PDA

View Full Version : Trải nghiệm card đồ họa ASUS GeForce GTX 960 Strix: ứng cử viên sáng giá ở phân khúc tầm trung.



zico113
22-04-2015, 10:29
Với nhu cầu chơi rất nhiều game kể cả Offline, lẫn Online và tất nhiên là không ít những game nặng đòi hỏi card đồ họa phải thuộc tầm trung trở lên mới chiến được thì tôi có mức đầu tư riêng để trang bị cho card đồ họa là 5 triệu VND (hơn 200$), và với 5 triệu thì tôi được rất nhiều PRO chuyên về phần cứng máy tính tư vấn cho 2 car d đồ họa ASUS GeForce GTX 960 Strix và ASUS R9 285 Strix. Được biết hiệu năng và công nghệ của GTX 960 Strix và R9 285 Strix là ngang nhau, vậy nên mình xin mượn cả 2 card đồ họa về để làm một số phép thử so sánh về những tài nguyên công nghệ có được của 2 card đồ họa, hiệu năng và cả điện năng tiêu thụ của cả 2 để quyết định chọn card đồ họa nào cho hệ thống chơi game của mình.

Giới thiệu sơ về GeForce GTX 960 Strix và R9 285 Strix:

Được biết card đồ họa AMD R9 285 được ra mắt vào tháng 8/2014, và làm mưa làm gió ở phân khúc card đồ họa tầm trung dưới 250$ nhờ hiệu năng tốt và chính thức đánh bại GTX 760 của Nvidia.


http://cdn.eteknix.com/wp-content/uploads/2014/08/amd_r9_285.jpg
AMD Radeon R9 285. Ảnh: ST.

Tuy nhiên, cái thời R9 285 náo loạn thị trường tầm trung đang dần vào hồi kết khi vào ngày 22/1 năm nay, NVIDIA đã có động thái trả lời AMD với sự xuất hiện của card đồ họa GeForce GTX 960. Với mức giá bán rẻ hơn (200$) cũng như hiệu năng có phần hơn R9 285, GTX 960 đã tạo nên một cơn sốt lớn ở phân khúc tầm trung khi hàng loạt các cửa hàng bán lẻ online đồng loạt cháy hàng.


http://international.download.nvidia.com/geforce-com/international/images/geforce-gtx-960/nvidia-geforce-gtx-960-photo-3.png
NVIDIA GeForce GTX 960. Ảnh: ST.
I. Giới thiệu sản phẩm và các công nghệ hỗ trợ

Là sản phẩm card đồ họa tầm trung nằm trong phân khúc dưới $250 hỗ trợ tốt cho trải nghiệm chơi game Full HD, rõ ràng không có những cái tên nào đáng giá hơn R9 285 và GTX 960 cả, ít nhất là về mặt hiệu năng trên giá thành (p/p). Do đó chọn lựa giữa 2 sản phẩm này thực sự là không dễ chút nào vì thế các công nghệ mà cả hai hỗ trợ dành cho game thủ cũng như hiệu năng chơi game cùng một số yếu tố khác như độ tiêu thụ điện năng, độ ồn hay nhiệt độ hoạt động sẽ là những nhân tố quyết định để khách hàng (tức các gamer chúng ta) có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp cho mình.

Trước khi đi sâu vào các công nghệ hỗ trợ thì chúng ta nên tham khảo qua bảng đặc tả chi tiết giữa GTX 960 và R9 285:


https://farm8.staticflickr.com/7690/16899369917_0f0b7dba93_o.png

Nhìn sơ qua có thể thấy ở các thông số quan trọng của card đồ họa như Shader Units (tạm dịch là số đơn vị xử lý đồ họa), Memory Bus Width (Băng tần bộ nhớ hỗ trợ) thì GTX 960 hoàn toàn thua thiệt so với R9 285, nhưng đừng dựa hẳn vào đó mà bạn cho rằng GTX 960 sẽ khó thắng R9 285, bạn hãy nhớ là con chip xử lý đồ họa của GTX 960 là GM206 thuộc kiến trúc Maxwell thế hệ hai siêu tiết kiệm điện và nhiệt độ thấp. Khi chúng ta chơi game, nhiệt độ hoạt động quá cao sẽ dẫn đến card đồ họa tự động hạ xung xuống và tăng tốc độ quạt lên để hạ nhiệt, vì thế mà hiệu năng chơi game sẽ bị giảm đi. GTX 960 vì lẽ đó sẽ có phần lợi thế khi chơi game hơn so với R9 285. Tất nhiên đấy chỉ là những nhận định của tôi về mặt lý thuyết, ở phần so sánh hiệu năng các bạn sẽ thấy rõ hơn ai sẽ là người chiến thắng trong phần hiệu năng chơi game.

Yếu tố đầu tiên cần xét đến khi so sánh 2 sản phẩm chính là những lợi ích công nghệ mà cả hai mang lại cho khách hàng mà cụ thể là dân chơi game chúng ta. Cả hai chiếc card đồ họa GTX 960 và R9 285 hỗ trợ rất nhiều công nghệ tuy nhiên trong phạm vi bài viết này tôi chỉ lọc ra những công nghệ nào thực sự có ích cho gamer mà thôi.


https://farm8.staticflickr.com/7640/17106933045_c47244307b_o.png

Về độ phổ dụng khi chơi game, tôi đánh giá cao các công nghệ bên phía NVIDIA hơn AMD cụ thể ở 3 công nghệ cuối bảng là ShadowPlay, GeForce Experience và PhysX. ShadowPlay có giao diện sử dụng vô cùng đơn giản cũng như có khả năng quay phim ingame chất lượng cao với dung lượng thấp sử dụng nhân CUDA làm encoder, trong khi đó Raptr cũng có khả năng quay phim sử dụng nhân xử lý của AMD nhưng hiệu suất xử lý kém hơn theo thông tin tôi tìm hiểu từ trang gamersnexus.net ('http://www.gamersnexus.net/game-bench/1561-shadowplay-vs-fraps-vs-gvr-recording-benchmark').

Với GeForce Experience thì cũng như ShadowPlay, nó cũng có giao diện sử dụng rất dễ dùng hơn Gaming Evolved chưa kể phần mềm này còn có thể tương thích được với số lượng đầu game lớn kể cả game không bản quyền. Đây là điểm mấu chốt khiến Gaming Evolved phải chịu thua GeForce Experience trong việc tối ưu hóa thiết lập game cho game thủ.


http://cdn.eteknix.com/wp-content/uploads/2014/07/amd_gaming_evolved_1.jpg
AMD Gaming Evolved.

http://cdn.eteknix.com/wp-content/uploads/2014/07/nvidia_geforce_experience_1.jpg
NVIDIA GeForce Experience.

Tuy nhiên, nếu là một game thủ thực sự thì tôi khuyên các bạn không nên dùng 2 phần mềm này để tối ưu game mà hãy dùng chính mình để làm viêc đó. Hãy mò mẫm từng settings nhỏ trong game nếu có thời gian rảnh rỗi, vì đôi lúc cả GeForce Experience và Gaming Evolved có những thiết lập khiến cho game mượt mà nhưng bù lại độ chi tiết không cao, nhưng game thủ chúng ta có thể tự cân đối lại độ ưu tiên giữa hiệu năng (độ mượt) và độ chi tiết hình ảnh để có được những trải nghiệm tốt hơn nhiều.

Engine vật lý độc quyền có thể nói là một thế mạnh nữa của NVIDIA so với AMD khi ngày càng có nhiều nhà sản xuất game sử dụng PhysX làm engine vật lý chính cho các tựa game AAA (game đỉnh) của mình. Trong khi đó gần như chỉ duy nhất Tomb Raider là game AAA sử dụng TressFX của AMD làm engine vật lý.


http://www.indogamers.com/system/upload/media/pictures/5150f91e8dbf41364261150tressfx11.jpg
TressFX thử nghiệm trên game Tomb Raider.

http://cdn4.dualshockers.com/wp-content/uploads/2013/01/hawken_physx.jpg?eaa32f
Physx thử nghiệm trên game Hawken.

Tuy nhiên, TressFX chỉ được dùng để tái tạo độ thực cho tóc của nhân vật Lara Croft của game chứ không phải toàn bộ khi việc ấy đã có engine Havok đảm nhiệm. Tuy nhiên, TressFX có thể bật được với bất kỳ card đồ họa NVIDIA nào trong khi PhysX chỉ có card đồ họa NVIDIA mới sử dụng được hoặc sử dụng ở cấp độ cao nhất (Game Batman Arkham Origins là game đầu tiên cho phép các hệ thống chơi game dùng card đồ họa AMD có thể bật được PhysX tuy nhiên chỉ ở mức Normal trong khi High chỉ mở được khi sử dụng card NVIDIA).

Tiếp theo là công nghệ giả lập độ phân giải 4K, cả AMD và NVIDIA đều trang bị cho R9 285 và GTX 960 công nghệ này dưới tên gọi lần lượt là VSR và DSR. Về lý thuyết, khi mở công nghệ này lên thì R9 285 và GTX 960 có thể đẩy độ phân giải màn hình hiện tại (giả sử là 1080p) lên 4K (3840x2160). Tuy nhiên, nếu thực sự nghiêm túc với công nghệ giả lập độ phân giải 4K thì tôi khuyên bạn nên chọn các card đồ họa NVIDIA có chip xử lý từ Fermi trở lên. Đơn giản là số lượng mẫu card đồ họa trải dài từ Fermi tới Maxwell thế hệ hai rất nhiều trong khi bên phía AMD chỉ có duy nhất mẫu R9 285 hỗ trợ công nghệ giả lập 4K.


BP47lIjr9oU
Thử nghiệm VSR và DSR trên game Assassin's Creed: Black Flag. Nguồn: YouTube.

Công nghệ đồng bộ tần số màn hình linh động cả NVIDIA và AMD đều hỗ trợ cho gà nhà của mình lần lượt có tên G-Sync và FreeSync. Cách thức hoạt động của chúng tương đối giống nhau là đều giúp game thủ chơi game với thiết lập cao mà không sợ bị tình trạng giật hình như lúc mở chế độ đồng bộ chiều dọc V-Sync hay xé hình khi tắt chế độ này đi mà vẫn giữ được số khung hình bằng với tần số quét hình của màn hình như 60Hz, 120Hz, 144Hz.


http://cdn1.expertreviews.co.uk/sites/expertreviews/files/styles/article_main_wide_image/public/0/56/adaptive_sync_versusxcf_0_0.png?itok=tc2gS58c

Tuy nhiên ở đây tôi đánh giá cao AMD hơn vì công nghệ FreeSync của họ không có bất kỳ module nào lắp lên màn hình như G-Sync của NVIDIA. Qua đó giá thành của các màn hình hỗ trợ FreeSync sẽ rẻ hơn nhiều so với màn hình G-Sync. Điều đáng tiếc là các công nghệ này không hỗ trợ tương thích qua lại cho nhau tức là các trường hợp dùng card NVIDIA khi xài màn hình FreeSync sẽ không dùng được công nghệ này và ngược lại.

Về công nghệ khử răng cưa, GTX 960 hỗ trợ phương pháp khử răng cưa mới toanh là MFAA. Công nghệ này sẽ dần thay thế phương pháp khử răng cưa truyền thống là MSAA. Mời bạn đọc xem qua bài viết này ('http://vozforums.com/showthread.php?t=4110891') để có thể thấy sự lợi hại của nó. Còn bên phía R9 285 nó sẽ kế thừa các phương pháp khử răng cưa trước đó của AMD là SMAA và MLAA. Về mặt hiệu năng giữa các phương pháp khử răng cưa thì do tôi vẫn chưa khẳng định phương pháp nào tốt hơn vì vẫn chưa có dữ liệu cụ thể, vì thế có thể trong tương lai gần tôi sẽ có bài thử nghiệm các phương pháp khử răng cưa độc quyền của cả NVIDIA và AMD để bạn đọc có thể rõ hơn về hiệu năng của chúng.
II. Meet GTX 960 & R9 285

Rất tiếc là tôi không thể mượn được mẫu sample tham khảo (reference sample hay tạm gọi là bản ref) của 2 chiếc card này từ NVIDIA và AMD. Mà thay vào đó tôi đã mượn 2 mẫu card này từ ASUS Việt Nam và cả 2 đều thuộc dòng sản phẩm Strix của hãng: STRIX-GTX960-DC2OC-2GD5 và STRIX-R9285-DC2OC-2GD5. Hai mẫu card này của ASUS sẽ là đối tượng chính của tôi trong bài viết này để chỉ ra ai sẽ là người chiến thắng trong cuộc chiến VGA tầm trung.


http://www.asus.com/media/global/products/DOcsPzALHKfEe9Qq/P_setting_fff_1_90_end_500.pnghttp://www.asus.com/media/global/products/aeU9X9rnvIAZnK1G/P_setting_fff_1_90_end_500.png

Điều đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến ASUS đã cho tôi mượn 2 chiếc card này để hoàn thành bài viết. Trước khi tiến hành làm các bài test hiệu năng chơi game, các bạn hãy xem phần đặc tả chi tiết của GTX 960 Strix OC và R9 285 Strix OC:


https://farm9.staticflickr.com/8742/16921032528_ee832ea9c5_o.png
Giá cả được lấy từ newegg.com và amazon.com.

Đắt hơn 40$, R9 285 Strix OC đang gặp bất lợi khá lớn đầu tiên về giá thành bán ra so với GTX 960 Strix OC. Tuy nhiên không vì thế mà R9 285 mất điểm trong mắt tôi vì còn phần hiệu năng để mà so sánh, biết đâu đắt lại xắt ra miếng thì sao?

III. Hệ thống test và các game sử dụng để benchmark

Để đảm bảo công bằng, tôi sẽ sử dụng chung một hệ thống test như các bài đánh giá VGA trước đó của mình như sau:



https://farm9.staticflickr.com/8724/16901541837_213d38673c_o.png
Chân thành cám ơn các đối tác Intel, ASUS, Kingston, Western Digital và Corsair đã giúp chúng tôi thực hiện bài viết này.

Sau đây sẽ là danh sách các đầu game được tôi thử nghiệm:

Batman Arkham City (Thiết lập tối đa, khử răng cưa FXAA, độ phân giải 1080p và không đồng bộ chiều dọc V-Sync)*
Batman Arkham Origins (Thiết lập tối đa, khử răng cưa FXAA, độ phân giải 1080p và không V-Sync)*
Bioshock Infinite (Thiết lập preset Ultimate kèm độ sâu trường ảnh DDOD, độ phân giải 1080p và không V-Sync)
Battlefield 3 (Thiết lập preset Ultimate, độ phân giải 1080p, không VSync)
Battlefield 4 (Thiết lập preset Ultimate, độ phân giải 1080p, không VSync)
Borderlands 2 (Thiết lập tối đa, khử răng cưa FXAA, độ phân giải 1080p và không V-Sync)*
Crysis 3 (Thiết lập tối đa, khử răng cưa FXAA, độ phân giải 1080p và không V-Sync)
GRID Autosport (Thiết lập Ultra, khử răng cưa MSAA 8x, độ phân giải 1080p và không V-Sync)
Hitman Absolution (Thiết lập Ultra, khử răng cưa FXAA, độ phân giải 1080p và không V-Sync)
Metro Last Light (Thiết lập tối đa, khử răng cưa SSAA, độ phân giải 1080p và không VSync)*
Sleeping Dogs (Thiết lập Ultra, khử răng cưa mức High, độ phân giải 1080p và không V-Sync)
Thief 2014 (Thiết lập Very High, khử răng cưa FXAA, độ phân giải 1080p và không V-Sync)
Tomb Raider 2014 (Thiết lập Ultimate, khử răng cưa FXAA, độ phân giải 1080p và không V-Sync)*

*: Các game này có các engine vật lý độc quyền như PhysX và TressFX. Khi test tôi sẽ tắt đi để đảm bảo tính công bằng cho bài so sánh.
Các game được bôi xanh lá được các nhà phát triển tối ưu cho card đồ họa NVIDIA.
Các game được bôi đỏ được các nhà phát triển tối ưu cho card đồ họa AMD.
IV - So sánh hiệu năng/nhiệt độ hoạt động/độ tiêu thụ điện năng


Hiệu năng chơi game


Để tránh sự dài dòng lê thê không cần thiết khiến cho bạn đọc khó theo dõi, tôi đã làm bảng so sánh hiệu năng giữa GTX 960 Srix OC và R9 285 Strix OC như sau:


https://farm8.staticflickr.com/7603/17034746149_8efd24367a_b.jpg
Với 8/12 có số khung hình cao hơn, GTX 960 Strix OC đã chiến thắng R9 285 Strix OC khá thuyết phục. Sở dĩ tôi nhận định như vậy là vì đại diện bên phía AMD đã có 4 chiến thắng trước GTX 960 chiếm tỉ lệ 2/3 số benchmark. Đây là một tỉ lệ cũng không phải tệ cho lắm khi khả năng của cả hai thuộc vào loại kẻ tám lạng người nửa cân.

Nhiệt độ hoạt động

Do cả hai chiếc card này đều sử dụng cơ chế quạt quay 0dB (Công nghệ cho phép card khi ở chế độ nghỉ, quạt sẽ dừng quay để không phát ra tiếng ồn), vì thế ở phép thử này tôi sẽ test card chạy tải nặng một vài game rồi lấy công cụ TechPowerUp để ghi lại nhật ký nhiệt độ hoạt động. Game sẽ được test trong phần này là Metro Last Light. Do Amtech đã hạn chế số ký tự trong 1 post nên tôi đã upload file log nhiệt độ lên MediaFire để các bạn down về xem.

GTX 960 Strix OC




http://www.mediafire.com/view/3gzk73nn3c782w5/df(20).txt
Min: 36*C, Max: 61*C

R9 285 Strix OC




http://www.mediafire.com/view/rgpi2s504d3v826/df(17).txt
Min: 39*C, Max: 72*C

Tiếp tục một lần nữa, GTX 960 Strix OC đã dành chiến thắng nhưng là chiến thắng thuyết phục hơn so với phần hiệu năng chơi game. Nhờ kiến trúc siêu tiết kiệm điện Maxwell thế hệ hai, GTX 960 Strix OC đã dễ dàng hạ R9 285 Strix ở trận chiến nhiệt độ hoạt động.

Độ tiêu thụ điện năng

Ở phần test này, tôi sẽ lần lượt đo điện năng tiêu thụ của 2 card trong từng trường hợp nghỉ và tải nặng. Công suất đo ra là công suất của cả hệ thống nên bạn đọc đừng nhầm đấy là công suất thực của 2 card nhé. Bài test này sẽ giúp các bạn thấy rõ điện năng tiêu thụ của card sẽ ảnh hưởng thế nào với phần còn lại của hệ thống thông qua số W được đo từ chúng.


Chế độ nghỉ


GTX 960 Strix OC


https://farm9.staticflickr.com/8805/17084509006_733000b3c5_o.jpg

R9 285 Strix OC


https://farm8.staticflickr.com/7625/16922945780_57a24cde31_o.jpg



Chế độ tải nặng


GTX 960 Strix OC


https://farm9.staticflickr.com/8725/17108948162_3da6da2fb1_o.jpg

R9 285 Strix OC


https://farm8.staticflickr.com/7632/17084536016_9d46c38166_o.jpg


Qua những hình ảnh trên, bạn đọc có thể thấy rõ ai là người chiến thắng, không thể khác hơn, đó chính là GTX 960 Strix OC. Các bạn đã thấy kiến trúc Maxwell thế hệ hai không phải dạng vừa trong bài test này. Khả năng siêu tiết kiệm điện của nó quả thực khiến tôi vô cùng ấn tượng. Còn với R9 285 Strix OC, tuy nó đã thua trong bài test này nhưng với chỉ 283W khi tải nặng thì đấy cũng là con số tuyệt vời không kém, nhất là đối với các hệ thống có hệ thống nguồn cấp khiêm tốn từ 450W trở xuống.
V - Lời kết

Có thể nói, với tầm giá <250$ thật khó để tìm được nhiều ứng cử viên sáng giá hơn GTX 960 và R9 285 ở phân khúc này. Đối với dân game thủ như tôi và các bạn, nếu không thực sự tự tay thử nghiệm thì có lẽ việc nên chọn ai giữa GTX 960 và R9 285 cho hệ thống chơi game của mình sẽ là một câu chuyện dài không hồi kết. Tuy nhiên với sự giúp đỡ từ ASUS Việt Nam, tôi đã phần nào chọn được câu trả lời cho mình. Giữa GTX 960 và R9 285, GTX 960 rõ ràng sẽ là sự lựa chọn đáng giá hơn. Vì sao? Rất đơn giản, chủ yếu là yếu tố tiết kiệm điện, nhiệt độ hoạt động luôn ở ngưỡng an toàn trong hầu hết thời gian chơi game và đặc biệt là giá thành rẻ hơn.

Về hiệu năng, GTX 960 và R9 285 là ông trùm trong phân khúc Full HD Gaming, tuy nhiên GTX 960 có phần nhỉnh hơn so với R9 285, GTX 960 chiếm lợi thế với 8 chiến thắng trong khi R9 285 là 4, tỷ lệ thắng thua là hơn 75% chênh lệch khá nhiều. Vì vậy, việc chọn GTX 960 cho hệ thống của mình là sự lựa chọn không thể tốt hơn trong tầm giá.

aeroday_BK
28-04-2015, 00:48
Nvidia thì hỗ trợ công nghệ vs các sản phẩm hơn AMD là chắc rồi

long_wayne
28-04-2015, 00:51
tiet kiem dien the nay thi chien game ca ngay van ngon roi`