PDA

View Full Version : Tự điển Tiếng Việt



Pages : [1] 2

Arkain
14-05-2007, 11:42
Sau cuộc tranh luận về danh từ "Sen-đầm" (Gendarme (http://en.wikipedia.org/wiki/Gendarmerie)) lần trước, tớ mới sực nhận ra là trong dân gian Việt Nam ngày nay có rất nhiều từ ngữ mà người ta thích dùng, mặc dù không hề biết nguồn gốc của nó là từ đâu ra, thậm chí nhiều khi còn không hiểu ý nghĩa của nó là gì nên dùng sai ngữ cảnh bét nhè, vậy xin mạn phép lập ra Tự Điển Tiếng Việt này để mọi người có thể bàn luận và đóng góp thêm nhé! :)

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/49/LOGO-GIGN.png/220px-LOGO-GIGN.png

http://www.goodwp.com/large/201210//25177.jpg

http://flo.livezon.com/wp-content/uploads/2012/10/gign_2.jpg

tềthiên
14-05-2007, 11:46
Từ điển tiếng Việt có thể tra ở đây: http://dict.vietfun.com

Ví dụ về "sen đầm" thì tra nó cho kết quả thế này :

http://dict.vietfun.com/td?word=sen+%C4%91%E1%BA%A7m&db=vv&fmt=u&Kbrd=viqr


sen đầm

* Nh. Hiến binh. Sen đầm quốc tế. Lực lượng của đế quốc tự coi mình là có quyền can thiệp vào nội bộ của các nước khác.

Arkain
14-05-2007, 11:49
Mâu thuẫn: sự xung đột, chống chọi nhau.

Nhưng tại sao lại là "mâu thuẫn"?

Mâu (矛) là ngọn giáo (spear), một loại binh khí dài có mũi nhọn.
Thuẫn (盾) là lá chắn (khiên, mộc, shield)

Khi gặp nhau trên chiến trường, giáo vàlá chắn xung đột nhau là việc không thể tránh khỏi, và dần dần hai thứ binh khí này được dùng làm nghĩa bóng để ám chỉ những thứ không đi chung được với nhau.

Arkain
14-05-2007, 12:05
Ngày xưa tiếng Pháp được dạy làm ngôn ngữ thứ nhì trong trường học tại Sài Gòn, dẫn đến việc nhiều từ Pháp được dùng song song với tiếng Việt trong dân gian (cũng như là Anh Ngữ đối với giới trẻ thời nay). Thế hệ sau này không còn được dạy Pháp văn như bố mẹ, mặc dù quen miệng gọi theo nhưng mù tịt không biết viết nó thế nào, vậy là "nghe thế nào thì viết thế ấy":

Signet - Dấu ấn.

Trở thành

Xi-nhê: có ấn tượng, đáng để ý đến. Nếu trái ngược lại thì gọi là "không xi-nhê".

Ví dụ: "Lão Dê Lỳ làm luôn mấy viên Viagra rồi mà vẫn không xi-nhê!"

dinhbaochau
14-05-2007, 12:17
Mâu thuẫn: sự xung đột, chống chọi nhau.

Nhưng tại sao lại là "mâu thuẫn"?

Mâu (矛) là ngọn giáo (spear), một loại binh khí dài có mũi nhọn.
Thuẫn (盾) là lá chắn (khiên, mộc, shield)

Khi gặp nhau trên chiến trường, giáo vàlá chắn xung đột nhau là việc không thể tránh khỏi, và dần dần hai thứ binh khí này được dùng làm nghĩa bóng để ám chỉ những thứ không đi chung được với nhau.

Cũng có thể giải thích như Ác Kên gia gia, nhưng theo tớ thì chữ Mâu Thuẫn có nguồn gốc theo một điển tích cũ.
Người thợ rèn làm một chiếc Mâu, là một vật nhọn và ông ta nói rằng:
Cái Mâu này đâm cái gì cũng thủng hết.
Đến khi ông ta làm cái Thuẩn dùng để che chắn và đỡ các vật nhọn. Thì ông ta nói rằng:
Cái Thuẩn này không có vật gì đâm thủng.
Người đi đường nhìn thấy thế nói.
Nếu đem cái Mâu này đâm vào cái Thuẩn thì chuyện gì xảy ra ...Ông thợ rèn không giải thích được...
Ác Kên ..... giải xem

Caro20
14-05-2007, 17:25
Effet: hiệu quả, kết quả; tác dụng.
Qua tiếng Việt thành ra : Ép phê.
Ví dụ: Lão Dê Lỳ chơi 2 viên Viagra rồi mà vẫn không ... ép phê.:)

swan
14-05-2007, 17:52
Cái này gọi là "Từ điển" chứ không phải "Tự điển"!!!

Caro20
14-05-2007, 18:07
Ở miền Nam trước 30/04/75, tất cả các cuốn dictionaries đều được gọi là "Tự điển". Sau 75, theo cách gọi chung , người ta gọi là "Từ điển".
Ví dụ: http://www.google.com.vn/search?hl=vi&client=firefox-a&rls=org.mozilla%3Aen-US%3Aofficial&q=%22t%E1%BB%B1+%C4%91i%E1%BB%83n%22&btnG=T%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm&meta=

http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_%C4%91i%E1%BB%83n

swan
14-05-2007, 18:21
Ở miền Nam trước 30/04/75, tất cả các cuốn dictionaries đều được gọi là "Tự điển". Sau 75, theo cách gọi chung , người ta gọi là "Từ điển".
Ví dụ: http://www.google.com.vn/search?hl=vi&client=firefox-a&rls=org.mozilla%3Aen-US%3Aofficial&q=%22t%E1%BB%B1+%C4%91i%E1%BB%83n%22&btnG=T%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm&meta=

http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_%C4%91i%E1%BB%83n
Theo như cách hiểu qua âm Hán Việt thì "Tự" có nghĩa là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có thể phát âm (thường bao gồm 1 âm tiết), còn "Từ" là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có thể vận dụng độc lập (không chỉ là 1 âm tiết, đôi khi còn là một cụm từ cố định được vận dụng như một từ).

Caro20
14-05-2007, 18:27
Đúng vậy, cô Swan đọc kỹ cái link thứ hai tôi đã nêu ra thì sẽ thấy người ta giải thích khi nào thì "Từ điển" được gọi là "Tự điển". "Từ điển" thì tổng quát hơn.

swan
14-05-2007, 18:34
Đúng vậy, cô Swan đọc kỹ cái link thứ hai tôi đã nêu ra thì sẽ thấy người ta giải thích khi nào thì "Từ điển" được gọi là "Tự điển". "Từ điển" thì tổng quát hơn.
Tôi đã đọc qua rồi, nhưng không thỏa mãn với cách giải thích này

Đối với các ngôn ngữ tại Đông Á sử dụng ký tự là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa thì từ điển được gọi là tự điển.
Theo cách hiểu của tôi thì "từ" và "tự" chỉ trùng nhau ở một số trường hợp hữu hạn, chứ nếu nói như thế này thì "từ" = "tự" à?

money4nothing
14-05-2007, 18:38
Theo cụ Đào duy Anh: "Tự ta gọi là chữ, là do nhiều nét hợp lại mà thành. Từ là lời nói dùng để chỉ sự vật. Muốn tra khảo về chữ (tự) thì có sách tự điển, muốn tra khảo về lời (từ) thì phải cần sách từ điển. Song tự điển và từ điển thể dụng tuy có khác nhau mà không phải là hai vật khác hẳn nhau: Từ điển cốt để tra khảo về lời (từ) mà dùng để tra khảo về chữ (tự) cũng được, vì trước khi chú thích những lời thì từ điển phải chú thích những chữ gốc của lời, đã vậy từ điển là gồm cả tự điển ở trong, mà tự điển chỉ là bộ phận gốc của từ điển trích riêng ra vậy"

Còn theo tôi:hiểu ở topic này là muốn nói về lịch sử hình thành, nguồn gốc các từ tiếng Việt là được rồi.

tềthiên
14-05-2007, 18:39
Tôi đã đọc qua rồi, nhưng không thỏa mãn với cách giải thích này

Đối với các ngôn ngữ tại Đông Á sử dụng ký tự là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa thì từ điển được gọi là tự điển.

Theo cách hiểu của tôi thì "từ" và "tự" chỉ trùng nhau ở một số trường hợp hữu hạn, chứ nếu nói như thế này thì "từ" = "tự" à?

Theo tôi thì "ngôn ngữ tại Đông Á" mà tác giả câu trên muốn nói đến chữ Hán. Theo tôi thì với chữ Hán thì "từ" = "tự".

swan
14-05-2007, 18:46
"Xe máy": 1 từ, nhưng "xe" + "máy": 2 tự
"Con ông cháu cha": 1 từ/cụm từ, nhưng "con" + "ông" + "cháu" + "cha": 4 tự

Tiếng Hán (sử dụng âm Hán Việt cho dễ hiểu):
"Thiên hạ": 1 từ, nhưng "thiên" + "hạ": 2 tự

carforrent
14-05-2007, 21:37
Trong tiếng Việt:
Vớ = Bít tất
Bít tất = Vớ
Vậy từ nguyên của Vớ và Bít tất ???

thagnv
14-05-2007, 21:42
Cho em hỏi nguồn gốc của chữ "Tình yêu"?

Arkain
24-05-2007, 06:49
"Cắm sừng" - (động từ) Người vợ ra ngoài ăn nem mà ông chồng không hay biết.
Ví dụ: "Anh chàng khờ này bị con vợ cắm sừng"

Nguồn gốc (Anh Quốc): "Wearing the horns of a Cuckold (http://en.wikipedia.org/wiki/Cuckold)".

Trong một số loài chim Cúc Cu (cụm lông trên đầu trông như cái sừng), con mái không tự ấp trứng mà mò vào tổ của những con khác đẻ trứng. Con chim đã bị "cắm sừng" không hề hay biết và cứ vậy mà đi kiếm mồi chăm sóc cho "con của thằng khác", cũng như là quý ông bị vợ cắm sừng dài hạn vậy.

http://www.wilsonsalmanac.com/images2/cuckoo_wiki_cl.gif

quangbinh
24-05-2007, 11:02
Theo TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT của Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia, do NXB Văn hóa Sài Gòn xuất bản vào quý 2 năm 2005:

Tiểu thuyết: Thứ truyện dài bằng văn xuôi dung lượng lớn, khắc họa nhiều nhân vật hoạt động trong một phạm vi lịch sử, xã hội rộng lớn.
Truyện dài : Thứ truyện bằng văn xuôi, có dung lượng lớn, miêu tả hàng loạt sự kiện, nhân vật với sự phát triển phức tạp trong một phạm vi không gian và thời gian tương đối rộng lớn.

Tiểu thuyết và truyện dài khác nhau ở điểm nào? Giải thích theo Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia đúng không? Xin các vị cao minh giải thích giùm!

Caro20
24-05-2007, 18:20
Theo TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT của Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia, do NXB Văn hóa Sài Gòn xuất bản vào quý 2 năm 2005:

Tiểu thuyết: Thứ truyện dài bằng văn xuôi dung lượng lớn, khắc họa nhiều nhân vật hoạt động trong một phạm vi lịch sử, xã hội rộng lớn.
Truyện dài : Thứ truyện bằng văn xuôi, có dung lượng lớn, miêu tả hàng loạt sự kiện, nhân vật với sự phát triển phức tạp trong một phạm vi không gian và thời gian tương đối rộng lớn.

Tiểu thuyết và truyện dài khác nhau ở điểm nào? Giải thích theo Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia đúng không? Xin các vị cao minh giải thích giùm!

Căn cứ theo hai định nghĩa trên thì "Tiểu thuyết" và "Truyện dài" là cùng nghĩa.

* Cùi dìa: là cái muỗng (người Bắc gọi là cái thìa). Từ này do từ "Cuillère" (đọc là "Quy e(rờ)") của tiếng Pháp. Thời bây giờ, người ta ít dùng từ này, nhưng thỉnh thoảng nó vẫn xuất hiện.

Khách dùng cùi dìa con, khẽ đập vào đầu nhọn quả trứng, bóc vỏ trứng để một chỗ trống có thể dễ dàng bỏ thìa vào; sau đó dùng dĩa nhẹ nhàng làm thủng màng bọc quả trứng, lấy chút muối (đặt sẵn trên mặt bàn) để bỏ vào quả trứng và quý khách dùng cùi dìa để xúc trứng ăn.

Ông Panteley Prokofievich vẫn còn đánh vật với món cháo đặc: ông dùng cùi dìa nén chặt cháo xuống, ngoáy ở giữa thành một cái lỗ sâu (thường gọi là cái giếng), đổ vào đấy ít bơ mầu hổ phách rồi mới dùng cùi dìa múc rất cẩn thận món cháo đầy bơ ấy lên ăn.

Quý Phi
26-05-2007, 07:41
Căn cứ theo hai định nghĩa trên thì "Tiểu thuyết" và "Truyện dài" là cùng nghĩa.
Từ điển Bách Khoa VN cũng cho rằng: Truyện dài là tiểu thuyết.
Tuy 2 là 1 nhưng tùy "ngữ cảnh" mà khi thì ta gọi là tiểu thuyết; khi thì gọi truyện dài, ví dụ:
- Tiểu thuyết trinh thám nghe "êm" hơn truyện dài trinh thám.
- Truyện dài nhiều tập nghe lại "xuôi" hơn tiểu thuyết nhiều tập...
Điểm khác biệt giữa tiểu thuyết và truyện (nói chung) có chăng là ở chỗ:
- Không có tiểu thuyết ngắn, tiểu thuyết 100 chữ... như có ở truyện ;)

money4nothing
26-05-2007, 11:09
Cần tìm hiểu nghĩa gốc của "thuyết" và "truyện" là biết ngay "tiểu thuyết" khác "truyện dài" thế nào.
Tiểu thuyết ?
Lý thuyết?
Truyền thuyết ?
Thuyết lâm?
Thuyết nan?
Học thuyết ?
Giả thuyết?
Thuyết khách ?

"Thuyết" có nghĩa gì vậy ?

Quý Phi
26-05-2007, 16:13
Kể truyện khác với kể chuyện chỗ nào ?
VD:
- Tôi xin kể 1 câu truyện.
- Tôi xin kể 1 câu chuyện.
:confused:

Arkain
26-05-2007, 16:54
Thì là sự khác biệt giữa "Truyện" và "Chuyện" đó!

Truyện là tác phẩm văn học, được viết xuống hoặc truyền miệng (story).
Chuyện là sự kiện (event).

Dĩ nhiên, trong một câu truyện (cổ tích, kiếm hiệp, tiểu thuyết) thường có rất nhiều chuyện xảy ra =]

Lord_of_monsters
26-05-2007, 16:54
Cũng có thể giải thích như Ác Kên gia gia, nhưng theo tớ thì chữ Mâu Thuẫn có nguồn gốc theo một điển tích cũ.
Người thợ rèn làm một chiếc Mâu, là một vật nhọn và ông ta nói rằng:
Cái Mâu này đâm cái gì cũng thủng hết.
Đến khi ông ta làm cái Thuẩn dùng để che chắn và đỡ các vật nhọn. Thì ông ta nói rằng:
Cái Thuẩn này không có vật gì đâm thủng.
Người đi đường nhìn thấy thế nói.
Nếu đem cái Mâu này đâm vào cái Thuẩn thì chuyện gì xảy ra ...Ông thợ rèn không giải thích được...
Ác Kên ..... giải xem

>>bác này trả lời đúng nhưng em xin thêm vào mấy câu thôi. ngày xưa một người thợ rèn nổi tiềng thiên hạ một người đến xin rèn một cái thuẫn (ngày nay gọi là khiên ) ông bảo tôi sẽ rèn cho anh một cái thuẫn đệ nhất thiên hạ không có vật gì có thể xuyên thủng. rồi sau đó có một người đặt một cái mâu ( spear _ vn gọi là giáo, thương, huặc trường kích đại loại như thế )ông thợ ren bèn rèn một cây mâu vô cùng sắc bén ông nói cái mâu này vô địch thiên hạ không có vật gì mà nó không xuyên thủng. có một người biết chuyện mới hỏi ông thế nếu cây mâu của ông gặp cái thuẫn của ông thì thế nào. ông thợ rèn thấy rằng cái không có gì khoôg xuyên qua đuợc gặp cái không cái gì có thể xuyên qua được vậy cái nào sẽ thắng, chính ông không giải thích được 2 c sự việc ngược nhau như thế. chính từ điển tích này mà sau này mọi ngưòi chỉ những vật sự việc có tính chất đối lập nhau xung đột nhau là mâu thuẫn

Lord_of_monsters
26-05-2007, 17:07
Cần tìm hiểu nghĩa gốc của "thuyết" và "truyện" là biết ngay "tiểu thuyết" khác "truyện dài" thế nào.
Tiểu thuyết ?
Lý thuyết?
Truyền thuyết ?
Thuyết lâm?
Thuyết nan?
Học thuyết ?
Giả thuyết?
Thuyết khách ?

"Thuyết" có nghĩa gì vậy ?

>>bạn hỏi mình xin giải thích thuýet ở đây có nghĩa là giảng giải về một vấn đề nào đó .
lý thuyết, học thuyết và giả thiết ba cái này chung một nhóm có nghĩa là các vấn đề được giảng giải cho mọi người. học thuyết :có nghiax là những giảng giải về vấn đề học hành mà ở đây có nghĩa là những vấn đề có tính chính xác được công nhận gọi là học thuyết(cái này đã đựoc chứng minh công nhận:như học thuyết chủ nghĩa Mác Lennin tư tưởng Hồ Chí Minh. không ai đi chứng minh mà đây là những bài giảng dậy chúng ta học tập theo mà thôi.
giả thuyết tức nêu lên một vấn đề cần đựoc giảng giải và chứng minh. từ giả ở đây có nghĩa là (untrue, false:không đúng, không chính xác:incorrect)
thuyết khách:là người đi ra giảng sự hơn thua, sự lợi hại để người khác hiểu và đồng tình ủng hộ huặc không ủng hộ ví dụ như Tô Tần Trương Nghi >thời đông chu liệt quốc hay nổi tiếng nhất là nhà thuyết khách Khổng Minh:ông qua Đông Ngô giảng giải sự hơn thiệt để Ngô Hầu chống Tào (Nguỵ Vương sau này)
truyền thuyết: xin thưa truyền là truyền lại ở đây truyền lại bằng miệng những câu chuyện, những cách thức tập tục công thức nào đó( chủ yếu là truyện truyền thuyết về anh hùng lịch sử như truyền thuyết nữ thần mặt trời, truyền thuýet về nữ oa đập đá vá trời
..

Lord_of_monsters
26-05-2007, 17:09
Thì là sự khác biệt giữa "Truyện" và "Chuyện" đó!

Truyện là tác phẩm văn học, được viết xuống hoặc truyền miệng (story).
Chuyện là sự kiện (event).

Dĩ nhiên, trong một câu truyện (cổ tích, kiếm hiệp, tiểu thuyết) thường có rất nhiều chuyện xảy ra =]
>>vâng bác nói rất đúng và em xin thưa thêm đôi khi do sai lỗi chính tả ( misspell, místake) mà người ta viét nhầm chữ chuyện thành truyện và ngựoc lại Trâu và châu

Lord_of_monsters
26-05-2007, 17:11
Effet: hiệu quả, kết quả; tác dụng.
Qua tiếng Việt thành ra : Ép phê.
Ví dụ: Lão Dê Lỳ chơi 2 viên Viagra rồi mà vẫn không ... ép phê.:)
cái này không phải là chính nghĩa mà là nối nói đọc chệch từ, ngày xưa đọc chệch từ để tránh các từ phạm huý mà thôi ngày nay do tỏ sự sành điệu, lớp trẻ sáng tác ra nhiều từ đọc chệch = các từ ngoại quốc lại căng nếu đúng nghĩa từ ép phê trong từ điển hán việt bạn tra là nghĩa gì

Lord_of_monsters
26-05-2007, 17:22
"Xe máy": 1 từ, nhưng "xe" + "máy": 2 tự
"Con ông cháu cha": 1 từ/cụm từ, nhưng "con" + "ông" + "cháu" + "cha": 4 tự

Tiếng Hán (sử dụng âm Hán Việt cho dễ hiểu):
"Thiên hạ": 1 từ, nhưng "thiên" + "hạ": 2 tự
>>>cái này là bạn hiểu theo nghĩa hán viẹt là 1 từ gồm 2 tự nhưng đúng từ tiếng Trung thiên là 1 chữ hạ là một chữ cái này hoàn toàn khác cho lên không nói thế được đây là từ ghep, không lên phân tích vì phân ra nó là hai từ đọc lập có nghĩa riêng hẳn hoi
>>vì thế ngày xưa các cụ ta dùng chũ nho mới có lỗi chơi chữ là vậy
tôi ví dụ
chữ quốc :đây là từ chỉ đất nước , quốc gia , quốc thể...vậy trong chữ nho chữ quốc gồm 2 chữ :chữ khẩu ở ngoài, chũ vương ở trong. mà chữ vương nếu phân ra là chữ ngoc + dấu chấm
>>>bác không lên mổ xẻ một từ ghep ra rất khó
"Con ông cháu cha": 1 từ/cụm từ, nhưng "con" + "ông" + "cháu" + "cha": 4 tự >>cái này sai một cụm từ gồm bốn từ đơn ghép thành, còn tự nghĩa là kí tự, các kí hiệu kí âm ví dụ như a,b,c >cái này gọi là kí tự chứ không ai bảo "Việt" là một kí tự cả
bạn học IT chắc biết bản mã ansii đúng không bạn xem lại coi ngươờ ta viết kí tự là một số, 1 chú hay 1 kí hiệu nào đó mà thôi

thagnv
26-05-2007, 17:26
Kể truyện khác với kể chuyện chỗ nào ?
VD:
- Tôi xin kể 1 câu truyện.
- Tôi xin kể 1 câu chuyện.
:confused:
Hehe... cái này có dạo "Đài tiếng nói dân nhân nhà mình" mỗi tối 22h có tiết mục "Kể truyện đêm khuya" mà chương trình này toàn là đọc lại các tác phẩm văn học ko à, chẳng biết bị ai bắt giò mà sau này phải đổi thành "Đọc truyện đêm khuya".

Nói tóm tắt là truyện là do người ta sáng tác, chuyện là những điều xảy ra xung quanh. Cho nên "đọc chuyện" là "kể truyện" là sai.

lol

swan
26-05-2007, 17:46
>>>cái này là bạn hiểu theo nghĩa hán viẹt là 1 từ gồm 2 tự nhưng đúng từ tiếng Trung thiên là 1 chữ hạ là một chữ cái này hoàn toàn khác cho lên không nói thế được đây là từ ghep, không lên phân tích vì phân ra nó là hai từ đọc lập có nghĩa riêng hẳn hoi
>>vì thế ngày xưa các cụ ta dùng chũ nho mới có lỗi chơi chữ là vậy
tôi ví dụ
chữ quốc :đây là từ chỉ đất nước , quốc gia , quốc thể...vậy trong chữ nho chữ quốc gồm 2 chữ :chữ khẩu ở ngoài, chũ vương ở trong. mà chữ vương nếu phân ra là chữ ngoc + dấu chấm
>>>bác không lên mổ xẻ một từ ghep ra rất khó
"Con ông cháu cha": 1 từ/cụm từ, nhưng "con" + "ông" + "cháu" + "cha": 4 tự >>cái này sai một cụm từ gồm bốn từ đơn ghép thành, còn tự nghĩa là kí tự, các kí hiệu kí âm ví dụ như a,b,c >cái này gọi là kí tự chứ không ai bảo "Việt" là một kí tự cả
bạn học IT chắc biết bản mã ansii đúng không bạn xem lại coi ngươờ ta viết kí tự là một số, 1 chú hay 1 kí hiệu nào đó mà thôi
1. Bạn đang nói không nên mổ xẻ từ thì chính bạn đang mổ xẻ chữ thành ra ký tự đó thôi. Bài của tôi chỉ để phân biệt "từ điển" và "tự điển" chứ không phân biệt "từ" và "tự" nói chung, lại càng không có ý định nghĩa từ đơn và từ ghép.
2. Đang thảo luận về ngôn ngữ, không phải lập trình, bởi đó là hai lĩnh vực khác hẳn nhau nên sẽ có những định nghĩa khác nhau về một khái niệm/sự vật/hiện tượng (tưởng như) giống nhau.

Arkain
26-05-2007, 19:39
cái này không phải là chính nghĩa mà là nối nói đọc chệch từ, ngày xưa đọc chệch từ để tránh các từ phạm huý mà thôi ngày nay do tỏ sự sành điệu, lớp trẻ sáng tác ra nhiều từ đọc chệch = các từ ngoại quốc lại căng nếu đúng nghĩa từ ép phê trong từ điển hán việt bạn tra là nghĩa gì

Không phải bị đọc chệch, mà cũng chẳng phải là sành điệu, chẳng qua là được phiên âm một cách rất chính xác! Như tớ đã đề cập đến, ngày xưa tại miền Nam tiếng Pháp được dạy thêm trong trường nên có nhiều chữ được thanh niên Sài Gòn nói và viết song song với tiếng Việt một cách rất tự nhiên, điểm này cũng giống như là dân IT tụi mình ngày nay quen dùng từ ngữ trong ngành như là "CD", "DVD", "Memory", "Internet" y như là tiếng mẹ đẻ vậy.

Những thế hệ sau này thì mù tịt tiếng Pháp nên xoay qua Việt-hóa cách viết những từ ngữ đó theo cách phát âm, riết rồi quên luôn nguồn gốc của nó.

Theo giọng Pháp chính thức thì "Effet" đích thị được đọc là "Ép- phê", và "Ciné" đúng là "Xi-nê" không sai chỗ nào cả. Con trai thì tỏ ra là mình "Gallant" (Ga-lăng), con gái thì thích được khen là "Mignon" (Mi-nhon). Tóc tai thì có một thời kiểu Demi-Garcon (Đờ-mi gạc-xông) làm mưa làm gió. Nói chung là người Pháp mà nghe được là hiểu ngay chứ không bị chệch gì cả! =]

Quý Phi
26-05-2007, 19:41
Ở miền Nam trước 30/04/75, tất cả các cuốn dictionaries đều được gọi là "Tự điển". Sau 75, theo cách gọi chung , người ta gọi là "Từ điển".
Ví dụ: http://www.google.com.vn/search?hl=vi&client=firefox-a&rls=org.mozilla%3Aen-US%3Aofficial&q=%22t%E1%BB%B1+%C4%91i%E1%BB%83n%22&btnG=T%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm&meta=
http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_%C4%91i%E1%BB%83n
Đó là cách gọi sai của “người ta”... người bình thường vào hiệu sách đều thấy có sự phân biệt rõ ràng giữa các tựa Từ điển và Tự điển.
Ví dụ nôm na trong Tự điển chúng ta có thể tra thấy tất cả định nghĩa chung của Cá nhưng sẽ không thấy “nói năng” gì đến cá nhân; cá biệt; cá lóc; cá trê; cá thể ; cá cược… những từ vừa dẫn như trên, ta chỉ tìm thấy trong Từ điển mà thôi.
Một ví dụ khác:
Trong Tân Hoa Tự Điển chữ Từ (zì) có 7 cách giải nghĩa. Hết ! Còn trong Từ Điển Hán Việt Hiện Đại bạn sẽ được giải thích thêm rất nhiều từ đi sau chữ Tự, ví dụ:
- zìdiăn = tự điển.
- zìdiào = tự điệu = thanh điệu.
- zìjù = tự cú = Lời lẽ, câu chữ.
- Zìmiàn = tự diện = Ý nghĩa mặt chữ.
- Zìyàng = tự dạng = Dạng chữ…
Tóm lại:
Có thể xem Tự điển là bản “rút gọn” của Từ điển (thường in khổ nhỏ; dễ bỏ túi mang theo) và ngược lại Từ điển (luôn luôn đồ sộ - gối đầu giường mà không cẩn thận nó rớt vỡ đầu như chơi) là bản “đầy đủ” nhất của Tự điển.
Vậy tuỳ mục đích sử dụng mà ta nên mua Từ điển hoặc Tự điển, đừng nghe lời “người ta” đánh đồng Tự thành Từ mà mua lầm cái mình cần ! :yes:

Caro20
26-05-2007, 21:00
Không phải bị đọc chệch, mà cũng chẳng phải là sành điệu, chẳng qua là được phiên âm một cách rất chính xác! Như tớ đã đề cập đến, ngày xưa tại miền Nam tiếng Pháp được dạy thêm trong trường nên có nhiều chữ được thanh niên Sài Gòn nói và viết song song với tiếng Việt một cách rất tự nhiên, điểm này cũng giống như là dân IT tụi mình ngày nay quen dùng từ ngữ trong ngành như là "CD", "DVD", "Memory", "Internet" y như là tiếng mẹ đẻ vậy.

Những thế hệ sau này thì mù tịt tiếng Pháp nên xoay qua Việt-hóa cách viết những từ ngữ đó theo cách phát âm, riết rồi quên luôn nguồn gốc của nó.

Theo giọng Pháp chính thức thì "Effet" đích thị được đọc là "Ép- phê", và "Ciné" đúng là "Xi-nê" không sai chỗ nào cả. Con trai thì tỏ ra là mình "Gallant" (Ga-lăng), con gái thì thích được khen là "Mignon" (Mi-nhon). Tóc tai thì có một thời kiểu Demi-Garcon (Đờ-mi gạc-xông) làm mưa làm gió. Nói chung là người Pháp mà nghe được là hiểu ngay chứ không bị chệch gì cả! =]

Bác Arkain giải thích rất chính xác. Nói thêm một chút: ở miền Nam trước 75, học sinh khi bước vào lớp 10 phải học thêm một ngoại ngữ nữa gọi là "Sinh ngữ 2". Nếu từ lớp 6 đến lớp 9 học sinh đó học Anh văn (gọi là "Sinh ngữ 1") thì Sinh ngữ 2 là Pháp văn và ngược lại.


Đó là cách gọi sai của “người ta”... người bình thường vào hiệu sách đều thấy có sự phân biệt rõ ràng giữa các tựa Từ điển và Tự điển.
Ví dụ nôm na trong Tự điển chúng ta có thể tra thấy tất cả định nghĩa chung của Cá nhưng sẽ không thấy “nói năng” gì đến cá nhân; cá biệt; cá lóc; cá trê; cá thể ; cá cược… những từ vừa dẫn như trên, ta chỉ tìm thấy trong Từ điển mà thôi.
Một ví dụ khác:
Trong Tân Hoa Tự Điển chữ Từ (zì) có 7 cách giải nghĩa. Hết ! Còn trong Từ Điển Hán Việt Hiện Đại bạn sẽ được giải thích thêm rất nhiều từ đi sau chữ Tự, ví dụ:
- zìdiăn = tự điển.
- zìdiào = tự điệu = thanh điệu.
- zìjù = tự cú = Lời lẽ, câu chữ.
- Zìmiàn = tự diện = Ý nghĩa mặt chữ.
- Zìyàng = tự dạng = Dạng chữ…
Tóm lại:
Có thể xem Tự điển là bản “rút gọn” của Từ điển (thường in khổ nhỏ; dễ bỏ túi mang theo) và ngược lại Từ điển (luôn luôn đồ sộ - gối đầu giường mà không cẩn thận nó rớt vỡ đầu như chơi) là bản “đầy đủ” nhất của Tự điển.
Vậy tuỳ mục đích sử dụng mà ta nên mua Từ điển hoặc Tự điển, đừng nghe lời “người ta” đánh đồng Tự thành Từ mà mua lầm cái mình cần ! :yes:

Theo như nàng Quý Phi phân tích thì mới thấy rằng bây giờ người ta gọi sai, chỉ dùng "Từ điển" cho mọi trường hợp. Ở miền Nam trước đây theo tôi nhớ (không biết có đúng không), người ta lại chỉ dùng từ "Tự điển", nếu vậy thì cũng sai nốt!
Có link sau cũng bàn về "Từ điển" và "Tự điển", các bác xem thử:
http://www.mofa.gov.vn/quocte/tg16,04/tu%20dien%20bandoc16,04.htm

TongNghien
26-05-2007, 22:18
Đó là cách gọi sai của “người ta”... người bình thường vào hiệu sách đều thấy có sự phân biệt rõ ràng giữa các tựa Từ điển và Tự điển.
Ví dụ nôm na trong Tự điển chúng ta có thể tra thấy tất cả định nghĩa chung của Cá nhưng sẽ không thấy “nói năng” gì đến cá nhân; cá biệt; cá lóc; cá trê; cá thể ; cá cược… những từ vừa dẫn như trên, ta chỉ tìm thấy trong Từ điển mà thôi.
Một ví dụ khác:
Trong Tân Hoa Tự Điển chữ Từ (zì) có 7 cách giải
nghĩa. Hết ! Còn trong Từ Điển Hán Việt Hiện Đại bạn sẽ được giải thích thêm rất nhiều từ đi sau chữ Tự, ví dụ:
- zìdiăn = tự điển.
- zìdiào = tự điệu = thanh điệu.
- zìjù = tự cú = Lời lẽ, câu chữ.
- Zìmiàn = tự diện = Ý nghĩa mặt chữ.
- Zìyàng = tự dạng = Dạng chữ…
Tóm lại:
Có thể xem Tự điển là bản “rút gọn” của Từ điển (thường in khổ nhỏ; dễ bỏ túi mang theo) và ngược lại Từ điển (luôn luôn đồ sộ - gối đầu giường mà không cẩn thận nó rớt vỡ đầu như chơi) là bản “đầy đủ” nhất của Tự điển.
Vậy tuỳ mục đích sử dụng mà ta nên mua Từ điển hoặc Tự điển, đừng nghe lời “người ta” đánh đồng Tự thành Từ mà mua lầm cái mình cần ! :yes:


Tống mỗ không đồng ý với nhận định trên.
Theo Tống Nghiên nghĩ, cả "từ điển" và "tự điển" đều hữu lý vì có 2 nghĩa riêng biệt.

Tự điển: đây là từ Hán-Việt. "tự" hiểu theo nghĩa Nôm của người Kinh (Việt Nam) thì có nghĩa là: chữ; còn "điển" có nghĩa là: tra cứu (mượn tạm Hán-Việt để giải nghĩa :D).

--> Vì thời trước, ở nước ta và cả Trung Quốc đều sử dụng chữ viết của người Hán (chữ Nho). Một "chữ" (nguyên văn: tự) sẽ được tạo nên bởi các "bộ" (bộ thủ), vd: chữ 仙 ("Tiên" - thần tiên) sẽ được tạo nên bởi bộ 亻("Nhân" - dùng để chỉ Người) cộng với bộ 山 ("Sơn" - chỉ Núi) - ý tượng hình là: người (đắc đạo, hoặc tu luyện) ở trên núi.

--> Do đó, bảng danh mục tra cứu nghĩa của các "chữ" (dùng khi muốn đề cập đến chữ Nho - chữ Tàu) sẽ được gọi là "tự điển".


Từ điển: khi nước ta xuất hiện Quốc ngữ (do những nhà truyền giáo phương Tây xây dựng nên, đề xuất, và phổ biến), thì xuất hiện "từ". Một "từ" sẽ được tạo nên bởi các "chữ" và "dấu", vd: từ "Tiên" (thần tiên) sẽ được tạo nên bởi chữ "T" cộng với chữ "i" cộng với chữ "ê" cộng với chữ "n".

--> Do đó, bảng danh mục tra cứu nghĩa của các "từ" sẽ được gọi là "từ điển".


Chứ không phải có liên quan "gì gì" đến sau hay trước cột mốc 1975 hết.

Và ngày nay, dùng "từ điển" sẽ chính xác hơn. Tuy nhiên, được phép dùng "tự điển" khi in trên bìa của các quyển tra cứu chữ viết của Trung Quốc (như: tự điển Hán-Việt, tự điển Nhật-Việt chẳng hạn).

swan
26-05-2007, 23:03
Và ngày nay, dùng "từ điển" sẽ chính xác hơn. Tuy nhiên, được phép dùng "tự điển" khi in trên bìa của các quyển tra cứu chữ viết của Trung Quốc (như: tự điển Hán-Việt, tự điển Nhật-Việt chẳng hạn).
Nếu bác ở Hà Nội thì em sẵn sàng vác hai quyển Từ điển Trung-Việt và Tự điển Tân Hoa đến để bác tham khảo cho rõ hơn.

P/S: có lẽ bác đã không phân biệt rõ các khái niệm chữ cái/chữ, từ tố/từ đơn/từ ghép. Thực ra thì các đơn vị từ tố trong tiếng Việt và tiếng Trung cũng tương tự như nhau vì cùng là hệ chữ đơn âm tiết, chỉ khác ở chỗ một bên là chữ tượng thanh (tiếng Việt), một bên là chữ tượng hình (tiếng Trung) mà thôi.

phantri86
27-05-2007, 14:41
TongNgHien (Tống Ngoài Hiên) giải thích hợp lý.


"Từ","Tự" am hồi luận

Chung qui "Từ", "Tự" mà ra
"Từ", chữ ghép ra. "Tự", Háng lộn vào
Cụ Hiên giải đáp đôi dòng
Một cốt hai lõi lộ ra vấn đề

thaivinhhuy
27-05-2007, 17:40
thật ra chữ Hán viết và đọc ra thì người ta sẽ hiểu ngay, không phức tạp thế đâu, tại khi dịch sang tiếng việt nên nhiều khi có nhiều từ trùng âm dẫn đến hiểu lầm về cái từ đó.

cũng vì thế mà chữ Hán là môn học bắt buộc bên Hàn Quốc, và học sinh bên đó đã học chữ Hán ngay từ lớp 1 cho đến đại học vẫn còn học, và môn Hán Ngữ cũng là môn thi tốt nghiệp tú tài bắt buộc ở bên đó.

về việc Tự và Từ có thể nói 1 cách dễ hiểu như sau:

Tự là 1 ký tự, 1 chữ duy nhất.
còn từ là gồm 2 hay nhiều ký tự trở lên.

đối với mấy cái trung tâm dạy tiếng HOA thì họ thì chỉ học sinh tra từ điển.

Nhưng ở 1 số trường của người HOA, họ chú trọng đến Từ Điển hơn, Mình học 9 năm tiếng HOA rồi mà chưa tra qua Từ Điển bao giờ mà chỉ đụng tới Tự điển thôi.

Lord_of_monsters
28-05-2007, 11:00
Không phải bị đọc chệch, mà cũng chẳng phải là sành điệu, chẳng qua là được phiên âm một cách rất chính xác! Như tớ đã đề cập đến, ngày xưa tại miền Nam tiếng Pháp được dạy thêm trong trường nên có nhiều chữ được thanh niên Sài Gòn nói và viết song song với tiếng Việt một cách rất tự nhiên, điểm này cũng giống như là dân IT tụi mình ngày nay quen dùng từ ngữ trong ngành như là "CD", "DVD", "Memory", "Internet" y như là tiếng mẹ đẻ vậy.

Những thế hệ sau này thì mù tịt tiếng Pháp nên xoay qua Việt-hóa cách viết những từ ngữ đó theo cách phát âm, riết rồi quên luôn nguồn gốc của nó.

Theo giọng Pháp chính thức thì "Effet" đích thị được đọc là "Ép- phê", và "Ciné" đúng là "Xi-nê" không sai chỗ nào cả. Con trai thì tỏ ra là mình "Gallant" (Ga-lăng), con gái thì thích được khen là "Mignon" (Mi-nhon). Tóc tai thì có một thời kiểu Demi-Garcon (Đờ-mi gạc-xông) làm mưa làm gió. Nói chung là người Pháp mà nghe được là hiểu ngay chứ không bị chệch gì cả! =]

>>>vâng bác giải thich hợp lý quá, xin cám ơn bác đã chỉ thêm

Lord_of_monsters
28-05-2007, 15:40
Nếu bác ở Hà Nội thì em sẵn sàng vác hai quyển Từ điển Trung-Việt và Tự điển Tân Hoa đến để bác tham khảo cho rõ hơn.

P/S: có lẽ bác đã không phân biệt rõ các khái niệm chữ cái/chữ, từ tố/từ đơn/từ ghép. Thực ra thì các đơn vị từ tố trong tiếng Việt và tiếng Trung cũng tương tự như nhau vì cùng là hệ chữ đơn âm tiết, chỉ khác ở chỗ một bên là chữ tượng thanh (tiếng Việt), một bên là chữ tượng hình (tiếng Trung) mà thôi.

>>bác nói đúng từ điển bởi chúng ta dùng tiếng anh toàn tra theo từ cho lên gọi là từ điển, còn tiếng trung chúng ta tra theo bộ, (theo từng kí tự ) lên gọi là tự chứ sao hai cái này dùng đều đúng không sai,
ví dụ good>>cái này là một từ còn từ tiếng trung 1 ký tự gồm nhiều bộ kết hợp với nhau lên khi tra người ta hay tra theo bộ ( tiếng trung có hai cách tra từ điển )cho lên có lẽ vì thế gọi là tự chứ khoôg gọi là từ đỉên

Beach_Long
18-07-2007, 09:51
Hỏi vu vơ chút : tui đang ngâm cứu cái món C# theo sách của Bác Dương Quang Thiện, thấy trong sách Bác Thiện dịch một số từ khác với đại đa số các từ mà hầu hết dân IT hiện đang sài. ví dụ như : database dịch là "căn cứ dữ liệu" chớ không phải là "cơ sở dữ liệu"...
Có cách nào để dịch các từ ngữ IT cho thống nhất không các Bác ?

TMA
18-07-2007, 10:19
Theo tui thì bác DQT có bộ lập trình VC & MFC là hay, bác có nhiều đầu tư. Bộ C# thì tui có xem qua thì có vẻ như dịch sách là chủ yếu, thiếu hẳn những ví dụ công phu như ở bộ MFC.

money4nothing
19-07-2007, 02:20
Hỏi vu vơ chút : tui đang ngâm cứu cái món C# theo sách của Bác Dương Quang Thiện, thấy trong sách Bác Thiện dịch một số từ khác với đại đa số các từ mà hầu hết dân IT hiện đang sài. ví dụ như : database dịch là "căn cứ dữ liệu" chớ không phải là "cơ sở dữ liệu"...
Có cách nào để dịch các từ ngữ IT cho thống nhất không các Bác ?

Bác Dương Quang Thiện và nhóm biên tập còn giải thích nhiều thuật ngữ khác với kiểu mọi người vẫn biết. Tôi rất phục bác Thiện. Việc bác biên tập sách ra tiếng Việt là thật sự có ích cho việc phát triển CNTT VN.

Thật ra, đọc sách dịch ra tiếng Việt khó chịu nhất là các bác ý cứ giải nghĩa nôm na ra tiếng Việt các thuật ngữ chuyên ngành. Mà tệ hơn, là mỗi bác lại nôm na một kiểu. Tốt nhất là bác cứ vừa đọc tiếng Việt vừa tham chiếu tiếng Anh vậy.

Ở Việt Nam thì khó cái gì có thể thống nhất được nên việc dịch các từ ngữ IT ra tiếng Việt không thống nhất cũng là chuyện đương nhiên thôi bác ạ. Cái lĩnh vực này thì chịu khó thống nhất theo chuẩn Hoa Kỳ đi bác ạ.

The Old Man
19-07-2007, 02:33
Hỏi vu vơ chút : tui đang ngâm cứu cái món C# theo sách của Bác Dương Quang Thiện, thấy trong sách Bác Thiện dịch một số từ khác với đại đa số các từ mà hầu hết dân IT hiện đang sài. ví dụ như : database dịch là "căn cứ dữ liệu" chớ không phải là "cơ sở dữ liệu"...
Có cách nào để dịch các từ ngữ IT cho thống nhất không các Bác ?
Vn hay dịch lại từng chử. Thấy có chử BASE thì dịch là CĂN CỨ
Tôi có lần phải tranh cải về cách dịch thuật của người Việt trong một BOX ở diễn đàn khác về chử TURNKEY trong văn kiện thương mải
Thấy có chử KEY trong từ TURNKEY liền dịch là "Chìa khoá trao tay"
Không thể dịch theo từng từ để chuyễn ANH qua VIỆT hay ngược lại VIỆt qua ANH cũng vậy.
Người việt nói : "Anh mấy tuổi?" thì không thể dùng từ "TUỔI" mà dịch ra tiếng Anh với từ "AGE" hay "YEAR"
Ngược lại "How old are you?" thì không thể căn cứ vào chử OLD mà dịch tiếng việt với từ "GIÀ"
Nếu người dịch theo từng chử thì câu "Anh lập gia dình chưa?" hay "Cô có gia đình chưa" hoặc "Nó có vợ chưa?"
Dùng từ "family" cho "gia dình" hay "wife" cho "vợ" thì thằng MỸ lỏ mắt ngẩn tò toe không hiểu là mình nói gì.

Thống nhất cách dùng từng chử cho từng chử thì được, Ví dụ như Hard disk=ổ cứng, Software=phần mềm. Nhưng thống nhất cách dịch thuật ngôn ngử thì chử thống nhất khó mà lấy qui luật nào làm căn bản được.

Vì vậy tôi không vào Box Anh Ngữ cũng là thế.

Beach_Long
19-07-2007, 07:33
Vậy có nghĩa là đến nay vẫn không thể có phương cách thống nhất để dịch thuật ngữ IT. Dân IT đọc tài liệu theo kiểu vừa Việt vừa Anh, kiểu như là "hôm nay chúng ta nghiên cứu môn database". Bản thân tui cảm thấy hơi khó chịu.
To Bác TOM : Bác phải hết sức thông cảm vì ở trường người ta dạy tiếng Anh vậy mà. Đến khi đi làm, đụng chạm rồi mới thấy đau khổ mà Bác. Theo em Bác không nên "tẩy chay" Box anh ngữ, Bác chịu khó xem và sửa chữa cách viết, cách dịch tiếng Anh dùm em út mới phải.

The Old Man
19-07-2007, 07:58
Vấn đề dùng chử Datbase hay chử CSDL như "hôm nay chúng ta nghiên cứu môn database" hay "hôm nay chúng ta nghiên cứu môn CSDL" không có gì là không được cả.
Có những từ gốc của nó ở nước nào mà nước khác không có tương tự thì cứ việc dùng chử gốc có gì đâu mà phải khó chịu.
Ví dụ ờ MỸ người Mỹ hay VN đều dùng chử "Bánh Xèo" hay "Phở" để gọi món ăn của người VN. Ví dụ I want "banh Xeo" hay Eat PHO không có gì là kỳ cục cả. Tại vì chữ "Beef soup" không diễn tả được "PHỞ" của VN.
Hồi xưa tới giờ một người dùng chử "Ô TÔ" để gọi là xe hơi thì có sao đâu. Bạn dịch chử quần "JEAN" tiếng Việt như thế nào? Thay vì cố gắn dịch khập khiển thì sao lại không dùng chử gốc của nó.
Thế giới đã được kéo lại gần nhau qua kỹ thuật thì cái chuyện dùng ngôn ngử cũa một quốc gia khác đâu còn là chuyện dại sự hay hạ giá trị của ngôn ngử mình.
Chử Sushi, kamikaze, hoặc Dejà Vue , Bye, Bánh xèo, Phở, Pizza , Hotdog đâu còn là chử riêng của một quốc gia nào.

dly
19-07-2007, 22:14
Bạn dịch chử quần "JEAN" tiếng Việt như thế nào?

Dịch được nè "Quần Bò" :mad:

The Old Man
19-07-2007, 22:46
Dịch được nè "Quần Bò" :mad:
Có những từ gốc của nó ở nước nào mà nước khác không có tương tự thì cứ việc dùng chử gốc có gì đâu mà phải khó chịu.
Còn dịch dược thì cứ việc dùng nó miễn mọi người đồng ý "quần Bò" (quần của người canh bò) là "quần Jean".
Nhưng nếu có người gọi nó là "quần ngựa" (quần của người cởi ngựa) thì cũng không nên chống đối.:boxing:

Chử "Áo dài" VN xuất hiện ở Nhật ở ÚC, ở Mỹ, khắp thê giới với chứ "Ao dai" không ai dịch lại thành chử quốc ngữ của họ. Và không ai khó chịu khi nói đến nó vì nó là một cái gì đặc thù của VN chỉ có ở VN như chử Kimono của Nhật, Blue Jean của Mỹ.

NoZ
21-07-2007, 00:54
Không lạm bàn về cách dịch hay từ gốc. Riêng chữ database nếu so trong các từ điển Anh Việt đều dịch là "Cơ sở dữ liệu".

Riêng về sách của Dương Quang Thiện, nếu bạn đọc hiểu rằng bác Dương là một trong những bô lão của làng CNTT VN thì cũng nên hiểu rằng bác đã rất lớn lớn tuổi. Việc dịch chữ database thành "data-base" hay "data base" cũng có thể do thời của bác chưa có từ này trong từ điển. Vậy nên bác dịch riêng từng từ giống như bác TOM nói: data = dữ liệu, base = căn cứ (thường dùng trong căn cứ quân sự), ngoài ra base còn có nghĩa là "cơ sở". Có thể hiểu trong hoàn cảnh nào đó, bác Dương đã bị ảnh hưởng và luôn dịch từ base thành "căn cứ".

Các bạn là người đọc sách và am hiểu nhiều, cũng nên hiểu từng hoàn cảnh mà xí xóa. Đừng vì đôi chút khác biệt mà cảm thấy khó chịu. Riêng bản thân tôi, "căn cứ dữ liệu" hay "cơ sở dữ liệu" đều mang nghĩa như nhau (mà đôi khi tôi thấy từ "căn cứ" còn rõ nghĩa hơn từ "cơ sở" vì "căn cứ" hàm nghĩa một nơi chứa đựng và có cấu trúc, trong khi "cơ sở" mang nhiều nghĩa khác nhau (cơ sở có thể mang hàm ý của một nguyên nhân/lý do hay một nền tảng).

Nói gì thì nói, nếu bạn đã chấp nhận đọc sách tiếng Việt thì cũng nên chấp nhận phong cách dịch thuật của mỗi tác giả. Nếu bạn cảm thấy không thể chấp nhận, vậy cứ đọc sách nguyên bản tiếng Anh. Dù sao đi nữa, theo tôi, những tác giả như Dương Quang Thiện có sự cố gắng dịch từ nào đó thành nghĩa tiếng Việt tương đồng cũng chỉ vì cố gắng chuyển đạt đầy đủ thông tin cho bạn. Bạn nên biết Dương Quang Thiện không phải là một dịch giả Anh - Việt theo lối văn chương, mà thật sự là một trong những người tiên phong của nền IT nước mình.

Beach_Long
23-07-2007, 08:22
Không lạm bàn về cách dịch hay từ gốc. Riêng chữ database nếu so trong các từ điển Anh Việt đều dịch là "Cơ sở dữ liệu".

Riêng về sách của Dương Quang Thiện, nếu bạn đọc hiểu rằng bác Dương là một trong những bô lão của làng CNTT VN thì cũng nên hiểu rằng bác đã rất lớn lớn tuổi. Việc dịch chữ database thành "data-base" hay "data base" cũng có thể do thời của bác chưa có từ này trong từ điển. Vậy nên bác dịch riêng từng từ giống như bác TOM nói: data = dữ liệu, base = căn cứ (thường dùng trong căn cứ quân sự), ngoài ra base còn có nghĩa là "cơ sở". Có thể hiểu trong hoàn cảnh nào đó, bác Dương đã bị ảnh hưởng và luôn dịch từ base thành "căn cứ".

Các bạn là người đọc sách và am hiểu nhiều, cũng nên hiểu từng hoàn cảnh mà xí xóa. Đừng vì đôi chút khác biệt mà cảm thấy khó chịu. Riêng bản thân tôi, "căn cứ dữ liệu" hay "cơ sở dữ liệu" đều mang nghĩa như nhau (mà đôi khi tôi thấy từ "căn cứ" còn rõ nghĩa hơn từ "cơ sở" vì "căn cứ" hàm nghĩa một nơi chứa đựng và có cấu trúc, trong khi "cơ sở" mang nhiều nghĩa khác nhau (cơ sở có thể mang hàm ý của một nguyên nhân/lý do hay một nền tảng).

Nói gì thì nói, nếu bạn đã chấp nhận đọc sách tiếng Việt thì cũng nên chấp nhận phong cách dịch thuật của mỗi tác giả. Nếu bạn cảm thấy không thể chấp nhận, vậy cứ đọc sách nguyên bản tiếng Anh. Dù sao đi nữa, theo tôi, những tác giả như Dương Quang Thiện có sự cố gắng dịch từ nào đó thành nghĩa tiếng Việt tương đồng cũng chỉ vì cố gắng chuyển đạt đầy đủ thông tin cho bạn. Bạn nên biết Dương Quang Thiện không phải là một dịch giả Anh - Việt theo lối văn chương, mà thật sự là một trong những người tiên phong của nền IT nước mình.

Nhất trí cao.
Bổ sung thêm : tôi cũng là một người thích đọc sách của Bác Thiện.
Hỏi vu vơ : Vì cái sự vừa nói tiếng Việt, vừa lồng tiếng Anh của giới IT nói chung (trong đó có tôi)đã trở thành gần như là thói quen; đến lúc nào thì người ta sẽ dương biểu ngữ phản đối cái chuyện này để gìn giữ sự trong sáng cho tiếng Việt thế các Bác ?

NoZ
23-07-2007, 19:43
Khi mình đủ sức dịch sát nghĩa các từ kỹ thuật

Arkain
24-07-2007, 06:49
Nhất trí cao.
Bổ sung thêm : tôi cũng là một người thích đọc sách của Bác Thiện.
Hỏi vu vơ : Vì cái sự vừa nói tiếng Việt, vừa lồng tiếng Anh của giới IT nói chung (trong đó có tôi)đã trở thành gần như là thói quen; đến lúc nào thì người ta sẽ dương biểu ngữ phản đối cái chuyện này để gìn giữ sự trong sáng cho tiếng Việt thế các Bác ?

Thắc mắc vu vơ: không biết bác có đọc qua topic Bàn Tròn Tiếng Việt chưa vậy? =]

Việc không biết tận dụng những từ ngữ của những nước khác để tiếng nước mình ngày càng phong phú hơn là việc kém thông minh, còn những trường hợp không dịch được mà vẫn cố dịch là việc đại dốt.

Ngày xưa các cán ngố cũng hùng hổ đòi càn quét Hán-Việt ra khỏi xã hội VN, trông "máy bay trực thăng" biến thành "máy bay lên thẳng" nó buồn cười thế nào thì bây giờ việc gọi laptop là "máy tính để đùi" nó cũng tiếu lâm chừng đó.

Beach_Long
25-07-2007, 15:28
Topic "Bàn tròn tiếng Việt" mới lướt qua, chưa đọc kỹ vì không có nhiều thời gian. Khi nào đọc kỹ sẽ xin phép mạn đàm với Bác.

Arkain
26-07-2007, 06:03
Hì hì, hầu như tất cả mọi thứ thượng vàng hạ cám liên quan đến tiếng Việt đều được bàn tới trong mấy trăm bài bên đó, mỗi ngày đọc vài ba trang thôi kẻo tẩu hỏa nhập ma nhé :D

TongNghien
23-11-2007, 10:57
Hiện nay, trên đài truyền hình VTV của Việt Nam, có phát chương trình mang tên: Người đương thời.

Mà theo thành viên Doan Dung, có nêu một thắc mắc:

hai từ "đương thời" là để chỉ trạng thái ở quá khứ mới đúng - mặc dầu mọi người trước nay thường hiểu rằng "đương" - "đang" đồng nghĩa.

Và đã cho ví dụ như sau: "Đương thời, Hồ Chủ tịch có nói rằng..." !

Vậy, theo ý kiến các bạn trên diễn đàn, "đương thời" là để chỉ sự việc/con người ở quá khứ hay hiện tại ?

arsene_lupin
23-11-2007, 11:14
đương thời chỉ sự việc xảy ra trong khi nói nó mang ý nghia quá khứ hay hiện tại còn tùy thuộc vào các yếu tố đi liền nó

binhson50
29-11-2007, 00:18
Hiện nay, trên đài truyền hình VTV của Việt Nam, có phát chương trình mang tên: Người đương thời.

Mà theo thành viên Doan Dung, có nêu một thắc mắc:

hai từ "đương thời" là để chỉ trạng thái ở quá khứ mới đúng - mặc dầu mọi người trước nay thường hiểu rằng "đương" - "đang" đồng nghĩa.

Và đã cho ví dụ như sau: "Đương thời, Hồ Chủ tịch có nói rằng..." !

Vậy, theo ý kiến các bạn trên diễn đàn, "đương thời" là để chỉ sự việc/con người ở quá khứ hay hiện tại ?


Theo từ điển, "đương thời" là để chỉ sự việc/con người ở quá khứ.

http://media.songhuong.com.vn//hinh_trich_doan_sach_xua//Tu_dien_tieng_viet//380.jpg

binhson50
29-11-2007, 01:00
IV. Quang Trung, một con người toàn Việt:

Ba anh em Tây Sơn xuất thân từ nông dân, dấy binh khởi nghĩa trong lòng dân để sửa đổi một tình trạng xã hội bất công, thối nát, nghèo đói và loạn lạc. Như một giáo sĩ Tây phương đã nhận xét "Họ tự xưng là những người theo mệnh trời để thi hành công lý và giải phóng nhân dân ra khỏi ách quan liêu phong kiến đúng như các nhà cách mạng xã hội chủ trương." Nguyễn Huệ khi cùng anh khởi binh cách mạng chỉ vừa tròn 20 tuổi, tuổi căng đầy lý tưởng, xây dựng cho mình một cách nhìn, thế đứng khi đã chiêm nghiệm những sở trường và sở đoản của các thế lực đương thời và ngay cả thế lực của phong trào Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Nhạc. Chính người thanh niên này đã thao thức và quán triệt một đường lối xuyên suốt và một tâm thức không vị kỷ. Cho nên sở nguyện của Bắc Bình Vương đã cống hiến một cách trọn vẹn năng lực và tâm hồn trong sáng của mình cho một lý tưởng chung. Bao nhiêu năm về trước, chính điểm then chốt này mà Hai Bà Trưng đã xả thân cứu nước, cứu dân mà không nghĩ đến sự đền bù nào từ dân tộc. Cũng chính điểm then chốt này mà Nguyễn Trãi chịu mười năm bao nhục hình, cay đắng để kết tinh cuốn Bình Ngô Sách đem dâng cho Lê Lợi. Những người thanh niên nam nữ ấy đã ươm giống trong lòng dân tộc, tưới tẩm và nuôi dưỡng bằng giòng văn hóa tinh hoa: NHÂN BẢN, NHÂN CHỦ, nghĩa là đem một tình thương yêu bao la trải trên toàn dân với một trí tuệ trong sáng và không còn vị kỷ nữa.



Tư liệu này không biết bác dreamstar lấy từ đâu nhỉ? Có sử dụng từ "đương thời" đấy!

Invincible soul
10-10-2008, 23:42
"Xường xám" hay "xườn xám" hay "sườn xám"? Mà nghĩa của nó là gì?

Arkain
11-10-2008, 03:35
"Xường xám" không phải là tiếng Việt, mà là các cụ ngày xưa viết phỏng theo cách phát âm (theo giọng Quảng Đông) tên loại áo Trường Sam (Cheongsam (http://en.wikipedia.org/wiki/Cheongsam)) xuất phát từ Mãn Châu (Manchuria) và được thành phố Thượng Hải mang lên đỉnh cao của thời trang. Trường Sam (長衫) có nghĩa là "áo dài", vì thế cho nên ngày nay nó có cái tên tiếng Việt hoàn chỉnh là "áo dài Thượng Hải" theo đúng nghĩa, và cũng để phân biệt với áo dài Việt Nam của ta.

Loại Xường Xám dành cho phái nữ còn được gọi là Kỳ Bào (Qipao), tuy đã trải qua vài thế hệ nhưng design của thời nay vẫn không khác design cổ truyền là mấy:

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/eb/Qipao1.jpg/398px-Qipao1.jpg

http://pic20.picturetrail.com/VOL1450/9436422/17234232/284414770.jpg

Trong khi đó loại áo dài dành cho nam giới thì gọi là Changshan (http://en.wikipedia.org/wiki/Changshan).

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/44/Officiers_of_the_Six_Companies_b.jpg

Thời nhà Thanh đàn ông Trung Hoa bắt buộc phải mặc loại áo dài Changshan và cạo đầu phía trước, thắt bím tóc phía sau y như tục lệ của người Mãn Châu nếu không muốn lãnh án tử hình, vì vậy cho nên nó trở thành tiêu biểu cho các phim ảnh có bối cảnh lịch sử này (chẳng hạn như loạt phim về Hoàng Phi Hùng mà trong đây ai cũng biết).

Invincible soul
11-10-2008, 09:01
Ah hiểu, giờ viết cho đúng chính tả. Cám ơn nhé

Arkain
19-12-2008, 08:42
Hôm nay hỏi về một danh từ thường hay xuất hiện trên báo chí quốc nội khi nhắc đến người Việt đang định cư tại nước ngoài. Một danh từ mà cộng đồng người Việt Hải Ngoại không bao giờ dùng để tự xưng: Việt Kiều.

"Kiều" là gì?

Theo từ điển Hán-Việt Thiều Chửu thì "Kiều" (僑) có nghĩa là "khách ở nhờ tại một làng khác hoặc nước khác".

Điều này hoàn toàn chính xác khi đề cập đến các "Hoa Kiều" ở vùng Chợ Lớn ngày xưa, họ một mực giữ quốc tịch Trung Quốc, không chịu lấy quốc tịch Việt Nam, và muốn mọi người gọi họ là "Hoa Kiều" để khẳng định rằng họ chỉ là khách chứ không phải là công dân VN. Sau 1975 thì có không ít những người Hoa đang làm khách tại Việt Nam này lại quay trở về nước họ, còn những người Hoa quyết định ở lại và lấy quốc tịch Việt Nam thì tuyệt đối không còn gọi là "Hoa Kiều" nữa, mà là "Hải Ngoại Hoa Nhân", tức là Người Hoa Hải Ngoại.

"Hoa Kiều" và "Hải Ngoại Hoa Nhân" là hai thành phần hoàn toàn khác biệt, điều đó thì người Việt nào cũng rõ. Thế nhưng, hàng chục triệu người Việt ngày nay lại bắt chước theo báo lá cải để đánh đồng hai thành phần "Việt Kiều" và "Người Việt Hải Ngoại" làm một!

Liệu có bao nhiêu độc giả khi thấy các từ ngữ mới được báo chí cho ra lò này thì thử tìm hiểu xem nó đúng hay sai trước khi bắt chước học vẹt theo?


Hỏi: Thế nào là Việt Kiều?

Người Việt mới vượt biên ra nước ngoài, khi cập bến thì vẫn chưa có quốc tịch của nước đó, thế thì nếu như dân bản xứ gọi họ là "kiều" (khách) thì hoàn toàn phải phép.

Thế như khi những người Việt tại Hải Ngoại này trở thành trường trú nhân (permanent resident) hoặc công dân (citizen) chính thức của các nước đó thì còn ai có thể nói rằng họ là "Khách" nữa không? hay là gọi là "Người Việt Hải Ngoại" thì mới đúng?

Nếu vậy thì tại sao giới báo chí trong nước cứ tiếp tục gọi TẤT CẢ mọi người Việt Hải Ngoại hiện đang định cư tại nước ngoài là "Việt Kiều"? Họ đã có quốc tịch của nước sở tại rồi thì còn là khách của ai nữa??

Trong khi đó, cách dùng cái danh hiệu "Việt Kiều" thì trái ngược lại đối với cộng đồng người Việt Hải Ngoại: nó chỉ dùng được trong một trường hợp duy nhất: khi một người Việt Hải Ngoại về Việt Nam chơi. Lúc nào còn ở VN làm Khách thì còn là Kiều, trong danh từ đó còn gắn theo tên nước mà họ hiện đang giữ quốc tịch để dễ phân biệt (Việt Kiều Mỹ, Việt Kiều Pháp, Việt Kiều Úc...vv.vv).

Hai cách gọi này thì cái nào chính xác hơn? Việt Kiều có phải là tất cả những người Việt Hải Ngoại hiện đang địch cư tại nước ngoài (cách gọi của báo chí VN), hay Việt Kiều là những người gốc Việt hiện đang làm Khách tại VN? (theo cách gọi của đồng bào Hải Ngoại).

Thế còn các du học sinh VN và những người VN xuất cảng lao động tại nước ngoài thì sao? Họ chỉ là khách chứ chẳng có quốc tịch như dân bản xứ, nếu thế thì theo nghĩa đen thì họ đích thị là "Việt Kiều" trên đất lạ quê người (giống như các Hoa Kiều không có quốc tịch VN tại Chợ Lớn), nếu thế thì tại sao đồng bào trong nước lại không gọi những người này là "Việt Kiều" cho chính xác??

Dicky_Ng
22-12-2008, 10:58
... Một danh từ mà cộng đồng người Việt Hải Ngoại hầu như không bao giờ dùng: Việt Kiều....

Căn bản chữ "Kiều" này dùng để dân cư ở 1 nước, gắn vào tên gọi người ở nước khác tới sinh sống ở nước mình. Thí dụ người Việt Nam thì gọi người Hoa là Hoa Kiều.
Không hiểu vì chúng ta khoái chơi chữ hay là không hiểu rõ ràng ý nghĩa của nó, hoặc có thể là để gọi tắt cho cụm "Người Việt ở nước ngoài" mà cứ thấy trên báo chí, nghe trên phát thanh truyền hình Việt kiều này Việt kiều nọ...
Bó tay! :emlaugh:

cúm gà h5n1
22-12-2008, 11:52
Vậy câu này giải thích như thế nào: "Chúc đồng bào và kiều bào hưởng một mùa Giáng sinh an lành và ăn Tết vui vẻ"
Đồng bào là chỉ người Việt đang ở trong nước, kiều bào là chỉ người Việt đang sống ở nước ngoài không phân biệt là có hay không có quốc tịch của nước nào.
Không biết đúng hay sai?
Nếu theo bác thì phải viết là: "Chúc đồng bào và người Việt hải ngoại hưởng một mùa Giáng sinh an lành và ăn Tết vui vẻ"
Nghe nó cứ thế thế nào ấy?

Arkain
22-12-2008, 16:11
Nếu ai đã có đủ khả năng xét từ điển xem "đồng bào" là gì thì mới thấy cái câu chúc Tết kia nó vô duyên và vô lễ thế nào.

"Đồng bào" có nghĩa là chung một bào thai, là anh chị em ruột cùng cha cùng mẹ (không nhất thiết phải sinh đôi sinh ba cùng chung một lượt mới là bào huynh, bào tỷ, bào đệ, bào muội), nếu hiểu rộng ra theo nghĩa bóng thì là người cùng một dân tộc (không nhất thiết phải là anh em ruột).

Các bác tiền bối trong diễn đàn có lẽ còn nhớ rằng thời trước 1975 thì chỉ có khái niệm "Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước". Nếu đã xét theo phương diện tình cảm thì cho dù cư ngụ tại bất cứ nơi nào trên thế giới thì vẫn là "anh em cùng một mẹ", vẫn có tổ tiên người Việt Nam.

"Chúc đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước hưởng một mùa Giáng Sinh an lành và hạnh phúc" thì có vấn đề gì không?

Nếu đã chúc Giáng Sinh mà còn rạch ròi rằng nếu hiện đang ở trong lãnh thổ VN thì mới là "anh em cùng một mẹ" thì xin cái bác gì đó đừng lên TV nữa thì hơn.

-----

Miên mang thế đủ rồi, bây giờ quay trở lại với "Việt Kiều" được rồi chứ?

Các bác nghĩ gì về sản phẩm mới được báo chí tung ra là "Cầu thủ Việt kiều"? Cái danh hiệu quái đản này có ngữ nghĩa thế nào? Nếu như thành phần này quay về VN thì phải chăng cái tên gọi kia có nghĩa là họ là "Người Việt đang ở nhờ nước Việt"?

Có những người Việt trẻ tuổi tại hải ngoại chưa hề đặt chân nửa bước đến VN từ khi chào đời tại nước ngoài nhưng vẫn bị báo chí VN gắn cái mác "kiều", nếu thế thì họ đang "ở nhờ" nhà ai vậy?

thaychuastudio
22-12-2008, 19:02
Thật ra khôg phải lúc nào cũng đủ vốn từ để giải quyết một sự việc đâu Ác kền ạ.
Cũng khó trách, bởi vì "cơ chế" chưa cho phép sử dụng chữ ...ngoài chuyên ngành và trong phạm vi cho phép
thôi thì cứ sử dụng theo thói quen, và hiểu theo thói quen mà thôi

:no:

cúm gà h5n1
22-12-2008, 19:28
Nếu vậy thì bỏ luôn 2 chữ Việt Nam đi và viết thế này:
"Chúc đồng bào trong và ngoài nước hưởng một mùa Giáng Sinh an lành và hạnh phúc"
Bởi vì bản thân trong chữ đồng bào đã có nghĩa là Việt Nam rồi?

br0™
22-12-2008, 19:44
Ngôn ngữ mà..chả có quy tắc gì hết. Nói mãi khác thành, cho dù nó có sai.
Giống nhu ngoại ngũ vậy. Hết học câu cú, thì này thì nọ, thể này thể nọ. Nhưng xem phim thấy chúng nó nói lung tung cả ???

Arkain
23-12-2008, 00:21
Nếu vậy thì bỏ luôn 2 chữ Việt Nam đi và viết thế này:
"Chúc đồng bào trong và ngoài nước hưởng một mùa Giáng Sinh an lành và hạnh phúc"
Bởi vì bản thân trong chữ đồng bào đã có nghĩa là Việt Nam rồi?

Đúng vậy. Lý do là nếu người nói câu đó có cha mẹ tổ tiên là Việt Nam thì dĩ nhiên "đồng bào" của ông ta cũng thế.

Đổi lại nếu người nói câu đó là Hồ Cẩm Đào thì nó áp dụng cho nhân dân Trung Hoa trong lãnh thổ Trung Quốc cũng như là các "Hải Ngoại Hoa Nhân" định cư nước ngoại.

Sau 1975 thì các cơ quan truyền thông tại Việt Nam bắt chước theo cách gọi "Hoa Kiều" (華僑) của Trung Quốc để nặn ra cái tên "Việt Kiều", nhưng mà lại không chịu học đến nơi đến chốn, bởi vì khái niệm "Hoa Kiều" chỉ được người Trung Quốc áp dụng cho những người còn mang quốc tịch TQ đang ở nước ngoài, còn nếu như báo chí TQ muốn nói đến tất cả mọi người Hoa đang sinh sống tại nước ngoài, không kể họ là tạm trú hay thường trú nhân, có quốc tịch hay không thì là "Hải ngoại Hoa nhân" (海外華人).

Đó là vì người Trung Quốc đủ nhận thức để chấp nhận sự thật hiển nhiên rằng không phải tất cả mọi người Hải Ngoại Hoa Nhân ngày nay đều còn giữ quốc tịch Trung Quốc như xưa, và đa số di cư ra nước ngoài là ở luôn và gọi nơi đó là nhà mới chứ chẳng phải là ở tạm qua ngày. Liệu báo chí Việt Nam còn cần bao nhiêu năm nữa để đủ ý thức nhận ra điều này đối với Người Việt Hải Ngoại?


Người Việt Hải Ngoại = Overseas Vietnamese (http://en.wikipedia.org/wiki/Overseas_Vietnamese)
Hải Ngoại Hoa Nhân = Overseas Chinese (http://en.wikipedia.org/wiki/Overseas_Chinese)

cúm gà h5n1
23-12-2008, 08:32
"Liệu báo chí Việt Nam còn cần bao nhiêu năm nữa để đủ ý thức nhận ra điều này đối với Người Việt Hải Ngoại?"
Hy vọng là chân lý sẽ đi con đường thẳng, 'con đường ngắn nhất'.

br0™
24-12-2008, 14:04
Đổi lại nếu người nói câu đó là Hồ Cẩm Đào thì nó áp dụng cho nhân dân Trung Hoa trong lãnh thổ Trung Quốc cũng như là các "Hải Ngoại Hoa Nhân" định cư nước ngoại.



Sai. Vậy là bác không hiểu cái từ đồng bào này từ đâu ra rồi.
Sự tích Lạc Long Quân, Âu cơ đẻ ra trăm trứng, trăm trứng này sau đó thành tổ tiên người Việt ta. Do dó từ đồng bào đc xuát phát từ chỗ này( do cùng 1 bào thai). Còn anh Hồ Cẩm Đào không có cái sự tích đó nên không thể cất lên 2 tiếng đông bào được.

Arkain
24-12-2008, 15:25
Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên thì lúc tớ nghe qua lần đầu thì Br0 có lẽ còn chưa chào đời nữa kìa.

Nếu cho rằng cụm từ "đồng bào" là độc quyền cho dân tộc Việt Nam (với truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên làm bằng chứng trước tòa) thì Br0 có thể đi kiện Trung Quốc cho tội vi phạm bản quyền cho cụm từ "đồng bào" để kiếm mớ tiền được rồi, mấy ngàn năm nay bọn Hán cứ tự nhiên mà dùng ngôn ngữ của nó mà chẳng xin phép Việt Nam ta gì ráo, hết "huynh đệ đồng môn" đến "huynh đệ đồng chí" rồi lại "đồng bào huynh đệ tỷ muội" :D

Hán tự của "đồng bào" trước khi giao du đến phương Nam và được Việt hóa là (同胞), trên Google (http://www.google.com/search?q=%E5%90%8C%E8%83%9E&ie=utf-8&oe=utf-8&aq=t&rls=org.mozilla:en-US:official&client=firefox-a) có cỡ 17 triệu trang dùng nó mà chưa đăng ký với Cục Bản Quyền Việt Nam.

Cũng như Hán-Việt từ điển Thiều Chửu, tự điển của Baidu (http://baike.baidu.com/view/1100496.htm) dịch "đồng bào" (同胞) là "huynh đệ cùng cha mẹ" hoặc "người cùng một dân tộc với nhau" (tương đương với "compatriot (http://vdict.com/compatriot,1,0,0.html)" trong tiếng Anh).

(Bản dịch tiếng Anh (http://translate.google.com/translate?hl=en&sl=zh-CN&u=http://baike.baidu.com/view/1100496.htm&sa=X&oi=translate&resnum=1&ct=result&prev=/search%3Fq%3D%25E5%2590%258C%25E8%2583%259E%26hl%3 Den%26client%3Dfirefox-a%26rls%3Dorg.mozilla:en-US:official%26hs%3Dsb4) của Google Translate.)

Goodluck nhé! Nếu thắng kiện thì nhớ bao anh em một chầu :)

Nếu mà ông tòa hỏi rằng thế dân tộc người Việt được tổ tiên là Lạc Long Quân & Âu Cơ sinh ra trước hay là dân tộc người Hán được tổ tiên là thần Phục Hy và Nữ Oa sinh ra trước thì phiên tòa "Hồng Bàng (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93ng_B%C3%A0ng) đại chiến Tam Hoàng Ngũ Đế (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_Ho%C3%A0ng_Ng%C5%A9_%C4%90%E1%BA%BF)" chắc sẽ vui nhộn lắm đây!

"Tam Hoàng" trong "Tam Hoàng Ngũ Đế" đây là ba vị thần Phục Hy, Nữ Oa, và Thần Nông trong truyền thuyết Trung Hoa, chứ không phải là Hội Tam Hoàng (Triads) của xã hội đen TQ ngày nay nhé!

Dân Hoa Hạ (Hán tộc) tự xưng là đám con cháu mà hai vị thần Phục Hy & Nữ Oa sinh ra sau cơn đại hồng thủy.

Ông Tổ của người Việt là "Lạc Long Quân" Sùng Lãm, con trai của "Kinh Dương Vương" Lộc Tục. Lộc Tục là con của vua Đế Minh. Vua Đế Minh là cháu ba đời của Thần Nông.

Bỏ xừ, thế hóa ra "đồng bào Hoa Hạ" là con cháu thần linh ngay từ thế hệ thứ nhất, mãi năm đời sau mới tới phiên "đồng bào Việt Nam" mở mắt chào đời. Còn muốn tranh giành ngôi thứ xem ai có quyền xài cụm từ "đồng bào" nữa thôi?

PS: Đến khi đó không chừng còn có vài nước khác nhảy vào tranh phần nữa, vì nếu dõi mắt nhìn xung quanh khu vực Châu Á này thì ắt sẽ thấy rằng cái sự tích cả một dân tộc được sinh ra bởi một vị nữ thần nào đó thì quyết chẳng phải là chuyện hiếm hoi gì cho cam.

Ơ mà cái thớt này là về tiếng Việt, nếu muốn vào đây để học hỏi thêm về huyền sử & truyền thuyết dân gian thì lộn chuồng rồi nhé!

cúm gà h5n1
24-12-2008, 15:51
Tôi đồng ý với bạn BroTM về truyền thuyết 'Con Rồng Cháu Tiên', cùng sinh ra trong một bọc nên gọi là 'Đồng Bào'
Còn xuất phát của từ 'Đồng Bào' ở Trung Quốc từ đâu mà có chắc hỏi bạn Arkain, bạn đưa bản tiếng Anh khó hiểu qúa. Bạn có bản Việt văn nào không?

thaychuastudio
25-12-2008, 23:01
Tôi đồng ý với bạn BroTM về truyền thuyết 'Con Rồng Cháu Tiên', cùng sinh ra trong một bọc nên gọi là 'Đồng Bào'
Còn xuất phát của từ 'Đồng Bào' ở Trung Quốc từ đâu mà có chắc hỏi bạn Arkain, bạn đưa bản tiếng Anh khó hiểu qúa. Bạn có bản Việt văn nào không?

Bây giờ chỉ cần hỏi: Chữ đồng bào có trước, hay sự tích "Con rồng cháu tiên" có trước?

Trước giờ, tự nhiên phải nghĩ: Từ khi có sự tích LLQ - Âu Cơ , bắt đầu mới có chữ "đồng bào". rõ ngớ ngẩn!!

Arkain
21-01-2009, 16:31
Câu Lạc Bộ: (danh từ) Tổ chức lập ra cho nhiều người tham gia sinh hoạt văn hoá, giải trí trong những lĩnh vực nhất định (vdict.com).

Nhưng tại sao lại là "Câu" + "Lạc" + "Bộ"? Đây là tiếng Việt hay là tiếng Hán? Và nó có nghĩa là gì? Có khác với danh từ "Club" thông dụng tại Miền Nam hay không?

Câu trả lời: Nó là cách người Nhật phiên âm danh từ "Club", chứ thực tế ba từ "Câu", "Lạc", và "Bộ" được ghép lại ở đây hoàn toàn chẳng có nghĩa gì cả!

Khi các môn thể thao Tây Phương tràn vào nước Nhật, mang theo những từ ngữ chuyên môn từ Âu/Mỹ, người Nhật không có khả năng phát âm danh từ "Club" (đọc là "Clấp") như dân Sài Gòn, mà đọc trại nó ra một cách ngọng nghịu là "Khơ Lu Bù" (俱樂部).

"Khơ Lu Bù" sau đó được truyền tới Trung Quốc, rồi từ đó truyền xuống Bắc Việt, và một lần nữa bị đánh què thành "Câu Lạc Bộ".

Sau 1975, các từ ngữ của miền Bắc tràn ngập báo chí của cả hai miền, và danh từ "Club" được dùng tại miền Nam hoàn toàn bị trấn áp trong các phương tiện truyền thông.

Năm tháng trôi qua, thanh niên từ Bắc chí Nam cứ quen miệng mà bắt chước theo báo chí quốc doanh để gọi các đội bóng (Football Club) là "Câu Lạc Bộ Bóng Đá", mặc dù chẳng hiểu cái danh từ quái dị đó là tiếng gì và ở đâu ra. Tuy nhiên, cũng may là hội của những người hâm mộ thì vẫn được gọi là "Fan Club", chứ không bị đánh què thành "Câu lạc bộ của người hâm mộ Câu lạc bộ"!

Tấu xảo thay, ngày nay "Câu Lạc Bộ" thường được rút ngắn lại thành "CLB", và đó cũng là cách viết tắt của danh từ "Club" tại nước ngoài!

huongct
22-01-2009, 20:36
Cái "áo ngực" phụ nữ thì VN mình hay gọi theo Pháp là "Cọc Xê". Nhưng nhiều người gọi là cái "Xú Chiêng". Nhưng tui không biết nguồn gốc cái từ "Xú chiêng" này ở đâu ra nữa !. Bác nào biết không ?

Arkain
23-01-2009, 01:20
Cái "áo ngực" phụ nữ thì VN mình hay gọi theo Pháp là "Cọc Xê". Nhưng nhiều người gọi là cái "Xú Chiêng". Nhưng tui không biết nguồn gốc cái từ "Xú chiêng" này ở đâu ra nữa !. Bác nào biết không ?

Cả hai đều là tiếng Pháp:

Corset: Cái này không phải là áo ngực, mà dùng để chít eo cho nhỏ lại. Trong phim "Pirate of the Caribbean" cô nàng Swan lúc mặc cái món này lên thì thở không nổi và rớt tõm xuống biển.

Soutien: Có nghĩa là "nâng đỡ" trong tiếng Pháp. Tiếng Anh gọi là "Bra". Đây mới là loại áo ngực hiện nay.

+++++

Thêm một số từ ngữ nước ngoài rất thân thuộc với dân Miền Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn. Cột bên trái là cách viết, cột bên phải là cách phát âm theo giọng Pháp hoặc Anh:

Note = Nốt (nhạc)
Bar = Ba (quầy rượu)
Baton = (Cây gậy) Ba-toong
Billards = Trò chơi thục Bida
Buffet = Tủ buýp-phê (đựng ly chén)
Caoutchouc = Cao su
Carreau = Ca-rô (ô vuông bốn cạnh, vừa là tên của trò ca-rô, vừa là cái tên của chất "rô" trong bộ bài Tây)
Cartable = cặp táp (của học trò)
Chief = Sếp
Chemise = Sơ-mi
Cement = Xi-măng
Ciné = Xi-nê
Container = Công-ten-nơ
Coolie = Cu-li
Court = Cua (gái)
Course = lớp học (nghỉ không xin phép thì là cúp "cua")
Cravate = cà vạt
Demi-garçon = Tóc Đờ-mi gạc-xông
Faux = Phô (ăn mặc trông quá "phô")
Fermeture = Phẹc-mơ-tuya
Fontaine = Vòi nước phông-tên
Gallant = Ga-lăng
Garde-manger = Tủ Gác-măng-dê đựng đồ ăn
Gare = Ga để xe
Gateau = Bánh Ga-tô
Goût = Gu (khẩu vị)
Lancer = Lăng-xê
Lavabo = Chậu rửa tay
Mannequin = Man-nơ-canh
Mignon = Mi-nhon (dễ thương)
Mode = Mốt (mô đen)
Pédé = Pê-đê
Police = Phú-lít (cảnh sát)
Bomb = Bom đạn
Pli = Nếp (quần áo phẳng "pli")
Robinet = Vòi ro-bin-nê
Salad = Xà-lách
Salon = Ghế Sa-lông
Saucisse = Xúc-xích
Savon = Xà-bông
Tension = Tăng xông (cao huyết áp)
Terre = Te (Ngả người khi nhảy đầm)
T.V (Television) = Ti-vi (Vô tuyến truyền hình)
Tour = Tua (du lịch)
Vagabond = Ma-cà-bông (kẻ lang thang)
Valise = Va-li

+++

Nhà ai có xe đạp hoặc xe gắn máy thì từng món phụ tùng đều có tên tiếng Pháp cả:

Chaine (chain) -> Sên
Depart -> Đề-ba (khởi hành)
Retour -> Rờ-tua
Carter -> Cạc-te (Cái miếng chắn dây sên)
Guidon -> Ghi-đông
Pompe -> (Ống) Bơm
Pédale -> Bê-đan
Porte bargage -> Boọc-baga
Fourche -> Phuộc
Phare -> (Đèn) pha
Enveloppe -> Lốp (vỏ xe)
Chambre à air -> Xăm (ruột bánh xe)
Talon -> Ta-lông (bố chỉ trong bánh xe)
Secour -> Xơ-cua (dự phòng)


...và còn rất nhiều, rất nhiều từ ngữ Anh/Pháp rất thông dụng trong đời sống của dân Miền Nam, nhưng vì các thế hệ sau này không còn được trường học dạy tiếng Anh và tiếng Pháp đến nơi đến chốn như ngày xưa nữa, nên đa số là học lóm từ người lớn. Oái oăm là phương pháp giáo dục sau này chỉ cổ súy học vẹt thôi chứ không thúc đẩy tinh thần học hỏi, thành ra cứ qua một thế hệ là các từ ngữ này lại bị đánh què thêm, đời cha (5x) thì đọc/viết như Tây, đời con (7x) thì còn biết viết vài thứ cho đúng chính tả, chứ đến đời cháu (9x) thì coi như mít đặc, tuy cũng bắt chước gọi theo thiên hạ nhưng chỉ còn nước viết mô phỏng theo cách phát âm chứ chịu chết không biết các từ ngữ gốc là gì.

Năm tháng trôi qua, những từ ngữ được viết phỏng theo cách phát âm đó trở nên thông dụng và được công nhận là "thuần Việt" luôn (ví dụ như là "xi măng" và "cao su"), đến khi ghi danh học qua một khóa tiếng Anh hoặc tiếng Pháp thì mới phát hiện ra rằng trước đến giờ mình viết sai chính tả tá lả mà không hề biết :)

dinhbaochau
23-01-2009, 11:03
MourLong = Môn Lòng

Phải không bác

Culytruong
23-01-2009, 14:04
Ciné = Xi-nê
Coolie = Cu-li


Thì ra tên mình viết sai chính tả. Làm Coolie củng đáng đời.

Arkain
24-01-2009, 14:37
Cứ tưởng là nhậm chức Lý Trưởng trong L, ai dè lại là tổ trưởng Culi à??

Culytruong
24-01-2009, 19:37
Cứ tưởng là nhậm chức Lý Trưởng trong L, ai dè lại là tổ trưởng Culi à??

Có chức là được gòi.

Think different
19-05-2009, 16:14
Cái "áo ngực" phụ nữ thì VN mình hay gọi theo Pháp là "Cọc Xê". Nhưng nhiều người gọi là cái "Xú Chiêng". Nhưng tui không biết nguồn gốc cái từ "Xú chiêng" này ở đâu ra nữa !. Bác nào biết không ?

"Cọc xê" không phải là áo ngực mà là áo chít eo cho nhỏ lại, tiếng Anh là corset.
http://www.victoriana.com/corsets/Images/1880corset-1.jpg

cat23
29-07-2009, 15:51
Xin góp với Arkain một số từ. Các từ này tôi thường nghe mấy lão tướng ở nhà hay nói chứ tôi chưa biết gì tiếng Pháp.

agrafeuse - bấm kim (đóng sách) (hay nghe nói: a-gráp)
baignoire - bồn tắm (hay nghe nói "bông-nho")
comptoir - quầy rượu (bar)
court - ngắn (hay nghe: cắt (tóc) đầu cua)
garçon - (này cô em tóc demi-garçon, bài hát này thì quá hay rồi)
treillis - canvas => veste de treillis - combat jacket (Từ khi anh thôi học và từ khi anh khác áo treillis... - bài hát này cũng quá nổi tiếng)
pardessus (m) - overcoat - áo khoác ngoài
prise - ổ cắm điện
capote (f) - nắp trước xe hơi (capô)

thuongshoo
20-08-2009, 21:26
Từ điển tiếng Việt có thể tra ở đây: http://dict.vietfun.com

Ví dụ về "sen đầm" thì tra nó cho kết quả thế này :

http://dict.vietfun.com/td?word=sen+%C4%91%E1%BA%A7m&db=vv&fmt=u&Kbrd=viqr

ba tui nói là hình như lecent là con chó, đầm tức là đỉ.
con chó ý là giữ nhà, đỉ điếm thì phá hoại gia đình người khác.
tự nhiên qua Vn giữ nhà dùm còn phá hoại tùm lum thì là sen đầm

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

công nhận arkain giỏi tiếng pháp thiệt! sống bên mỹ mà vẫn học tiếng pháp hả?

The Old Man
20-08-2009, 22:33
Chữ Sen đầm xuất xứ từ chữ Gendarme -> Police->Cảnh sát

Thêm vào chử Ma cà bông từ chữ Vagabond

nino
21-08-2009, 05:53
hồi đó nghe nhưng không để ý, giờ nghe nói để ý thấy TV sao mà phong phú quá

Arkain
21-08-2009, 11:45
công nhận arkain giỏi tiếng pháp thiệt! sống bên mỹ mà vẫn học tiếng pháp hả?

Tuy các học sinh Trung Học bên U.S đều phải lấy 2 năm ngoại ngữ, nhưng các từ ngữ này tớ học lỏm từ cha mẹ chú bác từ hồi mới tập đi xe đạp lận, mà tớ chắc mẩm là các thành viên Miền Nam trong diễn đàn cũng đều quen thuộc từ lúc còn bé chứ chẳng riêng gì tớ :)

Như tớ đã đề cập tới ở các trang trước, ngày xưa người Sài Gòn nói riêng và Miền Nam nói chung không hề sợ sệt gì khi tiếp thu tiếng Pháp hoặc tiếng Anh vào cuộc sống thường ngày để tiếng Việt thêm phong phú hơn (thay vì cố gắng nhắm mắt dịch đại, không dịch được vẫn cố dịch như là ngày nay). Cũng nhờ thế hệ trước mà thế hệ ngày nay mới có thể tự nhiên dùng những danh từ như "vali", "nốt nhạc", "cao su", "cà vạt", "TV", "radio" như thể chúng là những từ ngữ thuần Việt, đến cả những chú nông dân cũng dùng được mà không sợ bị những người có đầu óc cổ hủ chửi cho là sính ngoại!

Chẳng bù cho bây giờ, có những danh từ chuyên ngành mà người Việt tuy có thể phát âm dễ dàng hơn bất kỳ một quốc gia Châu Á nào (vì chúng ta đã quá quen với các mẫu tự La-tinh), nhưng đến cả giới trẻ trong ngành cũng sợ sệt không dám xài, mà lại bắt chước theo các phóng viên dốt đặc về công nghệ lẫn ngoại ngữ để gọi chúng bằng những cái tên "thuần Việt" nghe Hai Lúa đến mức mắc ói, "Digital" biến thành "Số" là một trong những tên gọi ngớ ngẩn nhất, đi đâu cũng không thoát khỏi cái "số", hết "nhạc số" cho đến "ảnh số", hết "máy ảnh số" cho đến "máy quay số" :no:

Thử tưởng tượng nếu trước đây mà ông bà cha mẹ cũng sợ sệt không dám dùng các từ ngữ nước ngoài (từ Hán cho đến Anh, Pháp) thì vốn liếng tiếng Việt của chúng ta ngày nay sẽ bị vơi mất bao nhiêu từ nhỉ? không chừng cái vali lại bị dịch là "cái hòm xách tay" thì bỏ mịa :emlaugh:

lqkhoi
21-08-2009, 13:00
Thế Ac Kền dịch digital là gì : "đí gí tồ" hỉ? hay "đích tồ".

Ngày xưa người biết ngoại ngữ ở VN không nhiều chuyện đọc trại ra hay phiên âm theo tiếng Việt rất dễ được đồng tình.

Nhưng bây giờ con số người biết ngoại ngữ đã nhiều hơn xưa và tất nhiên họ thích dùng những từ nguyên. Trong khi dân Việt Nam vẫn còn bị ác cảm với những từ phiên âm khủng khiếp theo style Nga với Niu OÓc, hay Oa Shin tơn thì việc tồn tại 2 luồng song song: chính thống theo nguyên thủy và dịch suốt thành tiếng Việt với những từ có thể dịch được cũng là một giải pháp không tồi.

Thế giới này ngày càng phẳng, khoảng cách càng ngày càng gần. Chuyện lai căng giữa tiếng này với tiếng kia càng ngày xảy ra càng nhiều. Nếu bạn thử nghe 2 đứa trẻ Sing hay kể cả người lớn cũng vậy nói chuyện với nhau bạn sẽ thấy họ nói bằng 1 thứ ngôn ngữ mix: 60 đến 70% là English còn phần còn lại là tiếng gốc của họ như Mandarin hay Malay, hứng hứng họ không tìm được diễn tả họ lại chen vô.

Cũng nhờ thế mà 1 dân Tàu Sing ở đây biết lưu loát 2 thứ ngôn ngữ mà khoảng hơn 3 tỷ người trên thế giới này sử dụng. Và đó cũng là một trong những nguyên nhân của sự thành công vượt bực chỉ sau 50 năm ở Sing.

Quay lại Việt Nam mắc cười nhất tồn tại 2 thực thể gần như đối nghịch hẳn nhau. Một là học Anh Văn 8 năm trời nhưng không giao tiếp được bằng thứ ngôn ngữ mình đã học dù chỉ 1 câu. Hai là rất nhiều người vì sỉ diện vì tự ái dân tộc hay vì che giấu cái dốt của mình rất thích đi chỉ trích những người thích dùng ngoại ngữ trong giao tiếp hằng ngày.

Lấy ví dụ cho vợ chồng tôi. Bọn tôi chẳng được hân hạnh sống đủ lâu ở nước ngoài nên văn phạm hay từ vựng tiếng Anh đôi khi cũng vô số lỗi, đó là chuyện thường của người nước ngoài học tiếng bản xứ. Nhưng những từ cửa miệng trong công việc hằng ngày như: menu, brief, job, meeting, telco v.v mà bắt phải nhớ cả 2 ngôn ngữ và tùy theo môi trường (context) nào mà quyết định thì tội chúng tôi lắm.

Trường hợp của Ác Kền đúng thật là cá biệt :D.

Arkain
21-08-2009, 16:43
Thế Ac Kền dịch digital là gì : "đí gí tồ" hỉ? hay "đích tồ".

Viết nguyên văn là "Digital", phát âm là "Đi-Tri-Tồ"!

Đối với dân thường thì chẳng cần phiên dịch lôi thôi, cái mà họ cần là một lời giải thích đơn giản và dễ hiểu khi làm quen với từ ngữ mới. Chỉ cần giải thích nôm na rằng film/ảnh/nhạc digital đều là dữ liệu "được ghi chép dưới dạng điện tử, có thể đọc/viết/xử lý/lưu trữ được trên computer" là ai cũng hiểu ngay mà không cần "số" này "số" nọ, dân thường cho dù có bắt chước đọc theo phong trào nhưng nếu hỏi 10 cô thì chắc cũng đến 9 không giải thích được là mấy số, số mấy!

Chỉ cần các công ty quảng cáo sản phẩm trên TV mà cho hiện từ "Digital" trên màn ảnh và phát âm nó chính xác theo giọng Anh thì chỉ chẳng bao lâu là toàn thể dân Việt Nam đều có thể đọc và viết theo nguyên văn, dễ dàng như là hiện nay hầu như bất cứ ai cũng có thể viết là "CD" và phát âm là "Xi-Đi", viết là "DVD" và phát âm là "Đi-Vi-Đi" vậy! :punk:

Lạ lùng ở điểm là dạo này báo chí đồng loạt đưa tin rằng nhà đài sẽ chuyển "từ công nghệ Analog cũ qua công nghệ Số". "Analog" trên bờ tuyệt chủng thì viết được, trong khi "Digital" có mặt mọi nơi mọi chỗ trong cuộc sống hàng ngày mà lại ngoài khả năng tiếp thu là thế quái nào? :emlaugh:



Ngày xưa người biết ngoại ngữ ở VN không nhiều chuyện đọc trại ra hay phiên âm theo tiếng Việt rất dễ được đồng tình.


Thời mà bác lqkhoi còn trẻ thì chưa thể gọi là "xưa" được, nếu muốn nói về "ngày xưa" thì phải đi ngược lại đến thời mà cụ TOM còn đạp xe hết tốc lực từ trường Lasan Taberd đi ngắm các bộ váy đầm khi trường Marie Curie tan học kìa :lick:

Đó là cái thời mà thầy cô trong các trường Trung Học dùng tiếng Anh và tiếng Pháp song song với tiếng Việt, và các sinh viên đỗ bằng Tú Tài có thể đọc/viết/đối thoại lưu loát bằng ba ngôn ngữ Việt/Pháp/Anh. Chính trong bối cảnh đó mà việc tiếp thu từ ngữ nước ngoài vào tiếng Việt mới không gặp một chút e ngại nào tại Miền Nam.

Lúc ấy người ta phân chia rạch ròi ranh giới giữa cách viết và cách phát âm những từ ngữ có nguồn gốc từ Anh/Pháp chứ không bát nháo như bây giờ.

Viết là "TV", phát âm là "Ti-vi".
Viết là "Video", phát âm là "Vi-đê-ô"
Viết là "Ciné", phát âm là "Xi-nê".
Viết là "John Kennedy", phát âm là "Tron Khen-ne-đi"
Viết là "Trường Lasan Taberd", phát âm là "Trường Lasan Ta-be"
Viết là Soeur, phát âm là "Sơ"
Viết là "Film", phát âm là "Phim"

Tuy nhiên không bao giờ được lật ngược lại, vì nếu dùng cách phát âm để viết là sai chính tả bét nhè!

Khi nói đến công nghệ thì chúng ta bây giờ cũng thế, tuy viết là "CPU" và phát âm là "Xi-Pi-Du", viết là "MP3" và phát âm là "Em-pi Three", viết là "CD" và phát âm là "Xi-Đi", viết là "DVD" và phát âm là "Đi-Vi-Đi", nhưng tuyệt không bao giờ dùng cách phát âm để mà viết, đơn giản là vì chúng ta có cơ hội được biết viết thế nào cho đúng!

Điều này trái ngược với xã hội sau 1975. Trong một xã hội biết dùng 3 ngôn ngữ mà thình lình tiếng Anh và tiếng Pháp đều bị hất ra rìa, không ít kẻ dốt đặc lại vịn vào cái lòng tự hào dân tộc để che đi cái dốt của mình và cũng là để kéo mọi người xuống dốt sao cho bằng mình. Tất cả các tờ báo được cho phép hoạt động đều phải tập viết các từ ngữ Anh/Pháp theo kiểu phiên âm, nghe các đồng chí đọc làm sao thì mình ghi xuống y như vậy cho nó "thuần Việt", mặc dù các ngôn ngữ Tây Phương mà bị đánh què thế này thì trông chẳng khác chi là ngôn ngữ của dân tộc thiểu số miền sơn cước (các tờ báo "gộc" vẫn khư khư bám lấy văn phong kiểu này, thế cho nên mới có những thứ kinh dị như là "Tổng thống Gioọc-giơ Bút-xơ thăm Việt Nam" trên mặt báo Nhân Dân dạo nào).

Thế hệ từ 7x trở đi tại Miền Nam thì tuy rằng lúc còn nhỏ vẫn cứ nghe người lớn dùng các từ ngữ Anh/Pháp quen thuộc ấy trong gia đình, nhưng vì không còn được dạy tiếng Pháp và tiếng Anh đến nơi đến chốn trong trường học như là bố mẹ ngày xưa nữa thành ra chẳng biết nguồn gốc chúng từ đâu ra và phải viết thế nào cho đúng chính tả, khi nghe đọc là "Tivi" thì viết xuống là "Tivi", nghe đọc là "Sơ" thì viết xuống là "Sơ", viết sai mãi thành quen, mà oái oắm là nếu như ai cũng sai thì chính cái sai đó lại trở thành...chính thống! Thế là trong cái danh sách dài ngoằng về cách viết và cách phát âm mà tớ liệt kê trên kia thì rất nhiều người phát âm thông thạo (thậm chí là dùng mỗi ngày), nhưng lại mù tịt không biết viết thế nào cho đúng chính tả :no:

Dân Việt khi tiếp thu tiếng Hán và chuyển qua mẫu tự Latin để hình thành Hán-Việt thì bắt buộc phải viết và phát âm trại đi, điều này thì không thể tránh khỏi. Tàu/Nhật/Hàn cũng bắt buộc phải viết các từ ngữ nước ngoài theo kiểu phiên âm, cũng như là phát âm chúng một cách ngọng nghịu đến mức buồn cười bởi lẽ họ không quen với các mẫu tự Latin. Tuy nhiên, người Việt không hề bị trở ngại đó gò bó khi học tiếng Anh, và chúng ta có thể tiếp thu chúng nhanh hơn bất cứ anh Tàu/Nhật/Hàn nào. Nếu người Việt thực sự có thể dịch được cái thuật ngữ nước ngoài sang tiếng Việt một cách đúng mà hay thì là điều rất tốt, ngược lại thì cũng đừng cố gắng dịch tầm bậy tầm bạ để sản sinh ra những thứ quái dị Tây chẳng ra Tây, Ta chẳng ra Ta, vì cho dù tiếng Anh hay tiếng Pháp thì người Việt đều có thể phát âm dễ dàng cơ mà, ông bà cha mẹ chúng ta đã chứng tỏ điều đó. Quan trọng là liệu giới trẻ ngày nay có biết tận dụng cái lợi thế của những mẫu tự Latin mà tiếng Việt sử dụng so với các loại ngôn ngữ tượng hình, và mau chóng tiếp thu những từ ngữ chuyên môn nước ngoài đúng theo nguyên văn để tiếp tục làm tiếng Việt ngày càng phong phú hơn như là cha mẹ ngày xưa, hay là tiếp tục bắt chước đọc theo giới truyền thông dốt đặc cán mai về cả hai phương diện Công Nghệ lẫn Ngôn Ngữ Học (nói theo kiểu cụ TOM thì là "dân Ai-Ti mà lại đi bắt chước dân I-Tờ"), còn nếu cứ tự rào mình lại mà không biết vay mượn từ ngữ nước ngoài thì tiếng Việt sẽ mãi nghèo nàn thiếu thốn, như là tên gọi của hệ số cho đến thế kỷ 21 mà vẫn không quá nổi đơn vị Tỷ vậy!

nino
21-08-2009, 16:46
hôm nọ coi trên VTV, chuyên mục sức sống mới, cô dẫn chương trình nói các bác muốn xem thêm truy nhập vào trang web "đáp liu, đáp liu, đáp liu chấm sucsongmoi chấm vn"... nghe mà muốn xỉu :(

acaxomcui
21-08-2009, 21:05
hôm nọ coi trên VTV, chuyên mục sức sống mới, cô dẫn chương trình nói các bác muốn xem thêm truy nhập vào trang web "đáp liu, đáp liu, đáp liu chấm sucsongmoi chấm vn"... nghe mà muốn xỉu :(



Mình thì nghe thường là"V kép V kép V kép..." mất tính quốc tế !

huongct
21-08-2009, 21:41
Mấy bác sao mà muốn xỉu bằng em. Em coi TV tường thuật trận đấu bóng bàn giữa hai tay vợt TQ Wang Hao và Wang Liquin. BLV đọc "... trận đấu giữa Wang Hao và Vương Lệ Cần ..." Em nghe muốn xỉu luôn !.

Gì chứ em dị ứng nhất là cái Mát Xờ Cơ Va ! Cũng may là không thấy nữa !.

kiettt
21-08-2009, 23:31
Một số sách giáo khoa trước 1975 vẫn tồn tại cách viết các danh từ riêng nước ngoài theo kiểu phiên âm, nhưng hình như phiên từ tiếng Trung chứ không phải tiếng Việt, ví dụ Á-căn-đình (Argentine), Lỗ-ma-ni (Rumania), Bảo-gia-lợi (Bulgaria), ...

Tôi cũng từng đọc một bản dịch tiểu thuyến "Don Quixote de la Mancha" mà dịch giả phiên âm là "Đồng Ký Khốt đệ Man chà", nhớ không lầm thì tác giả giải thích là âm "x" tiếng Tây Ba Nha (lại phiên âm nữa rồi, Spanish) đọc là "kh" nên phải viết như vậy mới đúng. Tiếc là lâu quá mình không nhớ tên dịch giả và nhà xuất bản, chỉ nhớ là truyện in trước 1975.

Thôi không nói chuyện nước ngoài nữa, nói chuyện trong nước nè.
Bác sỹ Nguyễn Chấn Hùng được xem là một trong những chuyên gia hàng đầu về bệnh ung thư tại Việt Nam, trong một buổi nói chuyện, mình được nghe ông kể lại câu chuyện sau (sau đây xin được gọi ông là Giáo sư, dù danh hiệu này hình như ông chưa được chính thức phong):

Khoảng chục năm trước, ông ra Hà Nội chấm thi cho một học trò của mình là bác sỹ, anh này bảo vệ đề tài nghiên cứu trước một hội đồng khoa học gồm toàn các cây đa cây đề của bộ Y tế VN. Phát biểu ý kiến sau khi nghe trình bày, bên phản biện là một bà giáo sư tiến sỹ không đưa ra được ý kiến gì về chuyên môn hay về bản thân công trình nghiên cứu hết, chỉ càm ràm là trong khi trình bày, anh bác sỹ kia đã dùng thuật ngữ "nhũ ảnh" và đó không phải là thuật ngữ chuẩn, và bà ta không hiểu nó có nghĩa là gì cho đến khi nhìn thấy các dẫn chứng chứng minh. Bà yêu cầu phải sửa lại là "phim chụp vú" mới chính xác. Giáo sư Hùng ở phe bảo vệ thì điên máu lên, nhưng ông không tỏ ý kiến gì hết, rốt cuộc đề tài vẫn được bảo vệ thành công, mọi người đều vui vẻ liên hoan sau đó, tất nhiên là trừ hai thày trò.

Kể đến đây, Giáo sư Hùng bèn hỏi một cô gái trẻ trong số cử tọa đang nghe ông nói :"Giả sử cô là bệnh nhân bị ung thư vú vừa phát hiện bệnh, bác sỹ chỉ định phải phẫu thuật điều trị để bảo toàn tính mạng, cô thích nghe từ nào trong hai lựa chọn sau: "đoạn nhũ" và "cắt vú". Các cô bên dưới cười ầm lên, nhưng GS thì không hề cười. Sau đó, ông cho xem thêm hai tấm hình chụp ở hai căn phòng ở hai nơi khác nhau, một căn thì trước cửa để tấm bảng "phòng chụp vú", còn căn phòng kia tấm biển đề "phòng chụp nhũ ảnh". Để yên cho cả phòng cười muốn hụt hết hơi, GS Hùng thản nhiên cho biết ông gần như là người đầu tiên phổ biến thuật ngữ "nhũ ảnh" tại Sài Gòn, và hiện nay thuật ngữ này được dùng phổ biến trên cả nước. Ông không bình luận gì thêm, nhưng vậy lại hay.



Hồi còn nhỏ, mình có dịp hầu chuyện một giáo viên dạy học ở Trung tâm ngôn ngữ và văn minh Pháp (dân Sài Gòn hồi xưa hay gọi đơn giản là Xăng quyn tua ren, Centre de culturel et de civilation a Francaise, bác nào nhớ tên chính xác xin viết lại dùm em). Ông này Tây nhưng nói tiếng Việt còn hơn dân Việt nữa, ông bảo là bên Tây có cả một viện hàn lâm về ngôn ngữ, tất tần tật những gì liên quan đến văn phạm, từ vựng đều được viện này quy định, và từ điển do viện này đưa ra được coi như tiêu chuẩn cho chính tả tiếng Pháp. Từ lúc đó mình đã thắc mắc là tại sao nước mình vẫn không thể nào lập ra nổi một tổ chức như vậy, bây giờ thì hết thắc mắc rồi, chỉ ấm ức thôi, khi mấy đứa con hỏi câu y chang như vậy và mình không thể trả lời cho tụi nhỏ xuôi được :no:

tiểu dân
22-08-2009, 05:57
Chắc chú Kiệt trong nam không biết, chứ ở ngoài bắc mình có Viện Việt Học, một trong số những tổ chức nghiên cứu, định chuẩn ngôn ngữ Việt dành được nhiều cảm mến của con. Trước năm 75, (những năm 50, 60) Viện Việt Học là nơi quy tụ nhiều học giả, soạn giả, nghiên cứu gia về ngôn ngữ nổi tiếng. Người con mến phục nhất là cụ Hoàng Minh Chính. Sau vụ sét lại chống Đảng năm 64, cái viện đó đi về đâu con cũng không rõ nữa.

acaxomcui
23-08-2009, 05:43
Giới truyền thông Việt Nam thế nào nhỉ?Ra rả suốt ngày cứ Si đa,hắc i vê..

Bác Kiệt nhận xét rất đúng,thói quen phát âm tiếng nước ngoài ở Việt nam ảnh hưởng rất nhiều từ TQ.America họ phiên âm và đọc chắc lọi là á mỹ lị gia,đọc gọn là mỹ.Tên của tổng thống Mỹ đọc là bu sờ,ngài ấy nghe đọc tên mình mà dám tưởng tên ai không chừng.

Hoa_Hong_Da
26-08-2009, 22:50
Nói chung là tại các trường đào tạo không chú trọng việc này nên mới sinh ra như vậy

cat23
29-08-2009, 08:48
Xin được post lại bài này cho tranh luận thêm sôi động.

Hôm qua có anh bạn trong công ty gọi điện đọc "gmail.com" (g mail chấm com) nhưng người bên kia không hiểu.
Xin đăng lại toàn bộ bài viết của tg Thân Trọng Sơn được đăng trên tạp chí bán nguyệt san KTNN số 609 (10-07-2007)

======
Chuyện Vê Tê Vê…

CHỮ GỜ? – Không có chữ gờ nào!

Thân Trọng Sơn

Đã có nhiều ý kiến thắc mắc tại sao các phát thanh viên đọc chữ G tiếng Việt là “Gờ” nhưng VTV thì đọc là Vê tê về mà không phải là Vờ tờ vờ? Câu hỏi không được trả lời và mỗi ngày chúng ta vẫn chứ nghe “các nước Gờ tám (G8)”, “GTVT Gờ tê vê tê”… Cùng một cách đọc như thế là các chữ L “lờ”, M “mờ”, N “nờ”… Vấn đề tưởng chỉ là chuyện nhỏ, muốn đọc sao cũng được, nhưng nếu phân tích kỹ hơn thì cũng có nhiều điều đáng bàn.

Cứ mở đài ra nghe, chưa cần chú ý đặc biệt gì lắm chúng ta cũng có thể phát hiện đôi điều thú vị. Vừa mới nghe “tòa nhà mờ ba mờ bốn (M 3 M 4)” sau đó lại là “pê em-mơ u mười tám (PMU 18)”. Cứ đọc “vê nờ chấm com (vn.com)” nhưng đến H5N1 thì ai cũng đọc “hát năm en-nơ một”. Luôn luôn gờ nọ gờ kia nhưng đọc chữ Thủ tướng viết tắt trong tiêu đề các thông tư, quyết định (Số../QĐ/TTg) lại đọc là “Quyết định số… trên quy đê trên tê tê jê (tạm ghi với chữ j)”.
Vậy thì chữ G đọc là “gờ” hay “jê”? Chữ M đọc là “mờ” hay “em-mơ”? Chữ N đọc là “nờ” hay “en-nơ”? Tương tự như thế, “bê” hay “bờ”, “xê” hay “cờ” v.v…? Nếu cho cả hai cách đọc đều đúng thì câu hỏi bên trên nêu ra chưa giải quyết được!
Khi viết GTVT thì ta viết tắt bằng nhưng chữ cái đầu của các từ giao thông vận tải và phải đọc là “jê tê vê tê” đúng như cách đọc của bảng chữ cái tiếng Việt: a, bê, xê, dê, đê, e, jê, hát, i ca, el-lơ, em-mơ, en-nơ v.v. Thế thì “bờ”, “cờ”, “dờ”, “đờ” v.v. là cái gì? Xin thưa, đó không phải là chữ cái mà là âm. Cần phân biệt chữ cái (letter) với âm (sound). Các âm được ghi bằng các ký hiệu (thường được gọi là phiên âm quốc tế) do Hội ngữ âm học quốc tế (IPA) quy định. Các ký hiệu này thường được viết trong dấu ngoặc […]. Hiểu như thế ta sẽ đọc chữ cái b là “bê” có âm [b] là “bờ”. Tương tự như thế, ta sẽ đọc chữ cái “jê” có âm là “gờ”, chữ cái “em-mơ” có âm là “mờ”.
Không biết từ lúc nào, ở các lớp tiểu học, trong bảng chữ cái tiếng Việt, các phụ âm đều được đọc với âm “ờ” như thế: a, bờ, cờ, dờ, đờ… Điều này thuận lợi cho các cháu trong việc đánh vần: bờ a ba, cờ a ca… Nhưng qua giai đoạn ghép vần, các cháu phải được dạy đọc đúng tên bảng chữ cái là a, bê, xê…, phải đọc tam giác ABC/ a bê xê, không phải là tam giác a bờ cờ(!).
Nói tóm lại, chỉ có âm “gờ”, không có chữ cái “gờ” mà chỉ có chữ cái “jê”. Mặt khác, trong tiếng Việt, âm “gờ” nếu đứng trước chữ cái a, o, u, thì được ghi bằng chữ cái g (jê), nếu đứng trước e, ê, i thì ghi bằng gh (jê hát): gà, gỗ gụ, ghe, ghế, ghi chép… Không làm gì có chữ cái “gờ” và chữ cái “gờ ghép”. Lại càng không có chữ cái “ngờ” và “ngờ ghép” (ng và ngh)!
(Cái thời cơn bão miền Trung, nghe đài báo còn có một số tàu thuyền của tỉnh Quảng Ngãi chưa vào được bờ, các tàu mang số hiệu 500 Quy ngờ, 600 Quy ngờ, phải suy nghĩ một hồi mới hiểu đó là hai chữ Quảng Ngãi viết tắt QNg!)
Hơn thế nữa, nếu chữ cái nào cũng ờ ờ như thế, liệu có bất tiện gì không? – Có đấy! Hai chữ S và X, nếu đọc là ét-sơ và ích-xơ thì phân biệt được ngay, nhưng nếu đọc sờ và xờ thì rất dễ lẫn lộn, nhất là đối với người miền Bắc, thường đọc giống nhau. Bởi thế mới có chuyện cô giáo bày cho học sinh nhận dạng hai chữ S và X để đừng viết sai “hạt sương” và “cục xương”: Phải viết đúng hạt sương. Các em thấy chữ sờ viết có đầu nhọn như mỏ chim nên tạm gọi chữ đó là “sờ chim”; còn cục xương, các em thấy chữ sờ viết xòe ra như cánh bướm nên gọi là “sờ bướm”. Thấy chưa? Chiếc xe là sờ bướm, còn chim sẻ là sờ chim! Tất nhiên với hình ảnh sinh động như thế, học sinh hiểu và nhớ ngay. Cuối giờ cô giáo củng cố:
Cô hỏi các em: Sung sướng thì sờ gì? – Thưa cô, sờ chim. Còn xao xuyến sờ gì? – Thưa cô, sờ bướm. Và cả lớp đồng thanh: - Sung sướng thì sờ chim, xao xuyến thì sờ bướm.
Thật buồn khi xem các chương trình vui học trên TV nghe các em học sinh trả lời ký hiệu hóa học của ma-nhê (magmesium (Mg)) là mờ gờ. Nhưng không trách các em được vì Ở trường cô dạy em thế! Nhưng phải nói sao đây khi các thầy dạy ôn thi (cũng trên TV) cứ nói: Trên đoạn thẳng AB (a bê) lấy một điểm mờ (M) (Sao thầy không lấy điểm sáng cho các cháu dễ nhìn?)
Sau những điều trình bày bên trên, nếu nhiều người vẫn cứ thích lờ đờ tờ mờ, xin vui lòng đọc lại bài hát sau đây, được viết để giúp cho các cháu học vỡ lòng nhớ cách đọc bảng chữ tiếng Việt:
A B C (a bê xê), học chữ vui thích ghê!
D Đ E (dê đê e), nghe tiếng ve trưa hè,
G H I K (jê hát i ca), trời mênh mông bao la,
L M N O P Q (el-lơ em-mơ en-nơ o pê cu), bầy chim trời ca đua,
Cu cúc cu, cu cu cúc cu
R S (e-rơ, ét-xi), mây trôi đi,
T U V (tê u vê), gió đưa về.
Chắc vẫn có người nhớ bài hát trên được phổ biến từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước tại Trường sư phạm Quy Nhơn, là trường đào tạo giáo viên tiểu học, bấy giờ gọi là giáo học cấp bổ túc.
Để kết thúc, xin mượn lối nói của Chiếc nón kỳ diệu mà khẳng định rằng: Chữ gờ, không có chữ gờ nào cả? Tiếng Việt không có, tiếng Anh lại càng không, vậy mà, chao ôi, ngày nào cũng bị tra tấn “o rờ gờ” và “gờ meo chấm com” (org. và gmail.com trong các địa chỉ thư điện tử)! Mong sao buổi sáng thức dậy, mở TV không còn phải nghe ai chào ngày mới bằng câu bùa chú bí hiểm “gờ tê cách ích cách i”.
=======

Nếu các bạn chú ý sẽ thấy, chỉ có đài TH HTV đọc đúng chữ G.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Bài viết anh Arkain rất hay.

Arkain
09-09-2009, 05:48
Gì chứ em dị ứng nhất là cái Mát Xờ Cơ Va ! Cũng may là không thấy nữa !.

Mát Xờ Cơ Va vừa ra đi, Hà Nội Mới đã có Tếch Dớt để thay thế.



Việt Nam sẽ mở Tổng lãnh sự quán tại Hốt-xtơn (Mỹ)
21/08/2009 07:31

(HNM) - * Bà Nguyễn Phương Nga là Người phát ngôn mới của Bộ Ngoại giao

Chiều 20-8, tại cuộc họp báo thường kỳ, bà Nguyễn Phương Nga, nguyên Vụ phó Vụ Báo chí, Bộ Ngoại giao đã chính thức đảm nhiệm vị trí Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết thông tin về việc Việt Nam sẽ mở Tổng lãnh sự quán tại Hốt-xtơn, bang Tếch-dớt (Mỹ), Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết, theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ, Việt Nam sẽ lập Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hốt-xtơn, bang Tếch-dớt (Mỹ) không muộn hơn tháng 9-2009.

Ông Lê Dũng, nguyên Phát ngôn Bộ ngoại giao, sẽ giữ cương vị người đứng đầu Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hốt-xtơn.

Thanh Hải
http://www.hanoimoi.com.vn/vn/44/217616/

kiettt
13-09-2009, 20:14
Chắc chú Kiệt trong nam không biết, chứ ở ngoài bắc mình có Viện Việt Học, một trong số những tổ chức nghiên cứu, định chuẩn ngôn ngữ Việt dành được nhiều cảm mến của con. Trước năm 75, (những năm 50, 60) Viện Việt Học là nơi quy tụ nhiều học giả, soạn giả, nghiên cứu gia về ngôn ngữ nổi tiếng. Người con mến phục nhất là cụ Hoàng Minh Chính. Sau vụ sét lại chống Đảng năm 64, cái viện đó đi về đâu con cũng không rõ nữa.

Tiếc là không thấy bài này của TD sớm. Mình đã tìm hiểu thử nhưng các kết quả của từ khoá "viện Việt học" và "Hoàng Minh Chính" cho ra kết quả không giống như mình mong đợi.

Kết quả tìm kiếm của "Viện Việt học" là một viện thật, nhưng có vẻ như mới được thành lập sau này, và đáng tiếc là cách dùng tiếng Việt cả về mặt chính tả lẫn văn phạm trên trang web của viện này làm mình hơi nghi ngờ sự uyên thâm về tiếng Việt mà họ tự nhận.

"Hoàng Minh Chính" lại cho ra kết quả gần với ngôn ngữ học, nhưng ở một khía cạnh khác (ông từng là viện trưởng viện Triết, nghe mấy ông thày triết giảng bài thì đúng là kiến trong lỗ cũng phải bò ra nhỉ). Rốt cuộc cũng không phải là ý mình cho là TD muốn nhắc tới.

Các học giả mình từng nghe tiếng như Ngô Tất Tố, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Đổng Chi,... thì đáng tiếc là chuyện mình nhớ về các cụ toàn là chuyện các cụ cãi nhau. Theo suy đoán của mình thì có lẽ không bao giờ có được cái gọi là viện Việt học đó đâu, giả sử TD nhớ đúng là năm 1950 người ta lập ra viện đó, thì từ đó tới bây giờ hẳn là các cụ vẫn chưa đồng ý với nhau được là cái Viện đó sẽ đặt tên là viện gì, mới cãi nhau có 59 năm thôi mà.

Mong sẽ có dịp đàm đạo với TD về vấn đề này một dịp nào đó.

maychu.net
14-09-2009, 01:27
Không phải bị đọc chệch, mà cũng chẳng phải là sành điệu, chẳng qua là được phiên âm một cách rất chính xác! Như tớ đã đề cập đến, ngày xưa tại miền Nam tiếng Pháp được dạy thêm trong trường nên có nhiều chữ được thanh niên Sài Gòn nói và viết song song với tiếng Việt một cách rất tự nhiên, điểm này cũng giống như là dân IT tụi mình ngày nay quen dùng từ ngữ trong ngành như là "CD", "DVD", "Memory", "Internet" y như là tiếng mẹ đẻ vậy.

Những thế hệ sau này thì mù tịt tiếng Pháp nên xoay qua Việt-hóa cách viết những từ ngữ đó theo cách phát âm, riết rồi quên luôn nguồn gốc của nó.

Theo giọng Pháp chính thức thì "Effet" đích thị được đọc là "Ép- phê", và "Ciné" đúng là "Xi-nê" không sai chỗ nào cả. Con trai thì tỏ ra là mình "Gallant" (Ga-lăng), con gái thì thích được khen là "Mignon" (Mi-nhon). Tóc tai thì có một thời kiểu Demi-Garcon (Đờ-mi gạc-xông) làm mưa làm gió. Nói chung là người Pháp mà nghe được là hiểu ngay chứ không bị chệch gì cả! =]

Các từ trích dẫn trên được gọi chính xác là từ vay mượn.

Tiếng Việt đa số là các từ vay mượn. Ngàn năm bị giặc Tàu đô hộ, rồi đến trăm năm giặc Tây, mấy chục năm giặc Mỹ, rồi đến thời buổi bây giờ là ngôn ngữ của tin (teen), nên tiếng Việt khá phong phú.

Từ tiếng Tàu, người Việt dùng hơi chệch một tý về cách viết (gọi là khác nhau về bộ), và đọc khác đi (chữ Nôm). Đến khi Alexandre de Rhodes sang truyền giáo, chữ "quốc ngữ" xuất hiện (tiếng Việt ngày nay). Do đó tiếng Việt là ngôn ngữ dùng bộ chữ la-tinh (latin) duy nhất ở châu Á. Ban đầu, chữ quốc ngữ vay mượn đa số từ chữ Nôm (theo cách đọc), nên gọi là từ Hán-Việt. Bác Hồ có khuyến khích dùng từ Thuần Việt, nhưng rất khó sửa đổi 100% thuần Việt được. Ví dụ, ngay từ "thuần Việt" thì chữ "thuần" đã là từ Hán-Việt.

Vì vậy, tiếng Việt hình thành từ ba nguồn quan trọng: Hán Việt (chiếm phần lớn), tiếng Pháp và tiếng Mỹ. Các từ vay mượn từ tiếng Pháp như: pê-đan (cái bàn đạp), bê-tông, ga lăng..; một số từ mượn từ tiếng Pháp không còn dùng nữa như: sen đầm (gendarme), (bà) đầm (dame, madamme)...

Thời đại toàn cầu hóa, tiếng Anh được giới trẻ ưa chuộng và dùng "chêm" tiếng Anh vào tiếng Việt khá nhiều, đây chưa hẳn là tiếng Việt. Ví dụ, một người không chắc người bạn nói gì, nên hỏi lại: "mày có sua (sure) không?" :)

Thời đại công nghệ thông tin, xuất hiện thêm ngôn ngữ của tin (teen), tôi già rồi nên không viết ra nhiều được.

Một số từ tiếng Việt có thay đổi theo thời gian, ví dụ, Bác Hồ viết cuốn "Đường Kách Mệnh", thì nay gọi là "Đường Cách Mạng"... Hoa Thịnh Đốn thì gọi là Oa-Sinh-Tơn (từ Tàu sang Mỹ), Nã Phá Luân gọi là Na-pồ-lê-ông (từ Tàu sang Tây)... Riêng Luân Đôn thì vẫn là chữ phiên âm Hán Việt, chứ không ai theo thói quen gọi là Lơn-Đơn cả.

Một nghi vấn của tôi về nguồn gốc của chữ "chào" trong tiếng Việt, nó xuất phát từ chữ Hán hay chữ Ý? Người Ý chào nhau bằng "ciao!", phát âm giống với "chào" của tiếng Việt!

Riêng tôi, tôi rất thích từ "yêu nước", vì nó là từ tiếng Việt chính gốc (thuần Việt).


Tống mỗ không đồng ý với nhận định trên.
Theo Tống Nghiên nghĩ, cả "từ điển" và "tự điển" đều hữu lý vì có 2 nghĩa riêng biệt.

Tự điển: đây là từ Hán-Việt. "tự" hiểu theo nghĩa Nôm của người Kinh (Việt Nam) thì có nghĩa là: chữ; còn "điển" có nghĩa là: tra cứu (mượn tạm Hán-Việt để giải nghĩa :D).

--> Vì thời trước, ở nước ta và cả Trung Quốc đều sử dụng chữ viết của người Hán (chữ Nho). Một "chữ" (nguyên văn: tự) sẽ được tạo nên bởi các "bộ" (bộ thủ), vd: chữ 仙 ("Tiên" - thần tiên) sẽ được tạo nên bởi bộ 亻("Nhân" - dùng để chỉ Người) cộng với bộ 山 ("Sơn" - chỉ Núi) - ý tượng hình là: người (đắc đạo, hoặc tu luyện) ở trên núi.

--> Do đó, bảng danh mục tra cứu nghĩa của các "chữ" (dùng khi muốn đề cập đến chữ Nho - chữ Tàu) sẽ được gọi là "tự điển".


Từ điển: khi nước ta xuất hiện Quốc ngữ (do những nhà truyền giáo phương Tây xây dựng nên, đề xuất, và phổ biến), thì xuất hiện "từ". Một "từ" sẽ được tạo nên bởi các "chữ" và "dấu", vd: từ "Tiên" (thần tiên) sẽ được tạo nên bởi chữ "T" cộng với chữ "i" cộng với chữ "ê" cộng với chữ "n".

--> Do đó, bảng danh mục tra cứu nghĩa của các "từ" sẽ được gọi là "từ điển".


Chứ không phải có liên quan "gì gì" đến sau hay trước cột mốc 1975 hết.

Và ngày nay, dùng "từ điển" sẽ chính xác hơn. Tuy nhiên, được phép dùng "tự điển" khi in trên bìa của các quyển tra cứu chữ viết của Trung Quốc (như: tự điển Hán-Việt, tự điển Nhật-Việt chẳng hạn).

Nếu xét ở góc hẹp thì "tự" (ký tự) khác với "từ" (từ ngữ).
Nhưng nhìn chung, thì "từ" là nghĩa tiếng Việt (thuần Việt) của "tự" (Hán Việt). Cũng có thể tiếng Tàu có cách phát âm hơi trại đi tùy theo vùng, nên đó là hai cách phát âm của một từ gốc. Kiểu như xem Cô gái đồ long, khi thì nghe Dương Qua, khi thì nghe Dương Quá! Cũng có thể "tự" và "từ" là hai cách phát âm của miền Bắc và miền Nam, giọng nặng hơn đọc là "tự" (Bắc), giọng nhẹ hơn đọc là "từ" (Nam).

"Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" nghĩa là "một chữ cũng thầy, nữ chửa cũng thầy".

"Tự cổ chí kim", hay "từ cổ chí kim", là từ xưa đến nay.

Nhưng rất dễ hiểu lầm chữ "tự" đấy nhé:
"Nhất tự vi sư, bán tự di sư" = Một cái chùa có một ông thầy, bán chùa rồi phải dời ông thầy đi!


ba tui nói là hình như lecent là con chó, đầm tức là đỉ.
con chó ý là giữ nhà, đỉ điếm thì phá hoại gia đình người khác.
tự nhiên qua Vn giữ nhà dùm còn phá hoại tùm lum thì là sen đầm

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

công nhận arkain giỏi tiếng pháp thiệt! sống bên mỹ mà vẫn học tiếng pháp hả?

Sen đầm, tức nói đến gendarme, hiểu đại khái như mật vụ. Ở Pháp, các nhân viên hành pháp gồm có gendarme và police.


En France, la Gendarmerie nationale est une force armée chargée des missions de police, rattachée depuis le 1er janvier 2009 au ministère de l'Intérieur à l'instar de la Police nationale. Le numéro d'urgence de la gendarmerie est le même que celui de la police : le 17.

Les gendarmes sont habituellement chargés du maintien de l'ordre dans les zones rurales, les zones périurbaines, alors que la Police nationale est chargée des zones urbaines.
Như định nghĩa trên:

Ở Pháp, sen đầm là một lực lượng vũ trang thực hiện các nhiệm vụ của cảnh sát, từ 01 tháng 01 năm 2009 cũng trực thuộc Bộ Nội vụ giống như lực lượng Cảnh sát vậy. Số điện thoại của sen đầm cũng y như số của cảnh sát là số 17 (VN 113, Mỹ 911).
Sen đầm thường đảm nhiệm ở khu vực nông thôn, và ngoại ô, trong khi cảnh sát thì đảm nhiệm ở khu vực thành thị.

acaxomcui
14-09-2009, 02:12
Bác thường xuyên góp sức với làng Mùi nhé.Chịu bác lắm!

maychu.net
14-09-2009, 02:39
Như tớ đã nói từ trang 3 (http://www.ddth.com/showthread.php?t=121051&page=3), ngày xưa người Sài Gòn nói riêng và Miền Nam nói chung không hề sợ sệt gì khi tiếp thu tiếng Pháp hoặc tiếng Anh vào cuộc sống thường ngày để tiếng Việt thêm phong phú hơn (thay vì cố gắng nhắm mắt dịch đại, không dịch được vẫn cố dịch như là ngày nay). Cũng nhờ thế hệ trước mà thế hệ ngày nay mới có thể tự nhiên dùng những danh từ như "vali", "nốt nhạc", "cao su", "cà vạt", "TV", "radio" như thể chúng là những từ ngữ thuần Việt, đến cả những chú nông dân cũng dùng được mà không sợ bị những người có đầu óc cổ hủ chửi cho là sính ngoại!

Chẳng bù cho bây giờ, có những danh từ chuyên ngành mà người Việt tuy có thể phát âm dễ dàng hơn bất kỳ một quốc gia Châu Á nào (vì chúng ta đã quá quen với các mẫu tự La-tinh), nhưng đến cả giới trẻ trong ngành cũng sợ sệt không dám xài, mà lại bắt chước theo các phóng viên dốt đặc về công nghệ lẫn ngoại ngữ để gọi chúng bằng những cái tên "thuần Việt" nghe Hai Lúa đến mức mắc ói, "Digital" biến thành "Số" là một trong những tên gọi ngớ ngẩn nhất, đi đâu cũng không thoát khỏi cái "số", hết "nhạc số" cho đến "ảnh số", hết "máy ảnh số" cho đến "máy quay số" :no:

Thử tưởng tượng nếu trước đây mà ông bà cha mẹ cũng sợ sệt không dám dùng các từ ngữ nước ngoài (từ Hán cho đến Anh, Pháp) thì vốn liếng tiếng Việt của chúng ta ngày nay sẽ bị vơi mất bao nhiêu từ nhỉ? không chừng cái vali lại bị dịch là "cái hòm xách tay" thì bỏ mịa :emlaugh:

Không đồng ý với Arkain về điểm này.
Mỗi một dân tộc (hay quốc gia) có một ngôn ngữ riêng. Dân tộc nào có một ngôn ngữ thuần nhất thì chứng tỏ họ mạnh và có bản sắc. Do đó, càng ít dùng từ vay mượn thì càng tốt.
Những trường hợp mà bản ngữ không có từ vựng mà phải vay mượn (ví dụ như "web" tiếng Việt ta không có sẵn), hoặc từ bản ngữ không diễn tả hết (ví dụ như "internet", ta có thể dịch là "liên mạng", nhưng quá tối nghĩa), thì tôi không nói. Còn những trường hợp bản ngữ có thể dịch được tốt thì nên dùng.
Sẽ là ngụy biện nếu dùng từ vay mượn và cho rằng ngôn ngữ ta kém cõi. Quả thật, có rất nhiều người Việt dốt tiếng Việt hơn cả tiếng Tây!
Quay lại chữ digital, tiếng Việt dịch là "số" hay "kỹ thuật số" là ổn rồi, việc gì phải đi-gi-tồ? Từ gốc là digit, nghĩa là các ngón, xưa kia Cựu Thế Giới (Tây Âu) dùng các ngón tay để đếm số, nên digit cũng có nghĩa là các con số. Kỹ thuật dựa trên các con số (0, 1) được gọi là kỹ thuật số (digital technology). Người ta phân biệt một máy ảnh kỹ thuật số (digital camera) với một máy ảnh cơ (mechanic camera).

Nếu tất cả như Arkain nói, thì tiếng Việt sẽ mất (mất gốc).
Sang Singapour, bạn có nghe được tiếng Sing không? Chắc là không, vì chỉ chỉ có tiếng Anh và tiếng Tàu. Chẳng mấy gì tự hào.
Ngay cả như Mỹ, một nước du nhập đủ thứ hằm-bà-lằn, mà ngôn ngữ thì rất ít vay mượn (toi biet khong qua 10 tu tieng My vay muon tu tieng khac; vi du: rendez-vous).

Riêng tôi, tôi rất ghét nói chuyện kiểu "thịt ba rọi": phần nạc, phần mỡ, và cả phần da. Nếu tôi thích đi-gi-tồ, tôi sẽ nói tất cả bằng tiếng Anh, còn nếu thích đi-gi-tan thì tôi nói tất cả bằng tiếng Pháp. Dầu sao đi nữa, vẫn thích nói tiếng Việt hơn.

zmt264
14-09-2009, 08:51
Mấy bác sao mà muốn xỉu bằng em. Em coi TV tường thuật trận đấu bóng bàn giữa hai tay vợt TQ Wang Hao và Wang Liquin. BLV đọc "... trận đấu giữa Wang Hao và Vương Lệ Cần ..." Em nghe muốn xỉu luôn !.

Gì chứ em dị ứng nhất là cái Mát Xờ Cơ Va ! Cũng may là không thấy nữa !.

Trước gọi là Mặc Tư Khoa (và còn nhiều địa danh nữa mà đọc ra ... biết chết liền)

lqkhoi
14-09-2009, 09:29
Chỉnh sửa bạn maychu.net tí nhé.



Do đó tiếng Việt là ngôn ngữ dùng bộ chữ la-tinh (latin) duy nhất ở châu Á.


Bạn nên kiểm tra lại trước khi nói. Tôi không biết nhiều nhưng tôi đủ đưa ra 1 dẫn chứng phản biện lại cái của bạn. Không biết bạn đã từng sang Malaysia hay Indonesia chưa nhỉ? Rất gần VN, ngôn ngữ họ dùng là Bahasa. Malaysia và Indonesia có khoảng 70% là giống nhau nên họ có thể giao tiếp tạm với nhau được. Vì vậy Malaysia sẽ có Bahasa Malaysia và tương tự cho Indonesia. Và tất cả đều dùng chữ cái Alphabet và tiếng của họ còn dễ đọc hơn nhiều so với tiếng Việt Nam.
http://www.omniglot.com/writing/malay.htm




Mỗi một dân tộc (hay quốc gia) có một ngôn ngữ riêng. Dân tộc nào có một ngôn ngữ thuần nhất thì chứng tỏ họ mạnh và có bản sắc. Do đó, càng ít dùng từ vay mượn thì càng tốt.

Sai. Có rất nhiều dẫn chứng phản biện ngay xung quanh bạn. Nếu bạn quan sát tiếng Nhật bạn sẽ thấy họ sử dụng bộ Kanji song song với hiragana và katakana. Và Kanji gần như là mượn 100% cho cách viết và chỉ khác cách phát âm.

Japanese vocabulary has been heavily influenced by loanwords from other languages. A vast number of words were borrowed from Chinese, or created from Chinese models, over a period of at least 1,500 years. Since the late 19th century, Japanese has borrowed a considerable number of words from Indo-European languages, primarily English. Because of the special trade relationship between Japan and first Portugal in the 16th century, and then mainly the Netherlands in the 17th century, Portuguese and Dutch have also been influential.

[ From wiki http://en.wikipedia.org/wiki/Japanese_language]

Nhìn sang Hàn Quốc bạn cũng thấy cách họ vay mượn như thế nào. Và kinh tế họ hiện nay ra sao? Hiện nay VN và TQ bị ảnh hưởng của bản sắc Hàn Quốc và NHật Bản hay ngược lại?

Thực ra ở Châu Á chỉ có đúng 1 dân tộc có quyền tự hào rằng mình "ít" vay mượn (ít chứ không phải là KHÔNG). Đó là Trung Hoa. Và hiện nay họ đã phải khốn khổ như thế nào khi có một bộ ký tự, một bộ chữ, một cách phát âm hoàn toàn không theo thông lệ quốc tệ. Và cũng nhận thấy vấn đề như thế hàng loạt giải pháp phải ra đời để dung hoà như Simplified Chinese để viết nhanh hơn, hay Hanyu Pinyin để có thể gõ được tiếng Hoa bằng bàn phím điện thoại.



Sang Singapour, bạn có nghe được tiếng Sing không? Chắc là không, vì chỉ chỉ có tiếng Anh và tiếng Tàu. Chẳng mấy gì tự hào.
Ngay cả như Mỹ, một nước du nhập đủ thứ hằm-bà-lằn, mà ngôn ngữ thì rất ít vay mượn (toi biet khong qua 10 tu tieng My vay muon tu tieng khac; vi du: rendez-vous).


Bạn lại chưa qua xứ khác mà phán cứ như như thánh. Tôi để chuyện nước Mỹ mượn bao nhiêu từ để Arkain hầu chuyện bạn. Riêng tôi xin tiếp chuyện bạn ở SIng. Ai nói họ không tự hào tiếng Singlish của mình? Xin làm ơn cho dẫn chứng. Riêng họ họ luôn cảm thấy tự hào khi "No lah" đi khắp thế giới như 1 biểu tượng của tiếng họ. Và ai nói với bạn rằng Singlish chỉ có Anh và Tàu? Rất nhiều từ gốc của Sing được nhập từ tiếng Malay và tiếng Tàu mang âm hưởng trong Singlish là có gốc từ Hokien chứ không phải là tiếng Phổ Thông. Nếu một lần bạn đặt chân vào 1 foodcourt ngoài đường của Sing order 1 món drink bạn sẽ thấy sự phong phú như thế nào trong cách vay mượn của họ.

Ví dụ cho các món từ Trà là 1 sự pha trộng giữa Malay, Hokien và cả English.

teh : (vay 1 phần từ Malay và Hokien): Tea, esp. with milk and sugar

teh-o [O ở đây lấy từ tiếng Hoa cho chữ Đen] Sweetened tea without milk.

teh-C /see, siː/ n. [< the initial letter of the Eng. word C(arnation, a proprietary name for a brand of evaporated milk first sold by American grocer E.A. Stuart in the late 19th or early 20th century and now manufactured by the Nestlé company: see Kopi-C] Also teh see, teh si. Tea made with evaporated milk.

teh tarek, teh tarik /tah-rik, ˈtɑrɪk̚/ n. [Mal. tarek, tarik to pull] Tea with milk and sugar which has been ‘pulled’, or frothed and mixed by pouring from one mug to another, often from a height.

teh siew tai /siuu tı, sɪuː tʌɪ/ n. [Hk. siew + tai; Mand. shǎo few, little, less (Chi.–Eng. Dict.)] Tea with less sugar.

teh peng /peng, pɛŋ/ n. [Hk. 冰 peng ice; Mand. bīng] Iced tea.

teh kosong /ko-song, ˈkɒsɒŋ/ n. [Mal. kosong nil, nothing, zero] Tea without milk or sugar.

Vay Mượn như vậy có hay không bạn? Họ phải xấu hổ hay họ có thể kể huyên thuyên hàng giờ về cách tao vay mượn và tự chỉnh sửa như thế nào để thành Singlish????
Còn nếu bạn free muốn biết thêm về Singlish thì có vài cái tự điển để bạn đọc chơi.

http://www.singlishdictionary.com/

maychu.net
14-09-2009, 12:32
Chỉnh sửa bạn maychu.net tí nhé.
Cứ tự nhiên, không sao mà, đây là diễn đàn mà.


Bạn nên kiểm tra lại trước khi nói. Tôi không biết nhiều nhưng tôi đủ đưa ra 1 dẫn chứng phản biện lại cái của bạn. Không biết bạn đã từng sang Malaysia hay Indonesia chưa nhỉ? Rất gần VN, ngôn ngữ họ dùng là Bahasa. Malaysia và Indonesia có khoảng 70% là giống nhau nên họ có thể giao tiếp tạm với nhau được. Vì vậy Malaysia sẽ có Bahasa Malaysia và tương tự cho Indonesia. Và tất cả đều dùng chữ cái Alphabet và tiếng của họ còn dễ đọc hơn nhiều so với tiếng Việt Nam.
http://www.omniglot.com/writing/malay.htm

Bạn hiểu lầm rồi. Thực ra nó chỉ mượn bộ alphabet để phiên âm thôi. Giống như người Thái có cầu thủ Katiasak vậy. Kiểu này thì thấy phổ biến ở nhiều nước châu Á lắm. Các nước từ Ấn độ sang đến Campuchia, Lào, Thái, Miến, có nguồn gốc ngôn ngữ giống nhau, tiếng Phạn Bali. Người Miên họ không có chữ latin, nhưng có ông Shihanouk đó. Bạn cần phân biệt rõ chứ. Link bạn gửi chứng minh điều đó, hãy nhìn dưới dòng này: Sample text in Malay (Jawi alphabet)... toàn là cua còng đấy thôi. Thế nên, câu nói "Bạn nên kiểm tra lại trước khi nói", tôi xin gửi trả lại bạn nhé!


Sai. Có rất nhiều dẫn chứng phản biện ngay xung quanh bạn. Nếu bạn quan sát tiếng Nhật bạn sẽ thấy họ sử dụng bộ Kanji song song với hiragana và katakana. Và Kanji gần như là mượn 100% cho cách viết và chỉ khác cách phát âm.

Japanese vocabulary has been heavily influenced by loanwords from other languages. A vast number of words were borrowed from Chinese, or created from Chinese models, over a period of at least 1,500 years. Since the late 19th century, Japanese has borrowed a considerable number of words from Indo-European languages, primarily English. Because of the special trade relationship between Japan and first Portugal in the 16th century, and then mainly the Netherlands in the 17th century, Portuguese and Dutch have also been influential.

[ From wiki http://en.wikipedia.org/wiki/Japanese_language]

Nhìn sang Hàn Quốc bạn cũng thấy cách họ vay mượn như thế nào. Và kinh tế họ hiện nay ra sao? Hiện nay VN và TQ bị ảnh hưởng của bản sắc Hàn Quốc và NHật Bản hay ngược lại?

Rõ ràng bản sắc của Hàn và Nhật mang nặng "tính Tàu" rồi còn gì.


Thực ra ở Châu Á chỉ có đúng 1 dân tộc có quyền tự hào rằng mình "ít" vay mượn (ít chứ không phải là KHÔNG). Đó là Trung Hoa. Và hiện nay họ đã phải khốn khổ như thế nào khi có một bộ ký tự, một bộ chữ, một cách phát âm hoàn toàn không theo thông lệ quốc tệ. Và cũng nhận thấy vấn đề như thế hàng loạt giải pháp phải ra đời để dung hoà như Simplified Chinese để viết nhanh hơn, hay Hanyu Pinyin để có thể gõ được tiếng Hoa bằng bàn phím điện thoại.




Bạn lại chưa qua xứ khác mà phán cứ như như thánh. Tôi để chuyện nước Mỹ mượn bao nhiêu từ để Arkain hầu chuyện bạn. Riêng tôi xin tiếp chuyện bạn ở SIng. Ai nói họ không tự hào tiếng Singlish của mình? Xin làm ơn cho dẫn chứng. Riêng họ họ luôn cảm thấy tự hào khi "No lah" đi khắp thế giới như 1 biểu tượng của tiếng họ. Và ai nói với bạn rằng Singlish chỉ có Anh và Tàu? Rất nhiều từ gốc của Sing được nhập từ tiếng Malay và tiếng Tàu mang âm hưởng trong Singlish là có gốc từ Hokien chứ không phải là tiếng Phổ Thông. Nếu một lần bạn đặt chân vào 1 foodcourt ngoài đường của Sing order 1 món drink bạn sẽ thấy sự phong phú như thế nào trong cách vay mượn của họ.

Ví dụ cho các món từ Trà là 1 sự pha trộng giữa Malay, Hokien và cả English.

teh : (vay 1 phần từ Malay và Hokien): Tea, esp. with milk and sugar

teh-o [O ở đây lấy từ tiếng Hoa cho chữ Đen] Sweetened tea without milk.

teh-C /see, siː/ n. [< the initial letter of the Eng. word C(arnation, a proprietary name for a brand of evaporated milk first sold by American grocer E.A. Stuart in the late 19th or early 20th century and now manufactured by the Nestlé company: see Kopi-C] Also teh see, teh si. Tea made with evaporated milk.

teh tarek, teh tarik /tah-rik, ˈtɑrɪk̚/ n. [Mal. tarek, tarik to pull] Tea with milk and sugar which has been ‘pulled’, or frothed and mixed by pouring from one mug to another, often from a height.

teh siew tai /siuu tı, sɪuː tʌɪ/ n. [Hk. siew + tai; Mand. shǎo few, little, less (Chi.–Eng. Dict.)] Tea with less sugar.

teh peng /peng, pɛŋ/ n. [Hk. 冰 peng ice; Mand. bīng] Iced tea.

teh kosong /ko-song, ˈkɒsɒŋ/ n. [Mal. kosong nil, nothing, zero] Tea without milk or sugar.

Vay Mượn như vậy có hay không bạn? Họ phải xấu hổ hay họ có thể kể huyên thuyên hàng giờ về cách tao vay mượn và tự chỉnh sửa như thế nào để thành Singlish????
Còn nếu bạn free muốn biết thêm về Singlish thì có vài cái tự điển để bạn đọc chơi.

http://www.singlishdictionary.com/

[/QUOTE]
Sao bạn biết tôi chưa qua mà phán như thánh thế?
Singlish cũng chỉ là English kiểu Sing. Nó chưa là một hệ ngôn ngữ đầy đủ.

lqkhoi
14-09-2009, 14:13
Chịu bạn nên nghiên cứu lại như thế nào là phiên âm như thế nào là tiếng gốc hiện tại họ đang sử dụng. Vì nếu không thì người Việt cũng đang sử dụng tiếng Việt alphabet phiên âm từ tiếng Nôm ngày xưa mất.

Xin làm ơn chỉ cho tôi 1 tờ báo của người Thái đang xuất bản viết bằng tiếng Alphabet hay 1 tờ báo người Cambodia viết bằng tiếng Alphabet. Và xin làm ơn chỉ cho tôi một tờ báo của người Malay hay người Indo viết bằng thứ tiếng lằng ngoằng kia ( xin đừng đưa cho tôi kinh Qur'an, tôi thấy có mỗi cái đó viết bằng tiếng Arab).

Chuyện bản sắc thì xin để mọi người tự đánh giá là ở thời điểm hiện tại thì ai đang ảnh hưởng ai.

Tôi không nói bạn chưa từng sang Sing, nhưng để bạn có thể hiểu được họ xấu hổ hay không thì chắc bạn phải ở đủ lâu chứ không phải ngồi ở nhà đọc báo hay dạo quanh Sentosa 3 ngày cho một chuyến du lịch và nói người Sing họ mắc cỡ (hay "không tự hào") vì Singlish của họ thì liệu có võ đoán quá không?

Arkain
14-09-2009, 17:14
Nếu tất cả như Arkain nói, thì tiếng Việt sẽ mất (mất gốc).
Sang Singapour, bạn có nghe được tiếng Sing không? Chắc là không, vì chỉ chỉ có tiếng Anh và tiếng Tàu. Chẳng mấy gì tự hào.
Ngay cả như Mỹ, một nước du nhập đủ thứ hằm-bà-lằn, mà ngôn ngữ thì rất ít vay mượn (toi biet khong qua 10 tu tieng My vay muon tu tieng khac; vi du: rendez-vous).


Bạn lại chưa qua xứ khác mà phán cứ như như thánh. Tôi để chuyện nước Mỹ mượn bao nhiêu từ để Arkain hầu chuyện bạn.

Cám ơn bác lqkhoi đã để dành lại vinh dự này cho tớ, hìhì.

Việc bác maychu mang nước Mỹ ra làm ví dụ cho cái gọi là ngôn ngữ thuần khiết thì đúng là tự bắn vào chân mình, vì sự thật hiển nhiên là có đến 80 phần trăm (http://dictionary1.classic.reference.com/help/faq/language/t16.html) từ ngữ trong từ điển của người Mỹ ngày nay là vay mượn của tiếng Latin và Greek (Hy Lạp). Khi nói đến ngành khoa học, y học, và kỹ nghệ thì con số này vượt quá 90%. Số còn lại thì chôm chỉa từ không biết bao nhiêu ngôn ngữ khác nữa. Người Mỹ rất cảm thấy tự hào là đằng khác và trường học cũng chỉ ra con số này cho học sinh một cách hãnh diện, vì với tinh thần học hỏi không ngừng, họ có quan điểm là góp nhặt những thứ hay của những xã hội khác (kể cả những từ ngữ mà mình chưa có) để đóng góp cho văn hóa của mình ngày càng phong phú là điều cực kỳ thông minh chứ chẳng có gì là xấu cả.


What percentage of English words comes from Latin? What is the percentage of English words derived from other languages?

About 80 percent of the entries in any English dictionary are borrowed, mainly from Latin. Over 60 percent of all English words have Greek or Latin roots. In the vocabulary of the sciences and technology, the figure rises to over 90 percent. About 10 percent of the Latin vocabulary has found its way directly into English without an intermediary (usually French). For a time the whole Latin lexicon became potentially English and many words were coined on the basis of Latin precedent. Words of Greek origin have generally entered English in one of three ways: 1) indirectly by way of Latin, 2) borrowed directly from Greek writers, or 3) especially in the case of scientific terms, formed in modern times by combining Greek elements in new ways. The direct influence of the classical languages began with the Renaissance and has continued ever since. Even today, Latin and Greek roots are the chief source for English words in science and technology.

Các từ ngữ này có thể là vay mượn về, nhưng ngữ pháp (kể cả cách gắn tiền tố prefix ở đầu từ và hậu tố suffix ở cuối từ) thì vẫn là của Anh/Mỹ, bởi thế cho nên sản phẩm cuối cùng vẫn được người ta mặc nhiên xem là "thuần Anh/Mỹ".

Bạn chỉ biết có 10 từ mà người Mỹ vay mượn từ tiếng khác, đó chỉ có nghĩa là người dạy tiếng Anh cho bạn đã dạy theo kiểu học vẹt chứ không bỏ công ra giải thích cho bạn ý nghĩa của từng chữ, bởi thế cho nên bạn không nhận ra rằng những từ ngữ dùng thường ngày như là "Technology" (Công nghệ), "Geology" (Địa Chất Học), "Astronomy" (Thiên Văn Học), "Biology" (Sinh Vật Học), "Physician" (Bác sĩ y khoa) tuy được công nhận là "tiếng Anh", nhưng đều là do người Anh, người Mỹ chôm chỉa về cả!

Techno (nghệ), Geo (đất), Astro (tinh tú), Bio (sự sống), Physic (ngành y) chẳng có cái nào là "thuần Anh" cả. Đều là nhập cảng về một cách tỉnh bơ!

Ừ thì ai cũng biết cái "Microphone" là cái thứ người ta dùng để khuếch đại những âm thanh bé nhỏ, nhưng bạn có biết trong tiếng Hy Lạp thì "Micro" có nghĩa là cực nhỏ, "Phone" có nghĩa là âm thanh hay không? Vậy rốt cuộc nó là tiếng gì?

Rồi đến cái Television (mà người ta quen gọi tắt là cái TV, ai không biết tiếng Anh thì viết trại đi theo cách phát âm là cái "ti vi"). "Tele" là khoảng cách xa, "Vision" là sức nhìn của tầm mắt, ý nói là qua cái TV, ta có thể xem thấy những sự kiện đang xảy ra ở rất xa. Cũng là tiếng Hy Lạp nốt.

Đến giờ phút này cho dù tớ khỏi giải thích thì bạn có thể hình dung được tại sao người Mỹ lại dùng tiếng Hy Lạp để đặt tên cho cái máy điện thoại do chính họ sáng chế ra là cái "Telephone".

Đây cũng là cách mà tớ được dạy tiếng Anh khi còn bé, chỉ cần hiểu ý nghĩa theo từng phần của một từ tiếng Anh (dựa theo nguồn gốc của nó từ tiếng Latin hoặc Hy Lạp) thay vì học vẹt thì khi làm quen với một từ mới, rất có thể ta sẽ phỏng đoán được ý nghĩa của nó mà không cần phải vác theo cái từ điển.

Ngay cả cái máy Computer mà bạn đang dùng để đọc bài viết này cũng chẳng phải là có tên "thuần Anh", bạn có tin không? Động từ "computare" có nghĩa là "tính toán" trong tiếng Latin. Computer có nghĩa là người hoặc máy móc có khả năng giải những bài toán, đơn giản thế thôi.

Đến cho cái mà người Mỹ tự hào nhất là nền tự do Dân Chủ, tức "Democracy", cũng là học hỏi từ một nền văn minh thời xưa. "Demo" có nghĩa là người dân, "Cracy" có nghĩa là trị vì. Democracy có nghĩa là chính những công dân mới là chủ, còn kẻ lãnh đạo chỉ là tôi tớ làm việc và được trả lương, nếu bất tài thì sẽ bị ông chủ đá văng đi và mướn kẻ khác lên thay thế.

Thanh niên ngày nay khi chơi game do Mỹ sản xuất thì không còn xa lạ gì với từ "Strategy" (chiến thuật), nhưng nếu được học lịch sử thế giới đến nơi đến chốn thì họ sẽ biết rằng nó bắt nguồn từ thời Alexander The Great, mà ông vua này thì chắc chắn không phải là người Mỹ.

Có cần tớ viện ra thêm vài (trăm ngàn) ví dụ nữa không? Hay là bạn đã hiểu ra rằng đa phần những từ ngữ "tiếng Anh" mà bạn học được thật ra đều là do người Anh, người Mỹ bưng về từ các ngôn ngữ khác một cách tỉnh bơ (chứ không phải vật lộn với cái lòng tự ti mặc cảm đội lốt lòng tự hào dân tộc) qua suốt hàng trăm năm qua để ngôn ngữ của họ ngày càng phong phú hơn?

Quan trọng hơn nữa, có ai dám bảo cái thứ ngôn ngữ pha tạp 1/4 tiếng Anh, 1/4 tiếng Latin, 1/4 tiếng Hy Lạp, 1/4 tùm lum những thứ khác, được chắp gắn lại theo ngữ pháp của Anh/Mỹ mà họ dùng hiện nay "không phải là tiếng Anh"?

Lần cuối cùng mà tớ xem bản đồ, Trung Hoa và Việt Nam vẫn còn là hai quốc gia độc lập. Nếu như người Việt ngay nay đã mặc nhiên xem việc vay mượn tiếng Hán, chuyển đổi sang mẫu tự Latin, rồi dùng mỗi ngày để tiếng Việt ngày càng phong phú hơn là việc hoàn toàn chấp nhận được, mà đồng thời lại dè bỉu việc dùng thẳng các danh từ tiếng Anh chuyên ngành (mặc dù chẳng cần phải chuyển đổi mẫu tự lôi thôi) là "sính ngoại" thì rõ ràng là đạo đức giả không hơn không kém, và đó cũng là cách ngụy biện của rất nhiều người không có tinh thần học hỏi, lo sợ rằng mình không theo kịp thời đại, và mang cái lòng tự hào dân tộc ra làm bình phong. Hơn 30 năm trước đã từng có một tốp người dốt đặc cán mai cũng dùng cái ngụy biện này để thủ tiêu các từ ngữ Hán-Việt, Anh, và Pháp khi họ mới chân ướt chân ráo bước vào Sài Gòn, chẳng phải là vì họ là học giả uyên thâm về ngôn ngữ gì cho cam, mà là để che đi cái dốt của những kẻ thất học vậy thôi.


Mỗi một dân tộc (hay quốc gia) có một ngôn ngữ riêng. Dân tộc nào có một ngôn ngữ thuần nhất thì chứng tỏ họ mạnh và có bản sắc. Do đó, càng ít dùng từ vay mượn thì càng tốt.

Một kết luận cực kỳ phản logic dựa trên những lập luận phản khoa học xa vời với thực tế. Bạn đã nhắc đến ngôn ngữ mà người Mỹ dùng, vậy thì tớ mang nó ra làm ví dụ luôn nhé:

Ai dám bảo rằng người Mỹ không tự hào với loại ngôn ngữ vay mượn trên 80% của họ, mà bây giờ biết bao nhiêu quốc gia khác phải học theo? (trong khi không ít người trên thế giới cứ đinh ninh nó là 100% thuần Anh)

Ai dám bảo là người Mỹ không có nền văn hóa riêng, với một bản sắc đặc biệt mang theo phong cách đa dạng muôn màu chỉ có ở xã hội Mỹ?

Có bộ lạc Phi Châu nào - với loại ngôn ngữ chưa từng bị thế giới bên ngoài làm pha tạp - dám vỗ ngực bảo là họ mạnh hơn nước Mỹ?

maychu.net
14-09-2009, 17:26
Chịu bạn nên nghiên cứu lại như thế nào là phiên âm như thế nào là tiếng gốc hiện tại họ đang sử dụng. Vì nếu không thì người Việt cũng đang sử dụng tiếng Việt alphabet phiên âm từ tiếng Nôm ngày xưa mất.?
Trong link bạn gửi về tiếng Malay có chỉ rõ cách phiên âm rồi đó. Như vậy là phiên âm. Đúng là tiếng Việt dùng rât nhiều từ vay mượn, điều này mình chưa từng phủ nhận mà.


Xin làm ơn chỉ cho tôi 1 tờ báo của người Thái đang xuất bản viết bằng tiếng Alphabet hay 1 tờ báo người Cambodia viết bằng tiếng Alphabet. Và xin làm ơn chỉ cho tôi một tờ báo của người Malay hay người Indo viết bằng thứ tiếng lằng ngoằng kia ( xin đừng đưa cho tôi kinh Qur'an, tôi thấy có mỗi cái đó viết bằng tiếng Arab).

Chuyện bản sắc thì xin để mọi người tự đánh giá là ở thời điểm hiện tại thì ai đang ảnh hưởng ai.
Chỉ biết có tờ Bangkok Post bằng tiếng Anh, bạn hiểu tiếng Việt chưa đầy đủ lắm, trong bài viết trước mình nói về phiên âm khác với một ngôn ngữ chính thống và đưa ra ví dụ. Do không gõ được tiếng Miên, nên chữ Shihanouk bạn cũng biết đó là một từ phiên âm, chứ chảng phải tiếng Miên.


Tôi không nói bạn chưa từng sang Sing, nhưng để bạn có thể hiểu được họ xấu hổ hay không thì chắc bạn phải ở đủ lâu chứ không phải ngồi ở nhà đọc báo hay dạo quanh Sentosa 3 ngày cho một chuyến du lịch và nói người Sing họ mắc cỡ (hay "không tự hào") vì Singlish của họ thì liệu có võ đoán quá không?
Vậy xin hỏi bạn quốc ngữ (national language, official language) của Singapore là gì?

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Việc bạn mang nước Mỹ ra làm ví dụ thì đúng là tự bắn vào chân mình, vì có đến 80 phần trăm (http://dictionary1.classic.reference.com/help/faq/language/t16.html) từ ngữ mà người Mỹ dùng ngày nay là vay mượn của tiếng Latin và Greek (Hy Lạp). Khi nói đến ngành khoa học, y học, và kỹ nghệ thì con số này vượt quá 90%. Số còn lại thì chôm chỉa từ không biết bao nhiêu ngôn ngữ khác nữa.

Quan trọng hơn nữa, có ai dám bảo cái thứ ngôn ngữ ba rọi (một phần tiếng Anh, một phần tiếng Latin, một phần tiếng Hy Lạp) mà người Anh/Mỹ dùng hiện nay "không phải là tiếng Anh"?

Bạn chỉ biết có 10 từ mà người Mỹ vay mượn từ tiếng khác, đó chỉ có nghĩa là cách dạy tiếng Anh ngày nay khác xa thời xưa, người ta dạy bạn theo kiểu học vẹt chứ không bỏ công ra giải thích cho bạn ý nghĩa của từng chữ, bởi thế cho nên bạn không nhận ra rằng những từ ngữ dùng thường ngày như là "technology" (công nghệ), "geology" (địa chất học), "astronomy" (thiên văn học), "biology" (sinh vật học) đều là do người Anh, người Mỹ chôm chỉa về.

Techno (nghệ), Geo (đất), Astro (tinh tú), Bio (sự sống), chẳng có cái nào là "thuần Anh" cả. Đều là nhập cảng về một cách tự nhiên.

Ừ thì ai cũng biết cái "Microphone" là cái thứ ta dùng để khuếch đại những âm thanh bé nhỏ, nhưng bạn có biết trong tiếng Hy Lạp thì "Micro" có nghĩa là cực nhỏ, "Phone" có nghĩa là âm thanh hay không? Vậy rốt cuộc nó là tiếng gì?

Rồi đến cái TeleVision (mà người ta quen gọi tắt là cái TV, ai không biết tiếng Anh thì viết trại đi theo cách phát âm là cái "ti vi"). "Tele" là khoảng cách xa, "Vision" là sức nhìn của tầm mắt, ý nói là qua cái TV, ta có thể xem thấy những sự kiện đang xảy ra ở rất xa. Cũng là tiếng Hy Lạp nốt.

Đến giờ phút này cho dù tớ khỏi giải thích thì bạn có thể hình dung được tại sao người Mỹ lại đặt tên cho cái máy điện thoại do chính họ sáng chế ra là cái "Telephone". Đây cũng là cách mà tớ được dạy tiếng Anh khi còn bé, chỉ cần hiểu ý nghĩa theo từng phần của một từ tiếng Anh (dựa theo nguồn gốc của nó từ tiếng Latin hoặc Hy Lạp) thay vì học vẹt thì khi làm quen với một từ mới, rất có thể ta sẽ phỏng đoán được ý nghĩa của nó mà không cần phải vác theo cái từ điển.

Ngay cả cái máy Computer mà bạn đang dùng để đọc bài viết này cũng chẳng phải là có tên "thuần Anh", bạn có tin không? Động từ "compute" có nghĩa là "tính toán" trong tiếng Latin. Computer có nghĩa là người hoặc máy móc có khả năng giải những bài toán, đơn giản thế thôi.

Đến cho cái mà người Mỹ tự hào nhất là nền tự do Dân Chủ, tức "Democracy", cũng là học hỏi từ một xã hội văn minh khác. "Demo" có nghĩa là người dân, "Cracy" có nghĩa là trị vì. Democracy có nghĩa là chính những công dân mới là chủ, còn kẻ lãnh đạo chỉ là tôi tớ làm việc và được trả lương, nếu bất tài thì sẽ bị ông chủ đá văng đi và mướn kẻ khác lên thay thế.

Có cần thêm vài (trăm ngàn) ví dụ nữa hay không? Hay là bạn đã chợt hiểu ra rằng đa phần những từ ngữ "tiếng Anh" mà bạn học được thật ra đều là do người Anh, người Mỹ bưng nguyên về từ các ngôn ngữ khác một cách tỉnh bơ (chứ không phải vật lộn với cái lòng tự ti mặc cảm) qua suốt hàng trăm năm qua để ngôn ngữ của họ ngày càng phong phú hơn?



Một kết luận cực kỳ phản logic dựa trên những lập luận phản khoa học xa vời với thực tế.

Ai dám bảo rằng người Mỹ không tự hào với loại ngôn ngữ vay mượn trên 80% của họ, mà bây giờ biết bao nhiêu quốc gia khác phải học theo? (mà một số cứ đinh ninh nó là 100% thuần Anh, ngoại trừ 10 từ là vay mượn)

Ai dám bảo là người Mỹ không có một bản sắc đặc biệt mang theo phong cách của chính xã hội Mỹ, mà bây giờ biết bao nhiêu quốc gia khác bắt chước theo?

Có bộ lạc nào dám vỗ ngực bảo là họ mạnh hơn nước Mỹ, dựa trên yếu tố rằng dân tộc họ có một loại ngôn ngữ thuần hơn tiếng Mỹ?

Tiếng Mỹ (tiếng Anh của người Mỹ) là một tiếng latinh, nên dùng từ gốc (root) từ chữ Latinh và Hy Lạp là đương nhiên, tất nhiên khi chuyển thành một ngôn ngữ riêng thì nó không còn là "từ vay mượn" nữa.

Bạn đưa ra ví dụ chưa chính xác.
Mình có ví dụ về từ rendez-vous (appointment), vốn là từ tiếng Pháp, nhưng người Mỹ vẫn dùng, đó là từ mượn.
Còn astrology tất nhiên là tiếng Anh, hay astrologie của tiếng Pháp, không phải là từ vay mượn nữa. Nói đến đây bạn tự xem lại nhận xét của mình ở trên nhé.

Nếu mà không hiểu từ gốc, mình dám đứng đây nói chuyện ngôn ngữ ư?
Trong bài viết trứoc của bạn, bạn phê phán cách dịch và cách dùng từ digital nên mình nói nếu dùng nguyên digital sẽ là thứ ngôn ngữ ba rọi.

Bạn đưa ra ví dụ về computer cũng sai, computer là danh từ mà, compute là động từ, còn tiếng Latinh thì không có từ compute đâu nhé. (Root của nó là comp-, mình nhắc nếu bạn không biết :) )

Tiếng Latinh không còn là sinh ngữ nữa, nên không ai nói ngôn ngữ này mượn từ tiếng Latinh, mà có nói ngôn ngữ đó có nguồn gốc từ tiếng Latinh.

Các từ như bank (en), banque (fr), banco (it)... không ai gọi là từ mượn, mặc dù nó có cùng một "root" từ tiếng Latinh.

Những ví dụ bạn đưa ra về các từ gốc và cách ghép từ có lẽ hơi thừa, và hơi tỏ vẻ chút, nhưng cũng chẳng chứng minh được điều gì. Nói viết được 4 ngôn ngữ dùng tiếng Latinh chẳng lẽ không biết được mấy chuyện đó.

Mình không tranh cãi nhiều nữa, vì bạn cũng chẳng là nhà ngôn ngữ học.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]

Còn nữa, mình cũng chưa từng nói tiếng Mỹ vay mượn nhiều, ngược lại còn khen nó ít vay mượn. Khả năng đọc hiểu tiếng Việt của bạn kém quá đi.

The Old Man
16-09-2009, 01:46
Người ta phân biệt một máy ảnh kỹ thuật số (digital camera) với một máy ảnh cơ (mechanic camera).


Thắc mắc:
Máy chụp hình "số" không có "cơ" sao?



Tôi chợt nhớ lại lần đầu tiên đi về VN sao một thời gian lâu, có một lẩn tôi chỉ chiếc xe đạp và hỏi đứa cháu: "Chiếc xe máy này của cháu hả?".
Đứa cháu sửa lưng tôi ngay lặp tức "Cái xe này là xe đạp còn xe kia .." nó chĩ chiếc xe Honda " mới là xe máy nó có máy nổ và dây điện tay ga v.v mới gọi là xe máy" và tỏ vẻ như chê là tôi không biết phân biệt được chữ ĐẠP và chữ MÁY khác nhau như thế nào.

Hồi từ bé tới lớn tôi được chỉ dạy là cái xe leo lên đạp chạy gọi là xe máy (thời đó rất ít hiếm xe GẮN MÁY, thời tôi gọi như thế). Sau này xe Honda quá nhiều ở VN nên chữ xe MÁY dành riêng cho loại xe gắn máy đó.

Và đứa cháu nó giảng nghỉa cho tôi biết MÁY gì như là phải có điện hoặc xăng mới gọi là máy v.v. ra vẻ có học và hiểu biết sành sỏi lắm.

Tôi kéo nó lại chiếc máy may Singer củ sét của mẹ nó dùng may áo quần làm sanh kế và hỏi nó:
"Cái này phải đạp bằng chân và không có châm xăng hay cắm điện, cháu gọi là cái gì? Có phải là cái MÁY MAY không?".

Đứa cháu nó NGỌNG.

Tiếng Việt phong phú thật!.

Và mình rất phục thiện nên về sau ráng dùng chử XE ĐẠP để nói tới cái xe không máy và XE MÁY để nói tới xe gắn máy.
May là chưa nói tới XE HƠI, không biết phải giải thích chữ HƠI như thế nào nếu nó không có cái nồi XÚ-DE xịt HƠI xì xụp như thuở hồi xửa hồi xưa thân ái.

Đứa cháu nay nó vào đại học sắp ra trường để bước vào cuộc sống thay thế cái lớp già nua dốt nát như mình rồi. Mong nó học được nhiều điều tốt điều hay để không phải nhầm lẩn như thời mình, hòng đưa đất nước VN mình tiến lên thành RỒNG bay lộn hiên ngang giửa vũ trụ.

lqkhoi
16-09-2009, 09:50
@maychu.net

1. Tôi tốn khá nhiều công để chứng minh cái sai này của bạn. Nhưng có vẻ như cuộc tranh cãi lòng vòng đang bị lạc đề và tôi tạm nghĩ tôi đã chứng minh đủ phản biện cho cái đoạn của bạn.


Từ tiếng Tàu, người Việt dùng hơi chệch một tý về cách viết (gọi là khác nhau về bộ), và đọc khác đi (chữ Nôm). Đến khi Alexandre de Rhodes sang truyền giáo, chữ "quốc ngữ" xuất hiện (tiếng Việt ngày nay). Do đó tiếng Việt là ngôn ngữ dùng bộ chữ la-tinh (latin) duy nhất ở châu Á. Ban đầu, chữ quốc ngữ vay mượn đa số từ chữ Nôm (theo cách đọc), nên gọi là từ Hán-Việt. Bác Hồ có khuyến khích dùng từ Thuần Việt, nhưng rất khó sửa đổi 100% thuần Việt được. Ví dụ, ngay từ "thuần Việt" thì chữ "thuần" đã là từ Hán-Việt.


Dẫn chứng: Bahasa (tiếng mà người Malaysia và Indonesia) đang sử dụng cũng sử dụng Alphabet và xuất hiện cũng ngang ngửa với chữ Quốc Ngữ của Việt Nam đó là vào thế kỷ 17. Bahasa là tiếng chính thức của người Malay và không có RỒNG RẮN CUA BÒ gì hiện tại họ đang sử dụng cả. Xin vui lòng bỏ tiền sang Malaysia hay Indonesia để nhìn thử xem từ báo chí, panel, tranh ảnh, tên bảng hiệu, tên đường coi có dấu vết của chữ "RỒNG RẮN" không? Nếu bạn không đi tôi có thể gửi bạn vài chục link tờ báo viết bằng tiếng Bahasa đầy trên mạng và xin vui lòng nếu phản biện được gửi lại cho tôi 1 link tờ báo viết bằng alphabet tiếng Cambodia và Thailand.

Nếu không tôi xin mạn phép đóng cái tranh cãi ở đây khi nào bạn có thêm dẫn chứng mới thuyết phục hơn.

2. Singapore sử dụng official là English. Các second langauge official là Chinese (Mandarin not dialect like Hokien, Cantonese, or Hainanese), Bahasa Malay và Hindi written in the Devanāgarī script. Nếu bạn cần dẫn chứng xin vui lòng nhìn vào các biển thông báo nguy hiểm ở các MRT ở Sing.
Và tôi không thấy sự liên quan giữa câu viết này của bạn


Sang Singapour, bạn có nghe được tiếng Sing không? Chắc là không, vì chỉ chỉ có tiếng Anh và tiếng Tàu. Chẳng mấy gì tự hào.

với câu hỏi official language của Sing?
Nếu nói người Sing phải dùng thứ tiếng Anh làm official chỉ vì họ có 3 sắc tộc chính cân bằng nhau và cần thứ tiếng để giao tiếp chung, là một sự KHÔNG MẤY TỰ HÀO thì chắc họ đã không nhờ đó mà biến 1 hòn đảo bé xíu nhỏ như cái đảo Phú Quốc của VN thành một nơi mà các lãnh đạo VN thường xuyên xách vali sang học cách phát triển, và chắc cũng sẽ không có cảnh mỗi năm vài chục ngàn người nộp đơn xin làm citizen mà không cần phải biết một thứ ngôn ngữ nào khác ngoài thứ tiếng toàn cầu là English.

Arkain
18-09-2009, 08:56
Tiếng Mỹ (tiếng Anh của người Mỹ) là một tiếng latinh, nên dùng từ gốc (root) từ chữ Latinh và Hy Lạp là đương nhiên, tất nhiên khi chuyển thành một ngôn ngữ riêng thì nó không còn là "từ vay mượn" nữa.

Bạn đưa ra ví dụ chưa chính xác.
Mình có ví dụ về từ rendez-vous (appointment), vốn là từ tiếng Pháp, nhưng người Mỹ vẫn dùng, đó là từ mượn.
Còn astrology tất nhiên là tiếng Anh, hay astrologie của tiếng Pháp, không phải là từ vay mượn nữa. Nói đến đây bạn tự xem lại nhận xét của mình ở trên nhé.

Còn nữa, mình cũng chưa từng nói tiếng Mỹ vay mượn nhiều, ngược lại còn khen nó ít vay mượn. Khả năng đọc hiểu tiếng Việt của bạn kém quá đi.

80% mà còn được xem là ít thì bao nhiêu phân trăm mới là nhiều?

Chính vì cho đến giờ phút này bạn vẫn cứ khăng khăng cho rằng tiếng Mỹ ít vay mượn cho nên tớ mới khẳng định là cách phân tích của bạn có vấn đề, hoặc bị nhiễm cái thói cực xấu của người Việt là "thua thì cãi cố", bất kể lý sự cùn tới đâu.

Nếu như dựa vào lý luận rằng chôm chỉa từ ngữ nước ngoài rồi "chuyển thành một ngôn ngữ riêng thì nó không còn là "từ vay mượn" nữa" thì hóa ra "TV" mới là đồ vay mượn, còn nếu như đánh què thành "Ti-vi" thì không??

"Internet" mới là từ ngữ vay mượn, còn "In-tờ-nét" thì không??
"Container" mới là từ ngữ vay mượn, còn "Con-tên-nơ" thì không??
"Mannequin" mới là từ ngữ vay mượn, còn "Man-nơ-canh" thì không??
"Ciné" mới là từ ngữ vay mượn, còn "Xi-nê" thì không??
"Club" mới là từ ngữ vay mượn, còn "Câu-lạc-bộ" thì không??
"Polymer" mới là từ ngữ vay mượn, còn "po-li-mơ" thì không??

Nếu bác vay mượn của tớ một tờ $20 mới toanh rồi xé đi một góc, vẽ lên vài tấm hình, ngoáy lên vài chữ, vò cho nó nhàu nát, thậm chí mang đi xài một cách tỉnh bơ như là của mình đi chăng nữa thì vẫn không thay đổi được sự thật hiển nhiên rằng 1) bản chất nó vẫn là đồng $20, và 2) Cái đồng $20 bị biến dạng thảm hại ấy vốn dĩ là bác nhờ vay mượn mà có!!

Đến giờ phút này, bác đã nhận ra rằng cách phân tích lạ lùng của mình nó hoàn toàn trái ngược lại với thế giới ngoài kia chưa?

Đó cũng là lý do vì sao bác lqkhoi, một người sống tại Singapore biết bao nhiêu năm, cũng phải té ngửa ra khi nghe bác phán một câu xanh rờn về lòng tự hào đối với ngôn ngữ của xã hội Singapore. Điều này càng nực cười hơn là nó được phát biểu bởi một cá nhân người Việt, mỗi ngày dùng vô vàn từ ngữ vay mượn trực tiếp từ người Hán, chỉnh sửa lại cách viết phỏng theo cách phát âm của người Việt, và đặt cho cái tên mỹ miều là "Hán-Việt". Thế thì dựa vào đâu để cười chê tiếng Singlish cũng được viết bằng mẫu tự Latin của dân Singapore?

Nếu bác thực sự cho rằng cái gì của người ta mà mình rinh về nhà, chỉnh sửa lại đôi chút thì...không còn được xem là đồ vay mượn nữa thì tớ cũng chẳng còn gì để nói nữa, bởi vì nếu như ý thức hệ đã khác nhau hằng thế kỷ thế này thì có tiếp tục nữa cũng sẽ chẳng đi đến đâu cả. Bác lqkhoi có lẽ cũng đã nhận ra điều này và bắt đầu tỏ ra chán chường khi tiếp tục phải giải thích một điều chẳng có gì là khó hiểu.

Bác thì dùng cái ví dụ người Mỹ rất hiếm khi nào vay mượn từ ngữ nước ngoài để dè bỉu Singapore vì họ vay mượn quá nhiều tiếng Anh "nên chẳng có gì để tự hào", thế nhưng người Mỹ lại thản nhiên xác nhận một cách tự hào rằng tới 80% từ ngữ trong từ điển Anh Ngữ là do chúng tôi vay mượn (borrowed) mà có!

Khi vay mượn chữ nghĩa của bất kỳ loại ngôn ngữ nào (Latin, Hy Lạp, Đức, Pháp, Nhật, Việt, thổ dân, vv..vv) thì cho dù là giữ nguyên văn hay là cải biên, chắp ghép thành từ mới thế nào đi chăng nữa thì người Mỹ vẫn cứ khẳng khái bảo là vay mượn, ngay cả trong từ điển cũng ghi rõ ràng là "About 80 percent of the entries in any English dictionary are borrowed" như tớ đã dẫn chứng trên kia, cho dù bác có cãi cố cách nào đi chăng nữa cũng không thay đổi được điều đó. Trong trường học ở Mỹ thì thầy cô cũng nói thẳng cho học sinh biết là "chữ nghĩa chúng ta đa phần là vay mượn" chứ chẳng phải tự khoái theo kiểu "Ngôn ngữ nước ta phong phú, Từ vàng Ngữ bạc nên chẳng cần vay mượn của ai". Khi học sinh xét ý nghĩa trong từ điển cũng được cho biết rõ nguồn gốc của các từ ngữ nước ngoài ấy để mọi người biết nó được vay mượn từ nền văn hóa nào (kể cả những ví dụ mà tớ đã nêu ra trong post trước). Tuy người Mỹ không hề có câu thành ngữ "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", nhưng lại luôn tôn trọng công lao của người khác, vì thế cho nên vay mượn thì cứ bảo là vay mượn, copy/paste về thì cũng ghi lại source trong từ điển để hậu sinh còn biết. Đó đơn giản là vì bên cạnh lòng tự hào, người ta vẫn còn có lòng tự trọng!

Chứng cớ đã rành rành, liệu có thể kết thúc cuộc bàn luận lòng vòng về chuyện Anh Ngữ có vay mượn từ ngữ của các loại ngôn ngữ khác được chưa? Bởi vì thú thật mà nói thì đến giờ phút này, tớ cũng không còn chút kiên nhẫn nào để tiếp tục giải thích một khái niệm phổ thông tầm Tiểu Học như thế này nữa.

huongct
18-09-2009, 20:16
Tiếng Mỹ (tiếng Anh của người Mỹ) là một tiếng latinh, nên dùng từ gốc (root) từ chữ Latinh và Hy Lạp là đương nhiên, tất nhiên khi chuyển thành một ngôn ngữ riêng thì nó không còn là "từ vay mượn" nữa.



Khi bạn viết "Latin" thì không có gì, nếu bạn viết là "Latinh" thì không chính xác, phải là "La Tinh" mới đúng !.

legayou
21-11-2009, 10:27
tớ có 1 thắc mắc nhỏ,xe bông với xe hoa khác nhau chỗ nào thế,đứa thì bảo giống nhau,đứa thì bảo khác về nghĩa

kiettt
21-11-2009, 12:28
Khác nhau ở chỗ người ta dùng từ xe bông chỉ trong nói chuyện với nhau, và chỉ dùng khi nói đùa, còn chính thống hoặc bình thường thì vẫn dùng từ xe hoa để chỉ chiếc xe có gắn bông / hoa dùng trong diễu hành hay đám cưới. Người miền Nam dùng từ "bông" để chỉ hoa, nhưng vẫn gọi là xe hoa chứ không nói là xe bông.

thuongshoo
26-11-2009, 16:17
tui nghĩ việc nói tiếng Anh chưa chắc gì quốc gia mình giàu. Có biết bao nhiêu nứoc nói tiếng Anh nhưng được mấy nước giàu? Nhật có nói đâu mà vẫn giàu

trilab
09-03-2010, 09:54
Các bác thật tuyệt! Em hoàn toàn phản đối cái vụ phiên âm Mát-Xờ-Cơ-Va hay Niu-Tơn, Cu-lông trong Sách Giáo Khoa (từ xưa tới nay, ngay cả khi thay sách mới vẫn không thấy thay đổi). Hậu quả trước mắt là khi vào Đại học, do giáo trình các Thầy Cô viết đúng (Newton, Coulomb) mà em phải ngồi đực ra một lúc mới biết ông nào. (Tới tên nhà khoa học còn không viết đúng thì làm sao tìm tài liệu, tự học được, dẫn đến học sinh chỉ biết học vẹt theo cuốn sách dạy nhũng định luật của ông Niu-ton và ông Cu-lông)
Xin cảm ơn các bác rất nhiều, mong ược học hỏi nhiều hơn từ các bác.

Arkain
11-04-2010, 08:59
PS: danh từ "bộ sậu" nguồn gốc ở đâu ra vậy các bác?

dly
11-04-2010, 09:31
PS: danh từ "bộ sậu" nguồn gốc ở đâu ra vậy các bác?



Nếu nhớ không lầm các chữ này mình vẫn thường nghe bố và các chú, bác dùng lúc thảo luận khi xưa

Arkain
11-04-2010, 09:49
Nhưng mà "sậu" đại khái có ý nghĩa là gì? Khẩu âm từ vùng nào?

Từ nhỏ hễ mà tớ nghe thấy ai dùng từ ngữ lạ tai (cho dù là thuần Việt, Hán-Việt, hay là bị đánh què từ Anh/Pháp) thì đều tò mò muốn biết nguồn gốc của chúng thế nào, trước đây thì quen dùng danh từ "Nội Các Chính Phủ", đến khi vào Làng thi mới thấy cái tên "bộ sậu" lần đầu tiên, nhưng mà lần nào hỏi thì người dùng cũng không giải thích được thành ra vẫn u mê :)

dly
11-04-2010, 10:00
(khẩu ngữ) toàn bộ những người, những bộ phận làm thành một bộ máy tổ chức nào đó
:d :d

thaychuastudio
11-04-2010, 10:25
Tu " bo sau" nay co lien quan toi tu " sa'o sau" khong anh Ly ??!!!

dly
11-04-2010, 10:32
Hổng biết. Chỉ biết là xưa có nghe nói thì nhắc lại thôi.

@Thầy Chùa: Liệu mà quăng cái Iphone đó đi nhé. Nhìn chữ Việt không dấu mà ngứa mắt :mad:

kiettt
12-04-2010, 10:29
Hơi ngạc nhiên khi đọc nhiều như Arkain mà chưa bao giờ thấy chữ "bộ sậu" !

Nào giờ hình như từ này dùng với nghĩa tỏ vẻ không được trân trọng cho lắm, tuỳ người nói và nói về ai mà dùng chữ bộ sậu, ví dụ như sự kiện máy bay rơi vừa qua, chắc vì Ba Lan bây giờ đã thiên tả rồi nên tay phóng viên kia mới dùng chữ bộ sậu, chứ thử như ""đồng chí ABC và các thành viên hội đồng nội các nước công hoà nhân dân XYZ sang thăm ..." thì đố thằng nào dám dùng chữ đó




@Thầy Chùa: Liệu mà quăng cái Iphone đó đi nhé. Nhìn chữ Việt không dấu mà ngứa mắt :mad:

Trước khi quăng nhớ gỡ cái GPS ra nhe, đang cần nó lắm. :punk:

thaychuastudio
12-04-2010, 12:45
Trước khi quăng nhớ gỡ cái GPS ra nhe, đang cần nó lắm. :punk:

Há há há... em dzục rồi!!!

Xin lỗi là quên tháo cái GPS cho bác Lặc!! :yes:

ngutrienmien
13-04-2010, 09:38
Hơi ngạc nhiên khi đọc nhiều như Arkain mà chưa bao giờ thấy chữ "bộ sậu" !

Nào giờ hình như từ này dùng với nghĩa tỏ vẻ không được trân trọng cho lắm, tuỳ người nói và nói về ai mà dùng chữ bộ sậu, ví dụ như sự kiện máy bay rơi vừa qua, chắc vì Ba Lan bây giờ đã thiên tả rồi nên tay phóng viên kia mới dùng chữ bộ sậu, chứ thử như ""đồng chí ABC và các thành viên hội đồng nội các nước công hoà nhân dân XYZ sang thăm ..." thì đố thằng nào dám dùng chữ đó

Trong cái bài viết đó là Ngủ này chớ đâu có tay phóng viên nào đâu. Tại đọc tin tức thấy việc hệ trọng như vậy nhưng lúc đó chưa thấy báo nào dịch cả nên Ngủ tương đại một bài, dịch có phần gấp gáp. Chữ nào lòi ra trong đầu trước thì cứ type thôi, hổng suy nghĩ. Chuyện tả hữu thì... từ từ tính sau :)

Viết xong rồi tính ê đít lại thì mới biết là ddth không cho sửa tiêu đề lol.

Arkain
20-04-2010, 17:08
Văn (文): Hợp nhiều chữ lại thành bài
Hiến (獻): Người hiền

Văn Hiến (文獻): sách vở văn chương của người hiền (hay còn được ca tụng là "thánh hiền") từ đời trước để lại cho thế hệ sau học hỏi.

---



Văn hiến là gì?

Hỏi: Tuần san SGGP Thứ Bảy số 823, ngày 6-1-2007, khi trả lời câu hỏi nước ta có mấy ngàn năm văn hiến lại không giải thích văn hiến là gì. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (Hà Nội, 1992) giảng văn hiến là “truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp”. Như thế có đúng không?

SONG THU (Vietcombank, quận 1, TPHCM)


LÊ ANH MINH: Theo thiển ý, giảng như Từ điển tiếng Việt thì khó phân biệt văn hiến với văn hóa (culture), mà bản thân văn hóa lại là một từ hoàn toàn không dễ định nghĩa. Từ điển bách khoa Anh (Encyclopaedia Britannica, 1998, tr. 874) cho biết trong tác phẩm Culture: a critical review of concepts and definitions (1952), hai nhà nhân chủng học người Mỹ là A.L. Kroeber và Clyde Kluckhohn đã dẫn ra đến 164 định nghĩa về văn hóa nhưng những khái niệm này đều có chỗ bất túc, tức là khiếm khuyết. (“In Culture: a critical review of concepts and definitions (1952), U.S. anthropologists A.L. Kroeber and Clyde Kluckhohn cited 164 definitions of culture (...). These conceptions have defects or shortcomings.”)

Hán-Việt từ điển của Đào Duy Anh (1932) định nghĩa văn hiến là “sách vở và nhân vật tốt trong một đời”.

Việt Nam từ điển của Lê Văn Đức (1970) định nghĩa văn hiến là “sách hay và người tài”; theo nghĩa bóng là “sự tổ chức học hành để tiến tới chỗ khôn khéo”.

Khổng Tử (551-479 TCN) từng nói đến văn hiến. Trong Luận ngữ (Bát dật) có câu: “[Họ không làm thế] vì văn hiến không còn đủ nữa. Nếu còn đủ, ta có thể viện dẫn làm chứng [cho lời ta].” (Văn hiến bất túc cố dã. Túc, tắc ngô năng trưng chi hĩ ).

James Legge (1815-1897) dịch câu trên như sau: “[They do not do so] because of the insufficiency of their records and wise men. If those were sufficient, I could adduce them in support of my words.”

Vậy, Legge hiểu văn hiến là kinh sách và người hiền (records and wise men). Có lẽ cả Legge lẫn Đào Duy Anh và Lê Văn Đức đều theo cách hiểu của Chu Hi (1130-1200) vì Chu Hi chú thích lời của Khổng Tử như sau: “Văn là kinh điển, sách vở; hiến là hiền tài.” (Văn, điển tịch dã; hiến, hiền dã. ).

Từ điển điện tử Từ bá (Đại học Bắc Kinh, 2006) đã loại bỏ yếu tố “người hiền, tài giỏi” ra khỏi nội dung văn hiến khi định nghĩa như sau: Văn hiến [wénxiàn] (document; literature): sách vở có ý nghĩa lịch sử hoặc có giá trị nghiên cứu (hữu lịch sử ý nghĩa hoặc nghiên cứu giá trị đích thư tịch )

Lịch sử văn học thành văn của Việt Nam chỉ có thể tính từ thời Bắc thuộc, tức là lúc Sĩ Tiếp (sử Việt thường chép là Sĩ Nhiếp, 187?-266) truyền bá Hán học tại Giao Chỉ, và Ngô Sĩ Liên (thế kỷ 15) bảo “nước ta trở nên một nước văn hiến bắt đầu từ đó”. Tính từ đời Hán (206 TCN – 220 CN) đến nay, nếu theo định nghĩa của Từ bá như dẫn trên, bề dày văn hiến của Việt Nam chỉ có khoảng hơn 2.000 năm lịch sử mà thôi.

http://www.sggp.org.vn/saigonthubay/2007/4/93301/




Tự Điển Việt-Hán-Nôm (Huesoft) (http://www.huesoft.com.vn/hannom/):
http://img153.imageshack.us/img153/2513/trangtracuuhannom127203.png

megaownage
13-05-2010, 22:39
Có bạn nào biết chữ chính thức Pê Đê viết ra sao không? Biết nó là tiếng Pháp nhưng nguyên chữ là gì thì thua.

Arkain
14-05-2010, 15:29
Có bạn nào biết chữ chính thức Pê Đê viết ra sao không? Biết nó là tiếng Pháp nhưng nguyên chữ là gì thì thua.

Mời xem lại danh sách các từ ngữ tiếng Pháp thông dụng tại Miền Nam tại trang 8 :punk:

megaownage
17-05-2010, 09:18
Cám ơn, đã tìm thấy rồi, xin lỗi trước đó đọc không kỹ.
Hồi xưa cứ ngỡ là tiếng lóng. Mãi một hôm nọ xem phim Tây thấy chúng nó dùng từ ấy chửi nhau mới biết là tiếng Pháp.

Sẵn đay có bạn nào chỉ giùm cách tìm kiếm một cụm từ trong một chủ đề? Ví dụ trong chủ đề này có 6 trang, làm sao tìm đủ hết 6 trang?

=== Bổ túc sau khi xem lời giải ===

Chỉ là Pédé thôi. Cứ ngỡ nó là tiếng Latin viết tắt (PD) kiểu như AM, PM vậy. Việc đời có những lúc lời giải kế bên mà không thấy, lo nhìn xa quá.

Arkain
03-06-2010, 08:04
Dạo này thấy danh từ "biểu ngữ" (banner) của tiếng Việt ít khi được nào được dùng nữa, mà thường hay bị báo chí trong nước thế vào bằng từ ngữ tiếng bồi là "băng rôn".

Câu hỏi dành riêng cho những người hay bắt chước theo báo chí: bạn có biết "rôn" trong "băng rôn" là gì không? Nếu như không thì tại sao không dùng thẳng tiếng Việt để gọi nó là "biểu ngữ" (mà mình hiểu rõ), mà lại đua đòi dùng thứ nửa nạc nửa mỡ kia (mà chính mình chưa chắc đã hiểu)?

kiettt
03-06-2010, 10:10
"Rôn" là đọc trại từ chữ "rốn" mà ra, do băng rôn xét về hình thức, giống cái băng rốn phóng to lên. Thế nên ta cứ từ hình thức mà suy ra định nghĩa.

Xí, dễ thế mà cũng hỏi :lick::crying::yes::no::no::no:

Arkain
03-06-2010, 23:47
À, thế là thời nay các cô PG thường khoe rốn là vì cái băng rốn mang treo trên tường mất rồi :lick:

vuht2000
11-07-2010, 22:46
tiện đây em hỏi từ "đầu" trong "đầu CD", "đầu DVD" xuất phát từ đâu ra nhỉ?
Báo chí hay dùng từ " nhà hiền triết" để chỉ ông Warren Buffett rất là bậy, dùng 1 lần để tạo điểm nhấn thì được, dùng như là một từ chính thức thì hoàn toàn sai. Từ này em doán là dịch từ "guru" ra không biết có đúng không?

The Old Man
25-07-2010, 02:04
1. tiện đây em hỏi từ "đầu" trong "đầu CD", "đầu DVD" xuất phát từ đâu ra nhỉ?
2. Báo chí hay dùng từ " nhà hiền triết" để chỉ ông Warren Buffett rất là bậy, dùng 1 lần để tạo điểm nhấn thì được, dùng như là một từ chính thức thì hoàn toàn sai. Từ này em doán là dịch từ "guru" ra không biết có đúng không?

1. Do chữ "đầu máy" ???

2. Chữ "Guru" hay chử "wise men" của người khác được dịch là "thánh hiền", "hiền triết", "thánh nhân" do cái văn hóa của người VN tôn trọng người "khôn" nên kèm theo chử "thánh" hoặc chử "hiền" mặc dù cá nhân người đó không có gì là "hiền" hay là "thánh" cả. Củng giống như chữ "hiền huynh hại tiểu muội rồi"

megaownage
26-07-2010, 08:47
Hiền triết:
Cha/Mụ nội nào dịch guru là hiền triết thì chắc dịch theo nghĩa cổ của guru vốn chỉ mấy tay thầy tu đã tới bậc cao (ông Đạo Dừa có thể coi là một guru). Về sau này người ta lạm dụng từ này để chỉ các tay hiểu rộng biết nhiều, rồi từ từ cứ thấy ai thành công trong lãnh vực nào đó thì gọi người ta là guru. Đáng lẽ các người dịch phải biết rằng 'không phải lúc nào cách giải nghĩa đầu tiên của từ điển cũng áp dụng được'. Nhất là có một số từ điển đặt thứ tự giải nghĩa theo lịch sử, tức là nghĩa cổ đặt lên trước. VD trong quyển Meriam Webster của tôi, từ faggot có nghĩa đầu tiên là 'một bó củi'

@vuht2000: như vậy ít nhất là một vài Eastern States có dạy cách đánh vần. Em gái tôi (Virginia) nói cháu nhà nó cũng học bờ, kờ như vậy.

Arkain
24-08-2010, 09:11
Tiếp theo bài của bác Kiệt, các từ ngữ về hành chánh thì gần như là thay đổi toàn bộ sau 1975 theo chuẩn của Miền Bắc, nếu ra nước ngoài thì chắc phải cầm theo quyển từ điển vì ngoài này toàn là xài từ ngữ Miền Nam.

Ví dụ: Passport thì dân Miền Nam gọi là "Sổ Thông Hành", dân Miền Bắc thì gọi là "Hộ chiếu".


http://i361.photobucket.com/albums/oo53/yellowbluecicada/PP.jpg

http://img167.imageshack.us/img167/2727/88301408rr4.jpg

http://www.faqs.org/photo-dict/photofiles/list/7182/9611Vietnam_passport.jpg


Sau này các danh từ hành chánh của Miền Nam bị vứt hết, chỉ cho xài kiểu Miền Bắc thôi, vậy cho nên thế hệ 7x trở đi tuy có nhiều người sinh ra ngay tại đất Sài Gòn cũng dần dần bắt chước gọi vẹt theo, mặc dù bản thân họ cũng chẳng hề biết cái danh từ "Hộ Chiếu" vốn của Miền Bắc kia cụ thể là tiếng Tàu hay là tiếng Ta.

Miền Nam ngày xưa phiên dịch danh từ Passport thành giấy/sổ "Thông Hành", vì nó là công văn chứng nhận nơi xuất xứ, cũng như là các đặc điểm của một cá nhân để dễ nhận diện khi họ thông hành ("pass", "passe": đi qua) bằng đường bộ, đường biển, cũng như là đường hàng không ("Port", "Porta", "Porte": cổng thành/cửa khẩu/hải cảng) đến một quốc gia khác.

Hỏi: danh từ "Hộ Chiếu" mà người Việt Nam quốc nội dùng ngày nay có nghĩa là gì?

thuongshoo
24-08-2010, 11:33
trong các từ thì tui thấy chỉ có "sổ thông hành" là dễ hiểu.

lqkhoi
24-08-2010, 16:25
@Arkain lại nặng lời khi gọi mọi người là gọi vẹt. Ngay cả thế hệ 7X mà cả thế hệ 4X như ông bà già tôi giờ vẫn gọi nó là Hộ Chiếu. Lưu ý trước năm 1975 bao nhiêu người dân VN có cái passport?

Nếu giờ Arkain về VN gọi cái SỔ Thông Hành chắc không ai biết đó là cái gì.

Lưu ý ngôn ngữ là một thứ sống và rất nhiều người nếu không nói là tất cả sử dụng nó vì bị tác động/dạy dỗ/phim ảnh lặp đi lặp lại nhiều lần. Không ai rảnh để thử đi suy nghĩ coi nghĩa gốc của nó là gì tất nhiên là trừ những nhà ngôn ngữ học hoặc những từ ngữ quá ngây ngô.

Tôi sang Mỹ và cũng cực kỳ ngạc nhiên với những từ Người Việt ở Mỹ dùng mà có thể so sánh ngang với số tuổi của ông bà tôi được phát ngôn từ những chú nhóc nhỏ xíu. Nhưng tôi không dám nói họ là Vẹt mà chỉ nói do hoàn cảnh địa lý mà nhiều từ cổ vẫn còn được sử dụng trong khi hoàn toàn vắng bóng ở VN. Nếu ai đó có coi phim HK được người Việt ở US lồng tiếng thập niên 80 90 chắc sẽ hiểu rõ ý tôi nói hơn.

Arkain
24-08-2010, 21:02
Ngày xưa người ta dùng động từ "học vẹt" để diễn tả việc bắt chước làm theo mà không hề thắc mắc xem mình đang học gì. Không biết ngày nay có động từ mới nào nhẹ nhàng hơn (mà vẫn không kém phần chính xác) để thế vào chăng? :dontgetit

Cũng một phần nhờ vào cái tinh thần học hỏi khiếm khuyết theo kiểu "Không ai rảnh để thử đi suy nghĩ coi nghĩa gốc của nó là gì" kỳ lạ kia mà cái danh sách này (http://www.ddth.com/showpost.php?p=1487111&postcount=42) mới đến thế hệ của chúng ta thì đã bị đánh què đến 99%, Tây chẳng ra Tây, Ta chẳng ra Ta, riết rồi có nhiều người chẳng biết nó thật ra là Tây hay Ta :no:

Cũng vì thế mà hồi nhỏ tớ thắc mắc rằng "tại sao xe Lam lại được đặt tên như vậy" và thầy giáo của tớ trả lời tỉnh bơ rằng "vì khi mới được cho ra lò thì nó được sơn màu lam"(!)

Tớ không biết cả hai nước Việt Nam thời ông bà, cha mẹ chúng ta cụ thể có bao nhiêu công dân nắm trong tay cái Passport, nhưng mà có lẽ thời ấy hễ bất cứ người nào mà đi làm "Hộ Chiếu" hoặc "Sổ Thông Hành" thì đều biết các danh từ ấy có nghĩa là gì.

Ngày nay thì chưa chắc.

Thậm chí có nhiều người còn không hiểu cả ý nghĩa và nguồn gốc của cái tên cúng cơm của mình trên tờ hộ chiếu ấy là gì mới đau!

Ông bà, cha mẹ chúng ta tuy cũng dùng các từ ngữ Việt/Hán-Việt/Anh/Pháp giống như ta, nhưng điều khác biệt duy nhất là họ luôn biết rõ mình đang nói gì, nếu nhận thấy có điều đơn giản gì đó mà mình chưa hiểu thì họ sẽ tìm tòi cho đến khi nào hiểu mới thôi rồi mới dám mang ra xài. Đó là sự khác biệt giữa tinh thần học hỏi được bồi đắp bởi nền giáo dục xưa và nay.

Nhìn xa hơn một chút, phải chăng cũng vì sự thay đổi trong tư duy này mà khả năng phân tích theo logic trong bàn tranh luận của ngày nay mới không bằng một góc của ngày xưa, "rất nhiều người nếu không nói là tất cả" thường bê nguyên xi bài bản của các thứ mà họ "bị tác động/dạy dỗ/phim ảnh lặp đi lặp lại nhiều lần" vào bàn tranh luận một cách tỉnh queo, chứ không rảnh tự đi tìm hiểu thêm để có lập trường riêng cho mình?

nmd
25-08-2010, 07:18
Xin lỗi anh Arkain nhưng anh dạy đời nhiều quá. Nói như anh chắc suốt ngày mọi người cầm cuốn từ điển tiếng Việt và ngồi mò tra nghĩa của tất cả mọi thứ.

megaownage
25-08-2010, 08:13
Từ Thông Hành lầy trong tiếng TQ rất xưa, trước cách mạng Tân Hợi (e còn trước nữa). Có thể còn sử dụng ở Đài Loan - chưa tìm được người ĐL để chứng.

Từ Hộ Chiếu cũng lấy trong tiếng TQ luôn. Đó là tiếng hiện hành hơn. Tiếng Quan Thoại (Mandarin) đọc từ này là Fu Chiao. Chữ Hộ nằm trong 'Bảo Hộ' và chữ Chiếu nằm trong 'Chiếu Khán'. Tại sao người TQ gọi như vậy thì tôi chưa tìm ra. Hai người bạn TQ của tôi, người Hồ Nam giải thích khác và người Bắc Kinh giải thích khác.

lqkhoi
25-08-2010, 09:14
@Arkain: Cái thread này là bên lề phải hun, hehehe spam được hen. Bác Mèo Già đã giải thích vụ Hộ Chiếu bên cái thread kia nên tui hổng trả lời vụ đó nữa hen.

Nếu cái diễn đàn này là một diễn đàn ngôn ngữ thì tui hoàn toàn đồng ý khi Arkain nói những người ở đây là Học Vẹt. Nhưng nếu Arkain quy vào đó để nói lên thực trạng xã hội là không nghiên cứu suy nghĩ trước khi phản biện thì tui không đồng ý. Vì đơn giản tranh luận của tui chỉ nói về vấn đề ngôn ngữ.

Tui không phải là nhà ngôn ngữ học nên cũng không có thể chứng minh được nhưng nếu có 10 người hơn ở cái diễn đàn này nói tui sai thì tui chịu. Tui nói rằng: "Ngôn ngữ phần lớn là sự hình thành do thói quen/phương tiện giao tiếp". Vì vậy trừ những trường hợp quá ngô nghê như "Xưởng Đẻ" mà đến bây giờ người ta vẫn dùng nó làm trò cười và chết từ ngay trong trứng nước, những từ vô nghĩa, hơi hơi thâm thúy nhưng được sử dụng quá nhiều hoặc được Celeb xài sẽ luôn trở thành trào lưu và nếu hợp thời cuộc thì chuyện được ứng dụng vào trong cuộc sống mà người nói nhiều khi chẳng hiểu nghĩa gốc của nó nhưng nếu người nghe cùng hiểu đúng nghĩa của từ thì rõ ràng nhiệm vụ của ngôn ngữ đã được thực thi.

Còn nếu dùng một từ cho dù nó có nghĩa rất chính xác, từ tượng hình rất cao nhưng khi nói số đông người nghe hoàn toàn không hiểu nó muốn nói gì hoặc hiểu sai thì rõ ràng từ ngữ đó hoàn toàn không hoàn thành nhiệm vụ và nên bị loại ra khỏi cuộc sống. Trong trường hợp ngược lại nếu chỉ có một số ít người nghe không hiểu so với số đông thì chính người nghe đó phải nên hạ mình và update từ ngữ đó vào trong trí nhớ của mình. Không làm chuyện đó thì người nghe đó sẽ trở thành cực đoan và ngày càng khó giao tiếp với số đông người xung quanh.

Và cũng chính vì thế mà mỗi ngày vô số từ ngữ sinh ra và chết đi. Và cũng vì thế mà trước năm 75 người ta hãy gọi là SINH NGỮ (từ này không thường được dùng sau này). Chữ SINH hàm nghĩa rất thâm thúy trong đó.

Và cũng chính vì thế luôn có vô số từ điển, wiki mọc ra nhằm mục đích giải nghĩa cho ai đó thích tìm hiểu nghĩa gốc của chữ đó, hay lý do chữ đó được ra đời. Nhưng đó chỉ là coi chơi cho vui chứ chẳng lẽ khi nói chuyện lúc nào cũng phải đặt lên bàn cuốn từ điển?

Viết thêm một chút, nếu tui có con và con tui hỏi "Tại sao người ta gọi là xe LAM vậy ba?", nếu nó nhỏ hơn 6 tuổi và nếu tui cũng hổng biết tại sao phải gọi vậy, tui sẽ nói rằng "Ba cũng hổng biết nữa tại ông bà gọi vậy mà con thấy không con gọi xe Lam là người ta chỉ đúng boong cái xe đó nhá, đâu có chỉ vô xe bus đâu nè, khi nào con biết tại sao người ta gọi vậy thì chỉ cho ba biết với nhé, còn không tối nay cha con mình cùng đi hỏi anh Google hen". Kích thích sự tìm tòi của một đứa bé là tốt nhưng lúc nào cũng mắng nó ngu thì đôi khi sẽ gây một hiệu quả ngược vô cùng tai hại đấy.

TongNghien
25-08-2010, 09:15
Từ Thông Hành lầy trong tiếng TQ rất xưa, trước cách mạng Tân Hợi (e còn trước nữa). Có thể còn sử dụng ở Đài Loan - chưa tìm được người ĐL để chứng.

Từ Hộ Chiếu cũng lấy trong tiếng TQ luôn. Đó là tiếng hiện hành hơn. Tiếng Quan Thoại (Mandarin) đọc từ này là Fu Chiao. Chữ Hộ nằm trong 'Bảo Hộ' và chữ Chiếu nằm trong 'Chiếu Khán'. Tại sao người TQ gọi như vậy thì tôi chưa tìm ra. Hai người bạn TQ của tôi, người Hồ Nam giải thích khác và người Bắc Kinh giải thích khác.

Cùng suy nghĩ gần giống bạn này. :punk:


Theo suy nghĩ cá nhân:

"Hộ" : bảo vệ (tương tự như hộ-vệ, bảo-hộ)
"Chiếu" : đưa ra, đưa xuống (ví dụ, chiếu-chỉ là tờ giấy từ trên vua đưa xuống, cứ chiếu theo đó mà làm; từ "chiếu" có vẻ mang nghĩa giống như từ "ánh xạ").

Như vậy, "hộ chiếu" là một thứ, một vật được kẻ trên đưa xuống nhằm bảo vệ (trong khả năng có thể) cho người chủ của nó. Hình thức của nó có thể là một tờ giấy, một cuốn sổ, một thẻ bài, hay cái gì đó,... miễn làm sao chứng minh được rằng: vật đó có giá trị bảo vệ cho người chủ bởi một kẻ trên nào đó.


Như vậy, "thông hành" thực chất có ý nghĩa "mềm" hóa ý nghĩa của vật; trong khi "hộ chiếu" cứng cáp hơn và khẳng định rõ giá trị và ý nghĩa của nó (được bảo hộ bởi ABC).


Tuy nhiên, nếu dịch từ "passport" ra nghĩa Việt, mình sẽ chọn từ "thông hành".

huongct
25-08-2010, 09:58
Nói chung 'sinh ngữ' thì rất sinh động, miễn sao nó không quá sai biệt. Nên nhớ các phương tiện truyền thông có tính định hướng rất lớn, những người làm lĩnh vực này ít nhiều cũng có ý thức duy trì cái nào hay, khi có gì đó không ổn thì những nhà ngôn ngữ học sẽ lên tiếng thôi. Còn bản thân mỗi cá nhân nếu không trao dồi, sàng lọc cái hay mà dùng, khi đi ra ngoài XH sẽ phải thiệt thòi trong giao tiếp. Đâu cần lão Kền phải lo sốt vó lên thế !lol

Nói chơi cho vui nhé, trong tiếng Việt có bao nhiêu từ chỉ việc 'quan hệ tình dục' ?. vô cùng sinh động phải không ?lol kéo cái từ 'ăn nằm' ra mới thấy nó thật độc đáo !lol

southVN
25-08-2010, 10:17
Pam cái.Mình thì sinh sau đẻ muộn nên khi đi học thì chữ nghĩa thay đổi theo đằng ấy hết trơn đâu còn gì nữa nhưng được cái mẹ thuộc thế hệ 5x cho nên hay giải thích từ này hồi đó kêu là gì hay tiếng nào là kêu theo tiếng Pháp nên cũng ít khi thắc mắc,hoặc nói dân ngày xưa đi bầu cử ra sao,tỉnh mình ngày xưa được kêu là tỉnh gì,cái gì mẹ biết là nói hết.Nhưng khốn nạn thay thời thế nó thay đổi,nên nhập gia phải tùy tục thành ra bây giờ con nít không biết gì ráo trọi trách tụi nó cũng khó.thời là thế,thế mới là thời.Về tuốt dưới quê ,mình dân miền tây mà nghe nhỏ em nói"Cho em quả mận"là muốn quay ra tát nó bạt tay cho rớt răng luôn,mặc dù biết nó không sai,nhưng khổ nỗi em nó học ở trường,phải nói là quả nếu không thì em nó bị điểm kém.Bởi vậy nhiều khi nói mấy từ xưa củ người ta nói mình nhà quê hoặc tưởng mình có vấn đề.Có mấy đứa bạn nước ngoài nói Sài Gòn nó không biết,nói hồ chí minh cơ,đành hòa hợp cho nó có tính dân tộc văn hóa chứ.Sống chung với lũ từ trước tới giờ cũng quen rồi.Vui vẻ cả làng đi thôi

kiettt
25-08-2010, 22:26
Ví dụ: Passport thì dân Miền Nam gọi là "Sổ Thông Hành", dân Miền Bắc thì gọi là "Hộ chiếu".

Sau này các danh từ hành chánh của Miền Nam bị vứt hết, chỉ cho xài kiểu Miền Bắc thôi, vậy cho nên thế hệ 7x trở đi tuy có nhiều người sinh ra ngay tại đất Sài Gòn cũng dần dần bắt chước gọi vẹt theo, mặc dù bản thân họ cũng chẳng hề biết cái danh từ "Hộ Chiếu" vốn của Miền Bắc kia cụ thể là tiếng Tàu hay là tiếng Ta.

OK, đồng ý với Khôi mập vấn đề "rừng nhờ người đi mà thành đường", ngôn ngữ chỉ là phương tiện để giao tiếp, dùng sao mà mọi người đều hiểu là được, ai ăn ở không đâu mà vạch lá tìm sâu, coi nguồn gốc nó ra sao chứ, lão Kền trẻ tuổi, nhiều chữ mà cứng nhắc thấy mệt luôn.

Trở lại ví dụ đã nêu, giả sử tui là người am hiểu ngôn ngữ miền Nam trước 1975, tui đi làm thủ tục qua Mỹ chơi, trước hết tui cần phải có cái "passport" (dân SG giờ gọi thẳng nó như vậy, không dùng tiếng Việt đâu), tui đi lên cơ quan cấp giấy, bảo rằng bán cho tui bộ hồ sơ làm giấy thông hành, hiển nhiên là chả ai hiểu tui nói cái gì hết, tui lại phải nói lại "đồ không biết nguồn gốc từ ngữ, nó là cái-mà-ông-gọi-là-hộ-chiếu-đó". Xong phim, ai cũng nhìn tui như là thằng khùng (khùng thiệt chứ gì nữa, tự nhiên đi chuốc lấy phiền phức vào người)

Arkain
26-08-2010, 09:35
Từ Thông Hành lầy trong tiếng TQ rất xưa, trước cách mạng Tân Hợi (e còn trước nữa). Có thể còn sử dụng ở Đài Loan - chưa tìm được người ĐL để chứng.

Từ Hộ Chiếu cũng lấy trong tiếng TQ luôn. Đó là tiếng hiện hành hơn. Tiếng Quan Thoại (Mandarin) đọc từ này là Fu Chiao. Chữ Hộ nằm trong 'Bảo Hộ' và chữ Chiếu nằm trong 'Chiếu Khán'. Tại sao người TQ gọi như vậy thì tôi chưa tìm ra. Hai người bạn TQ của tôi, người Hồ Nam giải thích khác và người Bắc Kinh giải thích khác.

Cám ơn bác megaownage đã dẫn theo nguồn. Lúc trước tớ từng thắc mắc khi thấy người ta dùng danh từ "Hộ Chiếu", nhưng mà khổ nỗi là ai cũng trả lời ấp ớ theo kiểu đoán mò, thậm chí có người còn giải thích rằng "Hộ" là nhà, "Chiếu" là soi, Hộ Chiếu là "soi qua để biết nhà ở đâu" mới chết :emlaugh: Tớ thì rất ngán dùng các từ ngữ mà chính mình còn không chắc ăn nó là gì, thành ra nhiều khi cứ gọi thẳng là "passport" cho nó lành :D

Tiện thấy nhắc đến Chiếu Khán (http://www.vietbao.com/?ppid=74&pid=78&nid=154677) nên nói luôn, đây là danh từ mà Sài Gòn ngày trước dùng để gọi giấy tờ Visa xuất nhập cảnh. "Chiếu" là công văn chứng nhận, "Khán" là xem. Danh từ này hoàn toàn tương đồng với ý nghĩa gốc của danh từ "Visa (http://en.wikipedia.org/wiki/Visa_%28document%29)" (Giấy tờ đã được xem xét qua).


Nói chung 'sinh ngữ' thì rất sinh động, miễn sao nó không quá sai biệt. Nên nhớ các phương tiện truyền thông có tính định hướng rất lớn, những người làm lĩnh vực này ít nhiều cũng có ý thức duy trì cái nào hay, khi có gì đó không ổn thì những nhà ngôn ngữ học sẽ lên tiếng thôi. Còn bản thân mỗi cá nhân nếu không trao dồi, sàng lọc cái hay mà dùng, khi đi ra ngoài XH sẽ phải thiệt thòi trong giao tiếp. Đâu cần lão Kền phải lo sốt vó lên thế !lol

Nói chơi cho vui nhé, trong tiếng Việt có bao nhiêu từ chỉ việc 'quan hệ tình dục' ?. vô cùng sinh động phải không ?lol kéo cái từ 'ăn nằm' ra mới thấy nó thật độc đáo !lol

Thế lão Củ To thử đoán xem đến bao giờ các nhà ngôn ngữ học nước ta sẽ lên tiếng về cái danh từ "phản động" cực kỳ khôi hài mà các cậu nhỏ thường bê vào diễn đàn? :lick:

(Vâng, đó cũng là thành quả của việc học vẹt từ ngữ mà ra, các chức sắc ạ!)

PS: "Make love" dịch nguyên văn là "Làm tình", còn nếu muốn xổ nho thì gọi là "giao hoan" giống như các pho truyện Kiếm Hiệp thường hay dùng :D

huongct
26-08-2010, 11:11
Này lão Củ To, lão thử đoán xem đến bao giờ các nhà ngôn ngữ học sẽ lên tiếng về cái danh từ "phản động" mà các cậu nhỏ thường hay bê vào diễn đàn? :lick:

PS: "Make love" dịch nguyên văn là "Làm tình", còn nếu muốn xổ nho thì gọi là "giao hoan" :D


Kaka ! thế lão Kền nhớ lại xem, trước giờ tui nhổ lông hết bao nhiêu con vẹt rồi !:D đừng tưởng chỉ có lão nhé !:lick:

Đôi khi mình cảm thấy thương tui nhỏ, mười mấy hai mươi năm trước mình cũng vậy thôi, may mắn là lớn lên mình nhận thức được, suy nghĩ đã độc lập, biết nhìn ra TG và so sánh, biết đất nước mình hay dở chổ nào. Phương pháp của lão Kền nhiều lúc quá cứng nhắc, từ ngữ đôi khi quá nặng nề, lão nên điều chỉnh một tí thì hơn. Cái quan trọng là có những người như tớ hiểu được lão. Những bài viết, những thông tin, những sự cảnh tỉnh luôn rất quý giá với thế hệ đi sau, làm sao mà đong đếm được. Lão Kền hãy tin rằng sự chân thành, tình nguyện cống hiến vì cộng đồng ở khía cạnh nhận thức là rất có giá trị.

Tui gốc miền Tây nên không hay khách sáo, thỉnh thoảng thấy cái gì cần "cãi" là tui cãi à, mấy ông già cũng ... chơi luôn !:D Dzọt lẹ !

TongNghien
28-08-2010, 08:56
Miền Nam ngày xưa phiên dịch danh từ Passport thành giấy/sổ "Thông Hành", vì nó là công văn chứng nhận nơi xuất xứ, cũng như là các đặc điểm của một cá nhân để dễ nhận diện khi họ thông hành ("pass", "passe": đi qua) bằng đường bộ, đường biển, cũng như là đường hàng không ("Port", "Porta", "Porte": cổng thành/cửa khẩu/hải cảng) đến một quốc gia khác.

Hỏi: danh từ "Hộ Chiếu" mà người Việt Nam quốc nội dùng ngày nay có nghĩa là gì?

Mình có nghe đến một loại giấy tờ khác: "quá cảnh".

Không biết có phải là "passport" hay không.

Nhưng nếu phải, thì nó quá chính xác !

lqkhoi
28-08-2010, 11:44
Quá cảnh == TRANSIT lão Ngọng

kiettt
28-08-2010, 13:00
"Quá cảnh" chỉ một hành động chứ đâu phải là loại giấy ? Nó là con dấu đóng lên passport thôi

Có loại giấy này thời quý vị đi bảo lãnh thời những năm 1980 hay cầm, nó giống cuốn sổ passport nhưng bên ngoài đề chữ "Laissez-passer" chỉ cấp cho những người đi nước ngoài theo dạng có thân nhân bảo lãnh. Thời điểm đó cuốn sổ này hình như được gọi bằng tên sổ thông hành, hồi nhỏ bán bánh mì ngoài chợ hay nghe các bà kháo nhau "nhà ấy được cấp sổ thông hành rồi đấy, không biết chúng nó chạy sao hay ghê, con tôi ở bên Mỹ làm to bằng mười con nhà ấy, thế mà nhà tôi chưa có giấy bác ạ,...". Quên mất hồi đó giấy này tên tiếng Việt nó là gì, giờ không thấy nó nữa.

TongNghien
28-08-2010, 13:11
Thời phong kiến (coi truyện "Phong thần diễn nghĩa" thì biết), đã xuất hiện loại giấy tờ này rồi.

Kêu bằng: Quá quan thư (cuốn sổ qua cửa ải).



Ngày nay, thiên hạ (những người quản lý văn hóa) còn NGU hơn ngày xưa.

Khi mà từ "passport" = "pass" (qua) + "port" (cửa ải, cổng canh gác) = hộ chiếu / giấy thông hành.



Trong khi, từ "quá cảnh" lại áp dụng cho "transit".

nino
28-08-2010, 13:23
Thời phong kiến (coi truyện "Phong thần diễn nghĩa" thì biết), đã xuất hiện loại giấy tờ này rồi.

Kêu bằng: Quá quan thư (cuốn sổ qua cửa ải).



Ngày nay, thiên hạ (những người quản lý văn hóa) còn NGU hơn ngày xưa.

Khi mà từ "passport" = "pass" (qua) + "port" (cửa ải, cổng canh gác) = hộ chiếu / giấy thông hành.



Trong khi, từ "quá cảnh" lại áp dụng cho "transit".

móa sao lấy tiếng Việt là áp dụng qua tiếng Anh được vậy trời, chơi ráp từ giống ráp kiểu từ Hán Anh :emlaugh::emlaugh:

gaugo58
31-08-2010, 13:50
Tình cờ đọc được topic này, thấy hay quá bởi có nhiều điều mà lâu nay mình chưa rõ. Sống ở miền Nam hơn nữa thế kỷ , nước Mỹ thì thấy lý giải ở trên rồi, còn tên nước là Hoa Kỳ các bác có biết ở đâu ra không ? Đừng nói là cờ hoa ( bông ) nha ! bởi nếu cờ bông thì Hổng Kông xứng đáng dùng hơn chú ?

Arkain
08-09-2010, 07:09
Tình cờ đọc được topic này, thấy hay quá bởi có nhiều điều mà lâu nay mình chưa rõ. Sống ở miền Nam hơn nữa thế kỷ , nước Mỹ thì thấy lý giải ở trên rồi, còn tên nước là Hoa Kỳ các bác có biết ở đâu ra không ? Đừng nói là cờ hoa ( bông ) nha ! bởi nếu cờ bông thì Hổng Kông xứng đáng dùng hơn chú ?

Hoa Kỳ (花旗) thì đúng là Cờ Hoa chứ còn muốn dịch làm sao nữa! :lick:

Đối với người Hán, cái gì xinh đẹp thì được ví là "đẹp như hoa", chứ không nhất thiết phải là bông hoa theo đúng nghĩa đen.


Bộ thảo
花 Hoa

1. (Danh) Hoa của cây cỏ. ◎Như: cúc hoa 菊花 hoa cúc. ◇Thôi Hộ 崔護: Khứ niên kim nhật thử môn trung, Nhân diện đào hoa tương ánh hồng 去年今日此門中, 人面桃花相映紅 (Đề đô thành nam trang 題都城南莊) Năm ngoái vào ngày hôm nay, ở trong cửa này, Mặt nàng cùng với hoa đào phản chiếu nhau thắm một màu hồng.
2. (Danh) Vật thể có hình giống hoa. ◎Như: hoa tuyết 雪花 bông tuyết.
3. (Danh) Tỉ dụ con gái đẹp, mĩ nữ. ◎Như: tỉ muội hoa 姊妹花 hai đóa hoa (gần gũi như chị em).

http://hanviet.org


Nguồn gốc câu chuyện này thì liên quan đến lịch sử hơn 200 năm trước, ai có hứng thú thì đọc tiếp :)

Năm 1784, con tàu Empress of China (http://en.wikipedia.org/wiki/Empress_of_China_%281783%29) cập bến Quảng Châu. Là chiếc thương thuyền đầu tiên của U.S ghé thăm China sau khi lập quốc, nó là bước đầu tiên của mối quan hệ thương mại chính thức giữa U.S và triều đại nhà Thanh.

Dân chúng Quảng Châu thời bấy giờ ùn ùn đổ xô ra hải cảng để xem chiếc tàu 3 cột buồm đến từ xứ sở xa xôi mới được thành lập phía bên kia quả địa cầu, với lá cờ lạ mắt trông đẹp như hoa bay phấp phới trên cột cờ. Lá cờ ấy ngay lập tức được người Quảng Châu đặt cho danh hiệu là "Hoa Kỳ" (The Flower Flag) mặc dù trên đó không có đóa hoa nào hết, con tàu "Empress of China" được gọi với cái tên thân mật là ""Hoa Kỳ Thuyền" (The Flower-Flag Ship), đất nước xa xôi kia gọi là "Hoa Kỳ Quốc" (The Flower-Flag Nation), và người dân đến từ nơi ấy gọi là "Hoa Kỳ Quốc Nhân".


http://gordonmiller.ca/images/Empress-OF-China-1784.jpg
The Empress of China - 1784

Cái tên "Hoa Kỳ Quốc Nhân" này cũng làm khá nhiều người Âu Châu ấm ức, tiêu biểu là dân Hòa Lan, thời bấy giờ bị dân Trung Quốc gọi là "Quỷ hồng mao" (quỷ tóc đỏ) :emlaugh:



The "Flower Flag" arrives in Asia

Compared to the flags of many other nations, the flag of the United States is notably complex, leading to expressions such as Huāqíguó ("flower flag nation"), a Chinese name for America used in the 19th and early 20th centuries.

The U.S. flag was brought to the city of Canton (Guǎngzhōu) in China in 1784 by the merchant ship Empress of China, which carried a cargo of ginseng. There it gained the designation "Flower Flag 花旗." According to author and U.S. Naval officer George H. Preble:

When the thirteen stripes and stars first appeared at Canton much curiosity was excited among the people. News was circulated that a strange ship had arrived from the farther end of the world, bearing a flag as beautiful as a flower. Everybody went to see the Fah-kay-cheun [花旗船], or flower-flag ship. This name at once established itself in the language, and America is now called Fah-kay-gawk [花旗國], the flower-flag country, and an American, Fah-kay-gawk-yun [花旗國人], flowerflag country man, — a more complimentary designation than that of red-headed barbarian, the name first bestowed on the Dutch.

The above quote romanizes the Chinese words from spoken Cantonese. In Mandarin, the official Chinese language, "Flower Flag Nation" is rendered as Huāqíguó (花旗國). These names were common usage in the nineteenth and early twentieth centuries. Other Asian nations have equivalent terms for America, for example Hoa Kỳ ("Flower Flag") in Vietnam. In modern times, however, Chinese refer to the US as Měiguó (美国), Měi being short for Měilìjiān (Chinese name for "America") and "guó" meaning "country," a name unrelated to the flag.

http://en.wikipedia.org/wiki/Flag_of_the_United_States#The_.22Flower_Flag.22_ar rives_in_Asia

megaownage
09-09-2010, 09:00
Người TQ không hẳn đã dễ dãi như thế đối với người Mỹ. Cờ hoa dùng chữ hoa thuộc mộc (viết bộ hoa trên đầu, chữ hóa ở dưới) chỉ dùng để diễn cái đẹp bên ngoài, đôi khi còn ngụ ý hoa hòe. Chữ hoa trong từ Trung Hoa mới đúng chữ trong 'hoa mỹ', dùng để chỉ sự đẹp đẽ, văn vẻ.

Theo cụ Đào Duy Anh (TDHV, Tràng Thi XB), 'hoa' dùng để chỉ đám sao trong lá cờ Mỹ.

thaychuastudio
10-09-2010, 19:03
Hình như cách lý giải của lão Lê Ác Hồn có vẻ hợp lý hơn thì phải ... :yes:

Arkain
29-09-2010, 10:08
Cò: Tiếng lóng để gọi các nhân viên Cảnh sát.

Ví dụ: "Gã đó đạp ga quá tốc độ cho phép, xui xẻo là có ông Cò có mặt ở đó".

Cảnh sát thì liên quan gì đến con cò??

Thưa, chẳng liên quan gì cả. "ông Cò" đây là dân Sài Gòn đọc tắt từ danh hiệu Commissaire của Pháp, tương đương với các ông Commissioner của Anh/Mỹ (ví dụ như nhân vật Commissioner Gordon trong phim truyện Batman).

Sau 1975 thì tại Sài Gòn thì nghĩa bóng của danh từ "Cò" lại thay đổi hoàn toàn, khi giới báo chí trong nước bắt đầu dùng danh từ Cò mồi (decoy (http://vi.wiktionary.org/wiki/decoy)) để gọi những kẻ trung gian bịp bợm gian manh, chuyên lừa những con dê béo vào tròng để trục lợi, và các dịch vụ được nói đến thông thường là làm chui, không được chấp nhận một cách chính thức.

Sau này có nhiều độc giả tuy không rõ nguồn gốc của của cái nghĩa bóng không mấy hay ho này, nhưng lại thích chơi chữ nên bắt đầu dùng "Cò" để gọi chung tất cả mọi dịch môi giới trung gian, mặc dù giới chuyên nghiệp rất không có thiện cảm với nó, và không bao giờ vỗ ngực tự xưng mình là "Cò" khi làm việc với đối tác cả.

chôm chôm
29-09-2010, 10:22
Cò (danh từ): Cảnh sát.

Ví dụ: "Gã đó đạp ga quá tốc độ cho phép, xui xẻo là có ông Cò có mặt ở đó".

Nguồn gốc: Commissaire (Pháp), Commissioner (Anh).

Thế bọn cớm là nói về ai hả bác Kền ?Xem phim hay thấy nhắc .

Arkain
29-09-2010, 10:37
Cò và Cớm đều cùng chung một nguồn gốc, chỉ khác trong thái độ của người dùng mà thôi. Thường dân thì gọi các Commissaire là các "Ông Cò" với ý tôn trọng chức vụ của họ, còn dân anh chị xã hội đen thì gọi là "thằng Cớm", "bọn Cớm" với giọng điệu hỗn láo :yes:

Arkain
20-10-2010, 06:57
Dạo này thấy danh từ "biểu ngữ" của tiếng Việt ít khi được nào được dùng nữa, mà thường hay bị báo chí trong nước thế vào bằng từ ngữ tiếng bồi là "băng rôn".

Mấy tháng rồi mà chưa thấy ai trả lời câu hỏi này của mình: danh từ "băng rôn" mà có rất nhiều thành viên già trẻ lớn bé trong diễn đàn thường hay dùng cụ thể là từ ngôn ngữ vùng miền nào mà ra??

Khi tớ còn ở VN thì chưa thấy có từ ngữ này, mà bây giờ trong nước ai cũng xài, mà nếu hỏi thì ai ai cũng không biết là sao :no:

TongNghien
20-10-2010, 07:39
Mấy tháng rồi mà chưa thấy ai trả lời câu hỏi này của mình: danh từ "băng rôn" mà có rất nhiều thành viên già trẻ lớn bé trong diễn đàn thường hay dùng cụ thể là từ ngôn ngữ vùng miền nào mà ra??

Khi tớ còn ở VN thì chưa thấy có từ ngữ này, mà bây giờ trong nước ai cũng xài, mà nếu hỏi thì ai ai cũng không biết là sao :no:

Đây là một từ ngoại lai.

Nguyên gốc là: băng-nơ rôn


Tống Nghiên đã nghe nhiều người lớn trong nhà phát ngôn nhiều lần từ này từ khi còn nhỏ (hơn hai mươi năm trước).

Khi học đến cấp 3 (tức cấp... PTTH - Phổ thông trung học), thì biết được từ gốc của nó do cô giáo dạy Anh-văn trong lớp giảng thêm: banner roll.

Còn nhiều người đọc "băng-rôn" thì chẳng qua là nói rút ngắn của từ nguyên gốc thôi. Đây là sự việc thường thấy trong sự phát triển của ngôn ngữ đời sống.

nino
20-10-2010, 07:51
Đây là một từ ngoại lai.

Nguyên gốc là: băng-nơ rôn


Tống Nghiên đã nghe nhiều người lớn trong nhà phát ngôn nhiều lần từ này từ khi còn nhỏ (hơn hai mươi năm trước).

Khi học đến cấp 3 (tức cấp... PTTH - Phổ thông trung học), thì biết được từ gốc của nó do cô giáo dạy Anh-văn trong lớp giảng thêm: banner roll.

Còn nhiều người đọc "băng-rôn" thì chẳng qua là nói rút ngắn của từ nguyên gốc thôi. Đây là sự việc thường thấy trong sự phát triển của ngôn ngữ đời sống.

mấy cái từ đó giống như các từ như cái xon, cái ba ga, cái ghi đông, cặc te, căn tin... hoặc há cảo, hủ tíu thôi mà chú Nghiện :lick:

Arkain
20-10-2010, 08:01
Thì ra "băng-rôn" ngày nay là do "banner roll" bị đánh què mà thành, cám ơn lão Nghiện nhiều!

Nino: khác chứ! Cái guidon với lại cái ghi-đông, café với cà-phê, ciné với xi-nê thì đọc y chang như nhau, người Pháp mà nghe thì hiểu ngay người Việt đang nói đến cái gì, chứ từ "banner roll" cho đến "băng-rôn" thì cách xa nhau lắm, tuy là tiếng Anh nhưng hỏi một thằng thạo tiếng Anh/Mỹ thì nó cũng chẳng hiểu "băng rôn" là cái quái gì, bởi vậy tớ cho rằng có nhiều người Việt, dùng hai danh từ "banner" và "băng rôn" mỗi ngày, nhưng lại không hề biết chúng có liên hệ với nhau! Tớ từng hỏi rất nhiều người rồi mà bây giờ mới có câu trả lời.

Mong là kiến thức về nguồn gốc của các từ ngữ "ngoại nhập" được phổ biến rộng rãi hơn, để rồi mọi người có thể tập viết các danh từ này như thuở còn chưa bị biến thái vậy. Nhất là khi tiếng Việt ta đã có sẵn các từ ngữ tương đương từ lâu (biểu ngữ) thì không có lý do gì mà bắt buộc phải dùng version tiếng bồi, nhất là khi báo đài còn hô hào đấu tranh cho "sự trong sáng" gì đó.

sweder
20-10-2010, 14:16
mà sao lão Ác kềnh cứ " bảo thủ" cho ngôn ngữ "cổ" thế nhỉ????

kiettt
20-10-2010, 15:16
Đây là một từ ngoại lai.

Nguyên gốc là: băng-nơ rôn


Tống Nghiên đã nghe nhiều người lớn trong nhà phát ngôn nhiều lần từ này từ khi còn nhỏ (hơn hai mươi năm trước).

Khi học đến cấp 3 (tức cấp... PTTH - Phổ thông trung học), thì biết được từ gốc của nó do cô giáo dạy Anh-văn trong lớp giảng thêm: banner roll.

Còn nhiều người đọc "băng-rôn" thì chẳng qua là nói rút ngắn của từ nguyên gốc thôi. Đây là sự việc thường thấy trong sự phát triển của ngôn ngữ đời sống.

Mình có ý kiến khác Tongnghien.

Băng rôn đã được dùng lâu rồi, từ chữ Banderole của tiếng Pháp với nghĩa tương đương với từ banner của tiếng Anh. Hồi sau 1975, mỗi khi thanh niên phải đi kẻ, cắt dán khẩu hiệu như vầy, mấy ông anh bà chị trong nhà đọc rất rõ ràng "băng đơ rôn" có uốn lưỡi hẳn hoi, và không ngại ngần sửa lỗi phát âm "băng dzốn" của các chú bộ đội, với tinh thần xây dựng "các cậu mà nói thế người sài gòn không hiểu cậu nói gì, người ta làm sai thì dzách việc" :lick:

dly
20-10-2010, 15:33
Hoàn toàn đồng ý với cu Kiệt.

TongNghien
20-10-2010, 15:56
Mình có ý kiến khác Tongnghien.

Băng rôn đã được dùng lâu rồi, từ chữ Banderole của tiếng Pháp với nghĩa tương đương với từ banner của tiếng Anh. Hồi sau 1975, mỗi khi thanh niên phải đi kẻ, cắt dán khẩu hiệu như vầy, mấy ông anh bà chị trong nhà đọc rất rõ ràng "băng đơ rôn" có uốn lưỡi hẳn hoi, và không ngại ngần sửa lỗi phát âm "băng dzốn" của các chú bộ đội, với tinh thần xây dựng "các cậu mà nói thế người sài gòn không hiểu cậu nói gì, người ta làm sai thì dzách việc" :lick:

Dạ, em cũng đồng ý với cái này luôn !


Mà hồi lúc còn nhỏ (những năm 198x) thì người lớn trong nhà (mẹ, ông ngoại, bà ngoại) đã xài rồi, nên em cũng không nghĩ là xuất phát từ tiếng Anh-Mỹ nữa (mà phải xuất phát từ tiếng Pháp, do ông ngoại em là... giáo sư Pháp-văn :emlaugh: kiêm dạy Việt-văn nên rất kỹ trong lời ăn tiếng nói).

Nhưng vì sau này, được một cô giáo giải thích là "banner roll", nên cũng tin.

[=========> Bổ sung bài viết <=========]


Mình có ý kiến khác Tongnghien.

Băng rôn đã được dùng lâu rồi, từ chữ Banderole của tiếng Pháp với nghĩa tương đương với từ banner của tiếng Anh. Hồi sau 1975, mỗi khi thanh niên phải đi kẻ, cắt dán khẩu hiệu như vầy, mấy ông anh bà chị trong nhà đọc rất rõ ràng "băng đơ rôn" có uốn lưỡi hẳn hoi, và không ngại ngần sửa lỗi phát âm "băng dzốn" của các chú bộ đội, với tinh thần xây dựng "các cậu mà nói thế người sài gòn không hiểu cậu nói gì, người ta làm sai thì dzách việc" :lick:

Xin lỗi bạn 'Arkain' và các bạn khác vì mình đã đưa ra giải-đáp chưa chính-xác ở bài post trước !

Nếu có thể, mong bạn Moderator nào đó xóa bớt bài-giải-đáp sai hoặc bài-viết không đúng trọng-tâm để nhằm làm cho liền-mạch các câu hỏi-đáp.

Arkain
20-10-2010, 21:55
mà sao lão Ác kềnh cứ " bảo thủ" cho ngôn ngữ "cổ" thế nhỉ????

Đơn giản lắm, các từ ngữ Hán/Việt/Pháp/Anh mà bạn cho là "cổ" này đều có một thời được người lớn giải thích kỹ lưỡng cho con nít theo phương châm nếu hiểu rõ thì mới mang ra dùng, nếu dùng thì phải đọc/viết cho chính xác! Với phương pháp giáo dục đó, dĩ nhiên khi lớn lên thì tớ không thích học vẹt các từ ngữ lạ lùng mới được đánh què (cụ Dê thường gọi là "lai căng") một cách vô tri vô giác, nhất là khi bản thân những người mang chúng đi quảng bá trên các phương tiện truyền thông, trong học đường, hoặc ngoài xã hội mà còn không biết mình đang nói gì.

Có lẽ bạn mới tham gia diễn đàn nên không biết rằng tớ hoàn toàn cổ võ việc mang nguyên văn các từ ngữ nước ngoài vào tiếng Việt để nó ngày càng phong phú hơn, đặc biệt là các danh từ chuyên môn, chuyên ngành mà nước ta hoàn toàn không có từ ngữ tương đương (thay vì cố nhắm mắt mà dịch một cách cẩu thả). Thế nhưng, tớ cực lực phản đối việc cố ý đánh què từ ngữ nước ngoài để cưỡng ép nó thành những thứ ba rọi Tây chẳng ra Tây, Ta chẳng ra Ta, sau một thời gian ngắn thì ai cũng mù tịt chẳng hiểu nguồn gốc chúng từ đâu ra, trong khi người Việt hoàn toàn có khả năng tiếp thu chúng một cách đường hoàng!

sweder
22-10-2010, 13:02
ý tôi là khác .ý tôi luôn cho rằng bất cứ 1 xã hội phát triển và có mở rộng bang giao cả về kinh tế lẫn văn hóa ( thường thì kinh tế đi trước) sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định lên văn hóa thời kì/thời điểm đó , chẳng hạn như khi 1 người nước ngoài tới sài gòn :

a. nếu lùi thời gian lại 1 chút , người ta gọi là ông/bà TÂY
b.Bây giờ bọn trẻ gọi là người nước ngoài.

c.Ngày trước khi nói đến chữ Ví Dụ : Người ta hay dùng : Giả sử, giả Tỷ, giả dụ, giả như ...còn bây giờ chỉ là Ví Dụ, thậm chí là ì -xăm - pồ (example)....

Rõ ràng như bạn nói : người Việt bây giờ hơi kém môn Tiếng Việt , vì sao thì có nhiều bài báo đã nói, tuy nhiên về cách sử dụng câu chữ tiếng Việt/Văn phong Tiếng Việt như thế nào để giữ cho được cái hồn Tiếng Việt, để không cần phải vay mượn các câu/chữ nước ngoài thì tôi nghĩ cái đó thuộc về Giáo Dục,1 cái gì đó to lớn hơn nhiều cái cách giáo dục từ gia đình lão à.

Tôi đọc sách xuất bản thời kì trước nhiều, những sách khi viết cũng vay mượn Hán-Việt cũng rất nhiều, còn thuần Việt thì đọc nghe rất mệt vì ảnh hưởng vùng miền rất rõ rệt.

Tôi cũng chẳng dân văn chương gì, tuy nhiên tui cũng ghét " ai đó" dùng sai tiếng Việt , nếu như nói câu chuyện nghiêm túc hay bằng văn bản.

thaychuastudio
22-10-2010, 13:15
Lão Xì Que vốn dĩ giờ nói tiếng tầu nhiều hơn tiếng Việt. Nên cái nào cũng giống cái nào là đúng rồi :yes:

nino
22-10-2010, 14:16
ý tôi là khác .ý tôi luôn cho rằng bất cứ 1 xã hội phát triển và có mở rộng bang giao cả về kinh tế lẫn văn hóa ( thường thì kinh tế đi trước) sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định lên văn hóa thời kì/thời điểm đó , chẳng hạn như khi 1 người nước ngoài tới sài gòn :

a. nếu lùi thời gian lại 1 chút , người ta gọi là ông/bà TÂY
....

sai rồi... ông Tây, bà Đầm mà :lick:

lqkhoi
22-10-2010, 15:44
@Kền: lão Xì Que hắn là ma siêu cũ á.

Nhiều khi tui vẫn thấy lão siêu cực đoan haha. Riết mai mốt tui tưởng tượng cảnh mấy đứa con của lão chắc là cực lém. Phải nói tiếng Ing Lít cho nó giống Mẽo không sao này nó nói chuyện với ai, rồi nó cũng phải nói tiếng Việt y chang như mấy ông Việt Nam Háng Học (kiểu cu Nghiện). Coi chừng nó bỏ của chạy lấy người luôn á.

Tui chắc dân miền Nam cái gì cũng xuề xòa. Mỗi thời nó một khác, ông cha ta ngày xưa biết 1 chữ tiếng Việt thôi giờ chúng nó vừa Việt vừa Anh mai mốt còn thêm Nhật Tàu Hàn, tụi nó không tẩu hỏa nhập ma chữ này xọ qua chữ kia mới là lạ đó. Chưa kể vô số những chữ ông cha miền Nam của ta xài, sau 35 năm đồng hóa nó trôi sạch hết rồi. Những đứa như tụi mình sinh đẻ sau giải phóng biết bao lâu, giờ cũng 3x hết mẹ nó rồi, cả ngày làm quen với các từ "quen thuộc" không thấm nhuần nó mới là lạ á.

Tui chỉ quan niệm đơn giản từ đó đến giờ "Ngôn ngữ là một thứ dùng để giao tiếp". Một khi anh nói người khác hiểu như vậy anh hoàn thành mục tiêu, còn nếu anh nói người khác không hiểu, cho dù anh nói tiếng chuẩn KINH 500 năm về trước, nó cũng là lạc hậu và cần được bỏ đi.

Chưa kể nói với các bạn xì tai nào thì mình chơi xì tai ấy, muốn nghiêm chỉnh thì có nghiêm chỉnh, muốn xì tin thì có xì tin, không chúng nó sẽ suốt ngày "gọi anh bằng chú" thì đừng có mà trách. Dù tất nhiên lâu lâu quen miệng nó cũng lạc qua lạc lại xí, nhưng mà cứ vô tư đi "bực mình quá chi cho nó mau già :D"

Arkain
23-10-2010, 02:54
Chưa kể vô số những chữ ông cha miền Nam của ta xài, sau 35 năm đồng hóa nó trôi sạch hết rồi. Những đứa như tụi mình sinh đẻ sau giải phóng biết bao lâu, giờ cũng 3x hết mẹ nó rồi, cả ngày làm quen với các từ "quen thuộc" không thấm nhuần nó mới là lạ á.

Một ví dụ rất thực tiễn :bored:

lqkhoi
23-10-2010, 08:41
haha thấy chưa? Lão còn ở VN thêm 10 năm nữa nói hổng sặc mùi luôn thì mới là lạ á. Vì vậy nên cứ để nó trôi tự nhiên theo cuộc sống. Cái gì muốn lớp trẻ ngày sau muốn tìm hiểu thì cho nó lên wiki, đứa nào tò mò thì nó tự biết.

Còn không thì cứ hiểu nó là nó thế là được rồi. Chứ thắc mắc chi hổng gọi là cái biểu ngữ, cái banderole hay cái băng rôn rùi sau đó bắt hết thế hệ sau phải biết nguồn gốc cha sinh mẹ đẻ của cái từ nó chi cho nó mệt người nè :)

nguyenvuhoang
23-02-2011, 05:25
ngoài từ củ nghĩa là cậu, dân miệt Hậu Giang ( các tỉnh bên kia cầu Cần Thơ) như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau còn dùng các từ Hia (anh), Chế (chị)và 1 số từ chỉ vai vế khác có xuất phát từ tiếng Tiều (nghe cô bạn nói vậy)vì ở khu vực này người Tiều sống khá nhiều cùng với người Khome và người Việt

thaychuastudio
23-03-2011, 17:22
Chữ "Tự thị" có nghĩa gì vậy??

Tớ về quê, ôm cây đàn hát tưng tửng. Bị bà hàng xóm (người Trung) ra mắng: Thằng ni tự (từ) thị dữ hè!!

kenny_chicken
24-03-2011, 13:50
Chữ "Tự thị" có nghĩa gì vậy??

Tớ về quê, ôm cây đàn hát tưng tửng. Bị bà hàng xóm (người Trung) ra mắng: Thằng ni tự (từ) thị dữ hè!!

=)) chắc ý bà đó nói bác bị 'tự kỷ' đó :emlaugh: http://freecode.vn/for@um/images/smilies/new1/01%5B1%5D.gif

tam_giang
20-04-2011, 16:19
Chém gió.

Tôi đọc nhiều lần mà không hiểu nghĩa là gì. Nhất là sau khi coi thấy hình này:


http://26.media.tumblr.com/tumblr_l38oouFVGj1qzcciuo1_500.jpg

Xin bạn nào biết giải thích tường tận. Tôi hỏi rất serious đấy, đùa với tôi không được đâu.

ton.
20-04-2011, 17:49
Hình này đã qua photoshop rồi bác TG, còn chém gió thì mang nghĩa nói xạo, nói dóc, ...

Arkain
20-04-2011, 17:55
Ấy là tài năng mà dân 6x/7x/8x quen gọi là bốc phét ấy mà! Hay còn gọi lại Nổ hoặc Dóc Tổ.

Tiếng Anh đại khái là bullshit (http://en.wikipedia.org/wiki/Bullshit), và vị kiếm khách chuyên chém gió gọi là bullshiter, ví dụ:



http://www.youtube.com/watch?v=IfKITS2QW9w
http://www.ddth.com/showpost.php?p=1893309

tam_giang
20-04-2011, 18:08
Cám ơn các bạn. Nay tôi đã hiểu, tôi close nó để không có người vào chém gió :no: :lick: Ủa, cái nut Close nó ở chỗ nào ? Nhờ Admin close hộ vậy.

gon87
27-05-2011, 12:13
"Rúng động" là gì??


Dạo này đọc báo em hay thấy mấy cái tít: "Rúng động chuyện XYZ..." nhưng nói thật là em chưa nghe từ này bao giờ. Nghĩa của nó là gì vậy? Mong bác nào biết giải thích cho em với.:(. "Rúng động" và "Rung động" có liên quan gì với nhau không?

Sa Huỳnh
27-05-2011, 13:28
Nhân dịp bác Bin đánh vần, cho em hỏi: Chữ quốc đánh vần như thế nào ạ?(theo kiểu cũ và kiểu mới)

TongNghien
27-05-2011, 13:49
"Rúng động" là gì??


Dạo này đọc báo em hay thấy mấy cái tít: "Rúng động chuyện XYZ..." nhưng nói thật là em chưa nghe từ này bao giờ. Nghĩa của nó là gì vậy? Mong bác nào biết giải thích cho em với.:(. "Rúng động" và "Rung động" có liên quan gì với nhau không?

Theo trí nhớ mang máng (nhớ một cách không chắc chắn), thì khi còn nhỏ (dưới 10 tuổi), được nghe giải thích: "rúng" là tiếng Hán-Việt của "rung".


Còn hiện tại, Tống Nghiên tạm thời cho rằng:

- Rúng: đối-tượng bị chấn-động đến nỗi rung lắc và thậm chí "giật thót" lên.

- Rung: đối-tượng bị chấn-động đến nỗi rung lắc.


T/b: xin lưu ý rằng "rung" khác với "run".


(mình nghĩ như thế)






Nhân dịp bác Bin đánh vần, cho em hỏi: Chữ quốc đánh vần như thế nào ạ?(theo kiểu cũ và kiểu mới)

u...ô...uô...c...uôc...q...uôc...quôc...sắc ...quốc !

Từ nhỏ đến giờ, anh học như vậy :D

Hiện nay thì hông biết.

gon87
27-05-2011, 21:16
Theo trí nhớ mang máng (nhớ một cách không chắc chắn), thì khi còn nhỏ (dưới 10 tuổi), được nghe giải thích: "rúng" là tiếng Hán-Việt của "rung".


Còn hiện tại, Tống Nghiên tạm thời cho rằng:

- Rúng: đối-tượng bị chấn-động đến nỗi rung lắc và thậm chí "giật thót" lên.

- Rung: đối-tượng bị chấn-động đến nỗi rung lắc.


T/b: xin lưu ý rằng "rung" khác với "run".



Cảm ơn bác Nghiện :yes:

Như vậy "Rúng động" và "rung động" có thể hiểu là nghĩa là như nhau? "Rúng động" có vẻ "mạnh" hơn 1 chút và mang tính bất ngờ??.

Vậy 2 cách viết sau là như nhau??? :

- Câu chuyện của 2 người làm "rung động" lòng người.
- Câu chuyện của 2 người làm "rúng động" lòng người

Thực sự vẫn em vẫn chưa hiểu rõ. Thấy vẫn mập mờ.:no:

Mong được nhận thêm ý kiến của các bác.

Arkain
28-05-2011, 00:46
Khi nói về cảm xúc:

Rung động = Cảm động (Moving).
Rúng động = Chấn động (Shocking).

Osama Binladen
28-05-2011, 11:22
Nhân chữ Rung và Rúng thấy lão Kền giải thích khá chuẩn khi ghép với chữ Độn. Còn có một số từ láy khá thú vị, Bin thử đưa ra ý nghĩa vật lý của nó:

Rung rinh: Trạng thái dao động nhẹ, tần số và biên độ trung bình

Rúng rính: Dao động có biên độ dài hơn, nhưng tần số thì có thể nhanh hơn hoặc trung bình.

Rùng rình: Dao động có biên độ dài, tần số thấp hơn

Đúng không lão A Kềnh?

:w00t:

gon87
28-05-2011, 11:46
Khi nói về cảm xúc:

Rung động = Cảm động (Moving).
Rúng động = Chấn động (Shocking).

Cảm ơn bác Ác Kền. Đã hiểu :yes:

Nói ra thật xấu hổ nhưng từ bé đến giờ chưa thấy từ đó bao giờ :(. Dạo gần đây thấy mấy bác nhà báo hay giật tít như vậy mới lên đây thắc mắc. lol

Dennis Bergkamp
22-10-2011, 09:31
Khi nói về cảm xúc:

Rung động = Cảm động (Moving).
Rúng động = Chấn động (Shocking).

Phải công nhận mấy cái từ mà cứ thích biến tấu về dấu càng nhiều thì mình lại càng thấy khó hiểu. VD như cái từ rúng rính của lão BIN đưa ra thật ra chả có nghĩa khỉ gió gì cả, chẳng qua nó thêm "dấu sắc" đọc có vẻ nặng hơn về âm điệu để mang ý nhấn mạnh hơn. Tuy nhiên chính vì kiểu cái gì cũng khoái nhấn mạnh cho ra vẻ ghê gớm riết cái từ đó nó lại thành bình thường và càng ngày càng khó phân biệt được sự khác nhau.

Trong khi trường hợp lão Kền đưa 2 cái từ tiếng Anh vô là thấy dễ hiểu hẳn.

acaxomcui
22-10-2011, 19:17
Trong khi trường hợp lão Kền đưa 2 cái từ tiếng Anh vô là thấy dễ hiểu hẳn.

Ý bác nói là Mu và Sốc à!Mình thấy cũng đâu có ổn .

AnhTuanKB
27-02-2012, 09:33
Cho em hỏi xíu: Từ Phiêu linh trong tiềng Việt có phải mượn từ chữ feeling không hem?

Arkain
27-02-2012, 10:55
Cho em hỏi xíu: Từ Phiêu linh trong tiềng Việt có phải mượn từ chữ feeling không hem?

Ngày xưa là Hán-Việt. Phiêu Linh (飄零) có nghĩa là bị gió cuốn bạt đi, hàm ý cuộc đời lênh đênh sóng gió, có nhiều gian nan vất vả. Ví dụ như trong thơ của Vũ Thạnh trong Toàn Việt Thi Lục, do Lê Quý Đôn biên tập:

"Phiêu linh tứ hải nhất phong bình,
Yếm kiến trần đồ quát nhĩ thanh.
Tụ tán bi hoan thương vãng sự,
Thương hoàng nùng đạm duyệt nhân tình".

Một số từ liên quan: phiêu bạt, phiêu lưu, phiêu tán, phiêu diêu, phiêu lãng, vv..vv.. Tất cả đều được người Việt ta dùng hàng mấy trăm năm trước khi biết trên thế gian này có thứ ngôn ngữ gọi là tiếng Anh.

Đó là thời mà người Việt còn biết tôn trọng tiếng Việt, còn bây giờ cái "Phiêu Linh" nửa nạc nửa mỡ thường thấy trên báo lá cải đích thị là tiếng Bồi, đặc biệt được yêu chuộng trong giới nghệ sĩ tuy dốt đặc Anh Ngữ mà lại muốn chơi nổi, ví dụ như:

"Hôn thế nào thì cũng là phiêu linh cả." - "Nhà văn" Lê Kiều Như (http://vnexpress.net/gl/van-hoa/2009/05/3ba0ec11/).

Dịch câu này từ tiếng Bồi sang tiếng Việt, đó có nghĩa là: "Hôn thế nào thì cũng có cảm xúc". :ermm:

thaychuastudio
14-03-2012, 22:50
Hôm trước cty về Thị Xã Lagi - Bình Thuận
Cty chia làm 2 phe để tranh luận gọi tên

1. La-di
2. La gi

Đến giờ vữn bất phân thắng bại

Arkain
16-03-2012, 19:07
Vụ tên gọi của các thị xã nhỏ xíu chắc lão phải lùng tìm các bô lão trong làng đó để mà hỏi thôi, chứ cái đó thì tớ bó tay :cool:

kiettt
17-03-2012, 13:03
Hôm trước cty về Thị Xã Lagi - Bình Thuận
Cty chia làm 2 phe để tranh luận gọi tên

1. La-di
2. La gi

Đến giờ vữn bất phân thắng bại

1. Gà móng đỏ
2. Già móng đỏ

Hai cái này giống nhau hay khác nhau ? Thế mà cũng cãi, chán mấy cu này.

thaychuastudio
17-03-2012, 22:01
1. Gà móng đỏ
2. Già móng đỏ

Hai cái này giống nhau hay khác nhau ? Thế mà cũng cãi, chán mấy cu này.

lão này chưa đi Lagi lần nào nè!!! :lick::lick::lick::lick:

kiettt
17-03-2012, 22:46
lão này chưa đi Lagi lần nào nè!!! :lick::lick::lick::lick:

Đi rồi cu, leo lên dinh thày thím từ thời chưa có cáp treo, phải đi bộ lên. Ngồi ở chợ Lagi nhậu "la de" tới lúc la đà luôn.

thaychuastudio
21-03-2012, 12:35
Đi rồi cu, leo lên dinh thày thím từ thời chưa có cáp treo, phải đi bộ lên. Ngồi ở chợ Lagi nhậu "la de" tới lúc la đà luôn.

Người dân ở đó, phần lớn họ phát âm là LA-GI.

Chỉ có tụi mình gọi là la-di. Thế mới thắc mắc

TongNghien
23-03-2012, 00:19
Xin hỏi :

- Đất-nước Mỹ còn được gọi là HỢP CHỦNG QUỐC HUÊ-KỲ, hay là HỢP CHÚNG QUỐC HUÊ-KỲ ?

Và, tại sao lại gọi như thế ?

The Old Man
23-03-2012, 04:50
Hợp <> Hiệp
Chúng <> Chủng
Quốc <> Quấc
Hoa <> Huê

Dùng chữ nào cũng OK không riêng gì CHỦNG hay CHÚNG.

Còn tại sao thì KHÔNG BIẾT! VN pha trộn chữ nghỉa tùm lum không có quy tắc nào cả

kiettt
23-03-2012, 09:04
Xin hỏi :

- Đất-nước Mỹ còn được gọi là HỢP CHỦNG QUỐC HUÊ-KỲ, hay là HỢP CHÚNG QUỐC HUÊ-KỲ ?

Và, tại sao lại gọi như thế ?


Hợp <> Hiệp
Chúng <> Chủng
Quốc <> Quấc
Hoa <> Huê

Dùng chữ nào cũng OK không riêng gì CHỦNG hay CHÚNG.

Còn tại sao thì KHÔNG BIẾT! VN pha trộn chữ nghỉa tùm lum không có quy tắc nào cả

Chuyện này chắc bác T.O.M, bác Tam_Giang hay trẻ hơn như lão IPS, lão Dê còn nhớ, hình như đâu khoảng 1970, 1971 gì đó, báo chí ở Saigon đồng loạt đăng tin bộ ngoại giao Indonesia chính thức yêu cầu Saigon dùng "Indonesia" để gọi họ thay cho "Nam Dương", hồi đó còn bé xíu, chỉ nó là có nhiều nhân sĩ trí thức viết bài đăng báo, cho rằng đây là một nỗi nhục đến quốc thể, tên cả nước người ta mà còn nói bậy.

Arkain
23-03-2012, 15:12
Tớ cổ võ việc giữ nguyên văn danh hiệu các quốc gia thể theo cái tên mà họ dùng trong Liên Hiệp Quốc cũng là vì vậy, miệng lưỡi người Việt ta thì hoàn toàn có thể phát âm các ký tự Latin, vậy mà cứ đâm đầu đi bắt chước theo anh Tàu ngọng để rồi rối mù lên :mad:

Bên cạnh cái nickname "Hoa Kỳ Quốc (http://www.ddth.com/showthread.php/121051-T%E1%BB%B1-%C4%91i%E1%BB%83n-Ti%E1%BA%BFng-Vi%E1%BB%87t?p=2273695#post2273695)" mà chúng ta đã bàn tới, tên chính thức mà China dùng để gọi U.S là "Hợp Chúng Quốc Á Mỹ Lợi Gia", tức là một đám người (đại chúng) hợp lại thành nước America.

Vâng, người trong Hán tộc phát âm "America" thành "Á Mỹ Lợi Gia", kính thưa quý vị! :no:

Danh hiệu chính thức mà nước Việt Nam Cộng Hòa dùng để gọi U.S là "Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ", tức là nâng thêm phần trang trọng hơn cách gọi của China bằng cách đổi từ "Chúng" thành "Chủng", cũng như là loại bỏ cái phần "Á Mỹ Lợi Gia" ngọng nghịu kia đi và thế "Hoa Kỳ" trong "Hoa Kỳ Quốc" vào đó. Mọi người ở phương Nam đều hiểu đó có nghĩa rằng "Đất nước Hoa Kỳ là do nhiều chủng tộc khác nhau hợp lại mà thành". Đi hỏi 100 người Sài Gòn, thì 99 người sẽ đồng ý rằng ý nghĩa của danh từ này như vậy.

Trái ngược với Bắc Kinh, tại Sài Gòn thì cái tên "Hoa Kỳ" (y dài) là tên chính thức, được dùng một cách trịnh trọng khi viết văn bản, đặc biệt là khi nói đến quốc gia cũng như là bộ máy chính phủ, còn "Mỹ" (y dài) là cái nickname dùng trong dân gian, thường được dùng khi nói đến văn hóa và con người. Đại Sứ Quán của U.S tại thủ đô Sài Gòn cũng dùng danh hiệu "Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ" trong mọi văn thư.

Trong khi đó, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gọi U.S là "Đế quốc Mĩ" (i ngắn), văn viết hay văn nói, báo chí hay là nhà đài gì thì cũng dùng như vậy. Trên vỹ tuyến 17, đốt đuốc giữa ban ngày cũng khó tìm ra sách vở, văn thư nào dùng danh hiệu "Hoa Kỳ", chứ đừng nói là luận bàn xem nên dùng "Chúng" hay "Chủng".

Một thời gian sau 1975, Từ Điển Bách Khoa Hà Nội bắt đầu có thêm danh từ "Hợp Chủng Quốc Hoa Kì" ("Chủng" có dấu hỏi đúng theo cách gọi của Sài Gòn, nhưng "Hoa Kì" lại là i ngắn theo phong cách Hà Nội). Tuy nhiên, tuyệt đại đa số dân ngoài Bắc vẫn tiếp tục dùng danh từ "Mĩ" (i ngắn) cho mọi trường hợp. Một lần nữa, khỏi cần bàn cãi xem "Chủng" hay là "Chúng" làm chi.

http://i451.photobucket.com/albums/qq231/nhaque/TangThuVien_TTV/nuocMy__p313_q2.jpg

Cách đây không lâu, Bộ Ngoại Giao nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đưa ra thông báo rằng từ nay sẽ nhất quán dùng danh hiệu "Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ" trong mọi văn bản chính thức. Tức là nửa phần đầu là cách gọi của China, nửa phần sau là cách gọi của VNCH. Đại Sứ Quán U.S tại Hà Nội chấp nhận sự thay đổi này và danh xưng được dùng trên website chính thức (http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/) của U.S Embassy cũng được đổi lại thành "Hợp Chúng Quốc" với dấu sắc:

http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/uploads/e0/7a/e07a23d7d5e9ee3d89601e8796c5d8e5/embassy_name_hanoi-VI.pnghttp://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/uploads/a5/f3/a5f31eecc737319d11dce23d6bb7fc94/banner.jpg

Tuy nhiên, mọi thứ thì vẫn đâu vào đấy: các văn bản chính thức bằng tiếng Việt từ phía U.S thì dùng cả hai "Chúng" và "Chủng" (phần "Hoa Kỳ" đương nhiên vẫn là y dài như xưa), đa số dân miền Bắc cho đến ngày nay thì vẫn cứ "Mĩ" (i ngắn) mà gọi, và họa hoằn đôi khi mới đổi món thành "Hoa Kì" (cũng là i ngắn), còn đa số dân Sài Gòn và người Việt Hải Ngoại thì giữ nguyên cách gọi "Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ" và " Mỹ".

Theo cá nhân tớ thì đơn giản là thế này: nếu mà muốn dịch cho sát nghĩa, "United States" đích thị là "Liên Bang" chứ chẳng cần Chủng hay Chúng gì ráo, bằng không thì cứ dùng danh hiệu chính thức trong tiếng Anh mà chiến! Mới thế này mà đã lộn tùng phèo lên rồi, mai mốt học về Lịch Sử & Địa Lý Châu Âu mà cứ lôi các danh hiệu England (http://en.wikipedia.org/wiki/England), Great Britain (http://en.wikipedia.org/wiki/Great_Britain), và United Kingdom (http://en.wikipedia.org/wiki/United_Kingdom) ra dịch tới dịch lui, quanh đi quẩn lại với danh từ "Anh" cũng do Tàu đặt ra cho England thì có mà...bạc tóc :)

TongNghien
23-03-2012, 18:53
Cảm ơn bài tham gia thảo luận của bé 'Arkain' ! :)

Đặc biệt là nội dung bài viết (chữ nghĩa + hình chụp) của 'Kền Kền' là tham khảo thêm khá nhiều từ bài viết của... tui :D

kiettt
23-03-2012, 21:15
Tớ cổ võ việc giữ nguyên văn danh hiệu các quốc gia thể theo cái tên mà họ dùng trong Liên Hiệp Quốc cũng là vì vậy, miệng lưỡi người Việt ta thì hoàn toàn có thể phát âm các ký tự Latin, vậy mà cứ đâm đầu đi bắt chước theo anh Tàu ngọng để rồi rối mù lên :mad:


Like mạnh điểm này.

Nhờ hồi khoảng lớp 6, lớp 7 gì đó, bắt đầu học địa lý thế giới, sách giáo khoa thì nội dung nghèo nàn. Vớ được tủ sách cũ của mấy ông anh bà chị bèn đọc ngấu nghiến, và muốn nổi khùng với những "Á Căn Đình", "Bảo Gia Lợi", "Tây Bá Lợi Á",... Sau phải chơi đường vòng, tay cầm sách thì rà theo bản đồ in trong sách, tay kia rà trên tấm bản đồ thế giới loại lớn lần đó đi hôi của trong khu căn cứ Mỹ về (tháng 4/1975, khu cư xá cố vấn Mỹ trong Tân Sơn Nhất bị bà con vào hôi của khi những người Mỹ cuối cùng ra đi, người ta thì ôm quần áo, bánh kẹo, đồ hộp. Mịa mình thì ôm về nhà toàn là sách, bản đồ) :no:

thaychuastudio
24-03-2012, 17:38
cho đến nay. Mỗi lần đi mái bai nội địa. Đọc mấy cái Báo Quân Đội Nhân Dân.Cũng rứa thôi bác Kiệt ơi. Đọc mấy tên nguyên thủ (nhất là của Nga) thì bó tay hoàn toàn. Ông Putin còn đoán được. Chứ mấy cái tên chốp chóp thì thua!! :yes:

Không hiểu lúc cái tay Lại Văn Sâm đòi... việt hóa tên cầu thủ nước ngoài. Lão ấy nghĩ gì nhỉ!!!

Arkain
27-03-2012, 16:57
Không hiểu lúc cái tay Lại Văn Sâm đòi... việt hóa tên cầu thủ nước ngoài. Lão ấy nghĩ gì nhỉ!!!

"Ly ơi! Ly ơi! (http://www.ddth.com/showthread.php/413395-B%C3%A1c-L%E1%BA%A1i-V%C4%83n-S%C3%A2m-n%C3%B3i-ti%E1%BA%BFng-Anh/page11)" :fear:

Sa Huỳnh
27-03-2012, 17:27
cho đến nay. Mỗi lần đi mái bai nội địa. Đọc mấy cái Báo Quân Đội Nhân Dân.Cũng rứa thôi bác Kiệt ơi. Đọc mấy tên nguyên thủ (nhất là của Nga) thì bó tay hoàn toàn. Ông Putin còn đoán được. Chứ mấy cái tên chốp chóp thì thua!! :yes:

Không hiểu lúc cái tay Lại Văn Sâm đòi... việt hóa tên cầu thủ nước ngoài. Lão ấy nghĩ gì nhỉ!!!
Có nhớ lộn hông dậy?
Lại Văn Sâm chủ trương gọi tên cầu thủ theo phiên âm quốc tế(tiếng Anh,TBN...)chứ hông có đọc theo 'kiểu VN' trước giờ blv VTV hay đọc.

thaychuastudio
27-03-2012, 17:37
không rõ nữa. Để check lại xem sao

nino
18-04-2012, 21:56
Cho hỏi xíu, thường nghe nói:
Nhu đạo, Tiền đạo, "gì gì" đạo.... giờ nghe thêm từ Bá đạo.
Vậy thì "bá đạo" là gì vậy ạ?

TongNghien
20-04-2012, 19:33
Cho hỏi xíu, thường nghe nói:
Nhu đạo, Tiền đạo, "gì gì" đạo.... giờ nghe thêm từ Bá đạo.
Vậy thì "bá đạo" là gì vậy ạ?

"đạo" là một từ Hán-Việt, tức là một từ được diễn giải ra tiếng Việt dựa trên âm đọc của tiếng Hán.

Cho nên, về bản chất thì một từ Hán-Việt có nhiều gốc tiếng Hán khác nhau (nên có thể mang nhiều nghĩa khác nhau), nhưng vẫn sẽ diễn giải ra một từ tiếng Việt như nhau.

Theo Tống Nghiên biết, từ "đạo" (trong Hán-Việt) có hai nghĩa phổ biến :

- đường/lối.
- trộm.

Ở trường hợp "bá đạo", thì mang nghĩa là "đường".


Tạm giải thích :

- Bá đạo : trăm đường.

Ý nói rằng : thông thường, sự việc gì cũng có một con đường (một lối, một cách) để giải quyết mà trên tinh thần hợp tình, hợp lý, nhân văn, công bằng nhất; tuy nhiên, do con đường giải quyết đó thì không có hoặc khó "đi", nên người ta đã nghĩ ra những con đường khác để "đi" miễn làm sao đạt được mục đích mà bất chấp những tổn hại ngoại thân - những con đường đó vốn không được khuyến khích vì vi phạm tinh thần tích cực. Kiểu mà "đẻ" ra những con đường khác như vậy, được gọi là "bá đạo".

"Bá" mang nghĩa là "trăm", nhưng không có nghĩa chính xác là "một trăm con đường". Mà mang ý chỉ : hàng trăm con đường ngoài chính thống, ngoài dự đoán, ngoài sự kiểm soát.


Thiển ý.

Osama Binladen
20-04-2012, 21:27
Lâu nay Bin cứ tưởng bá là mạnh là hung hãn, đạo là... cái đạo bá đạo là theo... phường hung hãn cơ:w00t:

Arkain
21-04-2012, 05:08
Cho hỏi xíu, thường nghe nói:
Nhu đạo, Tiền đạo, "gì gì" đạo.... giờ nghe thêm từ Bá đạo.
Vậy thì "bá đạo" là gì vậy ạ?

Bây giờ mới nghe thôi hả? Vậy là Nị Nổ hồi nhỏ không nghiền truyện kiếm hiệp rồi!

Bá (霸) là kẻ hùng cứ một phương, có quyền lực để cưỡng ép những người yếu thế hơn họ (bá chủ, bá vương, bá quyền, ác bá).

Đạo (道) là đường lối, phương hướng, lề lối vạch ra để mọi người tuân theo.

Hai cái này hợp lại thì trở thành phong cách Bá Đạo (霸道), dùng sức mạnh cưỡng chiếm lấy quyền hành, bắt mọi người phải phục tùng ý mình.

kiettt
21-04-2012, 10:10
Bây giờ mới nghe thôi hả? Vậy là Nị Nổ hồi nhỏ không nghiền truyện kiếm hiệp rồi!

Bá (霸) là kẻ hùng cứ một phương, có quyền lực để cưỡng ép những người yếu thế hơn họ (bá chủ, bá vương, bá quyền, ác bá).

Đạo (道) là đường lối, phương hướng, lề lối vạch ra để mọi người tuân theo.

Hai cái này hợp lại thì trở thành phong cách Bá Đạo (霸道), dùng sức mạnh cưỡng chiếm lấy quyền hành, bắt mọi người phải phục tùng ý mình.

Thế còn "dương đạo" là gì ?

Ngữ cảnh: lão Dê bị chửi "dương đạo sáng sủa, khô ráo thì không chịu đi, chui vào cái đạo tối tăm, ẩm ướt í làm gì ? " mong được giải thích rõ ràng, hợp lý để mang câu đó đi chửi người khác :lick:

TongNghien
21-04-2012, 16:16
Bây giờ mới nghe thôi hả? Vậy là Nị Nổ hồi nhỏ không nghiền truyện kiếm hiệp rồi!

Bá (霸) là kẻ hùng cứ một phương, có quyền lực để cưỡng ép những người yếu thế hơn họ (bá chủ, bá vương, bá quyền, ác bá).

Đạo (道) là đường lối, phương hướng, lề lối vạch ra để mọi người tuân theo.

Hai cái này hợp lại thì trở thành phong cách Bá Đạo (霸道), dùng sức mạnh cưỡng chiếm lấy quyền hành, bắt mọi người phải phục tùng ý mình.

Vậy, xin hỏi :

- Tại sao không dùng "cường đạo" (đạo dùng sức mạnh), mà lại dùng "bá đạo" ?

onggia9999
21-04-2012, 16:54
"Bá" mang nghĩa là "trăm", nhưng không có nghĩa chính xác là "một trăm con đường". Mà mang ý chỉ : hàng trăm con đường ngoài chính thống, ngoài dự đoán, ngoài sự kiểm soát.


Không đồng ý với lão về cách giải thích này, nếu "bá" có ý nghĩa là "trăm" thì chữ "bá đạo" không có chút nào mang ý nghĩa "tiêu cực" cả.
Mình vẫn thấy nghĩa "bá đạo" trong việc Thương Ưởng giúp Tần Công trị quốc trong Đông Chu có vẽ hợp lý hơn.

Bá đạo: chính sách dùng vũ lực, hình pháp, quyền thế để thống trị. Chủ trương pháp trị thay vì "đức trị".

TongNghien
21-04-2012, 17:05
...

- Bá đạo : trăm đường.

Ý nói rằng : thông thường, sự việc gì cũng có một con đường (một lối, một cách) để giải quyết mà trên tinh thần hợp tình, hợp lý, nhân văn, công bằng nhất; tuy nhiên, do con đường giải quyết đó thì không có hoặc khó "đi", nên người ta đã nghĩ ra những con đường khác để "đi" miễn làm sao đạt được mục đích mà bất chấp những tổn hại ngoại thân - những con đường đó vốn không được khuyến khích vì vi phạm tinh thần tích cực. Kiểu mà "đẻ" ra những con đường khác như vậy, được gọi là "bá đạo".

"Bá" mang nghĩa là "trăm", nhưng không có nghĩa chính xác là "một trăm con đường". Mà mang ý chỉ : hàng trăm con đường ngoài chính thống, ngoài dự đoán, ngoài sự kiểm soát.

...


Không đồng ý với lão về cách giải thích này, nếu "bá" có ý nghĩa là "trăm" thì chữ "bá đạo" không có chút nào mang ý nghĩa "tiêu cực" cả.
Mình vẫn thấy nghĩa "bá đạo" trong việc Thương Ưởng giúp Tần Công trị quốc trong Đông Chu có vẽ hợp lý hơn.

Bá đạo: chính sách dùng vũ lực, hình pháp, quyền thế để thống trị. Chủ trương pháp trị thay vì "đức trị".


Xin hãy đọc kỹ lại các phần tô đậm để coi thử chúng có "gặp" nhau hay không.

onggia9999
21-04-2012, 20:10
Xin hãy đọc kỹ lại các phần tô đậm để coi thử chúng có "gặp" nhau hay không.
Cùng giải thích 1 vấn đề, thì dĩ nhiên phải gặp nhau.
Cái cần phân biệt:
Nghiện: bá = trăm -> hàng trăm -> nhiều: đạt mục đích bằng bất kì cách gì.
Già tui: bá = dùng quyền - vũ lực: chủ thể phải có quyền/sức mạnh, và dùng nó đạt mục đích.

TongNghien
21-04-2012, 20:54
Với bài giải thích của bạn 'onggia9999' và bạn 'Arkain', thì :

- Bá : nằm ở trong "bá chủ", "bá vương", "bá quyền".


Nhưng, theo mình biết (không có dẫn chứng ở thời điểm này) thì : "bá" trong "bá vương", "bá quyền", "bá chủ" có nguồn gốc ban đầu là từ nghĩa "trăm" (đại-lượng đếm). Về sau, đã được chuyển thành một danh-động-từ để có ý-nghĩa như các bạn hiểu.


Trở lại câu hỏi ban đầu, mình vẫn cho rằng "bá đạo" mang nghĩa là "trăm đường" ("trăm cách") mà ngoài kiểm soát, ngoài chính thống, hay ngoài dự đoán.


Riêng về tính tiêu cực, thì chỉ đối với chủ thể phát biểu. Chớ đối với người "đi" đường, thì chắc gì là tiêu cực.


Ví dụ :

- A và B cùng thừa kế một miếng đất.

- Thay vì đợi chờ pháp luật phán xét, thì A đã tranh thủ nhờ cậy quen biết bên pháp đình hòng giành ưu thế về mình. Tất nhiên là B không ngờ tới.

- Khi biết chuyện, B than : "Thằng A nham hiểm, bá đạo quá !"

Như vậy, "bá đạo" mang ý nghĩa là cách thức (đường lối) ngoài dự đoán (phi chính quy) của B.

nino
21-04-2012, 21:04
uh, đồng ý với Nghiện là ku Kền nói vụ Bá kia là cường hào ác bá rồi,
tại vì mấy lúc mình... Nổ quá mấy thằng bạn nó lại nói "cha này bá đạo quá" mình cười hề hề nhưng hông hỉu ý tụi nó nói gì :emlaugh:

kiettt
21-04-2012, 21:54
- Bá đạo : trăm đường.

Ý nói rằng : thông thường, sự việc gì cũng có một con đường (một lối, một cách) để giải quyết mà trên tinh thần hợp tình, hợp lý, nhân văn, công bằng nhất; tuy nhiên, do con đường giải quyết đó thì không có hoặc khó "đi", nên người ta đã nghĩ ra những con đường khác để "đi" miễn làm sao đạt được mục đích mà bất chấp những tổn hại ngoại thân - những con đường đó vốn không được khuyến khích vì vi phạm tinh thần tích cực. Kiểu mà "đẻ" ra những con đường khác như vậy, được gọi là "bá đạo".

"Bá" mang nghĩa là "trăm", nhưng không có nghĩa chính xác là "một trăm con đường". Mà mang ý chỉ : hàng trăm con đường ngoài chính thống, ngoài dự đoán, ngoài sự kiểm soát.


Thiển ý.

Không phải là thiển ý, mà là gượng ý.

Sách cờ hay nhắc tới những "kỳ vương", "kỳ bá". Chữ Bá với nghĩa "trăm" chả có liên can gì cả.
Tớ thích cách giải thích của lão Kền hơn.

Osama Binladen
21-04-2012, 22:00
Thực ra chữ bá với nghĩa là trăm bản thân nó là từ bách, nhưng về VN ta bị trại thành bá thui.

Dẫn chứng: Bách tính ---> Bá tánh

Nguyên bản chứ bá tớ nghĩ phải theo nghĩa lão Kền giải thích ở trang trước là chuẩn:)

TongNghien
21-04-2012, 23:02
Với bài giải thích của bạn 'onggia9999' và bạn 'Arkain', thì :

- Bá : nằm ở trong "bá chủ", "bá vương", "bá quyền".


Nhưng, theo mình biết (không có dẫn chứng ở thời điểm này) thì : "bá" trong "bá vương", "bá quyền", "bá chủ" có nguồn gốc ban đầu là từ nghĩa "trăm" (đại-lượng đếm). Về sau, đã được chuyển thành một danh-động-từ để có ý-nghĩa như các bạn hiểu.

...


Không phải là thiển ý, mà là gượng ý.

Sách cờ hay nhắc tới những "kỳ vương", "kỳ bá". Chữ Bá với nghĩa "trăm" chả có liên can gì cả.
Tớ thích cách giải thích của lão Kền hơn.


Thực ra chữ bá với nghĩa là trăm bản thân nó là từ bách, nhưng về VN ta bị trại thành bá thui.

Dẫn chứng: Bách tính ---> Bá tánh

Nguyên bản chứ bá tớ nghĩ phải theo nghĩa lão Kền giải thích ở trang trước là chuẩn:)


Hiện tượng : đa số mọi người chấp thuận với giải thích của bạn 'Arkain'.

Nghi vấn : vậy sẽ ra sao nếu như mọi người biết rằng "từ 'bá' mà mọi người chấp thuận đó vốn xuất thân bởi từ 'bá' mang nghĩa là 'trăm' " ?

Bản chất : thiếu một cây cầu. Cây cầu bắc qua hai từ "bá" để cho mọi người biết rằng "chúng nó có chung một gốc ban đầu".

Cây cầu đó mọi người có thể tự đi được, chỉ cần nghiền ngẫm nghĩa của "bá vương", "bá quyền". Nhưng khi diễn giải ra, thật sự là một bài viết dài và đòi hỏi tính xuyên suốt.

Vậy, khi không muốn đi xa hơn, chúng ta có thể chấp thuận giải đáp của bạn 'Arkain' như là một đáp án cuối cùng. :)

thaychuastudio
21-04-2012, 23:39
Bá Đạo mà diễn dịch thành ...trăm đường thì đúng là ...đi xa thật!!! Ở quê tớ, có thể chuyển thành ... Bá láp :buck:

Có lẽ, sắp tới sẽ có một quyển tự điển mới ra đời chăng?? Tự điển dành cho ngừoi thích ... Đi luôn

TongNghien
22-04-2012, 02:29
Thực ra chữ bá với nghĩa là trăm bản thân nó là từ bách, nhưng về VN ta bị trại thành bá thui.

Dẫn chứng: Bách tính ---> Bá tánh

Nguyên bản chứ bá tớ nghĩ phải theo nghĩa lão Kền giải thích ở trang trước là chuẩn:)

Sai rồi !

Không phải là từ chữ này mà bị biến sang chữ kia. Do khẩu âm của người miền Nam, người miền Trung, người miền Bắc khác nhau. Trong số đó, lại có thêm lý do khác là "kỵ húy".


Ví dụ :



Nam
Bắc



Bách


Nhơn
Nhân


Huỳnh (kỵ húy "Nguyễn Hoàng")
Hoàng


nhà Châu
nhà Chu


Thâu lại
Thu lại


Tánh tình
Tính tình



Cá nhân của mình cho rằng giải thích của bạn 'Arkain' chỉ là giải thích một phần của từ "bá", mà không nắm được gốc sâu xa của nó.

Lẽ dĩ nhiên, khi mọi người nhìn vào nội dung thì thấy giải thích ngắn, gọn và gần gũi hơn nên dễ dàng chấp thuận.

Đó cũng là một tâm lý bình thường.

Và cũng là bình thường khi chúng ta tiếp xúc kiến thức lạ mà khác biệt so với sự đinh ninh của bản thân. Dẫn đến tâm lý bài xích. :)

thaychuastudio
22-04-2012, 08:58
Bá Đạo = trăm đường ??

Sách nào viết hay ... Bịa?

Lê văn Kiến Lửa
22-04-2012, 14:54
Bịa chứ sách nào viết.

Sách nó viết như Ác Kềnh đã dẫn.

Ngay cái việc dân Việt có nguồn gốc từ Sông Dương Tử và thuộc chủng Indonesien mà nó còn tra sách hổng ra, huống chi mấy chữ đó .

Dẫn luôn cái nguồn : thư viện bách khoa cộng hòa Pháp . Sách được làm chú dẫn cho tất cả các nghiên cứu về văn hóa Việt. (Phương pháp sách này dùng để nghiên cứu là phường pháp khoa-sử -địa , điểm nhấn của phương pháp là ngoài dữ kiện lịch sử thì việc kết hợp với khảo cổ là điểm nhấn quan trọng, đây chính là phương pháp mà các đại học Mỹ đang dùng ,dẫn: Chicago University)

À quên, cu này có bao giờ đọc sách bên ngoài ngoài cái tủ sách mà hồi xưa đã đọc

nino
22-04-2012, 22:27
à, thế mà em cứ tưởng nếu muốn nghiên cứu về văn hóa Việt phải đọc sách Việt thôi chứ, ai dè cũng phải đọc sách của Pháp nữa cơ à

Sa Huỳnh
22-04-2012, 22:53
Em nghĩ Bá có nghĩa là To, Lớn chứ.
Ví dụ: Ông nội bá, ông nội thúc :D

TongNghien
22-04-2012, 23:52
Bá Đạo = trăm đường ??

Sách nào viết hay ... Bịa?

Nếu một lập luận không có trong bất kỳ sách nào đã xuất bản, thì bạn gọi là bịa à ?

Tỉnh rượu lại đi ! :no:




Bịa chứ sách nào viết.

Sách nó viết như Ác Kềnh đã dẫn.

Ngay cái việc dân Việt có nguồn gốc từ Sông Dương Tử và thuộc chủng Indonesien mà nó còn tra sách hổng ra, huống chi mấy chữ đó .

Dẫn luôn cái nguồn : thư viện bách khoa cộng hòa Pháp . Sách được làm chú dẫn cho tất cả các nghiên cứu về văn hóa Việt. (Phương pháp sách này dùng để nghiên cứu là phường pháp khoa-sử -địa , điểm nhấn của phương pháp là ngoài dữ kiện lịch sử thì việc kết hợp với khảo cổ là điểm nhấn quan trọng, đây chính là phương pháp mà các đại học Mỹ đang dùng ,dẫn: Chicago University)

À quên, cu này có bao giờ đọc sách bên ngoài ngoài cái tủ sách mà hồi xưa đã đọc

Lại một lần nữa, bạn này thể hiện ra rằng : chỉ biết tin vào cái thấy trước mắt.

Mà cái đó thì trẻ nít nó cũng làm được, cần gì phải động não ! :no:


Bạn có thể dẫn chứng ra không ? :D

TongNghien
22-04-2012, 23:54
Em nghĩ Bá có nghĩa là To, Lớn chứ.
Ví dụ: Ông nội bá, ông nội thúc :D

À, "bá" đó mang nghĩa là "bác" (anh của bố).

- Thúc : em trai của bố.
- Bá : anh của bố.
- Cô : em gái hoặc chị của bố.

Đó là các từ Hán-Việt.

Flixonase
23-04-2012, 00:18
Thế còn bá tước? Từ bá trong này có nghĩa là gì?

TongNghien
23-04-2012, 00:41
Thế còn bá tước? Từ bá trong này có nghĩa là gì?

Mình không biết "bá" ("bá tước") này thì có giống với "bá" ("bá vương", "bá quyền", "bá chủ") hay không.

Nhưng từ "bá" (chỉ quyền lực, sức mạnh) đó vốn thuở ban đầu cũng được bắt nguồn từ chữ "bá" (trăm).

Tuy nhiên, diễn giải ra thì dài quá, nên mình không tiện trình bày.


Tóm lại : "bá" trong "bá tước" thì không biết ! :D

thaychuastudio
23-04-2012, 07:16
Nếu sách không viết. Thế gian chưa từng tồn tại. Thì cách lý giải sau cùng là bạn được ... Mặc Khải chăng !!

Sau 2000 năm. Có lẽ một ... Đấng cứu Chữ lại xuống Trần gian??

Lê văn Kiến Lửa
23-04-2012, 08:56
Há há há :tongue:

Để nghiên cứu làm cái toipc cho đoàng hoàng, dẫn nguồn luôn.:yes:

nino
23-04-2012, 09:57
À, "bá" đó mang nghĩa là "bác" (anh của bố).

- Thúc : em trai của bố.
- Bá : anh của bố.
- Cô : em gái hoặc chị của bố.

Đó là các từ Hán-Việt.
lỡ rồi giải thích "Dì" và "Già" luôn đi

megaownage
23-04-2012, 10:07
Thế còn bá tước? Từ bá trong này có nghĩa là gì?


Mình không biết "bá" ("bá tước") này thì có giống với "bá" ("bá vương", "bá quyền", "bá chủ") hay không.

Nhưng từ "bá" (chỉ quyền lực, sức mạnh) đó vốn thuở ban đầu cũng được bắt nguồn từ chữ "bá" (trăm).

Tuy nhiên, diễn giải ra thì dài quá, nên mình không tiện trình bày.

Tóm lại : "bá" trong "bá tước" thì không biết ! :D

Hình như là dịch ra từ năm cái tước vị đời nhà Thanh: Công , Hầu , Bá , Tử , Nam (Duke, Marquis, Count/Earl, Viscount, Baron)

tb. Không chắc lắm, ba cái màn quý tộc này tôi cũng không ham nghiên cứu.

ngocquang19877
23-04-2012, 10:28
Lão nghiện nói vậy là đúng quá dzồi mấy lão cãi cái giề.

Chữ bá đạo trong Hán Tự là chữ nài nài

百道

Đọc là bãi đão

Chữ này trong tiếng Trung nhiều nghĩa lém, trăm đường, nhiều cách, gian manh, khôn lõi vưng vưng lão Nghiện diễn giải kiểu nầu cũng đúng cả.

Thế nhé.

ton.
23-04-2012, 10:32
Thấy trong công ty có cuốn từ điển tiếng Việt nên thử tìm và cho kết quả sau:


bá đạo d. Chính sách của kẻ xưng bá, khinh nhân nghĩa, chuộng quyền uy và vũ lực, trong thời phong kiến ở Trung Quốc cổ đại ; phân biệt với vương đạo.

Nguồn: Từ điển Tiếng Việt
Viện ngôn ngữ học - NXB Khoa Học Xã Hội (Hà Nội - 1988)

megaownage
23-04-2012, 12:28
Thấy trong công ty có cuốn từ điển tiếng Việt nên thử tìm và cho kết quả sau:


bá đạo d. Chính sách của kẻ xưng bá, khinh nhân nghĩa, chuộng quyền uy và vũ lực, trong thời phong kiến ở Trung Quốc cổ đại ; phân biệt với vương đạo.

Nguồn: Từ điển Tiếng Việt
Viện ngôn ngữ học - NXB Khoa Học Xã Hội (Hà Nội - 1988)

Cái mà quyển từ điển này nói tới là do tích của Thương Ưởng đem ba đường lối cai trị nước ra thuyết với Tần Hiếu Công. Ba đường lối này tên là Đế Đạo, Vương Đạo và Bá Đạo. Lúc đó nước Tần đang cần củng cố lực lượng nên Hiếu Công gạt bỏ hai chính sách trước và dùng Bá Đạo để cải tổ nước Tần. Tánh tình Thương Ưởng rất thực tế và tàn độc cho nên về sau người ta có khuynh hướng nói chính sách Bá Đạo là chính sách tàn nhẫn.

tb. Trên lý thuyết, Đế Đạo cần hàng trăm năm để thành công, vì vậy có thể chứa những lý thuyết rất viễn vông.
Vương Đạo thực tế hơn một chút nhưng lại quy mô trên tình cảnh của nước Tần lúc đó.
Về sau này người ta bàn rằng lúc đem ra thuyết, Thương Ưởng chỉ cố tình vẽ rồng vẽ rắn hai đương lối đầu. Chính ông ta đã thừa biết chỉ có Bá Đạo mới áp dụng được.

pinochu
24-04-2012, 08:57
Cho em hỏi, bánh ga-tô xuất phát từ chữ Gateau như bài này (http://www.ddth.com/showthread.php/121051-T%E1%BB%B1-%C4%91i%E1%BB%83n-Ti%E1%BA%BFng-Vi%E1%BB%87t?p=1487111#post1487111)đã nói. Còn bánh bông lan từ từ chữ nào ra?

Arkain
24-04-2012, 10:12
Cho em hỏi, bánh ga-tô xuất phát từ chữ Gateau như bài này (http://www.ddth.com/showthread.php/121051-T%E1%BB%B1-%C4%91i%E1%BB%83n-Ti%E1%BA%BFng-Vi%E1%BB%87t?p=1487111#post1487111)đã nói. Còn bánh bông lan từ từ chữ nào ra?

Thì từ Bông (flower) và Lan (orchid) trong tiếng Việt mà ra chứ còn đâu nữa! :cool:

Hương vị chính của Bánh Bông Lan (tên tiếng Ạnh: "Sponge Cake (http://en.wikipedia.org/wiki/Sponge_cake)") làm theo kiểu Génoise (http://culinaryarts.about.com/od/glossary/g/Genoise.htm) của Pháp là bột Vanilla (http://en.wikipedia.org/wiki/Vanilla) tinh chất được chiết ra từ bông Vanilla Orchids (http://en.wikipedia.org/wiki/Vanilla_orchid) thuộc họ Phong Lan.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/e/ec/Vanilla1web.jpg
Vanilla Orchid

Thiết nghĩ, nếu mà ngày xưa các đầu bếp người Pháp mà mang công thức của món Vanilla Génoise này vào Bắc Kỳ chứ không phải là Nam Kỳ thì ngày nay có lẽ tên tiếng Việt của nó đã là "Bánh Hoa Lan" cũng nên lol

TongNghien
02-05-2012, 19:15
Nếu sách không viết. Thế gian chưa từng tồn tại. Thì cách lý giải sau cùng là bạn được ... Mặc Khải chăng !!

Sau 2000 năm. Có lẽ một ... Đấng cứu Chữ lại xuống Trần gian??


Lão nghiện nói vậy là đúng quá dzồi mấy lão cãi cái giề.

Chữ bá đạo trong Hán Tự là chữ nài nài

百道

Đọc là bãi đão

Chữ này trong tiếng Trung nhiều nghĩa lém, trăm đường, nhiều cách, gian manh, khôn lõi vưng vưng lão Nghiện diễn giải kiểu nầu cũng đúng cả.

Thế nhé.


1. Bạn 'ngocquang19877' đang giỡn.

hoặc

2. Bạn 'thaychuastudio' suy nghĩ nông cạn.

TongNghien
02-05-2012, 19:19
Thắc mắc :

- "Ghê" là một từ mô tả tình trạng mà chủ thể nảy sanh cảm giác sợ (hoặc gớm ghiếc) khi tiếp nhận về đối tượng hay sự việc.

Nhưng, tại sao người ta lại bảo "Đẹp ghê !" ("Xinh ghê !") khi khen ngợi ???

--> nó có nghĩa là gì ?

Osama Binladen
02-05-2012, 20:10
Cái gì "quá" mức bình thường đều ...ghê cả, không phải chỉ đẹp mới ghê mà còn giỏi cũng ghê, tài cũng ghê...

Còn định nghĩa rõ ràng của nó đây:

Ghê
Động từ
có cảm giác khó chịu như muốn rùng mình, khi thần kinh bị một kích thích bất thường

ăn chua bị ghê răng
nhìn thấy máu ghê hết cả người

Tính từ
(Khẩu ngữ) có những điểm nào đó ở mức độ khác thường, thường làm cho người ta phải nể sợ

bé người nhưng mà ghê lắm
các cậu này ghê thật, cái gì cũng biết!

(Khẩu ngữ) có những biểu hiện mức độ cao khác thường, tác động mạnh đến cảm giác, đến nhận thức

suy nghĩ rất ghê
"Sầu đong càng lắc càng đầy, Ba thu dồn lại một ngày dài ghê!" (TKiều)
Đồng nghĩa: gớm, khiếp, kinh

nonstophit
21-05-2012, 14:12
cám ơn tất cả các bác

em được khai sáng rất nhiều ạ

em đọc tiếp đây

nonstophit
22-05-2012, 00:32
các bác cho em hỏi nguồn gốc từ "bích xi" ạ
hồi xưa ở quê em hay mướn phao, là ruột xe được gọi là bích xi để tắm biển đó

The Old Man
22-05-2012, 01:42
các bác cho em hỏi nguồn gốc từ "bích xi" ạ
hồi xưa ở quê em hay mướn phao, là ruột xe được gọi là bích xi để tắm biển đó

Do chữ Vessie = bóng bóng áo phao

Arkain
22-05-2012, 12:37
tại vì mấy lúc mình... Nổ quá mấy thằng bạn nó lại nói "cha này bá đạo quá" mình cười hề hề nhưng hông hỉu ý tụi nó nói gì :emlaugh:

Nhìn quanh các forum của VN thì xem ra cụm từ "bá đạo" hiện đang được dùng theo kiểu phong trào, giống như là "VIP" rộ lên dạo nọ mà thôi. Ôi sao mà bài hát này "VIP" thế! Chiếc xe này trông "VIP" thật! Bộ phim kia "VIP" quá!

Và khoảng 95% những người mang nó ra xài thoải mái mọi nơi mọi chỗ cho ra vẻ thời thượng thật ra cũng...chẳng hiểu ý nghĩa của nó là gì ráo.

nonstophit
22-05-2012, 16:45
từ chữ vessie mà đọc thành bích xi đúng là đáng ngạc nhiên với em
cám ơn bác

The Old Man
26-05-2012, 04:04
từ chữ vessie mà đọc thành bích xi đúng là đáng ngạc nhiên với em
cám ơn bác
Củng giống như Gendarme thảnh ra chữ Xen Đầm

Tuy nhiên hồi bé tôi nghe từ Vết Xi khá nhiều như "Đi tắm bít-xin nhớ mang vết-xi" nhưng thét rồi nói lẹ quá rổi thành "Đi tắm bít-xin nhớ mang bít-xi" và áp dụng cái quy luật quái quỷ là nhiều người dùng thì nó thành đúng.