PDA

View Full Version : Truyện cổ dân gian làng Mùi



CủKhoai
08-03-2007, 16:42
Mục lục
1. Sự tích địa danh làng Mùi (http://www.ddth.com/showpost.php?p=688097&postcount=2) - trang 1
2. Sự tích ngày 8 tháng 3 (http://www.ddth.com/showpost.php?p=688828&postcount=12) - trang 1
3. Sự tích Cầu Dang Dở hay truyện tình lứa đôi làng Mùi (http://www.ddth.com/showpost.php?p=696279&postcount=32) - trang 3 (http://www.ddth.com/showthread.php?t=114634&page=3)
4. Truyện Thả Gà (http://www.ddth.com/showpost.php?p=696387&postcount=33) (nguyên tác pinochu) - trang 3 (http://www.ddth.com/showthread.php?t=114634&page=3)
5. Truyện Chị Ba (http://www.ddth.com/showpost.php?p=697624&postcount=34) (nguyên tác pinochu) - trang 3 (http://www.ddth.com/showthread.php?t=114634&page=3)

* Chú thích các phương ngữ thường dùng ở làng Mùi (http://www.ddth.com/showpost.php?p=700002&postcount=43)

CủKhoai
08-03-2007, 16:44
Làng này được lập nên từ năm nào đời nào không ai rõ. Xưa giờ dân làng sống ở đây chưa từng thấy bất kỳ vị sử gia chánh tông nào đến làng để hỏi han hay ghi chép gì về cái sự thành lập hay lịch sử của làng. Căn cứ trên các tích tồn tại lâu đời, lâu đời cũng như sự tồn tại của cái làng này, truyền miệng từ đời này đến đời khác, làng này vốn xưa là một nơi đắc địa, có long mạch tiềm ẩn, ngọa hổ tàng long vậy nên nơi đây từng được chọn là nơi tiêu dao thư giãn của các ông vua bà chúa thuở xa xưa. Làng không lớn cũng không nhỏ. Mà từ thời khai sinh làng đến giờ, có ai thấy ông thầy địa lý nào đến cái làng này để mà đo đạc vẽ vời gì. Vậy nên cũng chẳng ai màng đến kích thước hay diện tích nó thế nào. Chỉ biết dân làng ở đây, trải bao đời trước vẫn sống trọn trong làng, chẳng màng đến cái tên của làng nữa.

Rồi tự thuở nào, làng có tên là làng Mùi. Làng Mùi cũng chỉ là tên do ông tằng bà tổ nào đó của làng đặt ra. Cháu con ở làng chỉ nghe vậy mà gọi; rồi truyền từ đời này đến đời khác chớ cũng chẳng thấy có điển tích chánh thống nào ghi lại sự tích về cái tên này. Nhiều vị trưởng tràng mãi đến nay cũng còn thắc mắc về cái tên của làng. Có tích cho rằng làng được đặt tên vào năm Mùi nên gọi là làng Mùi; tích là vậy chớ năm Mùi là năm Mùi nào thì chẳng ai biết rõ ngọn ngành. Có tích kể rằng làng có tên là làng Mùi vì ngày đó, dân làng sống bằng nghề nuôi dê; dê ở làng nhiều vô kể. Gọi tên là làng Dê lại không hay nên sửa lại là Mùi, theo tên các con giáp. Tích nghe là vậy chớ nhiều lão làng không phục tích này. Từ thuở các cụ còn để chỏm đến nay, có thấy ai làm nghề nuôi dê ở làng đâu; thả dê thả gà thì cũng có nhưng có nhiều hay có gì nổi bật mà thành cái tên của làng kia chứ. Già trẻ lớn bé trong làng, hể ai đủ tuổi đi làm là làm ở sở Đờ Mờ. Dân làng ai cũng theo nghề Đờ Mờ cả. Cái nghề hiển nhiên được coi là nghề chánh thống ở làng. Nếu nói lấy nghề nghiệp để gọi tên, vậy sao không phải là làng Đờ Mờ mà lại là làng Mùi. Người ta không phục là ở điểm đó.

Thời nay người làng phần đông đều nghiên về một tích cho rằng sở dĩ làng có tên như vậy là bởi vì cái mùi đặc trưng của người dân làng này. Đàn ông con trai hay đàn bà con gái ở làng từ lúc sanh ra đã có cái mùi ngầy ngậy bùi bùi hết sức đặc biệt này. Cái mùi mà theo tích kể, một đứa trẻ bỏ làng đi từ thời tóc còn để ba vá; suốt mấy mươi năm dựng cơ lập nghiệp ở tận đẩu tận đâu; có bao nhiêu là đời con đời cháu. Vậy mà khi lão cùng gia quyến về lại làng, người ở làng biết ngay là dân làng mình nhờ cái mùi không lẫn vào đâu được. Mà đến cả mấy đứa con đứa cháu của lão cũng có cái mùi ngầy ngậy bùi bùi đó. Cái mùi đặc trưng có tính di truyền này đã truyền từ đời ông tằng bà tổ của làng hết đời này đến đời khác hết lứa này đến lứa khác ở làng.

Người làng bây giờ ai cũng đều nhìn nhận cái tên làng Mùi là gắn liền với cái mùi rất riêng của người làng, cái mùi đặc trưng của làng. Làng có vài trăm nóc nhà thì nhà nào cũng tràn ngập cái mùi này. Tại các địa danh khác trong làng như sở Đờ Mờ, chùa Thiếu Lương, Bát thập Nhất (có tích ghi là Bát Nhất) điếm, hay Hà Mô Trang... đều thoang thoảng cái mùi này. Cả hòn đất, hòn đá thậm chí ngay cả ngọn gió ở làng cũng toát lên cái mùi hết sức đặc biệt này. Nói một cách tượng trưng là cái mùi này tồn tại từ lâu đời, dù có lẽ không sánh bằng sự lâu đời của ngôi làng này. Mà nói cho cùng thì cái mùi này do đâu mà có cũng không ai biết. Đất đai, sông ngòi, khí hậu ở làng thì cũng bình thường như bao nhiêu làng mạc khác. Cũng chẳng ai dám đoan chắc cái mùi này là do từ thời xưa, các ông vua bà chúa, vốn sực nức mùi hương đã ở đây mà để lại hay không.

Cũng có người cho rằng cái mùi này có từ thời sở Đờ Mờ lập ra. Sở dĩ có cái mùi này là vì các nhơn viên ở sở nếu là đàn ông con trai thì dụng cái Cờ Cờ, còn đàn bà con gái thì sử dụng cái Lờ làm công cụ. Mà cái Cờ Cờ hay cái Lờ nào cũng có cái mùi ngầy ngậy bùi bùi này; dầu nếu chú tâm nghe, ngửi cho kỹ thì cũng hơi khang khác. Sách nói hễ đặt cái Cờ Cờ cạnh cái Lờ thì cái mùi toát ra càng sánh, càng quyện như thể hòa hợp kết dính vào nhau thành ra cái mùi hết sức quyến rũ. Điều này thì nhiều bọn ở lứa choai choai, trung niên của làng đều hết sức tin tưởng và nếu có ai đó hỏi thực hư, cả bọn đều dám vỗ ngực xưng là đã thử qua cái cách đó. Vậy nên ngày nay, đàn ông con trai trong làng đều tôn thờ cái Cờ Cờ, thường mang cái Cờ Cờ trước bụng, còn đàn bà con gái ở làng thì tôn thờ cái Lờ, thường mang cái Lờ bên trong váy yếm.

Nói thì nói vậy chớ nào ai biết chắc cái mùi này phát sinh bởi đâu. Cũng có khi là do cái mùi ở làng này nó vậy nên bất cứ con người hay đồ vật ở làng đều có cái mùi y chang như vậy. Có điều chắc chắn là khách thập phương tới làng, dù đang ở bất kỳ ngõ ngách nào, đều tận hưởng được cái mùi vị rất đặc trưng này, cái mùi mà đã một lần nghe qua thì suốt đời chẳng bao giờ quên được. Vậy nên có nhiều người ra đi đã phải quay về làng để được nghe, được ngửi cái mùi này lần nữa trong đời. Cũng có người vì thế mà ở lại làng cắm dùi lập nghiệp, rồi sanh con đẻ cháu truyền mùi đến những đời sau.

LDP
08-03-2007, 19:01
Chà chà. Ông nào phá làng nữa đây ta. Làng lại sắp có tai ương nữa rồi ! Thế nào ông thầy chùa cũng chết; rồi con gà cũng mất chùm trứng; rồi quán canon thế nào cũng lại ế mất thôi.

nguoimoi
08-03-2007, 22:12
Lại sắp có việc rồi đây !Nếu hết 3 tập chắc chắn là khối đồng chí sứt đầu mẻ súng :)

ThichNuDiuHien
09-03-2007, 08:56
Chà chà. Ông nào phá làng nữa đây ta. Làng lại sắp có tai ương nữa rồi ! Thế nào ông thầy chùa cũng chết; rồi con gà cũng mất chùm trứng; rồi quán canon thế nào cũng lại ế mất thôi.
Chú phán thía thì còn gì là triện, ừ mà cũng phải thui, hầu như ai viết triện làng Mùi đều có chung "mô-típ":
Nhơn vật nữ không Nút thì Xoan hoặc Mụ Tĩn :wub:
Nam vật không thể thiếu: Thầy Chùa, Íp, Thả Gà, Dê Lỳ, Bò Lu, Bùi Trâu, Cá ba sa, Chim Kên...
Hình tượng lão Thầy Chùa trong văn chương làng Mùi luôn là:
Mở bài: Lão Thầy Chùa (hổng phải thầy Trùa thờ ti nhe) được các nàng yêu say đắm.
Thân bài: Chưa yêu xong thì bị bợp tai.
Kết: Chết thiêu
Hy vọng lần này quý Ông/bà Củ Khoai có thể đổi mô-típ cho Thầy Chùa yêu xong rùi hẵng thiêu hỉ :lick:

dly
09-03-2007, 10:44
Hình tượng lão Thầy Chùa trong văn chương làng Mùi luôn là:
Mở bài: Lão Thầy Chùa (hổng phải thầy Trùa thờ ti nhe) được các nàng yêu say đắm.
Thân bài: Chưa yêu xong thì bị bợp tai.
Kết: Chết thiêu
Hy vọng lần này quý Ông/bà Củ Khoai có thể đổi mô-típ cho Thầy Chùa yêu xong rùi hẵng thiêu hỉ :lick:

Thích Gái đại sư mơ mãi mà chưa được "một lần", hẳn thèm lắm đây nên bi giờ phải đánh tiếng :tongue: :tongue: :tongue:

CủKhoai
09-03-2007, 13:12
Hic, truyện của đệ là truyện cổ tích mừ. Không có bạo lực đẫm máu, ái tình ủy mị. Chỉ có hoàng tử, công chúa, cô tiên và mụ phù thủy thôi.

nobitavietnam
09-03-2007, 13:22
Chà chà. Ông nào phá làng nữa đây ta. Làng lại sắp có tai ương nữa rồi ! Thế nào ông thầy chùa cũng chết; rồi con gà cũng mất chùm trứng; rồi quán canon thế nào cũng lại ế mất thôi.

Cái thằng, tranh thủ xin phép copy về cái langmui.info đi. Còn phải lưu truyền cho con cháu sau này về cái tích làng Mùi nữa chứ. :blink:

jollibee
09-03-2007, 14:19
Hy vọng lần này quý Ông/bà Củ Khoai có thể đổi mô-típ cho Thầy Chùa yêu xong rùi hẵng thiêu hỉ :lick:
Thầy sẽ được như ý . ;)

ips
09-03-2007, 16:13
Thầy sẽ được như ý . ;)

Ý thầy là chết ngay sau khi yêu. Kiểu "Thượng mã phong" đó bác :D

jollibee
09-03-2007, 16:30
Thầy Típ ui

Thầy Chùa ko có "Thần trâm" -> không sử dụng được chiêu "Kim châm mông", thượng.... thăng.... tiêu .... toi.. ->> TUYỆT.

CủKhoai
09-03-2007, 16:49
Ở làng Mùi, nếu phải nói về một nơi danh tiếng thì ai cũng nhắc ngay đến sở Đờ Mờ cả. Cái sở này được lập ra bởi người nào và từ năm nào thì không ai rõ. Theo như lời kể của những ông già bà cả mà tuổi thọ cao ngất ở làng thì cái sở này đã có từ khi các cụ biết ghi nhớ. Từ lúc tuổi tráng niên các cụ đều đã là nhơn viên ở sở này, rồi cứ theo nghiệp Đờ Mờ mà làm cho đến ngày không còn sức để mà đờ mờ nữa. Trước đây nhiều trước tác văn chương ở làng đã kể nhiều giả sử về sở này. Chỉ biết từ ngày cụ hội trưởng hội tuổi cao ở làng ra thông báo về việc thành lập sở thì sở mới thật sự đi vào quy củ hoạt động theo đường hướng công nghệ. Cụ hội này vốn được học cách thức quản lý của người Âu nên cụ đã đổi tên sở theo cái cách người Âu thường dùng là ĐM Ltd, và cụ còn ra bản điều lệ chung của sở để mọi nhơn viên noi theo mà tập thành lề thói làm việc theo quy củ. Việc này thì các biên niên sử của làng Mùi đều đã liệt kê nêu rõ nhưng dân ở làng thì vẫn gọi theo cái tên cũ từ xưa là sở Đờ Mờ. Mặc dù nói là sửa sang quy củ chớ thiệt sự thì sở vẫn hoạt động bình ổn như từ xưa giờ, có chăng là việc thay đổi nhơn sự ở cấp quản lý để sở có đường lối phát triển phù hợp với thời thế.

http://chiase.anhso.net/img/190307/soDM431531.gif

Sở Đờ Mờ vốn là một sở bách nghệ. Phàm là văn nhân, luật gia, kỹ sư, cử nhân, thơ ký hay như các gã kỹ thuật phần mềm, phần cứng tay ngang, hay như bọn thư sinh theo học trường công, trường tư khắp cả nước miễn là có hộ tịch ở làng đều công tác ở sở. Rồi ngay cả những người làm việc bán buôn, thương mãi, chạy chân tạp vụ cho đến cả các nhà sư vốn xa lìa thế tục đều làm cộng tác viên cho sở. Ngày ngày từ sáng tinh mơ khi con gà đầu tiên trong làng cất tiếng gáy là người ta đã thấy nhơn viên sở đến làm việc. Đến tận tinh mơ hôm sau, khi con gà đầu tiên hôm trước đó vừa kịp mở mắt, chưa kịp cất tiếng gáy thì nhơn viên cuối cùng mới rời sở. Nói là làm việc cật lực chớ nhơn viên ở sở cũng sung sướng bội phần. Lúc nào đến thì đến, khi nào về thì về. Cũng chẳng thấy ai quản lý về chuyện giờ giấc làm việc của từng nhơn viên. Ngày ngày, người ta vẫn thấy từ trong sở vọng ra tiếng đờn ca hát xướng thật là hoan hỉ. Quả thật sở là một nơi làm việc lý tưởng và hết sức dân chủ, còn nhơn viên của sở từ đàn ông con trai đến đàn bà con gái đều hết sức vui ca đoàn kết.

http://chiase.anhso.net/img/190307/soDM997187.gif

Nói về nghiệp đờ mờ thì cứ hễ là dân ở làng ai cũng biết dụng cái Cờ cờ hay cái Lờ hết. Trong tích về địa danh làng Mùi hay trong các biên niên sử của làng đều đề cập đến các công cụ hữu ích này. Tương truyền ngày xưa, đương thời giặc giả nhiễu nhương, khi mà các ông vua bà chúa chạy loạn thì dân tứ xứ đổ về đây mà lập ra cái làng này. Thời đó dân làng Mùi sống cơ cực lắm. Đàn bà con gái ở làng Mùi ngày đó không đi làm như cánh đàn ông. Họ chỉ ở nhà theo dõi công việc, nhìn nhìn, ngó ngó các kết quả đờ mờ của cánh đàn ông tạo ra trong ngày. Tối về thì cánh đàn bà con gái lại mang Cờ cờ của cánh đàn ông ra con sông Cái ở làng (sau này có tên là sông Cờ Lờ) mà tụm năm chia ba lau rửa để ngày hôm sau cánh đàn ông con trai có đặng dụng cụ sạch sẽ mà làm việc thêm hăng hái.

http://chiase.anhso.net/img/190307/song198298.gif

Đó là nói về thời buổi sơ khai ở làng này. Thời nay cảnh đó cũng vẫn còn nhưng du khách tới làng hiếm hoi lắm mới được chiêm ngưỡng. Rồi bỗng một hôm trong tiết trời đương giữa mùa Xuân ấm áp, có một cô gái nọ vừa từ phương xa tới làng. Nàng con gái này thật lạ thường. Mỗi bước nàng đi đều tỏa mùi hương thơm dịu ngọt khiến lũ bướm ong lầm lẫn mà theo nàng mọi ngã. Dân làng thường thấy vậy gọi nàng là nàng Mùi. Nàng Mùi đến mang theo cả một làn gió mát rượi tràn ngập mùi hương đồng nội. Nàng đến mang theo cả một cơn mưa rào tưới mát những trái tim khô cằn của bọn choai choai niên tráng ở làng. Mỗi lúc nàng mở lời là y như rằng cả bọn say sưa ngơ ngẩn lắng nghe tựa như thể đang nghe một khúc nhạc du dương êm ái nhứt trong đời từng đứa. Ngẩn ngẩn ngơ ngơ mãi miết nghe mà kết cục thì cả bọn chẳng tay nào nhớ nỗi nàng đã nói điều gì. Chỉ biết là từ dạo đó, cả bọn tráng niên trong làng đều như lũ mất hồn. Sáng sáng tới sở làm xong là cả bọn trốn biến khỏi sở tụm năm tụm bảy trước nơi nàng ở để mong được ánh mắt nàng lướt qua, để được nghe tiếng họa mi, sơn ca thánh thót du dương. Cứ vậy mãi mà hết cả ngày cả giờ đến tận tối mịt mới lò dò về nhà thả cái Cờ cờ ra để mà cánh đàn bà con gái trong nhà lau rửa.

Ấy là nói về chuyện bọn tráng niên ở làng mê đắm nhan sắc của nàng Mùi. Còn mấy gã trung niên hay các cụ tuổi cao thì vẫn thường túm tụm với nhau ở Bát thập Nhất điếm sau giờ làm việc mà bàn bạc về cái nhan sắc thiên kiều bá mỵ cũng như về cái mùi hương quái dị của nàng. Người ngưỡng mộ thời cho rằng nàng vốn là tiên ở trên trời giáng xuống phàm. Kẻ ác miệng lại bảo nàng là con hồ ly tu luyện ngàn năm về đây quyến rũ bọn trai làng để hòng phá tan cái cơ nghiệp đờ mờ của làng. Riêng cánh đàn bà con gái ở làng thì phần đông đều vì ganh ghét với dung nhan của nàng mà lắm khi ác miệng tru tréo nàng là ma yêu hiện hình về giành giựt chồng con của họ. Ác miệng nói vậy chớ tự bấy nay, từ ngày nàng về làng đến giờ, có thấy nàng giành giựt điều gì của ai đâu. Ngay như từ hồi nàng mới đến, nàng chỉ thui thủi một mình rồi chọn một mái tranh cũ kỹ tợ như cái lò gạch mà an cư sinh sống. Nàng cũng chẳng tham lam điều gì của ai. Nàng tự làm tự ăn. Mà nói đến cái cách nàng làm thì xưa nay ở làng chưa ai từng thấy. Nàng đăng ký làm ở sở Đờ Mờ như bọn trai làng. Nàng làm việc cũng chẳng thua kém bất kỳ gã thanh niên nào ở làng. Và nàng cũng không dụng cái Cờ cờ như bọn họ. Nàng sử dụng một công cụ có hình dáng khác nhiều mà sau này người ta gọi là cái Lờ. Cái Lờ của nàng cũng hết sức đặc biệt như con người của nàng vậy. Nó có hình hài thanh thanh thoát thoát. Nó lại có mùi hương kỳ diệu tương tợ mùi hương trên người của nàng vậy. Mà điều đặc biệt là sản phẩm đờ mờ do nàng làm ra hết sức đẹp đẽ, hết sức trau chuốt, hết sức tinh xảo. Cũng nhờ có loạt sản phẩm của nàng mà sở Đờ Mờ ngày càng trở nên nổi tiếng, danh thơm lan tỏa khắp cả nước rồi lan khắp năm châu bốn bể.

http://chiase.anhso.net/img/190307/nang764865.gif

Cũng từ đó, danh tiếng nàng Mùi trở nên nổi như cồn. Khắp nơi đâu đâu cũng biết tiếng của nàng hết. Bè bạn năm châu lũ lượt về làng ngày thêm đông hằng mong chiêm ngưỡng hoa thị làng Mùi và cũng mong một lần trong đời được nhìn thấy cái Lờ bảo bối của nàng. Tại làng Mùi thì khỏi phải nói, người làng từ đó xem nàng như báu vật của làng. Ai ai cũng yêu cũng mến cũng quý nàng hết. Rồi cũng từ đó cánh đàn bà con gái ở làng lần lượt tới nhà nàng để học thêm về cách sử dụng cái Lờ cho thêm phần tinh túy. Từ đó, sở Đờ Mờ lại có thêm nhiều nhơn sự nữ. Ai cũng noi theo gương của nàng Mùi mà cật lực đờ mờ, ganh đua so kè với đám đàn ông con trai ở làng. Sự nghiệp Đờ Mờ từ ngày đó càng trở nên phát triển. Những người vốn trước đây ác miệng với nàng nay thảy đều mồm năm miệng bảy đẩy đẩy đưa đưa gọi nàng là Thánh Nữ làng Mùi.

Nhớ ơn nàng Mùi, con cháu ở làng về sau lấy ngày nàng đến làng Mùi, vốn là ngày 8 tháng 3 tính theo Dương lịch mà lập thành ngày lễ hội tôn vinh phụ nữ trong làng. Hàng năm cứ đến ngày này, đàn bà con gái trong làng đều được nghỉ ngơi nguyên cả một ngày. Thường thì họ tụm nhau họp bọn rồi rủ rê mua sắm hay nằm ườn ở nhà mà coi báo chí, xem tin, nghe đài. Còn cánh đàn ông con trai bàn ngày thì lo cật lực đờ mờ ở sở, tối về lại lo thêm việc nhà. Có bọn còn lập thành hội đảng mà mang mấy cái Lờ của cánh phụ nữ nhà mình ra sông Cái cọ rửa cho sạch sẽ thơm tho. Có bọn còn họp nhau mua hoa hường, hoa huệ dành tặng cho cánh phụ nữ để ngày lễ càng thêm phần xôm tụ.

LDP
09-03-2007, 17:25
Ý thầy là chết ngay sau khi yêu. Kiểu "Thượng mã phong" đó bác :D
Theo em thấy cái chết lúc đang yêu là cái chết "đã" nhất ! Em nghe bài hát nào đó có câu "tình chỉ đẹp khi tình dang dở ...", vì vậy chết lúc đang yêu mãnh liệt là cái chết tuyệt nhất trần đời :D

CủKhoai
10-03-2007, 18:42
Hic, đệ đã kêu là truyện cổ tích mà. Làm gì có chuyện "lên ngựa" chứ. Nếu các huynh có muốn nhập vai hoàng tử để lên ngựa trắng thì cũng được, cứ từ từ đăng ký vai rồi đệ dần dần tối tác.

Arkain
11-03-2007, 06:22
Theo em thấy cái chết lúc đang yêu là cái chết "đã" nhất ! Em nghe bài hát nào đó có câu "tình chỉ đẹp khi tình dang dở ...", vì vậy chết lúc đang yêu mãnh liệt là cái chết tuyệt nhất trần đời :D

Bị bệnh tim mà xài kim cương xanh là có nhiều cơ hội ra đi trong sự sung sướng đó!

jollibee
11-03-2007, 07:02
Bị bệnh tim mà xài kim cương xanh là có nhiều cơ hội ra đi trong sự sung sướng đó!

Lật từ điển Wiki thì thấy Kim cương xanh là:

Very Interesting Aphrodisiac – Greatly Rousing Aphrodisiac for men. :1eye:

NoZ
11-03-2007, 14:45
Đọc "truyện cổ dân gian làng Mùi" mới biết ý nghĩa về ngày 8 tháng 3 lịch sử và biết là làng mình có cái mùi "ngầy ngậy bùi bùi" đặc trưng đến thế. Thảo nào ai đến đây rồi cũng ở lại đây. Chắc tại luyến lưu cái mùi này. Công nhận tài năng Đờ Mờ của Củ Khoai hiền đệ cao thật.

DONNA_DONNA
11-03-2007, 16:21
CủKhoai chú ý cách trình bày bài sao cho bắt mắt nhé. Chỗ nào gay cấn thì ta tô đậm, phóng to, trang trí hình ảnh cho người đọc cảm thấy khoan khoái. Chỗ nào tâm sự thì ta viết nhỏ, in nghiêng. Chỗ nào nhạy cảm thì ta nửa kín, nửa hở cho hấp dẫn ^^

Thú thực là mới nhìn vào bài của CủKhoai cảm giác rất chóng mặt, như ma trận ấy ^^

swan
11-03-2007, 17:43
Còn nhìn vào bài của Donald thì như nhìn vào một bức tranh trừu tượng vậy :wacko: :blink:

mitavn
11-03-2007, 18:11
Trời ơi, ặc ặc, sặc ặc ặc

ThichNuDiuHien
12-03-2007, 08:23
Trời ơi, ặc ặc, sặc ặc ặc
Chú nì tái xuất giang hồ rùi, dưng mừ mí lâu ni chú tu kí rì mà cứ ặc ặc suốt thế nhỉ :confused:
:( Nhớ ngày nào gặp chú nơi Cộng Hòa nhỉ, hai năm chưa :confused:

Cuong_DC9
12-03-2007, 08:43
CK: Xin hoan nghênh 1 nhân viên mẫn cán của ĐM Ltd.

CủKhoai
12-03-2007, 15:30
Nhiệt liệt cảm tạ lời khen ngợi của NoZ huynh, đồng cảm tạ cụ Hội
------
Cám ơn cụ Hội có lời khen
Văn chương "mấy thước" vẫn còn quèn
Cố công mài dũa chờ có dịp
Cụ cười cho Củ ít xu teng.
-----
Thầy Thích ơi, Mita huynh bị sặc bởi cái mùi "độc" của làng mình đóa

----
Đòn Nà huynh, hồi đó giờ đệ đọc chuyện cổ tích, thấy hiếm có chuyện nào minh họa bằng tranh, lại càng chẳng có chuyện nào in đậm in nghiên cả.

Hà hà, nói vậy chớ đệ cũng muốn chèn vài cái hình cho hay hay. Mà chuyện đệ viết, tìm hình có sẵn trên mạng hơi bị khó. Đệ có thể vẽ vài cái hình cho phù hợp mà chưa biết làm sao để chèn hình vô bài hết. Đệ hổng có cái host nào chắc chắn để upload hình lên. Dùng photo share của Yahoo được không?

-----
Rất cảm kích ý dặn dò của Xoan tỷ tỷ. Đệ sẽ cố gắng không theo "lối mòn trừu tượng" của Đòn Nà sư huynh.

Vậy đệ tạm thời ngưng đờ mờ sự tích "cái cầu dang dở", chờ các huynh các tỷ cho ý kiến về chuyện chèn hình hen.

dly
12-03-2007, 16:32
Để gửi ảnh minh họa bạn đọc ở đây nha
http://www.ddth.com/showthread.php?t=100701

CủKhoai
12-03-2007, 16:46
Chà, tuyệt.
Đa tạ
Dê Ly huynh
Rất nhiều
Hẹn rằng vài bữa chiều chiều
Ra Bát thập Nhất cùng kêu dĩa mồi.

dly
12-03-2007, 16:53
Tám tên chung một đĩa mồi
Chén khua đũa quậy một hồi hết veo
Thôi thời đành hẹn chiều chiều
Điễn đàn ngoáy chuột, chọc, khều bà con :D

DONNA_DONNA
12-03-2007, 22:07
Đòn Nà huynh, hồi đó giờ đệ đọc chuyện cổ tích, thấy hiếm có chuyện nào minh họa bằng tranh, lại càng chẳng có chuyện nào in đậm in nghiên cả.

Hà hà, nói vậy chớ đệ cũng muốn chèn vài cái hình cho hay hay. Mà chuyện đệ viết, tìm hình có sẵn trên mạng hơi bị khó. Đệ có thể vẽ vài cái hình cho phù hợp mà chưa biết làm sao để chèn hình vô bài hết. Đệ hổng có cái host nào chắc chắn để upload hình lên. Dùng photo share của Yahoo được không?

-----
Rất cảm kích ý dặn dò của Xoan tỷ tỷ. Đệ sẽ cố gắng không theo "lối mòn trừu tượng" của Đòn Nà sư huynh.

Vậy đệ tạm thời ngưng đờ mờ sự tích "cái cầu dang dở", chờ các huynh các tỷ cho ý kiến về chuyện chèn hình hen.

1.Chèn hình vào bài nếu Khoai khoái Củ ngoại thì dùng www.imageshack.com như anh Dê Lỳ đã post.

Còn thích Củ nhà thì ta vào http://chiase.anhso.net nếu chỉ up 1 ảnh, còn thích up nhiều ảnh cùng lúc và để quản lý sau này thì vào trang chủ www.anhso.net đăng ký 1 nick mới ;)

2. DONNA cũng rất khoái truyện cổ tích có hoàng tử, công chúa, ác ma, phù thủy vì vậy nếu được thì Khoai cho DONNA làm hoàng tử nhé :wub: , nàng Jenna thì làm công chúa :tongue: , tên Ác Kên Kên làm ác ma :lick: , mụ phù thủy thì tùy Củ Khoai phân ai trong mấy người có cước sắc là được. lol

ips
12-03-2007, 23:47
mụ phù thủy thì tùy Củ Khoai phân ai trong mấy người có cước sắc là được. lol

Còn ai trồng khoai làng này nữa mà Donna úp úp mở mở.
Vai phù thủy làng mùi có người xí chỗ từ khuya rồi.

Cuong_DC9
13-03-2007, 00:17
[b]... cho DONNA làm hoàng tử nhé :wub: , nàng Jenna thì làm công chúa :tongue:...
Còn mỗi vai hoàng tử Cóc thôi, Donald có chịu không?:angel_not
Dạo này Bò Lu đi đâu nhỉ? Mau mau về mà hỗn chiến với Donald này! :emlaugh:

Arkain
13-03-2007, 03:48
Lực lượng ma nữ đa tình trong Ma Cung chẳng phải chuyện đùa, làm Ma Vương phê hơn hoàng tử Cóc là cái chắc! hêhê =P

Công chúa dạo này thích bad boys chứ không ưa bọn hoàng tử yếu liễu đào tơ như là tên Prince Charming trong phim Shrek 2, nhất là khi Ma Vương lại có cả răng khểnh & lúm đồng tiền, khỏi cần dùng đến Nhiếp Thần Đại Pháp :D

www.ddth.com/showthread.php?t=37970&page=2

CủKhoai
14-03-2007, 15:58
@Donna

Huynh cũng đam mê "công chúa" quá hen. Ờ, như Cụ Ông nói, cổ tích ở làng mình thì cũng có "cổ tích Hoàng tử Cóc" do Nộ Giáng ca ca đờ mờ lâu rồi đó, truyện còn lưu lại ở Hà Mô Trang. Trong đó huynh đóng vai hoàng tử Hạnh Phúc, bị nàng tiên Độc Ác hóa thành con cóc, sau gặp công chúa Giáng Tiên, giải được lời nguyền biến thành Đòn Nà ở làng Mùi. Cốt truyện vậy, không biết huynh có đồng ý không? Hà hà.

Cảm ơn huynh hỗ trợ đệ về việc chèn hình. Chắc sắp tới đệ phải ẩn cư một thời gian đờ mờ vài cái hình chèn vào chuyện coi cho thêm phần thỏa thích.

CủKhoai
19-03-2007, 12:41
Làng Mùi có dòng sông Cái, vốn là con sông duy nhất ở làng. Sông Cái rộng bao nhiêu, sâu bao nhiêu, chưa ai từng biết. Người ta chỉ biết rằng đứng bên này bờ sông Cái, nhìn ra chỉ thấy mặt nước bao la, mênh mông bát ngát. Tương truyền ngày xửa ngày xưa, con sông này vốn do những vị pháp sư ở làng phù phép mà tạo thành. Chuyện này chưa từng được ghi chép trong bất kỳ sử sách chánh thống nào trước đây của làng Mùi.

Chuyện kể rằng từ thời làng được thành lập, người trong làng đã truyền tai nhau một lời nguyền. Lời nguyền cho rằng ở tại làng Mùi, nếu có một đôi trai gái nào yêu nhau mà đi đến việc hôn nhân, thì ngày cưới của hai người sẽ là ngày làng Mùi bị hủy diệt. Lúc đầu có người tin, kẻ không. Ở làng lúc đó vẫn có những đôi trai gái đang yêu đương thắm thiết và các bên gia đình đã quyết định gả cưới cho nhau. Thế rồi đám cưới giữa một đôi trai gái đã được cử hành trọng thể. Ngay buổi tân hôn, bỗng nhiên trời đất tối sầm, từng nóc nhà ở làng rung lên bần bật trong cơn bão tố kinh hoàng. Một góc làng bỗng bốc cháy dữ dội rồi đổ sập xuống và biến mất hoàn toàn. Không khí chết chóc, sợ hãi bao trùm lên toàn thể làng Mùi. Những người tin vào lời nguyền đã nhanh chóng loan truyền rằng đó là sự cảnh báo của thần linh. Trong cơn sinh tử và cũng vì sự tồn vong của ngôi làng, các già làng đã buộc đôi vợ chồng mới cưới phải rời khỏi làng Mùi ra đi biệt xứ.

Sau đó mặc dầu mọi sự trở nên yên bình, nhưng ai ai trong làng cũng nơm nớp lo sợ một ngày hủy diệt. Các già làng đã phải tìm đủ trăm phương nghìn kế để răn đe, cấm đoán chuyện yêu đương giữa trai và gái ở làng. Cuối cùng, người ta phải nhờ đến những pháp sư ở làng tạo ra một con sông "mênh mông, nước cuồn cuộn trôi" chia làng Mùi làm đôi. Người ta đặt tên con sông là sông Cái và hai bên bờ là bờ Cờ và bờ Lờ. Những gia đình có con gái phải sang định cư ở bờ Lờ, còn bên bờ Cờ chỉ toàn những gia đình có con trai. Nếu một gia đình ở bờ Cờ sanh ra con gái, thì phải gửi sang bờ Lờ làm con nuôi trong một gia đình khác và ngược lại. Mỗi năm một lần, vào ngày rằm tháng Bảy âm lịch, lòng sông Cái tự nhiên khô ráo, nước sông rút hết xuống lòng đất. Vào ngày này, làng tổ chức một lễ hội để các gia đình ở hai bên sông về chung vui. Cũng trong lễ hội này, cha mẹ được nhìn mặt con, anh em được nhìn mặt nhau, cười cười khóc khóc, mừng mừng tủi tủi sau một năm dài xa cách. Người ta đặt tên cho ngày này là ngày "Tết Trùng Phùng" và người làng sau này gọi là "Hội Offline làng Mùi". Tết Trùng Phùng ở làng Mùi chỉ kéo dài từ rạng sáng đến nữa đêm ngày rằm tháng Bảy. Sau nữa đêm, người làng ai về nhà nấy sau những lời chúc tốt đẹp và những luyến lưu hẹn ngày gặp mặt năm sau. Sau ngày rằm, nước sông Cái lại dâng cao. Đứng bên bờ kia nhìn sang, chỉ thấy mênh mông trắng xóa một màu.

Cuộc đời vốn muôn vàn nghịch cảnh. Trong lúc người làng ngỡ đâu sẽ hưởng trọn yên bình mãi mãi, thì tạo hóa lại đẩy đưa hoàn cảnh éo le. Trong hội Offline năm nọ, một đôi trai gái đã yêu nhau say đắm. Đôi trái tìm dường như hòa quyện nhịp đập từ ngay cái nhìn đầu tiên. Ánh mắt hai người tìm nhau trong suốt đêm dài lễ hội. Họ luyến lưu không nỡ rời xa. Để rồi từ đó, người bờ Lờ thường nhìn thấy một nàng con gái chiều chiều ngồi bên bờ sông Cái, ánh mắt đăm đắm nhìn trời nước trắng nhòa, đôi dòng lệ rưng rưng, dõi theo nhưng đóa hoa trôi trên dòng nước trôi cuồn cuộn. Ở bờ bên kia, hàng ngày có một chàng trai thờ thẩn đi theo mép sông, ánh mắt xa xăm nhìn vào khoảng trời nước mênh mông bát ngát không màu.

http://chiase.anhso.net/img/190307/motn197297.gif

Cuộc đời làm cho đôi bên yêu nhau cách một bể sâu.
Hẹn hò tàn thu sang sông bên nhau biết thuở ban đầu.

Ngày nối tiếp ngày trôi qua, đôi tình nhân ấy vẫn ra ven sông ngắm hoa trôi theo dòng sông Cái. Họ đếm từng ngày, từng ngày trôi qua theo dòng nước bạc màu và mong chờ ngày được gặp nhau. Rồi lễ hội năm ấy cũng đến, họ được thỏa ước nguyện bên nhau. Đắm say trong men tình ái sau bao ngày xa cách đợi chờ. Ngày Trùng Phùng lại trôi qua, họ lại chờ đợi nhau trong nỗi nhớ mong da diết, nỗi mong ước lại được bên nhau.

http://chiase.anhso.net/img/190307/troi442542.gif

Trời thì mưa rơi, mưa rơi mưa rơi, suối tràn niềm đau.
Người thì hẹn nhau, yêu thương trao nhau, đến tận ngàn thu.

Thu đến, thu đi. Cuộc tình éo le đã trãi qua bao năm dài cách trở. Nhưng không ai trong hai người dám vượt qua giới hạn cuối cùng để được thỏa ước nguyện bên nhau đến cuối cuộc đời. Đến một ngày nọ, khi lý trí đã mỏi mệt và con tim đã héo khô sau bao năm dài trăn trở, họ hẹn thề sẽ được chết bên nhau.

"Số kiếp hay sao? Không cho bắt cầu. Thì xin sóng nước hãy cho gần nhau!"

Nước vẫn trôi mau, mắt vẫn hoen sầu.
Đành để hồn theo nước trôi không màu.
Một người bèn ra ven sông buông theo nước cuồn cuộn mau.
Một người chìm sâu trong khi mưa ngâu bóng lững ngang đầu.
Cuộc tình thương đau êm êm trôi theo nước xuôi về đâu.

Họ buông mình theo dòng nước sông Cái cuồn cuộn trôi để mong được mãi mãi bên nhau, mong cho đời người sau ở làng Mùi được hóa giải lời nguyền thương đau.

Trước cái chết thương tâm của đôi tình nhân làng Mùi, dường như trời cũng chạnh lòng thương xót. Từ đó, nước sông Cái trở nên hiền hòa, lượn lờ trôi êm ả bao quanh làng Mùi. Trời đã động lòng thì người tất cũng động lòng. Các vị trưởng lão trong làng quyết định sẽ đắp một cây cầu nối hai bờ sông Cái nhằm hóa giải lời nguyền thương đau đã gây bao trắc trở cho tình yêu gái trai đôi lứa ở làng. Dân làng xúc động trước cuộc tình éo le của đôi tình nhân nọ mà kẻ góp công, người góp của cùng chung sức đắp xây cây cầu nối hai bờ sông Cái. Bao đời nay, dân làng Mùi vẫn mãi miết đắp xây cây cầu này nhưng vì sông Cái vốn mênh mông nên cho đến nay cầu vẫn chưa xây xong.

Có lẽ bởi cầu vẫn dở dang nên người ta đặt tên là "Cầu Dang Dở". Cũng từ đó, dù người làng Mùi không còn chia cách nhau ở hai bờ, nhưng truyện tình gái trai làng Mùi vẫn trắc trở, dở dang như bao đời trước.

Cũng đã từng có những nàng hoa khôi, hoa thị ở làng kẻ mở võ đài tuyển phu, người ra đấu giá tìm chồng, cũng có người chỉ kén chọn không không, điều kiện tuyển phu thì hầu như không có. Vậy mà ở lôi đài tuyển phu, chỉ thấy đầu rơi máu chảy. Nơi đấu giá chỉ thấy tiền mất tật mang. Còn những người đăng cáo thị tuyển phu thì cũng tự xé bỏ cáo thị mà không rõ nguyên nhân vì đâu. Cũng chưa thấy có cuộc tình nào ở làng Mùi mà không dang dở. Cũng chưa thấy có ai nên đôi nên lứa ở làng Mùi.

Cũng từ đó, trong làng lan ra lời sấm truyền rằng:


Ngày nào cầu nối đôi bờ
Làng Mùi trai gái mới rờ được nhau

http://chiase.anhso.net/img/190307/caud875976.gif

pinochu
19-03-2007, 16:24
Lại nói về ngày hội trùng phùng, hằng năm, cứ vào ngày rằm tháng bảy âm lịch, nước ở sông Cái rút xuống hết dưới mặt đất, làng Mùi tổ chức lễ hội hai bên bờ sông để các gia đình hai bên bờ sông về chung vui. Cũng trong lễ hội này, cha mẹ được nhìn mặt con, anh em được nhìn mặt nhau, cười cười khóc khóc, mừng mừng tủi tủi sau một năm dài xa cách. Người ta đặt tên cho ngày này là ngày "Tết Trùng Phùng" và người làng sau này gọi là "Hội Offline làng Mùi". Tết Trùng Phùng ở làng Mùi chỉ kéo dài từ rạng sáng đến nữa đêm ngày rằm tháng Bảy. Năm đó, Thả Gà đi loanh quanh trong hội, hắn cô đơn một mình, đi lòng vòng xem mọi người, tình cờ có một cô bé rất dễ thương đang đứng một mình, hắn theo sau cô bé, một hồi lâu thấy cô bé cũng như mình, đi loanh quanh nhìn người khác, hắn sấn tới làm quen với cô bé. Nói chuyện một hồi, cô bé tên là Răng Khểnh Cả Hàm, hắn cảm thấy mến mến cô bé, mến nụ cười có lúm đồng tiền, mến hàm răng khểnh của cô bé, cô cũng mến hắn bởi tướng phong trần, nhìn cứ như là dân anh chị của hắn, nhìn phía trước thì là anh, nhìn phía sau thì tưởng chị. Hắn với cô bé nói chuyện tới trưa thì cả hai cảm thấy yêu nhau thắm thiết, tay trong tay đi từ đầu làng Mùi tới cuối làng Mùi, đi từ bờ Lờ đến bờ Cờ. Đến chiều thì cả hai thề non hẹn biển nhăng nhít đủ điều. Nhưng có một thực tế là sau khuya hôm nay thì cả hai người phải chờ một năm nữa mới gặp được nhau. Hai người buồn rầu nhìn nhau thề nguyền, Thả Gà nói:
- Sống trên đời này, còn gì khổ hơn là yêu nhau mà không được gặp mặt, trên trần gian nay không được gặp em thì anh đau khổ còn hơn chết nữa.
Răng Khểnh Cả Hàm nói:
- Em cũng sẽ chết héo chết hon, chết dần chết mòn nếu sống mà không được gần anh.
- Đầu làng có cái giếng, hay là tối nay anh với em trùng phùng ở dưới đó, chúng ta sẽ được bên nhau mãi mãi.
- Dạ.
Đôi trai gái hẹn nhau bảy giờ tối nay sẽ tự vẫn ở cái giếng đầu làng, ai tới trước thì xuống trước, để lại đôi dép trên miệng giếng làm ám hiệu. Rồi đôi trai gái chia tay nhau về nhà. Thả Gà tạt vô Bát Thập Nhất Tửu lâu gọi một cái lẩu canon cho hai người, bốn chai Heineken rồi một mình chén sạch, xong quẹt miệng, đứng dậy trả tiền rồi khật khững bước ra của, vừa đi vừa nghêu ngao "Hỡi thế gian, tình là vật gì...". Thả Gà về nhà tắm xong, leo lên giường đánh một giấc.
Tại gốc đa đầu làng, bảy giờ tối, Thả Gà y hẹn ra giếng, không thấy đôi dép nào, hắn tháo dép, để lên miệng giếng, dợm chân định nhảy thì đột nhiên hắn nghĩ "Mình còn trẻ thế này, chết cũng uổng.. thôi vậy". Hắn để đôi dép ở miệng giếng rồi chui vô bụi cây gần đó ngồi chờ. Bảy giờ ba mươi, Răng Khểnh Cả Hàm tới, cô gái thấy đôi dép đứt trên miệng giếng, liền chộp lấy, ôm đôi dép vào lòng khóc hu hu. Đang khóc ngon lành, cô gái dừng khóc, nói: "Khỉ, đi đạp cái gì mà hôi thế", rồi cô gái đứng dậy, cầm đôi dép ra về. Thả Gà nhảy ra:
- Trả dép đây.

pinochu
21-03-2007, 11:29
Chị thứ ba, nên người ta gọi chị là chị Ba, chị chưa có chồng. Nhà chị ở cạnh chiếc cầu Dang Dở. Từ khi dọn tới làng Mùi tạm trú, chị chọn chiếc cầu Dang Dở cũng bởi vì mối tình dang dở của chị. Ngày xưa chị đẹp nhất làng Thơm, trai làng Thơm theo chị nườm nượp, nhà chị lúc nào cũng đông người cả ngày. Nhưng trong số đó chị không chọn ai cả, chị thương anh, một kỹ sư tin học với tương lai rộng mở. Anh không cùng với đám trai làng me ở nhà chị, anh có công việc của anh, anh bận rộn suốt cả ngày. Ở bên anh, chị cảm thấy được che chở, được yêu thương, chị tự tin khi sánh bước bên anh. Anh thương chị, nhưng anh lại lo cho tương lai đang sáng sủa của anh hơn. Hiểu điều đó, chị chia tay với anh, chị muốn anh tự do để tập trung hết vào công việc, vào tương lai. Chị buồn lắm, chị buồn đêm không thiết ăn, ngày không thiết ngủ suốt cả tháng trời mới nguôi ngoai phần nào, ngày hội Offline đến, nhìn trai gái làng Mùi trùng phùng mà chị không khỏi chạnh lòng.

Rồi một đêm sáng trong có một người đàn ông qua
Họ về xây chiếc cầu nối bờ sông

Nghe đồn rằng ở Làng Mùi có một lời nguyền, khi nào cầu nối đôi bờ, Làng Mùi trai gái mới rờ được nhau, trên tỉnh cử một đoàn cán bộ công trình xuống giúp Làng Mùi xây dựng chiếc cầu Dang Dở, tỉnh cấp vốn đầu tư, và đơn vị trúng thầu là đơn vị A. Chủ thầu lần này là anh B. Anh đến làng Mùi vào một đêm trăng sáng, vừa tới làng, anh tiến thẳng đến chiếc cầu Dang Dở luôn, và anh thấy có một cô gái đang ngồi suy tư dưới chân cầu. Đó là chị Ba, cứ mỗi đêm trăng tỏ thì chị lại ngồi dưới chân cầu, không phải để dệt lụa Trần Minh khố chuối vinh quy bái tổ, mà chị ngồi suy tư về cuộc đời sao nhiều éo le trắc trở, suy nghĩ về mối nhân duyên không nợ của mình, suy nghĩ về... Anh B đến làm quen với chị, rồi dần dần hai người thân nhau, đêm đêm trăng sáng sao dày lại ra chân cầu ngồi tâm sự. Ba tháng sau, chiếc cầu Dang Dở đã được xây xong, tình cảm của anh chị cũng lớn dần lên theo tiến độ của việc xây cầu, và giờ đây lời nguyền năm xưa đã được giải:

Ngày nào cầu nối đôi bờ
Làng Mùi trai gái mới rờ được nhau (http://ddth.com/showthread.php?t=115742)

Anh B ngỏ lời cầu hôn với chị Ba, chị đồng ý, vì chị cũng muốn mau chóng quên đi mối tình dang dở khi xưa của mình, chị không yêu anh B, nhưng chị nghĩ là thời gian có thể làm nên điều kì diệu của tình yêu, chị đồng ý. Ngày chia tay, cả hai đều bịn rịn,

Người lên ngựa, kẻ chia bào,
Rừng thu phong đã nhuốm màu quan san.

Một tháng trôi qua, hai tháng trôi qua, chị chờ anh, chiếc cầu Dang Dở có dấu hiệu xuống cấp, nghe đâu Thả Gà chở một xe tải cát đá qua cầu mà chiếc cầu rung rinh, làm Thả Gà sợ hết vía, kể từ đó, khi nào có việc gì rất quan trọng hắn mới dám qua cầu, còn không thì hắn không thèm béng mảng tới chân cầu nữa. Đã năm tháng trôi qua mà không thấy bóng dáng của anh B về làng cưới chị Ba.

Cầu xây xong đã lâu không thấy người về đưa dâu
Để chị tôi ngóng chờ mắt lệ nhòa
Hàng cau đâu trái cau bao lá trầu buồn rơi theo

Để rồi chiều chiều người ta lại thấy có một người con gái ngồi dưới chân cầu Dang Dở ngắm dòng sông Cái. Trai làng Mùi thấy vậy thương cho chị, nên đã hè nhau phá sập cây cầu cho chị Ba bỏ tức, cầu Dang Dở lại trở lại như tên gọi của nó, và hôm đi phá cầu, hình như có Thả Gà là vui nhất, hắn vui vì sắp tới đây sẽ không phải nơm nớp lo sợ khi đi trên chiếc cầu đó nữa. Lời sấm truyền năm xưa lại linh nghiệm với làng Mùi
Ngày nào cầu nối đôi bờ
Làng Mùi trai gái mới rờ được nhau

CủKhoai
21-03-2007, 12:21
Đa tạ Pi huynh đã cất công sưu tầm và kể lại những truyện tình trấn động làng Mùi.

@all
Mục lục truyện cổ dân gian làng Mùi đã được cập nhật với 2 truyện mới của Pinochu

Quý Phi
23-03-2007, 17:41
Đa tạ Pi huynh đã cất công sưu tầm và kể lại những truyện tình trấn động làng Mùi.

@all
Mục lục truyện cổ dân gian làng Mùi đã được cập nhật với 2 truyện mới của Pinochu
Mấy Bồ có nào là sự tích, nào là mục lục... hay quá a :wub:
Nhưng nói thật Quý Phi tôi đọc vẫn rất khó hiểu, nếu như không tìm thấy pho từ điển làng Mùi, ví dụ nè:
1/ Dê nghèo, không may mắn gọi là Dương Cực
2/ Dê già gọi là Dương Cụ
3/ Dê đi nước ngoài gọi là Xuất Dương
4/ Hai con dê vật nhau gọi là Dương Vật :confused: :confused: :confused: Khiếp :mad: Phi tôi nghe mà vãi...:emlaugh: :emlaugh: :emlaugh:
Nè đừng nói tôi viết bậy nhe: bồ Đòn Nà đ... ở đây mà xem:
http://www.ddth.com/showthread.php?t=36423
:mad: :mad: :mad:
vãi cả đ...
vãi cả r...
:mad: :mad: :mad:

Đắng!
23-03-2007, 18:25
Nàng họ Dương tên Quý Phi này đích thị là nữ lưu xuất thân tại làng Mùi mà tại "hội vật" của làng còn vãi tứ lung tung thế thì mình phải tránh xa thôi.
Ai muốn xem hội " Dương vật" ( hội vật nhau của dê - ND)thì hãy đến làng Mùi.

ips
23-03-2007, 18:44
Hể Đắng online thì Quý Phi lại offline :D
Chắc cô Đắng cũng làm ở KCN QT ?

Quý Phi
23-03-2007, 20:38
Hể Đắng online thì Quý Phi lại offline :D
Chắc cô Đắng cũng làm ở KCN QT ?
Hết hứng viết chuyện xàm rồi hả bồ :lick:

dly
24-03-2007, 07:03
Gớm cái cô nàng Quý Phi này ĐM cũng ra hồn nhỉ. Cái L Mùi sao lắm người tài thế không biết

Quý Phi
24-03-2007, 08:04
Gớm cái cô nàng Quý Phi này ĐM cũng ra hồn nhỉ. Cái L Mùi sao lắm người tài thế không biết
Gớm cái "ông" đ... lì hơn dê (xem từ điển l...Mùi" các "ông" bày trò thì phải bắt chước chứ có cái gì mới đâu :mad:
Đi với bụt mặc áo cà sa
"sống" giữa bày Mùi... mà không đ... mới lạ :lick: :lick: :lick:
Thôi đừng mỉa mai nữa, để Phi tôi có hứng "sáng tác" cho làng :wub:

dly
24-03-2007, 08:48
Thôi đừng mỉa mai nữa, để Phi tôi có hứng "sáng tác" cho làng :wub:
Gớm "sáng tác cho l.." tôi thấy từ ngày cô xông vô L đến nay chỉ giỏi kích cho "dương vật" nhau chứ đã sáng tác với tối tác gì đâu :lick:

CủKhoai
24-03-2007, 16:29
Những ai chưa hiểu, mới vô
Đờ Mờ xin hiểu Đào Mồ (chuyện xưa)
Cờ Cờ gì vậy? Xin thưa
Cẳng chân, cùi chỏ đẩy đưa đào mồ
Còn Lờ? Xin đáp lời cô
Đó là cái Lưỡi, chẳng phô chút nào
Nhân đây xin có lời chào
Các anh các chị mới vào làng ta

CủKhoai
24-03-2007, 16:39
Đã cập nhật Mục Lục về Chú thích các phương ngữ thường dùng ở làng Mùi

edavn
24-03-2007, 16:39
Hehe... toàn thấy đờ đờ cờ cờ lờ lờ... cả đống thế này làm em muốn gia nhập L M quá :D

Quý Phi
24-03-2007, 16:41
Gớm "sáng tác cho l.." tôi thấy từ ngày cô xông vô L đến nay chỉ giỏi kích cho "dương vật" nhau chứ đã sáng tác với tối tác gì đâu :lick:
Đ...Lì bồ tèo lại mỉa tôi rồi :lick:
Tôi chẳng kích thì mấy bồ "dương vật" căng cũng từ mấy năm nay rồi (chứng cứ còn nằm đầy trong thư mục l...M :lick: )
Bản thân Phi tôi mới có bài bàn về 2 cái lỗ thôi, quá ít ỏi để bồ cho là có tối tác sáng tác chăng ?:confused:

nobitavietnam
24-03-2007, 17:52
:D Bổ sung cho từ CC còn có nghĩa là Cây Cuốc nữa nhẩy.

Queo côm to Làng Mùi :D

pinochu
24-03-2007, 20:13
trong này đang sáng tác truyện cổ dân gian làng Mùi mừ, sao mấy bác lại vô ĐM lung tung thế này???

Quý Phi
24-03-2007, 22:17
trong này đang sáng tác truyện cổ dân gian làng Mùi mừ, sao mấy bác lại vô ĐM lung tung thế này???
Bồ nói tụi đầu đen như tôi hay cả mấy tên đầu đỏ :lick:

Necromancer
25-03-2007, 13:22
...
Cuộc đời làm cho đôi bên yêu nhau cách một bể sâu.
Hẹn hò tàn thu sang sông bên nhau biết thuở ban đầu.
...
Trời thì mưa rơi, mưa rơi mưa rơi, suối tràn niềm đau.
Người thì hẹn nhau, yêu thương trao nhau, đến tận ngàn thu.
...
"Số kiếp hay sao? Không cho bắt cầu. Thì xin sóng nước hãy cho gần nhau!"
...
Nước vẫn trôi mau, mắt vẫn hoen sầu.
Đành để hồn theo nước trôi không màu.
Một người bèn ra ven sông buông theo nước cuồn cuộn mau.
Một người chìm sâu trong khi mưa ngâu bóng lững ngang đầu.
Cuộc tình thương đau êm êm trôi theo nước xuôi về đâu.

Cũng từ đó, trong làng lan ra lời sấm truyền rằng:

---Ngày nào cầu nối đôi bờ
Làng Mùi trai gái mới rờ được nhau


Hừm, gã này lấy bài hát "Hẹn hò" rồi cảm tác ra sự tích cầu dang dở. Đáo để nhỡ.

Thấy cái nick cứ ngỡ nông dân. Không ngờ văn chương thơ ca cũng lai láng. Hay thật

dinhbaochau
26-03-2007, 11:38
Hừm, gã này lấy bài hát "Hẹn hò" rồi cảm tác ra sự tích cầu dang dở. Đáo để nhỡ.

Thấy cái nick cứ ngỡ nông dân. Không ngờ văn chương thơ ca cũng lai láng. Hay thật

Văn thơ "nai náng đầy hai háng" .....

















Lâu,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,mới lên đờn, xì păm cái cho đỡ ngứa tay,,.,,,
xì păm,xì păm nè xì păm,xì păm nè xì păm,xì păm nè xì păm,xì păm nè xì păm,xì păm nè xì păm,xì păm nè xì păm,xì păm nè xì păm,xì păm nè xì păm,xì păm nè xì păm,xì păm nè xì păm,xì păm nè

NoZ
29-03-2007, 15:50
Củ Khoai cập nhật chuyện mới của dinhbaochau chưa?
Đề nghị lấy tựa đề là "Lâu, Xì păm"

CủKhoai
31-03-2007, 04:42
Hừm, gã này lấy bài hát "Hẹn hò" rồi cảm tác ra sự tích cầu dang dở. Đáo để nhỡ.

Thấy cái nick cứ ngỡ nông dân. Không ngờ văn chương thơ ca cũng lai láng. Hay thật

đa tạ đa tạ. Huynh cũng tài ghê, nghe biết bài hát luôn. Hì hì.:cheers:

@NoZ: Bảo Châu đại ca không viết theo thể cổ tích nên không được cập nhật
@Quý Phi tỉ tỉ: cả hai

pinochu
11-04-2007, 23:07
Bên cầu Dang Dở, vào những đêm trăng tỏ, thường hay có một bóng người ngồi giữa cầu, ngay cái chỗ bị gãy. Chính lúc này là người ta có tâm trạng nhất, người ta dễ nản nhất, chỉ có bóng đêm làm bạn, chỉ có ánh trăng làm bạn, mà trăng thì đã bị Hàn Mặc Tử rao bán tự thuở nào

Ai mua trăng tôi bán trăng cho,
Trăng nằm yên trên cành liễu đợi chờ...
Trăng treo lơ lửng tuốt trên cao mà bị Hàn Mặc Tử rao bán, trăng chán quá, trăng tự tử
Trăng tự tử (Hàn Mặc Tử)

Lòng giếng lạnh! Lòng giếng lạnh
Sao chẳng một ai hay
Nghe nói mùa thu náu ở chỗ này
Tất cả âm dương đều tụ họp
Và ta ưng mây ngừng lại ở nơi đây
Để nghe, à để nghe
Bao giờ bí mật đêm thời loạn
Bao giọng buồn thương gió đã thề
Bao lời ai oán của si mê
Mà trai gái tự tình bên miệng giếng
Miệng giếng há ra
Nuốt ực bao la
Nuốt vì sao rơi rụng
Loạn rồi! Loạn rồi, ôi giếng loạn
Ta hoảng hồn, hoảng vía, ta hoảng điên
Nhảy ùm xuống giếng vớt trăng lên.
Trăng tự tử không thành, bị Hàn thi sĩ vớt lên treo cành liễu rao bán. Rồi một đêm trăng sáng, Mộng Cầm tới hỏi mua, nhưng Hàn Mặc Tử treo giá cao quá nên Mộng Cầm không mua nổi, chú Cuội và chị Hằng thở phào nhẹ nhõm, Hàn mất đi, trăng vẫn ở trên đầu ngọn liễu, và cho đến nay không còn ai rao bán trăng nữa.

Người ta có những lúc rất buồn, buồn đến nỗi nhìn thấy trăng dưới giếng cũng nghĩ tới chuyện trăng tự tử, bóng trăng in dưới đáy giếng, tất nhiên giếng phải có nước, chứ gặp cái giếng khô thì trăng nhảy xuống cũng u đầu trăng. Nói đến chuyện người đứng trên cầu, anh đứng nhìn trăng, trăng hắt xuống thứ ánh sang dìu dịu, đủ sáng không làm người ta chói mắt, mặt trăng loang lổ những vết đen, không biết khi xưa trăng có làm gì để gây ra những vết đó. Nhìn trăng mà lại nghĩ tới mối tình dang dở như của Hàn Mặc Tử, rồi lại nghĩ tới mối tình dang dở của mình, rồi tự nhiên lại nhớ tới cái cầu Dang Dở mà ra đây đứng.

Ai gây nên tội nên tình
Nên cầu Dang Dở, bây giờ mình ên

Mà người ta lại nói tình đẹp là tình dang dở, nhưng tình dang dở chưa chắc là tình đẹp. Ngày xưa trên chiếc cầu này, có hai người ngồi ngắm trăng lận, chị ở làng, anh là người đi làm xa, mỗi bận anh về, hai người rủ nhau ra đầu cầu ngồi ngắm trăng, ngắm sao, đêm nào không trăng không sao thì ngắm chẳng có gì. Anh chị chưa ngỏ lời, nhưng trong thâm tâm, cả hai tình trong như đã, mặt ngoài còn e.. Anh thường về thăm chị vào cuối tuần, sau khi sắp xếp công việc xong xuôi, anh bắt xe khuya về, tới sáng là về tới làng. Gặp anh, chị vui lắm, huyên thuyên kể chuyện này chuyện nọ. Anh dự tính tìm một công việc ở làng, để tiện tính chuyện lâu dài với chị, nhưng hình như số anh nó vậy, anh kiếm hoài chưa được, và công danh sự nghiệp của anh đang theo đà đi lên ở chỗ hiện tại anh đang làm, nên anh chùng chình, trù trừ chưa muốn về. Và tới một ngày đầu mua thu,
hoa cúc lại nở vàng,
ngoài vườn hương thơm ngát,
ong bướm bay rộn ràng,
Anh cắp túi về làng

Chị đón anh với tất cả tình cảm, lần đó hai người đi chơi nhiều lắm, đi suốt ngày, anh về thời gian ở nhà của anh ít hơn thời gian anh ở bên chị, đi từ sớm tới khuya lơ khuya lắc, buổi tối trời lạnh, hai người chở nhau đi học bờ sông, rồi khoá xe lên cầu Dang Dở ngồi, trời gió lồng lộng, mưa rào rải rác và giông vài nơi như có điềm báo cho điều gì đó. Sáng hôm sau, bầu trời u ám, ngồi trong quán cafe nhìn ra ngoài, một khung cảnh buồn hết sức, hai người ngồi bên nhau không nói gì, sự im lặng kéo dài cho đến lúc về. Hai người chia tay, anh đâu biết đó là lần sau cuối anh gặp chị. Từ lần đó, chị ngừng liên lạc với anh, anh bặt tin tức của chị, mấy lần anh về nhưng chị không gặp anh nữa, chị đi lấy chồng, chị lập gia đình, chị đã lớn tuổi rồi, không thể chờ anh được nữa, trong khi trong tay anh chưa có gì là chắc chắn, trong khi trong tay anh là hai bàn tay trắng đang gầy dựng, trong khi anh dùng dằng giữa chị và sự nghiệp của anh, chị đoán rằng anh chọn sự nghiệp, và chị chấp nhận điều đó, chị muốn để cho anh tự do theo đuổi sự nghiệp của mình. Anh buồn lắm, anh tiếc vì sự lựa chọn của anh, anh đã để mất chị, anh nhận ra đến khi giếng cạn bạn mới thấy nhớ nước. Chị theo chồng về nơi xứ khác, còn anh, anh vẫn âm thầm bước lầm lũi trên con đường anh đã chọn, anh đã chọn con đường cho anh, vì vậy anh phải đi. Nơi đó có mình anh, nới đó có nỗi nhớ, có sự cô đơn đồng hành với anh. Mỗi lần về làng, anh lại lên cầu Dang Dở ngồi ngắm trăng, anh nhớ chị, nhớ nụ cười của chị, nhớ ánh mắt của chị, nhớ những câu bông đùa chị hay gọi anh, nhớ dáng người nhỏ nhắn của chị, anh không quên điều gì về chị. Nhiều lần trong tâm trạng tuyệt vọng, anh muốn lao xuống dòng nước đang chảy xiết dưới chân cây cầu gãy, nhưng anh không nhảy xuống, vì lỡ không chết mà dập dập thì khổ lắm. Nhiều lần anh tự nhủ sẽ quên bẵng chị, những gì liên quan tới chị anh sẽ bỏ hết, xoá sạch hết, nhưng đó chỉ là những lúc buồn nhất thời, tâm trạng tuyệt vọng nhất thời. Còn bình thường, anh muốn giữ lại những kỷ niệm đó, để những lúc anh buồn, anh nhớ tới nó, anh lại vui, để những lúc anh say, anh nhớ tới chị, để những lúc đêm khuya yên tĩnh, chỉ có tiếng côn trùng với tiếng của đêm, anh lại nhớ tới chị, để những lúc đi dạo một mình, nhìn những cặp tay trong tay, anh lại nhớ tới chị, để những lúc đi dự đám cưới của những người bạn, anh nhớ tới chị, để những lúc thấy bạn mình giới thiệu người yêu, anh nhớ tới chị...Bạn bè anh ái ngại cho anh, họ cố làm cho anh vui vẻ, họ an ủi, khuyên nhủ, chửi rủa.. cốt để anh quên được hình bóng xưa, họ giới thiệu cho anh các chị khác, nhưng hình như trái tim anh càng chai lại, nhưng hình như anh không còn hứng thú nữa, anh cố làm vui lòng bạn bè, rồi cuối cùng, hình như bạn bè anh nản hết, họ bảo thôi kệ anh, muốn làm gì thì làm. Cuộc sống anh vẫn thế, công việc anh vẫn thế, có điều là bên anh không còn người chia sẻ, anh vui thì anh biết, anh buồn thì anh tự đi lang thang, rồi lần lượt những người bạn của anh lập gia đình, anh vẫn thế, anh bằng lòng với cuộc sống như thế, anh bằng lòng với những gì anh đã có và anh có. Cho tới một ngày...

edavn
15-04-2007, 22:30
CuKhoai có nghĩa là "củ khoai lang" nếu viết tắt hai đầu ở giữa giữ nguyên thì là "C-Khoai-L" :D muốn biết C - L thì tham khảo "Dương đàn huyền sử" của bác Tổng Nghiện :D

TongNghien
11-04-2009, 00:09
Ta có cái cuốc... ta đào... ta đào... :D