PDA

View Full Version : Ngày của cha - Những kỉ niệm về bố tôi



nightstar
17-06-2007, 12:39
Gia đình tôi ở Bắc di cư vào Nam làm ăn từ những năm 80. Hồi ấy, cũng như bao gia đình khác, cuộc sống còn rất khó khăn. Lúc đó nhà tôi ở thuê tại một căn nhà nhỏ của một bà chủ mà tôi thấy bà nội tôi gọi là bà Bá Thu. Mẹ tôi may mắn kiếm đc một sạp ở chợ nhỏ gần nhà bán trứng và các thứ đồ khô. Còn bố tôi ông đi làm đủ nghề, từ làm rẫy cho đến buôn bán nước mắm, rồi muối dưa cải đem bán. Hồi đó tôi mới chỉ hai, ba tuổi, ko còn nhớ là mình đã đc ăn dưa của bố muối chưa. Nhưng nghe nội tôi kể lại rằng bố mày muối dưa ngon lắm. Điều tôi vẫn nhớ như in là vào năm tôi 5 tuổi, tôi đã đi học lớp 1, học sớm một năm theo phong trào của những đứa trẻ gần đó. Không hiểu sao lúc đó tôi học rất dốt, có lẽ vì học sớm hơn tuổi chăng ? Đi làm quần quật xuất ngày nhưng ngày nào về bố cũng bắt tôi đưa bài vở ra cho ông kiểm tra. Hễ ông hỏi đến là tôi chẳng biết mô tê gì, lại cắn đầu ngón tay nhìn ông ư a. Ông lại quát lên. Mỗi lần như vậy tôi lại rưng rưng nước mắt nhìn ông. Lúc đó nội lại chạy đến can ông. Bố rất nóng tính, nhưng chưa bao giờ đánh tôi bởi ông chỉ quát thôi anh chị em tôi đã sợ rồi.

Hồi nhỏ tôi rất hay bị ngã trầy đầu gối, vết thương thường mưng mủ. Mỗi lần như vậy là ông lại lấy chai Ancol 90% ra bắt tôi đưa vết đau ra cho ông rửa. Ông dùng bông thấm Ancol trà vết mưng mủ cho tới khi hết những phần bẩn trắng và chảy tướt máu tươi ra thì thôi. Sau đó, ông dùng viên ambi con nhộng đổ ra một ít thuốc rắc vào lỗ vết thương. Chỉ vài ngày sau miệng vết đau khô, dần dần tróc vảy rồi ăn da non và khỏi hoàn toàn. Tôi ko nhớ rõ bố đã rửa vết thương cho tôi bao nhiêu lần rồi. Những lần đầu tôi rất sợ vì rất đau cứ khóc thét lên nhưng sau rồi quen dần hễ ông cầm chai Ancol đến là tôi lại đưa vết thương ra cho ông rửa.

Tôi đi học với đôi dép tổ ong màu trắng, do nghịch ngợm nên rất hay bị tước quai. Mỗi lần bị đứt dép bố luôn gắn lại cho tôi. Tôi rất thích ngồi cạnh bếp củi xem bố bỏ thanh sắt mà ông đã đập dẹp một đầu vào bếp lửa. Một lúc sau, ông lấy ra thanh sắt đã nóng đỏ ra, ông để thanh sắt vào giữa phần quai và đế dép. Thế rồi xèo xèo, ông rút thanh sắt ra và dính 2 phần rời nhau lại trong lúc nhựa dép vẫn nóng chảy. Sau đó ông còn cẩn thận lấy những mảnh nhựa dép cũ cùng màu đắp vào miết đi miết lại chỗ nối để ko còn thấy dấu vết. Là con trai một trong gia đình trên là 2 chị gái nên ông rất cưng tôi. Có lần đi Sài Gòn về ông mua cho tôi một khẩu súng bắn đạn nhựa. Tôi lấy ra đuổi lũ nghỗng của bà chủ nhà ko ngờ thấy tôi quá nhỏ chúng ko sợ cứ lao tới. Thế là tôi hoảng quá quăng cả khẩu súng gãy đôi. Tối hôm đó ông lại lấy thanh sắt dính dép ra cẩn thận dính lại khẩu súng cho tôi. Tiếc rằng, chúng tôi chỉ ở trong Nam đc vài năm. Lúc rời đó tôi lại bỏ quên mất khẩu súng gãy mà bố gắn cho tôi. Tôi cứ tiếc hùi hụi!

Sau đó, năm tôi sáu tuổi gia đình tôi lại chuyển ra Nghệ An sống với gia đình ông bà ngoại. Tôi phải đi học lại lớp 1 từ đầu, lạ thay từ lúc đó tôi học giỏi hẳn lên ko còn bị bố quát mỗi khi xem bài vở nữa. Nhưng ở đó ông cũng ko còn nhiều thời gian vì ngày ngày phải đi thồ gạo rất vất vả. Nhà tôi bán gạo mà. Ông đạp chiếc xe sườn ngang, mỗi lần thồ hai bao gạo có đến mỗi bao phải 70kg. Nhưng xem ông khỏe lắm, thồ gạo cứ băng băng. Nhà tôi ở xã Tiên Điền, quê hương của đại thi hào Nguyễn Du ấy. Chỗ ở cách cầu Bến Thủy cũng phải trên 10 cây số. Mỗi khi trở tôi đi đâu bằng chiếc xe thồ ấy tôi luôn ngồi phía trước vì ghế sau là mẹ. Bố lại cuộn thêm một miếng vải thật dày vào chiếc sườn ngang để tôi ngồi cho êm nhưng miếng vải rất dễ tuột tròn theo thanh sườn nên nếu ko bám ghi đông xe cẩn thận rất dễ ngã. Mỗi lần tôi ngồi lên ông luôn nhắc nhở : "Bám chặt lấy con nhé!" rồi mới cẩn thận gò chân đè bàn đạp chở mẹ và tôi.

À, còn chuyện bố hay ráy tai cho tôi nữa chứ nhỉ. Lúc đó những năm tám mấy làm gì có ra hiệu cắt tóc. Mỗi lần tóc dài toàn bố cắt cho tôi. Nhưng ông có tật khi ráy tai bằng cái nhíp cứ hay kẹp phải vành tai tôi. Tôi lại la lên oai oái. Mỗi lần như vậy ông vội bảo nhỏ : "Ấy, ấy bố xin lỗi !" rồi cười khì khì.
Sau đó năm tôi lên lớp 4, gia đình lại chuyển vào Vũng Tàu. Lần tôi bị đau ruột thừa nằm ở bệnh viện Lê Lợi. Lúc đó ông đi làm thuê ở nhà Cô tôi tận trên Sài Gòn nhưng cũng đã về cấp tốc ngay trong đêm đó để chăm sóc tôi. Mổ ruột thừa nên tôi phải tiêm kháng sinh để tránh nhiễm trùng. Do sợ bị áp xe thuốc nên ông lấy bình nước mà trẻ em ngày xưa thường hay đem đi học uống đổ nước nóng vào lăn qua lăn lại chỗ tiêm, bắt tôi phải đi lại để cho thuốc tan. Bệnh viện lúc đó chưa có kĩ thuật mổ nội soi nên phải một tuần sau tôi mới ra viện.

Còn nhiều kỉ niệm hồi nhỏ về bố lắm. Nhưng có những cái tôi ko nhớ đc, có những cái tôi chỉ nghe bà nội kể lại về bố. Ông nội tôi chết khi bố mới tròn 3 tháng tuổi, bà nội tôi ở vậy nuôi bố và bác gái tôi. Từ nhỏ, ông đã ko biết mặt bố, ko có tình yêu thương của người cha rồi. Mỗi khi nghĩ đến đó tôi thương bố lắm! Có lẽ chính vì vậy mà trong gia đình từ nhỏ cho đến lớn, ông luôn để anh chị em tôi tự giác. Ít khi la rầy hay can thiệp vào chuyện riêng của chúng tôi. Nhưng đối với những quyết định quan trọng cho tương lai chúng tôi ông đều gợi ý và ủng hộ theo sở thích của mỗi người. Từ hồi bị nhồi máu cơ tim rất nặng ông đâm ra ăn kiêng. Ông bỏ hẳn rượu và các thứ nước có ga, chỉ uống nước suối ko bao giờ uống đá. Đồ ăn thì ông chỉ ăn vài con tép tươi do mẹ tôi kho với lá chanh hoặc vài con cá nhỏ kho khô kiểu vùi người Bắc. Ông đặc biệt sợ những đồ ăn sống, tái như lẩu, nhúng ... Năm nay đã 54 tuổi, ngày ngày ông vẫn còn đi làm. Ông phụ trách kỹ thuật máy ở Công ty dệt nhuộm của cô họ tôi. Tuy ông chưa già nhưng cũng đã bắt đầu già rồi. Mẹ tôi thường cười bảo thế: Bố mày già rồi bây giờ ương hơn trước, khó tính hơn trước chỉ có tao mới chiều đc thôi. Nhưng ông vẫn không ngừng chăm sóc cho tôi. Bây giờ ko còn chuyện gắn những đôi dép bị đứt quai nữa thì ông lại mua cho ông 1 đôi, tôi 1 đôi. Chuyện xe cộ, đồ đạc trong nhà nhất là những dụng cụ cầm tay gia đình ông dùng rất cẩn thận, ngăn nắp. Mẹ tôi thì xuề xòa ko ngăn nắp nên thường hay bị bố nhắc nhở. Do bố rất nóng tính nên mỗi lần như thế biết trước mẹ tôi chẳng dám nói gì. Đến bây giờ thì mẹ cũng đã bắt đầu khá đâu vào đấy rồi. Nhưng có điều về tính nóng của bố tôi thì vẫn như xưa. Cũng chính vì vậy mà tôi ít khi ngồi nói chuyện với ông, ít khi tâm sự với ông nhưng tôi hiểu ông rất quan tâm đến tôi, yêu thương tôi, kỳ vọng rất nhiều vào tôi. Mặc dù tôi đã nhiều lần làm cho ông buồn, thất vọng.

Hôm nay là chủ nhật tuần thứ 2 tháng 6, là ngày của Cha. Có những bạn may mắn vẫn còn Bố như tôi hãy biết quý những thời gian người còn sống với chúng ta để yêu thương người. Cũng có ko ít bạn bố mới ra đi, đã đi xa hoặc thậm chí không biết mặt bố từ thơ ấu như bố tôi ngày xưa. Nhưng các bạn vẫn cứ hạnh phúc đi vì ai trong ta đều có một người Cha, đó chính là người vĩ đại nhất mà Thượng đế đã ban tặng cho chúng ta. Dù còn hay đã mất, người vẫn bên cạnh chúng ta, dõi theo từng bước đi của chúng ta. Để rồi sau này chúng ta cũng noi gương người mà trở thành người vĩ đại đối với chính con cái của chúng ta.

Sáng nay mình đã đi lễ sớm chủ nhật để cầu nguyện cho tất cả những người đã làm bố, đang làm bố hay sắp làm bố luôn khỏe mạnh, đc con cái ngoan ngoãn, chăm sóc, yêu thương :)

Arkain
17-06-2007, 15:53
http://1800sunstar.com/zzC1LUV/zgfx/zholidays/father-mothers-day/fathers-day01.gif

http://www.theduells.net/stuff/fd.jpg

http://www.family2000.org.uk/j0289370.jpg

Quý Phi
17-06-2007, 17:24
Em đi trên cỏ non mọc ôm đôi bờ đường đê .
Em che nghiêng nón lá chân rụt rè qua nhịp cầu tre .
Quê hương em ở ngoại thành xóm nhà tranh,
em đi qua mấy sông vượt mấy đèo,
dẫu trèo lên đỉnh cao mấy núi cũng lặn lội về thăm.

Em quên tên luống rau càng cua mọc bờ thềm xưa,
nhưng em không thể quên cây cầu dừa mưa rụng giọt mưa .
Cha đưa em đi học ngôi trường xa,
đôi chân em bé nhỏ sợ lấm bùn cha ngồi xuống cõng
em cha nói cỡi ngựa ngựa phi .
Xám khói xám chân mây hỏi rằng có phải sương mai.
Trắng áo trắng ai đi vội vàng bóng dáng thơ ngây .

Tia nắng nhuộm vang thôn xóm,
cơn gió rụng bông bưởi trắng.
Nghe có gì như tha thướt.
Qua lối mòn chưa quen biết.

Em chưa đi trên cỏ non chưa từng nghe mát rượi bàn chân.
Em chưa qua mấy khúc sông chưa được nhìn doi vịn chiều hôm.
Em chưa yêu ngoại thành,
khi mà em chưa nghe trái tim mình rung động,
thuở mẹ gặp cha thương lắm như ruộng đợi phù sa .

Nhà quê thì chẳng có ngày của cha, của mẹ. Lên chốn thành đô mới thấy thiên hạ người ta "rầm rộ" nhớ mẹ nhớ cha !
Cha tôi (ở nhà chúng tôi gọi là Tía) là một nông dân Nam bộ thuần chất - lập gia đình từ rất sớm và khi thời gian trở nên nặng trĩu trên đôi vai người thì cả lũ con vẫn chưa kịp trưởng thành hết !
Rất mừng Tía vẫn lo được cho các con ăn học đến tú tài (học lên nữa thì bọn tôi phải tự túc)
Mua tặng cha món quà nhân dịp Father's Day cha chỉ móm mém cười.
Dúi ít tiền cho mẹ giục làm món cha khoái khẩu, mẹ cười... buồn: Vẽ chuyện có tụi mày ở nhà thì món nào ổng cũng khoái hết á; tụi mày về qua quýt rồi đi thì...
Ôi ngày của cha ! đây là lần thứ 2 trong đời tôi mới biết và nhớ đến !

phantri86
17-06-2007, 19:47
Miền Nam mình không dùng từ "Vẽ chuyện", phải ko Quý Phi?

Quý Phi
17-06-2007, 21:50
Miền Nam mình không dùng từ "Vẽ chuyện", phải ko Quý Phi?
Bồ tèo có vẻ soi mói quá nhỉ :mad: Hãy nhìn topic mà hóng hớt :mad: cần thì qua những topic của Phi này mà soi mà lẻo :mad:

phantri86
18-06-2007, 09:40
Bồ tèo có vẻ soi mói quá nhỉ :mad: Hãy nhìn topic mà hóng hớt :mad: cần thì qua những topic của Phi này mà soi mà lẻo :mad:
Bà Phi Leòo nói năng kém cái Nở nhà iem... Rõ chán http://us.i1.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/emoticons7/65.gif

Arkain
18-06-2007, 09:41
Hôm nay là Ngày Hiền Phụ, Thả Gà không biết có đãi bố nó một chầu Ken không đây :D