PDA

View Full Version : Chữ và từ, khác nhau?



binhson50
20-11-2007, 01:38
chữ và từ khác nhau chứ.....mấy pác seo trả lời toàn là từ không à
một từ do nhiều chữ ghép lại mừ....
bảng chữ cái VN có 26 chữ
vậy chữ dài nhất à....mình cho là chữ y

Từ bài trả lời của dai-gai, Bỉnh Són tui nảy ra 1 câu hỏi, xin hỏi quý vị:

Chữ và từ, khác nhau hay giống nhau?

Câu thơ dưới đây có bao nhiêu từ, bao nhiêu chữ?

Lom khom dưới núi tiều vài chú

hieept
20-11-2007, 02:19
qua bài trả lời của dại gái
tui cũng thấy một chút rắc rối
chữ và từ là 2 khái niệm khác nhau
theo tui, một từ khi đã được gọi là từ thì nó phải gồm các chữ gộp (ghép) lại, cho nên, lúc đó gọi nó là chữ cũng chẳng sai vì khái niệm chữ dùng để chỉ một cái gì đó mà nhìn vào người ta biết đó là chữ chứ không phải cái gì khác.
từ thì có từ đơn, từ ghép, từ láy.. nếu nó là một khối thì gọi nó là 1 chữ cũng không sai. người ta thường dùng chữ nghĩa (tức là bản thân một chữ là nó có một nghĩa nào đó)
nhưng có vẻ chữ và từ là 2 khái niệm khác nhau cùng chỉ một cái gì đó.

binhson50
20-11-2007, 02:36
qua bài trả lời của dại gái
tui cũng thấy một chút rắc rối
chữ và từ là 2 khái niệm khác nhau
theo tui, một từ khi đã được gọi là từ thì nó phải gồm các chữ gộp (ghép) lại, cho nên, lúc đó gọi nó là chữ cũng chẳng sai vì khái niệm chữ dùng để chỉ một cái gì đó mà nhìn vào người ta biết đó là chữ chứ không phải cái gì khác.
từ thì có từ đơn, từ ghép, từ láy.. nếu nó là một khối thì gọi nó là 1 chữ cũng không sai. người ta thường dùng chữ nghĩa (tức là bản thân một chữ là nó có một nghĩa nào đó)
nhưng có vẻ chữ và từ là 2 khái niệm khác nhau cùng chỉ một cái gì đó.

Sao bác trả lời không nhất quán? khi nói giống nhau khi nói không?
Vậy theo bạn, "Lom khom dưới núi tiều vài chú" có bao nhiêu từ, bao nhiêu chữ?

The Old Man
20-11-2007, 02:36
Thắc mắc:
Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề.

7 chữ gì?
8 nghề gỉ?

thagnv
20-11-2007, 02:48
Thắc mắc:
Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề.

7 chữ gì?
8 nghề gỉ?
Bác chẳng chịu Google gì hết... :emlaugh:
http://vi.wikibooks.org/wiki/V%C3%A0nh_ngo%C3%A0i,_v%C3%A0nh_trong

The Old Man
20-11-2007, 03:30
Như thế Cụ Nguyễn Du khẳng định rỏ ràng 7 chữ trong câu "vành ngoài bảy chữ" là :
Khấp, Tiễn, Thích, Thiêu, Giá, Tẩu và Tử

Như vậy thì chử đã được định nghỉa rỏ ràng, sao lại có chuyện định nghĩa lại chữ là sao?
Vậy thỉ chữ có 2 nghỉa trong câu này "Chữ TOM gồm có chữ T chữ O và chữ M" nói theo kiểu tôi biết từ trước tới giờ.
Lại thêm một thắc mắc nữa: chữ "TIỀM THUỶ ĐỈNH" là một chữ hay 3 chử?

dly
20-11-2007, 06:51
Theo em thì

Chữ gồm một hoặc nhiều chữ cái hợp lại bao gồm cả dấu thanh để diễn tả, diễn đạt một "cái gì đó" :D

Từ là tiếng nói, đọc, phát âm các chữ viết trên :rolleyes:

Như vậy khi viết: Lão Íp chủ động mọi lúc mọi nơi

em có 8 chữ gồm 24 chữ cái và dấu khi đọc các chữ này thì chỉ có 8 từ ( và 2 nghĩa nếu đọc ngược một hai, chữ trong tám chữ trên :w00t: )

hoa héo
20-11-2007, 07:49
Nhớ bài học vỡ lòng ngày xưa thày dạy:
"Từ" có hai loại là từ đơn và từ ghép.
"Từ" khi viết thì được cấu thành bởi một hay nhiều "chữ"
"Từ" khi nói thì được cấu thành bởi một hay nhiều "tiếng"
VD: "Chủ động" là 1 từ gồm 2 tiếng (hoặc hai chữ) "chủ" và "động" gọi là từ ghép. Vì khi ghép hai chữ này lại thì ta được 1 từ có nghĩa, hoặc có nghĩa khác với nghĩa của từng tiếng (chữ) riêng biệt.
"Động" trong "quả lắc đang động" là từ chỉ có 1 tiếng (chữ), gọi là từ đơn bởi 1 mình nó đã mang đủ nghĩa muốn diễn đạt.
1 chữ (hay tiếng) có thể có nghĩa hay không. Nhưng 1 từ thì luôn có nghĩa.

Còn cái cách nói "từ" được cấu thành bởi chữ như TOM có 3 chứ T, O, M là lờ đờ đánh lận con đen giữa định nghĩa "chữ", và "chữ cái". Vậy cái cần làm rõ không phải là "Từ" và "chữ" mà là cái nhập nhằng cố ý hay vô tình hiểu sai định nghĩa của "chữ" và "chữ cái".

Chữ cái cấu thành chữ, và chữ cấu thành từ.

Đó là về phần chữ và từ của tiếng Việt. Câu hỏi của chú TOM rõ là lờ mờ đánh lận tiếng Việt và tiếng Hán. Cấu trúc tiếng Việt và tiếng Hán đâu có song song với nhau. Tiếng Việt là thể đơn âm (single syllable) trong khi tiếng Hán là thể đa âm (multysyllable). Thành ra nếu Tiều Thủy Đỉnh trong tiếng Hán được viết bằng 3 chữ thì nó sẽ là ba chữ, nếu chỉ được viết bằng 1 chữ thì nó sẽ là 1 chữ, còn trong tiếng Việt nó dứt khoát phải là 3 chữ "tiềm", "thủy" và "đỉnh" nỏ có sai được lol

The Old Man
20-11-2007, 08:06
Hì .. Hì thắc mắc tiếp :
Đọc trong bài báo có viết: Người Bắc dùng chữ "khẫn trương" trong khi người Nam dùng chữ "Khẩn cấp".
Thì chữ "chữ" đó có khác với chữ "chữ" của 3 chữ Tiềm Thùy Đỉnh không?

cái nick đó
20-11-2007, 08:17
Báo chí viết sai chính tả đầy!

dly
20-11-2007, 08:21
Chữ ký của bác Tom có ghi rõ "Hõi Ngả Bất Phân" :lick:
Hỏi Ngã bác ui :lick:

The Old Man
20-11-2007, 08:26
Chữ ký của bác Tom có ghi rõ mà "Hõi Ngả Bất Phân" :lick:
Hỏi Ngã bác ui :lick:
Biết rồi Hỏi là dấu Hỏi còn ngã là dấu Ngã.
Nhưng đã nói là Bất-Phân mà. Cái này thì cố ý.

dly
20-11-2007, 08:28
Biết rồi Hỏi là dấu Hỏi còn ngã là dấu Ngã.
Nhưng đã nói là Bất-Phân mà. Cái này thì cố ý.

Hóm thật! :w00t:

tềthiên
20-11-2007, 08:59
Đồng ý với hoa héo.
Cái này


"Từ" khi viết thì được cấu thành bởi một hay nhiều "chữ"
"Từ" khi nói thì được cấu thành bởi một hay nhiều "tiếng"

Là do


Tiếng Việt là thể đơn âm (single syllable) mà ra.

Tiếng Việt là thể đơn âm nên một "chữ" luôn được đọc bằng một "tiếng".

thuongshoo
20-11-2007, 10:25
Nhưng đã nói là Bất-Phân mà. Cái này thì cố ý.
Kkhông phải cố ý mà là 0 thể viết đúng được. Bên www.diendandientu.com cũng có 1 chú. Viết toàn dấu ngã. Phê bình, chỉ cách phân biệt chính tả thì nói là "tôi chỉ gõ toàn dấu ngã thôi chứ gì ?". Đúng là chỉ sai dấu ngã, chỉ sai 1 dấu ngã nhưng tác động của toàn bộ "luận văn" của chú thì ra sao ? Đọc câu gì mà toàn là dấu ngã thì mọi người nghĩ sao ?

Còn chú TOM lấy Nguyễn Du mà nói là chưa thuyết phục. Vì Nguyễn Du dùng chữ Nôm. Chữ Nôm nguyên gốc là chữ Tàu nhưng phần chỉ âm thì lại chỉ âm Việt Nam thay vì ghi âm Tàu. Hiện nay thì mình xài chữ Quốc Ngữ. Với chữ Nôm thì không có khái niệm "chữ cái". Mặc dù, người ta khái quát ra là chữ Tàu có bao nhiêu nét nhưng chính gốc mà nói là "với chữ Tàu, quẹt sao cũng được"

"Lom khom dưới núi tiều vài chú"
chữ như bạn daigai nói thì ký tự(character).
Có mấy chục chữ cái như :a, ă, â, b,c,d,đ,e,ê...
Còn từ(word) là nhiều ký tự gộp lại: anh, yêu, em, nhiều lắm
Đó là từ đơn.
Từ ghép: non sông, gấm vóc, cha mẹ.,....
Những từ này thì được coi là do "đa âm tiết": cùi chỏ, gò má, mắc cá....
Nhưng có người nói là "cùi" và "chỏ" trong "cùi chỏ" là nghĩa xưa. Hiện nay, do lâu quá nên mình 0 hiểu nghĩa gốc của nó.

ví dụ: "chim chóc" 0 phải là từ láy mà chỉ là từ ghép. "Chóc" là từ cổ, nghĩa là "chim",
"Chùa chiềng", "chiềng" nghĩa là chùa, là từ cổ
"chó má", "má" nghĩa là "chó", đây là vay mượn tiếng Thái

Từ thì khó lắm!

binhson50
20-11-2007, 10:57
Hì .. Hì thắc mắc tiếp :
Đọc trong bài báo có viết: Người Bắc dùng chữ "khẫn trương" trong khi người Nam dùng chữ "Khẩn cấp".
Thì chữ "chữ" đó có khác với chữ "chữ" của 3 chữ Tiềm Thùy Đỉnh không?

Bài báo đó viết không đúng rồi bác TOM à.
Phải viết như thế này: Người Bắc dùng từ "khẩn trương" trong khi người Nam dùng từ "Khẩn cấp".

Còn 3 chữ Tiềm Thùy Đỉnh Hoa Tàn đã giải thích: trong tiếng Việt nó dứt khoát phải là 3 chữ "tiềm", "thủy" và "đỉnh".

The Old Man
20-11-2007, 11:11
Thắc mắc:
Chưa bao giờ nghe "từ trinh đáng giá ngàn vàng" mà chỉ biết là "chữ trinh đáng giá ngàn vàng"
Tiếng quốc ngữ, chữ nước ta, Con cái nhà , đều phải học (trích Quốc văn giáo khoa thư)
Xin đừng nói là viết sai nhá.

binhson50
20-11-2007, 11:45
Nhớ bài học vỡ lòng ngày xưa thày dạy:
"Từ" có hai loại là từ đơn và từ ghép.
"Từ" khi viết thì được cấu thành bởi một hay nhiều "chữ"
"Từ" khi nói thì được cấu thành bởi một hay nhiều "tiếng"
VD: "Chủ động" là 1 từ gồm 2 tiếng (hoặc hai chữ) "chủ" và "động" gọi là từ ghép. Vì khi ghép hai chữ này lại thì ta được 1 từ có nghĩa, hoặc có nghĩa khác với nghĩa của từng tiếng (chữ) riêng biệt.
"Động" trong "quả lắc đang động" là từ chỉ có 1 tiếng (chữ), gọi là từ đơn bởi 1 mình nó đã mang đủ nghĩa muốn diễn đạt.
1 chữ (hay tiếng) có thể có nghĩa hay không. Nhưng 1 từ thì luôn có nghĩa.

Còn cái cách nói "từ" được cấu thành bởi chữ như TOM có 3 chứ T, O, M là lờ đờ đánh lận con đen giữa định nghĩa "chữ", và "chữ cái". Vậy cái cần làm rõ không phải là "Từ" và "chữ" mà là cái nhập nhằng cố ý hay vô tình hiểu sai định nghĩa của "chữ" và "chữ cái".

Chữ cái cấu thành chữ, và chữ cấu thành từ.

Đó là về phần chữ và từ của tiếng Việt. Câu hỏi của chú TOM rõ là lờ mờ đánh lận tiếng Việt và tiếng Hán. Cấu trúc tiếng Việt và tiếng Hán đâu có song song với nhau. Tiếng Việt là thể đơn âm (single syllable) trong khi tiếng Hán là thể đa âm (multysyllable). Thành ra nếu Tiều Thủy Đỉnh trong tiếng Hán được viết bằng 3 chữ thì nó sẽ là ba chữ, nếu chỉ được viết bằng 1 chữ thì nó sẽ là 1 chữ, còn trong tiếng Việt nó dứt khoát phải là 3 chữ "tiềm", "thủy" và "đỉnh" nỏ có sai được lol

Hoan hô Hoa Tàn và Sợ Thượng (thuongshoo) http://us.i1.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/emoticons7/41.gif

"chủ" và "động" gọi là từ đơn chứ, bác Hoa Tàn?

còn "Lom khom dưới núi tiều vài chú" có bao nhiêu từ, bao nhiêu chữ?

dly
20-11-2007, 12:01
Hoan hô Hoa Tàn và Sợ Thượng (thuongshoo) http://us.i1.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/emoticons7/41.gif

"chủ" và "động" gọi là từ đơn chứ, bác Hoa Tàn?

còn "Lom khom dưới núi tiều vài chú" có bao nhiêu từ, bao nhiêu chữ?

Bài này được viết theo thể "Thất ngôn Bát cú" thì phải? Vậy dựa theo niêm luật của thơ thì 7 từ được viết bởi 25 chữ cái, còn theo như em thì câu trên có 7 chữ :D

Hoa Héo là "cô" bác Bỉnh ơi! Có thế cu Heo mới tính chuyện ụt ịt :lick:

thuongshoo
20-11-2007, 12:14
"chủ" và "động" gọi là từ đơn chứ, bác Hoa Tàn?
đọc mà 0 hiểu
Nguyên văn:

VD: "Chủ động" là 1 từ gồm 2 tiếng (hoặc hai chữ) "chủ" và "động" gọi là từ ghép.
Chỗ này thêm vô thì mới dễ hiểu

VD: "Chủ động" là 1 từ gồm 2 tiếng (hoặc hai chữ) "chủ" và "động" và gọi là từ ghép.
gọi là từ ghép ở đây bổ nghĩa(modify) cho "chủ động", 0 phải bổ nghĩa cho "chủ" và "động"

binhson50
20-11-2007, 12:37
đọc mà 0 hiểu
Nguyên văn:

Chỗ này thêm vô thì mới dễ hiểu

gọi là từ ghép ở đây bổ nghĩa(modify) cho "chủ động", 0 phải bổ nghĩa cho "chủ" và "động"

http://us.i1.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/emoticons7/41.gif

Nếu thêm chữ và người đọc sẽ dễ hiểu.

thuongshoo
20-11-2007, 13:37
Thắc mắc:
Chưa bao giờ nghe "từ trinh đáng giá ngàn vàng" mà chỉ biết là "chữ trinh đáng giá ngàn vàng"
Tiếng quốc ngữ, chữ nước ta, Con cái nhà , đều phải học (trích Quốc văn giáo khoa thư)
Xin đừng nói là viết sai nhá.

chỗ này, tui 0 phản đối được nhưng tui vẫn chưa biết phải cãi ra sao. Thôi! để từ từ.
Mà từ nào mới nghe Tiếng quốc ngữ. Tui toàn nghe và đọc được là "chữ Quốc Ngữ"

dly
20-11-2007, 13:44
chỗ này, tui 0 phản đối được nhưng tui vẫn chưa biết phải cãi ra sao. Thôi! để từ từ.
Mà từ nào mới nghe Tiếng quốc ngữ. Tui toàn nghe và đọc được là chữ Quốc Ngữ"

Phải rồi! đó là do bạn rớt vào trường hợp hậu sanh

Tôi nhỏ hơn bác TOM một giáp cũng vẫn được học là "Tiếng Quôc Ngữ"

thuongshoo
20-11-2007, 16:10
Nè!
mới tra từ điển tiếng Việt

Từ
Âm, hoặc toàn thể những âm không thể tách khỏi nhau, ứng với một khái niệm hoặc thực hiện một chức năng ngữ pháp: Ăn, tư duy, đường chim bay, và, sở dĩ... là những từ.

Chữ
http://vi.wiktionary.org/wiki/ch%E1%BB%AF

thuongshoo
20-11-2007, 16:22
Chữ
# Tên gọi thông thường của âm tiết; tập hợp chữ viết một âm tiết.

Câu thơ bảy chữ.
Bức điện chữ.

Số âm tiết=số chữ
Từ=Âm, hoặc toàn thể những âm không thể tách khỏi nhau, ứng với một khái niệm hoặc thực hiện một chức năng ngữ pháp: Ăn, tư duy, đường chim bay, và, sở dĩ... là những từ.


=> "Sở dĩ" là 1 từ có 2 chữ , có 4 chữ cái(s, ơ, d , i) và 2 thanh điệu(? ~)

hieept
20-11-2007, 23:52
Sao bác trả lời không nhất quán? khi nói giống nhau khi nói không?
em nói không nhất quán khi nào?

chữ và từ là 2 khái niệm khác nhau cùng chỉ một cái gì đó.
chữ bao hàm ý nghĩ nhiều hơn từ, chính xác thì chữ là một định nghĩa về danh từ, nó bao hàm cả từ trong đó và tất cả những "cái gì đó", "nét", "hình vẽ".. mà nhìn vào đó ta biết đó là đặc trưng của nó
ví dụ: chữ tượng hình trung quốc khác chữ tượng hình nhật bản, khác chữ tượng hình Ai cập, khác chữ latinh, khác chữ quốc ngữ...v..v..

từ thì nghĩa hẹp hơn, có nghĩa là bản thân từ là chữ thể hiện một nghĩa nào đó, chữ là nói chung của từ còn từ là một nghĩa của chữ

cái này tương tự như câu hỏi: Trái Đất có phải là vật chất hay không?
trả lời là: Trái đất không phải là vật chất mà nó là một phần của vật chất, vì vật chất là định nghĩa bao gồm tất cả các cái gì đó chung quanh ta mà ta thấy, cầm, nắm, đụng, chạm.. được.

vậy vật chất là chữ còn trái đất là từ

hieept
21-11-2007, 00:07
Thắc mắc:
Chưa bao giờ nghe "từ trinh đáng giá ngàn vàng" mà chỉ biết là "chữ trinh đáng giá ngàn vàng"
Tiếng quốc ngữ, chữ nước ta, Con cái nhà , đều phải học (trích Quốc văn giáo khoa thư)


theo định nghĩa của em, em giải thích câu "từ trinh đáng giá ngàn vàng" và "chữ trinh đáng giá ngàn vàng"
của bác TOM như sau:
chữ Trinh là một định nghĩa về cái trinh tiết của phụ nữ. nếu nói Trinh không thì sẽ tối nghĩa, định nghĩa này nói ra người ta hiểu đó là TRINH
còn dùng từ trinh thì nó được hiểu là cái từ trinh đó đáng giá chứ không phải là cái trinh đáng giá.
chữ trinh đáng giá ngàn vàng nếu thay là trinh tiết đáng giá ngàn vàng hoặc cái trinh đáng giá ngàn vàngcũng tương đương nghĩa

The Old Man
21-11-2007, 00:37
Như thế thì có thể kết luận là :
Người Nam dùng "Chữ" người Bắc dùng "Từ"
Củng giống như Người Nam gọi "Bông" người Bắc gọi "Hoa".

hoa héo
21-11-2007, 01:01
Chú Tom lại thế nữa rồi, cứ dở háng học, lộn, hán học ra làm mù mờ con cháu :p
Tiếng Việt ta có 1000 năm là tiếng Việt ... ba rọi, 50% nạc, 50% mỡ. Mãi đến khi Ngô Quyền dẹp xong quân Nam Hán thì tỉ lệ nạc nhích lên 1 chút, thành ra ... 75% nạc lol. Tổng cộng nước ta có khoảng dưới/gần 2k năm chịu ảnh hưởng nặng nề của tiếng Hán trước (Quan hệ chư hầu) trong (quan hệ đô hộ) và sau (quan hệ bang giao) thời kỳ đô hộ.
Trong giai đoạn này văn học Việt không phân biệt từ và chữ, vì như đã nói ở trên, khái niệm từ và chữ là một và không có phân biệt trong tiếng Hán (một chữ khi viết ra hàm chứa đủ ý muốn diễn đạt, trong tiếng Việt, điều này không nhất thiết đúng nên khái niệm "từ" và "chữ" là hai khái niệm riêng biệt).
Từ "Chữ" trong "chữ trinh" và một loạt các "chữ" khác như "chữ hiếu" (làm con phải giữ chữ hiếu) "chữ tín" (làm ăn phải giữ chữ tín)chẳng hạn ra đời trong hoàn cảnh ấy cùng với 1 nền văn học chỉ toàn dùng "chữ" thay vì "từ". Khi dùng những từ này (Trinh, hiếu, tín ..v.v..) người ta reffer đến chữ của tiếng Hán (cũng là "từ" trong tiếng Hán). Lý do thì dài dòng, tóm gọn lại là vì trong tiếng Hán, một số chữ có cách cấu thành hàm chứa nhiều ý nghĩa (HH nhớ nhất là trong chữ "huynh" thì có chữ "khẩu" và chữ "giáo" còn trong chữ phụ thì có chữ "giáo" và ... cây roi lol anh chỉ được dạy bằng miệng còn ba mới được úynh đòn :D) cộng với cả một truyền thống "học viết" dạng "chim sẻ đậu cành tre, thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm" làm cho con chữ của tiếng Hán có một giá trị triết lý nhất định trong văn học và đời sống. Nói văn hóa xin chữ, cho chữ của các cụ đồ ngày xưa là từ nền tản này mà hình thành chắc cũng không phải là võ đoán. Cách dùng từ "chữ" của các cụ ngày xưa (với nghĩa là "từ" ngày nay) vì vậy mà có độ hàm chứa, bóng bẩy và mang tính văn học hơn.

Cách dùng này không mâu thuẫn với tiếng Việt vì những cái được gọi là "chữ" kể trên trong tiếng Việt nó cũng là "chữ" nhưng là chữ có nghĩa nên nó đủ tiêu chuẩn để được gọi là "từ", chính xác hơn là từ đơn.

Do vậy, trong tiếng Việt, nếu chỉ nói về ngôn ngữ, ta có quyền dùng "từ hiếu" hay "chữ hiếu", "từ tín" hay "chữ tín" đều không sai. Song những từ này (trinh, hiếu, tín ..v.v..) đã được dùng là "chữ" trải dài suốt 1/3 lịch sử văn học Việt nên nó thành khuôn thước, và cũng không sai, nên không ai dùng khác đi làm vậy.

Ngẫm cho kỹ ra, dùng "ráng mà giữ lấy từ tín" với "ráng mà giữ lấy chữ tín" ngẫm tới, rồi lại ngẫm lui, ý nghĩa không khác, chỉ là vì không dùng quen nên "từ tín" nghe không hạp nhĩ lắm, thế thôi.

Cám ơn Thuongshoo đã bổ sung chữ "Và" cho hoa héo

edavn
21-11-2007, 01:11
Người ta hay nói: "giữ chữ tín" chứ không thể nói: "giữ từ tín" vì vậy khi dùng "chữ" đứng trước một "từ" nào đó thì nó có giá trị đại diện cho một "khía cạnh" nào đó gắn liền với một "thực thể" nào đó, tương tự "chữ Trinh" cũng vậy, "thực thể" ở đây là con người:D ngoài ra ngày xưa các cụ hay tặng nhau chữ để khen, chê, răn... bởi đặc thù là dùng chữ Hán, nên phải vẽ chữ ra... chữ là các ký tự nhằm thể hiện các âm tiết, cùng một âm tiết phát ra như nhau có thể được ký hiệu (viết chữ) khác nhau tùy thuộc vào hệ thống chữ viết của mỗi quốc gia, dân tộc... Âm tiết thì gồm có nguyên âm, phụ âm. Khi thể hiện nguyên âm, phụ âm được viết ra dùng chữ cái, các âm tiết ghép lại với nhau thành từ, các từ do được cấu thành bởi các chữ cái ghép với nhau theo các quy luật ghép âm được thể hiện ra cũng vẫn gọi là chữ, có nhiều loại chữ: thường, in hoa, thư pháp... Từ thì có từ đơn, từ ghép, các từ ghép lại theo một "ngữ" (kiểu) nào đó thì thành "cú" (câu)...
"Từ" và "chữ" như kiểu "Nội hàm" và "ngoại diên" vậy!
hehe... có đúng ko các bác nhỉ? em chỉ nhớ loáng thoáng là được học vậy:D

ILSis
25-11-2007, 03:56
Mệt mấy pác quá đi thôi.Nghe đáp án của dân IT nè:
->"Chữ" và "từ" khác nhau vì:
+ "Chữ" bao gồm "c","h","u","w","x" (nếu gõ theo kiểu Telex) hoặc "c","h","u","7","4" (nếu gõ theo kiểu Vni)
+ "Từ" bao gồm "t","u","w","f" (nếu gõ theo kiểu Telex) hoặc "t","u","7","2" (nếu gõ theo kiểu Vni)
Đúng chưa?

dai-gai
25-11-2007, 09:42
Mệt mấy pác quá đi thôi.Nghe đáp án của dân IT nè:
->"Chữ" và "từ" khác nhau vì:
+ "Chữ" bao gồm "c","h","u","w","x" (nếu gõ theo kiểu Telex) hoặc "c","h","u","7","4" (nếu gõ theo kiểu Vni)
+ "Từ" bao gồm "t","u","w","f" (nếu gõ theo kiểu Telex) hoặc "t","u","7","2" (nếu gõ theo kiểu Vni)
Đúng chưa?
pác đúng là dân IT chính hiệu lol.....nhưng không phải là giáo viên dạy môn ngữ pháp lol

(không ngờ một ý kiến của mình kéo được tới 3 trang cơ đấy lol tự hào.....sao mình không dự thi spam nhỉ :shifty:)

wtuaans
13-12-2007, 12:54
Người Việt ta vốn không có chữ viết, hết mượn chữ Tàu rồi mượn chữ Tây. Chữ quốc ngữ cũng có nguồn gốc từ chữ Tây. Thôi thì tạm gọi là mượn đầu heo nấu cháo, nấu xong nồi cháo đem trả cái đầu heo rồi, bây giờ nói cháo gà cháo vịt gì cũng được, miễn ăn "thấy ngon" (ngon mà cũng thấy được à nghe! Tiếng Việt mà!) là được rồi.
Phong ba bão táp thật. Hì Hì !!!

dinhchinhas
07-01-2008, 19:09
ác hò ơi
phải làm gì để em yêu anh?