PDA

View Full Version : Người Mỹ đáng ghét(dưới góc nhìn 1 người TQ)



hoply
24-08-2008, 12:42
Dưới đây là chuyện kể của một người Mỹ gốc Hoa về vấn đề này:

Từ khi quen Surens năm 1997 đến năm 2007, trong 11 năm đó Surens đã chuyển nhà 5 lần, trung bình hơn hai năm một chút là đã chuyển nhà. Người Mỹ đều như vậy, không chỉ chuyển nhà luôn mà hình như thích chuyển nhà.

Khi mới tham gia công tác, do thu nhập chưa cao, nói chung người Mỹ thuê căn hộ nhỏ để ở; khi thu nhập cao lên một chút sẽ đổi thuê căn hộ lớn hơn; khi có điều kiện mua nhà lại dọn đến nhà mới; khi thu nhập tăng lên, lại bán nhà cũ mua nhà mới rộng đẹp hơn; giầu có hơn nữa sẽ mua nhà ở những khu có điều kiện sinh sống tốt hơn, khi về già, nhà cửa không để lại cho con cái, mà bán đi rồi đến nhà dưỡng lão. Trước khi đi chầu Thượng đế còn bao nhiêu tiền tiêu hết .

Người Mỹ cũng thay đổi việc làm tương đối nhiều, đến một thành phố khác, một bang khác, thậm chí từ miền Tây sang miền Đông làm việc, đối với người Mỹ xem ra là một việc rất đơn giản. Tổ tiên đầu tiên của người Mỹ, khi từ châu Âu đến Bắc Mỹ đã có câu nói nổi tiếng: “Ở đâu có bánh mì, ở đó là tổ quốc”. Người Mỹ hiện đại thừa kế tinh thần này: ở đâu cuộc sống tốt ở đó là nhà mình. Có xí nghiệp Mỹ khi muốn tìm nhân viên công tác tại ngoại tỉnh, thậm chí đã trả cả tiền dọn nhà.

Lý do chuyển nhà của người Mỹ còn nhiều nữa, địa phương này có môi trường tốt, địa phương kia thu thuế ít, địa phương nọ trường học tốt, địa phương kia nhiều người cùng dân tộc với mình, địa phương này có nhiều quán ăn ngon v.v…, đều có thể là lý do để chuyển nhà. Nghe nói trong một đời, người Mỹ trung bình chuyển nhà mười mấy lần.

Người Mỹ rất yêu cuộc sống, rất yêu gia đình. Người đi tới đâu thì gia đình phải chuyển theo tới nơi đó. Quyết không có chuyện sinh sống ở hai nơi, quyết không thể vì sự nghiệp mà không để ý tới gia đình. Có thể đổi nhà cửa, có thể dọn nhà, nhưng vợ chồng không thể phân cư, trẻ con chưa đến tuổi trưởng thành không thể sống xa. Người Mỹ không thể hiểu nổi việc những người nông dân Trung Quốc vào thành phố làm thuê mỗi năm chỉ về thăm gia đình một lần, họ cho rằng như thế là rất không nhân đạo.

Có thể khẳng định, nếu có một Tổng thống Mỹ quyền uy nào đó dám ra một mệnh lệnh tước đoạt sự tự do di dân của người Mỹ, mang một chế độ tương tự như chế độ hộ tịch Trung Quốc cưỡng ép lên đầu họ, nhất định người Mỹ sẽ đàn hặc ông ta, nếu đàn hặc không xong, nhất định họ sẽ làm một cuộc chiến tranh độc lập hoặc chiến tranh giải phóng.

Vấn đề là, nước Mỹ không có chế độ hộ tịch, người Mỹ không có hộ khẩu, và cũng không có cơ cấu quản lý như công an phường, xã của Trung Quốc, thế mà vì sao xã hội lại không loạn khi dân chúng cứ dọn lui dọn tới như vậy? Chính quyền quản lý thế nào?

Tôi đã hỏi Surens vấn đề này.

Anh ta rất phản cảm với khái niệm “chính quyền quản lý”, và nói, ai quản lý ai? Chính quyền không quản lý công dân mà phải phục vụ công dân, phải là công dân quản lý chính quyền mới đúng. Mỗi lần tôi dọn nhà tới địa phương mới, đều là quan chức chính quyền hoặc chính khách muốn tiến vào chính quyền đến nhà thăm tôi, một công dân mới đến sẽ quản lý họ chứ không phải họ đến quản lý tôi.

Đúng như vậy, tại nước Mỹ không có nhà chính trị hoặc quan chức nào dám nhận mình là người lãnh đạo, là cấp trên, là người quản lý nhân dân và cũng không có công dân Mỹ nào chấp nhận ý thức đó, người muốn lãnh đạo nhân dân, quản lý nhân dân tuyệt đối không có cơ hội đặt chân được vào lĩnh vực chính trị, chỉ có cung cung kính kính, thực thực thà thà phục vụ cử tri thì mới có cơ hội.

Công dân Mỹ mỗi khi chuyển tới một địa phương mới là tự động trở thành cư dân của nơi đó, tự động có quyền lợi của chính quyền địa phương quản lý nơi đó - quyền bầu cử và quyền tham gia chính trị khác, tự động được hưởng đãi ngộ phúc lợi xã hội nơi đó. Không cần phải xin hoặc phê chuẩn, không cần phải làm thủ tục hộ tịch nào. Chỉ cần bạn đến ở nơi đó, ví dụ như thuê nhà, là chính quyền địa phương sẽ chủ động tìm đến bạn, mời bạn thực thi quyền lợi, ví dụ như làm đăng ký cử tri, đăng ký tư cách làm người ứng cử đoàn bồi thẩm… Khi bầu cử, tổ tranh cử của những người ứng cử sẽ chủ động gửi cho bạn tư liệu tranh cử, tìm sự ủng hộ và “quản lý” của bạn.

Vấn đề là không có chế độ hộ tịch, không có sự chuyển đi chuyển lại hộ khẩu thì chính quyền nơi cư trú làm thế nào biết được bạn - “người quản lý” - đã đi nơi khác? Chính quyền nơi ở mới làm thế nào mà biết được có “người quản lý” mới đã đến? Đặc biệt là chính quyền mới làm thế nào biết được bạn ở nơi nào, làm thế nào hiểu được tình hình cơ bản của bạn? Bạn không báo cho chính quyền là mình đã tới làm sao chính quyền tìm được bạn?

Surens cho tôi biết, chính quyền các cấp ở Mỹ thu được tin tức của công dân từ DMV (phòng xe cơ động). Ở nước Mỹ dường như mọi công dân đều có giấy phép lái xe; qui định về giấy phép lái xe của Mỹ là, người lái xe mỗi khi đến một địa phương nào sau 15 ngày là phải đến DMV đăng ký, nếu không sẽ bị coi là lái xe không có bằng. Vì vậy mỗi một công dân khi dọn nhà đều đến DMV đăng ký những thông tin về thay đổi chỗ ở, và như vậy, DMV sẽ có thông tin đầy đủ về người lái xe đến hoặc đi, chính quyền bản địa cũng do đó mà biết được tình hình đi, ở của cư dân nơi mình.

Ở nước Mỹ bằng lái xe là chứng minh thư, đi máy bay trong nước phải có bằng lái, ở khách sạn cũng phải có bằng lái, phàm là những nơi cần chứng minh thư đều cần phải trình bằng lái.

Thế thì những người không biết lái xe, không có bằng lái thì làm thế nào? Ví dụ như người tàn tật suốt đời không lái xe hoặc như người già mới di cư đến v.v… Những người này phải làm chứng minh thư. Chứng minh thư cũng làm ở DMV. Đến phòng quản lý xe cơ động làm chứng minh thư, hơn nữa hình dạng bằng lái xe và chứng minh thư là như nhau, không coi trọng chứng minh thư, sợ rằng chỉ có người Mỹ mới thế.

Một kênh khác để chính quyền Mỹ biết được những thông tin về công dân của mình là những ghi chép an sinh xã hội của cư dân. Mọi cư dân hợp pháp tại Mỹ đều có thẻ an sinh xã hội, số hiệu an sinh xã hội (còn được dịch là số hiệu an ninh xã hội) là duy nhất, nó theo mỗi một con người từ lúc sinh ra cho đến lúc chết. Công ăn việc làm, kê khai tiền lương, nộp bảo hiểm, nộp thuế và có được an sinh xã hội hay không đều phải căn cứ vào số hiệu này, đó là căn cứ bảo đảm phúc lợi của người Mỹ, là mệnh sống. Mỗi khi đến một địa phương mới, người Mỹ đều phải tới cơ quan an sinh xã hội làm thủ tục thay đổi nơi ở nhằm bảo đảm sự liên hệ giữa bộ môn bảo hiểm và mình không bị cắt đứt, có thể nhận được tài liệu cho mình, có sự việc gì tốt mình không bị bỏ sót.

Người Mỹ rất tự tư, không có chuyện đại công vô tư. Định vị của họ đối với quốc gia và chính phủ là chủ nghĩa danh lợi. Họ quyết không có ý chí lớn lao xây dựng tổ quốc vĩ đại, cũng chẳng có nguyện vọng cao cả chấn hưng dân tộc American, càng không có tinh thần hiến thân hy sinh hạnh phúc của mình hôm nay cho cuộc sống tốt đẹp của thế hệ sau. Vì vậy xưa nay không bao giờ họ cho rằng nhân dân cần một nhà lãnh đạo có sức mạnh chi phối họ, dắt dẫn họ đi tới tương lai. Họ quyết không chịu dùng danh nghĩa nộp thuế để giao tiền cho một bộ phận người khác tùy ý chi phối. Chính phủ là do họ thuê để phục vụ toàn thể công dân, mưu cầu lợi ích hiện thực nhất cho toàn thể công dân. Chính quyền là do mọi người góp tiền vì mọi người làm việc. Mỗi công dân bỏ tiền, góp tiền không chỉ có quyền ủy nhiệm các nghị sĩ các cấp thay mặt cho mình tiến hành thẩm tra, phê chuẩn và giám sát việc tiêu tiền như thế nào, hơn nữa còn phải thu lại một phần tiền đã giao cho chính phủ qua việc chính phủ dùng hình thức an sinh xã hội trả lại cho mình. Tiền công dân giao cho chính phủ ghi chép như thế nào? Công dân dựa vào cái gì để được báo đáp lại? Đó là những ghi chép trong phiếu an sinh xã hội.

Vì thế tình hình lưu động, tình hình biến động công tác, tình hình biến động thu nhập, tình hình nộp thuế v.v… của người Mỹ đều được ghi chép kịp thời, rõ ràng, bất kể là anh đi đến đâu.

Bằng lái xe và phiếu an sinh xã hội làm cho tình hình lưu động nhân khẩu của Mỹ, quốc gia có số nhân khẩu lưu động lớn nhất trên thế giới, luôn được nắm vững kịp thời. Vì thế xã hội không mất khống chế.

Có khả năng sẽ có người nói, nắm chắc tình hình không có nghĩa là có trật tự. Bao nhiêu người hễ nói dọn nhà là dọn nhà, nói di chuyển là di chuyển, chẳng lẽ trật tự xã hội lại không loạn à? Mọi người đều chuyển tới các thành phố lớn, làm thế nào? Đều tới các vùng kinh tế phát triển, làm thế nào? Nhân khẩu lưu động mà không khống chế, không quản lý không thể không loạn.

Thế nhưng trên thực tế, nước Mỹ không loạn. Nước Mỹ với việc tự do di chuyển, tùy ý di chuyển, thậm chí thích di chuyển, không hề loạn chút nào. Trên thế giới hiện chỉ còn mấy nước có chế độ quản lý hộ khẩu, phần lớn các nước khác đều có thể tự do di chuyển, và phần lớn các nước này cũng đều không loạn.

Vì sao vậy? Đó là vì tự do. Trong lĩnh vực tự do trước sau vẫn có một “bàn tay vô hình” có tác dụng điều tiết, nói chung, tự do so với khống chế hành chính trong việc điều tiết cân bằng cung cầu là có hiệu quả hơn, hợp lý hơn, tự nhiên hơn, bảo đảm không thể loạn.

Mọi người đều chen vào các thành phố lớn, giá nhà đất và vật giá ở đó sẽ nâng cao, cơ hội kiếm việc làm sẽ giảm bớt, ngưỡng cửa bước vào sẽ càng ngày càng cao. Các xí nghiệp sẽ lựa chọn các vùng có giá thành thấp để phát triển, và như thế sẽ hướng người ta di chuyển đến địa phương mới.

Lại nói đến các vùng hoang vắng không ai muốn đến, nhưng người bản địa tự nhiên sẽ tìm cách thu hút người. Phần lớn bang Nevada của Mỹ là sa mạc, tài nguyên công, nông nghiệp đều kém. Nghèo thì phải nghĩ cách thay đổi, thế là luật của bang này cho phép lập sòng bạc, lấy đánh bạc lôi kéo du lịch. Bang này có hai thành phố đánh bạc nổi tiếng là Las Vegas và Rino, trong đó Las Vegas là thành phố đánh bạc cấp thế giới. Trong lĩnh vực đạo đức, người Mỹ vô cùng thực tế, đánh bạc đã là một tồn tại khách quan thì so với việc để cho người Mỹ đến nộp tiền tại các sòng bạc ở Ma-rốc, làm sao tốt bằng cuốn hút các con bạc toàn thế giới đến Mỹ nộp tiền. Thế là trong sa mạc hoang vu đã dựng nên mấy đô thị náo nhiệt nhất, không chỉ ngành đánh bạc, ngành du lịch phát triển mà Las Vegas và Rino còn trở thành trung tâm triển lãm thương mại.

Từ đó có thể thấy, tự do về kinh tế, về chính trị là cơ chế điều tiết có hiệu quả nhất. Bảo đảm không loạn, không phải là thi hành khống chế, quản lý và cưỡng chế mà là tự do, là “vô vi nhi trị” của Lão Tử.

Người dịch:Tam Dương
Nguồn: Tào Lao Wa'

phuong
25-08-2008, 16:28
Cái này là khen hay chê vậy? Có thấy xấu xí chỗ nào đâu?

darkangel2006
25-08-2008, 16:42
nước Mỹ đã có nhiều năm phát triển, đã có hệ thống quản lý chặt chẽ với chính phủ điện tử. Cơ sở hạ tầng và trình độ quản lý hoàn toàn khác với TQ thì làm sao so sánh đc.

buinguyenvan82
25-08-2008, 18:05
Người Mỹ rất tự tư, không có chuyện đại công vô tư. Định vị của họ đối với quốc gia và chính phủ là chủ nghĩa danh lợi. Họ quyết không có ý chí lớn lao xây dựng tổ quốc vĩ đại, cũng chẳng có nguyện vọng cao cả chấn hưng dân tộc American, càng không có tinh thần hiến thân hy sinh hạnh phúc của mình hôm nay cho cuộc sống tốt đẹp của thế hệ sau.

Đọc xong thấy VN ta học tập Tàu Khựa cũng lắm nhỉ. "Quyết tử vì tổ quốc quyết sinh" để rồi được gì, được 3 tấc đất cùng cái tấm bằng tổ quốc ghi công, những người thân thuộc còn sống thì được gì, chỉ thấy những quan tham thừa cơ hội vơ vét thôi

hoply
25-08-2008, 18:43
Mình với Tàu khựa là chỗ "anh -em" nên cái nhìn ra thế giới bên ngoài có nhiều điểm tương đồng.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Cái này là khen hay chê vậy? Có thấy xấu xí chỗ nào đâu?

Khen hay chê tùy góc nhìn. Có thể dân đen như anh em mình là khen.
Nhưng với các Bác thì là chê

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Đọc xong thấy VN ta học tập Tàu Khựa cũng lắm nhỉ. "Quyết tử vì tổ quốc quyết sinh" để rồi được gì, được 3 tấc đất cùng cái tấm bằng tổ quốc ghi công, những người thân thuộc còn sống thì được gì, chỉ thấy những quan tham thừa cơ hội vơ vét thôi

Được nhiều chứ, ta đang tiến tới thiên đàng mà

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


nước Mỹ đã có nhiều năm phát triển, đã có hệ thống quản lý chặt chẽ với chính phủ điện tử. Cơ sở hạ tầng và trình độ quản lý hoàn toàn khác với TQ thì làm sao so sánh đc.

Nói về sự phát triển thì Mỹ khỏang 200 năm gần đây.
TQ thì luôn dẫn đầu thế giới cổ , trung đại trong hàng ngàn năm.

Tuy nhiên 200 năm toàn là bứt phá,mà khởi đầu là của những con người nghèo khổ từ năm châu, những con người khát khao tự do ,dân chủ. Có ngày hôm nay chắc dân Mỹ cũng không quên những người Ailen đói rách, người Pháp,Đức,Anh,Hà Lan,Nga,Phi người Á những con người cùng cực mới phải rời bỏ quê hương tìm vùng đất mới.

squangcao.com
25-08-2008, 18:49
Đáng phải học hỏi.
Làm mọi việc phải từ chuyện nhỏ mới có chuyện lớn.
Tự do cá nhân luôn là tiền đề để xã hội phát triển.

hoply
25-08-2008, 23:11
Các Bác của ta thì gọi là Tự do, Dân chủ quá trớn. Hoặc vô chính phủ.

Think different
26-08-2008, 00:37
Thế mới nói Mỹ làm sao mà đủ tư cách để mà học đòi "tiến nhanh, tiến mạnh" lên CNXH như TQ và VN đựoc.

ufovn
26-08-2008, 08:28
Nói về sự phát triển thì Mỹ khỏang 200 năm gần đây.
TQ thì luôn dẫn đầu thế giới cổ , trung đại trong hàng ngàn năm.

Dù có mấy ngàn năm đi nửa, VN & TQ chìm dưới chế độ phong kiến nó làm tha hóa xã hội quá sâu sắc. VN đã thoát được phong kiến đâu.

tranvu007
26-08-2008, 08:37
tớ thì ghét mấy thằng 3-tàu thôi, thằng 3-tàu này coi vậy mà xảo trá lắm, kế bên VN ta, lâu lâu rình rình làm 1 phát,tức

cuongvp2910
26-08-2008, 09:23
.Anh ta rất phản cảm với khái niệm “chính quyền quản lý”, và nói, ai quản lý ai? Chính quyền không quản lý công dân mà phải phục vụ công dân, phải là công dân quản lý chính quyền mới đúng. Mỗi lần tôi dọn nhà tới địa phương mới, đều là quan chức chính quyền hoặc chính khách muốn tiến vào chính quyền đến nhà thăm tôi, một công dân mới đến sẽ quản lý họ chứ không phải họ đến quản lý tôi.

Đúng như vậy, tại nước Mỹ không có nhà chính trị hoặc quan chức nào dám nhận mình là người lãnh đạo, là cấp trên, là người quản lý nhân dân và cũng không có công dân Mỹ nào chấp nhận ý thức đó, người muốn lãnh đạo nhân dân, quản lý nhân dân tuyệt đối không có cơ hội đặt chân được vào lĩnh vực chính trị, chỉ có cung cung kính kính, thực thực thà thà phục vụ cử tri thì mới có cơ hội...
Vấn đề ở chỗ này các bác ạ . Cái này nó thể hiện rõ tính dân chủ , công bằng , văn minh và trình độ phát triển của xã hội . Công dân làm việc và đóng thuế để nuôi các ( Dịch vụ công cộng )và hưởng lợi từ các dịch vụ công này . Những người làm trong các dịch vụ công này có bổn phận thực hiện tốt các quyền hạn chức trách mình được giao để phục vụ lại những người đã đóng thuế ( trả tiền cho họ làm việc ). Vấn đề muôn thuở :Tiền không là vấn đề , vấn đề là không có tiền . Chính vì: ...Ai cũng có lương nhưng lương ai cũng không đủ sống Ai cũng không đủ sống nhưng vẫn sống... Vậy họ sống bằng gì? Chắc là họ không sống bằng niềm tin? Vậy là phải bới đất lật cỏ mà sống nếu không thì xoay tiền bằng cương vị và chức trách của mình vậy từ điển Việt Nam mới bổ sung thêm từ " Chạy ***" Nhằm hoàn lại số tiền mình bỏ ra để " ngồi" vào vị trí có thể xoay được tiền , Không những thế còn phải có " lãi" và còn để " tái đầu tư" ... Bi kịch !!!
ƯỚC GÌ TÔI LÀ LÃO THÀNH CÁCH MẠNG !

hiki
26-08-2008, 11:26
Mọi việc cần phải có thời gian, không thể đốt cháy giai đoạn, càng không thể "đại nhảy vọt" như kiểu Trung Hoa, đất nước tự loạn.
Người Mỹ thích chạy ngang, còn VN lại chạy dọc. Khác nhau ở chỗ nước Mỹ kéo dài từ Đông sang Tây, VN ta thì kéo dài từ Nam xuống Bắc, nếu di cư liên tục như người Mỹ thì e rằng hầm đường bộ Hải Vân quá tải mất (đấy là nói người VN sau này giàu toàn đi bằng ô tô).
Chế độ quản lý hộ tịch thực ra rất phiền hà, mất thời gian của nhân dân. Nhưng nó tỏ ra rất hiệu quả khi các cấp quản lý của ta còn kém chuyên nghiệp. Tương lai có lẽ sẽ khác.
Chế độ nào không quan trọng, quan trọng là nhân dân có cuộc sống tốt đẹp. Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân nghèo khổ, quan liêu, tham nhũng,... thì CNXH cũng chẳng để làm gì?
Công nhân mình đi làm cho các công ty nước ngoài chẳng hạn, làm như trâu mười mấy tiếng một ngày mà lương thì sao?
Như thế quan trọng nhất vẫn là bản chất, còn hình thức tên gọi của mỗi chế độ xã hội giống như bong bóng thôi.
Chủ nghĩa Mac rất lý tưởng, nhưng đó là để dành cho tương lai. Bây giờ chúng ta cứ chấp nhận thực tế là một xã hội Tư bản Nhà nước.

Hoanglaota
26-08-2008, 13:15
Chủ nghĩa Mac rất lý tưởng, nhưng đó là để dành cho tương lai.
Một câu nhận xét rất hùng hồn, hoành tráng. Cho bác í một tràng pháo tay đi nào. À, mà tỉnh dậy đi bác ơi, giữa trưa mà mơ mộng gì lắm thế!

huongct
26-08-2008, 13:55
Chủ nghĩa Mac rất lý tưởng, nhưng đó là để dành cho tương lai. Bây giờ chúng ta cứ chấp nhận thực tế là một xã hội Tư bản Nhà nước.


Nhọc nhằn đời sống công nhân

http://img82.imageshack.us/img82/3963/080817p9aa1ax0.jpg
Một bữa cơm đạm bạc của CN.

Kỳ 1: Bữa cơm không còn dễ nuốt

Không mua thịt cá mà chuyển sang đậu phụ; thôi rau muống để mua mồng tơi, rau đay cho rẻ bán xe máy, lấy tiền gửi tiết kiệm rồi đi bộ đến chỗ làm... Đó là cách đối phó của cánh công nhân trước cảnh giá cả vùn vụt tăng.

Bữa cơm siêu tiết kiệm

Chúng tôi đến xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội vào một buổi trưa. Gần mười năm nay, khi khu công nghiệp Bắc Thăng Long mọc lên, thì xã Kim Chung cũng trở thành nơi ở của khoảng một vạn rưỡi công nhân, chủ yếu là nữ. Trên đường vào thôn Bầu, từng tốp các cô gái tuổi mười tám đôi mươi có vẻ như đi chợ về. Họ xách trên tay những túi ni-lông nhỏ xíu, bên trong thấy rõ vài quả cà chua, mấy lát đậu phụ và miếng bí ngô. Đó là hình ảnh thường ngày ở khu xóm trọ này. Một phụ nữ bán hàng ở chợ Kim Chung nói rằng, đậu phụ là thực phẩm thuộc loại bán chạy nhất ở đây. Khoảng từ nửa năm nay, khi giá cả lên cao, người lao động không mua thịt, cá, trứng nữa. Nhiều quán hàng cũng đã chuyển sang bán đậu phụ, dưa muối. Rau xanh chủ yếu là mồng tơi, rau đay, những thứ có thể mua ít mà vẫn nấu được thành canh, chứ không phải là rau muống.

Dừng xe, vào một khu nhà trọ ở giữa làng - vốn được cơi nới từ khoảng sân cũ để trở thành một dãy nhà ba tầng với cầu thang lên xuống chật hẹp - chúng tôi chứng kiến cảnh 3 cô gái ở tầng ba đang ngồi quanh mâm cơm với bát canh mồng tơi trong leo lẻo, bát cà muối, đĩa đậu sốt và một đĩa dưa xào với vài thẻo lá lách. Ba cô có tên lần lượt là Đường, Mai và Thắm - quê ở Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hà Tây - cùng ở trong căn phòng khoảng 9m2 này với giá 400 nghìn đồng/tháng. Tuy hơn đứt các phòng khác giá chỉ 300 nghìn vì có công trình phụ bên trong, nhưng trời mưa căn phòng cũng dột tứ tung, xô chậu có bao nhiêu đem ra hứng nước bằng hết. "Hỏi giá thịt thì chúng em không biết đâu, chỉ biết giá đậu thôi. Nghìn rưỡi một bìa", một cô nói.

Rời khu công nghiệp Bắc Thăng Long, chúng tôi dong xe máy xuôi quốc lộ 5 về Hưng Yên. Ngẫu nhiên đi vào các khu nhà cho thuê ở thị trấn Phố Nối, huyện Mỹ Hào - Hưng Yên, chúng tôi lại gặp một đôi vợ chồng trẻ bên mâm cơm. Họ là Bá Phi Trường (29 tuổi) và Nguyễn Thị Hải (23 tuổi), quê ở Phổ Yên, Thái Nguyên, cùng đi làm được 3 năm cho hai nhà máy sản xuất xe máy là Sufat và Lifan nằm trong khu công nghiệp Phố Nối B. Họ có vẻ thẹn vì bữa ăn quá đạm bạc đang bày trước mặt. Bụng cô vợ đã to bởi mang thai tháng thứ 5 nhưng mâm cơm chỉ có dưa cải, giá đỗ xào, cà pháo muối, bầu luộc. Xoong cơm mà hai vợ chồng đang ăn cũng là cơm rang lại từ cơm nguội hôm trước. Chúng tôi hỏi: "Ăn uống đơn giản thế liệu có đủ dinh dưỡng cho em bé sắp sinh?", Hải rơm rớm: "Chúng em cũng biết vậy nhưng không có điều kiện, lại phải tính chuyện lo cho cháu khi sinh ra nữa. Nhưng thỉnh thoảng nhà em cũng tìm mua những đồ ăn có chất mà không đắt quá như trứng gà, chân giò... để bồi dưỡng". Hải kể thêm, vợ chồng cô cố gắng tiết kiệm tối đa những gì có thể. Trong căn phòng chỉ đủ cho 2 vợ chồng chui ra chui vào chỉ có một bóng đèn tiết kiệm điện, một chiếc quạt. Thậm chí, họ tránh nấu những đồ ăn lâu chín để tiết kiệm điện và gas. Chưa hết, chiếc xe máy cũng được bán để lấy tiền gửi tiết kiệm. Dậy sớm đi bộ tới chỗ làm là cách để hai vợ chồng đối phó với giá xăng tăng cao!
24 giờ khép kín

Không chỉ lương thấp, đời sống tinh thần của người lao động hiện cũng đang gặp nhiều khó khăn. Theo một báo cáo về đời sống công nhân khu công nghiệp của Thành ủy Hải Phòng mới đây, thì trong số 4 khu công nghiệp, khu chế xuất với 86 doanh nghiệp gồm 22.000 lao động của TP này, chỉ có 1 cơ sở y tế. Các mục như cơ sở văn hóa, thể thao, câu lạc bộ, khu giải trí trong bảng kê hoàn toàn bỏ trống. Còn tại Hưng Yên bảng thống kê trắng hoàn toàn: không có cơ sở y tế, không có cơ sở giáo dục và cũng không có cơ sở văn hóa - thể thao. Một ngày của người công nhân chỉ có đi làm, về nhà trọ xếp hàng tắm giặt, ăn cơm rồi đi ngủ để ngày mai đi làm tiếp!

8 người trong 9m2

Về đến khu công nghiệp Nomura (TP Hải Phòng), chúng tôi gặp đúng giờ công nhân tan ca. Từng đoàn người đi xe đạp đổ về các khu nhà trọ ở xã Tân Tiến, An Hưng (huyện An Dương), phường Quán Toan (Q.Hồng Bàng). Đi theo một nhóm công nhân trẻ, chúng tôi đến nơi 5 cô gái quê Thái Bình đang làm công nhân tại Công ty TNHH Pioneer thuê chung 1 phòng trọ ở xã Tân Tiến. Căn phòng cấp 4 lợp tôn mùa hè nóng hầm hập, chỉ có 1 chiếc quạt do một cô mang từ quê ra, còn lại chỉ là chiếc phản do chủ nhà ghép lại từ những mảnh gỗ để làm chỗ ngủ, mấy móc treo quần áo, ít bát đũa, xoong nồi. Giá phòng 400.000đ/tháng, cộng với điện, nước, mỗi cô phải trả khoảng 100.000đ/tháng. Hoa, một trong số 5 cô cho biết, nếu ở ít người hơn thì số tiền sẽ tăng lên vì vậy các cô chịu khó ở chung cho giảm chi phí. Một số nhà trọ trong khu vực đã có tình trạng thừa phòng vì công nhân dồn phòng, giảm chi phí.

Khó có thể tin được là với 50.000đ/tháng vẫn có một chỗ ở, tất nhiên chưa kể điện, nước. Đó là trường hợp của Nguyễn Thị Thắm, công nhân Công ty Sao Vàng đóng tại xã Trường Sơn, huyện An Lão, Hải Phòng: "Tôi có nửa cái phản, diện tích 1m2. Ở đây nhà trọ nào cũng thế, 8 người ở trong 9m2. Cả dãy trọ có tới 48 người sử dụng 2 buồng tắm nhỏ và một nhà vệ sinh". Ngày nắng, mái tôn hắt nóng như nung, nước giếng vàng khè mà vẫn không đủ dùng. Nhưng đó lại là cách giúp công nhân tiết kiệm chi tiêu đến mức tối đa.

Thanh Niên

tiểu dân
26-08-2008, 14:22
Lạc đề chút xíu.


Dù có mấy ngàn năm đi nửa, VN & TQ chìm dưới chế độ phong kiến nó làm tha hóa xã hội quá sâu sắc.
Câu nói này bê trực tiếp từ trong sách giáo khoa ra, không lẽ lại mắng em dĩa bay vì tội học thuộc bài?! Nhưng ai dám nói phong kiến, nhất là chế độ phong kiến ở Việt Nam là tha hóa thì thật là mang nhục cho 2 từ "có học". Việt Nam đứng bên cạnh 1 quốc gia hùng mạnh, thiếu nhân bản nhưng thừa tham vọng mà chưa 1 lần cúi đầu khuất phục, dù bị đô hộ với đủ mọi chính sách đồng hóa, ngọn lửa đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ chưa một lần tắt xuyên suốt chiều dài lịch sử.

Lịch sử phong kiến nước ta mới là thứ sử có sức quyến rũ mãnh liệt, bởi nó đặc sắc và ly kỳ hệt như thần thoại. Trung Quốc là 1 nước mạnh, việc nó thôn tính các nước khác là chuyện hiển nhiên, bình thường, nước Việt ta là 1 tiểu quốc mà vẫn đứng vững trước hàng trăm phen thôn tính của ngoại bang, đó mới là điều kỳ diệu. Trung Quốc đất rộng người đông, có nhân tài là chuyện bình thường, Việt Nam ta nhỏ bé làm vậy mà khiến sứ Tàu mấy lần ôm nhục về nước sử sách còn ghi, đó mới là điều kỳ diệu. Những chuyện nước mạnh làm được đều bình thường, những chuyện nước nhỏ làm được mới vĩ đại (người ta chỉ khâm phục con nhà nghèo học giỏi, có ai khâm phục con nhà giàu học giỏi đâu! Anh có điều kiện hơn, anh làm được chuyện này chuyện khác là điều bình thường). Nhiều đời vua nước ta đã chú trọng phát triển đất nước theo nhiều mặt, từ nông nghiệp, kiến trúc, đến văn hóa, học vấn, đến mở rộng biên cương(*) và chống ngoại xâm. Rất nhiều vua quan, tướng lãnh là khai quốc công thần mà người đời sau mãi mãi nhớ ơn. Song, để có thể dễ dàng lật đổ chế độ phong kiến, giống vật vô ơn nhất thế gian này sẵn sàng khoác lên mình nó đủ mọi điều xấu xa bỉ ổi, thối tha đê hèn, bắt nó gánh hộ cái tội kềm hãm sự phát triển của đất nước (hễ có ai hỏi vì sao Việt Nam tới bây giờ vẫn còn ì ạch trong danh sách các nước nghèo nhất thế giới thì "người ta" lại khẳng khái "đó, 4000 năm dưới chế độ phong kiến, vừa mới thoát khỏi chế độ phong kiến thì lại chiến tranh liên miên, vn ta thật sự mới được quá bộ lên xã hội chủ nghĩa có 30 năm nay thôi, phát triển thế là đã nhanh lắm rồi, nhìn GDP coi!")

Cần bao nhiêu năm để viết 1 cuốn sách giáo khoa? Nhục không biết để đâu cho hết!

(*)Xâm chiếm nước yếu hơn là điều TD không ủng hộ, song, điều TD muốn nói ở đây là các vị ấy rất biết nghĩ cho sự phồn thịnh của con dân các vị ấy. Có được cái mảnh đất cong cong hình chữ S này là nhờ cả vào cái chế độ mà bé dĩa bay vn gọi là "tha hóa" đấy!

Uzumaki_Naruto
26-08-2008, 15:29
Đọc xong thấy VN ta học tập Tàu Khựa cũng lắm nhỉ. "Quyết tử vì tổ quốc quyết sinh" để rồi được gì, được 3 tấc đất cùng cái tấm bằng tổ quốc ghi công, những người thân thuộc còn sống thì được gì, chỉ thấy những quan tham thừa cơ hội vơ vét thôi

pác ở đâu vậy? không nghe câu "BÀ MẸ!!! VN anh hùng à"
bà mẹ VN anh hùng với căn nhà tình nghĩa nhỏ mái tôn :w00t: ngày ngày buôn gánh bán bưng, chạy ăn từng bữa....cuộc sống vẫn khổ như ngày nào (bao giờ XHCN được cuộc sống thiên đàng như đã hứa nhỉ)

buinguyenvan82
26-08-2008, 15:44
Mọi việc cần phải có thời gian, không thể đốt cháy giai đoạn, càng không thể "đại nhảy vọt" như kiểu Trung Hoa, đất nước tự loạn.
Người Mỹ thích chạy ngang, còn VN lại chạy dọc. Khác nhau ở chỗ nước Mỹ kéo dài từ Đông sang Tây, VN ta thì kéo dài từ Nam xuống Bắc, nếu di cư liên tục như người Mỹ thì e rằng hầm đường bộ Hải Vân quá tải mất (đấy là nói người VN sau này giàu toàn đi bằng ô tô).
Chế độ quản lý hộ tịch thực ra rất phiền hà, mất thời gian của nhân dân. Nhưng nó tỏ ra rất hiệu quả khi các cấp quản lý của ta còn kém chuyên nghiệp. Tương lai có lẽ sẽ khác.
Chế độ nào không quan trọng, quan trọng là nhân dân có cuộc sống tốt đẹp. Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân nghèo khổ, quan liêu, tham nhũng,... thì CNXH cũng chẳng để làm gì?
Công nhân mình đi làm cho các công ty nước ngoài chẳng hạn, làm như trâu mười mấy tiếng một ngày mà lương thì sao?
Như thế quan trọng nhất vẫn là bản chất, còn hình thức tên gọi của mỗi chế độ xã hội giống như bong bóng thôi.
Chủ nghĩa Mac rất lý tưởng, nhưng đó là để dành cho tương lai. Bây giờ chúng ta cứ chấp nhận thực tế là một xã hội Tư bản Nhà nước.

Chú này nói chỉ toàn đúng.

Tôi còn nhớ đã xem bộ phim Hero có Chương Tử Di, Lý Liên Kiệt, Trương Mạn Ngọc, Lương Triều Vỹ, Chung Tử Đơn nó về việc Lý Liên Kiệt tìm mọi cách để lấy lòng tin Tần Thuỷ Hoàng để có thể tiếp cận sát Tần Vương để mà hành thích. Tôi còn nhớ cảnh Lương Triều Vỹ có cơ hội hành thích được Tần Vương nhưng lại không làm, Tần Vương hỏi tại sao, Lương ta chỉ chỉ viết 1 chữ "Thiên Hạ".

Đúng, "thiên hạ" là cái gốc, chế độ nào cũng được, đó chỉ là cái tên gọi, quan trọng là "thiên hạ" của chế độ đó như thế nào thôi

hoply
26-08-2008, 19:15
Mọi việc cần phải có thời gian, không thể đốt cháy giai đoạn, càng không thể "đại nhảy vọt" như kiểu Trung Hoa, đất nước tự loạn.
Người Mỹ thích chạy ngang, còn VN lại chạy dọc. Khác nhau ở chỗ nước Mỹ kéo dài từ Đông sang Tây, VN ta thì kéo dài từ Nam xuống Bắc, nếu di cư liên tục như người Mỹ thì e rằng hầm đường bộ Hải Vân quá tải mất (đấy là nói người VN sau này giàu toàn đi bằng ô tô).
Chế độ quản lý hộ tịch thực ra rất phiền hà, mất thời gian của nhân dân. Nhưng nó tỏ ra rất hiệu quả khi các cấp quản lý của ta còn kém chuyên nghiệp. Tương lai có lẽ sẽ khác.
Chế độ nào không quan trọng, quan trọng là nhân dân có cuộc sống tốt đẹp. Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân nghèo khổ, quan liêu, tham nhũng,... thì CNXH cũng chẳng để làm gì?
Công nhân mình đi làm cho các công ty nước ngoài chẳng hạn, làm như trâu mười mấy tiếng một ngày mà lương thì sao?
Như thế quan trọng nhất vẫn là bản chất, còn hình thức tên gọi của mỗi chế độ xã hội giống như bong bóng thôi.
Chủ nghĩa Mac rất lý tưởng, nhưng đó là để dành cho tương lai. Bây giờ chúng ta cứ chấp nhận thực tế là một xã hội Tư bản Nhà nước.

Ngài Trương Đình tuyển nói 1 câu rất hay:
Thế giới+XH +Công ty+con người bây giờ không phải là "lịch sử lâu đời,truyền thống ,sống lâu lên lão làng...mà chỉ có tiến nhanh hay tiến chậm..." đại ý như vậy.

Chế độ nào không quan trọng? vậy chế độ Phong Kiến như Nghiêu Thuấn trong cổ tích 3 Tầu có đc không? Không, vì không tưởng, phong kiến thì tuyệt đối không,XHCN thì chỉ dẫn đến độc quyền như là Bác Xeauxecu,bác Mugabe,bác Mao và nhiều Bác nữa chưa bị lôi ra ánh sáng.
Thế chế độ nào từ xưa tới giờ con người đc no ấm 1.
Kinh tế thị trường tự do+Xã Hội dân chủ, tôn trọng nhân quyền.

VN Mình cũng là nước Dân chủ mà.Dân cũng được đi bầu cử này,tự do hội họp này, >600 tờ báo này....>>>tự do ngôn luận này,tự do tôn giáo này...cái gì tiến bộ mình cũng có hết.
Ngoài ra mình còn là nước có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh này.

Điều này đã được kiểm nghiệm tại các QG thịnh vượng

Vậy sao mình vẫn nghèo? hay có gì sai ở đây nhỉ.? Hay là Tự do nhân quyền+kinh tế tự do không đem lại thinh vượng, hay có gì không ổn.???

sk8terboi
26-08-2008, 19:39
Anh ta rất phản cảm với khái niệm “chính quyền quản lý”, và nói, ai quản lý ai? Chính quyền không quản lý công dân mà phải phục vụ công dân, phải là công dân quản lý chính quyền mới đúng. Mỗi lần tôi dọn nhà tới địa phương mới, đều là quan chức chính quyền hoặc chính khách muốn tiến vào chính quyền đến nhà thăm tôi, một công dân mới đến sẽ quản lý họ chứ không phải họ đến quản lý tôi.

Đúng như vậy, tại nước Mỹ không có nhà chính trị hoặc quan chức nào dám nhận mình là người lãnh đạo, là cấp trên, là người quản lý nhân dân và cũng không có công dân Mỹ nào chấp nhận ý thức đó, người muốn lãnh đạo nhân dân, quản lý nhân dân tuyệt đối không có cơ hội đặt chân được vào lĩnh vực chính trị, chỉ có cung cung kính kính, thực thực thà thà phục vụ cử tri thì mới có cơ hội.

Công dân Mỹ mỗi khi chuyển tới một địa phương mới là tự động trở thành cư dân của nơi đó, tự động có quyền lợi của chính quyền địa phương quản lý nơi đó - quyền bầu cử và quyền tham gia chính trị khác, tự động được hưởng đãi ngộ phúc lợi xã hội nơi đó. Không cần phải xin hoặc phê chuẩn, không cần phải làm thủ tục hộ tịch nào. Chỉ cần bạn đến ở nơi đó, ví dụ như thuê nhà, là chính quyền địa phương sẽ chủ động tìm đến bạn, mời bạn thực thi quyền lợi, ví dụ như làm đăng ký cử tri, đăng ký tư cách làm người ứng cử đoàn bồi thẩm… Khi bầu cử, tổ tranh cử của những người ứng cử sẽ chủ động gửi cho bạn tư liệu tranh cử, tìm sự ủng hộ và “quản lý” của bạn.


Rất hay... không ngờ lại hay vậy...

Think different
26-08-2008, 21:03
Ở VN, lãnh đạo toàn tự xưng là "đầy tớ" của dân không? Điều này cho thấy sự ưu việt tuyệt đối của CNXH so với CNTB.

zoejoe
26-08-2008, 21:27
Vì VN còn cổ lỗ xỉ quá. Mọi thứ bây giờ đều số hóa cả, đều được máy tính xử lí, đều được tự động, trong khi VN toàn là giấy, tờ, sổ, sách, giấy viết tay..., cáci mà hàng ngàn năm trước đây các nền văn minh cổ đại đã dùng để ghi lại lịch sử, và quản lí bộ tộc :) Ngay cả khi mình và ba ra ngoài phuơng để làm giấy tờ (!), sổ đỏ thì nó cũng mất cả ngày để lục lại chồng sổ để kiếm coi trước đó mấy chục năm, bác "chủ tịch phường" nào đã kí các giấy tờ chuyển nhượng đấy ! Đúng là chán thật! Hình như từ khi giải phóng tới nay VN vẫn chưa đi được bao nhiêu nhỉ ?

lovelycesar
26-08-2008, 21:57
Phải nói topic mở màn với 1 post hay. VN ta giống Tàu. Tàu đời nào cũng xâm lược ta. Học theo Tàu biết ngày nào khôn?

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Ở VN, lãnh đạo toàn tự xưng là "đầy tớ" của dân không? Điều này cho thấy sự ưu việt tuyệt đối của CNXH so với CNTB.

Nói dễ, làm khó; nhất là chế độ tiền lương hiện nay.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Ngài Trương Đình tuyển nói 1 câu rất hay:
Thế giới+XH +Công ty+con người bây giờ không phải là "lịch sử lâu đời,truyền thống ,sống lâu lên lão làng...mà chỉ có tiến nhanh hay tiến chậm..." đại ý như vậy.

Chế độ nào không quan trọng? vậy chế độ Phong Kiến như Nghiêu Thuấn trong cổ tích 3 Tầu có đc không? Không, vì không tưởng, phong kiến thì tuyệt đối không,XHCN thì chỉ dẫn đến độc quyền như là Bác Xeauxecu,bác Mugabe,bác Mao và nhiều Bác nữa chưa bị lôi ra ánh sáng.
Thế chế độ nào từ xưa tới giờ con người đc no ấm 1.
Kinh tế thị trường tự do+Xã Hội dân chủ, tôn trọng nhân quyền.

VN Mình cũng là nước Dân chủ mà.Dân cũng được đi bầu cử này,tự do hội họp này, >600 tờ báo này....>>>tự do ngôn luận này,tự do tôn giáo này...cái gì tiến bộ mình cũng có hết.
Ngoài ra mình còn là nước có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh này.

Điều này đã được kiểm nghiệm tại các QG thịnh vượng

Vậy sao mình vẫn nghèo? hay có gì sai ở đây nhỉ.? Hay là Tự do nhân quyền+kinh tế tự do không đem lại thinh vượng, hay có gì không ổn.???

Ý kiến của bác rất sâu xa.
Mình không bàn về khía cạnh chính trị, cũng không tham gia chính trị, nhưng mình thấy đúng như bác này nói. Thể chế chính trị không quan trọng, miễn là người dân được cơm no, áo ấm, cuộc sống yên vui, hạnh phúc.
Nhìn lại nước ta, tốc độ tăng trưởng kinh tế xét về con số thì đáng tự hào. Nhưng đa số dân ta sống trong điều kiện kinh tế khó khăn. Và sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ. Một nông dân (đọc trên báo) phải đóng nhiều thứ phí hàng năm, muốn có đường đi thì tự hùng tiền làm đường, muốn có điện thì phải tự bỏ tiền kéo điện,... Một businessman, một cư dân thành thị thì có quá nhiều lựa chọn...
Ví dụ đơn giản: Internet. Người dân sống ở nông thôn không có internet hay truyền hình cáp. Người dân thành thị có netnam, viettel, vdc, vnpt... tha hồ chê lên chê xuống.

Uzumaki_Naruto
27-08-2008, 00:34
Ở VN, lãnh đạo toàn tự xưng là "đầy tớ" của dân không? Điều này cho thấy sự ưu việt tuyệt đối của CNXH so với CNTB.

oh! yeah:w00t::w00t::w00t:

huanvbit
27-08-2008, 01:09
Mọi việc cần phải có thời gian, không thể đốt cháy giai đoạn, càng không thể "đại nhảy vọt" như kiểu Trung Hoa, đất nước tự loạn.
Người Mỹ thích chạy ngang, còn VN lại chạy dọc. Khác nhau ở chỗ nước Mỹ kéo dài từ Đông sang Tây, VN ta thì kéo dài từ Nam xuống Bắc, nếu di cư liên tục như người Mỹ thì e rằng hầm đường bộ Hải Vân quá tải mất (đấy là nói người VN sau này giàu toàn đi bằng ô tô).
Chế độ quản lý hộ tịch thực ra rất phiền hà, mất thời gian của nhân dân. Nhưng nó tỏ ra rất hiệu quả khi các cấp quản lý của ta còn kém chuyên nghiệp. Tương lai có lẽ sẽ khác.
Chế độ nào không quan trọng, quan trọng là nhân dân có cuộc sống tốt đẹp. Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân nghèo khổ, quan liêu, tham nhũng,... thì CNXH cũng chẳng để làm gì?
Công nhân mình đi làm cho các công ty nước ngoài chẳng hạn, làm như trâu mười mấy tiếng một ngày mà lương thì sao?
Như thế quan trọng nhất vẫn là bản chất, còn hình thức tên gọi của mỗi chế độ xã hội giống như bong bóng thôi.
Chủ nghĩa Mac rất lý tưởng, nhưng đó là để dành cho tương lai. Bây giờ chúng ta cứ chấp nhận thực tế là một xã hội Tư bản Nhà nước.


Hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bác , XHCN là để cho tương lai (hiện vẫn là trong tưởng tượng của các vĩ nhân ), sự vận động này chắc cũng phải hàng nghìn - hàng triệu năm ấy chứ ! Nước ta mang hình thức XHCN nhưng về thực chất là tư bản .XHCN có kinh tế nhà nước phải trên 50% nhưng giờ thì sao so với vốn đầu tư nước ngoài !
Tốt hơn là không nên nêu quan điểm chính trị của cá nhân , nếu không muốn gặp giắc dối .
Mà tốt nhất không muốn đóng cửa forum do những câu nói quá khích về chính trị như đã từng xảy ra với trituevietnam.com thì nên xóa topic này đi , và có nhiều câu '' đụng '' đến chính trị

vFork
27-08-2008, 01:42
Người Mỹ thích chạy ngang, còn VN lại chạy dọc. Khác nhau ở chỗ nước Mỹ kéo dài từ Đông sang Tây, VN ta thì kéo dài từ Nam xuống Bắc, nếu di cư liên tục như người Mỹ thì e rằng hầm đường bộ Hải Vân quá tải mất (đấy là nói người VN sau này giàu toàn đi bằng ô tô)

Hay quá không biết khen thế nào luôn, đọc mỏi mắt có một câu tui thấy đúng và ko có ý kiến.

@To All: Các bác nôn nóng quá rồi. Có mấy người biết sống hưởng thụ đâu. Má tui nè, tiết kiệm từng 200 (VND nhé, hông phải USD à), bộ có nhiều tiền là má tui hết tiết kiệm sao ?

zoejoe
27-08-2008, 13:43
Hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bác , XHCN là để cho tương lai (hiện vẫn là trong tưởng tượng của các vĩ nhân ), sự vận động này chắc cũng phải hàng nghìn - hàng triệu năm ấy chứ ! Nước ta mang hình thức XHCN nhưng về thực chất là tư bản .XHCN có kinh tế nhà nước phải trên 50% nhưng giờ thì sao so với vốn đầu tư nước ngoài !
Tốt hơn là không nên nêu quan điểm chính trị của cá nhân , nếu không muốn gặp giắc dối .
Mà tốt nhất không muốn đóng cửa forum do những câu nói quá khích về chính trị như đã từng xảy ra với trituevietnam.com thì nên xóa topic này đi , và có nhiều câu '' đụng '' đến chính trị

Del topic này đi là vừa nếu vẫn còn muốn được lui tới diễn đàn này !

anticafe
27-08-2008, 18:03
Công dân Mỹ mỗi khi chuyển tới một địa phương mới là tự động trở thành cư dân của nơi đó, tự động có quyền lợi của chính quyền địa phương quản lý nơi đó - quyền bầu cử và quyền tham gia chính trị khác, tự động được hưởng đãi ngộ phúc lợi xã hội nơi đó. Không cần phải xin hoặc phê chuẩn, không cần phải làm thủ tục hộ tịch nào. Chỉ cần bạn đến ở nơi đó, ví dụ như thuê nhà, là chính quyền địa phương sẽ chủ động tìm đến bạn, mời bạn thực thi quyền lợi, ví dụ như làm đăng ký cử tri, đăng ký tư cách làm người ứng cử đoàn bồi thẩm… Khi bầu cử, tổ tranh cử của những người ứng cử sẽ chủ động gửi cho bạn tư liệu tranh cử, tìm sự ủng hộ và “quản lý” của bạn.
Ngược lại quá nhiều với VN mình ha. Chủ yếu là do tư tưởng "ai phục vụ ai" và "ai cần ai" mà ra cả.

Chính phủ là do họ thuê để phục vụ toàn thể công dân, mưu cầu lợi ích hiện thực nhất cho toàn thể công dân. Chính quyền là do mọi người góp tiền vì mọi người làm việc. Mỗi công dân bỏ tiền, góp tiền không chỉ có quyền ủy nhiệm các nghị sĩ các cấp thay mặt cho mình tiến hành thẩm tra, phê chuẩn và giám sát việc tiêu tiền như thế nào, hơn nữa còn phải thu lại một phần tiền đã giao cho chính phủ qua việc chính phủ dùng hình thức an sinh xã hội trả lại cho mình.
Bên VN mình cũng vậy đó, vì "Đảng là người đầy tớ trung thành của nhân dân" mà, í ẹ....