PDA

View Full Version : [Preview]ASUS GTX 750 OC 1GB



stronger_IT
24-02-2014, 14:21
Vừa qua, NVIDIA đã trình làng 2 mẫu card mới dùng vi xử lý GM107 "Maxwell" là GTX 750 và GTX 750 Ti. Theo thông báo ban đầu của TSMC, đối tác lớn của NVIDIA, "Maxwell" sẽ được xử lý theo tiến trình 20 nm. Tuy nhiên quá trình xử lý này theo NVIDIA nó quá phức tạp dẫn đến việc họ không muốn mạo hiểm tiến trình 20 nm với "Maxwell", vì thế mà GM107 được xử lý theo tiến trình 28 nm như tiền nhiệm "Kepler".

Vi xử lý 1.87 tỉ transistors này không có quá nhiều điểm khác biệt về thành phần linh kiện so với "Kepler" tuy nhiên nếu để ý số streaming multiprocessor của "Maxwell" (Streaming multiprocessors Maxwell) thì GTX 750 Ti được định vị giữa GTX 760 và GTX 600. NVIDIA hứa hẹn sẽ mang đến mức hiệu năng trên watt điện (performance-per-watt) cực tốt trên "Maxwell". Với GM107 vốn được xử lý theo tiến trình 28nm như "Kepler", chỉ có một cách mà NVIDIA giữ được lời hứa - đó là xây dựng kiến trúc mới thật tốt.


https://farm8.staticflickr.com/7343/12735589765_713dbbb049.jpg

Chúng tôi đang có trong tay con GTX 750 của ASUS. Nhìn sơ qua thì chúng tôi thấy thiết kế quạt và tản của con này rất đơn giản, và không có gì đáng ngạc nhiên khi mà giá thành của con này vào tầm $140, hơn $20 so với bản tham khảo từ NVIDIA. Lý do xin mời bạn xem bảng ở dưới:


https://farm8.staticflickr.com/7412/12735784593_fc82d1d12f_c.jpg

KIẾN TRÚC

Thiết kế chủ yếu của NVIDIA với GM107 là hướng tới tỷ lệ hiệu năng trên watt điện khi chơi game. Nếu thực sự NVIDIA đạt được điều đó với "Maxwell" tốt hơn "Kepler", thì với tiến trình 20 nm "Maxwell" còn có thể làm tốt hơn nữa. Điều này khiến cho GM107 trở nên thú vị hơn về mặt lý thuyết.

Như chúng tôi đã nói trước đây, GM107 về mặt thành phần cấu tạo không khác nhiều so với GPU "Kepler" nhưng sự khác biệt nằm ở chỗ cách design SMM trong GPU. Theo sơ đồ cấu tạo của GM107, phía ngoài cùng là GigaThread Engine, là thành phần phân phối dữ liệu và dòng lệnh giữa graphics processing cluster (GPC), raster operations processors (ROPs), cache L3, memory controllers, bus interface và bộ phận xuất hình I/O.


https://farm6.staticflickr.com/5529/12735843793_0aecc539e7_c.jpg

https://farm3.staticflickr.com/2882/12735680595_64fe6c93f6_c.jpg

Thông thường có khá nhiều GPC trong GigaThread engine, tuy nhiên là GPU tầm trung nên GM107 chỉ có 1 GPC.Ở GPC này, bộ phận raster engine sẽ lo việc xử lý cấp thấp dữ liệu và dòng lệnh và 5 SMM. Không giống như streaming multiprocessors của "Kepler" (SMX) khi SMX chỉ có 1 nhóm gồm 192 CUDA cores, SMM có 4 nhóm mỗi nhóm gồm 32 CUDA cores tổng cộng là 128 CUDA cores mỗi SMM. Trong mỗi SMM có một Polymorph Engine gồm các thành phần như Vertex Fetch, Tesselator, Viewport Transform, Attribute Setup và Stream Output quản lý 4 nhóm. Bốn nhóm 32 CUDA cores sẽ được giao tiếp dữ liệu texture đệm qua lại với nhóm TMU thông qua các bộ warp scheduler và bộ ghi (registers). Vi xử lý GM107 có tổng cộng 640 CUDA cores và 48 TMUs. Ở cấp cao hơn, GM107 có 16 ROPs màu và băng thông bộ nhớ GDDR5 là 128 bit. Dung lượng bộ nhớ của GTX 750 1GB và 2GB dành cho GTX 750 Ti.

KHUI THÙNG VÀ PHỤ KIỆN


https://farm4.staticflickr.com/3672/12737647934_699f852f3e_z.jpg

https://farm4.staticflickr.com/3703/12737193705_e509d33110_c.jpg

https://farm6.staticflickr.com/5529/12737686504_4dc78dc378_c.jpg

Bạn sẽ nhận được các thứ sau khi mua GTX 750 OC từ ASUS:

• Card đồ họa
• Dĩa driver và sách hướng dẫn

VÀI HÌNH ẢNH VỀ CARD


https://farm8.staticflickr.com/7343/12735589765_713dbbb049.jpg

https://farm6.staticflickr.com/5479/12737747254_3aed867c4c_c.jpg

Bộ heatsink (tản nhiệt) của ASUS. Kích cỡ của card là 18 x 11.5 cm.


https://farm4.staticflickr.com/3764/12735838815_59b6353c14_c.jpg
Bạn sẽ mất 2 slot PCI của mobo nếu gắn chiếc card này vào.


https://farm4.staticflickr.com/3808/12736048953_1435542564_c.jpg

Khu vực cổng kết nối gồm HDMI full size, DVI-D và VGA. Cổng HDMI thuộc phiên bản 1.4a hỗ trợ tốt cho âm thanh HD và xem phim Bluray 3D.


https://farm8.staticflickr.com/7324/12736075703_321024ca35_c.jpg

GTX 750 không hỗ trợ chế độ đa card SLI.


https://farm8.staticflickr.com/7353/12736412454_bc6c71ccf0_c.jpg


https://farm3.staticflickr.com/2845/12735960915_15fdb09327_c.jpg

Hình ảnh card sau khi bị mổ bỏ bộ tản nhiệt. Bạn có thể tham khảo phiên bản High-res của 2 hình này (trước,sau)



NHÌN KỸ HƠN CHÚT


https://farm4.staticflickr.com/3827/12736150193_2c974e97e2_c.jpg

https://farm4.staticflickr.com/3759/12736476374_cbd60bd6ce_c.jpg

Do bản thân GPU GM107 tỏa nhiệt rất thấp nên ASUS thiết kế bộ heatsink cực kỳ đơn giản khá giống với các model tản cho các card giá rẻ của hãng điện tử Đài Loan.


https://farm8.staticflickr.com/7356/12736494254_19393be732_c.jpg

Con này không cần nguồn phụ vì nó dùng nguồn điện từ cổng PCIe (lên tới 75W).


https://farm8.staticflickr.com/7304/12736514394_7fc6728f12_z.jpg

Với chip điều khiển dòng điện, ASUS chọn chip uPI uP1608 để gửi vàng.


https://farm6.staticflickr.com/5525/12736530934_35ea421b4a_c.jpg

Chip nhớ ram GDDR5 được làm bởi Hynix mang mã số H5GC4H24MFR-T2C. Chúng chạy với xung 1250 MHz.

https://farm8.staticflickr.com/7397/12736079295_d339b79114_c.jpg
Vi xử lý GM107 được làm bởi TSMC tại Đài Loan với tiến trình 28 nm và số lượng transistors lên tới 1.87 tỉ.

HỆ THỐNG TEST


https://farm4.staticflickr.com/3666/12736577524_2de7d69a45.jpg

Các điểm benchmark ở các bài đánh giá khác chỉ mang tính so sánh khi chúng có chung một cấu hình test.


• Tất cả các kết quả thu được từ hệ thống này với tất cả các settings giống nhau.
• Tất cả các game test đều được ưu tiên chỉnh lên mức tối đa.
• Khử răng cưa (AA) và lọc bất đẳng hướng (AF) được chỉnh trong setting của game chứ không ở bảng control panel của card.
Tất cả game đều được test theo cấu hình và độ phân giải như sau:

• 1600 x 900, 4x AA. Độ phân giải thường dùng ở các màn hình phẳng và laptop thời nay (17'' - 19'').
• 1920 x 1080, 4x AA. Độ phân giải thường dùng ở các màn hình rộng (22" - 26").
• 2560 x 1600, 4x AA. Độ phân giải cao nhất và phổ biến nhất ở các màn hình hiện tại (30").


https://farm8.staticflickr.com/7317/12736295193_23c03bcf28.jpg


https://farm6.staticflickr.com/5501/12736318603_593641d638_c.jpg

https://farm8.staticflickr.com/7431/12736645614_84a63290f2.jpg


https://farm4.staticflickr.com/3788/12736192885_e0e4250b84_c.jpg


https://farm8.staticflickr.com/7450/12736382213_797507666e_z.jpg


https://farm6.staticflickr.com/5522/12736234055_ea988511a0_c.jpg

https://farm4.staticflickr.com/3707/12736252305_760dc00856.jpg


CÔNG SUẤT TIÊU THỤ

Trong bài test này chúng tôi đo công suất tiêu thụ của card thông qua cáp nguồn PCI Express và cổng PCI Express. Thiết bị đo keithley Integra 2700 được chúng tôi sử dụng trong hầu hết các trường hợp test. Và xin được nói thêm là giá trị công suất tiêu thụ mà chúng tôi đưa ra cho các bạn xem là của card đồ họa chứ không phải của toàn bộ hệ thống test.

Chúng tôi sử dụng game Crysis 2 để làm phép thử chuẩn vì trò này đạt được những tiêu chí như sau: chiếm công suất tiêu thụ cao, tính lặp lại cao, là game hiện nay còn sử dụng nền tảng thư viện đồ họa cũ là DirectX 9.0 làm nền móng vì thế card đồ họa nào cũng chạy được kể cả card onboard Intel HD 2*** cho tới 4600, trình điều khiển driver từ cũ cho tới mới nhất đều hỗ trợ chế độ đa card và tối ưu hóa tốt hiệu năng cho game này.

Công suất tiêu thụ của các card đồ họa khác được đo dựa trên bản tham khảo của NVIDIA và AMD.

Các kết quả của chúng tôi thu được từ các bài test sau:

Nghỉ (Idle): Windows 7 bật chế độ Aero được cho để yên trong một khoảng thời gian với độ phân giải 1280 x 1024, 32 bit, và các cửa sổ làm việc được đóng lại và driver card được cài đặt sẵn.

Đa màn hình (Multi-monitor): 2 màn hình được nối vào 2 cổng kết nối trên card đồ họa, Windows 7 bật chế độ Aero được cho để yên trong một khoảng thời gian với độ phân giải 1280 x 1024, 32 bit, và các cửa sổ làm việc được đóng lại và driver card được cài đặt sẵn.

Chơi phim Blu-ray (Blu-ray Playback): Mở phim Batman: The Dark Knight bằng trình xem phim Power DVD 9 Ultra ở độ phân giải 1920 x 1080, phim được xem từ khoảng thời 1:19 trở về sau vì trong khoảng này thì tốc độ truyền tải dữ liệu đạt tới ngưỡng 40 Mb/s.

Trung bình (Average): Chơi game Crysis 2 ở độ phân giải 1920 x 1080 với thông số được kéo lên mức Extreme (không tính cảnh menu và loading). Lấy trung bình tất cả các lần thử là 12 lần.

Ngưỡng cao nhất (Peak): Chơi game Crysis 2 ở độ phân giải 1920 x 1080 với thông số được kéo lên mức Extreme, lấy giá trị công suất cao nhất đạt được.

Tối đa (Maximum): Chạy phép thử Stability Test của trình stress card Furmark ở độ phân giải 1280 x 1024, AA 0x. Công suất trong phần test này cao hơn trong bài test Peak vì khi chơi game chúng ta không bao giờ thấy card phải làm việc với công suất cao như Furmark.


https://farm6.staticflickr.com/5511/12736487165_b097885b97_h.jpg

https://farm4.staticflickr.com/3696/12736986914_ecb2c752f2_h.jpg

https://farm4.staticflickr.com/3785/12736528255_3cec72d8ff_h.jpg

ĐỘ ỒN

Trong bài test này chúng tôi sử dụng máy đo độ ồn Bruel & Kjaer ($4000) để đo độ ồn phát ra từ cánh quạt. Thiết bị này có khoảng cách đo đạc và độ chính xác phù hợp với yêu cầu của chúng tôi.


https://farm8.staticflickr.com/7319/12736547965_24214095eb_c.jpg

https://farm8.staticflickr.com/7436/12736726333_f906c3f9d7_z.jpg

Card đồ họa thử nghiệm trong bài test này được đưa vào một hệ thống mà tất cả các thành phần đều được làm mát thụ động (passive cooling). Trong đó, nguồn, tản nhiệt CPU, bo mạch chủ và ổ cứng SSD đều được làm mát thụ động để độ ồn được giảm tới mức tối thiểu. Kết quả đo độ ồn ở các card đồ họa khác được đo trên bản tham khảo của NVIDIA và AMD.

Hệ thống test này cho phép chúng tôi loại bỏ tạp âm phát ra từ các thành phần khác và chỉ có độ ồn phát ra từ card. Để đạt chuẩn độ ồn DIN 45635, máy đo độ ồn được đặt cách xa hệ thống test khoảng 1m và cách mặt đất 1m6. Tạp âm phát ra trong phòng test đạt dưới 20 dBA. Hãy nhớ rằng là khoảng cách âm thanh đo bằng dBA nhiều khi cũng không hoàn toàn hợp lý lắm. Ví dụ như âm thanh đo ra là 40 dBA thì chưa chắc thông qua tai người nó sẽ ồn gấp đôi 20 dBA. Hay nói cách khác, con người khó có thể phân biệt được độ ồn 20 dBA và 40 dBA. Trong phần test này, chúng tôi thử nghiệm chơi game chứ không dùng trình stress card Furmark.

Độ ồn khi ở trạng thái nghỉ của GTX 750 OC rất tốt và sẽ càng tốt hơn khi bạn lướt web đặc biệt khi xem video YouTube. Khi chơi game thì quạt quay rất êm, êm hơn hầu hết các card đồ họa đang bán trên thị trường.


https://farm4.staticflickr.com/3680/12737060234_42b0bb2afd_h.jpg

https://farm6.staticflickr.com/5521/12736767073_657bcde91a_h.jpg

TỔNG KẾT HIỆU NĂNG

Biểu đồ dưới đây sẽ cho các bạn thấy hiệu năng thu được từ các phép thử trước với tất cả các độ phân giải màn hình. Mỗi biểu đồ đặt hiệu năng card test là 100%. Hiệu năng tổng kết của các card khác là card tham khảo từ NVIDIA và AMD.


https://farm8.staticflickr.com/7419/12737103964_efffabb483_h.jpg


HIỆU NĂNG TRÊN CÔNG SUẤT (PERFORMANCE PER WATT)

Các biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy hiệu năng trên công suất của card được test so với các card khác.

https://farm8.staticflickr.com/7330/12736873663_3bda6794c0_h.jpg

HIỆU NĂNG TRÊN GIÁ THÀNH (PERFORMANCE PER DOLLAR)

Nếu bạn muốn xem hiệu năng trên giá thành của card này tới đâu, bạn sẽ cực thích các biểu đồ dưới đây. Chúng tôi sử dụng dữ liệu giá của trang bán hàng điện tử Newegg để đối chiếu và tính toán hiệu năng trên giá thành.

https://farm8.staticflickr.com/7396/12736740265_3c5f382d27_h.jpg

KHẢ NĂNG ÉP XUNG

Kết quả ép xung trong phần này được ghi nhận lại với tốc độ quạt và điện thế được mặc định hóa trong BIOS của card. Nên nhớ rằng khả năng ép xung của card sample chưa chắc đã khớp với model bán ra thị trường, do đó kết quả này chỉ mang tính tham khảo và cho bạn biết trước con này có thể ép xung được tới đâu.


https://farm8.staticflickr.com/7458/12736922673_00ea4f6142.jpg

Xung nhịp ổn định của mẫu sample của chúng tôi là 1190 MHz với xung GPU (không tính boost) và 1425 MHz xung bộ nhớ, cao hơn lần lượt là 12% và 14% so với xung mặc định.

Khả năng ép xung memory của ASUS GTX 750 OC có thể nói là khá thấp khi mà theo các bài test card đồ họa khác sử dụng chip Hynix thì xung lên được ít nhất 1600 MHz.

Hiệu năng sau khi ép xung:

Với mức xung trên, chúng tôi tiến hành test nhanh game Battlefield 3 để xem hiệu năng sau khi ép xung như thế nào.


https://farm8.staticflickr.com/7395/12737259954_ceffa51c5f.jpg

NHIỆT ĐỘ VÀ PROFILE XUNG NHỊP (TEMPERATURES & CLOCK PROFILES)

Nhiệt độ:


https://farm8.staticflickr.com/7312/12736805385_9875f0f620.jpg

Nhiệt độ của con này quá tốt và cho thấy sự cân bằng độ ồn quạt và nhiệt phát sinh là hoàn hảo.

Profile xung nhịp:

Đa số card đồ họa hiện nay đều có vài profile xung nhịp để cân bằng công suất và hiệu năng. Biểu đồ dưới đây liệt kê một số thông số xung nhịp ảnh hưởng tới hiệu năng và điện thế GPU mà chúng tôi đo đạc.


https://farm4.staticflickr.com/3826/12737301804_b3623276ee.jpg

GTX 750 OC sử dụng cơ chế ép xung tự động của NVIDIA, GPU Boost 2.0. Nó sẽ tự động điều chỉnh xung nhịp và điện thế GPU dựa trên các cảnh 3D cần tải nặng, nhiệt độ và một số nhân tố khác.

Ở biểu đồ dưới, chúng tôi ghi nhận tất cả xung GPU và điện thế GPU trong các phép thử benchmark ở độ phân giải 1920 x 1080. Các chấm điểm bị mờ biểu hiện tần số lên xuống của card, chấm điểm nhạt là xung nhịp/điện thế ít khi gặp và chấm điểm đậm là xung nhịp/điện thế thường gặp nhất.


https://farm8.staticflickr.com/7411/12736848625_f99d26fef5_z.jpg

Lời kết

Theo ASUS thì GTX 750 OC 1 GB được bán ngoài thị trường với giá $140.

Ưu

Hiệu năng khá tốt.
Độ ồn thấp.
Card đã được ép xung sẵn.
Không dùng nguồn phụ.
Nhiệt độ thấp.
Hỗ trợ CUDA và PhysX.

Khuyết

Giá cao.
Khả năng ép xung thấp do bị NVIDIA hạn chế.
Công suất tiêu thụ khá cao so với các card "Maxwell" khác.
Xung memory không được ép xung sẵn.
Ngốn mất 2 slot PCIe.
Không hỗ trợ SLI.

transporter_vip
24-02-2014, 14:23
Card ép xung sắn luôn rồi à, tuyệt vời quá thế này thì khỏi phải ép xung lên khi sử dụng nữa rồi.

glorious90
24-02-2014, 14:24
Nhiệt độ card thấp thật, vậy thì khỏi phải đầu tư thêm tien2 mua tản nhiệt cho card rồi.

hell4you
01-04-2015, 09:35
con này overload thì lên khoảng bao nhiêu nhiệt thế bác?