nước ngoài để truyền Đại Pháp, và tôi chưa bao giờ nghe nói đến người nào có tên là Liu như vậy cả.


2. Sư Phụ đi từng bước rất chính, giảng Pháp độ nhân lặng lẽ không phô trương

Năm 1992 khi Sư Phụ bắt đầu giới thiệu Pháp Luân Công ra công chúng, đó là thời kỳ mà khí công rất phổ biến ở Trung Quốc. Có rất nhiều môn khí công khác nhau, và trong số đó cũng có những môn liên quan đến phụ thể. Vào thời gian đó, mọi người đánh giá các môn khí công chỉ qua hai tiêu chuẩn. Một là môn đó có thể luyện ra được các công năng đặc dị hay không, và hai là môn đó có thể chữa được bệnh hay không. Vào thời gian đó, Viên nghiên cứu khí công cũng dùng hai tiêu chuẩn này để đánh giá các môn khí công.
Sư Phụ luôn giữ một lập trường rất kiên định từ khi ông xuất sơn và bắt đầu giới thiệu Pháp Luân Công ra công chúng. Ông truyền Pháp Luân Công chỉ là để độ nhân, lặng lẽ không phô trương gì cả. Đại Pháp là trang nghiêm, và không bao giờ lẫn lộn với các loại khí công khác mà chỉ để chữa bệnh hoặc có mang theo phụ thể. Việc trình diễn các công năng đặc dị không bao giờ được sử dụng để lôi cuốn mọi người theo học Pháp Luân Công. Cũng như Sư Phụ đã từng nói, “Trong quá trình được cứu độ, chỉ khi nào chư vị tìm kiếm những điều chân chính thì các tâm chấp trước của chư vị mới có thể được trừ bỏ.” (“Trừ bỏ chấp trước hơn nữa”, Pháp Luân Đại Pháp Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Do đó, Sư Phụ đã chọn cách điều chỉnh thân thể cho mọi người và khám chữa bệnh bằng khí công để giúp mọi người hiểu về Pháp Luân Công. Lần xuất hiện trước công chúng đầu tiên của Pháp Luân Công là vào tháng 6 năm 1992, dưới hình thức khám chữa bệnh bằng khí công trên diện rộng. Việc khám chữa bệnh diễn ra ở phòng họp lớn trên tầng năm tòa nhà nơi đặt trụ sở của Cục Vật liệu Xây dựng, tại Trung tâm thương mại Ganjiakou ở Bắc Kinh. Việc khám chữa bệnh diễn ra trong 10 ngày, và mỗi ngày bắt đầu vào buổi sáng và kéo dài cho đến buổi chiều. Việc khám chữa bệnh này đã đạt được hiệu quả rất tốt. Dù đó có là khối u hay gì đi nữa, tất cả đều biến mất sau khi được điều trị. Như được kiểm chứng bởi việc kiểm tra y tế sau khi điều trị, các rối loạn nội tiết đều biến mất. Một số vấn đề sức khỏe khác, bao gồm cả lồi đĩa đệm thắt lưng, đều được chữa khỏi ngay lập tức sau khi được điều trị, với kết quả kiểm tra bằng tia X-quang cho thấy bệnh đã được chữa khỏi hoàn toàn. Những người bị bệnh tim cảm thấy rất không thoải mái khi họ đến để trị bệnh, nhưng sau khi điều trị, sự đau đớn của họ đã biến mất ngay lập tức.
Một đệ tử tên là Đường hồi đó tình nguyện phụ trách trung tâm phụ đạo Bắc Kinh. Sau khi Sư Phụ chữa bệnh tim cho anh ấy, anh ấy đã đến Bệnh viện số 3 của Đại học y Bắc Kinh để chụp X-quang, và kết quả cho thấy rằng căn bệnh của anh đã được chữa khỏi. Tất cả mọi người đều được chứng kiến Pháp Luân Công thần kỳ như thế nào, và tất cả đều muốn học. Sau đó Sư Phụ tổ chức khóa giảng Pháp đầu tiên ở Bắc Kinh. Theo hồi tưởng của một số đệ tử lâu năm đã tham dự khóa học đó, có khoảng 200 người tham dự khóa học đầu tiên. Sau khi cuộc đàn áp bắt đầu ngày 20/7/1999, anh Đường đã bị bắt buộc phải xuất hiện trên truyền hình để bôi nhọ Đại Pháp, nhưng chúng tôi cũng như anh Đường đều hiểu rằng chính Pháp Luân Đại Pháp đã cho anh ấy một cuộc đời thứ hai.


3. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy một người thầy trả tiền ăn cho các đệ tử của mình


Trước kia, khi tôi còn tập các môn khí công khác, tôi luôn luôn thấy rằng các đệ tử phải chu cấp cho người thầy của họ. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy một người thầy nào trả tiền ăn cho các đệ tử của mình.
Vào năm 1991, sau khi Sư Phụ trở về từ chuyến đi thăm Thái Lan của mình, chúng tôi đi đến chùa Jietai ở Bắc Kinh với Sư Phụ. Vào giờ ăn trưa, chúng tôi ăn ở một cửa hàng nhỏ ở bên đường. Tất cả chúng tôi đều cố gắng trả tiền cho bữa ăn sau khi chúng tôi ăn xong, nhưng Sư Phụ bảo chúng tôi cứ để đấy và ông đi trả tiền ăn cho tất cả chúng tôi. Điều này đã làm cho chúng tôi cảm động sâu sắc bởi vì chúng tôi đều biết rằng tục lệ luôn luôn là các đệ tử phải chu cấp trong các môn khí công khác. Đây là lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy một sư phụ trả tiền ăn cho các đệ tử của mình. Hơn mười năm đã trôi qua nhưng hình ảnh đó vẫn còn sống động trước mắt tôi.


4. Trong những năm đi theo Sư Phụ khi Ông đi truyền Pháp, chúng tôi ăn uống rất đạm bạc

Trong thời kỳ đầu này, tôi đã đi theo Sư Phụ khi Ông đi các nơi giảng Pháp. Trong những năm đó, Sư Phụ chỉ ăn mì ăn liền trong các chuyến đi. Khi chúng tôi đến nơi tổ chức khóa giảng, Sư Phụ thường không ăn bữa chiều trước khi giảng lớp buổi tối. Sau buổi giảng, khi chúng tôi trở về nhà trọ đã là tám chín giờ tối, và vào lúc đó nhà trọ đã không còn cung cấp đồ ăn nữa. Sư Phụ không đi ra ngoài để ăn ở nhà hàng. Ông luôn luôn ăn mì ăn liền và chúng tôi cũng ăn mì ăn liền cùng với Sư Phụ. Trong những năm đó, tôi ăn mì ăn liền nhiều đến nỗi tôi thực sự sợ phải ăn mì ăn liền. Thậm chí tôi cond cảm thấy khó chịu khi tôi ngửi thấy mùi mì ăn liền. Nhiều khi, chúng tôi ăn mì ăn liền mà chúng tôi đã mua buôn với số lượng lớn, và chúng tôi nhiều ngày mới hết.
Sư Phụ không ăn nhiều và Ông ăn rất nhanh. Nếu có đồ ăn còn thừa, Sư Phụ sẽ gói lại và mang theo. Sư Phụ rất tiết kiệm. Sau này, tôi phát hiện ra một chi tiết nữa về Sư Phụ. Khi đi ăn với các đệ tử đi theo mình, Ông luôn luôn ăn xong trước những người khác và đi trả tiền ăn cho tất cả mọi người.


5. Giữa mùa hè nóng nực, Sư Phụ đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng đông đúc

Vào tháng 7/1992, Sư Phụ vừa mới tới Bắc Kinh, và tôi đi với Ông để giải quyết một số việc lặt vặt. Đó là một ngày nóng nực và tôi đang định gọi một chiếc taxi cho tiện, nhưng Sư Phụ quyết định đi bằng xe buýt công cộng đông đúc. Tôi đành phải bỏ ý định gọi taxi. Mồ hôi tôi tuôn xối xả khi ở trên xe buýt, nhưng sự tiết kiệm của Sư Phụ đã làm cho tôi cảm đồn sâu sắc.
Một số người đã bịa đặt và tuyên truyền những tin đồn đại trên truyền hình, nói rằng Sư Phụ sống một cuộc sống xa sỉ. Tôi không biết là những lời đồn đại đó là từ đâu mà ra và tôi không biết họ là những hạng người nào mà lại bôi nhọ và phỉ báng Sư Phụ từ bi của tôi. Tôi đã đi theo Sư Phụ nhiều năm, bắt đầu đi cùng Ông 2 năm trước khi Ông truyền Đại Pháp ra công chúng. Giờ thì tôi đã biết rằng việc tu luyện trong Pháp Luân Đại Pháp là vô biên. Khi tôi nghĩ về những vất vả mà Sư Phụ đã gánh chịu trong những năm truyền Đại Pháp cho mọi người để cứu độ họ, tôi không thể cầm được nước mắt.


6. “Kiên nhẫn nghe mọi người nói cho đến khi họ nói xong để thể hiện sự tôn trọng đối với họ”

Khi tôi mới bắt đầu đi theo và trợ giúp Sư Phụ khi ông truyền Pháp Luân Công ra công chúng, tôi thường ngắt lời người khác trong khi nói chuyện bởi vì tâm tính của tôi không tốt và tôi còn quá trẻ và bốc đồng. Đôi khi tôi hay áp đặt những hiểu biết và tình cảm của mình lên những người khác. Có những lúc, bởi vì tôi có tính ngạo mạn, tôi thường giả vờ là cái gì mình cũng biết. Sư Phụ dạy tôi rằng kiên nhẫn nghe mọi người nói cho đến khi họ nói xong để thể hiện sự tôn trọng đối với họ. Tôi cũng cần phải chú ý đến điều mà mọi người đang nói. Hãy dùng Pháp để đo lường và xem xem điều đó có đúng với Pháp hay không. Sau khi phân tích cẩn thận những điều mà họ nói, thì sau đó tôi có thể kiên trì nói lên ý kiến của mình. Tôi nên cố gắng nghe nhiều hơn và nói ít hơn. Chăm chú lắng nghe tất cả những gì mà người đó muốn nói và không bốc đồng là thể hiện của phép lịch sự và tự tu luyện.
Những lời dạy của Sư Phụ đã ảnh hưởng sâu sắc đến tôi. Hơn 10 năm qua, tôi thường dùng những lời dạy này để đo lường chính mình. Khi tôi thấy các đệ tử đồng môn đặc biệt là những nam đệ tử còn ít tuổi không kiên nhẫn và tùy tiện, không chú ý đến phong thái khi liên hệ hoặc nói chuyện với nhau, tôi thường nhẹ nhàng nói lại với họ những lời mà Sư Phụ đã dạy cho tôi. Họ đều cảm thấy rằng những lời dạy này thật là bổ ích đối với họ.
Trong lớp học, ngoại trừ việc giảng Pháp, Sư Phụ rất hiếm khi nói sau khi đã giảng xong.

pizza@
06-09-2008, 23:45
Bài của một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc
Ghi chú của biên tập viên: Tác giả của bài viết này bắt đầu học các bài tập và các bài giảng Pháp Luân Công trực tiếp từ Sư Phụ Lý Hồng Chí trong những ngày đầu Sư Phụ đi giảng Pháp. Tuy nhiên, vì anh ấy đã không học Pháp cho tốt trong một thời gian dài, nên tác giả của bài viết này đã đi trệch một cách đáng kể khỏi con đường tu luyện của mình sau khi cuộc đàn áp bắt đầu. Gần đây, anh ấy đã nhận ra lỗi lầm của mình và viết bài này. Chúng tôi xuất bản bài viết này để có nhiều đệ tử hơn nữa thu được lợi ích từ các câu chuyện về Sư Phụ, kính trọng Sư Phụ hơn, và trân quý khoảng thời gian quý báu này khi Đại Pháp đang được hồng truyền trên thế giới. Chúng ta hãy cố gắng để xứng đáng với sự từ bi khổ độ của Sư Phụ và xác định cho mình một vị trí tốt trong tương lai.

Tôi sinh ra ở Bắc Kinh, và quan tâm đến khí công từ khi còn trẻ. Một hôm vào năm 1990 tôi gặp một số người đang tập một môn khí công nào đó ở công viên. Tôi bị lôi cuốn bởi một sức hút rất đặc biệt không thể cưỡng lại được. Vì vậy tôi đi lại gần để xem, nhưng tôi ngần ngại không dám hỏi là họ đang làm gì bởi vì lúc đó tôi còn trẻ quá.
Buổi tối hôm đó, Sư Phụ giải thích về môn Pháp Luân Công cho các học viên của mình, và tôi cũng tham dự buổi nói chuyện. Mặc dù Sư Phụ giải thích bằng một ngôn ngữ rất giản dị, nhưng ông đã trình bày một cách sống động căn bản của tu luyện. Tôi chưa bao giờ được nghe một Pháp lớn như vậy, và ngay lúc đó tôi đã quyết định tập Pháp Luân Công. Khi tôi ngại ngùng đề nghị Sư Phụ dạy cho tôi, ông nhìn tôi và nói rằng ông không thể bởi vì ông sẽ không lưu lại lâu ở Bắc Kinh. Nhưng tôi không từ bỏ hy vọng, và đi theo các đệ tử để xem họ tập ở công viên cạnh Nhà bảo tàng Quân đội. Bốn năm ngày sau đó, tôi thấy rằng Sư Phụ vẫn ở đó, nên một lần nữa tôi lại đề nghị là được học từ ông. Lần này, Sư Phụ hỏi tôi là tại sao tôi lại muốn học. Tôi hơi lúng túng và nói rằng tôi muốn tu luyện. Sư Phụ nói rằng có 3 điều kiện mà tôi cần biết trước khi ông dạy cho tôi. Ông nói, “Thứ nhất, tôi dạy cho cậu một môn đưa cậu lên cao tầng, tôi không dạy cậu bất cứ thứ gì như bói toán, phong thủy, hay trị bệnh, và tôi không cho phép cậu học bất cứ cái gì trong những thứ này. Nếu cậu quan tâm đến những thứ này, thì cậu có thể đi tìm những người khác để học những điều đó [thay vì tập Pháp Luân Đại Pháp]. Thứ hai, chúng ta hãy cùng thử trong một thời gian, tôi sẽ thử dạy cậu, và cậu cũng có thể quyết định xem là tôi có phải là người Sư Phụ mà cậu muốn tìm hay không (Sư Phụ rất lịch sự khi nói điều này). Thứ ba, cậu không được nói với bất kỳ ai về những điều tôi dạy cho cậu, ngay cả với thân nhân của cậu.” [Ghi chú của Biên tập viên: Đây là trước khi Sư Phụ Lý Hồng Chí truyền Pháp Luân Công ra công chúng.]
Tôi đồng ý với ba điều kiện này và bắt đầu học Pháp Luân Công từ Sư Phụ.


1. Vạch trần những lời dối trá bôi nhọ Pháp Luân Đại Pháp

Vào năm 1991, Sư Phụ và mẹ của ông đến Thái Lan để thăm họ hàng, và ông dừng chân ở Bắc Kinh trên đường trở lại Trường Xuân, thành phố quê hương ông. Trong thời gian Sư Phụ ở Bắc Kinh, người anh trai của Li Jingchao là Li Jingfeng đã giới thiệu anh ta với Sư Phụ và anh ta bắt đầu học từ Sư Phụ. Vào thời gian đó, vài đệ tử khác và tôi đã theo Sư Phụ được hơn 1 năm. Bắt đầu từ ngày 23/7/1999, Đài truyền hình Trung ương Trung quốc CCTV bắt đầu phát một chương trình phỉ báng và bôi nhọ Sư Phụ. Trong chương trình, Li Jingchao tự nhận rằng anh ta đã tạo ra các bài tập cùng với Sư Phụ. Li Jingchao đã bóp méo các thực tế lịch sử và phản bội lại chính lương tâm của mình.
Thực tế là, vào đầu năm 1992, trước khi Sư Phụ truyền Pháp Luân Công ra ngoài công chúng, Sư Phụ đã phê bình Li Jingchao bởi vì anh ta đã cố gắng chữa bệnh bằng thiên mục của mình, và anh ta đã thu tiền khi làm việc đó. Hồi đó, Li Jingchao có các tâm chấp trước vào thiên mục của mình và vào việc kiếm tiền bằng cách đi chữa bệnh cho những người khác. Anh ta đã phớt lờ sự khiển trách của Sư Phụ và ngày càng rời xa khỏi Đại Pháp, và cuối cùng là chống lại Đại Pháp. Đây là một bài học nghiêm túc cho chúng ta.
Gần đây có một người ở Bắc Kinh có họ là Liu tự nhận là anh ta đã theo Sư Phụ từ khi anh ta mới lên 9 tuổi, và rằng anh ta có thể nhìn bằng thiên mục của mình. Liu đã truyền bá các quan điểm của mình trong các đệ tử và đã làm một số đệ tử lú lẫn. Liu thậm chí còn đòi tiền từ các đệ tử. Sự thật của vấn đề là, trước năm 1990, Sư Phụ chưa bao giờ dạy pháp môn này cho bất kỳ ai, và ngay cả người nhà ông cũng không biết về pháp môn này. Tôi đã theo Sư Phụ từ năm 1990 cho đến khi ông đi ra nước ngoài để truyền Đại Pháp, và tôi chưa bao giờ nghe nói đến người nào có tên là Liu như vậy cả.


2. Sư Phụ đi từng bước rất chính, giảng Pháp độ nhân lặng lẽ không phô trương

Năm 1992 khi Sư Phụ bắt đầu giới thiệu Pháp Luân Công ra công chúng, đó là thời kỳ mà khí công rất phổ biến ở Trung Quốc. Có rất nhiều môn khí công khác nhau, và trong số đó cũng có những môn liên quan đến phụ thể. Vào thời gian đó, mọi người đánh giá các môn khí công chỉ qua hai tiêu chuẩn. Một là môn đó có thể luyện ra được các công năng đặc dị hay không, và hai là môn đó có thể chữa được bệnh hay không. Vào thời gian đó, Viên nghiên cứu khí công cũng dùng hai tiêu chuẩn này để đánh giá các môn khí công.
Sư Phụ luôn giữ một lập trường rất kiên định từ khi ông xuất sơn và bắt đầu giới thiệu Pháp Luân Công ra công chúng. Ông truyền Pháp Luân Công chỉ là để độ nhân, lặng lẽ không phô trương gì cả. Đại Pháp là trang nghiêm, và không bao giờ lẫn lộn với các loại khí công khác mà chỉ để chữa bệnh hoặc có mang theo phụ thể. Việc trình diễn các công năng đặc dị không bao giờ được sử dụng để lôi cuốn mọi người theo học Pháp Luân Công. Cũng như Sư Phụ đã từng nói, “Trong quá trình được cứu độ, chỉ khi nào chư vị tìm kiếm những điều chân chính thì các tâm chấp trước của chư vị mới có thể được trừ bỏ.” (“Trừ bỏ chấp trước hơn nữa”, Pháp Luân Đại Pháp Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Do đó, Sư Phụ đã chọn cách điều chỉnh thân thể cho mọi người và khám chữa bệnh bằng khí công để giúp mọi người hiểu về Pháp Luân Công. Lần xuất hiện trước công chúng đầu tiên của Pháp Luân Công là vào tháng 6 năm 1992, dưới hình thức khám chữa bệnh bằng khí công trên diện rộng. Việc khám chữa bệnh diễn ra ở phòng họp lớn trên tầng năm tòa nhà nơi đặt trụ sở của Cục Vật liệu Xây dựng, tại Trung tâm thương mại Ganjiakou ở Bắc Kinh. Việc khám chữa bệnh diễn ra trong 10 ngày, và mỗi ngày bắt đầu vào buổi sáng và kéo dài cho đến buổi chiều. Việc khám chữa bệnh này đã đạt được hiệu quả rất tốt. Dù đó có là khối u hay gì đi nữa, tất cả đều biến mất sau khi được điều trị. Như được kiểm chứng bởi việc kiểm tra y tế sau khi điều trị, các rối loạn nội tiết đều biến mất. Một số vấn đề sức khỏe khác, bao gồm cả lồi đĩa đệm thắt lưng, đều được chữa khỏi ngay lập tức sau khi được điều trị, với kết quả kiểm tra bằng tia X-quang cho thấy bệnh đã được chữa khỏi hoàn toàn. Những người bị bệnh tim cảm thấy rất không thoải mái khi họ đến để trị bệnh, nhưng sau khi điều trị, sự đau đớn của họ đã biến mất ngay lập tức.
Một đệ tử tên là Đường hồi đó tình nguyện phụ trách trung tâm phụ đạo Bắc Kinh. Sau khi Sư Phụ chữa bệnh tim cho anh ấy, anh ấy đã đến Bệnh viện số 3 của Đại học y Bắc Kinh để chụp X-quang, và kết quả cho thấy rằng căn bệnh của anh đã được chữa khỏi. Tất cả mọi người đều được chứng kiến Pháp Luân Công thần kỳ như thế nào, và tất cả đều muốn học. Sau đó Sư Phụ tổ chức khóa giảng Pháp đầu tiên ở Bắc Kinh. Theo hồi tưởng của một số đệ tử lâu năm đã tham dự khóa học đó, có khoảng 200 người tham dự khóa học đầu tiên. Sau khi cuộc đàn áp bắt đầu ngày 20/7/1999, anh Đường đã bị bắt buộc phải xuất hiện trên truyền hình để bôi nhọ Đại Pháp, nhưng chúng tôi cũng như anh Đường đều hiểu rằng chính Pháp Luân Đại Pháp đã cho anh ấy một cuộc đời thứ hai.


3. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy một người thầy trả tiền ăn cho các đệ tử của mình


Trước kia, khi tôi còn tập các môn khí công khác, tôi luôn luôn thấy rằng các đệ tử phải chu cấp cho người thầy của họ. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy một người thầy nào trả tiền ăn cho các đệ tử của mình.
Vào năm 1991, sau khi Sư Phụ trở về từ chuyến đi thăm Thái Lan của mình, chúng tôi đi đến chùa Jietai ở Bắc Kinh với Sư Phụ. Vào giờ ăn trưa, chúng tôi ăn ở một cửa hàng nhỏ ở bên đường. Tất cả chúng tôi đều cố gắng trả tiền cho bữa ăn sau khi chúng tôi ăn xong, nhưng Sư Phụ bảo chúng tôi cứ để đấy và ông đi trả tiền ăn cho tất cả chúng tôi. Điều này đã làm cho chúng tôi cảm động sâu sắc bởi vì chúng tôi đều biết rằng tục lệ luôn luôn là các đệ tử phải chu cấp trong các môn khí công khác. Đây là lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy một sư phụ trả tiền ăn cho các đệ tử của mình. Hơn mười năm đã trôi qua nhưng hình ảnh đó vẫn còn sống động trước mắt tôi.


4. Trong những năm đi theo Sư Phụ khi Ông đi truyền Pháp, chúng tôi ăn uống rất đạm bạc

Trong thời kỳ đầu này, tôi đã đi theo Sư Phụ khi Ông đi các nơi giảng Pháp. Trong những năm đó, Sư Phụ chỉ ăn mì ăn liền trong các chuyến đi. Khi chúng tôi đến nơi tổ chức khóa giảng, Sư Phụ thường không ăn bữa chiều trước khi giảng lớp buổi tối. Sau buổi giảng, khi chúng tôi trở về nhà trọ đã là tám chín giờ tối, và vào lúc đó nhà trọ đã không còn cung cấp đồ ăn nữa. Sư Phụ không đi ra ngoài để ăn ở nhà hàng. Ông luôn luôn ăn mì ăn liền và chúng tôi cũng ăn mì ăn liền cùng với Sư Phụ. Trong những năm đó, tôi ăn mì ăn liền nhiều đến nỗi tôi thực sự sợ phải ăn mì ăn liền. Thậm chí tôi cond cảm thấy khó chịu khi tôi ngửi thấy mùi mì ăn liền. Nhiều khi, chúng tôi ăn mì ăn liền mà chúng tôi đã mua buôn với số lượng lớn, và chúng tôi nhiều ngày mới hết.
Sư Phụ không ăn nhiều và Ông ăn rất nhanh. Nếu có đồ ăn còn thừa, Sư Phụ sẽ gói lại và mang theo. Sư Phụ rất tiết kiệm. Sau này, tôi phát hiện ra một chi tiết nữa về Sư Phụ. Khi đi ăn với các đệ tử đi theo mình, Ông luôn luôn ăn xong trước những người khác và đi trả tiền ăn cho tất cả mọi người.


5. Giữa mùa hè nóng nực, Sư Phụ đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng đông đúc

Vào tháng 7/1992, Sư Phụ vừa mới tới Bắc Kinh, và tôi đi với Ông để giải quyết một số việc lặt vặt. Đó là một ngày nóng nực và tôi đang định gọi một chiếc taxi cho tiện, nhưng Sư Phụ quyết định đi bằng xe buýt công cộng đông đúc. Tôi đành phải bỏ ý định gọi taxi. Mồ hôi tôi tuôn xối xả khi ở trên xe buýt, nhưng sự tiết kiệm của Sư Phụ đã làm cho tôi cảm đồn sâu sắc.
Một số người đã bịa đặt và tuyên truyền những tin đồn đại trên truyền hình, nói rằng Sư Phụ sống một cuộc sống xa sỉ. Tôi không biết là những lời đồn đại đó là từ đâu mà ra và tôi không biết họ là những hạng người nào mà lại bôi nhọ và phỉ báng Sư Phụ từ bi của tôi. Tôi đã đi theo Sư Phụ nhiều năm, bắt đầu đi cùng Ông 2 năm trước khi Ông truyền Đại Pháp ra công chúng. Giờ thì tôi đã biết rằng việc tu luyện trong Pháp Luân Đại Pháp là vô biên. Khi tôi nghĩ về những vất vả mà Sư Phụ đã gánh chịu trong những năm truyền Đại Pháp cho mọi người để cứu độ họ, tôi không thể cầm được nước mắt.


6. “Kiên nhẫn nghe mọi người nói cho đến khi họ nói xong để thể hiện sự tôn trọng đối với họ”

Khi tôi mới bắt đầu đi theo và trợ giúp Sư Phụ khi ông truyền Pháp Luân Công ra công chúng, tôi thường ngắt lời người khác trong khi nói chuyện bởi vì tâm tính của tôi không tốt và tôi còn quá trẻ và bốc đồng. Đôi khi tôi hay áp đặt những hiểu biết và tình cảm của mình lên những người khác. Có những lúc, bởi vì tôi có tính ngạo mạn, tôi thường giả vờ là cái gì mình cũng biết. Sư Phụ dạy tôi rằng kiên nhẫn nghe mọi người nói cho đến khi họ nói xong để thể hiện sự tôn trọng đối với họ. Tôi cũng cần phải chú ý đến điều mà mọi người đang nói. Hãy dùng Pháp để đo lường và xem xem điều đó có đúng với Pháp hay không. Sau khi phân tích cẩn thận những điều mà họ nói, thì sau đó tôi có thể kiên trì nói lên ý kiến của mình. Tôi nên cố gắng nghe nhiều hơn và nói ít hơn. Chăm chú lắng nghe tất cả những gì mà người đó muốn nói và không bốc đồng là thể hiện của phép lịch sự và tự tu luyện.
Những lời dạy của Sư Phụ đã ảnh hưởng sâu sắc đến tôi. Hơn 10 năm qua, tôi thường dùng những lời dạy này để đo lường chính mình. Khi tôi thấy các đệ tử đồng môn đặc biệt là những nam đệ tử còn ít tuổi không kiên nhẫn và tùy tiện, không chú ý đến phong thái khi liên hệ hoặc nói chuyện với nhau, tôi thường nhẹ nhàng nói lại với họ những lời mà Sư Phụ đã dạy cho tôi. Họ đều cảm thấy rằng những lời dạy này thật là bổ ích đối với họ.
Trong lớp học, ngoại trừ việc giảng Pháp, Sư Phụ rất hiếm khi nói sau khi đã giảng xong.

vuacuagai
07-09-2008, 07:20
đi Hoằng Pháp hả bác?

Jay Kee
07-09-2008, 10:33
Dài quá ! Đọc không nổi...soory ! Có thể tóm tắt ngắn gọn hơn không ?