PDA

View Full Version : Chuyện Làng Vũ Đại



thichgaidep
19-01-2008, 05:20
Câu chuyện này trong khi đi vân du nhặt được post ở đây nhằm mua vui cho bà con làng Mùi.Xin tác giả đừng kiện vi phạm bản quyền...tội bần tăng lắm.
Tựa:

Cô bạn HHD viết được một truyện ngắn. Tính em vẫn thế. Thấy người ăn khoai là lập tức vác mai đi đào. Có điều, bạn vốn chữ nghĩa đầy mình thì viết truyện vốn dễ như đi ăn đi hát. Mình chữ nghĩa chả có, đến cái cốt truyện cũng chưa hình thành. May hôm nay đi đường gặp mấy thằng ... Chí Phèo. Liền nảy ra một ý. Đến cơ quan rúc vào một góc viết nên câu chuyện này.

Để cho an toàn, không đụng chạm đến cụ nào. Ấy! Tính em vẫn anh hùng ... thỏ đế như vậy đấy. Em đành lấy bối cảnh làng Vũ đại thời... bắc thuộc. Tức là các nhân vật Bá Kiến, lý Cường, Chí Phèo,... ở đây là cụ kỵ của các nhân vật trong tác phẩm của cụ Nam Cao xưa. Tính cách, sự thiện ác của mỗi nhân vật cũng không hẳn như trong làng Vũ đại ngày nay.

Ngặt nỗi, như em đã nói ngay từ đầu rằng chữ nghĩa của em rất ngắn. Cốt chuyện lại mơ hồ. Thực chưa biết diễn biến, kết cục của câu chuyện sẽ như thế nào. Song le, nếu chưa đi chưa biết đường. Cứ đi bừa ắt đường sẽ mở ra. Cái này xưa gọi là gì ... ấy nhỉ. Tự dưng em lại quên khuấy mất câu tục ngữ ấy của ta. Chỉ nhớ đại loại câu tương tự là : Cùng tắc biến, biến tắc thông mà thôi. À! Câu "cái khó ló cái khôn". Vậy thì cứ nghĩ đến đâu, viết đến đấy và đưa dần lên bì lóc cho các bác đọc. Mong các bác giúp cho ít ý tưởng cho đoạn sau. Giống như chương trình truyền hình tương tác "nhật ký Vàng anh" nổi tiếng của ta vậy. Em tạm gọi nó là : Truyện tương tác các bác nhé!

Nào! Rước các bác đến với ... làng Vũ đại ngày xưa...!!!

*****

Tin cụ Bá Kiến bị bắt chả mấy chốc đã lan đi khắp cả làng Vũ đại. Người ta xầm xì bàn tán với nhau. Họ hả hê lắm. Ai cũng bảo "Cho chết! Cứ tưởng liếm gót giày bọn ngoại bang là được yên hay sao? Phen này tha hồ mà sướng nhá!". Nhưng cũng có những kẻ bi quan bảo " Ôi dào! Ngữ ấy tốt lễ là vài hôm lại về ngay ấy mà. Lại ăn trên ngồi trốc, lại đè nén con em trong làng. Mà cha nó chết thì con nó lên thay. Cái thằng lý Cường lại chả ác bằng chín bố nó ấy chứ" Có người lại cãi "Về thế nào được mà về. Bọn Tàu nó thâm lắm. Khi chưa chiếm được nước mình thì một mặt nó xoa dịu hứa hẹn với các ông. Mặt khác nó đe doạ các ông. Các ông tiếc xôi thịt được hưởng bấy lâu, lại sợ nó. Thành ra nó cướp không mất đất nước mình. Bây giờ, các ông còn gì cho nó lợi dụng nữa đâu mà nó phải nể. Vắt chanh bỏ vỏ, đây chính là lúc nó đang đòi lại cả vốn lẫn lãi chúng nó bỏ ra xưa kia đấy...". Mỗi người nói một phách, Chả biết đường nào mà lần. Nhưng đấy là chỉ xầm xì dấm dúi với nhau thôi. Cấm có anh nào dám công khai bình luận cả. Từ hồi cụ Bá ra lệnh cấm tụ tập bàn tán chuyện nhà nước. Có lần cụ bắt dăm bảy thằng cứng đầu giải huyện. Rồi nghe đâu bọn ấy bị đi đày biệt xứ cả thì dân làng cứ nem nép như rắn mồng năm cả. Kể cả khi cụ đã bị bắt giải đi. Ừ! Biết đâu đấy. Người nhà quê vốn chuộng sự yên bình. Không ai muốn ra mặt chống đối với các cụ cả. Có tức lắm cũng chỉ đến nước đào một cái lỗ mà chửi rủa vào đấy hoặc trút giận lên má vợ mà thôi. Ra ngoài sinh sự, sự sinh. Chả phải đầu cũng phải tai. Nhất là ở cái thời buổi nhiễu nhương này. Rõ ràng mình bàn chuyện đứng đắn nhưng đứa nào xấu bụng lại đi ton hót với các cụ là mình chống đối nhà nước thì sao? Thôi! Chả dại! Tốt nhất là cứ mũ ni che tai. Cốt yên ổn cho thân mình, cho nhà mình là được. Chỉ có những thằng tứ cố vô thân, chả còn gì để mất mới dám chống lại các cụ thôi. Cả cái làng Vũ đại này, dám chống lại cụ may ra chỉ có thằng Chí Phèo. Ờ! mà nhắc đến Chí Phèo, người ta mới nhớ. Lâu lắm không thấy anh ta về làng. Không hiểu anh ta đi đâu nhỉ?

*

* *

Sự thực thì Chí Phèo không đi đâu cả. Từ cái đận vác dao đến nhà Bá Kiến đòi làm người lương thiện. Không đòi được gì, lại bị cụ Bá đánh cho một trận rồi sai tuần lôi cổ ra đình trói suốt mọt ngày thì hắn bỗng cảm thấy sợ.

Được thả về, hắn cứ nằm bẹp ở trong nhà. Rượu cũng không buồn uống. Thị Nở sợ hắn chết. Thị nghe đâu khi người ta sắp chết vẫn hay đổi tính đổi nết thì sợ lắm. Hết lòng chăm sóc thuốc thang cho hắn. Hắn khỏi, nhưng dứt khoát không ra khỏi nhà. Cứ nằm nhìn chòng chọc lên trần. Thi thoảng lại thở dài, đập chân đập tay ra vẻ buồn bực lắm. Vắng hắn. Dân làng Vũ đại thấy ắng hẳn đi. Mà cụ Bã loại được kẻ chống đối lại càng coi giời bằng vung. Chả biết sợ là gì.

Một hôm. Cụ cho người gọi lý Cường đến gặp có việc gấp. Lý Cường vội vã đến. Thấy bố đang nằm trên sập, mặt quay vào vách. Hắn đoán hẳn có chuyện gì nghiêm trọng đây. Bèn rón rén đến bên khẽ thưa:

- Thưa thầy! Thầy cho gọi con?


Cụ Bá không đáp. Lý Cường cũng không dám hỏi thêm. Cả nhà im phăng phắc, nghe rõ tiếng con thạch sùng chắt lưỡi trên vách. Hồi lâu. Cụ Bá thở dài, uể oải ngồi dậy. Cụ hầm hầm. Mặt cụ nặng trịch như sắp đánh rơi xuống sập. Lý Cường thấy cụ trở dậy thì vội vã:

- Dạ! Con chào thầy ạ!

- Không dám! Chào anh!

Cụ Bá dài giọng đáp lại. Rồi cụ thò chân xuống đất khua khua cái chân tìm giày. Lý Cường vội lại đỡ bố. Cụ vùng vằng hất tay hắn rồi bước thẳng ra ngoài.

Ngoài trời im phắc. Ánh nắng rọi xuống nền sân gạch nóng giẫy. Dưới bóng mát của cái cây ngoài vườn, con gà mẹ uể oải nằm xoãi cánh ra cái hố đất vừa bới. Thi thoảng lại cục cục mấy tiếng trong cổ họng mắng lũ con nghịch ngợm. Hệt như một ông quan viên lười trót nuốt ít lễ nên phải để cho người ta làm bậy. Mấy sợi nắng lọt qua kẽ lá quằn quại xoắn lấy nhau như đôi vợ chồng mới đang mơn trớn. Cụ Bá ngó ra vườn, ngó ra sân như muốn tìm kiếm điều gì. Cái tức cứ từ đâu nghèn nghẹn dâng lên cổ cụ. Đấy! Cái cơ nghiệp này đều là một tay cụ gây dựng mà nên. Nhà ngói, cây mít, sân gạch,... Thử hỏi bề thế này, một thằng dân làng Vũ đại tiết kiệm bóp mồm, bóp miệng cả mười đời có làm nên nổi không. Lại còn đàn trâu béo mượt, dãy chuồng trâu mà mỗi cái cụ vẫn tự hào là to hơn cả cái nhà của lũ dân ngu kia nữa. Tất cả những cái ấy chẳng phải là để cho con cho cái cụ hay sao? Cụ chết đi, có chăng chỉ cần miếng đất bằng cái chiếu thằng ăn mày là đủ. Cần đâu ruộng cả ao liền như thế này. Cụ nghẹn họng quay lại nhìn lý Cường. Thấy hắn mặt mũi dúm dó, tái nhợt. Cụ bỗng nguôi nguôi. Quay vào nhà, trèo lên sập. Cụ khoanh chân hút một điếu thuốc lào. Chiêu ngụm nước, ngửa cổ òng ọc một hồi lâu rồi nhổ toẹt qua của sổ. Cụ cao giọng:

- Anh lý!

- Dạ!

- Từ ngày anh ra chấp chính, Việc làm quan có vẻ tiến bộ nhỉ?

Lý Cường biết bố giận lắm nhưng không hiểu chuyện gì. Trống ngực đánh thùm thụp, hắn đành đánh trống đuổi:

- Dạ...

Rồi im lặng.

Cụ Bá cười nhạt:

- Anh ngu lắm! Làm quan cũng không biết đường mà làm quan. Lũ dân ngu là lũ chỉ thích đem chuyện của đàn anh ra mà đàm luận. Anh phải biết đường mà cấm chúng nó đi chứ. Tại sao anh để cho chúng nó nói ầm lên ở ngoài làng là tôi ăn chơi sa đoạ? Là tôi muốn cưới thêm bà năm bà sáu? Chúng nó tố cáo tôi ngủ với cả vợ anh, anh có biết không? Hừ! Tôi có ăn chơi cũng là quyền của tôi nó được thế. Tôi chơi vậy chứ chơi nữa, cái gia sản này có thiệt đi tý nào đâu. Sao anh lại để cho chúng nó láo thế? Ha..a..ả..

Cụ quát lên. Cái mặt cụ vốn đã to nay lại càng to, lại càng đỏ. Đôi mắt long lên. Nó chứa đầy khí giận. Lý Cường cuống quít:

Dạ...

- Còn nữa. Anh phải biết. Thằng Chức nó là đầy tớ tin cậy của tôi. Nó chỉ cắm có mấy sào đất công. Tại sao anh lại sai tuần giải ra đình cho các cụ xét xử. Anh có còn biết nể mặt tôi nữa không?

Lý Cường phân bua:

- Thưa thầy! Ấy là tại thằng Chí nó to mồm quá. Bọn dân làng lại vào hùa với nó. Con sợ cánh đội Tảo thừa nước đục thả câu nên mới sai giải nó. Nhưng con đã bảo nhỏ cho bọn chức dịch xử nhẹ tay cho nó. Nó có hề hấn gì đâu...

À ra thế! Cái tức của cụ bá đã vơi đi quá nửa. Cụ khoan thai uống thêm ngụm nước rồi vẫy lý Cường đến gần mà rằng:

-Ta có nói thế cũng là nhắc cho nhà anh nên biết điều trong hành xử. Chứ gì anh cũng là con ta. Ta sao có thể bỏ anh cho được. Hôm nay, ta cho gọi anh là vì việc khác. Chứ mấy cái chuyện vặt kia đáng để ta quan tâm sao.

-Dạ!

Cụ Bá hạ thấp giọng:

-Từ ngày tiên đế băng. Hoàng thượng tuổi trẻ lại ham vui. Hẳn anh đã biết. Quan phụ chính họ Hồ hiện nay đang nắm giữ trọng trách cả thiên hạ trong tay ngài.Vận nước có lẽ sắp thay đổi rồi.

Lý Cường hốt hoảng:

-Chết! Việc lớn của nhà nước, thầy đừng khinh suất nói ra mà mắc tội tru di đấy!

Hắn vội vàng ra cửa ngó quanh. Xung quanh vẫn tĩnh lặng một cách thanh bình. Chỉ duy nhất có tiếng chó sủa xa xa như một anh chàng say rượu đang nghêu ngao. Cụ Bá cười lớn:

-Ha! ha! Anh tưởng tôi ngu dại như anh đấy sao? Việc tôi đã dám nói ra tức là tôi đã bố trí rồi. Hôm nay ngoài anh và tôi ra chỉ có trời biết, đất biết nữa mà thôi. Anh đừng sợ!

Lý Cường yên tâm, quay vào hạ giọng thì thầm:

-Việc này, chả cần thầy nói thiên hạ cũng biết cả rồi. Năm nay, điềm giời lạ lắm! Đàng trong thì thiên tai, núi lở. Đàng ngoài dịch bệnh tràn lan. Người ta bỏ cả nhà cửa bồng bế nhau đi ăn xin đầy đường kia kìa. Thầy ít ra ngoài nên không biết. Dạo này giá cả tăng vòn vọt. Thời buổi kinh tế, tiền mất giá. Mang cả gánh tiền đi chợ cũng chỉ mua được gánh gạo. Người bán mắng xa xả, người ta vẫn lăn vào mua. Chả khác gì đận vỡ đê năm nào. Triều đình bây giờ mục nát lắm rồi thầy ơi!

-Hà hà! Triều đình có mục nát thì tôi với anh mới được như ngày hôm nay chứ. Cái mặt anh, mặt tôi, tài cán gì? tâm huyết gì mà được ăn trên ngồi chốc từ trước đến nay? - Cụ bất chợt cũng hạ giọng - Nghe nói phe cánh của Hồ phụ chính ngài lớn lắm. Sáng nay, tôi sang đằng cụ chánh. Biết tin quan lớn ngài sắp đi kinh lý qua huyện ta. Tiếng là đi thị sát nhân tình. Nhưng tôi biết tỏng. Ngài đi nhằm mục dích lớn hơn nhiều.

-Lớn hơn?

-Phải! Nhưng anh hẵng cứ biết thế đã. Nói ra lúc này không tiện. Chỉ nên biết rằng, cánh của cụ Hồ tất sẽ có cơ đồ lâu dài. Mình phải thức thời mà bám lấy mới được. Anh hiểu ý tôi chưa?

-Vâng! Nhưng bằng cách nào?

-Năm mẫu ruộng anh cắm của bọn thiếu thuế vụ vừa rồi đấy....

-Vâng! Nhưng ...

-Không nhưng nhị gì cả. Miếng đất ấy ở sát ngay đường cái quan, lại ở bìa làng. Anh có muốn trông cũng chẳng trông được. Anh về cho phu nó san lấp, xây ngay cho tôi một cái sinh từ thờ sống ngài. Làm cho nó đẹp đẹp vào. Khi kinh lý qua đấy, thấy nó, tất ngài sẽ cảm động mà nhớ đến ta.

Lý Cường ngần ngại:

-Nhưng... mấy mẫu ruộng ấy là ruộng chiêm. Bây giờ mà san lấp thì tốn kém lắm. Quan lớn lại tít trên giời cao. Liệu ngài có nhớ nổi đến mình không. Con chỉ e mất tiền vô ích mà lại mua lấy tiếng cười của thiên hạ.

Cụ Bá cắt lời gắt:

-Anh ngu lắm! miệng thiên hạ là do ai quản? Tôi với anh chứ ai? Anh chỉ được cái tiếc tiền là không ai bằng. Làm quan mà không biết cứng biết mềm. Lúc nào cũng chỉ nghĩ đến vơ vét thì có lúc ăn cám con ạ. Mình có được thì cũng phải biết nhớ ơn quan trên nâng đỡ cho mình thì mới bền được. Anh sợ mất lòng quan trên hay sợ miệng lưỡi thiên hạ? Mà cái hạng hữu dũng vô mưu như anh còn được đến ngày nay là do nâng đỡ của tôi. Anh tưởng tự anh mà ngồi được vào cái ghế lý trưởng đấy phỏng! Tôi mà chết đi. Chúng nó lại chả cho anh ăn bùn à. Mua được cảm tình của quan lớn đầu triều thì dẫu bán cả gia tài đi tôi cũng cam lòng. Anh đã thủng chưa?

Đợi một lúc cho lý Cường thấm thía lời dạy khôn, cụ Bá lại thủng thẳng:

-Mấy lị! Tốn kém mà anh lại phải chịu một mình à? Cắt bọn trai em trong làng ra mà làm. Anh lại bảo bọn đội Tảo, bọn chánh Cừ với thằng lý làng Đoài góp tiền cho anh. Làm sinh từ cho quan phụ mẫu, thằng nào dám từ chối là không có? tiền của chúng nó nhưng anh lại được tiêu. Tôi tưởng anh còn được lợi cơ đấy.

Lý Cường khoái chí,vỗ đùi đánh đét:

-Ừ nhỉ! Thế mà con không nghĩ ra. Tiền tuy của chúng nó nhưng là danh mình đứng ra lo liệu. Thầy thông minh thật.

Cụ Bá cười khẩy như coi lời khen của ông con là sự hiển nhiên.

-Hừ! Không thế mà tôi lại làm bố của anh. Còn việc nữa. Sắp tới lần tranh triện đồng khoá sau rồi đấy. Anh bằng mọi cách phải lôi kéo cánh thằng đội Tảo ủng hộ cho mình. đừng để nó phá bĩnh như lần trước. Tốn ngót nghìn bạc chứ ít đâu.

- Con cũng muốn thế nhưng thằng ấy nó ương lắm. Có vẻ nó muốn chơi con đến cùng thầy ạ. Con e...

-Nhưng nó cũng là người, cũng là kỳ mục trong làng. Tức là nó cũng tham, cũng nịnh bợ quan trên và đè nén đàn em. Nhân dịp này, anh nên thí cho nó vài mối lợi ké vào đấy. Tất nó cảm tình với anh. Nhớ rằng, nghề làm quan không chỉ có liếm đít quan trên là xong đâu. Nhiều khi phải liếm đít cho cả nhữngthằng dưới mình nữa đấy. Nếu đập chết được nó thì đập chết luôn còn không thì phải tha làm phúc. Nghe chửa...

Cả hai đều im lặng. Cái im lặng khó chịu nhễ nhại của buổi trưa hè nồng nã. Mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng của mình. Lý Cường ngồi thẫn thờ còn cụ Bá lẩm bẩm bấm ngón tay như tính toán điều gì. Bỗng, tiếng con mực sủa vang làm cả hai giật mình. Đàn chó nhà cụ Bá hồng hộc nối đuôi nhau, nhâu nhâu chạy ra cổng. Có tiếng người nheo nhéo:

-Cụ Bá ơi! Cụ Bá! Cụ đánh giùm con con chó cụ Bá ơi. Ái chà! Tiên sư bố nhà mày! Cắn ông này. Cắn này!. Ông thì ông đập chết cả nhà mày. Tiên sư chó! Cụ Bá ơi! Ông lý ơi!

Cụ Bá tức giận, sang sảng quát:

-Cái gì mà giữa trưa không cho người ta nghỉ lại rầm rĩ lên thế? Anh Chí! Tôi cấm anh không được gây sự bao nhiêu lần rồi?

Rồi cụ hạ giọng nói với Lý Cường:

-Cái thằng trời đánh nó lại đến đấy. Anh về đi. Nhớ lo mọi việc cho chu toàn, kín kẽ. Anh cũng bảo trương tuần nó để ý chặt cái thằng bứa này. Không coi thường nó được đâu. Nghe đâu chị lý cũng hay gọi nó lắm đấy. Anh phải cẩn thận. Có gì báo lại với tôi, đừng hấp tấp. Cần nhất bây giờ là phải làm cho kịp cái sinh từ đón quan lớn kinh lý.

*

* *

Cuối cùng, Ngày quan phụ chính Hồ Quý Ly kinh lý qua làng Vũ đại cũng đã đến. Cái sinh từ cũng đã xong, nom xinh xắn như một nàng thiếu nữ e ấp phô mình trước mặt đấng phu quân đêm động phòng. Có thể thấy công lao và nhiệt tình của ông lý nhà lớn đến thế nào.

Mà đúng thế thật. đã mấy tháng nay ông lý không được nghỉ ngơi. Ngọn roi song của hắn đã phải thay đến lần này là lần thứ sáu. Cả năm ngọn roi trước dù có tốt thật cũng không chịu được lâu vì lũ dân đen cứng cổ chai lưng. Mấy tháng nay, lúc nào cả làng Vũ đại cũng sôi sùng sục như vào vụ thuế. Lý Cường hò hét quát tháo ỏm tỏi suốt từ sáng sớm đến tối mịt. Hắn sục vào tận nhà những trai đinh vắng mặt. Lại luôn luôn rõi theo những người làm việc. Lại để mắt tới đám thợ đá, thợ mộc mà hắn phải rước về từ miền trong. Người hắn gầy quắt lại, chỉ còn thấy hai hốc mắt trắng dã. Lo trị những trai đinh phục tùng lại phải lo trừng trị cả những kẻ không phục tùng.

Bởi lẽ! Cũng đã mấy tháng nay, không bíêt từ đâu ra những bài vè, những câu thơ đả kích hắn. Không những thế lại bày cách cho lũ phu phen chống lại hắn. Nó kêu gọi đàn em trong làng tập trung phản đối hắn. Xui người ta trốn đi, đừng để bị bắt đi phu. Người làm những bài vè dường như nằm ngay trong bụng cha con hắn. Họ huỵch toẹt ngay ra việc cha con hắn lợi dụng công sức của dân để mua chuộc quan trên. Lũ dân ngu nghe người ta xui xít cũng hoá ra chống đối lại hắn. Đuối lý ! hắn đành để ngọn roi song thay hắn lý sự với với dân làng. Thời hạn quan lớn đi qua đã sắp tới mà công việc còn bừa bộn. Lý Cường lo lắng lắm. Hắn bắt cái mồm hắn, cái tay hắn phải làm việc gấp đôi.

Trời chẳng phụ người có tâm. Một ngày mùa thu, cái sinh từ tươi rói đã nằm ưỡn mình bên đường cái quan. Cong người đón lấy tia nắng buổi sớm cho tan đi những giọt sương. Chứng tích của cuộc ái ân giữa trời đất trong đêm.

Không khí thật dễ chịu. Không oi nồng như mùa hạ, không lạnh lẽo như mùa đông. Lúa dưới ruộng xanh mướt, phô ra cái mơn mởn của tuổi dậy thì, dập dờn trong gió như những thiếu nữ đang nô đùa. Lác đác có mấy thằng xúc dậm, mấy mụ nhà quê đang chổng mông mò cua nom ngòm ngòm như những con ruồi đậu trên mâm cỗ cúng.

Các quan viên làng Vũ đại cũng phải dậy từ sớm. Ăn mặc tề chỉnh. Ai không có khăn áo cũng phải cố đi mà mượn. Các cụ ra sinh từ quan Hồ bày hương án đón quan. Cờ đuôi nheo cắm san sát dọc con đường vào sinh từ. Lý Cường hôm nay như trẻ lại. Hắn mặc cái áo the màu lục đoạn, đội chiếc khăn màu đen bóng. Nom hắn hớn hở như trẻ con ngày tết được nhận quà, xăng xái cắt đặt bố trí đón quan. Thú thật đêm qua là đêm duy nhất trong mấy tháng hắn được yên tĩnh. Vui vẻ, hắn cũng không ngạc nhiên trước sự thản nhiên của vợ hắn khi đón nhận cái vuốt ve của con đực... Lũ trẻ con trong làng cũng lếch thếch bồng bế nhau ra xem các cụ đón quan phụ mẫu. Chúng nó đứa bồng em, đứa đẻ mặc em lê la dưới đất. Trông đứa nào cũng bủng beo, vàng vọt. Đầu trọc, bụng ỏng toàn giun sán. Nhiều đứa mải nhìn để mũi dãi chảy lòng thòng xuống miệng xanh lè. Bị cái roi của ông hương vút quắn đít cũng không khóc, chỉ dồn chỗ này lại chỗ khác.

... Giờ thìn... giờ tỵ ... rồi giờ ngọ... trôi qua.

.... Vẫn không thấy bóng dáng quan lớn đâu.

.... Giờ mùi...

Các đàn anh trong làng Vũ đại không còn giữ được cái vẻ tươi tắn như hồi sáng. Các cụ không còn kiêng dè, cứ dệ luôn đít lên tường gạch hoặc xuống bãi cỏ. Mặt đỏ gay, mồ hôi nhễ nhại và lại... đói nữa.

Vì nghe tin quan lớn sẽ qua làng từ sớm nên hầu như chả cụ nào kịp ăn sáng. Hơn nữa, ở nhà quê, bữa sáng có chăng chỉ là củ khoai củ ráy hay nắm ngô rang. Nó đã bị những cái dạ dày chăm chỉ tiêu ngoém từ đời nào rồi. Nhiều cụ ấm ức chửi thầm quan lớn trễ hẹn rồi trụt khăn ra mà gãi lên cái đầu bạc lởm chởm.

Cuối giờ thân quan lớn mới đến. Ngài đi một đoàn rầm rĩ. Đằng trước đằng sau đều có quân lính vác giáo theo hầu. Các quan viên tỉnh hẳn, bật dậy như lò xo. Các cụ rối rít đốt hương thắp nến rồi ra quỳ cả bên đường đón quan.

... Nhưng buồn quá! Quan lớn không ra lệnh dừng lại.

... Đã quá quen với cảnh quan viên quỳ đón dọc đường. Ngài phải vội về huyện nha kẻo tối.

Bây giờ không còn thấy các quan viên đạo mạo đâu nữa. Chỉ còn hơn chục ông già, quần nâu xắn, áo the cắp nách đang tồ tồ ở vệ đường xung quanh. Trong bụng chửi cha cha con thằng Bá Kiến khéo vẽ trò.
(Còn tiếp)

thichgaidep
19-01-2008, 05:25
Phần 2
“… Bản quan từ ngày trị nhậm ở huyện nhà đã nghe rất nhiều những diều tiếng không hay về chức dịch làng Vũ đại. Nhất là cha con thấy lý.
Nay, triều đình chủ trương nêu cao tinh thần tiết kiệm. Bản quan, từ ngày xuất chính luôn lo lắng cần kiệm, chăm sóc con dân. Không một phút lơ là trách nhiệm. Thế nhưng thầy lý đã công nhiên tiêu phí sức dân và tài lực vào những việc vô bổ. Đặc biệt là việc xây dựng sinh từ cho quan phụ chính vừa rồi.
Vẫn biết, các thầy làm việc ấy để tỏ lòng hiếu kính với quan phụ chính. Song quan lớn đã đề ra chủ trương tiết kiệm há chẳng phải đã đẩy ngài đến chỗ bất nghĩa bất nhân hay sao? Hơn nữa. Bản quan nghe nói, việc xây sinh từ có nhiều khuất tất. Lòng dân oán thán, Quốc khố hao cạn. Bản quan dẫu có muốn bao che cho các thầy hỏi có được không.
Nay sức cho chức dịch làng Vũ đại phải khẩn trương đệ trình bản chất sự vụ. Nếu có điều gian dối tất chiếu theo quốc luật mà trị tội. Bản quan quyết không dung tình.
Việc này là việc lớn, liên quan đến đường lối trị quốc chăn dân. Các thầy không được phép lơ là.
Nay sức!
Tri huyện huyện L.
Ký tên đóng kiềm”
-Thầy tính thế nào?
Bá Kiến không đáp. Chòm râu bạc rung rung. Lý Cường lại thẽ thọt
-Ấy ! Lúc trước con đã ngăn rồi, thầy chả chịu nghe… Cứ vội vội vàng vàng… Bây giờ không những mất triện mà có khi còn ở tù ấy chứ…. Nghe nói, ông huyện này hung dữ lắm. Động tý là đánh người ngay… Hình như ông ta nuôi một lũ đầu trâu mặt ngựa nữa đấy… Chỉ tại thầy …
Cụ Bá nổi xung:
-Tại tôi? Phải! Tại tôi. Bây giờ thì anh đổ tại tôi. Thế lúc hà hiếp bóp nặn bọn kia anh không đổ tại tôi đi. Úi chà! Anh nói dễ nghe nhỉ..
-Thôi thôi! Tôi lạy thầy! Thầy nghĩ cách gì đi không thì bỏ bố!
-Được! Anh cứ để tôi suy nghĩ đã…
Cụ Bá nghĩ một lúc, đột nhiên ngẩng phắt lên nhìn ông con. Lý Cường hấp tấp hỏi:
-Có cách gì rồi hở thầy?
-Chưa.
Lý Cường tiu nghỉu. Hắn với tay vớ cái đóm trên bàn bẻ vụn ra mấy mảnh. Cụ Bá hỏi:
-Theo anh! Thằng Chí có dính dáng gì vào việc này không?
Thấy câu hỏi không ăn nhập gì, lý Cường ngơ ngác:
-Không biết! Nhưng con nghĩ là không. Dạo này nó ít khi ra ngoài. Cứ ru rú ở nhà in như thằng chán đời.
Cụ Bá ngọ ngoạy mấy ngón tay ra dáng xua xua
-Không chắc được. Anh đừng thấy nó nằm im mà coi thường tưởng nó sợ anh. Anh sai tuần lôi cổ nó đến đây cho tôi hỏi. Nếu nó bướng, cứ cắm ngay vườn nhà nó xem nó có đến không.
Lý Cường đi rồi, mình cụ Bá lại đăm chiêu. Nghĩ nát nước không ra, cụ tặc lưỡi một cái rồi xỏ dép. Giời khô hanh, những cơn gió nhè nhẹ mơn man trên râu, trên tóc. Trên cái trán bóng nhẫy của cụ. Cụ xăm xăm ra cổng, kéo cái chà rào rấp lại ngõ rồi đi thẳng ra ngoài đồng. Trời xanh ngắt, những đám mây trắng bồng bềnh phơi mình trong nắng. Trông như có thể lấy sào mà chọc xuống được. Những người nhà quê lầm lũi qua lại. Vẻ đói khổ lam lũ in hằn trên nét mặt, quần áo và trên cả những dáng đi. Họ lễ phép chào cụ, khép nép nhường lối cho cụ rồi rảo bước khi cụ đi qua. Như thường!
Nhưng cụ Bá vẫn cảm thấy điều khác lạ. Dường như có lẫn nụ cười mai mỉa khoái chí sau tiếng chào lễ phép của cụ. Cụ cố giữ thẳng người vẻ thảnh nhiên nhưng cảm thất da mặt đang dày lên. Cồm cộm. Phải rồi! Tin tức tuy không có chân nhưng nó vẫn chạy rất nhanh. Cả làng Vũ đại, ai chả biết quá nửa sắc mục trong làng đã đâm đơn kiện cha con cụ lên huyện. Nghe đâu họ kiện cha con cụ 10 khoản tất cả. Mà lại toàn những tội nặng như tham ô, lấn chiếm đất công, gian dâm vợ người, dung túng đầy tớ làm bậy. Họ kiện cụ gây bè phái mất đoàn kết nội bộ làng xóm để tư lợi. Nặng nhất là trò hề làm sinh từ cho quan họ Hồ. Không khéo quả này, cha con cụ ăn bùn thật.
-Bẩm cụ ạ!
-Ờ!
Cái ờ bỗng tắc trong cổ họng cụ Bá. Cụ vội trố mắt nhìn. Một con bé chừng mười lăm tuổi đang khúm núm chào cụ. Thấy cụ nhìn, nó bẽn lẽn quảy gánh cỏ con cón bước đi. Đôi mông tròn lẳn nhún nhẩy. Nhìn từ đằng sau, cụ vẫn cảm thấy bộ ngực căng tròn, mơm mởn muốn bật cả cúc áo của con bé. Cụ nhận ra đấy là cái Hĩm, con mụ cả Hoàn. Nhà mụ này rách như tổ đỉa mà đẻ được đứa con gái xinh xắn thế. Cái đói, cái khổ đã bị cái tuổi trẻ lấn lướt. Hốc toàn ngô với sắn mà da thịt nó cứ nõn nòn nòn. Dường như cảm thấy ánh mắt của cụ Bá rõi theo. Cô ả lúng túng lấy tay túm gọn hai gấu áo cho đỡ hở. Dáng vẻ trông rõ mất tự nhiên, hoá ra lại … ngon mắt. Nhìn thị, cụ bỗng nảy ra một ý. Nhớ lại cái ngày cụ tranh triện đồng cho lý Cường.
Ngày ấy, quan huyện vẫn là quan huyện bây giờ. Ngài không còn trẻ nhưng chưa hẳn đã già. Ngài thạo ăn, thạo hút, thạo chơi bời. Vợ con ngài lại ở xa. Mỗi khi đồng liêu phàn nàn sao ngài không đưa vợ con về ở cùng thì ngài lại nhăn nhó kêu túng thiếu khó khăn. Nhưng khi vui miệng ngài lại buột mồm khoe ấy là ý của ngài. Chứ gì… giá vợ con ngài ở kè kè bên cạnh, hỏi ngài có được tụ do, được chơi bời thâu đêm suốt sáng như thế này không? Bao nhiêu gà, bao nhiêu chó, bao nhiêu cao lương mĩ vị đã chui qua lỗ mồm của ngài. Nó hoá ra sức lực trai tráng, nó vùng vẫy tìm lối thoát ra ngoài. Chả thế mà dù bóp nặn cũng khá nhưng ngài vẫn kêu túng. Mấy lần xuống làng Vũ đại, ngài vẫn nghỉ ở nhà cụ Bá. Ngài khen vợ lý Cường xinh. Đúng là thiên hạ có một. Ngài sở dĩ hay quý mến cụ bá cũng là do bà lý. Tướng bà ấy là tướng vượng phu ích tử. Của đáng tội. Bà lý cũng là người đẹp nhất làng Vũ đại một thời thật. Con gái làng Vũ đại lại xinh có tiếng. Bà lại đĩ nữa. Con mắt bà ướt rượt, lúc nào cũng tít lại vì cười. Nó làm cho chính cụ Bá tuy đã có bốn bà, lại là bố chồng mà nhiều khi nổi gai ốc, ngứa ngáy khắp cả người. Cụ muốn hạ mình xuống làm con cụ cho nó tiện. Cụ làm gì không hiểu thâm ý của quan huyện? Nhưng cụ lờ đi. Được cái quan huyện cũng nhân từ không trách cụ. Ngài lại nhẫn nại nữa. Thế rồi… khi tranh triện đồng cho lý Cường. Ngài bảo … khó lắm. Lý Cường còn trẻ mà không có uy tín trong làng. Cho hắn làm lý trưởng mang tiếng chết. Cụ Bá đã phải chịu thua, cho vợ lý Cường – khi ấy vẫn là mợ hai Cường – lên huyện suốt một tuần giời. Tranh được triện cho lý Cường nhưng cụ vẫn lấy đấy làm xấu hổ lắm. Giá như không bị dồn vào đường cùng có lẽ cụ cũng chả nghĩ tới đâu. Chết cái! Vợ lý Cường cũng đã già. Ở nhà quê, đàn bà ngót ba mươi kể đã là vứt đi rồi. Liệu quan huyện có còn ham hố như ngày xưa không? Giá như bà lý trẻ lại mười lăm tuổi thì tốt. Ờ! Sao cụ không nghĩ ra nhỉ. Cụ vẫn còn một con cháu.
Con cháu đây là đứa con lớn của lý Cường. Nó rất giống mẹ và thừa hưởng cái gen đĩ thoã của cả mẹ lẫn ông nội. Nó làm thì lười nhưng ăn diện thì rất chăm chỉ. Nó lại luôn mơ ước được làm bà lớn. Gì chứ, cụ còn nhớ mãi cái đận con ranh mới mười ba tuổi.
Cái hồi con gái lý Cường mới mười ba tuổi đầu. Nó đã biết ăn diện, đã bỏ tóc đuôi gà. Dây xà tích bạc dập toanh toách vào cái đùi xa tanh thâm. Bước xuống đất là nó đi guốc, cấm có bao giờ chịu bỏ chân đất. Ngực mới chúm cau nhưng nó đã biết độn cho to ra, đi đứng cố ưỡn ra đằng trước. Cả làng đồn rầm lên là nó tằng tịu với đội Tảo. Người nọ rỉ tai người kia nhưng ai cũng khẳng định chính mắt mình trông thấy con ranh chui tọt vào điếm của ông đội lúc tối giời. Có lẽ bị lộ nên chừng dập miếng giầu đã chui ra chạy biến. Kể chắc cũng chưa hại gì nhưng thân con gái thế là quá hư rồi. Lũ giai làng kể lại chuyện đó một cách khoái trá rồi há mồm ra cười một cách đểu cáng. Cái tin khốn nạn vơ vẩn khắp làng rồi chui tọt vào lỗ tai bà đội. Bà vứt rổ rau lợn, chạy thẳng đến nhà lý Cường mà chu chéo:
-Ối! Ông lý bà lý ơi! Ông bà không dạy con để nó nứt mắt ra đã đi cướp chồng người ta n..a..a.a..ày!
- Cha tiên nhân con đẻ mẹ cái con đĩ rầy đĩ rạc kiiiia! Mày có ngứa ngáy thì thiếu gì trâu bò mà phải đi cướp chồng ba..a..à!
-Ối ! Cụ Bá ôi! Cụ Bá! Cụ cướp vợ người chưa hả sao lại để cho cháu cướp chồng người ta na.a.a.ày!
-Con voi giàu ngựa xéo kia!!!! Mày ăn nằm với người hơn tuổi bố mày mà không biết nhực a..a..à?
… Và còn nhiều, nhiều nữa…
Bao nhiêu từ ngữ thiên hạ dùng để đào ngoáy xoáy toả nhau được bà văng cả vào nhà cụ Bá. Lũ trẻ con xúm xít sau lưng bà. Dân làng cũng xúm xít đứng xem bà chửi. Nhảy cẫng lên hoan hô khi bà chửi được câu hay, có vần điệu. Họ khuyến khích cho bà càng già mồm chửi cho cẩn thận, lại xúi bà những câu chua ngoa hơn mà bà chưa nghĩ ra. Để bà chửi cho sướng mồm và nghe cũng sướng tai. Không muốn người ta chửi mình nhưng vẫn muốn nghe chửi vẫn là thói đời vậy. Thực ra, họ cũng muốn xem nhà ông lý giải quyết ra làm sao.
Nhưng nhà lý Cường không phản ứng gì cả. Lý Cường đã đứng tuổi. Ria mép hắn đã rậm nên trí khôn hắn cũng dài ra theo ria hắn. Đã mấy lần bà lý nhảy chồm chồm định ra chửi nhau với con nặc nô nhưng đều bị hắn quát:
-Câm mồm! Vào trong nhà! Ông thì ông đấm một phát chết giờ.
Rồi hắn lẩm bẩm:
-Đúng là rau nào sâu ấy.
Bà lý nghe lọt, xỉa xói vặc lại chồng:
-Ông nói cái gì đấy? Ông ám chỉ ai?
-Ai thì tự biết lấy. Rõ là có tật giật mình.
-Á à! Bà truyền đời báo danh cho mà biết nhá. Cái trôn của bà đã phải bịt mồm thằng huyện cho nhà mày giữ được cái lý trưởng đấy. Bà bịt được nó thì bà mở nó ra được. Cả họ nhà mày nhờ vào đó mà nên người đấy. Muốn tốt đừng có mà giở trò với bà nhá. Ối làng nước ôi!!!
Lý Cường vội bịt chặt miệng vợ van vỉ:
-Thôi thôi! Con lạy bà lớn! Bà lớn im cho con nhờ! Người ta chửi ngoài kia không đủ nhục hay sao mà còn bới ra …
-Ai bảo ông cứ dúm vào nhà như chó cắt đuôi ấy. Tôi sợ gì nó. Cha con đẻ mẹ con nặc nô kia? Mày có chồng không biết giữ lại chửi bới gì ai hả?
-Ối giời đất ơi! Bà con làng nước ơi! Bà lý bà ấy bên con gái bà cướp chồng người đây này.
Hai người đàn bà đầu tóc rối bù xỉa xói nhau. Cho ông bà ông vải nhau ăn những thứ người ta vẫn giấu kín qua hai ba lớp vải dày cộp. Cả hai đều tức giận muốn băm vằm nhau ra trăm mảnh.
Khi cả hai bên tự nguyện đánh nhau thì chiến tranh là lẽ tất nhiên. Các bà không buồn chửi nhau nữa mà tự nguyện sử dụng vũ lực để chiến thắng bên địch. Bà lý vốn to béo hơn nên xô kẻ địch ngã lăn. Con mẹ đội nằm chỏng gọng trên đất mồm vẫn lèm bèm chửi. Bà lý vấn lại mái tóc xa xả chửi giả.
-Úi giời! Mày tưởng nhà mày quý báu lắm đấy. Bà thì bà gí vào. Con bà vàng ngọc lại thèm dây với thằng mõ nhà mày à. Chả nhẽ bà lại cho mõ đi rao khắp làng xem đứa nào đẹp mặt.
Rồi bỗng dưng bà nghiến răng kèn kẹt:
-Cha tiên nhân mẹ thằng đội Tảo! Cái mồm nó xoen xoét thế mà nó sở khanh. Nó định giỡn với bà à. Bà mà túm được mày thì bà kẹp cho tan đầu mày ra, Hừ Hừ.. Mày muốn trêu gan gái già này hả!!!
*
* *
Cụ Bá đã nghĩ ra câu giả nhời cho bài toán khó. Cụ tỉnh hẳn người, hớn hở như một ông quan viên vừa rời khỏi nhà cô đầu. Có vậy chứ! Cụ vốn là người đa mưu túc trí có bao giò chịu bó tay trước khó khăn nào. Ấy! Giá như ngày xưa cụ được đi ăn đi học như người ta thì chắc cụ chả phải làm cái anh tiên chỉ quèn này. Có khi đang bay nhảy tít ở đâu rồi. Mánh lới quan trường cụ có lạ gì. Như cái tờ sức của quan huyện cũng vậy.
Quan sức lời lẽ rất công minh nhưng cụ bá nhìn thấy ngay cái ẩn ý như chính cụ thảo ra. Thứ nhất là quan huyện đang đói. Thứ hai là ngài đang phát dục. Cụ chỉ cần cho ngài ăn, cho ngài thoả cái lòng của một con đực là ngài lại hiền như chó cún thôi mà. Miệng lưỡi nhà quan vẫn xỏ lá lắt léo như thế. Vô phúc cho thằng dân nào tin tưởng ở các quan. Nếu không sạt nghiệp tất cũng ở tù. Ông quan nào mà công kích nạn tham nhũng to nhất, thành thực nhất thì đó hẳn là ông quan ăn hối lộ mạnh nhất. Ông nào lớn tiếng kêu gào tiết kiệm nhất lại là người xa hoa nhất. Những ông hay nhỏ nước mắt thương dân lại chính là những đứa vô lại nhất. Nghề thế! Làm việc quan mà không biết cái điều ấy thì tốt nhất là không nên làm…
Cụ Bá phơi phới ra về. Cái bóng nắng dệch dạc, quần quật dưới chân cụ. Cụ bỗng bật cười. Phải! Cái thằng lý lúc nào cũng cuống quít lên như cháy nhà. Mọi việc ở đời chẳng qua cũng như bóng nắng này. Anh càng hoảng hốt bỏ chạy thì nó càng bám lấy anh. Chi bằng thong dong vào chỗ mát mà nghỉ tất nó sẽ biến mất. Và cụ xưa nay chưa hề cuống quít việc gì cả. Dù là việc làng hay việc nhà.
Nhưng nhà cụ Bá lại đang có việc. Có tiếng lý Cường quát choang choang, tiếng đàn bà thút thít. Cụ Bá nhận ra con đĩ Nở - Vợ thằng Chí Phèo - Cụ lại tức uất người. Hừ! Cái thằng đểu ấy! Hết thời rạch mặt ăn vạ lại đến thời ném đá giấu tay. Mà cả cái làng này, thực tâm, cụ sợ nhất nó. Ngây chẳng ra ngây, khôn chẳng ra khôn lại làm cho cụ mất mặt bao lần.
-Bẩm cụ! Nhà con thực không có dính dáng gì vào việc này. Quả là nhà con oan ạ!
-Thế anh ấy đâu mà chị đến có một mình?
-Bẩm cụ! nhà con hôm nay có trót quá chén nên hơi mệt. Lúc ông lý cho người gọi, nhà con chưa dậy. Con bảo để nhà con dậy con bảo nhà con đến hầu cụ. Ai dè, ông trương lại đến đòi cắm vườn. Con can không được. Vừa lúc nhà con dậy, đang khó ở nên máu liều nó mới nổi lên. Vác dao chém ông trương.
-Giỏi! Thằng này nó không coi ai ra gì nữa rồi.
-Bẩm không ạ! Nhà con chỉ doạ thế chứ có chém thậ đâu. Con sợ cụ với ông lý đây hiểu lầm nên đến phân vua đấy ạ!
Lý Cường quát:
-Nhầm nhầm cái gì! Thằng chồng mày kiện ông ở huyện lại còn già mồm à!
-Bẩm không ạ! Ông đội có đến xui nhà con ký vào đơn nhưng nhà con không ký. Lại bảo không muốn dính vào việc làng nữa ạ. Bẩm! đấy là tự ông đội ông ấy làm chứ ạ.
À! Thằng đội Tảo! Hoá ra là nó. Cái thằng mặt chó đến thế là cùng. Cho nó ăn mà nó vẫn cắn lại cụ ngay được. Nhưng nó làm đếch gì được cụ. Được! Hãy đợi đấy! Cụ hẵng đỡ cái đòn này của nó rồi sẽ giả miếng. Chà chà! Nó hãy chống mắt lên mà xem cụ giả miếng.
(Muốn biết cụ Bá giả miếng đội Tảo như thế nào.mời các cao thủ trong Làng Mùi đả tự)

dly
21-01-2008, 10:12
Truyện làng Vũ Đại mà chả thấy vãi .... chi cả :lick:

maxstring
21-01-2008, 10:52
Lâu lắm không về thăm thôn xưa
Hỏi thăm nơi ấy nắng hay mưa ?:clown::clown::clown:

dly
21-01-2008, 11:04
Lâu lắm không về thăm thôn xưa
Hỏi thăm nơi ấy nắng hay mưa
Nắng có xanh xao? hay nắng cực! :w00t:
Mưa vẫn rì rào! Mưa lớn chưa? :lick:

SUPPER_SPAMER
21-01-2008, 11:06
dài quá không đọc nỗi:bored:

maxstring
21-01-2008, 11:34
Nắng có xanh xao? hay nắng cực! :w00t:
Mưa vẫn rì rào! Mưa lớn chưa? :lick:
Sẻ ghềnh có nắng, vắng cơn mưa
Vũ đại ít nắng, mưa lưa thưa
Năm nay hạn hán, nhà không thóc
Lò gạch hoang tàn, cỏ rậm chưa ?
<bác dly ơi tại sao em viết bài mà cái số bài nó vẫn là 299 ? viết ở mục nào cũng vậy>

hieept
21-01-2008, 11:52
bác dly ơi tại sao em viết bài mà cái số bài nó vẫn là 299 ? viết ở mục nào cũng vậyTại vì tất cả các bài viết trong mục Giao lưu - Thư giãn không tính.

maxstring
21-01-2008, 12:07
Tại vì tất cả các bài viết trong mục Giao lưu - Thư giãn không tính.
Không , tất cả các thư mục khác, chứ ko phải thư mục này.

thongtinlaptop
21-01-2008, 12:15
Nắng có xanh xao? hay nắng cực! :D

edavn
21-01-2008, 13:49
Sẻ ghềnh có nắng, vắng cơn mưa
Vũ đại ít nắng, mưa lưa thưa
Năm nay hạn hán, nhà không thóc
Lò gạch hoang tàn, cỏ rậm chưa ?


Làng ấy xưa rồi nắng với mưa
Vài hàng cau mốc gió lưa thưa
Lò cũ rêu xanh nay phủ kín
Hỏi Chí bây giờ có như xưa?
:w00t:

maxstring
21-01-2008, 14:02
Ừ! Chí bây giờ có khác xưa
Một đàn con cháu tóc...lưa thưa
Nhờ trời thanh thế vang bốn bể
Khối kẻ trên đời đón với đưa
Hỏi rằng thì nở đẹp như xưa?

edavn
21-01-2008, 14:14
Nở thị bây giờ đẹp hơn xưa
Tóc tai vài cọng mọc lưa thưa
Răng đen đã rụng thêm vài chiếc
Da dẻ nhăn nheo Chí thoả chưa?

maxstring
21-01-2008, 14:31
Thời thế bây giờ đã khác xưa
Chí giờ thuốc lắc mới say sưa
Mobile, laptop đằng sau dắt
Hỏi rằng thị nở đã xứng chưa ?

hoa héo
21-01-2008, 14:46
Mobile laptop giờ đã xưa
Nở giờ xế hộp còn chẳng ưa
Boeing bảy chiếc vừa cho bớt
Để lắm chật sân chớ báu gì!

TB: chú Dly hỏng được làm đen tối hóa đầu óc trẻ thơ của các em nhỏ của dd, trong đó có HH!

edavn
23-01-2008, 00:05
Chí giờ còn mỗi cái chi
Rằng nở giờ đây muốn cái rì?
Xế hộp chẳng ưa tàu bay vứt
Hay là nở thích ngựa cưỡi phi?
:lick:

maxstring
26-01-2008, 14:40
Ngày xưa thị nở ăn trầu
Ngày nay thị nở "lầu bầu" "sing gum"

edavn
27-01-2008, 00:16
Ngày xưa thị nở ăn trầu
Ngày nay thị nở "lầu bầu" "sing gum"

Chân vòng kiềng bụng hình chum
Tóc hoe hoe đỏ hở lưng mông chìa:wub:

maxstring
27-01-2008, 00:38
Chân vòng kiềng bụng hình chum
Tóc hoe hoe đỏ hở lưng mông chìa:wub:

Thôn mùi ở cuối thôn Đông
Làm sao biết được lưng - mông nở chìa?

edavn
27-01-2008, 00:43
Thôn mùi ở cuối thôn Đông
Làm sao biết được lưng - mông nở chìa?

Hôm qua Chí đi nhậu dzìa
Ở nơi gốc chuối nở chìa lưng mông
Làng mùi ở cuối thôn đông
Xong vụ bụi chuối chí.. dông dzìa liền
:w00t:

maxstring
27-01-2008, 01:00
Hôm qua Chí đi nhậu dzìa
Ở nơi gốc chuối nở chìa lưng mông
Làng mùi ở cuối thôn đông
Xong vụ bụi chuối chí.. dông dzìa liền
:w00t:

Sáng nay nở mới than phiền
Xong vụ bụi chuối thì tiền nở đâu?:clown:
Thôn mùi có một vườn cau
Vũ đại lò gạch phía sau tre làng
Cớ sao có sự nhập nhằng
Rằng sao chí lại ... loằng ngoằng ở mùi Thôn?

edavn
27-01-2008, 08:11
Mùi thôn lắm kẻ ác ôn
Chí cũng một dạng du côn nơi này
Vũ đại lò gạch chí say
Cớ sau nở thị tối ngày mò lên?
:lick:

maxstring
27-01-2008, 08:44
Mùi thôn lắm kẻ ác ôn
Chí cũng một dạng du côn nơi này
Vũ đại lò gạch chí say
Cớ sau nở thị tối ngày mò lên?
:lick:

Sáng ngày đi gặt để quên
Một chiếc điện thoại mới lên đi tìm
Tìm nó như thể tìm chim
Điện thoại đâu thấy thấy ngay chí phèo.:lick:

dly
27-01-2008, 12:10
Sáng ngày đi gặt để quên
Một chiếc điện thoại mới lên đi tìm
Tìm nó như thể tìm chim
Điện thoại đâu thấy ....:lick:

Điện thoại đâu thấy, thấy... chim Chí Phèo :w00t:

maxstring
27-01-2008, 13:00
Điện thoại đâu thấy, thấy... chim Chí Phèo :w00t:

Bá kiến nổi tiếng khắp vùng
Làm cho con gái đi...lùng của chua
Dly chẳng phải tay vừa
Già trẻ bé lớn chẳng chừa một ai .:gathering:drunk:

edavn
28-01-2008, 19:51
Sáng ngày đi gặt để quên
Một chiếc điện thoại mới lên đi tìm
Tìm nó như thể tìm chim
Điện thoại đâu thấy thấy ngay chí phèo.:lick:

Kiếp nghèo chí suốt đời say
Gặp nở tối nọ chí thay cuộc đời
Lò gạch chí hổng thèm chơi
Tối mò gốc chuối xem nở phơi... của giời:wub:

thichgaidep
29-01-2008, 02:36
Mặt trời đã lên cao mấy ngọn sào, đã có nắng….

Lý Cường lệt sệt lê đôi giày cũ ra đình. Hắn tháo giày ngồi gọn gẽ vào chiếu hỏi thằng Mới:

-Các cụ đã ra đủ chưa hở mày?

-Bẩm ông. Đã ạ! Các cụ đang ở chỗ làm cỗ.

-Mày ra gọi các ông ấy vào đi kẻo trưa - Hắn lại tủm tỉm cười rồi tiếp - Bọn kia đâu?

-Dạ bẩm! Vẫn trong nhà kho ạ.

“Bọn kia” đây tức là ông đội Tảo và con vợ Mới. Cả hai đứa bị bác Trương bắt nhốt trong nhà kho cạnh đình từ tối qua để làm mồi cho muỗi và sáng nay làm mồi cho các cụ. Con vợ Mới trần truồng chúi vào góc ổ rơm còn ông đội vẫn giữ được vẻ cứng rắn cố hữu. Ông ngồi chĩnh chện như bức tượng di lặc đang suy ngẫm sự đời.

Mà sự đời thì vốn đã chó má. Hổ xuống đồng bằng ắt bị chó khinh. Ông đội vốn là một kẻ cả, nay bị nhốt chung với con vợ thằng Mõ thì kể cũng nhục. Xét cho cùng, cũng tại ông mà ra cả. Con mẹ tuy hèn hạ nhưng ăn sung mặt sướng hoá ra phốp pháp trắng trẻo. Nó khác với mụ vợ gầy quắt nhà ông. Cụ Bá ghé qua, ông phó ghé qua, thằng trương ghé qua,… Nội sắc mục cái làng này, mười thằng thì nó qua lại đến chín rưỡi. Cố nhiên ông đội nhà cũng là sắc mục, lại là đàn ông. Chết cái! Lần này ông lại không đề phòng. Cứ nghĩ của giời ơi thì tranh thủ tý gọi là đổi gió. Chứ hạng nhà nó, ông yêu thương quái gì.

Bởi nhẽ. Ở làng Vũ đại này, mà không cứ chỉ có làng Vũ đại. Ở một nơi mà người ta quan niệm vai vế ở giữa làng, miếng ăn trước mặt thiên hạ to như cái đình thì bỗng nhiên có hai loại cường hào. Một loại là bọn đàn anh, cái đó cố nhiên, vốn dùng sức mạnh vai vế mà chèn ép lũ dân ngu. Loại thứ hai thì ngược lại, dùng cái hèn hạ làm mình làm mấy với lũ vốn háo danh. Loại ấy là vợ chồng thằng Mới này vậy.

Vợ chồng thằng Mới không phải là dân gốc lâu đời của làng. Với tính chất ăn quẩn cối xay của mấy nghìn năm lịch sử, việc làm dân ngụ cư chính là một nỗi nhục. Lũ đàn anh không để cho một tý cơ hội ngóc đầu lên được. Nếu muốn sống, tất nhiên anh phải chấp nhận làm thằng mõ cho làng. Mà đã làm mõ thì … ôi thôi! Hết chỗ nói. Đến trẻ con cũng không coi anh ra gì nữa. Tuy vậy, nó cũng là một nghề béo bở. Ỷ vào cái sự hèn hạ của mình mà sách nhiễu mọi người. Thì đã hẳn. Đôi co với cả thằng mõ hoá ra anh ngang hàng với nó? Chính vì thế. Vợ chồng thằng mõ tuy vai vế không bằng ai lại là những người thu được nhiều mối lợi của làng. Con vợ nó ăn trắng mặc trơn hơn cả bà phó bà lý. No cơm ấm cật, giậm gật khắp nơi, vốn không phải là đặc quyền của đàn ông. Thằng chồng nó suốt ngày nhong nhóng đi theo mấy ông sắc mục làm con vợ hoá ra … buồn. Không thể chơi bời với cánh các bà, nó đành phải chơi với các ông. Một cách lén lút thôi. Chứ bố bảo các ông cũng không dám nhận rằng mình qua lại với nó. Ông đội cũng không ngoại lệ. Kể ra không phải đây là lần đầu. Cũng không phải thằng Mới không biết vợ nó đã … thất tiết với ông. Có lần nó còn bắt quả tang ông đang hú hí với vợ nó. Nhưng lần nào ông cũng dùng cái oai của ông mà bắt nạt lại nó. Ừ! Nói ra thì làng tin cái mồm ông hay tin thằng mõ? Nó phải im mà nhận vài hào chỉ ông bồi thường danh dự. Một cách miễn cưỡng thôi vì nó uất ức lắm.

Cái uất ức của thằng Mới hoá ra lại được việc cho cụ Bá. Cụ đang cay cú muốn đập cho đội Tảo chết hẳn. Chưa tìm được lý do gì thì thằng Mới buột mồm nói ra chuyện đội Tảo với vợ nó. Cụ Bá tin ngay. Bởi cụ biết thằng Mới nói thật. Mà chả cần nó phải nói ra, nội suy từ bụng cụ, bụng ông đội cũng như bụng dạ đàn bà của con vợ Mới cụ cũng đủ đoán ra được. Lần này có thằng Mới nhận làm chỉ điểm thì ông đội chỉ còn nước chết.

Mà ông đội lần này chết thật. Ai đời ông vừa nằm với nó chừng một khắc, quần áo chưa kịp mặc vào thì trương tuần với ông Lý đã dẫn mấy trai đinh xông vào trói ngoém ông lại. Ông không hiểu ra làm sao. Cứ tưởng ông Lý đi ăn đêm bắt gặp ông ăn trước nên nổi ghen. Thấy thằng chồng thập thò phía sau ông mới hiểu, chỉ mặt nó mà mắng:

-A! Cha tiên nhân thằng đểu! Phản tao!

Rồi từ ấy ông im lặng không nói thêm câu nào nữa, để mặc cho họ giải ông ra đình. Ông lý nể mặt ông cũng là hoà mục, quẳng cho ông cái khố tải. Con vợ Mới vì là đàn bà, lại mỡ màng nên van lạy mỏi miệng ông vẫn làm ngơ. Trói luôn nó dẫn ra đình. Ông lý nhốt ông đội và vợ Mới vào kho, cắt Trương tuần trông coi cẩn thận rồi sai thằng Mới đi mời các cụ sáng sớm mai ra việc làng.

*

* *

Cỗ bàn đã bày biện xong xuôi..

Các chức dịch làng Vũ đại lúc này mới rời chỗ rủ nhau vào trong đình. Ngồi thành một lượt như bọn ăn mày trước cửa nhà có đám. Cụ Bá dõng dạc:

-Tuần đâu! Giải hai đứa nó đến đây.

Các cụ há hốc mồm nhìn con vợ thằng Mới. Cụ Bá lại quát:

-Quẳng cho nó cái yếm. Chỗ tôn nghiêm lại để nó trần truồng thế hả. À! Bọn này láo! Có muốn cách không? Ái chà!

Một người đưa cho vợ Mới cái chăn cũ. Nó trùm vào người rồi cứ thế lạy lục như tế sao. Cụ Bá lại nói:

-Ngồi im! Ai bảo mày lạy. Ông lại thèm nhận cái lạy của mày à! Gian phu kia! Tên là gì?

Ông đội không đáp. Ông hương láu táu:

-Ấy! Cụ Bá mắt kém thế? Ông đội đấy cụ ạ!

-Ai hỏi ông mà ông trả lời? Ra chốn này thì là ai cũng phải xưng tên hết nghe chửa?

Cụ đồ già nãy giờ vẫn ngồi lim dim mắt bỗng giật mình hỏi:

-Ơ! Ai chửa? Mới thế mà con mẹ Mới nó đã chửa rồi à?

-Ô hay! Mấy ông này. Có để yên cho người ta hỏi không hả.

Cụ đồ ra vẻ hiểu biết.

-Ừ! Làm nhanh lên chứ chả phải chỉ ông, ai chả đói. Quá ngọ rồi còn gì.

Rồi cụ quay sang bên cạnh:

-Có phải thế không các cụ?

Cả đám ồn ào đồng tình. Cụ Bá quát im rồi quay sang đội Tảo:

-Ông đội! Con mẹ Mới nó là vợ thằng mõ. Nó hèn hạ nhất làng. Ông lại là một quan viên. Tại sao ông lại làm mất mặt làng thế?

Ông đội không ngờ cái bộ phận sinh dục của ông vốn nhăng nhít hoá ra lại là thể diện của làng nước. Ông ngẩng mặt lên thưa một cách từ tốn:

-Thưa bà con làng nước! Thưa các cụ chưa bị lộ! Nhà tôi hôm nay đến nước này, chả biết nói gì nữa. Các cụ bắt được tôi hủ hoá thì các cụ cứ việc đánh chén.

Lý Cường quát:

-A! Thằng này láo! Mày bảo làng ăn cái ấy của mày à? Ông thì ông cho mày rũ tù bây giờ. Mày đã hủ hoá với nó bao nhiêu lần? Khai mau!!!

Lại cụ đồ nói leo vào:

-Ai đau đớn gì mặc ai. Mình có chén thì mình cứ chén. Các cụ nhỉ!

Lại tiếng ồn ào hưởng ứng, xen lẫn có tiếng cười rúc rích. Ông đội lại thưa:

-Kể với con mẹ này thì đây là lần đầu. Nhưng với các bà các cô khác trong làng thì cũng nhiều. Như là bà…

Cụ Bá vội xua tay nói át:

-Thôi thôi! Thôi thôi! Ông không phải nói nhiều. Hôm nay ông bị bắt quả tang giai trên gái dưới. Làng phạt ông…

Thằng Trương vội vã chen ngang:

-Không phải trai trên gái dưới đâu cụ Bá ạ. Lúc nghe ông lý bảo, con xông vào thì chỉ thấy chúng nó trần truồng nằm cạnh nhau thôi.

Cụ Bá gầm lên:

-Thằng kia! Việc của mày ở đây đấy à? Xuống ngay nhà bếp lo việc đi! - Cụ quay sang ông đội dịu giọng – Làng phạt ông: Cách chức đàn anh trong làng. Phạt ông một trăm đồng, một tiệc rượu hôm nay cho làng và … Ơ kìa! Ai bảo bưng mâm mà vội bưng lên thế kia?

Nhưng chẳng còn ai buồn nghe cụ nói. Họ ồn ào chia chỗ ngồi vào các mâm. Nói cười oang oang.

*

* *

Trong lúc các cụ ăn uống ì ộp trong đình, Thị Nở cũng từ ngoài đồng về. Mặt giời đứng bóng chảy dài trên mặt thị. Mồ hôi nhễ nhại. Tay thị cầm một sợi dây thừng. Đầu kia sợi thừng buộc một con trâu lầm lũi. Vai thị quảy một gánh cỏ trâu vừa tranh thủ cắt. Cái mê nón rách bật ngửa người hứng đầy gió khiến thị thi thoảng phải giơ tay kéo lại.

-Con kia! Đứng lại!

Thị Nở ngơ ngác. Thị ngó quanh quẩn một hồi. Không thấy ai, thị lại lầm lì đi tiếp. Từ cổng đình, trương Tuần hùng hổ xông ra túm đầu đòn gánh kéo lại. Thị Nở kêu lên oai oái:

-Ô hay! Ông trương! Ông bỏ cho nhà cháu về kẻo trưa rồi.

-Về về cái gì? Mày vào đây.

-Ô hay!

-Ai cho mày dắt trâu đi lối này?

-Rõ thối chửa! Tôi về lối nào kệ tôi. Mà không về lối này thì về lối nào?

-Hôm nay làng họp. Các cụ đang ăn uống trong kia. Ai cho mày dắt trâu qua đây. Nhỡ nó ỉa bậy ra thì sao?

Có thế thật! Thị Nở nghển cổ nghe ngóng. Các cụ đang ăn uống và cãi nhau toang toang. Bây giờ thị mới để ý nghe thấy. Thị cười hì hì nói dịu:

-Rõ ông chỉ khéo vẽ. Các cụ ăn trong kia, trâu nhà cháu lại đi tít ngoài này kia mà. Mấy lị nó có ỉa thì nhà cháu hót ngay về bón ruộng. Ai cho các cụ thấy mà ông lo bò trắng răng. Thôi ông để cháu về kẻo trưa….

Trương tuần nghiêm nghị:

-Không về được! Theo luật, dắt trâu qua đình khi làng đang họp. Mày bị giữ trâu ba tháng. Mày dắt trâu vào đây!

-Ấy chết! Giữ ba tháng thì chết trâu nhà cháu còn gì. Cháu van ông! Ông tha cho nhà cháu.

Trương tuần trừng mắt nói:

-Chết thì ông thịt. Mày tưởng ông sợ trâu nhà mày chết hả. Dắt vào đây.

Không đợi thị Nở kịp trả lời. Hắn sấn sổ giằng lấy sợi dây thừng, dắt ngéo trâu vào trong đình. Bữa tiệc đã tàn, trên các mâm chỉ còn vài miếng thịt mỡ khô cong. Lý trưởng bưng bát canh húp soàn soạt rồi quay ra hỏi trương tuần:

-Gì thế mày? Trâu ở đâu thế?

-Bẩm ông! Đĩ Nở dắt trâu qua đình lúc đang họp nên con bắt vào đây ạ!

-Con lạy ông lý! Lạy cụ Bá! lạy các cụ! Các cụ rón tay làm phúc! Con không biết các cụ đang họp lại vội về nấu cơm cho chồng con. Xin các cụ tha cho con ạ!

-Hừ ! Sao hôm nay nhà mày khúm núm thế? Sao không bảo thằng chồng mày vác dao ra mà đòi trâu. Ông thì ông thịt con ạ!

-Con lạy các ông! Con đâu dám ạ!

Lý cựu nửa nằm nửa ngồi ở chiếu trong lè nhè:

-Gớm chửa? Con mẹ này nói dai nhể. Ông trương! Ông phạt nó một đồng mua cho các cụ hộp thuốc rồi cho nó về. Hết sạch cả rồi. Ông đang phải hút sái đây này….

Trương tuần dạ một tiếng rồi quay lại nói với thị Nở:

-Mày nghe gì chưa? Nộp vào đây đồng rưỡi rồi dắt về.

-Khổ! Nhà cháu đi làm mang tiền theo làm gì! Mà ông phạt gì những đồng rưỡi? Cháu vừa nghe ông cựu bảo một đồng cơ mà?

-Ô hay ! Con này! Mày lằng nhằng hả? Nộp đồng rưỡi thì dắt trâu về. Không thì để đấy. Ông thịt!

Thị Nở nhăn nhó lần cạp váy móc ra một mớ vừa xu vừa trinh. Thị đếm lấy đồng tư, van vỉ:

-Nhà cháu hết sạch tiền. Ông thông cảm.

-Rách việc! Đưa đây! Lần sau mà thế mày chết với ông!

*

* *

Chí Phèo gầm lên, văng mình ra cổng. Thị Nở vội túm lấy hắn. Hắn rẩy thị một cái rõ mạnh. Thị cố bám lấy hắn van vỉ:

-Mình ơi! Em van mình! Mình thương em!

-Thằng chó! Ông thì ông cho máy chết! Á à. Thấy hùm ngủ muốn vuốt râu à!

-Em van mình! Mình thương em. Mình đừng đi gây sự với người ta.

Anh hùng nan quá mỹ nhân quan. Nhất là khi người đẹp đang nước mắt giàn dụa van vỉ. Chí thấy lòng chùng lại.

-Ừ thôi! Không đi thì không đi. Làm gì mà khóc như cha chết thế! Bỏ người ta ra!

Hắn quay vào ngồi thừ trên ghế. Một nỗi đau âm ỉ nghẹn nghẹn cứ ầng ậng trên mắt. Chó thật! Chúng nó không còn coi hắn ra gì nữa. Thời oanh liệt của hắn đã thành dĩ vãng. Bây giờ! Đến thằng trương tuần cũng dám lên mặt đàn anh với hắn. Hừ! Thân đàn ông mà dây dưa vào chuyện vợ con quả có làm người ta hèn nhát đi thật. Bây giờ, thân hắn không phải là chỉ của hắn nữa. Nó là của Thị Nở, của thằng Kèo con Cột. Hắn có một gia đình phải lo. Hắn không thể văng mạng tuỳ thích như trước. Nội cái nợ áo cơm đã lấy mất của hắn khôi khối thời gian. Hắn không còn thời gian mà nhất là không còn sức lực để can thiệp vào những chuyện bất bình của làng xã. Những chuyện mà hàng ngày vẫn chọc vào mắt, ngoáy vào tai hắn. Bọn cường hào, trên từ cụ Bá cho đến dưới là thằng trương tha hồ hoành hành ngang ngược. Đè nén trai em. Từ người có chút vốn liếng chữ nghĩa đến thằng không một tấc đất cắm dùi, phải đi làm nghề đẩy xe bò, ngày kiếm vài ba hào chỉ chúng nó cũng không tha. To ăn to bé ăn bé. Mà chúng nó ăn bẩn không chê vào đâu được. Thi thoảng lại nghĩ ra một trò để tiêu tiền dân cho sướng thân. Thuế ruộng, thuế đất, thuế đinh,… cho đến tận thuế đi xia. Vào mồm chúng tất. Đâu như mấy đận vỡ đê, mất mùa. Triều đình đưa lương thực cứu đói cũng bị chúng nó xà xẻo gần hết. Đến tiền ban cho thằng Cửu đi bắt cướp bị chết, nó cũng không tha. Úi chao! Thời này loạn! Loạn quá đi mất rồi. Chí phèo cứ hậm hực mãi.

Thị Nở đã bưng mâm. Thị trải một manh chiếu rách ra sân. Lũ trẻ con nhâu nhâu ngồi xúm xít như các cụ ngoài đình. Chí phèo uể oải ra hỏi thị:

-Sao không thắp đèn cho sáng?

-Đêm nay sáng giăng. Ngồi ngoài này cũng được. Dầu bây giờ lại tăng thêm năm xu rồi.

-Ôi dào! Cứ đốt lên cho nó sáng! Sống mà tối mù mù thì sống làm quái gì.

Thị Nở im lặng đi thắp đèn. Cái gia đình túm tụm dưới ánh sáng của cái đèn măng sông trông thật nhỏ nhoi dưới màn trăng. Trăng sáng lắm, soi tỏ mọi góc của làng xã. Mấy bụi tre, tàu lá rung rinh làm rung cả đường làng trông như những âm hồn đang đi lại. Im ắng quá! Sự im lặng đến bức bối. Chỉ vài con đom đóm lập loè cố đua ánh sáng với trăng.

Mâm bát đã dọn. Lũ trẻ con đã lăn ngủ mỗi đứa một góc. Chí Phèo vẫn im lặng ngồi giữa sân. Thị Nở lừa con út đi ngủ rồi ra ngồi cạnh chồng. Cả hai đều lặng lẽ. Hồi lâu, Chí Phèo cất tiếng:

-Thế trưa nay làm sao mà để nó phạt?

A! Thế ra hắn vẫn còn tiếc món tiền bị làng phạt hôm nay. Thị Nở ngậm ngùi:

-Trưa nay em dắt trâu đi qua đình. Ông trương….

-Ông gì nó! Cái thằng mặt chó ấy!

-Vâng! Lúc ấy em không để ý các cụ đang ăn uống bên trong nên…

-Hừ! Mình vô ý thật! Chúng nó ăn uống ầm ầm như chợ vỡ thế mà mình không để ý.

-Vâng! Tại em vội về nấu cơm kẻo mình về lại đói.

Im lặng!

-Thôi mình ạ! Tiếc vẩn vơ làm gì. Cứ coi như của đi thay người. Nó cũng là cái hạn của nhà mình.

-Vận hạn quái gì. Chẳng qua chúng nó ăn bẩn nên lần đến cả cạp váy của đàn bà con mọn. Tôi mà ở đấy lúc ấy, tôi cho nó biết tay.

-Cũng chả ăn thua gì đâu mình ạ. Quyền trong tay người ta. Nói thế nào chả được. Mình xem! Họ đề ra bao nhiêu thứ vô lý. Dân mình cứ è cổ ra mà chịu. Mình có ở đấy chắc cũng chỉ chửi toáng lên thôi chứ ăn thua gì. Em lạ gì tính mình.

Chí cười! Cái mặt đen ngòm của hắn nứt ra một vệt sang sáng của hàm răng:

-Mình hiểu tôi quá nhỉ?

Thị Nở cũng cười:

-Chả vậy. Em gần ba mươi mới gá nghĩa với mình, Nhưng có phải vơ bèo vạt tép mà về với mình đâu.

-Mình chả lấy tôi thì đứa nào nó rước. Lại còn làm oai!

-Đấy! Em biết mình chỉ coi thường em. Thế đứa nào cứ lượn đi lượn lại khi em đi cắt cỏ. Mà chỉ lượn ngắm từ xa. Không dám bắt chuyện?

-Vâng! Ấy là tôi mê mợ. Được chưa, mợ cả. Tôi mê mợ nên đợi mợ gần ba mươi không ai đoái hoài mới lấy mợ.

-Mình có ăn có học há không biết câu “Sắc tức thị không, không tức thị sắc, sắc bất dị không, không bất dị sắc” hay sao. Khi cái tâm người ta đã định thì việc sắc hay không, già hay trẻ đâu còn can hệ gì? Lại nữa. “Vô nhân tướng, vô ngã tướng, vô chúng sinh tướng, tướng tướng giai không” thì xấu đẹp đâu còn là kim chỉ nam cho người nữa.

-Ô hay! Mình định thuyết giáo cho tôi đấy à?

-Hì ! Mình cũng biết. Em mê kinh phật từ nhỏ. Định phát nguyện đi tu song thấy sư sãi bây giờ toàn lũ mất nết, đạo đức giả. Chỉ e làm mất cái tâm thành của mình nên mới không xuống tóc. Lại hiểu mình không phải là hạng tiểu nhân mới gá nghĩa với mình. Nếu không thì …

Chí phèo người rung cả người:

-Không thì bây giờ chắc thành phật bà rồi nhỉ. Thế phật bà có nhớ cái đêm ở vườn chuối không?

Thị Nở cũng cười nguýt dài:

-Hức! Nếu em không cố tình ra đấy. Hỏi mình có dám bắt chuyện với em không. Đàn ông con giai gì mà nhát…

(Còn tiếp)

hoa héo
30-01-2008, 08:18
Đọc được nửa chừng khóc hết nước mắt, hỏng đọc nổi nữa!

cu em
30-01-2008, 14:25
Chí phèo hèn, hèn hèn.
Đọc chiện ngày xưa mà y như ngày nay. Tay này thâm thật.

thichgaidep
31-01-2008, 17:06
Đọc chiện ngày xưa mà y như ngày nay.
Câu này có gợi ra một ý tưởng mới về Làng Vũ Đại ngày nay cho cao thủ làng Mùi không nhỉ?

dly
31-01-2008, 17:16
Nên lắm, mần liền đi :punk: