PDA

View Full Version : Nếu bạn là giáo viên dạy Tin!



kitty_Vk
12-05-2008, 15:19
Nếu bạn là giáo viên dạy tin học 11 thì bạn có những suy nghĩ gì về chương trình sách, trang thiết bị?
Bạn nghĩ chương trình sách học như vậy liệu có quá tải? Liệu cần giảm gì kô?
Xin bạn cho biết ý kiến ah! Xin chân thành cảm ơn

tuy phong
12-05-2008, 15:51
Tui sắp là giáo viên dạy Tin và tui đã đi thực tập rùi. Suy nghĩ của tui là ko nên dạy Lập trình, Cơ sở dữ liệu ở phổ thông vì ko phải 100% học sinh ra trường đều theo ngành này. Học ở phổ thông là cần học kiến thức phổ quát chung cho toàn xã hội chứ ko phải kiến thức riêng biệt. Nếu dùng lập trình để nâng cao khả năng suy nghĩ phân tích thì xin thưa lập trình còn thua xa Toán học, để Toán học thực hiện công việc đó là ok rồi. Cần thiết phải dạy cho học sinh cách vọc phá máy tính, biết sử dụng công nghệ một cách hiệu quả và rõ ràng nhất, biết kiểm tra máy tính và xử lý khắc phục sự cố máy tính (bị virus, lỗi phần mềm ko tương thích...). Học cho lắm thứ mà đến việc cài hệ điều hành cũng ko biết, ghost máy tính, diệt virus cũng ko biết thì vứt đi cho xong.

tranvanho
12-05-2008, 19:42
Tui sắp là giáo viên dạy Tin và tui đã đi thực tập rùi. Suy nghĩ của tui là ko nên dạy Lập trình, Cơ sở dữ liệu ở phổ thông vì ko phải 100% học sinh ra trường đều theo ngành này. Học ở phổ thông là cần học kiến thức phổ quát chung cho toàn xã hội chứ ko phải kiến thức riêng biệt. Nếu dùng lập trình để nâng cao khả năng suy nghĩ phân tích thì xin thưa lập trình còn thua xa Toán học, để Toán học thực hiện công việc đó là ok rồi. Cần thiết phải dạy cho học sinh cách vọc phá máy tính, biết sử dụng công nghệ một cách hiệu quả và rõ ràng nhất, biết kiểm tra máy tính và xử lý khắc phục sự cố máy tính (bị virus, lỗi phần mềm ko tương thích...). Học cho lắm thứ mà đến việc cài hệ điều hành cũng ko biết, ghost máy tính, diệt virus cũng ko biết thì vứt đi cho xong.

lâu lắm mới thấy bác viết 1 bài hay thế này

khoabeo108
12-05-2008, 20:34
Căn bản về máy tính & Hệ điều hành, Word, Excel, PowerPoint, Internet & Kỹ năng tìm kiếm sử dụng tài nguyên Internet <<< Phổ thông có lẽ chỉ nên thế này!

nslangtu2006
17-05-2008, 14:54
Uh tui cũng có xem qua chương trình sách giáo khoa! tui thấy cũng giống bác Tuy Phong vay! dạy như vậy khác nào làm khó học sinh! kể cả cấp 2 nữa cho lớp 7 học Excel là cũng ko nên. Bác nào có ý kiến xin đóng góp!

hi0hiq
17-05-2008, 15:30
Học sinh phổ thông nên được học một ngôn ngữ lập trình nào đó, tốt nhất là pascal. Thông qua việc học lập trình sẽ góp phần nâng cao tư duy của học sinh. Tin khác toán ở chỗ là phải tốt ở mặt suy nghĩ logic và tốc độ tư duy, xử lý tình huống. Ở nhiều nước thì người ta dạy Pascal từ năm lớp 6. Rõ ràng ở mức độ cơ bản thì môn đó không khó, bất kỳ ai cũng có thể học được. Nếu có điều kiện thì môn này nên được xem như một môn học trong nhà trường. Thông qua đó có thể phát hiện sớm những tài năng công nghệ thông tin. Hy vọng vài năm nữa đội Việt Nam xếp ở top 10 ACM thế giới.

jiSh@n
17-05-2008, 15:45
Học sinh phổ thông nên được học một ngôn ngữ lập trình nào đó, tốt nhất là pascal. Thông qua việc học lập trình sẽ góp phần nâng cao tư duy của học sinh. Tin khác toán ở chỗ là phải tốt ở mặt suy nghĩ logic và tốc độ tư duy, xử lý tình huống. Ở nhiều nước thì người ta dạy Pascal từ năm lớp 6. Rõ ràng ở mức độ cơ bản thì môn đó không khó, bất kỳ ai cũng có thể học được. Nếu có điều kiện thì môn này nên được xem như một môn học trong nhà trường. Thông qua đó có thể phát hiện sớm những tài năng công nghệ thông tin. Hy vọng vài năm nữa đội Việt Nam xếp ở top 10 ACM thế giới.

Xin người, chưa ai nói là học lập trình nâng cao tư duy cả. Môn lập trình có xuất phát điểm là toán rời rạc ứng dụng. Để học được môn này cần có tư duy logic phù hợp, thường được gọi là tư duy lập trình. Tư duy logic ko phù hợp thì học lâu đến mấy cũng chả khá được chứ đừng nói là nâng cao.

P/S: cho xin tên mấy cái nước dạy học sinh lớp 6 môn Pascal đi (nhớ trừ Vn ra nhé).

chang_ngao_op
17-05-2008, 15:55
Học sinh phổ thông nên được học một ngôn ngữ lập trình nào đó, tốt nhất là pascal. Thông qua việc học lập trình sẽ góp phần nâng cao tư duy của học sinh. Tin khác toán ở chỗ là phải tốt ở mặt suy nghĩ logic và tốc độ tư duy, xử lý tình huống. Ở nhiều nước thì người ta dạy Pascal từ năm lớp 6. Rõ ràng ở mức độ cơ bản thì môn đó không khó, bất kỳ ai cũng có thể học được. Nếu có điều kiện thì môn này nên được xem như một môn học trong nhà trường. Thông qua đó có thể phát hiện sớm những tài năng công nghệ thông tin. Hy vọng vài năm nữa đội Việt Nam xếp ở top 10 ACM thế giới.

Mình cũng đã dạy Tin hoc lớp 11 rồi. Mình đồng ý với ý kiến của bạn.

Denilson
17-05-2008, 17:31
Mình cũng đồng ý với việc chọn ngôn ngữ pascal làm ngôn ngữ giảng dạy trong cấp 3. Mình cũng từ học pascal trong những năm cấp 3, nó giúp mình có những suy mình logic như bạn hi0hiq nói vậy. Đặc biệt pascal lại là ngôn ngữ rất gần với ngôn ngữ con người nữa nên việc tiếp thu pascal là khá dễ dàng

ogdy
18-05-2008, 00:18
Dĩ nhiên rồi, chứ chẳng lẽ dạy C cho bọn nhóc cấp 3 sao. Pascal gần gũi, dễ hiểu nhưng cũng khá chặt chẽ, logic, còn C thì mạnh hơn nhưng mà thuộc dạng NNLT khá thoải mái, ko chặt chẽ như Pascal ==> ko rèn luyện tính tổ chức, ngăn nắp cho mấy em được.

tuy phong
18-05-2008, 07:07
Thế giữa lập trình hướng thủ tục và lập trình hướng đối tượng thì hướng nào giống với suy nghĩ logic của con người hơn? Tại sao 1 ngôn ngữ đã chết từ nhiều năm trước mà được các nhà khảo cổ Việt Nam quý giá xây lăng tẩm nâng niu giữ gìn đến ngày nay vậy? Ai nói ở nhiều nước khác có học Pascal ở phổ thông thì xin cho thêm cái thông tin rõ ràng nước nào trường nào tài liệu nào chứng minh điều đó, nói khơi khơi ai chả nói được.

jiSh@n
18-05-2008, 10:48
Dĩ nhiên rồi, chứ chẳng lẽ dạy C cho bọn nhóc cấp 3 sao. Pascal gần gũi, dễ hiểu nhưng cũng khá chặt chẽ, logic, còn C thì mạnh hơn nhưng mà thuộc dạng NNLT khá thoải mái, ko chặt chẽ như Pascal ==> ko rèn luyện tính tổ chức, ngăn nắp cho mấy em được.
Xin lỗi chứ lý luận càng lúc càng cùn :buck:

Bản thân tôi được học pascal từ năm lớp 7, cấp 2 và cấp 3 đều nằm trong đội tuyển Tin đi thi các giải từ lớn đến bé, tổng thời gian học lập và làm việc với Pascal/Delphi cũng được gần 10 năm. Mặc dù bây giờ ko còn dùng Delphi nhưng vẫn đang làm công việc liên quan đến lập trình. Sau hơn 12 năm từ học và làm việc liên quan đến LT mà tôi vẫn ko rút ra được cái điểm nào cho thấy học LT ở phổ thông sẽ giúp cho học sinh "nâng cao & rèn luyện tư duy" hay "rèn luyện tính ổ chức ngăn nắp" blah blah blah Ai có tài liệu nào chứng minh việc này thì share ra dùm cái, đừng có nói suông thế ;)

P/S: Bạn nào sắp hoặc đang làm GV dạy Tin thì cũng đừng có nói tôi không đi dạy học thì làm sao biết cần hay ko nhé, chả cần phải đi dạy học mới biết đâu. Đã từng học (học rất nhiều nữa là khác) và xem phản ứng của người học hiện nay là đủ biết rồi.

tuy phong
18-05-2008, 15:29
Chính xác, hoàn toàn đồng ý với ý kiến trên.

sideduck
18-05-2008, 15:33
càng nói đến pascal càng thấy nản nền giáo dục nước nhà :no:
Em không nói việc học pascal là vô bổ, nhưng tại sao lại phải học 1 ngôn ngữ từ thập niên 80 và bây giờ hoàn toàn không ứng dụng dc gì? Sao không chọn cái nào khả dụng hơn 1 chút?

tranvanho
18-05-2008, 16:15
thôi tóm lại là chỉ cần cốt lại 1 câu "không nên dạy lập trình trong chương trình học phổ thông" :puck:

superthin
18-05-2008, 18:17
Thế giữa lập trình hướng thủ tục và lập trình hướng đối tượng thì hướng nào giống với suy nghĩ logic của con người hơn? Tại sao 1 ngôn ngữ đã chết từ nhiều năm trước mà được các nhà khảo cổ Việt Nam quý giá xây lăng tẩm nâng niu giữ gìn đến ngày nay vậy? Ai nói ở nhiều nước khác có học Pascal ở phổ thông thì xin cho thêm cái thông tin rõ ràng nước nào trường nào tài liệu nào chứng minh điều đó, nói khơi khơi ai chả nói được.

Ai bảo bác là Pascal không lập trình hướng đối tượng được? Và Pascal không phải là ngôn ngữ chết à nghen.

Bác chưa từng thấy được vẻ đẹp của Pascal khi chưa thấy người ta dùng Pascal mà có thể lập trình nên một hệ điều hành mini có phải không nhỉ? Điều đó cứ ngỡ như không thể thực hiện được, nhưng với những tay Pascal Guru họ làm bác phải lé mắt bái phục.

Dạy Pascal ở nhà trường tuy ở hiện tại không ra được ứng dụng thực tế được (vì đa số các máy tính đã dùng hệ điều hành Windows mà Pascal IDE chúng ta thường đề cập / dạy ở trường học là phiên bản Borland Pascal / Turbo Pascal chạy trên DOS) nhưng nó có vài cái hay mà chúng ta không thể bác bỏ:

- Chạy được với những máy tính cũ sì -> những học sinh vùng sâu vùng xa có thể kiếm cái máy tính chỉ chừng 1/2 chỉ vàng là có thể học được rồi.

- Giúp học sinh tư duy lập trình rất tốt, đặc biệt là rèn luyện những kỹ năng thuật toán / học những ví dụ mẫu đẹp nổi tiếng từ các sách gối đầu giường về lập trình.

- Tồn tại những phiên bản trình biên dịch + IDE của Pascal miễn phí không động chạm đến bản quyền nền có thể cài đặt thoải mái ở các trường học mà không lo ngại vi phạm pháp luật. Cài đặt Pascal cũng hết sức dễ dàng -> nhanh chóng bắt tay vào việc học lập trình hơn là loay hoay với những thứ râu ria khác.

- Một khi vững Pascal rồi thì có thể chuyển sang sử dụng Delphi để lập trình được phần mềm cụ thể trên hệ điều hành Windows.

- Bắt đầu với Pascal nghĩa là học bò trước khi học chạy.

Đa số các lập trình viên hàng đầu thế giới hiện nay đều đã kinh qua Pascal và họ đều nhận định rằng Pascal là một ngôn ngữ đẹp, xứng đáng để mang ra dạy cho học sinh làm quen với lập trình. Trong các lời khuyên về bắt đầu lập trình, phần lớn những ông này đề xuất đầu tiên khởi đầu học lập trình nên học về những cái như Scheme, sơ đồ khối, rồi kế tiếp là Pascal, Python để không bị bỏ cuộc giữa chừng khi đụng đến những vấn đề quá khó của các ngôn ngữ khác làm "nhụt chí anh hùng" ngay từ đầu.

jiSh@n
18-05-2008, 19:50
- Giúp học sinh tư duy lập trình rất tốt, đặc biệt là rèn luyện những kỹ năng thuật toán / học những ví dụ mẫu đẹp nổi tiếng từ các sách gối đầu giường về lập trình.
Tất cả học sinh phổ thông đều được đạo tạo theo định hướng sẽ trở thành LTV? Nếu ko trở thành LTV thì rèn luyện tư duy lập trình để làm gì? Và học sinh nếu ko có tư duy lập trình thì lấy gì để rèn luyện?

superthin
18-05-2008, 19:56
Tất cả học sinh phổ thông đều được đạo tạo theo định hướng sẽ trở thành LTV? Nếu ko trở thành LTV thì rèn luyện tư duy lập trình để làm gì? Và học sinh nếu ko có tư duy lập trình thì lấy gì để rèn luyện?

Ở đây mình không có ý định đề cập đến khía cạnh người ta sẽ triển khai rộng rãi việc dạy Pascal cho tất cả học sinh ở trường phổ thông hay không? Đó nằm ngoài tầm hiểu biết của mình. Mình chỉ muốn nói rằng nếu dạy cho học sinh học lập trình thì Pascal là một trong những ngôn ngữ đẹp và nên chọn nó.

jiSh@n
18-05-2008, 20:09
Ở đây mình không có ý định đề cập đến khía cạnh người ta sẽ triển khai rộng rãi việc dạy Pascal cho tất cả học sinh ở trường phổ thông hay không? Đó nằm ngoài tầm hiểu biết của mình. Mình chỉ muốn nói rằng nếu dạy cho học sinh học lập trình thì Pascal là một trong những ngôn ngữ đẹp và nên chọn nó.

Đối với hs chuyên Tin, nếu học Lập trình thì nên học C/C++ hơn là Pascal. Mọi thuật toán đều có thể được implement bằng các ngôn ngữ khác nhau, và rèn luyện tư duy thuật toán thì p-code tốt hơn nhiều so với Pascal. Nếu lý luận học Pascal rồi sau này có thể dùng Delphi viết ứng dụng cho Windows thì nên nhớ cho giá của CodeGear mắc ko thua gì Visual Studio, trong khi đó nếu học C/C++ (cũng chả khó khăn gì mấy) thì hoàn toàn có thể viết được các ứng dụng cross-platform với compiler nguồn mở ;)

Học C/C++ trước, sau này chưa chắc đã phải cần học đến Pascal. Trong khi nếu học Pascal trước thì sau này chạy trời cũng ko thoát được việc học C/C++. Hầu hết các ngôn ngữ hiện tại đều có cú pháp dựa trên C/C++, vậy tại sao ko để học sinh học ngôn ngữ này để đỡ tốn thời gian cho việc học về sau?

khoabeo108
18-05-2008, 20:19
Tranh luận tí:


Bác chưa từng thấy được vẻ đẹp của Pascal khi chưa thấy người ta dùng Pascal mà có thể lập trình nên một hệ điều hành mini có phải không nhỉ? Điều đó cứ ngỡ như không thể thực hiện được, nhưng với những tay Pascal Guru họ làm bác phải lé mắt bái phục.
Thực ra thì ngôn ngữ lập trình nào cũng lập trình ra được hệ điều hành cả :D, nguyên thủy như Assembly mà còn làm đựoc nói chi đến Pascal. Nhưng vấn đề là: "Lé mắt" để làm gì khi những hệ đièu hành đó là gì, như thế nào mà cả tôi & bạn đều ko hề biết tới? :)

- Chạy được với những máy tính cũ sì -> những học sinh vùng sâu vùng xa có thể kiếm cái máy tính chỉ chừng 1/2 chỉ vàng là có thể học được rồi.
Học sinh vùgn sâu vùng xa, mình chỉ mong là các giáo viên ở đó dạy được các em trình bày được một văn bản hoàn thiện, thao tác bàn phím thành thạo 1 chút, biết sơ sơ 1 vài hàm Excel cơ bản ... cao xa hơn, có thêm internet, thì mong các e biết được cách tìm kiếm được thứ mình cần. Thế thôi, là nhiều người, nhiều ngành, nhiều bậc mừng rơi nước mắt rồi. Chẳng dám mong các em thành thạo ngôn ngữ lập trình đâu



- Giúp học sinh tư duy lập trình rất tốt, đặc biệt là rèn luyện những kỹ năng thuật toán / học những ví dụ mẫu đẹp nổi tiếng từ các sách gối đầu giường về lập trình.
Như bác Jish@n đã nói, liệu được bao nhiêu học sinh phổ thông sau này sẽ trở thành lập trình viên, vậy tại sao lại bắt các em phải có "Tư duy lập trình tốt", trong khi mỗi lần truy cập Internet, các em chỉ biết chat, game online, truy cập vài trang web tuổi teen để viết vài bài vô nghĩa, thậm chí còn ko gõ nổi tiếng Việt có dấu.


- Tồn tại những phiên bản trình biên dịch + IDE của Pascal miễn phí không động chạm đến bản quyền nền có thể cài đặt thoải mái ở các trường học mà không lo ngại vi phạm pháp luật. Cài đặt Pascal cũng hết sức dễ dàng -> nhanh chóng bắt tay vào việc học lập trình hơn là loay hoay với những thứ râu ria khác.
Nếu nói đến vấn đề bản quyền, thì dài tập lắm. Nhưng xét riêng trong trường hợp này: Bạn chỉ xét tới "trình biên dịch + IDE của Pascal miễn phí", nhưng bạn có nghĩ thêm 1 chút, Liệu nó có được cài đặt trên 1 hệ điều hành mua bản quyền không???



- Một khi vững Pascal rồi thì có thể chuyển sang sử dụng Delphi để lập trình được phần mềm cụ thể trên hệ điều hành Windows.
- Bắt đầu với Pascal nghĩa là học bò trước khi học chạy.
Giống như ở trên đã nói: Bao nhiêu em học sinh tốt nghiệp phổ thông sau này sẽ trở thành lập trình viên?


Nói ngắn gọn lại, thì quan điểm của mình vẫn là: [B]Không nên dạy lập trình ở bậc phổ thông[B].
Còn em nào mơ ước & định hướng sau này sẽ làm lập trình viên, thì thiếu j trung tâm bên ngoài mở ra. Học những cái mình thích, có lẽ sẽ hiệu quả & thiết thực hơn

hi0hiq
18-05-2008, 20:50
Ai nói ở nhiều nước khác có học Pascal ở phổ thông thì xin cho thêm cái thông tin rõ ràng nước nào trường nào tài liệu nào chứng minh điều đó, nói khơi khơi ai chả nói được.
Tôi đang học công nghệ thông tin tại trường đại học tổng hợp Belarus. Tại đây thỉnh thoảng thấy trong phòng máy của trường có các em nhỏ đang được các thầy cô dạy nâng cao thêm môn lập trình, implement bằng Pascal. Các em đó là học sinh trung học cơ sở, chắc nằm trong đợt bồi dưỡng nào đó nên được các thầy cô của trường đại học dạy dỗ thêm. Như vậy thì rõ ràng không phải chỉ có VN mới dạy Pascal.
Còn lập trình ứng dụng Desktop thì sau C có lẽ là người ta sẽ chọn đến Delphi. Delphi thậm chí lúc đầu không được coi là một ngôn ngữ lập trình, mà giống như là một cái trình dịch cho Object Pascal thôi, vì nó là mở rộng của pascal, cú pháp của nó hầu như giống với Pascal. Chỉ có nhiều thư viện hơn thôi. Vậy thì tại sao lại nói là Pascal không có tác dụng gì. Ở trường đại học của tôi họ dạy Delphi mà không dạy Pascal, vì tất cả sinh viên vô trường đại học đều đã được học pascal ở phổ thông rồi. Chỉ có vài buổi ôn Pascal lại thôi.Xin nói thêm hiện nay có không ít sản phẩm phần mềm được viết bằng Delphi.
Nếu một người đã thực sự nắm Pascal thì học một ngôn ngữ khác không hề khó.
Nhưng vì nó là ngôn ngữ trong sáng nhất, dễ nắm bắt nhất nên người ta ưa chuộng. Làm sao chúng ta có thể phát hiện sớm những tài năng tin học nếu như chờ lên đại học mới được học ? Tài năng phải được phát triển từ nhỏ thì mới chín. Ở đây không phải là học để thành chuyên gia, mà là học những điều cơ bản, bất cứ ai cũng học được. Những em nào có khả năng sẽ dựa vào đó mà tự phát triển thêm.

chang_ngao_op
18-05-2008, 22:11
Bạn hiohiq nói chính xác

jiSh@n
18-05-2008, 22:40
Tôi đang học công nghệ thông tin tại trường đại học tổng hợp Belarus. Tại đây thỉnh thoảng thấy trong phòng máy của trường có các em nhỏ đang được các thầy cô dạy nâng cao thêm môn lập trình, implement bằng Pascal. Các em đó là học sinh trung học cơ sở, chắc nằm trong đợt bồi dưỡng nào đó nên được các thầy cô của trường đại học dạy dỗ thêm. Như vậy thì rõ ràng không phải chỉ có VN mới dạy Pascal.
Các em ở đây là mấy người? 1 nhóm hay tất cả các học sinh THCS? Nếu chỉ có 1 nhóm thì chưa đủ để kết luận Belarus dạy pascal từ THCS. 1 nhóm đấy chẳng qua là 1 nhóm được chọn lọc bồi dưỡng để phục vụ cho cuộc thi nào đó. Cái này cũng tương tự như VN, cấp 2 ko học Pascal nhưng vẫn có cuộc thi "Tin học trẻ không chuyên" dành cho lứa tuổi này (thi lập trình Pascal nhé).

Còn lập trình ứng dụng Desktop thì sau C có lẽ là người ta sẽ chọn đến Delphi. Delphi thậm chí lúc đầu không được coi là một ngôn ngữ lập trình, mà giống như là một cái trình dịch cho Object Pascal thôi, vì nó là mở rộng của pascal, cú pháp của nó hầu như giống với Pascal. Chỉ có nhiều thư viện hơn thôi. Vậy thì tại sao lại nói là Pascal không có tác dụng gì. Ở trường đại học của tôi họ dạy Delphi mà không dạy Pascal, vì tất cả sinh viên vô trường đại học đều đã được học pascal ở phổ thông rồi. Chỉ có vài buổi ôn Pascal lại thôi.Xin nói thêm hiện nay có không ít sản phẩm phần mềm được viết bằng Delphi.
Cho tới bây giờ thì Delphi vẫn ko là 1 ngôn ngữ lập trình, nó chưa bào giờ là 1 ngôn ngữ lập trình, và ngay cả Borland cũng ko hề gọi Delphi là 1 ngôn ngữ. Delphi là 1 môi trường phát triển dành cho ngôn ngữ Object Pascal trên nền Windows (trên Linux là Kylix). Ở Châu Âu thì Delphi khá thông dụng, đặc biệt là khu vực Đông Âu + Nga.

Nếu một người đã thực sự nắm Pascal thì học một ngôn ngữ khác không hề khó.
Nhưng vì nó là ngôn ngữ trong sáng nhất, dễ nắm bắt nhất nên người ta ưa chuộng. Làm sao chúng ta có thể phát hiện sớm những tài năng tin học nếu như chờ lên đại học mới được học ? Tài năng phải được phát triển từ nhỏ thì mới chín. Ở đây không phải là học để thành chuyên gia, mà là học những điều cơ bản, bất cứ ai cũng học được. Những em nào có khả năng sẽ dựa vào đó mà tự phát triển thêm.
Môn lập trình (hay gọi chính xác hơn là môn thuật toán) ko phải là 1 môn khoa học cơ bản như Toán, Lý, Hóa... Khởi đầu nó là 1 nhánh của Toán học. Để phát hiện ra các tài năng Toán học, Vật lý... thì nhất thiết phải dạy Toán, Lý.. từ nhỏ, nhưng đối với thuật toán thì ko cần. Ko cần bắt học sinh học lập trình mới có thể phát hiện ra các tài năng. Học sinh có tư duy toán học, tư duy logic tốt thì khó lòng học kém môn thuật toán. Hơn nữa, hiện tại vẫn chưa có cái tên gọi "thiên tài lập trình". Cái gọi là "tài năng tin học" nếu đem phân tích kỹ sẽ thấy nó gồm nhiều yếu tố mà trong đó năng lực về tư duy logic chiếm vị trí khá quan trọng. Ở Vn hiện tại, thành phần cho các đội tuyển Tin cấp 3 đã được nhắm từ cấp 2, mà ở cấp 2 hiện tại ko dạy môn Lập trình thuật toán. Thế mà người ta vẫn chọn được (và chọn chính xác) đấy thôi ;)

Học sinh cần được tiếp xúc với máy tính và Internet từ sớm, nếu có năng lực thì nó sẽ tự bộc lộ ra ngoài cùng với sự đam mê mà ko cần phải phải các lớp đào tạo về thuật toán.

yoyo89312
18-05-2008, 23:06
Theo mình thì không nên dạy lập trình cho học sinh phổ thông. Thử hỏi là các em học được gì sau mấy tiết học trong lớp chứ, máy tính nhiều khi không có, thầy giáo chép lên bảng, học sinh chép theo, nhiều khi chả biết là cái gì nữa. Và môn lập trình này cũng không giúp ích được nhiều cho học sinh nếu như học sinh đó sau này không theo học ngành CNTT.

Trong khi đó, sao lại không dạy cho học sinh cách cài hệ điều hành, cách ghost máy, cách cài đặt các chương trình ... Thứ này cần thiết và hữu ích hơn nhiều.

Alien
19-05-2008, 00:01
Nếu một người đã thực sự nắm Pascal thì học một ngôn ngữ khác không hề khó.
Nhưng vì nó là ngôn ngữ trong sáng nhất, dễ nắm bắt nhất nên người ta ưa chuộng. Làm sao chúng ta có thể phát hiện sớm những tài năng tin học nếu như chờ lên đại học mới được học ?
Phát hiện sớm tài năng tin học để làm gì nhỉ, CNTT thực ra cũng không là cái gì ghê gớm cho lắm, không mang lại nhiều hiệu quả kinh tế như người ta tưởng, thế nên không cần phải phí phạm thêm nhiều tiền của dân, sức lực của học sinh để dạy những thứ không cần thiết như thế này.

zmt264
19-05-2008, 00:10
Xin lỗi chứ lý luận càng lúc càng cùn :buck:

Bản thân tôi được học pascal từ năm lớp 7, cấp 2 và cấp 3 đều nằm trong đội tuyển Tin đi thi các giải từ lớn đến bé

he he, có điều gì đó giống mình, lại 1 topic thế này và có lẽ chúng ta ko nên tốn time vào đây :D, dù nên hay ko nên làm gì đó thì cũng chẳng đến lượt chúng ta quyết mà đã có "bề trên" lo giùm rồi.

thôi đi ngủ :D, đã quá 12h, hic.

nếu phải nói gì đó hợp với topic thì tôi lại 1 lần nữa bỏ phiếu cho JS. Suitable for both newbies and gurus, playing and working; run everywhere without installing compiler; it's, of course, also a programming language => suitable for some newbies who want to become a programmer with a language to play and work. C is good choice for the one who want to become a real hacker.

Còn với học sinh nói chung thì học sử dụng (và được sử dụng) internet để tra cứu thông tin đã là quá tốt. Cần chi cái gọi là lập trình.

TenNhoc
19-05-2008, 00:41
Đối với hs chuyên Tin, nếu học Lập trình thì nên học C/C++ hơn là Pascal. Mọi thuật toán đều có thể được implement bằng các ngôn ngữ khác nhau, và rèn luyện tư duy thuật toán thì p-code tốt hơn nhiều so với Pascal. Nếu lý luận học Pascal rồi sau này có thể dùng Delphi viết ứng dụng cho Windows thì nên nhớ cho giá của CodeGear mắc ko thua gì Visual Studio, trong khi đó nếu học C/C++ (cũng chả khó khăn gì mấy) thì hoàn toàn có thể viết được các ứng dụng cross-platform với compiler nguồn mở ;)

Học C/C++ trước, sau này chưa chắc đã phải cần học đến Pascal. Trong khi nếu học Pascal trước thì sau này chạy trời cũng ko thoát được việc học C/C++. Hầu hết các ngôn ngữ hiện tại đều có cú pháp dựa trên C/C++, vậy tại sao ko để học sinh học ngôn ngữ này để đỡ tốn thời gian cho việc học về sau?

Xét học sinh chuyên tin luôn, dạy Pascal tụi nó còn chết nói chi C/C++. Mà tại sao cứ phải bình luận về việc dạy bằng ngôn ngữ gì nhỉ? Chỉ nên quan tâm là có nên dạy lập trình cho học sinh hay không? và nếu dạy thì hãy quan trọng vào việc xác định các tư duy thuật toán nào nên dạy, chứ còn ngôn ngữ lập trình nào đâu có đóng vai trò quan trọng đâu?

jiSh@n
19-05-2008, 01:00
Xét học sinh chuyên tin luôn, dạy Pascal tụi nó còn chết nói chi C/C++. Mà tại sao cứ phải bình luận về việc dạy bằng ngôn ngữ gì nhỉ? Chỉ nên quan tâm là có nên dạy lập trình cho học sinh hay không? và nếu dạy thì hãy quan trọng vào việc xác định các tư duy thuật toán nào nên dạy, chứ còn ngôn ngữ lập trình nào đâu có đóng vai trò quan trọng đâu?
VN dạy học sinh chuyên Tin ngôn ngữ Pascal đã được ~ 20 năm, từ đó đến nay chả có em nào "chết" cả. Bạn đánh giá học sinh chuyên Tin ở VN hơi bị thấp đấy, nên nhớ cho chương trình ĐH chuyên ngành CNTT ko thấm tháp gì đối với 1 hs chuyên Tin nằm trong đội tuyển. Để xây dựng thuật toán cho 1 bài toán nào đó thường được implement bằng giấy, bút và p-code, chỉ khi nào cần chạy/test chương trình thì mới chuyển sang Pascal. Việc chuyển từ p-code sang Pascal hay sang C/C++, Java thậm chí XYZ gì đấy... chả có gì khác biệt. Học sinh chuyên Tin chủ yếu học thuật toán và cách vận dụng thuật toán, ngôn ngữ lập trình chỉ là thứ yếu.

P/S: nên đọc từ trang 1 để hiểu đầy đủ ý kiến của tôi trong thread này, đừng có quote nửa chừng 1 post tôi reply 1 post khác như thế ;)

ohisee oh i see
19-05-2008, 02:20
Chỉ nên quan tâm là có nên dạy lập trình cho học sinh hay không?

Dạy làm gì :D
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A0/25/A9/T4.jpg

tuy phong
19-05-2008, 11:02
Ngoài lề tý:
Các bác nào nói Pascal đẹp, trong sáng thì nên cập nhật thêm chút xíu lịch sử các ngôn ngữ lập trình. Ngay từ khi Java ra đời thì nó được coi là 1 ngôn ngữ đẹp từ lý thuyết đến ứng dụng thực tiễn, rất thích hợp cho việc học và ứng dụng (các trường DH hàng đầu của Mỹ đều học Computer Programming bằng Java). Và khi mà C# ra đời thì C# còn đẹp và trong sáng hơn cả Java. Đẹp và trong sáng ko phải chỉ có mỗi Pascal đâu, đừng có suốt ngày lấy đó mà khoe mãi, chán ngắt.
Vô đề:
Ko nên dạy lập trình ở bậc phổ thông, cái tư duy lập trình d.e.k có ứng dụng gì trong cuộc sống nói chung cả, chỉ có ứng dụng với riêng ngành ICT thôi, đừng ép 1 thế hệ, 1 đất nước thành coder hết. Học phải biết lựa chọn vì mình là con người, ko phải là cái máy mà cái gì cũng biết hết, học hết. Đừng để con người biến thành 1 con vẹt, biết nhiều nhưng chẳng hiểu được bao nhiêu.

vtnphong
19-05-2008, 11:18
càng nói đến pascal càng thấy nản nền giáo dục nước nhà :no:
Em không nói việc học pascal là vô bổ, nhưng tại sao lại phải học 1 ngôn ngữ từ thập niên 80 và bây giờ hoàn toàn không ứng dụng dc gì? Sao không chọn cái nào khả dụng hơn 1 chút?

Pascal chỉ là để học cách suy nghĩ logic của máy tính cùng một số khái niệm cơ bản về memory, các cấu trúc lặp cơ bản thôi chứ không phải là dạy để làm software. Không nên dạy mấy ngôn ngữ hiện đại như .NET ở phổ thông vì nó đi sâu vào chuyên ngành quá.

Tư duy lập trình không phải chỉ có ý nghĩa trong lập trình, nó còn giúp đỡ nhiều khi mình dùng máy tính cho hàng ngày nữa. Biết được cách máy tính suy nghĩ và hoạt động như thế nào cũng là một điều hay ví dụ như mình biết khi chạy một app là app đó phải được load vào memory trước và do đó nếu chạy nhiều apps cùng lúc thì bị tràn RAM chẳng hạn. Cái này sẽ làm giảm được một số lớn những "gà" bị gì cũng đổ cho virus :D

Mình không đồng ý việc thi bằng A mà còn bắt học NC hay DOS vì mấy cái này là chương trình ứng dụng, còn Pascal là ngôn ngữ lập trình thì lại là chuyện hoàn toàn khác.

TenNhoc
20-05-2008, 00:48
VN dạy học sinh chuyên Tin ngôn ngữ Pascal đã được ~ 20 năm, từ đó đến nay chả có em nào "chết" cả. Bạn đánh giá học sinh chuyên Tin ở VN hơi bị thấp đấy, nên nhớ cho chương trình ĐH chuyên ngành CNTT ko thấm tháp gì đối với 1 hs chuyên Tin nằm trong đội tuyển. Để xây dựng thuật toán cho 1 bài toán nào đó thường được implement bằng giấy, bút và p-code, chỉ khi nào cần chạy/test chương trình thì mới chuyển sang Pascal. Việc chuyển từ p-code sang Pascal hay sang C/C++, Java thậm chí XYZ gì đấy... chả có gì khác biệt. Học sinh chuyên Tin chủ yếu học thuật toán và cách vận dụng thuật toán, ngôn ngữ lập trình chỉ là thứ yếu.

P/S: nên đọc từ trang 1 để hiểu đầy đủ ý kiến của tôi trong thread này, đừng có quote nửa chừng 1 post tôi reply 1 post khác như thế ;)

Xì, ai chả hiểu cái ý của bác trong thread này, cái muốn nói ở đây là cái đề nghị nhảm nhí kêu học bắt đầu từ C/C++ thay vì Pascal của bác kìa. Bản thân cũng là dân chuyên tin, thi cử đủ giải chỉ thiếu mỗi trò thi quốc tế thôi nên hiểu bọn chuyên tin chẳng thua ai đâu. Bác cứ xét các lớp chuyên tin thử xem trong lớp có bao nhiêu đứa xứng đáng là dân chuyên tin? Không nhiều đâu bác, vì đơn giản ở nhiều trường phổ thông dân lớp Tin được tuyển nhiều từ nguồn đăng ký thi trực tiếp vì yêu thích và có khả năng cũng có, từ nguồn không vào được lớp Toán cũng có, từ nguồn nghe tên thấy hay hay cũng có...Ở đa số các lớp chuyên tin, việc dạy và học dở dở ương ương, dạy đúng kiểu dân chuyên thì 2/3 lớp chết chắc, dạy kiểu lớp thường thì 1/3 chỉ vào lớp chơi cho đủ tụ. Thế nên giải pháp thường được Thầy cô áp dụng là dạy bình thường trên giờ học, dạy cao cấp ở các giờ bồi dưỡng đội tuyển. Còn nhớ thời phổ thông, đi thi Olympic Lê Hồng Phong ngồi gần một đứa hình như của Bình Dương, nó quay quả hỏi hàm căn bậc 2 là hàm gì làm em hết hồn.

Dĩ nhiên với mấy đứa trong đội tuyển thì chẳng có vấn đề gì, chỉ có điều đội tuyển thì chỉ có 2, 3 đứa. Thế đấy...

superthin
20-05-2008, 12:45
Ngoài lề tý:
Các bác nào nói Pascal đẹp, trong sáng thì nên cập nhật thêm chút xíu lịch sử các ngôn ngữ lập trình. Ngay từ khi Java ra đời thì nó được coi là 1 ngôn ngữ đẹp từ lý thuyết đến ứng dụng thực tiễn, rất thích hợp cho việc học và ứng dụng (các trường DH hàng đầu của Mỹ đều học Computer Programming bằng Java). Và khi mà C# ra đời thì C# còn đẹp và trong sáng hơn cả Java. Đẹp và trong sáng ko phải chỉ có mỗi Pascal đâu, đừng có suốt ngày lấy đó mà khoe mãi, chán ngắt.

Khi một người nói rằng Pascal là một ngôn ngữ đẹp, trong sáng không đồng nghĩa với việc anh ta bảo ngôn ngữ nào đó là ngôn ngữ xấu, tối tăm. Và ở đây người ta không có ý định mang khoe pascal mà chỉ nói rằng nên bắt đầu học lập trình cho người mới toanh về lập trình bằng ngôn ngữ Pascal.

Các bác ở đây cứ sa đà vào việc là đào tạo học sinh phổ thông thành lập trình viên,... hoặc là nên dạy các phần mềm ứng dụng cho các em hơn là dạy lập trình,... Tui chỉ muốn nói lại là: trong nhiều ngôn ngữ lập trình thì Pascal là một trong những lựa chọn hàng đầu khi có ý định học lập trình, thế thôi. Và việc đó là không giới hạn ở một đối tượng cụ thể nào, tức không nhất thiết là một cậu học sinh hay một bà già vừa về hưu có ý định trở thành một Aida thứ hai trên thế giới :) . Mọi người nếu có ý định học một ngôn ngữ lập trình, hãy bắt đầu với Pascal để tránh nản chí khi chưa kịp nắm bắt những điều đơn giản nhất về lập trình.

jiSh@n
20-05-2008, 13:06
Xì, ai chả hiểu cái ý của bác trong thread này, cái muốn nói ở đây là cái đề nghị nhảm nhí kêu học bắt đầu từ C/C++ thay vì Pascal của bác kìa. Bản thân cũng là dân chuyên tin, thi cử đủ giải chỉ thiếu mỗi trò thi quốc tế thôi nên hiểu bọn chuyên tin chẳng thua ai đâu. Bác cứ xét các lớp chuyên tin thử xem trong lớp có bao nhiêu đứa xứng đáng là dân chuyên tin? Không nhiều đâu bác, vì đơn giản ở nhiều trường phổ thông dân lớp Tin được tuyển nhiều từ nguồn đăng ký thi trực tiếp vì yêu thích và có khả năng cũng có, từ nguồn không vào được lớp Toán cũng có, từ nguồn nghe tên thấy hay hay cũng có...Ở đa số các lớp chuyên tin, việc dạy và học dở dở ương ương, dạy đúng kiểu dân chuyên thì 2/3 lớp chết chắc, dạy kiểu lớp thường thì 1/3 chỉ vào lớp chơi cho đủ tụ. Thế nên giải pháp thường được Thầy cô áp dụng là dạy bình thường trên giờ học, dạy cao cấp ở các giờ bồi dưỡng đội tuyển. Còn nhớ thời phổ thông, đi thi Olympic Lê Hồng Phong ngồi gần một đứa hình như của Bình Dương, nó quay quả hỏi hàm căn bậc 2 là hàm gì làm em hết hồn.

Dĩ nhiên với mấy đứa trong đội tuyển thì chẳng có vấn đề gì, chỉ có điều đội tuyển thì chỉ có 2, 3 đứa. Thế đấy...
Chương trình Tin bình thường trong lớp chuyên Tin thì chả đáng để nói đến, cái đấy dùng Pascal, C (ko có vé cho C++) hay thậm chí QBasic cổ lỗ sỉ cũng y chang nhau, chả có gì gọi là khó hay dễ, nó cũng chả hơn cái chương trình cho lớp bình thường là bao. Dân lớp chuyên Tin thì học Toán Lý Hóa y như dân lớp chuyên Toán Lý Hóa, chỉ có đám học sinh đội tuyển mới được (bị?) học khác thôi. Ở đây tôi đang xét đến mặt tiết kiệm khi học Pascal hay C. Học chuyên Tin thì chắc chắn phải học lập trình, mà dạy lập trình thì chắc chắn hướng học sinh theo ngành CNTT, mà đã học CNTT thì kiểu gì cũng phải học C/C++, làm việc về lập trình thì ít nhất cũng gặp 1 ngôn ngữ C-like. Học C trước thì thằng nào sau này ko theo CNTT cũng chả sao (mực độ phí phạm y như học Pascal), thằng nào theo CNTT thì đỡ tốn thời gian học lại C. Còn nếu học Pascal thì kiểu gì cũng phải học C khi theo ngành CNTT, trong khi chưa chắc đã gặp lại Pascal. Giáo dục VN lãng phí quá nhiều rồi, tiết kiệm được bao nhiêu hay bấy nhiêu ;)

tuy phong
20-05-2008, 14:44
Có nói nữa cũng vậy thôi, thần tượng Pascal nhiều quá, chết rồi mà vẫn còn bưng vào lăng tẩm để thờ kính.

tanphuong85
20-05-2008, 15:07
Các bác ý kiến nhiều vậy rốt cuộc có thay đổi được gì ko :D
Tớ góp ý 1 tí nè .Mỗi người có 1 khả năng và sở thích khác nhau, người thích văn , người thích toán ...Chương trình giáo dục thì áp đặt 1 chuẩn cho tất cả mọi người , cho nên phải dạy mỗi thứ 1 tí cho biết , chứ người này thích người kia ko thích tranh cãi nhau làm gì cho mệt. Tốt nhất thì ngoài dạy lập trình , thì phải dạy những kiến thức sử dụng máy tính cơ bản như văn phòng , quét virus , đồ họa ... , còn ai học phân ban nếu học gì thì đăng ký học sâu hơn.
Pascal,DOS ,NC nếu bạn yêu thích thì đó cũng là những môn rất hay (tuy là khi đi học em sợ nhất là lập trình và cơ sở dữ liệu)

vtnphong
20-05-2008, 15:16
Syntax của Pascal khá gần với pseudocode cũng ngôn ngữ nói (begin..end dễ hiểu hơn {..} nhiều :) hay như việc khai báo int x; chẳng hạn tương đối tối nghĩa đối với ngôn ngữ nói thông thường) nên sử dụng nó để dạy về thuật toán cũng như cấu trúc của chương trình là đúng rồi.

Hình như có bạn nào đó đã bảo rằng nên học C vì ngôn ngữ này gần giống với C++ hay Java nên về sau dễ học mấy ngôn ngữ cao cấp hơn, thuận lợi hơn khi học đại học về CNTT. Mình nghĩ điều này là không cần thiết bởi vì chức năng của trường THPT là cung cấp các kiến thức tổng quát về tất cả các ngành nghề để học sinh có thể có khái niệm cơ bản khi chọn trường đại học. Không nên bắt nó chú trọng vào một ngành nghề cụ thể nào cả (ví dụ CNTT). Do đó mình nghĩ tốt nhất là dạy một chút sinh học để có khái niệm về trường y, một chút thuật toán để có khái niệm về CNTT, một chút toán hay vật lý cho những học sinh muốn sau này đi nghiên cứu sâu về các lĩnh vực lý thuyết này (trở thành nhà toán học hay vật lý học chẳng hạn),...

Mặc dù mình cũng học chuyên tin nhưng mình cho rằng nên dạy thuật toán cho cả những học sinh lớp thường chứ không phải chỉ word hay excel. Lý do đơn giản như mình đã nói ở trên, trường THPT là nơi giúp học sinh có khái niệm về ngành nghề trong tương lai và rõ ràng là windows, dos, word hay excel không phải là một ngành nghề (ít nhất là một ngành nghề được đào tạo từ trường đại học).

embetapdoc
20-05-2008, 16:20
Học cho lắm để làm gì đến SV tin học còn thế này http://vnexpress.net/GL/Vi-tinh/2008/05/3BA02487/
mà bảo dạy cho học sinh phổ thông lập trình này, lập trình nọ.
Theo tôi nên dạy cho học sinh phổ thông biết xử dụng máy tính (soạn thảo văn bản, đồ họa đơn giản... )và internet thôi.
Tôi cũng là kỹ sư CNTT học đủ cả từ lập trình ASM, Pascal, C. đến Hệ điều hành, mạng máy tính.... tốt nghiệp xong đi làm thấy con server to đùng chạy Win2000 mà cứ như thấy người ngoài hành tinh, thấy kết nối ADSL giống như đường lên thiên đang, đọc các forum về CNTT giống như vịt nghe sấm, hoảng quá phải đi họcCCNA, MSCE luyện mãi đến bây giờ vẫn thấy còn nhiều điều mới mẽ quá...
Còn đối với dân không chuyên tin thì hiện nay các công ty tuyển dụng họ đều yêu cầu "thành thạo tin học văn phòng" nếu cứ đạo tạo kiểu này ra trường rồi có mà đi bốc cháo!
Còn học tư duy toán học thì đâu nhất thiết phải học lập trình, thế hệ ngày trước có học lập trình đâu mà vẫn có tư duy toán học tốt, thậm trí các thầy thuộc lớp trước đến giờ dạy thuật toán vẫn ngon lành.

tuy phong
20-05-2008, 16:42
begin end thì gần với ngôn ngữ nói, tôi đồng ý. Nhưng nó ko gần với ngôn ngữ toán học bằng { }, ok chứ? Các bạn đưa ra tiêu chí là tư duy lập trình thì hiển nhiên nó sẽ liên quan rất nhiều đến toán học, bạn đã bao giờ đọc 1 cái pseudo-code của nước ngoài chưa hay chỉ là pseudo-code với ngôn ngữ tựa pascal mà ở trường dạy thôi?

vtnphong
20-05-2008, 16:44
begin end thì gần với ngôn ngữ nói, tôi đồng ý. Nhưng nó ko gần với ngôn ngữ toán học bằng { }, ok chứ? Các bạn đưa ra tiêu chí là tư duy lập trình thì hiển nhiên nó sẽ liên quan rất nhiều đến toán học, bạn đã bao giờ đọc 1 cái pseudo-code của nước ngoài chưa hay chỉ là pseudo-code với ngôn ngữ tựa pascal mà ở trường dạy thôi?

bạn vào xem standard cho pseudocode ở đây http://users.csc.calpoly.edu/~jdalbey/SWE/pdl_std.html :)

lkn2
20-05-2008, 16:46
Pascal làm sao đẹp bằng C/C++ được nhỉ ???

vtnphong
20-05-2008, 16:50
Ai bảo là đẹp hơn đâu, chỉ là "trong sáng" hơn thôi :) Còn đẹp thì ko gì so sánh với Java được :D

superthin
20-05-2008, 17:07
Bây giờ cứ thử đi lên Bộ mà hỏi bác Quách Tuấn Ngọc xem bác ấy khuyên học cái gì?

Và hỏi chừng một chục lập trình viên hàng đầu thế giới (bác nào có danh sách email các ông nay cho lên đây tui gửi hỏi thử xem) thử là người ta khuyên nên chọn ngôn ngữ nào.

Ngồi ở đây mà đoán già đoán non thì cũng chả giải quyết được vấn đề gì. Những bác khen C++ thì có lẽ cũng chưa đủ trình độ để phân biệt được đâu là một chương trình viết bằng C thuần và một chương trình viết bằng C++ nếu có người nào đó tung đoạn mã lên đây để kiểm tra.

Riêng bản thân tôi, thích Pascal nhưng cái mà làm tôi ngưỡng mộ đó là Asembly, nghịch Asembly thì cứ y như ngồi nghịch đất cát mà mơ về một khách sạn 5 sao ấy, và có lẽ để xóa mật khẩu CMOS thì sử dụng Asembly là nhanh chóng và hiệu quả nhất. Nếu trên máy tính không có bất cứ một trình biên dịch nào ngoại trừ hệ điều hành và những tập lệnh của hệ điều hành cung cấp thì có lẽ khi mở cuộc thi viết phần mềm tí hon "hello world" có thể chạy được thì có lẽ giải thưởng sẽ thuộc về tay nào biết Asembly.

Cho nên, nếu tính tiết kiệm về kinh tế nhất, tất cả mọi người nên học Asembly vì lúc đó khỏi cần mua máy tính mà họ đã tự biến mình thành máy tính :), có khả năng tư duy kiểu máy tính thay vì dạy máy tính tư duy theo mình.

tuy phong
21-05-2008, 07:20
có khả năng tư duy kiểu máy tính thay vì dạy máy tính tư duy theo mình
Chính xác, câu nói hay nhất mà tui được nghe đó. Dạy Pascal để hiểu máy tính tư duy như thế nào thì khỏi cần học lên hướng đối tượng làm gì ^^ Hiểu máy tư duy thì mình cứ tư duy theo kiểu của máy là giải quyết được hết, việc gì phải học hướng đối tượng, việc gì phải học trí tuệ nhân tạo ò ò

vtnphong
21-05-2008, 07:55
Chính xác, câu nói hay nhất mà tui được nghe đó. Dạy Pascal để hiểu máy tính tư duy như thế nào thì khỏi cần học lên hướng đối tượng làm gì ^^ Hiểu máy tư duy thì mình cứ tư duy theo kiểu của máy là giải quyết được hết, việc gì phải học hướng đối tượng, việc gì phải học trí tuệ nhân tạo ò ò

Một lý luận kỳ lạ :D

Việc khiến máy tính có thể hoạt động như bộ não người (được xem là cỗ máy hiệu quả và phức tạp nhất trong tự nhiên) là mục tiêu mà vô số các nhà khoa học hàng đầu đang nhắm tới. Tuy nhiên, đạt được điều đó không phải chỉ muốn là làm được, nó phải đi từ căn bản nào đó. Bảo rằng những chuyên gia hàng đầu về trí tuệ nhân tạo không cần biết gì về cấu trúc của máy tính hay cách mà máy tính hoạt động như thế nào thì thật là buồn cười. Họ nắm rõ những kiến thức cơ bản đó như trong lòng bàn tay và thiết kế những giải thuật dựa trên chúng. Mình ko nghiên cứu sâu về trí tuệ nhân tạo nhưng mà mình đã đọc một số sách về nó, nếu mình nhớ không lầm thì trong một số thuật giải của thuật toán di truyền sử dụng rất nhiều thao tác trên bit.

Một lần nữa, không ai bảo là không cần học hướng đối tượng hay trí tuệ nhân tạo cả. Chỉ là không cần học ở highschool thôi (đừng chuyển chủ đề, please). Trí tuệ nhân tạo đã là một ngành chuyên sâu rồi, nếu bạn nào muốn học thì đợi lên đại học rồi hãy học (ko phải mình:)).

trungtd_vtic
21-05-2008, 10:52
TÓm lại em mà đi dạy học em sẽ dạy bọn nhóc dùng proxy để đọc chuyện cô giáo thảo, dạy photoshop để chúng nó biết cách chỉnh sửa ảnh đưa lên blog , dạy cách ẩn danh để post ảnh nóng lên mạng, fake ip để công an không lần ra.... Những cái hữu ích như thế mà không thấy trong chương trình phổ thông với lại dạy những cái đó cũng rất nhàn vì chúng nó biết hết rồi

khoi265
21-05-2008, 11:58
TÓm lại em mà đi dạy học em sẽ dạy bọn nhóc dùng proxy để đọc chuyện cô giáo thảo, dạy photoshop để chúng nó biết cách chỉnh sửa ảnh đưa lên blog , dạy cách ẩn danh để post ảnh nóng lên mạng, fake ip để công an không lần ra.... Những cái hữu ích như thế mà không thấy trong chương trình phổ thông với lại dạy những cái đó cũng rất nhàn vì chúng nó biết hết rồi

Đồng ý hai tay với bác. Nhưng trước hết dạy các em sử dụng internet thế nào cho an toàn đã, cùng với quản lý cái windows như thế nào nữa file ... mà cứ dể lộ ra là chít á

master2007
21-05-2008, 16:52
Đồng ý hai tay với bác. Nhưng trước hết dạy các em sử dụng internet thế nào cho an toàn đã, cùng với quản lý cái windows như thế nào nữa file ... mà cứ dể lộ ra là chít á

Cho tôi đồng ý thêm 2 cái chân nữa nhé!

tuy phong
21-05-2008, 22:44
Thế master2007 chỉ có 2 chân thôi à, tội nghiệp thế ^^

kbt09
31-05-2008, 15:57
Tôi không phải là 1 giáo viên dạy tin , tuy nhiên hiện tại đang là sinh viên ngành công nghệ thông tin, nhìn lại những gì mình đã học ở phổ thông thì tôi có ý kiến thế này :
- Học Pascal là cần thiết , quả thật nó giúp rèn luyện tư duy rất lớn vả lại nó giúp chúng ta không bỡ ngỡ với các ngôn ngữ lập trình khác nếu tiếp tục theo đuổi ngành tin này.
-MS-Dos chiếm khá lớn thời gian học nhưng có lẽ nó không cần thiết nữa,chẳng có ứng dụng gì nhiều . Nên giới thiệu sơ sơ về nó trong 1-2 tiết là đủ.
-Nên dạy sâu hơn về HDH Windows . Nhiều đứa bạn tôi học công nghệ thông tin thậm chí không biết copy 1 tập tin , tao mới 1 thư mục...
-Cũng nên giảng sâu hơn về Internet. Phải cho học sinh thấy được sức mạnh của Internet để học sinh hiểu rằng : lên mạng là để tìm kiếm thông tin thay vì chát hoặc chơi game.

tuy phong
31-05-2008, 23:10
Học Pascal là cần thiết , quả thật nó giúp rèn luyện tư duy rất lớn
Vậy Toán học ko rèn luyện được tư duy bằng Pascal? Thật là buồn cười khi 1 môn học là nền tảng của biết bao môn học khác lại ko bằng 1 góc đứa con mà nó sinh ra.

nó giúp chúng ta không bỡ ngỡ với các ngôn ngữ lập trình khác nếu tiếp tục theo đuổi ngành tin này
Nếu ko muốn tiếp tục theo đuổi ngành Tin thì bạn có nghĩ đó là cực hình dành cho bạn? Có chắc là học Pascal rồi sẽ ko bỡ ngỡ với 1 ngôn ngữ khác ko? Tôi có thể nói học Java hoặc C# để khỏi bỡ ngỡ với các ngôn ngữ khác, được chứ?

Cũng nên giảng sâu hơn về Internet. Phải cho học sinh thấy được sức mạnh của Internet để học sinh hiểu rằng : lên mạng là để tìm kiếm thông tin thay vì chát hoặc chơi game
Ông đứng trước cửa mấy công ty game nói câu này to to lên, nó ko cho người ra đánh ông thì tui con ông luôn. 1 ý nghĩ hết sức ngu xuẩn rằng lên mạng chỉ là để tìm kiếm thông tin. Con người ko giải trí cũng như khúc gỗ, khác ở chỗ là khúc gỗ ko biết suy nghĩ thôi.

aochoangxanh
01-06-2008, 00:12
-MS-Dos chiếm khá lớn thời gian học nhưng có lẽ nó không cần thiết nữa,chẳng có ứng dụng gì nhiều . Nên giới thiệu sơ sơ về nó trong 1-2 tiết là đủ.

DOS cũng hay lắm chứ? do chỉ học copy với move nên chưa thấy hết cái hay của nó đó :)

74117760
01-06-2008, 00:37
hì hì em mới xong lớp 11, có kết luận như sao:
_ trường cần mở riêng 1 số lớp tin học cho các bạn thích học thôi.
_ tư duy hả? tư duy cái nổi gì khi em khám phá ra gần 1/2 lớp học thuộc lòng đoạn code rồi chép vô giấy hoặc thực hành, số còn lại... ngồi chơi hoặc chờ cơ hội, chỉ có mấy đứa thông minh mới code nổi, có thể + thêm mấy đứa siêng năng(ráng học để kiếm điểm chứ có khoái ji` đâu)
_ Trừ mấy thằng thích tin học ra các lớp khác hình như y chang lớp em

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

à we^n nữa sẵn kể luôn... trong lớp có mấy đứa "ráng"... hỉu cái lập trình, ráng mà thấy... tội nghiệp luôn, nhưng kết wa? mà nó có đc là.. hỉu đc chút xíu (ặc), hình như cả đời nó mới đụng vô cái máy tính năm lớp 10 và 11 mà lớp 10 hình như nó đánh văn bản chưa "fê" lấy ji` lên 11 lập trình?
gõ từng cái trong chữ "P R O G R A M 'E'" hả...
ý kiến em là vậy... đừng chửi em nặng we'...lol

Ga mo
01-06-2008, 09:30
TÓm lại em mà đi dạy học em sẽ dạy bọn nhóc dùng proxy để đọc chuyện cô giáo thảo, dạy photoshop để chúng nó biết cách chỉnh sửa ảnh đưa lên blog , dạy cách ẩn danh để post ảnh nóng lên mạng, fake ip để công an không lần ra.... Những cái hữu ích như thế mà không thấy trong chương trình phổ thông với lại dạy những cái đó cũng rất nhàn vì chúng nó biết hết rồi

Đã dạy mấy món đó thì phải dạy luôn cả chiêu dùng cc chùa nữa cho đủ bộ.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Sao đến giờ vẫn có nhiều người ủng hộ dạy Pascal thế nhỉ? Chắc ông Pascal vui lắm khi tên tục của mình vẫn được nhiều người nhắc đến vậy.
PS: Hướng đối tượng và hướng thủ tục, hướng nào gần gũi với tư duy con người hơn???

vit_con
01-06-2008, 11:02
Theo tôi, học gì cũng được miễn ta có đủ trang thiết bị: đủ máy và phuơng tiện để thực hành, đủ người soạn được giáo trình phù hợp, đủ giáo viên có năng lực và cái tâm. Nếu thiếu những thứ trên thì học chỉ là vô bổ. Đã gọi là phổ thông thì phải nên học cái gọi là tin học căn bản, tức là cách sử dụng word, exel, internet, option là ngôn ngữ lập trình cơ bản cho những ai yêu thích. Nếu trừ những ai theo ngành tin học ra, thử hỏi có mấy ai ngồi lập trình ? Chẳng hạn học ngành kinh tế, xây dựng, nghệ thuật, hoặc làm ở các văn phòng hành chính. Và cho nên, nếu học lập trình cơ bản, hà cớ gì không lôi Java hoặc C++ hoặc visual basic ra dạy? nó không đủ trong sáng và đầy tính thực tiễn hơn sao? Những người soạn giáo trình có biết là họ đang phí phạm thời gian của các em bởi những áp đặt suy nghĩ của mình không?

Dennis Bergkamp
01-06-2008, 11:34
Nếu là giáo viên dạy Tin Học em muốn dạy lập trình cao siêu cho tụi nhỏ, cho tụi nó học ngu luôn, mình đỡ đối thủ cạnh tranh sau này :D.

Ủng hộ các giáo dziên tương lai mang Pascal vào tiểu học.

tin_truc22
01-06-2008, 12:56
Sâu hơn về Windows làm gì cái đó có ích gì à. Dạy về Internet còn được. Nay mai những ứng dụng web sẽ thay thế dần những ứng dụng cũ và sẽ không còn phụ thuộc vào hệ điều hành nữa.
Nếu có dạy thì đổi chương trình thành OpenOffice đi. Còn Windows thì cũng nên bỏ đi thay thế bằng Ubuntu

tinhocsql00
01-06-2008, 13:20
nhưng tôi lại thích đc hạy làm họa sĩ vẽ ảnh hỏa thân(null) hiiiiiiiiiiii

kbt09
01-06-2008, 13:55
Vậy Toán học ko rèn luyện được tư duy bằng Pascal? Thật là buồn cười khi 1 môn học là nền tảng của biết bao môn học khác lại ko bằng 1 góc đứa con mà nó sinh ra.

Nếu ko muốn tiếp tục theo đuổi ngành Tin thì bạn có nghĩ đó là cực hình dành cho bạn? Có chắc là học Pascal rồi sẽ ko bỡ ngỡ với 1 ngôn ngữ khác ko? Tôi có thể nói học Java hoặc C# để khỏi bỡ ngỡ với các ngôn ngữ khác, được chứ?

Ông đứng trước cửa mấy công ty game nói câu này to to lên, nó ko cho người ra đánh ông thì tui con ông luôn. 1 ý nghĩ hết sức ngu xuẩn rằng lên mạng chỉ là để tìm kiếm thông tin. Con người ko giải trí cũng như khúc gỗ, khác ở chỗ là khúc gỗ ko biết suy nghĩ thôi.

Sao ông không đọc rõ dùm cái . Tôi nói Pascal hỗ trợ tư duy rất lớn chứ tôi đâu có đề cập đến sự 1 mất 1 còn giữa toán và Pascal đâu

Còn bạn có thấy trường nào dạy lập trình bắt đầu từ C# hay Java thì chỉ tôi học với . Nếu bạn có thể tự học các ngôn ngữ lập trình đó mà chưa qua Pascal hay C thì tôi bái phục bạn.

Về phần game thì tôi đồng ý với quan điểm bạn . Nhưng cái tôi muốn nói là vấn nạn hiện nay : đa số các bạn trẻ khi vào internet là để chơi game hoặc chat . Bạn có công nhận với tôi sức mạnh của Internet là thông tin không ? Vậy tại sao bạn cho là ngu ngốc khi lên mạng tìm kiếm thông tin ?

Tôi nghĩ topic này nhằm trao đổi ý kiến với nhau về vấn đề hơi nhạy cảm . Nhưng không phải thế mà bạn có thể dùng các từ ngữ khiêu khích và thiếu khiếm nhã như thế được . Thân !

tuy phong
01-06-2008, 20:32
Còn bạn có thấy trường nào dạy lập trình bắt đầu từ C# hay Java thì chỉ tôi học với . Nếu bạn có thể tự học các ngôn ngữ lập trình đó mà chưa qua Pascal hay C thì tôi bái phục bạn.
Đơn cử 1 trường thôi nhé: University of Washington, còn rất rất nhiều trường DH ở US nữa bắt đầu bằng Java, C++, C#. Vậy đủ chưa?

Nhưng không phải thế mà bạn có thể dùng các từ ngữ khiêu khích và thiếu khiếm nhã như thế được .
Khiêu khích gì? Khiếm nhã sao? Tranh cãi với nhau 1 chút đã bảo thế thì thôi về nhà đóng cửa tự sướng với suy nghĩ của mình.

tranvanho
02-06-2008, 08:37
Còn bạn có thấy trường nào dạy lập trình bắt đầu từ C# hay Java thì chỉ tôi học với . Nếu bạn có thể tự học các ngôn ngữ lập trình đó mà chưa qua Pascal hay C thì tôi bái phục bạn.

cái này thì em thua bác
pascal và C là những ngôn ngữ riêng biệt với các ngôn ngữ khác chứ có liên quan gì đến nhau,bác nghĩ pas và C là cơ bản của lập trình ư
java, c# cơ bản cũng là lập trình cơ bản vậy, code của pas có thể cho là code cơ bản của java sao???

aochoangxanh
02-06-2008, 13:20
Sao ông không đọc rõ dùm cái . Tôi nói Pascal hỗ trợ tư duy rất lớn chứ tôi đâu có đề cập đến sự 1 mất 1 còn giữa toán và Pascal đâu

bát canh phăng cờ lúp đây mà :D

jiSh@n
02-06-2008, 13:26
Còn bạn có thấy trường nào dạy lập trình bắt đầu từ C# hay Java thì chỉ tôi học với . Nếu bạn có thể tự học các ngôn ngữ lập trình đó mà chưa qua Pascal hay C thì tôi bái phục bạn.
Nếu ở VN thì học viện NIIT dạy học viên ngôn ngữ lập trình mở đầu là Javascript và Java đấy ;) Và trước khi bắt đầu lập trình thì được học về SQL cơ :rolleyes:

vtnphong
02-06-2008, 13:42
Theo tôi, học gì cũng được miễn ta có đủ trang thiết bị: đủ máy và phuơng tiện để thực hành, đủ người soạn được giáo trình phù hợp, đủ giáo viên có năng lực và cái tâm. Nếu thiếu những thứ trên thì học chỉ là vô bổ. Đã gọi là phổ thông thì phải nên học cái gọi là tin học căn bản, tức là cách sử dụng word, exel, internet, option là ngôn ngữ lập trình cơ bản cho những ai yêu thích. Nếu trừ những ai theo ngành tin học ra, thử hỏi có mấy ai ngồi lập trình ? Chẳng hạn học ngành kinh tế, xây dựng, nghệ thuật, hoặc làm ở các văn phòng hành chính.

Chương trình phổ thông là nơi cho học sinh những cái nhìn đầu tiên về những lựa chọn họ có thể có khi chọn trường đại học. Do đó như mình đã nói ở vài cái post khác, dạy lập trình (căn bản) ở phổ thông là cần thiết bởi đơn giản là nó giúp học sinh biết được IT là gì và họ có thật sự muốn đi theo con đường này ở đại học hay không. Không thể bảo nó là dư thừa chỉ vì không phải 100% học sinh chọn học ngành IT được (mình ko học IT :)).

Word, Excel với cách sử dụng Internet thì hầu như được dùng ở tất cả mọi lĩnh vực rồi, hầu như làm việc nào cần tới trí óc một chút đều có thể dùng chúng ví dụ như kinh tế, xây dựng, nghệ thuật hay làm việc hành chính (lấy lại cái dẫn chứng của bạn một tí :D). Mấy thứ này thì thật ra nếu học từ cấp 1 cũng không phải là quá sớm đâu.

vit_con
02-06-2008, 20:51
cho nên mình mới nói, option nên là dạy lập trình cơ bản. Như thế những học sinh muốn chọn ngành IT để học sẽ có cơ hội tiếp cận để hiểu con đường mình sẽ chọn. Còn ai ko thích thì vẫn được học những cái cơ bản, đủ dùng khi ra làm việc.
ko biết mấy người đòi dạy pascal cơ bản đã từng đi coding để kiếm cơm chưa nhỉ

ngocquang19877
02-06-2008, 21:04
Chương trình phổ thông là nơi cho học sinh những cái nhìn đầu tiên về những lựa chọn họ có thể có khi chọn trường đại học. Do đó như mình đã nói ở vài cái post khác, dạy lập trình (căn bản) ở phổ thông là cần thiết bởi đơn giản là nó giúp học sinh biết được IT là gì và họ có thật sự muốn đi theo con đường này ở đại học hay không. Không thể bảo nó là dư thừa chỉ vì không phải 100% học sinh chọn học ngành IT được (mình ko học IT :)).

Word, Excel với cách sử dụng Internet thì hầu như được dùng ở tất cả mọi lĩnh vực rồi, hầu như làm việc nào cần tới trí óc một chút đều có thể dùng chúng ví dụ như kinh tế, xây dựng, nghệ thuật hay làm việc hành chính (lấy lại cái dẫn chứng của bạn một tí :D). Mấy thứ này thì thật ra nếu học từ cấp 1 cũng không phải là quá sớm đâu.

Bỏ môn lập trình căn bản đi mà thêm tiết dạy về lịch sử thế giới và google skill.

TenNhoc
02-06-2008, 21:23
Ông A thích về lịch sử thì kêu dạy thêm về lịch sử, ông B thích lập trình thì kêu dạy lập trình cơ bản, ông C thích Word, Excel thì kêu dạy về Word, Excel, ông D thích Linux, Open Office thì kêu dạy về Linux, Open Office.
Nếu các ông có quyền thiết kế chương trình giảng dạy thì chắc nó sẽ trở thành cái nồi lẫu thập cẩm. Thế đấy các ông ạ, 9 người 10 ý. Sẽ không có nội dung đào tạo tốt nhất, chỉ có nội dung đào tạo phù hợp nhất với tình hình hiện tại mà thôi. Với tình hình giáo viên, cơ sở vật chất và định hướng đào tạo như hiện nay, dạy Pascal là một điều chấp nhận được. Hơn nữa, nếu tôi nhớ không lầm thì lớp 10 học cơ bản về máy tính, lớp 11 học cơ bản về lập trình, lớp 12 học về tin học văn phòng. Về kiến trúc tổng thể thì hoàn toàn chấp nhận được.

vit_con
02-06-2008, 21:41
Phù hợp nhưng phù hợp với cái gì hả thằng nhóc? Phù hợp với khả năng soạn giáo trình của mấy cha trên bộ giáo dục, hay phù hợp với tình hình cơ sở vật chất và giáo dục tệ hại hiện nay, bất chấp bọn trẻ học xong có ích lợi gì hay ko?

TenNhoc
03-06-2008, 14:12
he..he..nếu không thể biết phù hợp ở đây là phù hợp với những gì thì dù vit con có được học ở Tây, ở Mỹ từ bé cũng mãi mãi là con vịt chỉ biết kêu lớn những điểu vô nghĩa: "cáp cáp cáp cạp cạp cạp" mà thôi.

vit_con
03-06-2008, 15:57
Xin lỗi nhóc là tớ hơi thẳng tính, lần sau nên coi lại mình xem tại sao bị mắng, chứ đừng thấy bị đụng chạm 1 tí lại chửi đổng lên thế. Mãi anh vẫn chưa thấy chú khá lên được.

hcvtpt
03-06-2008, 16:45
Tất cả học sinh phổ thông đều được đạo tạo theo định hướng sẽ trở thành LTV? Nếu ko trở thành LTV thì rèn luyện tư duy lập trình để làm gì? Và học sinh nếu ko có tư duy lập trình thì lấy gì để rèn luyện?


Mình cũng nghĩ như vậy, theo mình chỉ nên cho học sinh học về cách sử dụng và một chút thuật toán nhưng tránh tình trạng "cưỡi ngụa xem hoa", nhưng học sinh cần thành thạo những phần mềm văn phòng cơ bản.

jiSh@n
03-06-2008, 16:59
Ông A thích về lịch sử thì kêu dạy thêm về lịch sử, ông B thích lập trình thì kêu dạy lập trình cơ bản, ông C thích Word, Excel thì kêu dạy về Word, Excel, ông D thích Linux, Open Office thì kêu dạy về Linux, Open Office.
Nếu các ông có quyền thiết kế chương trình giảng dạy thì chắc nó sẽ trở thành cái nồi lẫu thập cẩm. Thế đấy các ông ạ, 9 người 10 ý. Sẽ không có nội dung đào tạo tốt nhất, chỉ có nội dung đào tạo phù hợp nhất với tình hình hiện tại mà thôi. Với tình hình giáo viên, cơ sở vật chất và định hướng đào tạo như hiện nay, dạy Pascal là một điều chấp nhận được. Hơn nữa, nếu tôi nhớ không lầm thì lớp 10 học cơ bản về máy tính, lớp 11 học cơ bản về lập trình, lớp 12 học về tin học văn phòng. Về kiến trúc tổng thể thì hoàn toàn chấp nhận được.
Cái này đang là tình trạng của SGK VN đấy ;) Hãy xem lại chương trình phổ thông VN xem. Các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh... đang định hướng học sinh trở thành các nhà Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học... Và môn Tin cũng ko ngoại lệ, đang hướng học sinh trở thành LTV ;) Chương trình các môn hoa học tự nhiên ở phổ thông VN quá nặng so với các nước tiên tiến khác, học sinh VN nếu đi du học đàng hoàng thường làm "trùm" ở nước bạn khi còn học phổ thông. Đi thi các giải quốc tế học sinh chúng ta thường đoạt rất nhiều các giải vàng bạc này nọ. Nhưng liệu có phải là do học sinh chúng ta giỏi hơn, hay do nền GD của chúng ta xuất sắc hơn? Tại sao chúng ta đoạt giải vàng ở các môn lý tuyết nhưng ko thất chút tiếng tăm nào ở phần thực hành? Nền GD VN đã sản sinh ra bao nhiêu nhân tài khoa học nổi tiếng thế giới? Hay những nhân tài khoa học "gốc Việt" vốn dĩ được đào tạo ở nước ngoài?

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Chương trình phổ thông là nơi cho học sinh những cái nhìn đầu tiên về những lựa chọn họ có thể có khi chọn trường đại học. Do đó như mình đã nói ở vài cái post khác, dạy lập trình (căn bản) ở phổ thông là cần thiết bởi đơn giản là nó giúp học sinh biết được IT là gì và họ có thật sự muốn đi theo con đường này ở đại học hay không. Không thể bảo nó là dư thừa chỉ vì không phải 100% học sinh chọn học ngành IT được (mình ko học IT :)).

Word, Excel với cách sử dụng Internet thì hầu như được dùng ở tất cả mọi lĩnh vực rồi, hầu như làm việc nào cần tới trí óc một chút đều có thể dùng chúng ví dụ như kinh tế, xây dựng, nghệ thuật hay làm việc hành chính (lấy lại cái dẫn chứng của bạn một tí :D). Mấy thứ này thì thật ra nếu học từ cấp 1 cũng không phải là quá sớm đâu.

Khái niệm IT rất rộng, và món lập trình chỉ là 1 phần rất bé trong đấy. Lĩnh vực IT ko chỉ có máy tính và làm việc với máy tính. VN thì chế ra ngành CNTT ở bậc CĐ, ĐH, đến bậc cao học, nghiên cứu sinh thì dùng lại tên Khoa học máy tính. Giáo trình CNTT của VN thì copy lại từ nước ngoài, nhưng người ta chia nhỏ ra thì VN gom hết đem về nhồi vô 1 chỗ. Các trường ở các nước tiên tiến không có ngành Công nghệ thông tin, họ chỉ có Khoa học máy tính. Các môn có chữ IT của họ thì VN ko có, và cũng chả có lấy tên TV để dịch: IT for Business, IT Management...
Chả cần phải dạy cho học sinh môn lập trình chỉ để giới thiệu về ngành CNT ở ĐH. Rất nhiều SV CNTT hiện nay tiếp xúc với máy tính lần đầu tiên là khi bước chân vào giảng đượng. Thế nhưng rất nhiều người trong số họ được các công tin học chào đón đấy thôi.
Học sinh VN phải học môn Tin học, còn ở nước ngoài họ ko có cái môn này nhưng kỹ năng sử dụng máy tính để phục vụ việc học lại là chuyện rất bình thường và phổ biến. Tại sao phải dạy lập trình cho học sinh mà không dạy kỹ năng sử dụng máy tính để phục vụ cho cuộc sống? Liệu có phải là do dạy môn Pascal đơn giản hơn rất nhiều so với kỹ năng sử dụng máy tính + Internet, thứ mà rất nhiều SV tốt nghiệp CNTT chính quy hiện nay vẫn còn rất mù mờ?

TenNhoc
03-06-2008, 17:16
Cái này đang là tình trạng của SGK VN đấy ;) Hãy xem lại chương trình phổ thông VN xem. Các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh... đang định hướng học sinh trở thành các nhà Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học... Và môn Tin cũng ko ngoại lệ, đang hướng học sinh trở thành LTV ;) Chương trình các môn hoa học tự nhiên ở phổ thông VN quá nặng so với các nước tiên tiến khác, học sinh VN nếu đi du học đàng hoàng thường làm "trùm" ở nước bạn khi còn học phổ thông. Đi thi các giải quốc tế học sinh chúng ta thường đoạt rất nhiều các giải vàng bạc này nọ. Nhưng liệu có phải là do học sinh chúng ta giỏi hơn, hay do nền GD của chúng ta xuất sắc hơn? Tại sao chúng ta đoạt giải vàng ở các môn lý tuyết nhưng ko thất chút tiếng tăm nào ở phần thực hành? Nền GD VN đã sản sinh ra bao nhiêu nhân tài khoa học nổi tiếng thế giới? Hay những nhân tài khoa học "gốc Việt" vốn dĩ được đào tạo ở nước ngoài?

Mấy cái môn khác hỏng bàn, nhưng cái quan điểm cho rằng chúng ta đang hướng học sinh trở thành LTV của chú và nhiều người bên trên sai rồi. Học sinh chỉ học nhập môn lập trình trong 1 năm lớp 11, mỗi tuần chỉ học có 1 tiết, tính ra tổng cộng học sinh chỉ phải học khoảng 30 tiết lập trình trong suốt cuộc đời phổ thông của mình(bao gồm cả các tiết thực hành phòng máy). Làm rõ hơn nữa, trong 30 tiết đó, nội dung chỉ xoay quanh cấu trúc chương trình cơ bản, lệnh rẽ nhánh, lệnh lặp. Thế thôi, chổ nào cao thủ lắm thì dạy được phần mảng. Như vậy thì nặng là nặng chổ nào? định hướng LTV là định hướng thế nào?

30 tiết đó chỉ đủ để học sinh có được những ý niệm cơ bản về lập trình thôi. Mọi người nên nhớ, nội dung tin học cơ bản, tin học văn phòng đều có hết cho lớp 10 và lớp 12. Cái thiếu bây giờ là internet, nhưng cái này muốn đưa vô thì lại vướng cơ sở vật chất. Thế đấy, nhiều người tưởng mình hay nên phê phán phải có cái này, phải bỏ cái kia...Hãy phóng tầm nhìn ở cấp độ vĩ mô để nhìn nhận vấn đề, đừng đơn giản chỉ nhìn thấy một khía cạnh rồi tưởng rằng mình đúng đắn...

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Xin lỗi nhóc là tớ hơi thẳng tính, lần sau nên coi lại mình xem tại sao bị mắng, chứ đừng thấy bị đụng chạm 1 tí lại chửi đổng lên thế. Mãi anh vẫn chưa thấy chú khá lên được.

hi..hi..cám ơn Vit_con nhắc nhở nhé, mà anh đâu có chửi đổng chú đâu. Thế đến bây giờ chú đã biết phù hợp ở đây là phù hợp với những gì chưa nhỉ? À, mà làm ơn giải thích dùm tại sao anh bị chú mắng nhé, anh lâu lâu dốt đột xuất nên chưa hiểu lắm.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]



Khái niệm IT rất rộng, và món lập trình chỉ là 1 phần rất bé trong đấy. Lĩnh vực IT ko chỉ có máy tính và làm việc với máy tính. VN thì chế ra ngành CNTT ở bậc CĐ, ĐH, đến bậc cao học, nghiên cứu sinh thì dùng lại tên Khoa học máy tính.
hi..hi..cái này hỏi nhỏ thui, hơi lạc đề, vậy theo chú thì khái niệm IT rất rộng và bao gồm những gì?

tranvanho
03-06-2008, 18:18
nếu pé là giáo viên tin học pé sẽ:
- hem bắt học sinh phải học thuộc lòng, hem bắt học sinh phải làm bài tập về nhà.
- cho chat chán thì thoi, hem cấm học sinh chat, vào forum đọc và post linh tinh.
- hem pắt học sinh mua sách giáo khoa, bắt google.
- hem bắt học sinh học thuật toán, pắc copy paste, photo lời giải các bài lập trình bắt học sinh ngồi gõ code cọc cọc cọc.
- hem bắt học sinh lèm nhìu thứ khác nữa.

Sau này pé lớn lên, pé sẽ làm záo ziên tin học, các pác ủng hộ nhoa.

hình như "pé" này bị ngọng nặng đến nỗi tiếng việt còn gõ sai :lick:

zmt264
03-06-2008, 18:31
Cái này đang là tình trạng của SGK VN đấy ;) Hãy xem lại chương trình phổ thông VN xem. Các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh... đang định hướng học sinh trở thành các nhà Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học... Và môn Tin cũng ko ngoại lệ, đang hướng học sinh trở thành LTV ;) Chương trình các môn hoa học tự nhiên ở phổ thông VN quá nặng so với các nước tiên tiến khác, học sinh VN nếu đi du học đàng hoàng thường làm "trùm" ở nước bạn khi còn học phổ thông. Đi thi các giải quốc tế học sinh chúng ta thường đoạt rất nhiều các giải vàng bạc này nọ. Nhưng liệu có phải là do học sinh chúng ta giỏi hơn, hay do nền GD của chúng ta xuất sắc hơn? Tại sao chúng ta đoạt giải vàng ở các môn lý tuyết nhưng ko thất chút tiếng tăm nào ở phần thực hành? Nền GD VN đã sản sinh ra bao nhiêu nhân tài khoa học nổi tiếng thế giới? Hay những nhân tài khoa học "gốc Việt" vốn dĩ được đào tạo ở nước ngoài?

[=========> Bổ sung bài viết <=========]



Khái niệm IT rất rộng, và món lập trình chỉ là 1 phần rất bé trong đấy. Lĩnh vực IT ko chỉ có máy tính và làm việc với máy tính. VN thì chế ra ngành CNTT ở bậc CĐ, ĐH, đến bậc cao học, nghiên cứu sinh thì dùng lại tên Khoa học máy tính. Giáo trình CNTT của VN thì copy lại từ nước ngoài, nhưng người ta chia nhỏ ra thì VN gom hết đem về nhồi vô 1 chỗ. Các trường ở các nước tiên tiến không có ngành Công nghệ thông tin, họ chỉ có Khoa học máy tính. Các môn có chữ IT của họ thì VN ko có, và cũng chả có lấy tên TV để dịch: IT for Business, IT Management...
Chả cần phải dạy cho học sinh môn lập trình chỉ để giới thiệu về ngành CNT ở ĐH. Rất nhiều SV CNTT hiện nay tiếp xúc với máy tính lần đầu tiên là khi bước chân vào giảng đượng. Thế nhưng rất nhiều người trong số họ được các công tin học chào đón đấy thôi.
Học sinh VN phải học môn Tin học, còn ở nước ngoài họ ko có cái môn này nhưng kỹ năng sử dụng máy tính để phục vụ việc học lại là chuyện rất bình thường và phổ biến. Tại sao phải dạy lập trình cho học sinh mà không dạy kỹ năng sử dụng máy tính để phục vụ cho cuộc sống? Liệu có phải là do dạy môn Pascal đơn giản hơn rất nhiều so với kỹ năng sử dụng máy tính + Internet, thứ mà rất nhiều SV tốt nghiệp CNTT chính quy hiện nay vẫn còn rất mù mờ?

Tất cả những vấn đề thuộc về VN có thể tóm lại trong 2 chữ: "Thày đâu" (not "tiền đâu")

jiSh@n
03-06-2008, 19:38
Mấy cái môn khác hỏng bàn, nhưng cái quan điểm cho rằng chúng ta đang hướng học sinh trở thành LTV của chú và nhiều người bên trên sai rồi. Học sinh chỉ học nhập môn lập trình trong 1 năm lớp 11, mỗi tuần chỉ học có 1 tiết, tính ra tổng cộng học sinh chỉ phải học khoảng 30 tiết lập trình trong suốt cuộc đời phổ thông của mình(bao gồm cả các tiết thực hành phòng máy). Làm rõ hơn nữa, trong 30 tiết đó, nội dung chỉ xoay quanh cấu trúc chương trình cơ bản, lệnh rẽ nhánh, lệnh lặp. Thế thôi, chổ nào cao thủ lắm thì dạy được phần mảng. Như vậy thì nặng là nặng chổ nào? định hướng LTV là định hướng thế nào?

30 tiết đó chỉ đủ để học sinh có được những ý niệm cơ bản về lập trình thôi. Mọi người nên nhớ, nội dung tin học cơ bản, tin học văn phòng đều có hết cho lớp 10 và lớp 12. Cái thiếu bây giờ là internet, nhưng cái này muốn đưa vô thì lại vướng cơ sở vật chất. Thế đấy, nhiều người tưởng mình hay nên phê phán phải có cái này, phải bỏ cái kia...Hãy phóng tầm nhìn ở cấp độ vĩ mô để nhìn nhận vấn đề, đừng đơn giản chỉ nhìn thấy một khía cạnh rồi tưởng rằng mình đúng đắn...
Nếu chịu khó vào box Pascal xem các bé hỏi bài tập thì sẽ hiểu tại sao tôi bảo món LT ở phổ thông đang định hướng học sinh trở thành LTV. Và nhớ xem xét bài tập của các bé dưới góc độ một học sinh phổ thông chứ đừng nhìn bằng con mắt của 1 LTV.

hi..hi..cái này hỏi nhỏ thui, hơi lạc đề, vậy theo chú thì khái niệm IT rất rộng và bao gồm những gì?
Rất rộng, tôi chỉ có thể kể ra 1 vài lĩnh vực: Khoa học máy tính, mạng máy tính; bên Điện tử có Điều khiển tự động, Vi mạch, Vi xử lý, Viễn thông...; Kinh tế có IT for Business, IT Management...; Sư phạm có Ứng dụng CNTT vào giảng dạy; Mỹ thuật có Multimedia design... Công nghệ thông tin đang bao trùm tất cả các lĩnh vực khác, cái mà VN gọi là "ngành CNTT" thực chất chỉ là lĩnh vực Khoa học máy tính và mạng máy tính ;)

74117760
03-06-2008, 19:48
Em vote 1 phiếu cho lịch sử tin học... và tìm kiếm trên google, trên thư viện, tụi nó đánh từ khóa coi bộ khổ lắm...
[Ai cho em cái bảng kí hiệu mấy cái icon đi]

khuongcong
03-06-2008, 20:00
[Ai cho em cái bảng kí hiệu mấy cái icon đi]

http://ddth.com/misc.php?do=showsmilies
:pc:

TenNhoc
03-06-2008, 20:07
Nếu chịu khó vào box Pascal xem các bé hỏi bài tập thì sẽ hiểu tại sao tôi bảo món LT ở phổ thông đang định hướng học sinh trở thành LTV. Và nhớ xem xét bài tập của các bé dưới góc độ một học sinh phổ thông chứ đừng nhìn bằng con mắt của 1 LTV.


Xì, chú nhìn nhận sự việc quá ấu trĩ.
Hãy làm ơn tìm hiểu mấy bài đáng giá được hỏi trên đó là bài cho học sinh chuyên tin hay học sinh lớp thường?
Hãy tìm hiểu xem đa số học sinh lớp thường học lập trình thế nào? đừng đơn giản nhìn nhận ở một vài trường cấp 3 ở Thành phố, chịu khó kiếm và hỏi thêm mấy bé học từ các trường ở tỉnh nữa để hiểu rõ hơn bức tranh tổng thể nhé chú em.

jiSh@n
03-06-2008, 20:19
Xì, chú nhìn nhận sự việc quá ấu trĩ.
Hãy làm ơn tìm hiểu mấy bài đáng giá được hỏi trên đó là bài cho học sinh chuyên tin hay học sinh lớp thường?
Hãy tìm hiểu xem đa số học sinh lớp thường học lập trình thế nào? đừng đơn giản nhìn nhận ở một vài trường cấp 3 ở Thành phố, chịu khó kiếm và hỏi thêm mấy bé học từ các trường ở tỉnh nữa để hiểu rõ hơn bức tranh tổng thể nhé chú em.
Tôi đang nói đến các bé hỏi bài tập (cách đây khoảng 2 tháng, lúc chuẩn bị thi HK2 ở phổ thông), ko nói đến các bài thảo luận thuật toán ;) Và tôi cũng ko phải dân thành phố mà là dân tỉnh, từng học trường phổ thông bình thường chứ ko phải trường chuyên ;) Ở nhà đang còn 1 dàn em út học lớp 7, 9, 11, 12 ;)

P/S: nếu tôi nhớ ko lầm thì TenNhoc học KHTN TPHCM, vừa hoặc sắp Tốt nghiệp và nhỏ hơn tôi vài tuổi, kêu "chú em" nghe ngọt xớt ;)

canh_ka_ka
03-06-2008, 20:38
em đang học tin tại một lớp chuyên tin tại trường phổ thông. Thực ra thì tại lớp em cũng chỉ khoảng 1/6 lớp là có học tin, còn lại cũng lơ mơ như thuở ban đầu vậy ;))
đó là đang nói đến lớp chuyên tin, và cũng chắc chắn ko fải chỉ có 1 lớp như thế. THử hỏi ở các lớp phổ thông bình thường, thì thế nào?
Theo em thì nên dạy những cái mà hS muốn học: Học cách khai thác Internet, Gúgồ chẳng hạn, làm web, hoặc về máy tính như tháo mở phần cứng, rồi tìm hiểu các phần mềm thông dụng, có học lâp trình như cũg chỉ để biết là có cái gọi là lập trình này nọ thôi, chứ học như bây h thì cũng chả làm gì.
Quan trọng nhất là ở người thầy, cho dù bộ GD có xuất đc một giáo trình tốt đến đâu mà gặp fải anh thầy dở dở thì HS chịu chết.
Học tin thì HS học trực tiếp từ kinh nghiệm của thầy là chính.

tuy phong
03-06-2008, 22:26
tennhoc ra ngoài tiệm sách mua cuốn Tin học 11 về đọc đi rồi hãy to còi nhá. Tôi đi dạy mà còn toát mồ hôi hột, toàn phải tự soạn lại giáo trình mà dạy. Biết nhiều mà ko biết sâu chắc là tiêu chí đào tạo nhân tài đất Việt.

ngocquang19877
03-06-2008, 22:34
Nhắc bác tennhoc là bác vit_con ngang ngữa tuổi bác lq_khoi trên forum này, xưng hô cho phải phép 1 chút, đừng nên giận quá mất khôn như thế :).

TenNhoc
03-06-2008, 22:56
tennhoc ra ngoài tiệm sách mua cuốn Tin học 11 về đọc đi rồi hãy to còi nhá. Tôi đi dạy mà còn toát mồ hôi hột, toàn phải tự soạn lại giáo trình mà dạy. Biết nhiều mà ko biết sâu chắc là tiêu chí đào tạo nhân tài đất Việt.

Thôi đi ông, cuốn đó còn lạ gì với tui nữa. Cuốn đó là dành để dạy cho dân chuyên đại ca ơi. Lớp thường chả có giáo viên nào lấy cuốn đó làm giáo trình cả đâu. Hù hoài...Nhưng nói rõ hơn luôn là cuốn đó chỉ để dân chuyên thật sự đọc chơi thôi, bác đi dạy mà cuốn đó chịu không nổi thì đúng là...bác nên học hỏi thêm.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Nhắc bác tennhoc là bác vit_con ngang ngữa tuổi bác lq_khoi trên forum này, xưng hô cho phải phép 1 chút, đừng nên giận quá mất khôn như thế :).

Ủa, vậy hả? hi..hi..bác vit_con ngang ngữa tuổi bác lq_khoi mà sao có vẻ trình độ...uhm mà thôi, mắc công hỗn với người lớn. Mà có giận hờn gì đâu để mất khôn...

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Tôi đang nói đến các bé hỏi bài tập (cách đây khoảng 2 tháng, lúc chuẩn bị thi HK2 ở phổ thông), ko nói đến các bài thảo luận thuật toán ;) Và tôi cũng ko phải dân thành phố mà là dân tỉnh, từng học trường phổ thông bình thường chứ ko phải trường chuyên ;) Ở nhà đang còn 1 dàn em út học lớp 7, 9, 11, 12 ;)

P/S: nếu tôi nhớ ko lầm thì TenNhoc học KHTN TPHCM, vừa hoặc sắp Tốt nghiệp và nhỏ hơn tôi vài tuổi, kêu "chú em" nghe ngọt xớt ;)

Ông ơi là ông, chỉ từ vài bài mấy bé hỏi có vẻ khó khó, ông chẳng cần phân biệt bọn chúng là dân chuyên hay dân thường, thành phố trung tâm hay là dân tỉnh lẻ. Ông phán liền một cách tổng thể là nền giáo dục đang đào tạo LTV. Như thế thì thiển cận quá đi rồi còn gì.

Ông là học sinh lớp thường tỉnh lẻ đấy, ông nhớ lại xem ngày xưa ông học lập tình cơ bản đến mức nào? Nhà ông còn một dàn em út đang học 11, 12 đó, ông hỏi chúng coi môn tin dạy chúng đến cỡ nào...Đa số giáo viên toàn cỡ đọc cuốn Tin học 11 còn đuối lên đuối xuống thì làm sao dạy cái cao xa được chứ nhỉ...

P/S: Ông chưa chắc hơn tuổi tui, nên tui thích thì tui gọi ông anh, hỏng thích thì tui gọi chú em cho nó thân mật.

tuy phong
03-06-2008, 23:40
Thôi đi ông, cuốn đó còn lạ gì với tui nữa. Cuốn đó là dành để dạy cho dân chuyên đại ca ơi. Lớp thường chả có giáo viên nào lấy cuốn đó làm giáo trình cả đâu. Hù hoài...Nhưng nói rõ hơn luôn là cuốn đó chỉ để dân chuyên thật sự đọc chơi thôi, bác đi dạy mà cuốn đó chịu không nổi thì đúng là...bác nên học hỏi thêm.

Sách ko có dòng chữ Dùng cho lớp chuyên mà ông dám to mồm bảo là cho lớp chuyên thì tui thua ông luôn.
Cuốn đó ko phải là tui chịu ko nổi mà học sinh của tui chịu ko nổi mặc dù là 1 trường Công lập chuẩn Quốc gia. Dạy học ít nhất cũng có cái tâm, học sinh nó đã bị tra tấn biết bao nhiêu môn học rồi mà mình còn đè nó ra nhồi mấy cái thuật toán vào nữa thì đúng là đồ bất nhân.
Có lẽ tennhoc nên ngồi vào lớp 11 học 1 năm và dùng cái đầu của 1 học sinh lớp 11 để hiểu.
Thiết nghĩ có nhất thiết phải học nhiều như thế ở bậc phổ thông hay ko? Nói ko phải khen chứ đào tạo kiểu nhà ta thì 1 công nhân hốt rác chắc cũng phải có bằng Đại học mới được.

jiSh@n
03-06-2008, 23:40
Ông là học sinh lớp thường tỉnh lẻ đấy, ông nhớ lại xem ngày xưa ông học lập tình cơ bản đến mức nào? Nhà ông còn một dàn em út đang học 11, 12 đó, ông hỏi chúng coi môn tin dạy chúng đến cỡ nào...Đa số giáo viên toàn cỡ đọc cuốn Tin học 11 còn đuối lên đuối xuống thì làm sao dạy cái cao xa được chứ nhỉ...

P/S: Ông chưa chắc hơn tuổi tui, nên tui thích thì tui gọi ông anh, hỏng thích thì tui gọi chú em cho nó thân mật.
Thời đấy tôi tự học máy tính từ lớp 4, lớp 7 tự học lập trình, lớp 9 đăng ký vào đội Tin học ko chuyên gì đấy, người dạy ko phải là giáo viên mà là sinh viên. Chương trình học được thiết kế riêng biệt dành cho 1 nhóm nhỏ học sinh để đi thi, nền cơ bản là giáo trình của DH KHTN và BK TPHCM. Chương trình tin học chính thức lúc đó là vài câu lệnh DOS vớ vẩn và Windows 3.x ở cấp 2, lớp 10 học sơ đồ khối máy tính, mấy phép toán nhị phân và Word, Excel, lớp 11 học Pascal "siêu căn bản" với giải pt bậc 2, lớp 12 ko học Tin học. Còn đám em út của tôi hiện giờ đang học tin học theo cái ct mới, và cũng học lập trình 1 cách chật vật như bao học sinh ko chuyên khác mặc dù kỹ năng sử dụng máy tính và internet của chúng ko tệ. Đơn giản bọn chúng ko thích môn Tin và cũng ko có ý định đi theo cái ngành của ông anh chúng ;)

Tôi chả cần biết GV dạy tin ở Phổ thông hiện tại có đủ năng lực hay ko, có dạy theo SGK hay ko. Tôi chỉ cần biết SGK Tin học lớp 11 nó có chương trình như thế, BGD đã ban hành SGK như thế, và căn cứ vào cái chương trình đấy mà tôi bảo định hướng học sinh trở thành LTV tương lai.

P/S: theo một số post ở một số thread thì TenNhoc đang là SV hoặc vừa kết thúc đời SV, nếu học đúng tiến độ từ phổ thông thì chắc chắn kém tôi vài tuổi, còn các trường hợp còn lại thì no comment ;)

conank
03-06-2008, 23:55
TenNhoc chọn nick đúng thật :D

TenNhoc
04-06-2008, 00:25
Sách ko có dòng chữ Dùng cho lớp chuyên mà ông dám to mồm bảo là cho lớp chuyên thì tui thua ông luôn.
Cuốn đó ko phải là tui chịu ko nổi mà học sinh của tui chịu ko nổi mặc dù là 1 trường Công lập chuẩn Quốc gia. Dạy học ít nhất cũng có cái tâm, học sinh nó đã bị tra tấn biết bao nhiêu môn học rồi mà mình còn đè nó ra nhồi mấy cái thuật toán vào nữa thì đúng là đồ bất nhân.


hi..hi..ông ơi là ông, cuốn đó không ghi là dùng cho lớp chuyên nhưng nó được thiết kế cho học sinh chuyên ông ạ. Ông cũng nên nhớ Bộ cũng chẳng hề bắt buộc ông phải dạy theo cuốn đó nhá. Ông tự đem cuốn đó đi dạy, dù dạy cho lớp chuyên thì hơn nữa lớp còn chết nói chi dạy lớp thường. Ông nhồi mấy cái thuật toán trong cuốn đó cho tụi nó thì tụi nó chết là phải.
Tui nhớ không lầm, đề cương tin học 11 gồm các phần chính sau:
1. Khái niệm cơ bản
2. Lệnh rẽ nhánh
3. Lệnh lặp
4. Mảng
5. Kiểu bản ghi
6. Kiểu string
7. Hàm con
8. Tập tin
Nhìn qua có vẻ rất nhiều thứ nhưng mục tiêu trong đó chỉ yêu cầu những kiến thức đơn giản và cốt yếu nhất thôi. Vậy sao ông không tuân thủ theo đề cương đó mà lại dùng cái cuốn tin học 11 ấy nhỉ???
Chỉ thích ông mỗi cái câu "dạy học phải có cái tâm", nhưng có lẽ ông là giáo viên trẻ nên cái tầm thì còn phải học dài dài...

[=========> Bổ sung bài viết <=========]




Tôi chả cần biết GV dạy tin ở Phổ thông hiện tại có đủ năng lực hay ko, có dạy theo SGK hay ko. Tôi chỉ cần biết SGK Tin học lớp 11 nó có chương trình như thế, BGD đã ban hành SGK như thế, và căn cứ vào cái chương trình đấy mà tôi bảo định hướng học sinh trở thành LTV tương lai.

P/S: theo một số post ở một số thread thì TenNhoc đang là SV hoặc vừa kết thúc đời SV, nếu học đúng tiến độ từ phổ thông thì chắc chắn kém tôi vài tuổi, còn các trường hợp còn lại thì no comment ;)

Không biết chú em nói cái chương trình thế nào chứ cái đề cương tui đề cập phía trên là đề cương tin học 11 mới nhất đấy. Nhìn vào chẳng thấy có gì để nói nó định hướng học sinh trở thành lập trình viên cả. Chỉ là những kiến thức rất cơ bản của lập trình và thời lượng chỉ 1 tiết/ tuần. Nói như chú em chẳng lẽ môn Văn dạy 2 tiết/ tuần nghĩa là định hướng tất cả học sinh trở thành nhà văn?, môn Toán 4 tiết/ tuần nghĩa là định hướng tất cả học sinh trở thành nhà toán học?...

P/S: Cho dù đúng là tui vào đại học ngay khi kết thúc phổ thông, và cũng vừa kết thúc cuộc đời sinh viên IT đúng tiến độ trong 4 năm thì cũng chẳng có gì chắc chắn tui kém chú em vài tuổi. hi..hi..hỏng biết có nhận ra lý do tại sao hông ta?

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


TenNhoc chọn nick đúng thật :D

Có khả năng thì bay vô tranh luận đàng hoàng, đừng phát biểu linh tinh như vậy người ta nói là trẻ em "ăn cơm hớt" đó. Như thế là không tốt biết chưa bé conank?

jiSh@n
04-06-2008, 00:59
Không biết chú em nói cái chương trình thế nào chứ cái đề cương tui đề cập phía trên là đề cương tin học 11 mới nhất đấy. Nhìn vào chẳng thấy có gì để nói nó định hướng học sinh trở thành lập trình viên cả. Chỉ là những kiến thức rất cơ bản của lập trình và thời lượng chỉ 1 tiết/ tuần. Nói như chú em chẳng lẽ môn Văn dạy 2 tiết/ tuần nghĩa là định hướng tất cả học sinh trở thành nhà văn?, môn Toán 4 tiết/ tuần nghĩa là định hướng tất cả học sinh trở thành nhà toán học?...

P/S: Cho dù đúng là tui học đúng tiến độ từ phổ thông, vừa kết thúc cuộc đời sinh viên IT như chú em nói thì cũng chẳng có gì chắc chắn tui kém chú em vài tuổi. hi..hi..hỏng biết có đủ thông minh để nhận ra lý do tại sao hông ta?
Đừng có nhìn vào cái đề cương mà hãy nhìn vào các bài tập trong SGK kìa. Bài tập trong SGK là những bài tập tối thiểu mà học sinh phải làm sau khi học lý thuyết. BGD ban hành SGK mà ko yêu cầu GV dạy theo SGK thì thật là nực cười nên nhớ dùm đây là chương trình ở phổ thông chứ ko phải chương trình khung ở ĐH. Cái đề cương trên đã quá đầy đủ cho 1 ngôn ngữ lập trình cấu trúc, cộng thêm các bài tập "ko có dấu *" trong SGK đã làm quá tải học sinh 1 cách ko cần thiết. 1 học sinh bình thường cần những thứ đó để làm gì? Một môn toán với quá nhiều kiến thức so với chương trình của các nước tiên tiến chưa đủ để học sinh rèn luyện tư duy hay sao? Ko trở thành LTV cần tư duy thuật toán làm gì? Học 1 tiết 1 tuần hay 10 tiết 1 tuần cũng thế thôi, chương trình đã như thế rồi. Vậy lý học nào là điện, sóng, hạt, vật lý hạt nhân... Hóa học toán những hóa hữu cơ, hóa vô cơ với những chuỗi phản ứng phức tạp, Sinh học đầy các bài toán về gen, về di truyền... Học sinh học rất nhiều thứ, kiến thức lý thuyết nhồi nhét có cả chiều rộng lẫn chiều sâu nhưng trong suốt phần đời còn lại chưa chắc đã có cơ hội dùng đến. Một chương trình lý thuyết quá tải và dư thừa khiến cho học sinh phổ thông tốt nghiệp xong thì ko làm được gì, chỉ có 2 con đường là cố gắng thi vào đại học hoặc chấp nhận lao động chân tay. Giáo dục như thế làm sao đuổi kịp thiên hạ?

P/S: cho dù là vừa tốt nghiệp văn bằng 2 thì vẫn còn kém tuổi tôi. Còn việc rời ĐH vài năm rồi quay lại học văn bằng 2 hoặc lớn tuổi rồi mới đi học thì no comment nhé ;)

P/S lần 2: cái kiểu đang tranh luận bình thường bỗng đổi cách xưng hô đầy thị uy thì tôi gặp nhiều người rồi, và tôi rất thông cảm vì hoàn toàn hiểu tại sao. Vì vậy nếu cách xưng hô đấy làm ông cảm thấy thoải mái khi tranh luận thì cứ việc lol

ngocquang19877
04-06-2008, 01:10
Nói chung, ý chính của bác Sơn và của một số người là chương trình học về lập trình tốn thời gian vô ích vì học sinh không hẳn muốn định hướng mình trở thành lập trình viên hoặc không cần những kiến thức đấy lol. Ai có ý kiến khác xin mời đưa lên dựa trên tinh thần học hỏi và xây dựng nhé.

Mình thì no idea, vì còn những thứ khác cần làm có ích hơn nhiều so với việc tranh luận 1 thứ quá hiển nhiên như vậy lol.

tuy phong
04-06-2008, 07:47
tennhoc đi dạy đi rồi biết, thằng ngoài cuộc lúc nào cũng tưởng ngon, nghe Bộ nói thì tưởng thật, vào đi rồi biết. Cầm sách tự soạn dạy mà run, thanh tra 1 cái là ra khỏi ngành. Nói thật chứ dạy trên bậc Đại học còn khỏe hơn dạy ở bậc phổ thông nhiều.
cái câu trên tôi thấy có 1 câu rất hay cho ông đó, tennhoc chọn nick đúng với người, mấy tuổi rồi mà còn mơ với mộng mấy cái lời của ông Bộ nói T.T

badboyhp
05-06-2008, 11:35
tôi thấy dos là rất cần thiết đó, nó chính là nền tảng của tất cả, các bạn có chắc là các bạn nắm đầy đủ về dos chưa, các bạn nên nhớ các hacker hiện nay vẫn coi dos và linux là những dụng cụ xâm nhập hữu hiệu nhất đó.

jiSh@n
05-06-2008, 12:04
tôi thấy dos là rất cần thiết đó, nó chính là nền tảng của tất cả, các bạn có chắc là các bạn nắm đầy đủ về dos chưa, các bạn nên nhớ các hacker hiện nay vẫn coi dos và linux là những dụng cụ xâm nhập hữu hiệu nhất đó.

Hacker nào coi DOS công cụ hữu hiệu vậy trời :emlaugh:

TenNhoc
05-06-2008, 23:19
Đừng có nhìn vào cái đề cương mà hãy nhìn vào các bài tập trong SGK kìa. Bài tập trong SGK là những bài tập tối thiểu mà học sinh phải làm sau khi học lý thuyết. BGD ban hành SGK mà ko yêu cầu GV dạy theo SGK thì thật là nực cười nên nhớ dùm đây là chương trình ở phổ thông chứ ko phải chương trình khung ở ĐH. Cái đề cương trên đã quá đầy đủ cho 1 ngôn ngữ lập trình cấu trúc, cộng thêm các bài tập "ko có dấu *" trong SGK đã làm quá tải học sinh 1 cách ko cần thiết. 1 học sinh bình thường cần những thứ đó để làm gì? Một môn toán với quá nhiều kiến thức so với chương trình của các nước tiên tiến chưa đủ để học sinh rèn luyện tư duy hay sao? Ko trở thành LTV cần tư duy thuật toán làm gì? Học 1 tiết 1 tuần hay 10 tiết 1 tuần cũng thế thôi, chương trình đã như thế rồi.


Vậy ông chỉ cho tui vài bài trong SGK mà ông nói là định hướng LTV cho học sinh đi. Quyền tin học 11 mà tui và tuyphong đang nói là quyển bìa màu xanh xanh, trong đó có mấy thuật toán đệ quy quay lui xác định tổ hợp, chỉnh hợp...chứ không phải quyển sách giáo khoa tin học 11 mới có gần đây của bộ ông ạ. Ai chả biết dạy thì phải tuân thủ theo SGK nếu có rồi. À, mà bác tuyphong xác nhận dùm em luôn, nếu bác cũng đang nói đến cuốn SGK tin học 11 của bộ thì em pó tay với bác, cuốn đó toàn những bài cơ bản...

Ông càng nói càng mắc cười và hình như trong tư duy của ông đang có vấn đề. Làm gì có chuyện học 1 tiết cũng giống như 10 tiết được trời. Chắc đọc tới đây ông cũng vấn chưa hiểu rõ 1 tiết và 10 tiết nó khác nhau thế nào nhỉ?

Ông định nghĩa thế nào là một học sinh bình thường mà phán rằng chúng không cần tư duy thuật toán? Nói thế chẳng khác nào nói rằng học sinh bình thường thì cần gì học văn vì đâu có chắc nó trở thành nhà văn đâu, học sinh bình thường thì cần gì học sử vì đâu có chắc nó trở thành nhà sử học đâu...
Mỗi kiến thức đều có cái hay và cái cần riêng của nó, lúc là học sinh(ngay cả khi đã trưởng thành) thì chưa thể xác định được con đường nghề nghiệp tương lai mà mình phù hợp, thế nên cần có kiến thực rộng là cách làm phù hợp, đừng đi quá sâu là được.

Có thể hiện nay học sinh bị quá tải, nhưng cái quá tải đó nguyên nhân chính là từ các môn khác chứ không phải bản thân môn tin học, một môn vốn vẫn được xem nhẹ là môn phụ và chỉ chiếm 1 tiết/tuần.

Túm lại, nội dung phần lập trình cơ bản như thế là được, không nặng nề và mang tính giới thiệu cơ bản là chính. Và chắc chắn việc rèn luyện tư duy thuật toán là không thừa.



P/S lần 2: cái kiểu đang tranh luận bình thường bỗng đổi cách xưng hô đầy thị uy thì tôi gặp nhiều người rồi, và tôi rất thông cảm vì hoàn toàn hiểu tại sao. Vì vậy nếu cách xưng hô đấy làm ông cảm thấy thoải mái khi tranh luận thì cứ việc lol

hi..hi..ông lòi đuôi rồi nhé. trước giờ khi tranh luận chẳng bao giờ tôi quan tâm đến việc xưng hô. Chỉ có ông là luôn tranh cãi khi bị kêu là "chú em". Ông làm gì mà thích được kêu là "đàn anh" theo kiểu đầy thị uy đó vậy? trước giờ tôi mới thấy ông là người đầu tiên như vậy đó, và bây giờ khi thấy cái tư tưởng bên trên của ông thì tui đã hiểu và rất thông cảm cho ông. Vì vậy nếu cách xưng hô đấy làm ông cảm thấy thoái mái khi tranh luận thì tui xin được kêu ông là "đại ca thân yêu" vậy...he..he..he..

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Nói chung, ý chính của bác Sơn và của một số người là chương trình học về lập trình tốn thời gian vô ích vì học sinh không hẳn muốn định hướng mình trở thành lập trình viên hoặc không cần những kiến thức đấy lol. Ai có ý kiến khác xin mời đưa lên dựa trên tinh thần học hỏi và xây dựng nhé.

Mình thì no idea, vì còn những thứ khác cần làm có ích hơn nhiều so với việc tranh luận 1 thứ quá hiển nhiên như vậy lol.

hi..hi...bé này là chúa vuốt đuôi đại ca thân yêu jiSh@n luôn, còn một tên nữa là conank thì lại là chúa vuốt đuôi bé ngocquang19877.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]



cái câu trên tôi thấy có 1 câu rất hay cho ông đó, tennhoc chọn nick đúng với người, mấy tuổi rồi mà còn mơ với mộng mấy cái lời của ông Bộ nói T.T

he..he...bác khen em nữa, thấy em chọn nick tốt chứ nhẩy? Em tennhoc thế mà nhiều kẻ thấy còn nhóc hơn em nữa bác ạ...

Ga mo
06-06-2008, 00:38
Vậy ông chỉ cho tui vài bài trong SGK mà ông nói là định hướng LTV cho học sinh đi. Quyền tin học 11 mà tui và tuyphong đang nói là quyển bìa màu xanh xanh, trong đó có mấy thuật toán đệ quy quay lui xác định tổ hợp, chỉnh hợp...chứ không phải quyển sách giáo khoa tin học 11 mới có gần đây của bộ ông ạ. Ai chả biết dạy thì phải tuân thủ theo SGK nếu có rồi. À, mà bác tuyphong xác nhận dùm em luôn, nếu bác cũng đang nói đến cuốn SGK tin học 11 của bộ thì em pó tay với bác, cuốn đó toàn những bài cơ bản...

Ông càng nói càng mắc cười và hình như trong tư duy của ông đang có vấn đề. Làm gì có chuyện học 1 tiết cũng giống như 10 tiết được trời. Chắc đọc tới đây ông cũng vấn chưa hiểu rõ 1 tiết và 10 tiết nó khác nhau thế nào nhỉ?

Ông định nghĩa thế nào là một học sinh bình thường mà phán rằng chúng không cần tư duy thuật toán? Nói thế chẳng khác nào nói rằng học sinh bình thường thì cần gì học văn vì đâu có chắc nó trở thành nhà văn đâu, học sinh bình thường thì cần gì học sử vì đâu có chắc nó trở thành nhà sử học đâu...
Mỗi kiến thức đều có cái hay và cái cần riêng của nó, lúc là học sinh(ngay cả khi đã trưởng thành) thì chưa thể xác định được con đường nghề nghiệp tương lai mà mình phù hợp, thế nên cần có kiến thực rộng là cách làm phù hợp, đừng đi quá sâu là được.

Có thể hiện nay học sinh bị quá tải, nhưng cái quá tải đó nguyên nhân chính là từ các môn khác chứ không phải bản thân môn tin học, một môn vốn vẫn được xem nhẹ là môn phụ và chỉ chiếm 1 tiết/tuần.

Túm lại, nội dung phần lập trình cơ bản như thế là được, không nặng nề và mang tính giới thiệu cơ bản là chính. Và chắc chắn việc rèn luyện tư duy thuật toán là không thừa.



hi..hi..ông lòi đuôi rồi nhé. trước giờ khi tranh luận chẳng bao giờ tôi quan tâm đến việc xưng hô. Chỉ có ông là luôn tranh cãi khi bị kêu là "chú em". Ông làm gì mà thích được kêu là "đàn anh" theo kiểu đầy thị uy đó vậy? trước giờ tôi mới thấy ông là người đầu tiên như vậy đó, và bây giờ khi thấy cái tư tưởng bên trên của ông thì tui đã hiểu và rất thông cảm cho ông. Vì vậy nếu cách xưng hô đấy làm ông cảm thấy thoái mái khi tranh luận thì tui xin được kêu ông là "đại ca thân yêu" vậy...he..he..he..

[=========> Bổ sung bài viết <=========]



hi..hi...bé này là chúa vuốt đuôi đại ca thân yêu jiSh@n luôn, còn một tên nữa là conank thì lại là chúa vuốt đuôi bé ngocquang19877.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]



he..he...bác khen em nữa, thấy em chọn nick tốt chứ nhẩy? Em tennhoc thế mà nhiều kẻ thấy còn nhóc hơn em nữa bác ạ...

Xin lỗi ngài chứ ngài chọn nick đúng quá đi mất thôi. Nói đi nói lại thì ngài cũng chỉ bắt bẻ chữ nghĩa cái đoạn "định hướng học sinh thành LTV". Một học sinh định hướng theo nghiệp văn chương thì có cần "tư duy thuật toán" không? Ngài có thể bảo là học Pascal sẽ giúp rèn luyện tư duy cho những học sinh định hướng ngành CNTT nhưng xin hỏi giữa hướng đối tượng và hướng thủ tục, hướng nào gần gũi với tư duy con người hơn? Toán, lý, hóa "rèn luyện tư duy" còn chưa đủ chết hay sao? Hãy thử đặt mình vào vị trí employer khi tuyển dụng những người toàn hươu vượn đâu đâu trong khi soạn thảo Word, diệt virus, cài Win còn chưa thạo.

hoanghonhoanghon
06-06-2008, 16:23
Tóm lại nên dạy cho HS những cái cơ bản quan trọng trước như : Windown, word, excel,powerpoint, internet, các phần mềm diệt virut, cách xử lý sự cố, cài đặt phần mềm, vài giải thuật đơn giản ở phổ thông thôi. Ai thích tin thì lên đại học học lập trình cao siêu nhỉ?

vtnphong
06-06-2008, 16:35
Tóm lại nên dạy cho HS những cái cơ bản quan trọng trước như : Windown, word, excel,powerpoint, internet, các phần mềm diệt virut, cách xử lý sự cố, cài đặt phần mềm, vài giải thuật đơn giản ở phổ thông thôi. Ai thích tin thì lên đại học học lập trình cao siêu nhỉ?

U này ở đâu ra vậy, bộ reply mà không xem mấy post trước hả? Word, excel, internet thì học đại học nào mà chả sử dụng, không thể coi nó là đại diện cho IT được. Muốn dạy mấy môn này thì cứ dạy nhưng không nên bỏ học lập trình tại phổ thông.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Một học sinh định hướng theo nghiệp văn chương thì có cần "tư duy thuật toán" không? Ngài có thể bảo là học Pascal sẽ giúp rèn luyện tư duy cho những học sinh định hướng ngành CNTT nhưng xin hỏi giữa hướng đối tượng và hướng thủ tục, hướng nào gần gũi với tư duy con người hơn? Toán, lý, hóa "rèn luyện tư duy" còn chưa đủ chết hay sao? Hãy thử đặt mình vào vị trí employer khi tuyển dụng những người toàn hươu vượn đâu đâu trong khi soạn thảo Word, diệt virus, cài Win còn chưa thạo.

Thứ nhất, định hướng nghề nghiệp là việc của đại học, ở phổ thông thì cứ học tuốt mấy cái căn bản đi, đừng có định hướng gì cho mệt ở đây. OPP gần gũi với cách suy nghĩ của con người hơn hương thủ tục, ok đồng ý. Nhưng đó chính là lý do của không nên việc dạy hướng đối tượng ở phổ thông. Khi lập trình hướng đối tượng, một số khái niệm cấp thấp của hệ thống bị che đi như là cách sử dụng bộ nhớ. Lúc mình học Java, mình chẳng thèm quan tâm tới việc các class được biểu diễn như thế nào trong bộ nhớ. Cách gán reference của các biến như thế nào. Mình đã biết mấy vấn đề này trước rồi nên không thấy rối nhưng đối với beginner thì là cả một vấn đề chứ không nhỏ đâu.

Do đó, hướng đối tượng gần với suy nghĩ của con người hơn nhưng sẽ phức tạp hơn lập trình hướng thủ tục. Nếu mọi người đang bảo nên giảm tải thì mình nghĩ không nên đưa lập trình hướng đối tượng vào đây (ở nước ngoài thì khác vì hầu như môn nào cũng nhẹ hơn của mình). Theo mình thì muốn giảm tải phải nên giảm mấy môn chính chiếm một đống tiết trước đi. Toán, Lý,.. một số trường còn có cả Sinh nữa, giảm tải hết đi rồi hãy tính tới Tin học.

tuy phong
07-06-2008, 07:39
cãi nữa cũng vậy, chấp nhận thực tại, mình thay đổi được gì thì thay đổi, ko thì thôi.

jiSh@n
07-06-2008, 10:10
Vậy ông chỉ cho tui vài bài trong SGK mà ông nói là định hướng LTV cho học sinh đi. Quyền tin học 11 mà tui và tuyphong đang nói là quyển bìa màu xanh xanh, trong đó có mấy thuật toán đệ quy quay lui xác định tổ hợp, chỉnh hợp...chứ không phải quyển sách giáo khoa tin học 11 mới có gần đây của bộ ông ạ. Ai chả biết dạy thì phải tuân thủ theo SGK nếu có rồi. À, mà bác tuyphong xác nhận dùm em luôn, nếu bác cũng đang nói đến cuốn SGK tin học 11 của bộ thì em pó tay với bác, cuốn đó toàn những bài cơ bản...

Ông càng nói càng mắc cười và hình như trong tư duy của ông đang có vấn đề. Làm gì có chuyện học 1 tiết cũng giống như 10 tiết được trời. Chắc đọc tới đây ông cũng vấn chưa hiểu rõ 1 tiết và 10 tiết nó khác nhau thế nào nhỉ?

Ông định nghĩa thế nào là một học sinh bình thường mà phán rằng chúng không cần tư duy thuật toán? Nói thế chẳng khác nào nói rằng học sinh bình thường thì cần gì học văn vì đâu có chắc nó trở thành nhà văn đâu, học sinh bình thường thì cần gì học sử vì đâu có chắc nó trở thành nhà sử học đâu...
Mỗi kiến thức đều có cái hay và cái cần riêng của nó, lúc là học sinh(ngay cả khi đã trưởng thành) thì chưa thể xác định được con đường nghề nghiệp tương lai mà mình phù hợp, thế nên cần có kiến thực rộng là cách làm phù hợp, đừng đi quá sâu là được.

Có thể hiện nay học sinh bị quá tải, nhưng cái quá tải đó nguyên nhân chính là từ các môn khác chứ không phải bản thân môn tin học, một môn vốn vẫn được xem nhẹ là môn phụ và chỉ chiếm 1 tiết/tuần.

Túm lại, nội dung phần lập trình cơ bản như thế là được, không nặng nề và mang tính giới thiệu cơ bản là chính. Và chắc chắn việc rèn luyện tư duy thuật toán là không thừa.
Lập trình ko phải là 1 môn Khoa học cơ bản, nó là 1 môn dẫn xuất từ Toán và Logic học, là 1 môn mang tính chuyên ngành, phạm vi ứng dụng ko mang tính bao quát. Tại sao hễ học về máy tính (ở VN gọi là Tin học, hay chính xác hơn là Khoa học máy tính) là phải có môn lập trình? Một người bình thường có thể bước ra xã hội mà hoàn toàn ko cần đến kiến thức về lập trình. Vậy ko trở thành LTV thì học lập trình để làm gì? Cần tư duy thuật toán để làm gì? Tôi bảo định hướng học sinh trở thành LTV là như thế. Các môn như Toán, Lý, Hóa, Sinh tuy là các môn cơ bản nhưng nội dung của chúng quá rộng và quá sâu 1 cách ko cần thiết nên dễ gây cảm tưởng đang định hướng cho học sinh trở thành các nhà Toán học, vật lý... trong tương lai.

hi..hi..ông lòi đuôi rồi nhé. trước giờ khi tranh luận chẳng bao giờ tôi quan tâm đến việc xưng hô. Chỉ có ông là luôn tranh cãi khi bị kêu là "chú em". Ông làm gì mà thích được kêu là "đàn anh" theo kiểu đầy thị uy đó vậy? trước giờ tôi mới thấy ông là người đầu tiên như vậy đó, và bây giờ khi thấy cái tư tưởng bên trên của ông thì tui đã hiểu và rất thông cảm cho ông. Vì vậy nếu cách xưng hô đấy làm ông cảm thấy thoái mái khi tranh luận thì tui xin được kêu ông là "đại ca thân yêu" vậy...he..he..he..

[=========> Bổ sung bài viết <=========]



hi..hi...bé này là chúa vuốt đuôi đại ca thân yêu jiSh@n luôn, còn một tên nữa là conank thì lại là chúa vuốt đuôi bé ngocquang19877.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]



he..he...bác khen em nữa, thấy em chọn nick tốt chứ nhẩy? Em tennhoc thế mà nhiều kẻ thấy còn nhóc hơn em nữa bác ạ...
Hờ hờ, trước giờ tôi chưa yêu cầu ai kêu mình bằng "đại ca", cũng như chưa xưng "anh" với ai mặc dù tôi thừa biết rất nhiều người nhỏ tuổi hơn mình. "Ông", "bạn", "tôi"... đã là quá đủ tôn trọng cho cả 2 phía. TênNhoc thử nhìn lại từ đầu topic ông xưng hô như thế nào nhé, chỉ có vài trang gần cuối khi bị nhiều người công kích thì đổi giọng xưng "anh" và gọi nhiều người là "chú em" và "bé". Ai đang "thị uy" ở đây thế ;)

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Thứ nhất, định hướng nghề nghiệp là việc của đại học, ở phổ thông thì cứ học tuốt mấy cái căn bản đi, đừng có định hướng gì cho mệt ở đây. OPP gần gũi với cách suy nghĩ của con người hơn hương thủ tục, ok đồng ý. Nhưng đó chính là lý do của không nên việc dạy hướng đối tượng ở phổ thông. Khi lập trình hướng đối tượng, một số khái niệm cấp thấp của hệ thống bị che đi như là cách sử dụng bộ nhớ. Lúc mình học Java, mình chẳng thèm quan tâm tới việc các class được biểu diễn như thế nào trong bộ nhớ. Cách gán reference của các biến như thế nào. Mình đã biết mấy vấn đề này trước rồi nên không thấy rối nhưng đối với beginner thì là cả một vấn đề chứ không nhỏ đâu.
Theo phân cấp chức năng của Bộ Giáo dục và Luật Giáo dục 1997 thì ĐH, CĐ và Trung cấp nghề là nơi đào tạo nghề, còn phổ thông là nơi dạy kiến thức phổ thông và định hướng nghề nghiệp. Giáo dục VN đang làm quá dư thừa mảng dạy kiến thức còn mảng định hướng nghề nghiệp thì ko làm được miếng nào. Toan, Lý, Hóa, Sinh... là các môn KHCB, ko thể ko dạy. Nhưng cái quan trọng là nên dạy cái gì và ko nên dạy cái gì. Cái cần giảm tải chính là loại bỏ các kiến thức dư thừa ko cần thiết đi, trong khi đó mấy kỳ giảm tải gần đây bỏ kiến thức thì ít mà cắt tiết thì nhiều, từ giảm tải hóa ra thành tăng tải. Còn môn LT thì ko dạy học sinh cũng chả thiệt thòi gì, học sinh nào cần cho việc học sau này hầu hết đều đã tự học từ trước, ko cần phải học cái phần "cơ bản" đó, người ko cần thì chả có lý do gì để phải học cả.

Ở nước ta hễ học Tin học là y như rằng phải có môn Lập trình. Hình như người ta đang nhầm việc dạy kỹ năng sử dụng máy tính sang môn Khoa học Máy tính. Môn KHMT ko có Word, Excel, Internet... trong đó. Mấy món đó thuộc về kỹ năng sử dụng máy tính. Và thực sự cũng thật là kỳ khôi khi Vn ta bỏ ngân sách ra để dạy học sinh cách sử dụng các phần mềm thương mại trong khi hướng dẫn sử dụng chi tiết bao giờ cũng đi kèm với chương trình. Ở Mỹ mà Windows, Word với Excel được (hạy bị nhỉ) đưa vào chương trình phổ thông thì ko biết M$ còn bị tòa án phán cho thêm tội gì ấy nhỉ :)

ngocquang19877
07-06-2008, 10:40
Bác Sơn debate với lão ta làm gì cho nó tốn thời gian kiếm tiền, kinh nghiệm của em là đối với người hay cù nhầy như thế thì tuyệt đối không tranh cãi hay tranh luận gì hết lol.

PS: bác nhóc coi lại xem người ta phải có cái gì thì mới có người chịu đi theo vuốt đuôi như thế chứ nhỉ. Tìm đỏ mắt để tìm 1 kẻ vuốt đuôi cho bác Nhóc còn khó hơn mò kim đáy biển chứ nhể lol.

jiSh@n
07-06-2008, 11:47
Bác Sơn debate với lão ta làm gì cho nó tốn thời gian kiếm tiền, kinh nghiệm của em là đối với người hay cù nhầy như thế thì tuyệt đối không tranh cãi hay tranh luận gì hết lol.

PS: bác nhóc coi lại xem người ta phải có cái gì thì mới có người chịu đi theo vuốt đuôi như thế chứ nhỉ. Tìm đỏ mắt để tìm 1 kẻ vuốt đuôi cho bác Nhóc còn khó hơn mò kim đáy biển chứ nhể lol.

Hì hì, dạo này việc hơi bị nhiều nên cần phải có chỗ xả stress chứ lol

vit_con
07-06-2008, 11:47
Thường thì bọn trẻ ở châu Âu học phổ thông rất nhàn, và được rèn luyện rất nhiều về kỹ năng sống, hơn là nhồi nhét cả đống kiến thức nhưng rồi sau này chẳng bao giờ đụng tới. Nền tảng giáo dục đó khiến một người khi học đến bậc đại học thì có sức bật rất cao, đồng thời kỹ năng sống, khả năng độc lập trong suy nghĩ, khả năng giao tiếp tốt đủ cho một người bước vào tuổi trưởng thành. Đó là mục tiêu của việc đào tạo 1 con người ở bậc phổ thông.

Nếu tôi là giáo viên dạy tin, và giáo trình là ngôn ngữ lập trình, chắc chắn không bao giờ tôi muốn dạy cho học trò môn pascal, tuy nó trong sáng, nhưng ra đời sẽ chẳng em nào dùng. Vậy thì dạy để làm gì? Học sinh cần học một ngôn ngữ lập trình hay nên học cách sử dụng một ngôn ngữ lập trình như một công cụ? Với C++, Visual basic, học sinh thừa sức viết một đoạn chương trình trong sáng và dễ dàng, cho dù là hướng đối tượng hay hướng thủ tục. Chỉ có cách viết thay đổi giữa pascal và C++ ở một mức độ vừa phải, chứ tư duy không hề đổi, ở đây tôi muốn nói lập trình ở mức cơ bản. Học trò cần nên học được ở cách tư duy lập trình, chứ không phải là học được ngôn ngữ lập trình.

TenNhoc
07-06-2008, 17:03
Lập trình ko phải là 1 môn Khoa học cơ bản, nó là 1 môn dẫn xuất từ Toán và Logic học, là 1 môn mang tính chuyên ngành, phạm vi ứng dụng ko mang tính bao quát. Tại sao hễ học về máy tính (ở VN gọi là Tin học, hay chính xác hơn là Khoa học máy tính) là phải có môn lập trình? Một người bình thường có thể bước ra xã hội mà hoàn toàn ko cần đến kiến thức về lập trình. Vậy ko trở thành LTV thì học lập trình để làm gì? Cần tư duy thuật toán để làm gì? Tôi bảo định hướng học sinh trở thành LTV là như thế. Các môn như Toán, Lý, Hóa, Sinh tuy là các môn cơ bản nhưng nội dung của chúng quá rộng và quá sâu 1 cách ko cần thiết nên dễ gây cảm tưởng đang định hướng cho học sinh trở thành các nhà Toán học, vật lý... trong tương lai.


hix, chán hết muốn nói chuyện luôn...Cái cốt lõi của việc học lập trình ở phổ thông là để phát triển tư duy thuật toán, tuyệt đối không phải học để phát triển nghề nghiệp LTV như "đại ca thân iu" phán bậy bạ một cách hết sức vô căn cứ...

Còn để biết học sinh có cần tư duy thuật toán hay không, Thôi thì em học cách vuốt đuôi của 1 vài tên nào đó trên diễn đàn này thử coi vuốt đuôi người khác có gì vui thú không vậy.


Cái tư duy thuật toán, nó vừa phổ biến, vừa rất có ích trong đời sống. Người có tư duy thuật toán thì chắc chắn sẽ biết tổ chức công việc của mình mạch lạc hơn là người không có tư duy này. Có nhà triết học cổ Hy Lạp (Aristot?) chọn học trò không phải là bằng kiến thức mà ông chọn bằng cách quan sát xem khi làm một việc (chẳng hạn xây nhà) người đó có biết cách tổ chức hợp lý (tối ưu) quá trình thao tác của mình hay không?

Tư duy thuật toán không phải chỉ có trong tin học. Người biết sắp xếp công việc một cách logic, tối ưu thì ở người đó đã có "tư duy thuật toán" (có thể do học mà nên nhưng cũng có thể do sáng trí, kinh nghiệm sống,...).

Tư duy thuật toán là một trong các tư duy của con người. Tất nhiên, trong toán học rất cần loại tư duy này (và những tư duy khác như tư duy trừu tượng, tư duy heuristic,...). Tuy nhiên, không có nghĩa là chỉ có toán học mới cần và sử dụng nó. Nó được sử dụng rất rộng rãi. Ví dụ đơn giản như mẹ dạy con nấu một món ăn, hay là với hầu hết các sản phẩm công nghiệp nhà sản xuất đều phải có quyển sách hướng dẫn sử dụng, trong đó có chỉ cho người sử dụng qui trình thao tác. Dân các nước công nghiệp (trong đó có dân Mỹ) thường có thói quen là làm mọi thứ theo instruction chứ không theo kiểu du kích quân như ta. Những cái đó không phải là biểu hiển của tư duy thuật toán là gì? Hay chỉ là mấy cái thuật toán tìm kiếm cơ bản kiểu như trong cuốn "Chương trình=giải thuật+cấu trúc dữ liệu" mới là tư duy thuật toán?

Học tư duy thuật toán không phải để chỉ là lập trình trên máy vi tính mà là lập trình cho cuộc sống hành ngày.

Nó không chỉ cần cho ngành tin học mà còn cho mọi ngành khoa học khác nữa. Ví dụ mấy thằng bạn kỹ sư xây dựng cứ hỏi em về lập trình hoài để phục vụ cho công việc của tụi nó. Có ai biết tụi nó tại sao cần biết lập trình hông ta?

Học lập trình giúp các em phát triển tư duy giải thuật rèn luyện cho các học sinh tính sáng tạo, kiên trì tỉ mỉ trong các công việc khác.


hix, nói tới đây chợt nhớ đến đoạn cuối của tác phẩm lập trình sư.


Ba năm sau Tích Gia Văn từ biệt sư phụ hạ sơn về miền trung lập nghiệp, thành lập công ty du lịch lữ hành và khách sạn lớn nhất ở bãi biển Thiên Cầm thuộc huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh. Hàng ngày nghe tiếng sóng gió lao xao, nhìn bờ cát trắng thoải dài, ngắm hai bờ đá núi xanh ngắt. Sáng lên non chạy đua chim bướm, chiều xuống biển lặn thi cá rồng. Lấy vợ đẻ con. Ngâm thơ uống rượu. Vào mùa khách khứa thì tất bật lo toan, những lúc rảnh rang thì chơi golf tennis. Có điều lạ là Tích Gia Văn tuyệt nhiên không động đến máy tính, thiết bị, nối mạng, bảo mật, lại càng không bao giờ lập trình nữa. Thế mà thiên hạ ai cũng gọi Văn là Lập trình sư.

Thế đấy, bên trên là góc nhìn của rất nhiều tầng lớp trong xã hội. Hix, nói tới đây bác đừng nghĩ em lôi mấy tầng lớp đó ra để thị uy nhé, vuốt đuôi người khác với em chẳng có gì vinh hạnh, đôi khi còn cảm thấy nhụt đấy ạ.



Hờ hờ, trước giờ tôi chưa yêu cầu ai kêu mình bằng "đại ca", cũng như chưa xưng "anh" với ai mặc dù tôi thừa biết rất nhiều người nhỏ tuổi hơn mình. "Ông", "bạn", "tôi"... đã là quá đủ tôn trọng cho cả 2 phía. TênNhoc thử nhìn lại từ đầu topic ông xưng hô như thế nào nhé, chỉ có vài trang gần cuối khi bị nhiều người công kích thì đổi giọng xưng "anh" và gọi nhiều người là "chú em" và "bé". Ai đang "thị uy" ở đây thế ;)


Ak, chỉ có ông lấy bụng ông suy bụng tui nên mới nghĩ là tui thị uy thôi ông ơi. Mệt, công kích thì sợ gì trời. Càng bị công kích thì càng thích, chỉ có điều nên là công kích bằng những lý lẽ thuyết phục thôi.


Còn môn LT thì ko dạy học sinh cũng chả thiệt thòi gì, học sinh nào cần cho việc học sau này hầu hết đều đã tự học từ trước, ko cần phải học cái phần "cơ bản" đó, người ko cần thì chả có lý do gì để phải học cả.

Hãy tưởng tượng thử nếu bỏ hẳn nội dung lập trình ra khỏi phổ thông như bác nói thì sẽ thế nào nhỉ?
- Làm sao phát hiện ra các tài năng tin học từ sớm?
- Làm sao học sinh biết đến sự tồn tại của nó mà tự học từ trước? Mà tự học làm gì khi nhà trường không bắt buộc(cái này xuất phát từ tư duy của học trò nhé...)
- Làm sao định hướng chính xác được sự lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh? Nhiều học sinh khi vào đại học ngành IT hiện nay còn chẳng biết mình sẽ học cái gì và nghề nghiệp ra trường sẽ là gì?
- Làm sao học sinh có cơ hội biết rằng mình có phù hợp với ngành IT không? Ít nhất học lập trình cơ bản mà nó hông hứng thú thì nó cũng biết rút lui sớm.
- ...


Ở nước ta hễ học Tin học là y như rằng phải có môn Lập trình. Hình như người ta đang nhầm việc dạy kỹ năng sử dụng máy tính sang môn Khoa học Máy tính. Môn KHMT ko có Word, Excel, Internet... trong đó. Mấy món đó thuộc về kỹ năng sử dụng máy tính. Và thực sự cũng thật là kỳ khôi khi Vn ta bỏ ngân sách ra để dạy học sinh cách sử dụng các phần mềm thương mại trong khi hướng dẫn sử dụng chi tiết bao giờ cũng đi kèm với chương trình. Ở Mỹ mà Windows, Word với Excel được (hạy bị nhỉ) đưa vào chương trình phổ thông thì ko biết M$ còn bị tòa án phán cho thêm tội gì ấy nhỉ :)

Chỉ có bác tưởng mình giỏi nên nghĩ người ta dốt và lẫn lộn thôi, chứ người ta hiểu và phân biệt rất rõ. Kỹ năng sử dụng máy tính đều có trong nội dung tin học ở phổ thông, lập trình cũng chỉ là một phần nội dung đó thôi. Còn xét về phần dạy tin học văn phòng với Word và Excel chứ không phải OpenOffice thì không phải muốn đổi là đổi được liền ông ạ. Muốn đổi thì phải chuẩn bị được lực lượng giáo viên và giáo trình trước đã. Với lại trong thời buổi hiện nay, khi mà Word, Excel đang chiếm hầu hết trên các máy tính ở VN, nếu tự nhiên đổi sang mã nguồn mở thì cũng khó thuyết phục bọn học trò lắm.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]



PS: bác nhóc coi lại xem người ta phải có cái gì thì mới có người chịu đi theo vuốt đuôi như thế chứ nhỉ. Tìm đỏ mắt để tìm 1 kẻ vuốt đuôi cho bác Nhóc còn khó hơn mò kim đáy biển chứ nhể lol.

hi..hi...vừa mới thử vuốt đuôi xong, càng không hiểu khi có người cảm thấy vui vì cứ luôn vuốt đuôi người khác. Tìm đỏ mắt để tìm 1 kẻ vuốt đuôi bác Nhóc trên diễn đàn này là đúng rồi, vì diễn đàn này tìm đỏ mắt cũng chỉ có một, hai kẻ vuốt đuôi như ngocquang19877 thôi.

jiSh@n
07-06-2008, 18:34
hix, chán hết muốn nói chuyện luôn...Cái cốt lõi của việc học lập trình ở phổ thông là để phát triển tư duy thuật toán, tuyệt đối không phải học để phát triển nghề nghiệp LTV như "đại ca thân iu" phán bậy bạ một cách hết sức vô căn cứ...

Còn để biết học sinh có cần tư duy thuật toán hay không, Thôi thì em học cách vuốt đuôi của 1 vài tên nào đó trên diễn đàn này thử coi vuốt đuôi người khác có gì vui thú không vậy.
Các thế hệ trước đây có phải học môn Lập trình ko? Họ có cần phải có cái gọi là "tư duy thuật toán" ko? Cái gọi là "tư duy thuật toán" chẳng qua chỉ là tư duy để giải quyết vấn đề, đi từ định nghĩa của thuật toán là phương pháp giải quyết vấn đề. Còn môn Lập trình dạy cái gì? Viết chương trình máy tính, các thuật toán để giải các bài toán bằng chương trình máy tính. Cái "tư duy thuật toán" đó phục vụ gì cho cuộc sống? Học sinh học xong thuật toán sắp xếp thì áp dụng vào sắp đống tiền lẻ chắc? Học đệ quy rồi ra sắp mấy cái dĩa trong "Tháp Hà Nội"? "Rèn luyện tư duy thuật toán" chẳng qua là 1 cách biện luận cho việc dạy môn Lập trình, trong khi việc rèn luyện cái tư duy đó nó lại thuộc về môn Toán và Logic chứ ko phải Lập trình.

Tư duy thuật toán không phải chỉ có trong tin học. Người biết sắp xếp công việc một cách logic, tối ưu thì ở người đó đã có "tư duy thuật toán" (có thể do học mà nên nhưng cũng có thể do sáng trí, kinh nghiệm sống,...).

Tư duy thuật toán là một trong các tư duy của con người. Tất nhiên, trong toán học rất cần loại tư duy này (và những tư duy khác như tư duy trừu tượng, tư duy heuristic,...). Tuy nhiên, không có nghĩa là chỉ có toán học mới cần và sử dụng nó. Nó được sử dụng rất rộng rãi. Ví dụ đơn giản như mẹ dạy con nấu một món ăn, hay là với hầu hết các sản phẩm công nghiệp nhà sản xuất đều phải có quyển sách hướng dẫn sử dụng, trong đó có chỉ cho người sử dụng qui trình thao tác. Dân các nước công nghiệp (trong đó có dân Mỹ) thường có thói quen là làm mọi thứ theo instruction chứ không theo kiểu du kích quân như ta. Những cái đó không phải là biểu hiển của tư duy thuật toán là gì? Hay chỉ là mấy cái thuật toán tìm kiếm cơ bản kiểu như trong cuốn "Chương trình=giải thuật+cấu trúc dữ liệu" mới là tư duy thuật toán?
Ở đây kể 1 loạt "công dụng" của tư duy thuật toán, nhưng cảm phiền xem lại dùm có cái nào phải nhờ đến Lập trình ko?

Thật khó để nói môn Lập trình ko định hướng đến nghề LTV. Lập trình là một môn Khoa học Ứng dụng. Khi tiếp xúc với Khoa học Ứng dụng là phải hướng đến 1 chuyên ngành cụ thể chứ ko như Khoa học Cơ bản. Và LTV có thể trở thành ngành phụ của nhiều ngành khác. Có những ngành xem ra ko dính dáng gì đến LTV nhưng lại có nhánh phụ là Lập trình, như cái quote của ông nói về ngành Xây dựng. Nhưng nó thực sự lại là lập trình chuyên ngành xây dựng. Tôi nhớ ko lầm thì ĐH KHTN của ông TenNhoc có 1 ngành là Sinh-Tin, và nó cần đến LTV để xây dựng các bài toán về gen, và đây là là 1 ngành phụ của Công nghệ Sinh học.


Ak, chỉ có ông lấy bụng ông suy bụng tui nên mới nghĩ là tui thị uy thôi ông ơi. Mệt, công kích thì sợ gì trời. Càng bị công kích thì càng thích, chỉ có điều nên là công kích bằng những lý lẽ thuyết phục thôi.
Chuyện thế này tôi gặp nhiều trong cuộc sống rồi, cả trong tranh luận online lẫn offline. Đang tranh luận đồng vai phải lứa thì đổi giọng tự nâng mình lên 1 bậc và hạ người khác xuống 1 bậc thì bảo sao người khác ko nghĩ này nghĩ nọ lol Danh xưng "em" và "chú em" nó có sắc thái biểu cảm khác nhau xa lắm đấy, và trong hoàn cảnh đang tranh luận thì càng khác xa lol


Hãy tưởng tượng thử nếu bỏ hẳn nội dung lập trình ra khỏi phổ thông như bác nói thì sẽ thế nào nhỉ?
- Làm sao phát hiện ra các tài năng tin học từ sớm?
- Làm sao học sinh biết đến sự tồn tại của nó mà tự học từ trước? Mà tự học làm gì khi nhà trường không bắt buộc(cái này xuất phát từ tư duy của học trò nhé...)
- Làm sao định hướng chính xác được sự lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh? Nhiều học sinh khi vào đại học ngành IT hiện nay còn chẳng biết mình sẽ học cái gì và nghề nghiệp ra trường sẽ là gì?
- Làm sao học sinh có cơ hội biết rằng mình có phù hợp với ngành IT không? Ít nhất học lập trình cơ bản mà nó hông hứng thú thì nó cũng biết rút lui sớm.
- ...
Cách đây 10-15 năm Phổ thông ở Vn chưa có dạy môn Lập trình. Thế mà vẫn có xuất hiện các "tài năng Tin học" đấy. Và các "tài năng Toán học" hoàn toàn có thể làm được công việc của các "Tài năng Tin học". Và tôi đang tự hỏi VN cần phát hiện ra "tài năng Tin học" để làm gì nếu ko phải chỉ phục vụ cho mấy cái huy chương?

Với sự phát triển của Internet hiện tại, nếu học sinh biết sử dụng Internet 1 cách hợp lý thì việc phát hiện ra trên thế gian này có cái gọi là "lập trình" chả có gì khó khăn, và từ phát hiện ra đến tự tìm hiểu và tự học hỏi là chuyện rất dễ dàng. Và với sự phát triển của CNTT hiện nay thì chả cần ai giới thiệu người ta cũng biết phải có 1 bộ phận nào đó chuyên "sản xuất" ra các ứng dụng trên máy tính, và nếu có hứng thú thì rất dễ dàng tìm hiểu nhờ vào Internet. Trên thế giới đã có rất nhiều hacker nhỏ tuổi, họ có phải học Lập trình ở trường đâu? Còn để biết có phù hợp với ngành IT hay hay ko thì người ta chả cần đến môn LT đâu, vài bài test Toán logic là biết kết quả. Ngay ở VN thì Aptech, NIIT và ĐH FPT cũng đang áp dụng như thế.

Chuyện học sinh vào ĐH mà ko nắm được mình sẽ học gì và sẽ làm gì rất bình thường ở VN. Đào tạo CNTT thì hầu như trường nào cũng có, mỗi nơi đào tạo 1 kiểu. SV tốt nghiệp ra làm đủ thứ nghề chứ ko chỉ trong lĩnh vực được đào tạo. Thông tin nhiều như thế bảo sao ko bị nhiễu? Mà ko chỉ có CNTT, rất nhiều ngành nghề khác cũng như thế. Đơn cử như ngành Luật, rất nhiều người cứ đinh ninh học ĐH Luật ra sẽ thành Luật sư, nhưng thực tế đào tạo Luật sư là việc của Học viện tư pháp với đầu vào là cử nhân Luật từ ĐH Luật ;)


Chỉ có bác tưởng mình giỏi nên nghĩ người ta dốt và lẫn lộn thôi, chứ người ta hiểu và phân biệt rất rõ. Kỹ năng sử dụng máy tính đều có trong nội dung tin học ở phổ thông, lập trình cũng chỉ là một phần nội dung đó thôi. Còn xét về phần dạy tin học văn phòng với Word và Excel chứ không phải OpenOffice thì không phải muốn đổi là đổi được liền ông ạ. Muốn đổi thì phải chuẩn bị được lực lượng giáo viên và giáo trình trước đã. Với lại trong thời buổi hiện nay, khi mà Word, Excel đang chiếm hầu hết trên các máy tính ở VN, nếu tự nhiên đổi sang mã nguồn mở thì cũng khó thuyết phục bọn học trò lắm.
Như đã nói ở trên, Lập trình thuộc về Khoa học máy tính, ko phải thuộc về Kỹ năng sử dụng máy tính. Dạy học sinh Kỹ năng sử dụng máy tính là điều rất cần thiết, nhưng Khoa học máy tính thì ko. Người ta có thể sử dụng thành thạo máy tính mà ko cần phải biết viết dòng code nào. Và cho dù dạy MS Office hay OpenOffice đều cũng như nhau thôi. Người VN có 1 cái tật trước khi sử dụng 1 phần mềm nào đó thì hoặc là phải tìm 1 cuốn sách, hoặc phải chạy đi học cách sử dụng, trong khi các phần mềm đều có hướng dẫn sử dụng rất chi tiết trong mục Help. Và các phần mềm làm ra để sử dụng, đặc biệt là các ứng dụng thương mại nên ko thể đổ lỗi là phần mềm khó sử dụng nên phải đi học :buck: Ở nước ngoài máy tính rất phổ biến và thông dụng nên học sinh chả cần phải học Word để trình bày báo cáo. Nhưng với hoàn cảnh nước ta thì dạy Word, Excel, Internet là phù hợp nhưng quá muộn. Teen bây giờ đã biết đến mail, chat, blog... từ rất sớm mà ko cần phải đợi đến lên cấp 3 học cách sử dụng Internet.

zmt264
07-06-2008, 19:26
it's the most useless topic :D

huynhvothinh
07-06-2008, 21:51
chán. Bàn luận dài dòng.
Post vài cái đặc điểm lên, sau đó trưng cầu ý dân.
Ngắn gọn mà dễ theo dõi.
Lý luận tuy có đôi chỗ hợp lý , nhưng mỗi người ở mỗi độ tuổi, trình độ , người khác liệu hiểu không.
Không nên trở thành mấy vị đại biều ngồi bàn tròn mà bình luận đến cả 8 pages liền

TenNhoc
07-06-2008, 22:28
Các thế hệ trước đây có phải học môn Lập trình ko? Họ có cần phải có cái gọi là "tư duy thuật toán" ko? Cái gọi là "tư duy thuật toán" chẳng qua chỉ là tư duy để giải quyết vấn đề, đi từ định nghĩa của thuật toán là phương pháp giải quyết vấn đề.


Mỗi thời đại mỗi khác, giáo dục không thể cứng nhắc mà phải thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh. Không thể nói "tư duy thuật toán" ngày xưa không học thì ngày nay cũng chẳng cần.



"Rèn luyện tư duy thuật toán" chẳng qua là 1 cách biện luận cho việc dạy môn Lập trình, trong khi việc rèn luyện cái tư duy đó nó lại thuộc về môn Toán và Logic chứ ko phải Lập trình.
Ở đây kể 1 loạt "công dụng" của tư duy thuật toán, nhưng cảm phiền xem lại dùm có cái nào phải nhờ đến Lập trình ko?

Chẳng có ai phủ nhận việc học lập trình giúp rèn luyện tư duy thuật toán cả.
hi..hi..Tôi cũng đang tự hỏi ông nói ầm ầm vậy chứ ông có hiểu rõ những nội dung nào trong môn Toán và Logic giúp rèn luyện tư duy thuật toán không nữa?



Còn môn Lập trình dạy cái gì? Viết chương trình máy tính, các thuật toán để giải các bài toán bằng chương trình máy tính. Cái "tư duy thuật toán" đó phục vụ gì cho cuộc sống? Học sinh học xong thuật toán sắp xếp thì áp dụng vào sắp đống tiền lẻ chắc? Học đệ quy rồi ra sắp mấy cái dĩa trong "Tháp Hà Nội"?

Thời đại bây giờ đã khác, máy tính có vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống và hỗ trợ chính cho đa số các ngành nghề. Thế thì tại sao có thể nói học cách giải các vấn đề bằng cách sử dụng chuơng trình máy tính là không có ứng dụng trong cuộc sống nhỉ?
Mà nói chi cao xa, một ví dụ đơn giản, ngày xưa khi còn là học sinh lớp 10, bọn tôi tổ chức giải bóng đá cho 16 đội đá vòng tròn một lượt, trong khi đám bạn đổ mồ hôi hì hục ngồi sắp lịch bằng tay, kiểm tra trùng lặp, ràng buộc này nọ...Tôi đơn giản viết đoạn chuơng trình nhỏ cho nó quét mọi trường hợp rồi chọn trường hợp tốt nhất thỏa điều kiện là xong. Sau đó bọn nó bắt tôi viết luôn chương trình quản lý kết quả thi đấu cho giải đấu đó. Chương trình rất nhỏ nhưng giúp ích rất nhiều cho chúng tôi. Qua việc rất nhỏ nói trên,có thể thấy việc biết lập trình cơ bản giúp ích rất lớn cho học sinh trong việc giải quyết các vấn đề nhỏ hàng ngày, đặc biệt là học sinh thiên hướng khoa học kỹ thuật.



Thật khó để nói môn Lập trình ko định hướng đến nghề LTV. Lập trình là một môn Khoa học Ứng dụng. Khi tiếp xúc với Khoa học Ứng dụng là phải hướng đến 1 chuyên ngành cụ thể chứ ko như Khoa học Cơ bản. Và LTV có thể trở thành ngành phụ của nhiều ngành khác. Có những ngành xem ra ko dính dáng gì đến LTV nhưng lại có nhánh phụ là Lập trình, như cái quote của ông nói về ngành Xây dựng. Nhưng nó thực sự lại là lập trình chuyên ngành xây dựng. Tôi nhớ ko lầm thì ĐH KHTN của ông TenNhoc có 1 ngành là Sinh-Tin, và nó cần đến LTV để xây dựng các bài toán về gen, và đây là là 1 ngành phụ của Công nghệ Sinh học.

Ông suy nghĩ quá xa và quá sai rồi...Đám bạn tôi là kỹ sư xây dựng, chúng chỉ biết lập trình để có thể viết code tính toán kết cấu xây dựng dưới sự hỗ trợ của matlab. Chúng tuyệt đối không phải là lập trình viên, chúng chỉ là kỹ sư xây dựng biết lập trình để giải quyết các vấn đề trong công việc của chúng.
Nói lập trình là ngành phụ của nhiều ngành khác là hoàn toàn chưa chính xác. Những ngành như sinh tin, lý tin...đều là những liên ngành. Những người tốt nghiệp từ đó đều là những nhà sinh học, nhà vật lý nhưng họ có khả năng chuyên sâu trong việc ứng dụng tin học để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực của họ. Họ không phải lập trình viên.



Còn để biết có phù hợp với ngành IT hay hay ko thì người ta chả cần đến môn LT đâu, vài bài test Toán logic là biết kết quả. Ngay ở VN thì Aptech, NIIT và ĐH FPT cũng đang áp dụng như thế.

Ông ạ, đâu đơn giản giỏi toán logic là phù hợp với ngành IT dâu ông, nó chỉ là điều kiện cần, chưa phải điều kiện đủ.
Một ví dụ đơn giản, thằng bạn em thông minh cực kỳ, nhưng nó chẳng hề thích ngồi lặm cặm gõ từng dòng code hay sung sướng khi chương trình chạy tốt. Cái đó có đơn giản phát hiện được khi qua mấy bài test đó không?

duynguyen000
07-06-2008, 23:15
Mấy bác tranh luận hay. Còn mấy chú như ngocquang87 biết nói, còn ko biết thì thôi, xem người ta tranh luận, đâu cần chú phải chống chế này kia đâu, cứ lâu lâu nhảy vô chọt 1 câu ko đâu ra đâu.

tuy phong
08-06-2008, 12:41
Trích dẫn lời của một giảng viên của trường Đại học Sư phạm khi nói về chương trình Tin học hiện nay:

Cảm giác của tôi khi nghe về chương trình tin học này cũng như nhiều người khác là: không hiểu nổi. Tôi đoán rằng có thể ý tưởng chính của nhóm soạn thảo chương trình là đưa "Tin học đại cương" vào ngay từ cấp 3. "Tin học đại cương" ở đây có nghĩa như là "nhập môn về khoa học máy tính", trong đó giới thiệu tất cả những kiến thức về ngành khoa học máy tính từ hệ thống máy tính, hệ thống mạng, lập trình, đồ họa, bảng biểu, cơ sở dữ liệu và thậm chí cả trí tuệ nhân tạo và những hướng mới của khoa học máy tính. Mục tiêu là cung cấp cho người học toàn cảnh đơn giản nhất về ngành Khoa học máy tính. (Rất tiếc ở bậc phổ thông hiểu đúng cụm từ này hơn ở bậc Đại học. thường mất đến hơn 1/2 hoặc thậm chí 3/4 thời lượng cho cái phần lập trình, vốn sẽ được học lại nặng hơn ở các học phần sau.)

Điều này đúng hay sai? Câu trả lời chính xác và ngắn gọn nhất không chỉ đối với môn Tin học mà các môn học khác ở bậc phổ thông là: "với những gì đang diễn ra, học sinh đang được đào tạo để trở thành những nhà khoa học." Sinh viên đại học cần "Tin học đại cương" vì họ cần có cái nhìn toàn cảnh về một ngành học và có thể sẽ quyết định đến lựa chọn chuyên ngành của họ. Còn học sinh thì không biết cần để làm gì?

ha_md
08-06-2008, 12:54
dạo này công việc của em nhiều quá nên ko vào đươc để bàn bạc công việc vơi anh em được!
em có một vài lý do,em mong mọi người đừng giận hihi

Ga mo
08-06-2008, 14:28
Đọc bài của Tên nhóc thấy hình như cố tình viết dài lê thê, lý luận quanh co để làm loãng topic. Việc dạy lập trình ở bậc phổ thông là áp đặt mà áp đặt thì sinh chống chế, nhớ ngày xưa phải học môn kỹ thuật công nghiệp, đến kỳ kiểm tra, cả lớp đi thuê người vẽ hộ:(.

TenNhoc
08-06-2008, 14:33
Đọc bài của Tên nhóc thấy hình như cố tình viết dài lê thê, lý luận quanh co để làm loãng topic. Việc dạy lập trình ở bậc phổ thông là áp đặt mà áp đặt thì sinh chống chế, nhớ ngày xưa phải học môn kỹ thuật công nghiệp, đến kỳ kiểm tra, cả lớp đi thuê người vẽ hộ:(.

hi..hi..quả nhiên @gà móng đỏ hiểu em ghê, em đang cố tính viết dài lê thê và lý luận quanh co để làm loãng topic mà bác cũng nhận ra. Hình như bác rất rành về kỹ thuật này thì phải...

nguyen_lan2005
08-06-2008, 20:19
Tui sắp là giáo viên dạy Tin và tui đã đi thực tập rùi. Suy nghĩ của tui là ko nên dạy Lập trình, Cơ sở dữ liệu ở phổ thông vì ko phải 100% học sinh ra trường đều theo ngành này. Học ở phổ thông là cần học kiến thức phổ quát chung cho toàn xã hội chứ ko phải kiến thức riêng biệt. Nếu dùng lập trình để nâng cao khả năng suy nghĩ phân tích thì xin thưa lập trình còn thua xa Toán học, để Toán học thực hiện công việc đó là ok rồi. Cần thiết phải dạy cho học sinh cách vọc phá máy tính, biết sử dụng công nghệ một cách hiệu quả và rõ ràng nhất, biết kiểm tra máy tính và xử lý khắc phục sự cố máy tính (bị virus, lỗi phần mềm ko tương thích...). Học cho lắm thứ mà đến việc cài hệ điều hành cũng ko biết, ghost máy tính, diệt virus cũng ko biết thì vứt đi cho xong.

Thật buồn cười ^^.
========================================
www.becivn.net
YH : lanit_itec

tuy phong
08-06-2008, 22:19
Ông bạn cười tự sướng à?

vtnphong
09-06-2008, 08:49
Một vấn đề nữa là các bác viết sách dùng chữ "Tin học" hơi bị khó hiểu. Đồng ý là tương tự như Toán học, Hóa học,.. nhưng mấy môn trên có định nghĩa cụ thể hơn. Còn chữ Tin học thì rốt cuộc không biết là bao gồm những gì. Khiến cho mọi người cãi nhau loạn xạ về việc dạy lập trình hay dạy Word :D

ohisee oh i see
11-06-2008, 08:50
DOS thì nâng cấp bao nhiêu cũng ko thành Ubuntu được, nên có bàn tới bàn lui về chuyện cải tiến lệnh dir không giải quyết cái gì cả :D

luongthanh1982
14-06-2008, 00:18
Thiệt tình, sợ mấy bác wa', chính pác Ngọc còn công nhận nó nặng nữa kìa,

Samanosuke
02-07-2008, 09:39
Một bài viết về Pascal, nằm trong chương trình dạy học của Bộ GT, những cũng không có topic nào cho nó trong mục phần mềm lập trình của diễn đàn giáo dục. Trích từ http://ktcn4rum.net/khkt/index.php?showtopic=24927

Một trong những món quà cay độc nhất mà Bộ GD ĐT dành cho giới trẻ, giới sinh viên học sinh trong lĩnh vực CNTT không phải cái gì khác, chính là ngôn ngữ lập trình Pascal. Một thứ ngôn ngữ mà hiện nay chỉ để dùng cho chơi, nghịch và chẳng làm nên một phần mềm nào ra hồn cả.

Pascal chạy trên hệ điều hành DOS, hệ điều hành mà chính Microsoft đã dùng nó làm bước đệm để xây dựng và phát triển thêm hệ điều hành Windows sau này. Các phiên bản Pascal trước đây đã bị phê phán rộng rãi vì không phù hợp cho việc sử dụng trong thực tế, ngoài việc dạy học và... để cho trẻ con nghịch. Brian Kernighan, người truyền bá C, đã đưa ra những phê phán lớn nhất về Pascal trong đầu những năm 1980, bằng tác phẩm Why Pascal Is Not My Favorite Programming Language (Tại sao Pascal không phải là ngôn ngữ "lập trình tôi ưa thích).

Ngày nay, các ngôn ngữ lập trình ngày càng đổi mới và phát triển thậm chí cả hệ điều hành đã thay lề thói làm việc mới, ngoại trừ Pascal, vẫn được bộ GD và ĐT VN cho học lại từ thuở cách đây 20 năm, thứ ngôn ngữ mà đời cha tôi học nay vẫn không hề thay đổi. Vẫn Pascal 7.1 và nó đã xung đột với hệ điều hành Windows XP, điều này muốn và sử dụng được nó, bạn phải cài và cài những cái gì mô tê vào, khi mới bỡ ngỡ bước chân vào thế giới tin học. Không biết gì thì nộp tiền để người ta cài cho bạn chức năng hỗ trợ, cho máy của bạn chạy chương trình cũ hơn, chậm hơn và xấu hơn các ngôn ngữ có sẵn trong Windows của Microsoft.

Thừa biết là Microsoft có ý tiêu diệt Pascal từ lâu, họ đưa ra ngôn ngữ VB và hầu như mọi ứng dụng chạy trong Windows đều hỗ trợ lập trình VB. Microsoft đã từng mua Foxpro để .... chẳng làm gì cả, để cho nó chết , nhằm cho những người sử dụng chúng ta, dùng sang ngôn ngữ và cách thức làm việc mới, cái mà ông Microsoft hỗ trợ. Microsoft chắc nghe được tin quân nhà ta cứ cố học lấy cái Pascal mà hãng Borlan đã chết (Bị giải tán và hãng khác mua), các nhà lập trình học Borlan sẽ phải cảm ơn VN vì đã giúp cho ngôn ngữ này sống lâu đến vậy.

Pascal có gì đặc sắc? Chẳng có gì gọi là đặc sắc cả. Tôi khốn khổ tốn bao thời gian học tập nghiên cứu về Pascal, về đồ họa Graphic, về Overlay về UNIT của nó để rùi, chẳng làm được cái mô tê gì, mãi mới viết ra được mấy cái chương trình con con, chữ Việt thì đánh không dấu , đồ họa thì xấu mù, lỗi tràng giang... vì quá tin lời các thầy bảo Pascal là một ngôn ngữ lập trình trong sáng.

Nghiên cứu các ngôn ngữ lập trình khác, tôi có thể khẳng định ngôn ngữ Pascal không có gì nói là trong sáng hơn các ngôn ngữ khác. Câu nói trong sáng, chẳng qua là câu nói biện hộ các thầy giáo dạy Pascal, chính các thầy rất ít được tiếp xúc với các ngôn ngữ mới, cách thức làm việc mới, như kiểu đối tượng, thuộc tính và phương thức vậy. 20 năm qua,các thầy chỉ biết có một mình Pascal và tung hê Pascal lên tận trời xanh. Khiến cho cả một thế hệ trẻ lầm tưởng Pascal là ngôn ngữ tuyệt vời.

Người ta nói Pascal trong sáng ở chỗ nó là ngôn ngữ rõ ràng, minh bạch và ... quá rườm rà nữa. Hàng đống BEGIN, END chen chúc nhau, lẫn lộn với những dấu chấm phảy đầy rác rưởi. Cái đó là ưu việt của Pascal ư? Không đời nào, chẳng lẽ người ta đã có cái khung IF THEN tại sao không phải là END IF như Basic, mà nó lại cứ phải BEGIN,END để người ta nhầm lẫn. Học Pascal, giống như cách học đóng gói, gói và gói khiến học sinh quá mệt mỏi với những vụ tìm chỗ sai thiếu thừa chấm phảy, thiếu thừa với END, BEGIN

Các ngôn ngữ khác lập trình, có lẽ gọn hơn, hay hơn và phù hợp hơn, nhưng lại không được đào tạo ở trường. Ví dụ như Visual Basic, cũng có các vòng lặp FOR NEXT, DO WHILE, cũng có IF và CASE... nói chung cũng có các cách phânh nhánh và lặp, các đối tượng như Pascal, tại sao không được học? Có lẽ cái ông quyết định học ngôn ngữ lập trình Pascal hoặc là chỉ biết đến vậy, hoặc là nhận phong bì của người ta (hay tương tự?).


Pascal học để cho vui, học nó, như là sử dụng cái xe thồ đi trên con đường CNTT trước kia. Ngày nay CNTT đã trở thành đại lộ, học sinh lẽ ra phải được tiếp cận ngay với các ngôn ngữ lập trình thông dụng , mạnh với nhiều hỗ trợ, như những chiếc xe hiện đại. Đằng này lại đâm đầu học cái ngôn ngữ xa xưa, cổ như đồ hơi nước. Mất thời gian công sức mà chẳng làm được điều gì.

Ôi, cái sự học hành, đời ta đã trả giá. Đời sau vẫn phải trả giá vì mấy cái lập luận cổ hủ kia. Và lý thuyết suông vẫn là lý thuyết suông trong trường học Việt Nam không biết đến bao giờ?
-------------------------------------------------
Em là học sinh lớp chuyên Tin, các bạn trong lớp từ bạn học giỏi (9 phẩy tin) đến bạn học kém thường nói: học cái này xong chả để làm gì.
Thực tế lớp chuyên tin trường em là các bạn chuyên Toán rớt xuống, đôi khi cũng chẳng mặn mà gì học cái chuyên này.
Có phải học sinh lớp chuyên Tin nào học xong cũng đi làm LTV đâu, em nghĩ chỉ cần dạy tin học văn phòng, hướng dẫn khai thác Internet một cách hiệu quả nhất, diệt Virus. Giải quyết các sự cố thường gặp với máy tính, cài đặt HĐH đối vứi lớp chuyên. Có thể dạy OpenOffice thay MS Office, nâng cao hơn chút thì dạy thêm Ubuntu, Hacao giới thiệu nhiều hơn về nguồn mở, nhất là cái bản quyền phần mềm để dân mình ý thức hơn.

Ga mo
02-07-2008, 09:56
Bác nào còn tiếp tục tung hô Pascal thì hãy dùng Pascal mà lập trình phần mềm đem bán kiếm cơm đi.

it_khokhao
03-07-2008, 00:26
Bác nào còn tiếp tục tung hô Pascal thì hãy dùng Pascal mà lập trình phần mềm đem bán kiếm cơm đi.

Cậu này lại làm loãng vấn đề nữa rồi, có ai ở đây bảo dùng Pascal để làm phần mềm đâu? Tôi không có ý kiến ủng hộ hay không ủng hộ dạy Pascal ở bậc phổ thông vì tôi nghĩ đối với đối tượng khác nhau thì tác dụng cũng khác nhau hơn nữa mức độ nặng của chương trình học bao nhiêu là vừa thì thật khó định lượng. Nhưng bản thân tôi công nhận Pascal là môn học rèn luyện tư duy rất tốt, trãi nghiệm không chỉ từ những người tôi biết từng kinh qua Pascal mà chính ở bản thân tôi. Thời là hs cấp 2 thú thật tôi chỉ là một hs trung bình hầu hết tất cả các môn, thế rồi tiếp xúc với máy tính của cái thời 286 cũ kỹ làm quen với Pascal rồi nghiện nó. Bản thân tôi từ đó thay đổi rất nhiều khả năng phân tích vấn đề, khả năng lập luận cũng vững chắc hơn, trở nên học tốt đều tất cả các môn, cấp 3 trở thành hs chuyên toán của một trường chyên khá nổi tiếng, tôi nghĩ lập trình đã giúp tôi không ít. Sau này học các ngôn ngữ khác từ cái nền tảng Pascal tôi học chúng cũng khá dễ dàng.
Nhưng tôi nghĩ Pascal có thật sự là một công cụ rèn luyện tư duy không là một vấn đề khác, nó chỉ thật sự là công cụ rèn luyện tư duy đối với những người yêu thích nó, nếu một người chịu khó động não cố gắng tự mình lập trình một bài tập thì chắc chắn nó sẽ rèn cho người đó sự phân tích tốt đồng thời nâng cao khả năng tư duy logic từ đó trí tuệ phát triển vì đã có quá trình rèn luyện. Quan sát các em học sinh thời nay học Pascal thì tôi thấy vấn đề đã trở nên khác hơn nhiều, các em học bằng cách chép code từ bài giải của giáo viên hay tìm được từ tài liệu nào đó, chương trình chạy thì coi như xong. Nếu học như vậy thì mức độ rèn khả năng tư duy là bao nhiêu? Càng không thấy lợi ích thì sự ngán ngại cũng là một điều dễ hiểu. Góp một chút ý kiến từ kinh nghiệm cá nhân để mọi người tham khảo.

darkvalentine
04-07-2008, 09:20
Em là học sinh lớp chuyên Tin, các bạn trong lớp từ bạn học giỏi (9 phẩy tin) đến bạn học kém thường nói: học cái này xong chả để làm gì.

Điều đó cũng dễ hiểu thôi vì tâm lý chung là khi ta học dở môn j thì nhìn đâu cũng thấy cái dở của môn đó rồi mở miệng ra là chê nó useless, unpractical. Cũng giống như em hồi năm 1 học hằng hà vô số các môn "useless" như toán A1,A2,A3... cũng có quan điểm như thế nhưng sau này mới biết nếu ko học mấy môn đó thì đầu óc của mình vẫn chỉ là thằng học sinh cấp 3 thôi.[Big Grin]


Có phải học sinh lớp chuyên Tin nào học xong cũng đi làm LTV đâu, em nghĩ chỉ cần dạy tin học văn phòng, hướng dẫn khai thác Internet một cách hiệu quả nhất, diệt Virus. Giải quyết các sự cố thường gặp với máy tính, cài đặt HĐH đối vứi lớp chuyên. Có thể dạy OpenOffice thay MS Office, nâng cao hơn chút thì dạy thêm Ubuntu, Hacao giới thiệu nhiều hơn về nguồn mở, nhất là cái bản quyền phần mềm để dân mình ý thức hơn.

Xin lỗi bạn nhưng những thứ mà bạn cho là đáng học ở trên thì theo mình không phù hợp với trình độ của một lớp chuyên tin chút nào vì mấy cái đó dành cho các lớp xóa mù tin học thì thích hợp hơn. Nói bạn đừng giận nhưng bạn đã học lớp chuyên tin thì bạn nên thấy là mình cần phải hơn tụi không chuyên một cái đầu (về IT thôi nha) chứ để mai mốt có "em gái" nào ở lớp dưới nhờ "anh hai" giảng dùm bài pascal mà ấm ờ thì...(lúc đó cứ nổ là tụi anh học toàn dòng họ quí tộc C,C++,Java,Perl... chứ ba cái vơ vẩn Pascal tụi anh hok thèm quan tâm [Big Grin])

aochoangxanh
04-07-2008, 09:40
Nếu dùng lập trình để nâng cao khả năng suy nghĩ phân tích thì xin thưa lập trình còn thua xa Toán học, để Toán học thực hiện công việc đó là ok rồi.
ko chắc à :D, có nhiều cái áp dụng rộng lắm đấy, chỉ sợ phân tích ko nổi thôi :D


Cần thiết phải dạy cho học sinh cách vọc phá máy tính, biết sử dụng công nghệ một cách hiệu quả và rõ ràng nhất, biết kiểm tra máy tính và xử lý khắc phục sự cố máy tính (bị virus, lỗi phần mềm ko tương thích...). Học cho lắm thứ mà đến việc cài hệ điều hành cũng ko biết, ghost máy tính, diệt virus cũng ko biết thì vứt đi cho xong.
ai có nhu cầu thì tìm hiểu thêm, có thể hỏi chính giáo viên, chẳng lẽ giáo viên lại bực mình khi học trò mình thắc mắc những cái có lý sao :D

thanhthien2007
07-07-2008, 12:13
Nền giáo dục nước nhà ư, tất tần tật mọi cái cứ nhắc đến là sợ rồi. bọn đại học học lập trình còn chết chứ học sinh. học đề tiếp thu chứ học để mà học thì = 0. nói hơi lạc đề như sử học cả 4 cấp thế mà có ai nhớ gì đâu. bọn lắm chữ cũng nghĩ ra lắm điều lắm, toàn làm bó tay nhau thôi ... nản !!!!!!!!!!!!

it_khokhao
08-07-2008, 21:30
Nền giáo dục nước nhà ư, tất tần tật mọi cái cứ nhắc đến là sợ rồi. bọn đại học học lập trình còn chết chứ học sinh. học đề tiếp thu chứ học để mà học thì = 0. nói hơi lạc đề như sử học cả 4 cấp thế mà có ai nhớ gì đâu.
=> bùn kừi, học hành thế nào mà chẳng nhớ?

jiSh@n
08-07-2008, 21:34
=> bùn kừi, học hành thế nào mà chẳng nhớ?
Thế trả lời thử xem Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu vào lúc mấy giờ. Trả lời theo trí nhớ chứ đừng có google với giở sách nhé ;)
Viết 1 câu TV còn chả xong.

it_khokhao
08-07-2008, 22:02
Sự học như thế nào là nhiều như thế nào là ít thật khó mà định lượng? Thấy thằng em của tôi học hành gì mà hết bạn bè rủ đi chơi hết chỗ này đến chỗ kia, lê la khắp các quán xá, không chỉ cà phê mà còn bày đặt nhậu nhẹt nữa chứ. Học hành thì không biết được bao nhiêu chứ luyện phim, luyện game thì nhiều. Gia đình hễ nhờ chút việc thì bảo không có thời gian rỗi, than vãn chương trình học nặng quá học không nổi.
Lấy tấm gương thằng con ông chú dưới quê làm gì có mấy chuyện học thêm, đi học về là phụ gia đình lao động quần quật suốt ngày kiếm sống thế mà vẫn đậu mấy trường đại học, thì nó bảo thằng đó nhà quê.
Thế mới biết bàn tới cái sự học thật là rắc rối, nhiều hay ít, khó hay dễ thì mỗi người đều cảm thấy khác nhau.

embetapdoc
25-07-2008, 16:09
Theo tôi học pas hay C cũng được nhưng điều quan trọng là tính kế thừa. có nghĩa là sau này nếu tôi muốn học nâng cao về lập trình thì tôi không phải học lại ABC nữa. nếu học ABC (pascal và C đều na ná như nhau) như vậy theo tôi học C vẫn hơn bời vì hậu duệ của C là C+; C++ và C# (rất được trọng dụng), còn Pas thì sao, hình như không được trọng dụng lắm.

darkvalentine
25-07-2008, 22:38
Thế trả lời thử xem Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu vào lúc mấy giờ. Trả lời theo trí nhớ chứ đừng có google với giở sách nhé

Học như pác thì chết rồi. Não người có giới hạn không nên tốn bộ nhớ cho những cái quá chi tiết và không cần thiết như vậy. Theo em chỉ cần nhớ được nguyên nhân dẫn đến chiến dịch ĐBP, các sự kiện quan trọng liên quan trực tiếp đến chiến dịch (kéo pháo lên núi, vận chuyển lương thực bằng xe đạp thồ, chiếm đồi A1, tướng DeCalter bị bắt, ...), ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch (hiệp định Geneva) thế là ổn rồi cần chi phải nhớ đến cả h nữa !?

vietdeptrai
14-06-2009, 12:30
Xin lỗi bạn nhưng những thứ mà bạn cho là đáng học ở trên thì theo mình không phù hợp với trình độ của một lớp chuyên tin chút nào vì mấy cái đó dành cho các lớp xóa mù tin học thì thích hợp hơn. Nói bạn đừng giận nhưng bạn đã học lớp chuyên tin thì bạn nên thấy là mình cần phải hơn tụi không chuyên một cái đầu (về IT thôi nha) chứ để mai mốt có "em gái" nào ở lớp dưới nhờ "anh hai" giảng dùm bài pascal mà ấm ờ thì...(lúc đó cứ nổ là tụi anh học toàn dòng họ quí tộc C,C++,Java,Perl... chứ ba cái vơ vẩn Pascal tụi anh hok thèm quan tâm [Big Grin])
Chuyên tin = IT = Lập trình = Pascan ????????
Thế bọn có chứng chỉ cisco, microsoft, oracle, v.v.... chắc bây giờ đang chết đói hết cả lũ rồi, mấy thằng đó hình như chẳng biết cóc gì về pascal cả hic, tội nghiệp! :w00t:

zmt264
14-06-2009, 12:42
Còn nếu gì nữa, là giáo viên luôn ấy chứ :(

Zekan
14-06-2009, 13:14
Lập với trình , có bao nhiêu đứa học sinh phổ thông chú trọng học môn Tin , hay là chỉ lo các môn có hệ số cao hơn , các môn thi đại học và thi tốt nghiệp .

Tài nguyên trên Internet thì là cả kho tàng tri thức của nhân loại mà các em nó không được dạy cách khai thác nắm bắt ,không biết sử dụng search engine , không biết sử dụng bộ công cụ office .

Những thứ gọi là "học lật ,học bò " đối với người dùng máy tính mà chương trình đại cương nào cũng dạy nhưng trong khi đó ở THPT lại dạy lập trình Pascal , thật hài.

lamsononline
14-06-2009, 13:24
chứ để mai mốt có "em gái" nào ở lớp dưới nhờ "anh hai" giảng dùm bài pascal mà ấm ờ thì...(lúc đó cứ nổ là tụi anh học toàn dòng họ quí tộc C,C++,Java,Perl... chứ ba cái vơ vẩn Pascal tụi anh hok thèm quan tâm


Nói hơi quá. đây informaticien, tốt nghiệp đh 5 năm, chưa bao giờ học pascal hay copy/paste 1 dòng pascal nào.

C mà cũng được coi là quý tộc à? Thế quý tộc nghĩa là sao vậy

Nếu học hành đến nơi đến chốn, thì ngôn ngữ lập trình (xét về các yếu tố: văn phạm, cú pháp, từ khóa) là không quan trọng. Chỉ cần nắm vững 1 ngôn ngữ thì có thể học các ngôn ngữ khác (không bàn đến các công nghệ đi kèm ngôn ngữ đó).

Thường thì 1 bài tập lập trình cũng không nhất thiết phải code cho bằng được bằng pascal hay 1 ngôn ngữ cụ thể. Cho dù nó yêu cầu gì chăng nữa, nếu đã học qua lập trình căn bản phải biết mã giả, flow chart. Qua đó mô tả lại cách xử lý, mà không cần gõ code cụ thể bằng 1 ngôn ngữ nào

thongdoanvan
14-06-2009, 15:24
Học sinh phổ thông nên được học một ngôn ngữ lập trình nào đó, tốt nhất là pascal. Thông qua việc học lập trình sẽ góp phần nâng cao tư duy của học sinh. Tin khác toán ở chỗ là phải tốt ở mặt suy nghĩ logic và tốc độ tư duy, xử lý tình huống. Ở nhiều nước thì người ta dạy Pascal từ năm lớp 6. Rõ ràng ở mức độ cơ bản thì môn đó không khó, bất kỳ ai cũng có thể học được. Nếu có điều kiện thì môn này nên được xem như một môn học trong nhà trường. Thông qua đó có thể phát hiện sớm những tài năng công nghệ thông tin. Hy vọng vài năm nữa đội Việt Nam xếp ở top 10 ACM thế giới.

Sao cứ động nói đến cái gì lâ nâng cao tư duy thế nhỉ. Thực ra nó cũng chỉ là một cái nghề thôi.
Có một điều thấy rất hay là. Ông nào càng giỏi nhiều ngôn ngữ lập trình. Thì ngôn ngữ lập trình tán gái của ông đó càng kém.

AkuVn
14-06-2009, 15:30
Mình không là giáo viên dạy tin nên ko rõ :D

dq_ninh
15-06-2009, 00:33
"Ở nhiều nước thì người ta dạy Pascal từ năm lớp 6."

Cái này thì hoàn toàn không đúng đâu. Nhưng "ở nước ngoài" là nước nào? Có hơn 200 nước trên thế giới, ba chữ "ở nước ngoài" này khó kiểm chứng quá. Tuy nhiên, ở nước ngoài như vậy, không hẳn là ta cũng phải vậy.

Ở Hoa Kỳ, quả thật là có việc dậy lập trình ở bậc trung học. Nhưng lớp sáu thì chưa được học đâu. Hơn nữa, trung học phổ thông của Hoa Kỳ khác xa với THPT ở Việt Nam. Có những lớp lập trình, có cả những lớp được tín chỉ của các trường đại học, nhưng tất cả đều là những môn tự do chọn lựa. Ai thích thì học, không thích thì thôi. Và đây chính là điểm hay của nền giáo dục cấp tiến. Và đây cũng là điểm mà tại sao chúng ta thường bị chê là có một nền giáo dục "Từ Chương". Nền giáo dục từ chương là một nền giáo dục "ép buộc". Ép buộc học sinh học những gì họ không thích. Mà đã không thích thì không bao giờ phát triển. Nếu Bill Gates khi còn học ở trung học, bị ép buộc học những môn mà ông ta không thích như vạn vật học, toán học, ngoại ngữ, thì chắc chắn rằng, nước Mỹ đã không có một Microsoft hàng năm đem về hằng chục tỷ đô la lợi nhuận và cung cấp công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn công dân của họ.

Theo tôi, càng có thể dậy được nhiều môn thì càng tốt (miễn là có kinh phí trả lương cho thầy cũng như trang bị giáo cụ). Nhưng không nên ép buộc: tuyệt đối không phải là một môn học đòi hỏi, nhưng điểm thì phải tính vào học bạ. Ai thích học thì học, không thích học thì thôi. Và cũng không cần thiết là phải có những lớp riêng rẽ cho các lớp. Tất cả các học sinh của tất cả các lớp đều có thể ghi danh học nếu thích. Nếu quá đông thì có thể chia ra làm 2,3 lớp.

Toán cũng vậy. Bậc trung học, học hết đại số học là thôi. Nhưng ai muốn học nữa thì cứ tiếp tục ghi danh.

Đại đa số các học sinh Mỹ đều dốt toán, vì họ không thích học toán hơn ...mức ấn định. Aha! thế nhưng, hình như cả thế giới này lại đều đến Mỹ học toán. Và có lẽ, hơn 50% những phát minh về toán học xuất phát từ nước Mỹ. Không những toán học, mà hầu hết những môn học khác như địa chất, vạn vật học, không gian, vân vân, người Mỹ đều đi tiên phong và có những phát minh mà các quốc gia khác mơ tưởng.

Tại sao kỳ vậy? Tại vì họ chỉ phải dạy những học sinh thích học. Và như thế, tài nguyên và nổ lực của họ có thể dồn vào một thiểu số rất nhỏ có thiên tư về một môn. Để rồi sau đó, cái thiểu số rất nhỏ có thiên tư về một môn đó, trở nên bậc thầy của thiên hạ, thầy của các bậc thầy.