PDA

View Full Version : chữ nào nhiều nghĩa nhất tiếng việt



arsene_lupin
04-11-2007, 15:18
em mới tham gia cung xin ra một câu"chữ nào có nhiều nghĩa nhất trong Tiếng Việt"

The_kop
04-11-2007, 18:46
chữ "nhiều nghĩa"
<-__->

superthin
04-11-2007, 19:09
Từ "chạy" được xem là nhiều nghĩa nhất trong tiếng Việt: chạy (di chuyển), chạy (vận hành máy), chạy chọt, chạy,... có đến hàng trăm nghĩa, nó chả khác gì GET trong tiếng Anh.

duanvcd
04-11-2007, 21:13
Cái này chắc phải hỏi mấy chú bên văn chương....
keke...TA may ra còn biết...Tiếng Việt mình thì chịu==> TV khó hơn TA nhều!!!
Nho*```
take, make, get

silkroadpro
04-11-2007, 21:38
mai ra mua cái từ điển tiếng việt về xem mới dc

bomtien
04-11-2007, 23:43
thì là chữ " nào " có nhiều nghĩa nhất trong tiếng Việt :D

gloc88
04-11-2007, 23:57
ax ax sai bét hết cả
chữ mà có nhiều nghĩa nhất trong tiếng Việt, chỉ có thể là chữ "ấy"

arsene_lupin
05-11-2007, 09:31
ax ax sai bét hết cả
chữ mà có nhiều nghĩa nhất trong tiếng Việt, chỉ có thể là chữ "ấy"

bác này trả lời đúng 1000% chính xác là chữ "ấy"
vd"ấy ơi cho tớ mượn cái ấy để ấy chút tẹo nữa tui ấy cho"

sideduck
05-11-2007, 10:11
CHính xác! Chỉ có chữ "ấy" là nhiều nghĩa nhất thôi! :)

dai-gai
05-11-2007, 10:52
từ và chữ khác nhau chứ
chữ là a ă â....chữ a, chữ b, chữ c
còn từ là do nhiều chữ ghép lại mừ....
các pác toàn trả lời là từ không à.
Từ "ấy"...."ấy" là từ chứ không phải là chữ.
người ta hỏi là chữ cơ mà
người ta đâu có hỏi từ nào nhiều nghĩa nhất đâu???

gloc88
05-11-2007, 11:17
a, b, c...là các ký tự, ko hẳn là chữ (1 tin SMS mobifone 160 ký tự)

một hoặc nhiều ký tự hợp lại thành tiếng, hoặc chữ, và chữ>tiếng (bài viết ko quá 100 chữ,pleiku tính 1 chữ nhưng nhiều tiếng)

một hoặc nhiều chữ, nhiều tiếng hợp lại thành từ (vd Bà Rịa - Vũng Tàu là 1 danh từ riêng, hợp tác xã là 1 từ)

một hoặc nhiều từ hợp lại thành cụm từ , hoặc thành ngữ...

dly
05-11-2007, 14:11
Ngày xưa chúng tôi được học thì tiếng Việt chỉ có chữ và chữ cái. Chữ gồm các chữ cái hợp thành :w00t:

thagnv
05-11-2007, 18:13
Thôi, sao cũng được, lỡ có ấy mà các bác có ấy thì nhiều khi nhiều người họ không ấy thì cũng uổng công mình đã ấy cho họ.

gloc88
05-11-2007, 19:06
@bác dly: cũng không sai đâu bác à, tuy nhiên với các chữ cái T-I-Ê-N-G-V thì ta mới chỉ có chữ Tiêng Viêt, phải có thêm các ký tự (mà ta thường gọi là thanh) '`?~.vào mới được chữ Tiếng Việt chứ.

arsene_lupin
05-11-2007, 22:28
hix em mới bỏ mấy tiếng mà vào lại đã thấy tranh luận ghê quá rồi cơ thui xin các bác

arsene_lupin
05-11-2007, 22:29
spam thêm bài nữa làm thế nào để tạo đc chữ ký với hình ảnh đại diện từ máy tính của mình vậy

Rockman87
05-11-2007, 23:02
a, b, c...là các ký tự, ko hẳn là chữ (1 tin SMS mobifone 160 ký tự)

một hoặc nhiều ký tự hợp lại thành tiếng, hoặc chữ, và chữ>tiếng (bài viết ko quá 100 chữ,pleiku tính 1 chữ nhưng nhiều tiếng)

một hoặc nhiều chữ, nhiều tiếng hợp lại thành từ (vd Bà Rịa - Vũng Tàu là 1 danh từ riêng, hợp tác xã là 1 từ)

một hoặc nhiều từ hợp lại thành cụm từ , hoặc thành ngữ...

Cách giải thích về tiếng với chữ của pác có vấn đề!
pleiku tính 1 chữ nhưng nhiều ký tự chứ ko nói nhiều tiếng!


tiếng

* d. 1. Toàn bộ những từ phối hợp theo cách riêng của một hay nhiều nước, một hay nhiều dân tộc, biểu thị ý nghĩ khi nói hay khi viết : Tiếng Việt , Tiếng Tày-Nùng ; Người Đức, người áo một số lớn người Thuỵ-Sĩ nói tiếng Đức. 2. Toàn bộ những âm phát từ miệng người nói, kêu, hát... có bản sắc riêng ở mỗi người : Có tiếng ai đọc báo ; Tiếng ca cải lương ; Tiếng hò đò ; Nhận ra tiếng người quen. Tiếng bấc tiếng chì. Lời đay nghiến. 3. Cg. Tiếng động. Âm hoặc hỗn hợp âm, thường không có đặc tính đáng kể, do đó không có ý nghĩa đáng kể đối với người nghe : Tiếng gõ cửa ; Tiếng ô-tô chạy ngoài đường. 4. Sự hưởng ứng hay phản ứng của quần chúng đối với một người, một vật, một hành động, một sự việc : Thuốc cao hay có tiếng


chữ

* I d. 1 Hệ thống kí hiệu bằng đường nét đặt ra để ghi tiếng nói. Chữ quốc ngữ. Chữ Hán. 2 Đơn vị kí hiệu trong một hệ thống chữ. Chữ A. Viết chữ hoa. Hình chữ thập. 3 Lối viết chữ, nét chữ riêng của mỗi người. Chữ viết rất đẹp. Chữ như gà bới (xấu lắm). 4 Tên gọi thông thường của âm tiết; tập hợp chữ viết một âm tiết. Câu thơ bảy chữ. Bức điện 20 chữ. 5 Tên gọi thông thường của từ. Dùng chữ chính xác. 6 Tên gọi thông thường của từ ngữ gốc Hán. Sính dùng chữ. Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ (tng.). 7 (kết hợp hạn chế). Kiến thức văn hoá, chữ nghĩa học được (nói khái quát). Chữ thầy trả cho thầy (hoàn toàn quên hết những gì đã học được). 8 (cũ, hoặc dùng phụ trước d. hoặc đg., trong một số tổ hợp). Từ dùng để chỉ nội dung khái niệm đạo đức, tinh thần, tâm lí đã được xác định. Chữ hiếu. Không ai học đến chữ ngờ. 9 (cũ; vch.). Lời từ xưa ghi truyền lại (dùng khi dẫn những câu sách tiếng Hán). Sách có chữ rằng...
Nguồn : http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/

Chữ là chữ, Tiếng là tiếng. Ko thể đánh đồng gom chúng với nhau được. Chữ Viết - Viết một Từ - Viết một ký tự, ko có ai nói là Viết Tiếng - Tiếng Viết - Viết một Tiếng (khác Tiếng Việt nha pác) cả. Tiếng là 1 dạng âm thanh phát ra từ miệng.

ngothuaan
05-11-2007, 23:26
chữ BÁN !!!!!!!!!

Doan Dung
06-11-2007, 00:45
Từ theo TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT (http://songhuong.com.vn/main.php?cid=40,3&id=88&case=2&left=40,18&gr=4) của Hoàng Phê xuất bản 1990 trang 1106.

http://farm3.static.flickr.com/2173/1876154432_144f5f4f01_o.jpg (http://songhuong.com.vn/main.php?cid=40,3&id=88&case=2&left=40,18&gr=4)

Doan Dung
06-11-2007, 01:05
Ngày xưa chúng tôi được học thì tiếng Việt chỉ có chữ và chữ cái. Chữ gồm các chữ cái hợp thành :w00t:


http://farm3.static.flickr.com/2161/1875688223_9e0392ebf8_o.jpg (http://songhuong.com.vn/main.php?cid=40,3&id=88&case=2&left=40,18&gr=4)

gloc88
06-11-2007, 01:31
Cách giải thích về tiếng với chữ của pác có vấn đề!
pleiku tính 1 chữ nhưng nhiều ký tự chứ ko nói nhiều tiếng!




Nguồn : http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/

Chữ là chữ, Tiếng là tiếng. Ko thể đánh đồng gom chúng với nhau được. Chữ Viết - Viết một Từ - Viết một ký tự, ko có ai nói là Viết Tiếng - Tiếng Viết - Viết một Tiếng (khác Tiếng Việt nha pác) cả. Tiếng là 1 dạng âm thanh phát ra từ miệng.

Không sai, nhưng tôi đâu có bảo chữ=tiếng, tôi bảo chữ>tiếng rồi cơ mà
Vì xưa kia các cụ cho rằng Tiếng Việt là tiếng đơn âm(một tiếng nói ra bằng một chữ), mà quên mất những từ như pleiku kể trên, cho nên đồng nhất luôn chữ&tiếng (tất nhiên là trong TV) và "chữ cái" với "ký tự" như tôi đã nói với bác dly ở trên.

Còn không ít những chữ "nhiều tiếng" như tôi đã dẫn, đa số đều ko phải là tiếng Việt-Kinh gốc. Ví dụ 1 chữ w, được đọc bằng 2 tiếng vê-đúp hoặc đắp-liu...chữ Êđê có 2 tiếng Ê và đê. Phổ thơ lục bát phải tuân thủ câu trên 6 tiếng-câu dưới 8 tiếng, không ai nói là 6-8 chữ bao giờ. Nhưng những cuộc thi truyện ngắn, viết thư thì thường thòng câu "truyện ngắn dưới 1000 chữ" v.v...

Có gì mâu thuẫn đâu nhỉ?

Doan Dung
06-11-2007, 01:45
Chữ theo TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT (http://songhuong.com.vn/main.php?cid=40,3&id=88&case=2&left=40,18&gr=4) của Hoàng Phê xuất bản 1990 trang 209.


http://farm3.static.flickr.com/2404/1876038239_157b84034e_o.jpg (http://songhuong.com.vn/main.php?cid=40,3&id=88&case=2&left=40,18&gr=4)

ips-spi
07-11-2007, 15:22
Không sai, nhưng tôi đâu có bảo chữ=tiếng, tôi bảo chữ>tiếng rồi cơ mà
Vì xưa kia các cụ cho rằng Tiếng Việt là tiếng đơn âm(một tiếng nói ra bằng một chữ), mà quên mất những từ như pleiku kể trên, cho nên đồng nhất luôn chữ&tiếng (tất nhiên là trong TV) và "chữ cái" với "ký tự" như tôi đã nói với bác dly ở trên.

Còn không ít những chữ "nhiều tiếng" như tôi đã dẫn, đa số đều ko phải là tiếng Việt-Kinh gốc. Ví dụ 1 chữ w, được đọc bằng 2 tiếng vê-đúp hoặc đắp-liu...chữ Êđê có 2 tiếng Ê và đê. Phổ thơ lục bát phải tuân thủ câu trên 6 tiếng-câu dưới 8 tiếng, không ai nói là 6-8 chữ bao giờ. Nhưng những cuộc thi truyện ngắn, viết thư thì thường thòng câu "truyện ngắn dưới 1000 chữ" v.v...

Có gì mâu thuẫn đâu nhỉ?

chữ>tiếng nghĩa là sao hả bạn?
"Câu thơ bảy chữ" người ta vẫn dùng chứ bạn!

gloc88
07-11-2007, 16:59
chữ>tiếng nghĩa là sao hả bạn?
"Câu thơ bảy chữ" người ta vẫn dùng chứ bạn!

Nghĩa là hầu như một chữ viết ra, đọc lên thì được một tiếng
Nhưng vẫn có một số chữ (nước ngoài hoặc dân tộc) đọc lên gồm nhiều tiếng như mình đã nói.(tất nhiên ko kể những từ đã được Việt hóa như "cà phê","xích lô"v.v...)

"Câu thơ bảy chữ" người ta dùng ấy là nói chữ Hán, hoặc chữ thuần Việt đơn âm(thất ngôn, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú). Đâu ai nói bài thơ X thuộc thể thơ "7 chữ"
Theo bạn thì có nên coi Pétain là 2 chữ không?

Vận mệnh Lang-sa lúc chẳng lành
Pê-tanh lão tướng hoá hôi tanh
Cúi đầu quỳ gối hàng quân Đức
Trợn mắt nhăn mày chửi nước Anh
Bán nước lại còn khoe cứu nước
Ô danh mà muốn được thơm danh
Già mà như chú, già thêm dại
Tiếng xấu muôn đời nhuốc sử xanh.
(Tặng thống chế Pê-tanh (Nguyễn Ái Quốc,))

Vài dòng mạn đàm, có gì ko đúng xin chỉ giáo.

ips-spi
07-11-2007, 19:43
Những bài thơ (trích) dưới đây thuộc thể thơ 7 chữ (hoặc thơ thất ngôn)
(không ai nói 7 tiếng cả)


Trong thơ bảy chữ, vần những chữ 1, 3 và 5 không kể. Chữ 2, 4 và 6 có thể phân tích như sau:

2------4---6
bằng trắc bằng
2------4---6
trắc bằng trắc



Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời
Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi!
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người

Xuân Diệu
-oOo-

Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Hàn Mặc Tử
-oOo-

Vậy đó bỗng nhiên mà họ lớn,
Tuổi hai mươi đến, có ai ngờ!
Một hôm trận gió tình yêu lại:
Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ.

Huy Cận
-oOo-


Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi

Tô Thùy Yên
-oOo-

Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,
Hôm xưa em đến, mắt như lòng,
Nở bừng ánh sáng. Em đi đến,
Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng.

Huy Cận
-oOo-


Dĩ vãng nào xanh như mắt em?
Chao ôi! Màu tóc rợn từng đêm!
Hàng mi khuê các chìm sương phủ
Vời vợi ngàn sao nhạt dáng xiêm.

Đinh Hùng
-oOo-


Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì

Quang Dũng
-oOo-

Ngoài ra còn có thể thơ: Bốn chữ, Năm chữ, Sáu chữ & Tám chữ

future_star
07-11-2007, 20:14
Hix, các bác dài dòng quá. Thì từ hay chữ cũng được.
Ở đây người hỏi chỉ muốn biết từ (chữ) nào trong tiếng Việt nhiều nghĩa nhất thôi.
Từ "ấy" vẫn chưa thấm vào đâu so với từ v.v... (vân vân và vân vân)
Ai phản đối không?

Rockman87
07-11-2007, 20:24
Thôi cho em xin! :(
Pác ấy ko phân biệt được thế nào là Chữ - Từ - Tiếng đâu! tốt nghiệp "Đại Học Mẫu Giáo" mà

gloc88
07-11-2007, 21:21
Những bài thơ (trích) dưới đây thuộc thể thơ 7 chữ (hoặc thơ thất ngôn)
(không ai nói 7 tiếng cả)


Trong thơ bảy chữ, vần những chữ 1, 3 và 5 không kể. Chữ 2, 4 và 6 có thể phân tích như sau:

2------4---6
bằng trắc bằng
2------4---6
trắc bằng trắc





Những bài thơ kia đều là thơ Hán hoặc thuần Việt, tất nhiên thơ bao nhiêu chữ, đọc bấy nhiêu tiếng rồi (đã nói).

Tế Hanh
o0o

"...Con hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng Miền Nam..."

Gọi là thơ mấy chữ, mấy tiếng do thói quen thôi. Thơ lục bát thường nói câu trên 6 tiếng - câu dưới 8 tiếng. Cũng như SGK hình học lớp 8,tập 1,trang 114 có ghi : "Nếu là đa giác 3,4,5,6 và 8 cạnh gọi là tam giác->lục giác và bát giác còn 7,9,10...cạnh thì gọi là hình 7 cạnh, 9 cạnh..."(mình đang dạy thêm cho thằng nhỏ lớp 8 nên tình cờ đọc thấy ^^Tiếc là ko post lên đây được)

Còn vấn đề một chữ có thể nhiều tiếng thì đâu có gì mâu thuẫn?? Mình kết luận sai gì hay sao?Xin chỉ giáo

@Rockman : Mình 1988, học Nhiệt-Điện lạnh, còn lâu mới tốt nghiệp. Thầy mình hồi xưa dạy thơ hay gọi tên thể thơ ngũ ngôn, lục ngôn, song thất lục bát...chứ rất ít dùng 5 chữ, 6 chữ, bởi "ngôn" dịch ra "chữ" đã có tới mấy phần khập khiễng rồi. Sao tính U nóng thế?

Rockman87
07-11-2007, 23:06
...
@Rockman : Mình 1988, học Nhiệt-Điện lạnh, còn lâu mới tốt nghiệp. Thầy mình hồi xưa dạy thơ hay gọi tên thể thơ ngũ ngôn, lục ngôn, song thất lục bát...chứ rất ít dùng 5 chữ, 6 chữ, bởi "ngôn" dịch ra "chữ" đã có tới mấy phần khập khiễng rồi. Sao tính U nóng thế?

Thế ko lẽ "ngôn" dịch ra là "tiếng" không khập khiểng à?
Phải phân biệt được Chữ - Từ - Tiếng và thế nào là ngôn chứ pác.
Và tôi ko biết ai nóng tính hơn ai à nha :D:D:D, dạy kèm cho hs mà ko phân biệt được thì pó tay!, phụ huynh nó mà biết thì thế nào pác cũng được nghỉ dạy. :D:D:D:D.

Cũng hên là dạy lớp 8, chứ dạy cấp 1 thì chết tụi nhỏ rồi còn gì!:(

gloc88
07-11-2007, 23:40
Thế ko lẽ "ngôn" dịch ra là "tiếng" không khập khiểng à?
Phải phân biệt được Chữ - Từ - Tiếng và thế nào là ngôn chứ pác.
Và tôi ko biết ai nóng tính hơn ai à nha :D:D:D, dạy kèm cho hs mà ko phân biệt được thì pó tay!, phụ huynh nó mà biết thì thế nào pác cũng được nghỉ dạy. :D:D:D:D.

Cũng hên là dạy lớp 8, chứ dạy cấp 1 thì chết tụi nhỏ rồi còn gì!:(

Mình đã nói rồi, mình có dịch "ngôn" ra tiếng đâu (trước giờ mình đi dạy cũng y bài ông thầy hồi xưa), vẫn giữ nguyên ngũ ngôn, thất ngôn, lục bát, con cóc... mà.

"Tiếng" trong những bài trước tôi đề cập với ý nghĩa là "âm tiết", trên cơ sở là đơn vị nhỏ nhất của từ vựng .Còn về(từ và chữ, thiết nghĩ đã rõ. Cũng xin nhắc lại là nếu U nào đọc kĩ từ đầu topic đến giờ sẽ nhận thấy là những phân tích của tôi(có thể đúng/sai 1 phần)không hề mâu thuẫn với các bác khác (trừ dai-gai). Chỉ bổ khuyết cho nhau thôi.


từ và chữ khác nhau chứ
chữ là a ă â....chữ a, chữ b, chữ c
còn từ là do nhiều chữ ghép lại mừ....
các pác toàn trả lời là từ không à.
Từ "ấy"...."ấy" là từ chứ không phải là chữ.
người ta hỏi là chữ cơ mà
người ta đâu có hỏi từ nào nhiều nghĩa nhất đâu???



Ngày xưa chúng tôi được học thì tiếng Việt chỉ có chữ và chữ cái. Chữ gồm các chữ cái hợp thành :w00t:@bác dly: cũng không sai đâu bác à, tuy nhiên với các chữ cái T-I-Ê-N-G-V thì ta mới chỉ có chữ Tiêng Viêt, phải có thêm các ký tự (mà ta thường gọi là thanh) '`?~.vào mới được chữ Tiếng Việt chứ.


Thanks Rockman, mình chỉ dạy TLH thôi, rất may đến giờ này vẫn chưa "mất dạy"

Rockman87
07-11-2007, 23:49
...
"Tiếng" trong những bài trước tôi đề cập với ý nghĩa là "âm tiết", trên cơ sở là đơn vị nhỏ nhất của từ vựng...

Nữa! bây giờ lại đem so sánh Tiếng ~ Âm Tiết cơ đấy!
Hài vãi! :D:D:D:D:D:D
Pác dạy TLH mà sao pác thích bàn đến Ngữ Văn thế????


@bác dly: cũng không sai đâu bác à, tuy nhiên với các chữ cái T-I-Ê-N-G-V thì ta mới chỉ có chữ Tiêng Viêt, phải có thêm các ký tự (mà ta thường gọi là thanh) '`?~.vào mới được chữ Tiếng Việt chứ.


...pleiku tính 1 chữ nhưng nhiều tiếng...

Dựa theo những gì pác reply với pác dly thì cho em hỏi 1 tý!, Pleiku ko có dấu (thanh) mà pác dám khẳng định nó là 1 chữ nhưng nhiều tiếng???

gloc88
08-11-2007, 00:11
Vậy ta hãy xem xét tận cùng vấn đề này
"Pleiku tính một chữ nhưng nhiều tiếng"(hiểu là nhiều âm tiết cũng được)

Câu đó sai thế nào ? Chẳng lẽ bác phát âm "Pleiku" ra 1 tiếng, 1 âm tiết duy nhất?

Âm tiết
Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất trong ngôn ngữ. Trong tiếng Việt, một âm tiết bao giờ cũng được phát ra với một thanh điệu, và tách rời với âm tiết khác bằng một khoảng trống. Trên chữ viết, mỗi âm tiết tiếng Việt được ghi thành một "chữ"
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Vi%E1%BB%87t#C.C3.A1c_.C4.91.E1.BB.8 Bnh_ngh.C4.A9a

Tôi hay có cái thói lý sự cùn bác ạ, việc phải cãi đến cùng mới thôi (về điểm này chắc ta giống nhau):D

cái nick đó
08-11-2007, 00:21
Hồi xưa học cấp 2 tớ cũng được dạy về việc coi "tiếng" tương đương với "âm tiết" như bạn gloc88 đã nói (hãy khoan bàn về các cách hiểu "tiếng" khác nhau như các từ điển phía trên).

Doan Dung
08-11-2007, 00:23
Có lẽ mỗi giai đoạn có một cách gọi khác nhau. Thời của tôi học:
- Thơ lục bát là thể thơ câu trên 6 chữ, câu dưới 8 chữ (không ai gọi câu trên 6 tiếng - câu dưới 8 tiếng).
- Thơ thất ngôn bát cú là thể thơ gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%A1_%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_Vi%E1%BB%87t_Nam

cái nick đó
08-11-2007, 00:32
tiếng

* d. 1. Toàn bộ những từ phối hợp theo cách riêng của một hay nhiều nước, một hay nhiều dân tộc, biểu thị ý nghĩ khi nói hay khi viết : Tiếng Việt , Tiếng Tày-Nùng ; Người Đức, người áo một số lớn người Thuỵ-Sĩ nói tiếng Đức. 2. Toàn bộ những âm phát từ miệng người nói, kêu, hát... có bản sắc riêng ở mỗi người : Có tiếng ai đọc báo ; Tiếng ca cải lương ; Tiếng hò đò ; Nhận ra tiếng người quen. Tiếng bấc tiếng chì. Lời đay nghiến. 3. Cg. Tiếng động. Âm hoặc hỗn hợp âm, thường không có đặc tính đáng kể, do đó không có ý nghĩa đáng kể đối với người nghe : Tiếng gõ cửa ; Tiếng ô-tô chạy ngoài đường. 4. Sự hưởng ứng hay phản ứng của quần chúng đối với một người, một vật, một hành động, một sự việc : Thuốc cao hay có tiếng

có lẽ những thứ đó xuất phát từ thời tiếng Việt thuần - 1 chữ phát âm = 1 tiếng

gloc88
08-11-2007, 00:52
Dựa theo những gì pác reply với pác dly thì cho em hỏi 1 tý!, Pleiku ko có dấu (thanh) mà pác dám khẳng định nó là 1 chữ nhưng nhiều tiếng???

Hình như bác cũng mất căn bản tiếng Việt không kém gì em. Bác đọc kỹ lại xem nào

1.Vấn đề em bàn với bác dly là khác nhau giữa chữ cái và ký tự cơ mà ? Có lẽ bác hiểu "tiếng" là "âm sắc" chăng? (Cái này em ko hiểu bác nói gì, thật!)
2.AI dám bảo Pleiku ko có dấu (thanh) nhỉ? Tiếng Việt có 6 dấu: sắc huyền hỏi ngã nặng ngang- Bác về học lại rõ ràng trước đi- Từ nào có thiếu dấu chi ?
3."Tiếng" như tôi đã nói,(trong trường hợp này) chỉ nghĩa "âm tiết", pleiku có 3 âm tiết pờ-lây-ku.(Có đúng ko nhỉ- hay là 2 âm tiết nhỉ) Cái này hình như còn cãi nhau dài
http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:%C4%90%C4%83k_L%C4%83k
http://www.giaodiem.com/docbao-vn/phienam.htm

gloc88
08-11-2007, 01:13
Anh đi công tác Pờ Lây
Cu dài dằng dặc biết ngày nào ra
Em về ở lại Buôn Ma
Thuột qua thuột lại với cha láng giềng

^^Tặng các bác vài vần thơ Bút Tre đặng sảng khoái đầu óc mà làm việc + chiến đấu^^Lăn tăn làm gì nhiều nó mau già