PDA

View Full Version : [DIS] Tâm sự của một kể tìm kiếm Game Made-In Việt Nam



dungdna2003
19-06-2003, 11:35
TÂM SỰ CỦA MỘT KẺ TÌM KIẾM GAME MADE-IN VIET NAM

Khi khám phá ra chuyên mục GameDev trong diễn đàn này, tôi thực sự biết rằng mình hoàn toàn không đơn độc trong cuộc phiêu lưu tìm kiếm “Game Made-In Việt Nam”! Những điều tôi sắp viết ra đây hoàn toàn không phải để “dạy đời” các bạn . Tôi chỉ muốn chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm (chủ yếu là đau thương) của cá nhân tôi. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ có ích cho các bạn.

I. Game Made-In Viet Nam : từ uớc mơ đến thực tế

"Mọi người ai cũng có một ước một ước mơ bay cao bay xa nhưng đừng để ước mơ mãi mãi chỉ là giấc mơ"

Đó là một câu ngạn ngữ mà tôi đã biết từ rất lâu qua một vở kịch trên TiVi. Rõ ràng là tôi và bạn đều có chung một ước mơ đẹp là một ngày nào đó, người Việt Nam chúng ta sẽ có thể xây dựng được những Game vĩ đại, vang danh khắp năm châu bốn bể. Nhưng thực tế đáng buồn là tôi vẫn chưa làm nên được một điều gì đáng kể dù tôi đã đầu tư khá nhiều công sức và thời gian cho việc nghiên cứu, phát triển Game. Khoảng cách giữa ước mơ của tôi và của các bạn đến thực tế xem ra vẫn còn quá xa vời.

Sau rất nhiều thời gian ngặm nhấm sự thất bại của mình, tôi đã dần dần nghiệm ra được một số điều sau đây.

Tại sao tôi lại mê làm Game?

Câu hỏi này tôi tự đặt ra cho mình chỉ mới gần đây thôi. Nghe có vẻ vớ vẩn phải không các bạn? Vậy đó, nhưng đáp án của câu trả lời này cho bản thân tôi lại lý giải được khá nhiều điều.

"bởi vì tôi thích làm ra một Game được rất rất rất rất nhiều người ngưỡng mộ như chính tôi đã từng ngưỡng mộ những Game nổi tiếng".

Câu trả lời trông có vẻ bình thường này ẩn chứa một thông tin hiển nhiên nhưng ít được ai trong chúng ta đề cập đến. Bạn sẽ thấy rõ thông tin này qua câu trả lời chi tiết hơn như sau:

"bởi vì tôi thích làm ra một Game được rất rất rất rất nhiều người ngưỡng mộ như chính tôi đã từng ngưỡng mộ những Game nổi tiếng. Và chắc hẳn lúc đó sẽ có rất nhiều người thán phục tài nghệ của tôi (hoặc của nhóm chúng tôi)."

Điều này có đúng đối với bạn không?

Theo tôi, đây chính là cội nguồn của tất cả mọi sai lầm mà tôi đã vấp phải. Vấn đề tôi muốn nói đến không phải là tính tự ái cá nhân (một vấn nạn phổ biến trong giới sinh viên, học sinh trong ngành CNTT) mà là một vấn đề hoàn toàn khác. Hãy bình tĩnh, tôi sẽ dần dần làm rõ nó.

Khi chơi một Game hay, tại sao bạn lại cho rằng đó là một Game hay?

Có thể bạn sẽ trả lời rằng nhiều thứ, chẳng hạn như : hình ảnh trung thực, âm thanh sống động, cốt truyện cảm động, ly kỳ, ...

Bạn sẽ có thể sẽ rất bất ngờ trước đáp án mà tôi tìm được. Tất cả những điều trên chỉ là phương tiện thể hiện của một Game mà thôi. Thực chất một Game hay hay không, dưới mắt một người chơi Game, chỉ được đánh giá dựa trên một yếu tố duy nhất :


Game đó, thông qua các phương tiện thể hiện, có làm cho tôi cảm thấy "đã" hay không?
Và "đã" phụ thuộc rất nhiều vào cá tính của mỗi người. Tôi xin lấy một vài ví dụ:

- Counter-Strike là một game đơn giản về mọi mặt (đồ họa, âm thanh, cách chơi, ...) nhưng đó là một game hay đối với nhiều người vì nó làm cho đa số người chơi được tận hưởng cái cảm giác đê mê của việc được giết một con người thật khác. Cảm giác "đã" của người chơi đã được các tác giả trò chơi "vuốt ve" bằng nhiều phương tiện thể hiện như : xịt máu khi bị trúng đạn, chết theo nhiều kiểu, đối kháng giữa cảnh sát và khủng bố, tính đồng đội, ...

- Sim-Life : là một thể loại Game rất khá bất ngờ. Người chơi chẳng cần đi cứu thế giới, chẳng cần giết ai, chẳng có cốt truyện. Thế nhưng tại sao người chơi vẫn cảm thấy thích thú khi chơi trò chơi này? Thực ra một cuộc sống tự chủ, sung túc (cả về tình cảm lẫn vật chất) vẫn luôn là ước mơ của nhiều người. Thực hiện điều này ngoài thực tế xem ra quá khó, do đó, khi được thỏa mãn điều này qua Sim-Life, nhiều người cảm thấy rất “đã” (cảm giác khi mua được một dàn máy mới sau một thời gian dành dụm lâu dài, cưới được một cô vợ, được thăng chức,… tất cả đều là giây phút mà bất cứ ai cũng muốn được trải qua trong cuộc sống cả!)

Vậy thì sai lầm của tôi nằm ở đâu? Vì nhầm lẫn giữa phương tiện thể hiện và mục tiêu và cũng vì muốn được người khác thán phục về khả năng của mình, tôi đã tập trung nghiên cứu về đồ họa 3D rất nhiều (vì tôi cho rằng yếu tố hình ảnh 3D là tính chất sẽ làm cho Game hấp dẫn nhất). Tôi đã nghiên cứu cách xây dựng một 3D Engine, nghiên cứu các thuật toán cao cấp trong lĩnh vực đồ họa 3 chiều, … Thế nhưng sau hơn 2 năm miệt mài nghiên cứu (dù rất tập trung), tôi vẫn chỉ kết thúc ở một chương trình demo 3D, không hề có chút dáng dấp của một Game (ít ra thì mọi người - kể cả các học trò của tôi, những người rất kính trọng tôi – cũng đã phải nhìn nhận là công trình của tôi – dù hình thức bên ngoài rất giống một Game 3D- chẳng thể nào dùng để làm được một cái Game nào ra hồn cả! :-( ).

Tóm lại, ý của tôi trong phần này là:

Muốn làm một Game hay, đừng nghĩ đến việc tìm cách chứng tỏ rằng tôi là số 1 bằng cách trình diễn cho người chơi những kỹ thuật cầu kỳ, phức tạp mà tôi có thể làm được (mà đa phần đều vô nghĩa đối với người chơi). Thay vào đó, tôi phải tìm cách giải quyết 2 vấn đề cơ bản sau:

1) Tìm hoặc chọn ra những đặc điểm (của Game) sẽ làm cho người chơi thấy “đã”.
2) Chọn lựa các phương tiện thể hiện phù hợp để đạt được mục tiêu đó.

Điểm quan trọng là, sau này, tôi phải luôn luôn lấy đáp án của hai vấn đề trên làm kim chỉ nam cho việc xây dựng trò chơi của tôi. Bất cứ yếu tố nào (dù trông có ngon lành đến đâu đi chăng nữa) mà đi ngược với kim chỉ nam này đều sẽ bị loại bỏ.

Xin tạm thời tạm biệt các bạn. Tôi sẽ tiếp tục bài viết này trong một thời gian ngắn sắp tới. Chủ đề kế tiếp của chúng ta là “Làm Game khó như thế nào?”

Zui !
19-06-2003, 13:46
Best Topic ! Hay lắm !

danceswithwolves
19-06-2003, 14:46
...Theo tôi, đây chính là cội nguồn của tất cả mọi sai lầm mà tôi đã vấp phải. Vấn đề tôi muốn nói đến không phải là tính tự ái cá nhân (một vấn nạn phổ biến trong giới sinh viên, học sinh trong ngành CNTT) mà là một vấn đề hoàn toàn khác. Hãy bình tĩnh, tôi sẽ dần dần làm rõ nó.

Khi chơi một Game hay, tại sao bạn lại cho rằng đó là một Game hay?

Có thể bạn sẽ trả lời rằng nhiều thứ, chẳng hạn như : hình ảnh trung thực, âm thanh sống động, cốt truyện cảm động, ly kỳ, ...

Bạn sẽ có thể sẽ rất bất ngờ trước đáp án mà tôi tìm được. Tất cả những điều trên chỉ là phương tiện thể hiện của một Game mà thôi. Thực chất một Game hay hay không, dưới mắt một người chơi Game, chỉ được đánh giá dựa trên một yếu tố duy nhất :


Game đó, thông qua các phương tiện thể hiện, có làm cho tôi cảm thấy "đã" hay không?
Và "đã" phụ thuộc rất nhiều vào cá tính của mỗi người. Tôi xin lấy một vài ví dụ:

- Counter-Strike là một game đơn giản về mọi mặt (đồ họa, âm thanh, cách chơi, ...) nhưng đó là một game hay đối với nhiều người vì nó làm cho đa số người chơi được tận hưởng cái cảm giác đê mê của việc được giết một con người thật khác. Cảm giác "đã" của người chơi đã được các tác giả trò chơi "vuốt ve" bằng nhiều phương tiện thể hiện như : xịt máu khi bị trúng đạn, chết theo nhiều kiểu, đối kháng giữa cảnh sát và khủng bố, tính đồng đội, ...

- Sim-Life : là một thể loại Game rất khá bất ngờ. Người chơi chẳng cần đi cứu thế giới, chẳng cần giết ai, chẳng có cốt truyện. Thế nhưng tại sao người chơi vẫn cảm thấy thích thú khi chơi trò chơi này? Thực ra một cuộc sống tự chủ, sung túc (cả về tình cảm lẫn vật chất) vẫn luôn là ước mơ của nhiều người. Thực hiện điều này ngoài thực tế xem ra quá khó, do đó, khi được thỏa mãn điều này qua Sim-Life, nhiều người cảm thấy rất “đã” (cảm giác khi mua được một dàn máy mới sau một thời gian dành dụm lâu dài, cưới được một cô vợ, được thăng chức,… tất cả đều là giây phút mà bất cứ ai cũng muốn được trải qua trong cuộc sống cả!)

Vậy thì sai lầm của tôi nằm ở đâu? Vì nhầm lẫn giữa phương tiện thể hiện và mục tiêu và cũng vì muốn được người khác thán phục về khả năng của mình, tôi đã tập trung nghiên cứu về đồ họa 3D rất nhiều (vì tôi cho rằng yếu tố hình ảnh 3D là tính chất sẽ làm cho Game hấp dẫn nhất). Tôi đã nghiên cứu cách xây dựng một 3D Engine, nghiên cứu các thuật toán cao cấp trong lĩnh vực đồ họa 3 chiều, … Thế nhưng sau hơn 2 năm miệt mài nghiên cứu (dù rất tập trung), tôi vẫn chỉ kết thúc ở một chương trình demo 3D, không hề có chút dáng dấp của một Game (ít ra thì mọi người - kể cả các học trò của tôi, những người rất kính trọng tôi – cũng đã phải nhìn nhận là công trình của tôi – dù hình thức bên ngoài rất giống một Game 3D- chẳng thể nào dùng để làm được một cái Game nào ra hồn cả! :-( ).

Tóm lại, ý của tôi trong phần này là:

Muốn làm một Game hay, đừng nghĩ đến việc tìm cách chứng tỏ rằng tôi là số 1 bằng cách trình diễn cho người chơi những kỹ thuật cầu kỳ, phức tạp mà tôi có thể làm được (mà đa phần đều vô nghĩa đối với người chơi). Thay vào đó, tôi phải tìm cách giải quyết 2 vấn đề cơ bản sau:

1) Tìm hoặc chọn ra những đặc điểm (của Game) sẽ làm cho người chơi thấy “đã”.
2) Chọn lựa các phương tiện thể hiện phù hợp để đạt được mục tiêu đó.

Điểm quan trọng là, sau này, tôi phải luôn luôn lấy đáp án của hai vấn đề trên làm kim chỉ nam cho việc xây dựng trò chơi của tôi. Bất cứ yếu tố nào (dù trông có ngon lành đến đâu đi chăng nữa) mà đi ngược với kim chỉ nam này đều sẽ bị loại bỏ...
worth reading & thinking over and over.

vikhoa
19-06-2003, 14:55
Đúng vậy, games hay không nhất thiết phải đồ họa đẹp, nhất là các loại games Logic, Strategy như ScorchEarth, TIM, Lemmings, KB (King of Bounty - tiền thân của Hero), Master of Magic và còn rất nhiều game hay nữa mà không cần đồ họa xuất sắc. Cách chơi mới quyết định cái hay của games.

Bài viết của anh rất là hay, xin chào mừng anh đến với DDTH. Hy vọng anh sẽ làm cho box GameDev phát triển nhiều hơn nữa và VN sẽ có những games khiến người chơi có thể chơi ngày này qua tháng nọ mà không biết chán.
Giờ máy mạnh, chạy WinXP, 2K3 nên không chơi được các games cũ nữa, cũng là 1 cái tiếc.

bpmtri
19-06-2003, 18:06
Nếu em đoán không lầm thì dungdna2003 là anh Đinh Nguyễn Anh Dũng bên Đại học Tổng hợp TPHCM thì phải? ;)

CrazyBabe
21-06-2003, 00:01
Bài viết của bạn rất tuyệt, mình muốn cùng discuss với bạn.


Khi khám phá ra chuyên mục GameDev trong diễn đàn này, tôi thực sự biết rằng mình hoàn toàn không đơn độc trong cuộc phiêu lưu tìm kiếm “Game Made-In Việt Nam”! Những điều tôi sắp viết ra đây hoàn toàn không phải để “dạy đời” các bạn . Tôi chỉ muốn chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm (chủ yếu là đau thương) của cá nhân tôi. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ có ích cho các bạn.

Hì, giống tui quá thể, khi tìm ra những box liên quan đến game dev như thế này là khoái lắm.

"Mọi người ai cũng có một ước một ước mơ bay cao bay xa nhưng đừng để ước mơ mãi mãi chỉ là giấc mơ"
Đó là một câu ngạn ngữ mà tôi đã biết từ rất lâu qua một vở kịch trên TiVi. Rõ ràng là tôi và bạn đều có chung một ước mơ đẹp là một ngày nào đó, người Việt Nam chúng ta sẽ có thể xây dựng được những Game vĩ đại, vang danh khắp năm châu bốn bể. Nhưng thực tế đáng buồn là tôi vẫn chưa làm nên được một điều gì đáng kể dù tôi đã đầu tư khá nhiều công sức và thời gian cho việc nghiên cứu, phát triển Game. Khoảng cách giữa ước mơ của tôi và của các bạn đến thực tế xem ra vẫn còn quá xa vời.

Cá nhân tôi không nghĩ như bạn, khoảng cách từ mơ ước đến thực tế có thể xa với nhiều người, nhưng có thể là gần đối với một số người khác trong chúng ta. Có thể chúng ta còn chưa biết đến nhiều cao thủ giấu mặt nên cái này không kết luận được.

"bởi vì tôi thích làm ra một Game được rất rất rất rất nhiều người ngưỡng mộ như chính tôi đã từng ngưỡng mộ những Game nổi tiếng".
Câu trả lời trông có vẻ bình thường này ẩn chứa một thông tin hiển nhiên nhưng ít được ai trong chúng ta đề cập đến. Bạn sẽ thấy rõ thông tin này qua câu trả lời chi tiết hơn như sau:
"bởi vì tôi thích làm ra một Game được rất rất rất rất nhiều người ngưỡng mộ như chính tôi đã từng ngưỡng mộ những Game nổi tiếng. Và chắc hẳn lúc đó sẽ có rất nhiều người thán phục tài nghệ của tôi (hoặc của nhóm chúng tôi)."

Điều này có đúng đối với bạn không?

Điều này không đúng với tôi và rất nhiều những bạn khác. Thích làm game còn có thể do nhiều lý do. Lý do thông thường là mong muốn biến những ý tưởng độc đáo về gameplay của bản thân thành sự thật (đối với game designer) và muốn áp dụng những thể hiện kĩ thuật đặc biệt vào game (đối với game coder). Nhưng tựu chung họ đều là những người yêu game thực sự. Tương tự như dân hacker thì lý do trở thành cao thủ là yêu hack chứ không phải muốn nổi tiếng - click, bọn muốn vênh váo toàn lũ kid chỉ biết dùng lại hông có sáng tạo giề mới hết. Như thế, nếu bạn muốn được mọi người ngưỡng mộ thì dường như là ước mơ của bạn là ước mơ được nổi tiếng chớ không phải đơn thuần là yêu game.

Theo tôi, đây chính là cội nguồn của tất cả mọi sai lầm mà tôi đã vấp phải. Vấn đề tôi muốn nói đến không phải là tính tự ái cá nhân (một vấn nạn phổ biến trong giới sinh viên, học sinh trong ngành CNTT) mà là một vấn đề hoàn toàn khác. Hãy bình tĩnh, tôi sẽ dần dần làm rõ nó.

Không bít, no comment...

Khi chơi một Game hay, tại sao bạn lại cho rằng đó là một Game hay?
Có thể bạn sẽ trả lời rằng nhiều thứ, chẳng hạn như : hình ảnh trung thực, âm thanh sống động, cốt truyện cảm động, ly kỳ, ...
Bạn sẽ có thể sẽ rất bất ngờ trước đáp án mà tôi tìm được. Tất cả những điều trên chỉ là phương tiện thể hiện của một Game mà thôi. Thực chất một Game hay hay không, dưới mắt một người chơi Game, chỉ được đánh giá dựa trên một yếu tố duy nhất :
Game đó, thông qua các phương tiện thể hiện, có làm cho tôi cảm thấy "đã" hay không?
Và "đã" phụ thuộc rất nhiều vào cá tính của mỗi người. Tôi xin lấy một vài ví dụ:
- Counter-Strike là một game đơn giản về mọi mặt (đồ họa, âm thanh, cách chơi, ...) nhưng đó là một game hay đối với nhiều người vì nó làm cho đa số người chơi được tận hưởng cái cảm giác đê mê của việc được giết một con người thật khác. Cảm giác "đã" của người chơi đã được các tác giả trò chơi "vuốt ve" bằng nhiều phương tiện thể hiện như : xịt máu khi bị trúng đạn, chết theo nhiều kiểu, đối kháng giữa cảnh sát và khủng bố, tính đồng đội, ...
- Sim-Life : là một thể loại Game rất khá bất ngờ. Người chơi chẳng cần đi cứu thế giới, chẳng cần giết ai, chẳng có cốt truyện. Thế nhưng tại sao người chơi vẫn cảm thấy thích thú khi chơi trò chơi này? Thực ra một cuộc sống tự chủ, sung túc (cả về tình cảm lẫn vật chất) vẫn luôn là ước mơ của nhiều người. Thực hiện điều này ngoài thực tế xem ra quá khó, do đó, khi được thỏa mãn điều này qua Sim-Life, nhiều người cảm thấy rất “đã” (cảm giác khi mua được một dàn máy mới sau một thời gian dành dụm lâu dài, cưới được một cô vợ, được thăng chức,… tất cả đều là giây phút mà bất cứ ai cũng muốn được trải qua trong cuộc sống cả!)

Right !!! Gameplay là yếu tố quan trọng nhất. Ý tưởng chiếm quá nửa thành công của game, nhưng việc thể hiện ý tưởng đó chiếm 3/4 thời gian hoàn thành game (1/4 còn lại dành cho game test). Thể hiện gameplay có thành công và nhuần nhuyễn hay không là tuỳ thuộc ở bạn, lập trình viên+designer.

Vậy thì sai lầm của tôi nằm ở đâu? Vì nhầm lẫn giữa phương tiện thể hiện và mục tiêu và cũng vì muốn được người khác thán phục về khả năng của mình, tôi đã tập trung nghiên cứu về đồ họa 3D rất nhiều (vì tôi cho rằng yếu tố hình ảnh 3D là tính chất sẽ làm cho Game hấp dẫn nhất). Tôi đã nghiên cứu cách xây dựng một 3D Engine, nghiên cứu các thuật toán cao cấp trong lĩnh vực đồ họa 3 chiều, … Thế nhưng sau hơn 2 năm miệt mài nghiên cứu (dù rất tập trung), tôi vẫn chỉ kết thúc ở một chương trình demo 3D, không hề có chút dáng dấp của một Game (ít ra thì mọi người - kể cả các học trò của tôi, những người rất kính trọng tôi – cũng đã phải nhìn nhận là công trình của tôi – dù hình thức bên ngoài rất giống một Game 3D- chẳng thể nào dùng để làm được một cái Game nào ra hồn cả! :-( ).

Tức là bạn có khả năng lập trình ? Vậy vị trí tương ứng của bạn đương nhiên là game coder. Ở vị trí đó, bạn có thể thoả sức trình diễn kĩ thuật. Nếu không quá xa vời, hãy nhìn vào những game như là Soul Revenger, Unreal, Doom III mà vươn tới (Hic, đối với tui thì wá cao...)

Tóm lại, ý của tôi trong phần này là:
Muốn làm một Game hay, đừng nghĩ đến việc tìm cách chứng tỏ rằng tôi là số 1 bằng cách trình diễn cho người chơi những kỹ thuật cầu kỳ, phức tạp mà tôi có thể làm được (mà đa phần đều vô nghĩa đối với người chơi). Thay vào đó, tôi phải tìm cách giải quyết 2 vấn đề cơ bản sau:
1) Tìm hoặc chọn ra những đặc điểm (của Game) sẽ làm cho người chơi thấy “đã”.
2) Chọn lựa các phương tiện thể hiện phù hợp để đạt được mục tiêu đó.
Điểm quan trọng là, sau này, tôi phải luôn luôn lấy đáp án của hai vấn đề trên làm kim chỉ nam cho việc xây dựng trò chơi của tôi. Bất cứ yếu tố nào (dù trông có ngon lành đến đâu đi chăng nữa) mà đi ngược với kim chỉ nam này đều sẽ bị loại bỏ.

Ý kiến này có vẻ đúng với game-một-người-làm còn game viết bởi một tập thể thì nó chỉ nên là high priority chớ không lẽ để các coder viết mấy dòng rùi ngồi chơi seo ? Game bi chừ đồ hoạ quan trọng lắm à nha. Ở đây tui cũng chưa rõ lắm về "những kĩ thuật cầu kì phức tạp" mà bạn nói, nhưng cách thể hiện không bao giờ là vô nghĩa với người chơi đâu. Tui nghĩ chỉ cần xây dựng game đúng SDLC là ok, chẳng lẽ khi bạn complete phiên bản thô của game rùi lại không trau chuốt nó ? Hì, đó là giai đoạn bạn add mấy thứ "kĩ thuật cầu kì phức tạp" vô đó...

Xin tạm thời tạm biệt các bạn. Tôi sẽ tiếp tục bài viết này trong một thời gian ngắn sắp tới. Chủ đề kế tiếp của chúng ta là “Làm Game khó như thế nào?”

Welcome, tui rất muốn theo dõi chủ đề này.

yuna_admirer
21-06-2003, 01:53
Hi, mình cũng rất muốn tham gia vào chủ đề này...

Thực sự thì mình cũng rất rất rất mong Việt Nam sẽ có - 1 hoặc ít nhất 2 game để đời (hơi quá), nhưng là một cái gì đó trước hết vừa ấn tượng, vừa tự hào, nhưng cũng hấp dẩn không kém gì nước ngoài. Mình đang hy vọng TheFate của Shin ra đời đây và sẳn lòng giúp đở Shin = mọi khả năng có thể.

Lại nói về bài của bạn Dũng, mình đơn cử một ví dụ về game, không quá cầu kì, phức tạp về đồ hoạ, nhưng lại được đánh giá rất cao trong lảnh vực game. Đó là Fallout 1, 2 . Được Gamespot của UK đánh giá 9.2 điểm. Điều đó chứng tỏ CrazyBabe nói đúng, chính gamePlay làm nên giá trị của Game.

Mổi game một vẻ, một game thành công khi nào, khi đã để lại một ấn tượng riêng cho chính bản thân game đó. Mình không giỏi diển đạt, chỉ nêu lên cảm nhận của bản thân mình đối với từng thể loại game với một game đặc biệt.

Là RPG - Role Playing Game : Không phải bàn cải, mình là Fan của FF và Fallout. Đối với FF, mình luôn bị cuốn hút bởi cốt truyện của FF là chính, còn các yếu tố khác như đồ họa, CGI film, âm thanh, mặc dù cũng đóng vai trò quan trọng, nhưng không đủ để mình ngồi hơn 8 tiếng một ngày đâu. Chính cốt truyện khiến cho mình không thể dứt rời chàng Squall hay Tidus được.
Và với Fallout, chính phong cách tự do mà BlackIsle đã mang đến cho nó khiến mình cảm ngay lần đầu tiếp xúc. Một bối cảnh After Nuke War hoan tàng, xã hội loạn lạc với hằng hà người tốt , kẻ xấu, những âm mưu.v.v. Bạn có thể làm người tốt , kẻ xấu, làm đấng cứu thế hay bán mình cho quỷ dử. Bạn tự do đi bất cứ đâu, giết bất cứ ai, nhưng song song với đó lại là quy luật nhân quả, mặc phóng túng nhưng lại cực kỳ ràng buộc.

Kết luật - Mổi lần chơi xong FF hay Fallout, mình lại muốn chơi lại, chơi lại mải để ngẩm ra cái hay của cốt truyện một lần nửa (có người bảo mình hâm), nhưng quả thật cốt truyện và cách chơi đã mang đến sự thu hút mảnh liệt cho hai dòng Games này.

Đối với RTS - Real Time Strac

Mình có thẳng khảng định là StarCraft. SC chạy đồ họa 2D giả lập 3D, nên rất nhẹ. Có thể nói đầu tư cho đồ họa của SC lúc trước (lúc mới ra) là rất công phu, nhưng so với giờ thì chẳng đáng vào đâu. Nhưng SC vẩn rất popular, vì sao ? vì tính KHOA HỌC , LOGIC, CÂN BẰNG trong trò chơi của nó. Khác với các games RTS khác, muốn giỏi SC, thì bạn cần cái đầu nhiều hơn là sự quen tay + quen trận. Vì sao có những người chơi suốt 2,3 năm vẩn cứ lẹt phẹt ở các vòng GCN (Gà công nghiệp) trong khi dân học nhanh, đánh Pro một tý là đã tương đối có đủ trình độ ngang tầm Bnet ? Khi chơi SC, mình có cảm giác mình thật sự là vị chỉ huy, cảm giác thích thú, khoái trá khi áp dụng một chiến thuật thành công, khi phá được kẻ thù hay khi phát hiện một âm mưu nào đó. Tất cả đều được Blizzard tính toán đến mức công phu, những chỉ số được tính đến chi tiết nhỏ nhất có thể.

Kết luận - Một lần nửa , yếu tố gameplay và sự luôn luôn mới trong cách chơi, tính khoa học, tính logic đã mang đến cho trò chơi một nét rất riêng. Mình có thể khám phá ngay trong chính trò chơim nhưng với cảm giác bí mật là vô tận.

Chỉ 2 thể loại, mình cũng muốn nói về quan niệm popular games của mình là vậy. Cái mình muốn nhấn mạnh ở đây, là thà bạn mất thêm 3 người (gamer chuyên nghiệp)trong mất tháng , trả 1000$ mổi tháng, ngồi chỉ suy nghỉ về ý tưởng cái games đó dựa trên kinh nghiệm +cảm nhận của mình, còn hơn là cả năm phát triển, áp dụng kỷ thuật, đồ họa, mặc dù đẹp mắt nhưng .... về cách chơi và cốt truyện lại chẳng thấy đâu.

VN mình muốn làm games chuyên nghiệp, theo mình nghỉ phải có Ekip tổ chức chuyên nghiệp đàng hoàng, và mình, mặc dù không biết kỷ thuật làm games như thế nào, nhưng mình tự nghỉ khả năng phân tích về một games hấp dẩn là thế nào cũng không tồi. Mình cũng bỏ công nghiên cứu về các xu hướng game, cũng như các thể loại game đặc biệt khác. Do đó nếu các bạn không chê, khi có làm game thì cho mình tham gia với.

Shinra
21-06-2003, 04:50
Êh đừng có chửi Shin nữa nha ! Tội nghịp wá cho nói mấy câu nha !

Shin thấy diendantinhoc này có nhiều nhân tài làm game lắm, đồ họa thì có mấy nhân rất mạnh bên box 3D World (Ghost, Chocobo), Photoshop (FireStorm, Nuhongmongmanh, Homelesness ), lập trình thì khỏi nói rùi, có Mach ( cái demo bay đẹp khỏi chê ) và CrazyBabe thì có lẽ nắm nhiều giải thuật như tìm kiếm, AI ect. ( game 2D chiến thuật đã post screenshot lên nhìn cũng phê ) + cộng đồng ( nói cộng đồng thì hơi lớn ) dùng 3D Game Studio của 3D World như Ghostlake, Shin, Dexter v.v.. Vậy túm lợi là thiếu một người đầy đủ tài lực và khả năng giao tiếp đầu cuối, tức là tìm ra thị trường cho game, cùng với điều quản đội ngũ làm game, người đó Shin thấy trong diễn đàn này cũng có áh, như ViKhoa, YunaAdmirer ( hèhè, từng đòi tài trợ cho Shin một cái card cực xịn ), Shin ít giao tiếp với mấy member khác trong diễn đàn nên ko biết còn sót ai không nếu có bỏ qua dùm.

Ời, nói nhiều wá túm lợi là có ai mở ra một công ty, hay một câu lạc bộ, hay một group phát triển game gì đó cũng được, nhưng người đó phải là người lãnh đạp, ủa, lãnh đạo toàn bộ nhóm để làm ra game xịn và lớn như của "người ta" .. Chứ từng cá nhân như nhưng bạn rất giỏi ở đây làm riêng lẻ thì cũng chỉ ra được những game trung bình thôi .. hoặc hơi lớn là quá sức.
Túm lợi là ý kiến ko có gì mới hơn Yuna, phải lập ra một êkíp hẳn hòi mới mong có game cạnh tranh với thị trường thế giới.

CrazyBabe
22-06-2003, 00:56
Oài, có ai chửi bạn mô Shin ? Hì hì, mình nghĩ lập ra ct như vậy cũng hay đó. Nhưng nói thật là khả năng của mình thì hiện giờ không tham gia zụ đó được. Mình đã đề nghị với VK tổ chức lại giải viết game của DDTH với quy mô lớn hơn và tìm kiếm tài trợ, nếu thành công qua đó các bạn có thể kiếm được nhìu partner lắm đó. Mong các đồng chí ủng hộ dự án này.

ke_tui_nha
08-12-2003, 18:50
Ê, tui thấy hình như game The Fate có bán ngoài thị trường, nhưng không biết có phải là bản của bác Shinra ko nhỉ :-?

DieHard
09-12-2003, 13:25
Ê, tui thấy hình như game The Fate có bán ngoài thị trường, nhưng không biết có phải là bản của bác Shinra ko nhỉ :-?
The Fate này cũa nhóm Nam Triều Tiên. Chũ yếu bán nội địa. Bán ở thị trường Tây, nó bị tạp chí game chê dữ lắm. Có 1 vài đánh giá đáng suy ngẫm về game này.

DieHard
09-12-2003, 13:37
Bài cũa bác Dungna có rất nhiều cái hay cho những người muốn làm game VN suy nghi. Đang chờ bài “Làm Game khó như thế nào?” cũa bác. Cái khó đầu tiên chắc là "Đầu Tiên": Không thể ôm mộng làm game 1 mình khi ngày ngày phải đi cầy được.