PDA

View Full Version : 5 câu hỏi và cái nhìn về thiết kế., Think!



Spirit
07-04-2008, 03:56
Bài viết được trích dẫn 5 câu hỏi từ blog của anh Đức Ban www.ducban.com (http://www.ducban.com/2008/04/03/nhung-cau-hoi-danh-cho-web-designer-viet-nam/)



1. Theo bạn có bao nhiêu người có khả năng thiết kế như bạn?

2. Theo bạn phải mất bao nhiêu thời gian thì một người có khả năng thiết kế như bạn?

3. Theo bạn thì để trở thành người có khả năng thiết kế như bạn thì có tốn kém không?

4. Theo bạn thì để đạt được khả năng thiết kế ở trình độ của bạn thì phải học những gì?

5. Bạn có nghĩ bạn có thể đào tạo ra được những người có khả năng thiết kế như bạn được hay không?










<Hãy thử trả lời những câu hỏi trên trong đầu trước khi đọc tiếp nhé>



















Lúc bấy giờ, tôi chẳng biết dựa vào đâu để định lượng cả. Thực sự thì tôi lúc đó có sử dụng tốt Photoshop, có 4 năm kinh nghiệm trong việc nhào trộn các hiệu ứng Photoshop mà mình biết để tạo được những layout web, và cũng từng thực hiện nhiều layout cho nhiều khách hàng “lớn”. Nhưng những điều đó không phải là căn cứ để mình dựa vào đó để nói rằng có ai đó giống mình, rồi mình hơn người ta cái gì và mình có thể dạy ai đó cái gì?

Bản thân tôi cũng thường tự nhủ, vì mình sống lâu năm trong nghề rồi, nên chuyện mình tự học để có được khả năng thiết kế web cũng không quan trọng lắm. Tôi từng cho rằng mình có thể nói là mình có thế mạnh về kinh nghiệm và ý tưởng. Nhưng những kinh nghiệm và ý tưởng cũng không phải là những thứ có thể định lượng. Nói là mình mạnh hơn người khác về kinh nghiệm hay về ý tưởng là những điều không có căn cứ, và quá chủ quan. Tôi chợt nhận ra rằng kinh nghiệm và ý tưởng không hề là điểm mà mình có thể tự hào vỗ ngực nói chuyện ta đây, vì nhìn quanh chẳng thể biết được những người xung quanh họ có kinh nghiệm gì và trí thông minh của họ như thế nào để nói mình hơn họ hay không.


Tự nhiên lúc đó, đọc 5 câu hỏi trên, tôi thấy tôi thật ngu si. Kể từ đó trở về sau, tôi học và đọc rất nhiều, để có được một “lượng” kiến thức cơ bản rõ ràng để khi cần so sánh với ai đó, tôi sẽ dựa vào đó so sánh.


Sau khóa học, trong một cuộc nói chuyện với ông thầy, tôi có tâm sự là tôi đã thay đổi rất nhiều từ sau lần đọc được 5 câu hỏi đó. Ổng mới nói tôi rằng:

Ở đâu cũng vậy, có người học hành bài bản ra làm nghề thiết kế web, cũng có người tay ngang đi làm thiết kế web. Điều khác biệt giửa Việt Nam và nước ngoài là ở nước ngoài dù xuất phát từ đâu thì họ vẫn có cùng định hướng là nắm chắc lý thuyết về công việc rồi mới thực hành. Những kiến thức tôi dạy anh là lý thuyết, người ta vẫn có thể đọc được lý thuyết đó ở trong sách, khác hay không khác là họ có hệ thống được hay không mà thôi. Còn ở Việt Nam, người đi học bài bản thì có lý thuyết, còn người tay ngang thì chỉ chú trọng thực hành. Tôi có thể nhìn thấy 5 designer Việt Nam được lead 1 senior designer nước ngoài khác với 2 designer Việt Nam được lead bởi 1 senior designer Việt Nam ra sao? Khác ở chỗ người designer nước ngoài sẽ nói về các concept và giải thích nó, còn người designer Việt Nam sẽ nói về kết quả công việc cụ thể rồi giải thích nó. Khi nói về concept, người ta dẫn hướng cho sự sáng tạo, khi nói về kết quả công việc cụ thể, người ta bó gọn công việc vô một sự rập khuôn. Muốn có concept tốt phải có kinh nghiệm, điều đó đúng, nhưng quan trọng hơn phải có đủ kiến thức để biết sử dụng hợp lý các kinh nghiệm đó, đó mới là cái ngưỡng để phân chia đẳng cấp. Chỉ ở những công việc cấp thấp, người ta mới chú trọng vào thực hành. Website là một kênh thông tin quan trọng trong quảng bá thương hiệu ngày xưa và là một phương tiện kinh doanh cực kỳ hiệu quả ngày nay, bởi vậy thiết kế website không phải là công việc cấp thấp. Ở Việt Nam, quá dễ dàng để anh có các phần mềm Photoshop, AI, Flash… để sử dụng cho công việc, trong khi lại quá khó khăn để có những cuốn sách như Layout Index, Color Index, Typography Index hay Webdesign Index để đọc. Đó chính là lý do webdesigner Việt Nam rất giỏi thực hành nhưng lại “mù” lý thuyết.“


Tôi nghĩ là điều ông thầy tôi nói không quá mới mẻ đối với các bạn, nhất là các bạn từng đọc bài viết về nghề thiết kế website của tôi. Tôi không dám chỉ trích các bạn tay ngang Việt Nam sao quá chú trọng thực hành mà xao lãng lý thuyết, vì các bạn có thể không có điều kiện tài chính hoặc không gặp may mắn như tôi (Tôi sẽ viết về sự may mắn này vào một blog gần đây). Tôi chỉ muốn nói rằng nếu như các bạn định lượng được kiến thức của mình, nói nôm na là đưa kinh nghiệm thực hành của các bạn về thành kiến thức lý thuyết để phân loại chúng, xếp đặt chúng thành từng cấp độ, rồi tự đưa ra một quy trình làm việc khoa học của mình dựa trên các kiến thức đó, thì các bạn chắc chắn sẽ làm việc tốt hơn.

Điều đau đớn nhất của một người “mù” lý thuyết mặc dù họ biết cách thực hiện công việc đó nhưng lại không biết phải diễn đạt cho người khác hiểu như thế nào về những gì hiện ra trong đầu họ. Hệ thống lại kiến thức của bản thân là một công việc quá dễ dàng, một khi hiểu rõ bản thân mình hơn thì sẽ biết được mình muốn nói gì và nói theo cách nào. Người dẫn đường người khác không phải là người biết tất cả, mà là người biết nói ra điều mà ai cũng có thể hiểu và muốn làm theo.