PDA

View Full Version : Thầy Thích ơi vô đây mà coi! nè nè nè nè



dinhbaochau
08-05-2008, 10:12
Mí hum ni nhớ thầy Thích , trích ngang hông cái chữ ký của Thầy, xem có ngưoi giải thích nghe hơi "nhột".




Thứ Năm, 07/02/2008, 09:15

Ngày xuân bàn số phận

TP - Số sao có số truân chuyên/ Ai ăn ta chịu buồn riêng một mình! (Ca dao). Con người có “số” như quần áo, giày dép thật ư? Có cách “nhân định thắng thiên” không? Bàn vui thử!

Thúy Kiều - Thúy Vân. Tranh minh họa "Kiều" của Hai Đang Quang

Định nghĩa số phận

Là Phần họa phúc, sướng khổ (thường là họa nhiều hơn phúc) dành riêng cho cuộc đời của mỗi người đã được tạo hóa định sẵn từ trước, theo quan niệm duy tâm. Số phận hẩm hiu. Oán trách số phận. Vượt lên trên số phận (Từ điển tiếng Việt. Trung tâm Từ điển học. Năm 2007. Trang 1338). Từ điển Hán Việt Đào Duy Anh còn nói: Là Sự sống của người do trời định, không phải sức người miễn cưỡng được.

Tác giả Đào Duy Anh giải thích cụ thể hơn về mấy từ đồng nghĩa: Mệnh là cuộc đời do Trời phú. Phận là kết quả của Mệnh do Trời định đoạt. Vận và sự vận động của Mệnh. Kiếp là thời gian của Vận. Vậy là theo duy tâm: Số phận “Trời sắp đặt sẵn rồi”.

Phật giáo quan niệm

Chẳng do ông Trời nào tạo ra, mà là chính mình gây nên số phận của mình – gọi là tạo Nghiệp hoặc Kiếp. “Kiếp sau xin chớ làm người/Làm cây thông đứng giữa trời mà reo!” (Nguyễn Công Trứ). Tiếng Phạn cổ – Sancrit: Karma nghĩa là “sinh hoạt”, tạo ra Nghiệp – Kiếp mà thành số phận.

Theo thuyết Nhân – Quả, Nghiệp là “Nhân”, số phận là “Quả”: “nhân” nào “quả” nấy. Số sướng, khổ phụ thuộc vào Nghiệp: Có thể từ Kiếp… trước, hoặc ngay tại Kiếp này.

“Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. “Ai ơi chớ vội cười nhau/Cười người hôm trước hôm sau người cười”. Nghiệp có nghiệp lành, nghiệp ác. “Ở hiền thì lại gặp lành/ Ở ác gặp dữ tan tành như tro”.

Các cụ ta dạy: Tạo nghiệp lành, giành quả phúc. Tạo nghiệp ác, vác tai họa. Gieo gió ắt gặp bão…

Triết lý phương Đông

Là Thiên – Địa – Nhân hợp nhất. Ba điều kiện cần và đủ cho mọi thành công Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa. Ta hiểu: “Thiên” là thời gian, thời thế. “Địa” – không gian, hoàn cảnh địa lý. “Nhân” – con người xã hội, chủ quan và khách quan.

Số phận của mỗi người chịu sự chi phối rất lớn của Thiên – Địa – Nhân. Ôn lại lịch sử: Đặng Dung phất cờ nghĩa chống giặc Minh xâm lăng ở thế kỷ 15 thất bại bởi không gặp thời – “Thiên”.

Ông làm thơ chữ Hán có hai câu: Thời lai đồ điếu thành công dị/Vận khứ anh hùng ẩm hận đa. (Nghĩa: đồ – đồ tể. Điếu – người đánh cá. Đồ điếu ý nói kẻ vô học. “Gặp thời kẻ dốt thành công dễ/Hết vận người hùng nuốt hận thôi”).

Còn “Nhân” thì thuyết Nhân – Quả của đạo Phật đã nói rõ (“Nhân” của thuyết này là “nguyên nhân” – nét chữ Hán và nghĩa khác hẳn “Nhân” – là người trong thuyết “Thiên – Địa – Nhân”). Mỗi người tự tạo nên “Nghiệp” của mình, ví như thanh niên ta đang được Đảng ta, toàn dân và xã hội tạo mọi thuận lợi để mỗi người tu thân, lập nghiệp.

Từ điển tiếng Việt trang 1054 định nghĩa theo Phật giáo: “Nghiệp” nói chung là những điều một người làm ở kiếp này, tạo thành cái Nhân mà Kiếp sau người đó phải chịu cái Quả (TTL). “Đã mang lấy nghiệp vào thân/ Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa (Nguyễn Du).

Điều kiện quyết định

Trong “Thiên – Địa – Nhân” thì Nhân là quyết định. Tức, con người – cuộc đời chi phối số phận, chứ không phải tương lai, tiền đồ của mỗi người là do giờ sinh, ngày tháng, năm sinh như mấy quẻ Tử vi phán truyền. Thì đó, nói gì cả tỷ tỷ người trên hành tinh cùng sinh trong một giờ – mà hai người sinh đôi, tính tình, sự nghiệp… có ai giống ai đâu?

Vậy mà không ít người chỉ mong đẻ con năm Hợi – tuổi… Trư Bát Giới chỉ sẵn… nằm ăn. Nhiều thai phụ xin đẻ… mổ để được ngày lành tháng tốt. Thiên mà thiếu Địa – Nhân thì chỉ là một cái kiềng một chân sao bắc nồi lên nấu được? Mà Nhân lại là chân trụ cột!

Cứ xem Thúy Kiều đó, nếu nàng không sinh vào “Năm Gia Tĩnh triều Minh” mà là người đẹp thời nay đi thi… Hoa hậu Hoàn vũ thì đâu phải “bán mình chuộc cha”?

Xưa nay, biết bao tên tuổi sáng chói về con người vượt lên trên số phận? Edison quá nghèo khổ, nhờ tự học mà thành danh. Beethoven nhạc sĩ Đức thiên tài mà… điếc đặc. Các nhà toán học bậc thầy của thế giới mà bị mù như Euler – Thụy Sĩ, Pôngtriaghin – Nga…

Vậy là “Trời” không định được, mà do Người có thể chống lại, làm thay đổi số phận. Chả thế, hơn 200 năm trước Nguyễn Du dám phát đi thông điệp:

Xưa nay nhân định thắng thiên đã nhiều.

Trịnh Tố Long

Nguồn: http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=110277&ChannelID=46



Sao cái từ Đồ điếu mà giải thích kỳ vậy bác ??? :lick:

nino
08-05-2008, 10:36
Nghe nói ông này đai rồi mà.
Bác phải cúng ổng mới về.

Uh, nhớ hôm nọ có đăng tin buồn... có một số anh em đi dự và post hình nữa mà :emlaugh:

dinhbaochau
08-05-2008, 11:09
Mới gặp ổng hôm qua ở .................................................. .................................................. ....... thiên đình đây mà.

hoa héo
08-05-2008, 14:35
Đúng là "nhà văn nói láo nhà báo nói thêm"! Mí ông thiên tài đó về cuối đời mới chịu cảnh bất hạnh như vậy chứ hông phải sanh ra đã bị rồi, tức là không phải vượt lên số phận, có thể kể:
Euler cuối đời mới bị mù
Beethoven cuối đời mới bị điếc (ông không thể thưởng thức được tuyệt tác "the last night" của mình, một bản giao hưởng mà héo đặc biết thích, nhất là khúc piano solo).
Ngoài ra còn có Vincent Van Gogh, họa sỹ nổi tiếng thế giới với các tác phẩm hội họa thuộc trường phái impressionism trị giá bạc triệu đô la mà bị ... mù màu. Ông chỉ bị mù màu trong giai đoạn cuối đời nên tác phẩm kinh điển "sky" của ông vẽ một bầu trời màu xanh mà người ta vẫn còn đang tranh cãi là ông định vẽ màu xanh hay màu ... đỏ! Bức sunflowers cũng cùng một số phận (héo rất thích bức sunflowers, ngày trước cũng đã có khi cao hứng hí hoáy lấy cọ ra chép lại bức tranh này).
Nhà bác học người Pháp Pasteur chắc ai cũng biết, ông bị liệt nửa não, và nhà di truyền học "đếm đậu" Mendel bị mù cả hai mắt, nhưng họ chỉ chịu chuyện bi thảm này sau khi đã trưởng thành, gạo cội trong sự nghiệp.

Nhà bác học duy nhất mà héo biết mang nhiều khuyết tật từ khi mới lọt lòng là John Hopkin.

AnhTuanKB
08-05-2008, 17:55
Đúng là "nhà văn nói láo nhà báo nói thêm"! Mí ông thiên tài đó về cuối đời mới chịu cảnh bất hạnh như vậy chứ hông phải sanh ra đã bị rồi, tức là không phải vượt lên số phận, có thể kể:
Euler cuối đời mới bị mù
Beethoven cuối đời mới bị điếc (ông không thể thưởng thức được tuyệt tác "the last night" của mình, một bản giao hưởng mà héo đặc biết thích, nhất là khúc piano solo).
Ngoài ra còn có Vincent Van Gogh, họa sỹ nổi tiếng thế giới với các tác phẩm hội họa thuộc trường phái impressionism trị giá bạc triệu đô la mà bị ... mù màu. Ông chỉ bị mù màu trong giai đoạn cuối đời nên tác phẩm kinh điển "sky" của ông vẽ một bầu trời màu xanh mà người ta vẫn còn đang tranh cãi là ông định vẽ màu xanh hay màu ... đỏ! Bức sunflowers cũng cùng một số phận (héo rất thích bức sunflowers, ngày trước cũng đã có khi cao hứng hí hoáy lấy cọ ra chép lại bức tranh này).
Nhà bác học người Pháp Pasteur chắc ai cũng biết, ông bị liệt nửa não, và nhà di truyền học "đếm đậu" Mendel bị mù cả hai mắt, nhưng họ chỉ chịu chuyện bi thảm này sau khi đã trưởng thành, gạo cội trong sự nghiệp.

Nhà bác học duy nhất mà héo biết mang nhiều khuyết tật từ khi mới lọt lòng là John Hopkin.

Còn tớ đầu đời đã bị cận, Héo có cảm thương cho tớ không?

edavn
08-05-2008, 21:30
Còn tớ đầu đời đã bị cận, Héo có cảm thương cho tớ không?

Héo ui, có anh chàng cận đầu... đời tương tư Héo này:w00t:

nguoimoi
08-05-2008, 23:15
Chắc tại bác dinhbaochau mấy lần bị vào "sổ đỏ" nên bây giờ tức khí nên xuất lung tung :)

hoa héo
09-05-2008, 06:43
AnhTuanBK:
có cảm lạnh
có thương tật

Tri Duc
09-05-2008, 07:22
sao lại cảm lạnh và thương tật vậy pa! =)) =))