PDA

View Full Version : Bất bình thay cho Tào Tháo, tiếng oan mãi cứ ngàn năm?



vtnphong
14-05-2008, 16:07
Đọc thấy bài này trên Vietnamnet có ý kiến giống với mình nên post lên cho bà con xem chơi :D

------------------------------------

“Nhắc Tào Tháo, Tào Tháo đến liền” là câu tục ngữ trong dân gian Trung Quốc. Câu nói này có thể hiểu rằng ông Tào Tháo này khắp cùng nam phụ lão ấu người Trung Quốc đều thuộc nằm lòng cả. Nhưng nhận thức dân gian đối với Tào Tháo lại chỉ gói gọn trong một đại từ “gian hùng một thời”. Nhận thức này chủ yếu đến từ “Tam quốc diễn nghĩa”. “Tam quốc diễn nghĩa” được xếp vào một trong bốn bộ danh tác của văn học cổ điển Trung Quốc cùng với “Hồng Lâu Mộng”, “Thuỷ Hử truyện”, “Tây Du ký”, trong đó có viết lại một câu bất hủ của Tào Tháo: “Thà ta phụ người trong thiên hạ, còn hơn để người trong thiên hạ phụ ta”. Như đổ thêm dầu vào lửa, hết lượt hý kịch, bình thư, điển nghệ suốt trong lịch sử đều dốc sức dặm mắm thêm muối, trên sân khẩu hý kịch Tào Tháo đã mang một bộ mặt trắng toát mắt kẻ chỉ, tượng trưng cho hình ảnh tên gian thần vạn phần gian ác.

Kinh kịch là quốc tuý của Trung Quốc, có thanh thế lớn cả ở trong và ngoài nước, vô số khách nước ngoài cũng chỉ vì kinh kịch mà tới Trung Quốc để tìm hiểu. Những vở trong Kinh kịch như “Xúc phóng Tào”, “Kích cổ giá Tào” và “Từ mẫu giá Tào”, trong vở “Thăm nhà” có vai ông cụ bà cụ, hát giọng hào sảng sôi nổi, uyển chuyển cảm động, làm cho người mê kịch nghe như ngây như dại, nhưng những tình tiết hư cấu này không chỉ vu hại Tào Tháo mà còn hạ thấp Tào Tháo cả về tài trí lẫn năng lực, dựng nên một hình tượng nghệ thuật đa nghi giảo quyệt, giết người không nương tay, ngang ngược bạo hành và tự tư một cách cực đoan.

Diện mạo chân thực của Tào Tháo trong lịch sử ra sao? Thiên đầu tiên trong “Tam quốc chí” dành hẳn làm truyện ký cho Tào Tháo, tức “Vũ Đế kỷ”, đây là truyện ký đầu tiên viết về Tào Tháo trong lịch sử, ước dài khoảng hơn một vạn ba ngàn chữ. Truyện ký ghi thuật lại một cách khách quan công quả của Tào Tháo trong mấy chục năm chinh chiến. Tào Tháo sinh vào năm Đông Hán Vĩnh Thọ nguyên niên (155), mất vào năm Kiến An thứ 25 (năm 220 SCN). Cùng năm, sau cái chết của Tào Tháo, con Tháo là Tào Phi lên kế ngôi Nguỵ Vương. Không lâu sau, Hán Hiến Đế Lưu Hiệp bị bức phải nhường ngôi, Tào Phi trở thành hoàng đế đầu tiên của vương triều Nguỵ, sử gọi là Nguỵ Văn Đế, truy phong cha mình Tào Tháo là Nguỵ Vũ Đế chứ bản thân Tào Tháo lúc sinh thời chưa hề được làm hoàng đế. Tác giả “Tam quốc chí” Trần Thọ gọi ông là: “con người phi thường, kiệt nhân xuất thế”.

Mao Trạch Đông lúc phê vào cuốn “Tư trị thông giám” đã viết, “Tào Tháo thống trị miền Bắc Trung Quốc, sáng lập nước Nguỵ, ông đã cải cách nhiều hủ hoá trong triều Đông Hán, áp chế cường hào, phát triển sản xuất, thực hiện chế độ tuân điền, còn đôn đốc khai hoang, cho thực thi pháp chế, đề xướng tằn tiện, biến một xã hội đã bị phá vỡ nghiêm trọng bắt đầu đi vào ổn định, khôi phục, phát triển. Ngần ấy chẳng lẽ không đủ để khẳng định, chẳng lẽ không phải là tài cán phi thường hay sao? Nói Tào Tháo là gian thần mặt trắng ấy là bản án oan mà quan niệm chính thống của nền chính trị phong kiến đã tạo tác nên, bản án này cần phải được lật lại.” Ông còn ngợi khen khí khái hùng tráng của thơ văn Tào Tháo, trong bài từ “Lương đào sa. Bắc Đới Hà” của mình ông đã viết “Nguỵ Vũ quất roi, Đông lâm Kiệt thạch có áng văn lưu truyền muôn thuở”, vun đắp hình tượng nhà chính trị vĩ đại Tào Tháo. Trong thư ông viết cho các con gái, ông cũng yêu cầu họ phải học thơ văn Tào Tháo để nâng cao tu dưỡng văn học của mình. Trong bài thơ nổi tiếng “Quy tuy thọ” (rùa tuy thọ), Tào Tháo dùng những ngôn từ hùng tráng “tuổi cao tráng chí càng cao, chí ngoài ngàn dặm. Kẻ dạn dày công trạng, cuối đời hùng tâm tráng chí vẫn còn nguyên” để tỏ rõ thế thái của người dù già lão vẫn tráng kiện, câu nói ấy đã trở thành danh ngôn lưu truyền thiên cổ.


Ngày 23 tháng 3 năm 1959, tờ “Nhân dân nhật báo” đã đăng tải bài viết của Quách Mạt Nhược, viện trưởng Viện khoa học Trung Quốc với đầu đề “thay Tào Tháo lật lại hồ sơ”, trong đó có một tiêu đề nhỏ viết rằng: Tào Tháo đã phải làm tấm gương của kẻ phản diện hơn một ngàn năm đầy oan uổng, ngày hôm nay, phải thay ông khôi phục danh dự. Nhà lịch sử nổi tiếng Tiễn Bách Tán cũng đã viết một bài trên tạp chí “Sử học” lúc bấy giờ với tiêu đề “Phải khôi phục danh dự cho Tào Tháo”.

Kìm kẹp Thiên tử, dùng danh nghĩa mà hạ lệnh cho kẻ dưới: bậc đế vương thời hậu thế khó xét cho xuôi

Có thể nói, tài trí của Tào Tháo vượt xa Tôn Quyền, Lưu Bị và Gia Cát Lượng, không hổ danh là nhất đại anh hùng giữa thời loạn thế. Những thành tựu trác việt của ông trong tất cả các mặt chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, văn học … có công lao không thể phủ nhận. Đặc biệt trong chính sách tôn trọng trí thức và trọng dụng nhân tài, những cống hiến của ông xứng đáng được học hỏi, mang ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa hiện thực sâu sắc. Lại nhờ sức hút tỏa ra từ nhân vật này mới có thể khiến hàng trăm văn nhân võ tướng biết tên biết mặt của thời bấy giờ đều tới quy tụ dưới trướng ông, chúng ta sẽ cùng phân tích cách đối nhân xử thế của ông.

Đôi điều nói thêm về tác giả bài viết

Ngày 21 tháng 2 năm 2007, tại Nhà sách Tân Hoa – khu Vương Phủ Tỉnh - Bắc Kinh, thành viên của hội thuyết giảng phổ biến khoa học Viện khoa học Trung Quốc ông Thẩm Nãi Trừng đã diễn giảng với chủ đề: Trả lại diện mạo thực trong lịch sử của Tào Tháo.

Thẩm Nãi Trừng, nam, sinh tháng 9/1938. Năm 1962, tốt nghiệp khoa Vật lý đại học Bắc Kinh, chuyên nghiên cứu về Laser, là nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu khoa học đo lường Trung Quốc, kiêm nhiệm nghiên cứu viên Sở nghiên cứu Vật lý Viện khoa học Trung Quốc. Năm 2006 tham gia hội thuyết giảng phổ biến khoa học Viện khoa học Trung Quốc, triển khai các buổi toạ đàm phổ biến khoa học về Tào Tháo và Laser.


Nói về việc đối nhân xử thế, đây là chủ đề phức tạp nhất, vi diệu nhất, cao viễn thâm sâu nhất và uyên áo nhất trong xã hội loài người. Đối nhân xử thế đụng chạm tới hết thảy cổ kim trong ngoài, như quan hệ trong nước - quốc tế, quan hệ dân tộc, quan hệ thượng cấp - thuộc hạ, quan hệ gia đình, quan hệ thày – trò, quan hệ nam nữ v..v…, nói cho cùng cũng đều là đối nhân xử thế cả. Đối nhân xử thế có xử lý tốt thì quốc mới thái dân mới an, sự nghiệp có thành tựu, quốc phú dân cường; xử lý không tốt thì chuyện lớn là chiến hoạ theo đó mà khởi phát, dân không còn đường sống; chuyện nhỏ là gia đình bất hoà, láng giềng bốn bề bất an, gà chó chẳng yên.

Trong xã hội phong kiến mấy ngàn năm, đối nhân xử thế khó xử lý nhất là quan hệ quân thần. Cái lẽ làm bạn vua như cưỡi trên lưng hổ, vua muốn bề tôi phải chết, bề tôi không thể không chết, ấy là quan niệm luân lý thời phong kiến. Dù có công phò trợ lập quốc, một khi bị vua có ý hoài nghi hay mang hận thì chỉ nội trong một đêm, khắp nhà đầy cảnh chém giết, thậm chí còn chu di cửu tộc. Danh tướng Ngũ Tử Tư và Hàn Tín bị chém đầu, thậm chí bị diệt đến cả ba họ sau những công trạng hiển hách đó thôi. Vậy nên, sử sách đã viết nên câu bất hủ thế này: “tóm được thỏ rồi chó săn cũng bị làm thịt, thiên hạ đã định xong công thần không còn đường sống; chim bay hết thì cung nỏ cũng chẳng còn tác dụng; kẻ địch bại, mưu thần tất vong”. Ấy là lời sấm truyền cho quan hệ quân thần trong xã hội phong kiến.

Đứng trước cảnh nước nguy nan, Tào Tháo cảm nhận rõ thiên tử là một nhân vật nguy hiểm, nhưng cũng lại là nhân vật trọng yếu mà một quốc gia thống nhất cần phải có. Do vậy thoạt tiên ông đem vị tiểu hoàng đế mới vỏn vẹn có 16 tuổi Lưu Hiệp (sử gọi là Hán Hiến Đế) đưa đến căn cứ địa của mình là Hứa Xương, thực hiện chính sách “phụng mệnh Thiên tử để ra lệnh”, đây chính là điều mà hậu thế vẫn lưu truyền về cái gọi là: “kìm kẹp thiên tử, dùng danh nghĩa mà phát lệnh cho kẻ dưới”. Cách hành xử chính trị này của ông biến Thiên tử thành biểu trưng hình tượng của quốc gia, bản thân mình thì nắm đại quyền chính trị quân sự của triều đình, khó tránh khỏi điều tiếng mà lịch sử gán cho. Trong khi ấy thì, một đời Lưu Hiệp sống cảnh Thiên tử an bình, sống cho tới tận 15 năm sau khi Tào Tháo chết, chỉ năm tháng trước khi Gia Cát Lượng bệnh mà chết trong đoàn Ngũ trượng nguyên quân mới già lão mà tạ thế. Ý ở đó nên nhà lịch sử nổi tiếng của Đài Loan – Trung Quốc là Bách Dương mới gọi ông ta là “hoàng đế cuối triều may mắn nhất trong lịch sử Trung Quốc”.

Nhưng cách hành xử ấy của Tào Tháo đã uy hiếp nền chính trị của vương triều phong kiến. DO vậy từ triều Tống trở về sau, các hoàng đế trong lịch sử ít khi khen ngợi Tào Tháo, ngược lại, Quan Vũ được xem là hoá thân của con người trung nghĩa, được đưa lên tôn sùng tột bực. Vua Càn Long đời Thanh thậm chí còn phong Quan Vũ làm Quan Đế, lập đền thờ cúng ở khắp nơi. Có thể nói, việc này mang nhiều ý tứ tuyên truyền cho cương thường luân lý phong kiến. Đặc biệt là tới hoàng đế Càn Long triều Thanh, khi đặt cho Tào Tháo cái danh “thoán nghịch” (thoán đoạt phản nghịch), mặt khác lại xây Miếu Quan Đế cho Quan Vũ. Cách nhận định đánh giá kiểu quan phương chính thức này từ đó đã trở thành một giới luật chính trị vô hình của triều Thanh.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Nói tóm lại người ta ghét Tào Tháo chỉ vì ông này cướp ngôi nhà Hán mà thôi (một nhà Hán đã bạc nhược đến cùng cực). Không hiểu sao hồi xưa Văn Vương cướp ngôi nhà Trụ hay như Lưu Bang diệt Sở lại đều được xem là minh quân thuận thiên hành đạo cả nhỉ, đúng là vớ vẩn. Mình đặc biệt ghét thằng cha Lưu bang, thành công xong rồi thì bao nhiêu công thần đem giết sạch (chẳng khác gì Câu Tiễn khi xưa).

ngutrienmien
15-05-2008, 08:16
Vậy không biết khi bị tiêu chảy, người ta nói "bị Tào Tháo rượt" là từ đâu ra nhỉ? Tội nghiệp bác Tào, nhể...

swan
15-05-2008, 08:36
Vậy không biết khi bị tiêu chảy, người ta nói "bị Tào Tháo rượt" là từ đâu ra nhỉ? Tội nghiệp bác Tào, nhể...
Đây là một cách ẩn dụ. Tào Tháo là một nhân vật đáng sợ, nếu bị nhân vật đó rượt thì phải chạy trối chết, chạy bán mạng. Từ đó mà suy ra ý của câu trên.

Còn về nhân vật Tào Tháo, công nhận đó là một người rất giỏi, bởi nếu không thì làm sao có thể giữ nổi nước Ngụy, trở thành một trong ba nước ở thế "chia ba thiên hạ". Hơn nữa, hai nước kia vừa có văn thần vừa có võ tướng cùng hợp tay giữ nước, còn ở Ngụy thì chỉ có một mình Tào Tháo kiêm luôn hai việc. Có thể nói Tào Tháo đúng là người "văn võ kiêm toàn". Tuy nhiên đối với người đọc "Tam quốc diễn nghĩa" thì sự gian hùng của Tào Tháo lại nổi trội hơn, làm cho người ta có ấn tượng sâu sắc hơn nên sự tài giỏi của Tào Tháo thường ít được họ lưu ý tới.

Đối với riêng tôi, tôi rất thích cái từ miêu tả Tào Tháo đó: "gian" nhưng "hùng". Cho đến nay có mấy người xứng với danh xưng "gian hùng" đó?

Arkain
15-05-2008, 09:16
Đối với riêng tôi, tôi rất thích cái từ miêu tả Tào Tháo đó: "gian" nhưng "hùng". Cho đến nay có mấy người xứng với danh xưng "gian hùng" đó?

Thế giới có hai thành phần có thể tạm được liệt kê vào khoản "gian hùng":

1) Các vị nguyên thủ độc tài xem vận mệnh từng người trong nước như là con kiến nhưng lại có khả năng làm không ít người đứng ngoài thán phục tài năng của họ (chẳng hạn như Hitler của Đức, còn cụ Kim Jong Il bên Bắc Hàn thì thừa cái "gian" nhưng mà lăn ra ăn vạ nhiều quá cho nên mất toi cái "hùng").

2) Các ông giám đốc độc quyền bá chủ thị trường, hùng cứ một phương không có kẻ đối đầu (Andrew Carnegie của U.S Steel và Rockefeller của Standard Oil ngày trước, Bill Gates của Microsoft ngày nay).

Một phiếu cho Bill Gates, vì bác ấy còn vượt trội hơn Tào Tháo ở chỗ biết dùng cái "đức" lúc về già để đập tan cái tiếng "gian", chỉ để lại cái "hùng". Năm nào cũng đổ tiền triệu cho người dưng nước lã mà lại còn cam kết để lại gia tài cho từ thiện, nên người ta quên bẵng đi cái quá khứ "gian ác" thời ông chủ Microsoft đẩy biết bao nhiêu tiểu thương vào đường cùng và đạp lên đầu lên cổ họ để Microsoft leo lên được vị trí của ngày nay, mà đa số mọi người chỉ trầm trồ cái hay cái giỏi của bác ấy khi nhắc đến cái tên "Bill Gates" mà thôi.

Dennis Bergkamp
15-05-2008, 09:34
Đối với riêng tôi, tôi rất thích cái từ miêu tả Tào Tháo đó: "gian" nhưng "hùng". Cho đến nay có mấy người xứng với danh xưng "gian hùng" đó?

Đúng là:

1. Đàn bà èo biết gì.
2. Đàn ông nhưng được cái sĩ diện hão bên ngoài.

Tại sao chữ gian lại được ghép chung với hùng mà vẫn còn có được sự khen ngợi? Hùng kiểu này giết biết bao nhiêu người? Èo biết gì thì thấy người đó giữ được cái này cái kia giỏi quá, giết quá trời người giỏi quá, số người bị giết vĩ đại quá. Vậy có khi nào đặt mình vào vị trí nạn nhân ko? Dùng mục đích để ngụy biện cho phương tiện, những hành động của TT vì lí mục đích gì? Có phải để giữ cái chức cho bản thân, có tiếng thơm cho bản thân ko?

Con người tồn tại, phát triển hơn các giống loài khác là do khả năng học hỏi và truyền đạt cho thế hệ sau, chính trí khôn đã giúp con người hơn mọi giống loài khác. Vậy ai mới là những người gìn giữ và truyền lại, phát triển cho thế hệ sau? Những người này Hùng thì ko có vì họ rất nhiều, đa số thầm lặng.

Người dân Châu Á đa số giờ vẫn còn rất hiếu chiến, chẳng khác gì người da đen. Ai ai cũng ca ngợi những khả năng giết người siêu hạng đơn giản vì đầu óc ngu dốt, vô tâm, coi cái chết chóc của người khác là 1 sự thú vị. Đến khi bản thân + gia đình là nạn nhân thì đổ do số phận, èo biết tìm ra nguyên nhân nên mãi mãi chỉ là đàn bà hoặc là thằng ưa sĩ diện hão.

Xưa nay có biết bao nhiêu người xứng với từ Hùng mà chẳng hề gian? Mà đừng nói chuyện xưa chi cho xa xôi, ngày nay có cũng rất nhiều. Có điều họ làm thầm lặng, đa số bị xã hội cười chê, khinh bỉ vì "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" èo biết lo cho bản thân. Chưa kể có khi còn bị tù đày. Họ là ai, sách vở có ghi tên họ ko? Nếu chết đi những ai sẽ biết ơn họ? Tôi chẳng chỉ ra trực tiếp họ là ai mà tôi chỉ gợi ý con đường để mọi người biết tới họ, đó là tri thức, luơng tâm và trách nhiệm. Khi có được 3 điều này trong tâm thì ta nhận ra được nhiều người xung quanh có Hùng mà chẳng Gian.

dly
15-05-2008, 09:44
Thuốc nổ đã được châm. Chờ xem ..... :w00t:

swan
15-05-2008, 09:46
Đúng là:

1. Đàn bà èo biết gì.
2. Đàn ông nhưng được cái sĩ diện hão bên ngoài.

Đó là ý thích của riêng từng người. Tôi đâu có thuyết phục bạn cũng thích ý niệm đó?
Nhìn nick và xem văn phong thì chắc bạn là đàn ông (xác định giới tính only), vì vậy tôi khuyên bạn (điều này thì chính xác là nhằm vào cá nhân bạn), hãy cố gắng lịch sự khi tranh luận. Nếu không, bạn cũng chỉ là một "thằng (giống đực)bất lịch sự, thô lỗ".
Thân

Arkain
15-05-2008, 09:46
Đúng là:

1. Đàn bà èo biết gì.

Hiền mẫu nhà bác này mà đọc được thì chắc hãnh diện quá thể.

edavn
15-05-2008, 09:46
Thuốc nổ đã được châm. Chờ xem ..... :w00t:

Nhưng có vẻ quả bom (mìn) này... phải cần kíp lớn mới đủ gây nổ:w00t: chứ hạng bé như ngón tay thì.... tịt là chắc:lick:

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Đó là ý thích của riêng từng người. Tôi đâu có thuyết phục bạn cũng thích ý niệm đó?
Nhìn nick và xem văn phong thì chắc bạn là đàn ông (xác định giới tính only), vì vậy tôi khuyên bạn (điều này thì chính xác là nhằm vào cá nhân bạn), hãy cố gắng lịch sự khi tranh luận. Nếu không, bạn cũng chỉ là một "thằng (giống đực)bất lịch sự, thô lỗ".
Thân

Thế mà cũng đủ liều kêu bụp cái roài nè:D Vãi để ý làm chi mấy lời thiển cận đó chứ:)

swan
15-05-2008, 09:50
Thế giới có hai thành phần có thể tạm được liệt kê vào khoản "gian hùng":

1) Các vị nguyên thủ độc tài xem vận mệnh từng người trong nước như là con kiến nhưng lại có khả năng làm không ít người đứng ngoài thán phục tài năng của họ (chẳng hạn như Hitler của Đức, còn cụ Kim Jong Il bên Bắc Hàn thì thừa cái "gian" nhưng mà lăn ra ăn vạ nhiều quá cho nên mất toi cái "hùng").

2) Các ông giám đốc độc quyền bá chủ thị trường, hùng cứ một phương không có kẻ đối đầu (Andrew Carnegie của U.S Steel và Rockefeller của Standard Oil ngày trước, Bill Gates của Microsoft ngày nay).

Một phiếu cho Bill Gates, vì bác ấy còn vượt trội hơn Tào Tháo ở chỗ biết dùng cái "đức" lúc về già để đập tan cái tiếng "gian", chỉ để lại cái "hùng". Năm nào cũng đổ tiền triệu cho người dưng nước lã mà lại còn cam kết để lại gia tài cho từ thiện, nên người ta quên bẵng đi cái quá khứ "gian ác" thời ông chủ Microsoft đẩy biết bao nhiêu tiểu thương vào đường cùng và đạp lên đầu lên cổ họ để Microsoft leo lên được vị trí của ngày nay, mà đa số mọi người chỉ trầm trồ cái hay cái giỏi của bác ấy khi nhắc đến cái tên "Bill Gates" mà thôi.
Cái gì cũng nên đặt đúng vị trí của nó để mà phán xét. Thời Tam quốc khác hẳn thời hiện đại.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]



Thế mà cũng đủ liều kêu bụp cái roài nè:D Vãi để ý làm chi mấy lời thiển cận đó chứ:)
Hì, thỉnh thoảng nổ một cái cho nó có khí thế chứ :D

Dennis Bergkamp
15-05-2008, 09:54
Đúng là:

1. Đàn bà èo biết gì.
2. Đàn ông nhưng được cái sĩ diện hão bên ngoài.

........... giết quá trời người giỏi quá, số người bị giết vĩ đại quá. Vậy có khi nào đặt mình vào vị trí nạn nhân ko? Dùng mục đích để ngụy biện cho phương tiện....vì đầu óc ngu dốt, vô tâm, coi cái chết chóc của người khác là 1 sự thú vị. Đến khi bản thân + gia đình là nạn nhân thì đổ do số phận, èo biết tìm ra nguyên nhân nên mãi mãi chỉ là đàn bà hoặc là thằng ưa sĩ diện hão........

Chẳng nói đâu xa, nói thẳng cái động đất vừa xảy ra tại TQ có biết bao nhiêu members trong này thích chí. Vì thỏa được cái lòng căm thù 1 số người TQ mà ghét lây cả 1 quốc gia. Họ đùa giỡn, vui mừng vì số người chết vĩ đại quá, hào hùng quá.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A0/23/7C/10.jpg
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A0/23/7C/13.jpg
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A0/24/18/c2.jpg
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A0/23/0C/dd.jpg
http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200805/original/images1551211_a1.jpg

Chắc số người chết vì trận động đất này ko hào hùng vĩ đại bằng chết dưới tay Tào Tháo nhỉ? Cầu sao cho những người thích giết chóc là nạn nhân còn chết thảm hơn những người này.

Chốt lại bằng hình ảnh 1 bà mẹ mất con, tiếc thay có rất nhiều người VN vui mừng vì những giọt nước mắt này
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A0/23/DB/7.jpg

Hình ảnh được trích từ http://vnexpress.net

cu em
15-05-2008, 09:55
Cái gì cũng nên đặt đúng vị trí của nó để mà phán xét. Thời Tam quốc khác hẳn thời hiện đại.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Hì, thỉnh thoảng nổ một cái cho nó có khí thế chứ :D

Vì vậy chỉ có thời Tam quốc là có gian hùng, còn thời nay thì không? Ý Vãi là thế hả? Vậy thì mâu thuẩn với câu ta thán của Vãi rồi? Thì "Bây giờ gian hùng có mấy ai?" Là sao? Là sao? Trả lời ngay coi! Hả?

dly
15-05-2008, 09:58
Vì vậy chỉ có thời Tam quốc là có gian hùng, còn thời nay thì không? Ý Vãi là thế hả? Vậy thì mâu thuẩn với câu ta thán của Vãi rồi? Thì "Bây giờ gian hùng có mấy ai?" Là sao? Là sao? Trả lời ngay coi! Hả?

này cu em lại dám khều vãi à. Cẩn thận kẻo Vãi khều lại (http://gallery.photo.net/photo/7102629-lg.jpg) đấy

Dennis Bergkamp
15-05-2008, 10:00
Cái gì cũng nên đặt đúng vị trí của nó để mà phán xét. Thời Tam quốc khác hẳn thời hiện đại.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Hì, thỉnh thoảng nổ một cái cho nó có khí thế chứ :D

Thế swan là người Tam Quốc hay người hiện đại?

edavn
15-05-2008, 10:00
Vì vậy chỉ có thời Tam quốc là có gian hùng, còn thời nay thì không? Ý Vãi là thế hả? Vậy thì mâu thuẩn với câu ta thán của Vãi rồi? Thì "Bây giờ gian hùng có mấy ai?" Là sao? Là sao? Trả lời ngay coi! Hả?

Thời nào cũng có "gian hùng" và thời nào "gian hùng" cũng bị nhìn với con mắt ác cảm và người đời chê trách, cho giù bản chất họ có gì tốt đi chăng nữa. Gương Tào Tháo chình ình ra đó các bác thấy rồi còn hỏi:lick:

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Thế swan là người Tam Quốc hay người hiện đại?

Bác bị đứt giây thần kinh về nhịp giờ sinh học roài sao? swan vừa pót bài lúc "Hôm nay 09:50" mà còn hỏi là người thời Tam Quốc hay ko:lick:

khachma2004
15-05-2008, 10:07
Vì vậy chỉ có thời Tam quốc là có gian hùng, còn thời nay thì không? Ý Vãi là thế hả? Vậy thì mâu thuẩn với câu ta thán của Vãi rồi? Thì "Bây giờ gian hùng có mấy ai?" Là sao? Là sao? Trả lời ngay coi! Hả?


này cu em lại dám khều vãi à. Cẩn thận kẻo Vãi khều lại (http://gallery.photo.net/photo/7102629-lg.jpg) đấy

Giờ tui đã biết Vãi Xoan là ai rồi :punk: :punk: :punk: .Mấy hôm nay LM cứ sục sạo lên ,làm tui tò mò hehe :lick: :lick: :lick:

superthin
15-05-2008, 10:09
Đúng là:

1. Đàn bà èo biết gì.
2. Đàn ông nhưng được cái sĩ diện hão bên ngoài.

Tại sao chữ gian lại được ghép chung với hùng mà vẫn còn có được sự khen ngợi? Hùng kiểu này giết biết bao nhiêu người? Èo biết gì thì thấy người đó giữ được cái này cái kia giỏi quá, giết quá trời người giỏi quá, số người bị giết vĩ đại quá. Vậy có khi nào đặt mình vào vị trí nạn nhân ko? Dùng mục đích để ngụy biện cho phương tiện, những hành động của TT vì lí mục đích gì? Có phải để giữ cái chức cho bản thân, có tiếng thơm cho bản thân ko?

Con người tồn tại, phát triển hơn các giống loài khác là do khả năng học hỏi và truyền đạt cho thế hệ sau, chính trí khôn đã giúp con người hơn mọi giống loài khác. Vậy ai mới là những người gìn giữ và truyền lại, phát triển cho thế hệ sau? Những người này Hùng thì ko có vì họ rất nhiều, đa số thầm lặng.

Người dân Châu Á đa số giờ vẫn còn rất hiếu chiến, chẳng khác gì người da đen. Ai ai cũng ca ngợi những khả năng giết người siêu hạng đơn giản vì đầu óc ngu dốt, vô tâm, coi cái chết chóc của người khác là 1 sự thú vị. Đến khi bản thân + gia đình là nạn nhân thì đổ do số phận, èo biết tìm ra nguyên nhân nên mãi mãi chỉ là đàn bà hoặc là thằng ưa sĩ diện hão.

Xưa nay có biết bao nhiêu người xứng với từ Hùng mà chẳng hề gian? Mà đừng nói chuyện xưa chi cho xa xôi, ngày nay có cũng rất nhiều. Có điều họ làm thầm lặng, đa số bị xã hội cười chê, khinh bỉ vì "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" èo biết lo cho bản thân. Chưa kể có khi còn bị tù đày. Họ là ai, sách vở có ghi tên họ ko? Nếu chết đi những ai sẽ biết ơn họ? Tôi chẳng chỉ ra trực tiếp họ là ai mà tôi chỉ gợi ý con đường để mọi người biết tới họ, đó là tri thức, luơng tâm và trách nhiệm. Khi có được 3 điều này trong tâm thì ta nhận ra được nhiều người xung quanh có Hùng mà chẳng Gian.

Bác nói năng nghe rất là đao to búa lớn, quan niệm của các cũng đúng nhưng bắt đầu động chạm đến vấn đề chính trị và văn hóa rồi. Văn hóa không có cái gọi là cao / thấp, hay / dở. Quan niệm người Châu Á hiếu chiến là một quan niệm vượt quá tầm hiểu biết của anh em ở đây, chỉ những ai là tiến sĩ sử học + văn hóa học mới nên tranh luận với bác, anh em ở đây không dám.

Nếu nói về giết người Tào Tháo trực tiếp chém / bóp cổ chết người còn ít hơn một tên cướp đời thường bây giờ. Còn trong cảnh binh đao của chiến tranh thì khó nói được là nó sẽ gây chết người bao nhiêu? (Napoleon cũng gây chết người không kém, hay Thành Cát Tư Hãn nữa,...). Tuy nhiên, ta phải so sánh giữa Tào Tháo với Hitler xem? Cái sự làm chết người của Tào Tháo nó chính nghĩa hơn Hitler chứ nhỉ?

Mà nè, bác nào chỉ mới đọc Tam Quốc (cái tác phẩm văn học ấy) thôi thì không nên vào đây bình luận. Tác phẩm văn học mang tính hư cấu rất nhiều, không thể xem là tư liệu lịch sử để nghiên cứu chính thức về lịch sử được, phải đọc thêm sách sử để hiểu được thực ra Tào Tháo là người như thế nào.

Tóm lại, nếu xét cho kỹ ra về mặt giá trị lịch sử (quên tác phẩm văn học kia đi), công trạng của Tào Tháo đối với nhân dân Trung Quốc cũng giống như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đối với nhân dân Việt Nam, thậm chí còn có chút ấn tượng hơn, vì ông pha chút sắc vị của Trần Thủ Độ của Việt Nam nữa.

Cuối cùng, phán xét lịch sử là việc làm rỗi hơi, đàng nào thì đó cũng là chuyện đã qua, trừ khi có cách quay ngược lại thời gian :)

Dennis Bergkamp
15-05-2008, 12:34
Quan niệm người Châu Á hiếu chiến là một quan niệm vượt quá tầm hiểu biết của anh em ở đây, chỉ những ai là tiến sĩ sử học + văn hóa học mới nên tranh luận với bác, anh em ở đây không dám.

Nếu nói về giết người Tào Tháo trực tiếp chém / bóp cổ chết người còn ít hơn một tên cướp đời thường bây giờ. Còn trong cảnh binh đao của chiến tranh thì khó nói được là nó sẽ gây chết người bao nhiêu? (Napoleon cũng gây chết người không kém, hay Thành Cát Tư Hãn nữa,...). Tuy nhiên, ta phải so sánh giữa Tào Tháo với Hitler xem? Cái sự làm chết người của Tào Tháo nó chính nghĩa hơn Hitler chứ nhỉ?

Mà nè, bác nào chỉ mới đọc Tam Quốc (cái tác phẩm văn học ấy) thôi thì không nên vào đây bình luận. Tác phẩm văn học mang tính hư cấu rất nhiều, không thể xem là tư liệu lịch sử để nghiên cứu chính thức về lịch sử được, phải đọc thêm sách sử để hiểu được thực ra Tào Tháo là người như thế nào.

Tóm lại, nếu xét cho kỹ ra về mặt giá trị lịch sử (quên tác phẩm văn học kia đi), công trạng của Tào Tháo đối với nhân dân Trung Quốc cũng giống như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đối với nhân dân Việt Nam, thậm chí còn có chút ấn tượng hơn, vì ông pha chút sắc vị của Trần Thủ Độ của Việt Nam nữa.

Cuối cùng, phán xét lịch sử là việc làm rỗi hơi, đàng nào thì đó cũng là chuyện đã qua, trừ khi có cách quay ngược lại thời gian :)

Tôi nói từ nào đao to búa lớn bạn vui lòng nói rõ nhé, đừng có nói chung chung, ko chính xác để rồi sự việc chẳng tới đâu. Khi xưa tôi được học Kinh Tế Chính Trị ở giảng đường thì có 1 câu tôi tâm đắc của ĐCS là: đưa đời sống chính trị vào nhân dân. Chính trị, văn hóa là những kiến thức ta cần biết và học hỏi vậy tại sao lại lảng tránh? Nếu nói là nhạy cảm thì tôi chưa đụng chạm tới nó nhé.

Mà sao bác biết tôi chỉ đọc Tam Quốc của La Quán Trung vậy? Mà thôi cái này ko tranh cãi nhiều vì đọc của mấy ông khác tôi ko nhớ tên nên có đem ra cũng khó thuyết phục.

Về cảnh binh đao thì ai gây ra binh đao và ai góp phần làm cho thời kỳ binh đao kéo dài? Thôi thì bác cứ cho rằng thời đó nhiều nhóm quân đánh chém nhau nên TT muốn thống nhất, dẹp loạn...đi, nhưng bác có nhớ tới cái hình ảnh Lưu Bị rút quân + người dân đi theo bị Tào Tháo giết hại dã man ko? Lưu Bị tử tế trong vụ này hay ko khoan xét tới, ta xét Tào Tháo thôi.

Thời thế là do suy nghĩ, tri thức của con người tạo nên, 1 cá nhân có thể thay đổi được thiên hạ ko? Cho dù Tháo (Thực ra là Tư Mã Ý) có dẹp được hết, thống nhất thiên hạ nhưng thiên hạ có thực sự được thái bình? Hi sinh biết bao nhiêu người để rồi thời gian sau chiến tranh vẫn hoàn chiến tranh, máu người vẫn đổ. Bạo lực có thể dẹp tan bạo lực để mang lại thái bình cho hiện tại, nhưng cái máu bạo lực khi đã ngấm thì nó luôn chực trờ bùng phát. Napoleon, Thành Cát Tư Hãn v.v...hào hùng trong thời của họ vì thời đó mạng người như giẻ rách, chiến tranh ở Iran, Iraq bằng trận Xích Bích ko? Vậy mà ngôi làng nào trúng bom, lĩnh Mỹ nào tử trận đều rùm beng trên báo đài trong khi lại ca ngợi trận thư hùng Xích Bích. Đúng là người thời nay ko coi người thời trước bằng cái giẻ, vậy mà miệng ra rả kêu phải biết ơn ông bà tổ tiên, nực cười.

Lại thêm cái từ chính nghĩa nữa, hơ hơ. Chính nghĩa là gì thế bạn? Cái thứ chính nghĩa do kẻ thắng trận hay thua trận rêu rao? Khi xưa ĐCS Đông Âu nắm quyền thì chính nghĩa thuộc về ai? Bây giờ TBCN lên nắm quyền thì ĐCS bị lên án, chính nghĩa thuộc về ai? Sau này ĐCS hay 1 chủ nghĩa nào đó lên nắm quyền thì chính nghĩa thuộc về ai?

Lịch sử là để ta nhìn vào mà học hỏi, đánh giá thì mọi cá nhân có suy nghĩ khác nhau. Nó có ý nghĩa nào hay ko thì do mỗi người tự cảm nhận và biết, bạn biết gì mà kêu là rỗi hơi? Giờ có nhiều người kêu môi trường NET độc hại, toàn chat với *** nên phải hạn chế tối đa, bạn có đồng ý ko?

À cũng xin nói thêm: các tác phẩm như Tam Quốc Chí hay Đông Chu...chỉ là dã sử chứ ko phải lịch sử, lịch sử chỉ có 1 đó là sự thật, còn lịch sử trong sách là lịch sử của bên thắng trận.

vtnphong
15-05-2008, 15:42
Về cảnh binh đao thì ai gây ra binh đao và ai góp phần làm cho thời kỳ binh đao kéo dài? Thôi thì bác cứ cho rằng thời đó nhiều nhóm quân đánh chém nhau nên TT muốn thống nhất, dẹp loạn...đi, nhưng bác có nhớ tới cái hình ảnh Lưu Bị rút quân + người dân đi theo bị Tào Tháo giết hại dã man ko? Lưu Bị tử tế trong vụ này hay ko khoan xét tới, ta xét Tào Tháo thôi.

Thời thế là do suy nghĩ, tri thức của con người tạo nên, 1 cá nhân có thể thay đổi được thiên hạ ko? Cho dù Tháo (Thực ra là Tư Mã Ý) có dẹp được hết, thống nhất thiên hạ nhưng thiên hạ có thực sự được thái bình? Hi sinh biết bao nhiêu người để rồi thời gian sau chiến tranh vẫn hoàn chiến tranh, máu người vẫn đổ. Bạo lực có thể dẹp tan bạo lực để mang lại thái bình cho hiện tại, nhưng cái máu bạo lực khi đã ngấm thì nó luôn chực trờ bùng phát. Napoleon, Thành Cát Tư Hãn v.v...hào hùng trong thời của họ vì thời đó mạng người như giẻ rách, chiến tranh ở Iran, Iraq bằng trận Xích Bích ko? Vậy mà ngôi làng nào trúng bom, lĩnh Mỹ nào tử trận đều rùm beng trên báo đài trong khi lại ca ngợi trận thư hùng Xích Bích. Đúng là người thời nay ko coi người thời trước bằng cái giẻ, vậy mà miệng ra rả kêu phải biết ơn ông bà tổ tiên, nực cười.

Lại thêm cái từ chính nghĩa nữa, hơ hơ. Chính nghĩa là gì thế bạn? Cái thứ chính nghĩa do kẻ thắng trận hay thua trận rêu rao? Khi xưa ĐCS Đông Âu nắm quyền thì chính nghĩa thuộc về ai? Bây giờ TBCN lên nắm quyền thì ĐCS bị lên án, chính nghĩa thuộc về ai? Sau này ĐCS hay 1 chủ nghĩa nào đó lên nắm quyền thì chính nghĩa thuộc về ai?

Lịch sử là để ta nhìn vào mà học hỏi, đánh giá thì mọi cá nhân có suy nghĩ khác nhau. Nó có ý nghĩa nào hay ko thì do mỗi người tự cảm nhận và biết, bạn biết gì mà kêu là rỗi hơi? Giờ có nhiều người kêu môi trường NET độc hại, toàn chat với ************************************************** ************************************************** ************************************************** ************************************************** ************************************************** ************************************************** ************************************************** ********************************** nên phải hạn chế tối đa, bạn có đồng ý ko?

À cũng xin nói thêm: các tác phẩm như Tam Quốc Chí hay Đông Chu...chỉ là dã sử chứ ko phải lịch sử, lịch sử chỉ có 1 đó là sự thật, còn lịch sử trong sách là lịch sử của bên thắng trận.

:D đầu tiên, người diệt cả 3 nước thống nhất thiên hạ là Tư Mã Viêm chứ không phải là Tư Mã Ý. Tuy nhiên ông này chẳng qua chỉ là kế thừa sức mạnh quân sự của nước Ngụy thôi (sau khi tiếm ngôi) chứ không có đóng góp gì đáng kể, không thể đem so sánh với Tào Tháo là người tay trắng mà có thể đánh bại tất cả chư hầu dựng nên cơ nghiệp của nước lớn nhất trong tam quốc được.

Nếu mình nhớ không nhầm thì ngay trong đoạn giới thiệu nhập đề của Tam Quốc Diễn Nghĩa, La Quán Trung đã có câu nói là "hợp tan, tan hợp là lẽ thường của tự nhiên". Do đó, những suy nghĩ kiểu như truyền ngôi đến vạn đời, thiên hạ vĩnh viễn thái bình giống Tần Thủy Hoàng chỉ là điều hoang tưởng mà thôi. Ngay cả trong xã hội hiện đại, ta có thể thấy là mầm mống của chiến tranh có ở khắp mọi nơi. Ngay cả trong những nước hùng mạnh số 1 như Mỹ, Nga, Trung Quốc cũng xuất hiện các lực lượng ly khai. Chỉ là vấn đề sớm hay muộn trước khi xuất hiện cơ hội để các lực lượng này có thể làm nên chuyện.

Do đó, một khi chiến loạn nổ ra thì người có thể nhanh nhất kết thúc cuộc chiến sẽ là người có công lớn đối với nhân dân và trong tam quốc thì nước Ngụy đã làm được điều này.

Trong tác phẩm của La Quán Trung thì sự loạn đời Tam Quốc bắt đầu từ loạn 10 quan thường thị ở trong cung. Các đại thần nhà Hán bất tài mới cho gọi ngoại binh về dẹp loạn, tạo điều kiện cho Đổng Trác đem quân vào cung "bức thiên tử để uy hiếp chư hầu". Do đó, 18 cánh quân chư hầu mới nổi dậy diệt Đổng Trác và nạn cát cứ của các tập đoàn quân chư hầu mới bắt đầu xảy ra. Chúng ta nên nhớ là lúc này Lưu Bị còn không được xem là một xứ chư hầu nữa phải nương nhờ người khác còn Tôn Kiên thì sau khi tìm thấy ngọc tỷ truyền quốc đã trốn biệt về Giang Đông giữ cõi để ôm mộng bá vương. Chỉ có Tào Tháo đã lần lượt dẹp hết tất cả các xứ chư hầu kia, chấm dứt được nạn cát cứ.

Còn khi 3 nước đã hình thành rồi thì thử hỏi nước Nguỵ đã có lúc nào đem quân đánh 3 nước kia chưa? Ta không tính trận Xích Bích vì nước Thục chỉ ra đời khi Lưu Bị chiếm Ích Châu thôi. Lúc đó Tào Tháo tưởng rằng chỉ còn 2 cánh quân Nam Bắc đối đầu nên bắt buộc phải đem quân diệt Đông Ngô (không may là lại thua). Ta cũng không tính lúc Tào Tháo đánh Mã Đằng hay chiếm Hán Trung của Trương lỗ vì đó chỉ là diệt nốt mầm mống xót lại của các xứ chư hầu ở trên mà thôi. Ta chỉ thấy Lưu Bị đánh Tào Tháo để cướp Hán Trung. Ta chỉ thấy Tôn Quyền đem quân đánh Ngụy rồi bị Trương Liêu đánh tơi bời tại Hợp Phì nên không bao giờ dám dòm ngó miền Bắc. Ta cũng chỉ thất Ngô Thục đánh nhau tranh dành Kinh Châu khiến không biết bao nhiêu binh linh bỏ mạng (6 doanh trại của Lưu Bị bị Lục tốn đốt ra tro). Hay là chỉ thấy Khổng Minh 6 lần ra Kỳ Sơn rồi học trò của ông là Khương Duy lại 9 lần đánh Ngụy sau đó. Nếu nói người gây chiến sự nhiều nhất, tàn hại nhiều sinh linh nhất thì phải nói là nước Thục hay Ngô thì mới đúng. Còn nước Ngụy thì chỉ đóng cửa luyện binh, mặc dù về sau bị tiếm ngôi nhưng người kế thừa của sự nghiệp vĩ đại này - Tư Mã Viêm - chỉ cần 2 chiến dịch là đã diệt xong 2 nước kia, thống nhất thiên hạ một cách dễ dàng.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


À cũng xin nói thêm: các tác phẩm như Tam Quốc Chí hay Đông Chu...chỉ là dã sử chứ ko phải lịch sử, lịch sử chỉ có 1 đó là sự thật, còn lịch sử trong sách là lịch sử của bên thắng trận.

Ủa, hình như mình nhớ là dã sử là loại lịch sử "7 phần thực 3 phần hư" với các phần hư là các chi tiết mê tín dị đoan, thần thánh mà (như La Quán Trung nói về chính tác phẩm của mình, theo ông thì phần hư của bộ Tam Quốc Diễn Nghĩa là các chi tiết kiểu như chuyện Hoa Đà hay Võ Hầu hiển thánh chẳng hạn). Đúng là chỉ có 1 sự thật nhưng mà tất cả các bộ sách sử (đặc biệt được viết bởi các sử quan) dù khác nhau nhưng có bộ nào không cho mình là chính sử đâu?

Dennis Bergkamp
15-05-2008, 16:22
À đúng ra mình nói dòng họ Tư Mã thì đúng hơn, sozi vì nói ko chính xác. Mà cũng khó có thể coi Tư Mã ko từ tay trắng, khi bị Tháo đuổi và kêu lại ko tay trắng là gì, rồi tranh giành quyền bính, cài cắm phe mình dần dần chứ đâu có dễ dàng mà họ Tào dâng ngôi.

Về hợp tan hợp hợp tan là do con người vẫn còn quá nhiều mâu thuẫn cộng với sai lầm. Cái này thật khó nói vì chỉ có thể giải quyết 1 phần nhờ tôn giáo, nhờ sự công bằng tương đối. Khi mọi người có lương tâm, trách nhiệm, trí thức càng cao thì mâu thuẫn càng dễ giải quyết và hậu quả càng nhỏ.

VD: nếu 2 người ôn hòa, trí thức mâu thuẫn với nhau thì cả 2 đối thoại trực tiếp, thẳng thắn. Sau đó cân nhắc, nhượng bộ để cả 2 đi đến điểm chung tạm thời. Sau này khi thời thế thay đổi thì lại cùng nhau giải quyết, điều chỉnh mới. Còn 2 thằng tham lam, cố chấp thì nó èo cần biết đối phương nghĩ gì, chỉ nhăm nhăm đạt mục tiêu của mình bằng mọi cách, hậu quả rất dễ nhận biết.

Trở lại Tam Quốc mình hỏi 1 câu, sau khi TMV thống nhất thiên hạ rồi thì có giải quyết được các chiến tranh về sau này ko? Hợp và tan đâu khác gì xuất hiện mâu thuẫn rồi giải quyết mâu thuẫn. Quan trọng là cách giải quyết mâu thuẫn ra sao, bằng cách nào, phương tiện gì?

Bằng bạo lực sẽ tạo ra mầm mống bạo lực, nuôi dưỡng bạo lực. Ai sẽ lãnh những hậu quả của nó ngoài người dân thấp cổ bé họng?

vtnphong
15-05-2008, 16:38
À đúng ra mình nói dòng họ Tư Mã thì đúng hơn, sozi vì nói ko chính xác. Mà cũng khó có thể coi Tư Mã ko từ tay trắng, khi bị Tháo đuổi và kêu lại ko tay trắng là gì, rồi tranh giành quyền bính, cài cắm phe mình dần dần chứ đâu có dễ dàng mà họ Tào dâng ngôi.

Về hợp tan hợp hợp tan là do con người vẫn còn quá nhiều mâu thuẫn cộng với sai lầm. Cái này thật khó nói vì chỉ có thể giải quyết 1 phần nhờ tôn giáo, nhờ sự công bằng tương đối. Khi mọi người có lương tâm, trách nhiệm, trí thức càng cao thì mâu thuẫn càng dễ giải quyết và hậu quả càng nhỏ.

VD: nếu 2 người ôn hòa, trí thức mâu thuẫn với nhau thì cả 2 đối thoại trực tiếp, thẳng thắn. Sau đó cân nhắc, nhượng bộ để cả 2 đi đến điểm chung tạm thời. Sau này khi thời thế thay đổi thì lại cùng nhau giải quyết, điều chỉnh mới. Còn 2 thằng tham lam, cố chấp thì nó èo cần biết đối phương nghĩ gì, chỉ nhăm nhăm đạt mục tiêu của mình bằng mọi cách, hậu quả rất dễ nhận biết.

Trở lại Tam Quốc mình hỏi 1 câu, sau khi TMV thống nhất thiên hạ rồi thì có giải quyết được các chiến tranh về sau này ko? Hợp và tan đâu khác gì xuất hiện mâu thuẫn rồi giải quyết mâu thuẫn. Quan trọng là cách giải quyết mâu thuẫn ra sao, bằng cách nào, phương tiện gì?

Bằng bạo lực sẽ tạo ra mầm mống bạo lực, nuôi dưỡng bạo lực. Ai sẽ lãnh những hậu quả của nó ngoài người dân thấp cổ bé họng?

Đúng là sau khi thống nhất được thiên hạ thì nước Tấn của TMV cũng không ngồi được lâu, hình như có 30-40 năm là tanh bành hết rồi. Nhưng mà ngoài cách giải quyết bằng vũ lực như hồi đó thì làm sao còn có cách nào khác được? Chủ nghĩa phong kiến trung quốc bị thống trị bởi tư tưởng của Khổng Tử nên đâu có chấp nhận chuyện 1 nước 2 chủ. Đâu có chuyện Lưu Bị hay Tôn Quyền dâng nước của mình cho Tào Tháo để làm một chức vương, hầu gì đó được :). Còn chuyện mầm mống bạo lực thì đến bây giờ cũng đâu có cách nào giải quyết triệt để được. Dân chúng cùng đinh bị thiệt hại vì chiến tranh là hiển nhiên rồi, nhưng cuối đời nhà Hán trước khi nổi ra cát cứ thì chính quyền mục nát, quan lại bất tài cũng làm cuộc sống nhân dân đói khổ, chết cũng không ít chứ đâu phải được yên ổn gì.

Có thể nói trí tuệ của nhân loại ở thời kỳ phong kiến chưa đủ cao để có thể giải quyết êm đẹp được mâu thuẫn. Do đó cũng không nên trách Tào Tháo vì ông này đã làm hết những gì có thể rồi.

Còn chuyện Tư Mã Ý mưu phản thì lúc đó Tào Tháo chết lâu rồi (con ông ta là Tào Phi cũng chết mà). Tư Mã Ý cùng với Tào Sảng là 2 người thuộc loại cố mệnh đại thần được đề cử để giúp cho vua còn nhỏ tuổi. Nhưng Tào Sảng bất tài mới bị Tư Mã Ý giết để cướp binh quyền. Sau đó, Tư Mã Ý truyền quyền bính lại cho Tư Mã Sư (con trai trưởng) rồi bác này truyền cho em mình là Tư Mã Viên. Đến đời con của Tư Mã Viên là Tư Mã Viêm mới chính thức lật đổ nhà Ngụy. Nói chung là chỉ có Tư Mã Ý là hơi vất vả một chút chứ con cháu ông ta thì quyền binh trong tay cả rồi, chỉ còn chờ cơ hội thuận lợi là ra tay thôi. Nghĩ mà buồn cho ông vua cuối đời Ngụy (ko nhớ tên nữa), chỉ có 300 quân trong tay mà vẫn cố đích thân dẫn binh ra đối đầu với hàng chục vạn quân của Tư Mã Viêm cuối cùng chết thảm :(

dly
15-05-2008, 20:16
Xin lưu ý: Thảo luận trong tinh thần học hỏi, xây dựng. Xin tránh lăng mạ nhau

edavn
15-05-2008, 20:33
Xin lưu ý: Thảo luận trong tinh thần học hỏi, xây dựng. Xin tránh lăng mạ nhau

Đúng thế, trong thảo luận chúng ta đừng quá đa nghi như tào tháo, cũng đừng láo tính như trương phi và đừng ì ra như lưu bị:D

huongct
15-05-2008, 22:37
Với tôi anh hùng hay gian hùng cũng không quan trọng bằng việc người đó có đem lại hạnh phúc cho cộng đồng hay không. Ví dụ như Tưởng Giới Thạch chẳng hạn, ông ta là người có công làm cho hơn 20tr dân Đài Loan có đời sống sung túc, hay Lý Quang Diệu cũng vậy, những người này họ không cần người ta đem lên bàn thờ, hay xây lăng tẩm gì cả. Công hay tội có thể tính toán được sao ?

AnhTuanKB
15-05-2008, 23:11
Với tôi anh hùng hay gian hùng cũng không quan trọng bằng việc người đó có đem lại hạnh phúc cho cộng đồng hay không. Ví dụ như Tưởng Giới Thạch chẳng hạn, ông ta là người có công làm cho hơn 20tr dân Đài Loan có đời sống sung túc, hay Lý Quang Diệu cũng vậy, những người này họ không cần người ta đem lên bàn thờ, hay xây lăng tẩm gì cả. Công hay tội có thể tính toán được sao ?
Bó tay, TGT mà cũng có người ca ngợi!

Dennis Bergkamp
15-05-2008, 23:14
mới vào topic là bạn đã to mồm cãi vã và chửi toáng lên là người này ..éo biết cái này , người kia ...éo biết cái kia. Dù bạn thông tường mọi sự cũn gkhoong nên thế. Và qua cách nói chuyện của bạn., Bạn chỉ là thàng ngốc trong mắt tôi không hơn không kém

Tôi ngốc thì ai mà chẳng biết, tôi cũng biết vậy. Cái cơ bản là khi tôi nói ai èo biết thì tôi có đưa ra lời giải thích chứ ko nói trống ko rồi bỏ đi. Các bạn ở đây chắc chưa quen môi trường tranh luận đến mứt gay gắt, người ta chấp nhận để bị chửi miễn sao người chửi họ chỉ ra cho họ thấy được cái ngu của bản thân. Quả thật bị chửi mà được như thế cũng còn hạnh phúc chán, chỉ sợ ai ai cũng khen ngợi mình, thấy yếu điểm của mình mà ko thèm nhắc thôi. Còn nhắc nhở, góp ý trên tinh thần hòa nhã trên lý thuyết thì nói thật tôi làm cũng được, nhưng đôi khi vẫn bị cái tính nóng nảy nó lấn át. Còn đa số trường hợp khác là do thủ thuật tôi chọc tức người đối thoại, kích họ lên để họ chơi 1 bài thật chất lượng (Ta đây tay trên nên ko thèm hạ cấp với tôi), thế thì càng được hiểu nhiều hơn hehe. Dĩ nhiên phản ứng phụ cũng nhiều như bản chửi tôi chẳng hạn, tuy nhiên có cái khổ hòa nhã quá nó buồn ngủ, tôi nhận thấy thường phải kích động họ mới chịu bỏ sức ra hehe.

Hic, những mem như tôi mods hơi bị mệt vì đi theo xóa bài + thưởng điểm :D. Sozi vì kẻ thích cảm giác mạnh. À nhắn với 95, tôi còn trẻ lắm ko thể thông tỏ nhiều thứ đâu, chưa có vợ nữa là hehe.

swan
16-05-2008, 00:11
Tôi ngốc thì ai mà chẳng biết, tôi cũng biết vậy. Cái cơ bản là khi tôi nói ai èo biết thì tôi có đưa ra lời giải thích chứ ko nói trống ko rồi bỏ đi. Các bạn ở đây chắc chưa quen môi trường tranh luận đến mứt gay gắt, người ta chấp nhận để bị chửi miễn sao người chửi họ chỉ ra cho họ thấy được cái ngu của bản thân. Quả thật bị chửi mà được như thế cũng còn hạnh phúc chán, chỉ sợ ai ai cũng khen ngợi mình, thấy yếu điểm của mình mà ko thèm nhắc thôi. Còn nhắc nhở, góp ý trên tinh thần hòa nhã trên lý thuyết thì nói thật tôi làm cũng được, nhưng đôi khi vẫn bị cái tính nóng nảy nó lấn át. Còn đa số trường hợp khác là do thủ thuật tôi chọc tức người đối thoại, kích họ lên để họ chơi 1 bài thật chất lượng (Ta đây tay trên nên ko thèm hạ cấp với tôi), thế thì càng được hiểu nhiều hơn hehe. Dĩ nhiên phản ứng phụ cũng nhiều như bản chửi tôi chẳng hạn, tuy nhiên có cái khổ hòa nhã quá nó buồn ngủ, tôi nhận thấy thường phải kích động họ mới chịu bỏ sức ra hehe.
Điều cơ bản là bạn không hiểu được người tranh luận với bạn nói gì, và không xác định được đối tượng tranh luận. Khi tôi nói "riêng bản thân tôi thích", điều đó nghĩa là tôi nói ra ý thích cá nhân, người khác thích hay không thích tôi không quan tâm. Mỗi người có quyền có ý thích cá nhân, áp đặt ý thích là điều ngu ngốc!
Còn "thủ thuật kích" mà bạn áp dụng, có thể nó có tác dụng trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó, khi bạn biết đối phương là ai. Còn khi áp dụng trên diễn đàn, cách làm này khá mạo hiểm, khả năng bị chửi là rất cao, lý do tại sao chắc tôi không phải giải thích cho bạn hiểu.
Muốn tranh luận giỏi, tiếp thu được nhiều kiến thức, trước hết nên học cách tranh luận, nếu không sẽ rất dễ phải nhận những "phản ứng phụ" không mong muốn.

Dennis Bergkamp
16-05-2008, 00:38
Tôi biết 1 tí về swan mà, chắc swan ngạc nhiên :P. Nếu swan nói vậy thì thôi tôi (thật ra xưng em phải đạo hơn) ko áp dụng nữa, trở về bình thường :P.

swan
16-05-2008, 01:52
Tôi biết 1 tí về swan mà, chắc swan ngạc nhiên :P. Nếu swan nói vậy thì thôi tôi (thật ra xưng em phải đạo hơn) ko áp dụng nữa, trở về bình thường :P.
Vậy thì có lẽ bạn biết mà không hiểu tôi lắm. Tôi ưa thích sự tranh luận lịch sự hơn.

vtnphong
16-05-2008, 07:53
Bó tay, TGT mà cũng có người ca ngợi!

Tại sao lại không? Ông này cũng có công trong việc đánh Nhật mà. Dù về sau bị Mao Trạch Đông luộc :)

vtnphong
16-05-2008, 11:40
swan là nữ.

:O, wow, thông tin mới nha. Giờ mình mới biết đó :)

bluesky1612
16-05-2008, 12:14
Bác vtnphong này, người ta đã gọi là "vãi" mà bác còn ko biết à?

hatvip
16-05-2008, 13:41
tks bồ đã cung cấp thông tin.