PDA

View Full Version : Thiếu máu điều trị !!!



conank
29-07-2007, 12:48
Thiếu máu để điều trị?

TT - Gần đây nhiều bệnh viện (BV) bị thiếu máu để điều trị và cấp cứu cho bệnh nhân. Vì sao thiếu máu?

Bác sĩ BÙI VĂN THÊM (ảnh) - giám đốc Trung tâm Hiến máu nhân đạo (HMNĐ) TP.HCM - cho biết:

- Đúng là hiện nay BV đang thiếu máu, mặc dù từ 16-6 đến 15-7 chúng tôi đã giao đủ số lượng hơn 7.100 đơn vị máu (có ba loại đơn vị máu là 250, 350 và 450ml) như đã ký kết với BV Truyền máu huyết học TP và Chợ Rẫy. Có thể do nhu cầu sử dụng máu của các BV tăng cao nên dẫn đến tình trạng thiếu máu điều trị, cấp cứu cho bệnh nhân.

* Vậy tháng tám tới có thiếu máu hay không, thưa ông?
- Trong tháng 8-2007 đã có gần 80 đơn vị đăng ký hiến khoảng 5.000 đơn vị máu, như vậy còn thiếu hơn 2.000 đơn vị. Chúng tôi đã yêu cầu các quận huyện, đơn vị đã đăng ký hiến máu trong tháng tám không nên thay đổi thời gian. Đồng thời chúng tôi phát lịch đăng ký hiến máu cho 24 quận huyện, ban ngành, trường học... để họ biết và đăng ký vào những ngày còn trống hoặc ít người HMNĐ.

* Trung tâm có kế hoạch gì để cung cấp đủ máu cho các BV không, thưa ông?
- Chúng tôi đang đẩy mạnh việc vận động HMNĐ bằng cách gửi thư, gửi e-mail cho những người trước đây đã HMNĐ, vận động họ tiếp tục tham gia; cử người trực tiếp đến các công ty, xí nghiệp năm trước đã có tham gia HMNĐ nhưng năm nay chưa thấy tham gia nhờ họ hỗ trợ, vận động CB-CNV tiếp tục HMNĐ.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đã làm việc với BV Truyền máu huyết học TP chuẩn bị tổ chức ngày hội hiến máu của ngành y tế (dự kiến ngày 31-8); vận động Hội Liên hiệp thanh niên tổ chức ngày hội hiến máu của hội thanh niên trong tháng bảy. Tuy nhiên, vì lý do khách quan nên việc tổ chức chưa thực hiện được mà phải dời sang đầu tháng tám.

* Thưa ông, vì sao năm nào cũng xảy ra tình trạng lúc thừa lúc thiếu máu? Phải chăng trung tâm chưa chủ động được kế hoạch vận động, tổ chức?
- Đúng là hằng năm cứ vào tháng ba, tư và chín, mười thì số lượng đơn vị đăng ký HMNĐ luôn rất cao. Do những tháng này có các ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, ngày thành lập Đoàn 26-3, ngày toàn dân HMNĐ 7-4, các em SV-HS chưa vào mùa thi cử... nên các đơn vị, đoàn thể thường phát động phong trào, vận động người HMNĐ nhiều hơn... Còn tháng bảy, tám và tháng tết thường xảy ra thiếu máu là do HS-SV nghỉ hè, nhiều công ty, xí nghiệp tăng ca sản xuất, người dân cũng lo chuẩn bị tết, không muốn HMNĐ ngay sau tết, nhu cầu sử dụng máu của các BV những tháng này lại nhiều hơn... Chúng tôi đã vận động, giao kế hoạch cho các quận huyện, đơn vị... cố gắng bố trí lịch đăng ký HMNĐ sao cho số lượng máu hiến được ổn định, đồng đều cả 12 tháng trong năm. Tuy nhiên, tình trạng lúc thừa lúc thiếu máu vẫn chưa giải quyết được triệt để do chúng tôi phải phụ thuộc các đơn vị đăng ký HMNĐ.

* Xin cảm ơn ông!

Bác sĩ Trương Thị Kim Dung - phó giám đốc BV Truyền máu huyết học TP.HCM - cho biết trung bình hằng tháng Trung tâm HMNĐ cung cấp cho BV khoảng 6.000-7.000 đơn vị máu. Từ ngày 1 đến 24-7, Trung tâm HMNĐ mới cung cấp cho BV được 4.465 đơn vị máu. Vì vậy, đang xảy ra tình trạng thiếu máu ở các BV. Tuy nhiên, chủ yếu là thiếu máu nhóm O (thiếu 50%), nhóm A (thiếu 30%), còn máu nhóm B và AB không thiếu. Hiện bệnh nhân nào cần truyền máu thuộc hai nhóm máu thiếu nhưng không phải là bệnh cấp cứu thì phải chờ, hoặc các BV phải động viên thân nhân cho máu bệnh nhân.

Nguồn: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=212640&ChannelID=12

Đăng ký tham gia hiến máu:



Trung tâm hiến máu nhân đạo TP.HCM
201 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1
(084)(08) 925.3045


Đường đi:http://www.diadiem.com/Maps.aspx?code=0307004D7B766469747E15657878117D7D7 F7916727170784D00084C00084D7B5544495C5F10724119614 25C5F51%205E5F515D455F5151&slang=40581D637F



To những ai sợ cây kim bự: kim lấy máu đúng là bự thiệt, nhưng thật ra nó chỉ làm mình hoảng vì kích cỡ của nó thôi, chứ mấy chị y tá trong chỗ hiến máu nhân đạo rất chuyên nghiệp, nếu có đau thì đau chút lúc... lụi cây kim vô thôi. Nằm đó với cây kim bự chảng thấy mình cũng oai lắm đó Nên... ai thix thì cuối tháng đi hiến máu với chị Luky, dzô cứ nhắm mắt đại .. 3'' là nó lủi kim xong, khỏi lo



ở Sài Gòn, nếu hiến máu ở Hội chữ thập đỏ thành phố thì sau khi hiến xong nó sẽ phát cho mình một phiếu ăn sáng, phiếu đó có giá trị bằng 1 hộp sữa tươi và một phần ăn sáng (1 tô bún bò hoặc 1 phần opla 2 trứng tuỳ mình chọn). Ăn uống no say rồi sẽ quay trở lại bàn đăng ký để lấy quà lưu niệm (thường là sữa, hoặc trứng, hoặc thịt bò, móc khoá hoặc nón hiến máu nhân đạo, phiếu hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ sau khi hiến máu, thuốc hỗ trợ quá trình tái tạo máu với 20.000 tiền hỗ trợ chi phí đi lại). Rồi 1, 2 tháng sau quay lại lấy thẻ hiến máu.

Nguồn: http://diendanlequydon.com/viewtopic.php?t=17721

kiettt
30-07-2007, 00:23
Bạn nào đi hiến máu NHỚ mang CMND theo, không có là đi về đấy, vì TT qui định không nhận hồ sơ không có CMND bản chính. 12 tiếng trước khi hiến máu đừng uống sữa vì có thể làm máu bị đục --> phải hủy cả bịch. Đừng ăn sáng, có thể uống nước lọc. Không thức khuya đêm hôm trước.
Đúng là cây kim lấy máu nó khủng lắm, nhưng khi chích vào nó nhói một phát thôi chứ không đau lâu đâu.
Theo vài tài liệu mình được đọc thì 1 đơn vị máu (250ml) chỉ thích hợp cho truyền máu thôi, máu tươi lại không để lâu được nên những thời điểm dư thừa TT phải hủy hết (hay đem đi đánh tiết canh nhẩy :'-), nhưng nếu bạn hiếm 350ml thì có thể trích ra được những thành phần trong máu như huyết tương, gì gì nữa quên mất rồi... dùng để chữa trị những bệnh về máu, tóm tắt là hiệu suất xử dụng cao hơn nhiều. Bạn nào đi hiến máu lần đâu nên rủ thêm bạn bè cùng đi để có người chở về, có thể bạn sẽ bị choáng chút ít sau khi hiến máu nhưng có lẽ do tâm lý thôi. Tôi từng thấy nhiều cô ốm nhom ốm nhách đi vào hiến máu, lúc ra leo lên xe đạp đi tỉnh queo, hỏi thì mấy cô bảo ở ký túc xá trên Thủ Đức, tranh thủ vào thành phố đi dạo nhà sách rồi trưa đạp xe về. Nhưng cũng có anh tướng tá rất bặm trợn, khỏe mạnh, lúc đứng ngoài thì nói cười oang oang, vô phòng nhìn thấy cảnh lấy máu là té cái bịch xỉu liền, báo hại hôm đó mình thì nằm trên giường với cái kim dính tòng ten, chỉ có thể dương mắt ra nhìn mấy cô y tá nhỏ xíu hì hục khiêng anh chàng lên giường cho thở oxy mà vừa buồn cười, vừa mắc cở dùm cho chàng.

babylearnit
30-07-2007, 00:29
trước giờ chưa biết hiến máy là gì vì người ốm quá, hy vọng bi giờ ăn uống đầy đủ mập mạp lên, hiến đời tí huyết :D

Brantanna
30-07-2007, 01:43
Buồn quá trời ơi!!!!
Chắc mai đi cho tí huyết cho đỡ buồn.
Chứ mốt đi nhậu tổng kết năm rồi, làm sao cho máu được hả trời!
;-(

nhapcuoc
30-07-2007, 01:50
Không nhất thiết phải mập (béo) mới hiến được máu. Hiến máu có rất nhiều điều có lợi. Bạn cứ thử tới để các bác sĩ khám cho, nếu sức khỏe OK họ mới cho hiến chứ cứ tưởng ai muốn hiến là được àh.
Mình cũng là 1 người tương đối còi, nhưng khi đi khám thì vẫn được hiến trong khi bao nhiêu người to, béo bị loại ngay khỏi vòng đầu tiên (đo tim mạch)

emtraique
30-07-2007, 02:04
Hồi đó tới giờ chưa đi hiến máu lần nào, muốn đi hiến lắm nhưng thấy cây kim là phát khiếp!

quangtrong
08-08-2007, 00:55
Hồi đó tới giờ chưa đi hiến máu lần nào, muốn đi hiến lắm nhưng thấy cây kim là phát khiếp!

hờ hờ, iem có chung tâm trạng với bác đó lol

The Old Man
08-08-2007, 01:42
Cho máu củng giống như thay nhớt xe. Tốt cho mình và tốt cho người khác.
Cho máu là một nghỉa cử cao đẹp.:punk:
Sợ kim là "chicken". Không ai muốn dùng máu "chicken" cả.:lick:

nvp19892003
08-08-2007, 10:00
hiến máu thì chẳng sợ chỉ sợ mấy bác y tá xài kim cũ rồi HIV thì toi đời em

conank
11-08-2007, 18:50
Lập kỷ lục ngày hiến máu nhân đạo

TT - Hội Liên hiệp thanh niên - Hội SV TP.HCM phát động chương trình “Tháng hiến máu nhân đạo - nơi chia sẻ những tấm lòng” vào ba chủ nhật liên tiếp trong tháng tám.

Địa điểm: ngày 12-8 tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (4 Phạm Ngọc Thạch, Q.1, TP.HCM); ngày 19-8 tại Thành đoàn TP.HCM (5 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP.HCM); ngày 26-8 tại Đầm Sen (3 Hòa Bình, Q.11, TP.HCM). Hoạt động này sẽ xác lập được kỷ lục ngày có nhiều người tham gia tình nguyện hiến máu nhân đạo nhất.

Đăng ký tham gia qua điện thoại 08.8225540; hoặc nhắn tin tới 8077 với cấu trúc HM X Y (X: tên bạn, Y: ngày tham gia); hoặc trực tiếp tại Thành đoàn TP.HCM; hoặc tại www.hienmaunhandao.com.

Nguồn: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=214768&ChannelID=7

Khi bạn hiến máu sẽ nhận được 1 thẻ hiến máu ghi số lần hiến máu. Sau này nếu bị tai nạn cần máu. Bạn sẽ được miễn phí số máu mình đã hiến.

Nhưng quan trọng hơn là Máu của bạn sẽ được dùng để cứu mạng sống người khác

Nếu được, xin nhờ mod stick topic này lên. Em xin cám ơn :)

nokichuong
11-08-2007, 19:30
Chị của mình đã từng hiến máu nhân đạo 3 lần mà mình chưa hiến máu lần nào hết :no:

Để bữa nào rảnh mình sẽ đi hiến máu :),mà mình có 54 kí có hiến được ko ? Sợ ốm yếu quá ko cho hiến thì wê lém :blink:

nokichuong
11-08-2007, 19:45
Hi hi dzô trang chủ coi rồi mình đủ điều kiện,nếu chủ nhật tuần sau thuận lợi mình sẽ đi :)

Arkain
11-08-2007, 21:58
Cho máu củng giống như thay nhớt xe. Tốt cho mình và tốt cho người khác.
Cho máu là một nghỉa cử cao đẹp.:punk:
Sợ kim là "chicken". Không ai muốn dùng máu "chicken" cả.:lick:

Theo tin hành lang thì lần nào bác TOM đi hiến máu cũng bị từ chối vì vitamin Dê quá cao :lick:

The Old Man
11-08-2007, 22:30
Tôi đã hiến máu ít nhất là 50 lần trong thời gian hơn 20 năm làm việc. Rồi cho tới khi tôi bị bịnh tim ở tuổi 55 thì không thể hiến máu được nửa. Khi hiến máu tôi đã được thông báo là lượng mở trong máu cao, cần phải chú ý đến sức khoẽ. Mình ỷ y nên mới bị nghẽn mạch, may mà bị chảy máu trong bao tử. Nó đánh mình gục. Nhờ đó bác sỉ khám phá thêm cái tim bị nghẽn. Phải chèn 4 cái ống (stent) vào 4 mạch trong tim mới còn gỏ keyboard được.:
Stent như sau:
http://www.endovasc.com/images/graphics/stent.jpg

Hiến máu không những là bổn phận mà là trách nhiệm của con người.

kiettt
11-08-2007, 22:52
Thế là bây giờ tim bác Tom đã "xoáy xi-lanh, lên cốt" rồi, chắc là chạy khỏe lắm bác nhẩy :'-)
Em sẽ cố gắng phá kỷ lục của bác trong thời gian ít hơn 20 năm. Hiện giờ được 20 lần trong vòng 5 năm rồi.
Kim hiến máu là loại sử dụng chỉ được MỘT lần, các bạn khỏi lo việc nhiễm HIV hoặc giả sử có bị nhiễm thì khỏi cần đồ thừa tại hiến máu.

The Old Man
11-08-2007, 23:23
Cứ 3 tháng là có xe hiến máu chạy tới hãng làm việc xin máu. Thoạt đầu tôi cho máu vì khi cho máu vào giờ ăn trưa, tuy không có tiền bạc gì, nhưng được nghỉ sớm và về sớm (làm biếng mờ). Về sau nó thành thói quen như là chuyện phải làm, vả lại nghe nói là cho máu như thay nhớt xe, máu của mình sẽ được làm mới (tạo ra) và mọi người ai cũng nói cho máu là một nghỉa cử cao đẹp nên mình củng tập tành thành người. Rồi năm tháng trôi qua chuyện hiến máu thành thói quen. Hay là nhờ thế mà trời thương cho mình mạnh khoẻ đến bây giờ.

The Old Man
12-08-2007, 01:17
Sau đây tôi xin kể cho các bạn nghe một chuyện thật về truyền máu bị phản ứng mà tôi là nạn nhân.

Sau mấy ngày nhậu nhẹt tôi cảm thấy khó chịu trong người, chiều hôm đó tôi thấy đau bụng khi đi cầu thì ra phân đen tôi vội chạy đi nằm ngũ sớm để mai đi bác sỉ. Tôi thiếp đi một lúc (về sau mới biết là bị ngất) tỉnh dậy vội đi ra tủ thuốc lấy thuốc đau bụng uống. Tôi cầm mấy viên thuốc trên tay chợt thoáng nghe có tiếng ngả và nghe tiếng vợ tôi la "Trời ơi".
Tôi mở mắt thì thấy mình đang nằm trên sàn nhà, tay còn cầm mấy viên thuốc. Vợ tôi đang mếu máo. Tôi biết là chuyện không lành rồi bèn nói vợ tôi là "Đở anh vào nhà cầu cho anh đi cầu rồi gọi 911 ngay".
Bà xả vội đở tôi vào nhà cầu và đi gọi 911. Tôi ngồi trong cầu nhìn phân đen của mình mà đoán coi là mình bị gì.
Tôi chợt nghe một tiếng "Rầm" lớn nửa. Lần này các bạn cũng đoán được là chuyện gì rồi. Tôi té cấm đầu vào trong Bathtub.
Lần này mở mắt ra thì thấy một con Mẽo cái đang vỗ mặt mình và hỏi " Are you OK?". Tôi thấy là tôi đang nằm dài trong nhà cầu, trần truồng quần còn chưa mặc (tại vì đang đi cầu). Cô y tá Mỹ của 911 bắt tôi nằm yên và hỏi vài câu vớ vẩn mà tôi thấy chả có ăn nhằm vào đâu. Sau này con gái tôi mới giải thích đó là cách thức thẫm vấn coi bệnh nhân còn tỉnh táo hay không.
Tôi được đưa vào bệnh viện, rất may là con gái tôi là RN trong phòng cấp cứu và đang trực ngày đó.
Bác sỉ khám ra là tôi bị chảy máu trong bao tử vì có cái nhọt trong đó (cho đáng đời cái đồ tham ăn) . Vì mất máu nên tôi mới bị ngất đi. Chuyện cũng chẳng có gì rắc rối hay khẫn trương cả. Bác sỉ nội xoi cái bao tử và bấm cái lổ nhọt trong bao tử lại.
Vì bị mất máu nên bác sỉ bắt tôi phải được truyền máu. Tôi loại máu O nên phãi có loại O. May là con tôi là Y Tá trưởng (Registered Nurse) trong ER (Emergency Room) nên mọi ưu tiên đếu dành cho tôi, và chính tay con gái tôi trực tiếp lo vụ truyền máu cho tôi.
Mọi chuyện thật là tốt đẹp trên hình thức. Tuy nhiên chuyện không may sảy ra.

Tôi được truyền máu. Con gái tôi ngồi kế bên coi chừng các biểu đồ và chỉ cho tôi cách đọc để hiểu. Tôi thì thấy tỉnh táo vì được truyền máu và biết sự tình đả hết lo lắng. Khoảng 15 phút sau khi bắt đầu được truyền máu, trong lúc máu vẩn còn theo ống I-V vào người tôi thì tôi thấy như là bị lạnh. Cở thể tôi run lên. Mọi bắp thịt trên cơ thể tôi co giật không kếm chế được. Con tôi bấm nút báo động gọi bác sỉ.
Cơ thể tôi giật như con cá bị đập đầu. Đầu óc tôi rất tỉnh táo. Tôi dùng tất cả sức lực bám chặc vào giường để giử cho cơ thể khỏi giật. Tôi thấy bác sỉ và các y tá khác cuốn quýt tới chích thuốc vào người, con tôi run rẩy khóc nức nở.
Tôi thấy cái chết nó đến trước mắt. Tôi rất còn tỉnh táo, tôi vội bảo con tôi đi tránh ra để cho bác sỉ làm việc, thật ra là tôi không muốn để con tôi nhìn tôi đang giẩy chết. Khi tôi nhìn tay chân tôi thì thấy nó có cái màu tím trắng mà tôi thường thấy ở các người đả chết. Một điều kinh khũng hơn là những lời nói mà tôi muốn nói cho con tôi khi thoát ra khỏi miệng tôi nó có cái âm thanh không phải là tiếng nói bình thường mà lại giống như tiếng rên rỉ ma quái.
Với đầu óc tỉnh táo tôi cắn răng vì miệng tôi run, tay thì nắm lấy thanh giường giử cho cơ thể không bị giật, Mắt thì nhìn cái máy đo mạch tim, áp huyết (con tôi chỉ tôi cách đọc lúc trước đó).
Không có gì khũng khiếp hơn là mình nhìn được cái chết đang lần đi tới từng giây mà mình biết mình chỉ còn có một vài phút. Tôi nghe trái tim tôi đập giống như một chiếc xe hơi có 4 xi lanh mà bị chết hết 3 xi lanh còn có một pít tông đang chạy. Biểu đồ của áp huyết tôi hạ xuống từ từ, nhịp tim tôi chậm lại như muốn ngưng.Tôi nhìn cái đường tim đập thấy nó gần giống như là FLAT LINE. Tôi vẩn còn nghe được tiếng con tôi nói với tôi trong tiếng khóc " BA RÁNG HÍT THỞ ĐI" bằng tiếng Mỷ. Tôi đang ráng nín hơi cắn răng gồng mình chống lại cơn giật của cơ thể .....
Trong một khoảnh khắc cuối cùng nào đó tôi không nhớ rỏ, giống như tôi xuôi tay đầu hàng, tôi thả nhẹ tay chân hít thở nhẹ nhàng lại sẳn sàng chấp nhận số phận thì tự nhiên thấy cơ thể bớt giật dể chịu lại, chắc thuốc giải của bác sỉ bắt đầu hiệu nghiệm hay là tôi nghe lời con tôi hít thở mà tốt. Tôi thấy nét mặt hân hoan của con tôi.
Tôi lúc đó mới nhớ tới một điều vội bảo với con gái "Gọi điện thoại cho má hay là ba không sao, nhớ đừng cho má biết chuyện này má lo". Và tiếng nói của tôi nghe không rỏ ràng lắm nhưng cũng đủ cho con tôi hiểu.
Tôi mệt mỏi chìm vào giấc ngũ. Con tôi nét mặt tuy rạng rở nhưng cũng không kém phần lo lắng ngồi kế bên.
Về sau bác sỉ có nói với tôi "Anh thật là xui, một trong nửa triệu lần, anh bị trúng cái phản ứng dị ứng cùng loại máu, và anh thật là hên một trong ngàn lần là bị dị ứng máu mà cứu kịp".
Theo lời của bác sỉ nói thì trong việc truyền máu cùng loại "Máu O truyền cho máu O" số xui thì trong vài trăm ngàn lần sẻ có một lần bị phản ứng với máu cùng loại (phản ứng giống như bị chuyền lầm máu khác loại).

Có người bạn nói với tôi "Anh hiến máu hơn 50 lần, trời tha mạng cho anh một lần". Tôi chỉ cười, và mong tôi có đủ sức khoẻ dể hiến máu thêm nửa hầu mong trời tha mạng cho tôi thêm một lần nửa
Tôi quá ích kỷ phải không các bạn?

conank
12-08-2007, 19:39
Khi hiến máu sẽ giúp ta xác định nhóm máu, như vậy sẽ dễ dàng hơn cho việc cấp cứu khi sau này ta bị tai nạn. Nếu truyền nhầm nhóm máu, các bạn đọc bài bác T.O.M thấy rồi đấy.

Ở VN thì ít có thói quen khám sức khỏe tổng quát 6 tháng 1 lần. Nên khi hiến máu 3 hoặc 4 tháng 1 lần, máu sẽ được xét nghiệm xem có tốt không. Như vậy ta biết được cơ thể mình đang bị những vấn đề gì, bệnh nặng nhẹ thế nào để điều trị kịp thời.


Khi hiến máu tôi đã được thông báo là lượng mở trong máu cao, cần phải chú ý đến sức khoẽ. Mình ỷ y nên mới bị nghẽn mạch, may mà bị chảy máu trong bao tử. Nó đánh mình gục. Nhờ đó bác sỉ khám phá thêm cái tim bị nghẽn.
Hiến máu không những là bổn phận mà là trách nhiệm của con người.

Lord_of_monsters
13-08-2007, 09:26
híc em mà 60 kg em đi hiến máu ngay mỗi tội gầy quá có 50 kg không hà hiến xong sợ vô lại bệnh viện lằm an dưỡng lên hổng đi hiến bao giờ

namhoang
13-08-2007, 13:07
Sau đây tôi xin kể cho các bạn nghe một chuyện thật về truyền máu bị phản ứng mà tôi là nạn nhân.

Sau mấy ngày nhậu nhẹt tôi cảm thấy khó chịu trong người, chiều hôm đó tôi thấy đau bụng khi đi cầu thì ra phân đen tôi vội chạy đi nằm ngũ sớm để mai đi bác sỉ. Tôi thiếp đi một lúc (về sau mới biết là bị ngất) tỉnh dậy vội đi ra tủ thuốc lấy thuốc đau bụng uống. Tôi cầm mấy viên thuốc trên tay chợt thoáng nghe có tiếng ngả và nghe tiếng vợ tôi la "Trời ơi".
Tôi mở mắt thì thấy mình đang nằm trên sàn nhà, tay còn cầm mấy viên thuốc. Vợ tôi đang mếu máo. Tôi biết là chuyện không lành rồi bèn nói vợ tôi là "Đở anh vào nhà cầu cho anh đi cầu rồi gọi 911 ngay".
Bà xả vội đở tôi vào nhà cầu và đi gọi 911. Tôi ngồi trong cầu nhìn phân đen của mình mà đoán coi là mình bị gì.
Tôi chợt nghe một tiếng "Rầm" lớn nửa. Lần này các bạn cũng đoán được là chuyện gì rồi. Tôi té cấm đầu vào trong Bathtub.
Lần này mở mắt ra thì thấy một con Mẽo cái đang vỗ mặt mình và hỏi " Are you OK?". Tôi thấy là tôi đang nằm dài trong nhà cầu, trần truồng quần còn chưa mặc (tại vì đang đi cầu). Cô y tá Mỹ của 911 bắt tôi nằm yên và hỏi vài câu vớ vẩn mà tôi thấy chả có ăn nhằm vào đâu. Sau này con gái tôi mới giải thích đó là cách thức thẫm vấn coi bệnh nhân còn tỉnh táo hay không.
Tôi được đưa vào bệnh viện, rất may là con gái tôi là RN trong phòng cấp cứu và đang trực ngày đó.
Bác sỉ khám ra là tôi bị chảy máu trong bao tử vì có cái nhọt trong đó (cho đáng đời cái đồ tham ăn) . Vì mất máu nên tôi mới bị ngất đi. Chuyện cũng chẳng có gì rắc rối hay khẫn trương cả. Bác sỉ nội xoi cái bao tử và bấm cái lổ nhọt trong bao tử lại.
Vì bị mất máu nên bác sỉ bắt tôi phải được truyền máu. Tôi loại máu O nên phãi có loại O. May là con tôi là Y Tá trưởng (Registered Nurse) trong ER (Emergency Room) nên mọi ưu tiên đếu dành cho tôi, và chính tay con gái tôi trực tiếp lo vụ truyền máu cho tôi.
Mọi chuyện thật là tốt đẹp trên hình thức. Tuy nhiên chuyện không may sảy ra.

Tôi được truyền máu. Con gái tôi ngồi kế bên coi chừng các biểu đồ và chỉ cho tôi cách đọc để hiểu. Tôi thì thấy tỉnh táo vì được truyền máu và biết sự tình đả hết lo lắng. Khoảng 15 phút sau khi bắt đầu được truyền máu, trong lúc máu vẩn còn theo ống I-V vào người tôi thì tôi thấy như là bị lạnh. Cở thể tôi run lên. Mọi bắp thịt trên cơ thể tôi co giật không kếm chế được. Con tôi bấm nút báo động gọi bác sỉ.
Cơ thể tôi giật như con cá bị đập đầu. Đầu óc tôi rất tỉnh táo. Tôi dùng tất cả sức lực bám chặc vào giường để giử cho cơ thể khỏi giật. Tôi thấy bác sỉ và các y tá khác cuốn quýt tới chích thuốc vào người, con tôi run rẩy khóc nức nở.
Tôi thấy cái chết nó đến trước mắt. Tôi rất còn tỉnh táo, tôi vội bảo con tôi đi tránh ra để cho bác sỉ làm việc, thật ra là tôi không muốn để con tôi nhìn tôi đang giẩy chết. Khi tôi nhìn tay chân tôi thì thấy nó có cái màu tím trắng mà tôi thường thấy ở các người đả chết. Một điều kinh khũng hơn là những lời nói mà tôi muốn nói cho con tôi khi thoát ra khỏi miệng tôi nó có cái âm thanh không phải là tiếng nói bình thường mà lại giống như tiếng rên rỉ ma quái.
Với đầu óc tỉnh táo tôi cắn răng vì miệng tôi run, tay thì nắm lấy thanh giường giử cho cơ thể không bị giật, Mắt thì nhìn cái máy đo mạch tim, áp huyết (con tôi chỉ tôi cách đọc lúc trước đó).
Không có gì khũng khiếp hơn là mình nhìn được cái chết đang lần đi tới từng giây mà mình biết mình chỉ còn có một vài phút. Tôi nghe trái tim tôi đập giống như một chiếc xe hơi có 4 xi lanh mà bị chết hết 3 xi lanh còn có một pít tông đang chạy. Biểu đồ của áp huyết tôi hạ xuống từ từ, nhịp tim tôi chậm lại như muốn ngưng.Tôi nhìn cái đường tim đập thấy nó gần giống như là FLAT LINE. Tôi vẩn còn nghe được tiếng con tôi nói với tôi trong tiếng khóc " BA RÁNG HÍT THỞ ĐI" bằng tiếng Mỷ. Tôi đang ráng nín hơi cắn răng gồng mình chống lại cơn giật của cơ thể .....
Trong một khoảnh khắc cuối cùng nào đó tôi không nhớ rỏ, giống như tôi xuôi tay đầu hàng, tôi thả nhẹ tay chân hít thở nhẹ nhàng lại sẳn sàng chấp nhận số phận thì tự nhiên thấy cơ thể bớt giật dể chịu lại, chắc thuốc giải của bác sỉ bắt đầu hiệu nghiệm hay là tôi nghe lời con tôi hít thở mà tốt. Tôi thấy nét mặt hân hoan của con tôi.
Tôi lúc đó mới nhớ tới một điều vội bảo với con gái "Gọi điện thoại cho má hay là ba không sao, nhớ đừng cho má biết chuyện này má lo". Và tiếng nói của tôi nghe không rỏ ràng lắm nhưng cũng đủ cho con tôi hiểu.
Tôi mệt mỏi chìm vào giấc ngũ. Con tôi nét mặt tuy rạng rở nhưng cũng không kém phần lo lắng ngồi kế bên.
Về sau bác sỉ có nói với tôi "Anh thật là xui, một trong nửa triệu lần, anh bị trúng cái phản ứng dị ứng cùng loại máu, và anh thật là hên một trong ngàn lần là bị dị ứng máu mà cứu kịp".
Theo lời của bác sỉ nói thì trong việc truyền máu cùng loại "Máu O truyền cho máu O" số xui thì trong vài trăm ngàn lần sẻ có một lần bị phản ứng với máu cùng loại (phản ứng giống như bị chuyền lầm máu khác loại).

Có người bạn nói với tôi "Anh hiến máu hơn 50 lần, trời tha mạng cho anh một lần". Tôi chỉ cười, và mong tôi có đủ sức khoẻ dể hiến máu thêm nửa hầu mong trời tha mạng cho tôi thêm một lần nửa
Tôi quá ích kỷ phải không các bạn?

Khi truyền máu bị phản ứng thường xảy ra với những người có cơ địa phản ứng hoặc trường hợp như bác Tom đây.
- Phản ứng nhẹ nhất là mẩn ngứa.
- Nặng nhất là đông máu nội mạch dẫn đến trụy mạch, suy tim, phổ, thận cấp khả năng tử vong rất cao.
Bác Tom là trường hợp thứ 2, đúng là bác còn sống là do đi hiến máu nhiều (Ông trời để phúc cho). Nói thật là đã xảy ra như thế mà không sao thì đúng là kỳ diệu!
Nhưng đó là trường hợp xảy ra với người nhận máu. Còn với người cho máu thì gần như là tuyệt đối an toàn.
Có 1 câu là như thế này. "Đã nhập viện Huyết học thì không tử hình cũng là chung thân". Tại sao như thế!
- Bệnh nhân mang án tử hình là các bệnh nhân bị các chứng như ung thư máu, suy tủy... Các thể loại bệnh này thì 100% là không thể chữa khỏi. Bệnh nhân suy tủy dù có được ghép tủy cũng chỉ là để kéo dài sự sống. Sau khi ghép còn phải liên tục thực hiện các phương pháp điều trị chống thải ghép và vô số các loại điều trị cực kỳ tốn kém khác. Điều đáng nói ở đây là các bệnh này rất đau đớn và đặc biệt cần các loại chế phẩm từ máu (huyết tương, tiểu cầu...).
- Bệnh nhân mang án chung thân là các bệnh nhân tuy không chết nhưng cả đời phải gắn với bệnh viện và các chế phẩm máu. Tiêu biểu có thể nhắc đến là bệnh Hemophilia (chảy máu khó cầm) và bệnh giảm tiểu cầu. Những căn bệnh này gây ra đau đớn đến cùng cực cho người mắc phải và các chế phẩm máu là liều thuốc tiên đối với họ. Chỉ cần 1 bịch huyết tương (250ml), 1 túi tủa 8 là có thể làm cho người đang đau vật vã tỉnh táo và tươi tỉnh như thường. Riêng về bệnh Hemophilia bất cứ ai trên diễn đàn mắc phải hoặc có thắc mắc về nó có thể hỏi tôi. Nếu không đưa ra được lời giải đáp tường tận tôi sẽ hướng dẫn bạn tới nơi bạn có thể đáp ứng được câu hỏi của bạn.
Một người không thể cho máu! Nhưng rất cần máu!!!!!!

The Old Man
13-08-2007, 13:18
Quên nói thêm là sau đó mình tôi bầm tím như than nhất là ở hai bắp đùi. Gần 1 tháng sau vết bầm tím mới tan mất hết.

namhoang
13-08-2007, 13:30
Có những phương pháp đưa thuốc vào cơ thể như sau:
- Uống. Thuốc ngấm qua đường tiêu hóa, thải loại các thành phần không phù hợp bằng hệ thống tiêu hóa. Ngấm qua thành ruột non, lọc chất độc qua gan....
- Xông hoặc xoa ngoài da. Thuốc ngấm qua da và các mao mạch dưới da.
- Tiêm truyền. Đưa thuốc trực tiếp và cơ thể thông qua việc tiêm, truyền. Tiêm bắp (Bắp tay, bắp đùi, mông...) thuốc ngấm qua các thớ cơ và các mao mạch.
+ Tiêm bắp: Bệnh nhân có khả năng bị các biến chứng: Sốc thuốc (Giống như người sốc khi tiêm pelixilin), Áp xe cơ do tiêm nhiều...
+ Tiêm truyền tĩnh mạch: Đưa thuốc trực tiếp vào máu theo đường tĩnh mạch.
Trong các biện pháp trên tiêm tĩnh mạch là nguy hiểm nhất, chỉ được chỉ định dùng khi bắt buộc.

Lord_of_monsters
13-08-2007, 15:59
híc hình như là kêu gọi hiến máu chứ không phải là chat hướng dẫn vấn đề hai bác đang bàn đâu hà nha ;)

kiettt
13-08-2007, 22:36
tóm lại là sau 2 trang đầy đủ thông tin, có bạn nào đã thêm phần can đảm lên hội chữ thập đỏ "dâng tí huyết chưa" ? Bên đó làm việc cả tuần không nghỉ ngày nào, nhưng chỉ buổi sáng thôi bạn nhé.

The Old Man
13-08-2007, 23:26
híc hình như là kêu gọi hiến máu chứ không phải là chat hướng dẫn vấn đề hai bác đang bàn đâu hà nha ;)

Bác Quái vật ơi đọc giùm tôi câu kết luận: :lick:

Có người bạn nói với tôi "Anh hiến máu hơn 50 lần, trời tha mạng cho anh một lần". Tôi chỉ cười, và mong tôi có đủ sức khoẻ dể hiến máu thêm nửa hầu mong trời tha mạng cho tôi thêm một lần nửa

Arkain
13-08-2007, 23:42
Ngoài vụ hiến máu ra thì tớ cũng có tên trong danh sách hiến tủy, có điều biết bao nhiêu năm rồi vẫn chưa có ai cần tủy của mình cả vì nó kén hơn là máu cả triệu lần.

conank
13-08-2007, 23:43
híc em mà 60 kg em đi hiến máu ngay mỗi tội gầy quá có 50 kg không hà hiến xong sợ vô lại bệnh viện lằm an dưỡng lên hổng đi hiến bao giờ

Khổ quá. Một quan niệm sai lầm là gầy thì ko hiến máu được.
Nam thì trên 50kg là dư tiêu chuẩn hiến máu rồi hiến máu OK rồi.

Hồi mình còn ở KHTN tổ chức hiến máu, còn nhiều bạn nữ dưới ký, ko đủ tiêu chuẩn (dưới 42kg) còn nằng nặc đòi xin hiến máu nữa kìa :)


Một số câu hỏi thường gặp về hiến máu


1. Nữ từ 42kg, Nam 45kg đi hiến máu có hại cho sức khỏe không?

Thường ở Nữ 43 kg có khoảng 3000 ml máu và Nam 45 kg có 3150 ml máu.

- Lượng máu hiến 250ml, so với lượng máu cơ thể của mỗi người không đáng là bao nhiêu, mỗi kg trọng lượng cơ thể, trung bình có 70 ml máu, nếu lấy 250ml máu của 3.000ml máu bằng 8% số lượng máu cơ thể, nên không ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Lượng máu hiến mất đi được phục hồi nhanh sau 3 – 5 ngày. Máu được tái tạo lại là máu mới do cơ thể sinh ra, các thành phần trong máu được trẻ hóa, có sức đề kháng chống bệnh tật và tạo sự phấn chấn trong người, như vậy hiến máu làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn.

2. Điều kiện hiến máu như thế nào?

Điều kiện quan trọng nhất là người hiến máu thực sự khỏe mạnh, trước đây không mắc bệnh nguy hiểm nào. Ngoài ra, để được hiến máu, người hiến máu phải có: tuổi từ 18 đến 60 với nam, 18 đến 55 với nữ. Cân nặng trên 45kg với nam và trên 43kg với nữ. Mạch và huyết áp đều bình thường, không cao quá cũng không thấp quá. Người phụ nữ đang mang thai, có kinh, điều hòa kinh nguyệt, đang cho con bú không được hiến máu.

3. Hiến máu có hại tới sức khỏe không?
Máu có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn được đổi mới hàng ngày.
Lượng máu trong cơ thể mỗi con người khoảng 70ml/kg cân nặng: như vậy, một người 50kg có khoảng 3500ml máu, người 65kg có khoảng 4500ml.

Qua nghiên cứu và thực tế đã chứng minh, nếu bạn hiến dưới 1/10 máu trong cơ thể (từ 350 – 450ml) theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc thì hoàn toàn không có hại cho sức khỏe.

4. Khi hiến máu có thể bị nhiễm bệnh không?
Kim dây lấy máu vô trùng, chỉ sử dụng một lần cho một người, vì vậy không thể lây bệnh cho người hiến máu.

5. Ngày mai tôi sẽ hiến máu, tôi nên chuẩn bị như thế nào?
Tối nay bạn không nên thức quá khuya.
Nên ăn nhẹ và không uống rượu, bia trước khi hiến máu.
Mang giấy CMND, đủ giấy tờ tùy thân và thẻ hiến máu khi đi hiến máu.

5. Máu của tôi sẽ được làm những xét nghiệm gì?
Tất cả những đơn vị máu thu được sẽ được kiểm tra nhóm máu (OAB-Rh), HIV, Virus viêm gan B, Virus viêm gan C, IgMHbC, Giang mai, Sốt rét, kháng thể bất thường, Virus tiền ung thư máu.

Bạn sẽ được thông báo kết quả, được giữ kín và được tư vấn (miễn phí) khi được phát hiện ra các bệnh nhiễm trùng nói trên.

6. Tôi đã từng hiến máu, tôi có thể tiếp tục hiến máu được không?
Nếu bạn thực sự khỏe mạnh, bạn có thể hiến máu nhắc lại nhiều lần.
Tuy nhiên cần đảm bảo thời gian tối thiểu giữa hai lần hiến máu là 3 tháng với nam và 4 tháng với nữ.


Máu của bạn có thể cứu được tính mạng người bệnh

namhoang
14-08-2007, 13:05
Theo quan sát của bản thân (hơn 1 năm làm trong Viện Huyết học - Truyền máu trung ương) các thời điểm thiếu máu trầm trọng nhất trong năm.
- Các tháng 7 - 8 của năm. Đây là thời điểm sinh viên nghỉ hè. Hiện tại thì SV là lực lượng hiến máu lớn nhất và có chất lượng tốt nhất.
- Tháng đầu năm âm lịch. Cũng do SV nghỉ tết.
Từ hai điều trên cho thấy: Mạng lưới hiến máu vẫn chỉ dừng ở mức độ hẹp, khi mở rộng mạng lưới có vô số vấn đề nảy sinh.
Có trường hợp bệnh nhân cần truyền máu vào viện nằm đến cả tuần mới được 1 - 2 bịch chế phẩm, lượng yếu tố cần truyền chỉ đủ để giảm đau tức thời. Vừa là bệnh nhân vừa là người đã được Viện Huyết học cưu mang trong những năm tháng đen tối nhất của cuộc đời tôi không bao giờ có thể quên được. Hiện tại cuộc sống đã bớt khó khăn hơn, tương lai đã có nhiều điều mới điều canh cánh là mình chẳng làm được gì để giúp chính mình cũng như những người cùng cảnh ngộ.

namhoang
17-08-2007, 08:40
Dân trí) - Chương trình hiến máu nhân đạo “Giọt máu nghĩa tình” diễn ra từ 6h30 đến 11h ngày 28/6 tại Công viên văn hóa Đầm Sen, TPHCM sẽ là chương trình kỷ lục nhiều người tham gia hiến máu nhân đạo nhất từ trước đến nay với số lượng dự kiến là 1.500 người tham gia.

Anh Bùi Tá Hoàng Vũ, Trưởng ban tổ chức cho biết trong buổi họp báo sáng 16/8.

Để tuyên truyền và phát động thăm dò cho chương trình này, ngày 12/8, Thành Đoàn TPHCM đã tổ chức một đợt hiến máu nhân đạo nhỏ tại Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM. Kết quả đã thu được 183 đơn vị máu.

Dự kiến ngày 19/8 sẽ tiếp tục thực hiện đợt hiến máu thứ hai vào ngày 19/8 tại trụ sở Thành Đoàn TPHCM. Tất cả sẽ là tiền đề để thực hiện ngày hiến máu nhân đạo kỷ lục 28/6.

Ngay từ bây giờ, tất cả các cá nhân đơn vị có tinh thần thiện nguyện muốn tham gia chương trình có thể đăng ký tại website www.hienmaunhandao.com trong mục Đăng ký hiến máu.

Hoặc đăng ký trực tiếp với chị Hồng Hạnh qua số điện thoại 08.8225540, hoặc đến Văn phòng Hội Liên hiệp Thanh niên TPHCM, số 5 Đinh Tiên Hoàng, quận 1.

Trích nguồn http://www11.dantri.com.vn/tamlongnhanai/2007/8/192696.vip

carforrent
25-09-2007, 19:18
Ngoài vụ hiến máu ra thì tớ cũng có tên trong danh sách hiến tủy, có điều biết bao nhiêu năm rồi vẫn chưa có ai cần tủy của mình cả vì nó kén hơn là máu cả triệu lần.
Tớ thì hiến thây, cũng có điều là người cần thì nhiều nhưng tiếc thay tớ lại kén chết :yes:
Đùa tí để đưa topic lên cho mọi người chú ý.

tieuphuphu
25-09-2007, 20:06
muốn đi hiến khi nào cũng được hết ha???có ai đi rủ tui đi chung với.

draculadk1
22-12-2007, 11:59
ai o Hà Nội thì co nhiều địa chi để đến lắm đó. Mình không nhớ hết nhưng chỉ nhớ chính xác 1 địa điểm là ở trạm y tế phường Bách Khoa số 31 Lê Thanh Nghị. Mình hiến ở đấy 10 lấn rồi. Đợt này cũng đang thiếu máu đấy. MÀ ở đây thì tổ chức thường xuyên hàng tuần vào thứ 3 đấy. Vui lắm. Ai muốn đi thì đến. Mà ở gần đây muốn dẫn đi thì bảo mình, mình sẽ liên lạc và dẫn đến cho. Thân. Dù không biết bạn là ai nhưng người bệnh luôn cảm ơn bạn.

draculadk1
22-12-2007, 12:02
Ma hiến máu ở Hà Nội vui lắm. Bạn được các bạn tình nguyện viên chăm sóc, đều là sinh vên nên vui lắm, rồi được hát cho nghe nữa. MÀ có "chicken" nào sợ kim thì có các handsome boy và beautiful girl ngồi cạnh nói chuyện. Hết sợ luôn. Máu "chicken" vẫn tốt lắm, nếu chicken đi hiếnm au đấy. Mà mình thật sự thấy nhiều "chicken" sợ kim xanh mặt rồi mà vẫn tham gia đấy thôi.