PDA

View Full Version : Xôn xôn xôn - Tác giả viết sách cũng chê sách giáo khoa!



AnhTuanKB
27-03-2008, 18:23
"Mỹ tìm mọi cách phá hoại hiệp định Giơnevơ. Trong thời gian Pháp rút quân, Mỹ dần dần thay chân Pháp xâm lược miền Nam, đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống, lập ra chính quyền tay sai". Đây là một đoạn trong bài 19 sách Lịch sử và Địa lý lớp 5, ở trang 42. Không biết, một cô bé lớp 5 phải học thuộc lòng đoạn văn này để làm gì khi mà cái cần ở nó là tình cảm lịch sử được hình thành chứ không phải nỗi căm thù với Mỹ, Pháp hay Ngô Đình Diệm?

Chương trình lịch sử hiện đại, hầu như không bỏ một giai đoạn nào, liên miên từ chiến dịch này đến trận đánh khác. Mỗi trận đánh lại tỉ mỉ những số liệu ngày, giờ, con số thương vong của "phía bên kia", chiến lợi phẩm đạn dược, súng ống... thu được. "Đã vài lần, tôi cũng khất HS câu trả lời khi các em hỏi "thế còn phe ta thì số người chết và tổn thất là bao nhiêu hả cô"? - cô Hương chia sẻ.

"Nhân dân ta", "dân tộc ta", "Đảng ta", "ta thắng", "địch thua", "chủ trương sáng suốt", "thắng lợi vĩ đại", "địch tàn bạo", "căm thù sâu sắc"... là những cụm từ dễ gặp khi mở SGK Lịch sử. TS Hà Minh Hồng (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM) cho rằng, đây không phải nói tới sự trùng lặp nhàm chán trong câu từ, văn chương mà là lối trình bày nặng về chính trị, nhằm hướng tới mục đích chính trị, vô hình chung làm triệt tiêu việc cảm nhận lịch sử và tình cảm con người với lịch sử.

GS Vũ Dương Ninh là chủ biên SGK lịch sử lớp 12 (đang thí điểm năm nay và năm sau sẽ đưa bộ sách này vào đại trà) nhận thấy, có những vấn đề như "mặt trận bình dân", thì người nghiên cứu cần chứ HS học thuộc lòng để làm gì mà phải bắt đưa vào sách.

http://vietnamnet.vn/giaoduc/2008/03/775503/

utanpro
27-03-2008, 18:41
ngày trước hình như có vụ đòi chữ E đứng trước chữ A , ko biết ăn phải cái gì mà "khôn" thế không biết , chỉ được cái bày vẽ ra để tranh thủ lấy tiền , hic hic

kotlt
27-03-2008, 18:46
thì cái trên là nhồi nhét chứ có phải là nghiên cứu lịch sử đâu

tranvanho
27-03-2008, 19:17
"Nhân dân ta", "dân tộc ta", "Đảng ta", "ta thắng", "địch thua", "chủ trương sáng suốt", "thắng lợi vĩ đại", "địch tàn bạo", "căm thù sâu sắc".

nghe bài này em thấy "tự hào" về lịch sử VN quá
nếu trong lịch sử của chúng ta thật sự hào hùng như thế thì tại sao nước ta lại tụt hậu như thế này
nước ngoài biết đến các môn khoa học từ trước công nguyên
trong khi đó nhân dân việt nam ta đang mải mê học và nghiên cứu cái gì không biết
người ta thường nói người Việt Nam có đủ thứ đức tính tốt nhưng thử nhìn lại xem, họ chỉ biết khoe ra ưu điểm và che giấu khuyết điểm

kotlt
27-03-2008, 19:19
nghe bài này em thấy "tự hào" về lịch sử VN quá
nếu trong lịch sử của chúng ta thật sự hào hùng như thế thì tại sao nước ta lại tụt hậu như thế này
nước ngoài biết đến các môn khoa học từ trước công nguyên
trong khi đó nhân dân việt nam ta đang mải mê học và nghiên cứu cái gì không biết
người ta thường nói người Việt Nam có đủ thứ đức tính tốt nhưng thử nhìn lại xem, họ chỉ biết khoe ra ưu điểm và che giấu khuyết điểm

thì đức tính tốt là tốt khoe xấu che đó, bạn không biết à :lick:

nguoi_lon_tuoi
30-03-2008, 08:31
Thay thừ trưởng phụ trách rồi, Ông mới tên Nguyễn Vinh Hiển, các tác giả này phải chê chứ, ông Hiển đang cho đánh giá lại bộ sách GK mà, hy vọng đựoc viết tiếp bộ mới. Thôi chúng tôi xin lạy các cha, các quí GS kính mến, các ông biện luận phải như thế này phải thế kia lúc đưa bộ sách các năm vừa qua ra 'đánh giá', các ông gà cho sinh viên đang làm luận án TS viết bài khen, Bây giờ thì ông cũng gà cho họ bắt đầu chê. Để các thầy giáo Cử Nhân trơn,có kinh nghiệm dạy học viết cho các thầy giáo đứng lớp nhờ. Bọn tôi sợ các ngài GS rồi.

cuongvp2910
30-03-2008, 09:09
Càng nói càng... ! Đã có xe liên doanh , bóng đá liên doanh...Không biết có cần liên doanh để viết sách giáo khoa không các bác nhỉ ?

naphuonghic
30-03-2008, 10:07
Thay thừ trưởng phụ trách rồi, Ông mới tên Nguyễn Vinh Hiển, các tác giả này phải chê chứ, ông Hiển đang cho đánh giá lại bộ sách GK mà, hy vọng đựoc viết tiếp bộ mới. Thôi chúng tôi xin lạy các cha, các quí GS kính mến, các ông biện luận phải như thế này phải thế kia lúc đưa bộ sách các năm vừa qua ra 'đánh giá', các ông gà cho sinh viên đang làm luận án TS viết bài khen, Bây giờ thì ông cũng gà cho họ bắt đầu chê. Để các thầy giáo Cử Nhân trơn,có kinh nghiệm dạy học viết cho các thầy giáo đứng lớp nhờ. Bọn tôi sợ các ngài GS rồi.

Hix.. Điều này chứng tỏ một thực tế xã hội. Ông mới lên là đá ông cũ.
Bới bèo ra bọ để có đợt cải cách, có lý do để "thay sách giáo khoa luôn xoành xoạch" khiến cho vô khối gia đình phải méo mặt vì mua sách mới liên tục cho các con.
Mình ko bảo là sách cũ nó đúng.. và không cần phải thay sách mới. Nhưng thực sự qua những việc thế này mới thấy được sự yếu kém của cấp quản lý.

Đập toàn bộ "cái" cũ đi để làm ra "cái" mới hoàn toàn. Mà chưa chắc "cái" mới đã tốt hơn "cái" cũ.. nhưng không ai dám lên tiếng.. để rồi đến khi "kẻ mà ai cũng biết là ai đấy" rời ghế để cho "kẻ mà ai cũng biết là ai đấy" khác lên thay thì quay vòng quá trình: "Đập toàn bộ đi để làm lại" =)) Chết cười mấy cái lão "kẻ mà ai cũng biết là ai đấy" <== ngu si dốt nát nhưng..

marketing
30-03-2008, 11:19
Hix.. Điều này chứng tỏ một thực tế xã hội. Ông mới lên là đá ông cũ.
Bới bèo ra bọ để có đợt cải cách, có lý do để "thay sách giáo khoa luôn xoành xoạch" khiến cho vô khối gia đình phải méo mặt vì mua sách mới liên tục cho các con.
Mình ko bảo là sách cũ nó đúng.. và không cần phải thay sách mới. Nhưng thực sự qua những việc thế này mới thấy được sự yếu kém của cấp quản lý.

Đập toàn bộ "cái" cũ đi để làm ra "cái" mới hoàn toàn. Mà chưa chắc "cái" mới đã tốt hơn "cái" cũ.. nhưng không ai dám lên tiếng.. để rồi đến khi "kẻ mà ai cũng biết là ai đấy" rời ghế để cho "kẻ mà ai cũng biết là ai đấy" khác lên thay thì quay vòng quá trình: "Đập toàn bộ đi để làm lại" =)) Chết cười mấy cái lão "kẻ mà ai cũng biết là ai đấy" <== ngu si dốt nát nhưng..
Thay sách thì ông được lợi nhất là Nhà XB GD. Lợi cỡ nào thì hỏi ông NTA, đừng hỏi các nhà XB khác nhé, món hời này họ cũng muốn nhảy vào.

VNH_Return
30-03-2008, 11:28
Nợ tiếp nợ.
Than tiếp than.
Bao giờ cho dứt.

Đi theo lối mòn sẽ dẫn đến kết quả như cũ.

tranvanho
30-03-2008, 12:24
tất cả vì tương lai con em chúng ta và cả chúng ta nữa
hãy đứng lên đếu tranh

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

ngày 25/8 bộ giáo dục đã ra tay đàn áp học sinh = cách đi học sớm ( nghỉ hè đc. 2 tháng) , vì vậy hỡi đồng bào hs hãy đứng lên làm cuộc cách mạng , với khẩu hiệu : đả đảo bóc lột chất xám , đập phá ...dụng cụ học tập , treo cổ hiệu trưởng , đòi ngày học 1 tiếng , chơi game 12 tiếng ,,,,,,,, hoặc với hình thức khác như : cúp tiết có lãnh đạo , bẻ gãy phấn viết , bỏ mắt mèo vào ghế giáo viên , ngủ tập thể v..v.....hỵhỵ.làm đi mọi người -

ohisee oh i see
30-03-2008, 12:32
Các tác giả viết sách, nhiều khi họ không thiếu tâm huyết, cũng ko thiếu trình độ. Mà đơn giản là họ "viết dưới giá treo cổ" thôi.

Rockman87
30-03-2008, 12:40
"Phản động" quá - "Phản động" quá, chưa bao giờ thấy "phản động" đến mức như vậy, "loạn" rồi - "loạn" hết cả rồi.

Ủa mà các pác cho em hỏi, theo các pác tên này đúng hay sai vậy : Võ Thị Tần.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


tất cả vì tương lai con em chúng ta và cả chúng ta nữa
hãy đứng lên đếu tranh

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

ngày 25/8 bộ giáo dục đã ra tay đàn áp học sinh = cách đi học sớm ( nghỉ hè đc. 2 tháng) , vì vậy hỡi đồng bào hs hãy đứng lên làm cuộc cách mạng , với khẩu hiệu : đả đảo bóc lột chất xám , đập phá ...dụng cụ học tập , treo cổ hiệu trưởng , đòi ngày học 1 tiếng , chơi game 12 tiếng ,,,,,,,, hoặc với hình thức khác như : cúp tiết có lãnh đạo , bẻ gãy phấn viết , bỏ mắt mèo vào ghế giáo viên , ngủ tập thể v..v.....hỵhỵ.làm đi mọi người -

Uhm, pác làm đi rồi bị mời phụ huynh ráng chịu :D:D:D:D

donghoqualac
30-03-2008, 15:19
Theo mình nghĩ, giáo dục thì phải dạy cho trẻ biết yêu đất nước, làm những điều tốt. Ở cấp I, cấp II, trẻ được dạy những bài học làm người, còn đến khi biết suy nghĩ, có thể là giai đoạn trẻ học cấp III, lúc này thì dạy cho trẻ về hiện thực, tức là bọn trẻ sẽ biết, thực tế thì như thế nào. Tốt nhất là thay đổi sách lịch sử của bọn cấp III thôi.

iTa-Corporation
30-03-2008, 16:41
=.= Thầy cô giáo sử ngày nào cũng nói : " Bộ không nên đưa vấn đề của đẳng vào quá nhiều, mà phải cho học sinh học sử dân tộc, sử nặng về lịch sử đảng <- Đây chính là vấn đề "

Uzumaki_Naruto
30-03-2008, 17:15
=.= Thầy cô giáo sử ngày nào cũng nói : " Bộ không nên đưa vấn đề của đẳng vào quá nhiều, mà phải cho học sinh học sử dân tộc, sử nặng về lịch sử đảng <- Đây chính là vấn đề "

lịch sử dân tộc, các triều đại phong kiến VN bị lu mờ trước ánh sáng quang vinh của đảng ấy mà.
hồi đó đi học thầy dạy sử của em cũng nói thế

noomrm
30-03-2008, 17:31
số liệu quá nhiều, có thể học thuộc lòng cả 2,3 trang, nhưng sau khi thi thì quên sạch, học để làm gì?

Rockman87
30-03-2008, 18:01
số liệu quá nhiều, có thể học thuộc lòng cả 2,3 trang, nhưng sau khi thi thì quên sạch, học để làm gì?

Học để thi chứ để làm gì!, ko học ở lại lớp chết pà.

BOY_MERSLK_AMG
30-03-2008, 20:45
"Lịch Sử Đảng" là cái môn vớ vẩn nhất . Ở nước ngoài có thằng ai nào học cái này đâu.

NuHonThanChet
30-03-2008, 21:10
Thầy tớ là Cù Huy Chữ , em trai của ông Cù Huy Cận . Chắc bạn nào học bên ĐH Văn Lang biết thầy.

Thầy giảng bài Lịch Sử Đảng, Tư Tưởng HCM đều không hề tô hồng. Thầy chỉ nói swij thật. ca ngợi các tấm gương sáng của Bác và các anh hùng lịch sử. Còn những người đuơng thời thầy nói 1 câu rất vui: "ông X , ông Y, ông X cứ nói hoài câu 'chsung ta phải làm sao để... , phải làm như thế nào để...' , ông là lãnh đảo mà còn hỏi cấp dưới người dân 'phải làm sao?' thì làm gì nên trò nữa" :D

Thầy còn nói rất nhiều loại sách GK mà hiện tại các Giảng Viên ĐH trẻ đâm đàu vào mà dạy SV. Một số chi tiết lịch sử bị viết sai mà các ông trẻ bà trẻ đó cứ say sưa mà dạy theo sách mình thích (vì có rất nhiều loại sách này). Không chịu học tập , nghiên cứu...

tranvanho
31-03-2008, 07:03
thiết nghĩ các môn như lịch sử đảng hay mấy cái môn lịch sử thì nên bỏ
chỉ nên dạy cho những ai muốn học
còn đối với những người không muốn học thì đó chỉ là 1 gánh nặng
các ông trên bộ biện minh đó là để cho HS giỏi toàn diện hơn
ừ vậy giỏi toàn diện để làm gì
có bao giờ họ cho 1 ông bác sĩ đi làm nông không
nên đào tạo mỗi người theo hướng chuyên ngành mà họ thích

thiẻntuon
31-03-2008, 19:06
"Lịch Sử Đảng" là cái môn vớ vẩn nhất . Ở nước ngoài có thằng ai nào học cái này đâu.Học 4 năm DH thì các 'môn vớ vẩn " chiếm hết 1/2 năm rồi, các kỹ năng chuyên môn không còn thời giờ học, nên làm các ông cử ông kỹ của mình ra trường không làm được việc ,một số khác phải lăn lóc đi học thêm các chứng chỉ chuyên môn NN và IT, mới mong tìm được chổ lương cao.

heaven007
31-03-2008, 19:16
thiết nghĩ các môn như lịch sử đảng hay mấy cái môn lịch sử thì nên bỏ
chỉ nên dạy cho những ai muốn học
còn đối với những người không muốn học thì đó chỉ là 1 gánh nặng
các ông trên bộ biện minh đó là để cho HS giỏi toàn diện hơn
ừ vậy giỏi toàn diện để làm gì
có bao giờ họ cho 1 ông bác sĩ đi làm nông không
nên đào tạo mỗi người theo hướng chuyên ngành mà họ thích

Nói như bác thì chẳng có ma nào thèm dk học đâu, tôi cũng ngán tận cổ cách dạy và học các môn XH ở VN lắm chứ : đọc đọc chép chép học thuộc rồi quên =)). Nhưng bắt buộc phải học, học để hiểu lịch sử chứ, hiểu lịch sử kém dễ bị bọn phản động lôi kéo lắm đấy. Nên bỏ các môn Toán, Lý đối với SV IT, còn các môn lịch sử Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh... thì nên học :D

cuongvp2910
31-03-2008, 22:56
Các tác giả viết sách, nhiều khi họ không thiếu tâm huyết, cũng ko thiếu trình độ. Mà đơn giản là họ "viết dưới giá treo cổ" thôi.
Xong rồi , họ đem rót kiến thức của mình vào một cái phễu chỗ thắt của phễu là giáo viên còn cuống phễu là học sinh ,nhận thức là cái chai có miệng bé hơn cuống phễu rất chi là nhiều .:d

BTRomance
31-03-2008, 23:25
Nói như bác thì chẳng có ma nào thèm dk học đâu, tôi cũng ngán tận cổ cách dạy và học các môn XH ở VN lắm chứ : đọc đọc chép chép học thuộc rồi quên =)). Nhưng bắt buộc phải học, học để hiểu lịch sử chứ, hiểu lịch sử kém dễ bị bọn phản động lôi kéo lắm đấy. Nên bỏ các môn Toán, Lý đối với SV IT, còn các môn lịch sử Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh... thì nên học :D

Nói thế này mà cũng nói được, thua!

thiẻntuon
06-04-2008, 18:52
Chúng mình càng lúc càng đi xa chủ đề. Ta bàn lại về các tác giả viết sách GK đang phê bình sách GK đi. Có phải là các tác giả này đang phấn đấu chứng tỏ "tay nghề" trước Thứ Trưởng Bộ GDĐT mới không ? E là như vậy, tôi như mấy ông này sẽ không dám hé miệng ra, vì nó thối từ chục năm nay rồi.

nguoi_lon_tuoi
08-04-2008, 09:40
Mời hãy vào trang web này của VietNamnet,http://vietnamnet.vn/giaoduc/2008/04/777258/.
Tác giả phỏng vấn GS TS CHUYÊN VIẾT SÁCH GK, Tham gia viết sách CCGD, bây giờ thì ngài GSTS này chê và đổ mọi chuyện cho lãnh đạo, và ở mục dd , một tác giả lại đưa vào tropic " thay đổi lãnh đạo ngành GD ", vô tình hay cố ý vậy ?.
Xem ngài GS TS này phát biểu nhé :
" Thưa GS, sách là do GS làm chủ biên và những cộng sự mà chủ biên hoặc tổng chủ biên chọn lựa để viết ra. Nếu nói áp đặt mà chỉ từ phía cách dạy của thầy cô thì...

Ở các nước, người ta có chương trình hoàn chỉnh, ổn định, có tính chất pháp lệnh. Ở ta, mãi đến năm 2005 mới ban hành chương trình. Chương trình này chắp vá, chưa đảm bảo tính khoa học nhưng người viết vẫn phải căn cứ vào đó để viết SGK. Trong quá trình viết sách, khi thấy bất cập, chúng tôi có kiến nghị. Thì họ bảo "thôi bây giờ ta vừa viết sách vừa sửa chương trình". Như vậy thì hơi ngược.

Khi xây dựng chương trình, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục tập hợp người làm, lực lượng ít, anh em cũng học đây đó, nhưng mỗi người mang một kinh nghiệm của mình ghép lại với nhau, chưa tranh thủ ý kiến rộng rãi.

Chương trình bây giờ nặng về nội dung chiến tranh, chưa có hoặc ít hoặc bỏ qua bối cảnh kinh tế, văn hoá xã hội. Giở sách, HS thấy đánh nhau là chính. Thực ra lịch sử chống ngoại xâm thì nói đánh nhau là đúng thôi, nhưng phải có nền tảng văn hóa xã hội lý giải cho thắng lợi của chiến tranh.

Cho nên, chúng tôi đề nghị rà soát lại chương trình.

Làm cho xong việc!

- Ông đã từng làm SGK khi còn là thầy giáo kháng chiến những năm 1950. Nhiều lần cải cách giáo dục, thay chương trình, ông cũng tham gia viết sách. Ông thấy có khác biệt gì giữa các lần cải cách đó?

Thời kháng chiến không có những điều kiện thuận lợi như bây giờ, nhưng tinh thần làm là tranh thủ. Bây giờ, dễ có xu hướng kéo dài vì thiếu đôn đốc kiểm tra và kế hoạch cụ thể. Bởi vậy, trong đề xuất của Hội lần này, chúng tôi yêu cầu Bộ phân công cụ thể, giao đơn vị chịu trách nhiệm, tự lựa chọn người, giới thiệu người có khả năng.

- Thưa GS, chẳng nhẽ chưa bao giờ Bộ làm việc phân công phân nhiệm?

Bây giờ vẫn chưa bảo đảm lựa chọn chặt chẽ đâu, mà là dựa trên quan hệ làm việc. Đặc biệt nguy hiểm là tư tưởng kiểu "thành phần cho đủ mâm bát" cả 3 miền. Thực tế là khi làm, những người này khó liên hệ với nhau. Cũng có cách để tập trung các tác giả ngồi lại như tổ chức trại viết, thế nhưng cách này phần nhiều là hình thức.

Trong kháng chiến, người viết dành hẳn 3 tháng hè chỉ để ngồi trại tập trung viết, trao đổi lẫn nhau.

Bây giờ, có loại hình trại ngắn hạn, tổ chức trong 1 tuần. Chúng tôi cũng có dự, năm thì ở Bãi Cháy, năm ở Đồ Sơn. Những đợt đi trại ngắn hạn này có tính chất tổng kết công tác không phải đánh giá chuyên môn, tính hình thức nhiều, lãng phí thời gian, bản thân người tham dự cũng làm cho xong việc, chứ không phải tự giác cho tốt, tất nhiên được bồi dưỡng ít nhiều.

Nói chung tổ chức chưa quy củ chưa tốt. Cách chỉ đạo kiểm tra chưa sát. Anh phải kiểm tra chứ tin tưởng hoàn toàn sao được.

- Chương trình chưa ổn định mà vẫn nhận viết sách. Làm chủ biên nhiều sách mà vẫn thấy là bị khó, bó buộc chưa vừa ý. Xin hỏi vậy GS nhận viết có phải vì công việc làm SGK là siêu lợi nhuận?

Nói "siêu lợi nhuận" thì phải điều tra cụ thể, nhưng chúng tôi thấy là Nhà nước vay tiền nước ngoài cho việc làm SGK với số tiền lớn mà tiến hành biên soạn chưa có kế hoạch cụ thể là chưa ổn. Còn đãi ngộ cho người viết ít lắm. Viết SGK thì tiền tác quyền mỗi người được 2 triệu. Sau này, sách in hằng năm, mỗi lần in được tiền, chúng tôi nói đùa là tiền tiết kiệm, mỗi năm được 700 - 800 ngàn.

Hết trích.

Còn mấy năm nữa ngài hưu vậy GSTS ?. Khi cần thầy nhắc đến quá khứ kháng chiến , ÔI ĐẸP VÀ HÀO HÙNG BIẾT BAO ! Nhưng lổi hệ thống của thầy GÓP PHẦN VIẾT SÁCH BAO LẦN CCGD thì do lãnh đạo !! Trả lại bằng cấp TS và học hàm GS đi, hãy làm Nhà giáo kháng chiến.

thiẻntuon
17-04-2008, 16:00
Xin xem bài góp ý của nhà giáo chân chính. Lâu rồi mới đọc được bài góp ý thật tâm !

http://dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/Keu-tuong-len-dau-phai-la-cach-tot-de-gop-y-cho-sach-giao-khoa/2008/4/228311.vip

Kêu tướng" lên đâu phải là cách tốt để góp ý cho sách giáo khoa!

(Dân trí) - "Thở dốc" là tâm trạng của các trường phổ thông trong cả nước hiện nay khi quá trình đánh giá SGK theo yêu cầu của Bộ GD- ĐT từ 4/3 đã kết thúc vào ngày 15/4. Có rất nhiều ý kiến tâm huyết cho SGK đã "sáng" lên trong chuỗi 45 ngày vừa qua này.
Dân trí đã có cuộc trò chuyện với TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng khi ông vừa hoàn thành bản góp ý cho sách giáo khoa (SGK) và gửi lên Bộ GD-ĐT.

Góp ý không có nghĩa là phủ nhận sạch trơn!

Là một nhà giáo đã có thâm niên gắn bó hàng chục năm nay với ngành giáo dục, xin ông cho biết những "cảm xúc" của mình về lần đánh giá SGK này của Bộ GD-ĐT?

Việc đánh giá chương trình (CT) SGK hiện nay, trước khi bàn những việc cụ thể, cần phải thống nhất với nhau về quan điểm, phương pháp, mục tiêu đánh giá. Nếu không thống nhất sẽ dễ "đồng sàng dị mộng". Ví dụ như thực tế hiện nay ở Hà Nội, có một số trường có trình độ học sinh khá giỏi như THPT Việt Đức, Nguyễn Gia Thiều... thì cho rằng CT SGK mới là tốt, phù hợp với trình độ học sinh (HS). Còn số đông các trường dân lập thì cho rằng chương trình hiện nay là rất nặng...
Cùng đó, có một số người phát hiện ra sai sót của CT hay SGK rồi kêu tướng lên là "CT SGK của chúng ta không giống ai cả!". Kiểu phủ nhận sạch trơn những cố gắng, công sức của tập thể đông đảo các chuyên gia giáo dục, các nhà giáo tâm huyết xây dựng CT SGK như vậy nên chăng? Việc đánh giá CT SGK phổ thông không phải với mục tiêu đi tìm lỗi của ai mà mục tiêu của chúng ta là đi tìm sự không phù hợp, bất cập để chỉnh sửa cho phù hợp hơn và hoàn thiện hơn để nhằm hiệu quả hơn.
Không có học sinh nào bỏ học vì sách giáo khoa!

Ông có suy nghĩ thế nào trước một trong những nguyên "dấy" lên phong trào đánh giá SGK lần này được Bộ GD- ĐT đưa ra là tìm hiểu xem có phải do chương trình SGK nặng nên HS đã bỏ học?

TS Nguyễn Tùng Lâm: Góp ý không có nghĩa là phủ nhận sạch trơn!
Hiện tượng HS bỏ học nhiều ở các địa phương, người ta cũng đổ tại CT SGK! Kiểu đánh giá "trăm dâu đổ đầu tằm" là không hợp lý! Nếu hỏi cả trăm em HS bỏ học hiện nay chắc không có HS nào bỏ học vì SGK cả!
Tuy nhiên, chúng tôi thống nhất với quan điểm của Bộ GD-ĐT về việc lấy ý kiến rộng rãi các nhà khoa học cũng như của mọi người trong xã hội về SGK.
Nhưng Bộ cần phải khẳng định không phải vì CT SGK phổ thông quá sai sót nên phải góp ý mà chúng ta phải góp ý để nó đạt trình độ hoàn hảo hơn và quan trọng hơn là nó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay, tiến tới những mục tiêu tốt đẹp góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời kỳ hội nhập của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21 này.
Theo quan điểm của ông thì việc chỉnh sửa SGK phải trên căn cứ nào là quan trọng?
Chúng tôi thấy CT THPT đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản, đã tiếp cận được trình độ của CT phổ thông của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới... nhưng chưa tinh giản, chưa thiết thực, chưa phù hợp với trình độ số đông các giáo viên và HS THPT của các vùng miền hiện nay nên đã tạo ra áp lực quá tải của CT.
Sao lại "thả nổi" cho giáo viên tự xoay sở?

Để khắc phục được những nhược điểm này thì ông có những "cao kiến" gì?

Muốn cho CT phù hợp thì SGK phải được thiết kế theo hướng phân hóa đến từng loại đối tượng HS của từng vùng miền. Kinh nghiệm của nhiều nước, khi thiết kế CT, người ta đã xác định và chia sẵn 3 đến 4 bậc cho HS trong cả nước để HS nào cũng chọn được CT thích hợp với mình.
Còn chúng ta hiện nay chỉ phân hóa theo 2 loại hình HS là loại CT cơ bản và CT nâng cao. Còn phân loại đến từng đối tượng HS của các vùng miền, chắc là các nhà thiết kế CT để dành lại cho những nhà thi công - là những giáo viên đứng lớp tự xoay sở với học trò của mình!
"Lệch pha" giữa thiết kế và thi công, SGK của chúng ta đã phải hứng chịu những hậu quả thế nào?
Tôi chưa có một nhận xét nào tổng quát về toàn bộ CT và SGK nhưng riêng về SGK THPT lớp 10 và lớp 11, thì tồn tại một số vấn đề sau:
Các bài soạn chất lượng không đồng đều, còn có bài trình bày rườm rà, chưa đi đúng theo định hướng phương pháp, còn tham lam kiến thức hàn lâm, phần liên hệ thực tế đời sống, thực tế phát triển khoa học công nghệ còn ít.
Các bộ môn Khoa học tự nhiên còn nặng phần lý thuyết, phần thực hành, kiểm chứng, thực hành rèn kỹ năng chưa được chú ý (vì phần trình bày lý thuyết đã quá dài). Đặc biệt, phân loại bài tập cuối mỗi bài chưa soạn theo cách phân hóa năng lực HS yếu kém, trung bình, khá giỏi. Các loại bài vận dụng sáng tạo còn quá ít.
Các bộ môn Khoa học xã hội nhân văn trình bày chưa làm rõ đặc trưng của bộ môn, nặng về dẫn giải, chưa cập nhật được đổi mới phương pháp giảng dạy, chưa biết vận dụng những phương pháp giáo dục kỹ năng sống để HS nhận thức, thấu cảm được sâu sắc các vấn đề mà bài học đặt ra trong cuộc sống....

3 Ban: Sai lầm!

Kéo theo sự lệch pha sẽ còn là những sai lầm và ông có thể chỉ ra một sai lầm lớn nhất của CT THPT hiện nay?

CT THPT hiện nay phân loại 3 ban: Ban cơ bản, Ban Khoa học tự nhiên và Ban Khoa học xã hội và nhân văn. Nhưng đến nay chỉ tồn tại ban cơ bản!
Như vậy là cách phân hóa này chưa giúp gì được cho HS học tập theo định hướng của mục tiêu cấp học là "phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển" như mục tiêu CT đã đặt ra, mặt khác, chưa giúp gì cho HS chuẩn bị tích cực cho số đông HS (70% HS tốt nghiệp THPT) thực sự đi vào cuộc sống!
Do đó, việc cần làm ngay của CT THPT là phải thống nhất lại CT phân ban. Liệu chúng ta có nên học tập một số nước là chỉ phân ban ở lớp 12 để HS lựa chọn môn học đúng với năng lực, sở trường của mình và phục vụ định hướng phát triển nghề nghiệp của mình trong tương lai?
Chắc không ai tiếc công sức cho giáo dục!

Gửi bản góp ý cho SGK cho Bộ GD-ĐT, ông đã gửi đi những niềm hy vọng?

CT SGK phổ thông sau khi được xem xét và chỉnh sửa theo đúng quan điểm làm sao để HS của chúng ta không lạc hậu về tri thức khoa học nhưng phải thực sự giúp ích cho các em trên con đường lập thân lập nghiệp, phù hợp trình độ giáo viên, HS và thực tế đời sống kinh tế, xã hội của Việt Nam hiện nay, chắc chắn là một chương trình tốt.
Việc góp ý chỉnh sửa SGK lần này có thể hiểu là: Giáo viên không "thi công" được lại đổ lỗi cho người "thiết kế" là những người viết SGK là không đúng! Nhưng trước một thực tế, trình độ năng lực của những "người thi công" chưa đáp ứng được những cái mới, cái hiện đại thì "người thiết kế" phải chỉnh sửa.
Vì để có một tòa nhà giáo dục Việt Nam vững chãi, hiện đại, hợp với cảnh quan xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 21 này, chắc chắn ai trong chúng ta cũng không hề tiếc công sức. Mọi người cùng ghé vai chắc làm được chuyện lớn.
Chê giáo dục bao giờ cũng dễ, cùng chung tay làm cho giáo dục nước nhà phát triển mới là việc cần làm ngay.

Xin trân trọng cảm ơn ông.

Mai Minh (thực hiện)

MCafe
17-04-2008, 16:03
Sao chúng ta có nhiều chuyện để bàn tán thế nhỉ?

Ga mo
17-04-2008, 16:34
Học sinh cấp 3 rồi mà vẫn còn bày đặt xếp hàng với chẳng truy bài, chưa đến 7h đã phải cuống cuồng chạy hộc tốc đến trường, đói vàng mắt, cày như trâu đến hơn 12h trưa mới được về ăn cơm, chưa kịp ngả cái lưng thì chiều lại cuống cuồng chạy sô đi học thêm. Học sinh nào cũng phải giỏi toán như thể sau này chắc chắn phải làm nhà toán học. Sinh viên đại học thì méo cả mặt với các môn đại cương. Ra trường thì nhà tuyển dụng chê ỏng chê eo. NẢN.

vtnphong
17-04-2008, 17:02
thì phải phê phán SGK thì mới có cớ để sửa đổi. Có sửa đổi thì mới có thu nhập cho các bác được chứ :D

tranvanho
17-04-2008, 19:17
thôi bây giờ không bàn tán lung tung nữa
lên edu.net.vn bàn tiếp ha......

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

mà edu.net.vn bị die rùi hay sao ý
chả vào đc

kynhoa
19-04-2008, 08:08
Vào edu.net.vn mà nói không hợp ý Bác Ngọc thì bị gở đó ! Không biết có như vậy không ? Đệ chưa vào forum này nên thắc mắc , Ai có kinh nghiệm ?

tranvanho
19-04-2008, 18:50
vào box thư gửi cho bộ trưởng ý
bộ trưởng có đọc "******" bao giờ đâu
khỉ thật không hiểu lão Ngọc lập box đó làm gì

kynhoa
22-04-2008, 11:09
Lại một ông Thứ trưởng Bộ GDĐT cũ, TT phụ trách mãng CSVC ( gồm Sách GK ) lên tiếng chê sách GK ,sản phẩm của ông ta và nhóm cộng sự của ông ta đã làm, Trong ngành GDĐT, thời kỳ của ông ta là u ám nhất! CCGD lần đầu tiên do Ông ta và bộ hạ của ông ta làm đấy.
Xem http://vietnamnet.vn/giaoduc/2008/04/779567/
"Để đánh giá CT, SGK phải có thời gian ít nhất là 6 tháng đến 1 năm và tổ chức một cách thật nghiêm túc. Không có thời gian mà đưa ra một kết luận nào đó thì thật qua loa và theo tôi là không ổn", PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nhận xét.". Ai qua loa ? "Hậu nhân" bị "hậu quả" của Ông đè muốn chết nè . Tại sao lúc làm CCGD suốt 12 năm ( từ lớp 1 tới lớp 12) ông không làm chương trình khung? Cũng như ông từng đổ lỗi cho Bà Bộ Trưởng Bình về chử viết CCGD mà ông và ông H. là người tham mưu chính. Chúng tôi nói được , chúng tôi chê trách bộ GDĐT được, còn ông thì không, vì ông là bị cáo !

nguoi_lon_tuoi
22-04-2008, 20:24
Lại một ông Thứ trưởng Bộ GDĐT cũ, TT phụ trách mãng CSVC ( gồm Sách GK ) lên tiếng chê sách GK ,sản phẩm của ông ta và nhóm cộng sự của ông ta đã làm, Trong ngành GDĐT, thời kỳ của ông ta là u ám nhất! CCGD lần đầu tiên do Ông ta và bộ hạ của ông ta làm đấy.
Xem http://vietnamnet.vn/giaoduc/2008/04/779567/
"Để đánh giá CT, SGK phải có thời gian ít nhất là 6 tháng đến 1 năm và tổ chức một cách thật nghiêm túc. Không có thời gian mà đưa ra một kết luận nào đó thì thật qua loa và theo tôi là không ổn", PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nhận xét.". Ai qua loa ? "Hậu nhân" bị "hậu quả" của Ông đè muốn chết nè . Tại sao lúc làm CCGD suốt 12 năm ( từ lớp 1 tới lớp 12) ông không làm chương trình khung? Cũng như ông từng đổ lỗi cho Bà Bộ Trưởng Bình về chử viết CCGD mà ông và ông H. là người tham mưu chính. Chúng tôi nói được , chúng tôi chê trách bộ GDĐT được, còn ông thì không, vì ông là bị cáo !Tay Nhĩ này là kẻ vô liêm sĩ nhất,Ông ta nguyên là Hiệu trưởng 1 trường Cao Đẳng tại Đà Nẳng, được bà Bình cất nhắc lên chức thứ trưởng ( vì cùng quê ĐN ), nhưng khi bà bình sắp bị thôi chức Bộ Trưởng , khi đi cơ sở tay này nói xấu bà Bình và thêu dệt những điều khó ưa ( nói về quan hệ giữa Bà bình và Ông Hải, vua về đồ giả cổ ở Hải Phòng ). Tôi không thể nào chịu được tay này , do đó mà tôi đã rời ngành . Tôi chỉ yêu mến bà Bình vì vai trò bà trong chính phủ MN VN, tôi, chẳng bà con gì cả !

thiẻntuon
28-04-2008, 16:52
Tay Nhĩ này là kẻ vô liêm sĩ nhất,Ông ta nguyên là Hiệu trưởng 1 trường Cao Đẳng tại Đà Nẳng, được bà Bình cất nhắc lên chức thứ trưởng ( vì cùng quê ĐN ), nhưng khi bà bình sắp bị thôi chức Bộ Trưởng , khi đi cơ sở tay này nói xấu bà Bình và thêu dệt những điều khó ưa ( nói về quan hệ giữa Bà bình và Ông Hải, vua về đồ giả cổ ở Hải Phòng ). Tôi không thể nào chịu được tay này , do đó mà tôi đã rời ngành . Tôi chỉ yêu mến bà Bình vì vai trò bà trong chính phủ MN VN, tôi, chẳng bà con gì cả !Đọc trên vietnamnet, mới thấy lời bác NLT quả đúnh như vậy, mời xem http://vietnamnet.vn/bandocviet/2008/04/780506/,

Trích :"

Đọc bài trả lời phỏng vấn của PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, nguyên Trưởng ban Soạn thảo CT tiểu học năm 2000 trên VietNamNet ngày 22 tháng 4 vừa qua, tôi rất đồng tình với nhận xét của ông là việc đánh giá CT, SGK tiến hành quá gấp, khó thu được kết quả chính xác và hữu ích. Tuy nhiên, tôi cũng xin đính chính một số chi tiết được ông Trần Xuân Nhĩ nêu trong bài báo nói trên để bạn đọc hiểu đúng hơn, từ đó có sự nhìn nhận công bằng hơn về CT và SGK tiểu học.

Trong bài trả lời VietNamNet, ông Trần Xuân Nhĩ có nêu dẫn chứng: Trong một năm học, HS lớp 1 phải học tới 1.500 trang SGK. Tôi e rằng vị cựu Trưởng ban Soạn thảo CT tiểu học năm 2000 quên mất là ở lớp 1, chỉ 3 môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên & Xã hội có SGK, tổng số trang SGK của cả ba môn này là 591 trang, trong đó tranh minh hoạ chiếm tới 80 - 90% diện tích mỗi trang. Các môn học khác (được gọi là các hoạt động giáo dục) không có SGK cho HS mà chỉ có sách hướng dẫn GV. Vậy thì lấy đâu ra con số 1.500 trang nói trong bài báo?
Nhân đây, tôi cũng xin nhắc lại rằng năm 1996, khi được Bộ GD&ĐT mời tham gia thẩm định CT tiểu học mới, tôi có gửi ông Trần Xuân Nhĩ, lúc đó là Thứ trưởng, Trưởng ban Soạn thảo CT tiểu học năm 2000, một bức thư nhận xét rằng, CT tiểu học có quá nhiều môn học, nên tích hợp lại cho bớt số môn học và giờ học (ví dụ, tích hợp các môn Đạo đức, Tự nhiên & Xã hội, Khoa học, Lịch sử & Địa lí với môn Tiếng Việt). Ý kiến này, tôi cũng phát biểu tại một số hội nghị của Bộ lúc đó. Nhưng đề nghị của tôi đã không được trả lời. Mãi đến tháng 9/2007, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Đặng Huỳnh Mai mới có công văn số 9890/BGD ĐT-GDTH hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho HS có hoàn cảnh khó khăn. Theo công văn này, đối với HS người dân tộc thiểu số chưa thạo tiếng Việt, HS vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo và một số đối tượng có khó khăn khác, ở tiểu học, chỉ dạy các môn Tiếng Việt và Toán; còn các môn Tự nhiên & Xã hội, Khoa học, Lịch sử & Địa lí dạy như dạy tập đọc để phát triển kĩ năng tiếng Việt. Giá như hồi mới thẩm định CT, lãnh đạo Bộ nghe ý kiến chúng tôi thì bây giờ không phải kể câu chuyện tưởng tượng “1.500 trang sách cho HS lớp 1” nữa.

Để chứng minh SGK quá tải, ông Trần Xuân Nhĩ còn nói SGK Tiếng Việt 2 có tới 30 “bài thơ ngụ ngôn của các nhà văn nổi tiếng trên thế giới”. Là chủ biên của quyển sách này, tôi xin khẳng định cả hai tập SGK Tiếng Việt 2 chỉ dạy 16 bài văn vần, trong đó có 1 bài vè dân gian và 14 bài thơ của các nhà thơ Việt Nam hiện đại như Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Xuân Sanh, Tú Mỡ, Phạm Hổ, Thanh Hải, Bế Kiến Quốc, Trần Đăng Khoa v.v... Những lời thơ đằm thắm, giản dị và có tính giáo dục cao như: Ai yêu các nhi đồng / Bằng Bác Hồ Chí Minh? / Tính các cháu ngoan ngoãn / Mặt các cháu xinh xinh / Mong các cháu cố gắng / Thi đua học và hành / Tuổi nhỏ làm việc nhỏ / Tuỳ theo sức của mình... (Thơ Bác Hồ) hết sức dễ hiểu, dễ nhớ đối với trẻ học lớp 2. Còn nói về ngụ ngôn thì 2 tập SGK chỉ dạy 6 truyện, trong đó 4 truyện là của Việt Nam; chỉ có truyện Kho báu (ngụ ngôn Ê-dốp) và bài thơ Sư Tử xuất quân (La Phông-ten) là của nước ngoài. Không những nội dung tất cả 6 truyện trên đều dễ hiểu mà ý nghĩa của câu chuyện còn được chính nhân vật nói thẳng ra. Đặc biệt, có những truyện ngụ ngôn, như Sư Tử xuất quân được HS đón nhận một cách rất thích thú.

Ông Trần Xuân Nhĩ còn nói rằng trong sách Tiếng Việt 2 có bài ngụ ngôn về cây sồi. Và ông bình luận: “Cây sồi ở Việt Nam không có, mà chỉ có ở các nước châu Âu. Chính GV cũng không hiểu cây sồi như thế nào thì HS làm sao hiểu nổi mà lại đưa chuyện ngụ ngôn đó vào dạy ở lớp 2”. Tôi thật lấy làm lạ là một nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội có tên tuổi như ông Trần Xuân Nhĩ có thể phê bình sách mà không cần đọc sách như thế. Làm gì có câu chuyện ngụ ngôn nào về cây sồi trong sách Tiếng Việt 2? Mà giả sử có một truyện ngụ ngôn như thế thì nhân vật dù là cây sồi hay cây mít, con vịt hay con gà, chúng cũng hàm chỉ con người, chứ không phải sồi vẫn là sồi, mít cứ là mít để người đọc phải tìm hiểu cái cây ấy to hay bé, rễ cọc hay rễ chùm, có quả hay không có quả, mọc ở vùng núi hay đồng bằng v.v...

Trong cả bộ SGK Tiếng Việt tiểu học chỉ có một đoạn văn miêu tả cây sồi ở lớp 4, học kỳ II, trong bài tập làm văn “Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối”. Đây là đoạn văn của Lép Tôn-xtôi tả cây sồi với những hình ảnh so sánh rất ấn tượng, được giới thiệu cùng 2 đoạn văn về cây bàng của Đoàn Giỏi, Hoàng Phủ Ngọc Tường và đoạn văn về cây tre của Bùi Ngọc Sơn. Mục đích giới thiệu các đoạn văn này là để cung cấp tư liệu cho HS tham khảo, chứ không phải để các em tả cây sồi. Còn nếu cho rằng chỉ có thể dạy HS những cái gì nước ta có, như quan niệm của ông Trần Xuân Nhĩ, thì hẳn nhà trường không bao giờ nên dạy các em lịch sử, địa lí thế giới. Thậm chí dạy các em về những giai đoạn lịch sử đã qua, dạy HS đồng bằng sông Cửu Long về cái rét, dạy HS đồng bằng Bắc Bộ về sông Cửu Long chắc cũng bị coi là quá tải(?!).

CT, SGK là kết quả lao động công phu của hàng trăm tác giả bao gồm các nhà giáo, nhà khoa học có kiến thức và kinh nghiệm, lại được sự đóng góp ý kiến của hàng nghìn lượt GV dạy thử nghiệm ở 12 tỉnh thành trong cả nước trong suốt 4 năm liền trước khi triển khai đại trà. Mặc dù vậy, thiếu sót chắc là khó tránh khỏi. Góp ý để khắc phục thiếu sót, hoàn thiện CT, SGK là rất cần thiết. Nhưng chúng tôi cũng mong công việc này được thực hiện một cách bình tĩnh, khoa học; người góp ý cần tránh đưa ra những nhận xét vội vàng, thiếu chính xác, làm dư luận hoang mang.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết
"
Hết trích;

Lời bình : tay Nhĩ đúng là vô liêm sĩ

cuongvp2910
04-05-2008, 11:06
"...CT, SGK là kết quả lao động công phu của hàng trăm tác giả bao gồm các nhà giáo, nhà khoa học có kiến thức và kinh nghiệm, lại được sự đóng góp ý kiến của hàng nghìn lượt GV dạy thử nghiệm ở 12 tỉnh thành trong cả nước trong suốt 4 năm liền trước khi triển khai đại trà. Mặc dù vậy, thiếu sót chắc là khó tránh khỏi. Góp ý để khắc phục thiếu sót, hoàn thiện CT, SGK là rất cần thiết. Nhưng chúng tôi cũng mong công việc này được thực hiện một cách bình tĩnh, khoa học; người góp ý cần tránh đưa ra những nhận xét vội vàng, thiếu chính xác, làm dư luận hoang mang..."
Tôi xin bổ sung một phát hiện mới nè bà con : Bản thân chương trình , Sách giáo khoa không có tội ( tuy nhiên việc bổ sung khiếm khuyết trong bộ sách giáo khoa cho cập nhật là điều nên làm). Tội ở đây chính là các cấp quản lí như các bác nói ở trên . Trong khi chương trình dạy được bố trí tuần tự theo thời gian từ a,b,c,d,e,f,g,h,i,j,,k,l,m,...theo kế hoạch cho phép dạy thì người kiểm tra (thường là )đốt cháy giai đoạn Ví dụ ngày hôm nay dạy đến f thì người kiểm tra (kiểm tra nghiêm túc)ra đề với mức độ kiến thức ở h ở i hoặc ra từ c,d vậy là để đạt chất lượng ,chỉ tiêu thực sự thì người giáo viên đứng lớp chỉ còn cách:
1/làm luật với người ra đề theo kiểu "tình cảm"
2/ăn cắp thời gian ,đốt cháy giai đoạn (dạy trước)
3/tủ đề theo kiểu đoán dạng người ra đề hay ra
Các bác thấy không? người quản lý không nắm chắc chương trình trong khi có cả Chuẩn kiến thức kĩ năng mà vẫn ra đề kiểu trên mây thì ...Học sinh chỉ có nước quay cóp và...bắt chước . Giáo viên cảm thấy mình là người có lỗi khi học sinh làm bài không được (bị gia tăng áp lực) Ấm ức nhưng không biết kêu ai . Cấp trên thì đổ lỗi cho CT, SGK để cho lỗi này thuộc về tập thể ! Tui lại nhớ câu tục... của các cụ :
Người trên nói dở thành khôn
Hành hoa nấu cháo (thì) thịt ... cũng ngon!
(không biết người phương nam gọi Hành là gì và "Ấy" là gì nhỉ)

tulinu
04-05-2008, 23:21
Lại một ông Thứ trưởng Bộ GDĐT cũ, TT phụ trách mãng CSVC ( gồm Sách GK ) lên tiếng chê sách GK ,sản phẩm của ông ta và nhóm cộng sự của ông ta đã làm, Trong ngành GDĐT, thời kỳ của ông ta là u ám nhất! CCGD lần đầu tiên do Ông ta và bộ hạ của ông ta làm đấy.
Xem http://vietnamnet.vn/giaoduc/2008/04/779567/
"Để đánh giá CT, SGK phải có thời gian ít nhất là 6 tháng đến 1 năm và tổ chức một cách thật nghiêm túc. Không có thời gian mà đưa ra một kết luận nào đó thì thật qua loa và theo tôi là không ổn", PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nhận xét.". Ai qua loa ? "Hậu nhân" bị "hậu quả" của Ông đè muốn chết nè . Tại sao lúc làm CCGD suốt 12 năm ( từ lớp 1 tới lớp 12) ông không làm chương trình khung? Cũng như ông từng đổ lỗi cho Bà Bộ Trưởng Bình về chử viết CCGD mà ông và ông H. là người tham mưu chính. Chúng tôi nói được , chúng tôi chê trách bộ GDĐT được, còn ông thì không, vì ông là bị cáo !
Hôm nay mới biết tôi là SP của ngài.

cuongvp2910
05-05-2008, 12:50
Thay đi , đổi lại...chẳng biết đường nào mà lần.Điều dễ thấy nhất là lãng phí tiền của công sức của nhân dân , kéo lùi hội nhập của nước nhà với thế giới , làm lẫn lộn giá trị định hướng mục tiêu phấn đấu ,cống hiến cuả giới trẻ. Thứ nữa , tại sao các vị *** "giỏi" như thế không tìm cách nào " vá lỗi " , rà soát từng khâu của quá trình giáo dục để cho nó tốt hơn lên mà chỉ lo khẳng định mình ???Hất bỏ tâm huyết của bao nhiêu người? ( Đến như Winxp mà còn vá lỗi thường xuyên huống chi SGK !) Quan điểm của tôi là :Đằng nào nó cũng xấu rồi nên việc bây giờ là đừng để nó xấu thêm và tìm cách cải tạo nó mới là điều nên làm . Nếu ai đó cho mình là yêu nước , lo cho tương lai giới trẻ thì cũng cần xem lại mình chút xem mình là ai ??? và có cống hiến gì và có nên "hạ cánh " cho tương lai con em chúng ta hay không? Đừng lấy cả một thế hệ học sinh ra làm vật thí nghiệm và giáo viên làm vật tế thần hay làm một con " Tốt " thí trước búa rìu dư luận !

VnVision
05-05-2008, 16:31
Đúng là từ khi vào ĐH, bên cạnh những thứ ko có nhiều ích lợi vẫn phải tiếp tục nạp vào đầu, tớ mới bắt đầu học được những kiến thức thật sự cần thiết cho cuộc sống của mình (mà phần lớn những kiến thức đó có được là qua tự học). Rồi đến khi ra trường, đi làm, tớ mới thật sự chỉ học đúng những thứ thiết thực cho cuộc sống của mình. Mà những năm tuổi trẻ, đầu óc còn tiếp thu nhanh, tư duy còn mở rộng thì tuy ko ngắn nhưng cũng có hạn (nhất là khi nền tảng của nó - những năm học đầu tiên - có nhiều bất cập); bên cạnh đó, khi đã trưởng thành thì phải kiếm tiền & có nhiều gánh nặng khác chứ ko thể dành nhiều thời gian công sức cho việc học nữa - thậm chí nhiều người còn ko có đ/k học tiếp (dù là tự học), hoặc là đã chán học lắm rồi (nhờ kết quả mà chương trình giáo dục đem lại)... Do đó, tính ra mình "vào đời" muộn hơn so với những đứa cùng lứa ở các nước tiên tiến cả chục năm (vì chương trình học của bọn họ thiết thực & gần gũi với yêu cầu cuộc sống thật hơn), và vào đời với một nền tảng yếu kém. Nói cách khác, cuộc sống của mình bị rút ngắn hơn so với cuộc sống của bọn nó cả chục năm, và những năm còn lại thì chất lượng cuộc sống thua xa (ý tớ ko phải đổ cho hoàn cảnh xã hội, đất nước còn nghèo, mà là vì chúng ta không được trang bị những khả năng cần thiết để cải thiện cuộc sống của chính mình đến tầm như chúng ta mong muốn).

Nhiều lúc nhìn những người ở nước ngoài cả chục năm về trước bằng tuổi mình đã làm được bao nhiêu thứ, rồi nhìn lại mình mà thấy chán. Tự hỏi tại sao mình lại ko bằng được họ, cứ suy nghĩ mãi cho đến gốc rễ mới thấy rằng nền tảng, sự dẫn dắt của những người đi trước trong những năm đầu đời (trong gia đình là cha mẹ, ngoài xã hội là trường học) có ảnh hưởng to lớn như thế nào đến toàn bộ cuộc đời.

Đừng thắc mắc tại sao chúng ta không có những cá nhân xuất sắc, những cty huyền thoại chỉ bằng một góc nhỏ Microsoft, Google, Yahoo, Alibaba... Tớ thấy câu trả lời cực kỳ rõ ràng.

ngocquang19877
05-05-2008, 17:03
Đúng là từ khi vào ĐH, bên cạnh những thứ ko có nhiều ích lợi vẫn phải tiếp tục nạp vào đầu, tớ mới bắt đầu học được những kiến thức thật sự cần thiết cho cuộc sống của mình (mà phần lớn những kiến thức đó có được là qua tự học). Rồi đến khi ra trường, đi làm, tớ mới thật sự chỉ học đúng những thứ thiết thực cho cuộc sống của mình. Mà những năm tuổi trẻ, đầu óc còn tiếp thu nhanh, tư duy còn mở rộng thì tuy ko ngắn nhưng cũng có hạn (nhất là khi nền tảng của nó - những năm học đầu tiên - có nhiều bất cập); bên cạnh đó, khi đã trưởng thành thì phải kiếm tiền & có nhiều gánh nặng khác chứ ko thể dành nhiều thời gian công sức cho việc học nữa - thậm chí nhiều người còn ko có đ/k học tiếp (dù là tự học), hoặc là đã chán học lắm rồi (nhờ kết quả mà chương trình giáo dục đem lại)... Do đó, tính ra mình "vào đời" muộn hơn so với những đứa cùng lứa ở các nước tiên tiến cả chục năm (vì chương trình học của bọn họ thiết thực & gần gũi với yêu cầu cuộc sống thật hơn), và vào đời với một nền tảng yếu kém. Nói cách khác, cuộc sống của mình bị rút ngắn hơn so với cuộc sống của bọn nó cả chục năm, và những năm còn lại thì chất lượng cuộc sống thua xa (ý tớ ko phải đổ cho hoàn cảnh xã hội, đất nước còn nghèo, mà là vì chúng ta không được trang bị những khả năng cần thiết để cải thiện cuộc sống của chính mình đến tầm như chúng ta mong muốn).

Nhiều lúc nhìn những người ở nước ngoài cả chục năm về trước bằng tuổi mình đã làm được bao nhiêu thứ, rồi nhìn lại mình mà thấy chán. Tự hỏi tại sao mình lại ko bằng được họ, cứ suy nghĩ mãi cho đến gốc rễ mới thấy rằng nền tảng, sự dẫn dắt của những người đi trước trong những năm đầu đời (trong gia đình là cha mẹ, ngoài xã hội là trường học) có ảnh hưởng to lớn như thế nào đến toàn bộ cuộc đời.

Đừng thắc mắc tại sao chúng ta không có những cá nhân xuất sắc, những cty huyền thoại chỉ bằng một góc nhỏ Microsoft, Google, Yahoo, Alibaba... Tớ thấy câu trả lời cực kỳ rõ ràng.

Tự tin lên đi pác lol.

tulinu
05-05-2008, 17:39
Ai sinh năm 1975 thì học chưong trình CCGD đầu tiên sẽ biết đất trời. Chử viết bằng bút bi, viết giống như chử đánh máy, bây giờ tôi thường phải đánh vi tính vì viết chẳng ai đọc được!!

cuongvp2910
05-05-2008, 19:53
Khổ nhất là những người học chương trình "vét" (trước cải cách chương trình 1 năm )Thi rớt 1 năm , 2năm , năm thứ 3 = Học lại !
Có ai trong diễn đàn này đã từng "bị" thế hãy chia sẻ nhé? Mong rằng các bạn đi sau có thêm kinh nghiệm từ sự chia sẻ của các bạn đi trước !

nguoi_lon_tuoi
19-05-2008, 09:01
" thấy hạt sạn thì đòi bỏ cả nồi cơm", đó là 1 trong những nhận xét của Ông Ng.M Hiễn thứ trưởng Bộ GDĐT. và ý kiến của Phó TT kiêm bộ trưởng NT Nhân về chuơng trình và sách GK. http://vietnamnet.vn/giaoduc/2008/05/783695/.
Những tay nguyên là Thứ trưởng Bộ , những "phóng viên" tay ngang về dạy học, không hề dạy phổ thông giờ nào, lý luận thì chụp mũ. Chắc phải tiếc rẻ vì không đánh tơi bời được " bọn " quản lý cũ.

Tôi còn nhớ lúc mơi chuyển từ ĐH về quản lý PT, có nhiều điểm qui định " phi lý" làm tôi ngỡ ngàng, nhưng khi bình tâm lại, nhận ra là có nhiều điều mình suy diễn từ mội trường này sang môi trường khác chưa chắc là phù hợp. Có những tay tầm TT, chẳng biết gì về GD phổ thông, thâm chí đã từng chỉ đạo làm sai be bết mà lớn tiếng đòi xoá hết, làm lại tất cả và để minh hoạ tay này còn dẫn chứng một loạt vấn đề "hạt sạn" nhưng những dẫn chứng này lại không hề tồn tại!! Sao mà vẫn có người u ám thế!

yoyo89312
19-05-2008, 09:23
Học Sử gì mà chán ngắt luôn, bắt học thuộc lòng, càng học càng ghét cái môn Sử, bắt hs học thuộc lòng quá trời ngày tháng không biết phải làm gì nữa, chỉ cần hs biết có sự kiện đó xảy ra vào năm nào với diễn biến sơ lược là được rồi, đằng này bắt học thuộc luôn ngày thàng, nhiều bài bắt học luôn giờ mới ác, nhảm nhất là cái vụ, ta bắn của địch xx mấy bay, ta giết chết xx quân địch, quân ta chiếm được xx căn cứ, trong khi ghi của VN thì lại ghi quân ta bị tổn thất nặng nhưng rút ra nhiều bài học kinh nghiệm ... bó chiếu!

Còn nữa, bộ luôn nói người Việt phải biết Sử Việt, bắt học sinh học sử, tốt nghiệp mấy năm nay đều thi môn sử, trong khi đó, hs học quá trời sử, giống tui nè, năm ngoái học thuộc lòng nguyên cuốn đề cương luôn rồi, thuộc lào lào lun, nhưng thi xong có nhớ gì đâu, giờ hỏi tui chiến dịch Biên Giới diễn ra năm nào tui còn không nhớ nữa ==》 Việc học Sử bây giờ trong nhà trường toàn là đối phó thi cử, hs ngày càng học nhiều sử nhưgn ngày càng ngu môn sử, ngày càng ghét môn sử.

boygiandi
19-05-2008, 10:14
Ai cũng than thôi ...
Giả sử sau này bạn làm giáo viên dạy Sử. Bạn định làm thế nào ..
Mình thấy Sử vốn là môn học thuộc không khác được ..
Cô mình thử nghiệm cách dạy mới cho học sinh đọc sách tự tìm hiểu .. không ai hưởng ứng cả .. cô tóm tắt là đáng tin nhất ..

thiẻntuon
19-05-2008, 10:25
Học Sử gì mà chán ngắt luôn, bắt học thuộc lòng, càng học càng ghét cái môn Sử,
Còn nữa, bộ luôn nói người Việt phải biết Sử Việt, bắt học sinh học sử, tốt nghiệp mấy năm nay đều thi môn sử, trong khi đó, hs học quá trời sử, giống tui nè, năm ngoái học thuộc lòng nguyên cuốn đề cương luôn rồi, thuộc lào lào lun, nhưng thi xong có nhớ gì đâu, giờ hỏi tui chiến dịch Biên Giới diễn ra năm nào tui còn không nhớ nữa ==》 Việc học Sử bây giờ trong nhà trường toàn là đối phó thi cử, hs ngày càng học nhiều sử nhưgn ngày càng ngu môn sử, ngày càng ghét môn sử.Cách dạy và học thì cần bàn cụ thể, nhưng "người Việt phải biết Sử Việt" là đương nhiên, cái việc "chiến dịch Biên Giới diễn ra năm nào " không nhớ thì còn là người Việt, nhưng Bà Triệu Thị Trinh là tướng của Gia Long thì đáng lấy lại bằng Tú Tài rồi đó em ( có người thi hoa hậu VN trả lời như vậy ) , mà em đâu Tú tài chưa vậy? Mà em viết chẳng ăn nhập gì về chủ đề của topics cả. Em thuộc loại lấy hạt sạn để đòi bỏ nồi cơm đó. Tôi khi cùng phỏng vấn tuyển dụng NV ngành CNTT( cho công ty nước ngòai) , gặp một case mà mắc cỡ với đồng nghiệp nước ngoài ngồi cùng, có người khi được hỏi triều đại nào đánh tan quân xâm lược Mông Cổ, ú ớ !

vtnphong
19-05-2008, 10:48
Thực tế là Sử không phải là một môn học đáng chán. Hồi còn học phổ thông, mình ghét nó cực kỳ nhưng bây giờ lúc rảnh rỗi là mình lại lôi Đại Việt Sử Ký ra đọc, đôi khi lên mạng search về cuộc đời của Đặng Tiểu Bình, Napoleon, Thành Cát Tư Hãn hay xem lịch sử Hy Lạp, La Mã, Trung Hoa, sự hình thành của German Nazi... Nói chung là có rất nhiều điều thú vị của lịch sử thế giới và lịch sử VN để tìm hiểu (một điều mà mình không hề biết khi còn học highschool).

Vấn đề chính ở đây là chương trình Sử được dạy trong nhà trường là hoàn toàn không ổn, nó tập trung thái quá vào sự nghiệp của Đảng Cộng Sản với 2 cuộc kháng chiến. 4000 năm văn hiến của dân tộc VN mà chỉ được đại diện bởi một khoảng thời gian lịch sử khoảng gần 100 năm là không đúng.

Ngoài ra, sách lịch sử VN mang tính áp đặt, không có những nhận định khách quan và không xem xét một vấn đề dưới nhiều góc nhìn của lịch sử. Một vấn đề đơn giản là sự sụp đổ của chính quyền Liên Xô chẳng hạn. Trong khi trên thế giới không biết có bao nhiêu bài nghiên cứu, các tài liệu, dẫn chứng đưa ra về những sai lầm của hệ thống chính trị ở đất nước này thì sách sử VN chỉ gói gọn trong câu "Liên Xô sụp đổ do sự chống phá của các thế lực thù địch bên ngoài và một vài lý do khách quan". Lý do khách quan gì? Các thế lực thù địch bên ngoài làm như thế nào mà có thể đánh đổ được một đất nước mà SGK VN gọi là "thành trì của xã hội chủ nghĩa", với lực lượng Hồng quân "bất khả chiến bại"?

Chỉ đưa ra những câu tóm ngắn gọn như thế để che dấu sự thật (và không cho phép học sinh có quyền tìm kiếm sự thật, bạn nào còn đang học phổ thông thì thử hôm nào đặt câu hỏi kiểu này cho giáo viên để xem bị xử lý cỡ nào :D) thì làm thế nào khiến cho học sinh có thể tâm phục được. Đặc biệt là đối với các chiến dịch và "quân ta" thắng thì lại nêu chi tiết đến từng con số như là bao nhiêu quân địch bị bắt sống, bao nhiêu xe tăng, máy bay bị tiêu diệt (các con số mà hình như SGK không hề nói là lấy dẫn chứng ở đâu).

Do đó bây giờ ngồi nghiệm lại thì cái mà mình ghét môn lịch sử hồi phổ thông không phải là bản thân môn lịch sử mà chính là kiểu tuyên truyền, quảng cáo không biết xấu hổ này.

kynhoa
19-05-2008, 11:20
Thực tế là Sử không phải là một môn học đáng chán. Hồi còn học phổ thông, mình ghét nó cực kỳ nhưng bây giờ lúc rảnh rỗi là mình lại lôi Đại Việt Sử Ký ra đọc, đôi khi lên mạng search về cuộc đời của Đặng Tiểu Bình, Napoleon, Thành Cát Tư Hãn hay xem lịch sử Hy Lạp, La Mã, Trung Hoa, sự hình thành của German Nazi... Nói chung là có rất nhiều điều thú vị của lịch sử thế giới và lịch sử VN để tìm hiểu (một điều mà mình không hề biết khi còn học highschool).

Vấn đề chính ở đây là chương trình Sử được dạy trong nhà trường là hoàn toàn không ổn, .... 4000 năm văn hiến của dân tộc VN mà chỉ được đại diện bởi một khoảng thời gian lịch sử khoảng gần 100 năm là không đúng.

Ngoài ra, sách lịch sử VN mang tính áp đặt,.... Lý do khách quan gì? Các thế lực thù địch bên ngoài làm như thế nào mà có thể đánh đổ được một đất nước mà SGK VN gọi là "thành trì của xã hội chủ nghĩa", với lực lượng Hồng quân "bất khả chiến bại"?
...
Do đó bây giờ ngồi nghiệm lại thì cái mà mình ghét môn lịch sử hồi phổ thông không phải là bản thân môn lịch sử mà chính là kiểu tuyên truyền, quảng cáo không biết xấu hổ này.Cám ơn đã nói lên sự thật


Đây là mấu chốt vấn đề môn sử, mà không ai dám nói.

badboyhp
05-06-2008, 12:24
nhiều cái bộ giáo dục bắt học học và học nhưng lại ko quan trọng với thực tiễn, => học nó để làm gì?

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

tôi ủng hộ kynhoa, tôi thấy lịch sử việt nam cũng có nhiều cái hào hùng lắm, sao ko dạy lịch sử việt nam như trung quốc ấy , cứ làm phim lấy đúng cốt lịch sử xem có hay ko? bạn thủ hỏi 1 người trẻ tuổi mà xem xem có phải họ thuộc lịch sử trung quốc hơn lịch sủ việt nam ko? mà việt nam cũng có nhiều người nổi tiếng có thể làm phim hay ko kém trung quốc như là : Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, v...v...

tulinu
05-06-2008, 19:53
nhiều cái bộ giáo dục bắt học học và học nhưng lại ko quan trọng với thực tiễn, => học nó để làm gì?

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

tôi ủng hộ kynhoa, tôi thấy lịch sử việt nam cũng có nhiều cái hào hùng lắm, sao ko dạy lịch sử việt nam như trung quốc ấy , cứ làm phim lấy đúng cốt lịch sử xem có hay ko? bạn thủ hỏi 1 người trẻ tuổi mà xem xem có phải họ thuộc lịch sử trung quốc hơn lịch sủ việt nam ko? mà việt nam cũng có nhiều người nổi tiếng có thể làm phim hay ko kém trung quốc như là : Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, v...v...Mấy tay như nguyên ThứT Nh. đâu dám nói về việc này. Nói vòng vo và dấu biệt sự kiện mình là người duyệt chương trình .

tlspace
05-06-2008, 21:29
[b]Do đó bây giờ ngồi nghiệm lại thì cái mà mình ghét môn lịch sử hồi phổ thông không phải là bản thân môn lịch sử mà chính là kiểu tuyên truyền, quảng cáo không biết xấu hổ này.

Đảng ta quảng cáo trên mọi mặt trận bác ạ!

darkvalentine
05-06-2008, 23:28
Vấn đề chính ở đây là chương trình Sử được dạy trong nhà trường là hoàn toàn không ổn, nó tập trung thái quá vào sự nghiệp của Đảng Cộng Sản với 2 cuộc kháng chiến. 4000 năm văn hiến của dân tộc VN mà chỉ được đại diện bởi một khoảng thời gian lịch sử khoảng gần 100 năm là không đúng.

Tui nhớ là chương trình phổ thông chỉ nói về Đảng CS trong chương trình lớp 12 thui mà có đâu mà nhiều ?! Hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc mà gói gọn trong một cuốn sách sử 12 thì còn quá ít là đằng khác :p


Ngoài ra, sách lịch sử VN mang tính áp đặt, không có những nhận định khách quan và không xem xét một vấn đề dưới nhiều góc nhìn của lịch sử. Một vấn đề đơn giản là sự sụp đổ của chính quyền Liên Xô chẳng hạn. Trong khi trên thế giới không biết có bao nhiêu bài nghiên cứu, các tài liệu, dẫn chứng đưa ra về những sai lầm của hệ thống chính trị ở đất nước này thì sách sử VN chỉ gói gọn trong câu "Liên Xô sụp đổ do sự chống phá của các thế lực thù địch bên ngoài và một vài lý do khách quan". Lý do khách quan gì? Các thế lực thù địch bên ngoài làm như thế nào mà có thể đánh đổ được một đất nước mà SGK VN gọi là "thành trì của xã hội chủ nghĩa", với lực lượng Hồng quân "bất khả chiến bại"?

Ái chà cái này thì học lâu quá rồi nên không biết có đúng là trong chương trình sử phổ thông bị lược bớt hay không nhưng trong chương trình CHXHKH bậc đại học thì nói rất rõ (bạn có thể tham khảo Giáo trình CNXHKH- Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia 2004- TRANG 137). Điều đó chứng tỏ rằng sách sử VN không hề mang tính áp đặt chủ quan như bạn nói.


Chỉ đưa ra những câu tóm ngắn gọn như thế để che dấu sự thật (và không cho phép học sinh có quyền tìm kiếm sự thật, bạn nào còn đang học phổ thông thì thử hôm nào đặt câu hỏi kiểu này cho giáo viên để xem bị xử lý cỡ nào ) thì làm thế nào khiến cho học sinh có thể tâm phục được. Đặc biệt là đối với các chiến dịch và "quân ta" thắng thì lại nêu chi tiết đến từng con số như là bao nhiêu quân địch bị bắt sống, bao nhiêu xe tăng, máy bay bị tiêu diệt (các con số mà hình như SGK không hề nói là lấy dẫn chứng ở đâu).

Ai bảo bạn học sinh không có quyền tìm kiếm sự thật ? Với thời đại của công nghệ thông tin hiện nay, ai cấm được học sinh tiếp cận các nguồn thông tin từ sách vở, báo đài, internet ? Đâu phải học sinh chỉ biết lấy thông tin từ mấy cuốn sách giáo khoa phổ thông mà để bị "che dấu sự thật" :p (nghe gê wé).
Các bạn học sinh cứ tự do đặt câu hỏi với giáo viên (nhưng nhớ là nên hỏi ngoài h học để giáo viên khỏi bị cháy giáo án tội nghiệp) thử xem có ai dám "xử lý" các bạn không ?!
Những chiến dịch mà quân ta thắng lợi vẻ vang như Điện Biên Phủ, Khe Sanh, Ấp Bắc...ngay cả thế giới còn phải trầm trồ thán phục thì chẳng lẽ chúng ta lại phải dấu đi !? (chắc lúc đó sẽ nhận được lời khen : Sao VN khiêm tốn thế :p)
Riêng việc không công khai số liệu về những thiệt hại tổn thất của quân ta trong cả 2 cuộc kháng chiên cứu nước vĩ đại theo quan điểm của riêng em thì cũng không có j quá đáng vì trên thực tế là chúng ta đã hi sinh quá nhiều xương máu, cái giá phải trả cho độc lập tự do là quá đắt vậy liệu có nên nhắc đến những ký ức đau buồn đó chăng ! Các pác qua US xem trong sách giáo khoa của nó có nhắc tới chiến tranh VN hok thì bít.
Còn việc bạn "lo lắng" về tính xác thực của các số liệu thì xin thưa VN mà dám "nói có thành không, đổi trắng thay đen" thì bộ ngoại giao các nước nó lên tiếng liền chứ bộ nó để yên àh. Thằng Nhật chỉ xuyên tạc sự thật có chút xíu trong sách giáo khoa mà TQ nó đã làm ầm lên rồi thì thằng Mỹ bộ nó ngán chắc ? :p


Do đó bây giờ ngồi nghiệm lại thì cái mà mình ghét môn lịch sử hồi phổ thông không phải là bản thân môn lịch sử mà chính là kiểu tuyên truyền, quảng cáo không biết xấu hổ này.

Tui thấy VN chẳng có gì phải xấu hổ trong việc tuyên truyền về 2 cuộc kháng chiến. Chúng ta có chính nghĩa trong tay, cuộc kháng chiến của chúng ta là để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ tự do thì có j phải xấu hổ ?! Nếu có xấu hổ thì chính là người Mỹ nếu có dịp tìm hiểu về chiến tranh VN họ sẽ cảm thấy xấu hổ về những việc mà chính phủ + quân đội Mỹ đã làm đối với nhân dân VN.

TenNhoc
05-06-2008, 23:34
nhiều cái bộ giáo dục bắt học học và học nhưng lại ko quan trọng với thực tiễn, => học nó để làm gì?

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

tôi ủng hộ kynhoa, tôi thấy lịch sử việt nam cũng có nhiều cái hào hùng lắm, sao ko dạy lịch sử việt nam như trung quốc ấy , cứ làm phim lấy đúng cốt lịch sử xem có hay ko? bạn thủ hỏi 1 người trẻ tuổi mà xem xem có phải họ thuộc lịch sử trung quốc hơn lịch sủ việt nam ko? mà việt nam cũng có nhiều người nổi tiếng có thể làm phim hay ko kém trung quốc như là : Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, v...v...

Ví dụ cái không quan trọng và thực tiễn đi bé. Nói có sách mách có chứng người ta mới tin.(làm ơn đừng nói rằng mấy cái đó thì đầy ra, ai cũng biết nhé...)

hi..hi...cái mà bé mới nói là làm phim gì gì đấy tưởng người ta không biết hả? Vấn đề là chưa làm được thôi bé ơi. VN mình dân còn đầy người chưa có cái ăn, bỏ hàng chục, hàng trăm tỉ ra làm bộ phim thì phải cân nhắc nhiều lắm đấy. Nhìn nhận sự việc nên nhìn nhận từ nhiều chiều nhé...

tlspace
06-06-2008, 01:39
Ai bảo bạn học sinh không có quyền tìm kiếm sự thật ? Với thời đại của công nghệ thông tin hiện nay, ai cấm được học sinh tiếp cận các nguồn thông tin từ sách vở, báo đài, internet ? Đâu phải học sinh chỉ biết lấy thông tin từ mấy cuốn sách giáo khoa phổ thông mà để bị "che dấu sự thật" :p (nghe gê wé).
Các bạn học sinh cứ tự do đặt câu hỏi với giáo viên (nhưng nhớ là nên hỏi ngoài h học để giáo viên khỏi bị cháy giáo án tội nghiệp) thử xem có ai dám "xử lý" các bạn không ?!

Học sinh tự tìm kiếm kiến thức và kiến thức chính thống đưa đến cho học sinh là hoàn toàn khác nhau. Và quan trọng chính là những người viết sử phải bày tỏ quan điểm một cách hoàn toàn khách quan, chứ không thể là chụp mũ như thế được. Sách giáo khoa là nơi lấy kiến thức cơ bản nhất, có thể với cách viết đó học sinh sẽ hiểu sai vấn đề và luôn tin tưởng rằng nó đúng.
Đặt câu hỏi cho giáo viên trong những lĩnh vực nhạy cảm như thế này thì không tìm được câu trả lời thích đáng đâu bạn ạ!


Tui thấy VN chẳng có gì phải xấu hổ trong việc tuyên truyền về 2 cuộc kháng chiến. Chúng ta có chính nghĩa trong tay, cuộc kháng chiến của chúng ta là để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ tự do thì có j phải xấu hổ ?! Nếu có xấu hổ thì chính là người Mỹ nếu có dịp tìm hiểu về chiến tranh VN họ sẽ cảm thấy xấu hổ về những việc mà chính phủ + quân đội Mỹ đã làm đối với nhân dân VN.
VN không xấu hổ trong việc tuyên truyền về hai cuộc chiến, mà ngược lại là rất tự hào. Nhưng quan trọng là tuyên truyền như thế nào ?Bác nên để ý bác vtnphong đã viết: "kiểu tuyên truyền, quảng cáo không biết xấu hổ này"

tulinu
06-06-2008, 06:32
Tôi thấy ta đi quá xa với chủ đề của topic rồi đó. Kết luận của Bộ Trưởng và T Trưởng Bộ GDĐT đã có rồi mà. Không viết lại toàn bộ sách GK, có thể đưa 1 số môn qua diện tự chọn và tinh giản những phần nặng nế trong chương trình. Thế là mấy tay gồm : nguyên Thứ Trưởng , giãng viên ĐH , các chuyên gia "thầu" viết sách GK, lần này CHƯA có dịp làm ăn lớn rồi. Đợi mươi năm nữa !

kaizvn
06-06-2008, 08:36
thế này ăn nhằm gì với Nhật,viết sách xong TQ biểu tình luôn :D.

khoi265
06-06-2008, 09:26
Bàn hoài cũng thế, cho con học Việt Mỹ cho chắc vậy

vtnphong
06-06-2008, 09:55
thế này ăn nhằm gì với Nhật,viết sách xong TQ biểu tình luôn :D.

Công nhận mấy ba TQ rảnh thật, sách của mình thì bóp méo lịch sử tùm lum mà ở đó đòi đi phê phán người khác.

darkvalentine
06-06-2008, 15:19
Học sinh tự tìm kiếm kiến thức và kiến thức chính thống đưa đến cho học sinh là hoàn toàn khác nhau. Và quan trọng chính là những người viết sử phải bày tỏ quan điểm một cách hoàn toàn khách quan, chứ không thể là chụp mũ như thế được. Sách giáo khoa là nơi lấy kiến thức cơ bản nhất, có thể với cách viết đó học sinh sẽ hiểu sai vấn đề và luôn tin tưởng rằng nó đúng.
Đặt câu hỏi cho giáo viên trong những lĩnh vực nhạy cảm như thế này thì không tìm được câu trả lời thích đáng đâu bạn ạ!

Vậy theo bạn những gì sách giáo khoa sử viết là "chụp mũ" ? Thế nó "xuyên tạc" điều gì và "chụp mũ" những ai ? Bạn có thể lấy dẫn chứng ra để mọi người cùng xem xét không ? Còn mình thì công nhận là chương trình sử phỗ thông có nặng thiệt nhưng mình thấy sách sử viết chẳng có j sai sự thật cả. Tất nhiên sách sử VN thì phải viết sao cho khi người VN đọc họ sẽ cảm nhận được khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến và sự lãnh đạo tài ba của Đảng CSVN trong 2 cuộc kháng chiến đó nhưng như vậy cũng chẳng có gì là quá đáng vì sự thật nó là như vậy.


VN không xấu hổ trong việc tuyên truyền về hai cuộc chiến, mà ngược lại là rất tự hào. Nhưng quan trọng là tuyên truyền như thế nào ?Bác nên để ý bác vtnphong đã viết: "kiểu tuyên truyền, quảng cáo không biết xấu hổ này"

VN đã "tuyên truyền", "quảng cáo" những j trong sách giáo khoa mà để bạn cảm thấy "xấu hổ" với bạn bè quốc tế thế ?



Badboyhp: tôi ủng hộ kynhoa, tôi thấy lịch sử việt nam cũng có nhiều cái hào hùng lắm, sao ko dạy lịch sử việt nam như trung quốc ấy , cứ làm phim lấy đúng cốt lịch sử xem có hay ko? bạn thủ hỏi 1 người trẻ tuổi mà xem xem có phải họ thuộc lịch sử trung quốc hơn lịch sủ việt nam ko? mà việt nam cũng có nhiều người nổi tiếng có thể làm phim hay ko kém trung quốc như là : Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, v...v...
Tennhoc: hi..hi...cái mà bé mới nói là làm phim gì gì đấy tưởng người ta không biết hả? Vấn đề là chưa làm được thôi bé ơi. VN mình dân còn đầy người chưa có cái ăn, bỏ hàng chục, hàng trăm tỉ ra làm bộ phim thì phải cân nhắc nhiều lắm đấy. Nhìn nhận sự việc nên nhìn nhận từ nhiều chiều nhé...


Riêng về cuộc chiến tranh VN thì không cần nhà nước mình bỏ tiền ra làm đâu mà nước ngoài đã làm dùm mình rồi. Các bạn nếu quan tâm có thể xem 2 bộ phim tư liệu "Viet Nam - Cuộc chiến 10000 ngày" (http://www.imdb.com/title/tt0174323/) và "Những hình ảnh chưa được biết đến về cuộc chiến tranh Viet Nam" (http://www.imdb.com/title/tt0118502/)
Cả 2 bộ phim này đều đã được phát sóng trên VTV3 và các bạn có thể lên clip.vn để xem lại. Đây là 2 bộ phim tư liệu mà mình cho rằng rất đáng xem vì thứ nhất nó giúp chúng ta phần nào hiểu rõ sự ác liệt của chiến tranh, thứ hai vì đây là 2 bộ phim do Mỹ và Pháp thực hiện dựa trên nguồn tư liệu trong kho lưu trữ hồ sơ mật của quân đội Hoa Kỳ nên mang tính khách quan cao (xem xong đừng ai nói là US+France cũng tham gia "lăng xê, quảng cáo" đến mức "ko bít xấu hổ" cho VN nữa nhá"

Không biết các bạn khác như thế nào còn mình thì lý do duy nhất mà mình "ghét" môn lịch sử là do mình lười đọc sách sử, rồi áp lực thi cử làm mình luôn học sử với tinh thần đối phó cho qua là chính, mà qua rồi thì wên hết trơn :p

vtnphong
06-06-2008, 16:15
Vậy theo bạn những gì sách giáo khoa sử viết là "chụp mũ" ? Thế nó "xuyên tạc" điều gì và "chụp mũ" những ai ? Bạn có thể lấy dẫn chứng ra để mọi người cùng xem xét không ? Còn mình thì công nhận là chương trình sử phỗ thông có nặng thiệt nhưng mình thấy sách sử viết chẳng có j sai sự thật cả. Tất nhiên sách sử VN thì phải viết sao cho khi người VN đọc họ sẽ cảm nhận được khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến và sự lãnh đạo tài ba của Đảng CSVN trong 2 cuộc kháng chiến đó nhưng như vậy cũng chẳng có gì là quá đáng vì sự thật nó là như vậy.



VN đã "tuyên truyền", "quảng cáo" những j trong sách giáo khoa mà để bạn cảm thấy "xấu hổ" với bạn bè quốc tế thế ?


Trên nguyên tắc thì phần lớn sách sử không phải là viết sai sự thật. Đúng là Việt Nam đã đánh thắng thực dân Pháp, đúng là ĐCS đã thống nhất đất nước, không ai tranh cãi về điều đó cả. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ cách mà nó thuật lại và bình luận về các sự kiện thì lại hoàn toàn chủ quan.

Do mình tốt nghiệp phổ thông cũng lâu rồi nên không thể nhớ chi tiết được các số liệu chi tiết trong SGK để dẫn chứng, bạn thông cảm. Tuy nhiên, mình nghĩ bạn cũng đồng ý rằng chúng ta được dạy rất chi tiết về thiệt hại của quân địch nhưng lại không có số liệu chi tiết về tổn thất của quân ta. Chúng ta đã được miêu tả sự tối tân về vũ khí của ngụy quân như thế nào, sự hỗ trợ tối đa (vũ khí, các cố vấn quân sự) từ phía Mỹ cho ngụy quân nhưng liệu có mấy bài trong SGK cho chúng ta biết những thông tin tương tự về phía quân cộng sản? Hình như không có bài nào cho ta biết được có bao nhiêu cố vấn quân sự, kỹ sư của Liên Xô đã tới miền Bắc giúp đỡ cho quân cộng sản cũng như sự viện trợ vũ khí khổng lồ từ các nước XHCN cho Bắc Việt.

Cách đưa thông tin không đầy đủ này khiến cho rất nhiều học sinh lầm tưởng là chỉ với mấy khẩu súng tự chế, giáo mác, chông,.. là đủ để chiến thắng được xe tăng, máy bay, thiết giáp. Điều này chỉ tạo ra sự tự hào giả tạo, chỉ gây hại cho các thế hệ sau này mà thôi. Hãy tưởng tượng, giả sử (mình chỉ giả sử) là một ngày nào đó VN xảy ra chiến tranh với TQ. Nếu người dân lúc đó tin mù quáng vào việc chỉ cần ý chí là có thể chiến thắng nên không thèm quan tâm tới hiện đại hóa quân đội thì hậu quả sẽ như thế nào?

Lịch sử là một môn học giúp ta tìm hiểu về quá khứ để qua đó rút ra những kinh nghiệm trong tương lai. Việc hiểu cặn kẽ một vấn đề của quá khứ (cả mặt tốt lẫn xấu) là rất quan trọng.Nếu nói chuyện với bạn bè quốc tế, mình sẽ rất xấu hổ khi phải nói với họ rằng mình được học lịch sử của dân tộc Việt Nam - một trong những dân tộc có truyền thống lâu đời và hào hùng nhất ở châu Á - từ những con người sẵn sàng lờ đi một phần của lịch sử hoặc thuật lại lịch sử theo một chiều chỉ để có thể tự sướng cho bản thân mình.

tlspace
06-06-2008, 17:47
theo một chiều chỉ để có thể tự sướng cho bản thân mình.
Cực kỳ ủng hộ câu này. Nhưng không chỉ lịch sử mới một chiều tự sướng đâu, mà cái gì Việt Nam ta cũng là nhất đấy, nhiều khi nghe các bác ấy rao rác mà tức cả mình.

heaven007
06-06-2008, 18:08
Trên nguyên tắc thì phần lớn sách sử không phải là viết sai sự thật. Đúng là Việt Nam đã đánh thắng thực dân Pháp, đúng là ĐCS đã thống nhất đất nước, không ai tranh cãi về điều đó cả. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ cách mà nó thuật lại và bình luận về các sự kiện thì lại hoàn toàn chủ quan.

Do mình tốt nghiệp phổ thông cũng lâu rồi nên không thể nhớ chi tiết được các số liệu chi tiết trong SGK để dẫn chứng, bạn thông cảm. Tuy nhiên, mình nghĩ bạn cũng đồng ý rằng chúng ta được dạy rất chi tiết về thiệt hại của quân địch nhưng lại không có số liệu chi tiết về tổn thất của quân ta. Chúng ta đã được miêu tả sự tối tân về vũ khí của ngụy quân như thế nào, sự hỗ trợ tối đa (vũ khí, các cố vấn quân sự) từ phía Mỹ cho ngụy quân nhưng liệu có mấy bài trong SGK cho chúng ta biết những thông tin tương tự về phía quân cộng sản? Hình như không có bài nào cho ta biết được có bao nhiêu cố vấn quân sự, kỹ sư của Liên Xô đã tới miền Bắc giúp đỡ cho quân cộng sản cũng như sự viện trợ vũ khí khổng lồ từ các nước XHCN cho Bắc Việt.

Cách đưa thông tin không đầy đủ này khiến cho rất nhiều học sinh lầm tưởng là chỉ với mấy khẩu súng tự chế, giáo mác, chông,.. là đủ để chiến thắng được xe tăng, máy bay, thiết giáp. Điều này chỉ tạo ra sự tự hào giả tạo, chỉ gây hại cho các thế hệ sau này mà thôi. Hãy tưởng tượng, giả sử (mình chỉ giả sử) là một ngày nào đó VN xảy ra chiến tranh với TQ. Nếu người dân lúc đó tin mù quáng vào việc chỉ cần ý chí là có thể chiến thắng nên không thèm quan tâm tới hiện đại hóa quân đội thì hậu quả sẽ như thế nào?

Lịch sử là một môn học giúp ta tìm hiểu về quá khứ để qua đó rút ra những kinh nghiệm trong tương lai. Việc hiểu cặn kẽ một vấn đề của quá khứ (cả mặt tốt lẫn xấu) là rất quan trọng.Nếu nói chuyện với bạn bè quốc tế, mình sẽ rất xấu hổ khi phải nói với họ rằng mình được học lịch sử của dân tộc Việt Nam - một trong những dân tộc có truyền thống lâu đời và hào hùng nhất ở châu Á - từ những con người sẵn sàng lờ đi một phần của lịch sử hoặc thuật lại lịch sử theo một chiều chỉ để có thể tự sướng cho bản thân mình.

Bác này nói đúng đấy, học nát lịch sử VN từ lớp 6 -> 12 mà hiếm khi tôi thấy mấy ông viết sách nói về THIỆT HẠI + SAI LẦM khi đánh trận của VN =))
Làm như thế, con cháu chúng ta bị "ngộ nhận" đủ thứ -> Tự sướng cả làng =)) :D lolz vãi

darkvalentine
07-06-2008, 16:27
Hình như không có bài nào cho ta biết được có bao nhiêu cố vấn quân sự, kỹ sư của Liên Xô đã tới miền Bắc giúp đỡ cho quân cộng sản cũng như sự viện trợ vũ khí khổng lồ từ các nước XHCN cho Bắc Việt.

Cái này thì tạm đồng ý với bạn rằng sách sử không đề cập chi tiết về viện trợ của các nước XNCH cho VN nhưng nó cũng không bảo là VN mình chơi solo một mình đánh tay đôi với Mỹ vì chắc chắn mình nhớ là có đề cập tới sự giúp đỡ của LX,TQ, các nước Đông Âu. Về "lý luận" mà nói thì VN phải nhờ có viện trợ mới có thể đối đầu trực tiếp với đế quốc Mỹ nhưng nghĩ lại thì viện trợ chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để làm nên chiến thắng. Sao chúng ta không tự hỏi rằng tại sao chính phủ VNCH không những nhận được viện trợ về tiền bạc, vũ khí... mà ngay cả quân đội Mỹ + các nước chư hầu của Mỹ cũng tham gia chiến đấu bên cạnh binh lính VNCH thế nhưng kết quả thế nào thì các bạn biết rồi đấy (còn bên ta thì chẳng có chú lính TQ với LX nào qua hứng đạn dùm đâu)---> điều này chứng tỏ viện trợ không quyết định chiến thắng mà CON NGƯỜI mới là nhân tố quyết định.


Cách đưa thông tin không đầy đủ này khiến cho rất nhiều học sinh lầm tưởng là chỉ với mấy khẩu súng tự chế, giáo mác, chông,.. là đủ để chiến thắng được xe tăng, máy bay, thiết giáp. Điều này chỉ tạo ra sự tự hào giả tạo, chỉ gây hại cho các thế hệ sau này mà thôi. Hãy tưởng tượng, giả sử (mình chỉ giả sử) là một ngày nào đó VN xảy ra chiến tranh với TQ. Nếu người dân lúc đó tin mù quáng vào việc chỉ cần ý chí là có thể chiến thắng nên không thèm quan tâm tới hiện đại hóa quân đội thì hậu quả sẽ như thế nào?

"Giáo, mác, chông..." đúng là những vũ khí thô sơ được dùng phần lớn trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp vì mãi sau này vũ khí của chúng ta mới được "hiện đại hóa" nhờ viện trợ + cướp được của quân địch. Điều này là đúng sự thật và thế mạnh của quân ta cũng chính là chiến tranh du kích (điều này cần nhấn mạnh).
Việc hiện đại hóa quân đội không phải là việc của người dân. Đó là việc của bộ quốc phòng. Vần đề ở đây là phải giúp người dân hiểu được rằng trong quá khứ ông cha ta dù với những vũ khí thô sơ lạc hậu nhưng khi đứng trước quân thù hung bạo với các loại vũ khí tối tân hiện đại thì họ cũng không lùi bước để bảo vệ độc lập tự do.
Theo ý kiến của bạn thì cứ nói rằng VN chiến thắng được đế quốc Mỹ là do có viện trợ của LX + TQ +... bây h nếu xảy ra chiến tranh với TQ (như theo bạn nói) thì "LX đã sụp đổ, các nước Đông Âu thì không trông mong được j rồi, VN bây h chẳng còn ma nào thèm viện trợ khi phải đối đầu với một cường quốc về kt lẫn qs mà ngay Mỹ cũng phải ngán như TQ vậy thì xem như chúng ta hết hi vọng ??! Thôi nếu có chiến tranh thì VN đầu hàng luôn đi cho khỏe khỏi đổ máu vô ích !!!" Theo mình thì những suy nghĩ trên là cái mà học sinh sẽ "học" đc nếu chúng ta đề cập quá nhiều đến "viện trợ" mà sao nhãng đi cái "đáng tự hào" về nội lực của bản thân. Đây là vấn đề về tâm lý, chiến tranh tâm lý đáng sợ hơn chiến tranh vũ khí nhiều. Mình tự hỏi đây là một chiến thuật tâm lý tuyệt vời của Đảng CS VN chăng ?


Lịch sử là một môn học giúp ta tìm hiểu về quá khứ để qua đó rút ra những kinh nghiệm trong tương lai. Việc hiểu cặn kẽ một vấn đề của quá khứ (cả mặt tốt lẫn xấu) là rất quan trọng.Nếu nói chuyện với bạn bè quốc tế, mình sẽ rất xấu hổ khi phải nói với họ rằng mình được học lịch sử của dân tộc Việt Nam - một trong những dân tộc có truyền thống lâu đời và hào hùng nhất ở châu Á - từ những con người sẵn sàng lờ đi một phần của lịch sử hoặc thuật lại lịch sử theo một chiều chỉ để có thể tự sướng cho bản thân mình.

Nếu bạn cảm thấy xấu hổ khi đọc SÁCH sử VN thì mình không nói nữa (mà cũng không có j để nói nữa :p) vì đó là quyền cá nhân của bạn. Có lẽ kết thúc tranh luận ở đây là được rồi. Riêng mình thì vẫn sẽ tự hào kể cho bạn bè thế giới về lịch sử hào hùng của dân tộc VN nếu có dịp. Mỗi người có quan điểm khác nhau mà :p

heaven007
08-06-2008, 18:37
Cái này thì tạm đồng ý với bạn rằng sách sử không đề cập chi tiết về viện trợ của các nước XNCH cho VN nhưng nó cũng không bảo là VN mình chơi solo một mình đánh tay đôi với Mỹ vì chắc chắn mình nhớ là có đề cập tới sự giúp đỡ của LX,TQ, các nước Đông Âu. Về "lý luận" mà nói thì VN phải nhờ có viện trợ mới có thể đối đầu trực tiếp với đế quốc Mỹ nhưng nghĩ lại thì viện trợ chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để làm nên chiến thắng. Sao chúng ta không tự hỏi rằng tại sao chính phủ VNCH không những nhận được viện trợ về tiền bạc, vũ khí... mà ngay cả quân đội Mỹ + các nước chư hầu của Mỹ cũng tham gia chiến đấu bên cạnh binh lính VNCH thế nhưng kết quả thế nào thì các bạn biết rồi đấy (còn bên ta thì chẳng có chú lính TQ với LX nào qua hứng đạn dùm đâu)---> điều này chứng tỏ viện trợ không quyết định chiến thắng mà CON NGƯỜI mới là nhân tố quyết định.



"Giáo, mác, chông..." đúng là những vũ khí thô sơ được dùng phần lớn trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp vì mãi sau này vũ khí của chúng ta mới được "hiện đại hóa" nhờ viện trợ + cướp được của quân địch. Điều này là đúng sự thật và thế mạnh của quân ta cũng chính là chiến tranh du kích (điều này cần nhấn mạnh).
Việc hiện đại hóa quân đội không phải là việc của người dân. Đó là việc của bộ quốc phòng. Vần đề ở đây là phải giúp người dân hiểu được rằng trong quá khứ ông cha ta dù với những vũ khí thô sơ lạc hậu nhưng khi đứng trước quân thù hung bạo với các loại vũ khí tối tân hiện đại thì họ cũng không lùi bước để bảo vệ độc lập tự do.
Theo ý kiến của bạn thì cứ nói rằng VN chiến thắng được đế quốc Mỹ là do có viện trợ của LX + TQ +... bây h nếu xảy ra chiến tranh với TQ (như theo bạn nói) thì "LX đã sụp đổ, các nước Đông Âu thì không trông mong được j rồi, VN bây h chẳng còn ma nào thèm viện trợ khi phải đối đầu với một cường quốc về kt lẫn qs mà ngay Mỹ cũng phải ngán như TQ vậy thì xem như chúng ta hết hi vọng ??! Thôi nếu có chiến tranh thì VN đầu hàng luôn đi cho khỏe khỏi đổ máu vô ích !!!" Theo mình thì những suy nghĩ trên là cái mà học sinh sẽ "học" đc nếu chúng ta đề cập quá nhiều đến "viện trợ" mà sao nhãng đi cái "đáng tự hào" về nội lực của bản thân. Đây là vấn đề về tâm lý, chiến tranh tâm lý đáng sợ hơn chiến tranh vũ khí nhiều. Mình tự hỏi đây là một chiến thuật tâm lý tuyệt vời của Đảng CS VN chăng ?



Nếu bạn cảm thấy xấu hổ khi đọc SÁCH sử VN thì mình không nói nữa (mà cũng không có j để nói nữa :p) vì đó là quyền cá nhân của bạn. Có lẽ kết thúc tranh luận ở đây là được rồi. Riêng mình thì vẫn sẽ tự hào kể cho bạn bè thế giới về lịch sử hào hùng của dân tộc VN nếu có dịp. Mỗi người có quan điểm khác nhau mà :p

Sao bác ko quote bài của tôi luôn đi, nội dung cũng giống bài của bác Phong đấy :D
Tụi hs bây giờ ko có ngu đến mức mà cần phải dung nạp mấy cái chiến tranh tâm lí làm giè, quan trọng là phải dạy cho học sinh, thế hệ trẻ có tinh thần TÔN TRỌNG Sự Thật Khách Quan, ko nói dối, nói Phét :D -> Những thứ này Sách Lịch Sử Việt Nam đang thiếu :))

darkvalentine
09-06-2008, 10:37
Tụi hs bây giờ ko có ngu đến mức mà cần phải dung nạp mấy cái chiến tranh tâm lí làm giè, quan trọng là phải dạy cho học sinh, thế hệ trẻ có tinh thần TÔN TRỌNG Sự Thật Khách Quan, ko nói dối, nói Phét -> Những thứ này Sách Lịch Sử Việt Nam đang thiếu )

Này bạn, nếu bạn có dẫn chứng sách sử nói dối nói phét thì post lên đây đi. Học sinh bây h đâu có noob chỉ mỗi tội lười học sử thôi (vd như tui kaka).

heaven007
09-06-2008, 18:02
Này bạn, nếu bạn có dẫn chứng sách sử nói dối nói phét thì post lên đây đi. Học sinh bây h đâu có noob chỉ mỗi tội lười học sử thôi (vd như tui kaka).

Bác chưa hiểu bài viết của tôi lắm, để nói lại cho rõ.
Tôi ko đủ trình độ để nói sách lịch sử VN nói dối, nói phét mà chỉ nói nó thiếu tính khách quan, chủ yếu là "tự sướng" chứ ko thấy nói khuyết điểm, thiệt hại của quân ta -> Cái này sẽ dẫn đến thói nói dối, nói phét -> căn bệnh thành tích đang RẤT phổ biến ở nước ta :D

cuongvp2910
09-06-2008, 20:39
Ơ ! Các Bác này thế hệ trẻ của chúng ta chỉ có học nguyên lịch sử thôi à ? Em tưởng topic này mở ra để trao đổi học thuật ,kinh nghiệm , chia sẻ kinh nghiệm ...nhằm bổ sung các ý kiến tham khảo cho bộ sách giáo khoa phổ thông cơ mà ?
SPAM kinh quá MOD xóa bài này hộ nhé ( cho đỡ tốn tài nguyên )

khachma2004
11-06-2008, 09:14
Bác vtnphong phân tích rất đúng :D ,chẳng hạn như có 1 vấn đề rất đáng bàn cãi là về việc Mỹ từ bỏ cuộc chiến tranh tại Việt Nam :D ,thấy các sách sử Việt Nam viết rất mắc cười , không biết các bác ấy có nhìn xa ra được 1 chút không nữa lol

Gần 1/3 trong chương trình 12 năm là toàn nói về cuộc kháng chiến 100 đổ lại đây ,cấp 1 cũng dạy ,sang cấp 2 cũng dạy ,sang cấp 3 cũng dạy lại ,cứ lặp đi lặp lại như vậy ,khiến người học nhàm chán vô vị ,không những thế những môn như Giáo Dục Công Dân và môn Địa Lý cũng là những giờ nhồi nhét chính trị Vô Hình

Nếu các bạn để ý thì sẽ thấy từ năm 1945-1975 ,quân giải phóng Việt Nam chả gặp 1 cuộc chiến bại nào ,toàn là từ thắng to đến thắng rất to ,làm phá sản mưu đồ của địch ,tiêu hao sinh lực địch ,quân đội ta táo bạo ,mưu trí ,dũng cảm ,càng trưởng thành hơn ...vv..vv

Rồi khi phát triển đất nước lên theo con đường tập trung bao cấp ,gây trì trệ lạc hậu kinh tế hàng chục năm , rồi sự tan rã của Liên Xô tất cả những chuyện đó đều đổ cho "Đế quốc Mỹ và các lực lượng thù địch chống phá" , chứ chả bao giờ nhận phần sai về mình lol lol

darkvalentine
11-06-2008, 17:26
@heaven007: mệt quá cứ đôi co thế này không biết chừng nào mới xong. Lý do vì sao sách sử hạn chế đề cập đến thiệt hại của quân ta thì tui đã viết suy nghĩ của tui ở trên. Còn bạn không đồng tình thì cũng okie vì đó là ý kiến của tui [lol]. Căn bệnh thành tích hiện nay (nói trong giáo dục thôi nha) chẳng phải do sách sử mà một phần là do cơ chế quản lý của bộ giáo dục, một phần là do quan niệm của xã hội về giáo dục và một phần do chính bản thân người học.

@khachma2004

Bác vtnphong phân tích rất đúng ,chẳng hạn như có 1 vấn đề rất đáng bàn cãi là về việc Mỹ từ bỏ cuộc chiến tranh tại Việt Nam ,thấy các sách sử Việt Nam viết rất mắc cười , không biết các bác ấy có nhìn xa ra được 1 chút không nữa

Định chấm dứt spam ở đây nhưng thấy bạn viết sách sử VN viết rất "mắc cười" nên mong bạn post cái đoạn "mắc cười" mà sách viết về việc nguyên nhân Mỹ phải từ bỏ VN lên cho anh em đọc chơi cho zui :p và tiện thể bạn cho tui được thấy cái "tầm nhìn xa xăm" của bạn là j để tui mở mang đầu óc "lý sự" chút coi lol


Gần 1/3 trong chương trình 12 năm là toàn nói về cuộc kháng chiến 100 đổ lại đây ,cấp 1 cũng dạy ,sang cấp 2 cũng dạy ,sang cấp 3 cũng dạy lại ,cứ lặp đi lặp lại như vậy ,khiến người học nhàm chán vô vị ,không những thế những môn như Giáo Dục Công Dân và môn Địa Lý cũng là những giờ nhồi nhét chính trị Vô Hình

Thế theo bạn học sinh nên học cái j để khỏi chán ? Học về Napoléon nha ?? hay Alexander đại đế ? Hay thôi học luôn chiến tranh Afghanistan hay Iraq đi cho nó khỏi lỗi thời lol

vtnphong
12-06-2008, 08:48
@khachma2004

Định chấm dứt spam ở đây nhưng thấy bạn viết sách sử VN viết rất "mắc cười" nên mong bạn post cái đoạn "mắc cười" mà sách viết về việc nguyên nhân Mỹ phải từ bỏ VN lên cho anh em đọc chơi cho zui :p và tiện thể bạn cho tui được thấy cái "tầm nhìn xa xăm" của bạn là j để tui mở mang đầu óc "lý sự" chút coi lol


Thế theo bạn học sinh nên học cái j để khỏi chán ? Học về Napoléon nha ?? hay Alexander đại đế ? Hay thôi học luôn chiến tranh Afghanistan hay Iraq đi cho nó khỏi lỗi thời lol

Vui quá :), tranh cãi tiếp đi các bạn.

@khachma2004
Đừng có post cái nguyên nhân Mỹ phải từ bỏ VN lên nha, khích tướng đó, post lên là bị các bác admin "xử đẹp" liền :)

@darkvalentine
Học về Napoleon hay Alexander đại đế thì có gì là không đúng chứ? Chẳng phải mình cũng đã được dạy về công xã Paris, về cuộc đấu tranh nô lệ của Spartacus hay sao?. Còn về lịch sử Việt Nam thì mình thích học kỹ hơn về các triều đại phong kiến (đặc biệt là triều Lê, personal favourite :)).

Hình như có bạn nào đó đã nói về việc 1/3 sách sử 12 (và khối lượng tương tự ở sách sử các lớp dưới) dành cho ĐCS. Thử làm phép tính cơ bản là thấy được sự chênh lệch như thế nào rồi. Nếu chỉ tính giai đoạn VN độc lập từ thời nhà Lý đến nay (tạm thời khoan nói tới thời gian trước vì lúc đó VN bị TQ đô hộ, sách sử bị thất lạc rất nhiều nên sẽ có ít tư liệu còn lưu lại tới bây giờ), thì thời gian 1000 năm này cũng đã hơn gấp 10 lần khoảng thời gian tồn tại của ĐCS rồi.

TV, báo chí cứ suốt ngày ra rả việc học sinh VN thuộc sử Tàu hơn sử ta. Tuy nhiên, theo mình thì học sinh VN chẳng có lỗi gì ở đây cả. Việc quái gì phải nhớ Trần Hưng Đạo và Trần Quốc Tuấn là 1 người hay 2 người khác nhau? Thử đấu kiến thức về cuộc đời và "cụ Hồ kính yêu" và "các trang lịch sử hào hùng của ĐCSVN" xem học sinh mình có thua đám học sinh Tàu hay không thì biết. Các nhà sử học và giáo dục VN có vẻ như đã tự ý đặt sự khởi đầu của đất nước VN vào lúc ĐCS ra đời và phong cho Hồ Chí Minh làm Thái Tổ Hoàng Đế mất rồi.

P.S chút xíu:
Còn cái vụ bạn bảo học gì cho khỏi chán môn Lịch sử thì mình xin nói thẳng, bản thân của lịch sử thì không bao giờ đáng chán chán cả. Lịch sử của cách mạng vô sản nói chung và ĐCSVN nói riêng cũng hoàn toàn không. Khi học về lịch sử (lịch sử thật sự), học sinh sẽ luôn tìm được sự hứng thú trong việc tìm hiểu về các mối quan hệ giữa người với người, giữa các giai cấp, các hệ tư tưởng đối lập. Sự phức tạp trong suy nghĩ của các nhân vật lịch sử, lý do cho mỗi hành động, mỗi quyết định quan trọng của họ, điểm mạnh điểm yếu - thành công và thất bại của từng hệ tư tưởng, từng giai cấp nhân dân cực kỳ thú vị vì đó là tinh hoa trí tuệ của nhân loại trải qua không biết bao nhiêu năm.

Sách sử Việt Nam, theo mình, hoàn toàn không phải là một cuốn sách về lịch sử đúng nghĩa. Nó giống như là một cuốn tiểu thuyết rẻ tiền với triết lý "good guys win, bad guys lose" (sorry, quote một chút trong "V for Vendetta" :)). Trong đó ĐCS là "good guy", là nhân vật chính diện số 1 có tất cả mọi ưu thế về tài năng, đạo đức, không bao giờ phạm sai lầm và nói chung là bất khả chiến bại. Cốt truyện thì nghèo nàn, "good guy" của chúng ta đi từ đầu truyện đến cuối truyện bất khả chiến bại, đánh đâu thắng đó. Các nhân vật phản diện thì đều có chung 1 hình mẫu đó là sinh ra để làm bia đỡ đạn cho "good guy", đầu óc ngu si tứ chi phát triển, độc ác, kém cỏi về mọi mặt.

Thử hỏi học sinh không chán sao được.

doi_phieu_lang
12-06-2008, 13:54
giáo dục việt nam 1000 năm nữa cũng không bằng mĩ, thử hỏi các bạn. Học cấp 2,3 phải học tới mười mấy môn để làm gì, thằng nào theo khối A mà còn nhớ ADN là gì mới lạ, còn thằng nào theo khối C thì tích phân cũng không còn biết là gì nữa, vậy học để làm gì ? Để quên à. Tại sao ko phân theo chuyên ngành để giảm gánh nặng cho học sinh. Câu trả lời là: Vì như vậy Sách giáo khoa bán cho chó gặm à.Vậy đó.Việt nam muôn năm

vtnphong
12-06-2008, 15:27
giáo dục việt nam 1000 năm nữa cũng không bằng mĩ, thử hỏi các bạn. Học cấp 2,3 phải học tới mười mấy môn để làm gì, thằng nào theo khối A mà còn nhớ ADN là gì mới lạ, còn thằng nào theo khối C thì tích phân cũng không còn biết là gì nữa, vậy học để làm gì ? Để quên à. Tại sao ko phân theo chuyên ngành để giảm gánh nặng cho học sinh. Câu trả lời là: Vì như vậy Sách giáo khoa bán cho chó gặm à.Vậy đó.Việt nam muôn năm

Phân ban trước đại học sẽ tạo áp lực buộc học sinh phải đưa ra quyết định quan trọng về nghề nghiệp khi còn quá nhỏ (và chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm về bản thân trước pháp luật). Mình không nghĩ đó là một ý kiến hay.

tulinu
12-06-2008, 21:34
Trước năm 1975 người ta đã làm việc này, bỏ đi rồi bây giờ làm lại nữa vời. Cái đám phản đối dử dội ngoài bọn ngu dốt có thêm bọn làm biếng, bọn muốn đậu Tú Tài mà chỉ thi vài môn ( bắt thăm hên xui ), bọn mị dân.

khachma2004
13-06-2008, 23:50
Chào darkvalentine ,xin lỗi vì đã trả lời lại bài viết của bạn hơi lâu :) ,trước tiên xin cho tui đính chính lại là kiến thức và tầm nhìn của tui cũng bình thường thôi ,chứ không phải là "tầm nhìn xa xăm" như bạn nói :D

Sau đây tui sẽ chia sẽ 1 chút hiểu biết của tui về việc Mỹ rút quân khỏi Nam Việt Nam với bạn :) ,tui xin được tóm tắt lại 1 cách ngắn gọn ,khách quan nhất trên tinh thần chia sẽ và học hỏi thân thiện ,hy vọng bài viết của tui không đụng chạm nhiều lắm về các vấn đề chính trị cũng như gây ra sự chia rẽ ,hiểu lầm :D :

- Trung Quốc với sự hiềm khích với Liên Xô ở biên giới Bắc, là một sự rạn nứt lớn của khôí XHCN

- TQ tự cảm thấy mình yếu kém so với LIên Xô (về kinh tế, quân sự) Mao cùng Chu ân Lai muốn bắt tay với Mỹ để mở cửa về kinh tế nhằm hiện đaị hoá đất nước ( Nixon và Kissinger thăm TQ từ 21.2-28-2/1972)

- Nước Mỹ muốn nhân cơ hôi này bắt tay với TQ để khoét sâu thêm mâu thuẩn nội bộ khối XHCN và đầu tư khai thác thị trường TQ lúc đó (một nền Kinh Tế tiêu điều tan nát sau Cách Mạng và còn khủng hoảng hơn nữa sau các cuộc Cách Mạng đaị nhảy vọt,Cách Mạng Văn Hóa Vô Sản do Mao đề xướng) một thị trường được giới Doanh nhân Mỹ đánh giá là: Không có caí gì do Mỹ sản xuất laị không bán chạy ở TQ,

-Để có thể bang giao và khai thác Thị Trường TQ, theo yêu cầu ngầm của Mao và Chu Ân Lai, Mỹ phaỉ từ bỏ can thiệp quân sự vào Nam Việt dẫn đến sau Hiệp định Paris ký ngày 23/1/1973 với nội dung chính là ngừng bắn và duy trì hoà bình ở VN được ký bởi Liên Xô, Mỹ, TQ, Pháp, Nam Việt và Bắc Việt,tuy nhiên phía Mỹ thừa biết khả năng vi phạm Hợp Đồng của Bắc Việt nhưng họ cũng làm ngơ và tiếp tục cắt giảm viện trợ cho Nam Việt, tăng cường khai thác Thị Trường TQ

Sau đây là 1 đoạn nhận xét của bác Tinman bên diễn đàn X cà phê :

Mỹ thất bại tại cuộc chiến VN đó là 1 sự thật hiển nhiên. Họ đã đổ vào VN cả 300 tỉ cùng 2 triệu lính để chỉ đạt 1 mục địch chặn đứng sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản trên toàn cỏi VN nhưng họ không đạt được mục tiêu đó. Nhưng nếu như Nickson không dắt tay Đặng Tiểu Bình trên vạn lý trường thành năm 1972 thi tôi nghĩ... Mỹ sẻ không rút khỏi VN vào năm 1973 và chấp nhận chấm dứt tham chiến ở VN. Từ 1 mục đích nhỏ nhoi là giửa cân bằng lực lượng giửa 2 miền nam bắc VN. Nay họ lại có 1 lực lượng gấp 20 lần VN bắt tay làm bạn góp phần bành trướng thế lực của người Mỹ đối kháng lại với Liên Xô thì VN không còn là nơi đáng cho họ bỏ công, bỏ của thậm chí bỏ cả tinh mạng để bảo vệ. Nếu tôi là người Mỹ, trong nước cờ ở trên tôi cũng sẻ đi theo giải pháp của họ để tránh cho nước Mỹ bị tổn hao thêm ngân sách và chuyển sang trị trường TQ để bành trướng về kinh tế và ảnh hưởng chính tri.

VN chúng ta chẳng qua chỉ là 1 bàn cờ giữa 2 phe ngồi chơi là Tư Bản và Cộng sản. Họ choảng nhau tới tan nát bàn cờ và cuối cùng TB thua nhưng đã kết được 1 người bạn lớn là TQ, cộng sản thắng như đã mất đi 1 thằng em khổng lồ. Chỉ có dân tộc VN mình là bị thua trầm trọng nhất vì chúng ta chỉ là cái bàn cờ và những con cớ không có tự chủ, mặc cho bọn đầu sỏ quốc tế muốn chơi kiểu nào thì chơi. VN đã tổn hao hàng triệu nhân mạng, biết bao gia đình tan nát vì chiến tranh. Sau khi cuộc chiến chấm dứt thì VN chúng ta lại chìm đắm trong sự trả thù gây ra thêm nhiều thảm cảnh ly tán và phân ly. Con người trong xã hội VN trở nên chia rẻ bởi hận thù giai cấp, bởi hận thù kẻ thắng người thua... và cho tới ngày hôm nay chúng ta vẫn tiếp tục đắm chìm trong hận thù đó.

Bạn có thể so sánh nguyên nhân Mỹ từ bỏ cuộc chiến Việt Nam của tui nêu bên trên và nhận xét trong SKG Lịch Sử Việt Nam :) ,rất mong có reply từ bạn :D

heaven007
14-06-2008, 16:40
Chào darkvalentine ,xin lỗi vì đã trả lời lại bài viết của bạn hơi lâu :) ,trước tiên xin cho tui đính chính lại là kiến thức và tầm nhìn của tui cũng bình thường thôi ,chứ không phải là "tầm nhìn xa xăm" như bạn nói :D

Sau đây tui sẽ chia sẽ 1 chút hiểu biết của tui về việc Mỹ rút quân khỏi Nam Việt Nam với bạn :) ,tui xin được tóm tắt lại 1 cách ngắn gọn ,khách quan nhất trên tinh thần chia sẽ và học hỏi thân thiện ,hy vọng bài viết của tui không đụng chạm nhiều lắm về các vấn đề chính trị cũng như gây ra sự chia rẽ ,hiểu lầm :D :

- Trung Quốc với sự hiềm khích với Liên Xô ở biên giới Bắc, là một sự rạn nứt lớn của khôí XHCN

- TQ tự cảm thấy mình yếu kém so với LIên Xô (về kinh tế, quân sự) Mao cùng Chu ân Lai muốn bắt tay với Mỹ để mở cửa về kinh tế nhằm hiện đaị hoá đất nước ( Nixon và Kissinger thăm TQ từ 21.2-28-2/1972)

- Nước Mỹ muốn nhân cơ hôi này bắt tay với TQ để khoét sâu thêm mâu thuẩn nội bộ khối XHCN và đầu tư khai thác thị trường TQ lúc đó (một nền Kinh Tế tiêu điều tan nát sau Cách Mạng và còn khủng hoảng hơn nữa sau các cuộc Cách Mạng đaị nhảy vọt,Cách Mạng Văn Hóa Vô Sản do Mao đề xướng) một thị trường được giới Doanh nhân Mỹ đánh giá là: Không có caí gì do Mỹ sản xuất laị không bán chạy ở TQ,

-Để có thể bang giao và khai thác Thị Trường TQ, theo yêu cầu ngầm của Mao và Chu Ân Lai, Mỹ phaỉ từ bỏ can thiệp quân sự vào Nam Việt dẫn đến sau Hiệp định Paris ký ngày 23/1/1973 với nội dung chính là ngừng bắn và duy trì hoà bình ở VN được ký bởi Liên Xô, Mỹ, TQ, Pháp, Nam Việt và Bắc Việt,tuy nhiên phía Mỹ thừa biết khả năng vi phạm Hợp Đồng của Bắc Việt nhưng họ cũng làm ngơ và tiếp tục cắt giảm viện trợ cho Nam Việt, tăng cường khai thác Thị Trường TQ

Sau đây là 1 đoạn nhận xét của bác Tinman bên diễn đàn X cà phê :

Mỹ thất bại tại cuộc chiến VN đó là 1 sự thật hiển nhiên. Họ đã đổ vào VN cả 300 tỉ cùng 2 triệu lính để chỉ đạt 1 mục địch chặn đứng sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản trên toàn cỏi VN nhưng họ không đạt được mục tiêu đó. Nhưng nếu như Nickson không dắt tay Đặng Tiểu Bình trên vạn lý trường thành năm 1972 thi tôi nghĩ... Mỹ sẻ không rút khỏi VN vào năm 1973 và chấp nhận chấm dứt tham chiến ở VN. Từ 1 mục đích nhỏ nhoi là giửa cân bằng lực lượng giửa 2 miền nam bắc VN. Nay họ lại có 1 lực lượng gấp 20 lần VN bắt tay làm bạn góp phần bành trướng thế lực của người Mỹ đối kháng lại với Liên Xô thì VN không còn là nơi đáng cho họ bỏ công, bỏ của thậm chí bỏ cả tinh mạng để bảo vệ. Nếu tôi là người Mỹ, trong nước cờ ở trên tôi cũng sẻ đi theo giải pháp của họ để tránh cho nước Mỹ bị tổn hao thêm ngân sách và chuyển sang trị trường TQ để bành trướng về kinh tế và ảnh hưởng chính tri.

VN chúng ta chẳng qua chỉ là 1 bàn cờ giữa 2 phe ngồi chơi là Tư Bản và Cộng sản. Họ choảng nhau tới tan nát bàn cờ và cuối cùng TB thua nhưng đã kết được 1 người bạn lớn là TQ, cộng sản thắng như đã mất đi 1 thằng em khổng lồ. Chỉ có dân tộc VN mình là bị thua trầm trọng nhất vì chúng ta chỉ là cái bàn cờ và những con cớ không có tự chủ, mặc cho bọn đầu sỏ quốc tế muốn chơi kiểu nào thì chơi. VN đã tổn hao hàng triệu nhân mạng, biết bao gia đình tan nát vì chiến tranh. Sau khi cuộc chiến chấm dứt thì VN chúng ta lại chìm đắm trong sự trả thù gây ra thêm nhiều thảm cảnh ly tán và phân ly. Con người trong xã hội VN trở nên chia rẻ bởi hận thù giai cấp, bởi hận thù kẻ thắng người thua... và cho tới ngày hôm nay chúng ta vẫn tiếp tục đắm chìm trong hận thù đó.

Bạn có thể so sánh nguyên nhân Mỹ từ bỏ cuộc chiến Việt Nam của tui nêu bên trên và nhận xét trong SKG Lịch Sử Việt Nam :) ,rất mong có reply từ bạn :D

Lí do Mỹ rút khỏi VN trong bài của bác khác hoàn toàn những gì trong sách Lịch Sử 12 viết :D

marketing
14-06-2008, 17:41
Cái này là tự do bình luận, chuyện của báo chí, chuyện của blog. Gọi là Sử thì những cái viết trong khoảng vài mươi năm sau sự kiện, không thể gọi là sử. Rồi đây Sử sẽ đánh giá công trạng của lãnh đạo ta.
Trở lại các "GS", các "TS" viết sách GK, quí "lãnh đạo" chỉ đạo chương trình. Sai lầm của họ là phân bổ chương trình không hợp lý, duy ý chí, phi thực tiễn, muốn nhiều thứ cùng lúc. Làm sai rồi sửa, muốn được viết tiếp , muốn được chỉ đạo tiếp thì la lối lên là cái bộ sách trước sai nhiều lắm ( quên là "tôi" là tác giả ). Đối với các trường hợp này ta khen hay chê họ, ta phục họ hay nên chưởi thẳng vào mặt họ ? Thế thôi! Sao lại phải đôi co với nhau những việc cụ thể như thế này ?

cuongvp2910
14-06-2008, 22:44
Cái này là tự do bình luận, chuyện của báo chí, chuyện của blog. Gọi là Sử thì những cái viết trong khoảng vài mươi năm sau sự kiện, không thể gọi là sử. Rồi đây Sử sẽ đánh giá công trạng của lãnh đạo ta.
Trở lại các "GS", các "TS" viết sách GK, quí "lãnh đạo" chỉ đạo chương trình. Sai lầm của họ là phân bổ chương trình không hợp lý, duy ý chí, phi thực tiễn, muốn nhiều thứ cùng lúc. Làm sai rồi sửa, muốn được viết tiếp , muốn được chỉ đạo tiếp thì la lối lên là cái bộ sách trước sai nhiều lắm ( quên là "tôi" là tác giả ). Đối với các trường hợp này ta khen hay chê họ, ta phục họ hay nên chưởi thẳng vào mặt họ ? Thế thôi! Sao lại phải đôi co với nhau những việc cụ thể như thế này ?

OK ! Ý kiến hay và chính xác ,quá chính xác !

nhontran_pm
14-06-2008, 23:02
ko ngờ một người là một người VN mà tôi lại ko biết một sự thật về cuộc chiến tranh như vậy :no:, nó khác hoàn toàn với những gì đựoc viết trong sách lịch sử, thật buồn

darkvalentine
17-06-2008, 18:58
Để có thể bang giao và khai thác Thị Trường TQ, theo yêu cầu ngầm của Mao và Chu Ân Lai, Mỹ phaỉ từ bỏ can thiệp quân sự vào Nam Việt dẫn đến sau Hiệp định Paris ký ngày 23/1/1973 với nội dung chính là ngừng bắn và duy trì hoà bình ở VN được ký bởi Liên Xô, Mỹ, TQ, Pháp, Nam Việt và Bắc Việt,tuy nhiên phía Mỹ thừa biết khả năng vi phạm Hợp Đồng của Bắc Việt nhưng họ cũng làm ngơ và tiếp tục cắt giảm viện trợ cho Nam Việt, tăng cường khai thác Thị Trường TQ

Những phần khác không dám bình luận vì không đủ kiến thức về mối quan hệ giữa TQ và LX trong chiến tranh VN. Riêng về phần hiệp định Paris này thì chẳng biết bạn lấy thông tin ở đâu ? (đừng nói là X-café hay lauxanh.com nha)
Nội dung cơ bản của hiệp định Paris:
1/ Mỹ phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam
2/ Chấm dứt mọi dính líu quân sự, rút toàn bộ quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam
3/ Chấp nhận lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam vẫn ở nguyên tại miền Nam Việt Nam
4/ Hai chính phủ Bắc Việt (VNDCCH) và Nam Việt (VNCH) hiệp thương giải quyết vấn đề nội bộ ở miền Nam Việt Nam
5/ Thừa nhận thực tế ở miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát, ba lực lượng chính trị (VNCH, mặt trận giải phóng miền Nam + VNDCCH).
6/ Mỹ cam kết đóng góp vào công việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công cuộc xây dựng sau chiến tranh ở VN và toàn Đồng Dương (thêm Lào + Campuchia).

Việc Mỹ rút quân khỏi Việt Nam là do Mỹ đã thất bại quá nặng nề (57000 lính Mỹ bỏ mạng tại VN) và Mỹ đã nhận thấy mình không còn cơ hội chiến thắng trong cuộc chiến này nữa. Thêm vào đó phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ càng lúc càng dâng cao do số thương vong về người và của đã đến mức báo động buộc chính phủ Hoa Kỳ không thể nào kéo dài cuộc chiến và buộc phải tìm cách rút quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam bằng cách gửi thư yêu cầu đàm phán với chính phủ Bắc Việt tại hội nghị Paris.
Cũng xin nói thêm. Tại hội nghị Paris ban đầu phía Mỹ đồng ý rút toàn bộ quân Mỹ ra khỏi Việt Nam nhưng đồng thời họ cũng yêu cầu chính phủ Bắc Việt cũng phải rút quân. Chính tại điểm này các đại diện của Bắc Việt đã kiên quyết từ chối việc rút quân với một lập luận cực kỳ xác đáng: Nước VNDCCH đã chính thức tuyên bố độc lập với toàn thế giới vào ngày 2/9/1945 trong đó khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam từ Bắc xuống Nam. Như vậy nước Việt Nam là một nước thống nhất với một chính phủ duy nhất là VNDCCH. Vì vậy chính phủ VNDCCH có quyền điều động quân đội đi đến bất cứ nơi đâu miễn nơi đó thuộc lãnh thổ Việt Nam. Hoa Kỳ lấy tư cách gì mà yêu cầu VNDCCH phải rút quân. Hơn thế nữa, nếu VNDCCH mà đồng ý rút quân tức là đã tự thừa nhận VN có 2 quốc gia độc lập và thừa nhận rằng mình xâm lược Nam Việt Nam (hết sức nhảm nhí). Lại nói chính Hoa Kỳ đã dựng nên chính phủ bù nhìn tay sai Ngô Đình Diệm rồi sau đó là Nguyễn Văn Thiệu, can thiệp trắng trợn vào nội bộ của nước VN, vi phạm nghiêm trọng hiệp định Geneva, nói trắng ra người rút quân phải là Mỹ..
Chính vì sự bất đồng trên mà hội nghị Paris phải kéo dài đến 5 năm (1968-1973) cho đến khi Mỹ thất bại trong việc sử dụng quân át chủ bài cuối cùng là máy bay ném bom chiến lược B52 thực hiện cuộc không kích 12 ngày đêm nhằm làm cho Bắc Việt "15 năm sau sờ gáy vẫn còn ân hận" mà đồng ý với các điều khoản của Mỹ. Nhưng Mỹ cũng không ngờ là Bắc Việt "cứng" quá nên kết quả thế nào thì các bạn cũng đã rõ không cần nhắc lại làm gì cho cả 2 bên thêm buồn ;P
Nói những điều trên để bạn thấy thực chất về các gọi là "vi phạm hợp đồng" của chính phủ Bắc Việt.

P/S: theo mình được biết thì Kissinger và Nixon đến TQ nhờ Mao Trạch Đông giúp mình thoát khỏi vũng bùn VN mà Mỹ đang sắp chết đuối trong đó. Mỹ thỏa thuận với TQ: Mỹ sẽ rút quân ra khỏi Đài Loan và hậu thuẫn cho TQ vào LHQ với điều kiện TQ phải tác động với chính phủ Bắc Việt (Bắc Việt là đồng minh đang nhận được sự giúp đỡ rất lớn của TQ) phải thừa nhận chính phủ VNCH. Đây cũng là lần thứ 2 TQ vì lợi ích nước lớn của mà mình phản bội VN.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Cái này là tự do bình luận, chuyện của báo chí, chuyện của blog. Gọi là Sử thì những cái viết trong khoảng vài mươi năm sau sự kiện, không thể gọi là sử. Rồi đây Sử sẽ đánh giá công trạng của lãnh đạo ta.

Thế theo bạn thì bao lâu một sự kiện lịch sử "chấn động địa cầu" như chiến tranh VN mới được gọi là sử ? Nói như bạn thì tất cả học sinh trên toàn thế giới chẳng cần học về chiến tranh thế giới thứ 2 làm gì. Chắc để đến lúc chẳng còn ai nhớ về "nó" thì "nó" mới là lịch sử [lol].......

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Lí do Mỹ rút khỏi VN trong bài của bác khác hoàn toàn những gì trong sách Lịch Sử 12 viết

Khác là đúng rồi vì cứ nhìn những nguồn mà bạn khachma2004 lấy thông tin thì cũng đủ biết về "độ chính xác" của nó lol

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Sau đây là 1 đoạn nhận xét của bác Tinman bên diễn đàn X cà phê :

Mỹ thất bại tại cuộc chiến VN đó là 1 sự thật hiển nhiên. Họ đã đổ vào VN cả 300 tỉ cùng 2 triệu lính để chỉ đạt 1 mục địch chặn đứng sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản trên toàn cỏi VN nhưng họ không đạt được mục tiêu đó. Nhưng nếu như Nickson không dắt tay Đặng Tiểu Bình trên vạn lý trường thành năm 1972 thi tôi nghĩ... Mỹ sẻ không rút khỏi VN vào năm 1973 và chấp nhận chấm dứt tham chiến ở VN. Từ 1 mục đích nhỏ nhoi là giửa cân bằng lực lượng giửa 2 miền nam bắc VN. Nay họ lại có 1 lực lượng gấp 20 lần VN bắt tay làm bạn góp phần bành trướng thế lực của người Mỹ đối kháng lại với Liên Xô thì VN không còn là nơi đáng cho họ bỏ công, bỏ của thậm chí bỏ cả tinh mạng để bảo vệ. Nếu tôi là người Mỹ, trong nước cờ ở trên tôi cũng sẻ đi theo giải pháp của họ để tránh cho nước Mỹ bị tổn hao thêm ngân sách và chuyển sang trị trường TQ để bành trướng về kinh tế và ảnh hưởng chính tri.

Đáng lẽ mình không nhúng tay vào mấy u phản động trên cái trang ************************************************ rẻ tiền x café này làm j nhưng xin được nói vài lời về lập luận của Tinman nha:
- Ai bảo rằng TQ bắt tay với US để "chơi" LX thế ? Rồi TQ giúp US bành trướng thế lực ở châu Á ?? Vậy thế TQ làm cuộc cách mạng dân chủ làm j ? TQ xây dựng CNXH để làm j ? TQ+LX giúp Triều Tiên trong cuộc chiến tranh Triều Tiên chống lại Nam Hàn (được US viện trợ) làm gì? Sao không đi theo con đường tư bản đế quốc của US luôn đi rồi lúc đó tha hồ liên minh với US mà bành trướng khắp thế giới.
Thêm cái câu "từ mục đích nhỏ nhoi là cân bằng lực lượng giữa 2 miền Nam-Bắc" đúng là buồn cười hết sức. Vì cái mục đích "nhỏ nhoi" ấy mà US đã thí hết 57000 lính + 600 tỉ USD để cuối cùng say goodbye VN với lý do: VN không đáng để Mỹ quan tâm.... lol


VN chúng ta chẳng qua chỉ là 1 bàn cờ giữa 2 phe ngồi chơi là Tư Bản và Cộng sản. Họ choảng nhau tới tan nát bàn cờ và cuối cùng TB thua nhưng đã kết được 1 người bạn lớn là TQ, cộng sản thắng như đã mất đi 1 thằng em khổng lồ.Chỉ có dân tộc VN mình là bị thua trầm trọng nhất vì chúng ta chỉ là cái bàn cờ và những con cớ không có tự chủ, mặc cho bọn đầu sỏ quốc tế muốn chơi kiểu nào thì chơi. VN đã tổn hao hàng triệu nhân mạng, biết bao gia đình tan nát vì chiến tranh. Sau khi cuộc chiến chấm dứt thì VN chúng ta lại chìm đắm trong sự trả thù gây ra thêm nhiều thảm cảnh ly tán và phân ly. Con người trong xã hội VN trở nên chia rẻ bởi hận thù giai cấp, bởi hận thù kẻ thắng người thua... và cho tới ngày hôm nay chúng ta vẫn tiếp tục đắm chìm trong hận thù đó.

Đúng là lập luận của những "kẻ mà ai cũng biết là ai đấy" lol Xin hỏi: mục đích cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ là gì ? Việt Nam không có tự chủ mà sao trong suốt cuộc chiến chẳng có anh lính TQ hay LX nào qua tham chiến mà vẫn đánh thắng được US+VNCH+chư hầu các nước với đầy đủ phương tiện chiến tranh hiện đại hay thế nhỉ ? VN muốn để cho bọn đầu sỏ quốc tế muốn chơi thế nào thì chơi thế sao khi TQ yêu cầu Bắc Việt phải để cho VNCH tồn tại mà các bác nhà ta cứ "tới luôn bác tài" thế ?
Đúng rồi sau khi giải phóng chúng ta lại phải chứng kiến cảnh "ly tán phân ly" của bọn phản động tay sai của Mỹ tìm đường sang với "vùng đất tự do" để liếm gót giày chủ của chúng mà xin chút bơ sữa bởi vì trong chế độ của VNCH chúng đã quen cảnh sống ăn bám nhờ vào USD viện trợ của Mỹ cho nên trong CNXH chúng chỉ có nước chết đói. Và "cho tới ngày hôm nay" chúng vẫn còn đang "đắm chìm trong hận thù đó" lol

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


giáo dục việt nam 1000 năm nữa cũng không bằng mĩ, thử hỏi các bạn. Học cấp 2,3 phải học tới mười mấy môn để làm gì, thằng nào theo khối A mà còn nhớ ADN là gì mới lạ, còn thằng nào theo khối C thì tích phân cũng không còn biết là gì nữa, vậy học để làm gì ? Để quên à. Tại sao ko phân theo chuyên ngành để giảm gánh nặng cho học sinh. Câu trả lời là: Vì như vậy Sách giáo khoa bán cho chó gặm à.Vậy đó.Việt nam muôn năm

1000 năm nữa không bít nước Mỹ có còn tồn tại hay không để mà so sánh lol. Có thể cái thằng theo khối A đó nó ko nhớ được ADN là gì tại vì nó ko đọc sách báo thường xuyên nên wên nhưng còn đỡ hơn mấy đứa chẳng biết ADN là cái chi chi lol Bây h mà có người còn chưa hiểu được mục đích thật sự của việc học toán với học sinh thì đúng là giáo dục VN còn lâu mới bằng US lol

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Học về Napoleon hay Alexander đại đế thì có gì là không đúng chứ? Chẳng phải mình cũng đã được dạy về công xã Paris, về cuộc đấu tranh nô lệ của Spartacus hay sao?. Còn về lịch sử Việt Nam thì mình thích học kỹ hơn về các triều đại phong kiến (đặc biệt là triều Lê, personal favourite ).

Muốn học về sử nước khác xin mời bạn ra nhà sách mua sách về tha hồ đọc còn sách sử VIỆT NAM ko nói về sử VIỆT NAM thì nói về cái j... Cái con số 1/3 ấy chẳng nói lên điều j cả vì các bạn hãy đếm số trang của sách sử 12 với sử 10,11 (cái này tui hok nhớ kỹ lol). Thậm chí tui thấy mình còn biết quá ít kiến thức về ĐCS mãi đến sau này học LSĐ ở đh mới biết được.


Các nhà sử học và giáo dục VN có vẻ như đã tự ý đặt sự khởi đầu của đất nước VN vào lúc ĐCS ra đời và phong cho Hồ Chí Minh làm Thái Tổ Hoàng Đế mất rồi.

Cái này là bạn tự suy diễn đấy nha. lol
Mà này đã có "good guy" rồi thế còn "bad guy" là ai thế ?

P/S HÔM NAY SPAM ĐÃ WÁ lol lol lol

thiẻntuon
18-06-2008, 07:09
Tôi đề nghị lập topics khác về học sử day sử viêt sử trong thời đại CNTT cho các bạn yêu thích thoả sức "P/S HÔM NAY SPAM ĐÃ WÁ". Các tay mê chuyện này thì cùng nhau lập đi.

zmt264
18-06-2008, 07:46
Trong 1 cuộc tranh luận, đôi khi người ta tưởng là bình đẳng, nhưng thực tế ko bao giờ như vậy, thằng nào tay cầm sword thì nó vẫn máu hơn thằng tay không :D

Topic sắp sửa bị close vì cái gọi là "an toàn" roài.

Không nên đánh người không vũ khí, nên mong các đồng chí "có vũ khí" hoặc "có bảo kê" nương tay. Nghe giống Rumani xin Hà Lan tha mạng nhỉ.

More: có 1 câu danh ngôn "người ta không thể bịt miệng sự thật nhưng có thể bịt miệng người nói lên sự thật" (từ bịt miệng cũng là nói tránh, nói nhẹ rùi đấy các bác)

nho_truongcamvan
04-07-2008, 11:53
Tác giả viết xong thì chê sản phẩm mình làm ra. Các ông có biết học trò chúng tôi phải khốn khổ như thế nào không khi đối diện với chương trình nặng nề và khô cứng!