PDA

View Full Version : Bàn tròn Lịch sử.



Huỳnh Tấn
24-09-2007, 08:35
Nơi dành cho các bạn yêu thích khoa học lịch sử.
Bạn hãy post vào đây những thắc mắc, những tâm đắc, những sưu tầm, những phát hiện về huyền sử; dã sử; ngoại sử; chính sử… để mọi người cùng bình lựng; học hỏi.


http://img292.imageshack.us/img292/6734/chineshistoriagnvqd5.jpg
SAO LẠI “BA TÀU” ???
Hôm lai rai tại bát thập nhất tửu điếm, các bác tranh lựng rôm rả về xuất xứ 2 chữ “Ba Tàu” Vậy để khơi mào (mồng) topic mới tớ xin dẫn nguồn giải thích “Ba Tàu” từ một số tư liệu lụm lặt (vặt) được trên net và trên sách, chúng ta cùng tham khảo nhé:


Người Trung Quốc đã qua lại làm ăn, sinh sống và chung đụng với người Việt đã từ lâu đời, tùy theo từng thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh tiếp xúc hoặc nguyên nhân di cư mà người Trung Quốc đã tự xưng về tên dân tộc của mình khác nhau, cũng như người Việt đã gọi họ theo các tên khác nhau. Thường người Trung quốc tự gọi mình là dân các triều đại mà họ cho rằng văn minh, tự hào hoặc cho rằng nó phổ biến và được người bản xứ biết rõ, hoặc đã biết từ lâu như "người Đường" (Thoòng dành), "người Thanh", "người Bắc" (quốc). Người Hoa còn tự gọi họ theo quê quán: "người Quảng" (Quảng Đông), "người Tiều" (Tiều Châu/Triều Châu), "người Hẹ", "người Khách", "người Hải Nam"... Người Việt còn có lệ gọi người Hoa là "người Ngô". Lệ này bắt nguồn từ lịch sử thời Xuân Thu có "nước Ngô" và "nước Việt". Điển hình là bản Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi vào thế kỷ 15 sau khi Bình Định Vương Lê Lợi đuổi được giặc nhà Minh.

Từ phổ thông người Việt hay dùng là "người Tàu"; từ "chệt" hàm ý miệt thị; từ "các chú" nay không thông dụng nữa nhưng là đọc trại từ chữ "khách trú" vì người Hoa không được nhìn nhận là cư dân mà chỉ là dân ở trú mà thôi. Bản báo sau đây đưa ra nguồn gốc khác cho "các chú" nhưng không có cơ sở.

Theo Gia Định báo, đăng trong số 5, năm thứ 6, phát hành ngày 16 tháng 2 năm 1870: phần tạp vụ (một bài thuộc vào loại phiếm luận ngày nay)

Người bên Tàu thường gọi là người Trung-Quốc nghĩa là nước ở giữa vì thuở xưa bên ấy có 18 nước chư hầu; chỗ Kinh thành Hoàng-đế ở lại vô ở giữa các nước chư hầu nên gọi là Trung Quốc. Người bên Tàu thường kêu mình là Đường-nhơn hay Thanh-nhơn, nghĩa là người nhà Đường nhà Thanh. An-nam ta kêu là Tàu, người bên Tàu, là vì khách thường đi tàu qua đây, lại dùng tàu chở đồ hàng hóa qua đây buôn bán; nên kêu là Tàu, hàng Tàu, đồ Tàu v.v...

Người Bắc thì kêu là Ngô, nghĩa là nước Ngô, có kẻ lại cắt nghĩa rằng vì bởi nó hay xưng mình là Ngô nghĩa là tôi.

Kêu Các-chú là bởi người Minh-hương mà ra; mẹ An-nam cha Khách nên nhìn người Tàu là anh em, bằng không thì cũng là người đồng châu với cha mình, nên mới kêu là Các-chú nghĩa là anh em với cha mình. Sau lần lần người ta bắt chước mà kêu bậy theo làm vậy.
Còn kêu là Chệc là tại tiếng Triều Châu kêu tâng Chệc nghĩa là chú. Người bên Tàu hay giữ phép, cũng như An-nam ta, thấy người ta tuổi đáng cậu, cô, chú, bác thì kêu tâng là chú là cậu vân vân. Người An-nam ta nghe vậy vịn theo mà kêu các ảnh là Chệc ...
(Wikipedia Tiếng Việt)

Dị là các chú qua đây bằng Tàu nên ông cha ta gọi là người Tàu.
Do các chú đổ bộ bằng 3 con tàu nên cha ông ta gọi là Ba Tàu (?)
Ngộ hén, giả như các chú qua đây nhiều hơn 3 con tàu thì sao?
Thì ta lại có các tên : Bốn Tàu, Tám Tàu, Mười Tàu… chứ sao!
Thực tế không tếu như thế vì ngay chính các tác giả Wikipedia cũng thừa nhận “người Tàu” là tên gọi “không có cơ sở”
Vậy “cơ sở” nó ở đâu ?
Tớ lục (lọi) tiếp thì thấy trong mục “chuyện Đông chuyện Tây” của tạp chí Kiến thức Ngày nay, học giả An Chi có đưa ra cơ sở giải thích như ri:


Hỏi: Tại sao người VN gọi người Trung Hoa là “Tàu”?
Đáp: Đã có nhiều người liên hệ tên gọi này với từ tàu trong tàu bè. Xin chép Huình-Tịnh Paulus Của làm dẫn chứng: “Người An Nam thấy tàu khách qua lại nhiều, lấy đó mà gọi là nước Tàu, người Tàu. (Nhưng) Có nhiều tìm tòi hơn là ý kiến của Vương Duy Trinh cho rằng Tàu là biến thể ngữ âm của Tào, là tiếng mà từ đời Tam Quốc, người Việt đã dùng để gọi nước Ngụy của Tào Íp, xí lộn Tào Tháo.
Nhưng (theo An Chi) nước ta, lúc bấy giờ là quận Giao Chỉ và một phần quận Cửu Chân lại thuộc về Đông Ngô chứ không thuộc về Bắc Ngụy (Chính vì thế mà bấy giờ người Việt đã gọi người Trung Hoa là người Ngô…) cho nên cách giải thích của Vương Duy Trinh xem ra vẫn chưa thỏa đáng. Vả lại, tại sao người ta không gọi thẳng bằng tên nước Ngụy mà phải dùng họ Tào để gọi?

Chúng tôi (An Chi) cho rằng Tàu là âm cổ Hán Việt của từ ghi bằng 曹 mà âm Hán Việt hiện đại là tào, có nghĩa là “quan”. Trong thời kỳ Bắc thuộc, nói chung quan cai trị là người Trung Hoa cho nên dân chúng đã quan niệm rằng người Trung Hoa là tàu, nghĩa là quan.
Nếu cho rằng đây là một nếp nghĩ vô lý thì xin nhớ lại chuyện đã xảy ra hồi tháng 8, tháng 9 năm 1945 tại Sài Gòn: dân VN đã đánh bất cứ người Pháp nào mà họ gặp ngoài đường vì hễ là người Pháp thì đều là “thực dân”. Do quan niệm trên mà về sau tất cả mọi người Trung Hoa dù không làm quan cũng được “vinh dự” gọi là Tàu.

Cụ An Chi giải thích cũng có lý chứ quý vị (người Mùi)
Thời bi dừ cũng chẳng khác xưa. “Nàm dành” (người Nam) ta ra đường hễ thấy thèng mắt xanh mũi lõ nèo cũng phang cho nó là Tây ráo trọi bất kể nó là thèng Anh, thèng Mẽo, thèng Nga hay thèng Úc.
Người (làng) Mùi ta ai có thim thuyết nèo giải thích nguồn gốc tên “Ba Tàu” nữa hông hè ?
:yes::yes::yes:

The Old Man
24-09-2007, 10:47
Chưa bao giờ thấy chữ Huỳnh tịnh Của viết bằng chữ i ngắn bao giờ (Huình-Tịnh Paulus Của).
Cụ An Chi đánh sai hay bạn Huình Tấn đánh sai?

dai-gai
24-09-2007, 10:54
Chưa bao giờ thấy chữ Huỳnh tịnh Của viết bằng chữ i ngắn bao giờ (Huình-Tịnh Paulus Của).
Cụ An Chi đánh sai hay bạn Huình Tấn đánh sai?
trong bản đồ TP. HCM tên đường Huỳnh Tịnh Của Q3 và Huỳnh Tịnh Của Q.BT đều viết chữ y dài cả

tran_phong
24-09-2007, 11:11
hic đọc xong mở mang kiến thức ra nhiều, nhất là từ Các Chú, mấy người già xưa thường gọi là Các Chú không (mà Cắt hay là Các vậy bác T)

ThichNuDiuHien
24-09-2007, 11:14
CHÚT ÁNH SÁNG MINH OAN CHO NGỌA TRIỀU HOÀNG ĐẾ
Bài viết dưới đây của Bác Sĩ Hồ Đắc Duy hy vọng giúp các bạn có cách nhìn khác về một vị vua “tai tiếng” nhất trong lịch sử Việt Nam. Vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Tiền Lê (http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Ng%E1%BB%8Da_Tri%E1%BB%81u) mà trước khi đọc bài viết này – trong hơn 30 năm tôi vẫn nghĩ đây là một bạo chúa với những trò “tiêu khiển” thật tàn bạo…


. Có phải Lê Long Đĩnh là một vị vua của tàn ác và dâm đãng ?
. Tại sao người ta gọi ông là Ngọa Triều Hoàng Đế ?
. Long Đĩnh có mắc bệnh tâm thần và bệnh trĩ ?

Đại Việt Sử Lược là bộ sách viết về sử xưa nhất của nước ta , được lưu giữ trong " Tứ Khố Toàn Thư " của triều Mãn Thanh Trung Quốc , nó có trước bộ Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu , trang 107 chép về cái chết của Ngọa triều Hoàng Đế như sau :


" Mùa đông tháng 10 ngày Tân Hợi năm Mậu Thân (1008), vua qua đời tại phòng ngủ trong điện, Hiệu là Ngọa Triều , vì vua có bệnh trĩ phải nằm để thị triều "

Đại Việt Sử Ký Tòan Thư , Bản kỷ , Quyển I , trang 235 chép :


Ngoạ Triều Hoàng Đế tên húy là Long Đĩnh , lại có tên là Chí Trung, con thứ năm của Đại Hành ở ngôi 4 năm , thọ 24 tuổi , băng ở tẩm điện. Vua làm việc càn dỡ giết vua cướp ngôi ,thích dâm đãng tàn bạo…"

Hay ở trang 236 viết:


"Vua tính hiếu sát , phàm người bị hành hình , hoặc sai lấy cỏ gianh quân vào ngừơi mà đốt, đề cho lửa cháy gần hết, hoặc sai kép hát ngừơi nước Tống là Liêu Thủ Tâm lấy dao ngắn dao cùn xèo từng mảnh, để cho không được chết chóng. Ngừơi ấy đau đớn kêu gào thì Thủ Tâm nói đùa rằng: "Nó không quen chịu chết" Vua cả cừơi . Đi đánh dẹp bắt đựơc tù binh thì đến bờ sông, khi nứơc triều rút, sai ngừơi làm lao dứơi nước , dồn cả vào trong ấy, đến khi nứớc triều lên, ngập nứơc mà chết; hoặc bắt trèo lên ngọn cây cao rồi chặt gốc cho cây đổ, ngừơi rơi xuống chết Vua thân đến xem , lấy làm vui .Có lầnVua đi đến sông Ninh, sông ấy nhiều rắn, vua sai trói người vào mạng thuyền,đi lại giữa giòng muốn cho rắn cắn chết. Phàm bò lợn muốn làm thịt thì tự tay vua cầm dao chọc tiết trước , rồi mới đưa vào nhà bếp sau . Có lần vua róc mía trên đầu sư Quách Ngang , giả vờ lỡ tay làm đầu sư chảy máu rồi cả cười. Hoặc nhân yến tiệc , giết mèo cho các vương ăn, ăn xong, lấy đầu mèo dâng lên cho xem, các vương đều sợ, vua lấy làm thích. Mỗi khi ra chầu, tất sai bọn khôi hài hầu hai bên; Vua có nói câu gì thì bọn ấy nhao nhao pha trò cười để cho loạn lời tâu việc của quan chấp chính. Lại lấy thạch sùng làm gỏi, bắt bọn khôi hài tranh nhau ăn ."

Chuyện tranh giành ngôi báu , anh em giết nhau để không phải là việc hiếm thấy , cũng như Đinh Liễn giết Hạng Lang năm 979 hay Nghi Dân giết Bang Cơ năm 1459.
Cái tội của Khai Minh Vương rõ ràng nhưng "Vua làm việc càn dỡ giết vua cướp ngôi , thích dâm đãng tàn bạo " liệu có thật như thế không hay là đây là chuyện dời sau thêm vào , ngay cái danh hiệu là Ngọa Triều cũng còn nghi ngờ. Có phải Long Đĩnh tự mình đặt cho mình cái thụy quái gở này hay là đơì sau gán cho ông ta.
Ngô sĩ Liên cho rằng " Ngoạ Triều không những thích giết ngừơi . mà còn oán vua cha.."
Chỉ có những người mắc bệnh tâm thần , với một đầu óc bệnh hoạn mới tưởng tượng ra các trò chơi giết người phong phú như đoạn văn trên mô tả những hành vi độc ác mất hết tính người
LONG ĐĨNH CÓ DẤU HIỆU BỆNH TÂM THẦN VÀ MẮC BỆNH TRĨ KHÔNG ?
Một bệnh án và chẩn đoán phân biệt được mô phỏng theo các tài liệu lịch sử đáng tin cậy có thể được biện luận như sau :
Về phương diện tâm thần xét hành vi của Long Đĩnh trong vai trò lảnh đạo đất nước hoàn toàn đối nghịch với một số hành vi tàn bạo hung ác như trích dẫn sau đây làm thí dụ như :


Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục , Chính biên , quyễn 1 trang 274 chép: " Đinh Mùi (1007 ) Mùa xuân Long Đĩnh sai em là Minh Xưởng và Chưởng thư ký là Hoàng Thành Nhã đem con tê trắng sang biếu nhà Tống , dâng biểu xin cửu kinh và kinh sách Đại Tạng "
Đại Việt Sử Ký Tòan Thư trang 235 chép " Nhà vua đi Ái Châu , đến sông Vũ Lung . Tục truyền : người lội qua sông này phần nhiều bị hại , nhân thể vua sai ngươì bơi lội qua lại đến ba lần , không hề gì , xuống chiếu đóng thuyền để ở (các bến sông ) Vũ Lung , Bạt Cừ , Động Lung bốn chổ để chở người qua lại "
Trong Đại Việt Sử Lược trang 107 chép " Năm Định Vị ( Mùi) tức năm 1007 Vua sửa định lại quan chế văn võ theo nhà Tống"
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, trang 274 chép : " Vua xin với nhà Tống cho ta sang "hồ thị" ở Ung Châu, mua bán đổi chác với người Tông , nhưng vua Tống không nghe , chỉ cho mua bán đổi chác ở Liêm Châu và Trấn Như Hồng thôi " ( Ung Châu thuộc Tỉnh Quảng Tây nằm sâu trong nội địa Trung Quốc )
Hoặc Trong Đại Việt Sử Ký Tiền Biên của Ngô Thì Sĩ , Bản kỷ , Quyển I , trang 39a chép: "Khai Minh Vương sai dân Ái Châu đào kênh , đắp đường từ cửa Vân Long qua Đỉnh Sơn đến sông Vũ Lũng.."

Long Đĩnh trong 4 năm cầm quyền cho đến trước khi chết , ông vua trẻ này đã 5 lần tự tay cầm quân đánh giặc.
Lần thứ nhất ( năm 1005) dẹp tan bạo loạn giữa các anh em thu phục mọi người ĐVSKTT trang 233 chép "Từ đấy về sau các Vương và giặc cướp đều hàng phục ".
Lần thứ hai ( 1005 ) Khi quan quân đang đánh nhau với ngưới ở trại Phù Lan chợt thấy trạm báo tin là giặc Cử Long vào cướp đã đến cửa biễn Thần Đầu ( Ninh Bình ) Vua về đến sông Tham , đi sang Ái Châu để đánh giặc Cử Long.
Lần thứ ba ( 1008 ) Đánh người Man ở hai châu Đô Lương và Vị Long.
Lần thứ tư ( 1008) Đánh giặc ở Hoan châu và châu Thiên Liêu.
Lần thứ năm (1009) Tháng 7 vua đi đánh giặc ở các châu Hoan Đường và Thạch Hà.
Và đến tháng 10 ngày Tân Hợi năm Kỷ Dậu (1009) , vua qua đời tại phòng ngủ trong điện.
Một cái chết mà Ngô Thì Sỉ đã nêu ra một nghi vấn , ông cho rằng Long Đĩnh bị thanh toán trong Đại Việt Sử Ký Tiền Biên, trang 185, ông viết như sau :" Lý Thái tổ rất căm phẫn trước tội ác giết anh cướp ngôi của Khai minh Vương , nhân lúc Khai Minh Vương bệnh tật , sai người vào đầu độc giết đi rồi dấu kín việc đó , nên sử không được chép "
Qua những hành vi nêu trên thật khó tưởng tượng và xác định Long Đĩnh là một vị vua chuyên làm việc càn dở như sử ký đã ghi.
Long Đĩnh lại có thể là một người lai Chiêm Thành vì trong Đại Việt Sử Lược Quyển I trang 21 chép và Đại Việt Sử Ký Tòan Thư trang 232 chú giải như sau : Mẹ của Lê Long Việt và Lê Long Đĩnh là Hầu Di Nữ( Con người hầu gái người Chiêm Thành ).
Như vậy cái chết của Ngọa Triều Hoàng Đế có thể vẫn còn là một bí ần mà nguyên nhân sâu xa hơn ngoài Tội Ác Giết Anh Cướp Ngôi , còn cái gì nữa hay không ? Có lẽ Điện Tiền Chỉ Huy Sứ Lý Công Uẩn ,Hữu Điện Tiền Chỉ Huy Sứ Nguyễn Đệ , Chi hậu Đào Cam Mộc và Khuôn Việt Thái Sư, Vạn Hạnh Thiền sư và những Đại thần từng giúp cho Lê đại Hành là những người biết rõ điều này cho nên lời bàn của Ngô thì Sĩ không phải là không có căn cứ (Xem thêm ĐVSKTT trang 238)
Không biết Ngô Thì Sĩ khi nói nhân lúc Khai Minh Vương bệnh tật , sai người vào đầu độc giết đi là có ý gì ? bởi vì trước khi vua chết một hoặc hai tháng ông ta vẫn còn cầm quân đi đánh giặc ở các châu Hoan Đường và Thạch Hà.
Nhiều quyển sử ghi là vua bị bệnh Trĩ , đam mê tửu sắc thích dâm đãng tàn bạo , điều này quả thật có như vậy không ?

Bệnh trĩ là bệnh thế nào ?
Bệnh Trĩ là bệnh có liên quan đến cấu tạo của thành tĩnh mạch và huyết động học vùng chậu , các tĩnh mạch ở vùng hậu môn phồng lớn ra tạo thành bứu trĩ , nếu các bứu trĩ chiếm trên 180 độ thì được xếp vào loại 4 , nguyên nhân chưa rõ nhưng người ta ghi nhận những người bị viêm đại tràng mãn tính , táo bón , viêm gan , các nghề ngiệp mà phải đứng lâu ngồi lâu như ,thư ký tài xế..thì dễ bị bệnh trĩ hơn các người.
Theo quan niệm của đông y thì là do Khí hư hạ lãm là khí hư bị hãm , bị chận lại ở dưới không lưu thông được.
Người ta hay nói đau khổ vì bệnh trĩ , điều đó rất đúng , người nào có mắc phải bệnh này mới hiểu được nổi khổ của họ , nhất lại là bệnh nhân phải nằm để thị triều kiểu như người ta mô tả cho Lê Long Đĩnh với thụy hiệu Ngọa Triều.
Bệnh trĩ ở giai đoạn mà bệnh nhân phải nằm thì thường ở giai đoạn 4 , là giai đoạn nặng mà biện pháp điều trị là giải phẩu , mà giải phẩu hay tiêm thuốc để cho teo bứu trĩ thì 1000 năm trước làm gì có , nếu không được giải phẩu kịp thời thì bứu trĩ sẽ lan rộng ra , sưng tấy đau nhức , chảy máu , sa bít hậu môn làm bệnh nhân không dám đi cầu . Vì đau đớn và cấn ở hậu môn làm cho bệnh nhân phải nằm , không thể đi đứng , di chuyển , nhất là bệnh trĩ trong giai đoạn diễn tiến cấp tính
Khó mà tin Long Đĩnh là " ngọa triều " được vì trong suốt thời gian ngắn ngủi 4 năm ông cầm quyền ông ta đã tự mình làm tướng đi chinh phạt đến 5 lần và trận chiến cuối cùng mà Long Đĩnh tham dự trước khi ông chết là 2 tháng , đó là trận vua đem quân đi đánh châu Hoan Đường , Thạch Hà vào mùa thu tháng 7 năm Kỷ Dậu ( 1009 ) .Thử hỏi một " ngọa triều " làm sao mà đi đánh giặc được Nếu Lê Long Đĩnh mắc bệnh trĩ mà phải nằm để thiết triều thì e rằng khó mà giải thích được những cuộc chinh chiến liên miên của ông ta
Để thực hiện được những cuộc chinh chiến liên miên , lâu dài và thành công như vậy chắc chắn vua phải có một sức khỏe thật tốt cho nên nói là vua là kẻ ham mê tửu sắc , đau bệnh trỉ , lâm triều phải nằm là chuyện cần phải xét lại
Người gọi là đam mê tửu sắc thì suốt ngày chè chén say sưa , hoan lạc liên tục thì đầu óc trống rỗng , sức khỏe lụn bại làm gì có những quyết định sáng suốt cấp tiến như Cho nguờì sang Tống xin chín bộ sách vĩ đại nhất của Trung Quốc là Dịch , Thi , Thư , Lễ , Xuân thu , Hiếu kinh , Luận ngữ , Mạnh Tử , Chu lễ và kinh sách Đại Tạng , xuống chiếu đóng thuyền để ở các bến sông Vũ Lung , Bạt Cừ , Động Lung bốn chổ để chở người qua lại , sửa định lại quan chế văn võ theo nhà Tống , xin cho ta sang "hồ thị" ở Ung Châu, mua bán đổi chác với người Tông , sai dân Ái Châu đào kênh , đắp đường từ cửa Vân Long qua Đỉnh Sơn đến sông Vũ Lũng..v.v Vì có lần Ngô Thì Sĩ nói như thế này : " Xét việc Long Đĩnh cướp ngôi , cố nhiên không đáng được thụy hiệu đẹp , mà cái tên Ngọa Triều cũng không đúng. Có lẽ Lý Thái Tổ muốn dùng thụy hiệu xấu để gán cho , mà không biết rằng từ xưa những đế vương nào không đáng làm vua thì gọi là phế đế , mạt đế hoặc lấy cái tên khi bị phế mà chép. Còn như cái hiệu "Ngoạ Triều" thì thô bỉ không căn cứ " cho nên lý luận của Ngô thì Sĩ không phải là không có căn cứ về phương diện Y Khoa.
Rất khó mà giải thích được những tư tưởng cấp tiến về ngoại giao với Trung Quốc, kinh sách giáo dục và các cuộc chinh chiến tảo thanh nội loạn , giặc cướp thổ phỉ trong nước nếu cho rằng Lê Long Đĩnh là một vị vua chỉ làm việc càn dỡ, thích dâm đãng tàn bạo và mắc bệnh trĩ được . Cho nên nói là vua là kẻ ham mê tửu sắc , đau bệnh trĩ , lâm triều phải nằm là chuyện cần phải xét lại.
P/s: nguyên tựa bài viết là Bệnh Án của Ngọa Triều Hoàng Đế

ips
24-09-2007, 11:49
Về chữ Tàu thì bác Tấn giải thích như thế là có cơ sở.
Riêng nghi án chữ "ba" thì theo tôi hiểu ba không có nghĩ là số ba thông thường, người Việt minh hay dùng chữ ba có nghĩa là nhiều ( a lot of ), ý rằng nhiều không đếm được hoặc không muốn đếm, ví dụ như ta hay nói :
- nấu ba hột gạo ( ba không có nghĩa là chỉ nấu đúng ba hột , ai ăn ai nhịn :D )
- Thằng ấy ba hoa : nhiều chuyện
- Nhậu ba sợi : nhậu lai rai
- Thằng này ba trợn ...
Theo tôi, Ba Tàu có thể dùng để chỉ người Tàu khi ấy đi rất nhiều tàu qua mà không đếm được hoặc không muốn đếm.
Tuy nhiên khi dùng từ ba, có hàm ý coi thường, không quan tâm. Do đó dùng từ Ba Tàu để chỉ người Hoa còn cáo hàm ý coi thường.

ips
24-09-2007, 11:58
Về nghi án Lê Long Đĩnh theo Ngô thì sĩ đặt nghi vấn như bác Thích gái giải thích tôi cũng đồng ý với quan điểm trên.
Dân mình vốn mang nặng giáo dục nho giáo, nên khi một vị vua mới lên ngôi, để cho có chính nghĩa bao giờ họ cũng cố tình tạo một dư luận không tốt với vị vua trước.

Học sử ta thấy, khi một triều đại sắp mất, vị vua cuối cùng bao giờ sử chép cũng là vua bất tài, nhu nhược, hoang dâm ... để lý giải việc mất ngôi về tay kẻ khác, mà hễ khi họ khác lên nắm quyền, để chính danh họ thường hạ uy tín đối phương, đó là một cái tính rất xấu của người Việt ta.

Ví như khi làm đảo chánh lật đổ Ngô Đình Diệm thì các nhà viết sử của chế độ của Tổng thống mới lại chê bai đủ điều về vị tổng thống đó, chẳng hạn ...

Do đó sử Việt Nam có rất nhiều nguồn, việc đi tìm lại chính sử không phải dễ, học sinh học sư ngày nay cũng phải dùng cái đầu mà suy nghĩ là vậy.

Cám ơn bác Tấn và bác Thích.

Huỳnh Tấn
24-09-2007, 13:34
Chưa bao giờ thấy chữ Huỳnh tịnh Của viết bằng chữ i ngắn bao giờ (Huình-Tịnh Paulus Của).
Cụ An Chi đánh sai hay bạn Huình Tấn đánh sai?
Báo cáo bác, em chẳng dám đánh sai. Bác chưa bao giờ thấy là vì bác chưa... thấy bao giờ đó thui. Em thì thấy lâu rùi:
http://img178.imageshack.us/img178/7220/htcel1.jpg

http://img171.imageshack.us/img171/6793/htc2jx6.jpg

Sẽ có giải thích chi tiết thêm cho bác sau :yes:
Riêng nghi án chữ "ba" thì theo tôi hiểu ba không có nghĩ là số ba thông thường, người Việt minh hay dùng chữ ba có nghĩa là nhiều ( a lot of ), ý rằng nhiều không đếm được hoặc không muốn đếm, ví dụ như ta hay nói :
- nấu ba hột gạo ( ba không có nghĩa là chỉ nấu đúng ba hột , ai ăn ai nhịn )
- Thằng ấy ba hoa : nhiều chuyện
- Nhậu ba sợi : nhậu lai rai
- Thằng này ba trợn ...
Theo tôi, Ba Tàu có thể dùng để chỉ người Tàu khi ấy đi rất nhiều tàu qua mà không đếm được hoặc không muốn đếm
Cũng có lý :yes:

The Old Man
24-09-2007, 13:46
Lại thêm chữ Quấc Âm cũng chưa từng thấy!
Chữ Việt của tôi có vấn đề rồi.
Something's wrong with my Vietnamese!

nmd
24-09-2007, 13:58
Theo em nghĩ đó là những chữ Quốc ngữ hồi những năm 45 quá.

ips
24-09-2007, 14:18
Về từ cắc chú, hồi nhỏ hay hát như sau :

- cắc chú ba tàu, thằng nào cũng như thằng nấy
Thằng nào dơ dáy tống cổ nó đi về Tàu.

Bây giờ nghe lại quả thật hồi nhỏ đã bị gieo sự kỳ thị chủng tộc rồi.

The Old Man
24-09-2007, 14:19
Thế thì những chữ Quấc Ngữ đó còn thông dụng bây giờ hay không?
Tôi còn nhớ trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư có câu :
Sách Quốc Ngữ, chữ nước ta.
Con cái nhà, đều phải học.
Miệng thì đọc, tai thì nghe
Đừng nói nhè... v.v

http://evan.com.vn/News/Tin-tuc/2007/03/3B9AD76C/quoc-van-giao-khoa-thuto.jpg
Có ai còn nhớ Quốc Văn Giáo Khoa Thư không?
Có ai còn nhớ bài tập đọc:
Đèn vừa tắt thì BA (tên cậu bé) kêu một tiếng "Ôi chao! Có người rình bên cạnh nhà" v.v
Hay là "Ai bảo chăn trâu là khổ.."
Và "Trời nhá nhem, chạng vạng tối, tôi thấy một ông cụ già hì hục khuân tảng đá"

The Old Man
24-09-2007, 14:38
Có ai chỉ giùm tôi chổ download cái tuổi thơ "Quốc Văn Giáo Khoa Thư" được không?
Xin cám ơn trước.

namhoang
24-09-2007, 15:54
Ô hay thật! Đúng là biển học mênh mông. Em vốn là người thường tự hào là mình khá thuộc sử nước nhà thế mà đọc những bài viết này khóc rưng rức cả tiếng đồng hồ. Tiếp đi các bác ơi!

tran_phong
24-09-2007, 15:59
Lại thêm chữ Quấc Âm cũng chưa từng thấy!
Chữ Việt của tôi có vấn đề rồi.
Something's wrong with my Vietnamese!

không phải không có vấn đề mà qua nhiều lần cải cách thì nó sẽ khác đôi chút

Như hồi đó Bác Hồ có cuốn " Đường Kách Mệnh " đó, có ai nói nó sai chính tả đâu :D
nói chi xa hồi nhỏ học nước Mỹ còn bây giờ là nước Mĩ, cái nào xài cũng được nhưng mà do cải cách nên nó như vậy.
bác TOM muốn downn cái Quốc Văn Giáo Khoa Thư coi bộ khó à nha :D mua thì có

Huỳnh Tấn
25-09-2007, 10:55
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Ðến nay thấm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Ðá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Nghìn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy người đây, luống đoạn trường
(Thăng Long thành hoài cổ - Bà huyện Thanh Quan)
http://img527.imageshack.us/img527/9986/loixuayp1.jpg


Vì cứ can qua chiến tranh liên tục nên Chiêm thành trở nên suy yếu. Khi vua nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt (Qubilai) sai tướng Toa Đô (Sogatu) cầm thủy quân xuống đánh Chiêm Thành năm 1282, quân Chiêm chống cự không nỗi nên quân Nguyên vào Thị Nại, tàn phá kinh đô Đồ Bàn và chiếm đóng nước Chiêm trong vòng 5 năm, Chiêm vương Indravarman V, cùng thái tử Bổ Đích (Harijit) thoát lên vùng cao nguyên và cầu cứu Đại Việt. Vua Trần Nhân Tông gởi hai vạn quân và 500 chiến thuyền sang giúp. Đến khi quân Việt đánh bại được quân Mông năm 1287, cũng giải phóng luôn nước Chiêm, nên năm 1307 tân vương Simhavarman III (Chế Mân) tặng vua Trần anh Tôn 2 châu Ô và Lý để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân. Vua Chế Mân cũng xây dựng thêm nhiều ngôi tháp thờ phượng thần linh ở vùng Mỹ Sơn. Ba năm sau khi Chế Mân mất, vua Chế bồng Nga (Pô Bin Swơr) từng nuôi chí phục thù nên năm 1370 đã kéo quân thủy bộ đánh phá vào tận kinh đô Thăng Long, nhưng đến năm 1382 lại bị tử trận. Tuy vậy các vua Chiêm kế tiếp vẫn luôn gây chiến với nước Việt.

Vào thời kỳ này, lãnh thổ Chiêm thành khá rộng. Lãnh thổ Chiêm Thành trải dài từ các bình nguyên duyên hải nhỏ hẹp cho đến vùng rừng núi Trường Sơn cũng như các cao nguyên nam Trung phần ngày nay. Người Chiêm Thành không chỉ là người Chàm ở duyên hải là đa số mà còn gồm những nhóm dân thiểu số khác như giống Jarai, Rhade, Churu, Raglai, Stieng hiện vẫn còn sinh sống ở vùng Tây nguyên mà những câu tục ngữ vẫn còn lưu truyền như "Chăm anh, Raglai em" (Cam saai, Raglai adei), hoặc "Chăm với Raglai như hai anh em ruột" (Cam saung Raglai yơu adei ai sa tiam). Ngoài ra lịch sử Chàm còn cho thấy đầu thế kỷ 14, quốc vương Jaya Simhavarman III (Chế Mân) xây đền Yang Prong ở lưu vực sông Se San. Đền Yang Mun (gần Cheo Reo) ở lưu vực sông Ba và đền Phú Thọ gần Pleiku được xây dựng vào cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15. Vua Po Romê (mà bia ở tháp thờ tại Ninh thuận ghi là Pa Rrame) là người sắc tộc Churu, trị vì Chiêm Thành từ 1627 đến 1651, mở đầu một triều đại gồm 14 quốc vương kéo dài cho đến 1786.

Năm 1402, Hồ Quý Ly xâm lăng Chiêm thành ép vua Campadhiraya (Ba Đích Lại) nhường đất Indrapura - Chiêm động hay Đồng dương (Phủ Thăng biønh, Quảng Nam) và đất Amaravati - Cổ lụy (Quảng Nghĩa), rồi cải thành bốn châu là Thăng, Hoa, Tư và Nghĩa, đặt quan An phủ sứ cai trị và di dân vào khai khẩn. Khi quân Minh xâm lăng nước ta năm 1407, Chiêm Vương liền đánh chiếm lại vùng đất đã nhường năm năm trước.

Đến thời Hậu Lê: Dưới đời Nhân tông vua Chiêm là Ma Ha Bí Cái (Maha Vijaya) gây hấn đánh Hóa châu năm 1444, nên hai năm sau các tướng Lê Thụ và Lê Khả cầm quân đánh phá Đồ Bàn, bắt Bí Cái, đưa người khác lên thay, rồi rút quân về. Đến đời Thánh tông, vua mới của Chiêm Thành là Trà Toàn lại xua quân hai lần xâm lấn Hóa châu vào những năm 1468 và 1469, vua Thánh tông phải thân chinh kéo quân đánh dẹp và chiếm Đồ Bàn năm 1471 bắt giải Trà Toàn về giam ở Thăng Long. Vua Lê lấy vùng Amaravâti (Quảng Nam, Quảng Ngãi) và Vijaya (Bình Định) đặt thành "Quảng Nam thừa tuyên đạo" lấy đèo Cù Mông làm ranh giới, và chia phần đất Chiêm Thành còn lại làm ba nước nhỏ là Hóa Anh (Phú Yên, Khánh Hòa), Chiêm Thành, chỉ còn lại từ Phú yên đến mũi Kê gà (Phan Rang - Bình thuận), và Nam Phan (Gia Lai, Kontum, Darlac). Theo những tài liệu Mã Lai, khi Chiêm Thành bị Lê Thánh Tông tấn công năm 1471, một số quan chức triều đình Chiêm Thành bị bắt, một số bỏ trốn qua Chân Lạp, Mã Lai tỵ nạn.

Vào thế kỷ thứ 16, người Chiêm Thành thường buôn bán với người Bồ Đào Nha ở Macao (Trung Hoa). Người Bồ Đào Nha hay ghé đến vùng Panduranga (Cam Ranh và Phan Rang ngày nay) và tài liệu của người Bồ Đào Nha đã ghi nhận sự hiện diện của thương thuyền Chiêm thành ở cửa khẩu sông Maenam (Menam), là cửa khẩu chính của nền ngoại thương Xiêm La.

Qua thế kỷ thứ 17, thời chúa Nguyễn: Năm 1611, nhân các bộ tộc người Chàm liên kết lại cùng đánh phá vùng biên giới phía nam, Nguyễn Hoàng sai chủ sự Văn Phong đem quân vượt đèo Cù Mông tiến chiếm vùng Phú Yên ngày nay, giữa Vijaya và Kauthara, đổi thành hai huyện Đồng xuân và Tuyên hóa. Sau đó không lâu vì thấy thuyền bè các nước Tây phương như Bồ Đào Nha và Hòa Lan đang lân la đến các hải cảng của Chiêm Thành. Sãi Vương Nguyễn Phúc Chu rất lo ngại, nên năm 1631 đã gả người con gái thứ ba là Nguyễn Phúc Ngọc Khoa cho vua Chiêm là Pô-Rômê để tạo sự hòa hiếu với Chiêm Thành. Sau năm 1639 thì cuộc giao thương giữa Chiêm Thành và người Bồ Đào Nha hầu như chấm dứt và người Chàm quay sang buôn bán với người Hòa Lan sau khi người Hòa Lan làm chủ Malacca vào năm 1641 và làm chủ con đường buôn bán hồ tiêu qua eo biển Malacca. Năm 1653, vua Chiêm là Bà Thấm, vốn là hậu duệ của hoàng gia Chân lạp, đem quân đánh phá Phú Yên nên chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần bèn sai cai cơ Hùng Lộc vượt đèo Cả sang trừng trị. Bà Thấm thất trận dâng thư xin hàng. Chúa Hiền lấy hẳn vùng Kauthara, lập thành phủ Thái Ninh, sau đổi thành phủ Diên Khánh, trong đó có thánh tích Chiêm là Po Nagar (Tháp Bà, Nha Trang ngày nay). Chiêm Thành chỉ còn lại vùng Panduranga, phía nam sông Phan Rang. Khi rút về vùng Panduranga, người Chàm tiếp tục lập thờ Thánh Mẫu Po Nagar ở một ngôi đền nhỏ ở làng Hữu Đức, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh thuận ngày nay.

Khoảng thời gian từ 1675 đến 1685, theo sử liệu của Thái lan đã cho biết một người anh em của quốc vương Chiêm Thành đến viếng triều điønh Xiêm La, có lẽ để cầu viện; và năm 1680 vua Chiêm còn gởi hai phái bộ đến Batavia (tức Jakarta, Indonesia ngày nay) để liên lạc ngoại giao.

Năm 1692, vua mới là Bà Tranh tự bỏ lệ triều cống. Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh (hay Kính) kéo quân xuống hỏi tội và đánh bắt được Bà Tranh và giải về Phú Xuân. Chúa Nguyễn lấy đất Chiêm Thành còn lại đặt ra Thuận phủ, năm sau lại đổi ra Thuận thành trấn. Đến năm 1697 chúa Nguyễn đặt ra Phủ Bình thuận, lấy đất Phan lang, Phan lý làm huyện Yên phúc và huyện Hòa đa. Từ đó nước Chiêm thành mất hẳn, tuy vậy chúa Nguyễn vẫn cho người Chiêm còn lại được tự trị một vùng đất ở Bình Thuận cho mãi đến năm 1832, khi vua Minh Mạng ra lệnh bãi bỏ vùng tự trị. Người Chàm nổi dậy chống đối nhưng hai cuộc khởi nghĩa do Katip Sumat lãnh đạo từ 1833 đến 1834 và Ja Thak Va cầm đầu từ 1834 đến 1835 đều bị quan quân dẹp yên nhanh chóng. Trước kia những người Chàm theo Hồi giáo di tản sang định cư ở Ayudhya (bắc Bangkok, Xiêm La) đã tham gia vào một âm mưu lật đổ quốc vương Xiêm La và thay thế bằng người em của ông ta, vì thế triều đình Xiêm La cho phép những người Chàm tị nạn về sau, đến định cư ở vùng Bangkok. Con cháu những người nầy hiện vẫn sống tại đó.

Tuy nước Chiêm thành đã bị xóa nhưng cuộc nam tiến của dân Việt vẫn tiếp tục cho mãi đến năm 1714 sau khi thôn tính luôn vùng Thủy Chân lạp.


http://img222.imageshack.us/img222/9567/thapduonglongyy8.jpg

Túm lại:Chiêm Thành bắt đầu cắt đất từ thời nhà Lý (http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%C3%AAm_Th%C3%A0nh) và đến thời nhà Nguyễn (Minh Mạng) thì Chiêm Thành chỉ còn là một cái tên trong lịch sử. Tuy nhiên có một giả thuyết cho rằng chính nhà Tây Sơn mới là người kết thúc vương quốc này. Các bác có ý kiến gì không? :dontgetit

vneye
25-09-2007, 10:55
Về thông tin sách viết như bác Huỳnh Tấn giải thích thì em không có ý kiến gì và cũng khó có thể nói là đúng hay sai? Chỉ có thể thấy có lý hay không mà thôi :)

Em có khá nhiều bạn là người Hoa, và 1 trong số đó kể lại cho em nghe như sau (Truyện này cũng do ba mẹ bạn đó kể lại, có vẻ hơi có hơi hướng chính trị):

Sau giải phóng người Hoa là một trong những cộng đồng người có hoạt động kinh doanh sầm uất nhất miền Nam (cụ thể là đất Sài Gòn), là nhóm người đóng thuế cho nhà nước VN nhiều nhất lúc bấy giờ. Tuy nhiên họ bức xúc cùng cực vì sự phân biệt đối xử và những quy định bất công của nhà nước ta đối với họ. (Không biết sự phẫn uất này có lan tới Trung Quốc hay không?) Một ngày nọ, Trung Quốc cho 3 chiếc tàu lớn sang để chở mọi người về quê hương. Ba mẹ bạn ấy lẽ ra cũng đã thu xếp xong hành lý để trở về. Nhưng vì những quyền lợi của đất nước (hoặc sợ Trung Quốc phá hoại kinh tế) mà nhà nước ta đã ngăn cấm và tìm mọi cách hủy chuyến sơ tán này. Từ đó truyền thuyết 3 con tàu được ra đời --> Ba tàu (Nghe hơi nghịch với giải thích di dân sang bằng 3 con tàu của bác Huỳnh Tấn nhỉ)

Câu truyện em nghe là vậy, đúng hay sai chưa nói tới nhưng ít ra nó cũng cho thấy trong suy nghĩ của người Hoa đương đại tại VN vẫn lưu truyền những câu truyện như thế.

Bên trên em chưa thấy nói từ "Ba Tàu" được xưng hô bắt đầu từ khoảng thời gian nào ta nhỉ, nếu sớm hơn sự ra đời của Nhà nước VN thì câu truyện em kể trên là sai bét rồi. :)

edavn
25-09-2007, 11:26
Các tư liệu bác Huỳnh Tấn đưa ra bổ ích lắm, cảm ơn lão gia nhiều:D
Em nghĩ chữ "Ba Tàu" nên hiểu thế ni:
Ba: cách gọi của miền trong một cách thân mật, như: anh ba, chị ba
Tàu: đương nhiên chỉ người Hoa sinh sống tại VN roài, còn tại sao gọi là người Tàu thì chắc như một số giải thích ở trên là do họ hay mang hàng hoá đến VN bằng.. Tàu biển, hoặc họ hay sống trên Tàu:)
Ba Tàu: Tiếng gọi thân mật của đồng bào ta dành cho người Hoa Kiều sinh sống tại miền trong, anh ba tàu, chị ba tàu...
:):):)

vneye
25-09-2007, 11:35
Đọc xong đoạn trích về lịch sử mở mang bờ cõi của bác Huỳnh Tấn thì em có suy nghĩ như vầy:

1. Xứ Chiêm mất nước là đáng, vì rõ ràng trong nguyên cả đoạn trích, mỗi khi chúng ta thấy thêm 1 phần đất của họ là đều do họ chủ động gây hấn. Khi thì đánh phá, khi thì ngang nhiên cắt triều cống lễ nạp. Cái này ông bà gọi là "Yếu mà ra gió".

2. Lật ngược lại nghĩ thì hình như có gì không hợp lý? Nó yếu mà sao cứ kéo đánh mình hoài thế. Hay Chiêm cũng muốn sát nhập với dân Việt nhưng sĩ diện nên không dám nói thẳng :D

vneye
25-09-2007, 11:46
Quay thời gian tít về cổ sử, lâu rồi em có đọc được 1 thắc mắc như vầy, nay nêu ra để cả nhà cùng bàn luận:



Đã từ lâu tôi thường thắc mắc về một chi tiết trong cổ sử của Việt Nam về giai đoạn các vua Hùng dựng nước. Theo truyền thuyết Việt tộc là hậu duệ của Viêm Đế Thần Nông, cháu ba đời của Viêm Đế là Đế Minh, sinh ra Đế Nghi. Đế Minh đi xuống phương Nam tuần tra, đến vùng Ngũ Lĩnh, nằm vế phương Nam nước Trung Hoa, kết hôn cùng tiên nữ, sinh ra Lộc Tục, là người có thánh đức.

Đế Minh muốn truyền ngôi vua cho, nhưng Lôc Tục lại nhường cho anh, nên Đế Minh để cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (tức là nước Trung Hoa, phía Bắc sông Hoàng hà). Cho con thứ là Lộc Tục làm vua phương Nam. Lúc đó là vào năm Nhâm Tuất (2879TCN).

Lộc Tục xưng đế hiệu là Kinh Dương Vương, lấy họ là Hồng Bàng và đặt tên nước là Xích Qũy. Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm kế nghiệp cha lên làm vua xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ. Sinh được trăm trứng và trăm trứng đó nở ra trăm người con trai. Đây là tổ của bách Việt.

Một hôm Lạc Long Quân bảo nàng Âu Cơ rằng ta vốn là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó. Nên sau đó hai người chia tay nhau mỗi người dẫn theo 50 người con. Cha dẫn 50 con xuống phía biển, mẹ dẫn 50 con về núi. Lạc Long Quân phong cho người con trưởng (không rõ tên húy) lên nối ngôi, xưng là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang v..v.. Hùng Vương truyền được 18 đời, tất cả đều lấy hiệu là Hùng Vương, cho đến năm Qúy Mão (258TCN) thì nước Văn Lang của vua Hùng bị vua nước Thục la Thục Phán chiếm được. Thục Phán lên ngôi xưng la An Dương Vương và đổi quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê và xây Loa Thành theo hình trôn ốc.

Tính từ năm 2879TCN đến năm 258TCN cả thẩy là 2622 năm. Chi tiết này không những riêng cá nhân tôi thắc mắc vì tính từ Kinh Dương Vương đến vua Hùng thứ 18 có 20 đời vua mà thời gian trị vì những hơn 2600 năm thì thật là một điều khó tin. Các sử gia từ Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ và gần đây Trần Trọng Kim, Phạm Văn Sơn và mới nhất là sử gia Trần Gia Phụng. Tất cả đều không ai tin các chi tiết về thời gian trị vì của 20 đời vua vào thời Hồng Bàng là đúng. Thậm chí nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn với kiến thức về sử Việt Nam khá giới hạn, trong một video do Thúy Nga Paris sản xuất trước đây đã dám tuyên bố rằng thời Hồng Bàng “chắc” chỉ chừng 800 năm mà thôi.

edavn
25-09-2007, 12:05
Oài, đã là truyền thuyết bác thắc mắc làm rì? hay bác cứ nhầm nhọt ra trồng trọt giữa truyền thuyết và lịch sử? trong sách sử đôi lúc hay trích dẫn những câu truyện "truyền thuyết" với mục đích nâng cao tinh thần tự hào dân tộc cho học sinh, và chưa ai dám nói truyền thuyết là đúng 100% cả, ngoài ra nước nào cũng có truyền thuyết sất, mà họ có théc méc gì đâu? họ vẫn tự hào về các truyền thuyết lịch sử của họ, không những thế TQ là nước có những bộ "Giả (hay dã?)" sử còn phịa ra cả lịch sử nữa kìa, họ mang truyền thuyết, giả sử ra đóng phim truyền bá khắp thế giới và xem như niềm tự hào dân tộc, sao mí bác cứ hay thích chọc vào truyền thuyết lịch sử dân tộc mình thế nhỉ?
:D:D:D

vneye
25-09-2007, 12:30
@edavn: bác eda này. Trong cái trích đoạn trên, ngoài những truyện bác hay nghe về Con rồng cháu tiên...còn có những thông tin mang tính lịch sử, đó là các cột mốt thời gian của các đời vua, không phải là truyền thuyết như bác nói đâu :D Nếu không tin bác cứ search thử lịch sử 18 đời vua Hùng sẽ biết mà

Arkain
25-09-2007, 12:53
Gọi là "Vua Hùng" cho có khí thế gọi là, chứ thời ấy "Văn Lang" chẳng qua là một bộ lạc, nhà bác Hùng làm Tộc Trưởng, mà cũng chẳng có gì chắc là những cái tên gọi đó là chính xác, bởi lẽ thời đó dân Việt đã làm gì biết tiếng Hán, toàn là bi bô tiếng Môn Khơ Me thôi :D

Bác vneye rành "lịch sử" vậy thì thử liệt kê tên 18 đời vua Hùng để khai sáng cho anh em cái nào, nếu nhận là không biết thì kéo cái ghế ngồi bên cạnh tớ đây, ngồi nghe các vị tiền bối "Mùi Thôn luận kiếm" trước cái đã! :D

Bên X-Cafe đã từng bàn tán sôi nổi về lịch sử VN - Chiêm Thành, mời các bác thư giãn:
http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=4733

PS: kiểu nói chuyện của các thành viên bên quán cà phê thường là nửa đùa nửa thật, vừa tranh luận vừa cà rỡn với nhau, dưới 18 tuổi thì không nên đọc nhá! :D

mkcvnvn
25-09-2007, 14:52
Các tư liệu bác Huỳnh Tấn đưa ra bổ ích lắm, cảm ơn lão gia nhiều:D
Em nghĩ chữ "Ba Tàu" nên hiểu thế ni:
Ba: cách gọi của miền trong một cách thân mật, như: anh ba, chị ba
Tàu: đương nhiên chỉ người Hoa sinh sống tại VN roài, còn tại sao gọi là người Tàu thì chắc như một số giải thích ở trên là do họ hay mang hàng hoá đến VN bằng.. Tàu biển, hoặc họ hay sống trên Tàu:)
Ba Tàu: Tiếng gọi thân mật của đồng bào ta dành cho người Hoa Kiều sinh sống tại miền trong, anh ba tàu, chị ba tàu...
:):):)
Vô lý hết sức, xưa nay đã là dân VN thì ko ai ưa tàu. Vì sao thì ai cũng hiểu. Ngay đến nhà nước tàu cũng rất thận trọng khi quan hệ với VN. Họ chỉ coi chúng ta là đồng chí chứ không phải là đồng minh. Do đó lập luận của bác có lẽ sai

vneye
25-09-2007, 14:53
Sẵn bác Ác Kền hỏi thì em cũng liệt kê luôn. Ban đầu định để anh em khởi động search sịt cho dzui. Em không muốn đá động gì đến mấy cái lịch sử mãi sau này, chỉ mấy lúc rảnh rỗi ko ngồi fix bug thì tìm kiếm vài thông tin mà sử sách chúng em học chả bao giờ ghi chép. Có gì sai bác Ác Kền bỏ qua cho em nhé, vì tham gia cho sôi động, ko có topic nó bùn hiu.

p/s: em nhỏ hơn bác ít tuổi, nên đừng kêu em bằng "bác" tổn thọ quá :)


Theo Nguyễn Khắc Thuần thì tài liệu mang tên “Hùng Triều Ngọc Phả” cho biết họ Hồng Bàng truyền được 18 đời gồm :

1- Hùng Vương tức Lộc Tục.

2- Hùng Hiền tức Sùng Lãm.

3- HÙng Lân.

4- Hùng Việp.

5- Hùng Hy.

6- Hùng Huy.

7- Hùng Chiêu.

8- Hùng Vĩ.

9- Hùng Định.

10- Hùng Hy (chữ Hy này viết khác với chữ Hy ở đời thứ 5).

11- Hùng Trinh.

12- Hùng Võ.

13- Hùng Việt.

14- Hùng Anh.

15- Hùng Triều.

16- Hùng Tạo.

17- Hùng Nghị.

18- Hùng Duệ.

ips
25-09-2007, 14:55
Tiếp về chuyệ Chiêm Thành đi bác Tấn.
Íp khoái nghe mấy cái chuyện chim ..... thành lắm lắm :D

Huỳnh Tấn
25-09-2007, 15:28
Nguyễn Hữu Vinh

Từ chuyện buồn học sinh không thích môn Sử

Ðó là điều mà công luận đã lên tiếng báo động cách đây ngót một năm trước con số 60% bài thi sử Ðại học – Cao đẳng 2005 dưới điểm 1. Nhưng rồi thời gian cứ bình thản trôi qua như cái bình thản của những người có trách nhiệm với nền sử học và sự nghiệp chấn hưng giáo dục nước nhà, để tới năm nay, một điệp khúc tương tự lại diễn ra. Trong bài báo này, chỉ xin đề cập chút ít về tư liệu sử hiện đại Việt Nam để lẩy ra vài lý do vì sao không phải chỉ học sinh, mà cả người lớn cũng không mấy quan tâm đến lịch sử nữa. Biết đâu trong đó có bóng dáng cái nguyên nhân của mọi nguyên nhân, từ đó mới hình dung xem tình trạng này liệu có cứu vãn được hay không.

1. Trước hết điểm qua vài sách sử

Bộ Ðại cương lịch sử Việt Nam - tập III: 1945-2000 [1] được soạn nhắm nhiều đến các nhà giáo-nhà sử học tương lai, người sẽ trực tiếp truyền vào tim thế hệ đi sau niềm hứng khởi với môn sử. Dù được dành một phần đáng kể (55 năm - nhưng chiếm già 1 phần 3 pho quốc sử 4000 năm. Quả là bất bình thường!), viết về hiện thời, với phương tiện thông tin, lưu trữ hiện đại, nguồn sử liệu vô cùng phong phú (trong, ngoài nước), thế mà đọc hết lại thấy một cảm giác rất lạ, như sau bữa ăn thời “bao cấp”, hiếm thịt cá, chỉ toàn rau mì, bụng căng mà mắt vẫn hoa, rõ là bị thiếu những chất đang rất cần cho cơ thể, mà quá thừa những gì không cần nữa, hay khó tiêu hoá nổi. Ðó là:
• Cuốn sách như để giảng dạy, ca ngợi về học thuyết chiến tranh cách mạng hơn là một thứ thông sử. Sử liệu thì ít, chủ yếu về chiến tranh, lại quá nhiều lời bình luận, đánh giá kiểu đại ngôn mang tính “định hướng tư tưởng” của những thập niên 50-60 thế kỷ trước.
• Tuy thiên về chiến tranh nhưng toàn thấy “ta thắng, địch thua”, làm giảm tính chất ác liệt của cuộc chiến, sự hy sinh, tổn thương ghê gớm của dân tộc.
• Tư liệu hầu hết là về cách mạng, miền Bắc, quá ít về xã hội thuộc Pháp, Mỹ - chính quyền Sài Gòn (chỉ chưa tới 10 trong 340 trang sách).
• Về kinh tế, xã hội ở miền Bắc, cả nước sau 1975 cũng toàn “thành công”, “đúng đắn”, còn tổn thất, sai lầm chỉ sơ qua vài trang (kể cả những sai lầm đã được công khai thừa nhận); đầy những trích dẫn (hoặc giọng văn) của các báo cáo tổng kết thành tích, Văn kiện Ðại hội.
• Ðáng lo nữa là với một cuốn chính sử mà lại toát lên một cách nhìn quá thấp về lớp trẻ hiện nay.
Ðọc thêm bộ Việt Nam những sự kiện lịch sử, cuốn 4: 1945-1975 [2] và cả bộ Những sự kiện lịch sử Việt Nam [3] . Tuy không dàn trải những bình luận, ngợi ca ngoài sử liệu (vì thuộc loại sử biên niên), nhưng hai bộ này đều mắc những “bệnh” hệt như bộ Ðại cương lịch sử Việt Nam. Hãy thử nghe các tác giả giãi bày: “...có hai dòng trái ngược: dòng lịch sử chính thống, cách mạng... và dòng lịch sử đối lập, phản bội...” Lý do của sự thiên lệch quá mức về sử liệu là “vì khuôn khổ có hạn của cuốn sách”(?) nên cái dòng gọi là “đối lập, phản bội” kia chỉ được đề cập “trong chừng mực có thể” (nghĩa là khoảng 5-7 trong 600 trang). Không hổ thẹn sao, với khoa học, với lịch sử mà có thể bằng giọng lấp liếm dễ dãi đến thế?

Bước qua một “địa hạt” khác, bộ Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, tập II: 1955-1975 thì khác hẳn [4] . Mặc dù rất nhiều điều còn phải bàn về những sự thiên lệch cố hữu, nhưng dù sao trong bộ này cũng đã ít đi những mảng “tối” của sự thiếu vắng, sai lệch, che lấp tư liệu. Bên cạnh nỗ lực kiên cường của quân dân trong lao động và chiến đấu, những mất mát đau đớn trong những đợt cải cách ruộng đất, chỉnh đốn đảng, cải tạo tư bản, nền kinh tế bao cấp... cũng được nêu kha khá, kể cả đôi nét về vụ án bí ẩn được gọi là “nhóm xét lại chống Ðảng”. Ðặc biệt có hẳn một phần về vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát (những 250/1100 trang). Ngoài ra, cùng bộ sách này, còn có cuốn Kinh tế miền Nam Việt Nam thời kỳ 1955-1975 rất công phu, cho ta biết được một nền kinh tế năng động và có khả năng hội nhập, có thể phát huy khi đất nước được giải phóng, nhất là từ khi đổi mới, như tác giả - chủ biên Ðặng Phong viết.


2. Vài chuyện sử bên ngoài sách sử

Ðể có được ham thích học, tìm tòi về lịch sử nói chung đã là vô cùng khó với lớp trẻ thời nay, nên không chỉ có những cuốn sử khô khan, mà rất cần nhiều đóng góp của báo chí-thông tin, văn hoá nghệ thuật, làm cho từng nhân vật, sự kiện lịch sử xa mờ sống động lại trong mắt hậu thế, khơi gợi trí tưởng tượng cho chính sử gia để có được lý giải, tìm tòi những trang sử bị khuất lấp. Vậy thử điểm vài món ăn tinh thần qua mấy chục năm nay.
• Cách đây khoảng phần tư thế kỷ, có hai vở kịch lịch sử của Nguyễn Ðình Thi, Nguyễn Trãi ở Ðông quan và Rừng trúc và bộ ba vở chèo Bài ca giữ nước của Tào Mạt. Nhưng số phận chúng khá khốn khổ, không phải do giá trị nghệ thuật (vì người xem rất hưởng ứng), mà lại là những đánh giá không thuận của lãnh đạo.
• Cũng thời đó có bộ phim tài liệu Hà nội trong mắt ai của đạo diễn Trần Văn Thủy, báo động về hiểu biết, thái độ của chúng ta đối với lịch sử. Bộ phim tạo nên một lúc hai làn sóng, một là sự thích thú của đại đa số công chúng, một khác là những bất đồng quá mức ở cấp cao nhất về việc có cho nó lưu hành không.
• Tiếp đến, trong không khí được “tự cởi trói” của giới văn nghệ, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã làm sôi sục văn đàn bằng hàng loạt truyện ngắn; nhưng trong đó, những truyện có nhân vật Quang Trung, Nguyễn Du cũng đã chịu không ít “búa rìu” của giới phê bình quan phương. Ðơn giản vì người ta đã “phong thánh” những anh hùng, danh nhân dân tộc, sẽ không thể chịu nổi một tài năng nhưng có “tật” là muốn “lật đổ thần tượng” bằng lối “người hoá” trở lại nhân vật.
• Tương tự, cuốn Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng, và gần đây là phim truyện về vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông đều có đề cập đến người phụ nữ đầu tiên trong cuộc đời riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều mà từ lâu coi như húy kỵ. Chỉ tiếc rằng hai tác phẩm có lẽ ở vào hai thời điểm quá cách xa nhau, xuất phát từ hai chủ thể khác nhau (một đằng cá nhân, một đằng là Nhà nước) nên đã chịu hai thái độ nhìn nhận rất khác nhau của những người có trách nhiệm.
• Gần đây, qua văn học nước ngoài, ta cũng có thêm chút sử liệu quý giá, dù còn quá ít, dưới dạng hồi ký, như những cuốn Tại sao Việt Nam?, Cuộc chiến tranh Ðông Dương, Paris Saigon Hanoi... ít bị cắt xén, hoặc của những nhân vật tiếng tăm trong chế độ Sài Gòn được trích đăng báo, tập hợp thành sách như Ðỗ Mậu, Phạm Duy, Nguyễn Tiến Hưng... Có lẽ phải bằng việc gia nhập WTO thì chúng ta mới có thể dễ được tiếp cận hơn những tư liệu về chính mình đến từ bên ngoài?
• Có một thứ tuy không phải là món ăn tinh thần thuần túy như những tác phẩm văn học, điện ảnh, nhưng lại quá đặc biệt trong mối tương giao giữa chính trị-lịch sử-văn hoá truyền thống-tâm linh, đó là di chúc và ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không nghi ngờ gì nữa, việc thông tin sai lệch rồi miễn cưỡng trả lại tính chân xác hiển nhiên của những sự kiện này chính là điển hình nhất cho thái độ của chúng ta đối với lịch sử.


3. Mấy lời bàn

Chỉ qua một vài phác hoạ trên, dù cho thấy có những lối tư duy đã xa lạ với hôm nay, hay sự ấu trĩ mà chúng ta cứ mãi đối mặt, để rồi khi nhìn lại phải xót xa nuối tiếc cho bao mất mát, thì cũng góp phần nhận diện rõ thêm một phần bức tranh về nền sử học nước nhà, thường hay bị ám ảnh “duy cảm”, “duy tâm” thay vì “duy vật” như đáng ra nó phải là.

Trước hết ta thấy chút căn nguyên cho lời giải đáp vì sao học sinh không thích môn sử. Mới tạm điểm qua sách dành cho thầy cô, cho “người lớn” thôi mà đã thấy nặng tư duy “thời chiến”, “cái búa cái liềm” trong lối viết sử ở thời đại văn minh, bùng nổ thông tin này. Khi cả nước trải qua liên tiếp mấy cuộc kháng chiến trong hơn nửa thế kỷ, rồi đối đầu bằng chiến tranh lạnh, đời sống xã hội mọi mặt đã phải đặt “nhiệm vụ chính trị” lên hàng đầu. Ðó là minh hoạ đường lối, nhấn mạnh truyền thống chống ngoại xâm, kể cả cường điệu cái xấu của kẻ thù, vẻ đẹp của “ta”..., tạm gác lại thiên chức nhà sử học để mà viết ra những gì có lợi cho “ta” thôi. Mặt trái của “tấm huân chương” chính là cái giá đắt phải trả cho lối thực dụng tiểu nông đó. Nhưng không thể cứ tiếp tục trả giá mãi khi mà đất nước đã độc lập, thống nhất, chiến tranh lạnh cũng chấm dứt từ lâu. Việc xây dựng một xã hội văn minh hiện đại giờ là yêu cầu hàng đầu, nên thế hệ sau rất cần hiểu nhiều, đầy đủ, chính xác, khách quan nền tảng văn hoá, đời sống lao động sản xuất, giao thương... của tiền nhân (đủ cả cái hay, cái dở).

Thời “bao cấp” kéo dài từ trong chiến tranh cho tới giai đoạn 1975-1986, nhưng không phải chỉ trong kinh tế, mà mọi mặt, có sử học. Tiếp đến là thời “đổi mới”, nhưng những thay đổi mới tập trung cho phát triển kinh tế; tâm lý e ngại, những thói quen do tình trạng trì trệ quá lâu đã tự làm khó sử gia trong việc thay đổi căn bản lối tư duy-viết sử (nói rộng hơn là cả về khoa học xã hội). Phải chăng chúng ta mới chỉ đang xoá “bao cấp” trong kinh tế thôi chứ chưa dám xoá “bao cấp” về tư tưởng? Nghĩ giản dị rằng con người hễ “no cơm ấm áo” là khắc văn minh, vui tươi yêu đời? Có phải vì thế mà thông sử thì vẫn không thoát được cái “vòng kim cô” xưa cũ, nhưng chuyên sử kinh tế thì được “cởi trói” dần theo với nền kinh tế thị trường? Hay đó còn là cả một quan điểm giáo dục, muốn thông qua môn sử và vài môn xã hội khác để “đúc sẵn” vào đầu những nhận thức chính trị, lòng trung thành với chế độ cho lớp trẻ? Chiến tranh đã kết thúc hơn 30 năm, rồi nào là “mở cửa”, hội nhập... mà vẫn quanh quẩn với lối nghĩ đó thì thật tai hại; khi mà cũng chỉ với từng đó thời gian thôi, nước Nhật phong kiến Minh trị Duy tân đã làm cuộc đổi thay cách mạng mới có được như ngày hôm nay, trước hết là do biết nâng cao dân trí, ý thức sớm việc bảo vệ độc lập quốc gia phải bằng một nền dân chủ văn minh tiên tiến thay vì bằng súng đạn, máu xương.

Một điều trái ngược với thực trạng đáng buồn này là lịch sử hiện đại của Việt Nam lại vô cùng đa dạng, phong phú, đầy “kịch tính” trên mọi lĩnh vực, là “đất màu mỡ” cho những khám phá, tranh luận... tạo hấp dẫn thêm cho mọi tìm tòi phát hiện táo bạo của các sử gia. Nhưng cũng ngược lại, với những đa dạng phức tạp đó, nếu ta không sớm định cho nó một “hình hài” đúng như nó vốn có mà để các sử gia tiền bối nhắm mắt xuôi tay, cả bao “pho sử sống” dần khuất núi đem theo xuống mồ bí ẩn lịch sử, rồi phó mặc cho hậu thế thì sẽ vô cùng nan giải cho cái việc nắn lại một “cơ thể” đã mang đầy khiếm khuyết, dị tật. Ấy thế mà ít nhất chúng ta vẫn đang có tới 2500 sử gia để mà lo lắng cho điều này!

Nhiều nhà nghiên cứu - trong, ngoài giới sử học - từng một thời phơi phới hăng say nghiên cứu khoa học mà không nhận ra sớm thực tế rằng phải “uốn mình” theo khuôn mẫu để phục vụ nhiệm vụ chính trị, nên họ đã gặp bao khốn đốn. Giờ như “con chim đậu phải cành cong”, họ chọn giải pháp an toàn, dễ trở thành bảo thủ, thậm chí mang tiếng vô trách nhiệm mặc dù có thể chưa đến nỗi hoàn toàn buông xuôi. Vẫn còn đó không ít người đã, đang bị lương tâm cắn rứt trước những sự thật lịch sử bị che giấu, xuyên tạc! Họ quá hiểu đã là một sử gia, phải biết đặt mình ra ngoài mọi thiên kiến chính trị, để tìm kiếm, sắp xếp sử liệu sao cho đúng với sự thật khách quan. Làm sao khi đọc tác phẩm, chỉ thấy được nhà sử học hoàn toàn thuộc về nhân dân, dân tộc muôn đời, chứ không phải của nhất thời, làm tôi tớ cho chính trị đương quyền. Cách đây ngót 20 năm, nhà báo được kêu gọi “không bẻ cong ngòi bút”, vậy với nhà sử học “không bẻ cong sự thực lịch sử” âu cũng là cái đức để được sống mãi trong lòng hậu thế.

Thực trạng như mảnh đất màu mỡ cho những kẻ, những thói lười biếng, dối trá, kèn cựa địa vị, hư danh, nhiều khi còn nấp bóng “kiên định lập trường” để che đậy tha hoá. Sự đời chịu nhận cái xấu ở mình đã khó, huống hồ là của bề trên, thành thử hay có lối “mẹ hát con khen”. Chỉ so với các sử gia Việt Nam ta xưa mà cũng thấy thật xấu hổ, chưa nói tới nước ngoài. Như chuyện về quan chép sử nước Tề, chỉ có câu “Thôi Trữ giết vua của mình là Trang Công” mà bị chém đầu, người em lên thay vẫn cứ viết vậy liền bị chém nốt, cho đến người em thứ ba thì Thôi Trữ đành “thua”. Họ quả là thánh nhân chứ đâu phải người trần nữa!

Nhưng “tiền hô hậu ủng”. Một khi các sử gia đã vậy thì thử hỏi liệu có được bao nhiêu nhà hoạt động văn hoá muốn đóng góp chút ít bằng tác phẩm của mình có đủ can đảm để “xông pha” như những tài năng Tào Mạt, Nguyễn Ðình Thi, Trần Văn Thủy, Nguyễn Huy Thiệp...?

Ðáng lo hơn cả là suy cho cùng, những người có trách nhiệm cao nhất hình như không muốn thay đổi thái độ trước những vấn đề liên quan đến sử học. Bởi thực trạng hôm nay với đầy dẫy tệ nạn tham nhũng luồn lách tới mọi ngõ ngách quyền lực chẳng lẽ không run sợ sự thực lịch sử sẽ ghi khắc cho muôn đời?

Qua phác hoạ như trên, để có được niềm say mê học, dạy môn sử, thầy trò sẽ phải nỗ lực rất nhiều để nhặt nhạnh thông tin, tìm kiếm nguồn cảm hứng ở bên ngoài môi trường học tập, bù đắp những gì mà hệ thống sách vở không đem lại, đem lại không đúng cho họ. Khốn nỗi, họ phải theo giáo án, đi đúng trong lằn ranh đã được vạch sẵn chứ khó dám liều để dạy “sử ngoài luồng”; cuộc sống khó khăn với đồng lương không nuôi nổi bản thân, điều kiện giảng dạy thì nghèo nàn không cho phép họ phiêu lưu lãng mạn với “tình yêu nghề nghiệp” duy ý chí. Và đáng lo ngại nữa là thế hệ trẻ ngày nay sẽ vẫn bằng mọi cách riêng để tự hiểu mình là ai, hiểu thế hệ cha ông; đương nhiên chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt cho điều đó: Là thái độ phản kháng bằng lên án, mất niềm tin và sự kính trọng thế hệ đi trước; nảy nở thói đạo đức giả, thực dụng, vô ơn... Còn một giá đắt nhãn tiền mà chúng ta đã phải trả từ lâu cho nhiều quyết định sai lầm để lại hậu quả nặng nề là từ sự chủ tâm coi thường tính thẩm định, dự báo, phản biện của khoa học xã hội (trong đó không thể thiếu sử học) mà chỉ sử dụng nó như thứ công cụ để tô hồng chế độ. Sẽ như “gậy ông đập lưng ông” cho một nền sử học-giáo dục minh hoạ phải đứng trước nhiều thế hệ nhắm mắt, bịt tai, quay lưng lại. Như câu bất hủ của Abutaliv “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn lại anh bằng đại bác”. Ở góc nhìn khác, giản dị mà ý nhị, cố thủ tướng - giáo sư sử học Phạm Văn Ðồng lại nói: “Lịch sử là lịch sử”. Chứ lịch sử không được để bị chính trị hoá, không thể dối trá, có phải đó chính là điều ông ngụ ý đau xót? Bởi nó luôn không dễ nói, nên xưa Nguyễn Trãi mới từng than:

Ai ai đều đã bằng câu hết
Nước chẳng còn có Sử Ngư! [5]

________________________________________
[1]Nxb Giáo dục, 2005
[2]Nxb Giáo dục, 2004 (Viện Sử học)
[3]Phan Ðình Nhân, 2002
[4]Nxb Khoa học Xã hội, 2005 (Viện Kinh tế)
[5]Quan chép sử nổi tiếng ngay thẳng, trung thực, cùng Khổng Tử một thời dưới triều đại thối nát của vua Linh Công nước Vệ - thế kỷ thứ V trước Công nguyên.

Arkain
25-09-2007, 15:56
vneye: thời Hồng Bàng làm gì đã có ngôn ngữ Hán-Việt mà có những cái tên đó hả bác :D

Thậm chí cả cái danh hiệu "Hùng Vương" (tức "Vua Hùng") cũng là do người ta nghĩ ra cả ngàn năm sau đó thôi, khi mà văn hóa & ngôn ngữ Trung Hoa đã được "nhập cảng".

carforrent
25-09-2007, 19:00
Lại Bàn Về Chuyện Học Trò Dốt Sử
Kì thi năm nay dư luận xã hội lại rộ lên nỗi lo lắng từ kết quả thi môn sử của các thí sinh đại học. Nhưng ai cũng nhớ rằng vấn đề này cách đây đúng một năm đã từng xảy ra và 10 năm trước nữa ai lật chồng báo cũ cũng thấy những mối lo tương tự, xin đăng lại hai bài viết nhỏ được đăng trên tờ Lao động cuối tuần năm 2006 để cùng chia sẻ:
“Thách Thức Đối Với Việc Dạy Và Học Sử”
Mùa thi phổ thông năm nay lại rộ lên những thông tin về sự yếu kém trong kiến thức lịch sử của thí sinh khiến xã hội lại bàn đến mối lo “mất gốc” của giới trẻ. Và cũng như năm ngoái, mọi người lại đi tìm xem nguyên nhân ở đâu thì mới có thể sửa được.
Thực ra, tình trạng này đã xuất hiện từ lâu lắm rồi. Đọc lại báo chí 10 năm trước đã nói đến những cuộc điều tra xã hội học đưa ra những cảnh báo nghiêm túc. Ví như cuộc điều tra với chủ đề “thanh niên TPHCM trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc” đã đưa ra con số: Trong 1.800 người được hỏi thì gần 40% không biết Hùng Vương là ai, 65% đối với Trương Định, 49% đối với Trần Quốc Toản, 73% không biết lai lịch tên đường phố nơi họ sinh sống..., trong khi đó có đến 86% người biết rành rọt về danh thủ Maradona và 86% đối với danh ca Michael Jackson... Tôi e rằng nếu bây giờ điều tra lại thì có thể kết quả còn tệ hại hơn!
Tuy nhiên cũng cần nói rằng đây không chỉ là hiện tượng xảy ra ở nước ta. Năm 1986, để giải đáp câu hỏi vì sao giới trẻ Pháp “nổi loạn” năm 1968, Francois Mitterrand khi đó chưa phải là tổng thống Pháp đã cảnh báo nguyên nhân là vì sự xa rời những giá trị văn hoá của dân tộc và bị lai căng bởi sức mạnh của văn hoá ngoại lai khiến giới trẻ hụt hẫng về niềm tin. Do vậy trong hoạt động chính trị và nhất là sau khi trở thành người đứng đầu nhà nước, ông đã quan tâm đặc biệt đến giáo dục lịch sử trong và ngoài học đường... Năm 1987, Tổ chức Bảo trợ Khoa học Nhân văn Quốc gia ở Hoa Kỳ cũng đưa ra lời cảnh báo rằng có tới 2/3 số học sinh trung học được kiểm tra đã không thể xác minh được thời gian diễn ra cuộc nội chiến Mỹ... Do vậy mà năm 1989, Tổng thống Mỹ George Bush (cha) đã ra thông điệp về giáo dục trong đó xác định bộ môn lịch sử cùng với một vài môn khác là những mục tiêu cần quan tâm...
Vậy mà nhiều năm sau, một giáo sư của Đại học Vermount - ông G. Loewen - khi hỏi các sinh viên giai đoạn 2 ngành khoa học xã hội của mình rằng những ai đã đánh nhau trong cuộc Chiến tranh Việt Nam thì nhận được từ 22% số sinh viên của mình câu trả lời: Đó là giữa Nam và Bắc Triền Tiên! Hiện trạng đó khiến vị giáo sư nọ phải thốt lên rằng: “Nếu lịch sử không được giảng dạy tốt thì chúng ta sẽ có một xã hội đần độn”.
Cách đây 10 năm, khi giới giảng dạy sử học ở các nước ta tổ chức Đại hội thành lập Hội nghề nghiệp của mình vào năm 1996 thì trong số những đồng nghiệp nước ngoài gửi lời chào mừng có một bức thư của tiến sĩ Rainer Rimenschneider từ Viện Georg - Echert của CHLB Đức đưa ra một thông điệp rất đáng chú ý, ông viết:
“Chúng ta đang sống ở một thời đại mà mọi việc đều chuyển động nhanh chóng và đi vào chiều sâu. Điều này tạo nên một thách thức đối với các nhà sử học, nhà nghiên cứu cũng như những nhà giáo dục của chúng ta trên toàn thế giới. Chắc hẳn chúng ta không thay đổi được quá khứ, những gì đang diễn ra buộc chúng ta phải có một cái nhìn mới về quá khứ. Bước tiến của môn học đòi hỏi chúng ta luôn luôn phải tìm hiểu những vấn đề lịch sử dưới ánh sáng nhìn từ quá khứ đến hiện tại để chuẩn bị tương lai cho thế hệ trẻ của chúng ta, những người mà một ngày gần đây sẽ nhận trách nhiệm đối với vận mệnh của Trái Đất và thế giới...
Nhiệm vụ nặng nề chính là chỗ ấy. Dĩ nhiên mục đích đầy ước vọng này của nghề nghiệp chúng ta phải có nhiều điều kiện thuận lợi để có thể hoàn thành tốt. Một trong những điều kiện quan trọng nhất là những nhà cầm quyền ở tất cả các nước phải thừa nhận giá trị của nghề nghiệp chúng ta, phải làm cho việc giảng dạy lịch sử trở thành một trong những ưu tiên, trong những nỗ lực của cả dân tộc. Tương lai của nhân loại không thể tách khỏi sự hiểu biết và ý thức về bản thân mình, tức là về lịch sử của mình”.
Đọc lại bức thư này, vào thời điểm này càng thấy “chí lý” và thấy rằng tình hình này khó có thể cải thiện nếu chúng ta không thay đổi nhận thức và hành động, mà thông điệp của người đồng nghiệp Đức là một lời giải đáp sâu sắc.
"Lại Nói Về Chuyện Dốt Sử"
Chuyện học trò đi thi môn sử thấp điểm, “Nghĩ ngợi cuối tuần” trước đã có lời bàn rằng lỗi học trò chỉ là một phần. Còn phần nữa không kém phần quan trọng là do các thầy dạy sử. Đấy là lý do ở học đường.
Nhưng còn một phần lỗi quan trọng là thuộc về xã hội ngoài học đường và người lớn, không chỉ các thầy dạy sử. Không thể đổ lỗi hết cho xã hội không quan tâm đến lịch sử, truyền thống dân tộc ẩn chứa trong đời sống văn hoá và cả chính trị nữa. Đã có không ít nghị quyết, luật pháp, chính sách... đều chăm chút cho di sản, tôn vinh người xưa, phát huy truyền thống cả cổ truyền và cách mạng. Rồi nữa, có biết bao nhiêu sân chơi trên truyền hình đã lấy chuyện sử ra đánh đố, rồi lấy tích sử làm kịch làm phim v.v...
Nhưng còn có một sự thực là trong đời sống hàng ngày, con trẻ còn nhìn vào người lớn để “thấm nhuần” mà đặt lòng tin vào những giá trị lịch sử thường do người lớn dạy dỗ. Lịch sử luôn mang hình bóng một tấm gương cho mình. Khi người lớn luôn luôn nói đến việc phải quý trọng giá trị lịch sử mà con trẻ thấy người lớn vẫn lấn chiếm đất đai của di tích, trộm cắp các cổ vật trong chùa chiền, đền miếu. Khi người lớn luôn dạy đạo nghĩa “uống nước nhớ nguồn” mà trong hành xử lại bạc bẽo với người có công, với thế hệ tiền bối v.v... thì làm sao những giá trị của sử học, thông qua những kiến thức lịch sử trở nên hấp dẫn khi học, sâu sắc nhập tâm đám trẻ để đạt điểm cao khi thi cử!
Nhân đây nhắc đến một sự việc đang rất thời sự ở giữa Hà Nội mà dân đã đặt tên là “kỳ án chia chùa”. Có một ngôi chùa có đủ tên nôm gọi là “chùa Tân”, tên chữ viết là “Quang Ân tự”. Cho dù ngót một nửa thế kỷ nay nó bị mai một, thậm chí bị phá phách vì cách quản lý đất đai và tôn giáo lại gặp nhiều biến động do thời cuộc và chính sách, thì tấm bia giữa chùa vẫn còn rõ chữ nghĩa cho biết đó là một ngôi chùa của làng chứ chẳng của riêng dòng tộc nào, tồn tại đến nay cả 4 thế kỷ... Hơn thế nữa, sách vở còn ghi rõ đây là một di tích cách mạng liên quan đến lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội gắn với thời kỳ Đảng bộ lãnh đạo nhân dân Hà Nội giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám 1945. Ngành văn hoá của Hà Nội cũng đã tiến hành khảo sát, đã đề nghị công nhận di tích và dự định đặt biển báo...
Vậy mà, diện tích ấy vẫn được chính thành phố cấp “sổ đỏ” cho một gia đình và trở thành tài sản thừa kế. Bất chấp dư luận của báo chí, của dân làng (nay đã là phường), mới đây toà án quận lại xét xử và chấp nhận việc chia đất chùa như tài sản tư nhân cho những người thừa kế.
Chưa xét đến vấn đề chính sách đất đai và việc thực hiện chính sách đất đai vốn đã chứa đựng biết bao rối rắm, phức tạp và cả tiêu cực, mà chỉ xét đến kiến thức và ý thức của những người trong bộ máy hành pháp và tư pháp có liên quan đến vụ việc này. Tất thảy những quan chức ngày nay từ cấp xã, phường đến quận huyện và thành phố đều được tuyển chọn và đào tạo ngày một chính quy. Và trong chương trình đào tạo ấy thế nào cũng ít nhiều đều có môn lịch sử, nhất là lịch sử Đảng và đặc biệt là lịch sử Đảng bộ thành phố.
Trình độ từ sơ cấp đến trung hay cao cấp đều đủ cho họ biết được di tích lịch sử là quý giá, truyền thống cách mạng là vinh quang. Họ còn được quán triệt biết bao nghị quyết, chính sách về việc bảo tồn di tích, trong đó có Luật Di Sản... và mới đây nhất Hà Nội đang triển khai một chương trình bảo tồn và phát huy các di tích cách mạng theo tinh thần của một chỉ thị quan trọng. Hơn cả thế, hướng tới kỷ niệm trọng thể 1000 năm Thăng Long, lãnh đạo Thủ đô cũng lại đang thực hiện nhiều công trình, đầu tư nhiều tiền bạc để mong bảo tồn và khôi phục lại các di tích lịch sử, tín ngưỡng và cách mạng.
Hẳn những kiến thức và những thông tin ấy các vị cán bộ các cấp của thành phố phải biết. Vậy mà khi cấp giấy chứng nhận hay xét xử, các vị chỉ nhìn thấy đất mà không thấy chùa, vẫn thản nhiên không hề nhìn nhận đến những giá trị lịch sử, không vận dụng những kiến thức đã học... cho dù dư luận đã nhắc nhở. Do vậy mà ngôi chùa Tân có tên là Quang Ân tự đã bị... làm thịt để chia phần.
Không rõ nếu bản án ấy được thi hành thì ai sẽ là người được chia thừa kế tấm bia 4 trăm năm tuổi và chắc chắn người đưa ra phán xét này cũng sẽ phải chịu sự phán xét của pháp luật vì đã vi phạm Luật Di sản lại góp phần phi tang những chứng tích về lịch sử lãnh đạo cách mạng của Đảng bộ Hà Nội. Tội ấy nghe chừng không nhỏ!
- Sử gia Nghị sĩ Dương Trung Quốc -

heo mọi
25-09-2007, 22:54
vneye: thời Hồng Bàng làm gì đã có ngôn ngữ Hán-Việt mà có những cái tên đó hả bác :D

Thậm chí cả cái danh hiệu "Hùng Vương" (tức "Vua Hùng") cũng là do người ta nghĩ ra cả ngàn năm sau đó thôi, khi mà văn hóa & ngôn ngữ Trung Hoa đã được "nhập cảng".

Chịu bác, chẳng hiểu gì hết trơn.
Cái tên gọi "Hùng", "Lạc" đó chỉ là phiên âm Việt Cổ bằng chữ Hán thôi, để ghi lại vào sách sử. Riết lâu quá bị giặc Bắc đô hộ nên rốt cuộc cái tên gọi theo âm Việt cổ cũng mất luôn.
Ngay cả tổ tiên mình thế nào còn lờ mờ chỉ vì bọn giặc đô hộ đó, nói chi mấy cái tiếng Việt cổ!

heo mọi
25-09-2007, 22:57
Lại thêm chữ Quấc Âm cũng chưa từng thấy!
Chữ Việt của tôi có vấn đề rồi.
Something's wrong with my Vietnamese!

Nên nhớ rằng chữ Quốc ngữ phải có một thời gian để lớn dần, hoàn thiện dần. Cái chữ Quấc ấy thuộc về cái thời đang lớn của chữ Quốc ngữ.
Ngay bây giờ đây mà nó vẫn còn đó vài khúc mắc cơ mà!

vneye
25-09-2007, 23:10
Đọc xong đoạn trích về lịch sử mở mang bờ cõi của bác Huỳnh Tấn thì em có suy nghĩ như vầy:

1. Xứ Chiêm mất nước là đáng, vì rõ ràng trong nguyên cả đoạn trích, mỗi khi chúng ta thấy thêm 1 phần đất của họ là đều do họ chủ động gây hấn. Khi thì đánh phá, khi thì ngang nhiên cắt triều cống lễ nạp. Cái này ông bà gọi là "Yếu mà ra gió".

2. Lật ngược lại nghĩ thì hình như có gì không hợp lý? Nó yếu mà sao cứ kéo đánh mình hoài thế. Hay Chiêm cũng muốn sát nhập với dân Việt nhưng sĩ diện nên không dám nói thẳng :D

Cũng như bài mà bác Huỳnh Tấn trích dẫn, quả thật cái lịch sử mà bọn em được nhồi sọ tại nhà trường chả mang lại tý nào hứng thú. Không biết tư liệu mà bác trích dẫn về vụ nước Chiêm có công tâm hay không, nhưng rõ ràng bờ cõi ta mở rộng theo bài viết trên đều là do Chiêm gây hấn trước :D Em thấy nó cũng kỳ kỳ. Còn riêng em thì chỉ thích những thông tin mà sách vở không dạy, không cắm đầu cắm cổ chỉ ca ngợi lịch sử Việt Nam.

mkcvnvn
26-09-2007, 08:12
thấy bên x-cafe người ta bảo dân Việt Gốc là từ người Chiêm mà ra. Người Chiêm trong Nam mới là gốc gác người Việt đó là da đen, tóc quăn, ngón chân cái giao với nhau. Nhưng do lịch sử đưa đẩy mà người Chiêm thành quốc gia riêng và người Bắc cũng có quốc gia riêng giống như VNCH và CSVN vậy. Người Chiêm thì bị tư tưởng của các quốc gia ở Phương Nam ảnh hưởng còn người Bắc thì bị bọn tàu ảnh hưởng. Người Chiêm hay người Bắc mình đánh nhau thì cốt cũng là người 1 nhà. Và người Bắc đã thắng. Người Chiêm thua. Còn nói về chủng tộc anh em VN bây giờ, thì phải nói là chúng ta đã khác rất xa tổ tiên chúng ta. Người VN bây giờ phải có đến >90% gen là của người tàu. DO năm xưa bọn chúng xâm chiếm VN rồi cho lai nhằm đồng hóa :(
Chẳng biết đúng hay sai, nhưng tớ rất ghét bọn tàu. Nếu vụ này mà đúng thì.... :(

Arkain
26-09-2007, 09:31
Gọi là "Vua Hùng" cho có khí thế gọi là, chứ thời ấy "Văn Lang" chẳng qua là một bộ lạc, nhà bác Hùng làm Tộc Trưởng, mà cũng chẳng có gì chắc là những cái tên gọi đó là chính xác, bởi lẽ thời đó dân Việt đã làm gì biết tiếng Hán, toàn là bi bô tiếng Môn Khơ Me thôi


Chịu bác, chẳng hiểu gì hết trơn.
Cái tên gọi "Hùng", "Lạc" đó chỉ là phiên âm Việt Cổ bằng chữ Hán thôi, để ghi lại vào sách sử. Riết lâu quá bị giặc Bắc đô hộ nên rốt cuộc cái tên gọi theo âm Việt cổ cũng mất luôn.
Ngay cả tổ tiên mình thế nào còn lờ mờ chỉ vì bọn giặc đô hộ đó, nói chi mấy cái tiếng Việt cổ!

Thôi để tớ đi nói chuyện với cái đầu gối, chút nữa sẽ quay lại sau.

phuong
26-09-2007, 10:04
Cũng như bài mà bác Huỳnh Tấn trích dẫn, quả thật cái lịch sử mà bọn em được nhồi sọ tại nhà trường chả mang lại tý nào hứng thú. Không biết tư liệu mà bác trích dẫn về vụ nước Chiêm có công tâm hay không, nhưng rõ ràng bờ cõi ta mở rộng theo bài viết trên đều là do Chiêm gây hấn trước :D Em thấy nó cũng kỳ kỳ. Còn riêng em thì chỉ thích những thông tin mà sách vở không dạy, không cắm đầu cắm cổ chỉ ca ngợi lịch sử Việt Nam.

Thời đó đã qua lâu lắc ! Tư liệu thời hiện tại cũng đều "không chính xác" cả! Thắc mắc chi cho mệt :emlaugh: Chẳng phải tất cả con người đầu có chung nguồn gốc sao? :w00t:

Rockman87
26-09-2007, 10:21
Các tư liệu bác Huỳnh Tấn đưa ra bổ ích lắm, cảm ơn lão gia nhiều:D
Em nghĩ chữ "Ba Tàu" nên hiểu thế ni:
Ba: cách gọi của miền trong một cách thân mật, như: anh ba, chị ba
Tàu: đương nhiên chỉ người Hoa sinh sống tại VN roài, còn tại sao gọi là người Tàu thì chắc như một số giải thích ở trên là do họ hay mang hàng hoá đến VN bằng.. Tàu biển, hoặc họ hay sống trên Tàu:)
Ba Tàu: Tiếng gọi thân mật của đồng bào ta dành cho người Hoa Kiều sinh sống tại miền trong, anh ba tàu, chị ba tàu...
:):):)

Thằng bạn Tàu của em thì nó nghĩ khác pác :D, em mà kêu "Ê Ba Tàu!" là nó cứ thế mà chửi, ko biết tại sao :D:D:D, mời pác giải thích!

Rockman87
26-09-2007, 10:47
Gọi là "Vua Hùng" cho có khí thế gọi là, chứ thời ấy "Văn Lang" chẳng qua là một bộ lạc, nhà bác Hùng làm Tộc Trưởng, mà cũng chẳng có gì chắc là những cái tên gọi đó là chính xác, bởi lẽ thời đó dân Việt đã làm gì biết tiếng Hán, toàn là bi bô tiếng Môn Khơ Me thôi :D

Bác vneye rành "lịch sử" vậy thì thử liệt kê tên 18 đời vua Hùng để khai sáng cho anh em cái nào, nếu nhận là không biết thì kéo cái ghế ngồi bên cạnh tớ đây, ngồi nghe các vị tiền bối "Mùi Thôn luận kiếm" trước cái đã! :D

Bên X-Cafe đã từng bàn tán sôi nổi về lịch sử VN - Chiêm Thành, mời các bác thư giãn:
http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=4733

PS: kiểu nói chuyện của các thành viên bên quán cà phê thường là nửa đùa nửa thật, vừa tranh luận vừa cà rỡn với nhau, dưới 18 tuổi thì không nên đọc nhá! :D

Độc hại quá! pác đưa cái link đó vào đọc chả mở mang gì thêm mà còn nhức đầu hơn :(, mới đọc xong nà, chửi um xùm, pó chíu :(:(:(

edavn
26-09-2007, 11:00
Thằng bạn Tàu của em thì nó nghĩ khác pác :D, em mà kêu "Ê Ba Tàu!" là nó cứ thế mà chửi, ko biết tại sao :D:D:D, mời pác giải thích!

Tại có chữ Ê trước đấy bác ạ:D chẳng hạn ai đó nhỡ gọi Ba (Bố, Ông già, Tía..) rằng: "Ê Ba lại đây!" em đảm bảo ăn đòn nứt lưng luônhttp://ddth.com/images/icons/icon14.gif


Vô lý hết sức, xưa nay đã là dân VN thì ko ai ưa tàu. Vì sao thì ai cũng hiểu. Ngay đến nhà nước tàu cũng rất thận trọng khi quan hệ với VN. Họ chỉ coi chúng ta là đồng chí chứ không phải là đồng minh. Do đó lập luận của bác có lẽ sai
Mối quan hệ giữa các quốc gia láng giềng (mà cho giù không láng giềng cũng vậy) có lúc lạnh lúc nóng, đến như Mỹ và Anh hiện tại là hai quốc gia anh em :) thế mà xưa kia cũng choảng nhau đó thôi, bây giờ thỉnh thoảng cũng gầm ghè nhau đó thôi... thời thế, thế thời là thế... théc méc chi cho mệt bác:)


Thời đó đã qua lâu lắc ! Tư liệu thời hiện tại cũng đều "không chính xác" cả! Thắc mắc chi cho mệt :emlaugh: Chẳng phải tất cả con người đầu có chung nguồn gốc sao? :w00t:

Đúng roài, mấy cái đã chìm vào.. dĩ vãng mà không có bằng chứng luận cứ xác thực chả nên thắc mắc làm rì:)

heo mọi
26-09-2007, 11:03
thấy bên x-cafe người ta bảo dân Việt Gốc là từ người Chiêm mà ra. Người Chiêm trong Nam mới là gốc gác người Việt đó là da đen, tóc quăn, ngón chân cái giao với nhau. Nhưng do lịch sử đưa đẩy mà người Chiêm thành quốc gia riêng và người Bắc cũng có quốc gia riêng giống như VNCH và CSVN vậy. Người Chiêm thì bị tư tưởng của các quốc gia ở Phương Nam ảnh hưởng còn người Bắc thì bị bọn tàu ảnh hưởng. Người Chiêm hay người Bắc mình đánh nhau thì cốt cũng là người 1 nhà. Và người Bắc đã thắng. Người Chiêm thua. Còn nói về chủng tộc anh em VN bây giờ, thì phải nói là chúng ta đã khác rất xa tổ tiên chúng ta. Người VN bây giờ phải có đến >90% gen là của người tàu. DO năm xưa bọn chúng xâm chiếm VN rồi cho lai nhằm đồng hóa :(
Chẳng biết đúng hay sai, nhưng tớ rất ghét bọn tàu. Nếu vụ này mà đúng thì.... :(

Đến giờ mà vẫn còn những người tin theo mấy điều vớ vẩn "ngón chân cái giao với nhau", rồi lại ">90% gen là của người Tàu". Con tắc kè núp dưới tán cây thì nó đổi màu ra xanh hay lá cây đổi màu sang xám?

heo mọi
26-09-2007, 11:10
Thôi để tớ đi nói chuyện với cái đầu gối, chút nữa sẽ quay lại sau.

Phải, mụ mị như bác thì đi nói chuyện với đầu gối mới hợp.

1) Việc ghi âm đấy đâu phải là dân thường làm mà quan tâm họ có biết chữ Hán hay ko? Những ghi chép đó phải người biết chữ mới viết, mà để viết thời ấy thì hầu như chỉ dùng chữ Hán.
2) Ngôn ngữ dân tộc Kinh (đa số trên đất Việt Nam này) thuộc nhóm Việt - Mường, bên cạnh nhóm Môn - Khơme của những dân tộc Tây Nguyên, Chàm chứ không phải người Việt xưa chỉ nói tiếng Môn - Khơme nhé.

The Old Man
26-09-2007, 11:18
Đến giờ mà vẫn còn những người tin theo mấy điều vớ vẩn "ngón chân cái giao với nhau"
Như thế là bạn chửa hề thấy ngón chân giao nhau à.
Hồi còn trẻ tôi có thấy một số người ngón chân giao nhau rất lạ lùng. Hai ngón chân cái thay vì đi thẳng tới trước như các ngón chân khác thì đi ngang ra cở 90 độ nên khi đặt hai chân song song nhau thì ngón cái câu đầu lại với nhau.
Tôi xác nhận là điều đó có thật chính mắt tôi thấy.

vneye
26-09-2007, 11:21
Bác edavn này, bác toàn phán bừa thôi, bác có người bạn nào là người Hoa ko, gọi lại hỏi thử xem kêu nó là "Ba tàu, lại đây anh nói" xem nó phản ứng thế nào.

Đối với người Hoa thì nếu người Việt xưng hô với họ là Ba Tàu thì đây là 1 cách nói không tôn trọng, mình mới xác nhận lại với mấy đứa bạn người Hoa đây :)

Còn bác nói cái gì chìm vào dĩ vãng không nên tìm hiểu thì mình hoàn toàn không đồng ý rồi. Chả lẽ biết mình đang hiểu thiếu,hiểu sai mà vẫn phải chấp nhận sao? Cả 1 ngành khảo cổ học vẫn đang lục lọi, tìm kiếm lại cho nhân loại cái kiến thức mà bác cho là bị lãng quên đấy thôi :) Đó mới là suy nghĩ tích cực!

heo mọi
26-09-2007, 11:32
Như thế là bạn chửa hề thấy ngón chân giao nhau à.
Hồi còn trẻ tôi có thấy một số người ngón chân giao nhau rất lạ lùng. Hai ngón chân cái thay vì đi thẳng tới trước như các ngón chân khác thì đi ngang ra cở 90 độ nên khi đặt hai chân song song nhau thì ngón cái câu đầu lại với nhau.
Tôi xác nhận là điều đó có thật chính mắt tôi thấy.

Một vài trường hợp đột biến lẻ tẻ.
Nếu nguyên một dân tộc mà bị dị dạng như thế thì dân tộc đó phải sống rất cách biệt, cô lập để cái gien đột biến (thường là lặn) đó không bị át đi, như một dân tộc nọ chỉ có 2 ngón trên một bàn chân bên châu Phi vậy.
Nhưng dân tộc Việt cổ thì chắc chắn không thể cô lập như thế rồi. Bằng chứng là các di vật của nền văn hóa cổ Hòa Bình được tìm thấy trên một diện rộng từ phía Myanmar đến tận Nam Trung Hoa.

edavn
26-09-2007, 11:32
@vneye: Mình có một anh bạn người hoa đang làm đại diện cho một công ty lớn của TQ tại VN, anh ta vẫn hay gọi mấy anh bạn Tàu trong chợ lớn (các cty TQ sx máy móc tại VN hay đặt các cơ sở sx của người Hoa trong SG gia công một số chi tiết cho họ) là Ba Tàu khi nói chuyện với mình, còn chả hiểu khi nói chuyện riêng với họ anh ta gọi bằng gì? nhưng theo như thái độ lúc phát ngôn của anh ta thì tớ thấy tiếng gọi "Ba Tàu" không có chi là miệt thị vì hắn vốn là người Hoa:D còn thực tế tớ hổng bít:)

Còn việc tìm ra những minh chứng cho lịch sử đương nhiên phải dành cho ngành khảo cổ học roài, khi nào mọi việc được chứng minh theo đúng khoa học và không ai phản biện được thì ta chấp nhận xem như đó là tri thức đúng đắn, còn những tri thức chưa được khẳng định xác nhận thì ta.. bàn với nhau cho vui thôi các bác nhỉ:)

Rockman87
26-09-2007, 20:25
Một vài trường hợp đột biến lẻ tẻ.
Nếu nguyên một dân tộc mà bị dị dạng như thế thì dân tộc đó phải sống rất cách biệt, cô lập để cái gien đột biến (thường là lặn) đó không bị át đi, như một dân tộc nọ chỉ có 2 ngón trên một bàn chân bên châu Phi vậy.
Nhưng dân tộc Việt cổ thì chắc chắn không thể cô lập như thế rồi. Bằng chứng là các di vật của nền văn hóa cổ Hòa Bình được tìm thấy trên một diện rộng từ phía Myanmar đến tận Nam Trung Hoa.

pác này rất có khiếu Sinh Vật, Khảo Cổ, Lịch Sử, Ngôn ngữ học... đề nghị pác gởi những gì pác đã post trong ddth này lên Bộ GD và ĐT , chắc chắn pác sẽ nhận được 1 "học bỏng tàn phần" :D:D:D::D:D:D:D

mkcvnvn
26-09-2007, 20:44
Một vài trường hợp đột biến lẻ tẻ.
Nếu nguyên một dân tộc mà bị dị dạng như thế thì dân tộc đó phải sống rất cách biệt, cô lập để cái gien đột biến (thường là lặn) đó không bị át đi, như một dân tộc nọ chỉ có 2 ngón trên một bàn chân bên châu Phi vậy.
Nhưng dân tộc Việt cổ thì chắc chắn không thể cô lập như thế rồi. Bằng chứng là các di vật của nền văn hóa cổ Hòa Bình được tìm thấy trên một diện rộng từ phía Myanmar đến tận Nam Trung Hoa.

Về hỏi những cụ già nhất nhì trong làng xem. Họ sẽ nói giống bác Tôm thôi. Cậu tính xem VN thời cổ chỉ bé = 1 cái bộ lạc thì bọn tàu nó mang đàn ông sang để lai giống thì làm sao mà không thể thay đổi được chứ :-?
Tớ hoàn toàn ủng hộ cái thread này, nó giúp chúng ta hiểu về lịch sử, giúp chúng ta biết chúng ta thực ra là ai, chúng ta đứng ở chỗ nào ? Cái này tìm về cội nguồn. Mong các bạn hãy có những bài phản biện hoặc những tài liệu quý giúp mọi người có 1 cái nhìn rõ nét hơn ,không bị nhầm lẫn về lịch sử.

carforrent
26-09-2007, 21:57
@vneye: Mình có một anh bạn người hoa đang làm đại diện cho một công ty lớn của TQ tại VN, anh ta vẫn hay gọi mấy anh bạn Tàu trong chợ lớn (các cty TQ sx máy móc tại VN hay đặt các cơ sở sx của người Hoa trong SG gia công một số chi tiết cho họ) là Ba Tàu khi nói chuyện với mình, còn chả hiểu khi nói chuyện riêng với họ anh ta gọi bằng gì? nhưng theo như thái độ lúc phát ngôn của anh ta thì tớ thấy tiếng gọi "Ba Tàu" không có chi là miệt thị vì hắn vốn là người Hoa:D còn thực tế tớ hổng bít:
Tớ thấy trong wikipedia phần viết về người Trung Quốc (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Trung_Qu%E1%BB%91c)có đoạn:


Ở Việt Nam, người Trung Quốc còn được gọi là người Tàu hay Ba Tàu. Theo lịch sử thì vào thời quân Minh thua trận nhà Thanh, một số người theo nhà Minh đã chạy khỏi Trung Quốc (xem Phản Thanh phục Minh) và được Chúa Nguyễn chấp nhận cho tị nạn ở Nam Bộ và quan quân Minh cùng gia quyến di chuyển qua Việt Nam bằng tàu, nên dân gian gọi họ là người Tàu. Tên gọi Minh Hương được dùng để gọi người Hoa ở Nam Bộ. Ngoài ra tàu cũng là phương tiện người Trung Quốc hay sử dụng khi đến làm ăn, buôn bán và định cư ở Việt Nam nên nó đã được dùng làm tên gọi. Tàu là một từ hơi mang tính tiêu cực nhưng vẫn được người Hoa chấp nhận.
Một số người dùng từ chú Khách hay người Khách hay người Hẹ để chỉ người Trung Quốc nhưng thật ra không chính xác vì đây chỉ là một dân tộc tại Trung Quốc (xem người Khách Gia). Ngoài ra, một số tên gọi khác không chính thức và đôi khi có tính tiêu cực như Chệt, Khựa, Xẩm.

Tuy nhiên tớ vẫn cho rằng không nên dùng từ Ba Tàu trước hết là để tôn trọng một dân tộc cùng chung sống, gắn bó với ta hàng bao đời nay. Tớ cũng có nhiều bạn người Hoa và ngay cả từ "người Hoa" tớ cũng "kiêng" dùng vì sợ lỡ buộc miệng nói ra bạn hiểu có ý phân biệt dân tộc thì cũng chẳng hay ho gì.
Tớ cũng nghe nói dân Cam-pu-chia rất ghét khi bị gọi là Miên, là Khờ-me...
Hồi còn đi học nghe thầy nói: Các cuộc chiến tranh đang và có thể xảy ra trong tương lai không còn là những cuộc chiến vì ý thức hệ nữa mà là những cuộc chiến vì sắc tộc, vì tôn giáo... nghĩ mà rùng mình.

edavn
26-09-2007, 22:04
...
Tuy nhiên tớ vẫn cho rằng không nên dùng từ Ba Tàu trước hết là để tôn trọng một dân tộc cùng chung sống, gắn bó với ta hàng bao đời nay. Tớ cũng có nhiều bạn người Hoa và ngay cả từ "người Hoa" tớ cũng "kiêng" dùng vì sợ lỡ buộc miệng nói ra bạn hiểu có ý phân biệt dân tộc thì cũng chẳng hay ho gì.
Tớ cũng nghe nói dân Cam-pu-chia rất ghét khi bị gọi là Miên, là Khờ-me...
Hồi còn đi học nghe thầy nói: Các cuộc chiến tranh đang và có thể xảy ra trong tương lai không còn là những cuộc chiến vì ý thức hệ nữa mà là những cuộc chiến vì sắc tộc, vì tôn giáo... nghĩ mà rùng mình.

Đúng vậy, em ủng hộ ý Bác nếu bản chất người ta không thích gọi như vậy mà mình vẫn gọi tức là không tôn trọng người ta.. Vì thế trong quan hệ thông thường chúng ta nên gọi tên hoặc ứng xử với ai đó trước hết nên tùy vào thái độ của họ là tốt nhất:)

heo mọi
26-09-2007, 22:23
Về hỏi những cụ già nhất nhì trong làng xem. Họ sẽ nói giống bác Tôm thôi. Cậu tính xem VN thời cổ chỉ bé = 1 cái bộ lạc thì bọn tàu nó mang đàn ông sang để lai giống thì làm sao mà không thể thay đổi được chứ :-?
Tớ hoàn toàn ủng hộ cái thread này, nó giúp chúng ta hiểu về lịch sử, giúp chúng ta biết chúng ta thực ra là ai, chúng ta đứng ở chỗ nào ? Cái này tìm về cội nguồn. Mong các bạn hãy có những bài phản biện hoặc những tài liệu quý giúp mọi người có 1 cái nhìn rõ nét hơn ,không bị nhầm lẫn về lịch sử.
Đây là phản biện của tớ, viết lâu rồi:
http://blog.360.yahoo.com/blog-kxC5lZM_fJnEdswtbhp4O1oYZQ--?cq=1&p=311
Nói Việt Nam thời cổ chỉ bé bằng 1 cái bộ lạc thì đúng là... Chỉ những bộ lạc gần gũi vua Hùng nhất cũng đã là 15...
Mà thời đó, thậm chí dân Trung Hoa "gộc" cũng chỉ một nhúm.
Có 1 vài tài liệu đáng tham khảo: http://uk.360.yahoo.com/profile-Hs9HP9s5dLKB.RSrelidl5dECRRu

heo mọi
26-09-2007, 22:25
pác này rất có khiếu Sinh Vật, Khảo Cổ, Lịch Sử, Ngôn ngữ học... đề nghị pác gởi những gì pác đã post trong ddth này lên Bộ GD và ĐT , chắc chắn pác sẽ nhận được 1 "học bỏng tàn phần" :D:D:D::D:D:D:D

Đang nghi ngờ thái độ ko mấy nhã nhặn của bạn. Nếu đúng vậy thì hãy tự xem lại bạn.

Rockman87
26-09-2007, 22:38
Đang nghi ngờ thái độ ko mấy nhã nhặn của bạn. Nếu đúng vậy thì hãy tự xem lại bạn.

Em đây chẳng có gì cần thiết phải xem lại mình cả, có pác thì đúng hơn.
Em để ý thấy :
- Nhà Nghiên Cứu Khoa Học & Những người hiểu biết nhiều : luôn luôn thận trọng trước những bài phát biểu của mình nếu chưa điều tra kỹ các lịch sử khoa học và khảo cổ học. (Nếu phát biểu lung tung sẽ ảnh hưởng đến danh dự, bằng cấp và làm những người tin tưởng hiểu sai!)
- Còn những người không biết gì hoặc biết mơ hồ thì hay thích nói, nói bậy cũng nói, toàn nói sàm. Vì chẳng có gì lận lưng cả, danh dự zero, bằng cấp nghiên cứu khoa học zero

heo mọi
27-09-2007, 21:27
Em đây chẳng có gì cần thiết phải xem lại mình cả, có pác thì đúng hơn.
Em để ý thấy :
- Nhà Nghiên Cứu Khoa Học & Những người hiểu biết nhiều : luôn luôn thận trọng trước những bài phát biểu của mình nếu chưa điều tra kỹ các lịch sử khoa học và khảo cổ học. (Nếu phát biểu lung tung sẽ ảnh hưởng đến danh dự, bằng cấp và làm những người tin tưởng hiểu sai!)
- Còn những người không biết gì hoặc biết mơ hồ thì hay thích nói, nói bậy cũng nói, toàn nói sàm. Vì chẳng có gì lận lưng cả, danh dự zero, bằng cấp nghiên cứu khoa học zero

Bạn nói hay vậy thì bạn chỉ ra chỗ sai của tôi đi. Tôi chẳng ngại gì chuyện chịu trách nhiệm trước phát biểu của mình, đó là lời của tôi cơ mà.

Tất nhiên tôi không có bằng cấp vì đó không phải chuyên ngành của tôi, mà nó là niềm say mê của tôi. Tôi yêu thích nó nên tôi tìm hiểu nó, từ đó tôi có cái để nói.

Và những điều mà tôi phản đối nãy giờ, tôi cho nó là nói sàm đấy, là những phát biểu lung tung, mơ hồ đấy!

Dù sao tôi có tinh thần tìm hiểu, đỡ hơn những người chẳng biết làm gì ngoài chõ mõm vào chế giễu.

Rockman87
27-09-2007, 21:38
Bạn nói hay vậy thì bạn chỉ ra chỗ sai của tôi đi. Tôi chẳng ngại gì chuyện chịu trách nhiệm trước phát biểu của mình, đó là lời của tôi cơ mà.

Tất nhiên tôi không có bằng cấp vì đó không phải chuyên ngành của tôi, mà nó là niềm say mê của tôi. Tôi yêu thích nó nên tôi tìm hiểu nó, từ đó tôi có cái để nói.

Và những điều mà tôi phản đối nãy giờ, tôi cho nó là nói sàm đấy, là những phát biểu lung tung, mơ hồ đấy!

Dù sao tôi có tinh thần tìm hiểu, đỡ hơn những người chẳng biết làm gì ngoài chõ mõm vào chế giễu.

Hahahaha :D, nóng rồi kìa :D. Em chấp nhận là em chưa hiểu nên em phải "dựa cột mà nghe", nhưng nghe người khác nói thì còn lọt lỗ tai chứ , nghe pác nói thì "đau" tai quá !!!. Thôi chấm dứt ko tranh cãi với pác làm gì cho mệt! nhưng pác hãy nghĩ và xem lại những gì mình đã nói đi, to mồm phát ngôn bừa bãi!
Tìm hiểu người Giao Chỉ => Một vài trường hợp đột biến lẻ tẻ <= Phát ngôn kiểu kém hiểu biết ? Thế thì nghe người lớn như pác Tom đấy, ko lẽ pác lại có trình độ thâm sâu hơn cả người lớn hơn pác cả chục tuổi à! Đúng là ngố

mkcvnvn
28-09-2007, 07:26
bọn tàu ngày xưa đô hộ VN tại sao nó lại gọi là quận Giao Chỉ. Bro heo mọi phản pháo đi:D
ĐỪng nói là 1 vài đột biến mà nó lại đặt tên như thế nhé. Theo tớ đó phải là 1 cộng đồng rộng lớn

Huỳnh Tấn
28-09-2007, 08:36
bọn tàu ngày xưa đô hộ VN tại sao nó lại gọi là quận Giao Chỉ. Bro heo mọi phản pháo đi:D
ĐỪng nói là 1 vài đột biến mà nó lại đặt tên như thế nhé. Theo tớ đó phải là 1 cộng đồng rộng lớn
Theo tớ đọc được, hiện có 2 thuyết giải thích về từ Giao Chỉ:
1/ Giao chỉ: hai ngón chân giao nhau


Theo ý kiến của nhà kê cứu của nước Pháp, thì người Việt Nam và người Thái đều ở miền núi Tây Tạng xuống. Người Việt Nam theo sông Hồng Hà lần xuống phía đông nam, lập ra nước Việt Nam ta bây giờ; còn người Thái thì theo sông Mê Kông xuống, lập ra nước Tiêm La (tức là Thái Lan) và các nước Lào.
Lại có rất nhiều người Tàu và người Việt Nam nói rằng nguyên khi xưa đất nước Tàu có giống Tam Miêu ở, sau giống Hán Tộc (tức là người Tàu bây giờ) ở phía Tây Bắc đến đánh đuổi người Tam Miêu đi, chiếm giữ lấy vùng sông Hoàng Hà lập ra nước Tàu, rồi dần dần xuống phía nam, người Tam Miêu phải lẩn núp trong rừng hay là xuống ở miền Việt Nam ta bây giờ.
Những ý kiến ấy là theo lý mà suy ra đó thôi, chứ cũng chưa có cái gì làm chứng cho đích xác. Chỉ biết rằng người Việt Nam ta trước có hai ngón chân cái giao lại với nhau, cho nên Tàu mới gọi ta là Giao Chỉ; mà xem các loài khác, không có loài nào như vậy, thì tất ta là một loài riêng, chứ không phải là loài Tam Miêu.
Dẫu người mình thuộc về chủng loại nào mặc lòng, về sau người Tàu sang cai trị hàng hơn một nghìn năm, lại có khi đem sang nước ta hơn bốn mươi vạn binh, chắc là nói giống cũ của mình cũng đã lai đi nhiều rồi, mới thành ra người Việt Nam ngày nay.

2/ Giao chỉ: Địa danh


Giao Chỉ với chữ Chỉ 阯 có bộ phụ 阝mang nghĩa là vùng đất, khu vực. Giao Chỉ là vùng đất tiếp giáp, vùng biên cương vương triều ở về phía nam của địa danh Nam Giao. Chữ Chỉ ngoài bộ phụ, còn có một chữ Chỉ 趾 nữa đồng âm nhưng bộ Túc 足
(bàn chân). Sự nhầm lẫn giữa hai chữ Chỉ này góp phần khiến cho nhiều sử gia từ Đông Hán trở về sau có rất nhiều cách giải nghĩa Giao Chỉ. Trần Thư, một bộ sử do Diêu Tư Liêm viết năm 636 đã lần đầu tiên ghi thêm một chữ Chỉ 址 nữa với bộ Thổ 土(đất) trong từ Giao Chỉ. Cổ văn Trung Hoa có qui tắc “đồng âm thông giả”, tức những chữ đồng âm đều có thể mượn và sử dụng lẫn lộn. Khi tìm nghĩa một chữ phải vận dụng ngữ cảnh đang xét chứ không thể máy móc giữ nghĩa chết của chữ ấy trong những tài liệu khác ít liên hệ.

heo mọi
28-09-2007, 13:10
Hahahaha :D, nóng rồi kìa :D. Em chấp nhận là em chưa hiểu nên em phải "dựa cột mà nghe", nhưng nghe người khác nói thì còn lọt lỗ tai chứ , nghe pác nói thì "đau" tai quá !!!. Thôi chấm dứt ko tranh cãi với pác làm gì cho mệt! nhưng pác hãy nghĩ và xem lại những gì mình đã nói đi, to mồm phát ngôn bừa bãi!
Tìm hiểu người Giao Chỉ => Một vài trường hợp đột biến lẻ tẻ <= Phát ngôn kiểu kém hiểu biết ? Thế thì nghe người lớn như pác Tom đấy, ko lẽ pác lại có trình độ thâm sâu hơn cả người lớn hơn pác cả chục tuổi à! Đúng là ngố


bọn tàu ngày xưa đô hộ VN tại sao nó lại gọi là quận Giao Chỉ. Bro heo mọi phản pháo đi:D
ĐỪng nói là 1 vài đột biến mà nó lại đặt tên như thế nhé. Theo tớ đó phải là 1 cộng đồng rộng lớn

Dựa vào cái tên người ngoài đặt là "Giao Chỉ" thôi mà vội vã cho rằng người mình khi xưa hai ngón chân giao nhau, như thế không phải là to mồm, hồ đồ à? Cái đầu mụ mị dễ tin vào cái điều vô lý ấy chẳng khác những kẻ thấy đống mối đùn lên rồi kháo đó là Phật hiện lên.
Lấy bác Tom ra cãi, vậy thử hỏi bác Tom có sống vào cái thời cách đây mấy nghìn năm để chứng kiến cái bàn chân kiểu đó không?
Xin lỗi, cháu không phải đang cãi bác Tom, mà đang cãi mấy cái đầu không những u mê, dễ bị lừa phỉnh mà còn bảo thủ cho cái u mê của mình kia thôi.

mh_61_mh
28-09-2007, 13:49
Xin lỗi heo mọi, cho hỏi có phải là chị Mai Ninh không, nêu không phải thì em nhầm người, thành thật xin lỗi.

Rockman87
28-09-2007, 13:52
Thôi để tớ đi nói chuyện với cái đầu gối, chút nữa sẽ quay lại sau.

Đây là câu nói được bình chọn là hay nhất trong topic này :D:D:D:D:

mkcvnvn
28-09-2007, 14:32
Dựa vào cái tên người ngoài đặt là "Giao Chỉ" thôi mà vội vã cho rằng người mình khi xưa hai ngón chân giao nhau, như thế không phải là to mồm, hồ đồ à? Cái đầu mụ mị dễ tin vào cái điều vô lý ấy chẳng khác những kẻ thấy đống mối đùn lên rồi kháo đó là Phật hiện lên.
Lấy bác Tom ra cãi, vậy thử hỏi bác Tom có sống vào cái thời cách đây mấy nghìn năm để chứng kiến cái bàn chân kiểu đó không?
Xin lỗi, cháu không phải đang cãi bác Tom, mà đang cãi mấy cái đầu không những u mê, dễ bị lừa phỉnh mà còn bảo thủ cho cái u mê của mình kia thôi.

ặc ặc bạn không tin thì tùy bạn mỗi người 1 lý lẽ riêng. Bạn không tin vào luận điểm của tớ thì bạn cũng không thể ép người khác tin vào luận điểm của bạn, như vậy là không được. Đây là 1 diễn đàn mỗi người 1 ý mới có thể xây dựng được
Nói chung là luận điểm của tớ chưa chắc đã đúng và của bạn cũng vậy. Đừng nên chụp mũ người khác như vậy.Nếu không người ta lại bảo là ngu như l..

carforrent
29-09-2007, 10:17
UY VIỄN TƯỚNG CÔNG
NGUYỄN CÔNG TRỨ (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_C%C3%B4ng_Tr%E1%BB%A9)

Nguyễn Công Trứ quê làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Công Trứ sinh cuối năm 1778, kém thi hào Nguyễn Du 12 tuổi, là đồng hương Nghi Xuân, hai làng cách nhau chỉ hơn một cây số. Nổi tiếng thông minh, học giỏi từ ấu thơ, nhưng lận đận mấy lần thi cử, mãi tới năm 1819, ông mới giành được giải nguyên trường Nghệ. Bước hoạn lộ bắt đầu ở tuổi ngoài 40 (1820) với chức Hành tẩu Quốc sử quán nhưng lại gập ghềnh bao chặng gian nan.

Đem thân vào chốn quan trường, 28 năm làm quan, 26 chức vụ khác nhau, lúc làm quan văn, khi thì quan võ. Ba lần Nguyễn tiên sinh được cử đi chấm thi hương (cử nhân), có lần đảm chức Chánh chủ khảo trường thi Hà Nội. Bốn lần được phong làm tướng cầm quân, ra Bắc, vô Nam, oai phong lẫm liệt. Nhưng con người tài hoa và khí phách ấy với nhân cách ngay thẳng, bộc trực, dám làm, dám chịu bị những kẻ gian nịnh trong triều, ngoài nội ganh ghép, gièm pha, vu vạ, chịu nhiều phen điêu đứng. Chúng vu ông buôn lậu, mưu phản triều đình, vượt quyền vua, toàn là trọng tội. Nhiều lần ông bị giáng chức từ ba, bốn cấp, có khi cách tuột, cho đi làm lính thú. Nhiều phen ông bị án oan, có khi phải chịu án "trảm giam hậu" (tội chém, nhưng giam chờ lệnh)!

Thật nghịch lý với con người lúc nào cũng lo toan việc dân, việc nước, nuôi chí tang bồng "ra tay kinh tế" để cho dân thoát cảnh đói nghèo, lầm than. Thật đau đớn cho một tâm hồn cao thượng và hào phóng bộc lộ trong gần 150 áng thơ văn chói sáng để lại cho đời dấu ấn một kẻ sỹ đáng yêu và đáng kính. Cũng thật gớm ghiếc cho miệng lưỡi phường gian nịnh trong lốt vỏ "mũ cao, áo dài" vu vạ người có công thành kẻ có tội, làm cho mấy ông vua đầu triều nhà Nguyễn cũng "mắt mù, tai điếc" hiểu sai tấm lòng ngay thẳng của một bậc hiền tài.

Vua Minh Mệnh vốn rất quý Nguyễn Công Trứ, từng ban thưởng cho ông một tòa bích ngọc hình núi, một con ngựa bằng mã não, một chiếc kim khánh khắc bốn chữ "Lão năng khả tưởng" (ông già tài giỏi đáng được thưởng). Nguyễn Công Trứ nổi tiếng là văn quan, võ tướng, còn lừng danh ở tài kinh tế. Khi vâng lệnh triều đình cầm quân dẹp loạn ở các tỉnh xứ Bắc, ông trăn trở một điều: "Dân làm loạn vì dân quá đói nghèo". Theo Nguyễn tướng công: "Phải làm cho dân có ruộng đất cấy cày, có công việc làm ăn, có được no ấm thì xã tắc mới yên vui".

Vị thượng quan Thư hữu tham tri bộ Hình sung Dinh điền sứ hai tỉnh Nam Định, Ninh Bình ở tuổi ngũ tuần dâng sớ về triều xin thực thi 3 việc: Nghiêm trị bọn du thủ, du thực, gian phi; trừng trị bọn lại dịch tham nhũng, thải bỏ kẻ vô tài, bất lực, khen thưởng người liêm chính; khẩn hoang mở đất cho dân cày cấy, có công ăn việc làm. Ông còn đề đạt nhiều ý kiến ích quốc, lợi dân như lên án tệ cường hào, ức hiếp, nhũng nhiễu dân; xây dựng quy ước của làng xã v.v... Trong vòng chưa đầy một năm đã chiêu mộ lưu dân khoanh đê, lấn biển lập được hai huyện mới: Kim Sơn (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình) và 2 tổng mới Hoành Thu, Ninh Nhất. Khi đảm trách việc quan ở miền Tây Nam Tổ quốc (Tây Nam Bộ), Nguyễn Công Trứ lại hợp sức với quan quân, dân chúng địa phương, đào kênh rạch, làm thủy lợi dẫn nguồn nước ngọt Cửu Long về đồng ruộng.

Tài ba, ơn nghĩa của Nguyễn Công Trứ được nhân dân đông đảo, nhất là tầng lớp nghèo khổ vô cùng biết ơn, cảm phục. Không chỉ là người có tâm huyết mà ông còn có trí tuệ, có năng lực tổ chức xuất chúng, ngày đêm lặn lội, lo toan, lắng nghe ý kiến tìm mưu hay, kế giỏi của quần chúng vận dụng vào việc làm thiết thực, có hiệu quả cao. Ông được dân chúng yêu thương, quý trọng, tôn thờ như bậc thánh hiền, như cha mẹ. Nhân dân huyện Tiền Hải, huyện Kim Sơn lập đền thờ sống Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ (sinh từ).

Thói đời thật chua chát! Bọn tham quan, ô lại, gian nịnh lại đem lòng ganh ghét, đố kỵ, tìm cách hãm hại ông bằng những chuyện bịa đặt, vu vạ... Con người chính trực ấy hàm oan, thời gian và cuộc đời nhân hậu đã dần làm sáng tỏ, trả lại công bằng cho ông. Nguyễn Công Trứ ung dung tự tại, giữ vững khí phách, tiết tháo. Trong ông có chút ngất ngưởng của một kẻ sỹ, có cả màu men lãng tử, tài hoa, đúng hơn là một nhân cách vững vàng, đáng kính. Chẳng thế, người ta kinh ngạc khi Nguyễn Công Trứ hàm oan trọng tội. Từ địa vị cao sang, quyền uy của một đại quan nhất nhị phẩm bị giáng làm lính thú. Có người chế nhạo, nhưng ông bình nhãn: "Khi ta làm Đại tướng không lấy đó làm vinh, nay là lính cũng không hề thấy nhục!".

Trên 150 năm đi qua, người đời còn thuộc nhiều áng thơ của ông, biết những chuyện kể bi hùng, cả những giai thoại lý thú về con người tài cao, đức trọng, đa đoan ấy, nhất là hai câu thơ thật thâm thúy, hào sảng mà chua chát:

"Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo".

Mùa thu năm Giáp Thân (10/2004), tôi về thăm Nghi Xuân, quê nội, quê ngoại của tôi, tranh thủ đến viếng mộ Nguyễn tướng công và ngôi đền nhỏ bé ở làng Uy Viễn. Lòng rưng rưng tưởng nhớ một danh nhân lừng lẫy với tâm hồn và tính cách đậm đặc "ông đồ xứ Nghệ" nửa đầu thế kỷ XIX. Cảnh sắc đơn sơ và âm thầm của một địa chỉ văn hóa chưa xứng với tầm vóc của một đại danh nhân có tài cao, tâm sáng đã làm cho bất cứ ai có hiểu biết, có lương tri không tránh được nghĩ suy, thổn thức
Lê Việt Thảo (CAND.com)

ba_by
29-09-2007, 11:40
Báo cáo bác, em chẳng dám đánh sai. Bác chưa bao giờ thấy là vì bác chưa... thấy bao giờ đó thui. Em thì thấy lâu rùi:
http://img178.imageshack.us/img178/7220/htcel1.jpg

http://img171.imageshack.us/img171/6793/htc2jx6.jpg

Sẽ có giải thích chi tiết thêm cho bác sau :yes:
Cũng có lý :yes:

Bác Huỳnh Tấn cho em hỏi tí,
Cuốn ĐẠI NAM QUẤC ÂM TỰ VỊ của bác scan hay bác down về? Nếu down về bác cho em xin link. Cảm ơn bác trước

ba_by
29-09-2007, 11:47
Như thông tin ở trên thì cuốn ĐẠI NAM QUẤC ÂM TỰ VỊ xuất bản cách đây 111 năm???

Huỳnh Tấn
02-10-2007, 14:13
Những Cuộc Đổi Họ Lớn Trong Lịch Sử
Giáo Sư Trần Gia Phụng
Toronto, Canada

1. Từ họ Lý ra họ Nguyễn
Đầu năm 1226 (tháng 12 năm Ất Dậu), Trần Thủ Độ tổ chức đảo chánh lật đổ nhà Lý, đưa Trần Cảnh lên ngôi tức Trần Thái Tông (trị vì 1226-1258), lập ra nhà Trần (1226-1400).
Nguyên Trần Thủ Độ ép vua Lý Huệ Tông (trị vì 1211-1224) nhường ngôi cho người con gái mới sáu tuổi là Chiêu Thánh công chúa tháng Mười năm giáp thân (cuối 1224), tức Lý Chiêu Hoàng (trị vì 124-1225). Lý Huệ Tông lên làm thái thượng hoàng, xuất gia đi tu tại chùa Chân Giáo, pháp danh là Huệ Quang thiền sự Trần Thủ Độ sắp đặt cho con cháu của mình là Trần Cảnh, mới tám tuổi, cưới Lý Chiêu Hoàng. Chiêu Hoàng lại nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh tức Trần Thái Tông. Để củng cố nhà Trần, Trần Thủ Độ kiếm cách tiêu diệt tất cả con cháu nhà Lý. Việc đầu tiên là Trần Thủ Độ bức tử thượng hoàng Lý Huệ Tông. Một hôm ngang qua chùa Chân Giáo gặp thiền sư Huê. Quang đang nhổ cỏ trong vườn, Trần Thủ Độ nói rằng: “Nhổ cỏ phải nhổ hết rễ cái.” Nghe thế thầy Huệ Quang trả lời: “Lời nhà ngươi nói ta hiểu rồi.” Sau đó, Trần Thủ Độ cho người mời thầy Huệ Quang vào triều bàn việc. Huệ Quang biết ý, vào sau chùa thắt cổ tự vận. (1)
Trần Thủ Độ ra lệnh đem gả các cung nhân và con gái họ Lý cho các tù trưởng các bộ tộc ít người ở các vùng núi xa xôi miền biên viễn. Tháng tư năm nhâm thìn (1232), nhân việc ban chữ húy về tiên tổ họ Trần, ông nội của Trần Thái Tông tên là Trần Lý, nên Trần Thủ Độ đưa ra biện pháp quyết liệt là buộc con cháu họ Lý phải đổi thành họ Nguyễn.
Gần cuối năm nhâm thìn (1232), tôn thất nhà Lý tập trung làm lễ tế tổ tiên ở thôn Thái Đường, xã Hoa Lâm (nay thuộc Bắc Ninh). Trần Thủ Độ cho làm nhà tế lễ bằng tre lá trên một cái hầm, khi con cháu nhà Lý tập trung hành lễ, Trần Thủ Độ ra lệnh chôn sống hết con cháu nhà Lý để dứt điểm một vấn đề làm cho Trần Thủ Độ lo lắng bấy lâu nay. Sau cuộc thanh trừng khủng khiếp này, con cháu nhà Lý không còn dám về Bắc Ninh làm lễ tế hàng năm, và họ thay tên đổi họ sống lẫn khuất trong dân gian để tránh bị tiêu diệt. (2)
Đặc biệt hoàng tử Lý Long Tường, con trai thứ của Lý Anh Tông đã bỏ nước ra đi năm 1226, cùng đoàn tùy tùng khoảng 40 người vượt biên sang lập nghiệp ở Triều Tiên hay Cao Ly tức Korea. Tám trăm năm sau, con cháu của hoàng tử này đã về Việt Nam thăm lại đất tổ. (3)
Một câu hỏi cần được đặt ra là tại sao triều đình nhà Trần buộc họ Lý đổi thành họ Nguyễn mà không qua họ khác? Điều này rất khó trả lời vì không có tài liệu cụ thể, chỉ biết được rằng họ Nguyễn là một dòng họ ít người bên Trung Hoa, và ngược lại họ Nguyễn có nhiều và có sớm ở nước ta. (4) Phải chăng Trần Thủ Độ muốn cho họ Lý hòa lẫn trong số đông người Việt rải rác khắp nước?

2. Họ Trần qua họ Trình
Để quân Minh chóng rút về nước, cuối năm 1427, Lê Lợi chấp nhận giải pháp hòa bình trong danh dự cho cả hai bên: trước đây quân Minh xâm lăng nước ta dưới chiêu bài “phù Trần diệt Hồ”, nay Lê Lợi đồng ý đưa Trần Cao lên ngôi, xem như quân Minh viễn chinh đã đạt được mục đích ban đầu là đưa người họ Trần trở lại ngôi báu, nay rút về nước trong vinh quang. (5)
Sau khi quân Minh về nước, Trần Cao biết thân phận mình, bỏ trốn về châu Ngọc Ma (Nghệ An), nhưng bi bắt lại, và uống thuốc độc chết. Lê Lợi lên ngôi vua, tức Lê Thái Tổ (trị vì 1428-1433). Lê Thái Tổ được nước không do một cuộc đảo chánh cung đình mà do công lao chiến đấu của chính ông và gia đình, nên ông ít có thái độ kỳ thị với ho. Trần là họ cầm quyền trước đó. Ông có một sách lược rất khôn khéo là ban quốc tính rộng rãi cho các công thần. Ngay khi vừa lên ngôi năm 1428, Lê Thái Tổ ra sắc chỉ cho ghi chép công trạng của những người đã theo vua khởi nghĩa, ban chức tước và quốc tính (họ của nhà vua) cho 221 người. Đây là đợt ban quốc tính nhiều nhất trong lịch sử nước ta, đến nỗi vua Tự Đức đã lên tiếng chê rằng “...cho quốc tính nhiều quá như thế nầy thì nhàm lắm.” (6)
Việc làm nầy của Lê Thái Tổ bề ngoài xem ra là một đặc ân, nhưng thật sự là một thủ đoạn chính trị ràng buộc các công thần bằng cách đồng hóa các quan vào họ nhà vua để dễ kiểm soát nhằm tránh hậu hoạn. Lê Thái Tổ là một người rất đa nghi. Những công thần đã cùng ông dày công đóng góp cho công cuộc giải phóng đất nước mà có bất cứ một biểu hiện nào khả nghi tức thì bị Lê Thái Tổ tiêu diệt ngay.
Nạn nhân đầu tiên là Lê Hãn tức Trần Nguyên Hãn. Trần Nguyên Hãn dòng dõi Trần Nguyên Đán, lập nhiều chiến công thời kháng Minh, được phong Hữu tướng quốc và họ Lê năm 1428, sau khi Lê Thái Tổ cầm quyền. Lê Hãn cho rằng “nhà vua có tướng như Việt Vương Câu Tiễn, không thể cùng hưởng yên vui sung sướng được,” nên ông bắt chước Trương Lương, xin rút lui về hưu dưỡng. “Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng,” khi Lê Hãn về ấp Sơn Đông (Sơn Tây ngày nay) hưu dưỡng, ông vẫn bị gièm pha là mưu toan làm phản. Lê Thái Tổ ra lệnh cho người đến bắt. Khi thuyền đến bến sông Sơn Đông, Lê Hãn tự trầm mình qua đời (7). Dĩ nhiên việc trầm mình nầy cũng là một dấu hỏi lớn không bao giờ được trả lời.
Sau Lê Hãn đến Lê Văn Xảo tức Phạm Văn Xảo, bị Lê Thái Tổ nghe lời gièm pha ra lệnh phải chết và tịch thu nhà cửa cuối năm 1430. Dưới triều con của Lê Thái Tổ là Lê Thái Tông (trị vì 1434-1442), thêm ba vị đại công thần bị giết là Lê Nhân Chú (1434), Lê Sát (1437),
và Lê Ngân (1437). Ngoài ra còn có Lê Khả và Lê Khắc Phục bị triệt hạ vào năm 1451 thời vua Lê Nhân Tông (tri. vì 1443-1459).
Sau khi Lê Nghi Dân bị các tướng lãnh phản đảo chánh và lật đổ năm 1460, Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497) được sử sách đánh giá là một minh quân, nhưng lại đi vào vết xe của nhà Trần. Vừa cầm quyền được hai tháng, Lê Thánh Tông hạ chiếu ra lệnh đổi tên những họ nào đã phạm vào chữ huý của Cung Từ hoàng thái hậu. Bà nầy tên huý là Phạm Ngọc Trần, người làng Quần Lai, huyện Lội Dương (Thanh Hóa), vợ của Lê Thái Tổ, mẹ của Lê Thái Tông, tức bà nội của Lê Thánh Tông. Nhà vua cho rằng bà nội của mình tên Trần nên yết thị cho dân chúng khắp nước, nơi nào có họ “Trần” đều phải đổi chép thành chữ “Trình.” (8)
Tại sao thời Lê Thái Tổ, rồi đến Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông, các vua không kỵ huý bà Cung Từ mà Lê Thánh Tông lại kỵ huý? Phải chăng sau những biến động của triều đình kể từ khi Lê Thái Tông bất đắc kỳ tử năm 1442, và Lê Nhân Tông bị Lê Nghi Dân lật đổ và bắt giết năm 1459, Lê Thánh Tông đã dùng cách kỵ huý (như Trần Thủ Độ trước đây) để tách ảnh hưởng của họ Trần, hoặc để ngầm đe dọa con cháu họ Trần đừng kiếm cách lợi dụng tình hình để phục hồi triều đại cũ.
Dầu sao, Lê Thánh Tông chưa đi đến chỗ quyết liệt như Trần Thủ Độ, nghĩa là Lê Thánh Tông vẫn chưa tận diệt họ Trần, và để cho những người họ Trần giữ những chức quan nhỏ như trong đoàn sứ thần gởi sang nhà Minh năm nhâm ngọ (1462) có Trần Bàn, hoặc trong viện Khâm hình của triều đình lúc đó có Trần Phong, nhưng không thấy có nhân vật nào họ Trần giữ chức vụ quan trọng mãi đến thời kỳ loạn lạc sau khi Mạc Đăng Dung đảo chánh (1527) mới thấy vài nhân vật họ Trần xuất hiện trở lại trên sân khấu chính trị nước ta.

3. Họ Mạc đổi thành nhiều họ
Mạc Đăng Dung thuộc dòng dõi Mạc Đỉnh Chi, đỗ cử nhân võ và làm đô chỉ huy sứ năm 1508 (mậu thìn), nhờ thời thế dần dần được các vua nhà Lê tin dùng, thăng dần lên chức thái phó tiết chế các doanh quân thủy bộ, tước Nhân Quốc Công triều vua Lê Chiêu Tông (trị vì 1516-1522). Quyền hành càng ngày càng lớn, Mạc Đăng Dung lấn ép vua Lê và cuối cùng đảo chánh lật đổ vua Lê Cung Hoàng (trị vì 1522-1527), tự mình lên làm vua tức Mạc Thái Tổ (trị vì 1527-1530) lập ra nhà Mạc.
Nhà Mạc cầm quyền từ thời Mạc Thái Tổ đến thời Mạc Mậu Hợp (trị vì 1562-1592), truyền được năm đời trong 65 năm. Trong lịch sử, họ Mạc bị lên án về các lỗi lầm sau đây:
• Tổ chức đảo chánh lật đổ nhà Lê, không trung quân (1527).
• Đầu hàng nhà Minh và cắt đất chia cho nhà Minh (1540).
Trước hết, bất cứ một cuộc đảo chánh nào cũng đều có phản ứng cả. Từ Lê Hoàn, Trần Thủ Độ đến Lê Quý Ly, tất cả đều bị những cựu quan bảo thủ của triều trước, mất quyền lợi đứng lên phản đối. Mạc Đăng Dung cũng nằm trong trường hợp đó.
Thứ đến, chúng ta cần chú ý: ai là người đã lên án gắt gao họ Mạc? Câu trả lời rất rõ ràng là các sử quan nhà Lê trung hưng là những người đầu tiên lên án họ Mạc. Việc nầy rất dễ hiểu vì nhà Mạc dẹp nhà Lê, nay trung hưng được thì nhà Lê kết tội nhà Mạc. Sau đó là các sử quan nhà Nguyễn vì nhà Nguyễn không muốn ai lật đổ ngôi báu của mình nên lên án tất cả những ai đã tổ chức đảo chánh cung đình.
Nhưng “ở đời muôn sự của chung,” một triều đại (chính quyền) yếu đuối, kém khả năng cần được thay thế bằng một triều đại (chính quyền) khác hữu hiệu hơn để cai trị nước, đó là lẽ tự nhiên, nên việc đảo chánh của Mạc Đăng Dung không đáng bị lên án như các sách vở trước đây đã làm.
Việc đầu hàng nhà Minh và cắt đất xin hàng cần được xét lại trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. Sau khi nhà Lê mất ngôi, hai vị cựu thần nhà Lê là Trịnh Ngung và Trịnh Ngang chạy qua nhà Minh tố cáo hành động của Mạc Đăng Dung và xin nhà Minh đưa quân qua hỏi tội ho. Mạc năm 1529 (kỷ sửu). (9)
Năm 1533 (quý tỵ), Nguyễn Kim tìm được con của Lê Chiêu Tông là Lê Duy Ninh, lập lên làm vua là Lê Trang Tông (trị vì 1533-1648) trong lúc đang lưu vong tại Ai Lao. Lê Trang Tông sai Trịnh Duy Liễu cùng hơn mười người đi đường biển từ Chiêm Thành theo thuyền buôn Quảng Đông tới Trung Hoa xin thỉnh cầu nhà Minh xuất quân đánh nhà Mạc. Năm 1536 (bính thân), một lần nữa Lê Trang Tông sai Trịnh Viên yêu cầu nhà Minh đánh họ Mạc.
Hành động của vua Lê, kêu gọi người nước ngoài về đánh nước mình, trong đó có ý kiến cố vấn của Nguyễn Kim, không bị một sử gia nào lên án. Việc làm nầy đưa đến kết quả cụ thể là nhà Minh cử Cừu Loan làm tổng đốc, Mao Bá Ôn làm tán lý quân vụ đem binh mã sang ải Nam Quan năm 1540. Ngược lại, trong thế yếu, muốn tránh một cuộc chiến mà mình nắm chắc phần thất bại, đồng thời dân Việt sẽ một lần nữa bị đặt dưới ách thống trị trực tiếp của ngoại nhân như thời Mộc Thạnh, Trương Phụ, Mạc Thái Tổ, lúc đó đã lên làm thái thượng hoàng, đành chấp nhận đầu hàng và chấp nhận hy sinh danh dự cá nhân, lên ải Nam Quan (Lạng Sơn) chịu nhục. Nhờ sự nhẫn nhục của Mạc Thái Tổ, nước ta trên danh nghĩa là lệ thuộc Trung Hoa, nhưng trong thực tế vẫn độc lập một phương, vua Mạc vẫn cai trị đất đai từ Lạng Sơn trở xuống, đâu có viên tướng Tàu nào bén mảng sang cai trị. Ai cũng bảo Mạc Đăng Dung đầu hàng nhà Minh vì quyền lợi gia đình họ Mạc, nhưng giả thiết, một giả thiết không bao giờ có thể quay lại được, Mạc Đăng Dung chống cự quân Minh như họ Hồ, nước ta bị tái đô hộ, thì nhân dân ta còn khổ biết bao nhiêu nữa. Đàng nầy, Mạc Đăng Dung một mình chịu nhục cho trăm họ bình yên. Người ta ưa ca tụng Hàn Tín khi nghèo khổ đã lòn trôn tên bán thịt chợ Hoài Âm (Trung Hoa) như là một gương nhẫn nhục đáng noi theo, nhưng chẳng một ai chịu chia xẻ với nỗi nhẫn nhục vĩ đại của Mạc Đăng Dung. Mạc Đăng Dung rất buồn tủi về sự kiện Nam Quan (Lạng Sơn) nên về nhà chưa được một năm, ông nhuốm bệnh từ trần năm 1541.
Cuối cùng việc cắt đất nghe ra khá to lớn, nhưng đó chỉ là năm động của những sắc tộc ít người nằm ở vùng biên giới Hoa Việt: Ty Phù, Kim Lặc, Cổ Sậm, Liễu Cát, và La Phù thuộc châu Vĩnh An, ở Yên Quảng. Chúng ta cần chú ý là những sắc tộc ít người sinh sống trong các động dọc biên giới Hoa Việt không nhất định về theo chính quyền Trung Hoa hay Đại Việt, mà chỉ bên nào mạnh thì họ triều cống để được yên thân. Do đó, việc cắt đất nầy chỉ có tính cách giấy tờ chứ trên thực tế là bên nào mạnh họ theo.
Trong khi đó, sau khi trở về Thăng Long, năm 1596 vua Lê Thế Tông (trị vì 1573-1599) cử người đem hình dạng hai quả ấn của nhà Mạc và vua Lê lên Nam Quan cho đại diện nhà Minh khám xét, nhưng quan nhà Minh không chịu, bắt vua Lê phải thân hành đến gặp. Vua Lê phải chấp hành, nhưng khi đến nơi đợi lâu quá không được gặp quan nhà Minh, vua Lê đành trở về, rối năm sau (1597) lên một lần nữa mới được hội kiến. (10) Sự kiện nầy chẳng khá gì hơn việc Mạc Đăng Dung lên Nam Quan năm 1540.
Vì quá ham lên án nhà Mạc, sử sách lơ là những công trạng đáng nhớ của nhà Mạc. Sau khi Trịnh Tùng chiếm lại Thăng Long, nhà Mạc chạy lên Cao Bằng rồi chạy sang Trung Hoa. Trước khi từ trần năm 1594, đại tướng nhà Mạc là Mạc Ngọc Liễn để thư lại dặn vua Mạc Kính Cung: “...Họ Lê lại trung hưng, đó là số trời. Còn như dân ta là người vô tội, sao lại nỡ để cho dân mắc vào vòng mũi tên hòn đạn lâu mãi như vậy! Chúng ta nên lánh ở nước khác, cốt phải cẩn thận giữ gìn, đừng lại cố sức chiến đấu với họ nữa. Lại dứt khoát chớ có đón rước người Minh kéo sang nước ta để đến nỗi dân ta phải lần than khốn khổ...” (11)
Đây không phải lời nói suông trong cảnh trà dư tửu hậu, nhưng đây là tâm huyết của một con người sắp nằm xuống trong cơn hoạn nạn cùng cực vì mất nước. Suốt trong lịch sử Việt Nam, chúng ta thường được nghe những lời nói của Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Đặng Dung, hào hùng như vó ngựa tổ tiên, nhưng ít khi được đọc những dặn dò như Mạc Ngọc Liễn, nhân bản, đầy tình tự dân tộc không khác gì lời ru êm ái trong những câu ca dao mộc mạc.
Điểm quan trọng nhất là con cháu nhà Mạc đã không kêu nài van xin người Minh đem quan sang đánh nước ta giống như nhà Lê đã làm. Họ chỉ yêu cầu nhà Minh can thiệp cho họ về sinh sống đất Cao Bằng. Chính họ đã góp công phát triển Cao Bằng, tạo thế đoàn kết kinh thượng và biến Cao Bằng thành một vùng biên giới vững chắc để chống lại Trung Hoa. Công trạng nầy tuy không rực rỡ như đường về phương nam của chúa Nguyễn, nhưng sử sách cũng không thể quên tuyên dương họ Mạc.
Khi Trịnh Tùng chiếm được Thăng Long, trung hưng nhà Lê (1593), con cháu họ Mạc tẩu tán khắp nước, một số lên Cao Bằng, một số chạy vào Thanh Hóa, Nghệ An ẩn trốn, và một số vào Nam theo chúa Nguyễn. Con cháu họ Mạc đổi ra rất nhiều họ khác nhau Sách Thế phả ghi rõ là con của Mạc Đăng Doanh, em của Mạc Kính Điển là Mạc Cảnh Huống vào Nam theo Nguyễn Hoàng, sau con là Mạc Cảnh Vinh đổi là Nguyễn Hữu Vinh. (12) Không những chỉ một họ Nguyễn, mà chắc chắn còn nhiều họ khác nữa Trước đây, những họ nầy không lên tiếng vì một mặt sợ các chính quyền quân chủ trả thù, và một mặt việc sử sách lên án triều đại nhà Mạc ít nhiều gây những ưu phiền cho con cháu họ nhà nầy. Hy vọng sẽ có một ngày nào đó, con cháu những họ nầy thấy rõ rằng nhà Mạc không đáng bị lên án như người ta đã làm xưa nay, bỏ qua những ưu phiền không đáng, sẽ lên tiếng để tìm về gốc gác ông bà mình.
Qua ba cuộc đổi họ trên đây, lý do chính đưa đến việc đổi họ là do tiên tổ các họ nầy đã lên nắm chính quyền, lập triều đại, sau bị truất phế và bị nghi ngờ nên con cháu bị bắt buộc phải đổi họ. Ngược lại, trong lịch sử nước ta, có một dòng họ lớn từ thời Ngô Quyền lập quốc cho đến nay không thay đổi mà mỗi ngày một phát triển, hưng thịnh. Đó là họ Nguyễn Phúc ở Gia Miêu ngoại trang, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

4. Một họ lớn không thay đổi
Theo Thế phả, “Đức Định Quốc Công huý là Nguyễn Bặc, thân phụ và thân mẫu của ngài không được rõ, ngài xem là thuỷ tổ của dòng họ Nguyễn Phúc.” (13)
Nguyễn Bặc (924-979) là bạn chí thân từ thuở hàn vi và là cận thần của Đinh Bộ Lĩnh tức Đinh Tiên Hoàng (trị vì 968-979). Khi Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua, Nguyễn Bặc được phong Định Quốc Công, đứng đầu các công thần. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị ám sát, Nguyễn Bặc bắt giết ngay kẻ thích khách là Đỗ Thích, và tôn phò con của Đinh Tiên Hoàng là Vệ Vương Đinh Tuệ. Lê Hoàn có ý làm phản nhà Đinh, Nguyễn Bặc chống đồi, cầm quân đánh Lê Hoàn, nhưng bị Lê Hoàn bắt giết.
Theo sách Thế phả, tức sách gia phả của dòng họ nầy, từ thời Nguyễn Bặc cho đến ngày nay, thời nào họ Nguyễn ở Gia Miêu ngoại trang (Thanh Hóa) cũng đều có người giữ những địa vị cao trong các triều đại, và thường được phong tước công. Chỉ có một thay đổi nhỏ so với lúc ban đầu là họ nầy lót thêm chữ “Phúc” vào thế kỷ 16. Tương truyền rằng khi sắp sinh, vợ của Nguyễn Hoàng nằm mộng thấy thần nhân cho một tờ giấy viết đầy chữ “Phúc”. Có người đề nghị bà lấy chữ “Phúc” đặt tên cho con, thì bà trả lời rằng: “Nếu đặt tên cho con thì chỉ một người được hưởng phúc, chi bằng lấy chữ ‘Phúc’ đặt làm chữ lót thì mọi người đều được hưởng phúc.” Bà liền đặt tên con là Nguyễn Phúc Nguyên (1563-1635, cầm quyền 1613-1635). Từ đó, họ Nguyễn ở Gia Miêu ngoại trang đổi thành họ Nguyễn Phúc. (14)
Dù có người nghĩ rằng các tác giả Thế phả đương nhiên tâng bốc tổ tiên mình, nhưng không ai có thể phủ nhận những khuôn mặt lớn trong quá trình lịch sử dân tộc như Nguyễn Bặc, Nguyễn Nộn (?-1229), Nguyễn Kim (1468-1545), Nguyễn Hoàng (1525-1613), Nguyễn Phúc Tần ( 1620-1687, cầm quyền 1648-1687)...
Thời điểm cực thịnh của họ Nguyễn Phúc là việc lên ngôi năm 1802 của Nguyễn Phúc Ánh tức vua Gia Long (trị vì 1802-1819), đóng đô tại Phú Xuân, cai trị một đất nước rộng lớn nhất so với các triều đại trước, từ Lạng Sơn đến Cà Mau Các vua Nguyễn rất đông con nên ngoài việc lập Tôn nhân phủ (15) như các triều đại trước để quản lý người trong hoàng gia, vua Minh Mạng (trị vì 1820-1840) còn làm một bài đế hệ thi và mười bài phiên hệ làm chữ lót cho con cháu Nguyễn Phúc để phân định thứ bậc các hệ phái từ con cháu của Gia Long trở xuống Năm 1945, vua Bảo Đại (trị vì 1925-1945) thoái vị tại Huế, chấm dứt chế độ quân chủ tại nước ta, nhưng họ Nguyễn Phúc, vốn rất đông người từ thời các vua Nguyễn, vẫn cứ phát triển vững vàng, và có nhiều nhân vật nổi tiếng trong khắp các lãnh vực chính trị, quân sự, văn hóa, học thuật, kinh tế, khoa học... chẳng những ở trong nước mà cả trên thế giới.

CHÚ THÍCH:
1. Quốc sử quán triều Nguyễn, Việt sử thông giám cương mục, gọi tắt là Cương mục, bản dịch của Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội, 1957, tt. 448-449.
2. Cương mục, bản dịch, tr. 456.
3. Nguyệt san Làng Văn, Toronto, Canada, số 125, tháng 1-1995, tr. 17.
4. Chỉ cần xem lịch sử danh nhân Trung Hoa, chúng ta thấy rất ít người họ Nguyễn; trong các từ điển danh nhân Việt Nam, họ Nguyễn rất nhiều. Ngày nay, mở danh bạ điện thoại, chúng ta thấy họ Nguyễn chiếm khoảng gần 50%.
5. Thổ quan châu Ngọc Ma (Nghệ An), tên là Hồ Ông, tự xưng là cháu ba đời vua Trần Nghệ tông (trị vì 1370-1372). Cuối năm bính ngọ (1426), để đáp ứng ý muốn của người Minh trong các cuộc thương thuyết, Lê Lợi cho đón Hồ Ông về, đổi tên là Trần Cao, đặt lên làm vua, lấy niên hiệu là Thiên Khánh. (Cương mục, bản dịch tt 803-804).
6. Cương mục, bản dịch tt. 864-865.
7. Cương mục, bản dịch tr. 880.
8. Cương mục, bản dịch tr. 1013.
9. Cương mục, bản dịch tr. 1327.
10. Cương mục, bản dịch tt. 1418-1419.
11. Cương mục, bản dịch tr. 1411.
12. Nguyễn Phúc tộc thế phả, Hội đồng trị sư. Nguyễn Phúc tộc, Nxb. Thuận Hóa 1995, tr. 126. Gọi tắt Thế phả.
13. Thế phả, tr. 21.
14. Thế phả, tr. 113. Chú ý: Chữ “Phúc” còn được đọc là “Phước.”
15. Sau năm 1954, Tôn nhân phủ đổi thành Hội đồng Nguyễn Phúc tôc.

ips
02-10-2007, 14:48
Cho hỏi, có phải họ Huỳnh là chuyển từ họ Hoàng sang không a?

Huỳnh Tấn
02-10-2007, 15:40
Bác Huỳnh Tấn cho em hỏi tí,
Cuốn ĐẠI NAM QUẤC ÂM TỰ VỊ của bác scan hay bác down về? Nếu down về bác cho em xin link. Cảm ơn bác trước
Bạn có thể đặt mua tại Nhà sách Sông Hương (http://www.songhuong.com.vn/main.php)
@Tào Íp: Bác vào Bàn tròn Tiếng Việt (http://www.ddth.com/showthread.php?t=104934&page=10) mà xem, Huỳnh-Hoàng thiên hạ bàn cũng khá nát rùi.

Arkain
02-10-2007, 19:10
Cho hỏi, có phải họ Huỳnh là chuyển từ họ Hoàng sang không a?

Cụ Íp chắc mẻm đang thắc mắc sao bố là Huỳnh Kỳ Anh mà lại sinh ra con là Hoàng Phi Hùng đây :D

tềthiên
02-10-2007, 19:27
Huỳnh=Hoàng
Vũ=Võ
.....
Cha khai họ Võ, con khai họ Vũ ==> bình thường.
Cái này là do cách đọc miền bắc, miền nam khác nhau thôi.

Doan Dung
05-10-2007, 08:05
Bạn có thể đặt mua tại Nhà sách Sông Hương (http://www.songhuong.com.vn/main.php)
@Tào Íp: Bác vào Bàn tròn Tiếng Việt (http://www.ddth.com/showthread.php?t=104934&page=10) mà xem, Huỳnh-Hoàng thiên hạ bàn cũng khá nát rùi.

Cảm ơn bác Huỳnh Tấn đã giới thiệu trang web Nhà sách Sông Hương (http://www.songhuong.com.vn/main.php).


Bác Huỳnh Tấn cho em hỏi tí,
Cuốn ĐẠI NAM QUẤC ÂM TỰ VỊ của bác scan hay bác down về? Nếu down về bác cho em xin link. Cảm ơn bác trước

Cuốn ĐẠI NAM QUẤC ÂM TỰ VỊ của tác giả Huình Tịnh Paulus Của là loại sách xưa (http://songhuong.com.vn/main.php?cid=40,17&case=2&left=40,1), quý hiếm. Nhà sách chúng tôi chỉ scan lại để bạn đọc tham khảo, nghiên cứu (không bán). Bạn có thể xem tại 1 trong 2 địa chỉ sau:

http://ebook.songhuong.com.vn/index.php?module=book&page=detail&id=2075 hoặc
http://songhuong.com.vn/main.php?cid=40,3&id=32&case=2&left=40,18&gr=6


Có ai chỉ giùm tôi chổ download cái tuổi thơ "Quốc Văn Giáo Khoa Thư" được không?
Xin cám ơn trước.

Sau khi đọc thông tin của bác, nhà sách Sông Hương đã "truy lùng" cuốn "Quốc Văn Giáo Khoa Thư", nhưng đến nay vẫn chưa thấy manh mối gì về cuốn sách đó. Lúc nào có sẽ scan đưa lên và thông tin đến bác. Chúc vui!

Huỳnh Tấn
05-10-2007, 13:17
PAULUS HUỲNH TỊNH CỦA BIÊN SOẠN
PHO ÐẠI NAM QUỐC ÂM TỰ VỊ ÐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM

Trần Văn Cảnh

1.PAULUS HUỲNH TỊNH CỦA VÀ NHỮNG ÐÓNG GÓP VĂN HÓA CỦA ÔNG
Huỳnh Tịnh Của là nguời công giáo, có tên thánh là Paulus, nên thuờng đuợc gọi là Paulus Của, hay Huỳnh Tịnh Paulus Của, hay Paulus Huỳnh tịnh Của. Ông sinh năm 1834 tại làng Phuớc Thọ, Huyện Ðất Ðỏ, tỉnh Bà Rịa, nay là Phuớc Tuy, Nam phần, và mất năm 1907. Ông có tên hiệu là Tịnh Trai.

Ðuợc gởi đi du học truờng công giáo ở Pulo-Pénang, Mã Lai. Paulus Huỳnh Tịnh Của tinh thông cả Hán Văn và Pháp Văn. Năm 1861, ông đuợc bổ nhiệm Ðốc phủ sứ, làm Giám đốc ty phiên dịch văn án ở Soái phủ Sài Gòn. Sau này ông thay Trương Vĩnh Ký làm chủ bút tờ công báo quốc ngử Gia Ðịnh Báo trong một thời gian ngắn. Ngoài công việc của một viên chức chính phủ, ông còn luu tâm đến quốc văn, quốc ngữ.

Ðuợc tiếp nhận ảnh huởng văn hoá Âu tây, Paulus Huỳnh Tịnh Của cùng chia sẻ một quan niệm với Trương Vĩnh Ký, theo đó, xã hội Việt Nam có khả năng và cần vận dụng các kiến thức và kinh nghiệm của học thuật Âu tây về các vấn đề khoa học, kỹ nghệ, kinh tế và chính trị, để canh tân, nhưng vẫn giữ gìn, đào sâu và phát triển văn hoá Ðông phương cổ truyền để duy trì bản chất và bảo tồn độc lập.

Ông là một trong số ít nguời tây học đầu tiên truớc tác bằng chữ quốc ngữ, để truyền bá học thuật Tây phương, mà không quên phổ biến văn hoá Ðông phương cổ truyền. Sau và cùng với Trương Vĩnh Ký, Paulus Huỳnh Tịnh Của là nguời có công xây đắp rất nhiều cho nền văn chương quốc ngữ trong những buớc đầu, nhất là ở Nam Kỳ.
Huỳnh Tịnh Của sáng tác khá nhiều. Theo ông CORDIER (1) thì Paulus Huỳnh Tịnh Của sáng tác cả thảy khoảng 17 tác phẩm. Có thể xếp chúng thành hai loại : loại biên khảo và loại phiên âm.
Loại biên khảo có nội dung phổ biến kiến thức hoặc sưu tầm phóng tác các tác phẩm đời truớc. Ðó là những cuốn sau đây :
1. Chuyện giải buồn, 2 tập, 112 truyện, in năm 1880 và 1885
2. Maximes et proverbes, in năm 1882
3. Gia lễ, in năm 1886
4. Sách bác học so giải, in năm 1887
5. Sách quan chế, in năm 1888
6. Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị, 2 cuốn, in năm 1895 và 1896
7. Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn, in năm 1897
8. Câu hát góp, in năm 1904.
9. Ca trù thể cách, in năm 1907

Loại phiên âm, chuyển sang quốc ngữ những chuyện nôm xưa của các tác gia đời truớc. Ðó là những cuốn sau đây :
1. Quan âm diễn ca, in năm 1903
2. Trần Sanh diễn ca, in năm 1905
3. Chiêu Quân cống Hồ truyện, in năm 1906
4. Bạch Viên, Tôn Khúc truyện, in năm 1906
5. Văn Doanh diễn ca, in năm 1906
6. Thoại Khanh, Châu Tuấn truyện, in năm 1906
7. Thơ mẹ dạy con, in năm 1907
8. Tống Tử Vuu truyện, in năm 1907

Theo Phạm Thế Ngũ (2) thì đa số các sách trên đều thất truyền cả, chỉ còn tìm lại đuợc 3 cuốn là Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị, Chuyện giải buồn và Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn.
Tại Thư Viện Giáo Xứ Việt Nam Balê, chúng ta có được 2 tác phẩm là Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị và Chuyện giải buồn.

Trong tất cả những tác phẩm ấy, tác phẩm đồ sộ nhất và qua đó Paulus Huỳnh Tịnh Của đóng góp rất nhiều cho việc xây dựng quốc văn mới là pho Ðại Nam Quốc Âm tự Vị. Ðây là pho Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị đầu tiên của Việt Nam , do người Việt Nam biên soạn. Việc làm này của Paulus Huỳnh Tịnh Của thực là quá sớm, quá táo bạo. Hơn ba chục năm sau ta mới thấy một hội văn học ngoài Bắc là hội Khai Trí tiến đức nghĩ đến tiếp tục công việc. Và cho tới nay kể cả về tự điển Việt Nam chúng ta vẫn chỉ có hai cuốn ấy thôi. (3)

2.PHO ÐẠI NAM QUỐC ÂM TỰ VỊ ÐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM
Sau đây, để trình bày về pho Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị, tôi xin đuợc
. giới thiệu sơ luợc về cuốn Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị
. trích đọc vài chữ trong cuốn Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị
. và ghi lại vài suy nghĩ vắn tắt về cuốn Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị.

a.Giới thiệu sơ luợc về cuốn Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị
Truớc nhất, về giới hạn việc làm của mình, Paulus Huỳnh Tịnh Của chủ trương làm một cuốn tự vị vắn gọn, chỉ kê liệt các tiếng và định nghĩa một cách vắn tắt, chứ không có chú giải, dẫn điển, dẫn tích. Ông viết : “Có kẻ hỏi tự điển, tự vị khác nhau thế nào ? Sao sách ta làm kêu là tự vị mà không gọi là tự điển ? .... Tự điển, tự vị khác nhau có một sự rộng hẹp. Tự điển phải có chú giải, mỗi chữ, mỗi tiếng đều phải dẫn điển, dẫn tích, nguyên là chữ sách nào, nguyên là lời ai nói, cả thảy đều phải có kinh truyện làm thầy ; chí như tự vị cũng là sách hội biên các thứ chữ, cùng các tiếng nói, song trong ấy thích chữ một, nghĩa một, mà không dẫn điển tích gì.” (4)

Còn như nội dung của cuốn tự vị, thì ngay từ trang bìa, Paulus Huỳnh Tịnh Của đã ghi rõ ngay trong tên sách rằng : “Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị tham dụng chữ nho có giải nghĩa, có dẫn chứng, muợn 24 chữ cái phương tây làm chữ bộ.” (5). Cuốn sách gồm hai tập, tập 1, từ vần A đến hết vần L, in vào năm 1895 ; tập 2, từ vần M đến hết vần X, in vào năm 1896.

Theo ấn bản mới nhất, do Nhà Xuất Bản Trẻ in vào năm 1998, cả hai tập là 1210 trang, tập 1 gồm 608 trang, tập 2 gồm 602 trang.
Ðến việc thực hiện cuốn Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị, Paulus Huỳnh Tịnh Của đã đuợc một nguời Pháp tên là A. LANDES giúp đỡ rất nhiều về ý kiến cũng như phương pháp. Ông này là một nhà Ðông phương học, có học chữ nho và từng làm Giám đốc Truờng Thông ngôn ở Sài Gòn từ năm 1885. Cũng chính A. LANDES là nguời, vào năm 1895, đang làm Ðổng lý Văn phòng cho Toàn Quyền LANESSAN, đã khuyên Paulus Huỳnh Tịnh Của xin Thống Ðốc Nam Kỳ xuất quỹ để xuất bản bộ tự vị này. Nhung công việc chính, vẫn chỉ do Paulus Huỳnh Tịnh Của trì chí thực hiện, như lời ông viết rằng “nhân khi rỗi rảnh, ta cứ việc làm theo tiếng ta, chữ ta, viết đi chép lại, ngày đêm khó nhọc, hơn bốn năm trời mới thành công việc.” (6).

b.Trích đọc vài chữ trong cuốn Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị
Bây giờ xin giới thiệu hai chữ đã đuợc Paulus Huỳnh Tịnh Của giải nghĩa trong cuốn Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị, chữ ĂN và chữ THẬT (THIỆT, THỰC).

Chữ ĂN, (7) chính là một chữ nôm chứ không phải là chữ hán, cho nên bên cạnh cách viết chữ quốc ngữ ĂN, về phía phải có chua chữ “n” nghia là chữ nôm và về phiá trái có vẽ hình chữ nôm.
Nghĩa chữ đơn là “Nhai nuốt, huởng dùng”
Ðuợc trình bày từ giữa trang 9 đến trang 12, qua hai cột sách mỗi trang, tất cả là năm cột sách, chữ ĂN, là chữ đơn và chữ chính, đã đuợc giải nghĩa qua 125 chữ ghép. Tất cả các chữ ghép này đều có thể luợm lặt từ ba nguồn gốc chính :
. những chữ luợm lặt từ các áng văn nôm nổi tiếng như truyện Kiều, truyện Lục Vân Tiên, ... như chữ “ăn dứt,...”
. những chữ luợm lặt từ ca dao tục ngữ như chữ “ăn ra, ăn hồ,...”
. những chữ luợm lặt từ những từ ngữ thông dụng hàng ngày, như chữ “ăn mừng, ăn lời, ăn tết, ăn chay,...”

Chữ THẬT (8) vì là gốc chữ hán, nên về phiá phải có chua chữ “c”,
Nghiã chữ đơn là “(thiệt) chắc, hột”, nó đuợc giải nghĩa qua 34 chữ ghép.
Chữ THIỆT (9) đuợc trình bày qua hai chữ khác nhau :
. chữ THIỆT, gốc hán nôm, về phiá phải có chua chữ “c n”, nghĩa chữ đơn là “Luỡi ; dùng nôm thì là thâm tổn, bị lụy, thua sút, mất phần nhờ”, đuợc giải nghĩa qua 18 chữ ghép.
. chữ THIỆT thứ hai, gốc chữ hán, về phiá phải có chua chữ “c”, nghia chữ đơn là “’(Thật) chắc”, đuợc giải nghĩa qua 16 chữ ghép.
Chữ THỰC (10) đuợc trình bày qua ba chữ khác nhau :
. Chữ THỰC, gốc chữ hán, về phiá phải có chua chữ “c”, nghia chữ đơn là “Ăn”, đuợc giải nghĩa qua 21 chữ ghép.
. Chữ THỰC thứ hai, cũng gốc chữ hán, về phiá phải cũng có chua chữ “c”, nghĩa chữ đơn là “Trồng, vun trồng” đuợc giải nghĩa qua 1 chữ ghép, chữ “Hóa thực”.
. Chữ THỰC thứ ba, cũng gốc chữ hán, về phiá phải cũng có chua chữ “c”, nghiã chữ đơn là “Ăn khuyết” đuợc giải nghĩa qua hai chữ ghép, là “Nhựt thực, Nguyệt thực”.

c. Vài suy nghĩ vắn tắt về cuốn Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị.
Qua sự trích đọc vài chữ trong cuốn Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị như vậy, ta thấy cuốn Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị của Paulus Huỳnh Tịnh Của có những đặc điểm sau đây :

1.Ngữ vựng phong phú. Qua tự ĂN, với 125 chữ ghép khác nhau, cuốn Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị của Paulus Huỳnh Tịnh Của chứng tỏ một công lao tìm tòi và ghi chú công phu, và kho ngữ vựng nó chứa đựng thành ra rất phong phú.

Nó bao gồm chẳng những các từ ngữ văn chương, chung cho cả ba miền đất nuớc, rút ra từ các áng văn chương bác học và bình dân.
Mà nó còn ghi nhận ngôn ngữ bình dân, đặc biệt là những tiếng có màu sắc địa phương đuợc xử dụng nhiều ở miền Nam và Nam Trung.

2.Cách giảng giải rõ rệt. Nó không chỉ vắn tắt giảng nghĩa, mà đôi khi còn trình bày nguồn gốc của chữ để cho nghĩa đuợc rõ hon, bằng cách trích thêm những câu tục ngữ, ca dao, những câu thơ Kiều, Lục Vân Tiên, ...

3.Phân biệt chữ Hán Nôm. Sành cả chữ Pháp, chữ Hán lẫn chữ Nôm, Paulus Huỳnh Tịnh Của đã không dùng cách xếp loại theo tự loại, nhưng đã biết lấy sáng kiến để phân biệt các tự theo hai gốc văn tự là Hán Việt và Nôm. Sáng kiến này rất hợp với ngôn ngữ Viêt Nam. Nó giúp cho độc giả hiểu rõ và dùng đúng các từ hán việt đã và đang có. Nó cũng giúp cho các nhà ngữ học sáng tạo thêm những từ mới theo yêu cầu của công nghiệp và giáo dục của thế giới hiện đại.

4.Phương pháp khoa học. Tra Ðai Nam Quốc Âm Tự Vị kỹ, nguời ta thấy tác giả có phương pháp làm việc rất là khoa học. Một đàng ông biết tuân thủ nguyên tắc ngôn ngữ thống nhất, một đàng ông cũng biết thích nghi áp dụng nguyên tắc biến hóa thực tiễn của ngôn ngữ.

Tuân thủ nguyên tắc ngôn ngữ thống nhất, Paulus Huỳnh Tịnh Của biết lựa chọn các mục từ của mình. Trong những cặp từ đối xứng, như “bậc” và “bực”, “bệnh” và “bịnh”, “mầng” và “mừng”, tự vị chỉ ghi và giảng những mục từ chính “bậc”, “bệnh”, “mầng”. Còn các mục từ đuợc coi là phụ, là những cách phát âm riêng của địa phương, thì đều không đuợc giải nghĩa, mà được gởi đi coi mục từ chính. Vì vậy mà từ “bực” được gởi đi coi chữ “bậc”, “bịnh” được gởi đi coi chữ “bệnh”, “mừng” đuợc gởi đi coi chữ “mầng”.
Áp dụng nguyên tắc biến hoá thực tiễn của ngôn ngữ, Paulus Huỳnh Tịnh Của biết ghi nhận những hình thức biến chuyển trong quá trình phát triển rất đa dạng của ngôn ngữ do các điều kiện không gian và thời gian lịch sử. Có lẽ đó là lý do khiến các từ “chánh” và “chính”, “nhất” và “nhứt”, “phúc” và “phuớc”, “thật”, “thiệt” và “thực”, mỗi từ đều đuợc ghi là một mục từ và giảng giải riêng.

***
Ba nền văn học đã lần luợt xuất hiện tại Việt Nam : Văn học chữ hán, từ thế kỷ X đến XX, văn học chữ nôm, từ thế kỷ XIII đến XX, và văn học chữ quốc ngữ, từ thế kỷ XIX cho đến ngày nay, thành độc tôn. Văn học chữ quốc ngữ đã đuợc văn hoá công giáo giúp sức nhiều hơn cả.

Chữ quốc ngữ đã đuợc các linh mục Âu châu sáng chế ra với sự cộng tác tích cực của các giáo hữu Việt Nam. Ba nguời đuợc biết đến nhiều hơn cả, trong những buớc dầu của văn học quốc ngữ là cố Alexandre de RHODES (1593-1660), ông Pétrus TRƯƠNG VĨNH KÝ (1837-1897) và ông Paulus HUỲNH TỊNH CỦA (1834-1907).

Nhờ văn học quốc ngữ, tâm trạng văn học chữ hán với mặc cảm tự ty “Thuật nhi bất trác” truớc uy thế chữ nghĩa của Thánh Hiền đã dần dà lui vào dĩ vãng. Văn học chữ quốc ngữ phát triển thêm tinh thần độc lập quốc gia và khuyến khích mạnh mẽ việc sáng tác văn, thơ, truyện, ... của văn học chữ nôm.
Khởi đầu, văn học chữ quốc ngữ đã đuợc phổ biến qua báo chí, “Gia định báo” (1865), ... “Nam phong tạp chí” (1917), ...Văn học chữ quốc ngữ đã xông xáo vào mọi lãnh vực : văn hóa, chính trị, khoa học, tôn giáo, xã hội, kinh tế... quốc nội, quốc ngoại, dân tộc, quốc gia, thế giới... đã vận dụng hết các thể loại : dịch thuật, biên khảo, sáng tác...và đã sáng tạo ra một nền văn xuôi mới, một nền thơ mới. Văn học chữ quốc ngữ đã và đang phát triển trên cả nuớc cũng như khắp năm châu lục địa, có một tính chất thống nhất dẫu đuợc xử dụng trong những hoàn cảnh rất khác biệt, theo đa văn hoá, khoa học, tân tiến, thế giới, để bảo trì và phát huy văn hoá bốn ngàn năm văn hiến.
---------------------------------
1. CORDIER : Morceaux choisis d’Auteurs annamites ; Hanoi : 1932
2. PHAM THẾ NGŨ : Việt Nam Văn Học sử giản uớc tân biên, tập 3, Văn học hiện đại 1862-1945 ; Cơ Sở xuất bản Ðại Nam : Ất Tỵ, ttr. 80- 85
3. PHAM THẾ NGŨ, sđd, tr. 84
4. HUỲNH TỊNH CỦA : Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị ; Sài Gòn : Nhà xuất bản Trẻ ; 1998, trang bìa sau
5. HUỲNH TỊNH CỦA, sđd, trang tựa đầu sách
6. HUỲNH TỊNH CỦA, sđd, lời giới thiệu của Bùi Ðức Tịnh
7. HUỲNH TỊNH CỦA, sđd, ttr. 9-12
8. HUỲNH TỊNH CỦA, sđd, ttr. 992-993
9. HUỲNH TỊNH CỦA, sđd, ttr. 1010-1011
10. HUỲNH TỊNH CỦA, sđd, ttr.1036-1037

mekong
05-10-2007, 19:21
Cảm ơn bạn Huỳnh Tấn nhiều.

Huỳnh Tấn
26-10-2007, 13:14
VUA QUANG TRUNG
Vị Anh Hùng Dân Tộc
Đặng Đức Bích

http://img145.imageshack.us/img145/3715/vuaqtzj5.jpg

1. Vinh Danh Anh Hùng Dân Tộc
Người Pháp tự hào về Napoléon Bonaparte. Ông là một thiên tài quân sự, đã chinh phục một phần lớn lãnh thổ Âu Châu, nhưng cuối cùng thất bại trận Waterloo tại nước Bỉ.

Dân tộc Pháp luôn luôn tôn kính ông. Du khách đến Paris thấy ở đầu đại lộ Champs Elisée, gần nhà thờ Đức Bà cổ kính, gần dòng sông Seine thơ mộng, Khải Hoàn Môn được xây dựng, một công trình kiến trúc Văn Hóa Hùng Sử Pháp, để tưởng nhớ Napoléon Bonaparte, với những chiến thắng vẻ vang liên tiếp đã làm rạng danh trang sử Pháp.


http://img145.imageshack.us/img145/6726/354pxnapoleonbonapartebx6.jpg

Vào thời gian này, tại Mỹ Quốc cũng có cuộc cách mạng Hoa Kỳ. Chính George Washington, một chính trị gia lỗi lạc, một anh hùng dân tộc, đã đưa đất nước Hoa Kỳ đến chỗ vinh quang.


http://img145.imageshack.us/img145/790/george20washingtonel4.jpg

Việt Nam chúng ta có vua Quang Trung Nguyễn Huệ là kết hợp hai đặc điểm Thiên Tài Quân Sự của ông Napoléon Bonaparte và chính trị gia lỗi lạc của ông George Washington. Vua Quang Trung hành quân tốc chiến tốc thắng, biến hóa như thần, hiệu lệnh nghiêm minh, kỷ luật sắt thép. Từ khi làm Tướng, giữa lúc nước nhà ly loạn khắp nơi, đến khi ông mất, xông pha trăm trận bách chiến bách thắng, ông chưa hề biết chiến bại.

Chúng ta phải lập Khải Hoàn Môn Việt Nam để vinh danh vị anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ, là gương sáng cho thế hệ con cháu mai hậu noi theo. Chỉ trong 5 ngày chiến đấu ào ạt, Vua Quang Trung đã tiêu diệt 20 vạn quân Thanh, chiến thắng vẻ vang trong những trận đánh thần tốc oai hùng. Đây là một chiến công lớn lao, so sánh với chiến công của các danh tướng Đông Tây Kim Cổ trên thế giới, là niềm hảnh diện chung cho Dân Tộc Việt Nam.

2. Cuộc Cách Mạng Dân Tộc
Vào thế kỷ thứ 18, nhiều cuộc Cách Mạng Dân Tộc nổi lên khắp nơi từ Âu, Mỹ, Á. Cách Mạng Pháp 14/7/1789 lật đổ chế độ phong kiến tiếp nối qua nhiều thế hệ. Sự thống trị cha truyền con nối từ đời nầy sang đời khác bị đánh đồ, nông nghiệp phải nhường bước cho thương nghiệp. Nhiều nước đua nhau lập đội thương thuyền, tranh giành thị trường và chiếm thuộc địa.

Tại Việt Nam thời bây giờ, loạn lạc nổi lên khắp nơi như vụ loạn Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương, Hoàng Công Chất…, quan quân địa phương dẹp không nổi.
Trong Nam, năm 1782 Nguyễn Phúc Ánh Nhà Nguyễn bị Nhà Tây Sơn đánh bại tại Ngả Bảy Thất Kỳ Giang không còn manh giáp, Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát thân ra đảo Phú Quốc. Trong trận nầy, Nguyễn Phúc Ánh cầu cứu một người Pháp tên là Manuel đem thủy quân đến giúp, nhưng không chống nổi, Manuel phải đốt tàu mà chết. Về sau, Nguyễn Phúc Ánh nhờ Giám Mục Bá Đa Lộc (Alexandre de Rhodes), đem con là Hoàng tử Cảnh đi cầu cứu nước Pháp, nhờ đem quân sang giúp, chống lại nhà Tây Sơn, khơi mào cho sự dòm ngó tìm thị trường và thuộc địa của Đế quốc phương tây. Một trăm năm đô hộ giặc Tây! Dân Việt trải qua bao nhiêu sự đau khổ, bị áp bức, chết chóc, sưu cao thuế nặng.

Năm 1784, Nguyễn Phúc Ánh rước quân Xiêm La do hai tướng Xiêm là Chiêu Tăng và Chiêu Sương, đem 2 vạn quân và 300 chiến thuyền chiến Rạch Giá, Ba Thắt, Trà Ôn và Mân Thít. Đi đến đâu quân Xiêm cướp bóc và quấy nhiễu đến đó, thật là tai hại.
Ở miền Bắc Trịnh Giang chuyên quyền, giết vua Lê, tàn sát các công thần. Họ Trịnh ăn chơi xa xỉ khiến công quỹ hao hụt, sưu thuế nặng nề. Cuộc tranh bá đồ vương Trịnh Nguyễn phân tranh kéo dài trên một trăm năm (1620-1775) làm dân chúng chết chóc, điêu linh khổ sở.

Năm 1788, Lê Chiêu Thống rước quân Tàu do Tôn Sĩ Nghị, Tổng Đốc Lưỡng Quảng, đem quân xâm chiếm Việt Nam, thiếu chút nữa nước ta bị quân Tàu đô hộ một lần nữa. Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, qua bốn lần Bắc thuộc, khởi đầu từ năm 207 trước Tây lịch, thiệt quá khủng khiếp! Người dân phải lên rừng tìm ngà voi, xuống biển mò ngọc trai, sưu cao thuế nặng dưới sự cai trị áp bức của quân xâm lược. Dân tộc Việt Nam, trải qua hàng chục thế kỷ bị đô hộ, với biết bao nhiêu sự phấn đấu vượt bực để khỏi bị người Tàu đồng hóa.

Giáo sĩ Diego de Jumilla viết: “Để đáp ứng nguyện vọng của toàn dân, Nhà Tây Sơn đã đứng lên làm cuộc Cách Mạng Dân Tộc, lật đổ chế độ thối nát, đem công bằng và cơm no áo ấm cho dân chúng”.
Buttinger, nhà nghiên cứu lịch sử chính trị đã nói: “Những lực lượng xã hội thời bấy giờ, như khách trú người Hoa, người Chiêm Thành, các giới nhà chùa Phật Giáo, Lão Giáo, Các Sắc Tộc thiểu số đều nhiệt liệt hưởng ứng và giúp đỡ, đưa phong trào Tây Sơn đến chỗ thành công”.

Jean Chisneaux, giáo sư sử học Pháp viết: “Sự kiện lớn nhất đối với Nhà Tây Sơn là việc khôi phục, thống nhất đất nước, xóa bỏ việc chia cắt đất nước thành hai vương quốc Trịnh-Nguyễn đối địch”.

Trong cuốn Việt Sử Cương Mục Tiết Yếu của ông Đặng Xuân Bảng, có đoạn viết: “Trận chiến lúc bấy giờ giống như cái thế Tam Quốc bên Tàu: Bắc Ngụy, Tây Thục và Đông Ngô. Ở Việt Nam Nhà Tây Sơn đã đánh Chúa Nguyễn, diệt chúa Trịnh, thống nhất đất nước”.

3. Binh Pháp Nguyễn Huệ
Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, “Binh pháp Tôn Tử” nổi danh và được áp dụng qua nhiều thế kỷ. Các nhà quân sự phương đông và Việt Nam thường hay nghiên cứu và áp dụng binh pháp nầy, nhưng kết quả thành bại, phần lớn tùy vào khả năng và sự tài giỏi của người điều khiển.

Vua Quang Trung Nguyễn Huệ, xông pha trận mạc khắp các chiến trường, đánh vào phía nam, bốn lần bạt thành Gia Định, đánh ra phía Bắc, ba lần vào Thăng Long, thắng Chúa Nguyễn, diệt Chúa Trịnh, đánh bại quân Xiêm La, phá tan quân Mãn Thanh, áp dụng binh pháp thiên biến vạn hóa: Binh Pháp Nguyễn Huệ.
• Quân đội hùng dũng
• Kỷ luật sắt thép
• Tình báo chính xác
• Kế hoạch tinh vi
• Chuyển quân chớp nhoáng
• Chỉ huy dũng mãnh
• Trận đánh thần tốc
• Ân uy, độ lượng
Vua Quang Trung tổ chức một đội binh dũng mạnh. Ông thường nói: “Binh lính cốt hòa thuận chứ không cốt đông, cốt tinh nhuệ chứ không cốt nhiều”.

Theo lời các nhà truyền giáo Tây Phương, quân đội của ông có tinh thần chiến đấu cao, kỷ luật sắt thép, không xâm phạm tài sản của dân chúng. Người lính được huấn luyện gan dạ, một chống nổi ba bốn nên đánh đâu thắng đấy.

“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, nói lên tính cách quan trọng của tình báo. Vua Quang Trung có một đội ngũ tình báo tài giỏi, tháo vát, lại có thêm hai thủ lãnh người Hoa là Lý Tài và Tập Đình về giúp, tình báo viên len lỏi, xâm nhập vào lòng đất địch để lấy tin tức chính xác, biết quân địch muốn gì và đang làm gì.

Kế hoạch hành quân, tấn công chớp nhoáng vào địch quân là một chiến thuật thần tốc kỳ tài của Vua Quang Trung, thiên biến vạn hóa, áp dụng như thần trên các chiến trường Nam Bắc. Quân Xiêm La được Nguyễn Phúc Ánh rước về Nam Việt Nam và làm chủ tình hình Gia Định từ tháng 8 năm 1784. Nguyễn Huệ đem quân vào Rạch Gầm - Xoài Mút thuộc tỉnh Định Tường, áp dụng chiến thuật lùi để nhử địch vào các điểm chiến lược. Quân Xiêm đến, quân của Nguyễn Huệ tràn ra đánh cả hai mặt thủy bộ, quân Xiêm xoay trở không kịp, chết rất nhiều, chỉ còn vài ngàn người, tìm đường thoát thân chạy về nước.

Quân Tàu được Lê Chiêu Thống rước về Bắc Việt Nam qua ba ngả Nam Quan, Tuyên Quang, Cao Bằng và làm chủ tình hình Thăng Long từ tháng 11 năm 1788. Quân ta ít, quân Tàu đông, quân ta ở xa tới, quân Tàu đã xây đồn lũy, làm chủ tình thế. Sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí viết, Vua Quang Trung tuyên bố: “Lần nầy ta ra trận hành quân, phương lược tiến đánh đã có sẵn, chẳng qua 10 ngày là đuổi được quân Thanh”. Ông chia quân làm 3 đạo, với binh pháp Nguyễn Huệ, mẹo mực như thần, hành quân tốc chiến tốc thắng và chưa đầy một tuần lễ, đã phá tan đoàn quân xâm lược Mãn Thanh, quân ta chiến thắng vẻ vang, chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.

Một điểm khác, Vua Quang Trung điều binh rất nhanh. Ông chuyển quân vào Miền Nam, ra Miền Bắc quân thủy bộ đi rập với nhau, ăn khớp trong việc lập thế trận. Trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Trần Công Xán phát biểu: “Người Tây Sơn hành quân như bay tiến quân rất gấp, xem họ đi lại vùn vụt mau chóng như thần, chống không thể được, đuổi không thể kịp”.

Vua Quang Trung cũng áp dụng đúng mức chiến tranh tâm lý, là để quân Xiêm La và quân Xâm lược Mãn Thanh, cướp bóc hiếp đáp nhân dân, tạo nộ sĩ trong dân chúng, với lòng căm phẫn quân thù bạo tàn. Ông là một tướng tài, một vị vua khoan dung độ lượng, lấy ân uy và đảm lược chinh phục lòng người, nên ai nấy đều kính sợ.

4. Cái Trí và Cái Dũng
Ông là người có một bộ óc thông minh lỗi lạc, một nhãn quan đặc biệt, một uy vũ khác thường. Sách Đại Nam Chính Biên Lược Truyện có đoạn tả chân dung của Vua Quang Trung Nguyễn Huệ: “Ông ta tiếng nói như chuông, mắt lập lòe như ánh điện, là người thông minh kiên quyết, giỏi chiến đấu, người người đều kính nể”. Ngoài cái dũng của vị anh hùng tài trí, tiên phong nơi chiến trận, ông có nhiều mưu lược tùy cơ ứng biến trong các trận đánh khác nhau, từ đồi núi đến đồn lũy, từ bộ chiến đến thủy chiến, biến hóa không lường, chiến thuật điều binh chớp nhoáng, đem lại chiến thắng vẻ vang:

Đệ nhất anh hùng giữa thế gian
Dẹp tan xâm lược cứu giang san
Đống Đa giặc Mãn thây chồng chất
Xoài Mút quân Xiêm xác ngổn ngang
Kim Cổ vĩ nhân so xứng bậc
Đông Tây danh tướng sánh cùng hàng
Quang Trung thế hệ tài năng trẻ
Tô điểm nhà Nam rạng vẻ vang
Vua Quang Trung có nhiều sáng kiến đặc biệt, phát sinh từ một tinh thần Quốc Gia cấp tiến và sáng suốt về việc sử dụng chữ Nôm, một ý niệm Cách Mạng Tự chủ Độc Lập. Ông nghe ai tài giỏi hiền đức, lấy lễ Tân Sư, tức vừa coi là khách vừa coi là Thầy, mời tham gia việc nước Các bậc tài danh như La San Phu Tử Nguyễn Thiếp, Ngô Thời Nhiệm, Phan Huy Ích, Trần Văn Kỷ, Ninh Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn, Trần Bá Lâm, Võ Huy Tấn … đều được mời tham chính. Ông chỉnh đốn triều chính, cải cách ruộng đất, cải tổ thuế khóa. Ông nghĩ ngay đến việc đúc tiền để độc lập về mọi mặt và đồng tiền “Quang Trung Thông Bảo” được thay đồng tiền Cảnh Hưng khắp chợ cùng quê.

5. Niềm Tự Hào Dân Tộc
Dân Tộc Việt Nam tự hào về vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Thế hệ con cháu mai hậu sẽ xây Khải Hoàn Môn Việt Nam tại núi Bàn Sơn, nơi xuất quân ra Bắc đánh quân xâm lược, hay tại Gò Đống Đa, nơi chiến thắng quân Tàu để vinh danh ông. Ông là bậc kỳ tài dũng mãnh, với một thời gian ngắn kỷ lục, ông đã tiêu diệt 200 ngàn quân Thanh mau như chớp nhoáng, đến nỗi Vua Càn Long phải nể vì, mời Vua Quang Trung tham dự lễ Khánh Thọ Bát Tuần của mình được tổ chức tại Nhiệt Hà bên Tàu, để nhìn mặt thật sự và chiêm ngưỡng người đã chiến thắng vẻ vang Thiên Triều phương Bắc. Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện có đoạn nói Vua Càn Long Nhà Thanh rất vui mừng và phê ngay vào góc tờ biểu: “Ta sắp được gặp nhau là điều mong ước lớn”.

Từ những chiến thắng vinh quang ấy, khi Vua Quang Trung tại vị, bãi việc cống người vàng thế mạng Liễu Thăng, mà nước Tàu đã áp đặt các vị vua Việt Nam, hàng năm phải triều cống từ năm Đinh Mùi 1427.

Vua Quang Trung đề cao tinh thần Quốc Gia Dân Tộc, dùng chữ Nôm thay thế chữ Hán trong các chiếu, biểu, sắc, dụ, thi phú. Những vần thơ trữ tình của Nữ Sĩ Hồ Xuân Hương, thiên trường ca Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu, bản dịch Chinh Phục Ngâm của Đoàn Thị Điểm là những áng văn chữ Nôm tuyệt tác, với sự đóng góp cơ bản thuần túy Dân Tộc vào nền Văn Hóa bắt đầu mang tích cách Độc lập, Tự chủ của Dân Tộc Việt Nam.

Hơn thế nữa, Vua Quang Trung còn chuẩn bị kế hoạch đòi lại 6 châu thuộc Hưng Hóa, 3 động thuộc Tuyên Quang, đã bị nước Tàu xâm chiếm trước kia, sát nhập vào Lưỡng Quảng. Công việc đóng tàu, đúc vũ khí, rèn luyện binh sĩ đã sắp đặt từ lâu. Sứ giả sang Tàu năm Nhâm Tý 1792, cầu hôn cưới Công Chúa Thanh Triều và đòi đất đai, là cái cớ đánh lấy lại đất, nếu Thanh Triều từ chối. Nhưng tiếc thay, khi phái bộ Sứ giả Việt Nam sang Trung Quốc thì được tin Vua Quang Trung thăng hà, sứ giả phải quay về.
Bài học Lịch Sử có đoạn:

Máu đào nhuộm thắm từng trang
Chỉ quen chiến đấu đầu hàng không quen
Em ơi nước mất bao phen
Mà phen nào cũng vang tên anh hùng
Nói lên những trang sử Việt Nam viết bằng máu và nước mắt. Nhiều vị anh hùng đã đẩy lui quân xâm lược phương Bắc như Lê Lợi, Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ …, nhưng chiến thắng Đống Đa của Vua Quang Trung là trận đánh kiêu hùng nhất, vẻ vang nhất, trong thời gian kỷ lục 5 ngày đã tiêu diệt 20 vạn quân Thanh, nhanh chưa từng thấy, làm quân Tàu hãi hùng khiếp sợ, làm rạng danh trang sử Việt Nam. Từ cửa ải Lạng Sơn trở lên phía Bắc, người Tàu già trẻ dìu dắt nhau chạy trốn, trên mấy trăm dặm tuyệt nhiên không có người và khói bếp.

Trong Sách Trí Thức Việt Nam cuối thế kỷ 18, ông Hồ Văn Quang viết: “Vua Quang Trung mang một bản sắc khá đặc biệt, không chỉ riêng cho Dân Tộc Việt Nam mà cho cả thế giới. Đối với chúng ta, không có gì gượng gạo, là quá đáng khi ghép đằng sau tên ông những danh từ đẹp đẻ, kính trọng đầy thán phục như: Anh hùng, thiên tài quân sự, thiên tài ngoại giao, một chính trị gia lỗi lạc, một nhà cải cách xuất chúng, một vị Thánh, một vị Thần linh, vì chỉ có ông ta mới xứng đáng mang danh Đại Đế, đã đưa Dân Tộc nhỏ bé như Việt Nam có thể đạt đến đỉnh vinh quang sáng chói nhất tại vùng Đông Nam Á vào cuối thế kỷ 18”.

Vua Quang Trung là niềm hãnh diện và tự hào của Dân Tộc Việt Nam, là tấm gương sáng cho thế hệ tuổi trẻ tương lai, lòng tràn đầy nhiệt huyết, đang vùng dậy khắp nơi, nhận lãnh trách nhiệm đầy màu sắc hy vọng, tạo thành một sức mạnh đứng lên, đòi hỏi Tự do, Dân chủ và Nhân quyền cho Dân Tộc Việt Nam.

Đặng Đức Bích
Tài liệu tham khảo:
• Đại Nam Nhất Thống Chí - Nguyễn Tạo
• Hoàng Lê Nhất Thống Chí - Ngô Thời Chí
• Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Ngô Sĩ Liên
• Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim
• Việt Sử Cương Mục Tiết Yếu - Đặng Xuân Bảng
• Việt Sử Toàn Thư - Phạm Văn Sơn
• Trí Thư VN cuối thế kỷ 18 - Hồ Văn Quang
• L'hisfoire du Việt Nam - Philippe Devillers
• L'lmpire d'Annam - Gosselin

mkcvnvn
26-10-2007, 13:51
Thời HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG đúng là dân tộc ta không phải cúi đầu sợ bất kỳ 1 triều đại nào kể cả tàu.
Tiếc là HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG mất sớm, âu cũng là cái số.....

chanvai
26-10-2007, 15:03
Bị gài!!! Lại
20 char

knowdienow2007
26-10-2007, 15:23
"Trong lịch sữ,những cái tên như Napolenon,Thành Cát Tư Hãn....còn có khi chiến bại nhưng với Quang Trung Nguyễn Huệ thì chưa bao giờ chiến bại dù chỉ 1 lần"

Đòn Nè
27-10-2007, 15:59
NGỌC HÂN HOÀNG HẬU
Kết cục cuộc đời Lê Ngọc Hân, công chúa của vua Lê Hiển Tông, Bắc cung Hoàng hậu của vua Quang Trung (1789 - 1792) và là một tác giả có tiếng của thi đàn Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, đã được viết nhiều. Tuy nhiên còn có nhiều điều chưa sáng tỏ. Bài viết này muốn cung cấp thêm một số tư liệu góp phần làm sáng tỏ kết cục cuộc đời một nàng công chúa tài sắc vẹn toàn mà cũng lắm gian truân.

1. Về cái chết của Lê Ngọc Hân
Cụ Ngô Tất Tố trong "Lược sử công chúa Ngọc Hân" (Thi văn bình chú, Hà Nội 1952) viết: sau khi nhà Tây Sơn thất bại, Ngọc Hân và các con đều đổi tên họ lẻn vào một làng thuộc tỉnh Quảng Nam. Nhưng chẳng bao lâu thì bị phát giác. Ngọc Hân phải uống thuốc độc tự tử, còn hai con đều bị thắt cổ chết.

Hai cụ Lê Thước và Lê Tư Lành đều xác định Lê Ngọc Hân mất vào ngày 8 tháng 11 năm Kỷ Tỵ (1799) (1). Tác giả Nhất Thanh (1971) thì cho rằng khi triều Tây Sơn sụp đổ, Lê Ngọc Hân có bị bắt cùng với hai con hoặc ở Huế hoặc ở nơi khác. Vua Gia Long đã sai giết hai con bà một cách kín đáo, còn riêng Lê Ngọc Hân thì cho về quê mẹ (2).

Các sử thần triều Nguyễn, trong Đại Nam thực lục chép: Người xã Phù Ninh là Nguyễn Thị Huyền làm cung nhân của vua Lê Hiển Tông, có con gái là Ngọc Hân, gả cho nguỵ Huệ, sinh được một trai một gái. Ngọc Hân chết, trai gái cùng chết non cả. Khoảng đầu năm Gia Long, nguỵ đô đốc tên là Hài ngầm đem hài cốt mẹ con Ngọc Hân từ Phú Xuân về táng trộm ở địa phận xã Phù Ninh; Thị Huyền ngầm xây mộ dựng đền, khắc bia giả, đổi lại họ tên để làm mất dấu tích. Tới đây (năm 1842) việc ấy mới bị phát giác, vua sai hủy bỏ đền thờ, đào bỏ hài cốt kẻ nguỵ đi" (3).

Trước đây trong một số bài viết của mình, tôi cũng theo ý kiến của Lê Tư Lành tin rằng công chúa Ngọc Hân đã mất từ trước khi triều Tây Sơn bị sụp đổ hoàn toàn.

Song khi đọc kỹ lại "Quốc sử di biên", tôi thấy tác giả đời Nguyễn là Phan Thúc Trực (1808 - 1852) chép rõ ràng như sau:

"Tháng 5 năm Giáp Tý (1804) công chúa nhà cựu Lê là Ngọc Hân tạ thế. Nguyên năm Bính Ngọ (1786) niên hiệu Lê Cảnh Hưng, vua Lê gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ. Đến khi nhà Tây Sơn mất, công chúa lại về ở tại mẫu quán là làng Phù Ninh. Tại đây, công chúa từ trần. Kẻ hàng thần hiện nhậm chức quan tại huyện Đông Ngạn xin làm tang lễ cho cố công chúa, nhà vua chấp thuận, dân làng Phù Ninh làm từ đường thờ cố công chúa" (4).

Với tư cách là bộ sử tư nhân, ghi chép và bổ sung những sự kiện mà quốc sử còn bỏ sót hoặc đề cập đến chưa chính xác, được biên soạn vào khoảng đầu thời vua Tự Đức (khoảng 1851 - 1852), quốc sử di biên đã cung cấp những thông tin quan trọng:

- Có thể là hai người con của bà Ngọc Hân với Quang Trung Nguyễn Huệ đã bị giết hại sau khi nhà Tây Sơn bị sụp đổ, nhưng riêng Lê Ngọc Hân vẫn còn sống mà trở về quê mẹ là làng Phù Ninh (tục gọi là làng Nành, huyện Gia Lâm, Hà Nội).

- Bà Lê Ngọc Hân đã qua đời tại quê nhà vào tháng 5 năm Giáp Tý (1804) và đã được vua Gia Long nhà Nguyễn cho phép làm tang lễ và nhân dân làng Phù Ninh đã xây dựng từ đường để thờ bà. Điều này có thể hiểu được vì chính vua Gia Long đã lấy em gái của Lê Ngọc Hân, nên khiến ông vua này không thể làm khác được.

2. Công chúa nhà Lê lấy vua Gia Long là ai? Và trong hoàn cảnh nào?


Số đâu có số lạ đời,
Con vua mà lại hai đời chồng vua.

Đó là hai câu ca dao vẫn còn lưu truyền trong dân gian tại vùng đất cố đô Huế cho đến những năm đầu thế kỷ XX. Nó phản ánh một thực tế lịch sử. Song cái nguy hại là nhiều người đã hiểu lầm câu ca dao kia ám chỉ vào công chúa Lê Ngọc Hân. Thậm chí, một tác giả đã viết cả một bài trên tạp chí "Những người bạn của cố đô Huế" (BAVH số 4-1941) rằng công chúa Ngọc Hân, người đã lần lượt có hai đời chồng, cả hai đều là những bậc "anh hùng" của Việt Nam, nhưng lại là hai kẻ thù không đội trời chung. Đó là Nguyễn Huệ - Quang Trung và Nguyễn Ánh - Gia Long. Không những thế, tác giả kia còn dựng lên một cách sinh động cả một cuộc hội ngộ đầy kịch tính giữa Gia Long và Ngọc Hân với đầy vẻ lãng mạn "trai anh hùng gặp gái thuyền quyên!". Đó là một sự lầm lẫn. Trong thực tế, qua các tài liệu đã dẫn ở trên có thể thấy Lê Ngọc Hân chưa từng bao giờ lấy vua Gia Long. Sở dĩ có sự lầm cũng bởi lý do, chính em gái Lê Ngọc Hân là Lê Thị Ngọc Bình đã làm vợ vua Gia Long sau khi nhà Tây Sơn thất bại. Nhưng bà Ngọc Bình lấy vua Gia Long trong hoàn cảnh nào? Và kết cục ra sao?

Trong "Quốc sử di biên" Phan Thúc Trực chép một sự kiện cuối cùng của triều đại Tây Sơn có liên quan đến hoàn cảnh công chúa Ngọc Bình trở thành vợ Gia Long như sau:

"Tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802) loan giá đức Thế tổ (chỉ vua Gia Long) đến kinh thành Thăng Long... nhân dân hào mục bắt được anh em "nguỵ quyền" Nguyễn Quang Toản và đem dâng lên nhà vua... Nguyên trước đó, Nguyễn Quang Thiệu và Nguyễn Quang Toản chạy về phủ Lạng Giang. Lúc đi đến làng Phương Lan, thì kẻ tuỳ tòng của Toản chỉ còn hơn trăm người mà thôi. Chánh tổng Yên Mẫu là Võ Thám và bọn Trần Huy Giao ở đất Kinh Than đốc suất các hào mục thuộc huyện Yên Lãng và huyện Lục Ngạn đến bao vây anh em Nguyễn Quang Toản - mãi về sau bọn Tổng Thám mới bắt được Quang Toản và Quang Thiệu đem dâng... Bọn Tổng Thám (chánh tổng Võ Thám) lại dâng nạp bà phi là Lê Thị Ngọc Bình vào trong nội cung nhà vua" (5)... Nhờ hiến những người thuộc "nguỵ đảng" bị bắt sống cùng với các hạng khí giới nhà binh và của cải châu báu nên bọn Tổng Thám và Trần Huy Giao được triều đình ban thưởng công lao cao thấp khác nhau" (6).

Theo "An Nam nhất thống chí" của Ngô gia Văn phái và "Lịch triều tạp kỷ" của Ngô Cao Lãng thì khi gả cô công chúa thứ 9 là Ngọc Hân mới 16 tuổi (năm 1786) cho Nguyễn Huệ, vua Lê Hiển Tông còn có đến 5 người con gái chưa chồng. Vì thế nếu Ngọc Hân còn có người em gái sau đó được gả cho Quang Toản, con trai cả và là người nối ngôi Quang Trung thì cũng là điều dễ xảy ra. Đến khi Quang Toản và tuỳ tùng bị bắt tại phủ Lạng Giang thì Ngọc Bình cũng ở trong số đám tù binh đó.

Theo tục lệ xưa, vua chúa mỗi khi trả thù thì bắt giết những con trai của người có tội, còn đàn bà (vợ và con gái họ) thì sung làm nô tỳ ở trong cung hay tại các nhà quan to. Bà Lê Thị Ngọc Bình (người đã từng được Quang Toản phong làm phi) cũng ở trong trường hợp này. Chỉ có điều, vì có nhan sắc, Ngọc Bình được vua Gia Long yêu quý lấy làm vợ và phong lên đến Đệ tam cung (hàng phi) và đã có với Gia Long hai người con trai. Nhân chép về sự kiện vua Gia Long sách lập Tống Thị làm hoàng hậu năm Bính Dần (1806) tác giả sách Quốc sử di biên cho biết thêm: dưới Hoàng hậu họ Tống còn có Đệ nhị cung là Ngọc Đương sinh ra Phúc Đảm (vua Minh Mệnh sau này), Phúc Đài và Thiệu Hoá công. Đệ tam cung chính là Ngọc Bình (chị em với Ngọc Hân công chúa - vợ vua Quang Trung) sinh ra Quảng Oai công và Thường Tín công (7).

Các sử thần triều Nguyễn trong "Đại Nam chính biên liệt truyện" phần Hậu phi chỉ chép đến hai bà vợ của vua Gia Long là Thừa Thiên cao Hoàng hậu họ Tống và Thuận Thiên cao Hoàng hậu họ Trần mà không thấy chép đến các bà vợ khác, kể cả bà Ngọc Bình. Nhưng ở phần truyện của các hoàng tử thì lại thấy chép đến Quảng Oai công (con thứ 10 của Gia Long) mẹ là Đức phi họ Lê. Ông này được phong làm Quảng Oai công năm Gia Long thứ 16 (1817) và mất năm Minh Mệnh thứ 10 (1829) khi mới 21 tuổi; Người con trai thứ 11 của vua Gia Long (em cùng mẹ với Quảng Oai công) tên huý là Cự cũng được phong tước công năm Gia Long thứ 16 (1817) đó là Thường Tín công. Ông này mất năm Tự Đức thứ 2 (1849) thọ 40 tuổi.

Trong truyện của các công chúa, sử nhà Nguyễn cho biết Ngọc Bình còn có với vua Gia Long một người con gái. Đó là An Nghĩa công chúa Ngọc Ngôn, con gái thứ 10 của vua Gia Long (8). Bà công chúa này mất năm Tự Đức thứ 9 (1856) thọ 53 tuổi. Như vậy là bà sinh năm 1814.

Từ một công chúa nhà Lê, Ngọc Bình được gả cho vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn, rồi lại làm đệ tam cung của vua Gia Long nhà Nguyễn. Câu ca dao đã dẫn trên hẳn ám chỉ trường hợp của bà. Bà mất khi nào? Không thấy sử sách chép. Có lẽ vì cái lý lịch "hai đời chồng vua" của bà mà mặc dù đã từng được lập làm Đệ tam cung (hàng phi) bà vẫn không được các sử thần triều Nguyễn chép trong liệt truyện chăng?

Rõ ràng, qua các tư liệu đã dẫn trên, có thể khẳng định lại một lần nữa, công chúa Lê Ngọc Hân, tác giả bài Ai tư vãn nổi tiếng vẫn giữ được sự chung thuỷ với người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ. Người được ca dao nhắc đến lại là em gái bà, công chúa Lê Thị Ngọc Bình.

Ghi Chú:

1. Lê Thước: Công chúa Ngọc Hân chết năm nào? NCLS số 34/1962.
Lê Tư Lành; Công chúa Ngọc Hân. Trong Danh nhân Hà Nội. Tập 1, Hội Văn nghệ Hà Nội 1973, tr.215 - 231.
2. Nhất Thanh: Công chúa Lê Ngọc Hân... Trong: Văn sử địa, số 21, Sài Gòn, 1971.
3. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục chính biên, Đệ tam kỷ. Bản dịch VSH, NXBKHXH, H. 1970, TXXIV, tr.183-184.
4. Phan Thúc Trực: Quốc sử di biên. Tập thượng. Bản dịch Sài Gòn 1973, Tr.136.
5, 6,7. Quốc sử di biên, đã dẫn, tr.74-75, tr.190-191.
8. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập. Bản dịch Viện Sử học, NXB Thuận Hoá, Huế 1993, T.2, Tr61-62, 69.
Nguồn: Xưa Và Nay

Đòn Nè
27-10-2007, 16:02
Về cái chết và số con của Ngọc Hân công chúa
(Paris, Tự Do, số 49, 11/1986)

Ngày chết và số con của Ngọc Hân công chúa được ghi khác nhau trong hai bài về bà của hai tác giả Văn Lê và Thụy Khuê, tuy là tiểu tiết không quan trọng, song điển hình cho sự lờ mờ của các truyền thuyết vô căn cứ được chính thức hóa bởi sự khẳng định vô bằng chứng của một số học giả có tên tuổi.

Thuyết cho rằng khi nhà Tây Sơn thua, Ngọc Hân công chúa trốn vào Quảng Nam sống lén lút rồi cuối cùng bị bắt giết được nhiều tác giả đón nhận (trong đó có ông Nguyễn Huyền Anh, Việt Nam danh nhân tự điển, Houston, Zieleks, 1981), mặc dầu chỉ dựa trên sự truyền khẩu và trái với sự hiểu biết tầm thường nhất về vua Gia Long lúc nào cũng ra bộ tôn trọng dòng dõi nhà Lê. Thuyết bà mất năm 1789 được các học giả Hà Nội - dựa trên năm bài văn tế của Phan Huy Ích khóc khóc một bà hoàng hậu Tây Sơn có liên hệ với nhà Lê - ủng hộ. Chúng tôi không hiểu căn cứ trên dữ kiện gì các vị đó cho là bà hoàng mất năm 1789 chính là Ngọc Hân công chúa.

Khi không có văn kiện gốc độc đáo dẫn chứng, thuyết nào hay đến đâu, có được một học giả tăm tiếng như ông Hoàng Xuân Hãn (trong Chinh phụ ngâm bị khảo, Paris, Minh Tâm, 1953) đưa ra chăng nữa, cũng không thể được chấp nhận ngược lại tài liệu chính xác đương thời. Tài liệu đây là quyển Quốc sử di biên của Phan Thúc Trực (1808-1852 ; tập 1 do Lê Xuân Giáo dịch, Sài Gòn, Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, 1973), được coi là một “tín sử” bởi các sử gia, vì tác giả, một nhà thông học thời Nguyễn chỉ chép lại những sự kiện đã được ông chứng kiến hay khảo sát cẩn thận.

Nhân kể về những sự việc xẩy ra tháng năm năm bính dần (1806), ông ghi : “Cố Lê công chủ Ngọc Hân tồ. Cảnh Hưng bính ngọ niên, dĩ Ngọc Hân giá Nguyễn Huệ; cập ngụy Tây vong, tồn cư mẫu quán Phù Ninh chi thị tuất. Kỳ hàng thần kiến nhậm Ðông Ngạn, khất hành tang lễ, tòng chi, Phù Ninh dân vi lập từ đường.”
Ông Lê Xuân Giáo dịch là : “Công chúa nhà cựu Lê là Ngọc Hân tạ thế. Nguyên năm bính ngọ (1786) niên hiệu Cảnh Hưng, vua Lê gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ. Ðến khi nhà Tây Sơn mất, công chúa lui về ở tại mẫu quán là làng Phù Ninh. Tại đây, công chúa từ trần. Kẻ hàng thần hiện nhâm chức quan tại huyện Ðông Ngạn xin làm tang lễ cho cố công chúa, nhà vua chấp thuận. Dân làng Phù Ninh làm từ đường thờ cố công chúa”.

Về số con của Ngọc Hân, chúng tôi cũng không hiểu các tác giả vin vào đâu mà bảo bà có một hoặc hai con, một trai một gái. Chúng tôi chỉ thấy có một tài liệu nhắc tới con của bà, cho biết rõ bà có (ít nhất) ba con, hai trai một gái. Ðó là bức thư của Barisy, một sĩ quan Pháp phò tá Nguyễn Ánh, viết ngày 16-7-1801, tức sau trận Phú Xuân, gửi cho các giáo sĩ Marquini và Letondal (trích trong Văn khố Misions Etrangères, Cochinchine, 1801, tr. 951-970, có được ông Cadière đăng trong Bulletin des amis du Viêux Huế, 1926):

“... Sa Majesté me demandoit si j’avois vu les généraux ennemis, à quoi je répondis que non. Alors le Roi donna l’ordre de me les envoyer. Ensuite il me dit d’aller voir les sœurs de l’usurpateur (Cảnh Thịnh). J’y fus : elles étoient dans un réduit assez obscur, pas des plus élégans, ce qui faisoit le contraste frappant de leurs tems passé d’avec le présent. Ces dames étoient au nombre de cinq ; une de seize années m’a paru très jolie, une petite de douze années fille de la princesse du Tonkin passable, trois autres de seize à huit brunes un peu mais de physionomie agréable ; trois jeunes garçons dont l’un de quinze années aussi brun et d’une figure commune, deux autres garçons de douze années aussi fils de la princesse Tonkin d’une charmante physionomie et des manières agréables… ».

Dịch là : « …Hoàng thượng hỏi tôi đã thấy tướng địch chưa, tôi trả lời rằng chưa. Ngài liền ra lệnh dẫn họ tới tôi. Sau đó ngài bảo tôi ra xem em gái tiếm vương. Tôi đi thăm họ : Họ ở trong một căn phòng lụp xụp, không lịch sự chút nào, hiện tại đối chọi quá mạnh với thời quá khứ của họ. Các nữ nhân đó có năm người, một người cỡ 16 tuổi rất xinh đẹp dưới con mắt tôi, một người nhỏ hơn cỡ 12 tuổi là con gái của bà công chúa Bắc Hà coi tạm được, ba người khác từ 16 đến 8 tuổi hơi ngăm đen nhưng mặt mũi dễ chịu ; có ba nam thiếu niên, một người cỡ 15 tuổi cũng ngăm đen giáng vẻ tầm thường, hai người kia cỡ 12 tuổi cũng là con của bà công chúa Bắc Hà có mặt mũi xinh xắn và phong cách dễ ưa… » .

Ðối chiếu với Ðại Nam thực lục (chính biên, Tập II, Hà Nội, nxb Sử học, 1963, tr. 399) thì sau trận Phú Xuân, quan quân nhà Nguyễn bắt được ba em trai của Nguyễn Quang Toản (Cảnh Thịnh) là Quang Cương, Quang Tự và Quang Diệu cùng hơn 30 người đàn bà con gái thuộc nhà Tây Sơn. Số ba người em trai ghi trong Ðại Nam thực lục trùng với con số của Barisy, như vậy là hai trên ba tên trên (có lẽ là Quang Tự và Quang Diệu) là tên của con trai Ngọc Hân. Theo suy luận về số năm bà sống chung với Quang Trung và ước đoán của Barisy thì năm 1801 con của Ngọc Hân vào khoảng từ 10 tới 14 tuổi. Chắc năm đó Ngọc Hân cũng ở Phú Xuân với con nhỏ nhưng bà không bị bắt cùng các con vì bà thuộc dòng dõi vua Lê. Theo Ðại Nam thực lục (sách trên, tr. 451), cuối năm đó những người bị bắt - con trai, con gái, họ hàng và tướng của Nguyễn Huệ, hơn 31 người, trong đó có con của Ngọc Hân - đều bị lăng trì cắt nát thây.

Sự kiện bà Ngọc Hân không tuẫn tiết theo chồng con, tiếp tục sống dưới sự bảo trợ của một triều đã giết hại chồng con mình một cách dã man, vào một thời buổi coi trọng khí khái - đến nỗi một Nguyễn Ðình Giản không muốn hàng Tây Sơn đã rủa con gái mình bị Nguyễn Huệ bắt : " Con bé ấy không chết, làm nhục nhã ta " (Hàng Lê nhất thống chí) - có lẽ đã khiến các học giả có khuynh hướng sùng bái Quang Trung và thân nhân bối rối không ít và vì vậy sẵn sàng cho bà mất trước khi nhà Tây Sơn bị tiêu diệt.

Thật ra, theo sử liệu, huyền thoại một Ngọc Hân tài giỏi nết na hoàn toàn khó tin. Ngoài hai bài khóc Quang Trung bị nhiều học giả ngờ là không phải do bà viết, không có chứng thư nào nói bà có tài học vấn cả. Ðại Nam thực lục, Hoàng Lê nhất thống chí cùng như Lê quý kỷ sự đều chỉ ghi rằng khi được gả cho Nguyễn Huệ bà còn trẻ, mới có 16 tuổi âm lịch tức 15 tuổi tây, và có nhan sắc thôi.

Ngay vài lời đối đáp với Nguyễn Huệ ghi trong Hoàng Lê nhất thống chí, tuy đã được văn hào họ Ngô tô điểm cho văn vẻ cũng chỉ lộ tính chân thật của một cô gái nhỏ tuổi, không có tư tưởng cao xa nào. So với một nữ lưu đương thời như Bùi Thị Xuân, Ngọc Hân, ngoài chức phận và sắc đẹp, chẳng có gì đáng mến phục. Cũng như Huyền Trân công chúa, bà chỉ là nạn nhân thời cuộc, một nữ nhi bình thường vì hoàn cảnh biến thành vật đổi trác của kẻ cầm quyền (vua cha), bất đắc dĩ phải đóng một vai trò có tầm quan trọng vượt quá con người họ.

Đòn Nè
27-10-2007, 16:48
CÔNG CHÚA ÐÔNG ÐÔ,
HOÀNG HẬU PHÚ XUÂN
NÀNG LÀ AI ?

Minh Vũ HỒ VĂN CHÂM

Phần 1
Trên dưới hai trăm năm nay, trong dân gian thường truyền tụng câu ca dao:


Gái đâu có gái lạ đời
Con vua lại lấy hai đời chồng vua

Con vua đây là con vua Hiển tông triều Hậu Lê. Nhà Hậu Lê đóng đô ở Hà nội ngày nay, thời bấy giờ gọi là Ðông đô. Nàng là công chúa Ðông đô. Hai đời chồng vua thì một đời chồng là vua nhà Nguyễn Tây Sơn, còn đời chồng kia là vua sáng lập nhà cựu Nguyễn. Cả hai triều vua Nguyễn Tây Sơn và cựu Nguyễn đều đóng đô ở thành phố Huế ngày nay, thời bấy giờ gọi là Phú Xuân. Nàng là Hoàng hậu Phú Xuân. Vậy nàng là công chúa Ðông đô, Hoàng hậu Phú Xuân. Nàng quả là một nhân vật phi thường. Nàng là ai vậy?

Trong lịch sử cận đại Việt Nam, hễ nói đến công chúa con vua mà lại lấy chồng vua, làm hoàng hậu, là người ta nghĩ ngay đến công chúa Lê Ngọc Hân, con vua Lê Hiển tông, gả làm vợ vua Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn. dựa vào câu hát dân gian trên đây, người ta lại cho rằng sau khi nhà Tây Sơn mất ngôi, công chúa Lê Ngọc Hân được vua Gia Long lập làm Ðệ Tam cung, cho nên bà là công chúa mà lại lấy chồng hai lần, cả hai đời chồng đều là chồng vua cả. Lại cũng có truyền thuyết cho rằng sau khi nhà Tây Sơn mất ngôi, chung cục của Lê Ngọc Hân vô cùng bi thảm. Bà đã cùng hai con trốn tránh được một thời gian rồi bị bắt và bị xử cực hình.

Sự thực như thế nào? Nàng công chúa Ðông đô, Hoàng hậu Phú Xuân đích thực là ai vậy?

Công chúa Lê Ngọc Hân sinh năm 1771, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 32, là công chúa thứ 21 con vua Hiển Tông nhà Hậu Lê. Bà mẹ công chúa Lê Ngọc Hân tên là Nguyễn Thị Huyền, người làng Phù Ninh, huyện Ðông ngàn, tỉnh Bắc ninh. Công chúa Lê Ngọc Hân là em Thái tử Lê Duy Vỹ và là cô Hoàng tự tôn Lê Duy Kỳ tức là người sau này lên nối ngôi vua Lê lấy niên hiệu là Chiêu Thống. Khi Nguyễn Huệ làm tiết chế, thống lĩnh quân đội Tây Sơn ra đánh Bắc Hà với danh nghĩa "Phù Lê diệt Trịnh" vào năm 1786 thì công chúa Lê Ngọc Hân mới 16 tuổi. Vì Nguyễn Huệ một phần nào cũng có bụng tôn phù nhà Lê, mặt khác do sự mối mai thu xếp của Nguyễn Hữu Chỉnh muốn bắc cầu thân gia giữa vua Lê Hiển tông và Tiết chế Nguyễn Huệ, nên vua Lê Hiển tông đã đem công chúa Lê Ngọc Hân gả cho Nguyễn Huệ và phong Nguyễn Huệ làm Nguyên súy dực chính phù vận Uy Quốc công.


Từ cờ thắm trở vời đất bắc
Nghĩa tôn phù vằng vặc bóng dương
Rút dây vâng mệnh phụ hoàng
Thuyền lan chèo quế thuận đường vu quy

Hai vợ chồng Nguyễn Huệ lưu lại Ðông đô một thời gian ngắn. Sau khi vua Lê Hiển tông băng hà, công chúa Lê Ngọc Hân theo chồng về Phú Xuân. Ðến năm 1789, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, phong cho công chúa Lê Ngọc Hân làm Bắc Cung Hoàng hậu. Thế là nàng công chúa Ðông đô đã trở thành Hoàng hậu Phú Xuân.

Ðiều cần lưu ý là vua Quang Trung có đến hai bà Hoàng hậu được tấn phong cùng một lúc. Ngoài Bắc cung Hoàng hậu họ Lê, vua Quang Trung còn có Chính cung Hoàng hậu họ Phạm. Theo Tây Sơn Tiềm Long lục, bà Hoàng hậu họ Phạm này tên là Phạm Thị Liên, người Bình Định, là anh em ruột với Hộ giá Phạm Văn Ngạn, Giả vương Phạm Văn Trị, Thái úy Phạm Văn Tham và Thái úy Phạm Văn Hưng. Bà Phạm Thị Liên lại còn là anh em cùng mẹ khác cha với Thái sư Bùi Ðắc Tuyên và Hình bộ Thượng thư Bùi Văn Nhật.

Chính cung Hoàng hậu họ Phạm sinh hạ được 5 người con: 3 trai, 2 gái. Người con trai lớn là Quang Toản, còn có tên là Quang Bình, về sau nối ngôi nhà Tây Sơn, tức là vua Cảnh Thịnh. Hai người con trai kia thì một người tên là Quang Bàn, được phong Tuyên công Lãnh Ðốc Trấn Thanh hóa, một người tên là Quang Thiệu được cử làm Thái tể. Hai người con gái thì một người lấy Phò mã Nguyễn Văn Trị, còn một người thì gả cho Nguyễn Phước Tư là Tôn thất Hệ nhất nhà cựu Nguyễn. Vua quang Trung rất mực kính trọng bà Chính cung Hoàng hậu họ Phạm này. Theo các tài liệu của Phái bộ Truyền giáo Nam Hà, nhất là lá thư của giáo sĩ Girard đề ngày 25-11-1792 gởi giáo sĩ Boiret ở Macao, thì khi hoàng hậu lâm bệnh, vua Quang Trung đã cho mời thầy thuốc người Âu đến chữa bệnh và đến khi hoàng hậu mất thì nhà vua đau đớn vật vã đến phát điên phát cuồng. Bà mất ngày 29-3-1791 mà mãi đến ngày 25-6 năm đó mới đưa đi chôn cất. Bà được truy tặng là Nhân Cung Ðoan Tĩnh Trinh Thục Nhu Thuần Vũ Hoàng Chính Hậu.

Về phần Bắc cung Hoàng hậu họ Lê, bà là lá ngọc cành vàng, quê ngoại lại là xứ Kinh Bắc tài hoa văn vật, nên bà là một phụ nữ thông minh, đức hạnh và nhan sắc, thật là vẹn toàn mọi vẻ. Ngày mới thành hôn với Nguyễn Huệ, trên đường đi bái yết các tiên đế ở Thái miếu trở về, Nguyễn Huệ hỏi bà: "Các hoàng tử và công chúa, mấy ai được vinh hạnh như nàng, được thành thân với ta, nàng cảm thấy như thế nào?" Tuy mới 16 tuổi đầu, công chúa Lê Ngọc Hân đã tỏ rõ là người giỏi ứng đối: "Nhà vua quen sống đạm bạc, bổng lộc ít ỏi, các hoàng tử và công chúa đều thanh bạch, nay thiếp được nâng khăn sửa túi cho chúa công, cũng tỷ như giọt nước trên không trung rơi vào nơi lầu son gác tía, thân phận thiếp quả là may mắn hơn cả." Nguyễn Huệ rất đẹp lòng.

Bà có nhiều ảnh hưởng trong các quyết định quan trọng của Nguyễn Huệ. Khi vua Lê Hiển tông băng hà, Nguyễn Huệ đã nghe lời công chúa Lê Ngọc Hân, có ý muốn lập Sùng Nhượng công Duy Cận lên ngôi thiên tử. Nhưng hoàng tộc nhà Lê vì việc đó mà đòi tước bỏ sổ bộ của công chúa. Nguyễn Huệ lại theo lời bà mà chịu lập Hoàng tử tôn Duy Kỳ lên ngôi vua.

Vừa thông minh,vừa khôn khéo, trong thời gian làm Hoàng hậu ở Phú Xuân, công chúa Lê Ngọc Hân chẳng những chỉ làm đẹp lòng Ðức chí tôn mà còn khuynh loát cả triều đình như chúng ta sẽ thấy về sau này ảnh hưởng của bà lớn lao như thế nào trong việc tuyển chọn hoàng hậu cho vua Cảnh Thịnh. Thật vậy, bà đã quyết định đem em gái là công chúa Lê Ngọc Bình, cũng là công chúa con vua Lê Hiển tông như bà, vào làm chính cung cho Hoàng đế nối nghiệp nhà Tây Sơn là vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản.

Công chúa Lê Ngọc Hân lấy Nguyễn Huệ năm 1786, thụ phong Bắc cung Hoàng hậu năm 1789. Bà sinh hạ một trai là Nguyễn Văn Ðức và một gái là Nguyễn Thị Ngọc. Công chúa Lê Ngọc Hân mất năm 1799, đương triều vua Cảnh Thịnh nhà Nguyễn Tây Sơn. Năm đó bà mới 29 tuổi. Bà được truy tặng là Như Ý Trang Thuận Trinh Nhất Vũ Hoàng Hậu. Bà là người vừa giỏi văn quốc âm, vừa thông sách Hán tự. Lúc vua Quang Trung còn sống, bà thường giảng giải kinh điển cho nhà vua nghe. Vua Quang Trung cử hành lễ Tứ tuần Vạn thọ Khánh tiết, bà dâng bài biểu mừng như sau:

"Tư ngộ thiên thọ khánh tiết, thanh thiên ứng luật, hôn chử tại thì. Ngọc thụ phiêu hương, bích đào hiến trường sinh chi quả; ngân thiềm thổ diễm, băng hồ khai phục đán chi hoa. Tử ái nùng nhi khuê các đằng phương, thụy khí sảng nhi vu huy tăng sắc. Cẩn phụng biểu xưng hạ giả. Phục dĩ thụy khí trinh tường, thông uất phụng lân chi thái; quang thiên xiển lãng, chiếu hồi Dực chẩn chi hư, Quế điện truyền hương; tiêu đình dật khánh.Khâm duy Hoàng đế Bệ hạ, tài cao thiên cổ, đức phối lưỡng nghi. Cung thiên phi chấn vũ công. Tây thổ bí hưng vương chi sự nghiệp; thì hạ tứ trần ý đức, đông giao hoàn định quốc chi qui mô. Xích nhật minh nhi ngung nhược hữu phu; thọ tinh diệu nhi chiêm y cọng ngưỡng. Thần Xu điện nhiễu quang phù Vạn Thọ chi bôi; xương hạp vân khai dinh triệt thiên thu chi kính. Tứ tự thường điều ngọc chúc, ức niên vĩnh điện kim âu.Thần đức thiểm Quan thư, nhân tàm Cưu mộc. Trung khổn cận bồi chẩn tọa, bái chiêm bát thiên xuân sơ kỷ chi tiên trù; nội đình mật nhĩ thiều âm, cẩn chúc thiên vạn tuế vô cương chi đỉnh tộ."

(Nay gặp khánh tiết mừng tuổi thọ của Hoàng đế, khúc nhạc Thanh thương ứng luật hợp tiết, cồn hoa đang độ. Cây ngọc đưa hương, cây bích đào dâng quả trường sinh; trăng bạc nhả ánh trăng trong, hồ băng lại nở hoa buổi sáng. Mây mù sắc tía nồng đượm mà khuê phòng hương nức; khí lành sáng tỏ mà áo xiêm thêm màu. Kính cẩn dâng bài biểu chúc mừng. Cúi lấy khí lành trình điềm tốt, tưng bừng màu sắc con phụng con lân; đầy khắp thiên hạ chiếu về cõi hư không sao Dực sao Chẩn. Ðiện quế truyền hương; sân tiêu tràn điều mừng.Kính nghĩ Hoàng đế Bệ hạ, tài cao thiên cổ, đức hợp với Trời và Ðất. Cung kính thi hành sự trừng phạt của Trời lớn lao chấn động vũ công, đất Tây Sơn đẹp đẽ hưng sự nghiệp đế vương; trần bày đức đẹp vào bản nhạc ca vĩ đại, ở cõi giao phía đông đã định xong qui mô của nước nhà. Mặt trời đỏ rạng mà nghiêm đáng tin (quẻ quan); sao thọ tinh chiếu sáng mà thiên hạ đều cùng ngưỡng lên trông mong nương tựa (thiên Tiểu biền, phần Tiểu nhã trong Kinh Thi). Sao xu của Bắc đẩu điện vây, ánh sáng nổi lên chen mừng Vạn thọ; cửa Trời mây mở, sắc trong thấu triệt mặt kính ngàn thu. bốn mùa thường điều hoà khiến cái đức của vua đẹp như ngọc sáng như đuốc; trong ức năm mãi vững chiếc lọ vàng.

Hạ thần đức thẹn với thơ Quan Thư, nhân ngượng với thơ Cưu mộc. Trong nội thất theo hầu kề cùng ngồi mặc đồ lộng lẫy, vái mong tính theo tuổi thiên niên kỷ khởi đầu của tuổi Bệ hạ một mùa xuân tám ngàn năm; chốn nội đình kề sát nghe nhạc thiều, ân cần chúc phước của quốc gia được ngàn muôn năm vô hạn)
(Nam Phong Tạp chí, số 103, năm 1926, phần Hán văn, bản dịch của Tạ Quang Phát)

Công chúa Lê Ngọc Hân vừa thông Hán tự, vừa giỏi quốc văn. Lúc hoàng đế Quang Trung băng hà vào ngày 15 tháng 9 năm 1792, bà mới có 22 tuổi. Bà chỉ mới chung sống với nhà vua vỏn vẹn có 6 năm trời, có được hai mặt con. Làm sao có thể tưởng tượng hết tâm trạng thống khổ của bà lúc bấy giờ. Rất may cho hậu thế là bà có soạn một bài văn tế bằng quốc âm để tế nhà vua. Trong nỗi bất hạnh lớn lao của công chúa Lê Ngọc Hân là cái may mắn tột cùng của nền văn học nước nhà. Bà đã để lại cho đời sau bài Ai Tư Vãn mà tất cả chúng ta đều đã biết. Tuy không thể so sánh ngang hàng với truyện Kim Vân Kiều hay Khúc Ngâm Chinh Phụ, nhưng bài Ai Tư Vãn cũng là một áng văn rất đáng trân trọng, cũng là một vật báu trong kho tàng văn học nước nhà. Trong bài điếu văn có nhiều câu nhiều chữ đọc lên như oán như than, khiến người thưởng lãm cũng thấy nao lòng. Phải là người trong cuộc, và tâm hồn hết sức tinh tế, tình cảm hết sức bén nhảy, mới có thể giải bày tâm trạng bi thương thành những lời thơ não nùng diễm tuyệt nhường ấy! Nỗi buồn nào lê thê bằng nỗi buồn của người góa phụ còn trẻ đau đớn than van về cái chết đột ngột của người chồng vương giả tài cao mà mện đoản:


Khi trận gió hoa bay thấp thoáng
Ngỡ hương trời bảng lảng còn đâu
Vội vàng sửa áo lên chầu
Thương ôi, quạnh quẽ trước lầu nhện giăng!

và niềm xót xa nào bi thiết hơn niềm xót xa của người mẹ trẻ vì thương con còn trứng nước mà chưa thể liều thân cjo vẹn chữ tòng:


Quyết liều mong vẹn chữ tòng
Trên rường nào ngại, giữa giòng nào e
Còn trứng nước thương vì đôi chút
Chữ thân tình chưa thoát được đi

Công chúa Lê Ngọc Hân là người tài sắc vẹn toàn. Bà sinh trưởng nơi chốn điện ngọc đền vàng, đã là công chúa con vua lại lấy chồng làm vua. Sau khi Hoàng đế Quang Trung băng hà, Hoàng thái tử Quang Toản lên kế vị, lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh. Tuy vua Cảnh Thịnh là con của bà Vũ hoàng Chính hậu họ Phạm, nhưng lúc bấy giờ bà này đã mất, nên công chúa Lê Ngọc Hân được tôn lên ngôi vị Hoàng Thái hậu. Hơn nữa, bà lại còn là chị ruột của công chúa Lê Ngọc Bình lúc bấy giờ là Hoàng hậu vợ vua Cảnh Thịnh. Trong chốn nội đình, địa vị của bà như vậy có thể nói là tột cùng tôn quí. Tuy nhiên, trong thời gian vua Cảnh thịnh mới lên ngôi, quyền lực trong triều bị thu tóm vào tay Thái sư Bùi Ðắc Tuyên và gia đình họ Bùi, gây nên tình trạng bè phái chia rẽ, và công chúa Lê Ngọc Hân đã rất đỗi đau lòng.

Đòn Nè
27-10-2007, 16:51
Phần 2
Thật vậy, nhóm quyền thần gốc Bình Định của Thái sư Bùi Ðắc Tuyên và Thái phó Trần Quang Diệu đã chèn ép các bề tôi cũ của vua Quang Trung gốc Thuận hóa và Bắc Hà, gây nên việc Trần Văn Kỷ bị đi đày. Ngô Văn Nhậm, Phan Huy Ích bị thất sủng, khiến Ngô Văn Sở bỏ chạy theo Nguyễn vương, tất cả những điều đó đã làm cho cuộc sống công chúa Lê Ngọc Hân phải trải qua một giai đoạn giao động. Nhưng sau cuộc chỉnh lý của Tư đồ Võ Văn Dũng, cha con Bùi Ðắc Tuyên, Bùi Ðắc Trụ bị trầm hà, phe phái lộng thần bị dẹp tan, triều đình trở lại ổn định, bên trong Tư đồ với Thái phó giảng hòa, bên ngoài dân chúng liên tiếp mấy năm được mùa, thì nỗi lòng công chúa Lê Ngọc Hân cũng vơi bớt chút ưu tư về thế cuộc, chỉ còn chĩu nặng niềm thương nhớ người chồng tài cao mà mệnh đoản:


Theo buổi trước ngự đèo Bồng Ðảo
Theo buổi sau ngự nẻo sông Ngân
Theo xa xôi lại theo gần
Theo phen điện quế, theo lần nguồn hoa.

và nỗi xót xa hai đứa con còn trứng nước sớm lâm cảnh côi cút mà thôi:


Gót lân chỉ mấy hàng lẩm chẩm
Ðầu mũ mao mình tấm áo gai
U ơ ra trước hương đài
Tưởng quang cảnh ấy chua cay dường nào.

Năm Kỷ Mùi (1799), niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 7, công chúa Lê Ngọc Hân mất, hưởng dương 29 tuổi. Lễ bộ Thượng thư Ðoan Nham hầu Phan Huy Ích phụng chỉ soạn bài văn tế cho Hoàng đế Cảnh Thịnh đích thân đọc trước linh sàng Hoàng thái hậu họ Lê. Bà được truy tặng là Như Ý Trang Thuận Trinh Nhất Vũ Hoàng Hậu. Bài văn tế này đã được Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm tìm thấy và công bố trên tạp chí Tri Tân vào năm 1943 tại Hà nội.
*********
Vậy rõ ràng công chúa Lê Ngọc Hân đã mất tại Phú Xuân, đương triều vua Cảnh Thịnh. Tuy vậy, chung cục của công chúa Lê Ngọc Hân vẫn là một đề tài cho nhiều câu chuyện thành văn hoặc truyền khẩu khác nhau, nhiều khi trái ngược nhau là đằng khác. Nguyên do là sau khi nhà Tây Sơn mất ngôi, con cháu nhà Tây Sơn bị tuyệt diệt, các tài liệu về nhà Tây Sơn bị cấm tàng trữ, nên chẳng còn ai có cơ hội và phương tiện nghiên cứu thân thế và sự nghiệp các nhân vật thời Tây Sơn một cách chính xác và rõ ràng. Các tài liệu về nhà Tây Sơn được lưu hành chỉ thuần một loại là các sử liệu của Quốc Sử Quán triều Nguyễn mà thôi. Hơn nữa, những người đặt chuyện dã sử lại có thói quen dệt gấm thì thường thêm hoa, để cho câu chuyện đượm phần ly kỳ hấp dẫn. Bởi những lẽ đó mà chung cục của công chúa Lê Ngọc Hân được kể lại trong các câu chuyện thành văn hay truyền khẩu đã không đúng với sự thật. Không có câu chuyện nào kể rằng công chúa Lê Ngọc Hân đã chết khi nhà Tây Sơn đang còn trị vì ở Phú Xuân. Ngay cả việc ông Hoa Bằng trên tạp chí Tri Tân năm 1943 xuất bản tại Hà nội đã công bố bài Văn tế Vũ Hoàng hậu do Phan Huy Ích phụng chỉ vua Cảnh Thịnh viết để nhà vua đích thân đọc trước linh sàng công chúa Lê Ngọc Hân, cũng chẳng thay đổi được tình trạng ngộ nhận nói trên. Từ 1943 đến nay, các huyền thoại về công chúa Lê Ngọc Hân truyền tụng trong dân gian cũng như các tuyện dã sử viết về chung cục công chúa Lê Ngọc Hân xuất hiện trên sách báo vẫn cứ một chiều đi theo con đường cũ sai lạc bấy lâu nay. Những truyền thuyết và chuyện dã sử về công chúa Lê Ngọc Hân từ trước đến nay có thể xếp vào hai loại. Loại thứ nhất nói rằng sau khi nhà Tây Sơn mất ngôi, công chúa Lê Ngọc Hân đã đưa hai con đi trốn, sống trà trộn trong dân chúng được một thời gian rồi rốt cục cũng bị phát hiện và bị giải về Huế xử cực hình. Loại thứ hai nói rằng sau khi diệt nhà Tây Sơn, vua Gia Long đã sách lập công chúa Lê Ngọc Hân làm Ðệ Tam cung, và bà đã có hai con với nhà vua là các hoàng tử Quảng Oai công và Thường Tín Quận vương mà từ đường đến nay vẫn còn ở ngoại ô thành phố Huế.

Những truyền thuyết và chuyện dã sử về chung cục của công chúa Lê Ngọc Hân thuộc loại thứ nhất thì đại thể về nội dung đều giống nhau, có khác biệt là chỉ khác biệt về địa điểm đi lánh nạn mà thôi. Sau khi nhà Tây Sơn mất, công chúa Lê Ngọc Hân đem hai con chạy trốn vào Quảng nam, sống trà trộn trong dân chúng được một thời gian, cuối cùng bị phát hiện, bị bắt đưa về Phú Xuân và bị xử án tam ban triều điển.

Nhiều truyền thuyết khác thì nói rằng công chúa Lê Ngọc Hân đem các con chạy trốn vào quê chồng ở Bình Định, rồi cũng bị bắt và cũng bị xử cực hình như đã nói ở trên. Trong những thập niên 60, 70 lại có những câu chuyện ly kỳ hơn về chung cục của công chúa Lê Ngọc Hân, cả thành văn lẫn truyền khẩu, theo đó thì công chúa Lê Ngọc Hân đã mang các con chạy trốn vào tận Ðồng nai Gia định, nhờ đó mà tránh được tai mắt và nanh vuốt kẻ thù. Nhiều câu chuyện truyền miệng lại còn đi xa hơn, kể rằng sau khi nuôi dạy các con khôn lớn nên người, công chúa đã thí phát, tu hành đắc đạo và trở thành Giáo chủ của giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương. Nhiều người trong Nam mang họ Nguyễn lại tự nhận là hậu duệ của Hoàng tử Nguyễn Văn Ðức - con Ðại đế Quang Trung và Vũ Hoàng hậu Lê Ngọc Hân. Gần đây, ở hải ngoại lại có một vài tác giả viết dã sử về chung cục của công chúa Lê Ngọc Hân, viết rằng sau khi Ðông đô thất thủ, nhà Tây Sơn mất ngôi, công chúa đã đem hai con chạy trốn về một vùng quê hẻo lánh ở Hải dương, sống lén lút trà trộn trong dân chúng được một thời gian rồi rút cục cũng bị phát hiện, bị bắt và bị giải về Phú Xuân lãnh án tử hình.

Tất cả những câu chuyện về chung cục bi thương huyền hoặc của công chúa Lê Ngọc Hân là hoàn toàn không phù hợp với sự thật lịch sử bởi một lẽ giản đơn và rõ ràng là công chúa Lê Ngọc Hân đã chết khi nhà Tây Sơn chưa mất ngôi. Công chúa Lê Ngọc Hân mất vào năm 1799, dưới triều vua Cảnh Thịnh, nghĩa là trước khi kinh thành Phú Xuân thất thủ. Công chúa Lê Ngọc Hân đã được truy tặng là Như Ý Trang Thuận Trinh Nhất Vũ Hoàng Hậu. Công chúa Lê Ngọc Hân đã được ma chay tống táng tại kinh thành theo đúng nghi thức vương giả dành cho một bậc mẫu nghi thiên hạ. Bằng chứng hùng hồn là bài văn tế Vũ Hoàng Hậu tìm thấy trong Dụ Am Văn Tập của Phan Huy Ích mà Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm đã công bố trên tạp chí Tri Tân vào năm 1943 tại Hà nội. Công chúa Lê Ngọc Hân đã chết đương thời vua Cảnh Thịnh trị vì thì làm gì có câu chuyện công chúa Lê Ngọc Hân phải lâm cảnh bôn ba lưu lạc sau khi nhà Tây Sơn mất ngôi.

Về phần hai người con của công chúa Lê Ngọc Hân thì một nhà truyền giáo Tây phương thời bấy giờ tên là L. Barizy đã cho biết là cả hai đều bị Nguyễn vương bắt lúc thành Phú Xuân thất thủ, không kịp chạy theo vua Cảnh Thịnh ra Bắc hà. Giáo sĩ L. Brarizy đã nhận diện và không tiếc lời ca ngợi khuôn mặt tuấn tú và thái độ cứng cỏi của hai đứa trẻ khi bị xử tử hình vào năm 1802, cùng một lần với vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản. Như vậy, hai người con của công chúa Lê Ngọc Hân đều đã bị yểu vong thì làm gì có câu chuyện hậu duệ của công chúa còn nối dõi tới bây giờ.

Các truyền thuyết và truyện dã sử về chung cục của công chúa Lê Ngọc Hân thuộc loại thứ hai so với những câu chuyện trên đây thì ly kỳ hơn và chứa đựng nhiều tình tiết hư cấu xoay quanh các sự kiện lịch sử có thật. Thí dụ có chuyện kể rằng đầu năm Tân Dậu 1801, Nguyễn vương theo kế sách "Tượng kỳ khí xa" của Nguyễn Văn Thành, đã bỏ rơi Võ Tánh bị vây trong thành Bình Định để đem toàn lực ra đánh úp Phú Xuân. Ngày mồng 1 tháng 5 năm Tân Dậu, Nguyễn vương vào cửa Tư Dung, đến tối vượt phá Hà trung tiến chiếm bến đò Trừng Hà, ngày hôm sau đánh tan quân của vua Cảnh Thịnh ở cửa Eo và sáng ngày mồng 3 tháng 5 đem đại binh vào thành Phú Xuân dụng quân thần tốc đến độ vua Cảnh Thịnh thua chạy không kịp mang theo gia quyến. Tối hôm mồng 3 tháng 5 năm Tân Dậu, Nguyễn vương đi tuần tra trong thành và đã gặp người thiếu phụ vương giả để rồi nên duyên vợ chồng.

Lại có chuyện kể rằng khi vua Gia Long quyết định sách lập công chúa Lê Ngọc Hân làm Ðệ Tam cung, triều thần có người can gián, cho rằng công chúa chỉ là vật dư thừa của Tây Sơn, và nhà vua đã trả lời rằng chúng ta tiêu diệt Ngụy Tây thì giang san này, thành quách này, nhất nhất há chẳng phải lấy lại từ tay Ngụy Tây hay sao, như thế cũng là vật dư thừa của Tây Sơn vậy. Lại có chuyện kể rằng sau khi vua Gia Long băng hà, Quảng Oai công yểu tử, Thường Tín Quận vương đã lập phủ đệ riêng, thì Ðệ Tam cung Lê Ngọc Hân lui về dưỡng già tại quê mẹ ở Bắc ninh cho đến lúc lâm chung. Tình cảnh công chúa "vinh diệu một đời có thể nói là cùng tột, thế mà trong những ngày xế bóng lưu lạc nơi quê ngoại, tưởng tới chuyện xưa cảnh cũ, há chẳng nao lòng mà than thở cho Tạo vật đã khéo trêu ngươi, không có việc gì lại không xảy ra được khiến phát sinh nỗi cảm khái vô cùng cho cuộc sống phù du!"

(Hậu hứa Bắc quy tùng mẫu thị hương quán trú ư Bắc ninh nhi chung yên. Khảo chúa tiểu tắc vi hoàng nữ, trưởng tắc vi hoàng hậu, kế vị hoàng thái hậu. Kỳ nhất sinh chi vinh diệu khả vị cực hỉ. Cập kỳ vãn niên bất miễn ư lưu lạc, tưởng Chúa ư thử thì phủ kim tư tích, xúc cảnh hưng hoài, ninh bất trướng nhiên thán Tạo vật chi lộng nhân, mỹ sở bất chí, nhi sinh vô cùng chi cảm khái tai!)(Ngọc Hân công Chúa dật sự, Nam Phong Tạp chí, số 103, 1926)

Nhưng độc đáo hơn hết, phải kể đến bản gia phả của họ Nguyễn hoàng tộc. Ðó là cuốn Hoàng Triều Ngọc Phả, bản quốc ngữ, do Tôn Nhân Phủ biên soạn và ấn hành dưới triều vua Thành Thái. Trong cuốn sách này, ở các chương nói về Quảng Oai công và Thường Tín Quận vương con vua Gia Long, rõ ràng mẹ đẻ của ngài được ghi là Công chúa Lê Ngọc Hân, con vua Hiển Tông nhà Hậu Lê. Thật là rõ ràng và chính xác như một cộng một là hai, như hai cộng hai là bốn, không còn bàn cãi gì nữa cả. Người viết đã chính mắt được đọc những dòng chữ đó vào năm 1988 tại nhà nhạc phụ, sách do ông Tôn Thất Yên đưa cho mượn. Ông Tôn Thất Yên lúc bấy giờ là người được hội đồng Nguyễn Phước tộc ủy thác điều hành công việc thường ngày của Hội đồng Nguyễn Phước tộc ở Sài gòn, và được hội Trung Việt Ái hữu ủy thác trông nom quản lý nghĩa trang Gò Dưa, Thủ đức.

Quảng Oai công và Thường Tín Quận vương là những nhân vật có thật, tuy rằng Quảng Oai công yểu tử và Thường Tín Quận vương ngày nay không có con cháu nối dòng, nhưng từ đường các ngài hiện nay ở vùng ven đô Huế vẫn còn hương khói, các bài phiên hệ thi về phần các ngài vẫn còn được truyền tụng, vì vậy việc gia phả hoàng tộc do Tôn Nhân Phủ ấn hành ghi rằng mẹ đẻ các ngài đích thị là công chúa Lê Ngọc Hân là một sự kiện không thể không lấy làm trọng yếu hàng đầu trong việc nghiên cứu chung cục của công chúa Lê Ngọc Hân.

Vậy thì vấn đề được đặt ra là công chúa Lê Ngọc Hân có lấy vua Gia Long hay không. Nếu công chúa Lê Ngọc Hân không lấy vua Gia Long thì không còn có vấn đề công chúa Lê Ngọc Hân được sách lập làm Ðệ Tam cung, cũng như không còn có sự kiện công chúa Lê Ngọc Hân là mẹ đẻ các hoàng tử Quảng Oai công và Thường Tín Quận vương. Mà chúng ta đã biết địch xác là công chúa Lê Ngọc Hân chết vào năm 1799, dưới triều vua Cảnh thịnh, khi nhà Tây Sơn chưa mất ngôi, vậy thì khi vua Gia Long tiến quân vào thành Phú Xuân tháng 5 năm Tân Dậu, dương lịch 1801, thì công chúa Lê Ngọc Hân đã mất trước đó hai năm, hình hài đã nằm sâu dưới lòng đất lạnh, thì làm sao sống lại kết duyên vợ chồng với vì vua chiến thắng. Bởi lẽ đó, những câu chuyện thêu dệt chung quanh việc công chúa Lê Ngọc Hân lại một lần nữa lấy chồng vua là hoàn toàn không có căn cứ, là hoàn toàn sai sự thật.

Nhưng còn cuốn ngọc phả bản quốc ngữ của Tôn Nhân Phủ đã khẳng định công chúa Lê Ngọc Hân là mẹ đẻ của Quảng Oai công và Thường Tín Quận vương? Xin thưa ngay rằng cuốn gia phả này là bản quốc ngữ, không phải bản hán văn, lại không phải do Quốc sử quán biên soạn mà là tác phẩm phiên dịch của Tôn Nhân Phủ từ bản hán văn cũng của Tôn Nhân Phủ mà ra, mà bản hán văn này thì trong các chương nói về Quảng Oai công và Thường Tín Quận vương đã viết rằng mẹ các ngài là công chúa Lê Ngọc, con vua Hiển Tông nhà Hậu Lê. Cái lối hành văn cổ điển bằng Hán tự thì có khi nào nêu rõ tục danh đâu. Mà tác giả bản Hán văn khi viết rằng mẹ các ngài là công chúa Lê Ngọc, con vua Hiển tông nhà Hậu Lê, thì đã chắc đâu muốn khẳng định rằng đó là công chúa Lê Ngọc Hân. Biết đâu tác giả bản Hán văn muốn nói đến một nàng công chúa Lê Ngọc khác, cũng con vua Hiển tông nhà Hậu Lê? Mà điều này thì những người phiên dịch ra quốc ngữ đã không hề hay biết, lại thêm nặng tình tân học, viết lách trình bày việc gì cũng muốn tách bạch rõ ràng nên đã phiên dịch nhóm chữ "Công chúa Lê Ngọc, con vua Hiển tông" thành "Công chúa Lê Ngọc Hân, con vua Hiển Tông" theo sở kiến chủ quan của mình.

Đòn Nè
27-10-2007, 16:56
Phần 3
Như vậy rõ ràng hai hoàng tử Quảng Oai công và Thường Tín Quận vương, con vua Gia Long, đích thực là cháu ngoại vua Hiển Tông nhà Hậu Lê. Chỉ vì bản quốc ngữ do sở kiến chủ quan của người phiên dịch đã khẳng định mẹ đẻ hai ngài là công chúa Lê Ngọc Hân thay vì cứ để là công chúa Lê Ngọc như nguyên bản hán tự, nên mới nảy sinh ra điểm phi lý là người đã chết mấy năm trước đó bây giờ còn đâu mà lại lần nữa đi lấy chồng để rồi sinh đậng hai con trai. Lại nữa cuốn Hoàng Triều Ngọc Phả của Tôn Nhân Phủ là gia phả thành văn của Nguyễn Phước tộc, là tài liệu chính thức về phả hệ hoàng phái, không thể nào được trước tác tùy tiện và thiếu chính xác được. Bởi vậy, Quảng Oai công và Thường Tín Quận vương đích thực là cháu ngoại vua Hiển Tông nhà Hậu Lê, mẹ là công chúa Lê Ngọc, nên trong gia phả mới ghi chép rõ ràng như vậy. cũng không thể có trường hợp thấy sang bắt quàng làm họ, thấy công chúa con vua lá ngọc cành vàng bèn nhận càng là bên ngoại cho thêm phần vẻ vang, bởi một lẽ giản đơn họ Nguyễn cũng là đại quý tộc, đã ở ngôi chúa Nam Hà ba trăm năm rồi, và hiện tại đang giữ ngôi vua thống nhất thiên hạ.cho nên một khi mà Hoàng Triều Ngọc Phả của Tôn Nhân Phủ đã ghi chép như vậy thì Quảng Oai công và Thường Tín Quận vương con của vua Gia Long đích thực là cháu ngoại vua Hiển tông nhà Hậu Lê. Nhưng nếu đã khẳng định rằng mẹ đẻ của Quảng Oai công và Thường Tín Quận vương không phải là công chúa Lê Ngọc Hân thì đương nhiên phải nêu vấn đề mẹ đẻ các ngài là công chúa con vua, cũng đã có một đời chồng trước là chồng vua, bây giờ lấy đời chồng hai là vua Gia Long sinh hạ được hai hoàng tử. Mẹ đẻ của các ngài quả là một nhân vật dị thường đúng như lời truyền tụng của nhân gian trong gần hai trăm năm nay:


Gái đâu có gái lạ đời
Con vua lại lấy hai đời chồng vua.

Con vua là con vua Lê Hiển tông nhà Hậu Lê. Hai đời chồng vua thì đời chồng vua trước là vua Cảnh Thịnh nhà Nguyễn Tây Sơn, còn đời chồng vua thứ hai là vua Gia Long, vua sáng nghiệp nhà cựu Nguyễn. Bà là công chúa Lê Ngọc Bình, công chúa con vua Hiển tông nhà Hậu Lê, em ruột công chúa Lê Ngọc Hân, là Chính cung Hoàng hậu vua Cảnh Thịnh nhà Nguyễn Tây Sơn, Ðệ Tam cung vua Gia Long nhà cựu Nguyễn, mẹ đẻ các hoàng tử Quảng Oai công "sinh năm 1809" và Thường Tín Quận vương "sinh năm 1810".

Thân thế và sự nghiệp hai bà Lê Ngọc Hân và Lê Ngọc Bình có nhiều điểm tương đồng, mà những điểm tương đồng đó lại là những điểm rất căn bản. Hai bà đều là công chúa con vua Hiển Tông nhà Hậu Lê, hai bà đều sinh trưởng ở ngoài Bắc, nghĩa là cả hai đều là công chúa Ðông đô. Lớn lên hai bà đều lấy chồng trong Trung, chồng của hai bà đều là hoàng đế nhà Nguyễn Tây Sơn, nghĩa là cả hai bà đều là Hoàng hậu Phú Xuân. Do những điểm tương đồng căn bản đó mà những câu chuyện truyền tụng về cuộc đời hai bà đan kết vào nhau, theo với không gian và thời gian mà dần dà thay đổi, để rồi lẫn lộn với nhau, cuối cùng thì chuyện có thật về người này trở thành chuyện huyền thoại của người kia. Nói rõ hơn, công chúa Lê Ngọc Hân chỉ lấy chồng một lần, còn công chúa Lê Ngọc Bình, sau khi nhà Tây Sơn mất ngôi, mới được vua Gia Long sách lập làm Ðệ Tam cung, mới là người phụ nữ lạ thường "con vua lại lấy hai đời chồng vua".

Ðiều đáng lưu ý là chính sử nhà Cựu Nguyễn không nói gì về công chúa Lê Ngọc Bình, còn các sử liệu liên quan đến nhà Nguyễn Tây Sơn thì tất nhiên dưới triều nhà cựu Nguyễn đã không được lưu hành, tàng trữ. Lại nữa, sự nghiệp của hai hoàng đế Quang Trung và Cảnh Thịnh khác biệt nhau một vực một trời, cho nên sử Tàu, sử ta trong Nam, ngoài Bắc, đâu đâu cũng nói nhiều về vua cha mà ít khi đề cập đến vua con, do đó mà có hệ luận tất yếu là những gì liên quan đến vua cha thì người đời đều biết nhiều hơn những gì liên quan đến vua con. Bản thân công chúa Lê Ngọc Hân cũng có nhiều điểm sắc sảo lanh lợi hơn công chúa Lê Ngọc Bình, nhất là công chúa Lê Ngọc Hân đã thông Hán tự lại còn giỏi quốc âm, nổi tiếng vì bài Ai Tư Vãn. Bởi các lẽ đó mà từ trước đến nay chúng ta chỉ nghe nói đến công chúa Lê Ngọc Hân mà không nghe ai đề cập đến công chúa Lê Ngọc Bình. Chỉ từ sau năm 1975, ty thông tin Văn hoá Nghĩa Bình ấn hành và phổ biến một số tài liệu liên quan đến thân thế và sự nghiệp các nhân vật đời Tây Sơn, chúng ta mới bắt đầu chú ý các nhân vật như Lê Ngọc Bình, là công chúa con vua Hiển tông nhà Hậu Lê và là Chính cung Hoàng hậu vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản.

Theo các tài liệu do ty Văn hóa Nghĩa Bình công bố, vua Cảnh Thịnh và công chúa Lê Ngọc Bình đồng trang lứa với nhau. Vua Cản Thịnh sinh năm 1783, đúng như Ðại Nam Chính Biên Liệt truyện và các phúc trình của các giáo sĩ Longer và Le Labousse gởi cho Phái bộ Truyền giáo Nam Hà đã ghi chép. Như vậy, ngày công chúa Lê Ngọc Hân vầy duyên cá nước với Tiết chế Nguyễn Huệ (1786) thì công chúa Lê Ngọc Bình mới có 4 tuổi. Ðến năm Bính Ngọ (1792), vua Quang Trung mất, vua Cảnh Thịnh lên nối ngôi, cả nhà vua lẫn công chúa mới được 10 tuổi. Thời gian này cả hai đang ở tuổi trúc mã thanh mai. Những năm tiếp theo là những năm Thái sư Bùi Ðắc Tuyên chuyên quyền nên chắc chắn là công chúa Lê Ngọc Hân dù đã có ý định vẫn chưa thể thực hiện việc kết hợp sắt cầm cho em gái với con chồng. Phải đợi đến sau chính biến năm Ất Mão (1795), phe cánh Thái sư Bùi Ðắc Tuyên bị dẹp tan, công chúa Lê Ngọc Hân mới có điều kiện thu xếp đưa em gái lên ngôi Chính cung Hoàng hậu.

Lúc này, các bề tôi thân tín lục tục trở về triều, công chúa Lê Ngọc Hân củng cố lại thế lực trong chốn nội đình và có ảnh hưởng quyết định đến công việc triều đình, thì cũng là lúc công chúa Lê Ngọc Bình vừa được 13 tuổi. Như vậy, công chúa Lê Ngọc Hân đối với công chúa Lê Ngọc Bình thì vừa là chị ruột, vừa là mẹ chồng. Cả hai đều là công chúa Ðông đô con vua Hiển tông nhà Hậu Lê. Cả hai đều trở thành Hoàng hậu Phú Xuân, công chúa Lê Ngọc Hân là Bắc cung Hoàng hậu của Thái tổ Vũ Hoàng đế, công chúa Lê Ngọc Bình là Chính cung Hoàng hậu của vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản. Ðến năm Kỷ Mùi (1799), niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 7, công chúa Lê Ngọc Hân mất, công chúa Lê Ngọc Bình vừa được 17 tuổi. Ðến năm Tân Dậu (1801), niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 9, kinh thành Phú Xuân thất thủ, vua Cảnh Thịnh chạy ra Bắc hà không kịp mang theo gia quyến, thì công chúa Lê Ngọc Bình chỉ có 19 tuổi, nếu tính tuổi theo lối ngày nay thì công chúa Lê Ngọc Bình chỉ mới 18 tuổi mà thôi. Chính vào thời điểm này Ðại Nguyên súy Tổng Quốc chính Nguyễn Phúc Ánh gặp công chúa Lê Ngọc Bình và năm sau, tức là năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn vương lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, và sắc phong công chúa Lê Ngọc Bình là Ðệ Tam cung, năm ấy công chúa Lê Ngọc Bình vừa tròn 20 tuổi.

Tuy nhiên, vẫn còn một vấn đề cần nêu lên là một sự kiện trọng yếu, rõ ràng và chính xác nhường ấy mà tại sao chính sử nhà Nguyễn lại không đề cập đến? Xin thưa ngay rằng các sử thần nhà Nguyễn trước nay vẫn lược qua không ghi chép những sự kiện lịch sử không phù hợp với quan điểm chính thống của ý thức hệ phong kiến phương Ðông. Thí dụ rõ ràng nhất là trường hợp Công nữ Ngọc Vạn con chúa Hy Tông, gả làm Hoàng hậu cho vua Chân lạp Chey Chetta II vào năm 1620, mở đầu việc chính quyền chúa Nguyễn kinh dinh đất Prey Kôr, tức là Sài gòn Chợ lớn sau này. Sự nghiệp của Công nữ Ngọc Vạn ở Cao Mên cũng như công trạng của Công nữ Ngọc Vạn đối với dân tộc Việt Nam đem so sánh với sự nghiệp và công trạng của Công chúa Huyền Trân đời Trần thì to lớn hơn nhiều lần, thế mà chính sử nhà Nguyễn, vì tinh thần tự tôn dân tộc nghĩ rằng việc gả con gái cho người nước ngoài là việc không đẹp, nên về thân thế thì ghi là "khuyết truyện", còn về sự nghiệp thì đã không chép được một câu.

Trong những trường hợp khác thì sử thần nhà Nguyễn giấu nhẹm những sự kiện lịch sử mà luân lý phong kiến phương Ðông cho là đi ngược với đạo lý. Thí dụ như trường hợp chúa Ðịnh Vương Nguyễn Phúc Thuần là con chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát với một bà công nữ em con chú con bác với chúa Võ vương. Việc hợp hôn như vậy theo quan điểm Á đông là loạn luân, bởi thế chính sử nhà Nguyễn đã không đả động đến chuyện đó, mặc dù sự kiện này vô cùng trọng đại đối với tương lai vương nghiệp nhà cựu Nguyễn, vì đã mở đầu cho việc chúa Võ vương bỏ trưởng lập thứ đưa đến việc Trương Phúc Loan chuyên quyền và anh em nhà Tây Sơn khởi nghĩa, khiến cơ nghiệp họ Nguyễn chút nữa thì tiêu vong, dòng dõi họ Nguyễn chút nữa thì tuyệt diệt.

Vậy thì đã lại tái diễn việc chính sử nhà Nguyễn lược qua không đả động đến dữ kiện Hoàng đế Gia Long sách lập công chúa Lê Ngọc Bình con vua Hiển Tông nhà Hậu Lê, nguyên Chính cung Hoàng hậu vua Cảnh Thịnh nhà Nguyễn Tây Sơn, làm Ðệ Tam cung. Lý do cũng vẫn là ý thức hệ phong kiến nho giáo ràng buộc người phụ nữ vào tứ đức tam tòng, chồng chết thì chết theo chồng hoặc ở vậy chứ không được lấy chồng khác. Lý do cũng vẫn là ý thức hệ phong kiến nho giáo ràng buộc người nam nhi khi xuất khi xử luôn luôn phải tuân thủ đạo nghĩa tam cương ngũ thường, phân biệt minh bạch chính thống và tà ngụy. Bởi vậy, sử thần nhà Nguyễn đã cho rằng chuyện công chúa Lê Ngọc Bình vốn là người cũ của Ngụy Tây mà được sách lập làm Ðệ Tam cung là chuyện không đẹp, nên lược qua không đề cập đến, thái độ này phản ánh dư luận đa số các giới phong kiến nho sĩ đương thời mà rõ nét nhất là những câu chuyện truyền tụng về những lời lẽ của triều thần can gián nhà vua.

Tuy nhiên, những lý lẽ phản bác rất chính đáng của vua Gia Long cũng lại đã cho thấy ý chí không thể lay chuyển trong quyết định sách lập công chúa Lê Ngọc Bình làm Ðệ Tam cung. Hành động của vua Gia Long không phải là hành động của con người bình thường tiếc ngọc thương hoa, cho dù công chúa Lê Ngọc Bình có là công chúa con vua, trẻ đẹp, tuổi tác chưa được hai mươi. Hành động của vua Gia Long là hành động đã suy tính kỹ lưỡng, không vì tình nhi nữ nhỏ mọn ở chốn phòng khuê mà vì quyền lợi tối thượng của phe nhóm, của dòng họ, của triều đình, của chính nghĩa, của quốc gia đại sự. Thật thế, vua Gia Long tuy đã thống nhất đất nước, thu Nam Bắc về một mối nhưng lòng người Bắc hà vẫn còn tưởng nhớ nhà Lê. Song song với việc thiết lập cơ chế Bắc thành Tổng trấn, cho địa phương được tự trị rộng rãi, cũng như song song với việc lục dụng con cháu nhà Lê vào các cơ quan nhà nước, tùy tài khiển dụng không phân biệt Nam Bắc, mới cũ, việc sách lập một công chúa Bắc hà con vua Hiển Tông nhà Hậu Lê vào một địa vị tôn qúy ở chốn nội đình là một hành động tâm lý chiến sâu sắc của một chính trị gia bậc thầy, một hành động có tính toán kỹ lưỡng và khôn ngoan tuyệt cùng.

Tóm lại việc nhà vua Gia Long sách lập công chúa Lê Ngọc Bình, công chúa con vua Hiển tông nhà Hậu Lê, Hoàng hậu vợ vua Cảnh Thịnh nhà Nguyễn Tây Sơn, làm Ðệ Tam cung là một sự kiện lịch sử có thật rõ ràng và chính xác, mặc dù chính sử nhà Nguyễn không đề cập đến. Công chúa Lê Ngọc Bình là em ruột công chúa Lê Ngọc Hân. Cả hai đều là công chúa Ðông đô, đều được sắc phong Hoàng hậu Phú Xuân. Nhiều câu chuyện truyền tụng trong dân gian đều thêu dệt chung quanh cuộc đời hai bà đan kết vào nhau, lẫn lộn vào nhau, thay đổi dần dà với thời gian và không gian, và đặc biệt là không mấy ai biết đến công chúa Lê Ngọc Bình mà chỉ biết có công chúa Lê Ngọc Hân thôi, nên cuối cùng, có nhiều chuyện đời thực của bà này lại trở thành huyền thoại về bà kia.

Vậy từ nay chúng ta hãy dứt khoát khẳng định sự kiện công chúa Lê Ngọc Hân chỉ có một đời chồng, và chung cục của bà vẫn là giàu sang tôn quý. Bà là Bắc cung Hoàng hậu của vua Quang Trung, và bà đã chết dưới triều vua Cảnh Thịnh, khi nhà Tây Sơn chưa mất ngôi. Còn người phụ nữ lạ thường đã là công chúa con vua lại lấy hai đời chồng vua là công chúa Lê Ngọc Bình, em ruột công chúa Lê Ngọc Hân. Công chúa Lê Ngọc Bình là con vua Hiển tông nhà Hậu Lê, có đời chồng thứ nhất là vua Cảnh Thịnh nhà Nguyễn Tây Sơn và đời chồng thứ hai là vua Gia Long nhà cựu Nguyễn, đúng như câu ca dao trong dân gian vẫn còn truyền tụng đến ngày nay:


Gái đâu có gái lạ đời
Con vua lại lấy hai đời chồng vua.
Minh Vũ HỒ VĂN CHÂM
Giai phẩm Xuân TÂY SƠN Mậu Dần 1998


NGỌC HÂN CÔNG CHÚA

(1770-1799)

Thơ : Hoàng Vũ


Đêm thanh vắng lật từng trang sử
Những cuộc tình dang dở, đắng cay
Từ xưa cho đến ngàn sau
Hồng nhan bạc mệnh trả vay nợ tình.

Đất Tây Sơn dấy binh cứu nước
Ngọn cờ đào chinh phục Đàng Trong (1)
Đưa binh ra đánh Thăng Long
Giặc Thanh đại bại, non sông vững vàng.

Tài dụng binh lừng vang bình định
Đất Bắc Hà diệt Trịnh phù Lê
Lệnh cha kết nghĩa phu thê
Ngọc Hân - Nguyễn Huệ vẹn thề nên duyên. (2)

Tuổi mười sáu bút nghiên lỗi lạc
Làu sử kinh, uyên bác thơ văn
Bắc Hà nức tiếng giai nhân
Tình nay trao gởi về bên bệ rồng.

Được sắc phong Bắc Cung Hoàng Hậu
Tạ tình Vua, bầu bạn có nhau.
Tình còn nồng đượm, đắm say
Ngờ đâu một thoáng mà đau nát lòng.

Sáu năm lẻ (3) tình còn vương vấn
Nuốt lệ sầu, hương phấn lẻ loi
Quang Trung Đại Đế lìa đời
Trong khi danh vọng chói ngời cõi Nam.

Ôi đau đớn hồng nhan phận bạc
Biết thân nầy phiêu bạt nơi nao
Con thơ (4) có tội tình nào
Mà nay lưu lạc, lệ trào đau thương.

Người vắn số (5), âm dương đôi ngã
“AI TƯ VĂN” (6) biết tỏ cùng ai
Mấy vần thơ khóc bi ai
Kiếp nầy không trọn xin chờ kiếp sau.

Xếp trang sử, buồn đau lệ đẫm
Người tài hoa sao lắm truân chuyên
Trăm năm hậu thế lưu truyền
Ngọc Hân - Nguyễn Huệ một thiên sử tình.

(1) Lãnh thổ của chúa Nguyễn, từ sông Gianh đến mũi Cà Mâu
(2) Năm 1786, Nguyễn Huệ ra Bắc với chiêu bài “Phù Lê diệt Trịnh”, vua Lê Hiển Tôn gả Công Chúa cho Nguyễn Huệ, lúc đó Công Chúa mới 16 tuổi.
(3) Công Chúa Ngọc Hân kết duyên với Vua Quang Trung được 6 năm thì nhà vua bị bạo bệnh băng hà.
(4) Công Chúa Ngọc Hân có 2 con, đều chết khi còn nhỏ.
(5) Vua Quang Trung mất năm 1792, hưởng thọ 40 tuổi.
(6) “AI TƯ VĂN” là một áng thơ tuyệt tác, do Công chúa viết để tế vua Quang Trung. Bài thơ nầy gồm 164 câu và viết theo thể song thất lục bát.

sideduck
27-10-2007, 17:34
Nếu Chế Bồng Nga không tử trận thì VN sẽ như thế nào nhỉ?

mkcvnvn
27-10-2007, 18:38
Nếu Chế Bồng Nga không tử trận thì VN sẽ như thế nào nhỉ?

Không tử trận thì VN ngày nay phương Bắc có giặc tàu, phương Nam có Chiêm Thành.
Nói chung gai naò cũng ngứa
Sao không hỏi nếu HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG không mất sớm thì bờ cõi ĐẠI VIỆT hiện nay có dài đến BẮC KINH không :-?
Phương Nam có hết cả ĐÔNG NAM Á không ?
Khéo anh em mình cũng thuộc nước lớn, có tiếng nói trên LIÊN HIỆP QUỐC.
GIá như.....................

knowdienow2007
27-10-2007, 21:40
nhân vật Ngọc Hân hình như nghiên cứu hới quá
có ai tư liệu nào hay,độc về Napoleon ,hitler...post lên cho anh em đọc nhỉ hihihih

Arkain
28-10-2007, 07:17
Thật là đáng buồn khi lịch sử cận đại của Việt Nam chỉ cách có vài thế hệ mà đã mờ mịt như sương mù, đa số là nhờ truyền miệng chứ giấy tờ sách vở thì cứ hết một triều đại thì lại bị thủ tiêu hết.

Quesera2
28-10-2007, 12:29
"Thật là đáng buồn khi lịch sử cận đại của Việt Nam chỉ cách có vài thế hệ mà đã mờ mịt như sương mù, đa số là nhờ truyền miệng chứ giấy tờ sách vở thì cứ hết một triều đại thì lại bị thủ tiêu hết".(Arkain).

Chia sẻ ý kiến này của bạn.
Triều đại sau viết lại Lịch sử theo ý của mình, phục vụ cho lợi ích của những kẻ cầm quyền. Trong khi Lịch sử - vốn phải là SỰ THẬT, nhưng buồn thay đôi khi nó không phải là sự thật mà chỉ là những gì mà quần chúng tin vào mà thôi. Trên thế giới cũng vậy nhưng vấn đề là ở Vn hiện nay, cái "đôi khi" đã trở thành "rất nhiều khi".

Thread về Lịch sử này chắc sẽ còn dài, theo tôi ta nên phân chia nó thành những sub thread riêng để tiện cho mọi người có ý kiến về những vấn đề mà mình quan tâm chia sẻ hay học hỏi. (Tôi vào đọc một hồi thấy bắt đầu từ "ba Tàu" giờ tới Ngọc Hân công chúa, đọc xong quên hết vấn đề mình muốn hỏi). Xin cảm ơn.

Arkain
13-11-2007, 22:09
Câu hỏi cho các tiền bối Mùi Thôn bình luận:

1) Sử Việt thì nói là Hai Bà Trưng nhảy sông tự vẫn
2) Sử Tàu thì nói là bắt được giải về

Cái nào đúng?

arsene_lupin
13-11-2007, 22:45
là người Việt thì sẽ ủng hộ phương án 1 nhảy sông tự tử đẻ giữ gìn danh dự

dly
13-11-2007, 23:28
Trên đường bị bắt giải về, hai Bà nhẩy sông tự tử :w00t:

dly
13-11-2007, 23:32
Thread về Lịch sử này chắc sẽ còn dài, theo tôi ta nên phân chia nó thành những sub thread riêng để tiện cho mọi người có ý kiến về những vấn đề mà mình quan tâm chia sẻ hay học hỏi. (Tôi vào đọc một hồi thấy bắt đầu từ "ba Tàu" giờ tới Ngọc Hân công chúa, đọc xong quên hết vấn đề mình muốn hỏi). Xin cảm ơn.

Cái hay là chỗ này. Sau hơn 3 giờ nghe những bài diễn thuyết hùng hồn, hấp dẫn. Nhưng khi ra về khán giả hổng nhớ mình đã nghe gì :w00t:

Let's-me-see
13-11-2007, 23:36
Câu hỏi cho các tiền bối Mùi Thôn bình luận:

1) Sử Việt thì nói là Hai Bà Trưng nhảy sông tự vẫn
2) Sử Tàu thì nói là bắt được giải về

Cái nào đúng?
Phải chi ko nhảy sông và cũng ko bị bắt !

thagnv
13-11-2007, 23:37
Câu hỏi cho các tiền bối Mùi Thôn bình luận:

1) Sử Việt thì nói là Hai Bà Trưng nhảy sông tự vẫn
2) Sử Tàu thì nói là bắt được giải về

Cái nào đúng?
Bị Tàu bắt được và ném xuống sông thủ tiêu...

monlui
13-11-2007, 23:49
Bà Trưng là ai vậy bác? Sao lại tới hai bà lận?

Đương thời, Bà hay thả gà chung một người nữa nên mọi người gọi là Hai Bà. :D

Arkain
14-11-2007, 00:04
arsene_lupin: thế "là người Việt" thì có nên tiếp tục mù quáng tin là trong lịch sử có thằng bé Lê Văn Tám (http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=1665) có sức ngang hàng với siêu nhân không? hay là chấp nhận nó là bullsh!t được đời trước chế ra để khích động lòng dân?

PS: chú ý ở điểm là version "tự vẫn để bảo toàn danh dự" của VN là tục truyền, còn version "bị Mã Viện bắt sống giải về" của TQ được ghi chép trong Hậu Hán Thư.

knowdienow2007
14-11-2007, 01:47
"Thật là đáng buồn khi lịch sử cận đại của Việt Nam chỉ cách có vài thế hệ mà đã mờ mịt như sương mù, đa số là nhờ truyền miệng chứ giấy tờ sách vở thì cứ hết một triều đại thì lại bị thủ tiêu hết".(Arkain).

Chia sẻ ý kiến này của bạn.
Triều đại sau viết lại Lịch sử theo ý của mình, phục vụ cho lợi ích của những kẻ cầm quyền. Trong khi Lịch sử - vốn phải là SỰ THẬT, nhưng buồn thay đôi khi nó không phải là sự thật mà chỉ là những gì mà quần chúng tin vào mà thôi. Trên thế giới cũng vậy nhưng vấn đề là ở Vn hiện nay, cái "đôi khi" đã trở thành "rất nhiều khi".

Thread về Lịch sử này chắc sẽ còn dài, theo tôi ta nên phân chia nó thành những sub thread riêng để tiện cho mọi người có ý kiến về những vấn đề mà mình quan tâm chia sẻ hay học hỏi. (Tôi vào đọc một hồi thấy bắt đầu từ "ba Tàu" giờ tới Ngọc Hân công chúa, đọc xong quên hết vấn đề mình muốn hỏi). Xin cảm ơn.


lịch sử là do những kẻ thắng trận viết nên

knowdienow2007
14-11-2007, 01:51
arsene_lupin: thế "là người Việt" thì có nên tiếp tục mù quáng tin là trong lịch sử có thằng bé Lê Văn Tám (http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=1665) có sức ngang hàng với siêu nhân không? hay là chấp nhận nó là bullsh!t được đời trước chế ra để khích động lòng dân?

PS: chú ý ở điểm là version "tự vẫn để bảo toàn danh dự" của VN là tục truyền, còn version "bị Mã Viện bắt sống giải về" của TQ được ghi chép trong Hậu Hán Thư.

Bị băt về,Chiêu dụ 2 bà nhưng 2 bà ko khuât phục,nên đem xử tử.....

vneye
14-11-2007, 10:07
Tối hôm qua có xem phim Trung Quốc, về Tần Thủy Hoàng. Cuối phim khi ổng làm lễ lên ngôi hoàng đế, lúc đang cúng tế trước điện, có 1 cận thần đã dùng cây đàn đập vào ổng và nói rằng: Sử sách hãy ghi chép rằng khi Tần Vương lên ngôi, ta đã tấn công hắn ngay trong buổi lễ hôm ấy. Tần Thủy Hoàng trả lời rằng: Ta là vua của mọi vì vua, mới là người ghi nên sử sách.

Về mặt lịch sử, thiết nghĩ ở bất cứ đâu cũng có những xuyên tạc nhất định để tôn vinh dân tộc đó. Ngay cả 1 sicandan đơn giản như Vàng Anh khi trước cũng có hàng chục góc nhìn với hàng triệu ý kiến khác nhau, thế thì với 1 biến cố trải qua ngàn năm thì tính chính xác dù sao chỉ tương đối, và phụ thuộc vào đường lối của quốc gia đó. Đơn cử một ví dụ tuy không thật sự liên quan lắm, trong chiến tranh ở Việt Nam, rõ ràng đế quốc Mỹ đã rải chất độc màu da cam và gây hậu quả nặng nề, đó cũng là lịch sử. Thế nhưng các công ty tại Mỹ, chính quyền nước Mỹ hiện giờ có công nhận điều này là đúng ko, nếu có chắc chúng ta đã không phải kiện tụng vất vả mà vẫn mờ mịt phần thắng trong những ngày vừa qua. Không biết bác Ác kền nghĩ sao về vấn đề này?

Huỳnh Tấn
14-11-2007, 10:47
HAI BÀ TRƯNG

Trần Gia Phụng


http://img339.imageshack.us/img339/4435/haibavp0.jpg

I. NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ…
Vào năm 214 TCN (đinh hợi), Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư và Sử Lộc đánh lấy đất Lĩnh Nam lập ra các quận Quế Lâm (nay là vùng bắc và đông Quảng Tây, Trung Hoa), Nam Hải (nay là Quảng Đông, Trung Hoa), và Tượng quận (vùng cổ Việt). Nhà Tần cử Nhâm Ngao giữ chức hiệu uý quận Nam Hải và Triệu Đà làm huyện lệnh Long Xuyên, dưới quyền Nhâm Ngao.(1) Trước khi từ trần, Ngao khuyên Triệu Đà nhân cơ hội Hán Sở tranh hùng, nên dựa vào địa thế xa xôi hiểm trở của quận Nam Hải, thành lập một nước độc lập với trung ương.(2) Triệu Đà liền chiếm Nam Hải và tự xưng vương, tức Triệu Vũ Vương, đặt quốc hiệu là Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung năm 207 TCN (giáp ngọ).(3) Triệu Đà xua quân chiếm luôn Tượng quận và cử người sang cai trị năm 198 TCN (quý mão).

Sau đó, tại Trung Hoa, Lưu Bang lật đổ nhà Tần lên cầm quyền tức Hán Cao Tổ (trị vì 202-195 TCN), lập ra nhà Hán (202 TCN - 220). Năm canh ngọ (111 TCN), Hán Vũ Đế (Han Wu Ti, trị vì 140-87 TCN) sai Lộ Bác Đức (tước là Phục Ba tướng quân) đem quân đánh nhà Triệu, giết vua Triệu lúc bấy giờ là Triệu Dương Vương và thái phó Lữ Gia, chiếm Nam Việt, rồi đổi Nam Việt thành Giao Chỉ bộ.

Đáng chú ý là bộ Giao Chỉ là một tên chung để chỉ một vùng rộng lớn gồm chín quận Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Châu Nhai, Đạm Nhĩ mà trong đó, theo Ngô Thời Sỹ, chỉ có ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân,và Nhật Nam mới riêng hẳn là cổ Việt. (4) Phải chăng vì lầm lẫn giữa bộ Giao Chỉ và quận Giao Chỉ mà nhiều sử thuyết đã đưa Triệu Đà thành một triều đại của cổ Việt và cho rằng lãnh thổ cổ Việt là khu vực cai trị của Triệu Đà bao gồm cả vùng Quảng Châu (Trung Hoa) ngày nay? (5)

Sự kiện báo hiệu việc mở đầu công cuộc tranh đấu giành độc lập của nước cổ Việt thuộc địa bàn khu vực nước ta ngày nay là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 (canh tý). Trưng Trắc, người huyện Mê Linh (Phúc Yên ngày nay), cùng em là Trưng Nhị đánh đuổi thái thú Trung Hoa là Tô Định về nước, lấy được một số thành trì và tự xưng vương, đóng đô ở quê nhà là Mê Linh. Hai Bà Trưng đã được sử sách ghi lại là người địa phương Giao Châu đầu tiên lập chiến công chống lại chính quyền Trung Hoa, nói lên ý chí độc lập của người cổ Việt nhắm tạo dựng một quốc gia riêng biệt, thoát khỏi ách thống trị của Trung Hoa.

Năm 41 (tân sửu), Trung Hoa gởi Mã Viện sang Giao Châu. Mã Viện (Ma Yuan, 14 TCN - 49) cũng được phong tước Phục Ba tướng quân, cùng các tướng Lưu Long (Liu Lung) và Đoàn Chí (Tuan Chih) dẫn khoảng 20.000 quân chính quy cùng với 12.000 quân tuyển thêm ở điạ phương,(6) dọc theo miền duyên hải, qua cổ Việt, đến vùng Quảng Yên, vượt dãy Đông Triều, qua sông Thái Bình,(7) tiến đánh Mê Linh và dẹp yên cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 43 (quý mão). Vùng cổ Việt tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của người Trung Hoa. Về lịch sử cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có những vấn đề cần được xác định lại:

TÊN GỌI CHÍNH XÁC CHỒNG BÀ TRƯNG TRẮC…
Theo bộ Đại Việt sử ký toàn thư (phần „Ngoại kỷ“, quyển 3 tờ 2a), được bộ Việt sử thông giám cương mục dựa vào đó chép lại (phần „Tiền biên“, quyển 2 tờ 10), chồng bà Trưng tên là Thi Sách. Sau đây là lời của Toàn thư: Tên huý là Trắc, họ Trưng. Nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu, vợ của Thi Sách ở huyện Châu Diên.(8)

Khi viết tên chồng bà Trưng là Thi Sách, Ngô Sĩ Liên đã dựa vào tiểu truyện Hai Bà Trưng trong các sách Lĩnh Nam chích quái (Trích những chuyện quái ở đất Lĩnh Nam, thế kỷ 15), Việt điện u linh tập (Tập chuyện u linh ở Việt điện, thế kỷ 14) (9) và xa hơn nữa là bộ sử của Trung Hoa do Phạm Việp viết là Hậu Hán thư (Sách về đời Hậu Hán, viết vào thế kỷ thứ 5).(10) Ngành viết sử của nước ta chỉ bắt đầu vào thế kỷ 13, nên những đoạn sử trước đó, người xưa đều sử dụng tài liệu Trung Hoa.

Trong phần chính văn bộ Hậu Hán thư của Phạm Việp, có đoạn về Hai Bà Trưng như sau: „Hựu Giao Chỉ nữ tử Trưng Trắc, cập nữ đệ Trưng Nhị phản công đầu kỳ quận. Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố man di giải ứng, khấu lược Lĩnh ngoại lục thập dư thành, Trắc tự lập vi vương.“ (nghĩa là: „Ở Giao Chỉ có người đàn bà tên là Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị nổi lên làm loạn, đánh phá trong quận. Người man di ở các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đến hưởng ứng, cướp phá hơn 60 thành ở Lĩnh ngoại. Trắc tự xưng vương.“) (11)

Vào thế kỷ thứ 6, một tác giả khác tên là Lịch Đạo Nguyên, đã du lịch sang cổ Việt, đến thăm vùng Mê Linh. Khi trở về Trung Hoa, ông viết sách Thuỷ kinh chú, trong đó ông có đề cập đến chuyện Hai Bà Trưng và viết như sau: "...Châu Diên lạc tướng tử danh Thi sách Mê Linh lạc tướng nữ tử danh Trưng Trắc vi thê. Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc; Mã Viện tương binh thảo, Trắc Thi tẩu nhập Cẩm Khê... (nghĩa là: ...Con trai của lạc tướng Châu Diên tên là Thi hỏi [sách] con gái lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ... Trắc là người can đảm, cùng [ông] Thi nổi dậy làm giặc; Mã Viện đem quân đánh, [ông bà] Trắc Thi chạy vào Cẩm Khê...) (12)

Dựa vào tài liệu Thuỷ kinh chú, trong khi chú thích phần chính văn viết về Hai Bà Trưng của Hậu Hán thư, thái tử Lý Hiền (13) đời nhà Đường, vào thế kỷ thư 8, đã chú thích rằng: „Trưng Trắc giả, Mê Linh huyện Lạc tướng chi nữ dã, giá vi Châu Diên nhân Thi Sách thê, thậm hùng dũng.“ (nghĩa là: „Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh được gả làm vợ một người huyện Châu Diên là Thi Sách, bà rất hùng dũng.“(14)

Cần lưu ý là sách chữ Nho ngày xưa viết không có chấm câu, nên người đọc có thể không biết câu văn dừng lại ở chỗ nào, và rất dễ lẫn lộn câu nầy qua câu khác. Trong chú thích cuả mình, thay vì viết tên „Thi“ như Thuỷ kinh chú, thái tử Hiền đã viết thành „Thi Sách“.

Cách viết của thái tử Hiền về tên chồng bà Trưng dẫn đến cách viết của các tác giả Việt, từ Việt điện u linh tập, đến Việt sử lược,(15) qua Lĩnh Nam chích quái, rồi đến các bộ chính sử Toàn thư và Cương mục, nghĩa là các sách nầy đều cho rằng chồng bà Trưng tên là Thi Sách. Sự lầm lẫn nầy không phải do các tác giả Việt tự ý viết ra, mà do ảnh hưởng của lời chú thích Hậu Hán thư của thái tử Hiền bên Trung Hoa.

Người phát hiện ra sự lầm lẫn về tên chồng bà Trưng trong chú thích của thái tử Hiền là học giả Huệ Đống, vào thế kỷ thứ 18, dưới đời nhà Thanh (Trung Hoa).(16) Khi so sánh chú thích của thái tử Hiền trong Hậu Hán thư và câu văn nguyên thuỷ của Thuỷ kinh chú, Huệ Đống viết như sau: „Cứu Triệu Nhất Thanh [17] viết „Sách thê“ do ngôn thú thê. Phạm sử tác: „Giá vi Châu Diên nhân Thi Sách thê“ mậu hỉ. Án Thuỷ kinh chú ngôn „tương Thi“, ngôn „Trắc Thi“, minh chỉ danh Thi. (nghĩa là: Xét Triệu Nhất Thanh nói: „sách thê“ còn có nghĩa là „cưới vợ“; các sử học Phạm chép „Gả làm vợ người Châu Diên là Thi Sách“ là sai. Xem Thuỷ kinh chú thấy nói „tương Thi“, rồi nói „Trắc Thi“, chỉ rõ ràng tên ông đó là Thi.(18)

Trong Thuỷ kinh chú, Lịch Đạo Nguyên viết: ...Châu Diên lạc tướng tử danh Thi sách Mê Linh lạc tướng nữ tử danh Trưng Trắc vi thê. (nghĩa là: Con trai của lạc tướng Châu Diên tên là Thi, hỏi [sách] con gái lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ.). Trong câu nầy, nếu Thi Sách là họ và tên thì vế thứ nhì của câu nầy thiếu động từ, trở nên tối nghĩa. Như Huệ Đống đã viết, đọc tiếp đoạn Thuỷ kinh chú về Hai Bà Trưng, sự cân đối trong cách dùng từ sẽ cho thấy rõ tên của chồng bà Trưng. "... Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc; Mã Viện tương binh thảo, Trắc Thi tẩu nhập Cẩm Khê.. (...[Bà] Trắc là người can đảm, cùng [ông] Thi nổi dậy làm giặc; Mã Viện đem quân sang đánh, [ông bà] Trắc Thi chạy vào Cẩm Khê...) Tác giả Lịch Đạo Nguyên dùng tên Trắc, vậy thì chữ Thi theo sau đó cũng phải là tên chứ không thể là họ.


Lịch Đạo Nguyên đã đến Mê Linh vào thế kỷ thứ 6 và phát hiện tên chồng bà Trưng tên là Thi, vậy tốt nhất nên trở về đúng tên ban đầu của chồng bà Trưng, tức là ông Thi.

[B]LÝ DO CUỘC KHỞI NGHĨA…
Theo Toàn thư, thái thú Trung Hoa là Tô Định cai trị tàn bạo, dùng pháp luật trói buộc, lại giết chồng Bà Trưng nên Bà khởi nghĩa. Sau đây là lời của Toàn thư: „ Mùa xuân, tháng Hai [canh tý], vua [Trưng Trắc] khổ vì thái thú Tô Định dùng pháp luật trói buộc, lại thù Định giết chồng mình, mới cùng em gái là Nhị nổi binh đánh hãm trị sở ở châu...“(19)

Như trên đã trích dẫn, theo Lịch Đạo Nguyên trong sách Thủy Kinh Chú thì: "... Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc; Mã Viện tương binh thảo, Trắc Thi tẩu nhập Cẩm Khê... (... Trắc là người can đảm, cùng [ông] Thi nổi dậy làm giặc; Mã Viện đem quân sang đánh, [ông bà] Trắc Thi chạy vào Cẩm Khê...) như vậy có nghĩa là ông Thi còn sống khi Bà Trưng nổi lên. Vậy lý do khởi nghĩa vì thù chồng mà Toàn thư viết không đứng vững.
Một tài liệu khác đã giải thích vì sao chồng Bà Trưng bị khai tử trong khi ông vẫn còn sống và cùng vợ khởi nghĩa. Đó là quyển The Birth of Vietnam [Việt Nam khai sinh] của tác giả Keith Weller Taylor. Trong sách nầy, tác giả Taylor cho rằng do thành kiến trọng nam, các nhà viết sử người Việt của những thế kỷ sau thời Hai Bà Trưng không thể chấp nhận chuyện một người phụ nữ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa và trở thành vua trong khi ông chồng vẫn còn sống, nên họ đã viết rằng Tô Định đã giết chồng Bà Trưng. Trong khi đó, cũng theo Taylor, những tài liệu Trung Hoa cho thấy rõ rằng ông Thi đã theo Bà Trưng khởi nghĩa.(20)
Về lý do thứ nhất, Bà Trưng khởi nghĩa vì bị luật pháp ràng buộc, khi chú thích Hậu Hán thư của Phạm Việp, cũng trong đoạn viết về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, thái tử Hiền đã viết vào thế kỷ thứ 8:"...Giao Chỉ thái thú Tô Định dĩ pháp thằng chi, Trắc oán nộ cố phản.. (...Thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng luật pháp trói buộc nên [bà] Trắc tức giận làm phản...). (21)

Chữ "pháp" mà thái tử Hiền dùng không phải chỉ một nghĩa hẹp là "luật lệ", mà chữ "pháp" ở đây có thể hiểu rộng hơn như là pháp chế, tổ chức hành chánh, chính trị, cũng như kinh tế, văn hóa, phong tục. Nói một cách khác, Tô Định đã áp đặt mạnh mẽ chế độ cai trị của Trung Hoa theo chính sách đồng hóa của nhà Hán (202 TCN - 220), làm mất tự do của người cổ Việt, và Trưng Trắc đã nổi lên khởi nghĩa chống lại Tô Định. Về pháp luật, trong một đoạn nói về việc cai trị của Mã Viện sau khi dẹp Hai Bà Trưng, Hậu Hán thư (quyển 54, tr. 747) chép: "Điều tấu Việt luật dữ Hán luật bác giả thập dư sự." (Luật dân Việt và luật nhà Hán khác nhau đến trên mười điều).(22) Có lẽ Hậu Hán thư viết nhẹ nhàng là chỉ có mười điều, nhưng nếu là mười điều căn bản tối quan trọng của tổ chức xã hội thì cũng đủ trở thành gông cùm trói buộc những người cổ Việt đang sống tự do theo phong tục tập quán của mình.


Như vậy, Hai Bà Trưng đã khởi nghĩa vì ý chí tự do độc lập của dân tộc cổ Việt. Lý do nầy rất cao cả, chính đáng, và mạnh mẽ. Phải chăng khi nghĩ rằng việc bị pháp luật ràng buộc không đủ mạnh, nên các sử gia chính thống ngày trước phải thêm chuyện thù chồng để việc nổi dậy thêm phần ý nghĩa. Nói cho cùng, chuyện thù chồng chỉ là chuyện cá nhân của mỗi người, chứ không phải là đại nghĩa của đất nước; huống gì ở đây chồng bà Trắc còn sống và cả hai cùng nổi dậy. Cũng chính vì thêm việc thù chồng, nên các tác giả của các bộ sử trên đây biên chép kết quả cuộc khởi nghĩa không rõ ràng.

Cần chú ý, lúc đó Mã Viện đã về hưu trí, nhưng vua nhà Hán phải mời Mã Viện ra cầm quân trở lại để bình định cổ Việt, đủ thấy sức kháng cự của Hai Bà Trưng rất mạnh mẽ làm cho nhà Hán phải lo ngại gởi một danh tướng đi đánh dẹp.

[B]KẾT QUẢ KHỞI NGHĨA VÀ NHỮNG GIẢ THUYẾT VỀ CÁI CHẾT CỦA HAI BÀ TRƯNG…
Theo Hậu Hán thư, khi Mã Viện được vua Hán cử sang Giao Châu năm 41, thì vào mùa xuân năm sau, Mã Viện đụng trận với Hai Bà Trưng tại vùng Lãng Bạc. (theo Cương mục, Lãng Bạc là vùng hồ Tây, Hà Nội ngày nay) Bà Trưng cùng chồng thua chạy. Mã Viện đuổi Bà Trưng đến Cẩm Khê, đánh thắng mấy trận, quân bà Trưng bị tan rã. (theo Cương mục, Cẩm Khê là vùng Sơn Tây ngày nay). Hậu Hán thư còn viết tiếp Mã Viện chém Trưng Trắc, Trưng Nhị gởi đầu về Lạc Dương vào tháng giêng năm 43.(23)

Trong Việt sử lược, tác giả khuyết danh đã viết: “Năm thứ 19 [niên hiệu Kiến Vũ nhà Hán tức năm 43] Trưng Trắc càng nguy khốn, bị Mã Viện giết.”24) Tác giả Lê Tắc (25) trong An Nam chí lược cũng viết như thế: “Năm Kiến Vũ thứ 19, Mã Viện chém yêu tặc là Trưng Nhị và đánh luôn cả dư đảng, bọn Đô Dương. Đến huyện Cư Phong, bọn nầy đầu hàng.”(26) Lê Tắc gọi Hai Bà Trưng là “yêu tặc” vì lúc đó ông đầu hàng quân Nguyên, nên ông đứng trên quan điểm của người Trung Hoa viết về vị nữ anh hùng dân tộc Việt.

Tuy nhiên, khi viết chính sử vào thế kỷ thứ 15, Ngô Sĩ Liên dừng lại ở chỗ Hai Bà Trưng thua chạy, chứ không đề cập đến cái chết của Hai Bà. Sau đây là lời của Toàn thư: "Vua thấy thế giặc mạnh lắm, tự nghĩ quân mình ô hợp, sợ không chống nổi, lui quân về giữ Cẩm Khê. Quân chúng cũng cho vua là đàn bà, sợ không đánh nổi địch, bèn tan chạy. Quốc thống lại mất. "(27)


Toàn thư không đề cập đến cái chết của Hai Bà Trưng, nên trong Việt sử tiêu án, Ngô Thời Sỹ cũng viết: "...Trưng Vương thấy quân nhà Hán thế mạnh, tự nghĩ quân mình ô hợp sợ không chống nổi bèn lui về giữ ở Cẩm Khê. Quân lính cũng nghĩ vương là người con gái, không thể địch với tướng Hán được, đều tự vỡ chạy...Xét quân Hai Bà Trưng thua chạy đến núi Hy Sơn, rồi không biết đi đâu..”(28)

Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú viết:"...Được ba năm, nhà Hán sai Mã Viện sang đánh. Vua [chỉ Trưng Trắc] thấy quân Hán đông, tự xét không thể địch nổi, mới lui giữ Cẩm Khê. Quân đều tan vỡ. Vua cùng quân Hán đánh nhau, thế cùng phải chết. Nước bị mất...(29) Như thế, Phan Huy Chú đã viết rõ ra rằng Trưng Trắc bị thua, bỏ chạy vào Cẩm Khê, và từ trần mà tránh nói vì sao bà từ trần.

Qua đến Cương mục, các tác giả sách nầy cho rằng Hai Bà “thất trận chết”. Sách Cương mục viết: “Trưng Vương cùng em gái là Nhị cự chiến với quân Hán; quân vỡ, thế cô, đều bị thất trận chết.”(30)

Huỳnh Tấn
14-11-2007, 10:48
Ngang đây, xuất hiện bộ sử thi Đại Nam Quốc sử diễn ca [Sử nước Đại Nam diễn ra lời ca] dưới thời vua Tự Đức.(31) Các tác giả sách nầy đã thi vị hóa cái chết của Hai Bà Trưng:
" Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo,
Chị em thất thế cùng liều với sông.(32)
Trí tưởng tượng của các thi sĩ trên được tác giả Tiên Đàm Nguyễn Tường Phượng tô điểm thêm trong bài "Thân thế và sự nghiệp của hai bà Trưng" trên báo Tri Tân, số 38 ra ngày 11-3-1942, trang 219. Nguyễn Tường Phượng viết: "...Chị em Trưng Vương thất thế phải gieo mình xuống cửa sông Hát giang mà tự tận...


Hình ảnh gieo mình xuống sông Hát có vẻ vừa hào hùng, vừa lãng mạn dễ trở thành đề tài cho thi ca nhạc kịch, và dễ được lan truyền trong trí tưởng tượng của quần chúng hơn là hình ảnh thân gái hy sinh nơi chiến trường, bị bắt chặt đầu một cách rùng rợn rồi gởi về Trung Hoa.

Với tinh thần của một người ngoại cuộc, theo những tài liệu phát hiện được, tác giả Keith Weller Taylor viết thẳng thừng rằng: "Mã Viện tiến đến Mê Linh, và vào cuối năm [42] đã bắt được Trưng Trắc cùng em là Nhị; vào tháng giêng năm sau, đầu của hai chị em được gởi về triều đình nhà Hán ở Lạc Dương (33)
Có thể các sử gia người Việt ngày trước muốn tránh né một sự thật đau lòng và không mấy vẻ vang cho dân tộc Việt, nên tránh né không viết chuyện Mã Viện chém đầu Hai Bà Trưng gởi về dâng lên triều đình Trung Hoa, rồi đến các văn nhân đã thi vị hóa bằng cách mô tả Hai Bà đã tuẫn tiết trên dòng sông Hát.(34)
Tuy nhiên việc Hai Bà Trưng bị chết một cách thảm thương như vậy đâu có làm giảm oai linh của người nữ anh hùng dân tộc chúng ta. Điều đó càng chứng tỏ Hai Bà Trưng đã quyết chiến đấu đến cùng, và hy sinh tính mạng trên chiến trường vì nền độc lập của dân tộc chúng ta. Chẳng những trong lịch sử Việt Nam, mà cả trong lịch sử thế giới Hai Bà Trưng được ghi nhận là trường hợp người phụ nữ đầu tiên nổi lên sớm nhất chống lại quân ngoại xâm giành lại nền độc lập cho dân tộc. Đó là một sự hy sinh vĩ đại của một bậc nữ lưu mà cổ kim đông tây không thấy có, và đời đời dân tộc Việt tưởng nhớ ghi ơn.

Khi đọc đoạn sử về Hai Bà Trưng, vua Tự Đức (trị vì 1847-1883) đã ngự phê: " Hai Bà Trưng thuộc phái quần thoa, thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa, làm chấn động cả triều đình Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế, nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu danh sử sách. Kìa những bọn nam tử râu mày mà chịu khép nép làm tôi tớ người khác, chẳng những mặt dày thẹn chết lắm dư! "(35)

1. Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Việt sử thông giám cương mục, dụ chỉ tr. 9, bản dịch ban Nghiên cứu Văn Sử Địa, Hà Nội 1957, tr. 61). (Viết tắt: Cương mục). Các nhân vật nầy còn xuất hiện trong bộ tiểu thuyết dã sử Hán Sở tranh hùng của Trung Hoa. Việt sử thông giám cương mục do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn dưới triều Tự Đức, xong năm 1881 (tân tỵ), gồm hai phần: Tiền biên (5 quyển) bắt đầu từ thời Hồng Bàng đến Thập nhị sứ quân, và Chính biên (47 quyển) từ Đinh Tiên Hoàng (trị vì 970-979) đến Lê Chiêu Thống (trị vì 1787-1788).
2. Cương mục, bản dịch, sđd. tr. 63.
3. Theo lời "chua" của quốc sử quán triều Nguyễn trong Cương mục, bản dịch, sđd. tr. 64, Phiên Ngung ngày xưa thuộc quận Nam Hải, ngày nay là đất Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa.
4. Ngô Thời Sỹ Việt sử tiêu án, bản dịch của Hội Việt Nam Nghiên Cứu Liên Lạc Văn Hóa Á Châu, Sài Gòn, Văn Sử tái bản, San Jose 1991, tr. 25, 34. Thật ra, chỉ có Giao Chỉ và Cửu Nhân là hai quận của cổ Việt, còn Nhật Nam lúc đó là đất Chiêm Thành. Cũng theo Ngô Thời Sỹ vì Triệu Đà sáp nhập cổ Việt vào Nam Việt nên khi Nam Việt bị nhà Hán sáp nhập vào Trung Hoa, nước cổ Việt cũng bị họa lây. Do đó, theo Ngô Thời Sỹ, Triệu Đà chẳng những không có công gì với cổ Việt mà còn thủ họa cho cổ Việt nữa. (sđd. tr.34)
5. Gần giống như tỉnh bang Quebec với thành phố Quebec (Canada), nước Mexico với thành phố Mexico. Tên Giao Chỉ có từ xưa, người Trung Hoa dùng để chỉ vùng đất về phía tây nam xa ngoài đất Bách Việt (Toàn thư, bản dịch, sđd. tr. 131.). Đến đời nhà Tần, Giao Chỉ là Tượng quận (Cương mục, bản dịch, sđd. tr. 59). Triệu Đà sáp nhập Tượng quận (Giao Chỉ) vào nước Nam Việt năm 198 TCN. (Cương mục, bản dịch, sđd. tr. 64.) Năm 111 TCN, vua Hán Vũ Đế sai Lộ Bác Đức đem quân đánh Nam Việt. Chính quyền họ Triệu ở Phiên Ngung (kinh đô Nam Việt) chống lại quân nhà Hán, trong khi chính quyền ở ần giống như tỉnh bang Quebec với thành phố Quebec, nước Mexico với thành phố Mexico. quận Giao Chỉ đem sổ đinh ra nạp xin hàng. Do vậy nhà Hán gọi chung đất Nam Việt là Giao Chỉ bộ. Nhà Hán chia Giao Chỉ bộ thành 9 quận, trong đó Tượng quận (tức Giao Chỉ cũ) chia thành Giao Chỉ và Cửu Chân. Ngoài hai quận trên đây thuộc cổ Việt, một quận thuộc Chiêm Thành (Nhật Nam), còn sáu quận thuộc Quảng Châu. (Cương mục, bản dịch, sđd. tr. 79) Năm 203, nhà Đông Hán (Later Han, 25-220) đổi Giao Chỉ bộ thành Giao Châu, ngang hàng với các châu khác bên Trung Hoa (Cương mục bản dịch, sđd. tr. 96). Năm 264, nhà Ngô chia Giao Châu thành hai: Quảng Châu gồm Nam Hải, Thương Ngô, Uấõt Lâm, đóng châu lỵ ở Phiên Ngung (Quảng Châu); Giao Châu gồm Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, đóng châu lỵ ở Long Biên (Thăng Long, Hà Nội) (Cương mục, bản dịch sđd. tr. 105)
6. Nguyễn Phương, Việt Nam thời khai sinh, Phòng Nghiên cứu Sử, Viện Đại học Huế, 1965, tt. 181-182 và 280.
7. Jennifer Holmgren, Chinese Colonisation of Northern Vietnam, Australian National University Press, Canberra, 1980, tt. 13-14.
8. Toàn thư, bản dịch của Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993, tr. 156. (về các bộ Toàn thư và Cương mục, xin xem bài trước.)
9. Về các bộ sách nầy, xin xem bài 1.
10. Nhà Hán (202 TCN - 220) ở Trung Hoa được chia thành hai giai đoạn: Tiền Hán hay Tây Hán (202 TCN - 25) và Hậu Hán hay Đông Hán (25-220). Giữa Tiền Hán và Hậu Hán, từ năm 9 đến năm 23 là giai đoạn do Vương Mãng cầm quyền. Khi Lưu Tú (Hán Quang Võ) tái lập được nhà Hậu Hán, ông dời đô về Lạc Dương, phía bắc tỉnh Hồ Nam.
11. Phạm Việp, Hậu Hán thư, quyển 54, trong bộ Nhị thập ngũ sử, tr. 747, cột 3. Nguyễn Phương, Việt Nam thời khai sinh, Phòng Nghiên cứu Sử, Viện Đại học Huế, 1965, tr. 174, trích dẫn, phiên âm và dịch nghĩa.
12. Lịch Đạo Nguyên, Thuỷ kinh chú, quyển 37, tờ 62a. Nguyễn Phương trích dẫn, phiên âm, và dịch nghĩa, sđd. tr. 179. Về tên tác giả Thủy kinh chú, sử gia Nguyễn Phương phiên âm là Lệ Đào Nguyên, tác giả Đào Duy Anh phiên âm là Lệ Đạo Nguyên, nay theo phiên thiết của Từ hải xin phiên âm là Lịch Đạo Nguyên.
13. Thái tử Lý Hiền, con vua Đường Cao Tông (trị vì 649-683). Sau khi vua Đường Cao Tông từ trần, Lư Lăng Vương lên ngôi tức Đường Trung Tông (trị vì 683-710). Ngay từ 683, bà Võ hậu chuyên quyền, rồi tự mình lên làm vua tức Võ Tắc Thiên (trị vì 690-705). Võ hậu đày các hoàng thân nhà Đường đi xa. Thái tử Hiền nằm trong số nầy. Chính trong thời gian bị lưu đày, ông đã chú thích bộ Hậu Hán thư.
14. Nguyễn Phương, trích dẫn, phiên âm và dịch nghĩa, sđd. tr. 178.
15. Việt sử lược: về sách nầy, xin xem bài 1. Về phần chồng bà Trưng, Việt sử lược viết: "Trưng Trắc lấy chồng người huyện Châu Diên là Thi Sách."(Việt sử lược, Nguyễn Gia Tường dịch, Nguyễn Khắc Thuần hiệu đính, Nxb. TpHCM, 1993, tr. 39.) Đặc biệt, sách Việt sử lược hầu như không được nhắc đến trong nền sử học Việt Nam trước thế kỷ 19, kể cả các sách của học giả Dương Quảng Hàm cũng không đề cập đến.
16. Huệ Đống (Hui Dong, 1697-1758): học giả Trung Hoa đời nhà Thanh, sống qua các đời vua Khang Hy, Ung Chánh, Càn Long, người huyện Ngô, tỉnh Giang Tô, tự là Định Vũ, hiệu là Tùng Ngân, con trai thứ của Sĩ Kỳ. Ông chuyên nghiên cứu về kinh sử, đặc biệt nổi tiếng qua các bộ sách Dịch Hán học (Học thuật Kinh Dịch đời Hán), Thượng thư khảo (Khảo cứu về quyển Thượng thư tức Kinh thư), Hậu Hán thư bổ chú (Chú thích thêm về bộ Hậu Hán thư). [Theo Nguyễn Tiến Văn, Toronto.]
17. Triệu Nhất Thanh (Zhao Yiqing, 1709-1764), trẻ hơn Huệ Đống 12 tuổi, cũng trải qua ba triều vua Khang Hy, Ung Chánh, Càn Long. Ngoài các văn tập để lại, ông còn có các công trình biên khảo về Tam Quốc, và sông ngòi Trung Hoa, nhất là sông ngòi tỉnh Trực Lệ (Hà Bắc, phía bắc Trung Hoa). [Theo Trần Huy Bích, Orange County, điện thư ngày 4-12-2001]
18. Nguyễn Phương trích dẫn, phiên âm và dịch nghĩa, sđd. tr. 179. Theo sử gia Nguyễn Phương, ông đọc được lời của Huệ Đống ở phần "Phụ lục" quyển 54 của Hậu Hán thư trong bản in của Nghệ Văn Ấn Thư Quán, Hương Cảng, 1952.
19. Toàn thư, bản dịch sđd. tr. 156.
20. Keith Weller Taylor, The Birth of Vietnam [Việt Nam khai sinh], University of California Press, 1983, tt. 38-39.) Có thể cũng vì lý do nầy mà hai anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh cùng khởi nghĩa năm 248, nhưng vì Triệu Thị Trinh là phụ nữ lại lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, nên Toàn thư cũng như Cương mục hoàn toàn không viết về Triệu Quốc Đạt, xem như không có nhân vật nầy.
21. Nguyễn Phương trích dẫn, sđd. tr. 176.
22. Nguyễn Phương trích dẫn, sđd. tr. 137.
23. Hậu Hán thư, quyển 54, tr. 747. Nguyễn Phương trích dẫn, sđd. tr. 183.
24. Việt sử lược, bản dịch sđd. tr. 40.
25. Lê Tắc (hay Lê Trắc ) tự Cảnh Cao, vốn họ Nguyễn, được người cậu tên Lê Phụng nuôi nên đổi qua họ Lê, người Ái Châu (Thanh Hóa), làm tham mưu cho Chương Hiến Hầu Trần Kiện. Trần Kiện là con của Trần Quốc Khang (anh cùng mẹ khác cha của vua Trần Thái Tông), làm trấn thủ Nghệ An, đã đầu hàng Toa Đô khi Toa Đô tấn công Nghệ An vào đầu năm 1285. Toa Đô cho người giải Trần Kiện về Tàu. Khi ngang qua Lạng Sơn, dân binh đổ ra tấn công, Trần Kiện bị chết, Lê Tắc cướp được xác chủ, đem an táng, rồi bỏ trốn sang Trung-Hoa. Ở Trung-Hoa, Lê Tắc viết bộ An Nam chí lược. (Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Nxb. Tân Việt, in lần thứ 7, Sài Gòn, 1964, tr. 141. Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Nxb. Bộ Giáo Dục, Sài Gòn 1960, in lần thứ 7, tr. 241, phần chú thích).
26. Nguyễn Phương, sđd. tr. 183. Nguyễn Phương trích dẫn, phiên âm và dịch nghĩa. Nguyên câu do Nguyễn Phương phiên âm là: " Thập cửu niên, Mã Viện trảm Trưng Nhị yêu tặc, kích kỳ dư đảng Đô Dương đằng, chí Cư Phong huyện hàng chi." [Trong câu phiên âm nầy, phần thứ nhì: đáng lẽ chữ "nhị" không viết hoa ("Mã Viện trảm Trưng nhị yêu tặc" ), và dịch là: "Mã Viện giết Trưng, hai yêu tặc."]
27. Toàn thư, bản dịch sđd. tr. 156.
28. Ngô Thời Sỹ, sđd. 40.
29. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch của Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 1992, tập 1, tr. 187. Phan Huy Chú (1782-1840) là con của Phan Huy Ích (1750-1822), cháu của Phan Huy Ôn. Ông học rộng biết nhiều, nhưng rớt hai khoa thi hương năm 1807, 1819 vào đầu đời nhà Nguyễn và chỉ được xếp hạng tú tài. Năm 1821, ông được bổ nhiệm làm Hàn lâm viện biên tu. Cũng trong năm nầy, ông trình bộ Lịch triều hiến chương loại chí, được xem là bộ bách khoa toàn thư về văn hóa nước ta. Về sau làm Phủ thừa phủ Thừa Thiên, hiệp trấn Quảng Nam, đã từng đi sứ sang Trung Hoa năm 1830, và đi sứ sang Batavia cuối năm 1833. (Dưới đời nhà Nguyễn (1802-1945), Thừa Thiên là nơi đặt kinh đô, nên tổ chức hành chánh đặc biệt. Phủ thừa là người đứng đầu phủ Thừa Thiên.)
30. Cương mục, bản dịch, sđd. tr. 84.
31. Đại Nam quốc sử diễn ca: Lịch sử Đại Nam được viết bằng thơ là quyển thơ do một tác giả khuyết danh người Bắc Ninh khởi thảo và nạp về triều đình nhà Nguyễn năm 1857. Năm 1859, do sự đề cử của Phan Thanh Giản, Lê Ngô Cát sửa lại và viết thêm đến lúc Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Hoa. Phạm Xuân Quế nhuận sắc lại. Năm 1873, Phạm Đình Toái theo bản của Lê Ngô Cát viết lại, bốn phần còn một; Phan Đình Thực và các danh sĩ thời đó nhuận sắc, rồi Phạm Đình Toái khắc in ở Nghệ An.(Dương Quảng Hàm, sđd. tr. 272.) Ngày nay, người ta xem hai ông Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái là đồng tác giả quyển thơ nầy.
32. Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái, Đại Nam Quốc sử diễn ca, Nxb. Trường Thi, Sài Gòn 1956, tr. 75.
33. Keith Weller Taylor, sđd. tr. 40.
34. Sông Hát là chi lưu của sông Đáy, chạy dọc theo tỉnh Hà Đông.
35. Cương mục, bản dịch, sđd. tr. 84.

knowdienow2007
14-11-2007, 19:23
Tối hôm qua có xem phim Trung Quốc, về Tần Thủy Hoàng. Cuối phim khi ổng làm lễ lên ngôi hoàng đế, lúc đang cúng tế trước điện, có 1 cận thần đã dùng cây đàn đập vào ổng và nói rằng: Sử sách hãy ghi chép rằng khi Tần Vương lên ngôi, ta đã tấn công hắn ngay trong buổi lễ hôm ấy. Tần Thủy Hoàng trả lời rằng: Ta là vua của mọi vì vua, mới là người ghi nên sử sách.

Về mặt lịch sử, thiết nghĩ ở bất cứ đâu cũng có những xuyên tạc nhất định để tôn vinh dân tộc đó. Ngay cả 1 sicandan đơn giản như Vàng Anh khi trước cũng có hàng chục góc nhìn với hàng triệu ý kiến khác nhau, thế thì với 1 biến cố trải qua ngàn năm thì tính chính xác dù sao chỉ tương đối, và phụ thuộc vào đường lối của quốc gia đó. Đơn cử một ví dụ tuy không thật sự liên quan lắm, trong chiến tranh ở Việt Nam, rõ ràng đế quốc Mỹ đã rải chất độc màu da cam và gây hậu quả nặng nề, đó cũng là lịch sử. Thế nhưng các công ty tại Mỹ, chính quyền nước Mỹ hiện giờ có công nhận điều này là đúng ko, nếu có chắc chúng ta đã không phải kiện tụng vất vả mà vẫn mờ mịt phần thắng trong những ngày vừa qua. Không biết bác Ác kền nghĩ sao về vấn đề này?

Bác ơi.fim này e cũng cáo rồi,cái thằng đâp cây đàn là Cao Tiệm Ly,người bạn nối khố của Tần Thủy Hoàng khi còn là con tin bên nuoc Triệu á.Phim này là phim xàm,ko phải là chính sử hix

Éo Đừ À
22-11-2007, 11:13
Bác ơi.fim này e cũng cáo rồi,cái thằng đâp cây đàn là Cao Tiệm Ly,người bạn nối khố của Tần Thủy Hoàng khi còn là con tin bên nuoc Triệu á.Phim này là phim xàm,ko phải là chính sử hix
Cao Tiệm Ly (http://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_Ti%E1%BB%87m_Ly) là bạn nối khố của Kinh Kha chứ bác.

bibimeo
22-11-2007, 13:13
Chuyện này hồi nhỏ cũng có nghe kể nhưng chắc là ai đó bịa ra cho vui
Hồi đó đàn ông còn mặc cái khố bé tí đủ che cái ấy thôi thì có cởi ra cũng đâu có gì lạ mà ngượng với lại đánh nhau mà cởi hết áo giáp ra cho nó chém chết á

dreamstar
22-11-2007, 14:08
Tối hôm qua có xem phim Trung Quốc, về Tần Thủy Hoàng. Cuối phim khi ổng làm lễ lên ngôi hoàng đế, lúc đang cúng tế trước điện, có 1 cận thần đã dùng cây đàn đập vào ổng và nói rằng: Sử sách hãy ghi chép rằng khi Tần Vương lên ngôi, ta đã tấn công hắn ngay trong buổi lễ hôm ấy. Tần Thủy Hoàng trả lời rằng: Ta là vua của mọi vì vua, mới là người ghi nên sử sách.

Về mặt lịch sử, thiết nghĩ ở bất cứ đâu cũng có những xuyên tạc nhất định để tôn vinh dân tộc đó. Ngay cả 1 sicandan đơn giản như Vàng Anh khi trước cũng có hàng chục góc nhìn với hàng triệu ý kiến khác nhau, thế thì với 1 biến cố trải qua ngàn năm thì tính chính xác dù sao chỉ tương đối, và phụ thuộc vào đường lối của quốc gia đó. Đơn cử một ví dụ tuy không thật sự liên quan lắm, trong chiến tranh ở Việt Nam, rõ ràng đế quốc Mỹ đã rải chất độc màu da cam và gây hậu quả nặng nề, đó cũng là lịch sử. Thế nhưng các công ty tại Mỹ, chính quyền nước Mỹ hiện giờ có công nhận điều này là đúng ko, nếu có chắc chúng ta đã không phải kiện tụng vất vả mà vẫn mờ mịt phần thắng trong những ngày vừa qua. Không biết bác Ác kền nghĩ sao về vấn đề này?


Theo tôi đọc được một số thông tin thì chúng ta kiện các công ty bán chất da cam để quân đội mỹ rãi chất hóa học tiêu diệt cỏ ở miền nam nhưng ảnh hưởng luôn đến con người.

Bên phía Mỹ yêu cầu chúng ta đưa ra bằng chứng chất hóa học đó gây hại đến con người thế là chúng ta đem những quân nhân miền bắc ra làm bằng chứng. Bên phía mỹ họ bác bỏ vì họ cho rằng họ rãi chất da cam ở miền nam, tại sao nạn nhân lại ở miến bắc? Thế là chúng ta đuối lý -> tòa xử bên việt nam ko đủ bằng chứng nên bên kia thắng..hic..hic

TongNghien
22-11-2007, 16:01
! :)

dreamstar
22-11-2007, 23:44
QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ
"Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình"

Ðó là hai câu thơ trong bài "Ai Tư Vãn" của Ngọc Hân Công Chúa tán thán công đức người thanh niên áo vải đất Tây Sơn: Nguyễn Huệ.

Cách đây hơn 200 năm, vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), Nguyễn Huệ đã chỉ trong vòng 6 ngày đánh thắng đạo quân tinh nhuệ hơn 20 vạn do tổng đốc lưỡng quảng Tôn Sĩ Nghị lãnh đạo. Và trước đó, vào tháng Giêng năm 1785, chỉ trong một ngày quét sạch 1vạn quân giặc Xiêm La (Thái Lan) và đoàn lính đánh thuê phương Tây do Nguyễn Ánh rước vào.

Người thanh niên lừng danh đó được các giáo sĩ Tây phương nể sợ so sánh như một Alexandre Ðại Ðế, như một Tân Attila Ðại Ðế trong các chiến trận lừng danh thế giới, và quân Xiêm run sợ coi Nguyễn Huệ như một ông "tướng nhà trời".

Hôm nay chúng ta giở lại trang lịch sử vẻ vang cũ để tìm hiểu người anh hùng đó. Chúng ta tự nghĩ do đâu mà nẩy sinh ra một anh hùng lừng danh trong lịch sử dân tộc? Có phải thời thế tạo anh hùng hay anh hùng tại ra thời thế? Hay nhờ một nền văn hóa khai phóng của dân tộc hun đúc nên một trang anh liệt với tất cả những đặc tính NHÂN BẢN, NHÂN CHỦ, nét đặc trưng của đất Lĩnh Nam? Chúng tôi sẽ lần lượt trình bày thân thế sự nghiệp, bối cảnh lịch sử trước thời cách mạng Tây Sơn, những chiến công oanh liệt, những nét son về chiến thuật, chiến lược của Nguyễn Huệ và tinh thần khai phóng trong việc xây dựng một xã hội hoàn toàn Việt Nam.

I Thân thế sự nghiệp:

Theo Quách Tấn, người quê hương Bình Ðịnh cho biết: Ấp Tây Sơn là nơi phát tích của ba anh em nhà anh hùng dân tộc Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, cho nên sử gọi ba anh em là Nhà Tây Sơn.

Tổ tiên nhà Tây Sơn vốn ho. Hồ, giòng giỏi Hồ Quý Ly, ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Tổ quán ở dưới chân hòn Thái Sơn, một hòn núi nhỏ bên cạnh hòn Ðại Hải, một danh sơn xư. Nghệ.

Họ Hồ theo chân Nguyễn Hoàng vào lập nghiệp miền Nam đến ông cố của Nguyễn Huệ là đời thứ tư, tên là Hồ Phi Long vào giúp việc nông trại cho nhà ho. Ðinh ở thôn Bằng Chân, huyện Tuy Viễn (tức An Nhơn). Ông cưới vợ ho. Ðinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Lớn lên Hồ Phi Tiễn thông minh lanh lợi, song sức yếu không cán đáng được việc đồng áng, nên bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn và gặp người vừa ý mới kết nghĩa vợ chồng và cất nhà định cư nơi quê vợ. Bà vợ tên là Nguyễn thị Ðồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc. Sau đó họ đổi con cái từ ho. Hồ sang ho. Nguyễn của mẹ. Vì vậy đứa con từ lúc sơ sinh được cải qua họ mẹ là Nguyễn Phi Phúc. Lớn lên ông Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và trở nên mỗi ngày mỗi giàu có. ChợKiên Mỹ trở thành thị trấn Kiên Mỹ và ông Phúc trở thành một phú thương có uy tín nhất trong vùng. Ông Phúc có ba người con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ (theo các giáo sĩ Tây phương thì Nguyễn Phi Phúc có 7 người con, Nguyễn Nhạc là anh hai, Nguyễn Huệ thứ bẩy, thua Nguyễn Nhạc đến 10-15 tuổi. Nguyễn Lữ sau cùng thứ tám, nhỏ hơn Nguyễn Huệ 1 tuổi, ở giữa là các chị gái của Nguyễn Huệ. Sau này khi vua Quang Trung Nguyễn Huệ băng hà, chỉ một người chị gái của nhà vua được vào Phú Xuân lo việc tẩm liệm còn phái đoàn do Nguyễn Nhạc cầm đầu đều bị chặn không cho vào.) Lớn lên ba anh em được đưa đến thụ giáo với thầy giáo Trương văn Hiến, một môn hạ của Trương văn Hạnh (Trương văn Hạnh là một quan đại thần đời Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát. Về sau Quốc phó Trương Phúc Loan chuyên quyền, Hạnh phản đối và bi. Loan giết chết. Trương văn Hiến sợ vạ lây bèn trốn vào An Thái mở trường dạy học). Giáo Hiến truyền dạy cho ba anh em Tây Sơn cả văn lẫn võ. Nguyễn Huệ chuyên học đao, Nguyễn Lữ chuyên học quyền và Nguyễn Nhạc chuyên học kiếm. Khi cha chết, Nguyễn Nhạc nối nghiệp nhà, Nguyễn Lữ xuất gia theo Minh giáo tục gọi là đạo Ma Ní dùng phù phép để chữa bệnh. Chỉ có Nguyễn Huệ tiếp tục theo học với thầy giáo Hiến.

Nguyễn Nhạc kết duyên cùng Trần thị Huệ nên để tránh trùng tên với chị dâu, gia đình mới gọi Nguyễn Huệ là Bình, nhân dân địa phương gọi thân mật là chú Ba Bình. Còn tên Thơm là do hoa Huệ có hương thơm nên gọi thay cho tên kiêng cữ.

Một hôm Nguyễn Nhạc mua được thanh cổ kiếm dài và rất bén, nhớ ơn thầy cũ bèn xuống An Thái dâng cho thầy. Trương văn Hiến cho biết đây là một thanh bảo kiếm, có đại phước mới vào tay, hẹn giữ hộ và ngày sau sẽ giao lại. Rồi Trương Văn Hiến bảo Nhạc: "Lúc nầy là lúc kẻ anh hùng có thể dựng nên nghiệp cả, anh không nên để lỡ thời cơ." Ý quật cường vốn đã nhen nhúm trong người nhưng Nguyễn Nhạc từ tốn thưa: "Con tự xét không đủ tài sức"

Trương văn Hiến ôn tồn nói: "Hán Cao Tổ, Lê Thái Tổ đâu có phải từ trên trời sa xuống. Người có chí hễ năm được thiên thời địa lợi, nhân hòa thì đại sự thành công không mấy khó khăn. Hiện giờ Trương Phúc Loan chuyên quyền làm những việc gian ác, triều đình đảo điên, nhân tâm ly tán. Nếu có người phất cờ khởi nghĩa thì bốn phương thiên hạ đều hưởng ứng ngay. Ðất Tây Sơn núi non hiểm trở có cái thế bách nhị, tới lui sức ngoài nào có thể ngăn cản. Anh chỉ có phải lo việc tài chánh quân sự nữa là có thể hưng binh." Rồi ông gọi Nguyễn Huệ ra bảo: "Con nay đã khôn lớn, tài nghệ đã vững, con hãy về nhà giúp anh." Trương Văn Hiến lại tặng cho hai anh em hai bộ binh pháp, một của Tôn Ngô, một của Trần Hưng Ðạo. Nhận thấy Nguyễn Huệ có tư chất thông minh, tiếng nói vang như chuông ngân, đôi mắt sắc bén và sáng tựa điện quang Trương Văn Hiến xét đoán con người này mai sau chí lớn vang trùm cả thiên hạ.

Hai anh em bái biệt thầy về lo việc xây dựng sự nghiệp. Nguyễn Huệ cùng anh lo gầy dựng kinh tế, huấn luyện quân sự và cùng với sự ngầm trợ giúp về mặt tâm lý của thầy giáo Hiến. Chẳng mấy chốc lực lượng của nhà Tây Sơn mỗi ngày mỗi lớn, mỗi vững vàng. Những người hợp tác đầu tiên với nhà Tây Sơn có: Nguyễn Thung, phú nông Thuận Nghĩa. Bên võ có Bùi Thị Xuân, người thôn Xuân Hòa, Võ Văn Dũng, Võ Ðình Tú thôn Phú Phong, Trần Quang Diệu, chồng Bùi Thị Xuân người thôn An Tín. Bên văn có Trương Mỹ Ngọc ở An Nhơn, Võ Xuân Hoài ở Phú Phong. Về sau, kẻ sĩ gần xa đến hưởng ứng thêm đông. Lực lượng Tây Sơn đánh đâu thắng đó, vang danh một cuộc cách mạng bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân, lấy của người giàu chia cho người nghèo. Ðó là thời gian khởi đầu cuộc cách mạng dân tộc của ba anh em nhà Tây Sơn.

dreamstar
22-11-2007, 23:45
II. Bối cảnh lịch sử trước thời Tây Sơn dấy nghĩa:

a) Bối cảnh đằng ngoài (đằng ngoài là từ giới tuyến sông Gianh trở ra Bắc, thuộc quyền vua Lê, chúa Trịnh). Từ khi giúp vua Lê đánh bại ho. Mạc, Trịnh Kiểm chưa có thái độ lên mặt với vua Lê, nhưng đến đời Trịnh Tùng, đã dẹp yên ho. Mạc, liền lên mặt lấn áp vua Lê. Năm 1599 Trịnh Tùng tự xưng là Ðô Nguyên Súy Tổng Quốc Chính Thượng phu. Bình An Vương và lập lên phủ chúa. Vua Lê là Lê Kinh Tông, con của vua Thế Tông lên ngôi 1600 không chịu nổi sự lấn áp của chúa Trịnh, âm mưu chống lại. Công việc bại lộ, Trịnh Tùng bức vua thắt cổ chết năm 32 tuổi. Hoàng tư? Duy Kỳ lên thay tức Lê Thần Tông. Tất cả mọi quyền hành đều trong tay phủ chúa Trịnh. Kể từ đó con cháu Lê Thái Tổ không còn một uy quyền nào nữa. Họ Trịnh công khai giết vua lập vua khác, làm chủ sân khấu chính trị miền Bắc như không còn biết ai dưới mắt nữa.

Vì ho. Trịnh lấn át quyền vua Lê nên lòng người không phục, giặc giã nổi lên liên miên. Lại còn lo chiến chinh với chúa Nguyễn ở đằng trong nên cuộc sống người dân mỗi ngày càng thêm cơ cực. Theo giáo sĩ Le Breton, trong vụ đói tháng 8, 9, 10 năm 1778 có làng chết quá nửa. Tới cuối tháng 8 năm 1779 đê vỡ gây lụt lội nhiều vùng ở 3 tỉnh trung châu Bắc Việt. Trong nhật ký từ tháng 5, 1785 đến tháng 6, 1786 giáo sĩ cho biết vào cuối năm 1785 có lụt lạ thường, lại hạn hán kéo dài, sâu bọ đã tàn phá muà màng nhiều nơi, ngay cả gốc cây lúa mới cấy. Các nhu yếu phẩm mỗi ngày mỗi tăng giá. Cướp của đốt nhà hoành hành trên bộ cũng như ngoài biển, chính quyền không dám động tới. Tất cả những lý do trên đã gây ra nạn đói dữ tợn kéo dài gần ba tháng. Dân chúng một khi đói khổ triền miên như vậy, tránh sao khỏi nổi loạn.

Riêng về quan lại thì chia nhau bè phái khi thì vua Lê khi thì chúa Trịnh, tha hồ vơ vét của dân. Chẳng ai còn quan tâm đến dân đến nước. Kẻ sĩ thì cố gắng vươn lên kiếm lấy mảnh bằng để vượt khỏi cảnh nghèo đói khống cùng, siêu cao thuế nặng. Họ không ngại gì chuyện khom lưng quỳ gối, lưỡi uốn đãi đưa hèn mạt, mua quan bán chức, thi cử gian lận.

Chính trong tình thế nầy những người còn chút liêm sỉ như La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã bỏ không đi thi và dầu chúa Trịnh mời ra làm quan cũng từ chối. Chúng ta thử nghe lời bình phẩm quan lại nhà Lê dưới ngòi bút của Lê Quý Ðôn:

"Trong khoảng đời Hồng Ðức (1470-1497) mở rộng đường khoa mục thành long trọng để kén nhân tài. Học trò bèn đua nhau thiên về mặt văn hay, chỉ cốt thêu chạm lời phú, còn phần khi tiết khẳng khái thì đã cảm thấy tan tác hủ suy. Nhưng vì đường sủng vinh rộng mở thì cách khoa lệ cũng nghiêm, ai điềm tĩnh thì tự nhiên được cất nhắc, kẻ chạy chọt cầu cạnh thì bị cách phạt. Bởi vậy người làm quan bấy giờ ít thói bon chen mà thiên hạ còn biết quý danh nghĩa. Ðấy lại là một thời nữa.

Từ đời Ðoan Khánh (1505) trở về sau, lối thanh nghị suy kém quá, thói luồn cúi ngày càng thịnh dần. Kẻ quyền vị ít có người giữ được liêm khiết nhún nhường, nơi triều đình ít thấy lời dám can ngăn kích thiết. Gặp chuyện khó chịu bèn để khỏi bận nịu, thấy nguy thì bán nước cầu an. Cả đến bậc gọi danh nho cũng yên lòng nhận lấy cái vinh sủng bất nghĩa, mà vẫn còn thi ca đi lại, khoe cái hay cái đẹp với nhau. Phong thái sĩ phu thật hỏng nát không bao giờ bằng thời nầy. Sự tệ hại của cuộc biến chuyển này không thể nói xiết được. Tính trong khoảng trên dưới một trăm năm quốc sử nầy lấy những bậc đáng gọi là cao sĩ thì chỉ có được vài người như các ông Lý Tử Cấu, thật đáng ngán cho những bậc phong tiết này ít thấy quá vậy." (Kiến Văn Tiểu Lục)

Với những lời xét đoán trên đây của Lê Quý Ðôn cho chúng ta thấy cái học của Tống Nho mỗi ngày mỗi thêm bế quan, cực đoan và đi đến độc tôn của nhà nước. Vì vậy cái học căn bản đạo đức, chính trị của Tống Nho bắt đầu từ Lê Thái Tổ đã manh nha làm cho sĩ khí kẻ sĩ mỗi ngày mỗi tệ hại, đất nước mỗi ngày mỗi điêu linh suy nhược. Ðến Lê Chiêu Thống thì vua tôi nhà Lê cam tâm đem đất nước dâng cho ngoại bang không biết điều sỉ nhục.

Ðến người như Ðặng Trần Thường, muốn cầu cạnh Ngô Thời Nhiệm tiến dẫn cho chúa Trịnh mà khom lưng quỳ gối đến nỗi Ngô Thời Nhiệm phải mắng cho "người hèn hạ như anh thì làm được nông nỗi gì?. Sau đó Ðặng Trần Thường vào hàng với Nguyễn Ánh và được tin dùng.

Ngày xưa Nguyễn Trãi sau khi dẹp xong giặc Minh, chán ngấy với cái nho phong cực đoan cũng phải xót xa than
"Ta dư cửu bị nho quan ngộ?
(thương ta bị cái mũ nhà nho làm ta lầm lẫn từ lâu).
Ðến thời Nguyễn Ánh lên ngôi vua cũng muốn củng cố giòng họ mình nên đã đang tâm xử dụng cái học Tống Nho làm cho đất nước rơi vào tay thực dân Pháp, gây nên cảnh thống khổ lầm than suốt cả trăm năm dưới gót giày của bọn Pháp.

Do đấy chúng ta thấy cái học dưới đời Lý Trần không chấp vào giáo điều. Các tôn giáo đều được ưu đãi ngang nhau. Các cuộc thi tam giáo đã nói lên tính chất khai phóng của đất Lĩnh Nam. Nước nhà thịnh trị, con người ấm no, hạnh phúc.

b) Bối cảnh đàng trong: Từ khi Trịnh Kiểm sợ thế lực của ho. Nguyễn cạnh tranh lấy quyền lợi của mình bèn giết Nguyễn Uông anh ruột của Nguyễn Hoàng. Nguyễn Hoàng sợ quá bèn nhờ chị ruột đang là vợ của Trịnh Kiểm xin cho vào trấn Thuận Hóa để tránh sự soi mói của anh rể. Trịnh Kiểm mới giết Nguyễn Uông nay lại giết Nguyễn Hoàng sợ lòng người không phục nên cũng muốn đuổi phắt Nguyễn Hoàng đi xa cho rảnh mắt. Năm 1558 Trịnh Kiểm xin vua Lê cho Nguyễn Hoàng vào trấn Thuận Hóa. Nguyễn Hoàng mừng thầm đem gia nhân và những người tình nguyện vào Thuận Hóa. Trước khi đi, Nguyễn Hoàng có cho người đến thăm dò ý kiến của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và được cho biết.
"Hoành sơn nhất đái
Vạn đại chung thân"
Lúc Nguyễn Hoàng đến Thuận Hóa, miền Nam chỉ có hai tỉnh đó là Thuận Hóa và Quảng Nam. Năm 1613 Nguyễn Hoàng lúc mất dặn người kế vị là Nguyễn Phúc Nguyên tục gọi là chúa Sãi. "Ðất Quảng nầy bên Bắc có núi Hoành Sơn, có sông Linh Giang. Phía Nam có núi Hải Vân và Bí Sơn là đất dụng võ trời dành cho kẻ anh hùng. Phải biết thương dân và rèn luyện quân sĩ để gây dựng sự nghiệp muôn đời."

Chúa Nguyễn lập riêng một cõi ở phía Nam, cho nên mọi việc chính trị, quân sự, kinh tế, việc gì cũng tự sửa sang và xếp đặt lấy như một nước tự chủ. Lúc đầu, chúa Nguyễn chưa có ra mặt chống lại chúa Trịnh thì quan lại ngoài Bắc được bổ vào. Nhưng về sau, chúa muốn có đủ người sung vào chính quyền mới đặt ra các khoa thi. Các khoa thi rất đơn sơ không chú trọng nhiều về từ chương, thi phú mà chú trọng thực tiễn vào đời sống của dân. Cho nên các khoa thi đều có thêm phần vấn đáp được hỏi về trách nhiệm của quan, của lính, của dân, và về thuế má và lương bổng.

Từ khi Nguyễn Hoàng mất, chúa Nguyễn không chịu thần phục chúa Trịnh nữa. Quân Trịnh vài ba năm lại đánh vào quân Nguyễn một lần. Lần đầu quân Trịnh đem quân vào Nam đánh quân Nguyễn vào năm 1627 cho đến lần cuối vào năm Nhâm Tý 1672. Từ đó lấy sông Gianh làm giới hạn giữa đàng trong và đàng ngoài.

Mặt phía bắc phải lo đối phó với quân Trịnh, mặt phía nam phải lo giặc Chiêm Thành luôn quấy phá biên giới, cho nên chúa Nguyễn phải chú trọng về võ bị hơn. Năm Tân Mùi 1631, chúa Sãi lập ra sở đúc súng đại bác, mở trường bắn, trường tập voi, tập ngựa.

Về phía nam, Chiêm Thành mặc dầu thế đã yếu hơn từ khi Lê Thánh Tông đưa quân vào Nam đánh, nhưng tính vẫn hay cướp bóc ở biên giới nên chúa Nguyễn phải ra sức phòng bị. Từ năm 1617 cho đến 1697, mỗi lần đánh nhau thua trận chúa Chiêm lại cắt đất cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn được đất đặt ra phủ trấn đưa di dân vào làm ăn. Cho đến năm Ðinh Sửu 1697, đất Chiêm mất hẳn trên bản đồ. Các đại thần, thân nhân của chúa Chiêm trở thành những công chức của nước Việt, hoàng gia Chiêm không còn uy tín nữa. Người Chiêm được chính quyền khuyến khích đổi y phục theo người Việt.

Còn một phần đất phía nam của Thủy Chân Lạp, do sự yếu hèn và sự chia rẽ của chính quyền Chân Lạp, họ phải nhờ vào chúa Nguyễn giúp sức để chống lại loạn quân hay sự quấy phá giành đất của quân Xiêm La. Mỗi lần thắng trận họ nhớ ơn và cắt đất cho chúa Nguyễn. Theo chính sách tằm ăn dâu, chúng ta đã không cực nhọc, tốn công nhiều mà được tất cả đất đai của Thủy Chân Lạp.

Chỉ trong vòng gần 30 năm từ 1674 đến 1705, chúa Nguyễn đã nắm trọn phần đất Thủy Chân Lạp, từ sông Gianh cho đến Hà Tiên. Ðược đất đến đâu, nông dân chúng ta lại khai phá đến đấy. Mặc dầu khai phá cực nhọc ban đầu nhưng nhờ tính cần cù, nhẫn nại, lại biết dung hòa với cuộc sống mới với bà con xóm giềng, họ ít bị gặp sự chống đối hay ganh tức của người bản xứ. Ðó là đặc tính dung hóa sâu sắc và khai phóng tiềm tàng trong người dân từ một nền văn hóa Lĩnh Nam. Ðất đai phì nhiêu màu mỡ, dân chúng sống sung túc, ấm no. Chính nhờ vật chất không thiếu thốn mà tinh thần được thoải mái.

Có nhiều người đã so sánh tính khai phóng của dân tộc ta vào những năm phát triển phía nam giống như tính khai phóng của xứ Hoa Kỳ vào những năm đầu lập quốc. Nhưng chúng tôi nhận xét thấy mặt khai phóng có thể giống, nhưng chúng ta còn có tính nhân bản tiềm tàng trong mỗi người dân vì vậy chúng ta không xua đuổi hay giết chóc dân bản xứ. Có những cái hay của dân bản xứ mình học được và những cái hay của mình dân bản xứ cũng học được chính nhờ đặc tính nhân bản và bình đẳng mà mình không dựa uy quyền mà hiếp đáp họ, sống hòa đồng với họ, cưới vợ gả chồng cho nhau, dần dần đồng hóa họ vào đại gia đình dân tộc. Còn về phía Hoa Kỳ, chúng ta không thấy hiện rõ tính nhân bản. Tính hiếu sát, săn bắn vẫn còn tiềm tàng trong họ. Người da đỏ bị dồn vào những nơi riêng biệt cho đến ngày gần diệt chủng. Người da đen nô lệ trong thời gian khai phá và bị liệt vào hàng súc vật. Cho đến thời tổng thống Abraham Lincoln người da đen mới bắt đầu được giải phóng.

Về phần chính quyền chúa Nguyễn, từ khi nới đất phía nam rộng rãi phì nhiêu, sinh ra tính kiêu căng tự mãn, ăn chơi hoang phí, từ vua chí quan học đòi tính ỡm ờ văn hoa, chữ nghĩa của Tống Nho. Kẻ sĩ mỗi ngày mỗi nhiều, tiêm nhiễm tính cực đoan của Tống Nho, sinh nhiều điều giáo điều sằng bậy. Nhân dân đói rách lầm than, giặc giã nổi lên. Theo giáo sĩ Labarette đã viết trước ngày Nguyễn Huệ chiếm Phú Xuân rằng tại các vùng Ðịnh Cát, Quảng Trị "Nạn đói càng ngày càng gia tăng ở đây, những nhu yếu phẩm cho đời sống đều quá giá ... Ngoài đường, trong nhà đâu cũng đầy rẫy những xác chết và không còn ai nghĩ đến việc chôn cất." Trong một hoàn cảnh như vậy, nhà Tây Sơn nổi lên như một luồng sóng cách mạng được nhân dân khắp nơi ủng hộ.

dreamstar
22-11-2007, 23:46
III. Những chiến công hiển hách của Nguyễn Huệ:

Chúng tôi chỉ nêu lên những trận đánh tiêu biểu mang tính chất một cuộc hành quân thần kỳ bí ẩn hiếm có trong lịch sử kim cổ.

a) Chiến thắng 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm, Xoài Mút:

Sau khi thua ở Gia Ðịnh, Nguyễn Ánh trốn ra Phú Quốc, một mặt giao con trai cho Bá Ða Lộc làm con tin sang cầu viện quân Pháp, một mặt qua Xiêm xin cầu viện. Lúc bấy giờ nước Xiêm dưới triều vua Chakkri đương lúc thịnh vượng và nuôi tham vọng chiếm đất Chân Lạp và Gia Ðịnh để mở rộng bờ cõi. Ðể chuẩn bị xâm lăng, vua Xiêm cho phép Nguyễn Ánh gom góp đám lưu vong và tàn quân khoảng 1 ngàn người do Châu Văn Tiếp làm Ðại Ðô Ðốc, sai cháu là Chiêu Tăng làm chủ tướng và Chiêu Sương làm tiên phong, mùa hạ năm Giáp Thìn 1784 đem 2 vạn thủy quân và 300 chiến thuyền hợp với sự dẫn đường của Nguyễn Ánh ồ ạt vượt biển sang Gia Ðịnh. Ðồng thời vua Xiêm liên lạc với vua Chân Lạp mượn đường đưa 3 vạn quân bằng đường bộ sang Gia Ðịnh.
Sau khi đánh nhau vài trận, với số quân ít ỏi không quá 10 ngàn, tướng Tây Sơn Trương Văn Ða phải tận sức giữ phần đất còn lại phía đông Tiền Giang trở ra, còn phần đất phía tây từ Tiền Giang, Hậu Giang trở vô đều thuộc quyền kiểm soát của quân Xiêm. Chiếm được nửa phần đất Gia Ðịnh quân Xiêm sinh ra kiêu căng, chúng xem thường quân Tây Sơn và khinh mạn Nguyễn Ánh, chúng không lo luyện tập mà chỉ lo tìm cách cướp bóc của cải, hãm hiếp phụ nữ. Chúng dùng thuyền chở về Xiêm bao nhiêu con gái, bao nhiêu vàng bạc, của cải chiếm được. Hành động bạo ngược của quân Xiêm đào sâu lòng căm thù của toàn dân miền tây và cả miền đông Gia Ðịnh đối với quân Xiêm và hành động rước voi giày mồ của Nguyễn Ánh. Nhờ sự ủng hộ của toàn dân mà Trương Văn Ða với số quân ít ỏi đã ngăn chặn được bước tiến của quân Xiêm. Cuối năm 1784, Trương Văn Ða sai đô úy Ðặng Văn Trấn về Quy Nhơn báo cáo tình hình của Gia Ðịnh. Vua Thái Ðức Nguyễn Nhạc liền sai Nguyễn Huệ, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, còn thêm sự tự nguyện tòng chinh của Bùi Thị Xuân đem đại binh vào tảo trừ.

Thủy bịnh của Tây Sơn vào cửa Cần Giờ và đi thẳng vào Nam theo cửa sông Tiền Giang kéo đến Mỹ Tho nơi chủ lực quân của Trương Văn Ða đóng. Nguyễn Huệ thân hành đi xem xét địa hình địa thế và cho người do thám tình hình địch. Nhận thấy đất Mỹ Tho rất phì nhiêu nhưng địa thế khá hiểm trở, Nguyễn Huệ sai Trương Văn Ða ra giữ thành Gia Ðịnh, còn mình quyết một trận tiêu diệt toàn bộ quân địch. Ông chọn khúc sông Rạch Gầm Xoài Mút và Rừng Dừa làm địa thế tiêu diệt quân thù. Lực lượng quân Xiêm và quân nhà Nguyễn quá lớn mà quân số của Tây Sơn không đầy một nửa. Nguyễn Huệ cho thủy binh mai phục ở các nhánh sông nhỏ quanh co, còn bộ binh thì một đội mai phục ở hai bên bờ sông và trên cù lao Ông Thới, bãi Tôn còn một đội thì mai phục nơi rừng dừa. Thủy binh do Nguyễn Huệ và Võ Văn Dũng chỉ huy còn bộ binh thì do vợ chồng Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân điều khiển. Sắp xếp xong mọi việc, Nguyễn Huệ cho Võ Văn Dũng kéo binh đến khiêu chiến. Ðó là chiều ngày mồng 9 tháng Chạp năm Giáp Thìn tức 19-11-1785. Thấy có thủy quân Tây Sơn tới khiêu chiến, Chiêu Tăng liền sai Sạ Uyển cùng 1 vạn quân ở lại bản doanh và bố trí các nơi hiểm yếu còn mình thì thống lãnh đại thủy lục quân đánh Tây Sơn. Lục quân do Lục Côn chỉ huy theo tả ngạn sông Tiền Giang xuống. Thủy quân do Chiêu Sương tiên phong kéo thẳng xuống sông Mỹ Tho. Hai đạo thủy bộ dĩ nhiên có các tướng sĩ của Nguyễn Ánh dẫn đường. Quân giặc tiến binh rầm rộ nhưng không tiến nhanh được vì dưới sông thì nước triều đang dâng, trên bờ thì lau lách dầy đặc. Võ Văn Dũng được lệnh vừa đánh vừa lui. Ðến đầu sông Mỹ Tho thì trời bắt đầu tối. Ðèn trên thuyền của đôi bên đều được thắp sáng. Thuyền Tây Sơn nụp trong Rạch Gầm kéo ra trợ lực cùng thuyền Võ Văn Dũng chặn không cho thuyền giặc tiến. Ðến khi trăng sắp lặn, thủy triều sắp rút thì Võ Văn Dũng trá bại. Thuyền giặc đuổi theo đến Rách Gầm thì một phần lớn thuyền Tây Sơn tắt hết đèn đuốc rẽ vào rạch còn phần nhỏ thì cứ xuôi dòng sông. Thuyền giặc đuổi theo ánh đèn cho đến khi toàn bộ lọt vào trận địa thì một tiếng pháo lệnh nổ vang. Các chiến thuyền của Nguyễn Huệ từ các rạch Xoài Mút và các nhánh sông nhỏ kéo ra chận đánh, đồng thời súng đại bác trên cù lao Thới Sơn và ở hai bên bờ não liên tục vào thuyền địch. Bị đánh thình lình, Chiêu Sương hoảng hốt cho dừng thuyền lại. Thuyền trước dừng một cách đột ngột, thuyền sau đang tiến nhanh theo nước triều rút nên va chạm vào nhau lớp này đến lớp khác. Ðoàn thuyền sau muốn quay trở lại thì bị thuyền Tây Sơn ở Rạch Gầm kéo ra đánh bật lui vào trận địa. Phía trước bị chận đánh, phía sau bị khóa chặt, hai bên hông và trên đầu bị đại bác nã, phần thuyền va vào nhau làm cho hàng ngũ quân địch bị rối loạn, thuyền địch lớp bị tan vỡ, lớp bị bắn chìm. Ba trăm chiếc thuyền và hai vạn quân địch cùng với quân dẫn đường của Nguyễn Ánh bị tiêu diệt toàn bộ. Còn đạo bộ binh của giặc do Lục Côn chỉ huy đang tiến quân bỗng nghe tiếng đại bác liền dừng lại thì thình lình trong đám lau lách phục binh của Tây Sơn vừa hò hét vừa xông ra. Lục Côn chưa trở tay kịp thì đã bi. Bùi Thị Xuân chém bay đầu. Quân Xiêm hoảng hồn bỏ chạy tán loạn nhưng phía sau lưng và tả hữu đều bị quân Tây Sơn áp đánh, chúng bèn chạy vào rừng dừa nơi đó quân Nguyễn Huệ đã chờ sẵn để cho chúng vào đường chết.

Thế là khi trời vừa rạng đông, chiến trận cũng vừa chấm dứt. Toàn bộ 4 vạn quân Xiêm và quân Nguyễn Ánh trong đêm mồng 9 tháng Chạp đến rạng ngày 10 tháng Chạp hoàn toàn bị tiêu diệt. Chỉ còn non mười ngàn quân lẩn trốn được. Trong đám tàn quân lẩn trốn có Chiêu Tăng, Chiêu Sương và Nguyễn Ánh.

b) Cuộc chiến với 20 vạn quân Thanh:

Từ khi Vũ Văn Nhậm theo lệnh Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc diệt trừ tội làm phản của Nguyễn Hữu Chỉnh. Vũ Văn Nhậm trở nên tham quyền cố vị. Vua Lê Chiêu Thống cùng thái hậu lẩn trốn khỏi triều đình. Nghe tin Vũ Văn Nhậm tạo phản, Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc tiêu diệt Vũ Văn Nhậm rồi lập lại triều chính, cho mời Lê Chiêu Thống về giữ quốc sự xong rút quân về. Nhưng vua Lê quá sợ đã sang Tàu nhờ Tôn Sĩ Nghị tâu với vua Càn Long xin giúp. Vua Càn Long y tấu cho Tôn Sĩ Nghị tuyển quân 4 tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây, Quý Châu và Vân Nam. Quân Thanh được chia làm 3 đạo: 1 đạo do tổng binh Vân Nam và Quý Châu chỉ huy sang mạn Tuyên Quang, đạo thứ hai do tri phu? Sầm Nghi Ðống sang mạn Cao Bằng, đạo thứ ba do Tôn Sĩ Nghị và đề đốc Hứa Thế Hanh sang mạn Lạng Sơn. Tướng Tây Sơn là Ngô Văn Sở theo lời bàn của Ngô Thời Nhiệm kéo quân về núi Tam Ðiệp trấn giữ, sau những trận đánh lẻ của Phan Văn Lân làm cho quân Thanh càng thêm kiêu căng, tự mãn. Từ đó trở vào Nam quân Tây Sơn trấn giữ cắt hẳn Thanh Nghệ với các trấn đàng ngoài.

Chiều ngày 21 tháng 11 Mậu Thân 1788 Tôn Sĩ Nghi . đem quân vào thành Thăng Long, đặt tướng doanh tại Tây Long Cung và bảo Lê Chiêu Thống chọn ngày tốt làm lễ sách phong, phong vua Lê làm "An Nam Quốc Vương". Dẫu được nhà Thanh ban cho quốc vương, Lê Chiêu Thống vẫn còn e dè không dám lấy niêm hiệu Chiêu Thống mà vẫn phải để niên hiệu Càn Long thứ 53. Hằng ngày Lê Chiêu Thống cỡi ngựa cùng vài chục lính hầu sang Tây Long Cung chầu chực việc quân quốc với Tôn Sĩ Nghị. Có bữa Nghị dâm dật chè chén say sưa ban đêm, buổi sáng cho người đứng dưới gác chuông, truyền bảo vua Lê hôm nay không có việc quốc quân, hãy cứ về cung mà nghỉ.

Luôn mấy năm mất mùa đói kém, dân gian đang bị điêu linh thống khổ nay lại phải phục dịch hàng vạn quan quân nhà Thanh, ai oán nổi lên khắp nơi. Lại thêm thảm kịch cướp của, đánh người, hãm hiếp do bọn quân Thanh gây ra, nỗi oán hận ngút trời.

Trở lại quân Tây Sơn, từ khi rút quân về Tam Ðiệp, Ngô Văn Sở sai Nguyễn Văn Tuyết ngày đêm về Phú Xuân khẩn báo lên Nguyễn Huệ. Ðược tin quân Thanh sang chiếm đóng Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lập tức hội các tướng đến bàn việc dẹp giặc. Các tướng xin vương trước nên chính vị hiệu để kết nối dân Bắc nam rồi hẵng khởi binh. Theo lời, vương cho đắp đàn Bàn Sơn (gần núi Ngự Bình) rồi vào ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân 1788 làm lễ tế cáo trời đất lên ngôi hoàng đế đặt niên hiệu Quang Trung.

Ngay sau khi tế cáo trời đất xong, vua Quang Trung liền thống lĩnh thủy bộ đại binh, đốc xuất tướng sĩ ngay tại tế đàn kéo hết ra Bắc. Chỉ trong vòng 4 ngày, tức ngày 19 tháng 11 năm Mậu Thân, đại binh ra đến Nghệ An (từ Phú Xuân ra Nghệ An khoảng đường dài 300Km nhiều đèo núi hiểm trở mà đại binh với hàng trăm thớt voi chỉ di chuyển trong vòng 4 ngày thật là điều hiếm có!)

Nhà vua cho đóng quân ở Nghệ An để tuyển mộ thêm quân và trữ thêm lương thực. Sau mươi hôm số lính mới và cũ tính hơn 10 vạn, trên 200 thớt voi và 5 ngàn ngựa. Tân binh được luyện tập hằng ngày. Nhà vua cỡi voi đi xem tập luyện và ban lời phủ dụ mọi người. Theo giáo sĩ Le Roy đã tả thì đạo quân Quang Trung gồm cả những người già trông giống như một toán bệnh nhân ốm yếu hơn là một đoàn chiến binh. Ấy thế mà đạo quân ấy lại đánh thắng được đạo quân Trung Hoa.

Chuẩn bị đâu đấy xong, nhà vua hạ lệnh trẩy quân. Ngày 20 tháng Chạp Mậu Thân (15-1-1789) khi đại binh tới Tam Ðiệp (tục gọi là núi Ba Dội giữa Thanh Hóa và Ninh Bình) Ngô Văn Sở, Ngô Thời Nhiệm, Phan Văn Lân ra chịu tội nhưng nhà vua cười "Ta biết đây là kế của Ngô Thị Lang, lui quân để tránh thế giặc, trong khuyến khích sĩ khí, ngoài tăng thêm lòng kiêu ngạo của địch. Kế dụ địch vào chỗ hiểm yếu của ta, như thế là phải." Nhà vua lại nói thêm "chúng nó sang chuyến nầy là mua lấy cái chết đó thôi, ta đã định mẹo cả rồi. Dẹp yên giặc chỉ trong mươi ngày là xong."

Hai lần ra Bắc trước nhà vua đã quan sát rõ địa hình địa thế Bắc Hà và khi dừng binh ở Nghệ An, nhà vua đã mật sai quân đi do thám để nắm rõ tình hình của địch.

Nhà vua chia quân là làm bốn dinh: Tiền, Hậu, Tả và Hữu. Tân binh Nghệ An được chia làm Trung quan do nhà vua trực tiếp điều khiển. Tiền quân do Ðại tư mã Ngô Văn Sở và Nội hầu Phan Văn Lân cai quản. Hậu quân do Hô Hổ Hầu đốc chiến. Tả quân do Ðại đô đốc Nguyễn Văn Lộc và Ðại đô đốc Nguyễn Văn Tuyết chỉ huy. Nguyễn Văn Tuyết giữ nhiệm vụ kinh lược Hải Dương tiếp ứng mặt Ðông Lộc đến Lạng Sơn, Phượng Nhã giữ vùng Yên Thế chận đường rút lui của địch. Hữu quân gồm có mã quân và tượng quân do Ðại đô đốc Nguyễn Văn Bảo và Ðại đô đốc Ðặng Văn Long thống lãnh. Long đem mã quân qua huyện Chương Ðức (Hà Ðông). Bảo đem tượng quân qua vùng Sơn Minh (Ứng Hòa, Hà Ðông) để làm quân tiếp ứng.

Ðể làm cho địch thêm lòng kiêu căng, nhà vua sai Trần Dinh Bình cầm đầu sứ bộ 8 người mang lễ vật và văn thư để "tha thiết" xin đại nguyên soái thiên triều tra xét rõ vì sao Tây Sơn phải thay quyền nhà Lê và trả cho Tôn Sĩ Nghị 40 người Trung Hoa do tướng cướp Ðắc Thiệu Tống cầm đầu mà quân Tây Sơn đã bắt được. Tôn Sĩ Nghị dương dương tự đắc chém sứ cùng tên tướng cướp và giam giữ đoàn sứ giả.

Sắp đặt mọi chuyện xong xuôi, nhà vua cho mở tiệc khao quân vào ngày 29 tháng Chạp và tuyên bố "Bữa nay chúng ta sẽ ăn Tết Nguyên đán trước. Sang xuân ngày mồng Bẩy Tết vào thăng Long chúng ta sẽ ăn Tết khai hạ." Vua lại nói thêm "Sang năm một là ăn Tết, hai là cùng chết. Tướng sĩ hãy hết lòng cùng ta." Sáng hôm sau, 30 tháng Chạp, nhà vua truyền lệnh xuất quân. Tiếng hoan hô vang trời, khí thế mạnh như chuyển núi.

Trước đây nhân dân bị thống khổ, hết loạn kiêu binh chúa Trịnh đến Lê Chiêu Thống đem ngoại bang giày xéo đất nước. Nay nghe đoàn quân giải phóng Tây Sơn đến đâu là họ hết lòng ủng hộ và nhiều nơi đem bánh chưng, giết heo, bò thết đãi. Nhà vua cấm binh lính không được cướp phá tài sản của dân.

Chưa hết ngày 30, quân Tây Sơn đã chuyển quân nhanh qua sông Giản Thủy (thuộc Ninh Bình) Hoàng Phùng Nghĩa, cựu thần nhà Lê do Tôn Sĩ Nghị sai đóng giữ ở Sơn Nam (nay là Nam Ðịnh) chưa kịp giao đấu đã hoảng hốt tan vỡ chạy thục mạng qua sông Nguyệt Quyết (Thanh Liêm, Hà Nam) khiến cho bọn quân do thám của Thanh cũng chạy tán loạn. Ðể cắt đứt mọi thông tin về Thăng Long, vua Quang Trung thúc quân đuổi đến Phú Xuyên (Hà Ðông) bắt sống hết sạch bọn quân do thám. Nhờ vậy các đồn khác phía ngoài không hay biết gì đến nghĩa quân đang kéo ra.

Nửa đêm mồng 3 Tết, nghĩa quân vây đồn Hà Hồi, quân Thanh đang ngủ, nghe tiếng reo hò, tiếng trống trận vang rền, quá kinh hãi, rối loạn không còn khả năng chống cự bèn kéo cờ hàng. Nghĩa binh chiếm trọn quân trang và lương thực địch.

1) Trận Ngọc Hồi:

Ðến đêm mồng 5, vua sai đem quân lương vào môt. nơi rồi đốt sạch và bảo tướng sĩ "Hễ thắng giặc thì được no, thua giặc thì chết đói." Ðoạn nhà vua lấy khăn vàng quấn vào cổ và thề rằng "Nếu không thắng được giặc thì chết với khăn nầy chứ nhất định không lui." Với khi thế hùng dũng, tay xách ô long đao, nhà vua lên mình voi thúc quân tiến đánh đồn Ngọc Hồi. Voi trận đi trước, quân theo sau lướt như gió cuốn.

Tướng Mãn Thanh hay tin, kéo kỵ binh ra chận đánh nhưng vừa trông thấy voi ngựa sợ cuống, hí lên kinh hoàng rồi chạy tán loạn. Quân Thanh bị rối hàng ngũ, không dám giao chiến, phải rút vào giữ đồn. Ðồn rất kiên cố, mặt ngoài lũy đều có cắm chông và đặt phục lôi, trong đồn lại bắn súng ra như mưa. Vua Quang Trung bèn truyền lấy 60 tấm ván dầy, cứ 3 tấm ghép thành một lá chắn ngoài phủ rơm trộn đất ướt. Rồi cứ 10 người lưng đeo đoản đao khiêng một lá chắn đi trước, tiếp theo 20 người cầm vũ khí, tiến theo thế trận chữ nhất.

Quân Thanh thấy đang gió bấc bèn đốt thuốc súng chứa trong ống để khói tỏa mờ làm loạn mắt quân Nam. Nhưng một chập sau gió trở gió nồm, khói lại bay vào đồn. Lợi dụng cơ hội ấy, Quang Trung hô xung phong. Toán có khiên chắn lăn xả vào trước, đội quân tinh nhuệ theo sau cố sức xông vào. Chính nhà vua thúc voi đốc quân đánh lớp này đến lớp khác. Trong giây lát quân ta tràn vào tận trong đồn. Từng toán quân ta quăng ván gỗ, tay cầm đoản đao đánh xáp lá cà với quân địch. Quân Thanh không địch nổi, trận vỡ, chạy xéo lẫn nhau tán loạn ra bốn ngã đạp lên phục lôi do bọn chúng chôn từ trước. Quân Thanh chết và bị thương rất nhiều. Các tướng Thanh: Ðề đốc Hứa Thế Hanh, Tiên phong Trương Triều Long, Tả dực Thượng Duy Thăng ... đều chết tại trận.

Ðồn Ngọc Hồi giữ vị trí rất quan trọng trong hệ thống phòng ngự của địch. Lực lượng có trên 3 vạn quân tinh nhuệ đều bị tiêu diệt.

Ðại đô đốc Nguyễn Văn Bảo từ Sơn Minh đem tượng binh đến Ðại Áng chặn đón đánh quân từ Ngọc Hồi tháo chạy và tiêu diệt toàn bộ.

2) Trận Ðống Ða - Ðồn Khương Thượng:

Ðồn Khương Thượng nằm về phía tây nam thành Thăng Long là một cửa ngõ vào Thăng Long. Ðại đô đốc Ðặng Văn Long cùng với phó tướng Ðặng Tiến Ðông từ huyện Chương Ðức đến Thanh Trì trước hết tiến chiếm hai đồn Yên Quyết và Nhân Mục nằm tây bắc đồn Khương Thượng. Hai đồn bị hạ một cách nhanh chóng và im lặng. Quân Ðại đô đốc Long kéo vây đồn Khương Thượng lúc chưa tinh sương. Nhờ nhân dân ủng hộ dùng rơm khô bện làm con cúi tẩm dầu đốt làm chung quanh đồn Khương Thượng rừng rực lửa cháy. Ðồng thời hàng ngàn tiếng reo hò vang trời. Quân Thanh bị khủng hoảng tinh thần không còn sức chống cự. Ðô đốc Long phá cửa đồn tràn vào như nước vỡ đê. Sầm Nghi Ðống luống cuống không kịp đối phó trốn ra Hoa Sơn (tức gò Ðống Ða) thắt cổ tự tử. Quân địch chết rất nhiều. Số còn sống sót, một phần chạy ra Bắc, một phần theo sông Tô Lịch vào Nam bi. Ðô đốc Lộc chặn đánh bị tiêu diệt hết.

Tại bản doanh Tôn Sĩ Nghị đang theo dõi mặt trận phía nam bỗng được tin đồn Ngọc Hồi và Khương Thượng đều bị tiêu diệt và quân Tây Sơn đang kéo đến kinh thành. Y còn lúng túng chưa biết tính sao thì quân của Ðại đô đốc Long từ Khương Thượng đã kéo vào Thăng Long với khí thế hừng hực. Tôn Sĩ Nghị sợ quá không kịp mặc giáp, không kịp thắng yên cương cùng toán kỵ binh hầu cận bo? Tây Long Cung vượt cầu phao qua sông Nhị. Thấy chủ tướng chạy trốn, tướng sĩ cũng ùn ùn chạy theo, lấn nhau qua cầu phao. Cầu gãy làm hàng vạn quân Thanh chôn vùi dưới dòng sông Nhị Hà.

Tôn Sĩ Nghị cùng đám tàn quân nhắm Ải Nam Quan chạy thục mạng. Nhưng chạy đến đâu cũng bị quân Ðại đô đốc Lộc đánh chặn bắt và giết rất nhiều. Tôn Sĩ Nghị phải vất cả sắc thư và ấn tín để lo chạy thoát thân. Nghị chạy xấc bấc xang bang đến bảy ngày đêm không cơm nước mới đến trấn Nam quan. Chiêu Thống cũng chạy theo Tôn Sĩ Nghị.

Riêng đạo quân đóng dự phòng ở Sơn Tây, tuy không bị tấn công, cũng hoảng sợ rút chạy về nước. Ðến nỗi dân chúng Tàu gần biên giới không biết thấy quân chạy cũng bỏ nhà cửa chạy theo vào sâu nội địa hàng dặm.

Chiều mồng 5 Tết Kỷ Dậu (30-1-1789) vua Quang Trung kéo quân vào thành Thăng Long trong không khí tưng bừng. Áo bào nhà vua đỏ thắm đã bị khói thuốc súng nhuộm thành màu đen. Nhà vua đã vào thành Thăng Long trước kỳ hẹn hai ngày. Trăm họ ra nghênh tiếp chật đường và tiếng reo hò của dân chúng và binh sĩ vang cả góc trời.

Theo đúng hẹn, vua Quang Trung cho tướng sĩ ăn Tết môt. lần nữa. Tết chiến thắng, Tết thanh bình!

c) Phân tích các yếu tố đưa đến chiến thắng của vua Quang Trung:

Mọi cuộc chiến xuất phát từ bộ não của quân Tây Sơn đều được tính toán kỹ lưỡng, xem xét từng chi tiết, ước lượng tình hình, cân đo quân số ... cho nên khi đã đánh phải tất thắng.

- Chuẩn bị chu đáo: Trước khi hành quân nhà vua cho hội họp tướng sĩ sơ lược mục tiêu, nơi chốn địch đang hiện diện, địa hình, địa vật sẽ giao tranh với địch. Những phương tiện hành quân như thuyền bè, voi, ngựa, đại bác ... đều phải được sắp xếp cẩn thận cho nên thời gian chuẩn bị thường lâu dài và kín đáo.

- Chuẩn bị tâm lý: Khi cần hành quân ở đâu, vị tướng hành quân chuẩn bị tâm lý quần chúng. Ly gián quần chúng với địch. Dùng quần chúng để dẫn đường và thám báo, đồng thời tung gián điệp để thám thính, cấy người làm nội gián trong hàng ngũ địch, triệt để trừ khử nội gián của địch trong hàng ngũ, hay gián điệp của địch như trường hợp phái bô. Bắc Hà do Trần Công Sán vào Thuận An, khi trở về đều bị tiêu diệt cả, như tất cả quân thám thính của quân Thanh đều bị trừ khử hết. Ta biết địch mà địch không biết ta là yêu tố quan trọng để chiến thắng.

- Chọn địa điểm giao tranh để thuận lợi cho ta về quân số, về tiện nghi để lùa địch vào chỗ chết: Trận đánh Rạch Gầm- Xoài Mút, Nguyễn Huệ chọn khúc sông Mỹ Tho giữa Rạch Gầm và Xoài Mút nơi có nhiều cù lao và trên bộ thì có nhiều lau lách. Vũ Văn Dũng trá bại để cho địch đuổi đến nơi thích hợp và giờ giấc ấn định cho con thủy triều bắt đầu rút. Quân Nguyễn Huệ chưa bằng môt. nửa số quân địch mà đã diệt toàn bộ quân Xiêm.

- Hành quân triệt để nhanh và bí mật: Các cuộc hành quân ra Bắc đều được trẩy như gió cuốn và bất ngờ. Người am hiểu tình hình quân sư. Tây Sơn như Nguyễn Hữu Chỉnh và Vũ Văn Nhậm đều không ngờ tới và lường được. Một cung nữ của bà Lê Thái Hậu đã nhận xét "Cứ xem những lời trong bài hịch thì thấy ngài (Tôn Sĩ Nghị) buộc cho ta nhiều lắm mà ngài cứ lượn lờ trên sông, chỉ thanh thế dọa nạt, không biết Nguyễn Huệ là bậc anh hùng hảo thủ hung tợn, giỏi cầm quân. Coi y ra Bắc vào Nam thật là xuất quỷ nhập thần không ai có thể dò biết. Y bắt Nguyễn Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Vũ Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám trông thẳng vào mặt ...."

- Về yếu tố di chuyển: quân Tây Sơn rất nhanh chóng. Với cuộc hành quân di chuyển cả hàng vạn người cùng đồ dùng cá nhân, đại bác, voi, ngựa, lương thực ... từ Thuận Hóa ra đến miền Bắc cả hàng trăm cây số mà đường xá lại khó khăn, gập ghềnh đèo cao, sông cả. Vậy mà quân Tây Sơn chỉ đi trong vòng vài ngày, đó là một điều kỷ lục bí ẩn. Tất cả những tài liệu sách vở, chứng tích của thời Tây Sơn đều bi. Nguyễn Ánh và vua quan nhà Nguyễn tiêu hủy hết. Cho nên người ta chỉ phỏng đoán là vua Quang Trung dùng tổ 3 người, hai người khiêng võng, 1 người ngủ, cứ vậy mà đi. Nhưng nhiều người phản bác, cho rằng thế vẫn chậm. Có người cho rằng họ di chuyển bằng đường thủy nhanh hơn đường bộ vì quân Tây sơn có trên 600 chiến hạm đủ cỡ. Trong đó có những chiến hạm có thể trang bị tới 50 - 60 đại bác. Chaigneau, một sĩ quan giúp Nguyễn Ánh đã nhận xét "Trước khi thắng được thủy quân địch, tôi đã coi thường lực lượng này nhưng nay tôi đoan chắc với các ông rằng đó là lầm lạc. Quân Tây Sơn đã có những chiến hạm trang bị 50 và 60 đại bác."
Nhờ sự di chuyển nhanh chóng mang lại yếu tố bất ngờ trong các cuộc hành quân mà quân Tây Sơn hạ bao nhiêu đồn địch trong chớp nhoáng. Ðịch không thể ngờ được quân Tây Sơn lại đến nhanh được như thế, bất ngờ như thế.
Ngoài ra còn những yêu tố khác như voi trận để làm ngựa sợ chạy tán loạn, súng đại bác, súng hỏa hổ, khiên chắn đạn địch, tiếng loa hô xung phong, tiếng hò hét, tiếng trống trận... đều làm cho địch khiếp đảm mà không còn tinh thần chiến đấu. Vấn đề hậu cần cho cả đoàn quân cũng rất nhiêu khê đã được quân Tây Sơn giải quyết nhẹ nhàng, đầy đủ. Hiện nay người ta cũng chưa biết nhà vua làm thế nào có lương thực cho quân ăn dọc đường khi hành quân thần tốc như vậy. Ðây làm một bí ẩn khác mà người ta giả đoán là quân ăn bánh tráng và bánh tét, loại lương thực có thể vừa đi vừa ăn mà không mất thời gian.

Tóm lại, tất cả yếu tố trên cho chúng ta thấy Nguyễn Huệ là một nhà quân sự đại tài, loại người mà binh thư Tôn Ngô và Trần Hưng Ðạo cho là không phải người thánh trí thì không thể làm được như vậy "Nắm cả quân như sai một người, ai cũng phải làm, không ai là không làm."

dreamstar
22-11-2007, 23:48
IV. Quang Trung, một con người toàn Việt:

Ba anh em Tây Sơn xuất thân từ nông dân, dấy binh khởi nghĩa trong lòng dân để sửa đổi một tình trạng xã hội bất công, thối nát, nghèo đói và loạn lạc. Như một giáo sĩ Tây phương đã nhận xét "Họ tự xưng là những người theo mệnh trời để thi hành công lý và giải phóng nhân dân ra khỏi ách quan liêu phong kiến đúng như các nhà cách mạng xã hội chủ trương." Nguyễn Huệ khi cùng anh khởi binh cách mạng chỉ vừa tròn 20 tuổi, tuổi căng đầy lý tưởng, xây dựng cho mình một cách nhìn, thế đứng khi đã chiêm nghiệm những sở trường và sở đoản của các thế lực đương thời và ngay cả thế lực của phong trào Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Nhạc. Chính người thanh niên này đã thao thức và quán triệt một đường lối xuyên suốt và một tâm thức không vị kỷ. Cho nên sở nguyện của Bắc Bình Vương đã cống hiến một cách trọn vẹn năng lực và tâm hồn trong sáng của mình cho một lý tưởng chung. Bao nhiêu năm về trước, chính điểm then chốt này mà Hai Bà Trưng đã xả thân cứu nước, cứu dân mà không nghĩ đến sự đền bù nào từ dân tộc. Cũng chính điểm then chốt này mà Nguyễn Trãi chịu mười năm bao nhục hình, cay đắng để kết tinh cuốn Bình Ngô Sách đem dâng cho Lê Lợi. Những người thanh niên nam nữ ấy đã ươm giống trong lòng dân tộc, tưới tẩm và nuôi dưỡng bằng giòng văn hóa tinh hoa: NHÂN BẢN, NHÂN CHỦ, nghĩa là đem một tình thương yêu bao la trải trên toàn dân với một trí tuệ trong sáng và không còn vị kỷ nữa.

Chính nhờ xây dựng cho mình một tâm thức như vậy mà cá nhân Nguyễn Huệ khước từ quan điểm cá nhân chủ nghĩa của Vũ Văn Nhậm hay quan điểm cơ hội chủ nghĩa của Nguyễn Hữu Chỉnh. Hai lần đem quân ra Bắc, hai lần Nguyễn Huệ đều từ chối mọi chức vụ và quyền hành của vua Lê giao phó. Như vậy đủ to? Nguyễn Huệ đã nghiêm khắc phê phán tính cách cát cứ địa phương hay não trạng lãnh chúa như anh mình là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Ánh hay chúa Trịnh. Nhờ tâm thức vô vị kỷ cho nên người thanh niên Nguyễn Huệ đã coi nhẹ mọi thành công của cá nhân, hay những thành tựu của mình trong việc cứu nước, cứu dân. Thành tựu to lớn đó là của cả dân tộc. Sự lên ngôi vua tại Phú Xuân là một điều không có không được. Không thể không có một vị quốc trưởng để nối kết toàn dân trong một sự nghiệp vô cùng to lớn và trọng đại này mà Lê Chiêu Thống đại diện xưa nay đã cam tâm mang voi ngoại xâm giày mồ tổ.

Nhờ xây dựng cho mình một tinh thần vô vị kỷ này Quang Trung ba lần cầu hiền La Sơn Phu Tử bị từ chối mà không một tự ái cá nhân hay dùng quyền uy để buộc. Những lần khác, khi biết rõ vua Lê không ra gì nữa Nguyễn Thiếp mới chịu hợp tác với tính cách chân trong chân ngoài. Quang Trung tinh ý nhận biết nhưng không một mảy may giận hờn, trách móc mà thái độ vẫn nhún nhường và coi La Sơn Phu Tử như một bậc thượng khách hay một vị thầy. Ðối với Ngô Thời Nhiệm, Phan Huy Ích, Nguyễn Huệ đã đánh giá đúng mức khả năng của mọi người mà giao phó trách nhiệm như một sự gánh vác chung cho cả dân tộc chứ không riêng cho một cá nhân hay một giòng họ nào. Vì vậy sự đóng góp hết mình của Ngô Thời Nhiệm với tất cả khả năng sáng tạo là một công cuộc chung cho toàn bộ cơ cấu và cũng đáp lại tấm thịnh tình của Nguyễn Huệ. Chúng ta cũng thấy sự đóng góp của thanh niên Ðặng Văn Long trong trận chiến đánh đuổi quân xâm lăng cũng là một gương sáng. Trong khi huấn luyện binh mã tại Nghệ An, Nguyễn Huệ đã ngạc nhiên, chú ý đến người thanh niên xuất sắc Ðặng Văn Long, và đưa vào địa vị tương xứng với chức vu. Ðại Ðô Ðốc. Cho hay tri âm gặp tri kỷ, con mắt của Nguyễn Huệ thật tinh tường.

V. Việc xây dựng đất nước sau chiến tranh:

Khi hòa bình trở lại, vua Quang Trung khởi sự xây dựng đất nước từ những hoang tàn, đổ nát, tang thương. Với tâm thức vô vị kỷ, ngài không theo quan điểm Tống Nho như Lê Lợi hay Nguyễn Ánh sau này. Vì Tống Nho giáo điều, bạc nhược của triều chính nên sức đề kháng và lòng tự tin của dân bị suy thoái trong thời kỳ bại vong Lê Chiêu Thống hay trong thời nhà Nguyễn. Ngài chọn con đường xuyên suôt' của dòng vận động lịch sử từ thời lập quốc đến hai triều đại thịnh tri. Lý, Trần.

- Về quốc học: Quang Trung muốn có một nhà vững mạnh và có hiệu lực nên ngài đã chú trọng đến chất lượng của việc đào tạo, và cải tổ lại hệ thống hành chính các cấp cho phù hợp với yêu cầu mới của đất nước. Việc học được tổ chức khắp mọi nơi, từ xã đến phủ, huyện. Những người trong bang giảng huấn phải là người học và hạnh kiêm toàn. Các tổ chức tư nhân có thể mời thầy về dạy cho con em mình. Ðồng thời ngài sai Nguyễn Thiếp lập Sùng Chính Viện hợp tác với nhiều nhà khoa bảng khác thông thạo chữ Nôm như Nguyễn Công, Nguyễn Thiện, Phan Tố Ðịnh... để dịch tất cả kinh sách và các tác phẩm có đạo đức và văn chương ra chữ Nôm.

Mọi văn thư đều được viết bằng chữ Nôm. Nhờ sự khuyến khích đó mà văn chương chữ Nôm thời Tây Sơn rất thịnh hành.

- Về tôn giáo cũng như các đời Lý, Trần, với tinh thần khai phóng, ngài cho tự do tín ngưỡng. Các tôn giáo như Phật giáo, Lão giáo, đạo Ma ní, đạo Thiên Chúa đều được tự do truyền đạo. Riêng đối với đạo Phật, ngài thấy làng cũng có chùa, mà phần đông các sư ít học, chỉ mượn tiếng tu hành để ký sinh vào xã hội, không mấy người hiểu thấu đạo lý cao sâu của đức Phật nên ngài xuống chiếu bắt bỏ các chùa nhỏ ở làng. Mỗi phủ, mỗi huyện được cấp gỗ gạch để xây môt. ngôi chùa lớn, khang trang rồi chọn tăng ni có học thức đến trụ trì. Còn các sư đội lốt tu hành đều bắt phải hoàn tục, lo bổn phận người dân.

- Về tuyển chọn nhân tài: Quan điểm xử dụng trí thức của Quang Trung được thể hiện rõ trong bài Chiếu Lập Học "Dựng nước lấy việc học làm đầu, trị nước chọn nhân tài làm gốc... Trẫm buổi đầu dựng nghiệp tôn trọng việc học, lưu tâm yêu mến kẻ sĩ, muốn có người thực tài ra giúp đất nước."

Trong muôn ngàn nho sĩ, trí thức và quan lại của chế độ cũ mà vua Quang Trung đã tiếp xúc, ngài vẫn yêu mến những người có tài năng thật sự, có tâm huyết với dân, có bản lãnh, khẳng khái dù cho họ có lập trường chính trị khác. Ngài hiểu họ chỉ là sản phẩm của một xã hội khổ đau và đầy biến động, nên ngài kiên trì thuyết phục, chăm lo để có những thực tài ra giúp nước. Tính rộng lượng, bao dung và thủy chung đối với trí thức là những đức tính cần thiết để Nguyễn Huệ thu phục nhân tài trong thiên hạ.

Vì vậy, trí thức đến với Nguyễn Huệ vì một lòng nhiệt thành phục vụ cho sự nghiệp chung của đất nước.

Trong nước, ngài tu chỉnh thuế khóa, chăm lo khuyến nông, lập ngân hàng chợ búa giữa biên giới ta và Tàu để dân chúng hai xứ tự do buôn bán, trao đổi hàng hóa và lập các thương cảng để tàu ngoại quốc được ra vào tự do buôn bán.

Về mặt đối ngoại, từ khi đuổi quân Thanh ra khỏi bờ cõi, ngài muốn tránh nạn can qua cho dân chúng an cư lạc nghiệp, vua Quang Trung cho trao trả những tù binh quân Thanh và cấp cho lương thực và phương tiện để về nước, đồng thời sai Ngô Thời Nhiệm viết biểu giao thiệp với nước Tàu.

Những thành công của vua Quang Trung là ngài đã đòi lại những đất đai đã mất dưới đời Lê - Mạc, bãi việc cống người, vàng (một quốc hận đáng kể cho dân Việt từ đời Lê Lợi) và cuối cùng dâng sớ cầu hôn công chúa Tàu và đòi lại đất Lưỡng Quảng. Nhưng việc cầu hôn và đòi đất Lưỡng Quảng chưa được thực hiện thì nhà vua băng hà năm 40 tuổi. Ðó là ngày 29-7 năm Nhâm Tý (15-9-1792).

Tài danh người anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ, người đã đem lại những chiến thắng vẻ vang cho dân tộc, mang lại cho đất nước những cải tổ sâu rộng như hai vầng nhật nguyệt tỏa ra rạng rỡ trên núi sông.

Nhưng tiếc thay, đau đớn thay! Trời đã đoạt đi người tài danh đang độ tuổi phục vụ tích cực cho đất nước.

Hôm nay chúng ta ôn lại các trang sử Quang Trung chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động và tự hào về người anh hùng trẻ tuổi đất Tây Sơn, người đã dâng hiến cho dân tộc một nền vinh quang chói lọi. Chỉ mười bốn năm tròn, người thanh niên ấy đã dành cho mình 10 năm để chiêm nghiệm, để tài bồi cho mình tấm lòng thương yêu dân tộc vô bờ bến với một tinh thần vô vị kỷ, một trí tuệ trong sáng giữa những bối cảnh lịch sử đầy hận thù, chia rẽ, tối tăm và lạc hậu. Chỉ bốn năm còn lại để phát triển đất nước với một nghị lực phi thường và tự thắng những vọng động tham lam. Mọi việc đang hình thành tốt đẹp thì bị đứt đoạn nửa chừng!

Chúng ta muốn "làm người Quang Trung" chúng ta học hỏi gương của ngài, tu luyện thân tâm, kiềm chế những vọng động nhân ích kỷ, thấp hèn, những tham vọng bè phái rồi từ đó vượt qua những bế tắc, khủng hoảng hiện nay hầu xây dựng một tương lai phục sinh cho đất nước, đem lại đời sống ấm no hạnh phúc cho toàn dân..

Arkain
23-11-2007, 03:35
Với tinh thần của một người ngoại cuộc, theo những tài liệu phát hiện được, tác giả Keith Weller Taylor viết thẳng thừng rằng: "Mã Viện tiến đến Mê Linh, và vào cuối năm [42] đã bắt được Trưng Trắc cùng em là Nhị; vào tháng giêng năm sau, đầu của hai chị em được gởi về triều đình nhà Hán ở Lạc Dương (33)
Có thể các sử gia người Việt ngày trước muốn tránh né một sự thật đau lòng và không mấy vẻ vang cho dân tộc Việt, nên tránh né không viết chuyện Mã Viện chém đầu Hai Bà Trưng gởi về dâng lên triều đình Trung Hoa, rồi đến các văn nhân đã thi vị hóa bằng cách mô tả Hai Bà đã tuẫn tiết trên dòng sông Hát.(34)



Những người cố tình tránh né các chi tiết lịch sử quan trọng, cắt bỏ chỗ này, thêm thắt chỗ nọ theo ý riêng thì không hề xứng đáng được gọi là "sử gia" :)

thuongshoo
24-11-2007, 11:35
Phải, mụ mị như bác thì đi nói chuyện với đầu gối mới hợp.

1) Việc ghi âm đấy đâu phải là dân thường làm mà quan tâm họ có biết chữ Hán hay ko? Những ghi chép đó phải người biết chữ mới viết, mà để viết thời ấy thì hầu như chỉ dùng chữ Hán.
2) Ngôn ngữ dân tộc Kinh (đa số trên đất Việt Nam này) thuộc nhóm Việt - Mường, bên cạnh nhóm Môn - Khơme của những dân tộc Tây Nguyên, Chàm chứ không phải người Việt xưa chỉ nói tiếng Môn - Khơme nhé.
Tui cũng đồng ý với Heo Mọi! Chữ Tàu là chữ ghi nghĩa, còn đa số các thứ chữ khác đều ghi âm. Khi nhìn chữ chữ "Mỹ" thì thấy toàn "quẹt" thì Arkain cho là America là do Tàu đặt ra à?

Còn "ba tàu" theo tui đọc sách sử thì thì đây là cách gọi mới mà thôi! Ở những giai đoạn mà dân Tàu bên kia chạy giặc qua bên đây thì toàn đi bằng tàu, bè nên kêu là dân Tàu.

Còn về chữ "Giao chỉ". Theo tui đọc trên viethoc.org thì "giao chỉ" có nghĩa là vùng đất thuồng luồng gì đó, chứ 0 phải "giao nhau" và "chỉ lên" đâu!

Mấy bạn biết "trường bán công" nghĩa là gì hôn ? Nghĩa là "trường bán công bán sức lực" :D Mọi người học Hán-Việt giỏi ghê :D
"trường bán công" là "trường có 1/2 công lập", "bán" ở đây là "1/2", là semi. Còn "công" là chung, công cộng, là common


"Tự" nghĩa gì ? tự có thể là chùa, có thể là ký tự, có thể là bản thân(tự "dẫn"),....

Tàu nó ít âm tiết lắm! Mỗi 1 âm có rất nhiều nghĩa. Để khắc phục, người ta tạo ra cái chữ "ghi nghĩa"---> nhiều nghĩa thì nhiều chữ, sẽ ít lộn

thuongshoo
24-11-2007, 11:41
Cụ Íp chắc mẻm đang thắc mắc sao bố là Huỳnh Kỳ Anh mà lại sinh ra con là Hoàng Phi Hùng đây :D
Cái này là đúng đó! Nếu chữ Hán thì chỉ có 1 chữ mà thôi! Ngoài Bắc thì đọc là "hoàng", trong Nam thì đọc là "huỳnh".

Chữ "nhân" cũng vậy! Ở miền Bắc thì đọc là "nhân", miền Nam thì đọc là"nhơn"

Lord_of_monsters
03-12-2007, 10:38
lol cái mục này có lẽ lên đọc trong bộ sử kí đúng hơn là post ở đây nhỉ

Huỳnh Tấn
12-12-2007, 12:10
Tư liệu về Trường Sa và Hoàng Sa

http://img101.imageshack.us/img101/8766/hoangsaiy0.jpg

arsene_lupin
12-12-2007, 13:31
mẹ càng đọc càng thấy tức quá thôi dám sửa đổi lịch sử để làm lợi cho mình nhân lúc người ta đang khó khăn mà ức hiếp mẹ chỉ muốn nhổ vào bản đồ nước nó một bãi cho cả nước nó chìm trong nước bọt mẹ tưc không chịu nổi rồi

Lord_of_monsters
12-12-2007, 14:14
mẹ càng đọc càng thấy tức quá thôi dám sửa đổi lịch sử để làm lợi cho mình nhân lúc người ta đang khó khăn mà ức hiếp mẹ chỉ muốn nhổ vào bản đồ nước nó một bãi cho cả nước nó chìm trong nước bọt mẹ tưc không chịu nổi rồi

>>> người ta gọi đấy là chứng bất lực đấy, :blink:

arsene_lupin
12-12-2007, 14:15
cảm ơn bạn đã chia sẻ ,lol lol lol lol lol

dreamstar
13-12-2007, 13:51
Thử "bào chữa" cho Hoàng đế Lê Long Đĩnh

Trong tâm trí người Việt Nam, Lê Long Đĩnh là ông vua xấu xa đồi bại nhất trong lịch sử dân tộc. Có phải như vậy không?

Ông vua bị “đóng đinh” trong lịch sử

Học giả Trần Trọng Kim đã đúc kết toàn bộ sự nghiệp của ông vua cuối cùng nhà tiền Lê - Lê Long Đĩnh bằng một đoạn sau đây trong Việt Nam sử lược: "Long Đĩnh là người bạo - ngược, tính hay chém giết, ác bằng Kiệt, Trụ ngày xưa.

Khi đã giết anh rồi, lên làm vua thường cứ lấy sự giết người làm trò chơi: có khi những tù phạm phải hình, thì bắt lấy rơm tẩm dầu quấn vào người rồi đốt sống; có khi bắt tù trèo lên cây rồi ở dưới sai người chặt gốc cho cây đổ; có khi bỏ người vào sọt rồi đem thả xuống sông.

Làm những điều ác như thế thì lấy làm thích chí. Một hôm lấy mía để lên đầu nhà sư mà róc vỏ, rồi thỉnh - thoảng giả tảng nhỡ tay bổ dao vào đầu sư chảy máu ra, trông thấy thế làm vui cười. Còn khi ra buổi chầu, có ai tấu sớ điều gì thì cho những thằng hề nói khôi - hài hay là nhại tiếng làm trò.

Long Đĩnh làm vua được 2 năm đổi niên -hiệu là Cảnh - thụy (1008-1009). Sang năm sau là năm Kỷ - Dậu (1009) thì mất, làm vua được 4 năm, thọ 24 tuổi.

Vì lúc sống dâm-dục quá độ, mắc bệnh không ngồi được, đến buổi chầu thì cứ nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là Ngọa-triều".

Việt Nam sử lược là cuốn sách lịch sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, được biên soạn rất công phu, giá trị lớn nhất của nó là hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước nhà (cho đến thời Pháp thuộc) một cách súc tích, dễ hiểu, bởi vậy đây là cuốn sách lịch sử được phổ cập rộng lớn nhất trong thế kỷ 20. Nhiều thế hệ người Việt Nam tiếp cận một cách hệ thống lịch sử nước nhà chủ yếu thông qua cuốn sách này. Với đoạn sử phổ cập đó, Lê Long Đĩnh được "đóng đinh" trong tâm trí người Việt Nam là ông vua gian ác đồi bại nhất trong lịch sử. Tất cả các sách giáo khoa lịch sử từ đó đến nay cũng đều mô tả Lê Long Đĩnh đúng như vậy.

Nhưng đoạn viết về Lê Long Đĩnh trong Việt Nam sử lược và trong các sách giáo khoa lịch sử sau này, là lược chép lại từ Đại Việt sử ký toàn thư và một số cuốn sử cũ khác viết bằng chữ Hán. Mà Đại Việt sử ký toàn thư chép về Lê Long Đĩnh không chỉ có như vậy.

Người đầu tiên thỉnh kinh Phật về nước

Trong một lần trao đổi về lịch sử Phật giáo, một vị thiền sư nhắc chúng tôi, rằng Lê Long Đĩnh là ông vua đầu tiên cử người đi lấy kinh Đại Tạng cho Phật giáo, rằng sư Vạn Hạnh, thiền sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu cũng như các cao tăng khác thời đó đều được Lê Long Đĩnh rất trọng vọng... Nghe quá lạ so với những gì mà mình được học, tôi lần giở những trang sử có liên quan đến Lê Long Đĩnh.

Trong Việt Nam Phật giáo sử lược (in lần đầu năm 1943), thiền sư Thích Mật Thể viết: "Niên hiệu Ứng Thiên thứ 14 (1008), sau khi nước ta đã hòa với Tống rồi, vua Đại Hành sắc ông Minh Xưởng và ông Hoàng Thành Nhã sang sứ nước Trung Hoa, cống hiến đồ thô sản và xin vua Tống ban cho bộ "Cửu kinh" và "Đại Tạng kinh". Vua Tống trao cho những bộ ấy và cho sứ giả đưa về. Đó là lần đầu tiên nước ta cho người sang cầu kinh bên Trung Hoa vậy".

Do nhầm lẫn hoặc cũng có thể do ghét Lê Long Đĩnh, thiền sư Thích Mật Thể đã viết đoạn này không đúng, vì Lê Đại Hành mất năm 1005. Lê Long Đĩnh làm vua từ năm 1006 và đến năm 1008 vẫn giữ niên hiệu Ứng Thiên của vua cha. Đại Việt sử ký toàn thư chép như sau: "Đinh Mùi/Ứng Thiên/năm thứ 14 [1007], (Vua vẫn dùng niên hiệu Ứng Thiên; Tống Cảnh Đức năm thứ 4). Mùa xuân, (vua Lê Long Đĩnh) sai em là Minh Xưởng và Chưởng thư ký là Hoàng Thành Nhã dâng tê ngưu trắng cho nhà Tống, xin kinh Đại Tạng". Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục cũng chép: "Đinh Mùi, năm thứ 14 (1007)... Nhà vua (Lê Long Đĩnh) sai Minh Xưởng và chưởng thư ký là Hoàng Thành Nhã đem con tê trắng sang biếu nhà Tống, dâng biểu xin cửu kinh và kinh sách Đại Tạng. Nhà Tống ưng thuận cho cả". Như vậy "lần đầu tiên nước ta cho người sang cầu kinh bên Trung Hoa" chính là do vua Lê Long Đĩnh.

"Cửu kinh" gồm Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu, Hiếu Kinh, Luận Ngữ, Mạnh Tử và Chu Lễ là 9 bộ sách vĩ đại nền tảng của văn minh Trung Hoa lần đầu tiên "nhập" vào nước ta là do Lê Long Đĩnh lấy về. Còn kinh Đại Tạng là gì ? Đó là Đại Tạng Kinh chữ Hán - bảo vật vô giá của Phật giáo và của văn hóa thế giới. Bộ sách đó, theo lịch sử Phật giáo, là một bộ sách vĩ đại được rất nhiều thế hệ các cao tăng Trung Hoa vượt qua biết bao gian truân khổ ải dày công thu thập, sưu tầm và dịch thuật suốt 1.000 năm, từ thế kỷ thứ nhất đến cuối thế kỷ thứ 10 (đời Tống Thái Tổ) mới in thành sách lần đầu tiên gồm 5.000 quyển (riêng việc khắc bản phải mất 12 năm). Bộ sách đó không chỉ là tổng vựng các kinh sách Phật giáo mà còn hàm chứa rất nhiều lĩnh vực triết học, lịch sử, văn học, nghệ thuật, thiên văn, toán học, y dược... Một ông vua lần đầu tiên biết đem những di sản vĩ đại như vậy về nước để xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc, liệu có thể gọi là hôn quân? Và một ông vua đã trực tiếp sai em mình đi xin kinh sách về cho Phật giáo, ông vua đó có thể nào "lấy mía để trên đầu nhà sư mà róc" ?

“Tư duy kinh tế”

Lê Long Đĩnh là ông vua biết chỉnh đốn triều chính. Một năm sau khi lên ngôi ông đã "Sửa đổi quan chế và triều phục của các quan văn võ và tăng đạo, theo đúng như nhà Tống" (theo Đại Việt sử ký toàn thư). Nhưng không chỉ có vậy. Đại Việt sử ký toàn thư còn chép: "Kỷ Dậu, /Cảnh Thụy/ năm thứ 2 (1009) ...Vua (Lê Long Đĩnh) lại xin được đặt người coi việc tại chợ trao đổi hàng hóa ở Ung Châu, nhưng vua Tống chỉ cho mua bán ở chợ trao đổi hàng hóa tại Liêm Châu và trấn Như Hồng thôi". Thế kỷ thứ 11, không chỉ nước ta mà hầu khắp thế giới, kinh tế đều tự cấp tự túc. Phải có một "tư duy kinh tế" vượt xa thời đại mới biết "xin đặt người coi việc tại chợ trao đổi hàng hóa ở Ung Châu", tức là sâu trong nội địa Trung Quốc, việc đó giống như việc đặt Văn phòng đại diện thương mại ở nước ngoài bây giờ. "Tư duy kinh tế" đó mãi mấy trăm năm sau mới được biết đến ở phương Tây. Một hôn quân có nghĩ ra được điều này không ?

Đại Việt sử ký toàn thư chép tiếp: "(1009)... Vua đi Ái Châu, đến sông Vũ Lung. Tục truyền người lội qua sông này phần nhiều bị hại, nhân thế vua sai người bơi lội qua lại đến ba lần, không hề gì. Xuống chiếu đóng thuyền để ở các bến sông Vũ Lung, Bạt Cừ, Động Lung bốn chỗ để chở người qua lại". Cũng trong năm 1009: "Bọn Ngô đô đốc, Kiểu hành hiến dâng biểu xin đào kênh, đắp đường và dựng cột bia ở Ái Châu. Vua xuống chiếu cho lấy quân và dân ở châu ấy đào đắp từ cửa quan Chi Long qua Đỉnh Sơn đến sông Vũ Lung" (sách đã dẫn). "... Đến Hoàn Giang, sai Phòng át sứ là Hồ Thủ Ích đem hơn 5 nghìn quân của châu Hoan Đường, sửa chữa đường từ sông Châu Giáp đến cửa biển Nam Giới để quân đi cho tiện" (sách đã dẫn).

Rõ ràng chỉ mấy tháng trước khi chết (Lê Long Đĩnh chết vào tháng 10 năm đó), Lê Long Đĩnh còn chăm lo việc đào kênh, mở mang đường sá và đến tận nơi xem xét rồi xuống chiếu đóng thuyền bè đi lại cho dân. Một ông vua suốt ngày ham mê tửu sắc không đi lại được đến mức phải "ngọa triều", ông vua đó có thể làm được những chuyện có ý nghĩa như vậy không ?

Không ngồi được sao 6 lần cầm quân đánh giặc?

Ngoài những chuyện lớn nói trên, Lê Long Đĩnh còn nhiều lần cầm quân dẹp giặc. Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư, ngay trong năm đầu tiên làm vua: "Ngự Bắc Vương cùng Trung Quốc Vương chiếm trại Phù Lan làm phản. Vua thân đi đánh". Tiếp đó: "... đem quân đánh Ngự Man Vương ở Phong Châu. Ngự Man Vương phải chịu hàng... Từ đấy về sau các vương và giặc cướp đều hàng phục cả" (sách đã dẫn). Và giữa lúc đánh trại Phù Lan "chợt thấy trạm báo tin là giặc Cử Long vào cướp đã đến cửa biển Thần Đầu (nay là cửa biển Thần Phù). Vua về đến sông Tham đi sang Ái Châu để đánh giặc Cử Long" (sách đã dẫn).

Năm đó Lê Long Đĩnh 3 lần thân chinh dẹp loạn. Năm 1008 "Vua thân đi đánh hai châu Đô Lương, Vị Long" (sách đã dẫn). Tiếp đó "lại tự làm tướng đi đánh Hoan Châu và châu Thiên Liễu" (sách đã dẫn). Và tháng 7 cùng năm "vua thân đi đánh các châu Hoan Đường, Thạch Hà" (sách đã dẫn). Như vậy là chỉ trong 4 năm làm vua, Lê Long Đĩnh đã 6 lần trực tiếp làm tướng cầm quân ra trận, lần cuối cùng chỉ cách 2 tháng trước khi ông mất. Cầm quân đánh giặc liên miên như vậy phải là một người cường tráng, người "dâm dục quá độ, mắc bệnh không ngồi được" sao có thể làm nổi ?

Sự thật hay lời đồn?

Về chuyện Lê Long Đĩnh giết anh để lên làm vua cũng cần xem xét. "Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Sách Dã sử chép rằng: Đại Hành băng, Trung Tông vâng di chiếu nối ngôi. Long Đĩnh làm loạn, Trung Tông vì anh em cùng mẹ không nỡ giết, tha cho. Sau Long Đĩnh sai bọn trộm cướp đêm trèo tường vào cung giết Trung Tông." (sách đã dẫn). Chúng ta thấy gì trong đoạn này? Thứ nhất, chuyện này Đại Việt sử ký toàn thư chép lại từ "Dã sử". Dã sử có thể tin được nếu có căn cứ để đối chiếu hoặc nó hợp logic, nếu không nó chỉ có giá trị như một lời đồn. Thứ hai, đã là dã sử mà còn nói "Long Đĩnh sai bọn trộm cướp đêm trèo tường vào cung giết Trung Tông". Quy cho người khác tội chủ mưu giết người thì phải có chứng cứ. Ai làm chứng và tài liệu nào chứng minh việc Lê Long Đĩnh "sai bọn trộm cướp"? Chắc chắn là không có ai cả và không có bất cứ tài liệu nào. Một lời đồn đã là không có cơ sở, một lời đồn nói về một việc không thể có chứng cứ càng không có cơ sở.

Vả lại, theo Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục: “Khi vua Long Việt bị giết, bầy tôi đều chạy trốn cả, chỉ có Điện tiền quân Lý Công Uẩn ôm thây vua mà khóc. Long Đĩnh cho là trung nghĩa cất lên làm chức Tứ sương quân phó chỉ huy sứ”. Giết vua, giết anh là bất trung bất nghĩa. Kẻ bất trung bất nghĩa khó mà trọng dụng được người trung nghĩa. Vì vậy việc Lê Long Đĩnh giết anh chỉ nên coi cùng lắm là một "nghi án" mà thôi, không nên đem ra làm một sự thật dạy cho học trò. Cũng như cái chết của Lê Long Đĩnh, Ngô Thì Sĩ chép trong Đại Việt sử ký tiền biên như sau: "Lý Thái Tổ rất căm phẫn trước tội ác giết anh cướp ngôi của Khai Minh Vương (tức Lê Long Đĩnh), nhân lúc Khai Minh Vương bệnh tật, sai người vào đầu độc giết đi rồi giấu kín việc đó, nên sử không được chép". Lời đó của Ngô Thì Sĩ chúng ta chưa bao giờ coi là sự thật cả, sao lại coi việc Lê Long Đĩnh giết anh là sự thật ?

H.H.V

http://www1.thanhnien.com.vn/Vanhoa/2007/12/11/218940.tno

Huỳnh Tấn
14-12-2007, 11:26
CHÂN DUNG NHÂN VẬT LỊCH SỬ QUA NÉT VẼ CỦA HỌA SỸ VIVI


TIỂU SỬ VIVI

http://img149.imageshack.us/img149/1286/viviog9.jpg


Vợ chồng họa sỹ
Tên thật: Võ Hùng Kiệt – Tên Thánh Rửa Tội: Michel
Ngày sinh: 14 tháng 7 năm 1945 – Sinh quán: Vĩnh Long
Bút hiệu: ViVi do ghép hai chữ đầu Việt Nam và Vĩnh Long (ký từ năm 1964 vẽ cho Tuổi Hoa)
Cựu Sư Huynh La San - Promotion 82 Nhatrang năm 1962
Tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Saigon năm 1968.
Bắt đầu vẽ từ nhỏ, đến năm 1958 mới chính thức vẽ bià và truyện tranh cho tờ báo Tuổi Xanh của cụ Bảo Vân Bùi Văn Bảo.
Trước 1975:
- Vẽ minh họa và truyện tranh cho 2 tờ Nhật báo Độc Lập và Dân Chủ
- Sách Giáo Khoa cho các nhà xuất bàn: Quê Hương, Nhật Tảo, Sống Mới, Cành Hồng, Khai Trí, và sách giáo khoa cho trường mẫu giáo Claire Joie (Annexe de Regina Mundi)
- Báo Chí: Vẽ bìa và Minh họa cho các tờ báoTuổi Xanh, Tuổi Hoa, Bạn Trẻ, Tinh Thần (Nha Tuyên Úy Công Giáo QLVNCH), Trái Tim Đức Mẹ (Dòng Đồng Công), Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Dòng Cứu Thế)
- Bắt đầu vẽ Tem Bưu Hoa từ năm thứ nhất CĐMT cho đến năm 1975. Chiếm khoảng 40 giải Bưu Hoa cho Tổng Nha Bưu Chính VNCH, ký tên thật Võ Hùng Kiệt.
- Chỉ triển lãm 3 lần tại phòng Thông Tin Văn Hoá Saigon, Phòng Hội Hoạ Sĩ Trẻ và Alliance FranHais nhân cứu trợ nạn nhân những vụ Nạn Lụt Miền Trung, Miền Tây và Tết Mậu Thân.
Năm 1981 và tạm định cư tại Montréal, PQ., Canada.
Năm 1995 định cư tại Mỹ, San Diego tới nay.
Ngoài vẽ tranh còn điêu khắc các pho tượng:
- Tượng Các Vị Thánh Tử Vì Đạo VN 1 đúc đồng và đặt tại: Maria Lewinston Garden (New York), Dòng Đồng Công (Carthage, Missouri), Denver, Colorado và Arlington Texas.
- Tượng Các Vị Thánh Tử Vì Đạo VN 2 đặt tạI Austin, Texas.
- Tượng Mẹ Maria VN tại Amarillo, Texas.
- Tượng Thủ Tướng Canada: Pierre Eliotte Trudeau.
- Tượng Linh Mục Trần Đình Thủ (Sáng lập Dòng Đồng Công).
Vẽ các Bích Họa (Mural) về 117 Vị Thánh Tử Vì Đạo VN ở Dòng Đồng Công Missouri Cao 35feet x rộng 40feet, ở San Bernardino cao 10feet x rộng 60feet). Mẹ Thăng Thiên ở Amarillo Texas cao 12feet x rộng 24feet…

Huyền Trân công chúa


http://img243.imageshack.us/img243/925/huyentranbu7.jpg

Đổi chác khôn ngoan khéo nực cười,
Vốn đà không mất lại thêm lời,
Hai châu Ô Lý vuông ngàn dặm,
Một gái Huyền Trân của mấy mươi !
Lòng đỏ khá khen lo việc nước,
Môi son phải giống mãi trên đời.
Châu đi rồi lại châu về đó,
Ngơ ngẩn nhẩn nhau mấy đứa Hời.

(Thơ Hoàng Cao Khải)

Triệu Trinh Vương


http://img181.imageshack.us/img181/2008/trieutrinhog7.jpg


Triệu Trinh nương linh hồn chiến đấu
Trước ba quân tả hữu giáp vàng
Dân tôn "Lệ Hải Bà Vương"
Tên Bà nghe đến kinh hoàng giặc Ngô

(Đại Việt Sử thi – Hồ Đắc Duy)

Ngọc Hân Hoàng hậu và Quang Trung Đại đế


http://img181.imageshack.us/img181/305/ngochanquangtrunggu5.jpg


Công dường ấy, mà nhân dường ấy,
Cõi thọ sao hẹp bấy hóa công ?
Rộng cho chuộc được tuổi rồng,
Đổi thân ắt hẳn bõ lòng tôi ngươi.

(Ai tư vãn – Ngọc Hân Hoàng hậu)

cu em
14-12-2007, 23:39
Xin lỗi làm loãng topic. Tuổi thơ tôi mê nhất các hình vẽ của họa sĩ ViVi.

Đẹp quá!

Arkain
20-12-2007, 12:45
Trích từ hồi ký Trần Quang Cơ (http://www.diendan.org/tai-lieu/ho-so/hoi-ky-tran-quang-co/hoiky-tqc/), nguyên là Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao. Theo cái nhận xét của bác Cơ, cũng vì thái độ ngoan cố, tự cao tự đại, và sĩ diện hão này mà Việt Nam hiện nay không có đến một đồng minh trên thế giới, đứng cô độc trước sự thao túng của Anh Ba đầy dã tâm phương Bắc. Đúng là đời cha ăn mặn, đời con khát nước :no:



1. VIỆT NAM TRONG THẬP NIÊN 70 CỦA THẾ KỶ 20

Nước Việt Nam ta trong những năm 70 của thế kỷ 20 đã trải qua những sự kiện to lớn: Hiệp định Paris 1973 về Việt Nam kết thúc cuộc đàm phán “ma-ra-tông” 1968-1973 giữa Việt Nam và Mỹ toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 đã đưa Việt Nam tới đỉnh cao của giải phóng dân tộc và uy tín quốc tế. Thắng lợi của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ không chỉ là một tác nhân đưa đến những thay đổi rất quan trọng trong chiến lược của các nước lớn mà còn làm chuyển đổi cục diện chính trị khu vực Đông Nam Á. Nể sợ sức mạnh quân sự và ý chí kiên cường của Việt Nam, mặt khác lo ngại mối đe doạ từ nước Trung Hoa khổng lồ tăng lên một khi Mỹ rút khỏi Đông Nam Á, đồng thời lại có yêu cầu phát triển kinh tế, các nước ASEAN sốt sắng bình thường hóa cải thiện quan hệ với Việt Nam; tổ chức liên minh quân sự SEATO tan rã; xu hướng hoà bình, ổn định ở Đông Nam Á phát triển. Sau khi bị “gáo nước lạnh” ở Việt Nam Mỹ lo tháo chạy khỏi Đông Nam Á, song lại sợ tạo ra một “khoảng trống” có lợi cho các đối thủ của mình. Một mặt sợ Liên Xô thừa thế mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á và thế giới, mặt khác lo Trung Quốc phát huy vai trò nước lớn Châu Á để lấp chỗ “trống” đó nên Mỹ vừa tìm cách khai thác mâu thuẫn Xô - Trung vừa muốn có một nước Việt Nam độc lập cả với Trung Quốc lẫn Liên Xô để duy trì thế cân bằng chiến lược giữa ba nước lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trong tập “Tài liệu Lầu Năm Góc” của Mỹ có viết: “ Báo cáo của đại sứ Mỹ tại Anh gửi Bộ Ngoại Giao Mỹ ngày 1.3.67 ghi lại một đối thoại ngắn ngoại trưởng Anh Brown và ngoại trưởng Ba Lan Rapacski tại Luân- đôn ngày 22.2.67. Khi Brown hỏi nhận định của Rapacski về mức độ thế lực của Kossyguine (thủ tướng Liên Xô lúc đó) đối với Hà Nội. Rapacski trả lời: “ Không kém của ông đối với Hà Nội”. Và khi Brown hỏi: “Giữa Trung Quốc và Liên Xô nước nào có nhiều ảnh hưởng hơn đối với Hà Nội ?” Rapacski trả lời: “Bắc Việt Nam”. Đường lối độc lập tự chủ đó của Việt Nam thể hiện rõ nét trong suốt thời gian đàm phán với Mỹ ở Paris.

Sau cuộc đàm phán với Mỹ ở Paris, năm 1973 tôi được đề bạt làm vụ trưởng vụ Bắc Mỹ nên có đầy đủ điều kiện trực tiếp theo dõi và xử lý mối quan hệ của nước ta với Mỹ sau chiến tranh.

Vào quãng hơn một tháng sau khi giải phóng miền Nam, ta có nhờ Liên Xô chuyển cho Mỹ một thông điệp miệng “Lãnh đạo Việt nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH) tán thành có quan hệ tốt với Mỹ trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Trên tinh thần đó, phía Việt Nam đã tự kiềm chế trong khi giải phóng, tạo cơ hội cho người Mỹ không bị cản trở trong việc tiến hành di tản nhân viên của họ. Phía Việt Nam đã cố gắng làm moị sự cần thiết để không làm xấu đi quan hệ với Mỹ trong tương lai. Không có sự thù địch với Mỹ ở Việt Nam và Việt Nam cũng không muốn thấy như vậy ở phía Mỹ”.

Ngày 12.6.75, Mỹ gửi đến sứ quán ta ở Paris bức thông điệp đáp lại: “Về nguyên tắc, Mỹ không thù hận gì VNDCCH. Đề nghị trên cơ sở đó tiến hành bất cứ quan hệ nào giữa hai bên3. Mỹ sẵn sàng nghe bất cứ gợi ý nào mà phía VNDCCH có thể muốn đưa ra”. Thông điệp này do Sứ quán Mỹ ở Paris gửi tới Sứ quán ta, nội dung không nói rõ là của Bộ Ngoại Giao Mỹ hay của cấp nào.

Ngày 11.7.75, ta gửi thông điệp cho Mỹ, chủ yếu nhắc lại đoạn nói về Mỹ Trong báo cáo của Ngoại trưởng Nguyễn Duy Trinh đọc trước Quốc hội ngày 4.6.75: “Việc Chính phủ Hoa kỳ tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, từ bỏ hoàn toàn sự can thiệp vào công việc nội bộ miền Nam Việt Nam, làm nghĩa vụ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công cuộc xây dựng lại sau chiến tranh ở cả hai miền Việt Nam, sẽ tạo điều kiện thiết lập quan hệ bình thường giữa VNDCCH và Hoa kỳ theo tinh thần Điều 22 Hiệp định Paris về Việt Nam”.

Cuộc tiếp xúc đầu tiên sau chiến tranh giữa ta và Mỹ diễn ra tại Paris ngày 10.7 ở cấp bí thư thứ nhất đại sứ quán (Đỗ Thanh – Pratt) chủ yếu bàn về vấn đề MIA, cụ thể phía Mỹ xin được trao trả một số hài cốt phi công Mỹ bị bắn rơi ở miền Bắc. Đến cuộc gặp tiếp theo ngày 5.9.75, cũng vẫn giữa Đỗ Thanh và Pratt, ta đồng ý sẽ giao cho Mỹ 3 bộ hài cốt “giặc lái”, song mãi tới tháng 12 ta mới cho phép một đoàn 4 hạ nghị sĩ Mỹ do Chủ tịch Uỷ ban POW/MIA4 G.V. Montgomery dẫn đầu vào Hà Nội nhận. Đoàn này đã được Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp.

Sang năm 1976 Mỹ lại thông qua Liên Xô thăm dò việc tiếp xúc với ta, song khẳng định sẽ không thực hiện điều 21 của Hiệp định Paris. Công hàm ngày 26.3.76 của Henry Kissinger – lúc này là ngoại trưởng – gửi ngoại trưởng Nguyễn Duy Trinh cảm ơn ta đã đón tiếp đoàn Montgomery và sẵn sàng mở cuộc thảo luận về việc thiết lập mối quan hệ giữa hai nước5. Ngày 30.4 Bộ trưởng ngoại giao ta gửi công hàm trả lời, nêu lại những vấn đề tồn tại giữa hai nước (vấn đề bồi thường chiến tranh và vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh), trên cơ sở giải quyết 2 vấn đề đó sẽ bình thường hoá quan hệ với Mỹ theo quy định của điều 22 Hiệp định Paris. Ta sẵn sàng xem xét đề nghị cụ thể của Mỹ về việc mở thương lượng giữa hai bên. Ta sẽ có trả lời không để quá lâu, song sẽ không trước khi Quốc hội Mỹ bàn về việc bỏ cấm vận đối với Việt Nam. Gần như đồng thời với việc G. Ford bác kiến nghị của Quốc hội Mỹ yêu cầu tạm ngưng trong 6 tháng lệnh cấm vận buôn bán với Việt Nam, Bộ Ngoại Giao Mỹ gửi thông điệp khẳng định sẵn sàng sớm có thảo luận với Việt Nam, song nhận xét quan điểm ta đặt thương lượng trên cơ sở “áp dụng một cách có chọn lọc các Hiệp định đã ký là không đem lại kết quả xây dựng; vấn đề “ kiểm điểm đầy đủ” về MIA sẽ là một trong những vấn đề hàng đầu của Mỹ, chỉ khi nào vấn đề này được giải quyết “một cách cơ bản mới có thể tiến bộ thật sự tới bình thường hóa quan hệ giữa hai nước chúng ta. Đề nghị Việt nam xem lại một cuộc họp bàn về các vấn đề tồn tại là có bổ ích hay không ?

Tình hình nhùng nhằng như vậy kéo dài cho tới khi Jimmy Carter trúng cử tổng thống thay Gerald Ford năm 1977. Chính quyền mới của Đảng Dân chủ có quan điểm chiến lược khác và thái độ đối với Việt Nam mềm mỏng hơn. Nguyên nhân quan trọng khiến chính quyền Carter quan tâm ngay từ đầu đến việc thiết lập mối quan hệ mới với Việt Nam là lợi ích chiến lược của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đại sứ Mỹ tại LHQ, Andrew Young, đã nói rõ điều đó: “Chúng tôi coi Việt Nam như một Nam Tư ở châu Á. Không phải là bộ phận của Trung Quốc hay của Liên Xô, mà là một nước độc lập. Một nước Việt Nam mạnh và độc lập là phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ” (tháng 1.77).

Ngày 6.1.77, thông qua Liên Xô, Mỹ lại đưa ra một kế hoạch 3 bước về bình thường hoá quan hệ với Việt Nam:
1. Việt Nam cho biết tin về những “người Mỹ mất tích trong chiến tranh” (MIA).
2. Mỹ chấp nhận Việt Nam vào LHQ và sẵn sàng lập quan hệ ngoại giao đầy đủ, cũng như bắt đầu buôn bán với Việt Nam.
3. Mỹ có thể đóng góp khôi phục tại Việt Nam bằng cách phát triển buôn bán, cung cấp thiết bị và các hình thức hợp tác kinh tế khai thác.

Ngày 3/3/1977 chính quyền Carter quyết định nới lỏng một phần cấm vận đối với ta, cho phép tàu thủy và máy bay nước khác chở hàng sang Việt Nam được ghé các cảng và sân bay của Mỹ để lấy nhiên liệu (nhưng vẫn cấm người Mỹ buôn bán với Việt Nam, cấm tàu Mỹ đến Việt Nam đến cảng và sân bay Mỹ). Ngày 9.3.77, Mỹ cho phép công dân Mỹ được đi thăm Việt Nam, Cu Ba, Bắc Triều Tiên, Campuchia kể từ ngày 18.3.77.
Đến giữa tháng 3 ta nhận tiếp đón Léonard Woodcock, đặc phái viên của tổng thống Mỹ Carter sang Việt Nam. Ngày 17.3.77 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tiếp L. Woodcock và 4 thành viên trong đó có Thượng nghị sĩ Mansfield – tại Chủ tịch phủ ở Hà Nội. Ngày hôm đó, đoàn Mỹ cũng đã đến chào Ngoại trưởng Nguyễn Duy Trinh.
Sau chuyến đi thăm mở đường này, hai bên đã thoả thuận mở cuộc đàm phán về bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ tại Paris. Đoàn ta lúc đó do Thứ trưởng Ngoại giao Phan Hiền dẫn đầu, thành viên có tôi, vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ, anh Vũ Hoàng, vụ trưởng vụ Lãnh sự và mấy cán bộ vụ Bắc Mỹ: (các) anh Bùi Xuân Ninh, Cương, Hà Huy Tâm, Lê Mai. Anh Lê Mai khi đó là cán bộ vụ Bắc Mỹ, làm phiên dịch cho trưởng đoàn. Sứ quán ta ở Pháp có anh Đỗ Thanh, bí thư thứ nhất, và anh Nguyễn Thiện Căn, tùy viên báo chí, tham gia đoàn. Phía Mỹ do R. Holbrooke làm trưởng đoàn. Cuộc đàm phán diễn ra khá lâu, phải qua 3 vòng đàm phán trong tháng 5, tháng 6 và tháng 12 năm 1977. Địa điểm luân phiên ở đại sứ quán ta và đại sứ quán Mỹ tại Pháp. Trong đàm phán vòng 1 (ngày 3-4.5.77), lập trường của Mỹ là hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ ngay và vô điều kiện, còn những vấn đề khác giữa hai bên để lại giải quyết sau; Mỹ sẽ không cản Việt Nam vào LHQ. Còn về điều 21 (của Hiệp định Paris về VN), Mỹ có khó khăn về pháp luật nên không thực hiện được, hứa sẽ thực hiện khi đã có quan hệ, bỏ cấm vận buôn bán và xét viện trợ nhân đạo. Theo chỉ thị đã nhận trước khi đi, ta kiên quyết đòi phải giải quyết “cả gói” 3 vấn đề: ta và Mỹ bình thường hoá quan hệ (bao gồm cả việc bỏ cấm vận và lập quan hệ ngoại giao đầy đủ), ta giúp Mỹ giải quyết vấn đề MIA và Mỹ viện trợ 3,2 tỷ đô-la cho Việt Nam như đã hứa hẹn trước đây. Trở ngại lớn nhất cho việc bình thường hoá quan hệ là việc ta đòi Mỹ viện trợ 3,2 tỷ đô-la cho ta vì Quốc hội Mỹ khi đó dứt khoát không chấp nhận viện trợ làm điều kiện cho việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Ngày 2-3.6, đàm phán vòng 2, Mỹ nêu lại các đề nghị hồi tháng 5. Ngày 19.7.77, tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (LHQ), Mỹ quyết định rút bỏ việc phủ quyết Việt Nam vào LHQ. Sau vòng 2, anh Phan Hiền đã phải bay về Hà Nội báo cáo và xin chỉ thị, thực chất là đề nghị trên nên có thái độ thực tế và đối sách mềm dẻo hơn, nhưng nghe nói cả 4 vị lãnh đạo chủ chốt của ta lúc đó đều nhất trí lập trường trên. Trước đòi hỏi kiên quyết của ta, tại vòng 3 (19-20.12.78), Mỹ đề nghị nếu chưa thoả thuận được về việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ thì có thể lập Phòng Quyền lợi ở thủ đô hai nước, nhưng như vậy thì chưa bỏ cấm vận được. Sau khi có Phòng quyền lợi thì sẽ tuỳ tình hình mà xét bỏ cấm vận, song ta vẫn giữ lập trường cũng nhắc đòi giải quyết “cả gói” 3 vấn đề.

Rõ ràng năm 1977 chính quyền Carter thực sự muốn bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Ngoại trưởng Mỹ C. Vance, ngày 10.1.77 tuyên bố: “ Việc tiến tới bình thường hoá quan hệ Mỹ – Việt nam phù hợp với lợi ích của hai nước” Năm 1977 đã có khả năng thực tế để ta bình thường hoá quan hệ với Mỹ nhưng ta đã bỏ qua. Trong khi đó, theo sự xúi dục của Bắc Kinh, chính quyền Polpot bắt đầu chiến tranh biên giới chống ta từ ngày 30.4.77 và đơn phương cắt đứt quan hệ ngoại giao với ta ngày 31.12.77.

Từ đầu năm 1978, quan hệ giữa 3 nước lớn Mỹ-Xô-Trung bắt đầu chuyển từ hình thái đối đầu từng đôi một sang hình thái Mỹ-Trung cấu kết chống Liên Xô, Liên Xô nhân thế yếu của Mỹ sau thảm bại ở Việt Nam ra sức tăng cường ảnh hưởng ở Á - Phi và Mỹ Latinh bằng học thuyết “chủ quyền hạn chế” của Brejnev tại châu Á. Liên Xô đưa quân vào Afghanistan (1979), đồng thời thực hiện chính sách bao vây Trung Quốc. Việt Nam cũng bị coi là một mắt xích của vòng vây đó. Đặng Tiểu Bình, cuối tháng 2.79, có nói với các nhà báo ở Bắc kinh: “Chúng tôi có thể dung thứ việc Liên Xô có 70% ảnh hưởng ở Việt nam, miễn là 30% còn lại dành cho Trung Quốc”

Cũng từ năm 1978, Mỹ đẩy nhanh quá trình bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc (từ tháng 2.73, khi Kissinger đi thăm Bắc Kinh. Trung Quốc và Mỹ đã ký thoả thuận lập Cơ quan liên lạc ở thủ đô 2 nước với quy chế như một sứ quán). Nước cờ “chơi lá bài Trung Quốc để ngăn chặn Liên Xô” của cố vấn an ninh quốc gia Z.Bzrezinski đã dần dần lấn lướt chủ trương của ngoại trưởng Cyrus Vance và R.Holbrooke là “thúc đẩy song song việc cải thiện quan hệ với Việt Nam và Trung Quốc”. Ngày 23.8.78, trong lúc Mỹ đàm phán về bình thường hoá quan hệ với ta ở Paris, ngoại trưởng Mỹ C.Vance đã đi thăm Bắc Kinh. Cho đến khi Đặng Tiểu Bình tuyên bố “Trung Quốc là NATO phương Đông” và “Việt Nam là Cuba phương Đông” (19.5.78) và Bizezinski đi thăm Trung Quốc (20.5.78) thì chính quyền Carter đã chọn con đường bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc và gác sang bên việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam.

Ngày 21.8.78, Quốc hội Mỹ còn cử một đoàn 7 hạ nghị sĩ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hoà do hạ nghị sĩ Dân chủ G.V.Montgomery, chủ tịch Uỷ ban POW/MIA, dẫn đầu sang Việt Nam chủ yếu để trao đổi với thứ trưởng Phan Hiền về vấn đề tìm kiếm “người Mỹ mất tích trong chiến tranh” (MIA). Ta đã trao trả cho Mỹ một số bộ hài cốt để tỏ thiện chí hợp tác trong vấn đề MIA. Và theo yêu cầu của họ, tôi đã dẫn đoàn Montgomery đi miền Nam, thăm thánh thất Cao Đài và một trại người Campuchia tị nạn chiến tranh ở biên giới Tây Ninh. Đấy là lần đầu tiên ta cho phép một đoàn Mỹ chính thức thăm thành phố Hồ Chí Minh kể từ khi giải phóng miền Nam.

Sau đó đúng một tháng, tôi sang Nữu-ước để tiếp tục cuộc đàm phán về bình thường hoá quan hệ với Mỹ. Cuộc đàm phán vòng 4 về bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Mỹ không kéo dài như năm 1977 ở Paris. Lần này trưởng đoàn đàm phán của ta là thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Còn phía Mỹ vẫn là R.Holbrooke. Đến lúc này khi ta quyết định rút bỏ đòi hỏi “Mỹ phải bồi thường chiến tranh – viện trợ 3,2 tỷ đô la mới bình thường hoá quan hệ” và nhận công thức “bình thường hoá quan hệ không điều kiện” của Mỹ thì đã muộn. Sở dĩ Mỹ tiếp tục đàm phán vấn đề bình thường hoá với ta lúc đó là chỉ nhằm làm Việt Nam chập chững trong quan hệ với Liên Xô và trong vấn đề Campuchia, trong khi đó Mỹ đã chuyển hướng sang phía Trung Quốc. R.Holbrooke nói với ta: “Mỹ coi trọng châu Á; Mỹ cần bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. Nhưng Mỹ lo ngại Liên Xô đặt căn cứ ở Cam Ranh.”

Trong khi chờ đợi phía Mỹ trả lời dứt khoát về vấn đề bình thường hoá quan hệ, khoảng hạ tuần tháng 11, anh Thạch về Hà Nội trước; còn tôi vẫn ở lại Nữu-ước để giữ cầu. Ngày 30.11.78, R.Oakley, trợ lý ngoại trưởng Mỹ, trả lời sự thúc dục của tôi, còn nói: “Mỹ không thay đổi lập trường bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, nhưng phải chậm lại vì cần làm rõ 3 vấn đề Campuchia, Hiệp ước Việt-Xô và vấn đề người di tản Việt Nam”. Rồi họ trao cho tôi tấm ảnh toà nhà của sứ quán nguỵ trên đường R. ở Hoa-thịnh-đốn, nói là sẽ trao trả ta toà nhà đó làm trụ sở đại sứ quán, và yêu cầu ta cung cấp sơ đồ ngôi nhà cũ của tổng lãnh sự quán Mỹ tại đường Tràng Thi (?) Hà Nội.

Tôi ở lại Nữu-ước mãi tới cuối tháng 1.79, sau khi ta đưa quân vào Campuchia giúp bạn đánh đuổi Polpot giải phóng Nông-Pênh. Ngày 9.1.79, ngoại trưởng Mý Cyrus Vance nói: “Các cuộc nói chuyện Mỹ - Việt Nam về bình thường hoá đã tan vỡ do cuộc xâm lược Campuchia của Việt Nam”. Tôi nghĩ, thực ra Mỹ đã quyết định dứt bỏ quá trình đàm phán bình thường hoá quan hệ với ta từ khi tham gia khỏi COMECON và ký Hiệp ước hữu nghị với Liên Xô (3.11.78), để bắt tay với Trung Quốc chống Liên Xô ở châu Á - Thái Bình Dương. Ngày 15.12.78, Mỹ và Trung Quốc đã ra thông cáo chung chính thức công nhận nhau và thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 1.1.79. Việc Đặng Tiểu Bình đi thăm Mỹ (29.1 - 4.2.79) đánh dấu việc bình thường hoá quan hệ Mỹ - Trung Quốc, cũng là chính thức xếp lại việc bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Mỹ tới 17 năm sau. Khi ấy tôi còn lưu lại ở Nữu-ước nên được chứng kiến cảnh Hoa kiều Nữu-ước đón Đặng: trong khu người Hoa (Chinatown), dọc một đường phố treo toàn cờ đỏ năm sao, còn dọc một đường phố song song treo toàn cờ “thanh thiên bạch nhật” ! Trong khi gặp Carter ở Hoa-thịnh-đốn. Đặng Tiểu Bình đã tỏ ý sẽ tiến công vào Việt Nam và không gặp phải phản ứng bất lợi nào từ phía Mỹ. Theo Brezinski, trong cuộc hội đàm với Carter hôm 29.1, Đặng yêu cầu có sự cộng tác giữa Mỹ và Trung Quốc để chống Liên Xô. Còn Carter có phần thận trọng hơn, đồng ý cần có những cuộc tham khảo chặt chẽ giữa hai nước để chặn chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô, nhưng thận trọng tránh đề cập tới đề nghị của Đặng. Sau đó, ngày 16.2.79, Carter có nêu 6 nguyên tắc xử sự khi Trung Quốc xâm lăng Việt Nam: Mỹ không can thiệp trực tiếp; khuyến khích các bên tự kiềm chế; Việt Nam rút quân khỏi Campuchia và Trung Quốc rút quân khỏi Việt Nam; cuộc xung đột không đe doạ lợi ích trước mắt của Mỹ; không đặt lại vấn đề bình thường hoá với Trung Quốc; quyền lợi đồng minh của Mỹ không bị đe doạ. Cũng từ đó, cuộc xung đột Campuchia và quan hệ với Việt Nam đã được đặt trong khuôn khổ của mối quan hệ giữa 3 nước lớn Mỹ-Xô-Trung. Và cũng từ đó Mỹ gắn vấn đề quan hệ Mỹ - Việt Nam với quá trình giải quyết vấn đề Campuchia.
Là nhân chứng lịch sử và cũng là người trực tiếp tham gia các hoạt động ngoại giao này với tư cách là vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ Bộ Ngoại giao, trực tiếp tham gia đoàn đàm phán về bình thường hoá quan hệ với Mỹ ở Paris năm 1977, rồi ở Nữu-ước năm 1978, tôi thật sự đau xót vị ta đã bỏ lỡ mất cơ hội củng cố thế đứng của Việt Nam trong hoà bình để tập trung phát triển đất nước sau bao năm chiến tranh, lỡ cơ hội san bằng khoảng cách với các nước cùng khu vực. Trong tập hồi ký của mình, Lý Quang Diệu đã nhận xét: “Năm 1975 thành phố Hồ Chí Minh có thể sánh ngang với Bangkok. Nhưng nay (năm 1992) nó tụt lại đằng sau tới hơn 20 năm”.

Việc ta từ chối lời đề nghị “bình thường hoá quan hệ không điều kiện” của Mỹ, làm cao trước việc ASEAN ngỏ ý muốn Việt Nam tham gia tổ chức khu vực này, theo tôi, đã đưa lại những hệ quả vô cùng tai hại cho nhân dân và đất nước ta. Liệu Trung Quốc có dám tiếp tay cho bọn diệt chủng Polpot khiêu khích ta và có dám đánh ta năm 1979 nếu như Việt Nam sau Chiến thắng 1975 có một chiến lược “thêm bạn bớt thù” thực sự cầu thị hơn ? Việc bình thường hoá quan hệ với Mỹ và việc gia nhập khối ASEAN mãi ngót 20 năm sau (1995) ta mới thực hiện được một cách khá chật vật.

Theo tôi, tư duy đối ngoại có phần cứng nhắc của ta lúc ấy quả đã không theo kịp bước chuyển biến của chính trị thế giới thể hiện qua sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn sau sự kiện Việt Nam 1975, để dám có những quyết sách linh hoạt kịp thời đem lại lợi ích to lớn lâu dài cho dân tộc ta. Ngược lại, việc ta bỏ lỡ cơ hội bình thường hoá quan hệ với Mỹ lúc này đã khiến Việt Nam gần như đơn độc trước một Trung Quốc đầy tham vọng.

Thật ra đối với các cụ lãnh đạo, người Mỹ có phải là kẻ thù truyền kiếp bất đội trời chung đến mức không thể bình thường hóa quan hệ được không? Cho đến bây giờ sách giáo khoa của mình vẫn còn chửi rủa họ hết lời, nhưng cái gọi là "ý đồ" của họ suốt thời chiến tranh VN đến giờ liệu có thâm hiểm như là Đế Quốc Trung Hoa?

Thật ra đối với Anh Ba TQ, Việt Nam là anh em XHCN thân thiết hay chỉ xứng đáng làm chư hầu như mấy ngàn năm qua? Nói ngồi là phải ngồi, nói đứng là phải đứng?

Có nhiều thanh niên kém môn lịch sử thường viện cớ là "nếu như mà mình thân Mỹ thì cũng phải răm rắp nghe theo lời nó, vậy thì có gì là rước sói cửa sau?". Xin thưa, Nam Hàn/Nhật/Sing là đồng minh của Mỹ, nhưng mà có điều gì phật ý là cả chục ngàn dân xuống đường phản đối ngay, và bộ ngoại giao Mỹ cũng không hỗn xược đến mức công khai lên báo đài răn đe các nước đồng minh phải bịt miệng lũ dân đen cho bằng được như đồng chí Tần Cương của nhà Hán ra lệnh cho chính phủ VN trong vụ HS & TS gần đây. Thái độ của chính phủ VN ngay sau đó đối với các thanh niên yêu nước thế nào thì ta đã thấy rõ, đó cũng chính là sự khác biệt giữa "độc lập" và "chư hầu", giữa "nguyên thủ quốc gia" và "thái thú".

Sau khi cuộc chiến VN chấm dứt, các bác lãnh đạo tiếp tục lấy tương lai của đất nước và dân tộc ra đánh cược chỉ vì tham món tiền $3.3 tỷ đô la mà mình không có tư cách để đòi vì không tôn trọng Hiệp Ước Hòa Bình Paris 1973 liệu có đáng không? Trong khi ngay từ năm 1977 Hoa Kỳ đã chủ động muốn giúp xây dựng VN thành một cường quốc độc lập để không bị Trung Hoa dòm ngó chứ chẳng cần phải lạc hậu gần hai mươi năm, trong khi đó các quốc gia Châu Á khác may mắn không có hàng ngũ nông dân làm lãnh đạo, không bị Liên Xô & Trung Quốc nhồi sọ nên nền kinh tế tư bản phát triển không ngừng với sự giúp đỡ của người Mỹ (sách giáo khoa thời bao cấp của ta còn miệt thị họ là "các quốc gia tư bản đang giãy chết").

Việt Nam ta ngày nay dân nghèo nước yếu, đứng cô đơn lặng lẽ một mình trước móng vuốt của con sói Trung Hoa, dõi mắt ra thế giới bao la cũng không có lấy một người đồng minh thật ra có phải là vì lý do "chiến tranh" như các vị lãnh đạo và 600 tờ báo lá cải lâu nay thường ngụy biện, hay quy cho cùng thì cũng chỉ là vì cái lòng tự cao tự đại, coi trời bằng vung, không biết nhìn xa trông rộng để chọn bạn mà chơi, mà lại vì ham muốn quyền lực tuyệt đối, sợ hãi dân chủ nên ngày càng lún sâu vào vòng áp lực của Anh Ba Trung Quốc?

1650km.com
20-12-2007, 12:56
Đọc qua bài của bác Arkain em mới biết được thêm vài điều về Việt Nam ta, nếu thực tế như vậy thì chính quyền Việt Nam ta quá bảo thủ, quan liêu và thực sự là như vậy sau năm 1975 cho đến nay, cứ tưởng thằng Tàu nó là XHCN thì nó sẽ không tận diệt Việt Nam ta à. Bi giờ là cả một hệ lụy luôn, kinh tế thua cách nước khác trong Asean cả 20 - 30 năm. Nếu như ngày đó không bảo thủ thì có lẽ cái Hoàng Sa chẳng bị Tàu nó lấy, vậy mà nền giáo dục cứ toàn nhồi nhét lịch sữ toàn màu hồng vào lớp trẻ.

darkangel2006
23-12-2007, 13:57
hình như tổng tư lệnh quân đội của Hàn Quốc là người Mỹ --> quân đội của ai. Còn cho Mỹ đóng căn cứ thì cứ noi gương Nhật, Hàn và các nước mà Mỹ đang đem tự do đến bằng bom đạn ấy. Lính Mỹ bắn giết, hiếp con gái mà nước sở tại ko làm gì được. Nhiều chỗ căn cứ Mỹ đóng thì chỗ đó có chất độc chết người rò ra.

ngocquang19877
23-12-2007, 15:39
hình như tổng tư lệnh quân đội của Hàn Quốc là người Mỹ --> quân đội của ai. Còn cho Mỹ đóng căn cứ thì cứ noi gương Nhật, Hàn và các nước mà Mỹ đang đem tự do đến bằng bom đạn ấy. Lính Mỹ bắn giết, hiếp con gái mà nước sở tại ko làm gì được. Nhiều chỗ căn cứ Mỹ đóng thì chỗ đó có chất độc chết người rò ra.

Thì con các quan lớn bắn-giết-hiếp mà bác thì cũng *** làm gì được ngoài việc lên đây rống cho sướng miệng há há há.

svhongbang
23-12-2007, 16:25
Sau khi doc những ý kiến này tôi rất bất ngờ va bùi ngùi nữa. Nếu ngày đó không vì 3,2 tỉ USD thì tụi mình đâu đến nỗi phải đứng trước Đại Sứ Quán của bọn Tàu mà la hét, 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa kô phải rơi vào tay chúng. Cứ mỗi lần đọc bài Nam Quốc Sơn Hà của anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt lòng tôi lại dau nhói và nước mắt muốn rơi khi 50 Lính VNCH và 80 lính VNXHCN đã ngã xuống vì mảnh đất thiêng của tổ Quốc thân yêu.
Bởi vậy tôi lại càng thấm thía cho dù chúng ta dù là người Cộng Sản hay là những người Cộng Hòa thì chúng ta đều là con cháu của các Vua Hùng mà "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, thì Bác cháu ta phải giữ nước" đó là một câu nói thật chí lý của Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói.

darkangel2006
23-12-2007, 19:32
Thì con các quan lớn bắn-giết-hiếp mà bác thì cũng *** làm gì được ngoài việc lên đây rống cho sướng miệng há há há.
Chuyện các quan là chuyện nội bộ. Còn chuyện tui nói là chuyện nhục quốc thể. Xấu mặt cả dân tộc trê thế giới. Thế bác biết người ra lệnh thảm sát làng Chu Lai ở Việt Nam đi tù mấy năm còn người chống lệnh bị phạt ra sao ko?
Dù sao lịch sử cũng chỉ là lịch sử, ta chỉ có thể rút ra bài học từ lịch sử chứ ko thể thay đổi nó được.

binhson50
23-12-2007, 20:12
Chuyện các quan là chuyện nội bộ. Còn chuyện tui nói là chuyện nhục quốc thể. Xấu mặt cả dân tộc trê thế giới. Thế bác biết người ra lệnh thảm sát làng Chu Lai ở Việt Nam đi tù mấy năm còn người chống lệnh bị phạt ra sao ko?
Dù sao lịch sử cũng chỉ là lịch sử, ta chỉ có thể rút ra bài học từ lịch sử chứ ko thể thay đổi nó được.

Đúng rồi!
Nhục quốc thể!
Ông Điếu Cày cũng đang làm "nhục quốc thể" đây.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/12/071223_third_chinaprotest.shtml

darkangel2006
23-12-2007, 21:25
biểu tình trái phép lần đầu cơ quan an ninh du di nhưng 2, 3 lần liên tục thành ra chính quyền bất lực sao.

Arkain
23-12-2007, 23:08
hình như tổng tư lệnh quân đội của Hàn Quốc là người Mỹ --> quân đội của ai.

Tổng Tư Lệnh quân đội (Commander-in-Chief) Nam Hàn = đương kim Tổng Thống Nam Hàn. Tên và tiểu sử của nhân vật này thì chỉ cần Google là ra :)

Ngoài ra Hội Đồng Tham Mưu của quân đội Nam Hàn gồm có:

Tướng Kim Kwan-Jin - Chairman of the Joint Chiefs of Staff (Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Liên Quân)
Đô Đốc Park In-Yung - Vice Chairman of the Joint Chiefs of Staff (Phó Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Liên Quân)

Tướng Park Heungryul - Chief of Staff of the Republic of Korea Army (Tham Mưu Trưởng Lục Quân)
Đô Đốc Song Young-Moo - Chief of Naval Operations of the Republic of Korea Navy (Tham Mưu Trưởng Hải Quân)
Tướng Kim Eun-Gi - Chief of Staff of the Republic of Korea Air Force (Tham Mưu Trưởng Không Quân)

Tất cả mọi thành viên trong hội đồng tham mưu đều là tướng/đô đốc 4 sao, và đều là người Nam Hàn chính cống.


Còn cho Mỹ đóng căn cứ thì cứ noi gương Nhật, Hàn và các nước mà Mỹ đang đem tự do đến bằng bom đạn ấy. Lính Mỹ bắn giết, hiếp con gái mà nước sở tại ko làm gì được.

Chính phủ Mỹ nhanh chóng giao ra Jose Torres (gốc Mỹ Latinh) cho chính phủ Nhật để nhận án tù 3 năm rưỡi.

http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/3102414.stm

Chính phủ Mỹ nhanh chóng giao ra Marcus Gill, Rodrico Harp, Kendrick Ledet (gốc Phi Châu) cho chính phủ Nhật để nhận án tù 7 năm.

http://www.cnn.com/WORLD/9603/okinawa_****

-----

Gửi các thành viên trẻ tuổi: topic này không phải là "Bàn Tròn Nhồi Sọ", và lại càng không phải là "Bàn Tròn Học Vẹt". Mọi người vào đây là để đọc các tài liệu và ý kiến khác nhau để tự tìm ra giải đáp cho riêng mình. Nếu như muốn tham gia bàn luận thì ít ra cũng nên mang theo mình tinh thần học hỏi cũng như phép lịch sự tối thiểu của người văn minh có ăn có học, và khi trước khi tuyên bố điều gì đó chắc như đinh đóng cột thì nên tìm hiểu kỹ càng.

Và ngược lại, nếu như các bạn cho rằng mình thông hiểu tất cả mọi khúc mắc trong lịch sử VN dựa trên quyển sách giáo khoa do các chính trị gia viết ra, cũng như "tin tức" trong 600 tờ báo lá cải luôn "đi theo lề bên phải", thì topic này có lẽ không thích hợp với các bạn rồi :)

ngocquang19877
23-12-2007, 23:18
Chuyện các quan là chuyện nội bộ. Còn chuyện tui nói là chuyện nhục quốc thể. Xấu mặt cả dân tộc trê thế giới. Thế bác biết người ra lệnh thảm sát làng Chu Lai ở Việt Nam đi tù mấy năm còn người chống lệnh bị phạt ra sao ko?
Dù sao lịch sử cũng chỉ là lịch sử, ta chỉ có thể rút ra bài học từ lịch sử chứ ko thể thay đổi nó được.

Thế cu có đọc cuốn hồi ký của thằng nhà báo đi theo cái trung đội thảm sát cái làng đó chưa thế? Đúng là tụi đế quốc mẽo chó chết thua là phải, đi thảm sát làng người ta mà dắt cả nhà báo theo há há há.

thagnv
23-12-2007, 23:21
http://blog.360.yahoo.com/blog-l3fnrbc6fq6R3bbs8QeIlo1TQ0l7cw--?cq=1&p=1#comments

Riết rồi chắc tẩu hỏa nhập ma luôn quá!

ngocquang19877
23-12-2007, 23:23
Dù sao lịch sử cũng chỉ là lịch sử, ta chỉ có thể rút ra bài học từ lịch sử chứ ko thể thay đổi nó được.

Cu chưa đọc đủ số sách lịch sử để nói câu này đâu há há há.

binhson50
24-12-2007, 00:08
biểu tình trái phép lần đầu cơ quan an ninh du di nhưng 2, 3 lần liên tục thành ra chính quyền bất lực sao.

Đúng! Đúng!
2, 3 lần liên tục thành ra chính quyền bất lực sao!?
Các nước phát triển dung túng một "chính quyền bất lực" - dân họ biểu tình hàng vạn lần nhưng không dẹp được.
Hóa ra các nước chậm phát triển vẫn hơn :D "quét (http://360.yahoo.com/blog-i3Ms.X8lfKiENe1VLHg8)" một phát là sạch!

Arkain
24-12-2007, 07:27
Nếu như chú ý một chút thì sẽ thấy ngay topic là nơi tranh luận nghiêm túc, cũng như là topic "Bàn Tròn Tiếng Việt" vậy.

Trong bàn tranh luận, tất cả mọi người đều có quyền đồng ý hoặc phản bác lại ý kiến của người khác khi không đồng ý một cách lịch sự như những người trưởng thành có học thức, tốt hơn hết là lập luận hẳn hoi cho quan điểm của mình chứ không làm nhặng xị lên kẻo thiên hạ chê cười. Điều này đáng lý ra mọi người phải tự biết, nhưng không phải ai cũng biết.

thanhlong2612
24-12-2007, 08:02
hê hê
có hơi thô lỗ tí thật
thời buổi bây giờ ko theo sách báo mà học lại đi nghe mấy chuyện ở đẩu ở đâu
chắc mấy người lại thích nghe kể chuyện cổ tích rồi, tức cười quá
có thời buổi nào 1 nước đế quốc thích chiến tranh như Mỹ lại có ý tốt
Tất cả mọi lý lẽ đều chống lại nó, chỉ vì nó mạnh nên ko thằng nào làm gì đc nó mà thôi
ngay từ đầu chúng nó đem quân vào miền Nam chiếm nước ta, rồi còn lan ra cả Lào, Campuchia--> ý tốt của Mỹ
sau đó bắt đầu tàn sát hàng triệu người --> cũng lại ý tốt
ngay cả khi thua rồi, vẫn "cố gắng" vi phạm hiệp định ko can thiệp nội bộ Việt Nam, trang bị hàng loạt vũ khí, thiết bị cho chính quyền phản động phía Nam
đừng nói chi xa xôi, nếu cần thì ngay thời buổi bây giờ chúng vẵn ko ngừng tìm cách phá hoại ta
nếu ai đọc báo thì có thể thấy vài vụ, tôi cũng ko muốn dẫn chứng gì nhiều.

Mỹ bắt tay với vài nước, nhưng thực ra chúng chỉ thâu nạp chư hầu mà thôi
Có thể lấy ví dụ như Anh, lúc nào cũng ngo ngoe đuôi đi theo mà vâng lời răm rắp
Còn Nhật, Hàn thì sao ?Mấy nước đó chỉ như quân cờ để thằng Mỹ tận dụng để xưng vương xưng bá gây chiến tranh.
Thật ko hiểu sao cả 1 cái 4rum lớn thế này mà nghe giọng điệu đó lại ko phân biệt đc phải trái.
3,2 tỉ đô hả? Mấy người đem so với số tiền mà Mỹ phải chi cho chiến tranh xem, nó chỉ như con kiến thôi. Tất cả chỉ là cái cớ, Mỹ ko muốn và luôn tìm cách chống phá ta.
Các người muốn bắt tay với Mỹ lắm sao? Khi Mỹ đưa quân vào Việt Nam rồi, lấy nước ta làm bàn đạp tấn công các nước xung quanh, các người là những tên lính sẽ đc đưa ra chiến trường làm quân thí. Hê hê

knowdienow2007
24-12-2007, 13:47
hix thôi đi,giờ này rồi mà còn phân biệt quốc gia vói CS,hãy để nó là quá khư đi..Bây giờ những con nguioi Viiệt Nam đứng chung lại duói lá cờ dân tộc VN chống lại ngaọi bang...
Mà nói thật,em ko hi vọng gì thế hệ này rồi,đời em,thậm chí đến đời con em,chắc tình hinh VN vẫn vậy thôi,
Thời đó em hi vọng cái lứa COCC cùng thế hệ với mình sau này lên,làm cải cách đột phá,duy tân đổi mới mà thấy mầy vụ scandal Việt dart này nọ nhìn cũng nản luôn
Mà cũng đúng thôi,mấy bác thử nghĩ nếu mấy bác la COCC thì liệu có tiếp tụ huởng thụ ăn chơi,hay làm 1 điều gì đó có ích cho đất nuớc,???nếu là em chắc cũng ăn chơi thôi...Tụi nó cần có 1 tấm gương noi theo,mà có ai đâu..
Nghĩ đến nc nhà mà buồn thật đó...
Chắc đến lúc em chết thì cũng ko thể thấy 1 Viêt Nam tươi sáng,chắc chỉ trông chờ thế hệ con cháu sau này thôi,chứ cái lứa này thua rồi

edavn
15-01-2008, 10:05
Đây là điều em thắc mắc từ bấy lâu nay vì học lịch sử thấy cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng toàn là đàn bà không à. Liệu có phải Tàu đã giết hết đàn ông người Việt, chỉ giữ lại các bà để đẻ cho chúng? Tàu đô hộ mình 1000 năm thì dòng máu của chúng ta ngày nay có bao nhiêu phần trăm là của các vua Hùng? Em biết đây là vấn đề khá nhạy cảm và rất khó trả lời, có khi một số bác sẽ nghĩ em thế nọ thế kia nhưng em cho là sự thật thì phải làm cho rõ.
PS: Nếu bác nào định chửi em là Việt gian thì vui lòng xem lại các bài post của em.

Các quốc gia được phân biệt với nhau bằng ranh giới địa lý, thể chế chính trị, ngôn ngữ, chữ viết, truyền thống văn hóa... chứ không phải theo nguồn gốc tộc người đâu bác:no:

Nếu quan niệm như bác thì cả thới giới này là..dòng máu khỉ cả:lick:

thuongshoo
15-01-2008, 11:01
ồ:w00t:ồ:w00t:
Tui có tham gia 1 diễn đàn lịch sử, toàn tiến sĩ, thạc sĩ mà cũng chưa thấy ai trả lời như edavn. Xin cho hỏi về tên bạn 1 chút ạ! edavn có phải là viết tắt của chữ Electronic Design Automation VietNam? lol

Đúng đó! Úc, Mỹ, Anh đều cùng máu nhưng chả thằng nào ưa thằng nào. Vì quyền lợi! Cho dù, mình có 100% máu Tàu nhưng thằng Tàu nó đô hộ, áp bức mìnhg ghê quá thì mình cũng chả ham chi cái máu chó đó! Bởi vậy Hai Bà Trưng mới nổi dậy. Mọi người để ý thì Vn mình lần nào cũng vậy thôi! Lần nào cũng do áp bức. Như Mai Hắc Đế đó! Cống vải oải quá! Ông này nổi dậy đánh Tàu luôn! Sau này, từ từ, ý thức về dân tộc, về đất nước cao hơn. Thằng nào vô là đánh, chứ đừng nói là đô hộ, áp bức.
Ngay cả, thời chống Pháp cũng vậy! Nhiều người hay lấy Hàn Quốc,.. 1 số nước theo Mỹ, Pháp mà giàu. Hãy xem lại Vn thời Pháp
"Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng, khi về bủng beo"
Rồi hàng loạt như rượu, muối.... Bởi vậy mới có chiến tranh.
Đó là nói ở VN mình. Tui coi phim về nhà Thanh cũng vậy! Nhà Minh cai trị bộ tộc Mãn Thanh độc ác quá! Ở khu vực đó, gió nhiều, toàn sa mạc, làm ăn khó mà cống nạp, thuế đủ thứ nên Mãn Thanh nổi dậy. Mãn Thanh lên rồi thì em nào cũng toàn đuôi Sam. Văn hóa TQ là vậy! Toàn là đạp đổ, đốt phá. Ngay khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi, thống nhất đất nước thì đã đốt phá. Mãi tới thời hiện đại, Đảng Cộng Sản thời cách mạng văn hóa cũng đốt phá. Tui từ nào toàn nghe nói TQ khi qua Vn mình thì cũng đốt phá VN mình nhưng toàn là nghe nói và phỏng đoán vậy thôi! Vì chiến tranh mà! Gần đây, đọc bài báo gì trên Thanh Niên(mấy bữa TS á) thì nhà Minh khi qua VN có chiếu là "chém, đốt, đập, phá hết..".
VN mình khác. Chùa chiềng của người Chăm, người Khờ Me vẫn còn đó thôi! Đó là cũng là 2 nét khác biệt giữa văn hóa Việt và TQ

hoa héo
17-01-2008, 13:27
Lập luận của thanhlong2612 nghe giống lập luận của người yêu cũ của Hoa Héo đến 99.9999% (vàng 6 số 9 luôn :D) tiếc là không phải ai cũng đồng ý như vậy, tiếc hơn nữa một số người bất đồng chính kiến lớn miệng dám nói khác đi hiện giờ phần lớn đều nằm trong nhà đá bóc lịch hết rồi. Hồi xưa anh hay nói "chỉ có một số nhỏ được lợi từ Mỹ trong thời kỳ thực dân kiểu mới là nghĩ khác đi, tiếc là em sống trong cái cộng đồng ấy, mọi người xung quanh em đều cho rằng như vậy, nên cho rằng ai cũng suy nghĩ như em". Tiếc là hoa héo cho rằng mình chưa già đến nỗi bị mù lòa ^^ mở mắt không ra để đến nỗi không nhìn thấy cái này cái khác.
Thứ lỗi cho hoa héo có hơi thẳng thắn, nhưng thanhlong, dưới cái nhìn của hoa héo, đã đã đơn giản các vấn đề vĩ mô đến tầm quá mức, làm cho mỗi câu của thanhlong đều khiến hoa héo tưởng rằng đó là lời bàn giữa buổi của các bà các chị.

Các vấn đề vĩ mô bạn đề cập mà hoa heo cho rằng bạn đã hơi dễ dãi đi đến kết luận cuối cùng là:
Thứ Nhất. "Thời buổi bây giờ ko theo sách báo mà học lại đi nghe mấy chuyện ở đẩu ở đâu"
==> Bạn thiếu lập luận biện chứng cho kết luận "nên theo sách báo" vì vậy kết luận này của bạn, theo hoa héo, là hơi vội vã và thiếu tính thuyết phục. Tính xác thực của sách báo phát hành trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam hiện nay không phải là vấn đề xã hội vi mô (social micro issue). Ngược lại, nó là vấn đề xã hội vĩ mô mà phản ứng của mỗi một cá nhân với các thông tin có thể cung cấp các tư liệu tuyệt vời cho các nhà nghiên cứu xã hội học trên khắp thế giới.

Thứ 2. "Chắc mấy người lại thích nghe kể chuyện cổ tích rồi, tức cười quá
".
==> Bạn thiếu lập luận biện chứng cho kết luận "không nên nghe chuyện cổ tích", bạn thiếu lập luận biện chứng cho kết luận sách báo chính xác hơn chuyện cổ tích, nói khác đi, sách báo biết đâu cũng hoang đường, ngụy biện, thổi phồng, che đậy, hay phục vụ cho một mụch đích nhất định hệt như truyện cổ tích vậy.
==> Bạn thiếu LẬP LUẬN BÁC BỎ tính hoang đường, giả tạo, một chiều, che đậy, ngụy biện của sách báo, bạn cũng thiếu luôn LẬP LUẬN KHẲNG ĐỊNH các đặc tính vừa kể trên của cái mà bạn cho là truyện cổ tích. Vì vậy khẳng định "tức cười" khi người khác nghe cái mà bạn cho là truyện cổ tích là hơi vội vã. Chưa kể kết luận người khác thích nghe truyện cổ tích cũng rất chủ quan.

Thứ 3. "Có thời buổi nào 1 nước đế quốc thích chiến tranh như Mỹ lại có ý tốt
"
==> Bạn có biết 1 câu nói này mà bạn đã đơn giản hóa đến 03 vấn đề vĩ mô là trung tâm nghiên cứu của kinh tế học hiện đại?
Vấn đề thứ 1: Mỹ thích chiến tranh. (Mỹ có thích chiến tranh? Dưới cái nhìn kinh tế học, không có cái gì là thích hay không thích, người ta hành động dựa trên những cái mà hành động đó đem lại, vậy kết luận Mỹ thích chiến tranh phải chăng là đơn giản hóa vấn đề đến mức quá bất cập?)
Vấn đề thứ 2: vẫn là kết luận "Mỹ thích chiến tranh" nhưng là vấn đề vì đâu mà bạn cho rằng Mỹ thích chiến tranh? Vì Mỹ từng tham chiến trong một số cuộc chiến mà bạn biết đến? Vậy phiền bạn đi tìm một viên đạn ngoại quốc trên đất Mỹ trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới (xin nhấn mạnh là CHIẾN TRANH THẾ GIỚI). Vì chiến tranh của Mỹ trong cuộc chiến tại Việt Nam khiến bạn kết luận Mỹ thích chiến tranh? Hay là vì cuộc chiến gần đây nhất, cuộc chiến Iraq? vậy thì bạn thông minh đến nỗi nhìn ngay ra được con cáo già Hoa Kỳ, kẻ khôn ranh nhất thế giới về nhiều mặt, lại ngây ngô chi hàng tỉ đô ngân sách để thỏa mãn ... ý thích. Bạn thiếu lập luận để bổ sung cho kết luận của mình nên thứ lỗi hoa héo cho rằng kết luận này của bạn hơi vội vàng.
Vấn đề thứ 3: "Mỹ không bao giờ có ý tốt". Kết luận này của bạn, theo hoa héo là tương đối hổng chân. Không biết bạn có nhớ các phương pháp chứng minh định đề bạn được học hồi lớp 6 khi mới tiếp xúc với số học không. Hoa héo thì nhớ lắm, cô giáo dạy để chứng minh 1 định đề là đúng, ta phải chứng minh là nó đúng trong mọi trường hợp, ngược lại, để chứng minh 1 định đề là sai, ta chỉ cần lấy 1 ví dụ thỏa giả thiết nhưng không thỏa kết luận. Giả thiết ở đây là "Nước Mỹ" và kết luận là "không bao giờ có ý tốt", định đề của bạn là "nước mỹ không bao giờ có ý tốt". Để chứng minh định đề của bạn sai thì một người chỉ cần chỉ ra 1 ví dụ là đủ. Vấn đề còn lại là bạn định nghĩa thế nào là "ý tốt". "Ý tốt" theo định nghĩa của hoa héo là: những ý định PHẢI thỏa mãn cả 2 điều kiện: thứ 1 là không phương hại đến đối tượng đón nhận ý định, thứ 2 là có lợi cho đối tượng đón nhận ý định. Nếu dựa vào định nghĩa này thì chẳng cần ông tiến sỹ đầu hói nào, ngay bản thân hoa héo cũng có thể lôi ra được không phải một mà là một ... bãi các ví dụ.

Câu nói trên của bạn còn có nghĩa ẩn là "các nước khác không thích chiến tranh như Mỹ": các nước khác BAO GỒM CẢ VIỆT NAM là không thích chiến tranh? Hay vì lý do kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, vị thế, các điều được và mất sau cuộc chiến mà không thể tham gia chiến tranh? Nhận định của bạn hổng một điểm là bạn không có dữ kiện để bảo vệ kết luận rằng VIỆT NAM không thích chiến tranh như Mỹ, vì để bảo vệ kết luận này bạn phải đặt ra giả thiết rằng Việt Nam ngang tầm với Mỹ cả về kinh tế, quân sự lẫn vị trí chính trị trên bản đồ thế giới. Dựa trên giả thiết này, bạn phải chứng minh rằng với các điều kiện, vị thế tương đương với Mỹ, Việt Nam vẫn không "thích chiến tranh" như Mỹ (hoa héo có thể chứng minh ngược lại, Việt Nam không chừng còn háu chiến hơn Mông Cổ! :D )

Thứ 4. "Tất cả mọi lý lẽ đều chống lại nó, chỉ vì nó mạnh nên ko thằng nào làm gì đc nó mà thôi"
==> Bạn lại hổng chân khi nói "tất cả". Hoa héo hoàn toàn có thể phản bác lại bằng việc dẫn ra 1 và chỉ 1 dẫn chứng để bác bỏ cái "tất cả" của bạn. Nhưng làm vậy thì tiểu nhân quá, chúng sẽ chửi mình rằng quân đi bắt bẻ từng câu từng chữ. Điều Hoa Héo muốn nói là bạn có nghĩ rằng mọi lý lẽ chống lại Mỹ mà bạn từng nghe/biết đến, Hoa Kỳ không phải giải trình đến mức có thể nghe lọt được vào tai liên hiệp quốc? Nghĩa là: mọi lý lẽ chống lại Mỹ nếu có đều có một lý lẽ thuận theo Mỹ để giải trình cho nó trước thế giới. Ngược lại, Việt Nam cần giải trình hàng tỉ thứ trước thế giới, từ nợ quốc gia đến tham nhũng, đến nhân quyền, xin nhấn mạnh là giải trình, tức là giải thích 1 cách có lý lẽ, chứ không phải là hoa héo kết luận Việt Nam thiếu nhân quyền, thì Việt Nam toàn chơi chiêu "nước tui, mấy người lấy quyền gì mà xía vô!!"

Thứ 5. ngay từ đầu chúng nó đem quân vào miền Nam chiếm nước ta, rồi còn lan ra cả Lào, Campuchia--> ý tốt của Mỹ
sau đó bắt đầu tàn sát hàng triệu người --> cũng lại ý tốt
==> Thứ nhất: Bạn nên coi lại định nghĩa của thuật ngữ "chiếm đóng". Thứ 2 bạn nên tìm hiểu 1 ít về nguyện vọng nhân dân, cuộc di dân ồ ạt năm 1954 từ Bắc vào Nam là bị ép buộc hay tự nguyện. Việc phá cầu, gài mìn dọc đường di tản giết chết hơn 2 triệu người dân di tản của Bắc Việt nhằm chấm dứt việc di tản của người dân Bắc Việt vào Nam Việt là thuận theo nguyện vọng của toàn dân? Đó chỉ là 1 số rất ít phản biện mà bạn sẽ gặp phải khi đưa ra nhận định trên.
Rồi bạn lôi cả Lào và Campuchia vào mà thiếu tài liệu quốc tế dẫn chứng việc chiếm đóng của Mỹ, thiệt hại gây ra từ phía Mỹ cho nhân dân 2 nước Đông Dương, những việc làm của lính cụ Hồ trên 2 lãnh thổ vừa kể trên, các hiệp định rút quân ký kết giữa Việt Minh và Liên hiệp quốc ..v.v..

Thứ 6, thứ 7, chủ nhật, thui không nói nữa, mệt quá, mấy cái còn lại cũng tương tự vậy. Ai nhìn được thì nhìn, ai hỏng nhìn được thì thui, nói chung mỗi một nhận định đều chỉ hời hợt ở tầm nói cho dzui, hết chiện gùi thì ... nói đại cho có chiện để nói dzới nhau. Tui đi ăn cơm, đói wá T_T

Thân
Hoa Héo

TB: cái chữ ký của bạn tyv dễ bị hoa héo nó đọc thành Tôi Yêu Vy :p :p

dau_dau_qua
05-03-2008, 20:40
Công nhận bác hoa héo lập luận quá "sắc sảo" được cái hơi dài dòng , đọc được hết cũng mất mấy chục phút @-)
xin có ý kiến với bác hoa héo thế này:

1.bác nói câu này:


Vậy phiền bạn đi tìm một viên đạn ngoại quốc trên đất Mỹ trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới

vậy theo bác , chỉ khi nào bom đạn rơi trên đất Mỹ mới là chiến tranh chăng , bom đạn rơi trên nước Việt Nam chúng ta cũng mấy chục năm trước cũng là chiến tranh đó bạn :D

2.


vậy thì bạn thông minh đến nỗi nhìn ngay ra được con cáo già Hoa Kỳ, kẻ khôn ranh nhất thế giới về nhiều mặt, lại ngây ngô chi hàng tỉ đô ngân sách để thỏa mãn ... ý thích

vậy thì bạn "thông minh" quá đấy :))
bạn ko biết hay là giả vờ không biết mục đích của Mỹ khi mà Mỹ chi rất nhiều tiền vào chiến tranh ;) Mỹ thật quá "ngây ngô" hô hô :))

Sự kiện


Việc phá cầu, gài mìn dọc đường di tản giết chết hơn 2 triệu người dân di tản của Bắc Việt nhằm chấm dứt việc di tản của người dân Bắc Việt vào Nam Việt


xin bác cho em ít dẫn chứng (nói có sách mách có chứng mà lị),
mà theo bác vì sao lại có sự di cư đó , có phải ý bác là chính quyền Bắc Việt đã xua đuổi hay là đã đàn áp họ dã man dẫn đến việc họ phải di cư ..... :-?

còn


thuật ngữ "chiếm đóng"

ở đây là "giải phóng" chắc :D , Mỹ đã mang quân đến VN để "giải phóng" chúng ta , hô hô =))



Rồi bạn lôi cả Lào và Campuchia vào mà thiếu tài liệu quốc tế dẫn chứng việc chiếm đóng của Mỹ

việc "thiếu tài liệu quốc tế dẫn chứng" thì bạn tự hỏi mình trước đi (em đã nói ở trên với bác rồi)



những việc làm của lính cụ Hồ trên 2 lãnh thổ vừa kể trên


thiếu mất những việc làm của lính Mỹ trên 2 lãnh thổ vừa kể trên

PS:bác thông cảm em dân Toán văn vẻ em kém bác nhiều lắm

dau_dau_qua
05-03-2008, 20:52
Thế cu có đọc cuốn hồi ký của thằng nhà báo đi theo cái trung đội thảm sát cái làng đó chưa thế? Đúng là tụi đế quốc mẽo chó chết thua là phải, đi thảm sát làng người ta mà dắt cả nhà báo theo há há há.

chào bác ngocquang19877 , cho em hỏi là bác tuổi gì mà nói người ta là "cu" thế :D

còn cái chuyện "dắt cả nhà báo theo" tất nhiên là "đế quốc mẽo chó chết" có điên mới làm thế đúng ko bác :D
nếu em ko nhầm thì nhà báo cũng có quyền phết đó :D họ cũng có quyền đi theo quân Mỹ chứ , đâu phải là mỹ bảo nhà báo đi đâu :D

thuongshoo
17-03-2008, 12:43
Vậy phiền bạn đi tìm một viên đạn ngoại quốc trên đất Mỹ trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới
Bạn! Nhật đánh trận Trân Châu cảng bằng bom luôn! chứ chơi gì đạn? :D



Quote:


những việc làm của lính cụ Hồ trên 2 lãnh thổ vừa kể trên
thiếu mất những việc làm của lính Mỹ trên 2 lãnh thổ vừa kể trên
Đồng ý với bạn dau_dau_qua! Mấy hôm nay, mọi người có xem người ta cầu siêu cho mấy trăm nạn nhân Sơn Mỹ, Mỹ Lai hôn? Sắp tới đây, thì sẽ có cầu nguyện cho vụ ở IRAQ cho xem. Cái chính quyền hiện tại ở IRAQ thật sự cũng muốn độc lập, cũng 0 ưa Mỹ đâu! Nhưng có điều họ cũng như Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu mà thôi! Cái ghế mình ngồi, cái quần mình mặc đều do Mỹ cho thì đừng có mong. Xạo xạo là bị ám sát hà! Bên HQ thì park chung hee cũng vậy! Lấy tiền Mỹ mà 0 theo Mỹ là coi chừng! Bởi vậy, tui nghĩ cũng còn khá lâu vụ cầu nguyện cho dân IRAQ. Tuy nhiên, thế nào cũng có!

thuongshoo
19-03-2008, 08:23
Nước Mỹ nếu dưới góc độ là đất của người da đỏ, là người đã chôn nhau cắt rốn, ăn ị bao ngàn năm trên mảnh đất đó thì có bị xâm lược không? Câu trả lời là bây giờ ở Mỹ chỉ còn vài mống dân da đỏ hà! Còn nước Mỹ với góc độ là 1 nước văn minh, phồn hoa, tráng lệ thì ban đầu đã là 1 nước đế quốc, xâm lược.

langtukoty
11-05-2008, 19:24
"Là nhân chứng lịch sử và cũng là người trực tiếp tham gia các hoạt động ngoại giao này với tư cách là vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ Bộ Ngoại giao, trực tiếp tham gia đoàn đàm phán về bình thường hoá quan hệ với Mỹ ở Paris năm 1977, rồi ở Nữu-ước năm 1978, tôi thật sự đau xót vị ta đã bỏ lỡ mất cơ hội củng cố thế đứng của Việt Nam trong hoà bình để tập trung phát triển đất nước sau bao năm chiến tranh, lỡ cơ hội san bằng khoảng cách với các nước cùng khu vực. Trong tập hồi ký của mình, Lý Quang Diệu đã nhận xét: “Năm 1975 thành phố Hồ Chí Minh có thể sánh ngang với Bangkok. Nhưng nay (năm 1992) nó tụt lại đằng sau tới hơn 20 năm”.

Việc ta từ chối lời đề nghị “bình thường hoá quan hệ không điều kiện” của Mỹ, làm cao trước việc ASEAN ngỏ ý muốn Việt Nam tham gia tổ chức khu vực này, theo tôi, đã đưa lại những hệ quả vô cùng tai hại cho nhân dân và đất nước ta. Liệu Trung Quốc có dám tiếp tay cho bọn diệt chủng Polpot khiêu khích ta và có dám đánh ta năm 1979 nếu như Việt Nam sau Chiến thắng 1975 có một chiến lược “thêm bạn bớt thù” thực sự cầu thị hơn ? Việc bình thường hoá quan hệ với Mỹ và việc gia nhập khối ASEAN mãi ngót 20 năm sau (1995) ta mới thực hiện được một cách khá chật vật.

Theo tôi, tư duy đối ngoại có phần cứng nhắc của ta lúc ấy quả đã không theo kịp bước chuyển biến của chính trị thế giới thể hiện qua sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn sau sự kiện Việt Nam 1975, để dám có những quyết sách linh hoạt kịp thời đem lại lợi ích to lớn lâu dài cho dân tộc ta. Ngược lại, việc ta bỏ lỡ cơ hội bình thường hoá quan hệ với Mỹ lúc này đã khiến Việt Nam gần như đơn độc trước một Trung Quốc đầy tham vọng."

Thực sự tâm đắc với bài viết, tôi cũng đọc và tìm hiểu khá nhiều về lịch sử nhất là trong giai đoạn chống mỹ, hay thực tế là giữa bắc việt và nam việt. Trong chiến tranh cái lý luôn thuộc về kẻ chiến thắng. Nhưng đã là chiến tranh thì không có chiến thắng nhất là cuộc chiến của nhữn người cùng dòng máu cùng dân tộc. Nếu có một lựa chọn khôn khéo về chính trị-ngoại giao-học thuyết đúng đắn có lẽ nước ta đã không bị lạc hậu so với thế giới quá nhiều như hiện nay.
PS: tôi là người việt 100% không hề có ý nghĩ phản động hay chống đối chính quyền, tôi cũng là một người việt còn khá trẻ, nhưng tôi nghĩ thực tế đường lối chính sách của nước ta trước đây có khá nhiều sai lầm- những sai lầm không bao giờ được dạy và được viết một cách kỹ càng trong sách lịch sử hiện tại, có lẽ nó sẽ được đụng tới ít nhất là 100 năm nữa. Nếu đúng hơn thì có lẽ không bao giờ bị thấp cổ bé họng chèn ép như hiện tại. Nhất là sau một cuộc chiến tranh oai hùng như vậy- đáng lẽ giá trị của cuộc chiến phải đáng giá hơn, xứng với xương máu của cả bao người việt cả 3 miền bắc -trung - nam

tin_truc22
30-04-2009, 19:57
À mà sao mọi người ko nghĩ ngược lại. Hồi xưa lâu rồi campuchia bị mình đánh chiếm đất giờ dân nó đòi lại cả Sài Gòn ấy rồi làm gì nhau =)) cứ nhìn trong tình cảnh đó là được. Dầu là 1 thứ thiết yếu sống còn với cả TQ nên nó phải vậy thôi.

Target_Locked
30-04-2009, 20:20
Hồi xưa lâu rồi campuchia bị mình đánh chiếm đất giờ dân nó đòi lại cả Sài Gòn ấy rồi làm gì nhau =)) cứ nhìn trong tình cảnh đó là được. Dầu là 1 thứ thiết yếu sống còn với cả TQ nên nó phải vậy thôi.

thời đó xa xưa rồi, lúc còn các vương quốc, nước nào mạnh thì thắng, có thể tiêu diệt nước kia. TQ xưa kia cũng chỉ là 1 nước nhỏ, đi đánh các nước khác rồi sáp nhập mới ra TQ lo lớn như bây giờ.
Còn vụ TS, HS là phải theo lịch sử hiện đại, theo công ứơc quốc tế về luật biển.

BoTayConGaQuay
30-04-2009, 21:00
À mà sao mọi người ko nghĩ ngược lại. Hồi xưa lâu rồi campuchia bị mình đánh chiếm đất giờ dân nó đòi lại cả Sài Gòn ấy rồi làm gì nhau =)) cứ nhìn trong tình cảnh đó là được. Dầu là 1 thứ thiết yếu sống còn với cả TQ nên nó phải vậy thôi.

Thì đất Lưỡng Quảng bên Tàu ngày xưa cũng là của VN đấy, Tàu nó chiếm khúc đó, dĩ nhiên Đại Cồ Việt ta phải lấn xuống nam thôi :D

mrlight
30-04-2009, 21:17
Thì đất Lưỡng Quảng bên Tàu ngày xưa cũng là của VN đấy, Tàu nó chiếm khúc đó, dĩ nhiên Đại Cồ Việt ta phải lấn xuống nam thôi :D

lịch sử là lịch sử :D trong lịch sử ko có chữ nếu

megafun.vn
01-05-2009, 10:00
Vua Quang Trung mà không chết sớm thì có khi đất Lưỡng Quảng đã về tay ta rồi còn gì.
Vua tôi bên Tung Của sợ Quang Trung đến vãi cả đái ra ấy chứ! :D

tềthiên
01-05-2009, 10:47
Vua Quang Trung mà không chết sớm thì có khi đất Lưỡng Quảng đã về tay ta rồi còn gì.
Vua tôi bên Tung Của sợ Quang Trung đến vãi cả đái ra ấy chứ! :D

Nghe nói có giả thuyết cho rằng vua Quang Trung bị Tàu khựa đầu độc.

Hồi đó sau khi Vua Quang Trung đại thắng quân Thanh, đuổi hết lũ khựa về nước thì nhà Thanh có mang tặng cho vua một bộ Hoàng bào rất đẹp. Vua rất thích và bận miết, một thời gian ngắn sau thì bị bệnh chết. Có thể do khựa tẩm thuốc độc vào áo.

Nghe sao giông giống như vụ vừa rồi Úc phát hiện trong chăn, ra, gối, nệm của Trung của nhiễm chất độc ấy nhỉ.

huongct
01-05-2009, 11:06
Tôi thấy vua Quang Trung tài quân sự thì ai cũng phục rồi, nhưng còn cái tài trị tề gia trị quốc thì ẹ quá. Ông ấy không thể giải quyết được sự tranh chấp trong gia đình, mầm móng mất đoàn kết cứ âm ỉ. Đáng lẽ sau khi nắm quyền, ông ta phải lấy đức mà phục người, cụ thể là hoàng thất nhà Nguyễn. Tiếc là cứ đi theo vết xe đổ của tiền nhân khi đuổi cùng giết tận hoàng thất nhà Nguyễn, đến nỗi vua Gia Long ôm hận, quyết chí phục cừu. Bên cạnh đó chính những hành vi truy sát như vậy vô hình chung làm người dân miền nam không hài lòng. Vì thế Vua Gia Long đã được dân chúng chở che, sóng sót một cách ngoạn mục. Để sau này là cái họa diệt vong của nhà Tây Sơn.

tềthiên
01-05-2009, 11:27
Tôi thấy vua Quang Trung tài quân sự thì ai cũng phục rồi, nhưng còn cái tài trị tề gia trị quốc thì ẹ quá. Ông ấy không thể giải quyết được sự tranh chấp trong gia đình, mầm móng mất đoàn kết cứ âm ỉ. Đáng lẽ sau khi nắm quyền, ông ta phải lấy đức mà phục người, cụ thể là hoàng thất nhà Nguyễn. Tiếc là cứ đi theo vết xe đổ của tiền nhân khi đuổi cùng giết tận hoàng thất nhà Nguyễn, đến nỗi vua Gia Long ôm hận, quyết chí phục cừu. Bên cạnh đó chính những hành vi truy sát như vậy vô hình chung làm người dân miền nam không hài lòng. Vì thế Vua Gia Long đã được dân chúng chở che, sóng sót một cách ngoạn mục. Để sau này là cái họa diệt vong của nhà Tây Sơn.

Dù lịch sử bây giờ ca ngợi nhà Tây Sơn. Thực chất thì thời đó nhà Nguyễn được lòng dân chúng hơn nhà Tây Sơn.
Quân Tây Sơn thời đó bị coi là quân tàn ác, hà khắc nhất đối với dân chúng và cả với quân đội của mình.

megafun.vn
01-05-2009, 12:16
Một vị vua anh minh không thể dùng cách diệt cùng giết tận hoàng thất nhà Nguyễn như vậy được!
Việc nhà Nguyễn sau này trả thù cũng thế. Oan oan tương báo! Đến kiếp nào mới hết!

"Lấy dân làm gốc" luôn luôn đúng trong mọi thời đại và trong mọi hoàn cảnh lịch sử!

Phải đoàn kết để đề phòng bọn Chai-nôn chứ lol

bothuocla
01-05-2009, 17:18
Cảm ơn các bác đã cung cấp rất nhiều thông tin bổ ích. Nhưng đọc đến đoạn Trường Sa và Hoàng sa, có một chỗ em thật sự không hiểu, tại sao qua báo chí, qua tivi lại không hề động đến vấn để này nhĩ, có chăng cũng rất hời hợt (một vài tuyên bố lẻ tẻ). Chỗ khác thì em không biết, chứ chỗ em hầu như chẳng ai biết về vấn đề này. Đành rằng chúng ta yếu hơn thì phải nhịn, nhưng phải cho con cháu đời sau biết chứ, chắc vài thế hệ sau, sẽ chẳng ai nhớ VN đã từng có Hoàng Sa híc híc

Osama Binladen
01-05-2009, 17:56
@bothuocla: các báo đăng ầm ỉ rồi đó bạn, đặc biệt là vietnamnet. Tivi 2 tháng nay cũng liên tục nhắc đến, các tỉnh Khánh Hòa, Đà Nẵng đã cho học sinh học sử Hoàng Sa. Đà nẵng thành lập huyện đảo Hoàng Sa...

Mr_zoro
14-05-2011, 15:58
Đời Trần , Thoát Hoan đánh Đại Việt thì đánh chăm pa trước , tạo thành gọng kìm để đánh bại nhà Trần , miền Nam theo bản đồ thời Trần lúc đó toàn bộ của ChămPa ! Vậy NH vào tiến về phía nam thì lịch sử gọi là đi " khai hoang " hay đi " xâm lược , chiếm đóng " thì chính xác hơn nhĩ ? hay 2 từ đó dùng lúc đó không hợp thời ?

Dennis Bergkamp
14-05-2011, 16:23
Đời Trần , Thoát Hoan đánh Đại Việt thì đánh chăm pa trước , tạo thành gọng kìm để đánh bại nhà Trần , miền Nam theo bản đồ thời Trần lúc đó toàn bộ của ChămPa ! Vậy NH vào tiến về phía nam thì lịch sử gọi là đi " khai hoang " hay đi " xâm lược , chiếm đóng " thì chính xác hơn nhĩ ? hay 2 từ đó dùng lúc đó không hợp thời ?

Thật ra lịch sử của miền Nam thì tồn tại lâu đời hơn cả lịch sử nước Vietnam! Dĩ nhiên lịch sử nước Vietnam là tính lịch sử thống nhất cả 3 miền chứ không tính lịch sử của cả Tonkin (Bắc Kỳ Quốc) vào nhé.

Khởi thủy của Nam Kỳ Quốc bắt nguồn từ sự "khai hoang, khai phá" của nhân dân Bắc Kỳ Quốc. Mãi cho đến khi 1698 thì nhân dân Bắc Kỳ Quốc mới chính thức thiết lập sự cai trị của họ trên lãnh thổ cho đến khi được thừa kế bởi các chúa Nguyễn. Sự tồn tại của Nam Kỳ Quốc sơ khai được giữ vững gần 120 năm cho đến khi cả Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ được hợp nhất dưới 1 ngọn cờ bởi nhà Nguyễn. Vào năm 1854 thì Nam Kỳ bị Imperial France Empire xâm chiếm và lập nên xứ CochinChina với tên gọi và quốc kỳ riêng

Xứ Cochinchina tồn tại từ 1862 đến 1954 thì sau hiệp định Geneva đổi tên thành nước cộng hòa miền Nam Vietnam. Sau 1975 thì lại trở về 1 bộ phận của Vietnam.

Như thế, lịch sử của Nam Kỳ Quốc độc lập đã tồn tại gần 230 năm, trong khi lịch sử thống nhất của cả Vietnam chỉ trên dưới khoảng 100 năm.

:punk::punk::punk:

onggia9999
14-05-2011, 22:00
Thật ra lịch sử của miền Nam thì tồn tại lâu đời hơn cả lịch sử nước Vietnam! Dĩ nhiên lịch sử nước Vietnam là tính lịch sử thống nhất cả 3 miền chứ không tính lịch sử của cả Tonkin (Bắc Kỳ Quốc) vào nhé.

Khởi thủy của Nam Kỳ Quốc bắt nguồn từ sự "khai hoang, khai phá" của nhân dân Bắc Kỳ Quốc. Mãi cho đến khi 1698 thì nhân dân Bắc Kỳ Quốc mới chính thức thiết lập sự cai trị của họ trên lãnh thổ cho đến khi được thừa kế bởi các chúa Nguyễn. Sự tồn tại của Nam Kỳ Quốc sơ khai được giữ vững gần 120 năm cho đến khi cả Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ được hợp nhất dưới 1 ngọn cờ bởi nhà Nguyễn. Vào năm 1854 thì Nam Kỳ bị Imperial France Empire xâm chiếm và lập nên xứ CochinChina với tên gọi và quốc kỳ riêng

Xứ Cochinchina tồn tại từ 1862 đến 1954 thì sau hiệp định Geneva đổi tên thành nước cộng hòa miền Nam Vietnam. Sau 1975 thì lại trở về 1 bộ phận của Vietnam.

Như thế, lịch sử của Nam Kỳ Quốc độc lập đã tồn tại gần 230 năm, trong khi lịch sử thống nhất của cả Vietnam chỉ trên dưới khoảng 100 năm.

:punk::punk::punk:

Đề nghị lão Bẹc hoặc dẩn nguồn, hoặc lão chứng minh được tự mình phát hiện căn cứ trên những bằng chứng cụ thể, hợp lý.

Culytruong
14-05-2011, 22:33
Ai có thể giải thích rỏ hơn ý Bặc Cám muốn nói cái gì không ?

Dennis Bergkamp
15-05-2011, 02:55
Ý của thằng Bặc Cám đó chỉ là nó giới thiệu về lịch sử của vùng đất, con người sinh sống ở Miền Nam Việt Nam hiện nay, em đọc và hiểu vậy.

thaychuastudio
15-05-2011, 09:26
Ai có thể giải thích rỏ hơn ý Bặc Cám muốn nói cái gì không ?

ý nói, trước đó làm đíu gì Việt Nam có cái gọi là Miền Nam

Arkain
15-05-2011, 11:30
Đời Trần , Thoát Hoan đánh Đại Việt thì đánh chăm pa trước , tạo thành gọng kìm để đánh bại nhà Trần , miền Nam theo bản đồ thời Trần lúc đó toàn bộ của ChămPa ! Vậy NH vào tiến về phía nam thì lịch sử gọi là đi " khai hoang " hay đi " xâm lược , chiếm đóng " thì chính xác hơn nhĩ ? hay 2 từ đó dùng lúc đó không hợp thời ?

Lão này chậm tiêu quá! Cứ mỗi khi dân tộc Việt ta xua quân đi nơi khác thì sách Sử của ta tôn vinh lên là "mở mang bờ cõi", còn khi nào là dân khác đến chiếm nước mình thì mới chửi là "đô hộ" nghe chửa! Đúng theo cái thói chơi chữ "bọn giặc hèn nhát cúp đuôi bỏ chạy" còn "quân ta nhanh trí rút lui để bảo toàn lực lượng" ấy mà!

Làm người Miền Nam có đầu óc mà phải ngồi nghe mấy ông thầy gốc Bắc thao thao bất tuyệt về cái gì gọi là "xâm lược", cái gì là "giải phóng" thì có lẽ còn chưa khốn nạn bằng con cháu người Chàm ngày xưa phải ngồi nghe các ông đồ người Việt huênh hoang về các chiến công rực rỡ của dân tộc Đại Việt ta khi "mở mang bờ cõi giang sơn", như là hoàng hậu Mỵ Ê quyết trầm mình xuống sông Châu Giang tự tử chứ không để cho Lý Thái Tông mang về Thăng Long làm nhục, hay là Lê Thánh Tông tấn công thành Vijaya bắt 30,000 thiếu nữ người Chàm về cho quân lính Đại Việt tiêu khiển thư giãn, vv.vv.

Kẻ nào mà nhai đi nhai lại cái câu "dân tộc Việt Nam ta xưa nay là dân tộc chuộng hòa bình" mà tin là thật thì chắc chắn là hạng dốt sử đệ nhất đẳng!

Dennis Bergkamp
15-05-2011, 14:43
Lão này chậm tiêu quá! Cứ mỗi khi dân tộc Việt ta xua quân đi nơi khác thì sách Sử của ta tôn vinh lên là "mở mang bờ cõi", còn khi nào là dân khác đến chiếm nước mình thì mới chửi là "đô hộ" nghe chửa! Đúng theo cái thói chơi chữ "bọn giặc hèn nhát cúp đuôi bỏ chạy" còn "quân ta nhanh trí rút lui để bảo toàn lực lượng" ấy mà!

Làm người Miền Nam có đầu óc mà phải ngồi nghe mấy ông thầy gốc Bắc thao thao bất tuyệt về cái gì gọi là "xâm lược", cái gì là "giải phóng" thì có lẽ còn chưa khốn nạn bằng con cháu người Chàm ngày xưa phải ngồi nghe các ông đồ người Việt huênh hoang về các chiến công rực rỡ của dân tộc Đại Việt ta khi "mở mang bờ cõi giang sơn", như là hoàng hậu Mỵ Ê quyết trầm mình xuống sông Châu Giang tự tử chứ không để cho Lý Thái Tông mang về Thăng Long làm nhục, hay là Lê Thánh Tông tấn công thành Vijaya bắt 30,000 thiếu nữ người Chàm về cho quân lính Đại Việt tiêu khiển thư giãn, vv.vv.

Kẻ nào mà nhai đi nhai lại cái câu "dân tộc Việt Nam ta xưa nay là dân tộc chuộng hòa bình" mà tin là thật thì chắc chắn là hạng dốt sử đệ nhất đẳng!

Cái đó chưa khốn nạn bằng cái truyền thống nghìn năm của dân tộc Việt là cứ hễ tiếm quyền được thì người lãnh đạo/vị vua đời này thì y như rằng sẽ đào mả cả tổ tông, đốt sách chôn nho, phủ định tất tần tật những thành quả cho dù rõ ràng nhất của các triều đại trước.

Nhìn cách con cháu nước Việt đối xử với vua Bảo Đại với con cháu dân tộc Tung Quỡ đối xử với hoàng đế Puyi (溥仪) khác nhau 1 trời 1 vực...

Culytruong
15-05-2011, 19:51
ý nói, trước đó làm đíu gì Việt Nam có cái gọi là Miền Nam

Thì ra là ý này.

Củng bình thường thôi mà

Trên thế giới quốc gia nào hình thành mà không do đánh đấm thâu tóm đất đai chắc là rât ít.

thaychuastudio
15-05-2011, 21:25
Cái đó chưa khốn nạn bằng cái truyền thống nghìn năm của dân tộc Việt là cứ hễ tiếm quyền được thì người lãnh đạo/vị vua đời này thì y như rằng sẽ đào mả cả tổ tông, đốt sách chôn nho, phủ định tất tần tật những thành quả cho dù rõ ràng nhất của các triều đại trước.

Nhìn cách con cháu nước Việt đối xử với vua Bảo Đại với con cháu dân tộc Tung Quỡ đối xử với hoàng đế Puyi (溥仪) khác nhau 1 trời 1 vực...

Nói chi xa rứa?

mấy cái sách sử trước 75. Tìm lòi mắt ở mí tiệm sách cũ cũng không ra cái cần đọc.

Thằng cu dạo này học được mấy chữ rồi về dọa nhau dữ !! :innocent:

lqkhoi
15-05-2011, 21:32
Nói chi xa rứa?

mấy cái sách sử trước 75. Tìm lòi mắt ở mí tiệm sách cũ cũng không ra cái cần đọc.

Thằng cu dạo này học được mấy chữ rồi về dọa nhau dữ !! :innocent:

Dạo này có đến 2 thằng Bẹc lận. mài là thằng nào rứa?

Nói chi xa chạy qua cái thread HMong rùi thử đứng suy nghĩ kiểu ko phải là một người Việt xem?


Sent from my iPad using Tapatalk

thuongshoo
15-05-2011, 23:08
theo tui biết thì mấy nước xiêm, ai lao, chăm pa đều không hiền như ta nghĩ. Mấy nước đó óanh lộn liên miên, và óanh Đại Việt cũng vậy! Có thời, chăm pa đồng minh với Tàu óanh Đại Việt luôn! Mình không đánh Tàu nhưng Tàu đánh hoài. Nhất là Pháp và Mỹ là 2 thằng cực kì vô duyên. Cách nửa vòng trái đất. Chắc mắc nợ tổ cha nó mà cũng qua đây đánh luôn!

bachnga
16-05-2011, 07:40
theo tui biết thì mấy nước xiêm, ai lao, chăm pa đều không hiền như ta nghĩ. Mấy nước đó óanh lộn liên miên, và óanh Đại Việt cũng vậy! Có thời, chăm pa đồng minh với Tàu óanh Đại Việt luôn! Mình không đánh Tàu nhưng Tàu đánh hoài. Nhất là Pháp và Mỹ là 2 thằng cực kì vô duyên. Cách nửa vòng trái đất. Chắc mắc nợ tổ cha nó mà cũng qua đây đánh luôn!

http://us.i1.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/emoticons7/21.gif

Arkain
16-05-2011, 13:02
theo tui biết thì mấy nước xiêm, ai lao, chăm pa đều không hiền như ta nghĩ. Mấy nước đó óanh lộn liên miên, và óanh Đại Việt cũng vậy! Có thời, chăm pa đồng minh với Tàu óanh Đại Việt luôn! Mình không đánh Tàu nhưng Tàu đánh hoài. Nhất là Pháp và Mỹ là 2 thằng cực kì vô duyên. Cách nửa vòng trái đất. Chắc mắc nợ tổ cha nó mà cũng qua đây đánh luôn!


http://www.donkdown.com/forum/images/smilies/facepalm5.gif

uglygirl11
16-05-2011, 14:19
theo tui biết thì mấy nước xiêm, ai lao, chăm pa đều không hiền như ta nghĩ. Mấy nước đó óanh lộn liên miên, và óanh Đại Việt cũng vậy! Có thời, chăm pa đồng minh với Tàu óanh Đại Việt luôn! Mình không đánh Tàu nhưng Tàu đánh hoài. Nhất là Pháp và Mỹ là 2 thằng cực kì vô duyên. Cách nửa vòng trái đất. Chắc mắc nợ tổ cha nó mà cũng qua đây đánh luôn!

Ý bạn là sao,nói rõ hơn được không,đọc hết 8 trang không có gì tự nhiên thấy câu của bạn nó sao sao á.

tangqiying
24-05-2011, 11:21
haizzz...
"dân tộc Việt Nam yêu chuộng hoà bình"
rồi cái gì 3s: smile, rồi gì có thêm 2 chữ tiếng Anh có chữ S phía trước, nói lên sự thân thiện cởi mở gì đó...

đó chỉ là ngôn ngữ của bọn du lịch quảng bá thôi :D

chứ ngày xưa phong kiến, đất nước nào mà chẳng có ý đồ "mở mang bờ cõi" với nhau. tuỳ vào điều kiện và thời cơ thôi :D

và kẻ thua người thắng đều có luận điệu cho riêng mình.

onggia9999
30-05-2011, 17:52
Nhạy cảm quá thì phải, ko dám đọc. lol

acaxomcui
01-06-2011, 09:44
Nhạy cảm quá thì phải, ko dám đọc. lol

Vậy thì tìm đọc chỉ thị 100/bbttwđ.Nhẹ nhàng hơn nhiều.

lennel
08-07-2011, 22:18
lâu lâu coi lại thấy hay quá


.

lennel
14-07-2011, 14:46
Cây Dã hương hơn 500 tuổi và sự tích gắn liền với người con gái họ Ngô


Nguồn gốc cây thần

http://img.news.zing.vn/img/611/t611390.jpg


Tương truyền ở làng Dương Phạm, Yên Nhân, Ý Yên, Nam Định trước kia có đôi vợ chồng quanh năm làm nghề mò cua, bắt ốc.

Chồng là Ngô Công Tước, vợ là Nguyễn Thị Thái. Vào một ngày nọ, người vợ bỗng thấy cơ thể có sự thay đổi bất thường.

Đêm đó, hai vợ chồng đi ngủ thì thấy ánh hào quang rực rỡ phát ra trong phòng.


Kể từ đó, người vợ mang thai và sau 18 tháng đẻ ra một cô con gái chân dung khác thường, đẹp như ngọc nữ trong tranh.

Họ đặt tên con là Ngô Thị Nữ Hoằng, càng lớn Nữ Hoằng càng xinh đẹp, nết na, thông thạo chữ nghĩa,

đặc biệt, cô có tài thêu thùa, ca hát nức tiếng quanh vùng.




Mùa xuân năm 1468, Nữ Hoằng tròn 19 tuổi.

Một lần, trong lúc cô đang cùng đám con gái trong làng đi cắt cỏ bên sông, bỗng thấy có chiếc thuyền Rồng của nhà vua đi qua.

Lúc này vua Lê Thánh Tông vừa đi đánh giặc tại Chiêm Thành về, đang đi du ngoạn bên sông.

Khi đi qua đám con gái, một anh lính trên thuyền cất lời trêu rằng “Hỡi cô cắt cỏ bên sông, có ngự thuyền Rồng anh đón đi chơi”.

Tức thì Nữ Hoằng đối lại ngay “Tay cầm bán nguyệt xênh xang, lòng em cũng muốn mở mang cơ đồ”.


Câu đối lưu loát lọt vào tai nhà Vua, người liền vén rèm ra xem dung nhan của cô gái thông minh ra sao.

Vừa nhìn thấy Ngô Thị Nữ Hoằng, nhà vua đã không khỏi sững sờ trước vẻ đẹp như tiên giáng trần của cô.

Đặc biệt vua Lê Thánh Tông còn ngạc nhiên vì trên đầu của Nữ Hoằng luôn có đám mây đi theo để che nắng, che mưa.

Biết đây chẳng phải người thường, nhà vua vô cùng sủng ái đón cô vào cung và phong làm Nhị Vị Cung phi.

Tuy nhiên, sau khi vào cung, rà soát lại đời cha ông, nhà vua mới hay biết

Nữ Hoằng vốn có tích chung huyết thống với mình, không được phép chung chăn gối.

Bởi vậy, vua Lê Thánh Tông phong cho Nữ Hoằng làm Đức Chúa Hoàng Cô, Đô Tư Phán Xứ Hậu, chuyên dạy dỗ các công chúa.



Đức Chúa Hoàng Cô lâm bệnh và qua đời.

Theo di nguyện bà để lại, nhà vua mang 1 quan tài vàng, 7 quan tài bạc cùng quan tài chứa thi thể của bà về quê hương an táng.


Tuy nhiên, khi lính nhà vua vừa đặt chân đến làng Dương Phạm bỗng trời nổi cơn giông bão,

mây đen vần vũ, mưa như trút nước, quân lính phải dựng lều trại đợi cơn phong ba đi qua.

Sớm hôm sau, nhà vua đi ra nơi đặt linh cữu bà Nữ Hoằng thì đã thấy đất đùn to như một đống mối, chen kín gần hết quan tài.


http://img.news.zing.vn/img/614/t614280.jpg


Nơi đặt linh cữu của Đức Chúa Hoàng Cô, trước kia được xây bằng đá cổ, sau bị đập phá và mới được người dân tôn tạo



....


Bí ẩn quanh gốc dã hương hơn 500 tuổi



Ở làng Dương Phạm, Yên Nhân, Ý Yên, Nam Định, không ai là không biết về cây dã hương có tuổi đời hơn 500 tuổi và xung quanh đó là bao giai thoại ly kỳ, bí ẩn.


....

Đôi bạch xà và cây thần dược

Nghe tưởng như chuyện bịa đặt, ấy vậy khi hỏi bất kỳ ai ở làng Dương Phạm, Yên Nhân, Ý Yên, Nam Định họ đều biết về đôi bạch xà ngụ ở gốc cây dã hương ở đền Hoàng Cô.

Nhiều người từng tận mắt trông thấy đôi rắn to màu trắng, có mào đỏ trên đầu dài khoảng hai mét rưỡi.

Ông Nguyễn Công Thâu người thủ nhang luôn túc trực tại đền quả quyết “tôi đã nhiều lần trông thấy hai ông rắn,

nhưng có một điều đặc biệt là đôi bạch xà rất hiền lành, ngay cả khi tôi tới gần cũng không bị tấn công hay gây nguy hiểm gì hết”.


...

Nhiều người ở Dương Phạm cho rằng đó là đôi rắn thần đền thờ Hoàng Cô và chúng có nguồn gốc cùng với cây dã hương.

Hiện nay, trong điện thờ Hoàng Cô cũng có tượng vải đôi bạch xà ở hai bên tả hữu của bà chúa Ngô Thị Nữ Hoằng.

Chính vì thấy được sự linh thiêng của cây dã hương, nhiều người dân sinh sống quanh vùng thường hay đến khấn vái coi đây như một niềm tin tinh thần quý báu.

Một số người bị ốm đến xin lá cây dã hương về cho vào nước đun, rót ra cốc nêm mấy hạt muối vào uống thì bỗng thấy cơ thể khỏe mạnh lạ thường.

Có người bị mắc bệnh ngoài da dùng lá dã hương pha với nước để tắm cũng lành bệnh.

Người bị sốt, bị cảm thường hay đến đền thánh xin lá rồi về cho vào nước nóng xông hơi thì thấy người nhẹ nhõm, tinh thần sảng khoái.

Đàn ông trong làng Dương Phạm hay đợi cây dã hương ra quả, ra khấn đền bà Hoàng Cô,

sau đem quả về tách hạt ra bỏ vào rượu ngâm uống, quanh năm không biết đau ốm là gì.

Không biết là chuyện hoang đường hay đáng tin nhưng từ bao đời nay, cây dã hương đã trở thành một cây thần trong lòng mỗi người dân làng Dương Phạm.


...

Những tai nạn khó hiểu

Việc cây dã hương xuất hiện tại làng Dương Phạm vốn đã là một điều lạ lùng, không những thế tại đây còn lưu truyền rất nhiều những câu chuyện kỳ lạ mà đến giờ chưa ai giải thích được.

Và cũng chính những điều lạ thường đã tạo nên sự linh thiêng của dã hương đại thụ ở đền Hoàng Cô.

Ông Thâu, người trông coi đền thờ cho biết, nói về chuyện kì bí xảy ra xung quanh ngôi đền thì nhiều vô số,

nhưng kể ra nhiều người lại nghĩ bày chuyện ma quỷ, mê tín.
Chỉ xin kể những câu chuyện người thật, việc thật mà ông tận mắt chứng kiến.



"Năm 1960, một người thợ xây tên Uẩn nhà ở ngay sát đền thờ Hoàng Cô, khi làm nhà đã chiếm vào đất miếu,

nhiều người khuyên can không nghe, Uẩn vẫn cứ làm. Sau đó ít lâu, từ một người khỏe mạnh, Uẩn bỗng trở nên ngớ ngẩn, chẳng còn biết gì nữa.


Đến năm 1971, ở làng có người tên Nguyễn Văn Thành, đi kéo lúa ngoài đồng,

lúc về thấy có con chim sâu trên cây dã hương mới cầm hòn đất ném, hòn đất bay thẳng vào đền Hoàng Cô,

tức thì cánh tay Thành đang nhiên gẫy gập, mang đi bệnh viện băng bó nhưng không khỏi mà còn sưng phù lên.

Bấy giờ người nhà Thành mới đưa đến đến làm lễ, vái tạ, một thời gian sau thì cánh tay Thành trở lại lành lặn.

Hiện ông Thành vẫn đang sinh sống tại làng Dương Phạm", ông Thâu liệt kê chi tiết.



Khó hiểu hơn là câu chuyện có người làng Dương Phạm to gan vác dao trèo lên cây dã hương chặt ba cành to đem đi bán.

Một thời gian sau, trong một lần đi xe máy, người này đâm vào chính gốc dã hương và thiệt mạng.



Năm 1984, có ông chủ tịch xã cầm súng đứng dưới gốc cây dã hương bắn hai phát súng, hai năm sau đang ngồi làm việc bỗng ộc máu mồm mà chết.


Trẻ con quanh làng nhiều đứa ngổ ngáo đi vào đền trèo cây, bẻ cành, hái lá thì trở nên ngớ ngẩn,
phải đến khi thắp hương khấn vái ở đền Hoàng Cô mới trở lại bình thường. Trâu bò không trông để vào đền phá phách thì tức khắc mấy hôm sau tự nhiên con thì ốm, con thì chết ".

Chính những điều xảy ra trên đã khiến cây dã hương và đền thờ Hoàng Cô trở nên uy linh lạ thường, không ai dám xâm phạm hay có ý phá phách."

Ông Dương Xuân Đáp, phó chủ tịch UBND xã Yên Nhân cũng cho rằng, có quá nhiều điều kỳ bí ngẫu nhiên,
khó có thể giải thích và đã tạo nên sự uy nghiêm của cây cổ thụ đại lão mộc tại đây.

Những cái chết kỳ bí, những hiện tượng không ai giải thích nổi mỗi ngày một nhiều xung quanh gốc cây ấy.
Đến tận bây giờ chưa ai có thể lý giải những sự kỳ bí ấy dưới góc độ khoa học, hay mặt tâm linh.


nguon:zing.vn

.

The Old Man
16-07-2011, 11:23
Người có trí khôn có suy nghỉ mà đi phá phách nơi thờ phượng thì bị bà Hoàng Cô vật là phải. Nhưng trâu bò nào có biết suy nghỉ phải trái mà lở đi vào đền củng bị vật chết thấy củng kỳ kỳ.

Thắc mắc:
Sao bà không vật chết mấy thằng chăn trâu chăn bò mà lại vật chết trâu bò vô tội?

acaxomcui
16-07-2011, 16:26
Người có trí khôn có suy nghỉ mà đi phá phách nơi thờ phượng thì bị bà Hoàng Cô vật là phải. Nhưng trâu bò nào có biết suy nghỉ phải trái mà lở đi vào đền củng bị vật chết thấy củng kỳ kỳ.

Thắc mắc:
Sao bà không vật chết mấy thằng chăn trâu chăn bò mà lại vật chết trâu bò vô tội?

Vật chết trâu bò cũng phải già ơi!Chết trâu bò là chủ nó mất của.Khổ không nào?Trâu bò chết cũng là hóa kiếp nó.

emdichuahuong
20-07-2011, 14:59
bạn muốn tìm tuổi thơ quốc văn giáo lên google mình thấy ở đâu đó có mà

đồng đồng
09-11-2011, 07:12
Nguồn gốc tấm bản đồ bằng bạc tại Dinh III Bảo Đại

......



Trong hệ thống dinh thư tại Đà Lạt, Dinh III hiện còn lưu giữ được khá nguyên vẹn những vật dụng của gia đình Bảo Đại, trong đó phải kể đến một tấm bản đồ Việt Nam được làm bằng bạc với những đường nét hết sức tinh vi, tỉ mỉ.

Theo các tài liệu ghi lại, mặc dù mỗi năm vua Bảo Đại chỉ đưa gia đình lên Đà Lạt vài lần để nghỉ ngơi, săn bắn, nhưng vốn là một người thích ngao du đây đó, nhất là chơi thể thao và săn bắn dài ngày trong rừng sâu, năm 1933 Bảo Đại đã bắt đầu cho xây dựng Dinh III trên đỉnh đồi Ái Ân – nơi có địa thế cao, đẹp bậc nhất Đà Lạt, đến năm 1938 thì hoàn thành.


http://bee.net.vn/dataimages/201110/original/images786449_Toan_canh_Dinh_III.JPG


Toàn cảnh Dinh III Đà Lạt được Bảo Đại cho xây dựng vào năm 1933



Từ thuở nhỏ, Bảo Đại đã được cha mình là vua Khải Định đưa sang Pháp sinh sống và học tập nên ông chịu ảnh hưởng rất lớn bởi bền giáo dục và văn hóa phương Tây. Do vậy, sau khi được cha truyền ngôi, Bảo Đại chấp nhận sự “bảo hộ” của nước Pháp, coi Pháp là “bảo mẫu”, ông cũng là người được nước Pháp nuôi và trả lương.

Từ khi Bảo Đại lên nắm quyền, nước ta hoàn toàn phụ thuộc vào Pháp về mọi mặt, Bảo Đại chỉ còn mang tính chất nhà vua tượng trưng cho một nước, hầu hết mọi công việc quan trọng đều do người Pháp quyết định. Sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai, Bảo Đại lại được người Pháp mời về làm Quốc trưởng.

Thấy được vân mệnh của đất nước đang lâm nguy dưới tay Quốc trưởng Bảo Đại, năm 1952, nhân dịp sinh nhật lần thứ 40 của Quốc trưởng những sinh viên có tấm lòng yêu nước của Việt Nam đang học tập tại Pháp đã cùng nhau đặt thợ làm một bản đồ bằng bạc gửi về Việt Nam tặng Bảo Đại.


http://bee.net.vn/dataimages/201110/original/images786450_Ban_do_bang_bac_tai_Dinh_III_Dalat.JP G

Tấm bản đồ được làm bằng bạc rất tỷ mĩ của sinh viên Việt Nam học tập tại Pháp làm tặng Bảo Đại nhân dịp sinh nhật ông lần thứ 40




Bản đồ được “vẽ” rất công phu, tỷ mỉ, chất liệu hoàn toàn bằng bạc được đặt trong một khung gỗ chắc chắn. Những chỗ có địa hình núi cao như Trung du miền núi phía Bắc, mạn phía Tây nới có đường biên giới giáp với Lào và Campuchia được dát bạc dày và cao hơn những khu vực đồng bằng.

Riêng ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long là nơi chuyên canh tác cây lúa có biểu tượng người đang cấy, con trâu đi bừa. Những vùng trồng nhiều dừa như Bình Định, Phú Yên, Bến Tre được khảm bạc hình hai cây dừa song song.

Cố đô Huế và Sài Gòn được thể hiện bằng những hình ảnh cụ thể trên bản đồ đó là những tòa nhà, cung đình - là những hình ảnh tiêu biểu của mỗi địa phương. Ngoài ra, trên biển còn được “vẽ” những chiếc thuyền của ngư dân đang đánh bắt cá và thuyền thương lái đi lại buôn bán giao thương…

Để hàm ý nhắc nhở Quốc trưởng Bảo Đại không nên quá phụ thuộc vào người Pháp, bên ngoài tấm bản đồ này những sinh viên Việt Nam tại Pháp còn khắc 4 chữ “Độc Lập - Thống Nhất” trên nền chữ có 3 sọc màu đỏ (màu cờ dưới thời Quốc trưởng Bảo Đại).

Tấm bản đồ là những đường nét hết sức tỉ mỉ, cầu kỳ với đầy đủ biểu tượng của mọi vùng miền trên đất nước ta đã tại thành một bức tranh sống động, rất ấn tượng.

nguon:bee.net

lennel
19-07-2012, 22:21
Kết cục bi thảm của những nàng công chúa VN



Sinh ra trong gia đình hoàng tộc, cứ tưởng cuộc sống, tình yêu luôn là màu hồng... nào ngờ có những nàng công chúa lại quá bất hạnh.


Sử sách chép rằng, trong số ba công chúa của Vua Đinh Tiên Hoàng (trừ Minh Châu và Phất Ngân) thì Phất Kim mang số phận tủi buồn nhất. Cô được vua cha sắp xếp gả cho sứ quân hàng đầu dòng dõi quý tộc Ngô Nhật Khánh nhằm thu phục dưới trướng.

"Tướng quân Ngô Nhật Khánh là người thao lược vào bậc nhất nhưng chưa thực sự tận trung vì sự nghiệp của cha, giặc Tống và Giặc Chiêm đang lăm le bờ cõi, nếu được Nhật Khánh giúp thêm vây cánh thì Đại Cồ Việt ta còn gì bằng... Cha muốn con ưng thuận lời thỉnh cầu của Nhật Khánh, để lấy tình phu phụ thuyết phục Nhật Khánh giữ trọn đạo hiếu trung”, Vua Đinh dạy bảo công chúa.

http://img-hn.24hstatic.com/upload/3-2012/images/2012-07-18/1342585096-den-chua1.jpg

Đền thờ Công chúa Phất Kim ở cố đô Hoa Lư

Tuy nhiên, theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Nhật Khánh là bà con của Ngô Tiên Chúa (tức Ngô Quyền), lúc nào cũng nuôi chí phục thù, mong dựng lại cơ đồ nhà Ngô... Một hôm, sau khi nhận được mật thư của vua Chiêm thông báo sẵn sàng chu viện binh lính đánh Đại Cồ Việt, Ngô Nhật Khánh đem vợ chạy sang Chiêm Thành.

Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết: "Ngô Nhật Khánh dẫn vợ là công chúa của Đinh Tiên Hoàng đi trốn. Tới cửa biển Nam Giới (tức là cửa Sót, nằm ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay), hắn rút dao bên mình ra, xẻo má vợ mà kể tội: Cha mày đã lừa gạt để ức hiếp mẹ con ta. Ta có đâu lại vì mày mà bỏ qua tội ác của cha mày. Thôi, mày hãy trở về, ta sẽ một thân một mình đi tìm ai có thể cứu được ta đây...". Nói xong, vị phò mã của vua Đinh sang thuyền chiến cạnh đó hối thúc quân chèo, bỏ lại lâu thuyền công chúa và những nữ hầu.

Phất Kim được đưa về kinh thành Hoa Lư chạy chữa thuốc men, tuy vết thương trên mặt đã lành, nhưng vết sẹo trên má không bao giờ có thể làm nguôi được nỗi đau đớn, tủi nhục trong lòng của một người vợ có chồng là tướng quốc, là phò mã, mà lại theo giặc ngoại bang để chống lại vua cha. Cuối cùng, công chúa út đã xuống tóc, đi tu trong một ngôi chùa ở Kinh thành Hoa Lư.

Thế nhưng, họa vô đơn chí! Trong lúc nỗi đau đớn tuyệt vọng lên đỉnh điểm thì vua cha và anh cả Đinh Liễn lại bị nghịch thần là Đỗ Thích sát hại. Lê Hoàn cùng hoàng hậu Dương Vân Nga lên làm nhiếp chính. Giữa lúc ấy, Phất Kim lại nghe tin Ngô Nhật Khánh và vua Chiêm Thành dẫn hơn một nghìn chiến thuyền thuỷ quân xuất chinh theo hai cửa biển Đại Ác và Thần Phù vào đánh Đại Cồ Việt thì bị phong ba nổi lên, nhấn chìm hết cả thuyền bè và bị chết đuối. Công chúa càng trở nên đau đớn, xót xa và tủi nhục đến tuyệt vọng. Bà nhảy xuống giếng nước lầu Vọng Nguyệt, phía tây bắc kinh thành Hoa Lư tự vẫn.

Cũng vì chữ tình, nhưng Huyền Trân Công chúa lại ở trong một tình cảnh khác. Để giữ hòa hảo giữa Đại Việt và Chiêm thành, Huyền Trân đã phải gạt bỏ mối tình trong sáng và thơ mộng với võ tướng Trần Khắc Chung để về làm vợ Vua Chế Mân.

Sách Việt sử giai thoại viết: "Tháng 6 năm Bính Ngọ (1306), thực hiện lời hứa trước đó của Thượng hoàng Trần Nhân Tông, Vua Trần Anh Tông đem Công chúa Huyền Trân gả cho Chế Mân. Đáp lại, Chế Mân cũng đã đem đất hai châu Ô và Lý - vùng tương ứng với phần phía Nam tỉnh Quảng Trị cộng với toàn bộ tỉnh Thừa Thiên ngày nay - dâng cho Đại Việt làm sính lễ.

Tháng 5 năm Đinh Mùi (1307), nghĩa là chỉ mới được mười một tháng kể từ khi Huyền Trân Công chúa về Chiêm quốc thì Chế Mân mất. Hay tin này, Trần Anh Tông vội sai quan Nhập nội Hành khiển Thượng thư Tả bộc xạ là Trần Khắc Chung, cùng với An phủ sứ Đặng Văn vào Chiêm thành để tìm cách cứu Huyền Trân Công chúa. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Theo tục lệ Chiêm Thành, hễ Vua mất thì Hoàng hậu phải lên giàn hỏa thiêu để chết theo. Vua biết thế, sợ Công chúa bị hại, bèn sai bọn Khắc Chung mượn cớ sang viếng tang, rồi nói, nếu hỏa táng Công chúa trước thì việc làm chay không có người chủ trương, chi bằng trước ra bờ biển chiêu hồn ở chốn ven trời, đón linh hồn (Chế Mân) cùng về rồi hãy lên giàn hỏa thiêu. Người Chiêm nghe theo. Ra biển, Khắc Chung dùng thuyền nhẹ, cướp lấy Công chúa đem về, rồi tư thông với Công chúa, đi đường biển loanh quanh chậm chạp, lâu ngày mới về đến kinh đô.

Vậy, kết cục mối tình giữa Huyền Trân Công chúa và Trần Khắc Chung thế nào? Từ buổi đó, vị võ tướng tài ba nhà Trần bỗng chốc... bại hoại danh tiếng vì dính tình mỹ nhân. Minh chứng là Hưng Nhượng Đại vương, tức Trần Quốc Tảng, con thứ của Trần Hưng Đạo, rất ghét Khắc Chung, mỗi khi thấy ông thì mắng phủ đầu rằng, thằng này là điềm chẳng lành đối với nhà nước, họ tên nó là Trần Khắc Chung và ba chữ này cũng có nghĩa là nhà Trần sắp mất đến nơi vì nó

http://img-hn.24hstatic.com/upload/3-2012/images/2012-07-18/1342585096-den-chua2.jpg
Chùa Đại Giác, còn gọi là Đại Giác cổ tự hay chùa Phật lớn (có tượng Di đà lớn), tọa lạc ở ấp nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa (Đồng Nai)





Còn với nàng Ngọc Anh, công chúa thứ 3 của Hoàng đế Gia Long thì tình yêu đơn phương với với nhà sư đầu tiên ở miền Nam được phong Quốc sư đã mang tới một kết cục thật bi thảm. Đến nay, chùa Đại Giác, còn gọi là Đại Giác cổ tự hay chùa Phật lớn (có tượng Di đà lớn) thuộc ấp nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) vẫn lưu truyền giai thoại về cuộc tình này.

Theo sử sách, Công chúa Ngọc Anh có nhan sắc chim sa cá lặn, nhưng lại nguyện không lấy chồng, mãi thành tâm ăn chay và tụng kinh niệm phật để cầu sự thái bình, thịnh trị cho triều đại nhà Nguyễn. Thế nhưng, khi gặp Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành, cô đã thầm yêu nhà sư và có ý định tìm mọi cách khiến nhà sư phá giới.

Để tránh duyên trần với nàng công chúa nhà Nguyễn, Thiền sư đã dùng Phật pháp ngày ngày giảng giải cho công chúa, với hi vọng cô sớm tỉnh ngộ mối tình oan trái này. Thậm chí, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành còn viện cớ trở về chùa Từ Ân (Gia Định) chịu tang sư phụ, rồi ở lại luôn. Song, dường như tình yêu càng không được đáp lại càng khiến con người ta ham muốn có bằng được, công chúa đã vào Gia Định để cúng dường chùa Từ Ân và Khải Tường, nhưng thực chất là muốn gặp người trong mộng.

Trong thời gian Công chúa ở chùa, mỗi sáng Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt đều phải đến hầu chuyện và cho đến một hôm, nhà sư bỗng dưng biến mất, khiến Công chúa cứ nằm trầm tư, buồn bã không thiết cả việc ăn uống. Rồi vì sức khỏe Công chúa ngày một sa sút, thị giả của nhà sư là sa di Mật Dĩnh sợ rằng, nếu Công chúa có mệnh hệ nào sẽ có hại cho chùa, nên đành phải tiết lộ là Thiền sư đã lên chùa Đại Giác ở Cù lao Phố để nhập thất hai năm.

Công chúa lại tìm đến nơi. Theo sách Lịch sử Phật giáo Đàng Trong, trước cửa thất đóng kín của Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt, Công chúa quì xuống, lễ ba lễ và thưa rằng: "Đệ tử sắp hồi kinh nên đến đây xin hòa thượng cho diện kiến lần chót trước khi lên đường". Không nghe thấy tiếng trả lời, Công chúa lại nài nĩ: "Bạch Hòa thượng, nếu Hòa thượng không tiện ra tiếp, xin Hòa thượng cho con nhìn thấy bàn tay của Hòa thượng, đệ tử cũng hân hoan mà ra về...". Im lặng trong vài phút, Hòa thượng trong thất đưa một bàn tay ra cửa nhỏ, Hoàng cô vội ôm lấy bàn tay hôn nhẹ và khóc...

Sử sách chép, vào khuya đêm đó, trong khi mọi người đang an giấc, bỗng thấy lửa cháy rực ở tịnh thất của Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt. Dù tận tình cứu hỏa, nhưng tịnh thất và xác thân Hòa thượng đã cháy tiêu. Còn Công chúa Ngọc Anh, do quá đau buồn, ngay hôm sau, đã uống độc dược quyên sinh tại hậu liêu chùa Đại Giác. Đó là ngày mồng 2 tháng 11 năm Quý Mùi (1823).

Như vậy, tựu chung cũng vì một chữ tình, mỗi nàng công chúa phải chịu một số phận thật đáng thương!


24h.com


.

acaxomcui
24-07-2012, 21:58
len bắt đầu ngâm cứu mấy chuyện tình ai oán rồi nè!

kenny_chicken 2
27-08-2012, 15:03
http://bee.net.vn/dataimages/201110/original/images786450_Ban_do_bang_bac_tai_Dinh_III_Dalat.JP G

Tấm bản đồ được làm bằng bạc rất tỷ mĩ của sinh viên Việt Nam học tập tại Pháp làm tặng Bảo Đại nhân dịp sinh nhật ông lần thứ 40


Sao không có TS-HS nhỉ ?

kiettt
25-03-2013, 11:32
https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/581515_551234761588700_1416327831_n.jpg


Phan Châu Trinh tại Marsellie (1922)


Nhân kỷ niệm 87 năm ngày mất của cụ Phan Châu Trinh (24/3/1926 - 24/3/2013).

" Phan Châu Trinh cho rằng sở dĩ chúng ta thua Pháp, mất nước là vì chúng ta thua họ một thời đại.
Suốt mấy nghìn năm lịch sử trước đó, trong tất cả các cuộc sống xâm lược của Trung Hoa, rất nhiều lần chúng ta phải ở trong những tình thế chênh lệch lực lượng rất hiểm nghèo mà bất lợi luôn nghiêng về phía ta. Song dầu có chênh lệch đến mấy về lực lượng giữa chúng ta và ọ vẫn là đồng đại. Đấy đầu là những cuộc xâm lược và chống xâm lược trong nội bộ của chế độ phong kiến phương Đông. Lần này khác hẳn, chúng ta đối đầu với những lực lượng cao hơn hẳn chúng ta cả một thời đại. Sự thất bại là tất yếu.
(...)
Muốn cứu nước, phải khắc phục chính cái khoảng cách về thời đại đó, phải tự thay đổi dân tộc mình, đưa dân tộc vượt lên hẳn một thời đại mới, để từ đó, trong cuộc đối đầu, đọ sức với họ, giữa ta với họ là những đối thủ bình đẳng, ngang bằng nhau về thời đại. Đây là một bước tiến vĩ đại, một cuộc cách mạng trong tư duy. Về ý nghĩa, nó đưa công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chính thức bước sang thời kỳ hiện đại. Nó chủ trương tạo nên một cơ sở văn hóa xã hội mới có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam…
… Phan Châu Trinh cho rằng sở dĩ chúng ta thua Pháp, mất nước là vì chúng ta thua họ một thời đại.

Trước đó, Phạm Phú Thứ (1821–1882) là một trong những người đầu tiên đã manh nha nhận ra vấn đề bức bách này: chúng ta lạc hậu quá xa đối với đối phương về khoa học kỹ thuật. Và với tính cách đặc trưng của người Quảng, khi đã nhận ra chân lý thì quyết liệt tận tụy đến cùng với chân lý đã khám phá, ông là một nhà cách tân sớm nhất của nước ta, vừa là một nhà lý thuyết vừa là một nhà thực hành xuất sắc, một nhà cai trị tài ba toàn diện, thậm chí trong một chừng mực nhất định có thể coi là nhà khoa học thực nghiệm đầu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên – và cũng không thể đòi hỏi nhiều hơn ở ông – dẫu sao tư duy của ông cũng chỉ mới dừng lại ở nhận thức phải ra sức học khoa học kỹ thuật phương Tây để có thể đuổi kịp họ, không bị đè bẹp bởi sức mạnh khoa học kỹ thuật của họ.

Phan Châu Trinh (1872–1926) cũng suy nghĩ so sánh với phương Tây, nhưng sự so sánh của ông được đặt ở một tâm mức cao rộng hơn nhiều. Ông nhận ra sự lạc hậu về văn hóa cả một thời đại của chúng ta so với đối phương. Ông hiểu rằng đối mặt với phương Tây là chúng ta đối mặt với cả một thời đại khác về văn hóa, mới mẻ và tân tiến. Muốn cứu nước, phải khắc phục chính cái khoảng cách về thời đại đó, phải tự thay đổi dân tộc mình, đưa dân tộc vượt lên hẳn một thời đại mới, để từ đó, trong cuộc đối đầu, đọ sức với họ, giữa ta với họ là những đối thủ bình đẳng, ngang bằng nhau về thời đại. Đây là một bước tiến vĩ đại, một cuộc cách mạng trong tư duy. Về ý nghĩa, nó đưa công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chính thức bước sang thời kỳ hiện đại. Nó chủ trương tạo nên một cơ sở văn hóa xã hội mới có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam…"

Nguồn (https://www.facebook.com/lsvnqa)

nhandttimemart
10-09-2015, 16:23
chuyên sử mà cũng quên hết rồi

sonchoa37
02-08-2017, 15:33
Lại thêm chữ Quấc Âm cũng chưa từng thấy!
Chữ Việt của tôi có vấn đề rồi.
Something's wrong with my Vietnamese!

Thánh soi đây nữa

- - - Updated - - -


Lại thêm chữ Quấc Âm cũng chưa từng thấy!
Chữ Việt của tôi có vấn đề rồi.
Something's wrong with my Vietnamese!

Thánh soi đây nữa

ducky
09-03-2022, 19:36
Lâu rồi mới vào lại ddth, vắng quá nhỉ, những icon 1 thời :tongue:

nino
20-11-2022, 19:29
alo alo, chim sẻ gọi đại bàng!