PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Những nguyên nhân chủ quan trong nội bộ khiến startup tan rã



SmartOne
22-06-2014, 23:25
Lang thang Online thấy bài này hay hay, copy về chia sẻ với mọi người.
-----------------------------------------------------------------------------------------

Thật buồn là gần đây tôi chứng kiến nhiều startup chết quá. Chết vì sai hướng, chết vì không có tiền hay có quá nhiều tiền, chết vì thiếu kinh nghiệm, chết vì quá tham vọng,… Nhưng đáng buồn nhất là chết vì yếu tố chủ quan trong nội bộ mặc dù business phát triển tốt.


Phần lớn các startup hiện nay có các co-founder là bạn bè của nhau. Do vậy các bạn khá chủ quan trong việc nghĩ rằng bạn bè thì thoải mái, sao cũng được. Đó là sai lầm lớn. Nhiều bạn email, chat với tôi kể sự tình và xin lời khuyên thì tôi thấy các nguyên nhân chủ quan trong nội bộ mà các startup hay mắc phải, đó là:


1. Không có người quyết định cuối cùng:

Nhiều bạn founder thời gian đầu cứ nghĩ thôi thì cứ làm đi, việc ai người đó làm, cứ “stay hungry, stay foolish” đã. Tuy nhiên khi gặp vấn đề gì thì bắt đầu loạn xới, không xác định được ai là người có quyền quyết cuối cùng, dẫn đến mâu thuẫn và đổ vỡ.

Do đó cần thiết lập quyền quyết cho mỗi nhà sáng lập và điều hành ngay từ đầu, tránh ông nào cũng to vì đều nghĩ mình là co-founder.

2. Không minh bạch tài chính:

Khởi nghiệp rất nhiều khoản lắt nhắt phải chi ra, nhiều bạn khá chủ quan không ghi chép đầy đủ, cứ thế chi rồi quên, đến khi quyết toán thì không chỉ ra được gây nghi ngờ nội bộ. Do vậy dù là khởi nghiệp cần tinh gọn nhưng bắt buộc phải có kế toán để có thể ghi chép và làm sổ sách, chứng từ những khoản thu chi. Cần quy định rõ định mức và các lý do chi cho mỗi người điều hành.

3. Không xác lập chế độ, quyền lợi từ đầu:

Cần rạch ròi quyền lợi và nghĩa vụ của từng co-founder, giữa người góp tiền và người góp sức, điều hành. Cần có hạn mức lương và thưởng phạt theo các mục tiêu cho những người làm trực tiếp ngoài việc hưởng cổ tức theo tỷ lệ % cổ phần. Điều này giúp cho người vừa góp tiền vừa góp sức cảm thấy thoải mái và nhiệt huyết chứ không phải cào bằng quyền lợi theo tỷ lệ cổ phần đóng góp, thằng làm nhiều và thằng chỉ góp tiền lại được hưởng như nhau.

Việc xác lập quyền lợi, trách nhiệm do HĐQT đưa ra ngay sau khi thành lập công ty, tránh cho việc đổ lỗi khi thất bại hoặc mâu thuẫn quyền lợi khi thành công.

4. Không xác lập quyền đấu tố:

Mặc dù đã phân quyền hạn cho mỗi người, nhưng cần đặt ra những cấp báo động của dự án để khi đó bất kỳ founder nào cũng được quyền yêu cầu những người khác giải trình tuỳ theo cấp báo động. Tránh việc khi dự án đi không như mong đợi, những founder muốn review lại nguyên nhân thì người bị review từ chối vì không phải việc của những người kia hoặc cấp bậc thấp hơn nên không có quyền.

5. Không liên tục đưa ra các KPIs ngắn hạn:

Do mới khởi nghiệp hầu hết đều thiếu kinh nghiệm, việc lập ra các KPIs ngắn hạn là điều vô cùng cần thiết, nó giúp cho việc định hướng, thay đổi kế hoạch kịp thời, tránh sai lầm đi quá xa không kịp sửa chữa. Mặt khác, việc lập ra các KPIs ngắn hạn giúp cho các founder dễ dàng quyết định đẩy mạnh làm tiếp hay cầm chừng tìm hướng khác hay dừng dự án.

6. Thiếu tôn trọng và lắng nghe nhau:

Đây là nguyên nhân cuối cùng tôi đề cập nhưng cũng là nguyên nhân quan trọng nhất khiến startup đổ vỡ ngay cả khi dự án đang thành công. Việc thiếu tôn trong nhau sẽ khiến cho động lực làm việc giảm sút, sinh nghi ngờ nhau và chia rẽ nội bộ. Việc không nghe ý kiến của nhau dẫn đến mâu thuẫn cá nhân và hành xử không dựa trên nguyên tắc vì công việc. Do vậy muốn thành công, hãy xây dựng một đội ngũ đoàn kết kể cả khi khó khăn thất bại lẫn sau khi thành công.

Vậy đấy, nếu bạn chuẩn bị khởi nghiệp hoặc đang khởi nghiệp, nếu thấy nội bộ chưa làm những điều trên thì hãy thực hiện ngay đi. Khi xảy ra chuyện bạn sẽ thấy nó không thừa đâu.

DTTH
27-06-2014, 09:04
Tổng hợp những nguyên nhân như bạn phân tích sẽ dẫn đến 90% các cty khởi nghiệp tan rã.

Có một ý kiến khá trọng lượng cho rằng, nếu có một ý tưởng tốt, bạn nên là người chủ trì cho đến khi bắt đầu có doanh thu cho dù rất nhỏ, thuê ngoài những việc bạn không tự làm được.

Nếu mọi người trong cty hầu hết là nhân viên do bạn tuyển dụng, sẽ dễ dàng hơn trong việc quyết định đường lối.

Mọi việc thành bại chỉ có nguyên nhân do bạn mà thôi, bạn cũng chả có ai để đổ lỗi.

gentleonline
30-06-2014, 10:37
Thật sự khó nhất là lèo lái chính mình!

Đôi khi thật sự mất phương hướng, thật sự muốn buông xuôi tất cả.

Mình cũng đang cố gắng để định hình 1 con đường nhưng cũng vẫn mò mẫm quá!

SmartOne
04-07-2014, 06:28
Thật sự khó nhất là lèo lái chính mình!

Đôi khi thật sự mất phương hướng, thật sự muốn buông xuôi tất cả.

Mình cũng đang cố gắng để định hình 1 con đường nhưng cũng vẫn mò mẫm quá!

Cố lên bạn! Làm gì cũng phải có lúc mò mẫm như vậy :)

Khucxake
04-07-2014, 11:04
Tổng hợp những nguyên nhân như bạn phân tích sẽ dẫn đến 90% các cty khởi nghiệp tan rã.

Có một ý kiến khá trọng lượng cho rằng, nếu có một ý tưởng tốt, bạn nên là người chủ trì cho đến khi bắt đầu có doanh thu cho dù rất nhỏ, thuê ngoài những việc bạn không tự làm được.

Nếu mọi người trong cty hầu hết là nhân viên do bạn tuyển dụng, sẽ dễ dàng hơn trong việc quyết định đường lối.

Mọi việc thành bại chỉ có nguyên nhân do bạn mà thôi, bạn cũng chả có ai để đổ lỗi.
Quá đúng. Không làm được thì thuê. Đừng làm nhóm, sẽ sớm tan rã thôi.

SmartOne
06-07-2014, 07:23
Quá đúng. Không làm được thì thuê. Đừng làm nhóm, sẽ sớm tan rã thôi.

Mình nghĩ cũng còn tùy thuộc vào "Nhóm" nữa. Thực tế thì đúng là cái số "Nhóm" tồn tại được thời gian dài với startup ko có nhiều, nhưng tại thời điểm bắt đầu, có được một nhóm thì sẽ tập trung được nhiều thế mạnh của từng người để startup vững vàng hơn.

kakathieugia
16-07-2014, 17:07
Nếu có thể thuê người làm tốt, nghe có vẻ như là chỉ cần quăng tiền ra thì bạn đã có tất cả...dễ như vậy thì...chắc không có ai phá sản đâu nhỉ!