PDA

View Full Version : Có những lực đẩy nào với Thương mại điện tử



ixx
20-12-2007, 07:40
Trở lại năm 1995, thời điểm dotCom bùng nổ tại US những gì tôi nhìn thấy là một thị trường nóng bỏng với những lực đẩy tích cực. Cũng một số lực trong đó thêm một lực tiêu cực mới chúng đã xô thị trường TMĐT US đến bờ vực thẳm. Bong bóng TMĐT đã nổ tung vào thời điểm 2001, để lại những bài học đắt giá với phương thức kinh doanh mới này.

Quay lại với Việt Nam, một thị trường non trẻ với những nỗ lực mang tính chất cá nhân dưới điều tiết của Chính phủ, nền CNTT VN đã có những biến chuyển rõ rệt. Theo các bạn với Việt Nam có những lực đẩy nào với Thương mại điện tử VN.

Xin đừng spam nếu các bạn không thực sự muốn đóng góp cho topic.

zmt264
20-12-2007, 08:28
Không định spam mà xin hỏi tác giả là tác là tác giả tạo topic với mục đích gì cho anh em dễ thảo luận? Xin nêu vài thắc mắc :

1) Muốn biết lực đẩy gì đang đẩy TMDT ở VN? (biết rồi để làm gì? liệu có thay đổi được gì ko? hay là vẫn các đại gia mù IT ở trển quyết định giùm? hay biết để tìm cách thích ứng?

2) chuyển biến rõ rệt là gì? hay chỉ là ăn theo làn sóng đầu tư nói chung vào nền kinh tế VN (khi có 5bil Mỹ Kim phải chờ vào VN mà mãi ko biết đã vô được chưa?) Liệu miếng bánh CNTT VN có quá nhỏ ko?

3) hay bác muốn tự hỏi xem bong bóng CNTT đã có chưa và khi nào sẽ vỡ (nếu là đang có) ? (câu hỏi tương tự đã có nhiều người đặt ra với chứng khoán)

.............

namhoang
20-12-2007, 08:51
Câu hỏi này khá cổ điển và khá khó. Làm rồi mới biết mình cần gì.
Cũng không thể trách những nhà chính sách được!
Hết ý kiến!

bkis
20-12-2007, 11:13
Lực đẩy TMDT Việt Nam theo lý thuyết là Hiệp Hội TMDT Vn Vechai à xin lỗi Vecom, còn theo thực tế thì lực đẩy chính là bàn chân của chúng ta với cái xe đạp TMDT, nếu ta không đạp thì chẳng ma nào nó đẩy mình cả, ma thì nhiều nhưng nó chẳng buồn đẩy mình đâu

heopro90
20-12-2007, 12:06
theo mình nghĩ là do việc bất đồng ngôn ngữ thôi

thongtinlaptop
20-12-2007, 12:10
TMĐT của VN chẳng có gì là rõ ràng, câu hỏi này chẳng biết thảo luận thế nào
Các pác qua www.hoinhap.org cùng bàn về TMĐT và Hội Nhập

doanhnhan8x
20-12-2007, 12:42
theo mình nghĩ là do việc bất đồng ngôn ngữ thôi

Bác này chắc ở...trên trời xuống hay sao nhỡ? TMDT thì liên quan gì đến việc bất đồng ngôn ngữ...

doanhnhan8x
20-12-2007, 12:45
TMĐT của VN chẳng có gì là rõ ràng, câu hỏi này chẳng biết thảo luận thế nào
Các pác qua www.hoinhap.org cùng bàn về TMĐT và Hội Nhập

Đã chẳng biết thảo luận thế nào rồi thì cần gì phải qua cái site hội nhập của bác nhỉ? chắc bác này đang...quảng cáo "câu khách" cho cái site của bác rồi :))

ixx
20-12-2007, 19:42
Không định spam mà xin hỏi tác giả là tác là tác giả tạo topic với mục đích gì cho anh em dễ thảo luận? Xin nêu vài thắc mắc :

1) Muốn biết lực đẩy gì đang đẩy TMDT ở VN? (biết rồi để làm gì? liệu có thay đổi được gì ko? hay là vẫn các đại gia mù IT ở trển quyết định giùm? hay biết để tìm cách thích ứng?

2) chuyển biến rõ rệt là gì? hay chỉ là ăn theo làn sóng đầu tư nói chung vào nền kinh tế VN (khi có 5bil Mỹ Kim phải chờ vào VN mà mãi ko biết đã vô được chưa?) Liệu miếng bánh CNTT VN có quá nhỏ ko?

3) hay bác muốn tự hỏi xem bong bóng CNTT đã có chưa và khi nào sẽ vỡ (nếu là đang có) ? (câu hỏi tương tự đã có nhiều người đặt ra với chứng khoán)

.............

Ba câu hỏi của zmt246 anh nợ, cuối tuần có thời gian tập trung hơn, đồng thời thu thập các số liệu chính xác anh sẽ trả lời em. :crying:

ixx
20-12-2007, 20:16
Câu hỏi này khá cổ điển và khá khó. Làm rồi mới biết mình cần gì.
Cũng không thể trách những nhà chính sách được!
Hết ý kiến!

Cám ơn bạn đã phản hồi, câu hỏi thông thường của Việt Nam là làm gì để thúc đẩy TMĐT Việt Nam. Những lực đẩy thì phải có số đo, công thức gắn kèm theo, theo mình nghĩ hơi khó để nói rằng cổ điển tại Việt Nam.
Sống tại Việt Nam, mình đồng ý với bạn không có trách cứ nhà chính sách được, nhưng mình tủi thân khi môi trường đầu tư, kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật không đạt được hiệu quả như khả năng Việt Nam vốn có.


Lực đẩy TMDT Việt Nam theo lý thuyết là Hiệp Hội TMDT Vn Vechai à xin lỗi Vecom, còn theo thực tế thì lực đẩy chính là bàn chân của chúng ta với cái xe đạp TMDT, nếu ta không đạp thì chẳng ma nào nó đẩy mình cả, ma thì nhiều nhưng nó chẳng buồn đẩy mình đâu

Theo bạn tự đạp cần những động tác và quy trình như thế nào? Rất mong bạn nói rõ.
Theo kinh nghiệm của mình, nếu bạn có kế hoạch kinh doanh khả thi và năng lực quản lý, ai cũng sẵn sàng đầu tư vào bạn. Kênh đầu tư nước ngoài VN mình ít tiếp cận nhưng lúc nào họ cũng sẵn sàng hợp tác. Bản thân mình cũng sẵn sàng nếu thấy khả thi. :yes:

Black Art
22-12-2007, 01:06
chủ đề này thú vị nhỉ, mang hơi hướng vĩ mô 1 quá nhưng cũng hay hay. Theo quan điểm của tớ thì TMDT, xét cho cùng cũng chỉ là một hình thức thương mại, mà theo định nghĩa hay dùng của nó thì "TMDT là hình thức TM sử dụng phương tiện điện tử". Như thế về thực chất các yếu tố tác động k0 khác nhiều so với kiểu thương mại truyền thống. Có khác chăng là về hình thức thể hiện mà thôi. VD: cùng là cơ sở hạ tầng nhưng với TMDT, có thể hiều là tốc độ và ổn định của mạng,với TM truyền thống, là đường xá,nhà xưởng....Trong cả lĩnh vực marketing cũng vậy, những gì đúng với offline, chắc chắn sẽ có hình thức tương tự trên online,có khác thì chủ yếu là sự biến đổi để phù hợp với công cụ sử dụng
Có những yếu tố lại k0 thể khác được là tiền , mặt bằng dân trí và hành lang pháp lý. Thế nên, nếu để phân tích những yếu tố tác động, e rằng phải lôi cả môn kinh tế vĩ mô vào đây mất :)

Có bạn nhắc đến bong bóng TMDT ở trên, thực ra thì có khác gi với bogn bóng kinh tế bình thường nhỉ? Mức lợi nhuận được kì vọng quá thực tế, dẫn đến nguồn tài chính được đổ vào k0 kiểm soát nổi, khả năng lèo lái của các thành phần được đầu tư càng cao, bong bóng càng lớn và nổ càng to. Vì thế yên tâm là ở VN khó hội tụ đủ những yếu tố này, tiền chưa đủ nhiều, người chưa đủ tài và kì vọng về lợi nhuận lớn trong ngắn hạn càng k0 có. Mở ngoặc thêm là các yếu tố ở trên chỉ đúng trogn môi trừong nền kinh tế thị trường, mà vn thì lại chưa phải, nên càng k0 thể xảy ra. Có chăng sẽ chỉ là vài vụ nổ lẻ tẻ mà ng ta hay gọi là đầu tư thất bại thôi.

namhoang
22-12-2007, 09:03
Cám ơn bạn đã phản hồi, câu hỏi thông thường của Việt Nam là làm gì để thúc đẩy TMĐT Việt Nam. Những lực đẩy thì phải có số đo, công thức gắn kèm theo, theo mình nghĩ hơi khó để nói rằng cổ điển tại Việt Nam.
Sống tại Việt Nam, mình đồng ý với bạn không có trách cứ nhà chính sách được, nhưng mình tủi thân khi môi trường đầu tư, kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật không đạt được hiệu quả như khả năng Việt Nam vốn có.



Theo bạn tự đạp cần những động tác và quy trình như thế nào? Rất mong bạn nói rõ.
Theo kinh nghiệm của mình, nếu bạn có kế hoạch kinh doanh khả thi và năng lực quản lý, ai cũng sẵn sàng đầu tư vào bạn. Kênh đầu tư nước ngoài VN mình ít tiếp cận nhưng lúc nào họ cũng sẵn sàng hợp tác. Bản thân mình cũng sẵn sàng nếu thấy khả thi. :yes:

Nói một cách đơn giản!
Tại sao có chợ? Có chợ vì có người muốn bán và có người muốn mua ngay tại địa điểm đó. Thực chất nhà nước không tạo ra chợ mà thị nhu cầu mua bán tạo ra chợ. Vậy nhà nước đóng vai trò gì trong cái chợ đó? Khi bán ai cũng muốn lãi nhiều, khi mua ai cũng muốn mua rẻ hàng tốt. Điều hiển nhiên là sẽ có mâu thuẫn về mặt lợi ích có thể dẫn đến xung đột. Để đảm bảo quyền lợi của phần đông người tham gia chợ (còn gọi là giai cấp thống trị) thì đầu tiên là "Lệ" sau đó đến "Luật" được đặt ra, nhà nước là đại diện được cử ra để duy trì và bảo vệ cái luật lệ đó.
Thương mại điện tử nói theo cách hiểu thiển cận của Namhoang thì chính là thị trường điện tử. Đã có môi trường tất yếu phải có hoạt động. Vậy TMDT là tất yếu dù có can thiệp hay không?!
Vậy ta làm gì để có thể bắt đầu? Đơn giản nhất là cứ bày hàng ra mà bán thôi. Nếu nhu cầu lớn lập tức sẽ có đông người bán, đông người bán sẽ có ban quản lý....
Câu trả lời đơn giản quá phải không?

extjs
22-12-2007, 10:29
http://www.ddth.com/attachment.php?attachmentid=8718&stc=1&d=1198294109
TMDT nè :emlaugh:, hàng nào cũng mang lên bán cho "xôm tụ", nghịch lý dễ sợ.

ixx
28-12-2007, 12:08
Không định spam mà xin hỏi tác giả là tác là tác giả tạo topic với mục đích gì cho anh em dễ thảo luận? Xin nêu vài thắc mắc :

1) Muốn biết lực đẩy gì đang đẩy TMDT ở VN? (biết rồi để làm gì? liệu có thay đổi được gì ko? hay là vẫn các đại gia mù IT ở trển quyết định giùm? hay biết để tìm cách thích ứng?

2) chuyển biến rõ rệt là gì? hay chỉ là ăn theo làn sóng đầu tư nói chung vào nền kinh tế VN (khi có 5bil Mỹ Kim phải chờ vào VN mà mãi ko biết đã vô được chưa?) Liệu miếng bánh CNTT VN có quá nhỏ ko?

3) hay bác muốn tự hỏi xem bong bóng CNTT đã có chưa và khi nào sẽ vỡ (nếu là đang có) ? (câu hỏi tương tự đã có nhiều người đặt ra với chứng khoán)

.............

1. Biết lực đẩy nhằm các mục đích sau:

Nếu chưa tham gia thị trường: Xác định thời điểm đầu tư, ngân sách đầu tư, xây dựng chiến lược dựa trên lợi thế cạnh tranh, quản lý rủi ro, ...
Nếu đã tham gia như 123mua, vatgia, aha: Tái xây dựng chiến lược chu phù hợp với thời điểm cần đầu tư mạnh, quản lý rủi ro, ...

Nhà nước sử dụng công cụ của mình để điều tiết, khuyến khích thị trường phát triển. Doanh nghiệp phải tự vận động thôi em.

2. Chuyển biến rõ rệt từ xu hướng sử dụng thẻ thanh toán, xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT hỗ trợ thanh toán, người dân văn minh hơn, kinh tế khá giả hơn,... một phần cũng ảnh hưởng nhiều từ làn sóng đầu tư.

3. Việt Nam chưa có thị trường TMDT. Câu hỏi của tôi tại đây cũng nhằm mục đích tìm ra lực đẩy thị trường TMDT, một kết quả cólợi từ việc này là sẽ biết lúc nào sẽ xảy ra bong bóng.

Rất mong mọi người tư vấn và góp ý.

ixx
28-12-2007, 12:19
Nói một cách đơn giản!
Tại sao có chợ? Có chợ vì có người muốn bán và có người muốn mua ngay tại địa điểm đó. Thực chất nhà nước không tạo ra chợ mà thị nhu cầu mua bán tạo ra chợ. Vậy nhà nước đóng vai trò gì trong cái chợ đó? Khi bán ai cũng muốn lãi nhiều, khi mua ai cũng muốn mua rẻ hàng tốt. Điều hiển nhiên là sẽ có mâu thuẫn về mặt lợi ích có thể dẫn đến xung đột. Để đảm bảo quyền lợi của phần đông người tham gia chợ (còn gọi là giai cấp thống trị) thì đầu tiên là "Lệ" sau đó đến "Luật" được đặt ra, nhà nước là đại diện được cử ra để duy trì và bảo vệ cái luật lệ đó.
Thương mại điện tử nói theo cách hiểu thiển cận của Namhoang thì chính là thị trường điện tử. Đã có môi trường tất yếu phải có hoạt động. Vậy TMDT là tất yếu dù có can thiệp hay không?!
Vậy ta làm gì để có thể bắt đầu? Đơn giản nhất là cứ bày hàng ra mà bán thôi. Nếu nhu cầu lớn lập tức sẽ có đông người bán, đông người bán sẽ có ban quản lý....
Câu trả lời đơn giản quá phải không?

Cám ơn bạn, thời gian này có lẽ bạn rất bận, việc bán Laptop cũng khá chạy phải không bạn?

Bạn nói rất đúng, từ xưa tới nay Luật của nhà nước luôn cập nhật để quản lý thị trường. Về phía người kinh doanh, có hai phương pháp tiếp cận một dự án, thị trường mới:


Thấy có phong trào, mình cùng lướt để được chia bán. Thoái trào thì mình chuyển sang hướng kinh doanh khác.
Nghiên cứu thị trường, xem quá khứ, hiện tại và tương lai, từ đó tìm ra xu hướng của thị trường. Đầu tư xây dựng một sản phẩm mới hoặc làm mới sản phẩm cho phù hợp với hiện tại và tương lai và chiếm lĩnh thị trường, hớt ván thị trường.


Mỗi doanh nghiệp có một phương án kinh doanh khác nhau, mục đích cuối cùng vẫn là tối đa hóa lợi nhuận. Công việc nghiên cứu các lực không chỉ đơn thuần đạt lợi nhuận cao, kéo dài chu kỳ sống của một sản phẩm, một doanh nghiệp mà nó còn giúp doanh nghiệp quản lý được các rủi ro trong kinh doanh.

Chẳng hạn Yahoo, eBay, Amazon vượt qua được thảm họa dot Com và vươn tới thành công như ngày hôm nay.

namhoang
28-12-2007, 14:09
Cám ơn bạn, thời gian này có lẽ bạn rất bận, việc bán Laptop cũng khá chạy phải không bạn?

Bạn nói rất đúng, từ xưa tới nay Luật của nhà nước luôn cập nhật để quản lý thị trường. Về phía người kinh doanh, có hai phương pháp tiếp cận một dự án, thị trường mới:


Thấy có phong trào, mình cùng lướt để được chia bán. Thoái trào thì mình chuyển sang hướng kinh doanh khác.
Nghiên cứu thị trường, xem quá khứ, hiện tại và tương lai, từ đó tìm ra xu hướng của thị trường. Đầu tư xây dựng một sản phẩm mới hoặc làm mới sản phẩm cho phù hợp với hiện tại và tương lai và chiếm lĩnh thị trường, hớt ván thị trường.


Mỗi doanh nghiệp có một phương án kinh doanh khác nhau, mục đích cuối cùng vẫn là tối đa hóa lợi nhuận. Công việc nghiên cứu các lực không chỉ đơn thuần đạt lợi nhuận cao, kéo dài chu kỳ sống của một sản phẩm, một doanh nghiệp mà nó còn giúp doanh nghiệp quản lý được các rủi ro trong kinh doanh.

Chẳng hạn Yahoo, eBay, Amazon vượt qua được thảm họa dot Com và vươn tới thành công như ngày hôm nay.
Ông này làm kinh doanh hay làm kỹ thuật mà nói chuyện hay thế. Tui thích cái ý thứ 2 của ông hơn. Thích là thích vậy thôi chứ chưa làm gì được.
Không biết tư tưởng có gặp nhau không. Nếu tư tưởng gặp nhau thì có phương án gì để làm ăn không?

cao_gia_gian_ac
23-08-2010, 14:26
Để theo đuổi được thương mai điện tử thì ngoài chiến lược ra còn phải luôn vận động để có được lợi thế trong kinh doanh. Ví dụ như trang web buyme.vn chẳng hạn, họ có đồng tiền ảo ICoin thay thế cho các hình thức thanh toán truyền thống, vừa tiện lợi vừa hấp dẫn khách hàng trẻ tuổi (thích sự mới mẻ)

haiyenbaby
23-08-2010, 20:07
Nói thía này thì có vẻ buyme.vn có nhiều cái tiện lợi đúng không bà con?

ukie
24-08-2010, 22:42
tất nhiên là trang buyme ra sau nó phải nhiều tiện lợi hơn các trang ra trước rồi

halan112
25-08-2010, 19:41
Buyme.vn thì đúng là hấp dẫn thật, nhưng cái quan trọng là nó phải thu hút các nhà sản xuất cho đăng tải thông tin về sản phâm của mình trên trang này thì mới thu hút khách hàng được.

ukie
29-08-2010, 16:09
buyme là của công ty nào ấy nhỉ? đằng sau website thương mại điện tử phải có công ty lớn bảo lãnh thì mua hàng mới yên tâm được

loncoi
29-08-2010, 16:49
ờ há, bác này nói cũng có lý. Ai bít thì cung cấp thêm thông tin đi đê pà con cùng biết với nào.

sunglasses
30-08-2010, 09:15
[Quote] Chẳng hạn Yahoo, eBay, Amazon vượt qua được thảm họa dot Com và vươn tới thành công như ngày hôm nay.[Quote]
________
Thảm họa gì thế ?
Kể từ ngày thành lập đến nay mấy thằng nầy chẳng có thảm họa gì,
Có chăng là cổ phiếu rớt giá trong thời kì dot.com "bum" do investors kỳ vọng quá nhiều . Bản thân business vẩn tăng trưởng đều.