PDA

View Full Version : 1. Thương Mại Điện Tử là gì?



BlackArt
04-09-2002, 14:08
Thương mại điện tử (E-Commerce) là hình thái hoạt động kinh doanh bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi “thông tin” kinh doanh thông qua các phương tiện công nghệ điện tử.

, hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về Thương mại điện tử. Nhiều người hiểu Thương mại điện tử là bán hàng trên mạng, trên Internet. Một số ý kiến khác lại cho rằng Thương mại điện tử là làm thương mại bằng điện tử. Những cách hiểu này đều đúng theo một góc độ nào đó nhưng chưa nói lên được phạm vi rộng lớn của Thương mại điện tử.

Theo khái niệm này, Thương mại điện tử không chỉ là bán hàng trên mạng hay bán hàng trên Internet mà là hình thái hoạt động kinh doanh bằng các phương pháp điện tử. Hoạt động kinh doanh bao gồm tất cả các hoạt động trong kinh doanh như giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và kể cả giao hàng. Các phương pháp điện tử ở đây không chỉ có Internet mà bao gồm việc sử dụng các phương tiện công nghệ điện tử như điện thoại, máy FAX, truyền hình và mạng máy tính (trong đó có Internet). Thương mại điện tử cũng bao hàm cả việc trao đổi thông tin kinh doanh thông qua các phương tiện công nghệ điện tử. Thông tin ở đây không chỉ là những số liệu hay văn bản, tin tức mà nó gồm cả hình ảnh, âm thanh và phim video.

Các phương tiện điện tử trong Thương mại điện tử

+ Điện thoại

+ Máy FAX

+ Truyền hình

+ Hệ thống thanh toán điện tử

+ Intranet / Extranet

Mạng toàn cầu Internet / World Wide Web

Các hình thức hoạt động Thương mại điện tử

+ Thư tín điện tử (E-mail)

+ Thanh toán điện tử

+ Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)

+ Trao đổi số hoá các dung liệu

+ Mua bán hàng hoá hữu hình

2.Tầm quan trọng của Thương mại điện tử

nhờ vào sự phát triển của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là sự phát triển của tin học đã tạo điều kiện cho mọi người có thể giao tiếp với nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn thông qua các dịch vụ Internet. Vì là một môi trường truyền thông rộng khắp thế giới nên thông tin có thể giới thiệu tới từng thành viên một cách nhanh chóng và thuận lợi. Chính vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thương mại điện tử thông qua Internet. Và Thương mại điện tử nhanh chóng trở nên phổ biến trên thế giới trở thành một công cụ rất mạnh mẽ để bán hàng và quảng cáo hàng hoá của các nhà cung cấp. Đối với khách hàng, có thể có thể lựa chọn, so sánh hàng hoá phù hợp cả về loại hàng hoá, dịch vụ giá cả, chất lượng và phương thức giao hàng cho khách hàng.

Có rất nhiều ý kiến cho rằng Thương mại điện tử là sự thay đổi lớn nhất trong kinh doanh kể từ sau cuộc cách mạng công nghiệp.

Thương mại điện tử không chỉ mở ra những cơ hội kinh doanh mới, những sản phẩm và dịch vụ mới, những ngành nghề kinh doanh mới mà bản thân nó thực sự là một phương thức kinh doanh mới: Phương thức kinh doanh điện tử. Thương mại điện tử chuyển hoá các chức năng kinh doanh, từ nghiên cứu thị trường và sản xuất sản phẩm đến bán hàng, dịch vụ sau bán hàng từ phương thức kinh doanh truyền thống đến phương thức kinh doanh điện tử.

Theo Andrew Grove - Intel thì trong vòng năm năm, tất cả các công ty sẽ trở thành công ty Internet, hoặc sẽ không là gì cả. Tuy câu nói này có phần phóng đại nhưng nó phản ánh về cơ bản tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của Thương mại điện tử đến kinh doanh trong thời đại hiện nay.

3. Thực tế Thương mại điện tử ở Việt Nam

Doanh thu từ các hoạt động Thương mại điện tử tại khu vực Châu á hiện tại là khá thấp so với các khu vực khác.

Khi đặt vấn đề phát triển Thương mại điện tử của một nước, việc đầu tiên cần đề cập đến là mức độ phát triển nền CNTT của nước này. Việt Nam là một nước có nền CNTT kém phát triển so với thế giới nói chung và khu vực nói riêng. Xoay quanh vấn đề phát triển CNTT ở Việt Nam hiện còn tồn tại nhiều vấn đề nổi cộm. Có thể lấy ví dụ : Vấn đề bản quyền phần mềm, vấn đề đội ngũ những người làm tin học còn quá ít ỏi và thiếu đào tạp cơ bản, vấn đề phương hướng phát triển, đầu tư cơ bản, đầu tư mạo hiểm v.v...

Theo định hướng của Chính phủ (phát biểu của Giáo sư Chu Hảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường với báo chí) thì “...Trong tương lai, công nghiệp phần mềm sẽ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam...”. Nhưng tương lai đó có vẻ như còn rất xa nếu xét tình hình hiện tại. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ của những nhà tin học chuyên nghiệp nước ngoài thì lại có vẻ khá lạc quan, như lời ông Peter Knook (Phó chủ tịch tập đoàn Microsoft) nói nhân dịp ông sang thăm và làm việc tại Việt Nam năm 1999: “...Việt Nam có tiềm năng to lớn trong việc phát triển ngành CNTT của mình, vì Việt Nam là nước với 80 triệu dânvới hệ thống giáo dục tốt, và đặc biệt là Chính phủ có chủ trương xây dựng xã hội phát triển dựa trên nền tảng tri thức...”

Theo dự đoán của một số tổ chức quốc tế, doanh thu từ các hoạt động thương mại trên Internet năm 2000 khoảng 120 tỷ USD, chia sẻ doanh thu đó là mong muốn của nhiều quóc gia. Tại Việt Nam, xu hướng ứng dụng Thương mại điện tử đã bắt đầu. Theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Bộ Thương mại (Vụ Châu á-Thái Bình Dương), con đường tiếp cận Thương mại điện tử qua 3 giai đoạn: chuẩn bị, chấp nhận và ứng dụng, và Việt Nam đang ở bước đầu tiên của giai đoạn thứ nhất.

Cho đến thời điểm này, Bộ Thương Mại và Tổng cục Bưu Điện đã xúc tiến những nghiên cứu cơ bản về Thương mại điện tử và trình Chính phủ dự án thành lập một hội đồng quốc gia về Thương mại điện tử cũng như chương trình hành động Quốc gia về vấn đề này. Bên cạnh đó, các hoạt động chuẩn bị và thử nghiệm cũng đã được bắt đầu. nhiều công ty đã lên Web để giới thiệu về mình và tìm kiếm bạn hàng, một số siêu thị ảo đã được khai thác...

Theo các kết quả nghiên cứu, báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Châu á-Châu Đại Dương, những trở ngại khi tiến hành Thương mại điện tử bao gồm:

ã Các trở ngại có tính Công nghệ như: thiếu một cơ sở hạ tầng và một môi trường công nghệ thích hợp như; giá sử dụng; khả năng bải mật; nền CNTT kém phát triển và thiếu cán bộ kỹ thuật.

ã Các trở ngại có tính Xã hội: thiếu một môi trường xã hội thích hợp, thiếu hiểu biết từ lãnh đạo đến nhân viên; thiếu hiểu biết từ khách hàng đến bạn hàng.

ã Việt Nam là đất nước tham gia sau và bắt đầu từ đầu nên ngoài vấp phải những khó khăn chung kể trên thì còn rất nhiều khó khăn riêng. theo đánh giá của Tổng cục Bưu Điện thì có 3 khó khăn chính là:

ã Cơ sở hạ tầng thông tin cần cải thiện ngay, cần có thời gian hàng năm và đầu tư theo đơn vị tỷ USD.

ã Hệ thống dịch vụ tài chính chưa áp dụng hệ thống thanh toán thẻ - đây là trở ngại và là khó khăn lớn nhất.

ã Cần nâng cao nhận thức của người Việt Nam về Thương mại điện tử thì mới có thể triển khai được.

ã Còn các chuyên gia của Bộ Thương Mại đặt vấn đề thận trọng hơn:

ã Tác động của Thương mại điện tử đến xã hội và từng cá nhân là hết sức sâu rộng nên cần hết sức thận trọng.

ã Trên quy mô toàn cầu, các nước ít phát triển liệu có thể duy trì khả năng cạnh tranh hợp lý để cùng phát triển?

ã Thương mại điện tử có phá vỡ đặc trưng văn hoá của từng nước?

Thuận lợi:

Theo các dự báo về một nền kinh tế kỹ thuật số của thế kỷ 21 thì Thương mại điện tử là một trong những yếu tố then chốt. Không liên quan đến những trở ngại vừa nêu, Thương mại điện tử có những đặc trưng thuận lợi và bình đẳng với tất cả mọi người. Khi phát triển Thương mại điện tử, Việt Nam cũng được thừa hưởng tất cả các thuận lợi này. Do you think so?

lonestar
07-09-2002, 19:40
Nói nhiều quá
Tui chả hiểu gì cả

BlackArt
08-09-2002, 13:33
Ờ, có nhiều chỗ tôi cũng không hiểu (bài này là do nhiều người viết mà) nhưng bạn không hiểu ở đâu? Biết đâu chỗ bạn không hiểu tôi lại hiểu thì sao?

action
17-10-2002, 18:46
A ban oi minh cung quan tam den TMDT lam nhung ma muon biet day du cac thong tin va tai lieu thi tim hoac lien he o dau vay

Khuong Duy
23-10-2002, 17:35
vao may trang search-engine, chi can go: e-commerce ->>>>>> everythings

fIREwALL57
24-10-2002, 12:55
Sao BlackArt chi viet moi bai 1 roi Stop luon vay! Chu de hay day chu

hoangvu001
05-01-2003, 20:47
Neu la con chim chiec la
Thi chim phai hot,la phai xanh
Le nao vay ma khong co tra
Song la cho dau chi nhan rieng minh

40tencuop
06-01-2003, 22:02
Bài viết hay quá em đang rất cần cái món này có bác nào biết về thương mại điện tử nũa thì post lên cho em học hopỉ với.

Cảm ơn tác giả của bài viết này .

sunlight
09-02-2003, 13:03
Bài viết được gửi bởi 40tencuop
Bài viết hay quá em đang rất cần cái món này có bác nào biết về thương mại điện tử nũa thì post lên cho em học hopỉ với.

Cảm ơn tác giả của bài viết này .

Một cách nhìn về Thương mại điện tử


Xây dựng và tổ chức thương mại điện tử là một quá trình lâu dài với nhiều công việc phức tạp cần giải quyết.

Mới đây Chính phủ đã giao cho Bộ thương mại chủ trì dự án quốc gia mang tên Kỹ thuật thương mại điện tử (TMĐT). Dự án này nhằm xây dựng nền móng cho các công việc sẽ được triển khai trong thời gian tới theo hướng từng bước chấp nhận và áp dụng TMĐT ở nước ta. Tuy nhiên, xây dựng TMĐT là một quá trình lâu dài với nhiều công việc phức tạp cần giải quyết...

Thương mại điện tử là gì?
Kỷ nguyên số hóa thực tế đã bắt đầu với thương mại điện tử là một thành tố, bởi thế thương mại điện tử nên được nhìn nhận trong bối cảnh của nền kinh tế số hóa đang trỗi dậy, hứa hẹn việc số hóa phần lớn các hình thái hoạt động của con người. Điều đó có nghĩa là việc chấp nhận và áp dụng thương mại điện tử nên được coi là vấn đề mang tính chiến lược hơn là vấn đề mang tính kỹ thuật. Có thể định nghĩa thương mại điện tử là việc sử dụng các phương pháp, phương tiện điện tử để thực hiện mọi dạng trao đổi thông tin thương mại, trong đó thông tin là bất cứ thứ gì có thể truyền gửi bằng phương tiện điện tử, và thương mại bao gồm không chỉ việc mua bán hàng hóa, dịch vụ mà cả các dạng giao tế xã hội khác. Chấp nhận định nghĩa thương mại điện tử theo cách rộng như vậy là điều rất quan trọng để tránh quan niệm một chiều phổ biến hiện nay coi thương mại điện tử chỉ là việc dùng các phương tiện điện tử để thực hiện các tác vụ buôn bán truyền thống. Hiểu một chiều như vậy dễ dẫn tới xem nhẹ tác động của thương mại điện tử lên toàn xã hội.

Giao dịch thương mại điện tử được thực hiện theo nhiều kiểu (người với người, người với máy tính, máy tính với người và máy tính với máy tính), và dưới nhiều dạng thức (giao dịch điện tử ngân hàng, buôn bán điện tử, trao đổi dữ liệu điện tử, thư tín điện tử, truyền tin qua máy FAX, thanh toán điện tử , lập catalogue điện tử , hội nghị qua truyền hình, truyền thông đa phương tiện, thông điệp nội bộ xí nghiệp...) diễn ra giữa người tiêu thụ, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước ở các cấp độ khác nhau và nhằm các mục đích khác nhau. Thương mại điện tử gây tác động rộng tới toàn xã hội và sâu tới từng con người, rồi đây sẽ khiến cho phương thức vận hành xã hội thay đổi triệt để, cách thức giáo dục con người cũng thay đổi theo và đưa tới sự chuyển hóa lối sống theo hướng số hóa, thương mại điện tử phải được xem như một phương thức hoạt động chứ không phải đơn thuần chỉ là mục tiêu kinh doanh.

Cơ sở của thương mại điện tử
Song song với những lợi ích to lơn có thể mang lại, thương mại điện tử đòi hỏi một cơ sở hạ tầng đa dạng, vững chắc bao gồm các mặt:

· Pháp lý: thừa nhận tính pháp lý của các thông điệp điện tử, các chữ ký số hóa và chữ ký điện tử,các thủ tục pháp lý cần thiết để thực thi sự thừa nhận đó.

· Công nghệ: máy tính, truyền thông và bảo mật.

· Giáo dục: kỹ năng cho các chuyên gia và cho đông đảo dân chúng.

· Công nghiệp: tiêu chuẩn hóa, thanh toán tự động...

· Xã hội: bảo vệ sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng

· Văn hóa: thay đổi tập quán, lối sống, bảo vệ các đặc trưng văn hóa dân tộc, chống ảnh hưởng tiêu cực của các dữ liệu không mong muốn.

Không có một hạ tầng như vậy thì mọi lợi ích có được nhờ thương mại điện tử chỉ là thứ hình dung ra, trong khi tổn thất lại có thể phát sinh. Hạ tầng cơ sở cho thương mại điện tử là một tổng hòa nhiều yếu tố đan xen vào nhau mà không thể xử lý riêng rẽ từng thứ một. Cho nên có thể hiểu được vì sao các nước đang phát triển dù bị thúc ép bởi nhiều yếu tố- trong đó có yếu tố sợ bị tụt hậu- vẫn tránh né chưa lao ngay vào thương mại điện tử, vì hạ tầng cơ sở cần thiết ở các nước này chưa được hình thành đầy đủ.

Trên quan điểm toàn cầu hóa, thương mại điện tử đặt ra hàng loạt vấn đề, trong đó đáng lưu ý nhất là:

· Các lợi ích của thương mại điện tử sẽ được chia sẻ như thế nào giữa các nước khác xa nhau về trình độ phát triển công nghệ, về tổ chức pháp lý và xã hội? Các nước kém phát triển liệu có thể duy trì được khả năng cạnh tranh hợp lý để tiếp tục đi lên hay không? Liệu một thế giới phát triển lệch hẳn về một bên có thể ổn định và vận hành được không?

· Liệu sự phụ thuộc công nghệ có trở nên nghiêm trọng nữa hay không, vì hiện nay đã tồn tại một khoảng cách lớn không chỉ giữa các nước đang phát triển với các nước đã phát triển, mà cả giữa các nước đã phát triển với nhau, xét về mặt máy tính, truyền thông- và nhất là truyền thông vệ tinh?

· Thương mại điện tử sẽ ảnh hưởng thế nào tới sự lành mạnh về văn hóa của thế giới? Liệu có thể bảo vệ được các đặc trưng văn hóa của từng nước hay không, và có thể tránh được sự tha hóa toàn cầu về văn hóa do thiếu các biện pháp hữu hiệu để chống các nội dung thông tin gây tha hóa hay không? Sự tha hóa ấy rồi sẽ dẫn đến đâu?

Tất cả những vấn đề trên cho thấy hậu quả không mong muốn có thể phát sinh không chỉ với các nước phát triển, với thế giới nói chung, và do đó khi triển khai thương mại điện tử trên bình diện toàn cầu cần phải có thái độ không vụ lợi, hướng vào lợi ích chung.

Ba bước đi của thương mại điện tử
Một khi đã chấp nhận rằng không thể tránh khỏi phải tiếp cận với thương mại điện tử thì con đường tiếp cận sẽ phải gồm ba bước: Chuẩn bị - Chấp nhận - ứng dụng.

Chuẩn bị bao gồm hàng loạt các hoạt động, bắt đầu từ việc nâng cao nhận thức, kiến thức, tiếp đó xác định mức độ sẵn sàng đối với thương mại điện tử để biết những yếu tố cần phải thay đổi hoặc cải thiện nhằm đảm bảo thích ứng trên mọi bình diện. Các khía cạnh pháp lý, công nghệ và giáo dục cần đi trước, quá trình này sẽ kéo dài cho đến khi xuất hiện hạ tầng cơ sở cần thiết.

Chấp nhận là thừa nhận về mặt pháp lý đối với th­ơng mại điện tử sau khi đã thích ứng các yếu tố của nó vào hệ thống nội luật và đã tạo dựng được một môi trường thuận lợi cho thương mại điện tử.

ứng dụng có nghĩa là từng bước áp dụng thương mại điện tử vào mọi lĩnh vực hoạt động, từ từng phần tới toàn diện. Nước ta mới đang tiến hành bước đầu tiên của giai đoạn thứ nhất.

Mới đây, Chính phủ đã giao cho Bộ thương mại chủ trì một dự án quốc gia mang tên “kỹ thuật thương mại điện tử . Dự án này nhằm xây dựng nền móng cho các công việc sẽ được triển khai trong thời gian tới theo hướng từng bước chấp nhận và áp dụng thương mại điện tử. Nhiều bộ ngành và tổ chức có tư cách pháp nhân đang tham gia thực hiện các tiểu dự án trong khung dự án nói trên, một số tiểu dự án nhận được sự hỗ trợ của các đối tác nước ngoài.

Nhận thức về thương mại điện tử đã được khơi dậy, và kiến thức về thương mại điện tử đang từng bước được gieo cấy trên toàn quốc. Tuy nhiên, giai đoạn thứ nhất sẽ còn kéo dài vì nước ta chưa có được các hạ tầng cơ sở cần thiết. Cuối cùng, điều phức tạp là cần có các chuẩn bị về phương diện pháp luật và vấn đề an toàn xét về mặt kỹ thuật cũng như tổ chức hình thành một hệ thống an toàn quốc gia. /.

(Theo PCWorld Việt nam 9/1999)

trumso
22-02-2003, 13:49
sorry tui muốn gia nhập nhưng khôong biết phải bắt đầu từ đâu?
có ai chỉ dùm tui không?

kendax
12-12-2003, 17:54
Hoc thuong mai dien tu nay` co can hoc "lap trin`h vien" khong dzay ba` con..... Tui dang o Dalat-tren nay` co lop thuong mai dien tu nhung ma` tui khong biet hoc cai do co kho khong? Lam on chi dzum tui voi nha



thank

dungtran
16-12-2003, 23:05
Tui thì đang làm cái report cho ông xếp đây! ổng mún tui làm 1 cái website mua bán, nhưng đầu tiên thì fải làm report cho ổng!
À có ai biết nếu để làm website như vậy( tui dùng source code) thì cần khoãng bao nhiêu người he? Tui thì thấy là 3-4 người là đủ! mấy ông thấy sao? Cho tui ý kiến zới!

jay
24-12-2003, 01:24
vậy cho tui hỏi đâu là giải pháp cho việc thanh toán điện tử ở Việt Nam???

ltphuc
26-12-2003, 10:42
ban muốn làm một website mua bán thì cũng không cần nhiều đâu, theo em thì chỉ cần 3-4 người như thế là được, mà anh định dùng công cụ gỉ để lập trình thế? có thể phân tán được chứ>

ltphuc
26-12-2003, 10:50
việc nước ta đưa thương mại điện tử vào các ứng dụng trể như thế này, thì việc tìm được giải pháp tốt nhất chắc có lẻ là còn lâu, nhưng mình tinh rằng với đà phát triển hiện nay thì khoảng 5 năm nửa nước ta sẻ có nhà nước điện tử.

dungtran
27-12-2003, 08:25
mình thì cũng không đủ trình độ để lập trình ra cái webshop cho nó ngon lành đâu, chắc đành dùng source code thui, vì cái này là project của một công ty một người wen bên nước ngoài nhờ mình làm, có thể sẽ không dùng source free đâu, nguy hiểm lắm. Mà nói thiệt ông này yêu cầu mình fải làm theo đúng khuôn cái project ổng đưa, mà hện nay thì đang kẹt tại 1 chổ không biết có ai giúp đở không!?

tui kẹt chổ này đây:
trong project có 1 fần là yêu cầu phát hoạ từng giai đoạn phàt triển website, có nghĩa là cần liệt kê những việc cần làm trong các giai đoạn chính sau:

Design the website
Setup the website
Develop the website
Deploy the website

Góp ý giúp tui với nhe! ^_^

vuatintac@yahoo.
30-05-2007, 09:14
các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều điều thú vị ở một nơi, một cổng thông tin Thương mại điện tử thực sự: http://ecom.mis5.com

cái này mình tình cờ biết được khi lùn tìm trên mạng.

theo mình thì hiện đây là cổng thông tin về thương mại điện tử, tập trung và lưu trữ bài viết, tư liệu hướng dẫn, và phân tích nhiều nhất

lúc trước thì có http://bwportal.com.vn và http://chungta.com

cám ơn bạn gì đó topic này nhá, rất thu hút nhiều người, tuyệt

---------------------------------------------
Hôm nào nghé blog mình chơi: http://my.opera.com/luctieumi
Blog về truyện tranh việt nam đó, Về truyện của mình.
thank!

cobethongay
05-06-2007, 09:30
A ban oi minh cung quan tam den TMDT lam nhung ma muon biet day du cac thong tin va tai lieu thi tim hoac lien he o dau vay
Hiện có rất nhiều website nói về TMĐT, tuy nhiên nếu bạn muốn đọc các tài liệu bằng tiếng Việt hoặc muốn download tài liệu thì bạn có thể tham khảo trong website www.thuongmaidientu101.com

cobethongay
05-06-2007, 09:42
Hoc thuong mai dien tu nay` co can hoc "lap trin`h vien" khong dzay ba` con..... Tui dang o Dalat-tren nay` co lop thuong mai dien tu nhung ma` tui khong biet hoc cai do co kho khong? Lam on chi dzum tui voi nha



thank
Với lớp TMĐT thì bạn chỉ cần biết sử dụng máy tính, lướt web là ok rồi. Nếu bạn muốn biết rõ hơn có thể đăng ký tham gia các lớp học về TMĐT do ThS Dương Tố Dung ( tác giả cuốn sách Cẩm nang TMĐT dành cho Doanh nhân) trực tiếp giảng dạy. Mỗi tháng chỉ có 1 lớp học được tổ chức tại công ty Vĩ Tân, bạn coi thông tin ở đây nè www.vitanco.com

Akinhp
13-06-2007, 23:16
mình thấy chủ đề này rất hay vì mình cũng quan tâm đến TMĐT nhg cũng thiếu nhiều thông tin. Vậy mong mọi người share nhiều nữa nha.Thanks