PDA

View Full Version : ai có thể cho mình giáo trình về C++ , xin đa ta.



coolwaterm
09-03-2003, 13:35
mong bạn nào có giáo trình C++ , xin hãy gửi nó cho mình, vì mình đang rất cần , và về javascrip, nếu ai có thể giúp mình xin cảm ơn rất nhiều. :D

coolwaterm
09-03-2003, 13:38
à, lại quên nữa, bạn nào có thì xin gửi về : closefriend2002vn@yahoo.co.uk , mình chờ hen

HKLA
11-03-2003, 11:45
U dang o UK hay o VN vay ?

trannam136
11-03-2003, 17:15
Sao bạn không tự down về nhỉ ???

No Mercy
11-03-2003, 19:53
Để NM gửi cho. Đợi nhé.

huynhthien
19-03-2003, 08:53
BỘ NHỚ ĐỘNG TRONG C++
(được viết bởi batanlp)
Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu với các bạn về cách lập trình với con trỏ (pointer) trong việc cấp phát bộ nhớ động (dynamic memory alocation) bằng ngôn ngữ C++. Đối với các bạn đã có kinh nghiệm lập trình với C++ thì bài này đối với các bạn chỉ là "a-bờ-cờ" mà thôi. Nhưng với các bạn mới học C++ thì có lẽ là bổ ích.
Nếu bạn mới học lập trình và làm quen với cấu trúc dữ liệu thì một trong số những cấu trúc dữ liệu đầu tiên mà bạn "rớ" tới là Stack (ngăn xếp) và Queue (hàng đợi). Bạn có thể dùng 1 mảng (array) để thiết kế Stack và Queue. Dùng mảng thì đơn giản, nhưng bạn sẽ gặp một số bất lợi như sau:
· Lãng phí bộ nhớ: giả sử bạn khai báo int array_entry[100] thì bạn sẽ có 1 vùng nhớ cho 100 phần tử, nhưng nếu chương trình của bạn chỉ thường xuyên dùng có 10 phần tử, và 1 vài lần là dùng đến 100 phần tử thì tức là bạn đã phí phạm 90 phần tử.
· Thiếu bộ nhớ: vì tiết kiệm, bạn chỉ khai báo int array_entry[10], nhưng nếu bạn cần dùng đến 15 phần tử thì...overflow ngay. Chưa hết, array cần một vùng nhớ liên tục, giả sử máy bạn vẫn còn nhiều bộ nhớ trống, nhưng không có vùng nhớ trống liên tục nào đủ lớn cho mảng của bạn. Thế là vẫn...thiếu bộ nhớ.
· Và cuối cùng, người ta khi thấy bạn viết như vậy thì coi bạn là dân amateur, buồn nhỉ? L
Nhưng không sao, bài viết này sẽ giúp bạn vượt qua các trở ngại đó. Bạn sẽ biết cách ứng dụng con trỏ để tạo thành các cấu trúc dữ liệu kiên kết (linked structure) để tạo thành các linked stack hoặc linked queue. Bạn sẽ biết được cách toàn quyền cấp phát bộ nhớ khi có nhu cầu sử dụng; và khi không dùng nữa thì ta xoá nó đi, nhường memory cho các chương trình khác.
Ghi chú: xem như là bạn đã có học và biết qua sơ sơ về C++ rồi, nhứng đoạn code trong bài viết này là C++ chứ không phải là C.
Ứng dụng con trỏ, ta có thể tạo ra một danh sách liên kết (mảng liên kết - linked list) như sau:

Phần đánh dấu màu hồng (và nút tròn đầu tiên) là các con trỏ, có nhiệm vụ link đến phần tử tiếp theo trong danh sách. Nhờ có các link này mà khi đang ở phần tử thứ nhất, bạn sẽ có manh mối để lần đến phần tử thứ hai, rồi phần tử thứ ba...
Một phần tử của danh sách có thể được biểu diễn qua cấu trúc như sau (1 phần tử ta gọi là 1 Node):
struct Node {
// data members
Node_entry entry;
Node *next;

//constructors
Node();
Node(Node_entry item, Node *add_on = NULL);
};
Ghi chú: Node_entry là kiểu dữ liệu để chứa data của phần tử, entry chính là nơi data của phần tử được lưu. Ở ví dụ trong hình trên, với node đầu tiên thì entry sẽ chứa Fred, 367-2205 và Jan. 28.
Và ta có các hàm khởi tạo cho nó như sau:
Node::Node()
{
next = NULL;
}

Node::Node(Node_entry item, Node *add_on)
{
entry = item;
next = add_on;
}
Như vậy, khi ta khai báo Node* data và khởi tạo xong cho data thì data->entry sẽ là phần dữ liệu của node đó, và data->next sẽ là đường dẫn tới node tiếp theo. Như thế thì ta có thể duyệt hết toàn bộ data mà ta đã lưu trong danh sách rồi. Để rõ hơn, ta hãy xem một ví dụ qua đoạn code nhỏ sau. Chú ý: khi data->next == NULL thì tức là node này là phần tử cuối cùng.

Đoạn code trong ví dụ sẽ tạo ra một danh sách liên kết như trong hình trên (không tin thì bạn...thử xem là biết liền J). Địa chỉ bộ nhớ của các node thì hoàn toàn ngẫu nhiên và không liên tục vì nó là dynamic memory allocation mà.
Thế là đã Ok cho việc tạo một cấu trúc liên kết. Giờ ta bắt tay vào xây dựng Linked Stack và Linked Queue. Tôi sẽ trình bày phần Linked Stack thôi, phần Linked Queue thì các bạn hãy phát triển thêm nhé. Cũng hoàn toàn tương tự thôi.
Ta khai báo Stack như sau:
enum Error_code {underflow, success, overflow};
typedef int Stack_entry;
class Stack {
public:
Stack();
Bool empty() const;
Stack_entry push(const Stack_entry &item);
Stack_entry top(Stack_entry &item) const;
Error_code pop();
protected:
Node *top_node;
}
Sau đó là các đoạn code cho các hàm trong Stack như sau:
Stack_entry Stack::push(const Stack_entry &item)
{
Node *new_top = new Node(item, top_node);
if (new_top == NULL) return 0;
top_node = new_top;
return item;
}

/************************************************** ******************/

Error_code Stack::pop()
{
Node *old_top = top_node;
if (top_node == NULL) return underflow;
top_node = old_top->next ;
delete old_top;
count--;
return success;
}

/************************************************** *****************/

Stack_entry Stack::top(Stack_entry &item) const
{
if (top_node == NULL) return 0;
item = top_node->entry;
return item;
}

/************************************************** *****************/

bool Stack::empty() const
{
if (top_node == NULL) return true;
return false;
}

/************************************************** *****************/

Stack::Stack()
{
top_node = NULL;
count = 0;
}
Như thế đó, ta đã có 1 Linked Stack mà không dùng array. Dữ liệu được nhập vào tới đâu thì bộ nhớ được cấp phát tới đó. Và khi dữ liệu được lấy ra khỏi stack thì phần bộ nhớ của nó được giải phóng ngay lập tức, để dành cho việc khác.
Các bạn tự nghiên cứu phần Queue nhé! Nếu bạn muốn ngâm cứu bản gốc.
chúc bạn học tốt nha ....còn nữa đó...

huynhthien
19-03-2003, 08:58
còn nữa nhưng nếu bạn cần gấp thì có thể vào diễn đàn :"diendantinhoc.org" chúc bạn thành công nha ....

huynhthien
19-03-2003, 09:41
Bài 1.1

Cấu trúc của một chương trình C++



Có lẽ một trong những cách tốt nhất để bắt đầu học một ngôn ngữ lập trình là bằng một chương trình. Vậy đây là chương trình đầu tiên của chúng ta :

// my first program in C++

#include <iostream.h>

int main ()
{
cout << "Hello World!";
return 0;
}
Hello World!


Chương trình trên đây là chương trình đầu tiên mà hầu hết những người học nghề lập trình viết đầu tiên và kết quả của nó là viết câu "Hello, World" lên màn hình. Đây là một trong những chương trình đơn giản nhất có thể viết bằng C++ nhưng nó đã bao gồm những phần cơ bản mà mọi chương trình C++ có. Hãy cùng xem xét từng dòng một :

// my first program in C++

Đây là dòng chú thích. Tất cả các dòng bắt đầu bằng hai dấu sổ (//) được coi là chút thích mà chúng không có bất kì một ảnh hưởng nào đến hoạt động của chương trình. Chúng có thể được các lập trình viên dùng để giải thích hay bình phẩm bên trong mã nguồn của chương trình. Trong trường hợp này, dòng chú thích là một giải thích ngắn gọn những gì mà chương trình chúng ta làm.

#include <iostream.h>
Các câu bắt đầu bằng dấu (#) được dùng cho preprocessor (ai dịch hộ tôi từ này với). Chúng không phải là những dòng mã thực hiện nhưng được dùng để báo hiệu cho trình dịch. Ở đây câu lệnh #include <iostream.h> báo cho trình dịch biết cần phải "include" thư viện iostream. Đây là một thư viện vào ra cơ bản trong C++ và nó phải được "include" vì nó sẽ được dùng trong chương trình. Đây là cách cổ điển để sử dụng thư viện iostream

int main ()
Dòng này tương ứng với phần bắt đầu khai báo hàm main. Hàm main là điểm mà tất cả các chương trình C++ bắt đầu thực hiện. Nó không phụ thuộc vào vị trí của hàm này (ở đầu, cuối hay ở giữa của mã nguồn) mà nội dung của nó luôn được thực hiện đầu tiên khi chương trình bắt đầu. Thêm vào đó, do nguyên nhân nói trên, mọi chương trình C++ đều phải tồn tại một hàm main.

Theo sau main là một cặp ngoặc đơn bởi vì nó là một hàm. Trong C++, tất cả các hàm mà sau đó là một cặp ngoặc đơn () thì có nghĩa là nó có thể có hoặc không có tham số (không bắt buộc). Nội dung của hàm main tiếp ngay sau phần khai báo chính thức được bao trong các ngoặc nhọn ( { } ) như trong ví dụ của chúng ta

cout << "Hello World";
Dòng lệnh này làm việc quan trọng nhất của chương trình. cout là một dòng (stream) output chuẩn trong C++ được định nghĩa trong thư viện iostream và những gì mà dòng lệnh này làm là gửi chuỗi kí tự "Hello World" ra màn hình.

Chú ý rằng dòng này kết thúc bằng dấu chấm phẩy ( ; ). Kí tự này được dùng để kết thúc một lệnh và bắt buộc phải có sau mỗi lệnh trong chương trình C++ của bạn (một trong những lỗi phổ biến nhất của những lập trình viên C++ là quên mất dấu chấm phẩy).

return 0;
Lệnh return kết thúc hàm main và trả về mã đi sau nó, trong trường hợp này là 0. Đây là một kết thúc bình thường của một chương trình không có một lỗi nào trong quá trình thực hiện. Như bạn sẽ thấy trong các ví dụ tiếp theo, đây là một cách phổ biến nhất để kết thúc một chương trình C++.

Chương trình được cấu trúc thành những dòng khác nhau để nó trở nên dễ đọc hơn nhưng hoàn toàn không phải bắt buộc phải làm vậy. Ví dụ, thay vì viết

int main ()
{
cout << " Hello World ";
return 0;
}
ta có thể viết

int main () { cout << " Hello World "; return 0; }

cũng cho một kết quả chính xác như nhau.

Trong C++, các dòng lệnh được phân cách bằng dấu chấm phẩy ( ;). Việc chia chương trình thành các dòng chỉ nhằm để cho nó dễ đọc hơn mà thôi.

Các chú thích.
Các chú thích được các lập trình viên sử dụng để ghi chú hay mô tả trong các phần của chương trình. Trong C++ có hai cách để chú thích

// Chú thích theo dòng
/* Chú thích theo khối */

Chú thích theo dòng bắt đầu từ cặp dấu xổ (//) cho đến cuối dòng. Chú thích theo khối bắt đầu bằng /* và kết thúc bằng */ và có thể bao gồm nhiều dòng. Chúng ta sẽ thêm các chú thích cho chương trình :

/* my second program in C++
with more comments */

#include <iostream.h>

int main ()
{
cout << "Hello World! "; // says Hello World!
cout << "I'm a C++ program"; // says I'm a C++ program
return 0;
}
Hello World! I'm a C++ program


Nếu bạn viết các chú thích trong chương trình mà không sử dụng các dấu //, /* hay */, trình dịch sẽ coi chúng như là các lệnh C++ và sẽ hiển thị các lỗi.

huynhthien
19-03-2003, 09:44
Bài 1.2
Các biến, kiểu và hằng số

Identifiers
Một tên (indentifiers) hợp lệ là một chuỗi gồm các chữ cái, chữ số hoặc kí tự gạch dưới. Chiều dài của một tên là không giới hạn.

Kí tự trống, các kí tự đánh dấu đều không thể có mặt trong một tên. Chỉ có chữ cái, chữ số và kí tự gạch dưới là được cho phép. Thêm vào đó, một tên biến luôn phải bắt đầu bằng một chữ cái. Chúng cũng có thể bắt đầu bằng kí tự gạch dưới ( _ ) nhưng kí tự này thường được dành cho các liên kết bên ngoài (external link). Không bao giờ chúng bắt đầu bằng một chữ số.

Một luật nữa mà bạn phải quan tâm đến khi tạo ra các tên của riêng mình là chúng không được trùng với bất kì từ khoá nào của ngôn ngữ hay của trình dịch, ví dụ các tên sau đây luôn luôn được coi là từ khoá theo chuẩn ANSI-C++ và do vậy chúng không thể được dùng để đặt tên

asm, car, bool, break, marry, catch, to char, class, const, const_cast, continue, default, delete, do, double, dynamic_cast, else, enum, explicit, extern, false, float, for, friend, goto, if, inline, int, long, mutable, namespace, new, operator, private, protected, public, to register, reinterpret_cast, return, short, signed, sizeof, static, static_cast, struct, switch, template, this, throw, true, try, typedef, typeid, typename, union, unsigned, using, virtual, void, volatile, wchar_t

Thêm vào đó, một số biểu diễn khác của các toán tử (operator) cũng không được dùng làm tên vì chúng là những từ được dành riêng trong một số trường hợp.

and, and_eq, bitand, bitor, compl, not, not_eq, or, or_eq, xor, xor_eq

Trình dịch của bạn có thể thêm một từ dành riêng đặc trưng khác. Ví dụ, rất nhiều trình dịch 16 bit (như các trình dịch cho DOS) còn có thể các từ khoá far, huge và near.

Chú ý: Ngôn ngữ C++ là "case sensitive" có nghĩa là phân biệt chữ hoa chữ thường. Do vậy biến RESULT khác với result cũng như Result.

Các kiểu dữ liệu
Khi lập trình, chúng ta lưu trữ các biến trong bộ nhớ của máy tính nhưng máy tính phải biết chúng ta muốn lưu trữ gì trong chúng vì các kiểu dữ liệu khác nhau sẽ cần lượng bộ nhớ khác nhau.

Bộ nhớ của máy tính chúng ta được tổ chức thành các byte. Một byte là lượng bộ nhớ nhỏ nhất mà chúng ta có thể quản lí. Một byte có thể dùng để lưu trữ một loại dữ liệu nhỏ như là kiểu số nguyên từ 0 đến 255 hay một kí tự. Nhưng máy tính có thể xử lý các kiểu dữ liệu phức tạp hơn bằng cách gộp nhiều byte lại với nhau, như số nguyên dài hay số thập phân. Tiếp theo bạn sẽ có một danh sách các kiểu dữ liệu cơ bản trong C++ cũng như miền giá trị mà chúng có thể biểu diễn

Tên
Số byte
Mô tả
Miền giá trị

char
1
Kí tự hay kiểu số nguyên 8-bit
có dấu: -128 to 127
không dấu: 0 to 255

short
2
kiểu số nguyên 16-bit
có dấu: -32763 to 32762
không dấu: 0 to 65535

long
4
kiểu số nguyên 32-bit
có dấu:-2147483648 to 2147483647
không dấu: 0 to 4294967295

int
*
Số nguyên. Độ dài của nó phụ thuộc vào hệ thống, như trong MS-DOS nó là 16-bit, trên Windows 9x/2000/NT là 32 bit...
Xem short, long

float
4
Dạng dấu phẩy động
3.4e + / - 38 (7 digits)

double
8
Dạng dấu phẩy động với độ chính xác gấp đôi
1.7e + / - 308 (15 digits)

long double
10
Dạng dấu phẩy động với độ chính xác hơn nữa
1.2e + / - 4932 (19 digits)

bool
1
Giá trị logic. Nó mới được thêm vào chuẩn ANSI-C++. Bởi vậy không phải tất cả các trình dịch đều hỗ trợ nó.
true hoặc false


Ngoài các kiểu dữ liệu cơ bản nói trên còn tồn tại các con trỏ và các tham số không kiểu (void) mà chúng ta sẽ xem xét sau.

Khai báo một biến
Để có thể sử dụng một biến trong C++, đầu tiên chúng ta phải khai báo nó, ghi rõ nó là kiểu dữ liệu nào. Chúng ta chỉ cần viết tên kiểu (như int, short, float...) tiếp theo sau đó là một tên biến hợp lệ. Ví dụ

int a;
float mynumber;

Dòng đầu tiên khai báo một biến kiểu int với tên là a. Dòng thứ hai khai báo một biến kiểu float với tên mynumber. Sau khi được khai báo, các biến trên có thể được dùng trong phạm vi của chúng trong chương trình.

Nếu bạn muốn khai báo một vài biến có cùng một kiểu và bạn muốn tiết kiệm công sức viết bạn có thể khai báo chúng trên một dòng, ngăn cách các tên bằng dấu phẩy. Ví dụ

int a, b, c;

khai báo ba biến kiểu int (a,b và c) và hoàn toàn tương đương với :

int a;
int b;
int c;

Các kiểu số nguyên (char, short, long and int) có thể là số có dấu hay không dấu tuỳ theo miền giá trị mà chúng ta cần biểu diễn. Vì vậy khi xác định một kiểu số nguyên chúng ta đặt từ khoá signed hoặc unsigned trước tên kiểu dữ liệu. Ví dụ:

unsigned short NumberOfSons;
signed int MyAccountBalance;

Nếu ta không chỉ rõ signed or unsigned nó sẽ được coi là có dấu, vì vậy trong khai báo thứ hai chúng ta có thể viết :

int MyAccountBalance

cũng hoàn toàn tương đương với dòng khai báo ở trên. Trong thực tế, rất ít khi người ta dùng đến từ khoá signed. Ngoại lệ duy nhất của luật này kiểu char. Trong chuẩn ANSI-C++ nó là kiểu dữ liệu khác với signed char và unsigned char.

Để có thể thấy rõ hơn việc khai báo trong chương trình, chúng ta sẽ xem xét một đoạn mã C++ ví dụ như sau:

// operating with variables

#include <iostream.h>

int main ()
{
// declaring variables:
int a, b;
int result;

// process:
a = 5;
b = 2;
a = a + 1;
result = a - b;

// print out the result:
cout << result;

// terminate the program:
return 0;
}
4


Đừng lo lắng nếu như việc khai báo có vẻ hơi lạ lùng với bạn. Bạn sẽ thấy phần chi tiết còn lại trong phần tiếp theo

Khởi tạo các biến
Khi khai báo một biến, giá trị của nó mặc nhiên là không xác định. Nhưng có thể bạn sẽ muốn nó mang một giá trị xác định khi được khai báo. Để làm điều đó, bạn chỉ cần viết dấu bằng và giá trị bạn muốn biến đó sẽ mang:

type identifier = initial_value ;

Ví dụ, nếu chúng ta muốn khai báo một biến int là a chứa giá trị 0 ngay từ khi khởi tạo, chúng ta sẽ viết :

int a = 0;

Bổ xung vào cách khởi tạo kiểu C này, C++ còn có thêm một cách mới để khởi tạo biến bằng cách bọc một cặp ngoặc đơn sau giá trị khởi tạo. Ví dụ :

int a (0);

Cả hai cách đều hợp lệ trong C++.

Phạm vi hoạt động của các biến
Tất cả các biến mà chúng ta sẽ sử dụng đều phải được khai báo trước. Một điểm khác biết giữa Cvà C++ là trong C++ chúng ta có thể khai báo biến ở bất kì nơi nào trong chương trình, thậm chí là ngay ở giữa các lệnh thực hiện chứ không chỉ là ở đầu khối lệnh như ở trong C.

Mặc dù vậy chúng ta vẫn nên theo cách của ngôn ngữ C khi khai báo các biến bởi vì nó sẽ rất hữu dụng khi cần sửa chữa một chương trình có tất cả các phần khai báo được gộp lại với nhau. Bởi vậy, cách thông dụng nhất để khai báo biến là đặt nó trong phần bắt đầu của mỗi hàm (biến cục bộ) hay trực tiếp trong thân chương trình, ngoài tất cả các hàm (biến toàn cục).

Global variables (biến toàn cục) có thể được sử dụng ở bất kì đâu trong chương trình, ngay sau khi nó được khai báo.

Tầm hoạt động của local variables (biến cục bộ) bị giới hạn trong phần mã mà nó được khai báo. Nếu chúng được khai báo ở đầu một hàm (như hàm main), tầm hoạt động sẽ là toàn bộ hàm main. Điều đó có nghĩa là trong ví dụ trên, các biến được khai báo trong hàm main() chỉ có thể được dùng trong hàm đó, không được dùng ở bất kì đâu khác.

Thêm vào các biến toàn cục và cục bộ, còn có các biến ngoài (external). Các biến này không những được dùng trong một file mã nguồn mà còn trong tất cả các file được liên kết trong chương trình.

Trong C++ tầm hoạt động của một biến chính là khối lệnh mà nó được khai báo (một khối lệnh là một tập hợp các lệnh được gộp lại trong một bằng các ngoặc nhọn { } ). Nếu nó được khai báo trong một hàm tầm hoạt động sẽ là hàm đó, còn nếu được khai báo trong vòng lặp thì tầm hoạt động sẽ chỉ là vòng lặp đó....


Các hằng số
Một hằng số là bất kì một biểu thức nào mang một giá trị cố định, như:

Các số nguyên

1776
707
-273

chúng là các hằng mang giá trị số. Chú ý rằng khi biểu diễn một hằng kiểu số chúng ta không cần viết dấu ngoặc kép hay bất kì dấu hiệu nào khác.

Thêm vào những số ở hệ cơ số 10 ( cái mà tất cả chúng ta đều đã biết) C++ còn cho phép sử dụng các hằng số cơ số 8 và 16. Để biểu diễn một số hệ cơ số 8 chúng ta đặt trước nó kí tự 0, để biễu diễn số ở hệ cơ số 16 chúng ta đặt trước nó hai kí tự 0x. Ví dụ:

75 // Cơ số 10
0113 // cơ số 8
0x4b // cơ số 16
Các số thập phân (dạng dấu phẩy động)
Chúng biểu diễn các số với phần thập phân và/hoặc số mũ. Chúng có thể bao gồm phần thập phân, kí tự e (biểu diễn 10 mũ...).

3.14159 // 3.14159
6.02e23 // 6.02 x 1023
1.6e-19 // 1.6 x 10-19
3.0 // 3.0
Kí tự và xâu kí tự
Trong C++ còn tồn tại các hằng không phải kiểu số như:

'z'
'p'
"Hello world"
"How do you do?"

Hai biểu thức đầu tiên biểu diễn các kí tự đơn, các kí tự được đặt trong dấu nháy đơn ('), hai biểu thức tiếp theo biểu thức các xâu kí tự được đặt trong dấu nháy kép (").

Khi viết các kí tự đơn hay các xâu kí tự cần phải đặ chúng trong các dấu nháy để phân biệt với các tên biến hay các từ khoá. Chú ý:

x
'x'

x trỏ đến biến x trong khi 'x' là kí tự hằng 'x'.

Các kí tự đơn và các xâu kí tự có một tính chất riêng biệt là các mã điều khiển. Chúng là những kí tự đặc biệt mà không thể được viết ở bất kì đâu khác trong chương trình như là mã xuống dòng (\n) hay tab (\t). Tất cả đều bắt đầu bằng dấu xổ ngược (\). Sau đây là danh sách các mã điều khiển đó:

\n
xuống dòng

\r
lùi về đầu dòng

\t
kí tự tab

\v
căn thẳng theo chiều dọc

\b
backspace

\f
sang trang

\a
Kêu bíp

\'
dấu nháy đơn

\"
dấu nháy kép

\
dấu hỏi

\\
kí tự xổ ngược


Ví dụ:

'\n'
'\t'
"Left \t Right"
"one\ntwo\nthree"

Thêm vào đó, để biểu diễn một mã ASCII bạn cần sử dụng kí tự xổ ngược (\) tiếp theo đó là mã ASCII viết trong hệ cơ số 8 hay cơ số 16. Trong trường hợp đầu mã ASCII được viết ngay sau dấu sổ ngược, trong trường hợp thứ hai, để sử dụng số trong hệ cơ số 16 bạn cần viết kí tự x trước số đó (ví dụ \x20 hay \x4A).

Các hằng chuỗi kí tự có thể được viết trên nhiều dòng nếu mỗi dòng được kết thúc bằng một dấu sổ ngược (\):

"string expressed in \
two lines"

Bạn có thể nối một vài hằng xâu kí tự ngăn cách bằng một hay vài dấu trống, kí tự tab, xuống dòng hay bất kì kí tự trống nào khác.

"we form" "a unique" "string" "of characters"
Định nghĩa các hằng (#define)
Bạn có thể định nghĩa các hằng với tên mà bạn muốn để có thể sử dụng thường xuyên mà không mất tài nguyên cho các biến bằng cách sử dụng chỉ thị #define. Đây là dạng của nó:

#define identifier value

Ví dụ:

#define PI 3.14159265
#define NEWLINE '\n'
#define WIDTH 100

chúng định nghĩa ba hằng số mới. Sau khi khai báo bạn có thể sử dụng chúng như bất kì các hằng số nào khác, ví dụ

circle = 2 * PI * r;
cout << NEWLINE;

Trong thực tế việc duy nhất mà trình dịch làm khi nó tìm thấy một chỉ thị #define là thay thế các tên hằng tại bất kì chỗ nào chúng xuất hiện (như trong ví dụ trước, PI, NEWLINE hay WIDTH) bằng giá trị mà chúng được định nghĩa. Vì vậy các hằng số #define được coi là các hằng số macro

Chỉ thị #define không phải là một lệnh thực thi, nó là chỉ thị tiền xử lý (preprocessor), đó là lý do trình dịch coi cả dòng là một chỉ thị và dòng đó không cần kết thúc bằng dấu chấm phẩy. Nếu bạn thêm dấu chấm phẩy vào cuối dòng, nó sẽ được coi là một phần của giá trị định nghĩa hằng.

Khai báo các hằng (const)
Với tiền tố const bạn có thể khai báo các hằng với một kiểu xác định như là bạn làm với một biến

const int width = 100;
const to char tab = '\t';
const zip = 12440;

Trong trường hợp kiểu không được chỉ rõ (như trong ví dụ cuối) trình dịch sẽ coi nó là kiểu int.

huynhthien
19-03-2003, 10:33
Bài 1.3

Các toán tử
Qua bài trước chúng ta đã biết đến sự tồn tại của các biến và các hằng. Trong C++, để thao tác với chúng ta sử dụng các toán tử, đó là các từ khoá và các dấu không có trong bảng chữ cái nhưng lại có trên hầu hết các bàn phím trên thế giới. Hiểu biết về chúng là rất quan trọng vì đây là một trong những thành phần cơ bản của ngôn ngữ C++.

Toán tử gán (=).

Toán tử gán dùng để gán một giá trị nào đó cho một biến

a = 5;

gán giá trị nguyên 5 cho biến a. Vế trái bắt buộc phải là một biến còn vế phải có thể là bất kì hằng, biến hay kết quả của một biểu thức.

Cần phải nhấn mạnh rằng toán tử gán luôn được thực hiện từ trái sang phải và không bao giờ đảo ngược

a = b;

gán giá trị của biến a bằng giá trị đang chứa trong biến b. Chú ý rằng chúng ta chỉ gán giá trị của b cho a và sự thay đổi của b sau đó sẽ không ảnh hưởng đến giá trị của a.

Một thuộc tính của toán tử gán trong C++ góp phần giúp nó vượt lên các ngôn ngữ lập trình khác là việc cho phép vế phải có thể chứa các phép gán khác. Ví dụ:

a = 2 + (b = 5);

tương đương với

b = 5;
a = 2 + b;

Vì vậy biểu thức sau cũng hợp lệ trong C++

a = b = c = 5;

gán giá trị 5 cho cả ba biến a, b và c

Các toán tử số học ( +, -, *, /, % )

Năm toán tử số học được hỗ trợ bởi ngôn ngữ là:



+
cộng

-
trừ

*
nhân

/
chia

%
lấy phần dư (trong phép chia)


Thứ tự thực hiện các toán tử này cũng giống như chúng được thực hiện trong toán học. Điều duy nhất có vẻ hơi lạ đối với bạn là phép lấy phần dư, ký hiệu bằng dấu phần trăm (%). Đây chính là phép toán lấy phần dư trong phép chia hai số nguyên với nhau. Ví dụ, nếu a = 11 % 3;, biến a sẽ mang giá trị 2 vì 11 = 3*3 +2.

Các toán tử gán phức hợp (+=, -=, *=, /=, %=, >>=, <<=, &=, ^=, |=)

Một đặc tính của ngôn ngữ C++ làm cho nó nổi tiếng là một ngôn ngữ súc tích chính là các toán tử gán phức hợp cho phép chỉnh sửa giá trị của một biến với một trong những toán tử cơ bản sau:



value += increase; tương đương với value = value + increase;
a -= 5; tương đương với a = a - 5;
a /= b; tương đương với a = a / b;
price *= units + 1; tương đương với price = price * (units + 1);

và tương tự cho tất cả các toán tử khác.

Tăng và giảm.

Một ví dụ khác của việc tiết kiệm khi viết mã lệnh là toán tử tăng (++) và giảm (--). Chúng tăng hoặc giảm giá trị chứa trong một biến đi 1. Chúng tương đương với +=1 hoặc -=1. Vì vậy, các dòng sau là tương đương:



a++;
a+=1;
a=a+1;

Một tính chất của toán tử này là nó có thể là tiền tố hoặc hậu tố, có nghĩa là có thể viết trước tên biến (++a) hoặc sau (a++) và mặc dù trong hai biểu thức rất đơn giản đó nó có cùng ý nghĩa nhưng trong các thao tác khác khi mà kết quả của việc tăng hay giảm được sử dụng trong một biểu thức thì chúng có thể có một khác biệt quan trọng về ý nghĩa: Trong trường hợp toán tử được sử dụng như là một tiền tố (++a) giá trị được tăng trước khi biểu thức được tính và giá trị đã tăng được sử dụng trong biểu thức; trong trường hợp ngược lại (a++) giá trị trong biến a được tăng sau khi đã tính toán. Hãy chú ý sự khác biệt :

Ví dụ 1
Ví dụ 2

B=3;
A=++B;
// A is 4, B is 4
B=3;
A=B++;
// A is 3, B is 4




Các toán tử quan hệ ( ==, !=, >, <, >=, <= )

Để có thể so sánh hai biểu thức với nhau chúng ta có thể sử dụng các toán tử quan hệ. Theo chuẩn ANSI-C++ thì giá trị của thao tác quan hệ chỉ có thể là giá trị logic - chúng chỉ có thể có giá trị true hoặc false, tuỳ theo biểu thức kết quả là đúng hay sai.



Sau đây là các toán tử quan hệ bạn có thể sử dụng trong C++

==
Bằng

!=
Khác

>
Lớn hơn

<
Nhỏ hơn

> =
Lớn hơn hoặc bằng

< =
Nhỏ hơn hoặc bằng


Ví dụ:

(7 == 5)
sẽ trả giá trị false




(6 >= 6)
sẽ trả giá trị true


tất nhiên thay vì sử dụng các số, chúng ta có thể sử dụng bất cứ biểu thức nào. Cho a=2, b=3 và c=6

(a*b >= c)
sẽ trả giá trị true.

(b+4 < a*c)
sẽ trả giá trị false




Cần chú ý rằng = (một dấu bằng) lf hoàn toàn khác với == (hai dấu bằng). Dấu đầu tiên là một toán tử gán ( gán giá trị của biểu thức bên phải cho biến ở bên trái) và dấu còn lại (==) là một toán tử quan hệ nhằm so sánh xem hai biểu thức có bằng nhau hay không.



Trong nhiều trình dịch có trước chuẩn ANSI-C++ cũng như trong ngôn ngữ C, các toán tử quan hệ không trả về giá trị logic true hoặc false mà trả về giá trị int với 0 tương ứng với false còn giá trị khác 0 (thường là 1) thì tương ứng với true.




Các toán tử logic ( !, &&, || ).

Toán tử ! tương đương với toán tử logic NOT, nó chỉ có một đối số ở phía bên phải và việc duy nhất mà nó làm là đổi ngược giá trị của đối số từ true sang false hoặc ngược lại. Ví dụ:

!(5 == 5)
trả về false vì biểu thức bên phải (5 == 5) có giá trịtrue.

!(6 <= 4)
trả về true vì (6 <= 4)có giá trị false.

!true
trả về false.

!false
trả về true.


Toán tử logic && và || được sử dụng khi tính toán hai biểu thức để lấy ra một kết quả duy nhất. Chúng tương ứng với các toán tử logic AND và OR. Kết quả của chúng phụ thuộc vào mối quan hệ của hai đối số:

Đối số thứ nhất
a
Đối số thứ hai
b
Kết quả
a && b
Kết quả
a || b

true
true
true
true

true
false
false
true

false
true
false
true

false
false
false
false


Ví dụ:

( (5 == 5) && (3 > 6) ) trả về false ( true && false ).
( (5 == 5) || (3 > 6)) trả về true ( true || false ).

Toán tử điều kiện ( ? ).

Toán tử điều kiện tính toán một biểu thức và trả về một giá trị khác tuỳ thuộc vào biểu thức đó là đúng hay sai. Cấu trúc của nó như sau:

condition ? result1 : result2

Nếu condition là true thì giá trị trả về sẽ là result1, nếu không giá trị trả về là result2.

7==5 ? 4 : 3
trả về 3 vì 7 không bằng 5.

7==5+2 ? 4 : 3
trả về 4 vì 7 bằng 5+2.

5>3 ? a : b
trả về a, vì 5 lớn hơn 3.

a>b ? a : b
trả về giá trị lớn hơn, a hoặc b.




Các toán tử thao tác bit ( &, |, ^, ~, <<, >> ).

Các toán tử thao tác bit thay đổi các bit biểu diễn một biến, có nghĩa là thay đổi biểu diễn nhị phân của chúng

toán tử
asm
Mô tả

&
AND
Logical AND

|
OR
Logical OR

^
XOR
Logical exclusive OR

~
NOT
Đảo ngược bit

<<
SHL
Dịch bit sang trái

>>
SHR
Dịch bit sang phải




Các toán tử chuyển đổi kiểu

Các toán tử chuyển đổi kiểu cho phép bạn chuyển đổi dữ liệu từ kiểu này sang kiểu khác. Có vài cách để làm việc này trong C++, cách cơ bản nhất được thừa kế từ ngôn ngữ C là đặt trước biểu thức cần chuyển đổi tên kiểu dữ liệu được bọc trong cặp ngoặc đơn (), ví dụ:

int i;
float f = 3.14;
i = (int) f;

Đoạn mã trên chuyển số thập phân 3.14 sang một số nguyên (3). Ở đây, toán tử chuyển đổi kiểu là (int). Một cách khác để làm điều này trong C++ là sử dụng các constructors (ở một số sách thuật ngữ này được dịch là cấu tử nhưng tôi thấy nó có vẻ không xuôi tai lắm) thay vì dùng các toán tử : đặt trước biểu thức cần chuyển đổi kiểu tên kiểu mới và bao bọc biểu thức giữa một cặp ngoặc đơn.

i = int ( f );

Cả hai cách chuyển đổi kiểu đều hợp lệ trong C++. Thêm vào đó ANSI-C++ còn có những toán tử chuyển đổi kiểu mới đặc trưng cho lập trình hướng đối tượng.



sizeof()

Toán tử này có một tham số, đó có thể là một kiểu dữ liệu hay là một biến và trả về kích cỡ bằng byte của kiểu hay đối tượng đó.

a = sizeof (char);

a sẽ mang giá trị 1 vì kiểu char luôn có kích cỡ 1 byte trên mọi hệ thống. Giá trị trả về của sizeof là một hằng số vì vậy nó luôn luôn được tính trước khi chương trình thực hiện.



Các toán tử khác

Trong C++ còn có một số các toán tử khác, như các toán tử liên quan đến con trỏ hay lập trình hướng đối tượng. Chúng sẽ được nói đến cụ thể trong các phần tương ứng.

Thứ tự ưu tiên của các toán tử
Khi viết các biểu thức phức tạp với nhiều toán hạng các bạn có thể tự hỏi toán hạng nào được tính trước, toán hạng nào được tính sau. Ví dụ như trong biểu thức sau:

a = 5 + 7 % 2

có thể có hai cách hiểu sau:

a = 5 + (7 % 2) với kết quả là 6, hoặc
a = (5 + 7) % 2 với kết quả là 0

Câu trả lời đúng là biểu thức đầu tiên. Vì nguyên nhân nói trên, ngôn ngữ C++ đã thiết lập một thứ tự ưu tiên giữa các toán tử, không chỉ riêng các toán tử số học mà tất cả các toán tử có thể xuất hiện trong C++. Thứ tự ưu tiên của chúng được liệt kê trong bảng sau theo thứ tự từ cao xuống thấp.



Thứ tự
Toán tử
Mô tả
Associativity

1
::
scope
Trái

2
() [ ] -> . sizeof

Trái

3
++ --
tăng/giảm
Phải

~
Đảo ngược bit

!
NOT

& *
Toán tử con trỏ

(type)
Chuyển đổi kiểu

+ -
Dương hoặc âm

4
* / %
Toán tử số học
Trái

5
+ -
Toán tử số học
Trái

6
<< >>
Dịch bit
Trái

7
< <= > >=
Toán tử quan hệ
Trái

8
== !=
Toán tử quan hệ
Trái

9
& ^ |
Toán tử thao tác bit
Trái

10
&& ||
Toán tử logic
Trái

11
?:
Toán tử điều kiện
Phải

12
= += -= *= /= %=
>>= <<= &= ^= |=
Toán tử gán
Phải

13
,
Dấu phẩy
Trái


Associativity định nghĩa trong trường hợp có một vài toán tử có cùng thứ tự ưu tiên thì cái nào sẽ được tính trước, toán tử ở phía xa nhất bên phải hay là xa nhất bên trái.

Nếu bạn muốn viết một biểu thức phức tạp mà lại không chắc lắm về thứ tự ưu tiên của các toán tử thì nên sử dụng các ngoặc đơn. Các bạn nên thực hiện điều này vì nó sẽ giúp chương trình dễ đọc hơn.

M2M
19-03-2003, 12:18
hi Mình cũng giống như coolwaterm muốn hỏi co ai có sách lập trình cho mình mượn hoặ là cho luôn càng tốt hiihi cám ơn rất là nhiều đó
m2m

coolwaterm
26-03-2003, 22:29
Cảm ơn bạn nhiều nha . Mong bạn sẽ có thể post giúp mình cho hoàn chỉnh phần C++, hoặc chỉ cho mình link để mình tự tra chứ mình không biết.:D :) ;) lol

uyentttu
26-03-2003, 23:12
cool , uyentttu có tài liệu nhưng sách không hà, làm sao gửi được, mà sách hơi bị hay đó.

nguyendang
03-04-2003, 20:13
Minh vua moi doc C, doc phan tom tat cua ban thay rat co dong va de hieu. Cam on ban rat nhieu!

vantrung
01-04-2004, 16:36
sao bạn không gửi hẳn link ra cho dễ, viết nhiều thế ai mà đọc được?
http://www.diendantinhoc.net/tute/laptrinh/c/cpp-nmthang/bai1_1.htm

daem0n
02-04-2004, 22:34
link đây, link đây:
http://gametutorials.com/Tutorials/tutorials.htm
Có đủ hết, C/C++, Win32, DirectX, OpenGL, Networking.

quang pho
19-06-2004, 12:35
lên mạng tìm dễ hơn đấy các bạn, dùng google đấy

daem0n
03-07-2004, 12:31
quang pho nói chính xác 101%

tranngocduoc
11-12-2007, 09:24
bạn có thể tìm tài liệu c++ và java tại website http://thitranthinhlong.auto.to/ trong đó tất cả các tài liệu đều đảm bảo hoàn toàn

antigonekimlan
11-12-2007, 09:32
Bạn có thể tham khảo ở http:/www.congdongcviet.com.