PDA

View Full Version : Giới thiệu website trắc nghiệm Sinh học, Hóa học và Anh Văn .



tinhhong
25-06-2007, 14:28
http://www.moon.vn
Website trắc nghiệm hoàn toàn miễn phí.

thaihoangll
27-03-2009, 20:18
ÔN THI TÚ TÀI –ĐỀ 2
1.Đột biến gen là những biến đổi :
A. trong cấu trúc của NST, xảy ra trong quá trình phân chia tế bào.
B. trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số nucleôtit tại một điểm nào đó trên ADN.
C. vật chất di truyền ở cấp độ phân tử hoặc cấp độ tế bào.
D. trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nucleôtit tại một điểm nào đó trên phân tử ADN.
2 .Hiện tượng đã không được phát hiện trong quá trình nghiên cứu của Men Đen là:
A. Gen trội át không hoàn toàn gen lặn. B. Bố mẹ thuần chủng thì con lai F1 giống nhau.
C. Bố mẹ thuần chủng thì con lai phân tính. D. Gen trội át hoàn toàn gen lặn.
3.Một quần thể người có tần số người bị bệnh bạch tạng là 1/10.000. Giả sử quần thể này cân bằng di truyền. Tần số các alen A - a lần lượt là:
A. Pa = 0,7; qa = 0,3 B. PA = 0,5; qa = 0,5 C. PA = 0,8; qa = 0,2 D. PA = ; qa =
4.Trong phương pháp phân tích cơ thể lai của Menđen không có nội dung:
A. Chọn các dòng thuần và cho lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 hoặc vài cặp tính trạng tương phản.
B. Con cháu của từng cặp bố mẹ được theo dõi riêng.
C. Lai phân tích các cơ thể lai để xác định kiểu gen của cá thể.
D. Sử dụng toán sác xuất, thống kê trên 1 số lượng lớn các cơ thể lai khác nhau theo từng cặp tính trạng để phân tích kết quả nghiên cứu.
5.Sự giống nhau giữa quá trình nhân đôi và phiên mã là:
A. Trong chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần.
B. Thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN.
C. Việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung.
D. Đều có sự xúc tác của enzim ADN pôlimeraza.
6 .Định luật Hacđi - Vanbec không phản ánh:
A. Sự phân bố các kiểu gen và kiểu hình trong quần thể giao phối.
B. Sự ổn định của tần số tương đối các alen trong quần thể giao phối.
C. Trạng thái động của tần số các alen trong quần thể giao phối.
D. Trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể giao phối.
7 .Sự khác nhau cơ bản trong đặc điểm di truyền qua tế bào chất và di truyền qua nhân thể hiện ở điểm nào?
A. Trong phép lai thuận nghịch di truyền qua tế bào chất cho kết quả khác nhau, gen trong nhân luôn luôn cho kết quả giống nhau.
B. Di truyền qua tế bào chất không phân tính theo tỷ lệ đặc thù như gen trong nhân và luôn di truyền theo dòng mẹ.
C. Di truyền qua tế bào chất cho hiện tượng phân tính theo giới tính còn gen trong nhân luôn cho kết quả giống nhau ở cả 2 giới.
D. Di truyền qua tế bào chất vai trò chủ yếu thuộc về cơ thể mẹ, còn gen trong nhân vai trò chủ yếu thuộc về cơ thể bố.
8 .Các prôtêin được tổng hợp trong tế bào nhân chuẩn đều bắt đầu bằng
A. axit amin Glixin. B. axít amin Met. C. axít amin Foocmin - Met. D. axít amin Valin.
9.Đột biến gen trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng không có khả năng :
A. nhân lên trong mô sinh dưỡng B. di truyền qua sinh sản vô tính
C. tạo thể khảm D. di truyền qua sinh sản hữu tính
10.Điều kiện quan trọng nhất để định luật Hacđi -Vanbec nghiệm đúng là:
A. Không có đột biến. B. Không có chọn lọc
C. Quần thể có số lượng cá thể lớn D. Quần thể giao phối ngẫu nhiên
11.Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối có đặc điểm
A. Chủ yếu ở trạng thái dị hợp. B. Phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
C. Tăng thể dị hợp và giảm thể đồng hợp. D. Đa dạng và phong phú về kiểu gen.
12 .Các mã bộ 3 khác nhau bởi
A. số lượng các nuclêôtít. B. trật tự các nuclêôtít.
C. thành phần các nuclêôtít. D. thành phần và trật tự của các nuclêôtít.
13.Gen B đột biến thành gen b, sau đột biến chiều dài của gen không đổi nhưng số liên kết hyđrô tăng thêm 1 liên kết. Đột biến trên thuộc dạng nào?
A. Thêm 1 cặp nuclêôtit. B. Thay thế 1 cặp nuclêôtit khác loại.
C. Mất 1 cặp A-T. D. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X
14 .Xét 2 quần thể có cấu trúc di truyền như sau:
- Quần thể 1: 0,6 AA : 0,2 Aa : 0,2 aa - Quần thể 2: 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa
Nội dung nào sau đây đúng?
A. Cấu trúc di truyền của 2 quần thể đều đạt trạng thái cân bằng.
B. Cấu trúc di truyền quần thể 1 có tính ổn định cao hơn nhờ có tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội lớn hơn quần thể 2.
C. Cấu trúc di truyền của 2 quần thể giống nhau lúc chúng đạt trạng thái cân bằng.
D. Cấu trúc di truyền 2 quần thể khác nhau, do vậy tần số các alen cũng khác nhau
15 .Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt đỏ, a quy định hạt vàng, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền riêng rẽ, độc lập với nhau. Phép lai nào dưới đây sẽ cho kiển gen - kiểu hình ít nhất?
A. AABB x AaBb. B. AABb x Aabb. C. Aabb x aaBb. D. AABB x AABb
16 .Một gen dài 0,51 micrômet, khi gen này thực hiện sao mã 3 lần, môi trường nội bào đã cung cấp số nuclêôtit tự do là
A. 3000 nuclêôtit. B. 6000 nuclêôtit. C. 4500 nuclêôtit. D. 1500 nuclêôtit.
17 .Cho giao phối hai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn, F1 thu được 100% thân xám cánh dài. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau F2 có tỷ lệ 70,5% thân xám cánh dài : 20,5% thân đen cánh ngắn : 4,5% thân xám cánh ngắn : 4,5% thân đen cánh dài. Hai tính trạng đó đã di truyền :
A. liên kết không hoàn toàn B. tương tác gen
C. liên kết hoàn toàn D. phân li độc lập
18 .Theo quan niệm của Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do:
A. Một nhân tố di truyền quy định. B. Hai cặp nhân tố di truyền quy định.
C. Hai nhân tố di truyền khác loại quy định. D. Một cặp nhân tố di truyền quy định.
19.Một gen có A = 20% tổng số nuclêôtit của gen và G = 900 nuclêôtit. Khi gen tự nhân đôi một số lần, môi trường nội bào đã phải cung cấp 9000 nuclêôtit loại A. Số lần nhân đôi của gen là
A. 3 lần. B. 4 lần. C. 2 lần. D. 5 lần.
20 .Ý nào dưới đây không phải là điều kiện nghiệm đúng cho định luật phân ly độc lập của Men Đen.
A. Số lượng cá thể thu được phải lớn.
B. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng tương phản phải nằm trên cùng một cặp NST tương đồng.
C. Các cặp gen tác động riêng sẽ lên sự hình thành tính trạng.
D. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản.
21.Đột biến cấu trúc NST ít gây hậu quả nhất đối với sinh vật là:
A. Lặp đoạn. B. Mất đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn.
22 .Khi lai gà trống trắng với gà mái đen thuần chủng thu được F1 đều có lông xanh da trời. Tiếp tục cho gà F1 giao phối với nhau được F2 có kết quả về kiểu hình là: 1 gà lông đen : 2 gà lông xanh da trời : 1 gà lông trắng. Kết quả lai cho thấy màu lông gà bị chi phối bởi
A. quy luật di truyền trội không hoàn toàn. B. quy luật di truyền trội hoàn toàn.
C. quy luật tác động gây chết của các gen alen. D. quy luật tương tác đồng trội, giữa các gen alen.
23.Theo Menđen, bản chất của quy luật phân li độc lập là:
A. Các cặp tính trạng di truyền độc lập.
B. Các cặp tính trạng khác loại tổ hợp lại tạo thành biến dị tổ hợp.
C. Các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập trong giảm phân.
D. Các cặp tính trạng di truyền riêng rẽ.
24.Gen A có 300 chu kì xoắn và có số liên kết hiđrô là 7000. Gen A bị đột biến thành gen a. Khi gen A và a cùng tái bản 4 lần thì môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit cho gen A nhiều hơn gen a là 90 nuclêôtit. Nếu gen đột biến làm mất 6 liên kết hiđrô thì số nuclêôtit mỗi loại của gen a là
A. A = T = 1997 nuclêôtit; G = X = 1000 nuclêôtit. B. A = T = 2003 nuclêôtit; G = X = 997 nuclêôtit.
C. A = T = 2000 nuclêôtit; G = X = 1000 nuclêôtit. D. A = T = 2000 nuclêôtit; G = X = 997 nuclêôtit.
25.Ý nghĩa thực tiễn của quy luật phân ly độc lập là gì?
A. Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cung cấp cho chọn giống.
B. Tạo ra sự thích nghi của sinh vật với môi trường.
C. Giải thích nguyên nhân của sự đa dạng của những loài sinh sản hữu tính.
D. Sinh sản hữu tính là bước tiến hoá quan trọng của sinh giới.
26.Thành phần chủ yếu của NST là:
A. ADN và prôtêin loại histon. B. tARN và ribôxôm.
C. rARN và prôtêin. D. mARN, rARN và prôtêin loại histon
27 .Ở ruồi giấm: Gen A - quy định thân xám, a - thân đen; B - cánh dài; b - cánh cụt. Các gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng. Lai giữa 2 bố mẹ ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh cụt với thân đen, cánh dài. Cho F1 giao phối với nhau, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là: (biết tần số hoán vị gen là 18%)
A. 41% thân xám, cánh cụt : 41% thân đen, cánh dài : 9% thân xám, cánh dài : 9% thân đen, cánh cụt.
B. 60% thân xám, cánh dài : 15% thân đen, cánh dài : 15% thân xám - cánh cụt : 10% thân đen, cánh cụt
C. 70,5% thân xám, cánh dài : 4,5% thân đen, cánh dài : 4,5% thân xám, cánh cụt : 20,5% thân đen, cánh cụt.
D. 25% thân xám, cánh cụt : 50% thân xám, cánh dài : 25% thân đen, cánh dài.
28.Hiện tượng di truyền của gen ngoài nhân đã được phát hiện bởi:
A. Moocgan B. Côren và Bo C. MenĐen D. Oatsơn và Crick
29.Quá trình sinh tổng hợp prôtêin gồm 2 giai đoạn là
A. tự sao và dịch mã. B. nguyên phân và giảm phân.
C. tự sao và sao mã (phiên mã). D. phiên mã và dịch mã.
30 .Ý nào sau đây là không đúng khi nói về quần thể?
A. Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời của các cá thể.
B. Quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định.
C. Quần thề là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.
D. Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định.
31 .Đặc điểm nào dưới đây của đậu Hà Lan là không đúng?
A. Thời gian sinh trưởng khá dài. B. Có thể tiến hành giao phấn giữa các cá thể khác nhau.
C. Tự thu phấn chặt chẽ. D. Có nhiều cặp tính trạng tương phản.
32.Một quần thể có tần số alen A/a = 0,8/0,2. Tỷ lệ kiểu hình của quần thể trong trường hợp gen A trội không hoàn toàn là:
A. 64% trội; 32% trung gian; 4% lặn B. 25% trội; 50% trung gian; 25% lặn
C. 60% trội; 40% lặn D. 96% trội; 4% lặn
33.Sinh vật nào có ARN đóng vai trò là vật chất di truyền?
A. Một số loài sinh vật nhân thực. B. Một số loài vi khuẩn.
C. Một số sinh vật đơn bào. D. Một số loại vi rút.
34.Cơ thể có kiểu gen AaBbDb qua giảm phân sẽ cho số loại giao tử là
A. 12 (loại giao tử). B. 16 (loại giao tử). C. 6 (loại giao tử). D. 8 (loại giao tử).
35.Nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số tương đối các alen trong quần thể?
A. Đột biến và cách li không hoàn toàn. B. Đột biến và giao phối.
C. Đột biến, chọn lọc tự nhiên, di nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Đột biến, giao phối và di nhập gen.
36.Cấu trúc 2 mạch của ADN có tác dụng
A. thuận lợi cho cơ chế tự nhân đôi. B. thuận lợi cho cơ chế tổng hợp mARN.
C. thuận lợi cho cơ chế tổng hợp rARN. D. thuận lợi cho cơ chế tổng hợp tARN.
37 .Ở người, số thai nam cao hơn số thai nữ là do:
A. Gen đột biến gây chết ở NST Y ít hơn so với NST X.
B. Trên NST X có thể mang các gen lặn đột biến có hại do đó thai nữ có tỷ lệ xảy thai cao hơn.
C. Tinh trùng mang NST Y nhẹ hơn nên tốc độ vận chuyển nhanh hơn tinh trùng mang NST X nên tỷ lệ thụ tinh của các tinh trùng Y cao hơn.
D. NST X có thời gian sống lâu hơn, di chuyển chậm hơn so với NST Y.
38 .Một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ thứ 3 sẽ là:
A. 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa B. 0,375 AA : 0,25 Aa : 0,375 aa
C. 0,2 AA : 0,4 Aa : 0,4 aa D. 0,4375 AA : 0,125 Aa : 0,4375 aa
39 .Trong một quần thể giao phối nếu 1 gen có 3 alen a1, a2, a3 thì quá trình ngẫu phối sẽ tạo ra bao nhiêu tổ hợp kiểu gen khác nhau?
A. 8 tổ hợp kiểu gen. B. 6 tổ hợp kiểu gen. C. 4 tổ hợp kiểu gen. D. 10 tổ hợp kiểu gen.
40 .Chuối tứ bội có gen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp. Lai giữa các cây chuối tứ bội có kiểu gen Aaaa cho kết quả lai là:
A. 3 thân cao : 1 thân thấp. B. 1 thân cao : 1 thân thấp.
C. 11 thân cao : 1 thân thấp. D. 35 thân cao : 1 thân thấp.

megafun.vn
27-03-2009, 20:23
Thanks a lot for sharing!