PDA

View Full Version : giới thiệu các software NGHE nhạc



sim
10-06-2003, 20:08
cái nì dành cho mấy người hổng thích có 1 cái xài hoài, còn ai quen xài WinAMP thì ko tính :-)

*Windows Media Player - cái nì ai cũng biết, chính vì sự ra đời của WMP và sự xuất sắc của WinAMP mà hàng loại các media player khác rất nổi tiếng trước đây (ít ra cũng có người xài) đã đi vào dĩ vãng như K-Jofol, Ultra Player , FreeAMP (bi giờ là Zinf), Jet Audio (mới nâng cấp lên version 5.0 cách đây vài tháng và được update khá thường xuyên nhưng cũng ko có gì đặc sắc lắm), điều này cũng giống như những gì IE đã làm với Netscape vậy
version mới nhất 9.0
ưu điểm : mở được tùm lum file, phiên bản 9 bắt đầu hỗ trợ plugin, hỗ trợ nén theo chuẩn WMA (version 9, có cải tiến rất nhiều so với các version trước những vẫn còn kém so với các codec khác) ngoài ra chắc còn mà tui hổng biết
khuyết : cồng kềnh

*WinAMP 3.0 - thế hệ sau của WinAMP, khỏi nói chắc ai cũng biết
ưu : hỗ trợ skin tốt hơn, ko có cố định 1 dạng skin duy nhất (chỉ là thay hình nút bấm và hình nền ... ) như WinAMP mà có thể biến hoá tuỳ ý, thay đổi vị trí, thêm bớt thành phần ngay trên giao diện

-hỗ trợ các platform khác nhau ngoài Windows (trên lí thuyết, còn bi giờ mới có Win thôi), hỗ trợ xem video (chuẩn của Nullsoft và các chuẩn thông thường), thay đổi hệ thống plugin thành component, tăng tính flexibilty

khuyết : còn khá nhiều lỗi, chưa được tối ưu nên tốc độ hơi chậm, chưa có nhiều skin và component phù hợp (có thể dùng lại skin và plugin của WinAMP nhưng ko tốt lắm), ko update thường xuyên

hiện nay Nullsoft đã phát hành bản WinAMP 2.9 (mới nhất là 2.91, tiếp theo bản cuối cùng trong WinAMP 2.x là WinAMP 2.81) được coi là kết hợp giữa sự đơn giản, tối ưu của WinAMP với khả năng hỗ trợ skin và flexibility của WinAMP 3), đây là hướng phát triển chính của WinAMP trong tương lai
ưu : những ưu điểm của WinAMP 2.x + media library (tổ chức lại danh sách playlist, giống trong WinAMP 3)

web : www.winamp.com

*Zinf (Zinf Is not FreeAMP) : do có tranh chấp về từ "AMP" nên FreeAMP phải đổi tên, thành Zinf, cách đặt này cũng giống như LAME (LAME aren't MP3 Encoders) hiện nay chương trình này đang được tập trung port sang Linux, nhưng nói chung cũng ko có gì đặc sắc

*QCD 3 (Quintessential Player) version mới nhất 3.51 build 51
có thể coi là 1 đối thủ tương xứng của WinAMP, và điều quan trọng là vẫn đang được phát triển, update khá đều đặn

Ưu: hỗ trợ skin tốt hơn WinAMP (có thể nói là tương đương WinAMP 2.x) hỗ trợ plugin (bao gồm plugin riêng và plugin DSP của WinAMP)
có độ uyển chuyển (flexibility) cao, hỗ trợ hầu hết các định dạng file, và tích hợp hỗ trợ CDDB (CD database - cho phép tìm thông tin về CD qua internet)
giao diện (default - ko tính skin) rất cool, tốc độ có lẽ chậm hơn WinAMP 2 tí xíu, nhưng rất nhanh nếu so với WinAMP 3

*Khuyết : chưa nhiều plugin (mặc dù các plugin hiện tại đã đáp ứng hầu hết nhu cầu thường ngày)

website : http://www.quinnware.com/news.html
--> recommend

*cuối cùng là 1 media player mới nhìn thì ko có gì bắt mắt về giao diện, có thể nói là khá thô sơ, nhưng lại là có nhiều tính năng rất mạnh hơn hẳn các media player hiện tại (kể cả WinAMP), nó là foobar2000 (tên này hơi lạ hén )
tác giả của foobar2000 (sở dĩ có chữ 2000 bởi vì trong giai đoạn đầu tác giả viết cho WinNT + XP , sau đó mới thêm hỗ trợ Win9x) là peter pawlowski (p.p) nếu ai quan tâm tới WinAMP có lẽ sẽ biết, bởi vì trước đây P.p làm cho Nullsoft, và anh là lập trình viên chính cho các plugin của WinAMP, tuy nhiên do bất đồng về quan điểm phát triên WinAMP nên p.p rời khỏi nullsoft và viết một media player riêng theo sở thích của mình, đó là tập trung vào kĩ thuật để cho âm thanh có chất lượng tốt nhất chứ ko chú í phát triển những giao diện màu mè

cái này thích hợp cho người dùng media player để NGHE, chứ ko fải để XEM (ngược lại với hướng đi của WinAMP 3 hiện nay)

*Ưu : gọn nhẹ (<300Kb) hỗ trợ âm thanh 24 bit (dùng với các card Live hay Audigy của Creative - cái nì tui hổng có nên hổng biết sao o:) ) cho chất lượng âm thanh tốt nhất
hỗ trợ hầu hết các chuẩn âm thanh (built-in chứ ko fải qua plug-in như các media player khác)
có các chức năng khác rất đặc sắc (ko kể hết, với lại có nhiều cái tui cũng ko rành ^^)

*Khuyết : ko dành cho những ai đã quen với giao diện bắt mắt của các media player khác

version mới nhất 0.667

website : http://foobar2000.hydrogenaudio.org/
===> recommended

sim@

romanc
12-06-2003, 19:18
Hi sim,
Cám ơn bạn đã giới thiệu các phần mềm nghe nhạc thông dụng.
Bạn có thể nói gì thêm về 2 phần mềm nghe nhạc khá thông dụng hiện nay như Real player (dùng cho web) Herosolf3000 (dùng rất thông dụng).

sim
14-06-2003, 12:07
realplayer với herosoft thì tui cũng có xài, nhưng lâu ùi ko xài nữa bởi vì thường chỉ có nhu cầu nghe nhạc, còn mấy soft đó thì tùm lum cái hết, nghe, coi film, encode, convert ...

thông thường mấy chương trình mà nhiều chức năng thì từng cái ko được tối ưu lắm, ví dụ như ko ai dùng real player với herosoft nếu chỉ muốn nghe nhạc có chất lượng, còn nếu dùng để làm việc khác thì tui ko ý kiến tại vì ko rành :-)

ps: winamp mới vừa ra bản 2.92, có nhiều update mới trong đó quan trọng là hỗ trợ format AAC
download ở đây
http://members.cox.net/nswaste/winamp292_full.exe

cái nì chưa upload lên web của nullsoft thôi, chứ ko fải là có trojan hay virus gì đâu nha
:-)