PDA

View Full Version : Tìm hiểu người Việt Thói hư tật xấu người Việt



VinaSPY
22-08-2008, 15:30
Ngàn lẻ một chuyện về... người Việt xấu xí

Những câu chuyện kể của độc giả Tuần Việt Nam về tính xấu của người Việt mà ta có thể bắt gặp trên.. mọi ngả đường.


1. "Chạy cho kịp giờ"

http://www.tuanvietnam.net/Library/Images/55/2008/08/2108tinhxau.jpg

Một lần đèn đỏ, phía bên kia đường vắng không ai qua, mọi người liền vượt đèn, mỗi tôiđứng lại, thế là họ quay lại nhìn tôi như thể nhìn người ngoài hành tinh. Tất nhiên là tôi không thấy xấu hổ, người nên xấu hổ là những người đã vượt đèn đỏ kia - họ vừa bị "mù màu" vừa bị hổng kiến thức nữa.

Một đứa bé được ba mẹ chở, đến đèn đỏ mọi người cùng vượt. Bé hỏi "sao đèn đỏ mọi người lại chạy, cô giáo dạy đèn xanh mới được đi cơ mà". Ba mẹ trả lời: "chạy cho kịp giờ ". Với cách nghĩ đó, sau này bé cũng sẽ "vượt đèn cho kịp giờ ". Lại một thế hệ nữa đi theo thói quen xấu.

2. "Xin lỗi, người Việt Nam toàn thế"

Ngay trong sáng nay thôi khi tôi dừng xe theo trình tự để đổ xăng, lúc đó cây xăng rất đông và ai cũng nhẫn nại chờ đợi đến lượt mình. Khi một người vừa rời đi thì có một cậu thanh niên vượt lên đổ ngay trước mặt tôi, nhanh chóng yêu cầu người bán hàng đổ trước.

Người bán hàng cũng không cần xem xét hành động của anh ta và cứ đổ cho anh ta trước. Tôi nói với người bán hàng mình đã đến trước và đề nghị không đổ cho người loi choi đó, người bán hàng không nói gì, còn cậu thanh niên kia bảo: " Xin lỗi! Người Việt Nam toàn thế" rồi bỏ đi trước sự ngơ ngác của bao người.

Vậy đấy, người Việt ta rất xấu và nếu chúng ta mỗi nguời hàng ngày không tự ý thức rèn luyện, e rằng thế hệ sau sẽ ảnh hưởng bởi hiệu ứng lan truyền, thấm lâu và chính chúng ta sẽ chịu hậu quả " gieo gió thì gặt bão".

http://www.tuanvietnam.net/Library/Images/55/2008/08/2108tinhxau2.jpg

3. Miễn xin lỗi

Chuyện vô ý thức trong nếp sống hàng ngày tôi thường xuyên gặp. Chẳng nói đâu xa, mỗi buổi sáng đi tập thể dục tại lớp thể dục thẩm mỹ của trung tâm thể dục thể thao Quận, tôi vẫn thấy những chị đi làm đẹp cơ thể mình chen ngang một cách vô lối, họ đến muộn nhưng vô tư đứng trước mặt người khác và lờ đi như không có ai đứng xung quanh, cho dù khoảng cách giữa mọi người thường là 1sải tay để tránh va, đá vào người khác và cũng tỏ ra bình thường khi dang tay vả ngang mặt người khác (không cần xin lỗi).

Thiết nghĩ, nếu nền giáo dục của ta chưa dạy được ý thức con người (ý thức phải tự tích luỹ và vận dụng) thì các phóng viên nhà đài có thể làm chương trình về ý thức công dân và dành khoảng 5 đến 10 phút và nhà đài có thể phát trong chương trình nào đó để phổ biến ý thức trong cộng đồng.

4. Đám đông

Mỗi lần đi ngang qua 1 vụ đụng xe, cả 2 bên cùng chửi nhau ỏm tỏi, rồi mọi người hiếu kỳ đứng lại xem làm kẹt xe. Không biết họ đã để lãng phí mất bao nhiêu thời gian vì chuyện đó.

Một lần, cô dạy văn của tôi kể chuyện, ngày xưa thời đánh Mỹ ở Sài Gòn, một trái bom nổ lên, không có thương vong, mọi người hiếu kỳ bu lại xem. Đến trái thứ 2 phát nổ, cả trăm người đó chết hết. Tai hại thật.

http://www.tuanvietnam.net/Library/Images/55/2008/08/2108tinhxau1.gif

5. Chỉ trẻ con mới cần học đạo đức?

Một lần tôi leo Fansipan cùng một nhóm bạn trong đó có một anh đi du học Hàn Quốc về. Ngay khi mới bắt đầu vào rừng, khi có người vứt cái vỏ chai nước đã uống hết ra đường, anh nhặt lên và nói là chai nước và các loại túi ni-lon sẽ mất rất nhiều thời gian để phân huỷ, vì vậy không nên vứt chúng bừa bãi mà chờ khi có thùng rác mới cho vào.

Tôi nghĩ, mỗi chúng ta cũng nên như anh bạn kia, biết hướng dẫn cho người khác có ý thức hơn không chỉ về việc bảo vệ môi trường, biết xếp hàng, không lãng phí trong bữa tiệc đứng mà còn cả ý thức cư xử văn minh.

Tôi cũng mong ngành giáo dục quan tâm hơn về vấn đề này hơn nữa. Khi còn là học sinh cấp 1, tôi có được học môn Đạo đức và đã có nhưng bài học thật bổ ích, nhưng sau đó thì chúng ta không có nhưng môn tương tự cho lứa tuổi lớn hơn.

Ngay cả khi học đại học, khi học môn Luật đại cương tôi chỉ được học các điều luật, các chế tài xử phạt, chứ không thấy được học về ý thức chấp hành luật. Phải chăng Bộ giáo dục cho rằng chỉ có trẻ con mới cần học môn đạo đức?


----------##########----------


Nhiều người Việt "thừa tự ái, thiếu tự trọng"?

Có thể bắt đầu ngay với câu nói "thừa tự ái, thiếu tự trọng" để mô tả tính cách cư xử của nhiều người Việt" - những chuyện kể của một độc giả Tuần Việt Nam ghi nhặt về một số cách hành xử của người Việt.

Hồi đầu năm tôi đi công tác tại Nhật, khi làm thủ tục xuất cảnh chuẩn bị về lại VN tại Sân bay, tôi thấy 1 người đàn ông châu Á vô tư xách hành lý chen ngang vị trí thứ 2 của hàng chờ có hàng chục người.

Bị an ninh nhắc nhở, yêu cầu đứng xếp vào cuối hàng, anh ta làm theo 1 cách rất lưỡng lự, vô duyên trước ánh mắt của nhiều người nước ngoài. Khi về đến VN, tôi đứng gần hàng chờ của anh ta để làm thủ tục nhập cảnh, tôi thấy nhân viên an ninh gọi tên tôi biết anh ta là người Việt Nam.

Tuần trước, tôi cùng vợ và con ra Hà Nội thăm gia đình, khi vợ tôi bế con ngồi ghế gần đó đợi, còn tôi đang chờ làm thủ tục đăng ký lên máy bay tôi bị hai cô gái ăn mặc khá thời trang chen ngang khi tôi đứng chờ, sau tôi là 2 vợ chồng người châu Âu, có vẻ là khách du lịch.

Nhìn ngoại hình tôi có vẻ không giống người Việt, hai cô gái rất vô tư nhìn nói chuyện với nhau về thành tích chen ngang khi sếp hàng của 1 trong hai cô tại Singapore. Câu chuyện của họ nói về việc "tao chen ngang 1 thằng Singapore lúc làm thủ tục, cái thằng chó đấy nó cứ nhìn đểu mình khó chịu, nói gì đó. Nhưng tao cứ kệ mẹ nó, coi như chả hiểu gì".

Đến lúc này thì tôi thấy rằng, mình chẳng cần phải ga lăng làm gì với nhưng người như vậy & nhắc nhở "hai cô vui lòng xếp vào hàng chờ". Lúc đó họ mới nhận ra tôi cũng là người Việt & tỏ vẻ thiếu tôn trọng rồi nói khẽ với nhau, đủ để tôi nghe thấy 2 từ "Khốn nạn" rồi nhổ toẹt bã kẹo cao su xuống sàn nhà.

Chiều nay, đi làm về sớm, tôi nhường xe lại cho vợ & đón xe buýt về cùng một người bạn Nhật Bản. Trên đường về, xe đón thêm khách, xe hết chỗ, vài người phải đứng, trong đó có 1 phụ nữ khoảng 30 tuổi có vẻ là công chức.

Tôi đứng dậy và mời chị ta ngồi vào chỗ tôi. Chị ta nhìn tôi, không cười, không thể hiện bất cứ trạng thái gì trên khuôn mặt, lẳng lặng ngồi xuống ghế rồi ngoảnh mặt đi! Anh bạn người Nhật cùng đi nhìn tôi mỉm cười và lắc đầu.

Đó là 3 ví dụ cho hàng trăm lần tôi có dịp chứng kiến, chẳng cần phân tích kỹ chúng ta cũng thấy hình ảnh người Việt có thể để lại ấn tướng gì cho người nước ngoài. Thậm chí, ngay cho những người Việt còn lại chưa bị "thừa tự ái, thiếu tự trọng".

The Old Man
22-08-2008, 15:56
Dùng chữ Xấu Xí để diễn tả những người như thế thì chữ xấu xí còn quá đẹp.

hoply
22-08-2008, 19:15
người "Trung Quốc xấu xí" của ông Bá Dương.

Người ta bảo thay chữ Trung Quốc=VN là OK

Uzumaki_Naruto
22-08-2008, 19:51
đọc xong thấy buồn....

tphu
23-08-2008, 19:39
Sai rồi..phải sửa lại là những người Việt xấu xí. Nếu nói Người Việt xấu xí thì bác muốn nói ai?tất cả mọi ngừoi Việt sao.

Ngay trong sáng nay thôi khi tôi dừng xe theo trình tự để đổ xăng, lúc đó cây xăng rất đông và ai cũng nhẫn nại chờ đợi đến lượt mình. bác thấy đây...rất nhiều người lịch sự xếp hàng,,,chỉ người xấu xí thôi bác ạ...
Ở đâu cũng có người xấu cả.Nếu nói vậy thì phải nói cả. Thằng Mẽo xấu xí (xấu kinh), Thằng ChiNa Xấu xí, thằng Nhật xấu xi....úi..thí thì nhiều lắm, nói bao giờ mới hết nhỉ ???

Rockman87
23-08-2008, 19:48
đọc xong thấy buồn....

.................... ngủ.

hoply
23-08-2008, 21:13
Sai rồi..phải sửa lại là những người Việt xấu xí. Nếu nói Người Việt xấu xí thì bác muốn nói ai?tất cả mọi ngừoi Việt sao.
bác thấy đây...rất nhiều người lịch sự xếp hàng,,,chỉ người xấu xí thôi bác ạ...
Ở đâu cũng có người xấu cả.Nếu nói vậy thì phải nói cả. Thằng Mẽo xấu xí (xấu kinh), Thằng ChiNa Xấu xí, thằng Nhật xấu xi....úi..thí thì nhiều lắm, nói bao giờ mới hết nhỉ ???

Tính "xấu" 1 của người Nhật,Mỹ,Do Thái,Đức... là họ luôn nghĩ mình còn kém,còn phải phấn đấu nhiều so với TG

Tính "tốt đẹp" của chúng ta là chúng ta luôn tốt đẹp.

Người Mỹ có sách xấu xí của Mỹ rồi, TQ cũng vậy, NB có từ lâu,Đức, Pháp ,Anh đều đã có...bạn có muốn đọc không? Chuyện của TG đọc làm gì cho mệt.

tphu
23-08-2008, 22:00
Tính "xấu" 1 của người Nhật,Mỹ,Do Thái,Đức... là họ luôn nghĩ mình còn kém,còn phải phấn đấu nhiều so với TG

Tính "tốt đẹp" của chúng ta là chúng ta luôn tốt đẹp.

Người Mỹ có sách xấu xí của Mỹ rồi, TQ cũng vậy, NB có từ lâu,Đức, Pháp ,Anh đều đã có...bạn có muốn đọc không? Chuyện của TG đọc làm gì cho mệt.

Đọc làm ji` cho mệt hả bác. Ở đâu chả có người xấu, đọc hết thì đến bao giờ ???
Mà ai cũng xấu, cũng đẹp chẳng phải nói đi đâu xa cả..phải không bác

khachma2004
23-08-2008, 22:38
Tui thấy mấy cái đọc ngẫm nghĩ thì cũng vui ,ai thấy mình thiếu cái gì ,sai cái gì thì ,xấu xí cái gì thì tự sửa chữa để tự hoàn thiện bản thân ,mấy cái phía trên đọc cũng có lý và chắc cũng có kô ít người mắc phải nhưng cũng không phải hoàn toàn , vì ít nhất cũng có 1 người kô mắc phải những điều trên là tác giả bài viết đó hehe :D

Vậy cho nên chúng ta nên bàn theo hướng khác , chứ đừng bàn xem tính khách quan của bài viết này đúng hay sai ,vì càng bàn thì càng chứng minh điều sau đây là đúng :) :




Nhiều người Việt "thừa tự ái, thiếu tự trọng"?

dly
24-08-2008, 08:28
Tìm hiểu người Việt Thói hư tật xấu người Việt
ghi chép và sơ bộ tổng hợp nghiên cứu

Bài viết của anh Vương Trí Nhàn

Chuyên mục Người xưa cảnh tỉnh khởi đăng từ 8-2005 , trên tờ báo ra hàng tuần Thể thao và văn hóa

Từ đầu tháng 6-2007, chuyên mục được cấu trúc lại. Thay cho việc thuần túy sưu tầm ý kiến nhận xét của người xưa, chúng tôi sơ bộ bắt tay vào việc tổng hợp nghiên cứu . Tài liệu sử dụng đa dạng hơn, trong đó một phần là các tài liệu rút ra từ lịch sử. Sẽ có sự mở rộng để đối chiếu giữa những nhận xét nêu ra và thực tế đời sống. Trong một số trường hợp sẽ có đối chiếu với nhận xét của người nước ngoài về thói hư tật xấu người Việt để bạn đọc rộng đường tham khảo.

HÈN VÌ MIẾNG ĂN ! HẠI NHAU VÌ MIẾNG ĂN!

Phan Bội Châu trong thời gian mười lăm năm cuối đời, sống ở Huế (1925-1940), có để lại một cuốn Tạp ký. Lúc này ông không còn tâm thế của người đứng ra vận động cứu nước mà thiên về cái nhìn của một trí thức từng trái, đau lòng trước tình trạng lạc hậu của đất nước. Dưới đây là một đoạn ông nhận xét về không khí xô bồ nhếch nhác thường thấy phổ biến ở lễ hội của người Việt – miếng ăn quá to, người ta chỉ nghĩ đến ăn, tranh giành ngôi thứ cũng chỉ vì ăn :

Tế có nghĩa là giao tế (1) vì nó ở trong phạm vi nghi lễ. Quá lắm thì xa xỉ, không đúng mức thì bủn xỉn, đều chưa hợp lễ.

Dân gian tế tự, nghi thức không đủ, mà còn đùa bỡn vật mọn, cả nước như cuồng. Trước lúc chưa tế thì mồm nói cấm kỵ mà đòi uống tìm ăn. Nghe xướng hai tiếng “ lễ tất “, ai nấy đều nhao nhao. Bưng mâm thì ăn ngay trước cửa thần, rót rượu thì uống ngay trước mặt thánh. Đến khi dọn cỗ, trên các quan viên, dưới đến bình dân, ngồi đứng lung tung. Sau khi uống một hai chén rồi, Giáp thì đánh Ất, Ất thì đánh Bính, chửi mắng rầm rầm. Thậm chí chia thịt chưa đều thì đua sức đua hơi ngay ở đấy, để chia tôn ti, phân biệt thứ bậc.

(1) đi lại thù tạc mời đãi nhau

Theo Trương Hữu Quýnh Tìm hiểu những mặt hạn chế và tiêu cực trong di sản truyền thống của dân tộc ta đầu thời Nguyễn, Gia Long từng có một đạo dụ liên quan đến tình trạng tế lễ ở các làng :

Vào đám hát xướng nhiều thì vài mươi ngày đêm, ít thì tám chín ngày. Chèo thuyền hát hỏng ăn uống xa hoa, tiêu không tiếc của, rồi lại đua thuyền múa rối, đủ mọi thứ trò. Lại kén lấy trai tơ gái trẻ đánh cờ đánh bài. Tưởng là thờ thần, thực là để thỏa lòng dục. Ngân quỹ hết thì sinh ra đóng góp, cầm bán ruộng công.

Trong các tiểu thuyết của các nhà văn tiền chiến,lễ hội cũng thường hiện ra như một khung cảnh ồn ào luộm thuộm và mang nhiều tính cách tầm thường. Trong tiểu thuyết Lan và Hữu, Nhượng Tống sau khi miêu tả cảnh đi hội chen chúc hỗn độn, lại đặc biệt than phiền về tình trạng bẩn thỉu mất vệ sinh ở các chùa

Nếu tôi có tội phải người ta bắt đi đầy thì đầy tôi ra Côn Đảo ba năm tôi không sợ bằng đầy tôi nơi cửa chùa Thiên Trù suốt ba tháng hội

Thật không khó gì nếu cần chứng minh cho tính đúng đắn của các nhận xét trên. Báo chí thời nay cũng đã hé ra cho thấy tình trạng tương tự. Vấn đề không phải chỉ là việc tổ chức luộm thuộm, người xe chen lấn ùn tắc, mà còn ở cảm giác dung tục mà con người thời nay mang tới lễ hội. Thiếu lòng thành kính tối thiểu, người ta đi chỉ cốt để cầu lợi.

Hội đền Hùng mùa xuân năm 2002 thường được ghi nhận với việc làm ra một chiếc bánh giày 1,8 tấn, việc này về sau đã được đưa vào sách kỷ lục Guinnes. Nhưng đây là số phận của vật lễ thiêng liêng đó. Ngày 9-3 âm lịch trên đường chuyển đến nơi hành lễ, chiếc bánh bị cả trăm người xúm quanh xô đẩy dằng xé. Bà con đi hội đã tự tiện thụ lộc. Trong khoảng hơn một giờ đồng hồ, từ 10 đến 11.30 h, chiếc bánh bốc hơi hoàn toàn.

Báo Tiền Phong ra ngày 22-4-2002 cho biết như vậy. Theo chỗ tôi đọc được chỉ riêng báo Tiền phong, ngoài ra không có báo nào đưa sự kiện “ hi hữu “ này. Về sau cũng không ai nhắc tới, coi như không có.


SUY NGHĨ NÔNG NỔI
TÍNH KHÍ THẤT THƯỜNG

Cuộc sống đô thị con người đô thị ở nước Việt Nam khi mới bước sang thời hiện đại là phần nội dung chính được miêu tả trong truyện dài Thiếu quê hương (1940) của Nguyễn Tuân. Nhưng chương cuối sách lại có đoạn tác giả cho nhân vật chính về một làng quê là làng Xuân Phả, Thanh Hóa,bàn chuyện đưa một đoàn người làng này qua San Francisco bên Mỹ múa tuồng. Chúng ta bắt gặp ở đây hình ảnh người Việt trong cái làng quê cố hữu của họ, cả người lẫn cảnh không khỏi có phần lèm nhèm nhếch nhác, và khi bước vào sinh hoạt chốn công cộng thì cách cư xử của cá nhân thay đổi thất thường rất khó xác định.

Bảo rằng con người có ý thức về mình ư, đúng lắm ? Trước mặt nhân vật từ trên tỉnh về, một người làng có tài làm nghề và đang được gọi để cùng đi theo đoàn múa tuồng ra vẻ hùng hổ, muốn nhân chuyện người ta cần đến mình mà lên mặt với đời: “ Đi một chuyến cho biết đó biết đây, và chuyến này chúng ông đi Hoa Kỳ về mà đứa nào ở làng này còn giở lối hà hiếp tranh chỗ ngồi ngoài đình với chúng ông, ông đánh tan xương cho mà xem ”.

Anh ta vừa nói xong, mấy người chung quanh hoa chân múa tay dấm dẳn phụ họa.

Thế nhưng chỉ cần các cố lão lên tiếng đe “ Đừng có mượn chén mà nói láo “ là anh ta xun vòi ngay. Lại còn không biết xấu hổ, bưng mặt khóc hu hu,” lạy các cụ con khổ lắm !‘

Cái chất nông nổi thất thường này của người Việt từng được nhiều người nước ngoài nêu lên, như một đặc tính cản trở họ trong bước đầu đến gặp gỡ giao thiệp, cũng như quan hệ lâu dài.

Theo trích dẫn của Hữu Ngọc trong một bài viết in trong sách Về giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam ( Hà Nội 1963 ), một sĩ quan Pháp từng nhận xét “ Họ hiền lành vô tư lự, nhút nhát thích khoe khoang dễ bốc mà xỉu cũng nhanh, thường có tâm lý ăn may của người chơi bạc, nhiều khi biến thành lập lờ hai mặt “.

Một nhà văn là Jean Hougron cho rằng người Việt “ nhu nhược không có cá tính, biển lận, thích tố giác “.

Một người khác là Palazzoli thì chỉ ra hàng loạt những đặc tính mâu thuẫn : một đằng là lịch thiệp tế nhị, lãng mạn và đa cảm ; mặt khác là nửa kín nửa hở, dè dặt, dò xét. Mở rộng hơn là “một thiên hướng đa nghi, mưu mẹo, một thói quen lúc nào cũng thích chống đối, rồi lại nhanh chóng buông trôi chấp nhận “.

Tạp chí Bách Khoa số 73 ra ở Sài gòn 1960, từng trích dẫn nhiều ý kiến sâu sắc của linh mục F Parrel về Thanh niên Việt Nam hiện nay.Theo ông,ở họ trực giác lấn suy tưởng trừu tượng, chủ quan lấn khách quan … Tâm hồn ít xúc động về vật và người. Chiến tranh làm cho người ta không biết tới người khác. Họ phải tự động tạo ra mọi phương tiện tự vệ. Tâm hồn họ khô rắn lại vì đời sống bất trắc.

Trong Văn minh Việt Nam, Nguyễn Văn Huyên cũng đã ghi nhận đặc tính đó của người Việt, và ông lý giải thêm ở đây có vai trò của một đời sống quá gian khổ mà luôn luôn bấp bênh ; hơn thế nữa, ở đây có cả vai trò của yếu tố thời tiết (Xem một số trích dẫn ở mục Người xưa cảnh tỉnh TT&VH hàng tuần )

Gần đây hơn, trên báo Tiền phong số ra 1-2006, bạn Nguyễn Tất Thịnh nêu lên hàng loạt nhược điểm có tính cách nửa vời của người đương thời

- Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng – vừa đe hàng tổng đã sợ thằng mõ

- Chưa biêt nghề đã dạy thợ, vừa dạy thợ đã chán nghề

- Chưa làm đã mệt vừa mệt đã kêu

- Chưa vui đã cười vừa cười đã khóc

– Chưa đói đã ăn, vừa ăn đã bỏ dở

– Chưa tỉnh đã say, vừa say đã làm càn

– Chưa có tài đã đánh mất tâm, vừa có chút tâm đã bài xích tài
v.v..

Theo bạn Nguyễn Tất Thịnh lối cư xử này có nguy cơ trở thành tập tính của cộng đồng.Tức là một nếp sống nếp nghĩ ổn định, khó thay đổi.

MỘT QUAN NIỆM ĐƠN SƠ VỀ THẾ GIỚI


Sự đơn điệu nghèo nàn là cảm giác chính còn lại trong Nhất Linh sau khi dự Hội chợ hàng VN 1934 mở ở Nhà Đấu xảo Hà Nội

Trong bài tường thuật trên Phong Hóa số ra 30-11-1934,người đứng đầu văn đoàn Tự Lực viết :”Mấy gian hàng Hải Dương Nam Định vẫn như mọi năm không có gì tiến bộ.Thăm gian hàng Trung Kỳ, người ta cảm thấy như sống lùi lại mười năm trước bởi chỉ có ít đồ gỗ nét chạm non nớt.Đồ đồng của ta có lẽ nghìn vạn năm nữa không thay đổi. Từ cái thau cái mâm cho đến cái đỉnh thứ nào cũng nguyên như cũ, hình như đổi mới nó đi là một cái tội vậy. Đồ sứ Bát Tràng men trông cũng khéo, chỉ tiếc rằng kiểu không đẹp. Phần nhiều là bắt chước Tàu.“.

Những nhận xét này có thể áp dụng cho toàn bộ thế giới đồ vật mà Việt sáng tạo ra để phục vụ đời sống của chính mình. Một đôi dép để đi ư ? Ở Bắc bộ, nó chỉ là một chiếc mo cau hoặc miếng da, có thắt một nút trồi lên vừa để xỏ một ngón chân. Trong khi người dân nông thôn xưa chỉ đi chân đất thì một đôi dép như thế còn là xa xỉ, và chỉ những dịp hội hè người ta mới dám sử dụng. Một cái diều ư? Chỉ là mấy tờ giấy phết vội trên mấy nan tre. Một cây sáo ư, chỉ là một ống tre có khoét mấy lỗ sơ sài. Nếu chúng ta biết rằng trên thế giới này, không chỉ Trung Quốc Nhật Bản mà cả các nước phương Tây những cái diều bộ sáo có cấu tạo phức tạp tinh vi như thế nào thì người ta phải tự trách rằng sao dân mình dễ bằng lòng với những gì làm ra,tức dễ dừng lại trên đường sáng tạo đến thế.

Thời nay, khi làm hàng xuất khẩu, người mua các nước cũng thường chê hàng Việt mẫu mã đơn giản, có học lỏm được cái gì của người khác thì cũng chỉ loay hoay ở vài cái lặt vặt mà không biết khai thác hết những khả năng đa dạng có thể có.

Chẳng những chúng ta rất ít phát minh mà nhìn vào cái đã phát minh ra, thấy không vượt khỏi tình trạng bột phát ban đầu. Các ý tưởng không được hoàn thiện và đẩy tới cùng. Nguyễn Văn Vĩnh sớm nói thẳng là trước khi học của nước ngoái, những cái nhà của chúng ta quá trống trải và chẳng có gì mà bày, ghế giường bàn tủ dáng dấp nặng nề, nếu cố trau chuốt thì lại phô ra một mỹ cảm cầu kỳ vụn vặt.

Ở đồng bằng bắc bộ, ngoài nghề trồng lúa nước, gần như không có nghề làm vườn. Các giống vật nuôi trong nhà không đặc biệt, như con chó Vịệt, đặc tính chính của nó là sự tầm thường. Không có con đường làng nào là thẳng, con đường nào cũng cong queo vẹo vọ.
Tự bằng lòng với cuộc sống tự nhiên của mình ở các làng quê, người Việt gần như từ bỏ khả năng tổ chức lại cuộc sống một cách có suy nghĩ ở các đô thị.

Cho đến cả trong cách tổ chức xã hội, trí tưởng tượng nghèo nàn cũng níu kéo chúng ta lại.

Thần thánh trong các truyện thần thoại cổ tích của ta quá gần người và cũng nghèo như người, cả về vật chất lẫn tinh thần.

Còn những ước mơ của chúng ta thì sao ? Ngày xưa, bao chàng trai bỏ làng ra đi chống ngoại xâm, rút cuộc “ súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa “ ( thơ Nguyễn Đình Thi ) mơ ước lớn nhất là quay về làng tiếp tục đi cày và cưới được cô thôn nữ.

Còn hôm nay,có một câu chuyện dân gian đang được lưu truyền rộng rãi. Một thanh niên Nhật hỏi người Việt cùng tuổi với mình là mơ ước gì thì được trả lời là mơ ước có cái Honda để đi, nhà có cái tủ lạnh Hitachi, cái máy giặt Sanyo để dùng. Nói chung là ao ước dân Nhật xài đồ gì thì mình có đồ đó để xài.

Còn người thanh niên Nhật khi được hỏi lại chỉ nói gọn một câu là ước sao giỏi giang hiểu biết để thực hiện được tất cả những ước mơ của các bạn Việt cùng tuổi.

Câu thơ của Chế lan Viên “ Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp – Giấc mơ con đè nát cuộc đời con “ không chỉ đúng với con người thời tiền chiến mà đúng với người Việt gần như suốt thời quá khứ,không chỉ con người bình dân mà cả những tầng lớp tinh hoa.


BỘT PHÁT HỒN NHIÊN


“ Người Việt chúng ta sống ở trong nhịp điệu trong thanh âm nhiều hơn trong tư tưởng. Tâm lý ấy có giống với tâm lý trẻ con. Trẻ con thường vẫn ca hát luôn miệng mà chẳng mấy khi quan tâm đến ý nghĩa lời ca “.

“ Văn hóa Việt Nam quý ở phần tình cảm hơn phần tư tưởng, ở phần tiềm thức hơn ở phần hữu thức “.

Hoài Thanh đã viết như vậy trong bài Có một nền văn hóa Việt Nam (1946)

Năm 1951, trong tập sách nhỏ Mấy vấn đề nghệ thuật gồm mấy chục trang mỏng, in bằng trên dó, - và sau này không thấy in lại nữa – Nguyễn Đình Thi cũng nhấn mạnh tính hồn nhiên tự phát của văn hóa Việt Nam. Chẳng hạn theo ông, âm nhạc ta thiếu hẳn phần hòa âm là phần đòi hỏi trí tuệ. Với ông, lục bát như con sông miên man chảy, nó dễ tràn bờ, và thường phung phí sức lực.

Lùi về trước nữa, những Trần Trọng Kim,Phan Khôi, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên … đều đã viết về phương diện này của tính cách Việt với tinh thần phê phán. Rằng chúng ta nông nổi nhẹ dạ. Ta dễ dãi chấp nhận của người mà không lo tìm lấy tư tưởng của mình. Ta có ngay cách tháo gỡ mỗi khi gặp nước bí, nhưng lại rơi vào bế tắc trong những sứ mạng lớn. Riêng hai câu thơ Tản Đà “ Dân hai nhăm triệu ai người lớn – Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con “thì khi đã vào sâu trong trí nhớ ai, nó ở hẳn đấy không ra nữa, bởi ai cũng giật mình thấy đúng.

Mặc dù trong lý lịch trích ngang, Kiều là nhân vật lấy từ một truyện Trung Hoa song khi cần nhắc đến một nhân vật văn học “ đặc chất Việt Nam “ người ta gọi tên Kiều. Tại sao ? Tôi nghĩ ở đây các thế hệ bạn đọc không sai. Nhà có hoạn nạn, chẳng tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao, Kiều chỉ khóc lóc rồi đòi đi bán mình. Lời khuyên Từ Hải ra hàng là cả một trọng tội … Tất cả chỉ vì Kiều đặt tình cảm lên trên mà thiếu hẳn sự suy tính cần thiết trước mọi diễn biến cuộc sống.

Trong một bản dich cuốn Trung Hoa đất nước con người ra tiếng Việt, tôi đọc thấy Lâm Ngữ Đường viết rằng nếu cần tổng quát về đức tính của người Trung Hoa, thì đó là công thức “sự ưu việt của tâm linh chiến thắng hoàn cảnh vật chất“. Nhưng ở một bản dịch khác,câu trên lại chuyển thành “phần nhiều những tính cách của người Trung quốc được xây dựng trên nền tảng tri thức khá vững vàng “. Tiếp đó người ta giải thích thêm “ người Trung Hoa là một trong những dân tộc thông minh nhất thế giới”. Họ “ biết chiến thắng hoàn cảnh vật chất bằng sự ưu việt của trí tuệ “, hay nói cách khác,“trong văn hóa Trung Hoa, sự tôn trọng trí tuệ và tầng lớp trí thức trở thành một hằng số văn hóa “.

Tôi không có bản gốc để kiểm chứng song giữa hai bản dịch, thấy tin ở bản thứ hai hơn. Người Trung quốc đặt trí óc vào công việc trong khi chúng ta đặt vào đó tình cảm. Cách cư xử như Tố Hữu viết“ Trái tim lầm chỗ để trên đầu “ không chỉ đúng với nhân vật nàng Mỵ Châu trong truyền thuyết xưa mà đúng với người Việt nói chung, ngay trong sinh hoạt hàng ngày lẫn cả khi cần giải quyết việc “quốc gia đại sự “. Đặc biệt là mãi đên hôm nay học thuật của ta vẫn ngoi ngóp tẻ nhạt không sao trở thành một thứ tự ý thức sáng suốt đồng hành với mọi tiến bộ xã hội.Đành nghĩ đó đã là cái bản sắc cái trình độ riêng của mỗi giống người, không phải bỗng chốc thay đổi được.

Sự vô tâm – đúng hơn sự hạn hẹp của tầm nhìn, sự dễ dãi trong thích ứng, sự ngại ngùng biếng nhác trong suy nghĩ,- tất cả những biểu hiện đó làm hại tới sự phát triển. Dù rất thiện chí thì cũng phải nhận như vậy. Thế nhưng đáng lẽ phải xót xa lo lắng thì đằng này vẫn xảy ra một tình trạng ngược lại. Nhiều người thích lý tưởng hóa cái thói quen trẻ con đó. Họ không tìm cách nâng mình lên để phù hợp với nhu cầu mà sẵn sàng để sự nông nổi níu chân. Và “ – ma đưa lối quỷ đưa đường - lại tìm những chốn đoạn trường mà đi “, câu Kiều xưa vẫn có sức ám ảnh như một tiếng sáo tiền kiếp.

dly
24-08-2008, 08:32
THIẾU MỘT THÓI QUEN
SUY NGHĨ CHÍNH XÁC

Nguyễn Công Hoan trong hồi ký Đời viết văn của tôi (1971) có nhiều đoạn tự thú khá trắng trợn. Đại khái ông kể là lúc ra học tiểu học ở Hà Nội cần giấy khai sinh,nhưng ngại về làng bên Bắc Ninh làm tận gốc, liền nhờ ông chủ nhà trọ làm hộ. Ông này bảo hai người bạn làm chứng, rồi kiếm cành cau với vài hào bạc đưa lý trưởng Hàng Trống. Vài ngày sau, ông Kép Tư Bền trong văn chương tương lai có ngay tấm giấy khai sinh và nghiễm nhiên thành người sinh ở Hà Nội.

Câu chuyện được kể ra chỉ cốt để khoe một sự khinh bạc bất cần đời, không quan tâm tới các con số, không muốn và không có nhu cầu hiểu biết về chính mình cũng như hoàn cảnh quanh mình. Song từ đây, người ta bắt gặp mầm mống của nhiều thói xấu khác như kiểu tư duy chín bỏ làm mười, bất chấp chuẩn mực, không coi cái gì là thiêng liêng, dối trá tùy tiện, xem thường pháp luật.

Ngày nay chúng ta còn bắt gặp nó trong những tin tức đầy rẫy trên báo chí. Nhiều làng làm giả hồ sơ thần tích để xin cấp bằng di sản văn hóa. Nhiều chi tiết ở các vụ án có dấu hiệu bị làm lệch. Hết thể thao khai man tuổi đấu thủ lại đến bóng đá trọng tài bắt thiên vị.Sự cẩu thả lúc này đã biến thành gian manh càn rỡ chà đạp lên dư luận xã hội.

Tình trạng không có cái gì chính xác cũng được nhà nghiên cứu người Pháp Pierre Gourou (1900—1999) miêu tả khá kỹ khi đi sâu vào nhiều làng mạc lấy tài liệu cho cuốn Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ (viết năm 1936 và bản dịch ra tiếng Việt in ở Hà Nội 2003).Theo cách miêu tả của Gou rou, ở nhiều tỉnh đồng bằng sông Hồng“ chỉ cần đưa một ít tiền cho chức dịch là có thể nhận được một bản khai sinh hoàn toàn theo ý thích ,trong đó ngày tháng năm sinh được ghi phù hợp với nguyện vọng của người xin“. Sự phổ biến của các hiện tượng tương tự buộc người ta phải kết luận rằng đây là một biểu hiện của trình độ tư duy và một quan niệm sống. Còn hai tác giả người Pháp khác là Pierre Huard và Maurice Durand trong Hiểu biết về Việt Nam (1954) thì cắt nghĩa sở dĩ có hiện tượng này,một phần vì xã hội Việt xưa chưa biết tới đồng hồ và khái niệm về thời gian “chỉ được kinh qua chứ không được đo “.Sự lẫn lộn giữa lịch sử và huyền thoại trở thành đương nhiên. Và sự tồn tại dai dẳng của kiểu tư duy tiền Descartes thường thấy ở phương Đông có thêm một ví dụ sống động.

Nên biết rằng ngay các vua chúa cũng không bao giờ biết cả nước có bao nhiêu dân, quan chức các cấp không cần biết một làng mà họ thu thuế có bao nhiêu xuất đinh, còn các xã thì bao giờ cũng cố giấu bớt số người phải nộp thuế để trốn thuế được chừng nào hay chừng ấy. Lúc này thói quen đùa bỡn đã đóng vai một nhân tố cản trở sự trưởng thành của xã hội.

Một vài hiện tượng khác được Pierre Gourou ghi nhận cũng khá đắt giá. Ông bảo đến một làng khi cần hỏi về lai lịch của làng, người ta chỉ nhận được những câu trả lời rất mơ hồ; nếu như muốn có một sự chính xác thì câu sau thường lại mâu thuẫn với câu trước. Gần như không làng nào có ý niệm chắc chắn về sự thành lập của làng mình, đi đâu cũng chỉ thấy người ta thề sống thề chết là làng mình có từ cổ xưa, đâu như từ thời Hùng Vương, tức là đã có từ hơn bốn ngàn năm trước. Sự thiếu hiểu biết và nói chung là thiếu ý niệm chính xác về thời gian không ngăn cản người ta sử dụng độ lùi của thời gian để khoe mẽ. Gourou chỉ hết ngạc nhiên khi biết rằng một dòng họ có vài ba người thăng quan tiến chức thì thường thuê ngay một nhà nho có tên tuổi viết lại gia phả nhà mình, mà nhà nho ấy thì nghĩ rằng ông ta có nghĩa vụ thêm thắt vào cuốn gia phả ấy cho nó đẹp thêm, và không ai thấy phải thắc mắc về hành động đó cả. Thói quen thiếu chính xác trong suy nghĩ đến đây tìm được biến tướng mới là tô vẽ lịch sử, viết lại lịch sử thế nào cũng xong, miễn là đề cao được mình, do đó có lợi.


CẠN NGHĨ,NGẮN HƠI,DỄ THỎA MÃN

Không chỉ tinh tế khi tả thức ăn mà trong Hà Nội băm sáu phố phường (in trên Ngày nay từ 1940 ), Thạch Lam còn khéo ghi nhận cái thói quen dễ dãi cẩu thả của người mình trong cách làm thức ăn. Như trong câu chuyện về mấy bát mằn thắn. Trong khi bát mì của mấy chú khách (tức đám Hoa kiều ) đầy đặn thì người mình chỉ giỏi giả lễ bà chúa mường. Bát mằn thắn của các ông chủ người Việt có đủ cả rau thơm, xá xíu, đôi khi mấy miếng dồi và một phần chia tám quả trứng vịt, song mằn thắn bột thì thô, nhân là một tí thịt bạc nhạc, nước rất nhiều nhưng nhạt.

Cho đến những năm cuối thế kỷ XX đầu XXI này nhiều người đi nước ngoài còn chứng kiến kiểu làm ăn tương tự. Như ở Paris , một nhà báo kể với tôi là chả có cửa hàng ăn nào của người Việt đậu được lâu. Lúc mới khai trương cũng rôm rả. Nhưng chỉ một hai năm là chất lượng kém hẳn đi và người ăn bỏ hết sang các hiệu khác.

Người ta bắt gặp ở đây một quan niệm sống tầm thường dễ dãi, không bao giờ duy trì được sự liên tục có trước có sau tức không đạt tới một trình độ chuyên nghiệp ổn định.

Một thói xấu khác của các nhà hàng buôn bán người mình được Thạch Lam ghi nhận là thói dễ thỏa mãn. Ông lấy ví dụ như mấy hiệu kẹo lạc kẹo vừng Cự Hương, Ngọc Anh. Lúc đầu còn chịu khó làm thật ngon để chiều khách, sau ngủ yên trên danh vọng. Hình như dân mình động giàu là ra mặt vênh váo và bắt đầu làm ăn chểnh mảng - tác giả Gió đầu mùa khái quát. Và ông hồn nhiên tự hỏi “Ồ, sao sự cố gắng ở nước này không được lâu bền nhỉ ! “.

Người xưa có câu “Nhân bần trí đoản”, với nghĩa người nghèo hèn,kẻ hiểu biết nông cạn thì không còn đáng để ai đếm xỉa tới nữa.

Không đâu thấy rõ sự ngắn hơi và dễ thỏa mãn như trong hoạt động của người làm nghệ thuật ở Việt Nam. Làng tranh Đông Hồ quê gốc tôi có nhiều nghệ nhân có tác phẩm để đời. Nhưng tên tuổi tác giả những bức tranh đó thì không ai biết. Đại khái đó là những ông thợ tài hoa nhưng cẩu thả, lúc vợ ốm con đau hoặc thua bạc cần tiền thì vẽ vội mấy bức mang bán cho các nhà giàu trong làng, và không có ý niệm gì về bản quyền trên tranh. Cũng giống như các cửa hàng kẹo bánh của Thach Lam “không biết rằng hàng của mình ngon hơn hàng khác “, các nghệ nhân đó cũng không thể nghĩ rằng lẽ ra tên tuổi mình có thể còn mãi với lịch sử mỹ thuật. Chính họ tước đi khả năng đó ở họ.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa thời cổ văn xuôi Trung quốc chỉ có biền văn, chưa có tự sự. Tự sự Trung quốc là học được từ Ấn Độ qua du nhập sách Phật. Nhưng khi đã nắm được rồi thì người Trung Hoa đưa nghệ thuật này lên đến đỉnh điểm. Những bộ tiểu thuyết như Hồng lâu mộng Kim bình mai có độ dài và trình độ kết cấu không thua kém gì những thiên tự sự đồ sộ nhất của phương Tây. Trong khi đó các tác phẩm tự sự của người Việt chỉ theo dõi con người trong những khoảng thời gian ngắn. Không tìm đâu ra loại tác phẩm có khả năng bao quát cuộc sống nhân vật trong thời gian dài,dựng lại lịch sử cả mấy thế hệ như truyện Tàu. Các cuốn tiểu thuyết hiện đại thường kém về kết cấu toàn cục. Cố lắm chỉ được vài chương đầu. Càng về cuối càng hỏng.

Manh mún nhỏ lẻ không chỉ là cách làm ruộng đi buôn mà cũng là cách người Việt làm nghệ thuật. Chúng ta chỉ có những tác phẩm nhỏ nhỏ xinh xinh, chùa Một Cột chẳng hạn chỉ tồn tại như một ý niệm hơn là một công trình thực tế. Nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng có lần bảo với tôi : Tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay của chùa Bút Tháp đẹp thật, nhưng lưng tượng thì chỉ được làm dối dá cốt cho xong chuyện.

Trong truyện ngắn Đất xóm chùa( in trên Văn Nghệ số 42 năm 1993), nhà văn Đoàn Lê để cho một nhân vật phát biểu tạt ngang : “Khốn nạn, cái vạt đất tí hin bị bỏ quên sau mấy lũy tre, mơ ước hào hoa nhất chỉ là nồi cơm Thạch Sanh cả làng ăn không hết, chuyện tinh tướng bốc giời nhất cũng chỉ chuyện củ khoai to bằng cái đình …..Cứ ra cái điều !”


SỰ LẠC LÕNG CỦA LOẠI NHÂN VẬT TỰ NHẬN THỨC

Một anh chàng ngủ mê, bị anh em cạo trọc đầu khiêng lên chùa. Anh ta trở dậy nhìn quanh và sờ tay lên đầu mình tự hỏi “ Ta hay sư ? ta ơi có phải là ta không hở ta ? “.Về nhà, chó thấy anh đầu trọc xô ra cắn. Anh ta chắc mình nay không phải là mình, liền bỏ nhà đi biệt. Đó là nội dung của truyện tiếu lâm Ta hay sư.

Nhân vật xưng tôi trong Người bạn cũ của Thạch Lam từng là một thanh niên ham hố hoạt động xã hội nay thoái chí quay về đời sống gia đình. Một buổi tối tôi đối diện với một người đồng chí cũ ( chữ trong nguyên bản 1937). Gặp cảnh thất thế, người này muốn trông chờ ở tôi sự giúp đỡ, tôi đã từ chối. Thông thường sau những cuộc gặp gỡ như vậy cái còn lại trong con người có học là những hối hận. Nhưng ở đây nhân vật không chìm trong xúc cảm mà chỉ cúi đầu suy nghĩ. Tôi ôn lại quá khứ để đối lập với ngày hôm nay của mình. “ Rồi tôi băn khoăn tự hỏi xem trong hai cái hình ảnh ấy, hình ảnh người thiếu niên hăng hái và hình ảnh người trưởng giả an nhàn cái hình ảnh nào thật là của tôi? Tôi không dám trả lời “.

Tuy chỉ được diễn tả qua mấy dòng ngắn, song con người trong Ta hay sư đã có đời sống tinh thần phức tạp. Anh ta quá tỉnh táo. Công cuộc tự nhận thức ở đây bị đẩy tới cùng, kể cả dẫn tới việc bỏ nhà ra đi tức triệt tiêu luôn sự tồn tại. Trong văn học trung đại, chả thấy ai có lối nghĩ tương tự. Khi đối diện với mình, Kiều chỉ thấy tự xót thương Khi tỉnh rượu lúc tàn canh — Một mình mình lại thương mình xót xa. Người phụ nữ trong Hồ Xuân Hương giả định một sự nghiệp Ví đây đổi phận làm trai được – Thì sự anh hùng há bấy nhiêu. Đó là những ám ảnh khẳng định cá nhân, nhưng dẫn ngay đến hành động chứ không qua giai đoạn tự nhận thức.

Sở dĩ đôi khi ta có cảm tưởng đoạn tiếu lâm Ta hay sư như được nhập từ đâu về chứ không phải sản phẩm thuần Việt chính là bởi sự lạc lõng đó của nhân vật. Con người đươc Thạch Lam miêu tả ở Người bạn cũ cũng rơi vào một tình trạng lạc lõng tương tự. Các nhân vật từ Xuân tóc đỏ trong Vũ Trọng Phụng tới những Điền, Hộ… trong Nam Cao đã bắt đầu có quan hệ với chính mình. Song đó là những nhân vật của sự suy nghĩ nói chung, chứ không phải tự nhận thức, không ai trong họ tính chuyện tìm con người thực của mình.

Có thể cắt nghĩa sự lạc lõng và trước hết sự thiếu vắng của loại nhân vật nói trên trong cộng đồng người Việt bằng nhiều yếu tố : hoàn cảnh sinh sống khó khăn, cuộc sống luôn lôi người ta vào hành động hơn là để người ta ngồi đối diện với mình, suy nghĩ về những vấn đề trừu tượng, chứ đừng nói là ngồi vân vi mình là ai, mình hay hay dở thế nào. Tình hình này kéo dài tới xã hội đương đại. Tố Hữu trong Chào xuân 71, có hai câu đề từ, một là của Goethe Phải hành động một là của Lenin Nên ước mơ. Còn có thể kể ra bao nhiêu truyện ngắn bài thơ khác và bao cuộc chuyện trò tâm sự hàng ngày của con người, trong đó người ta chỉ bảo nhau nên hành động gấp gấp, hành động ngay đi, đừng suy nghĩ làm gì, cả ước mơ cũng không cần suy nghĩ. Và không chỉ ca ngợi hành động mà các nhà trí thức hàng đầu còn tìm ra đủ lý do để bác bỏ việc tự nhận thức. Với Chế Lan Viên câu hỏi ta là ai không chỉ vô nghĩa mà còn có tội, ngược lại khi tự hỏi mình ta vì ai là người ta đã tạo ra tiền đề để làm giàu thêm cho sự sống.

Sống bằng cảm hứng đã thành một phong cách thời đại. Nhiều trận bóng đá quốc tế, đêm trước công chúng vừa đổ ra đường phung phí những lời thúc đẩy động viên, hôm sau đã ỉu xìu lặng ngắt. Và bóng đá chúng ta chỉ có những thành công mang nhiều tính chất ăn may nhờ phong độ chốc lát của mình, mà đẳng cấp thì hàng chục năm đi qua vẫn giậm chân tại chỗ. Tại sao ư, một phần là tại không có ai ngồi tỉnh táo tự hỏi Ta là ai, như nhân vật hồi nào của Thạch Lam.

VTN blog (http://my.opera.com/vuongtrinhan/blog/show.dml/2478974)

08/08/08
24-08-2008, 09:04
- Xin thưa cụ Dê, thói xấu thì người của quốc gia nào cũng có tật xấu, đâu chỉ riêng gì người Việt.
- Nhưng công nhận người Việt là xấu xí nhất. Một điều là cháu không hiểu nổi: tại sao ở nước ngoài, người Việt cũng bị miệt thị hơn người các nước láng giềng. Cụ Dê giải thích giúp cháu vậy...
- Cháu thấy trong diễn đàn này cũng có những topic hai phe cãi nhau kịch liệt, ai cũng cho mình đúng cả và miệt thị người khác. Ví dụ như cái topic này (http://ddth.com/showthread.php?t=211128). Hình như người Việt cũng rất xấu xí trong mắt người Việt rồi

dly
24-08-2008, 09:17
Theo tôi thì cố gắng nhìn nhận những cái xấu trong mỗi chúng ta và thay đổi

edavn
24-08-2008, 09:23
- Xin thưa cụ Dê, thói xấu thì người của quốc gia nào cũng có tật xấu, đâu chỉ riêng gì người Việt.
- Nhưng công nhận người Việt là xấu xí nhất. Một điều là cháu không hiểu nổi: tại sao ở nước ngoài, người Việt cũng bị miệt thị hơn người các nước láng giềng. Cụ Dê giải thích giúp cháu vậy...
- Cháu thấy trong diễn đàn này cũng có những topic hai phe cãi nhau kịch liệt, ai cũng cho mình đúng cả và miệt thị người khác. Ví dụ như cái topic này (http://ddth.com/showthread.php?t=211128). Hình như người Việt cũng rất xấu xí trong mắt người Việt rồi

Bác cứ đếm xem trong topic đó có bao nhiêu mem tham gia, cứ cho là ai trong đó cũng xấu xí nhất đi:w00t: rồi lấy tổng số mem trong topic đó chia cho tổng số thành viên của ddth nhân 100% sẽ ra ngay tỉ lệ người xấu xí nhất VN thông qua sự thu nhỏ từ ddth này:banana:
@bác Dê: Bác thì ai bảo là xinh:lick: khiếp, toàn... lông:w00t:
Nhưng công nhận những thói xấu của người việt được các học giả xưa và nay liệt kê ra đúng thật, chính những điều đó đang kéo trì sự phát triển của dân tộc Việt:mad:

troctroi
24-08-2008, 12:02
Tớ chỉ không hiểu cái nạn sợ Tây sợ Mỹ , mấy cái khác còn tạm cho là “văn hoá” … lý do hoàn cảnh … kinh tế…

cnnedogawa
24-08-2008, 12:07
Một phần tất yếu của cuộc sống, quan trọng là ý thức của bản thân mỗi người hoi.

08/08/08
25-08-2008, 09:33
Bác cứ đếm xem trong topic đó có bao nhiêu mem tham gia, cứ cho là ai trong đó cũng xấu xí nhất đi:w00t: rồi lấy tổng số mem trong topic đó chia cho tổng số thành viên của ddth nhân 100% sẽ ra ngay tỉ lệ người xấu xí nhất VN thông qua sự thu nhỏ từ ddth này:banana:
@bác Dê: Bác thì ai bảo là xinh:lick: khiếp, toàn... lông:w00t:
Nhưng công nhận những thói xấu của người việt được các học giả xưa và nay liệt kê ra đúng thật, chính những điều đó đang kéo trì sự phát triển của dân tộc Việt:mad:

Thưa cụ, không cần đếm cũng có thể ước lượng được: một tỉ lệ rất nhỏ. Do vậy có thể kết luận: chỉ một số ít ... còn đại đa số thì rất tuyệt vời.
Kiểu kết luận như vầy cháu nghe hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, đại khái như: chỉ một số ít cán bộ công chức thoái hóa biến chất, chỉ một số ít người tham gia giao thông không tuân thủ luật giao thông,... Kiểu kết luận như vầy cháu được nghe (thấy) ở đâu đấy gọi là "tự sướng". Nếu như vậy thì Việt Nam ta phải xem xem như Singapore, Thụy Sỹ, Phần Lan, Nauy,... (và tất nhiên phải khá hơn Áo (http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/2008/07/3BA045C1/))
Khi gõ những dòng này, cháu cũng đã trở thành xấu xí mất rồi...

Dennis Bergkamp
25-08-2008, 09:47
Có nhiều cách để nhìn nhận về thói hư tật xấu:

- Con người không hoàn hảo để ko có tật xấu nào.
- Có tật xấu ko có nghĩa là ko thể khắc phục, công nhận là ko thể tránh khỏi nhưng ko có nghĩa đồng lõa với nó.
- Phân tích, lôi tật xấu ra ánh sáng là để nhìn nhận, đánh giá bản thân rồi khắc phục chứ ko phải do thù hằn, bôi nhọ, cũng ko phải cái cớ để khinh bỉ.

- Người mà khi nghe người khác nói về tật xấu của bản thân mình, dân tộc mình mà xù lông lên là kẻ ngu đần (Tôi chưa đọc các bài viết của các thành viên khác trong thread này nên cũng chả quan tâm tôi đang chửi ai), bảo thủ và nông cạn.

- Người mà chỉ biết mở mồm chê nhưng ngay bản thân ko khắc phục thì chỉ là những kẻ chém gió, nói cho sướng miệng.

- Cái xấu của dân tộc ko có nghĩa là mình cũng xấu theo, cái hay của dân tộc ko có nghĩa là mình cũng có cái hay đó. Cái chữ dân tộc nó phù phiếm, ko rõ ràng (Tôi ko tranh cãi vấn đề này, nếu ai muốn tranh cãi vui lòng tìm hiểu lịch sử VN bị TQ đô hộ bao nhiêu năm v.v...và mở thread khác nhé). Cách đây khoảng 6 đời, tổ tiên tôi là người TQ sang VN cưới vợ, sau đó 5 đời sinh sống và sinh con đẻ cái ở VN, thế dân tộc tôi là TQ hay VN? Trong này có bao nhiêu người 10, 20 đời trước (Khoảng 500 chứ mấy)ko có gốc gác từ TQ sang? Nếu dân tộc này có tiến bộ nhưng cá nhân tôi ko ra gì thì cũng chẳng hay ho cho lắm. Ngược lại nếu dân tộc này tồi tệ mà cá nhân được hưởng giàu sang, hãy hỏi bản thân mình đi, có chịu hy sinh quyền lợi ko hay an nhàn hưởng thụ?

spammailxxx
25-08-2008, 10:03
Đọc xong bài viết của vinaSpy tớ chỉ biết lắc đầu :no:. Xin lỗi nếu xúc phạm đến ai nhưng đó là sự thật,k thể phủ nhận. Tớ chỉ biết con tớ tớ sẽ dạy bảo và k cho chúng làm những chuyện thiếu đạo đức và văn hóa như vậy.

s.code
25-08-2008, 12:12
Ở đức có 1 công viên ghi rõ bằng tiếng việt là:

Cấm người việt nam

Các trang thương mại điện tử lớn đều tẩy chay người việt.

Rồi bác nào đã 1 lần đi ăn buffet ở bến Bạch Đằng trưa chủ nhật.

Các bác biết tại sao ko??

hoply
25-08-2008, 22:56
Xem thêm tại:
http://www.chungta.com
http://www.tiasang.com.vn của bộ khoa học Công Nghệ

- Tinh hoa trở thành phù phiếm
Nhà dân chủ,nhân quyền Lương Đức Thiệp,viết năm 1944

Lệ trường quy rắc rối và hà khắc. Một nét phẩy bỏ sót, một chữ tên húy lở phạm phải một vết mực làm tì ố quyển thi, một lời bình luận trái với tư tưởng Tống nho, hoặc một ý kiến mạnh dạn cũng đủ làm cho kẻ ứng thí nếu không bị đánh hỏng cũng bị khép vào một tội vu vơ. Sáng kiến của mỗi cá nhân bị dập tắt, tư tưởng của cá nhân bị đàn áp. Cả các phần tinh hoa của dân chúng Việt Nam chỉ còn một lối duy nhất để tiết ra: văn chương phù phiếm.

- Sợ mang tiếng chứ không phải sợ cái xấu
Nhà dân chủ,nhân quyền Phan Khôi, viết năm 1930


Tống nho dạy người ta phải thúc nhãn quả quá, nghĩa là phải bó mình cho ít lỗi chừng nào hay chừng nấy.

Hạng quân tử ở nước ta mà tôi thấy hầu hết ở trong cái phạm vi của Tống nho. Giữ mình đừng đánh bạc, đừng uống rượu, đừng mang tiếng xấu, ấy là họ kể chắc mình làm quân tử rồi.

Thế nhưng có phải họ giữ mình thật được như vậy đâu. Trong đám họ có nhiều người giả hình làm bộ đạo mạo. Sở dĩ giữ mình là chỉ sợ mang tiếng, nếu khi thấy không ai biết việc mình làm, chắc khỏi mang tiếng thì việc bậy gì chẳng làm. Ấy là hạng quân tử giả dối tiểu nhân đặc.

- Điếc không sợ súng, nói liều làm ẩu
Nhà dân chủ ,nhân quyền phê bình văn học Hoài Thanh viết năm 1936

Không biết nói không biết, đó là nghĩa vụ thứ nhất của người muốn học muốn hiểu. Đằng này nhiều người ở ta lại làm như trong thế giới này cái gì cũng rõ ràng minh bạch, tựa hai lần hai là bốn. Ai không tin là thế họ liền phê cho hai chữ: thần bí, hai chữ ấy trong trí họ tức là ngu xuẩn điên rồ. Họ không ngờ rằng họ lại thần bí hơn ai hết. Có những vấn đề xưa nay bao người tài giỏi suốt đời nghiền ngẫm chưa tìm ra manh mối. Thế mà cái điều một ông Pasteur một ông Einstein không dám nói, ngày nay ở xứ ta những cậu học sinh vừa mới bước chân ra khỏi trường Sơ học(1), đã giảng giải được lên sách, lên báo, theo những phương pháp cuối cùng của khoa học.Thế giới còn chờ gì mà không khắc bia xây tượng để đền ơn họ.

Nói chơi vậy thôi, chớ cái việc họ làm đó là một sự tủi nhục vô cùng cho nòi giống. Cả một đám thanh niên chưa có lấy cái học phổ thông cũng tấp tểnh chạy theo những lý thuyết cao thâm của siêu hình học. Có lần chúng tôi thấy một thiếu nữ trước đâu mới học đến lớp ba lớp tư gì đó đương hăng hái giảng giải về duy tâm và duy vật. Chúng tôi chân ngán không biết nên khóc hay nên cười. Thực là một cái họa!



Mưu danh bằng cách hạ nhục kẻ khác
Nhà đấu tranh cho dân quyền Hoa Bằng,viết năm 1942

Lắm kẻ, chỉ vì hám cái phù danh , đang tâm lê gót giày lên trên tình bạn hữu, hạ chân lý xuống tận bùn đen. Tưởng mình như thánh như thần, ngoài ra, nhất là những địch thủ, toàn là đàn chim chưa vờ bọng cả. Chưa đọc hết, có khi không thèm xem qua bài văn của người khác, họ đã dài mồm chê bai. Chưa mở lấy một trang sách, chưa rờ đến một tờ báo của bạn đồng nghiệp, họ đã yên trí là viết không thành câu, hạ ngay những lời mạt sát thậm tệ. Trong khi trò chuyện, chỉ hết sức khoe khoang về mình, còn những người khác dù đã lập được biết bao chiến công trên trận bút trường văn, cũng chỉ đáng một con số không, theo ý họ.

hoply
25-08-2008, 23:00
Xem thêm tại:
http://www.chungta.com
http://www.tiasang.com.vn của bộ khoa học Công Nghệ

-- Sang đến xứ người cũng không biết học hỏi
Nhà đấu tranh cho dân chủ nhân quyền chống lại bọn độc tài toàn trị Phan Chu Trinh, viết năm 1925

Người nước ta thường tự xưng là đồng loại, đồng đạo, đồng văn với Nhật Bản, thấy họ tiến thì nức nở khen, chứ không khi nào chịu xét vì sao họ được tiến tới như thế. Họ chỉ đóng tàu đúc súng mà được giàu mạnh hay họ còn trau dồi đạo đức sửa đổi luân lý mới được như ngày nay? Tôi rất lấy làm lạ cho những người đã qua Nhật không đem cái hay cái tốt về cho dân nhờ mà chỉ làm giàu thèm tính nô lệ! Hay là người mình như kẻ đã hư phổi rồi cho nên một nơi có thanh khí như nước Nhật mà cũng không thở nổi chăng?! Lấy lịch sử mà nói thì dân tộc Việt Nam không phải là không thông minh, thế thì vì lẽ nào ở dưới quyền bảo hộ hơn 60 năm nay mà vẫn còn mê mê muội muội bịt mắt vít tai không chịu xem xét không chịu học hỏi lấy cái hay cái khéo của người.



--Học không biết cách mà bỏ cũng không biết cách
(Sử học Trần Trọng Kim, Nho giáo, năm 1930)

Những người theo Nho học xưa nay thường hay trọng cái hình thức bề ngoài thái quá để đến nỗi tinh thần sai lầm đi rất nhiều. Người mình lại cứ quen một mặt thuận thụ(1) theo cái khuôn nhất định của tiền nhân để lại, việc phải trái hay dở thế nào cũng chỉ ở trong cái khuôn đó chứ không chệch ra ngoài được, sự phê bình phán đoán càng ngày càng hẹp lại, không biết còn có tư tưởng nào nữa.

Đến nay thời cục đã biến đổi, khoa cử bỏ đi rồi, sự học cũ không phải là cái cầu ở con đường sĩ hoạn nữa, thì Kinh Truyện xếp lại một chỗ mà đạo thánh hiền cũng chẳng ai nhắc đến.

Sự bỏ cũ theo mới của ta hiện thời bây giờ không phải là không cần cấp, nhưng vì ngỡ mình nông nổi không suy nghĩ cho chín chưa gì đã đem phá hoại đi, thành thử cái xấu cái dở của mình thì vị tất đã bỏ được, mà lại làm hỏng mất cái phần tinh túy đã giữ cho xã hội ta được bền vững mấy nghìn năm. Cái tình trạng nước ta hôm nay là thế, khác nào như chiếc thuyền đi ra biển, không biết phương hướng nào mà đi cho phải.

(1) xuất theo, tự nguyện chấp nhận.

--Nặng tính hiếu kỳ
Nhà dân chủ nhân quyền Dương Quảng Hàn, Học sao cho phải đường, Hữu Thanh, năm 1921

Cái tính hiếu kỳ là cái bệnh chung trong lối học của ta, xưa kia học chữ Tàu, đọc sách Tàu, lâu dần quá mê chuộng mà khinh rẻ những cái của mình. Cái gì của Tàu cũng cho là hơn mà chịu khó nghiên cứu, cái gì của mình cũng cho là dở là kém không thèm nhìn tới. Thành ra núi sông đình miếu nước Tàu thì biết mà núi sông đình miếu nước mình thời không hay, danh lam thắng tích bên Tàu thì rõ mà danh lam thắng tích nước mình thì không tường, lịch sử địa dư nước Tàu thì thiệp liệp(1), mà lịch sử địa dư nước mình thời mịt mù, phong tục nhân vật nước Tàu thời tường tất mà phong tục nhân vật nước mình thời tối tăm. Mà có phải mình thiếu gì cái đẹp cái hay, cái đáng ngắm...

(1) cũng có hiểu ít nhiều.

--Thông minh rút lại hóa ra tinh vặt
Nhà đấu tranh cho dân quyền dân sinh Lương Đức Thiệp, Việt Nam tiến hóa sử, năm 1944

Về tính chất tinh thần thì người Việt Nam phần nhiều là thông minh, song những người có trí tuệ lỗi lạc thì xưa nay vẫn hiếm. Nhiều khi từ thông minh không có chỗ dùng thuận tiện thường lại biến ra não tinh vặt. Trí nhớ của người Việt Nam rất nẩy nở, đến não tường tượng thì hoàn toàn bị não thực tiễn làm tê liệt. Não thực tiễn này mở nguồn cho nhiều đức tính khác, cho nên người Việt Nam hiếu học không phải vì khát hiểu biết mà chỉ vì mong một địa vị ưu thắng trong xã hội: Học đối với người Việt.không phải để thỏa mãn một khát khao trí tuệ, mà chính là để làm kế mưu sinh.

bachnga
26-08-2008, 03:26
Lâu quá mới quay lại diễn đàn, góp vào đây 2 bài thơ về một thời lừng lẫy của lưu học sinh tại Liên bang Xô viết, nhất là khoảng từ 1986 đến 2000 và những năm sau đó. Không biết bây giờ ra sao... Ôi một thời oanh liệt nay còn đâu???
Hai bài thơ mô tả rất thật ... tình cảm của người cha có con đang buôn lậu, ý quên đang buôn chữ tại Liên Xô (cũ). Còn xấu xí hay không thì ... chẳng biết vì sao?

Lá thơ thứ nhất
Hôm nay cha viết thư này
Gởi qua thằng bạn chỗ mày về chơi
Cả nhà mừng lắm con ơi
Thùng hàng mới nhận, bán lời lắm nghe.
Niken đẩy được chục que,
Vòng bi thắng đậm hơn xe rất nhiều,
Điều hòa chẳng được bao nhiêu,
May nhờ trong ruột khá nhiều thuốc tây.
Biết không mấy cuộn E-may,
Tính qua chi ít năm cây có thừa!
Xô tôn đã dặn đừng mua,
Tại sao mày cứ đóng bừa vào đây.
Thùng sau lưu ý thuốc tây,
Đồ nhôm nghỉ khỏe chớ dây làm gì.
Lanh-cô, e-rích, am-pi,
Kháng sinh tổng hợp kiểu gì cũng chơi.
Got-den xem kĩ con ơi,
Kẻo mà quá đát là đời đi tong!
Hóa chất có xoáy được không?
Cha đây đang có hợp đồng triệu đô.
Hải quan con chớ có lo,
Thằng nhỡ toa đã cài kho Hải phòng
Còn như ở tuyến hàng không
Cậu con soi máy khám trong Nội Bài.
Từ nay cho tới tháng hai
Chú Hai đi Bỉ, Gì Ba đi Bồ
Đều tờ-răng-dít Liên Xô
Thông tin giá cả báo cho kịp thời.
Đồng rúp thì mất giá rồi,
Lấy xanh mà tính lãi lời bảo cha.
Cần gì ghi thật rõ ra:
Đồng hồ áo chấm hay là áo phông,
Áo thiêu ở ngực con công,
Hay là xi-líp có bông hồng cài,
Áo da đểu, xuyến đeo tai,
Nữ hoàng lộng lẫy con xài tiếp không?
Bên ấy gái cộng khá đông,
Theo cha nên đánh cả vòng tránh thai.
Thể thao mác giả Ki-tai,
Hay mì chính Thái với Đài, Hồng Kông.
Bây giờ đang giữa mùa đông,
Con xem loại tất xù lông thế nào?
Áo ren các kiểu ra sao,
Ki-mo-no đã đi vào sử xanh.
Cá sấu một thuở tung hoành,
Te-pe nay đã trở thành thiên thu.
Sự đời nghĩ cũng phù du,
Mốt này kiểu nọ tít mù cung mây.
Mới vừa như hổ bướm bay
Bướm vừa rã cánh, hổ quay về rừng.
Hươu kia khi thế bừng bừng
Nay đang ôm hận giữa rừng áo da
Mèo vừa mới ló sang Nga,
Chịu không thấu lạnh, vượt sang Polần.
Ào ào áo gió ra quân,
Hỏi xem sống được mấy tuần nữa đây?
Xét xem thế sự ngày nay
Thị trường biến hóa đổi thay chóng đầu.
Đồ thật thì đắt, tiền đâu!
Mình buôn như thế bằng hầu người ta.
Tiền dân Nga đất dân Nga,
Theo cha đồ rởm vẫn là lời hơn.
Ngoài ra trong chuyện bán buôn,
Thị trường quyết định thiệt hơn rất dầy.
Hàng sang con chớ đổ ngay,
Đợi thời mà bán đến tay người dùng.
Liên bang rộng lớn vô cùng,
Sức trai con cứ vẫy vùng đôi chân.
Dè chừng với lũ công nhân,
Tham gia quân đội nhân dân rất nhiều.
Ma phi trấn lột đủ điều,
Quen nghề đạo chích từ nhiều năm nay.
Ngang nhiên chiếm cứ sân bay,
Cướp hàng từ cửa sân bay vừa về.


Lá thơ thứ 2
Tránh voi thời chẳng xấu gì,
Lĩnh hàng chi chúng vài tì mà ra.
Bây giờ kể chuyện bên ta
Tình hình nay bét như là hũ tương
Mấy lần hội nghị trung ương
Xem ra cũng chẳng có phương kế gì
Dân tình ca cẩm như ri
Kêu nhau là vậy làm gì được nhau.
Thằng giàu nó vẫn cứ giàu,
Kẻ nghèo vẫn kiếp ngựa trâu tôi đòi.
Bung ra nay đã hết thời,
Sức dân đã kiệt dẫu trời cũng thua.
Trong Nam lục tỉnh mất mùa
Sơn La sau một trận mưa tan tành.
Trông vời mấy nước đàn anh,
Liên bang tận số cứu mình chẳng xong.
Cu Ba một mớ bòng bong
Nga cúp viên trợ khó lòng đứng yên.
Báu gì ông bạn Triều-Tiên
Vốn quen vay nợ quỵt tiền đồng minh.
Mấy nhà lãnh đạo Bắc Kinh,
Thế cô đổi giận làm lành với ta.
Mối tình hữu nghị Việt-Hoa,
Sau cơn cắt xé dần dà lên hương.
Nhân vì Hoa Việt thông thương,
Hang tàu tràn ngập thị trường nước ta.
Dân tình kiếm cớ qua Nga
Mượn danh đi học thực là đi buôn!
Đào vàng sập cả núi non,
Nghe đâu đã đỡ lại càng khiếp hơn:
Quỳ Châu cùng cốc thâm sơn,
Ai đem hồng ngọc đến chôn sứ này?
Nhiều thằng số đỏ vận may,
Đã ô tô nhật, lại xây nhà lầu,
Khối thằng bỏ xác rừng sâu,
Khối thằng ngã nước trọc đầu như sư.
Ông trời ăn ở khéo ư!
Người ăn chẳng hết kẻ thừa đổ đi!
Trách trời cũng chẳng được gì,
Có thân ta tự độ trì mà thôi.
à, hôm chủ nhật vừa rồi
Mấy anh tổ lái vào chơi nhà mình.
Nghe đồn ở tận Bắc kinh
Năm đô một bịch to uỳnh nhân sâm,
Ở nga trăm tám mươi đồng
Đem về Hà Nội đếm không hết tiền
Bây giờ thời thế đảo điên,
Ông già bà lão phóng tiền ra mua
Năm nay thời tiết trái mùa
Bão to lụt lớn chiêm mùa trắng tay.
Trời thì cao đất thì dày
Trung Ương hứa sẽ chuyển lay tình hình!
Nhân đây kể chuyện nhà mình
Để cho con rõ tình hình con nghe:
Thằng Hai đánh bạc, gá xe!
Thằng Ba vẫn cứ rượu chè liên miên
Thằng Tư vừa mới vượt biên,
Thằng Năm tháng trước lại lên Hỏa lò!
Con sáu học dốt như bò,
Thi trược tốt nghiệp vào lò mát-xa
Khoe rằng lương tháng triệu ba
Còn thêm cái khoảng puốt-qua rất dày,
Hôm qua khóc với mẹ mày:
Mẹ ơi! Con mấy tháng này...mất kinh!
Khách hàng là thứ linh tinh
Làm sao biết khối duyên tình của ai?
Tao nghe mà sởn tóc mai,
Vội mời thầy thuốc phá thai tại nhà.
Tạ thầy mấy chục đô la,
Mong thầy kín tiếng kẻo mà về sau.
Thầy thuốc nháy mắt gật đầu:
Lần sau cô bị em hầu cô ngay.
Nhân đây nói đến chuyện mày:
Nghe đâu cũng xứng là tay giang hồ!
Người yêu rải khắp Liên Xô
Và trong số đó chục cô có bầu!
Cha không trách khứ con đâu,
Đương trai cứ việc kẻo sau tiếc thầm.
Nhưng còn tính chuyện hôn nhân,
Lút-se nên chỉ một lần mà thôi.
Phải suy tính kĩ con ơi,
Trong cơn hoan lạc ngừng lời trăm năm.
Thường khi chung gối chung chăn,
Người thường dễ dãi đem thân hiến bừa.
Và rồi cha cũng có nghe
Con yêu cô bé cùng quê tỉnh mình.
Hẳn rằng a-ná phải xinh,
Nên con mới phải nghiên mình trao tay.
Nghe cha ghi kĩ điều này:
Phải con ông cốp xấu gầy cũng yêu!
Ông cha cực khổ đã nhiều,
Sống xa Hà Nội thiệt nhiều nghe con.
Núp mình dưới bóng ô trò,
Tương lai xán lạn lầu son đuề huề.
Hồ Gươm liễu rủ xum xuê,
Hàng Ngang, Hàng Bạc, Thụy Khuê, Hàng Tiền,
Đồng Xuân chợ họp liên miên,
Mùa nào thức nấy sẵn tiền dễ mua.
Thăng long đất cũ người xưa
Mình con tỉnh lẻ ai đưa mình vào.
Xa xôi tình cảm dạt dào
Bận gì thì cũng ghi vào lời cha:
Coi chừng với lũ gái Nga,
Kẻo mà lại dính si-da có ngày!!!
CHA
P.S.:
À, quên tao hỏi điều này:
chẳng hay sức khỏe của mày ra sao?
Học năm thứ mấy trường nào?
Phòng khi nhỡ có ai vào tao khoe.
Dặn thêm đừng có mua xe,
Bây giờ lãi độ năm que là cùng,
Mà chỗ lại chiếm nửa thùng,
Khuân vác lại nặng phát khùng phát điên.
Em mày vốn tính ngài phiền,
Mặc dù nó thích dây chuyền từ lâu,
Con chẳng dám xin anh đâu
Anh con lại bảo Em đâu hay vòi
Mẹ mày thì luống tuổi rồi
Đừng nên tặng thứ tân thời làm chi.
Can-sô xe-pốt,xe-ghi
Nặng gam là được cần gì hoa văn!

(Sưu tầm ... bậy)

Uzumaki_Naruto
26-08-2008, 16:39
Chúng ta hãy cùng nhau lên một danh mục, tạm gọi là “Danh mục các thói hư, tật xấu của người Việt thời nay" nhằm “vạch mặt, chỉ tên” càng chính xác càng tốt những biểu hiện tinh vi và đa dạng của nó.

Nét gia phong thời xưa

Chắc nhiều người còn nhớ thời kỳ sau năm 1975, ai đi Nam về cũng có chung một nhận định: trẻ con trong đó hầu như rất ít nói bậy và viết những điều tục tĩu lên tường nơi công cộng, đi đâu về nhà thì lễ phép cung kính chắp hai tay thưa gửi người bề trên. Đặc biệt, chẳng may ra đường có bị đụng xe thì người ta cũng không mấy khi nổi khùng cãi vã dẫn tới xô xát như bây giờ.

Trẻ em ở vùng bà con theo Thiên chúa giáo cũng có những nét sinh hoạt như vậy, và nhiều bậc cha chú cho tới nay vẫn còn giữ những hoài niệm đẹp về người Tràng An thuở trước thanh lịch, tế nhị mà rất đỗi phong lưu.

http://www.tuanvietnam.net/Library/Images/55/2008/08/2608tatxau1.jpg

Người ta đã nhồi nhét tới mức quá tải những mái đầu còn non nớt
bằng bao tiết học chính khóa lẫn học thêm các môn Toán, Lý , Hóa,Văn…
trong khi đó giáo dục thể chất và tinh thần chưa bao giờ được đầu tư đúng mức.

Nói như vậy không có nghĩa là thời trước không có "người Việt xấu xí", nhưng có lẽ trong kỷ nguyên của hội nhập quốc tế hôm nay, vì lòng tự trọng, tự tôn dân tộc, chúng ta cần có thái độ tự phê phán cao hơn, khi phải hàng ngày hàng giờ tự soi mình vào tấm gương toàn cầu hóa, để phát hiện ra và tích cực sửa những nét lạc lõng, dị biệt với mọi giá trị nhân văn của thế giới văn minh.

Điểm xuất phát của chặng đường tự sửa mình gian nan đó phải được bắt đầu từ gia đình - tế bào của xã hội, cụ thể là hình thành và gìn giữ gia phong hay còn gọi là văn hóa gia đình. Nói như nhà văn Băng Sơn, gia phong là một điều gì đó không nắm bắt cụ thể như bọc tiền, như lạng vàng, như cái bằng khen đóng khung…

http://www.tuanvietnam.net/Library/Images/55/2008/08/2608tatxau2.jpg
Sự khủng hoảng của nền giáo dục ở các cấp
đã có ảnh hưởng tức thời đến hiện tượng “người
Việt xấu xí“ đang có chiều hướng gia tăng

Nhưng nó lại rất hữu hình trong tâm hồn ta, trong thể xác ta, từng ngày, hàng giờ. Một lời ăn tiếng nói, một cách tiếp khách, một kiểu học bài, một người bạn nên giao du…

Gia phong có khi chỉ là một cái lừ mắt của người cha, một câu chuyện nhỏ trong bữa cơm chiều của người mẹ, một làn khói trên bàn thờ gia tiên…Nét văn hóa thấm đẫm vào mọi thành phần trong mỗi gia đình, là môi trường quyết định cho con người đi vào xã hội.

Và thật bất hạnh thay cho những ai không có truyền thống tốt đẹp trong gia phong như thế, và cũng bất hạnh cho ai đã phá vỡ gia phong của mình, mà nguy hiểm thay nếu nhiều người cố ý hay vô tình đang làm mất gia phong của gia đình, tộc họ mình đi. Mất gia phong, nhiều kẻ giàu xổi học đòi, nhất thời bột phát đã có kết cục bi thảm ngay trong đời con, cháu, chứ đâu có xa!

Chữ "lễ" thời nay và sự cần thiết của hình phạt

Câu “tiên học lễ,hậu học văn” thời nay có thể bắt gặp ở bất cứ trường tiểu học nào. Theo thứ tự "lễ" phải được thấm nhuần trước, là môi trường sư phạm cần phải có để dẫn truyền kiến thức văn hóa.

Nhưng trong thực tế người ta đã nhồi nhét tới mức quá tải những mái đầu còn non nớt bằng bao tiết học chính khóa lẫn học thêm các môn Toán, Lý , Hóa,Văn, v.v… trong khi đó giáo dục thể chất và tinh thần chưa bao giờ được đầu tư đúng mức.

Rút cuộc, chúng ta đã tạo ra một nền giáo dục đầy bức xúc và stress, có nguy cơ sản sinh ra những thế hệ công dân tư duy thụ động theo lối mòn, xơ cứng giáo điều, nghèo nàn và "cục súc" trong văn hóa giao tiếp, yếu ớt về thể chất và dị biệt với các bạn đồng lứa trên thế giới.

Sự khủng hoảng của nền giáo dục ở các cấp đã có ảnh hưởng tức thời đến hiện tượng “người Việt xấu xí“ đang có chiều hướng gia tăng – một bộ phận trẻ em hư hỏng, bất cần đời đi bụi, thanh niên đua xe, nghiện ma túy rồi phạm pháp v.v…

Giáo trình môn đạo đức học trong nhà trường rất thiếu những bài giảng sinh động mang tính thực tiễn đề cập thẳng thắn tới những thói hư tật xấu hay gặp nhất của người Việt trong bối cảnh của hội nhập quốc tế. Chẳng có tiết giảng nào răn dạy các em không nên ngoáy mũi hay nói to nơi công cộng… Và đáng thất vọng hơn là xã hội chưa có chế tài xử phạt những hành vi thiếu văn hóa trên quy mô cả nước.

http://www.tuanvietnam.net/Library/Images/55/2008/08/2608tatxau3.jpg
Cùng lập một Danh mục các thói hư, tật xấu của người Việt thời nay",
để nhận thức và đẩy lùi con bệnh "Người Việt xấu xí"

Để có một Singapore là hình mẫu của văn minh đô thị, người ta đã phải mất hàng chục năm liên tục kết hợp giữa các hình thức giáo dục đại chúng và xử phạt nghiêm minh đúng người đúng tội bằng tiền hoặc roi đối với những kẻ làm ô uế nơi công cộng. Hẳn chúng ta còn nhớ vụ một thanh niên Mỹ bị phạt đánh do viết bậy lên tường và Tổng thống Hoa kỳ lúc đó cũng không thể xin miễn tội.

Nhận thức là một quá trình diễn ra không hề trơn tru và dân trí cũng vậy, nó đòi hỏi cả xã hội phải chung sức chung lòng cùng sự công tâm, gương mẫu của các nhân viên công quyền.

Chẳng hạn, muốn người dân tâm phục khẩu phục và tự giác chấp hành luật lệ giao thông thì trước tiên phải chứng tỏ rằng trong lĩnh vực này không có chỗ cho hành vi hối lộ. Kẻ đưa hối lộ sau khi đi trót lọt bao giờ cũng có suy nghĩ coi thường (vì đã có thể mua được bằng tiền) người nhận hối lộ và tin rằng hành vi này có thể được tái diễn mà vẫn tránh được sự trừng phạt. Thói hư, tật xấu cứ như vậy mà bùng phát trong xã hội như nấm mọc dại sau cơn mưa rào.

"Đẩy lui con bệnh"

Con bệnh ”người Việt xấu xí” có thể dần dần bị đẩy lui, trước tiên là về mặt nhận thức chúng ta hãy cùng nhau lên một danh mục, tạm gọi là “Danh mục các thói hư, tật xấu của người Việt thời nay" nhằm “vạch mặt, chỉ tên” càng chính xác càng tốt những biểu hiện tinh vi và đa dạng của nó. Xin mạnh dạn đưa ra trình bày với các độc giả bản phác thảo của danh mục này.(*).

Bước tiếp theo, đối với từng bệnh lý, phần hướng dẫn hành động cụ thể sẽ được trình bày theo phác đồ sau (Lấy ví dụ thói hư, tật xấu là con bệnh đua xe ở các đô thị lớn, tên bệnh được bắt đầu bằng chữ cái Đ và bệnh tham nhũng bắt đầu bằng chữ T).

(1)

Tên bệnh: (Đ) Đua xe

Hoàn cảnh phát sinh: Trong thời gian diễn ra các sự kiện thể thao lớn hoặc ngày lễ

Biểu hiện lâm sàng: Tụ tập nhiều xe máy với các tay đua “ cảm tử” quá khích phóng nhanh, lượn lách giữa phố đông người gây nguy hiểm nghiêm trọng.

Nhóm dân cư có nguy cơ nhiễm bệnh cao: Thanh niên,học sinh sinh viên tuổi từ 16-25, không được gia đình quan tâm giáo dục, đặc biệt có nhiều con nhà khá giả sung túc

Phương pháp điều trị: Đặt các chốt ngăn đua xe và sử dụng các công cụ chuyên dụng của cảnh sát; xử phạt nghiêm theo pháp luật; giáo dục qua nhiều hình thức: kết hợp giữa xã hội và gia đình

(2)

Tên bệnh: (T)Tham nhũng

Hoàn cảnh phát sinh: Quyền lực được giao nhưng thiếu môi trường giám sát, minh bạch và công khai

Biểu hiện lâm sàng: Biến của cải chung thành tài sản riêng , đi kèm theo là mất dân chủ , trù dập người ngay thẳng làm suy thoái ,biến chất bộ máy công quyền

Nhóm dân cư có nguy cơ nhiễm bệnh cao: Các nhân viên bộ máy nhà nước có quyền hành đối với các nguồn lực và quyền điều chỉnh hành vi, áp đặt chế tài

Phương pháp điều trị: Gắn quyền với trách nhiệm; Thiết kế hệ thống giám sát hiệu quả; Phân cấp, phân quyền để tránh tập trung quá đáng các quyền năng; Mở rộng dân chủ, minh bạch, bàn bạc công khai trước khi ra các quyết định quan trọng.

Có thể nói con bệnh “người Việt xấu xí “ là thể hiện một trạng thái bức xúc trong tâm thức của xã hội Việt nam hiện đại và chúng ta cũng không đơn độc vì ở nhiều xã hội khác, trong những hoàn cảnh nào đó cũng từng xảy ra tình hình tương tự.

Khi con người trở nên quá bé nhỏ và bất lực trong trận đồ, mê cung của những cám dỗ vật chất, quyền lực và thói vị kỷ thì tia sáng cuối đường hầm bao giờ cũng lóe ra từ chính kho tàng tuệ giác hay những giá trị văn hóa tinh thần , tâm linh của dân tộc. Chúng ta là chủ nhân của nền văn hóa đó mà không khai thác thì rất lãng phí!

*
TS Phạm Gia Minh

(*) Phác thảo danh mục các thói hư tật xấu của người Việt thời nay (xếp theo bảng chữ cái tiếng Việt)

A: An phận thủ thường; Ăn bẩn; Ăn người; Ăn cắp vặt, Ăn hơn, làm kém; Ăn tục nói phét; Ảo tưởng;Ăn sổi ở thì; Ẩu v.v…

B: Bàng quan; Bảo thủ; Bằng cấp giả; Bán Trời không văn tự;Bài ngoại;Bắt cóc bỏ đĩa;Bóc ngắn,cắn dài; Bè phái; ”Buôn dưa lê”;Bới bèo ra bọ v.v…

C: Cãi nhau to vì chuyện nhỏ;Chen ngang khi phải xếp hàng; Chọc gậy bánh xe;Chụp giật; Chửi bậy,cục súc; Cờ bạc; Coi thường pháp luật; Cù nhầy; Cửa quyền; Cười không đúng chỗ,đúng lúc v.v…

D: Du di ; Dị ứng tri thức; Dzô dzô ( ăn nhậu thái quá ) v.v…

Đ: Đâm bị thóc, chọc bị gạo; Để bụng; Đỏ đen;Đố kỵ;Đùn đẩy; Đua xe v.v…

E: Ép buộc ; Ép uổng v.v…

G: Gắp lửa bỏ tay người; Gia trưởng;Giả dối;Giàu ghen,khó ghét; Giậu đổ bìm leo v.v…

H: Hách dịch;Hiếu chiến; Hòa cả làng; Hô khẩu hiệu suông;Hứa hão; Hút thuốc lá v.v…

I: Ích kỷ hại người v.v…

K: Khoe khoang ;Khôn lỏi; Không đúng giờ; Không chính kiến; “ Khuỳnh”; Kỳ vĩ v.v…

L: Làm láo,báo cáo hay; Làm liều; Làm theo phong trào; Lập lờ nước đôi; Lệ làng;Lý nhẹ hơn tìnhv.v…

M: Mạnh ai nấy chạy; Mất đoàn kết khi sung sướng, đầy đủ; Mê tín v.v…

N: Ném bùn sang ao; Nịnh trên nạt dưới; Nhai to; Nhậu nhẹt triền miên; Nhổ bậy; Nhếch nhác;Nghĩ ngắn hạn ( tư duy nhiệm kỳ );Ngoáy mũi nơi đông người; Nói dai,nói dài,nói dại; Nói một đằng, làm một nẻo; Nói to nơi công cộng; Nói phách ( nói khoác lác ); Nể nang; Nửa vời v.v…

O: Oai hão; Ôm đồm; Ôm rơm rặm bụng; Ông giơ chân giò, Bà thò nậm rượu ( thông đồng làm việc khuất tất ) v.v…

P: Phép Vua thua lệ làng; “Phong bì” ( hối lộ); Phô trương; Phung phí v.v…

Q: Qua cầu rút ván; Qua loa đại khái; Quan liêu; Quan trọng hóa vấn đề; Quy hoạch treo v.v…

R: Ra oai; Ranh vặt; Rượu chè v.v…

S: Sai hẹn; Sĩ diện hão; Sính ngoại; Sợ trách nhiệm; Sợ người khác giỏi hơn mình v.v…

T: Tâm lý vùng( địa phương hẹp hòi );Tiểu nông, tiểu trí ; Tiểu xảo;Tiểu khí ( tiểu nhân, hạn hẹp ); Tham nhũng; Thấy kẻ sang bắt quàng làm họ;Thụ động; Tư duy nhiệm kỳ; Tự ti dân tộc nhược tiểu v.v…

U: Ưa xiểm nịnh; Ức hiếp kể yếu; Ừ hữ cho qua; Ương ngạnh v.v…

V: Vặt vãnh; Vẽ vời; Vênh váo ;Vị kỷ;Vị nể; Viển vông;Viết,vẽ bậy nơi công cộng; Vòi vĩnh; Vung tay quá trán v.v…

X: Xa dân; Xa rời thực tế; Xả rác nơi công cộng v.v…

Y: Ỷ lại; Ỷ quyền thế; Ý thức tập thể,cộng đồng kém v.v…

sk8terboi
26-08-2008, 20:02
theo em thì đây là nền giáo dục không chú trọng hể chất... vấng là thể chất, ý em là thể dục á... cho bọn nhóc chơi thể thao thật nhiều... để san bằng với việc học kiến thức... khi có sức khỏe, chúng ta làm mọi việc sẽ tốt hơn.Nếu chơi điện tử điều độ nữa thì... per luôn (nghe đồn chơi game giúp phát triển trí não)

dly
02-09-2008, 11:53
"Chúng ta hơi kiêu ngạo so với thế giới"

- Theo ông, những thói hư tật xấu điển hình của người Việt là gì?

- Thứ nhất, chúng ta chưa bao giờ nghiên cứu thấu đáo về sự hình thành lịch sử của nước ta. Tại sao học sinh học dốt sử? Vì đa số lười đọc sử, học sử nên đây là kết quả tất yếu. Lịch sử của chúng ta đã bị đặt dưới cái nhìn quan liêu lơ là.

Thứ hai, dân tộc mình như "trẻ con", không quan hệ với nước ngoài, nhìn thấy nước ngoài là nhìn bằng ánh mắt thù hằn. Bây giờ chúng ta nên phê phán trạng Quỳnh, trạng Lợn, chuyện Thần đồng đất Việt vì ở đó thực chất là đề cao mưu mẹo vặt, khôn lỏi, trí trá...

Cái gì vay mượn cũng phải nói rõ. Ngày xưa còn nói nghề in hay đúc đồng là học của Trung Quốc nhưng giờ thì người ta nói cứ như là cái làng đó nghĩ ra nghề này. Đây là lừa dối, vậy thì dạy được trẻ con gì nữa.

Thứ ba là sau chiến tranh mỏi mệt quá, giờ dân ta nghĩ là làm cái gì để khá lên một chút, nên thèm hưởng thụ lắm. Khi đi ra ngoài thì chệnh choạng nên lộ ra rất nhiều nhược điểm cũ. Nhưng biết làm sao được, vẫn phải ra ngoài hội nhập thôi.

Một thói quen xấu còn để lại sau thời chiến là ý nghĩ cho rằng cứ làm liều là được chứ không chịu học hỏi gì cả. Ngay trong giới nhà văn chúng tôi cũng nhiều sự bảo thủ, không chịu hội nhập. Ngày xưa ở Hội Nhà văn còn có nhà văn nước ngoài sang giao lưu để mở mang nhưng giờ thì không. Bảo học thì như có nhà văn nói: Học để ăn cắp thì học để làm gì? Nói vậy sao được?!

- Thói xấu lớn nhất của người Việt chính là thói xấu sợ nói ra tật xấu của mình, như ông đã nhận định. Vậy ngoài thói xấu này thì còn thói xấu nào lớn nữa?

- Thói xấu lớn nữa là nhiều người Việt không có nhu cầu tự nhận thức, xem lại mình là người như thế nào, đặt mình trong thời gian, không gian cụ thể thì sẽ ra sao. Chúng ta không có thói quen ghi lại biên niên sử, nên ví thử sau này khi muốn nghiên cứu về Nguyễn Du, Nguyễn Tuân thì chẳng ai biết năm đó các vị làm gì. Không thể cứ ngồi nhận định loạn lên rồi tô vẽ nhăng cuội.

Tiếp nữa là sự thiếu chính xác ở rất nhiều việc. Có những người sống rất bột phát hồn nhiên, không có sự nghiên cứu, nghiền ngẫm nào khi viết hay nói cả; cứ nghĩ gì là viết đấy chẳng cần tìm hiểu gì hết.

- Vậy thói hư tật xấu nào là trở ngại lớn nhất cho sự phát triển của con người cũng như đất nước?

- Theo tôi là thói tự kỷ trung tâm luận, thấy mình là trung tâm, cứ bắt người khác phải theo ý mình. Chúng ta hơi kiêu ngạo so với thế giới. Đây là điểm bất lợi cho sự phát triển. Những người đương thời bây giờ viết về Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh mà thiếu sự tôn trọng, tôi thấy vậy là láo!

- Theo ông đặt ra vấn đề nước Việt Nam nhỏ hay lớn có hợp lý không?

- Nhỏ hay lớn chỉ là tương đối, theo tôi nếu đặt vào một hệ quy chiếu nào đó để nói sẽ chính xác hơn. Như chuyện đặt vấn đề nước Việt Nam là nước lạc hậu so với thế giới thì đúng chứ nói lớn, nhỏ thì không có căn cứ. Chẳng lẽ dân tộc Thụy Điển, Thụy Sĩ có vài triệu dân thì không phải là dân tộc lớn sao?

"Thói hư tật xấu" thời hội nhập

- Ông rất tâm đắc với câu "Dân 25 triệu ai người lớn/ Nước 4000 năm vẫn trẻ con" của Tản Đà. Theo ông, khi chưa biết loại bỏ hết thói hư tật xấu thì chúng ta vẫn là "trẻ con"?

- Vâng! Đúng là trẻ con vì vẫn thích khen, thấy mình là quan trọng, chỉ biết mình thôi và chưa trưởng thành về mặt lý tính. Dân ta vẫn sống bột phát hồn nhiên, nghĩ gì là nói nấy. Tôi thấy dân mình như cây mọc nông trong khi các dân tộc phát triển khác như cây cao bóng cả. Việt Nam sau chiến tranh thì như rừng cỏ ranh, người nào cũng xêm xêm nhau. Chứ ở các nước phát triển thì họ có cả cây cao bóng cả, cả cây thấp lẫn dây leo bụi rậm.

- Ông dẫn rất nhiều tài liệu trong Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh (in năm 1938) để nói về thói hư tật xấu của người Việt. Vậy theo ông cho tới thời điểm này, khi Việt Nam gia nhập WTO rồi thì những thói hư tật xấu đó đã được thay đổi chưa trong suốt gần 60 năm qua?

- Tôi nghĩ thói hư tật xấu của người Việt không những không thuyên giảm mà có vẻ như còn xuất hiện thêm ngày càng nhiều hơn. Và họ cũng có vẻ lý sự hơn trong việc cãi lấy được chứ chẳng dựa vào luật lệ nào.

- Gia nhập WTO rồi mà người Việt ta vẫn chưa thay đổi ư?

- Tôi nghĩ việc gia nhập WTO chỉ là thủ tục hành chính còn sự chuẩn bị về nhận thức để dân ta thay đổi cho phù hợp với hội nhập thì chưa có. Chúng ta phải có nghiên cứu xem trước khi hội nhập thì sự hiểu biết của dân ta về nước ngoài ra sao, văn hóa của Việt Nam như thế nào và có bị ảnh hưởng bởi hội nhập không,…

Chúng ta đừng để sự yếu kém về mặt nhận thức ảnh hưởng tới đường lối tư duy, kiểu Xuân Diệu đã từng giảng trong một lớp học viết văn rằng: Các đồng chí ơi! Tổng thống ở Mỹ sau khi hết nhiệm kỳ, về nghỉ thì đi làm lái buôn, làm quảng cáo cho các hãng, rồi nó mặc áo dính hình quảng cáo này nọ… Xuân Diệu được đi nước ngoài quá nhiều rồi mà còn nhận thức vậy thử hỏi những người dân thường sẽ hiểu ra sao?

- Vậy phải chăng hội nhập cũng làm cho dân ta thêm tật xấu mới?

- Vâng! Khi hội nhập, chúng ta từ tối ra ánh sáng thì bệnh mới càng lộ rõ. Cộng vào đó là những thói hư tật xấu bị nhiễm từ bên ngoài vào nữa.

"Tôi muốn nhìn Việt Nam bằng tình thần thế giới..."

Hiện nay tôi có một vấn đề rất băn khoăn những chưa viết ra được là: Việt Nam đang thành bãi rác của thế giới. Không phải cứ người nước ngoài đến Việt Nam là đều thông minh, giỏi giang cả đâu.

Bởi chúng ta sống dễ dãi quá, cẩu thả quá nên hợp với những đối tượng này, nhưng nếu họ về nước khác họ sẽ bị nhắc ngay. Thế là nhiều kẻ buôn lậu, tội phạm và làm ăn chụp giật cũng như sống buông thả mới đến Việt Nam. Hay cả những tư tưởng lạc hậu cũng đang ồ ạt vào nước ta. Tôi rất sợ việc này xảy ra.

- Hiện nay Việt Nam đang nhắc nhiều đến việc "quảng bá, tiếp thị hình ảnh đất nước". Cụm từ "PR" (Public Relations, tức quan hệ công chúng, quan hệ đối ngoại hoặc "đánh bóng hình ảnh bản thân"... cũng đang được nhắc tới thường xuyên. Để làm điều đó thì những cái hay, điều tốt, vẻ đẹp cần phải "phô" ra với bên ngoài. Như thế, việc ông đang làm liệu có đi ngược với xu hướng đó?

- Trên nguyên tắc, chúng ta không thể giấu nhau được cái gì. Các dân tộc luôn nhìn vào nhau để phát triển. Ngày trước, nhiều giáo sĩ, nhà buôn... phương Tây đã sang nước ta và ghi lại nhận xét của họ mà chúng ta ít nhắc đến. Điều đó chứng tỏ, từ lâu rồi chúng tôi đã không thể giấu được nhau.

Câu "Đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại", theo tôi đã lạc hậu từ rồi. Bây giờ chúng ta cần nói đúng mức về mình và đúng như nó có. Chúng ta không thể nói quá lên, trong nhà với nhau thì còn có thể chấp nhận chứ ra tới bên ngoài là không có lợi về lâu dài. Cũng không phải chỉ ta mới có những cái mà ta ngỡ người khác không có.

Nói về mình là rất khó. Chúng ta vẫn luôn cần quảng bá hình ảnh của ta nhưng việc đó phải nằm trong tay những người có thiện chí, có hiểu biết sâu sắc về không chỉ nước mình và còn về nước khác. Nếu không có điều đó rất dễ bị nói sai. Việc người bên ngoài nhìn vào nước ta cũng quan trọng, nếu hiểu họ thì khi họ nói xã giao quá, ta còn biết để mà bỏ đi...

- Giả sử để để ông làm công việc là giới thiệu hình ảnh Việt Nam ra bên ngoài, ông sẽ giới thiệu điều gì trước nhất?

- Việc này không phải dễ. Chúng ta đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn trong quá trình hình thành dân tộc, có giai đoạn ta phải tạm thời đóng cửa lại. Để đi ra thế giới như ngày hôm nay thì phải trải qua con đường rất dài và chúng ta khao khát "hội nhập" hơn bao giờ hết.

Tôi thấy đặc điểm lớn nhất của Việt Nam hôm nay mà thế giới cần nhìn vào là chúng ta đang tập sống theo quy luật của thế giới, nhìn mình như một con người của nhân loại và vươn tới những điều cao đẹp. Chưa bao giờ chúng ta có điều kiện như bây giờ để vươn lên trở thành chuẩn mực.

Dân mình có sức trẻ, có ham muốn, tức là có sức mạnh tinh thần rất lớn. Tôi thấy câu "Việt Nam muốn làm bạn với thế giới" không phải là lời xã giao vì thực sự chúng ta đang khao khát muốn biết thế giới và làm bạn với thế giới.



Chúng ta ở tầm công dân hạng 2, hạng 3 của thế giới (?)

- Sau Cách mạng tháng tám bác Hồ có đề cập đến một nhiệm vụ rất cần kíp lúc đó là "Phải dạy lại nhân dân". Điều này còn đúng cho thời điểm hiện nay?

- Ngay từ thời cụ Phan Chu Trinh đã lấy nhu cầu "tân dân" làm gốc để đưa đất nước phát triển lên. Như vậy việc làm mới dân là nhu cầu của mọi thời, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi chất "người" đang đi xuống trần trọng, con người dễ buông thả, suy đồi.

- Con người mới của thời đại ngày nay theo ông là con người như thế nào?

- Là con người thấy được rằng mình còn rất nhiều kém cỏi và phải có ý trí để mà vươn lên với thế giới. Không phải họ nói vài câu xoa đầu là đã sướng rồi mà mình phải làm sao tạo ra hàng hóa để đưa cho họ, họ phải mua nhiều và mua nữa.

Con người hiện đại phải là con người biết được nhược điểm của mình và có khao khát vươn lên, có lòng tin là mình sẽ đứng ngang hàng với thế giới chứ không cần phải để ai chiếu cố. Có sách của mình người ta phải đọc, phải dịch chứ không phải là đi cầu cạnh họ dịch để khoe mẽ.

- Theo ông, phẩm chất nào là nổi bật của người Việt?

- Phẩm chất nổi bật nhất của người Việt là tính dễ thích ứng. Nhưng đây là phẩm chất có hai mặt. Dễ linh động, linh hoạt những có thể hời hợt, nhạt nhòa, chông chênh, dao động.

- Vậy phải chăng chúng ta có nhiếu thói hư tật xấu hơn những phẩm chất tốt đẹp?

- Tôi cảm thấy nó đang là vậy! Do trình độ sống của dân ta hơi thấp.

- Nói vậy có quá không, thưa ông?

- Nói chính xác hơn là về mặt số lượng thì thói hư tật xấu của chúng ta nhiều hơn, nhưng nó vẫn đan cài với những phẩm chất tốt.

- Ông có sợ bị phản ứng khi nói bi quan vậy không?

- Tôi không sợ phản ứng! Nếu các bạn không đồng ý với tôi các bạn cứ viết ra, tôi sẽ tiếp thu. Tôi không là cái gì cả, tôi nói và viết theo những gì tôi nghĩ.

- Theo ông chính phủ và nhà nước cần có những chính sách gì để khuyến khích phát triển những tính cách tốt đẹp của người Việt?

- Theo tôi Nhà nước nên có một chính sách khuyến khích hơn nữa khả năng tự nhận thức của mỗi người. Đồng thời cũng nên khuyến khích những lời nói thật, đừng chỉ nói chúng ta giỏi nhưng thực tế lại rất dở, phải thẳng và thật.

- Vậy phải chăng việc "vạch áo cho người xem lưng" cũng rất tốt?

- Tôi nghĩ việc này là tốt. Như chuyện Lê Vân viết tự truyện cũng rất tốt, nó cho thấy một thức tế đang tồn tại trong đời sống văn nghệ của nước ta. Nó có cái dở là cho thấy một đời sống gia đình rất nhếch nhác; nhưng lần đầu tiên đã có một người trẻ nhìn đời sống một cách thẳng thắn và dám viết ra.

Ngay cả những nhà văn tài ba của chúng ta khi viết cũng chỉ toàn cố khoe tài. Thế giới này người giỏi không bao giờ khoe tài của mình cả.

Chúng ta có một trình độ sống thấp, ở tầm công dân loại 2, loại 3 của thế giới. Tôi biết tôi nói ra cũng có thể gây nhiều phiền phức nhưng tôi không gạt được ý nghĩ nó ra khỏi đầu tôi. Nếu các bạn thấy nó có thể gây phiền phức thì các bạn đừng hỏi tôi nữa và cũng đừng viết nữa.

Tôi thấy rất xấu hổ khi lúc nào chúng ta cũng nói tới bản sắc. Trong khi đó cái gì chúng ta cũng học của nước ngoài. Chúng ta học đòi nhanh thế thì bản sắc ở đâu?

- Nói về thói hư tật xấu của người Việt không có nghĩa là ghét người Việt mà là vì yêu nên mới nói phải không ông?

- Đúng vậy! Bằng nhân tâm của tôi, tôi làm. Nếu không có lòng yêu nước, yêu người dân quê hương mình thì tôi việc gì phải làm cái việc coi như "đi tu" này. Tôi nghĩ mình cần làm nó vì nó giúp cho dân ta mạnh lên, nước ta giàu lên.

- Phải chăng ông làm điều này vì ông muốn viết lên một trang sử nào đó cho mình?

- Không! Tôi vào Sài Gòn và nhìn tên phố thấy có những người tôi chả biết là ai, có những người sử sách viết rất hay nhưng ở ngoài đời lại không phải hay như vậy.

- Một câu hỏi nhỏ về ông: Nghe nói ông lão 64 tuổi Vương Trí Nhàn vẫn thường xuyên ra bãi giữa sông Hồng để... tắm tiên?

- Ồ, thú vị lắm. Tôi làm điều đó mỗi buổi sáng cùng một nhóm các ông già 60 đến 70 tuổi. Nó đã thành việc làm thường xuyên nên kể cả khi trời Đông rét mướt tôi vẫn không bỏ, không ngại.

Mấy năm trước tôi bị thoái hóa cột sống cổ, thần kinh chân tay co quắp lại. Gặp bác sĩ giỏi nhất thì được khuyên mổ. Tôi đã đi nhiều nơi, lên cả Tuyên Quang chữa trị mà không khỏi. Sau đó, có người khuyên tôi nên ra sông Hồng tắm. Giờ tôi thấy khỏe ra, mỗi lần tắm xong thấy sung sướng lắm.

Nhưng cái được hơn từ việc này với tôi là về tâm lý. Tắm về tôi thấy thoải mái, không sợ việc, thấy tự tin, ham sống hơn. Việc "tắm tiên" gợi đến cho tôi cảm giác hoang sơ, gần gũi với thiên nhiên, giúp tôi lắng lại để nghĩ về nhân tình thế thái, biết yêu quý thiên nhiên hơn. Tự nhiên tôi thấy mình muốn viết được kịch bản phim về các dòng sông chảy trên đất Việt Nam.

Về mùa nước lũ này, phù sa sông Hồng chở nặng, đỏ au như những bát đất. Dù nó mang về rất nhiều rác, nhưng sông vẫn có sự thanh sạch vô cùng. Tôi hiểu, đất mẹ còn rộng rãi lắm, dù có cả rác và vẩn đục trong đó, nhưng vẫn không mất đi sự tươi mát, sạch trong.

Vương Trí Nhàn

The Old Man
02-09-2008, 13:21
Bài của ông Vương Trí Nhàn nhận định rất đúng.
Thắc mắc:
Thế thì ngưởi Việt có gì thay dổi chưa? Hay vẩn còn là Nguyễn Y Vân.
Và bài trên có giúp ích hay thay dổi gì được hay không?

hoply
02-09-2008, 22:52
Bài của ông Vương Trí Nhàn nhận định rất đúng.
Thắc mắc:
Thế thì ngưởi Việt có gì thay dổi chưa? Hay vẩn còn là Nguyễn Y Vân.
Và bài trên có giúp ích hay thay dổi gì được hay không?

Không giúp gì cho những người như ta,nhưng giúp cho em ta,cháu ta,con ta trở thành công dân toàn cầu

babylearnit
17-09-2008, 22:40
Tìm và giảm thiểu cái xấu, cái không tốt ở mỗi cá nhân chúng ta là giảm đi số "người Việt xấu xí" vì mỗi người Việt đang là một phần tử của xã hội "xấu xí" đó...
Hiện tại nền giáo dục của Vietnam đang gặp quá nhiều vấn đề, khi giáo dục về đúng với bản chất của nó, dân trí thực sự thay đổi sẽ ít đi những "người Việt xấu xí".

tayan_computer
18-09-2008, 10:36
mình thấy người việt mình giờ giấc cao su quá
đa phần là như vậy
đât nước đang công nghiệp hóa mà như vậy thì nguy hiểm quá

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

ngay trong ngành giáo dục, một ngành quan trọng để đào tạo ra những chủ nhân tương lai vưa có đức, vừa có tai của đất nước mà lại để xảy ra nhưng tiêu cực như nạn hối lộ, bệnh thành tich, chạy bằng cấp. thì tương lai của đát nước sẽ ra sao đây?

zoejoe
10-10-2008, 19:24
hic, cũng còn tùy vào hoàn cảnh nữa. Ra đường, cần hộp Dutch Lady uống xong, kiếm cái thùng rác lòi con mắt cũng không ra, chỉ còn biêt quăng đại xuống lỗ cống gần nhất, hay gốc cây cột điện, thậm chí quăng ra đường lớn cho xe cán chơi!! Đáng ra là có vài cái thùng rác rồi, nhưng do tính "yêu môi trường", các em nhỏ hoặc bọn xì ke nó chôm luôn thùng ra đem bán phế liệu. Néu mạnh tay hơn, người ta cột xích sắt vào, thế mà nó lấy luôn xích sắt bán ve chai, nhổ luôn trụ sắt cân kí ... Bó tay. Yêu môi trường thật!!

l24ever
10-10-2008, 21:17
cái này tùy vào ý thức và môi trường sống thôi
nhưng nhiêu lúc những người có lối sống văn mình ở vn lại chịu nhiều thiệt thòi >.<

levanminh36
15-10-2008, 17:02
Theo em người Việt Nam còn có tính xấu đó là:
1. Theo em người Việt Nam là người hèn nhát. Tiêu biểu nhất là trong vụ Trung Quốc tuyên bố thành lập Tam Sa bao gồm Hải Nam, Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam chỉ có vài trăm người b_iểu tình, trong khi đó hàng triệu người biết được tin này thông qua cộng đồng mạng. Nhiều người còn tự an ủi rằng nhà nước Việt Nam đã có những kế sách để giữ gìn và đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa. Và đặc biệt là họ sợ mật vụ nhà nước khử ngầm khi đi sai đường lối.
Em cũng phải thừa nhận rằng ngày hôm đó em là một thằng chó hèn nhát vì đã không đến b_iểu tình tại Đại Sứ Quán Trung Quốc.
2. Người Việt Nam nói hay nhưng làm rất dở, nói thẳng ra là đạo đức giả. Sách vở luôn dạy và đề cao việc chống tham nhũng nhưng bản chất vốn là kẻ hèn nhát nên chẳng dám chống tham nhũng. Nói thẳng người Việt Nam chỉ được cái mồm.
3. Cha mẹ người Việt là lũ khốn khiếp, trong đó có cha mẹ em vì đã dạy em những câu này: Ra đường thấy chỗ nào tai nạn thì tránh xa ra đừng đến gần vì sợ kẻ gian móc tủi. Ra đường thấy đánh nhau thì phải tránh xa đừng vào can ngăn vì vớ vẩn nó đâm cho một dao thì sẽ chết. Em căm thù những lời dạy dỗ này, và chắc chắn trong tương lai thì lập gia đinh em sẽ không bao giờ dạy các cháu kiểu sống vô trách nhiệm với xã hội và hèn nhát.
4. Người Việt Nam nói thẳng ra rất cá nhân, ích kỷ, chỉ giỏi kết bè kết đảng, cướp của nhân dân, vi phạm dân chủ, và đạo đức giả.

Hok bik zì
15-10-2008, 17:20
Theo em người Việt Nam còn có tính xấu đó là:
1. Theo em người Việt Nam là người hèn nhát. Tiêu biểu nhất là trong vụ Trung Quốc tuyên bố thành lập Tam Sa bao gồm Hải Nam, Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam chỉ có vài trăm người b_iểu tình, trong khi đó hàng triệu người biết được tin này thông qua cộng đồng mạng. Nhiều người còn tự an ủi rằng nhà nước Việt Nam đã có những kế sách để giữ gìn và đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa. Và đặc biệt là họ sợ mật vụ nhà nước khử ngầm khi đi sai đường lối.
Em cũng phải thừa nhận rằng ngày hôm đó em là một thằng chó hèn nhát vì đã không đến b_iểu tình tại Đại Sứ Quán Trung Quốc.
2. Người Việt Nam nói hay nhưng làm rất dở, nói thẳng ra là đạo đức giả. Sách vở luôn dạy và đề cao việc chống tham nhũng nhưng bản chất vốn là kẻ hèn nhát nên chẳng dám chống tham nhũng. Nói thẳng người Việt Nam chỉ được cái mồm.
3. Cha mẹ người Việt là lũ khốn khiếp, trong đó có cha mẹ em vì đã dạy em những câu này: Ra đường thấy chỗ nào tai nạn thì tránh xa ra đừng đến gần vì sợ kẻ gian móc tủi. Ra đường thấy đánh nhau thì phải tránh xa đừng vào can ngăn vì vớ vẩn nó đâm cho một dao thì sẽ chết. Em căm thù những lời dạy dỗ này, và chắc chắn trong tương lai thì lập gia đinh em sẽ không bao giờ dạy các cháu kiểu sống vô trách nhiệm với xã hội và hèn nhát.
4. Người Việt Nam nói thẳng ra rất cá nhân, ích kỷ, chỉ giỏi kết bè kết đảng, cướp của nhân dân, vi phạm dân chủ, và đạo đức giả.

Bó tay anh bạn rồi :no:
Cha mẹ cậu sinh ra cậu, nuôi dạy cậu, có thể là họ dạy những điều làm cho con người ích kỉ nhưng đó cũng là vì họ muốn tốt cho cậu. Vậy mà lên đây cậu chửi cha mắng mẹ, cậu có còn là con người không ? :blink:

babylearnit
16-10-2008, 18:10
trong chỗ làm có vài người việt thôi mà rắc rối lung tung, ganh tỵ giờ làm, quyền hành, công việc...để những dân tộc khác nhìh vào với con mắt mỉa mai, khinh miệt...

Ngantk
18-10-2008, 15:57
Đúng là ngừoi Việt mình xấu thật, ngay cả bản thân tui cũng vậy, mỗi lần đi qua phà hay có việc đi xa, ra bến xe ngồi đợi, cả đôi khi ngay trên đường đi cũng vậy, tui thấy có rất nhiều người ăn uống xong, cứ vô tư ném rác ra ngoài đường, cư như đường ấy là của một mình mình vậy, những lúc ấy, tui thấy giận ghê gớm, nói thật là chưa bao giờ tui ném rác ra đường cả, ăn uống xong bất kỳ một món gì đó tui đều tìm thùng rác để cho vào những thứ thừa thải, nếu không có thì tui sẽ mang chúng bên mình đến khi về tới nhà (chà chà, xem ra tui cũng đâu xấu lắm), nhưng tui xấu ở chỗ mỗi lần chứng kiến cảnh mọi người mất vệ sinh như vậy tui lại thấy nổi xung với họ, tui ước gì có người đến bắt họ, hay phạt thật nặng vào, tui ước gì tui ...có phép để biến những người đó thành rác ném ra đường cho bao người đạp lên, tui cao to khỏe mạnh, tui ước Việt Nam không có pháp luật để tui nện cho người đó một trận cho... bỏ ghét,... Chỉ vì một hành vi không biết là vô tình hay cố ý của họ, mà tui lại suy nghĩ ra bao điều để trừng trị họ=> tui ích kỷ, xấu xa thật, hức :( !

viet_dt
20-10-2008, 10:28
Vậy ai xem cái này rồi thì về DẠY LẠI ba má cô dì chú bác cậu mợ trong nhà nhé, họ toàn Người Việt Nam cả đấy :)

AnhTuanKB
20-10-2008, 11:11
Cha mẹ cậu không biết dạy cậu nên mới đẻ ra cái thứ chửi cha mắng mẹ mình như vậy,nhưng cậu o được xúc phạn đến người khác nha
Nhầm rồi cậu, những lời này mình cũng muốn nói lâu rồi, nhưng vì truyền thống, bản sắc VN nên mình không được nói.
Ngày xưa cha mẹ tất cả chúng ta đều dạy chúng ta rằng học để làm gì? Để làm quan! Làm ông này bà kia cho họ nở mày nở mặt, để nhàn tấm thân sau này.
Học hành không ra gì hay có chút thành tích kém thì mắng chử thậm tệ, kể hết bao nhiêu công sức, tiền bạc đầu tư cho học mà học không nên thân. Luôn luôn so bì với thằng này th82ng kia xem ai điểm cao hơn.
Với cách giáo dục như vậy, nói thẳng ra tạo ra 1 lớp tuơng lai yếu ớt, què quặt, luôn mặc cảm với xã hội, co rút như con rùa. Cứ thử nghĩ đến cảnh người dân khúm núm thế nào trước CSGT, mấy ông phường, xã là biết.
Với cách giáo dục như vậy, chỉ có thể tạo ra những người con với sự kính yêu cha mẹ giả tạo, tôn sư trọng đạo cũng giả tạo nốt. Đi đâu cũng khoanh tay chào người lớn, lịch sự nhã nhặn, nhưng lời cha mẹ luôn bỏ ngoài tai. Tại vì chẳng thấy được giá trị thực tế nào trong đó.
Các bạn hãy tập làm quaen với những quan điểm khác biệt đi nhé, Mình e là trong tương lai, những quan điểm như thế này sẽ còn bộc lộ mạnh mẽ hơn nhiều, Khi ngày càng quá nhiều sức ép đè năng lên vai các em nhỏ!

dly
23-10-2008, 09:09
Trong con mắt các nhà trí thức nửa đầu thế kỷ XX
Thói hư tật xấu của người Việt: trống rỗng, dễ dãi, chê bai bừa, thô lỗ
Vương Trí Nhàn
Thể thao & Văn hóa
09:12' PM - Thứ hai, 06/10/2008



Đời sống tinh thần suy đồi trống rỗng

(Vũ Văn Hiền, Thanh nghị số đặc biệt,
vài vấn đề Đông Dương, năm 1945)

Ở các làng quê đâu đâu cũng thấy một sự mê muội bướng bỉnh gian dối, đâu đâu cũng thấy những thói rượu chè cờ bạc khao vọng ma chay kiện cáo. Sự nghèo nàn về tinh thần và từ khi nền học cũ đã tàn, sự thiếu thốn về luân lý đổ thêm vào sự đói rét và ốm đau để làm cho người dân quê Việt Nam cực kỳ khổ sở.

Sở dĩ mọi cải cách thất bại vì dựa trên nguyên tắc không hợp thời "các làng xã cần được hoàn toàn tự trị". Khi giao việc cai trị trong làng cho những người sống trong làng (tức mỗi làng là một đơn vị tự túc về cai trị) các làng càng trở nên cô lập, không chung sống với lân bang, mỗi làng thường không đủ năng lực làm việc gì cho to tát.

Các chức vụ chỉ để thỏa mãn lòng khát khao danh vọng của dân quê. Thật ít khi người ta thấy nhiều người lãng phí thời giờ và nghị lực vào những công việc hão huyền như trong một làng Việt Nam. Và thật khó lòng tìm ở một nơi nào khác nhiều bộ phận vô ích như làng xứ ta.


Dễ dãi trong quan hệ
(Phan Khôi, cái quyền sở hữu trung lập, Sài Gòn, năm 1930)

Người An Nam mình có tính hay xuề xoà(1) ra chỗ đồng tiền phân bạc thế nào xong thì thôi không có nè nóc(2) gì cho lắm. Cái tính ấy ở đời nay là tính xấu. Vì khi xuề xoà của mình chẳng nói làm chi, cón khi mà xuề xoà đến của người ta thì họ không có nể đâu, nói ngay trước mặt mình rằng chú là đồ ăn cắp.

(1) Làm ra vui vẻ, không quản thiệt hơn.
(2) Chưa rõ nghĩa. Có thể hiểu là suy bì hơn thiệt (?)


Chê bai bừa bãi, sinh nghi kỵ nhau
(Phan Khôi, cái ảnh hưởng của Khổng giáo
ở nước ta, Thần chung, Sài Gòn, năm 1930)

Phủ huyện nào cũng đều có hội Văn chỉ, các hội ấy làm giềng mối chủ trương dư luận cả xã hội, người ta quen gọi là cái nền danh giáo hay ca quan thanh nghị(1). Chẳng những người trong hội cho đến người thường ở ngoài, nếu có làm việc gì nhắm tới luân lý trái với đạo đức thì không thể nào tránh khỏi sự công kích của hội.

Người An Nam mình kém học ít nghe cạn nghĩ lại thêm không biết phán đoán, mà cái lòng ghét điều ác quá nồng nàn, bao biếm(2) nhiều khi thất thiệt, bị người ta lợi dụng mà gieo điều nghi kỵ, thành ra ngờ vực nhau chia rẽ nhau.

(1) Bàn bạc, xét đoán, đánh giá người đời.
(2) Khen chê.


Lớp trẻ hỗn xược, thô lỗ
(Nguyễn Văn Huyên, Vấn đề
nông dân Việt Nam ở Bắc Kỳ, năm 1939)

Song song với vấn đề nghèo khổ, còn phải giải quyết vấn đề giáo dục. Khi ta tò mò đi vào các làng xóm ngày nay, ta bị sửng sốt vì vẻ hỗn xược vì thô lỗ của trẻ con nông thôn. Xưa kia hầu như nơi nào cũng có một ông thầy đồ. Xung quanh chiếc sập của ông, lũ trẻ dù không học được bao nhiêu chữ cũng đều nom thấy chiếc roi mây dài treo trên vách và nghe đi nghe lại câu răn dạy của đạo nho "Tiên học lê hậu học văn".

Ngày xưa, thầy và bạn học bao quanh lũ trẻ và ngăn chúng làm điều xấu. Ngày nay chẳng ai chú ý đến chúng. Trong vòng mười năm nữa, sẽ rất khó dắt dẫn các dân tộc lúc đó đã mất hết đạo lý. Một trào lưu cá nhân chủ nghĩa đã phát huy hết hiệu quả của nó trong một số môi trường.

tvkhang_8pn
23-10-2008, 20:12
người việt thì hay liêu lõng khi không có người quản lý .thường hay ích kỹ ,chỉ vì lợi ích cá nhân,lợi ích của người khác thì bỏ ngoài tai.thường hay nói đùa quá mức ,chuyện có nói không còn chuyện không nói có ,tình hay gen gét,cười nhạu người khác ,thường không giữ vệ sinh chung.

thichgaidep
23-10-2008, 23:52
Bàn về các điều tốt xấu trong con người Việt Nam, ta thấy đồng bào ta thông minh, nhớ dai, có óc nghệ thuật, khéo tay chân, giàu trực giác hơn là luận lý, ưa điều đạo đức, ham chuộng văn chương. (Có người nói người Việt ta thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thiết tưởng không đúng, chẳng qua chúng ta trong mười thế kỷ mất độc lập, chịu ảnh hưởng văn hóa nô dịch nên không được hướng dẫn phải đường, phải lối mà thôi, chớ không phải là ta không biết trọng thực học). Chúng ta lại còn đức tính lễ phép và biết ơn, chuộng hòa bình và giàu óc hy sinh.
Người lao động rất cần cù và nhẫn nại, có sức chịu đựng những việc nặng nhọc rất bền bỉ, nhất là các đồng bào miền Bắc.
Người đi lính ra trận rất trọng kỷ luật và can đảm. Nói đến người lính đây tức là lớp nông dân của chúng ta trong vai trò tranh đấu cho Tự do và Độc lập của xứ sở từ bốn ngàn năm lập quốc đến giờ rất đáng phục.
Tinh thần dân tộc được như vậy là nhờ ở hoàn cảnh kinh tế, địa lý, văn hóa và chính trị cấu tạo nên bởi:
1) Bắc giáp Trung Quốc, Nam giáp Chiêm Thành là hai gọng kìm ghê gớm, luôn luôn xiết chặt vào dân tộc chúng ta.
2) Rừng núi Bắc Việt hoang vu và nhiều thú dữ.
3) Đồng bằng Bắc Việt hay bị lụt lội và hạn hán.
4) Miền duyên hải Trung Việt hay nổi giông tố.
5) Vì hai vụ gió mùa đổi thay luân chuyển, khí hậu thường hay khô ráo và ẩm thấp. Đó là những yếu tố đã hun đúc cho chúng ta nhiều năng lực tranh đấu, sức chịu đựng với thiên nhiên và các cường bang ngoại địch.
Chúng ta cũng có nhiều tính xấu như các dân tộc khác:
Người dân trung lưu và hạ lưu hay nông nổi, háo danh, thích phô trương, mê cờ bạc, tin ma quỷ, sùng việc cúng bái, không nhiệt tín tôn giáo nào cả, ham kiện cáo, tinh vặt và quỷ quyệt.
Tiếng nói của người Việt có thể cho là đồng nhất, mặc dầu có sự phân biệt Trung-Nam-Bắc, giọng nói hơi nặng nhẹ ở một vài nơi, nhưng người Việt đi đến đâu cũng hiểu nhau. Tính tình, phong tục, tôn giáo cũng không có gì khác biệt lắm từ Nam ra Bắc.
Xã hội Việt Nam gồm 4 giai cấp: Sĩ, Nông, Công, Thương, cùng sống dưới chế độ phong kiến lâu đời, nhưng không có nhiều chia rẽ quá đáng như ở nhiều dân tộc khác.
Tóm lại, Việt Nam, nếu đem so sánh với nhiều dân tộc khác thì rõ rệt có rất nhiều đức tính thuần nhất nhờ đó mà có đủ sức mạnh vật chất, tinh thần để giải quyết nhiều việc khó khăn nội ngoại, qua nhiều thế hệ.
(Việt Sử Toàn Thư trang 20-21)

Dennis Bergkamp
24-10-2008, 00:08
Cái đạo Ông Bà 1 phần làm cho thế hệ sau ko dám phê bình những cái sai của thế hệ đi trước. Nếu chỉ ra khuyết điểm của thế hệ trước thì bị nói là trứng khôn hơn vịt, ko cho cha mẹ thì làm sao có mày v.v...ở đầy tồn tại nhiều vấn đề ở cả 2 phía.

Về phần con cái, cháu chắt: phải khẳng định rằng thế hệ sau luôn khôn ngoan hơn thế hệ đi trước. Đó dường như là 1 quy luật vì được tạo điều kiện ăn học tốt hơn, nhiều chữ nghĩa, thông tin hơn nên có cái nhìn toàn diện, thấu đáo hơn. Tuy nhiên vẫn như bao thế hệ trước khi chưa được học cách đối nhân xử thế, hòa hợp với xung quanh nên thường tỏ ra cực đoan trước những cái xấu, yếu kém của thế hệ đi trước. Phận làm con làm cháu thấy cha mẹ ông bà mình làm gì ko đúng thì phải biết can ngăn, góp ý bằng những từ ngữ nhẹ nhàng. Nên nhớ rằng dù muốn dù ko thì thế hệ sau cũng đang sống, nằm trong nền VH đã được định hình từ rất lâu rồi, muốn thay đổi thì cũng phải biết cách, lúc nào cũng cương sẽ đẫn đến thất bại.

Về phần ông bà, cha mẹ: ko phải lúc nào lớn tuổi hơn thì cũng đúng. Nhận ra lỗi lầm và xin lỗi con cháu chỉ khiến con cháu nể phục hơn chứ ko coi thường. Những người cố tình lấp liếm lỗi lầm đó bằng bạo lực, quyền thế, bằng những lề thói xưa cũ thì dù trước mắt con cháu miệng nói là chấp thuận đó nhưng trong lòng sẽ ấm ức, tỏ ra ko phục. Qua thời gian dài tích lũy ko khéo sẽ dẫn đến sự coi thường, chẳng đáng xem trọng.

Hãy tôn trọng dù con cháu mình chỉ vài tuổi hoặc đã là thanh niên, hãy nhớ mình là tấm gương cho con cháu, luôn đối xử công bằng. Chấp nhận sự thật là mình sẽ ko thể bằng con cháu, đừng cố níu kéo những điều xưa cũ. Khoan dung trước những lỗi lầm của tuổi trẻ vì bản thân mình ngày xưa cũng thế, ko ai trưởng thành, khôn ngoan mà ko mắc những lỗi lầm.

........Viết khó quá, giọng văn lại lủng củng nữa nhưng cứ thử viết xem sao......

yeuITVN
24-10-2008, 08:43
Bàn về các điều tốt xấu trong con người Việt Nam, ta thấy đồng bào ta thông minh, nhớ dai, có óc nghệ thuật, khéo tay chân, giàu trực giác hơn là luận lý, ưa điều đạo đức, ham chuộng văn chương. (Có người nói người Việt ta thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thiết tưởng không đúng, chẳng qua chúng ta trong mười thế kỷ mất độc lập, chịu ảnh hưởng văn hóa nô dịch nên không được hướng dẫn phải đường, phải lối mà thôi, chớ không phải là ta không biết trọng thực học). Chúng ta lại còn đức tính lễ phép và biết ơn, chuộng hòa bình và giàu óc hy sinh.
Người lao động rất cần cù và nhẫn nại, có sức chịu đựng những việc nặng nhọc rất bền bỉ, nhất là các đồng bào miền Bắc.
Người đi lính ra trận rất trọng kỷ luật và can đảm. Nói đến người lính đây tức là lớp nông dân của chúng ta trong vai trò tranh đấu cho Tự do và Độc lập của xứ sở từ bốn ngàn năm lập quốc đến giờ rất đáng phục.
Tinh thần dân tộc được như vậy là nhờ ở hoàn cảnh kinh tế, địa lý, văn hóa và chính trị cấu tạo nên bởi:
1) Bắc giáp Trung Quốc, Nam giáp Chiêm Thành là hai gọng kìm ghê gớm, luôn luôn xiết chặt vào dân tộc chúng ta.
2) Rừng núi Bắc Việt hoang vu và nhiều thú dữ.
3) Đồng bằng Bắc Việt hay bị lụt lội và hạn hán.
4) Miền duyên hải Trung Việt hay nổi giông tố.
5) Vì hai vụ gió mùa đổi thay luân chuyển, khí hậu thường hay khô ráo và ẩm thấp. Đó là những yếu tố đã hun đúc cho chúng ta nhiều năng lực tranh đấu, sức chịu đựng với thiên nhiên và các cường bang ngoại địch.
Chúng ta cũng có nhiều tính xấu như các dân tộc khác:
Người dân trung lưu và hạ lưu hay nông nổi, háo danh, thích phô trương, mê cờ bạc, tin ma quỷ, sùng việc cúng bái, không nhiệt tín tôn giáo nào cả, ham kiện cáo, tinh vặt và quỷ quyệt.
Tiếng nói của người Việt có thể cho là đồng nhất, mặc dầu có sự phân biệt Trung-Nam-Bắc, giọng nói hơi nặng nhẹ ở một vài nơi, nhưng người Việt đi đến đâu cũng hiểu nhau. Tính tình, phong tục, tôn giáo cũng không có gì khác biệt lắm từ Nam ra Bắc.
Xã hội Việt Nam gồm 4 giai cấp: Sĩ, Nông, Công, Thương, cùng sống dưới chế độ phong kiến lâu đời, nhưng không có nhiều chia rẽ quá đáng như ở nhiều dân tộc khác.
Tóm lại, Việt Nam, nếu đem so sánh với nhiều dân tộc khác thì rõ rệt có rất nhiều đức tính thuần nhất nhờ đó mà có đủ sức mạnh vật chất, tinh thần để giải quyết nhiều việc khó khăn nội ngoại, qua nhiều thế hệ.
(Việt Sử Toàn Thư trang 20-21)

Người Việt đặc biệt thích sỹ hão, thích có thành tích hơn là đem lại giá trị thực cho xã hội.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Bó tay anh bạn rồi :no:
Cha mẹ cậu sinh ra cậu, nuôi dạy cậu, có thể là họ dạy những điều làm cho con người ích kỉ nhưng đó cũng là vì họ muốn tốt cho cậu. Vậy mà lên đây cậu chửi cha mắng mẹ, cậu có còn là con người không ? :blink:

Nhân tiện nói luôn về chuyện con ngoan trò giỏi. Ngàn năm nay chúng ta quan niệm con ngoan trò giỏi là phải răm rắp và học vẹt những gì Dad, mom and teacher dạy. Những thời thế nay đã thay đổi, quan niệm về con ngoan trò giỏi cũng cần thay đổi, không phải cứ răm rắp nghe theo dad, mom and teacher mà phải biết phản biện, phải biết tư duy độc lập. Bố mẹ, thầy cô không phải lúc nào cũng đúng, ta phải biết mà phản bác, phải tranh luận để cho ra vấn đề. Mà thực ra thời buổi này quá đề cao vai trò người thầy là một sai lầm.

Cu Đơ
24-10-2008, 08:52
Người Việt đặc biệt thích sỹ hão, thích có thành tích hơn là đem lại giá trị thực cho xã hội.

Nếu nói như bác thì chẳng khác gì tự vả vào mặt mình. Các nghiên cứu ở trên có thể là thiểu số (số ít), nhưng thiểu số để giúp người Việt mình hoàn thiện hơn.
Quả thật ham thành tích thì ai cũng ham cả, nhưng ham thành tích trở thành căn bệnh khó chữa như bây giờ thì do cái cơ chế (hay đổi thừa là do cơ chế - Đơ cũng vậy - nói khác, ngại lắm) oái ăm mà mình mang.
- Để phá cái "sĩ hão, thành tích" thì phải làm gương từ trên, rồi từ từ nó sẽ lan xuống dưới thôi.


Nhân tiện nói luôn về chuyện con ngoan trò giỏi. Ngàn năm nay chúng ta quan niệm con ngoan trò giỏi là phải răm rắp và học vẹt những gì Dad, mom and teacher dạy. Những thời thế nay đã thay đổi, quan niệm về con ngoan trò giỏi cũng cần thay đổi, không phải cứ răm rắp nghe theo dad, mom and teacher mà phải biết phản biện, phải biết tư duy độc lập. Bố mẹ, thầy cô không phải lúc nào cũng đúng, ta phải biết mà phản bác, phải tranh luận để cho ra vấn đề. Mà thực ra thời buổi này quá đề cao vai trò người thầy là một sai lầm.


- Đồng ý 1 phần. Thật ra truyền thống của người Á Đông cũng hay lắm chứ.

bethichhoahong
24-10-2008, 08:55
Cái đạo Ông Bà 1 phần làm cho thế hệ sau ko dám phê bình những cái sai của thế hệ đi trước. Nếu chỉ ra khuyết điểm của thế hệ trước thì bị nói là trứng khôn hơn vịt, ko cho cha mẹ thì làm sao có mày v.v...ở đầy tồn tại nhiều vấn đề ở cả 2 phía.

Phản đói ý kiến của anh Dennis về đạo Ông bà:
“Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, phong tục thờ cúng tổ tiên hay còn gọi được gọi khái quát là Đạo Ông Bà là tục lệ thờ cúng những người đã chết, đặc biệt là tổ tiên, của nhiều dân tộc Đông Nam Á và đặc biệt phát triển trong văn hóa Việt và văn hóa Trung Hoa. Đối với người Việt, nó gần như trở thành một thứ tôn giáo; không gia đình nào không có bàn thờ tổ tiên trong nhà.” (theo wikipedia)

Đạo này thờ tổ tiên, là tôn giáo chung của tất cả người Việt Nam nào không theo Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo…

Đạo Ông Bà hướng về tổ tiên, những người đã khuất, “ăn quả nhớ người trồng cây”, chẳng liên quan j đến chuyện ngăn cản suy nghĩ cũa thế hệ sau cả.

Chuyện cha mẹ không hiểu con cái hay con cái không dám phê phán thế hệ trước là tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình, theo kinh nghiệm bản thân của em thì những gia đình còn nặng chất phong kiến, cha mẹ là trên hết, cha mẹ có sai, con cái cũng phải làm theo. Cái này xem ra là tàn dư của Nho giáo, nói như anh e rằng hơi oan cho Đạo Ông Bà. Đặc biệt dùng từ “Cái Đạo” như vậy có vẻ hơi bất nhã.

boytomo
24-10-2008, 14:34
hic, cũng còn tùy vào hoàn cảnh nữa. Ra đường, cần hộp Dutch Lady uống xong, kiếm cái thùng rác lòi con mắt cũng không ra, chỉ còn biêt quăng đại xuống lỗ cống gần nhất, hay gốc cây cột điện, thậm chí quăng ra đường lớn cho xe cán chơi!! Đáng ra là có vài cái thùng rác rồi, nhưng do tính "yêu môi trường", các em nhỏ hoặc bọn xì ke nó chôm luôn thùng ra đem bán phế liệu. Néu mạnh tay hơn, người ta cột xích sắt vào, thế mà nó lấy luôn xích sắt bán ve chai, nhổ luôn trụ sắt cân kí ... Bó tay. Yêu môi trường thật!!
toàn những lời ngụy biện
bộ không biết suy nghĩ cách khác à

Dennis Bergkamp
24-10-2008, 20:30
Như boytomo nói, khi ko thấy thùng rác tôi giữ rác lại, ko xả lung tung. Bịch nilong thì tôi bỏ túi hoặc treo vào xe, khi gặp thùng rác thì bỏ, ko nhất thiết phải bỏ rác ngay lập tức.

x-sniper
25-10-2008, 22:59
hay hay hay hay hay nhưng thua cái thằng stico của ép pờ tờ

zmt264
26-10-2008, 11:06
toàn những lời ngụy biện
bộ không biết suy nghĩ cách khác à

Đấy là bệnh :D, "vừa chăm vừa lười" suy nghĩ.
Chăm suy nghĩ về cách chống chế.
Lười suy nghĩ về cách giải quyết.

em_cua_hoply
26-10-2008, 18:53
Đấy là bệnh :D, "vừa chăm vừa lười" suy nghĩ.
Chăm suy nghĩ về cách chống chế.
Lười suy nghĩ về cách giải quyết.

Câu này hay đấy, trích dẫn ở đâu thế ?

ohisee oh i see
26-10-2008, 20:26
Câu này hay đấy, trích dẫn ở đâu thế ?

Google thử xem là biết liền mà :D

squangcao.com
29-10-2008, 13:33
Mới kiếm được cái này bên webtretho, đưa sang đây cho bà con đọc cho vui:

Tính cách 3 miền

Miền Bắc có lắm thằng điêu
Trong túi tiền nhiều nó bảo rằng không
Nghị quyết gì học cũng thông
Nói như thánh phán nhưng không làm gì.

Miền Trung có lắm thằng gian
Bảo ra cửa trước, chạy làng cửa sau
Nghị quyết nó thuộc từng câu
Nó chọn từng chữ bắc cầu để leo.

Miền Nam có lắm thằng tài
Nó tiêu như phá, nó sài như điên
Trong túi rủng rỉnh ít tiền
Đã có bà cả cưới liền bà hai
Nghị quyết nó học lai rai
Đến khi hỏi đến chẳng ai nhớ gì.
Nguồn: http://www.webtretho.com/forum/showthread.php?t=127759

Phan Đăng Lưu
29-10-2008, 13:50
Xấu là:

- Báo chí lên Google lục tung cả TG xem người nào gốc Việt mà thành tài thì "lôi" vè đem lên báo chí khoe với ngụ ý "do VN àm ra cả...:emlaugh:"

- Khoái NỔ: VINASAT thì thuê nước ngoài làm từ A-Z, ngay cả việc điều khiển phải nhờ chuyên gia nước ngoài làm. Thế mà báo chí không có một dòng nào ca ngợi các chuyên gia nước ngoài :lick: toàn ca ngợi các "bác... có học" ở VN (nhiệm vụ chỉ đứng ngaòi ngó chuyên gia nước ngoài làm).

- Đưa ra những dự luật không ngờ trên TG ( VD "ngực lép" không được đi xe máy" . Thử hỏi nếu quy định này mà có thiệt chắc silicon trên thị trường VN hết hàng luôn quá :w00t:)

- .... còn tiếp:drool:

Ngantk
29-10-2008, 14:31
người việt thì hay liêu lõng khi không có người quản lý .thường hay ích kỹ ,chỉ vì lợi ích cá nhân,lợi ích của người khác thì bỏ ngoài tai.thường hay nói đùa quá mức ,chuyện có nói không còn chuyện không nói có ,tình hay gen gét,cười nhạu người khác ,thường không giữ vệ sinh chung.

Và còn là chúa viết sai lỗi chính tả nữa he he! Về xe lại chính tả đi cưng, viết lên diễn đàn để cho nhiều người cùng xem mà cưng viết thế này thì chít mất thôi!

vanthao287
01-12-2008, 11:27
Tiên trách kỹ, hậu trách nhân. Trước tiên phải thừa nhận một sự thật đau buồn là vẫn còn rất nhiều người xấu xí mà nguyên nhân xâu xa là trình độ dân trí có hạn.

huysun
01-12-2008, 13:35
đọc mấy cái này thì thấy đúng quá, cho 1 tràng pháo tay nào

yoyobee
24-12-2008, 17:31
Ừh vỗ tay tự cười mình cái coi !

huysun
25-12-2008, 12:48
tất nhiên phải vỗ tay, để biết rằng ngay cả mình còn phải thấy đáng cười, thì có nên tiếp tục như vậy không?

nguyenductin
28-12-2008, 23:17
Các bác ơi kô phải người V nào cũng thế đâu đó chỉ là một phần nhỏ mà thôi,hãy tin rằng phần nhỏ ấy sẽ biến mất trong tương lai.

coofhair
10-01-2009, 09:56
http://vietimes.com.vn/vn/nguoiquansat/5993/index.viet
Các bác có khi nào thót tim khi xe chở khách đi ngang qua không, vù 1 phát ngang mặt một túi nilong đặc mùi xú uế
Em thì vẫn nhiều tật xấu nhưng những cái gọi là tối thiểu để làm người gọi là có học hết cấp 1 thì vẫn biết

SodepCatTuong
14-01-2009, 13:15
Có thể cho đó là những cái nẩy sinh tất yếu cửa thời kỳ chuyển đổi kông ??

lamthao
20-01-2009, 23:33
Như boytomo nói, khi ko thấy thùng rác tôi giữ rác lại, ko xả lung tung. Bịch nilong thì tôi bỏ túi hoặc treo vào xe, khi gặp thùng rác thì bỏ, ko nhất thiết phải bỏ rác ngay lập tức.
Trên tay bác phải cầm con chuột chết 3 nắng + 1 buổi mua rầm...có mà vứt cho nhanh chứ đút túi thì...Đùa thôi nha tôi cũng là ng` có í thức đấy.

boytomo
21-01-2009, 09:50
http://vietimes.com.vn/vn/nguoiquansat/5993/index.viet
Các bác có khi nào thót tim khi xe chở khách đi ngang qua không, vù 1 phát ngang mặt một túi nilong đặc mùi xú uế
Em thì vẫn nhiều tật xấu nhưng những cái gọi là tối thiểu để làm người gọi là có học hết cấp 1 thì vẫn biết
tôi đã từng ăn 1 bãi nước bọt của 1 cô gái xinh đẹp ngồi trên xe mercedes chạy lên chửi thì thấy 1 đám nam thanh nữ tú nói cười vui vẻ cũng chẳng 1 lời xin lỗi
giương mắt ếch lên nhìn như mình ko có lỗi vậy
có thể nói lòng tự trọng và ý thức là không có trong từ điển


Trên tay bác phải cầm con chuột chết 3 nắng + 1 buổi mua rầm...có mà vứt cho nhanh chứ đút túi thì...Đùa thôi nha tôi cũng là ng` có í thức đấy.
đùa kiểu dễ bị chửi à lol

bothuocla
10-02-2009, 23:59
Nhân chi sơ, tính bản tốt
Nhân chi sơ, tính bản xấu.
Câu nào đúng nhĩ :))

tqvn2004
09-03-2009, 19:34
Có bác nào đọc về 5 chiều văn hóa Hostede chưa nhỉ, nhờ các bác bổ túc bài này giùm tôi với:


Năm chiều văn hóa Hofstede và đánh giá về Việt Nam (http://danluan.org/node/267)

Văn hóa của một quốc gia, một dân tộc hay một cộng đồng là điều gì đó hết sức trừu tượng. Tuy nhiên, đó lại chính là phần hồn, là thứ quyết định mọi suy nghĩ và hành động của các cá nhân, tổ chức hay cộng đồng đó. Do vậy, trên thế giới người ta vẫn chú trọng tìm hiểu về văn hóa, làm sao có một thước đo chung để phân tích và đánh giá một nền văn hóa, so sánh nó với những nền văn hóa khác. Việc phân tích văn hóa được dùng cho nhiều mục đích, chẳng hạn:

* Biết rõ hơn về "mình", để có những quyết sách, chẳng hạn trong giáo dục, cải thiện bản thân mình. Phải biết mình hỏng ở đâu, chúng ta mới hi vọng sửa chữa được.

* Để hiểu rõ hơn về nhau, giúp các nền văn hóa hòa nhập tốt hơn. Các công ty đa quốc gia, trước khi đầu tư vào một quốc gia nào, cũng đều tìm hiểu về văn hóa của quốc gia đó, để tránh những ứng xử không phù hợp với văn hóa bản địa, hoặc lường trước những khó khăn khi kinh doanh tại đây.

* v.v...

Vì thế, thước đo văn hóa là công cụ hết sức quan trọng, giúp chúng ta "định lượng" ở mức có thể được một thứ "trừu tượng", nhờ đó sẽ giảm bớt sự cảm tính trong đánh giá và nhận xét. Một trong những thước đo về văn hóa hay được sử dụng là năm chiều văn hóa do giáo sư Gerard Hendrik Hofstede, người Hà Lan, đưa ra. Qua bài viết này, tác giả muốn giới thiệu tới độc giả một cách sơ bộ khái niệm Năm chiều Văn hóa Hofstede, và kết quả khi áp dụng lý thuyết này vào phân tích văn hóa Việt Nam.

Chiều thứ nhất: Khoảng Cách Quyền Lực (Power Distance)

Chiều văn hóa này liên quan đến mức độ bình đẳng / bất bình đẳng giữa người với người trong một xã hội bất kỳ nào đó.

Một quốc gia có điểm Khoảng Cách Quyền Lực lớn sẽ CHẤP NHẬN và kéo dài sự bất bình đẳng giữa người và người. Một ví dụ về xã hội như vậy sẽ là một tháp quyền lực cao và nhọn; và việc một người di chuyển từ chân tháp lên đỉnh tháp sẽ rất khó khăn và hạn chế.

Trong xã hội mà Khoảng Cách Quyền Lực là lớn, thì nhân dân sẽ ngoan ngoãn phục tùng lãnh đạo, nhân viên làm theo lời sếp, học sinh răm rắp nghe theo thầy cô, con cái không dám cãi cha mẹ - bởi họ coi đó là bổn phận, là điều đương nhiên. Sự phân chia đẳng cấp rất rõ ràng. Việc một người ở đẳng cấp thấp chuyển lên đăng cấp cao hơn là khó khăn (có thể hiểu như "con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa").

http://danluan.org/files/u2/khoangcachquyenluc.jpg
Hình 1: Kim tự tháp Khoảng Cách Quyền Lực

Một quốc gia đạt điểm thấp trong chiều Khoảng Cách Quyền Lực sẽ không nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa người và người về vị trí xã hội, về quyền lực, hay về của cải. Bình đẳng được coi như một mục đích chung của cả xã hội và việc một cá nhân từ đáy tháp quyền lực leo lên đỉnh là chuyện bình thường. Một người dân có thể nói chuyện bình thường với tổng thống, nhân viên có thể thẳng thắn nói suy nghĩ của mình với sếp, con cái có thể tranh luận thoải mái và được nhìn nhận như người lớn có suy nghĩ độc lập trong mắt của cha mẹ. [đọc tiếp (http://danluan.org/node/267)]

vynhan
12-03-2009, 12:08
lúc đọc xong bài của bác"dly" mình đã phát hiện ra tật xấu của bác ấy rồi ấy, đồng ý ko !

cu em
20-03-2009, 07:07
lúc đọc xong bài của bác"dly" mình đã phát hiện ra tật xấu của bác ấy rồi ấy, đồng ý ko !

Kẻ đồi bại đó lám gì có mặt tốt hả bạn ?

thaychuastudio
22-03-2009, 20:15
Kẻ đồi bại đó lám gì có mặt tốt hả bạn ?

"thằng" cu em này nói đúng!!!! :D

Culytruong
22-03-2009, 20:16
"thằng" cu em này nói đúng!!!! :D

"Thằng" thầy chùa này củng đúng :D

AnhTuanKB
22-03-2009, 21:57
Nhân chi sơ, tính bản tốt
Nhân chi sơ, tính bản xấu.
Câu nào đúng nhĩ :))
Nhân chi sơ, tính ... ba láp!

aquabela54
23-03-2009, 15:46
Việt Nam Muôn Năm.Không Thế Thì làm Sao Tụi Nó Sợ Việt Nam Được?phải không?lầy phát sợ.

daiviet222
04-06-2009, 00:00
Ừ,thấy dân việt mình khó chịu thật.Các bác đã tham gia vào topic,đã viết bài thế nhưng đã nghỉ cách thay đổi tình trạng này chưa?
Theo tôi hãy bắt đầu từ mỗi chúng ta,hãy bớt lười biếng,hãy sống có ý thức lúc đó mỗi người xung quanh chúng ta sẽ thay đổi theo.
hãy vì những thế hệ VN mai sau mà thay đổi.Vận mệnh dân tộc trong tay mỗi chúng ta,chúng ta hãy là thế hệ thay đổi tương lai dân tộc.Tất cả mọi việc đều phải có người dẫn đầu và người đó là chugns ta,người đem đến cho dân tộc Vn ta đời sống văn hóa tốt hơn,đẹp hơn.Hãy giữ lại những chai lọ,bao bì khi đi du lịch sau đó bỏ vào thùng rác.Hãy nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông.Biết nói cảm ơn khi được giúp,biết xếp hàng khi mua hàng,tính tiền siêu thị hay làm những việc công cộng khác.VÀ ĐẶC BIỆT HÃY GIÁO DỤC TRẺ NHỎ BIẾT Ý THỨC VỀ CUỘC SỐNG,VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ,MỖI CHÚNG TA HÃY CÙNG LÀM NHÉ.TÔI ĐÃ LÀM ĐƯỢC VÀ TÔI NGHĨ CÁC BẠN SẼ LÀM TỐT HƠN TÔI.

tui_là_tiamo
04-06-2009, 00:26
Đi qua một đám đông, mình cũng tò mò vì biết đó là bị tai nạn hay ngã xe gì đó, dừng xe ở vệ đường vào xem, thấy 1 người nằm lăn ở đường còn xung quanh những con người vô cảm chỉ biết nhìn và chỉ trỏ..

Chưa biết gì nhưng cứ lại gần hỏi xem sao, móc phone ra call cho 115 coi thì may có 1 người cũng suy nghĩ như mình

Thật không hiểu nổi đám người đứng xem, thanh niên có, cụ già có,trai có, gái có, trí thức cũng có và chợ búa cũng có..buồn

hirikarate
09-06-2009, 19:59
Một phần là do VN bị bưng bít thông tin, ko tiếp xúc đc nhìu với thế giới bên ngoài. Cho nên người này lấy người kia ra so sánh, rồi tự cho mình là tốt, ko biết cái tiêu chuẩn "tốt" của họ cỡ nào nữa.

hnguyenm
12-06-2009, 09:59
Đọc càng nhiều về thói xấu sẽ làm mình càng xấu đi đấy, các bạn à :)

http://tuduytichcuc.com

oinangdep
16-06-2009, 21:30
đọc bài này làm tui nhớ đến buổi tập huấn sáng nay. khi thầy Jonh đang dạy thì tiếng điện thoại của 1 thầy giáo nọ reo lên với nững tiếng gà cục ta cục tác...Tui đã học tập huấn được 2 ngày rùi và ngày nào gà mái cũng kêu ít nhất là 2 lần mặc dù giáo viên quản lớp cũng đã nhắc nhở tắt đt.... khi nào tui rảnh tui sẽ làm 1 cái survey xem old and young ai thường để đt rung chuông nhiều hơn trong các hội nghị, cuộc họp...chắc chắn là thế. sao tui thấy "xấu hổ" với thầy gì đâu á. chắc thầy nghĩ người Việt Nam là thế...

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

aha...toàn nói gì đâu ko. sori. tui chỉ giải tỏa cho riêng mình thui. ích kỉ wa...thui tui k làm phiền nữa. pai everyone

anhvu_130
22-06-2009, 21:55
Thôi đi mấy ông, cả 1 đống trong diễn đàn này cũng là người Việt , và không phải tất cả các ng Việt đều xấu ..
Nói tầm bậy tầm bạ !

stml
22-06-2009, 22:48
Đọc mà đến nản, k biết dân Việt Nam bao nhiêu % thế này nhỉ? Các bác người lớn bây h, nhiều khi làm trẻ con nó học theo thói xấu :(

cat23
27-06-2009, 23:03
Sáng nay gặp cảnh CSGT ăn tiền trắng trợn. Chẳng thèm xem giấy tờ xe, bằng lái... của tài xế, lấy tiền xong là ok. Cứ vậy riết người dân ai cũng coi thường, luật để làm quái gì... Thôi ai xui thì dính ráng chịu.

Đến nỗi mấy thằng Tây sang đây cũng chả coi luật vn ra gì. Cứ nói bọn nó đi, nó nhe răng cười hè hè cho mà coi.

Đánh công nhân, "báo công an hả?". Nó cười khẩy.

luat82
27-06-2009, 23:18
Xã hội luôn tồn tại hai điều trái ngược nhau, bạn nên hiểu điều đó và cố gắng thích nghi hơn là bạn định làm thay đổi mọi thứ. không chỉ ở riêng Việt Nam ta mà đường như cũng tồn tại hầu hết các nước trên thế giới. sin trích dẫn một trong mười lời khuyên của Billgates đối với giới trẻ:" Cuộc sống vốn không công bằng - Hãy tập quen dần với điều đó.
Thế giới không bao giờ công bằng. Bạn biết điều này chứ? Bạn không bao giờ có thể thay đổi cả thế giới. Sự bất công luôn tồn tại trong xã hội hiện tại, vì thế hãy cố gắng thích nghi".

huongct
10-07-2009, 16:33
Xã hội luôn tồn tại hai điều trái ngược nhau, bạn nên hiểu điều đó và cố gắng thích nghi hơn là bạn định làm thay đổi mọi thứ. không chỉ ở riêng Việt Nam ta mà đường như cũng tồn tại hầu hết các nước trên thế giới. sin trích dẫn một trong mười lời khuyên của Billgates đối với giới trẻ:" Cuộc sống vốn không công bằng - Hãy tập quen dần với điều đó.
Thế giới không bao giờ công bằng. Bạn biết điều này chứ? Bạn không bao giờ có thể thay đổi cả thế giới. Sự bất công luôn tồn tại trong xã hội hiện tại, vì thế hãy cố gắng thích nghi".


Bác lạc đề rồi, ở đây là topic gì ?. :no:

Hieuchiart
17-07-2009, 08:50
tôi ghét nhũng kẻ đạo đức giả, nhũng kẻ tự cho mình là đúng để đi chê bai kẻ khác. Ai viết bài này là một trong số đó. Cậu nghĩ cậu là ai mà chê bai người Việt. Xin nhắc lại, cậu cũng là người Việt đấy

great_boy9x
05-08-2009, 16:42
hjz, xem bộ mọi người cãi nhau hơi bị to rùi đây

haiyen09
05-08-2009, 18:44
tôi ghét nhũng kẻ đạo đức giả, nhũng kẻ tự cho mình là đúng để đi chê bai kẻ khác. Ai viết bài này là một trong số đó. Cậu nghĩ cậu là ai mà chê bai người Việt. Xin nhắc lại, cậu cũng là người Việt đấy

-Không tự biết mình, chỉ huyênh hoang. Người Việt chúng ta đầy các thói xấu. Thiếu ngiêm trọng ý thức tự tôn nòi giống, chỉ giỏi võ mồm, ở nước ngoài, đi đến đâu là làm xấu hình ảnh người V ngay, trong nước thì tệ vô tổ chức, không có ý thức tràn lan từ cái nhỏ nhất. Ra đường tranh cướp nhau đi, bất chấp luật lệ....Bạn có lẽ là người đạo đức giả nhất, nếu không, bạn chả hiểu gì về đạo đức cả.

tanky
17-08-2009, 19:18
Một thói xấu khác là "bắt chước không phải lối", lấy cái "gương" để biện minh cho hành vi sai trái của mình.

onlyone28
17-08-2009, 20:25
Có điều là có rất nhiều kẻ phạm luật rõ ràng, bị bắt thế là tự động đưa $$$ để chạy chứ chẳng ai yêu cầu đưa $$$. Thế mà xong việc thì quay ra chửi ? Thế mới tài ?

rootkit
31-08-2009, 13:37
cái tiêu đề làm tui phát ớn ,chủ topic cần xem lại và sửa ha ,về đọc lại sách "Triết học Mac-Lenin" đi .

nguoideprungxanh
06-09-2009, 21:04
Đây là hai topic nói về hai vấn đề y đức và bản quyền , các bạn đóng góp ý kiến để giao lưu với các Bác sĩ và nhân viên y tế
Thói hư tật xấu được nói nhiều ở đây lắm , hi hi

Đặc biệt Anh DLY không được từ chối đâu nha
:helpsmili


http://www.nhipcauykhoa.net/diendan/index.php?showtopic=14856&st=0
http://www.nhipcauykhoa.net/diendan/index.php?showtopic=15067&pid=46684&st=0***entry46684
http://www.nhipcauykhoa.net/diendan/index.php?showtopic=15048&pid=46678&st=0***entry46678

A.K.A.Y
09-09-2009, 15:26
cái tiêu đề làm tui phát ớn ,chủ topic cần xem lại và sửa ha ,về đọc lại sách "Triết học Mac-Lenin" đi .

triết học của ông nằm đây nè
http://www.luyenchuong.net/forum/attachment.php?attachmentid=46776&stc=1&d=1234123560
http://uk.geocities.com/tosu_cs/leninbairac.jpg
http://www.luongtamconggiao.com/images/topics/tuonglenin.jpg
http://hoanghaithuy.files.wordpress.com/2008/10/lenin.jpg

:lick::lick::lick::lick::lick:

xyz_90
23-12-2009, 19:49
Văn hóa Hồ Chí Minh là linh hồn của dân tộc mình trong thời đại mới.
Khi đó những kiểu,thói xấu có lẽ không còn nữa

khongho_khongten
23-12-2009, 20:30
cái này đúng à nha
phân tích ra mệt lắm

Alex0511
04-01-2010, 18:43
Đây nữa nè: http://vietnamnet.vn/xahoi/201001/Nhung-nguoi-pha-hoa-o-pho-hoa-887300/
Cũng là người vietnam, mà ở đây là người Hà Nội