PDA

View Full Version : Chính phủ Việt Nam ‘buộc phải lựa chọn’



tenkuu
18-07-2008, 07:03
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/07/080709_harvard_economy_report.shtml


"Một báo cáo mới của các chuyên gia Đại học Harvard và Việt Nam nói rằng kinh tế Việt Nam đang gặp những thách thức “nghiêm trọng nhất” từ 20 năm qua.
Các nhà kinh tế này nhận định Việt Nam buộc phải chọn một trong hai con đường: hoặc vẫn duy trì hệ thống “lưỡng thể”, trong đó kinh tế quốc doanh được hưởng ưu đãi dù làm ăn kém còn kinh tế dân doanh tuy hiệu quả hơn nhưng lại chịu nhiều thiệt thòi, hoặc chọn cái mà họ gọi là “nền kinh tế có tính cạnh tranh quốc tế”.

Báo cáo được viết theo đơn đặt hàng của chính phủ Việt Nam, theo sau một phúc trình tương tự gây tiếng vang đầu năm nay.

Khôi phục niềm tin

Có nhiều tranh cãi là liệu nền kinh tế Việt Nam có đang tuột dốc đến độ khủng hoảng hay chưa.

Theo các tác giả của “Bài thảo luận chính sách số 2”, “nếu mục tiêu của chính phủ là xây dựng nền kinh tế hiện đại và thịnh vượng, tránh được ‘bẫy thu nhập trung bình’ của rất nhiều nước đi trước, thì tình trạng hiện nay đã có thể được coi là một cuộc khủng hoảng.”

Các chuyên gia từ chương trình Việt Nam của Trường quản lý nhà nước Harvard Kennedy cảnh báo nếu không hành động “quả quyết và cấp bách”, những thành tựu từ nhiều năm có thể “bị đảo ngược”.

Điều quan trọng là các nhà hoạch định chính sách phải khôi phục được niềm tin của công chúng và thị trường.

Chênh lệch lãi suất trái phiếu của Việt Nam hiện cao hơn cả một Philippines bất ổn, chứng tỏ giới đầu tư quốc tế xem trái phiếu chính phủ Việt Nam là rủi ro đến độ nào.

Các hành động chính sách của Việt Nam thời gian qua “thường không nhất quán, và chính phủ từ chối cung cấp cho thị trường những thông tin thiết yếu.”

Các cơ quan chính phủ bị phê phán là “yếu kém, phân tán, và chịu quá nhiều sự can thiệp có tính chính trị.”

Nền kinh tế ‘lưỡng thể’

Giống như trong báo cáo đầu tiên, các nhà nghiên cứu chỉ trích tình trạng doanh nghiệp nhà nước “nhận được rất nhiều tín dụng và thực hiện phần lớn các dự án đầu tư công…bất chấp thực tế là…chúng rất kém hiệu quả.”


Quốc hội Việt Nam gần đây đã lên tiếng về sự thiếu hiệu quả của các tổng công ty/

Khu vực kinh tế tư nhân “bị bóp nghẹt bởi những khó khăn hiện thời”, tạo ra mâu thuẫn trong một hệ thống mà các nhà kinh tế gọi là “nền kinh tế lưỡng thể”.

Chính phủ được kêu gọi phải từ bỏ cấu trúc này và phân bổ vốn trên cơ sở cạnh tranh.

Để làm điều này, phải xem lại vai trò của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước đầy quyền lực ở Việt Nam.

Nhưng đây lại là thách thức không nhỏ, vì chính phủ “gần như không thể giám sát hoạt động của các tập đoàn lớn”.

Bản phúc trình đưa ra kế hoạch 10 điểm để bình ổn nền kinh tế, trong đó có yêu cầu tạm dừng một số dự án đầu tư công.

Điều này đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu ra hồi tháng Tư, khi ông kêu gọi “kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách.”

Một yêu cầu trong báo cáo có vẻ khó khăn hơn là “chấm dứt việc nhà nước bảo lãnh cho các khoản vay (trong nước và quốc tế) của doanh nghiệp nhà nước.

Họ cũng thúc giục tái cấu trúc Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; đồng thời cho phép kiểm toán độc lập đối với các tập đoàn nhà nước."

ruckus
23-07-2008, 10:07
hè , bài ni đánh thẳng vô các bác quốc doanh nà ...
Có thực là tác giả viết theo đơn đặt hàng của CP không nhỉ ??? Sao k0 thấy báo chí nói gì hết vậy ta ^^??