PDA

View Full Version : Phản ứng khác nhau trước hai thảm họa



Uzumaki_Naruto
17-05-2008, 11:28
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/05/080514_disastercontrasts.shtml

Phản ứng khác nhau trước hai thảm họa


Bridget Kendall
Phóng viên ngoại giao, BBC News

Viện trợ chậm trễ tới với người dân Miến Điện do các cấm đoán của chính quyền
Hai cơn thiên tai thảm khốc gây thiệt hại nặng nề trên diện rộng.
Hai quốc gia châu Á vẫn còn gắng gượng sau đại họa, với hàng chục nghìn người thiệt mạng và hàng trăm nghìn người rơi vào cảnh màn trời chiếu đất.

Hai chính phủ, một quân sự và một cộng sản, có truyền thống nghi ngờ sự can thiệp từ bên ngoài.

Nhưng cách thức xử lý tình huống khi thảm họa xảy ra của họ lại trái ngược hẳn nhau.

Kể từ khi cơn lốc xoáy đổ bộ vào Miến Điện hôm 03/05, chính phủ nước này đã tỏ ra lo ngại về việc cho người ngoài vào Miến Điện, chậm trễ trong phản ứng và ngại ngần không muốn mềm dẻo trong quyết định.

Ngay lúc đầu, chính quyền quân sự chỉ cho phép một nhóm nhỏ các chuyên viên cứu trợ vào trong nước nhằm đánh giá tình hình thảm họa và xác định hoạt động cứu trợ người dân.

Các nhà báo, vốn luôn được chào đón tới đưa tin thảm họa để thế giới biết chuyện gì xảy ra, nhưng ở Miến Điện họ phải tác nghiệp một cách bí mật.

Đề nghị hỗ trợ về hàng không và hải quân từ những nước xa xôi như Mỹ được tiếp nhận với thái độ thận trọng.

Và chính phủ vẫn khăng khăng rằng chỉ hoan nghênh đồ cứu trợ chứ không phải các nhân viên cứu trợ nước ngoài; và rằng Miến Điện có thể tự mình đối phó tình hình.

Nhưng dường như mức độ nghiêm trọng của thảm họa vượt quá sức của bản thân Miến Điện.

Tại một số nơi, những người sống sót may mắn nhận được các lều bạt phân phối của chính phủ.

Nhưng đây đó, vẫn còn những xác người trôi nổi trên các cánh đồng lúa ngập nước.

Rồi hình ảnh các binh sĩ ở sân bay Rangoon dỡ hàng cứu trợ bằng tay cho thấy chính quyền Miến Điện dường chưa sẵn sàng đương đầu với quy mô và mức độ của một thảm họa lớn như vậy.


Quân đội chính phủ mất dạng trong những ngày đầu tiên khi thảm họa xảy ra

Người dân có vẻ như không phải là mối ưu tiên hàng đầu.

Một cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch vào hôm thứ Bảy tuần trước, trừ các khu vực bị thiệt hại nặng như ở vùng châu thổ Irrawaddy.

Dường như đối với các tướng lĩnh, duy trì quyền lực chính trị tại Miến Điện quan trọng hơn nhiều so với đáp ứng nhu cầu cấp bách từ chính người dân nước mình.

Mau lẹ

Từ Miến Điện nhìn sang Trung Quốc mới thấy chính phủ cộng sản nước này phản ứng mau lẹ, đặc biệt là cởi mở với bên ngoài, khi đối phó với thảm họa động đất ở Tứ Xuyên.

Chỉ trong vài giờ đồng hồ sau khi sự việc xảy ra, thủ tướng nước này đã có mặt trên máy bay để tới vùng bị nạn.

Truyền hình nhà nước, vốn không mấy khi thấy hành động mau lẹ trước các tình thế khẩn cấp, ngay lập tức có chương trình đặc biệt về vụ động đất.

Hình ảnh các tòa nhà đổ sập cùng các nạn nhân vẫn bị mắc kẹt trong đống đổ nát nhanh chóng được truyền đi khắp thế giới.

Một số nhà báo nước ngoài đã có thể tiếp cận khu vực bị ảnh hưởng để đưa tin.

Trái ngược với sự cứng nhắc của chính quyền Miến Điện, Trung Quốc nhanh chóng quyết định giảm bớt các lễ hội chào đón hành trình rước đuốc Olympics, cũng như dành một phút để tưởng niệm các nạn nhân.

Bắc Kinh cũng chính thức cam kết tiếp nhận hàng cứu trợ nước ngoài.

Tuy cũng giống như Miến Điện, chính phủ Trung Quốc không nói chấp nhận các nhân viên cứu trợ nước ngoài, nhưng tuyên bố huy động một lực lượng khổng lồ để tham gia công tác cứu hộ.

Hàng chục nghìn cảnh sát, binh sĩ di chuyển tới vùng thiên tai bằng ôtô tải, máy bay. Họ nhảy dù và thậm chí là cuốc bộ.

Việc chính quyền đối phó với thảm họa hiệu quả như thế nào sẽ chỉ có thể đánh giá được trong vài ngày, thậm chí là vài tuần tới.

Tuy nhiên, người nước ngoài, các phóng viên hay nhân viên cứu trợ sẽ còn được tiếp tục cho tiếp cận vùng thiên tai hay không vẫn còn là một câu hỏi lớn.


Thủ tướng Ôn Gia Bảo tới hiện trường vài giờ sau khi trận động đất xảy ra

Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng đánh động các ký giả nước ngoài rằng họ có thể sẽ bị ngăn chặn không được tới vùng xảy ra động đất vì “lý do an toàn”.

Nhưng ít nhất thì chính phủ Trung Quốc cũng thể hiện rõ với người dân trong nước cũng như thế giới bên ngoài rằng họ có thể đối phó với thảm họa và quan tâm tới người dân.

Bản chất khác biệt

Quy mô của hai thảm họa tự nhiên trên có thể tương đồng, nhưng các vấn đề hậu cần nhằm đối phó với một cơn lốc xoáy gây triều cường với một trận động đất ở khu vực đông dân cư sinh sống thật khó mà so sánh được.

Và nếu có ai đó có thể, thì rõ ràng rằng diện tích, sự phồn thịnh cùng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc so với Miến Điện có nghĩa rằng đất nước đông dân nhất thế giới ở vị thế tốt hơn trong việc đương đầu với giải quyết khủng hoảng.

Nhưng có một điều đáng chú ý là cách Trung Quốc phản ứng trước trận động đất so với cách nước này đối phó với các thảm họa trong quá khứ, cũng như chuyện che chắn các thông tin chính trị nhạy cảm.

Hồi năm 2003, việc chậm trễ và kín tiếng khi giải quyết cuộc khủng hoảng Sars đã dẫn tới các cáo buộc rằng Trung Quốc giấu diếm sự thật, cho dù nước này biện hộ rằng họ không muốn dân chúng hoảng loạn.

Ngoài ra còn có các chỉ trích chính quyền chậm chạp trong việc giải quyết hậu quả của vụ nổ nhà máy hóa chất hồi năm 2005 ở miền Bắc nước này.

Nhưng dường như chuyện đó chỉ còn là quá khứ.

Hồi đầu năm, khi hàng triệu người dân Trung Quốc bị kẹt trong các trận bão tuyết tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, chính quyền nhanh chóng coi việc giải quyết hậu quả là ưu tiên hàng đầu.

Hàng trăm nghìn binh sĩ đã được triển khai để giải quyết khủng hoảng.

Chưa rõ là sự thay đổi đó có phải là do cả thế giới đang đổ dồn mọi cặp mắt vào năm Olympic, hay do bản thân người Trung Quốc, nhất là tầng lớp trung lưu đô thị đầy ảnh hưởng, vốn đòi hỏi nhiều hơn từ chính phủ.

Nhưng có thể thấy một điều rằng, không giống như tại Miến Điện, ngày nay ở Trung Quốc dường như nhận thức về trách nhiệm trong giới cầm quyền có vẻ đã tăng lên.

noomrm
17-05-2008, 13:55
hay hay
20 chữ, đủ chưa

Arkain
17-05-2008, 14:41
Khốn nạn nhất là mấy bác tướng lãnh trong chính phủ quân phiệt Miến Điện lấy đồ tiếp tế của thế giới ra làm con bài chính trị. Các dòng chữ "quà tặng từ quốc gia _____ " trên các thùng đồ bị dán đè tên các ông tướng chóp bu lên trên để các nạn nhân tưởng rằng đây là lòng hảo tâm của "đầy tớ của nhân dân".

han_solo
17-05-2008, 16:00
Thấy quy mô tốc độ điều quân của bạn TQ khối bạn lạnh.

ngocquang19877
17-05-2008, 16:02
Trung Quốc mượn hình ảnh thảm hoạ này để xoa dịu vụ đàn áp Tây Tạng và biểu tình rước đuốc Olympic chăng?

Hơi ác khi đưa ra giả thuyết như vậy nhưng biết đâu được, bọn quân tử Tàu mà :).

han_solo
17-05-2008, 16:06
Nó muốn mượn cũng phải có lực mà mượn, và qua cách nó đổ quân, nó thực sự có lực.

NiuT
17-05-2008, 17:29
Amen, tại sao Myanma nó cấm đoán ko cho đoàn cứu trợ của LHQ vậy nà ? Dân nó khổ kêu trời vậy mà kòn....Ko hỉu nổi chính phủ Myanma là những ....thứ gì....

Còn TQ, kẹ nó ^.^ Nó giàu, tiềm lực nó mạnh....Mình lo mình còn chưa xong, ai đi đem lá rách dùm lá Nilon bao giờ ?!

huongct
17-05-2008, 17:49
Các bác mà thấy sự hà khắc của chính quyền Mianma thì sẽ bực mình cho coi, ở Mianma nhiều vùng không có điện, xe đạp còn không có, người dân lúc nào cũng nom nóp lo sợ bị giết, nhất là ở những vùng trồng thuốc phiện. Chính phủ thì hỡi ôi.