PDA

View Full Version : Video Capture Cards for PCs



vibi
30-04-2008, 01:37
Nguồn : http://www.inventa.com.au/Introduction%20to%20Video%20Capture%20Cards%20and% 20Video%20Editing%20Software.htm#section1

Video Capture Cards for PCs
Copyright © 2002~2003 Inventa Australia Pty Ltd, All Rights Reserved
Contents
1. Why Compress Video Data
2. Host-PC Software Based Compression
3. Motion-JPEG Compression Video Capture Cards
4. DV and Firewire Video Capture Cards
4.1 DV and Firewire: Relations and Differences
4.2 Common Features of DV Cards
4.3 Capture DV Video into Non-DV Formats
4.4 Connection Type to Host PC
4.5 Software for Firewire/DV Video Capture Cards
4.6 Compatibility with DV Camera/VCRs
4.7 Video Output from DV Capture Cards
4.8 Realtime Effects Video Editing
4.9 Video Quality Issues for DV Capture Cards
4.10 Capture Analogue Video into Firewire Card
4.11 Dual-Mode DV AND Analogue Video Capture Cards
4.12 DV/Firewire Summary
5. MPEG Video Capture Cards
5.1 Common Features of MPEG Capture Cards
5.2 Problems with MPEG Video Capture
5.3 Implementing MPEG Encoding and Decoding
5.4 Applications of MPEG Video
6. Common Problems for Video Capture Operation
7. Audio Capture
Closing Words

Chúng ta sử dụng các card bắt hình để chuyển tín hiệu video vào máy vi tính. Có hàng trăm loại trên thị trường và chúng xuất hiện rồi mất đi diễn ra hàng ngày, điều này làm cho ta trở nên khó hình dung liệu các thiết bị này làm được những gì và các tín năng mà nhà sản xuất tạo cho chúng liệu có phù hợp với thực tế. Ta sẽ phân loại card dựa vào phương pháp nén dữ liệu của chúng. Trong bài này sẽ hướng tới cách hoạt động và các tính năng của các card bắt video trên nền PC, đặc biệt là những rắc rối mà chúng sẽ phải đối mặt.

1.Tại sao phải nén Video

Dữ liệu video nằm trong máy tính dưới dạng một chuỗi ảnh tĩnh liên tục. Với hệ PAL, dùng ở Úc và nhiều nước khác, 25 ảnh tĩnh cần phải được bắt chỉ trong 1 giây đồng hồ, để khi chúng được chiếu lại thì thấy hình ảnh chuyển động mượt mà khi mắt người nhìn. Khung hình PAL đầy đủ (full-size) có kích thước là 768x576 điểm màu hay điểm ảnh. Và số màu có thể biểu diễn ở chế độ màu tối đa của mỗi điểm ảnh là 2 lũy thừa 24 màu (24 bit màu), 8 bit thành 1 byte, vậy cần 3 byte để lưu trữ thông tin màu của một điểm ảnh. Vậy là cần tổng cộng 768 x 576 x 3 x 25 = 33.377.600 byte (31 Mega Byte-MB) để lưu trữ hình ảnh trong một giây. Đây là một lượng dữ liệu khổng lồ và ta phải có một kho lưu trữ lớn để chứa video được bắt vào: khoảng độ 111 Giga Byte – GB để chứa chỉ một giờ phim hệ PAL. Dĩ nhiên bạn có thể dùng cái máy tính siêu khủng long kinh hoàng của mình để xử lý lượng dữ liệu video không nén (un-compressed) này, và cũng có vài cái card bắt hình loại tối tân co thể thực hiện việc bắt hình vào ở chế độ không nén. Nhưng, có một kiểu thiết kế card bắt hình khác hiệu quả hơn: giảm bớt lượng dữ liệu hình ảnh trước khi gởi chúng vào PC để lưu trữ. Đó chính là nén dữ liệu, và cần một phương thức nào đó để nén dữ liệu video sao cho loại bỏ được càng nhiều thông tin hình ảnh bắt vào trong khi chất lượng video vẫn được bảo đảm chất lượng. Qua thực nghiệm, người ta biết được rằng có thể giảm lượng dữ liệu từ 5~10 lần khi bắt hình mà vẫn thu được chất lượng phát lại khi nhìn bằng mắt người vẫn rất cao, gần như gốc. Trừ các card bắt hình tối tân, hầu hết các card bắt hình trên thị trường đều sử dụng một phương pháp nén dữ liệu nào đó, và việc nén hình thế nào tùy thuộc vào cách mà chúng nó sẽ được sử dụng.

2. Nén bằng phần mềm máy tính.

Có một loại card bắt hình, thường là dòng cấp thấp cho chất lượng video kém, sử dụng biện pháp nén bằng phần mềm chạy trên máy tính (PC). Các card loại này thường là loại chuyển đổi tín hiệu (dữ liệu) tương tự (Analogue) sang tín hiệu (dữ liệu) số . Gồm có các model card bắt hình giống như Smart-Video của Intel, một số card VGA hiện tại có cổng analogue thu vào tín hiệu video, và các card phát (streaming) video hiện tại. Việc nén video bằng phần mềm chạy trên máy tính kết hợp đồng thời với tiến trình bắt hình của card, phần mềm nén dữ liệu dạng này hay được gọi là Codec ( CompressionDecompression), dĩ nhiên là phần mềm codec cần cài vào hệ điều hành trước khi thực hiện bắt hình. Vài hệ điều hành hiện đại trên PC, như MS Windows và Apple Macintosh có sẵn mấy cái phần mềm Codec sẵn rồi (Cinepak, Ideo, Sorenson, etc) vả lại cũng có vài cái của mấy hãng khác cho sài miễn phí hoặc đi kèm với một phần mềm ứng dụng. Đặc tính chung của các card bắt hình dựa trên phần mềm Codec chính là chất lượng video kém, khung hình nhỏ, lưu trữ ít, không có sẵn giao tiếp đầu âm thanh vào cùng lúc, không có cổng xuất hình thời gian thực, v.v…Các tập tin video đã được thu vào, khi chơi lại sẽ có tốc độ chậm hơn bình thường. Màu mè, hình ảnh không sắc sảo, v.v… Chất lượng cho video hình ảnh kém của mấy loại card nén bằng phần mềm này chủ yếu là do mạch chuyển đổi hình ảnh từ analog sang số được thiết kế dỏm, có đem nó gắn vào siêu máy tính thì cũng cho ra chất lượng y vậy hoặc ngay cả khi bạn không thèm chọn sử dụng phần mềm Codec cũng vẫn vậy luôn (nghĩa là bạn không thực hiện việc nén vào quá trình bắt hình), không thể nào bằng hình ảnh tạo ra từ một card nén cứng cùi nhất (nén trên card), vd như card cấp thấp M-JPEG. Và cuối cùng, card bắt hình dựa trên phần mềm dùng chủ yếu để phát hình video qua mạng Internet, e-mail, màn hình giám sát, v.v .Và thường thì việc xuất video chất lượng cao ra băng hình hay đĩa video đối với mấy loại card này là không cần thiết. Nếu điều chỉnh giảm chất lượng video thường thì không thể thực hiện trên các tập tin video bắt bởi các card dựa vào phần mềm Codec. Kết quả cuối cùng khi chuyển đổi định dạng video loại này sang một định dạng nào đó để biểu diễn trên màn hình TV, chất lượng video thấp hơn bản gốc rất nhiều.

Bởi vì không thu âm ngay trên card và phát lại (trừ vài cái card loại Streaming Video Capture), rất khó để âm thu vào đạt chất lượng cao và đồng bộ với hình ảnh: cần đến một card âm thanh khác thu âm trong lúc hình ảnh được bắt vào và được nén. Chia 2 tiến trình độc lập thế này sẽ nảy sinh vấn đề tương thích giữa card thu âm và card thu hình, mà còn dễ dàng xảy ra hiện tượng hình tiếng không đồng bộ: tiếng đi sau hình, đặc biệt với các đoạn video dài.

Hầu như, các card bắt hình dựa vào phần mềm để nén dùng cổng Composite(RCA) và/hoặc Svideo (4-chân Mini DIN). Trừ card phát hình chuyên dụng, âm thanh vào thường không nằm trên card lấy phần mềm máy tính làm cơ sở nén dữ liệu.

Phần mềm Codec dùng để nén dữ liệu video đầu vào và cũng được dùng để xả nén khi phát lại, khi phát bằng phần mềm Codec thì máy không nhất thiết phải có card bắt hình mà chỉ cần đúng Codec. Chính việc độc lập phần cứng đã làm cho việc bắt hình bằng phương pháp này rất có ích khi phát lại trên môi trường khác. Hiện tại, các ứng dụng phát hình video trên Internet, tất cả video đã được bắt vào đều sử dụng card dựa trên phần mềm nén.



3. Motion-JPEG Compression Video Capture Cards

To be continue...

vibi
02-05-2008, 22:18
3. Motion-JPEG Compression Video Capture Cards

Motion-JPEG là phương thức nén-cứng được dùng rộng rãi nhất để bắt hình video với đầu vào là cổng Composite, S-Video hay Component video. “Nén cứng” nghĩa là dữ liệu hình ảnh được nén ngay trên card bắt hình. Cái tên M-JPEG bắt nguồn từ JPEG, Joint Photographic Expert Group, một sự liên kết của 2 tổ chức CCITT và ISO. JPEG mô tả về hình ảnh tĩnh, M-JPEG mô tả video như là một chuỗi liên tục các ảnh tĩnh.

M-JPEG là phương thức nén chỉ làm việc với I-Frame (Intra-Frame): Mỗi ảnh hay khung hình trong một đoạn video chỉ được nén từ các dữ liệu của chính khung hình đó, không dính dáng gì tới khung hình trước hay sau nó. Điều này có nghĩa là việc nén và giải nén cho mỗi khung hình không dùng thêm bất kỳ yếu tố nào khác, nhanh chóng và chính xác. Intra-Frame nén video chỉ thuận tiện với tiến trình biên tập không tuần tự (non-linear) bởi phần mềm biên tập cần phải chỉnh tới lui ngẫu nhiên trong đoạn phim, cắt và dán các khung hình một cách chính xác và có thể hủy thao tác. Việc truy cập ngẫu nhiên chính xác từng khung hình bởi phần mềm biên tập nếu làm việc trên card bắt hình M-JPEG.

Card bắt hình M-JPEG có một chíp xử lý chuyên giải quyết việc nén/giải nén hình ảnh, do vậy mà chất lượng hình ảnh không phụ thuộc vào sức mạnh của PC, dù vậy nó vẫn cần đến khả năng hoạt động tốt của PC để đáp ứng yêu cầu tốc độ truyền tải dữ liệu. Tốc độ truyền dữ liệu cho card bắt hình M-JPEG rất đa dạng từ vài trăm KB cho đến hơn 20 MB trong một giây, ở tốc độ truyền dữ liệu cao nhất này, card bắt hình M-JPEG có thể thu được dữ liệu hình ảnh gần như hình ảnh thu từ card bắt hình không nén. Khác với card thu hình cấp thấp dùng phần mềm Codec làm nền tảng, , card bắt hình M-JPEG cho chất lượng tốt hơn bởi mạch chuyển đổi tín hiệu analog sang số được làm tốt hơn, một phần mềm đặc biệt được ghi vào chíp nằm trên card (firmware) dùng để điều khiển card thu và nén hình. Mặc dù có nhiều giá và chất lượng khác nhau, các card M-JPEG có các tính năng quạn trong sau:

(1) Thu và phát lại video chất lượng cao, ngay cả với card thu hình đơn giản như Pinnacle’s DC10+ cũng có thể đạt được chất lượng bắt hình gần như băng gốc khi sang ra băng trở lại.

(2) Dễ dàng điều khiển chất lượng hình lúc thu vào, bao gồm điều chỉnh màu, độ sáng, độ tương phản, độ đậm, tốc độ truyền dữ liệu, tốc độ khung hình, kích thước khung hình, v.v…

(3) Nén/Giải nén phim ngay trên card, do đó không cần thêm phần cứng giải nén nào khác để xuất tín hiệu ra màn hình TV/VCR analog. Card M-JPEG có thể chuyển đổi bất kỳ tập tin video hay hình ảnh nào, cả file video DV sang video analog với chất lượng cao (ngược lại, nhiều card chỉ bắt DV không thể chuyển đổi M-JEG sang video DV mà không làm hình ảnh giảm chất lượng). Việc giải mã (decoding) cùng với chồng hình (overlay) bằng phần cứng (không phải card M-JPEG nào cũng có chồng hình bằng phần cứng) có thể trình chiếu video một cách hoàn hảo trên toàn màn hình của PC. VD, Pinnacle DC30+ có thể chiếu toàn màn hình với tốc độ đầy đủ đoạn video bằng chương trình MS Mediaplayer chỉ trên cái máy dùng CPU Pentium MMX 200 và chỉ có card màn hình 4MB video RAM và cho chất lượng hoàn toàn tốt hơn phần mềm phát video DV trên máy PentiumIII 1GHz có card màn hình 64MB video RAM.

(4) Có thể thu cả tín hiệu video xấu, về mặt này thì card thu hình M-JPEG có thể đập chết mấy card hỗn hợp DV/Analogue như là DV500/DVNowAV/DVStorm/RT2500 thường dùng để chuyển tín hiệu analog sang định dạng DV lúc thu hình. Ví dụ điển hình là ta thu hình từ một cuốn bang VHS cũ, chất lượng kém, DV500/RT2500/DVStorm v.v.v sẽ thu hình vào bị giật hay có hình tạp hay báo là bị rớt hình, trong khi card DC30+ bắt hoàn toàn bình thường.

(5) Hình bắt vào rõ ràng, đặc biệt là các hình có các đối tượng chuyển động nhanh: đây là điều thể hiện đẳng cấp so với card thu hình DV video.

(6) Thu hình được từ nhiều thiết bị đầu vào khác nhau, hầu như là tất cả các thiết bị có thể xuất hình bao gồm máy quay DV (qua cổng analog của nó) có thể cấm vào card M-JPEG và loại/model ít khi nào gây ra vấn đề rắc rối với tính tương thích.

(7) Dây tín hiệu sử dụng thì rẻ bèo và rất dễ làm, đặt biệt là các đầu nối RCA. Hơn nữa dây cũng có thể kéo dài tới 5~8 mét mà không làm giảm chất lượng tín hiệu.

(8) Khó có thể điều khiển thiết bị một cách chính xác và cũng không có một chuẩn thống nhất cho việc này. Điều khiển thiết bị có nghĩa là dùng phần mềm trên PC để điều khiển cuốn băng nằm trong máy quay/VCR để play/stop/pause v.v. Mặc dù nhiều máy quay và hãng sản xuất VCR có tạo thiết đi điều khiển cho riêng máy của họ, gồm JLIP của JVC, 5 chân nối của Panasonic, LANC của Sony, v.v tạo một giao tiếp cho PC để điều khiển các thiết bị này lẫn nhau rất khó, và các sản phẩm hồi đầu của hãng Pnnacle Studio 200/400 có những thiết kế hoàn toàn sai với mục đích sử dụng một cách kinh khủng.

Thường thi card bắt hình loại M-JPEG thuộc loại card cắm cổng PCI, gồm DC10+, DC30+, DC50 và Reeltime của Pinnacle, DigiSuite của Matrox, Fuse và Ignotor của Aurora, v.v. Tất cả chúng điều có phần mềm riêng đi cùng thiết bị như trình điều khiển (driver) và phần mềm thu hình, dù có thêm vài thứ cộng thêm, hầu hết chúng có thể làm việc được với phần mềm thu hình của ULEAD và Microsoft.

Bởi vì trình điều khiển và cách giải mã tính hiệu là độc quyền của mỗi hãng, tập tin video được bắt bởi các card M-JPEG cũng có các định dạng riêng: Chỉ có máy nào có gắn cùng loại card bắt hình thì mới có thể đọc, chỉnh sửa và phát lại chúng. Chính điều này làm cho video M-JPEG không phù hợp để lưu trữ và truyền phát, mà chỉ phù hợp cho ứng dụng chính là dựng phim.

Sự khác biệt giữa các card bắt hình M-JEG là chất lượng thu vào, cổng in/out, khả năng tương thích với âm thanh thu vào, máy tính hỗ trợ gắn chúng, hệ điều hành và phần mềm dựng. Bảng sau phân loại giữa 2 card M-JPEG: dòng bèo DC10+ và dòng trung bình DC30+:

Các card M-JPEG thấp hơn từ DC10+ chủ yếu được thiết kế để người dùng có được các tính chất như: dễ dùng, nhưng không thể chiệu nổi việc dựng video nhiều giờ, còn card tầm trung như DC30+ được khả năng làm đoạn phim từ 1~3 giờ trong một đề án. Hầu hết các card cấp bèo M-JPEG không có cổng thu âm tạo sẵn trên card, mà dựa vào card sound của máy PC để thu và phát âm, do đó có thể gặp vấn đề về đồng bộ tiếng và hình.

next...

4. DV and Firewire Video Capture Cards

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

4. DV and Firewire Video Capture Cards

4.1 DV và Firewire: Giống và khác

Có nhiều loại video chứa trong PC được gọi là “video kỹ thuật số”, ngay cả các nhà sản xuất ra lời quảng cáo cho sản phẩm thiết bị bắt hình của họ và gọi chúng là card M-JPEG hay MPEG “chuyển đổi từ analog sang kỹ thuật số”. Mặt nào đó thì chúng không sai bởi vì bất kỳ dữ liệu nào, gồm cả tập tin video chứa trong máy PC điều nằm ở dạng dữ liệu nhị phân, chúng là định dạng số (khác với định dạng analog nằm trên băng video). Tuy nhiên, theo nghĩa hẹp, “Video số” thường được cho là video có nguồn gốc từ máy quay kỹ thuật số-KTS, Digital Video Cameras: Các máy quay loại này thu thập các tính hiệu từ ống kính rồi lưu lại dưới dạng nhị phân y như dữ liệu chứa trong PC. Có 2 loại máy quay KTS cơ bản: Dòng cao cấp Máy quay BetaCam KTS, loại này kết nối với PC qua cổng tuần tự, S e r i a l Digital Interfaces (SDI), và một họ hàng khác thấp hơn chút là máy quay “DV”, loại này thường giao tiếp với máy qua cổng “Firewire/iLink/IEEE1394”. Trong bài này, chúng ta chỉ đề cập đến loại máy quay thứ 2 mà thôi, thường là các máy DV lưu dữ liệu dạng MiniDV, Digital8, DVCam hay DVCPro sản xuất bởi Sony/Panasonic/JVC/Canon v.v. Các máy quay này chứa hình ảnh ở dạng gọi là định dạng DV. Các máy DV và VCR nén hình ảnh trước khi lưu nó vào băng DV ở dạng số giống y như các băng từ sao lưu dữ liệu của máy tính.

Sony nắm bằng sáng chế về kỹ thuật DV, và đầu kết nối Máy tính-Camera/VCR gọi là iLink. Tuy nhiên, iLink bắt nguồn từ giao thức truyền dữ liệu trong máy tính của Apple, Firewire, sau đó trở thành chuẩn IEEE gọi là IEEE1394. Mặc dù các cái tên này được người ta dùng lẫn lộn cho nhau, nhưng DV và Firewire thực sự là 2 kỹ thuật hoàn toàn khác nhau: DV là kỹ thuật về thu và nén hình, còn Firewire (iLink/IEEE1394) là kỹ thuật truyền tải dữ liệu. DV không bắt buộc phải dùng Firewire (có loại máy quay DV không hề có cổng Firewire), và Firewire có thể dùng đến những thứ không liên quan đến máy quay DV/VCR (vd ổ đĩa cứng Firewire, máy scan Firewire v.v). Tín hiệu truyền dữ liệu của DV qua Firewire không dùng hết nổi băng thông của Firewire, còn ứng dụng của Firewire thì rộng hơn nhiều chứ không chỉ dùng để truyền tính hiệu DV. DV video có băng thông là 3.6MB/s.., trong khi giao thức IEEE1394a hiện tại có thể truyền tối đa được 50MByte/s (400Mbit/s). Còn chuẩn IEEE1394b đẩy tốc độ truyền dữ liệu lên tới hơn 100MB/s (khoảng 1Gbit/s).

Card bắt hình Firewire không chỉ dùng để bắt hình DV, chúng cũng không nén tín hiệu video lại như các card bắt hình khác làm. Tín hiệu video của máy DV/VCR đã là dạng số sẵn rồi, chỉ việc truyền các số nhị phân này từ máy quay, chạy qua cáp Firewire rồi nằm vào máy, y như là ta truyền một tập tin từ máy tính này sang máy tính khác trong mạng LAN qua dây cáp mạng Ehternet. Quá trình nén hoàn toàn được máy quay DV/VCR đảm nhận, rất giống với card bắt hình M-JPEG, chỉ có điều là tỉ lệ nén luôn luôn là 5:1, và khung hình luôn là 720x576 với hệ PAL, 720x480 với hệ NTSC.

Có loại card bắt hình video DV XỊN thì không chỉ có mỗi cổng Firewire để truyền tín hiệu mà còn có chíp Mã/Giải mã (Encoding/Decoding) tín hiệu không phải DV sang tín hiệu DV và ngược lại mà không dựa vào máy quay DV/VCR. Các card loại này gồm Canopus DVRex, DVStorm, Pinnacle DV500/Pro-One, Matrox RT2000/2500, DVICO FirebirdXE, Dazzle DVNowAV v.v. Sự khác biệt giữa card chỉ có cổng Firewire và card bắt hình video DV có cổng Firewire tổng kết qua bảng sau:

Cái bảng đâu mất òi

Từ bảng so sánh có thể kết luận là card bắt hình DV luôn luôn là card Firewire trong khi ngược lại thì không chắc. Có vài loại card Firewire như là Canopus DVRaptorRT, Pinnacle StudioDV Plus v.v có vài tính năng của một card bắt hình DV như là xuất tín hiệu video analog ra trực tiếp cổng analog để chiếu trên TV mà không phải dựa vào máy quay DV.

Một khi xuất tín hiệu DV ngược ra cổng analog TV/VCR, nếu card Firewire không có chip mã/giải mã, tín hiệu video bắt buộc phải đi vào một máy quay DV/VCR trước, sau đó nó được chuyển (cùng lúc, không cần phải thu vào máy DV) ra cổng analog DV/VCR có trên máy quay rồi đi qua cổng analog của TV. Có nhiều máy quay DV làm được việc này, nhiều máy thì không: Chúng không nhận tín hiệu DV đi vào! Vài máy quay DV ban hồi mấy năm trước và cái sản xuất ở Châu Âu thiếu thứ này. VD, Sony’s VX1000 với máy nào có số seri trước số này không có khả năng nhận vào tín hiệu DV. Những loại máy quay chỉ xuất DV như thế này làm cho cộng đồng dựng phim cảm thấy bất tiện, nhưng có một công ty sản xuất thiết bị ở Đức bảo là có thể mở được chức năng nhận vào tín hiệu DV của máy quay. Nhiều người có kinh nghiệm biết là có thể lập trình lại chương trình trong máy quay để cho nó nhận vào tín hiệu DV chỉ bằng vài lệnh đơn giản ghi lênh bộ nhớ eeprom. Các lệnh và đồ chơi để chỉnh sửa chương trình của máy quay thì có đầy trên Internet gồm luôn cả hướng dẫn chi tiết tiến trình thực hiện để bổ sung tín năng thiếu này của máy quay DV.

4.2 Common Features of DV Capture Cards (Các tính năng chung của card bắt hình DV.)

Mặc dù có vài đặc điểm quan trọng khác nhau, loại card Firewire và card bắt hình DV đều có nhiều tính năng chung, chính điều này làm cho chúng khác các loại card khác như M-JPEG và MPEG:

(1) Không thể thay đổi thông số trong quá trình bắt hình và phát lại, chỉ là quá trình truyền tín hiệu nhị phân. Không giống card M-JPEG hay MPEG, nếu bạn muốn làm cho hình video DV sáng hơn, bạn không thể làm được trước và trong khi video DV đang phát vào trong PC. Điều này vẫn đúng ngay cả với card bắt DV XỊN như DVRex hay DV500 có chip mã/giải mã trên card. Có vài ngoại lệ: vài card bắt DV như Pinnacle StudioDV dùng thuần túy phần mềm cho phép bắt hình độ phân giải thấp từ máy DV, và vài phần mềm DV-sang-MPEG hiện tại cố thử chuyển video DV từ card Firewire thông thường sang tập tin video MPEG thời gian thực. Đến giờ thì khả năng ứng dụng thực tế loại này cũng không thành công hoàn toàn. Vài chip mã hóa DV-Analogue làm bởi công ty như DIVIO cho ra khung hình có độ phân giải hay khung hình nhỏ hơn là bắt từ DV-video, nhưng các card bắt hình loại này không có mặt trên thị trường bởi không có nhiều người cần chúng cho lắm.

(2) Âm thanh được thu vào và phát lại cùng với tín hiệu video. Khi chơi video DV qua card Firewire, âm thanh đi ngược lại máy quay DV cùng với video và có thể không cần qua card âm thanh của PC, mặc dù vài card bắt hình như DVICO Firebird và Dazzle DVNowAV giả lập việc gởi tín hiệu qua cổng PCI vào card âm thanh của máy tính. Khi âm thanh chỉ đi qua cáp Firewire, để nghe được âm thanh DV bạn cũng phải dùng loa của máy quay DV hoặc nối ngược âm thanh từ máy quay DV sang ngõ vào (Line-in) card âm thanh của PC để nghe. Cũng có thể thu âm đa kênh bằng cách chỉ từ máy quay DV/VCR. Ở tần số 48 KHz, máy DV/VCR phát âm thanh stereo 2 kênh, còn ở tần số 32KHz chúng sẽ có 4 kênh stereo. Âm thu bao nhiêu kênh ở tần số bao nhiêu được xác định lúc thu hình, phần mềm bắt hình video DV thường cung cấp lựa chọn kênh âm thanh thu vào.

(3) Điều khiển máy quay luôn có phần mềm sẵn sàng trên PC. Tất cả máy DV/VCR đều sử dụng giao thức điều khiển được định nghĩa bởi tài liệu IEC61883, Digital Interface for Consumer Electronic Audio/Video Equipment, giao tiếp điều khiển thiết bị audio/video kỹ thuật số. Điều này làm cho phần mềm trên máy PC rất dễ dàng lập trình chức năng điều khiển thiết bị. Bên cạnh các nút Play, Record, Pause, ReWind, FastForward, FastBackward. Card Firewire còn có thể hiển thị trạng thái kết nối máy quay DV/VCR: thiết bị kết nối được báo là DV hay VCR, băng đang phát hay ghi hình, có băng không và băng có được bật nút chống ghi không, máy quay/VCR là chuẩn PAL hay NTSC, v.v.

(5) Thu từng đoạn (Batch-Capture) dễ dàng. Thu từng đoạn là người dùng chỉ định nhiều lần bắt đầu và kết thúc một khoảng thời gian thu ở một thời điểm nằm trên băng, sau đó ra lệnh cho phần mềm thực hiện thu vào máy và tạo các tập tin video riêng cho mỗi đoạn (hầu hết phần mềm đều làm như vậy), hoặc thu vào chỉ một tập tin duy nhất (vài phần mềm như DocuCap của FirebirdXE có thể làm điều này).

Thu từng đoạn thiết kế dựa trên việc thực hiện thu bằng tay của người dùng, người dùng bắt đầu nhấn nút Record hay Capture của phần mềm để bắt đầu thu vào trong lúc băng đang phát hay đang bị chụp hình (pause) ngay thời điểm nào đó. Việc thu đoạn của phần mềm có thể tiết kiệm được khoảng trống đĩa lưu trữ bởi nó chỉ thu vào những phần video mà người dùng muốn, nhưng điều này cũng yêu cầu băng ghi hình phải được ghi mã-giây (time-code) chính xác: mã-giây phải được ghi chính xác vào băng hình bắt đầu từ 0 ở đầu băng và ghi liên tục cho đến cuối băng. Trong thực tế, máy quay DV có thể bắt đầu mã-giây bằng 0 nhiều lần trên băng: thường xảy ra khi người quay phim ngưng ghi hình rồi xả băng lui lại hay xả tới một đoạn(có lẽ là để xem lại hình ảnh), rồi bắt đầu ghi hình lại mà không ghi chính xác ở thời điểm ngưng trước đó. Khi có nhiều mã-giây bằng không tồn tại trên băng, khi đó việc thu từng đoạn sẽ không chính xác nữa: thường là việc thu từng đoạn sẽ được phần mềm thu vào ở những thời điểm không như bạn chỉ định, kết quả là trật lất hết toàn bộ. Đôi khi có nhiều mã-giây 0 trên băng cũng làm việc bắt hình bằng tay tự nhiên ngưng lại đột ngột. Để tránh việc này, nên quay băng DV liên tục và mở màn hình LCD mà xem để khỏi xả tới xả lui cho đến khi hết băng, điều này sẽ tạo cho băng có mã-giây được đánh dấu liên tục hoàn chỉnh và bạn sẽ không gặp rắc rối gì khi bắt hình vào máy.

Ta hãy nói việc Bắt hình Bằng tay một chút, nhiều card bắt hình DV, gồm DVICO FirebirdDV/XE và Matrox RT2000/2500, có một tính năng rất dễ thương là cho phép chúng chụp hình đứng lại cái máy quay DV/VCR ở một thời điểm được chỉ định, sau đó có thể nhấn nút Record/Capture của phần mềm và phim sẽ tiếp tục thu ngay thời điểm nó được ngưng lại. Điều này ngược lại với việc bắt hình lôi thôi là ta phải phát băng DV trước, sau đó người dùng nhấn nút Record/Capture của phần mềm để thực hiện thu.

(6) Super-Realtime Recording and Playback:

To be continue...

vibi
05-05-2008, 23:59
(6) Ghi hình và phát lại siêu thời gian thực:

Với tốc độ truyền dữ liệu 50Mbyte của Firewire ( với chuẩn IEEE1394b mới tốc độ còn cao hơn), và chỉ 3.6MB/s (3.1MB với NTSC) yêu cầu đối với video DV thông thường, thì hoàn toàn có thể bắt hình và ghi trở lại máy quay DV/VCR với tốc độ cao hơn tốc độ thời gian thực rất nhiều: thông qua phần mềm, tốc độ truyền tín hiệu cao hơn 3.6MB/s. Nếu dữ liệu DV và tốc độ ghi băng/phát lại DV/VCR nhanh hơn tốc độ đọc/ghi băng thông thường là hoàn toàn có thể. Điều này rất có ích khi cần phải sang các video nhiều giờ từ máy DV qua PC hay ngược lại.

(7) Cáp Firewire là loại 4 lõi hoặc 6 lõi dây đồng có 2 đầu nối. Loại 6 lõi thì có thêm 2 dây dùng để cấp điện DC. Cáp Firewire có thể mang tất cả tín hiệu gồm: tín hiệu video, âm thanh, và tín hiệu điều khiển thiết bị vào ra máy quay DV/VCR. Cáp firewire có đầu nối là đầu đực, còn đầu cái nằm trên máy quay/card bắt hình. Hầu hết các máy quay DV có gắn đầu Firewire cái 4 chân. Kết hợp hai loại 4 lõi và 6 lõi sẽ cho ra được 3 loại cáp Firewire có 2 đầu cắm: 4-4 chân, đầu 4-đầu 6, cả 2 đầu điều 6 chân. Chiều dài cáp không vượt quá 4 mét rưỡi. Mặc dầu cáp Firewire khá nhỏ và rõ ràng, nhưng chúng không dễ làm như cáp dùng đầu RCA, với lại đầu cái 4 chân trên máy quay DV/VCR khá dễ hỏng nên phải rất cẩn thận mỗi khi cấm dây vào hay rút ra.

(8) Có thể cắm một lúc nhiều thiết bị vào card Firewire: tối đa lên tới 16 thiết bị cắm nối tiếp trên cùng một cổng Firewire, và tới 63 thiết bị có thể cắm trên cùng một card Firewire nhiều cổng. Nhiều thiết bị như là ổ đĩa Firewire hay máy scan có ít nhất 2 cổng Firewire, và nhiều card Firewire có từ 2 đến 3 đầu cắm. Bởi vì tín hiệu Firewire không cần đánh mã số (ID) để phân biệt các thiết bị khác nhau, các thiết bị tự kết nối và tự ngắt kết nối khi được gắn vào cùng một đường dây: điều này tạo khả năng cắm-nóng dễ dàng, nghĩa là khỏi phải tắt điện trước khi tháo gắn thiết bị, vào một đường dây đang truyền dữ liệu, lý thuyết là vậy. Nhưng thực tế, nhiều card Firewire không hoạt động tốt nếu thiết bị không cắm vào cổng Firewire trước khi mở máy tính. Hoặc nếu thưởng xuyên tháo gắn liên tục thiết bị với cổng Firewire cũng có thể làm cho card Firewire không nhận ra được thiết bị chính xác. Mặc dù nhiều ổ đĩa cứng Firewire có thể gắn vào cùng đường dây mà không gặp rắc rối gì, nhưng nếu gắn nhiều hơn một máy quay DV/VCR vào cùng một card Firewire sẽ làm cho tất cả chúng không làm việc chính xác. Lý do thì thường là do phần mềm của PC: một ứng dụng trên PC ít khi được thiết kế để làm việc với nhiều máy quay DV/VCR cắm vào cùng một card Firewire, bởi việc định danh máy quay không được cung cấp, và phần mềm điều khiển thiết bị luôn nghĩ là chỉ có cùng một loại máy quay DV/VCR được gắn vào. Điều này làm cho việc dùng chung nhiều máy quay của nhiều người trong cùng hệ thống mạng trở nên khó khăn.

Chương trình điều khiển (driver) card cũng có vai trò quan trọng trong việc làm cho thiết Firewire không phải máy quay DV/VCR kết nối được: trên hệ điều hành M$ Windows, chỉ có card Firewire nào được thiết kế theo chuẩn IEEE1394 và dùng trình điều khiển Microsoft OHCI mới có thể hoạt động tốt với các thiết bị không phải là máy quay DV, như là ổ cứng Firewire hay máy scan, còn các card Firewire có trình điều khiển được thiết kế riêng như DV500, Canopus DVRaptor, không hỗ trợ các thiết bị không phải máy quay DV/VCR.

(9) Việc chồng hình video trên màn hình sao cho mượt mà đối với PC rất khó khăn đối với card Firewire mà không có chip xử lý mã/giải mã DV trên nó, khi đó, việc trình chiếu video DV hoàn toàn phụ thuộc vào sức mạnh của PC. Hầu hết các máy quay thời nay vẫn chưa đủ mạnh để phát lại video DV một cách mượt mà trong một cửa sổ kích thước lớn. Tùy vào kiểu thiết kế phần cứng của card, ngay cả với vài card giải mã DV như Pinnacle DV500 và Matrox RT2000 cũng không thể biểu diễn video DV trong một cửa sổ lớn trong PC mượt mà. Có một ngoại lệ ở điểm này về card Canopus DVRaptor, nó đẩy tín hiệu analog lấy từ máy quay DV camera vào PC rồi chồng hình ảnh này lên cửa sổ trên màn hình của PC, cho ra kết quả rất mượt mà khi xem trước (preview), bắt hình, và xuất hình. Một ngoại lệ khác là card DVNow Firewire của hãng Dazzle, có chíp đảm nhận việc chồng hình video DV sống lên card đồ họa của PC, rất giống các chức năng của card M-JPEG DC30+, cho ra kết quả việc trình chiếu rất mìn màng ngay cả đối với máy PC yếu yếu. Với máy PC của Apple mô đen MAC G4 có thể phát video DV hoàn toàn mượt ở chế độ toàn màn hình mà không cần đến phần cứng hỗ trợ giải mã DV. Dẫu sao, việc tăng sức mạnh của PC để tăng khả năng trình diễn video DV của nó, đặc biệt là card đồ họa làm cho chi phí sản xuất tăng lên làm cho nó trở nên ít hấp dẫn hơn so với vài card bắt hình DV sản xuất dựa hoàn toàn vào phần mềm máy tính và phần cứng để chơi video DV.

(10) Moderate Still Image Capture (Chụp ảnh)

Ảnh chụp trực tiếp qua card bắt hình Firewire có kích thước cố định (720x576 với PAL, 720x480 với NTSC), còn chất lượng thì do máy quay DV quyết định: tốt với ảnh tĩnh hoặc có vật chuyển động chậm, mờ hoặc biến dạng nếu có đối tượng chuyển động nhanh. Đối với ảnh DV có đối tượng chuyển động nhanh chụp trực tiếp lại không bằng card bắt hình M-JPEG. Máy quay DV nào có chỗ lưu trữ hình ảnh riêng như là thẻ nhớ, Flash-Compact Memory card v.v, có thể cho ra chất lượng ảnh chụp tốt hơn, và thường thì không thể chuyển các ảnh trong các vùng lưu trữ này vào máy qua đường Firewire.

Không như việc bắt hình video qua cổng analog, bắt hình DV dựa chủ yếu vào mã-giây chuyển từ thiết bị DV vào máy. Điều này có rất nhiều công dụng hữu ích, rõ ràng rồi, nhưng nó cũng có phiền toái của nó. Thông thường, việc bắt hình bằng tay đôi khi bị ngưng lại/bỏ qua đột ngột trong khi nội dung của băng vẫn đang phát trên màn hình LCD quan sát của nó. Phần mềm bắt hình thường bị nghi oan nhiều nhất. Sự thật của việc dừng bắt hình bất thường này là do kỹ thuật ghi mã-giây lên các băng DV khác nhau có sự khác nhau. Đôi khi bị dừng khi có mã-giây 0 xuất hiện trên băng, đôi khi do máy phát băng khác máy đã ghi hình lên băng đó, hoặc đôi khi chẳng cần lý do gì cả với một card bắt hình DV này thì không chịu chơi với băng này trong khi card khác hoặc băng khác thì chịu chơi với nhau. Ở điểm này thì card bắt hình DV không bằng card bắt hình analog M-JPEG . Chúng ta sẽ thấy card bắt hình MPEG cũng có vài vấn đề tương tự chút nữa đây.

4.3 Capture DV Video into Non-DV Formats

To be continue...

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

4.3 Capture DV Video into Non-DV Formats (Bắt video DV và lưu thành định dạng khác DV.)

Vài card bắt hình Firewire có phần mềm kèm theo cho phép bắt hình DV và lưu với định dạng không phải DV. Sự chuyển đổi định dạng có thể được thực hiện ngay trên card hoặc bằng phần mềm chạy trên PC. Điển hình là Z-Fire của Omni Technology (mã hóa MPEG1 thời gian thực), DC2000 của Pinnacle(bắt hình thành MPEG2 thời gian thực), Osprey500 của ViewCast (Chuyển thành WMV thời gian thực), Pinnacle Studio DV( bắt hình thời gian thực sang định dạng riêng của nó), v.v. Với sự gia tăng sức mạnh của PC ngày nay, còn có thêm nhiều phần mềm tiện ích tận dụng card Firewire thuần túy chuyển video DV sang định dạng khác.

4.4 Connection Type to Host PC ( Các loại giao tiếp PC)

Các card bắt hình DV có chip mã/giải mã trên card thường là loại PCI, còn card Firewire thuần túy (không mã hóa DV) còn có loại gắn cổng PCMCIA trên máy xách tay (Laptop PC). Không thấy còn loại nào nữa trên thị trường.

4.5 Software for Firewire/DV Video Capture Cards (Phần mềm cho card bắt hình DV/Firewire).

Hầu hết card Firewire thuần không có phần dẻo (firmwire) trên card, và tận dụng phần mềm điều khiển thiết bị có sẵn trong hệ điều hành PC: điều này đúng với các loại PC tương thích IBM sử dụng hệ điều hành M$ Windows, và máy PC Macintosh của Apple, chúng điều có giao tiếp chuẩn được tạo sẵn. Win9x, 2000, XP đều có sẵn driver cho thiết bị Firewire chuẩn OHCI. Các hệ đều hành này có có sẵn các giao tiếp lập trình trong nó cho phép một hãng thứ 3 tạo ra ứng dụng mà không phải phụ thuộc vào một phần cứng cụ thể. Một ví dụ điển hình là phần mềm chuyển đổi video DV sang WMV thời gian thực, điều này phủ định sự cần thiết phải có card bắt hình Streaming chuyên biệt. Bộ hỗ trợ phát triển phần mềm của Apple được gọi là Firewire API, còn của Microsoft gọi là Windows SDK cho phép các ứng dụng dạng DirectDraw sử trực tiếp các chức năng điều khiển và giao tiếp với thiết bị Firewire gắn vào card Firewire thỏa mãn chuẩn OHCI.

Ngược với card chỉ có cổng Firewire, card bắt hình DV Xịn có chíp mã/giải mã DV thường không được hệ điều hành hỗ trợ. Có firmware nằm trên card, trình điều khiển và tiện ích bắt/phát hình được nhà sản xuất cung cấp riêng. FirebirdDV/XE của DVICO và RT2000/2500 của Matrox là sự ngoại lệ bởi chúng dùng driver của Microsoft điều khiển chip TI Firewire (nên chúng có thể gắn được ổ cứng Firewire v.v.)

Một phần mềm quan trọng khác cho card bắt hình DV/Firewire là DV Codec, phần mềm dùng để mã/giải mã định dạng video DV trên PC. Microsoft Windows hỗ trợ vài DV Codec hỗ trợ các card Firewire OHCI, nhưng các card bắt hình DV từ tầm trung trở lên dùng DV Codec của riêng nó. DV Codec có vai trò quan trọng đối với chất lượng xuất video DV ra TV hay máy quay, chất lượng chuyển đổi các video không phải DV sang định dạng DV. VD, codec có sẵn của Windows có thể chuyển tập tin video không phải DV sang DV video để phát ra máy quay DV mượt mà, còn phần mềm Codec chuyên biệt của Digital Origin có thể làm việc này khá tốt.

4.6 Compatibility with DV Camera/VCRs ( Tính tương thích với máy quay DV/VCR).

...

vibi
08-05-2008, 23:57
4.6 Compatibility with DV Camera/VCRs ( Tính tương thích với máy quay DV/VCR).

Trước khi trở thành chuẩn, Firewire và DV capture card có vấn đề về sự tương thích cần giải quyết: không phải tất cả các card bắt hình có thể hoạt động được với tất cả máy quay DV/VCR, một số card DV có vài rắc rối với vài máy quay DV. Các vấn đề bao gồm từ việc treo máy hay đứng máy cho đến không nhận ra thiết bị hay không thấy hình gì cả. Liên hệ nhà làm card hay nhà sản xuất máy quay chỉ tổ phí thời giờ. Vài nhà sản xuất card bắt hình DV/Firewire nổi tiếng có lập danh sách các máy quay tương thích với sản phẩm của họ, nhưng với số lượng máy xuất hiện hàng ngày thì các danh sách này nhanh chóng trở nên lạc hậu: khi không thấy model máy quay của bạn trong danh sách của họ thì liệu nó tương thích hay không tương thích? Câu trả lời là không xác định được cho đến khi bạn thử cắm nó vào card.

Thiết bị Firewire giao tiếp với PC khi cắm vào card Firewire nhờ vào trình điều khiển card, kể cả lúc khởi động hệ thống, điều này đúng đặc biệt với hệ điều hành Microsoft Windows khi dùng trình điều khiển thiết bị có sẵn. Việc gắn kết trình điều khiển với hệ điều hành làm việc kết nối thiết bị được dễ dàng, nhưng cũng gây rắc rối như là treo máy nếu có sự cố với thiết bị Firewire. Thường vấn đề xuất hiện lúc gắn một máy quay DV/VCR vào một card Firewire không tương thích: Máy có thể treo lúc khởi động hoặc chạy khìn khìn không ổn định. VD, 3 dòng máy quay Panasonic DS13 miniDV làm khoảng 5 tới 6 loại card Firewire bị treo hay đứng hay không nhận ra được máy quay. Ví dụ khác là máy quay Sony TRV17 miniDV cũng làm từ 5 tới 6 loại card DV/Firewire khìn khìn. Vấn đề càng trầm trọng đối với card nào dùng trình điều khiển tạo sẵn trong Microsoft Windows.

Có vài loại thiết bị không phải máy quay DV có sẵn cổng Firewire, vd như đầu ghi DVD rời, Sony MicroMV MPEG camcorders, v.v. Các loại thiết bị này thường không giao tiếp tốt với card bắt hình Firewire, cho dù nhà sản xuất bảo là nó hoạt động được. Hầu hết là các phần mềm của họ không chạy được trên PC, và cũng khỏi phải thử các phần mềm hay card Firewire khác chi cho mệt.

4.7 Video Output from DV Capture Cards (Xuất video)

Có lẽ là sẽ rất hay nếu có thể xuất video DV ra máy DV hay máy quay analog/TV mà không mất nhiều công sức, gồm cả việc trình chiếu trên màn hình PC mượt mà. Thực tế, các card bắt hình DV khác nhau có những công nghệ xuất video khác nhau: tốt nhất là card DVStorm và DVNowAV: dựng video có thể xuất ra hầu hết các thiết bị: máy quay DV, màn hình TV analog, và chiếu trên màn hình PC. Còn card chỉ có cổng Firewire thông thường chỉ có thể xuất hình DV ra máy quay DV mà thôi, rồi từ máy quay mới phát tín hiệu analog vào TV/VCR. Vài card bắt hình Firewire cần phải chỉnh tay qua lại khi muốn xuất ra cổng DV hay analog (vd Pinnacle DV500), vài card khác lại phải chỉnh tay khi nào chiếu trên màn hình PC hay ra máy quay DV (DVICO firebird, Pinnacle DV200). Vài card Firewire có thể tự xuất hình ra cổng analog mà không cần đến máy quay DV (Canopus DVRaptorRT, Pinnacle StudioDV Plus).

Trong và sau quá trình dựng, sẽ rất thuật tiện nếu có xem video trên máy quay DV hay màn hình TV analog ngay những chỗ định làm, nhưng không phải card bắt hình Firewire/DV, hay tất cả phần mềm dựng đều có thể làm được điều này: card Firewire khi làm việc cùng ULEAD VideoStudio hay MediaStudio cần phải chỉnh sang chế đột xuất và nạp vào tập tin video trước khi có thể xuất video ra được, còn với Pinnacle Studio DV và StudioDV Plus cần phải tới giai đoạn MakeMovie (ra sản phẩm) mới có thể phát ra máy quay DV. Card Canopus DVRaptorRT chỉ có thể xuất hình ra màn hình analog ngay từ timeline bằng phần mềm kèm theo nó (Adobe Premiere 6). Không chỉ có mỗi cái rắc rối về việc xuất hình ra ngoài rối rắm , mà còn thêm điểm nữa là nó không chạy ngay lập tức: có sự chậm trễ từ khi người ta nhấn nút xuất cho tới khi tín hiệu chạy tới được máy quay DV, do đó khi phần mềm đã phát hình đoạn phim một lúc rồi mà máy quay mới bắt đầu phát: điều này hay làm mất mấy giây phim đầu. Để tránh điều này, vài phần mềm như Adobe Premiere có mục xuất băng riêng biệt (Output to Tape hay Print to Tape) có thể chỉ định mã giây cho máy quay DV/VCR bắt đầu ghi hình, khi đó phần mềm sẽ tạm dừng máy quay một lúc trước khi video trên máy bắt đầu phát và gởi lệnh ghi đến máy quay DV để quá trình ghi được chính xác.


4.8 Realtime Effects Video Editing

Next...

nguyencaotai
09-05-2008, 15:18
Cảm ơn bài viết của Bro nhé!

vibi
10-05-2008, 00:49
4.8 Realtime Effects Video Editing (Xử lý hiệu ứng thời gian thực)

Trong quá trình dựng phim, việc có thể xuất ra các tiêu đề, chạy chuyển cảnh, các bộ lọc màu hình ảnh, v.v khi áp dụng vào các đoạn video mà có thể xem được theo thời gian thực trên màn hình TV luôn là nỗi mong muốn lớn nhất của người ngồi dựng. Với sự xuất hiện của các dòng card biên tập video giá rẻ (dưới 3000$) có khả năng xử lý hiệu ứng thời gian thực như Pinnacle DV500/Pro-One, Matrox RT2000/RT2500, Canopus DVRaptor RT và DVStorm, vài hiệu ứng và chuyển cảnh có thể sử dụng vào phim mà không cần đến quá trình gọi là “dựng hình-render” : phần mềm làm cho hiệu ứng/chữ kết hợp với đoạn phim gốc. Lấy một ví dụ điển hình về hiệu ứng thời gian thực như là chồng tiêu đề lên trên phim: sau khi đặt tiêu đề ở một vị trí thích hợp trên hoạt cảnh và nhấn nút Play, bạn sẽ thấy ngay dòng chữ trên màn hình TV cùng với đoạn phim đã chọn chạy với tốc độ như xem phim bình thường. Cần phải nhấn mạnh cái chổ “hiện lên TV” và “chạy như xem phim bình thường”: mặc dù trước khi xuất hiện các card xử lý hiệu ứng thời gian thực hiện này, một số phần mềm cũng đã cho phép xem trước các hiệu ứng trên màn hình máy PC ở thời gian thực, nhưng không thể xem được trên màn hình TV hay máy quay. Và có một loại card dựng phim khác với phần mềm, những loại cấp thấp thiết kế tương thích OCHI Firewire card chạy với Adobe Premiere 6 dùng trình điều khiển (driver) của M$ và M$ DV Codec, có thể xem trước hình bất kỳ hiệu ứng nào trên TV ngoài hoặc máy quay bằng cách dùng chuột kéo thanh báo vị trí phát video qua các đoạn phim, hiệu ứng kết hợp với việc đè phím Alt, nhưng tốc độ phát hình không phải là thời gian thực (không được 25 hình/s với hệ PAL). Chỉ card nào có khả năng phát hình các hiệu ứng ra màn hình TV ngoài với thời gian thực mới được tính là card xử lý hiệu ứng video thời gian thực. Vài tính năng sau xếp theo mức độ xử lý hiệu ứng thời gian thực của các card bắt video:

(1) Tất cả chúng đều bắt hình vào và lưu lại với định dạng DV, cho dù đầu vào chạy qua cổng analog như S-Video hay Composite: tập tin lưu phim luôn ở định dạng DV, bởi vì tín hiệu analog đã được chuyển định dạng sang DV ngay trên card.

(2) Các đoạn phim dùng làm hiệu ứng phải được bắt vào cùng loại card bắt hình, và chúng phải có chính xác là cùng một loại định dạng (nếu một card cho phép bắt hình nhiều định dạng khác nhau).

(3) Các hiệu ứng có thể ngay lập tức xuất ra cổng S-Video và Coposite, nhưng chỉ có card Canopus DVStorm và DVRex là có khả năng xuất thời gian thực ra máy quay DV/VCR qua cổng Firewire, các loại card khác (Pinnacle DV500/Pro-One, Matrox RT2000/RT2500, Canopus DVRaptorRT) bắt buộc phải “dựng-render” tất cả các hiệu ứng trước khi xuất hình ra máy quay DV/VCR.

(4) Tất cả các hiệu ứng thời gian thực đều là loại phụ thuộc hay đi theo với card: chỉ có nhà làm ra card mới có thể chỉnh sửa, cung cấp các loại hiệu ứng cho card đó thì nó mới xuất ra được thời gian thực, tất cả các hiệu ứng còn lại/chuyển cảnh/bộ lọc/tiêu đề đều phải được phần mềm dựng-render trước. Loại và số lượng hiều ứng chạy thời gian thực của card thì rất phong phú, không có card nào có khả năng chạy được tất cả các hiệu ứng của các card khác loại: một số hiệu ứng thời gian thực có trên card này nhưng không có trên card khác. Cũng không có bộ phát triển hiệu ứng dành cho nhà sản xuất thứ ba, nên cũng không có hiệu ứng của hãng thứ ba nào chạy được ở thời gian thực.

4.9 Video Quality Issues for DV Capture Cards ( Chất lượng hình ảnh)

Ngay cả khi bắt hình vào bằng card Firewire/DV, đôi khi vẫn có những khung hình bị hỏng --- hình bị hột lăm nhăm hay nội dung chẳng ăn nhập vào đâu với gốc hay màu bị trắng-đen v.v---- đặc biệt là khi đầu vào tín hiệu bị nhiễu cao, ví dụ như sang từ nguồn băng analog vào máy quay quay DV. Khung hình bị hỏng xuất hiện khi dữ liệu truyền từ máy quay DV sang card Firewire/DV không tốt, khi mà ngay cả chức năng tự sửa lỗi của giao thức truyền tín hiệu Firewire cũng không phát hiện được, hoặc quá trình tạo tập tin lưu trữ bị lỗi. Một triệu chứng khác là ảnh bị hỏng hay cà giật khi máy phát băng DV không phải là máy đã ghi hình vào băng DV. Trái ngược với lời đồn của giang hồ là quá trình bắt hình DV sẽ đạt được chất lượng như băng gốc, các card bắt hình Firewire/DV trên thị trường luôn luôn gây ra sự hư hình, không lúc này cũng lúc nọ, tính từ các dòng card tầm trung của Pinnacle/Matrox/Canopus/Dazzle/DVICO và tất cả các loại card Firewire thuần cấp bèo của nhiều nhà sản xuất.

Người ta thường nhằm tưởng rằng phim DV bắt vào bằng card card Firewire khác nhau đều sẽ cho ra chất lượng như nhau, không rớt khung nào lúc bắt hay phát lại. Mặc dù người ta vẫn biết là các định dạng video DV nằm trong PC khác nhau cần được giải mã khác nhau bởi các phần mềm giải mã video DV (Codec) khác nhau trong suốt quá trình phát hình. Thêm nữa, khi dựng video DV, chúng lại được mã hóa lại khác nhau bởi các phần mềm hay phần cứng (Codec) khác nhau. Việc mã và giải mã khác nhau sẽ làm cho một đoạn video DV hoàn hảo (nhớ là chẳng có gì hoàn hảo cả!) cũng sẽ cho ra các sản phẩm với nhiều chất lượng khác nhau. Việc phần cứng khác nhau và phương pháp lưu trữ khác nhau cũng ảnh hưởng đến kết quả bắt và phát video DV cũng khác nhau bởi các card Firewire khác nhau.

Trong thực tế, nhiều card Firewire cấp thấp sử dụng phần mềm Codec có sẵn của Microsoft Windows (ADS Pyro, Pinnacle StudioDV, v.v) thường cho ra phim DV ít khi bị giật, còn phần mềm DV Codec theo card Firewire (DVICO Firebird, Canopus DVRaptor v.v) có thể cho ra đoạn phim hoàn hảo, mặc dù cả 2 loại card này chẳng có cái nào có chip giải mã DV gắn trên nó.

Hầu hết các phim DV được bắt vào để chúng ta dựng. Dựng phim là việc thay đổi nội dung bao gồm thêm chữ, hình ảnh đồ họa, lọc hình, chuyển cảnh và các hiệu quả đặc biệt. Các phần điều chỉnh lên video này thường không chỉ đơn giản là hàn chúng với các đoạn phim video DV gốc được bắt vào: mỗi khung hình bị thay đổi phải được tái tạo từng điểm ảnh một để kết hợp nội dung gốc và phần đã được thay đổi sao cho phù hợp với thiết kế của card bắt hình DV. Công việc tạo lại hình ảnh phức tạp này có thể thực hiện bằng phần mềm dựng hay card bắt hình DV, bởi chíp mã mã DV trên card. Chất lượng và tốc độ xử lý hay mã hóa hình ảnh rất đa dạng, kết quả của việc dựng lại hình để gởi vào máy DV không thể lúc nào cũng như gốc được.

Điều này đặc biệt đúng khi chuyển đổi định dạng video không phải DV sang định dạng video DV. Nếu dùng card cấp thấp chỉ có cổng Firewire để chuyển đổi phim không phải DV sang dạng DV sẽ cho ra hình bị giật trên màn hình máy quay. Lấy ví dụ thêm một chuyển cảnh lật trang ngắn hay chuyển mờ vào đoạn video DV đã bắt. Các card Firewire cấp thấp thường gây ra giật giật trước và sau đoạn chuyển cảnh trong lúc biểu diễn. Card Firewire thuần (không có chíp mã hóa DV trên card) cần phần mềm mã hóa để có thể dựng lại hình ảnh, thường thì phần mềm mã hóa DV được phần mềm dựng tự phát hiện trong lúc dựng hay xuất sản phẩm: chất lượng kết quả phụ thuộc vào Phương pháp nén hình được chọn, Compression Method (Codec), card Firewire và trình điều khiển card.

Cùng sử dụng Adobe Premiere 6.0 trên card Canopus DVRaptor và ADS Pyro, cả 2 đều là loại chỉ có cổng Firewire mà thôi, áp dụng chuyển cảnh/chữ phức tạp vào phim rồi cho dựng hình lại-render, thường thì DVRaptor sẽ cho chất lượng đầu ra tốt hơn Pyro: hình chạy gần đoạn chuyển cảnh rõ ràng, mượt hơn và không có hiện tượng xé hình giật giật. Điều này chứng mình là phần mềm có phương pháp nén cùng với trình điều khiển thiết bị của 2 card là khác nhau: DVRaptor có codec và trình điều khiển độc quyền của nó, còn Pyro sử dụng DV codec loại thường và trình điều khiển có sẵn của M$ Windows. Điều thú vị khác nữa là việc gây giảm chất lượng hình ảnh có thể gây ra bởi vài Codec phần cứng: card bắt hình Pinnacle DV 500 đôi khi gây ra giật hình lúc gần chuyển cảnh khi xem trên máy quay DV.

Và dù là Codec cứng hay mềm, việc làm giảm chất lượng sản phẩm cuối của video do việc mã/giải mã dữ liệu khác với vấn đề gây ra bởi tốc độ xử lý kém của máy PC: thường là bị rớt hình, ngưng phát hình và có thể hoàn toàn đen thui v.v. Vài card bắt hình DV như Matrox RT2000 có được dòng thông báo khi máy có triệu chứng chạy chậm không đạt yêu cầu để phát video DV.

Là thiết bị lưu trữ số hóa, máy quay DV bản thân nó cũng có những rắc rối riêng, như là các khối hình lem màu khi phát lại, nhất là lúc máy quay lia nhanh từ chỗ này sang chỗ khác.


Next...

4.10 Capture Analogue Video into Firewire Card (Chuyển video từ analog sang card Firewire)

dragonlys
10-05-2008, 09:11
hê đọc hết chắc bỏ ăn luôn.
cảm ơn bác VIBI bài viết này rất bổ ích

vibi
10-05-2008, 23:05
4.10 Capture Analogue Video into Firewire Card (Chuyển video từ analog sang card Firewire)

Với sự phát triển các card rẻ tiền chỉ có chức năng Firewire, cũng làm xuất hiện thiết bị chuyển đổi tín hiệu video analog sang DV để đưa tín hiệu vào các card này. Đây là hộp chuyển đổi tín hiệu rời, nhận hình ảnh vào qua cổng S-Video hay Component cùng với tín hiệu âm thanh rồi kết hợp chúng lại đẩy ra đầu Firewire, làm cho card bắt hình Firewire nhìn thấy như là chúng đang được gắn nối với máy quay DV hay DV VCR. Sau khi hình ảnh đã được nằm trong ổ cứng của PC, tiến trình ngược lại để đưa tín hiệu ra cổng video/audio analog hoàn toàn có thể làm được, thậm chí không cần nối cáp Firewire. Điều này làm cho việc nối cổng video analog của máy quay để chiếu phim từ máy PC gắn card Firewire trên TV/VCR trở nên không cần thiết.

Kết hợp loại đầu đổi Analog-ra-DV cấp thấp với card chỉ có đầu Firewire rẻ tiền (hoặc cổng Firewire nằm trên bo mạch chủ của PC) sẽ tạo ra một loại card bắt hình DV có khả năng mã/giải mã DV cứng. Nhưng khả năng hoạt động và sự ổn định thì còn lâu mới so được với card bắt hình DV XỊN có gắn chip mã/giải mã tín hiệu DV.

Bởi vì đầu đổi Analog-DV được làm độc lập với card Firewire, nên cũng dễ hiểu khi chúng gặp rắc rối khi kết nối với nhau để làm việc. Thường vấn đề nằm ở chỗ điều khiển thiết bị DV: bởi đầu đổi Analog-DV không có khả năng điều khiển thiết bị, thế thì card Firewire sẽ phải tưởng tượng rằng nó đang giao tiếp với cái gì? Nếu nó coi đó là máy quay DV, tín hiệu phải chạy qua card mỗi khi bật máy quay lên, nhưng còn đầu chuyển đổi có thể không hề được cấp tín hiệu. Nếu nó coi đó là máy quay DV VCR, vậy làm thế nào bạn có thể phát hay xã băng? Thực tế, các đầu chuyển AV-DV thường đóng vai là một cái DV VCR, bạn có thể quan sát trạng thái thông báo từ card Firewire như là card Firewbird, và sẽ thấy lúc nào nút Play cũng luôn được bật trong phần mềm bắt hình. Với vài card bắt hình, có thể tiến hành bắt bằng cách nhấn Play sau đó nhấn Capture, vài cái thì không thấy hình trong khi bắt. Có thể đẩy tín hiệu ra cổng analog của TV/VCR nhưng chỉ với một số card Firewire nhất định. Sau đây là danh sách một số card Firewire có thể chạy với đầu chuyển AV-DV của Dazzle, card Hoolywood DV Bridge Analogue-to-DV Converter:

cái hình đã mất rồi, hix.

Với các loại card Firewire dùng trình điều khiển thiết bị và DV Codec của Windows có nhiều cơ hội hoạt động tốt với các đầu chuyển AV-DV hơn các loại có phần mềm riêng: dù theo lý thuyết là các đầu chuyển AV-DV chẳng có liên quan dính liếu gì đến phần mềm dùng bởi card Firewire.

Ngay cả khi đầu chuyển AV-DV chịu chơi với cái card Firewire nào đó, thì vẫn có thể xuất hiện rắc rối, thời là video xuất ra bị chậm vài giây sau khi nhấn nút Play, chất lượng thấp hơn của card Firewire, nhận sai hệ của TV (lẫn lộn giữa PAL và NTSC), v.v. Thực nghiệm cho thấy, cho tín hiệu vào đầu analog của thiết bị chuyển AV-DV liên tục trong lúc khởi động PC sẽ giúp nó nhận thấy là có tín hiệu vào như là video DV.

Next...

4.11 Dual-Mode DV AND Analogue Video Capture Cards. (Card bắt hình 2 chế độ DV và Analog).

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

4.11 Dual-Mode DV AND Analogue Video Capture Cards. (Card bắt hình 2 chế độ DV và Analog).

Trong khi định dạng video DV trở nên phổ biến với máy quay, VCR và các thiết bị ghi/chiếu phim khác, thì vẫn còn tồn tại các thiết bị sử dụng định dạng video analog, nhiều nhà sản xuất bắt đầu tạo ra các card bắt hình có cả giao tiếp analog lẫn DV. Có các sản phẩm biên tập video trên thị trường như PinnacleDV500/MatroxRT2500/CanopusDVStorm/DVICOFirebirdXE . Hiện tại còn có vài card mã hoá hình ảnh dạng MPEG thời gian thực rẻ tiền được trang bị thêm cả cổng Firewire bên cạnh các đầu kết nối RCA và S-Video, và chúng làm giá thành sản phẩm tăng thêm khoảng 10$US. Mặc dù trông giống các card Firewire có đầu vào analog, nhưng công nghệ bắt hình của các card “đa hệ” này hoàn toàn khác nhau, bởi ứng dụng của chúng rất khác nhau.

Các card biên tập phim đa hệ (FirebirdXE/DV500/StudioDeluxe/RTX.100 v.v) thường dùng phần cứng của card để chuyển đổi định dạng hình ảnh từ analog sang DV, kết quả là cho ra tập tin lưu trữ là như nhau về định dạng và tốc độ dữ liệu/kích thước khung hình v.v cho dù đầu vào là analog hay DV, bởi vậy mà có thể dựng cùng một phương thức. Còn card mã hóa MPEG thì lại khác, nó sử dụng cổng Firewire độc lập với đầu analog: phim bắt vào từ cổng Firewire không được chuyển sang dạng analog bởi phần cứng, mà bằng phần mềm mã hóa chạy trên PC để chuyển sang tập tin video định dạng MPEG. Việc dùng phần mềm chuyển DV-MPEG khác với loại dùng phần cứng chuyển Analog-MPEG, chúng cho ra chất lượng và dạng tập tin MPEG khác nhau. Hơn nữa, việc thêm cổng Firewire vào card mã hóa MPEG thời gian thực cũng không làm cho nó trở thành một card dụng phim, đặc biệt là phim analog bắt vào vẫn lưu ở dạng MPEG chưa thể biên tập được, còn khả bắt hình DV thì có thể cho là nó giống y chang card Firewire PCI rẻ tiền 50$US.

Với các card Dựng Phim đa hệ có sử dụng phần cứng để chuyển đổi định dạng analog sang DV, như DV500 hay RTX.100, chúng còn có thể chuyển các phim đã dựng rồi từ PC ra trực tiếp cổng analog của TV hay VCR, không cần thông quay máy quay DV/VCR, làm cho quá trình theo dõi tức thời hay xuất ngay sản phẩm biên tập rất dễ dàng. Nhưng, với các loại card tương tự chúng, việc thu tín hiệu analog nhiều tạp nhiễu hay chấn lượng kém để chuyển sang dạng DV làm có những khó khăn: đôi khi cần chỉnh đồng bộ thời gian trước khi cho nó vào card thu, đôi khi hình bị méo sau khi bắt hình. Điều này làm cho chúng còn lâu mới so được với card (kiểu cũ) M-JPEG chỉ có bắt được analog để dựng phim như DC30+, loại này có thể xử được các nguồn hình bị tạp nhiểu tốt hơn nhiều.

4.12 DV/Firewire Summary (Tổng kết DV/Firewire).

Card DV hay Firewire bắt hình cho chất lượng cao, dữ liệu lưu trữ vừa phải, dễ dàng điều khiển thiết bị, điều này làm cho chúng trở thành đối thủ lớn với dòng card tầm trung M-JPEG. Hiện thời thì card bắt hình DV/Firewire có thể thỏa mãn được các ứng dụng biên tập phim cho ra sản phẩm có chất lượng từ thấp đến vừa phải, hơn nữa việc thử các ứng dụng mới với card M-JPEG gặp khó khăn, như là phát hình video (video streaming), chuyển đổi MPEG thời gian thực, ngay cả với hội thảo truyền hình qua mạng.

Dẫu sao, bắt hình dạng DV cũng có các giới hạn: không thể điều chỉnh thông số cho hình ảnh lúc bắt vào, gặp khó khăn khi bắt video analog, nhờ vào việc xuất hình cổng analog trên máy quay và rất nhiều vấn đề về tính tương thích với máy quay và VCRs.

next...

5. MPEG Video Capture Cards

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

5. MPEG Video Capture Cards (Card MPEG)

Không giống với các loại đã đề cập trước, card bắt hình MPEG không được làm ra để dựng phim. Chúng dùng chủ yếu để lưu trữ hoặc phát hành. Lý do mà các card M-JPEG và DV không thích hợp để lưu trữ hay phát hành là do: tập tin lưu trữ lớn và có định dạng riêng: chỉ có máy PC nào có cùng loại card thì mới đọc và phát lại M-JPEG và DV chính xác. Ngược lại, tập tin MPEG thì nhỏ hơn và có nhiều phần mềm được tạo sẵn trên nhiều hệ điều hành PC có thể đọc, hoặc chỉ cần đầu phát VCD hay DVD là có thể xem được. Đặc biệt, với chuẩn MPEG1 thì hầu như hệ điều hành máy tính nào cũng có thể giải mã được, gồm Windows, Mac, Linux, Unix, v.v. Với sự phát triển của DVD và được sự ủng hộ từ người dùng và các nhà sản xuất, sớm muộn gì thì chuẩn MPEG2 cũng sẽ được đưa vào sẵn trong nhiều hệ điều hành: Windows Me và Windows 2000, Windows XP có sẵn tiện ích chơi được đĩa DVD, các hệ điều hành mới hơn của Mac và Windows thế nào cũng sẽ có khả năng chơi được MPEG2, thậm chí có thể tốt hơn. Và dù hệ điều hành không có sẵn đi nữa thì cũng có hàng tá phần mềm chơi được MPEG/DVD giá rẻ bèo.

Tập tin video dạng MPEG cũng có nhiều loại. Trong bài này, chúng ta sẽ giới hạn lại các loại mà phần mềm có thể giải mã được, không tính đến các loại định dạng phụ thuộc card bắt hình, mặc dù một số chúng dùng các thuật toán khác nhau để mã hóa MPEG. Chúng ta cũng sẽ giới hạn lại ở loại “card bắt hình MPEG” thời gian thực, tức không cần thêm công đoạn chuyển đổi sau khi đã bắt hình vào trong máy. Các card như Pinnacle DV500, DVStorm v.v không được xem như là card MPEG, bởi máy nào không có các card này gắn vào thì phần mềm giải mã MPEG không phát được các tập tin do chúng tạo ra. Các card như Dazzle DVCII, DVICO FusionMPEG, v.v. tạo ra các tập tin có thể giải mã bởi bất kỳ phần mềm MPEG nào nên có thể xem chúng là các card MPEG. Vài card khác như DataTranslation Broadway Pro, Pinnacle DC2000 có thể bắt hình lưu lại cả ở dạng phụ thuộc phần cứng và dạng phụ thuộc phần mềm, nên chúng có thể xem như là card bắt hình MPEG thời gian thực.

Cái tên MPEG xuất phát từ cụm từ Moving Picture Experts Group, một ủy ban ISO định nghĩa chuẩn nén video và audio. Tốc dộ truyền dữ liệu tối đa được định ra cho MPEG video+audio là 100Mbits/giây. (12.5Mbytes/giây), không có quy định tốc độ thấp hơn. Thực tế, với MPEG đặc biệt là card MPEG1 có thể thu được hình ở tốc độ dữ liệu rất thấp dùng cho phát trên Internet/Web. Trong khi với tốc độ cao hơn từ 1.1Mbit/giây phù hợp với CD Rom/ DVD Rom và chất lượng cao hơn để phát cho TV kỹ thuật số v.v.

Chuẩn MPEG không quy định quá trình mã hóa hình ảnh, do đó chất lượng và tốc độ Mã/Giải mã của phần cứng và phần mềm có rất nhiều loại. Từ các phần mềm cho tải miễn phí trên Internet đến khoảng nữa triệu đô la cho phần cứng mã hóa hình ảnh, thiết bị để mã hóa MPEG là loại thiết bị phong phú nhất về mặt chủng loại.

Không giống như card bắt hình M-JPEG và DV, card MPEG sử dụng cả Intra-Frame và Inter-Frame để nén hình, kết quả là đạt được tỉ lệ nén hình cao hơn. Phương pháp dùng Inter-Frame để nén hình là dựa vào sự sai biệt giữa các hình trong chuỗi hình liên tục mà quyết định sẽ lưu những thông tin nào nhằm giảm bớt lượng dữ liệu phải lưu trữ so với lưu tất cả khung hình.

Card MPEG có thể tạo ra được video chất lượng rất tốt với tốc độ truyền dữ liệu thấp như card M-JPEG. VD, khung mẫu (template) SVCD của card DVICO FunsionMPEG MPEG2 sử dụng 2.5Mbps(290Kbyte/giây) với tốc độ dữ liệu tùy biến (variable data rate) cho chất lượng đẹp bỏ xa chấp lượng M-JPEG card Miro DC30+ lưu ở tốc độ 4.8Mbps(600Kbyte/giây). Chuẩn của phim DVD có tốc độ hình là 8Mbps(1Mbyte/giây), card Dazzle DVCII bắt hình từ băng MiniDV qua cổng S-Video thu được kết quả gần như y chang bắt từ cổng DV, mà chúng ta biết là DV nén ở tốc độ 28.8Mbps(3.6Mbyte/giây).

Như các phần trước, ta bắt đầu với các tính năng tổng quá và các rắc rối mà một card MPEG gặp phải, rồi sẽ nói đến các thành phần của nó. Vài tính năng và rắc rối của card thường gắn liền với phương pháp Mã/Giải mã video MPEG nhiều hơn là lý do thiết kế phần cứng, phương pháp nén MPEG chắc hẳn có vài chỗ có vấn đề, như là rất khó để biên tập, trong khi các card MPEG lại không thiết kết để làm giảm bớt sự khó khăn này.

Next..

5.1 Common Features of MPEG Capture Cards

vibi
13-05-2008, 23:37
5.1 Common Features of MPEG Capture Cards (Các tính năng tổng quát của một card MPEG).

(1) Có thể điều chỉnh nhiều thông số về hình ảnh trước khi bắt hình, cái này giống với card M-JPEG. Lọc chỉnh được các tín hiệu video/audio đầu vào như mức độ sáng(brighness), độ tương phản ảnh_điểm tối nhất và điểm sáng nhất(contrast), màu sắc (hue ), mức nhuộm màu hay độ bão hòa (saturation), mức độ âm thanh (volume) v.v .

Các thông số cho phép điều chỉnh chỉ có ở card MPEG:

-- Căn Hình, Video Line Mask, hai cạnh trên và dưới màn hình. Card sẽ lưu đệm các khung hình đã mã hóa lên nó trước khi đẩy vào máy, tránh hiện tượng rung do việc thay đổi khung hình gây ra.

-- Mở rộng khung hình, video line shifting, nhằm làm giảm bớt cạnh đen hai bên trái phải màn hình. Không phải card MPEG nào cũng có khả năng căn hình và mở rộng khung hình, bởi vì chúng thuộc về thiết kế phần cứng mã hóa hình ảnh. Phần mềm mã hóa MPEG thuần (không liên quan gì phần cứng) thường không có tính năng này bởi chúng không thể cho ra hình ảnh ngay sau khi thay đổi các thông số mã hóa.

-- Đồng bộ Hình-Tiếng. Đây là một tính năng được thừa hưởng từ chíp mã/giải mã (vd, chip DEC 21230), điều này làm việc phát lại video và audio đồng bộ hơn khi chạy qua màn hình TV có gắn dây với card MPEG, trong khi nó ngưng phát hình trên màn hình PC. Việc đồng bộ Hình-Tiếng thường vấn đề gây rắc rối nhiều đối với card MPEG so với card M-JPEG và card DV.

-- Tốc độ dữ liệu hình cố định, Constant Data Rate(CBR) hay tốc độ dữ liệu hình biến thiên, Variable Data Rate (VBR): đây là sự lựa chọn giữa chất lượng và kích thước lưu trữ tập tin video bắt vào. Với tốc độ hình cố định sẽ cho ra kích thước tập tin video luôn luôn như nhau với một khoảng thời gian như nhau, còn tốc độ hình biến thiên là quá trình bắt hình tự thay đổi tỉ lệ nén hình: lưu nhiều thông tin hình ảnh với các đoạn hình phức tạp, lưu ít hơn với các đoạn đơn giản, thường cho ra chất lượng ngang hoặc đôi khi còn tốt hơn cả việc sử dụng tốc độ lưu dữ liệu hình cố định. Dĩ nhiên, việc tự động chọn tỉ lệ nén cần máy có sức mạnh nhiều hơn, khi máy bạn yếu yếu thì tốt hơn là đừng cho nó ra gió mà hãy chọn lưu hình ở tốc độ cố định.

-- Kích thước khung hình, Frame size và tốc độ lưu dữ liệu, Data Rate có thể điều chỉnh được, nhưng có nhiều giới hạn. Tốc độ lưu dữ liệu thường giới hạn bởi phần cứng mã hóa, còn kích thước khung hình thì phải theo chuẩn MPEG quy định, không thể đặt tùy ý. Sau đây là bảng ghi một vài thông số về khung hình và tốc độ dữ liệu được hầu hết các card MPEG sử dụng:

-------------MPEG1---------MPEG2--------VCD---------SVCD--------DVD
Frame size--352X288(PAL)--720X576(PAL)--352X288(PAL)--480X576(PAL)--720X576(PAL)
-----------320X240(NTSC)-720X480(NTSC)-320X240(NTSC)-480X480(NTSC)-720X480(NTSC)
Data Rate--<=4Mbps-------<=15Mbps-------1.15Mbps----2.5Mbps---4~8Mbps for MPEG2 Video
-- Group Of Picture(GOP) Structure (cấu trúc khối hình)

Trong tiến trình tạo phim MPEG, trước hết là tạo ra khung Intra-Frame hay gọi là I-Frame (Chung Chính). Từ I-Frame mới tạo ra P-Frame :Predicative Frame(Khung Sai), chỉ lưu những hình ảnh có sự thay đổi so với khung chính, do đó giảm bớt được không gian lưu trữ thay vì tạo một Khung Chính khác. Giữa Khung Chính và Khung Sai còn có Khung Đệm, B-Frame (Bi-directional –Frame) chỉ lưu những sai biệt giữa nó với khung Chính và khung Sai, do đó còn tiết kiệm không gian lưu trữ dữ liệu còn nhiều hơn cả khung sai. Chuỗi kết hợp các khung Chính, Sai, và Đệm (I, P và B -Frame) bên trong một tập tin video MPEG gọi là một cấu trúc khối hình, Group Of Picture (GOP): thường viết dạng IB…PIB….P, bắt đầu là khung I-Frame kết thúc ở P-Frame, tiếp ngay sau là I-Frame bắt đầu một khối hình mới, mỗi cấu trúc khối hình có N khung hình với chiều dài là 1<= N <= 15, số khung B-Frame là M+1 với điều kiện 0<=M<=3. Số lượng khung B-Frame và P-Frame có thể lập lại nhiều lần giữa hai I-Frame, giống như sau:

IBBPBBPBBPBBP(N=13,M=3), hay IBPBPBPBPBP(N=11,M=2) v.v. Rõ ràng là với một đoạn phim có thời lượng được xác định, nếu cấu trúc khối hình, GOP, dài hơn (N lớn hơn), không gian lưu trữ phim sẽ được tiết kiệm hơn và chất lượng thì kém hơn, còn số lượng N của khối hình, GOP, ít hơn sẽ cần nhiều không gian lưu trữ phim hơn và chất lượng hình sẽ cao hơn. Nhiều card mã hóa MPEG2 có N=13, và M=3 giống với giá trị mặc định phim DVD. Nhiều card MPEG còn cho phép người dùng lựa chọn bắt hình và tạo ra chỉ các I-Frame, hoặc chỉ IP-Frame, hoặc IBP-Frame, chỉ có I-Frame mới được dùng để biên tập phim.

-- Lưu Video và Audio riêng hay chung trong một tập tin.

Có thể tạo ra 1 tập tin MPEG có cả video và audio với tên dạng *.mpg, *.mpe hay *.m2p hoặc tạo ra tập tin video riêng audio riêng. Với MPEG1, việc kết hợp cả hình tiếng thành một tập tin được gọi là System stream, với MPEG2 thì việc này gọi là Program Stream. Còn nếu chi ra thi tập tin audio tên dạng *.mpa, còn video là *.mpv, *.m2v, v.v. Vài phần mềm tạo đĩa VCD hay DVD yêu cầu hoặc thích các tập tin dùng để đánh đĩa phải ở dạng hình tiếng riêng lẻ 2 cái, còn tập tin MPEG có cả hình tiếng thì dễ lưu trữ và xem lại bằng phần mềm như là M$ MediaPlayer.

-- Định dạng âm thanh (PCM/MPEG/AC).

Âm thanh để tạo video MPEG có thể ở các dạng PCM, MPEG, hay AC, định dạng MPEG1 Layer2 là định dạng phổ biến nhất.

(2) Tỉ lệ giữa Chất lượng hình và Tốc độ dữ liệu

Như đã nói ở trên, cùng một tốc độ dữ liệu, data rate, phim MPEG có thể đạt được chất lượng tốt hơn nhiều so với các phương pháp nén hình khác như M-JPEG và DV.

Next...
(3) Different Device Connection to Host PC

vibi
16-05-2008, 22:30
(3) Different Device Connection to Host PC (Các chuẩn gắn vào PC).

Card MPEG có nhiều kiểu giao tiếp với máy tính, như PCI, USB và cổng Song song (Parallel port). Các card MPEG1 đời đầu cấm cổng song song (loại gắn máy in) có các hiệu như Python, Snazzi Parallel Port, và Pinnacle Studio MP10. Các loại dùng cổng song song này gặp vấn đề về đồng bộ hình tiếng rất lớn, nên giờ không còn được sản xuất nữa. Còn card dùng cổng USB (USB1) thì thành công với tốc độ truyền dữ liệu của MPEG1 và MPEG2 tốc độ thấp-vừa, băng thông truyền tải có giới hạn (tối đa là 12 Mbps và thường thì thấp hơn tốc độ này nhiều) nên không thích hợp với MPEG2 chất lượng cao. Lý thuyết thì cổng PCMCIA có thể đáp ứng cho cả MPEG1 và MPEG2 nhưng thực tế chẳng có card nào được làm ra bán cả. Cổng USB2 cho tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn và sẽ có thể có nhiều thiết bị bắt hình MPEG sử dụng cổng này.

(4) Various Video and Audio Input/output Connections (Các đầu cắm In/Out Hình Tiếng)

Card MPEG có thể bắt hình từ nhiều đầu vào như Composite Video, S-Video, Component Video, Firewire, SDI, v.v, thường thì đầu S-Video và Composite được dùng nhiều nhất.

Thường card bắt hình MPEG có luôn đường thu âm trên card, nhưng vài card MPEG1 không có đường này, như là card BroadwayPro của Data Translation và StudioVCD của Pinnacle: chúng làm việc kết hợp với card âm thanh của máy mỗi khi bắt hình. Không có đường thu âm trên card sẽ tạo cơ hội cho sự bất tương thích với máy tính/card âm thanh của máy, và dễ dàng xảy ra hiện tượng bất đồng bộ hình tiếng.

Không phải card MPEG nào cũng có đường video/audio ra(out). Không giống như card M-JPEG, card MPEG không dùng với mục đích chính là biên tập phim, nên đường xuất hình ra máy quay hay đầu băng là không cần thiết. Mặc dù sẽ rất thuận tiện nếu có đầu ra, ngay cả với card MPEG mắc tiền như cái Darim MPEGAtor cũng chẳng có đầu ra. Việc xuất hình/tiếng ra tức là việc giải mã dữ liệu MPEG trong thời gian thực bằng phần cứng, chi phí sản xuất sẽ quyết định khả năng của chip mã hóa MPEG: không phải chíp mã hóa MPEG nào cũng có khả năng giải mã MPEG thời gian thực.

Một khi card MPEG có đường ra hình/tiếng, việc giải mã hình/tiếng đồng thời trong quá trình bắt hình vào là hoàn toàn có thể: khi đó có thể gắn đầu ra với TV để xem được hình trong lúc thu vào máy PC.

Đầu ra trên card MPEG cũng rất tiện, có thể xuất hình ra TV hay VCR trong khi chơi bất kỳ tập tin hình MPEG nào, bất kể nó được tạo bởi card MPEG hay phần mềm mã hóa, hay thiết bị thu hình vệ tinh, v.v.

(5) On-Board Hardware or On-Host-PC Software Encoding (Xử lý trên card hay bằng phần mềm của PC).

Tập tin MPEG hình/tiếng có thể tạo bằng phần mềm chạy trên PC, lấy tín hiệu từ đầu vào của card MPEG, chính thế mà có một số card MPEG được tạo ra như chỉ là một đầu thu tín hiệu, còn phần mã hóa hình ảnh do phần mềm đảm nhiệm. Ngược với việc mã hóa hình ảnh ngay trên card MPEG, hình ảnh được xử lý hoàn chỉnh từ trên card, sau đó phần mềm trên máy chỉ việc thu vào ổ ứng của PC. Việc mã hóa bằng phần cứng của card thì chất lượng hình ảnh sẽ do chíp mã hóa trên card và thiết kế card của nhà sản xuất quyết định. Còn mã hóa bằng phần mềm thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng chất lượng của hình/tiếng: sức mạnh của máy, giải thuật mà phần mềm sử dụng, tình trạng hoạt động hiện tại của máy v.v. Với sự gia tăng sức mạnh của máy PC ngày nay, theo lý thuyết thì việc mã hóa bằng phần mềm sẽ cho chất lượng ngày càng tốt hơn. Dù sứ mạnh của máy tính tăng lên hàng năm, nhưng việc khó dự đoán các hỏng hóc của nó nên rất khó mà tạo ra được, ngay cả một card MPEG1 dùng phần mềm mã hóa hình ảnh thời gian thực chất lượng cao cũng rất khó. Các card MPEG dùng phần mềm mã hóa như Pinnacle Studio VCD, Darim VideoOffice, Vitec DCM đều gặp các rắc rối với tính ổn định, chất lượng và sự đồng bộ hình-tiếng. Với việc thu thập tín hiệu và thực hiện mã hóa hình ảnh thời gian thực thì việc tạo một chíp sử lý cứng (thực chất là phần mềm hay được gọi là phần dẻo, firmware, được ghi trên card chạy liên tục không bị ngưng bởi bất cứ hoạt động nào khác) dễ dàng đập chết một phần mềm được viết phức tạp chạy trên PC vốn không phải là môi trường thi hành lệnh thời gian thực.

(6) Widely Available Software Encoder and Decoder (Các phần mềm Mã/Giải mã hiện tại).

Như đã nói ở trên, nhiều card MPEG sử dụng phần mềm chạy trên PC để xử lý tín hiệu video vào rồi tạo tập tin MPEG, quá trình này có thể gọi là Mã Hóa Mềm Thời Gian Thực. Phần mềm MPEG cũng có thể xử lý không theo thời gian thực, thường là do sử dụng tập tin video nằm sẵn trong máy nhưng không phải ở dạng MPEG để xử lý, nhằm chuyển tập tin video đó sang dạng MPEG. Tạo tập tin MPEG kiểu này thường không bị áp lực về thời gian xử lý hình ảnh nên kết quả cho ra có thể đạt chất lượng hình ảnh rất cao (tùy phần mềm xử lý). Phần mềm MPEG cũng thường cho điều chỉnh nhiều thông số về hình ảnh. VD, card bắt hình MPEG thời gian thực thường giới hạn việc chỉnh kích thước khung hình và tốc độ dữ liệu (data rate), còn phần mềm MPEG xử lý không thời gian thực thì có thể chỉnh được nhiều kiểu kích thước khung hình như là 720x576 cho MPEG1 hay tốc độ dữ liệu rất cao như là 15Mbps cho MPEG2, do đó có thể cho ra hình chất lượng cao.

Máy tính xử lý ngày càng nhanh, nền các phần mềm MPEG xử lý cũng ngày một nhanh hơn. Mã hóa một tập tin video DV bắt bởi card Pinnacle DV500 sang MPEG1 mất thời gian là 1.3 lần so với thời gian chiếu đoạn phim (1 phút video cần 1 phút 18 giây để chuyển đổi), với máy gắn CPU PentiumIII 1GHz, 1Gbyte RAM, ổ cứng IDE tốc độ quay đĩa 7200 vòng/phút, VGA ASUS Gforce 64MB và hệ điều hành M$ Windows 2000.

Có rất nhiều phần mềm giải mã được tập tin MPEG, có thể là các ứng dụng xem video như PowerDVD, WinDVD, cũng có thể là Codec kèm theo hệ điều hành như là MediaTrics DVDExpress. Có rất nhiều phần mềm mã/giải mã tập tin MPEG miễn phí trên mạng.

Tập tin MPEG có thể chạy được trên rất nhiều hệ thống. VD, tập tin video MPEG1 tạo bởi môi trường M$ Windows có thể chơi được trên máy Apple Macintosh.

Một lưu ý thú vị là dù các hệ điều hành Windows hỗ trợ giải mã MPEG1 từ thời Win95, nhưng không có cái nào có thể mã hóa/tạo ra được tập tin MPEG1. Chỉ có Win Me là có MPEG4 Codec.

(7) Dedicated Hardware Decoder Products (Các phần cứng chuyên giải mã )

Phim MPEG cần phần mềm giải mã để chơi trên máy tính, nó cũng cần phần cứng giải mã để chơi trên TV, bởi thường máy tính không phải cái nào cũng có ngõ ra TV, và bởi xem trên TV thì thường người ta thấy đẹp hơn trên màn hình máy tính: Hình ảnh bén hơn, sáng hơn, mượt mà hơn, v.v. Card giải mã MPEG1 cũng đã rất phổ biến từ thời mà CPU của PC có tốc độ ở 100MHz và card màn hình chỉ 1~2Mbyte. Card giải mã MPEG2 vẫn còn có ích đối với máy có CPU 500~1000MHz và card VGA 32Mbyte. Có lẻ khi HDTV xuất hiện trên PC, thì có thể sẽ cần đến card giải mã High Definition MPEG2 để giải mã video bởi vì máy có CPU 1~2GHz không đủ nhanh để có thể chơi được tập tin video ở độ phân giải 1960x1280 điểm ảnh ở chế độ toàn màu với tốc độ 24 Hình/Giây.

Các card xử lý ảnh đa dụng (AGP card) có cổng out TV như Matrox G450 và các card loại TNT2 hay Gforce: chúng có thể xuất ảnh toàn màn hình PC ra TV ngoài, hay chỉ nội dung một cửa sổ nào đó. Nhưng thường thì chất lượng giải mã video MPEG của chúng không bằng card chuyên dụng, đặc biệt đối với các máy yếu. Các card giải mã MPEG2( giải mã được cả MPEG1) như Hollywood Plus của SigmaDesign có thể cho ra chất lượng DVD tuyệt hảo ngay cả trên máy PentiumII 233 MHz, 64Mbyte RAM.

(8)Closely Related to Video Movie Disk Production ( Các đĩa phim)

Tất cả các đĩa phim dùng MPEG video để ghi: VCD dùng MPEG1, SVCD và DVD dùng MPEG2. Các đĩa này thường chơi trên các đầu phát hình giải trí không liên quan gì tới PC, nhưng quá trình tạo ra chúng thường phải qua xử lý của PC. Sử dụng card bắt hình MPEG video hay phần mềm mã hóa, các phần mềm đóng gói và đầu ghi CD hay DVD, máy PC có thể tạo được đĩa VCD/SVCD/DVD để chơi trên đầu VCD/DVD thông thường.

Next...

5.2 Problems with MPEG Video Capture (Các rắc rối của card MPEG).

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

5.2 Problems with MPEG Video Capture (Các rắc rối của card MPEG).

(1) Difficult to Edit (Khó dựng)

Cách làm việc với inter-frame của MPEG làm cho tập tin MPEG rất khó dùng cho biên tập: cắt, ghép một đoạn bất kỳ trong tập tin MPEG có thể ảnh hưởng đến cấu trúc GOP gốc của tập tin, còn việc thêm các hình ảnh/ chữ vào phim cũng rất chậm chạp bởi cần phải mã hóa lại (re-encode) toàn bộ tập tin video. Cả việc nhảy tới nhảy lui một vị trí nào đó trong đoạn phim cũng rất chậm, làm cho quá trình dựng không bằng các card bắt hình để dựng phi tuyến khác. Vẫn có các trình biên tập phim MPEG: vài cái là trình dựng độc lập, vài cái thì nằm chung với ứng dụng biên tập đa năng khác như Adobe Premiere và ULEAD VideoStudio và MediaStudio. Vài phần mềm tạo tập tin MPEG tự cho là có thể cắt ghép chính xác từng hình một, nhưng thưc tế thì tập tin kết quả hoàn toàn khác tập tin gốc ngay cả những đoạn chưa biên tập. Bởi vì sau khi dựng thì phải thực hiện mã hóa lại toàn bộ tập tin, nhưng quá trình mã hóa này đã sử dụng một tập tin MPEG khác rồi: tập tin đã bị chỉnh sửa. Khi mã hóa hai nguồn MPEG khác nhau sẽ cho ra hai tập tin hoàn toàn khác nhau, dù là chỉ dùng cùng một phần mềm, đó là chưa kể nhiều tập tin MPEG đã được tạo bởi các phần cứng hay phần mềm mã hóa khác nữa.

Biên tập trên tập tin MPEG có thể gây ra tình trạng bất đồng bộ hình tiếng (có thể còn tệ hơn nữa). Chỉ khi nào làm chơi chơi hoặc không thể bắt lại hình từ băng thì hả biên tập trên tập tin MPEG.

Một trong các mục tiêu quan trọng trong biên tập phim là xuất ra TV hay băng hình. Nhưng với card thu hình MPEG1, cho dù là có cổng video+audio xuất hình, nhưng chất lượng vẫn còn là một nghi vấn: với khung hình lớn nhất là 352x288(PAL) hay 352x240(NTSC), tốc độ truyền dữ liệu, data rate, cao nhất là 5~6Mbps, chất lượng kém rất xa so với card M-JPEG hay card DV bèo bèo , việc suy giảm chất lượng của card MPEG1 so với nguồn vào rất lớn làm cho việc dựng hình để xuất ra băng trở lại không thích hợp.

(2) Audio-Video Synchronisation (đồng bộ hình tiếng)

Bất đồng bộ hình tiếng là một đặc điểm tiêu biểu của quá trình bắt hình hay mã hóa tập tin MPEG. Thường là tiếng chạy sau hình, chiếu càng lâu tình trạng xảy ra càng nghiêm trọng: kết quả có thể nghe được tiếng bà xui nói trong khi ông xui đang nhép miệng. Việc mã hóa khung hình Inter-Frame phức tạp thường gây ra sự bất đồng bộ thế này. Nếu có một hệ thống PC mạnh, card bắt hình MPEG thiết kế tốt, hay tốt hơn có thể cần cả phần cứng giải mã MPEG có thể giảm bớt tình trạng này. Dùng một phần mềm mã hóa MPEG loại xịn chạy trên một máy xịn để chuyển một tập tin video chất lượng cao thành tập tin video MPEG cũng giảm bớt khả năng xảy ra bất đồng bộ hình tiếng.

Vài card MPEG có chức năng Audio Post-Processing, lồng âm, có thể lồng tiếng sau quá trình bắt hình, làm cho hình ảnh và âm thanh đồng bộ tốt hơn. Cũng có vài phần mềm độc lập có thể thực hiện lồng âm thế này, làm đồng bộ lại hình tiếng của tập tin MPEG.

Bất đồng bộ hình tiếng có thể chỉ do lỗi phần mềm tạo tập tin MPEG mà thôi: chuyển một tập tin không phải MPEG sang dạng MPEG IBP-Frame làm cho âm thanh bị trôi khỏi hình! Đặc biệt khi tập tin video gốc có tần số âm thanh khác với âm thanh chuẩn MPEG. VD, dùng phần mềm MPEG chuyển tập tin DV tạo bởi Matrox RT2000, âm thanh lúc nào cũng chỉ ở tần số 48KHz, sang chuẩn VCD có tần số 44.1KHz MPEG1 thường gặp vấn đề về âm thanh, đôi khi không chỉ bất đồng bộ hình tiếng mà còn có thể chẳng nghe thấy gì ở vài đoạn phim nữa là.

(3) Pixelation Effects and Garbage Frames (Tác động điểm ảnh và Hư hình)

Khi một đoạn phim có các đối tượng chuyển động nhanh hoặc các cảnh chuyển bất ngời hay khi có những đoạn khó mà nén lại như các ảnh nhân tạo hay chuyển động châm v.v, tập tin MPEG sẽ bị tác động đến các điểm ảnh như: có nhiều ô vuông màu lác đác trên hình. Đôi khi nhiều tới mức nhìn chẳng ra hình gì nữa luôn.

Next...

(4) Zigzagged Edges (Răng cưa)

nguyencaotai
19-05-2008, 15:59
Tiếp tục nhé Bác Bibi! thanks

vibi
20-05-2008, 00:36
(4) Zigzagged Edges (Răng cưa)

Cái này giống với M-JPEG và DV nhưng thấy rõ hơn, các phim bắt dạng MPEG có thể bị biến dạng các cạnh của hình như là cạnh mái hiên, cạnh khung cửa sổ,…Các đường thẳng bị răng cưa. Có thể nhìn thấy rất rõ trên màn hình PC hơn trên TV. Việc bị răng cưa là do thuật toán Discreet Cosine Transform sử dụng trong MPEG và cả M-JPEG, DV để chuyển các giá trị màu ngẫu nhiên của điểm ảnh thành một dạng giá trị lập lại nhiều lần.

(5) Jumpy Effects at Object Movement (Đối tượng chuyển động bị giật)

Khi các đoạn phim có các chuyển động như các vận động viên thi đấu, tàu xe đang chạy, đối tượng nhìn như không chuyển động liên tục: người hay tàu xe giật giật, xuất hiện nhiều bóng của đối tượng theo sau. Vấn đề này có thể xảy ra với cả phần mềm MPEG chuyên chuyển các tập tin video chất lượng cao sang MPEG. VD, card Pinnacle DV500 có plug-in tạo MPEG2 IBP trong Adobe Premiere nhưng nó sẽ làm hình bị nhảy tưng tưng khi tạo tập tin MPEG2 từ nguồn DV bắt bằng chính DV500. Điều này càng thấy rõ—rõ hơn nhiều so với M-JPEG và DV—khi máy quay lia ngang hay phóng to/nhỏ đối tượng.

(6) Noisy Top and Bottom Stripes ( Mờ hai cạnh trên dưới)

Có những đường màu mờ mờ ở 2 đầu trên dưới của phim MPEG, có thể thấy cả ở card thu hình thời gian thực và cả phần mềm chuyển MPEG chuyên dụng. Các đường sọc vằn này nhìn rất rõ trên màn hình PC. Hầu hết thì chúng chỉ xuất hiện trên màn hình PC thôi, còn trên TV thì không thấy, hoặc qua card giải mã MPEG chuyên dụng hay đầu VCD/DVD cũng không thấy, bởi TV không hiện mấy đường này.

(7) Movie Disk Standard Compliance Is Not Always Achieved (Chuẩn để đánh đĩa không được tuân thủ)

Các đĩa VCD/SVCD/DVD yêu cầu phải dùng tập tin video MPEG để ghi, trong khi nhiều đoạn phim MPEG hoàn hảo thì không tuân thủ được chuẩn mực. Và dấu hiệu của video MPEG không chuẩn là phần mềm tạo đĩa VCD/SVCD/DVD không chịu ghi, hoặc ghi rồi nhưng đầu phát VCD/DVD không chơi được dù PC thì chiếu phà phà. Chuẩn ghi đĩa VCD/SVCD/DVD yêu cầu đĩa mang một phần phụ các thông tin về định dạng chuẩn, trong khi các card MPEG và phần mềm MPEG thường thì không chuẩn lắm. Phần mềm tạo DVD thì khắc khe hơn phần mềm tạo VCD/SVCD. Các card MPEG2 chỉ thích hợp với một số phần mềm ghi đĩa DVD. Tương tự với các card MPEG1 và các phần mềm tạo đĩa. Nhiều card MPEG có sẵn các khuôn mẫu (template) thiết lập sẵn các thông số phù hợp với VCD/SVCD/DVD, nhưng thường thì đa số không có cái nào được mấy phần mềm soạn và ghi đĩa phim “thích” cả.

(8) Realtime PC Screen Video Overlay (Nạp hình thời gian thực lên màn hình PC.)

Như card M-JPEG hay DV, card MPEG có thể hiện các hình ảnh trong một cửa sổ trên màn hình PC. Nhưng, thường thì có chút chậm hơn so với đầu phát tín hiệu, hình ảnh đi sau tín hiệu vào chứ không tức thời. Card MPEG2 thì bị trễ hình nhiều hơn card MPEG1. Nguyên nhân là sau khi hình ảnh qua card MPEG, chúng được mã hóa thành chuẩn MPEG sau đó lại được giải mã thì mới bắt đầu chiếu trên PC, phần giải mã MPEG thì mất nhiều công sức hơn so với M-JPEG và DV bởi nó được nén nhiều hơn. Máy tính không được thiết kế để ưu tiên cho việc giải mã tính hiệu video, việc giải mã rồi đến việc gởi các tín hiệu hình ảnh đã giải xong ra màn hình PC cần thời gian, nên bị chậm, đặc biệt thấy rõ trên máy chậm. Nhưng, với các card MPEG có cổng out ra TV như card Dazzle DVCII, hình chiếu được trên TV không bị trễ do hình được đẩy ra TV luôn chứ không qua quy trình mã/giải mã như khi chiếu trên màn hình PC.

(9) Host PC Compatibility and Performance Issues (Tính tương thích với máy tính và khả năng hoạt động )

Card MPEG1 không gặp nhiều rắc rối về tính tương thích với PC, ít gặp xung đột với mainboard hay card đồ họa. Chúng cũng cần máy không quá mạnh cho lắm: toàn bộ quá trình chuyển đổi và mã hóa MPEG đều chạy trên card. Máy PentiumMMX 200 hay PentiumII233 có thể bắt hình MPEG1 thời gian thực cùng với việc phát lại một cách thoải mái. Card MPEG1 nào dùng phần mềm để mã hóa MPEG thì mệt hơn, nó cần máy PC phải mạnh chút, còn card MPEG2 thời gian thực thì có yêu cầu về hệ thống như: ít nhất là PentiumII hay PentiumIII 500MHz, 128MB RAM và danh sách các card đồ họa có thể dùng chung với nó, loại mainboard và các card rời khác gắn trong máy cũng có ảnh hưởng đến quá trình mã/giải mã MPEG2. Các main dùng CPU AMD thường gặp rắc rối nhiều hơn với card MPEG2 so với main dùng chip CPU Intel.

(10) Problem Solutions (Giải pháp cho các rắc rối)

Các tình huống rắc rối kể trên xảy ra rất tùy hứng: dù dùng cùng một phần mềm hay phần cứng mã hóa thì chúng có thể xảy ra với đoạn phim này nhưng bình thường với đoạn phim khác, có thể bị trên máy này, nhưng máy kia lại không, hoặc là làm ra rồi nhưng đầu phát DVD này chơi còn đầu nọ thì không. Do đó rất khó để tìm được giải pháp triệt để mà xử lý. Một cái máy PC mạnh, môi trường làm việc chuyên biệt, phần mềm hay phần cứng xịn có thể giúp giảm nhiều rắc rối. Nhiều sản phẩm mã hóa MPEG đưa ra giải pháp thực hiện mã hóa lại nhiều lần (multi-pass encoding), nhiều thiết lập mẫu (template) áp dụng cho các phim có nội dung khác nhau, tự thêm các khung hình chính (I-Frame), lồng âm sau (audio post-processing), v.v, nhưng nhìn chung thì công tác mã/giải mã MPEG không ổn định như làm việc với M-JPEG và DV.

Next...

5.3 Implementing MPEG Encoding and Decoding

vibi
22-05-2008, 23:33
5.3 Implementing MPEG Encoding and Decoding (Bộ phận mã và giải mã MPEG)

(1) MPEG1 and MPEG2 Encoders (Bộ mã hóa MPEG1 và MPEG2)

Chuẩn phim định dạng MPEG có nhiều loại là do có nhiều Card MPEG và phần mềm mã/giải mã MPEG video khác nhau. Trước hết và thông dụng nhất là card MPEG1 và phần mềm mã/giải mã dùng cho loại này. Card MPEG1 thường có đầu vào hình là composite và S-video, hầu hết đều có ngõ âm thanh vào nữa. Cổng Video/audio ra có thể không có. Còn các đầu vào như Firewire, components và SDI thường ít xuất hiện và chỉ có ở những card đắt tiền. Tốc độ truyền dữ liệu tối đa ở 3~6 Mbps, khung hình từ 176x144 và 352x288 (PAL), 176x120 và 352x240 (NTSC). Chuẩn gắn vào PC thường là PCI, nhưng cũng có loại dùng USB. Phần mềm mã hóa MPEG1 cũng dễ dùng và nhiều, từ giá rẻ rẻ cho tới miễn phí có hàng tá trên Internet. Phần mềm có thể là một ứng dụng độc lập hay là một plug-in. Với dạng ứng dụng độc lập thì (theo lý thuyết) có thể lấy nguồn vào bất kỳ tập tin video nào trong PC rồi chuyển sang tập tin dạng MPEG video. Với dạng Plug-in thì cần phải gắn nó vào một phần mềm biên tập video đa dụng như Adobe Premiere, khi đó nó sẽ như là một chức năng xuất (export ) tập tin. Thường thì các phần mềm mã hóa MPEG1 do các hãng sau tạo ra như Panasonic, Ligos, và Xing và các phần mềm miễn phí gọi là TMPG.

Hầu hết các bộ mã hóa MPEG1, phần mềm hoặc phần cứng đều có các khuôn mẫu thiết lập sẵn các thông số chuẩn VCD, khi nào cần tạo video MPEG1 hợp với định dạng VCD thì chỉ việc sử dụng là bảo đảm (theo lý thuyết) sẽ có tập tin kết quả y như chuẩn VCD, bao gồm các cấu trúc khối hình, GOP, tốc độ dữ liệu 1150Kbps, khung hình 352x288(PAL) hay 352x240(NTSC) và âm thanh MPEG1 lớp 2 tầng số 44.1KHz, v.v. Phần cứng chuyên để giải mã MPEG1 giờ hầu như không còn nữa, bởi máy tính bây giờ có tốc độ xử lý đã rất mạnh với lại phần cứng giải mã MPEG2 cũng có khả năng xử đẹp MPEG1.

Ngày càng nhiều card MPEG xuất hiện. Chúng thường là các card PCI, có vài phiên bản dùng cổng USB hoặc thậm chí có card còn thử dựa vào phần mềm để mã hóa MPEG2. Thường bên cạnh các thiết lập chủ yếu/hồ sơ chuẩn MPEG, khung hình <=720x576, tốc độ <=15Mbps. Vài card MPEG có thể bắt hình ở dạng MPEG1. Các thiết lập sẵn cho DVD thường được đòi hỏi, nhưng thực tế chúng có nhiều rắc rối với các trình soạn đĩa DVD với các tập tin được tạo ra. Thiết lập sẵn để tạo SVCD chỉ có mặc ở số ít card bắt MPEG2. Tất cả các card MPEG đều có ngõ thu âm trên card, nhưng đầu xuất hình/tiếng thì có thể không có. Đầu thu hình vào được trang bị nhiều khi có thể như composite, S-Video, Firewire, components và SDI dùng cho máy kỹ thuật số BetaCam. Âm thanh có thể mã hóa ra dạng MPEG1, PCM hay Dolby AC3, AC5 ở tầng số 48KHz và 44.1KHz.

Card bắt MPEG2 thời gian thực gì ít tương thích hơn cái card MPEG1. Không chắc chắn CPU, mainboard, card đồ họa mới sẽ chơi với card MPEG2 mới, tính tương thích chỉ được xác định khi nó đã được kiểm định trên một máy cụ thể và đã chạy được.

Phần mềm mã hóa MPEG cũng có nhiều loại, như phần mềm biên tập ULEAD VideoStudio/MediaStudio có vài phiên bản mã hóa Ligos MPEG2 vài cái khác nổi tiếng như MediaCleaner từ Media100, LSX-MPEG của Ligos, v.v

(2) MPEG4 Encoding and Decoding (Mã và Giải mã MPEG4)

Một phương pháp mã hóa mới của MPEG là MPEG4 cũng xuất hiện ở vài nền tảng khác nhau, thường là phần mềm mã/giải mã, phát hình trực tuyến và card thu hình máy quan sát. MPEG4 khởi đầu thiết kế với mục tiêu mã hóa video ra video có số lượng dữ liệu truyền (bit rate) rất thấp, nhưng sau đó thì tập trung chủ yếu vào cái gọi là mã hóa hướng đối tượng, nghĩa là các đối tượng khác nhau trong các khung hình được mã hóa bằng các phương pháp khác nhau, để có thể cho ra tỉ lệ nén cao hơn và có thể tương tác được. Bộ mã hóa MPEG4 hiện giờ thường là các phần mềm miễn phí và vài card thu hình máy quan sát.

Bộ phần mềm mã hóa MPEG4 miễn phí của Microsoft MPEG4 codec (Windows Me có vài cái), và DIVX codec lấy từ codec của M$ nhưng được cải tiến hơn bởi vài cá nhân và vài công ty mới đầu tư. Người ta thích dùng DIVX MPEG4 để nén các phim MPEG2 chất lượng cao xuống để lưu được vào 1 đĩa CD hay có thể tải về từ Internet, trong khi vẫn giữ được chất lượng tốt mặc dù lượng dữ liệu truyền nhỏ đi. Trong khi có nhiều kỹ thuật đã được phát triển rất đáng khích lệ, thì các phần cứng giá thấp dùng để ghi DVD như Pioneer DVR A03 và các đĩa DVD ghi tương ứng xuất hiện nhằm cố gắng thay thế các phần cứng MPEG2 đắt tiền. Vẫn chưa có card bắt hình DIVX được bán, bởi việc mã hóa MPEG4 cần việc tính toán để nén rất lớn, do đó mà phần cứng có thể sẽ rất đắt tiền hoặc với kỹ thuật hiện tại vẫn chưa có khả năng tạo được phần cứng như thế: để nén được một giờ phim DVD xuống để lưu trên 1 đĩa CD-ROM có giảm chất lượng (<=700Mbyte) thường phải mất đến 10 giờ trên máy PentiumIII 1GHz.

5.4 Applications of MPEG Video (ứng dụng của video MPEG)

Hầu hết ứng dụng của phim MPEG có thể thấy là đĩa phim VCD, SVCD và DVD được phân phối dùng cho việc giải trí, giáo dục, quảng cáo, bảo quản thời gian dài và tiết kiệm lưu trữ v.v. Nhưng phim MPEG còn được dùng để truyền hình vệ tinh, truyền hình độ phân giải cao, truyền hình trực tuyến, hệ thống quan sát, các đĩa đa phương tiện, một số máy thu hình. Cái ứng dụng không thích hợp nhất của phim MPEG là biên tập.

6. Common Problems for Video Capture Operation. ( Các vấn đề hay gặp khi thu video).

Hoạt động bắt hình từ card thu video gây ảnh hưởng nhiều nhất đến dữ liệu video so với bất kỳ quá trình xử lý dữ liệu nào khác. Các rắc rốí thường là do sự thiết kế khác nhau về phần mềm và phần cứng thu hình.

6.1 Un-necessary stop of video capture when incoming video signal fluctuates (Ngưng giữa chừng khi đang thu hình mà gặp tín hiệu vào xấu)

Thường hay thấy trong khi bắt hình là tín hiệu vào không rõ, không có hay bị nhiễu, khi băng VHS có những đoạn trắng, băng MiniDV có nhiều vị trí mã giây không. Trong trường hợp đó thì card bắt hình hay tạm dừng lại (pause) và chờ cho tới khi có tín hiệu trở lại và tiếp tục công việc. Có thể card cho phép người dùng thiết lập nhiều tình huống dự trù trước khi bắt hình hoặc thu liên tục cho dù mất tín hiệu vào. Thật sự thì không có nhiều card có thể xử lý tốt các tình huống này. VD như card MiroDC30+ sẽ ra thông báo hình bị rớt mỗi khi không có tín hiệu vào, khi đó dữ liệu hình ảnh đã thu sẽ bị hỏng nếu không nhanh chóng tắt cái thông báo đi. Còn thằng Pinnacle DV500 thì ngược lại, nó thông báo “có lỗi thu hình, recording error” khi không thấy tín hiệu video analog vào. Còn băng DV có nhiều mã giây không thì với card Canopus EZDV sẽ ngưng thu hình luôn mà chẳng nói năng gì, rất thô bạo. Với card bắt hình MPEG, phản ứng với việc mất tín hiệu cũng tùy card, nhiều cái sẽ không tiếp tục thu hình vào.

6.2 Delays at the start of video capture process (Trì hoãn lúc nhấn nút thu)

Với việc thu hình analog, khi ra lệnh thu thì hình ảnh không ngay lập tức được lưu vào ổ cứng của PC, luôn luôn có một khoảng thời gian trể. Vài card như MiroDC30+ hay Vitec RT6 có thời gian trể rất thấp, còn vài cái như RT2500 phải mất đến vài giây, do đó mà có thể mất mấy giây phim đầu. Còn bắt hình DV qua cổng Firewire, vài card như RT2500 hay FirebirdDV/XE cho phép người dùng tạm ngưng thu ở một thời điểm hay khung hình nào đó, sau đó tiếp tục thu thì hình ảnh vẫn được thu liên tục không vấn đề gì, nhưng có nhiều card DV không làm chính xác việc này mà bắt người dùng phải trả băng ngược lại rồi nhấn nút thu trước thời điểm tạm ngưng một ít, hoặc dùng batch-capture (thu đoạn) để thu nếu băng được quay liên tục.

6.3 Difficulty to pause and resume video capture (Khó khăn khi tạm dừng và tiếp tục thu hình)

Trong quá trình bắt hình bằng tay (người dùng tự nhấn nút “Capture/Record” trong phần mềm chạy trên máy PC để bắt đầu thu hình), hầu hết các card bắt hình không cho phép người dùng ngẫu hứng tạm dừng bắt hình rồi lại tiếp tục qua giao diện phần mềm điều khiển. Người ta thường làm thế này để bỏ qua các đoạn không thích, hoặc thay băng khác, hoặc đổi máy phát, v.v. Vài card có chức năng này như Canopus DVRaptor/EZDV/DVStorm, DVStudio ApolloExpert, Darim MPEGAtor, Array VideoOne v.v. Bởi động tác này cần sự kết hợp giữa phần cứng với phần mềm nên thường nhà sản xuất ít khi trang bị khả năng này dù đôi khi họ có thể. Khi mà card không cho phép tạm dừng/tiếp tục bắt hình thì chỉ có nước chờ cho máy bắt xong cuốn băng hay chờ cho đến khi hết giờ, nếu phần cho phép định thời lượng thu hình.

6.4 Long-time un-limited video capture (Bắt hình không giới hạn)

Nhiều nhà sản xuất/bán hàng hay nói điều này để bán card của họ, bởi có nhiều card không có khả năng thu hình không giới hạn. Thực ra đây là vấn đề nằm ở phần mềm chứ không phải do card. Nếu dùng máy cài Win9x, hay WinXP mà dùng hệ thống quản lý tập tin tên FAT16 hay FAT32 cho ổ đĩa cứng thì tập tin lưu trữ có dung lượng tối đa bị giới hạn ở 2Gbyte(FAT16) và 4GB(FAT32). Các phần mềm thu hình sẽ dừng việc bắt hình lại khi dung lượng tập tin video đạt ngưỡng tối đa này, dù ổ cứng có còn trống rất nhiều đi nữa. Vài card được thiết kế kỹ lưỡng như Matrox RT200/2500, DVICO FirebirdDV/XE/FusionMPEG, Canopus DVStorm/DVRaptorRT thì tự động tạo một tập tin video khác nếu quá trình bắt hình và tập tin chính có dung lượng đã đạt ngưỡng (2GB/4GB) tối đa của hệ thống quản lý tập tin. Khi quá trình bắt hình kết thúc, các card loại này tạo một tập tin quản lý sao cho các phần mềm như MediaPlayer và Adobe Premiere xem các tập tin video bị chia nhỏ ra như thể chúng chỉ là một tập tin video dài ngoằng. Nhưng kỹ thuật “che mắt” phần mềm như thế này không phải không gặp rắc rối: đôi khi chúng làm cho các phần mềm xử lý video bị khùng.

Nếu bạn dùng hệ thống quản lý tập tin NTFS của Windows NT/2000/XP, bạn có thể bắt hình liên tục với đa số card – một số thì vẫn không thể, như DC30+ hay DC10+ (các phần mềm của hãng Pinnacle cho phép thu thời lượng dài nhưng vẫn có giới hạn). Dẫu sao, thì chúng thường không thể lưu xuyên phân vùng đĩa cứng nếu máy có ổ cứng được chia ra thành nhiều phân vùng hay có nhiều đĩa cứng. Nếu một ổ chứa bị đầy thì chúng không thể tiếp tục bắt các hình nữa.

Bắt hình không giới hạn trên hệ thống quản lý tập tin NTFS của Windows có thể tạo một tập tin video thật dài, khi đó việc biên tập hay chuyển đổi sẽ khá đơn giản. Nhưng sự thật là vài dòng sản phẩm của Canopus như DVSTorm/DVRaptor/EZDV không thể làm được: chúng vẫn cứ giữ cấu trúc “1 tập tin quản lý + 1 hay nhiều tập tin dữ liệu” đã dùng trên hệ thống FAT32, điều này không cần thiết và đôi khi làm cho tập tin video được bắt vào không hoàn toàn chắc chắn ổn định.

Việc không thu hình liên tục không phải lúc nào cũng do hệ thống quản lý tập tin của M$ Winsows. Vài card như Dazzle DVCII, ngưng bắt hình ở vài thời điểm (55 phút với card Dazzle DVCII) mà chẳng có lý do nào ngoài lỗi của chính nó, bất chấp là dùng hệ thống tập tin nào. Một ví dụ khác là DC30+/DC50 v.v các card Miro: chúng bắt hình có giới hạn (giới hạn 4 hay 2 Gbyte một tập tin) dù trên NTFS bởi thiết kế phần mềm của chúng là vậy.

6.5 Difficulty to Display High-Quality Video on Host PC Screen

6.6 Compatibility with Host-Computer Hardware

6.7 Compatibility with Video Editing Software

7. Audio Capture (Thu âm)

Closing Words (Lời cuối )

Có vài phương pháp nén video khác như là Wavelet và Fractal, chúng cũng được sử dụng dù ít. Chúng ta dựa vào phương pháp nén video để bàn về card bắt hình video bởi nó là tính năng chính của card. Điều này cũng cho thấy không có card nào được gọi là tất cả trong một mà làm tốt được mọi thứ : biên tập, mã hóa, truyền tín hiệu, quan sát, v.v, bởi phần cứng Codec của card chỉ có thể nén được một định dạng. Dù có chíp xử lý được nhiều định dạng thì việc trang bị khó khăn và tài nguyên kỹ thuật giới hạn làm card chỉ có thể làm tốt công việc của nó trong một giới hạn nhất định.

Card bắt hình còn được bàn từ nhiều khía cạnh khác nhau. VD cách mà card được áp dụng trong một lĩnh vực, chúng ta cũng đã nhóm các card lại theo loại như M-JPEG và DV card, card mã hóa video như MPEG card, card truyền tính hiệu và card máy giám sát. Mỗi đề tài bàn đến có thể cho ra một bài viết về các card bắt hình khác. Hơn nữa, một ứng dụng cụ thể về card bắt hình, như là chi tiết về tạo ra đĩa phim VCD/DVD từ card bắt hình có thể làm chủ đề cho một bài viết khác. Cuối cùng, sự so sánh và phân tích về đặc điểm của các card thu hình có thể tạo thành vài bài viết. Không như các phần khác của PC, sự thành công của card bắt hình video liên quan đến thời gian sống của nó trên thị trường, tính bằng năm thay vì tháng hay tuần như các bộ phận khác của PC. Điều này làm động lực để đưa ra mục tiêu và việc kiểm tra phân tích các card bắt hình.

Het.

cuong2
07-07-2008, 15:31
Nút thanks ở đâu nhỉ? Bài này có thể lưu lại làm tài liệu tham khảo đấy, cảm ơn anh vibi!

canty
23-07-2008, 06:11
Thanks,mình đang tìm hiểu về cái nầy đây.Bài nầy rất hay.

pirate_patu
08-09-2008, 00:12
Manythanks! anh có bài viết rất hay đấy.

konica100
19-09-2008, 00:12
Hết sức bổ ích,nhiều khi những người làm edid fim chỉ làm theo thói quen và kinh nghiệm chứ ít khi tìm hiểu và cũng ít có bài nào giải thích giản lượt và khá tường tận như vậy.Cám ơn bạn rất nhiều.

vibi
16-11-2008, 00:45
Nguồn http://lurkertech.com/lg/fields/

By Chris Pirazzi. Many thanks to those who have provided valuable review and historical perspective, including Bob Williams, Bruce Busby, Scott Pritchett, and Paul Spencer.

Table of Contents

• Introduction
• What the Heck is a Field?
• Why Do I Care?
• You Mean It Matters for Output Too?

o Abrupt Vertical Transitions: One-Pixel-High Lines
o Abrupt Vertical Transitions: Two-Pixel-High Lines
o Flicker Filter
o Synthetic Imagery Must Also Consist of Fields
o Playing Back "Slow," or Synthesizing Dropped Fields
o Still Frames on Video Output
• How Do I Show Video on the Graphics Screen?
• It's Not Even That Simple

o The Reality of Cameras
o The Reality of Monitors
• Other Types of "Fields"

o "Segmented Field" Progressive Scan Systems
o Spook Video Systems
• How Do I Interleave My Fields?

o Two Ways to Interleave
o Which Way?
• Field Dominance

o Review: What is F1 and F2?
o What is Field Dominance?
o What Has Field Dominance and When?
o Who Has to Worry About Field Dominance?
o Why Is Field Dominance Selectable?
o Field Dominance and 3:2 Pulldown
• Fields, Dominance, and Timecode Signals
• More Fun With Fields: 3:2 Pulldown
• Thoroughly Ambiguous: Avoid The Terms "Even" and "Odd"

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Introduction- Giới thiệu

Hầu hết các hệ băng hình, video systems, được sử dụng trên thế giới hiện nay, gần như là tất cả định nghĩa về chuẩn băng hình, standard definition systems, (vd: chuẩn 480i (có NTSC), 576i (có PAL và SECCAM) và tất cả các biến thể của chúng) và rất nhiều định dạng HDTV mới (vd: 1080i trừ chuẩn 720p và 1080/24p) đều là dạng, interlaced, ảnh xen kẽ (hay interleaved hay field-based, dạng-trường) , không phải ở dạng frame-base, dạng-khung( hay progressive-scan, ảnh lật liên tục).

Có chút căn bản về định dạng phim dạng-trường, field, sẽ giúp ích cho bạn khi làm việc với phim ảnh trên máy tính. Cần có một chút “ý” để làm việc chính xác với phim ảnh dạng-trường trong các phần mềm, bởi cơ bản mà nói thì nó khác hoàn toàn với các dạng ảnh đồ họa. Bài này giải thích một số các khái niệm khác biệt cơ bản đó.

Để trình bày đơn giản, trong bài này dùng hệ thống 60M, tức là 60 trường trong một giây làm ví dụ (ví dụ: Hệ phổ biến ở Mỹ và Nhật là loại 60M = 60/1.001 trường trong một giây, nhân tiện nói rõ là chuẩn đó không phải là chuẩn 59.94). Nhưng mọi thứ chúng ta nói đến áp dụng nhiều hơn với loại 50 trường trong một giây, nó dùng ở Châu Âu và hầu hết các nơi còn lại trên thế giới.

Bài này dùng các thuật ngữ sau:

• Chúng ta sẽ dùng chữ video theo nghĩa tính hiệu truyền hình, được bắt bằng một máy quay TV, TV camera, rồi dựng bằng phần cứng hay phần mềm dựng phim và xuất ra cho màn hình tivi (màn hình xem phim, video monitor). Ta chỉ đề cập đến hệ thống phim ảnh dạng-trường, field-based, hay còn gọi interlaced hay interleaved (hình đan xen). Các máy tính hiện đại nhận/xuất tính hiệu phim, video, bằng một thiết bị phần cứng xử lý phim( video hardware) chuyên biệt, độc lập thiết bị xử lý đồ họa( graphics hardware), dùng các dây tín hiệu có đầu nối dùng trong video như đầu composite (dây AV), đầu component ( dây 3 đầu 3 màu), s-video, DV, SDI, HD-SDI,… . Trong hầu hết các trường hợp, các phần mềm nhận/xuất video bằng các hàm lập trình (API) đặc biệt, như Video for Windows, DirectShow, QuickTime,….

• Chúng ta sẽ dùng chữ đồ họa để ám chỉ hình ảnh xuất ra màn hình máy tính. Hình đồ họa được xử lý bởi thiết bị đồ họa, một loại thiết bị đầu-ra hay chỉ xuất mà thôi. Đầu cắm cho màn hình vi tính để xuất ảnh đồ họa là loại có nhiều chân. Điểm quan trọng của tính hiệu đồ họa là nó ở dạng-khung (frame-based), hay còn gọi là dạng-ảnh lật (progressive scan). Chương trình xuất tính hiệu đồ họa dùng các API như Win32, GDI, OpenGL, Direct3D, DirectDraw,….

Chính xác thì Trường, Field, là cái gì?

Chúng ta thích nghĩ về video như là một chuỗi các khung hình nối tiếp nhau. Mỗi khung là một hình hoàn chỉnh, ví dụ 640x480 điểm ảnh, mỗi hình được chụp ở một thời điểm nào đó, và chúng ta còn tin rằng là có 30 hình trong một giây. Khi phát video, chúng ta chỉ việc phát lần lượt hết hình này tới hình kia, cứ mỗi giây hết 30 hình. Đây chính là video dạng-khung (frame-base) hay dạng-lật hình(progressive scan).

Nhưng hỡi ôi, hầu hết các hệ băng hình, video system, đều ở dạng-trường (field-base hay interlaced hay interleaved, ảnh đan xen.)

Sơ sơ mà nói thì, ví dụ 30 hình trong một giây với kích thước mỗi hình là 640x480, thì đoạn video nếu tồn tại ở dạng-trường thì sẽ có 60 hình trong một giây, mỗi hình kích thước 640x240 (chính xác thì phải là 60M nhưng ta tạm bỏ qua cái chữ M lúc này cho dễ hiểu), và khi đó, mỗi hình thực ra chỉ là một nữa hình tạo bởi một nữa số hàng tạo nên một hình hoàn chỉnh. Các “hình phân nửa” này gọi là các trường. Trường đầu tiên lấy các hàng (cứ cho là hàng chẳn 0, 2, 4,…) từ trong tập hợp các hàng tạo nên một hình hoàn chỉnh, trường thứ hai tạo từ các hàng trong tập hợp còn lại (ta giả sử là 1, 3, 5,….).

Nhiều loại máy tính nghĩ tới trường như là một biện pháp kỳ hoặc, cắt các hình ra thành nhiều đường thẳng để đơn giản tiến trình lưu hình trong bộ nhớ của chúng. Thực ra trường còn có ý nghĩa nhiều hơn thế.

Còn tiếp...

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Một trường là một tập hợp dữ liệu hình ảnh được chụp ở cùng một thời điểm (Chắc không!?*). Trong một đoạn phim, hình ảnh của mỗi trường lưu giữ ở một thời khắc khác nhau, tùy thuộc vào tốc độ lưu tín hiệu của trường. Sự khác nhau là ở tất cả các trường, chứ không chỉ ở các khung hình khác nhau mới có trường hình ảnh khác nhau, chính điều này gây khó khăn khi phải làm việc với các trường.

Ta dùng một minh họa. Giả sử bạn có một chiếc máy quay có khả năng chụp 60 hình trong một giây. Bạn dùng nó để quay một quả bóng bay nhanh, ta xem ở mức độ trường hình ảnh. Sau đây là 10 hình liên tục đã được chụp:

http://img367.imageshack.us/img367/5386/h0160framesmp0.gif
H.1

Để thêm tính trực quan, ta giả bộ như là quả banh này đổi màu lúc di chuyển.

Mỗi hình cần 1/60 của giây để chụp, và đây là phần thứ 1/6 cuối cùng của đoạn phim đã quay.

Bây giờ giả bộ như bạn mới tậu được một cái máy quay NTSC mới cáo (máy quay DV, hay D1, hay US-standard 1080i HD) và “làm” một loạt ảnh về trái banh này. Chúng ta biết là phim hệ NTSC có 60 (chính xác là 60M) trường trong một giây, và vì thế bạn có thể cho là máy quay hệ này có thể ghi hình như kiểu suy nghĩ ở trên. Điều này sai. Mặc dù máy quay ghi 60 hình trên giây thiệt, nhưng mỗi hình chỉ là “nữa hình” hay nữa số dòng quét trong tổng số các dòng quét tạo nên một hình hoàn chỉnh tại một thời điểm, trông như sau:

http://img113.imageshack.us/img113/9927/h0260fieldsdn4.gif
H.2

Dữ liệu hình ảnh ghi lại bởi máy quay không giống như thế này:

http://img373.imageshack.us/img373/8334/h0330frameshn9.gif
H.3

Nó cũng không giống thế này:

http://img227.imageshack.us/img227/4109/h0460badfieldsrx5.gif
H.4

Thực sự thì,
• Các hình có số lẻ chứa một tập các dòng quét,
• các hình có số chẵn chứa tập còn lại của các dòng quét, và
• không có 2 hình được chụp cùng một thời điểm,

Ta lấy mấy hình đầu và phóng to ra để dễ thấy ( ta thêm đường căng chấm chấm màu xanh để quan sát các dòng quét của trường dễ hơn):

http://img385.imageshack.us/img385/5628/h05fieldblowupwp1.gif
H.5

Sự thật nghiệt ngã của video là ở bất kỳ đoạn phim nào, bạn đều mất đi một nữa thông tin của không gian chụp ở thời khắc đó trong một hình. Đó là nguyên do có lời nói “video không phải là các khung hình”. Việc có khái niệm về “các khung hình” trong máy tính là do mấy người chế ra máy tính muốn làm chúng ta khỏi phải khìn khìn khi đối mặt với chúng, nhưng tôi thì không chắc lắm…

Tại sao tôi lại quan tâm?

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Tại sao tôi lại quan tâm?

Tại sao nó lại là vấn đề khi viết phần mềm về video?

Giả sử bạn lấy một đoạn video đã được ghi hình trước đó (không nén hoặc nén dạng JPEG) rồi tách từng khung một trong đoạn đó ra. Một ảnh chụp yêu cầu cần có đầy đủ thông tin của không gian được chụp ở tại một thời điểm, mà dữ liệu trong đoạn phim của ta không đủ để tạo ra một ảnh chụp hoàn chỉnh. Điều mà phần mềm của ta cần làm là giải quyết vấn đề này , chọn 2 trường kế cận nhau để lấy ra tập các dòng quét cho việc tái tạo hình hoàn chỉnh. Kỹ thuật hay kiểu làm này có vấn đề hạn chế có thể thấy như hình sau:

http://img385.imageshack.us/img385/9201/h06tearinghr0.gif
H.6

Cho dù chọn bất kỳ cặp trường ảnh nào bạn cũng sẽ được kết quả trông rất gúm. Việc hư hình, artifact, hay xé hình (tearing ) hay nhiễu (fingering) này là kết quả của việc chồng 2 hình làm 1 mà chúng được chụp ở 2 thời điểm khác nhau, dù có chút xíu. Bạn sẽ không thấy được hình bị hư ở tốc độ lướt nhanh qua mắt của các trường, nhưng nếu chụp đứng hình lại, pause, thì sẽ rất dễ thấy điều này. Bạn cũng không thấy được nếu đối tượng được ghi hình không chuyển động giữa các trường.

Có một điều khác nữa với các nhiễu ảnh, fingering artifacts, này là nó thường bị bỏ quả ở các phần mềm- chúng là “ác mộng” cho hầu hết các trình nén ảnh. Tốt nhất là nên tránh các tạp nhiễu thế này bởi các trình nén ảnh sẽ phí nhiều công sức cho các tạp nhiễu rất nhiều trong khi phần ảnh tốt thì chỉ cần một ít công sức để nén mà thôi. Tùy vào kích thước và chất lượng ảnh mà bạn muốn, có thể bạn sẽ muốn đưa tất cả các trường vào chương trình nén ảnh bởi có thể tốt hơn là việc muốn có ảnh được nén ở tỉ lệ cao.

Có một cách khác để tái tạo 1 khung ảnh chụp, still-frame, là chọn một trong số các trường đang có rồi nhân đôi các đường kẻ ảnh của trường đó lên:

http://img385.imageshack.us/img385/8906/h07lowvresta1.gif
H.7

Cách làm này trông có vẻ tốt hơn một chút, nhưng rõ ràng là ta mất một phần thông tin về không gian được chụp ( ví dụ: sẽ xuất hiện nhiều răng cưa, hay ô vuông vuông). Nói rộng hơn, thì đây chính là cách nội suy các đường kẻ ảnh của một trường để có được các đường kẻ ảnh của một trường khác:

http://img385.imageshack.us/img385/5115/h08lowvresitz3.gif
H.8

Ngoài ra còn có nhiều điều rắc rối khó thấy hơn khi sử dụng kỹ thuật tái tạo ảnh chỉ dựa trên một trường mà ta sẽ thấy sau.

Có hằng hà phương pháp để giúp bạn có được một khung ảnh tĩnh, still frame, tốt, và thường chúng được bắt đầu với chữ “phương pháp khử-răng cưa” (de-interlacing methods). Một trong số cách đó là dùng dữ liệu từ cả 2 trường, chỗ mà không có sự chuyển động (như thế sẽ có độ phân giải không gian nhiều hơn), và nội suy hay nhân đôi các đường kẻ hình ở những chỗ có sự chuyển động ( như thế có độ phân giải về thời gian nhiều hơn). Còn có nhiều cách khác sử dụng nhiều hơn 2 trường để làm nguồn xử lý. Và bởi vì không có được đầy đủ thông tin về không gian đã được chụp trong một thời điểm, và vì thế sẽ không có một giải pháp nào gọi là hoàn hảo. Nhưng cũng còn tùy thuộc vào lý do bạn cần một ảnh tĩnh, still frame, mà sẽ có những cố gắng khác để đạt được mục đích.

You Mean It Matters for Output Too?

còn tiếp....

vibi
19-11-2008, 23:35
Ảnh hưởng việc Xuất hình hay không?

Tôi e là có. Màn hình loại CRT biểu diễn hình dạng-trường hay dạng xen kẽ, interlaced, chứ không phải phát một lúc cả khung hình lên màn ảnh. Trong khoảng thời gian chiếu một trường ( 1/60 giây hay 60M), tia catot của màn hình crt quét lên lớp phót pho tráng bên trong đèn hình làm sáng lên các đường kẻ hình của trường đó. Ở trường kế tiếp của trường vừa phát, ống CRT lại làm sáng các đường kẻ hình của trường này và cứ thế lặp lại cho các trường tiếp theo khác nữa. Ví dụ, ở tại một thời điểm, khi một điểm ảnh trên 1 đường kẻ hình của một trường được làm sáng, điểm ảnh (pixel) ngay trên và dưới nó đã sáng được 1/60 giây, và nó sẽ không được làm sáng trong thời gian 1/60 giây tiếp theo.

Màn hình LCD cũng thế: chúng chỉ làm tươi một nữa lượng điểm ảnh của màn hình trong khoảng thời gian biểu diễn một trường.

Nếu sự thật là vậy thì tại sao hình ảnh trên màn hình video không chớp chớp giật giật hay nhảy lên nhảy xuống mỗi khi có sự thay đổi trường biểu diễn?

Tính giữ sáng hay độ bền khi phát sáng của phốt pho chịu trách nhiệm một phần trong việc phát hình của màn hình CRT (hoặc tính chiếu sáng tiếp tục của điểm ảnh trong màn hình LCD cũng vậy), chúng giải thích được một phần của sự không chớp hình. Sau khi được chiếu sáng, đường kẻ hình của một trường bắt đầu mờ dần dần trên màn hình CRT (hay tắt dần các đèn trên màn hình LCD), nhưng chúng vẫn còn phát sáng trong khi các dòng kẻ hình của một trường khác đang được làm tươi. Ngoài ra thì khả năng tiếp nhận hình ảnh của chúng ta có giới hạn cũng giải thích được một phần của sự không chớp hình.

Tuy nhiên, chúng lại không phải là mấu chốt của vấn đề. Lý do mạnh nhất giải thích việc tại sao ta không thấy màn hình video chớp là bởi tính chất các hình được xen kẽ , interlaced, sẵn từ khi thu bằng camera.

Điều này rất quan trọng, bởi nếu là một người viết phần mềm về video, bạn cần nắm rõ đặc điểm này để khi tổng hợp hay số hóa, digitized, hình ảnh trên máy tính, bạn bắt buộc phải tạo một ảnh cũng phải có các đặc điểm này. Một ảnh mà trông có vẻ đẹp trên màn hình biểu diễn đồ họa loại không xen kẽ hình, non-interlaced, sẽ trông xấu quắc trên màn hình loại xen kẽ hình.

Giới hạn 1: Để hiểu hoàn chỉnh khi nào thì xảy ra giật hình và cách giải quyết, nó đòi hỏi việc phân tích cặn kẽ về tính chất của loại phốt pho đang được sử dụng trong một loại màn hình cụ thể (không chỉ về tính bền mà còn về kích thước, độ che phủ và khoảng cách,…), nó đòi hỏi phải có kiến thức về hệ thống trực quan nhân tạo, human visual system, và nó còn đòi hỏi việc phân tích cặn kẽ về nguồn video (ví dụ như độ bền, kích thước, các lớp phần tử CCD được dùng trong máy quay, khẩu độ máy quay,…). Bài này chỉ mô tả một cách tổng quát để hiểu về bản chất của vấn đề mà thôi.

Giới hạn 2: định nghĩa của chuẩn video analog (NTSC và PAL) thì ghi cả đống trang tài liệu về các “đặc điểm, features” (như giới hạn băng thông, …) những thứ có thể gây ra việc hư hình, artifact, lúc tạo ra sản phẩm video cuối cùng từ máy tính. Sự hư hình này nó rất nhiều điều để nói và vượt ra ngoài phạm vi tài liệu này, nhưng đáng để quan tâm kỹ hơn khi cần hiểu để tạo phần mềm chuyển đổi các thông tin dữ liệu ra thành tín hiệu video analog. Một ví dụ về nó là việc khử răng cưa, antialiasing (làm mờ, blurring) dữ liệu trong máy tính để tránh hiện tượng răng cưa khi chuyển video sang dạng analog.

Sau đây là một vài thứ quan trọng đáng để quan tâm khi chuyển dữ liệu thành video xuất ra ngoài:

Abrupt Vertical Transitions: One-Pixel-High Lines

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Trạng thái đổi bất thường theo chiều dọc: Đường thẳng độ dầy 1 điểm ảnh.

Trước hết, video chuẩn không có những thay đổi theo chiều dọc bất thường. Giả sử ta có một ảnh nền đen hoàn toàn chỉ có một đường ngang sáng ngay giữa, độ dầy là 1 điểm ảnh.

http://img352.imageshack.us/img352/5461/h09onepixpa7.gif
H.9

Bởi vì phần dữ liệu không được tô đen chỉ thuộc vào một hàng, do đó nó chỉ nằm trong một trường mà thôi. Màn hình chiếu video chỉ cập nhật hình ảnh đường thẳng này 30M lần trong một giây và bạn sẽ thấy nó chớp chớp khá rõ.

Bạn có thể tự mình trải nghiệm điều này nếu máy của bạn có thể xuất dữ liệu hình ảnh trên màn hình máy tính sang tivi thông thường. Hãy làm cho hình H.9 hiện trên màn hình tivi và tắt đi các chức năng “chống rung, flicker filter” trong phần thiết lập điều khiển của phần cứng cho phép xuất hình sang tivi đi.

Không nhất thiết phải cần đường thẳng dài thế mới thấy được hiệu ứng này, chỉ cần ký tự văn bản nào mỏng, và không có khử răng cưa , non-antialiased, cũng sẽ hiện ra hiện tượng chớp chớp khó chịu.

Video chuẩn càng có tính mờ dọc; ngay cả khi có sự chuyển đổi dọc rõ ràng (ví dụ phần dưới của đối tượng có cạnh thẳng), phương pháp phổ biến mà máy quay hay dùng để bắt hình sẽ gây mờ nhiều hơn một dòng mỗi khi có chuyển đổi. Điều này cũng rất cần lưu ý khi tổng hợp lại hình ảnh cho video.

Trạng thái đổi bất thường theo chiều dọc:: đường thẳng độ dầy 2 điểm ảnh.

Rất có thể bạn nghĩ là chỉ cần không tạo ra đường thẳng nào 1 điểm ảnh là giải quyết được vấn đề chớp hay rung ảnh. OK, ta đổi hình trên (H.9) thành hình H.10 này với đường thẳng dầy 2 điểm ảnh.

http://img352.imageshack.us/img352/3537/h10twopixlv8.gif
H.10

Vậy là đường này sẽ có dữ liệu nằm ở cả hai trường, vậy là một phần của đường thẳng sẽ được cập nhật cứ mỗi 1/60 của giây (60M). Nhưng, khi bạn nhìn lại hình này trên màn hình tivi ( nhớ bỏ bộ lọc chống rung “flicker filter” hình của trình điều khiển thiết bị đi), đường thẳng có vẻ thấy liên tục, nhưng trông như là nó nhảy lên nhảy xuống khi hàng trên và hàng dưới bắt đầu sáng rồi tắt dần.

Bộ chống Rung

Hai hiệu ứng này phụ thuộc nhiều vào màn hình trình chiếu và các thuộc tính của nó, và nhiều người cảm thấy không thoải mái với điều đó. Một giải pháp giải quyết phần nào là làm mờ bớt dữ liệu xuất ra. Bạn thử bật “bộ chống rung” lên ở hầu hết các card xuất video sẽ làm phần cứng sẽ lọc trước đường dọc ảnh màn hình. Cải tiến chống hiệu ứng rung này đáng quan tâm (nhưng không triệt để giải quyết vấn đề).

Không có một phương pháp nào có thể tạo ra video mà không bị rung, flicker-free. Hiểu càng nhiều về thiết bị xuất hình, và càng nhiều về khả năng nhận thức hình ảnh của con người khi nào thì thấy rung và khi nào thì không, bạn sẽ càng tạo ra hình ảnh đẹp hơn.

Hình ảnh tổng hợp bắt buộc phải bao gồm Trường.

Khi bạn chỉnh sửa dữ liệu video đã được số hóa hoặc tổng hợp dữ liệu video mới, sản phẩm phải bao gồm các trường có cùng các thuộc tính – thời gian lệch và khoảng cách hàng, temporally offset and spatially disjoint. Điều này trông có vẻ nhảm khi phải tốn tài nguyên hay công sức dựng hình, rendering resources, chỉ để loại bỏ những hàng không cần dùng trong mỗi trường.

Có thể bạn nghĩ rằng bạn có thể tổng hợp ra video dạng trường từ các video dạng-khung , frame-based, với 30M một giây bằng cách cắt mỗi khung làm 2 trường. Điều này sẽ không có tác dụng: Hình chuyển động trên màn hình tivi sẽ bị cà giật cà giật, lý do là 2 trường sẽ biểu diễn ở 2 thời điểm khác nhau, trong khi chúng lại có nguồn gốc từ một hình chụp ở một thời điểm.

...
còn tiếp

vibi
26-11-2008, 00:03
Nó có mối tương quan đúng và không đúng theo kiểu ghi hình của máy quay ta nói ở trên. Bạn nên tạo ra các trường có 60M sai biệt trong một giây, và có đặc điểm thời gian là duy nhất ở mỗi trường trông như hình H.11 sau:

http://img91.imageshack.us/img91/1758/h11160fieldsfs7.gifhttp://img91.imageshack.us/img91/6456/h11260fieldsarg6.gif
H.11

Bạn không nên tách các trường từ các khung được dựng sẵn mà chỉ có 30M sai biệt thời gian trong một giây:

http://img91.imageshack.us/img91/1417/h12160badfieldsag3.gifhttp://img91.imageshack.us/img91/7289/h12260badfieldsarx5.gif
H.12

Trình dựng hình, renderer, mà bạn tạo ra nên biết là nó phải tạo ra các trường có 60M sai biệt thời gian cho các hình trong một giây.

Chiếu phim “chậm” hay Rớt hình nhân tạo.

Có 2 động tác tương đối dễ làm với các dữ liệu hình dạng khung, frame-base, là chiếu chậm (chiếu một khung nhiều lần) hay xử lý việc mất mát hình bắt vào bằng cách nhân đôi hình trước đó lên. Hiện tại thì có khá nhiều cách phức tạp hơn để có thể cho ra hình đẹp trong các trường hợp này, và hầu như không quá khó khăn đối với dữ liệu dạng khung.

Khi hình là các trường, mọi thứ trở nên xấu xí. Giả sử bạn phát một đoạn phim, và nó bị mất một trường (vấn đề mà ta đang nói cũng đúng với trường hợp chiếu chậm). Bạn muốn tốc độ phát hình là không đổi, vì thế bạn sẽ phải đặt cái gì đó vào chỗ bị mất:

http://img91.imageshack.us/img91/8643/h13droppedfieldes6.gif
H.13

Bạn sẽ chọn trường nào đắp vào? Giả sử ta chọn trường trước nó, trường số 2:

http://img230.imageshack.us/img230/1111/h14droppedfieldtcdm1.gif
H.14

Bạn cũng có thể đúp trường 4 lên hoặc là nội suy ra một hình từ 2 và 4. Nhưng những phương pháp này đều đối mặt với một vấn đề lớn: dữ liệu của trường được tổng hợp là hình ảnh của một không gian chụp, spatial, khác không phải của trường bị mất. Nếu bạn xem thử kết quả, bạn sẽ thấy ngay là hình nó nhảy lên và xuống chỗ này. Bạn có thể coi nó như trường hợp phóng to ra của trường hợp đường thẳng độ dầy 2 điểm ảnh, pixel,: mắt của bạn nhận biết “chuyển động” dọc rất nhạy khi hình của đường thẳng trong một trường vẽ rồi, sau đó được vẽ lại ở trên hay dưới nó một lần nữa ở một trường khác. Ngay cả lúc quả bóng không chuyển động thì bạn vẫn nhận ra được đều này.

Bạn có thể sẽ giải quyết bằng cách lắp vào trường bị mất bằng một trường cuối cùng trước nó có cùng không gian chụp:

http://img230.imageshack.us/img230/5967/h15droppedfieldschp0.gif
H.15

Giờ thì bạn đối mặt với một vấn đề rõ hơn: Bạn chiếu lại hình mà tính ra sai về trình tự thời gian chụp, temporally. Quả bóng sẽ trông như bay tới rồi bay ngược về một chút, rồi lại bay tiếp. Rõ rành rành, kiểu làm này không hợp với video chuyển động. Nhưng với loại ít hoặc không chuyển động, nó sẽ làm việt khá tốt, và nó sẽ không làm hình ảnh nhích lên rồi lại nhích xuống như ở trên.

Hai phương thức mà ta đã áp dụng thử sẽ cho kết quả tốt hay không tùy thuộc vào nội dung của video. Với các video nội dung tổng quá có chuyển động thông thường, bạn sẽ chọn kỹ thuật đầu tiên “thời gian chính xác, temporally correct”. Còn với loại video ảnh tĩnh thì cách hai sẽ tốt hơn bởi nó có “không gian chính xác- spatially correct”.

Tương tự đối với vụ chống rung, de-interlacing, có hàng tấn cách để nội suy trường mất từ nhiều trường khác. Ví dụ, bạn nội suy trường 2 và 4 rồi nội suy kết quả để đoán ra nội dung của các đường kẻ hình của trường khác. Tuy trường hợp mà phương pháp áp dụng sẽ cho ra hiệu quả tốt hay không tốt.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Xuất hình tĩnh trên video

Ở điểm này thì có lẻ là bạn sẽ nghĩ vấn đề xuất ra ảnh tĩnh tốt từ nguồn là video thì cũng tương tự như là xuất video thông thường. Giả sử bạn đã bắt vào máy một đoạn video và bạn chụp đứng hình lại, pause, ở chỗ nào đó. Thế lúc đó bạn, người điều khiển video, hay phần cứng xử lý video sẽ phải tiếp tục xuất các trường video ra trong khi chuỗi dữ liệu hình ảnh đã ngưng lại, và xuất thì xuất trường nào trong chuỗi video?

Nếu bạn chọn giải pháp “chính xác thời gian” và lập lại 1 trường liên tục (bạn sẽ mắc phải hiệu ứng “đường thẳng 2 điểm ảnh” ở trên), và lúc đó bạn sẽ có được một ảnh có độ phân giải theo chiều dọc kém. Và còn gặp vấn đề khác nữa là: ngay lúc chụp đứng hình, hình trông như nhích lên nhích xuống, bởi mắt bạn sẽ nhìn thấy hình của các đường thẳng của 1 trường được vẽ rồi, vẽ lại ở vị trí cao hơn hay thấp hơn ở một trường khác. Tùy vào loại màn hình và các đặc điểm kỹ thuật, hình chụp đứng tại chỗ sẽ nhảy lên xuống liên tục, hoặc chỉ gặp phải lúc bắt đầu và lúc ngưng làm đứng hình.

Nếu bạn lựa chọn giải pháp “chính xác về không gian” và cho lặp lại một cặp trường, và nếu chỗ bị chụp đứng hình là đoạn có chuyển động, bạn sẽ thấy chuyển động cứ chạy tới rồi lui lại, 60M lần trên giây. Cái này thì làm nhức mắt lắm à.

Dĩ nhiên là còn có nhiều giải pháp phức tạp khác để xử lý ảnh sao cho xuất ra một hình tĩnh đẹp từ video. Ví dụ, nội suy các hàng hình ảnh từ một trường để tạo nên trường khác dùng trong chiếu phim chậm_ slow motion, chụp đứng hình_ pause, và tốc độ phát biến đổi_ vari-speed.

Làm sao để xem video trên màn hình đồ họa?

Và đây là mặt khác của vấn đề mà ta vẫn chưa đề cập đến: giả sử bạn có vài đoạn video trong máy, bạn muốn chiếu nó lên màn hình đồ họa (ví dụ như là một ứng dụng chạy trên desktop đang chiếu trên màn hình dạng khung hay dạng lật hình _ progressive-scan của máy tính). Có thể là một màn hình xem trước kết quả nằm trong một cửa sổ nhỏ của ứng dụng thực hiện động tác bắt , capture, video vào máy.

Cách đơn giản nhất có lẻ là dùng video dạng xen kẽ hay video dạng trường, chiếu lại trên màn hình đồ họa nhưng ở tốc độ 30M trên giây (dùng các hàm glDrawPixels() nếu dùng bộ lệnh OpenGL, DirectDraw blit,…).

Cách này sài cũng được, nhưng kết quả thì kh6ng giống trên màn hình tivi. Màn hình tivi hay video là loại dòng quét. Tia sáng quét toàn màn hình mỗi lần, 60M/s một trường. Màn hình đồ họa loại lật hình, progressive scan. Nó quét cả màn hình cùng một lúc, làm sáng tất cả các hàng của một hình, thường có tốc độ là 50, 60, 72 hay 76 lần trên giây. Bởi màn hình vi tính hay màn hình đồ họa được thiết kế với độ làm tươi hình cao nên lớp phốt pho của nó cũng có độ bền sáng ít hơn là màn hình video hay tivi thông thường.

Nếu bạn xem chiếu chậm trên màn hình video CRT, bạn sẽ thấy 2 phần nền lặp lại 30M lần trên giây: Đầu tiên là bạn thấy các hàng của một trường sáng lên trong khi trường khác mờ dần đi, và ở phần thứ 60M của giây khác bạn lại thấy các trường khác sáng lên trong khi trường đầu tiên mờ dần đi, trông như minh họa sau:

http://img230.imageshack.us/img230/8338/h161interlacedfadelj9.gifhttp://img230.imageshack.us/img230/2302/h162interlacedfadeafi8.gif
H.16

Nếu bạn xem chiếu chậm trên màn hình CRT đồ họa ở tốc độ 60M Hz, và phần mềm chiếu sử dụng kỹ thuật lật hình, frame-base, bạn sẽ thấy nền cả màn hình lặp lại 60M trên giây. Toàn bộ hình một hình của video cùng sáng và cùng mờ dần đi, như sau:

http://img230.imageshack.us/img230/428/h171progressivecheatrs4.gifhttp://img230.imageshack.us/img230/2679/h172progressivecheataud6.gif
H.17

Sự khác biệt khi xem chậm có thể nhìn thấy rõ khi xem ở tốc độ thường, full-rate, (chú ý là hình minh họa chuyển động chỉ cho thấy tương đối sự thật bạn có thể thấy mà thôi). Vài ứng dụng yêu cầu xem trước, preview, video trên màn hình đồ họa sao cho càng giống màn hình tivi càng tốt, đặc biệt là hiệu ứng giật bằng cách dùng các trường không chính xác. Trên thị trường, nhiều khách hàng không thích mua thêm một màn hình tivi để kiểm chứng xem hình video ra có như ý hay không.

Làm cho video chiếu trên màn hình đồ họa giống như chiếu trên màn hình video thông thường không phải dễ. Nhất là phải làm cho phần cứng hay phần mềm giả lập tính năng phát sáng các điểm ảnh theo cách của màn hình tivi thường trên màn hình đồ họa.

Các giải pháp hiện có cho vấn đề này:

• Nhiều card màn hình đồ họa vi tính có 1 “tính năng” đó là nó cho phép bạn đưa video trực tiếp ra màn hình đồ họa. Dù nguồn video là trực tiếp nhận vào qua cổng nhận tín hiệu video có trên máy tính, hay là sản phẩm tính toán của bộ giải mã video cứng, hardware (như là JPEG, DV, MPEG), hay mềm, software xử lý từ các tập tin phim ảnh hay từ kênh truyền hình internet, dù là trường hợp nào thì dữ liệu cũng vẫn là dữ liệu video, nghĩa là chúng có các trường, kh6ng phải các khung hình. Card xử lý đồ họa chiệu trách nhiệm chuyển đổi các dữ liệu dạng-trường sang dạng-khung để xem trên màn hình máy tính. Một điều khó khăn khác nữa là màn hình vi tính có thể có tốc độ chiếu hình không phải là 60M (hoặc dù là 60M đi nữa thì cũng không ăn khớp với 60M của nguồn video), vì vậy mà card xử lý đồ họa có thể phải xử lý việc này bằng cách rớt , drop, nhân đôi, duplicate, hoặc nội suy , interpolate các trường.

Vậy các card đồ họa “chuyển đổi” dữ liệu video như thế nào? Tùy loại, nhưng thường thì ảnh chiếu trên màn hình vi tính chứa dữ liệu của ảnh lấy từ trường gốc. Còn các hàng của các trường khác thì để màu đen, hoặc nội suy từ trường gốc, hay trường trước đó, hay cách nội suy nào khác phù hợp tình huống. Các lựa chọn này làm cho kết quả video trên màn hình vi tính có thể không đẹp bằng trên màn hình tivi thường. Bạn có sử dụng lý thuyết dòng màu đen nếu tính bền sáng của màn hình vi tính gần bằng màn hình tivi thường. Bạn có thể dùng lý thuất nội suy tính hiệu hoặc sử dụng trường trước đó nếu tính bền màn hình máy tính không bằng của tivi.

Ngày nay thì hầu như mọi card xử lý đồ họa của máy tính đều có “tính năng” đẩy video ra màn hình máy tính, dù nó không có cổng nhận video vào, bởi vì nó dùng phần mềm chơi DVD để “tăng tốc, accelerate” xử lý.

Nếu để ý thì bạn sẽ thấy những thứ tôi đề cập nó có sự gắn kết chặt chẽ với phần cứng. Điều này gây ra hạn chế, bởi nếu viết phần mềm thì cần dùng các hàm API đặc biệt để khai thác các tính năng của phần cứng, và chúng thường làm ta lãng phí thời giờ gian và công sức viết phần mềm cho nhiều phần cứng khác nhau.

Thêm một điều hạn chế của “tính năng” đưa video ra màn hình vi tính, là nhiều thiết bị, dữ liệu về điểm ảnh video rất khó xử lý việc nhiều cửa sổ chồng lên nhau, ở gốc độ là một người phát triển phần mềm.

Tính năng “cứng” đẩy video ra màn hình máy tính là giải pháp cho video màn hình quan sát và xem DVD, nhưng nó là nỗi đau khi viết ứng dụng chỉnh sửa video.

• Một minh họa về phần cứng có được hỗ trợ về hình xen kẽ vẽ bằng tập lệnh OpenGL.

http://img222.imageshack.us/img222/7762/h18interlaceextensionvh7.gif
H.18

Đâu có việc gì dễ dàng.

Bài này cố thức tỉnh bạn khỏi cái giả định hay làm là nghĩ một khung hình tạo từ một cặp trường, việc sai biệt thời gian, temporal, giữa các trường là minh chứng rõ ràng nhất. Ta hãy nói về sự sai biệt thời gian của trường video trong thực tế chi tiết hơn một chút.

Sự thật về máy quay

Giờ thì bạn đã biết, nếu dùng máy quay để ghi hình thì các trường có thời gian khác nhau và duy nhất. Một điều còn sót mà ta vẫn chưa xử lý đến hiện giờ là: Thế các hàng của cùng một trường thì tạo ra như thế nào? Liệu chúng được tạo cùng một thời điểm? Và liệu dữ liệu trên cùng một hàng nữa, chúng được tạo cùng một lúc?

còn tiếp...

hanhdung
05-12-2008, 17:33
Tỉ mỷ chính xác từ gốc đến ngọn theo phong cách tư liệu nước ngoài. Mong rằng những bài như thế này tồn tại trên diển đàn thật lâu để nhiều người cùng học hỏi, Cám ơn bạn đã chia sẻ

Vĩnh Thắng
08-12-2008, 08:04
Ôi trời! Bài viết này quá ấn tượng!

manhtuana5
11-12-2008, 09:23
Em chỉ có thể nói lên 1 từ:"tuyệt vời quá...".Đây là 1 bài viết khá hay và bổ ích.Em phải cop về ngay mới đc.

vibi
13-12-2008, 23:59
Câu trả lời là còn tùy loại máy quay. Máy đời mới dùng các mảng CCD, bắt ánh sáng bằng các mảng cảm ứng điện tử, số lượng phần tử bắt sáng của máy quay đủ nhiều để tạo ra một trường video cùng một lúc. Do đó mà các điểm ảnh của một trường được tạo ra cùng một thời khắc.

Máy quay cũ hơn, tube-based, dạng-ống ghi lại hình ảnh bằng một cách tương tự như kiểu tivi phát hình ảnh, dùng dòng quét để lưu ánh sáng trong ống kính. Vì thế mà trường tạo bởi loại máy quay này có dữ liệu của nó có sự khác nhau về thời gian ghi hình. Thay vì ghi hình nhanh như ở H.19:

http://img222.imageshack.us/img222/6716/h1960fieldswj8.gif
H.19

Ống kính máy quay đời cũ sẽ ghi hình giống như sau:

http://img222.imageshack.us/img222/3849/h20tubefc1.gif
H.20

Máy quay dạng ống này đã là lịch sử, chúng bị thay thế bởi loại máy quay dùng CCD ngày nay. Nhưng cũng có khi bạn, lập trình viên, sẽ được yêu cầu viết phần mềm để làm việc với loại dữ liệu tạo từ máy quay kiểu này.

Sự thật về màn hình

Đối với màn hình cũng tương tự. Màn hình dùng mảng điện tử để biểu diễn trường (loại LCD), các điểm ảnh xuất hiện cùng lúc, còn loại màn hình dạng ống (loại CRT) quét một tia điện tử khắp màn hình. Loại màn hình dạng ống này cũng dần được thay thế bởi LCD.

Sự khác biệt này càng có vai trò quan trọng khi ta muốn dùng máy quay, quay lại hay chụp một hình trên một màn hình máy tính.

Tuy nhiên, hiệu ứng rung hình có ở video dạng xen kẽ chỉ xuất hiện cục bộ (như là thứ tự tạo ra các mẫu dữ liệu trên các đường hình ảnh của trường), và bởi vì sự sai lệch về thời gian của các mẫu ánh sáng trên một đường hình ảnh là rất nhỏ so với thời gian tạo cả trường, và vì thế không cần phải tính đến sự khác biệt này.

Các loại “Trường” khác.

Hệ ảnh lật “Phân trường”

Hệ thống video hiện giờ, như là 480i (vd NTSC), 576i (vd: PAL va SECAM), và 1080i HDTV đều là loại video dạng trường, fiel-base: máy quay nào sử dụng hệ thống này sẽ chỉ ghi lại một nữa số dòng của một ảnh, rồi vào khoảnh khắc của một trường khác sau đó, nó lại ghi lại các hàng khác của hình. Kết cục thì các trường có tính chất “đoạn lệch thời gian”. Nếu mà bạn có khả năng nhìn thấy tín hiệu điện chạy trên cáp video thì bạn cũng sẽ thấy được mỗi lần truyền là dữ liệu của một trường.

Còn các hệ video khác, như là 720p và 1080/24p là hệ ảnh lật, progressive-scan. Máy quay hệ này sẽ lấy mẫu tất cả các đường của một hình cùng một lúc. Nếu nhìn vào dữ liệu chạy trên cáp sẽ thấy nó đi mỗi lần một cụm dữ liệu của cả hình, chứ hong có chia đoạn, segmented, thành 2 trường.

Hơn thế nữa.

Còn có một lớp thứ 3 được gọi là hệ thống “phân trường_ segmented field”, như là hệ 1080pSF/24. Các hệ thống này thực sự là loại lật hình, progressive scan, bởi vì hình của 1 khung chụp tại một thời khác, nhưng dữ liệu của khung hình khi truyền trên dây cáp video, dữ liệu của khung hình lại bị phân đoạn ra thành 2 trường. Một tay mơ không biết gì về điện sẽ bị đánh lừa rằng đó là dữ liệu có sự khác nhau về thời điểm tạo nên hình.

Tại sao người ta chế ra cái hệ thống này để làm gì? Tương thích! Trước khi có HDTV, thời điểm mà một cái màn hình giá độ 100.000$ USD, người ta cố gắn tận dụng lại phần cứng có sẵn để đỡ “hao” (ví dụ: bộ chuyển mạch tín hiệu video, VTRs, …) khi dùng với máy quay lật ảnh, progressive-scan, đời mới bằng cách đánh lừa các thiết bị rằng nó đang làm việc với hệ thống cũ.

Mấy loại hệ thống tạp này có lẽ sẽ theo cùng cát bụi. Nhưng biết đâu, là một lập trình viên, vào một ngày đẹp trời nào đó bạn nhận được một yêu cầu làm việc với các loại tín hiệu “vô danh” thế này.

Các hệ thống video quái quỷ

Để cho đầy đủ, chúng ta cũng nên biết thêm về vài loại hệ thống video mà định dạng tín hiệu của chúng hết sức tối nghĩa thuộc loại video dạng trường, field-base. Nhưng trường của chúng định nghĩa khác trường mà ta đã biết ở trên.

Ví dụ, giả sử thứ tự tín hiệu trường tạm gọi là “hàng trường” với mỗi trường là dữ liệu của một vector màu (ví dụ như là trường đỏ, trường xanh lá, trường xanh dương) và các trường này có hoặc không độ lệch về thời gian so với nhau.

Cơ bản mà nói, nếu bạn cho là tay nào chế ra loại tín hiệu này là một thằng quỷ có thể là đúng. Các loại tín hiệu này vượt khỏi phạm vi tài liệu này, nên miễn bàn.


còn tiếp...

vibi
24-12-2008, 18:51
Tạo trường nhân tạo như thế nào?

Tiến trình kết hợp các đường hình ảnh của hai trường lại để tạo ra một hình hoàn chỉnh theo trình tự nhất định, gọi là “kết, interlacing (trong lĩnh vực điện tử)hay interleaving (trong lĩnh vực phần mềm)”.

Giả sử bạn có sẵn 2 trường video, và giờ bạn muốn kết các hàng của chúng lại với nhau để tạo ra một bức hình biểu diễn lên màn hình video. Bạn phải tự hình dung ra xem các hàng có trong bộ nhớ là hàng nào của trường nào và thứ tự đan xen của chúng theo trật tự ra sao?!

Bất kỳ lúc nào làm việc với dữ liệu dạng trường bạn đều phải tự hỏi mình như vậy.

Hai cách kết các trường.

Ở góc độ phần mềm, có 2 cách kết các trường lại: Kiếu 1 (case 1) và Kiểu 2 (case 2):

http://img222.imageshack.us/img222/6452/h21fieldcombosxc0.gif
H.21

Theo hình minh họa thì 1 trường vẽ bằng màu xanh và 1 trường khác màu hồng. Mỗi dòng kẻ đại diện cho một hàng dữ liệu hình ảnh của trường video. Cột n đánh số thứ tự của mỗi hàng từ 0 tới n hàng.

Cột 1a và 2a : Cho biết đó là các hàng của trường ở trạng thái chưa kết. Chúng ta giả định là thứ tự các hàng hình ảnh cũng là thứ tự mà chúng được tạo ra. Cột T là thời gian của hàng. Chú ý giá trị cột T (Temporal) từ 0 tới 4, nó cho thấy thứ tự thời gian của các hàng trong trường, và mối liên hệ thời gian giữa các trường với nhau.

Cột 1b và 2b: Biểu diễn các hàng đã đan xen nhau theo trật tự tạo nên 1 hình hoàn chỉnh. Giá trị cột S (spatial) biểu diễn thứ tự khoản không gian (mà dữ liệu trên mỗi hàng của trường có thể biểu diễn sao cho khi kết hợp với các hình ảnh từ các hàng khác thì )tái tạo được không gian đã chụp. S=0 là hàng trên cùng của màn hình video, S=1 là hàng tiếp theo hàng 0, rồi lặp lại tới S=n.

Giờ thì bạn có thể biết được các hàng kết/chưa kết theo kiểu nào, bằng cách nhìn vào cột S 1a/2a, hoặc T cột 1b/2b.

“Kết” kiểu nào?

Trước hết. Làm sao bạn biết được mình đang có dữ liệu là ở trường hợp nào, kiểu 1 hay kiểu 2?

Dùng một bit chỉ thị….

Nếu có cơ hội làm việc với các thiết bị hay các thư viện lập trình được thiết kế tốt, tài liệu của chúng sẽ cho bạn biết. Ví dụ, Nếu bạn làm việc với dữ đã xã nén từ các tập tin QuickTime, bạn có thể xem phần mở rộng tên ImageDescription (do tôi thiết kế cho Apple) để biết.

Nếu tài liệu không đề cập đến thì người ta hay có xu hướng dùng phương pháp thử sai từng trường hợp. Cách làm này chỉ đúng khi hệ video(ví dụ hệ 480i NTSC hay 576i PAL), phần cứng video, trình điều khiển_ driver, thư viện phần mềm và hệ điều hành không không có sự biến đổi. Tôi biết là có nhiều người phí thời giờ sửa tới sửa lui chương trình của họ viết mà không hề biết tại sao “hướng trường, field sense” cứ xoay vòng vòng.

Nhưng thực sự thì cũng không quá khó để kiểm tra xem việc gì đang xảy ra, để có thể điều chỉnh chương trình mà bạn dựa vào thực hiện việc kết, interleave, các trường chính xác.

Bằng 2 bước:

- Trước tiên, coi tài liệu hệ video mà phần mềm của bạn sẽ hỗ trợ (ví dụ 480i NTSC hay 576i PAL) nó nói việc các đường hình ảnh của các trường sẽ kết với nhau như thế nào từ hướng tiếp cận cách đánh các số thứ tự của hàng hình ảnh trong hệ video đó. Có nghĩa là tìm hiểu cách đan xen trường ở mức tín hiệu điện, không phụ thuộc bất kỳ phần cứng thu hay phát hình nào cả.

Tài liệu phía sau nói về vụ này, và nó cũng không quá khó để có thể hiểu lắm đâu:

Programmer's Guide to Video Systems
(http://lurkertech.com/lg/video-systems/)

- Bước thứ 2 là nghiên cứu thư viện lập trình bạn đang làm việc coi chúng bắt các hàng video đưa vào bộ nhớ, hoặc phát lại từ bộ nhớ như thế nào. Có thể không tìm thấy trong sách hướng dẫn sử dụng, nhưng chuyên viên kỹ thuật của thiết bị mà bạn sử dụng sẽ trả lời cho bạn rất dễ dàng, bởi việc đánh số hàng video là một phần trong bảng chi tiết kỹ thuật của thiết bị.

Một khi đã biết được thiết bị bắt hình video, capture video device, bắt đầu ở hàng thứ 283, bạn tiến hành tra cứu tài liệu về hệ thống video, bạn sẽ thấy là các trường video bạn đang có được kết với nhau theo trường hợp 2, case 2, ở trên.

Field Dominance - Trường Chủ.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Một điều khác hay bị hiểu nhằm trong khi nó lại rất quan trọng trong video là chữ Trường Chủ, field dominace.

Trường chủ liên quan đến việc truyền dữ liệu, khung hình bao bắt buộc phải được nhận dạng và để dành riêng. Ví dụ:

• Chỉnh sửa trên hệ thống VTR hay ứng dụng dưng hình không phân hàng/phi tuyến, non-linear.
• GPI/VLAN/LTC/mã giây kích hoạt việc bắt đầu thu hình, timcode-triggered c, hoặc kích hoạt việc trình chiếu, play back.
• Làm khung đệm mang thông tin giúp vào việc kết, interlacing, hoặc rã hàng , de-interlacing, hình ảnh.

Trường chủ có thể là “F1 Chủ” hay “F2 Chủ” ("Field1 Dominant" or "Field2 Dominant."). Nó xác định việc hình thành nên một “khung, frame”.

Xem lại: F1 và F2 là con vật gì?

F1 và F2 là các tên đặt cho mỗi trường trong hệ phim ảnh nền tảng trường, field-base. Theo giải thích ngay trong tài liệu này (http://lurkertech.com/lg/video-systems/#f1f2) về các hệ video thì, F1 và F2 là đặc điểm tín hiệu điện từ của video. Đặc biệt:

• Nếu bạn có thiết bị phù hợp, như bộ oscilliscope hay bộ phân tích luận lý, logic analyzer, thì hoàn toàn có thể nhận biết được trường F1 và F2 bằng mắt một cách rất dễ dàng.

Vậy Trường Chủ dùng để làm gì?

Trường chủ sẽ giúp xác định cách mà một cặp trường kết lại để tái tạo một khung hình.

Với loại “F1 Chủ”, một “khung” có trường F1 làm chủ thì theo sau nó sẽ là trường F2. Đây là giao thức được đề nghị sử dụng làm đặc điểm kỹ thuật của video trong công nghiệp.

Còn loại “F2 Chủ”, một “khung” có trường F2 làm chủ được theo sau bởi trường F1. Đây là giao thức được sử dụng bởi nhiều nhà sản xuất ở Manhattan và nhiều chỗ khác, chỉ áp dụng với định dạng 480i. Các nhà sản xuất này nhiều đủ để bạn sẽ có cơ hội được họ nhờ về chơi với loại thiết bị “F2 Chủ” này.

Những trường hợp nào cần nhận biết một khung hình biên, hay khung hình bao, ta sẽ gọi tắt là khung bao, frame boundaries, và ý nghĩa của trường chủ trong các trường hợp đó?

• Các máy VTR đời cũ, và hầu hết các phần mềm dựng video chỉ làm việc tốt nhất trên từng khung hình, không có cái gì khác tốt hơn thế. Bộ VTR mới nhất có thể chỉnh sửa trên các trường bao, field boundaries, nhưng có thể (hầu hết là như vậy) cấu hình chỉ chỉnh sửa trên khung bao.

• Thu hay phát hình video trên máy tính, khi phát một tín hiệu như GPI hay mã giây, timecode, bắt buộc phải khởi đầu trên 1 khung bao, frame boundary.

• Phần mềm thường buộc phải kết 2 trường có nguồn gốc từ cùng một khung hình để tạo lại một bức hình (ví dụ: ãnh tĩnh, still frame).

• Khi phần mềm rã hình, de-interleave, từ một hình, frame-size picture, thành 2 trường, theo lý thuyết, là thuộc một khung hình, frame.

Trong phần kế tiếp, chúng ta sẽ xem coi trường chủ xuất hiện ở những đâu, bắt đầu ở chỗ nào, cái gì phải quan tâm đến nó và tại sao nó lại tồn tại.

Trường chủ có ở đâu và khi nào?

Nguyên nhân và tác động của trường chủ thường gây nhầm lẫn. Cứ nghĩ rằng trường chủ là một thuộc tính của nguyên liệu video mỗi khi nó cần để kết hợp cùng các thành phần nguyên liệu video khác lúc chỉnh sửa hay tái tạo khung hình trong máy tính. Khi một nguyên liệu video có được một vị thế chủ đặc biệt, nó mọi tính toán còn lại đều dựa vào nó.

Nói theo cách khác,

• Nguyên liệu video được sinh ra khi các trường video chạy ra khỏi máy quay, hay một bộ sinh tín hiệu video. Theo quan điểm này thì không cần đến khung bao, frame boundary, làm gì bởi nó không có trường ưu tiên.

http://img222.imageshack.us/img222/6423/h22xb3.gif
H.22

Giả sử vào một lúc nào đó, bạn cắt một khúc nguyên liệu video có sẵn, pre-existing material, ra và chỉnh sửa hay sang ra băng khác. Và giả sử nguyên liệu video có sẵn này không có trường chủ (ví dụ, nó được quay toàn là màu đen). Giả sử tiếp là bộ VTR của bạn vẫn làm việc trên các khung hình như hầu hết các bộ VTR vẫn làm, bạn phải thực hiện 1 sự lựa chọn: Bạn sẽ tạo nguyên liệu mới bằng cách cắt từ nguyên liệu có sẵn này và ghi vào băng bắt đầu từ trường F1 hay trường F2?

http://img222.imageshack.us/img222/2921/h23ht5.gif
H.23

Một khi bạn đưa ra lựa chọn một cái làm ưu tiên, nguyên liệu video trên băng mới sẽ có một trường chủ. Tất cả mọi hành động, từ lúc này, chỉnh sửa lên nguyên liệu mới này đều bắt đầu với cùng một loại trường.

Để thấy được tại sao lại thế, ta hãy làm một ví dụ là đang chỉnh sửa lên các nguyên liệu A, B và C với F1 làm chủ như sau:

http://img65.imageshack.us/img65/8170/h24cu1.gif
H.24

Bây giờ giả sử ta lại chỉnh sửa một nguyên liệu D để thay thế cho B mà lại bắt đầu từ F2 làm chủ:

http://img65.imageshack.us/img65/689/h25ql5.gif
H.25

Chúng ta vừa tạo ra một tình huống điều chỉnh nguyên liệu gây khó chịu bởi 1 trường của nguyên liệu B vẫn tồn tại. Trường chủ chính là giao thức hay phương thức yêu cầu bắt buộc mà các kỹ sư về video đưa ra để tránh điều này.

Giả sử bạn chuyển qua lại 2 miếng nguyên liệu mà chúng không hề có trường chủ bằng một bộ chuyển mạch video. Bộ chuyển mạch phải đưa ra quyết định dựa trên trường biên, field boundary, để quyết định thời điểm thực hiện động tác chuyển; ta nói nó đã gán một trường chủ vào nguyên liệu mà nó đang xuất ra.

Vào một lúc nào đó bạn đưa các nguyên liệu vào máy tính trong khi chúng không có trường chủ mà phải nhóm lại cứ 2 trường để tạo một khung. Ví dụ, bạn bắt , capture, các khung hình loại DVC (DV) hoặc loại khung hình không nén. Bạn phải đưa ra lựa chọn: Đặt thiết bị/thư viện của bạn với F1 chủ để nó sẽ cứ nhóm trường F2 theo sau trường F1 thành một khung:

http://img65.imageshack.us/img65/5166/h26mj0.gif
H.26

Hay ngược lại cho trường F2 làm chủ, và nhóm F1 theo sau nó tạo thành một khung:

http://img148.imageshack.us/img148/8505/h27vm5.gif
H.27

Một khi bạn thực hiện sự lựa chọn, ta nói bạn đã đưa ra đường bao, boundary, trên nguyên liệu có thể chỉnh sửa được. Bạn đã đặt trường chủ lên trên nguyên liệu.

Ngay cả đối với thiết bị/thư viện lập trình cho phép bắt các trường độc lập (ví dụ các trường M-JPEG ), hành động của chúng cũng có thể bị tác động bởi sự thiết lập trường ưu tiên. Ví dụ, hình đưa vào thiết bị/thư viện đầu tiên lúc bắt hình sẽ làm trường ưu tiên.

Giả sử bạn có các trường video từ nguồn khác nguồn thu vào từ thiết bị video ( ví dụ: do bạn tổng hợp ra từ phần mềm chẳng hạn). Bạn vẫn phải đưa ra lựa chọn trường nào làm chủ nếu có ý định chuyển chúng sang các định dạng video thông dụng, như là QuickTime hay AVI. Bởi vì các thư viện này sẽ nhóm các trường của bạn thành các khung hình và bởi vì các lệnh chỉnh sửa của chúng cũng chỉ làm việc trên các khung bao, frame boundary.

Ai phải quan tâm đến trường ưu tiên?

Một khi nguyên liệu đã có trường ưu tiên, tất cả mọi hành động sau đó của thiết bị sẽ chỉnh sửa trên nguyên liệu này buộc phải dùng cùng một trường chủ, để tránh việc tạo ra nữa khung hình, half-frame, như trường hợp nguyên liệu D ở trên. Điều này có nghĩa là bạn cần:

• Có cách chỉnh tính ưu tiên trên bộ VTR, bộ chuyển mạch video, các thiết bị thu hình (vd: DVC/1394/Firewire, đầu thu composite,...), và thư viện lưu trữ hình ảnh của máy tính (vd: QuickTime, DirectShow), hoặc

• Đọc xem tài liệu của các loại thiết bị và thư viện mà bạn dùng coi coi chúng dùng trường nào làm chủ.

Sau đây là các tùy chọn mà các bộ VTR và mạch chuyển đời mới gợi ý:

Rất nhiều thiết bị nhập/xuất video dùng trường F1 chủ, nghĩa là:

• Khi bắt đầu thu hình, trường đầu tiên sẽ là trường F1.
• Khi xuất các trường, trường đầu tiên chạy ra là trường F1.
• Nếu thiết bị video cung cấp mốc-giây, timestamps, các khung hình bắt đầu chạy vào, đó sẽ mốc-giây của trường F1.
• Nếu thiết bị video hỗ trợ việc kích hoạt từ xa (ví dụ như GPI, mã giây, timecode) việc nhập xuất, việc chuyển dữ liệu sẽ bắt đầu từ trường F1 sau khi tín hiệu kích hoạt phát ra.

Một vài thiết bị cao cấp cho phép điều chỉnh được trường chủ F1 hay F2.

Nhiều thư viện lập trình/định dạng tập tin lưu trữ, như là QuickTime và AVI khi dùng kết hợp với một định dạng dữ liệu nào đó, chúng hay mặc định dùng F1 chủ, bởi vì chúng được ghi-chết, hard-code, về không gian/thời gian, spatial/temporal, của mối quan hệ giữa các hàng của trường F1 và F2 (ví dụ: trường hợp 1 hoặc 2, case 1 or case 2, ở trên) cho một khả năng với mỗi hệ video. Điều này có thể xem là một đặc điểm hay một lỗi :) .

Vài loại định dạng tập tin/thư viện lưu trữ khác cho phép bạn tự đặt chủ, mặc dù đôi khi có vẻ như chủ đó không liên quan gì với trường chủ cho lắm. Ví dụ:

• Định dạng QuickTime có tạo một phần mở rộng gọi là ImageDescription dành cho video M-JPEG, nó sẽ cho bạn biết trường nào của khung JPEG nằm “trên”. Mặc dù phần mở rộng này được tạo với mục đích dùng cho hiều hệ video khác (như 480i NTSC hay 576i PAL), nó còn mở ra hướng điều khiển cả các trường chủ khác nhau của một hệ. Bởi vì các trường bắt buộc lưu trữ trong tập tin theo một trật tự thời gian, temporal, nhất định, do đó mà cả trường F1 và F2 đều có thể làm trường đầu tiên, dẫn đến một điều là hàng trên cùng của một khung hình có thể là khoảnh khắc đã chụp, temporally, đầu tiên hoặc thứ hai, xem trong biểu đồ trường 480i của chúng ta.

• Khi chuẩn video Y’CbCr không nén, uncompressed Y’CbCr, ra đời, chúng ta có được một chuẩn mực để đo lường, và lúc đó tôi đã giúp Apple thiết kế vài phần mở rộng Mô tả ảnh, ImageDescription cho phép nhận biết được sự phát ra của các trường, chuẩn sử dụng, và trường chủ.

Vài thư viện/định dạng tập tin lưu trữ cao cấp hơn cho phép lưu các trường độc lập, không xác định chủ, dominance-agnostic (mặc dù nguyên liệu có thể vẫn có một chủ bởi phần xuất hiện đầu tiên lúc dựng).

Các thiết bị không dựng hình như là màn hình video, màn hình phân tích sóng điện, bộ vectorscope, không quan tâm tới trường chủ.

Chỉnh trường nào làm chủ để làm gì?

Bạn có thể hỏi: “Thế tại sao các nhà công nghiệp không chọn đại một trường F1 hay F2 làm chủ duy nhất mà thôi, để chúng ta phải mất công lựa chọn?”

À, chào mừng đến với môn nghệ thuật thứ 7! Nơi mà sự ngẫu hứng được ưu tiên, nên các anh kỹ sư video cũng tha hồ quyết định. Vài anh kỹ sư cho là F1 nên làm trường chủ, bởi số 1 thì đi trước số 2. Rồi chút nữa chúng ta sẽ thấy, mã giây, timecode, LTC và VITC được định nghĩa với dạng hh:mm:ss:ff theo loại F1, làm điều này thêm rối rắm.

Vài anh kỹ sư khác lại quyết định trường chủ phải là trường có hàng trên cùng của một hình ( điều này đến phiên nó thì còn phụ thuộc vào cách mà các trường lấy mẫu hình ảnh thế nào). Và trong vài trường hợp, điều này rơi vào trường F2.

Vậy ai là người đầu tiên đưa ra quyết định trường chủ? Năm 1962 bởi Ampex VR1000B 2-inch quad video, người ta dựa vào nó để “phát triển” băng từ có vạch, track, điều khiển nhìn thấy được bằng cách dùng hóa chất và rồi chia nhỏ băng ở các dấu đó bằng một cái lưỡi lam, cứ 1/30 của giây đặt một dấu ngay khi bắt đầu trường F2. Cái này có rất xa trước thời mã giây, timecode, định dạng loại LTC hay VITC. Vậy là F2 làm chủ lại có vẻ hợp lý bởi nó ra đời trước.

Bạn có thể hỏi thêm: “Thế ngày nay sao người ta còn chưa chọn ra một cái để làm chủ thôi?”. Lịch sử. Chúng ta không thể rũ sạch “quá khứ” mà không tránh khỏi tốn kém, mất mát. Đành phải tạo ra những thiết bị mới với tùy chọn linh hoạt để dùng lại những thứ đã có từ những năm 60.

Thêm một đặc điểm kỳ cục nữa của băng hình tuần tự, analog, nó làm cho vấn đề trường chủ trở nên nhỏ bé hơn: khung màu. Dựng trên bộ VTR đời cũ mà nếu không tính đến việc có 2 khung bao (NTSC) hay 4 khung bao (PAL) phù hợp với tín hiệu màu tuần tự đi theo, analog signal’s color, sẽ tạo ra hình ảnh với màu không ổn định, xấu xí. Từ đó, người ta bắt đầu bận rộn với việc lo lắng coi họ đang dựng trên băng hình có loại 2 hay 4 khung bao hơn là việc quan tâm họ có loại trường nào làm chủ.

Các thiết bị kỹ thuật số đời mới và các phần mềm ứng dụng dựng không chia hàng/phi tuyến/non-linear cũng không có nhiều cơ hội thoát khỏi vòng lẩn quẩn: chúng có khả năng dựng trên trường bao, field boundary, và chúng không có rắc rối khung màu. Nhiều xưởng làm phiêm có thể sẽ bắt đầu dựng trên các trường bao, field boundary, và vấn đề về trường chủ cuối cùng cũng sẽ chết đi. Các nhà biên tập sẽ vẫn phải quản lý sự xen kẽ giữa các loại trường bởi vì các trường vẫn có tính sai biệt về không gian.

Trường chủ và sự kéo dãn tỉ lệ 3:2

Vấn đề về trường chủ càng trở nên rắc rối với việc kéo dãn tỉ lệ 3:2, một phương pháp chuyển video 24 hình/s sang loại 30 hình/s (hay 60 trường/s ) của chuẩn video 480i, có mô tả ở dưới.

Bất kể việc chọn trường nào làm chủ thì phim tạo ra từ quá trình kéo dãn 3:2 có thể có những khung hình mà các trường của chúng có nguồn gốc từ các khung hình khác nào đó của film, thậm chí còn có thể khác cả về cảnh của phim. Vào một lúc nào đó, nguyên liệu chẳng có trường nào chủ cả, mà là một đoạn có 1 trường được lặp lại 10 lần. Và nếu nguyên liệu video tạo từ việc kéo dãn tỉ lệ 3:2 mà khi chỉnh sửa lại không chú ý đến đoạn hình bị kéo dãn đó, hậu quả có thể tạo ra đoạn phim mà không thể đoán được đâu là biên giới của các trường, field boundaries. Vấn đề này chủ yếu là do người dùng quen với việc phim có 24 hình/s, và luôn muốn có được các khung hình tĩnh F1/F2 ở bất kỳ chỗ nào họ dừng hình lại. Đĩa phim CAV có một “cờ trắng” dọc theo mỗi cặp F1/F2 mà có những thay đổi về cảnh, nhằm giúp đầu băng không dừng ngay chỗ đó.

Trường, Chủ và Các tín hiệu mã giây (Timecode)

Trên dây dẫn hay trên băng từ thì tín hiệu mã giây (timecode) như là các loại LTC và VTIC có mô tả ở mục Timecode (http://lurkertech.com/lg/timecode/). Phần này liên kết phần mã giây với các định nghĩa ở trên.

Một mã LTC là một khung hình. The mô tả kỹ thuật trong ANSI/SMPTE 12M-1986 thì bắt đầu của mã LTC luôn đi đồng thời với hàng đầu tiên của trường F1, bất kể trường chủ của nguyên liệu video là gì.

Một mã VITC (có định nghĩa luôn trong 12M) gắn với mỗi trường video. Mã VITC có một cái gọi là “Mặt nạ trường, Field Mark” cho biết đó là trường F1 hay F2. Mã VITC có dạng hh:mm:ss:ff luôn tăng theo thứ tự F2 tới F1, bất kể trường chủ của nguyên liệu video là cái nào.

Nếu nguyên liệu của bạn có F1 chủ, khi đó cả LTC và VITC luôn hành động như bạn mong muốn:

http://img148.imageshack.us/img148/8759/h28be1.gif
H.28

Nhưng nếu nguyên liệu có F2 chủ, thì LTC và VITC so le từ điểm bạn bắt đầu điều chỉnh:

http://img148.imageshack.us/img148/7317/h29mr5.gif
H.29

Điều này dẫn đến việc một khung hình có nguyên liệu F2 chủ mang đến 2 loại mã giây, timecode, khác nhau.

Điều thú vị với tỉ lệ kéo dãn 3:2

Kéo dãn 3:2 là phương pháp chuyển đổi dạng film từ 24 hình/s thành loại 60 trường/giây (chính xác là loại 60M, nhưng có sự khác biệt giữa 60 và 60/1.001 vốn được xử lý theo một kiểu khác). Nó không áp dụng với loại 50 trường/s. Phương pháp này là cứ lặp mỗi 4 khung phim và 5 khung video (bảng minh họa sau với F1 chủ)

http://img148.imageshack.us/img148/2664/h30xj9.gif
H.30

Bảng này cho ta thấy tấm phim nào được dùng theo thứ tự để tạo ra trường video. Kết quả là có nhiều trường video trùng lặp hay có cùng một nguồn. Người ta thích gắn vào chuỗi video những thông tin cho biết là trường nào thì dư thừa, để khi làm việc với các dữ liệu này thì trình nén hay bộ xử lý video bỏ qua khỏi phải phí sức làm việc trên chúng.

Dân gian thì cứ đồn rằng việc có cái tên kéo dãn 3:2 là do chuỗi các trường nhận được chứa cứ một đoạn 3 trường rồi tới 2 trường. Hoặc cho rằng có lẽ nó được gọi như thế bởi nó có 3 trong số 5 khung video không kết thúc đồng thời với đầu của một khung phim còn 2 cái thì phải.

Tránh nhầm lẫn: Tránh dùng từ “Chẳn” và “Lẻ”.

Bởi các từ này rất mơ hồ và có nhiều nghĩa. Nên tránh dùng chúng hoặc khi dùng thì phải ghi chú rõ ràng.

“Chẳn và Lẻ” có thể nói rằng các hàng của 1 trường đang hoạt động có số lượng chẵn hoặc lẻ. Trường hợp này thì người ta cần chỉ rõ ra là các hàng được đánh số như thế nào (bắt đầu từ 0 hay từ 1), và người ta cũng phải cho biết hàng nào của tín hiệu video là đang hoạt động, active, toàn là những thứ mà không phải lúc nào cũng hình dung ra nổi.

“Chẳn và Lẻ” cũng có thể nói về số 1 hoặc 2 trong F1 và F2, một khái niệm hoàn toàn khác, chỉ đôi khi là đúng với điều nói ở trên. Có lẽ là định nghĩa này được phổ biến nhiều hơn.

Hết.

phandiem666
08-05-2009, 09:48
bài viết hay quá.anh ơi card của em là Pinacle, em mua bên kia về. anh có thể nói chi tiết về nó đc k, trong bài anh post k thấy nói về loại này. chân thành cảm ơn anh

Co Loa
08-05-2009, 16:16
>anh ơi card của em là Pinacle

loại gì?

>anh có thể nói chi tiết về nó đc k

Cần gì phải viết vào trang hãng sx là có chi tiết hết

>em mua bên kia về

Thời đại toàn cầu hóa làm gì có bên kia, chỉ có cõi âm mới gọi như thế.

vibi
09-05-2009, 01:17
Lời nói đầu. Chẳng hỉu sao học hoài vẫn thấy dốt. Tiếng Anh tiếng em học có 3 chữ, có nhiều chữ gặp hoài mà vẫn không hiểu. Dịch thì em dịch bài đại thôi. Bác nào đọc được tài liệu gốc mà còn rãnh ngồi đọc bài dịch của em nữa mà phát hiện được lỗi thì xin chỉ ra dùm. Cám ơn nhìu nhìu ;)

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Có 3 loại định dạng băng hình có cùng họ và hay được gọi chung với cái tên định dạng DV : miniDV, DVCAM, và DVCPRO. Cả 3 dùng cùng một phương pháp nén gọi là DV25 ( hay thường gọi là DV nén). Cùng một nguồn dữ liệu được thu vào, mỗi định dạng sẽ quyết định cách dữ liệu được ghi lên băng vật lý như thế nào hay cuốn băng nào. Phim nén bằng phương pháp DV25 không nhất thiết phải chứa trong cuốn băng; mà có thể là các tập tin nằm trong máy tính đã được nén với định dạng DV.

Ghi chú: có nhầm lẫn khi nhiều người cho là MiniDV chính là định dạng DV, trong khi một số khác lại dùng chữ DV để gọi chung cho cả 3 định dạng ( có vài sự không tương thích nhau giữa các định dạng).

Đặc điểm của DV25

Như đã nói ở trên, DV25 là bộ mã dùng để nén hình ảnh và ghi vào trong các băng MiniDV, DVCAM, DVCPRO. Việc nén xảy ra khi tín hiệu được ghi lên băng từ. Người ta hay thích gọi là “DV không nén”, đây là một sự nhầm lẫn. DV luôn luôn được nén; chỉ là nén rất ít mà thôi. Không có cách nào lưu vào băng DV mà lại mang được các thông tin không nén bằng định dạng DV25. “DV không nén” chính xác là không có quá trình nén nào khác được thực hiện trong suốt quá trình bắt hình. Có một thuật ngữ khác chính xác hơn được dùng là “DV gốc” , “rawDV”.

DV25 Compresssion Specs

Tỉ lệ nén: 5:1 đây là tỉ lệ nén cao so với video analog (3:1 hay 2:1) sử dụng Motion-JPEG để tao ra chất lượng chấp nhận được. Chất lượng nén với tỉ lệ 5:1 của DV25 có thể so sánh ngang với Motion-JPEG ở tỉ lệ 3:1. Tỉ lệ này đã được cố định.

Tốc độ dữ liệu (Data Rate): 25 Mbps. Đây chính là lý do có tên gọi DV25. Tốc độ dữ liệu này cũng được cố định làm một hằng số. Không có sự khác biệt đối với một đoạn phim có nhiều chuyển động hay chỉ có một màu đen ngòm, nó luôn luôn là 25Mbps. Điều này có thể không hiệu quả cho lắm, và cũng có thể đoán biết được dung lượng của một đoạn phim sẽ chiếm bao nhiêu khoảng trống của đĩa cứng. Sau đây là vài tính toán nhỏ để hình dung (kích thước có tính gần đúng)

1 Second = 3.5 MB
1 Minute = 215 MB
4 Minutes, 40 Seconds = 1 GB
1 Hour = 13 GB

Phương pháp nén: DV25 sử dụng phương pháp Intraframe Discrete Cosine Transform( DCT) . Tương tự như MPEG, nhưng nó chỉ tạo ra khung hình I-Frames hoàn chỉnh, có nghĩa là không sử dụng P-frames, predicted frames. Việc nén thực hiện trên một khung hình, thông tin không được sử dụng lại ở bất kỳ khung hình nào khác, do đó mỗi khung hình là một đơn vị độc lập, tự định nghĩa. Phương pháp này không hiệu quả như các phương pháp khác ,tỉ dụ MPEG có dùng P-frames _ khung sai hình so với khung hình trước đó. Khi chỉnh sửa hay dựng, ta chỉ có thể dựng trên các I-frame, việc chỉ sử dụng các I-frame cũng có nghĩa cho phép bạn có thể chỉnh sửa trên bất kỳ khung hình nào.

Lấy mẫu màu, Color Sampling: 4:1:1 (NTSC) đây là tỉ lệ giữa tốc độ lấy mẫu mức độ sáng với tốc độ lấy mẫu màu. Hầu như tất cả các định dạng kỹ thuật số lấy mẫu mức độ sáng ở tốc độ 13.5MHz. (chính là số "4" trong dãy số trên). Nếu một định dạng có dãy số 4:4:4 thì nó có nghĩa là màu sắc cũng được lấy mẫu ở cùng một tốc độ với mức độ sáng của đối tượng. Nhưng rất ít dùng. 4:2:2 thường dùng cho các định dạng thu băng cao cấp, cho ra ảnh với màu sắc tuyệt hảo. DV25 dùng 4:1:1, có nghĩa là lấy 4 mẫu sáng mới thu 1 mẫu màu. Dù vậy, ảnh cho ra vẫn đẹp (đẹp hơn bất kỳ định dạng anlog nào). Chỉ gặp chút khó khăn khi làm đồ họa và các hiệu ứng đặc biệt yêu cầu màu cao hơn (vd, rất khó để dùng DV với các khóa màu chroma)

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Các định dạng DV

MiniDV: Hay gọi là “DV phổ thông” hay chỉ « DV » . Băng MiniDV dùng rộng rãi nhất, tương thích nhất, chơi được trên bất kỳ máy DV nào ( bao gồm cả DVCAM và DVCPRO), rất nhiều thiết bị loại MiniDV có thể chơi được cả 3 định dạng. Lưu ý cái tên MiniDV, nó ám chỉ là loại băng DV nhỏ. Lưu ý là Sony thì làm ra băng DV hay ghi lên băng chữ DVCAM còn Panasonic thì hay ghi là DVCPRO, nó giúp cho ta biết được nên dùng băng với thiết bị ghi lên băng dùng định dạng nào thì phù hợp nhất. Nếu băng của Sony ghi là DVCAM được ghi bởi một máy MiniDV camera, dữ liệu DV trên băng sẽ ghi ở định dạng MiniDV.

DVCAM: phát triển bởi Sony. Dùng cùng phương pháp DV25 như là MiniDV, do đó chất lương chúng như nhau, nhưng băng nó có tốc độ nhanh hơn và rãnh thu dữ liệu rộng hơn. Điều này có nghĩa là dữ liệu được ghi vào một vùng rộng hơn, giảm bớt việc rớt hình ( rớt hình là sự mất chi tiết của ảnh trong lúc ghi xuống băng ). Điều này làm cho DVCAM ổn định hơn và là định dạng đáng tin cậy cho việc sản xuất đòi hỏi đặc tính cao cấp. Với lại, bàn dựng MiniDV, nếu dùng bộ analog sẽ không thể dựng chính xác từng khung hình, nhưng với DVCAM thì có thể. Điều này cũng sẽ là một lựa chọn tốt cho phòng dựng nào muốn dùng DV vào hệ thống có sẵn của họ, nhưng nếu dựng với Firewire thì việc này không quan trọng lắm. DVCAM chỉ có thể thu bởi thiết bị DVCAM (làm bởi Sony), nhưng có thể chơi được (play back) trên hầu hết các thiết bị MiniDV và DVCPRO khác.

DVCPRO: là sản phẩm của Panasonic. DVCPRO có rãnh thu hình thậm chí còn rộng hơn cả DVCAM ( 18 microns) và sử dụng metal-particle làm chất liệu chứa hình ảnh (khác với MiniDV và DVCAM dùng loại metal-evaporated trên băng) để có thời gian lưu trữ lâu hơn. DVCPRO chủ yếu nhắm vào thị phần tin tức truyền hình, và đã có được sự thành công nhất định. Với các nhà biên tập thì nó ít được dùng hơn, bởi sự quyết định về việc không dùng Firewire trên các thiết bị DVCPRO, mặc dùng ngày nay các thiết bị loại này đã được trang bị Firewire.

Tham khảo thêm các thông tin kỹ thuật của DV trên trang web được viết bởi Adam Wilt (http://www.adamwilt.com/DV.html).

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

What is HDV?

http://www.videomaker.com/article/10618/

Kyle Cassidy
December 2004

Kể từ cuộc cách mạng truyền hình năm 1950, thì năm 2006 đánh dấu năm kỹ thuật số của Mỹ. Trong năm này, với chính sách ủng hộ của chính quyền, truyền hình kỹ thuật số (DTV) và HDTV (high definition – truyền hình độ nét cao) trở thành hiện thực. Dĩ nhiên, người Mỹ cần đến vài năm để thay thế các máy tivi của họ sang các màn hình rộng độ nét cao, khi mà chúng đã rẻ hơn.

Một khi nhà nhà người Mỹ đã có thiết bị HD, họ bắt đầu đòi hỏi đến chất lượng. Nhiều mạng truyền hình lớn và vài chi nhánh của PBS cũng có cung cấp truyền hình HD theo yêu cầu. Tuy nhiên, thiết bị tạo HD chuyên nghiệp giá hàng ngàn đô, khá đắt với nhiều nhà làm phim của Mỹ.

Vào tháng 9 năm 2003, Cannon, Sharp, Sony và JVC công bố một hợp tác về việc tạo chuẩn HDV ( High Definition Video), truyền hình độ nét cao gia đình. HDV cho phép hình ảnh lưu trữ được trên băng DV thông dụng hay băng MiniDV. JVC cho ra đời 2 máy quay mới, Sony cho ra đời 3 dòng máy mới và rất nhiều giải pháp dựng hình được giới thiệu ra thị trường, với giá cả khá hợp lý với các nhà làm phim.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

How does it work?

HDV chứa hình độ nét cao tỉ lệ 16:9 trên băng DV, hỗ trợ cả 2 định dạng 720p và 1080i (NTSC và PAL), dùng thuật toán nén hình MPEG-2 ở tốc độ truyền tín hiệu là 19Mbps và 25Mbps, tương đương tốc độ truyền tín hiệu của DV thường (25Mbps). Audio thì được nén đến 75% dùng MPEG-1 Layer 3 (MP3).


Too good to be true?

Nó thực sự tốt như quảng cáo? À, một vài chỗ. Hình ảnh truyền qua FireWire dùng MPEG-2-TS ( hay “Transport Stream” – truyền chuỗi. Đây là định dạng nén, không tương thích với hầu hết các chương trình dựng DV. MPEG nén 1 loạt các khung hình (GOP hay group of pictures hay 1 cụm hình) vào 1 chuỗi để truyền đi. Nó lấy các hình giống nhau giữa các khung (như là hình 1 có bầu trời màu xanh, ở khung thứ 2 nó màu gì?!) và nén chúng lại, MPEG giúp tiết kiệm một lượng lớn không gian lưu trữ. Điều này cũng có nghĩa là việc dựng chính xác trên từng khung hình sẽ gặp khó khăn. Máy tính bắt buộc phải xã nén mỗi cụm hình ra sau đó sẽ nén lại, cho dù chỉ là việc xem trước trên đoạn dựng, timeline. Nhớ là MPEG là thuật toán nén mất thông tin, do đó, bạn không thể nào chỉ đơn giản nén nó rồi xã nén nó ra mà còn nguyên. Việc dựng, render, nhiều lần trên phim sẽ để lại dấu tích việc nén, kết quả là càng lúc hình càng xuống nước. MPEG cũng gói chung (như là mux hay trộn) âm thành vào chuỗi ảnh nén. Tất cả điều này có nghĩa là việc biên tập với các công cụ truyền thống sẽ gặp khó khăn.

Digital TV Formats, a Primer

Độ phân giải của tivi quyết định độ nén của hình. Độ phân giải càng cao cang thấy được nhiều chi tiết. Với SD (standard definition, độ nét chuẩn) khung hình NTSC (bạn xem hàng ngày , ở Mỹ) có 525 hàng tạo nên hình ảnh, được chia ra thành 2 trường. Trường đầu tiên tạo bởi 1 nữa số hàng (lẻ) và trường 2 tạo bởi các hàng còn lại (hàng chẳn). Nó chính là lý do chúng ta gọi là interlaced video, video xen kẽ.

Trong 525 hàng này thì chỉ có thực sự 480 hàng là hiện trên màn hình (các hàng khác dùng để đồng bộ tín hiệu, các thông tin khóa đầu và một vài chỉ là tín hiệu trắng). Độ phân giải ngang chính là số điểm, dot, trên 1 hàng. Độ phân giải hình của tivi quyết định “vòng quay, circle rule” hay số chấm điểm lớn nhất trong một vòng biểu diễn trên màn hình tivi. Với tivi loại 4:3, 1 vòng sẽ biểu diễn được 75% của màn hình. Với định dạng 16:9 HDTV, 1 vòng chỉ biểu diễn được nữa màn hình. Có các cách tính ra “vòng quay” biểu diễn khác nhau tùy loại, với NTSC có độ phân giải khoảng 330 hàng. Với băng VHS có 240 hàng hình ảnh. DVD có 480 hàng hình ảnh, chúng là độ phân giải cao nhất mà một tivi thường có thể biểu diễn. Tivi HD thì lại khác, có thể biểu diễn 1080 hàng, gấp đôi tivi thường và 3 lần so với sóng truyền hình.

More on Interlacing

Kỹ thuật đã phát triển rất xa so với chuẩn NTSC 50 tuổi vẫn đang dùng ngày nay. Với kỹ thuật ngày nay, hoàn toàn có thể biểu diễn tất cả thông tin trong 1 khung hình trong 1 thời điểm, thay vì chỉ nữa hình trong 1 thời điểm (interlaced). Cái này gọi là lật hình , progressive scan, và nó cho ra hình ảnh bén hơn là hình loại đan xen hình, interlaced scan.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Interlaced, đang xen và Progressive, lật hình, phân biệt bằng ký tự thường “i” hay “p”, khi bạn thấy một mô tả về định dạng, như là 720p nghĩa là nó có “720 hàng trong một hình dùng cho kiểu lật hình”.

Định dạng HD bao gồm 5 loại:
• 480i: chuẩn truyền hình số thường. Độ phân giải 704x480 với 30 fps hay 60 trường trong 1 giây, loại đan xen.
• 480p: Phiên bản lật hình của chuẩn hình số thường.
• 720p: Ảnh rộng loại lật, có độ phân giải 720 hàng. Kích thước 1280x720 với 30 hay 60 fps.
• 1080i: Ảnh rộng loại đan xen. Độ phân giải 1920x1080, 30 fps hay 60 trường / s.
• 1080p: The Holy Grail of High Definition. Độ phân giải 1920x1080, 30 hay 24 (điện ảnh) fps, loại lật, thường thấy ở máy tính và hiện tại Window Media Player 9 có hỗ trợ.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

What Exists now?

Một ý tưởng hay chỉ thực sự hay khi được ủng hộ. Ta xem sơ qua vài cái camera, trình biên tập và kỹ thuật phát hình mà bạn có thể mua ngày nay.

Cameras

Trong tháng 9 / 2003, Cannon, Sony, Sharp và JVC đề có sản phẩm hỗ trợ HDV. JVC cho ra một cặp, chuyên nghiệp có JY-HD10U và dân dụng có GR-HD1.

Sony thì có 1 anh hỗn hợp cho cả 2 đối tượng, cái HDR-FX1, với mô đen prosumer 3-CCD giá chừng 3.700$. Với 3 dòng máy quay trên thị trường, có vẻ như là nền công nghiệp sản xuất máy quay quan tâm đến định dạng mới này.

Editing

Có vài hệ thống hỗ trợ dựng HDV. Trên Mac thì có Final Cut Pro HD, nhưng không hỗ trợ dựng HDV. FCP HD có thử bắt hình, dựng và xuất ra DVCPro, HD, DV và SD nhưng không có HDV. Cần tìm giải pháp thứ 3 trong thời gian sau.

Trên Windows, CineForm có bộ 3 dựng HDV, Prospect, Aspect và Connect. Cả 3 đều tập trung vào bộ codec làm việc chuyển HDV MPEG sang Windows AVI để cho nhiều trình biên tập video khác làm. Sau khi qua tay của CineForm, dữ liệu video to lên gấp 4 lần so với gốc, nhưng cho phép người dùng sử dụng những công cụ quen thuộc để làm. CineForm cũng có 1 mở rộng, plug-in, cho các ứng dụng đặc biệt (ví dụ Premiere) , cho phép xem trước thời gian thực.

Ulead thì có 1 cái plugin giá 299$ dùng cho MediaStudio Pro 7, cho phép đưa vào HDV. Thay vì chuyển sang một định dạng khác giống kiểu làm của CineForm, Ulead giữ luôn định dạng MPEG. Điều này cũng hay, nhưng cũng có nghĩa là làm cho trình biên tập gặp khó khăn nhiều hơn.

Turnkey HD Systems

Nó 1 số turnkey vendors đề nghị giải pháp về HD. DV411 (www.dv411.com) cung cấp 1 hệ thống hoàn chỉnh về HDV bao gồm cả máy quay, máy dựng và thiệt hại chỉ là 7.000$. Các thứ đi theo như ProEdit eX P4 Workstation, 1 cái JVC JY-HD10U camera, Ulead Studio Quartet bao gồm plugin HD và bộ DVD hướng dẫn về HDV. Boxx Technologies ( www.boxxtech.com) có nhiều hệ thống chủ chốt được xây dựng dựa trên máy tính của họ, JVC camera, Adobe Premiere và Cineform software. Chúng ta hy vọng ngày có nhiều nhà cung cấp chủ chốt tạo ra các gói sản phẩm theo mong muốn của người dùng.

How Do I Get HDV to Play on My HDTV?

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Bạn có 1 máy quay HDV và một máy biên tập được HDV, bạn định làm 1 bộ phim HDV tuyệt hảo. Thế làm xong thì xem trên HDTV thế nào? Bạn có thể phát trực tiếp lại từ máy quay (dĩ nhiên) hoặc bạn có thể chơi từ bạn dựng D-VHS (Digital VHS) (dĩ nhiên là của JVC). Bạn cũng có thể xem trực tiếp trên máy tính bàn hay laptop kết hợp với một máy chiếu chất lượng cao để xem trên tường nhà. Phổ biến nhất vẫn là tạo 1 cái DVD, nhưng, như bạn đã biết ở phần nói về độ phân giải của DVD thì không như HD, bạn sẽ bỏ phí mất ít chất lượng và kích thước khung hình.

Conclusion

HDV đã chứng tỏ được vị trí của nó, rất hứa hẹn cả ở phần sản xuất, phần dựng và khi xem lại. Phần còn lại là chờ lịch sử chứng minh. Trong cuộc đua các định dạng, thường có các định dạng đối thủ và hiện tại thì HDV vẫn chưa có đối thủ, nhưng cuộc chơi cũng chỉ mới bắt đầu.

Kyle Cassidy is a video artist and freelance writer who lives in Philadelphia with his cats Milla and Tatiana.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

HDV Editing..... A Different Take

http://blogs.adobe.com/davtechtable/2007/10/hdv_editing_a_different_take.html

From the Beginning:

Tôi có may mắn làm việc với HDV từ những ngày đầu. Sử dụng plugin của hãng thứ 3, chúng tôi thực sự có những hỗ trợ từ trước thời Premiere (6.5) với codec tuyệt như CineForm Aspect HD (vẫn là phần mềm được yêu thích của người dùng Windows) và sau đó là MainConcept’s MPEGPro và NEW MPEGProHD.

Intermediate vs Native:

Với xuất hiện của Premiere Pro 1.51, chúng tôi được cung cấp cả codec Cineform HDV và có vinh dự là những người đầu tiên dùng HDV cũng như tha hồ hỏi về dựng HDV nguyên bản (ở dạng m2t). Có thể tự tin mà nói thì các khách hàng không hẳn đã theo kiệp kỹ thuật MPEG2 của HDV và biết về việc dựng trên nguyên bản bằng việc sử dụng thuật nén Long GOP. Việc dụng HDV m2t nguyên bản (Native HDV m2t editting) thử nghiệm rất tốt với quy trình dự video tiêu chuẩn. Nó bao gồm việc bắt hình HDV qua Firewire và Premiere tự động chỉ mục, index, cho tập tin nội dung hỗ trợ việc biên tập các thông tin loại MPEG2. Tùy vào sức mạnh của máy tính bạn có, việc dựng HDV m2t nguyên bản cũng có giới hạn, thấy rõ khi bạn có 1 đoạn dựng, timeline, với vài lớp video và các hiệu ứng. Dùng trong lúc xem trước, preview, trông có vẻ ổn và công việc biên tập diễn ra bình thường, đôi khi bạn sẽ nhận thấy được giới hạn của hệ thống mình có. Một/nhiều bộ xử lý mạnh, RAM dư dã và đĩa cứng tốc độ cao sẽ giúp ích cho công việc biên tập (thoải mái hơn). Vâng, chúng tôi có bộ xử lý nhiều nhân với công nghệ CORE của Intel (và AMD). Việc dựng HDV m2t nguyên bản đòi hỏi bộ xử lý rất mạnh. Để hiểu thêm về LongGOP (group of picture) vào xem phần 6 trên wiki nói về HDV (http://en.wikipedia.org/wiki/HDV)

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Editing HDV

http://en.wikipedia.org/wiki/HDV#Editing_HDV

HDV footage có thể biên tập hiệu qua trên hầu hết hệ thống dựng phi tuyến trên các máy pc mạnh. Tốc độ có thể giảm nhiều so với các định dạng video khác bởi độ phân giải cao và việc nén giữa các khung hình, mấy thứ này yêu cầu máy tính phải làm việc nặng hơn khi áp dụng các hiệu ứng đặc biệt. Tốc độ có thể cải thiện được nếu chuyển đổi HDV sang một định dạng trung gian khác trước khi biên tập, bao gồm Cineform Aspect HD, Edius HQ và Apple ProRes 422. Có nhiều thứ lợi khi biên tập qua một codec trung gian hơn là ngay trên tập tin MPEG gốc, tuy nhiên, ta phải trả giá cho việc gia tăng kích thước tập tin nội dung.

Mặc dù dựng m2t nguyên bản rất tốt cho nhiều người, nhưng việc chuyển sang codec trung gian, như kiểu của Cineform cũng có cái hay của nó. Dùng codec trung gian, nghĩa là chuyển (trancode) HDV MPEG nguyên bản sang định dạng đặc biệt (codec) làm cho CPU nhẹ gánh giải mã hình hơn vào lúc biên tập. Điều này có nghĩa là với các hãng như Cineform có thể bổ sung nhiều hiệu ứng, chỉnh màu, và nhiều thứ khác vào phim hơn bởi bộ xử lý không phải mệt mỏi giải mã MPEG2 nhưng khi làm trên m2t nguyên bản. Việc này thực hiện nhờ vào plugin cho phần mềm. Với các chuyên viên của mình, Cineform dùng Wavelet codec. Hạn chế ở vài điểm là bạn cần mua AspectHD từ www.cineform.com nhưng nếu bạn xem thời gian là vàng bạc và bạn muốn có một giải pháp phần mềm (ví dụ chạy trên laptop) thì nó rất đáng để thử. Họ có cho dùng thử sản phẩm với đầy đủ chức năng. Cineform cũng có 1 plugin cho CS3 OSX dành cho người dùng Mac.

The hardware boards:

Các phần cứng hỗ trợ, như là Matrox RT X2 và đồ cao cấp của Axio điều khiển việc dựng HDV nguyên bản thực sự rất đáng kinh ngạc (Adobe Native HDV). Họ đưa ra khả năng biên tập, xuất hình/dựng (render) MPEG2 DVD với tốc độ cao. Card của Matrox có thể dựng (render) một timeline DVD (m2v) thông thường trong thời gian thực, nếu bạn xem thời gian là tiền bạc và phải mất nhiều thời giờ cho việc chờ xuất ra DVD – hãy xem xét đến khả năng này. Tôi đã làm nhiều phim dài 2 giờ HDV bằng Matrox Axio và có được nhiều hiệu ứng của Adobe chạy trên thời gian thực và hàng đống hiệu ứng khác của Matrox và DVEs. Bộ hiệu ứng “Shine” mới của họ và mấy cái thiết lập sẵn (Presets) được tôi dùng rất nhiều khi biên tập. Tôi thành thật mà nói với bạn là tất cả HDV mà tôi đã thực hiện với Axio có thể thực với card rẻ hơn là Matrox RT X2. Nó chính là cái Axio LE Jr ( một cái Axio cắt bớt chức năng) mà không cần đến các bộ video và audio Pro nào can thiệp vào. Hiện tại nó chính là card Matrox hỗ trợ tăng tốc dựng HDV hiệu quả và rẻ nhất – Tôi sẽ làm một bài viết khác về CS3 với card Matrox khi rãnh. Matrox Axio và RT X2 3.0 driver cho Premiere Pro CS3 có hàng tấn các cải tiến về tốc độ xử lý.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

My Best HDV Experience:

What’s the BEST experience I’ve had with HDV?
Kinh nghiệm nào hay nhất với HDV?

Thành thật mà nói thì – đừng dùng Firewire để đổ hình vào máy, tốt hơn là nên dùng SDI. Thế SDI là cái gì? Cứ nghĩ nó như là một cái “Firewire bự” hay đại loại là tốt hơn, một cái vòi rồng thì hút mạnh hơn cái ống hút sinh tố. Nó chính là một cái “ống cống”.

Máy quay HDV mà tôi thấy dùng nhiều nhất là Cannon XH G1. Không chỉ có 3 chip HDV camera, nó còn có cổng SDI sẵn. Chất lượng thì tuyệt hảo. Nó cung cấp nhiều chế độ quay và lựa chọn tốc độ khung hình. Với SDI bạn có thể quên lãng đi cái bước xử lý Long GOP MPEG2. Bạn có thể đổ vào bằng cổng SDI trên máy nối với cổng SDI trên card thu SDI. Mấy cái card này có giá từ 295$ trở lên, tùy vào tính năng theo card. Có các hãng làm loại card này như BlackMagic Design, AJA, Matrox và vài hãng khác. Cineform cũng có cái ProspectHD và Prospect2k hiện dùng model của AJA và BlackMagic SDI & HDMI board. Nó gia tăng tốc độ xử lý tuyệt vời và dùng codec nổi tiếng của Cineform, cái Wavelet. Nếu cần hỗ trợ việc lựa chọn card nào thì chỉ việc tìm trợ giúp trong Adobe Platinum Var hay dạo một vòng quanh diễn đàn www.CreativeCow.com.

Creative Timelines (lots of Photoshop, AfterEffects, and Filters)

Nếu phải làm công việc sáng tạo với timeline phức tạo kiểu Adobe, thu hình qua SDI là điểm khởi đầu đúng đắn. Bạn có thể lựa chọn định dạng thu SDI vào từ loại Không nén, Uncompressed, 10 bit HD cho tới loại nén I-Frame chế độ biên tập. Tùy card và tùy nhà sản xuất mà có các chế độ đổ băng khác nhau và các thiết lập sẵn, Preset, của PremierePro sẽ giúp bạn bắt đầu dễ dàng. Điều cần nhớ ở đây là bạn có thể quay hình HDV và thu lợi từ nó mà không cần qua bước xử lý LongGOP.

Just think; Long GOP is Long GONE! Simple and FAST with SDI. (Ok, that’s not my tagline – it’s actually Convergent-Designs)

But, I already have an HDV camera !

Với các bạn đã có máy HDV loại như Sony FX1 hay Z1U, Convergent Design có đầu chuyển HD-Connect SI. Cái đầu chuyển này cho phép bạn nối máy HDV qua cổng Firewire vào card SDI. Điều này cho bạn có được các hình ảnh trinh nguyên với bất kỳ codec nào mà card thu hình phi tuyến Non-Linear Editor (NLE) hỗ trợ. Một điều khác nữa là cổng điều khiển RS 422 có sẵn. Trong trường hợp dùng PremierePro, tôi đã thử nó trước với Matrox Axio để bắt hình ở chế độ I-Frame chất lượng cao để tiết kiệm đĩa (cái Axio có chế độ Uncompressed 10 bt với khả năng thời gian thực). Công việc sẽ rất nhẹ nhàng thảnh thơi khi làm việc với một đề án dài ở thời gian thực được mang lại bởi Matrox.

Tôi đã thử PP CS3 với AJA Lhe card ở chế độ không nén 10 bit và hoàn toàn hài lòng về chất lượng hình ảnh cũng như độ trôi trãi công việc với timeline 10 bit. Họ nên them tùy chọn cài đặt lúc thu hình và Playback sao cho đạt được các tính năng cao cấp của kiến trúc thu/phát của premiere pro. AJA cũng nên để ý đến chi tiết về quy trình thu/phát ăn ý với CS3.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

BlackMagic Design cũng đáng để mắt đến. Họ nổi tiếng về các card SDI với lượng lớn các sản phẩm đang phát triển. Họ vừa ra mắt một codec mới cho Premiere CS3 Windows gọi là “Online JPEG” với 12MB trong một giây với độ phân giải đầy đủ 1920x1080 cũng rất đáng lưu ý. Họ biết nhiều nhất ở Adobe ở phần xử lý ảnh động, SupperMan Returns là một ví dụ. Mọi khung hình trong SuperMan return được đổ vào bằng PremierePro và phần cứng của BlackMagic Design. Nếu bạn quan tâm thì vào đây xem. http://www.adobe.com/cfusion/showcase/index.cfm?event=casestudydetail&casestudyid=114473&loc=en_us

Tôi sẽ có bài về AJA và BlackMagic Designs với PremiereProCS3 Mac OSX sớm và sẽ dùng Convergent Design SI chuyển đổi tín hiệu khi làm việc với SDI trên Mac. Một điều cần nghĩ đến khi chọn card SDI là yêu cầu về tốc độ đĩa cứng ở chế độ không nén và chế độ nén (I-Frame). Chế độ nén cho ra chất lượng đẹp với tốc độ dữ liệu thấp hơn. Vâng, vẫng có tính mâu thuẫn giữa chất lượng và không gian đĩa. Chế độ không nén 10 bit SDI HD project cần một bộ đĩa raid nhanh và lớn.

Nếu thắc mắc tôi dùng loại gì thì đây, tôi hầu như chỉ dùng raid của www.G-Technology.com. Họ có các sản phẩm dùng trên desktop và laptop cho công việc HD, HDV hay DV. Họ cũng là một chỗ tốt giúp bạn chọn lựa một cái raid phù hợp card bắt hình làm việc bằng PremierePro hay hệ thống dựa trên nền laptop. Nếu bạn gặp tôi ở 1 sự kiện nào đó ở Adobe, Tôi rất vui lòng khoe hàng cái G-raid mini cầm tay mà tôi vẫn hay dựng khi đi máy bay. Có kỷ niệm vui nhỏ, là cái raid loại cứng này được làm trên chiếc FW 800. Tôi đã bán mất chỉ sau có 10 dùng nó!

Cuối cùng, Tôi lưu ý bạn là tôi đã rất ngạc nhiên với cái đầu chuyển Convergent-Design khi tôi phải nâng cấp cái firmware lên phiên bản mới. Họ đã làm firmware bằng JAVA và chương trình update làm cho công việc nâng cấp diễn ra ngọt ngào.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Do your Homework:

Cũng như với các thành phần phần cứng hãng thứ 3 làm cho các sản phẩm Video của Adobe, bạn hãy xem các đánh giá về nó trên các website khác nhau càng nhiều càng tốt. Adobe OpenHD có một số danh sách danh2 cho bạn. Http://www.adobe.com/adobeopenhd. Adobe cũng có 1 nhóm các đại hay VAR gọi là Adobe Platinum Vars. Bọn họ rất am hiểu về việc phần cứng được đòi hỏi với rất nhiều chủng loại. Nếu bạn muốn tự xây dựng cho mình một hệ thống riêng, bộ phận thiết kế mạch cũng có yêu cầu về hệ thống mà nó liệt kê rất nhiều bộ phận cần để tạo sự tương thích. Nếu bạn là người dùng Mac, bạn chỉ có 1 hệ thống với mấy cái khe cắm card mở rộng để chọn – Thật là đơn giản!

Too much info:

Tôi đã đưa ra khá nhiều sản phẩm trên blog của mình. Thực sự thì sẽ có nhiều bài viết từ các giới thiệu này nữa, tôi muốn nêu ra càng nhiều càng tốt để có các lựa chọn khi làm việc với máy quay HDV. Nó lại mở ra việc nói về hỗ trợ của PremierePro và gia đình CS3 với các thành phần hãng thứ 3. Với các thông tin đặc biệt thì cứ vào website của họ tham khảo. Ở đó, bạn sẽ thấy được SD/HD, Codec thu hình và nhiều thứ khác. Các thành phần này được tạo ra ngay sau khi CS3 được cập nhật. Các bạn cứ kiểm tra thông tin cập nhật từ họ.

Cineform AspectHD and Prospect HD/2K: www.cineform.com
MainConcept: http://www.mainconcept.com/site/
Matrox Axio and RT X2:http://matrox.com/video/home.cfm
Canon HDV Cameras: http://www.usa.canon.com/consumer/controller?act=ProductCatIndex1Act&fcategoryid=102
BlackMagic Design: http://www.blackmagic-design.com/products/
AJA: http://aja.com/
Convertgent Design: http://www.convergent-design.com/
G-Technology: http://g-technology.com/
Next Article? PremierePro CS3 version 3.1 and Panasonic P2!

minhsonpr
04-09-2009, 18:43
thanks thanks thanks

dvu5103
14-09-2009, 14:23
Cám ơn Vibi nhiều ....bạn nào ở TP HCM biết chỗ bán video camera với firewire không ? xin cám ơn trước.