PDA

View Full Version : Ôn lại lịch sử



binhson50
07-08-2008, 01:21
Hịch tướng sĩ
Ngô Tất Tố dịch


http://farm4.static.flickr.com/3181/2738373621_bd4083687b_m.jpg

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (陳興道) là danh tướng thời nhà Trần và cũng là danh tướng trong lịch sử Việt Nam, có công lớn trong hai lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Ông là tác giả của bộ "Binh thư yếu lược" (hay "Binh gia diệu lý yếu lược"), Hịch tướng sĩ và "Vạn Kiếp tông bí truyền thư" (đã thất lạc). Ông còn được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên còn được gọi là Đức thánh Trần.

Ta thường nghe:
Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế;
Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương;
Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ;
Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước.
Kính Đức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thái Sung;
Cảo Khanh một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc.
Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có?
Ví thử mấy người đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình
Thì cũng đến chết hoài ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách
Cùng trời đất muôn đời bất hủ được?

Các ngươi
Vốn dòng võ tướng, không hiểu văn nghĩa,
Nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ.
Thôi việc đời trước hẵng tạm không bàn.
Nay ta lấy chuyện Tống, Nguyên mà nói:
Vương Công Kiên là người thế nào?
Nguyễn Văn Lập, tỳ tướng của ông lại là người thế nào?
Vậy mà đem thành Điếu Ngư nhỏ tày cái đấu
Đương đầu với quân Mông Kha đường đường trăm vạn,
Khiến cho sinh linh nhà Tống đến nay còn đội ơn sâu!
Cốt Đãi Ngột Lang là người thế nào?
Xích Tu Tư tỳ tướng của ông lại là người thế nào?
Vậy mà xông vào chốn lam chướng xa xôi muôn dặm đánh quỵ quân Nam Chiếu trong khoảng vài tuần,
Khiến cho quân trưởng người Thát đến nay còn lưu tiếng tốt!
Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc,
Lớn lên gặp buổi gian nan.
Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, (http://ddth.com/showthread.php?p=1121598#post1121598)
Uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình;
Đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ.
Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng;
Khoác hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn.
Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau.

Ta thường
Tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối,
Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa;
Chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù;
Dẫu cho
Trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ,
Nghìn thây ta bọc trong da ngựa,
Cũng nguyện xin làm.

Các ngươi
Ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền,
Không có mặc thì ta cho áo;
Không có ăn thì ta cho cơm.
Quan thấp thì ta thăng tước;
Lộc ít thì ta cấp lương.
Đi thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa.
Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết;
Được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười.
So với
Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá, nào có kém gì?

Nay các ngươi
Ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo;
Thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn.
Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức;
Nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm.
Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích.
Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình;
Có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ.
Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước;
Có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân.
Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm.
Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang
Thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc;
Mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh.
Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng;
Vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc.
Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc;
Chó săn tuy hay không đuổi được quân thù.
Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết;
Giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai.
Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào!
Chẳng những thái ấp của ta không còn
Mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác;
Chẳng những gia quyến của ta bị đuổi
Mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi;
Chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo
Mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào;
Chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu,
Mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận.
Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích,
Phỏng có được chăng?

Nay ta bảo thật các ngươi:
Nên lấy việc "đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ" làm nguy;
Nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" làm sợ.
Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên,
Khiến cho
Ai nấy đều giỏi như Bàng Mông,
Nọi người đều tài như Hậu Nghệ,
Có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết,
Làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai.
Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền
Mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng;
Chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường nệm,
Mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy;
Chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu
Mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng;
Chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí,
Mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm;
Chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một,
Mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền.
Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi,
Phỏng có được không?

Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp thành một tuyển, gọi là Binh Thư Yếu Lược.
Nếu các ngươi
Biết chuyên tập sách này, theo lời ta dạy bảo, thì trọn đời là thần tử;
Nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo thì trọn đời là nghịch thù.

Vì sao vậy?
Giặc Mông Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung,
Mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ,
Chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc.
Nếu vậy, rồi đây, sau khi dẹp yên nghịch tặc,
Để thẹn muôn đời, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa?

Cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta.

Cầu xin liệt tổ liệt tông tha thứ cho những ai xem giặc là bạn!

Nguồn (http://blog.360.yahoo.com/blog-Mit3qo81dKcvho0nbGflJtfG?p=188)

bịnhson50
07-08-2008, 01:53
Giao Chỉ và nhà Tây Hán
(Từ nǎm 111 trước Công nguyên đến nǎm 39 sau Công nguyên)

Sau khi xâm lược Nam việt, nhà Hán đổi thành Giao Chỉ bộ và chia ra làm 9 quận:

Nam Hải (Quảng Đông)
Thượng Ngô (Quảng Tây)
Uất Lâm (Quảng Tây)
Hợp Phố (Quảng Đông)
Giao Chỉ (Bắc Bộ)
Cửu Chân (Thanh Hoá)
Nhật Nam (Nghệ Tĩnh)
Châu Nhai (Đảo Hải Nam)
Đạm Nhĩ (Đảo Hải Nam)
Nhà Hán đặt mỗi quận một viên thái thú trông coi mọi việc trong quận và viên thứ sử giám sát các quận. ở Giao Chỉ các lạc tướng, lạc hầu vẫn được giữ nguyên và được cha truyền con nối như trước.


Tư liệu được trích từ cuốn:
"Các triều đại Việt Nam" của
tác giả Quỳnh Cư & Đỗ Đức Hùng,
NXB Thanh niên 1999.

binhson50
07-08-2008, 02:06
Đấu tranh giành độc lập - Hai Bà Trưng khởi nghiệp (40-43)

Những nǎm đầu Công nguyên từ miền đất Mê Linh đã xuất hiện hai người con gái kiệt xuất Trưng Trắc, Trưng Nhị và ở Chu Diên là chàng trai Thi Sách dũng mãnh. Bởi thế, mùa xuân nǎm ấy, khi mùa sǎn ở Mê Linh bắt đầu, quan lạc tướng Chu Diễn đã cho con trai là Thi Sách dẫn theo một toán thân binh tới Mê Linh để kết thân với họ Trưng. Y' quan lạc tướng Chu Diên đã rõ, hai miền đất Mê Linh và Chu Diên liên kết được với nhau thì chẳng phải chỉ tốt lành cho chuyện nhân duyên của đôi trẻ Thi Sách - Trưng Trách mà sức mạnh của người Việt sẽ được nhân lên. Sức mạnh ấy có thể xoay chuyển tình thế, lật đổ ách đô hộ của nhà Hán, khôi phục lại nước cũ của người Việt. I't lâu sau, trong niềm hoan hỉ của mọi người, Trưng Trắc đã cùng thi Sách kết nghĩa vợ chồng.

Giật mình trước cuộc hôn nhân của nữ chủ đất Mê Linh với con trai lạc tướng Chu Diên, Tô Định hoảng hốt tìm cách triệt phá vây cánh của Trưng Trắc bằng cách đem đại binh đột ngột kéo về Chu Diên, bắt giết Thi Sách, xem như đòn trấn áp phủ đầu của hắn.

Tin dữ từ Chu Diên đưa tới khiến Trưng Trắc đau đớn,. Rồi ngay sau đó, Trưng Trắc ra lệnh nổi trống đồng họp binh quyết trả thù cho chồng, rửa nhục cho nước. Trước khí thế ngút trời của đoàn quân khởi nghĩa, toà đo uý trị của nhà Hán trên đất Mê Linh phút chốc đã tan tành. Dân Mê Linh đạp bằng dinh luỹ giặc tiến xuống Luy Lâu. Trong đoàn quân trẩy đi phá quận trị Giao Chỉ của nhà Hán, ngày càng có thêm nhiều đoàn quân từ các nơi đổ về. Thành Luy Lâu cũng không đương nổi cuộc công phá của một biển người ào ào xung sát, dũng mãnh theo hiệu trống đồng của Trưng Trắc, Trưng Nhị. Tô Định kinh hoàng cao chạy xa bay về Nam Hải chịu tội với vua hán. Tin thắng trận dồn dập bay đi.

Đất nước sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng được cả nước tôn lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh.

Nǎm Tân Sửu (41), vua Hán sai Mã Viện làm tướng quân, Lưu Long làm phó tướng cùng với quan lâu thuyền tướng quân là Đoàn Chí đem 20 vạn tinh binh kéo sang đánh Trưng Vương. Chỉ trong mấy trận đánh, hơn 4 vạn người Việt đã bị giết và bị bắt. Quyết chống giặc đến cùng, sức lực của người Việt hầu như dốc cạn để sống mái với bọn lang sói theo ý chí của Trưng Vương. Trong một trận đánh, sau khi phóng những ngọn lao và bắn những mũi tên cuối cùng, Trưng Trắc, Trưng Nhị đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang. Đó là ngày mùng 6 tháng 2 nǎm Quý Mão (43).

bịnhson50
07-08-2008, 02:17
Nhà Đông Hán (25 - 220)
(Bắc thuộc lần thứ hai)

Mã Viện đánh được Trưng Vương đem đất Giao Chỉ sáp nhập vào nhà Đông Hán rồi chỉnh đốn binh lương, đem quân đi đánh dẹp các nơi, đi đến đâu xây thành đắp luỹ đến đó.

Cũng như nhà Tây Hán, nhà Đông Hán gộp miền đất Âu Lạc cũ thành Châu Giao gồm 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, khoảng 50 huyện. Đứng đầu châu vẫn là thứ sử từ Trung Quốc cử sang. Chế độ lạc tướng cha truyền con nối của người Việt là những tên huyện lệnh người Hán. Luật cũ của người Việt bị bãi bỏ. Dân Việt buộc phải theo luật Hán. Chính quyền đô hộ đặc biệt đẩy mạnh việc di dân Hán đến ở lẫn với dân Việt, bắt dân Việt phải theo phong tục tập quán sống như người Hán. Chúng bắt dân ta học chữ Hán và tiếng Hán, truyền bá các tư tưởng "thần phục thiên tử", "quy phục thiên triều".

binhson50
07-08-2008, 02:29
Lý Tiến và Lý Cầm phá lệ

Nhìn chung, các triều đại phong kiến Trung Quốc tự xem mình là "Thiên tử" coi dân Việt là "man dợ" nên người Việt dẫu có học hành thông thái cũng không được trọng dụng. Ngoài trường hợp Trương Trọng nói trên, mãi đến đời vua Linh Đế (168-189) cuối nhà Đông Hán, mới lại có người Việt, nhờ học giỏi, được cất nhắc làm thái thú quận Giao Chỉ. Lý Tiến dâng sớ xin cho người Giao Chỉ được bổ đi làm quân bất kỳ quận nào, kể cả ở Trung Nguyên. Nhưng vua Hán chỉ cho những người đỗ Mậu Tài hoặc Hiếu Liêm được làm quan trong xứ mà thôi. Lúc đó có người Giao Chỉ tên là Lý Cầm, làm lính túc vệ trong cung, khẩn thiết xin vua Hán bãi lệnh đó. Nói mãi, vua Hán mới cử một người Giao Chỉ đỗ Mậu Tài đi làm quân lệnh ở Hạ Dương và một người đỗ Hiếu Liêm làm quan lệnh ở Lục Hợp.

Thực tế đất Âu Lạc từng có những người đỗ Mậu Tài, Hiếu Liêm, làm quan nhà Hán, bác bỏ luận điểm của các nhà sử học Trung Quốc cho rằng đất Giao Chỉ từ khi Sĩ Nhiếp (187-226) sang làm thái thú, vǎn hoá mới phát triển, nền giáo dục mới được mở mang là không đúng.

bịnhson50
07-08-2008, 02:34
Nhà Đông Ngô (222 - 280)

Nhà Đông Hán mất, nước Trung Quốc phân làm 3 nước: Bắc Nguỵ, Tây Thục và Đông Ngô. Nhà Đông Ngô vẫn cho Sĩ Nhiếp làm thái thú.

Nǎm Bính Ngọ (226), Sĩ Nhiếp mất, con là Sĩ Huy tự xưng làm thái thú: Ngô chủ là Tôn Quyền chia Giao Châu từ Hợp Phố về Bắc gọi là Quảng Châu, từ Hợp Phố về Nam gọi là Giao Châu. Sai Lữ Đại làm thứ sử Quảng Châu, Đài Lương làm thứ sử Giao Châu và Trần Thì sang thay Sĩ Huy làm thái thú quận Giao Chỉ. Bọn Đài Lương và Trần Thì sang đến Hợp Phố thì bị Sĩ Huy đem quân ra chống giữ. Thứ sử Quảng Châu là Lữ Đại một mặt đem binh sang đánh dẹp, mặt khác cho người dụ Sĩ Huy ra hàng. Sĩ Huy đem 5 anh em ra hàng liền bị Lữ Đại bắt giết. Tôn Quyền lại hợp Quảng Châu và Giao Châu làm một và phong cho Lữ Đại làm thứ sử.

binhson50
07-08-2008, 02:41
Cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh (248)

Bà Triệu, Triệu Trinh Nương hay Triệu Thị Trinh đều là tên các đời sau gọi người nữ anh hùng dân tộc hồi đầu thế kỷ thứ II. Theo dã sử, Bà Triệu sinh ngày 2 tháng 10 nǎm Bính Ngọ (225). Bà là em gái Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng lớn ở miền núi Quan Yên, quận Cửu Chân (Thanh Hoá). ở đó cho đến nay vẫn còn lưu truyền nhiều truyền thuyết về thời kỳ bà chuẩn bị khởi nghĩa chống giặc Ngô. Đó là chuyện Bà Triệu thu phục được coi voi trắng một ngà, chuyện "Đá biết nói" rao truyền lời thần nhân mách bảo từ trên núi Quan Yên.


Có Bà Triệu tướng
Vâng lệnh trời ra
Trị voi một ngà
Dựng cờ mở nước
Lệnh truyền sau trước
Theo gót Bà Vương...

Mỗi lần ra trận, Triệu Thị Trinh thường mặc áo giáp đồng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi dẫn quân xông trận, oai phong lẫm liệt. Quân Ngô kinh hồn, bật vía đã phải thốt lên:


Vung giáo chống hổ dễ
Giáp mặt vua Bà khó

Hay tin khởi nghĩa ở Cửu Chân và thứ sử Châu Giao mất tích, vua Ngô hốt hoảng phái ngay Lục Dận, một tướng từng kinh qua trận khai mạc, lại rất quỷ quyệt sang làm thứ sử. Lục Dận vừa đánh mạnh vừa đem của cải chức tước ra dụ dỗ mua chuộc các thủ lĩnh người Việt. Một số kẻ dao động mắc mưu theo địch. Mặc dầu vậy, Triệu Thị Trinh vẫn kiên cường đánh nhau với giặc không nao núng. Sau 6 tháng chống chọi vì có kẻ phản bội, bà đã hy sinh trên núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hoá). Bấy giờ Bà mới 23 tuổi.

Arkain
07-08-2008, 02:58
Đấu tranh giành độc lập - Hai Bà Trưng khởi nghiệp (40-43)

Trong một trận đánh, sau khi phóng những ngọn lao và bắn những mũi tên cuối cùng, Trưng Trắc, Trưng Nhị đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang. Đó là ngày mùng 6 tháng 2 nǎm Quý Mão (43).

Đó là tục truyền (miệng) của người Việt, không dựa trên bất kỳ tài liệu nào và được xem là "sử". Còn theo sách sử Hậu Hán Thư (後漢書/后汉书) được viết trong thế kỷ thứ 5 thì cả hai bà đều bị Mã Viện bắt sống và xử tử sau đó.

bịnhson50
07-08-2008, 03:03
Nhà Tiền Lý (544 - 602)

Niên hiệu: Thiên Đúc

Dẹp yên cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh, nhà Ngô lấy đất Nam Hải, Thượng Ngô và Uất Lâm làm Quảng Châu, đặt châu trị ở Phiên Ngung, lấy đất Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam làm Giao Châu, đặt châu trị ở Long Biên (nay là vùng Bắc Ninh). Đất Nam Việt của nhà Triệu ngày trước thành ra Giao Châu và Quảng Châu từ đó.

Nǎm Â't Dậu (265), nhà Tấn đánh bại Nguỵ, Thục, Ngô, đất Giao Châu lại thuộc về nhà Tấn. Nhà Tấn phong cho họ hàng ra trấn trị các nơi, nhưng các thân vương cứ dấy binh đánh giết lẫn nhau, làm cho anh em cốt nhục tương tàn, nước Tấn nhanh chóng suy yếu. Nhân cơ hội ấy, các nước Triệu, nước Tần, nước Yên, nước Lương, nước Hạ, nước Hán v.v... nổi lên chiếm lấy cả vùng phía Bắc sông Trường Giang, nhà Tấn chỉ còn vùng đất ở đông nam, phải dời đô về Kiến Nghiệp (Nam Kinh ngày nay) gọi là nhà Đông Tấn.

Nǎm Canh Thân (420), Lư Du cướp ngôi nhà Đông Tấn, lập ra nhà Tống ở phía nam. Nước Trung Quốc phân ra làm Nam Triều và Bắc Triều. Bắc Triều có nhà Nguỵ, nhà Tề, nhà Chu, nối nhau làm vua. Nam Triều có nhà Tống, nhà Tề, nhà Lương và nhà Trần kế nghiệp trị vì. Nǎm Kỷ Mùi (479) nhà Tống mất ngôi, nhà Tề kế nghiệp, trị vì được 22 nǎm thì nhà Lương lại cướp ngôi nhà Tề.

Nhà Lương sai Tiêu Tư sang làm thứ sử Giao Châu. Cũng như các triều đại phong kiến Trung Quốc thuở trước, các viên quan lại nhà Lương sang cai trị Giao Châu đã áp dụng những biện pháp khắt khe, độc ác khiến dân Giao Châu cực khổ trǎm bề, người người đều oán giận. Bởi vậy, nǎm 542, Lý Bí đã lãnh đạo dân Giao Châu nổi lên đánh đuổi Tiêu Tư, chiếm giữ thành Long Biên, lập nên nhà nước độc lập đầu tiên, nước Vạn xuân.

Lý Bôn còn gọi là Lý Bí sinh ngày 12 tháng 9 nǎm Quý Mùi (17-10-503) quê ở huyện Thái Bình, xuất thân từ một hào trưởng địa phương. Tổ tiên Lý Bí là người Trung Quốc, lánh nạn sang nước ta từ cuối thời Tây Hán, khoảng đầu công nguyên. Từ nhỏ Lý Bí đã tỏ ra là cậu bé thông minh, sớm hiểu biết. Khi Lý Bí 5 tuổi thì cha mất; 7 tuổi mẹ lại qua đời. Cậu bé bất hạnh phải đến ở với chú ruột. Một hôm có một vị Pháp tổ thiền sư đi qua, trông thấy Lý Bí khôi ngô, tuấn tú liền xin Lý Bí đem về chùa Linh Bảo nuôi dạy. Qua hơn mười nǎm đèn sách chuyên cần, lại được vị thiền sư gia công chỉ bảo, Lý Bí trở thành người học rộng, hiểu sâu, ít người sánh kịp.

Tháng Giêng nǎm Nhâm Tuất (542), Lý Bí khởi binh tấn công giặc. Không đương nổi sức mạnh của đoàn quân khởi nghĩa, thứ sử Tiêu Tư khiếp sợ không dám chống cự, vội mang của cải, vàng bạc đút lót cho Lý Bí xin được toàn tính mạng, chạy về Trung Quốc. Không đầy 3 tháng, Lý Bí đã chiếm được hầu hết các quận, huyện và thành Long Biên.

Tháng hai nǎm Giáp Tý (544) Lý Bí tự xưng hoàng đế lấy hiệu là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân (ước muốn xã tắc truyền đến muôn đời), đặt kinh đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội) và cho dựng điện Vạn Thọ làm nơi vua quan họp bàn việc nước. Triều đình gồm có hai ban vǎn võ. Phạm Tu được cử đứng đầu hàng quan võ, Tinh Thiều đứng đầu quan vǎn, Triệu Túc làm thái phó, Triệu Quang Phục là tướng trẻ có tài cũng được trọng dụng.

Việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân, tự xưng là hoàng đế, định niên hiệu, lập một triều đình riêng ngang hàng với nước lớn Phương Bắc là sự khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, sự bền vững muôn đời của đất trời phương Nam.

Triều Lý khởi nghiệp từ đây.

Đầu nǎm Â't Sửu (545), nhà Lương sau khi đàn áp những cuộc nổi dậy của nông dân Trung Quốc đã dồn sức mở cuộc tấn công xâm lược nước Vạn Xuân non trẻ nhằm chiếm lại Châu Giao. Quân Lương từ Gia Ninh ngược dòng sông Lô kéo lên tấn công. Bị quân của Lý Nam Đế đánh trả quyết liệt không tiến lên được, chúng phải đóng giữa đồng trống. Lúc này quân lính nhà Lương đã mỏi mệt, tướng lĩnh chán nản, nhưng Trần Bá Tiên vốn xảo quyệt, nhân một đêm mưa to gió lớn đã thúc quân tràn vào đánh úp quân Lý Nam Đế. Lý Nam Đế phải lui vào động Khuất Lão (Tam Nông, Phú Thọ). Anh vua là Lý Thiên Bảo cùng Lý Phật Tử (một người trong họ) và là tướng của Lý Nam Đế đem một cánh quân lui vào Thanh Hoá. ở động Khuất Lão, Lý Nam Đế bị đau yếu luôn nên ông trao binh quyền cho Triệu Quang Phục tiếp tục cuộc kháng chiến chống quân Lương. Hai nǎm sau, Lý Nam Đế mất vào ngày 20 tháng 3 nǎm Mậu Thìn (13-4-548).

binhson50
07-08-2008, 03:08
Triệu Việt Vương (549-571)

Niên hiệu: Quang Phục

Khi được Lý Nam Đế trao cho toàn bộ binh quyền, Triệu Quang Phục người huyện Chu Diên thấy rõ lúc đó giặc còn mạnh, không thể đánh thắng ngay được nên đưa hơn 1 vạn quân từ miền núi về đồng bằng tìm cách đánh giặc. Lương thực thiếu, Triệu Quang Phục cùng nghĩa quân ǎn củ súng, khoai dại, để dành thóc gieo mạ, cùng nghĩa quân thi nhau dùng đòn kéo thay trâu, không phân biệt trên dưới, tạo nên không khí phấn khởi trong sản xuất. Vì vậy, sau những ngày thiếu thốn, nghĩa quân chẳng những có đủ lương ǎn mà còn có thóc để dành, đủ sức quần nhau với giặc lâu dài.

Sau khi Lý Nam Đế mất Triệu Quang Phục xưng hiệu là Triệu Việt Vương. Dân gian gọi ông là Dạ Trạch Vương. Đến nǎm Canh Ngọ (550), nhân nhà Lương có loạn to, thế giặc suy yếu, Triệu Việt Vương từ cǎn cứ Dạ Trạch, biết rõ gan ruột giặc, xuất toàn quân giao chiến, giết được tướng giặc là Dương Sàn, thu lại Kinh đô, khôi phục lại nền độc lập cho dân nước.

Như trên đã nói, khi Lý Nam Đế thất thế chạy về Khuất Lão thì người anh họ là Lý Thiên Bảo cùng người anh trong họ là Lý Phật Tử đem quân chạy vào Cửu Chân. Bị quân Lương truy đuổi, Lý Thiên Bảo, Lý Phật Tử phải chạy sang Lào, đến đóng ở động Dã Nǎng, xưng là Đào Lao Vương. Nǎm Â't Hợi (555) là nǎm thứ 7 đời Triệu Việt vương, Lý Thiên Bảo mất, không có con, binh quyền thuộc về tay Lý Phật Tử.

Đến nǎm Đinh Sửu (557) Lý Phật Tử đem quân về đánh Triệu Việt Vương để giành ngôi nhà Lý. Nhưng đánh không thắng, Phật Tử xin chia đất giảng hoà. Triệu Việt Vương nghĩ tình họ Lý, cũng thuận chia đất cho Lý Phật Tử và còn gả con gái là Cải Nương cho Nhã Lang con Phật Tử để tỏ tình hoà hiếu.

Nǎm Tân Mão (571), Phật Tử phản trắc, bất ngờ đem quân đánh Triệu Việt Vương. Vì không phòng bị Triệu Việt Vương thua chạy đến cửa biển Đại Nha, cùng đường gieo mình xuống biển tự vẫn.

Nǎm Trùng Hưng thứ nhất (1285), vua Trần Nhân Tông sách phong là Minh Đạo Hoàng Đế. Nǎm Trùng Hưng thứ 4, vua ban thêm hai chữ "Khai cơ". Nǎm Hưng Long thứ 21 (1313) đời Trần Anh Tông, vua ban thêm bốn chữ: "Thánh Liệt Thần Vũ".

bịnhson50
07-08-2008, 03:15
Hậu Lý Nam Đế (571-602)

Đánh thắng Triệu Việt Vương, Lý Phật Tử xưng đế hiệu, đóng đô ở Phong Châu, sai Lý Đại Quyền giữ Long Biên và Lý Phổ Định giữ Ô Diên.

Trong lúc Lý Phật Tử làm vua ở Nam Việt thì vua Vǎn Đế nhà Tuỳ đã dẹp yên Nam-Bắc triều, thống nhất nước Trung Hoa, quy giang sơn về một mối. Nǎm Nhâm Tuất (602) vua Tuỳ sai danh tướng Lưu Phương đem đại binh sang đánh Nam Việt. Trước khi xuất quân, Lưu Phương sai người tâm phúc sang dụ Lý Phật Tử về hàng, nếu không hắn sẽ làm cỏ dân Việt, Lý Phật Tử sợ thế không địch nổi bèn xin về hàng, Nam Việt lại rơi vào tay nhà Tuỳ.

binhson50
07-08-2008, 10:09
Nhà Tuỳ - Đường (Bắc thuộc lần thứ ba)

Do Lý Phật Tử sớm đầu hàng, nhà Tuỳ (589-617) đã thôn tính Giao Châu dễ dàng, chia Giao Châu thành 3 quận: Giao Chỉ (Bắc Bộ), Cửu Chân (Thanh Hoá), Nhật Nam (Nghệ Tĩnh). Trị sở quận Giao Chỉ được dời từ Long Biên (Bắc Ninh) về Tống Bình (Hà Nội). Nhưng nhà Tuỳ làm vua được 28 nǎm thì mất, nhà Đường kế nghiệp trị vì Trung Quốc.
Nǎm Kỷ Mão (679) vua Cao Tông nhà Đường chia đất Giao Châu làm 12 châu, 59 huyện. ở miền núi nhà Đường đặt các châu "kimi" (ràng buộc lỏng lẻo) và đặt An Nam đô hộ phủ. Nước ta gọi là An Nam khởi đầu từ đấy.
Việc chia nhỏ cơ quan cai trị khiến cho nhà Đường khống chế đất An Nam một cách chặt chẽ hơn. Tuy vậy trong suốt ba thế kỷ nhà Đường thống trị, nhân dân vẫn không ngừng nổi dậy giành độc lập. Đã có nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Lý Tự Tiên, Đinh Kiến (687), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (766-791), Dương Thanh (819-820)....

bịnhson50
07-08-2008, 10:15
Mai Hắc Đế (722)

Nǎm Nhâm Tuất (722) đời vua Huyền Tông nhà Đường, ở Hoan Châu nổ ra cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Mai Thúc Loan quê ở Mai Phụ, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Không ai còn nhớ nǎm sinh ngày mất của ông. Chỉ biết rằng, thuở nhỏ nhà Mai Thúc Loan nghèo lắm, mẹ phải đi làm mướn cho nhà giàu và kiếm củi nuôi con. Đã thế, cậu bé lại chịu tiếng xấu là con không cha(1) và nước da đen xạm xấu xí. Nhưng Mai Thúc Loan cũng sớm bộc lộ thiên tư thông minh, sáng ý kỳ lạ và có sức khoẻ tuyệt vời.

Lớn lên, Mai Thúc Loan là một chàng trai có sức khoẻ phi thường. Thúc Loan là đô vật lừng danh, từng ǎn giải cạn(2) ở nhiều nơi.
Mùa vải nǎm Nhâm Ngọ (722), Mai Thúc Loan cùng đoàn phu phải gánh vải đi nộp cống. Đoàn người gánh vải đầm đìa mồ hôi mà vẫn phải ê từng bước trên đường. Gần trưa, Mai Thúc Loan cho mọi người nghỉ chân ở bên rừng. Cái khát cháy cổ hành hạ đoàn phu. Một dân phu có tuổi bứt lấy một quả vải ǎn cho đỡ khát. Quả vải chưa kịp đưa lên miệng đã bị một tên lĩnh Đường đi áp tải vung cán mã tấu đánh vào đầu. Khi tên lính Đường lần nữa định đánh ông già, thì hắn đã bị đánh chết tươi. Sự việc xảy ra nhanh như chớp. Bọn giặc cậy có binh khí hò hét vung đao, kiếm xông vào Mai Thúc Loan... Nhưng những người dân phu theo lệnh Mai Thúc Loan, đã rút đòn gánh chống lại. Đánh tan lũ giặc Đường trong một cơn phẫn nộ, Mai Thúc Loan lập tức thổi bùng khí thế vụ bạo động thành một cuộc dấy nghĩa.

Vị thủ lĩnh trẻ được tôn thành vị anh hùng, đã hiệu triệu trǎm họ hưởng ứng nghĩa lớn và chọn Rú Đụn, còn gọi là Hùng Sơn làm cǎn cứ. Mai Thúc Loan đã phát hịch kể tội giặc Đường và kêu gọi người Việt đứng lên gìn giữ non sông. Mai Thúc Loan còn tìm cách liên kết với các thủ lĩnh và nhân dân các châu miền núi, với Champa để có thêm lực lượng chống quân Đường. Trước khi tiến đánh phủ đô hộ ngoài Giao Châu, Mai Thúc Loan được quân dân tôn phong lên ngôi hoàng đế lấy vương hiệu là Mai Hắc Đế (vua Đen họ Mai).

Nhưng lúc này nhà Đường rất mạnh, vua Đường kéo sang hơn 10 vạn quân đánh chiếm Vạn An. Không đương nổi đội quân xâm lược hung hãn, Mai Hắc Đế phải rút vào rừng, sau bị ốm rồi mất.

_______________
(1) Sách Thiên Nam Ngữ Lục chép: Mẹ Mai Thúc Loan đến xem nấu muốn bị một làm khói muối ngũ sắc bao lấy mình mà có thai.
(2) Không ai dám vào thi đấu người thách đấu được giải.

binhson50
07-08-2008, 10:21
Phùng Hưng - Bố Cái Đại Vương (791-802)

Phùng Hưng xuất thân từ dòng dõi cự tộc, hào trưởng đất Đường Lâm (Hà Tây). Bố của Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh, một người hiền tài đức độ, từng tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Phùng Hạp Khanh có một người vợ họ Sử, một lần sinh ba. Phùng Hưng khôi ngô, khác thường. Trong ba anh em, Phùng Hưng có sức khoẻ và khí phách đặc biệt. Ông được sử sách và nhân dân truyền tụng về tài đánh trâu, giết hổ ở đất Đường Lâm. Phùng Hưng xưng là Đỗ Quân, Phùng Hải xưng là Đô Bảo, Phùng Dĩnh xưng là Đô Tổng chia quân đi trấn giữ những vùng hiểm yếu. Cao Chính Bình đem quân đi đàn áp nhưng chưa phân thắng bại. Tân Mùi (791), Phùng Hưng cùng các tướng Phùng Hải, Phùng Dĩnh, Đỗ Anh Hàn, Bồ Phá Cần chia ra làm 5 đạo bất ngờ vây đánh thành Tống Bình. Sau 7 ngày đêm xung sát, quân giặc núng thế phải rút vào thành cố thủ. Nghĩa quân Phùng Hưng thừa thắng hò reo bủa vây khắp 4 mặt thành. Thấy quân mình bị chết nhiều, Cao Chính Bình lo sợ phát ốm rồi chết. Phùng Hưng chiếm lĩnh thành trì, vào phủ đô hộ điều khiển việc nước được 7 nǎm thì mất. Con trai là Phùng An lên nối ngôi, thể theo lòng ái mộ của nhân dân tôn hiệu cha là Bố Cái Đại Vương(1). Phùng An nối nghiệp được hai nǎm thì bị vua Đường cử Triệu Xương đem quân sang đánh bại.

_______________
(1) Cha là bố, mẹ là cái, nghĩa là tôn Phùng Hưng làm cha mẹ.

bịnhson50
07-08-2008, 10:25
Họ Khúc dấy nghiệp - Khúc Thừa Dụ (906-907)

Nǎm Đinh Mão (907) nhà Đường mất ngôi, nhà Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu tranh nhau làm vua, mỗi nhà mấy nǎm, gọi là đời Ngũ quý hay Ngũ đại.

Nhân cơ hội ấy, ở Giao Châu có Khúc Thừa Dụ quê ở Cục Bồ (Ninh Thanh, Hải Dương) là một họ lớn nổi dậy lãnh đạo nhân dân Giao Châu, khôi phục quyền tự chủ của đất nước. Khúc Thừa Dụ vốn là một hào phú, tính khoan hoà, hay thương người, được dân chúng kính phục. Nǎm 905, Khúc Thừa Dụ mộ quân tiến công thành Tống Bình (Hà Nội) đuổi giặc về nước rồi tự xưng là Tiết độ sứ. Thế cùng, nhà Đường buộc phải công nhận Khúc Thừa Dụ là người đứng đầu đất Việt. Ngày 7 tháng 2 nǎm Bính Dần (906), vua Đường phong cho ông Tĩnh Hải quận tiết độ sứ tước Đồng bình chương sự.

Khúc Thừa Dụ phong cho con là Khúc Hạo chức "Tĩnh Hải hành quân Tư mã quyền tri lưu hậu", chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ thay thế cha.

Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được non một nǎm thì mất ngày 23-7 nǎm Đinh Mão (907), giao quyền lại cho con là Khúc Hạo.

binhson50
07-08-2008, 10:27
Khúc Hạo (907-917)

Nối nghiệp cha, Khúc Hạo đề ra nhiều cải cách quan trọng nhằm xây dựng một nền tảng độc lập, thống nhất của dân tộc. Khúc Hạo chia cả nước thành 5 cấp hành chính: lộ, phủ, châu, giáp, xã. Cả nước lúc đó có 314 giáp. Suốt thời Bắc thuộc, chưa lúc nào bọn đô hộ nắm được các tổ chức cơ sở ấy. Có thể xem Khúc Hạo là người đầu tiên xây dựng được hệ thống chính quyền thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Cùng thời gian này là Lưu ẩn ở Quảng Châu đóng phủ trị ở Phiên Ngung được 4 nǎm thì mất. Em là Lưu Cung lên thay. Được ít lâu, nhân bất bình với nhà Hậu Lương, Lưu Cung tự xưng đế, đặt quốc hiệu là Đại Việt. Đến nǎm Đinh Sửu (917) cải quốc hiệu là Nam Hán.


Tư liệu được trích từ cuốn:
"Các triều đại Việt Nam" của
tác giả Quỳnh Cư & Đỗ Đức Hùng,
NXB Thanh niên 1999.

bịnhson50
07-08-2008, 14:53
Khúc Thừa Mỹ

Nǎm Đinh Sửu (917) Khúc Hạo mất, truyền ngôi lại cho con là Khúc Thừa Mỹ. Khúc Thừa Mỹ nhận chức Tiết độ sứ của nhà Lương, chứ không thần phục nhà nam Hán. Vua Nam Hán muốn bành trướng lãnh thổ nhân cơ hội ấy, nǎm Quý Mùi (923) sai tướng là Lý Khắc Chính đem quân sang bắt được Khúc Thừa Mỹ rồi sai Lý Tiến sang làm Thứ sử cùng Lý Khắc Chính giữ Giao Châu.

binhson50
07-08-2008, 16:03
Dương Đình Nghệ và Kiều Công Tiễn (931-938)

Nǎm Tân Mão (931), Dương Đình Nghệ, một tướng của Khúc Hạo ở đất Ái Châu (Thanh Hoá), mộ quân đánh đuổi Lý Khắc Chính và Lý Tiến, chiếm thành Đại La, tự xưng làm Tiết độ sứ. Được 6 nǎm, Dương Đình Nghệ bị người nha tướng là Kiều Công Tiễn, hào tướng đất Phong Châu giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Nền độc lập mới giành được sau đêm trường Bắc thuộc lại bị đe doạ.

bịnhson50
07-08-2008, 17:00
Triều Ngô (939-965)
Ngô Quyền phá quân Nam Hán tiền Ngô Vương (939-944)

Ngô Quyền là bộ tướng của Dương Đình Nghệ sinh ngày 12 tháng 3 nǎm Đinh Tỵ (897) ở Đường Lâm (Ba Vì, Hà Tây). Cha Ngô Quyền là Ngô Mân, một hào trưởng có tài. Lớn lên trên quê hương có truyền thống bất khuất, nơi sản sinh và nuôi dưỡng người anh hùng dân tộc Phùng Hưng, Ngô Quyền sớm tỏ rõ chí khí phi thường hiếm thấy. Vì có tài nên Dương Đình Nghệ giao cho Ngô Quyền cai quản đất A'i Châu và gả con gái cho. Trong 5 nǎm (934-938), Ngô Quyền đã đem lại yên vui cho đất A'i Châu, tỏ rõ là người có tài đức.

Khi Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại, và vua Nam Hán là Lưu Cung cho con là Vạn vương Hoằng Tháo đem quân sang xâm lược nước ta, Ngô Quyền đã nhanh chóng tập hợp lực lượng để trừ nội phản, diệt ngoại xâm.

Tháng 12 nǎm Mậu Tuất (938) các chiến thuyền của giặc hùng hổ vượt biển tiến vào sông Bạch Đằng. Chúng nghênh ngang tràn vào trận địa mai phục của Ngô Quyền. Bị đánh bất ngờ nên chỉ trong một thời gian rất ngắn thuyền giặc bị đắm gần hết, quân giặc bị chết quá nửa, máu chảy loang đỏ khúc sông, Hoằng Tháo cũng bị đâm chết tại trận.

Sau chiến thắng, Ngô Quyền xưng vương, bãi bỏ chức Tiết độ sứ, đóng đo ở Cổ Loa (Hà Nội). Để củng cố trật tự triều chính, Ngô Quyền đặt ra các chức quan vǎn võ, quy định nghi lễ trong triều. Đáng tiếc, thời tại ngôi của Ngô Quyền quá ngắn ngủi, chỉ được 6 nǎm (939-944) thì mất, thọ 47 tuổi.

Dương Tam Kha

Thời trẻ, Ngô Quyền lấy con gái Dương Đình Nghệ. Khi Ngô Quyền lên ngôi vua, Dương Thị được lập làm Vương hậu. Khi sắp mất, Ngô Vương uỷ thác con là Ngô Xương Ngập cho Dương Tam Kha là em Dương Hậu. Lợi dụng cháu còn nhỏ, Dương Tam Kha cướp ngôi của cháu, tự xưng là Bình Vương. Ngô Xương Ngập thấy biến, chạy trốn vào sang Nam Sách (Hải Dương) vào ẩn ở nhà Phạm Lệnh Công. Dương Tam Kha sai quân đi đuổi bắt, Phạm Lệnh Công đem Xương Ngập trốn trong núi. Dương Tam Kha bắt em Xương Ngập là Ngô Xương Vǎn nuôi làm con nuôi...

Nǎm Canh Tuất (950) nhân có loạn ở Sơn Tây, Dương Tam Kha sai Ngô Xương Vǎn cùng tướng Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc đem quân đi đánh. Đến Từ Liêm, Ngô Xương Vǎn mưu với hai tướng đem quân trở về bắt Dương Tam Kha. Ngô Xương Vǎn nghĩ tình cậu cháu không nỡ giết chỉ giáng Tam Kha xuống làm Chương Dương công.

Hậu Ngô vương (950-965)

Ngô Xương Vǎn gạt bỏ Dương Tam Kha xưng là Nam Tấn vương và sai người tâm phúc đi đón anh là Ngô Xương Ngập về cùng trông coi việc nước. Ngô Xương Ngập xưng là Thiên Sách vương. Cả hai anh em đều là vua, sử gọi là Hậu Ngô vương.

Làm vua được ít lâu, Thiên Sách vương nghĩ cách trừ Nam Tấn vương để một mình làm vua. Âm mưu đó chưa kịp thi hành thì nǎm Giáp Dần (954) Thiên Sách vương mất.

Đến lúc này, thì lực nhà Ngô ngày một suy yếu, thổ hào các nơi xưng là sứ quận ra sức chống đối buộc Nam Tấn Vương phải thân ch inh đi đánh dẹp. Nǎm Ất Sửu (965), trong một trận giao chiến ở Thái Bình, Nam Tấn vương không may bị bắn chết, làm vua được 15 nǎm. Con Thiên Sách vương là Ngô Xương Xí nối nghiệp lên làm vua về giữ đất Bình Kiều (Thanh Hoá).

Như vậy, triều Ngô bắt đầu từ Ngô Quyền, qua Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Vǎn đến Ngô Xương Xí, truyền được 3 đời, kéo dài 26 nǎm. Đến Ngô Xương Xí trong nước có cả thảy 12 sứ quân, gây ra loạn lạc nồi da nấu thịt kéo dài hơn 20 nǎm. 12 sứ quan đó là:


Ngô Xương Xí, giữ Bình Kiều (Triệu Sơn, Thanh Hoá)
Đỗ Cảnh Thạc giữ Đỗ Động Giang (Thanh Oai, Hà Tây)
Trần Lãm giữ Bố Hải Khẩu (Kỳ Bố, Thái Bình)
Kiều Công Hãn giữ Phong Châu (Bạch Hạc, Phú Thọ)
Nguyễn Khoan giữ Tam Đái (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc)
Ngô Nhật Khánh giữ Đường Lâm (Phúc Thọ, Hà Tây)
Lý Khê giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh)
Nguyễn Thủ Tiệp giữ Tiên Du (Bắc Ninh)
Lữ Đường giữ Tế Giang (Vǎn Giang, Hưng Yên)
Nguyễn Siêu giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội)
Kiều Thuận giữ Hởi Hồ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
Phạm Bạch Hổ giữ Đằng Châu (Hưng Yên)


Những sứ quân ấy cứ đánh lẫn nhau, nhằm bành trướng thế lực khiến cho nhân dân vô cùng khổ sở. Về sau, Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư dẹp loạn sứ quân, quy giang sơn về một mối, lập nên cơ nghiệp nhà Đinh.

binhson50
08-08-2008, 10:10
Đinh Tiên Hoàng (968-970)

Niên hiệu: Thái Bình (970-979)

Đinh Bộ Lĩnh người động Hoa Lư, Châu Đại Hương (Hoa Lư, Ninh Bình), con Đinh Công Trứ, một nha tướng của Dương Đình Nghệ giữ chức Thứ sử Châu Hoan. Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, thường đi chơi với trẻ chǎn trâu, bắt chúng khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước và lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau. Lớn lên, nhờ thông minh, có khí phách lại có tài thao lược nên khi Bộ Lĩnh dựng cờ dấy nghĩa mong lập nghiệp lớn, dân làng theo ông rất đông.

Nǎm Tân Hợi (951) đời hậu Ngô vương, Nam Tấn vương cùng Thiền Sách vương đem quân đến đánh nhưng cả hai đều đại bại phải rút quân về. Đến khi nhà Ngô mất, Đinh Bộ Lĩnh dụ hàng được các sứ quân Ngô Xương Xí, phá được Đỗ Động của Nguyễn Cảnh Thạc. Từ đó, Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu được đấy, được tôn là Vạn Thắng vương. Chỉ trong một nǎm, Đinh Bộ Lĩnh đã bình được các sứ quân, lập thành nghiệp đế.

Nǎm Mậu Thìn (968) Vạn Thắng vương lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Tiên Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Đinh Tiên Hoàng xây cung điện chế triều nghi, định phẩm hàm quan vǎn, quan võ, phong cho Nguyễn Bặc là Đinh Quốc Công, Lê Hoàn làm Thập Đạo tướng quân (tổng chỉ huy quân đội) và phong cho con là Đinh Liễn là Nam Việt Vương. Nǎm Kỷ Mão (979) Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn bị tên Đỗ Thích giết chết. Đỗ Thích trước làm lại, đêm nằm mơ thấy sao rơi vào mồm, tưởng là điềm báo được làm vua bèn định bụng sát hại minh chủ. Một hôm Đỗ Thích thấy vua Đinh say rượu nằm trong cung bèn lẻn vào sát hại rồi tìm giết nốt con cả là Đinh Liễn. Triều thần tìm bắt được Đỗ Thích đem xử tội và tôn Vệ vương Đinh toàn lên làm vua. Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 nǎm, thọ 56 tuổi.

bịnhson50
08-08-2008, 16:55
Phế Đế (979-980)

Đinh Tiên Hoàng có 3 người con trai: Đinh Liễn, Đinh Toàn (có sách gọi là Đinh Tuệ) và Đinh Hạng Lang. Đinh Liễn và Đinh Hạng Lang đã chết, mặc nhiên Đinh Toàn kế nghiệp ngôi vua.

Các đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc thấy vua còn nhỏ quyền bính nằm cả trong tay Thập đạo tướng quân lê Hoàn, lại nghi Lê Hoàn tư thông với Dương Thái Hậu (Dương Vân Nga), nên cử binh mã đến đánh, nhưng bị Lê Hoàn giết sạch.

Dương Vân Nga thay con cầm quyền trị nước cũng thấy rõ chỉ có Tập đạo tướng quân lê Hoàn là người có khả nǎng gỡ rối được tình hình nghiêm trọng cần kíp lúc này. Huống chi ý chí quân đội cũng muốn tôn người chỉ huy của họ lên ngôi tối thượng, thay cho vị vua 6 tuổi là con Dương Vân Nga. Bởi vậy, Dương Vân Nga đã lấy chiếc long bào choàng lên vai Lê Hoàn trong tiếng hò reo dậy trời của quân sỹ.

Đinh Toàn chỉ làm vua được 8 tháng, sử gọi là Phế Đế rồi tồn tại với tước vương (Vệ Vương) có mặt trong triều đình Tiền Lê 20 nǎm. Nǎm Tân Sửu (1001) trong dịp cùng vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) đi dẹp loạn Cử Long thuộc vùng Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá, Đinh Toàn bị trúng tên hy sinh trên chiến thuyền vào tuổi 27.

Như vậy triều Đinh làm vua được 2 đời, cả thảy 14 nǎm. Lê Hoàn lên làm vua, Dương Vân Nga trở thành Hoàng hậu.

binhson50
09-08-2008, 19:30
Lê Đại Hành (980-1005)

Niên hiệu:
- Thiên Phúc (980-988)
- Hung Thống (989-993)
- Ư'ng Thiên (994-1005)

Lê Hoàn sinh nǎm (941) ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá trong một gia đình nghèo khổ "bố dỡ đó, mẹ xó chùa". Cha họ Lê, mẹ là Đặng Thị Sen đều lần lượt qua đời khi Lê Hoàn còn nhỏ tuổi. Bởi vậy, cũng ngay từ bé, Lê Hoàn phải làm con nuôi cho một vị quan nhỏ, người cùng họ. Lớn lên, Lê Hoàn đi theo Nam Việt vương Đinh Liễn. Trong công cuộc đánh dẹp các sứ quân, Lê Hoàn tỏ rõ là người có tài nên được Đinh Bộ Lĩnh giao cho trông coi 2000 binh sĩ. Đến khi dẹp yên các sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên cơ nghiệp nhà Đinh, Lê Hoàn được phong chức Thập đạo tướng quân, Điện tiền đô chỉ huy sứ của triều đình Hoa Lư. Lúc này Lê Hoàn vừa tròn 30 tuổi.

Tháng 10 nǎm Kỷ Mão (979), cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết hại, Đinh Toàn 6 tuổi lên ngôi vua, Lê Hoàn làm nhiếp chính, trong một tình thế đầy khó khǎn. Các đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp nổi loạn nhưng đã bị Lê Hoàn dẹp tan.

Tháng 7 nǎm Canh Thìn (980) đại quân Tống theo đường thủy bộ xâm lược Đại Cồ Việt. Lê Hoàn lúc này đã lên ngôi hoàng đế tức Lê Đại Hành, vừa triển khai lực lượng sẵn sàng chiến đấu, vừa sai sứ đưa thư cầu hoà. Vua Tống đòi Dương Vân Nga và con là Đinh Toàn sang chầu. Tình thế bức bách, Lê Hoàn buộc phải cho quân đánh giặc quyết bảo vệ đất nước. Ông đã tái tạo một Bạch Đằng, sáng tạo một Chi Lǎng, thắng lớn trên cả hai mặt trận thủy bộ, giết tướng giặc Hầu Nhân Bảo, diệt quá nửa quân Tống, buộc vua Tống phải xuống chiếu lui quân.

Đại thắng nǎm Tân Tỵ (981) đã mở đầu kỷ nguyên Đại Việt bách thắng bọn phong kiến phương Bắc.

Không chậm trễ, Lê Hoàn dốc sức chǎm lo xây dựng và bảo vệ đất nước. Bên trong, Lê Hoàn chống cát cứ, xây dựng cơ sở của nền kinh tế. Đối với bên ngoài ông thi hành chính sách ngoại giao mềm dẻo khôn khéo nhưng kiên quyết bảo vệ nền độc lập của đất nước. Ông là một vị vua nội trị, ngoại giao đều xuất sắc.

Nǎm Ất Tỵ (1005) vua Lê Hoàn mất, thọ 65 tuổi, làm vua được 24 nǎm. Theo thông lệ, khi vua mất chưa đặt tên thuỵ thì gọi là Đại Hành. Trường hợp vua Lê Hoàn lấy Đại Hành làm Thuỵ hiệu là vì Lê Ngọa Triều và triều thần không đặt tên thụy cho ông.

bịnhson50
09-08-2008, 20:18
Lê Trung Tông (1005)

Vua Lê Đại Hành có 4 hoàng tử là Long Du, Ngân Tích, Trung Tông Long Việt và Lê Long Đĩnh (Ngọa Triệu). Vua Đại Hành đã định cho người con thứ ba là Long Việt làm Thái tử. Nhưng đến lúc vua mất, các hoàng tử tranh nhau ngôi, đánh nhau trong 7 tháng. Đến khi Long Việt vừa lên ngôi được 3 ngày thì bị em là Long Đĩnh sai người vào cung giết chết, thọ 23 tuổi. Sử gọi là Lê Trung Tông.



Lê Long Đĩnh (1005-1009)

Niên hiệu:
Ư'ng Thiên (1006-1007)
Cảnh Thụy (1008-1009)

Long Đĩnh là người bạo ngược, tàn ác như Kiệt, Trụ ở bên Tàu. Khi đã giết anh, chiếm được ngôi vua, Long Đĩnh càng tàn bạo. Vua hay lấy việc giết làm trò chơi. Có những tội nhân phải tội hình, vua cho lấy rơm tẩm dầu quấn vào người rồi đốt cho chế. Có trường hợp vua cho tù trèo lên cây cao rồi sai người chặt gốc cây đổ. Vua còn bỏ người vào sọt rồi đem thả xuống sông. Vua thích chí ngồi xem đao phủ thực hiện mệnh lệnh ác độc của mình. Có lần vua lấy mía để lên đầu nhà sư mà róc vỏ, thỉnh thoảng vờ nhỡ tay bổ dao vào đầu sư chảy máu, trông thấy thế vua thích thú vui cười. Vào các buổi chầu, vua cho tên hề nói khôi hài, hay nhại lại lời tâu bầy của các đại thần để gây cười. Vì sống dâm dục quá độ, vua mắc bệnh không ngồi được. Bởi vậy đến buổi chầu, vua cứ nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là Ngoạ Triều.

Long Đĩnh làm vua được 2 nǎm đổi niên hiệu là Cảnh Thụy. Nǎm sau (1009) thì mất, làm vua được 4 nǎm, thọ 24 tuổi.

Long Đĩnh mất, con tên là Sạ còn bé, đình thần nhân dịp tôn Lý Công Uẩn lên làm vua, khởi dựng sự nghiệp triều Lý hiển hách.

binhson50
19-08-2008, 09:56
Lý Thái Tổ (1010-1028)

Niên hiệu: Thuận Thiên

Người khởi dựng triều Lý là Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh), Công Uẩn sinh nǎm Giáp Tuất (974), là con nuôi của thiền sư Lý Khánh Vǎn từ nǎm 3 tuổi và truyền thuyết vẫn cho rằng ông là con của Vạn Hạnh, anh ruột Khánh Vǎn.

Cũng theo truyền thuyết, ông thân sinh ra Lý Công Uẩn nhà nghèo đi làm ruộng thuê ở chùa Tiên Sơn (An Phong, Bắc Ninh) phải lòng một tiểu nữ rồi làm nàng có thai Nhà sư thấy thế đuổi đi nơi khác. Hai vợ chồng dẫn nhau đến khu rừng Báng mệt mỏi, dừng lại nghỉ. Chồng khát nước, đến chỗ giếng nước giữa rừng uống, chẳng may sẩy chân chết đuối. Vợ chờ lâu không thấy, đến xem thì đất đã đùn lấp giếng. Người phụ nữ bất hạnh than khóc một hồi rồi xin vào ngủ nhờ ở chùa Ứng Tâm gần đấy. Sư trụ trì chùa Ứng Tâm đêm trước nằm mơ thấy Long thần báo mộng rằng: "Ngày mai dọn chùa cho sạch có Hoàng đế đến". Tỉnh dậy, nhà sư sai chú tiểu quét dọn sạch sẽ, túc trực từ sáng đến chiều chỉ thấy một người đàn bà có thai xin ngủ nhờ. Được vài tháng bỗng có chuyện lạ: Một đêm khu tam quan của chùa sáng rực hẳn lên, hương thơm ngào ngạt lan tỏa. Nhà sư cùng bà hộ chùa ra xem thì thấy người đàn bà ấy đã sinh một con trai, hai bàn tay có bốn chữ son "sơn hà xã tắc". Sau đó, trời bỗng nổi trận mưa to gió lớn, mẹ chú bé chết ngay khi sinh con và chú bé được nhà chùa nuôi nấng. Khi 8, 9 tuổi nhà sư cho chú bé theo học sư Vạn Hạnh ở chùa Tiên Sơn. Chú bé đó là Lý Công Uẩn.

Công Uẩn lớn lên tỏ rõ có chí lớn khác thường. Ông đến Hoa Lư làm quan nhà Tiền Lên đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Khi vua Thiếu Đế bị giết, ông ôm thây vua khóc. Vua Ngọa Triều khen là trung, cử ông làm Tả tướng quân chế chỉ huy sứ, thống lĩnh hết quân túc vệ.

Theo truyền thuyết, làng Cổ Pháp hồi ấy có cây gạo cổ thụ bị sét đánh tước lần vỏ ngoài lộ ra mấy câu sấm. Sư Vạn Hạnh xem cấu sấm ấy biết điềm nhà Lê đổ nhà Lý sắp lên bèn bảo Công Uẩn rằng:

- Mới rồi tôi thấy lời phù sấm kỳ dị, biết rằng họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều nhưng không ai bằng ông là người khoan từ nhân thứ, được lòng dân chúng mà binh quyền nắm trong tay. Người đứng đầu muôn dân chẳng phải ông thì còn ai?

Sợ câu nói ấy tiết lộ, Lý Công Uẩn phải nhờ người đem giấu Vạn Hạnh ở chùa Tiên Sơn.

Khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn đã ngoài 35 tuổi. Vua kế tự Long đĩnh còn nhỏ, Lý Công Uẩn chỉ huy quân túc vệ trong cuốn cung cấm. Bấy giờ lòng người đã oán giận nhà Lê nên quan Chi hậu là Đào Cam Mộc cùng các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế tức vua Thái Tổ nhà Lý. Vua Thái Tổ thấy Hoa Lư hẹp bèn dời đô về La Thành. Tháng 7 nǎm Thuận Thiên nguyên niên (1010) vua khởi sự rời đô. Khi ra đến La Thành, Thái Tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên liền đổi Đại La thành Thăng Long thành (tức Hà Nội bây giờ), đổi Hoa Lư thành phủ Tràng An và Cổ Pháp thành phủ Thiên Đức. Vua Thái Tổ chỉnh đốn việc cai trị, chia nước làm 24 lộ, gọi Hoan Châu và Ái Châu là trại.

Vốn thông minh bẩm sinh, lại được nhập thân văn hoá ở một vùng đất văn minh, văn hiến, lại được sự nuôi dạy của những vị cao tăng xuất chúng, Lý Công Uẩn thực sự là người con ưu tú của dân tộc. Ông đã cùng triều Lý làm rạng danh nước Đại Việt, viết nên những trang sử oanh liệt dựng nước và giữ nước.

Chùa Ứng Tâm nơi ông sinh ra bây giờ có tên là chùa Dặn.

Ngôi huyệt chỗ giếng nước ở rừng Báng nǎm xưa, những gò ở xung quanh trông giống như hoa sen nở 8 cánh nên nhà Lý truyền ngôi được 8 đời.

Vua Lý Thái Tổ trị vì 19 nǎm thì mất, thọ 55 tuổi.

NaCl
19-08-2008, 11:28
1. Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn 1010 – 1028)

Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh), mẹ họ Phạm, sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (974), mẹ chết khi mới sinh, thiền sư Lý Khánh Văn nhận làm con nuôi, Lý Công Uẩn thông minh và có chí khí khác người ngay từ nhỏ.

Nhờ sự nuôi dạy của nhà sư Lý Khánh Văn và Lý Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn trở thành người xuất chúng, văn võ kiêm toàn, làm đến chức Điện tiền chỉ huy sứ, khi Lê Ngọa Triều mất, triều thần tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu Thuận Thiên, vẫn lấy Quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư.

Tháng 7 năm 1010, vua Lý Thái Tổ cho dời đô về thành Đại La, một buổi sáng đẹp trời, thuyền vừa cập bến, Nhà Vua thấy Rồng vàng bay lên, do đó đặt tên là Kinh đô Thăng Long (tức là Hà Nội ngày nay).

Vua Thái Tổ chỉnh đốn lại việc cai trị, chia đất nước làm 24 lộ, trị vì 18 năm, thọ 55 tuổi.

2. Lý Thái Tông (Lý Phật Mã 1028 – 1054)

Vua Lý Thái Tổ sinh các hoàng tử: Thái tử Phật Mã, Dực Thánh Vương, Khai Quốc Vương Bồ, Đông Chính Vương Lực, Võ Đức Vương Hoàng.

Khi Vua Thái Tổ vừa mất, chưa kịp làm lễ tang, các hoàng tử Võ Đức Vương, Dực Thánh Vương, Đông Chính Vương đem quân vây Hoàng thành để tranh ngôi vua với Thái tử, nhờ có Lê Phụng Hiểu trung dũng xông ra chém chết Võ Đức Vương, hai hoàng tử kia bỏ chạy.

Triều thần cùng Lê Phụng Hiểu phò Thái tử Phật Mã lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu Lý Thái Tông.

Lý Thái Tông sinh ngày 26 tháng 6 năm Canh Tý (1000). Vua là người trầm mặc, có trí, biết trước mọi việc, đánh đâu được đấy, năm 1020 quân Chiêm Thành quấy rối nơi biên ải phía Nam, Lý Thái Tổ sai Thái tử Phật Mã làm Nguyên soái, đã đánh tan quân Chiêm Thành, bắt được tướng giặc đem về.

Khi làm vua, Người quan tâm mở mang bờ cõi, xây dựng lực lượng để bảo vệ đất nước, đoàn kết với các dân tộc ít người, thể hiện rõ bằng cách ngày 7 tháng 3 năm Kỷ Tỵ (1029), Vua gả công chúa Bình Dương cho Châu mục Châu Lạng là Thân Thiện Thái.

Năm Giáp Ngọ (1054), Vua Lý Thái Tông mất, trị vì 26 năm, thọ 55 tuổi.

3. Lý Thánh Tông (Lý Nhật Tôn 1054 – 1072)

Lý Thánh Tông tên húy là Nhật Tôn, sinh ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi (1023), là con bà Kim Thiên Thái Hậu họ Mai.

Nhà sử học Ngô Sỹ Liên ghi trong “Đại Việt sử ký toàn thư”: “... Vua khéo kế thừa, thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về thu phục người xa, đặt khoa bác sĩ, hậu lễ dưỡng liêm, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, đáng gọi là bậc Vua tốt. Song nhọc sức xây tháp Báo Thiên, phí của dân làm cung Dâm Đàm, đó là chỗ kém”.

Lý Thánh Tông mất năm Nhâm Tý (1072) trị vì 18 năm, thọ 50 tuổi.

4. Lý Nhân Tông (Lý Càn Đức 1072 – 1128)

Thái tử Càn Đức là con trưởng của Lý Thánh Tông, mẹ là bà Nguyên phi Ỷ Lan, sau là Thái hậu Linh Nhân, Thái tử sinh ngày 25 tháng Giêng năm Bính Ngọ (1066), khi Lý Thánh Tông mất, Thái tử lên ngôi Hoàng đế (1072) lúc mới 6 tuổi, Hoàng Thái hậu Ỷ Lan phải buông rèm nhiếp chính.

Năm 1075, thời Tống Thần Tông, Vương An Thạch làm Tể tướng âm mưu xâm lược nước ta, Thái úy Lý Thường Kiệt biết rõ âm mưu xâm lược của nhà Tống nên đã đánh phá các căn cứ tập kết lương thực, vũ khí của chúng ở Châu Khâm, Châu Liêm, Châu Ung (Quảng Đông, Quảng Tây) rồi chủ động rút quân về nước lập phòng tuyến ở bờ nam sông Cầu để chặn giặc.

Đầu năm 1077, Quách Quỳ và Triệu Tiết dẫn 10 vạn quân và 1 vạn ngựa chiến sang xâm lược nước ta, bị chặn lại bên bờ bắc sông Cầu hơn 2 tháng, quân dân ta đánh du kích tiêu hao sinh lực địch rất nhiều, làm cho giặc hoang mang, dao động “tiến thoái lưỡng nan”.

Chính trên phòng tuyến sông Cầu này, đêm khuya thanh vắng, Lý Thường Kiệt cho người nấp trong đền Trương tướng quân, thổi sáo và ngâm bài thơ nổi tiếng:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư,
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!

Dịch:

Sông núi nước Nam, Nam đế ở,
Rõ ràng phân định tại sách trời,
Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?
Cứ thử làm xem, chuốc bại nhơ!

Đây chính là “Bản tuyên ngôn độc lập” lần thứ nhất của Tổ quốc ta. Quân ta tổ chức phản công mãnh liệt vào quân Tống.

Quân Tống khiếp sợ phải rút chạy về nước. Nền độc lập của Tổ quốc ta lại được vững bền.

Năm Đinh Mùi (1127), Lý Nhân Tông mất, trị vì được 56 năm, thọ 62 tuổi.

5. Lý Thần Tông (Lý Dương Hoán 1128 - 1138)

Vua Lý Nhân Tông không có con trai, lập con của em trai là Sùng Hiền Hầu Dương Hoán lên làm Thái tử, kế vị Hoàng đế là vua Lý Thần Tông.

Vua Lý Thần Tông khuyến khích phát triển nông nghiệp, thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông", cho binh lính đổi phiên, cứ lần lượt 6 tháng một được về làm ruộng, do vậy nhân dân no đủ, an cư lạc nghiệp.

Lý Thần Tông mất năm Mậu Ngọ (1138), trị vì được 10 năm, thọ 23 tuổi.

6. Lý Anh Tông (Lý Thiên Tộ 1138 - 1175)

Lý Thiên Tộ là con đích trưởng của Lý Thần Tông, con bà Lê Hoàng hậu, sinh tháng 4 năm Bính Thìn (1136), lên ngôi Hoàng đế năm 1138, lúc đó mới 3 tuổi. Lê Hoàng hậu cầm quyền nhiếp chính lại tư thông với Đỗ Anh Vũ làm cho triều đình đổ nát, sau nhờ có các trung thần như Tô Hiến Thành, Hoàng Nghĩa Hiền, Lý Công Tín nên giữ vững được cơ đồ nhà Lý.

Lý Anh Tông mất năm ất Mùi (1175), trị vì được 37 năm, thọ 40 tuổi.

7. Lý Cao Tông (Lý Long Cán 1176 - 1210)

Lý Anh Tông mất, Thái tử Long Cán lúc đó chưa đầy 3 tuổi, bà Chiêu Linh Thái hậu muốn lập con cả của mình là Long Xưởng lên ngôi vua. Bà đem vàng bạc đút lót cho vợ Tô Hiến Thành, nhưng Tô Hiến Thành nhất định không nghe cứ theo di chiếu lập Long Cán lên làm vua, hiệu là Lý Cao Tông. Lớn lên Cao Tông chơi bời vô độ, chính sự hình pháp không rõ ràng, giặc cướp nổi lên như ong, đói kém liên miên, cơ nghiệp nhà Lý từ đó suy đồi.

Năm Bính Thìn (1208) có loạn Quách Bốc, vua Cao Tông đem gia quyến chạy lên vùng Tam Nông (Vĩnh Phú). Thái tử Sảm theo Tô Trung Tự chạy về Hải ấp (làng Lưu Xá, Hưng Hà, Thái Bình) vào ở nhà ông Trần Lý làm nghề đánh cá. Thấy con gái Trần Lý là Trần Thị Dung xinh đẹp thì lấy làm vợ rồi phong cho Trần Lý tước Minh Tự, phong cho Tô Trung Tự, cậu ruột của Trần Thị Dung chức Điện tiền chỉ huy sứ.

Anh em nhà Trần: Trần Thừa, Trần Tự Khánh, Trần Thủ Độ mộ quân giúp Thái tử Sảm khôi phục kinh đô Thăng Long rồi lên Tam Nông rước Cao Tông về kinh đô.

Cao Tông mất năm Canh Ngọ (1210), trị vì được 34 năm, thọ 38 tuổi.

Một người trong hoàng tộc là Lý Long Tường đã phải ra đi trong những năm tháng đầy biến động này. Ông phiêu dạt tới đất Cao Ly và lập nhiều chiến công chống ngoại xâm bảo vệ miền quê mới. Ông được phong tước, được cấp đất và lập nên dòng họ Lý Hoa Sơn định cư tại Hàn Quốc. Hậu duệ của ông - tức hậu duệ đời thứ 31 của Lý Thái Tổ - là Lý Xương Căn (Lee Chang Kun) đã về Việt Nam từ năm 2000 để lập Công ty Việt - Lý tại quê hương Đình Bảng, Bắc Ninh. Việt-Lý Co., Ltd chuyên sử dụng một số chất thải công nghiệp làm thành nguồn nguyên liệu mới, sản xuất PEASCO - một loại vật liệu nhựa tổng hợp với tỷ lệ chính là phế liệu plastic thay thế xi măng, sản xuất hệ thống kênh mương dùng trong các công trình tưới tiêu phục vụ nông nghiệp, thoát nước, xây dựng giao thông đường bộ.

8. Lý Huệ Tông (Lý Hạo Sảm 1211 - 1224)

Thái tử Sảm lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Huệ Tông, lập Trần Thị Dung làm nguyên phi, phong cho Trần Tự Khánh làm Chương Tín hầu, Tô Trung Tự làm Thái uý, Thuận Lưu Bá, Trần Thừa làm Nội thị phán thủ.

Thái tử Sảm sinh tháng 7 năm Giáp Dần (1194) con cả của Cao Tông và bà Hoàng hậu họ Đàm.

Năm Quý Mùi (1223), Trần Tự Khánh mất, Trần Thừa được phong làm Phụ quốc thái uý, Trần Thủ Độ là Điện tiền chỉ huy sứ.

Vua Huệ Tông thường rượu chè say khướt suốt ngày, bỏ bê triều chính. Huệ Tông không có con trai. Hoàng hậu Trần Thị Dung chỉ sinh được hai con gái. Con gái lớn là Thuận Thiên công chúa đã gả cho Phụng kiều vương Trần Liễu, công chúa thứ 2 là Phật Kim (công chúa Chiêu Thánh) mới 7 tuổi được làm Thái tử.

Đến tháng 10 năm Giáp Thân (1224), Lý Huệ Tông truyền ngôi cho công chúa Chiêu Thánh rồi đi tu ở chùa Chân Giáo.

Lý Huệ Tông trị vì được 13 năm, sau bị Trần Thủ Độ ép tự tử, thọ 33 tuổi.

9. Lý Chiêu Hoàng (Phật Kim 1224 - 1225)

Dưới sự đạo diễn của Trần Thủ Độ, Lý Huệ Tông bị ép đi tu, nhường ngôi vua cho con gái là công chúa Chiêu Thánh (lúc đó mới 7 tuổi) niên hiệu là Lý Chiêu Hoàng. Binh quyền về tay Trần Thủ Độ.

Cũng dưới sự đạo diễn của Trần Thủ Độ, Trần Cảnh (8 tuổi) là con ông Trần Thừa được đưa vào hầu cận Lý Chiêu Hoàng.

Trần Cảnh được Chiêu Hoàng yêu mến, thường hay té nước, ném khăn trêu đùa. Trần Thủ Độ tung tin là Lý Chiêu Hoàng đã lấy chồng là Trần Cảnh.

Ngày 21 tháng 10 năm Ất Dậu (1225), Lý Chiêu Hoàng mở hội lớn ở điện Thiên An, trước bá quan văn võ, Chiêu Hoàng cởi hoàng bào mời Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế đổi niên hiệu là Kiến Trung năm thứ nhất, dựng lên triều đại nhà Trần từ đấy.



Trích lại các triều đại Việt Nam

bịnhson50
19-08-2008, 14:10
2. Lý Thái Tông (Lý Phật Mã 1028 – 1054)

Vua Lý Thái Tổ sinh các hoàng tử: Thái tử Phật Mã, Dực Thánh Vương, Khai Quốc Vương Bồ, Đông Chính Vương Lực, Võ Đức Vương Hoàng.

Khi Vua Thái Tổ vừa mất, chưa kịp làm lễ tang, các hoàng tử Võ Đức Vương, Dực Thánh Vương, Đông Chính Vương đem quân vây Hoàng thành để tranh ngôi vua với Thái tử, nhờ có Lê Phụng Hiểu trung dũng xông ra chém chết Võ Đức Vương, hai hoàng tử kia bỏ chạy.

Triều thần cùng Lê Phụng Hiểu phò Thái tử Phật Mã lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu Lý Thái Tông.

Lý Thái Tông sinh ngày 26 tháng 6 năm Canh Tý (1000). Vua là người trầm mặc, có trí, biết trước mọi việc, đánh đâu được đấy, năm 1020 quân Chiêm Thành quấy rối nơi biên ải phía Nam, Lý Thái Tổ sai Thái tử Phật Mã làm Nguyên soái, đã đánh tan quân Chiêm Thành, bắt được tướng giặc đem về.

Khi làm vua, Người quan tâm mở mang bờ cõi, xây dựng lực lượng để bảo vệ đất nước, đoàn kết với các dân tộc ít người, thể hiện rõ bằng cách ngày 7 tháng 3 năm Kỷ Tỵ (1029), Vua gả công chúa Bình Dương cho Châu mục Châu Lạng là Thân Thiện Thái.

Năm Giáp Ngọ (1054), Vua Lý Thái Tông mất, trị vì 26 năm, thọ 55 tuổi.




Lý Thái Tông (1028-1054)

Niên hiệu:

- Thiên Thành (1028-1033)
- Thống Thuỵ (1034-1038)
- Càn Phù Hữu Đạo (1039-1041)
- Minh Đạo (1042-1043)
- Thiên Cảm Thánh Võ (1044-1048)
- Sùng Hưng Đại Bảo (1049-1054)
Sau khi vua Lý Thái Tổ mất con trưởng của ông là Lý Phật Mã (còn có tên khác là Lý Đức Chính) lên thay gọi là vua Lý Thái Tông, ông lên lên ngôi đúng vào tuổi thanh niên cường tráng: 28 tuổi (ông sinh nǎm 1000, lên ngôi nǎm 1028). Anh em trong gia đình vua Lý Thái Tổ cũng khá đông. Vì vậy, vua Lý Thái Tổ vừa mất chưa làm lễ tế táng, các hoàng tử Võ Đức Vương, Dực Thánh Vương và Đông Chính Vương đã mang quân bản bộ đến vây thành để tranh ngôi của Thái tử.

Phật Mã biết âm mưu của mấy người em phản loạn ấy. Ông vội vàng tổ chức việc phòng giữ cung cấm, rồi cho gọi các tướng tá thuộc hạ của mình vào bàn cách đối phó. Sau khi dẹp xong loạn ông chính thức lên ngôi lấy niên hiệu Thiên Thành khi ông vừa tròn 28 tuổi. Ông đã tham gia nhiều trận chiến với những chiến công chói lọi, mang lại sự bình yên thịnh vượng cho dân chúng. Ông cho xây dựng chùa Một Cột nǎm 1049, ông còn dạy cung nữ dệt gấm vóc để dùng và không dùng vải của nước Tống nữa.

Vua Lý Thái Tông trị vì được 27 nǎm, đến nǎm Giáp Ngọ (1054) thì mất thọ 55 tuổi.

NaCl
19-08-2008, 14:29
Nguyên Phi Ỷ Lan

Nói đến triều Lý không thể không nói về Ỷ Lan, một trong những danh nhân có tài trị nước của dân tộc. Tên thật của Ỷ Lan là Lê Thị Yến, quê ở làng Thổ Lỗi sau đổi thành Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh) nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội. Vì mẹ mất từ lúc 12 tuổi, cha lấy vợ kế nên thân phận Ỷ Lan khổ như cô Tấm trong chuyện cổ. Sử ghi, Ỷ Lan là cô Tấm lộ Bắc, hay gọi đền thờ Ỷ Lan ở Dương Xá (Gia Lâm, Hà Nội) là đền thờ Bà Tấm là vì thế.
Năm ấy, vua Lý Thánh Tông 40 tuổi chưa có con trai nối dõi nên về chùa Dâu cầu tự. Vua và quần thần vãn xem phong cảnh trong vùng, chợt thấy trong ngày hội vui, mà trên nương vẫn có một người con gái vừa hái dâu vừa hát, vua vời xuống hỏi sự tình. Thấy Lê Thị Yến bội phần xinh đẹp, lại đối đáp lưu loát, vua cảm mến đưa về triều, rồi phong làm Nguyên phi, cho xây một cung riêng, đặt tên là cung Ỷ Lan để nhớ lại sự tích cô gái tựa gốc cây lan buổi đầu gặp gỡ.
Khác với các hậu phi, Ỷ Lan không lấy việc trau chuốt nhan sắc, mong chiếm được tình yêu của vua mà quan tâm đến hết thảy mọi công việc trong triều đình. Ỷ Lan khổ công học hỏi, miệt mài đọc sách, nghiền ngẫm nghĩa sách nên chỉ trong một thời gian ngắn, mọi người đều kinh ngạc trước sự hiểu biết uyên thâm về nhiều mặt của Ỷ Lan. Triều thần khâm phục Ỷ Lan là người có tài. Một lần vua Lý Thánh Tông hỏi Ỷ Lan về kế trị nước. Ỷ Lan tâu:
- Muốn nước giàu dân mạnh, điều hệ trọng là biết nghe lời can gián của đấng trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm. Thuốc đắng uống khó chịu nhưng chữa được bệnh. Điều hệ trọng thứ hai là phải xem quyền hành là một thứ đáng sợ. Quyền lực và danh vọng thường làm thay đổi con người. Tự mình tu đức để giáo hoá dân thì sâu hơn mệnh lệnh, dân bắt chước người trên thì nhanh hơn pháp luật. Nước muốn mạnh, Hoàng đế còn phải nhân từ với muôn dân. Phàm xoay cái thế thiên hạ ở nhân chứ không phải ở bạo. Hội đủ những điều ấy, nước Đại Việt sẽ vô địch.
Nghe Ỷ Lan tâu, vua phục lắm. Bởi thế, năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân cầm quân đi đánh giặc, đã trao quyền nhiếp chính cho Ỷ Lan. Cũng ngay năm ấy, nước Đại Việt không may bị lụt lớn, mùa màng thất bát, nhiều nơi sinh loạn. Nhưng nhờ có kế sách trị nước đúng đắn, quyết đoán táo bạo, loạn lạc đã được dẹp yên, dân đói đã được cứu sống. Cảm cái ơn ấy, cũng là cách suy tôn một tài năng, nhân dân đã tôn thờ Ỷ Lan là Quan âm nữ, lập bàn thờ Ỷ Lan. Vua đánh giặc lâu không thắng, bèn trao quyền binh cho Lý Thường Kiệt, đem một cánh quân nhỏ quay về. Đến châu Cư Liên (Tiên Lữ, Hải Dương) hay tin Ỷ Lan đã vững vàng đưa đất nước vượt qua muôn trùng khó khăn, giữ cảnh thái bình, thịnh trị, vua hổ thẹn quay ra trận quyết đánh cho kỳ thắng mới về.
Năm Nhâm Tý (1072), vua Lý Thánh Tông đột ngột qua đời, triều Lý không tránh khỏi rối ren. Nhưng khi Ỷ Lan trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính và Lý Thường Kiệt nắm quyền Tể tướng thì nước Đại Việt lại khởi sắc, nhanh chóng thịnh cường. Ỷ Lan đã thi hành những biện pháp dựng nước yên dân, khiến cho thế nước và sức dân đã mạnh hẳn lên.
Năm Đinh Tị (1077), Tống triều phát đại binh sang xâm lược. Để Lý Thường Kiệt rảnh tay lo việc trận mạc, Thái hậu Ỷ Lan đã bỏ qua hiềm khích cũ, điều Lý Đạo Thành từ Nghệ An về, trao chức Thái sư như cũ, để cùng mình điều khiển triều đình, huy động sức người sức của vào trận. Nhờ vậy, nước Đại Việt đã làm nên chiến thắng hiển hách. Quân giặc hùng hổ toan làm cỏ nước Đại Việt đã phải cam chịu thất bại, lủi thủi rút quân về nước.
Làm nên chiến thắng này, công Thái hậu Ỷ Lan thực lớn. Nhưng trong đời Ỷ Lan không phải không có tì vết. Sau khi vua Lý Thánh Tông qua đời, Hoàng hậu Thượng Dương dựa vào thế lực của Thái sư Lý Đạo Thành, đã gạt Ỷ Lan ra khỏi triều đình. Mãi 4 tháng sau, có Lý Thường Kiệt giúp sức, Ỷ Lan mới trở lại nắm quyền nhiếp chính. Bà đã bắt giam Hoàng hậu Thượng Dương cùng 72 cung nữ vào lãnh cung, bỏ đói cho đến chết. Vì tội trạng ấy, sử sách phong kiến đã xóa sạch mọi công lao của bà đối với dân nước, mà quên mất rằng, trong sự nghiệp làm chính trị, đó là chuyện thường thấy.

binhson50
19-08-2008, 19:41
3. Lý Thánh Tông (Lý Nhật Tôn 1054 – 1072)

Lý Thánh Tông tên húy là Nhật Tôn, sinh ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi (1023), là con bà Kim Thiên Thái Hậu họ Mai.

Nhà sử học Ngô Sỹ Liên ghi trong “Đại Việt sử ký toàn thư”: “... Vua khéo kế thừa, thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về thu phục người xa, đặt khoa bác sĩ, hậu lễ dưỡng liêm, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, đáng gọi là bậc Vua tốt. Song nhọc sức xây tháp Báo Thiên, phí của dân làm cung Dâm Đàm, đó là chỗ kém”.

Lý Thánh Tông mất năm Nhâm Tý (1072) trị vì 18 năm, thọ 50 tuổi.



Lý Thánh Tông (1054-1072)

Niên hiệu:


- Long thuỵ Thái Bình (1054-1058)
- Chương thánh Gia Khánh (1059-1065)
- Long chương Thiên tự (1066-1967)
- Thiên chức Bảo Tượng (1068)
- Thần võ (1069-1072)
Vua Lý Thánh Tông tên thật là Lý Nhật Tôn con trai vua Lý Thái Tông sinh ngày 25 tháng 2 nǎm Quí Hợi (1023). Khi vua Lý Thái Tông mất ông lên ngôi ở tuổi 31. Ông đã theo cha chinh chiến nhiều nơi và lập nhiều chiến công xuất sắc. Ông có một tấm lòng vị tha trung hậu, ân xá cho nhiều kẻ tù tội không đáng tội, cho xây dựng nhiều chùa chiền. Thời Ông trị vì Ông đặc biệt chú trọng công việc chính trị, an dân, trọng nông, lưu tâm đến việc phòng bị đất nước và phát huy thanh thế quân uy của mình đối với nước ngoài. Ông lập Hoàng hậu là Nguyên Phi Y' Lan, nǎm Nhâm Thân (1072) vua Lý Thánh Tông chết đột ngột, trị vì được 18 nǎm, thọ 50 tuổi.

cu con
05-10-2008, 00:03
LÝ NHÂN TÔNG ( 1072 - 1127 ).
- Họ và tên : LÝ CÀN ĐỨC.
- Vua là con trưởng của vua Lý Thánh Tông, mẹ là Linh Nhân Thái Hậu tức bà Ỷ LAN.
- Vua sinh ngày 25 tháng 01 năm Bính Ngọ ( 1066 ) tại kinh thành Thăng Long.
- Lên ngôi tháng 01 năm Nhâm Tý ( 1072 ), ở ngôi 55 năm, mất ngày 12 tháng 12 năm Đinh Mùi ( 1127 ), thọ 61 tuổi.
- Trong thời gian 55 năm ở ngôi, Lý Nhân Tông đã 08 lần đặt niên hiệu, cụ thể như sau :
. Thái Ninh : 1072 - 1076.
. Anh Vũ Chiêu Thắng : 1076 - 1084.
. Quảng Hựu : 1085 - 1092.
. Hội Phong : 1092 - 1100.
. Long Phù : 1101 - 1109.
Riêng niên hiệu này, sách Đại Việt Sử Lược chép là Long Phù Nguyên Hóa.
. Hội Tường Đại Khánh : 1110 -1119.
. Thiên Phù Duệ Vũ : 1120 - 1126.
. Thiên Phù Khánh Thọ : 1127.

nino
07-10-2008, 19:07
Lý Thần Tông ( 1128 - 1138 )


- Tên thật : LÝ DƯƠNG HOÁN.
- Vua là cháu, gọi vua Lý Nhân Tông bằng bác ruột. Thân sinh của vua là SÙNG HIỀN HẦU ( em ruột vua Lý Nhân Tông ), thân mẫu là Đỗ phu nhân ( không rõ tên ). Đến tháng giêng năm Kỷ Dậu ( 1129 ), Sùng Hiền Hầu được tôn làm Thái Thượng Hoàng, Đỗ phu nhân được tôn làm Thái Hậu, nhưng đó chỉ là hư vị chứ không có thực quyền.
- Vua sinh tháng 6 năm Bính Thân ( 1116 ), đến năm Đinh Dậu ( 1117 ) thì được Lý Nhân Tông nhận làm con nuôi.
- Vua lên ngôi cuối tháng 12 năm Đinh Mùi ( 1127 ), ở ngôi 10 năm, mất ngày 26 tháng 9 năm Mậu Ngọ ( 1138 ), thọ 22 tuổi.
- Trong thời gian 10 năm ở ngôi, Lý Thần Tông đã đặt hai niên hiệu. Đó là :
* Thiên Thuận : 1128 - 1132.
* Thiên Chương Bảo Tự : 1133 - 1138

nino
04-12-2008, 12:54
LÝ ANH TÔNG ( 1138 - 1175 ).
- Họ và tên : LÝ THIÊN TỘ.
- Vua là con trưởng của Lý Thần Tông, mẹ là Lê Thái Hậu ( không rõ tên ).
- Vua sinh vào tháng tư năm Bính Thìn ( 1136 ), lên ngôi ngày 01 tháng 10 năm Ất Mùi ( 1175 ), thọ 39 tuổi.
- Trong 37 năm ở ngôi, vua Lý Anh Tông đã đặt niên hiệu, cụ thể như sau :
* Thiệu Minh : 1138 - 1140.
* Đại định : 1140 - 1162.
* Chính Long bảo Ứng : 1163 - 1174.
* Thiên Cảm Chí Bảo : 1174 - 1175.

nino
17-12-2008, 18:58
LÝ CAO TÔNG ( 1175 - 1210 )


- Họ và tên: LÝ LONG TRÁT, lại có tên khác là LÝ LONG CÁN.
- Vua là con thứ 06 của vua Lý Anh Tông, mẹ là Thụy Châu Thái Hậu, người họ Đỗ.
- Vua sinh ngày 25 tháng 5 năm Quý Tỵ ( 1173 ), lên ngôi vào tháng 7 năm Ất Mùi ( 1175 ), ở ngôi 34 năm, mất ngày 28 tháng 10 năm Canh Ngọ ( 1210 ), thọ 37 tuổi.
- Trong 34 năm ở ngôi, vua Lý Cao Tông đã đặt 04 niên hiệu, cụ thể như sau:
. Trịnh Phù: 1176 - 1186.
. Thiên Tư Gia Thụy: 1186 - 1202.
. Thiên Gia Bảo Hựu: 1202 - 1205.
. Trị Bình Long Ứng: 1205 - 1210.

nino
22-12-2008, 22:58
LÝ HUỆ TÔNG ( 1210 - 1224 ).

- Họ và tên : LÝ HẠO SẢM
- Vua là con trưởng của Lý Cao Tông, mẹ là Đàm Thái Hậu ( không rõ tên ).
- Vua sinh tháng 7 năm Giáp Dần ( 1194 ), được lập làm Thái Tử vào tháng 01 năm Mậu Thìn ( 1208 ), lên ngôi cuối năm Canh Ngọ ( 1210 ), ở ngôi 14 năm.
- Tháng 10 năm Giáp Thân ( 1224 ), vua truyền ngôi cho con gái thứ là LÝ CHIÊU HOÀNG rồi đi tu ở chùa Chân Giáo ( trong thành Thăng Long ), hiệu là Huệ Quang Thiền Sư.
- Tháng 8 năm Bính Tuất ( 1226 ), vua bị nhà Trần bức tử, thọ 32 tuổi.
- Trong 14 năm ở ngôi, vua Lý Huệ Tông chỉ đặt một niên hiệu là Kiến Gia ( 1211 - 1224 ).

dly
23-12-2008, 14:10
Sử Việt, dễ nhớ, dễ thuộc :w00t:
( sưu tầm trên net)



Lịch sử Việt Nam


Lạc Long Quân vẩy đầy mình
Âu Cơ là vợ đẻ uỳnh trăm con
Đứa xuống biển đứa lên non
Những chuyện như thế éo còn ai tin
Triệu Đà tướng giỏi vãi lìn
Đánh nhau với cả quân mình Cổ Loa
Xây thành phải đợi tiếng gà ....

Thần rùa giúp đỡ dần dà cũng xong
An Dương Vương cứ khóc ròng
Mất nước chỉ tại thù trong giặc ngoài
Trọng Thủy là đứa bất tài
Mỵ Châu phải gọi là loài hiếu dâm
Bà Trưng nhịn nhục nỗi niềm
Vùng lên khởi nghiã hấp diêm bọn Tàu
Nước mình độc lập chẳng lâu
Bọn Khựa nó lại lâu bâu xông vào
Lý Bí một đấng anh hào
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài
Có ông Hắc Đế họ Mai
Lịch sử em nắm cũng vài ý chung
Một nghìn năm sử lung tung
Thế rồi Nam Hán như sung chết đầy
Ngô Quyền học giỏi mưu hay
Chọc thủng tan nát một bày thuyền to
Nước mình tên gọi Đại Cồ
Việt từ ngày ấy họ Ngô nắm quyền

Mười hai sứ quân nổi điên
Có người đánh lộn kiếm tiền họ Đinh
Cờ lau từ thuở còn trinh
Binh đao từ thuở nước mình hỗn mang
Ninh Bình vua ở với quan
Hoa Lư thủ phủ trong hang to đùng
Hoang Tiền (Tiên Hoàng) chết lúc đang sung
Thái hậu thấy thế ngủ cùng họ Lê
Lê Hoàn sung sướng đê mê
Mặc bào ra trận bụng phê mắt lòi
Vua Lý thèm gái đi chơi
Tới khi ngẩng mặt lên trời thất kinh
Một con rồng lộn linh tinh
Bởi vì mê tín triều đình dời đô
Một tay gây dựng cơ đồ
Phật là quốc đạo, Khổng Nho làm nền
Một hôm ở trong cái đền
Quốc sư Thường Kiệt rập rình Tống quân
Bắc loa rồi giả làm thần
Nước Nam tao ở dần dần nói ra
Ăn rùa quân Tống cũng gà
Vội bê quần áo đệm ga đi về
Lý Thường Kiệt cười hề hề
Giọng tao thái giám ai chê nữa nào
Quả là trí tuệ trình cao
Việt quân sung sướng ào ào tiến lên
Họ Trần éo chịu được thêm
Mới đưa Trần Cảnh một đêm vào triều
Cùng công chúa Lý làm liều
Thôi thì hai cháu cũng yêu thật lòng
Nhà Lý vì thế đi tong
Sang triều vua mới thuộc dòng nhà tao
Họ Trần rất đỗi anh hào
Thăng Long bỏ ngỏ chui vào rừng sâu
Nguyên Mông thiếu đói khá lâu
Từ trong hang đá ta bâu ra đầy

Người Việt vốn tính bầy nhầy
Hỏi Trần Hưng đạo bậc thầy thái sư
Vua rằng :" Địch mạnh thế ư?"
Đạo rằng : "Thua cứ cắt... chim của thần"
Toàn dân khí thế vô ngần
Đánh giặc Mông Cổ ba lần nát tan
Quốc Toản bóp nát quả cam
Ống đồng thằng giặc Thoát Hoan chui vào
Xưa nay gì cứ cao trào
Thì ngay sau đó sẽ nhào xuống ngay
Hồ Quý Ly vốn cao tay
Chiếm quyền và nước non này về ta
Tây Đô Thanh Hóa là nhà
Thăng Long đếch ở, rõ là thằng ngu....


Nhà Hồ thọ được mấy thu
Giặc Minh phương Bắc từ từ xâm lăng
Đầu người thì bị chặt phăng
Trai tù gái hiếp hờn căm ngút trời
Anh hùng xuất hiện kịp thời
Ở trong Thanh Hóa có người họ Lê
Biệt danh Lợi, nhóm máu dê
Nhân tài Nguyễn Trãi là bề tôi trung
Được cho gươm báu để dùng
Bởi vì người Việt thờ chung thần Rùa (!)
Nhà vua câu cá với bồ
Tiện tay trả kiếm ở hồ Hoàn Gươm
Chỉ vì vua chết bất thường
Nguyễn Trãi phải khổ ba đường chu di
Trong vụ án vườn Lệ Chi
Người ngoài bán tín bán nghi nhiều phần
Công lao chúa Nguyễn lấn sân
Nước mình chiếm trọn địa phần miền Nam
Ngày xưa là đất của Cam
Pu chia với cả người Chàm Mút-xlym
Chiêu Thống bị giặc bóp chim
Phú xuân Nguyễn Huệ im lìm tiến quân
Đánh cho dài tóc vô ngần
Đánh cho răng nhuộm mười phần đều đen (Lotus!)
Đánh cho Sĩ Nghị một phen
Hồn bay phách lạc, xác chen thành gò
Đống Đa cho tới Cửa Lò
Gió reo còn vẳng tiếng hò ba quân
Giặc xâm lược phải mút chân
Giặc vô giặc phải liếm phân nước mình
Giặc Thanh giặc Tống giặc Minh
Nam tiến đều bị mất chân mất đầu
Quang Trung vua sống chẳng lâu
Thì đùng một cái đi chầu bên kia....
Ngọc Hân công chúa đầm đìa
Chàng ơi sao lại say bia đánh LỘN?
Các chúa nhà Nguyễn cũng khôn
Dần dần dẹp Trịnh ôn tồn tiến lên
Việt Nam quốc hiệu đặt tên
Miền Trung ở Huế xây nên kinh thành
Bấy giờ thiên hạ nổi danh
Một người thơ phú rất rành tên Du
Viết ra một quyển dâm thư
Tên nhân vật chính hình như là Kiều (!)
Gần xa ân ái cũng nhiều
Tài hoa xinh đẹp lại chiều khách chơi
Đọc Kiều mới hiểu kiếp người
Ngẫm ra càng thấy cuộc đời xấu xa!
Đau đớn thay phận đàn bà
Than rằng bạc mệnh cũng là lời chung
...

Nam Kỳ dân trồng cây bông
Gòn ở một chỗ là sông Sài Gòn
Hòa bình phủ khắp nước non
Các cha truyền đạo lon ton chạy vào
Tây Ban cho tới Bồ Đào
Toàn người da trắng to cao ch... dài
Có ông đờ Rốt thật tài (Alexandre de Rhodes)
Nghĩ ra quốc ngữ mấy bài đầu tiên
Dân Nam sung sướng như điên
Từ nay éo phải bút nghiên chữ Tàu
A bê xê thuộc làu làu
Thánh hiền chữ Hán vò nhàu vứt đi

Vào năm êi-tin-fíf-ty-...(Eighteen Fifty ..!)
Êit người Pháp đến không đi về nhà (1858)
Đánh nhau bán đảo Sơn Trà
Pháp chơi đại bác, Việt mài cung tên!
Chịu thua vua Nguyễn ký tên
Nhượng cho sáu tỉnh ở miền Đông Nam
Nước mình thành nước An Nam
Bị Pháp đô hộ lại càng khó khăn
Gần xa trí thức băn khoăn
Bao giờ mới hết liếm chân nước ngoài
Bội Châu thỉnh thoảng viết bài
Thơ ca yêu giống yêu loài, ghét Tây
Đông Du phong trào rất hay
Thanh niên du học càng ngày càng đông
Hoàng Hoa Thám giỏi võ công
Mùa xuân khởi nghĩa, mùa đông mất đầu! (Thảm quá ! )
Thế kỷ mười chín u sầu
Anh hùng giải phóng kiếm đâu bây giờ?

Năm đó giáng thế bác Hồ
Thiên văn phỏng đoán cơ đồ sẽ nên
Sinh Cung họ Nguyễn là tên
Nam Đàn là huyện Kim Liên là phường
Nghệ An là đất quê hương
Trình độ Hán học tương đương người Tàu!
Tây phương văn hóa hiểu sâu
Châu Mỹ đã trải, châu Âu đã từng
Yêu dân thương nước vô cùng
Năm hai mốt tuổi đùng đùng đi Tây...!
Quyết tâm học lấy điều hay
Mỗi ngày Bác viết lên tay mười từ
Bao lần vào tội ra tù
Bao lần Bác vẫn cười trừ kẻ gian (hé hé hé ... )
Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong lúc gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng
Paris Bác ở công poăng
Ngày thì quét tuyết đêm chăm học bài
Lênin luận cương rất dài
Bác đọc Bác hiểu một vài ý chung (!)

Thế rồi Bác bị tình nghi
Tàu Tưởng bắt Bác mong chi ngày về (Tưởng Giới Thạch)
Nhưng nhờ nghị lực tràn trề
Đến năm bốn mốt Bác về Việt Nam (1941)
Lúc đầu Bác ở trong hang
Bẻ cây phá đá làm bàn Bác ghi
Vui chơi sung sướng tùy nghi
Sáng ra bờ suối tối thì vào hang
Rau măng cháo bẹ sẵn sàng
Cuộc đời cách mạng thật sang thật giàu...

nino
04-01-2009, 22:44
LÝ CHIÊU HOÀNG ( 1224 - 1225 ).
- Họ và tên : LÝ PHẬT KIM, lại có tên khác là LÝ THIÊN HINH NỮ.
- Nữ Hoàng sinh vào tháng 9 năm Mậu Dần (1218), là con thứ của vua Lý Huệ Tông, mẹ là Thuận Trinh Thái Hậu Trần Thị Dung.
- Tháng 10 năm Giáp thân (1224), được lập làm Thái Tử và ngay sau đó thì được truyền ngôi.
- Nữ Hoàng ở ngôi hơn một năm, đến tháng 12 năm Ất Dậu (1225) thì nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (Trần Thái Tông). Từ đây, bà là Chiêu Thánh Hoàng Hậu.
- Tháng 01 năm Đinh Dậu (1237), 19 tuổi, vì lý do không có con, bà bị phế làm công chúa.
Người thay địa vị hoàng hậu là bà Thuận Thiên (chị ruột của bà, trước đã gả cho Trần Liễu là anh ruột của vua Trần Thái Tông và đã có thai với Trần Liễu được 03 tháng).
- Tháng 01 năm Mậu Ngọ (1258), 40 tuổi, bà được đem gả cho Lê Tần (tức Lê Phụ Trần), một danh tướng của triều Trần.
- Bà mất vào tháng 3 năm Mậu Dần (1278), sau khi đã sanh cho Lê Tần hai người con (một trai, một gái), thọ 60 tuổi.
- Niên hiệu trong thời gian ở ngôi của Bà là Thiên Chương Hữu Đạo (1224 - 1225).

Như vậy, triều LÝ tồn tại 215 năm, với 09 đời vua nối nhau trị vì. Trong 09 đời vua đó có :
* Một vua là nữ: là Nữ Hoàng Lý Chiêu Hoàng

* Vua ở ngôi lâu nhất là vua Lý Nhân Tông (55 năm) và vua ở ngôi ngắn nhất là Nữ Hoàng Lý Chiêu Hoàng (01 năm).

* Vua lên ngôi sớm nhất là vua Lý Anh Tông (lúc 02 tuổi) và vua Lý Cao Tông (lúc 03 tuổi) và vua lên ngôi muộn nhất là vua Lý Thái Tổ (lúc 36 tuổi) - Vua đầu của triều Lý.

* Vua đổi niên hiệu nhiều nhất là vua Lý Nhân Tông (08 lần) và có 03 vua chỉ đặt 01 niên hiệu, đó là vua Lý Thái Tổ, vua Lý Huệ Tông và Nữ hoàng Lý Chiêu Hoàng.

* Vua thọ nhất là vua Lý Nhân Tông (61 tuổi) và vua mất sớm nhất là vua Lý Thần Tông (22 tuổi) ).

* Vua không có con trai để nối ngôi, phải truyền ngôi cho cháu là vua Lý Nhân Tông, hoặc phải truyền ngôi cho con gái là vua Lý Huệ Tông.


(đang sưu tầm tiếp)

nino
23-03-2009, 08:47
NGUYÊN PHI Ỷ LAN

Nói đến triều Lý không thể không nói về Ỷ Lan, một trong những danh nhân có tài trị nước của dân tộc.
Tên thật của Ỷ Lan là Lê Thị Yến, quê ở làng Thổ Lỗi sau đổi thành Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh) nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội. Vì mẹ mất từ lúc 12 tuổi, cha lấy vợ kế nên thân phận Ỷ Lan khổ như cô Tấm trong chuyện cổ. Sử ghi, Ỷ Lan là cô Tấm lộ Bắc, hay gọi đền thờ Ỷ Lan ở Dương Xá (Gia Lâm, Hà Nội) là đền thờ Bà Tấm là vì thế.


Năm ấy, vua Lý Thánh Tông 40 tuổi chưa có con trai nối dõi nên về chùa Dâu cầu tự. Vua và quần thần vãn xem phong cảnh trong vùng, chợt thấy trong ngày hội vui, mà trên nương vẫn có một người con gái vừa hái dâu vừa hát, vua vời xuống hỏi sự tình. Thấy Lê Thị Yến bội phần xinh đẹp, lại đối đáp lưu loát, vua cảm mến đưa về triều, rồi phong làm Nguyên phi, cho xây một cung riêng, đặt tên là cung Ỷ Lan để nhớ lại sự tích cô gái tựa gốc cây lan buổi đầu gặp gỡ.


Khác với các hậu phi, Ỷ Lan không lấy việc trau chuốt nhan sắc, mong chiếm được tình yêu của vua mà quan tâm đến hết thảy mọi công việc trong triều đình. Ỷ Lan khổ công học hỏi, miệt mài đọc sách, nghiền ngẫm nghĩa sách nên chỉ trong một thời gian ngắn, mọi người đều kinh ngạc trước sự hiểu biết uyên thâm về nhiều mặt của Ỷ Lan. Triều thần khâm phục Ỷ Lan là người có tài.
Một lần vua Lý Thánh Tông hỏi Ỷ Lan về kế trị nước. Ỷ Lan tâu:
- Muốn nước giàu dân mạnh, điều hệ trọng là biết nghe lời can gián của đấng trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm. Thuốc đắng uống khó chịu nhưng chữa được bệnh. Điều hệ trọng thứ hai là phải xem quyền hành là một thứ đáng sợ. Quyền lực và danh vọng thường làm thay đổi con người. Tự mình tu đức để giáo hoá dân thì sâu hơn mệnh lệnh, dân bắt chước người trên thì nhanh hơn pháp luật. Nước muốn mạnh, Hoàng đế còn phải nhân từ với muôn dân. Phàm xoay cái thế thiên hạ ở nhân chứ không phải ở bạo. Hội đủ những điều ấy, nước Đại Việt sẽ vô địch.


Nghe Ỷ Lan tâu, vua phục lắm. Bởi thế, năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân cầm quân đi đánh giặc, đã trao quyền nhiếp chính cho Ỷ Lan. Cũng ngay năm ấy, nước Đại Việt không may bị lụt lớn, mùa màng thất bát, nhiều nơi sinh loạn. Nhưng nhờ có kế sách trị nước đúng đắn, quyết đoán táo bạo, loạn lạc đã được dẹp yên, dân đói đã được cứu sống. Cảm cái ơn ấy, cũng là cách suy tôn một tài năng, nhân dân đã tôn thờ Ỷ Lan là Quan âm nữ, lập bàn thờ Ỷ Lan. Vua đánh giặc lâu không thắng, bèn trao quyền binh cho Lý Thường Kiệt, đem một cánh quân nhỏ quay về. Đến châu Cư Liên (Tiên Lữ, Hải Dương) hay tin Ỷ Lan đã vững vàng đưa đất nước vượt qua muôn trùng khó khăn, giữ cảnh thái bình, thịnh trị, vua hổ thẹn quay ra trận quyết đánh cho kỳ thắng mới về.
Năm Nhâm Tý (1072), vua Lý Thánh Tông đột ngột qua đời, triều Lý không tránh khỏi rối ren.
Nhưng khi Ỷ Lan trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính và Lý Thường Kiệt nắm quyền Tể tướng thì nước Đại Việt lại khởi sắc, nhanh chóng thịnh cường. Ỷ Lan đã thi hành những biện pháp dựng nước yên dân, khiến cho thế nước và sức dân đã mạnh hẳn lên.


Năm Đinh Tị (1077), Tống triều phát đại binh sang xâm lược. Để Lý Thường Kiệt rảnh tay lo việc trận mạc, Thái hậu Ỷ Lan đã bỏ qua hiềm khích cũ, điều Lý Đạo Thành từ Nghệ An về, trao chức Thái sư như cũ, để cùng mình điều khiển triều đình, huy động sức người sức của vào trận. Nhờ vậy, nước Đại Việt đã làm nên chiến thắng hiển hách. Quân giặc hùng hổ toan làm cỏ nước Đại Việt đã phải cam chịu thất bại, lủi thủi rút quân về nước.
Làm nên chiến thắng này, công Thái hậu Ỷ Lan thực lớn. Nhưng trong đời Ỷ Lan không phải không có tì vết. Sau khi vua Lý Thánh Tông qua đời, Hoàng hậu Thượng Dương dựa vào thế lực của Thái sư Lý Đạo Thành, đã gạt Ỷ Lan ra khỏi triều đình. Mãi 4 tháng sau, có Lý Thường Kiệt giúp sức, Ỷ Lan mới trở lại nắm quyền nhiếp chính. Bà đã bắt giam Hoàng hậu Thượng Dương cùng 72 cung nữ vào lãnh cung, bỏ đói cho đến chết.
Vì tội trạng ấy, sử sách phong kiến đã xóa sạch mọi công lao của bà đối với dân nước, mà quên mất rằng, trong sự nghiệp làm chính trị, đó là chuyện thường thấy.

(còn típ)