PDA

View Full Version : "Đánh giá chất lượng giáo dục VN quá khác biệt thế giới"



meoden8x
07-08-2007, 14:12
"Đánh giá chất lượng giáo dục VN quá khác biệt thế giới"

(VietNamNet) - "Các trường ĐH VN tồn tại nghịch lý là uy tín của họ phụ thuộc vào chất lượng đầu vào chứ không phải đầu ra. Cách đánh giá chất lượng giảng viên và SV của VN có sự khác biệt lớn với nhiều nước trên thế giới. Nhiều "tiêu chuẩn đạt được" của SV còn vắng bóng".

TS Peter J. Gray, Học viện Hải quân Hoa Kỳ, tác giả trên 40 ấn phẩm về đánh giá chất lượng giáo dục cho biết như vậy trong câu chuyện với VietNamNet khi kết thúc khảo sát thực tế tại một số trường ĐH ở VN.

Hiện tại, hầu hết các trường ĐH Việt Nam đang tuyển sinh theo mô hình chung cách thức tổ chức và sử dụng kết quả. Sắp tới, Bộ GD-ĐT Việt Nam có dự định sẽ bỏ kỳ thi ĐH. Theo ông, đâu là cách thức hiệu quả nhất để tuyển được những SV tốt nhất và phù hợp nhất với mục đích đào tạo của mình?

- Trong những buổi hội thảo của đoàn chuyên gia Mỹ tại VN, tôi nhận thấy đại diện các trường ĐH VN thảo luận rất nhiều về vấn đề trao quyền tự chủ cho các trường, trong đó có tự chủ tài chính, tự chủ xây dựng chương trình và tự chủ tuyển sinh.

Vì vậy, nếu bỏ kỳ thi tuyển sinh ĐH trên toàn quốc, phải cho phép các trường tự chủ trong việc đưa ra tiêu chí và cách thức tuyển chọn SV.

Tiêu chí đầu vào này lại phải phụ thuộc vào đánh giá đầu ra, những phẩm chất cần có của SV. Các trường cũng nên mời những chuyên gia, những người thành đạt trong lĩnh vực mình đào tạo làm cố vấn xây dựng tiêu chí đầu vào.

Ở Mỹ, mỗi trường có cách thức tuyển sinh khác nhau. Có trường sử dụng kết quả học tập thời THPT nhưng cũng có trường tổ chức kỳ thi tuyển riêng. Điều đó phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu của từng trường.

Là một chuyên gia đánh giá chất lượng giáo dục, sau khi tiếp xúc và làm việc với nhiều giảng viên (GV), SV VN, ông có đánh giá như thế nào về chất lượng của họ?

- Tôi nhận thấy SV VN rất năng nổ, nhiệt tình và có ý chí vươn lên. Nhưng họ chưa nhận được sự hỗ trợ từ phía nhà trường về phương pháp học tập tích cực. Lý do chính là SV phải học quá nhiều môn, thời lượng học trên lớp quá lớn, cơ sở vật chất của trường thiếu thốn...

Nhược điểm của SV VN nói chung là thiếu khả năng suy nghĩ độc lập, làm việc nhóm và xây dựng kế hoạch. Nhưng đây không phải lỗi của họ mà là lỗi của hệ thống giáo dục.

Các GV VN rất năng động và mong muốn được cống hiến nhưng họ lại được trả lương theo số giờ dạy chứ không phải trả lương theo vị trí như ở Mỹ. GV VN phải dạy quá nhiều giờ để kiếm đủ tiền trang trải cuộc sống.

Còn một thực tế nữa là các giáo viên cũng bị ảnh hưởng bởi hệ thống giáo dục nên không thể hướng dẫn cho SV phương pháp học tập tích cực. Bởi, chính bản thân những giáo viên đó cũng chưa được hưởng thụ phương pháp này.

"Đánh giá chất lượng của Việt Nam quá khác biệt thế giới"

SV Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) tại lễ nhận bằng tốt nghiệp ĐH. Ảnh: Lê Anh Dũng
SV Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) tại lễ nhận bằng tốt nghiệp ĐH. Ảnh: Lê Anh Dũng
Vậy theo ông, VN nên sử dụng những phương pháp nào để đánh giá chính xác chất lượng GV và SV?

- Cách đánh giá chất lượng giảng viên và SV của VN có sự khác biệt lớn với nhiều nước trên thế giới. Ở Mỹ, chúng tôi sử dụng rất nhiều hình thức đánh giá nhưng ở VN chủ yếu tập trung vào đánh giá cuối cùng. Vì thế, đôi khi GV và SV không biết phải nâng cao mặt nào trong quá trình giảng dạy, học tập.

Ở VN, SV chỉ có kỳ thi cuối kỳ mà ít khi có bài tập về nhà hoặc những dự án trong suốt quá trình học. Điều này cũng xuất phát từ thực trạng GV phải dạy quá nhiều tiết và không có trợ giảng chấm bài giúp.

Còn GV thường được đánh giá theo các kỳ, vài tháng hoặc 1 năm mới có kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng GV.

Qua khảo sát ở một số trường ĐH của VN, chúng tôi nhận thấy các trường không có sự khuyến khích đối với GV trong việc nâng cao kỹ năng giảng dạy, chất lượng môn học, chương trình đào tạo, và khả năng nghiên cứu vì sự đề bạt và tăng lương thường dựa vào khối lượng giảng dạy và thâm niên, không dựa trên thành tích hay khả năng nghiên cứu.

Tôi nghĩ, các trường cần thiết lập chế độ thưởng theo thành tích, thưởng và ghi nhận các giáo viên có những cải tiến trong công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu.

Ở Mỹ, GV được đánh giá thường xuyên bởi chính SV, đồng nghiệp, cấp trên và các tổ chức chuyên đánh giá chất lượng độc lập được mời từ bên ngoài trên các mặt như sự chuẩn bị bài giảng, phương pháp giảng dạy và những đóng góp cho sự phát triển của khoa, trường.

Qua những lần đánh giá này, các GV không đảm bảo chất lượng sẽ được gửi đến những trung tâm phát triển và bồi dưỡng chất lượng giảng dạy và học tập để trau dồi thêm nghiệp vụ. Đồng thời, các trường cũng thường xuyên tổ chức tập huấn về phương pháp giảng dạy cho đội ngũ GV.

Theo tôi, VN nên thành lập những Trung tâm về giảng dạy và học tập và Trung tâm đánh giá chất lượng trường để vừa làm nhiệm vụ đánh giá, vừa giúp đỡ các trường nâng cao chất lượng GV, SV.

"Nhiều phạm trù còn vắng bóng"

Theo một khảo sát mới đây, ở VN tồn tại một nghịch lý là uy tín của các trường phụ thuộc vào chất lượng đầu vào chứ không phải chất lượng đầu ra.Thưa ông, nghịch lý này nên khắc phục thế nào?

- Trước tiên, mỗi trường phải xác định được sứ mệnh, nhiệm vụ: đào tạo ra những SV như thế nào.

Ở Mỹ, chúng tôi xác định 4 phạm trù lớn bao gồm các yếu tố mà SV phải đạt được sau khi tốt nghiệp. Đó là: kiến thức chuyên biệt cho từng ngành học, các kỹ năng suy nghĩ, kiến thức chung và nhân cách.

Mỗi phạm trù lại có những mảng khác nhau.

Kiến thức chung là khả năng giao tiếp, suy nghĩ phân tích và giải quyết vấn đề, sử dụng các phương tiện kỹ thuật thành thạo, kiến thức lịch sử, nhận thức về những vấn đề toàn cầu, trải nghiệm và đánh giá những nền văn hóa khác nhau... Đây là phạm trù tôi thấy còn vắng bóng tại các chương trình đạo tạo ở VN.

Trong kỹ năng suy nghĩ có khả năng ghi nhớ kiến thức, hiểu, sử dụng kiến thức trong những tình huống quen thuộc hoặc mới lạ, phân tích thông tin, tổng hợp và đánh giá thông tin.

Những yếu tố đầu ra về nhân cách cũng rất quan trọng bao gồm sự tự tin, trung thực, đạo đức, khỏe mạnh về thể chất và tinh thần, tính chuyên nghiệp và trách nhiệm trong công việc, tôn trọng người khác, khả năng làm việc nhóm cũng như tố chất lãnh đạo...

Tất nhiên, không có SV nào có thể đạt được tất cả những yếu tố trên. Mỗi khoa, mỗi trường cần xác định những yếu tố phù hợp trong 4 nhóm đó để xây dựng tiêu chí phẩm chất cần thiết đối với SV của mình.

Bên cạnh đó, các trường cũng cần có mối liên hệ mật thiết với các công ty bên ngoài để biết SV sau khi tốt nghiệp có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không.

Ở Mỹ, các trường đều có một trung tâm, thậm chí một khoa chỉ chuyên làm đầu mối liên lạc với các cựu SV. Qua những thông tin phản hồi gửi về từ các cựu SV này, nhà trường có thể đánh giá được chất lượng đầu ra của mình.

Xin cảm ơn ông!

*

Theo Lan Hương-Vietnamnet.

meotrang7x
24-08-2007, 10:30
Chà chà, bác đăng cái này với mục đích gì vậy bác?

thongtinlaptop
24-08-2007, 10:36
Hôm nọ nghe thấy GD VN có 2 nhiệm vụ chính thì hỏng cả rồi ... ặc ặc

meotrang7x
24-08-2007, 10:41
Nhiệm vụ gì với nhiệm vụ gì bác?

tranvanho
27-08-2007, 11:59
nói đến bất cập trong nền GD việt nam thì nói đến tết chưa chắc đã hết các bác ạ
em thử lấy 1 vài ví dụ nhé
Đưa pascal vào giảng dạy quả là một điều đi ngược thời đại pascal đã quá xưa đến nỗi một số người còn không nhớ đến nó.Sinh viên mà học cái này chỉ tổ tốn thời gian vô ích.
Đưa kì thi tú tài gộp với kì thi ĐH
em cảm thấy cái này là vô cùng vô lý giả sử có những nhân tài nhưng do vì bồng bột đã thi hỏng vậy thì họ đâu còn cơ hội làm lại nữa đâu đúng không các bác.
đây chỉ là 1 vài ví dụ thui các bác ạ vì vậy mà càng học em càng cảm thấy chán

temp2
27-08-2007, 13:30
nói đến bất cập trong nền GD việt nam thì nói đến tết chưa chắc đã hết các bác ạ
em thử lấy 1 vài ví dụ nhé
Đưa pascal vào giảng dạy quả là một điều đi ngược thời đại pascal đã quá xưa đến nỗi một số người còn không nhớ đến nó.Sinh viên mà học cái này chỉ tổ tốn thời gian vô ích.
Đưa kì thi tú tài gộp với kì thi ĐH
em cảm thấy cái này là vô cùng vô lý giả sử có những nhân tài nhưng do vì bồng bột đã thi hỏng vậy thì họ đâu còn cơ hội làm lại nữa đâu đúng không các bác.
đây chỉ là 1 vài ví dụ thui các bác ạ vì vậy mà càng học em càng cảm thấy chán

Pascal là còn đỡ ấy bác ạ?

có trường (cụ thể là ĐHDL Văn Lang) còn đưa vô 2 môn, Tiếng Việt và Tiếng Việt thực hành để giảng dạy cho SV năm 1 đấy bác ạ, với lí do: dạy SV nắm vững cách thức sử dụng tiếng Việt; chả nhẽ các SV nằm ko học tiếng Việt từ cấp 1,2 hay sao? Và đáng lẽ ra, khi TN cấp 1,2 thì bắt buộc HS phải sử dụng rành, chuẩn tiếng Việt chứ nhỉ?

meotrang7x
27-08-2007, 13:38
Pascal là còn đỡ ấy bác ạ?

có trường (cụ thể là ĐHDL Văn Lang) còn đưa vô 2 môn, Tiếng Việt và Tiếng Việt thực hành để giảng dạy cho SV năm 1 đấy bác ạ, với lí do: dạy SV nắm vững cách thức sử dụng tiếng Việt; chả nhẽ các SV nằm ko học tiếng Việt từ cấp 1,2 hay sao? Và đáng lẽ ra, khi TN cấp 1,2 thì bắt buộc HS phải sử dụng rành, chuẩn tiếng Việt chứ nhỉ?

Vậy mà đến giờ vẫn còn nhiều SV viết tiếng Việt sai. Tôi đã nhận nhiều CV để interview, tiếng Anh có, tiếng Việt có. Điều làm tôi bất ngờ là mặc dù thời gian các bạn bỏ ra để viết CV là không giới hạn, các bạn có thể tha hồ tìm các tài nguyên liên quan hay tra cứu các từ ngữ mình còn ngờ vực, vậy mà có một số không ít CV bị sai chính tả và sai cách dùng từ. Viết tiếng Việt còn sai thì làm sao mà lập trình đúng được.

PS: Tôi nói sai là sai có hệ thống, còn những lỗi sai do bất cẩn thì không nói làm gì.

jiSh@n
27-08-2007, 21:31
Pascal là còn đỡ ấy bác ạ?

có trường (cụ thể là ĐHDL Văn Lang) còn đưa vô 2 môn, Tiếng Việt và Tiếng Việt thực hành để giảng dạy cho SV năm 1 đấy bác ạ, với lí do: dạy SV nắm vững cách thức sử dụng tiếng Việt; chả nhẽ các SV nằm ko học tiếng Việt từ cấp 1,2 hay sao? Và đáng lẽ ra, khi TN cấp 1,2 thì bắt buộc HS phải sử dụng rành, chuẩn tiếng Việt chứ nhỉ?

Tiếng Việt thực hành được giảng dạy tại rất nhiều trường ĐH, và số lượng Sv rớt môn học này nhiều hơn là thi rớt Anh văn đấy. Giáo trình chính của môn này thường là quyển "Vietnamese in use", vốn là giáo trình dùng giảng dạy TV cho người nước ngoài. Tiếng Việt thực hành ko giống như môn Tiếng Việt mà các bác học ở phổ thông đâu, ngoài phần nhận diện ngữ pháp và chính tả thì nó còn 1 phần rất khó là phiên âm quốc tế nữa.

jiSh@n
27-08-2007, 21:33
Đưa pascal vào giảng dạy quả là một điều đi ngược thời đại pascal đã quá xưa đến nỗi một số người còn không nhớ đến nó.Sinh viên mà học cái này chỉ tổ tốn thời gian vô ích.
Ông này chắc thi rớt môn pascal :yes: Ko biết pascal thì đừng nghĩ đến việc dự tuyển vào vị trí LTV Delphi ở SSP.

TenNhoc
27-08-2007, 22:35
Lâu lâu mới có cái đồng ý với bác @jiSh@n, tiếng Việt thực hành là môn khó và rất quan trọng. Híc kỳ rồi làm báo cáo luận văn, bị ông thầy làm cho một trận te tua vì rất nhiều lỗi tiếng Việt mà mình không biết là lỗi, bó tay. Thế mới thấy tầm quan trọng của môn tiếng Việt khi viết một văn bản, đặc biệt là văn bản Khoa học.

temp2
27-08-2007, 23:53
...Điều làm tôi bất ngờ là mặc dù thời gian các bạn bỏ ra để viết CV là không giới hạn, các bạn có thể tha hồ tìm các tài nguyên liên quan hay tra cứu các từ ngữ mình còn ngờ vực, vậy mà có một số không ít CV bị sai chính tả và sai cách dùng từ. Viết tiếng Việt còn sai thì làm sao mà lập trình đúng được.

PS: Tôi nói sai là sai có hệ thống, còn những lỗi sai do bất cẩn thì không nói làm gì.
=> giống như bác nói, sai có hệ thống , thì nó mới ra như thế, thử hỏi, nếu giáo dục từ lớp 1,2 mà nếu ko đọc rành, viết rành, đánh vần rành thì cứ cho ở lại tuốt ; thì thử hỏi lên ĐH có viết sai chính tả ko?


Lâu lâu mới có cái đồng ý với bác @jiSh@n, tiếng Việt thực hành là môn khó và rất quan trọng. Híc kỳ rồi làm báo cáo luận văn, bị ông thầy làm cho một trận te tua vì rất nhiều lỗi tiếng Việt mà mình không biết là lỗi, bó tay. Thế mới thấy tầm quan trọng của môn tiếng Việt khi viết một văn bản, đặc biệt là văn bản Khoa học.
=> chả biết là trình độ tiếng Việt của bạn bi nhiêu? Nhưng chả nhẽ kiến thức của những môn tiếng Việt, Văn học, ngữ văn trong suốt 12 năm phổ thông, cùng với từ chuyên môn của kiến thức chuyên ngành mà bạn tích lũy được trong 4 năm ĐH ko đủ để bạn viết 1 cái văn bản khoa học, 1 bản luận văn được ư?

=> để phán xem cấp độ ĐH có nên dạy tiếng Việt ko thì thử hỏi ý kiến các du học thử xem, bên nước ngoài, gần thì Sin, Malay, TQ; xa thì Anh, Úc, Mĩ... bên đó người ta có còn dạy tiếng mẹ đẻ ở cấp ĐH ko thì biết?

jiSh@n
28-08-2007, 00:10
=> giống như bác nói, sai có hệ thống , thì nó mới ra như thế, thử hỏi, nếu giáo dục từ lớp 1,2 mà nếu ko đọc rành, viết rành, đánh vần rành thì cứ cho ở lại tuốt ; thì thử hỏi lên ĐH có viết sai chính tả ko?


=> chả biết là trình độ tiếng Việt của bạn bi nhiêu? Nhưng chả nhẽ kiến thức của những môn tiếng Việt, Văn học, ngữ văn trong suốt 12 năm phổ thông, cùng với từ chuyên môn của kiến thức chuyên ngành mà bạn tích lũy được trong 4 năm ĐH ko đủ để bạn viết 1 cái văn bản khoa học, 1 bản luận văn được ư?

=> để phán xem cấp độ ĐH có nên dạy tiếng Việt ko thì thử hỏi ý kiến các du học thử xem, bên nước ngoài, gần thì Sin, Malay, TQ; xa thì Anh, Úc, Mĩ... bên đó người ta có còn dạy tiếng mẹ đẻ ở cấp ĐH ko thì biết?

Học sinh VN học chính tả có 4-5 năm thôi bạn à, đến năm lớp 6 thì chỉ toàn học ngữ pháp và cách hành văn. Một vài lỗi chính tả ko đủ để đánh rớt 1 học sinh tiểu học, đương nhiên 1 vài câu sai ngữ pháp cũng ko thể làm cho 1 học sinh lớp 9 ko thể vào lớp 10. Người Anh, Mỹ có chắc là 100% viết đúng tiếng Anh ko? Có chắc là ko bao giờ sai chính tả ko? Tiếng việt thực hành dùng để khắc phục điểm yếu TV của SV, đồng thời nâng cao khả năng sử dụng Tiếng Việt. Môn này ko dạy SV phải viết chỉnh tả thế nào, ko dạy đặt câu như thế, cũng ko dạy làm văn bản như thế nào. Nó là một môn khoa học đàng hoàng, có nguồn gốc TV, có nhận diện từ ngữ, nguồn gốc các từ, nhận diện cấu trúc ngữ pháp, xác định thể loại văn bản, có phiên âm quốc tế TV ... đều là những thứ nằm ngoài chương trình TV ở thời phổ thông.

meotrang7x
28-08-2007, 09:37
=> giống như bác nói, sai có hệ thống , thì nó mới ra như thế, thử hỏi, nếu giáo dục từ lớp 1,2 mà nếu ko đọc rành, viết rành, đánh vần rành thì cứ cho ở lại tuốt ; thì thử hỏi lên ĐH có viết sai chính tả ko?

Lúc lớp 1 lớp 2 thì nó không sai, càng lớn nó mới càng sai bác. Đó là lý do tại sao phải dạy Tiếng Việt Thực Hành ở bậc ĐH.

tranvanho
30-08-2007, 09:51
Ông này chắc thi rớt môn pascal :yes: Ko biết pascal thì đừng nghĩ đến việc dự tuyển vào vị trí LTV Delphi ở SSP.

pascal mà còn không biết thì học IT làm gì ??? ông đừng có phán tầm bậy nha
tui học xong cái pascal chỉ trong 1 tháng thui nghe

meotrang7x
01-09-2007, 10:02
pascal mà còn không biết thì học IT làm gì ??? ông đừng có phán tầm bậy nha
tui học xong cái pascal chỉ trong 1 tháng thui nghe

Hehehe, vậy thằng em của anh công nhận học Pascal là tối cần thiết cho IT đúng không? ;)

tranvanho
01-09-2007, 10:53
Hehehe, vậy thằng em của anh công nhận học Pascal là tối cần thiết cho IT đúng không? ;)

yaeh,bây giờ em nhận ra cái sai của mình rùi
học pascal để rèn kĩ năng tư duy của mình đúng hông bác

meoden8x
02-09-2007, 10:12
yaeh,bây giờ em nhận ra cái sai của mình rùi
học pascal để rèn kĩ năng tư duy của mình đúng hông bác

Don't invent a wheel, please!!!

meotrang7x
02-09-2007, 10:35
Don't invent a wheel, please!!!

Hahaha, bác này nói mà chả chịu hiểu gì cả, học Pascal là invent a wheel hả bác? Amen.

meoden8x
02-09-2007, 12:11
Nếu không thì là cái gì? Là phát minh ra cái lốp xe à?

tenkuu
02-09-2007, 18:28
"Theo tôi, VN nên thành lập những Trung tâm về giảng dạy và học tập và Trung tâm đánh giá chất lượng trường để vừa làm nhiệm vụ đánh giá, vừa giúp đỡ các trường nâng cao chất lượng GV, SV."

Với kiểu làm việc thiếu minh bạch, dựa vào wan hệ kiểu VN mình thì có thành lập thêm 10 trung tâm cũng vậy, các bác lãnh đạo nhà nước về chính trị thì giỏi, về phát triển thì tầm thường thôi

Thôi, bà kon ráng chờ lớp 8x lên nắm quyền , mong sao họ có thể thay đổi

huynhvothinh
02-09-2007, 18:46
Chất lượng có thể còn tùy vào mức lệ phí học tập, giáo dục nước ta được bao cấp, tiền cơ sở vật chất thiếu thốn , lương giáo viên không mặn mà, ...
=>động lực "khách quan" đâu mà khiến người học khá hơn

meotrang7x
03-09-2007, 07:51
Nếu không thì là cái gì? Là phát minh ra cái lốp xe à?

Không hiểu thật rồi, không hiểu thật rồi. :D

hoangtucoc
03-09-2007, 09:27
giáo dục ở VN hiện nay là đào tạo ra những người biết nghe lời và sử dụng lại những cái đã có sao cho giống nhất--> những chú nào khác thì học ở nhà hoặc ra nước ngoài sống nhé

tienkhom
03-09-2007, 10:09
sao lại so sánh với Mỹ được, xách dép còn chưa đủ tư cách, so với bọn Lào , campuchia đi .

meotrang7x
03-09-2007, 11:34
sao lại so sánh với Mỹ được, xách dép còn chưa đủ tư cách, so với bọn Lào , campuchia đi .

Bữa hổm thấy bác này lúi húi xách dép cho 1 thằng Mỹ nhưng bị nó từ chối nè :D

autofun.com.vn
03-09-2007, 12:43
toàn chuyện quốc gia đại sự, cố gắng học cấp 3 tốt + tiếng anh tốt (Toefl >500), đảm bảo lúc nào cũng có việc ( không cần phải học đại học làm gì cho khổ)

DSon
03-09-2007, 15:27
Nói thế chứ... có khi nào bác đi xin việc mà nó không hỏi bằng cấp không? Hay chỉ có... mấy người giỏi (có bằng ĐH-CĐ) mới thất nghiệp, còn tàng tàng học chả thèm học thì... khỏi lo thất nghiệp. Nhỉ?

DSon
03-09-2007, 15:35
Pascal là còn đỡ ấy bác ạ?

có trường (cụ thể là ĐHDL Văn Lang) còn đưa vô 2 môn, Tiếng Việt và Tiếng Việt thực hành để giảng dạy cho SV năm 1 đấy bác ạ, với lí do: dạy SV nắm vững cách thức sử dụng tiếng Việt; chả nhẽ các SV nằm ko học tiếng Việt từ cấp 1,2 hay sao? Và đáng lẽ ra, khi TN cấp 1,2 thì bắt buộc HS phải sử dụng rành, chuẩn tiếng Việt chứ nhỉ?

Như tui nè. Không phải nói là rành tiếng Việt lắm, nhưng đôi lúc nó cứ lẫn lộn từ ngữ hoài. Và hơn nữa là hồi nhỏ học tiếng Việt cũng gần như cách mình học "Anh văn giao tiếp" thôi, chứ để diển tả nó hay viết một bài luận hay thì không dể tí nào (Bởi vậy nên 8, 9 điểm môn văn kiếm khó lắm). Từ cách dùng từ đến cách diển đạt sao cho hay & trôi chảy, thật không dể chút nào. Cho nên tui cũng đồng tình cách đưa giảng dạy Tiếng Việt cho bậc Đại học, Cao Học...

DSon
03-09-2007, 15:43
yaeh,bây giờ em nhận ra cái sai của mình rùi
học pascal để rèn kĩ năng tư duy của mình đúng hông bác

Pascal là môn học khi mình mới tập tành dzô ngành này, nó giúp ta "rèn luyện kỹ năng" là một, nhưng hơn nữa là mình làm quen với cách thức đó, cái này là cái cơ bản (Như bạn chưa biết bò mà đã muốn chạy vậy).

quangtrong
04-09-2007, 12:42
Với kiểu làm việc thiếu minh bạch, dựa vào wan hệ kiểu VN mình thì có thành lập thêm 10 trung tâm cũng vậy, các bác lãnh đạo nhà nước về chính trị thì giỏi, về phát triển thì tầm thường thôi

Thôi, bà kon ráng chờ lớp 8x lên nắm quyền , mong sao họ có thể thay đổi

thế này thì dạy Tiếng Việt cho sinh viên là hoàn toàn đúng.
Việc dạy pascal ngày xưa mình cũng thấy vô lý, nhưng sau khi học pascal xong rồi, học các ngôn ngữ lập trình khác mới thấy được câu trả lời cho câu hỏi: "Học cái ngôn ngữ pascal để làm cái gì?"

meoden8x
05-09-2007, 15:28
Học tiếng Việt, văn học Việt 12 năm cộng với kiến thức chuyên môn 4-5 năm mà không viết nổi một văn bản khoa học thì cần phải xem lại tư duy. Chưa kể đến việc bây giờ tri thức thế giới đều là tiếng Anh thế thì bày ra cái học tiếng Việt làm gì?

dai-gai
05-09-2007, 15:52
chỗ mình ngày xưa có mấy pác "gà công nghiệp" (sinh viên mới tốt nghiệp ĐH) vào thực tập.
đúng là gà thiệt ù ù cạc cạc, cứ châm bẩm theo mớ lý thuyết trên ĐH.
.......

meotrang7x
05-09-2007, 16:45
Học tiếng Việt, văn học Việt 12 năm cộng với kiến thức chuyên môn 4-5 năm mà không viết nổi một văn bản khoa học thì cần phải xem lại tư duy. Chưa kể đến việc bây giờ tri thức thế giới đều là tiếng Anh thế thì bày ra cái học tiếng Việt làm gì?

Học để những người như chú được mở mang thêm đó :D

meoden8x
07-09-2007, 14:13
Hôm nọ gặp thằng em đang học lớp công nghệ thông tin hợp tác Việt Nhật ở BKHN, bọn nó cũng không học Pascal nữa rồi (học bắt đầu từ C), đừng có nói là bọn nó không có nền tảng nhé.

meotrang7x
07-09-2007, 16:30
Chán cái bác meoden8x này quá, đến giờ mà vẫn chưa hiểu nền tảng là gì, nền tảng là Pascal hả bác? Mệt.

Global
13-09-2007, 16:10
ôi.. bó tay bác meoden8x.. pascal hay C gì chả thế.. có gì khác nhau đâu.. nền tảng thì liên quan gì đến Pascal hay C..

meoden8x
13-09-2007, 17:20
Các bác không hiểu ý em thì có. Ý của em là tại sao không học công nghệ cũ thì bị cho là không có nền tảng ? Mà đã có ai nói gãy góc nền tảng là cái gì đâu:(.

greatavatar
21-09-2007, 12:32
Đọc mẫu tin này mình buồn quá đi!
Mình công nhận người Việt Nam thông minh chỉ sau người Do Thái.
!

Đi đâu người VN cũng nghe tự nhận mình thông minh hết rồi đổ thừa cho môi trường vn không tốt,không phát triển được,thật là hài,sao không bao giờ tự nhận mình ngu dốt hơn người khác,cứ cầm mấy cái giải quốc tế rồi ầm ĩ lên......mà chả biết có xài được không ......v.vv.Tất nhiên xã hội nào cũng có người thông minh hay không thông minh,người thành công hay không thành công NHƯNG không có dân tộc nào thông minh hay không thông minh,chỉ có dân tộc nào thành công hay không thành công
Hy vọng cỡ vài................. trăm năm nữa vn sẽ khá hơn.........chút chút :)

Arkain
21-09-2007, 20:47
Phải chi ai cũng có nhận thức như bác BILLGATE@ thì tốt biết bao!

greatavatar: nếu mấy chục năm trước Larry Page và Sergey Brin sinh ra tại Việt Nam thì bác nghĩ rằng ngày nay chúng ta có Google không?

Nếu Bill Gate sinh ra tại Châu Phi thì ngày nay có Microsoft Windows không?

Xã hội nào cũng có người thông minh và không thông minh, điều khác biệt là có những môi trường cho phép kẻ có tài "có đất dụng võ" một cách dễ dàng mà không phải bợ đỡ, móc nối, hối lộ, và có những xã hội mà cho dù thông minh đến đâu thì cũng vẫn không có cơ hội được tận dụng khả năng của mình, bởi lẽ "con vua thì lại làm vua".

Tớ khuyên bác đọc kỹ lại bài của bác Bill thêm vài lần đi nhé.

meoden8x
22-09-2007, 08:08
Đọc mẫu tin này mình buồn quá đi!
Mình công nhận người Việt Nam thông minh chỉ sau người Do Thái.
Ngay cả người nước ngoài cũng công nhận điều đó.
Nhưng một tập thể thông minh lại không đem lại kết quả như mong muốn.
Các bạn hãy nhìn người Nhật.Người Nhật bị người nước ngoài đánh giá còn thấp hơn người Việt Nam ta về độ thông minh.
Họ chỉ xem người Nhật như con ong chăm chỉ làm việc hăng say nhưng không sáng tạo.Ngay cả người Việt Nam ở nước ngoài cũng được đánh giá cao về sự thông minh.
Họ làm các nghề lao động trí óc và giàu có.
Ngay đến quốc gia Hàn Quốc kế bên cũng đã bắt chước Nhật Bản và được đánh giá là quốc gia năng động sáng tạo theo sau Nhật nhưng linh hoạt hơn Nhật trong việc tiếp thu khoa học và ứng xử hòa đồng với thế giới. Việt Nam ta luôn hô hào phong trào "đi tắt đón đầu" nhưng toàn đón rác thải công nghiệp và đồ sinh hoạt của các nước phát triển ,thế mới đau lòng biết bao!
Qua tìm hiểu tôi mới thấy tại sao Việt Nam ta lại vẫn ỳ ạch chậm phát triển vẫn đứng sau thằng đầu đất Thái Lan.
Đó là môi trường làm việc ở Việt Nam không như các nước khác. Ở các nước phát triển họ xem sự đấu tranh, cạnh tranh ,đổi mới làm tiêu chí đánh giá sự phát triển.
Nhưng Việt Nam lại theo cơ chế hòa bình,không ủng hộ cơ chế cạnh tranh và thay đổi.
Đó là do 1 quan niệm sai lầm mà người Việt Nam ta luôn mắc phải.
Đó là quan niệm "ăn chắc mặc bền","thâm căn cố đế". Khi một người Việt leo lên 1 vị trí lãnh đạo nào đó trong xã hội thì điều đâu tiên họ nghĩ tới là làm sao cũng cố vị trí của mình trong xã hội :họ bất chấp thủ đoạn để đeo bám 1 vị trí mà theo thời gian họ đã lạc hậu và phải nhường vị trí ấy cho người kế nhiệm trẻ hơn,tài năng hơn.
Sự lạc hậu luôn đeo bám đất nước Việt Nam ta dai dẳng chính là nguyên nhân này.Nhiều người lãnh đạo luôn nói :giới trẻ là nguồn tài nguyên quí giá của đất nước nhưng họ có bao giỡ sử dụng nguồn tài nguyên này đâu. Giới trẻ luôn bị áp lực thất nghiệp, không ai sài đến họ!
Đấy đến đây các bạn trẻ tự suy ngẫm , phải mạnh dạn đấu tranh đổi mới,dám nghĩ dám làm hi sinh tất cả vì khát vọng tuổi trẻ(không nói ủng hộ các bạn làm bậy đâu nha!).
Còn 1 vấn đề mình đề cập ở đây là tệ nạn con ông cháu cha!
Khi 1 ông lãnh đạo leo 1 vị trí cao nào đó thì y như rằng ông ta lôi cả dòng họ vào bộ máy ấy để cũng cố quyền lực thế thì còn chổ nào cho giới trẻ ngày nay chen chân vào. Xã hội Việt Nam sẽ đi về đâu khi đất nước cứ "cha truyền con nối".
"con vua thì lại làm vua
con sải ở chùa thi quét lá đa".
Đấy tôi rất ủng hộ cách làm việc của nước ngoài khi họ xét lí lịch cấm bà con dòng họ vào làm cùng 1 cơ quan.Nếu có thì 1 trong 2 người sẽ bị thuyên chuyển đi nơi khác.Còn ở Việt Nam ta thi ngược lại. Không ô dù thì đến đời cháu cũng đừng hòng ngóc đầu lên nổi.!
hix viết đến đây tôi tủi thân quá!
các bạn bình loạn bài viết của tôi đi nào!

Chính vì cái tư tưởng "Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa" mà người Việt Nam mới không khá lên được :D. Nhớ hồi trước nhà mình nghèo , nhiều thằng khinh ra mặt, bây giờ có một chút thì lắm thằng ghen tức, đâm bị thóc, chọc bị gạo. Người Việt Nam rất ích kỷ và ấu trĩ, không chịu phấn đấu nhưng hễ thấy ai hơn mình là không chịu được:(.

meoden8x
22-09-2007, 08:18
Đọc mẫu tin này mình buồn quá đi!
Mình công nhận người Việt Nam thông minh chỉ sau người Do Thái.


Việt Nam mình thông minh chỉ thua Do Thái ư? Chẳng có bằng chứng nào thuyết phục cả, có chăng thì chỉ mấy cái giải quốc tế, chủ yếu là môn toán, chứ các môn khác có ăn thua gì đâu. Mà ngay cả môn toán thì cũng có lần nào xếp thứ nhất toàn đoàn đâu, lần cao nhất là lần mới đây đồng hạng 3 với Hàn Quốc. Thật nực cười khi phát biểu là "Mỹ bết nhất Thế giới về toán", các kì thi toán quốc tế toàn Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đông Âu đổi chỗ cho nhau và một điều không phải bàn cãi là nếu so về số nhà toán học, số bài báo được đăng trên tạp chí chuyên ngành thì với Mỹ, Việt Nam chẳng là cái thá gì hết, sự thật phũ phàng nó là thế.

tuy phong
24-09-2007, 13:51
Mọi người sao cứ bị lầm lẫn giữa ngôn ngữ lập trình và kỹ năng lập trình vậy nhỉ? Pascal là một ngôn ngữ lập trình dùng để làm ví dụ cho việc học và xây dựng tư duy, kỹ năng lập trình. Nếu có thể dạy học lập trình thì tôi sẽ chọn ngôn ngữ C++ làm ví dụ cho việc rèn luyện kỹ năng lập trình. Hơn nữa cho các bạn trẻ làm quen với C++ thì các bạn ấy dễ tiếp cận đến những tư tưởng lập trình hướng đối tượng và lập trình hướng người dùng tốt hơn. Một vài suy nghĩ nông cạn so với các cụ coi Pascal là thần tượng, mong các cụ thông cảm, ngày trước em mất gần 1 năm để ngồi vẽ lưu đồ và học kỹ năng lập trình trên giấy, mất 1 ngày để biết Pascal là cái gì rồi nhảy thẳng lên C++ và lập trình hướng đối tượng luôn.

greatavatar
25-09-2007, 15:55
Phải chi ai cũng có nhận thức như bác BILLGATE@ thì tốt biết bao!

greatavatar: nếu mấy chục năm trước Larry Page và Sergey Brin sinh ra tại Việt Nam thì bác nghĩ rằng ngày nay chúng ta có Google không?

Nếu Bill Gate sinh ra tại Châu Phi thì ngày nay có Microsoft Windows không?

Xã hội nào cũng có người thông minh và không thông minh, điều khác biệt là có những môi trường cho phép kẻ có tài "có đất dụng võ" một cách dễ dàng mà không phải bợ đỡ, móc nối, hối lộ, và có những xã hội mà cho dù thông minh đến đâu thì cũng vẫn không có cơ hội được tận dụng khả năng của mình, bởi lẽ "con vua thì lại làm vua".

Tớ khuyên bác đọc kỹ lại bài của bác Bill thêm vài lần đi nhé.

Hình như bác ko hỉu y' tôi :|............. thật là.......... =__="

kotlt
25-09-2007, 16:12
Đọc mẫu tin này mình buồn quá đi!
Mình công nhận người Việt Nam thông minh chỉ sau người Do Thái.
Ngay cả người nước ngoài cũng công nhận điều đó.
Nhưng một tập thể thông minh lại không đem lại kết quả như mong muốn.
Các bạn hãy nhìn người Nhật.Người Nhật bị người nước ngoài đánh giá còn thấp hơn người Việt Nam ta về độ thông minh.
Họ chỉ xem người Nhật như con ong chăm chỉ làm việc hăng say nhưng không sáng tạo.Ngay cả người Việt Nam ở nước ngoài cũng được đánh giá cao về sự thông minh.
Họ làm các nghề lao động trí óc và giàu có.
Ngay đến quốc gia Hàn Quốc kế bên cũng đã bắt chước Nhật Bản và được đánh giá là quốc gia năng động sáng tạo theo sau Nhật nhưng linh hoạt hơn Nhật trong việc tiếp thu khoa học và ứng xử hòa đồng với thế giới. Việt Nam ta luôn hô hào phong trào "đi tắt đón đầu" nhưng toàn đón rác thải công nghiệp và đồ sinh hoạt của các nước phát triển ,thế mới đau lòng biết bao!
Qua tìm hiểu tôi mới thấy tại sao Việt Nam ta lại vẫn ỳ ạch chậm phát triển vẫn đứng sau thằng đầu đất Thái Lan.
Đó là môi trường làm việc ở Việt Nam không như các nước khác. Ở các nước phát triển họ xem sự đấu tranh, cạnh tranh ,đổi mới làm tiêu chí đánh giá sự phát triển.
Nhưng Việt Nam lại theo cơ chế hòa bình,không ủng hộ cơ chế cạnh tranh và thay đổi.
Đó là do 1 quan niệm sai lầm mà người Việt Nam ta luôn mắc phải.
Đó là quan niệm "ăn chắc mặc bền","thâm căn cố đế". Khi một người Việt leo lên 1 vị trí lãnh đạo nào đó trong xã hội thì điều đâu tiên họ nghĩ tới là làm sao cũng cố vị trí của mình trong xã hội :họ bất chấp thủ đoạn để đeo bám 1 vị trí mà theo thời gian họ đã lạc hậu và phải nhường vị trí ấy cho người kế nhiệm trẻ hơn,tài năng hơn.
Sự lạc hậu luôn đeo bám đất nước Việt Nam ta dai dẳng chính là nguyên nhân này.Nhiều người lãnh đạo luôn nói :giới trẻ là nguồn tài nguyên quí giá của đất nước nhưng họ có bao giỡ sử dụng nguồn tài nguyên này đâu. Giới trẻ luôn bị áp lực thất nghiệp, không ai sài đến họ!
Đấy đến đây các bạn trẻ tự suy ngẫm , phải mạnh dạn đấu tranh đổi mới,dám nghĩ dám làm hi sinh tất cả vì khát vọng tuổi trẻ(không nói ủng hộ các bạn làm bậy đâu nha!).
Còn 1 vấn đề mình đề cập ở đây là tệ nạn con ông cháu cha!
Khi 1 ông lãnh đạo leo 1 vị trí cao nào đó thì y như rằng ông ta lôi cả dòng họ vào bộ máy ấy để cũng cố quyền lực thế thì còn chổ nào cho giới trẻ ngày nay chen chân vào. Xã hội Việt Nam sẽ đi về đâu khi đất nước cứ "cha truyền con nối".
"con vua thì lại làm vua
con sải ở chùa thi quét lá đa".
Đấy tôi rất ủng hộ cách làm việc của nước ngoài khi họ xét lí lịch cấm bà con dòng họ vào làm cùng 1 cơ quan.Nếu có thì 1 trong 2 người sẽ bị thuyên chuyển đi nơi khác.Còn ở Việt Nam ta thi ngược lại. Không ô dù thì đến đời cháu cũng đừng hòng ngóc đầu lên nổi.!
hix viết đến đây tôi tủi thân quá!
các bạn bình loạn bài viết của tôi đi nào!
đúng là tự nâng mình lên mây rồi hỏi tại sao trên mây ko có nhà cửa

meoden8x
30-09-2007, 01:27
Mọi người nên quay trở lại vấn đề chính đi.

- Tôi nhận thấy SV VN rất năng nổ, nhiệt tình và có ý chí vươn lên. Nhưng họ chưa nhận được sự hỗ trợ từ phía nhà trường về phương pháp học tập tích cực. Lý do chính là SV phải học quá nhiều môn, thời lượng học trên lớp quá lớn, cơ sở vật chất của trường thiếu thốn...

Nhược điểm của SV VN nói chung là thiếu khả năng suy nghĩ độc lập, làm việc nhóm và xây dựng kế hoạch. Nhưng đây không phải lỗi của họ mà là lỗi của hệ thống giáo dục.

Mọi người có đồng ý điểm này không? Chưa hết :

Các GV VN rất năng động và mong muốn được cống hiến nhưng họ lại được trả lương theo số giờ dạy chứ không phải trả lương theo vị trí như ở Mỹ. GV VN phải dạy quá nhiều giờ để kiếm đủ tiền trang trải cuộc sống.

Còn một thực tế nữa là các giáo viên cũng bị ảnh hưởng bởi hệ thống giáo dục nên không thể hướng dẫn cho SV phương pháp học tập tích cực. Bởi, chính bản thân những giáo viên đó cũng chưa được hưởng thụ phương pháp này.

OK chứ?

Ở VN, SV chỉ có kỳ thi cuối kỳ mà ít khi có bài tập về nhà hoặc những dự án trong suốt quá trình học. Điều này cũng xuất phát từ thực trạng GV phải dạy quá nhiều tiết và không có trợ giảng chấm bài giúp.

Còn GV thường được đánh giá theo các kỳ, vài tháng hoặc 1 năm mới có kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng GV.

Qua khảo sát ở một số trường ĐH của VN, chúng tôi nhận thấy các trường không có sự khuyến khích đối với GV trong việc nâng cao kỹ năng giảng dạy, chất lượng môn học, chương trình đào tạo, và khả năng nghiên cứu vì sự đề bạt và tăng lương thường dựa vào khối lượng giảng dạy và thâm niên, không dựa trên thành tích hay khả năng nghiên cứu.

Đồng ý chứ?


Ở Mỹ, GV được đánh giá thường xuyên bởi chính SV, đồng nghiệp, cấp trên và các tổ chức chuyên đánh giá chất lượng độc lập được mời từ bên ngoài trên các mặt như sự chuẩn bị bài giảng, phương pháp giảng dạy và những đóng góp cho sự phát triển của khoa, trường.
Bao giờ cho GDVN làm được điều này?Tiếp nhé


Theo một khảo sát mới đây, ở VN tồn tại một nghịch lý là uy tín của các trường phụ thuộc vào chất lượng đầu vào chứ không phải chất lượng đầu ra.Thưa ông, nghịch lý này nên khắc phục thế nào?

- Trước tiên, mỗi trường phải xác định được sứ mệnh, nhiệm vụ: đào tạo ra những SV như thế nào.

"Đào tạo ra những SV như thế nào?" ==> ở Việt Nam, người ta vẫn chưa trả lời được câu hỏi này.

Kiến thức chung là khả năng giao tiếp, suy nghĩ phân tích và giải quyết vấn đề, sử dụng các phương tiện kỹ thuật thành thạo, kiến thức lịch sử, nhận thức về những vấn đề toàn cầu, trải nghiệm và đánh giá những nền văn hóa khác nhau... Đây là phạm trù tôi thấy còn vắng bóng tại các chương trình đạo tạo ở VN.
Học sinh, sinh viên Việt Nam yếu nhất là ở điểm này.


Bên cạnh đó, các trường cũng cần có mối liên hệ mật thiết với các công ty bên ngoài để biết SV sau khi tốt nghiệp có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không.

Ở Mỹ, các trường đều có một trung tâm, thậm chí một khoa chỉ chuyên làm đầu mối liên lạc với các cựu SV. Qua những thông tin phản hồi gửi về từ các cựu SV này, nhà trường có thể đánh giá được chất lượng đầu ra của mình.

Đúng ra phải làm điều này từ lâu rồi mới phải nhưng thà muộn còn hơn là không bao giờ.

Mọi người cho ý kiến.

thanhbg_80
09-10-2007, 07:36
các bạn thấy học nh]wngx trung tâm ra sao,con toi thấy nhất nghệ cũng tàm tạm

aptechite198x
10-10-2007, 10:41
các bạn thấy học nh]wngx trung tâm ra sao,con toi thấy nhất nghệ cũng tàm tạm

Đánh có mấy chữ không xong thì làm ăn gì.

badboyhp
05-06-2008, 12:01
chưa chắc pascal là tối cần thiết đâu bạn ah`, thế thì một người học giỏi java và C+ mà chưa học pascal trước đó thì là thiếu trọng tâm ah`?

meotrang7x
05-06-2008, 18:56
chưa chắc pascal là tối cần thiết đâu bạn ah`, thế thì một người học giỏi java và C+ mà chưa học pascal trước đó thì là thiếu trọng tâm ah`?

Xin chào người khai quật mồ! :D

badboyhp
17-06-2008, 15:21
xin chào người spam, mà có lẽ bàn về mấy vấn đề giáo dục ở Việt Nam thì chắc cahr bao giờ xong.

tinhlinhtihon89
01-10-2008, 11:19
minh dang là sinh viên năm 2 nhưng càng học thì càng thấy chán định nghỉ lun cho xong . Học gì mà nhồi nhét dữ quá không vô đươv5 chữ nào hết mà mỗi năm thì tăng tiền thầy cô dạy chả hiểu gì hết. Nói đến giáo dục việt thì thì chỉ có một chữ : "chán"

tranhungntt
02-12-2008, 09:22
Tôi cũng là 1 giáo viên THPT, tôi không đồng ý với ý kiến "Banned" đưa ngôn ngữ LT Pascal vào dạy học là sai vì đây là NNLT trong sáng và phù hợp với tư duy học trò như tác giả của NNLT C đã nói. Còn "tiếng Việt thực hành" là môn học khó và rát hay không phải người dân Viẹt Nam nào cũng hiểu rõ và sử dụng đúng cú pháp tiếng Việt trong khi nói và viết. Đã là người Việt có tri thức"Có bằng ĐH" mà tiếng mẹ đẻ còn chưa nắm vững thì không thấy xấu hổ mới lạ, sinh viên ra trường viết không nổi 1 đơn xin việc hay giáy gtuwj giới thiệu bản than mà còn chê "tiếng Việt thực hành"

luongthedung
02-12-2008, 09:48
Nếu chưa học một ngôn ngữ lập trình nào, phang ngay vào mấy cái ngôn ngữ mới (như Dot Net chẳng hạn) thì làm sao sinh viên hiểu được tư duy lập trình chứ. Theo tôi, muốn học một cách tử tế thì phải bắt đầu từ những cái cơ bản nhất. Pascal là một ngôn ngữ lập trình có cấu trúc một cách rõ ràng nên người ta đưa ngôn ngữ này vào giảng dạy cho các lớp sinh viên chuyên Tin là phù hợp, còn sinh viên không chuyên nên cho học ứng dụng thôi.

chienckc
11-12-2008, 13:41
Tôi cũng mạn phép xin có đôi lời góp ý. Tuy nền giáo dục của nước ta còn nhiều hạn chế nhưng liệu có nên so sánh với các nước khác một cách khập khễnh thế không hay chỉ đưa ra mục đích đẻ hướng tới. Thêm nữa là tôi đã ra trường va biết hầu hết những ai có ý thức học tập trong những năm đại học thì thì đi làm rất được việc phải chăng họ đã rèn luyện được ý thức. Và nếu như vậy thì nền giáo dục của nước ta chỉ chậm hơn vì kinh tế đất nước chứ vẫn đào tạo được những người có trình độ?

tuy phong
04-01-2009, 16:07
Nếu chưa học một ngôn ngữ lập trình nào, phang ngay vào mấy cái ngôn ngữ mới (như Dot Net chẳng hạn) thì làm sao sinh viên hiểu được tư duy lập trình chứ.
Ko hẳn, mình còn có C++ với Java cơ mà, vẫn tư duy lập trình đấy, mà lại là tư duy lập trình hướng đối tượng nữa. Cái này rất quan trọng đó. Học Pascal xong chuyển qua học OOP thì sẽ mất thời gian xóa bỏ quan điểm cũ để theo quan điểm mới, rất khổ.

AkuVn
05-01-2009, 00:03
Việt Nam mình nhân tài thì không thiếu nhưng công nhận đào tạo chưa thực sự thuyết phục, 1 phần theo mình nghĩ đó là do sự truyền tải của giáo viên đến học sinh và sinh viên còn kém!

300000
05-01-2009, 08:05
Việt Nam mình nhân tài thì không thiếu nhưng công nhận đào tạo chưa thực sự thuyết phục, 1 phần theo mình nghĩ đó là do sự truyền tải của giáo viên đến học sinh và sinh viên còn kém!


nhân tài ở đau ra vậy ? hay chỉ là toàn đi copy những kiến thức của nước ngoài rồi nói là nhân tài đúng không bạn? một điều mà bạn nên thay đổi cách nghĩ lại đi ,thử nhìn lại coi người việt trong lịch sử loài người có làm nên được một cuộc cchs mạng khoa học nào để cải thiện cuộc sống cua nhân loại hay không ? chẳng qua là cố gắng nhồi vào sọ thật nhiều kiên thức vào rồi tự cho mình là giỏi thì đó chỉ là hão huyền thôi vì nững kiến thức đó người ta cũng biết rồi chứ không phải mới gì so với thế giới .

bạn thử nhìn lại coi người việt khắp nơi trên thế giới phát minh ra được cái gì hay khôgn vậy ? hay chỉ chăm chăm làm sao bắt chước người ta để làm ra một sản phẩm giống y như đúng vậy?

chính cách giáo dục tự cho mình là giỏi nhất đó làm cho nhiều người luôn cho là người việt là giỏi rồi tự tăng bốc thơm lên mà không biết là giỏi như vậy chỉ là tự sướng và ru ngủ thôi không thực sự phát triển được.

còn về giáo dục việt nam bị ảnh hưởng bởi hệ thống chính trị và người ta phải đào tạo cũng như chỉ đạo đào tạo như vậy để tôn thờ duy nhất một đảng để đảm bảo quyền lực ,cách giáo dục đó thực sự chỉ là để đảm bảo sự tồn tị của đảng cầm quyền mà thôi . ví dụ bạn phải học triết học và mac lenin chỉ để phục vụ cho tôn thờ chính đảng thôi chứ không giúp bạn có nhưng kiến thức để phát triển tốt hơn .


trước đây thì hệ thống giáo dục đó hoàn toàn ok vì hệ thống đó đi kèm với hệ thống kinh tế bao cấp và không có những khái niệm cạnh tranh cũng như phát triển để tồn tại , nhưng bây giờ kinh tế bắt buột phải chuyển đổi để tự cứu lấy thì mọi người mới thấy nhiều lỗ hổng khi so sánh với những hệ thống giáo dục của nước ngoài .

trong khi đó xã hội việt nam càng ngày cạng hội nhập với xã hội dân sự thế giới , nhiều khái niệm không có tồn tại về không gian biên giới nữa , mọi người bây giờ có nhiều ý thức hơn về cạnh tranh , về trình độ va những kiến thức PR để thu hút khách hàng cũng như tự phấn đấu để tồn tại trong một xã hội mở và hội nhập .

khi những thế hệ trước đây được đào tạo theo cách cổ xưa và trực tiếp làm lãnh đạo những thế hệ trẻ , nhưng bây giờ cạnh tranh nhiều quá và mọi người bắt đầu nhìn nhận ra những điểm yếu mà phải mất vài thập kỷ nữa mới sửa chữa được .

peter_nguyen1405
05-01-2009, 10:25
này này bạn 300000,bạn có quá cực đoan không.Để mình dẫn chứng nhé,bạn biết vệ tinh apolo của mĩ chứ,xin thưa với bạn nasa của mỹ với lực lượng kỹ sư hùng hậu làm việc miệt mài cũng không thể vẽ được đường bay hoàn chỉnh.Bạn có biết ai vẽ đường bay cho nó không,người việt nam đấy,độ lệch khi cất cánh và hạ cánh là 5m, một con số không phải ai cũng có thể làm được đâu bạn.Bạn nói là người việt nam chỉ biết copy,thế kỹ sư trần đại nghĩa thì vứt đi đâu.Bạn nói là copy, xin thưa với bạn trong khoa học và công nghệ không có cụm từ copy,chỉ có kế thừa và phát huy,nếu bạn nói copy vậy thì mình xin nói bom nguyên tử của mỹ là ăn cắp của đức đấy.Vệ tinh và phi thuyền của mỹ cũng là ăn cắp của cơ quan Liên xô cũ đấy.Không có cụm từ copy,chỉ là share để phát triển lên mức cao hơn.Bạn có dám nói là những hãng như dell, HP,toshiba,Hitachi ăn cắp mẫu máy tính của IBm không,chính IBM là người đầu tiên đưa ra mẫu máy tính để bạn mà hiện nay bạn đang xài đấy.nhưng những công ty khác đã nhái theo kiểu dáng này và dùng cho đến ngày nay.Như vậy đã đủ dẫn chứng chưa bạn.


Còn về nền giáo dục,mình không có ý kiến.Nó thuộc về trào lưu khác,xét về hoàn cảnh lịch sử thì chúng ta là nền văn hóa đông phương chịu ảnh hưởng nhiều từ TQ,sau này thì lại du nhập đường lối của Mĩ và pháp,nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của dân tộc việt.Nền giáo dục đang từng bước đổi mới,nếu các bạn là người ngồi trên chiếc ghế đó thì việc thay đổi không phải dễ đâu,nếu thay đổi theo hoàn toàn của khối tư bản thì sẽ gây ra một cuộc cạnh tranh và hậu quả khó đo đếm,chính sách mở cửa chính là một thiện chí.Bạn đừng nên đánh giá mà hãy suy nghĩ,những kỹ sư nước ngoài không chỉ được hưởng nền giáo dục tốt, mà chính sự nỗ lực của họ,khi bạn đang ngồi chơi,đang đi dã ngoại thì họ đang trong thư viện,miệt mài với các phương trình mà máy tính giải không chính xác hoặc không cho ra kết quả.Nền giáo dục là chính,nhưng cách thức cảm nhận và phương pháp học của mỗi cá nhân mới là chìa khóa tạo nên sự khác biệt

zmt264
05-01-2009, 11:54
này này bạn 300000,bạn có quá cực đoan không.Để mình dẫn chứng nhé,bạn biết vệ tinh apolo của mĩ chứ,xin thưa với bạn nasa của mỹ với lực lượng kỹ sư hùng hậu làm việc miệt mài cũng không thể vẽ được đường bay hoàn chỉnh.Bạn có biết ai vẽ đường bay cho nó không,người việt nam đấy,độ lệch khi cất cánh và hạ cánh là 5m, một con số không phải ai cũng có thể làm được đâu bạn.Bạn nói là người việt nam chỉ biết copy,thế kỹ sư trần đại nghĩa thì vứt đi đâu.Bạn nói là copy, xin thưa với bạn trong khoa học và công nghệ không có cụm từ copy,chỉ có kế thừa và phát huy,nếu bạn nói copy vậy thì mình xin nói bom nguyên tử của mỹ là ăn cắp của đức đấy.Vệ tinh và phi thuyền của mỹ cũng là ăn cắp của cơ quan Liên xô cũ đấy.Không có cụm từ copy,chỉ là share để phát triển lên mức cao hơn.Bạn có dám nói là những hãng như dell, HP,toshiba,Hitachi ăn cắp mẫu máy tính của IBm không,chính IBM là người đầu tiên đưa ra mẫu máy tính để bạn mà hiện nay bạn đang xài đấy.nhưng những công ty khác đã nhái theo kiểu dáng này và dùng cho đến ngày nay.Như vậy đã đủ dẫn chứng chưa bạn.


Còn về nền giáo dục,mình không có ý kiến.Nó thuộc về trào lưu khác,xét về hoàn cảnh lịch sử thì chúng ta là nền văn hóa đông phương chịu ảnh hưởng nhiều từ TQ,sau này thì lại du nhập đường lối của Mĩ và pháp,nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của dân tộc việt.Nền giáo dục đang từng bước đổi mới,nếu các bạn là người ngồi trên chiếc ghế đó thì việc thay đổi không phải dễ đâu,nếu thay đổi theo hoàn toàn của khối tư bản thì sẽ gây ra một cuộc cạnh tranh và hậu quả khó đo đếm,chính sách mở cửa chính là một thiện chí.Bạn đừng nên đánh giá mà hãy suy nghĩ,những kỹ sư nước ngoài không chỉ được hưởng nền giáo dục tốt, mà chính sự nỗ lực của họ,khi bạn đang ngồi chơi,đang đi dã ngoại thì họ đang trong thư viện,miệt mài với các phương trình mà máy tính giải không chính xác hoặc không cho ra kết quả.Nền giáo dục là chính,nhưng cách thức cảm nhận và phương pháp học của mỗi cá nhân mới là chìa khóa tạo nên sự khác biệt

Bạn ấy không cực đoan đâu.

Với cái văn hóa "cái gì khác biệt" thì là "điên" , là "hâm" , là "phản động" thì lấy đâu ra phát minh. Cứ thử nói ra (trong nhà, trong lớp, trong xã hội) cái gì trái với suy nghĩ của mọi người xem nào.

À, cũng phải nói thêm về sự "nhút nhát" của người Việt nữa. Chỉ được mỗi cái đánh giặc ngoại xâm. Chứ bình thường đâu dám nghĩ và dám nói. Cho nên đâu có ai như Galileo, đâu có ai gào lên "Dù sao Trái Đất vẫn thế nào đó"....

peter_nguyen1405
05-01-2009, 12:12
Cũng còn tùy thuộc vào hoàn cảnh nữa bạn ơi,cái "điên","hâm" không phải chỉ có ở việt nam,bạn không thấy Anh-stanh cũng phải mất một thời gian dài để người ta có thể hiểu những gì ông viết sao.Còn "phản động" thì không bàn tới,nếu bạn phát minh ra cái gì mà nó được người khác công nhận thì sẽ không có chuyện phản dộng.Ngược lại,bạn phát minh ra nhưng lại dùng nó làm bình phong cho những hành động trái với luật pháp thì ...miễn bàn.Còn sự nhút nhát của người việt thì bạn hơi sai lầm,người việt không hề nhút nhát,nếu người việt nhút nhát thì bạn đựng mong bạn được hưởng những gì bạn đang sử dụng.Người việt chỉ ngại trước đám đông nơi mà họ lo sợ sẽ không thể bì kịp với những anh lớn,chỉ bởi vì họ cho rằng họ vẫn còn nghèo và đi sau những anh lớn nên chưa dám tự tin.Bạn nói ng việt chỉ biết đánh giặc ngoại xâm thì chẳng khác nào như quân nguyên mông xưa,giành được thiên hạ trên lưng ngựa mà không biết cai trị thiên hạ ấy.VN giỏi đánh giặc ngoại xâm vì họ đoàn kết,vì họ biết mất nước là mất tất cả,về mặt chính trị thì VN cũng đâu có kém,cũng khiến nhiều nước phải kiêng dè,đâu chỉ riêng khoản đánh trận.Các pác nếu muốn bàn luận về vần đề này thì hãy suy cho kỹ,nói ra thì rất dễ nhưng nghĩ và làm được như các bác lãnh đạo thì không đơn giản đâu.

zmt264
05-01-2009, 12:29
Cũng còn tùy thuộc vào hoàn cảnh nữa bạn ơi,cái "điên","hâm" không phải chỉ có ở việt nam,bạn không thấy Anh-stanh cũng phải mất một thời gian dài để người ta có thể hiểu những gì ông viết sao.Còn "phản động" thì không bàn tới,nếu bạn phát minh ra cái gì mà nó được người khác công nhận thì sẽ không có chuyện phản dộng.Ngược lại,bạn phát minh ra nhưng lại dùng nó làm bình phong cho những hành động trái với luật pháp thì ...miễn bàn.Còn sự nhút nhát của người việt thì bạn hơi sai lầm,người việt không hề nhút nhát,nếu người việt nhút nhát thì bạn đựng mong bạn được hưởng những gì bạn đang sử dụng.Người việt chỉ ngại trước đám đông nơi mà họ lo sợ sẽ không thể bì kịp với những anh lớn,chỉ bởi vì họ cho rằng họ vẫn còn nghèo và đi sau những anh lớn nên chưa dám tự tin.Bạn nói ng việt chỉ biết đánh giặc ngoại xâm thì chẳng khác nào như quân nguyên mông xưa,giành được thiên hạ trên lưng ngựa mà không biết cai trị thiên hạ ấy.VN giỏi đánh giặc ngoại xâm vì họ đoàn kết,vì họ biết mất nước là mất tất cả,về mặt chính trị thì VN cũng đâu có kém,cũng khiến nhiều nước phải kiêng dè,đâu chỉ riêng khoản đánh trận.Các pác nếu muốn bàn luận về vần đề này thì hãy suy cho kỹ,nói ra thì rất dễ nhưng nghĩ và làm được như các bác lãnh đạo thì không đơn giản đâu.

Tóm lại là thày ngu sẽ tạo ra trò ngu, trò ngu lớn lên sẽ thành thày ngu. Vòng luẩn quẩn nó thế. (Ngu không phải IQ thấp, mà là không biết dùng cái đội nón để suy nghĩ, mà chi biết save, save all thôi. Thậm chí nhiều khi còn quên không save luôn). Hồi học sinh, mỗi lần tôi làm gì đó khác thường, ví dụ là vài bài văn không giống cô giáo giảng (chê Thúy Kiều chẳng hạn), hoặc là viết cái đơn vào Đoàn không giống các bạn,hoặc khi phát biểu trên lớp có ý kiến khác lạ... là phải trả giá ngay. Nên nhớ là ở Phương Tây thì cả lớp đều được khuyến khích làm văn khác lạ. Đấy là một ví dụ nhỏ về sự khác biệt trong vấn đề "khuyến khích".

http://vietnamnet.vn/giaoduc/2009/01/822103/
http://vietnamnet.vn/giaoduc/2008/12/820502/
http://vietnamnet.vn/giaoduc/tuyensinh/tintuc-sukien/2007/07/720911/

Tôi cũng chờ cái "ban lãnh đạo" làm được cái "gì đó"

Tôi nhiên trong lúc chờ thì bản thân tôi cũng tự mình làm "cái gì đó". Và cái "gì đó" của tôi có vẻ cũng đang được xã hội đón nhận

Còn người Việt có nhút nhát không? Có lẽ tranh luận ở chỗ khác
Đây: http://www.ddth.com/showthread.php?p=1462912#post1462912
hoặc đây: http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/01/3BA0A162/

Quay lại câu hỏi "Việc đánh giá GD của VN có khác so với thế giới (phương Tây) không?" thì câu trả lời đã rõ "Quá Khác".

Còn cái khác đó có tốt hay không thì xin để thành quả của các nền giáo dục đó nói lên tất cả.

dobinhluan
22-06-2009, 10:19
Ở ta thường có kiểu cho anh con cá chứ không cho cần câu. Đối với sinh viên họ đã trưởng thành cần có tính tư duy độc lập chứ không phải tư duy theo người khác.GD đại học của ta cần chỉ cho họ cách tư duy nhưng hiện nay về cơ bản ta đang tư duy hộ họ

mine90
24-06-2009, 18:53
chúng ta đang "ở VN, nói chuyện US"

sonC0609k
11-02-2011, 01:26
:D em đang học cùng mấy người bạn nứoc ngoài, làm bài luận vẫn sai ngữ pháp tiếng anh như thường.

quanghaith2
24-02-2011, 16:23
theo mình thì môn Tiếng việt thực hành vẫn phải dạy, nhưng mà thời gian ít thôi, chỉ dạy 1 số cách trình bày văn bản ví dụ như viết báo cáo khoa học thì phải thế nào, viết luật văn thì phải thế nào, viết nghiên cứu thì phải thế nào v.v.... cái này giúp ích nhiều. Chứ như ngữ pháp hay lỗi chính tả thì đã được học từ trước rồi nên ko phải học lại, cái này bắt sinh viên tự xem lại ở nhà, khi thi vẫn có câu hỏi về nó để bắt sinh viên phải tự học lại ở nhà nếu chưa rành.

lovefb
02-04-2011, 20:20
bao giờ mới vươn ra được thế giới hả VN?

isecret
02-04-2011, 21:36
phỏng vấn ông ở Mỹ :D. Mỹ khác Việt Nam, đánh giá chất lượng giáo dục khác là hiển nhiên.

backpacker
25-05-2011, 11:31
người ta học chuyên môn từ bé, nên chuyên môn người ta giỏi gấp nhiều lần người việt nam, thử hỏi xem có ai chuyên về 1 lĩnh vực gì đó lâu năm mà không giỏi không, trong khi đó vietnam cái gì cũng học, cuối cùng ra trường chẳng biết làm gì

avril_thaiduong
25-05-2011, 20:34
Nền giáo dục Viêt có nói 1 tuần cũng không hết chuyện.
Ngon lắm ,cái gì cũng học ,học quá trời học mà học xong chẳng còn đọng lại dc gì , mà cũng chẳng biết để làm gì

lequanghung98
14-06-2011, 17:50
nói đến bất cập trong nền GD việt nam thì nói đến tết chưa chắc đã hết các bác ạ
em thử lấy 1 vài ví dụ nhé
Đưa pascal vào giảng dạy quả là một điều đi ngược thời đại pascal đã quá xưa đến nỗi một số người còn không nhớ đến nó.Sinh viên mà học cái này chỉ tổ tốn thời gian vô ích.
Đưa kì thi tú tài gộp với kì thi ĐH
em cảm thấy cái này là vô cùng vô lý giả sử có những nhân tài nhưng do vì bồng bột đã thi hỏng vậy thì họ đâu còn cơ hội làm lại nữa đâu đúng không các bác.
đây chỉ là 1 vài ví dụ thui các bác ạ vì vậy mà càng học em càng cảm thấy chán

Ông này chắc không chịu chăm học và ưa môn Pascal hay sao. Ngôn ngữ lập trình này sẽ còn mãi, nó là ngôn ngữ mà vẫn được dùng để thi tin học trẻ, thi quốc gia. Nó giúp ta tư duy tốt hơn, câu lệnh trong sáng, dễ hiểu. Chỉ mong sao có ai phát triển ngôn ngữ Pascal này và viết thành một hệ điều hành nổi tiếng hơn macintosh (theo mình không nhầm thì một người đã dùng Pascal để viết nên macintosh).

zmt264
14-06-2011, 17:56
Ông này chắc không chịu chăm học và ưa môn Pascal hay sao. Ngôn ngữ lập trình này sẽ còn mãi, nó là ngôn ngữ mà vẫn được dùng để thi tin học trẻ, thi quốc gia. Nó giúp ta tư duy tốt hơn, câu lệnh trong sáng, dễ hiểu. Chỉ mong sao có ai phát triển ngôn ngữ Pascal này và viết thành một hệ điều hành nổi tiếng hơn macintosh (theo mình không nhầm thì một người đã dùng Pascal để viết nên macintosh).

Để rèn luyện tư duy lập trình, thì C, C++, Java, C#, JS, Python, PHP ... và 1 số ngôn ngữ khác cũng rèn được, tại sao cứ phải Pascal? Thi Tin Học quốc tế cũng có tùy chọn ngôn ngữ khác Pascal mà.

Mình đề xuất học Javascript trước, lý do thì xem clip sau:

http://www.youtube.com/watch?v=wl-lpDqnkbA&lc=93IMJxgyjlEVB0KETMwEwiF9sn6k0NJJNrgP2aas99s&feature=inbox

oxfordUK
28-06-2011, 16:29
Sự khác biệt là điều bình thường mà. So sánh một quốc gia tầm cỡ đầu thế giới với một quốc gia đang ở dưới đáy. Mọi sự so sánh đều khập khiễng

akhang09
06-07-2011, 22:48
Mình thấy nền giáo dục của Mỹ rất tiên tiến. Luôn muốn được du học bên đó. Haiz. Ước mơ vẫn chỉ là ước mơ

haitacvuitinh
07-07-2011, 10:30
Mình thấy nền giáo dục của Mỹ rất tiên tiến. Luôn muốn được du học bên đó. Haiz. Ước mơ vẫn chỉ là ước mơ

Còn thì mình thấy nền giáo dục của Thụy Điểm cũng rất tốt. Một ngày học sinh chỉ cần học vài tiếng thôi nhưng mà chất lượng giáo dục luôn đứng đầu thế giới . Không như ở Việt Nam

daytoi42
04-09-2011, 14:25
Ở Mỹ khác, còn ta thì khác!

ipad_whatthehell
26-09-2011, 23:10
Trung QUốc, Hàn Quốc, Singapore cũng thế cả thôi. Ko nên ngồi bới lông tìm vết, tự phân biệt đối xử nước mình quá. Nước đã nghèo, tư tưởng người trẻ chỉ lo la liếm nước bạn để mà so sánh thì nói gì nữa =.=", học giỏi ở nước ngoài vào rồi về giúp nước chút là đã giúp nước mình nhìn vào đó, tự xấu hổ, coi như cải thiện tư tưởng dần dần rồi.

dinhanhency
27-09-2011, 00:54
Pascal là còn đỡ ấy bác ạ?

có trường (cụ thể là ĐHDL Văn Lang) còn đưa vô 2 môn, Tiếng Việt và Tiếng Việt thực hành để giảng dạy cho SV năm 1 đấy bác ạ, với lí do: dạy SV nắm vững cách thức sử dụng tiếng Việt; chả nhẽ các SV nằm ko học tiếng Việt từ cấp 1,2 hay sao? Và đáng lẽ ra, khi TN cấp 1,2 thì bắt buộc HS phải sử dụng rành, chuẩn tiếng Việt chứ nhỉ?

Học cái này hay phết nhỉ. Đôi khi các từ hán việt mình chẳng hiểu nghĩa lun. Vãi chưởng chưa.

chuot_nhat88
07-10-2011, 10:13
Công nhận! trường nào cứ lấy cao điểm là được đánh giá cao.Không cần biết là số lượng sinh viên ra trường đạt điểm giỏi điểm khá là bao nhiêu.

trecondihoc
14-10-2011, 10:58
chương trình của nhiều trường đại học lớn còn nặng lý thuyết quá, nhiều môn không cần thiết và đến tận kỳ 2 năm 3 mới được học chuyên ngành, quá lãng phí thời gian

gom_cao_cap
20-10-2011, 01:17
Hiện nay các thầy ở VN cong phải lo cơm áo gạo tiền nhiều lắm, làm sao mà chất lượng GD tốt cho được.

picamay
22-10-2011, 00:48
Giáo dục tràn lan..đua nhau các tỉnh mở trường DH,cao đẳng....rồi chỉ khổ học sinh ra trường với tấm bằng đào tạo không được chấp nhận ...dân lập,tại chức...

noithatwp
22-10-2011, 17:05
Dạo 4rum khác thấy có bài chê mấy trường kiểu có kế hoạch du học hợp tác gì gì đó, dạo này mấy trung tâm trường học kiểu này tùm lum, chả biết đâu mà lần.

tiepga51
03-11-2011, 21:26
Chán cho nền giáo dục VN? :(

OnlyChirpy
19-11-2011, 21:35
Học tiếng Việt, văn học Việt 12 năm cộng với kiến thức chuyên môn 4-5 năm mà không viết nổi một văn bản khoa học thì cần phải xem lại tư duy. Chưa kể đến việc bây giờ tri thức thế giới đều là tiếng Anh thế thì bày ra cái học tiếng Việt làm gì?

vuha_blacktulip
22-11-2011, 23:20
mình không thích nền giáo dục này nhưng mình sinh ra từ nó nên cũng không biết nên làm gì nữa. Mình thấy nên thay đổi thôi!

nhatoitv
22-02-2012, 11:12
HỌC ANH VĂN THEO CÁC CÁCH SAU ĐÂY?
Học anh văn có nhiều cách lắm mõi một ngừoi họ sẽ có 1 cách học riêng , mỗi ngừoi sẽ chỉ 1 cách khác nhau để học anh văn nhưng quan trọng là bạn đúc kết lại cho riêng mình 1 cách rồi theo đó mà học thì ngày qua ngày tiếng anh của bạn cũng sẽ lên thôi. Nếu có điều kiện thì bạn nên học anh văn với giáo viên nước ngoài thì hiệu quả sẽ nhanh hơn nhưng học anh văn là tốn kém nhiêù nhưng không mất thời gian nhiều, còn học với giaó viên ngừoi việt thì tốn nhiêu thời gian nhưng hiệu quả không cao lám nhưng bù lại học phí thì không nhiều lám . Nên căn nhắc kỹ xem giữa thời gian và tiền thì nào ok nhất rồi chọn cho mình 1 cách tốt nhất để đầu tư mà học.
Sau đay 1 vài cách học anh văn của mình muôn chia sẻ đến bạn
1. Học đi đôi với hành , học từ nào thì cho ví dụ từ đó thì nhớ lâu lắm
2. Thường xuyên đọc sách tiếng anh có mâu chuyện đơn giản , có thể đọc sách song ngữ thì cũng tốt.
3. Luyện nghe từ các dạng cơ bản đến năng cao , nhưng khi nghe nếu chưa giỏi lám thì nên nghe tiéng anh có nội dung đi kèm thì khi nghe nói biết từ nào nữa , néu biêt rồi thi nên tập dần nghe khó hơn , cứ thế mà phát huy bạn nhe, hay nghe các bài nhạc = tiếng anh cung là 1 cách nữa đó nhạc hát nhanh mình nghe được nên người nói chắn chắc sẽ nghe được mà.
4. Chọn trưong học anh văn , nên theo học anh văn ở những nơi đào tạo chất lượng mà giáo viên ok nhe, giọng bản xứ nhe, chọn giáo viên nào mà ngôn ngữ hằng ngày họ dùng là TIẾNG ANH đó, Mình trước kia học cung nhieu nơi lám , nhưng hoc mình tin tương và chọn ILI thôi, tuy trường không lớn lắm nhưng chất lượng thì không chê vào đâu được. Các bạn có thê tìm hiểu qua các bạn của mình học tại đó xem có như lời đồn ko? ILI mình học chỉ có 2 khoá thôi mà tiêng anh mình giờ ok rồi, mình đã đi làm rồi,mình làm cho 1 công ty hàn quốc ở Long An. Trước kia tiêng anh của minh thì ko tốt cho lám có nhiều công ty tuyển biết tiếng anh nhưng mình không tự tin lám , nhưng tham gia lớp học ILI của thầy Jonathan , giờ mình tự tin hơn , làm cho công ty han minh biet tieng anh cung dc ma vì ho tuỷen mà.
5. Học là học mỗi ngày.
Chúc các bạn thành công trong cuộc sống.

mai_lan1931991
22-02-2012, 16:35
Dao tao tran` lan qua'

phamtuanvu_vn
22-02-2012, 17:39
nói đến bất cập trong nền GD việt nam thì nói đến tết chưa chắc đã hết các bác ạ

xegiadinh.vn
12-03-2012, 23:16
Vấn đề này thật khó nói.

dark.alone
14-03-2012, 12:58
bây h Bộ GD-ĐT bắt HS tiểu - trung học tiếng Trung mới ghê ... mới nghe thôi đã phát nản rồi. ko biết mốt nó còn như thế nào nữa!

vuhieu2309
02-01-2013, 23:59
"Các trường ĐH VN tồn tại nghịch lý là uy tín của họ phụ thuộc vào chất lượng đầu vào chứ không phải đầu ra"
Quá chuẩn..........

shopta
03-01-2013, 14:57
Ở VN giáo dục được theo chuẩn riêng và khác so với thể giới nên đâu có nước nào công nhận bằng cấp VN đâu

englishisgood345
18-01-2013, 14:24
Chà chà, bác đăng cái này với mục đích gì vậy bác?

wowtheah
31-01-2013, 14:47
Đánh giá chất lượng giáo dục VN quá khác biệt thế giới"

baotrihethong
01-02-2013, 10:12
Hầu hết các quốc gia phát triển thì chất lượng Y tế và Giáo dục là vấn đề rất được coi trọng.

Ở Việt Nam thì vấn đề này dường như còn bỏ ngỏ hoặc chưa phát triển tốt. Nghe nói là hàng năm chính phủ đổ rất nhiều tiền vào Y tế, Giáo Dục nhưng dường như chưa mang lại hiệu quả cao. Phải chăng là quản lý yếu kém hay tiền đầu tư chảy đi đâu hết ?

megaownage
04-02-2013, 14:43
Ở VN giáo dục được theo chuẩn riêng và khác so với thể giới nên đâu có nước nào công nhận bằng cấp VN đâu

(và chung cho các người nói chuyện với ý so sánh này)

Quý vị có biết chuẩn có nghĩa là gì không?
Ví dụ, tỷ số HS lớp 5 biết đọc biết viết. Tỷ số HS lớp 8 biết làm toán cộng trừ nhân chia.
Đem tỷ số đó so với ngoại quốc rồi sẽ thấy. Thực sự ra VN không đứng thấp lắm đâu.

Những HS VN đi ra nước ngoài du học kể từ lớp 10, 11 cũng đạt kết quả rất cao trong kỳ thi tốt nghiệp. Những người ra nước ngoài học cao học hay làm luận án tiến sĩ thì tỷ lệ noopj luận án cũng đâu có thấp hơn ngoại quốc. Chỉ có những người tốt nghiệp TH và ra ngoại quốc học ĐH mới hơi thấy khó khăn, tuy nhiên đấy là do trình độ tiếng nước ngoài chứ đâu phải do trình độ đào tạo!

lqkhoi
06-02-2013, 14:09
Họ nói ko sai bác Mèo.
Rất nhiều bằng cấp VN ra nước ngoài không được công nhận một phần vì hệ thống đánh giá chúng ta tự đẻ ra khác hoàn toàn thế giới.

Ví dụ như cái bằng tốt nghiệp Đại Học của em là ENGINEER ko phải BS. Em ko có mơ ước học tiếp chứ nhiều bạn học tiếp ngày xưa thời em mệt mỏi với cái bằng này vì nó ko tương đương với chuẩn trên Thế Giới và ko biết giải trình làm sao.

Chuyện đánh giá thang điểm cũng là một câu chuyện hài không kém. Điểm của mỗi trường có độ khó hoàn toàn khác nhau, ngày xưa lúc bọn Tây tuyển du học bọn nó xét bảng điểm ghê lắm đến nỗi HK1 BK thời em chú nào có điểm trung bình trên 8 là được xét học bổng đi Úc. Nhưng quá các trường khác điểm trung bình 8 gần như bình thường như 1 cái giường nếu ko nói là bèo như con mèo vì người ta toàn hơn 9 ko.

Em có 12 năm liền học sinh giỏi và em rất tự hào vì chuyện đó vì thời em học những trường em kinh qua toàn là những trường có hệ thống điểm cực kỳ khó và sẵn sàng đánh rớt ko xin xỏ ko nâng điểm bất cứ trường hợp nào (tối thiểu trong lớp mà em biết). Vào ĐH em cũng rất tự hào khi 5 năm đi học em ko fail bất cứ môn nào, nhưng đó chỉ ở BK.

Giờ đây ra trường ngồi interview em cầm trên tay nhiều bảng điểm đẹp long lanh của các cậu SV mới ra trường để té ngửa rằng cậu ấy học mà ko biết gì cả. Vì vậy chạy lòng vòng cuối cùng em vẫn phải kiếm BK, cái trường có cái hệ thống điểm ít tồi tệ nhất trong số tất cả các trường ĐH.

megaownage
06-02-2013, 14:58
Những năm gần đây tôi không làm về thương mãi nữa mà làm bên giáo dục (ĐH). Phòng của tôi chuyên về thẩm định chất lượng đào tạo của trường trung học các tiểu bang. Cái thảm cảnh con số HS lớp 5 không biết đọc biết viết và con số lớp 8 không biết làm toán là mối điên đầu của các cơ quan giáo dục tại các tiểu bang Úc.

Những thành tích của HS VN như tôi kể trong bài trước cũng là con số thẩm định. Câu hỏi của tôi là nếu nền GD của VN tệ như người ta nói thì:

- Đào tạo Tiểu Học: Nạn HS lớp 5 không biết đọc và HS lớp 8 không biết làm toán có trầm trọng ở VN không?

- Đào tạo Trung Học: Tại sao HS VN qua du học kể từ năm lớp 10 lại có tỷ số thành tích cao hơn HS các nước khác? Tại sao HS VN sang Úc học ĐH vẫn ngon lành, số không đậu rất thấp. Nói rằng do tuyển chọn không hẳn đúng. Tôi biết có nhiều em/cháu ở VN học rớt lên rớt xuống, qua Úc học hốt được tấm bằng đem về. (xem tttb bên dưới)

- Đào tạo Đại Học: Tại sao những người tốt nghiệp tại VN, sang Úc tu nghiệp thêm (MBA, vv...) hoặc Cao Học vẫn học xong, không hề thấy vấn đề? Những người làm luận án Tiến sĩ vẫn thấy họ bảo vệ không kém ai? Nếu bảo rằng cách giáo dục ở VN kém thực tế thì tại sao những người này không bị cái "kém thực tế" cản trở?

tb. Vì đây là chuyện cụ thể trước mắt nên tôi chỉ có thể nói thẳng chuyện xảy ra ở Úc. Tuy rằng tôi tin rằng ở Mỹ và Âu châu cũng xảy ra như vậy thôi.

ttb. Tôi không thể nói về kỹ thuật hay thương mại vì đã rời ngành này hơi lâu, tôi không có trong tay dữ liệu thực tế.

tttb. Thời buổi bây giờ, điểm trung bình trường có uy tín phải trên 8 mới gọi là có học bài. Những cô/cậu nhỏ rớt ở VN, sang Úc cũng chúi vào mấy trường dạy theo kiểu ít lý thuyết (các trường lớn dạy nhiều lý thuyết), và điểm thường thường chỉ tới 7 là cao rồi. Cái tôi muốn nói ở đây là có nhiều tấm bằng ở ngoại quốc cũng rác như quý vị chê bai ở VN.

ttttb. gần đây có xảy ra xì căn đan có mấy trường ĐH nhận HS vào ngành sư phạm với số điểm thi dưới 60% - ở Úc, điểm này có nghĩa là không biết viết văn, không biết làm toán. Xin nhấn mạnh: ngành sư phạm!!!

kiettt
06-02-2013, 22:21
- Đào tạo Tiểu Học: Nạn HS lớp 5 không biết đọc và HS lớp 8 không biết làm toán có trầm trọng ở VN không?


Nếu thường xuyên theo dõi báo chí nước nhà, chắc thỉnh thoảng bác cũng đọc được vài bài báo nói về chuyện này, họ diễu là "ngồi nhầm lớp" đấy ạ. Do bị ám ảnh chuyện thành tích nên dối trên lừa dưới và ... tự dối lòng có thể nói là bản chất của ngành giáo dục Việt Nam, các giáo viên không thể đánh rớt học sinh hay cho học sinh yếu ở lại lớp, nên cứ thế lớp dưới đẩy lên lớp trên. Em có đứa em họ học sinh một trường điểm ở Đà Lạt (nó vào trường điểm từ năm lớp 1 do ông hiệu trưởng trường đó tự nguyện làm hồ sơ dùm do ổng đang tán tỉnh bà chị nó), lên tới lớp 9 gia đình tự nguyện cho nó ở nhà khi phát hiện ra nó không biết viết họ tên của mình và không làm được toán cộng trừ trong phạm vi 10.


- Đào tạo Trung Học: Tại sao HS VN qua du học kể từ năm lớp 10 lại có tỷ số thành tích cao hơn HS các nước khác? Tại sao HS VN sang Úc học ĐH vẫn ngon lành, số không đậu rất thấp. Nói rằng do tuyển chọn không hẳn đúng. Tôi biết có nhiều em/cháu ở VN học rớt lên rớt xuống, qua Úc học hốt được tấm bằng đem về. (xem tttb bên dưới)

- Đào tạo Đại Học: Tại sao những người tốt nghiệp tại VN, sang Úc tu nghiệp thêm (MBA, vv...) hoặc Cao Học vẫn học xong, không hề thấy vấn đề? Những người làm luận án Tiến sĩ vẫn thấy họ bảo vệ không kém ai? Nếu bảo rằng cách giáo dục ở VN kém thực tế thì tại sao những người này không bị cái "kém thực tế" cản trở?


"Có vẻ như" chương trình học ở VN cao hơn nước ngoài, đại khái là các môn toán lý hóa chẳng hạn mình học trước người ta những vài lớp, nên sang đó các bạn sau khi khắc phục hạn chế về ngôn ngữ, dễ dàng theo kịp chương trình, con bé nhà em (học trường "me giồng lô" (maison l'eau) từ nhỏ đến lớn, ôn thi SAT chỉ bị kẹt vì chuyện không hiểu đề bài hỏi gì, sau thời gian luyện từ vựng những câu hỏi về toán, khoa học trong đề thi nó làm cái một. Nhưng mấy đứa đi châu Âu thì bơi thiệt à, em có mấy người bà con có con cái được học bổng đi Tây, tụi nó là quái thú chứ không phải người thường mà đu theo kịp chương trình cũng xây xẩm mặt mày.

Hoặc có thể diễn giải cách khác là nền giáo dục "ở bển" nó khai thác được trí thông minh, khả năng của học sinh nên có những bạn ở VN học "ngu như bò", nhưng qua tới bên ấy lại ắm được cái bằng đàng hoàng đem về ?

Bác có nói thế nào đi nữa, bọn em vẫn cứ chăm chỉ cày bừa, để dành tiền cho con cái đi tị nạn giáo dục bác ạ, ít nhất là vì bác đã có nhời như thế, em không cho bọn nó sang Úc nữa :lick:

megaownage
07-02-2013, 07:54
Nếu nói chuyện du học, tôi xin phép nói trước kẻo bị phê bình "đạo đức giả" (hypocrite). Mấy đứa cháu con lũ em tôi cũng đi du học tuốt luốt.

Cái mình nói ở đây là mức độ "quá khác biệt thế giới" (như tựa đề), và những cái "chỉ có ở VN" (như nhiều người bàn). Thứ nhất, khác biệt không nhiều như người ta thổi phồng, và thứ hai, "chỉ có ở VN" là không đúng.

Đương nhiên đem cái ngân sách chia cho đầu người thì giáo dục tại các nước Âu Mỹ phải đầy đủ tiện nghi. Cái quan trọng nhất là trường sở, số GV giảng dạy trên số học sinh (ở Úc, hầu hết các tiểu bang đều nhắm ở con số 1/15-20), số nhân viên văn phòng, ngân sách giấy bút sách vở, thư viện, phòng thí nghiệm, cơ xưởng, thể thao, vv...

Sau khi so sánh ngân sách đã điều thứ lại cho phù hợp với tổng sản lượng quốc gia (GDP), bạn sẽ thấy VN đạt thành quả rất cao trong việc giảng dạy. Tuy nhiều nhà nghiên cứu cho rằng phần lớn kết quả này do tinh thần học hỏi của dân chúng, nhưng họ cũng phải chấp nhận rằng với con số GDP như thế, VN không đến nổi tệ trong chính sách đầu tư giáo dục.

Tuy tôi lập gia đình muộn nhưng ở tuổi tôi, bạn học ngày xưa có nhiều đứa con cái đã tốt nghiệp đại học, đi du học Anh, Đức, vv... Đã có vài đứa bảo vệ xong PhD ở Đức, Bỉ. Theo chúng nói thì trình độ ở Âu châu cũng không cao so với VN.

Cách đây vài năm tôi có làm báo cáo kiểm định về hiệu quả của các HS nước ngoài sang du học tại Úc. Theo nhận xét thì ở Âu châu cũng chẳng có gì đặc biệt. Tuy nhiên, đó là việc mấy năm về trước. Bây giờ có thể khác.

tb. cháu nhà tôi học trường tư tại Úc. Đối với tôi, ngành giáo dục Trung Tiểu Học ở các tiểu bang Úc đều dở bẹt - trừ một vài số nhỏ trường nổi tiếng (một tiểu bang có vài trường là cùng). Ngay trong các trường nổi tiếng dạy giỏi thì mức độ áp lực học cho HS cũng khá cao, và tinh thần thi đua học tập rất xấu (ganh tị, vv...). Trường tư đào tạo toàn diện hơn.

Về sau này, người Việt có khuynh hướng dọn nhà lại khu vực các trường công nổi tiếng, và hầu như ai cũng cố gằng cho con vào trường tuyển vì ai cũng biết một trường bình thường dạy dở bẹt. Việc dọn nhà lại gần khu vực trường nổi tiếng cũng xảy ra cho người anh họ tôi ở Austin, Texas.

Ở Úc, chỉ trường tư mới có chính sách dạy kèm thêm cho các HS yếu (HS ở lại trường học thêm sau giờ học). Sau mỗi kỳ thi tốt nghiệp, nếu đếm số HS đứng đầu thì trường tư luôn luôn trội hơn trường công, và trong bảng sắp hạng dựa trên số HS đạt tiêu chuẩn thì trong top 50 top 100 chỉ lác đác tên một vài trường công.

ttb. chương trình dạy ĐH theo tôi thấy thì chẳng khai thác được trí thông minh gì cả, bằng chứng là người nào tốt nghiệp ở VN nhưng học giỏi tiếng Anh vẫn làm việc không thua gì Tây. Mấy đứa cháu tôi rớt ở VN nhưng qua đây học được là vì các Chú Bác chúng kèm cặp, không học thì đuổi về, không đóng tiền cho ăn học nữa. Mới đầu chúng tưởng là chỉ dọa suông, sau khi nói chuyện với bạn bè chung quanh thấy có những đứa bị đuổi về thật, chúng cuống quýt lo chăm học. Tôi nghĩ là mấy cô cậu trẻ ở VN lấy cớ biện hộ cho cái tinh thần "siêng học" của mình. Xem ví dụ mấy cái diễn đàn công nghệ sẽ thấy HS gì mà nói chuyện toàn thấy "cả năm em chỉ học có vài tiết", rồi đổ thừa cho GV "chỉ nói qua loa rồi cho bài tập" - thời buổi bây giờ học ĐH muốn được mớm từng chữ?

tttb. một số bạn lớn lên ở Mỹ khoe rằng mình học trường bình thường mà vẫn được vào ĐH, được học bỗng vv... Xin báo với quý bị rằng họ là thành phần đặc biệt, ở đâu thì họ cũng là học sinh ưu tú. Quý vị cứ hỏi lại họ xem trong lớp họ đứng hạng mấy?

muahechobe
13-06-2013, 22:24
Quá chênh lệch, quá nặng nề.

1n1
14-06-2013, 01:25
Con em các gia đình "có điều kiện" 1 chút thì đi "tị nạn giáo dục" hết rồi :D Dân mình hiền nhỉ ;)

hana_ko
27-06-2013, 11:04
Theo em thì ở môi trường nào cũng vậy thôi, giáo dục thì phải đi từ gốc. Nếu nói giáo dục Đại học Việt Nam chưa tốt thì xem cái gốc của nó chắc phải phê phán cả nền giáo dục Việt Nam từ trường mẫu giáo luôn. Những cái gốc đó chưa tốt thì giáo dục ở Đại học có tốt đến đâu vẫn không giúp ích nhiều:)

hoangminhlong2002
08-11-2013, 13:57
Giáo dục việt nam còn lâu mới đổi mới nhé

Mr.P2N
22-10-2014, 21:59
Giáo dục Việt Nam thì toàn lý thuyết suông

crossroadplus
04-11-2014, 10:31
Pascal là còn đỡ ấy bác ạ?

có trường (cụ thể là ĐHDL Văn Lang) còn đưa vô 2 môn, Tiếng Việt và Tiếng Việt thực hành để giảng dạy cho SV năm 1 đấy bác ạ, với lí do: dạy SV nắm vững cách thức sử dụng tiếng Việt; chả nhẽ các SV nằm ko học tiếng Việt từ cấp 1,2 hay sao? Và đáng lẽ ra, khi TN cấp 1,2 thì bắt buộc HS phải sử dụng rành, chuẩn tiếng Việt chứ nhỉ?

Đầu tiên, Bạn đã nắm vững ngữ pháp Tiếng Việt chưa. Ngôn ngữ Tiếng Việt giờ bị tha hóa rất nhiều. Cần phải dạy lạ là đúng. Mình nghĩ nên thêm môn giáo dục công dân và sinh học thường thức vô nữa

crossroadplus
04-11-2014, 10:38
Bài này chỉ đem ra làm thảo luận mà thôi, thật chất cần phải đặt câu hỏi:
Tại Sao Nền Giáo Dục Tha Hóa Và Xuống Cấp?
Tại Sao Các Bài Giảng Mang Tính Lý Thuyết?
Tại Sao Chương Trình Học Lại Vô Bổ Đến Thế?
Tại Sao Sinh Viên Việt Bị Bào Mòn Đến Thế?
Tất cả các câu hỏi đều được trả lời bằng 2 chữ: Giáo Viên.
Cần thiết nhất là nên đào tạo (http://crossroadplus.com) ra những giáo viên có tâm, có tri thức. Vì đó chính là nền tảng của XH, của con em chúng ta

Như Bác từng nó: "Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn" Không thành người được thì tri thức vô dụng

BlinkB
07-11-2014, 14:10
Bài viết hay. Cảm ơn bạn.

Bótay.com
10-01-2015, 15:55
Do Vn còn nghèo nên các cụ bảo phải học nhiều, học nhiều nên đầu óc cứ chập cheng là phải, cái gì cũng có nghe qua, học qua nhưng ko biết cái gì cả :D

imapgc2
03-02-2015, 12:35
Việt Nam mà không thay đổi nền giáo dục thì không thể phát triển được đất nước đâu

lanthuong261089
21-12-2015, 17:02
vấn đề chính trị chả bik đường nào mà bàn. hihi.

ngoc.nancy
24-12-2015, 09:37
sợ thi ĐH lắm, ác mộng bao năm chưa dứt. :-ss

Tuyết Nhuần
16-03-2016, 19:44
Em ko có nhiều ý kiến nhưng cũng thấy bác nói đúng 1 phần. Nhưng thôi, những cái này là chuyện của lãnh đạo để họ giải quyết không nên bàn nhiều ở đây làm gì.

vientin.wifi
17-03-2016, 10:59
Nhìn vào cách giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới, đa phần đều là thúc đẩy động lực bản thân học sinh, khai phá sự sáng tạo... còn Việt Nam thì ....

bantin24h
19-03-2016, 16:42
Thật ra thì nếu thầy cô chịu bỏ thời gian tí để làm mới phương pháp dạy, giáo trình thế nào cũng có thể hấp thu được, do cách dạy hơi nhàm chán.

nguyenlina
11-05-2016, 13:59
chắc là đi ngược lại thời đại quá ấy mà

sofm9212
23-09-2016, 10:28
Mình là một giáo viên, nghe tới giáo dục việt nam lại thấy buồn. Từ năm 2010 tới giờ không biết thay đỏi thí nghiệm bao nhiêu lần.
Con em chúng ta có phải chuột bạch đâu, đổi gì mà lắm thế, đổi nhiều thế chất lượng giáo dục đã khá hơn chưa?
Thư hỏi 2017 thi toán trắc nghiệm thì làm những gì? chẳng lẽ 1 + 1 =? à. Môn toán là môn tư duy cơ mà. Trắc nghiệm sao đánh giá được hết khả năng của các em cơ chứ?

Linzdi
16-01-2017, 15:34
ở nước ngoài, sinh viên vừa học vừa thực hành nên hiểu sâu các kiến thức đã học. Còn ở Việt Nam chỉ học trên bờ lý thuyết không có chuyên sâu gì cả. Chẳng hạn như học tiếng anh, ở nước ngoài môi trường học tiếp anh được cải tiếng liên tục giúp sinh viên tiếp cận nhiều đến ngôn ngữ. Còn ở Việt Nam, sinh viên chỉ được học 2 buổi chưa đến 1.5 tiếng thì làm sao có thể khá hơn được, chưa kể sinh viên còn phải học ngữ pháp chứ chẳng được nghe nói nhiều. Thì làm sao có thể học tập tốt, chất lượng cao như ở nước ngoài được

kemmut
07-02-2017, 17:31
Hồi còn bé, cách đây 2 chục năm rồi, cấp hai học tiếng Anh hệ 7 năm (có nghĩa là cấp hai học một ít, cấp 3 học một ít), sang cấp 3 lại hủy bỏ chương trình 7 năm, học chương trình tiếng anh hệ 3 năm, lại học lại cái ô tô là gì, học đếm học các kiểu. Lên đại học chui vào Bách khoa lại học Headway A chẳng khác gì luôn.

(Hiện giờ tiếng Anh lever thấp của mình rất chắc, chắc hơn cả thằng toeic mấy trăm điểm luôn - Học cả chục năm có mỗi một quyển sách bé tí tẹo)

Chuyện cũ rồi nhưng nghĩ lại thấy cả thằng học lẫn thằng đi dạy như con rối ấy.

duykhanh.105
09-02-2017, 16:03
Bài viest rất hay

Linzdi
16-03-2017, 16:14
Có vẻ ổng cay với Pascal zữ lắm. Nhớ hồi học cấp 3 được học chút về Pascal thấy cũng hay mà

Bótay.com
21-03-2017, 16:13
Hồi còn bé, cách đây 2 chục năm rồi, cấp hai học tiếng Anh hệ 7 năm (có nghĩa là cấp hai học một ít, cấp 3 học một ít), sang cấp 3 lại hủy bỏ chương trình 7 năm, học chương trình tiếng anh hệ 3 năm, lại học lại cái ô tô là gì, học đếm học các kiểu. Lên đại học chui vào Bách khoa lại học Headway A chẳng khác gì luôn.

(Hiện giờ tiếng Anh lever thấp của mình rất chắc, chắc hơn cả thằng toeic mấy trăm điểm luôn - Học cả chục năm có mỗi một quyển sách bé tí tẹo)

Chuyện cũ rồi nhưng nghĩ lại thấy cả thằng học lẫn thằng đi dạy như con rối ấy.


Chuẩn bác :D

traulun
19-04-2017, 10:58
Thầy giáo nước ngoài của mình đã đi 26 nước ông rất yêu Việt Nam, yêu con người Việt Nam, ông thích khi học Tiếng Việt ( vì nó khó, nó đa dạng và có nhiều nghĩa...), ông mong 2 cái được cải thiện đó là pollution enviromental and traffic jam. Vậy là Việt Nam đã hơn rất nhiều nước rồi!!!!

binh112
16-05-2017, 18:38
giáo dục ở VN hiện nay là đào tạo ra những người biết nghe lời và sử dụng lại những cái đã có sao cho giống nhất--> những chú nào khác thì học ở nhà hoặc ra nước ngoài sống nhé

quynhkim
13-06-2017, 16:49
nói đến giáo dục ở VN là chán, năm nào cũng đổi mới chẳng biết đâu mà lần