PDA

View Full Version : Startup - Hãy là con gà chứ đừng là quả trứng



makjovi
06-07-2013, 10:30
1-Hãy là con gà chứ đừng là quả trứng

Một con gà sẽ đẻ ra 1 quả trứng, nó ấp và nở ra con gà con, thường là vậy. Cũng có thể một con gà cũng đẻ ra một quả trứng nó chưa kịp ấp người ta đã đưa vào chảo và làm thành biết bao nhiêu món. Và tệ hại nhất là gặp phải các "cao thủ" đầu bếp của Masterchef :D. Một con gà có quyền đẻ, và ấp quả trứng đó nhưng quả trứng đó thì không thể tự quyết định nó sẽ thành con gà hay thành món trứng chiên.:whistling
12218


Một startup thường gặp bài toán đau đầu trong việc huy động vốn là làm thế nào để họ tăng trưởng nhanh mà không cần đến quá nhiều vốn trong khi lại phân vân giữa 2 lựa chọn: Họ không có nhiều vốn nhưng cũng không muốn dành quá nhiều cổ phần cho nhà đầu tư bên ngoài.
Ngoài bài toán này họ cần phải giải một loạt bài toán khác nhau như làm thế nào sản phẩm của họ được chấp nhận, nếu sản phẩm của họ được thị trường chấp nhận thì làm thế nào để bán chúng và quan trọng hơn là làm sao để sản phẩm của họ làm ra một lần nhưng được thị trường sử dụng mãi và như thế tiền sẽ chảy về nhiều không kể siết. Đó là mô hình đáng ao ước mà bạn có thể thấy từ thành công của Facebook, Google, Microsoft... .Các mô hình này là kinh điển để theo đuổi, học tập nhưng liệu có quá hoang tưởng để làm được điều đó...chúng ta sẽ cùng bàn thêm ở phần dưới.

Chúng ta thường thấy các khái niệm vốn khởi nghiệp như seed fund hay các quỹ khởi nghiệp như những lồng ấp, lý do đơn giản vì các nhóm khởi nghiệp tự đặt mình ở vị trí một quả trứng chứ không phải là một con gà. Bạn sẽ trông chờ người khác ấp cho bạn đủ ngày đủ tháng để vỡ bung vỏ trứng thành con gà rồi lại được nuôi dưỡng với thật nhiều đồ ăn sẵn để trưởng thành, nhưng khi trưởng thành bạn sẽ được cho lên chảo hoặc lò vi sóng.
Hiện có những dạng startup sau đang gặp khó khăn khi không biết mình đang là con gà hay quả trứng:
-Chưa có ý tưởng rõ ràng về tương lai sản phẩm mà chỉ cần vốn để gây dựng các bước đầu tiên, sau đó làm tiếp các sản phẩm tiếp theo.
-Có một giải pháp tốt cho sản phẩm và chỉ thiếu vốn để chạy dự án, khi có vốn sẽ tìm được nhân tài để thực hiện.
-Không có vốn, không có nhân tài cũng chẳng có ý tưởng nhưng người này thường rất giỏi trong sự kết hợp nhóm tạo sức mạnh, họ là leader thực thụ, họ chỉ có một ý tưởng mơ hồ rằng họ phải thoát nghoèo và họ muốn ra biển lớn, đối với họ được làm việc , theo đuổi điều họ muốn là hạnh phúc rồi.
-Có ý tưởng, giải pháp và vốn nhưng loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm khi đâm đầu vào dự án quá khó kiểu như tạo ra một đế chế mới thay thế facebook, phần mềm thay thế window hay công cụ tìm kiếm lật đổ google.
Nếu biết thêm mô hình nhóm startup nào khác đang loay hoay như thế này nữa thì bạn bổ sung giúp mình nhé.

Vậy các ví dụ ở trên là con gà hay quả trứng. Họ đều có thể là quả trứng mà cũng có thể là con gà tùy thuộc vào họ muốn mình ở vị trí nào. Nếu bạn xác định rõ bạn sẽ gặp ai vào thời điểm nào và cho ra bao nhiêu quả trứng, trứng của bạn được ấp ở đâu, bạn sẽ kiếm ăn cho gà con mới nở như thế nào và bạn để bao nhiêu trứng là đủ, ấp bao nhiêu trứng để có thể nở được một con gà con khỏe mạnh.....thì bạn sẽ là một chú gà khôn ngoan. Nhưng nếu bạn không xác định rõ sản phẩm của bạn là gì, khi nào thì bán nó đi hay tiếp tục rót vốn vào để cứu nó khi nó đang ngáp ngoải, nên gặp ai để gọi vốn hay gặp bất cứ ai có tiền cũng đều mời vào đầu tư, nên gặp ai để làm đồng sáng lập hay cứ có người giỏi vào công ty là chia cổ phần rồi một mai họ ra đi và mang theo các hậu quả khó lường, có thể bạn sẽ thêm một đối thủ cạnh tranh, một nhân tài, một đồng nghiệp..bạn thấy bất cứ dịch vụ gì ra tiền cũng đều không cưỡng nổi sự hấp dẫn của nó và đầu tư ồ ạt số tiền mình có và tiếp tục gọi vốn bên ngoài để phải đeo một khoản nợ lớn như các tập đoàn bất động sản, các công ty chứng khoán đổ vỡ vừa qua. Mấy ai là con gà khôn ngoan như Facebook, Google, hay ở Việt Nam thì có Massan Group và Vin Group, đầu tư đa ngành nhưng bài bản và chắc chắn?!?!?


2-Quyền lực mềm

Tại sao lại là Microsoft, Google, Facebook,Alibaba.... mà không phải là Nokia, Apple, Samsung, Toyota, Yahoo hay các tập đoàn lớn khác kiểu như vậy sẽ là mô hình đáng học hỏi cho start up. Nếu bạn đọc các sách nói về các ông chủ tập đoàn hay các bài học thành công của các công ty này, bạn sẽ chỉ thấy đa phần là các bài học thành công và họ đã đem về hàng tỷ USD như thế nào mà không nhận ra điều gì ẩn chưa phía sau. Để trở thành các tập đoàn hàng tỷ USD rõ ràng không dễ dàng gì nhưng nếu bạn để ý thì có điều gì chung giữa các doanh nghiệp mãi trường tồn và những doanh nghiệp tưởng chừng như vững chãi lại dễ sụp đổ đến vậy.

Apple có thể gặp phải những rắc rối lớn nếu bị kiện ở các thị trường lớn, không thể phân phối sản phẩm, Apple có thể mất thị trường lớn về tay Samsung, Apple có thể mất đi giá trị tỉ USD khi mà CEO của tập đoàn không còn khả năng sáng tạo như Steve Job, cổ phiếu của Apple sẽ làm các nhà đầu tư mất hàng tỉ USD qua một đêm. Nokia từng là một đế chế về công nghệ với hàng loạt các sản phẩm công nghệ dẫn đầu thị trường và rồi đã bị thay thế bởi làn sóng smart phone khi quá chậm chạp trong việc thay đổi, nhưng thực tế thì không phải Nokia muốn như vậy, vậy thì tại sao? Toyota có thể phải thu hồi hàng triệu chiếc xe đã sản xuất và xuất khẩu sang các nước có mức kiểm định nghiêm ngặt về an toàn, việc này không chỉ làm mất hàng tỉ USD mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới thương hiệu lâu nay của hãng. Chúng ta đều biết, bất kì công ty nào cũng sẽ phải trải qua ít nhất một lần sóng gió, thế nhưng có những công có khả năng vượt qua các khủng hoảng một cách dễ dàng , các công ty khác lại rất dễ bị tổn thương.

Nếu bạn nhìn vào các công ty ở nhóm đầu bạn sẽ thấy họ có khả năng tăng trưởng thần kì, giá trị tài sản lớn, kèm vốn tiền mặt nhàn rỗi không hề nhỏ và hầu như bất khả đánh bại mặc dù có rất nhiều đối thủ nhăm nhe. Đó chính là quyền lực mềm!

Các công ty đầu tư vào một lĩnh vực duy nhất, có khả năng chuyển đổi nhanh chóng đáp ứng nhanh với xu hướng của thị trường mà ít phải thử nghiệm với các bài test tốn kém nhiều chi phí, tốc độ tăng trưởng nhanh do nhắm vào thị trường người tiêu dùng nhu cầu lớn và gần như bất biến. Với số tiền nhàn rỗi có được họ không phát triển các sản phẩm ngoài lĩnh vực trọng tâm của họ mà chỉ thấu tóm bằng cách mua lại toàn bộ hoặc quá 50% cổ phần công ty đó vào tập đoàn bao gồm cam kết của những người đúng đầu doanh nghiệp đó phải làm việc tiếp tục một thời gian cho tới khi có người đủ khả năng thay thế...Nếu như sau 5 năm, người ta không còn hứng thú với các dump phone mà chuyển sang dùng smartphone thì hầu như tất cả mọi người vẫn sử dụng Window mà không cần thay thế lên phiên bản tốt hơn mặc dù họ có quyền lựa chọn đó. Sau 50 năm thì Google vẫn chỉ là một trang web với một ô nhập cụm từ tìm kiếm đơn giản với sức mạnh khủng khiếp ẩn chứa đằng sau nó, người ta còn có thể có cách này thay thế việc gõ các kí tự để tìm thứ mình muốn. Chắc chắn là có, chẳng hạn người dùng sẽ lười hơn, họ không còn muốn gõ kí tự mà dùng giọng nói hay cử chỉ(với người không có khả năng phát âm) để tìm kiếm, nhưng nếu là vậy thì Google sẽ vẫn dẫn đầu. Lý do đơn giản là không phải chỉ có họ mới phát triển được công nghệ đó mà họ sẽ mua một doanh nghiệp phát triển sản phẩm đó ngay từ khi người dùng còn chưa quen với việc từ bỏ bàn phím. Đó là tầm nhìn của người lãnh đạo. Một con gà sáng suốt trong mọi con gà . Tại sao Nokia không trở thành Apply hay Samsung trước khi các đối thủ kịp chiếm lĩnh thị trường, hay tại sao Yahoo lại phải thay CEO nhiều lần trước áp lực của nhà đầu tư và hủy bỏ tới 12 ứng dụng của mình để co về các giá trị cốt lõi. Đó cũng là tầm nhìn. Nếu Nokia không chỉ tập trung vào các sáng kiến của mình, họ có thể nhìn ra bên ngoài sớm hơn và thâu tóm các công ty cộng nghệ mới nổi hay thâm nhập thị trường non trẻ sớm hơn, Yahoo có thể nhìn thấy xu thế của họ sẽ bị thay đổi và kịp thời thâu tóm các doanh nghiệp hiện đã là con cưng của Faceboook, Google hay Amazon, để đến giờ họ trở thành trâu chậm uống nước đục.

Các chú gà khôn ngoan sẽ tiếp tục kết hôn với các chú gà khôn ngoan khác để tạo ra các quả trứng F2 thuần chủng cũng khôn ngoan không kém.

06 07 2013
Mak Nguyen
Facebook: makjovi
Mail: makjovi@gmail.com

chemzo.com
09-07-2013, 23:17
Trình bác uyên thâm quá