PDA

View Full Version : Trò ta sang tây nhìn lại: Chương trình học VN quá nặng!



Ga mo
18-05-2008, 23:57
Bài viết của du học sinh Lê Vũ Bình gửi cho Vietnamnet:
Cháu hiện đang là một học sinh theo chương trình trao đổi văn hóa tại Mỹ. Cháu cũng đã có 11 năm học ở Hà Nội, cụ thể là Trường Tiểu học Tràng An, THCS Trưng Vương (khối chuyên Toán), và THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam (khối chuyên Lý) nên xin phép được tham gia thảo luận về chương trình học của VN.
(Bài tham gia diễn đàn Chương trình có quá nặng với học sinh?) (http://www.vietnamnet.vn/service/show_forum.vnn?forumid=151623)


http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200805/original/images1552586_ImageViewCAJNT4HZ719.jpg (http://diendankinhte.vn/ban-ve-giao-duc-dao-tao-viet-nam/641-tro-ta-sang-tay-nhin-lai-chuong-trinh-hoc-vn-qua-nang.html)
Chương trình học quá nặng với chúng cháu. (Ảnh saigonnews.vn)

Cháu tin là chương trình trung học phổ thông của Việt Nam là quá nặng. Người xưa có câu “Nói có sách, mách có chứng”, cháu xin đưa ra vài ví dụ.
Cháu quen khoảng 20 học sinh từ Việt Nam sang Hoa Kỳ học lớp 12. Tất cả những bạn này không phải là xuất sắc trong các trường THPT ở Việt Nam. Không một ai trong số này từng được chọn để thi các kỳ thi học sinh giỏi ở bất kỳ cấp nào. Tuy nhiên, sang đây tất cả đều rất thành công về học tập. Điểm trung bình môn (GPA – grade point average) của đa số học sinh đều là A (từ 93/100 trở lên), thậm chí một số người được A+ (96/100 trở lên).
Tất cả du học sinh Việt Nam đang học cấp 3 tại Hoa Kỳ mà cháu quen đều nhận được danh hiệu “Honor Student” – học sinh danh dự.
Chương trình của chúng ta không những đã nặng mà còn không thiết thực. Học sinh tại Hoa Kỳ trong THPT chỉ có 2 môn thực sự bắt buộc: Tiếng Anh (4 năm) và Toán (3 năm) (chương trình THPT của Hoa Kỳ là từ lớp 9 đến lớp 12). Ngoài các môn bắt buộc, học sinh phải chọn 1 trong 3 môn khoa học để học cho một năm: Vật lý, Hóa học, hoặc Sinh học. Về các môn xã hội thì học sinh phải học một năm về lịch sử trong nước, một năm về lịch sử thế giới, nửa năm kinh tế học, và nửa năm học về Chính phủ.
Rõ ràng là chương trình học ở đây nhẹ hơn của chúng ta, nhưng quan trọng hơn cả là chương trình học thực tế hơn rất nhiều.
Mỗi người có một nghề riêng, yêu cầu về tri thức riêng, tại sao tất cả đều phải học theo đúng một chương trình? Nếu như một người học để làm bác sĩ, tại sao lại cần đến 4 năm học Vật lý từ lớp 9 đến lớp 12? Nếu một người học mỹ thuật có cần những 4 năm Hóa học, Sinh học không?
Cháu xin lấy một kỳ thi làm ví dụ là “AP Physics B.” Kỳ thi này dành cho học sinh lớp 12 nhưng tương đương trình độ Vật lý đại học năm thứ nhất dành cho sinh viên không chuyên ngành khoa học. Kỳ thi này cháu thấy là dễ, mặc dù điểm trung bình môn Vật lý của cháu ở trường Hà Nội-Amsterdam luôn chỉ từ cỡ 7.5 – 8.0, tức là cỡ học sinh khá. Tại trường cấp 3 cháu đang theo học, 4 học sinh trong tổng số 1000 học sinh mới dám chọn kỳ thi này!
Đấy là về mặt lý thuyết mà học sinh Việt Nam thường vượt trội, nhưng về mặt thực hành thì cháu nghĩ chúng ta còn phải thay đổi nhiều. Chương trình vật lý ở Hoa Kỳ có 5 tiết/tuần, trong đó có 2 tiết thí nghiệm/tuần. Ngay cả với trường chuyên Hà Nội-Amsterdam, khối chuyên Lý cũng chỉ có 1 tiết thí nghiệm/tuần.
Cháu hy vọng các thầy, cô giáo đáng kính phụ trách việc thiết kế và biên soạn chương trình sẽ có những thay đổi hợp lý, giúp cho học sinh Việt Nam có cơ hội tiếp cận với tri thức tốt hơn, vì người Việt Nam thông minh không kém một dân tộc nào khác.


Theo Vietnamnet

http://diendankinhte.vn/ban-ve-giao-duc-dao-tao-viet-nam/641-tro-ta-sang-tay-nhin-lai-chuong-trinh-hoc-vn-qua-nang.html

tuy phong
19-05-2008, 10:49
Giáo dục Việt Nam đào tạo nhân tài toàn diện (tức giáo sư Biết Tuốt) chứ ko đào tạo nhân tài chỉ biết 1 mà ko biết 2. Thông cảm cháu ơi T.T

vtnphong
19-05-2008, 11:06
Giáo dục Việt Nam đào tạo nhân tài toàn diện (tức giáo sư Biết Tuốt) chứ ko đào tạo nhân tài chỉ biết 1 mà ko biết 2. Thông cảm cháu ơi T.T

đào tạo nhân tài toàn diện thì chưa chắc à nha :D Chương trình highschool của các nước phương Tây phong phú lắm, chứ không chỉ toàn Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa,... như bên mình. Một số trường cấp 3 ở Mỹ có những môn học như information and communications technology, biological threat identification, evidence collection,.. để tạo điều kiện cho học sinh khái niệm cơ bản về các ngành này để có thể chọn lựa trường đại học trong tương lai. Còn ở VN thì cũng chẳng biết là mình lựa chọn đại học từ đâu nữa, chắc trường nào danh tiếng một chút mà dễ đậu đối với mình thì chọn quá :D

AnhLords
19-05-2008, 11:10
Việc này không phải mấy bác trong bộ không biết đâu. Nhưng chẳng hiểu sao cải cách hàng chục năm nay rồi mà cang lúc càng chẳng ra gì. Vì cái gì vậy nhỉ?

MichaelTuanAnh
19-05-2008, 11:19
Việt Nam là nơi đào tạo ra những "bác học" mừ.

xitrumcan
19-05-2008, 11:30
Chương trình học ở VN toàn nặng về lý thuyết kho khan :(

wewa
19-05-2008, 13:52
Đấy thể hiện cái Tâm và Tầm . Các bác to ở ta thì con cháu đi tây học hết rồi . Nông dân đóng có tí tiền thì có học là may rồi . Ý kiến ý cò . Phản động !!!

heaven007
19-05-2008, 15:41
Việt Nam đào tạo toàn bác học : Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Sử - Địa - Anh Văn - Giáo dục công dân - Kĩ thuật công nghiệp (nông nghiệp) xơi tuốt, chưa kể môn thể dục :D
Còn học thì học như con vẹt, thầy cô cho gì học nấy, làm trái là điểm thấp :D

Lil Syh
19-05-2008, 16:11
Nhờ em thất học nên em không vướng vào các thứ ấy, may quá. Nhờ thất học nên em khỏi phải học thêm, rảnh rỗi. Nhờ thất học nên đành tự mở công ty mà làm, chứ có ai thèm thuê em đâu.

May mà nhờ thất học, các bác nhỉ? :D

tranvanho
19-05-2008, 20:53
Đấy thể hiện cái Tâm và Tầm . Các bác to ở ta thì con cháu đi tây học hết rồi . Nông dân đóng có tí tiền thì có học là may rồi . Ý kiến ý cò . Phản động !!!

em tôn trọng bác từ trước cho tới nay
nhưng từ khi bác nói câu này thì....... :(
có lẽ bác đã mang tư tưởng của bọn tư sản rồi

$1000
19-05-2008, 21:27
Người ta thì học ít chơi nhiều, mình thì ngược lại

Dennis Bergkamp
19-05-2008, 21:39
Người ta thì học ít chơi nhiều, mình thì ngược lại

Mình ngược lại thành chơi nhiều học ít :D.

Ga mo
19-05-2008, 22:59
Sinh viên Học viện công nghệ Ấn Độ tốt nghiệp ra thì Google, Microsoft... tranh nhau (http://www.time.com/time/business/article/0,8599,1641232,00.html), còn sinh viên mình thì đi làm cho mấy công ty trong nước cũng không xong.

Uzumaki_Naruto
19-05-2008, 23:47
Nhờ em thất học nên em không vướng vào các thứ ấy, may quá. Nhờ thất học nên em khỏi phải học thêm, rảnh rỗi. Nhờ thất học nên đành tự mở công ty mà làm, chứ có ai thèm thuê em đâu.

May mà nhờ thất học, các bác nhỉ? :D

em cũng mong được như pác :D


có lẽ bác đã mang tư tưởng của bọn tư sản rồi
ôi trời! thời nào rồi còn phân biệt như thế? nhưng giờ ai mới là tư sản? ai thuộc giai cấp vô sản thế?
nhưng nói thiệt em cũng mong được như các bố lãnh đạo thuộc tầng lớp tư sản mới ngày nay lắm đó, toàn đi xế hộp đời mới không à, ở thì ở nhà biệt thự không thôi....còn con cháu thì gởi đi học nước ngoài

vtnphong
20-05-2008, 07:41
em tôn trọng bác từ trước cho tới nay
nhưng từ khi bác nói câu này thì....... :(
có lẽ bác đã mang tư tưởng của bọn tư sản rồi

:D, tư tưởng của bọn tư sản là gì vậy? Chẳng lẽ là tư sản thì không đáng được tôn trọng sao? Mà hình như cách nói "phản động" là do các bác nhà mình sáng chế ra thì phải

chipro
20-05-2008, 08:36
Chương trình học nặng mà bọn nó có chịu học đâu lol Như mình ngày xưa học 3 năm cấp 3, tổng kết 9,0 mà có biết gì đâu, thi đh còn chả dám thi sợ tạch lol Bệnh thành tích nhà trường kéo lên cho hết ý mà lol

tridung_info
20-05-2008, 10:45
Học sinh Việt Nam toàn đạt giải cao trong các kỳ thi quốc tế, nhưng có ai nổi tiếng sau này nếu ko đi du học. Intel VN đã tuyển được bao nhiêu SV từ những trường ĐH danh giá của VN? Việc này sao những người làm giáo dục không thấy nhỉ?
Chương trình học của VN dạy quá nhiều kiến thức không cần thiết: học sinh tiểu học đã phải học ngôn ngữ Pascal trong tin học, học sinh trung học phải học triết học (toàn nói cái không thực tế trong cuộc sống hiện tại). Sao không chú trọng dạy làm người để giờ học sinh sinh viên đánh thầy giáo, bỏ học chơi game, đua xe...
Sao không học hỏi cách giáo dục của những nước khác như Nhật Bản, Singapore...?
CÂU HỎI LỚN KHÔNG LỜI ĐÁP!

vtnphong
20-05-2008, 10:54
Học sinh Việt Nam toàn đạt giải cao trong các kỳ thi quốc tế

Không sure lắm về ý kiến này :D Đoạt giải cao quốc tế thì mình chỉ biết có cái Robocon thôi. Chứ ví dụ như là thi olympic toán quốc tế chẳng hạn, mặc dù hầu như năm nào VN cũng có huy chương (hình như đã từng có huy chương vàng) nhưng nếu tính theo xếp hạng thì cái huy chương vàng của VN nằm ở vị trí không phải là cao đâu, các thứ hạng đầu đều bị đám Mỹ, Nga tranh nhau hết.

Ga mo
20-05-2008, 11:11
Không sure lắm về ý kiến này :D Đoạt giải cao quốc tế thì mình chỉ biết có cái Robocon thôi. Chứ ví dụ như là thi olympic toán quốc tế chẳng hạn, mặc dù hầu như năm nào VN cũng có huy chương (hình như đã từng có huy chương vàng) nhưng nếu tính theo xếp hạng thì cái huy chương vàng của VN nằm ở vị trí không phải là cao đâu, các thứ hạng đầu đều bị đám Mỹ, Nga tranh nhau hết.

Theo tớ biết thì vị trí xếp hạng toàn đoàn cao nhất mà Việt Nam đạt được trong một kỳ thi toán quốc tế là thứ 3, sau Nga và Trung Quốc, thường thì bọn Nga, Mỹ, Trung Quốc và Đông Âu đổi chỗ cho nhau trong những vị trí đầu. Mà thi được vị trí cao thì sao chớ. Cái thằng Israel nó có thi được giải nọ giải kia đâu nhưng trình độ khoa học kỹ thuật của nó thì hơn mình bao nhiêu lần??? Việt Nam thi toán còn được, Robocon cũng được nhưng thi lập trình toàn cầu thì í ẹ.

vo_van
20-05-2008, 11:25
Chương trình học của VN là ưu việt ! Mấy "bố" nói thế.

a12345
20-05-2008, 11:58
Tớ thì thấy không thích môn nào là chẳng học. Hồi cấp 3, tớ bỏ qua môn TAnh, khi nào cô gọi lên bảng thì tớ "thưa cô em chưa học bài". Cô cho điểm 0 luôn, khỏi lằng nhằng. Cuối năm vẫn lên lớp bt.

tranvanho
20-05-2008, 17:19
:D, tư tưởng của bọn tư sản là gì vậy? Chẳng lẽ là tư sản thì không đáng được tôn trọng sao? Mà hình như cách nói "phản động" là do các bác nhà mình sáng chế ra thì phải

là chỉ có tiền và tiền đó
chẳng lẽ những người nghèo thì không đáng để tôn trọng sao
thế em có nói là không cần tôn trọng tư sản sao????
nhiều thằng tư sản giàu bỏ xừ, không tôn trọng không dc :(
ai chế ra vậy bác :banana:

vtnphong
20-05-2008, 17:27
là chỉ có tiền và tiền đó


Cái định nghĩa này có vẻ ko đúng, vì "chỉ có tiền và tiền" thì đã xuất hiện hầu như cùng lúc với những nền văn minh đầu tiên của loài người rồi. Còn giai cấp tư sản chỉ mới xuất hiện trong vòng vài trăm năm gần đây :D

Một ví dụ nữa về cách chụp mũ cho bọn "phản động" của các bác nhà mình :)

tin_truc22
20-05-2008, 18:07
Thật sự bức xúc chuyện con ông cháu cha làm trong nhà nước mà học toàn du học tiền xài không hết.
Còn cái bài viết kia mới chỉ nói về giáo dục Phổ thông thôi. May mà chưa nói đến Đại học. Có lẽ vì thế du học sinh đã đi thì đi luôn không quay về thì phải.

Ga mo
22-05-2008, 08:22
Thật sự bức xúc chuyện con ông cháu cha làm trong nhà nước mà học toàn du học tiền xài không hết.
Còn cái bài viết kia mới chỉ nói về giáo dục Phổ thông thôi. May mà chưa nói đến Đại học. Có lẽ vì thế du học sinh đã đi thì đi luôn không quay về thì phải.

Bác hơi bị nhầm về du học sinh đấy, con bạn tớ du học bên Úc, sau giờ học phải đi hái nho để có tiền trang trải chi phí học tập. Dù sao thì du học cũng tốt, sau này về xây dựng đất nước. Nói du học sinh luôn không quay về cũng không đúng. Ở nước ngoài sau khi tốt nghiệp có thể chỉ là anh nhân viên quèn thôi nhưng về nước lại là hàng độc để các công ty săn đón hơn nữa cơ hội khởi nghiệp rất lớn.

newbie86
22-05-2008, 08:39
Em có câu này: Các bác hãy hỏi là mình đã làm được gì cho nền giáo dục nước nhà, chứ đừng hỏi ngượi lại. (he he đừng chửi em :D)

vtnphong
22-05-2008, 08:50
Em có câu này: Các bác hãy hỏi là mình đã làm được gì cho nền giáo dục nước nhà, chứ đừng hỏi ngượi lại. (he he đừng chửi em :D)

Câu hỏi của bạn có lẽ không hợp lý lắm bởi vì nền giáo dục là một thứ chỉ có thể thay đổi bởi một nhóm nhỏ người nhưng lại ảnh hưởng tới tất cả xã hội. Không phải ai cũng có cơ hội để thay đổi nền giáo dục nước nhà đâu, nhưng tất cả mọi người đều có quyền có ý kiến về nó :)

Uzumaki_Naruto
22-05-2008, 09:05
Em có câu này: Các bác hãy hỏi là mình đã làm được gì cho nền giáo dục nước nhà, chứ đừng hỏi ngượi lại. (he he đừng chửi em :D)

một dạng câu hỏi ếch ngu ngu :D cũ rích thường thấy trên dd
dạng như: ....làm được như thế chưa......mà có ý kiến
or: ....làm được gì chưa......mà có ý kiến
một người họa sĩ vẽ tranh, thì người xem có quyền bình phẩm khen chê chứ, người xem không nhất thiết phải vẽ được bức tranh ấy nhưng họ có quyền khen chê chứ?
còn giáo dục là ảnh hưởng đến cả mấy thế hệ, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước sau này,là công dân VN mọi người đều có quyền lên tiếng (buộc phải lên tiếng trừ khi gia đình thất học không đi học không biết gì mới không lên tiếng thôi) vì không ảnh hưởng đến con thì cũng ảnh hưởng đến cháu chắc sau này.

mong không gặp câu hỏi ngu ngu dạng này nữa:lick:

tuy phong
22-05-2008, 20:04
tớ học theo cách mẹ tớ chỉ không theo thành tích mà theo chất lượng nên tiếng anh của tớ bây giờ quá bro.

Đọc xong câu này thì tui cũng biết ông bạn "bro" cỡ nào rồi, lol

VnVision
22-05-2008, 21:52
Tớ quyết định từ lâu rồi, sau này giáo dục VN ko thay đổi thì = mọi giá tớ phải cho con tớ đi học nước ngoài. Đời thằng bố nó vì nền giáo dục hiện tại mà ko phát huy đc hết tiềm năng thì ko thể để thằng con đi theo vết xe đổ đc :D

tranvanho
22-05-2008, 22:14
bác gì "bờ rồ ính lịt ơi"
"bờ rồ" của bác theo em hiểu là có "bờ" và cũng có "rồ"

Mainboard
22-05-2008, 22:29
Em có câu này: Các bác hãy hỏi là mình đã làm được gì cho nền giáo dục nước nhà, chứ đừng hỏi ngượi lại. (he he đừng chửi em :D)
Nếu có quyền thay đổi thì mọi người đã thay đổi rồi.
Nền giáo dục VN đang nằm trong tay một số người chỉ biết lợi ích riêng của mình.

TenNhoc
23-05-2008, 00:05
Sai rồi, nền giáo dục VN không tốt vì nhiều lý do, không thể phán lỗi cho một bên được. Chúng ta cứ chê chương trình học này nọ mà chúng ta không tự nhìn nhận lại chính bản thân mình: cách chúng ta học mang nặng tính đối phó, nếu có thể copy thì sẵn sàng copy không ngại ngần, có thể lật bùa thì sẵn sàng lật bùa không ngại ngần, chúng ta ham chơi nhưng chúng ta vẫn mong điểm thật cao, chúng ta làm tất cả mọi trò để vào được đại học, để có bằng đại học mà không cần quan tâm đến việc chúng ta có xứng đáng tốt nghiệp đại học hay không. Đến khi đi làm chúng ta sẵn sàng chạy chọt để có thể có việc làm dù trình độ chúng ta cực kỳ ngu dốt. Thế đấy, cái tư duy ấy ăn sâu vào cha ông chúng ta, ăn sâu vào óc chúng ta, chúng ta có bao giờ thấy nhục khi được điểm 10 nhờ copy, lật bùa? chúng ta học hành, chăm chú nghe giảng, làm bài đầy đủ, tìm sách đọc thêm...hay chúng ta cứ mặc kệ và ăn chơi? chúng ta nên tự kiểm tra bản thân trước khi chúng ta lên mặt chê trách nền giáo dục nhé.

Dĩ nhiên, nền giáo dục VN còn rất nhiều hạn chế, nhưng những hạn chế đó không đơn giản chỉ có ngành giáo dục cố gắng là giải quyết được, nó phụ thuộc rất nhiều vào chế độ nhận thức và hành động ở từng cá nhân, từng gia đình, từng công ty tuyển dụng và toàn xã hội nữa. Một bộ phận không làm nên được mùa xuân, nó chỉ có thể từng bước làm thay đổi quan điểm của xã hội và giúp cho các bên phát triển dần từng bước một mà thôi. Giáo dục VN đang từng bước tốt hơn, nhưng tới bao giờ mới bằng được năm châu thì chúng ta cứ cố gắng làm một con người tốt, không thỏa hiệp với cái xấu đi đã.

n3wbie
23-05-2008, 08:28
Sai rồi, nền giáo dục VN không tốt vì nhiều lý do, không thể phán lỗi cho một bên được. Chúng ta cứ chê chương trình học này nọ mà chúng ta không tự nhìn nhận lại chính bản thân mình: cách chúng ta học mang nặng tính đối phó, nếu có thể copy thì sẵn sàng copy không ngại ngần, có thể lật bùa thì sẵn sàng lật bùa không ngại ngần, chúng ta ham chơi nhưng chúng ta vẫn mong điểm thật cao, chúng ta làm tất cả mọi trò để vào được đại học, để có bằng đại học mà không cần quan tâm đến việc chúng ta có xứng đáng tốt nghiệp đại học hay không. Đến khi đi làm chúng ta sẵn sàng chạy chọt để có thể có việc làm dù trình độ chúng ta cực kỳ ngu dốt. Thế đấy, cái tư duy ấy ăn sâu vào cha ông chúng ta, ăn sâu vào óc chúng ta, chúng ta có bao giờ thấy nhục khi được điểm 10 nhờ copy, lật bùa? chúng ta học hành, chăm chú nghe giảng, làm bài đầy đủ, tìm sách đọc thêm...hay chúng ta cứ mặc kệ và ăn chơi? chúng ta nên tự kiểm tra bản thân trước khi chúng ta lên mặt chê trách nền giáo dục nhé.

Dĩ nhiên, nền giáo dục VN còn rất nhiều hạn chế, nhưng những hạn chế đó không đơn giản chỉ có ngành giáo dục cố gắng là giải quyết được, nó phụ thuộc rất nhiều vào chế độ nhận thức và hành động ở từng cá nhân, từng gia đình, từng công ty tuyển dụng và toàn xã hội nữa. Một bộ phận không làm nên được mùa xuân, nó chỉ có thể từng bước làm thay đổi quan điểm của xã hội và giúp cho các bên phát triển dần từng bước một mà thôi. Giáo dục VN đang từng bước tốt hơn, nhưng tới bao giờ mới bằng được năm châu thì chúng ta cứ cố gắng làm một con người tốt, không thỏa hiệp với cái xấu đi đã.




Thế đấy, cái tư duy ấy ăn sâu vào cha ông chúng ta, ăn sâu vào óc chúng ta, chúng ta có bao giờ thấy nhục khi được điểm 10 nhờ copy,

Những người hoạch định chính sách cho giáo dục Viêt Nam là những ông tây bà tây à?
Vấn đề chúng ta gặp phải, đó là mắc chứng bệnh " bình thường", hay gọi cách khác là "ngu dân"?.
Hãy nhìn vào thực trạng "tham nhũng", mọi sự trước mặt, mà chúng ta cứ xem là "bình thường" và hiển nhiên có.
Vậy xin hỏi, vì đâu chúng ta mắc cái bệnh "ngu dân đó"?
Khi vừa mới đẻ ra, việc đầu tiên chúng ta học, là nhìn người khác, sau đó chúng ta bắt chước làm theo?
Theo tôi nghĩ việc cấp thiết thay đổi,là chuyển nền giáo dục, hàn lâm bao cấp , sang giáo dục hơi thực dụng ,theo yêu cầu,giảm tải những môn nhồi nhét vô bổ.
Thay đổi phong cách giảng dạy, đọc nghe,sự trung tâm là học sinh không phải thầy cô giáo.
Xây dựng đội ngủ giáo viên mới về phương pháp dạy,thay đổi nội dung sách giáo khoa.Khỏi cần thay, đổi mới luôn , đốt sách cũ.
Ngoài ra người viết sách theo mình nghĩ nên tuyển những người được học từ nước ngoài từ nhỏ,nếu sợ mất văn hóa Việt trong sách giáo khoa, thì đi kèm cố ông "Tiến Sĩ Việt" ở bên theo sát kèm cặp, thình thoảng chèn xíu văn hóa Việt vào.
Không biết bao giờ.

emule
23-05-2008, 09:19
Việt Nam học nặng hơn nước ngoài --> cái này sai. So sánh với chương trình học bên Pháp chẳng hạn. Pháp học 7 cuốn sách toán, Việt Nam toán 1,2,3,4. Mỗi cuốn của học dày bằng 3 cuốn Việt Nam. Độ khó cao hơn.
Ở các nước chú trọng dsjy kiến thức cơ bản --> thực ra nước ngoài cũng có sự phân cấp như Việt Nam. Các trường khó sẽ học cực khó. Các trường dễ thì học rất dễ. Có điều người ta xếp hạng theo thực lực còn mình xếp hạng theo vùng miền. Thử hỏi các kì thi quốc tế có người của miền nam không. Chả lẽ toàn bộ người ở phía nam đều học dở hết ah?

vtnphong
23-05-2008, 09:21
Sai rồi, nền giáo dục VN không tốt vì nhiều lý do, không thể phán lỗi cho một bên được. Chúng ta cứ chê chương trình học này nọ mà chúng ta không tự nhìn nhận lại chính bản thân mình: cách chúng ta học mang nặng tính đối phó, nếu có thể copy thì sẵn sàng copy không ngại ngần, có thể lật bùa thì sẵn sàng lật bùa không ngại ngần, chúng ta ham chơi nhưng chúng ta vẫn mong điểm thật cao, chúng ta làm tất cả mọi trò để vào được đại học, để có bằng đại học mà không cần quan tâm đến việc chúng ta có xứng đáng tốt nghiệp đại học hay không.

Nếu mình không hiểu nhầm thì hình như nhiệm vụ của việc giáo dục cũng là để giáo dục con người xóa bỏ cái tư tưởng như trên thì phải :D

Ga mo
23-05-2008, 09:22
Việt Nam học nặng hơn nước ngoài --> cái này sai. So sánh với chương trình học bên Pháp chẳng hạn. Pháp học 7 cuốn sách toán, Việt Nam toán 1,2,3,4. Mỗi cuốn của học dày bằng 3 cuốn Việt Nam. Độ khó cao hơn.
Ở các nước chú trọng dsjy kiến thức cơ bản --> thực ra nước ngoài cũng có sự phân cấp như Việt Nam. Các trường khó sẽ học cực khó. Các trường dễ thì học rất dễ. Có điều người ta xếp hạng theo thực lực còn mình xếp hạng theo vùng miền. Thử hỏi các kì thi quốc tế có người của miền nam không. Chả lẽ toàn bộ người ở phía nam đều học dở hết ah?

Sao các kỳ thi toán quốc tế chẳng thấy đoàn Pháp được thứ hạng cao gì nhỉ, toàn thấy bọn Nga, Mỹ, Trung Quốc, Đông Âu đổi chỗ cho nhau thôi.

uroif
23-05-2008, 11:12
Thực tế mà nói, chính vì chương trình dạy trong nhà trường các cấp (kể cả bậc ĐH) không phù hợp thực tế đã khiến học sinh không quan tâm mấy đến đa số các môn học (trừ những môn chúng yêu thích - thậm chí sau này những môn học đó cũng chẳng giúp được gì để lập nghiệp cả).
Giáo dục VN đã thất bại, từ những đội ngũ viết sách xa rời thực tế đến những giảng viên giáo viên (đa số) nặng về lý thuyết, không tạo được sự đam mê hứng thú cho học sinh trong những môn học (cũng xa rời thực tế nốt). Cả một thế hệ trẻ đang bị "ngu dân" để học những cái mà sau này chẳng bao giờ cần đến nó nữa.

Tại sao du học sinh nước ngoài hầu như không muốn về nước phục vụ?
http://web.thanhnien.com.vn/Giaoduc/Duhoc/2008/1/19/223220.tno
http://edu.net.vn/forums/t/18101.aspx
http://hoidap.7sac.com/ask/du-hoc-sinh-vn-vi-sao-khong-muon-ve-nuoc-lam-viec--5396.html

Tại sao chất lượng đầu ra bậc ĐH không đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các Cty, tập đoàn nước ngoài tại VN, chỉ có thể làm cho các Cty trong nước mà thôi?
http://edu.net.vn/forums/p/23164/23164.aspx
http://chungta.com/Desktop.aspx/GiaoDuc/Cam-Nghi-Ve-Giao-Duc/Chat_luong_giao_duc_thap_vi_sao/
http://irv.moi.gov.vn/News/PrintView.aspx?ID=18953

...

VnVision
23-05-2008, 11:40
Sai rồi, nền giáo dục VN không tốt vì nhiều lý do, không thể phán lỗi cho một bên được. Chúng ta cứ chê chương trình học này nọ mà chúng ta không tự nhìn nhận lại chính bản thân mình: cách chúng ta học mang nặng tính đối phó, nếu có thể copy thì sẵn sàng copy không ngại ngần, có thể lật bùa thì sẵn sàng lật bùa không ngại ngần, chúng ta ham chơi nhưng chúng ta vẫn mong điểm thật cao, chúng ta làm tất cả mọi trò để vào được đại học, để có bằng đại học mà không cần quan tâm đến việc chúng ta có xứng đáng tốt nghiệp đại học hay không. Đến khi đi làm chúng ta sẵn sàng chạy chọt để có thể có việc làm dù trình độ chúng ta cực kỳ ngu dốt. Thế đấy, cái tư duy ấy ăn sâu vào cha ông chúng ta, ăn sâu vào óc chúng ta, chúng ta có bao giờ thấy nhục khi được điểm 10 nhờ copy, lật bùa? chúng ta học hành, chăm chú nghe giảng, làm bài đầy đủ, tìm sách đọc thêm...hay chúng ta cứ mặc kệ và ăn chơi? chúng ta nên tự kiểm tra bản thân trước khi chúng ta lên mặt chê trách nền giáo dục nhé.

Dĩ nhiên, nền giáo dục VN còn rất nhiều hạn chế, nhưng những hạn chế đó không đơn giản chỉ có ngành giáo dục cố gắng là giải quyết được, nó phụ thuộc rất nhiều vào chế độ nhận thức và hành động ở từng cá nhân, từng gia đình, từng công ty tuyển dụng và toàn xã hội nữa. Một bộ phận không làm nên được mùa xuân, nó chỉ có thể từng bước làm thay đổi quan điểm của xã hội và giúp cho các bên phát triển dần từng bước một mà thôi. Giáo dục VN đang từng bước tốt hơn, nhưng tới bao giờ mới bằng được năm châu thì chúng ta cứ cố gắng làm một con người tốt, không thỏa hiệp với cái xấu đi đã.

Tại sao sinh ra tình trạng học đối phó, quay cóp để được điểm cao? Xin thưa chính là do nền giáo dục của chúng ta quá coi trọng thành tích mà xa rời hiệu quả thực tế. Nền giáo dục của chúng ta muốn đào tạo những con người kiến thức toàn diện từ khi còn nhỏ, và bởi điều đó là quá sức với học sinh nên mới sinh ra rất nhiều "biện pháp" để đối phó. Những "tật xấu" của học sinh chỉ là cái ngọn đc sinh ra từ cái gốc rễ là những quan điểm sai, xa rời thực tế của nền tảng giáo dục chúng ta mà thôi. Bác tưởng học sinh quay cóp được là sung sướng lắm chắc. Những học sinh mới quay lần đầu thấy nhục lắm chứ (trước khi trở nên 'trơ' và coi việc đó là bình thường). Và khi quay cóp bị bắt thì bị thầy cô kiểm điểm, phụ huynh trách mắng, rồi xã hội suốt ngày lên án tình trạng quay cóp --> làm những h/s bắt buộc phải quay cóp (nhiều người do hoàn cảnh hoặc khả năng ko thể đối phó với tất cả lượng kiến thức phải học trong nhà trường) cảm thấy mình như không có khả năng học thật, đồng thời lòng tự trọng bị tổn thương (lòng tự trọng lẽ ra phải là một trong những mục tiêu của GD)... Ngoài ra có rất nhiều trường hợp những "con ngoan trò giỏi" khi bị một điểm kém thôi cũng nghĩ đến việc tự tử - hậu quả của bệnh thành tích.

Đừng trách học sinh bởi chúng như tờ giấy trắng. Nếu các "tật xấu" của học sinh VN là do "tự chúng xấu" vậy tại sao HS VN ra nc ngoài lại mất hết các tật xấu quay cóp, học để đối phó... này. Tại sao lại trở thành những học sinh chăm chỉ, rất nhiều ng đạt đc thành tích cao trong lớp?


Và những gì con cháu chúng ta được giáo dục hôm nay sẽ trở thành những gì họ áp dụng vào thực tế trong tương lai: căn bệnh thành tích, chạy điểm vốn ăn sâu vào tâm tưởng từ thời học sinh, đến khi đi làm sẽ trở thành căn bệnh coi trọng bằng cấp, điểm số mà xa rời năng lực thực tế.. khi những con người này nắm các vị trí tuyển dụng nhân lực. Và hậu quả tất yếu là sẽ có những người chạy chọt bằng cấp, điểm số để vào các cơ quan. Vâng, để kiếm sống thì "nhục" một tý cũng ko là cái đinh gì nhé.

AnhLords
23-05-2008, 12:45
Nền giáo dục VN là nền giáo dục mang tính áp đặt chứ không mang tính định hướng phát triển khả năng của con người. Chính vì thế nên không kích thích được khả năng tư duy(cái này thì vô cùng quan trọng), mà các bác cũng biết rồi đấy áp đặt sinh chống chế, dẫn đến chuyện HS cọp là điều đương nhiên.
Em xin lỗi các bác em hơi bức xúc chứ mknn em thấy suốt ngày hội thảo khoa học này hội thảo khoa học nọ, nghiên cứu này nghiên cứu nọ phải đến hàng chục năm nay rồi mà có ra cái đ gì đâu, càng lúc càng chẳng ra cai m gì. Mỗi lần như vậy "chúng nó" lại xin biết bao nhiêu là kinh phí - mồ hôi nước mắt của dân chứ có phải nứoc lã đâu. Nền giáo dục của US bài bản là thế mà không sang mà nghiên cứu học hỏi, sang HQ làm cái đ gì cơ chứ???

tin_truc22
23-05-2008, 14:28
Thông báo thông báo. Tuần sau tui thi tốt nghiệp THPT. Với phương châm hồi đó giờ chỉ chơi không học nhiều. Ở nhà ít khi nào học bài. Các môn học bài thì cứ như 2 đứa làm chung (chưa hề quay bài chỉ làm chung thôi nhé). Quan trọng ở người học ra sao. Tổng kết cuối năm có 7,9 (buồn) không được nhất khối nhưng thằng đứng nhất cũng được có 8,0 lại vướng 2 môn không được giỏi (English và Văn) chả hiểu sao trường tui ngu 2 môn đó. Trong đó chỉ có môn Văn tui dỡ 5,3.
Đợt thi thử kỳ này thì tổng cộng 6 môn tui chỉ được 42 điểm nhưng nhìn lại hơn 50% trường dưới 30 điểm. Một lần nữa thì thua đứa khác (do điểm toán làm hơi thấp) nó 43 điểm. Nhưng sự thật không cần học nhiều chỉ cần cố gắng và có phương pháp tốt thì việc đụa tốt nghiệp là bình thường. Trong khi đó trường ép học sinh học ngày học đêm học thêm học phụ đạo mà vẫn rớt như thường (quên nói thêm cái trường này hình như mém đội sổ ở TP HCM đấy). Cũng 1 chương trình như nhau tại sao có trường học được có trường học không được => học sinh chán học (tui cũng chán tới tận cổ cách đây 1 tháng rồi) nhưng cứ muốn tới lớp chủ yếu để cho vui ở nhà chán hơn.
Chương trình không tạo được sự hứng thú cho học sinh thì làm sao nó học được?

Dennis Bergkamp
23-05-2008, 16:03
Dẹp bà mấy cái trò thi tốt nghiệp đi, rớt còn khó hơn đậu. Thường thi thử do đề trường nó ra nên khó hơn, tốt nghiệp là đề toàn quốc mà nên phải dành cho những học sinh vùng sâu vùng xa làm được bài nữa.

Mình học theo kiểu thích sự hiểu biết chứ ko phải do điểm, tính mình xưa đến giờ nó vậy, lúc thảo luận với thằng bạn về việc học 2 vợ chồng thầy kia dạy cứ như con vẹt <=> dở bỏ mother, nhưng khổ nỗi là 2 người dạy các học sinh Lý TPHCM đi thi TQ. Tôi phản đối cách dạy đó nhưng bạn tôi hỏi 1 câu (đang luyện thi ĐH ở nhà ổng bả):

- Mày thích học kiểu hứng thú hay mày thích đậu ĐH hơn?

Thú thật vì sức ép mà làm tôi câm luôn :D.

(Chuyện hồi xưa cách đây 7-8 năm rồi)

Uzumaki_Naruto
23-05-2008, 16:09
Và những gì con cháu chúng ta được giáo dục hôm nay sẽ trở thành những gì họ áp dụng vào thực tế trong tương lai: căn bệnh thành tích, chạy điểm vốn ăn sâu vào tâm tưởng từ thời học sinh, đến khi đi làm sẽ trở thành căn bệnh coi trọng bằng cấp, điểm số mà xa rời năng lực thực tế.. khi những con người này nắm các vị trí tuyển dụng nhân lực. Và hậu quả tất yếu là sẽ có những người chạy chọt bằng cấp, điểm số để vào các cơ quan. Vâng, để kiếm sống thì "nhục" một tý cũng ko là cái đinh gì nhé.


hem! :glare: thế trong này có pác nào không muốn bằng ĐH không?
xin việc giờ công ty nào cũng đòi ĐH không:glare:
học xong Phổ Thông tốt nghiệp là ba mẹ bắc buộc con phải vào ĐH cho bằng được vì ĐH mới có tương lai, Cao Đẳng, Trung cấp là hạn đồ bỏ, thứ vứt đi:crying: học xong không có việc làm
giờ các công ty tuyển công nhân mà cũng đòi ĐH nữa là
vì khi thanh tra công ty (bệnh thành tích) sẽ tự hào 100% nhân viên tốt nghiệp ĐH (không có thằng nào CĐ hay TC cả:lick:)

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

cả thằng quèn làm việc vặt cũng ĐH nữa là

VnVision
23-05-2008, 16:35
hem! :glare: thế trong này có pác nào không muốn bằng ĐH không?
xin việc giờ công ty nào cũng đòi ĐH không:glare:
học xong Phổ Thông tốt nghiệp là ba mẹ bắc buộc con phải vào ĐH cho bằng được vì ĐH mới có tương lai, Cao Đẳng, Trung cấp là hạn đồ bỏ, thứ vứt đi:crying: học xong không có việc làm
giờ các công ty tuyển công nhân mà cũng đòi ĐH nữa là
vì khi thanh tra công ty (bệnh thành tích) sẽ tự hào 100% nhân viên tốt nghiệp ĐH (không có thằng nào CĐ hay TC cả:lick:)

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

cả thằng quèn làm việc vặt cũng ĐH nữa là


Thế cuối cùng ý cậu nói ở đây là gì? Nó khác ý tớ nói ở chỗ nào?

uroif
23-05-2008, 16:52
Bằng ĐH không phải là tất cả. ĐH không phải là con đường duy nhất để có một tuơng lai tốt.

vtnphong
23-05-2008, 17:31
Chương trình học nặng không phải là không có lý do. Vì trước kia dân ta ít học, dân trí thấp, thiếu nguồn nhân lực trầm trọng vì vậy mới phải dồn thật nhiều vào để qua quá trì đào thải lọc ra được những nhân tài. Đó cũng là chuyện bình thường, ai ngon thì lên cao, còn không thì học nghề.

Là sao? Vấn đề chính của nền giáo dục bây giờ là đánh không đúng trọng tâm, nặng cái không cần thiết mà. Gọi là chương trình nặng để luyện nhân tài nhưng mà có vẻ nhân tài này chỉ biết lý thuyết thôi chứ chẳng áp dụng được gì cả.

AnhLords
23-05-2008, 17:33
Chương trình học nặng không phải là không có lý do. Vì trước kia dân ta ít học, dân trí thấp, thiếu nguồn nhân lực trầm trọng vì vậy mới phải dồn thật nhiều vào để qua quá trì đào thải lọc ra được những nhân tài. Đó cũng là chuyện bình thường, ai ngon thì lên cao, còn không thì học nghề.

Nói thế này mà cũng nói được :))

tuy phong
23-05-2008, 19:43
Ông có hiểu tại sao tui để chữ bro trong ngoặc kép hay ko? Có hiểu bro là gì ko?

nortonxe
23-05-2008, 20:51
Vấn đề là yêu cầu tri thúc và thực tiễn của thế giới thay đổi nhanh mà nước ta cả nguồn lực cả đầu tư đều kô đủ để theo kịp yêu cầu. Theo dõi mấy đợt cải cách gần đây thì tâm huyết kô phải là kô có nhưng muốn mới mà kô mới được thôi

zmt264
23-05-2008, 21:46
Truyện sau tuy xuất phát từ Tàu khựa nhưng ko phải ko đáng suy ngẫm

Truyện kể về thời Đông Chu Liệt Quốc khi thừa tướng của nước Tề là Án Anh đi sứ sang Sở. Vua nước Sở vì muốn làm mất mặt sứ nước Tề nên đã bày nhiều trò muốn hạ nhục Án Anh nhưng ông điều dùng tài đối đáp mà qua được hết. Đên khi gặp vua Sở và đang nói chuyện thì có mấy tên lính bắt một tù binh đi ngan qua, Vua Sở liền kêu lại hỏi người kia là người nước nào, bị tội gì thì tên lính đáp:
-Người này là người nước Tề phạm tội trộm cắp nên bị bắt.
Vua Sở cho lui rồi quay sang hỏi Án Anh:
-Người nước Tề hay ăn cắp lắm sao?
Án Anh liền đáp:
-Cây quít ở phương bắc thường cho ra trái ngọt, nhưng khi đem trồng xuống Nam thì lại trở thành chua. Đó là do phong thổ của hai miền Nam Bắc khác nhau. Người nước Tề giữ đạo luân thường, điều không có trộm cắp nhưng khi sang làm dân nước Sở lại sanh tật xấu âu cũng là do phong thổ hai nước khác nhau.

Cùng 1 người trong nước thì nhổ linh tinh, đái bậy, chen lấn, quay cóp, sang nước ngoài lại trật tự , giữ vệ sinh, nghiêm túc trong thi cử, thì cũng phải xem cái đất đó cái gì đang thịnh. Bạn NVT thần tượng của tớ đó :D, ngày nào tớ nói đâu có sai, giờ đã lại sắp tung hoành rồi.

n3wbie
23-05-2008, 21:49
Truyện sau tuy xuất phát từ Tàu khựa nhưng ko phải ko đáng suy ngẫm

Truyện kể về thời Đông Chu Liệt Quốc khi thừa tướng của nước Tề là Án Anh đi sứ sang Sở. Vua nước Sở vì muốn làm mất mặt sứ nước Tề nên đã bày nhiều trò muốn hạ nhục Án Anh nhưng ông điều dùng tài đối đáp mà qua được hết. Đên khi gặp vua Sở và đang nói chuyện thì có mấy tên lính bắt một tù binh đi ngan qua, Vua Sở liền kêu lại hỏi người kia là người nước nào, bị tội gì thì tên lính đáp:
-Người này là người nước Tề phạm tội trộm cắp nên bị bắt.
Vua Sở cho lui rồi quay sang hỏi Án Anh:
-Người nước Tề hay ăn cắp lắm sao?
Án Anh liền đáp:
-Cây quít ở phương bắc thường cho ra trái ngọt, nhưng khi đem trồng xuống Nam thì lại trở thành chua. Đó là do phong thổ của hai miền Nam Bắc khác nhau. Người nước Tề giữ đạo luân thường, điều không có trộm cắp nhưng khi sang làm dân nước Sở lại sanh tật xấu âu cũng là do phong thổ hai nước khác nhau.

Cùng 1 người trong nước thì nhổ linh tinh, đái bậy, chen lấn, quay cóp, sang nước ngoài lại trật tự , giữ vệ sinh, nghiêm túc trong thi cử, thì cũng phải xem cái đất đó cái gì đang thịnh. Bạn NVT thần tượng của tớ đó :D, ngày nào tớ nói đâu có sai, giờ đã lại sắp tung hoành rồi.

Ý nghĩa và hay lắm.Thanks you.

zmt264
23-05-2008, 22:05
Ý nghĩa và hay lắm.Thanks you.

Có người cổ vũ thì lại thêm 1 quả chuyện Tàu nữa, cái bọn Tàu thật lắm chuyện, hic'

Ngày xưa xưa lắm, Cơ Phát muốn diệt Trụ Vương nên thường xuyên theo dõi tình hình nước Thương.
Thám tử về báo: nước Thương loạn rồi, đi đường toàn thấy kẻ tiểu nhân.
Cơ Phát tiếp tục cho theo dõi.
Ít lâu sau, thám tử về báo: loạn lớn rồi, người tài trong triều lần lượt bỏ đi.
Tây Kì tiếp tục quan sát đồng thời chuẩn bị chiến tranh.
Thời gian sau, tin tức mới: nước Thương loạn lớn rồi, người trong nước ai cũng giận bầm gan tím ruột mà không dám nói.
Khương Tử Nha phân tích: đi đường toàn thấy kẻ tiểu nhân thì nhân mạng bị khinh rẻ, đồng tiền được coi trọng. Người tài trong triều lần lượt bỏ đi thì pháp luật bị coi thường. Người trong nước ai cũng giận bầm gan tím ruột mà không dám nói thì luật pháp quá hà khắc, người người bất mãn, nhân tâm đã mất.................

Dennis Bergkamp
23-05-2008, 22:29
Người TQ có rất rất nhiều thứ đáng cho chúng ta học hỏi, những bài học trong lịch sử, những tư tưởng triết học v.v...

Ga mo
24-05-2008, 02:08
Người TQ có rất rất nhiều thứ đáng cho chúng ta học hỏi, những bài học trong lịch sử, những tư tưởng triết học v.v...

Lạy bác, mấy cái tư tưởng Khổng Mạnh chết giẫm của bọn nó làm hại nước ta mấy ngàn năm còn chưa đủ sao?

Uzumaki_Naruto
24-05-2008, 07:38
Theo bạn trong 35 năm thì sẽ đào tạo được mấy thế hệ? 6x,7x,8x,9x... Trong giáo dục hay nói chung là tri thức của con người thì rất khó để cho chỗ nào đó là không cần thiết. Có thể nó không áp dụng được cho trước mắt, trong trường hợp cụ thể, nhưng về mặt vĩ mô thì chưa chắc là không tác dụng gì.
Mình thì chỉ hiểu một cách đơn giản: thế hệ trước, tạm coi là thế hệ "khai quốc", họ phải học thật nhiều vào để làm nền tảng cho các thế hệ kế tiếp. Về sau này sẽ lần lượt cải cách lại để áp dụng cho tất cả mọi đối tượng. Trái đất quay tròn và giáo dục cũng... quay tròn, chắc sẽ có một ngày nào đó học sinh sẽ nói rằng kiến thức cao học bây giờ chỉ dành cho học sinh cấp 2 và chắc là sẽ cần phải cải cách để phù hợp với thời đại :D

PS: Mình chưa thấy ai được gọi là nhân tài mà chỉ biết có lý thuyết.

thấy buồn cười cái suy nghĩ này
cái bọn khai quốc =))

Trái đất quay tròn và giáo dục cũng... quay tròn, chắc sẽ có một ngày nào đó học sinh sẽ nói rằng kiến thức cao học bây giờ chỉ dành cho học sinh cấp 2 và chắc là sẽ cần phải cải cách để phù hợp với thời đại
giáo dục phải gắn liền với sự phát triển nhận thức của con người, kiến thức thì vô tận nếu pác nói một ngày nào đó kiến thức cao học bây giờ chỉ dành cho học sinh cấp 2 thì .... do 1 bộ não con người tiến hóa hơn và siêu việt hơn mà thôi, não bộ của một học sinh cấp 2 mà nhồi nhét được lượng kiến thức của cao học...thì.....:blink:.....và khi ấy chắc cấp 1 lớp 1khi ấy chắc cũng biết tích phân lượng giác, hình học không gian .....biết triết học, lý luận chính trị, tư tưởng HCM....nhẩy
ôi nếu thế nền giáo dục CS tiến bộ ưu việt rồi có thể nén các kiến thức ấy lại nhét vào não bộ của các em thiếu nhi, trong độ tuổi ngây thơ chỉ biết vui đùa hát ca (ôi tuổi thơ)
cái bọn GD-ĐT càng cải cách càng ngu, mà chắc bọn ấy cũng có suy nghĩ giống pác nhẩy?

zmt264
24-05-2008, 08:46
Lạy bác, mấy cái tư tưởng Khổng Mạnh chết giẫm của bọn nó làm hại nước ta mấy ngàn năm còn chưa đủ sao?

Người Việt thì có ca dao là nhiều, ví dụ:

Yêu nhau củ ấu cũng tròn
Ghét nhau thì đến hột bồ hòn cũng vuông

Yêu ai yêu cả đường đi
Ghét ai ghét cả tông ti họ hàng

.......

promotion
24-05-2008, 10:29
Có lẽ VN theo con đường xã hội chủ nghĩa

masterdark116
24-05-2008, 11:14
Đây là hướng đi mới, con đường tạo nên 1 cường quốc trong tuơng lai, ai mà biết trước được chứ.
Nếu bạn so sánh với Nhật Bản thì nước mình chẳng học nặng hơn gì đâu :)

TenNhoc
24-05-2008, 11:19
cái bọn GD-ĐT càng cải cách càng ngu, mà chắc bọn ấy cũng có suy nghĩ giống pác nhẩy?

Thế bác có đưa ra được cái giải pháp cải cách nào hay hơn không, nếu có và hợp lý thì nêu ra rồi em gửi nhờ mấy đứa bạn nhà báo đưa lên cho. Còn không thì đưa ra được thì bác còn ngu hơn cái bọn GD-DT vì ít nhất họ cũng có giải pháp dù chưa mang lại hiệu quả thấy ngay được.
Người Việt, đặc biệt là bọn trẻ em đang dậy thì có một khả năng rất đặc biệt không cần đào tạo mà vẫn giỏi đó là khả năng chê và chửi, không làm nhưng nói rất hay.

n3wbie
24-05-2008, 11:28
Giáo dục VN: Nguy cơ tụt hậu ngay khi ra trường

http://www.tuanvietnam.net//vn/tulieusuyngam/3723/index.aspx



Ở nước ta, không ít người ngày tốt nghiệp đại học cũng là ngày họ xếp lại sách vở, thở phào nhẹ nhõm rằng tất cả kiến thức của nhân loại ta đã nắm trong tay và cứ thế mà áp dụng, không cần biết nguy cơ lạc hậu đang đứng ngay cạnh cổng trường.

Nhà bác học Richard J Roberts, giải Nobel Y Học năm 1992 (thứ hai bên trái sang) và tác giả (thứ ba bên trái sang) trong buổi dạ tiệc do Cơ Quan Trao Đổi Hàn Lâm Đức chiêu đãi nhân cuộc gặp mặt các nhà khoa học đoạt giải Nobel và các nhà khoa học trẻ thế giới tại Lindau, CHLB Đức tháng 6 năm 2007.

Tháng 6 năm 2007, tôi (tác giả bài viết) có may mắn được tham dự bàn tròn về giáo dục với các nhà khoa học đoạt giải Nobel tại Lindau, một thành phố nhỏ trên hồ Constance giữa biên giới ba nước Đức, Thụy Sĩ và Áo.

Có thể nói những ý kiến được đưa ra trong buổi thảo luận bàn tròn này rất đáng được nghiền ngẫm nếu chúng ta thực sự quan tâm đến triết lý giáo dục.

Có nhiều ý kiến khác nhau nhưng tựu trung tôi xin phép được chia thành hai khuynh hướng.

Khuynh hướng thứ nhất: nền giáo dục cần trang bị cho người học một lượng kiến thức càng nhiều càng tốt để họ có thể có một nền tảng vững chãi khi ra trường.

Khuynh hướng thứ hai cho rằng nền giáo dục nên nhấn mạnh đến kỹ năng xử lý vấn đề đặt ra trong cuộc sống hơn là tập trung vào việc làm đầy kiến thức đã có sẵn. Người cỗ vũ mạnh mẽ cho khuynh hướng này là tiến sĩ Richard J Robert, người đoạt giải Nobel Y Học năm 1992.

Chúng ta có thể hình dung quá trình giáo dục như thể một cuộc hành trình. Khuynh hướng thứ nhất cho rằng người lữ hành cần được chuẩn bị đầy đủ hành lý thì mới có thể đến đích được.

Khuynh hướng thứ hai cho rằng chỉ cần hành lý gọn nhẹ thôi mà cái quan trọng là người đi cần biết được những kỹ năng giải quyết những tình huống xảy ra trên đường.

Giáo dục Việt Nam hiện tại: Khuynh hướng thứ nhất...

Giáo dục VN sẽ chọn con đường nào trong tương lai?

Không khó khăn gì để thấy một cách rất rõ ràng rằng nền giáo dục hiện thời của chúng ta là con đẻ của khuynh hướng thứ nhất.

Nó có cội nguồn lâu đời từ việc sĩ tử phải thuộc làu làu Tứ Thư, Ngũ Kinh. Những gì được thánh hiền dạy là chân lý và người học chỉ có mỗi việc hiểu và vận dụng cho hay cho đúng (chứ ít nói đến tính sáng tạo) những điều vốn được xem là chân lý phổ quát trên.

Tinh thần giáo dục ấy, trải qua hàng mấy ngàn năm, dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của rất nhiều người kể cả những người làm công tác giáo dục lẫn những người "sống ở ngoại ô" của giáo dục. Mục đích của Nho giáo đã có mầm mống của sự bảo thủ: Khổng Tử mơ ước quay trở lại thời thịnh trị Thuấn, Nghiêu vốn là chế độ nông nô đã bị lịch sử bước qua.

Nhưng, trong bối cảnh bùng nổ thông tin và sự can thiệp mạnh mẽ của công nghệ vào giáo dục và tự giáo dục như hiện nay thì tinh thần ấy đã không còn phù hợp nữa. Và không chỉ đến bây giờ chúng ta mới nhận thấy điều này mà ngay cả ở thế kỷ XIX, Cao Bá Quát đã chua chát: "Tân Gia từ vượt con tàu/ Mới hay vũ trụ một bầu bao la/ Giật mình khi ở xó nhà/ Văn chương, chữ nghĩa khéo là trò chơi" Bản dịch của Trúc Khê)

...Và những hệ luỵ

Sinh viên: Hãy đừng là con mọt sách
Có thể nhận diện một cách rất cụ thể những hệ lụy của lối giáo dục này trong thực trạng nền giáo dục nước ta hiện nay thông qua một số ví dụ sau.

Ví dụ thứ nhất: Vì sao học sinh của chúng ta rất kém môn lịch sử mặc dù không phải dân tộc chúng ta không có một bề dày lịch sử đáng để tự hào? Học sinh của chúng ta lười học, quay lưng lại với lịch sử dân tộc? Không đúng!

Lỗi nằm ngay ở chỗ chúng ta đã sai lầm từ đầu trong cách xây dựng chương trình sách giáo khoa. Xuất phát điểm là người viết sách muốn học sinh nhớ càng nhiều càng tốt nên sách giáo khoa quá chú trọng đến các sự kiện, ngày tháng, con số.

Nhà trường đã bắt học sinh cố nhồi nhét những kiến thức khô khan và rất dễ quên ấy vào đầu mặc dù ngay cả bản thân thầy cô cũng không mấy ai nhớ cho kỹ càng nếu không đọc bài trước khi lên lớp. Có lửa đam mê nào được thắp lên từ ngọn đuốc hào sảng của lịch sử dân tộc? Không lạ khi học sinh chỉ học đối phó, học cho xong chuyện. Bởi vậy học sinh không thể mang được những hành trang thu nhận trên lớp ra khỏi cổng trường.

Một phản ứng phụ nghiêm trọng hơn là với cách học nhồi nhét như vậy, nhà trường đã tạo nên cho học sinh một phản xạ có điều kiện vô cùng vô lý: Sợ lịch sử thậm chí ghét lịch sử. Với tâm lý đó, không khó để trả lời câu hỏi vì sao trí thức của chúng ta kém văn hóa, lịch sử và cũng không mặn mà lắm với chuyện bồi bổ lỗ hổng này.

Ví dụ thứ hai: Vì sao một tỉ lệ lớn sinh viên ngoại ngữ của chúng ta ra trường “vừa câm vừa điếc ngoại ngữ”?

Người ta đã xây dựng chương trình quá nặng nề về lý thuyết, về ngữ pháp mà không hoặc chưa chú ý thỏa đáng đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên. Mặc dù những phòng thực hành tiếng được xây dựng lên trong nỗ lực nâng cao năng lực giao tiếp của sinh viên nhưng rõ ràng đó cũng chỉ giúp cải thiện một phần nào khiếm khuyết đã nêu mà thôi.

Trường ngoại ngữ hiện nay không tạo đủ môi trường cần thiết để sinh viên phải vận dụng những lý thuyết đã học vào thực tế, để xử lý vấn đề do thực tế đặt ra. Việc giao lưu quốc tế, một trong những yêu cầu thiết yếu của việc dạy và học ngoại ngữ, đối với một số trường gần như là xa xỉ phẩm. Chỉ có những sinh viên nào năng động, chịu khó lăn vào cuộc sống để học thì khả năng giao tiếp của họ mới phát triển.

Còn lại, những sinh viên khác, kể cả những người chăm chỉ, cần mẫn học cho xong chương trình kinh viện của trường để lấy bằng tốt nghiệp thì chắc chắn sẽ không đáp ứng được nhu cầu của công việc sau này. Những hành trang mà nhà trường trang bị trong 4 năm dường như rất ít giúp ích cho họ, thậm chí đôi khi những kiến thức kinh viện ấy lại làm cản trở họ nữa là đằng khác.

Hậu quả là để nói một câu giao tiếp mà người sinh viên bị bó buộc bởi những quy tắc văn phạm, do vậy, sự lưu loát là rất khó đạt được. Không ít cơ sở sử dụng lao động phải bỏ tiền và thời gian ra đào tạo lại.

Ví dụ thứ ba: Tôi cũng đã từng tiếp xúc và quan sát các sinh viên y khoa năm cuối của Pháp và Đức. So với sinh viên Việt Nam thì kỹ năng lâm sàng của họ kém hơn nhiều.

Nhưng chỉ một năm sau khi họ vào nội trú hoặc chuyên khoa thì khả năng đối mặt với các tình huống lâm sàng của họ đã tiến bộ với một tốc độ chóng mặt.

Cùng với đó là khối lượng kiến thức của họ cũng tăng nhanh một cách đáng khâm phục. Điều đó có được là quá trình đào tạo y khoa của họ mang tính dân chủ rất cao.

Người thầy, thậm chí những người rất giỏi, vẫn không chỉ tập trung vào chuyển tải kiến thức mà quan trọng hơn họ tạo cho sinh viên cách đánh giá, phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề, cách tìm tài liệu cũng như cách tự học. Đó là cách họ giúp kiến thức sách vở dần thấm vào sinh viên buộc phải giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó. Thẩm thấu theo cách này, kiến thức mới và cũ sẽ liên kết với nhau một cách logic và hữu cơ hơn rất nhiều cách học trả bài của chúng ta.

Một ví dụ thứ tư: Vì sao sinh viên công nghệ thông tin của Việt Nam đã lạc hậu ngay từ khi rời cổng trường đại học? Ngoài việc công nghệ thông tin có những bước tiến chóng mặt, những gì học được trước đây một năm, một tháng, thậm chí một ngày đã hoàn toàn có thể trở thành lạc hậu. Nhưng tại sao những nước tiên tiến khác, sinh viên công nghệ ra trường lại có thể bắt nhịp ngay vào môi trường công việc mới?

Đó chính là sự khác biệt của hai tinh thần triết lý giáo dục. Nếu chúng ta chỉ chú trọng vào kiến thức thì kiến thức sẽ nhanh chóng bị lỗi thời. Nếu chúng ta chú trọng đến kỹ năng xử lý vấn đề thì với những kiến thức cơ bản của trường đại học, sinh viên ra trường có thể nhanh chóng nắm bắt được vấn đề mới nhanh chóng hơn, giảm thiểu nguy cơ bị sốc.

Nguy cơ lạc hậu ngay khi nhận bằng tốt nghiệp

Giáo dục VN: Nguy cơ tụt hậu ngay khi ra trường
Ảnh minh hoạ
Hai cách giáo dục cũng tạo nên hai thái độ khác nhau đối với quá trình tiếp tục đào tạo sau khi rời trường. Với các nước tiên tiến, tiến sĩ cũng chỉ là giai đoạn rất khởi đầu vì người được đào tạo biết mình còn phải và biết cách hoàn chỉnh kiến thức.

Trong khi với nước ta, không ít người ngày tốt nghiệp đại học cũng là ngày họ xếp lại sách vở, thở phào nhẹ nhõm rằng tất cả kiến thức của nhân loại ta đã nắm trong tay và cứ thế mà áp dụng, không cần biết nguy cơ lạc hậu đang đứng ngay cạnh cổng trường.

Cũng có không ít lời ca thán từ phía sinh viên về một giáo sư khả kính nào đó là vị này vẫn rất an nhiên truyền đạt cho sinh viên những kiến thức thu nhận được từ những năm 70 của thế kỷ trước và bắt họ phải xem đó là chân lý.

Cách giáo dục kinh viện sẽ tạo nên một lữ khách ôm đồm và luống cuống với một mớ hành trang vào điểm khởi đầu và nặng nhọc lê bước trên con đường đi tới. Người lữ hành này càng lúc càng nặng nhọc và bàng quang với tất cả những sự kiện trên đường và hành lý dần dẫn rơi vãi hoặc iu thối hoặc mục ruỗng.

Cũng trên con đường ấy, lữ khách thứ hai chỉ mang trên vai một túi hành trang gọn nhẹ với những bước chân ban đầu còn bỡ ngỡ nhưng càng ngày càng mạnh bạo, thoăn thoắt đầy tự tin. Đi đến đâu và dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người lữ khách này cũng có thể tìm cách giải quyết một vấn đề gặp phải để tiếp tục cuộc hành trình.

Trên con đường đi đến đích, có hằng hà vô số “siêu thị kiến thức” mà việc mở cánh cửa vào siêu thị này không khó hơn một cái nhấp chuột là mấy. Một người đi chợ thông minh sẽ biết chọn siêu thị nào, chọn món hàng nào thích hợp.

Nhiệm vụ của giáo dục hiện đại là tạo nên những người đi chợ thông minh như vậy. Như vậy, giữa hai lữ khách, ai vượt lên trước có lẽ không phải là câu hỏi khó. Cái khó là chúng ta có dám làm một cuộc cách mạng để thay đổi những quan điểm giáo dục cũ đã gần như trở thành máu thịt của dân tộc hay không. Khó chứ không phải không làm được bởi lịch sử đã chứng minh rằng dân tộc ta có năng lực tiếp nhận và đổi mới mạnh mẽ.

Và dù khó chúng ta vẫn phải làm vì chúng ta đang bắt đầu một cuộc hành trình hội nhập trên đại lộ đi tới tương lai của toàn nhân loại. Làm khác đi hoặc chậm trễ, chúng ta sẽ tụt lại phía sau. Trong thời đại hiện nay, tụt lại phía sau đồng nghĩa với vĩnh viễn không bao giờ bắt kịp những người đi trước.

*

Tiến sĩ Lê Minh Khôi

Ga mo
24-05-2008, 11:44
Thế bác có đưa ra được cái giải pháp cải cách nào hay hơn không, nếu có và hợp lý thì nêu ra rồi em gửi nhờ mấy đứa bạn nhà báo đưa lên cho. Còn không thì đưa ra được thì bác còn ngu hơn cái bọn GD-DT vì ít nhất họ cũng có giải pháp dù chưa mang lại hiệu quả thấy ngay được.
Người Việt, đặc biệt là bọn trẻ em đang dậy thì có một khả năng rất đặc biệt không cần đào tạo mà vẫn giỏi đó là khả năng chê và chửi, không làm nhưng nói rất hay.

Giải pháp à, bỏ hết mấy môn vớ vẩn, giảm nhẹ chương trình toán. Nhìn bọn trẻ con hoặc toán còi cả người mà thật xót xa. Tất cả sinh viên trước khi ra trường phải đi thực tập ít nhất 6 tháng. Bác bảo bọn bạn nhà báo của bác đăng lên nhé.

uroif
24-05-2008, 11:46
Người Việt, đặc biệt là bọn trẻ em đang dậy thì có một khả năng rất đặc biệt không cần đào tạo mà vẫn giỏi đó là khả năng chê và chửi, không làm nhưng nói rất hay.

Còn một khả năng nữa là chửi rất thâm thúy và hàm ý! Đùa vậy thôi, có vẻ như bác là người trong câu nói này..


cái bọn GD-ĐT càng cải cách càng ngu, mà chắc bọn ấy cũng có suy nghĩ giống pác nhẩy?

nên cảm thấy bức xúc???


Thế bác có đưa ra được cái giải pháp cải cách nào hay hơn không, nếu có và hợp lý thì nêu ra rồi em gửi nhờ mấy đứa bạn nhà báo đưa lên cho. Còn không thì đưa ra được thì bác còn ngu hơn cái bọn GD-DT vì ít nhất họ cũng có giải pháp dù chưa mang lại hiệu quả thấy ngay được.

Tôi không nói cái bọn GD-DT - nguyên văn như trên - là "ngu", nhưng tôi và rất nhiều người không đồng tình với các "giải pháp" của họ. Báo chí, truyền hình cũng đã đưa rất nhiều tin phê phán chính sách giáo dục trong nước nhưng có cái gì thay đổi không?

http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/04/3BA0130F/
http://vietnamnet.vn/giaoduc/2008/03/775503/
http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai13/200813_NhomNghienCuu.htm

Dennis Bergkamp
24-05-2008, 11:49
Thật ra việc học của mỗi con người đâu chỉ nằm trong sách vở, nằm ở thầy cô...hệ thống giáo dục. Có ích chi 1 học sinh, sinh viên được học về đạo, về lễ nhưng ở ngoài cuộc sống lại diễn ra ngược lại?

VD: cô giáo, ba mẹ dạy là phải kính trọng người già nhưng lại chửi người ở (lớn tuổi) ko ra gì. Con cháu nó nhìn vô và học nhãn tiền lúc nào ko hay. Sinh viên được các giảng viên dạy những kiến thức nhưng ra đời thì mấy thằng xu nịnh lại được leo cao v.v...

Mọi người quá sai lầm khi chỉ mới đòi cải cách môi trường giáo dục học đường, thực chất con người học hỏi nơi nơi qua cuộc sống thực tế. Có chăng việc học thực tế nó ko "cao sang" "hoa mỹ", ko mở sách vở ra. Nói như vậy thì với XHVN hiện nay thì tương lai có vẻ mù mịt, nó như vòng tròn, mọi thứ liên quan lẫn nhau, kìm hãm nhau.

Hướng giải quyết hiện nay theo tôi là mỗi cá nhân, phải tự biết nâng mình lên. Báo chí dám đấu tranh cho tiêu cực thì mấy bài đạo đức thầy cô dạy mới thấm vào học sinh. Các cty sử dụng người hiền tài, xua đuổi kẻ xu nịnh thì sinh viên nhìn vào đó mới có quyết tâm phấn đấu. Cha mẹ sống đạo đức, ngay thẳng thì con cái nhìn vào để học theo mới thành 1 công dân tốt. Khi đó sự phát triển ko còn theo hình tròn nữa mà sẽ là hình trôn ốc, nếu so với hình tròn thì mỗi vị trí trong hình trôn ốc cao hơn và cứ thế lên cao mãi, đó mới chính là sự phát triển.

Vấn đề hiện tại là trong xã hội hiện nay hay bất cứ xã hội nào cũng vậy, luôn tồn tại những nhóm lợi ích khác nhau. Có nhóm được lợi do sự phát triển, có nhóm được lợi do sự trì trệ lạc hậu (VD kẻ bất tài xu nịnh có muốn người tài lên nắm cty ko?, Những con buôn làm ăn chụp giựt có muôn người nông dân có nhiều tri thức ko?). Luôn có tầng lớp sẵn sàng ngăn cản sự phát triển của XH để kiếm lợi, vấn đề chúng ta phản ứng, hành động thế nào. Ko có gì là miễn phí cả.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Con người sống vì lợi ích của bản thân, gia đình, ít ai sống vì xã hội và đó chính là nền tảng của XH. Bạn thuộc nhóm lợi ích nào thì hãy đấu tranh cho nó.

infoclearall
24-05-2008, 12:21
hic, tranh luận thế này vô cùng quá, ù té thôi...

74117760
24-05-2008, 12:37
thử cho 1 sv đh năm 2 trở lên thi lại đh coi đậu hok??? lol

zmt264
24-05-2008, 13:02
http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/04/3BA0130F/



Người ta chẳng bao giờ có thể phát minh ra được đèn điện nếu chỉ chăm chú đến việc cải tiến cái đèn dầu


Thế đó, người ta ko phải là không biết, đơn giản là KHÔNG DÁM LÀM, hoặc KHÔNG MUỐN LÀM thôi :)

Không thể trang điểm cho con mèo, con rắn để biến nó thành con hổ, con rồng. Khi bản chất không đổi thì nói mấy cái râu ria như Giáo Dục cũng là spam cho vui forum thôi :D

Tóm lại là cái mớ bòng bong có rất nhiều thắt nút liên quan đến nhau mà chỉ có thần đồng chưa xuất hiện nào đó mới tìm được cách gỡ, hoặc là ai đó dám dũng cảm (và có đủ khả năng) xé bỏ hết. Còn nếu không thì chỉ có thể để người khác "cải tiến" mình từ cái đèn dầu thành cái nến thôi :D

Uzumaki_Naruto
24-05-2008, 13:28
Thế bác có đưa ra được cái giải pháp cải cách nào hay hơn không, nếu có và hợp lý thì nêu ra rồi em gửi nhờ mấy đứa bạn nhà báo đưa lên cho. Còn không thì đưa ra được thì bác còn ngu hơn cái bọn GD-DT vì ít nhất họ cũng có giải pháp dù chưa mang lại hiệu quả thấy ngay được.
Người Việt, đặc biệt là bọn trẻ em đang dậy thì có một khả năng rất đặc biệt không cần đào tạo mà vẫn giỏi đó là khả năng chê và chửi, không làm nhưng nói rất hay.

có đấy, có lẽ pác không đọc hết các ý kiến của các pác trên dd này, pác hãy tổng hợp hết ý kiến rồi gửi lên đi, ý kiến đưa ra rất dễ ai cũng đưa ra được hết, nhưng mấy cái thằng ngu ngồi tuốt trên bộ có hiểu lòng dân hay không có cải cách tốt hơn hay không đó là vấn đề....hay càng cải cách càng ngu, ngu thì sửa, sửa ngu sửa lại, ngu tiếp sửa tiếp,...pác nói bọn ngu đó có giải pháp? vâng giải pháp của tụi mấy thằng ngu đó cốt sao làm cho đầy túi riêng mà thôi, vì mỗi lần cải cách thì túi của mấy thằng đó lại dày hơn thêm.
cách giải pháp báo chí cũng có nói, đăng đầy ra đó, nhưng bọn ngu đó có hiểu đâu...
ý kiến nhân dân có rất nhiều, dân than oán rất nhiều....nhưng có lẽ pác cũng chung xuống với bọn nó nên không nghe không thấy chăng :D nắm đại một phụ huynh học sinh nào đó thăm dò thử xem rùi nghe dân oán (đủ cả từ học phí, đến chương trình, học thêm phụ đạo...):
ai đời có cái lệ trước khi vào lớp 1 là phải biết đọc biết viết, biết làm toán cộng trừ nhân chia rồi, thuộc lòng bản cửu chương rồi, rồi nhồi thêm english nữa...mới bốn năm tuổi mà mắt mũi cứ đờ đẩn ngây dại hết ráo rọi....:no:
....mấy thằng dốt nát làm to nên mới thế...mà con cháu mấy thằng đó học nước ngoài hết rồi nên có cải cách gì cũng không sao...


TS Nguyễn Tùng Lâm: Góp ý không có nghĩa là phủ nhận sạch trơn!
Hiện tượng HS bỏ học nhiều ở các địa phương, người ta cũng đổ tại CT SGK! Kiểu đánh giá "trăm dâu đổ đầu tằm" là không hợp lý! Nếu hỏi cả trăm em HS bỏ học hiện nay chắc không có HS nào bỏ học vì SGK cả!
Tuy nhiên, chúng tôi thống nhất với quan điểm của Bộ GD-ĐT về việc lấy ý kiến rộng rãi các nhà khoa học cũng như của mọi người trong xã hội về SGK.
Nhưng Bộ cần phải khẳng định không phải vì CT SGK phổ thông quá sai sót nên phải góp ý mà chúng ta phải góp ý để nó đạt trình độ hoàn hảo hơn và quan trọng hơn là nó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay, tiến tới những mục tiêu tốt đẹp góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời kỳ hội nhập của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21 này.
Theo quan điểm của ông thì việc chỉnh sửa SGK phải trên căn cứ nào là quan trọng?
Chúng tôi thấy CT THPT đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản, đã tiếp cận được trình độ của CT phổ thông của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới... nhưng chưa tinh giản, chưa thiết thực, chưa phù hợp với trình độ số đông các giáo viên và HS THPT của các vùng miền hiện nay nên đã tạo ra áp lực quá tải của CT.
Sao lại "thả nổi" cho giáo viên tự xoay sở?

Để khắc phục được những nhược điểm này thì ông có những "cao kiến" gì?

Muốn cho CT phù hợp thì SGK phải được thiết kế theo hướng phân hóa đến từng loại đối tượng HS của từng vùng miền. Kinh nghiệm của nhiều nước, khi thiết kế CT, người ta đã xác định và chia sẵn 3 đến 4 bậc cho HS trong cả nước để HS nào cũng chọn được CT thích hợp với mình.
Còn chúng ta hiện nay chỉ phân hóa theo 2 loại hình HS là loại CT cơ bản và CT nâng cao. Còn phân loại đến từng đối tượng HS của các vùng miền, chắc là các nhà thiết kế CT để dành lại cho những nhà thi công - là những giáo viên đứng lớp tự xoay sở với học trò của mình!
"Lệch pha" giữa thiết kế và thi công, SGK của chúng ta đã phải hứng chịu những hậu quả thế nào?
Tôi chưa có một nhận xét nào tổng quát về toàn bộ CT và SGK nhưng riêng về SGK THPT lớp 10 và lớp 11, thì tồn tại một số vấn đề sau:
Các bài soạn chất lượng không đồng đều, còn có bài trình bày rườm rà, chưa đi đúng theo định hướng phương pháp, còn tham lam kiến thức hàn lâm, phần liên hệ thực tế đời sống, thực tế phát triển khoa học công nghệ còn ít.
Các bộ môn Khoa học tự nhiên còn nặng phần lý thuyết, phần thực hành, kiểm chứng, thực hành rèn kỹ năng chưa được chú ý (vì phần trình bày lý thuyết đã quá dài). Đặc biệt, phân loại bài tập cuối mỗi bài chưa soạn theo cách phân hóa năng lực HS yếu kém, trung bình, khá giỏi. Các loại bài vận dụng sáng tạo còn quá ít.
Các bộ môn Khoa học xã hội nhân văn trình bày chưa làm rõ đặc trưng của bộ môn, nặng về dẫn giải, chưa cập nhật được đổi mới phương pháp giảng dạy, chưa biết vận dụng những phương pháp giáo dục kỹ năng sống để HS nhận thức, thấu cảm được sâu sắc các vấn đề mà bài học đặt ra trong cuộc sống....

3 Ban: Sai lầm!

Kéo theo sự lệch pha sẽ còn là những sai lầm và ông có thể chỉ ra một sai lầm lớn nhất của CT THPT hiện nay?

CT THPT hiện nay phân loại 3 ban: Ban cơ bản, Ban Khoa học tự nhiên và Ban Khoa học xã hội và nhân văn. Nhưng đến nay chỉ tồn tại ban cơ bản!
Như vậy là cách phân hóa này chưa giúp gì được cho HS học tập theo định hướng của mục tiêu cấp học là "phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển" như mục tiêu CT đã đặt ra, mặt khác, chưa giúp gì cho HS chuẩn bị tích cực cho số đông HS (70% HS tốt nghiệp THPT) thực sự đi vào cuộc sống!
Do đó, việc cần làm ngay của CT THPT là phải thống nhất lại CT phân ban. Liệu chúng ta có nên học tập một số nước là chỉ phân ban ở lớp 12 để HS lựa chọn môn học đúng với năng lực, sở trường của mình và phục vụ định hướng phát triển nghề nghiệp của mình trong tương lai?
Chắc không ai tiếc công sức cho giáo dục!

Gửi bản góp ý cho SGK cho Bộ GD-ĐT, ông đã gửi đi những niềm hy vọng?

CT SGK phổ thông sau khi được xem xét và chỉnh sửa theo đúng quan điểm làm sao để HS của chúng ta không lạc hậu về tri thức khoa học nhưng phải thực sự giúp ích cho các em trên con đường lập thân lập nghiệp, phù hợp trình độ giáo viên, HS và thực tế đời sống kinh tế, xã hội của Việt Nam hiện nay, chắc chắn là một chương trình tốt.
Việc góp ý chỉnh sửa SGK lần này có thể hiểu là: Giáo viên không "thi công" được lại đổ lỗi cho người "thiết kế" là những người viết SGK là không đúng! Nhưng trước một thực tế, trình độ năng lực của những "người thi công" chưa đáp ứng được những cái mới, cái hiện đại thì "người thiết kế" phải chỉnh sửa.
Vì để có một tòa nhà giáo dục Việt Nam vững chãi, hiện đại, hợp với cảnh quan xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 21 này, chắc chắn ai trong chúng ta cũng không hề tiếc công sức. Mọi người cùng ghé vai chắc làm được chuyện lớn.
Chê giáo dục bao giờ cũng dễ, cùng chung tay làm cho giáo dục nước nhà phát triển mới là việc cần làm ngay.



Thực tế là Sử không phải là một môn học đáng chán. Hồi còn học phổ thông, mình ghét nó cực kỳ nhưng bây giờ lúc rảnh rỗi là mình lại lôi Đại Việt Sử Ký ra đọc, đôi khi lên mạng search về cuộc đời của Đặng Tiểu Bình, Napoleon, Thành Cát Tư Hãn hay xem lịch sử Hy Lạp, La Mã, Trung Hoa, sự hình thành của German Nazi... Nói chung là có rất nhiều điều thú vị của lịch sử thế giới và lịch sử VN để tìm hiểu (một điều mà mình không hề biết khi còn học highschool).

Vấn đề chính ở đây là chương trình Sử được dạy trong nhà trường là hoàn toàn không ổn, nó tập trung thái quá vào sự nghiệp của Đảng Cộng Sản với 2 cuộc kháng chiến. 4000 năm văn hiến của dân tộc VN mà chỉ được đại diện bởi một khoảng thời gian lịch sử khoảng gần 100 năm là không đúng.

Ngoài ra, sách lịch sử VN mang tính áp đặt, không có những nhận định khách quan và không xem xét một vấn đề dưới nhiều góc nhìn của lịch sử. Một vấn đề đơn giản là sự sụp đổ của chính quyền Liên Xô chẳng hạn. Trong khi trên thế giới không biết có bao nhiêu bài nghiên cứu, các tài liệu, dẫn chứng đưa ra về những sai lầm của hệ thống chính trị ở đất nước này thì sách sử VN chỉ gói gọn trong câu "Liên Xô sụp đổ do sự chống phá của các thế lực thù địch bên ngoài và một vài lý do khách quan". Lý do khách quan gì? Các thế lực thù địch bên ngoài làm như thế nào mà có thể đánh đổ được một đất nước mà SGK VN gọi là "thành trì của xã hội chủ nghĩa", với lực lượng Hồng quân "bất khả chiến bại"?

Chỉ đưa ra những câu tóm ngắn gọn như thế để che dấu sự thật (và không cho phép học sinh có quyền tìm kiếm sự thật, bạn nào còn đang học phổ thông thì thử hôm nào đặt câu hỏi kiểu này cho giáo viên để xem bị xử lý cỡ nào ) thì làm thế nào khiến cho học sinh có thể tâm phục được. Đặc biệt là đối với các chiến dịch và "quân ta" thắng thì lại nêu chi tiết đến từng con số như là bao nhiêu quân địch bị bắt sống, bao nhiêu xe tăng, máy bay bị tiêu diệt (các con số mà hình như SGK không hề nói là lấy dẫn chứng ở đâu).

Do đó bây giờ ngồi nghiệm lại thì cái mà mình ghét môn lịch sử hồi phổ thông không phải là bản thân môn lịch sử mà chính là kiểu tuyên truyền, quảng cáo không biết xấu hổ này.



tôi và rất nhiều người không đồng tình với các "giải pháp" của họ. Báo chí, truyền hình cũng đã đưa rất nhiều tin phê phán chính sách giáo dục trong nước nhưng có cái gì thay đổi không?

http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/04/3BA0130F/
http://vietnamnet.vn/giaoduc/2008/03/775503/
http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai13/200813_NhomNghienCuu.htm

matrix8x7
24-05-2008, 16:08
giáo dục việt nam uh ???? chừng nào thương mại hóa hãy bàn tới các bác ạh..... trên khắp các báo,diễn đàn nói tùm lum lên mà có được chi mô????cố đợi thêm vài năm nữa nhé . sau vài năm mà cõ lẽ phải mấy cái vài năm nữa nữa thì có thể con em chúng ta mới được học cái gì chúng đáng được học ,cái gì chúng thích và............

Ga mo
24-05-2008, 16:31
Keyword cho giáo dục Việt Nam hiện nay là tiếp thu và thực tế cho học sinh, còn "nặng" thì so với nhiều nước khác chỉ là mức trung bình.



Tăng trường chuyên, lớp chuyên và môn tự chọn là cách có hiệu quả nhất. Bởi vì dân Việt Nam còn có 56 dân tộc anh em nữa, nếu không lo, thì bọn người ấy ấy ấy gì đó lại vẽ chuyện ra để kích động với lý do phân biệt này nọ rồi chỉ biết lôi kéo bằng $, hic.

Nhiều nước khác ở đây là những nước nào? Có phải là các nước Asia chịu ảnh hưởng của văn hóa China không? Nói có sách, mách có chứng.

Dennis Bergkamp
24-05-2008, 16:43
(“Những ai muốn tiến bộ thì phải tìm cách vượt qua đối thủ. Tôi đấu tranh ngay với cả thầy của mình. Tôi không sợ trù dập khi phải đương đầu với bất kỳ ai. Người ta cũng cảm thấy chuyện đó là bình thường, là cần thiết”.)

http://www6.thanhnien.com.vn/Kieubao/2008/5/24/240414.tno

AnhLords
24-05-2008, 17:56
Học tập theo đúng khả năng của mình thì chẳng có gì là phân biệt cả.

VnVision
24-05-2008, 18:31
Vấn đề ở đây ko phải nặng hay ko nặng, mà là những cái được học có thực tế hay không thực tế thôi. Chứ so với các nước như Nhật, Sing thì gd của ta cũng ko phải là nặng. Đơn giản như một bác ở trên nói thôi:


thử cho 1 sv đh năm 2 trở lên thi lại đh coi đậu hok??? lol

Nếu học nặng chỉ để thi xong rồi vứt đi thì thà chỉ học những cái cần thiết còn tốt hơn nhiều:

- Những môn học râu ria sẽ ko trở thành rào cản & loãng đi những môn học thiết thực. Chẳng hạn một học sinh lớp 11, 12 đã xác định thi vào ĐH ngoại ngữ thì có cần phải học Kỹ thuật Công nghiệp, Kỹ thuật nông nghiệp... không? Và có cần phải học luyện thi cả những kiến thức toán học như một h/s thi khối A không ? (tức là có thể vẫn phải thi ĐH môn toán, nhưng lẽ ra đề thi chỉ kiểm tra các kiến thức toán lớp 8, 9 thôi, ngc lại đề thi ngoại ngữ thì lại đc nâng độ khó lên nhiều lần - như vậy khi mới vào trường sv đã có kiến thức chuyên môn tốt).

- Thời gian học những môn học ko cần thiết đó lẽ ra nên để dành để nghỉ ngơi, thư giãn, tham gia vào các hoạt động trong nhà trường hoặc ngoài xã hội, học hành đâu phải chỉ là ở kiến thức trong sách vở? Còn bao nhiêu kỹ năng khác trong cuộc sống sách vở có dạy đc ko? Trong khi h/s trung học nc ngoài rất tự tin trong các hoạt động xh (phát biểu trc đám đông, tổ chức các hoạt động...) thì ở VN đến sv tốt nghiệp đh ra trường vẫn còn gặp nhiều vấn đề trong các kỹ năng trong các kỹ năng mềm, teamwork... Mục đích giáo dục h/s, s/v thành những con người toàn diện ở VN đã sai lầm ngay ở chính quan niệm, cách nhìn rằng thế nào là "toàn diện". Trong một thế giới hiện đại mà chúng ta đang sống, một con người toàn diện ko có nghĩa là một con người cái gì cũng biết, mà là một con người có thể áp dụng dễ dàng, linh động những cái họ biết vào cuộc sống. Họ cần phải biết cách hòa nhập cộng đồng, tham gia vào các hoạt động xã hội, biết cách giải quyết các vấn đề thực tế, xử lý & ra quyết định trong các tình huống khó khăn, biết cách giải quyết các mâu thuẫn trong các quan hệ, biết cách làm việc theo nhóm, biết cách dung hòa các xung đột tính cách, biết cách diễn đạt suy nghĩ, truyền nhiệt huyết, cảm hứng, đề cao lòng tự trọng, tính sáng tạo, tính khác biệt...
Để định nghĩa thế nào là "toàn diện" thì vô cùng, nhưng việc chỉ coi nặng lý thuyết mà làm mờ đi tầm quan trọng của những kinh nghiệm sống trong XH thì đó chưa bao giờ & không thể nào là "toàn diện" được!

- Những khoản tiền học phí cho những môn học râu ria mà ko cần thiết có thể đc tiết kiệm (trong tình hình nước ta vẫn còn nghèo thì đây sẽ là một khoản tiết kiệm thiết thực), hoặc được sử dụng để trang bị các trang thiết bị dạy & học, tu bổ trường lớp, tổ chức các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa cho h/s.

zmt264
24-05-2008, 18:32
Keyword cho giáo dục Việt Nam hiện nay là tiếp thu và thực tế cho học sinh, còn "nặng" thì so với nhiều nước khác chỉ là mức trung bình.



Tăng trường chuyên, lớp chuyên và môn tự chọn là cách có hiệu quả nhất. Bởi vì dân Việt Nam còn có 54 dân tộc anh em nữa, nếu không lo, thì bọn người ấy ấy ấy gì đó lại vẽ chuyện ra để kích động với lý do phân biệt này nọ rồi chỉ biết lôi kéo bằng $, hic.

Okie, có thể nặng gấp 2, 3 lần nữa, giã gấp 3, 4 lần nữa cũng được, kiến thức nhân loại tăng lên mỗi ngày 1 nhanh , tập trước là vừa.

Miễn là hãy tin vào mọi người. Nhân dân đủ khôn để biết cái gì đúng cái gì sai. Đủ mạnh để thắng cái ác. Xưa nay chính bao giờ cũng thắng tà. Không cần chơi trò Firewall, Mouthwall, Earwall... gỡ bỏ các thứ tường không cần thiết.

Đừng để 20 năm sau thế hệ sau nhìn vào chúng ta lại bật cười (trong nước mắt) vì 1 số ngăn cấm hiện nay.

Tóm lại là không có lòng tin thì đừng hi vọng làm được gì to lớn.

Mythhero
24-05-2008, 18:48
Tôi có thể tự hào nói rằng tôi đã làm được 1 việc tốt cho ngành giáo dục. Đó là giúp giảm bớt các thiệt hại do hệ thống giáo dục gây ra cho SV/HS bằng cách bỏ đi du học"

:D

zmt264
24-05-2008, 19:16
Tôi có thể tự hào nói rằng tôi đã làm được 1 việc tốt cho ngành giáo dục. Đó là giúp giảm bớt các thiệt hại do hệ thống giáo dục gây ra cho SV/HS bằng cách bỏ đi du học"

:D

ước gì mình cũng có thể đóng góp bằng cách đó. Mình thì đành chọn cách bỏ học :(

n3wbie
24-05-2008, 20:01
Keyword cho giáo dục Việt Nam hiện nay là tiếp thu và thực tế cho học sinh, còn "nặng" thì so với nhiều nước khác chỉ là mức trung bình.



Tăng trường chuyên, lớp chuyên và môn tự chọn là cách có hiệu quả nhất. Bởi vì dân Việt Nam còn có 54 dân tộc anh em nữa, nếu không lo, thì bọn người ấy ấy ấy gì đó lại vẽ chuyện ra để kích động với lý do phân biệt này nọ rồi chỉ biết lôi kéo bằng $, hic.

Mình không hiểu lkn2 tăng trường chuyên lớp chọn lên nhiều để làm gì nhỉ?
Một tỉnh thường có khoảng 1 trường chuyên , nay tăng lên 20 trường chuyên?Mặc nhiên cả tỉnh đó học sinh sẽ được học trường chuyên, mọi người đều chuyên. :)

TenNhoc
24-05-2008, 22:54
Giải pháp à, bỏ hết mấy môn vớ vẩn, giảm nhẹ chương trình toán. Nhìn bọn trẻ con hoặc toán còi cả người mà thật xót xa. Tất cả sinh viên trước khi ra trường phải đi thực tập ít nhất 6 tháng. Bác bảo bọn bạn nhà báo của bác đăng lên nhé.


Còn một khả năng nữa là chửi rất thâm thúy và hàm ý! Đùa vậy thôi, có vẻ như bác là người trong câu nói này..
nên cảm thấy bức xúc???
Tôi không nói cái bọn GD-DT - nguyên văn như trên - là "ngu", nhưng tôi và rất nhiều người không đồng tình với các "giải pháp" của họ. Báo chí, truyền hình cũng đã đưa rất nhiều tin phê phán chính sách giáo dục trong nước nhưng có cái gì thay đổi không?



hi..hi..thưa rằng em chẳng liên quan gì đến các bác lãnh đạo nền giáo dục đâu. Cái thứ mà "gà móng đỏ" gọi là giải pháp bên trên chẳng có ý nghĩa gì cả, đó chỉ là một nhận định vô căn cứ, thiếu khoa học và sức thuyết phục.
Để có được cái gọi là "giải pháp" thì trước hết phải xác định được mục tiêu của nền giáo dục, và nhìn thấy được những vấn đề gặp phải khiến cho mục tiêu ấy vẫn chưa đạt được. Cái giải pháp của bác giải quyết cho vấn đề gì để đạt mục tiêu gì? thế nào là môn vớ vẩn? nó là môn gì? và tại sao nó vớ vẩn? tại sao lại phải giảm toán? toán hiện nay có là nhiều không? nếu giảm toán thì có chắc sẽ nâng cao chất lượng giáo dục không? Còn việc sinh viên ra trường phải thực tập 6 tháng thì đầy trường áp dụng rồi. Tuy nhiên nên nhớ, chính sách, chủ trương đúng mà việc thi hành không đúng thì cũng vậy thôi. Bắt sinh viên thực tập, lấy nhận xét từ công ty mà các công ty khi nhận sinh viên chỉ cho pha trà, sinh viên thì chỉ cần có nhận xét tốt mà mặc kệ tất cả thì cũng như không.

Thế đấy, ở đây chỉ có ý kiến của Dennis Beckamp gì đó nói là nghe hợp lý.
Nâng cao chất lượng giáo dục cần có sự đồng thuận của toàn xã hội, chỉ ngành giáo dục không thì chẳng thể làm được chuyện đó. Các bác có quyền phán xét, chê trách các chính sách giáo dục nhưng các bác hãy cứ tự nghĩ xem nếu được giao quyền quyết định nền giáo dục thì các bác có làm được 1 phần nhỏ như những người hiện nay không???
Nói đơn giản các bác xem bóng đá, các bác chê này chê nọ, phán như đinh rằng nó phải đá thế này, chạy thế kia, chuyền thế nọ...nhưng đa số các bác đá bóng thì cứ như...

Hok bik zì
24-05-2008, 23:05
Các bác thấp cổ bé họng, cho dù có gào tướng lên mấy ông trên đó cũng không nghe đâu :D ! May ra có bác nào trong mấy cái topic này mai mốt lên chức bộ trưởng bộ giáo dục mới sửa đổi được :D !

blackholes
24-05-2008, 23:40
Các bác thấp cổ bé họng, cho dù có gào tướng lên mấy ông trên đó cũng không nghe đâu :D ! May ra có bác nào trong mấy cái topic này mai mốt lên chức bộ trưởng bộ giáo dục mới sửa đổi được :D !
Các bác cố đợi em khoảng 10 năm nữa, em sẽ đá bay ông... ra khỏi cái ghế bộ trưởng bộ GDĐT, lúc đấy em đảm bảo những ý kiến của các bác sẽ được quan tâm xem xét. heheh :D

Nhưng còn phải đợi em tốt nghiệp PTTH, Đại học, cao học,... nữa :emlaugh:

lkn2
25-05-2008, 01:04
Xã hội lúc nào mà chẳng có hiện tượng sướng quá lại sinh đủ chuyện :D Hồi xưa ông cha ta muốn học cũng chẳng được, giờ được học nhiều quá cũng... bức.

zmt264
25-05-2008, 01:26
Xã hội lúc nào mà chẳng có hiện tượng sướng quá lại sinh đủ chuyện :D Hồi xưa ông cha ta muốn học cũng chẳng được, giờ được học nhiều quá cũng... bức.

Số học sinh bỏ học ngày càng tăng và là 1 hiện tượng xã hội nhức nhối

http://www.toquoc.gov.vn/vietnam/showPrint.asp?newsId=37737
http://www.giaoducvietnam.vn/Web/Content.aspx?distid=20886&lang=vi-VN

... SƯỚNG, có sướng, mà là tự sướng ...

Khoaabcdef
25-05-2008, 03:35
Chào mọi người.
Em là một hs THPT, tại một trường cũng hok hẳn là bèo, em có í kiến thế này:
- Bỏ hẳn trường chuyên, lớp chuyên đi, bỏ luôn hệ thống đánh giá phân loại hs theo điểm luôn. Xếp trường theo tuyến như hồi tiểu học -> THCS á. Nhà em Q.3 mà mỗi ngày phải đi xe đạp ~ 45p lên Q.TB mệt thê thảm. Mọc thêm trường chuyên làm gì? Trường của em "danh giá" cho lắm vào, 15/9 khai giảng 4/5 chương trình là nêu thành tích trường, vậy mà khi học em thấy thua xa lơ xa lắc mí trường "tuyến dưới" khác như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Du nè. Thầy cô thì hok còn trẻ với ~ tư duy tiến bộ nữa, những gì thầy nói là phải kiên quyết làm theo (v/d: KO DC XAI CAUCHY CHO CM LON NHAT NHO NHAT, LI DO: SGK KO DE CAP TO'I [-.-]), ko là bị trừ điểm oan uổng lắm (_ _!)
- Còn môn Sử thì em thix nó lắm, wởn wởn lấy cuốn Sử ra đọc wài ^^. Có điều ko bao h muốn học thuộc lòng ~ cái gì trong đó cả. Em tự hỏi học Sử của Campuchia, Myanmar, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia làm cái wái chi? Rùi học địa điểm của di chỉ khảo cổ "mấy vạn năm về trc'" nữa >.<
Còn 2 năm lận... (_ _ !)

uroif
25-05-2008, 09:20
Tóm lại là phi thực tế, thiếu thực tế, xa rời thực tế! Tiền, tiền là tất cả, tiền là trên hết! Kinh tế thị trường rồi, giáo dục cũng không nằm ngoài sự phát triển chung cùng các lĩnh vực khác, phải có tiền.

nmd
25-05-2008, 09:22
Giật mình khi đọc những ý kiến của TenNhoc. Nhiều lúc mình cũng ý kiến này nọ mà chẳng có cái gì chứng minh cả. Chỉ là thấy mình đúng thì nói thôi.

Ga mo
25-05-2008, 09:49
Tên nhóc mãi là tên nhóc. Vì hắn là tác phẩm xuất sắc của nền GD mà bà con đang phê phán nên hắn bênh nó chằm chặp. Nhìn bọn đàn em mình còng lưng học toán nặng hơn mình hồi xưa mà thật ngán ngẩm. Có phải học sinh nào ra cũng làm nhà toán học đâu, sao bắt học sinh học toán nặng thế làm gì?
PS: Hôm trước đến chơi nhà các thầy cô giáo cấp 2, cấp 3, các thầy cô chửi chương trình toán cải cách không ra cái gì.

Lil Syh
25-05-2008, 09:53
Lạy bác, mấy cái tư tưởng Khổng Mạnh chết giẫm của bọn nó làm hại nước ta mấy ngàn năm còn chưa đủ sao?
Xin lỗi, nhưng câu này mình không đồng ý. Tư tưởng Khổng Mạnh chưa bao giờ làm hại nước ta, cũng giống như lý tưởng ******* ****** cũng không hề làm đất nước bị hại. Chỉ có một số ít cá nhân, số ít đang có quyền hành với số đông ấy, số đó mới làm hại đất nước. Và thực tế thì cái số ít đó, thời nào cũng có.
Mấy lời chen ngang, thành thật xin lỗi. Mọi người cứ tiếp tục thảo luận.

Thân.

Ga mo
25-05-2008, 09:58
Xin lỗi, nhưng câu này mình không đồng ý. Tư tưởng Khổng Mạnh chưa bao giờ làm hại nước ta, cũng giống như lý tưởng ************* ************ cũng không hề làm đất nước bị hại. Chỉ có một số ít cá nhân, số ít đang có quyền hành với số đông ấy, số đó mới làm hại đất nước. Và thực tế thì cái số ít đó, thời nào cũng có.
Mấy lời chen ngang, thành thật xin lỗi. Mọi người cứ tiếp tục thảo luận.

Thân.

Bài post trên của mình vẫn chưa hết lẽ. Phải nói là cái tư tưởng chết giẫm ấy làm hại cả một nửa châu Á (những nước chịu ảnh hưởng của văn hóa China) mấy ngàn năm qua, vẫn đang làm hại và sẽ còn làm hại dài dài. GD của chúng ta trì trệ cũng là vì chịu ảnh hưởng của cái tư tưởng chết tiệt đó.

TenNhoc
26-05-2008, 11:33
Tên nhóc mãi là tên nhóc. Vì hắn là tác phẩm xuất sắc của nền GD mà bà con đang phê phán nên hắn bênh nó chằm chặp. Nhìn bọn đàn em mình còng lưng học toán nặng hơn mình hồi xưa mà thật ngán ngẩm. Có phải học sinh nào ra cũng làm nhà toán học đâu, sao bắt học sinh học toán nặng thế làm gì?
PS: Hôm trước đến chơi nhà các thầy cô giáo cấp 2, cấp 3, các thầy cô chửi chương trình toán cải cách không ra cái gì.

ha..ha..chẳng ai bênh ai đâu, chẳng qua thấy đa số các bác chỉ biết chửi một cách cực đoan nên mới phải nhiều chuyện thôi.
Khi nhìn nhận vấn đề thiết nghĩ chúng ta phải nhìn nhận từ nhiều góc nhìn để có được cái nhìn toàn cục, chính xác và bản chất nhất của sự việc. Có như thế mới có thể đánh giá vấn đề một cách công tâm, khách quan và đúng đắn.

Một điều rất mong các bác chú ý, chuyện đưa ra những cái dở để chê bài thì nhiều lắm, dễ lắm, dốt cũng có thể làm được. Nhưng cái mà xã hội cần bây giờ là những giải pháp căn cơ, hợp lý, khoa học và hiệu quả để giải quyết được những khiếm khuyết ấy.

Trong công ty em, mỗi lần họp nhóm em toàn nghe các thành viên chê bai đủ thứ, khi cho họ chê thì họ nói một cách hùng hồn, bản lĩnh, họ tranh nhau để nói...Nhưng khi yêu cầu họ thử đề xuất giải pháp thì chỉ nhận được sự im lặng, im lặng đến đáng sợ.

Thế đó, nói thế để mọi người hiểu.

uroif
26-05-2008, 13:01
Chúng ta đang làm gì vậy?
Mở chủ đề > Tranh luận > Cãi nhau > Chia rẽ > Cãi nhau to > Đóng chủ đề!

... ???

badboyhp
05-06-2008, 11:44
học vậy ko nặng ko nặng, mà là quá nặng,thông cảm mấy người soạn thảo chương trình học ấy người ta ko biết nhiều nên muốn học sinh việt Nam cái gì cũng phải biết, nhưng vấn đề là cái gì cũng biết thì ko thể chuyên sâu vào một cái được, mà đi làm thì người ta cần mình làm được đúng ngành thôi, hài quá đi.

vtnphong
05-06-2008, 11:51
học vậy ko nặng ko nặng, mà là quá nặng,thông cảm mấy người soạn thảo chương trình học ấy người ta ko biết nhiều nên muốn học sinh việt Nam cái gì cũng phải biết, nhưng vấn đề là cái gì cũng biết thì ko thể chuyên sâu vào một cái được, mà đi làm thì người ta cần mình làm được đúng ngành thôi, hài quá đi.

Cái chủ đề này kéo lâu quá nhỉ :D Mà đang nói về học cấp 3 mà ba, sao tự nhiên lại lôi chuyện đi làm vào đây? Bắt học chuyên sâu 1 ngành từ cấp 3 thì mấy trường ĐH dẹp tiệm à.

thuongchi
05-06-2008, 12:05
chuyện vn sang Tây thì chả có gì mới! Như ông Nguyễn Trường Toản ngày xưa ổng qua rồi về thì khen Tây, thấy Tây có nhiều cái hay nhưng Nguyễn Ái Quốc thì thấy là bên Tây cũng có người kéo xe,.. cũng có người nghèo! Đó là tại sao. Đó là 1 ông đi thực tế thiệt còn 1 ông đi như dạo chơi! Ai xuống SG thì cũng thấy toàn hoa tươi gái đẹp. Sống đi thì sẽ biết! Theo tui đây cũng là lý do để nhiều người ôm mộng nên cuối cùng bức xúc mà thành cướp giật, giết người.

Hình như, ngày xưa, Nhật cho người qua Hà Lan học tập cả mấy năm trời hay nhiêu đó rồi mới đổi mới đất nước(hình như Nhật hay dùng chữ canh tân hơn là đổi mới) . Đổi mới là từ Việt! hì hì!

n3wbie
05-06-2008, 12:08
"giải pháp căn cơ" là giải pháp gì nhỉ? Anh nào rành vể khoảng sử dụng tiếng việt giải thích hộ dùm em? Xin lỗi em hơi lạc đề ,nhưng mà không biết thì phải hỏi mà ? phải không? ^^

andoco2003
05-06-2008, 14:20
có ai thấy sv CNTT, sinh viên giỏi 3 năm liền mà không biết cài win chưa, chưa biết tải 1 chương trình trên mạng về chưa?(vì trên trường toàn dạy CNXH, triết, lịch sử đảng,..... thì làm sao mà biết được). có ai thấy trường nào dạy sv chưa biết gì về máy tính mà đi dạy môn đầu tiên là VB6.0(dành cho các khoa như xd) chưa. chắc thấy rồi phải không? nếu rảnh các bác chạy ra mấy nhà sách đọc thử mấy cuốn sách cntt do vn viết. bác nào hiểu chết chắc cũng hơi bị giỏi. còn rảnh nữa thì ngồi dịch vài cuốn sách viết về cntt tiếng anh rồi so sánh thử. nếu làm 2 việc đó sau này mấy bác chuyển đọc tài liệu tiếng anh hết.
ở độ tuổi 18-22 thì ai cũng đủ nhận thức hết rồi, cũng biết vn nằm ở đâu trên bản đồ thế giới, biết vn nằm thứ bao nhiều rồi đâu nhất thiết phải dạy những môn triết,CNXH, lịch sủ đảng........nếu trong 4 năm học mà bỏ hết những môn như thế thì tiết kiệm được bao nhiêu thời gian và tiền bạc. mới vào đại học ai cũng tưỡng bỏ được bao nhiêu gánh nặng những môn xh và được học những môn mình thích.(chẳng hạn như mình học kỹ thuật). cuối cùng vào ĐH năm đầu CHÁN -> chán -> rớt -> rớt ->chán....vào chuyên ngành lấy lại hưng phấn 1 tý. sao mấy bác làm ở phòng đào tạo không bỏ bớt mấy môn đại cương mà thay vào mấy môn thí nghiệm, thực hành, đi thực tế...

vtnphong
05-06-2008, 14:51
Như ông Nguyễn Trường Toản ngày xưa ổng qua rồi về thì khen Tây, thấy Tây có nhiều cái hay nhưng Nguyễn Ái Quốc thì thấy là bên Tây cũng có người kéo xe,.. cũng có người nghèo! Đó là tại sao. Đó là 1 ông đi thực tế thiệt còn 1 ông đi như dạo chơi! Ai xuống SG thì cũng thấy toàn hoa tươi gái đẹp. Sống đi thì sẽ biết! Theo tui đây cũng là lý do để nhiều người ôm mộng nên cuối cùng bức xúc mà thành cướp giật, giết người.

Hình như, ngày xưa, Nhật cho người qua Hà Lan học tập cả mấy năm trời hay nhiêu đó rồi mới đổi mới đất nước(hình như Nhật hay dùng chữ canh tân hơn là đổi mới) . Đổi mới là từ Việt! hì hì!

Người đó hình như là Nguyễn Trường Tộ chứ ko phải là Nguyễn Trường Toản. Ông này thực chất cũng không phải là dạo chơi đâu, ông ta sang Pháp và đã quan sát thấy được sự tiến bộ khoa học kỹ thuật của phương Tây và muốn chính quyền nhà Nguyễn tập trung phát triển cho các ngành công nghiệp để phát triển quốc gia. Nguyễn Trường Tộ là một nhà nho yêu nước nên không bao giờ muốn thay đổi nền quân chủ mà chỉ muốn làm sao để nền quân chủ trở nên hùng mạnh hơn. Tiếc rằng vua nhà Nguyễn lúc đó ngu muội, không nghe theo (một số đại thần còn không tin chuyện có loại đèn có thể thắp sáng khi treo ngược :)). Giá mà chính quyền nhà Nguyễn được một nửa của Minh Trị Nhật Hoàng thì vị thế của VN bây giờ đã khác rồi.

Còn ba Nguyễn Ái Quốc thì mặc dù mang tiếng là đi Tây nhưng ông này đi rất nhiều nước, qua cả Nga rồi một số nước Nam Mỹ. Do đó thấy nhiều đói khổ là chuyện đương nhiên. Nhưng cái chính mà Nguyễn Ái Quốc muốn tìm kiếm không phải là sự giàu sang của giai cấp tư sản (một giai cấp mà ông cho rằng còn rất yếu ở VN, không thể làm nên chuyện lớn) mà là tìm kiếm một giai cấp phù hợp nhất để thay thế triều đình nhà Nguyễn tiến hành chống Pháp. Và ông đã tìm ra giai cấp vô sản cũng như chủ nghĩa Marx.

Mỗi người một mục đích, một chí hướng nên không thể so sánh với nhau được.

thuongchi
05-06-2008, 16:12
Người đó hình như là Nguyễn Trường Tộ chứ ko phải là Nguyễn Trường Toản. Ông này thực chất cũng không phải là dạo chơi đâu, ông ta sang Pháp và đã quan sát thấy được sự tiến bộ khoa học kỹ thuật của phương Tây và muốn chính quyền nhà Nguyễn tập trung phát triển cho các ngành công nghiệp để phát triển quốc gia. Nguyễn Trường Tộ là một nhà nho yêu nước nên không bao giờ muốn thay đổi nền quân chủ mà chỉ muốn làm sao để nền quân chủ trở nên hùng mạnh hơn. Tiếc rằng vua nhà Nguyễn lúc đó ngu muội, không nghe theo (một số đại thần còn không tin chuyện có loại đèn có thể thắp sáng khi treo ngược :)). Giá mà chính quyền nhà Nguyễn được một nửa của Minh Trị Nhật Hoàng thì vị thế của VN bây giờ đã khác rồi.

Còn ba Nguyễn Ái Quốc thì mặc dù mang tiếng là đi Tây nhưng ông này đi rất nhiều nước, qua cả Nga rồi một số nước Nam Mỹ. Do đó thấy nhiều đói khổ là chuyện đương nhiên. Nhưng cái chính mà Nguyễn Ái Quốc muốn tìm kiếm không phải là sự giàu sang của giai cấp tư sản (một giai cấp mà ông cho rằng còn rất yếu ở VN, không thể làm nên chuyện lớn) mà là tìm kiếm một giai cấp phù hợp nhất để thay thế triều đình nhà Nguyễn tiến hành chống Pháp. Và ông đã tìm ra giai cấp vô sản cũng như chủ nghĩa Marx.

Mỗi người một mục đích, một chí hướng nên không thể so sánh với nhau được.
cảm ơn! bài viết hay lắm! Có điều mình vẫn muốn nói như vậy! xem xét cái gì thì kĩ 1 chút!

darkvalentine
17-06-2008, 17:30
có ai thấy sv CNTT, sinh viên giỏi 3 năm liền mà không biết cài win chưa, chưa biết tải 1 chương trình trên mạng về chưa?(vì trên trường toàn dạy CNXH, triết, lịch sử đảng,..... thì làm sao mà biết được).

Chưa thấy bạn ạh. Mà nếu có thì là do mấy thằng noob đó hok chịu học chứ thằng em của em mới học có lớp 6 mà nó đã cài win + linux ầm ầm (chỉ cần chịu khó đọc echip thui ;P). Mấy môn CNXH,LSD... chiếm bao nhiêu tín chỉ mà bạn bảo là tại học mấy môn đó ?! Học dở thì xem lại bản thân mình đã chịu học chưa mà đổ thừa cho các môn chính trị thế ?


Lạy bác, mấy cái tư tưởng Khổng Mạnh chết giẫm của bọn nó làm hại nước ta mấy ngàn năm còn chưa đủ sao?

Nếu cái tư tưởng đó là có hại sao bây h bọn China nó mạnh thế ? Mà nó có hại gì nào ? Cho VD thực tiễn đi.

Ga mo
17-06-2008, 21:59
Nếu cái tư tưởng đó là có hại sao bây h bọn China nó mạnh thế ? Mà nó có hại gì nào ? Cho VD thực tiễn đi.

Một câu hỏi quá thừa nhưng dù sao vẫn trả lời. Thưa bác, những cái có hại của tư tưởng đó thì kể đến tết cũng chưa hết. Em chỉ xin đơn cử vài khía cạnh thôi nhé. Theo lão Khổng Khâu, vua là to nhất--> thầy---> cha. Chính vì quá đề cao lòng trung quân như vậy nên đấu tranh bị hạn chế, những thủ lĩnh nông dân đứng lên đấu tranh chống lại cường quyền bị coi là giặc. Chính vì quá đề cao vai trò của người thầy nên triệt tiêu sự sáng tạo. Trong khi các nước phương Tây biết đến các môn khoa học tự nhiên từ trước công nguyên thì tại China, Việt Nam và nhiều nước châu Á khác, các học trò, trí thức vẫn phải è cổ ra học "sách Thánh hiền", phải thuộc làu tứ thư, ngũ kinh. Những tư tưởng của Khổng-Mạnh được coi là chân lý và học trò chỉ việc học thuộc bảo sao châu Á lạc hậu.
PS: May mà bọn China cũng bị đầu độc bởi tư tưởng đó chứ không thì bây giờ cả thế giới (trong đó có em và bác) phải khăn đóng áo dài, gõ bàn phím tiếng Tàu Khựa rồi.

huyen1803
17-06-2008, 22:06
ban hay den voi chung toi, khi di du hoc nhat ban ban sẽ duoc ho tro rat nhieu

it_khokhao
17-06-2008, 22:35
Vấn đề chúng ta gặp phải, đó là mắc chứng bệnh " bình thường", hay gọi cách khác là "ngu dân"?.

-> Khặc, đọc câu này không khỏi tức... cười. Bắt nó học cho nhiều để cho nó ngu? Mà chắc vậy mới có thằng phát biểu câu này!

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Một câu hỏi quá thừa nhưng dù sao vẫn trả lời. Thưa bác, những cái có hại của tư tưởng đó thì kể đến tết cũng chưa hết. Em chỉ xin đơn cử vài khía cạnh thôi nhé. Theo lão Khổng Khâu, vua là to nhất--> thầy---> cha. Chính vì quá đề cao lòng trung quân như vậy nên đấu tranh bị hạn chế, những thủ lĩnh nông dân đứng lên đấu tranh chống lại cường quyền bị coi là giặc. Chính vì quá đề cao vai trò của người thầy nên triệt tiêu sự sáng tạo. Trong khi các nước phương Tây biết đến các môn khoa học tự nhiên từ trước công nguyên thì tại China, Việt Nam và nhiều nước châu Á khác, các học trò, trí thức vẫn phải è cổ ra học "sách Thánh hiền", phải thuộc làu tứ thư, ngũ kinh. Những tư tưởng của Khổng-Mạnh được coi là chân lý và học trò chỉ việc học thuộc bảo sao châu Á lạc hậu.
PS: May mà bọn China cũng bị đầu độc bởi tư tưởng đó chứ không thì bây giờ cả thế giới (trong đó có em và bác) phải khăn đóng áo dài, gõ bàn phím tiếng Tàu Khựa rồi.

Ai bảo tư tưởng Khổng Mạnh không tốt? Nó có nhiều điểm tốt đấy chứ, quan trọng là có biết chắc lọc để học hay không, bạn thử hỏi cha mẹ bạn xem tư tưởng nho giáo có tốt không? Cha ông chúng ta dạy biết bao đứa trẻ nên người bằng tư tưởng này đó. Rất tiếc ngày nay có rất nhiều người xem nhẹ nên con cái hư hỏng nhiều hơn. Bạn cũng nghĩ như vậy hèn chi ngày nay có nhiều thằng chửi cha mắng mẹ !

darkvalentine
24-06-2008, 21:40
Một câu hỏi quá thừa nhưng dù sao vẫn trả lời. Thưa bác, những cái có hại của tư tưởng đó thì kể đến tết cũng chưa hết. Em chỉ xin đơn cử vài khía cạnh thôi nhé. Theo lão Khổng Khâu, vua là to nhất--> thầy---> cha. Chính vì quá đề cao lòng trung quân như vậy nên đấu tranh bị hạn chế, những thủ lĩnh nông dân đứng lên đấu tranh chống lại cường quyền bị coi là giặc. Chính vì quá đề cao vai trò của người thầy nên triệt tiêu sự sáng tạo. Trong khi các nước phương Tây biết đến các môn khoa học tự nhiên từ trước công nguyên thì tại China, Việt Nam và nhiều nước châu Á khác, các học trò, trí thức vẫn phải è cổ ra học "sách Thánh hiền", phải thuộc làu tứ thư, ngũ kinh. Những tư tưởng của Khổng-Mạnh được coi là chân lý và học trò chỉ việc học thuộc bảo sao châu Á lạc hậu.

Vậy ở châu Âu thời xưa khởi nghĩa của nhân dân không bị coi là giặc thì coi là j ? Các nước phương Tây thời trung cổ chẳng phải cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên chúa giáo đó sao ? Thế mới có chuyện nữ anh hùng Joan của nước Pháp do sự "chỉ bảo" của đức chúa trời mà đứng lên khởi nghĩa chống lại ách thống trị của nước Anh trên đất Pháp để rồi cuối cùng bị người Anh nhân danh chúa kết tội cô là dị giáo để xử tử. Các nước châu Âu còn mang danh nghĩa của Chúa để tiến hành các cuộc thập tự chinh đến vùng Trung Đông mà mục đích của nó không có j khác ngoài việc cướp bóc và bắt giữ nô lệ. Đạo Khổng là lạc hậu chắc mấy cái tư tưởng tử vì đạo đó thì văn minh quá ha !?
Bây giờ nói đến việc đấu tranh bị hạn chế. Không biết bạn có biết trong lịch sử TQ và VN có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa không mà nói điều này ? Đề cao vai trò của người thầy thì có liên quan gì đến hạn chế sự sáng tạo của học sinh ? Chẳng phải trong lịch sử chuyện trò giỏi hơn thầy không hiếm đó sao.


PS: May mà bọn China cũng bị đầu độc bởi tư tưởng đó chứ không thì bây giờ cả thế giới (trong đó có em và bác) phải khăn đóng áo dài, gõ bàn phím tiếng Tàu Khựa rồi.

Cái P/S này của bác em hok hỉu lắm. Ý bác là nhờ tụi China học tư tưởng của Khổng mà không bành trường lãnh thổ ra thế giới ? Nếu đúng thế thì pó tay dot com cho pác.

AnhTuanKB
24-06-2008, 22:36
Tư tưởng Khổng Mạnh chẳng mang lại lơi ích gì cho đời sất. Lạc hậu và gò bó. Còn bác mang tư tưởng thiên chúa giáo bên nước người ta ra so sánh thì có ích gì, có ai ca ngợi cái đó đâu mà so sánh.
Nhưng ít ra thì tư tưởng chuyên chế và tôn giáo nắm quyền bên phương tây đã chấm dứt hơn 300 năm nay rồi. Còn tư tưởng khổng mạnh bây giờ vẫn còn tồn tại ở VN và 1 số nước châu Á.
Không phải là đề cao người thầy mà là đề cao tuyệt đối vai trò của người thầy. Thầy nói thì trò nghe, thầy không bao giờ sai. Còn chuyện trò giỏi hơn thầy thì chẳng có gì để mang ra nói. Nếu bác đem một vài người giỏi hơn thẩy ra mình thấy đó là vì những người đó quá tài, đến nỗi không thể hạn chế được tài năng của người ta. Nhưng đó không phải là số đông, và khó xảy ra ở các nước châu Á

Kha_kha
24-06-2008, 23:34
Tư tưởng Khổng Mạnh chẳng mang lại lơi ích gì cho đời sất. Lạc hậu và gò bó. Còn bác mang tư tưởng thiên chúa giáo bên nước người ta ra so sánh thì có ích gì, có ai ca ngợi cái đó đâu mà so sánh.
Nhưng ít ra thì tư tưởng chuyên chế và tôn giáo nắm quyền bên phương tây đã chấm dứt hơn 300 năm nay rồi. Còn tư tưởng khổng mạnh bây giờ vẫn còn tồn tại ở VN và 1 số nước châu Á.
Không phải là đề cao người thầy mà là đề cao tuyệt đối vai trò của người thầy. Thầy nói thì trò nghe, thầy không bao giờ sai. Còn chuyện trò giỏi hơn thầy thì chẳng có gì để mang ra nói. Nếu bác đem một vài người giỏi hơn thẩy ra mình thấy đó là vì những người đó quá tài, đến nỗi không thể hạn chế được tài năng của người ta. Nhưng đó không phải là số đông, và khó xảy ra ở các nước châu Á
Đã hiểu rõ hết tư tưởng Khổng Mạnh chưa mà phán như thánh thế? :D
Cái gì trên đời này cũng có ưu, khuyết điểm hết. Như vậy, TT KM cũng có có cái hay, cái dở của nó. Cái hay thì mình học, tiếp thu, cái dở thì mình bỏ nó đi...
PS: Có nhiều kẻ suốt ngày chả làm được cái gì, chỉ biết lên chê cái này, chê cái kia mà cóc hiểu mình đang chê cái gì =)) =)) =))

catennacio
25-06-2008, 02:08
thôi chịu khó sống chung với lũ đi các pác :D

maker1
25-06-2008, 11:35
Nói chung cần nền giáo dục nước nhà cần cải tiến nhiều, âu hay á gì cũng phải chắt lọc cái hay bỏ cái dở

yoyo89312
25-06-2008, 12:29
Việt Nam thì chuyên gia "học lại". Điển hình là môn Sử, cấp 1 học lịch sử cổ đại rồi đến lịch sử TG và lịch sử Việt Nam, cấp 2 lại bắt học giống chương trình như vậy, cấp 3 lại giống hệt như thế, đúng là phí công học sinh, khổ nổi học hoài mà chẳng biết gì hết, học để thi thôi chứ học để kàm gì chứ? Có bao giờ xài đến đâu mà bắt hs học quá trời vậy, đúng là uổng công con giả tràng ... Giáo dục VN là vậy đấy

zmt264
25-06-2008, 13:12
Việt Nam thì chuyên gia "học lại". Điển hình là môn Sử, cấp 1 học lịch sử cổ đại rồi đến lịch sử TG và lịch sử Việt Nam, cấp 2 lại bắt học giống chương trình như vậy, cấp 3 lại giống hệt như thế, đúng là phí công học sinh, khổ nổi học hoài mà chẳng biết gì hết, học để thi thôi chứ học để kàm gì chứ? Có bao giờ xài đến đâu mà bắt hs học quá trời vậy, đúng là uổng công con giả tràng ... Giáo dục VN là vậy đấy

Học nhiều để làm gì? Tất nhiên là để chúng thuộc Lịch Sử

.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..
.
.
.
.
.
.
..
.
..


Trung Quốc hơn.

P/S: tình hình truyền hình:
BTV2 thì có Cấm Vệ Quân cũng bối cảnh Minh Hy Tông , Ngụy Trung Hiền; Đồng Nai 1 thì Đại Minh Thiên Tử nói về Minh Thành Tổ Chu Đệ ; VTV1 thì Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Chưa kể thiên hạ Đại Minh đình đám của VTV3

Sống ở VN mà cứ ngỡ mình là người TQ?????

khongminhonline
28-06-2008, 12:03
Các bác tiếp thu tư tưởng của ai đi nữa thì cũng biết dùng cái tốt, loại cái xấu của nó đi. Mấy thứ do con người tạo ra lấy đâu ra cái hoàn hảo. Khổng Mạnh có cái hay là khuôn khổ, kỷ luật, phương Tây có cái tốt là tự do, bản lĩnh. Học rập khuôn mù quáng vừa tốn thầy vừa không có ích.
Lịch sử VN học nhiều vẫn không thuộc, mà lịch sử TQ không học vẫn thuộc bởi vì cách tiếp cận của nó tốt, nó đâu có ép mình học.

Ga mo
04-07-2008, 00:49
Cái P/S này của bác em hok hỉu lắm. Ý bác là nhờ tụi China học tư tưởng của Khổng mà không bành trường lãnh thổ ra thế giới ? Nếu đúng thế thì pó tay dot com cho pác.

Em không nói thì bác cũng phải tự hiểu chứ, bác hiểu thế thì em cũng bó toàn thân chấm o rờ gờ với bác.

redhorse
04-07-2008, 08:27
Tư tưởng Khổng Mạnh chẳng mang lại lơi ích gì cho đời sất. Lạc hậu và gò bó.

Em có đọc một đoạn trên wiki về tư tưởng của Khổng Mạnh như sau

Nếu vua không ra vua, ông ta sẽ mất Thiên mệnh và sẽ phải bị lật đổ. Vì thế hành động giết bạo chúa là đúng đắn bởi vì kẻ bạo chúa giống một tên trộm hơn là một vị vua.
link http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%95ng_T%E1%BB%AD

darkvalentine
04-07-2008, 08:34
Em không nói thì bác cũng phải tự hiểu chứ, bác hiểu thế thì em cũng bó toàn thân chấm o rờ gờ với bác

Thế pác giải thích lại cho em hỉu xem nào

Ga mo
04-07-2008, 10:07
Em có đọc một đoạn trên wiki về tư tưởng của Khổng Mạnh như sau

link http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%95ng_T%E1%BB%AD

Xem phim thấy có đoạn học trò của Khổng Khâu đem cơm gạo nhà mình ra để cứu đói dân nghèo, Khổng Khâu liền sai một tên học trò khác ngăn lại còn đập vỡ cả nồi cơm của anh học trò kia, ông ta giải thích một cách lạnh lùng là: "Nếu vì việc làm này của con mà uy danh của đại vương bị tổn hại thì con có gánh vác được không". Đúng là đồ động vật máu lạnh.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Thế pác giải thích lại cho em hỉu xem nào

Xin hỏi bác giấy viết, thuốc súng, la bàn, bánh lái tàu thủy, công nghệ in ấn... là phát minh của ai? Nếu không phải là giới trí thức Tàu còn bận nghiên cứu cái gọi là đạo Khổng đó thì có lẽ đã không có chuyện phương Tây vượt lên trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và đế quốc Mặt trời không bao giờ lặn chắc hẳn không phải là nước Anh. Em nói đến đây, bác đã hiểu chưa vậy?

aochoangxanh
04-07-2008, 10:19
ổng đúng đó chứ? nếu bên trên dòm ngó thì anh học trò đó khó sống à, thử suy nghĩ lại câu đó đi :)

darkvalentine
04-07-2008, 17:51
Xin hỏi bác giấy viết, thuốc súng, la bàn, bánh lái tàu thủy, công nghệ in ấn... là phát minh của ai? Nếu không phải là giới trí thức Tàu còn bận nghiên cứu cái gọi là đạo Khổng đó thì có lẽ đã không có chuyện phương Tây vượt lên trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và đế quốc Mặt trời không bao giờ lặn chắc hẳn không phải là nước Anh. Em nói đến đây, bác đã hiểu chưa vậy?
Ủa, giấy viết, thuốc súng, la bàn China cũng chế tạo được mà. Nói như pác thì ở châu Phi có nước nào nghiên cứu đạo Khổng đâu mà sao nó vẫn cứ lạc hậu thế ? Mỗi đất nước có một lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa riêng của nước đó chứ mà China cũng giống hệt như England hay France thì China không còn là China nữa.
P/S: Thằng China mà cũng học đòi England tiến lên chủ nghĩa thực dân đế quốc thì VN mình mệt àh lol

Vui365
05-07-2008, 10:22
Càng ngày càng nặng chứ có thấy giảm tải được gì đâu. Tại nhiều nhà cứ thích tranh cái bằng Đại học quá nên cứ muốn học dễ để thi đại học cho dễ, sau này còn vao chơi trong cơ quan Nhà nước, nhà dân.

Ga mo
05-07-2008, 10:59
bác gamo chê bai Khổng Mạnh thẳng thừng vậy thì chắc bác đã nghiên cứu Khổng Mạnh kỹ lắm đấy nhỉ :) chắc bác đã thấu hiểu hoàn toàn tư tưởng Khổng Mạnh là cái gì nhỉ :) à mà chắc bác cũng nhìn vấn đề một cách toàn diện chứ không nhìn phiến diện đâu nhỉ :)
em thì nông cạn, không có được một nửa kiến thức của bác, em chỉ biết có một điều mà ai ai cũng biết: cái gì cũng có cái đúng cái sai, ta học cái tốt, bỏ cái sai
à mà hâm mộ bác quá, hỏi bác một câu riêng tư chút: bác đã bao giờ thừa nhận mình sai chưa? . bác có thể biết nhiều, đúng nhiều thật, chứ không thể biết hết, đúng hết, bác nhỉ? :)


à mà đang nói về chuyện giáo dục thì phải, mấy bác nói về sự nặng của chương trình học, sự thiếu thực tế của chương trình học hay quá, chắc hẳn mấy bác am hiểu về giáo dục lắm, chắc mấy bác có những giải pháp thực tế lắm chứ đâu chỉ biết chê bai đâu nhỉ:)
em thì kém lắm, em không biết mấy cái đó, em chỉ biết một điều ai ai cũng biết: nói phải đi đôi với làm
em cũng muốn thay đổi đất nước lắm (không chỉ trong giáo dục đâu), nhưng em thấy khó thật các bác nhỉ:), em đành chuyển sang mục tiêu dễ hơn - thay đổi chính mình và gia đình mình. không dễ, nhưng làm được, và có vẻ em đang làm tốt :)
mà nếu gia đình nào cũng tốt thì xã hội này ngon lành phết các bác nhỉ? :) bởi vì một điều mà ai ai cũng biết, được giảng dạy trong mọi trường đại học: gia đình là tế bào của xã hội

đừng nói nữa mà hãy làm đi :) (em nói với em thôi)

Tạm chưa nói bản chất của đạo Khổng Mạnh xấu hay tốt nhé, em chỉ nói đến một khía cạnh thôi, trong khi các nước phương Tây ra sức nghiên cứu các môn khoa học tự nhiên từ trước công nguyên thì trí thức Việt Nam và China vẫn phải è cổ ra nhai đi nhai lại mấy cái học thuyết được tôn là thánh hiền của hai lão đó. Vì thế mà China ban đầu vượt xa phương Tây về khoa học kỹ thuật nhưng sau đó lại thành kẻ lạc hậu còn Việt Nam thì khỏi phải nói rồi. Chính tư tưởng sách không bao giờ sai, thầy không bao giờ sai, trò đương nhiên thua thầy có gốc rễ từ thời kỳ giáo dục Nho giáo đã triệt tiêu ý chí vươn lên, ý chí sáng tạo của học trò.
Quay lại chuyện giáo dục, cho dù em có muốn nọ muốn kia thì cũng chẳng được vì em chỉ là một thằng dân quèn. Em sẽ tìm đường đi du học. Hết!

PS: Định thôi nhưng đọc lại bài của bác em phải nói thêm câu nữa: Theo bác thì em có cần phải bới tung đống rác rưởi lên để chứng minh nó thối, nó bẩn thế nào không?

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Ủa, giấy viết, thuốc súng, la bàn China cũng chế tạo được mà. Nói như pác thì ở châu Phi có nước nào nghiên cứu đạo Khổng đâu mà sao nó vẫn cứ lạc hậu thế ? Mỗi đất nước có một lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa riêng của nước đó chứ mà China cũng giống hệt như England hay France thì China không còn là China nữa.
P/S: Thằng China mà cũng học đòi England tiến lên chủ nghĩa thực dân đế quốc thì VN mình mệt àh lol

Thiếu i ốt thì thiếu nó vừa vừa thôi chứ.

independent
28-07-2008, 09:02
học wá nặng ko có thời gian để chơi nữa mà

chimcautrang
28-07-2008, 09:20
HE..HE...AI SANG TÂY CŨNG "CÁ TRÊ" Ở NHÀ VẬY...CÓ KÈM THÌ MỚI CẦN MỌI NGƯỜI ĐI TÂY VỀ ĐÓNG GÓP ĐỂ REFORM CHỚ...

-------------- www.supermmorpg.com -----------------

Zekan
31-08-2008, 18:09
Phương Tây trình độ dân trí cao hơn nước mình mà nó cao hơn cả lượng và chất nên nó phát triển nhanh và chắc ,con nước mình lượng cho nhiều mà chất bủn xìn

cộng thêm mấy cha doanh nghiệp trong nước với nhà nước tuyển nhân viên chỉ cần cái bằng mà chả có thi tuyển chuyên môn chuyên ngành gì ráo , con ông cháu cha là được vô lãnh đạo ăn trên ngồi trước phe phái tùm lum

antonynghia
12-09-2008, 16:13
Các bạn cũng thông cảm cho nước nhà đi chứ, vì muốn cho nước nhà vững mạnh nên đưa ra nhiều chuơng trình học hơi nặng đó mà. Mà mình bỏ học năm 11 vì lý do này đó. ('_"). Đừng cảm ơn ko có gì

chuyenphophuong
06-04-2009, 10:54
hê hê.tại việt nam cái gì cũng quy ra thóc hết bác ạ.không tăng khói lượng thì giáo dục lấy tiền đâu ra

thanh1970
01-05-2009, 23:31
chương trinh VN qua nặng. Đúng đấy, các nhà quả lý giáo dục cũng biết điều đó nhưng không ai nói ra vì chẳng lẻ lại tự chê mình.
Cường trình giáo dục VN được biên soạn trên một đầu sách độc quyền mà chính Nhà xuất bản Giáo dục biên soạn. tôi thiết nghĩ các ông cán bộ chỉ độc quyền thế để nhận thù lao trọn gói, chứ có nghĩa gì đến tương lai thế hệ trẻ dâu. còn các nước tiên tiến thì họ cho soạn SGK tự do, giáo viên và học sinh tự do lựa chọn SGK. hễ mặc hàng nào có nhiều để khách hàng lựa thì nhà sản xuất phải cân nhắc khi cho ra sản phẩm. còn ở VN thì không như vậy.
Tương lai nếu muốn giáo dục phát triển và tiến bộ thì chính quyền phải dẹp bỏ cái tôi của mình.
Tôi là một giáo viên chỉ dám chia sẻ thế thôi.

CLAWRIDE
02-05-2009, 17:49
à kỉ luật cao là cái gốc của mọi vấn đề từ nhỏ đến lớn . VN chúng ta lấy chữ tình nhiều . nhưng lạm dụng nó còn ác hơn cái tình nguyên thủy .

VD có tình cảm đặc biệt khi được giúp đỡ . Con người muốn đền đáp bằng 1 cái gì đó .

Người được đền đáp ỷ vào cái vấn đề đó , và chỉ giúp cho người nào có thể đền đáp cho mình .

suy ra dần mất đi người tốt .

Cái tình là tốt , nhưng quá ỉ lại vào đó mà không có cái ranh giới luật lệ . Sẽ gây ra rất nhiều thứ như tham nhũng và tiêu cực .

Chúng ta vẫn chưa có phương pháp để loại bỏ vấn đề này . Khi tình cảm lấn át lý trí nó sẽ trở thành tội ác

thanh dat
07-08-2009, 19:27
Bọn Khựa bây giờ mạnh bỏ xừ, sau có 5 năm nghiên cứu mà nó đã có "Thần Bò" bay ầm ầm +__+ mà trong tin học, article của bọn China nhiều như quân Nguyên *__*
Nước mình bị đì đọt (cấm vận, ép giá,...) các kiểu thì muốn mạnh cũng khó.
Chương trình học thì tùy trường, nhiều trường chương trình học hay nhưng trò thi đỗ ĐH xong là sướng, xả hơi bét nhè có thèm đến lớp qué đâu, rồi thì cuối kỳ thi trượt lại kêu chương trình nặng với cả nhiều lý thuyết. Cơ bản thì nước nào chả phải học, làm như bọn Pháp, bọn Mỹ ko phải luyện toán cao cấp, xác suất thống kê,... bao giờ ý °__°

chick chick
08-08-2009, 20:21
hình như nước ngoài đào tạo chủ yếu là hiểu kiến thức
còn nước ta chủ yếu là để làm bài tập và thi

không nặng mới là lạ

tienhunga2
06-10-2009, 11:05
Nhờ có cải cách giáo dục mà cặp sách học sinh tăng thêm mấy cân ,hàng ngày các em "kéo lê" cặp sách từ cổng đến lớp nên thể lực tăng lên đáng kể đó.:)

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Bọn Khựa bây giờ mạnh bỏ xừ, sau có 5 năm nghiên cứu mà nó đã có "Thần Bò" bay ầm ầm +__+ mà trong tin học, article của bọn China nhiều như quân Nguyên *__*
Nước mình bị đì đọt (cấm vận, ép giá,...) các kiểu thì muốn mạnh cũng khó.
Chương trình học thì tùy trường, nhiều trường chương trình học hay nhưng trò thi đỗ ĐH xong là sướng, xả hơi bét nhè có thèm đến lớp qué đâu, rồi thì cuối kỳ thi trượt lại kêu chương trình nặng với cả nhiều lý thuyết. Cơ bản thì nước nào chả phải học, làm như bọn Pháp, bọn Mỹ ko phải luyện toán cao cấp, xác suất thống kê,... bao giờ ý °__°
So sao được với Tàu Khựa hả bác .Chỉ cần hơn mấy nước Châu Phi là được.

pekute91
06-10-2009, 11:35
Mấy chiện này đúng là :"Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!!!"

phikhanh17
08-10-2009, 13:39
Theo mình thì Việt nam chỉ nên có 4 môn bắt buộc là Tiếng Việt, Toán và giáo dục thể chất và Tiếng anh. Còn mấy môn còn lại thì thuộc về chuyên ngành nên cứ để học sinh sinh viên tự lựa chọn để mà "cạp". Được như thế chắc có khối người mừng !

up2store
08-10-2009, 14:02
Các cháu thân mến

Cháu Bình đã chia sẻ như sau:


Cháu quen khoảng 20 học sinh từ Việt Nam sang Hoa Kỳ học lớp 12. Tất cả những bạn này không phải là xuất sắc trong các trường THPT ở Việt Nam. Không một ai trong số này từng được chọn để thi các kỳ thi học sinh giỏi ở bất kỳ cấp nào. Tuy nhiên, sang đây tất cả đều rất thành công về học tập. Điểm trung bình môn (GPA – grade point average) của đa số học sinh đều là A (từ 93/100 trở lên), thậm chí một số người được A+ (96/100 trở lên).

Tất cả du học sinh Việt Nam đang học cấp 3 tại Hoa Kỳ mà cháu quen đều nhận được danh hiệu “Honor Student” – học sinh danh dự.

Đây là tin mừng cho nền giáo dục Việt Nam, trình độ giáo dục học vấn Việt Nam chúng ta đang hơn hẳn trình độ giáo dục của Đế Quốc Mỹ, chỉ những học sinh học trung bình khá chúng ta qua Mỹ đã học hơn hẳn những học sinh bản quốc, đây là một cái tát cho nền giáo dục Mỹ!

Các cháu nên học nữa, học mãi theo như lời cụ Hồ đã dạy, học càng nặng càng tốt, hãy tự tin chúng ta giỏi hơn Mỹ, giỏi nhất trong mọi dân tộc

chào quyết thắng!

xomcat3
08-10-2009, 14:34
Em mới tham gia 4rum nen cha biet cach quote bài viết của các bạn nên phải trích dẫn 1 đoạn bài của bạn: Up2store: "Đây là tin mừng cho nền giáo dục Việt Nam, trình độ giáo dục học vấn Việt Nam chúng ta đang hơn hẳn trình độ giáo dục của Đế Quốc Mỹ, chỉ những học sinh học trung bình khá chúng ta qua Mỹ đã học hơn hẳn những học sinh bản quốc, đây là một cái tát cho nền giáo dục Mỹ!"


- Nền giáo dục Việt Nam mình tiến bộ sao chả thấy thằng nào lên nhận giải Nobel cả. Năm nào cũng toàn mấy thằng Mỹ giật giải cả ???
- Nếu giỏi sao còn phải lặn lội sang Mỹ du học làm gì ?

Em xin có vài ý kiến như trên.


Thanks

yahooo
08-10-2009, 14:36
R&D Mỹ giữ lắm mới có Nobel chứ. VN thì được cái học theo thì giỏi.

up2store
08-10-2009, 14:51
Em mới tham gia 4rum nen cha biet cach quote bài viết của các bạn nên phải trích dẫn 1 đoạn bài của bạn: Up2store: "Đây là tin mừng cho nền giáo dục Việt Nam, trình độ giáo dục học vấn Việt Nam chúng ta đang hơn hẳn trình độ giáo dục của Đế Quốc Mỹ, chỉ những học sinh học trung bình khá chúng ta qua Mỹ đã học hơn hẳn những học sinh bản quốc, đây là một cái tát cho nền giáo dục Mỹ!"


- Nền giáo dục Việt Nam mình tiến bộ sao chả thấy thằng nào lên nhận giải Nobel cả. Năm nào cũng toàn mấy thằng Mỹ giật giải cả ???
- Nếu giỏi sao còn phải lặn lội sang Mỹ du học làm gì ?

Em xin có vài ý kiến như trên.


Thanks


Rõ khổ, tôi ghi châm biếm mà lại đem ra phân tích:emlaugh:

cetamhoang
30-12-2009, 13:41
Chào mọi người, mình mới tham gia diễn đàn và có vài câu hỏi:
1. Mình đọc hết 10 trang của topic này mà vẫn chưa thấy ai làm rõ được chương trình học ở Việt Nam nặng như thế nào,cũng như các điểm bất hợp lý trong chương trình? (bản thân mình cũng nhận thấy một số điểm bất hợp lý và muốn được bàn luận về vấn đề này)
2. Nếu mọi người cho chương trình là nặng thì tại sao chúng ta không tự tìm hướng đi mới cho bản thân thay vì phải ép mình phải chạy theo chương trình?
3. Giả sử chương trình học không nặng, học sinh sẽ làm gì nếu có nhiều thời gian hơn? Mình nghĩ những người trong ngành giáo dục cũng đang đau đầu về vấn đê làm thế nào để phát triển học sinh ngoài giờ học.

meoden8x
30-12-2009, 14:02
Chào mọi người, mình mới tham gia diễn đàn và có vài câu hỏi:
1. Mình đọc hết 10 trang của topic này mà vẫn chưa thấy ai làm rõ được chương trình học ở Việt Nam nặng như thế nào,cũng như các điểm bất hợp lý trong chương trình? (bản thân mình cũng nhận thấy một số điểm bất hợp lý và muốn được bàn luận về vấn đề này)
2. Nếu mọi người cho chương trình là nặng thì tại sao chúng ta không tự tìm hướng đi mới cho bản thân thay vì phải ép mình phải chạy theo chương trình?
3. Giả sử chương trình học không nặng, học sinh sẽ làm gì nếu có nhiều thời gian hơn? Mình nghĩ những người trong ngành giáo dục cũng đang đau đầu về vấn đê làm thế nào để phát triển học sinh ngoài giờ học.

Làm một khóa học tiếng Anh ở LanguageLink hay BC đi rồi bạn sẽ hiểu.

cetamhoang
30-12-2009, 19:30
Bạn meoden8x trả lời câu hỏi nào vậy? nói rõ hơn cho mình được không? Hiện giờ mình không thể học tiếng Anh ở LanguageLink hay BC!

qingsong
31-12-2009, 00:29
Chắc khác chỗ 2 tiếng học trên lớp 4 tiếng ra phố tây xài:D

binhduongitc
03-05-2010, 13:33
Chu trình phát triển luôn theo hình xoắn ốc, mọi thứ phát triển đến tầm cao sẽ trở lại ban đầu. VN vẫn đang trong phép thử và sai, chừng nào đúng thì chúng ta ăn mừng. Các pác đừng đòi hỏi quá, còn nếu có tâm thì các pác vào làm việc trong ngành giáo dục đi, biết đâu tiếng nói lại được lắng nghe. Lúc đó tha hồ mà cải cách :)

x8smile
03-05-2010, 17:36
Giáo dục của Việt Nam mình nặng ở chuơng trình, học nhiều mà ứng dụng thức tế ít. Học chủ yếu là lấy bằng cấp vì tình hình thức tế ở VN mình là chạy theo bằng cấp.

Còn người Việt mình có sẵn tính chăm chỉ cần cù (đa số) nên khi du học sẽ có kết quả cao hơn với người bản xứ họ vì họ toàn pub với bar... chơi nhiều hơn học...

chuơng trình bên nước ngoài nhẹ hơn, họ chỉ học vài môn 1 khóa, 1 khóa cũng chỉ học tầm 6 tháng ( semester ) và thường có các study week ( nghỉ 1 tuần lễ không phải đến trường) nhưng vẫn phải hoàn thành các assignment họ giao.

Tuy các môn học ít nhưng không phải là nhẹ. Đa số phải tự học...

Ý kiến của em là như thế -.-"

giaosutam_88
03-05-2010, 18:06
em thay co dieu kien di du hoc cac nuoc tien tien la rat tot.
bac ho khi xua di tim duong cua nuoc ra nuoc ngoai hoc hoi nuoc ban mot phan chu.den nay cac linh vuc o viet nam hay nhu con cham phat trien, ra nuoc ngoai sau do phai ve viet nam giup dat nuoc la rat tot

danthanh.aweb
30-05-2010, 10:46
Chào mọi người, mình mới tham gia diễn đàn và có vài câu hỏi:
1. Mình đọc hết 10 trang của topic này mà vẫn chưa thấy ai làm rõ được chương trình học ở Việt Nam nặng như thế nào,cũng như các điểm bất hợp lý trong chương trình? (bản thân mình cũng nhận thấy một số điểm bất hợp lý và muốn được bàn luận về vấn đề này)
2. Nếu mọi người cho chương trình là nặng thì tại sao chúng ta không tự tìm hướng đi mới cho bản thân thay vì phải ép mình phải chạy theo chương trình?
3. Giả sử chương trình học không nặng, học sinh sẽ làm gì nếu có nhiều thời gian hơn? Mình nghĩ những người trong ngành giáo dục cũng đang đau đầu về vấn đê làm thế nào để phát triển học sinh ngoài giờ học.

Đơn giản là: Học rất nhiều, nhưng khi ra trường đa số sẽ chẳng nhớ gì.

Bất hợp lý căn bản ai cũng biết nhưng tất cả đều im lặng. Hoặc nói không nhưng không đúng trọng tâm.

baby_u_91
31-05-2010, 00:05
Chào mọi người, mình mới tham gia diễn đàn và có vài câu hỏi:
1. Mình đọc hết 10 trang của topic này mà vẫn chưa thấy ai làm rõ được chương trình học ở Việt Nam nặng như thế nào,cũng như các điểm bất hợp lý trong chương trình? (bản thân mình cũng nhận thấy một số điểm bất hợp lý và muốn được bàn luận về vấn đề này)
2. Nếu mọi người cho chương trình là nặng thì tại sao chúng ta không tự tìm hướng đi mới cho bản thân thay vì phải ép mình phải chạy theo chương trình?
3. Giả sử chương trình học không nặng, học sinh sẽ làm gì nếu có nhiều thời gian hơn? Mình nghĩ những người trong ngành giáo dục cũng đang đau đầu về vấn đê làm thế nào để phát triển học sinh ngoài giờ học.

Rep :
1. Nặng ở chỗ học sinh phải học quá nhiều môn không cần thiết cho sau này. VD như học sinh sẽ theo ban A thì cần gì phải học Địa, Công dân, .... làm môn chính trong khi những môn nhứ toán lý hóa lại không được nhiều tiết hơn
Nặng ỡ chỗ lý thuyết thì quá nhiều, còn thực hành thì quá ít. VD như năm ngoái mình học lý 4 tiết 1 tuần thì nguyên HKI chỉ dc. thực hành 4 buổi ==> QUÁ Ư LÀ NHÀM CHÁN
Nặng ở chỗ nền giáo dục VN chưa tiếp thu được cái tốt của nền giáo dục nước ngoài là phát huy tiếng nói của HS, các giao viên cứ thao thao bất tuyệt trên bụt giảng, HS thì cắm cắm cuối cuối ghi chép bài. Hiện nay thì tình hình này có đỡ hơn một chút những cũng chả có tác dụng mấy do cách học trên đã ăn quá sâu vào Giáo viên lẫn học sinh.
==> TÚM LẠI, 1 CHỮ "NẶNG" SẼ THEO HS TỪ LỚP 1 ==> 12 :(:( (bởi thế người ta thường nói lớp 4 của mình sẽ có trình độ tương đương hoặc hơn lớp 6 của nước ngoài)

2. Rất nhiều GV + HS đã tìm cách cải thiện 3 vấn đề trên như giảm giờ học lý thuyết xuống, tăng cường các tiết bài tập + thực hành, đổi các bài KT nhỏ thành các bài thuyết trình về các chủ đề liên quan đến bài học hoặc là bài học được chia ra từng phần về cho từng nhóm hs để chúng tự tìm hiểu và lên giảng lại cho lớp, GV chỉ thực hiện nhiệm vụ chỉnh sửa và góp ý , vân vân...
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là lượng kiến thức + thời gian được quy định do bộ giáo dục và đào tạo không cho phép chúng ta thực hiện được điều đó (như trong 1 tuần phải dạy xong 1 chương đó, và tiết bài tập thì "Các em tự về nhà làm nhá, không hiểu thì ra chơi xuống hỏi cô/thầy")
==> LỰC BẤT ĐỒNG TÂM

3. Có rất nhiều hoạt động dành cho HS khi thời gian học được giảm xuống, đơn cử các trường quốc tế ở VN, do chương trình học không nặng nên các hs mặc sức tham gia các hoạt động ngoại khóa do trường đề ra như : Kỹ năng mềm, Lớp ngoại ngữ, Các chương trình xã hội (tham quan học tập, CTXH, ...) và rất rất nhiều các hoạt động khác mà có đếm cũng không hết
==> VẤN ĐỀ NÀY KHÔNG NAN GIẢI TUY NHIÊN CÓ LÀM ĐƯỢC HAY KHÔNG THÌ PHẢI COI LẠI ĐIỀU 1 ĐÃ :(:(:(

dark-knight
02-06-2010, 23:37
Hehe, mình thấy khối lượng học ko phải là vấn đề mà chất lượng học mới chính là vấn đề. Bằng chứng là Nhật, học nặng gấp vạn VN, nếu VN học nặng chất lg tốt thì cũng tốt, nhg học nặng mà chất lg ko tốt thì đúng là hại đời :D.
Nói riêng về học nặng, ở nc mình chỉ đúng từ lớp 1-12, ctrinh nặng hơn so với nh nc khác thật, nhất là mấy nc Châu Âu. Còn lên đại học thì ko đúng nữa, nhiều trg ở nc ngoài trâu bò lắm, VN ko ăn thua.

Bây h nhìn bọn trẻ con ở nhà mà thg, bé tẹo đã bị nhồi nhét đủ thứ vào, cuối cùng lớn lên chả biết mình thích gì ... sáng tạo kém đi ... Bọn trẻ con ở Châu Âu từ 1-12 chơi là chính, thế mà đến lúc học đại học nó vẫn giỏi :D Nhà mình học vẹt từ bé thế nên bắt chước thì nhanh mà sáng tạo thì kém. Bên cạnh đó còn 1 loạt các kĩ năng mềm VD như giao tiếp, làm việc theo nhóm, etc .. thì khỏi nói.

sacroyant
16-06-2010, 15:03
Vậy là bác Nhân đã phải ra đi (http://vietnamnet.vn/chinhtri/201006/Chieu-nay-mien-nhiem-Bo-truong-Giao-duc-916320/). Liệu tình hình có trở nên khả quan hơn với người kế nhiệm?

bongtuyetnho88
02-12-2010, 10:34
Suốt ngày học học học, sáng đi học trên trường, chiều học ca 2, tối đi học thêm, đêm nằm mơ thấy số học bay nhày loạn xị trong đầu và thường xuyên gặp ác mộng về áp lực thi cử khiến thế hệ trẻ Việt Nam thay đổi chóng mặt từ tâm lý tới hình dáng bên ngoài. Em nào em nấy tuổi thì ít mà kính dày khự, lưng thì còng còng vì ngày nào cũng phải vác cái balo nặng ì ạch đi học, đêm về lại cày sách vở nữa. Đã thế học nhiều lý thuyết mà chẳng có thực hành nên........nhiều khi đang học vất sách nằm vắt tay lên trán tự hỏi......HỌC LÀM GÌ NHỈ!!!!!!!!!!!!!!

mjnhkata
02-12-2010, 13:29
phương châm của em là: Bố mẹ cày kéo để cho con được học tập ở một tầm không phải như Việt Nam.

sieutoc.com.vn
02-12-2010, 14:45
Cứ nghe tới giao dục việt nam là chán như con gián. Đào tạo ra toàn tiến sĩ giấy. Chả bác nào chém gió được như pác Ngô Bảo Châu.

mjnhkata
03-12-2010, 16:41
Chào mọi người, mình mới tham gia diễn đàn và có vài câu hỏi:
1. Mình đọc hết 10 trang của topic này mà vẫn chưa thấy ai làm rõ được chương trình học ở Việt Nam nặng như thế nào,cũng như các điểm bất hợp lý trong chương trình? (bản thân mình cũng nhận thấy một số điểm bất hợp lý và muốn được bàn luận về vấn đề này)
2. Nếu mọi người cho chương trình là nặng thì tại sao chúng ta không tự tìm hướng đi mới cho bản thân thay vì phải ép mình phải chạy theo chương trình?
3. Giả sử chương trình học không nặng, học sinh sẽ làm gì nếu có nhiều thời gian hơn? Mình nghĩ những người trong ngành giáo dục cũng đang đau đầu về vấn đê làm thế nào để phát triển học sinh ngoài giờ học.

1. bác thử nói các điểm bất hợp lý của bác ra cho mọi người coi xem.
2. chắc bác lâu ko sống ở VN, bằng cấp nước ngoài tùy nước mới đc chấp nhận, còn bằng cấp các trung tâm thì ko nói rồi vất vả lắm, còn việc học của cấp 1 2 3 thì thoát sao được, để vào đc các trường quốc tế thì cũng ko có nhiều gia đình đủ khả năng theo nên mới theo con đường mòn chứ nhều người cũng chẳng muốn ép con cái, ép mình theo chương trình của nhà nước.
3. nếu có nhiều time hơn, có điều kiện dèn luyện nhưng lĩnh vực như âm nhạc, hội họa, nghệ thuật, thể dục thể thao ...
đau đầu nghĩ là 1 chuyên nhưng làm đc là một chuyện với xã hội như VN ý tưởng thường vẫn chỉ là ý thưởng ...

thietkenoithat
25-12-2010, 13:34
Mình chỉ có mỗi 1 câu thôi: Kỹ năng được học ít, lý thuyết suông quá khủng -> kết quả: học nhiều mà gần như không học

meoden8x
25-12-2010, 14:39
Ngày xưa mình học môn toán cũng đâu có ngu, cũng được vài cái giải tỉnh, thế mà giờ bảo làm một con đạo hàm cũng chịu:emlaugh::emlaugh::emlaugh:.

ddance
25-12-2010, 20:52
cái sự bất hợp lý này ai cũng biết, ai từng đi học ở vn đều biết, ko chỉ là bậc cơ sở, phổ thông mà cả ĐH cũng thế
đáng buồn là nó đã trở thành một hệ thống rồi, từ giáo viên, chương trình, cơ sở vật chất, tư tưởng... mình nghĩ ko phải các bác ở bộ ko biết, có điều họ cũng ko thay đổi được (cũng có thể là ko dám thay đổi) cả một hệ thống
ai có dk thì nên đi du học

mjnhkata
11-01-2011, 10:43
nói chung là giờ nhà ai có điều kiện thì đều cố gắng cho con em đi du học.

thanhmabo
11-01-2011, 11:33
ôi dạy nhiều qua' mà không có thực tế, ứng dụng, tòan nhìn hình vẽ, ko sờ được tận tay, nói thật giờ em ko biết cái động cơ 2 thì, 3 thì, 4 thì... mặt mũi nó ra sao

chiltq
11-01-2011, 11:53
Giáo trình Việt toàn lý thuyết.Rất ít chú tâm đến thực hành.Học rất nhiều môn không cần thiết.Không chú ý đến trọng tâm.

xnewman
11-01-2011, 11:57
Mỗi năm lại bổ sung thêm ,cập nhật thêm thông tin mới vào sách ...kèm theo là baìo tập ..con cái chúng ta sau khi đạt học sinh giỏi đều thành bệnh nhân tâm thần ....

kientuong2
11-01-2011, 18:13
đúng vậy giáo dục chán lắm nhìn nhất nghệ or trường tư khác mê học toàn trọng tâm không học tào lao nhưng tiền hơi nặng,em hoc CNTT chuyên nghanh mạng cứ bắt em học Cơ sở dữ liệu này rùi lập trình java đủ thứ,web nữa chứ chán nản vừa rùi không hiểu mon phân tích thiết kế hệ thống thông tin thi lai gần 2/3 lớp do chắng hiểu cha thầy nói cái gì cả,h tụi e năm cuối dạy không biết ra làm tiệm net vững không còn điều suy nghì

mjnhkata
20-01-2011, 15:24
ra tiệm nét thì cần gì phải học lấy cái bằng hả bạn ơi :) ở nhà chăm lên ddth cũng làm quán nét đc ấy chứ nói gì đi học :)

mdroid
03-05-2011, 15:58
vn đào tạo 1 cách dàn trải,rút dục chẳng cái nào ra hồn

Henry Trung
15-05-2011, 23:50
Bài viết của du học sinh Lê Vũ Bình gửi cho Vietnamnet:
Cháu hiện đang là một học sinh theo chương trình trao đổi văn hóa tại Mỹ. Cháu cũng đã có 11 năm học ở Hà Nội, cụ thể là Trường Tiểu học Tràng An, THCS Trưng Vương (khối chuyên Toán), và THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam (khối chuyên Lý) nên xin phép được tham gia thảo luận về chương trình học của VN.
(Bài tham gia diễn đàn Chương trình có quá nặng với học sinh?) (http://www.vietnamnet.vn/service/show_forum.vnn?forumid=151623)


http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200805/original/images1552586_ImageViewCAJNT4HZ719.jpg (http://diendankinhte.vn/ban-ve-giao-duc-dao-tao-viet-nam/641-tro-ta-sang-tay-nhin-lai-chuong-trinh-hoc-vn-qua-nang.html)
Chương trình học quá nặng với chúng cháu. (Ảnh saigonnews.vn)

Cháu tin là chương trình trung học phổ thông của Việt Nam là quá nặng. Người xưa có câu “Nói có sách, mách có chứng”, cháu xin đưa ra vài ví dụ.
Cháu quen khoảng 20 học sinh từ Việt Nam sang Hoa Kỳ học lớp 12. Tất cả những bạn này không phải là xuất sắc trong các trường THPT ở Việt Nam. Không một ai trong số này từng được chọn để thi các kỳ thi học sinh giỏi ở bất kỳ cấp nào. Tuy nhiên, sang đây tất cả đều rất thành công về học tập. Điểm trung bình môn (GPA – grade point average) của đa số học sinh đều là A (từ 93/100 trở lên), thậm chí một số người được A+ (96/100 trở lên).
Tất cả du học sinh Việt Nam đang học cấp 3 tại Hoa Kỳ mà cháu quen đều nhận được danh hiệu “Honor Student” – học sinh danh dự.
Chương trình của chúng ta không những đã nặng mà còn không thiết thực. Học sinh tại Hoa Kỳ trong THPT chỉ có 2 môn thực sự bắt buộc: Tiếng Anh (4 năm) và Toán (3 năm) (chương trình THPT của Hoa Kỳ là từ lớp 9 đến lớp 12). Ngoài các môn bắt buộc, học sinh phải chọn 1 trong 3 môn khoa học để học cho một năm: Vật lý, Hóa học, hoặc Sinh học. Về các môn xã hội thì học sinh phải học một năm về lịch sử trong nước, một năm về lịch sử thế giới, nửa năm kinh tế học, và nửa năm học về Chính phủ.
Rõ ràng là chương trình học ở đây nhẹ hơn của chúng ta, nhưng quan trọng hơn cả là chương trình học thực tế hơn rất nhiều.
Mỗi người có một nghề riêng, yêu cầu về tri thức riêng, tại sao tất cả đều phải học theo đúng một chương trình? Nếu như một người học để làm bác sĩ, tại sao lại cần đến 4 năm học Vật lý từ lớp 9 đến lớp 12? Nếu một người học mỹ thuật có cần những 4 năm Hóa học, Sinh học không?
Cháu xin lấy một kỳ thi làm ví dụ là “AP Physics B.” Kỳ thi này dành cho học sinh lớp 12 nhưng tương đương trình độ Vật lý đại học năm thứ nhất dành cho sinh viên không chuyên ngành khoa học. Kỳ thi này cháu thấy là dễ, mặc dù điểm trung bình môn Vật lý của cháu ở trường Hà Nội-Amsterdam luôn chỉ từ cỡ 7.5 – 8.0, tức là cỡ học sinh khá. Tại trường cấp 3 cháu đang theo học, 4 học sinh trong tổng số 1000 học sinh mới dám chọn kỳ thi này!
Đấy là về mặt lý thuyết mà học sinh Việt Nam thường vượt trội, nhưng về mặt thực hành thì cháu nghĩ chúng ta còn phải thay đổi nhiều. Chương trình vật lý ở Hoa Kỳ có 5 tiết/tuần, trong đó có 2 tiết thí nghiệm/tuần. Ngay cả với trường chuyên Hà Nội-Amsterdam, khối chuyên Lý cũng chỉ có 1 tiết thí nghiệm/tuần.
Cháu hy vọng các thầy, cô giáo đáng kính phụ trách việc thiết kế và biên soạn chương trình sẽ có những thay đổi hợp lý, giúp cho học sinh Việt Nam có cơ hội tiếp cận với tri thức tốt hơn, vì người Việt Nam thông minh không kém một dân tộc nào khác.


Theo Vietnamnet

http://diendankinhte.vn/ban-ve-giao-duc-dao-tao-viet-nam/641-tro-ta-sang-tay-nhin-lai-chuong-trinh-hoc-vn-qua-nang.html



Thông tin Tổng quát nhất về tỉ lệ chọi 2011: http://kenhtuyensinh.vn/tong-hop-ti-le-choi-cac-truong-dhcd-nam-2011_i3703/ ==> có những trường có tỉ lệ <1 :(

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Việt Nam đào tạo toàn bác học : Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Sử - Địa - Anh Văn - Giáo dục công dân - Kĩ thuật công nghiệp (nông nghiệp) xơi tuốt, chưa kể môn thể dục :D
Còn học thì học như con vẹt, thầy cô cho gì học nấy, làm trái là điểm thấp :D

http://kenhtuyensinh.vn/tong-hop-ti-le-choi-cac-truong-dhcd-nam-2011_i3703/

duhocnhat
16-05-2011, 01:33
nói ra thì mình mới thấy việc học ở việtnam là cực khổ, thảo nào chẳng mấy ai sung sướng khi đến những giờ học mà họ ko thích, giờ đây lớn lên mình thích cái gì và cần gì cho công việc của mình thì mình học, mình cảm thấy thích thú và chăm chỉ

developersoft
16-05-2011, 08:39
Không biết topic này dc đưa đến ông Bộ trưởng bộ GD-DT thì ổng có giận mình hok nhỉ? có cho công an bắt chúng ta vì tội phản động ko nhỉ? Sợ lắm cơ.

sonC0609k
25-05-2011, 07:55
NỰc cười mỗi cái là sách bảo sao thì làm vậy , cô giáo bảo A mà học sinh làm A' thì dù có lý lẽ mười mươi vẫn là anh về chỗ :)). Áp đặt là chính.

hidecode
25-05-2011, 10:40
sống và học tập theo định hướng công việc! :D

chuot_nhat88
07-10-2011, 10:41
công nhận là ở Việt Nam còn có nhiều môn (kỹ năng mềm) còn thiếu, có nhiều môn thì thừa, học đi học lại mãi. có lẽ cần sự thay đổi.

cdhung
18-11-2011, 22:24
Mình lại thấy chương trình của Tây cũng nặng. Toán chẳng hạn, ngay từ đầu cấp 2 chương trình Khung của Mỹ đã đưa vào các khái niệm toán hiện đại mà CT của mình không hề có.

ngoc_ann_00
19-11-2011, 10:01
Có lẽ VN theo con đường xã hội chủ nghĩa
đây không phải diễn đàn về chính trị,ngu thì câm miệng lại,đừng có nói bậy nghe

vantri.vn
19-11-2011, 10:30
Học xong đại học, hầu như kiến thức trôi gân hết..Phong cách học tập của dân mình cũng chưa tốt.
TIên trách kỷ, hậu trách nhân. Ông đã nỗ lực tìm hiểu và học hỏi chưa mà đòi thế này thế khác.
Còn Việt Nam ta hãy còn phải học google nhiều. Đó mới thực sự là xhcn. GOOGLE phục vụ ko công tất cả mọi người và ko thu bất cứ khoản phí nào =.=!

iteen.biz
19-11-2011, 18:49
VN chưa thấy 1 người nào nổi tiếng nhỉ. Về bác học đó.

giangtra109
23-11-2011, 11:34
Sinh viên đại học học nhiều thứ đâu đâu ý, mà không biết có phục vụ được cho công việc không? Em mà là bộ trưởng bộ Giáo dục xem... khà khà....

sharko
25-11-2011, 22:39
Chỉ 4 môn chính trị cho dân không chuyên ngành cũng đã thấy bất mãn. Nhai mãi mà không vô, mà câu hỏi là học cái đó làm gì khi mình không chuyên nghiên cứu về cái đó!!!

nguyenthao_1011
26-11-2011, 11:13
Giáo sư Ngô Bảo Châu chứ ai

HoaiNu
27-12-2011, 14:48
Nặng lý thuyết, ít thực hành............

kraken
29-12-2011, 21:50
Haizzz Cả một bộ máy Nhà nước, cơ chế đặt nặng thành tích thì làm sao mà nên Giáo Dục nước nhà phát triển cho được !
Muốn thay đổi không phải một sớm một chiều mà phải thay đổi từ từ, dần dần và thay đổi từ những người lãnh đạo !
Không phải thay đổi suy nghĩ mà thay đổi con người vì...suy nghĩ bảo thủ đó đã ăn sâu vào trong máu họ rồi !

trumads
01-01-2012, 00:39
đến bao giờ VN mới giảm tải chương trình học + ko đặt nặng vấn đề thành tích nhỉ :(

viet_u7891
03-01-2012, 13:57
Nếu bạn hỏi Thượng đế rằng chờ VN thay đổi thì lúc đó Thượng đế nói rằng: "Khi nào Việt Nam đoạt được world cup con ạ" :banana:

game24h
03-01-2012, 14:35
VN luôn thiếu các thành tích, nên phải đua thôi. Cái gì thiếu mới đua nhỉ

trungduc_lovely
03-01-2012, 20:15
Bộ giáo dục đang giảm tải đây bạn

girloncom
04-01-2012, 13:56
Việt Nam là thế. Học lý thuyết thì rõ nhiều nhưng không cho thực hành mấy

martin90anh
04-01-2012, 19:12
Theo những gì mà em nghĩ là:
- CHương trình học của Việt Nam so sánh theo từng môn học thì nhẹ hơn các nước phát triển như Mỹ,..
- CHương trình học của Việt Nam so sánh về số lượng môn học phải học thì nặng hơn các nước phát triển như Mỹ,...
Bác nào đồng quan điểm like em nhé :)

phamtuanvu_vn
22-02-2012, 17:44
vì người Việt Nam thông minh không kém một dân tộc nào khác. mà vẫn thua kém các nước khác=====> cần phải cải cách tiếp :))

dark.alone
14-03-2012, 13:07
VN toàn học vs học mà ko biết đem ra thực tế thì xài đc bao nhiêu.
Vn mình quá chú trọng vào việc học mà ko có việc để thực hành cái việc học đó, có câu nói mà ngẫm lại cũng đúng "Học cho lắm tắm cũng ở truồng" !

maicon
14-03-2012, 18:18
dân vn mình phải công nhận là đa số học quá giỏi lol giỏi đến nỗi ngoài học ra thì không biết làm gì khác cả.

CanBanTenMien..
14-03-2012, 18:59
Đúng rồi ... mình đồng ý là có nhiều cái học quá thừa ... nên xác đinh sớm nghề nghiệp và theo đuổi những môn có lợi cho nghề nghiệp đó thì xã hội đỡ lãng phí .Bây giờ việt nam ít những người giỏi thực sự 1 chuyên ngành .

dunga6
05-04-2012, 15:55
rõ ràng là thế!
Chương trình học nặng mà chất lượng thì..... (trừ những trường chất lượng)
nước ngoài họ dạy mà như không dạy,để sinh viên tự nghien cứu,ra đời,làm việc đúng cái học rất ok!

seaurchin
06-04-2012, 00:34
Giáo dục VN thì các bác đã biết bộ mặt ra sao rồi! Nói nhiều cũng thế thui, có thay đổi được gì đâu! :no:

Từ ngày rời ghế nhà trường và tự lập, em mới biết sao khi xưa mình lãng phí thời gian như thế! :eek:

luuanhquyen
19-04-2012, 13:53
mình học trường chuyên từ cấp 2, cấp 3. lên ĐH lại học lại học đủ thứ. mất 5 năm trong trường ĐH giá trị bằng cấp đâu không thấy giờ chỉ ước mình đã chọn aptech hay cái gì đấy chứ không phải ĐH.

zlatan_pham
20-04-2012, 03:34
Học đại học nhiều môn mình học chả biết để làm cái gì nữa ,học kĩ thuật mà có kì học thêm vài môn kinh tế. Nhiều lúc chán chỉ muốn bỏ học

tuanson360
20-04-2012, 09:14
Mình thấy giáo dục VN rất có vấn đề. Đào tạo toàn những thứ ko thực tế. Đa phần là học 1 đằng làm lại 1 nẻo

hdlike
20-04-2012, 23:41
Học là 1 công việc và làm là 1 công việ, công việc này khác nhau đấy chứ, có liên quan đâu nhỉ ? hehehee:D

khoanguyen2012
24-04-2012, 21:37
Mình cũng nghỉ giáo dục nước mình còn nhiều khuyết điểm ... học từ phổ thông lên tới đại học một trời một vực ...khi vào học đại học thì học đại cương thì nhiều còn chuyên nghành thì ít ...hajz ...học ra trường ko làm ngay đc ...!!!

trannamcn
25-04-2012, 08:40
Thì đúng là chương trình học ở VN ta quá nặng, Toàn lý thuyết mà đếch có thực hành :)

thesun142
25-04-2012, 09:06
Mình học Kinhtế &quản lý của BKHN mà chiến một lô môn học như Cơ học, Vật lý (2 kỳ), hóa học, ký thuật nhiệt, kỹ thuật điện tử... Nhưng đúng alf chuẩn bị tốt nghiệp rồi thì nhận ra cái j mình cũng có thể chém được nhưng tiếc là chỉ bề nổi--->

chanktran
17-05-2012, 15:43
Chương trình học Việt Nam quá nặng nên học sinh Việt nam đi du học nước ngoài nhiều người được học bổng như thế cũng đúng.

bkts
24-05-2012, 15:29
Ở Việt Nam các nhà giáo dục vẫn đi nặng vào vấn đề học học học và học mà không tạo điều kiện cho học sinh cơ hội để thực hành, có khi cùng lứa tuổi nhưng học sinh Việt Nam còn học nhiều chương trình nặng hơn nước ngoài nhưng tính ứng dụng chẳng đi đến đâu cả.

website_tto
16-05-2013, 11:13
duyệt, học sinh việt giờ bị xichet nhiều lắm. :(

ngogaiqb
20-06-2013, 08:42
đứa em họ mình mới vào lớp 1 học cả ngày ở lớp , về nhà còn ra bài tập. Không hiểu lớp 1 ở lớp cô giáo chắc là ngồi chơi chứ có dạy cho các cháu làm bài đâu. Sao bộ giáo dục không lấy ý kiến của các phụ huynh để có cách dạy đỡ nặng hơn nhỉ???

luhieu
27-07-2013, 08:34
ai cũng muốn con mình giỏi, rồi ép con học thế thì làm sao trách ngược lại hệ thống được ... mình nghĩ mọi người đừng chạy theo danh dự thì sẽ giảm bớt chuyện này thôi

hungphuong.coltd
01-08-2013, 13:13
cũng tâm lý, sợ con mình k bằng con người ta, j cũng ráng cho con theo dk cho bằng bạn bằng bè, riết rùi tụi nhỏ k còn bik vui chơi tuổi thơ như mình hồi xưa

nhapnhap
26-08-2013, 09:55
Đồng ý với bạn, các nhà quản lý giáo dục nên thay đổi phương pháp và chương trình dạy học chứ ko phải càng cải cách thì chương trình càng nặng thêm như hiện nay.

mh.lehoa
09-09-2013, 08:55
Thật luôn, những bạn hs Việt wa nc ngoài học theo học bổng đều có thành tích khá tốt, vì wen với lượng bài vở khá lớn thế rồi

hamhoc1211
06-11-2013, 14:53
mình thấy rất nhiều người Việt nam mình thành đạt trên mảnh đất của mình có cần sang tây tau gì đâu , miễn sao là có tài học ở đâu mà chăngr được

gaming.gear
16-01-2014, 15:14
Rất đồng tình với người viết. Khi tôi còn đi học, các thầy cũng đã nói với trò "chương trình học ở VN quá nặng, học sinh của thầy ra nước ngoài toàn trở thành thủ khoa trong khi ở trong nước chỉ xếp bét lớp". Thầy biết trò học nặng nhưng có làm gì được đâu, đề của bộ khó, ko dạy nặng thì sao trò thi được

HuyenVM01
16-01-2014, 15:25
nhìn mấy đứa trẻ con cấp 1 đi học vác cái cặp to hơn người là hiểu rồi

ltnt92
17-01-2014, 09:23
Vấn đề muôn thuở! Bao nhiêu năm nay rồi mà không có gì thay đổi! Bao nhiêu thế hệ đã phải chịu rồi :D

truonganh2002
17-01-2014, 10:17
Học năng mà không sát thực tế, vừa tốn thời gian vừa hại sức khỏe.

quankthn
17-01-2014, 10:26
học học nữa học mãi, học chết thôi, không biết có làm được gì không

v132193
17-01-2014, 12:51
như tây học ít mà thực tế nhiều mới khá lên nỗi

chunnie725
18-01-2014, 11:51
bên mình học cực lắm.. bố mình là giáo viên toán của ĐH sư phạm bảo chương trình học của lớp 11 bây giờ phải bằng năm đầu tiên của bậc ĐH hồi 10 năm trước ý :(

amethyst1402
01-04-2014, 14:31
học nặng vào sau này cũng quên hết

- - - Updated - - -

học nặng vào sau này cũng quên hết

hoclaixeototphcm
08-04-2014, 18:24
Thực tế đúng là như vậy. Giáo dục Việt Nam mình chỉ chú trọng lý thuyết thôi, chứ thực hành thì quá yếu kém. Toàn bộ sinh viên ra trường đi làm nói về lý thuyết thì rất vững nhưng vào làm thực tế thì không biết gì. Nước ngoài thì thực hành 10 lý thuyết 1

baothienkim
25-04-2014, 15:34
Đúng là chương trình hơi nặng thấy tụi con nít ngày nay đi học đứa nào cũng mang cái ba lô bự chà bá lửa ak.

alohip799
08-05-2014, 15:32
Mình thấy học sinh việt nam không có cọ xát thực tế! các bạn nào có thời gian thì sắp tới có chương trình ngày hội thương gia nhí, nghe nói tổ chức hoành tráng lắm! mọi người tham khảo thêm tại đây nè:
http : //dinning . vn/Newsletter/Thang5/email_marketing_ceokids/email_mkt_ceokid . html

Gsgiabao
22-07-2014, 12:57
Uh. Hồi cấp 2 cấp 3 mình sợ nhất các môn học thuộc bài. Còn sợ hơn khi bị cô giáo gọi tên...

DJ247.NET
23-07-2014, 10:14
(GDVN) - “Bộ GD&ĐT phải công bố đề án ngay trước ngày khai giảng năm học này. Nếu quá muộn, tuy không ảnh hưởng tới tiến trình nhưng tạo nỗi lo cho học sinh”.
Hàng loạt trường đại học công bố điểm, thêm thủ khoa được 29.5 điểm
Buổi dã ngoại để đời của học sinh quốc tế tại Việt Nam
Điểm thi, thủ khoa 23 trường đại học đầu tiên
Clip: Trượt Đại học - cơn khủng hoảng hay chưa thành công?
Trên đây là ý kiến của TS. Lê Viết Khuyến – Nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) khi chia sẻ về kế hoạch tổ chức một kỳ thi quốc gia vào năm 2015.

Mới đây Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc với lãnh đạo Bộ GD&ĐT về phương án tổ chức thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học năm 2015. Phó Thủ tướng đã chỉ đạo, ngay từ 2015 sẽ chỉ còn một kỳ thi để phục vụ cả mục tiêu xét tốt nghiệp THPT và làm cơ sở giúp các trường ĐH, CĐ tuyển sinh.


Nếu chín muồi, tổ chức càng sớm càng tốt


Chia sẻ với Báo Giáo dục Việt Nam, TS. Lê Viết Khuyến cho rằng việc gộp hai kỳ thi vào làm một là một chủ trương hoàn toàn đúng và chính xác, nhưng cũng không quá mới mẻ. Trên thế giới, nhiều nước từ lâu đã thực hiện một kỳ thi quốc gia như vậy.

TS. Khuyến cho rằng, cách đây chưa lâu Bộ GD&ĐT (thời kỳ Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân) cũng đã hứa kỳ thi đó sẽ được triển khai từ năm 2014. Mới đây nhất là chủ trương tổ chức 1 kỳ thi quốc gia lại được khẳng định tại Nghị quyết 29 của Hội nghị TW8 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.


TS. Lê Viết Khuyến trao đổi với phóng viên. Ảnh Xuân Trung
Tuy nhiên có điều lạ là không rõ vì sao Bộ cứ liên tục "gia hạn" cho thời gian triển khai chủ trương này?

Theo quan điểm của TS. Lê Viết Khuyến, nếu như Bộ GD&ĐT thực sự thông suốt với chủ trương này thì từ năm 2015 có thể tổ chức 1 kỳ thi quốc gia chung. Và Bộ GD&ĐT có thái độ cầu thị, huy động trí tuệ của các chuyên gia cả trong lẫn ngoài nước (chứ không phải chỉ có các chuyên gia nước ngoài).

Nếu đáp ứng được các yêu cầu trên thì ngay năm 2015 chúng ta sẽ có một kỳ thi quốc gia "chấp nhận được". Còn để có 1 kỳ thi quốc gia "hoàn hảo" cần phải có thời gian, phụ thuộc vào sự trưởng thành của đội ngũ chuẩn bị kỳ thi.

“Còn trong trường hợp không đáp ứng được các yêu cầu trên thì mốc thời gian triển khai một kỳ thi quốc gia phải lui lại sau năm 2015; lui lại bao nhiêu năm phụ thuộc vào câu trả lời của Bộ GD&ĐT” TS. Khuyến cho hay.



Xem điểm thi, điểm chuẩn đại học, cao đẳng nhanh nhất trên Báo GDVN

Hiện đã có một số trường đại học, cao đẳng công bố điểm thi. Ngay lúc này bạn đọc, các sĩ tử có thể vào Báo điện tử Giáo dục Việt Nam để tra cứu.

Qua khảo sát ý kiến của chúng tôi, khi gộp hai kỳ thi thành một với hai mục tiêu cơ bản là công nhận tốt nghiệp THPT và xác định dữ liệu cho các trường ĐH, CĐ làm căn cứ để tuyển sinh đầu vào thì vấn đề làm sao đánh giá được tính nghiêm túc của kỳ thi? Đây là câu hỏi khiến nhiều người còn băn khoăn.

TS. Lê Viết Khuyến thì cho rằng, để đảm bảo cho một kỳ thi nghiêm túc ở đây cần có 2 điều kiện. Thứ nhất, Bộ GD&ĐT phải huy động sức mạnh của toàn ngành, toàn xã hội để giữ gìn kỷ cương kỳ thi. Bộ phải trực tiếp chỉ đạo, không khoán gọn cho địa phương.

Thứ hai, Bộ phải chỉ đạo thật tốt khâu làm đề thi và xây dựng đáp án; Đề thi phải đảm bảo tính chuẩn mực, đáp án phải phù hợp với chuẩn đầu ra của chương trình phổ thông đã được Bộ công bố.

Nhìn nhận từ kết quả của kỳ thi tốt nghiệp phổ thông năm 2014 cho thấy, điều kiện đầu đã được cải thiện nhưng điều kiện 2 chưa đáp ứng để có thể cho phép các trường tin tưởng dựa vào kết quả của kỳ thi quốc gia chung để xét tuyển vào trường của mình.

Bởi, theo TS. Khuyến trên thế giới khó tìm thấy nơi đâu có kỳ thi tốt nghiệp mà tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đến 99,2%. Chính kết quả "kỳ lạ" đó làm cho xã hội hoài nghi ở chất lượng của kỳ thi này, dẫn tới ý nghĩ tiêu cực là nên bỏ kỳ thi này.

Nên xem như một dịch vụ công ích

Gần đây có một số ý kiến cho rằng nên bỏ mục tiêu thi tốt nghiệp phổ thông hoặc nên giao cho các địa phương tự tổ chức kỳ thi này và Bộ GD&ĐT chỉ tập trung chỉ đạo thật tốt kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng mang tính quốc gia. Luồng ý kiến khác lại nói, 2 kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng có mục tiêu khác nhau nên không thể nhập làm một.

Bày tỏ quan điểm về luồng ý kiến này, TS. Lê Viết Khuyến cho biết, cả hai luồng ý kiến trên chưa thực sự chính xác.

Nếu cho rằng giao kỳ thi tốt nghiệp THPT cho các địa phương tổ chức sẽ nảy sinh "bệnh thành tích", trong khi hệ thống kiểm định cho giáo dục phổ thông lại chưa hình thành nên nếu bỏ mục tiêu thi tốt nghiệp phổ thông ở tầm quốc gia sẽ phải chấp nhận hy sinh toàn bộ hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm –đây là một hậu quả nghiêm trọng không thể lường hết được.


Sẽ chỉ còn một kỳ thi quốc gia chung với hai mục tiêu là công nhận tốt nghiệp THPT cho học sinh và làm dữ liệu cho các trường ĐH, CĐ tuyển sinh đầu vào.
Hay như kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ có hai mục tiêu khác nhau nên không thể gộp chung? TS. Khuyến dẫn chứng: “Điều 34 Luật Giáo dục đại học đã khẳng định trường đại học, trường cao đẳng tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh (bao gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển). Do đó dưới góc độ tuyển sinh kỳ thi quốc gia chung chỉ nên xem như là một dịch vụ công ích của Bộ GD& ĐT giúp các trường thể hiện quyền tự chủ tuyển sinh của mình”.

Cũng theo TS. Khuyến, đến khi tổ chức kỳ thi quốc gia chung các trường chỉ cần dựa vào kết quả đó thì đa số các trường có thể đặt ra những tiêu chí thích hợp khác nhau để tuyển sinh vào trường mình.

Thậm chí các trường đẳng cấp cao, các trường năng khiếu có thể kết quả của kỳ thi quốc gia chung chỉ mới là điểm sơ tuyển. Muốn có kết quả chung tuyển các trường này cần tổ chức riêng cho mình các kỳ thi năng khiếu, thi nâng cao hoặc phỏng vấn.



"Đưa ra Quốc hội ...nói như anh Luận ở hội trường là không xong"

"Đưa ra Quốc hội mà không nói gì đến chuyện kinh phí là không được đâu, nói như anh Luận ở hội trường là không xong", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.

Cách tuyển sinh như vậy được sử dụng rất phổ biến ở phần lớn trường nước ngoài cũng như ở một số trường tại Việt Nam (ví dụ như Trường Đại học Quốc tế RMIT,…).

TS. Khuyến cho rằng, để sớm triển khai 1 kỳ thi quốc gia Bộ cần thực sự thông suốt, đồng tình với chủ trương này và tích cực chủ động chuẩn bị thực sự cho kỳ thi. Điều đó trước hết thể hiện ở việc Bộ cần công bố ngay ở quý 3 một đề án cụ thể, như chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Bên cạnh đó, việc lắng nghe ý kiến của các chuyên gia uy tín và của toàn xã hội đối với Bộ GD&ĐT là rất cần thiết. Tuy nhiên, theo TS. Khuyến đây lại là điểm yếu nhất của Bộ trong nhiều năm qua.

Những kiến nghị của các chuyên gia, của các nhà giáo dục với Bộ thường ít được Bộ phản hồi - Thí dụ như đối với chủ trương 1 kỳ thi quốc gia trong mấy năm qua Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng ngoài công lập Việt Nam đã 2 lần gửi các đề cương đề án tới Bộ GD&ĐT nhưng cả hai lần đều không có trả lời phản hồi, cũng như không có một lần được các thành viên của Bộ đến nghe ý kiến chính thức của Hiệp hội sau khi nhận được các kiến nghị.

Quan trọng nhất là tính trung thực của kỳ thi quốc gia tới đâu?

Cũng liên quan tới chủ đề này, thầy Trần Trung Hiếu (một giáo viên dạy Lịch sử, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu – Nghệ An) cho biết, thầy đồng tình với chủ trương của Chính phủ khi đồng ý tổ chức kỳ thi quốc gia chung vào năm 2015, bởi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua không giải quyết được những yêu cầu mấu chốt nhất, xảy ra nhiều yếu tố bất cập mặc dù Bộ đã cố gắng đổi mới cách thi và môn thi.

Theo thầy Hiếu, chất lượng tốt nghiệp vừa qua không phản ánh được tất cả, qua con số liệu tỷ lệ đỗ tốt nghiệp có nhiều tỉnh tới 99%. Do đó nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp và chuyển hai kỳ thi làm một.[url="http://www.daotinh.com/"]Phim ***[/url ]

Tuy nhiên, thầy Hiếu cũng băn khoăn, để giải quyết kỳ thi hai trong một thì cần một quá trình chuẩn bị, nếu năm tới tổ chức kỳ thi quốc gia phải chuẩn bị ngay từ dịp hè năm 2014. Bởi sẽ đụng vào kế hoạch giảng dạy, phân công chuyên môn ở trường phổ thông giáo viên, lựa chọn môn thi tốt nghiệp của học sinh.

Theo quan điểm của thầy Hiếu, việc gộp 2 kỳ thi vào một ắt sẽ nảy sinh nhiều bất cập nếu không được chuẩn bị chu đáo về mặt tâm lý, điều kiện dạy học.

Vậy khi chúng ta đã thực hiện một kỳ thi quốc gia thì điều gì sẽ đảm bảo cho tính nghiêm túc của kỳ thi này? Thầy Trần Trung Hiêu cho rằng, việc giải quyết hai kỳ thi cùng một lúc sẽ nảy sinh ra áp lực: Học sinh hiện đang sống trong lo âu, mù mờ thông tin, hoang mang chưa biết các môn thi, khối thi sắp tới sẽ như thế nào.

Theo thầy Hiếu khi sát nhập hai kỳ thi làm một, khâu quan trọng nhất là khâu coi thi. Nếu coi thi không nghiêm túc, không sòng phẳng sẽ sinh ra nhiều yếu tố phản tác dụng: “Ý tưởng gộp kỳ thi để đỡ tốn kém, bỏ thi tốt nghiệp vì bản thân chứa nhiều yếu tố bất cập, không phản ánh thực chất, nhưng cách thi và khâu thi nếu làm không tốt sẽ phản tác dụng. Nếu để trong năm tới thi có vẻ như hơi gấp” thầy Hiếu lưu ý thêm.

Trao đổi thêm, thầy Trần Trung Hiếu nhận định, dù có thi kiểu nào đi chăng nữa nhưng bệnh thành tích vẫn “ló ra”, khi bệnh thành tích có cơ hội ló ra có nghĩa kỳ thi chưa hoàn toàn phản ánh đúng thực chất của kỳ thi đó.

“Bộ phải thăm dò ý kiến dư luận xã hội, đặc biệt la các nhà giáo đang giảng dạy ở phổ thông, bởi họ là người trực tiếp phải hứng chịu những quyết định đúng hoặc sai từ Bộ liên quan tới thi cử. Dù hai kỳ thi hay một kỳ thi nhưng tôi vẫn mong muốn kỳ thi đó phản ánh đúng thực chất lực học của học sinh. Phải thể hiện khả năng phân hóa, lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh, để học sinh không rơi vào bất lợi” thầy Hiếu cho hay.

duongmasterhd
25-07-2014, 11:25
Nhờ em thất học nên em không vướng vào các thứ ấy, may quá. Nhờ thất học nên em khỏi phải học thêm, rảnh rỗi. Nhờ thất học nên đành tự mở công ty mà làm, chứ có ai thèm thuê em đâu.

May mà nhờ thất học, các bác nhỉ? :D
chuẩn luôn. cứ thất học là may bác ạ. đỡ phải suy nghĩ học hành ra sao, bằng cấp thế nào.
Em thấy thất học mới kiếm được nhiều tiền hơn có học
Bác thấy chuẩn thì like em phát :v
YM_SKy: duong_tatthanh

manamsatthu
24-02-2015, 16:43
Em này viết hay thật, có ví dụ rõ ràng dễ hiểu dễ đọc! Kết nhất câu cuối của em ấy, người VN thông minh không kém gì dân tộc nào! cho nên tôi nghĩ nếu có điều kiện (hay không có điều kiện) phải đầu tư hết sức mình cho con cái sau này, cho nó hưởng một nền giáo dục tốt, thực hành nhiều hơn lý thuyết suông, có vậy mới khá lên được các bác ạ

miinhphan
03-07-2015, 11:00
Vn rất giỏi lý thuyết vì các e bị nhồi nhét vào đầu quá nhiều mà thực hành thì k có nên kinh tế vẫn cứ như vậy

Bótay.com
04-07-2015, 20:20
Ở mỹ nó đào tạo thằng xâu kim là chuyên xâu kim, trăn phát trăm trúng, Vn đào tạo biết đủ thứ về máy móc nhưng ko biết xâu kim :D

fgjfhjfjadf
04-07-2015, 20:41
VIỆC LÀM THÊM CHO SINH VIÊN

Cơ sở rau củ quả Hạnh phúc chúng tôi đang cần rất nhiều sinh viên làm thêm theo giờ. Mỗi ngày làm việc tối thiểu 2,5 tiếng
Từ 3g30 – 6g sáng( nữ làm rau) hoặc Từ 4g30 – 7g sáng ( Nam giao rau)
Sẽ được lo ăn ở miễn phí, chỗ ở đầy đủ tiện nghi. Nếu làm việc hơn số giờ quy định sẽ được tính lương trên sản phẩm. Đảm bảo giờ giấc học tập, nghĩ ngơi cho các bạn.

LH: 99 Nguyễn Tư Giản, F 12, Gò vấp, TP HCM

Đt: 0938 939 101

Cam Tu Cau
10-07-2015, 09:18
Mình thấy nền giáo dục mình trở nên quá máy móc luôn rồi. Không có tư duy thực tế gì hết. Tớ còn nghe phong phanh là thi THPT kết hợp với thi ĐH khiến tình trạng tiêu cực nhiều hơn. Haizz. Mình đọc trên mạng bạn kia nói là mấy đứa bạn nó học môn Sinh không biết gì hết mà đến chừng thi được 7 với 8. Thế này thì làm sao mà đánh giá đúng được chứ

lamtraumvn
06-10-2015, 13:52
vụ này có gì đâu, chuyện này là điều hiển nhiên cả mấy chục năm nay rồi giờ còn giở ra bàn làm gì nữa

lamtraumvn
15-10-2015, 11:39
Chương trình học của nước ngoài khác mà ở Việt Nam khác không thể đánh đồng được. Nếu nói ở Việt Nam nặng vậy sao ko nói cách chăm trẻ mới của người Việt quá cẩn thận trong khi người phương tây không cần phải kiêng gì sau sinh

lanthuong261089
11-11-2015, 11:22
chả hiểu sao đi học mà thời khóa biểu đã thấy chả văn minh gì cả, ai đời thể dục tiết 5 ( 11h-12h trưa). giờ ý chỉ có mà mệt chết đi đc ai mà thể dục đc? xong còn học kín ngày, kín đêm, ko hiểu chạy thành tích hay ntn. nghĩ học xong mà ức. :(

lanthuong261089
14-11-2015, 08:32
học sinh lớp 1 nhà em, cái balo đi học nặng hơn cái vali e đi du lịch 3 ngày :((((

ngoc.nancy
24-12-2015, 09:39
VN giỏi lý thuyết mà, đi thi văn có thể làm đc 8 trang kín chữ, nghĩ mà sợ. ko hiểu ông tác giả có nghĩ đc giống thế ko mà mình cảm thụ thế :)))

Mua Va Noi Nho
19-05-2016, 08:39
Vừa nặng lại vừa không chú trọng vào thực hành nhiều nên chỉ là lý thuyết sách vở là nhiều

anbinhvt9
16-05-2017, 18:41
Tớ quyết định từ lâu rồi, sau này giáo dục VN ko thay đổi thì = mọi giá tớ phải cho con tớ đi học nước ngoài. Đời thằng bố nó vì nền giáo dục hiện tại mà ko phát huy đc hết tiềm năng thì ko thể để thằng con đi theo vết xe đổ đc

Hyang
17-05-2017, 08:17
Mình cũng công nhận việc này, hiện tại mình cũng thấy chương trình học tập của Việt Nam quá nhiều, số lượng kiến thức mà học sinh sinh viên phải tiếp nhận thật sự rất lớn.
Tuy nhiên lại quá khô khan về kiến thức, chú trọng về lý thuyết mà không quan tâm lắm đến thực hành, khiến HSSV ra tường ngơ ngác trước các thực tế xã hội, mình thấy cách học của phương Tây cũng khá hya, khá sáng tạo, khi mà HSSV không phải lên lp quá nhiều, lại có nhiều thời gian để tham gia thực hành trực tiếp

traulun
01-04-2019, 09:14
Đúng như thớt nói, đứa cháu du học Mỹ nó kể lại học bên đó không áp lực như ở VN, chương trình học cũng nhẹ nhàng hơn. Nàng ta qua bên đó học Đại học mà luôn hạng A không chút khó khăn nào.