PDA

View Full Version : Main Intel 945GTNL kén Ram?



tonybeckham
25-09-2007, 20:21
Khi trước tui có ráp cái máy cấu hình như sau:
-Mainboard: Intel 945GNTL (bus 800)
-Ram: 2 X DDRII-512GB (Dual)/bus-667 Kingston Hypex (tản nhiệt nhôm)
-CPU: D920 -2,8Ghz (dual core)
-Power: Cooler Master 380w Extreme
-VGA: Asus 128Mb X-300SE
-HDD: Seagate 80GB SATA
- OS: Win XP SP2
Tưởng vậy mà ngon, ai dè từ ngày ráp, máy hiện màn hình xanh liên tục, kèm thông báo physical memory dump ...
Đã làm các việc sau mà ko hết:
- Cài Win XP lại 2 lần.
- Mang máy đi bảo hành 2 lần.
- Đem Ram đi bảo hành 1 lần, đổi cặp Ram mới cùng loại 1 lần
- Test VGA ở máy khác 1 lần
- Chạy chế độ Dual lẫn Single Ram.
- Tháo toàn bộ software dễ đụng nhau (các chương trình Anti-virut, ACD see, Photoshops...)
Có người bạn nói nên đổi Ram vì thằng Mobo Intel này kén Ram lắm. Sẵn sàng đổi ngay, nhưng ngại mua về lại bị như cũ thì tốn tiền... đau quá .
Vậy Bro nào đã dùng qua em Mobo này mà vẫn chạy tốt thì vui lòng cho biết đang chạy Ram hiệu gì, Bus bi nhiêu? đồng thời xin hỏi các anh em khác xem xử lý vụ này ra sao đây?
Thanks a lot.

dongcambiz
25-09-2007, 21:16
Bạn test với card màn hình hiệu khác xem sao.

plcvn
25-09-2007, 21:46
Theo tôi nghĩ từ những thông tin của bạn cung cấp thì 90% không có lỗi của Main, RAM, VGA. Dòng CPU Pentium D 920 ngốn điện rất nhiều, thực ra PSU CM 380 là thừa công suất cho cấu hình trên (cấu hình trên tiêu thụ khoảng dưới 300W).

Vậy bạn thay thử nguồn xem sao nhé, có thể trường hợp của bạn rơi đúng cái bị lỗi.

dly
25-09-2007, 22:01
Ram: 2 X DDRII-512GB (Dual)/bus-667 Kingston Hypex (tản nhiệt nhôm)

Thực chất đây là dòng Ram dỏm bạn ạ

dht64
25-09-2007, 22:22
dly nói rõ hơn được kô? RAM Kingston sao lại dỏm được!

dly
25-09-2007, 22:26
:D sorry không tiết lô chi tiết .
Kinh nghiệm gửi đến các bạn. Không nên mua các dạng Ram có sẵn kẹp tản nhiệt nhôm. Ok

Mr KOP
25-09-2007, 22:51
bạn có ép sung không mà dùng tản nhiệt nhôm ? nếu không thì dùng ram thường rồi dùng case có quạt hông bự cũng đủ mát

tran_phong
26-09-2007, 11:18
dly nói rõ hơn được kô? RAM Kingston sao lại dỏm được!

đơn giản là bên trong nhôm là gì thì có nsx biết thôi :D

giooc3chop
26-09-2007, 13:26
Main Intel nổi tiếng là cực kỳ kén ram (đều này con nít cũng biết ) chính vì thế các model main Intel luôn lèo tèo trên các bảng báo giá, doanh số bán ra cũng rất khiêm tốn từ xưa đên giờ (riêng tại VN). Bạn nên mua những hiệu Ram nào được khuyến cáo trong cuốn Manual kèm theo main là chắc ăn nhất. Thông thường nó là 1 tờ giấy rời đính kèm, và theo mình đc biết thì trong số đó ko có KingMax và KingsTon... mà chủ yếu là Ram Elitxer, Cosair...

dly
26-09-2007, 13:28
Main Intel nổi tiếng là cực kỳ kén ram (đều này con nít cũng biết ) chính vì thế các model main Intel luôn lèo tèo trên các bảng báo giá, doanh số bán ra cũng rất khiêm tốn từ xưa đên giờ (riêng tại VN). Bạn nên mua những hiệu Ram nào được khuyến cáo trong cuốn Manual kèm theo main là chắc ăn nhất. Thông thường nó là 1 tờ giấy rời đính kèm, và theo mình đc biết thì trong số đó ko có KingMax và KingsTon... mà chủ yếu là Ram Elitxer, Cosair...

Đồng ý

tonybeckham
28-09-2007, 19:54
cảm ơn các bạn đã đóng góp, qua í kiến các bạn tôi thấy mình có kiến thức kém cỏi quá...nên chịu thiệt hại nhiều. Đơn giản mình nghĩ chíp Intel thì xài Main Intel là đồng bộ nhất rồi.
thêm nữa khi chọn Ram, VGA ... đâu có tiếc tiền:
-Power: khi đó là 42 Usd
-Ram: 45USD/thanh
-VGA: 54 USD
thế có đau lòng ko chứ...bi giờ rút kinh nghiệm roài...chơi ngay máy bộ Dell là chắc cú ... so85 anh Intel Trung Của này lắm rồi, nhưng cứ thử chơi con ram Corsair xem sao đã...
Tôi ko thấy bạn nào dùng main intel 945GNTL như tui à? Vậy chắc là thằng Intel chỉ lừa được mỗi mình tui

ngoctam1011
28-09-2007, 20:02
Chào bạn!
Theo kinh nghiệm thương đau mà tui đã trải wa, thì tuyệt nhiên không nên tự lắp ráp máy tính. Các bạn muốn tự thể hiện Kinh nghiệm của mình ư??? Không đon giản như thế đâu!!
RAM (viết tắt từ Random Access Memory trong tiếng Anh) là một loại bộ nhớ máy tính, nội dung của nó có thể được truy cập theo bất kỳ thứ tự nào. RAM khác biệt với các thiết bị bộ nhớ tuần tự (sequential memory device) chẳng hạn như các băng từ, đĩa; các loại thiết bị này bắt buộc máy tính phải di chuyển cơ học một cách tuần tự để truy cập dữ liệu trên đĩa.

Bởi vì các chip RAM có thể đọc hay ghi dữ liệu nên thuật ngữ RAM cũng được hiểu như là một bộ nhớ đọc-ghi, trái ngược với bộ nhớ chỉ đọc ROM (read-only memory).

RAM thông thường được sử dụng cho bộ nhớ chính (main memory) trong máy tính để lưu trữ các thông tin thay đổi, và các thông tin được sử dụng hiện hành. Cũng có những thiết bị sử dụng một vài loại RAM như là một thiết bị lưu trữ thứ cấp (secondary storage).Thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, nghĩa là nó sẽ mất đi khi tắt máy tính.

Mục đích
Máy vi tính sử dụng RAM để lưu trữ mã chương trình và dữ liệu trong suốt quá trình thực thi. Đặc trưng tiêu biểu của RAM là có thể truy cập vào những vị trí khác nhau trong bộ nhớ và hoàn tất trong khoảng thời gian tương tự, ngược lại với một số kỹ thuật khác, đòi hỏi phải có một khoảng thời gian trì hoãn nhất định.


Các loại RAM
Hiện có 2 loại RAM chính là SDRAM và RDRAM.

SDRAM (Viết tắt từ Synchronous Dynamic RAM) gồm 3 phân loại: SDR, DDR, và DDR2.
SDR SDRAM (Single Data Rate SDRAM), Thường được giới chuyên môn gọi tắt là "SDR". Có 168 chân. Được dùng trong các máy vi tính cũ, bus speed chạy cùng vận tốc với clock speed của memory chip, nay đã lỗi thời.
DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM), Thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR". Có 184 chân. Tuy bus speed vẫn chạy cùng clock speed, nhưng nhờ khả năng truyền dữ liệu ở cả hai điểm lên và xuống của tín hiệu nên tốc độ nhanh gấp đôi SDR. Đã được thay thế bởi DDR2.
DDR2 SDRAM (Double Data Rate 2 SDRAM), Thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR2". Là thế hệ thứ hai của DDR với 240 chân, lợi thế lớn nhất của nó so với DDR là có bus speed cao gấp đôi clock speed.
RDRAM (Được viết tắt từ Rambus Dynamic RAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "Rambus", tuy không nhanh hơn SDRAM là bao nhưng lại đắt hơn rất nhiều nên có rất ít người dùng. RDRAM phải cắm thành cặp và ở những khe trống phải cắm những thanh RAM giả (còn gọi là C-RIMM) cho đủ.

Chú ý: Trên thế giới không có loại RAM nào mang tên "DDRAM" và "DDRAM2" cả, đây là cách gọi sai lầm của thành phần không thông thạo về computer.


Các thông số quan trọng
Được phân loại theo chuẩn của JEDEC.
Dung lượng: tính bằng MB và GB.
SDR SDRAM được phân loại theo bus speed như sau:
PC-66: 66 MHz bus.
PC-100: 100 MHz bus.
PC-133: 133 MHz bus.
DDR SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:
DDR-200: Còn được gọi là PC-1600. 100 MHz bus với 1600 MB/s bandwidth.
DDR-266: Còn được gọi là PC-2100. 133 MHz bus với 2100 MB/s bandwidth.
DDR-333: Còn được gọi là PC-2700. 166 MHz bus với 2667 MB/s bandwidth.
DDR-400: Còn được gọi là PC-3200. 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.
DDR2 SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:
DDR2-400: Còn được gọi là PC2-3200. 100 MHz clock, 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.
DDR2-533: Còn được gọi là PC2-4200. 133 MHz clock, 266 MHz bus với 4267 MB/s bandwidth.
DDR2-667: Còn được gọi là PC2-5300. 166 MHz clock, 333 MHz bus với 5333 MB/s bandwidth.
DDR2-800: Còn được gọi là PC2-6400. 200 MHz clock, 400 MHz bus với 6400 MB/s bandwidth.

jasonch
28-09-2007, 22:30
Có nhiều người lầm tưởng rằng CPU Intel đi chung với main Intel là ngon, nhưng thật sự main Intel kô phải là best select trong dòng mainboard, ở nước ngoài có nhiều nơi thậm chí kô thấy main Intel trên bảng báo giá, Taiwan chẳng hạn, chả thấy cái main Intel nào cả!

dongcambiz
28-09-2007, 22:48
các kiến thức này hay quá ! thật đáng xem con mắt !

tonybeckham
29-09-2007, 20:30
Mỗi lần ngã là một lần bớt dại,
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?

Tôi chưa thống nhất với bạn Ngoctam1011 v/v không nên tự ráp máy tính. Với tôi đó là 1 niềm vui, tuy có thương đau...nhưng có cả bầu kinh nghiệm.

thienhadenhatngo
02-10-2007, 12:16
Chào bạn!
Theo kinh nghiệm thương đau mà tui đã trải wa, thì tuyệt nhiên không nên tự lắp ráp máy tính. Các bạn muốn tự thể hiện Kinh nghiệm của mình ư??? Không đon giản như thế đâu!!
RAM (viết tắt từ Random Access Memory trong tiếng Anh) là một loại bộ nhớ máy tính, nội dung của nó có thể được truy cập theo bất kỳ thứ tự nào. RAM khác biệt với các thiết bị bộ nhớ tuần tự (sequential memory device) chẳng hạn như các băng từ, đĩa; các loại thiết bị này bắt buộc máy tính phải di chuyển cơ học một cách tuần tự để truy cập dữ liệu trên đĩa.

Bởi vì các chip RAM có thể đọc hay ghi dữ liệu nên thuật ngữ RAM cũng được hiểu như là một bộ nhớ đọc-ghi, trái ngược với bộ nhớ chỉ đọc ROM (read-only memory).

RAM thông thường được sử dụng cho bộ nhớ chính (main memory) trong máy tính để lưu trữ các thông tin thay đổi, và các thông tin được sử dụng hiện hành. Cũng có những thiết bị sử dụng một vài loại RAM như là một thiết bị lưu trữ thứ cấp (secondary storage).Thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, nghĩa là nó sẽ mất đi khi tắt máy tính.

Mục đích
Máy vi tính sử dụng RAM để lưu trữ mã chương trình và dữ liệu trong suốt quá trình thực thi. Đặc trưng tiêu biểu của RAM là có thể truy cập vào những vị trí khác nhau trong bộ nhớ và hoàn tất trong khoảng thời gian tương tự, ngược lại với một số kỹ thuật khác, đòi hỏi phải có một khoảng thời gian trì hoãn nhất định.


Các loại RAM
Hiện có 2 loại RAM chính là SDRAM và RDRAM.

SDRAM (Viết tắt từ Synchronous Dynamic RAM) gồm 3 phân loại: SDR, DDR, và DDR2.
SDR SDRAM (Single Data Rate SDRAM), Thường được giới chuyên môn gọi tắt là "SDR". Có 168 chân. Được dùng trong các máy vi tính cũ, bus speed chạy cùng vận tốc với clock speed của memory chip, nay đã lỗi thời.
DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM), Thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR". Có 184 chân. Tuy bus speed vẫn chạy cùng clock speed, nhưng nhờ khả năng truyền dữ liệu ở cả hai điểm lên và xuống của tín hiệu nên tốc độ nhanh gấp đôi SDR. Đã được thay thế bởi DDR2.
DDR2 SDRAM (Double Data Rate 2 SDRAM), Thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR2". Là thế hệ thứ hai của DDR với 240 chân, lợi thế lớn nhất của nó so với DDR là có bus speed cao gấp đôi clock speed.
RDRAM (Được viết tắt từ Rambus Dynamic RAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "Rambus", tuy không nhanh hơn SDRAM là bao nhưng lại đắt hơn rất nhiều nên có rất ít người dùng. RDRAM phải cắm thành cặp và ở những khe trống phải cắm những thanh RAM giả (còn gọi là C-RIMM) cho đủ.

Chú ý: Trên thế giới không có loại RAM nào mang tên "DDRAM" và "DDRAM2" cả, đây là cách gọi sai lầm của thành phần không thông thạo về computer.


Các thông số quan trọng
Được phân loại theo chuẩn của JEDEC.
Dung lượng: tính bằng MB và GB.
SDR SDRAM được phân loại theo bus speed như sau:
PC-66: 66 MHz bus.
PC-100: 100 MHz bus.
PC-133: 133 MHz bus.
DDR SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:
DDR-200: Còn được gọi là PC-1600. 100 MHz bus với 1600 MB/s bandwidth.
DDR-266: Còn được gọi là PC-2100. 133 MHz bus với 2100 MB/s bandwidth.
DDR-333: Còn được gọi là PC-2700. 166 MHz bus với 2667 MB/s bandwidth.
DDR-400: Còn được gọi là PC-3200. 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.
DDR2 SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:
DDR2-400: Còn được gọi là PC2-3200. 100 MHz clock, 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.
DDR2-533: Còn được gọi là PC2-4200. 133 MHz clock, 266 MHz bus với 4267 MB/s bandwidth.
DDR2-667: Còn được gọi là PC2-5300. 166 MHz clock, 333 MHz bus với 5333 MB/s bandwidth.
DDR2-800: Còn được gọi là PC2-6400. 200 MHz clock, 400 MHz bus với 6400 MB/s bandwidth.
---------------------------------------
Trời ui sao trình bày cả một đống thế này ra làm gì...mệt người ra
__________________________________________________
Cả cuộc đời tôi chỉ có một mơ ước nhỏ nhoi đó là làm chúa tể một đảo gái !

ngoctam1011
16-11-2007, 11:26
Tui chỉ khuyên bạn, mà nếu ko nghe thì thui!
Bạn rảnh wa' hà. Nếu muốn đau thương thì tùy! Nhà bạn VIP mà hén!

hovidu
16-11-2007, 16:25
Cứ chạy con Celeron đâm lại ngon

hovidu
16-11-2007, 16:26
máy em có 4 khe cắm RAM cắm 3 con rồi,bus khác nhau vẫn phe phé ra