PDA

View Full Version : Thầy giáo ĐH sư phạm Nghệ thuật Trung uơng trắng trợn “làm tiền” học trò!



live4ever
23-03-2008, 12:17
Trắng trợn “làm tiền” học trò!

Cập nhật lúc 17h19, ngày 14/03/2008

Hanoinet - Khó có thể diễn tả hết nỗi đau xót của chúng tôi khi chứng kiến những hành vi làm tiền học trò diễn ra trắng trợn của nhiều đối tượng, đặc biệt có cả thầy giáo, những người hàng ngày vẫn đạo mạo trên bục giảng, đối với các học trò thân yêu của mình.

Bắt đầu từ những thông tin mơ hồ: Ở Trường ĐH sư phạm Nghệ thuật Trung uơng (trước đây là Trường CĐ sư phạm Nhạc họa trung ương - PV) "nhà nhà chạy điểm, người người ăn tiền" trong và sau các kỳ thi học phần, các phóng viên đã mất gần 1 tháng điều tra và đến nay, chúng tôi đã lần ra manh mối.

Sự thật mà chúng tôi sẽ chuyển tới từ loạt bài sau đây có thể gây sốc bạn đọc, những người trong giới giáo dục. Có thể người này cho đó là điều bình thường. Người khác cho đó là điều khó tin. Nhưng trên hết, chúng tôi cam kết đó là sự thật, một sự thật đôi khi không phải làm tất cả hài lòng.

Bắt đầu từ số báo này, chúng tôi khởi đăng loạt phóng sự điều tra "Trắng trợn làm tiền học trò" ở một ngôi trường sư phạm như đã giới thiệu ở tiêu đề bài viết: Trường Đại học sư phạm Nghệ thuật trung ương. Trước kỳ thi lại, thay vì ôn bài, nhiều sinh viên tụ tập quanh các quán nước ven cổng trường, ký túc xá nhớn nhác hỏi nhau cách "chạy điểm" để không phải học lại.

"Vỉa hè ký sự"

Trường ĐHSP Nghệ thuật trung ương ẩn mình sau hai lần cổng ở đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Khi phóng viên tìm đến mái trường này thì cũng là lúc nhà trường đang tổ chức cho sinh viên thi lại các môn: Thể dục, tiếng Anh, Chủ nghĩa xã hội khoa học... Lúc đó, thời tiết Hà Nội không ngớt những cơn gió lạnh.

Bảng điểm của các sinh viên Trường ĐHSP Nghệ thuật trung ương
Tại một quán nước cạnh ký túc xá, một nhóm nữ sinh viên xúng xính trong quần áo mùa đông bàn tán xôn xao về các thầy cô giáo. Có lẽ đây là một số học trò bị thầy giáo đánh trượt các môn học kỳ thi vừa qua. Một sinh viên "tóc vàng hoe" nhận xét: "Lão T. môn thể dục kỳ nào cũng đánh trượt nhiều lắm. Nếu không "chạy" thì chắc chắn học lại đấy. Mấy anh chị khoá trên bảo thế mà".

Một nữ sinh khác phân bua: Môn gì trượt thì chẳng phải lo... chạy. Môn thể dục thì còn dễ, chứ môn tiếng Anh người ta "ăn" kín lắm. Tao nghe bảo, muốn qua phải có "cửa", mất tới 2 triệu đấy. D., một sinh viên K37 ngành Nhạc cho biết, kỳ này cậu phải thi lại tới 4 môn. D khẳng định như đinh đóng cột: "Em phải chạy tất. Môn ít nhất mất 5 "lít" (5 trăm nghìn đồng - PV), nhiều thì 1 "chai" (1 triệu đồng - PV)".

Bí mật tiếp xúc với nhiều sinh viên của trường đại học này, chúng tôi nhận thấy, phần lớn các môn mà sinh viên phải thi lại nhiều không phải là môn chuyên ngành. Chẳng hạn như môn thể dục, năm nay nhà trường tổ chức thi cầu lông. "Thi môn này mà muốn đánh trượt sinh viên thì quá dễ", một sinh viên nói.

Theo phản ánh của các sinh viên, cầu lông không phải là môn khó, tuy nhiên khi thi thì "chết mệt" nếu thầy cô giáo cố tình "trù". "Các anh thử hình dung, nếu một người biết đánh cầu lông mà xếp với một người không biết đánh thì sẽ như thế nào. Trước đây bọn em được chọn người đánh cùng, còn hiện nay thì không. Như thế mà thi không trượt mới là chuyện lạ", một sinh viên than thở.

Từ sinh viên, trở thành cò!

Đ. là một sinh viên ngành hoạ. Trong lúc lân la ở quán nước gần trường, phóng viên đã tình cờ ghi được câu chuyện giữa anh chàng này với một vài bạn học cùng lớp.

Theo Đ. anh ta có thể nhận "chạy" một số môn như Thể dục và tiếng Anh với "giá" 500 nghìn đồng/môn. Theo tìm hiểu của chúng tôi, "ông ấy" mà Đ. nhắc đến chính là thầy T. ở bộ môn thể dục. Nhiều sinh viên phản ánh rằng, thầy T. là một "đại lý" lớn chuyên "lo" điểm giúp sinh viên. Cứ mỗi môn như vậy, vị thầy giáo này thường "ra giá" từ 400 - 800 nghìn đồng.

Bao nhiêu sinh viên đã lọt qua cổng trường này nhờ chạy điểm?
Để tìm hiểu kỹ hơn về "quy trình chạy điểm" ở Trường ĐHSP Nghệ thuật trung ương, phóng viên đã gặp gỡ rất nhiều sinh viên và giáo viên. Nhiều sinh viên đã "tận tình" hướng dẫn: Có 2 cách để "qua" khi bị thi lại: Thông qua cò hoặc đến gặp trực tiếp thầy cô giáo.

Thông thường, qua "cò" thì mức độ "chắc ăn" lớn hơn nhưng chi phí lại đội lên cao. Vẫn theo chỉ dẫn của sinh viên, "giá vé đồng hạng" để qua một số môn là 500 nghìn đồng. "Cò" thường "đội giá" lên 200 - 400 nghìn đồng/môn. Còn nếu đến trực tiếp, nhiều giáo viên khó tính hoặc đơn giản chỉ vì "kín đáo" sẽ bị đuổi về. Trong trường hợp đó, không những không "xong việc" mà còn có nguy cơ bị "bêu" tên lên trường.

Gửi túi quà, kèm cái phong bì, đánh trống ghi tên…

Dường như việc chạy điểm đã trở thành "chuyện thường ngày ở huyện" trong Trường ĐHSP Nghệ thuật trung ương bởi lẽ, khi chúng tôi đặt câu hỏi thì không mấy sinh viên nào ngạc nhiên. Trong quá trình tác nghiệp, một sinh viên (xin được giấu tên - PV) đã chỉ cho phóng viên cách làm như sau: Muốn xin môn nào đó, phải mua một túi quà, để một phong bì 500 nghìn đồng, ghi tên lớp, số điểm cần xin và mang đến nhà cô giáo. Sau đó, cô sẽ "xem hàng" và "quan tâm" hơn lúc ứng thí.

Một nữ sinh nói rằng, hàng năm, các môn phụ có quá nhiều người trượt. Người thì lo phụ huynh trách mắng, người thì sợ ra trường muộn nên phải tìm cách nhờ vả, xin xỏ. Có một điểm đáng lưu ý khác: "tiền ngu" (từ của sinh viên - PV) cho việc học lại ở ĐHSP Nghệ thuật Trung ương cũng vào loại "ngất ngưởng" của cả nước. Theo phản ánh của sinh viên, trung bình mỗi môn nếu học lại phải nộp từ 400 - 700 nghìn đồng, một mức đóng học kinh hoàng của nhiều sinh viên con nhà nghèo. Nên nhớ rằng, vào học tập ở khối sư phạm, theo quy định của Chính phủ, các sinh viên được miễn học phí.

Những lời "đồn xa" của các anh chị sinh viên khoá trước về việc "không chạy - khó qua" khiến cho nhiều sinh viên hoang mang. Nhân cơ hội ấy, các "cò" sẽ tìm cách gạ gẫm, ra giá với nhiều chiêu khác nhau. Một sinh viên nói với tôi rằng: "Chúng em cũng không biết họ có chạy được không vì đâu có được gặp trực tiếp thầy giáo. Nghe các anh chị khóa trước bảo phải làm thế mới qua thì làm thôi".

Chúng tôi đã tận mắt chứng kiến cảnh ứng phó với câu chuyện đau xót này, nhiều sinh viên không dám xin tiền bố mẹ mà phải chạy vạy vay mượn tiền người quen, bạn bè. Thậm chí có một nữ sinh đã gọi điện cho bồ ngay trước mặt phóng viên để "giật tạm" 500 nghìn đồng “chạy” môn Thể dục...
Chiều ngày 12/3, đại diện chúng tôi có buổi làm việc và thông báo một số thông tin cơ bản liên quan đến đường dây chạy điểm đến Ban giám hiệu Trường ĐHSP Nghệ thuật trung ương. TSKH Phạm Lê Hòa, hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường đã từng nghe thông tin về tiêu cực nhưng chưa có bằng chứng để xử lý. Lãnh đạo nhà trường hoan nghênh phóng viên cung cấp thông tin về tiêu cực ở trường. Chúng tôi sẽ công bố nội dung buổi làm việc này cũng như những thông tin chi tiết khác trong các số báo tiếp theo.

Theo KH&ĐS

http://www.ktdt.com.vn/newsdetail.asp?NewsId=46072&CatId=56

VNH_Return
23-03-2008, 13:04
Hoan hô giáo dục VN. Hoan hô. Hoan hô. Hoan hô. Hô hô hô hô.

The Old Man
23-03-2008, 13:09
Cái bằng to chỉ một gang thôi!!!!!

noomrm
23-03-2008, 13:20
thầy giáo thế đấy, dậy ra 1 lớp thầy giáo tiếp theo, bảo sao chúng nó ko ăn, ăn để cho bõ tức thời SV :(
nhưng may là đó ko phải là tất cả

Phở Tái
23-03-2008, 13:34
1 con sâu làm rầu nồi canh

live4ever
23-03-2008, 13:41
1 con sâu làm rầu nồi canh
Một bầy sâu tạo ra nồi canh lẩu thập cẩm tả pín lù thì có !

acquydeptrai
23-03-2008, 14:36
May quá mình không học trường này, không biết các trường khác thế nào, nhưng may là mình không học đại học VN :D

live4ever
23-03-2008, 14:43
Tui càng may hơn vì tui chẳng học 1 trường nào ...

'OR''='
23-03-2008, 14:44
Chuyện này ở VN ko phải là hiếm, hầu như trường nào cũng có 1, 2 ông như vậy.

thongtinlaptop
23-03-2008, 14:58
Lâu lâu lại làm 1 vụ cho nó om xòm

silkroadpro
23-03-2008, 15:14
làm 1 vụ để lên báo cho bạn bè anh em biết chứ ? chứ im lìm qá cũng chán :D

thongtinlaptop
23-03-2008, 15:18
Bọn SV bây h cũng ghê quá đi cơ, toàn ôm tiền đến rồi lại ...